GIÁO HỘI LA MÃ:
LỊCH SỬ VÀ HỒ SƠ TỘI ÁC
- Nguyễn Mạnh Quang
Các bài trong chương 92: 1 2 3 4
21 tháng 9, 2008
CHƯƠNG 92 (A)
VẤN NẠN GIÁO HỘI LA MÃ
Bài này nằm trong Phần VI, Mục XXIII (có tựa đề là Tương Quan Sức Mạnh của Hai Miền Bắc và miền Nam và Trong Cuộc Chiến Thống Nhất Đât Nước 1954-1975) và đã được đưa lên giaodiemonline vào cuối năm 2006.
Nhận thấy từ hơn mười năm nay, với sự xúi giục của Vatican, các tu sĩ và tín đồ Ca-tô lai lao vào con đường tội ác chống lại đất nước và tổ quốc bằng cách bất chấp cả luật pháp gây bạo loạn nhằm tiến tới lật đổ chính quyền hiện tại để tiến lên cướp chính quyền thiết lập chế độ đạo phiệt Ca-tô như ở miền Nam trong những năm 1954-1963 và ở Croatia trong những năm 1941-1945. Theo sư hiểu biết của người viết, tiến trình hoạt động chống tổ quốc và chính quyền Việt Nam hiện nay như sau:
1.- Phát động phong trào xúi giục những người dân có đất và nhà cửa bị quốc hữu hóa theo Điều 19 của Sắc lệnh ngày 4-12-1953 ghi nhận rằng “Trên nguyên tắc, sắc luật bãi bỏ quyền sở hữu đất đai của ngoại kiều", và theo Điều 2 và Điều 3 của Luật Cải Cách Ruộng Đất ban hành 14-6-1955 “Tịch thu toàn bộ ruộng đất và tài sản của thực dân Pháp và của đế quốc xâm lược khác. – Đối với địa chủ Việt gian, phản động, cường hào gian ác, thì tuỳ tội nặng nhẹ mà tịch thu toàn bộ hoặc một phần ruộng đất, trâu bò, nông cụ, lương thực thừa, nhà cửa thừa và tài sản khác. Phần không tịch thu thì trưng thu" (một tu viện mà 2 linh mục bị trục xuất, 2 linh mục bị tù thì không biết xếp vào hàng Việt gian hay phản động). [Xem bài viết "Cầu Nguyền Đòi Đất", Sự Thật Nào "Sẽ Giải Phóng Anh Em"? của tác giả Trần Minh Khoa, đăng trên sachhiem 13/9/2008.]
2.- Con cờ Nguyễn Văn Lý được tung ra tại gây rối tại khu vực nhà thờ Nguyệt Biều để châm ngòi và dò dẫm phản ứng của chính quyền và của nhân dân cả lương lẫn giáo.
3.- Thành lập Khối 8406 do hai ông Linh Mục Nguyễn Văn Lý và Phan Văn Lợi đứng đầu làm lực lượng tranh đấu kêu gọi giáo dân đứng lên gây bạo loạn trong mưu đổ lật đỏ chính quyền Việt Nam hiện nay.
4.- Công khai giục giáo dân gây bạo loạn tràn vào khuôn viên khu đất 42 Nhà Chung (tại khu đất này có trụ sở 03 cơ quan của UBND quận Hoàn Kiếm: văn phòng Văn hóa thông tin và thể dục – thể thao, Trung tâm thể dục thể thao, Nhà văn hóa) kéo dài từ ngày 18/12/2007 cho đến ngày 30/1/2008 và chúng chỉ chấm dứt khi Vatican ra lệnh cho chúng vào ngày này.
Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt xách động giáo dân khắp nơi kéo đến “vây” Tòa Khâm Sứ Hà Nội (số 42 phố Nhà Chung) nhiều ngày để đòi trả lại mảnh đất của Tây chiếm đóng ngày xưa.
5.- Mới đây, từ ngày 15/8/2008, chúng lại tái diến cái trò hề này ở Công Ty May Chiến Thắng tại 178 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội.
Trong vụ này, nếu chính quyền nhượng bộ, họ sẽ thừa thắng xông lên phát động chiến dịch đòi đất trên toàn lãnh thổ và chuẩn bị tổng nổi dậy và kêu cứu Liên Hiệp Quốc như Vatican đã làm ở East Timor vào năm 1999-2000.
Điểm đáng để ý là trong vụ này vào ngày 19/9/2008, khi làm việc (nói chuyện) với Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Hà Nội, Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt đã tuyên bố rằng "Tôi đi nước ngoài rất nhiều, tôi rất là nhục nhã khi cầm cái hộ chiếu Việt Nam”. Lời tuyên bố mất dạy trên đây của giám-mục Ngô Quang Kiệt làm cho cả nước cùng phẫn nộ. Anh Nguyễn Bình Lộc, thôn Yên Nội, xã Chấn Hưng, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc nói:
"Tôi cảm thấy rất giận dữ. Ông Kiệt đã xúc phạm tôi và cả dân tộc Việt Nam, hơn 80 triệu người luôn tự hào là người Việt Nam, được mang Quốc tịch Việt Nam. Tôi từng chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, bao đồng đội của tôi đã hy sinh ở đó để giành độc lập cho dân tộc, để con cháu sau này được mang Quốc tịch nước Việt Nam độc lập. Và nay tất cả đã thành hiện thực, đất nước đang phát triển đi lên, dẫu ai cũng biết là còn rất nhiều khó khăn. Nhưng mỗi người dân đều cần tự nhủ phải góp sức mình để xây dựng đất nước. Còn ông Ngôn Quang Kiệt? Ông đã làm được gì cho đất nước này, ngoài những việc mà ông đã xúi giúc giáo dân gây rối, gây khó dễ cho chính quyền TP Hà Nội, vốn đang phải tập trung rất nhiều vào việc xây dựng và phát triển Thủ đô, trái tim của cả nước. Ông ta không xứng đáng làm Tổng Gám mục, không đáng được tiếp tục giảng đạo cho giáo dân nghe…"[1]
Lời phát biểu trên đây của giám-mục Ngô Quang Kiệt khiến cho người viết nhớ lại hai sự kiện:
a.- Ngày 27/8/1964, Linh-mục Hoàng Quỳnh đưa ra khẩu hiệu "Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa" để hô hào giáo dân liều chết lao vào cuộc chiến phục hồi chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm mới bị lật đổ vào ngày 1/11/1963:
"Ngày 27/8/1964: Tướng Khánh đã triệu tập Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng bầu "Tam Đầu Chế" gồm: (1) Đại Tướng Nguyễn Khánh làm thủ tướng VNCH, (2) Đại Tướng Dương Văn Minh làm chủ tịch chính phủ (thực chất làm bù nhìn cho bù nhìn), (3) Đại Tướng Trần Thiện Khiêm làm chủ tịch Hội Đồng Quân Đội VNCH.
Trong khi các tướng đang họp ở Bộ Tổng Tham Mưu, thì ở ngoài hàng rào BTTM, Nguyễn Khánh giật dây Linh-mục Hoàng Quỳnh (Tổng Quỳnh) xách động các phần tử cuồng tín từ các trại định cư Xóm Mới, Hố Nai, Gia Kiệm, Bùi Môn biểu tình trước Bộ Tổng Tham Mưu đòi hỏi, yêu sách phục quyền cho các phần tử Cần Lao với khẩu hiệu "Thà mất nước, chứ không thà mất Chúa."[2]
b.- Các nhà truyền giáo xúi giục tín đồ không tuân lệnh triều đình và dạy dỗ họ chỉ phải tuân lệnh giáo hoàng ở Rome mà thôi. Sự kiện này được sách Bước Mở Đầy Của Sự Thiết Lập Hệ Thống Thuộc Địa Pháp ở Viên Nam 1858-1897 ghi lại với nguyên văn như sau:
"Các vị truyền giáo còn yêu cầu người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực Nhà Vua và luật pháp nước họ. Họ nói với các "con chiên": Đức Giáo Hoàng ơ La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ tuân phục quyền lực Tòa Thánh Vatican."[3]
Sự kiện Vatican đã và đang tiếp tục dạy dỗ tu sĩ và tín đồ Ca-tô người Việt không tuân lệnh chính quyền Việt Nam mà chỉ tuân lệnh Giáo Hoàng ở Vatican, và sự kiện các tu sĩ Ca-tô đang xúi giục giáo dân nổi loạn, bất chấp cả luật pháp, khinh rẻ và miệt thị chính quyền Việt Nam hiên nay như đã xẩy ra từ nhiều năm này mà hành động cùng lời phát biểu vô giáo dục vào ngày 19/9/2008 của ông Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt khiến cho chúng tôi nghĩ rằng cần phải đưa chương sách này lên sachhiem.net vào lúc này để cho mọi người biết rõ cái vấn nạn Vatican đối với nhân dân thế giới nói chung cũng như đối với chính quyền và nhân dân Việt Nam hiện nay.
Những người thấu hiểu lịch sử thế giới và lịch sử Giáo Hội La Mã đều khẳng định rằng, đạo Ki-tô, đặc biệt là hệ phái Ki-tô La Mã luôn luôn có chủ trương tôn giáo chỉ đạo chính quyền. Chủ trương này được thể hiện ra bằng việc thiết lập chế độ đạo phiệt (với bộ máy cai trị bằng các tổ chức cảnh sát, công an và mật vụ như thiên la địa võng) trong đó giới tu sĩ của hệ phái đó được coi như là giới người siêu quyền lực ngồi ở hậu trường gọi là chính quyền chìm (informal government) làm chính sách, điều khiển và ra chỉ thị cho chính quyền thế tục gọi là chính quyền nổi (formal government) phải thi hành. Chính quyền thế tục này sẽ thi hành tất cả những kế hoạch, biện pháp và các quyết định do chính quyền chìm đưa ra, trong đó đáng kể nhất là những biện pháp dưới đây:
Biện Pháp 1: Phải đưa hệ phái tôn giáo này lên hàng quốc giáo bất kể là dưới dạng thức nào (vấn đề quan trọng là bản chất), ban hành những luật lệ, bất kể là hình thức nào, nhằm cưỡng bách nhân dân phải tuân hành những giáo luật. Tất cả những giáo luật đều có mục đích duy nhất là phục vụ cho quyền lợi của hệ phái tôn giáo này mà quan trọng nhất là việc nắm độc quyền tất cả các phương tiện sản xuất trong nước và kiểm soát hay khống chế tất cả mọi sinh hoạt trong xã hội. Đây là truyền thống trong đạo Ki-tô La Mã (xin gọi vắn tắt là đạo Ca-tô). Chủ trương này đã được Giáo Hội La Mã đưa ra và triệt để thi hành từ thế kỷ 4 cho đến ngày nay. Sự kiện này được cựu giáo-sĩ Malachi Martin ghi nhận ở trong cuốn Rich Church, Poor Church với nguyên văn như sau.
"Trong các vấn đề tôn giáo, trước khi Kitô giáo ra đời, các tôn giáo trên thế giới đều có đặc tính khoan dung. Một trong những thông điệp của Delphic Oracle là "Mọi người đều đúng cả. Chẳng có ai sai quấy." Nguyên tắc của người La Mã thời bấy giờ là "Tôn giáo ở trong vùng (nơi bạn cư ngụ) là tôn giáo của bạn." Trong tâm trí và trong cách ứng xử của người đời thời bấy giờ là không có sự liên hệ gì giữa tôn giáo và chân lý. Tôn giáo không được coi như là một sự kiện có thật. Cho nên, thời kỳ trước khi đạo Kitô ra đời, không có chiến tranh tôn giáo, không có chuyện bách hại tôn giáo, và cũng không có người nào gọi là tử đạo cho niềm tin tôn giáo của họ. Lúc bấy giờ, không có ai cố gắng áp đặt tôn giáo hay cưỡng bách người khác phải theo tôn giáo của mình. Chỉ có những người Ki-tô giáo mới sản xuất ra chiến tranh tôn giáo, gây nên những vụ bách hại tôn giáo và tạo nên những người tử đạo.
Ngay từ lúc đầu, người Ki-tô giáo đã khăng khăng cho rằng tôn giáo của họ là chân lý, rằng tôn giáo của họ nói về thực tế. Họ đưa ra lập luận rằng tôn giáo của họ là một chân lý toàn cầu, rằng chỉ có Ki-tô giáo mới là tôn giáo đích thực. Vì thế, mọi hệ thống triết lý khác và mọi hệ thống kiến thức khác – bất kỳ ngành họat động nào của con người có liên hệ với chân lý đều phải hài hòa với tôn giáo đích thực là Ki-tô giáo. Trái lại, đó chỉ là một hệ thống triết lý giả, một kiến thức giả. Tất nhiên là mọi tính cách đạo đức đều từ Ki-tô giáo mà ra. Ki-tô giáo thấm nhập vào tất cả mọi lãnh vực trong đời sống thế tục từ kinh tế, chính trị, tài chánh, nghệ thuật, giáo dục cho đến các cơ cấu khác trong xã hội. Tôn giáo và chính trị, tôn giáo và tài sản, tôn giáo và chính quyền, tôn giáo và nghệ thuật, tôn giáo và sự học hỏi giữa những liên hệ cơ cấu này, không có sự chống đối nào mà không hòa giải được. Những cơ cấu này không thể tách rời được và cũng không thể giữ nó ở trong tình trạng tách rời nhau. Các vấn đề như quân sự, chính trị, tài sản, nghệ thuật và chính quyền, tất cả đều phải bị tôn giáo thống trị tuốt luốt."
Nguyên văn: "In religious matters, the pre-Christian world was ecumenical tolerant. "Everybody is right. Nobody is wrong," was one message of the Delphic Oracle, "Whatever be the region of the earth where you find yourself," went the Roman principle, "that region's religion is your religion." In men's minds and in the way they conducted their affairs, there was no connection between religion and truth. Religion was not considered a true thing. Hence, prior Christianity, there was no religious wars and no religious persecutions. There was no religious martyrs for their faith. No one tried to impose religion as such on anyone else. Only Christians produced such wars, persecutions and martyrs.
From their beginnings, Christians insisted that their religion was true, that it did speak about reality. They drew the logical conclusion from that: that it was universally true. That there could be only one true religion. Theirs. Hence all philosophy and all knowledge – any branch of human activity that dealt with the truth had to be, would be reconcilable with the true religion, Christianity. Otherwise, it was a false philosophy, a false knowledge. Automatically, an all embracing morality from this Christianity. It permeated all aspects of temporal life: economics, politics, finance, the arts, education, social structures. Religion and politics, religion and wealth, religion and government, religion and art, religion and learning between these there was no irreconcilable opposition. They were not separate or to be kept separate. Military matters, matters of politics, wealth, art, government all became dominated by religion.")[4]
Bản văn trên đây cho chúng ta thấy rõ dã tâm của Giáo Hội La Mã là muốn nắm trọn quyền kiểm soát tất cả một phương tiện sản xuất và tất cả mọi phạm vi sinh hoạt trong xã hội. Cũng vì thế mà ở đâu có quyền lực của Giáo Hội vươn tới thì ở đó chế độ cha cố (đạo phiệt Ca-tô) sẽ được thiết lập và nhân dân sẽ trở nên nghèo đói, ngu dốt, lạc hậu và chậm tiến. Bằng chứng là nhân dân các nước Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý Đại Lợi ở Nam Âu từ năm 1945 trở về trước ở trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, chậm tiến, nặng đầu óc mê tín và có nhiều tệ đoan xã hội hơn rất nhiều nếu so với các nước Âu Châu khác ở Bắc và Tây Âu. Sách Rich Church Poor Church viết:
“Sự trái ngược giữa các nước nghèo khó ở Nam Âu và sự phồn thịnh của các nước ở Bắc Âu thật là quá rõ ràng. Nước Anh Tin Lành đã trở thành một cường quốc trên thế giới và đang trên đường trở thành một trong các đại đế quốc thương mại; nước Phổ Tin Lành giầu có và hùng mạnh; nước Hòa Lan Tin Lành đã khởi tiến việc ngoại thương và xứng đáng được mang danh xưng đế quốc. Một du khách đi từ Bắc và Trung Âu tới nước Pháp và bán đảo Tây Ban Nha rồi qua Ý Đại Lợi sẽ thấy sự tương phản về kinh tế, mức sống và trình đồ học vấn tổng quát của người dân trong các quốc gia này. Ở Bắc và Trung Âu, phần lớn là Tin Lành, không có quốc gia nào rơi vào tình trạng chết đói và nghèo khổ triền miên như các nước ở miền Nam Âu. Chủ nghĩa tư bản cổ điển đã lỗi thời và các quốc gia theo đạo Tin Lành, nhân dân các quốc gia này cũng đã thức thời và sẵn sàng từ bỏ nó để làm lợi cho đất nước.
Các chính khách và vua chúa ở các quốc gia Nam Âu cho rằng Tòa Thánh La Mã và chế độ giáo hoàng phải chịu trách nhiệm về sự suy thoái và thua kém của nước họ so với các nước theo đạo Tin Lành.”
Nguyên văn: “The contrast between the impoverished southern European countries and the flourishing northern European states at this time was a glaring one. Already Protestant England had become a world power and was on its way to founding one of the great commercial empires; Protestant Prussia was prosperous and powerful; Protestant Holland was already starting the overseas trade that in time would offer it the title of empire. A traveller from northern and central Europe down into France, the Iberian peninsula, and Italy would be struck by the contrast in economic well-being, standard of living, and general education of the people. The northern and the central nations, predominantly Protestant, had none of the starvation and endemic poverty exhibited down south. Classical capitalism was off on its first flight and the Protestant nations were ready to take advantage of it.
The statesmen and kings in southern Europe held Rome and the papacy primarily responsible for that degrading difference between them and their Protestant counterparts.” [5]
Tương tự như vậy, người dân ở các nước Châu Mỹ La-tinh nghèo đói lạc hậu, chậm tiến, nặng đầu óc mê tín dị đoan nếu so với nguời ở Bắc Mỹ như Hoa Kỳ và Canada, và người dân Phi Luật Tân nghèo đói, lạc hậu, chậm tiến, nặng đàu óc mê tín dị đoan nếu so vớ những người dân ở lục địa Á Châu như Cao Miên, Miến Điện Thái Lan, Mã Lai, Singapore, Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiền và quốc đảo Nhật Bản.
Biện pháp 2.- Thiết lập các tổ chức cảnh sát, công an, mật vụ như thiên la địa vọng và trao cho những tín đồ Ca-tô "ngoan đạo" tuyệt trung thành với Giáo Hội La Mã nắm giữ nhưng chức vụ chỉ huy. Đồng thời, tất cả những chức vụ chỉ huy các cơ quan quan trọng khác trong chính quyền và trong quân đội cũng đều được trao cho những tín đồ Ca-tô đảm trách. Tất cả những việc làm này đều có mục đích duy nhất là chuẩn bị cho việc thi hành biện pháp 3: Tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân.
Biện pháp 3.- Thi hành kế hoạch Ki-tô hoá nhân dân bằng phương tiện của chính quyền và bằng bất kỳ thủ đoạn hay mánh mung nào cũng được, miễn là đạt được mục đích: Hoặc là dùng một số quyền lợi vật chất hay chức vụ trong chính quyền làm miếng mồi câu nhử những phường tham lợi và háo danh chạy theo bắt mồi mà theo đạo, hoặc là bằng những thủ đoạn gian manh được ngụy trang bằng hình thức luật pháp để cưỡng bách nhân dân phải theo đạo như Đế Quốc La Mã trong thời Hoàng Đế Theodosius I (346-395), ở Tây Ban Nha trong thời Nữ Hoàng Isabella I (1451-1504) và chồng là Hoàng Đế Ferdinand V (1452-1516), ở Anh trong thời Nữ Hoàng Mary I (Bloody Mary) trong những năm 1553-1558, ở Pháp trong thời Pháp Hoàng Louis XIV (1638-1715) [rõ ràng nhất khởi đầu từ năm hủy bỏ Sắc Lệnh Nantes vào năm 1685], ở Croatia trong thời bạo chúa Ante Pavelich trong những năm 1941-1945, hoặc là dùng những thủ đoạn bất chính để dồn người dân vào thế kẹt phải theo đạo để cho thoát nợ như ở miền Nam Việt Nam trong thời bạo chúa Ca-tô Ngô Đình Diệm:
"Có những người cũng cho rằng họ vào đạo họ vào đạo để khỏi bị sách nhiễu về chính trị. Quần chúng ở đây, vì đã từng sống lâu năm dưới chế độ Việt Minh, nên bị tình nghi có liên hệ với "kẻ địch", bây giờ vào đạo là gặp được con đường để tỏ lòng trung thành với chế độ, hoặc ít ra cũng tránh được những quấy nhiễu của cảnh sát." [6]
Biện Pháp 4: Phải thi hành chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ để biến người dân trở thành hạng người vừa ngu xuẩn không biết sử dụng lý trị để tìm hiểu sự vật bằng phương pháp sư phạm bắt học thuộc lòng như con vẹt những bài học đã soạn sẵn và không được được hoài nghi và thắc mắc gì trong bài học, điển hình là những lời dạy của Giáo Hội như "Niềm tin tôn giáo không cần đến sự can thiệp của lý trí hay ánh sáng của khoa học" và "phúc cho ai không thấy mà tin", vừa dốt đặc về lịch sử loài người, giống như những đứa con hoang trong cộng đồng nhân loại, vừa dốt đặc về quốc sử và trở thành những đứa con hoang trong cộng đồng quốc gia. Lý do là vì Giáo Hội La Mà chủ trương kiểm soát chương trình học, không cho học toàn bộ những bài học lịch sử thế giới và cũng không cho học đầy đủ những bài học trong môn quốc sử. Vì vậy, những bài học mà Giáo Hộ đã ra lệnh cắt bỏ thì không được đưa vào trong chương trình học. Giáo Hội chỉ cho học sinh học một số bài học mà Giáo Hội đã kiểm soát và diễn dịch lươn lẹo theo ý muốn của Giáo Hội rồi mới được đưa vào trong chương trình học. Giáo Hội cũng đã làm như vậy trong việc biên soạn các bài giảng trong các nhà thờ. Cũng vì thế mà giáo dân thường hay nói đến thánh kinh, nhưng họ lại không biết rằng ở trong đó, ngoài những chuyện hoang đường có mục đích lòe bịp và lừa gạt người đời, còn có cả hàng rừng chuyện loạn luân, dâm loàn và hàng rừng chuyện tội ác khác.
(xem tiếp ®)
۞
CHÚ THÍCH
[1] Xin xem bài "Dư luận xã hội về lời phát biểu của ông Ngô Quang Kiệt: Ông Kiệt thuộc về đâu trong thế giới này" của phóng viên Hà Nội Mới, được sachhiem.net đăng lại ngày 20/9/2008.
[2] Chu Văn Trình, Văn Sử Địa (Tavares, Florida:Ban Tu Thư Tự Lực, 1989), tr. 80.
[3] Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 18581897 (Saint Raphael, Pháp: TXB, 1995), tr.17.
[4] Malachi Martin, Rich Church Poor Church (New York: G. P. Putnam's Sons, 1984) p. 90.
[5] Malachi Martin, Ibid., pp 155-156.
[6] Trần Tam Tình, Thập Giá và Lưỡi Gươm (Paris: Sudestasie, 1978), tr. 130.
CHƯƠNG 92 (B)
VẤN NẠN GIÁO HỘI LA MÃ
(tiếp theo)
Giáo Hội có làm như vậy, thì tín đồ (nạn nhân) mới không còn khả năng thông minh để nhìn ra tính cách cực kỳ phi lý, phi nhân bản, phản khoa học và bịp bợm trong những tín lý Ki-tô. Có như vậy, tín đồ mới dễ dàng bị mê hoặc, không còn tỉnh táo để nhìn ra tính cách chuyên chế, độc đoán, phỉnh nịnh, lừa gạt và bóc lột ở trong những giáo luật, trong lời dạy, trong tập tục hay truyền thống trong Giáo Hội La Mã. Có như vậy, tín đồ mới không còn đủ thông minh để nhìn ra sự thật là Giáo Hội La Mã chỉ là một tập đoàn của những phương lưu manh buôn thần bán thánh mượn danh Thiên Chúa hay Chúa Jesus khoác áo tôn giáo để vừa phỉnh nịnh và lừa gạt, vừa hù dọa người đời để lùa họ vào cái tròng Ca-tô (Catholic loop) làm lực lượng xung kích cho Giáo Hội sử dụng để củng cố và bành trướng thế lực trong mưu đồ bá quyền thống trị toàn cầu và nô lệ hóa nhân loại.
Vì bị điều kiện hóa như vậy cho nên tín đồ Ca-tô mới cho rằng NẾU KHÔNG tuyệt đối tin tưởng vào tín lý Ki-tô hay không triệt để tuân hành những giáo luật và truyền thống của Giáo Hội, THÌ SẼ BỊ Chúa trừng phạt đày xuống hoả ngục đời đời. Trái lại, NẾU cứ nhắm mắt tin tưởng tuyệt đối vào bất kỳ những gì Giáo Hội rao truyền và dạy bảo theo cái kiểu "phúc cho ai không thấy mà tin" (lời Giáo Hội dạy), THÌ SẼ ĐƯỢC Chúa (mà thực ra là Giáo Hội) cho "lên thiên đưởng hưởng nhan Chúa đời đời".
Các nhà khoa học gọi những người bị mê hoặc và bị hù doạ như vậy là những người "bị điều kiện hóa" giống như con chó ở trong phòng thí nghiệm của nhà bác học Pavlov, vì rằng khi ở trong tình trạng như vậy, họ chỉ biết phát ngôn và hành động theo lệnh truyền của những người hướng dẫn mà trong đạo Ca-tô gọi là những người chủ chiên hay các linh mục.
Tại sao Giáo Hội La Mã lại gọi tín đồ của Giáo Hội là con chiên và những người hướng dẫn tín đồ là linh mục?
Chiên là một loài thú thuộc loài ăn cỏ có bốn chân mà người Việt Nam còn gọi là con cừu. Dân Việt Nam ta có thành ngữ "ngu như con cừu". Con cừu là con vật ngu nhất trong các loài thú ăn cỏ. Người ta nuôi nó chỉ để lấy lông làm len may chăn (mền) hay quần áo, và để ăn thịt. Loài cừu không thể dùng làm những công việc chuyển vận như kéo xe, kéo cày, kéo bừa như loài ngựa và trâu bò và cũng không có đức trung thành như loài chó để dùng làm con vật canh giữ nhà ở.
Qua chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ, Giáo Hội đã biến tín đồ của Giáo Hội thành những người "ngu như con cừu" để cho Giáo Hội dễ bề mê hoặc và lừa bịp bằng những tín lý cực kỳ hoang đường, dễ bề bóc lột bằng những hình thức dâng lễ vật, và dễ bề sai khiến làm những việc thất nhân ác đức như kêu gọi họ tình nguyện gia nhập vào các đạo quân thập tự khi Giáo Hội phát động chiến tranh tiêu diệt các dân tộc theo các tôn giáo khác như trong thời Trung Cổ, hoặc là hô hào họ gia nhập vào đạo quân thứ 5 nằm tiềm phục tại các xóm đạo chờ khi có lệnh của Giao Hội thỉ nổi lên làm nội ứng chống lại đất nước và dân tộc gốc của họ, hoặc là thúc giục họ phải tìm đủ mọi mánh mung chèn ép hay cưỡng bách người khác tôn giáo phải theo đạo Ca-tô khi họ ở vào thế thượng phong hay có quyền trong tay, v.v . Những lời kêu gọi hay hô hào thiếu văn hóa và dã man này của Giáo Hội được thể hiện ra qua Sắc Chỉ Romanus Pontifex được ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas IV (1447-1455) mà chúng tôi đã nêu lên nhiều lần trước đây. Xin ghi lại đây một lần nữa để cho độc có ý niệm liên tục về vấn đề này, khỏi mất công tìm kiếm:
"Sắc chỉ “Romanus Pontifex” do Đức (Giáo Hoàng) Nicholas V (1447-1455) ra ngày 8 tháng Giêng năm 1454. Theo quyền lực Chúa ban và quyền lực của Tòa Thánh, Đức Giáo Hoàng ban cho triều đình Lisbon (Bồ Đào Nha) “toàn quyền tự do xâm lăng, chinh phục, chiến đấu, đánh giặc và khuất phục tất cả các quân Sarrasins (tức người Ả Rập), các dân ngoại đạo và các kẻ thù khác của Giáo Hội, gặp bất cứ nơi nào: được toàn quyền chiếm cứ tất cả các vương quốc, lãnh địa, vương hầu, đất đô hộ và tài sản của chúng; toàn quyền chiếm đoạt tất cả của nổi và của chìm của chúng và bắt tất cả chúng nó làm nô lệ vĩnh viễn.“[7]
Để duy trì tín đồ luôn luôn ở trong tình trạng ngu dốt, chỉ biết cúi đầu tuân phục, triệt để tuân hành những lời dạy và lệnh truyền của Giáo Hội, một hệ thống quyền lực được thiết lập, trong đó, linh mục được trao cho nhiệm vụ hướng dẫn họ, kiểm soát và kiềm chế họ để họ không được có tình ý riêng tư, nghĩa là không để cho tín đồ có thì giờ nhàn rỗi để suy nghĩ hay đọc những tư tưởng gì khác với tín lý Ki-tô hay lời rao truyền và dạy dỗ của Giáo Hội. Đối với Giáo Hội, các linh mục phải luôn luôn tỏ ra mẫn cán và hết sức đắc lực trong nhiệm vụ này.
Chúng ta biết rằng, trong một quốc gia mà chính quyền và tất cả mọi phạm vi sinh hoạt trong nhân dân đều do tôn giáo nắm giữ, kiểm soát, và người dân thì ngu dốt, không biết sử dụng lý trí để hành xử hay bương chải để mưu sinh, thì quốc gia đó sớm hay muộn cũng trở thành lạc hậu, chậm tiến và nhân dân tất nhiên là nghèo khổ, khốn khó điêu đứng trăm bề. Cũng vì thế, như trên đã nói, ở cùng một một lục địa (cùng một hoàn cảnh địa lý) với nhau mà người dân ở các nước Châu Mỹ La-tinh đều ở vào tình trạng nghèo khổ, lạc hậu, chậm tiến nếu so với người dân ở Bắc Mỹ như Canada và Hoa Kỳ, người dân ở Phi Luật Tân cũng ở trong tình trạng nghèo khổ, lạc hậu, chậm tiến nếu so với người dân của các nước Thai Lan, Miến Điện, Việt Nam, Đài Loan, Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và Nhật Bản. Tương tự như vậy, người dân ở các nước Nam Âu như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý Đại Lợi (triền miên nằm dưới ách thống trị của chế độ cha cố) đều ở vào tình trạng lạc hậu, chậm tiến, mức sống thấp kém nếu so với người dân ở các nước Âu Châu khác nằm ở ngoài vòng kiềm tỏa của Giáo Hội La Mã.
Chính vì tình trạng này mà nhân dân Âu Châu, nạn nhân trực tiếp và sớm nhất của Giáo Hội La Mã, nổi lên chống Giáo Hội liên tục từ thời Trung Cổ với những phong trào như:
1.- Phong Trào Phục Hưng (1300-1650).- Phong Trào Phục Hưng còn được gọi là Phong Trào Văn Hóa Phục Hưng. Đây là thời kỳ các bậc thức giả mạnh dạn đứng lên chống lại văn hóa Ki-tô, chống lại chủ trương và hành động của Giáo Hội La Mã trong việc kiểm soát, kiềm tỏa tư tưởng người dân ở Âu Châu, và cổ võ chủ trương phải làm sống lại cái thời hoàng kim tự do tư tưởng của thời thượng cổ (cổ đại). Sách lịch sử 10 ở bậc trung học phổ thông tại Việt Nam hiện nay viết về phong trào này với nguyên văn như sau:
"Phong Trào Văn Hóa Phục Hưng đã đánh bại hệ tư tưởng lỗi thời phong kiến của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo, góp phần quan trọng giải phóng tư tưởng tình cảm con người khỏi mọi sự kìm hãm và trói buộc của Giáo Hội, đề cao những giá trị tốt đẹp cao quý của con người. Chủ nghĩa nhân văn ngày càng đóng vai trò chi phối trong văn học nghệ thuật và cả trong mọi lãnh vực đời sống xã hội.
Văn hóa Phục Hưng là một bước tiến kỳ diệu trong lịch sử văn minh Tây Âu. Những con người Phục Hưng đã đóng góp trí tuệ cà tài năng tuyệt vời của mình bằng những tác phẩm và công trình bất hủ. làm phong phú kho tàng văn hóa nhân loại."[8]
2.- Phong Trào Đòi Cải Cách Tôn Giáo (The Reformation 1309-1648). Song Song với Phong Trào Văn Hóa Phục Hưng là Phong Trào Đòi Cải Cách Tôn Giáo. Phong trào này đòi Giáo Hội phải thay đổi chính sách cai trị và kêu gọi nhân dân phải đứng lên chống lại Giáo Hội hay ly khai khỏi với Giáo Hội. Những nhân vật tiên khởi các phong trào này là các ông John Wycliffe (1320-1384), John Huss (1373-1415), Savonarola Girolamo (1452-1498), Martin Luther (1483-1546), Bruno Giordano (1548-1600), v.v Nhờ tinh thần dũng cảm, bất chấp cả sự nguy hiểm đến bản thân, họ đã hiên ngang dám nói lên tất cả những sự thật của lịch sử và bộ mặt thật ghê tởm của Giáo Hội. Do những hành động cao đẹp này mà các nhà viết sử đã dành cho họ một chỗ ngồi hết sức cao trọng trong lịch sử chống lại Giáo Hội La Mã và chống lại tất cả các bạo quyền đạo phiệt Ca-tô.
3.- Thời Đại Lý Trí (The Age of Reason 1500-1789).- Đây là thời đại mà các bậc trí giả Âu Châu hăng say hô hào mọi người hãy sáng suốt, dùng lý trí và lương tri để tìm hiểu sự vật, chỉ tin vào những gì hữu lý, có thật, và chỉ tin vào những lý thuyết khoa học, chứ đừng tin vào những tín lý Ki-tô nhảm nhí hoang đường nặng tính cách lừa bịp với dã tâm mê hoặc lòng người, hoặc là nặng tính cách khủng bố và hù dọa người đời nhằm củng cố quyền lực chuyên chính. Những nhân vật nổi bật trong phong trào này là các vĩ nhân như các ông Thomas Hobbes (1588-1679), John Locke (1632-1704), (Montestquieu (1689-1755), Voltaire (1694-1778), Jean Jacques Rousseau (1712-1778), Georges Jacques Danton (1759-1794), Francois Robespierre (1758-1794), Saint-Just (1767-1794), Dennis Diderot (1713-1784), Thomas Paine (1737-1809), Thomas Jefferson (1743-1826), và sau đó lại có nhiều người khác nữa, chẳng hạn như Lamartine (1790-1869), Victor Hugo (1802-1885), v.v . Họ tự nhận là những người theo một tôn giáo mới là "tự nhiên thần giáo" (deism) và cực lực chống lại hệ thống tín lý Ki-tô nặng tính cách bịp bợm, phi nhân bản, phản nhân quyền, phản khoa học của Giáo Hội La Mã. Các nhà viết sử đều ghi nhận rằng họ là cha đẻ ra những tư tưởng cách mạng, đặt nền móng cho các chế độ dân chủ ngày nay. Cũng vì thế mà chúng ta không lấy gì làm ngạc nhiên khi thấy rằng trước và sau khi trở thành Hoàng Đế nước Pháp, Napoléon Bonparte vẫn thường hãnh nhiện tự nhận là đứa con tinh thần của Voltairie và đứa con của Cách Mạn! g Pháp 1789.
Phong trào lý trí càng lên cao thì Giáo Hội càng tức tối, càng lồng lộn quyết tâm hủy diệt họ về cả uy tín lẫn thể xác (nhưng không còn khả năng làm được như ý muốn) và càng ra công vơ vét tiền bạc và tài sản cho đầy túi tham.
Về uy tín, Giáo Hội ra lệnh cho bộ máy tuyền truyền ở các địa phương mở chiến dịch chụp mũ và bôi lọ các nhà trí thức này bằng cách gọi họ là "bọn vô thần", "vô thần chống Chúa" rồi gán họ đủ mọi thứ xấu xa với mục đích tạo cho tín đồ và người dân ít học những ấn tượng hết sức xấu xa về họ. Nói về "Vô Thần", trong bài viết "Không Thần" và "Có Thần" đăng trên sachhiem.com vào ngày 10/7/2007, Giáo-sư Trần Chung Ngọc viết:
"Giáo hội cũng tận dụng mọi phương tiện truyền thông tuyên truyền để tẩy não đám tín đồ thấp kém, cấy vào đầu óc họ một ý niệm là "Vô thần tất nhiên phải xấu, chỉ có tôn giáo "hữu thần" mới là tốt" trong khi sự thực lại trái ngược hẳn lại.
Những người vô thần nổi tiếng từ xưa tới nay đều là những bậc thông thái, có đạo đức, chứ không tàn bạo, ngu đần, vô đạo đức như một số giáo hoàng thờ thần trong cái tôn giáo thờ thần là Công giáo như lịch sử đã chứng minh. [Sẽ được chứng minh trong bài viết về "Lịch Sử Một Số Giáo Hoàng"] Và trong những xã hội Ki Tô Giáo "hữu thần", tỷ lệ những tội ác như giết người, cướp của, loạn luân, con giết cha mẹ, cha mẹ giết con, ma túy v..v.. đã vượt trội những xã hội "vô thần".
Thật ra, theo định nghĩa thì, Vô thần chỉ có nghĩa là không tin, từ chối, không chấp nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa (Atheism = Disbelief in or denial of the existence of God). Thiên Chúa ở đây phải hiểu là Thiên Chúa của Ki Tô Giáo. Vô thần không có nghĩa là chống Thiên Chúa, vì chống một cái không hiện hữu là một chuyện vô ích. Nói cho đúng ra, Vô Thần, nếu có chống, là chống sự mê tín của con người vào một Thiên Chúa do chính con người bày đặt ra."
Thật vậy, như Voltaire đã nhận định: "Vô Thần là thói xấu của một số ít những người thông minh" (Atheism is the vice of a few intelligent people) và trên thực tế, Vô Thần là kết quả tiến bộ trí thức của con người, như Frank E. Tate đã tuyên bố như sau:
"Suốt cuộc đời tôi, tôi đã tiến bộ từ một người sùng tín đến một người theo thuyết "bất khả tri" và bây giờ là một người vô thần. Tôi dùng từ "tiến bộ" vì tôi tin rằng đó thực sự là một sự tiến bộ, tiến từ sự chấp nhận mù quáng vào một huyền thoại phi lý đã lỗi thời đến sự nghi ngờ và sau cùng đến sự từ bỏ và không còn tin nữa.
Chính cái huyền thoại đó cuốn Thánh kinh Do Thái Ki Tô là một cuốn ghi chép kinh hoàng về những cuộc đổ máu, dâm dật, và cuồng tín không đếm xỉa gì đến đời sống và sự an sinh của những người nào không bày tỏ niềm tin mù quáng của mình vào những giới luật được trình bày qua những lời lẽ mâu thuẫn và không thể nào xảy ra được."
"(During my lifetime I have progressed from being a "believer," to being an agnostic and now an atheist. I use the word "progress" because I believe it to be true progress to go from blind acceptance of an outdated illogical mythology to doubt and finally to denial and disbelief…
The myth itself the Judeo-Christian Bible is a shocking account of bloodshed, lust, and bigoted disregard for the lives and well-being of all peoples who do not profess a blind belief in the precepts presented in such impossible and contradictory terms.)"[9]
Về thể xác, Giáo Hội sử dụng các chính quyền đạo phiệt tay sai để truy lùng và tru diệt họ như Giáo Hội đã làm đối với những người bị Giáo Hội gán cho là "tà giáo', là "phù thủy" từ thế kỷ 4 cho đến lúc bấy giờ, và còn tiếp tục làm như vậy cho đến ngày nay (nếu có hoàn cảnh). Thế nhưng, vào thời kỳ này, quyền lực của Giáo Hội ở Pháp, ở Bắc Âu và ở Đông Âu đã bị suy yếu rất nhiều vì thế lực của Tin Lành càng ngày càng mạnh. Cho nên Giáo Hội không thể tóm cổ và xử lý họ như Giáo Hội đã tóm cổ và xử lý các ông John Huss (1373-1415), Savonarola Girolamo (1452-1498), Bruno Giordano (1548-1600) và nhà bác học Galileo Galilei (1564-1642).
Như đã trình bày ở trên, các tư tưởng gia tự xưng là tín đồ "tự nhiên thần giáo" bị Giáo Hội gán cho là vô thần, không những đã không làm điều gì xấu xa hay tàn ác, trái lại, họ còn dám xả thân liều chết hô hào mọi người hãy hành xử theo lý trí để khỏi bị (Giáo Hội) mê hoặc và lừa bịp bằng những tín lý Ki-tô. Hơn nữa, qua những tư tưởng cùng việc làm của họ, họ quả thật là ân nhân, là cứu tinh của nhân loại. Vì vậy mà lịch sử đã tôn vinh họ là những vĩ nhân của loài người. Những người biết sử dụng lý trí và hiểu biết lịch sử thế giới đều biết rõ sự thực là như vậy, vì rằng cho đến ngày nay, sách sử đều ghi nhận những người như Galileo Galilei (1564-1642), Johannes Kepler (1571-1630), Isaac Newton (1642-1727), John Lock (1632-1704), Voltaire (1694-1778) [tên thật là Francois Arouet], Dennis Diderot (1713-1784), Montesquieu (1689-1755) Jean Jacques Rousseau (1712-1788), v.v như là những vĩ nhân và ân nhân của nhân loại. Chính vì vậy mà, ngoại trừ Giáo Hội La Mã và nhũng tín đồ Ca-tô cuồng tín hay những người ít học, những người bình thường và có lý trí đều tỏ lòng khâm phục và kính trọng họ.
Thiết nghĩ rằng, chẳng cần phải là những bậc vĩ nhân hay các danh nhân đã được nêu lên trên đây, NẾU KHÔNG có lòng vị kỷ, tham lợi, háo danh, KHÔNG có ý định hay hành động cưỡng bách người khác phải làm theo ý muốn của mình, KHÔNG có ý nghĩ hay hành động tàn ngược bắt nạt và sát hại những người khác để chiếm đoạt tài sản, KHÔNG hãm hiếp đàn bà con gái, KHÔNG chiếm đoạt quyền lực một cách bất chính như Giáo Hội La Mã đã làm, và đăc biệt KHÔNG cúi mặt gục đầu cam tâm làm tay sai cho quân cướp ngoại thù, đành lòng chống lại tổ quốc và dân tộc, THÌ dù là vô thần cũng vẫn phải được coi là lương thiện, hiền lành, đáng được ca ngợi và tôn vinh là thánh thiện, đáng được nêu gương cho mọi người theo đó mà hành xử.
Thực ra, những người tự xưng là vô thần hay bị gán cho là vô thần là những người "không chấp nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa" và "chống sự mê tín của con người vào một Thiên Chúa do Giáo Hội La Mã bày đặt ra." Như vậy, họ hoàn toàn chỉ là những người biết sử dụng lý trí để hành xử. Nhờ vậy, họ mới biết rõ bộ mặt thật ghê tởm của Giáo Hội. Chính vì biết rõ bộ mặt thật ghê tởm của Gíao Hội, cho nên Giáo Hội mới coi họ như là kẻ tử thù và tìm đủ mọi cách tru diệt họ bằng bất cứ giá nào về thanh danh hay uy tín cũng như về thể xác. Nhưng vì vào thời kỳ này, các chính quyền Pháp, Đức cũng như ở nhiều nướci khác ở Âu Châu không còn tuyệt đối tuân phục Tòa Thánh Vatican nữa, cho nên Giáo Hội không thể trừng trị họ như Giáo Hội đã làm đối với những ngươi như John Huss (1373-1415), Savonarola Girolamo (1452-1498), Bruni Giordano (1548-1600), Galileo Galilei (1564-1642) và hàng triệu nạn nhân người Âu Châu khác trước đó không bao lâu. Cùng một nhận xét như trên, trong cùng bài viết "Không Thần" và "Có" Thần", Giáo-sư Trần Chung Ngọc viết:
Tôi nghĩ rằng vài tài liệu như trên cũng đủ để cho chúng ta phân biệt được thế nào là "vô thần" và thế nào là "hữu thần". Sau đây chúng ta sẽ thử xem trong lịch sử thế giới những ai là "vô thần".
Trước hết là Đức Phật, Đức Khổng Tử, Lão Tử ở Đông Phương trong thế kỷ 6 trước thường lịch. Cùng thời với 3 nhân vật vĩ đại của nhân loại trên, chúng ta thấy Simonides, một thi sĩ Hi Lạp. Rồi sau đó là Empedocles, Aristotle, triết gia Hi Lạp; Demosthenes, nhà hùng biện thành Athenes; Epicurus, triết gia Hi Lạp; Lucretius, triết gia La Mã; Statius, Thi sĩ La Mã. Tất cả những nhân vật có tên trong lịch sử trên đều sinh ra trước Giê-su. Trong cuốn Đức Tin Công Giáo, Giao Điểm xuất bản năm 2000, trong phần phụ lục, tôi đã đưa ra danh sách 75 danh nhân trí thức Âu Mỹ có thể xếp vào hạng những người vô thần. Phần này cũng đã được đưa lên trang nhà Giao Điểm.
Bây giờ chúng ta hãy kể vài nhân vật "hữu thần" nổi danh trên thế giới. Hiển nhiên các giáo hoàng, hồng y, tổng giám mục, linh mục là những người "hữu thần" bậc nhất. Mở danh sách các giáo hoàng ra chúng ta thấy có bao nhiêu giáo hoàng nổi tiếng trên thế giới, thuộc loại "lưu danh muôn thuở" hay "lưu xú vạn niên".? Lloyd M. Graham đã viết trong cuốn Những Dối Trá và Huyền Thoại Của Thánh Kinh (Deceptions and Myths of the Bible): "Đối với hàng triệu linh hồn bị lạc dẫn…một ngàn năm tội ác và đồi bại (của giáo hội Công giáo) được làm nhẹ đi qua lời giải thích hời hợt là "chỉ có vài giáo hoàng xấu". Nếu những người giải thích như vậy mà lương thiện, họ phải thừa nhận rằng thật ra chỉ có vài giáo hoàng tốt" (For millions of misguided souls…, a thousand years of crime and corruption are glossed over with the statement, "There were a few bad popes." Were their informers honest they would admid there were a few good). Sau đây là một thí dụ điển hình: Edward Gibbon (1737-1794), một Sử gia người Anh đã viết: "Những tội nghiêm trọng nhất đã bị dẹp bỏ, Người đại diện của Chúa Ki Tô (Giáo hoàng John XXIII, 1414) chỉ bị kết tội là ăn cướp, sát nhân, hãm hiếp, giao hợp đồng giống, và loạn luân (The most serious charges were suppressed; the Vicar of Christ (Pope John XXIII, 1414) was accused only of piracy, murder, rape, sodomy, and incest.) Một số chi tiết về các giáo hoàng đồi bại này đã được trình bày trong cuốn Đức Tin Công Giáo, chương II, tôi không nhắc lại ở đây nữa. Ngoài r! a chúng ta còn phải kể Hitler, Mussolini, Franco, Pétain, MacCarthy, Von Papen, Himmler, Goebbels, Palevich v..v.., tất cả đều là những người "hữu thần". Nhưng tội ác của họ đối với nhân loại ra sao? Công Giáo "hữu thần", nhưng Công Giáo đã gây nên bao nhiêu thảm trạng cho nhân loại?
Riêng về Việt Nam thì những ai là "vô thần" theo nghĩa không biết đến, không tin, không công nhận sự hiện hữu của Thiên Chúa của Ki Tô Giáo? Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Quốc sư Vạn Hạnh, Lý Thường Kiệt, Trần Bình Trọng, Lý Thái Tổ, Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Chu Văn An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, Đinh Công Tráng, Hồ Chí Minh v…v… Những bậc tiền nhân này đã làm gì cho nước Việt nếu không phải là có công đánh đuổi xâm lăng, bảo toàn chủ quyền, nền độc lập quốc gia, hoặc làm rạng danh nền văn hóa Việt Nam? Còn những kẻ "hữu thần" là ai? Pétrus Ký, Nguyễn Trường Tộ, Paulus Của, Trần Bá Lộc, Nguyễn Thân, Trần Lục, Ngô Đình Khả, Nguyễn Bá Tòng, Lê Hữu Từ, Phạm Ngọc Chi, Hoàng Quỳnh v..v.. Họ là ai? Toàn là Việt gian bán nước, theo giặc chống lại tổ quốc, hoặc cuồng tín, nô lệ Vatican như Ngô Đình Diệm?
Ai có thể phủ nhận hay biện minh cho sự kiện bán nước của Công Giáo qua văn kiện có tính cách khẳng định sau đây của chính Giám mục Puginier, được trích dẫn trong cuốn Catholicisme et Sociétes Asiatiques của Alain Forrest và Yoshiharu Tsuboi:
“Giám Mục Puginier viết rằng: “Không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo thì người Pháp cũng giống như những con cua đã bị bẻ gẫy hết càng. Thí dụ như vậy, tuy tầm thường mộc mạc nhưng không kém phần chính xác và mạnh mẽ. Thật vậy, không có các thừa sai và giáo dân Ki Tô Giáo, người Pháp sẽ bị bao vây bởi toàn là kẻ thù; họ sẽ không thể tin cậy vào một ai; họ sẽ chỉ nhận được những tin tức tình báo sai lầm, cung cấp với ác ý để phá hoại tình thế của họ; họ sẽ bị đẩy vào tình trạng không thể hoạt động được gì và sẽ phải hứng chịu những thảm họa thực sự một cách nhanh chóng. Địa vị của họ ở đây sẽ không giữ nổi được nữa, và họ sẽ bị buộc phải rời khỏi xứ, nơi đây quyền lợi và ngay cả sự hiện diện của họ sẽ bị nguy hại.”
(Sans les missionnaires et les chrétiens, écrit Mgr. Puginier, les Francais seraient comme les crabes auxquels on aurait cassé toutes les pattes. La comparaison, pour être triviale, ne manque pas de justesse et de force. En effet, sans les missionnnaires et les chrétiens, les Francais se verraient entourés d’ennemis; ils ne pouraient se fier à personne; ils ne recevraient que de faux renseignements, méchamment donnés pour compromettre leur situation; ils se trouveraient donc réduits à l’impossibilité d’agir et seraient rapidement exposés à des vrais désastres. Leur position ici ne serait plus tenable, et ils ne verraient forcés de quitter un pays où leurs intérêts et leur existence même serait compromis.)
Ai có thể phủ nhận hay biện minh cho hành động bán nước của linh mục Trần Lục, người dẫn 5000 giáo dân đi tiếp tay, hỗ trợ quân đội Pháp để hạ trung tâm kháng chiến Ba Đình của Đinh Công Tráng? [Xin đọc Thập Giá Và Lưỡi Gươm của LM Trần Tam Tĩnh].
Ai có thể phủ nhận hay biện minh cho sự kiện là giám mục Lê Hữu Từ đã theo lệnh chống Cộng của giáo hoàng Pius XII, nhận vũ khí của Pháp khi Pháp trở lại Việt Nam, tổ chức những "khu tự trị" (sic) Phát Diệm, Bùi Chu để giết dân ngoại đạo vô tội, đi cướp phá các làng "lương"" dưới chiêu bài chống Cộng sản Vô Thần.
Vậy thì giữa "vô thần" cứu nước và làm rạng danh nước, và "hữu thần" nô lệ ngoại bang, phản bội quốc gia, người dân Việt nên chọn thứ nào? 93% dân Việt đã chọn "vô thần", còn 7% chọn "hữu thần". Viết như trên không có nghĩa là tất cả 7% người dân Việt theo Công giáo đều là những người bán nước, phản bội quốc gia. Phần lớn họ là nạn nhân của một nền thần học ru ngủ xảo quyệt, không đủ trí tuệ để nhận ra bộ mặt thật của tôn giáo họ, ham hố một sự "cứu rỗi" không tưởng, tin theo luận điệu bịp bợm của giáo hội như giáo hoàng là đại diện của Chúa trên trần, "Cha cũng như Chúa" có quyền tha tội hay cầm giữ tội của họ v..v.., cho nên đã nhắm mắt theo lệnh của những linh mục đầy tớ của Vatican mà không ý thức được những hành động phản quốc của mình. Họ đáng thương hơn là đáng trách. Nhưng chính điều này đã chứng tỏ rằng "hữu thần" hoàn toàn không có gì có thể gọi là đạo đức hơn hay tốt đẹp hơn "vô thần" nếu không muốn nói là còn kém xa."[10]
Vì vào thời kỳ này, quyền lực của Giáo Hội ở Pháp, ở Bắc Âu và ở Đông Âu đã bị suy yếu rất nhiều do thế lực của Tin Lành càng ngày càng mạnh, Giáo Hội không thể tóm cổ và trừng trị họ như ý muốn của Giáo Hội. Vì thế, về mặt tấn công, Giáo Hội mới dùng cái loa tuyền truyền vu khống cho họ đủ điều xấu xa để bêu riếu, rủa xả miệt thi, chửi bới và nguyền rủa họ với dã tâm gây cho tín đồ có ấn tượng xấu xa về họ, và về mặt thế thủ, Giáo Hội đưa ra quái chiêu nhồi sọ tín đồ rằng "Niềm tin tôn giáo không cần đến sự can thiệp của lý trí và cũng không cần đến sự can thiệp của ánh sáng khoa học. " Đồng thời, Giáo Hội cũng luôn luôn nhắc nhở tín đồ phải ghi lòng tạc dạ hai câu nói "Phúc cho ai không thấy mà tin" và "Chỉ cần có niềm tin (tin vào Giáo Hội) bằng hạt cải, thì có thể bứng cả trái núi quăng xuống biển."
Câu nói chót trên đây là lấy trong Matthew (21:18-22) trong chuyện cây vả bị Chúa Con Jesus "Toàn Năng, Toàn Thiện" và "lòng lành vô cùng" nguyền rủa cho khô héo chỉ vì nó không sinh trái vào lúc Chúa đang lúc đói lòng đi qua đó. Nguyên văn của câu nói này như sau: "Đức Chúa Jesus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, nếu các ngươi có đức tin, và không nghi ngờ chi hết, thì chẳng những các ngươi làm được điều đã làm cho cây vả mà thôi, song dầu các ngươi biểu hòn núi rằng: Hãy cất mình lên và quăng xuống biển, điều đó cũng sẽ làm được. Trong khi cầu nguyên, các ngươi lấy đức tin xin việc gì bất kỳ, thẩy đều được cả."(Matthew (21:21-22).
Nguời Việt Nam ta có câu nói "Cái kim trong giẻ lâu ngày cũng lòi ra". Ngụ ý của câu nói này là "Hễ nói láo thì sớm muộn rồi cũng lòi đuôi ra." Câu chuyện cây vả trên đây đã phơi bày tính cách bịp bợm trong lời dạy "Chúa Bố Jehovah, Chúa Con Jesus Toàn Năng Toàn Thiện" của Giáo Hội. Những người biết sử dụng lý trí không thể nào lại không đặt ra vấn đề là "TẠI SAO Chúa Con Jesus đã "TOÀN NĂNG" lại bất lực, không thể làm cho cây vả sinh trái cho Chúa ăn đỡ khi Chúa đói lòng?" TẠI SAO Chúa Con Jesus đã "TOÀN THIỆN" và "lòng lành vô cùng" lại đang tâm làm cho cây vả khô héo đi chỉ vì nó không sinh trái cho Chúa ăn khi Chúa đói lòng? Rõ ràng là câu sau đá ngược câu trước.
Thế nhưng, tín đồ Ca-tô, đặc biệt là tín đồ Ca-tô người Việt, đâu có biết sử dụng lý trí mà đặt ra những vấn đề như trên! Cũng nên biết là thường thường mỗi một tín lý Ca-tô hay lời dạy của Giáo Hội La Mã cũng đều có chứa đựng một gian ý hoặc là lừa bịp hoặc là vơ vào ở trong đó.
Giả dụ như tất cả tín đồ Ca-tô đều biết sử dụng lý trí để tìm hiểu những tín lý Ca-tô, tìm hiểu những giáo luật và lời dạy của Giáo Hội, thì họ sẽ không ngần ngại gì mà dứt khoát giã từ cái "Giáo Hội Khốn Nạn" này (Nhiều tác giả, Vatican Thú Tội và Xin Lỗi, (Garden Grove, CA: Giao Điểm, 2000), tr. 92, giống như những trường hợp của các ông Charlie Nguyễn, Giuse Phạm Hữu Tạo, Bác-sĩ Nguyễn Văn Thọ và hàng trăm triệu tín đồ Ca-tô khác ở Âu Châu, ở Bắc Mỹ và ở nhiều nơi khác. Nếu như thế, chắc chắn là Giáo Hội La Mã sẽ phải giải thể. Thực ra, ngày đó cũng không xa lắm đâu!
Kể từ đó, Giáo Hội dồn hết nỗi lực vào việc dạy dỗ tín đồ rằng "đừng nghe những lời hô hào của các đại tư tưởng gia của Thời Đại Lý Trí", rằng, "Niềm tin tôn giáo không cần đến sự can thiệp của khoa học và lý trí." Cho đến ngày nay, những lời dạy này của Giáo Hội vẫn còn được nhắc đi nhắc lại ở trong các nhà thờ Ca-tô giáo cũng như ở trong các công đồng Ca-tô người Việt.
Song song với việc lên án gay gắt, dè bỉu và gièm pha các đại tư tưởng gia của thời Đại Khoa Học và Lý Trí, Giáo Hội còn kịch liệt lên án các quyền tự do tôn giáo, quyền tự do giáo dục, quyền sống và quyền làm người của mọi người dân. Những quyền này đã được các đại tư tưởng gia trong Thời Đai Lý Tri gọi là quyền tự nhiên của con người và đặt lên hàng đầu trong mục tiêu tranh đấu của họ. Đồng thời, Giáo Hội cũng dồn hết nỗ lực vào việc lấn chiếm giành độc quyền về giáo dục để khống chế chương trình học với dã tâm là để nhồi sọ tin đồ, rèn luyện thanh thiếu niên theo ý đồ của Giáo Hội với mục đích kìm hãm họ trong vòng tối tăm ngu dốt giống như con cừu mà Giáo Hội gọi là con chiên. Có ngu như con cừu thì tín đồ mới tuyệt đối tin tưởng vào những tín lý Ki-tô láo khoét của Giáo Hội. Có như vậy thì Giáo Hội mới có đất nương thân để mà tồn tại.
Tất cả những gì trình bày trên đây đều là những sự thật lịch sử. Tất cả những sự thật lịch sử này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Roman Catholicism viết
"Danh sách những điều sai lầm: Giáo Hoàng Pius IX (1846-1878) lên án những phong trào đòi tự do tôn giáo, tự do hành động theo lương tâm, tự do ngôn luận, tự do báo chí, lên án cả những khám phá về khoa học nếu không được sự chấp thuận của Giáo Hội La Mã và khẳng định quyền lực của Giáo Hoàng phải bao trùm lên trên quyền lực của các nhà cầm quyền thế tục." Nguyên văn: "Syllabus of Errors, proclamed by pope Pius IX, and ratified by the Vatican council, condemned freedom of religion, conscience, speech, press, and scientific discoveries which are disapproved by the Roman Church, asserted the pope's temporal authority over all civil rulers."[11]
Giáo-sư Lý Chánh Trung viết trong cuốn Tôn Giáo Và Dân Tộc như sau:
"Giáo Hội cần có một nền giáo dục công giáo độc lập như một môi trường thiết yếu, không những để truyền bá giáo lý mà còn để đào tạo thanh thiếu niên theo tinh thần công giáo."[12]
Cũng trong tác phẩm này, nơi trang 76, ông ghi nhận:
"Đức Giáo Hoàng Grégore XVI (1831-1846) đã gọi tự do báo chí là "thứ tự do tai hại nhứt, đáng ghét nhứt, kinh tởm nhứt mà một số người dám đòi hỏi một cách ồn ào cuồng nhiệt và quảng bá khắp nơi "[13]
Đồng thời, cũng từ đấy, Giáo Hội càng tích cực sử dụng những mánh mung và thủ đoạn gian ác để vơ vét, bóc lột và tích lũy tài sản cho đầy túi tham. Ngoài những thủ đoạn làm tiền bất chính trắng trợn nhất như là Bán thánh (simony), bán chức vụ (selling office) trong chính quyền, từ đầu thế kỷ 16, Giáo Hội còn đưa phát minh ra một mánh mung làm tiền mới là bán chứng thư xá tội (indulgences) cho những tín đồ cuồng tín ngu dốt, lấy tiền chi phí cho bộ máy đàn áp nhân dân của Giáo Hội, chi phí cho những việc làm phô trương cái oai thế của Giáo Hội để lòe bịp người đời qua việc xây cất những ngôi nhà thờ vĩ đại với những tháp chuông cao chót vót lên đến tận lưng trời, và chi phí cho cuộc sống huy hoàng, ăn chơi đàng điếm, loạn luân, dâm loàn của các giáo hoàng và các ông chức sắc cao cấp trong Giáo Hội (như đã trình bày đầy đủ trong Mục VI, Phần I trong bộ sách này). Tình trạng này khiến cho nhân dân Âu Châu còn nằm trong vòng kèm tỏa của Giáo Hội vốn đã đói khổ điêu linh lại càng trở nên đói khỏ điêu linh hơn nữa và càng trở nên căm phẫn và thù ghét Giáo Hội nhiều hơn. Lời phát biểu của nhà báo Jacques René Hebert (Nov. 15, 1757- March 24, 1794) cho chúng ta thấy rõ sự kiện này:
"Các bạn người Pháp, các bạn hãy nói cho tôi nghe xem có được không. Nếu cái người mà các bạn gọi là Đức Thánh Cha cướng quyết chống lại luật pháp của các bạn, các bạn có ngu xuẩn và hèn hạ đến độ phải từ bỏ luật pháp của các bạn không?. Các bạn hy vọng gì ở một ông Giáo Hoàng? Đ.M Giáo Hoàng, hãy tin ở tôi đi, bây giờ là đến lượt các bạn; cả trong mười thế kỷ qua, Giáo Hoàng đã áp bức các bạn quá nhiều rồi.”. Nguyên văn: "Tell me, Frenchmen, is it possible? if that man you call the Holly Father takes it into his head to oppose your laws, do you dare, are you stupid and base enough, to give them up? What do you expect from a Pope? Screw the Pope, believe me; it is your turn at last; for ten centuries the Pope has screwed you.”[14]
4.- Thời Đại Cách Mạng Dân Chủ (The Age of Revolutions 1603-1815).- Tới đầu thế kỷ 17, lòng căm phẫn và thù ghét của nhân dân Âu Châu đối với Giáo Hội La Mã đã lên tới tận trời xanh. Vì thế mà lúc đó mới phát sinh ra Thời Đại Cách Mạng Dân Chủ với chủ trương hô hào cổ võ mọi người hãy mạnh bạo đứng lên làm cách mạng và dùng những biện pháp mạnh để đối phó với Giáo Hội, trừng trị bọn tu sĩ và tín đồ Ki-tô ngoan cố. Những biện pháp mạnh này là:
a.- Xóa bỏ chế độ đạo phiệt (chế độ cha cố) hiện tại để thiết lập chính quyền cách mạng dân chủ với một chính quyền của dân do nhân dân bầu lên để phục vụ cho quyền lợi của đại khối nhân dân bị trị và loại bỏ tất cả mọi mối liên hệ và ảnh hưởng của tôn giáo.
b.- Tịch biên toàn bộ tài sản của Giáo Hội La Mã.
c.- Tước bỏ tất cả mọi đặc quyền đặc lợi dành cho Giáo Hội La Mã và giai cấp tu sĩ Ca-tô trong đó có thuế thập phân (tithe).
d.- Tách rời giáo quyền (tôn giáo) ra khỏi thế quyền (chính quyền).
e.- Ban hành một hiến chế dân sự cho giới tu sĩ, trong đó tu sĩ được coi như là bình đẳng trước pháp luật giống như tất cả người dân khác ở trong nước và phải có nghĩa vụ đối với đất nước, phải trung thành với hiến pháp, chứ không phải trung thành với Tòa Thành Vatican hay Giáo Hội La Mã. Tại Pháp, việc này đưa đến việc thiết lập một Giáo Hội Pháp tách rời khỏi Giáo Hội La Mã giống như Giáo Hội Anh được thành lập vào giữa thập niên 1530.
f.- Tước bỏ hết tất cả mọi đặc quyền đặc lợi dành cho giới qúy tộc,
g.- Xòa bỏ tất cả mọi tục lệ phong kiến phát sinh từ những truyền thống Ki-tô giáo mà ra.
h.- Xóa bỏ tất cả mọi bất công trong xã hội để thực thi lý tưởng bình đẳng (trong xã hội) tự do (cho nhân dân) và bác ái (đối với tất cả mọi người, chứ không phải chỉ bác ái đối với "dân Chúa" mà thôi).
i.- Trừng phạt nghiêm khác tất cả các phần tử ngoan cố mưu đồ phục hồi quyền lực của Giáo Hội La Mã.
Tất cả những biện pháp mạnh trên đây đã được Cách Mạng Pháp 1789 triệt để thi hành và được nhân dân các quốc gia nạn nhân của Giáo Hội noi gương đứng lên làm Cách Mạng chống lại Giáo Hội và trừng trị bọn người lưu manh buôn thần bán thánh đội lốt thày tu có mưu đồ phục hồi quyền lực cho Giáo Hội. Vấn đề này sẽ được trình bày đầy đủ ở Phần VII.
Trên đây là bộ mặt thật của Giáo Hội La Mã và sự thật về những cuộc tranh đấu của nhân dân Âu Châu đứng lên chống lại Giáo Hội La Mã để đòi lại quyền làm người. Thế những, với kinh nghiệm gần hai ngàn năm lăn lộn trên sân khấu chính trị, Giáo Hội có cả trăm phương ngàn kế để luồn lách và cấu kết với cường quyền, đặc biệt là cấu kết với các đế quốc thực dân xâm lược như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Bỉ để bành trướng thế lực sang các lục địa Phi Châu, Mỹ Châu La-tinh và Á Châu. Đây là nguyên nhân tại sao quyền lực của các đế quốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Bỉ và Pháp vươn tới đâu thì quyền lực Giáo Hội La Mã vươn tới đó. Tại Mỹ Châu La-tinh và Phi Luật Tân, chúng ta thấy Giáo Hội La Mã và đế quốc Tây Ban Nha luôn luôn khắng khít với nhau. Giáo Hội La Mã, và đế quốc Bồ Đào Nha cũng vai kề vai với Giáo Hội La Mã như vợ với chồng tại Ba Tây và các thuộc điạ khác của đế quốc này ở Phi Châu, ở Châu Á và ở Châu Đại Dương. Các thuộc địa của Bỉ ở Phi Châu cũng giống như vậy.
(xem tiếp ®)
CHÚ THÍCH
[7] Trần Tam Tỉnh, Sđ d., tr. 14-15.
[8]Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Lịch Sử Lớp 10 (TP Hồ Chí Minh: Nhà Xuất Giáo Dục, 2006), tr. 110.
[9] Trần Chung Ngọc, "Có Thần" và "Vô Thần." sachhiem.net Tháng 4/2008.
[10] Trần Chung Ngọc. Tlđd
[11] Loraine Boettner, Roman Catholicism (Phillipsburg, New Jersey: The Presbyterian And Reformed Publishing Company, 1962), p. 8.
[12] Lý Chánh Trung, Tôn Giáo và Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng, 1973), tr.66.
[13] Lý Chánh Trung, Sđd., tr. 76.
[14] J. E. Bosher, The French Revolution (New York, W.W. Norton Company, 1988), p. 155
CHƯƠNG 92 (C )
VẤN NẠN GIÁO HỘI LA MÃ
(tiếp theo)
Tại Đông Dương và các thuộc địa của Pháp ở nhiều nơi khác, Giáo Hội cũng cặp kè với chính quyền của đế quốc Pháp như bóng với hình. Sự kiện này khiến cho Việt Nam chúng ta trong thời "Trăm năm nô lệ giặc Tây" rơi vào tình trạng một cổ bốn tròng và cả bốn cái tròng này cùng hè nhau siết chặt dân ta. Bốn cái tròng này là:
1.- Cái tròng của đế quốc thực dân xâm lược Pháp.
2.- Cái tròng của Giáo Hội La Mã mà các nhà viết sử gọi là "Catholic loop". Người viết gọi là vấn nạn Giáo Hội La Mã.
3.- Cái tròng của bọn phong kiến phản động bản địa. Đó là triều đình nhà Nguyễn và bọn quan lại cấu kết với Liên Minh Pháp Vatican,
4.- Cái tròng của bọn Việt gian Ca-tô.
Nói một cách rõ ràng hơn, bốn cái tròng trên đây như bốn sợi dây thép xoắn bện với nhau thành mội sợi dây thép bự chắc nịch siết cổ dân ta. Nói một cách khác nữa là bốn thế lực này liên kết chặt chẽ với nhau thành một liên minh chính trị và quân sự quyết tâm củng cố và bảo vệ quyền lực của Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp Vatican tại Đông Dương.
A.- MIỀN BẮC:
Các nhà lãnh đạo chính quyền miền Bắc là những nhà cách mạng chuyên nghiệp, hiểu rõ lịch sử thế giới, hiểu rõ lịch sử Giáo Hội La Mã, thấm nhuần tư tưởng Cách Mạng Pháp 1789, hiểu rõ tại sao nhân dân thế giới đều chống lại Giáo Hội La Mã, học hỏi được kỹ thuật Cách Mạng 1917 của nhân dân Liên Sô, cho nên ngay từ khi mới thành lập đảng Cộng Sản Việt Nam vào năm 1930, ngoài chủ trương phản đế (đánh đuổi Liên Minh Pháp Vatican) và làm cách mạng chính trị loại bỏ chế độ quân chủ phong kiến lỗi thời của nhà Nguyễn, họ có một chính sách đặc biệt đối với Giáo Hội La Mã này bằng cách triệt để loại bỏ mọi ảnh hưởng của tôn giáo ra khỏi chính quyền và cũng không cho phép bất cứ kẻ nào nhân danh tôn giáo dùng những tín lý láo khoét để mê hoặc và lừa gạt người đời. Nhờ vậy mà nhân dân ta ở trong vùng Mặt Trận Việt Minh kiểm soát trong thời Kháng Chiến 1954-1945 không có vấn đề tôn giáo và bọn tu sĩ áo đen tác oai tác quái trong xã hội.
Mùa xuân năm 1954, chính quyền Pháp thương thuyết nghiêm chỉnh với chính quyền Kháng Chiến Việt Nam tại Hội Nghị Genève 1954 để công nhận chủ quyền độc lập của Việt Nam và rút quân về nước trong danh dự. Tháng 8 năm 1954, quân Pháp bắt đầu dần rút khỏi miền Bắc. Khi quân Pháp không còn ở miền Bắc nữa, thì Liên Minh Pháp Vatican cũng tan vỡ. Cái tròng Ca-tô hay vấn nạn Giáo Hội La Mã ở miền Bắc cũng không còn nữa. Đồng thời, tàn dư phong kiến bản địa và bọn cựu quan lại cấu kết với Liên Minh Pháp Vatican cũng cuốn gói ra đi hoặc là đến Pháp lập nghiệp, hoặc là vào miền Nam cấu kết với Liên Minh Mỹ – Vatican tiếp tục chống lại tổ quốc Việt Nam. Trong khi đó, có tới 600 ngàn trong số 1.390.000 tín đồ Ca-tô nghe theo lời xúi giục của các cha cố di cư vào miền Nam. Phần còn lại vừa giống như rắn mùng 5, vừa được chính quyền giúp đỡ học hỏi, ý thức được cái nghĩa vụ người dân đối với cộng đồng dân tộc và tổ quốc, chứ không phải tuyệt đối vâng lời và triệt để tuân hành những lệnh truyền của các đấng bề trên của họ. Nhờ thế mà miền Bắc mới dứt bỏ được bốn cái tròng khốn nạn trên đây cùng một luợt.
B.- MIỀN NAM:
Các nhà lãnh đạo miền Nam quan trọng nhất là hai ông Ngô Đình Diệm và Nguyễn Văn Thiệu. Cả hai ông này đều là tín đồ Ca-tô và đều do Liên Minh Mỹ – Vatcian đưa lên cầm quyền để phục vụ quyền lợi cho cả Hoa Kỳ và Vatican. Cũng vì thế mà suốt trong thời kỳ 1954-1975, ngoại trừ trong một thời gian ngắn từ ngày 2/11/1963 đến ngày 3/9//1967, Miền Nam bị áp đặt nằm dưới ách thống trị của chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm (với danh xưng là Việt Nam Đệ Nhất Cộng Hòa) và chế độ quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu (với danh xưng là Việt Nam Đệ Nhị Cộng Hòa).
Vì được Giáo Hội La Mã vận động với Hoa Kỳ đưa lên cầm quyền, tất nhiên là cả ông Ca-tô Ngô Đình Diệm và ông Nguyễn Văn Thiệu đều phải thi hành tất cả 4 biện pháp đã nêu lên trên đây của Giáo Hội và sự thật đã xẩy ra như vậy.
Thi hành biện pháp 1: Sinh ra, lớn lên, được nuôi dưỡng trong xã hội Ca-tô, được tiếp nhận sở học qua chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã và được rèn luyện thành người cuồng tín phải sống theo tinh thần của Sắc Chi Romanus Pontifex được ban hành vào ngày 8/1/1454 trong thời Giáo Hoàng Nicholas V (1447-1455), cho nên ngay khi vừa mới được Liên Minh Mỹ – Vatican đưa lên cầm quyền ở miền Nam Việt Nam, anh em ông Ca-tô Ngô Đình Diệm đã hăm hở nghĩ ngay đến việc phải cấp tốc Ki-tô hóa hết tất cả nhân dân miền Nam Việt Nam càng mau càng tốt trong một thời gian kỷ lục trong vòng mười năm. Lời tuyên bố rất Ca-tô dưới đây của ông Ca-tô Ngô Đình Nhu là bằng chứng cho sự kiện này:
"Tôi có cả một chương trình, đã bàn tính kỹ với Đức Giám Mục sẽ làn hồi tiến tới chỗ mà Hội Truyền Giáo hoạt động một thế kỷ mới đạt tới, còn chúng ta chỉ cầm quyền mười năm thôi là cả miền Nam này sẽ theo Công Giáo hết."[15]
Vì mang căn bệnh cuồng tín như trên mà anh em ông Ca-tô Ngô Đình Diệm mới hăm hở hồ hởi tuyên bố như vậy. Cũng vì lòng hăm hở và hồ hởi này mà ngay sau vừa được Mỹ và Vatican cho lên cầm quyền, anh em ông Ngô Đình Diệm liền tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa miền Nam đúng như ông Ca-tô Ngô Đình Nhu đã tuyên bố như trên bằng cách:
1.- Chính thức sử dụng danh xưng "đạo công giáo" thay thế cho các danh xưng "đạo Ki-tô", "đạo Cơ Đốc", "đạo Ca-tô", trong các văn thư hành chánh, trong các sách giáo khoa ở học đường, trong các cơ quan truyền thông, trong các hoạt động văn hóa và xã hội, v.v . Sự kiện này được Linh-mục Vũ Đình Hoạt ghi lại trong bộ sách Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan với nguyên văn như sau:
“Nếu nói hoặc viết chỉ nguyên Công giáo mà thôi, thì đó phải hiểu và bắt buộc phải hiểu chứ không thể hiểu khác đi được: đó chính là Giáo Hội La Mã hoặc Vatican mà Đức Giáo Hoàng là vị lãnh đạo tinh thần tối cao của toàn thể Thế Giới Công Giáo. Riêng tại Việt Nam kể từ năm 1533 cho đến năm 1954 khi mà các danh từ Thần Học và Kinh Thánh chưa được Hàn Lâm Viện Hóa, nói cách khác chưa được Đại Chủng Viện thuần túy Việt Nam dịch thuật các sách giáo khoa và Phụng Vụ cũng như Kinh Thánh các danh từ cổ như Thiên Chúa Giáo hoặc Gia Tô Giáo trong các sách vở lịch sử hay “Nhà Đạo” vẫn được hiểu cách chung là Đạo Công Giáo, vì lẽ khi đó chưa có đạo Tin Lành trên đất nước Việt Nam, và các nhà truyền giáo cũng chỉ nguyên thuộc Hội Truyền Giáo Thừa Sai Ba Lê (MEP) mà thôi. Kể từ năm 1954 về sau này khi mà đã có Đại Chủng Viện Việt Nam chuyên môn dịch các sách Kinh Đạo Thần (Kinh Thánh, Đạo Đức và Thần Học), lúc ấy mới có sự phân biệt rõ “Công Giáo” (Catholic), bắt nguồn từ Kinh Tin Kính “Tôi tin có Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền”. (Sách lễ giáo dân sở di trú và tị nạn USCC. Hoa Thịnh Đốn, trang 1370). Vậy kể từ năm 1954 về sau này, các sách vở Việt Nam, nếu muốn trực chỉ nguyên Giáo Hội la Mã hoặc Vatican, thì bắt buộc phải dùng danh từ Công Giáo (Catholic), chứ không thể nào dùng danh từ Thiên Chúa Giáo hoặc Gia- tô hoặc Ki Tô! được. “[16]
2.- Tổ chức một buổi đại lễ vô cùng long trọng và mời vị khâm sứ đại diện Tòa Thánh Vatican đến làm chủ tế để chính thức và công khai dâng nước Việt Nam cho Giáo Hội La Mã dưới danh nghĩa là Đức Mẹ Vô Nhiễm. Sư kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm với nguyên văn như sau:
"Chính phủ Công Giáo” càng ngày càng lộ liễu khi ngành công binh, từng đoàn quân xa và vật liệu của chính phủ đưa ra xử dụng trong việc cất nhà thờ, chủng viện, các nhà cho thuê thuộc tòa giám mục, khi các cán bộ nông thôn và công chính được phái đi lo việc trồng dương liễu và dừa cho đức cha, khi các binh sĩ được biệt phái thường trực tại văn phòng Công Giáo Tiến Hành, khi các giám mục có chỗ danh dự đứng bên cạnh tổng thống trong các nghi lễ công cộng, hay là trong các cuộc duyệt binh, khi chính phủ phê nhận luật gia đình của bà Nhu, em dâu của Diệm, áp dụng trong một nước mà 90% dân không phải là Công Giáo – các khoản luật gần giống như trong Giáo luật. Khỏi nói tới việc dựng tượng Đức Mẹ do tay tổng thống, có giám mục nọ kia phụ vào, tại nhiều điểm ranh giới để “nhờ Đức Mẹ che chở đất nước khỏi nạn Cộng Sản.”
Quả thế, Đức Mẹ cũng bị đưa vào môi trường của chủ nghĩa hiếu thắng huênh hoang, nhất là nhân dịp Đại Hội Thánh Mẫu tháng 2 năm 1959, có Hồng Y Agagianian, sứ thần của Đức Giáo Hoàng qua chủ sự. “Ba trăm ngàn giáo hữu đã đi theo cuộc rước khổng lồ trong ngày kết thúc, sau đó hồng y đã long trọng dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ Vô Nhiễm” theo tin tức báo chí thời ấy. Để cuộc rước đó được thành công, ngoài sự tưởng tượng của Roma và Paris, người ta đã huy động hàng ngàn tên công binh để xây cất một bệ lớn trước nhà thờ chính tòa Sàigòn, để dựng lên những cổng chào, đồng thời đưa ra hàng trăm xe cam nhông để vận chuyển hàng chục ngàn giáo dân từ các tỉnh về.
Đức Mẹ cũng được cung kính đặc biệt tại La Vang ở quãng 30 km (cây số) mạn nam vĩ tuyến 17. Vì những lý do chính trị, ngôi nhà nguyện nhỏ mất hút trong rừng núi, bỗng trở nên một nơi hành hương cho toàn thể người Công Giáo Việt Nam, thậm chí là của toàn nhân dân Việt Nam! Được mệnh danh là “thành lũy thế giới tự do chống Cộng Sản”, ngôi nhà nguyện khiêm tốn này vừa được nâng lên hàng vương cung thánh đường từ sau Đại Hội Thánh Mẫu, đã tiếp nhận vào tháng 8/1961 một cuộc hành hương khổng lồ nhất trong lịch sử chế độ Diệm. Ngày 16/8/(1961), tổng thống đích thân phó thác tương lai nước Việt Nam cho Đức Mẹ La Vang. Trước mặt 200,000 người hành hương, đầy đủ các giám chức của Giáo Hội, các bộ trưởng và công chức cao cấp, phần lớn không phải là Công Giáo, Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục đã đọc lời kính dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ, sau cuộc rước kiệu không lồ.
Nhằm biến La Vang thành một thứ Lộ Đức Việt Nam, hàng giám mục đã tổ chức sổ số La Vang để lấy cho được cỡ 10 triệu đồng dành cho việc xây cất nhà thờ mới với các tượng Thánh Giá và cái hồ “làm phép lạ”. Vé số được phân phối cho các công chức, Công Giáo hay không cũng mặc, bằng cách khấu trừ tiền lương của họ. Các học sinh nghèo nhất tại các trường miền Nam cũng phải mua vé số. Một số vé được giao cho các xã phân phối. Tại Sàigòn, một bữa tiệc kiểu Mỹ được tổ chức, trong đó mỗi khách được mời phải đóng 2500 (2 ngàn rưỡi) đồng (ngang một tháng lương của công nhân gọi la để đóng góp cho Trung Tâm Quốc Gia La Vang. Danh sách các ân nhân “tự nguyện” của La Vang rất dài, với những người đứng đầu sổ là Phó Tổng Thống người Phật Giáo, các bộ trưởng, các tướng tá, mỗi người dâng cúng từ 10 ngàn đến 20 ngàn đồng. Đối với Nhà Nước cũng như Giáo Hội, La Vang không phải chỉ là một trung tâm tôn giáo mà còn là biểu thị của chế độ chống Cộng.."[17]
Không cần phải giải thích, tất cả những người có trình độ thông minh trung bình trở lên (IQ từ 90 trở lên), nếu không bị điều kiện hóa bới chính sách ngu dân và Giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã, đều hiểu rằng đạo Ca-tô được gọi là Công Giáo (tức là được đưa lên hàng quốc giáo), tất nhiên là các tôn giáo khác như đạo Phật, đạo Khổng, đạo Lão, đạo Hòa Hảo, đạo Cao Đài, v.v đều bị coi là "Tư Giáo". Cũng nên biết rằng, cũng do Giáo Hội La Mã bố trí, ngày 6 tháng 8 năm 1950, chính quyền bù nhìn Bảo Đại ban hành Dụ số 10 với nội dung chỉ công nhận đạo Ca-tô là tôn giáo, còn các tôn giáo khác tức là các tôn giáo cổ truyền của dân tộc bị hạ giá và coi như là một thứ hiệp hội xã hội, tức là không đủ tiêu chuẩn để được coi là tôn giáo, và như vậy sẽ không được hưởng tất cả quyền lợi của chính quyền dành cho tôn giáo. Nội dung của Dụ số 10 quái đản này được ông Ca-tô Nguyễn Văn Châu, tác giả sách Ngô Đình Diệm Nỗ Lực Hòa Bình Dang Dở, ghi lại như sau:
"Chiếu dụ số 10 do Quốc Trường Bảo Đại ban hành ngày 6 tháng 8 năm 1950 ấn định quy chế hiệp hội tôn giáo, thật sự là nhắm giúp đỡ Phật giáo và miễn áp dụng cho các tôn giáo và giáo phái khác mặc dù có những điều khoản bênh vực bảo vệ của cải bất động sản của Hội Thừa Sai Ba Lê, của cải cúa Giáo Hội Công Giáo Việt Nam nhưng lại do người Pháp đứng tên nên thuộc quyền sở hữu của Pháp. Nhân dịp chuyển giao nhà chung đó cho hàng Giám Mục Việt Nam, nhiều vấn đề đã xẩy ra." [18]
Ông Ca-tô Nguyễn Văn Châu nói rằng Dụ Số 10 này “thật sự là nhằm giúp đỡ Phật giáo”, nhưng ông Châu lại không nói rõ cái Dụ số 10 quái đản này đã giúp cho Phật giáo cái gì?
Kể cũng khôi hài, ông Ca-tô Nguyễn Văn Châu nói rằng Dụ Số 10 này nhằm giúp đỡ cho Phật Giáo. Ấy thế mà vào năm năm 1963, Phật Giáo lại cứ nằng nặc đòi phải hủy bỏ, trong khi đó thì chính quyền đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm lại cương quyết duy trì nó cho đến cùng; dù là bị toàn dân vùng lên chống chế độ về vấn đề này, anh em ông Diệm và đảng Cần Lao Công Giáo vẫn khư khư không sửa đổi. Đúng là ngôn từ của những người tiếp nhận nền đạo lý Ca-tô.
Theo đúng Biện Pháp 1 đã hoạch định như đã trình bày ở trên, Dụ Số 10 này là do Giáo Hội La Mã bố trí cho chính quyền bù nhìn Bảo Đại ban hành, tất nhiên là phải được chính quyền đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm triệt để áp dụng và khai thác để có lợi cho Giáo Hội La Mã hay đạo Ca-tô. Sư kiện này được Linh-mục Trần Tam Tỉnh ghi lại trong cuốn Thập Giá và Lưỡi Gươm như sau:
“Trước tiên là chỉ thị (dụ) Số 10 của Phủ Tổng Thống, lấy lại các sắc chỉ của chế độ thuộc địa, nói rằng: “Tất cả các hiệp hội tôn giáo, văn hóa, thể dục, chỉ trừ Công Giáo, đều không được quyền mua bất động sản, nếu không có phép riêng của Phủ Tổng Thống“. Bản văn của sắc lệnh đặt Công Giáo ra ngoài sắc lệnh và hạ Phật giáo xuống hàng các hiệp hội văn hóa và thể thao, tất nhiên nó phải làm bực bội Giáo Hội Phật Giáo. Việc trở lại thời thuộc địa như thế cũng không làm hài lòng đại bộ phận quần chúng nhân dân. Hơn nữa sắc lệnh khơi lại sự đố kỵ đối với người Công Giáo, mới đây đã từng liên minh với bọn xâm lược và hôm nay lại liên minh với bọn chủ mới là Mỹ. Sau nữa, những hành động lặp đi lặp lại dâng nước Việt Nam cho Đức Mẹ, đưa nhiều người Công Giáo lên các chức vụ quan trọng trong chính quyền, cho phép giải thích sắc lệnh, vốn đã bất công, như một cử chỉ “tìm cách Kitô hóa” cả nước trái với ý muốn của mọi người.“[19]
Vì không được coi là tôn giáo mà chỉ là một thứ hiệp hội, cho nên các tôn giáo khác như Phật giáo, Khổng giáo, Lão giáo, Hòa Hảo, Cao Đài, v.v bị coi là không đủ tiêu chuẩn của một tôn giáo. Vì chỉ có một mình đạo Ca-tô mới được coi là tôn giáo, cho nên tôn giáo này đương nhiên được thừa hưởng tất cả của cải và bất động sản của Hội Thừa Sai Ba Lê được chuyển nhượng cho nhân dân ta với danh nghĩa là dâng cúng cho tôn giáo tại Việt Nam. Đây là dã tâm thâm độc của việc ban hành Dụ Số 10 trên đây. Có như vậy thì mới có thể hợp hóa lý việc chuyển nhượng khối tài sản khổng lồ (mà Giáo Hội La Mã đã ăn cướp của nhân dân ta từ năm 1862 cho đến lúc bấy giờ) do các tu sĩ người Pháp tay sai của Giáo Hội đứng tên được chuyển cho các tu sĩ Ca-tô người Việt đứng tên để chuẩn bị cho cái thế tư cách pháp lý khi người Pháp phải rút quân về Pháp và công nhận chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam.
Chúng ta biết rằng, cũng như ở nhiều nước khác ở trên thế giới, ở miền Nam Việt Nam, các trường học công lập được chính quyền sử dụng công quỹ quốc gia tài trợ cho tất cả các phí khoản về đất đai, vật liệu, nhân công để xây trường ốc, trang bị, thư viện, phòng thí nghiệm, bàn ghế, luơng bổng nhân viên nhà trường và ban giảng huấn, v.v . Trong khi đó, các trường tư (gọi là tư thục), tất cả các tốn phí như trên đều do tiền túi của ban giám đốc nhà trường bỏ ra đài thọ, và phải xin phép chính quyền có cho phép mới được xây trường và hoạt động.
Ấy thế mà, ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, đạo Ki-tô La Mã được đưa lên hàng quốc giáo, được gọi là Công Giáo và được chính quyền dành cho tất cả đủ mọi thứ đặc quyền đặc lợi như:
1.- Nắm độc quyền khai thác tài nguyên đất nước như Giám Mục Ngô Đình Thục ngang nhiên sử dụng công nhân viên nhà nước vào việc khai thác gỗ rừng ở trong tỉnh Long Khánh.
2.- Nắm độc quyền tiếp nhận tiền ngoại viện cho các tôn giáo như Giám Mục Nguyễn Văn Thuận được chính quyền bổ nhậm giữ chức vụ Giám Đốc Caritas để nhận tiền viện trợ nhân đạo các các nước ngoài, Giám mục Phạm Ngọc Chi nhận 38 triệu tiền viện trợ Mỹ để lo cho giáo khu cúa ông,.
3.- Và nhiều hoạt động khác nữa, tất cả được Linh mục Trần Tam Tỉnh viết trong cuốn Thập Giá Và Lưỡi Gươm như sau:
"Ơn Chúa hình như đùng một phát tuôn xuống như mưa trên địa phận của Giám-mục Phạm Ngọc Chi, giám mục phụ trách di cư những năm 1954-1956, ông đã nhận được từ cơ quan Viện Trợ Công Giáo Hoa Kỳ 38 triệu đô la, của tổ chức viện trợ Pháp cũng như Caritas quốc tế còn nhiều triệu khác nữa.". [20]
"Vị giám mục này, anh cả của tổng thống, niên trưởng của hàng giáo phẩm, đã hóa thành trí não tuyệt vời của chế độ. Người ta tìm đến ông để xin xỏ ân huệ, đặc quyền. Giám mục làm như là hiện thân của Giáo Hội, cũng như ông em là hiện thân của Nhà Nước. Thật không phải vô cớ mà thiên hạ bàn tán về "óc hiếu thắng của Giáo Hội" và chủ nghĩa gia đình trị của họ Ngô. Đáp lời các lời chỉ trích, Giám-mục Thục nói năm 1963 rằng "Trên bàn giấy của tôi nằm chồng chất những lô đơn xin tôi can thiệp cho họ ơn này, ơn nọ; khổ thay, thường chỉ là thế tục, từ chóp bu của Giáo Hội, băng qua các đồng nghiệp của tôi trong hàng giám mục(…) và xuống cho tới những tầng lớp thấp nhất của quần chúng, bất phân màu da và tôn giáo (tôi có thể kể ra tên tuổi đáng kính như Hồng Y Felin và Đức Cha Rodhain. Tôi không thể dửng dưng được trước lời kêu gọi của họ! Ở vào địa vị tôi, các ông sẽ xử sự như thế nào?" (ICI, 15/4/1963).
"Từ 1955 đến 1963 là thời vàng son của chủ nghĩa cha chú, với những lợi ích thật chẳng có bao nhiêu, nhưng với những hà lạm gây nhiều tiếng tăm hơn, nhất là trong khi dân chúng gồm 90% là ngoài công giáo mà lại bị kiềm hãm dưới một thứ "chính phủ Công Giáo". Khắp nơi, ở thành thị cũng như tại nông thôn, chiếc áo chùng thâm là biểu tượng của quyền thế. Tại các vùng công giáo di cư, cha xứ là toàn quyền, là những ông vua tuyệt đối. Giám Mục Ngô Đình Thục cũng phải thừa nhận những chuyện hà lạm của các nhà độc tài áo đen. Trong một lá thư gửi cho bạn cũ, ông viết, "Người ta có cả hàng trăm hồ sơ, tố giác các linh mục ăn cắp tiền của di cư bằng những danh sách ma, bằng cách tẩy xóa sổ sách, bằng cách thu xếp để chiếm đoạt tiền bạc của Chương Trình Cải Cách Ruộng Đất, hoặc bán hàng viện trợ Mỹ (theo các lời tố cáo của chính bà con di cư) hay là giữ tiêu riêng các khoản tiền mà họ đã nhận để xây dựng nhà ở cho bà con di cư". Nhà nước (và Giáo quyền) dễ dãi cứ nhắm mắt làm ngơ các vụ đó, bởi vì linh mục rất cần cho việc huy động dân chúng trong công cuộc chống Cộng.
Tại thành thị, các linh mục chẳng có bằng cấp, mà vẫn điều khiển các trường tư thục, được tổ chức những áp phe vơ vét tiền bạc. Hai linh mục được cử làm viện trưởng của hai trong ba đại học của toàn Miền Nam , trong đó có Đại Học Đà Lạt. Đại Học này chỉ là Công Giáo nơi danh nghĩa thôi. Đất đai và cơ sở kiến trúc của nó đều do Nhà Nước (tức là của toàn thể nhân dân) đài thọ. Để có nguồn thu nhập cho đại học, Giám Mục Thục đã giành độc quyền các vùng đốn cây tại Đình Quán, là những điểm ngon nhất nước. Ông cũng xin được thửa đất mông mênh dọc bờ biển để trồng dương liễu và dứa; công việc này tiến hành nhờ tiền vay được hàng triệu đồng của chính phủ." [21]
"Một biến cố cuối cùng, lẽ ra phải đánh dấu tuyệt đỉnh của chủ nghĩa hiếu thắng, nếu không có vụ khủng hoảng Phật Giáo nổ ra: Tổng Giám Mục Thục đang chuẩn bị lễ bạc, ăn mừng 25 năm làm giám mục, ngày 26-6-1963. Từ tháng 3, một Ủy Ban Ngân Khánh đã được thành lập, do Chủ Tịch Quốc Hội làm chủ tịch với nhiều vị bộ trưởng và nhân vật tên tuổi làm ủy viên. Người ta tổ chức tại Sàigon một bữa tiệc mỗi thực khách phải đóng 5 ngàn đồng và tại các tỉnh thì tổ chức các cuộc lạc quyên, vừa xin vừa ép, với những cuộc xổ số do tỉnh trưởng chỉ thị. Người ta muốn biến cuộc lễ Ngân Khánh của giám mục thành Quốc Lễ. Nhưng cuộc lễ này đã chỉ được ăn mừng "trong thân mật", do cuộc nổi lên của Phật tử".[22]
Trong khi đó, các tôn giáo khác không những không có quyền được rớ tới các tài nguyên quốc gia, không những đã không được chính quyền trợ cấp cho một khoản tài chánh nào để duy trì và phát huy những nét đẹp của tôn giáo và truyền thống của dân tộc, không những đã không được tiếp nhận một khoản trợ cấp và ngoại viện nào về tôn giáo nào, mà còn bị kỳ thị trong việc vua bán bất động sản. Bằng chứng Phật Giáo, Khổng Giáo, Cao Đài và Hòa Hảo nếu muốn mua đất để xây các chùa chiền hay thiết lập một cơ sở tôn giáo nào khác đều phải xin phép chính quyền và chính quyền có cho phép thì mới được mua đât và tiến hành xây cất. Sự kiện này cũng được Linh-mục Trần Tam Tỉnh đã ghi nhận như đã trích dẫn ở trên.“Tất cả các hiệp hội tôn giáo, văn hóa, thể dục, chỉ trừ Công Giáo, đều không được quyền mua bất động sản, nếu không có phép riêng của Phủ Tổng Thống.”
Ngoài ra, chúng ta còn thấy tu sĩ và các tín đồ Ca-tô thân tín nắm độc quyền kiểm soát các phương tiện sản xuất và tất cả mọi phạm vi sinh hoạt trong xã hội. Cũng vì thế mà chúng ta thấy:
Bà Cả Lễ và ông Ngô Đình Cẩn nắm độc quyền cung cấp gạo cho miền Trung và tự ý tăng giá gạo để cắt cổ người dân, nắm độc quyền bao thầu cung cấp thực phẩm cho các trung tâm huân luyện binh sĩ, các trường sĩ quan và hạ sĩ quan trong toàn lãnh thổ. Ngoài ra, ông Cẩn còn nắm độc quyền bao thầu các dịch vụ xây cất các doanh trại và các cở sở của chính quyền.
Giám-mục Phạm Ngọc Chi nắm độc quyền lãnh 38 triệu đô la tiền viện trợ Mỹ để tùy nghi sử dụng.
Linh-mục Đinh Xuân Hải nổi tiếng về vụ bắt nạt dân và ăn cướp đất của dân ở Phú Thọ Hòa (Tân Bình, Gia Định). Đó là chưa nói đến nghề ăn cắp hàng hóa Mỹ của Linh mục Hải và tay chân. Báo chí Sài Gòn một thời gian đã tường thuật rõ ràng về việc Linh mục Hải sai tay chân dùng thanh gỗ đóng đinh 10 phân đánh túi bụi lên thân thể một Thiếu tá phòng vệ an ninh phi cảng Tân Sơn Nhất, khi ông Thiếu tá này phát hiện ra hành động trộm cắp hàng hóa PX Mỹ cùng kẽm gai, cọc sắt từ phi trường Tân Sơn Nhất ra xóm đạo của Linh mục Hải. Ông Thiếu tá Không quân này phải nằm điều trị tại nhà thương gần nửa năm trời vẫn chưa bình phục. Trong khi đó Linh mục Hải và thủ túc vẫn lên mặt vênh váo nhậu Martell với thịt cầy, tuyên bố “thằng nào không biết điều thì cứ nhìn cái gương thằng Ng. [tên vị Thiếu tá bị hành hung].”
Linh Mục Mai Ngọc Khuê (Tân Sa Châu, Tân Bình, Gia Đình), một hung thần ở vùng Lăng Cha Cả, được chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm giao cho nhiệm vụ (gần như nắm độc quyền) tuyển mộ giáo dân đưa vào các đội biệt kích thả ra Bắc và đưa vào làm trong các tổ chức mật vụ, công an, cảnh sát và an ninh quân đội. Ông linh mục này cũng là người xách động giáo dân ở Sàigòn biểu tình chống ông Dương Văn Minh từ khi Tướng Khánh làm "Chỉnh Lý" vào ngày 30/1/1964 cho đến khi chính bản thân ông ta bị đền tội vì hành động gian dâm với một nữ tín đồ (vợ của một sĩ quan Không Quân) và bị liệng xác ra đường Võ Tánh, Gia Định.
Linh-mục Vũ Thạch Nghi ở Bình Thủy (Cần Thơ) đồng mưu với môt ông tá họ Ôn Chỉ huy Trưởng Căn Cứ Không Quân ở Bình Thủy trong vụ ăn cắp một cái xác máy bay đem bán, nhưng bị phát giác.
Linh-mục Nguyễn Lạc Hóa nổi tiếng là một lãnh chúa áo đen ở Biệt Khu Hải Yến (Cà Mâu).
Linh-mục Tô Đình Sơn nổi tiếng trong các chiến dịch “làm sáng danh Chúa” và tàn sát hàng chục ngàn đồng bào bên lương ở Phú Yên.
Linh-mục Nguyễn Bá Lộc, một lãnh chúa áo đen khét tiếng ở Cái Sắn về những hành động bắt nạt dân lương trong vùng và làm học bạ giả, rồi ép hiệu trưởng Trường Trung Học Nguyễn Trung Trực (Rạch Giá) phải ký tên ở dưới trong những học bạ này để bán cho khách hàng.
Linh mục Trần Đình Vận khét tiếng là một hung thần ở Dốc Mơ, Long Khánh về thành tích bắt nạt dân lương và bóc lột đồng bào trong vùng, xây ngôi nhà thờ lớn nhất miền Nam Việt Nam.
Linh-mục Tông ở Chương Thiện là một trong những hung thần đối với người dân bên lương ở các vùng chung quanh.
Linh-mục Cao Văn Luận nắm độc quyền trong dịch vụ cho sinh viên xuất ngọai du học và cấp học bổng cho sinh viên du học.
Linh-mục Trần Dzu và Linh-mục Nguyễn Quang Lãm là hai tên hung thần trong ngành báo chí, cánh tay nối dài của bộ tuyên truyền của Giáo Hội và của chế độ.
Giám-mục Nguyễn Văn Thuận được bổ nhậm vào chức vụ Giám Đốc sở Caritas nắm độc quyền tiếp nhận tiền ngoại viện nhân đạo cho nhân dân miền Nam, ăn cắp vỏ đồng đại bác đem bán lấy một số tiền lên đến 800,000,000 (8 trăm triệu đồng), cướp đất công ở Nha Trang đẻ xây Chủng Viện Nha Trang.
Bà Ngô Đình Nhu nắm độc quyền bao thầu cung cấp quân nhu và văn phòng phẩm cho quân đội và chính quyền. Những năm 1958-1960, một cái bút chì lọai số 02 giá ở ngoài thị truờng là 02 đồng, giá thành tính với chính phủ (tiền viện trợ Mỹ) là 20 đồng.
Ông Ngô Đình Nhu và sau đó Tướng Kỳ, Tổng Thống Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu nắm độc quyền buôn bán thuốc phiện và bạch phiến từ miền Trung chuyển vận về Chợ Lớn, rồi bảo trợ cho nhóm người Tầu biến chế và phân phối cho khách hàng tiêu thụ. Đặc biệt anh em ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu còn biến chính quyền miền Nam Việt Nam thành một bộ phận (trong tổ chức nha phiến quốc tế) với nhiệm vụ cung cấp thuốc phiện sống chuyền vận từ Lào về Sàigòn, rồi từ Sàigòn không vận tới Marseille để biến chế thành bạch phiến hảo hạng. Sau đó, sản phẩm này sẽ được chuyển vân sang Mỹ Chau để bán cho dân nghiền ở Hoa Kỳ. Xin xem lại Chương sách nói về vấn nạn buôn bán nha phiến (ở miền Nam Việt Nam). Chương sách này đã được đưa lên giaodiemonline từ cuối năm 2006, vừa mới được bổ túc và sẽ được đưa lên sachhiem.net trong một ngày gần đây.
Tướng Đỗ Cao Trí nổi danh về tội ác cướp đoạt vợ người, ăn cướp, vơ vét của dân vào những khi hành quân. Theo một nhân chứng, có lần ông Trí còn định bắt một ông Tướng Tư lệnh Sư đoàn phải nạp tiền; nhưng ông này không chịu.
Tướng Nguyễn Văn Toàn nổi tiếng về tham nhũng, được báo chí miền Nam phong cho tước “Quế Tướng công” trong thời gian nắm Tư lệnh Sư đoàn 2. Thành tích bức hiếp gái tơ của “Quế Tướng công” cũng lừng danh thiên hạ.
Tướng Phạm Quốc Thuần lừng danh về mánh mung bán các chức vụ trong chính quyền trong vùng dưới quyền trị nhậm của ông ta.
Ông Nguyễn Văn Bửu (em chồng của một người chị hay em của ông Ngô Đình Diệm), tay đầu nậu kinh tài của Đảng Cần lao, nắm độc quyền các đường hàng hải chạy trong nước và quốc ngoại, cùng dịch vụ khai thác quế, tôm đông lạnh. Sau năm 1963, tài sản của Bửu được Tướng Edward Lansdale ước lượng vào khoảng 400 triệu Mỹ Kim; nhưng chẳng hiểu lọt vào tay ai.
Bác sĩ Trần Kim Tuyến, Giám Đốc cơ quan mật vụ có danh xưng tàng hình là Sở Nghiên Chính Trị và Xã Hội Phủ Tổng Thống, một tay kinh tài khác của Đảng Cần Lao ở miền Nam, nắm độc quyền xuất cảng lông vịt, v.v…
Vụ “Còi Hụ Long An” trong thời chế độ quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu đã đi vào lịch sử.
Tệ trạng các ông tu sĩ và tín đồ Ca-tô trong chính quyền cũng như ở ngoài xã hội lộng hành tác oai tác quái trong năm 1954-1975 đều được mọi người dân biết rõ và được rất nhiều tác giả nói đến trong các tác phẩm của họ. Đó là những ấn phẩm Thập Giá và Lưỡi Gươm Linh-mục Trần Tam Tỉnh (Paris, Sudestasie, 1978), Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi của cụ Đỗ Mậu (Wesminster, Caliifornia, Văn Nghệ, 1993), Việt Nam: Một Trời Tâm Sự của cựu Tướng Nguyễn Chánh Thi (Los Alamitos, California, 1987), Công Và Tội của ông Nguyễn Trân (Los Alamitos, California, 1992), Cõi Phúc Và Giây Oan Tập Một của nhà văn J. Ngọc (Houston, TX., Văn Hóa, 1995), Nhật Ký của Đỗ Thọ (Sàigon, Đồng Nai, 1970), the Polictics of Heroin in Southeast Asia của tác giả Alfred McCoy (New York: Harper & Row , Publishers, 1972), Vietnam: A History của Stanley Karnow (New York: The Viking Press, 1983), The Two Vietnams của Bernard B. Fall (New York: Frederick A. Praeger, 1963), Vietnam: A Dragon Embattled của Joseph Buttinger (New York: Frederick A. Praeger, 1967), Fire In The Lake của Frances FitzGerald (New York: Vintage Books, 1972), The Deaths of the Cold War Kings: The Assassinationss of Diem &JFK (Batimore, MD, 2000), v.v
Dưới đây là một đọan văn của tác giả Frances FitzGerald viết trong cuốn Fire In The Lake nói về vai trò của các ông tu sĩ và tín đồ Ca-tô trong chế độ cha cố Ngô Đình Diệm:
"Trong những năm cầm quyền, Diệm chỉ tìm thấy một đồng minh độc nhất ở nông thôn là tín đồ Ca-tô mà phần lớn là những người di cư từ miền Bắc. Ngay từ đầu, ông ta đã dùng hầu hết tín đô Ca-tô để quản lý và điều hành các cơ quan trong chính quyền và ban phát những đặc quyền đặc lợi cho các làng đạo (trại định cư của những tín đò Ca-tô di cư từ miền Bắc). Những viên chức trong chính quyền của ông làm việc chặt chẽ với các linh mục. Vì thế mà những làng đạo này đã chiếm hầu hết tiền ngoại viện cứu trợ và tiền nông tín dụng. Tín đồ Ca-tô được ban cho đặc quyền khai thác gỗ rừng ở trong các khu rừng mà theo luật pháp chưa được phép khai thác, và nắm độc quyền sản xuất những cây kỹ nghệ do các chuyên viên kỹ thuật Hoa Kỳ mới du nhập vào. Trong thời Liên Minh Pháp Vatican thống trị Đông Dương, người Việt Nam có câu châm ngôn "Đi đạo lấy gạo để ăn". Trong thời chế độ Diệm, người dân miền Nam Việt Nam cũng vẫn còn tiếp tục hành xử theo câu châm ngôn này. Đặc biệt là ở miền Trung, nguời ta theo đạo Ca-tô là để tránh khỏi bị bắt đi "làm phu" hay là để tránh khỏi bị cưỡng bách phải đi vào các khu dinh điền hoặc là để được hưởng lợi lộc giống như tín đồ Ca-tô hàng xóm của họ, khỏi bị bắt đưa đi vào các trại dinh điền tại những nơi khỉ ho cò gáy ở trong rừng sâu hay ở các vùng đầm lầy. Lấy tài nguyên của đất nước và bóc lột nhân dân để nuôi béo nhóm thiểu số tín đồ Ca-tô là một chính sách thiển cận. Nhưng ông Diệm không tìm ra được cách ! nào khác và người Mỹ cũng không đưa ra một đề nghì nào để giúp ông ta."
Nguyên văn: "In all the years of his reign, Ngo Dinh Diem found only one ally in countryside, and that was the Catholics, most paricularly the northern refugees. From the beginning he staffed his administration heavily with Catholics and favored the Catholic villagers over all the rest. The Diemist officials, working closely with the priests, saw to it that the Catholic villages took the bulk of U.S. relief aid, the bulk of the agricultural credit. They gave the Catholics the right to take lumber from national reserves and monopoly rights over production of the new cash crops introduced by American aid technicians. "Turn Catholic and rice to eat" went the old Vietnamese saying under the French regime. Under Diem the South Vietnamese continued to follow the injunction. In central Vietnam particularly, thousands of people, in some cases virtually whole settlements, turned to Catholic so as escape the government corvées or to avoid settlements for the benefits of their Catholic neighbors into some hardship zone of jungle or swamps. To feed Catholics at the expense of the rest of the population was, of course, a shortsighted policy, but Diem saw no alternative and American offered him none." [23]
Tình trạng bị giới tu sĩ và tín đồ Ca-tô làm mưa làm gió như trên đã làm cho miền Nam Việt Nam thời đói làm nẩy sinh ra thành ngữ "Nhất đĩ nhì cha, tam sư, tứ tướng".
Thi hành biện pháp 2 có nghĩa là thiết lập một hế thống tổ chực cảnh sát, công an, mật vụ như thiên la địa võng và ban hành những sắc lệnh và quyết định để làm công cụ cho kế hoạch Ki-tô nhân dân bằng bạo lực. Có như vậy thì mới hy vọng biến toàn thể miền Nam thành công giáo hết trong vòng mười năm như lời anh em ông Ngô Đình Nhu đã tuyên bố.
Về hệ thống tổ chức cảnh sát, công an và mật vụ của chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm đã được trình bày khá đầy đủ trong tiểu mục nói về các nhân vật lãnh đạo (Chương 83 ở trên). Các cơ quan cảnh sát, công an và mật vụ được đặt dưới quyền chỉi huy của những nhân vật khét tiếng như Trần Kim Tuyến, Nguyễn Văn Y, Nguyễn Văn Hay, Lê Quang Tung, Lê Quang Triệu, Trần Khắc Kính, Trần Khắc Nghiêm, Phan Quang Đông, Dương Văn Hiếu, Nguyễn Thiện Dzai, Ngô Thế Linh, Cao Xuân Vỹ, Khưu Văn Hai, Đỗ La Lam, v.v… Chính những người này đã sát cánh với các ông linh mục mà chúng tôi đã nêu đích danh ở trên là những thành phần hăng say nhất trong việc sử dụng bạo lực của nhà nước để đẩy mạnh các chiến dịch “làm sáng danh Chúa” ở miền Nam Việt Nam. Họ thập tự hóa quân đội miền Nam bằng cách dưa những tín đồ Ca-tô lên nắm giữ những chức vụ chỉ huy. Việc các Tướng Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn Quang, Lâm Văn Phát và nhiều tướng tá khác theo đạo Ca-tô để duy trì chức vụ chỉ huy và hy vọng sẽ được lên lon hay thăng chức là những bằng chứng rõ ràng nhất cho sự kiện này. Dưới đây là lời tự thú về việc theo đạo Ca-tô của Tướng Lâm Văn Phát được sách Chân Dung Tướng Ngụy Sàigòn (Hà Nội: Nhà Xuất Bản QĐND, 2002) ghi lại ở nơi trang 334 cho chúng ta thấy rõ sự thật này:
“Từ năm 1948- đến 1954, tôi vẫn loanh quanh dẫm chân với cái lon trung tá giả định vì cái “án” có cha và chị đi kháng chiến làm cán bộ Việt Minh. Sang thời Ngô Đình Diệm lại cái bảng đen ngầm “gia đình Việt Cộng”, trong lúc đó thì bọn sĩ quan đàn em như Nguyễn Văn Thiệu, Đặng Văn Quang, Nguyễn Hữu Có… có thời cơ leo lên vùn vụt. Lúc này, tôi nẩy ra cách thoát thân để được lòng tin cậy của triều đình họ Ngô. Cuối năm 1957, tôi xin vô đạo Thiên Chúa, xin “cậu út” Ngô Đình Cẩn nhận làm bố đỡ đầu (parrain) mặc dầu Cẩn chỉ hơn tôi dăm bẩy tuổi…”
Trong khi đó, những thành phần thuộc các tôn giáo khác nếu không chịu theo đạo, sẽ hoặc là bị sa thải, hoặc là bị đưa vào các chức vụ hư vị không có thực quyền như trường hợp Tướng Dương Văn Minh sau khi đã thanh toán xong loạn đảng Bình Xuyên và lực lượng Hòa Hảo của Tướng Ba Cụt, hoặc là bị hạ sát một cách bí mật như trường hợp Tương Trình Minh Thế.
Về những sắc lệnh và quyết định làm cơ sở cho kế hoạch Ki-tô nhân dân để cho có vẻ pháp lý làm bình phong cho dã tâm "biến miền Nam thành Công Giáo hết trong vòng mười năm", chính quyền Ngô Đình Diệm được lệnh phải ban hành những sắc lệnh, dụ, hay luật trá hình làm căn bản pháp lý lừa gạt những người ít học và để bật đèn xanh cho các tổ chức quân đội, công an, mật vụ và cảnh sát như đã nói trên khởi tiến gấp rút và tiến hành mạnh mẽ kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân miền Nam bằng bạo lực. Những sắc lệnh, sắc luật, dụ hay luật này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Việt Nam Niên Biểu 1939-1975, Tập I-C: 1955-1963:
"11/1/1956: Sàigòn: Diệm ký Sắc Lệnh số 6 bắt giữ bất cứ ai có hành động làm hại đến an ninh công cộng.
Theo tài liệu chính phủ, trong năm 1956 có khoảng 20 ngàn cán bộ CS bị cải huấn tại trại tập trung. Đáng kể nhất là trung tâm Phú Lợi (6.000 người)" [24]
"21/8/1956: Sàigon: Diệm ra Sắc Luật 47: Lên án tử hình những hành vi phá rối trị an có liên hệ với Cộng Sản."[25]
"6/5/1959: Sàigòn: Diệm ban hành Luật 10/59 nhằm diệt Cộng và thiết lập toà án quân sự lưu động để xét sử cán bộ Việt Cộng. Tòa án này có quyền chung thẩm; dùng Dụ số 47 năm 56 để trừng trị Việt Cộng."[26]
Tiếp theo là nhiều luật khác ác độc hơn được cho ra đời. Sự kiện này được sách sử ghi lại đầy đủ và rõ ràng. Giáo sư Lê Xuân Khoa viết về những việc làm này của chính quyền Ngô Đình Diệm trong cuốn Việt Nam 1945-1975 như sau:
"Ngoài ra, cần phải nhắc đến sắc lệnh số 10/62 hạn chế tự do cá nhân do Tổng Thống ban hành ngày 16/5, qui định mọi cuộc hội họp hay tụ họp dù là xum họp gia đình cũng phải có giấy phép của Sở Cảnh Sát địa phương.
Về mặt an ninh, từ tháng Giêng 1956 đã có sắc lệnh 6/56 của Tổng Thống cho phép các cơ quan an ninh bắt giữ bất cứ người nào có hành động phương hại đến an ninh quốc gia. Tháng Năm 1959, lại có đạo luật số 10/59 thiết lập Tòa Án Quân Sự Lưu Động để gia tăng hiệu lực ngăn chặn những hoạt động khủng bố của cộng sản. Tháng Năm 1962, Tổng Thống lại ra Sắc Lệnh số 11/62 thiết lập Tòa Án Quân Sự Mặt Trận tại ba Vùng Chiến Thuật với thẩm quyền kết án chung thân mà người bị kết tội không được phép kháng cáo. Các bản án tử hình đều được trình lên Tổng Thống xem xét và quyết định. Tất cả những văn kiện pháp lý này đều có lý do là ngăn ngừa và trừng trị những hành động phá hoại của cộng sản. Đó là một sai lầm chính trị quan trọng của Ngô Đình Diệm không những làm suy yếu hàng ngũ quốc gia mà còn khiến cho nhiều người yêu nước ở miền Nam đồng ý hợp tác với cộng sản. Thật khác hẳn với chủ trương liên hiệp với những lãnh tụ quốc gia, dù chỉ là sách lược tạm thời, của Hồ Chí Minh sau Cách Mạng Tháng Tám 1945 để xây dựng và củng cố lực lượng kháng chiến chống Pháp. Sách lược đó cũng đã được sử dụng thành công chống lại Ngô Đình Diệm mà kết quả là sự ra đời của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam.
Trong những năm đầu của chính quyền Ngô Đình Diệm, chiến dịch tố cộng và diệt cộng đã truy lùng và trừng phạt không những cán bộ cộng sản nằm vùng mà còn cả những người đã đi theo Việt Minh chống Pháp mặc dù họ không phải là đảng viên cộng sản. Những người này đã không chọn di cư ra Bắc sau khi Hiệp Định Genève chia đất nước làm đôi, nhưng ngọai trừ một số rất ít, đều không ủng hộ chính phủ Diệm. Cuối năm 1958, có tin là 1.000 người đã bị giết ở trại tập trung Phú Lợi khiến Hà Nội tổ chức biểu tình phản đối và đòi Ủy Hội Quốc tế Kiểm Sóat Đình Chiến (UHQT) điều tra. Thân nhân của nhiều cán bộ ra Bắc tập kết cũng bị giữ, tra khảo và làm tiền bởi các viên chức địa phương. Tác giả Bùi Tín nhắc lại những biện pháp hãi hùng đối với những nạn nhân của chiến dịch tố cộng:
"Các chiến dịch tố cộng, diệt cộng, với sắc lệnh 10/5, đưa máy chém khắp các vùng để trừng trị các lực lượng cộng sản đang ẩn dấu trong dân. Hà Nội gọi đó là cuộc chiến tranh một bên trong các tài liệu tổng kết.
Các chiến dịch tố cộng ở đồng bằng sông Cửu Long, ở Khu 5, bắt vợ con những người "cộng sản" (thật ra phần lớn chưa hoặc không phải là cộng sản, chỉ là những người kháng chiến chống thực dân Pháp) từ bỏ những người chồng đi tập kết ra Bắc; những người kháng chiến cũ, gia đình họ bị quản thúc, kiểm sóat gắt gao, gây nên một không khí rất căng thẳng."
Đối với các đảng phái quốc gia có khả năng trở thành đối thủ trong cuộc tranh giành quyền lực thì những cuộc thanh trừng đã được chính quyền Ngô Đình Diệm thực hiện từ đầu năm 1955, trước khi dẹp yên loạn Bình Xuyên và những nhóm tôn giáo đối lập. Ở miền Trung, vào tháng Ba (1955), Ngô Đình Cẩn đã dẹp xong các mật khu của Đại Việt tại Ba Lòng (Quảng Trị) và Phú Yên. "Kế tiếp, bắt đầu tiêu diệt các hệ Việt Nam Quốc Dân Đảng tại Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kontum và nhiều tỉnh khác, trên 20 người bị bắt giữ, kể cả Trịnh Thể, Nguyễn Tiến Long, Trần Bích Kiện, Hồ Văn Anh, Phan Thiệp (Quận Trưởng Tam Kỳ) cùng nhiều giáo viên trường Khải Định Huế ." [27]
Vấn đề đặt ra là hầu như trong tất cả các nước tiền tiến cũng như các nước đang mở mang hay chậm tiến ở khắp các lục địa Âu Châu, Mỹ Châu, Á Châu, nước nào cũng cho lưu hành tự do về các sách hay tài liệu nói vể lý thuyết Karl Marx và các phong trào Cộng Sản ở trên thế giới, nước nào cũng có cộng sản hoạt động, hoặc là được tổ chức thành đảng, hoặc là quy tụ lại với nhau thành nhóm, công khai tự nhận là những người cộng sản, không có quốc gia nào ban hành luật cấm lưu hành các tài liệu hay sách báo nói về lý thuyết Karl Marx hay các phong trào Cộng Sản, và cũng không có nước nào ban hành luật xử tử những người hoạt động cho Cộng Sản như chính quyền miền Nam Việt Nam. Sự kiện này cho chúng ta thấy rõ cái bản chất tàn ngược và dã man của chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm nói riềng và Giáo Hội La Mã nói chung.
(xem tiếp ®)
CHÚ THÍCH
[15] Hoàng Trọng Miên, Đệ Nhất Phu Nhân Tập I (Los Alamitos, CA: Nhà Xuất Bản Việt Nam, 1989), tr. 428.
[16] Vũ Đình Hoạt, Tôn, Việt Nam Tôn Giáo Chính Trị Quan Tập II (Fall Chu rch. VA: Alpha, 1991), tr. 1014..
[17] Trần Tam Tỉnh, Sđd, tr. 126-128,
[18] Nguyễn Văn Châu, Ngô Đình Diệm: Nỗ Lực Hòa Bình Dang Dở – Nguyễn Vy Khanh dịch (Los Alamitos, CA: Xuân Thu, 1989), tr.. 213-214.
[19] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 138.
[20] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr.129.
[21] Trần Tam Tỉnh, Sđd., 123-125.
[22] Trần Tam Tỉnh, Sđd., 133.
[23] Frances FitzGerald, Fire In The Lake (New York:Vintage Books, 1972), p. 131.
[24] Chính Đạo, Việt Nam Niên Biểu 1939-1975, Tập I-C: 1955-1963 (Houston, TX: Văn Hóa, 2000), tr.
[25] Chính Đạo, Sđ d., tr. 102.
[26] Chính Đạo, Sđ d., tr. 151.
[27] Lê Xuân Khoa, Việt Nam 1945-1995 (Bethesda, MD: Tiên Rồng, 2004), tr. 435-437.
CHƯƠNG 92 (D)
VẤN NẠN GIÁO HỘI LA MÃ
(tiếp theo)
Thi hành biện pháp 3 có nghĩa phải tiến hành kế hoạch Ki-tô hóa nhân dân bằng tất cả các khả năng và phương tiện của chính quyền với tất cả những thủ đoạn hay mánh mung chẳng hạn như dùng miếng mồi vật chất và chức vụ trong chính quyền để dụ khị và câu nhử những phường tham lợi, háo danh và thèm khát quyền lực lao vào bắt mồi mà theo đạo, hoặc là ban hành những luật lệ dưới một hình thức chính trị như chống Cộng hay tố Cộng để kiếm cớ dồn người dân dưới quyền vào thế kẹt phải theo đạo để được an toàn sinh mạng. Tất cả những sự thực này đều được sách sử ghi lại rõ ràng. Sách Thập Giáo Và Lưỡi Gươm viết:
"Bên cạnh chủ nghĩa hiếu thắng bề ngoài đó, phải nói thêm một thứ hiếu thắng khác về “mục vụ” như là đặc điểm của Giáo Hội trong thời kỳ này, đó là việc đưa dân ngọai vào đạo. Giám-mục Ancel phụ tá địa phận Lyon (Pháp), đã nhắc lại lời Giám-mục Thục: “Có những làng nguyên vẹn xin chịu phép rửa. Người ta không làm sao dạy giáo lý kịp cho họ…! Và ông kết luận: “Đây là nước duy nhất tại Viễn Đông (không kể Philippines) đang trên đà trở lại đạo cả nước”. Những con số người lớn chịu rửa tội, nhất là tại địa phận Qui Nhơn xem ra phù hợp với cảm tưởng của vị giám mục Pháp: 16.323 năm 1956-1957, 27.385 năm 1958-1959, 37.429 năm 1960-1961, Năm 1959, tại Qui Nhơn, chỉ trong một tháng, 61.000 người xin chịu phép rửa. Ơn Chúa hình như đùng một phát tuôn xuống như mưa trên địa phận của Giám-mục Chi, giám mục phụ trách di cư những năm 1954-1955, ông đã nhận được từ cơ quan Viện Trợ Công Giáo Hoa Kỳ 38 triệu đô la, và của tổ chức viện trợ Pháp cũng như Caritas quốc tế còn nhiều triệu khác nữa.
Phong trào trở lại đạo hàng loạt như thế vừa là kỳ diệu vừa gây khó chịu, bởi vì dân chúng các vùng đó đã sống dưới quyền kiểm sóat của Việt Minh trong thời chiến tranh Pháp – Việt. Giám-mục Chi đã cho chúng tôi biết rằng phép lạ đó, một phần đã nhờ có việc tuyên truyền “thuyết nhân vị” của chính phủ, dọn đường cho quần chúng tại đây tìm gặp được đạo Công Giáo và đàng khác là nhờ các việc từ thiện Công Giáo, các trường học, cô nhi viện, nhà thương, điểm phát quần áo, bánh mì và lương thực. Có người cho rằng việc theo đạo hàng lọat đó chỉ là lặp lại theo ngụ ngôn “đi đạo lấy gạo mà ăn” thôi. Quả thế, viện trợ Công Giáo từ ngòai vào đều do các linh mục tự tiện thao túng và thường chỉ dành để phân phát cho người Công Giáo. Dân chúng miền Trung này, là vùng nghèo nhất miền Nam, chẳng qua đã tìm nơi việc theo đạo Công Giáo một phương thế kiếm ăn.
Có những người cũng cho rằng họ vào đạo để khỏi bị sách nhiễu về chính trị. Quần chúng ở đây, vì đã từng sống lâu năm dưới chế độ Việt Minh, nên bị tình nghi có liên hệ với “kẻ địch”, bây giờ vào đạo là gặp được con đường để tỏ lòng trung thành với chế độ, hoặc ít ra cũng tránh được những quấy nhiễu của cảnh sát."[28]
Với việc thi hành ba biện pháp trên đây, chính quyền đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm đã biến miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1963 giống y hệt như nước Croatia dưới thời bạo chúa Da-to Ante Pavelich trong những năm 1941-1945. Cũng nên biết chỉ trong vòng có 4 năm chế độ đạo phiệt Ca-tô Ante Pavelich tàn sát tới hơn 700 ngàn người dân Chính Thống Giáo, Hồi Giáo và những người theo đạo Do Thái trong tổng số người dân trong toàn nước Croatia chỉ vỏn vẹn có vào khoảng ba triệu vào thời điểm lúc bấy giờ. Trong khi đó, trong thời gian 1954-1963, chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm tàn sát tới 300 ngàn người dân ở trong các tỉnh Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Khánh Hòa và hàng ngàn nạn nhân ở các nơi khác trên toàn lãnh thổ miền Nam Việt Nam. Xin xem lại Chương 83 tiểu mục nói về các nhân vật lãnh đạo ở trên.
Thi hành biện pháp 4: Đây là biện pháp làm cho người dân thành những người vứa ngu xuẩn không biết sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật, vừa dốt đặc không biết gì về những bước tiến hóa của nhân loại khởi đầu từ cái thuở hồng hoang cho đến thời đại tin học như ngày nay. Biện pháp này được sách sử gọi là chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ. Người chủ trương chính sách này chỉ cho phép người dân biết những gì mà họ muốn cho biết. Những gì nằm trong kho tàng kiến thức của nhân loại mà bất lợi cho đường lối quản trị nhân dân hay tôn giáo của họ thì họ cho là những thứ cấm ky, phải được bưng bít hay giấu nhẹm, không cho nhân dân dưới quyền được biết rằng ở trên cõi đời này lại có những thứ đó và triệt để nghiêm cấm, không được du nhập và cũng không được phổ biến những thứ cấm kỵ này.
Đồng thời, họ còn tìm cách làm cho nhân dân dưới quyền không bao giờ sử dụng lý trí để phân tách và tìm hiểu sự vật. Muốn làm được như vậy, tại các lớp học, hoc sinh bắt buộc phải học thuộc lòng những gì đã biên soạn sẵn và giáo viên chỉ có việc theo đó mà thi hành, cho học sinh phải học thuộc lòng như con vẹt. Học sinh không được thắc mắc hay hoài nghi gì hết. Cái lối dạy học kiểu này được Giáo-sư Lý Chánh Trung kể lại trong cuốn Tìm Về Dân Tộc về kinh nghiệm bản thân của ông với nguyên văn như sau:
“Bây giờ, vào trường Taberd là thế giới của đạo giáo. Đạo giáo bao trùm đời sống và việc học. Kinh kệ khởi đầu và kết thúc mỗi hoạt động. Mỗi buổi sáng, nửa giờ đầu luôn luôn dành cho giáo lý.
Phương pháp là học và trả thuộc lòng. Ông thày chỉ một chú học trò và gõ thước cái cốp, chú này đứng dậy trả câu thứ nhất: “Hỏi: Đức Chúa Trời là gì? – Thưa: Đức Chúa Trời là đấng tạo nên trời đất muôn vật…” (bằng tiếng Pháp). Thước lại gõ cái cốp và chú học sinh thứ hai đứng dậy… cho đến khi hết bài. Tôi là thằng làm biếng tổ, sáng nào cũng co rúm người, cố làm cho mình nhỏ lại như hột cát để thoát khỏi cái nhìn của Sư huynh.
Nhưng cái cực hình kinh khủng nhất là đầu lớp học buổi trưa, học sinh phải lần nguyên một chuỗi tràng hạt. Trời nóng như thiêu, giọng kinh trầm trầm kéo dài như không bao giờ dứt, đứng yên một chỗ không cục cựa, tôi cảm thấy tứ chi ngứa ngáy như có trăm ngàn con kiến đang bò lên.
Nhưng riết rồi cũng quen và một khi đã thuộc kinh tôi cũng ê-a hằng giờ với mấy đứa kia, không còn bực bội nữa: Tiên học lễ, hậu học.”[29]
Tiếp nhận kiến thức theo cái lối dạy học như trên, tất nhiên là học sinh không cần phải sử sụng đế lý trí để suy nghĩ hay lý luận. Chúng ta biết rằng, những dụng cụ làm bằng sắt nếu không được sử dụng trong nhiều ngày và không được bảo trì đúng mức thì sẽ bị sét dỉ, và nếu tình trạng này kéo dài trong nhiều năm thì các dụng cụ đó sẽ hư hại, không còn sử dụng được nữa. Trí óc người ta cũng tương tự như vậy. Nếu lâu ngày không vận dụng trí óc vào việc suy nghĩ, phân tách và lý luận, thì các tế bảo lý trí trong não bộ sẽ bị èo ọt, còm cõi và hư hại. Những người ở vào tình trạng này sẽ trở nên lười suy nghĩ, nếu cố gắng suy nghĩ, thì họ sẽ bị nhức đầu và đành phải buông xuôi, rồi chỉ còn biết nghe theo và tuân hành những lệnh truyền của những người chỉ huy họ, giống như phản ứng của một con chó được nhà bác học Pavlov sử dụng làm con vật thí nghiệm. Những người ở vào tình trạng này được gọi là những người "bị điều kiện hóa".
Vì đã bị điều kiện hoá, cho nên con chó ở trong phòng thí nghiệm của nhà bác học Pavlov chỉ biết phản ứng theo hiệu lệnh của ông chủ hay người điều khiển nó. Tương tự như vậy, tín đồ Ca-tô và những người tiếp nhân sở học của họ qua chính sách ngu dân và nhồi sọ của Giáo Hội La Mã chỉ biết suy tư, phát ngôn và hành động theo lời dạy dỗ của Giáo Hội hay theo lời chỉ dẫn của các đáng bề trên trực tiếp với họ.
Chỉ dẫn đồng nghĩa với chăn dắt, đồng nghĩa với chữ "mục" có nghĩa là chăn nuôi súc vât. Giáo Hội coi tín đồ như súc vật nên mới gọi họ là con chiên (tức con cừu) và goi người chăn dắt họ là linh mục, tức là người chăn nuôi đàn súc vật. Đàn súc vật này không phải là đàn súc vật khôn ngoan như trâu, bò, chó, ngựa, mà là đàn súc vật ngu xuẩn nhất trong các loài súc vật.
Chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã đã làm cho tín đồ Ca-tô trở thành những người siêu ngu xuẩn nhưng cũng là những hạng người siêu hám lợi, siêu háo danh và cực kỳ thèm khát quyền lực. Vì đã ở vào tình trạng ngu xuẩn như trên, Giáo Hội La Mã mới có thể cấy vào đầu óc họ những lời dạy như là “Phải tuyệt đối vâng lời các đấng bề trên“, “Vâng lời quý hơn của lễ“, "niềm tin tôn giáo không cần đến ánh sáng của khoa học và cũng không cần phải sử dụng lý trí để tìm hiểu", và đặc biệt nhất là lời dạy chống lại dân tộc và, chống lại đất nước Việt Nam:
“Người Công Giáo Việt Nam đừng thừa nhận quyền lực của Nhà Vua và luật pháp của nước họ. Đức Giáo Hoàng ở La Mã (Rome) mới là vị vua tối cao duy nhất của họ, họ chỉ phải tuân phục quyền lực của Tòa Thánh Vatican mà thôi."[30]
Như trên đã nói, một trong những điểm quan trọng trong chính sách ngu dân là không cho học sinh và người dân dưới quyền biết được những điều mà họ chủ trương muốn bưng bít hay giắu nhẹm không muốn cho ai biết. Đối Với Giáo Hội La Mã, những điều mà Giáo Hội không muốn phổ biến cho tín đồ và người dân dưới quyền biết là toàn bộ lịch sử thế giới và tất cả những việc làm bất chính của Giáo Hội từ thế kỷ 4 cho đến ngày nay. Đã có quyết định không cho tín đồ và người dân dưới quyền biết những điều Giáo Hội không muốn cho biết, tất nhiên là Giáo Hội phải ra lệnh hoặc là công khai bằng giấy trắng mực đen dưới hình thứ giáo luật hay luật pháp nhà nước (nếu là chính quyền làm tay sai cho Giáo Hội), hoặc là bằng khẩu lệnh. Trường hợp ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, việc cấm không cho đưa toàn bộ môn sử thế giới vào trong chương trình học bậc trung học là ở vào trường hợp khẩu lệnh. Do đó chúng ta mới không thể nào tìm thấy một văn thư nào nói về vấn đề này. Chúng ta biết được sự kiện này là do những tác giả biên soạn sách sử thế giới là nhà văn Nguyễn Hiến Lê trở thành nạn nhân kể lại như sau:
“Đầu niên khóa 1954-55 trong chương trình Trung Học Đệ Nhất Cấp có thêm môn Lịch- sử Thế-giới dạy trong 4 năm. Ông Thiên Giang lúc đó dạy sử các lớp đệ lục, đệ ngũ. Tôi bàn với ông soạn chung bộ sử thế giới càng sớm càng tốt cho học sinh có sách học, khỏi phải chép “cua” (cours). Ông đồng ý. Chúng tôi phân công: tôi viết cuốn đầu và cuốn cuối cho lớp đệ thất và đệ tứ; ông viết hai cuốn giữa cho lớp đệ lục và đệ ngũ. Chúng tôi bỏ hết công việc khác, viết trong 6 tháng xong; tôi bỏ vốn ra in; năm 1955 in xong trước kỳ tựu trường tháng chín. Bộ (Lịch-sử Thế-giới) đó khá chạy, sau tôi nhường cho nhà Khai Trí tái bản.
Một chuyện đáng ghi là vì bộ (sử) đó mà năm 1956 bị một độc giả ở Cần Thơ mạt sát (tôi) là “đầu óc đầy rác rưởi” chỉ vì chúng tôi nhắc qua đến thuyết của Darwin về nguồn gốc loài người. Chẳng cần nói ai cũng biết độc giả đó là người Công Giáo.
Sau đó lại có một linh mục ở Trung yêu cầu bộ Giáo Dục cấm bán và tịch thu hết bộ (lịch sử thế giới) đó vì trong cuốn II viết về thời Trung Cổ, chúng tôi có nói đến sự bê bối của một vài ông Giáo-hoàng. Bộ phái một viên bí thư có bằng cấp cử nhân tiếp xúc với tôi. Ông này nhã-nhặn khen tôi viết sử có nhiệt tâm, cho nên đọc hấp dẫn như đọc bộ sử Pháp của Michelet; rồi nói rằng sách của tôi được bộ Thông Tin cho phép in, lại nạp bản rồi, thì không có lý gì tịch thu, cấm bán được, chỉ có thể ra thông cáo cho các trường đừng dùng thôi: cho nên ông ta chỉ yêu cầu tôi bôi đen vài hàng trên hai bản để ông ta đem về nộp bộ, bộ sẽ trả lời linh mục nào đó, còn bán thì tôi cứ bán, không ngại gì cả. Tôi chiều lòng ông ta. Ông ta lại hỏi lớp mẫu giáo của tôi đã được phép của bộ chưa. Tôi đáp: Đơn nộp cả năm rồi, giấy tờ đủ cả, tôi đã nhắc Sở Giáo Dục thành phố, mà người ta cứ làm thinh, không cho phép mà cũng không cấm. Ông ta chỉ gật đầu. Hồi đó bộ Lịch Sử Thế Giới của tôi chỉ còn một số ít. Tôi hỏi các nhà phát hành, được biết có lệnh cấm các trường ngoài Trung dùng nó, trong Nam thì không. Chỉ ít tháng sau bộ đó bán hết. Tôi không tái bản. Công Giáo thời đó lên chân như vậy. Nghe nói một ông tỉnh trưởng ở miền Tây không dám cho hội Phật Giáo cất chùa trong thị xã và bảo: “Công Giáo cất nhà thờ, bây giờ Phật Giáo cũng xin cất chùa, bộ các người muốn kình với Công Giáo hả?”
Một hôm bà láng giềng của tôi cho hay: “Ít lâu nay tôi thấy ngày nào cũng có một hai người ngồi ở quán cà phê bên kia đường nhìn về phía nhà thầy và nhà tôi như rình cái gì. Hôm qua một người vào nhà hỏi tôi: “Ông Lê ở nhà bên lúc này đi đâu mà không thấy?” Tôi đáp: “Ông ấy đau, nằm ở trong phòng, chứ đi đâu? Thầy cứ vô mà hỏi. Rồi họ đi”. Vậy là mật vụ rình tôi mà tôi không biết. Vì tôi là công chức thời Pháp mà tản cư lâu quá, về lại không hợp tác với chính phủ Diệm, hay vì bộ Lịch Sử Thế Giới mà họ theo dõi như vậy? Có lẽ cả hai. Hơn một chục năm sau, một giáo sư ở Huế vào thăm tôi, hỏi: “Tại sao hồi đó ông không làm đơn trình bày rằng ông đã dùng sách nào để viết về các ông giáo hoàng thời Trung Cổ đó, rồi xin cho bộ sử của ông được dùng trong các trường?” Tôi đáp: “Không khi nào tôi làm việc xin xỏ đó”. Sau ngày 30-4-1975, giáo sư đó lại thăm tôi nữa, bảo: “Tôi phục tư cách của ông từ hồi đó.”[31]
Vì không được học môn toàn bộ lịch sử thế giới, cho nên tất cả tín đồ Ca-tô và những người tiếp nhân sở học qua chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội, trong đó có những người sinh ra, lớn lên và theo học hết bậc tiểu học và trung học ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, đều không biết gì về lịch sử loài người từ cái thuở bầy người đầu tiên còn sống lẻ loi và rời rạc theo quan hệ gia đình, chưa biết làm nhà để trú nắng trú mưa, chưa biết làm ra vật liệu may quần áo để che thân, rồi tiến dần sang giai đoạn biết quần tụ lại với nhau để chống lại những nghiệt ngã của thiên nhiên, biết học hỏi và phát minh ra những dụng cụ hay phương tiện hữu hiệu hơn để mưu sinh, rồi cải tiến những gì đã có và phát minh ra những phát minh mới, đặc biệt là phải liên tục chiến đấu chống lại các thế lực cường quyền, và liên tục chống lại bọn người lưu manh nhân danh tôn giáo luôn luôn luôn tìm cách liên kết với cường quyền, với phong kiến phản động, với đế quốc thực dân xâm lược trong mưu đồ kìm kẹp con người dưới quyền trong tình trạng ngu dốt để thoả mãn tham vọng bất chính về quyền lực. Nhờ vậy mà con người ngày nay mới có thể tiến lên kiến tạo được những cơ chế chính trị, những tổ chức xã hội tương đối có tình người để cùng nhau duy trì và khai triển những tiến bộ của khoa học nhằm phục vụ cho con người ở trong cõi đời nay, chứ không phải là để phục vụ cho một ông thần ông thánh tưởng tượng ở trong cõi xa xăm mà chúng gọi là thiên! đường hay nước Chúa của chúng. Vấn đề này đã được trình bày đầy đủ trong Mục XXII ở trên.
Nhìn lại, chúng ta thấy chính sách ngu dân và giáo dục của Giáo Hội được thi hành ở miền Nam trong những năm 1954-1975 đã làm cho những người tiếp nhận sở học của họ ở các bậc tiểu học và trung học ở miền Nam trong thời gian này :
1.- Không biết sử dụng lý trí để tìm hiểu sự vật,
2.- Không biết gì về lịch sử thế giới,
3.- Hiểu biết sai lạc về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại,
4.- Hoàn toàn mất hết tình thương đối với đất nước và dân tộc,
5.- Đặt quyền lợi của Giáo Hội La Mã lên trên quyền lợi của tổ quốc và dân tộc,.
6.- Biểu hiện rõ rệt cái đặc tính "thà mất nước, chứ không thà mất Chúa" của họ.
Chúng ta có thể kiểm chứng sự kiện này qua những trường hợp thuộc hai lãnh vực hoạt động tập thể và cá nhân dưới đây:
A.- Tập thể: Một một số người Việt ở hải ngoại vẫn còn có những suy tư và hành động hết sức ngu xuẩn, lao đầu vào làm những việc làm hết sức vô liêm sỉ và hết sức lố lăng. Điển hình là những người:
1.- Suy tôn tên tam tứ đại Việt gian lên làm chí sĩ và anh hùng dân tộc và cho ra đời cái gọi là Phong Trào Phục Hưng Tinh Thần Ngô Đình Diệm.
2.- Hè nhau thành lập cái gọi là Tổ Chức Viêt Nam Cộng Hòa Foundation rồi viết thư gửi ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc và chính quyền Hoa Kỳ thỉnh cầu dùng quyền lực để cưỡng bách chính quyền Việt Nam tái lập lại tình trạng chia đôi đất nước như trong những năm 1954-1975 với dã tâm là phục hồi quyền lực của Giáo Hội La Mã tại Miền Nam.
3.- Cổ võ lằn ranh Quốc Cộng với dã tâm đào sâu hố chia rẽ giữa người Việt với người Việt ở hải ngoại, khích lệ bọn cuồng nô vô tổ quốc "thà mất nước, chứ không thả mất Chúa" tiếp tục làm tay sai cho Vatican đánh phá tổ quốc và chính quyền Việt Nam hiện nay.
4.- Vận động đòi đổi tên Thành Phố Hồ Chí Minh bằng tên Sàigon nhằm hạ giá vị anh hùng dân tộc đã có công lãnh đạo nhân dân chiến đấu đánh đuổi Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xậm Lược Pháp và Liên Minh Mỹ – Vatican để giành lại chủ quyền tộc lập cho dân tộc và thống nhất cho đất nước. Bản văn E-mail dưới đây được phổ biến trong các nhóm điện thư trong tháng 1/2005 là một trong những bằng chứng cho chúng ta thấy rõ tình trạng ngu dốt và vong bản phản dân tộc của những lớp người tiếp nhận sở học của họ qua chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ ở miền Nam trong những năm 1954-1975:
From: Viet Si” <vietsi2002@yahoo.com>
Date: Mon, 16 Jan 2006 18:01:09 -0800 (PST)
Subject: CONG DONG NGUOI VIET TREN TOAN THE GIOI KY TEN HO TRO THINH NGUYEN THU KINH GUI TOA THANH (DANH SACH CAP NHAT TINH DEN NGAY 16/6/2006)
"CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TRÊN TOÀN THẾ GIỚI KÝ TÊN HỔ TRỢ THỈNH NGUYỆN THƯ KÍNH GỬI TÒA THÁNH XIN ĐỔI TÊN TGP/TPHCM TRỞ LẠI TÊN TGP/SG
"Cuộc Vận Động Chữ Ký của người Công Giáo Việt Nam và những người không phải là Công Giáo muốn hỗ trợ cho Thỉnh Nguyện Thư kính xin Toà Thánh (sic) đổi tên TGP/TPHCM trở lại tên TGP/SG, được bắt đầu từ ngày 23 tháng 11 năm 2005.
Chúng tôi, xin phép thay mặt các thành viên trong Ban Vận Động Chữ Ký, chân thành cảm tạ quý vị lãnh đạo tôn giáo trong và ngoài nước, quý cơ quan truyền thông, quý đồng bào trong và ngoài nước đã mạnh mẽ hưởng ứng tham gia ký tên hổ trợ cho Thỉnh Nguyện Thư .
Tạm tổng kết tính đến ngày 16/1/2006 lúc 6:56:42PM gồm có: 4236 chữ ký.
Con số chữ ký sẽ được cập nhật và phổ biến đến quý vị và các bạn vào mỗi thứ Hai hằng tuần.
Kính mời quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, quý đồng bào trong và ngoài nước không phân biệt tôn giáo đồng ý ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư kính xin Toà Thánh đổi tên TGP/TPHCM trở lại tên TGP/SG "[32]
Thiển nghĩ rằng 4236 người Việt Nam ký tên vào bản thình nguyện “Tòa Thánh Vatican” của họ như đã nói ở trên đây là những người đã tiếp nhận sở học của họ qua chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã ở Việt Nam từ năm 1954 trở về trước hay ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975, cho nên họ mới suy nghĩ và hành động một cách cực kỳ ngu xuẩn như vậy. Quả thật họ là mọt hạng người siêu ngu xuẩn, ngu xuẩn hơn cả con cừu cho nên họ mới thỉnh cầu Tòa Thánh Vatican cho phép họ đổi tên Thành Phố Hồ Chí Minh thànhThành Phố Saigòn mà không biết rằng cái “Ổ Điếm Vatican” (The deadly Roman Church Institution was the whore of the Revelation.) [Jack T. Chick Smokescreens (Chino, CA: Chick Publications, 1983), p.37]) không có tư cách gì xía vào nội bộ của nước Việt Nam thuộc đã được hoàn toàn độc lập từ ngày 2/9/1945 và thực sự thống nhất từ ngày 30/4/1975.
5.- Vinh danh lá cờ vàng ba sọc đỏ (ba sọc đỏ là tượng trưng cho Chúa Ba Ngôi) do Giáo Hội La Mã đặt ra và được cho ra đời vào ngày 5/6/1946 cùng với chính quyền bù nhìn do Liên Minh Xâm Lược Pháp Vatican dựng nên và dán cho cái dãn hiệu là Chính Quyền Quốc Gia rồi đưa ông vua gỗ Bảo Đại lên đóng vai Quốc Trưởng và biến cái chính phủ Nam Kỳ tự trị (Cộng Hòa Năm Kỳ) của băng đảng Việt gian Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Tâm, Trần Văn Hữu thành chính phủ quốc gia đầu tiên của cái trò hề này.
6.- Dùng đủ mọi thủ đoạn đê hèn và ngôn từ hạ cấp để làm hạ giá những vị anh hùng đã có công trong cuộc kháng chiến chống lại Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp Vatican và Liên Minh Mỹ -Vatican để giành lại quyền tự chủ cho dân tộc và mang lại thống nhất đất nước. Họ sử dùng từ "Việt gian" để gán cho những vị anh hùng này. Đồng thời, họ lại tôn vinh những thằng Việt gian Ca-tô đã mấy đời tiếp nối nhau bán nước cho các đế quốc thực dân xâm lược thành nhà ái quốc và anh hùng dân tộc. Đây là trường hợp tên tam đại Việt gian Ca-tô Ngô Đình Diệm..
7.- Sống ở các nước dân chủ tự do như ở bắc Mỹ và ở Tây Âu mà họ vẫn tưởng như là họ đang sống ở miền Nam Việt Nam trong thời chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm hay quân phiệt Ca-tô Nguyễn Văn Thiệu. Dưới đây là bằng chứng:
a.- Sự kiện họ lớn tiếng đòi Việt Nam phải có tự dân chủ tự do, nhưng ở ngay Hoa Kỳ và Canada, họ lại không tôn trọng quyền tự do dân chủ của những người Viêt bất đồng chính kiến với họ. Họ chửi bới và hạ nhục những văn nghệ sĩ từ trong nước ra hải ngoại trình diễn, chửi bới và hạ nhục những ca nhạc sĩ từ hải ngoại về nước trình diễn và sinh sống. Họ chửi bới và hạ nhục tất cả tác giả nào có tác phẩm nói lên sự thật của lịch sử có liên hệ tới những việc làm tội ác của Vatican chống lại nhân loại, chống lại dân tộc và tổ quốc Việt Nam. Họ hạ nhục tất cả các tác giả có tác phẩm nói lện những sự thật liên hệ tới các chế độ đạo phiệt Ca-tô Ngô Đình Diệm, bất kể gì là tên Ca-tô Việt gian này đã có tới ba bốn đời nối tiếp nhau là Việt gian bán nước cho Vatican, cho Pháp; và chính bản thân Ngô Đình Diệm đã có những thành tích bán nước cho Vatican, cho Pháp, cho Nhật và cho Mỹ. Ngoài ra, vì những hành động bạo ngược và dã man của hắn trong hơn chín năm cầm quyền ở miền Nam Việt Nam đã khiến cho các nhà viết sử trên thế giới đã xếp hắn vào danh sách 100 tên bạo chúa độc ác nhất trong lịch sử nhân loại. Ấy thế mà tín đồ Ca-tô người Việt lại tôn vinh hắn là "chí sĩ yêu nước", "nhà ái quốc" v.v . Sự kiện này cho chúng ta thấy độc kế ngu dân và giáo dục nhồi sọ của Giáo Hội La Mã đã làm cho bọn người này trở thành hạng người siêu ngu xuân trong cộng đồng nhân loại ngày nay.
b.- Sự kiện họ lớn tiếng đòi tự do tôn giáo cho Việt Nam, nhưng lại không tôn trọng tự do tôn giáo của những người khác. Điển hình là khi có người khác tôn giáo muốn thành hôn với người yêu là con em của họ, thì họ đòi hỏi đương sự phải từ bỏ tôn giáo cổ truyền của gia đình, phải theo học lớp giáo lý Ca-tô và phải làm lễ rửa tội theo đạo rồi mới được làm lễ thành hôn.
c.- Sự kiện hằng năm, họ tổ chức lễ giỗ linh đình thằng tam đại Việt gian Ca-tô Ngô Đình Diệm, và sự kiện trong bất cứ cuộc họp mặt nào, họ cũng trưng bày la liệt cờ vàng ba sọc đỏ (do Vatican sáng chế ra) ở khắp mọi nơi họ họp mặt, nhưng lại lên án, chửi bới, hạ nhục và tổ chức biểu tình để khủng bố ông Trần Trường khi ông này trưng bày hình ông Hồ Chí Minh và lá cờ đỏ sao vàng dù là chỉ trưng bày ở trong căn phòng giao dịch buôn bán của ông ta.
e .- Sự kiện họ đòi phải phục hồi cho Giáo Hội La Mã quyền làm chủ khối bất động sản kếch sù mà Giáo Hội đã ăn cướp của dân tộc ta trên toàn lãnh thổ từ năm 1885 cho đến năm 1945, và riêng ở miền Nam Việt Nam từ năm 1862 cho đến ngày 30/4/1975. Khối tài sàn này đã được trình bày ở trong Phần III, Mục X, Chương 29 với tựa đề là “Vatican Cướp Chùa, Chiếm Để Xây Nhà Thờ và Chiếm Đoạt Ruộng Đất Của Nhân Dân Ta”. Chương sách này đã được đưa lên sachhiem.net từ ngày 14/1/2008.
f.- Sự kiện vào năm 1995, họ cố gắng phá thối buổi ra mắt cuốn sách Đối Thoại Với Giáo Hoàng John Paul II do anh em trong nhóm Giao Điểm tổ chức ở Westminster, California vào ngày 19/8/1995.
g.- Sự kiện một nhóm tín đồ Ca-tô do các ông Bùi Bỉnh Bân, Đòan Thế Cường và Vạn Võ Hành Khuyên dẫn đầu một nhóm tín đồ Ca-tô đến chùa Việt Nam vào thượng tuần tháng 6 năm 1996 để hạch sách thày Pháp Châu về điều mà họ cho rằng nhà sư này có "thái độ thân Cộng".
h.- Sự kiện một nhóm tín đồ Ca-tô mưu đồ biểu tình và phá thối buổi hội thảo văn hóa của anh em văn nghệ sị Bắc Mỹ do Tiến-sĩ Vũ Ngự Chiêu và người viết tổ chức tại Seattle, Washington vào ngày 20/12/1997.
i.- Sự kiện một nhóm tín đồ Ca-tô tổ chức biểu tình và bao vây ngôi chùa Đức Viên ở San Jose khởi đầu vào buổi chiều ngày 18/5/1998 và kéo dài trong nhiều ngày, khi Đại Lão Hòa Thượng Thích Dũng từ Việt Nam qua Hoa Kỳ tham quan và lưu trú tại đây.
k.- Sự kiện vào Tháng 7 năm 2001, Bà Minh Anh Hodge, Giám đốc Chương Trình ESL, Ngoại Ngữ và Tiểu Học tại Nha Học Chánh Tacoma, Washington cũng trở thành nạn nhân của chúng chỉ vì, khi được mời thuyết trình về đề tài Người Việt Tị Nạn Ở Washington vào cuối tháng 4/2000 tại Tacoma Community College (kỷ niệm 25 năm của nguời Việt tị nạn), bà đã cho trình chiếu nhiều tấm hình về cuộc chiến Việt Nam trong đó có tấm hình Hòa Thượng Thích Quảng Đức tự thiêu, hình Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan đang nhắm bắn một tù nhân hai tay bị trói ké quặt lại sau lưng và hình em bé Kim Phúc bị cháy phỏng bởi bom lửa với thân hình trần truồng vừa chạy vừa khóc trong kinh hoàng. (Độc giả có thể kiểm chứng sự kiện này bằng cách tiếp xúc với bà Minh Anh Hodge hay các nhân viên trong ban giảng huấn ESL hay nhân viên văn phòng ESL và Ngoại Ngữ tại Sở Học Chánh Tacoma).
l.- Sự kiện ông Ca-tô Nguyễn Xuân Tùng hai lần chỉ huy đoàn người đồng đạo mà họ gọi là Diến Đàn Ki-tô Hữu đến bao vây ngôi Chùa Việt Nam ở Garden Grove để khủng bố tinh thần thày Thích Pháp Châu chỉ vì nhà sư này vừa là chủ bút tạp chí Hoa Sen vừa là trường ban điều hành Đài Phát Thanh Quê Hương Việt Nam: Lần thứ nhất xẩy ra vào 27/10/2002, lần thứ hai xẩy ra vào ngày 24/4/2004 và kéo dài tới ngày 31/5/2004 (tất cả là 55 ngày), trong đó có ngày đại lễ Phật Đản vào ngày 30/5/2004. (Độc giả có thể kiểm chứng sự kiện này bằng các tiếp xúc với thày Pháp Châu ở ngôi chùa này).
m.- Sự kiện một số tín đồ Ca-tô biểu tình, khủng bố và mưu đồ phá thối buổi ra mắt cuốn sách Trả Ta Sông Núi của Cựu Đại Tá Phạm Văn Liễu được tổ chức ở San Jose, California vào tháng 7 năm 2003.
n.- Sự kiện họ chửi bới và hạ nhục những văn nghệ sĩ trình diễn những bản nhạc của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chửi bới và hạ nhục những người sản xuất những băng nhạc mà họ cho rằng tuyên truyền cho Cộng Sản, rồi gièm pha và chửi bới cả những người ái mộ những nhạc sĩ và ca sĩ đã bị họ lên án. Từ khi cuốn băng Thúy Nga Paris 40 được phát hành vào năm 1996, nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên, các ca sĩ như Hương Lan, Ái Vân, Băng Kiều, Thanh Tuyền, Thanh Lan, Ngọc Huyền, Hồng Nhung, Trần Thu Hà, Thu Phương, Lam Trường, Phương Thanh, v.v… cũng đã trở thành nạn nhân của bọn người cuồng nô vô tổ quốc này. Tệ hại hơn nữa, cả những người ái mộ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng bị chúng ghét cay ghét đắng và bị chụp mũ là thân Cộng hay Cộng Sản nằm vùng.
o.- Sự kiện họ chửi bới và hạ nhục những người Việt hải ngoại về thăm quê hương. Điển hình là vụ tổ chức một buổi lễ tẩy chay ông Nguyễn Cao Kỳ chỉ vì ông Kỳ về thăm Việt Nam trong dịp Tết Giáp Thân 2004. Những hành động vừa trẻ con vừa độc tài này còn tệ hơn chế độ Phát xít Ý và Đức Quốc Xã.
B.- Cá nhân: Khá nhiều ấn phẩm của các ông văn nô Ca-tô chứng tỏ họ không biết gì về lịch sử thế giới và hiểu sai lầm về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại. Tất cả những tác phẩm này hoặc là đều có dã tâm che giấu những hành động tội ác của Giáo Hội La Mã và của tín đồ Ca-tô người Việt chống lại dân tộc và tổ Quốc Việt Nam từ cuối thể kỷ 18 cho đến ngày nay, hoặc là cố tình đánh bóng những người được Giáo Hội La Mã và đế quốc Pháp hay đế quốc Mỹ đưa lên cầm quyền trong những năm 1948-1975, hoặc là dùng những lời lẽ hạ cấp rất Ca-tô đề sỉ vả và hạ nhục những người Việt yêu nước đã hy sinh trọn đời trong cuộc chiến giải phóng dân tộc ta thoát khỏi ách thống trị bạo tàn của Liên Minh Thực Dân Xâm Lược Pháp Vatican và Liên Minh Mỹ – Vatican. Dưới đây là một số trong những tác phẩm thuộc loại này:
1.- Việt Nam Tôn Giáo Chính trị Quan" của Linh-mục Vũ Đình Hoạt (Falls Church, VA: Alpha 1991).
2.- Bộ Lịch Sử Giáo Hội Công Giáo của Linh-mục Bùi Đức Sinh (Sàigòn: Chân Lý, 1972).
3.- Bộ Việt Nam Giáo Sử của Linh-mục Phan Phát Huồn (Sàigòn: Cứu Thế Tùng Thư, 1965).
4.- Những bài viết và cuốn Việt Nam Chính Sử của ông Nguyễn Văn Chức (Arlington, VA: Văn Nghệ Tiền Phong 1989).
5.- Hai cuốn sách Những Bí Ẩn Đằng Sau Cuộc Thánh Chiến Tại Việt Nam (Garden Grove, CA: TXB, 1994) và Những Bí Ẩn Lịch Sử Đàng Sau Cuộc Chiến Việt Nam (Garden Grove, CA: TXB, 1999) của ông Lữ Giang.
6.- Cuốn Trần Lục (Montreal, Canada, 1996) của mấy ông Ca-tô Nguyễn Gia Đệ, Lê Hữu Mục, Bằng Phong, Phạm Xuân Thu và Trần Trung Lương.
7.- Cuốn Việt Nam Mất, Lỗi Tại Ai? (Toronto, Canada: Quế Phương, 1993) của ông Ca-tô Nguyễn Đức Chiểu (anh ruột ông Da- Nguyễn Văn Chức).
8.- Cuốn Tổ Quốc Ăn Năn (Paris: TXB, 2001) của ông Ca-tô Nguyễn Gia Kiểng,
9.- Cuốn Việt Nam Ba Mươi Năm Máu Lửa (Falls Church, VA: Alpha, 1991) của ông Ca-tô Cao Thế Dung.
10.- Cuốn Ngô Đình Diệm và Bang Việt Mỹ của ông Ca-tô Phạm Đăng Lưu.
11.- Cuốn Thuyền Ai Đợi Bến Văn Lâu của ông Ca-tô Nguyễn Lý Tưởng.
12.- Cuốn Việt Nam Cuộc Chiến Tranh Quốc Gia- Cộng Sản (Santa Clara, CA:Nhân Chứng, 2002) của nhóm các ông Dương Diên Nghị, Nguyễn Châu, Lương Văn Toàn, Lê Hữu Phú và Hoàng Đức Phương.
13.- Cuốn Việt Nam 1945-1995 (Bethesda. MD: Tiên Rồng, 2004) của ông Lê Xuân Khoa.
14.- Cuốn Xóm Đạo (Đông Kinh: Tân Văn, 2003 của nhà văn Ca-tô Nguyễn Ngọc Ngạn, trong đó ông đóng vai trò ông thày dạy sử nhằm xuyên tạc sự thật lich sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại để chạy tội cho Giáo Hội La Mã. Đặc biệt hơn nữa, trong cuốn băng nhạc Paris By Night 81, ông nhà văn Ca-tô này còn tuyên bố một điêu trái ngược hẳn với sự thật lịch sử, rồi dựa vào lời tuyên bố ẩu này, ông ta suy diễn và đưa ra nhiều chính kiến để chống lại những người đã hy sinh cuộc đời cho đại cuộc giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước đem lại vinh quang cho tổ quốc và dân tộc Việt Nam ta.
Những sự kiện về các tác phẩm mang số 12, 13, 14 và 15 trên đây đã được trình bày đầy đủ trong cuốn Khi Nhà Văn Luận Về Lịch Sử (đã được đưa lên tranh nhà sachhiem.com và sẽ được phát hành vào mùa thu 2007 này).
Tạm kể ra sơ sơ 14 trường hợp như trên. Nếu muốn nói cho hết, chắc chắn là cái danh trên đây sẽ dài lắm, kể hàng chục trang giấy cũng chưa chắc đã nói được hết.
Văn tức là người. Đọc những cuốn sách này những ấn phẩm trên đây, chúng ta thấy rõ:
1.- Tình trạng không biết gì về lịch sử thế giới và hiểu biết sai lại về lịch sử Việt Nam trong thời cận và hiện đại của các tác giả nảy dù là đã có văn bằng đại học ở miền Nam Việt Nam hay ở các nước như Pháp, Mỹ, Úc, Canada chỉ vì họ đã tiếp nhận sở học của họ ở bậc trung học ở Việt Nam trong thời 1885-1954 hay ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975 qua chính sách ngu dân và giáo dục do Giáo Hội La Mã chủ trương..
2.- Tinh thần nô lệ của họ đối với Toà Thánh Vatican và cái bản chất bồi bút của họ qua những thủ đoạn bóp méo sự thật và cung cách diễn dịch những sự kiện lịch sử cùng những mánh mung lấp liếm, che giấu tội ác cho Giáo Hội La Mã (qua việc các nhà truyền giáo đi truyền đạo ở các lục địa ngoài Âu Châu) và cho những người đồng đạo của họ!
3.- Không biết sử dụng lý trí để nhìn ra tính cách phi lý, không thuận lý trong những luận điệu của họ và những điều sai lạc về sự thật lịch sử mà họ đưa ra hay nêu lên trong những tác phẩm của họ.
Ngoài ra, lại còn có những bài viết được đưa lên một vài diễn đàn điện tử nếu đọc qua, chúng ta sẽ thấy tác giả của những bài viết này thuộc loại người chỉ biết đặt quyền lợi của Giáo Hội La Mã lên trên quyền lợi của tổ quốc và dân tộc. Họ sử dụng những lời lẽ hết sức thiếu giáo dục để sỉ vả những nhà ái quốc đã suốt đời tận tuy hy sinh thân thế cho đại cuộc đánh đuổi Liên Minh Đế Quốc Thực Dân Xâm Lược Pháp Vatican để giành lại chủ quyền độc lập cho dân tộc. Một số trong những hạng người này là Minh Võ và Huỳnh Lương Thiện. Có lẽ vì không thể khoanh tay đứng nhìn những hạng người “ếch ngồi đáy giếng” mưu đồ “múa rìu qua mắt thợ” như trên, cho nên Giáo-sư Trần Chung Ngọc bất đắc dĩ phải viết bài viết Vài Nét Về Cụ Hồ trong đó có mấy đoạn với nguyên văn như sau:
"Ông Minh Võ cũng như ông Huỳnh Lương Thiện hiển nhiên là những người không biết ngượng vì chính cái trình độ hiểu biết thấp kém của mình về xã hội Việt Nam so với một người ngoại quốc như Peter A. DeCaro. Nhưng, như đã nói ở trên, các ông thuộc lớp người chỉ viết bậy, cốt hả lòng thù hận, cho nên không cần đến trí tuệ, không cần đến kiến thức, không cần đến trình độ, và không cần đến liêm sỉ. Tôi nghĩ rằng đối với những người như các ông, tôi không nên phí thêm thời gian để phê bình nữa. Nhưng có điều các ông cần biết, là thủ đoạn và trình độ của các ông không thể qua mắt được lớp trẻ ngày nay. Vậy sau đây, tôi xin nhường chỗ cho vài tiếng nói của lớp trẻ trên Đàn Chim Việt:
1.- Tôi cho rằng chính vì không tự mình tìm hiểu vấn đề một cách chủ động, giống như ông bạn Lương Thiện đăng đàn ở trên, bạn đã rơì quá dễ dàng vào những thứ lý sự quá đơn giản của những nhà nghiên cứu nửa mùa kiểu Minh Võ. Bạn hãy thử đề nghị Minh Võ đem dịch cuốn sách của mình ra tiếng Mỹ để xem những học giả Mỹ nghĩ gì. Cam đoan với bạn không đáng một cái nhếch mép! Trong nghiên cứu, kết luận về vấn đề nêu ra không quan trọng bằng cái phương pháp nghiên cứu đã dẫn đến kết luận ấy, đó là điều căn bản. Xin bạn lưu ý: đây là một vấn đề sử học, một vần đề khoa học chứ không phải là chuyện biểu diễn lập trường, hoặc tệ hơn nữa bộc lộ oán thù, phục hận.
2.-
3.- Anh Lương Thiện và Minh Võ đã lấy cái định kiến ác ý cuả chính mình, hội đoàn mình để chủ trương bôi nhọ chủ tịch Hồ Chí Minh- Một nhân vật vĩ đại, kiệt xuất số một; vô tiền, khoáng hậu trong lịch sử VN và nhân loại. Đó là những lời vu khống; Lập lờ đánh lận con đen; câu chữ cắt xén, biạ đặt một cách có chủ ý, có kế hoạch hòng làm lu mờ thần tượng vĩ đại của dân tộc ta.
Những người có thiện ý, thiện tâm… thường có con mắt bao dung, độ lượng, nhìn vào mặt sáng, khai thác mặt sáng – mặt tích cực,.công đức và thành tựu mà các vị giáo chủ hay vĩ nhân đó đã làm được cho dân, cho nước và nhân loại. Còn kẻ tiểu nhân đã mang sẵn định kiến hận thù thì sẽ làm ngược lại. Họ cũng biện chứng, dẫn chứng, có lang, có lớp như ai.. Nhưng đó chỉ là cách ngụy biện rẻ tiền. Chỉ cần chú ý đôi chút là ta sẽ nhìn rõ chân tướng chúng.
4.- Rêu rao là người hiểu biết sâu sắc về chủ nghĩa cộng sản nhưng kiến thức của Minh Võ về vấn đề này chỉ là một con số không to tướng. 1) Minh Võ đã sai lầm hoàn toàn khi đồng hoá Marx với Đệ tam Quốc tế của Lenin. Học thuyết Marx là sản phẩm của xã hội tư bản phương Tây thế kỷ 19 trong khi đó Đệ Tam Quốc Tế là phản ứng của những nước ngoại vi với các nước giàu đã trở thành thực dân, đế quốc. 2) Minh Võ chỉ biết Marx qua Tuyên ngôn cộng sản 1848, không đếm xỉa gì đến những tác phẩm khác của Marx. Ngay cả với Tuyên ngôn này, Minh Võ cũng chỉ bám vào những từ ngữ tách rời khỏi hệ thống lý luận mà Marx đã mang ý nghĩa cho chúng (tư hữu, vô sản, quốc tế vô sản, chuyên chính ). 3) Minh Võ không hiểu biết gì về những mâu thuẫn thực tế của lịch sử hiện đại giữa các quốc gia (giàu/giàu, giàu/nghèo, thực dân/bị trị, phát triển/chậm tiến ) , giữa các ý thức hệ (chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa tư bản, cộng sản, phát xít ) do đó đã trút tất cả vào mâu thuẫn cộng sản/ chống cộng sản một cách máy móc. 4) Riêng với những nước bị thực dân thống trị vấn đề cướp nước và chống cướp nước đã bị Minh Võ đầy lùi về phía sau một cách cố ý rồi mượn luận điệu của thực dân đồng hoá cộng sản với khủng bố, nổi loạn để biện hộ cho tội cướp nước của chúng. Bị cộng sản kết cho cái tội "Việt gian" không có gì là oan cả " [33]
Những trường hợp đã được trình bày ở trên đều là hậu quả trược tiếp của chính sách ngu dân và giáo dục nhồi sọ chủ trương bởi Giáo Hội La Mã ở hậu trường sân khấu chính trị Đông Dương trong những năm 1885-1954 và ở hậu trường sân khấu chính trị ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1954-1975
CHÚ THÍCH
[28] Trần Tam Tỉnh, Sđd., tr. 128-130
[29] Lý Chánh Trung, Tìm Về Dân Tộc (Sàigòn: Lửa Thiêng,, 1972), tr. 25-26.
[30] Xem lại Chú Thích 3: Nguyễn Xuân Thọ, Bước Mở Đầu Của Sự Thiết Lập Thuộc Địa Pháp ở Việt Nam 18581897 (Saint Raphael, Pháp: TXB, 1995), tr.17.
[31] Nguyễn Hiến Lê, Đời Viêt Văn Của Tôi (Wesminster, CA: Văn Nghệ,, 1986), tr. 99-101.
[32] Việt Sĩ. "Cộng Đồng Người Việt Trên Toàn Thế Giới Ký Tên " vietsi2002@yahoo.com Ngày 16/1/2006.
[33] Trần Chung Ngọc. "Vài Nét Về Cụ Hồ." sachhiem.net. Ngày 17/5/2007.
Xem các chương khác:
VATICAN:CH06- Cấu Kết Với Cường Quyền (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH11- Bản Chất Lươn Lẹo (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH11- Bản Chất Nhận Vơ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH11- Cưỡng Từ Đoạt Lý (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH11- Diễn Biến Sự Rã Đám của Chính Quyền Miền Nam (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH11- Thói Quen Tiếm Quyền (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH11- Đảo Lộn Lịch Sử (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH15.1 – Tại Sao Tu Sĩ TCG Phải Sống Độc Thân? (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH15.2 – Hậu Quả Của Chính Sách Cưỡng Bách Độc Thân (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH15.3 – Tình Trạng Loạn Luân Trong Giới Tu Sĩ Ca-Tô (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH16.1 &! #8211; Chủ Đích Đi Tu Của Đạo Ca-Tô (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH16.2 – Độc Thân và Sự Trinh Bạch của Tu Sĩ Ca-Tô (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH16.3 – Biện Pháp Giải Quyết Nạn Khan Hiếm Tu Sĩ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH17.1 – Bao Che Tu sĩ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH17.1 – Các Biện Pháp Để Bao Che (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH17.3 – Đối Với Tín Đồ Người Mỹ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH18- Lộ Đồ Chinh Phục Thế Giới (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH19- Thiết Lập Các Đạo Quân Thứ 5 (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH20- Đoàn Ngũ Hóa Tín Đồ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH21- Vận Động Pháp Lần Thứ Nhất (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH22- Lần Thứ Hai Vận Động Pháp Chiếm Việt Nam (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN! :CH23- L�! ��n Thứ Ba Vận Động Pháp Chiếm Việt Nam (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH24- Sách Lược Nội Công Ngoại Kích (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH25- Bộ Máy Cai Trị Của Liên Minh (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH26- Đời Sống Dân Ta Trong Thời Pháp-Vatican Đô Hộ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:Ch27- Tiền Bạc, Châu Báu Bị Vatican Cướp Đoạt(Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH28- Chính Sách Thuế Khóa và Sưu Dịch (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH29- Cướp Chùa, Ruộng Đất, Xây Nhà Thờ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH30- Hậu Quả Của Chính Sách Thuế Khóa (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH31- Hai Cảnh Đời Trái Ngược (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH6- Cấu Kết Với Cường Quyền (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH60- Vatican Vận Động Hoa Kỳ Để Dy Trì Quyền Lực Tại Miền Nam (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH60-1 Những Tính Toán của Vatican Trong Năm 1950 (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH61- Ngô Đình Diệm Dưới Mắt Các Chính Khách Hoa Kỳ (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH62- Hoa Kỳ Nỗ Lực Củng Cố và Bảo vệ An Ninh cho ông Ngô Đình Diệm (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH63-1a NGÔ ĐÌNH DIỆM: Con Người và Tội Ác (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH63-1b Sơ Lược Cuộc Đời của NGÔ ĐÌNH DIỆM (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH63-1c Tại Sao Gọi Là Tam Đại Việt Gian (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH63-1d Cuồng Tín (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH63-1e Những Đặc Tính Chung của Các Tín Đồ Ca-tô (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH63-1f Tình Trạng Ngu Dốt Của Ông Diệm (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH63-1g Những Việc Làm Tàn Ngược Của Ông Diệm (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH7- Bộ Máy Đế Quốc Gia Tô La Mã (Nguyễn Mạnh Quang)! ! a>
VATICAN:CH7- Bộ Máy Đế Quốc Gia Tô La Mã (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH8- Hủy Diệt Nền Văn Minh Nhân Loại (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH8- Hủy Diệt Nền Văn Minh Nhân Loại (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH8- Phụ Bản (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH8- Phụ Bản (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH91 – Vấn Nạn Buôn Bán Ma Túy (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH92-1 – Vấn Nạn Giáo Hội La Mã (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH92-2 – Vấn Nạn Giáo Hội La Mã (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH92-3 – Vấn Nạn Giáo Hội La Mã (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:CH92-4 – Vấn Nạn Giáo Hội La Mã (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:Chương Dẫn Nhập (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:Ch�! �ơng D�! �n Nhập tt (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:Mục X- Vatican Cướp Đoạt Tài Sản Việt Nam (Nguyễn Mạnh Quang)
VATICAN:Sơ Lược Hồ Sơ GHLM (Nguyễn Mạnh Quang)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét