Thứ Hai, 4 tháng 11, 2013

Giac Mo Cua Lippel.html

Thông tin ebook

Tên truyện : Giấc Mơ Của Lippel

Nguyên tác : Lippels Traum

Tác giả : Paul Maar

Thể loại : Văn học nước ngoài

———————————-

Nguồn : http://www.thoiaotrang.com

Chuyển sang ebook (TVE) : santseiya

Ngày hoàn thành : 11/10/2007

Nơi hoàn thành : Hà Nội

http://www.thuvien-ebook.com

Mục Lục

CHỖ ĐỌC SÁCH

MỘT CHUYẾN ĐI XA

BÀ JAKOB ĐẾN THĂM

GIÃ TỪ

NGÀY THỨ HAI – BẠN MỚI

BỮA ĂN TRƯA VỚI BÀ JAKOB

BẤT NGỜ

CHỖ ĐỌC SÁCH BỊ PHÁM PHÁ

GIẤC MƠ

GIẤC MƠ ĐẦU TIÊN

NGÀY THỨ BA – ĂN SÁNG VỚI BÀ JAKOB

Ở TRƯỜNG HỌC

VIẾNG THĂM BÀ JESCHKE

GIẤC MƠ THỨ HAI

NGÀY THỨ TƯ – CON MỰC

GIỜ VẼ

MỘT BUỔI CHIỀU

GIẤC MƠ THỨ BA

CẢNH CHỢ

ARSLAN

MỰC QUẬY PHÁ

GIẤC MƠ THỨ TƯ

GIA ĐÌNH GUNEY

BÀ JECHKE TÌM RA MỘT LỐI THOÁT

GIẤC MƠ THỨ NĂM

BỮA ĂN SÁNG NGẮN, BỮA ĂN TRƯA DÀI

BÀ JECHKE CAN THIỆP

CHỦ NHẬT – CUỐN SÁCH CỦA LIPPEL

NGÀY TRỞ VỀ

ĐOẠN KẾT CỦA CÂU CHUYỆN

Tác giả Paul Maar

CHỖ ĐỌC SÁCH


Thật kỳ lạ, theo lịch thì đang là tháng sáu, vậy mà thời tiết thay đổi liên tục tưởng chừng như đang ở tháng tư! Lipppel đi mua sữa chua cho mẹ lúc trời đang nắng, vừa ra khỏi cửa chừng ba trăm mét trời bỗng nhiên đổ mưa tầm tã nhưng chỉ kéo dài đúng bốn phút, bằng khoảng thời gian cậu ta chạy về nhà, bấm chuông và lấy áo mưa mặt vào. Rồi khi cậu rời khỏi nhà được vài trăm mét trời lại tạnh ráo! Lippel không muốn trở về nhà thêm một lần nữa nên dù trời nắng cậu vẫn mặt áo mưa tiếp tục đi mua hàng.

Lại có những lúc trời mưa lâm râm, Lippel không muốn tức tốc quay về nhà vì nghĩ rằng trời sẽ tạnh ngay thôi, vậy mà mưa kéo dài suốt buổi, thế là mình mẩy cậu ta bị ướt nhẹp như chuột lột!
Ba của Lippel thường nói:” Ba không hiểu sao con hay than phiền về việc thời tiết thay đổi hoài, theo ba như vậy mới tốt”.Nhưng trường hợp của ba thì khác bởi cả ngày ba ngồi ở nhà viết báo, còn Lippel phải thường xuyên ra khỏi nhà, buổi sáng đi học, buổi chiều đi mua thức ăn hoặc đến thư viện mượn sách, vì Lippel rất thích đọc những quyển sách viết về Trung Đông.
Thế nhưng từ đâu mà có cái tên Lippel?
Ba mẹ cậu đều cùng họ Mattenheim nên họ của Lippel dĩ nhiên cũng là Mattenheim. Riêng cái tên Lippel thì khó đoán hơn. Thật ra ba mẹ của Lippel đặt tên cho con là Philipp. Đây không phải là một tên xấu nhưng không hiểu sao họ không gọi con bằng tên ấy mà lại gọi là Lippel mà còn bảo rằng đó là chữ tắt của Philipp! Vì vậy cho đến khi lên sáu cậu ta vẫn nghĩ rằng tên mình là Lippel. Và rồi đến lúc bắt ! đầu đi học, cậu mới ngạc nhiên khi biết tên họ đầy đủ của mình là Philipp Mattenheim.
Lúc Lippel và các bạn cùng lớp biết viết biết đọc thì lại thêm một sự rắc rối nữa! các bạn trong lớp cứ gọi cậu ta là “Pilipp” vì chúng chưa biết vần “Ph”đọc giống như vần “F” . Chẳng hạn như một lần vào giờ học của thầy Goltenpott, giáo viên dạy vẽ, lúc phát tập cho học sinh đã sảy ra chuyện như sau:
Thầy Goltenpott bước vào lớp, đến ngay tủ sách lấy ra một chồng tập vẽ,đặt lên bàn cô học trò cưng của thầy và nói to:
-Elvira, nhờ con phát tập dùm thầy.
Sau đó ông bước nhanh đến chiếc ghế, ngồi xuống và lấy báo ra đọc trong khi Elvira khó nhọc đánh vần từng tên học sinh ghi trên đầu cuốn tập và gọi:
-Sabine.
Sabine chạy đến nhận tập của mình. Elvira gọi tiếp:
-Robert.
Robert nhanh nhẹn bước lên nhận tập. Tiếp đó là Andreas và cứ như vậy Elvira xướng tên các bạn cho đến cuốn tập của Lippel. Dĩ nhiên lả Elvira gọi:
-Pilipp.
Im lặng, vài giây sau Elvira lập lại:
-Pilip!
Cũng chẳng thấy ai lên nhận tập! Thầy Goltenpott nghe thấy có điều gì đó không ổn nên xếp tờ báo lại, lấy viên kẹo cao su đang nhai ra, cẩn thận gói vào miếng giấy bạc và đút vào trong túi quần. Thầy vốn là người chẳng những thích đọc báo mà còn ưa nhai kẹo cao su mà thầy chỉ bỏ ra (và cất kỹ trong miếng giấy bạc) lúc bắt đầu giảng bài. Đến cuối giờ học thầy lại lấy viên kẹo ra nhai tiếp. Các bạn học sinh lớp lớn thì quả quyết rằng thầy đã nhai viên kẹo đó từ 5 năm nay! Nhưng điều này có lẽ không đúng, vì Elvira nhiều! lần đ! oan chắc với các bạn trong lớp rằng em thường thấy thầy mua kẹo từ một máy bán tự động.
Đối với thầy Goltenpott, giờ học không bắt đầu khi chuông reo mà là khi quyển tập cuối cùng được phát hết. Giờ thì thầy buột phải bỏ tờ báo xuống, cất miếng kẹo dẻo vào túi quần rồi quay ra lo giải quyết việc phát tập đang bị ngưng trệ.
Lippel chưa nhận ra chính mình là nguyên nhân của vấn đề nghiêm trọng này! Cậu chỉ hơi ngạc nhiên khi nhìn thấy bìa cuốn tập đó có vẻ giống như cuốn tập của mình, cũng dán hình một con cọp tấn công chiếc xe chữa lửa. Thầy Goltenpott gọi to với giọng trách móc:
– Philipp Mattenheim lại mơ mộng rồi phải không? Em không muốn nhận tập vẽ , hay là đợi người ta mang đến tận tay mình?
Lippel giật bắn người, vội chạy lên nhận tập. Như vậy là Lippel có tất cả đến 3 tên: Đối với ba má và vài người bạn thân và người chú thì tên của cậu là Lippel; phần lớn bạn trong lớp gọi tên Philipp và một ít bạn khác – mặc dù học đến lớp 4 mà vẫn chưa biết vần “Ph” được đọc như vần “F”- thì gọi là Pillip.
Nhưng ở đây ta cứ gọi cậu là Lippel cho tiện.


Lippel thích nhất là sưu tầm các hình vẽ, ăn trái cây và đọc sách. Tất nhiên cậu ta còn thích nhiều thứ khác nữa, nhưng những chuyện xảy ra sau đây đều có liên quan đến 3 sở thích vừa nói. Lippel muốn sưu tầm hình nên cậu thường mua sữa tươi, sữa chua va sữa béo. Nhưng tại sao vậy?
Mọi chuyện bắt đầu khi cậu tình cờ thấy trong tủ mấy quyển sách củ có tựa đề khá hấp dẫn như ” Kỳ quan của biển cả”, Người dân Trappen” và quyển “Ở vùng Trung Đông”. Sách nào cũng có hình màu rất đẹp với những dòng chú thích ngắn ngủi, thỉnh thoảng lại có vài trang để trắng. Tại một trang lại có hình ở 4 góc với hàng chữ ” Cuộc trả thù ghe gớm của ngài Achmed”. Lippel ngẫm nghĩ tìm lời giải, sau cùng cậu đi đến kết luận có lẽ ngài Achmed đã buộc kẻ thù ăn súp cà chua: đó là loại hình phạt ghê gớm nhất mà Lippel có thể tượng được!
Ba của Lippel giải thích cho con trai rằng đây là những tấm hình ông sưu tập hồi trước, lúc đó hễ ai mua một thỏi chocolate thì được tặng một tấm hình. Và một thời gian ngắn sau Lippel khám phá ra rằng hiện nay khi mua sữa vẫn còn được tặng hình. Trên mỗi nắp hộp sữa có in sẵn điểm penny, cứ 100 penny là có thể đổi được nhiều hình màu hấp dẫn. Từ đó Lippel bắt đầu sưu tầm điểm penny, cho tới nay đã được gần 80 điểm. Điểm penny không chỉ có trên các nắp hộp sữa tươi mà cả trên các hộp sữa chua và sữa béo. Đó là lý do Lippel rất thích đi chợ- ngay cả lúc thời tiết xấu- và không bao giờ cậu quên mua thêm sữa.
Món thứ hai Lippel là trái cây nấu, nh! ờ đó mà cậu quen thân với bà Jeschke, một phụ nữ goá chồng đứng tuổi, mập mạp và đeo kính cận. Lippel quen với bà rất tình cờ. Bà ở bên kia đường, cách nhà của cậu vài căn. Một hôm người đưa thư bỏ lộn thư của bà vào thùng thư của nhà Mattenheim nên Lippel được cha mẹ sai mang nó sang cho bà. Đến trước căn nhà bà Jeschke, thấy cửa không đóng Lippel bèn đi thẳng vào bên trong. Lúc đó bà vừa ăn trưa xong và đang dùng món tráng miệng là đào nấu với san *san: sữa béo được đánh nổi lên cho xốp* . Cả hai bắt đầu trỏ chuyện, sau đó Lippel xin bà cho cắt phần điểm penny trên hộp sữa. Bà sẵn lòng cho và còn mời cậu ăn món đào. Lippel không từ chối và khen món đào nức nỡ đến độ bà Jeschke phải hỏi:
– Đào của bà nấu ngon hơn ở nhà cháu sao?
– Nhà cháu không có đào nấu.
– Má cháu không bao giờ nấu món đào à?
– Dạ không – Lippel vừa nói vừa nhả hột đào ra khỏi miệng – có lẽ má cháu không biết cách nấu đào.
E rằng bà Jeschke nghĩ xấu về mẹ mình nên Lippel vội vàng nói thêm:
-Nhưng má cháu biết làm nhiều chuyện khác, chẳng hạn như mở nắp lò sưởi để khí thoát ra ngoài .
-À, như vậy là rất tốt.
Bà Jeschke trả lời và 2 người tiếp tục ăn món tráng miệng. Từ đó Lippel thường xuyên đến thăm khiến cho bà rất vui,lúc thì cho cậu ăn món trái cây nấu chín,lúc lại cho điểm penny .Thật ra Lippel đến nhà bà Jeschke không chỉ vì trái cây hay điểm penny mà còn vì cậu rất mến và thích nói chuyện với bà, mà bà cũng rất thích nói chuyện với cậu.
Sở thích thứ 3 của Lippel là đọc sách mà thích nhất là đọc một mạch ! không ng! ừng. Vì vậy nên cậu thường thức rất khuya để đọc sách và góc cầu thang ở tầng lầu một là nơi mà Lippel thường trốn ba má để chui vô đó đọc sách.
Gia đình Mattenheim sống trong căn nhà nhỏ nơi ông bà nội của Lippel đã cư ngụ trước khi ông bà di cư sang Úc. Phòng của Lippel nằm trên tầng lầu một, đối diện với cầu thang lầu. Chỉ tiếc là trên cửa phòng có tấm kiếng màu sữa đục, vì vậy ba má của Lippel từ dưới cầu thang nhìn lên có thể thấy ánh sáng trong phòng mà không cần phải bước lên lầu. Mỗi lần Lippel đọc truyện, dự định đọc trong vài giờ đồng hồ nhưng thông thường chỉ 15 phút thì mẹ đã đến bên giường và bảo :” Lippel! Lippel! Lippel! Tắt đèn ngủ sớm đi con , sáng mai còn phải đi học”.
Mẹ âu yếm vuốt tóc cậu , kiên nhẫn đợi Lỉppel đẩy quyển sách vào gầm giường rồi tắt đèn và đi xuống nhà dưới.
Để ba má khỏi phát hiện, đôi khi Lippel phải trùm mền kín mít và dùng đèn pin để đọc sách. Nhưng cách này không được tiện lợi cho lắm vì cậu phải một tay cầm sách còn tay kia cầm đèn, do đó mỗi khi đọc hết một trang thì không có tay nào rảnh để lật. Bởi vậy nên Lippel mới nảy ra ý nghĩ lén đến góc cầu thang đọc sách.
Gầm cầu thang có dạng giống như cái tủ với trần nghiêng, trước đây ông Mattenheim đóng để chứa đồ cũ hay những thứ lặt vặt như hộp sơn, keo lọ, thùng caton hay két nước ngọt.Ở một góc cầu thang có ngọn đèn nhỏ để soi sáng mỗi khi Lippel đi vệ sinh, thông thường Lippel không trở về phòng mình mà rẽ trái đến góc cầu thang, nhè nhẹ mở cửa, leo lên ngồi cẩn thận trên chiếc thuyền cao su được! bao bọ! c kĩ chờ đến mùa hè mới đem ra sử dụng. Từ phía trong, cậu nhẹ nhàng đóng cánh cửa lại và bắt đầu chúi mũi đọc sách.Hồi lâu cậu nghe tiếng chân ba từ phòng khách đi ra và nói vọng với mẹ:” Đèn tắt hết rồi, chắc Lippel đã ngủ”. Sau đó nghe tiếng chân ba trở về phòng khách.
Từ đó Lippel được dịp thưởng thức nhiều đêm đọc sách dưới gầm cầu thang và tiện tay mở mấy chai nước ngọt uống mỗi khi thấy khát. Lần nào Lippel cũng kịp về giường trước khi cha mẹ đi ngủ, vì lúc đó bao giờ ba hay mẹ cũng vào phòng thăm cậu. Cho đến nay chỗ đọc sách của Lippel vẫn chưa bị phát hiện. Chỉ có điều ba của Lippel cứ khoảng 5,7 ngày lại phải mua một thùng nước ngọt mới nên có phần ngạc nhiên và nói với vợ:” Nhà mình hình như có chuyện gì hơi khác thường!”.

MỘT CHUYẾN ĐI XA


Kể từ lúc bắt đầu sưu tầm điểm Penny cho đến khi tìm được chỗ đọc sách ở gầm cầu thang, Lippel đã gom được gần 80 điểm. Vào đúng lúc này ba má cậu có việc phải đi Wien (thủ đô nước Áo) và không hề có ý định dẫn con theo. Lippel luôn than phiền về điều này. Trong khi ba má cho rằng không thể đem Lippel đi theo được thì cậu vẫn tỏ ra không tin, mục đính nhằm làm cho ba má nếu cuối cùng vẫn quyết định để Lippel ở nhà một mình thì ít nhất cũng sẽ phải áy náy về việc này.
Buổi chiều khi Lippel vừa đi chợ về, người còn ướt đẫm vì mắc mưa, đang sắp xếp ba hộp sữa vào sát bên trong tủ lạnh để có chỗ cho 4 hộp sữa chua và 3 hộp sữa béo mới mua thì ba vào nhà bếp và nói với Lippel một cách nghiêm nghị:
– Lippel, ba có vài điều muốn nói với con.
– Ba muốn nói về mấy hộp sữa phải không?mấy hộp sữa cũ chưa hư đâu mà chỉ hơi bị đặc một chút thôi. Nếu con dùng 2 cái tô…
Ông Mattenheim tỏ vẻ không hiểu:
-Con nói hộp sữa gì?
-Dạ , mấy hộp sữa để ở tủ trong phòng khách.
– Không , ba không định nói về mấy hộp sữa.
Trong khi ba giúp Lippel cởi cái cáo mưa ướt ra và máng lên chiếc ghế gần đó thi cậu hỏi cha một cách e ngại:
-Vậy là ba muốn hỏi về mấy chai nước ngọt?
-Không ,ba muốn nói với con về Wien.
Lippel cảm thấy nhẹ người:
-A, về Wien! Nếu ba nói về Bát Đa thì con thích hơn. Con biết rất nhiều về Bát Đa vì đã đọc xong quyển sách “Vùng Trung Đông”. Ngài Achmed…
-Lippel , con nghe ba nói đây. Má sắp phải dự một hội nghị tại Wien.
-H! ội nghị gì vậy ba?
-Tại hội nghị đó người ta bàn về những vấn đề rất quan trọng, ít ra là đối với má.
-Có phải họ bàn về các nhà thờ cổ, tranh vẽ hay những thứ tương tự như vậy phải không ba?
-Đúng!
Lippel hỏi kĩ hơn:
-Má có phải thuyết trình không?
_Phải, má sẽ đọc một bài tại hội nghị.
-Và hội nghị sẽ kéo dài bao lâu?
-Một tuần.
-À. như vậy cha con mình sẽ ở nhà với nhau và dĩ nhiên sẽ dùng ít sữa hơn.
-Không, Lippel, con biết không…
-Dạ?
-Ba muốn cùng đi với má đến Wien.
Nói ra được điều này, ba thở phào nhẹ nhõm. Nhưng ngược lại Lippel thì tỏ ra bất mãn:
-Còn con? Con không được đi với ba má sao?
-Không được, con còn phải đi học.
-Nhưng ba má không thể để con ở nhà một mình!
-Trong thời gian đó sẽ có người đến đây ở và trông nom con.
-Ai vậy ba?
-Chưa biết, nhưng ba hứa với con là ba chỉ đi khi tìm được một người giúp việc dễ mến.
Lippel phản đối:
-Ba má không thể để con ở nhà cả tuần lễ với một người lạ!
-Lippel,con phải hiểu rằng ba muốn tham dự hội nghị để nghe má thuyết trình.
-Con cũng muốn nghe vậy.
-Con mới 10 tuổi nên chưa hiểu được gì đâu. Con hãy suy nghĩ và tập làm quen với việc ở nhà một mình.
-Không bao giờ!
Lipple phụng phịu trả lời và rời khỏi bếp. Vài ngày sau ,tới phiên bà Mattenheim tìm cách khuyên nhủ con:
-Lippel ,con trai của mẹ. Con lớn thật rồi phải không?
-Má nói vậy là vì việc đi Wien phải không?
-Đúng rồi, má đã đặt vé cho 2 người.
-Cho má và con phải không?
– Không, cho ba và má. Ba đã ! nói vớ! i con rồi mà, ba muốn tham dự hội nghị với má.
Lippel nói giọng hờn dỗi:
-Nhưng còn con thì sao? Ba má để con chết đói ở nhà à?
-Con đừng lo,ba má sẽ tìm người đến nấu ăn và chăm sóc con trong thời gian đi vắng. Hơn nữa trong tủ lạnh còn nhiều sữa chua đủ cho con ăn mỗi ngày 4 hộp. Như vậy làm sao con chết đói được?
-Nhưng ai sẽ đến đây chăm sóc con?
-Em gái của cô thư ký ở tòa soạn của ba có một người bạn đang thất nghiệp.Bà này sẽ đến đây giúp mình một tuần lễ.
-Bà ấy giúp không thôi sao?
-Ba má sẽ trả tiền thu lao cho bà. Chủ nhật tuần tới má sẽ mời bà đến nhà gặp con để 2 người làm quen với nhau.
-Bà tên gì?
-Jakob. Con đồng ý gặp bà Jakob vào chủ nhật tới không?
Lippel do dự:
-Con không biết.
Bà Mattenheim vừa nói vừa cười:
-Nhưng dù thế nào thì thứ bảy tới con nhớ mua thêm một hộp sữa béo nữa nhé. Bởi vì một hộp sữa chỉ đủ cho 3 người thôi, còn nếu có đến 4 người …
-Dạ được, má cứ mời bà ấy đến. Con muốn xem bà ra sao?
Lippel muốn biết bà Jeschke nghĩ gì về chuyện này nhưng ngại không muốn hòi thẳng nên suy nghĩ tìm cách hỏi. Cuối cùng cậu tìm được lời giải và chạy ngay sang nhà bà Jeschke.Lippel kêu to khi vừa đến trước cửa:
-Bác Jeschke ơi! Con muốn hỏi bác vài chuyện được không?
Bà Jeschke hơi ngạc nhiên:
-Bác à? Dĩ nhiên cháu có thể hỏi. Nhưng trước hết hãy cởi áo mưa ra và ngồi xuống đã! Cháu muốn hỏi gì đây?
-Về chuyện một đứa bé. Nhưng đây không phải là chuyện thật mà chỉ là chuyện tưởng tượng.
-Nghe có vẻ khó hiểu quá.Chắc đây là trò đố ! vui phả! i không?
-Không hẳn như vậy.
-Vậy cháu cứ hỏi đi.
Bà Jeschke đeo kính lên và chăm chú nhìn, bà thường làm như vậy mỗi khi hồi hộp.
-Nếu ba mẹ bỏ đứa con ở nhà một mình, như vậy họ có thương nó không?
-Họ bỏ đứa bé một mình?
-Dạ đúng.
-Ừ, bác hiểu, họ bỏ đứa bé trong rừng phải không?
-Không! Không phải! Họ để ở nhà.
-Vậy à? Bác lại tưởng cháu nói đến chuyện cổ tích “Bạch Tuyết và 7 chú lùn”.Họ để đứa bé ở nhà và bỏ đi luôn?
-Dạ không!Chỉ một tuần lễ thôi.
-HỌ đi đâu?
-Đi Wien dự một hội nghị.
Vậy là bà Jeschke đã hiểu ra. Bà hỏi tiếp:
-Và không có ai ở nhà cùng với đứa bé?
-Dạ có bà Jakob.
-Người đó là ai?
-Bà Jakob là bạn của người quen với ba.
Bà Jeschke trả lời một cách quả quyết:
-Nếu đúng như lới cháu nói thì bác chắc chắn là cha mẹ của đứa nhỏ rất thương con. Một tuần qua rất mau, vả lại mỗi ngày cậu bé đó có thể đến chơi nhà bạn của cậu.
-Nhưng nó không có bạn!
Lippel trả lời, ngạc nhiên không hiểu sao bà lại biết đứa nhỏ đó là con trai?
-Bác nghĩ rằng có thể đứa nhỏ đó có quen với một người bạn già ở gần nhà.
-Đúng vậy!
Thế là Lippel hoàn toàn thỏa mãn và yên tâm sung sướng trở về nhà.

BÀ JAKOB ĐẾN THĂM


Chiều chủ nhật bà Jakob đến nhà. Khi chào hỏi nhau, bà nắm chặt tay Lippel thật lâu:
-Vậy đây chính là bé Philipp của chúng ta phải không? Chúng ta chắc chắn sẽ hiểu nhau, tôi tin như vậy và rất vui mừng sẽ được chăm sóc cháu trong tuần tới.
Bà buôn tay Lippel ra, ngồi xuống ghế, nhìn lên bàn và quay qua nói chuyện với bà Mattenheim:
-Cái bánh ngọt trông đẹp quá! Bà tự tay làm hay mua vậy?
-Tôi không làm và cũng không mua.
Lippel hãnh diện:
-Chính ba cháu và cháu đã phụ với ba đó.
-Raâất dễ thương!
Lippel ngồi đối diện với bà Jakob để dễ quan sát hơn.Cậu nhận thấy bà giống như xướng ngôn viên đài truyền hình.Bà mặc áo xanh,trên chiếc khăn cũng màu xanh choàng quanh cổ là một chiếc mề đay, chính giữa có viên đá nhỏ cùng màu xanh với đôi bông tai của bà. Mái tóc vàng của bà được uống kĩ. Bà ngồi cứng đơ, hầu như không cử động và mỗi khi bà cười hàm răng lại nhô ra khỏi miệng rất lạ kì. Có lẽ do hàm răng hô đó mà bà ít khi cười.Lippel đóan bà khoảng bằng tuổi mẹ. Trong khi uống cà phê, Lippel khám phá ra bà hay nói chữ "rất" thành "raâất" và thường xuyên nói ” Không! Cám ơn.”Chẳng hạn như khi ba cậu mời bà dùng bánh ngọt, bà lắc đầu:
-Không! Cám ơn.
Má đưa cho bà hộp đường, bà lại nói:
-Không! Cám ơn.
Lippel giới thiệu với bà hộp sữa béo, bà lập lại:
-Không!Cám ơn.
Nhưng cuối cùng bà cũng nhận một miếng bánh rất nhỏ của ba mời. Lippel để ý thấy bà không ăn với san.Sau khi uống cà phê xong, bà Mattenheim đưa bà Jakob đi xem các phòng trong nhà và chỉ dẫn sử dụng các l! oại máy dùng trong nhà bếp.Thỉnh thoảng bà Jakob nói:”Vâng” hoặc “Dễ thương quá”,nhưng nhìn gương mặt bà có thể dễ dàng đoán rằng bà chẳng hiểu gì nhiều.
Ba của Lippel đặt biệt rất thích mua sắm các loại máy dùng trong nhà bếp, đến độ đôi khi má nói đùa là ba sẵn sàng bỏ hết tiền ra mua máy xay sinh tố của Ý, máy ép nước trái cây của Mỹ và máy xắt rau của Đức, mà nếu má không ngăn cản có lẽ cả nhà đến phải chết đói.
Sau cùng bà Jakob từ giã cả nhà và ra về.Ba má của Lippel có vẻ hơi thất vọng.Khi bà Jakob đã ra khỏi nhà,ông bà nhìn nhau nhưng không ai nói gì cả.Lát sau má lên tiếng:
-Không biết…
Lippel hỏi:
-Má không biết gì?
-Không biết liệu bà Jakob có thể trông chừng con được không trong thời gian ba má đi vắng. Bà có dáng điệu hơi giống…
Má đang tìm chữ để so sánh, Lippel chêm vào:
-… như bà dì trong phim khôi hài.
Ba bổ sung:
-… và không thực tế lắm!
Má tán thành:
-Đúng như vậy!
Lippel không biết má đồng ý với nhận xét của mình hay của ba. Ba nói thêm:
-Rất tiếc là bà Jakob không có kinh nghiệm về trẻ con! Anh e rằng chúng ta không thể nhận bà ấy.Chúng ta không thể đối xử như vậy với Lippel.
Má có vẻ lo lắng:
-Đúng vậy! Nhưng chỉ sợ rằng trong thời gian quá ngắn chúng ta không tìm được người khác.
Ba quyết định:
-Nếu vậy anh sẽ không đi Wien. Để lần khác vậy. Hay là vào dịp hè này cả gia đình ta sẽ cùng đi Wien.
Lippel chen vào:
-Không! Ba không cần phải làm như vậy.
Ba hỏi:
-Con nói như vậy nghĩa là sao?
Má cũng nhìn Lippel một cách dò h! ỏi,Lipp! el quả quyết:
-Ba má cứ đi, con có thể ở nhà một mình. Chỉ có một tuần thôi mà.Hơn nữa mỗi ngày con có thể đến thăm bà Jeschke, một người quen của con.Ba má cứ cùng đi Wien. Vả lại con cũng không phải là đứa con nít nhỏ!

GIÃ TỪ


Ba má của Lippel khởi hành lúc 10 giờ sáng thứ hai. Giờ này Lippel đã đến trường, vì vậy bữa đó cả ba má đều dậy sớm hơn mọi khi để có đủ thì giờ từ giã Lippel. Cuộc chia tay gồm những lời dặn dò, khuyên nhủ của ba má trong khi Lippel ăn sữa chua. Ăn xong Lippel lấy nắp hộp sữa đút vào túi quần vì cảm thấy không thuận tiện cắt lấy điểm penny trong lúc từ giã. Phần lớn những lời dặn dò của ba má là nhắc Lippel nhớ đánh răng, tắm rửa, thay đồ trước khi ngủ và những chuyện đại loại như vậy. Lippel cho rằng những điều đó không có gì lạ nên không chú ý ghi nhớ trong đầu, vì vậy cậu quên liền.
Lippel chỉ chú ý đến 3 việc: (1) tiền cất trong tủ để dành cho những trường hợp đặt biệt, (2) tiền ăn hàng ngày đủ cho cả tuần, (3) Một tờ giấy nhỏ ghi số điện thoại của khách sạn để sẵn kề bên chiếc máy để khi nào có việc gì cần Lippel có thể gọi cho ba má.
Bà Mattenheim đã giao hẹn hàng ngày bà Jakob sẽ đến nhà trong lúc Lippel ở trường để chuẩn bị bữa ăn trưa cho cậu. Cuối cùng ba má ôm hôn Lippel, cậu cũng hôn giã từ ba má rồi cắp sách tới trường.

NGÀY THỨ HAI – BẠN MỚI


Vì không có bạn học gần nhà nên Lippel thường quen đi học một mình và không thấy buồn. Nhưng đặt biệt hôm nay cậu lại ước ao có bạn cùng đi đến trường để nói chuyện cho vui. Cuộc từ giã của ba má đã làm cho Lippel xúc động. Cậu bước đi chầm chậm trên đường và cảm thấy rất cô đơn. Nhưng đến khi vào lớp gặp bạn bè Lippel quên hết những nỗi buồn của mình. Hôm nay cô Klobe,cô giáo chủ nhiệm, đến trễ gần 10 phút. Cùng vào lớp với cô là 2 học sinh mới, một nam và một nữ, đều có mái tóc đen.Họ đứng im lặng sát bên cô giáo, mắt nhìn xuống đất với dáng điệu e thẹn. Cô Klobe nhìn cả lớp và đợi đến khi mọi người im lặng mới cất tiếng nói:
-Đây là hai bạn mới và là anh em với nhau.Bắt đầu hôm nay hai em là bạn học của các em.
Sau đó cô quay sang 2 học sinh mới:
-Hai em hãy tự giới thiệu tên của mình với các bạn đi.
Cô em gái quay sang anh nói nhỏ vài câu, người anh lắc đầu và tiếp tục nhìn xuống đất. Cả lớp hồi hộp chờ đợi nhưng 2 học sinh mới vẫn im lặng. Cô Klobe bèn nói:
-Thôi được, để cô nói tên của 2 em. Nhưng nếu cô đọc không đúng thì 2 em cho biết nhé.
Cô để tay lên vai cậu bé rồi giới thiệu:
-Đây là Arslan.
Cậu nam sinh gật đầu.
-Vả đây là Hamide.
Cô nữ sinh cũng gật đầu nhưng vẫn tiếp tục nhìn xuống đất. Cô giáo nhìn quanh lớp để tìm chỗ trống:
– Bây giờ chúng ta phải xếp chỗ ngồi cho 2 bạn. Philipp, bàn em ngồi có một mình, nếu em xích qua bên phải một chút thì Arslan có thể ngồi kế em và Harmide ngồi sát bên Arslan để thông dịch.
Trong khi 2 h�! ��c sinh mới về chỗ ngồi,Elvira giơ tay lên tò mò hỏi cô giáo:
-Thưa cô, có phải họ là người ngoại quốc không?
-Hai em là người Thổ Nhĩ Kỳ. Arslan sinh ra ở Thổ Nhĩ Kì còn Hamide sinh tại đây giống như các em.
Ulli giơ tay hỏi:
-Thưa cô họ là anh em sinh đôi?
-Làm sao sinh đôi được trong khi Arslan sinh ở Thổ Nhĩ Kì còn Hamide sinh o Đức?
Arslan lớn hơn một tuổi.
-Vậy tại sao cả hai học chung một lớp?
-Vì Arslan không rành tiếng Đức như Hamide.
Barbara thắc mắc:
-Tại sao Arslan là anh mà lại nói tiếng Đức dở hơn?
Cô giáo kiên nhẫn trả lời:
-Vì Arslan mới đến Đức được hơn một năm. Nhưng nếu muốn biết rõ hơn thì các em cứ hỏi thẳng 2 bạn vào giờ ra chơi.
Học sinh thôi không hỏi nữa và cô giáo bắt đầu giảng bài.Lippel nhìn cậu bạn mới ngồi kế bên và hỏi nhỏ:
-Bạn không hiểu tiếng Đức sao?
Arslan lắc đầu. Lippel không hiểu rõ ý nghĩa cái lắc đầu của Arslan nên hỏi lại lần nữa, lần này bằng cách khác:
-Bạn hiểu tiếng Đức không?
Arslan gật đầu. Lippel hỏi tiếp:
-Tại sao bạn không nói gì cả?
Arslan cúi xuống lục lạo trong cặp và làm như không nghe câu hỏi của Lippel. Lippel bèn quay sang Hamide nói nhỏ:
-Tại sao 2 bạn lại học giữa khoá vậy?
-Vì ba chúng tôi đổi chỗ làm, gia đình phải dọn nhà từ thành phố Sindelfingen đến đây.
-Sindelfingen?
-Ừ, gần Boblingen đó.
Nhận thấy điều này không gây ấn tượng gì cho Lippel hết nên Hamide nhấn mạnh thêm:
-Nơi đó rất đẹp.
Lippel không hề biết cả Sindelfingen lẫn Boblingen ở đâu nên gật đầu nói cho qua:
-Vậy à?
Vì Arslan ngồi gi�! �a 2 đ�! �a nên Hamide phải chồm ra phía trước để nói chuyện với Lippel:
-Bạn tên gì?
Cậu nói khẽ:
-Lippel.
Lạ thay Hamide là người duy nhất sau khi nghe tên đó lại không hỏi tiếp ” Tên gì lạ vậy?” hoặc ” Tên thật vậy sao?” mà chỉ đơn giản gật đầu và lập lại “Lippel”, xem như đó là một điều bình thường.Lippel lại quay sang Arslan tiếp tục hỏi:
-Tại sao bạn không nói gì hết vậy?
Hamide trả lời thay cho anh:
-Anh ấy còn buồn vì phải rời chỗ ở cũ. Anh không muốn đến ở nơi này.
Arslan nói nhỏ với em vài lời bằng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, giọng trách móc. Hamide liền im lặng và trong suốt buổi học không nói với Lippel thêm lời nào. Lippel nghĩ rằng có lẽ Arslan không thích mình nên cũng ngồi xích ra ngoài một chút và không hỏi han gì nữa.
Mười hai giờ trưa tan học, trước khi ra về, Arslan thọc tay vào túi áo lấy ra 3 viên kẹo, đưa một viên cho Hamide, một viên bỏ vào miệng sau khi lột bỏ giấy gói và đưa cái còn lại cho Lippel. Lippel ngạc nhiên hỏi lại:
-Bạn cho tôi?
Arslan gật đầu và chăm chú nhìn Lippel tháo giấy gói, bỏ kẹo vào miệng. Lippel lúng búng trong miệng:
– Cám ơn bạn kẹo rất ngon.
Arslan gật đầu lần nữa rồi cùng em gái rời khỏi lớp. Lippel đưa mắt quan sát tờ giấy gói kẹo: mới nhìn qua thì đó là tờ giấy màu đỏ có mấy chấm xanh trông rất bình thường. Lippel không đọc được vì đó là chữ Thổ Nhĩ Kỳ. Cậu vui thích xếp tờ giấy lại và cẩn thận bỏ vào túi quần, bởi một viên kẹo của Thổ Nhĩ Kỳ không phải lúc nào cũng có!

BỮA ĂN TRƯA VỚI BÀ JAKOB


Lippel thủng thẳng rảo bước từ trường về nhà, vừa mở cửa bước vào cậu giật mình đứng sững lại vì có tiếng người trong phòng khách và tự hỏi:” Hay là ba má không đi Wien?”.. Cậu chạy nhanh vào hi vọng sẽ gặp được ba má. Hóa ra là bà Jakob đang nói chuyện điện thoại với ai đó và có lẽ đang mô tả phòng khách của gia đình Lippel:” Có hai ghế bành và một ghế dài cũ bằng da, trông chúng không hợp với những thứ khác trong phòng…Họ không có giấy dán tường…Dạ đúng vậy, chỉ quét vôi trắng. Nhưng trên tường treo nhiều tranh ảnh rất kì quái. Toàn là những thứ tân thời. Má có tưởng tượng được không, họ không có màng cửa sổ… Dạ, chắc chắn như vậy…”.
Lippel đứng ở phía cửa nói với vào:
-Màn cửa sổ chỉ làm tối phòng thôi!
Bà Jakob giật mình quay lại,vừa cười gượng gạo vừa nói:
-À,Lippel về rồi!
Lấy tay mặt che ống nói,bà nói như ra lệnh cho Lippel:
-Cậu vào nhà bếp dọn chén dĩa ra bàn,tôi sẽ đến liền. Đồ ăn sẽ có ngay.
Lippel buồn rầu đi vào nhà bếp trong khi bà Jakob nói chuyện:” Mà, con phải chấm dứt raâất nhanh ở đây. Cậu bé đã về”. Từ nhà bếp Lippel có thể nghe rõ tiếng nói của bà Jakob, nhưng hình như người mẹ chưa chịu ngừng vì bà Jakob vẫn để ống nói sát tai và thỉnh thoảng lại nói:” Dạ, má” hoặc “Không, má”.
Lippel sắp 2 cái dĩa cùng muỗng nĩa lên bàn và ngồi vào ghế chờ. Từ phòng khách giọng nói của bà Jakob vẫn vang lên đều đặn:”Dạ, má” hoặc “Không, má”. Lippel thắc mắc không biết nên dọn tô ha! y dĩa vì bà Jakob không cho biết buổi trưa ăn gì. Bởi vậy nên cậu lo lắng đứng ngồi không yên và cuối cùng quyết định đến chỗ bếp xem bà nấu món gì? Trong cái nồi thứ 1 là những cọng nui đang uốn mình trong nồi nước sôi: không tệ lắm! Nhưng khi mở nắp nồi thứ 2, Lippel kinh hoảng đến nỗi đánh rơi nắp soong xuống đất: đó là món súp cà chua!
Đối với cậu,súp cà chua chính là món ăn dở nhất, tệ hại nhất và vô duyên nhất mà con người nghĩ ra! Lippel giận dỗi rời khỏi nhà bếp,bỏ vào phòng vệ sinh khoá cửa lại rồi ngồi chờ.Lippel chờ đợi bà Jakob sẽ đến trước phòng vệ sinh để tranh luận với cậu qua cánh cửa đóng kín,để rồi sau cùng sẽ năn nỉ cậu giống như cha cậu vẫn thường làm thế.Phần Lippel sẽ từ chối không chịu ra để chứng tỏ rằng mình rất buồn bực. Nhưng chờ mãi gần 15 phút mà chẳng thấy ai đến! Dần dần cảm thấy buồn chán, Lippel đành đứng dậy mở cửa phòng ra và đi trở vào nhà bếp.
Bà Jakob đang ngồi chễm chệ trên ghế và đang ăn một món sền sệt có màu đỏ, tô nui luộc còn nguyên trên bàn, kế bên là một dĩa xà lách và một tô xúp cà chua. Nhìn thấy Lippel bà liền lên tiếng nói:
-Cậu đi hơi lâu đó. Chúc ăn ngon, nhưng cậu đã rửa tay chưa?
Lippel không trả lời câu hỏi mà lại trách:
-Ba cháu không nói với bác là cả nhà cháu không ai ưa món súp cà chua hết sao?
-Ông ấy có nói , nhưng đây không phải là súp mà là sốt cà chua!
Lippel bực dọc:
-Nhưng cả hai đều là một thứ!
-Nếu 2 thứ là một thì đã không có 2 tên khác nhau!
Nói xong bà múc một muỗng xúp trong nồi định đổ vào dĩa của Lippel. Cậu vừa la to! vừa k�! �o cái dĩa ra chỗ khác:
-Đừng!
-Philipp, cậu làm vậy rất khó ưa.Thiếu chút nữa tôi đã làm đổ sốt cà lên bàn rồi. Đưa dĩa đây.
Philipp lo sợ:
-Không, cháu không thể ăn thứ này. Cháu không ăn được.
Bà Jakob giận dỗi:
-Như vậy tôi nấu để ngó chơi hay sao? Cậu mà không ăn thì rồi ba má cậu sẽ nói tôi bỏ đói cậu.
-Cháu có thể ăn nuôi với xà lách.
Bà Jakob nhìn Lippel với vẻ khó chịu nhưng không phản đối ý kiến này, vì vậy Lippel bèn gắp xà lách vào dĩa và bắt đầu ăn. Nhưng vừa nếm miếng đầu tiên Lippel đã phải ngưng lại ngay vì cái ngọt gắt của nó, do bà Jakob trộn với quá nhiều đường. Lippel ngậm miếng cải thật lâu và sau cùng đành phải nuốt vào bụng. Sau một hồi do dự cậu rụt rè đề nghị:
-Cháu muốn rửa mấy miếng cải xà lách này, có được không ạ?
Bà Jakob tưởng mình nghe lầm:
-Cậu muốn rửa xà lách à? Cậu nghĩ rằng tôi không rửa nó? Bộ xà lách còn dơ lắm sao?
-Không, không phải vậy. Nhưng nó có vị rất lạ,có nghĩa là hơi bị ngọt một chút.
-Đó là vị đường, má cậu chỉ trộn xà lách với giấm mà không dùng đường hay sao?
Lippel xác nhận:
-Dạ phải, xà lách ở nhà cháu thường chỉ có vị chua.
-Được, như vậy thì lần sau tôi sẽ không bỏ đường. Nhưng bây giờ thì cậu không được đem đi rửa, làm như vậy là xúc phạm đến tôi.
Bà nói thêm với vẻ cương quyết:
– Xem ra cậu có vẻ được nuông chiều quá đấy! Cậu thuộc loại những đứa trẻ cứng đầu. Không, chúng ta không thể bắt đầu như thế được: tôi không muốn mỗi ngày phải nấu đi nấu lại 2,3 lần vì ” ông con R! 21; khôn! g thích ăn món này món nọ! Nếu cậu không chịu ăn sốt cà hay xà lách trộn thì cứ việc ăn món nui không vậy.
Lippel không nói gì và bà Jakob cũng chẳng cần chờ đợi câu trả lời .Lippel im lặng gạt mấy cọng xà lách sang một bên và tiếp tục ăn nui. Nhìn sang dĩa của bà Jakob-lúc bấy giờ đã sạch trơn-Lippel thắc mắc:
-Thật ra bác đã ăn gì vậy? Món đó đâu phải là sốt cà chua?
-Tôi ăn sữa chua dâu trộn với táo tây. Tôi phải chú ý đến trọng lượng của mình chứ! Ăn nui rất dễ bị mập.
-Vậy là bác lấy mấy hộp sữa chua trong tủ lạnh phải không?
-Phải, bộ tôi không được quyền à?
Lippel lo ngại:
-Dĩ nhiên là được, nhưng còn mấy cái nắp hộp sữa đâu rồi?
-Nắp gì?
-Nắp hộp sữa chua? Cháu cần cắt lấy mấy điểm penny.
-Điểm penny gì?
-Điểm in trên nắp hộp mà cháu vẫn sưu tầm.
-À, té ra là cậu hỏi miếng giấy dán trên nắp hộp. Rất tiếc là tôi quăn nó vào thùng rác rồi vì đâu biết có vụ điểm trên nắp!
Lippel lập tức bỏ muỗng nĩa xuống và vội vàng chạy tới bới thùng rác ra tìm nắp hộp sữa. Bà Jakob cũng tức tốc chạy theo và ngăn không cho Lippel chúi đầu vào thùng rác. May mắn cậu đã nhìn thấy 2 nắp hộp sữa chua đang dính chặt vào đáy hộp đựng nui, vội vã lấy ra chùi lớp sữa còn dính trên nắp và nhanh chóng đút vào túi quần trước khi bà Jakob nắm được tay cậu. Bà giận dữ:
-Philipp! đưa miếng giấy rác đây!
-Đây không phải là giấy rác mà là…
-Không được cãi! Móc hết đồ trong túi ra ngay! Đưa đây mau!
Lippel lấy từ trong túi ra toàn bộ đồ đạt:một nắp sữa mới cắt hồi sáng, giấy bọc! viên k�! ��o của Arslan và 2 nắp hộp sữa mới lấy trong thùng rác. Bà Jakob giựt hết các thứ này từ trên tay Lippel xé nát vụn, vo lại thành một cục rồi ném không thương tiếc vào thùng rác. Bà giận đỏ mặt và hét lớn:
-Xong rồi,bây giờ cậu phải đi rửa tay bằng xà phòng ngay, có nghe không? Chúa ơi,thật là ở dơ quá sức!
Lippel cũng hét to không kém:
-Bác ác quá! Bác đã ném hết mọi thứ của cháu rồi,cả giấy gói kẹo và điểm penny hồi sáng của cháu, những cái đó đâu có dơ! Bác đã làm cháu mất hết 3 điểm rồi!
Bà Jakob kéo Lippel đến gần bồn rửa mặt, chậm rãi mở vòi nước bằng 2 ngón tay và rửa tay mình trước. Sau đó bà đẩy tay của Lippel xuống dưới vòi nước một cách rất cẩn thận để không đụng phải những con vi trùng ghê gớm! Sau khi nước chảy một lúc lâu, bà mới có vẻ yên tâm:
-Không thể tưởng tượng có đứa trẻ dơ bẩn đến như thế!
Bà lau khô tay Lippel bằng cái khăn lau chén rồi nói:
-Bây giờ ngồi xuống đây và ăn đi.
Như để xoa dịu Lippel, bà nói thêm:
-Cậu có thể lấy bơ trộn với nui cho dễ ăn.
-Không ,cám ơn, cháu không đói.
Lippel thiểu não trả lời rồi đứng lên bỏ về phòng, để bà Jakob ở lại một mình trong nhà bếp. Cậu buông người xuống giường, chắp tay để dưới đầu và nhìn chòng chọc lên trần nhà, trong lòng vẫn còn giận dữ với ý nghĩ:” Ba điểm! Bà ấy đã ném mất 3 điểm penny của mình!”. Lippel quyết định chiều nay sẽ thăm bà Jeschke để kể cho bà nghe mọi chuyện. Chắc chắn bà sẽ thông cảm với cậu vì chính bà cũng sưu tầm điểm penny nên hiểu rất rõ phải đợi bao nhiêu lâu mới có được 100 đ! iểm!

BẤT NGỜ


Ý nghĩ sẽ gặp bà Jeschke khiến cho Lippel cảm thấy nguôi ngoai và nỗi bực dọc giảm dần. Bây giờ thì Lippel đâm ra tiếc đã không ăn hết dĩa nui. Cậu trở mình nghiêng qua một bên, chợt cảm thấy hình như chạm phải vật gì ở dưới tấm chăn phủ giường. Lippel chậm rãi giở tấm khăn lên và nhìn thấy một tấm giấy nhỏ nằm trên gối. Cậu mở ra và liếc nhanh qua hàng chữ đầu tiên:
“Lippel, con thương yêu của ba má”
Đó là chữ viết của ba! Vậy là ba muốn trò chuyện với Lippel khi cậu lên giường ngủ! Lippel hồi hộp đọc tiếp:
” Ngày đầu ba má đi vắng, có lẽ con không gặp nhiều khó khăn như đã tưởng, có phải không?”
Lippel lầu bầu:” Giá mà ba biết được…” rồi đọc tiếp:
” Ba đoán là con sẽ tới xem ngay trong cái bình”
Bức thư chấm dứt và không một lời từ giả, Lippel ngạc nhiên ngẫm nghĩ, không biết ba ám chỉ cái bình nào? Trong phòng chỉ có một cái bình duy nhất để trên kệ ở gần cửa sổ.Lippel nhanh nhẹn nhảy ra khỏi giường, lấy cái bình xuống và nhìn vào bên trong. Hình như ai đó đã dấu ở đáy bình một cuộn giấy nhỏ. Lippel tò mò lấy ra và vuốt thẳng tờ giấy lại. Trên tờ giấy có ghi dòng chữ:
” Ba đã thắng cuộc rồi phải không? Quà “chúc ngủ ngon” nằm trong túi áo tắm của con. Nhưng sau đó phải nhớ đánh răng nhé”.
Lippel gật đầu như vừa nghe ba nói trước mặt, cậu đọc tiếp:
” Ba đố con: tại sao phòng con bữa nay tối hơn bình thường? Chúc ngủ ngon. Ba của con”
Lippel thọc tay vào túi áo tắm và đụng vào một vật gì vuông vức ! hơi cứng nhưng rất quen thuộc. Lippel vội rút ra khỏi túi: đó là một thỏi chocolate sữa với đậu phọng, món ăn thích nhất của cậu. Lippel lột tờ giấy bạc bọc ngoài và bẻ một miếng chocolate bỏ vào miệng. Sau đó cậu thoải mái ngã người xuống giường,mọc bực dọc đều tan hết. Lippel nhớ lại trong tờ giấy ba có nhắc tới việc căn phòng bị tối, không biết với ý gì? Căn phòng vẫn sáng sủa như mọi ngày. Lippel nghỉ ngợi: “Đúng ra mình nhận giấy này vào ban đêm trước khi đi ngủ. Lúc đó thì trời đã tối nên phải bậc đèn”. Cây đèn trần trong phòng có hình dạng như cái rổ, Lippel nhìn thấy bên trong có chứa cái gì đen đen hình vuông, cậu nhìn thấy rõ ràng một vệt đen in trên bóng đèn. Lippel bèn kéo bàn học đến dưới chỗ cái đèn rồi leo lên bàn với tay lấy món quà ai đã dấu ở đó:

Thì ra là một quyển sách loại bỏ túi có tựa đề: ” Truyện ngàn lẻ một đêm”. Bìa sách in hình nhiều người đàn ông ăn mặc theo lối người Trung đông đang săn bắn. Lippel trở về giường, bẻ một miếng sô cô la thật lớn bỏ vào miệng rồi mở quyển sách ra. Phía trong có một miếng giấy nhỏ với nét chữ của mẹ:
“Con yêu của mẹ! Đây là quyển sách mẹ mua cho con. Mẹ đã tìm rất lâu mới gặp được cuốn sách nói về xứ ngàn lẻ một đêm. Mẹ hy vọng con thích nó, nhưng con phải hứa với mẹ là nửa giờ sau phải tắt đèn đi ngủ nhé!”
Lippel cười sung sướng và nói thầm: ” Dĩ nhiên rồi, xin tuân lệnh! Con xin hứa”. Cậu dự định sau khi tắt đèn xong sẽ lên giường đọc sách cho đến tối.Lippel đọc tiếp bức thư:
“Con yêu của mẹ, chúc con ngủ ngon. Gởi con một ngàn lẻ một cái hôn. Mẹ của con”
Lippel kẹp miếng giấy nhỏ vào trang cuối cuốn sách, bỏ thêm vào miệng một miếng chocolate rồi lật vài trang sách. Cuốn sách gồm nhiều câu chuyện ngắn do một bà tên Sherezad kể. Điều lạ lùng là bà chỉ bắt đầu kể vào đêm khuya và truyện nào cũng có câu:”Khi bà Sherezad biết trời gần sáng thì ngưng lại không kể tiếp” và một câu nữa như “Bà kể đến hồi thứ 520…” hoặc ” hồi thứ 570…”. Nhiều truyện có tựa đề rất hấp dẫn, chẳng hạn như ” Nữ hoàng rắn”, “Mánh khóe đàn bà” hay ” Vua và hoàng tử”. Lippel do dự không biết nên đọc truyện nào trước và cuối cùng quyết định đọc truyện ” Nữ hoàng rắn”. Cậu lấy thêm một miếng chocala! te bỏ vào miệng nhai và bắt đầu đọc. Mới được vài trang thì cửa phòng bỗng bật tung và bà Jakob hiện ra ở cửa. Nhìn thấy Lippel đang nhai chocolate, bà kêu lên giận dữ:

- Thật quá đáng! Bây giờ tôi mới biết tại sao cậu không đói! Té ra cậu không thích sốt cà chua, chê xà lách ngọt, không chịu ăn nui mặn bởi vì cậu đã có sô cô la!
Lippel chưa kịp phản ứng bà đã nói tiếp với giọng bất bình:
– Người ta không thèm ăn trưa, trong khi tôi phải cất công đứng cả tiếng đồng hồ để nấu nướng.
Lippel để quyển sách sang một bên và ngồi dậy, khó chịu vì có cảm giác mình như một tên trộm bị bắt quả tang. Thật ra món sô cô la này là để dành cho tối nay, nhưng cậu khó lòng giải thích rõ ràng cho bà Jakob hiểu. Bà Jakob với tay tắt ngọn đèn và hạch hỏi:
– Tại sao cậu lại bật đèn vào ban ngày? Trời sáng trưng mà sao lại phải tốn điện?
– Cháu cũng định tắt đèn sau một lát nữa. Cháu đã hứa chắc rồi.
– Hứa chuyện gì?
– Cháu hứa sẽ tắt đèn đi ngủ sau nửa tiếng đồng hồ.
Bà Jakob tức giận:
– Cậu định giễu tôi có phải không? Này cậu, tôi đến đây với ý định tốt, mặc dù ba má cậu trả tiền – cũng không nhiều lắm đâu – nhưng tôi không chập nhận việc để cho đứa nhỏ được nuông chiều như cậu coi thường đâu. Cậu đưa quyển sách đây. Và ngồi vào bàn học ngay. Tôi đã hứa với ba má cậu là phải nhắc nhở cậu làm bài tập. Tôi phải làm đúng lời hứa, cậu hiểu không?
– Cháu cũng đâu có nói láo! Cháu muốn nói là…
Bà Jakob chận lời:
– Không được nói nữa. Đứng dậy và đưa quyển sách cho tôi.
– Xin cho cháu giữ quyển sách lại, cháu hứa sẽ không đọc nữa đâu. Cháu để nó dưới gối nhé!
–! ; Thôi được. Hôm nay cậu phải làm bài tập gì?
– Toán và Đức ngữ.
– Vậy bắt đầu đi.
Lippel nhảy xuống giường đến bên bàn học, mở cặp táp ra tìm quyển sách toán. Bà Jakob đứng kế bên nhìn Lippel lật sách ra và bắt đầu làm toán.
– Tôi sẽ đến xem kết quả sau.
Nói xong bà Jakob rời khỏi phòng. Giải xong hai bài toán, Lippel bỏ viết rón rén đến bên cửa và lắng tai nghe ngóng. Không một tiếng động. Lippel nhè nhẹ mở cửa nhìn xuống nhà dưới và thấy bà Jakob đang nói chuyện điện thoại trong phòng khách. Cậu lấy quyển sách giấu dưới mền ra đem tới bàn học. Cậu nghĩ có lẽ truyện “Mánh khóe đàn bà” hợp với bà Jakob hơn là truyện ” Nữ hoàng rắn”, mặc dù cậu không hiểu rõ “mánh khóe” là gì nhưng chắc hẳn là cái gì đó không tốt. Cậu bèn lật đến câu chuyện thứ 587 và bắt đầu đọc.
” Ngày xưa, có một ông vua ở xứ nọ là người nổi tiếng có quyền uy, giàu có và rất nhiều quân hầu. Mặc dù đã lớn tuổi nhưng ông chưa có con trai để nối dõi. Và rồi…”
Thình lình cửa phòng lại mở ra và bà Jakob bước vào. Lippel lập tức nhét quyển sách vào cặp. Nhưng đã quá trễ! Bà Jakob đứng chống nạnh trước cửa, gật gù vài lần như đã chờ đợi điều này từ lâu và nói giọng đe doạ:
– Thì ra lòng tin của tôi được trả như vậy đó.
Sau đó bà đưa tay ra và nói giọng cụt ngủn:
– Quyển sách đâu?
Lippel tiu nghỉu từ từ rút quyển sách trong cặp ra đưa cho bà. Bà Jakob bặm môi lấy quyển sách kẹp dưới nách rồi quay ra:
-Ngày hôm nay cậu không được đọc thêm một dòng nào nữa! .
Li! ppel rụt rè:
– Tối nay cũng không được sao? Khi cháu đã làm xong bài tập?
– Tối nay cũng không được!
Bà Jakob trả lời một cách cương quyết và bước ra khỏi phòng.

CHỖ ĐỌC SÁCH BỊ PHÁM PHÁ


Vào bữa ăn tối, Lippel ăn bốn miếng bánh mì, nhiều hơn mọi khi để tỏ thiện chí với hi vọng bà Jakob sẽ trả lại quyển sách. Bà Jakob tỏ ra thỏa mãn. Sau bữa ăn, trong khi Lippel lau chén dĩa thì bà nói một cách hài lòng:
– Mặc dù hồi chiều đã xảy ra vài chuyện không hay nhưng tôi có thể bỏ qua. Tối nay coi bộ cậu ăn vừa miệng phải không?
Lippel quả quyết là thức ăn rất ngon và nghĩ cơ hội tốt đã đến nên hỏi thử:
– Cháu xin lại cuốn sách được không? Cháu chỉ đọc nửa tiếng thôi.
– À, thì ra cậu chịu khó ăn là vì vậy? Không, không được. Điều gì tôi đã nói thì không thay đổi được. Ngày mai, nếu cậu làm xong bài tập thì sẽ được phép đọc.
-Vậy cháu phải lên giường ngay bây giờ sao? Mới bảy giờ tối thôi mà.
– Cậu được phép xem truyền hình đến 8 giờ và sau đó đi ngủ.
Nói xong bà đi thẳng vô phòng khách, Lippel cùng vào với bà và ngồi xem truyền hình. Bà Jakob chăm chú theo dõi chương trình phóng sự ” Đất nước” đang chiếu cảnh sông núi thơ mộng còn Lippel thì không thích thú lắm ngồi nghĩ vẩn vơ. Thật ra cậu không phải không thích cảnh núi rừng, nhưng cậu thích được leo núi hơn là ngồi nhà xem phim. Đang buồn nản ngó quanh, thình lình Lippel khám phá ra chỗ giấu quyển sách: Nó nằm trên đầu tủ ngay trong phòng khách.
Thế là sự buồn nản biến mất, Lippel suy nghĩ phương cách lấy lại quyển sách: Việc đầu tiên là phải dụ bà Jakob rời khỏi phòng. Nhưng bằng cách nào đây? Trong khi cậu còn đang nặn óc tìm lời giải thì nó đã tự đến. Bà Jakob hỏi Lippel:
-Ở nhà cháu có đ�! ��u phộng, bánh mặn hay thứ gì tương tự không?
Lippel nhanh nhẩu trả lời:
-Dạ có. Trong tủ nhà bếp, ở ngăn trên bên phải.
Cậu hồi hộp chờ xem bà tự đi lấy hay sai mình thì bà Jakob đã đứng dậy đi vào nhà bếp. Lippel nhón gót chạy nhanh đến tủ với lấy cuốn sách giấu vào trong áo. Khi bà Jakob quay trở lại, cậu đã ngồi yên trên ghế như không có chuyện gì xảy ra. Tuy giữ vẻ ngoài bình tĩnh, nhưng thật ra bên trong tim cậu đập liên hồi vì lo sợ bị khám phá. Nhưng bà Jakob không hề hay biết gì và tiếp tục xem truyền hình.
Lippel chịu khó ngồi đến 8 giờ tối, cậu không dám tỏ ra vẻ mong muốn đi ngủ sớm vì trẻ con mà tự động đi ngủ thì dễ bị nghi ngờ. Cậu lại còn làm ra vẻ phản đối khi bà Jakob bảo đi ngủ. Bà nói với giọng cứng rắn:
– Không được cãi lại, mau đi vô phòng tắm,rửa mặt sạch sẽ, sau đó lên giường. Mười lăm phút sau tôi sẽ đến xem cậu có nằm trên giường thật không.
Lippel từ từ đứng dậy ra bộ miễn cưỡng, mặc dù thâm tâm cậu chỉ muốn chạy thật nhanh lên lầu. Mười lăm phút sau, bà Jakob đến phòng của Lippel. Lúc đó cậu đã rữa mặt đánh răng xong, đang nằm trên giường và chào bà:
– Chúc bác ngủ ngon.
– Chúc ngủ ngon. Hẹn sáng mai.
Nói xong bà tắt đèn và nhẹ nhàng rời khỏi phòng. Lippel đợi khoảng 15 phút mới xuống giường, rút quyển sách giấu dưới gối và bước nhẹ đến cửa, rón rén rời khỏi phòng. Cậu cẩn thận đóng cửa lại và đi nhanh đến gầm cầu thang. Sau khi khép cửa căn hầm, cậu vặn đèn lên, ngồi thoải mái trên chiếc thuyền cao su, với lấy chai nước ngọt trong thùng kế bên, uống m�! ��t hớp! rồi bắt đầu đọc truyện.
Cậu đọc lại từ đầu câu chuyện của ” Một ông vua thích con trai”:
“Nhà vui cầu xin Thánh A La ban cho ông một đứa con trai để nối dõi. Có lẽ Thánh A La đã động lòng nên ban cho ông một đứa con trai như sở nguyện. Hoàng hậu hạ sanh một bé trai có gương mặt đẹp như sao băng…”
Đọc đến đây Lippel ngừng lại để nghe ngóng: Hình như có tiếng động ở bên ngoài. Nhưng cậu nghĩ rằng có lẽ mình nghe lầm. Nếu bà Jakob muốn kiểm tra, đứng ở dưới nhà ngó lên thấy phòng Lippel tối om sẽ nghĩ rằng cậu đã ngủ. Lippel yên tâm và tiếp tục đọc:
” Cậu bé lớn mau như thổi. Khi cậu vừa được 5 tuổi, Đức vui cho mời nhà thông thái Sinh Bá đến và giao cậu cho ông dạy dỗ. Khi lên 10, cậu bé đã trở thành một người rất khôn ngoan và bản lĩnh khó ai sánh nỗi. Sau đó nhà vui cho đoàn hầu cận đón hoàng tử về cung để luyện tập võ nghệ. Vào một ngày kia, nhà thông thái Sinh Bá xem thiên văn thấy có điềm chẳng lành cho hoàng tử trẻ tuổi. Ông bèn yêu cầu trong 7 ngày tới hoàng tử phải hoàn toàn giữ im lặng, nếu không sẽ không bảo toàn được tánh mạng. Bắt đầu từ hôm đó hoàng tử một mực ngậm miệng không nói gì cả. Vua cho nghe tin con mình bỗng nhiên không nói chuyện nữa nên cho triệu đến hỏi rõ lí do nhưng hoàng tử vẫn giữ im lặng. Vua ra lệnh cho ngự y đến chữa trị…”
Đúng lúc đó cửa cầu thang bị mở tung ra và bà Jakob hiện ra trước mặt Lippel.
– Cậu ngồi đây à? Cậu làm gì vậy? Tôi đi tìm cậu khắp nhà, tôi tưởng…
Nhìn thấy quyển sách trên tay Lippel, bà khám phá ra sự thật:
-H! èn chi! ! Tôi hiểu rồi. Cậu lấy quyển sách rồi trốn ra đây. Thật quá sức! Cậu làm tôi hết hồn hết vía. Nếu cậu là con tôi , tôi sẽ…
Bà giơ tay lên như muốn tát và mặt Lippel nhưng vội ngưng ngay lại và đưa bàn tay ra:
-Đưa cuốn sách đây. Và lên giường ngay!
Lippel buồn rầu đưa quyển sách cho bà, lách qua khỏi cửa đi thẳng một mạch về phòng và leo lên giường nằm. Bà Jakob đi theo đến phòng nhưng không phải để chúc ngủ ngon:
-Tôi nói cho cậu biết, cậu sẽ không lấy lại cuốn sách này nữa cho đến khi ba má cậu về. Ba má cậu muốn giải quyết cuốn sách ra sao thì tuỳ ý, nhưng với tôi thì cậu đừng hòng xin lại nữa.
Bà Jakob đóng mạnh cửa để Lippel ở lại một mình trong phòng. Nằm trên giường cậu cảm thấy rất khổ sở. ” Bà Jakob đang giận, chắc chắn sẽ không chịu nghe mình giải thích và sẽ không chịu trả lại cuốn sách, cho dù mình ráng đợi đến mai hay mốt đi chăng nữa”. Lippel nằm suy nghĩ và tin rằng thế nào bà cũng sẽ giấu quyển sách thật kĩ để cậu không tìm ra. Lippel ao ước muốn biết tiếp về câu chuyện cậu hoàng tử câm. Không biết cậu ta có giữ được không nói suốt cả tuần lễ hay không? Cậu mong muốn nằm mơ để được biết thêm câu chuyện diễn tiến như thế nào? Cậu tin rằng mình sẽ làm được, nếu từ bây giờ cho tới khi đi ngủ chỉ nghĩ đến câu chuyện này mà không nghĩ chuyện gì khác. Nhưng điều đó quả không phải dễ, bởi nhiều liên tục cứ trôi vào đầu óc cậu. Cậu nghĩ về bà Jakob, về ba má, đến 2 người bạn mới trong lớp, cho đến lúc cậu chìm sau vào giấc ngủ.

GIẤC MƠ

Ở đây cũng cần nói thêm một chút về giấc mơ. Có người cho rằng họ không bao giờ nằm mơ, trong đó có 3 của Lippel. Ông thường nói :” Tối hôm qua ba ngủ thẳng giấc và không hề mơ thấy gì cả”. Việc ông ngủ thẳng giấc thì có thể đúng, nhưng còn nói rằng không mơ là sai. Mọi người đều nằm mơ khi ngủ, nhưng có người lại quên ngay những gì họ gặp trong giấc mơ, do đó mà sáng hôm sau họ mới nói rằng mình không mơ.
Ngược lại có người khi thức giấc lại nhớ từng chi tiết những gì họ thấy trong giấc mơ, đó là trường hợp của Lippel. Cậu mơ rất nhiều và sâu đến độ khi thức dậy vẫn không phân biệt được giữa mơ và thực. Với một số giấc mơ, chẳng hạn như thấy một đàn voi xanh, những con gà kéo cày hoặc 2 người cảnh sát đứng chổng ngược đầu ghi giấy phạt, khi thức dậy Lippel thừa biết rằng đó là cậu nằm mơ vì những chuyện đó không có trong thực tế. Thế nhưng khi nằm mơ thấy những sự kiện liên quan đến công việc hàng ngày, gặp những người quen biết hay những đồ vật mà cậu thường sử dụng thì khi thức dậy cậu không phân biệt được giữa thực với mơ. Chẳng hạn như một lần cậu thấy mình nằm mơ ăn hết mấy cuốn tập, thế là sáng hôm sau khi đi học cậu không mang theo tập vì cứ tưởng là mình đã ăn hết rồi! Ngay cả mẹ của Lippel cũng ở trong trường hợp đó, vì có lần bà hỏi:” Tuần rồi mình có nhận thư của ông bà nội ở Úc phải không? Hay là má nằm mơ?”
Có nhiều người mơ rất sâu và đôi khi ảnh hưởng trực tiếp đến giấc mơ của mình. Chính Lippel cũng đã có lần gặp trong giấc! mơ một câu chuyện mà cậu tưởng tượng ra lúc còn thức. Vì vậy lần này cậu muốn được tiếp tục sống với câu chuyện “hoàng tử câm” trong giấc mơ của mình.

GIẤC MƠ ĐẦU TIÊN

Hoàng cung của xứ “Ngàn lẻ một đêm” trong giống y như Lippel đọc trong sách: Trần nhà hình bầu dục màu trắng, trên tường treo nhiều tấm thảm quí. Chính giữa có những tia nước sáng lóng lánh phun lên liên tục từ cái bồn to xây bằng đá quí. Trước tấm thảm khổng lồ màu sắc rực rỡ, nhà vui ngồi chễm chệ trên chiếc ngai vàng.
Đứng kế bên nhà vua là một phụ nữ mặc y phục màu xanh. Khi bà cười, hàm răng trên nhô ra. Bà không phải là hoàng hậu, Lippel biết ngay điều đó khi vừa nhìn thấy bà. Bà là thím của hoàng tử và là vợ góa của hoàng đệ, tức là em của nhà vua. Hy vọng con mình sau này sẽ trở thành hoàng đế tương lai, khi đó bản thân bà sẽ thừa hưởng tất cả của cải châu báu của hoàng cung, cho nên bà rất tức giận khi biết tin hoàng hậu hạ sanh con trai nối dõi. Vì vậy bà rất ác cảm với hoàng tử và tìm cách giết hại chàng. Đúng vào lúc hoàng tử phải tịnh khẩu, bà ta nghĩ là cơ hội tốt đã đến. Bà bèn đánh cắp quyển sách quí của nhà vua và giấu nó ở dưới gối nằm của hoàng tử để đổ lỗi cho chàng.
Buổi chiều sau khi đã giải quyết xong công việc triều chính, nhà vua đến nằm nghỉ trên chiếc trường kỉ, lấy thẻ sô cô la ra, tháo bỏ lớp giấy vàng bọc bên ngoài và lấy một miếng bỏ vào miệng. Sau đó ông đến bên cái tủ lấy quyển sách quí ra để đọc, thế nhưng quyển sách đã biến mất. Mặc dù 17 người hầu và lính hộ vệ cùng 4 người nô lệ, cả hoàng hậu với 5 cô công chúa đổ xô đi tìm khắp nơi nhưng vẫn không thấy!
Đến lúc đó bà thím của hoàng tử xin phép được lên tiếng:
-Muôn tâu Ho�! �ng đế vĩ đại! Thần biết rõ quyển sách đó hiện ở đâu nhưng chưa dám tâu với ngài. Thần chỉ e rằng ngài sẽ giận dữ khi nghe thần tố cáo một người trong hoàng tộc đã đánh cắp quyển sách quý của Ngài.
Nhà vui tưởng bà ta nói lầm nên hỏi lại:
-Có phải nhà ngươi muốn nói rằng: ngươi tố cáo kẻ nào đó đánh cắp quyển sách quý của ta?
-Không, thưa Ngài. Xin tha lỗi cho kẻ hèn mọn tội lỗi này đã dám cả gan chỉnh lại lời nói của Ngài. Hạ thần nói rằng người đánh cắp quyển sách quý của Ngài chính là một người trong Hoàng tộc. Hay đứa con thân yêu của Ngài, hoàng tử Asslam, không thuộc dòng máu hoàng tộc?
Nhà vua giận dữ thét to:
-Người nói gì vậy? Hoàng tử Asslam? Ngươi dám chọc giận ta hay sao? Hãy coi chừng cái lưỡi của ngươi đó!
-Muôn tâu, thần chỉ muốn nói ra sự thật. Vì vậy thần đành chịu đựng cơn thịnh nộ của Ngài.
-Ngươi muốn nói rằng đứa con trai duy nhất của ta lấy trộm quyển sách quý hay sao?
-Đúng vậy, thưa Ngài.
-Đây là một sự vu khống không thể tưởng tượng nổi-nhà vui quả quyết, Hoàng Hậu và các công chúa cũng hoàn toàn đồng ý- Nếu nhà ngươi đặt điều ta sẽ đuổi nhà ngươi ra khỏi xứ này.
Hoàng hậu và các công chúa cùng gật đầu tán thành vì chính họ cũng không ưa bà này.
-Nhưng nếu thần nói đúng thì sao?
-Thì… thì… ta sẽ đày hoàng tử ra khỏi xứ.
-Nếu vậy xin Ngài đi theo thần, thần sẽ lấy quyển sách đó từ dưới gối nằm của Hoàng tử.!
Người em dâu nói một cách tự tin. Nhà vua cùng đám quân lính hộ vệ đi đến cung của Hoàng tử, khi tận mắt nhìn thấy quyển sách quý ! của mì! nh quả đang nằm dưới gối của hoàng tử, nhà vua nổi giận đùng đùng:
-Con tôi lại chính là một tên trộm! Nó dám lấy cắp đồ vật của chính cha nó!
Vị hoàng tử đứng kế bên, không biết chuyện gì đã xảy ra nhưng không thể hỏi han hay biện bạch gì được, chỉ còn cách đứng yên nhìn xuống đất một cách thất vọng. Nhà vua hiểu lầm rằng việc hoàng tử không phản đối chính là lời thú tội. Mặt khác một khi Ngài đã nói ra hình phạt trước mặt mọi người thì phải làm đúng theo lời. Ngài ra lệnh cho quân hầu:
-Bắt hoàng tử lại. Và đuổi hắn ra khỏi xứ của ta. Nó không được phép trở lại đây.
Người em yêu dấu nhất của Hoàng tử là công chúa Hamide vội vã quì xuống chân vua cha xin tha tội cho anh. Điều này càng làm cho nhà vua giận dữ thêm:
-Nếu nhà ngươi muốn bênh vực tên trộm này thì hãy cùng đi với nó. Hãy ra khỏi nơi đây. Ta đuổi luôn cả ngươi.
Lippel buột miệng nói:
-Nhưng như vậy thì bất công quá! Ông không thể bắt tội nhẹ hơn sao…..
Mọi người quay lại nhìn khiến Lippel giật mình ngừng nói. Nhà vua thét hỏi:
-Người này là ai? Tại sao vào được nơi đây? Ngươi tên gì? Muốn gì?
Nhiều câu hỏi dồn dập cùng lúc như vậy nên Lippel không kip trả lời. Người em dâu của nhà vua cảm thấy có phần e ngại nên bèn nói to:
-Nó là bạn của Hoàng tử! Chính là đồng lõa của Hoàng tử!
Nhà vua hạch hỏi:
-Có phải như vậy không?
Trước khi Lippel kịp tự bào chữa thì nhà vua đã ra lệnh cho quân hầu:
-Bắt cả 3 đứa lại và đuổi ra khỏi xứ.
Thị vệ tuân lệnh vua bắt ba người đưa ra khỏi hoàng cung và giao cho người! chỉ hu! y quân lính. Người này chọn thêm 2 lính cận vệ, ra lệnh mang tới 6 con ngựa và 2 con lừa để chở hành lí. Ba đứa trẻ được đặt ngồi trên lưng ngựa, tay bị trói chặt vào yên rồi 3 người lính đưa chúng rời khỏi lâu đài tiến về hướng sa mạc. Sau khi đi hơn một tiếng đồng hồ, bỗng họ nghe tiếng vó ngựa của một kị mã đang đuổi theo. Người chỉ huy ra lệnh dừng lại. Hai người hộ vệ tuốt vũ khí ra chờ đợi một cách căn thẳng. Người kị mã phi ngựa vút tới, khi đến gần mọi người đều ngạc nhiên nhận ra đó là một phụ nữ với chiếc khăn che kín mặt. Người chỉ huy hỏi:
-Ngươi là ai? và muốn gì?
Người đàn bà giở khăn che mặt ra. Viên chỉ huy vừa nhìn thấy đã tỏ ra sợ hãi vì bà ta không ai khác hơn là vợ goá của em đức vua. Ông ta cúi thấp đầu nói giọng run rẩy:
-Xin lỗi phu nhân! Tôi không biết chính là bà.
-Bỏ qua các nghi thức đi, ta có chuyện cần nói riêng với ngươi.
Hai người lính bèn kéo ngựa cho Hoàng tử Asslam và công chúa Hamide ra xa một quãng, viên chỉ huy muốn tự mình canh chừng Lippel nên nắm chặt lấy dây cương con ngựa của cậu. Trong suy nghĩ của ông, kẻ lạ mặt này có vẻ nguy hiểm, không ai biết được tung tích của hắn và nhất là vì hắn mặc một bộ đồ rất lạ thường ( Lippel mặc một cái áo mưa màu vàng bên ngoài bộ đồ ngủ). Nhờ vậy Lippel ở gần viên chỉ huy và có thể nghe hết những gì ông ta đối đáp. Bà em dâu thọc tay vào túi trên yên ngựa lấy ra một bọc da và ném cho viên chỉ huy:
-Đây là túi vàng, hãy chia cho cả 2 người kia nữa.
-Thánh Ala phù hộ cho bà sống lâu. Chúng tôi có thể làm gì để phục vụ bà? Bà! muốn g! ì?
Bà ta nói nhỏ vào tai người chỉ huy:
-Các ngươi hãy làm sao cho những tên tội phạm này không bao giờ trở về được.
-Tôi sẽ làm điều đó thưa bà. Tôi sẽ đưa họ ra khỏi biên giới và canh chừng họ không cho họ trở về.
-Nhà ngươi không hiểu ý ta! Hãy làm sao để họ không bao giờ trở về được nữa. Nhà ngươi đã hiểu ra chưa: không bao giờ trở về được nữa mà không cần canh gác gì cả.
Viên chỉ huy tái mặt:
-Bà muốn sai tôi…
Ông ta không dám nói tiếp những chữ ý nghĩ đó.
-Đúng vậy! Và hãy về báo lại cho ta khi xong việc. Ngươi sẽ nhận được thêm một món quà giống y như thế nữa. Và nhớ không được tiết lộ với ai, nếu ngươi muốn giữ mạng sống.
Dứt lời bà ta quay ngựa trở về. Viên chỉ huy quay nhìn về phía Lippel, suy nghĩ không biết liệu Lippel có nghe gì không hoặc nghe được bao nhiêu cuộc đối thoại vừa rồi. Lippel giả vờ nhìn chăm chú vào chòm lông trên bờm ngựa ra vẻ không chú ý gì đến chung quanh, vì nếu viên chỉ huy biết được Lippel đã nghe hết câu chuyện thì tính mạng của mình và cả 2 người bạn sẽ khó an toàn.
Họ tiếp tục đi thêm vài tiếng đồng hồ nữa, cuối cùng đến một chỗ có nước và bóng mát. Viên chỉ huy ra lệnh dừng chân dưới bóng cây dừa nghĩ ngơi. Ông ra cho mở trói cả 3 người để họ có thể xuống ngựa đến giếng uống nước. Sau đó ông ta gọi 2 người lính hộ vệ ra một nơi khác rồi cùng nhau thì thầm bàn bạc. Nhờ vậy Lippel có thể trò chuyện với 2 người bạn mà không sợ bị nghe lén. Lippel nói khẽ:
-Chúng ta đang bị nguy hiểm . Họ muốn giết chết chúng ta và đang bàn cách đó.
Hoàn! g tử As! slam lắc đầu tỏ vẻ không tin còn Hamide lên tiếng:
-Bạn lầm rồi! Vua cha chúng tôi đôi khi rất giận nhưng rồi sau đó ông sẽ nghĩ lại. Tôi biết ông không bao giờ ra lệnh giết chúng tôi. Tôi tin chắc rằng chỉ sau một thời gian ngắn ông sẽ thu hồi lệnh lại và sẽ triệu chúng ta về triều. Lúc nãy khi bà thím đến tôi đã tưởng bà được cha tôi phái đến để đưa chúng tôi trở về. Nhưng tôi đã lầm. Có lẽ bà muốn thuyết phục mấy người lính thả chúng tôi ra nhưng họ không xiêu lòng.
-Bà thím của các bạn rất ghét Asslam và chỉ muốn giết chết anh thôi.
Lippel vội vã kể cho họ nghe cuộc đối thoại giữa viên chỉ huy và bà thím. Hai người bạn giật mình sợ hãi. Khi Lippel vừa dức lời, Hamide liền nói:
-Vậy thì chúng ta phải mau tìm cách chạy trốn trước khi quá trễ.
Asslam gật đầu tỏ ý đồng tình. Lippel lo lắng:
-Nhưng trốn bằng cách nào đây? Những người lính cỡi ngựa giỏi hơn chúng ta. Làm sao chúng ta có thể thoát được?
Cả 3 im lặng suy nghĩ nhưng không tìm ra được giải pháp. Thình lình Asslam nắm chặt tay Lippel chỉ về hướng sa mạc. Lippel không hiểu rõ Asslam muốn nói gì. Cuối chân trời xuất hiện một đám mây đen nhỏ. Lippel suy đoán:
-Bạn muốn nói đám mây đen đó à?
Asslam gật đầu.
-Sẽ có một trận mưa chăng?
Asslam lắc đầu nhiều lần. Lippel hỏi tiếp:
-Vậy là sao?
Asslam bốc một nắm cát đưa lên trước mặt Lippel như muốn diễn tả một điều gì.
-Nắm cát này để làm gì đây?
Hamide chen vào:
-Một trận bão cát. Đó là một trận bão cát sắp đến phải không?
Asslam gật đầu, đưa tay chỉ vào mình, vào Hamide, v! ào Lippe! l rồi cuối cùng và đàn ngựa.
Hamide thừa nhận:
-Anh ấy có lí. Nếu có cơ hội để trốn thì đây đúng là cơ hội tốt nhất. Bạn Lippel đã có dịp chứng kiến trận bão cát nào chưa?
-Chưa, chỉ được xem hình trong quyển sách về vùng Trung Đông.
-Chúng ta có rất ít thì giờ, mấy người lính canh sẽ trở về ngay. Lát nữa bạn sẽ thấy, bão cát rất khủng khiếp. Bạn cần phải có một cái khăn để che mũi và miệng. Bạn chỉ có bộ đồ này thôi sao? Và cũng không có khăn che đầu?
Lippel lắc đầu. Hamide đưa cho Lippel cái khăn bông:
-Bạn cầm lấy cái này. Chúng ta sẽ chạy khi bão cát bắt đầu. Nếu họ muốn bắt chúng ta lại thì cũng khó tìm ra trong cơn bão cát vì sẽ không trông thấy gì cả. Bọn mình phải đi sát vào nhau không được rời nửa bước, nếu không sẽ bị lạc. Hãy im lặng, họ đang trở về kia kìa.
Hamide lại hỏi thêm:
-Nhưng tên bạn là gì?
-Lippel.
Hamide gật đầu và lập lại ” Lippel”, coi đó là một cái tên bình thường nhất trên thế giới. Mấy người lính cũng nhìn thấy đám mây đen ở chân trời, chúng đến gần rất nhanh, trông như một bức tường khổng lồ từ chân trời đang đe doạ đổ ập xuống. Viên chỉ huy ra lệnh:
-Hãy nhanh chóng tìm chỗ núp ngay và thu mình lại! Hãy che kín mắt, miệng và mũi. Trận bão cát sẽ đến ngay liền tức thì!
Ba tù nhân cũng như những người canh giữ co ro chạy dưới nhưng bức tường cát đang ập đến. Hàng triệu triệu hột cát nhỏ đập mạnh vào thân thể Lippel, bay vào mũi làm xốn mắt và tìm cách xuyên qua áo mưa của cậu. Cậu lấy tay che đầu, lấy khăn của Hamide bịt mũi và chịu đựng cơn ngộ! p thở. ! Thình lình Lippel cảm thấy như có ai đang nắm lấy tay mình. Cậy quay lại và trông thấy Asslam. Lippel nhìn về phía những người lính, họ dùng áo choàng đen bằng lông cừu che đầu và ngồi im không cử động, trông như những cục đá to đang bị cát che phủ.
Ba đứa trẻ nắm chặt tay nhau chống lại cơn bão và lò dò đi đến gần đàn ngựa đang hí vang tìm cách bứt dây buộc ra. Họ mở dây cho 6 con ngựa, giữ chặt 3 dây cương và bỏ 3 dây còn lại xuống đất. Thế là những con ngựa của mấy người lính nhanh chóng phóng đi và biến mất trong đám mây đầy bụi và cát. Ba đứa trẻ nhảy lên lưng ngựa và cưỡi đi trong khi bọn lính chưa hay biết gì cả vì tiếng gầm rú của trận bão át mất tiếng dậm chân của bầy ngựa.
Asslam cưỡi ngựa đi trước, kế đến là Hamide và cuối cùng là Lippel. Lippel muốn theo sát 2 bạn nhưng gió lồng vào áo mưa của cậu thổi phồng lên như cánh buồm và kéo cậu lại phía sau. Cậu bèn tìm cách bỏ áo mưa ra nhưng rủi thay vừa cỡi được thì bỗng nhiên áo mưa bị gió cuốn thổi đi mất. Con ngựa của Lippel sợ hãi ném cậu xuống cát và biến mất vào trong sa mạc mênh mông. Lippel kêu lên:
-Asslam! Chờ tôi với!
Nhưng gió thổi to đến độ Lippel cũng không nghe được tiếng của mình. Cậu nép mình núp sau một đồi cát. Trận bão vẫn tiếp tục hoành hành. Lippel lấy khăn bịt kín mũi miệng, không để hở chỗ nào. Cậu cảm thấy nghẹt thở. Một cơn gió thật mạnh thổi tới giật chiếc khăn ra khỏi mặt cậu, Lippel đưa tay quờ quạng xung quanh để tìm. Lúc đó bỗng nhiên cậu thở lại được như thường , bèn hít một hơi dài và tỉnh dậy.
Bà Jakob đang đứng kế bên gi! ường. ! Bà mặc chiếc áo ngủ màu xanh và cầm trên tay cái gối nằm của Lippel:
-Philipp! Thức dậy đi.Tại sao cậu úp gối lên mặt vậy? Có bị ngộp thở không?
Lippel mơ màng:
-Trận bão đã qua rồi sao?
-Trận bão nào? À, cậu muốn hỏi đám mưa đêm qua phải không? Cậu cũng nghe à? Chắc là bị nó đánh thức chứ gì? thời tiết raâất là kì cục, khi thì mưa, khi thì nắng, khi lại bão. Nhưng bây giờ đã tạnh ráo rồi.
Bà kéo màng cửa sổ ra:
-Cậu thấy mặt trời đã lên cao chưa? Dậy đi, trễ lắm rồi.
-Dạ.
-Tôi đi xuống nhà chuẩn bị đồ ăn sáng. Còn cậu không được ngủ lại nghe chưa. Vào phòng tắm rữa mặt đi.
Nói xong bà rời khỏi phòng. Lippel tự nhủ:”Mặt trời đã lên. Không còn bão cát! Mình đã được cứu sống”.Cậu ngồi dậy hồi tưởng lại những chuyện đã xảy ra. Cậu đang ở nhà, trên giường ngủ. Tất cả chỉ là một giấc mơ!Nhưng mà chuyện gì đã xảy ra với 2 người bạn kia?Họ có đang thức dậy và cũng chỉ thấy đó là một giấc mơ, hay còn đang vất vả chống chọi với cơn bão cát?

NGÀY THỨ BA – ĂN SÁNG VỚI BÀ JAKOB


Khi Lippel xuống nhà dưới thì bà Jakob đã ngồi vào bàn ăn và đang dùng sữa chua. Bà xuống giọng:
-Cậu đừng hỏi tôi về điểm sưu tầm penny. Tôi quên nên đã xé nát nắp hộp sữa rồi. Xin lỗi cậu. Nhưng trên nắp hộp sữa của cậu vẫn còn nguyên một điểm penny, cậu có thể cắt ra. Hay là cậu không thích ăn sữa chua vào buổi sáng?
-Cháu luôn luôn ăn sữa chua vào buổi sáng.
Lippel chán nản nghĩ:” Nếu cứ tiếp tục như vậy thì có lẽ phải đến tuần tới mới đủ 100 điểm”.
-Cậu chỉ ăn sữa chua không sao? Một đứa trẻ như cậu cần phải ăn món gì mặn mà hơn. Để tôi làm cho cậu một ổ bánh mì thịt nhé?
-Dạ không, cám ơn. Buổi sáng cháu chỉ ăn sữa chua thôi.
-Nhưng tôi vẫn làm cho cậu ổ bánh mì.
Bà phếch bơ lên bánh mì và nói:
-Ăn như vậy mới có sức khỏe.
-Nhưng cháu không bao giờ ăn bánh mì vào bữa điểm tâm. Sáng sớm cháu không thể nuốt cái gì cứng vào bụng.
-Không sao, cậu cứ đem theo vô trường. Giờ chơi đem ra ăn.
Bà gói ổ bánh mì vào khăn giấy.
-Trong giờ chơi cháu chỉ thích ăn Schoko-Craky.
Bà Jakob nhìn Lippel một cách ngờ vực:
-Schoko-Craky là gì?
-Đó là miếng sô cô la với ba miếng bánh kẹp và một lớp đường chảy, cháu đọc trong tờ quảng cáo ghi như vậy.
-Má cậu cho phép cậu ăn những thứ đó?
-Má cháu không cấm bao giờ.
Lippel không nói dối, thật ra má của cậu không biết thì đúng hơn. Má cứ tưởng rằng Lippel dùng 50 xu tiền quà để mua bánh mì hột mè hay bánh đậu phọng.
-Như vậy hèn gì mà cậu ốm nhom. Ba má cậu không lo cho cậu ăn uống chu đáo. Tôi ! sẽ cho cậu ăn uống có chất lượng hơn.
Cả 2 tiếp tục ăn món sữa chua. Lát sau Lippel thắc mắc:
-Vậy trưa nay mình ăn món gì có chất lượng?
-Tôi sẽ cho cậu biết sau.
Lippel cúi người xuống – bắt chước lời lẽ cùng điệu bộ trong cuốn “Ngàn lẻ một đêm” – đặt 2 tay chéo trước ngực và nói:
-Xin lỗi ngài nếu lời thần hỏi về món ăn trưa làm bẩn đôi tai quí giá của ngài!
-Cái gì? Cậu giỡn với tôi phải không? Tôi chưa nói chuyện với cậu về chuyện tối hôm qua, nhưng đừng tưởng là tôi quên. Cậu đã khiến tôi hết sức sợ hãi, tưởng đâu cậu bị bắt cóc hay bỏ đi mất.
Lippel nhận lỗi:
-Cháu đâu có muốn làm bác sợ. Cháu chỉ muốn đọc sách một chút thôi.
-Chỉ một chút thôi mà phải chui vào gầm cầu thang? Đừng hi vọng tôi sẽ đưa lại cho cậu quyển sách đó.
Lippel không nói gì thêm mà tiếp tục quậy hũ sữa chua. Bà Jakob có vẻ giận, với lấy tờ báo trên bàn đọc. Lippel ngồi đối diện với bà, nhìn vào tựa một bài báo rồi đọc to lên:
-Không hi vọng giải hoà.
Bà Jakob lẩm bẩm:
-Đó không phải là lỗi của tôi.
Lippel xác nhận:
-Đúng vậy.
-Chính cậu cũng thừa nhận như vậy.
-Dạ phải. Các cường quốc đều có lỗi.
Bà ló mặt ra khỏi tờ báo nhìn Lippel:
-À, thì ra cậu đọc bài trên báo.
Lippel đọc tiếp tựa bài thứ 2:
-Công ty Đường sắt than phiền: số người đi xe lậu tăng nhiều.
Cậu thắc mắc:
-Đi xe lậu là gì?
Bà Jakob giải thích:
-Là những người đi xe nhưng không mua vé.
-Hay quá, như vậy bác không phải là người đi xe lậu.
-Tại sao cậu nói vậy?!
Lip! pel vừa nói vừa mỉm cười:
-Tại vì bài báo nói rằng người đi xe lậu ” tăng” , còn bác đang muốn “ốm đi”, có phải không? Hay là bác không muốn?
Bà Jakob đỏ mặt và ném tờ báo xuống bàn:
-Tôi không thể chịu được sự hỗn láo của cậu!
Lippel bối rối:
-Cháu chỉ muốn nói chơi một chút thôi.
Lippel tin chắc rằng nếu cậu nói điều này với ba thì ba sẽ cười và coi đó là chuyện đùa. Nhưng bà Jakob không nghĩ vậy:
-Cậu muốn giễu cợt tôi. Cậu làm mích lòng tôi thì không có lợi cho cậu đâu.
Nghĩ rằng lời đe doạ này chưa đủ làm cho Lippel sợ nên bà nói tiếp:
-Cậu nghĩ sao nếu trưa nay tôi làm lại món sốt cà chua?
-Cháu sẽ đến nhà bà Jeschke ăn.
-Bà Jeschke là ai?
-Một người bạn của cháu.
-Bạn gái à? Tôi nói cho biết, nếu cậu làm vậy tôi sẽ gọi điện báo cho ba má cậu.
Lippel thách thức:
-Bác cứ việc gọi. Cháu cũng rất muốn nói chuyện với ba má.
Cậu hiểu rằng cách trả lời như vậy sẽ khiến bà Jakob giận hơn. Thật ra Lippel không hề muốn làm cho bà giận nhưng không hiểu sao mỗi khi nói chuyện với bà thì lại hay xảy ra căng thẳng. Lippel nói dịu giọng:
-Xin lỗi bác. Thật ra cháu không muốn làm bác giận.
Bà Jakob không để ý đến thiện chí của Lippel:
-À, hoá ra việc hăm sẽ méc ba má có vẻ có kết quả! Thôi bây giờ cậu phải đi học, coi chừng trễ giờ đó.
Khi Lippel đã ra đến cửa, bà còn gọi lại:
-Còn miếng bánh mì thì sao? Cậu không chịu đem theo hả?
Lippel cầm ổ bánh mì đút nhanh vào cặp táp và định chạy đi, nhưng bà Jakob vẫn chưa chịu buông tha:
-Đem áo mưa theo nữa! , trời ! chắc chắn sẽ mưa.
-Nhưng trời đang nắng chang chang mà.
-Phải rồi. Nhưng khi trời nắng chúng ta phải tính đến chuyện trời mưa cũng như hễ trời mưa thì phải tính đến chuyện trời nắng.
-Nhưng áo mưa của cháu đã bị gió thổi mất hồi hôm rồi.
Bà Jakob nổi giận:
-Có phải cậu định giễu tôi nữa không? Cái áo mưa máng ở ngay đây nè.
-Dạ phải rồi, đây chính là áo mưa của cháu.
Lippel với lấy cái áo mưa cầm trên tay và chạy và chạy nhanh đến trường.

Ở TRƯỜNG HỌC


Suýt chút nữa Lippel trễ giờ học. Cậu nhanh nhẹn lách qua người cô Klobe ngay tại trước cửa lớp và đi nhanh về chỗ ngồi. Arslan và Hamide đã ngồi vào bàn, Lippel rất ngạc nhiên khi nhìn thấy họ và nói nhỏ đủ cho cả hai nghe:
-Trận bão to thật!
Hamide ngạc nhiên:
-Trận bão nào?
-Trận bão đêm qua…
Cô Klobe lên tiếng:
-Philipp! Em biết cô đã vào lớp rồi. Cô muốn bắt đầu dạy.
-Dạ, em nghe rồi.
Lippel lấy tập toán ra vì tiết đầu là môn toán, nhưng cậu chỉ ngồi im được 5 phút. Lippel muốn tìm hiểu cho rõ:
-Hai bạn có tìm ra đường về không?
-Có, rất dễ.
Hamide trả lời còn Arslan gật đầu.
-Còn bà thím của 2 bạn thì sao?
Hamide ngạc nhiên:
-Bà thím nào?
-Bà vợ của ông chú, cái bà mặc áo màu xanh đó.
-À, vợ của chú không ở đây. Bà ở bên Thổ Nhĩ Kỳ.
-Bà ấy không phải là người tốt đâu.
Hamide chưa kịp hỏi ý Lippel muốn nói gì thì cô giáo đã gọi to:
-Philipp !Hamide! Hai em lại nói chuyện nữa rồi. Các em có chịu ngồi im nghe tôi giảng bài hay không?
Lần này Philipp cố gắng giữ im lặng được 10 phút. Cô Klobe giảng bài trên bảng và cho học sinh làm bài tập. Cô chưa kịp quay lưng thì Lippel đã rỉ tai:
-Này Asslam…
Arslan lắc đầu:
-Không phải là Asslam, tôi tên là Arslan.
Đây là lần đầu tiên Arslan nói chuyện với Lippel. Cô giáo ngừng giảng quay xuống nhìn 2 đứa tỏ vẻ bực bội nhưng chúng không hay biết:
-Vậy bạn tên là Arslan?
-Đúng rồi, con sư tử.
-Bạn nói gì?
-Là con sư tử.
Hamide chen vào:
-Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Arslan có nghĩa là con ! sư tử..-Vậy à? Arslan – sư tử.
Ngay lúc đó cô Klobe quay xuống nhìn 3 người nói với giọng trách móc:
-Thật quá sức, tôi không muốn bị các em quấy rầy đến lần thứ tư. Tôi phải tách các em ngồi riêng ra đến cuối giờ. Philipp, em chuyển qua bàn phía bên mặt, Arslan ngồi bàn phía bên trái. Như vậy may ra đỡ hơn.
-Bạn thấy không, thật xui xẻo khi nói chuyện trong lớp.
Lippel còn kịp rỉ tai Arslan một câu trước khi dời qua bàn bên cạnh. Trong giờ ra chơi, Lippel mua miếng bánh Racky chia cho Hamide và Arslan. Hamide vừa ăn bánh vừa hỏi:
-Tại sao bà biết bà thím của chúng tôi rất khó chịu?
Lippel đã định kể cho các bạn nghe câu chuyện cậu nghe lén được hồi khuya giữa viên chỉ huy và bà thím nhưng rồi kịp nín và suy nghĩ lại,băn khoăn không phân biệt được đâu là mơ đâu là thực. Cuối cùng cậu đáp lại một cách lửng lơ:
-Tôi cũng không biết.Mấy bà thím đôi khi rất khó thương.
Hamide xác nhận:
-Đúng vậy! Trong dịp hè vừa qua tôi về Thổ Nhĩ Kỳ thăm nhà. Bà thím đánh tôi hoài và cấm không cho ra khỏi nhà.
-Thật ác quá! Tại sao bà ấy lại làm vậy?
-Vì tôi không chịu mang khăn trùm đầu khi ra đường. Mang khăn nhìn thấy kì lắm, nhưng thím buột tôi phải dùng khăn trùm đầu.
-Khăn che đầu à? Nó màu gì? Trông ra sao?
-Tại sao bạn lại hỏi kĩ vậy? Nó màu đỏ và có in hình bông hoa.
-Đúng rồi!
-Bạn khùng hả? Làm sao bạn biết được!
Lippel bực dọc:
-Bạn biết gì mà cười!
Lippel bỏ đi vào lớp vì khó mà giải thích cho 2 bạn biết là tối hôm qua cô công chúa đã đưa cho cậu cái khăn che đầu màu đỏ. Cô lại rất giống Hamide v! à cũng c! ó một người anh không nói chuyện giống như anh chàng Arslan ít nói. Sau giờ chơi đến môn học Đức ngữ và Lịch sử. Lippel xin cô giáo:
-Thưa cô, em được phép ngồi bên Arslan không?
-Được, nếu 2 em không nói chuyện trong nữa.
Cậu tới ngồi bên Arslan và không nói gì cả. Khi tan học, Lippel đi về cùng với Arslan và Hamide một quãng cho đến con đường rẽ vào nhà nơi cậu ở.

VIẾNG THĂM BÀ JESCHKE

Bữa ăn trưa gồm có nui và bông cải. Vì Lippel và bà Jakob không nói chuyện với nhau nên bữa ăn rất yên lặng. Sau khi ăn xong, Lippel về phòng lấy sách ra học và làm bài tập. Bà Jakob kiểm tra cặp sách của Lippel và thấy miếng bánh mì còn nguyên.
-Tại sao cậu không ăn bánh mì?
-Cháu quên mất.
Bà ra lệnh:
-Vậy ngày mai cậu phải ăn nó. Mang nó để trong tủ lạnh để khỏi bị hư.
Khi làm bài xong, Lippel hỏi:
-Bác cho cháu xin lại cuốn sách được không?
Câu trả lời của bà ngắn gọn và đúng như Lippel chờ đợi:
-Không được.
-Nếu vậy thì cháu sang thăm bà Jeschke.
Dứt lời Lippel bước nhanh ra khỏi nhà trước khi bà Jakob kịp phản đối. Bà Jeschke đang đứng trước cửa cho một con chó ăn thức ăn thừa.
-Chào bác, con chó của bác đấy à?
Bà Jeschke thân mật trả lời:
-Chào cháu. Con chó này không phải của bác. Nó chạy loanh quanh tại đây nãy giờ, hình như nó đi lạc hoặc là chủ nó đi vắng bỏ nó ở nhà. Nhưng hãy vào nhà đã, bác có cái này cho cháu.
-Cám ơn bác, cháu vừa ăn cơm xong.
Lippel theo bà vào nhà.
-Bác chắc rằng bữa cơm không có dâu nấu!
-Dạ không, chỉ có nui hầm thôi.
-Cháu thấy không, còn thiếu đồ tráng miệng.
Nói xong bà lấy trong tủ ra một keo mứt dâu, mở nắp và múc đầy vào 2 chén.
-Một cuộc thăm viếng như thế này phải được tiếp đàng hoàng chứ.
Hai người ngồi vào bàn ăn và cùng nhau thưởng thức món dâu nấu. Rồi bà Jeschke cho tay vào túi áo sọc bà đang mặc như tìm kiếm cái gì:
-À, bác có cái này cho cháu. Đây là 5 điểm penny, hình như trong thời gian vừa qua bác uố! ng gấp đôi sữa tươi hay sao ấy.
-Hết sức cám ơn bác Jeschke. Như vậy đến cuối tuần cháu có thể đủ 100 điểm rồi. Thời gian vừa qua cháu lại bị mất điểm penny hơn là kiếm thêm vào!
Bà Jeschke cười:
-Cháu làm mất điểm? Không thể tin được ! Bình thường cháu rất cẩn thận trong việc sưu tầm mà.
-Không phải lỗi ở cháu.
Lippel kể cho bà nghe những chuyện xảy ra về bà Jakob, về mấy điểm sưu tầm, về sốt cà chua và về quyển sách của ba má cậu tặng. Bà Jeschke lắng nghe chăm chú, thỉnh thoảng lại lắc đầu. Khi Lippel kể xong, bà nói:
-Thật bậy quá. Vậy ra bây giờ quyển sách của cháu đã bị tịch thu và cháu không biết câu chuyện tiếp tục như thế nào? Bác rất thông cảm với cháu. Hàng ngày bác đọc các truyện ngắn đăng trên báo và rất sốt ruột phải chờ đến ngày mai để theo dõi tiếp câu chuyện. Vậy mà cháu không phải chỉ đợi một ngày mà là cả tuần ! Thật tiếc quá!
-Dạ đúng vậy. Mặc dù cháu có thể biết tiếp câu chuyện vì cháu đã nằm mơ thấy nó.
-Nằm mơ thấy câu chuyện? Hay quá!
-Không hay lắm đâu, vì cháu cũng chỉ mơ được một đoạn thôi. Nó chưa đến hồi kết thúc.
-Như vậy cháu có thể mơ tiếp. Hi vọng sẽ mang mắn gặp lại.
-Mơ tiếp bằng cách nào vậy bác?
-Cháu chưa biết sao? Đôi khi bác nằm mơ và tiếp tục thấy câu chuyện hôm trước. Điều này rất hiếm , nhưng nếu mơ được thì rất đẹp.
-Cháu vẫn chưa hiểu mơ tiếp cách nào?
-Làm sao giải thích cho cháu hiểu đây? Đại khái là người ta đang nằm mơ thấy tiếp câu chuyện đang diễn tiến, nhưng đêm đã hết và giấc mơ bị chấm dứt giữa chừng, câu! chuyện! chưa đến hồi kết thúc. Tối hôm sau người ta mơ tiếp đúng chỗ ngừng đêm qua và cứ tiếp tục như vậy cho đến hết chuyện.
-Có thể làm được như vậy sao?
-Không phải lúc nào cũng được. Nhưng thỉnh thoảng nếu may mắn người ta có thể mơ tiếp được.
Nghe bà Jeschke nói có vẻ chắc chắn, Lippel hỏi câu cuối:
-Có thể nào nhiều người cùng nằm mơ thấy một chuyện giống nhau hay không? Khi cháu mơ về Arslan và Hamide, liệu họ có mơ thấy cháu hay không?
Bà Jeschke suy nghĩ, đầu gật gù:
-Chúng ta không thể nói chắc là” không thể xảy ra” nhưng bác nghĩ có lẽ là “rất khó xảy ra”. Nhưng đó là ai vậy?
-Arslan và Hamide là 2 học sinh mới trong lớp cháu. Arslan không nói chuyện, do các vì sao trên trời có ghi là … À không, cháu nhờ lộn sang chuyện khác rồi. Đó là hoàng tử Asslam, cậu ta không được phép nói chuyện.
-Nó học cùng lớp với cháu?
-Không , cậu ta ở trong mộng.
-Và cậu ta không nói chuyện?
-Phải rồi. Còn người trong lớp cháu tên là Arslan.
-Bác hiểu rồi. Dĩ nhiên là Arslan nói chuyện được.
-Không, bạn ấy cũng không nói chuyện.
-Cậu này cũng không nói ? Khó hiểu thật.
-Về phần Hamide còn khó hiểu hơn. Trong giấc mơ cũng có một cô tên Hamide, cô có một cái khăn che đầu màu đỏ có in hình bông hoa, chiếc khăn này đã giúp cháu rất nhiều trong cơn bão cát.
-À, cô ở trong giấc cơ có khăn che đầu.
-Không, đó là co người thật trong lớp cháu.
Bà Jeschke than phiền:
-Chuyện lộn xộn quá! Bác không phân biệt được ai là ai hết!
-Đúng vậy, rất khó bác ạ. Đó là điều cháu đang rất lo. Chắc là cháu p! hải mơ! tiếp để biết câu chuyện ra sao, chứ nếu không cháu cũng không biết cháu là ai nữa!
-Bà đã nói rồi mà. Tốt nhất là cháu tiếp tục nằm mơ.
Lippel đứng dậy:
-Vậy cháu phải về ngay đây. Cám ơn bác đã cho cháu mấy điểm penny và đã nói chuyện lâu với cháu.
Bà Jeschke cười:
-Hôm nay cháu nói chuyện lịch sự quá. Nhưng tại sao cháu muốn về sớm vậy? Chưa tới 7 giờ tối mà. Nhà cháu ăn cơm sớm lắm sao?
-Dạ không, cháu muốn lên giường ngủ ngay, nếu không cháu sẽ không đủ thời giờ mơ hết câu chuyện.
Trời mưa to khi Lippel vừa ra khỏi nhà bà Jeschke. Mặc dù Lippel có mang theo áo mưa và chạy rất nhanh về nhà nhưng vẫn bị ướt. Bà Jakob gọi cậu vô nhà bếp và thông báo:
-Ba má cậu vừa điện thoại về nhưng cậu lại không có nhà.
Lippel hồi hộp hỏi dồn dập:
-Ba má nói gì? Ba má có khoẻ không? Ba má cháu có hẹn gọi lại không?
-Tôi nghĩ là không. Tôi đã nói với họ là cậu mạnh khoẻ và vui vẻ.
-Cháu muốn gọi điện thoại cho ba má cháu được không?
-Vô ích. Ba má cậu gọi từ hồi chiều, còn tối nay họ không có ở khách sạn. Tôi không nói cho ba má cậu biết là cậu rất khó dạy vì không muốn làm cho họ lo lắng.
-Tiếc quá.
-Tiếc à? Vậy là tôi nên kể cho họ nghe về chuyện cậu lén đọc sách ban đêm?
-Cháu muốn nói: tiếc là cháu không nói chuyện trực tiếp với ba má được.
Bà Jakob chấm dứt câu chuyện về cuộc điện thoại bằng câu:
-Ai không ở nhà buổi chiều thì không được than phiền vì không được nghe điện thoại. Thôi bây giờ cậu thay đồ và ăn cơm tối.
Sau khi ăn xong, Lippel hỏi:
-Cháu được phép đi n! gủ chư! a?
Bà Jakob tưởng mình nghe lầm nên hỏi lại:
-Cậu muốn gì?
-Cháu muốn đi ngủ.
-Tại sao vậy? Còn sớm quá mà, trời còn sáng trưng.
-Cháu có thể kéo màng phòng lại.
-Tại sao cậu lại muốn đi ngủ sớm như vậy?
-Cháu buồn ngủ.
-Đừng nói vậy, chắc có điều gì bí ẩn phải không? Hay là cậu định chui vô gầm cầu thang để đọc sách?
-Không, cháu chỉ muốn đi ngủ sớm.
-Tôi không cho phép!
-Tại sao vậy? Cháu không được quyền đi ngủ sớm hay sao?
-Vì… vì… chén bát chưa rửa xong. Tôi không muốn làm một mình.
Điều này bà mới chợt nghĩ ra. Lippel trả lời:
-Cháu sẽ rữa chén ngay.
Lippel đến bên bồn rữa chén, vặn nước nóng, đổ xà bông vào rồi bắt đầu tráng chén dĩa. Bà Jakob hỏi với tất cả vẻ ngờ vực:
-Cậu làm gì mà gấp gáp quá vậy? Tôi sẽ rửa chén dĩa, cậu chỉ cần giúp tôi lau khô thôi. Nhưng chắc chắn cậu có điều gì đó muốn giấu tôi. Hãy nói cho tôi nghe.
-Cháu chỉ muốn đi ngủ thôi.
Bà Jakob cố tình rửa chén dĩa hết sức kĩ lưỡng, Lippel đứng kế bên cầm chiếc khăn trong tay chờ để lau khô. Việc rửa chén kéo dài thật lâu đến độ cậu gần như mất hết kiên nhẫn, nhưng cuối cùng cả nhà bếp cũng chẳng còn gì để rửa và lau khô nữa. Bà Jakob hỏi một cách thân mật:
-Bây giờ cậu muốn xem truyền hình như tối hôm qua không? Tôi sẵn sàng chiều ý cậu.
Nhưng Lippel một mực muốn đi ngủ, bà không còn cách gì hơn là nhắc nhở cậu trước khi đi ngủ phải lau mình, đánh răng và chải đầu. Lippel phản đối:
-Tại sao cháu phải chải đầu?
-Thôi được, cậu không muốn chải đầu cũng kh! ông sao.! Nhưng sau đó nhớ trở xuống chúc tôi ngủ ngon nhé.
-Dạ, dạ được.
Lippel nói một cách ngao ngán. Cậu lau mình thật nhanh, đánh răng vội vàng khiến cho bọt kem bắn tung toé trong phòng tắm rồi đứng từ trên lầu nói thật to với bà Jakob :” Chúc ngủ ngon!” . Cậu lên giường đắp mềm, lăn qua bên trái rồi bên phải, nghỉ đến giấc mơ ngày hôm qua và nhanh chóng chìm vào giấc mơ.

GIẤC MƠ THỨ HAI


Trận bão cát càng lúc càng nhẹ dần và chấm dứt cũng nhanh như lúc đến. Lippel lò dò đứng dậy, phủi cát dính trên mặt và rùng mình để những hạt cát còn dính trên đầu tóc và thân mình rơi ra. Lippel ngó chung quanh, nhìn thấy toàn là sa mạc mênh mông, kéo dài đến tận chân trời. Chỉ có cát và lát đát vài đồi cát nhỏ, không có cây cối và nước. Con ngựa của Lippel cũng không còn, sau khi quăng Lippel xuống đất nó đã bỏ chạy mất. Vì trận bão cát quá to nên cậu không thể đoán được là mình đã rời khỏi những người khác bao xa. Cậu nhìn mặt trời để đoán chừng nơi mình đang đứng nhưng không định hướng được. Hơn nữa trận bão cát đã xoá sạch toàn bộ các dấu vết trên cát. Một mình đứng bơ vơ giữa sa mạc, Lippel không biết phải làm gì bây giờ? Tại sao 2 người kia lại bỏ cậu ở đây? Lippel suy nghĩ:” Hay là nên trở lại chỗ cũ, nơi có nước và bóng mát”. Nhưng như vậy rất nguy hiểm, vì có thể gặp bọn lính. Còn nếu tiếp tục đi một mình e sẽ bị chết khát. Lippel không dám gọi to tên Asslam, và Hamide vì sợ nếu bọn lính còn ở gần đâu đây có thể nghe tiếng cậu.
Lippel bất lực ngồi bệt xuống cát, không tính toán được gì cả. Tất cả mọi người đều bỏ cậu, cậu có cảm giác hết sức cô đơn và rưng rưng nước mắt. Vì chỉ có một mình nơi đây, không sợ ai nhìn thấy nên Lippel không cần phải kìm chế mà cứ để nước mắt tuôn rơi, cậu gục đầu xuống giữa gối và khóc nức nở. Thình lình cậu nghe thấy một tiếng động. Hình như là tiếng thở của một con sư tử hay loài thú ăn thịt nào đó. Lippel hoảng hốt đứng ! bật dậy và chùi nước mắt: Trước mặt cậu là một con chó có cặp mắt sáng long lanh đang nhìn cậu một cách ngờ vực. Lông nó màu nâu và có một vết đen trên ngực. Đây có thể là một con chó sói rất nguy hiểm! Lippel cẩn thận bước từ từ về phía con chó, còn nó thì thụt lùi lại: ít ra nó cũng sợ cậu bằng cậu sợ nó! Lippel quỳ xuống đất và dụ con chó đến gần. Cậu hỏi nhỏ:
-Đến đây! Đến chỗ tôi nè.
Con chó từ từ đến gần. Cuối cùng nó có cảm giác Lippel không có ý định hại nó nên đến gần hơn nữa và dúi mõm vào người Lippel.
-Tốt, tốt lắm.
Cậu nhè nhẹ vuốt ve con chó và nó vẫy đuôi vui vẻ:
-Hay lắm, có mày ở đây tao đỡ cô đơn, mặc dù mày chỉ là chó.
Con chó đứng yên cho Lippel vuốt ve, một lúc sau nó vuột khỏi tay cậu và chạy đi một vài bước rồi quay lại nhìn Lippel như muốn nói:” Đi theo tôi”. Lippel bước khập khễnh trong đám cát đi theo con chó. Nó chạy thêm một đoạn và lại đứng chờ. Cả 2 giống như đang cùng nhau chơi một trò chơi trong suốt một tiếng đồng hồ: con chó chạy trước và đứng lại chờ Lippel chạy theo. Bỗng nhiên Lippel thấy xuất hiện phía trước một vệt đen. Đầu tiên cậu giật mình vì tưởng sẽ có một trận bão cát nữa, nhưng sau đó Lippel nhận thấy điểm đen ngày càng đến gần và không lớn thêm. Đây có thể là đám bụi mù do đoàn kị mã gây ra. Bây giờ mà có sợ thì cũng không giải quyết được gì, nhưng Lippel không biết phải đối phó ra sao nếu đó là những người lính của nhà vua? Có thể họ đã bắt lại được những con ngựa và đang đi tìm cậu cùng Asslam và Hamide. Cần phải trốn mới được. ! Lập t�! �c Lippel ngã người xuống nằm dài trên bãi cát dưới chân một đồi cát nhỏ. Nhưng còn con chó? Nó có thể làm lộ bí mật nếu không kịp thời dụ nó đến sau đồi cát. Lippel gọi nhỏ:
-Đến đây , lẹ lên.
Con chó ngỡ rằng đó là trò chơi mới. Nó chạy đến bên Lippel nhưng trước khi cậu nắm được thì nó vụt chạy lui ra xa. Lippel thất vọng kêu lên:
-Đến đây, làm ơn đi mà, đến gần đây!
Trò chơi được lập lại vài lần khiến Lippel càng lúc càng thất vọng và rất giận. Cậu hét to:
-Đến đây! Đồ chó mất dạy!
Đám mây đen đã đến gần, bây giờ Lippel đã nhìn thấy đó là đám bụi mù do những người kị mã gây ra. Nếu họ thấy con chó thì sẽ khám phá ra Lippel ngay. Cậu bèn giả chết, nằm thật yên và cố giữ không thở. Con chó tò mò dùng mũi húc vào chân nhưng Lippel cố gắng không cử động, nó tiếp tục húc vào tay và cuối cùng vào tóc cậu. Lippel chộp lấy đầu con chó nhưng nó vụt thoát ra khỏi tay cậu và thình lình sủa to lên rồi chạy về hướng những người kỵ mã. Lippel nằm im dưới bóng tối của đồi cát, sợ hãi không dám mở mắt, hồi hộp chờ đợi giây phút bị khám phá và sẽ bị những người lực lưỡng xô tới bắt trói lại. Tiếng sủa của con chó ngày càng to, bỗng nhiên tiếng chân ngựa tắt hẳn, có lẽ họ đã nhìn thấy con chó. Lippel nín thở. Tiếng của một cô gái vui vẻ nói to:
-Đây là con Mực! Anh Asslam nhìn xem kìa, nó đang chạy đến chỗ chúng ta. Mực, yên nhé. Hãy ngoan ngoãn coi nào!
Đó chính là tiếng của Hamide! Lippel nhảy dựng lên nhìn: 2 con ngựa đang đứng kề bên nhau và cậu nhận ra ngay Asslam. Asslam xuống ngựa đến vuốt ve con chó,! nó ch�! �m lên mình Asslam có vẻ mừng rỡ. Hamide quay nhìn về hướng Lippel và giật mình khi thấy một người cát đang hướng về phía cô. Ngay sau đó cô nhận ra Lippel và nhảy xuống ngựa:
-Lippel! Lippel ! Bạn đó à? Ngựa của bạn đâu ? Tại sao không cưỡi đi cùng với chúng tôi? Chúng tôi tìm bạn suốt mấy tiếng đồng hồ!
-Con ngựa quăng tôi xuống đất rồi bỏ chạy mất.Tôi cũng tìm các bạn rất lâu.
Asslam ôm Lippel nhưng không nói gì cả. Hamide nói tiếp:
-Chúng tôi rất lo cho bạn.
Asslam gật đầu, Lippel thở phào:
-Tôi rất mừng gặp lại các bạn ở đây.
Hamide xúc động:
-Rất may là chúng ta gặp lại nhau. Cứ thử tưởng tượng xem: chính con chó cưng của Asslam đã tìm ra chúng ta. Có lẽ nó đã đi theo ngay khi chúng ta vừa bị đưa ra khỏi lâu đài rồi bị lạc trong trận bão cát.
Cô vuốt ve con mực và nói:
-Đây là Lippel. Chào anh đi.
Lippel cũng vuốt đầu con mực và nói:
-À, chúng tôi đã quen nhau rồi và cùng đi chung một quãng đường dài trong sa mạc.
Hamide hỏi:
-Bây giờ chúng ta làm gì đây? Đi tiếp bằng cách nào?
Asslam đưa tay chỉ vào Lippel và sau đó chỉ vào con ngựa . Lippel đoán:
-Bạn muốn nói tôi sẽ đi ngựa còn bạn sẽ đi bộ?
Asslam cười và lắc đầu. Cậu cầm tay Lippel dẫn đến bên con ngựa của mình, đỡ Lippel ngồi lên rồi sau đó nhảy lên ngồi phía sau. Hamide cũng lên ngựa và cả 2 phóng ngựa song song với nhau rất nhanh đến độ con chó phải rất vất vả mới đuổi kịp. Lippel hỏi Hamide:
-Bây giờ chúng ta đi đâu đây?
-Trở về kinh thành.
-Bạn không sợ nguy hiểm sao? Họ đã đày chúng ta và chúng ta không thể tự nhiên trở v�! �.
H! amide nói to:
-Chúng ta không về hoàng cung mà tạm lánh trong thành phố 2 ngày. Sau thời gian đó Asslam được phép nói chuyện trở lại và anh sẽ giải thích mọi chuyện cho vua cha chúng tôi.
Lippel lo lắng:
-Nhưng làm sao các bạn biết đường về nhà? Làm cách nào định đúng hướng đi?
-Asslam dẫn đường. Thầy Sinh Bá có dạy anh cách nhìn hướng mặt trời định được vị trí của mình. Bạn có thể tin cậy anh ấy.
-Tại sao bạn biết rõ vậy? Asslam đã nói cho bạn biết?
-Không , anh ấy viết trên cát cho tôi đọc. Anh ấy nói rằng nội trong ngày hôm nay chúng ta sẽ về đến thành phố.
Họ phi ngựa suốt ngày và ít nghỉ dọc đường. Hai con ngựa càng lúc càng mệt, càng đi chậm lại. Lúc đầu con Mực phải khó nhọc lắm mới theo kịp, bây giờ nó có thể vượt qua họ dễ dàng. Dần dần bãi cát nhường chỗ cho những tảng đá to, nhiều bụi cây bãi cỏ và thỉnh thoảng là những đám hoa dại. Quang cảnh trên đường càng lúc càng xanh tươi. Thình lình Asslam dừng ngựa lại. Lippel hỏi:
-Chúng ta ngủ ở đây à?
Asslam vừa lắc đầu vừa ứa lệ, đưa tay chỉ về trước mặt. Phía trước họ là một thành phố sáng rực với hàng nghìn ngôi nhà mái bằng sơn trắng chen chúc nhau trên ngọn đồi. Chúng được xây sát nhau đến độ người ta nghĩ rằng có thể đi dạo dễ dàng từ nóc nhà này sang nóc nhà khác trong toàn thành phố. Có nơi nhô lên vài cái tháp trắng cao và nhiều dinh thự to có nóc hình bán cầu đỏ rực dưới ánh nắng chiều tà. Lippel xúc động:
-Đó là kinh thành phải không? Thành phố rất đẹp.
Hamide nói:
-Anh có thấy cái cổng to kia không? Đó là chỗ chúng ta bị đưa đi! hôm tr�! �ớc. Còn nóc nhà hình bán cầu màu vàng là một phần của cung điện nơi tôi sống.
Rồi cô buồn bã sữa lại:
-Nơi tôi đã sống trước đây.
Asslam nhảy xuống ngựa, Lippel và Hamide làm theo. Hai con ngựa bắt đầu tìm cỏ mọc xen lẫn trong những tản đá để ăn. Asslam nhìn quanh, sau cùng tìm được một chỗ có nhiều cát và ra hiệu cho 2 người đến gần. Asslam lấy ngón tay trỏ viết trên cát:” Để ngựa lại đây, nếu không sẽ bị lộ”. Lipple khổ sở hỏi:
-Đi bộ vô thành phố?
Thành phố còn rất xa mà chân của Lippel đang bị đau rát vì cát nóng. Asslam gật đầu, xoá dòng chữ cũ và viết tiếp:” Hãy làm theo tôi, nếu không người ta sẽ nhận ra chúng ta”. Lippel và Hamide nhìn Asslam dò hỏi, Asslam cởi chiếc áo trắng của mình ra chà mạnh vào tảng đá cho tới khi nó bị sờn và kéo mạnh một vài chỗ cho rách tả tơi. Sau đó cậu lấy đất ướt từ một chỗ có nước chà phết vào áo cho dơ thêm để không ai thèm nhìn đến mình. Rồi anh lại làm cho đầu tóc rối bù lên. Lippel ngần ngại hỏi:
-Chúng ta cần làm vậy thật sao?
Hamide bắt chước y như anh, cô dùng 2 tay dơ chà xát vào mặt vào cổ rồi nói với Lippel:
-Bạn biết không, chúng ta trông có vẻ là con nhà quí phái, điều đó sẽ phiền mọi người chú ý đến. Còn trẻ con dơ bẩn thì không ai thèm nhìn đến. Riêng bạn sẽ bị để ý hơn vì bộ đồ kì lạ của bạn.
Asslam gật đầu đồng tình và mỉm cười. Hamide nắm lấy áo ngủ của Lippel bằng bàn tay đầy bùn của mình và bắt đầu xé rách 2 cánh tay áo. Lippel phản đối và tìm cách giữ lấy cánh tay áo lại vì nhớ đến bà Jakob, nhất định bà sẽ rầy dữ! dội v�! �� chuyện này. Bỗng Lippel nghe tiếng gọi:
-Philipp!
Không biết ai gọi tên mình? Asslam hay Hamide?
Lippel la lớn:
-Để tôi yên!
-Nhưng mà… Philipp! Tôi phải đánh thức cậu dậy nếu không sẽ bị trễ học. Philipp! Cậu phải thức dậy ngay.
Lippel mơ màng ngồi dậy, nhìn thấy bà Jakob đang lắc mạnh tay mình:
-À, thì ra là bác! Họ muốn xé cánh tay áo của cháu!
Bà Jakob cười:
-Tôi chỉ muốn đánh thức cậy dậy thôi chứ không hề muốn xé tay áo của cậu. Cậu tỉnh ngủ chưa? Đứng dậy đi vô phòng tắm, trong khi đó tôi sẽ chuẩn bị đồ ăn sáng. Cậu có nghe tôi nói không?
-Dạ nghe.
Chưa tỉnh hẳn, Lippel rời khỏi giường, bước đi nghiêng ngả vào phòng tắm. Tắm xong Lippel mới tỉnh ngủ hẳn. Sau đó cậu thay quần áo và vào nhà bếp.

NGÀY THỨ TƯ – CON MỰC


Lần này bà Jakob có chú ý đến điểm Penny. Khi đến bàn ăn, Lippel thấy nắp hộp sữa chua được rữa sạch sẽ và đặt kế bên dĩa của mình. Cậu cầm lấy đút ngay vào túi quần rồi ngồi xuống ghế:
-Cám ơn bác đã cho cháu mấy điểm sưu tầm.
-Sáng nay cậu cũng chỉ ăn sữa chua?
-Dạ, giống như bác.
-Nhưng hôm nay cậu đừng quên ăn bánh mì. Nó còn ở trong tủ lạnh.
-Dạ. Bác có biết hồi tối này cháu đã mơ gì không?
-Làm sao tôi biết được!
-Cháu gặp một con chó nâu rất trung thành.
-Rất may đó chỉ là một giấc mơ.
Lippel ngạc nhiên:
-Tại sao vậy?
-Chó có thể truyền những bệnh nguy hiểm, chẳng hạn như bệnh chó dại. Ngoài ra nó có thể có rận.
-Nó không bao giờ có rận! Hơn nữa nếu có thì đó là rận chó chứ không phải rận người.
-Rận chó còn dơ dáy hơn rận người. Nhưng chúng ta không cần phải cãi nhau về chuyện này. Giấc mơ chỉ là những bọt xà phòng, trong chớp nhoáng sẽ biến mất ngay thôi.
Lippel cũng không muốn tranh luận với bà về giấc mơ đó nên khi ăn xong cậu liền lấy gói bánh mì hôm qua để trong tủ lạnh và đi ngay tới trường. Từ đường Friedrich , Lippel vừa định quẹo sang đường Herder thì đứng sững lại nhìn trân trối qua phía bên kia đường: Trước hàng rào, con Mực – con chó trong giấc mơ của cậu – đang ngồi đó. Con Mực đứng dậy khi Lippel đến gần, ngoắc đuôi và chạy đến dúi mõm vào tay cậu rồi ngước nhìn chờ đợi. Không còn nghi ngờ gì nữa! Đây chính là con Mực. Nó có cặp mắt sáng và một vết đen trên ngực. Hay có lẽ đây là con chó vô chủ mà bà Jeschke đã! cho ăn ngày hôm qua? Lippel thử gọi:
-Ê, Mực!
Con chó vẫy đuôi mạnh hơn. Thế là Lippel quyết định:
-Tao đặt tên mày là Mực, bất chấp mày tên là gì đi nữa. Đến đây Mực, đi theo tao!
Mực ngoan ngoãn đi theo Lippel.
-Mực, ngồi xuống.
Con Mực ngồi xuống thật và nhìn Lippel chăm chú. Lippel để cặp táp xuống đất và mở ra. Con chó tò mò gác mõm vào giữa Lippel và cái cặp. Lippel vừa cười vừa đẩy đầu nó sang một bên:
-Đi chỗ khác. Coi bộ mày biết rõ là tao sắp đưa cho mày món gì phải không?
Lippel lấy bánh mì trong cặp ra, mở giấy gói và bẻ một miếng đưa cho con Mực. Con chó ăn ngon lành. Cậu nói như xin lỗi:
-Nó ở trong tủ lạnh nên còn hơi lạnh một chút.
Nhưng con Mực hấp háy mắt như ra dấu đang chờ đợi thưởng thức thêm, Lippel cho chó ăn từng miếng một. Sau đó cậu giỡn chơi với Mực, ra lệnh:” Ngồi xuống” hay “Lại đây” cho đến khi sực nhớ ra mình phải đến trường và lẽ ra phải vào lớp từ lâu rồi! Cậu chạy nhanh đến cuối đường. Con Mực tưởng đó là trò chơi mới nên chạy theo, khi thì chạy trước Lippel, khi lại chạy phía sau và thỉnh thoảng dùng mõm cắn vào cặp táp của cậu. Cuối cùng Lippel cũng tới trường và đứng lại thở mệt nhọc.
Giờ học đã bắt đầu từ lâu! Sân trường không một bóng người, tất cả học sinh đều đã vào lớp. Lippel tìm cách ngăn con chó không cho vào trường nhưng con Mực nhất định theo chân cậu, lách qua cổng trường vào tận phía trong. Lippel thì thầm vài câu với nó, vuốt ve đầu rồi dùng hết sức lực đẩy nó ra khỏi cửa trường và đóng lại thật nhanh. Vậy là Lippel vào được! bên tro! ng còn con Mực ở lại phía ngoài. Thế là xong, may quá! Nhưng một điều không may là đồng hồ đã chỉ 8 giờ 11 phút, trong khi buổi học bắt đầu lúc 8 giờ!
Lippel buồn rầu đi dọc theo hành lang, nhưng bỗng sực nhớ ra hôm nay là thứ tư. Cậu cảm thấy nhẹ người và chạy nhanh đến lớp. Hôm nay 2 tiết đầu là giờ dạy vẽ của thầy Goltenpott, mà thầy không bao giờ la rầy cho dù học trò đi trễ, không như cô Klobe luôn bắt phải trình giấy xin lỗi có chữ kí của cha mẹ!

GIỜ VẼ


Thầy Goltenpott còn ngồi đọc báo. Đối với ông giờ học chưa bắt đầu, vì Elvira còn đang phát bài tập. Lippel len lén đi qua chỗ thầy đang ngồi và chạy nhanh đến bàn. Sẽ không có chuyện gì xảy ra nếu Elvira không thình lình nhưng phát bài và kêu to lên:
-Thưa thầy, trò Pilipp đến trễ!
Thầy Goltenpott đặt tờ báo xuống, lấy miếng kẹo cao su ra khỏi miệng, gói cẩn thận vào tờ giấy bạc và hỏi:
-Cái gì vậy? Chuyện gì đã xảy ra?
Elvira lập lại:
-Trò Pilipp đến trễ.
Thầy nhìn xuống lớp, thấy Lippel đã ngồi yên tại bàn nên hỏi lại:
-Ai đến trễ?
-Trò Pilipp!
Đây là lần thứ 3 Elvira lập lại chữ đó. Thầy Goltenpott nói:
-Elvira! Này cô bé, thứ nhất, tên trò đó không phải là Pilipp mà là Philipp. Thứ 2 là nếu tôi không lầm thì trò đó đang ngồi. Liệu có thể đến trễ được không khi đã ngồi vào bàn?
Giải quyết xong vấn đề, ông liền quay sang nhìn tờ báo và suy nghĩ có nên mở ra đọc tiếp hay không? Hình như cảm thấy không còn đủ thì giờ nên ông liền đứng dậy và nói:
-Chú ý ! Bây giờ chúng ta bắt đầu học.
Tất cả học sinh đều im lặng nhìn chăm chú vào thầy và chờ đợi:
-Các em nghe cho kĩ nhé, tôi chỉ nói một lần thôi. Thứ nhất: vẽ sơ lược. Chỉ được dùng bút chì. Cấm dùng viết biên tử hay tất cả các loại viết khác. Thứ hai: Tô màu nước. Điều quan trọng là cấm dùng phấn dầu, phấn viết bảng, viết chì màu hoặc bút lông. Thứ 3: Pha màu. Pha trong chén riêng của mình, ai pha trong nắp hộp sẽ bị phạt. Thứ 4: Chú ý loại giấy. Các trò vẽ trên giấy vẽ loại lớn. Cấm vẽ trên giấy! hình, giấy carô, giấy có đường gạch. Cấm vẽ trong tập, trên giấy nháp và các loại giấy khác mà các trò mang theo. Có em nào hỏi gì không?
Lippel đưa tay:
-Thưa thầy, có được vẽ trên giấy các tông không?
Thầy Goltenpott khen:
-Một câu hỏi quan trọng. Nhưng mà em tìm đâu ra giấy các tông?
-Thưa thầy, ở bìa cuối của tập vẽ.
-Hay lắm! Nhưng cũng không được phép dùng các tông. Còn câu hỏi nào nữa không?
Andrea đưa tay:
-Chúng em phải vẽ gì?
-À, thầy quên không nói. Ở tuổi của thầy thường hay quên như vậy. Mỗi trò suy nghĩ và vẽ con thú mà mình thích nhất. Bây giờ bắt đầu đi.
Arslan vẽ con sư tử, Hamide vẽ con chim sẽ ở trong cái lồng, còn Lippel vẽ con chó. Cậu không thích vẽ bằng làm thơ nên quyết định sẽ làm cả 2 thứ. Cậu vẽ hình con chó ở phần trên của tờ giấy, vẽ hơi nhỏ đủ cho mắt thường có thể nhìn thấy được. Cậu dành phần dưới để viết ra một bài thơ như sau:


CON CHÓ
Chó là vật tôi yêu
Có chân, đúng là bốn
Mỗi chân ở một góc
Cá, không lông, trọc lóc!


Lippel thấy bài thơ rất hay. Nhưng thầy Goltenpott không nghĩ như vậy. Ông ngắm nghía tờ giấy một hồi rồi phê bình:
-Thứ nhất, con chó quá nhỏ, đáng lẽ nó phải lớn hơn nhiều nữa. Thứ 2, tuy tôi không phải là thầy dạy về văn chương nhưng cũng thấy 2 câu cuối không đúng lắm.
-Thưa thầy, 2 câu đó vần với nhau mà?
Thầy Goltenpott gãi gãi cằm và nói:
-Thứ nhất, nói bốn chân ở 4 góc là sai! Thứ 2, tại sao lại đưa cá vào một bài thơ nói về chó?
Lippel thừa nhận thầy có lí. Thầy Goltenpott sửa lại như sau:


CON CHÓ
Chó là vật tôi yêu
Có chân, đúng là bốn
Nếu ta gọi chó vào
Hy vọng nó đến mau


Thầy có vẻ rất hài lòng với bài thơ này mà Lippel cũng vui vẻ. Sau giờ ra chơi là đến giờ Đức ngữ của cô Klobe, Lippel và các bạn phải viết chính tả. Tiếp theo là giờ toán và cuối cùng là giờ âm nhạc.

MỘT BUỔI CHIỀU


Lippel cùng Arslan và Hamide rời khỏi trường. Cậu hồi hộp muốn biết con Mực có chờ mình ở bên ngoài hay không? Nhưng nó biệt tăm. Trong khi cả 3 đang đi trên đường Herder, Lippel ngó tới ngó lui tìm con chó và gọi to:” Mực, Mực”. Hamide hỏi:
– Bạn gọi ai vậy?
-Bạn đã nghe rồi mà.
-Ừ, nhưng Mực là ai? Phải chăng là là một người bạn học trong lớp?
-Nè, bạn phải biết rằng Mực là tên của một con chó chứ.
-Làm sao tôi biết được! Bạn chưa bao giờ kể cho tôi nghe là bạn có nuôi chó.
-Tôi đâu có nuôi chó!
-Vậy tại sao bạn gọi nó?
-Vì…
Lippel ngưng lại , Hamide hỏi tiếp:
-Vì sao?
Cả 3 đã đi đến đường Friedrich. Lippel không thích kể lể dài dòng nên cắt đứt câu chuyện:
-Vì tôi muốn về nhà. Chào, hẹn gặp ngày mai.
-Hẹn ngày mai gặp lại.
Hamide nói to còn Arslan vừa vẫy tay vừa cười. Lipple rẽ phải còn 2 bạn tiếp tục đi thẳng. Về đến nhà, Lippel định mở cửa vào thì thấy Mực ngồi bên kia đường, trước nhà bà Jeschke và đang gặm cục xương. Bà Jeschke thì đang đứng trong bếp nhìn Mực qua cửa sổ. Lippel chạy qua đường sang nhà bà:
-Chào bác, nó đây rồi! Cháu tìm nó khắp nơi.
-Chào Lippel. Bác muốn biết con chó này của ai, có lẽ nó đi lạc và chủ của nó đang đi tìm. Cháu có biết nó tên gì không?
-Dạ nó tên là Mực.
-Tại sao cháu biết?
-Cháu nằm mơ.
Bà Jeschke cười:
-Hy vọng con chó cũng nằm mơ giống cháu để biết được nó tên là Mực, chứ nếu không nó sẽ không biết nó là ai! À, cháu có thực hiện được giấc mơ tiếp tục hay không?
-Dạ chư! a. Cháu có mơ tiếp, nhưng giấc mơ chưa chấm dứt. Hôm nay cháu sẽ đi ngủ sớm hơn nữa, nếu không thì lại mơ không hết được.
Bà Jeschke tiếc rẻ:
-Như vậy lát nữa cháu không qua chơi với bác được phải không? Vì việc nằm mơ quan trọng hơn! Vậy mai cháu đến nhé!
Lippel chào bà và trở về nhà. Bà Jakob cằn nhằn việc Lippel về trễ và vì việc đồ ăn nguội lạnh hết cả. Nhưng Lippel không nói gì nên bà lại thôi, họ ăn trong không khí hoàn toàn im lặng. Sau khi ăn xong, Lippel giúp bà rửa chén và dọn dẹp. Cậu làm bài tập như thường ngày. Lippel thử hỏi về quyển sách nhưng bà Jakob vẫn trả lời:” Không” nên cậu quyết định đi ngủ sớm. Cậu hỏi:
-Cháu còn phải làm gì nữa không?
-Không, tại sao cậu hỏi vậy?
-Vì cháu muốn đi ngủ.
-Đi ngủ? Bộ cậu bị bịnh sao?
-Không, cháu chỉ muốn đi ngủ thôi.
-Đi ngủ ngay bây giờ? Còn quá sớm. Nhất định phải có điều gì đây! Cậu có muốn đi ngủ thật không?
-Dạ thật, tại sao cháu không được đi ngủ?
-Bởi vì không bình thường, trời còn sáng trưng mà.
-Nhưng trời sắp sửa tối rồi.
Bà Jakob nhìn cậu trân trôi nên Lippel lập lại lần nữa:
-Thật mà, trời sẽ tối ngay.
Thấy lời nói đó vẫn chưa có tác dụng nên Lippel nói thêm:
-Khi ba má ở nhà, cháu được phép đi ngủ khi nào cháu muốn.
-Bộ cậu muốn nói là tôi không cho cậu đi ngủ phải không? Cậu cứ đi ngủ nếu cậu muốn!
Lippel lịch sự chào:” chúc ngủ ngon” và đi vào phòng. Trước khi lên giường cậu nhớ tới lời của công chúa nhận xét bộ đồ ngủ của cậu ” rất kì lạ”. Cậu cũng đồng ý rằn! g mặc b! ộ đồ ngủ để đi dạo phố thì thật kì lạ ( mặc dù đã được xé rách). Nhưng cậu lại không có bộ đồ nào phù hợp để mặc mà không bị lộ, trừ khi có được cái áo dài trắng và khăn che đầu giống như những người đàn ông ở xứ sở đó. Đúng rồi! Trong dịp lễ hoá trang vào tháng 3 vừa qua, cậu đã hoá trang làm O-ma- một nhân vật trong truyện Ngàn lẻ một đêm mà cậu đã đọc.
Nhất định bộ đồ này hãy còn ở đâu đó trong tủ. Lippel đi nhanh tới tủ quần áo. Sau một hồi lục soạn, cậu tìm thấy chiếc áo dài trắng và cái khăn che đầu. Cái áo bị nhăn và hơi dơ vì sau khi mặc cậu đã quăn nó vào tủ. Nhưng bây giờ nó đúng là cái mà cậu đang cần. Lippel cởi nhanh bộ đồ ngủ ra và mặc áo dài trắng vào. Cái áo có vẻ nặng. Khi lên giường nằm, cậu phát hiện trong túi áo có cây đèn pin dài mà cậu đã tìm từ 3 tháng nay. Lippel nhớ lại vào tối thứ 3 ngày Lễ hoá trang, cậu được phép đến thăm bà Jeschke và lúc đó cậu có mang theo phòng hờ một cây đèn pin để dùng trong lúc trở về nếu lỡ trời tối. Đến hôm nay nó vẫn còn nằm trong túi áo này. Lippel nghĩ thầm:” Thật ra như vậy cũng rất tiện. Nếu phải thức dậy giữa khuya, với cây đèn này mình có thể rọi sáng căn phòng”. Lippel nằm xuống giường, kéo mền đắp kín mặt để dễ ngủ và bắt đầu mơ.

GIẤC MƠ THỨ BA


Trời bắt đầu tối khi Lippel , Hamide, Asslam và con Mực đến cổng thành. Họ cùng với đám đông chen chúc nhau đi qua cổng vào bên trong vì cổng sẽ đóng lại lúc mặt trời lặn. Ai không vào kịp sẽ phải ở lại bên ngoài chờ cho đến sáng hôm sau. Lippel lấy khăn che đầu xé thành nhiều mảnh nhỏ làm vòng cổ cho con Mực và nối thành sợi dây dắt tay, vì cậu sợ trong lúc chen lấn con Mực bị lạc.
Họ len lỏi giữa đám người đi buôn và dân ăn xin, nhờ vậy dễ dàng lọt qua khỏi con mắt dò xét của những người lính canh. Sau dòng người chen chúc là một bầy cừu với những người chăn, vài nông dân xong việc ngoài đồng đang lững thững trở về trên lưng lừa và rất nhiều trẻ con đang chen lấn đi vào . Lippel nói nhỏ với Asslam và Hamide:
-Cũng may mà chúng ta bỏ mấy con ngựa ở lại bên tảng đá. Trẻ con ngồi trên ngựa thế nào cũng bị chú ý.
Asslam gật đầu, Hamide chêm vào:
-Và cũng rất may là bạn đã thay đồ khác. Nếu vẫn bận bộ đồ cũ chắc chắn sẽ gây chú ý cho mọi người. Thôi chúng ta đi nhanh lên, trời sắp tối rồi.
-Đúng là trời sắp tối. Thế nhưng đêm nay chúng ta sẽ ngủ ở đâu?
Hamide trả lời:
-Chúng ta sẽ tìm một nhà trọ.
Ba người tiếp tục đi xuyên qua các ngõ hẻm quanh co để tìm nơi ngủ. Lúc này sức nóng ban ngày đã giảm và luồng gió đêm mát mẻ thổi luồn qua các đường phố nên mọi người thích ra ngoài sân làm việc hơn. Một người thợ đóng thùng ngồi chồm hổm trước căn xưởng của mình, đang kiểm soát kĩ lưỡng mấy cái thùng đồng vừa đóng xong. Bác thợ giày đang xỏ dây qua lỗ giày, anh thợ may đang ! chăm chú gò lưng trên chiếc máy may còn nhiều người khác đang khắc hình, đan thúng, dệt thảm và cả thợ sản xuất mặt hàng thủy tinh cũng đang làm việc. Trước cửa hiệu tạp hóa, người bán hàng đang lớn tiếng giới thiệu các món hàng của mình. Sau một hồi quanh quẩn cả 3 tìm được một nhà trọ nhỏ có treo tấm biển:
Nhà trọ Thanh Tâm
Nơi đây có thể nghỉ ngơi thoải mái với giá rẻ
Ba người đi qua cửa lớn vào phía bên trong một cái sân khá rộng, chung quanh có nhiều cánh cửa nhỏ. Một người đàn ông lớn tuổi ngồi dưới đất dựa vào cột nhà đang vừa nhai hột chà là vừa đọc sách. Họ đứng trước mặt ông khá lâu mà ông vẫn không hề hay biết. Cả 3 chép miệng dậm chân xuống đất, vỗ vào lưng con Mực rồi đi qua đi lại để gây sự chú ý nhưng ông này vẫn tiếp tục đọc sách. Cuối cùng Hamide lên tiếng:
-Thánh Ala phù hộ ông. Thưa ngài! Xin lỗi ngài! Tôi muốn nói vài lời. Chúng tôi muốn được hân hạnh nghỉ lại nhà trọ của ngài.
Lúc đó người đàn ông mới để quyển sách sang một bên, lấy hột chà là ra khỏi miệng, quấn nó vào miếng lá và đút vào túi áo. Kế đó ông ta chậm rãi ngước nhìn 3 đứa trẻ và con chó rồi nói:
-Thứ nhất, không được làm rộn khi người ta đang đọc sách. Như vậy là vô lễ. Thứ hai, không được quấy rầy người lớn tuổi, nhất là lúc họ đang đọc sách kinh. Điều này là rất kị và bất lịch sự. Ba má của các người đâu? Hay là các người muốn ngủ ở đây một mình?
Hamide lên tiếng:
-Dạ đúng vậy. Xin thánh Ala thứ tội cho chúng tôi đã quấy rầy ông.
Người đàn ông quan sát 3 đứa trẻ kĩ hơn và hỏi:
-! Tại sao! chỉ có cô bé nói?
Lippel nói nhanh:
-Asslam bị câm, anh ấy không nói được.
-Còn ngươi cũng câm hay sao? Tại sao ngươi không nói?
-Nhưng tôi vừa mới nói xong!
-Nói gì?
-Tôi vừa nói là Asslam bị câm.
-Phải rồi.
Người đàn ông dùng ngón tay trỏ gãi cằm một hồi rồi nói:
-Các ngươi nói ba má các ngươi ở đâu?
Hamide trả lời:
-Chúng tôi không nói gì cả, thưa ngài.
-Thứ nhất, tôi không hỏi cô mà hỏi cậu này. Thứ 2, tôi muốn biết cha mẹ các người ở đâu?
-Họ ở…
Hamide vừa định nói nhưng ngưng lại ngay. Lippel cướp lời:
-Họ ở Wien.
Người đàn ông ngạc nhiên:
-Wien? Wien là cái gì?
Lippel giải thích:
-Đó là một thành phố ở tận Frankistan.
-Frankistan? Cầu thánh Ala cho họ trở về bình an!
Lippel tán thành:
-Chúng tôi cũng mong vậy.
Giọng một người đàn bà phát ra sau lưng họ:
-Tội nghiệp! Các cháu xa cha mẹ.
Ba đứa quay lại nhìn. Một phụ nữ tròn trịa đeo đôi bông tai lớn bằng bạc từ ngoài cửa bước vào. Bà mặc một áo rộng và mang ít nhất 5 cái váy trên người, vì vậy trông rất bề thế. Trên tay bà là một hũ to bằng đất. Bà nói với giọng thân mật:
-Tôi đã nghe tất cả. Xin tha lỗi cho nhà tôi, thỉnh thoảng ông ta hơi nghiêm khắc. Các em hãy ăn trái cây nấu của tôi cho đỡ đói rồi chúng ta sẽ tính sau.
Bà cho tay vào trong hũ lấy ra một chùm nho và trái sung ngâm trong mật rồi phân phát mỗi đứa vài trái. Lippel lấy một trái nho bỏ vào miệng và khen:
– Cám ơn bà, nho rất ngon.
Người đàn ông nhìn vợ có ý trách móc nói:
-Thứ nhất, tại sao em lại xen vào chuyện của tôi? ! Như vậ! y không lịch sự. Thứ 2, tại sao em biết là họ có thể trả tiền phòng?
Bà vợ mỉm cười:
-À, lúc nào anh cũng thứ nhất, thứ 2 với thứ 2! Thứ nhất, tôi xen vào vì đã tình cờ nghe được câu chuyện. Thứ 2 nếu họ không có tiền trả thì họ sẽ không nhận được phòng ngủ. Thứ 3, tôi thấy trên tay của cô bé đeo chiếc vòng bằng vàng có cẩn hột đá đỏ. Trị giá của nó đủ để cho cả gia đình ông thợ may Labakan cùng với họ hàng ở tại đây cả năm. Mà ai cũng biết Labakan là người có đông họ hàng nhất trong làng.
Hamide giật mình giấu chiếc vòng vàng dưới cánh tay áo. Người đàn bà thấy vậy mỉm cười:
-Bây giờ cô không giấu nó được nữa rồi. Nhưng đừng sợ, tôi không lấy cắp nó đâu.
Hamide ngượng ngùng:
-Tôi không nghĩ như thế đâu, thưa bà chủ đáng kính. Thật sự chúng tôi không có mang tiền theo.
Người đàn ông đắc thắng:
-Đó, bà có nghe không? Không có tiền! Không có lấy một xu! Đúng như tôi đã nghĩ.
Hamide quả quyết:
-Nhưng ngày mai hoặc mốt chúng tôi sẽ trả. Chắc chắn như vậy. Và sẽ trả cao hơn cả giá mà ông bà đòi.
Người đàn ông trả lời:
-Không tiền thì không có phòng. Ai có thể bảo đảm là các người giữ đúng lời hứa? Đoàn lạc đà của cha mẹ các người có thể không trở về được. Dọc đường có rất nhiều cướp và thú dữ.
Người phụ nữ cắt lời:
-Làm sao ông có thể nói như vậy được!
Bà quay qua lũ trẻ:
-Các em thông cảm, chúng tôi sống được nhờ nhà trọ nên không thể để các em ngủ miễn phí được.
Hamide hứa:
-Chắc chắn chúng tôi sẽ mang tiền đến trả.
Bà chủ nhà đ�! �� nghị! :
-Tôi thấy có một cách giải quyết: cô đưa cho tôi chiếc vòng tay, tôi sẽ giữ nó cho đến khi cô trả tiền phòng xong thì sẽ nhận nó lại.
-Không , không thể được. Tôi không thể đưa chiếc vòng tay này.
-Như vậy thì rất tiếc là chúng tôi không thể để cho các em ngủ ở đây . Tôi có thể tặng các em trái cây nấu nhưng không thể cho ngủ miễn phí.
Hamide buồn bã nói:
-Như vậy chúng tôi phải đi thôi.
Bọn trẻ từ từ quay bước, ngay cả con Mực cũng cúi đầu xuống và đi ra như thể hiểu rằng người ta đang đuổi nó. Vừa ra khỏi nhà, Lippel hỏi Hamide:
-Tại sao bạn không đưa cho bà đó chiếc vòng để làm tin? Chắc chắn bạn sẽ chuộc lại được mà. Khi được phép mở miệng nói, Asslam có thể kể cho cha bạn rõ sự thật và ông sẽ cho tiền trả.
-Tôi không thể đưa vòng tay này cho bà ta vì bên trong chiếc vòng có khắc tên tôi và in dấu hiệu của nhà vua. Nếu bà ấy thấy được thì sẽ biết tôi là công chúa. Chúng ta không có cách nào khác để có tiền hay sao?
Lippel nói:
-Không có cách nào cả. Cô là công chúa, còn Asslam thì không nói được.
Hamide có vẻ tự ái:
-Tại sao tôi là công chúa thì không thể làm được?
-À, tại vì công chúa đâu phải làm lụng bao giờ! Mà có làm việc thì mới có tiền.
Hamide trả lời:
-Nhưng tôi có thể ca hát hoặc đàn. Và Asslam có thể làm được nhiều thứ hơn bạn tưởng vì anh là học trò của Sinh Bá.
Lippel nhỏ nhẹ:
-Nhưng hiện tại thì không được vì anh ấy không được phép nói chuyện.
-Ca nhạc không phải là ý dở. Chúng ta có thể trình diễn trước tiệm tạp hóa trong chợ. Nơi đó có nhiều nghệ sĩ! , nhạc ! sĩ và cả những người kể chuyện cổ tích. Chúng tôi sẽ ca hát còn con Mực sẽ làm xiếc. Mực có thể làm nhiều trò lắm, phải không Asslam?
Asslam gật đầu, gương mặt biểu lộ sự đồng tình. Lippel thở dài:
-Nhưng bây giờ trời đã tối, chúng ta không thể trình diễn được nữa.
Hamide cười:
-Vậy là anh chưa biết chợ ở đây. Ban ngày ở chợ hầu như vắng hoe vì trời nóng. Đến tối khi mát mẻ hơn người ta mới tập tụ buôn bán, làm việc hay đi dạo. Ban đêm không ai ở trong nhà cả. Chúng ta sẽ ca hát, Asslam đánh trống rất giỏi. Chúng ta phải tìm một thùng thiếc hay cái gì tương tự để làm trống cho Asslam. Còn tôi sẽ thổi sáo nếu chúng ta tìm được một ống tre, Asslam sẽ chế nó thành cây sáo cho tôi.
Hamide ngừng giây lát rồi hỏi Lippel:
-Còn bạn, bạn có thể làm được trò gì?
Lippel sượng sùng:
-Rất tiếc tôi không chơi được nhạc cụ nào cả. Điểm nhạc trong lớp của tôi rất thấp.
-Hay là anh hát cũng được.
Lippel ngượng ngập lắc đầu, Hamide an ủi:
-Không sao, bạn có thể đi thâu tiền. Hay là bạn có thể nhảy lên cao, chống 2 tay xuồng đất hoặc lộn nhào. Những trò đó người ta rất thích xem.
Lippel bối rối:
-Tôi cũng kém cả môn thể dục nữa, chỉ được điểm rất thấp. Nhưng riêng môn bơi lội thì tôi rất khá.
-Ở chợ này e rằng anh khó có dịp để trổ tài bơi.
Lippel nhấn mạnh:
-Nhưng tôi luôn được điểm cao môn văn. Tôi làm thơ khá hay.
-Thôi, tốt nhất là bạn nên lãnh chuyện đi thâu tiền. Bây giờ chúng ta đi tìm một cái trống cho Asslam.
Họ đang đi trong một con hẻm nhỏ, cuối con hẻm là đường lớn. Hamide! giải t! hích:
-Đây là con đường chính, bên trái dẫn đến lâu đài, quẹo mặt sẽ tới tiệm tạp hóa. Chúng ta hãy rẽ phải.
Phía tay mặt có vài người đang cỡi ngựa đi tới, luồn lách qua đám người đi bộ, tạo nên sự ồn ào và sống động trên đường phố buổi tối. Bỗng nhiên Asslam đứng dừng lại và nắm chắc cánh tay của Hamide và Lippel. Hamide hỏi:
-Gì vậy anh Asslam?
Lippel cũng hỏi:
-Anh muốn nói gì?
Asslam lắc đầu lia lịa, ngón tay để lên môi ra hiệu im lặng, nhìn chăm chú vào những kị mã và gật đầu như thể xác nhân dự đoán của mình là đúng rồi vội vã kéo Hamide và Lippel đến núp vào chỗ tối. Con Mực sủa lên vài tiếng vì bị kéo đi bất ngờ. Những người kị mã vừa đến cổng, một người trong bọn họ kéo theo 2 con ngựa không người cưỡi. Một kị mã mặc áo choàng đen, có vẻ là người chỉ huy, lách qua đám đông và hét to:
-Tránh ra!
Nghe tiếng hô, Lippel giật mình quan sát kĩ người này mà không dám thở mạnh. Asslam cúi xuống giữ chặt lấy mõm con Mực để nó không sủa được. Một lúc sau đám kị mã đi qua khỏi. Lippel nói khẽ:
-Đó chính là những người đã giải chúng ta.
Asslam gật đầu. Lippel thì thầm:
-Họ đã trở về kinh thành. Điều đó thật không hay.
Hamide thêm vào:
-Đó không phải là điều xấu nhất. Bạn có thấy 2 con ngựa không người cưỡi không? Điều đó mới tệ hơn.
-Tại sao?
-Anh không nhận ra đó là 2 con ngựa của chúng tôi à? Họ đã tìm ra được chúng, có nghĩa là họ biết rằng chúng tôi còn sống và đang lẩn quẩn trong thành phố.
-Sao bạn lại nói vậy?
-Vì họ tìm thấy ngựa trước cổng thành, chỗ m! ấy tả! ng đá. Nếu chúng ta đang ở nơi khác thì những con ngựa không thể ở đó. Họ biết rất rõ điều này.
-Có nghĩa là họ đang tìm chúng ta?
-Hôm nay chắc chắn là không vì trời đã tối rồi. Nhưng kể từ sáng mai chúng ta phải hết sức thận trọng. Nào, bây giờ chúng ta hãy ra chợ. May mắn là khi họ không trông thấy chúng ta.
Asslam và con Mực đi trước, kế đến là Hamide. Lippel vừa định bước ra khỏi bóng tối thì nghe tiếng cánh cửa mở phía sau. Lippel gọi to:
-Asslam!
Nhưng Asslam tiếp tục bước đi không hề quay lại. Một tia sáng xuyên qua khe cửa chiếu thẳng vào,trong vòng ánh sáng xuất hiện cái đầu của một người đàn bà. Lippel định bỏ chạy nhưng không sao nhấc chân lên được. Cậu gọi thêm lần nữa:
-Asslam!
Cánh cửa mở rộng, luồng ánh sáng ùa vào chiếu sáng chung quanh cậu:
-Philipp nằm mơ phải không?
Giọng người đàn bà từ phía ngoài cửa vọng vào. Lippel nheo mắt lại vì chói, giọng bà Jakob nói khẽ:
-Xin lỗi nhé! Tôi không có ý muốn đánh thức cậu. Tôi chỉ muốn xem cậu đã ngủ chưa? Cậu cứ ngủ tiếp đi.
Bà đóng cửa và rời khỏi phòng để Lippel nằm lại một mình. ” Thật tức quá”, Lippel khẽ nói rồi quay qua ngủ và tiếp tục mơ.

CẢNH CHỢ


Hàng chục cây đuốc gắn trên từng các tiệm tạp hóa cháy sáng rực rỡ, nhiều thợ thủ công đang đốt đèn dầu treo trên đầu cửa và chuẩn bị làm việc. Trước một lò lửa đang cháy nghi ngút, một người đàn ông dùng xuổng xúc thêm phân lạc đà khô bỏ vào lò để nấu nước pha trà. Hamide thu hết can đảm chen vào đứng ngay giữa chợ. Asslam đứng kế bên cô với cái nồi cũ vừa được chế thành trống. Trước mặt Asslam là con Mực đang chăm chú nhìn chủ. Asslam đánh trống để thu hút sự chú ý. Nhiều người đến gần hơn. Hamide hít một hơi thật mạnh và nói to:
-Kính thưa quí ông, kính thưa quí bà, thưa quí vị thông thái, quí ngài thương gia, quí vị chuyên gia, quí bà con của thành phố! Tất cả hãy đến đây. Mọi người hãy tạm ngưng công việc, khoan uống trà, tạm khóa các cửa hàng lại và đến đây. Hãy rời khỏi nhà để đến xem một cuộc biểu diễn hi hữu. Con chó Mực sẽ trình diễn hầu quí vị một màn xiếc đặc sắc không có gì so sánh nổi. Tôi và anh tôi sẽ đệm nhạc theo. Chàng thanh niên có chiếc khăn che đầu ở bên kia sẽ xin quí vị ủng hộ chút đỉnh: tiền, tiền vàng hay vàng miếng chúng tôi đều không từ chối.
Lippel cảm thấy mặt nóng bừng và nhìn xuống đất. Nhiều người lên tiếng:
-À, nghe hay quá.
Mấy người đứng sau Lippel nói:
-Để xem họ làm gì?
-Chắc có mục gì đặc biệt lắm! Chúng ta thử xem coi, đâu phải ngày nào cũng có.
Nghe những lời đó, Lippel cảm thấy tự tin hơn và lấy khăn đội đầu xuống quấn thành vòng để nhận tiền của khán giả ném vào. Hamide nói to:
-Chương trình bắt đầu với bản nh�! ��c số 1, mời quí vị lắng nghe.
Cô ra hiệu cho Asslam đánh trống còn Hamide thổi sáo. Tiếng nhạc nghe không hay lắm và lại quá yếu ớt. Mặc dù rất cố gắng nhưng Asslam cũng không thể biến một ống tre nhỏ thành một cây sáo hoàn hảo được. Khán giả bắt đầu la ó:
-Các người giỡn mặt với chúng tôi phải không?
-Con gái tôi mới 5 tuổi chơi đàn còn hay hơn các người.
-Nhạc gì mà kì vậy? Ngừng đi.
Mọi người chê bai, một vài khán giả bỏ đi. Hamide ngừng thổi ngay giữa bài nhưng Asslam không để ý cứ tiếp tục đánh trống thêm một lúc rồi mới ngưng. Mọi người bỏ đi càng lúc càng nhiều và trở về cửa hàng của họ. Hamide kêu to một cách thất vọng:
-Đừng đi chứ. Chưa đến tiết mục chính mà! Bây giờ sẽ là một màn xiếc chó. Con Mực sẽ biểu diễn cho quí vị xem. Vài người vừa quay lưng bèn dừng bước, một người lên tiếng:
-Để coi xem con chó làm gì? Nếu cũng dở như bản nhạc trước thì mấy người sẽ không nhận được tiền mà là thứ khác!
Mọi người cười ầm. Asslam nhìn con Mực và ra hiệu. Con Mực đứng lên bằng 2 chân sau. Asslam ra dấu cho con Mực bước tới, nó đi được 1,2 bước nhưng không vững vàng lắm, sau đó đành bỏ 2 chân trước xuống và đứng nhìn Asslam một cách thất vọng. Nó chỉ quen làm những gì Asslam nói, nhưng hiện giờ cậu không nói mà chỉ ra hiệu. Asslam lại tiếp tục ra dấu, con Mực ngồi xuống bằng 2 chân sau. Một khán giả bắt đầu sốt ruột:
-Chừng nào mới bắt đầu đây?
Hamide nói lớn:
-Đã bắt đầu rồi, các ông không thấy sao? Hãy nhìn xem, con chó đang làm trò.
Vài người lên tiếng:
-Những cảnh này n! gười t! a thấy hàng ngày.
-Tuần rồi có một người biểu diễn với 2 con chó và 1 con rắn, 2 con chó đánh trống và con rắn múa theo. Vậy hãy kêu con chó này đánh trống thử coi!
Asslam lắc đầu, Hamide nói nhỏ:
-Trò đó nó không làm được.
Khán giả kêu to phản đối:
-Đám trẻ này muốn giỡn mặt chúng ta!
-Đồ mất dạy! Không thể chấp nhận được!
Họ giận dữ ném phân lạc đà vào Hamide, Asslam và con Mực. Hamide khóc thút thít và để mặc cho những giọt nước mắt lăn dài trên má. Cô không biết phải làm gì bây giờ. Lippel không chịu đựng nổi nữa. Cậu bậm môi chen qua đám người đến gần Hamide, lấy cái trống ra khỏi tay Asslam, đập mạnh liên tục cho đến khi mọi người im lặng và hét to lên:
-Kính thưa quí bà , quí ông! Những gì mà quí vị vừa xem chỉ là phần đầu, tiếc mục chính của chúng tôi là phần ngâm thơ và làm trò ảo thuật. Quí vị đừng bỏ đi, bây giờ mới thật sự là màn chính đây.
Hamide nói khẽ vào tai Lippel:
-Bạn làm gì vậy? Không nên đùa với họ. Nếu không, lần này họ sẽ không ném phân mà ném đá! Chúng ta đi thôi!
Nhưng Lippel vẫn không đổi ý, tiếp tục đánh trống cho đến khi tất cả đều im lặng rồi bắt đầu đọc:


Ai không đi là người có chí
Ở lại đây xem trò miễn phí
Dù người lớn hay cả em bé
Khi thấy chơi sẽ cười tung tóe
Ai bỏ đi sẽ bị mù mờ
Sẽ không nghe Lippel đọc thơ
Cũng không thấy Lippel rọi mây
Trong đêm nay, ngay tại chợ này.


-Không tệ lắm, vần điệu của thằng bé không tệ lắm! Nhưng bây giờ nên bắt đầu trò ảo thuật đi.
Lippel tiếp tục:


Nếu muốn xem Lippel làm hề
Hãy ở đây không nên bỏ về!


-Ê, Lippel, chúng ra hiểu rồi. Làm trò ảo thuật đi.
Không nao núng, Lippel lại tiếp tục đọc:


Ai bỏ đi sẽ tiếc rẻ
Ai ở lại sẽ vui vẻ
Cùng Lippel đứng lại đây
Thấy Lippel làm trò ngay
Ai không đi sẽ được thấy
Trò ảo thuật huyền bí này
Liền tức thời được diễn ngay
Ở chính giữa , tại chợ này


Mọi người cười to, một người lớn tuổi nói:
-Để xem còn bao lâu nữa mới bắt đầu trò ảo thuật. Vần điệu của bài thơ cũng không dở.
Vài khán giả cằn nhằn, Lipple thọc tay vào túi áo lấy cây đèn pin ra rọi tới rọi lui và nói to:


Vật này tôi rọi tới lui
Là cây đuốc bạc mua vui mọi người


Sau đó Lippel đưa cho khán giả xem cây đèn pin. Một người thợ bạc đứng ở hàng đầu hỏi:
-Cho tôi xem ngọn đuốc một chút được không?
-Xin mời.
Lippel đưa cây đèn pin cho ông ta. Sau khi xem xét kĩ lưỡng, người thợ bạc nói với những người chung quanh:
-Đây quả thật là một món đồ quí giá, được làm bằng một thứ kim loại mà tôi chưa từng được thấy bao giờ. Nó chiếu sáng như bạc nhưng lại không phải là bạc, trên đầu có một miếng thủy tinh tròn làm rất khéo và đẹp. Nhưng làm cách nào để đốt ngọn đuốc này trong khi tất cả đều được làm bằng kim loại và thủy tinh? Bởi vì ai cũng thừa biết thủy tinh không thể cháy được.
Người thợ bạc trao cây đèn pin cho người đứng kế bên, ông ta cũng xem rất kĩ rồi truyền cho người khác. Ai ai cũng khen ngợi! Mọi người tán thành nhận xét của một khán giả:
-Cây đuốc thì rất đẹp, nhưng lại không thể đốt được!
Khi cây đèn pin trở về tay của Lippel thì cậu bèn trịnh trọng tuyên bố:


Hiện giờ, đuốc thần chưa cháy sáng
“Oa-ram”, khi Lippel ra dáng
Liền tức thời, đuốc thần bật sáng.


Một thương gia mập mạp lên tiếng:
-Ê, đừng to mồm! Tôi bán đuốc từ hơn 20 năm nay và biết rõ thủy tinh không bao giờ cháy.
Lippel không trả lời, cậu cầm đèn pin bên tay mặt, để ngón tay cái lên nút bấm, tay trái quơ lên và kêu:
-Os-ram!
Lippel bấm nút, cây đèn pin to chiếu sáng rực vì có tới 4 cục pin. Đám đông ồ lên ngạc nhiên. Lippel rọi đèn vào mặt người thương gia và hỏi:
-Thật ra ai là người to mồm?
Ông ta đưa tay lên che mắt cho đỡ chói và nói:
-Xin lỗi cậu Lippel! Đây là cây đuốc đẹp và sáng nhất trong tất cả các cây đuốc mà tôi đã bán từ trước tới nay.
Lippel hãng diện:
-Tôi cũng nghĩ vậy.
Cậu vặn vào đầu cây đèn cho ánh sáng tụ lại và hướng nó về một ngôi nhà gần đó. Mặc dù ngôi nhà ở cách xa cả trăm bước nhưng cái vòng tròn ánh sáng vẫn chiều rõ trên bức tường và di chuyển lên xuống khi Lippel điều khiển ngọn đèn. Lại thêm nhiều tiếng kêu thán phục trong đám đông. Lippel quay đèn chiếu thẳng lên trời. Thời tiết lúc nào cũng thất thường, ban ngày nắng gắt nhưng đến tối thì mây đen bao phủ cả thành phố. Khán giả chăm chú theo dõi ánh sáng của đèn pin và kêu to ngạc nhiên khi thấy rõ từng đám mây đang di chuyển.
-Ngọn đuốc của cậu rất mạnh, chiều sáng cả bầu trời. Như vậy ngọn lửa hẳn phải rất nóng!
-Coi chừng! Không nên đến gần nó!
Những người đứng xa hét to:
-Chúng tôi không thấy rõ, yêu cầu nhà ảo thuật Lippel đứng lên cao cho chúng tôi được thấy cây đuốc thần.
Ngay lập tức một cái thùng cao được chuyển ra phía trước Lippel nhảy lên trên ! và nhờ đó mọi người có thể nhìn thấy cây đuốc kì diệu. Sau khi đưa cây đèn pin quét dọc ngang một lúc, cậu đưa bàn tay trái xuyên ngang qua các tia sáng và trịnh trọng nói:
-Mis sis sip pi!

Đồng thời cậu lấy ngón tay cái bấm tắt ngọn đèn. Khắp nơi vang lên tiếng vỗ tay tán thưởng. Mọi người la to:
-Thêm nữa! Thêm nữa!
Rồi hoan hô ầm ĩ. Asslam và Hamide vui mừng nhảy cẫng lên. Lippel đưa tay trái ra dấu, lập tức mọi người im lặng. Cậu đưa bàn tay vuốt nhẹ đèn pin và niệm thần chú:
-Os-ram!
Tức thì cây đèn bật sáng, sau đó Lippel vuốt nhẹ tay về và hô:” Mis sis sip pi!” thì cây đèn tắt ngấm. Những người đứng gần trầm trồ:
-Cây đuốc thần tuân lệnh Lippel răm rắp!
Vài người thì thầm với nhau:
-Đúng là một cây đuốc thần! Cậu ta không dùng lửa để đốt mà nó tự động cháy lên mỗi khi cậu ra lệnh.
Đợi cho mọi người bàn tán xong, Lippel gọi to lên:
-Đó chỉ mới là màn trình diễn đầu tiên. Phần thứ 2 tôi sẽ dùng tay không sờ vào ngọn lửa nóng của cây đuốc mà vẫn không bị phỏng. Nhưng trước khi sang phần 2 tôi đề nghị quí vị đóng góp chút ít.
Cậu lấy cái khăn trên đầu xuống đưa cho Asslam. Asslam cầm lấy đi nhanh về phía khán giả. Lippel nói to:
-Xin quí vị nhớ rằng hễ cho càng nhiều thì trò ảo thuật sẽ càng linh nghiệm! Cây đèn thần sẽ cháy trở lại khi quí vị đã tặng xong tiền.
Một khán giả trẻ tuổi chen ra phía trước bắt chước gọi to:” Os-ram”.Cây đèn vẫn trơ trơ. Lippel bật cười đọc lớn:


Nếu ai đó gọi Os-ram
Cây đuốc thần sẽ không làm
Khi Lippel gọi thật
Cây đuốc thần sẽ bật


Đợi một lát, Lippel gọi to:”Os-ram” đồng thời bật công tắc. Cây đuốc thần bật sáng, lần này tiếng vỗ tay càng to và hầu như không ai đứng xem mà không bỏ tiền vào khăn. Lippel nhảy lên thùng và ra dấu sẽ tiếp tục làm trò ảo thuật. Sau đó cậu đưa ngón tay trỏ thận trọng để lên mặt kiếng của cây đèn. Một tiếng “ồ” sợ hãi vang lên trong đám đông. Lippel để ngón tay khoảng một phút trên mặt kiếng rồi sau đó đưa lên cao:không hề bị cháy mà cũng không có vết thương nào! Mọi người tán thưởng ầm ĩ. Rồi Lippel lại đưa cánh tay trái lên, bỏ cây đèn pin vào tay áo. Khán giả chứng kiến cảnh cây đuốc cháy sáng di chuyển lần xuống bụng Lippel. Đám đông hoan hô nồng nhiệt, những người yếu bóng vía nhắm mắt lại, một người đàn bà sợ hãi ngã ra bất tỉnh. Nhưng áo của Lippel không hề hấn gì như mọi người đã lo sợ. Lippel thong thả thò tay qua cổ áo lấy cây đèn pin và ra hiệu cho biết sắp có một màn rùng rợn tiếp theo! Lippel chờ cho mọi người hoàn toàn im lặng, cậu há to miệng ngậm lấy đầu ngọn đèn pin. Sự kinh ngạc của đám người lên đến đỉnh điểm:
-Thật không thể tưởng tượng nổi!
-Đầu cậu ta sẽ cháy đỏ cho xem!
-Hãy xem kìa! Cái mặt cháy đỏ rồi!
Lippel rút cây đèn ra khỏi miệng, gọi to” Mis sis sip pi” rồi nghiêng mình chào. Một trận vỗ tay cuồng nhiệt tưởng chừng như không bao giờ dứt! Thình lình có tiếng vó ngựa xa xa xen lẫn trong tiếng vỗ tay. Ba người kị mã trong bộ áo choàng đen đang theo con đường chính tiến về phía chợ. Lippel đứng trên cao nên trông thấy họ trước nh�! ��t. Cậu hét to báo động với Asslam và Hamide:
-Mấy người lính! Mấy người lính hộ vệ!
Viên chỉ huy nói mấy lời với 2 người lính kia và ra dấu chỉ về phía Lippel. Lippel la to:
-Họ đã nhận ra tôi! Chúng ta phải rời khỏi đây nhanh lên.
Asslam túm lấy bọc khăn đầy tiền kẹp vào nách và lần ra khỏi đám đông, tiếp theo là Hamide, con Mực và sau cùng là Lippel. Những người kị mã thúc ngựa nhanh chóng vượt qua chướng ngại vật lao thẳng vào đám đông. Ngay lúc đó một cơn gió mạnh thổi tới và trong khoảnh khắc tiếp theo trận mưa to đổ ập xuống. Các cây đuốc cắm trước cửa tiệm và những cây đèn dầu trước những ngôi nhà bị nước mưa làm tắt ngúm. Cả khu chợ đột ngột chìm vào bóng tối. Những người kị mã không còn có thể tìm ra được lũ trẻ. Lippel và 2 bạn lẫn trong bóng tối cùng với đám người đang chạy tìm chỗ trú mưa, kêu réo nhau inh ỏi. Trong khi chạy Hamide sút tay làm rớt sợi dây buộc con Mực nhưng may mắn nó cũng theo kịp. Một lúc sau họ tới một con đường nhỏ tối om bèn đứng lại thở dốc và lắng nghe động tĩnh. Con đường rất yên lặng, mọi nhà đều tắt đèn và họ cũng không còn nghe tiếng mấy người kị mã. Mưa bắt đầu tạnh. Lippel vuốt những giọt nước trên đầu và thừa nhận:
-Thời tiết xấu đôi khi cũng có lợi. Trận mưa đến thật đúng lúc!
Sau đó cả 3 tìm đến nhà trọ”Thanh Tâm”. Cửa nhà trọ đóng kín, Lippel đập mạnh vào cửa. Người vợ ra mở cửa, nhìn các em vẻ thương hại:
-À ra là các em! Khốn khổ, các em bị ướt như chuột lột rồi. Đợi một chút, tôi sẽ mở cửa. Nhưng hãy im lặng, nếu không ông nhà tôi s! ẽ thứ! c giấc..
Bà hé cửa để 3 người và con Mực đi vào và nói tiếp:
-Tôi không thể để các em đứng ướt loi ngoi ngoài sân nhưng cũng không thể cho các em vào phòng vì chồng tôi sẽ không đồng ý. Phía sau nhà có một chuồng lừa, các em tạm nghỉ ở đó và ngủ trên đống rơm.
Lippel nói:
-Chúng tôi sẽ không ngủ ở chuồng lừa. Chúng tôi có đủ tiền.
-Có thật vậy không?
Asslam đưa bọc khăn che đầu ra, Lippel bật đèn pin chiếu vào: trong khăn có đủ các loại tiền lớn nhỏ. Bà chủ nhà kinh ngạc về cả sự kì diệu của cây đèn pin lẫn về số tiền. Bà dành căn phòng đẹp nhất cho lũ trẻ với nệm dồn đầy rơm mới và 3 cái mền lông lạc đà để đắp cho ấm.
Lippel nằm trên một núi rơm, đắp mền lại và tìm cách ngủ nhưng không sao ngủ được. Đến khuya, Lippel nghe bước chân Hamide đi rón rén trong phòng và tiếng gọi nhỏ:
-Asslam, Asslam, anh ở đâu?
Hamide gọi tiếp:
-Lippel, Lippel , bạn ngủ chưa?
Lippel không trả lời câu hỏi vì cậu không biết rõ thật ra mình đã ngủ chưa? Cậu ngồi dậy hỏi:
-Có chuyện gì vậy?
-Bạn có thể bật ngọn đuốc thần lên không? Hình như Asslam đi đâu mất rồi.
Lippel bật đèn pin lên và nhìn sang bên giường của Asslam: cậu ta và con Mực không còn ở đó. Hamide lo sợ:
-Lạy thánh Ala! Anh ấy đi mất rồi! Anh đi đâu vậy? Chúng ta đi tìm xem sao.
-Tốt hơn chúng ta nên đợi anh ấy ở đây. Chắc chắn anh sẽ trở về.
-Nếu không thì sao?
-Asslam sẽ trở về. Chắc chắn như vậy/
Hamide ngồi im một lát bỗng nói:
-Lippel! Chúng tôi chưa kịp cám ơn bạn.
-Cám ơn? ơn gì?
-Cám ơn về trò ảo thuật và về s�! �� tiền ! mà bạn mang đến. Nếu không có nó có lẽ chúng tôi đã phải ngủ ngoài đường.
Lippel ngượng ngập:
-Ồ, cái đó đâu có gì khó! Cây đèn pin này…
-Làm cách nào mà anh có được cây đuốc kì diệu này?
-À, tôi mua nó ở tiệm điện Uhland trên đường Schiller. Tôi muốn nói…
Lippel cảm thấy bối rối, nhớ rằng ở xứ này làm gì có tiệm điện! Và cả đường Schiller nữa, con đường đó nằm ở đâu trong thành phố này? Lippel hoang mang nghĩ ngợi. Đường Schiller? Lippel nhớ mang máng đường Schiller nằm kế bên trường học. Trường học? Lippel bừng tỉnh dậy: cậu thấy mình đang nằm trên giường ngủ, kế bên là chiếc khăn che đầu đã tuột xuống dưới . Lippel nhìn vào khăn nhưng không thấy gì cả. Khăn hoàn toàn trống trơn, không có đến một xu!
thứ năm-một buổi sáng đặc biệt-
Lippel ngồi dậy, nhìn đồng hồ đeo tay. Bây giờ là 7giờ kém 15, giờ mà bà Jakob luôn luôn đến phòng đánh thức cậu. Cậu ngồi dậy, chờ thêm 5 phút nữa nhưng bà Jakob vẫn chưa xuất hiện. Lippel xuống giường và vào phòng tắm.
Khi cậu đi ngang qua phòng ngủ của ba má, nơi bà Jakob đang ở, bà giật mình thức dậy. Vẻ hoảng hốt, vừa cài áo ngủ với 2 bàn tay còn đang run rẩy bà vừa nói:
-Philípp Thánh thần ơi! Tôi ngủ quên, đồng hồ reo bị hư. Mấy giờ rồi? Cậu có đồng hồ không? Chúng ta phải làm gì bây giờ?
Tóc của bà bình thường được chải kĩ, nhưng hôm nay phủ xuống cả mặt mày. Lippel trấn an bà:
-Không sao cả, bà Jakob. Cháu thức rồi, chưa đến 7 giờ mà.
Bà thở phào nhẹ nhõm:
-Ba má cậu sẽ nói gì nếu biết chuyện này?
-Ba má cháu sẽ không biết đâu nhưn! g dù có! biết cũng chẳng sao. Cháu đâu có đi học trễ.
Bà Jakob xoa đầu Lippel.
-Cậu là một đứa trẻ dễ thương. Philipp. Tôi vào phòng tắm raâất nhanh, chỉ 2 phút thôi. Sau đó đến phiên cậu.
Lippel nghĩ thầm:” Có lẽ bà Jakob cũng không đến nỗi tệ lắm, vừa rồi bà rất lịch sự”. Nhưng chỉ 5 phút sau khi ra khỏi phòng tắm thì bà trở lại như trước. Tóc bà đã được chải bới kĩ, áo ngủ được cài chặt và vẫn nói với giọng như thường lệ:
-À, bây giờ cậu có thể vào phòng tắm được rồi, Philipp, nhanh lên nhé, cậu biết là không còn nhiều thì giờ. Nhớ đánh răng. Tôi xuống dưới nhà chuẩn bị làm đồ ăn sáng.
Lippel dùng sữa chua như thường lệ. Hôm nay bà Jakob nhớ đến điểm penny nên cậu sẽ có đủ 100 điểm. Đang suy nghĩ vẩn vơ, Lippel nghe tiếng bà Jakob hỏi:
-Cậu muốn tôi làm bánh mì đem theo như hôm qua không?
-Dạ, cháu xin 2 ổ.
-Hai ổ? Cậu đã nhận ra rằng điều tôi đề nghị là hợp lí: một ổ bánh mì tốt hơn cả ngàn lần kẹo Kracky.
Lippel sửa lại:
-Không, kẹo Racky.
-Cậu muốn ăn bánh mì với bơ?
-Không, bác cho nhiều thịt nguội.
Lippel nghĩ rằng con Mực có lẽ thích bánh mì thịt nguội hơn bánh mì bơ. Bà khen ngợi:
-Thịt rất tốt. Nó đem lại sức mạnh. Dần dần cậu sẽ hiểu ra. Va hôm nay cậu đừng quên mang theo áo mưa nhé. Hôm qua cậu đã bỏ nó ở nhà.
-Hôm qua trời đâu có mưa.
-Nhưng tối nay trời có thể mưa.
Lippel cằn nhằn:
-Cháu không thích mặc áo mưa.
-Thôi được , nếu lỡ mưa thì tôi cũng đâu có bị ướt.
Trên đường đi Lippel ngó quanh tìm con Mực và gọi to. Nhưng vẫn không thấy nó đâu.! Cuối c! ùng cậu bước chân đến trường mà vẫn chưa dùng 2 ổ bánh mì. Hôm nay Lippel tới sớm, đồng hồ của trường chỉ 8 giờ kém 5. Cậu đi chầm chậm theo hành lang và thình lình đứng sững lại như trời trồng: trước phòng học, một cái vòng tay bằng vàng giống y như trong giấc mơ đang nằm dưới đất, kế bên giỏ rác. Lippil đứng nhìn hồi lâu mà không dám lượm lên. Cậu sợ bị đánh thức như trong lúc đang mơ và biết rằng đó chỉ là một giấc mơ, nhưng sau cùng Lippel cúi xuống lượm vòng tay lên. Không còn nghi ngờ gì nữa, đây là chiếc vòng tay của cô công chúa. Tất cả đều đúng y chang, từ hình dạng, mẫu mã và viên đá đỏ. Lippel ngẩn ngơ, làm sao mà một vật trong giấc mơ lại đến tận trường học được? Lippel nghe tiếng người nào đó nói bên cạnh:
-Chào Lippel!
Hóa ra Hamide từ trong lớp vừa chạy ra. Cô nhìn thấy chiếc vòng trên tay Lippel:
-Bạn đã tìm được vòng tay của tôi? May quá! Tôi tìm nó khắp cả lớp. Cám ơn nhé.
-Vòng tay này là của bạn sao? Nhưng nó đâu phải là của bạn?
-Dĩ nhiên nó là của tôi. Hôm qua tôi đã đeo nó rồi, bạn không thấy sao?
-Hôm qua? Tôi không nhớ, nó là của bạn thật à?
-Phải, chắc chắn nó là của tôi.
Hamide xác nhận và cùng Lippel đi vào lớp.
-Arslan đâu rồi, anh ấy chưa đến sao?
Hamide hơi khó chịu khi nghe hỏi về Arslan. Cô nói nhỏ:
-Anh ấy bỏ đi rồi. Bữa nay anh không đến. Nhưng bạn không được tiết lộ với ai anh ấy đã bỏ đi nhé!
Lippel kêu lên như tự nói với chính mình:
-Asslam đi mất!! anh ta chưa trở về sao?
Hamide sửa lại:
-Arslan chứ không phải là Asslam.
-Cũng được. Hai người chỉ là! một th! ôi.
Vào giờ học, cô Klobe hỏi đến Arslan thì Hamide cho biết anh mình bị cảm. Suốt cả buổi sáng, Lippel ngồi yên như mất hồn. Cậu cứ nhìn vào chiếc vòng tay của Hamide, rồi lại tự nói thầm với mình, lúc thì lại lắc đầu và không chú ý đến bài giảng.Cô Klobe phải kêu tên cậu đôi ba lần Lippel mới định thần nhưng ngay cả những câu hỏi dễ nhất của môn văn vốn là môn cậu rất thích, Lippel cũng không trả lời được. Cô giáo thắc mắc:
-Philipp, chuyện gì đã xảy ra với em? Cô biết là em hay mơ mộng nhưng tình trạng như hôm nay thì cô chưa bao giờ thấy. Em có bị bịnh không? Hay là bị Arslan lây bịnh? Em nói mẹ đo nhiệt độ cho em thử xem sao?
-Mẹ em không thể đo được vì mẹ đi vắng đến thứ 2 mới về.
-Còn ba của em?
-Ba cũng đi vắng luôn.
Cô Klobe hỏi một cách lo ngại:
-Em ở nhà một mình sao?
-Dạ không, có bà Jakob đến ở trong nhà.
-À, ra vậy, cô hiểu tại sao em không tập trung được. Không có cha mẹ ở nhà người ta dễ bị phân tán tư tưởng
Lippel không đính chánh, cứ để cô giáo nghĩ như vậy. Thật ra sự phân tâm của cậu không phải do bà Jakob, cũng không phải do cha mẹ cậu gây ra, mà chỉ vì Lippel chưa tìm được câu trả lời: Tại sao chiếc vòng tay trong giấc mơ lại có thể đến trường được?

ARSLAN


Sau giờ học, Lippel và Hamide cùng đi về chung đường. Đi được một quãng, Hamide vừa hỏi vừa nhìn Lippel có vẻ dò xét:
-Chuyện gì đã xảy ra vậy? Tại sao bạn không nói gì cả? Bạn có giận tôi không?
-Không, không. Tôi đang suy nghĩ. Tôi không sắp xếp mọi chuyện cho rõ ràng được. Arslan đi mất. Asslan cũng biến mất. Còn bạn thì nói chiếc vòng tay này là của bạn.
-Đúng vậy, nó là của tôi mà.
-Nó bằng vàng thật phải không?
-Không, chỉ là vàng mạ thôi. Nhưng rất đẹp phải không?
-Ừ , ừ.
Lippel trả lời một cách lơ đễnh và nghĩ thầm: ” Như vậy bà chủ nhà trọ kia sẽ bị lừa nếu bà nhận chiếc vòng này làm vật tin vì nó không phải bằng vàng thật”. Hai người đi chầm chậm bên nhau. Đến trước một căn nhà nhỏ bên lề đường, họ thấy một thanh niên đang ngồi trên bật thềm, đầu ngửa về phía sau như đang hứng lấy ánh nắng. Trước mặt anh ta là một người phụ nữ đứng tuổi với cái túi xách trên tay đang nói với anh ta vài lời. Chàng thanh niên nhìn bà với vẻ khó chịu rồi đứng dậy. Lippel nhận ra đó chính là Arslan và gọi to:
-Arslan, anh đi đâu đó? Anh không bị bịnh sao? Sáng nay anh ở đâu?
Arslan nhún vai trả lời:
-Ra phố.
-Thật à? Anh trốn học à?
-Trốn học? Trốn học nghĩa là gì?
Hamide giải thích cho Arslan bằng tiếng Thổ Nhĩ Kì. Arslan trả lời:
-Đúng rồi, tôi đã bỏ học.
Ba người cùng đi tiếp. Lippel còn một vấn đề bứt rứt trong lòng chưa giải thích được và hỏi:
-Tôi muốn hỏi 2 bạn một chuyện, nhưng không được cười nhé! Hãy hứa với tôi.
Lippel thận trọng! nói vậy vì không muốn bị bạn cười nhạo.
-Các bạn có biết Sinh Bá?
Hamide suy nghĩ:
-Có phải Sinh Bá là anh chàng thuỷ thủ?
Lippel tự nhủ:” Bạn ấy biết về Sinh Bá nhiều hơn mình” và can đảm hỏi tiếp:
-Và 2 bạn là… không được cười nhé! – Lippel nhìn Arslan nói tiếp- Bạn là hoàng tử và cha bạn là vua.
Arslan ngạc nhiên:
-Vua?
Hamide nhìn Lippel chăm chú, vẻ dò hỏi, không biết Lippel có đang giỡn với họ không? Nhưng Lippel có vẻ rất nghiêm chỉnh. Hamide hỏi:
-Bạn điên à?
Arslan cũng hỏi:
-Bạn nói đùa phải không?
Lippel bối rối.
-Thật ra tôi có quen một người bạn tên Arslan, anh ấy không nói được cũng giống như anh rất ít nói. Asslan là con của một ông vua và có cô em gái tên là Hamide. Cô ấy có vòng đeo tay cũng giống như chiếc vòng mà bạn Hamide đang đeo.
-Cô ta cũng tên Hamide như tôi? Cô ta cũng là người Thổ Nhĩ Kì? Bạn quen cô ta ở đâu?
Lippel không thể trả lời là quen cô ta trong giấc mơ, vì vậy cậu hơi lúng túng:
-Tôi quen từ… từ… một quyển sách.
-Vậy à? Cha của chúng tôi không phải là vua mà chỉ là thợ máy làm trong một hãng chế tạo xe hơi. Còn mẹ chúng tôi làm ở một tiệm bán hoa.
Arslan nói với cô em vài lời bằng tiếng Thổ Nhĩ Kì, Hamide thông dịch:
-Mời bạn đến nhà chúng tôi chơi. Bạn có thể làm quen với mẹ tôi.
Lippel hỏi Arslan:
-Tại sao bạn ít nói vậy? Bạn hiểu hết những gì tôi nói mà.
-Tôi không nói được.
-Tại sao không? Bạn vừa nói đó.
-Nhưng không đúng văn phạm. Tôi luôn nói sai.
-Có sao đâu? Có hại gì đâu khi bạn nói sai.
-Nhưng mọi người! đều c! ười tôi!
-Điều đó không đúng. Tôi đâu có cười bạn.
-Hamide nói rất rành. Bà ấy nhỏ hơn tôi mà biết hết mọi thứ. Chuyện gì tôi cũng phải hỏi bà. Đó là lí do tại sao tôi ít nói.
Lippel sửa lại:
-Chuyện gì tôi cũng phải hỏi cô, chứ không phải bà.
-Đó, bạn thấy không?
-Nhưng tôi sửa lỗi cho bạn thì tốt chứ sao, nếu không thì làm sao bạn nói đúng tiếng Đức. Câu đó bạn phải nói:” Tôi phải hỏi cô”.
-Tại sao?
Lippel suy nghĩ một hồi, cuối cùng tìm được câu trả lời:
-Tại vì Hamide là một cô gái.
Arslan nói tiếp:
-Chuyện gì tôi cũng hỏi cô. Nhưng chưa bao giờ tôi nói cô là….
Lippel sửa lại:
-Nhưng chưa bao giờ tôi nói với cô.
Arslan thắc mắc:
-Tại sao lại không nói cô mà lại nói với cô? Bộ Hamide không còn là cô gái nữa sao?
-Có chứ! À, quả thật tiếng Đức rắc rối quá.
Vừa đi vừa nói chuyện, cả 3 đã đến đường Friedrich và đứng lại. Arslan hỏi:
-Sao, ngày mai bạn có đến nhà không?
Lippel trả lời:
-Bạn muốn nói đến nhà 2 bạn chơi? Vâng, nhưng lúc nào? Nhà 2 bạn ở đâu?
Hamide đáp:
-Ở đường Hoả xa.
-Lúc mấy giờ?
Arslan đề nghị:
-Đến ăn trưa luôn nhé.
Hamide tiếp lời:
-Đúng rồi, đến ăn trưa nhé, tôi sẽ báo cho mẹ tôi hay.
Lippel thích thú với đề nghị này:
-Đồng ý nhưng đừng có món cà chua.
Hamide hứa:
-Được , tôi sẽ nói với mẹ tôi.
Họ nói chuyện với nhau thêm một lúc nữa rồi Lippel từ giã:
-Bây giờ tôi phải về nhà.
Hamide nhìn lên bầu trời rồi nói:
-Trời sắp mưa rồi. Chúng ta nên về nhanh. Arslan, chúng ta đ! i thôi. Lippel chào:
-Sáng mai sẽ gặp lại.
Arslan trả lời:
-Gule, gule.
Lippel ngạc nhiên:
-Anh nói gì vậy?
Arslan vừa cười vừa nói:
-Gule, gule.
Lippel hỏi:
-Gule nghĩa là gì?
Hamide giải thích:
-Đó là lời chào bằng tiếng Thổ Nhĩ Kì.
Lippel hiểu ra:
-Thế à? Vậy thì , gule, gule.
Rồi 3 người chia tay, đi về 2 phía khác nhau.

MỰC QUẬY PHÁ


Đang thong thả bước đi trên đường Friderich, Lippel nghe có tiếng kêu lạ liền quay sang nhìn phía bên kia đường và trong thấy một con chó màu nâu đang đi ngược chiều. Lippel đứng dừng lại: chính là con Mực. Cậu gọi to:
-Ê, Mực, đi đâu vậy?
Mực băng qua đường, vẫy đuôi chào Lippel và húc mõm vào cặp sách của cậu.
-À, để tao tìm coi có món gì cho mày không?
Lippel để cặp táp xuống đất, chậm rãi mở ra và vờ như đang tìm món gì đó. Con Mực chờ đợi. Hồi lâu, Lippel mới thò tay vào ngăn bên phải lấy gói bánh mì ra. Cậu từ từ mở giấy gói, bẻ một mẩu bánh mì và ném cho con Mực. Con Mực nhào tới chụp lấy và nuốt liền, sau đó Lippel cho Mực ăn tiếp. Hết một ổ bánh mì thì trời bắt đầu mưa. Lippel ném ổ bánh mì còn lại cho con Mực, nhanh nhẹn đóng cặp táp lại để tập vở khỏi bị ướt, lấy cặp che lên đầu và từ giã con Mực:
-Chào Mực, hẹn sáng mai nhé.
Nhưng khi cậu về đến nhà, vừa bấm chuông thì con Mực đã xuất hiện bên cạnh. Bà Jakob ra mở cửa và nói có vẻ trách móc:
-Thật đáng đời. “Người ta ” không chịu nghe lời tôi mang theo áo mưa…
Bà chưa nói hết câu thì nhìn thấy con Mực đã chen qua cửa vào trong nhà cùng với Lippel. Bà hét to:
-Đi ra, đi ra!
Bà nhìn sang Lippel:
-Tại sao cậu mang con vật này về nhà?
Lippel trả lời:
-Cháu đâu có mang theo. Nó tự ý đi vào.
Con Mực không để ý đến bà Jakob. Trước tiên nó rùng mình thật mạnh làm những giọt nước trên bộ lông bắn tung tóe, văng lên tận trần nhà rồi chạy thẳng một mạch vào phòng khách. Không chú ý gì đến bộ ch! ân bê bết bùn đất của mình, con Mực chạy băng qua tấm thảm trắng ở giữa nhà và phóng lên ngồi trên chiếc ghế phô tơi nơi bà Jakob thường ngồi để nói chuyện điện thoại. Nó rùng mình thêm vài 3 lần, dúi mõm vào cái gối trên ghế và thoải mái nằm xuống. Bà Jakob đứng chết trân một hồi rồi đi ngay đến trước con Mực hét to:
-Đi ra, ra khỏi đây ngay! Đồ chó!
Con Mực ngẩn đầu lên nhìn bà có vẻ ngạc nhiên. Vì bà không dám đụng đến nó nên những lời nói vừa rồi không có tác dụng. Con Mực gục đầu xuống giữa 2 chân trước như muốn nói rằng nó cần được yên tĩnh. Lippel chạy đến ghế phô tơi, nói với con Mực với vẻ trách móc:
-Ê, Mực. Làm như vậy không được. Mày hãy nhìn tấm thảm xem! Xuống mau!Cậu nắm chùm lông trên đầu con Mực và hì hục kéo nó ra khỏi ghế . Con Mực hiểu ngay và lẹ làng nhảy xuống thảm, nhìn Lippel như muốn hỏi:” Bây giờ làm gì đây?” Lippel mở cửa nhà và ra lệnh:
-Đi ra.
Con Mực bước vài bước theo lệnh của Lippel. Nhưng ngoài trời vẫn còn mưa, vì vậy nó liền quay trở vô và nhảy lên ghế như cũ. Tấm thảm trắng lại in thêm nhiều dấu chân của con Mực. Bà Jakob vào nhà bếp mở tủ lạnh, thọc ngón tay còn đang run rẩy vào túi giấy, miệng nguyền rủa:
-Đồ chó! Đồ dơ bẩn! Tại sao cậu làm như vậy?
Một lần nữa Lippel giải thích là cậu không dẫn con Mực về nhà. Bà Jakob lấy từ trong gói giấy ra một miếng chả, lúc đầu định đưa cho Lippel, nhưng không hiểu sao bà đi thẳng vào phòng khách.
-Cậu gọi nó là gì? Nó tên gì?
-Mực.
Bà Jakob đem miếng chả đưa qua lại trước mũi con Mực và gọi:
-Đế! n đây M! ực.
Con Mực nhảy xuống định đớp ngay miếng chả. Bà giật mình đưa tay lên cao và gọi Lippel:
-Philipp, giữ con chó lại.
Lippel ôm chặt con Mực. Bà Jakob chạy ra hành lang, mở cửa hầm nhà rồi bảo:
-Thả nó ra.
Con Mực phóng ra hành lang. Bà Jakob ném miếng chả xuống hầm nhà , con Mực chạy xuống mấy bật thang, bà Jakob nhanh nhẹn đóng cửa hầm và khoá lại. Lippel hỏi:
-Tại sao bác không quăn miếng chả ra ngoài đường? Bây giờ nó bị kẹt dưới hầm nhà rồi.
-Đúng vậy. Đó mới là chỗ của nó. Nó phải ở đó.
-Tại sao vậy? Tại sao lại để chó ở dưới hầm?
-Chủ của nó phải đến đây nhận về. Và phải trả tiền giặt thảm, ghế bành và cả cái gối nữa.
Bà Jakob nói một cách giận dữ. Lippel giải thích:
-Nhưng nó đâu có chủ. Con chó này quanh quẩn ở đây từ mấy ngày nay.
-Thế tại sao cậu lại biết tên nó?
Lippel thú nhận:
-Thật ra cháu cũng không biết tên nó. Cháu đặt tên nó là Mực.
-Có thật vậy không?
-Đúng vậy.
Bà Jakob suy nghĩ một lúc rồi quyết định:
-Được, vậy tôi sẽ gọi cảnh sát để đưa nó đi.
-Tại sao lại gọi cảnh sát? Nó sẽ bị bắt đi mất và cháu sẽ không bao giờ gặp lại nó nữa.
-Cảnh sát sẽ mang nó đến chỗ giữ chó. Ở đó con Mực sẽ được chăm sóc đàng hoàng.
Sau đó bà đi đến máy điện thoại và quay số. Lippel hoảng hốt chạy tới năng nỉ:
-Bác làm ơn thả nó ra, bác Jakob.
-Không thể được. Yêu cầu cậu im lặng, cậu không thấy tôi đang gọi điện thoại hay sao?
Lippel đi trở ra hành lang. Cậu định mở cửa hầm để giải thoát cho con Mực. Nhưng bà Jakob hình như đo�! �n đư�! �c ý định của cậu nên đã khoá cửa hầm và mang chìa khoá theo. Lippel thất vọng, buồn rầu đi về phòng, leo lên giường nằm và nhìn trân trân lên trần nhà.
Một cú điện thoại.
Một lúc sau, bà Jakob lên phòng gọi Lippel xuống ăn cơm trưa. Nhưng Lippel không trả lời và nằm quay mặt vào trong tường.
-Nếu cậu không chịu ăn thì tôi đành chịu thôi.
Bà Jakob nói một cách giận dỗi và đi trở xuống . Buổi chiều có tiếng bấm chuông. Lippel ngồi dậy lắng nghe. Đầu tiên cậu nghe tiếng người đàn ông. Kế đó là tiếng của bà Jakob. Vào giây sau có tiếng chìa khoá mở cửa hầm nhà, Lippel nghe rõ tiếng kêu kẽo kẹt của cửa hầm. Cậu lại nghe tiếng của người đàn ông và sau cùng là tiếng đóng cửa.
Hồi lâu sau, không chịu nổi nữa, Lippel rón rén bước xuống dưới nhà. Bà Jakob đang điện thoại trong phòng khách. Lần này cửa hầm nhà không khoá. Lippel gọi nhỏ:” Mực”, sau đó lại gọi thêm lần nữa “Mực”. Nhưng chẳng có con chó nào chạy đến. Cái hầm trống trơn: con Mực không còn đó nữa. Lippel đi trở vào phòng, leo lên giường lấy gối che mặt lại để không nhìn thấy ai cũng như không cho ai nhìn thấy mình. Cậu tự nhủ:” Mình sẽ nằm hoài và không bao giờ dậy nữa”. Cậu nằm trên giường khá lâu và để mặt cho những ý nghĩ buồn rầu xâm chiếm mình. Thình lình cửa phòng của Lippel mở ra, bà Jakob gọi:
-Philipp, Philipp. Có điện thoại của ba má cậu.
Điện thoại? Đúng là điện thoại của ba má? Lippel ném nhanh cái gối xuống và nhảy phắt xuống giường.
-À, cậu ngủ à? Ba má cậu đang chờ điện thoại , lẹ lên.
Lippel phóng nhanh xuống cầu thang! , chụp ! ống điện thoại và nói:
-A lô! Lippel đây.
Giọng của mẹ hỏi dồn dập:
-Lippel, con của má. Cuối cùng má cũng nói chuyện được với con. Con khỏe không?
Lippel nói với giọng trách móc:
-Tại sao ba má không gọi điện cho con? Con đợi điện hàng ngày.
-Ba má thử gọi nhiều lần, nhưng chỉ nói chuyện được một lần thôi. Bà Jakob không nói lại với con sao?
-Có, con có nghe nói.
-Ngày nào ba má cũng thử gọi ít nhất là 3 lần.
-Nhưng sao…
-Nhưng rất lạ là điện thoại cứ bị bận liên tục. Ba má nghĩ là điện thoại nhà mình bị hư, vì con đâu có gọi điện thoại cho ai. Nếu có cũng không nói chuyện lâu như vậy.
-Con thì không, nhưng bác Jakob thì có. Bác gọi điện thoại khá thường xuyên.
Lippel nói lịch sự, lúc đầu cậu định nói:” Bà điện thoại liên tục, không ngừng”. Mẹ của Lippel có vẻ an tâm và nói tiếp:
-À, thì ra vậy. Dù sao thì bây giờ má cũng nói chuyện được với con. Ba má nhớ con lắm. Con nói cho má nghe, con có khỏe không?
-Không được khỏe lắm.
Giọng của mẹ có vẻ lo âu:
-Không được khỏe? Tại sao vậy? Con bị bệnh à?Con có gặp rắc rối gì với bà Jakob không? Hãy kể cho má nghe đi.
-Bà kêu người tới bắt con Mực đi. Bây giờ con không còn cách gì gặp lại nó nữa.
-Mực là ai vậy? Bà Jakob để người ta dẫn Mực đi đâu?
-Mực là một con chó. Nó vào nhà mình. Bà nhốt nó dưới hầm nhà và báo cho cảnh sát bắt nó đi.
-À, ra là con chó. Con dẫn nó về nhà?
-Nó tự theo con.
Sau một giây im lặng, mẹ Lippel trả lời:
-Lippel, má biết là con rất buồn. Nhưng má cũng thông cảm với bà Jakob.
! -Tại sa! o má lại thông cảm với bà?
-Tại vì bà không thể để cho nó vào nhà nếu nó không phải là chó của mình.
Lippel im lặng.
-Lippel, con có nghe má nói không? Con còn đó không?
-Dạ.
-Bà Jakob chắc chắn không có ác ý đâu.
Lippel im lặng. Cậu đang giận. Bây giờ mẹ của mình lại đứng ra bênh vực và cho rằng bà Jakob có lí. Bình thường nếu mẹ có mặt tại đây, cậu sẽ bỏ đi vào phòng tắm, khoá cửa lại, ngồi lì xuống tấm thảm để chứng tỏ mình đang giận. Nhưng với máy điện thoại thì cậu không thể thực hiện ý định này nên chỉ trả lời cụt ngủn:” Dạ”. Bà Mattenheim hỏi tiếp:
-Nhưng con có khỏe không? Con có nhận được những thứ cần dùng không?
-Dạ!
-Con có sang thăm bà Jeschke không?
-Có!
-Không có vấn đề gì ở trong trường chứ?
-Không!
-Con nhớ ba má không?
-Dạ!
-Thời tiết bên nhà như thế nào? trời có mưa không? Hay trời nắng như ở đây?
-Không!
-Lippel, con đợi một chút, má muốn bàn với ba.
Điện thoại ở đầu dây kia im tiếng. Lippel hỏi:” A lô, má?”. Không có tiếng trả lời. Lippel lo ngại lặp lại:
-Má, má còn ở đầu dây không?
-Má đây. Ba con đã đồng ý. Ba gởi lời thăm con.
-Ba đồng ý gì? Má nói gì con không hiểu?
-Ba má quyết định trở về nhà sớm hơn. Tối thứ 7 sẽ đi chuyến xe lửa khuya và như vậy thì chủ nhật ba má sẽ về đến nhà.
Lippel reo lên:
-À, như vậy thì hay quá. Nhưng khi nào ba má về đến nhà?
-Má nghĩ khoảng trưa chủ nhật ba má sẽ gặp lại con.
-À, tốt quá, con mừng lắm.
-Ba má cũng rất mừng.
Sau đó đến phiên ba của Lippel nói vài câu! với co! n, và cuộc nói chuyện qua điện thoại chấm dứt. Lippel đi vào nhà bếp gặp bà Jakob:
-Ba má cháu gởi lời chào bác.
-Cám ơn.
-Bác đã làm gì với con Mực?
-Nó đang ở trong nhà nuôi chó. Ở đó rất tốt, cậu có thể tin tôi. Chủ nó có thể đến nhận, nếu thật sự nó có chủ.
Lippel miễn cưỡng trả lời:
-Dạ.
-Ở đó có rất nhiều chó khác.Nó có thể chơi đùa thoả thích.
-Dạ.
-Cậu có thích chơi đùa với những đứa trẻ khách hay không? Hay cậu không thích?
-Dạ thích. Vì vậy ngày mai cháu muốn đến ăn trưa ở nhà người bạn. Họ mời cháu đến chơi.
Lippel nhìn bà Jakob chờ đợi bà từ chối và chuẩn bị phản ứng. Nhưng có lẽ lương tâm bị cắn rứt vì chuyện con Mực nên bà dễ dãi hơn bình thường. Bà trả lời:
-Được, như vậy ngày mai tôi sẽ ăn trưa một mình. Nhưng cậu đừng về trễ nếu không sẽ không đủ giờ làm bài tập. À, hôm nay cậu đã làm bài tập chưa?
Vì chưa làm bài nên Lippel lên phòng ngồi vào bàn, lấy tập ra làm bài suốt cả buổi chiều. Sau đó cậu bồn chồn chờ đợi bữa ăn tối. Lippel cảm thấy đói, vì trừ miếng kẹo Racky ở trường, cho đến bây giờ cậu vẫn chưa có một hột cơm vào bụng. Trong bữa tối, Lippel ăn khá nhiều khiến bà Jakob vui vẻ:
-À, cậu ăn ngon miệng quá. Có tôi chăm sóc cậu sẽ không sợ bị ốm.
Khi Lippel lên giường ngủ thì bên ngoài trời đã tối . Cậu nằm thao thức hồi lâu mà chưa ngủ được. Có lẽ do lúc nãy ăn quá nhiều. Lippel trăn trở, quay qua bên này, lúc sau lại quay qua bên kia, ngồi dậy, nằm xuống, khi thì kéo mền đắp kín đầu, khi đẩy mền ra, lúc thì để đầu trên gối, lúc lấy! gối đ! è lên đầu. Tất cả đều không giúp ích gì. Cho đến khi Lippel bắt đầu ngủ và tiếp tục mơ thì đồng hồ đã chỉ 11 giờ khuya.

GIẤC MƠ THỨ TƯ


Trời sáng dần, cảnh vật còn mờ sương, Lippel nghe tiếng chim hót và càng lúc càng có thêm nhiều tiếng động.Một người chăn cừu đang xua bầy cừu đi ngay qua nhà trọ. Một người cưỡi lừa chậm rãi đi qua. Có lẽ ông ra quen biết nhiều nên nhiều người lên tiếng chào hỏi và ông cũng lớn tiếng đáp lại. Ở nhà kế bên hình như có ai đó đang dùng búa đập vào tường. Xa xa có tiếng la hét của một người đàn ông đang chửi một người khác và đám con của ông này. Lippel nghe tiếng hát của bà chủ nhà trọ và tiếng ly chén chạm nhau từ phía nhà trong, có lẽ bà chủ đang sửa soạn bữa ăn sáng cho khách.
Lippel có cảm giác Hamide đang nhìn mình. Cậu quay mặt về phía cô , mỉm cười và nói mấy lời an ủi:” Asslam chắc chắn sẽ trở về mà”. Nhưng cậu cảm thấy lời nói này không có tác dụng vì chính cậu cũng đang lo lắng. Họ ngồi trong phòng chờ suốt mấy tiếng đồng hồ. Chuyện gì đã xảy ra? Asslam và con Mực hiện giờ ở đâu? Họ phải làm gì đây, nếu Asslam và con Mực không trở về? Hamide đề nghị:
-Hay chúng ta tìm họ?
-Tôi cũng đã tìm đến chuyện này nhưng nếu Asslam trở về mà không gặp chúng ta ở đây thì sao?
-Tôi đi một mình, còn bạn ở lại đây chờ Asslam. Tôi rành đường hơn. -
-Không, để tôi đi. Chúng ta không biết tìm anh ở đâu nên cũng không cần phải biết rành đường sá.
-Bạn có lí. Vậy thì bạn hãy đi. Thánh Ala phù hộ bạn. Bạn nên cẩn thận, nhất là với bọn lính gác.
Khi Lippel xuống dưới sân thì bà chủ nhà trọ đang nấu sung trong một cái nồi thật to trên bếp lửa đang cháy hừng hực. Bà dùng một cái! vá bằng gỗ quậy đều trong nồi. Nhìn thấy Lippel, bà nói to:
-À, cháu đã thức rồi. Hai người kia cũng thức rồi chứ? Có cần tôi dọn đồ ăn sáng không?
Lippel không trả lời câu hỏi của bà mà hỏi lại:
-Bà có thấy Asslam không?
-Tên câm đó à? Anh ta không ở trong phòng sao?
-Không, anh ấy đã đi ra ngoài với con chó. Chúng tôi cũng không biết anh ấy đi đâu.
-Kỳ quá, tại sao anh ta đi đâu mà không nói!
Như biết mình quá lời, bà chủ nhà trọ liền tiếp:
-Thật bậy quá!Chúng ta làm gì bây giờ?
-Tôi đi tìm anh ấy đây.
Ngoài trời khá lạnh. Nhiều người thợ đã ăn sáng xong và bắt tay vào làm việc trước cửa nhà. Một vào em bé đang chơi đùa. Lippel đi thẳng đến đám trẻ nhỏ và hỏi:
-Các bạn có thấy một thiếu niên lạ mặt đi ngang qua đây không? Anh ấy cao cỡ tôi và có dẫn theo một con chó nâu.
Mấy đứa trẻ trả lời : ” Không”. Lippel không biết phải chọn đường nào, cuối cùng quyết định đi thẳng xuống con đường nhỏ. Cậu đang rảo bước bên hông một bức tường khá cao, phía bên kia tường là nhiều cây ăn trái mọc cao chĩa nhánh ra phía ngoài. Thình lình Lippel thấy Asslam đang chạy thật nhanh như muốn vượt qua cậu, nhưng 2 người kịp nhìn thấy nhau và cùng đứng lại.
-Lippel!
-Asslam! Bạn nói được rồi à? Tại sao bạn được phép nói? Chuyện gì đã xảy ra, hãy nói cho tôi biết.
-Im, nhanh lên. Nhảy qua tường , nhanh lên.
Asslam hối thúc nên Lippel không có thì giờ để hỏi tiếp. Họ chụp một nhánh cây đang thòng qua bên này tường, trèo lên và quăng mình qua phía bên kia vườn. Lippel thả mình rơi xuống một đám hoa, Asslam cũng n! hảy xu�! ��ng phía bên kia cậu. Lippel lo âu hỏi nhỏ:
-Chuyện gì vậy?
Asslam nói khẽ:
-Bạn có nghe gì không?
Hai người lắng nghe, Lippel thì thầm:
-Tiếng vó ngựa. Có phải là 3 người lính hộ vệ?
-Hai người . Họ theo dõi tôi.
Tiếng vó ngựa ngày càng lớn,hai người kị mã cưỡi ngựa phóng đi phía bên kia tường. Tiếng vó ngựa nhỏ dần và cuối cùng dứt hẳn, Lippel thở phào nhẹ nhõm:
-Họ không phát hiện ra chúng ta.
Sau lưng 2 người có tiếng cửa mở. Một người đàn ông hiện ra với nét mặt giận dữ, tay cầm một cây roi, miệng hét to:
-Tao đã bắt gặp tụi bay rồi! Tụi bay ăn cắp lựu của tao. Trời ơi bây lại còn dẫm lên hoa của tao! Tao cho tụi bay thưởng thức mấy cây roi này!
Ông ta la lớn và nắm chặt áo của Lippel. Đâu tiên Lippel hoảng hốt đứng ngay người, nhưng rồi chợt tỉnh, vuột khỏi tay của người đàn ông, với tay nắm lấy một nhánh cây đu lên cao. Asslam đã nhanh chân phóng lên trước, đứng lên tường đưa tay ra kịp thời kéo Lippel và cả 2 nhanh nhẹn nhảy xuống con đường nhỏ bên kia tường. Người chủ vườn tiếp tục chửi rủa mấy tên trộm và than phiền về đám bông bị đạp hư, nhưng không dám liều lĩnh trèo qua tường vì việc đó không phải dễ đối với ông. Cuối cùng ông có vẻ nguôi giận và trở về nhà. Lippel lau mồ hôi trán:
-May quá, suýt chút nữa thì bị ăn đòn. Bây giờ hãy kể cho tôi nghe tại sao bạn nói được? Và bạn đã đi đâu?
Asslam chưa hết vẻ lo âu:
-Bạn có nghe tiếng chân ngựa không?
Lippel lắng nghe:
-Họ trở lại. Chúng ta phải làm sao đây? Họ trở lại!
Asslam ra lệnh:
-Nhanh lên, nhảy qua tường.
! Asslam n! hảy ngay lên trước, Lippel lo lắng:
-Nhưng còn ông chủ nhà với cây gậy?
-Thà bị ăn đòn còn hơn bị bọn lính hộ vệ bắt. Mau lên.
Asslam nói quả quyết và đưa tay cho Lippel. Hai người nhảy xuống vườn đúng ngay chỗ đám hoa. Thay may mắn là vừa kịp lúc. Tiếng vó ngựa nghe rất gần. Người chủ nhà ngó qua cửa và hét to:
-Trời đất quỉ thần ơi! Đồ mất dạy! Bọn trộm này lại giẫm lên đám hoa của ông. Lần này bọn bây đừng hòng thoát khỏi tay tao.
Lippel nhìn Asslam dò hỏi. Phía bên kia đường là những người kị mã, bên này là người chủ nhà một mực cho rằng họ là bọn ăn trộm trái cây.
-Theo tôi!
Asslam nói to và chạy dọc theo bức tường. Người chủ vườn hổn hển chạy theo sau. Đến ngay góc vườn, ông tưởng rằng đã có thể bắt được họ thì 2 người đã nhanh nhẹn quay lại, vượt qua mặt người chủ vườn và chạy thẳng vào nhà qua cửa sau. Lippel chạy phía sau trách móc Asslam:
-Bạn đi đâu vậy? Đây là nhà của ông ta mà.
Asslam không trả lời, cắm đầu chạy vào trong nhà. Đụng đầu vào cánh cửa thứ nhất, cậu ta mở ra nhưng đóng lại liền vì đó là phòng làm việc, mở đến cánh cửa thứ 3 mới đúng là cửa phía trước nhà. Hai người cùng vụt chạy ra khỏi nơi này. Họ trở lại con đường nhỏ phía bên kia tường và thoát nạn.
Trên đường về nhà trọ Lippel muốn biết tại sao Asslam có thể nói được.
-Đợi chút nữa, khi gặp Hamide tôi sẽ kể cho cả 2 người nghe. Nếu không thì tôi phải kể đến 2 lần.
Họ cẩn thận quan sát chung quanh xem bọn lính hộ vệ có đuổi theo không và lần dò về đến nhà trọ mà không gặp trở ngại nào. Hamide ! mừng r�! �� ôm lấy Asslam và Lippel:
-Em không nghĩ là Lippel có thể tìm ra anh. Thật giống như một trò ảo thuật.
Lippel lặp lại câu hỏi:
-Tối hôm qua bạn đi đâu? Còn con Mực, nó đâu rồi?
-Con Mực? Tôi không biết, hi vọng là nó còn sống. Bây giờ tôi sẽ kể lại mọi việc. Hồi hôm tôi không ngủ được và nằm suy nghĩ. Thầy Sinh Bá có dặn trong vòng 7 ngày tôi không được nói chuyện . Tôi tính lại nhưng không biết chắc là sáu hay bảy ngày đã trôi qua. Người duy nhất có thể giúp là thầy Sinh Bá. Tôi muốn tìm ông, mặc dù biết như vậy rất nguy hiểm vì nhà ông ở kế bên lâu đài. Nhưng nếu đợi đến trời sáng e rằng người ta sẽ thấy và bắt tôi ngay. Sau cùng tôi quyết định đến nhà ông vào giữa khuya. Lúc đó 2 người đã ngủ say nên tôi không đánh thức và dự định sáng nay, khi trở về, sẽ kể lại. Lúc đi ngang qua chỗ con Mực nằm, nó hay được nên chạy theo tôi:
Ngừng một lát, Asslam kể tiếp:
-Khi đến trước nhà thầy Sinh Bá, tôi gọi cửa và nghe tiếng chân bước. Chính thầy ra mở cửa…
Hamide mừng rỡ:
-Cám ơn Thánh Ala đã giúp đỡ. Thầy đưa anh vào nhà chứ?
-RẤt tiếc là không. Vừa nhìn thấy tôi thầy la to và đóng cửa lại liền. Tôi đứng im trong bóng tối bên ngoài và không biết phải làm gì. Đầu tiên tôi nghĩ có lẽ thầy sợ liên lụy vì tôi là kẻ bị đày. Nhưng tôi biết chắc thầy là người tốt, nhất định sẽ không làm như vậy. Tôi đang nghĩ ngợi, không biết có nên gõ cửa lần nữa hay bỏ đi thì thầy mở hé cửa và hỏi nhỏ:” Con là hoàng tử Asslam?” Tôi gật đầu. Vậy là hình dạng tôi đã thay đổi quá nhiều nên thầy không nhận ra.! “C! on còn sống hay đây là linh hồn của con?” Tôi không thể trả lời vì chưa được phép nói chuyện. Tôi đưa tay cho thầy đề thầy biết rằng tôi còn sống. Thầy sờ tay tôi rồi kéo nhanh vào nhà. Thầy ngạc nhiên nói đi nói lại:”Asslam còn sống!” Tôi muốn trả lời:” Tại sao lại không?”, nhưng đành im lặng và ra dấu cho biết là tôi muốn viết. Thầy mang cho tôi một tấm bảng và một cây viết. Trước hết tôi viết câu hỏi hết sức quan trọng đối với tôi:” Khi nào con được phép nói?” Trên bàn làm việc của thầy ngổn ngang đủ thứ dụng cụ: đèn cầy , viết , giấy, bảng gỗ… Thầy lục tìm cuốn tử vi, lật tới lật lui một lúc. Tôi sốt ruột đứng kế bên chờ đợi. Sau cùng thầy Sinh Bá nói:” Đến khuya nay là đúng 7 ngày. Con được phép nói chuyện rồi.”
Hamide thở phào:
-Hay quá!
Asslam kể tiếp:
-Tôi hỏi ngay là lúc mới gặp tôi, tại sao thầy có thái độ kì lạ vậy? Thầy cho biết mọi người đều cho rằng chúng ta đã chết cả rồi.
Hamide ngạc nhiên:
-Chết ? Tại sao vậy?
-Khi bọn lính hộ vệ từ sa mạc trở về, họ báo lại 3 người chúng ta đã bỏ trốn và sau đó đã chết trong trận bão cát.
Hamide hỏi:
-Nhưng họ biết rõ là chúng ta chưa chết mà?
Lippel xen vào:
-Tôi hiểu tại sao. Họ muốn nhận túi vàng thứ 2 của bà thím các bạn và chỉ nhận được khi chúng ta chết. Vì vậy họ cứ nói rằng chúng ta đã chết để nhận túi vàng đó.
Asslam xác nhận:
-Đúng vậy. Khi vua cha nghe tin, ông buồn rầu vô cùng và than trách về việc đã phạt 2 đứa con yêu của mình. Ông giam mình trong phòng riêng và cho biết sẽ kh! ông ra n! goài mà cũng không muốn làm vua nữa.
-Như vậy bà thím của các bạn sẽ vui mừng vì con của bà sẽ lên thay.
Asslam gật đầu và kể tiếp:
-Khi nghe thầy Sinh Bá kể chuyện, tôi muốn chạy ngay về cung điện để báo cho vua cha biết mình vẫn còn sống. Nhưng thầy Sinh Bá khuyên nên chờ đến sáng mai. Thầy có lí vì lúc đó tôi cảm thấy mệt đến độ không đứng nổi nữa và phải ngủ lại tại nhà thầy. Khi trời vừa hửng sáng, tôi và con Mực len lỏi vào hoàng cung.
Hamide nói to:
-Hay quá! Cha của chúng ta nói gì? Rất tiếc là em không đi theo.
-May là em không đi theo! Khi anh vừa định băng qua sân trước vào bên trong thì bỗng nhiên có 3 tên lính núp gần đâu đó nhào đến, rút kiếm ngay định đâm anh, vì họ không cần bắt sống mà chỉ muốn giết chết thôi.
Hamide giận dữ:
-Đâm chết à?
-Đúng vậy! Họ muốn giết chết anh. Họ không thể để cho bà thím và cả vua cha biết là chúng ta còn sống, vì như vậy âm mưu của họ sẽ bại lộ. Chính vì vậy mà tối hôm qua họ cứ cưỡi ngựa quanh thành phố để tìm chúng ta. Họ đoán là thế nào chúng ta cũng tìm cách trở về hoàng cung nên lục soát cả thành phố để tìm.
Lippel sốt ruột:
-Bạn chưa kể cho biết làm cách nào thoát chết khi họ dùng kiếm đâm bạn?
-Nếu không có con Mực thì giờ đây các bạn không còn nhìn thấy tôi nữa rồi. Ngay đúng lúc đó con Mực sủa to và phóng đến bọn lính. Họ phải quay ra chống lại với con Mực nên tôi chạy thoát được. Đến khi họ lên ngựa đuổi theo thì tôi đã ra đến bức tường bên ngoài và chạy theo con đường nhỏ rồi gặp được Lippel . Phần cuối thì bạn đã biết rồi.
! Lippel g�! ��t đầu rồi chợt nhớ ra:
-Nhưng bạn có nói là chỉ 2 người kị mã đi tìm bạn. Còn người thứ 3 thì sao?
-Hắn ở lại để canh chừng , hễ chúng ta về đến hoàng cung là ra tay giết chết, trong khi 2 người kia ra chợ tìm chúng ta.
Hamide nói một cách tức giận:
-Nhưng trong hoàng cung không chỉ có 2 người lính, còn những người khác đâu hết rồi ? Tại sao họ không đến giúp anh?
-Những người lính khác ở tận bên trong hoặc gác ở sân chính, còn 3 người này chận anh từ phía sân trước nên không ai hay biết gì cả. Mà cho dù có nghe tiếng đi nữa thì họ cũng tưởng rằng người ta đang đuổi một đứa bé hay là một tên trộm ra khỏi cung điện.-Asslam vừa nói vừa ngắm nghía bộ đồ rách rưới dơ bẩn mình đang mặc- Tôi thật không giống một hoàng tử chút nào!
Sau một hồi im lặng, Hamide lên tiếng:
-Phải nghĩ ra cách gì để vào hoàng cung, chúng ta không thể ở mãi nơi đây. Em muốn gặp lại ba má.
Lippel an ủi:
-Bạn hãy bình tĩnh, thế nào cũng có cách.
Hamide hỏi với vẻ thiếu kiên nhẫn:
-Cách gì đây?
Lippel trả lời:
-Chúng ta hãy suy nghĩ.
Ba người ngồi bên nhau trên tấm nệm rơm, chống tay lên cằm và suy nghĩ. Lippel có cảm giác sẽ tìm được giải phải, cậu nghĩ ra một ý tưởng nhưng chưa được chắc lắm vì còn một vài điểm vướng mắc. Cậu nghĩ ngợi căng thẳng và phương cách ngày càng rõ dần. Lippel sắp tìm ra lời giải thì đột nhiên bà Jakob đến đánh thức cậu:
-Philipp! Philipp! Dậy đi, 7 giờ kém 15 rồi.
Cậu không còn cách nào khác hơn là để Asslam và Hamide tiếp tục suy nghĩ còn mình phải thức dậy.

GIA ĐÌNH GUNEY

Sau khi ăn sáng xong, Lippel lấy cặp táp và mặc áo mưa vào vì không muốn bị ướt như ngày hôm qua. Nhưng sáng sớm hôm nay trời lại nắng gắt, không một chút mây. Đi được nửa đường, cậu muốn trở về nhà bỏ áo mưa lại nhưng sợ trễ giờ học nên đành đi tiếp và cố quên nó đi. ” Thật ra cũng rất tiện lợi, khi đến trường mình sẽ máng áo mưa vào móc áo, lúc tan học nếu trời mưa thì có sẵn để mặc vào”. Ý nghĩ này khiến cho cậu thấy vui. Lippel càng vui hơn khi vừa quẹo vào đường Herder đã nhìn thấy Arslan và Hamide. Lippel chạy nhanh đến gặp họ và cùng đi đến trường. Hamide hỏi:
-Bữa nay bạn đến nhà chúng tôi ăn cơm chứ?
-Đúng, sau giờ học tôi sẽ cùng đi đến nhà bạn.
-Tốt lắm!
Lippel tò mò:
-Bữa trưa chúng ta sẽ ăn gì?
Arslan nhún vai:
-Tôi không rõ.
Hamide tiếp lời:
-Tôi không biết sẽ có món gì. Nhưng tôi biết sẽ không có món gì?
Lippel hỏi:
-Không có món gì vậy?
Hamide cười:
-Cà chua! Khi chúng ta đi học về sẽ chưa có đồ ăn vì má tôi phải làm việc đến 12 giờ. Nhưng sau đó má sẽ nấu rất nhanh.
-Không sao, tôi đợi được. Hôm qua tôi không ăn trưa, đến tối mới ăn.
-Nhưng bạn không phải chờ đến tối đâu, vì như vậy tôi sẽ bị chết vì đói.
Ngày hôm đó 2 tiết đầu là môn văn. Cô Klobe phát bài chính tả cho học sinh, Lippel bị 1 lỗi, Hamide 14 lỗi còn Arslan đến 37 lỗi! Sau giờ chơi đến giờ thể dục tại sân vận động kế bên trường. Các em tham gia môn chạy đua. Arslan được hạng nhất, Hamide thứ 11 và Lippel thứ 19. Tiếp theo là giờ thực nghiệm, các học sinh phải t! rở lại lớp. Buổi học qua mau. Sau khi tan học, Lippel cùng Arslan và Hamide trở về nhà. Lippel có cảm giác là lạ khi đi tới đường Friedrich mà không quẹo về nhà mình, lại đi theo đường Herder thẳng đến đường Bahnhof. Trước cửa nhà 2 bạn, Lippel lẩm nhẩm đọc bản tên :” Guney”. Một phụ nữ mập mạp bước ra mở cửa. Arslan giới thiệu:
-Mẹ tôi đó.
Lippel lễ phép chào:
-Gule, gule.
Bà mẹ cười to, Arslan và Hamide cũng cười theo. Lippel ngượng ngùng hỏi:
-Sao vậy? Tôi đọc sai à? Đó không phải là lời chào theo tiếng Thổ Nhĩ Kì ư?
Hamide giải thích:
-Phải , nhưng đó là dùng để nói khi từ giã, giống như ” Auf Wiedersehen”
(hẹn gặp lại) của tiếng Đức. Mới gặp nhau mà bạn đã “hẹn gặp lại” thì người ta phải cười chứ sao!
Lippel cũng cười theo:
-Thì ra vậy. Nhưng tôi chưa muốn từ giã đâu.
Ba người theo bà Guney vào phòng khách. Trên bàn ăn dài phía tay trái đã được sắp sẵn chén dĩa. Lippel tò mò ngó quanh phòng. Thật ra căn phòng này cũng giống như nhà bà Jeschke, điểm khác biết duy nhất là chiếc máy cát-xết với băng nhạc bằng tiếng Thổ Nhĩ Kì. Trên tường treo nhiều hình và ngay trên chiếc ghế bành dài là một bức tranh to thêu hình một thành phố. Lippel nhìn kĩ bức tranh. Arslan giải thích:
-Đó là Ankara- thủ đô của nước Thổ Nhĩ Kì, nơi tôi sinh ra.
Lippel sửa lại:
-Nơi tôi được sinh ra. Ankara có lớn không?
Arslan cười đáp lại một cách tự hào:
-Mười lần lớn hơn thành phố này! Tất cả đều to. Không như ở đây, tất cả đều nhỏ: một thành phố nhỏ.
Lippel hơi ngạc nhiên vì không hề có cảm giác! là thà! nh phố này nhỏ:
-Bạn nghĩ vậy sao? Nhưng còn những người này là ai?
-Đó là ông nội và bà nội tôi.
Lippel khen ngợi:
-Bạn nói tiếng Đức giỏi lắm. Tôi không hiểu tại sao bạn lại không chịu nói.
Bà Guney bưng đồ ăn để trên bàn. Những món này hoàn toàn không giống món ăn Lippel vẫn dùng ở nhà: bánh mì dẹp và tròn gần giống như bánh xèo. Một dĩa thịt thái nhỏ, một chén sữa chua trộn với dưa chua và tỏi làm sốt dùng cho cải xà lách. Lippel suy nghĩ có nên hỏi xin bà mấy điểm penny trên hộp sữa chua hay không?Nhưng cậu còn e ngại nên quyết định sẽ hỏi sau khi ăn xong. Ngoài ra còn có món ớt tây nhồi thịt với cơm. Họ uống nhiều nước suối.
Bà Guney giải thích cho Lippel từng món ăn và đọc tên chúng bằng tiếng Thổ Nhĩ Kì nên Lippel không nhớ được. Bà nói tiếng Đức thông thạo hơn Arslan và gần bằng Hamide. Có lẽ nhờ bà làm việc cho một tiệm tạp hóa.Tuy nhiên có nhiều chỗ bà nhấn giọng rất lạ nên Lippel phải cố gắng lắm mới hiểu hết. Món tráng miệng có tên là Hawa hay Hama hoặc một cái tên gì tương tự như vậy, rất ngọt và ngon. Ăn xong, Lippel hỏi bà Guney về mấy nắp hộp sữa chua. Bà cho biết đã vất nó vào thùng rác. Arslan và Hamide cùng với Lippel lục tìm được 2 nắp hộp sữa nhưng trên mặt nắp không có in điểm penny, vì bà Guney mua của hãng khác. Bà hứa lần sau sẽ để ý khi mua sữa.
Sau khi chơi vài ván cờ ” cá ngựa” với Hamide và Arslan, Lippel từ giã ra về. Lúc từ giã, Lippel xin phép bà Guney cho Arslan và Hamide ngày mai đến nhà mình dùng cơm trưa. Bà Guney muốn biết liệu ba má của Lippel có đồng ý hay không? Lippel trả lời:
-Chắc chắ! n ba má ! cháu sẽ bằng lòng. Nhưng hiện nay ba má cháu không có nhà. Có bà Jakob đến nấu ăn cho cháu.
Bà Guney chấp nhận. Dĩ nhiên Arslan và Hamide cũng không phản đối. Họ tiễn Lippel đi một đoạn đường về gần đến nhà.

BÀ JECHKE TÌM RA MỘT LỐI THOÁT


-Này, cậu ăn ngon không? – Bà Jakob hỏi- Chỗ nào ngon hơn? Ở đây do tôi nấu hay ở nhà bạn cậu?
Lippel trả lời rất “ngoại giao”:
-Mỗi chỗ ngon một cách khác nhau.
Vì bà hỏi về chuyện ăn uống nên Lippel hỏi luôn:
-Ngày mai cháu muốn mời bạn về đây ăn trưa.
-Bao nhiêu người vậy?
-Chỉ có 2 người, 2 anh em. Trưa nay cháu mới ăn ở nhà họ.
-Được, tôi sẽ nấu cho 4 người ăn.Nhưng bạn cậu tên họ là gì? Không chừng tôi cũng biết họ.
-Guney.
-Guney? Họ nghe lạ quá! Họ đến ở đây lâu chưa? Bạn cậu tên gì?
-Người anh tên Arslan còn cô em là Hamide.
-Họ là người ngoại quốc phải không?
-Dạ phải. Họ là người Thổ Nhĩ Kì.
-Thổ Nhĩ Kì? Không, họ không được đến đây. Cậu nghĩ sao mà mời họ vậy?
Lippel ngạc nhiên:
-Tại sao họ lại không thể đến đây? Họ đã làm sai hay sao?
Bà Jakob nói với vẻ trách móc:
-Cậu còn phải hỏi à? Ba má cậu sẽ nói gì, nếu ông bà biết là mấy người Thổ Nhĩ Kì đã đến đây ăn trưa? Không thể tưởng tượng được!
Lippel thất vọng:
-Nhưng cháu đã mời họ rồi. Cháu không thể nói lại. Ba má sẽ không phản đối đâu , cháu chắc chắn như vậy.
-Mặc kệ! Những người ngoại quốc này không được đến đây khi tôi còn chịu trách nhiệm trong nhà này. Rủi có thiếu món gì, ba má cậu sẽ đổ thừa tôi.
Lippel khó chịu:
-Bác muốn nói là Hamide và Arslan ăn cắp sao? Hôm nay cháu đến nhà họ ăn trưa nên cháu muốn ngày mai mời họ lại.
Bà Jakob to tiếng:
-Cậu muốn ra lệnh cho tôi phải không? Chúng ta không bàn thêm nữa. Ngày mai họ k! hông được đến đây. Chấm dứt.
Lippel buồn bã bỏ chạy lên phòng. Đúng ra chiều nay Lippel phải làm bài tập, nhưng đầu óc cậu chỉ quay cuồng xung quanh Hamide và Arslan và lời mời ăn trưa của cậu.” Mình phải làm gì bây giờ? Ai có thể giúp mình? Chỉ có bác Jeschke. Đúng rồi! Bác Jeschke! Mình sẽ đến thăm và hỏi ý kiến bác. Mà mình cũng chưa kể cho bác nghe chuyện về con Mực”. Vì vậy Lippel quyết định sang nhà bà Jeschke và tạm gác chuyện làm bài tập sang một bên. Để bà Jakob khỏi hay, cậu nhón gót nhẹ nhàng lách mình ra khỏi nhà và băng qua đường đến nhà bà Jeschke. Bà tỏ vẻ vui mừng về cuộc viếng thăm này:
-Chào Lippel. Sao bữa nay cháu có vẻ không vui vậy? Gương mặt của cháu trông bí xị. Có chuyện gì phải không?
-Đủ mọi chuyện bác ạ, chỉ vì bà Jakob: trước hết là bà ấy kêu người đến bắt mất con chó, kế đó bà không cho 2 bạn Hamide và Arslan đến nhà.
Lippel kể đầu đuôi câu chuyện cho bà Jeschke nghe. Bà lắc đầu:
-Chuyện con Mực bác còn có thể hiểu được, mặc dù bác rất muốn giữ nó lại để cho ăn…
-Cháu cũng vậy.
-Nhưng chuyện 2 người bạn của cháu thì quả thật bác không hiểu được. Chúng ta làm sao bây giờ? Ngày mai cháu không thể nói với bạn:” Các bạn không đến nhà tôi được vì các bạn là người Thổ Nhĩ Kì”.
-Đúng vậy! Họ sẽ rất buồn và sẽ không bao giờ nói chuyện với cháu nữa. Cháu biết nói cách gì để từ chối đây?
-Cháu không cần phải nói gì cả! Cả 3 người sẽ đến nhà bác ăn cơm. Cháu biết không, ăn ở nhà cháu hay ở đây thật ra cũng như nhau cả thôi.
Lippel vui mừng khôn xiết:
-Bá! c nói th! ật không?
Bà Jeschke mỉm cười:
-Dĩ nhiên là cháu không thể nói với họ là cháu ở đây: chúng ta không nên nói dối họ. Nhưng cháu cũng không nên nói những lời không hay của bà Jakob cho họ nghe.
Cháu chỉ cần nói đơn giản là ba mẹ cháu không có nhà nên cháu đến nhà bác ăn.
Lippel thừa nhận:
-Đúng vậy!
Và cậu vui vẻ trở về nhà. Trong bữa ăn tối, thấy Lippel không đá động đến chuyện mời bạn ăn trưa, bà Jakob hỏi:
-Như vậy cậu đã chấp nhận việc ngày mai những bạn Thổ của cậu không đến đây ăn trưa phải không?
Lippel nói một cách vui vẻ:
-Dạ, cháu cũng không ăn ở đây. Cả 3 chúng cháu sẽ ăn trưa ở nhà bác Jeschke.
Bà Jakob ngạc nhiên, suýt chút nữa làm rơi cái nĩa xuống đất:
-Sao? Xin lỗi tôi nghe không rõ! Ăn ở nhà bà Jeschke?
Lippel gật đầu. Bà nói một cách cứng rắn:
-Cậu không được làm vậy.
-Bác nói gì?
-Ngày mai cậu ăn ở nhà, tại đây!
-Cháu ăn chung với Hamide và Arslan. Nếu họ ăn ở đây thì cháu sẽ ăn cơm ở nhà.
-Cậu muốn ép tôi phải không? Cậu phải ăn cơm ở nhà với tôi và ngoài ra không có ai nữa cả.
Lippel mạnh dạn:
-Không.
-Cậu là một đứa trẻ khó dạy. Lên giường ngay, nghe không! Và hãy suy nghĩ kĩ về việc ngày mai ăn ở đâu.
Lippel trở về phòng mình, thay quần áo ngủ và lên giường nằm. Cậu nghĩ ngợi về Hamide và Arslan, nhưng cố gắng xua đuổi ý nghĩ về 2 người bạn và chỉ giữ lại những ý tưởng liên hệ đến giấc mơ. Cậu nghĩ đến kinh thành, đến con đường nhỏ, đến nhà trọ Thanh Tâm, đến sân hoàng cung. Khi nghĩ đến lúc cả 3 người ngồi trong nhà trọ, cậu bắt đầu ! ngủ và! mơ tiếp.

GIẤC MƠ THỨ NĂM


Lippel hỏi 2 bạn:
-sao, các bạn có tìm ra giải pháp nào chưa?
Asslam lắc đầu, trả lời ngắn gọn:
-Không.
Hamide thêm vào:
-Rất tiếc tôi cũng không.
Lippel tiếc rẻ:
-Tôi đã nảy ra một ý nhưng lại quên mất.
Có tiếng gõ cửa phòng, Asslam chạy đến cửa và lắng nghe. Cậu ta hỏi nhỏ:
-Ai đó?
-Tôi , bà chủ nhà đây.
Bà bước vào phòng nhìn quanh và hỏi:
-Đã gần trưa rồi mà sao các em vẫn chưa ăn? Các em làm gì trong đây?
Asslam trả lời:
-Chúng tôi đang suy nghĩ.
Bà ngạc nhiên:
-Cậu nói được rồi à? Một người câm vừa nói lại được, thế mà mọi người buồn bã ngồi với nhau! Tôi không hiểu nổi. Các em có bị gì không?
Lippel nói với 2 bạn:
-Thật ra chúng ta có thể nói sự thật cho bà biết, chắc chắn bà sẽ không báo cho bọn lính đâu.
Bà chủ nhà hỏi:
-Nói cái gì?
Asslam nói một cách trịnh trọng:
-Tôi là hoàng tử Asslam, con trai duy nhất của nhà vua và là người nối ngôi sau này. Và đây là công chúa Hamide , em gái nhỏ nhất của tôi.
Bà chủ nhà cười to:
-Cậu là một hoàng tử? Hai đứa trẻ dơ bẩn, áo quần rách rưới mà lại là hoàng tử và công chúa sao?
Hamide cởi chiếc vòng tay ra đưa cho bà chủ nhà:
-Bà hãy đọc những chữ ghi trên chiếc vòng này.
Bà chủ nhà cầm lấy chiếc vòng đồng thời ngó Asslam và Hamide với cặp mắt ngờ vực. Bà xem xét chiếc vòng tay thật kĩ lưỡng rồi kinh ngạc kêu lên:
-Đây là biểu tượng của hoàng gia! Các em không lấy trộm của người ta chứ?
Bà quan sát Asslam và Hamide lần nữa, giọng nói lần này không có vẻ coi thư�! �ng:
-Bây giờ tôi không hiểu gì nữa, không biết có nên tin hay không?
-Bà có thể tin tôi, bà chủ quí mến. Chiếc vòng tay này là của tôi. Tôi là công chúa Hamide.
Bà chủ nhà trọ hoàn toàn bối rối:
-Tại sao các người lại đến nhà trọ của tôi? Những bộ quần áo này ở đâu ra? Chuyện gì đã xảy ra? Mọi người có biết các em ở đây hay không?
-Có lẽ chúng ta phải giải thích cặn kẽ cho bà biết.
Lippel nói rồi 3 người kể cho bà chủ nhà nghe những gì họ đã trải qua. Bà chủ nhà nói với vẻ thương cảm:
-Tội nghiệp cho những đứa trẻ khốn khổ, ý tôi muốn nói là, những vị hoàng thân khốn khổ. Các vị cần tôi đến hoàng cung báo cho nhà vua biết không?
Asslam nói:
-Không được, vì người ta sẽ không để bà đến gặp vua cha đâu. Hơn nữa hiện nay ông đang giam mình trong phòng riêng và không muốn tiếp bất cứ ai.
Bà suy nghĩ rồi đề nghị:
-Chúng ta phải dụ mấy người lính gác ra khỏi hoàng cung, sau đó quí vị có thể chạy nhanh vào trong. Và khi đã vào được bên trong thì không còn gì nguy hiểm cả.
Asslam tán thành:
-Đúng rồi. Nhưng làm sao dụ bọn lính đây?
Lippel chen vào:
-Về việc này tôi đã có cách. Tôi sẽ dụ họ ra . Chỉ cần 2 bạn lẻn vào bên trong được là xong.
Hamide hỏi:
-Nhưng làm sao chúng ta có thể đến lâu đài được: Hai người lính gác sẽ khác phá ra.
Bà chủ nhà trọ nói:
-Tôi có ý kiến. Chúng tôi có một miếng vườn nhỏ nằm gần lâu đài, thỉnh thoảng vợ chồng tôi đến đó chăm sóc vườn. Chúng tôi có thể giấu 2 vị trong xe, dùng bao bố che lại, như vậy sẽ không bị lộ. Từ khu vườn đến Hoàng cung khô! ng xa l�! �m.
Ba người nhìn nhau, đây có vẻ là một giải pháp tốt. Bây giờ chỉ còn vấn đề là làm sao Lippel có thể dụ bọn lính gác ra ngoài mà không bị nguy hiểm đến tính mạng. Bà chủ nhà trọ lại nảy ra một ý:
-Cậu nên leo lên tường thành đi lại và hét to. Bọn lính sẽ chạy đến ngay.
Lippel ngần ngại hỏi:
-Bức tường thành có cao và rộng không?
Asslam cũng lo lắng:
-Liệu có dễ bị té xuống đất không? Và chúng ta phải làm sao nếu bọn lính trèo lên tường bắt Lippel?
Bà chủ nói:
-Từ từ, tính chuyện này xong rồi hãy nghĩ sang chuyện khác! Bức tường không cao lắm nhưng cũng không rộng đến độ có thể phóng ngựa lên đó. Nếu Lippel đủ can đảm nhảy từ bức tường xuống thì tôi sẽ có cách.
Lippel hỏi:
-Cách gì?
-Lippel dụ người lính gác cổng đến gần mình rồi nhảy xuống phía bên ngoài tường thành. Đến khi bọn lính trèo lên tường rồi nhảy xuống theo thì cậu đã có đủ thì giờ chạy đến trốn vào trong xe của tôi. Nếu bọn lính có hỏi thì tôi sẽ trả lời là Lippel đã chạy về hướng con đường nhỏ để gạt chúng rượt đuổi theo.
Ba đứa trẻ đều kêu lên:
-Hay quá!
Và như vậy chúng bắt đầu thi hành kế hoạch. Asslam, Hamide và Lippel vào nằm trong xe, bà chủ nhà trọ lấy bao bố trùm lại, cột con lừa vào và đưa cả 3 đến miếng vườn gần tường thành. Bà ngừng lại, cẩn thận nhìn quanh và nói:
-Không có bọn lính kị mã nào ở gần đây. Các vị có thể ra được rồi.
Ba người xuống xe tìm cách đi qua tường thành.Phía bên trong tường là một khoảng trống, đi thêm một đoạn thì đụng một bức tường cao với cái cổng th�! ��t to. M! ột người lính dựa lưng vào bót gác nhìn thẳng ra con đường trước mặt. Asslam và Hamide đi men theo tường thành, thỉnh thoảng lại nép vào những hốc nhỏ dọc theo bức tường để tránh khỏi bị phát hiện mỗi khi người lính quay mặt về phía họ. Cứ như vậy họ lần hồi đến được gần cổng và nép mình sau một bụi cây rậm rạp. Chờ cho các bạn núp yên ổn, Lippel bèn nhảy lên và đi dọc theo tường đến gần nơi đối diện với cổng. Trong lúc nằm trên xe kéo, Lippel đã nghĩ ra một bài hát và bắt đầu cất cao giọng:


Nơi đây ta dạo trên tường
Giữa ngày nắng chiếu bốn phương khắp nhà
Đằng kia chú lính chạy ra
Tìm bắt không được cười khà rồi đi


Người lính gác nhìn trân trối vào Lippel, miệng mở to và không tin vào cặp mắt mình. Hắn từ từ bước lại gần, Lippel hát tiếp:


Tường cao ta lên đó
Ngẩn ngơ ông lính ngó
Khôn ngoan cậu bé nhỏ
Lính to ngu như bò


Người lính tức giận rời bót gác chạy nhanh đến tường, quyết tâm tìm bắt cho được tên ngông cuồng này. Lợi dụng cơ hội đó Asslam và Hamide lẩn vào bên trong. Bà chủ nhà gọi to từ phía sau tường:
-Cẩn thận Lippel. Hãy coi chừng.
Nhưng Lippel cười nói:
-Anh ta không bắt được cháu đâu. Anh ta còn ở xa lắm.
Lippel có hơi chủ quan, cậu thản nhiên đọc tiếp 2 câu thơ nữa:


Lippel chạy theo đường tắt
Ông lính già không thể bắt


Bà chủ nhà lại gọi to, giọng có vẻ cấp bách:
-Lippel.
Lippel không hiểu bà gọi để làm gì, vì người lính gác cổng vẫn chưa đến gần cậu, tuy nhiên cậu vẫn làm theo ý bà và quay lưng lại định nhảy xuống tường. Nhưng cậy giật mình, tim như ngừng đập: phía bên ngoài tường thành là 2 người lính khác. Họ đã khám phá ra Lippel và theo dõi trong lúc cậu nhảy lên tường để ca hát chọc ghẹo người lính gác. Một trong 2 người tìm cách nắm lấy chân cậu kéo xuống. Lippel la to:
-Cứu tôi với! Cứu tôi với!
Cậu đạp mạnh vào tay người lính tìm cách thoát thân. Nhưng bên trong tường là người lính gác cổng, bên ngoài là 2 người lính hộ vệ. Một trong 2 ngơời lính quay đi, Lippel đoán được ý định của hắn: Hắn định chạy đi lấy ngựa để từ trên lưng ngựa có thể bắt Lippel dễ dàng hơn. Lippel quay đầu chạy ngược lại và la to:
-Cứu tôi với! Cứu tôi với!
Nhiều cánh cửa sổ phía trong hoàng cung mở ra, vài người đứng nhìn để xem ai kêu cứu. Mấy người lính gác ở sân trong cũng tò mò đi ra khỏi cổng. Lippel gọi to:
-Xin hãy cứu tôi!
Lippel thu hết can đảm nhảy vào khoảng đất trống phía trong tường thành. Cậu tìm cách thoát khỏi người lính gác cổng, nhưng ông ta đã nhanh nhẹn chụp lấy tay và giữ chặt Lippel lại rồi rút kiếm ra. Lippel vùng vẫy dữ dội. Trong lúc đó, những người lính ở sân trong và những người giúp việc trong hoàng cung đã đến gần Lippel. Một người nói:
-Anh không cần phải dùng đến kiếm để trị một đứa bé như vậy.
Một người khác nói to có vẻ ngạc nhiên:
-Xem kìa, đây là tên lạ m�! �t đã bị đày chung với hoàng tử. Không biết nó từ đâu trở về đây.
Một người lính nói:
-Có thể hắn biết rõ về cái chết của hoàng tử và công chúa. Chúng ta hãy mang hắn đến cho nhà vua.
Trong chốc lát họ đã trói chặt tay của Lippel, một người lính ra lệnh:
-Đi theo ta vào hoàng cung. Đừng hòng tìm cách thoát thân.
Lippel trả lời:
-Điều đó ông khỏi lo. Tôi không trốn đâu. Xin vui lòng đưa tôi đến gặp nhà vua.
Mấy người lính dẫn Lippel băng qua sân trước vào bên trong cung điện và sau cùng họ đến trước cửa phòng của nhà vua. Cánh cửa phòng từ từ mở ra. Đột nhiên Lippel cảm thấy lo sợ:
-Không, xin đừng mở cửa!
Nhưng bà Jakob đã xô cánh cửa phòng và gọi to:
-Thức dậy Philipp, đã 6 giờ 45 rồi.
Lippel thức dậy.

BỮA ĂN SÁNG NGẮN, BỮA ĂN TRƯA DÀI


Trong khi ăn sáng bà Jakob hỏi:
-Sao, cậu đã suy nghĩ kĩ chưa?
-Dạ, suy nghĩ gì?
-Cậu biết rồi mà, về bữa ăn trưa.
Lippel nhún vai im lặng và tiếp tục ăn sữa chua. Bà Jakob nghĩ là cần phải nói rõ hơn:
-Cậu về đây ăn cơm trưa và không ăn ở nhà bà Jeschke. Cậu có nghe không?
Lippel trả lời cứng rắn:
-Cháu ăn ở nhà bà Jeschke.
Bà Jakob giận dữ:
-Nếu cậu làm như vậy thì đừng bao giờ trở về nhà nữa. Và…
Lippel thận trọng:
-Và làm sao?
Bà đứng dậy:
-Rồi cậu sẽ rõ. Tôi cảnh cáo cậu đó. Cậu ngồi ăn sáng một mình đi. Tôi hết muốn ăn rồi.
Nói xong bà rời khỏi nhà bếp. Lippel cũng không thích ngồi ăn một mình. Cậu đứng dậy lấy cặp sách và đi đến trường.
Sau giờ tan học, Lippel, Hamide và Arslan đến nhà bà Jeschke. Lippel đưa bạn đi phía bên này đường, tránh không đi phía nhà mình, cậu sợ bà Jakob có thể từ trong nhà chạy ra nắm lấy tay cậu kéo vào. Lippel giải thích cho Arslan và Hamide:
-Phía bên kia là nhà của tôi.
Arslan đứng lại:
-Thế thì chúng ta đi đâu đây?
Lippel kéo tay Arslan:
-Ba má tôi không có ở nhà, các bạn đã biết rồi đó. Vì vậy chúng ta ăn trưa ở nhà một người bạn là bác Jeschke.
Đến trước nhà bà Jeschke, họ đã ngửi được mùi thức ăn thơm phức. Lippel giới thiệu 2 bạn với bà Jeschke, bà vui vẻ chào họ, Lippel cùng Hamide giúp bà dọn chén dĩa. Trước hết là món súp với nui có hình mẫu tự. Mỗi người tìm cách ghép chúng lại thành tên mình. Sau đó bà Jeschke mang lên một dĩa thịt bò bít-tết và một tô khoai tây luộc. Arslan và Hamide chưa ăn món này ba! o giờ nên chia nhau một phần để ăn thử. Arslan không thích lắm nên vô bếp lấy bánh mì trong khi Hamide rất thích nên ăn hết cả 2 phần. Đối với Lippel thì ngon nhất vẫn là món tráng miệng” đào nấu” . Theo đề nghị của Lippel, bà Jeschke ngồi lại bàn để cho 3 đứa trẻ vào bếp rửa chén. Sau đó họ chơi cờ” cá ngựa” với bà Jeschke. Khi đồng hồ chỉ 4 giờ, Arslan và Hamide phải về nhà. Ba người tạm biệt bà Jeschke và cám ơn bà một lần nữa, xong họ chia tay . Lippel đưa 2 bạn đến đường Herder rồi từ giã trở về:
-Thứ 2 sẽ gặp lại ở trường nhé.
Arslan lặp lại:
-Thứ 2 sẽ gặp lại ở trường.
Lippel hỏi:
-Thế thì chiều thứ 2 chúng ta sẽ làm gì?
Hamide đề nghị:
-Đi chơi chung với nhau.
Lippel tán thành:
-Ý kiến hay.
-Vậy hẹn đến thứ 2 nhé.
Hamide nói và cùng Arslan đi về nhà.

BÀ JECHKE CAN THIỆP


Sau đó Lippel trở về nhà bà Jeschke. Thấy cậu , bà ngạc nhiên:
-Lippel? Cháu chưa muốn về nhà sao?
Lippel do dự:
-Dạ, nhưng…
-Sao cháu không về? có chuyện gì vậy?
Lippel thú thật:
-Cháu không dám về.
Bà nhìn Lippel dò hỏi:
-Cháu không dám về? tại sao?
Lippel nói nhỏ:
-Cháu sợ bà Jakob sẽ đánh cháu. Sáng nay bà cảnh cáo cháu rằng nếu không về ăn trưa ở nhà thì sẽ có chuyện xảy ra.
Bà Jeschke phẫn nộ:
-Không thể tưởng tượng nổi. Bác sẽ cùng đi với cháu về nhà. Bà Jakob sẽ không dám đánh cháu đâu. Cháu đợi bác mặc áo một chút, chỉ 5 phút thôi.
Bà Jeschke bỏ đôi dép thường mang trong nhà và xỏ chân vào đôi giày đen. Họ cùng đi qua bên kia đường và bấm chuông, mặc dù Lippel có chìa khoá nhà.Bà Jakob ra mở cửa.
-À, ra là cậu. Vào đây.
Giọng nói của bà đầy vẻ hăm doạ. Bà Jakob không nhìn bà Jeschke, coi như bà ấy không có mặt và còn định đóng cửa không cho bà vào , nếu Lippel không kịp kéo tay bà Jeschke vào nhà. Khi đã đứng trong phòng khách, bà Jeschke lịch sự nói:
-Chào bà, tôi là Jeschke.
Bà Jakob trả lời:
-Tôi cũng nghĩ vậy. Bà có ý sang thăm chúng tôi?
-Tôi theo Lippel sang đây…
Bà Jakob ngắt lời:
-Theo ai?
Lippel nói thay:
-Theo cháu.
Bà Jakob nói :
-À, theo Philipp.
Bà Jeschke bình tĩnh:
-Tôi về cùng với Lippel vì cậu sợ bị đòn chỉ vì bữa trưa nay ăn cơm tại nhà tôi.
Bà Jakob vừa cười vừa nói:
-Tôi đánh Philipp? Vô lí! Đó chỉ là những ý nghĩ điên khùng của Philipp. Tôi không đánh đập ai bao giờ. Tuy nhiên Philipp buộc phải ở lại trong phòng.!
Bà Jeschke phẫn nộ:
-Bà không thể nhốt Lippel trong phòng chỉ vì cháu ăn trưa tại nhà tôi! Như vậy là không thể chấp nhận được.
-Xin lỗi, chuyện này bà phải để cho tôi xử lí. Hơn nữa tôi là người chịu trách nhiệm về Philipp chứ không phải là bà.
Bà Jeschke lớn tiếng:
-Không, tôi không thể để cho bà làm vậy đâu. Tôi đã mời cháu.
Bà Jakob lạnh nhạt:
-Đó là lỗi của bà chứ không phải của tôi.
Bà Jeschke đến gần và đặt tay lên vai bà Jakob:
-Bà có thể đi.
-Đi? Bà muốn nói gì?
-Bà được phép nghỉ sớm một ngày. Tối nay tôi ở lại đây với Lippel.
Bà Jakob phẫn nộ:
-Không thể được. Hơn nữa tôi được trả tiền thù lao cho đến cuối tuần.
-Nếu chỉ vì việc trả tiền thì tôi có thể sắp xếp được. Tôi sẽ nói chuyện với ông Mattenheim. Chắc bà có số điện thoại của ông ấy chứ?
-Không, tôi không có.
Lippel nói chen vào:
-Nó nằm kế bên máy điện thoại.
Trong khi bà Jeschke quay số, bà Jakob đứng kế bên với vẻ mặt hầm hầm tưởng như muốn lấy máy điện thoại đập vào mặt bà Jeschke.
-Chào ông, ông có thể cho tôi nói chuyện với ông Mattenheim?
Bà chờ một chút rồi nói tiếp:
-A lô, ông là ông Mattenheim? May quá, ông có mặt ở khách sạn. Tôi là bà Jeschke ở đối diện nhà của ông… Vâng, chúng tôi có một vấn đề. Tôi dự định sẽ ở lại nhà ông đến trưa mai để trông chừng Lippel – bà nhìn sang Lippel và nói tiếp – tôi tin là Lippel cũng muốn như vậy.
Lippel hét to vào ống điện thoại:
-Rất muốn! Trăm lần thích hơn! Ba!
Bà Jeschke lắng nghe tiếng nói trong điện thoại, một hồi! sau bà ! nói:” Vâng”,… “Vâng”…., và “Đúng, tôi rất tiếc.” Cuối cùng bà hỏi:
-Ông không phản đối nếu bà Jakob nghỉ việc từ bữa nay và nhận đủ tiền cho 7 ngày?… Tốt, như vậy thì không có gì trở ngại nữa.
Bà đưa ống điện thoại cho bà Jakob:
-Ông Mattenheim muốn nói chuyện với bà.
Với bộ mặt lạnh như tiền, bà Jakob cầm lấy ống điện thoại. Lippel hồi hộp theo dõi, nhưng bà chỉ nói:” Vâng” và “vâng” và “nếu ông muốn”. Sau cùng bà dằn mạnh ống điện thoại xuống máy. Lippel than phiền:
-Nhưng cháu cũng muốn nói chuyện với ba.
Bà Jakob quay qua Lippel:
-Chuyện này hiện giờ không quan trọng. Trước hết chúng ta phải giải quyết những chuyện cần kíp khác – bà lẩm bẩm trong miệng – thật không thể tưởng tượng được! Thật là bất lịnh sự! Đuổi tôi ra khỏi nhà! Nhưng trong gia đình này thì người ta có thể đoán trước rồi!
Bà Jeschke đáp lại:
-Không ai đuổi bà đi cả. Bà được phép nghỉ sớm một ngày.
-Nhưng làm sao tôi về nhà đây? Tôi phải đi bộ xuyên qua cả thành phố với cái va li nặng trên tay?
Lippel mở sổ điện thoại ra tìm và quay số.
-Cậu gọi ai vậy?
-Cháu gọi taxi cho bà.
Bà Jakob hỏi:
-Vậy tôi phải trả tiền taxi hay sao?
Lippel trả lời:
-Dạ không, dĩ nhiên là không.
-Vậy cậu lấy tiền ở đâu ra?
-Trong hộp gỗ nhỏ của cháu. Cháu có cất trong đó một ít tiền để dùng cho những trường hợp khẩn cấp.
Bà Jeschke thêm vào:
-Phải, Những lúc như thế này có thể coi là trường hợp khẩn cấp.
15phút sau bà Jakob rời khỏi nhà mà khô! ng một ! lời từ giã. Lippel và bà Jeschke nhìn qua cửa sổ thấy bà lên taxi. Khi chiếc xe đã chạy khỏi, bà quay sang Lippel nói :
-Bây giờ chúng ta sẽ có một buổi tối thoải mái.
Lúc Lippel lên giường thì trời đã khá tối. Bà Jeschke về nhà lấy quần áo ngủ và các đồ dùng cần thiết. Họ dùng cơm tối chung và cùng dọn dẹp. Sau đó chơi cờ và xem truyền hình. Giờ đây Lippel cảm thấy mệt, lên giường nằm, ngáp to và chìm vào giấc ngủ.

CHỦ NHẬT – CUỐN SÁCH CỦA LIPPEL


Bà Jeschke đang chuẩn bị thức ăn sáng thì Lippel cũng vừa bước ra khỏi phòng. Trông cậu có vẻ còn ngái ngủ, tóc dựng đứng trên đầu. Bà Jeschke vui vẻ nói:
-Chào Lippel.
-Chào bác.
-Có chuyện gì vậy? Cháu giận bác à? Có phải tiếng hát của bác đã đánh thức cháu không?
-Dạ không. Cháu không có phiền bác, chỉ có điều cháu tiếc là tối qua không nằm mơ được.
Bà ngạc nhiên:
-Thật vậy sao?
-Cháu có nằm mơ nhưng chỉ gặp Arslan, Hamide, trường học. Hình như cũng có gặp bác. Nhưng lại không mơ tiếp được giấc mơ cũ nên bây giờ cháu cũng không biết câu chuyện kết thúc ra sao.
Bà Jeschke thông cảm:
-Như vậy thì tiếc thật.
Lippel quả quyết:
-Cháu sẽ mơ câu chuyện đó vào tối mai.
-Bác chỉ sợ khó xảy ra. Nếu câu chuyện trong mơ bị ngưng, chắc chắn là khó mơ tiếp được nữa.
Lippel tiếc nuối:
-Vậy cháu phải làm sao đây? Chỉ còn thiếu có đoạn cuối, cháu rất muốn biết đoạn kết như thế nào?
Bà Jeschke suy nghĩ một hồi rồi nói:
-Hình như cháu có kể cho bác nghe bà Jakob lấy một quyển sách của cháu, trong đó có câu chuyện giống như trong giấc mơ?
-Dạ, đúng rồi. Nhưng bà Jakob đã giấu quyển sách đó, chắc chúng ta sẽ không tìm ra đâu.
-Chờ chút.
Bà Jeschke nói và đi vào phòng ngủ của ba má Lippel, chỉ mấy phút sau bà trở ra với quyển sách trên tay.
-Đúng , đây là quyển sách của cháu. Bác tìm thấy nó ở đâu vậy?
-À, tối hôm qua bác muốn tìm sách đọc trước khi đi ngủ. Bác thấy một quyển sách trên tủ có nhiều câu chuyện rất lí thú.Cháu có đọc truyện về bà Hoàng hậ! u rắn chưa?
-Dạ chưa. Truyện này cháu chưa muốn đọc. Cháu thích đọc truyện về ông vua và đứa con của ông trước.
Lippel hồi hộp cầm quyển sách đi nhanh đến giường, run run lật từng trang, tìm được ngay câu chuyện và bắt đầu đọc. Một lúc sau, Lippel trở xuống bếp tìm bà Jeschke và ngồi xuống dưới vẻ thất vọng:
-Lại xảy ra chuyện gì nữa đây? Cháu có bộ mặt giống như bị ai đó lấy mất quyển sách của mình!
-Câu chuyện trong sách không giống giấc mơ gì cả, chỉ có đoạn đầu là giống. Trong đó không có bà thím. Người xấu tên là Odaliske, cháu không biết Odaliske là gì?
-Odaliske? Bác cũng không biết. Nhưng ba má cháu chắc có cuốn tự điển?
-Dạ có, ở trong phòng làm việc của ba.
-Vậy chúng ta thử tìm xem.
Hai người tìm trong cuốn tự điển nghĩa chữ odaliske. Lippel đọc to và tỏ vẻ hờn dỗi:
-Odaliske là một người nô lệ da trắng. Nhưng bà thím không phải là người nô lệ!
-Cháu không nên giận quyển sách cũng như cuốn tự điển. Chúng đâu có lỗi gì. Cháu đã mơ câu chuyện riêng của cháu. Cháu tưởng tượng ra nó, như vậy rất đẹp.
Lippel ngập ngừng:
-Dạ, nhưng… nhưng làm sao cháu biết được đoạn kết của câu chuyện?
-Cháu cứ tự nghĩ ra đoạn kết. Hãy tưởng tượng tiếp.
-Không , không được. Cháu sợ rằng đoạn kết cháu tưởng tượng không đúng với câu chuyện.
Bà Jeschke choàng tay qua vai Lippel và cùng đi vào nhà bếp:
-Bác đề nghị chúng ta hãy tạm quên câu chuyện. Có thể tối nay hay ngày mai cháu sẽ mơ tiếp. Còn bữa nay, lát nữa đây ba má cháu sẽ về nhà. Chúng ta sẽ đón họ với một bữa ăn thật ngon . Chá! u nghĩ s! ao?
Lippel thừa nhận đây là một đề nghị rất hay. Trước tiên họ ăn sáng, sau đó dọn dẹp và chuẩn bị bữa ăn trưa. Bà Jeschke rất thích cái máy xay trái cây bằng điện của ba. Bà làm cho mỗi người một li cam vắt, một li nước cà rốt và sau cùng là một li nước táo. Tuy bà đưa ra lí do mọi người cần đến sinh tố, nhưng Lippel biết rõ sở dĩ bà làm nhiều loại là vì muốn thử máy. Sau khi chuẩn bị thức ăn và sắp đặt xong bàn ăn, bà Jeschke chạy về nhà lấy một keo trái lê nấu làm đồ tráng miệng. Như vậy là việc chuẩn bị đã hoàn tất, tất cả đều sẵn sàng. 

NGÀY TRỞ VỀ


Đúng 12 giờ trưa có tiếng chuông reo, Lippel chạy nhanh ra mở cửa. Ba má đã về đến! Mẹ Lippel để vali xuống, ôm hôn Lippel âu yếm:
-Lippel, má rất nhớ con.
Lippel thổn thức:
-Con rất mừng là ba má đã về.
Mẹ hỏi liên tục:
-Tuần lễ qua ra sao? Con có khỏe không? Có nhớ ba má không? Con có vấn đề gì với bà Jakob phải không? Chuyện gì vậy? Tại sao bà Jeschke lại đến đây?
Ba của Lippel sốt ruột nói:
-Trước khi con kể cho mẹ nghe, ba muốn hôn con một cái đã.
Lippel ôm hôn ba. Sau đó bà Jeschke từ nhà bếp đi ra.Ông bà Mattenheim lễ phép chào bà và bà cũng lịch sự đáp lễ. Bốn người vào phòng ăn và ngồi vào bàn. Bà Jeschke nói:
-Rất tiếc Lippel phải ăn món giống ngày hôm qua. Tôi phải nấu những gì mà bà Jakob đã mua.
Lippel nói:
-Nhưng hôm qua ăn với khoai tây nghiền còn hôm nay ăn với nui. Hơn nữa món thịt bò chiên của bác rất ngon, cháu có thể ăn nó hằng ngày.
Ông Mattenheim ngạc nhiên:
-Hôm qua bà Jeschke đã nấu cho con ăn rồi à, ba tưởng bà Jakob còn ở nhà?
-Đúng rồi, bà còn ở đây nhưng con và 2 người bạn ăn trưa ở nhà bác Jeschke.
Ông Mattenheim hỏi:
-Với 2 bạn con?
Bà Mattenheim nhận xét:
-Càng lúc con càng có vẻ bí mật hơn.
Lippel cười:
-Họ là những người bạn mới của con.
-Bạn mới? Tốt lắm! Con quen họ ở đâu? Tại sao các con lại ăn trưa ở nhà bà Jeschke? Tốt nhất con nên kể đầu đuôi câu chuyện trong tuần qua,lúc không có ba má ở nhà.
Lippel kể cho ba má về bà Jakob, về trường học, con Mực và gia đình Guney. Ba má cậu chăm chú lắng nghe, sau đó bà Mattenheim quay sang nói! với bà Jeschke:
-Chúng tôi phải cám ơn bà 3 lần: vì bà đã mời Lippel và bạn đến ăn trưa, đã yêu cầu bà Jakob đi khỏi nhà và vì bữa ăn ngon trưa nay.
Ba Lippel tiếp lời:
-Và cả món tráng miệng.
Bà Jeschke lúng túng:
-Không có gì đáng kể đâu.
Sau khi ăn xong, ông Mattenheim hỏi con:
-Lippel, con sưu tầm được đủ 100 điểm penny chưa?
-Nếu bà Jakob không quăng bỏ mấy điểm của con thì con có thể đổi lấy hình rồi. Con vừa có được 98 điểm.
Ba Lippel cười và nói với vợ:
-Em mở bóp đi.
Bà Mattenheim mở bóp lấy ra 4 điểm penny. Lippel ngạc nhiên:
-Ở đâu mà ba má có? Ở Wien cũng có sữa chua với điểm penny sao?
-Không, nhưng trên xe lửa ba má đã dùng sữa chua.
Lippel mừng rỡ:
-Hay quá, bây giờ con có trên 100 điểm rồi.
-Nhưng đó không phải là thứ duy nhất mà ba má mang từ Wien về cho con.
Ba Lippel vừa nói vừa lấy ra trong vali một quyển sách to nhiều màu và đưa cho cậu. Lippel lật từng trang một cách thích thú. Ông Mattenheim nói tiếp:
-Đây là chuyện kể về cậu thiếu niên Nê-Mô. Mỗi tối Nê-Mô đều nằm mơ và trong mỗi giấc mơ đều xảy ra những câu chuyện phiêu lưu mạo hiểm.
Câu chuyện ông Mattenheim đã gợi cho Lippel nhớ đến giấc mơ còn đang dở dang của mình. Cậu để quyển sách sang một bên rồi buồn bã ngồi xuống chiếc ghế bành và thẫn thờ nhìn ra ngoài. Bà Mattenheim hỏi con bằng giọng lo âu:
-Có chuyện gì vậy con?
Ba Lippel cũng hỏi một cách lo lắng:
-Tại sao con lại buồn vậy?
-Tôi biết tại sao rồi – bà Jeschke nói và quay sang Lippel – quyển sách này làm cháu nhớ đến đoạn kết của câu chuyện tron! g giấc ! mơ. Phải vậy không cháu?
Lippel gật đầu. Mẹ Lippel thắc mắc:
-Đoạn kết của giấc mơ? Câu chuyện thế nào con hãy cho mẹ nghe.
Lippel bắt đầu kể từ khi nhận được quyển sách, phần đầu câu chuyện trong sách cho đến khi bắt đầu nằm mơ về hoàng tử Asslam và công chúa Hamide, đến thành phố ở xứ Trung Đông, hoàng cung, nhà trọ và đến phần kết của câu chuyện. Cuối cùng Lippel nói một cách thất vọng:
-Và bây giờ con không biết câu chuyện kết thúc thế nào, chỉ còn thiếu một chút ở phần cuối khi con bị bắt và được đưa đến gặp nhà vua. Con muốn nói con trong mơ kia. Ba má hiểu chứ?
Bà Mattenheim suy nghĩ hồi lâu rồi nói:
-Má biết câu chuyện kết thúc như thế nào rồi.
-Sao má lại biết? Má đã nghe câu chuyện này hay đã đọc nó ở đâu rồi ạ?
-Con đừng thắc mắc, miễn là má biết được phần kết thì thôi.
Và mẹ của Lippel bắt đầu kể…

ĐOẠN KẾT CỦA CÂU CHUYỆN


Lippel được đưa vào hoàng cung. Người lính bắt Lippel giao lại cho tóan lính trong hoàng cung vì những người gác cổng không được phép vào bên trong. Những người này lại giải cậu đến cấp trên và cuối cùng Lippel được chuyển đến những người lính cận vệ của nhà vua. Viên đội trưởng cận vệ nghiêm khắc hỏi Lippel:
-Ngươi là ai? Ngươi muốn gì?
Lippel trả lời:
-Tôi là Lippel. Người ta bắt tôi vào đây. Ông “được phép” đưa tôi đến nhà vua.
Người cận vệ giận dữ:
-Được phép à! Ngươi sẽ hết đùa cợt khi đứng trước mặt nhà vua.
Nhà vua rời phòng nghỉ và đến chỗ làm việc. Người cận vệ dẫn Lippel đến trước mặt ngài và rất ngạc nhiên khi nghe nhà vua ra lệnh:
-Mở dây trói ra và mang đến cho hắn một cái ghế nệm, một li nước trái sung và một dĩa trái cây tươi.
Lippel ngồi xuống và nói:
-Cám ơn ngài. Nếu được xin ngài cho tôi sữa chua thay vì nước trái sung.
Nhà vua nói với những người cận vệ:
-Các ngươi có nghe không? Hãy mang đến cho hắn mấy hũ sữa chua ngon nhất trong tủ lạnh của hoàng cung.
Nhà vua quay sang Lippel và yêu cầu cậu kể lại những gì đã xảy ra. Lippel kể cho nhà vua nghe tất cả, từ âm mưu của bà thím đến chuyện chạy trốn ở sa mạc, gặp bão cát, chuyện 3 người lính, nhà trọ với bà chủ mập và sau cùng là chuyện bị bắt giữ. Nhà vua lắng nghe và thỉnh thoảng gật đầu như xác nhận những điều ông đã biết.
Những người hầu cận và lính hộ vệ nghe câu chuyện đều xúc động và tức giận. Viên đội trưởng cận vệ tâu:
-Xin bệ hạ cho phép hạ thần bắt! ngay 3 tên tội phạm, nếu không chúng có thể trốn thoát.
Nhà vua hạ lệnh:
-Hãy bắt 3 tên đó ngay và giam chúng vào ngục tối. Đưa bà chủ nhà trọ Thanh Tâm đến đây. Và cho mời người vợ của em trẫm đến! Nhưng các ngươi nhớ không được tiết lộ cho ai biết những gì vừa nghe thấy.
Một lát sau người hầu mang đến cho Lippel mấy hũ sữa chua. Sữa khá ngon nhưng Lippel sẽ thích hơn nếu trên nắp hộp có mấy điểm penny thay vì đựng trong hũ bằng vàng. Tiếp đó người lính cận vệ đưa bà chủ nhà trọ vào. Bà run rẩy nhìn quanh, bắt gặp Lippel đang vui vẻ ngồi trước mặt nhà vua nên có phần yên tâm, vì dù sao bà cũng đã giúp đỡ Lippel khi cậu chống chọi với mấy tên lính gác. Nhà vua phán:
-Quả thật khanh là người có tấm lòng vàng! Trẫm sẽ không bao giờ quên ơn của khanh đã giúp đỡ những đứa con của trẫm và sẽ trả ơn xứng đáng. Bây giờ khanh hãy ngồi tạm một bên chờ xem sự công bằng sẽ đến.
Người em dâu được đưa vào. Thấy Lippel đang ngồi trước mặt nhà vua, bà ta tái mặt và lảo đảo vì cứ đinh ninh rằng Lippel đã chết cùng với hoàng tử và công chúa. Nhưng bà nhanh chóng lấy lại bình tĩnh và trịnh trọng bước tới cúi rạp mình trước mặt nhà vua:
-Tâu hoàng thượng vĩ đại, ngài cho gọi thần đến để sai bảo chuyện gì?
Nhà vua chỉ tay vào Lippel:
-Cậu bé này tên là Lippel. Cậu cho ta biết nhà ngươi đã âm mưu hại hoàng tử Asslam và công chúa Hamide bằng cách cho 3 tên lính hộ vệ một túi vàng để chúng giết chết con của trẫm. Có đúng như vậy không?
Bà quả quyết:
-Muôn tâu bệ hạ, Lippel là một đứa nói láo! Nó là một người lạ, mộ! t đứa ! con nít ngoại quốc chứ không phải là người bản xứ. Nó đáng tội chặt đầu vì đã dám nói láo với nhà vua.
Nhà vua giận dữ:
-Nhà ngươi chối tội à?
-Thần không nói dối, tâu bệ hạ. Thần không hề dám động đến sợi lông của hoàng tử, cho dù chỉ trong ý nghĩ. Khi hay tin hoàng tử và công chúa chết, thần buồn rầu đau đớn khôn tả. Thần sẵn sàng trả mọi giá để đổi lấy mạng sống của hoàng tử.
-Ngươi có thể trả giá bằng cái đầu của ngươi.
Bà ta lo sợ:
-Bệ hạ nói thế là có ý gì?
Nhà vua không trả lời thẳng câu hỏi mà đứng dậy kéo tấm màng phía sau. Đằng sau là hoàng tử Asslam, công chúa Hamide và con Mực. Vậy là con Mực vẫn còn sống, mặc dù không được khỏe lắm: nó bị mất lỗ tai bên trái và bị thương ở chân trứơc. Nhà vua hét như sấm:
-Đồ khốn khiếp! ngươi định hại chết 2 đứa con của trẫm. Mi sẽ bị hình phạt y như mi đã định làm với Lippel.
Bà ta quì xuống van xin:
-Xin bệ hạ tha mạng;
Nhà vua ra lệnh:
-Bêu đầu người này cho ta!
Asslam vội vã chạy đến quì trước mặt vua cha. Điều hoàng tử nói ra sau đây chứng tỏ kết quả tốt đẹp mà chàng đã học từ nhà thông thái Sinh Bá:
-Tâu phụ vương, trước đây người đã từng đưa ra một quyết định vội vàng và nặng nề khi ra lệnh đày biệt xứ chúng con. Mặc dù sau đó Người đã hối hận nhưng đã quá trễ và không rút lại được nữa. Chính điều đó đã làm cho phụ vương đau khổ. Vì vậy kính xin phụ vương bới giận và giảm hình phạt cho bà.
-Cha phải làm gì? Con đề nghị hình phạt ra sao?
– Theo con thì bà nên nhận hình phạt đúng như bà ! đã làm! cho chúng con: bị đuổi ra khỏi xứ sở.
Nhà vua nghe theo lời khuyên của hoàng tử. Ngài cũng ban thưởng cho bà chủ trọ tốt bụng bằng cách phong bà làm người cai quản vườn thượng uyển và lãnh nhiệm vụ nấu sung chín cho hoàng cung. Ngoài ra vợ chồng bà cũng nhận được một năm tiền lương được miễn thuế.

Mẹ Lippel nhìn mọi người và hỏi:
-Sao? ba người có thích câu chuyện của tôi hay không?
Lippel hỏi lại:
-Ý má muốn nói là đoạn kết trong câu chuyện của con phải không?
-Phải, má tin rằng cuối cùng mọi chuyện đều tốt đẹp.
Ông Mattenheim thêm vào:
-Rất tốt đẹp!
Bà Jeschke cũng gật gù tán đồng.
Lippel vui sướng ngồi dựa vào ghế bành, chậm rãi lật từng trang của quyển sách mới. Hôm nay là một ngày chủ nhật thật tuyệt vời: ba má đã trở về, cậu có đủ 100 điểm sưu tầm, chiều mai sẽ được dịp vui chơi với bạn bè! Và tuyệt vời hơn hết là câu chuyện về xứ Trung Đông đã chấm dứt với đoạn kết vô cùng đầy đủ và tốt đẹp!

– Hết –

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét