Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

GioiThieuIslamTonGiaoNhanLoai.html

GioiThieuIslamTonGiaoNhanLoai.html

GIỚI THIỆU VỀ ISLAM TÔN GIÁO CỦA NHÂN LOẠI

﴿ التعريف بالإسلام

]  Việt – Vietnamese – فيتنامي [

Do

Abu Zaytune &  Ibn Ysa

Soạn thảo & dịch thuật

GIỚI THIỆU VỀ ISLAM TÔN GIÁO CỦA NHÂN LOẠI & NGHI THỨC GIA NHẬP.. 3

** Cách thức gia nhập Islam. 5

Nghi Thức Lấy Nước Wuđụa. 6

Nghi Thức Dâng Lễ Solah.. 8

KHÔNG CÓ ĐẤNG THỜ PHƯỢNG NÀO KHÁC NGOÀI ALLAH !!! 16

SÁU TRỤ CỘT CỦA ĐỨC TIN HỒI GIÁO.. 20

TÍN ĐIỀU 1: TIN CÓ MỘT THIÊN CHÚA DUY NHẤT. 21

TÍN ĐIỀU 2: TIN CÓ CÁC THIÊN THẦN VÀ MA QUỈ 22

TÍN ĐIỀU 3: TIN CÁC SÁCH MẶC KHẢI (KINH THÁNH) 24

TÍN ĐIỀU 4: TIN CÁC VỊ THIÊN SỨ... 26

TÍN ĐIỀU 5: MỌI NGƯỜI CHẾT SẼ SỐNG LẠI TRONG NGÀY TẬN THẾ - TẤT CẢ KẺ SỐNG VÀ KẺ CHẾT ĐỀU ĐƯỢC CHÚA XÉT XỬ TRONG NGÀY PHÁN XÉT CUỐI CÙNG. 30

TÍN ĐIỀU 6: MỌI SỰ DO THIÊN CHÚA TIỀN ĐỊNH NHƯNG CON NGƯỜI CÓ Ý CHÍ TỰ DO. 31

NĂM NGHĨA VỤ THIÊNG LIÊNG CỦA CÁC TÍN ĐỒ HỒI GIÁO.. 32

CÁC ĐỊA ĐIỂM HÀNH HƯƠNG TẠI SAUDI ARABIA.. 34

Charlie Nguyễn.. 35

CÁC MÔ HÌNH SINH HOẠT TRONG THẾ GIỚI HỒI GIÁO.. 35

THÂN PHẬN PHỤ NỮ HỒI GIÁO.. 39

Đạo Islam tại Việt Nam.. 43

Tủ sách tìm hiểu Islam

http://wwww.chanlyislam.net

Địa chỉ liên lạc email : chanlyislam@yahoo.com

2009 - 1430

﴿ التعريف بالإسلام

« باللغة الفيتنامية »

ترجمة: محمد زين بن عيسى

2009 - 1430

ijk

 (Nhân danh Allah Đấng rất mực độ lượng, Đấng rất mực khoan dung)

GIỚI THIỆU VỀ ISLAM TÔN GIÁO CỦA NHÂN LOẠI & NGHI THỨC GIA NHẬP

الحمد لله رب العالمين، والصلاة والسلام على محمد وعلى آله وصحبه أجمعين، أما بعد:

Mọi lời ca ngợi, tán dương đều kính dâng Allah Đấng chúa tể của toàn vũ trụ, cầu xin Ngài ban bình an và hồng phúc cho Nabi Muhammad, cho dòng dõi và bằng hữu của Người.

I

slam một trong các giáo lý của nó là tin rằng thế giới vũ trụ này và những gì tồn tại trong nó phải có Đấng Tạo hóa, đó là Allah – Đấng Duy Nhất không có đối tác. Ngài ở bên trên các tầng trời, tinh thông mọi tạo hóa, nhìn thấy và nghe thấu tất cả mọi vạn vật. Ngài đáng được thờ phượng và mọi sự thờ phượng khác ngoài Ngài phải nên bị trừ bỏ. Islam là phải tin rằng Allah không tạo hóa con người chỉ để phù phiếm vô nghĩa mà Ngài tạo hóa họ để thờ phượng tuân lệnh Ngài, Ngài sẽ phục sinh họ trở lại một lần nữa vào ngày tận thế và sẽ xét xử mọi hành vi và việc làm của họ trên trần gian.

Islam một trong giáo lý của nó là tin rằng bên cạnh Allah có các thiên thần "Mala i kah" khác hẳn với loài người mà chúng ta không thể nhìn thấy họ. Allah tạo hóa họ từ ánh sáng và ủy thác giao phó công việc cho họ, mỗi vị đảm trách một công việc nhất định cũng như đại Thiên Thần Jibril là vị đảm nhiệm truyền lời mặc khải của Allah cho các vị Nabi.

Islam một trong các giáo lý của nó tin là rằng Allah ban các kinh sách xuống cho các vị Nabi như kinh Tawrah, kinh Injil, kinh Zabur và cuối cùng là kinh Qur'an được ban xuống cho Mohammad saw. Tất cả các kinh sách đều sai bảo thờ phượng Allah một Đấng duy nhất không tổ hợp cùng với Ngài một đối tác nào khác. Nhưng sự thật, các kinh sách này đã xuất hiện nhiều mâu thuẫn vì qua nhiều thế hệ chúng đã bị sửa đổi thêm bớt bởi những kẻ nghịch đạo, những kẻ chuyên ăn tài sản của thiên hạ một cách bất chính. Chỉ có Qur'an, kinh sách được mặc khải xuống cho Nabi Muhammad saw mới được bảo lưu nguyên vẹn qua sự nhớ thuộc lòng của các tín đồ. Chính Allah đã làm nó thành sự mầu nhiệm cho con người, chính Ngài đã bảo lưu nó tránh khỏi những thay đổi và mất mát. Allah đã làm Qur'an ưu việt vượt trội hơn các kinh sách trước nó vá trong nó chứa đựng bao kiến thức kỳ diệu mà các nhà khoa học đương đại đang chứng kíến.

Islam một trong các giáo lý của nó là tin rằng Allah đã tạo hóa Adam từ đất bụi. Adam là loài người đầu tiên và từ Người, Allah tạo ra con cháu của Người với mục đích thử thách họ. Theo dòng trôi của thời gian, con người dần dần bị lầm lạc, con người đã bị Shaytan cám dỗ và đưa đẩy để rồi phải thờ phượng bụt tượng trong sự ngu muội. Vì lẽ đó mà Allah đã lần lượt cử phái các vị thiên sứ được Ngài chọn lựa từ trong sắc tộc của họ để mang thông điệp của Ngài rao truyền đến họ. Và thông điệp đó chính là thờ phượng Allah Đấng duy nhất không tổ hợp với Ngài một đối tác nào khác, tuyệt đối tuân thủ theo đúng đường lối của Thiên sứ và từ bỏ tất cả mọi thờ phượng khác ngoài Allah. Tiêu biểu trong số các vị Nabi gồm có: Nuh, Ibrahim, Musa, Ysa,..., và vị Nabi cuối cùng là Muhammad saw (tức sau Muhammad sẽ không có vị Nabi nào nữa cho đến ngày tận thế). Islam của một tín đồ sẽ không đúng trừ phi y đã tin tưởng toàn bộ các vị Nabi của Allah và hết lòng quý mến họ.

Islam một trong các giáo lý của nó là tin rằng mọi sự việc, hiện tượng xảy ra cùng với mọi hoạt động của vạn vật trong vụ trụ này đều nằm trong định mệnh của Allah. Ngài đã định đoạt sẵn cho chúng trước khi chúng xảy ra theo quy định, điều đó bào gồm cả con người. Tuy nhiên, con người không vì lẽ đó mà không làm gì cả hoặc lại buôn thả các hành vi của bản thân rồi đổ lỗi cho số mệnh. Con người được bảo phải làm việc, phải hoạt động để làm động cơ thành bại, con người phải chịu trách nhiệm cho mọi hành vi của mình trên thế gian cũng như ở ngày sau. Hiểu rõ giáo lý này sẽ giúp ta sống lạc quan và thanh thản.

Islam ra lệnh phải hiếu thảo với cha mẹ đối xử với họ phải ân cần nhỏ nhẹ, không được lớn tiếng với họ, không được cấm đoán họ cho dù họ là người ngoại đạo, Islam ra lệnh phải kết nối tình nghĩa dòng tộc, đối xử tốt với người nghèo, trẻ mồ côi và hàng xóm láng giềng, phải chính trực công minh, phải tử tế hiền lành, phải kết nối tình yêu thương, phải từ bi độ lượng, phải trung thực không gian trá,... Nói chung tất các những phẩm chất đạo đức tốt lành đều được Islam bảo ban và khen ngợi. Islam tuyệt đối nghiêm cấm sự bất công, gian dâm hay thông dâm, cấm trộm cắp, cấm gây hận thù trong thiên hạ, cấm giết người vô tội, cấm lừa lộc dối trá và nghiêm cấm mọi phẩm chất, hành vi không lành mạnh. Và nếu như có ai đó trong tín đồ Islam sai quấy thì đó không phải là do Islam chỉ dạy mà đích thật do chính bản thân ngươi đó.

Islam không phân biệt da đen hay da trắng, giàu hay nghèo, người Ả rập hay không phải người Ả rập mà sự cao quý của mỗi người đối với Allah đó là lòng kính sợ Ngài.

Islam bảo phải thường xuyên xám hối, nếu ai đó đã làm một điều gì đó sai quấy rồi ăn năn hối hận cầu xin được tha thứ và thi hành bổn phận của bề tôi thì Allah sẽ sẵn sàng tha thứ. Không ai có quyền hạn xác nhận sự xám hối của một người mà chỉ có Allah, Ngài mới là Đấng nhìn thấy, nghe thấu và biết rõ những gì trong trái tim.

Islam bảo phải sạch sẽ, phải vệ sinh làm sạch những gì dơ bẩn, ô uế gây hại đến mọi người ở mọi nơi mọi lúc.

Islam bảo phải tôn trọng phụ nữ, phải trao họ những gì đáng thuộc về họ như họ phải có quyền được hưởng sự chu cấp, hưởng quyền kế thừa tài sản, họ phải được đối xử một cách tử tế phù hợp với lẽ tự nhiên.

Islam khuyến khích sử dụng mọi phương tiện công nghệ hiện đại có thể hỗ trợ giúp ích con người trong cuộc sống cũng như mang lại dễ dàng và tiện lợi trong hoạt động và làm việc miễn sao chúng không đi ngược lại giới luật của Allah.

Islam giới luật của nó rõ ràng và không gây khó khăn. Mọi sự thờ phượng đều có các văn bản giáo luật làm cơ sở cho mỗi tín đồ Muslim tuân theo. Các bản giáo luật không phải do con người tự quy định mà nó chính từ Allah, cho nên, bắt buộc tất cả nhân loại phải phục tùng theo nó.

Islam đấu tranh chống mọi tội phạm và triệt để trừng phạt mọi hành vi phạm tội nhằm bảo đảm tính mạng và tài sản của con người. Bởi thật, Islam được mang đến với mục đích bảo vệ 5 yếu tố tồn tại thiết yếu của con người: trí óc, tính mạng, sinh sản, tài sản và tôn giáo.

Islam bảo phải thực hiện 5 lần hành lễ thờ phượng Allah mỗi ngày vào các giờ được ấn định. Hành lễ là các lời cầu nguyện cùng các động tác thờ phượng nhất định được Allah ban hành qua sự chỉ dẫn của Thiên sứ Muhammad saw. Việc làm này nhằm trói buộc tín đồ muslim hướng về Allah (Xem mục hướng dẫn hành lễ ở phần dưới).

Islam bảo phải xuất một phần của cải cho những người nghèo khó cần cứu giúp đối với ai đã sở hữu mức tài sản theo quy định được gọi là Zakat. Việc làm này với ý nghĩa làm tinh khiết nguồn của cải và tăng phúc lộc cho chủ sở hữu và đặc biệt, nó thể hiện tình yêu thương đến những người nghèo khó.

Islam bảo phải nhịn chay một tháng trong năm, đó là nhịn ăn nhịn uống từ lúc hừng đông cho đến chiều tối. Tháng này có tên là Ramadan được Allah quy định để nhắc nhở mọi người nghĩ đến những người nghèo đói, là tháng để giữ gìn sức khỏe và nó cũng là tháng mà Allah muốn thử thách xem bề tôi nào thật lòng tuân phục Ngài.

Islam bảo phải đi hành hương một lần trong đời đối với ai có khả năng cho chuyến đi đó. Hành hương là đến viếng thăm đền Ka'bah và thi hành các việc làm nhất định theo gương Nabi Ibrahim, Ysa, Mohammad,...và các vị Nabi khác.

Islam một trong giáo điều của nó là tin rằng Nabi Mohammad được cử phái đến với toàn nhân loại, thông điệp Người mang đến cũng là thông điệp của các vị Nabi trước Người chỉ khác ở hình thức giáo luật. Bắt buộc mỗi người trong nhân loại khi nghe thấy thông điệp này thì phải tin tưởng và tuân thủ theo những gì có trong nó. Allah sẽ không chấp nhận một tôn giáo nào khác ngoài Islam.

Islam là thờ phượng Allah với đường lối mà Nabi Mohammad mang đến, đó là các Hadith (Những lời nói, những hành động cũng như những phản ứng của Nabi trước các việc làm các bạn tín đồ từ sau khi tiếp nhận sứ mệnh) được ghi chép lại chính xác do các nhà học giả chuyên về bộ môn Hadith, tiêu biểu như học giả Hadith Albukhari, Muslim,... Islam  không cho phép đi theo những mới mẻ điên rồ mà con người tự sáng tạo cải cách mâu thuẫn với trí óc và tôn giáo.

Islam là tôn giáo giải phóng trí óc khỏi sự ngu muội dốt nát, khỏi sự thờ phượng những thần linh ngoài Allah. Với mục đích đó, tôn giáo Islam đã cùng lúc khuyến khích viếng thăm các ngôi mộ để nhắc nhở con người nhớ đến cuộc sống đời sau nhưng lại nghiêm cấm việc đi vòng quanh mộ hay giết tế dâng cúng trước mộ hoặc van vái cầu xin các mộ và tìm trung gián tiếp với Allah.

Islam bảo phải phó thác mọi sự việc nơi Allah nhưng phải hành động để làm ngyên nhân thành sự. Islam nghiêm cấm mọi hình thức mê tín và tìm đến bùa ngải hay bối toán để gởi gấm niềm tin, cấm những kẻ lợi dụng sự mê tín mà ăn tài sản của thiên hạ một cách bất chính.

Islam có hai ngày lễ lớn, đó là lễ Fitri (lễ hoàn thành tháng nhịn chay Ramadan) và lễ Adha (lễ giết tế súc vật phân phát cho người nghèo vào ngày thứ 10 của tháng Haj). Ngoài hai lễ này Islam không chứng nhận những lễ lộc khác do con người tự sáng lập và hình thành.

Islam bảo các tín đồ phải học các giáo luật như luật tẩy rửa, luật hành lễ, luật Zakat, luật nhịn chay, luật hành hương,.. cùng với các giáo luật khác trong quan hệ giao tiếp cũng như trong sinh hoạt hàng ngày.

** Cách thức gia nhp Islam.

Một khi bạn đã hài lòng về Islam và có ý định gia nhập chỉ cần bạn tuyên thệ (phải nói bằng tiếng Arập áp dụng cho cả nam lẫn nữ):

أَشْهَدُ أَن لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ، وأَشْهَدُ أَنَّ مُحَمَّداً رَسُوْلُ اللهِ

(Ash ha đu al la i la ha il lol loh, và ash ha đu anh na Mu hâm ma đanh ro su lul loh.)

Ý nghĩa: tôi xin tuyên thệ không có Thượng Đế nào xứng đáng được thờ phụng mà chỉ có Allah duy nhất không có đối tác, và xác nhận rằng Muhammad Thiên Sứ của Allah.

Khi nói như thế bạn đã trở thành người Muslim, theo giáo luật khi trở thành người Muslim tuyệt đối phục tùng tôn thờ Allah duy nhất, cấm bạn tôn thờ người hay vật khác cùng với Allah, không được cầu xin bất cứ thần linh nào khác bởi vì những thần linh đó không có lợi cũng không có hại đối với cuộc sống của bạn cho dù các thần linh đó có bị bạn xúc phạm. Bên cạnh đó phải tuyệt đối tuân thủ và làm theo những gì do Thiên Sứ Muhâmmad mang đến bởi vì người Muslim không bao giờ biết được cách tôn thờ Allah ngoại trừ qua sự chỉ dẫn của Thiên Sứ mà thôi.

Islam được xây dựng trên năm trụ cột, lời tuyên thệ trên là trụ cột thứ nhất.

- Trụ cột thứ hai: sau khi bạn đã tuyên thệ xong bắt buộc bạn phải làm nhiệm vụ kế tiếp đó là dâng lễ Solah năm lần trong ngày đêm và không bao giờ được phép bỏ kể cả bận rộn đầu tắc mặt tối hay nằm liệt giường đi chẳng hạn.

- Trụ cột thứ ba: bắt buộc phải nhịn chay vào tháng Romadon (tức tháng 9 theo niên lịch Islam) đối với người trưởng thành, khỏe mạnh, đầy đủ lý trí, hiện diện trong làng. Còn người bệnh hoạn hay đi đường thì được phép hoản lại đến khi hết bệnh hay trở về nhà đối với người đang du hành. Đối với người khùng điên hay chưa trưởng thành thì không bắt buộc.

- Trụ cột thứ tư: bắt buộc phải hành hương tại thánh địa Makkah (tại nước A rập Xê Út vào tháng 12 theo niên lịch Islam) đối với người hội tụ đủ khả năng như: người trưởng thành đầy đủ lý trí, sức khỏe tốt, đủ tiền tài còn đối với nữ giới thì phải có người Muhrim (là những người thân nhân nam quan hệ ruột thịt với người phụ nữ như: cha ruột, chú ruột, cậu ruột, anh em trai ruột, chồng, con ruột.) Không bắt buộc người không có khả năng.

- Trụ cột thứ năm: bắt buộc phải xuất tiền bố thí cho người nghèo đối với người có tài sản đủ với số lượng được qui định trong giáo luật. Đối với người nghèo thì không bắt buộc phải bố thí còn giáo luật như thế nào thì hãy học hỏi thêm sau này.

Tóm lại, giáo luật chỉ bắt buộc bạn thực hiện trụ cột thứ nhất và thứ hai mỗi ngày và thực hiện trụ cột thứ ba một lần trong năm còn trụ cột thứ tư và thứ năm chỉ thực hiện khi có khả năng.

Trước khi muốn dâng lễ Solah bạn cần phải biết nghi thức tẩy rửa tức lấy nước Wuđụa để trở thành người hoàn toàn tinh khiết sạch sẽ vì bạn phải đứng trước mặt Thượng Đế của bạn là Allah Đấng tối cao.

Cấm dâng lễ Solah trong khi không có nước Wuđụa trên người.

Nghi Thức Lấy Nước Wuđụa

* Bước mt: phải có nước sạch và đọc:

بِسْمِ اللهِ

(Bis mil láh)

Ý nghĩa: Nhân danh Allah.

a1

* Bước hai: rửa đôi bàn tay ba lần.

a2

* Bước ba: dùng tay phải lấy nước đưa vào miệng, lổ mủi sau đó xúc miệng rồi nhả ra và dùng tay trái hỉ mủi ra. Làm thế ba lần.

a3

* Bước tư: rửa mặt từ chân tóc trán cho đến cằm tính theo chiều dài và từ lổ tai phải đến lỗ tai trái tính theo chiều ngang. Rửa như vậy ba lần.

a4

* Bước năm: rửa tay phải từ đầu ngón tay cho đến khỏi cù chỏ ba lần, kế tiếp rửa tay trái như tay phải.

a5* Bước sáu: dùng hai bàn tay thấm nước kế tiếp xòe hai bàn tay ra đồng thời áp sát vào đầu sau đó bắt đầu vuốt từ chân tóc trán cho đến phía sau ót và vuốt ngược lại từ sau ót cho đến chân tóc trán nếu có bị sót vài sợi tóc thì không sao.

a6Tiếp đó, dùng hai ngón tay trỏ đặt trong lổ tai, dùng hai ngón tai cái đặt phía ngoài vành tai sau đó chùi lổ tai từ trái tai ngược lên vành tai. (không cần lấy nước lại khi vuốt vành tai.)

a7* Bước bảy: rửa chân phải từ đầu ngón chân cho đến khỏi mắt cá ba lần, tiếp đó rửa chân trái như rửa chân phải.

Cuối cùng đọc câu:

أَشْـهَدُ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَحْـدَهُ لاَ شَـرِيكَ لَهُ، وَأَشْـهَدُ أَنَّ مُحَمَّـداً عَبْـدُهُ وَرَسُـولُهُ))

(Ash ha đu al la i la ha il lol ló hu váh đa hu la sha ri ka láh, va ash ha đu anh na Mu hâm ma đanh áp đu hu va ro su lúh.)

Ý nghĩa: {Tôi xin xác nhận không có Thượng Đế nào xứng đáng được thờ phụng mà chỉ có Allah duy nhất không có cộng tác với Ngài và chứng nhận rằng Muhammad là bề tôi và cũng là vị Thiên Sứ của Ngài.}

 ((اللَّهُـمَّ اجْعَلْنِـي مِـنَ التَّوَّابِينَ وَاجْعَلْنِـي مِـنَ الْمُتَطَهَّـرِينَ))

(Ol ló hum maj a'l ni mi nát tâu va b.i.n, váj a'l ni mi nal mu ta toh hi r.i.n)

Ý nghĩa: {Thưa Allah! Cầu xin hãy biến bề tôi thành một trong những người thành thật sám hối và hãy biến bề tôi nằm trong những người sạch sẽ.}

I-  Những điều làm hư nước Wuđa.

Khi bị rơi vào một trong những tình trạng sau đây làm cho hư nước Wuđụa và cần phải lấy lại nếu muốn dâng lễ Solah.

1) Bất cứ gì xuất ra từ đường hậu môn và đường sinh dục như: tiểu, trung hay đại tiện, xuất tinh, ra máu…

2) Sờ trực tiếp vào bộ phận sinh dục cho dù là trẻ em.

3) Ngủ quên không còn biết cảm giác chuyện gì xảy ra xung quanh cho dù ngủ đứng hay ngồi hay nằm cũng vậy còn nếu nhận biết được cảm giác thì không hư nước Wuđụa.

4) Ăn tất cả những gì thuộc về con lạc đà như: thịt, gan, ruột...

5) Va chạm phụ nữ không làm hư nước Wuđụa trừ khi bị xuất tinh qua sự đụng chạm đó.

6) Kinh nguyệt và bị rong kinh đối với phụ nữ.

II- Những điều bắt buc phải tắm theo giáo lut.

Khi bị rơi vào một trong những trường hợp sau bắt buộc phải tắm theo giáo luật và không được dâng lễ Solah và sờ Qur'an.

1)      Xuất tinh bằng mọi cách như: thủ dâm hay mộng tinh...

2)      Quan hệ vợ chồng kể cả không xuất tinh hay dương vật chỉ vừa chạm vào âm đạo cũng vậy.

3)      Khi phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt thì bị cấm dâng lễ Solah, nhịn chay (Sidam) cho đến khi sạch kinh khi đó bắt buộc phải tắm theo giáo luật.

III- Nghi thức tắm theo giáo lut.

Tắm theo giáo luật có hai cách:

1) Cách 1:

- Định tâm cho việc tắm bắt buộc (sự định tâm chỉ cần suy nghỉ trong lòng là đủ không được nói thành lời).

- Rửa sạch tinh trùng hoặc máu kinh (đối với phụ nữ) dính trên cơ thể.

- Xối nước ướt đều lên cơ thể không được xót bất cứ phần nào và phải cho thấm vào tận cả da đầu đồng thời xúc miệng, hít nước vào mủi rồi hỉ ra.

2) Cách 2: khuyến khích nên tắm theo cách này.

- Định tâm cho việc tắm bắt buộc.

- Đọc  بِسْمِ اللهِ(Bis mil lah).

- Rửa đôi bàn tay ba lần.

- Dùng tay phải xối nước và dùng tay trái rửa bộ phận sinh dục, tinh dịch hoặc máu kinh (đối với phụ nữ).

- Lấy nước Wuđụa như nước Wuđụa dâng lễ Solah.

- Dùng đôi tay lấy nước rồi chà lên đầu cho thấm vào da đầu ba lần.

- Xối nước ướt đều lên cơ thể nên bắt đầu từ bên phải.

** Chú ý: sau khi tắm xong theo giáo luật thì được phép tắm gội bình thường.

Như vậy là bạn đã hoàn thành xong việc lấy nước Wuđụa và đã trở thành người sạch sẽ tinh khiết đồng thời được phép thực hiện việc dâng lễ Solah cho Allah.

Điều bắt buộc kế tiếp là phải dâng lễ Solah trong giờ giấc được qui định theo giáo luật và giờ giấc như sau:

CUỘC HÀNH LỄ VÀ SỐ RẤT-AT

GIỜ GIẤC

Al-fajr tức rạng đông gồm hai Rất-at

Từ lúc rạng đông cho tới lúc mặt trời mọc.

Al-zhuhr tức buổi trưa gồm bốn Rất-at

Từ  lúc mặt trời nghiêng bóng cho tới lúc bóng của mỗi vật đều bằng chính nó.

Al-asar tức buổi chiều gồm bốn Rất-at

Từ lúc bóng của mỗi vật đã bằng chính nó cho tới khi ánh nắng mặt trời đã ngã vàng, có thể đình trệ đến lúc mặt trời lặn trong trường hợp bất đắc dĩ.

Al-mựrịp tức buổi hoàng hôn gồm ba Rất-at

 Từ lúc mặt trời lặn cho tới ánh hoàng hôn hoàn toàn biến mất.

Al-i-shá  tức buổi tối gồm bốn Rất-at

Từ lúc ánh hoàng hôn hoàn toàn biến mất cho tới nữa đêm

Nghi Thức Dâng Lễ Solah

* Bước mt: sau khi đã có nước Wuđụa đồng thời cũng đến giờ dâng lễ Solah bạn cần phải lựa nơi sạch sẽ, mặc quần áo sạch sẽ. Đối với nam tối thiểu phải che từ rún cho đến khỏi đầu gối còn với nữ phải che toàn thân ngoại trừ gương mặt và đôi bàn tay thì không cần che. Tiếp đó, mặt hướng về Kibláh (tức hướng về Ká'báh tại thánh địa Makkah tại Arập Xê Út) còn ở Việt Nam Kibláh nằm trùng với hướng tây tức hướng mặt trời lặn.

Kế tiếp, định tâm cho lễ Solah định thực hiện và sự định tâm chỉ cần trong tâm bạn biết là bạn thực hiện Solah gì là đủ chứ không cần phải nói bất cứ lời nào cả hoặc có thể định tâm trước đó cũng được.

PictureTiếp sau đó, người đứng thẳng, giơ hai bàn tay lên ngang vai (hoặc ngang trái tai), hai bàn tay xòe ra, các ngón tay khép lại, lòng bàn tay hướng về phía trước, mắt nhìn xuống nơi quỳ lại đồng thời nói:

اللهُ أَكْبَرُ

(Ol ló hu Ak bar)

Ý nghĩa: Allah thật vĩ đại.

b2Tiếp sau đó, khoanh hai tay lại đặt tay phải trên tay trái và đặt trên lòng ngực và đọc bài Fatihah.

ﭷ ﭸ ﭹ ﭺ ﭻ

                                                                                        آمِيْن

(A u zu bil la hi mi nash shay to nir ro j.i.m

Bis mil la hir róh ma nir ro h.i.m

Al hâm đu lil la hi rấp bil a' la m.i.n

Ar róh ma nir ro h.i.m

Ma li ki dâu mít đ.i.n

I da ka ná' bu đu va i da ka nas ta i'.n

Íh đi nos si ro tol mus ta q.i.m

Si ro tol la zi na anh â'm ta a' lây him ghoi ril mự đu bi a' lây him qua lóc đ.ó.l l.i.n

A min)

** Chú ý: những chữ như "j.i.m, h.i.m, m.i.n, đ.i.n, i.n, q.i.m, đ.ó.l, l.i.n" phải đọc kéo dài còn chữ "him" thì đọc dừng dứt khoác và những chữ "a', i'.n, ná'" thì đọc nhấn giọng.

Ý nghĩa:

Cầu xin Allah che chở bề tôi tránh khỏi sự quấy nhiểu của Shayton đáng bị nguyền rủa.

Nhân danh Allah Đấng rất mực độ lượng, Đấng rất mực khoan dung.

Mọi lời ca ngợi, tán dương đều kính dâng Allah Đấng chúa tể của toàn vũ trụ.

Đấng rất mực độ lượng, Đấng rất mực khoan dung.

(Allah là) Đức Vua của ngày phán xử.

Duy chỉ Ngài chúng tôi tôn thờ và cũng duy chỉ Ngài chúng tôi cầu xin sự giúp đỡ.

Cầu xin Ngài hãy hướng dẫn bề tôi đến với con đường chính đạo.

Con đường của những người đã được Ngài ban ân sũng (con đường Islam) chứ không phải con đường của những kẻ làm Ngài phẫn nộ (người Do Thái giáo) cũng không phải con đường của những kẻ lầm đường lạc lối (người Thiên Chúa giáo).

Cầu xin Allah chập nhận lời cầu xin!

b3

* Bước hai: khi đọc xong bài Fatihah giơ hai bàn tay lên ngang vai (hoặc ngang trái tai) lòng bàn tay hướng về trước nói "Ol ló hu Ak bar" và cuối người về trước 90 độ, hai bàn tay nắm lấy hai đầu gối, đầu và lưng thẳng mắt nhìn xuống nơi quỳ lại và đọc ba lần câu:

سُبْـحَانَ رَبِّـيَ الْعَـظِيمِ

(Súp ha na rấp bi dal a z.i.m)

Ý nghĩa: {Vinh quang thay Thượng Đế của tôi, Ngài thật vĩ đại!}

 

** Chú ý: mỗi lần thay đổi động tác đều phải nói "Ol ló hu Ak bar" ngoại trừ động tác trong bước ba thì nói khác.

* Bước ba: đứng thẳng người trở lại đồng thời giơ hai bàn tay lên ngang vai (hoặc ngang trái tai) lòng bàn tay hướng về trước và nói:

سَـمِعَ اللهُ لِمَـنْ حَمِـدَهُ

(Sa mi Ol lo hu li manh ha mi đáh)

Ý nghĩa: {Allah hằng nghe thấy tất cả lời ca ngợi của ai tán dương ca tụng Ngài.}

Kế tiếp xuôi hai tay xuống và nói tiếp.

رَبَّنَـا وَلَكَ الْحَمْـدُ

(Rấp ba na va la kal hâm đu)

Ý nghĩa: {Thưa Thượng Đế chúng tôi! Mọi lời ca ngợi tán dương là của Ngài}

b4

* Bước bốn: cuối lạy về phía trước đồng thời nói "Ol ló hu Ak bar", khi lạy bắt buộc trán, mủi, đôi bàn tay, hai đầu gối, các ngón chân phải chạm trực tiếp xuống đất còn hai cù chỏ thì đưa lên không được để chạm đất và nói ba lần câu: 

سُبْـحَانَ رَبِّـيَ الأَعْلَـى

(Súp ha na rấp bi dal á' la)

Ý nghĩa: {Vinh quang thay Thượng Đế của tôi, Ngài thật tối cao!}

b5 * Bước năm: ngồi dậy và nói "Ol ló hu Ak bar", khi ngồi mông đặt trên lòng bàn chân trái, bàn chân phải dựng đứng lên hoặc để xuôi ra phía sau, hai bàn tay kép lại đặt trên đầu gối, mắt nhìn xuống nơi quỳ lạy và nói:

رَبِّ اغْفِـرْ لِـي، رَبِّ اغْفِـرْ لِـي

اللَّهُـمَّ اغْفِـرْ لِـي، وَارْحَمْنِـي، وَاهْدِنِـي، وَاجْبُرْنِـي، وَعَافِنِـي وَارْزُقْنِـي، وَارْفَعْنِـي.

cccc(Rấp biệt fir ly, rấp biệt fir ly, Ol lo hum mứ fir ly, var hâm ny, váh đi ny, vaj bur ny, và a' fi ny, var zúq ny, var fá' ny.)

Ý nghĩa: {Thưa Thượng Đế! Cầu xin hãy dung thứ tội lỗi cho bề tôi. Thưa Allah! Cầu xin hãy dung thứ, khoan dung độ lượng và dẫn dắt bề tôi. Cầu xin Ngài ban cho bề tôi phú quí, sự lành mạnh, bổng lộc và nâng cao địa vị của bề tôi (ở trần gian và ngày sau).}

* Bước sáu: cúi lạy thêm lần nữa và nói "Ol ló hu Ak bar" kế tiếp làm giống như lần quỳ lạy trước.

* Bước bảy: Như thế là bạn đã thực hiện xong một Rất-at, tiếp đó đứng dậy và nói "Ol ló hu Ak bar" rồi thực hiện tiếp Rất-at thứ hai giống như Rất-at thứ nhất không gì thay đổi nhưng ở Rất-at thứ hai sau khi quỳ lạy xong lần hai không đứng dậy liền như ở Rất-at một mà ngồi lại đọc bài At-Tahida sau:

التَّحِيَّاتُ لِلَّهِ، وَالصَّـلَوَاتُ وَالطَّيِّبَـاتُ، السَّـلاَمُ عَلَيْكَ أَيُّهَا النَّبِـيُّ وَرَحْمَةُ اللهِ وَبَرَكَاتُـهُ، السَّـلاَمُ عَلَيْـنَا وَعَلَـى عِبَادِ اللهِ الصَّـالِحِينَ، أَشْـهَدُ أَنْ لاَ إِلَـٰهَ إِلاَّ اللهُ وَأَشْـهَدُ أَنَّ مُحَمَّـداً عَبْـدُهُ وَرَسُـولُهُ

(Ách ta hi da tu lil láh, vós so la qua tu voát toai di b.á.t

As sa la mu a' lây ka ây du hanh Na bi du va róh ma tul ló hi va ba ro ka túh

As sa la mu a lây na va a' la i' ba đil la his so li h.i.n

Ash ha đu al la i la ha il lol lóh va ash ha đu anh na Mu hâm ma đanh áp đu hu va ro su lúh.)

Ý nghĩa: {Mọi điều bình an, tốt đẹp và những hành động tôn thờ là của Allah. Cầu xin Ngài ban bình an, sự khoan dung và phúc lành cho Nabi, cho chúng tôi và cho tất cả những người đạo hạnh trong số bầy tôi ngoan đạo của Ngài. Tôi xác nhận không có Thượng Đế nào xứng đáng được thờ phụng mà chỉ có Allah và xin chứng nhận Muhammad là bề tôi và cũng là vị Thiên Sứ của Ngài.}

Nếu bạn dâng lễ Solah có bốn Rất-at (như Al-zhuhr tức buổi trưa, Al-asar tức buổi chiều, Al-i-shá  tức buổi tối) hoặc có ba Rất-at (như Al-mựrịp tức buổi hoàng hôn) thì tiếp tục đứng dậy thực hiện Rất-at thứ ba và thứ tư giống như Rất-at thứ nhất và thứ hai cho đến lần quỳ lạy thứ hai của Rất-at thứ ba hoặc thứ tư thì ngồi lại đọc lại bài At-Tahida của bước bảy và đọc tiếp bài của bước tám. Nếu lễ Solah có hai Rất-at (như Al-fajr tức rạng đông) thì cũng vậy sau lần quỳ lạy thứ hai của Rất-at thứ hai ngồi lại đọc lại bài At-Tahida của bước bảy và đọc tiếp bài của bước tám.

* Bước tám:

 اللَّهُـمَّ صَـلِّ عَلَـى مُحَمَّـدٍ وَعَلَـى آلِ مُحَمَّـدٍ، كَمَـا صَـلَّيْتَ عَلَـى إِبْرَاهِيـمَ وَعَلَـى آلِ إِبْرَاهِيـمَ، إِنَّكَ حَمِيـدٌ مَجِيـدٌ. اللَّهُـمَّ بَارِكْ عَلَـى مُحَمَّـدٍ وَعَلَـى آلِ مُحَمَّـدٍ، كَمَـا بَارَكْتَ عَلَـى إِبْرَاهِيـمَ وَعَلَـى آلِ إِبْرَاهِيـمَ، إِنَّكَ حَـمِيدٌ مَجِيـدٌ

(Ol lo hum ma sol li a' la Mu hâm mách va a' la a li Mu hâm mách, ka ma sol lây ta a' la Íp ro h.i.m va a' la a li Íp ro h.i.m, in na ka ha mi đum ma j.i.đ

Ol lo hum ma ba rík a' la Mu hâm mách va a' la a li Mu hâm mách, ka ma ba rấk ta a' la Íp ro h.i.m va a' la a li Íp ro h.i.m, in na ka ha mi đum ma j.i.đ)

Ý nghĩa: {Thưa Allah! Cầu xin hãy ban sự bình an và phúc lành cho Nabi Muhammad và dòng tộc của Người giống như Ngài đã ban cho Nabi Ibrohim và dòng tộc của Người. Quả thực, Ngài là Đấng Tối Cao và Rộng Lượng.}

23102008189

** Chú ý: khi ngồi đọc bài của bước bảy và bước tám chạm hai đầu ngón cái và ngón giửa của tay phải lại, ngón trỏ chỉ thẳng về phía trước, các ngón khác xếp xuôi theo chiều của ngón giửa và đặt trên đầu gối.

* Bước chín: xoay mặt về bên tay phải và đọc:

السَّـلاَمُ عَلَيـكُمْ وَرَحْـمَةُ اللهِ

(As sa la mu a' lây kum va róh ma tul lóh)

Ý nghĩa: {Cầu xin Allah ban sự bình an, sự khoan dung của Ngài cho các bạn.}

 

Sau đó xoay mặt về bên tay trái và nói câu trên.

Vậy là bạn đã thực hiện xong phần dâng lễ Solah, bên cạnh đó cũng có vài vấn đề quan trọng khác cần phải biết.

Trên chỉ là cách chỉ dẫn sơ lược về Islam, nghi thức dâng lễ, những điều làm hư nước Wuđụa, nếu muốn biết thêm chi tiết thì cần phải tham khảo thêm sách vở và học hỏi thêm.

Cầu xin Allah dẫn dắt và soi sáng con tim của những người lầm lạc, cầu xin hãy ban cho họ ánh sáng từ nơi Ngài. Amin.

Al-Madinah 25/10/1429 H – 24/10/2008

Do

Abu Zaytune và Ibn Ysa

Soạn thảo và biên dịch.

                        

Nếu Thế Giới Không Có Islam !

 }ماذا لو لم يوجد دين الاسلام؟ {

[Tiếng Việt – Vietnamese – فيتنامي]

Thảo Vy

Kiểm tra lại: Mohamed Djandal & Ibn Ysa

2009 – 1430

                    

                     }ماذا لو لم يوجد دين الاسلام؟ {

 ((باللغة الفيتنامية))

تاو وي

                                            

مراجع: محمد جاندان  ومحمد زين بن عيسى

2009 – 1430

NẾU THẾ GIỚI KHÔNG CÓ ISLAM

Chuyện gì xảy ra nếu như tôn giáo Islam chưa từng tồn tại? Với một số người, đó là một ý tưởng dễ chịu bởi sẽ không có sự xung đột các nền văn minh, không có thánh chiến, không có khủng bố, Cơ đốc giáo sẽ thống lĩnh thế giới, sự kiện 11/9 sẽ không xảy ra. Tôn giáo Islam dường như “lấp ló” đằng sau những sự kiện bất ổn của thế giới: tấn công tự sát, đánh bom xe, quân đội chiếm đóng, chiến tranh nổi loạn, thánh chiến, lên truyền hình đe dọa…

Đối với những người theo trường phái Tân bảo thủ ở Mỹ và châu Âu, Chủ nghĩa phát xít Islam được coi như là nguyên nhân hàng đầu nếu như xảy ra chiến tranh thế giới thứ 3. Rõ ràng, nếu không có Islam, trật tự thế giới sẽ rất khác ngày nay.

Chiến tranh vẫn hoàn chiến tranh.

Làm thế nào để chúng ta có thể tách Islam ra khỏi Trung Đông? Bắt đầu với tình hình sắc tộc. Không có Islam, tình hình khu vực vẫn không tránh khỏi xung đột. Các sắc tộc chiếm đa số ở Trung Đông – Ả Rập, người Ba Tư, người Thổ, người Kurd, người Do Thái, thậm chí người Berbe và Pashtun sẽ vẫn thống trị đời sống chính trị. Các vương triều Ba Tư hùng mạnh kế tiếp nhau bành trướng Athen, chiến đấu với người Semitic, tràn qua lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ, vươn tới Iraq. Các đội quân hùng mạnh của các bộ tộc Ả Rập và giới thương nhân cũng đổ bộ vào các vùng khác nhau của người Semetic thuộc Trung Đông. Quân Mông Nguyên cũng sẽ thâm nhập và phá hủy các nền văn minh của Trung Á và Trung Đông vào thế kỷ 13. Người Thổ sẽ vẫn xâm lược Anatolia, Balkan, Vienna và hầu hết Trung Đông. Những cuộc chiến tranh này, vì mục đích quyền lực, lãnh thổ, ảnh hưởng và thương mại, đã xuất hiện rất lâu trước khi Islam xuất hiện.

Trên thực tế, nếu Islam chưa từng xuất hiện, Đạo Cơ đốc sẽ thống trị vùng Trung Đông. Nhưng liệu vùng Trung Đông có yên ổn? Điều đó thật xa vời. Chắc chắn người Cơ đốc giáo sống ở Trung Đông sẽ không chào đón các đội quân Châu Âu và các thương nhân mang súng. Chủ nghĩa đế quốc sẽ phát triển thịnh vượng ở đây. Người Châu Âu vẫn sẽ mua chuộc các nhà cầm quyền địa phương để phục vụ cho các nhu cầu của chúng.

Quay lại với thời đại dầu lửa của Trung Đông. Các nhà nước ở Trung Đông, thậm chí với các quốc gia Cơ đốc giáo, có chấp nhận sự “bảo hộ” của Châu Âu trên toàn khu vực? Điều đó khó có thể xảy ra. Người Phương Tây vẫn sẽ xây dựng và điều hành các điểm kiểm soát như kênh đào Suez. Chẳng phải vì họ là những người Islam mà các nhà nước Trung Đông quyền lực kháng cự các chính sách thuộc địa mà mục đích chính là vẽ lại đường biên giới phù hợp với ưu tiên địa lí chính trị của người Châu Âu. Những người Cơ đốc giáo ở Trung Đông cũng sẽ không mặn mà với các công ty dầu lửa Phương Tây hùng mạnh, được hậu thuẫn bởi các cơ quan tình báo, ngoại giao, quân sự. Những người theo chủ nghĩa dân tộc ở Trung Đông cũng thành lập các phong trào chống thực dân để giành lại quyền kiểm soát đất đai, thị trường, chủ quyền và vận mệnh, giống như phong trào đấu tranh chống ách xâm lược của người Ấn Độ giáo – Ấn Độ, Khổng giáo – Trung Quốc, Phật giáo – Việt Nam, các tín đồ theo thuyết vật linh – Châu Phi.

Và chắc chắn Pháp vẫn sẵn sàng tiến vào Algeria Cơ đốc giáo để thiết lập thuộc địa. Người Italy cũng sẽ không thể “buông” Ethiopia. Các quốc gia Trung Đông sẽ vẫn phản ứng trước sự bành trướng của người Châu Âu.

Trung Đông dân chủ hơn?

Thực ra nhiều quốc gia Châu Âu cũng mới thoát khỏi chế độ độc tài. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha chấm dứt chế độ độc tài vào khoảng giữa những năm 1970. Hy Lạp thoát khỏi nền chuyên chính nhà thờ vài thập kỷ trước. Gần đây, Mỹ Latinh mới thoát ra khỏi được các nhà độc tài, những người thường trị vì với sự hậu thuẫn của Mỹ và liên kết với các nhà thờ Cơ đốc giáo. Vậy tại sao người Trung Đông Cơ đốc giáo được nhìn nhận khác? Xem xét trường hợp Palestine. Tất nhiên, những người Cơ đốc giáo đã “làm khổ” người Do Thái trong hơn một thiên niên kỷ, lên đến đỉnh điểm vào thời Hitler. Những ví dụ khủng khiếp về việc chống lại người Do Thái xuất phát từ Phương Tây. Bởi thế, người Do Thái vẫn sẽ phải tìm kiếm quê hương ở ngoài Châu Âu; Phong trào của người theo chủ nghĩa phục quốc Do Thái sẽ vẫn phát triển và tìm kiếm căn cứ ở Palestine. Một quốc gia Do Thái mới hình thành vẫn sẽ phải trục xuất 750.000 người Ảrập bản địa của Palestine. Vấn đề Israel-Palestine vẫn là trung tâm của xung đột lãnh thổ, quốc gia, sắc tộc, gần đây được gắn thêm khẩu hiệu tôn giáo. Và đừng quên rằng người Cơ đốc giáo Ảrập đóng vai trò quan trọng trong sự nổi lên của phong trào chủ nghĩa dân tộc Ảrập ở Trung Đông.

Nếu không có Islam, người Trung Đông sẽ vẫn như khi buổi đầu tôn giáo Islam ra đời – hầu hết họ là những tín đồ trung thành của Giáo hội chính thống Đông Phương. Nhưng hãy nhớ một trong những cuộc tranh cải tôn giáo căng thẳng, lâu dài nhất là giữa Công giáo ở Rome và Cơ đốc giáo chính thống ở Constantinople (Thổ Nhĩ Kỳ). Cho đến gần 800 năm sau, năm 1999, Giáo hoàng John Paul II mới tìm cách hàn gắn vết thương bằng chuyến thăm đầu tiên của một Giáo hoàng tới thế giới Cơ đốc chính thống.

Ngày nay, việc Mỹ chiếm đóng Iraq cũng sẽ không được những người Iraq chào đón nếu họ là người Cơ đốc giáo. Những người Ảrập khác vẫn sẽ ủng hộ những người Ảrập ở Iraq đấu tranh chống lại sự chiếm đóng. Không một quốc gia nào chào đón ngoại xâm và giết hại công dân của họ. Thực sự, những cư dân bị lực lượng ngoại xâm chiếm đóng thường đúc kết nên các hệ tư tưởng thích hợp để biện minh và tôn vinh cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của họ.

Đó là một giả định về “thế giới không Islam”. Đó là một Trung Đông do Giáo hội chính thống Đông Phương thống trị – một giáo hội, về phương diện lịch sử và tâm lý luôn nghi ngờ, thậm chí thù địch với Phương Tây; là vùng đất bị quân đội đế quốc Phương Tây xâm lược nhiều lần với các nguồn lợi bị quân đội trưng dụng, đường biên giới bị vẽ lại, các chế độ được dựng lên làm “bù nhìn” cho Phương Tây. Chúng ta sẽ vẫn thấy người Palestine kháng cự người Do Thái, người Chechnya phản kháng người Nga, người Iran chống lại người Anh và Mỹ, người Kashmir chống người Ấn Độ, người Tamil chống người Sinhalese ở Sri Lanka, người Uighur và Tây Tạng chống người Trung Quốc.

Nếu không có Tôn giáo Islam, bức tranh thế giới không hoàn toàn hòa bình và êm đẹp.

Tất nhiên, thật vô lý khi nói rằng sự tồn tại của Islam không ảnh hưởng gì đến Trung Đông và mối quan hệ Đông – Tây. Islam trở thành một yếu tố thống nhất cả khu vực rộng lớn. Với tư cách là một tôn giáo có sức lan tỏa toàn cầu, tôn giáo Islam góp phần tạo ra một nền văn minh rộng lớn. Các nguyên tắc triết lý, chuẩn mực nghệ thuật và xã hội, cuộc sống, công lý, quản lý xã hội đều có cội rễ bắt nguồn từ một văn hóa sâu sắc. Như một lực lượng văn hóa tinh thần, Islam thu hẹp dần những khoảng cách khác biệt về sắc tộc giữa những người Islam khác nhau, giúp họ cảm thấy họ là một phần của nền văn minh Islam rộng lớn. Islam cũng tác động mạnh mẽ đến địa lý chính trị thế giới. Nếu không có tôn giáo Islam, các nước Islam Đông Nam Á và Nam Á ngày nay, đặc biệt là Pakistan, Bangladesh, Malaysia và Indonesia, có lẽ là những đất nước theo Ấn Độ giáo.

Nền văn minh Islam đưa ra một lý tưởng chung trong đó tất cả tín đồ Islam có thể vững tin đứng lên chống lại sự xâm lăng của Phương Tây. Người Châu Âu có khả năng xâm lấn và chia rẽ những người Mỹ La tinh, Châu Á, Châu Phi, những người họ cảm thấy đơn độc trước khi người Châu Âu xâm lược họ. Một sự phản kháng thống nhất, vượt phạm vi quốc gia giữa những người này thật khó giành thắng lợi nếu họ không có một ngọn cờ tinh thần dẫn lối. Tôn giáo Islam đã làm được điều đó.

Liệu có sự kiện 11/9 nếu không có Islam? Nếu phương Tây chú trọng chống chủ nghĩa khủng bố mang tên Islam thì thật thiển cận. Các du kích Do Thái sử dụng hình thức khủng bố chống người Anh ở Palestine. Người Tamil theo Ấn Độ giáo ở Sri Lanka nổi tiếng thế giới với cách thức đánh bom tự sát trong nhiều thập kỷ – kể cả việc ám sát Thủ tướng Ấn Độ Rajiv Gandhi. Các tên khủng bố người Hy Lạp thực hiện các hoạt động mưu sát chống lại các quan chức Mỹ ở Athens. Đội quân khủng bố theo đạo Sikh đã giết bà Indira Gandhi, hoạt động tàn phá nhiều nơi ở Ấn Độ, thiết lập căn cứ ở Canada và từng uy hiếp một chiếc máy bay của Hãng hàng không Ấn Độ rơi xuống Đại Tây Dương. Những tên khủng bố Macedonia đã gây nên nỗi khiếp sợ cho toàn vùng Balkan vào thời gian trước thế chiến thứ nhất. Hàng chục cuộc ám sát lớn vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 được những người “vô chính phủ” Châu Âu và Mỹ tiến hành. Nghĩa là không nên đồng nghĩa người Islam với khủng bố.

Lịch sử các hoạt động khủng bố gần đây cũng cho thấy khủng bố không gắn liền với tôn giáo Islam. Theo Cơ quan cảnh sát Châu Âu (Europol), trong năm 2006, có 498 các vụ tấn công khủng bố xảy ra ở các nước EU. Trong số đó, 424 vụ do các nhóm ly khai thực hiện, 55 vụ do các tên cực đoan cánh tả và 18 vụ do các nhóm khủng bố khác nhau. Chỉ có một vụ do người Islam thực hiện. Điều đó chỉ ra rằng các phần tử khủng bố theo nhiều hệ tư tưởng khác nhau.

Nhưng câu hỏi đặt ra là nếu tôn giáo Islam không tồn tại, thế giới sẽ hòa bình hơn? Đối mặt với sự căng thẳng Đông và Tây, không thể phủ nhận rằng Islam chỉ là yếu tố làm thêm sự phức tạp trong khi tìm giải pháp cho vấn đề. Islam không phải là nguyên nhân của vấn đề trên.

Không có Islam, thế giới sẽ vẫn phải chứng kiến những sự thù địch, chiến tranh đổ máu kéo dài. Nếu không có tôn giáo, những nhóm người này sẽ tìm thấy những tư tưởng khác để diễn tả chủ nghĩa dân tộc và soi sáng sự nghiệp đấu tranh giành độc lập của họ. Lịch sử sẽ không đi đúng như lộ trình đã đi. Nhưng những cuộc xung đột liên quan đến sắc tộc, chủ nghĩa dân tộc, tham vọng, lòng tham, tài nguyên, quyền lực, can thiệp, ngoại xâm, đế quốc… sẽ vẫn không mất đi.

Thảo Vy(Theo Foreign Policy)

KHÔNG CÓ ĐẤNG THỜ PHƯỢNG NÀO KHÁC NGOÀI ALLAH !!!

15.01.2010 22:16 [đã xem :43]

Xem hình

Có lời bảo: Chìa khóa mở cửa Thiên Đàng là câu tuyên thệ “لا إله إلا الله” – "Không có Đấng thờ phượng nào khác ngoài Allah", phải khẳng định rằng đây quả là câu nói đúng thực. Tuy nhiên, nó phải được hiểu trên phương diện thật đầy đủ bởi lẽ không phải ai nói câu tuyên thệ này trên môi đều cũng có thể mở được cánh cửa của Thiên Đàng.

Có người đã hỏi một học giả tên Wahab bin Munabbih: Có đúng là câu “لا إله إلا الله”  thật sự là chiếc chìa khóa mở cửa Thiên Đàng không? Ông trả lời: Đúng vậy, nhưng chẳng phải mỗi chiếc chìa khóa đều có những răng cưa đó sao, nếu như anh dùng cái chìa có răng thì đương nhiên anh sẽ mở được cửa Thiên Đàng còn không thì anh không thể.

Đã có rất nhiều di huấn từ Rasul Mohammad (saw) mách bảo về những cái răng của chiếc chìa khóa này như: "Ai nói: لا إله إلا الله với sự thành tâm..." , "…bằng cả trái tim kiên định…", "y nói nó một cách trung thực từ con tim...", và những di huấn khác nữa. Tất cả những lời di huấn đó đều cho thấy rằng một người để được vào Thiên Đàng thì không phải chỉ đơn thuần phát ngôn câu tuyên thệ trên môi mà người nói câu tuyên thệ phải biết rõ ý nghĩa thực sự của nó, phải có niềm tin kiên định về nó cho đến chết và phải chân thật biểu hiện theo ý nghĩa của nó.

Qua tất cả các di huấn về câu tuyên thệ, các học giả đã rút ra các điều kiện thiết yếu của câu tuyên thệ khi bảo rằng nó là chiếc chìa khóa mở cửa Thiên Đàng. Các điều kiện này sẽ là những cái răng cho chiếc chìa khóa để chủ nhân của nó có thể mở được cánh cửa Thiên Đàng, không có chúng thì chiếc khóa ấy sẽ trở nên vô dụng cho chủ nhân của mình.

 

Dưới đây là bảy điều kiện thiết yếu tạo nên những chiếc răng

cho chiếc chìa khóa “لا إله إلا الله” :

 

1- Sự hiểu biết: Người nói phải thật sự hiểu và biết rõ ý nghĩa của câu tuyên thệ “لا إله إلا الله” và nó có nghĩa là sự phủ định tất cả các thần linh ngoài Allah và khẳng định sự độc tôn và tính duy nhất của Ngài tức không có Đấng thờ phượng nào đáng được tôn thờ mà chỉ có Allah một Đấng duy nhất.

إِلاَّ مَن شَهِدَ بِالْحَقّ وَهُمْ يَعْلَمُونَ                                                                                                  

Allah phán : (…trừ những ai chứng nhận sự thực trong lúc họ hiểu biết) (Chương 43, câu 86)

Nabi Mohammad (saw) bảo: "Ai chết trong lúc y biết rõ rằng không có Đấng thờ phượng nào khác ngoài Allah thì y sẽ được vào Thiên Đàng" (Muslim)

2- Sự kiên định: Tuyệt đối tin tưởng không nghi ngờ hay suy diễn, tuyệt đối khẳng định không có Đấng nào khác đáng được tôn thờ mà chỉ có Allah duy nhất theo câu tuyên thệ đã chứng nhận, không được lưỡng lự hay do dự trong một khía cạnh nào cả.

إِنَّمَا الْمُؤْمِنُونَ الَّذِينَ آمَنُواْ بِاللَّهِ وَرَسُولِهِ ثُمَّ لَمْ يَرْتَابُواْ وَجَاهَدُواْ بِأَمْوَالِهِمْ وَأَنفُسِهِمْ فِي سَبِيلِ اللَّهِ أُوْلَـئِكَ هُمُ الصَّادِقُونَ     

Allah phán : (Chỉ những ai tin tưởng nơi Allah và Sứ giả của Ngài rồi không nghi ngờ điều gì và chiến đấu bằng cả tài sản lẫn sinh mạng của họ cho chính đạo của Allah mới là những người có đức tin. Họ mới đích thực là những người chân thật) (Chương 49, câu 15).

Câu tuyên thệ không phải chỉ nói bằng lời trên môi mà còn phải được kiên định trong tim, nếu như phát ngôn bằng lời nhưng trong tim không tồn tại niềm tin kiên định thì đó là sự dối trá giả tạo.

Nabi (saw) nói: "Tôi chứng nhận không có Đấng thờ phượng nào khác ngoài Allah và tôi chính là sứ giả của Allah, với hai điều này mà người bề tôi không có sự nghi ngờ về nó thì y sẽ được vào Thiên Đàng khi y trở về hội ngộ Allah" (Muslim).

3- Sự thừa nhận: Một khi đã biết rõ ý nghĩa và có sự kiên định trong tim về một điều gì đó thì dĩ nhiên phải có sự thừa nhận về nó tức người nói phải thừa nhận những ý nghĩa và nội dung mà câu tuyên thệ chứa đựng. Nếu ai khẳng định câu tuyên thệ là đúng nhưng không thừa nhận nó thì đó là kẻ phủ nhận bất tin cho dù sự không thừa nhận đó chỉ là do sự tự cao tự đại, sự ương ngạnh ngoan cố hay sự đố kỵ. Allah đã phán bảo rằng những kẻ không tin tưởng phủ nhận tính duy nhất của Ngài chỉ vì họ tự cao tự đại một cách ngạo mạn.

إِنَّهُمْ كَانُواْ إِذَا قِيلَ لَهُمْ لاَ إِلَـهَ إِلاَّ اللَّهُ يَسْتَكْبِرُونَ                                                   

Allah phán : (Quả thật khi chúng được nhắc rằng: Không có Thượng Đế nào khác duy chỉ có Allah thì họ lại tỏ ra ngạo mạn) (Chương 37, câu 35).

4- Sự phục tùng mệnh lệnh: Để thể hiện tính độc tôn của Allah thì cần phải phụng mệnh Ngài một cách tuyệt đối và trọn vẹn. Sự phục tùng mệnh lệnh là tiêu chuẩn đích thực, là biểu hiện của đức tin, đức tin được xác thực qua việc thực thi mệnh lệnh của Allah và từ bỏ những gì mà Ngài đã nghiêm cấm.

Allah phán: وَمَن يُسْلِمْ وَجْهَهُ إِلَى اللَّهِ وَهُوَ مُحْسِنٌ فَقَدِ اسْتَمْسَكَ بِالْعُرْوَةِ الْوُثْقَى وَإِلَى اللَّهِ عَاقِبَةُ الأَمُورِ 

(Và ai đệ nạp diện mạo của mình cho Allah đồng thời là một người làm tốt thì chắc chắn sẽ nắm được chiếc cán cứu rỗi vững chắc nhất bởi vì kết cuộc của mọi việc đều phải trình về cho Allah) (Chương 31, câu 22).

5- Sự trung thực: Người nói câu tuyên thệ phải chân thật với lời tuyên thệ không mang trong lòng sự dối trá và giả tạo bởi vì người nào nói câu tuyên thệ trên môi nhưng trong tim lại phủ nhận nó thì đó là những kẻ giả tạo Munaafiq. Allah đã phán bảo về bản chất của những kẻ giả tạo như sau:

يَقُولُونَ بِأَلْسِنَتِهِمْ مَّا لَيْسَ فِي قُلُوبِهِمْ                                                            

(Miệng chúng nói những điều không có thật trong tim của chúng) (Chương 48, câu 11)

6- Tình yêu: Người thực sự tin tưởng chắc chắn sẽ nói câu tuyên thệ một cách thiết tha bằng cả tình yêu, họ sẽ cảm thấy thích thú trong viêc thi hành mệnh lệnh theo đúng ý nghĩa và nội dung của nó và họ có tấm lòng yêu mến những người cùng đồng hành với họ trong niềm tin. Sự biểu hiện tình yêu của một bề tôi đối với Thượng Đế của mình là y sẵn sàng từ bỏ những dục vọng của bản thân để thực hiện theo những gì mà Allah yêu thích, y luôn luôn quy phục theo í chí của Allah và một mực tuân thủ theo sự giáo huấn của Thiên sứ Mohammad (saw).

7- Tâm trong sạch: Người nói câu tuyên thệ chỉ một lòng một dạ vì Allah duy nhất không chia sẻ hay tổ hợp cùng với Ngài một thần linh nào khác.

وَمَآ أُمِرُواْ إِلاَّ لِيَعْبُدُواْ اللَّهَ مُخْلِصِينَ لَهُ الدِّينَ حُنَفَآءَ                                                                

 Allah phán : (Và họ được lệnh chỉ phải thờ phượng riêng Allah, triệt để thần phục Ngài một cách chính trực) (Chương 98, câu 5).

Nabi Mohammad (saw) nói: "Quả thật, Allah đã nghiêm cấm Hỏa ngục đụng tới những ai nói “لا إله إلا الله” một lòng một dạ vì Ngài" ̣̣(Bukhari, Muslim).

Tóm lại, chiếc chìa khóa “لا إله إلا الله” sẽ không mở được cánh cửa Thiên Đàng nếu như không có các điều kiện trên đây làm những chiếc răng cưa cho nó, bỡi lẽ chìa khóa mà không có những răng cưa thì sẽ không mở được ổ khóa. Cầu xin Allah làm vững niềm tin của chúng ta và ban sự dễ dàng cho chúng ta trong việc thể hiện niềm tin đối với Ngài!

Abuzaytune trích dịch và biên soạn

SÁU TRỤ CỘT CỦA ĐỨC TIN HỒI GIÁO

 

Các sách viết về giáo lý Hồi Giáo đều đồng nhất tóm lược tất cả các tín-điều căn-bản (fundamental beliefs) thành 6 điều chính yếu được gọi là “SÁU TRỤ CỘT CỦA ĐỨC TIN” (The Six Pillars of Faith):

1. Tin có một Thiên Chúa Duy Nhất (The Only God).

2. Tin có các Thiên Thần và Ma Quỉ

3. Tin các sách Mặc Khải (Books of Revelation)

4. Tin các vị Thiên Sứ (Messengers/Prophets)

5. Tin có ngày tận thế, xác kẻ chết sống lại, mọi người sẽ được Thiên Chúa xét xử trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng.

6. Mọi việc do Thiên Chúa tiền định, nhưng mọi người đều có ý chí tự do.

 

TÍN ĐIỀU 1: TIN CÓ MỘT THIÊN CHÚA DUY NHẤT

Điểm đặc biệt trong quan niệm về Thiên Chúa của đạo Hồi là luôn luôn nhấn mạnh đến đặc tính duy nhất tuyệt đối của Thiên Chúa (the absolute Oneness of God). Đạo Hồi hoàn toàn phủ nhận các huyền thoại về “Con của Thiên Chúa” hoặc “Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người”. Kinh Koran ghi như sau: “Thiên Chúa không chọn ai làm con và không chọn một đồng sự nào trong thẩm quyền tuyệt đối của Ngài”.

(God had chosen no son, nor had He any partner in the absolute sovereignty – Koran 25: 2).

Căn cứ vào kinh Koran, giáo lý của giáo phái Sunni đã giảng rộng thêm như sau: “Thiên Chúa là Một, không có một ai tương đương với Ngài, Thiên Chúa không có khởi đầu và không có kết thúc. Ngài là thường hằng vĩnh cửu. Ngài vừa là Alpha vừa là Omega – chữ đầu và chữ cuối trong mẫu tự Hy Lạp – Ngài vừa ẩn vừa hiện. Ngài có thật và muôn đời”.

(Allah is One, without any like him, having no equal, having no beginning, having no end. Ever – existing. He is both Alpha and Omega. The Manifest and the Hidden. He is real and eternal).

Đạo Hồi phủ nhận con người là hình ảnh của Thiên Chúa vì Thiên Chúa là đấng vô hình, không có thân thể (God is not a formed body). Ngài chẳng bao giờ xuống thế làm người và vì là vô hình nên chẳng có ai ngồi ở bên tả hay bên hữu của Ngài.

“Thiên Chúa là đấng chỉ có Một ngôi duy nhất (không bao giờ có ba ngôi) Ngài không sinh Chúa Con và cũng không do ai sinh ra. Chẳng một ai giống Thiên Chúa cả.”

(Allah is One. He begets not, nor is He begotten. And none is like Him – Koran 112: 1-4)

Đạo Hồi quan niệm Thiên Chúa là Đấng Tạo Hóa đã sáng tạo vũ trụ theo đúng quan niệm của đạo Do Thái và Ki Tô trong sách Sáng Thế Ký (Genesis). Kinh Koran nhắc lại những điều đó như sau:

“Thiên Chúa dựng nên bầu trời và mặt đất trong sáu ngày và rồi Ngài ngự trên ngai của Ngài. Ngài kéo màn đêm phủ lên ban ngày và ngày đêm cứ nối tiếp nhau không ngừng. Sau đó Ngài dựng lên mặt trời, mặt trăng và những vì sao”. (Allah created the heavens and the earth in six days then He descended his throne – He throws the veil of night over the day which it pursues incessantly and then He created the sun and the moon and the stars – Koran 7: 54).

Đạo Hồi, cũng như đạo Do Thái và đạo Ki Tô, đều tin tưởng Thiên Chúa đã tạo dựng nên tổ tiên của loài người là Adam và Evà từ một cục đất sét:

Ta đã dựng nên con người từ đất sét khô và ta thở vào nó tinh thần của Ta“. (We created man from dry clay and breathed of My Spirit into him – Koran 15: 23).

Trong kinh Koran (chương 2 và chương 20) thuật lại chuyện Adam và Evà ăn trái cấm giống như trong sách Sáng Thế Ký của đạo Do Thái. Nhưng Hồi Giáo cũng như Do Thái Giáo đều không tin hành động ăn trái cấm của Adam – Evà cấu thành “Tội Tổ Tông” đến nỗi Con của Chúa Trời phải đầu thai làm người và chịu chết trên thập giá để chuộc cái tội đó! Huyền thoại về Tội Tổ Tông (The Original Sin) là sản phẩm tưởng tượng của tên đạo khùng Augustine (354-450) gốc Algeria. Tên đạo khùng Augustine được coi là kẻ lập ra đạo Ki Tô đứng hàng thứ hai sau Phao lô.

Tóm lại, ý niệm về Thiên Chúa của đạo Hồi hoàn toàn đồng nhất với ý niệm của đạo Do Thái. Cả hai đạo độc thần này kịch liệt chống lại ý niệm Ba Ngôi Thiên Chúa và lề thói tôn thờ ảnh tượng của đạo Ki Tô (Công Giáo và Chính Thống).

 

TÍN ĐIỀU 2: TIN CÓ CÁC THIÊN THẦN VÀ MA QUỈ

Niềm tin vào các Thiên thần, nhất là các Thiên thần hộ mạng, là niềm tin chung của các đạo Thiên Chúa. Theo các nhà nghiên cứu tôn giáo thì hiện nay có tới 70% dân Mỹ tin có Thiên thần. Nói chung, người ta cho rằng Thiên thần là những sinh vật linh thiêng (spiritual beings) có nhiệm vụ làm trung gian giữa Thiên Chúa và loài người. Vì vậy Thiên thần cũng được coi là Thiên sứ (messengers of God).

Ý niệm về Thiên thần đã có từ trên 4000 năm qua. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy tại thành phố UR ở Babylon một phiến đá có khắc hình nổi một người đàn ông có hai cánh. Hình này được xác định thuộc niên đại 2300 năm TCN. Tuy nhiên, ý niệm về Thiên thần của Babylon đã không đi vào Kinh Thánh Do Thái.

Các nhà tôn-giáo-học chuyên nghiên cứu về Thiên thần cho rằng ý niệm Thiên thần phát xuất từ Hỏa Giáo Ba Tư (Zoroastrianism). Hỏa Giáo được sáng lập bởi một triết gia Ba Tư tên là Zoroaster vào khoảng thế kỷ 12 TCN. Hỏa giáo trở thành quốc giáo của đế quốc Ba Tư từ thế kỷ 10 TCN đến thế kỷ 7 sau Công Nguyên. Vào năm 579 TCN, đế quốc Ba Tư chiếm Babylon (tức Iraq ngày nay), đến năm 539, Ba Tư chiếm Do Thái và cai trị vùng này nhiều thế kỷ. Do đó, đạo Do Thái đã du nhập các ý niệm về Thiên thần của Hỏa Giáo từ thời gian này.

Các sách Kinh Thánh Cựu Ước của Do Thái có trước thời gian này đều không nói gì đến các Thiên thần.

Ki Tô Giáo du nhập ý niệm Thiên thần của Hỏa Giáo Ba Tư qua sách Kinh Thánh Cựu Ước của đạo Do Thái. Tuy nhiên, Ki Tô Giáo đã khai thác ý niệm Thiên thần nhiều hơn đạo Do Thái.

Đối với Ki Tô Giáo, Thiên thần Gabriel trở thành một Thiên thần chuyên về việc đi thông báo các mệnh lệnh của Thiên Chúa. Chẳng hạn Gabriel báo tin cho bà Maria về việc bà thụ thai để sinh ra Jesus hoặc báo tin cho Joseph phải trốn sang Ai Cập v.v… Thiên thần Micae được Công Giáo La Mã khắc họa như một tên lính La Mã tay cầm cái giáo dài đâm vào đầu một con rắn mà ông ta đạp dưới chân. Dưới thời Ngô Đình Diệm làm tổng thống VNCH, Thiên thần Micae (Micheal/ Saint Michel) được Diệm chọn làm thánh tổ của binh chủng nhảy dù. Con rắn ở dưới chân của thiên thần Micae được giải thích là biểu tượng của chủ nghĩa “Cộng Sản vô thần” . Trong thực tế, binh chủng nhảy dù đã là lực lượng chủ yếu làm cuộc đảo chánh chống Diệm năm 1960 và lật đổ chế độ Diệm năm 1963. Con rắn dưới chân Thiên thần Micae trong thực tế là biểu tượng của chính chế độ Công Giáo Ngô Đình Diệm!

Ý niệm về các Thiên thần của Hỏa giáo Ba Tư truyền qua đạo Do Thái và đạo Ki Tô sang đạo Hồi. Trong đạo Hồi, thiên thần Gabriel trở thành một vị Thiên sứ đặc biệt của Thiên Chúa Allah truyền mọi mệnh lệnh và mọi điều mặc khải cho Muhammad ghi chép. Vì vậy kinh Koran được gọi là “Thiên Kinh” ghi chép lời Chúa (Words of God). Nếu không tin có Thiên thần thì kinh Koran sẽ bị mất hết giá trị và không thể có đạo Hồi. Tin tức đầu tiên mà Gabriel thông báo cho Muhammad biết là việc Thiên Chúa đã chọn ông làm Tông Đồ của Ngài: “Này Muhammad! Con đã được Thiên Chúa chọn làm tông đồ của Ngài! và ta là Gabriel!” (Oh Muhammad! Thou art the Apostle of God and I am Gabriel! – Muhammad, a biography of the Prophet, by Karen Amstrong, Harper San Francisco 1992, p.83)

Ngoài hai vị Thiên thần Gabriel và Micae rất nổi danh trong các đạo độc thần còn có một số Thiên thần khác không được các đạo này đồng nhất tin theo:

- Thiên thần Raphael được Công Giáo La Mã tin là vị Thiên thần chuyên cứu nguy (the helpful angel). Đạo Do Thái, đạo Hồi và Tin Lành phủ nhận sự hiện hữu của Thiên thần Raphael.

- Về Thiên thần của sự chết: Ki Tô Giáo tin rằng tên của ngài là Andrew. Ngài rất đẹp và nhân từ, thường giúp người ta trút linh hồn trong bình an êm ái. Đạo Hồi gọi tên ngài là Arazel. Ngài đón linh hồn các tín đồ ngoan đạo để rước về thiên đàng. Ngài hành hạ những kẻ không tin Chúa và vứt linh hồn của chúng xuống hỏa ngục.

- Thiên thần Israfel: Cả hai đạo Ki Tô và Hồi đều tin rằng đến ngày tận thế, tức là Ngày Phán Xét Cuối Cùng, Thiên thần Israfel sẽ thổi kèn trumpet để đánh thức tất cả mọi người chết sống dậy để tập trung tại thung lũng Kindron ở ngoại ô Jerusalem nghe Chúa phán xử lần chót có tính chung quyết!…

Quan niệm về Quỉ: Cả ba đạo độc thần đều đồng nhất trong quan niệm cho rằng quỉ là những Thiên thần sa ngã (fallen angels) nên bị Chúa phạt đày xuống hỏa ngục. Ki Tô Giáo học theo sách Enoch (Book of Enoch) trong bộ Kinh Thánh của Do Thái, một sản phẩm du nhập thần học của Hỏa Giáo Ba Tư, cho rằng Thiên thần Lucifer lãnh đạo một cuộc đảo chánh trên Thiên Đàng để cướp ngôi của Thiên Chúa. Lucifer trở thành hiện thân của lòng kiêu ngạo bị Chúa phạt thành quỉ có đuôi, có sừng và có tai giống tai dơi. Từ đó Lucifer mang tên là Satan. Người Hồi Giáo gọi Satan là Shaitan hoặc Iblis (do phiên âm từ tiếng Hy Lạp Diablos).

Hồi Giáo tin rằng Satan sẽ được Thiên Chúa tha tội trong ngày Phán Xét Cuối Cùng và được phục hồi tư cách thiên thần như xưa. Satan không phải là thủ lãnh của bầy quỉ cai quản hỏa ngục mà chỉ là kẻ cai quản các kẻ ác trên thế gian. Thiên Chúa trao chức vụ thủ lãnh hỏa ngục cho thiên thần Malik (Koran 43: 77).

Ngoài niềm tin về Thiên thần và quỉ, đạo Hồi còn có thêm một loại thần linh thứ ba là Jinn (số ít) hoặc Jinni (số nhiều). Ki Tô Giáo không tin có loại thần linh này. Theo đạo Hồi thì Jinn là một loại thần linh thường biến hình thành người hoặc loài vật, được Thiên Chúa cấu tạo nên từ lửa. Kinh Koran ghi rằng: “Con người được tạo nên bằng đất sét, Jinn được chế tạo từ ngọn lửa” (Man is created from clay, jinn from flames of fire – Koran 55: 14- 15).

Quan niệm về Jinn xuất phát từ Babylon vào khoảng 3000 năm TCN. Người Babylon gọi Jinn là “Cherubims”. Đạo Do Thái du nhập “Cherubims” vào Sách Sáng Thế Ký (Genesis) là sách đầu tiên trong bộ thánh kinh của đạo Do Thái. Sách Sáng Thế Ký kể rằng: Sau khi Adam và Evà phạm tội ăn trái cấm liền bị Chúa đuổi ra khỏi vườn Địa Đàng. Chúa sai các Cherubims trú đóng ở phía đông vườn Địa Đàng để chặn lối dẫn đến “Cây của Sự Sống”. (God drove out the man and He placed at the east of the Garden of Eden Cherubims to keep the way of the Tree of Life – Genesis 4: 23-24).

Cũng cùng một nguồn gốc từ Kinh Thánh Cựu Ước, Ki Tô Giáo bác bỏ Cherubims nên không bao giờ nhắc tới chúng. Trong khi đó, đạo Hồi chấp nhận niềm tin vào Cherubims và gọi chúng bằng tiếng Ả Rập là Jinn.

 

TÍN ĐIỀU 3: TIN CÁC SÁCH MẶC KHẢI (KINH THÁNH)

Kinh Koran nói rất nhiều đến các sách Mặc Khải (Books of Revelation). Nhưng kinh Koran là sách mặc khải cao quí nhất và quan trọng nhất đối với đạo Hồi. Do vậy, Koran được gọi là “Mẹ của tất cả các sách” (Mother of Books).

Kinh Koran coi sách Cựu Ước của Do Thái cũng là một phần của sách mặc khải: “Các người không thấy những người Do Thái đã được Chúa ban cho một phần của sách mặc khải hay sao? Họ đã được mời gọi đến với Sách mặc khải của Chúa” (Have you not considered Jews who are given a portion of Book? They are invited to the Book of Allah – Koran 3: 23)

Bộ Kinh Thánh của đạo Do Thái có nhiều sách, nhưng chỉ có sách Torah (sách Luật) của Maisen là được kinh Koran nhắc đến nhiều nhất. Sách Torah của đạo Do Thái, sách Phúc Âm của đạo Ki Tô và kinh Koran đều được coi là các sách do Thiên Chúa mặc khải để dạy dỗ và hướng dẫn loài người. Koran ghi lời của Thiên thần Gabriel nói với Muhammad: “Thiên Chúa đã mặc khải cho con Sách Thánh Kinh của chân lý để xác nhận những điều đã được mặc khải trước đó như Ngài đã mặc khải trong Kinh Torah và trong Phúc Âm để hướng dẫn loài người và bây giờ Ngài gửi cho con kinh Koran”. (God hath revealed into thee the Scripture of Truth confirming that which was revealed before it as He revealed the Torah and the Gospel, a guidance for the people and He sent you the Qur’an – K3: 3).

Mặc dầu Muhammad ca ngợi các sách mặc khải của đạo Do Thái và đạo Ki Tô, nhưng Muhammad biết rõ thái độ cố chấp hẹp hòi của các tín đồ Do Thái và Ki Tô nên ông đã cảnh giác các tín đồ Hồi Giáo như sau:

“Người Do Thái và Ki Tô không bao giờ hài lòng với các tín đồ Hồi Giáo, ngoại trừ trường hợp các người theo đạo của họ”. (The Jews will not be pleased with you, nor the Christians, until you follow their religions – Koran 2: 120).

Các tín đồ Do Thái và Ki Tô đều độc quyền chân lý. Đối với họ, chẳng ai có thể được vào thiên đàng, ngoại trừ phải là tín đồ đạo Do Thái hay đạo Ki Tô. (None shall enter the paradise, except he who is a Jew or a Christian – Koran 2: 111). Muhammad gọi chung những tín đồ Do Thái và Ki Tô là “Những người của các sách Thánh Kinh” (The people of the Book). Ông cảnh cáo họ đừng quá lộng hành trong tôn giáo của họ. (Oh people of the Book, commit no excesses in your religion – Koran: 4: 171)

Những người Do Thái và Ki Tô chửi bới nhau và giết hại nhau trong thời của Muhammad vào cuối thế kỷ 6, đầu thế kỷ 7. Do đó, Muhammad viết trong kinh Koran: “Người Do Thái chê người Ki Tô không theo điều tốt, người Ki Tô chê người Do Thái không theo điều tốt, mặc dầu họ đều đọc cùng một sách mặc khải. Cho nên Thiên Chúa Allah sẽ xét xử những điều khác biệt của họ trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng” (The Jews say: the Christians do not follow anything good, the Christians say the Jews do not follow anything good while they recited the same Book. So, Allah judge between them on the Day of Resurection in what they differ – Koran 2: 113).

Muhammad thù ghét những người Ki Tô Giáo vì họ là những kẻ thờ ảnh tượng (idolers). Tại chương 9, câu 5 của kinh Koran, Muhammad ra lệnh cho tín đồ giết hoặc bắt bỏ tù những kẻ thờ ảnh tượng: “Khi các tháng thiêng liêng đã qua đi, các tín đồ hãy giết những kẻ thờ ảnh tượng ở bất cứ nơi nào gặp chúng hoặc bắt chúng làm tù binh”. (When the sacred months passed away, then slay the idolers wherever you find them or take them captives – Koran 9: 5).

Về các sách mặc khải, kinh Koran nói rất nhiều đến sách Torah của Maisen, các Thánh Vịnh (Psalms) của David và Sách Phúc Âm (Gospel) của đạo Ki Tô. Vậy tôi xin trình bày sơ lược về những sách này và tìm hiểu ảnh hưởng của chúng trong đạo Hồi như thế nào:

1. Torah (The Law). Nhiều sách kinh của Hồi Giáo gọi sách này là Tawrah theo phiên âm Ả Rập. Đây là sách mặc khải quan trọng nhất của đạo Do Thái về người Do Thái đồng hóa Đạo Do Thái với Luật Do Thái hoặc người ta gọi Đạo Do Thái là Đạo của Luật. Bộ Luật này được Thiên Chúa mặc khải trên núi Sinai vào thế kỷ II TCN, tóm tắt lại thành “Kinh Mười Điều Răn” (The Ten Commandments). Đem phân tích luật Torah, mười điều răn trở thành bộ luật Pentateuch gồm có 613 điều luật. Bộ luật này đã chi phối toàn bộ đời sống tinh thần, đời sống kinh tế xã hội của mọi người dân Do Thái trong nhiều ngàn năm qua. Có nhiều điều luật rất chi tiết, chẳng hạn như những điều luật về nghi lễ thờ kính Thiên Chúa: Khi đi lễ phải mang theo súc vật, giết súc vật lấy máu để rưới lên bàn thờ và phải đọc sách mặc khải cho mọi người cùng nghe…

- Luật Torah của đạo Do Thái đã đi vào đạo Ki Tô với bài “Kinh Mười Điều Răn” trong các sách Kinh Nguyện.

- Đạo Hồi không có Kinh Mười Điều Răn như đạo Ki Tô nhưng Kinh Koran cũng liệt kê mười điều tương tự:

1. Chỉ tôn thờ một Thiên Chúa.

2. Vinh danh và kính trọng cha mẹ.

3. Tôn trọng quyền của người khác.

4. Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo.

5. Tránh giết người, ngoại trừ trường hợp cần thiết.

6. Cấm ngoại tình.

7. Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi.

8. Hãy cư xử công bằng với mọi người.

9. Hãy trong sạch trong tình cảm và tinh thần.

10. Hãy khiêm tốn

2. Thánh Vịnh David (Psalms of David). Theo đạo Hồi thì các Thánh Vịnh của David là do Thiên Chúa mặc khải. (God revealed to Dawood/David Zabur/ Psalms -Sura 4: 163). Sở dĩ David được đề cao trong đạo Do Thái vì lịch sử của dân tộc Do Thái coi David là một anh hùng và là một minh quân hàng đầu. David trở thành biểu tượng của một vị “Cứu Tinh Dân tộc”. (Savior of the people). Cứ mỗi lần Do Thái gặp nguy khốn, dân Do Thái lại cầu xin Chúa ban cho họ một đấng Cứu Nguy (Savior) dần dần tạo nên tâm lý của toàn dân Do Thái mong chờ một Đấng Cứu Thế (Messiah) với ý nghĩa là “một David mới” (The New King David). Cũng do vậy nên đã nẩy sinh truyền thuyết cho rằng Đấng Cứu Thế phải là người thuôc dòng dõi vua David.

- Đạo Ki Tô khai thác triệt để truyền thuyết này nên đã tìm mọi cách chứng minh Jesus thuộc dòng dõi của vua David và là Chúa Cứu Thế mà Do Thái mong đợi từ lâu.

- Đạo Hồi không quan tâm đến những điều nói trên mà chỉ quan tâm đến những lời ca ngợi Thiên Chúa đầy nhiệt tình của David mà thôi.

(Trong bài viết “Chủ nghĩa khủng bố là đặc tính chung của các đạo Chúa”, tôi đã trích dẫn nhiều câu trong Thánh Vịnh David nên tôi xin miễn nhắc lại ở đây)

3. Phúc Âm (Gospels) .Sách Phúc Âm là một bộ sách viết về cuộc đời của Jesus sau khi Jesus đã chết trên 40 năm. Jesus sinh trưởng tại Do Thái nhưng lại nói tiếng Aramaic là ngôn ngữ của xứ Syria. Các sách Phúc Âm lại được viết bằng tiếng Hy Lạp căn cứ trên những lời đồn đại về Jesus ở Jerusalem trên 40 năm trước! Chỉ bấy nhiêu sự kiện cũng đủ cho thấy các sách Phúc Âm không có gì là chính xác.

Đạo Do Thái hoàn toàn phủ nhận các sách Phúc Âm của đạo Ki Tô. Trái với đạo Do Thái, đạo Hồi công nhận các sách Phúc Âm là các sách Mặc Khải của Thiên Chúa và công nhận Jesus là một sứ giả của Thiên Chúa (messenger of God) đứng hàng thứ hai sau Muhammad. Tuy vậy, quan niệm của đạo Hồi về Phúc Âm và Jesus rất khác biệt với quan niệm của Ki Tô Giáo. Tôi đã trình bày vấn đề này trong bài “Jesus dưới cái nhìn của Do Thái và Hồi Giáo”, vậy xin miễn nhắc lại ở đây.

 

TÍN ĐIỀU 4: TIN CÁC VỊ THIÊN SỨ

Theo giáo lý của đạo Hồi thì từ tạo thiên lập địa đến nay, Thiên Chúa đã gửi xuống thế gian 25 sứ giả của Ngài để dạy dỗ loài người. Vị sứ giả đầu tiên chính là Adam, tổ tiên của loài người và vị sứ giả cuối cùng chính là Muhammad. Sau Muhammad không còn bất cứ một sứ giả nào khác. Tất cả các người kế vị Muhammad được gọi là Caliph (khalif) đều chỉ là kế vị với tư cách lãnh đạo cộng đồng Hồi Giáo mà thôi (leader of Islamic community) chứ không ai có tư cách kế vị thiên sứ cả (no successor to Messsenger of God). Muhammad là thiên sứ bất khả kế nhiệm và là thiên sứ lớn hơn tất cả mọi thiên sứ khác. Đối với các tín đồ Hồi Giáo, thiên sứ Muhammad chỉ là một người thường như mọi người nhưng không có ai vượt qua Ngài về sự khôn ngoan và đạo đức.

Trong 25 vị thiên sứ thì đạo Do Thái chiếm tới 18 vị, 3 vị thuộc Ki Tô Giáo và 4 vị còn lại thuộc về Ả Rập. Trong phạm vi bài biết này, nếu kể hết tiểu sử của 25 vị Thiên sứ thì bài này sẽ thành một quyển sách. Chúng tôi xin tóm lược tiểu sử một số vị quan trọng trong cả ba tôn giáo độc thần mà thôi.

Một số tiên tri của đạo Do Thái cũng là Thiên sứ của đạo Hồi:

Adam: Đạo Hồi có một quan niệm về Adam khác với đạo Do Thái và đạo Ki Tô. Ngoài thiên chức là tổ tông của loài người, Adam còn là vị Thiên sứ đầu tiên của Chúa. Vì vậy, sau khi dựng nên Adam, Thiên Chúa đã ra lệnh cho các thiên thần phải cúi rạp xuống để kính chào Adam và phải tuân lệnh của Adam. Theo đạo Hồi, Adam cao quí hơn các thiên thần – Thiên thần Iblis (Lucifer) không chịu cúi chào Adam nên bị Chúa phạt thành quỉ Satan.

Kinh Koran nói về Adam: “Khi Thiên Chúa Allah tạo nên Adam xong, Ngài thổi thần linh của ngài vào Adam. Xong ngài ra lệnh cho các thiên thần phải cúi rạp xuống để chào Adam. Tất cả các thiên thần đều vâng lời Chúa. Chỉ một mình Iblis (Lucifer) không chịu vâng lời nên bị Chúa phạt thành quỉ từ đó cho đến ngày Phán Xét Cuối Cùng”.

(When your Lord said to the Angels: Surely I am going to create a mortal from dust. So when I have made him complete and I breathed into him My Spirit, then all angels fall down making obeisance to him. And the angels did obeisance, all of them. But not Iblis because he was proud. Surely, my curse is on Iblis/ Shaitan to the Day of Last Judgement – Koran 38: 71-78).

Noah. Người Công Giáo Việt Nam thường gọi ông là NO-E. Noah là cháu đời thứ 10 của Adam-Evà. Noah là người công chính trong thế hệ của ông nên Chúa cho ông biết tin trước về trận đại hồng thủy. Ông đóng một chiếc tàu lớn để chứa gia đình ông và mỗi thứ súc vật một cặp. Sau trận đại hồng thủy thì cả loài người đều chết hết chỉ còn lại những người và những vật ở trên tàu mà thôi. Trận lụt kéo dài 7 ngày. Khi nước rút thì tàu của Noah bị kẹt trên đỉnh núi Arafat (cao 5168 m ở miền đông Thổ Nhĩ Kỳ). Noah và mọi người giết súc vật làm lễ hy sinh để thờ lạy Chúa. Chúa ngửi thấy mùi thịt nướng sinh vật nên Ngài từ trời nhìn xuống chúc phúc lành cho Noah và các con của ông sinh sản con cháu đầy mặt đất. Noah sống đến 600 tuổi mới chết. Con út của ông tên Shem là tổ phụ các dân tộc Do Thái và Ả Rập. (Sau này Do Thái Ả Rập được gọi chung là giống người Semites, có nghĩa là con cháu của tổ phụ Shem).

Maisen (Moses) và Aaron. Chuyện về hai nhân vật hàng đầu sáng lập đạo Do Thái hiện hành là Maisen và Aaron được kể trong 2 cuốn sách thuộc Cựu Ước là Xuất Hành (Exodus) và Dân Số Ký (Numbers).

Chương 34 sách Exodus kể rằng: Chúa truyền cho Maisen mang hai tảng đá lên núi Sinai (ở gần Biển Chết). Tại đây, Chúa hiện ra và dùng ngón tay của Ngài viết lên hai phiến đá. Mỗi phiến đá Ngài viết 5 điều răn, tổng cộng là Mười Điều Răn. Viết xong Ngài biến mất. Maisen ở lại trên núi nhiều ngày để tạ ơn Chúa.

Dân chúng Do Thái qui tụ dưới chân núi Sinai nhiều ngày để chờ đón Maisen mà không thấy Maisen xuống, họ nghĩ rằng Maisen đã chết. Do đó, dân chúng Do Thái đã tôn người anh của Maisen là Aaron lên ngôi vị lãnh đạo dân tộc Do Thái thay thế Maisen.

Theo truyền thống lâu đời của dân Do Thái kể từ thời Abraham đến nay là 850 năm, dân chúng vẫn quen thờ thần El dưới hình tượng Con Bò Vàng (The Golden Carf). Do vậy, Aaron ra lệnh thâu góp các nữ trang của dân chúng để đúc thành tượng một con bò to bằng thật để thờ.

Sau khi đúc xong tượng bò vàng, dân Do Thái đã lập bàn thờ ở chân núi và đặt tượng bò lên bàn thờ. Xong dân chúng làm lễ cúng tế thần bò El và cùng nhau nhảy múa ca hát tưng bừng. Vừa lúc đó thì Maisen ở trên núi đi xuống thấy vậy bèn nổi giận và ông dùng 2 phiến đá phá nát tượng bò thần El. Ông ra lệnh cho dân chúng không được tôn thờ ảnh tượng từ đó và đổi tên Thiên Chúa từ Elohim (số nhiều của El) thành Jehovah.

Do chuyện trên trong Cựu Ước Do Thái, Muhammad đã kết tội dân Do Thái là những kẻ thờ bò thay vì thờ Chúa. Ông tôn trọng Maisen trong việc cấm thờ ảnh tượng và ông tin là Chúa đã cho Maisen thẩm quyền cai trị. Kinh Koran ghi như sau: “Những tín đồ của Kinh Thánh đã thờ bò thay vì thờ Thiên Chúa mặc dầu Chúa đã tỏ cho họ thấy những dấu hiệu rõ ràng về Ngài. Nhưng Chúa đã tha thứ cho họ tội này và đã ban cho Maisen thẩm quyền cai trị.” (The followers of the Book took the golden carlf for God after clear signs had come to them. But we pardoned this and gave to Moses clear authority – Koran 4: 153).

o Elijah (Elisha). Chương 4 sách Các Vua (Kings) kể chuyện Elijah làm nhiều phép lạ như biến một cái bình không thành một bình đầy dầu (oil) hoặc biến mấy cái thúng trống rỗng thành những cái thúng đầy những ổ bánh mì khiến cho nhiều trăm người ăn no. (Sau này các sách Phúc Âm cũng kể chuyện Jesus làm phép lạ tương tự như vậy). Kinh Koran ca ngợi Elijah là một trong những người tốt nhất thế gian và là tông đồ của Chúa (Koran 6: 86, 38: 48)

Jonah (Yunus) Thiên Chúa dự tính hủy diệt thành phố Nineveh vì thành phố này có nhiều kẻ không tin Chúa. Thiên Chúa sai Jonah tới thành phố này để khuyên họ trở lại với Chúa thì Chúa sẽ tha tội và không hủy diệt nữa. Chúa ra thời hạn 40 ngày để Jonah thi hành.

Thay vì đi Nineveh, Jonah đã bất tuân lệnh Thiên Chúa dùng thuyền tới thành phố Tarshish. Để trừng phạt Jonah Chúa đã tạo nên một cơn bão lớn. Các thủy thủ trên thuyền biết đây là một hình phạt Chúa dành riêng cho Jonah nên họ đã ném Jonah xuống biển. Một con cá lớn đớp Jonah vào bụng. Jonah biết Chúa đã phạt mình về tội không vâng lời nên ông đã ăn năn hối cải và cầu nguyện Chúa suốt 3 ngày ở trong bụng cá. Cuối cùng, Chúa tha tội cho Jonah và hóa phép cho con cá lớn nhả ông ra trên bãi biển. Câu chuyện này được cả ba đạo Do Thái, Ki Tô và Hồi Giáo công nhận là chân lý. Kinh Koran ca ngợi Jonah là tông đồ của Chúa (K.6: 86, 21: 87)

Solomon. Solomon là con thứ của vua David. Y giết anh là Adonaijah để đoạt ngôi vua. Bản chất của Solomon còn dâm dật hơn David nên khi lên làm vua y đã xây cất cung viện rất lớn để chứa trên 3000 cung nữ. Tuy vậy, lịch sử và đạo Do Thái vẫn coi Solomon như một minh quân. Solomon xây một ngôi đền thờ Chúa được dân Do Thái gọi là Đền Thánh (The Holy Temple) và được truyền tụng là một kỳ công kiến trúc. Thực sự ngôi đền rất nhỏ (rộng 12 mét x dài 37 mét). Nếu so sánh với đền Ankor Watt của xứ Kampuchea, được xây vào thế kỷ 8, thì đền Ankor lớn hơn đền của Solomon rất nhiều (75 mét x 176 mét). Solomon nổi tiếng là người khôn ngoan và là tác giả cuốn sách Châm Ngôn (Proverbs) trong bộ Kinh Thánh Cựu Ước. Kinh Koran ca ngợi Solomon “là tôi tớ xuất sắc của Thiên Chúa và luôn luôn quay về với Chúa” (Solomon was most excellent the servant and he was frequent in returning to Allah – K 28: 30)

o Isaiah. Isaiah xuất hiện trong thế kỷ 8 TCN, ông được coi là người đầu tiên trong đạo Do Thái đưa ra thuyết Tận Thế và tiên đoán sẽ có một vị Cứu Thế (Messiah) ra đời. Tuy nhiên, ông đã định nghĩa “Chúa Cứu Thế là người giải thoát tất cả mọi người bị áp bức” (To let the oppressed go free – Isaiah 6: 9 và 6: 1-2). Như vậy, Chúa Cứu Thế nào không giải thoát được những kẻ bị áp bức trên thế gian thì đó chính là Chúa Cứu Thế giả mạo. Đạo Hồi hoàn toàn phủ nhận tư cách “Chúa Cứu Thế” của Jesus, nhưng họ không qui trách Jesus mà qui trách các tín đồ Ki Tô là những kẻ lầm lạc đã tin những điều bậy bạ như vậy.

Ba vị của Ki Tô Giáo được Hồi Giáo coi là Thiên Sứ: Ba nhân vật trong Phúc Âm Ki Tô Giáo được Muhammad đề cao trong kinh Koran là: Jesus, Gioan Baotixita và thân phụ Gioan là Zakaria.

Jesus được Muhammad ca ngợi trong 114 câu thơ, rải rác trong 15 chương sách của Kinh Koran. Điều đó chứng tỏ Jesus có một chỗ đứng khá quan trọng trong đạo Hồi. Người Hồi Giáo tôn kính gọi Muhammad là Thiên Sứ (Nabi) và họ cũng gọi Jesus là Thiên sứ theo ngôn ngữ Ả Rập là Nabi Isa.

Mặc dầu tôn kính Jesus và coi trọng sách Phúc Âm, đạo Hồi đã có những quan niệm rất khác biệt về Jesus và Phúc Âm so với quan niệm của các tín đồ Ki Tô Giáo.

Kinh Koran rất tôn trọng Gioan Baotixita và song thân là ông Zakaria và bà Elizabeth (Công Giáo Việt Nam gọi là bà thánh I-sa-ve). Zakaria là cậu của bà Maria. Khi bà Isave có mang Gioan được 6 tháng thì bà Maria mới bắt đầu mang thai Jesus. Khi bà Maria đến nhà thăm vợ chồng Cậu Zakaria thì bà I-sa-ve đã chúc tụng bà Maria như sau: “Hỡi bà Maria, Chúa đã chọn bà và thanh tẩy bà, Chúa đã chọn bà cao hơn hết thảy các người nữ trên thế gian” (Oh Mary! Allah has chosen you and purified you and chosen you above all the women of the world – Koran 3: 42). Lời chúc tụng của bà Isave (mẹ của Gioan Baotixita) đối với bà Maria (mẹ của Jesus) như nói trên là ý chính của kinh Kính Mừng (Hail Mary) trong đạo Công Giáo: “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ”. Đạo Hồi cấm thờ ảnh tượng nhưng họ vẽ tranh treo tường hoặc dệt thảm những bức họa diễn cảnh Abraham hy sinh con trai Ismael (chứ không phải là Isaac) để tế lễ Thiên Chúa và họ cũng thường vẽ tranh bà Maria bế hài nhi Jesus. Trong đền thờ Kaaba ở Mecca là thánh địa thiêng liêng nhất của thế giới Hồi Giáo hiện vẫn còn một bức tranh vẽ Bà Maria bế hài nhi Jesus.

Bức tranh này đã được người Ki Tô Giáo vẽ vào thế kỷ 6. Tháng giêng năm 630, Muhammad mang 10.000 quân đến chiếm Mecca, ông đã ra lệnh phá hủy tất cả các tượng thần và các tranh vẽ trên tường của đền thờ Kaaba. Tuy nhiên, Muhammad đã tỏ lòng tôn kính đặc biệt đối với bà Maria và Thiên sứ Jesus nên ông đã cổi áo choàng của mình phủ lên bức tranh duy nhất của Ki Tô Giáo tại đền Kaaba và ra lệnh không ai được phá hủy bức tranh này. Nhờ đó, bức tranh vẫn tồn tại đến ngày nay.

Các Tiên Tri Ả Rập. Kinh Koran chỉ kể tên vài vị tiên tri Ả Rập như Hud, Salid… nhưng không kể tiểu sử của họ nên chúng ta không có tài liệu để bàn tới. Như vậy, chỉ còn một vị tiên tri duy nhất là Muhammad mà thôi. Nhưng nói về Muhammad thì có tới biết bao nhiêu sách nói cho hết. Sau khi đọc nhiều sách về tiểu sử của Muhammad, tôi đã cố gắng tóm lược trong hai bài:

1. “Muhammad tại Mecca (570-622)

2. “Muhammad tại Medina (622-632)”.

*

* *

Trong số 25 vị thiên sứ (gồm có 18 vị thuộc đạo Do Thái, 3 vị thuộc đạo Ki Tô và 4 vị Ả Rập) chỉ có 6 vị được đạo Hồi coi là những vị Thiên sứ quan trọng nhất. Đó là:

Tên Anh Ngữ Tên phiên âm theo tiếng Arabic

1. Thiên Sứ Mohammed Nabi Muhammad

2. Thiên sứ Jesus Christ Nabi Isa

3. Thiên sứ Moses (Maisen) Nabi Musa

4. Tổ phụ Abraham Nabi Ibrahim

5. Thiên sứ Noah (ông No-e) Nabi Nuh

6. Thiên sứ Adam (ông A-dong) Nabi Adam

Đối với đạo Hồi, chỉ có Moses và Jesus là người Do Thái, còn các vị khác như Adam, Noah và Abraham không thuộc chủng tộc nào cả. Điều đặc biệt cần nhấn mạnh: Đạo Hồi không coi Moses là người lập đạo Do Thái hay Jesus là người lập đạo Ki Tô. Đạo Hồi coi tất cả các vị Thiên sứ đều là những tín đồ đạo Hồi.

 

TÍN ĐIỀU 5: MỌI NGƯỜI CHẾT SẼ SỐNG LẠI TRONG NGÀY TẬN THẾ – TẤT CẢ KẺ SỐNG VÀ KẺ CHẾT ĐỀU ĐƯỢC CHÚA XÉT XỬ TRONG NGÀY PHÁN XÉT CUỐI CÙNG.

Tín điều 5 là một tín điều tổng hợp liên quan đến nhiều vấn đề phức tạp nhưng lại là những điều mà cả 3 đạo độc thần chấp nhận hoàn toàn. Đó là:

1. Tin rằng con người có hai phần, hồn và xác. Hồn là phần linh thiêng vĩnh cửu. Xác sau khi chết bị hủy hoại hoàn toàn, nhưng đến ngày tận thế xác của mọi người đều sống lại nhập với hồn và sẽ tồn tại vĩnh cửu.

2 . Tin có ngày tận thế.

3. Khi chết, mỗi người đều đã được Chúa xét xử tạm thời. Đến ngày tận thế, tất cả mọi người sống và chết (sống lại) đều được xét xử chung trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng.

4. Tin có Thiên Đàng và Hỏa ngục. Riêng đạo Hồi tin Hỏa ngục không có tính vĩnh cửu mà chỉ là hình phạt tạm thời.

Chúa là đấng nhân lành nên mọi tội đều được Chúa tha thứ. Ki Tô Giáo trái lại tin rằng Hỏa ngục là hình phạt đời đời. Đạo Do Thái và đạo Ki Tô nói rất ít về thiên đàng. Trái lại, Đạo Hồi mô tả Thiên Đàng với nhiều chi tiết hấp dẫn: Thiên đàng có những con sông nước mát và trong vắt, có những con sông đầy sữa hoặc đầy ruợu nho, có những con sông đầy mật, những khu vườn đầy trái cây và đặc biệt có những cô trinh nữ đẹp tuyệt trần chưa bao giờ có ai đụng tới (bashful virgins whom neither man nor a spirit have touched before – Koran 55: 41). Những trinh nữ mắt đen cư ngụ trong những căn lều, dựa lên những chiếc gối màu xanh và những chiếc thảm đẹp (Dark-eyed Virgins sheltered in their tents, they recline on green cushions and fine carpets. Which of your Lord’s blessing would you deny? – Koran 55: 68). Đó là những thứ Chúa ban cho anh, há anh lại từ chối sao?

Ngày tận thế là ngày trái đất này bị hủy diệt hoàn toàn. Kinh Koran mô tả: Toàn mặt đất và núi non đều bị nâng lên và đập xuống vỡ vụn. Bầu trời nứt ra từng mảnh (The heaven will split asunder). Ngày tận thế cũng là ngày mọi kẻ chết sống lại (Day of Resurrection, K 50: 42) Ngày họp mặt của toàn thể nhân loại (Day of Assembly K42: 7, 64: 9) ngày mở đầu cuộc sống vĩnh cửu (Day of Eternal Life – Koran 50: 34) và cũng là ngày tính sổ của Thiên Chúa (Day of Reckoning K37: 19-74). Kẻ lành được lên Thiên Đàng, kẻ ác bị đầy xuống hỏa ngục. Đối với niềm tin Hồi Giáo thì những kẻ không tin vào tính duy nhất của Thiên Chúa (như thờ Thiên Chúa Ba Ngôi) hoặc thờ ảnh tượng đều phải sa hỏa ngục.

Cũng xin nói thêm ở đây là Hồi Giáo và Do Thái Giáo chỉ tin có hai nơi trong đời sau là Thiên Đàng và Hỏa ngục. Riêng Công Giáo La Mã tin có một nơi thứ ba là Luyện Ngục (Purgatoroy). Đó là một thứ ngục tối để giam giữ linh hồn có tính cách tạm thời mà thôi.

 

TÍN ĐIỀU 6: MỌI SỰ DO THIÊN CHÚA TIỀN ĐỊNH NHƯNG CON NGƯỜI CÓ Ý CHÍ TỰ DO.

Cả 3 tôn giáo độc thần (Do Thái, Ki Tô và Hồi Giáo) đều xác nhận mọi sự trên đời đều do Thiên Chúa tiền định, như người ta thường nói: “Sợi tóc ở trên đầu rụng xuống cũng do ý Chúa định từ trước vô cùng”. Nếu đã tin vào thuyết tiền định (Predestination) thì người ta có thể nói rằng: mọi hành vi tốt hay xấu của mỗi người cũng do Chúa định, vậy không một ai phải chịu trách nhiệm về những hành vi của mình cả. Nói cách khác, con người không có quyền tự do chọn lựa vì số phận của con nguời tốt hay xấu, sướng hay khổ đều đã do Thiên Chúa ấn định từ trước vô cùng.

Sự tiền định của Thiên Chúa và Ý chí tự do của con người là hai ý niệm tương phản nhau. Nếu đã tin vào thuyết tiền định thì không thể tin rằng con người có ý chí tự do. Ngược lại, nếu đã tin con người có quyền tự do chọn lựa thì không có tiền định.

Tuy vậy, cả ba tôn giáo độc thần đều chấp nhận cả hai. Hồi Giáo lập luận: “Thiên Chúa dựng nên ta là Ngài đã ấn định số phận của ta” (Thy God hath created and hath fixed thy destinies – Koran 87: 2-3). Nhưng mỗi người có quyền tự do chọn lựa, hoặc tin hoặc không tin: “Chân lý từ Thiên Chúa, ai muốn thì hãy tin, ai không muốn thì đừng tin” (Say the truth is from your Lord, whoever wisheth he may believe, whoever wisheth not he may disbelieve – Koran 18: 30).

*

* *

Sau khi đã tìm hiểu sáu tín điều trụ cột của đạo Hồi, chúng ta nhận thấy chỉ có sự khác biệt về chi tiết so với các tín điều của đạo Do Thái và đạo Ki Tô. Xét theo đại thể, các tín điều của ba đạo độc thần đều thống nhất.

Muhammad đã xác nhận đạo Hồi không mang lại một điều gì mới mà chỉ xác nhận lại những điều Thiên Chúa đã mặc khải trong Kinh Thánh Cựu Ước của đạo Do Thái và trong sách Phúc Âm của đạo Ki Tô. Kinh Koran chỉ là một SỰ NHẮC LẠI (Nay, It is an Reminder – Koran 80: 11). Muhammad cũng tự coi mình là một kẻ nhắc lại: “Kẻ nhắc lại đó đến với anh từ Thiên Chúa để cảnh báo anh” (A Reminder has come to you from the Lord that he might warn you – Koran 7: 69).

 

Charlie Nguyễn

 

NĂM NGHĨA VỤ THIÊNG LIÊNG CỦA CÁC TÍN ĐỒ HỒI GIÁO

(The five ritual duties of Islam)

Cũng như các tôn giáo đôc thần khác, đạo Hồi có những nghi lễ tôn giáo riêng biệt được giáo hội qui định để các tín đồ tuân hành một cách nghiêm túc và đồng nhất trong việc tôn thờ Thiên Chúa cũng như trong việc chấp hành luật đạo. Khi thực hiện các nghi lễ này, đạo Hồi buộc tín đồ phải tập trung chú ý (intention) và phải hết sức chân thành (full sincerity). Nếu thiếu một trong hai điều kiện này thì mọi nghi lễ sẽ bị coi là vô ích.

            Có 5 nghi lễ quan trọng nhất trong đạo Hồi, thường được gọi là “Năm cột trụ của Hồi Giáo” (The five pillars of Islam):

            Thứ nhất: Công khai tuyên xưng một Thiên Chúa là Allah và tin rằng ngoài Allah ra không có một Thiên Chúa nào khác. Đồng thời tín đồ phải công khai tuyên xưng Muhammad là sứ giả của Thiên Chúa thì mới nhận lãnh được ơn Chúa (There is no Deity but Allah. Obey Allah and the Messenger so that you may find mercy – Koran 3:132)

            Thứ hai: Khi cầu nguyện Allah, phải quay mặt về phía thánh địa Mecca (thủ đô xứ Saudi Arabia ngày nay)

            - Lần thứ nhất vào lúc rạng đông

            - Lần thứ hai đúng ngọ

            - Lần thứ ba sau trưa

            - Lần thứ tư lúc mặt trời lặn

            - Lần thứ năm lúc nửa đêm.

            Dù tín đồ Hồi Giáo đang làm gì và ở bất cứ đâu (ở giữa sa mạc hoặc trên đường phố, tại sở làm hay tại trường học, bến xe, chợ búa v.v…) cứ đến giờ cầu nguyện là họ quì mọp xuống đất để thực hiện các nghi lễ này. Mọi du khách đến các nước Hồi Giáo thường rất ngạc nhiên về nghi thức cầu nguyện đặc biệt của các tín đồ Hồi Giáo.

            Trong các cộng đồng Hồi Giáo, có một người chuyên trách việc nhắc nhở các tín đồ cầu nguyện một ngày 5 lần, tiếng Ả Rập gọi người đó là MUEZZIN. Trong suốt 14 thế kỷ qua, những người muezzin trên khắp thế giới luôn luôn đọc một câu không hề thay đổi như sau: “Thiên Chúa Allah là Đấng Tối Cao trên hết mọi sự. Tôi tin không có một Thiên Chúa nào khác ngoài Allah. Tôi tin Muhammad là thiên sứ của Chúa. Mọi người hãy cầu nguyện, hãy đến để nhận ơn cứu rỗi. Thiên Chúa Allah vĩ đại vô cùng”.

            (God is the Supreme Being over all thing. I bear witness that there is no Deity but God. I bear witness that Muhammad is the Messenger of God. Come to prayer. Come to Salvation. Allah is most great).

            Khi cầu nguyện tại nhà thờ Hồi Giáo, mọi người đàn ông đứng thành hàng ngang sát nhau. Đàn bà luôn luôn xếp hàng ở phía sau đàn ông hoặc cầu nguyện tại nhà riêng. Trong nhà thờ Hồi Giáo (giống như Tin Lành) không có bàn thờ hoặc ảnh tượng, không có người chủ lễ. Chỉ có người hướng dẫn cầu nguyện (prayer-leaders) tiếng Ả Rập gọi là Imam. Các Imam là người thường (không phải là tu sĩ) có khả năng đọc kinh Koran và các sách khác của đạo Hồi. Ngoài việc hướng dẫn cầu nguyện, các Imam còn giảng thuyết về giáo lý hoặc hô hào vận động về các vấn đề tôn giáo, xã hội, chính trị v.v… Các Imam thường có uy tín lớn trong các cộng đồng Hồi Giáo và được mọi tín đồ kính trọng.

            Sau khi cầu nguyện xong, mọi người quay sang trái sang phải bắt tay và cúi chào những đồng đạo ở quanh mình. Họ chúc nhau “bình an và đầy ơn Chúa” (peace and blessings of God). Cử chỉ thân thiện giữa những người đồng đạo với nhau đã được thực hiện trong thế giới Hồi Giáo từ 14 thế kỷ qua. Mới đây, người Công Giáo đã bắt chước và làm những cử chỉ tương tự trong các buổi lễ Misa tại nhà thờ.

            Thứ ba: Bố thí cho kẻ nghèo (Almsgiving). Hồi Giáo coi việc bố thí này là một thứ thuế tôn giáo (a religious tax) đối với mọi tín đồ có lợi tức. Số tiền này được ấn định là 1/40 hoặc 2.5% lợi tức hàng năm. Trong các nước Hồi Giáo được coi là quốc giáo thì tiền bố thí được chính thức gọi là “thuế bố thí” (Zakat) do chính phủ trực tiếp thu. Tuy vậy, người nạp thuế vẫn có quyền đóng nhiều hay ít tùy theo khả năng và hoàn cảnh riêng của mình. Tổng số tiền thu được trở thành một thứ quĩ xã hội của quốc gia để cứu giúp hữu hiệu những người nghèo khó, cô quả, già yếu, bệnh tật, hoạn nạn hoặc không còn khả năng làm việc. Kinh Koran dạy rằng: “Bố thí là bổn phận do Thiên Chúa đòi hỏi”. Do đó, các tín đồ Hồi Giáo quan niệm bố thí là nghĩa vụ chứ không phải là một hành vi bác ái hoặc từ thiện.

            Thứ tư: Ăn chay trong tháng Ramadan (tháng 9 âm lịch Hồi Giáo). Việc ăn chay này kéo dài suốt tháng: không ăn không uống trong suốt thời gian ban ngày (daylight hours) tức từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn từ ngày đầu tháng đến rạng mồng một tháng mười. Người ăn chay chỉ được phép ăn một cách từ tốn sau khi mặt trời lặn. Trong suốt tháng Ramadan không ai được uống rượu, làm tình hoặc hút thuốc.

            Việc ăn chay cũng có một số ngoại lệ. Đối với những xứ có nhiệt độ khí hậu cao, ngày dài đêm ngắn, các người già, thiếu nhi hoặc người bị đau yếu đều được miễn ăn chay vì nhịn nước quá lâu sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng. Tại các xứ kỹ nghệ cần có nhiều nhân công làm việc, các tín đồ chỉ cần ăn chay vài ngày trong tháng Ramadan mà thôi.

            Thứ tư: Hành hương các thánh địa tại  Saudi Arabia. Mecca là thánh địa số một của thế giới Hồi Giáo vì đó là nơi sinh của giáo chủ Muhammad và có ngôi đền Ka’ba được tin là do Abraham và Ismael xây dựng lên. Các tín đồ Hồi Giáo không phân biệt nam nữ đều được khuyến khích đến thăm Mecca ít nhất một lần trong đời. Thời gian chính thức của thế giới Hồi Giáo hành hương Mecca là vào tháng 12 Âm Lịch Hồi Giáo. Mỗi lần viếng thánh địa phải kéo dài ít nhất 5 ngày. Hiện nay, số tín đồ viếng Thánh Địa Mecca mỗi năm từ 3-5 triệu người.

            Vấn đề bảo vệ an ninh và cung cấp mọi phương tiện cho số khách hành hương khổng lồ này là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ Saudi Arabia. Mỗi năm, chính phủ Saudi Arabia dành ra khoảng vài tỷ đô la để thực hiện chu đáo mọi công tác bảo vệ an ninh trật tự, cung cấp đầy đủ thực phẩm, nhà ở, y tế, vận chuyển và mọi nhu cầu cần thiết cho khách hành hương.

            Tất cả mọi tín đồ hành hương đến Mecca phải làm việc đầu tiên là cởi bỏ quần áo riêng của mình để mặc vào một bộ đồ trắng đơn giản sau khi đã tắm rửa sạch sẽ.  Đây là một việc bắt buộc mang ý nghĩa:  Các tín đồ Hồi Giáo, không phân biệt màu da, giàu nghèo, địa vị xã hội, tất cả đều là con cái của một cha là Thiên Chúa, tất cả là anh chị em của nhau và tất cả đều bình đẳng trước mặt Chúa. Các phụ nữ có quyền mặc quốc phục của mình nhưng tất cả đều phải trùm khăn che kín tóc. 

CÁC ĐỊA ĐIỂM HÀNH HƯƠNG TẠI SAUDI ARABIA

 

             Đia điểm 1: Đền Thờ KA’BA.  Tiếng Ả Rập Kaba có nghĩa là hình khối (The Cubic Building). Đây là một kiến trúc độc đáo có một không hai trên thế giới. Kiến trúc hình khối rộng 9m, dài 11m, cao 5m5 (36 feet x 30 feet x 18 feet).  Nóc và chung quanh kiến trúc đều được phủ bằng vải đen. Đền thờ này là trung tâm đức tin của 1 tỷ 200 triệu tín đồ Hồi Giáo vì đây là thánh địa số một của thế giới đạo Hồi. Từ nhiều ngàn năm trước khi có đạo Hồi, đền thờ Kaba đã hiện diện tại nơi đây và người Ả Rập đã gọi đền thờ này là Nhà Của Chúa (Bayt Allah = House of God).

            Từ xa xưa đến nay, mỗi khi đến viếng đền thờ Kaba các tín đồ xếp hàng đi ngược chiều kim đồng hồ 7 lần, (tượng trưng cho 7 tầng trời) vừa đi vừa đọc kinh Koran. Sau đó, mọi người đến viếng Hòn Đá Đen (The Black Stone). Đây là một thiên thạch (meteorite) đã từ trời rơi xuống nơi này không biết từ bao giờ, có thể là từ hàng chục ngàn năm về trước.

            Theo niềm tin Hồi Giáo thì tổ tông loài người là Adam đã xây dựng đền Kaba. Sau đó, Abraham và Ismael đã tu sửa lại đền thờ như ta thấy ngày nay.

              Đia điểm 2:  Suối Zamzam.  Đối diện với Hòn Đá Đen là Suối Zamzam. Từ nhiều ngàn năm trước, suối Zamzam đã nổi tiếng khắp vùng vì đây là một dòng suối lớn hiếm có trong sa mạc mênh mông. Thưở xưa, các đoàn lữ hành từ các nước miền Nam bán đảo Ả Rập muốn làm ăn buôn bán với các nước phía Bắc, như Syria chẳng hạn, đều phải ngừng chân tại suối Zamzam để lấy nước trước khi lên đường mạo hiểm vượt qua sa mạc Syro-Arabia. Từ nhiều thế kỷ trước khi có đạo Hồi, người Ả Rập đã loan truyền khắp nơi sự tích về Abraham: Sau khi vợ lớn của Abraham là Sarah sinh ra Isaac thì bà này nổi máu ghen với cô vợ bé của Abraham là Hagar. Bà buộc Abraham phải đuổi hai mẹ con Hagar ra khỏi nhà. Abraham đành phải dẫn Hagar và con trai Ismael đến sa mạc. Tại đây, thiên thần Gabriel đã hóa phép cho một dòng suối lớn xuất hiện giữa sa mạc và Ngài đặt tên là Suối Zamzam. Từ đó, Abraham và thiên thần Gabriel đã giúp cho hai mẹ con Hagar sinh sống. Đến khi Ismael trưởng thành, Abraham và Ismael đã xây dựng lại đền thờ Kaba do Adam xây dựng từ xa xưa nay đã hư nát do trận đại hồng thủy đời No-e (Noah).

            Địa điểm 3:  Cánh đồng  Arafat. Cách Mecca 13 miles có một cánh đồng rộng bao la gọi là cánh đồng Arafat. Ngay giữa cánh đồng có một ngọn núi nhỏ gọi là Núi Ơn Chúa (Mount of Mercy). Đây là nơi Muhammad giảng đạo lần cuối cùng trước khi qua đời. Mọi tín đồ phải đến đây trước buổi trưa, sau đó leo lên núi để cầu nguyện cho đến khi mặt trời lặn. Tất cả mọi việc được làm trong yên lặng. Nghi lễ này có tính cách bắt buộc cho mọi tín đồ hành hương vì thiếu việc này thì toàn bộ cuộc hành hương bị coi như không hoàn thành. 

            Địa điểm 4:  Lễ Hy Sinh tại Mina.  Lễ Hy Sinh diễn ra ngày 10 tháng 12 Âm Lịch Hồi Giáo tại thị trấn Mina, cách cánh đồng Arafat 8 miles. Giáo lý Hồi Giáo dạy rằng: Mina chính là nơi Abraham nhận được lệnh của Thiên Chúa phải đích thân giết đứa con trai đầu lòng của mình là Ismael để làm Lễ Hy Sinh (Sacrifice) tế Chúa.

            Abraham là người tôn thờ Chúa trên hết mọi sự nên đã tuân lệnh Chúa một cách triệt để không chút chần chừ. Nhưng khi Abraham đưa con dao lên định giết con mình thì Thiên Chúa ra lệnh ngưng. Ngài truyền cho Abraham giết một con dê để thế mạng cho Ismael. Từ đó, kho tàng ngôn ngữ của nhân loại có thêm một danh từ kép là “con dê tế thần”  (the scape-goat). Cũng từ câu chuyện này, dân Do Thái và dân Ả Rập có tục lệ giết súc vật làm lễ hy sinh tế lễ Thiên Chúa (Animal Sacrifice) để kỷ niệm Lễ Hy Sinh của Abraham. Người Do Thái làm Lễ Hy Sinh hàng năm vào buổi chiều trước Lễ Vượt Qua (Passover). Tục lệ này có từ 2000 năm TCN đến năm 70 sau Công Nguyên là năm Jerusalem bị quân La Mã tàn phá bình địa và toàn dân Do Thái phải bỏ xứ tứ tán khắp nơi. Đạo Hồi làm Lễ Hy Sinh (Feast of Sacrifice) vào cuối chương trình hành hương thánh đia Mecca hàng năm.  Các súc vật thường bị giết trong Lễ Hy Sinh khắp thế giới không có cơ hội đi hành hương Mecca cũng giết súc vật tại nhà để làm lễ hy sinh kỷ niệm việc Abraham toan giết con trai đầu lòng của mình để tế Chúa. Nhiều chục triệu súc vật đã bị giết trong dịp Lễ Hy Sinh này.

            Địa Điểm 5: Medina. Chặng cuối của cuộc hành hương Thánh đia Hồi Giáo là thăm ốc đảo Medina, cách thủ đô Mecca 300 dặm về phía Bắc. Đây là nơi Muhammad đã sống 10 năm cuối cuộc đời của ông (622-632) cùng với nhiều bà vợ và với cộng đồng Hồi Giáo đầu tiên trong lịch sử (the first Muslim community).  Muhammad qua đời ngày 12 tháng 3 Âm Lịch Hồi Giáo năm 632.  Các tín đồ hành hương đến đây để kết thúc cuộc hành trình có tính cách tôn giáo thiêng liêng bằng cách đến viếng mộ của vị thiên sứ cuối cùng của Thiên Chúa và đến cầu nguyện tại đền thờ Medina là đền thờ đầu tiên của Hồi Giáo trên thế giới.

                                         Charlie Nguyễn

CÁC MÔ HÌNH SINH HOẠT TRONG THẾ GIỚI HỒI GIÁO

(The Patterns of Islamic Life)

 

Các mô hình sinh hoạt của các tín đồ Hồi Giáo đã được hình thành do hai yếu tố chính: Trước hết, do các tín lý giáo điều đã được vạch ra trong kinh Koran và sau đó là do các phong tục tập quán trong nếp sống du mục lâu đời của người Ả Rập. Người ta có thể liệt kê khoảng 15 mô hình sinh hoạt như sau:

            1. Vai trò ưu thắng của nam giới trong xã hội.

            Trong xã hội Hồi Giáo, đàn ông luôn luôn được coi là chủ gia đình và là người chính yếu kiếm tiền nuôi vợ con và mọi thân nhân lệ thuộc (the main wage-earner). Tuy nhiên, mức độ ưu thắng của đàn ông cũng còn tùy thuộc vào phong tục tập quán của mỗi quốc gia vì ngày nay Hồi Giáo đã trải rộng khắp nơi trên thế giới. Tại Afganistan, quyền ưu thắng của đàn ông gần như tuyệt đối vì luật pháp cho phép đàn ông đánh đập đàn bà công khai trên đường phố trong khi tại Thổ Nhĩ Kỳ quyền bình đẳng nam nữ đã được luật pháp tôn trọng.

            2. Ngôn ngữ Arabic và các chuyển ngữ chính thức trong đạo Hồi.-

            Các kinh sách quan trọng nhất của đạo Hồi là Kinh Thánh Koran, các sách giáo lý Sunna, Hadiths và sách luật Sharia đều được viết bằng tiếng Arabic. Do đó, ngôn ngữ Arabic được coi là ngôn ngữ chính của đạo Hồi. Các học giả nghiên cứu đạo Hồi và các sinh viên thần học Hồi Giáo (thuộc mọi chủng tộc) đều phải học tiếng Arabic để nghiên cứu các kinh sách nguyên bản. Còn lại tuyệt đại đa số các tín đồ Hồi Giáo đều không biết tiếng Arabic nên phải dùng các chuyển ngữ. Trong thế giới Hồi Giáo có 4 nhóm chuyển ngữ:

1)         Tiếng URDU là chuyển ngữ chung cho các tín đồ Hồi Giáo thuộc các nước Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan.

2)         Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là chuyển ngữ cho các nước Trung Á như Kazakstan, Uzebeikistan, Afganistan…

3)         Tiếng Farsi là chuyển ngữ chung cho các nước Cận Đông như Iran, Iraq, Syria…

4)         Các nước khác dùng ngôn ngữ riêng của mình.

            3. Ngày lễ chính trong tuần.-

            Ki Tô Giáo chọn ngày Chủ Nhật làm ngày lễ chính trong tuần, Do Thái Giáo chọn ngày thứ Bảy (Sabath) trong khi Hồi Giáo chọn ngày lễ chính trong tuần là ngày thứ Sáu. Cứ đến ngày thứ Sáu, các đền thờ Hồi Giáo đông nghẹt người. Tại thủ đô Ai Cập có nhiều đền thờ không đủ sức chứa số lượng tín đồ quá đông đến nỗi cảnh sát phải chặn xe cộ trên đường phố, trải chiếu trên lề đường và trên cả đường phố để các tín đồ có chỗ đứng xếp hàng cầu nguyện. Sau khi cuộc cầu nguyện chấm dứt, cảnh sát ra hiệu cho những dòng xe cộ bắt đầu chuyển bánh đi tiếp!

            4. Đền thờ Hồi Giáo.-    

            Đền thờ Hồi  Giáo không phải là nơi để các tu sĩ hành lễ như nhà thờ Công Giáo hoặc các chùa Phật Giáo. Đền thờ Hồi Giáo chỉ là nơi họp mặt của các tín đồ để cầu nguyện tập thể mà thôi. Hồi Giáo không có tu sĩ vì họ quan niệm ai cũng có thể nói chuyện trực tiếp với Thiên Chúa nên không cần qua trung gian của bất cứ người nào khác. Hơn nữa, khác với Công Giáo, Hồi Giáo không có một “phép bí tích” nào nên không cần một thứ chức thánh nào (linh mục, giám mục, hồng y…). Hồi Giáo có nhiều thánh địa nhưng không có giáo đô nên không cần có giáo hoàng.

            Hồi Giáo tối kỵ việc thờ ảnh tượng của Chúa và các Thánh nên bên trong và bên ngoài đền thờ luôn luôn trống trơn, không có một hình tượng nào cả. Đền thờ Hồi Giáo cũng tương tự như đền thờ Do Thái Giáo (Sinagogue), cả hai đều được định nghĩa là nơi họp mặt với nhiều dụng đích. (Mosque: Meeting place for general use of the community). Ngoài việc được dùng làm nơi hội họp, đền thờ còn có thể được dùng làm trường học, bệnh viện hoặc nơi tạm trú cho những người tỵ nạn hoặc nạn nhân trong các vụ thiên tai v.v… Đền thờ Hồi Giáo Al-Azhar ở Cairo, thủ đô Ai Cập, từng nổi tiếng là một đền thờ đồ sộ và tráng lệ đã trở thành trường Đại Học đầu tiên của nhân loại vào cuối thế kỷ 10. Tới nay đã trên một ngàn năm, trường đại học này vẫn còn đang tiếp tục hoạt động.

            Tất cả các đền thờ Hồi Giáo trên khắp thế giới dù lớn hay nhỏ và dù ở bất cứ nơi nào cũng phải hội đủ các tiêu chuẩn sau đây:

a. Phải có chỗ rửa mặt và tay chân sạch sẽ trước khi cầu nguyện.

b. Bên trong nhà thờ phải trống trải để các tín đồ có chỗ xếp hàng cầu nguyện.

c. Mọi đền thờ phải có một cái hốc khoét sâu vào tường (a niche) để định hướng cho mọi người quay mặt về thánh địa Mecca khi cầu nguyện, vì tại đó có nhà của Chúa, tức đền thờ Ka’ba (House of God).

d. Mỗi nhà thờ phải có một bục cao để IMAM giảng kinh vào ngày thứ Sáu hàng tuần.

e. Không được trang trí tường bằng tranh ảnh. Chỉ có thể trang trí bằng các hình kỷ hà học hoặc bằng nghệ thuật viết chữ Ả Rập (Calligraphy) hoặc bằng các hình vẽ nghệ thuật của hình học (geometrical decorations).

5. Huy Hiệu Hồi Giáo.-

            Thường thường, mỗi tôn giáo đều có một huy hiệu riêng để làm biểu tượng cho tôn giáo của mình. Chẳng hạn như hình ngôi sao 6 cánh (ngôi sao Đavít) là biểu tượng của đạo Ki Tô, hình con mắt là biểu tượng của đạo Cao Đài v.v…

Huy hiệu của đạo Hồi là một vành trăng lưỡi liềm, bên trong có hình ngôi sao năm cánh. Tiếng Ả Rập gọi huy hiệu này là HILAL.  ? ?

Vành trăng lưỡi liềm tượng trưng cho Âm Lịch Hồi Giáo. Ngôi sao là biểu tượng cho sự tuân theo ý Chúa vì kinh Koran đã dạy rằng: “Thiên Chúa đã dựng nên các vì sao để hướng dẫn con người tới cùng đích” (Allah created the stars to guide people to destination).

6. Muezzin.-  

Mỗi một đền thờ Hồi Giáo có một người được chỉ định làm nhiệm vụ leo lên tháp cao mỗi ngày 5 lần để kêu gọi các tín đồ cầu nguyện. Tiếng Ả Rập gọi người đó là Muezzin. Ngày nay, người ta mắc loa phóng thanh trên tháp cao để kêu gọi tín đồ chứ không dùng Muezzin như xưa. Tuy nhiên, lời kêu gọi từ xưa đến nay không thay đổi: “Thiên Chúa là đấng vĩ đại vô cùng. Tôi tin không có Thiên Chúa nào khác ngoài Allah. Tôi tin Muhammad là thiên sứ của Ngài. Hãy đến cầu nguyện, hãy đến để nhận ơn cứu chuộc. Thiên Chúa Allah vĩ đại vô cùng. Không có Thiên Chúa nào ngoài Allah” (God is most great. I bear the witness that there is no God but Allah. Hasten to prayer. Hasten to salvation. Allah is most great, there is no God but Allah).

            7. Lời cầu nguyện thần chú (The Invocation)

Tiếng Ả Rập BASIMALA có nghĩa là lời cầu nguyện đặc biệt có tích cách tiên quyết và bắt buộc đối với mọi tín đồ Hồi Giáo trong suốt cuộc đời. Có thể coi đây là một câu “thần chú” mà các tín đồ Hồi Giáo thường tự động buột miệng cầu nguyện mỗi khi bắt đầu làm một công việc gì, chẳng hạn như lúc mở đầu cuộc họp, khi leo lên xe bus, lúc bắt đầu lớp học, trước mỗi bữa ăn hay trước khi đi ngủ… Trong tất cả các sách của các tác giả Hồi Giáo, câu thần chú này phải được in ở trang đầu của cuốn sách. Câu thần chú như sau: “Nhân danh Thiên Chúa đầy lòng thương xót và nhân từ vô cùng. Chúng con ngợi khen Chúa là chúa tể vũ trụ và sự bình an. Chúng con dâng lời cầu nguyện Chúa cùng với đấng tiên tri và thiên sứ cuối cùng của Chúa”. (In the name of God, the Compassionate, the Merciful. Praise be to Allah, Lord of the Universe and Peace. Prayers be upon his final prophet and messenger).

8. Lịch Hồi Giáo.-

Do Thái và các dân tộc Ả Rập từ ngàn xưa vẫn quen dùng Âm Lịch. Tuy nhiên, người Ả Rập Hồi Giáo chính thức mở đầu một kỷ nguyên mới của Âm Lịch Hồi Giáo từ năm 622 (sau Công Nguyên) là năm Muhammad và cộng đồng Hồi Giáo từ Mecca di cư về ốc đảo Medina. Mỗi một vòng của mặt trăng xoay quanh trái đất là một tháng, 12 vòng là một năm, tổng cộng 354 ngày. So với năm dương lịch, mỗi năm của Âm Lịch Hồi Giáo thiếu hụt 11 ngày (365-354 = 11 ngày). Điều khác biệt của Âm lịch Hồi Giáo là không có tháng nhuận (4 năm một lần) như Âm Lịch của người Trung Hoa. Do đó, sự thiếu hụt giữa Lịch Hồi Giáo và Dương lịch cứ bị tích lũy mỗi ngày một lớn. Đến nay, sự sai biệt giữa Âm Lịch Hồi Giáo và Dương Lịch là 42 năm.

Lấy thí dụ điển hình: Năm 2000 Dương Lịch là năm 1420 của Âm Lịch Hồi Giáo. Năm bắt đầu kỷ nguyên Âm Lịch Hồi Giáo là năm 622 AD. Nếu tính theo Dương Lịch thì năm 2000 phải là năm 1378 của Hồi Giáo, nhưng vì năm Âm Lịch Hồi Giáo chỉ có 354 ngày nên số năm của Âm Lịch Hồi Giáo đã bị dư ra 42 năm (1420-1378=42).

9. Hôn lễ Hồi Giáo.-

Tại các vùng thôn quê Hồi Giáo, việc hôn nhân của con cái hầu như đều do cha mẹ quyết định. Tại thành thị và trong giới học thức, các thanh niên nam nữ thường hẹn hò nhau một cách kín đáo tại nhà riêng. Nói chung, tại các nước Hồi Giáo hầu như không có cảnh trai gái tình tự công khai trên đường phố hay tại công viên. Tuyệt đại các tín đồ Hồi Giáo quan niệm hôn nhân là sự liên kết giữa hai gia đình hơn là sự kết hợp của hai cá nhân. Do đó, lễ cưới được coi là một sinh hoạt đặc biệt của cộng đồng (làng, bộ lạc…) nên mọi người trong cộng đồng đều được mời đến nhà chú rễ ăn một bữa tiệc vui. Trong tiệc cưới, nam nữ phải ngồi riêng.

Trong đạo Công Giáo, hôn lễ được coi là một phép bí tích nên hôn lễ phải được cử hành tại nhà thờ và do một linh mục chủ lễ. Trái lại, đạo Hồi không có phép bí tích nên không có một nghi lễ tôn giáo nào dành cho hôn nhân. Các lễ cưới đều diễn ra tại nhà riêng một cách đơn giản trong im lặng.

10. Tang lễ Hồi Giáo.-

Trong đạo Hồi, không có một nghi lễ tôn giáo nào cho việc mai táng người chết. Các xác chết không được đưa đến nhà thờ, chỉ cần người nhà tắm rửa xác chết sạch sẽ, bọc xác bằng vải trắng, cho vào hòm đem chôn. Luật Hồi Giáo cấm thiêu xác chết vì họ tin rằng xác loài người sẽ sống lại trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng (The Last Judgement Day). Thân nhân người chết phải tự chế cảm xúc, không được gào thét quá đáng vì làm như vậy là không tin vào lòng nhân từ vô cùng của Thiên Chúa và không tin xác loài người sẽ sống lại. Sự chết chỉ là tạm thời, sự sống mới là vĩnh cửu!

Khi đặt người chết xuống huyệt, phải quay đầu người chết về hướng Thánh địa Mecca.

11. Chuỗi hạt Subha.-

Allah là Thiên Chúa Duy Nhất (Allah is The Unity God) nhưng Muhammad đã ca ngợi Allah bằng 99 tên khác nhau trong kinh Koran: Đấng Hằng Sống (The Everliving) Đấng Tự Hữu (The Self-Subisting), Đấng Tối Cao (The Most High) Đấng Thông Biết Mọi Sự (The All-Knowing), Đấng Toàn Năng (The Almighty), Đấng Tạo Hóa (The Creator), Đấng Lòng Lành Vô Cùng (The Merciful, The Compassionate) Đấng Nhìn Thấy Mọi Sự (All-Seeing Deity) Đấng Biết Mọi Sự Hữu Hình và Vô Hình (The Knower of The Seen and Unseen) v.v…

Các tín đồ Hồi Giáo phải học thuộc 99 tên của Thiên Chúa. Để giúp tín đồ đếm đủ 99 tên này, giáo phái Sufis đã sáng chế ra chuỗi hạt SUBHA vào thế kỷ 14. Chuỗi hạt này tương tự như chuỗi hạt Mân Côi (Rosary Beads) của Công Giáo. Chuỗi hạt của Công Giáo có 50 hạt, chuỗi hạt của Subha chỉ có 33 hạt mà thôi. Tuy nhiên, mỗi khi lần hạt Bubha, các tín đồ phải lần hạt liên tiếp 3 lần cho đủ 99 tên của Thiên Chúa (33×3=99).

12. Chế độ ăn uống.-

Chế độ ăn uống của các tín đồ Hồi Giáo đã được qui định một cách chặt chẽ trong kinh Koran:

- Tuyệt đối cấm uống rượu, dù là rượu nhẹ. Ngay cả trong trường hợp bị bệnh cũng không được uống thuốc có pha rượu. Do luật cấm nghiêm ngặt này nên hầu hết các tiệm bán rượu của người ngoại quốc trong các nước Hồi Giáo thường bị các tín đồ cực đoan đốt phá bình địa.

- Tuyệt đối cấm ăn thịt heo.

- Cấm ăn huyết của mọi sinh vật.

- Cấm ăn thịt các súc vật đã chết một cách tự nhiên.

- Các tín đồ chỉ được ăn thịt được sản xuất theo đúng luật Hồi Giáo gọi là HALAL MEAT:            Người giết súc vật phải giết nó khi còn đang sống và khi giết nó phải cầu nguyện nhân danh Chúa. Sau khi xẻ thịt súc vật phải rửa thịt cho sạch máu.

Tại Mỹ và Canada, các tiệm bán thịt theo luật Hồi Giáo đều có treo bảng với hàng chữ HALAL  Meat. 

13. Đặt tên cho con.-

Các tín đồ Hồi Giáo trên khắp thế giới thường đặt tên con bằng tên của giáo chủ Muhammad, các vị vua (Caliphs) kế vị Muhammad như Abu, Umar, Uthman và Ali, các cháu ngoại của Muhammad là Hasan và Husayn hoặc bằng các tên ghép với tên Allah của Thiên Chúa như: Abdallah (tôi tớ của Thiên Chúa/Servant of God) Abdul-Rahman (Tôi tớ của Đấng Nhân Lành vô cùng/Servant of the All-Merciful). Các cô con gái thường được cha mẹ đặt theo tên các bà vợ nổi tiếng của Muhammad như Khadija, Aisha hoặc tên con gái của Muhammad là Fatima.

14. Thiên đàng nhục dục của kinh Kroan và tinh thần tử đạo của thanh niên Hồi Giáo.- (The koranic paradise and the martyrdom)

Không có một tôn giáo nào mô tả Thiên Đàng là một khu vườn với những lạc thú vật chất và nhất là những lạc thú nhục dục tuyệt đỉnh với những cô gái trinh đẹp tuyệt vời và trẻ mãi không già… như trong kinh Koran. Người ta gọi Thiên Đàng của Hồi Giáo là Thiên Đàng của lạc thú (The Paradise of Delights) hoặc Thiên Đàng của Kinh Koran (The Koranic Paradise).

Kinh Koran (47:15) cho biết trên thiên đàng có những con sông với những dòng nước nguyên chất (rivers of purest water) những con sông sữa tươi không bao giờ hư (rivers of milk for ever fresh) và những con sông mật ong trong sạch nhất (rivers of clearest honey). Chương 56:16-39 mô tả thiên đàng là những khu vườn lạc thú (garden of delights) và mọi người lên thiên đàng đều trở thành những thanh niên trẻ mãi không già (Immortal Youth). Điều đặc biệt nhất là trên thiên đàng Hồi Giáo có các cô gái trinh đẹp tuyệt vời với những cặp mắt đen huyền vô cùng quyến rũ (the dark-eye houris).

Thiên Chúa Allah đã phán rằng: “Ta đã tạo ra các cô trinh nữ tuyệt vời đó, giữ cho họ mãi mãi trinh trắng với tình yêu nồng nàn để làm phần thưởng cho những ai làm việc phải” (We created the hourist and made them virgins, loving compassion, a reward for those on the right hand – Koran: surah 56).

Hầu hết các thanh niên Hồi Giáo cuồng tín đều ước mơ sớm được lên thiên đàng lạc thú. Con đường ngắn nhất và bảo đảm nhất để họ đạt được mục đích này là sẵn sàng tử đạo trong các cuộc thánh chiến (Jihad). Kinh Koran hứa rằng: “Những ai bị giết vì Chúa đều được vào thiên đàng lạc thú” (As for those who are slain in the cause of God, He will admit them to the Paradise of  Delight). “Đừng bao giờ nghĩ rằng những người bị giết vì Chúa sẽ chết. Họ sẽ sống mãi, không có gì phải sợ hãi hoặc hối hận, hãy vui hưởng các hồng ân của Chúa. Chúa không bao giờ từ chối phần thưởng dành cho các tín đồ của Ngài” (Never think that those who were slain in the cause of God are dead. They are alive and well provided for by the Lord. Have nothing to fear or to regret, rejoicing in God’s grace. God will not deny the faithful their reward – Koran 3:169).

            Tên khủng bố Atta là phi công chủ chốt lái máy bay lao vào tòa cao ốc ở New York ngày 11-9-2001 đã tắm rửa sạch sẽ và nai nịt hạ bộ của y cẩn thận trước khi thi hành công tác khủng bố này. Y đã chuẩn bị sẵn sàng để đi vào thiên đàng lạc thú với những người đẹp muôn đời của y.

15. Những ngày lễ hội quan trọng nhất trong năm.-

a. Lễ hội chấm dứt mùa chay Ramadan (The end of Ramadan).-  Mùa chay kham khổ của các tín đồ Hồi Giáo trên toàn cầu kéo dài ròng rã suốt tháng 9 Âm lịch. Ngày 1 tháng 10 Âm lịch Hồi Giáo là ngày vui nhất trong năm của người Hồi Giáo, cũng tương tự như tết Nguyên Đán của người Trung Hoa và Việt Nam.

b. Lễ Mừng Sinh Nhật của giáo chủ Muhammad (Mawlid). Giáo phái Sunni (chiếm 80% tổng số tín đồ) mừng sinh nhật của Muhammad vào ngày 12 tháng 3 Âm lịch, giáo phái Shiite (chiếm 12%) mừng sinh nhật vào ngày 17-3 Âm lịch Hồi Giáo, tức sau 5 ngày. Các quốc gia công nhận đạo Hồi là quốc giáo coi ngày lễ này như ngày quốc khánh, khắp nơi trong cả nước tưng bừng treo cờ, kết hoa và chăng đèn tương tự như Lễ Noel tại các nước Ki Tô Giáo Tây Phương.

c. Lễ Mừng Muhammad lên trời (Miraj). Giáo phái Sufis tin rằng Muhammad đã lên trời cả hồn và xác như Jesus. Lễ Miraj cũng tương tự như Lễ Thăng Thiên (Ascension) của Ki Tô Giáo. Cả hai vị giáo chủ nầy đều được tin rằng đã lên trời tại Jerussalem. Jesus đã tự mình bay lên trời, còn Muhammad được thiên thần Gabriel trao cho một con ngựa thần có cánh (Buraq) chở ông bay về trời. Giáo phái Sufis Thổ Nhĩ Kỳ thường tổ chức các cuộc hòa nhạc kích động và các cuộc khiêu vũ tưng bừng để mừng lễ này. 

d. Lễ hội Ashura kích động hận thù của giáo phái Shiite.-  Vào ngày 10 tháng Giêng năm 680, cháu ngoại của Muhammad là Husayn (con trai của  Ali và Fatima) bị triều đại Ummayad (theo giáo phái Sunni) sát hại. Giáo phái Shiite chọn ngày này làm lễ kỷ niệm gọi là Ashura, tương tự như Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh (Good Friday) của Ki Tô Giáo.

Đây là ngày kỷ niệm mang đầy kịch tính nhằm gây xúc động tột độ nơi các tín đồ. Ở khắp nơi diễn ra những cảnh tượng quân Ummayads hành hạ Husayn và cuối cùng Husayn bị chém đầu . Các tín đồ khóc sướt mướt, đồng thời la hét nguyền rủa quân Ummayads. Buổi lễ được kết thúc bằng một đám rước khổng lồ với chiếc đầu giả của Husayn. Lễ Hội Ashura gây xúc động nhiều nhất là ở Iran và Ấn Độ (New Delhi). Iraq có 60% tín đồ theo giáo phái Shiite nhưng bị Saddam Hussein theo giáo phái Sunni đàn áp. Từ 1979, chế độ Saddam đã sát hại nhiều trăm ngàn tín đồ Shiite cực đoan theo báo cáo của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (Houston Chronicle, Sunday May 18-2003, page 23A).

                                                                                              Charlie Nguyển

THÂN PHẬN PHỤ NỮ HỒI GIÁO

 

Tổng số 1 tỷ 200 triệu tín đồ Hồi Giáo trải rộng trên khắp các lục địa nên số phận của phụ nữ không đồng nhất. Tùy theo luật pháp của mỗi quốc gia, số phận phụ nữ ở mỗi nước cũng khác nhau và tùy theo phong tục tập quán của mỗi dân tộc, cũng như do sự biến chuyển của lịch sử, số phận của phụ nữ Hồi Giáo cũng thay đổi theo.

            Tuy nhiên, vượt lên trên mọi dị biệt của địa phương và qua mọi giai đoạn khác nhau của lịch sử vẫn có những yếu tố chung của đạo Hồi quyết định phần lớn số phận của các phụ nữ Hồi Giáo. Đó chính là những điều luật về phụ nữ được nêu rõ trong kinh Koran và trong Thánh Luật Sharia (The Holy Law of Islam). Kinh Koran là cuốn sách thiêng liêng ghi chép các lời của Thiên Chúa Allah (Words of Allah) nên Koran được coi là bộ luật tối cao và không ai có quyền sửa đổi. Bộ luật Sharia được triển khai từ kinh Koran nên cũng là Thánh Luật bất khả xâm phạm. Do đó, những điều gì dù bất công và vô lý đã được kinh Koran và thánh luật Sharia áp đặt lên số phận phụ nữ cũng đều trở thành bất di bất dịch trong các nước Hồi Giáo. Thí dụ:

            - Kinh Koran đã qui định chế độ y phục của phụ nữ hết sức khắt khe như sau: “Phụ nữ phải mặc che kín hoàn toàn, không được để lộ một phần nào của thân thể trước mặt bất cứ một người đàn ông nào, bao gồm cả mặt và tay” (They dress up completely without showing any part of their bodies, including face and hands to any man – Koran 33:53).

            Kinh Koran minh thị xác nhận uy quyền của đàn ông đối với đàn bà: “Đàn ông có quyền đối với đàn bà vì Chúa đã sinh ra đàn ông cao quí hơn đàn bà và vì đàn ông phải bỏ tài sản của mình ra để nuôi họ. Đàn bà tốt phải biết vâng lời đàn ông vì đàn ông săn sóc cả phần tinh thần của đàn bà. Đối với những phụ nữ không biết vâng lời, đàn ông có quyền ruồng bỏ, không cho nằm chung giường và có quyền đánh đập”.

            (Man has the authority over women because God has made the one superior to the other and because they spend wealth to breed them. Good women are obedient because they guard their unseen parts.  As for those whom you fear disobedience, admolish them, send them to beds apart and beat them – Koran 4:34).

            Kinh Koran coi thiên đàng là “Khu vườn của lạc thú nhục dục muôn đời”, còn ở trên thế gian nầy thì đàn bà là “cánh đồng lạc thú” mà mọi nguời đàn ông đều có quyền chủ động bước vào nếu muốn: “Women are your field, go into your field whence you please” – Koran 2: 221)

            Đàn bà bị xã hội Hồi Giáo coi là một thứ công cụ để đẻ con và để thỏa mãn dục tính của đàn ông. Kinh Koran còn qui định: khi cha mẹ chia gia tài thì con gái chỉ được hưởng một phần nửa phần của con trai mà thôi. Khi các nhân chứng ra trước tòa làm chứng thì lời chứng của đàn bà chỉ có giá trị bằng một nửa lời khai của đàn ông. Khi nạn nhân là phụ nữ bị giết thì thân nhân chỉ được lãnh một nửa số tiền bồi thường.

            Đàn ông có quyền lấy nhiều vợ nhưng đàn bà chỉ được lấy một chồng, do đó đàn ông không có tội ngoại tình. Trái lại, đàn bà ngoại tình sẽ bị đem ra nơi công cộng để mọi người ném đá đến chết.

            Trải qua 14 thế kỷ, kinh Koran đã gieo biết bao tai họa cho các phụ nữ Hồi giáo nhưng vì các tín đồ ngoan đạo đều coi Koran là “Chân lý Tối Hậu của Thiên Chúa” (The Final Truth of Allah) nên không ai dám coi đó là những điều vô lý hoặc bất công. Các tín đồ nam cũng như nữ không còn con đường nào khác là phải tuyệt đối vâng phục ý Chúa vì Đạo Hồi có nghĩa là sự vâng phục hoàn toàn ý của Chúa (Islam = Submission to God).

            Trong các nước Hồi Giáo, nữ giới phải chiu nhiều thiệt thòi trong hôn nhân. Tuổi con gái đi lấy chồng trung bình từ 12 đến 15. Trong các bộ lạc du mục, nhiều khi cha mẹ gả chồng cho con gái lúc mới 5,6 tuổi.  Các anh chị em họ gần (cousins) có quyền lấy nhau, đặc biệt là hai người đàn ông có quyền trao đổi con gái cho nhau (người này làm cha vợ của người kia!). Đó chính là trường hợp của Muhammad. Năm 624, Muhammad (54 tuổi) lấy cô Hafsah 18 tuổi, con của Umar làm vợ bé. Trong khi đó, vợ chính của Muhammad mới lên 10, con gái của Abu Bakr. Cả hai cha vợ của Muhammad là Umar và Abu Bakr đều xin cưới con gái út  của Muhammad là Fatima. Muhammad không chịu vì ông quá yêu thương Ali là em họ (con của chú ruột) nên ông đã gả Fatima cho Ali. Sau này Ali và Fatima trở nên “thánh tổ” của giáo phái Shi-a. Shi’a có nghĩa là “đảng của Ali” (Shiites = partisans of Ali).

            Sau đây là hai vấn đề quan trọng được coi là tiêu biểu cho quan niệm đặc biệt của Hồi Giáo về nữ quyền. Đó là vấn đề đa thê (Polygamy) và trường hợp Afganistan dưới chế độ Hồi Giáo cực đoan của  Taliban.

 

            I. VẤN ĐỀ ĐA THÊ.-

 

Nói chung, các nước Tây Phương nhìn về các nước Hồi Giáo (công nhận chế độ đa thê) một cách khinh bỉ và họ coi Đa Thê đồng nghĩa với chế độ nô lệ (Polygamy is slavery!). Từ hậu bán thế kỷ 20, do nhiều biến chuyển về kinh tế và chính trị trên thế giới, nhiều nước Hồi Giáo đã phải điều chỉnh “Thánh Luật Sharia” đối với vấn đề đa thê cho phù hợp với thực tế.

            - Tunisia:  Đa số đàn ông Tunisia không đủ sức nuôi vợ con cho nên hầu như chẳng có ai muốn lấy nhiều vợ, mặc dầu kinh Koran cho phép đàn ông lấy 4 vợ. Các dân biểu tán thành việc hủy bỏ tục đa thê. Do đó, vào năm 1956, Tunisia trở thành nước Hồi Giáo đầu tiên ra lệnh cấm đa thê. Chẳng những thế, họ còn chê bai chế độ ly dị quá dễ dàng của Tây Phương. Họ gọi các cuộc hôn nhân sau khi ly dị liên tiếp nhiều lần là một hình thức đa thê trá hình vì đó chỉ là “chế độ độc thê hàng loạt” (serial monogamy).

            - Algeria:  Algeria là thuộc địa của Pháp từ năm 1830. Chiến thắng Điện Biên Phủ lẫy lừng của Việt Nam năm 1954 đã đem lại một niềm hứng khởi vô cùng lớn lao cho nhân dân Algeria trong quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp dành độc lập. Niềm hứng khởi đó đã thúc đẩy trên 10.000 phụ nữ Algeria gia nhập hàng ngũ kháng chiến quân võ trang. Họ lợi dụng những chiếc áo choàng đen phủ kín từ đầu đến chân để dấu vũ khí, thuốc men, lương thực tiếp tế cho quân kháng chiến. Nhưng sau khi cuộc kháng chiến thành công năm 1962 thì chính quyền Algeria bị rơi vào tay của giới lãnh đạo Hồi Giáo cực đoan.

Chính quyền này muốn đưa Algeria trở về thời Trung Cổ bằng cách tước đoạt mọi quyền tự do của phụ nữ. Phụ nữ Algeria ngao ngán thở dài hối tiếc thời Pháp thuộc vì dưới ách thống trị của thực dân, họ đã được hưởng rất nhiều quyền tự do và nhân phẩm của họ đã được kẻ địch tôn trọng còn hơn những kẻ lãnh đạo đồng hương của họ.

            Vào năm 1980, một đảng Hồi Giáo cực đoan khác lên nắm chính quyền ở Algeria. Năm 1984, chính quyền này ban hành luật công nhận chế độ đa thê. Nhiều phụ nữ biểu tình chống lại luật này. Chính quyền quá khích ra lệnh cho cảnh sát nổ súng khiến cho 48 phụ nữ bi thiệt mạng.

            Sự đàn áp dã man của chính quyền Hồi Giáo cuồng tín đã làm bùng lên một làn sóng phản đối mạnh mẽ hơn. Chính quyền liền ban hành luật thị uy với những hình phạt thật nghiêm khắc đối với những người xách động biểu tình: đàn ông bị chặt đầu, đàn bà bị thiêu sống. Bộ luật chống biểu tình này được áp dụng liền trong 10 năm, từ 1984 đến 1993, đã giết chết khoảng 7000 người!. Mặc dầu vậy, phụ nữ Algeria vẫn không nản chí, họ tiếp tục tranh đấu cho tự do một cách thật kiên cường khiến cho thế giới phải khâm phục. Ngày lịch sử 22-3-1993, một nửa triệu phụ nữ Algeria vứt bỏ áo choàng và khăn che mặt từ khắp nơi đổ về thủ đô với khẩu hiệu: “Chúng tôi không nhượng bộ” (We will not yield!). Trước khí thế quá mạnh mẽ và can trường của nửa triệu phụ nữ, chính quyền Hồi Giáo cực đoan đã phải chùn tay không dám bắn và cuối cùng họ đã phải nhượng bộ bằng cách hủy bỏ các luật lệ bất công đối với phụ nữ.

            - Iran:  Đại đa số dân Iran theo giáo phái Shiites nổi tiếng bảo thủ và cực đoan. Họ theo đúng tinh thần của Kinh Koran là chỉ tôn trọng quyền lợi của đàn ông mà thôi. Luật hôn nhân của Iran công nhận chế độ đa thê. Đàn ông muốn ly dị vợ lúc nào cũng được, thủ tục ly dị vô cùng đơn giản vì người chồng chỉ cần nói với vợ ba lần: “Tôi ly dị cô”!  Sau khi được tòa cho ly dị, người chồng luôn luôn có quyền giữ con trai trên 6 tuổi và con gái trên 12 tuổi. Người vợ chỉ được nhận tiền của chồng trợ cấp trong 3 tháng mà thôi.

            Trong thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, các vua Hồi công nhận nhiều quyền tự do của phụ nữ, nhưng sau cuộc Cách Mạng Hồi  Giáo do giáo chủ Khomeini lãnh đạo trong 2 năm 1978-1979, chính quyền Hồi Giáo Shiite cực đoan đã đưa Iran trở lại thời Trung Cổ: Phụ nữ bị bắt buộc phải đeo mạng che kín mặt và phải mặc áo choàng CHADOR phủ kín từ đầu đến chân. Luật pháp cho phép chồng có quyền đánh vợ, thậm chí dù có đánh chết vợ chăng nữa thì cũng chỉ bị tòa án phạt tượng trưng. Tại Iran, hàng năm có tới nhiều trăm vụ phụ nữ bị chồng giết chết!

            Tuy nhiên, Iran có một số điều luật tiến bộ so với các nước Hồi Giáo khác: Phụ nữ được phép lái xe, được quyền hành nghề buôn bán nhà cửa, làm chủ cửa tiệm buôn và đặc biệt là được giữ các chức vụ cao trong chính quyền. Hiện nay phụ nữ chiếm 35% lực lượng công chức tại các công sở, 25% lực lượng công nhân và 54% tổng số sinh viên đại học. (Newsweek 3.2.2001).   

- Các nước Hồi Giáo có nữ thủ tướng:  Thổ Nhĩ Kỳ, Pakistan, Bangladesh và Indonesia.   Tại các nước này, phụ nữ có quyền tự do gần như bình đẳng với nam giới. Nếu xếp theo thứ tự về quyền tự do của phụ nữ thì Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu rồi đến Indonesia, Pakistan và Bangladesh. Ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ, tại Indonesia, Pakistan và Bangladesh hầu hết các phụ nữ đều thất học. Chỉ có một trường đại học Rawanpindi ở Pakistan có nữ sinh viên. Các phụ nữ Pakistan, kể cả nữ sinh viên, đều phải che mặt. Tại vùng Kashmir đang có chiến tranh giữa Hồi và Ấn, bọn cuồng tín Hồi Giáo thường hay tạt át-xít vào mặt những phụ nữ không chịu đeo mạng che mặt. 

            - Các nước Hồi Giáo tại vùng vịnh Ba Tư.-  Vùng Vịnh Ba Tư có nhiều nước Ả Rập theo Hồi Giáo: Ả Rập Saudi, Koweit, Yemen, Quatar và Emerites. Các nước này giầu có nhờ dầu hỏa và có nhiều siêu thị (supermarket, Food stores) như ở Mỹ, nhưng phụ nữ bị luật pháp cấm lái xe. Do đó, công tác mua sắm (shopping) và đi chợ đều do đàn ông thực hiện. Nếu đàn ông không thích đi chợ mua sắm thì cũng phải lái xe đưa vợ tới các cửa tiệm rồi ngồi chờ vợ ở trong xe.

            Tại Ả Rập Saudi, nhà nước ban hành luật về y phục của phụ nữ (The National Dress Code) theo đúng tinh thần kinh Koran là “phải bảo vệ đức khiêm tốn của phụ nữ và không cho phép họ phô bày nhan sắc” (to guard their modesty and not to display their beauty). Luật này lập ra một ngành cảnh sát đặc biệt gọi là “Cảnh sát đạo đức” (Morality Police) chuyên lo việc thi hành các luật lệ về y phục của phụ nữ. Bất cứ một phụ nữ nào mặc y phục không đúng qui định sẽ bị cảnh sát đạo đức đánh đập bằng gậy tại chỗ!

            Điều rất đặc biệt tại Saudi Arabia là các phụ nữ đều không có thẻ căn cước. Lý lịch của họ chỉ được ghi thêm vào căn cước của cha nếu còn độc thân. Khi cha chết thì lý lịch được ghi vào thẻ của anh em trai. Nếu đã kết hôn thì lý lịch của phụ nữ được ghi vào thẻ căn cước của chồng. Khi chồng chết thì ghi vào thẻ căn cước của con trai. Đàn bà bị cấm lái xe, bị cấm hành nghề luật sư, kỹ sư và bị cấm làm công chức cho các công sở của nhà nước.

            Tại Koweit: Số phận phụ nữ cũng tương tự như ở Saudi Arabia. Tuy nhiên, kể từ 1999, phụ nữ được luật pháp công nhận nhiều quyền tự do, trong đó  có quyền tự do quan trọng nhất là quyền tự do ứng cử và bầu cử. (Newsweek 3/12/2001).

            Tại Saudi Arabia và Koweit, các học sinh nam nữ phải học tại các trường riêng biệt từ cấp tiểu học trung học và cả ở đại học.

 

            II. AFGANISTAN DƯỚI CHẾ ĐỘ HỒI GIÁO CỰC ĐOAN TALIBAN.-

 

            Năm 1989, do sự giúp đỡ tích cực của Mỹ và của các nước Hồi Giáo, quân kháng chiến Afganistan đã đánh đuổi quân Liên Xô ra khỏi bờ cõi. Sau đó, trong ba năm kế tiếp, quân kháng chiến tiếp tục cuộc chiến đấu để lật nhào chế độ thân Liên Xô của Najibullah. Nhưng đến khi cuộc kháng chiến thành công thì các “chiến sĩ tự do” (Mujahideen) đã mau chóng chia thành nhiều phe nhóm chống đối và giết hại lẫn nhau vì lý do sắc tộc và giáo phái khác biệt. Tại Afganistan, từ xưa đến nay có bốn sắc tộc thường xuyên xung đột nhau là Pathans, Pashtun, Uzbek và Tajik. Về tôn giáo, có hai giáo phái vốn thù nghịch nhau và đã từng có nhiều thế kỷ thù hận đẫm máu là giáo phái Sunni và  Shiite. Đất nước Afganistan rơi vào tình trạng nồi da  xáo thịt trong 5 năm, từ 1989 đến 1994 làm thiệt mạng hàng vạn sinh linh.

            Cuộc nội chiến được kết thúc năm 1994 do một người hùng tên Mullah Omar, lãnh đạo phe Taliban, thành công trong việc cướp chính quyền trung ương. Theo ngôn ngữ Afgan thì Taliban có nghĩa là “Một Nhóm Sinh Viên” (A band of Students). Họ có chủ trương ổn định đất nước, thiết lập quốc gia Hồi  Giáo và chủ trương bài  ngoại cực đoan.

            Điều làm mọi người phải ngạc nhiên là phe Taliban không có quân đội, trong khi các lãnh chúa của các bộ lạc đều có quân đội và vũ khí trong tay mà không dám làm gì. Sự thành công của Taliban hoàn toàn do khả năng tuyên truyền và thuyết phục quần chúng nên họ đã được toàn dân ủng hộ và đưa lên nắm chính quyền năm 1994. Năm 1996, Taliban mới chính thức chiếm thủ đô Kabul và kiểm soát 2/3 lãnh thổ quốc gia. Việc đầu tiên là Taliban ban hành hiến pháp công bố Afganistan là một quốc gia Hồi Giáo (Hồi Giáo là Quốc Giáo). Các luật lệ cổ hủ lỗi thời của Hồi Giáo từ 14 thế kỷ trước đều được phục hồi: kẻ bị kết án về tội trộm phải bị chặt tay, đàn bà ngoại tình bị ném đá đến chết…

            Taliban ban hành luật lệ về y phục của phụ nữ hết sức khắt khe, đến nỗi đã biến họ thành “những kẻ vô hình” vì mọi người hàng xóm và những người đi trên đường phố đều không nhìn thấy mặt của phụ nữ. Mọi phụ nữ Afgan mỗi khi bước chân ra khỏi nhà đều phải mặc bộ BURKA. Đây là một kiểu áo choàng may bằng vải thô phủ kín từ đầu đến chân. Các ký giả Tây Phương gọi Burka là “cái túi đựng xác người sống” (the body-bag for the living). Vì được may bằng nhiều nếp gấp và rộng thùng thình nên chiếc áo Burka rất nặng. Vào mùa hè trời nóng có nhiều phụ nữ bị bịnh ngộp thở (claustrophobia) hoặc mắc chứng nhức đầu kinh niên.

            Tại Afganistan cũng như tại các quốc gia Hồi Giáo khác, phụ nữ không được đi học. Các bé gái chỉ được học từ 7 đến 12 tuổi đủ để có thể đọc được sách kinh mà thôi.

            Cũng giống như trường hợp Algeria, chính quyền Hồi Giáo bản xứ đã đối xử với phụ nữ tàn tệ hơn chế độ thực dân Pháp trước kia. Chế độ Taliban cũng tước đoạt hết mọi quyền tự do của phụ nữ Afganistan mà họ đã được hưởng dưới thời Liên Xô chiếm đóng tại xứ này trong 10 năm, từ 1979 đến 1989. Chính phủ Taliban lập ra Bộ Cải Tiến Đạo Đức và Ngăn Ngừa Thói Xấu (Ministry for Promotion of Virtues and Prevention of Vices).  Các cán bộ thuộc bộ này đều là đàn ông, mỗi cán bộ được trang bị một cái roi dài quấn dây cáp bằng thép dùng để đánh bất cứ một phụ nữ nào đi trên đường phố mà không mặc y phục đúng cách. Chẳng hạn như để lộ vớ trắng ở bàn chân, đi giầy gây tiếng kêu trên hè phố, mặc quần áo quá bó sát thân hoặc trên người có đeo nữ trang v.v… 

                                                                                                                                      Charlie Nguyễn

Đạo Islam tại Việt Nam

                                                                                Đổ Hải Minh (Dohamide Abu Talib) Ca, USA

Ngược dòng lịch sử người ta đã ghi nhận vào một thời điểm hiện chưa được các cuộc nghiên cứu khoa học xác định chính xác, Đạo Islam nguyên đã được truyền chuyển vào bán đảo Đông Dương bởi các nhà thương buôn Á Rạp ghé qua các bến cảng đất Champa tức Chiêm Thành, một vương quốc đã một thời hưng thịnh tại vùng đất Trung Việt Nam ngày nay, mà kinh đô Vijaya (Thành Đồ Bàn) qua một số đền tháp, di chỉ, còn lưu lại, được đặt tại Trà Kiệu, vùng Bình Định ngày nay. Nhà khảo cổ Pháp, H. Huber, đã tìm được trong sử nhà Tống, Trung Quốc, bản tường thuật về sinh hoạt của dân tộc Chăm có ghi câu kinh A-la hòa cập bạt mà người ta suy ra là câu kinh nhật tụng Allahu Akbar (Allha vĩ đại) của người Muslim. Ngoài ra, trong câu chuyện lịch sử dân gian của người Chăm, đăng trong Excursions et Reconnaissances, XIV, trang 153, có ghi vị vua Champa trị vì vào thế kỷ thứ 10 T.L. đã nhập đạo Islam và đã có đi hành hương Thánh địa Makkah, chứng tỏ đạo Islam đã có một thời cực thịnh tại đất Champa. Sau khi vương quốc Champa từng bước tan biến trước các làn sóng nam tiến của Đại Việt, một vị vua cuối cùng của người Chăm được gọi là Pô Chơn, không chịu đượng được các chính sách ngược đãi của thời vua Minh Mạng, đã cùng một số thần dân trốn sang đất Cam Bốt và định cư tại đó (Một số địa danh như  Kompong Cham chẳng hạn trên đất Cam Bốt có nghĩa là bến hoặc làng người Chăm). Nhóm nầy sau đó lần hồi xuôi theo dòng sông Cửu Long xuống đế! n vùng Châu Đốc, đã định cư trong bảy làng tại đây cho đến ngày nay và đã có tham gia lao động thực hiện công trình của Thoại Ngọc Hầu đào kinh Vĩnh tế thông thương với Hà Tiên. Từ biến cố lịch sử nầy, cộng đồng Chăm Muslim được chia thành hai nhóm một thời gian dài đã bị ngăn cách nhau trong không gian.

Nhóm người Chăm còn lại trên đất mẹ qua diễn biến của thời cuộc không còn ai chuyên về nghề đánh cá ngoài biển là nghề cổ truyền một thời nổi tiếng của người Chăm nữa, mặc dầu trong các lễ tục dân gian, cụ thể là lễ cúng Raja, vẫn còn phản ảnh sinh hoạt nghề nầy. Ngoài số người Chăm theo tín ngưỡng truyền thống trực tiếp chịu ảnh hưởng Ấn Giáo  và Bà La Môn, cho đến ngày nay vẫn còn lưu lại một số người gọi là Chăm Bani, sống trong các thôn ấp riêng rẽ đối với người Chăm, có một hệ thống chức sắc lãnh đạo chuyên nghiệp, trong dân gian gọi là các Thầy Chang, đảm bảo thực hiện các lễ nguyện, nhịn chay, và các lễ cúng của gia đình, còn người dân thì chỉ mang vật cúng đến thánh đường mà thôi. Thiên Kinh Qur'An cũng còn được duy trì, nhưng là bản được sao chép tay qua nhiều thế hệ nên đã thay đổi nhiều nét và cách đọc có nhiều âm khác lạ không còn là tiếng A Rạp nguyên gốc nữa. Tình trạng sai lệch đó nguyên là do sống cô lập trong thời gian dài không có giao lưu với bên ngoài, nên một số vị chỉ muốn nhận mình là người Bani để tự phân biệt ngay cả với đạo Islam, thường được phát âm là A-xa-lam. Linh mục Durand, trong bài nghiên cứu Les Chams Bani, đã suy luận chữ Bani do từ Beni tiếng A Rạp có nghĩa là con, tức con của Muhammad. Sự thực từ Bani trong tiếng Chăm có nghĩa là đạo, ý muốn nói đến người theo đạo còn những người khác là người ngoại. Mặc dầu cho đến nay chưa có cuộc nghiên cứu phân tích khoa học thực sự đi vào! thực chất hành đạo của người Chăm Bani hiện dịnh cư tại tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Bình Thuận, có những bằng chứng sơ khởi xác định người Chăm Bani chính là người Muslim:

1)      Dạng bản Thiên Kinh Qur'An mặc dầm ngày nay đã biến đổi nhiều và không còn gọi là Qur'An nữa mà thường đọc trại ra là Qur'ưn hoặc Kitab alhămđu, nhưng thực chất vẫn là Qur'An.

2)      Các thánh đường mặc dầu ngăn cách đã lâu với bên ngoài vẫn được xây cất theo đúng hướng Qiblat, tức hướng Thánh Địa Makkha của đạo Islam.

3)      Niên lịch sử dụng và cách tính năm tháng hoàn toàn đúng với niên lịch Hijrah hiện hành của Islam. Tại tỉnh Ninh Thuận, một vài thôn ấp Chăm Bani ngày trước đã giao lưu với các đồng đạo Muslim tỉnh An Giang và đã lập các cộng đồng Muslim đúng theo nề nếp Islam tại Văn Lâm, An Nhơn, Phước Nhơn, v.v… Nhất là tại Phước nhơn, một Masjid mới được xây dựng cách khoảng thánh đường của người Bani trong tầm nhìn thấy nhau, tạo nên triển vọng một ngày nào đó cả hai cộng đồng càng xích lại tìm hiểu nhau, xóa tan ngăn cách, và hòa hợp với nhau trong tình nghĩa mọi người Muslim đều là anh em như lời phán dạy của Allah trong Thiên Kinh Qur'An.

 

Nhóm người Chăm Muslim miền Tây Nam Bộ, trong dan gian thường quen gọi là người Chăm Châu Đốc trong quá khứ, sau khi định cư, đã có tiếp xúc với các thương buôn người Mã Lai đi thuyền ngược dòng sông Cửu Long đến trao đổi hàng hóa. Cuộc tiếp xúc nầy đã tạo điều kiện cho người Chăm Châu Đốc hòa hợp về mặt đạo giáo, khi có phương tiện thì tìm cách gởi con em qua Mã Lai học đạo, nhất là tại Kelantan. Các du học sinh nầy sau một thời gian học đạo tại Mã Lai đã trở về quê nhà và thường đảm trách việc truyền dạy giáo lý Islam, đào tạo môn sinh, phân phối về các thôn ấp đảm trách trường lớp thường được xây cất gắn liền với các Masjid (Thánh đường) trong dân gian gọi là Tuôn, được xã hội nể trọng. Những vị học đạo nhiều năm tại Mã Lai theo thời gian được cộng đồng cử nhiệm làm Hakim trên nguyên tắc đứng đầu quán xuyến điều hành việc đạo một cộng đồng (jam'ah). Điển hình có vị nổi danh như Tuan Haji Umar' Aly trong cuối đời đã đảm trách chức vụ Mufty, đứng đầu toàn Cộng Đồng, phối hợp hoạt động các Hakim. Vị Mufty đương nhiệm là Tuan Haji ISMA'IL FICKRY, hoặc Tuan Hakim Haja IDRESS thuộc Cộng Đồng Muslim Mubarak Châu Giang, tỉnh An Giang, cũng đã một thời gian lưu học đạo tại Mã Lai.

Trong những điều kiện phát triển giao lưu với cộng đồng Muslim Mã Lai như trên, cộng đồng Muslim Châu Đốc, theo truyền thống, hành đạo theo Madhahab Shafi'y [1] và do khuynh hướng tự nhiên bảo tồn căn tính (identity) của dân tộc đã theo khuôn mẫu Mã Lai dùng mẫu tự A Rạp để viết chữ Chăm để đồng thời đọc Thiên Kinh Qur'An luôn; còn chữ Chăm cổ truyền thì theo thời gian không còn mấy người biết nữa trong cộng đồng người Chăm Châu Đốc. Do đó cộng đồng người Chăm Muslim Châu Đốc thường học đọc Thiên Kinh Qur'An theo nguyên bản A Rạp, nhưng khi học diễn dịch để thông hiểu Thiên Kinh thì phải thông qua các quyển Tafsir Qur'An viết bằng chữ Mã Lai và chữ Mã Lai theo thời gian biến thành ngôn ngữ của giới trí thức, có học người Chăm Châu đốc. Tuy nhiên ngôn ngữ Chăm trong dân gian vẫn là tiếng nói mẹ đẻ được sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày, nên để được thích hợp, giới trí thức Chăm Châu Đốc đã theo khuôn mẫu sẵn có của Mã Lai dùng các mẫu tự A Rạp để phiên âm tiếng Chăm dùng để dạy giáo lý tại các trường lớp ở mỗi thôn ấp. Thời cuộc khó khăn của những thập niên sau nầy đã làm gián đoạn một thời gian dài các dòng giao lưu tôn giáo giữa Chăm Châu Đốc và Mã Lai, cho mãi đến thập niên 1960, có điều kiện nối lập, người Chăm Muslim ở Việt Nam mới được biết rằng sau khi thu hồi độc lập và thành lập nước M! alaysia, người Mã Lai đã có thứ chữ mới gọi là Malayurumi được hình thành với mẫu tự Latin và được thông dụng trong các cơ quan nhà nước cũng như trong dân gian; còn thứ chữ cũ gọi là Javi cùng khuôn mẫu chữ mà người Chăm Muslim vẫn sử dụng thì nay đã lùi về quá khứ, chỉ còn được dùng trong khuôn khổ giới hạn trong sinh hoạt tôn giáo tại một số địa phương nhất định mà thôi. Nhắc đến sự kiện nầy, chúng tôi muốn nêu lên một yếy tố thuận lợi chủ yếu đã góp phần làm cho sinh hoạt tôn giáo của người Chăm Muslim tại Việt Nam có tính tương đối khép kín, có ngôn ngữ riêng, chữ viết thông dụng riêng, tín ngưỡng riêng đối với môi trường bao quanh là xã hội Việt Nam nói chung. Trong một thời gian dài, người Chăm Muslim Châu Đốc đã kết hợp với niềm tự hào dân tộc, ít có gia đình nào chịu cho con em đến trường học chương trình phổ thông; ngoài ra, các bậc phụ huynh một phần cũng còn mang mặc cảm e ngại con em mình khi được đi học phổ thông thì lại hấp thụ nếp sống khác biệt, trong giao dịch sẽ uống rượu, cờ bạc, giao hợp sinh lý vụng trộm gọi là zina, vốn là những điều giáo luật răn cấm (harăm) và nếu phạm phải sẽ gây sỉ nhục cho dòng họ tông môn trong xóm làng.

Tuy nhiên theo đà phát triển, nền kinh tế tự túc địa phương đơn thuần dựa vào nghề chài lưới và dệt vải không còn đủ điều kiện bảo toàn mưu sinh cho người dân trong vòng các thôn ấp nữa; người Chăm Muslim Châu Đốc phải đi ra ngoài kiếm sống, ban đầu là bằng những chiếc thuyền con cổ truyền nương theo các kinh rạch sông ngòi, và chính những dịp đi ra ngoài nầy đã thúc đẩy người Chăm Muslim Châu Đốc nói và học nói tiếng Việt để chung đụng giao dịch thường xuyên với người Việt. Vào thập niên 1920, một chiếc thuyền con đã mang một ông lão người Chăm Muslim Châu Đốc cùng với hai người con trai xuôi theo Kinh Chợ Đệm, tỉnh Long An, đã ghé lại một bến của làng Tân Bửu có tên dân gian là Ba Cụm, tình cờ đã vận dụng y học cổ truyền của mình chữa lành cho một người mang bệnh ngặt nghèo, khiến cả gia đình nầy tin tưởng và đã nhập đạoIslam. Tại địa điểm ghé bến nầy ngày nay đã xây được một Thánh Đường (Masjid) tạo thành cộng đồng (jam'ah) Muslim đầu tiên thường được gọi là mu'al-laf gồm toàn người Việt. Trong cộng đồng mu'al-laf  nầy hẳn nhiên không thể dùng tiếng Chăm để giảng sách, nếu muốn mọi người cùng theo dỏi am hiểu. Thế là từ đó, ngoài những bài thuyết giảng bằng miệng trong các Masjid cho số tín đồ Muslim nói tiếng Việt ngày càng đông đảo, đã nảy sinh nhu cầu về các tài liệu sách vở in ấn bằng tiếng Việt. Ngoài ra trong cộng đồng người Chăm Muslim Châu Đốc theo đà phát triển cũng đã phát sinh ý thức lợi ích của việc cho con em đến trường phổ t! hông tạo thành một tầng lớp học sinh sinh viên, vì điều kiện sinh sống và học hành không còn có thể đi theo dấu chân của cha ông khép mình riêng trong các trường lớp cổ truyền thôn ấp nữa.

Đặc biệt là tại Sài Gòn đã lần hồi hình thành một cộng đồng Muslim đa dạng, kết hợp những người hầu hết là dân tha phương, bao gồm người Mã Lai, người Ấn, người Pakistan, người A Rạp, và nhất là người Việt, đưa đến tình trạng là phải dùng tiếng Việt trong giao dịch với nhau. Ngoài ra, trong cuộc sống đô thị không còn điều kiện tự cô lập như tại các thôn ấp nữa, đạo Islam phải không bị khép trong một không gian hạn hẹp, một dân tộc, một nước nào, thì mới triển khai được tác dụng nhân ái, mang ánh sáng Thông Điệp Chân Lý của Allah đến với mọi người.



[1] Madhahab Shafi'y là một trong bốn trường phái giáo luật (Madhahab) của Hệ Sunnah, phát trỉn ảnh hưởng tại Indonesia, Ai Cập, Mã Lai, Brunei, Phi Luật Tân, Sri Lanka, Việt Nam… được đặt dưới quền lãnh đạo của Imam Muhammad ibn Idris al-Shafi'y, sanh tại Palestine năm 767 TL. Ba trường phái khác thuộc hệ Sunnah là Madhahab Hanafy, Madhahab Maliky, và Madhahab Hanbaly. Mặc dầu có đôi chút khác biệt giữa bốn Madhahab trên, người Muslim theo hệ Sunnah cùng thừa nhận thẩm quyền sau cùng ở sự diễn dịch Thiên Kinh Qur'An và Hadith bởi các Ulema, một nhóm các nhà học giả uyên bác. Điều nầy trái ngược với hệ Shi'ah, trên cơ bản dựa vào các nhà lãnh đạo tôn giáo của họ là các Imam để có sự dẩn dắt dứt khoát


1 nhận xét: