Thứ Bảy, 2 tháng 11, 2013

Con cai chung ta gioi that Aziz Nesin.html

Con cai chung ta gioi that Aziz Nesin.html

Tiếu lâm

con cái chúng ta giỏi thật


Bức thư thứ 1
Bức thư đầu tiên

Ankara 12.11.1963
Bạn Acmét thân mến,
Như chúng mình đã hứa lúc chia tay, tôi bắt đầu thường xuyên viết thư cho bạn đây. Chả hiểu sao bạn lại có vẻ không tin tôi. Tôi như còn đang nghe bạn nói : “Này Zeynep, đến Ankara có thêm nhiều bạn mới, bạn sẽ quên ngay chúng mình cho mà xem!”. Bạn thấy đấy, tôi đâu có quên bạn cũ. Tôi đã giữ đúng lời hứa đấy chứ, phải không bạn? Thế là đã hơn một tuần rồi, kể từ hôm chúng tôi từ biệt Istanbun, cả nhà dọn đến chỗ mới ở Ankara. Vì có quá nhiều việc phải phụ giúp ba mẹ, tôi không thể viết thư cho bạn ngay được, thông cảm nhé! Tôi cũng đã xin học tiếp tại trường ở đây rồi. Hôm qua, ba tôi cho biết địa chỉ nhà mới của chúng tôi ở đây, thế là tôi vội vàng viết thư ngay cho bạn. Ai lại muốn từ giã trường lớp cũ đang giữa năm học một cách vội vàng Như thế. Riêng tôi đã quen với bạn bè mà chúng mình đã từng học với nhau bốn năm trời còn gì. Nhưng, biết làm sao được, vì công việc làm của ba tôi bây giờ ở Ankara cơ mà … Trước đây, đã có lần tôi kể cho bạn, mấy người bạn của ba đã tìm cho ông được một việc làm tốt ở Ankara. Ba tôi cùng những người bạn cũ ấy làm chung một hãng. Hơn nữa chúng tôi còn được ở cùng với họ trong một khu nhà nữa kia. Như thế, những người bạn tốt của ba tôi không những tìm được việc làm cho ba mà còn kiếm cả nhà cho chúng tôi ở nữa. Mấy người bạn của ba tôi ở đây cũng có ! khá nhiều con. Tất cả, lớn bé chúng tôi có gần chục đứa với nhau trong khu nhà này. Có năm đứa học cùng trường với tôi, thậm chí tôi còn có cả một đứa bạn học cùng lớp nữa. Tôi đã kịp làm quen với mấy đứa bạn học cùng lớp. Đối với tôi chuyện này thật dễ dàng, thế mà Mentin, em trai tôi thì thật khó. Nó vẫn chưa làm sao quen được với trường mới, bạn mới.
Như chúng ta đã hẹn nhau thưở nào, hãy viết tất cả những gì xảy ra ở nhà, ở trường, ở xung quanh chúng ta, phải không bạn? Đến ở nhà mới, vào học trường mới, có thêm bạn bè … lúc này có lẽ là những việc duy nhất tôi có thể kể cho bạn thôi. Tôi chưa thấy có gì quan trọng và thú vị hơn. Gì đi nữa thì tôi cũng đã bắt đầu thấy nhớ bạn bè cũ ở Istanbun. Không biết đến bao giờ chúng ta mới lại được gặp nhau nhỉ? Tôi tin rằng cả bạn cũng giữ lời hứa và hẹn sẽ trả lời tôi ngay. Chào bạn, cho tôi gởi lời chào tất cả những người bạn cũ, chúc các bạn được nhiều điểm tốt.
Bạn gái cùng lớp
Zeynep

Tiếu lâm

con cái chúng ta giỏi thật


Bức thư thứ 2
Kiến trúc sư… đã xây nên Châu Mỹ

Istanbun 15.11.1963
Zeynep quý mến,
Tôi rất mừng khi nhận được thư bạn. Đúng là tôi đã nghĩ rằng đến trường mới ở Ankara chắc gì bạn còn nhớ đến chúng tôi. Vui biết mấy khi tôi đã sai lầm. Tôi đã đọc thư bạn ở lớp cho tất cả cùng nghe. Mọi người đều vui mừng và ai cũng muốn gởi lời thăm bạn, chúc bạn nhiều thắng lợi. Bây giờ tôi xin giữ lời hứa và kể cho bạn tất cả những gì quan trọng xảy ra ở đây. Khoảng vài ngày sau khi bạn đi khỏi, trong lớp mình đã xảy ra một chuyện không dễ gì quên được. Tôi sẽ kể cho bạn nghe. Một hôm, vào buổi sáng cô giáo dạy chúng tôi, vẫn cô giáo cũ mà bạn đã biết đấy, đến báo cho cả lớp sẽ có thanh tra đến trường làm việc. Cô giáo có vẻ rất lo lắng bồn chồn. Việc đó làm chúng tôi đâm ra sợ hãi, chúng tôi lo lắng hơn cả cô nữa. Ngày hôm sau, tin chi tiết về ông thanh tra được loan báo trong học sinh cả trường. Chả là ông đã đến các trường xung quanh chúng tôi rồi. Thế là từ hình dáng, tính nết, đến những câu hỏi ông ra để kiểm tra học sinh, đều được chúng tôi hỏi kỹ bạn bè ở các trường ông thanh tra đến. Theo họ thì hầu như ở tất cả các lớp học mà ông thanh tra đến, ông ấy thường nói với các giáo viên : “Bạn hãy ra một đề toán cho học sinh của bạn làm vào tập”. Sau đó, các học sinh phải viết chính tả một bài thơ. Ông thường đọc luớt qua một vài quyển tập rồi bắt đầu ra câu hỏi cho học sinh. Nh�! �ng đứa bạn ở các trường nhấn mạnh một chi tiết khá quan trọng là các câu hỏi thường giống y như nhau ở tất cả các lớp, cho tất cả các học sinh được kiểm tra. Chỉ có bốn câu hỏi Như thế này : “Châu Mỹ được tìm ra năm nào?”, “Em yêu ai nhất?”, “Ai đã chinh phục thành Istanbun?” và “Ai đã xây thành Sulâymanie?”.
Hôm sau theo lệnh của cô giáo, chúng tôi có thêm một cuốn tập mới. Ngay giờ đầu, cô viết lên bảng một đề toán rất khó, kèm theo lời giải và bảo tất cả lớp chúng tôi:
– Các em hãy chép toàn bộ vào cuốn tập mới đề toán và lời giải này không được thiếu một chữ.
Chúng tôi còn phải chép thêm cả một bài thơ nữa. Suốt giờ học, cô giáo xem lại công việc của chúng tôi, cô kiểm tra đến cả từng dấu chấm, dấu phết xem đã được đặt đúng chỗ chưa. Nếu quyển tập nào có lỗi, dù nhỏ, cô đều tự tay chữa lại.
– Các em, khi nào ông thanh tra tới lớp ta, cô sẽ đọc cho các em viết đề toán và bài thơ này đấy nhé. – Cô dịu dàng nói với chúng tôi như vậy.
Lúc chúng tôi chép xong thơ và toán, cô lại nói :
– Còn bây giờ các em sẽ học cho thưộc các câu trả lời, khi ông thanh tra hỏi đến em nào, em đó phải trả lời thật nhanh, như một cái máy …
Cô giáo viết lên bảng các câu trả lời và chúng tôi bắt đầu học thưộc lòng như cháo. Lớp học biến thành một dàn đồng ca. Cô hỏi :
– Châu Mỹ được tìm ra năm nào?
– Năm 1492 ạ! – Chúng tôi đồng thanh gào lên.
– Em yêu ai nhất?
Câu này cô giáo cho trả lời tự do, mỗi đứa trả lời một cách, nên lớp! học tr! ở nên ầm ĩ như chợ. Một số đứa trả lời “Atatúc”*, số còn lại thì “Mẹ em” hoặc “Cha em”.
– Ai đã chinh phục thành Istanbun? Cô hỏi tiếp.
– Vua Mêchmet vô địch ạ ! – Lập tức chúng tôi trả lời.
– Ai đã xây thành Sulâymanie ? – Cô giáo chưa nói hết câu hỏi, chúng tôi đã gào tuớng lên:
– Kiến trúc sư Sinan ạ …
Cứ như vậy hai ngày liền chúng tôi học các câu hỏi và câu trả lời. Cô giáo còn nhắc nhở chúng tôi :
– Các em hãy cẩn thận đấy, đừng có quên nhé! Hãy học đi học lại ở nhà … cả lúc chơi, cả lúc ăn … lúc nào cũng học cho thật thưộc lòng vào nhé!
Và thế là tôi lúc nào cũng học, cứ lẩm nha lẩm nhẩm cả ngày để khỏi quên các câu trả lời.
Tôi đọc trơn tru, câu nọ sau câu kia theo thứ tự cô cho : 1492, ba em, vua Mêchmet vô địch, Kiến trúc sư Sinan, 1492, ba em, …
Tôi chăm học đến nỗi cả ngày lẩm bẩm đọc các câu trả lời. Có một buổi sáng, mẹ tôi sờ tay lên trán và hỏi :
– Con có bị sốt không thế ?
– Dạ, không ạ !
– Sao mà suốt đêm qua, lúc ngủ con la hét "1492, ba em, vua Mêchmet, kiến trúc sư Sinan, …" làm mẹ sợ quá, cứ tuởng con nóng sốt và nói mê sảng …
Cuối cùng thì ông thanh tra cũng đã đến trường tôi, mà ông ấy lại đến lớp tôi đầu tiên, từ sáng sớm mới chết chứ. Tính tôi, thì bạn đã biết rồi, tôi đâu có sợ lên bảng đọc bài, nhất là lại chuẩn bị kỹ rồi. ấy thế mà chẳng hiểu vì sao, hôm đó tôi cứ run lên như bị ma quỷ ám ấy. Có lẽ tôi bị ảnh huởng bởi sự lo lắng, mất bình tĩnh thái quá của c! ô giáo ! tôi thì phải. Trời, cô ấy mới run làm sao chứ, cô cứ lóng nga lóng ngóng chẳng biết làm gì …
Ông thanh tra bằng giọng hách dịch ra lệnh :
– Cô hãy đọc cho các em viết một bài thơ.
Cô giáo cũng lớn tiếng bảo chúng tôi :
– Các em nghe rõ cả chứ ? Ngài thanh tra muốn chúng ta chép một bài thơ vào tập.
Và cô đọc cho chúng tôi bài thơ mà chúng tôi đã chép từ mấy hôm Trước. Chúng tôi giả vờ chăm chỉ, cắm cúi viết. Cô giáo đọc xong bài thơ, ông thanh tra liền yêu cầu cho xem một vài quyển. Ông rất hài lòng khi thấy các quyển vở không hề có một lỗi nhỏ. Ông lại nói với cô giáo sau khi đã xem kỹ càng từng quyển :
– Cám ơn cô … các em viết rất tốt.
Nhưng ông vẫn tiếp tục kiểm tra một số quyển tập khác. Ông hỏi Chengis ngồi ngay bên trái tôi :
– Nào, em hãy đưa tập cho tôi xem.
Chengis vội vàng mở tập và đưa ngay cho ông thanh tra. Ông này ngạc nhiên kêu lên :
– Cái gì thế này hả ?
– Thưa ngài thanh tra, thơ đấy ạ!
– Đây là loại thơ gì hả ? – Ông ấy quát.
Tôi liếc mắt sang bên. Chết rồi! Chengis trong khi lúng túng đã mở lầm trang sách mà nó chép bài toán.
– Thế bài thơ cô giáo đọc cho em chép đâu rồi ?
Ông thanh tra nghiêm khắc tìm hiểu vấn đề. Tai họa có thể xảy ra lập tức, nếu như … Chỉ chút xíu nữa là Chengis đã mở trang vở có chép bài thơ ra. May thay cô giáo đã rón rén đến sau ông thanh tra từ lúc nào và ra hiệu tới tấp cho Chengis, và nó đã hiểu ra. Nó lắp bắp :
– Thưa … em chưa viết, em chưa viết được ạ!
Cô giáo đang dùng tay ra hiệu cho nó thì bất n! gờ ông! thanh tra quay lại và ra lệnh :
– Cô hãy đọc cho các em một đề toán.
Bị bắt quả tang, cô giáo xấu hổ đỏ bừng mặt. Chúng tôi cứ tuởng ông thanh tra sẽ đòi hỏi học sinh giải toán Trước khi chép thơ. Ai ngờ … do vô tình, ông ấy đã thay đổi thứ tự công việc và thế là Chengis sa bẫy, trở thành nạn nhân khốn khổ của ông thanh tra. Vì ông đã có cuốn tập của Chengis trong tay, nên cô giáo bắt buộc phải đọc cho chúng tôi một đề toán khác dễ hơn nhiều. Bạn đã từng biết sức học của tôi đấy, toán đối với tôi có gì khó đâu, thậm chí nó còn là điểm mạnh của tôi nữa kia. ấy thế mà, chả hiểu sao tất cả chúng tôi đều hoang mang đến nỗi tôi cũng không hiểu là đề toán đòi hỏi phải làm gì nữa.
Ông thanh tra lắc đầu lia lịa khi xem tập giải toán của chúng tôi. Thật khốn khổ cho cô giáo tôi, lúc đó trông cô thật tội.
Tôi tự bảo thầm : “Nếu ông thanh tra gọi tôi thì phải biết, tôi sẽ trả lời như máy để đỡ cho cô giáo tôi!”. Cuốn băng ghi âm trong đầu tôi quay không ngừng … “1492, ba tôi, vua Mêchmet vô địch, Kiến trúc sưSinan, 1492, …”. Như đọc được ý nghĩ của tôi, ông thanh tra chỉ vào tôi gọi :
– Em kia !
Tôi suớng nhảy người lên, sẵn sàng trả lời như máy. Về sau nghe các bạn kể lại, đầu tiên ông thanh tra hỏi tôi :
– Em bao nhiêu tuổi ?
Chẳng kịp nghe xem ông ấy hỏi gì và cũng vì quá hồi hộp, tôi tuởng ông thanh tra hỏi về cái năm người ta đã tìm ra Châu Mỹ, tôi liền trả lời thật to :
– Thưa ngài 1492 ạ!
Trợn tròn mắt vì kinh ngạc, ông thanh tra hỏi lại tôi. Còn tôi lại ngh�! � là ôn! g ta chưa nghe rõ, tôi bèn nhắc lại to hơn :
– Thưa ngài 1492 ạ!
Ông thanh tra có vẻ ngờ vực hỏi tiếp :
– Thế ai chinh phục thành Istanbun, em nói xem nào ?
Tôi không hề có ý nghĩ là ông thanh tra đã đảo lộn trật tự các câu hỏi nên cứ trả lời một cách thưộc lòng :
– Ba em ạ! – Tôi nói dứt khoát.
Ông thanh tra giận dữ dậm chân và hét lên :
– Có đức Ala chứng giám, tôi hỏi em, ai đã chinh phục thành Istanbun cơ mà, thế ai nào, hả cậu bé ?
– Thưa ngài, ba em ạ !
– Vậy thì ba em là ai, hả ?
– Kiến trúc sư Sinan ạ !
– Chà, cậu bé, em có biết em nói những điều ngớ ngẩn như thế nào không ? Ta hỏi về ba em thì em lại nói về Kiến trúc sư Sinan. Em làm sao thế ?
Đến lúc này tôi mới biết là tôi đã nói lung tung lộn xộn. Nhưng vì quá hồi hộp và luống cuống, lại thêm bị ông thanh tra hét, tôi đâm hoảng, các ý nghĩ chạy nhoáng nhoàng, không làm sao sắp xếp lại được cho có thứ tự.
– Thế bây giờ em thử nói cho tôi xem Kiến trúc sư Sinan đã làm gì nào ?
– Thưa … ông ấy đã chinh phục thành Istanbun ạ !
– Em bảo ai ?
Chợt thấy mình sai, tôi vội sửa :
– Kiến trúc sư Sulâymanie ạ.
– Thế ai đã xây thành Sulâymanie hả ? – Ông quát.
– Vua Sinan vô địch ạ. – Tôi cũng hét lên.
Tôi cũng lờ mờ nhận ra mình lú lẫn, song khốn thay không dừng lại được nữa. Còn ông thanh tra thì đã phát cáu đến nỗi ông ấy cũng nói lộn xộn luôn :
– Này cậu bé, tại sao chúng ta lại phải vội vã thế làm gì … em phải biết là kiến trúc sư Mêchmet đã xây nên Ch�! �u Mỹ, ! còn Sinan vô địch đã tìm ra thành Sulâymanie… Như vậy thì thế nào nào …
Học sinh ngồi dưới thấy ngay tình thế nực cuời, có mấy đứa không nhịn được, cuời phá lên. Ông thanh tra cũng biết là mình nhầm lẫn nên vội sửa chữa :
– Có phải là tôi muốn nói rằng : Kiến trúc sư Sulâymanie đã xây thành Sinan, à quên kiến trúc sư Mêchmet đã chinh phục … vua vô địch … tôi muốn nói là … là …
Thấy mình càng lầm lẫn tai hại hơn, ông nói :
– Ôi, cậu bé này, em làm ta phát điên lên mất !
Điên tiết, ông ấy lắc đầu lắc tai liên hồi rồi hầm hầm bỏ ra khỏi lớp và đóng cửa sầm một cái. Trong lớp không còn ai dám thở mạnh nữa. Một lúc sau cô giáo mới như tỉnh lại :
– Khốn khổ chúng ta rồi !
Cô chỉ nói có vậy rồi im lặng. Còn tôi thì phân vân không biết cô ấy nói câu đó với ai : với tôi, với ông thanh tra hay với chính cô ấy ?
Không thể tả nỗi tâm trạng của tôi lúc đó. Mỗi lần nghĩ lại sự việc đã diễn ra, tôi cảm thấy rất xấu hổ. Thật tình tôi chỉ muốn giúp đỡ cô giáo bằng cách trả lời thật nhanh, thật trôi chảy tất cả các câu hỏi, thế mà kết quả lại ra thế đấy !
Bạn thân mến, một lần nữa chúng ta giao uớc, hãy giữ lời hứa viết cho nhau tất cả những gì xảy ra ở đây và ở chỗ các bạn nhé!
Mong thư bạn và chúc bạn nhiều may mắn.
Bạn cùng lớp
Acmét
(*) Atatúc: tên một anh hùng dân tộc của Thổ Nhĩ Kỳ

Tiếu lâm

con cái chúng ta giỏi thật


Bức thư thứ 3
Mọi ông bố đều đã từng xếp thứ nhất

Ankara 19.11.1963
Acmet thân mến,
Cảm ơn bạn đã trả lời tôi ngay lập tức. Cứ tiếp tục viết những lá thư dài như thế cho tôi nhé. Những dòng thư của bạn làm tôi thích thú quá. Tôi cũng sẽ cố gắng viết thật kỹ cho bạn hay những gì xảy ra ở chỗ chúng tôi, cả ở nhà lẫn ở trường.
Qua thư bạn tôi như nhìn thấy lại hình ảnh vui nhộn của lớp mình và cô giáo hiền dịu cũ. Tôi hình dung được cảnh bạn lúng túng, khốn khổ khi trả lời ông thanh tra. Thật là buồn cuời, tôi đã cuời thỏa thích…
Thư này tôi muốn kể qua cho bạn về khu nhà của chúng tôi cùng lũ bạn bè và nói chung tất cả lũ trẻ con trong khu nhà nhỏ bé này. Khu nhà tôi ở có bốn tầng lầu, mỗi lầu có hai gia đình sinh sống. Gia đình tôi sống trong căn hộ ở tầng lầu thứ hai. Thư Trước tôi đã viết cho bạn là ba tôi có ba người bạn cùng sống trong khu nhà này với chúng tôi. Phía sau khu nhà có một cái vuờn cũng khá rộng, có nhiều cây to bóng mát, nhưng lại ít được chăm sóc nên có vẻ như một cái rừng nhỏ đối với lũ trẻ con chúng tôi. Buổi chiều sau khi học xong, gần như tất cả trẻ con trong khu nhà đều xuống “cánh rừng” đó chơi. ở đó đã xảy ra đủ chuyện, từ thân thiện kết bạn kết bè đến cả cãi vã nhau cũng ở đó. Mấy ngày Trước chúng tôi đã cãi lộn kịch liệt trong khu vuờn này khi mỗi đứa trong bọn bắt đầu khoe khoang về sự chăm chỉ, thông minh của các ông bố. Đứa nào cũng khẳng định là ba nó tuyệt nhất trên đời, không có ông bố nào sánh được. Chẳng có đứa nào chịu rằng ba! nó kém hoặc thường thường. Lúc đầu là lũ trẻ cãi nhau. Mentin, em trai tôi đang học lớp ba, ra điều giỏi giang hơn những đứa khác. Nó phùng mang, trợn mắt la tuớng lên :
– Ba tao, ba tao chớ … – Nó cứ nhất quyết như vậy không chịu thưa đứa nào. Đúng thế thật ! Khi còn bé, ba tôi đã từng là một học sinh đặc biệt chăm chỉ, bao giờ ba cũng đứng đầu lớp về học tập. Ba tôi vẫn thường nói thế với chúng tôi. Cuộc cãi vã đã đến hồi gay go nhất. Mentin gào lên :
– Ba tao chăm chỉ hơn ba của chúng mày. Lúc đi học ba tao luôn được phát phần thưởng, bao giờ ba tao cũng được xếp thứ nhất.
Một đứa trạc tuổi nó hất tay, vẻ không tin :
– Này, mày đừng có bịa, làm gì có chuyện đó ?
Một đứa khác, con một ông bạn của ba tôi cũng nói với giọng của thằng bé kia :
– Ai kể cho mày cái chuyện ngu ngốc thế hả ?
Mentin uỡn ngực, nó định tống cho thằng bé đó một quả đấm trời giáng, may mà chúng tôi kịp can nó. Nó hùng hổ :
– Ba tao nói, chính ba tao nói với tao như vậy. Nếu chúng mày không tin thì về mà hỏi ba chúng mày ấy. Các ông ấy đã từng học cùng lớp, cùng trường với nhau. Ba chúng mày sẽ nói sự thật cho mà biết.
Chúng tôi lớn rồi nên định không dính đến cuộc cãi lộn của bọn nhóc. Nhưng tự nhiên đứa bạn học cùng lớp tôi ngứa miệng cũng cãi vã với lũ nhỏ, nó nói với Mentin :
– Đồ dối trá, ba tao mới là người được xếp thứ nhất …
Lập tức một thằng nhỏ khác nhảy lên như một chú gà chọi và cãi tranh cả phần của em trai tôi :
– Chính chị nói dối thì có. Ba em không bao giờ! thèm x�! ��p thứ hai đâu nhé, chỉ luôn luôn xếp thứ nhất thôi. Chị biết chưa ?
– Đó mới chính là một sự dối trá trắng trợn. Chắc ba mày tự huênh hoang đó thôi! Chính ba tao mới là người thường đứng đầu lớp trong các năm học …
– Này, chị phải biết là ba em không bao giờ tự khen mình đâu nhé …
Tôi nghĩ rằng đã lớn như chúng mình mà lại cãi lộn với lũ nhóc thì cũng kỳ nên vẫn đứng ngoài cuộc. Nhưng Mentin đã kéo tôi vào cuộc, bắt tôi làm chứng cho những lời nói của nó :
– Có phải thế không chị, em nói đúng đấy chứ ? Ba của chúng mình luôn luôn xếp thứ nhất ở lớp nhỉ ? Chị nói cho chúng nó xem có thật không. Chị nói đi …
– Tất nhiên là thế rồi ! – Tôi dứt khoát đồng ý với cậu em. Lời nói của tôi như đổ dầu vào lửa. Cả lũ ào ào cãi lại tôi. Để cho Mentin yên lặng, tôi lựa lời nhẹ nhàng nói với nó :
– Thôi em ạ, đừng để ý đến chúng nó làm gì … chúng nó muốn nói gì thì nói … Điều đó có gì quan trọng đâu, chị em mình biết rõ sự thật là được rồi !
Một anh chàng lớn nhất trong cả bọn cũng tham gia nhưng lại ra vẻ ta đây :
– Này các em, tất cả các em đều lầm rồi, không phải ba em này, không phải ba em kia, không có ba em nào xếp thứ nhất ở đây đâu … Ba anh mới là người luôn luôn xếp đầu lớp và được giải thưởng đấy. Anh đảm bảo với các em như thế !
Mentin đâu có chịu :
– Anh đừng có khoác lác ! – Nó giận dữ kêu lên.
Anh chàng học sinh trung học không tỏ ra giận dữ :
– Thì em cứ hỏi ba em mà xem… biết đâu ông ấy lại chẳng tự kh! en mình ! ? ….
– Anh về mà hỏi ba anh ấy, ông già anh tự khen thì có !
Cuộc cãi vã lại bắt đầu gay go hơn Trước. Vất vả lắm tôi giữ được cho Mentin khỏi nhảy vào đánh lộn. Tôi nắm chặt lấy tay nó và giữ nó đứng nguyên tại chỗ. Sau cùng tôi phải kéo nó về nhà, leo lên đến thang rồi mà nó còn ngoảnh lại lũ bạn :
– Chúng mày nói láo hết ! Ba tao mới là người học giỏi nhất, ba tao xếp thứ nhất! – Vừa nói nó vừa khóc.
Vừa về đến nhà, nó đã chạy ngay đến chỗ mẹ tôi và hỏi :
– Mẹ ơi, chúng nó bảo không phải ba học giỏi, đứng nhất lớp mà là ba huênh hoang, khoác lác …
Mẹ tôi chưa hiểu nó nói gì, phát cáu lên và mắng Mentin té tát :
– Con nói gì vậy hả ? Có im đi không. Sao con lại nói ba như vậy, mẹ thì vả vào miệng bây giờ …
Mentin vội im, nó biết là mẹ tôi rất nghiêm, nó không thể nói bừa được nhưng nó có vẻ rất hậm hực. Tôi yên ủi cho nó yên lòng :
– Sao em vội cáu lên làm gì ? Có khi ba không học cùng lớp với ba chúng nó thì sao. Có thể chúng ta chưa rõ việc này …
– Nhưng ba đã bảo là họ học chung lớp với nhau cơ mà …
– Tốt nhất là tối nay, lúc ba về, chị em mình hỏi ba xem sao. Như thế có phải hơn không ?
– Đúng đấy chị ạ ! – Mentin vội đồng ý ngay.
Tôi cũng bắt đầu thấy hơi nghi ngờ, nên cũng sốt ruột xem có đúng thế không ? … Tối đến, lúc ăn cơm tôi hỏi ngay xem ba tôi có học cùng một lớp với các ông bạn trong nhà này hay không. Ba tôi trả lời ngay, không để ý đến vấn đề tôi đang quan tâm :
– Đúng rồi, con gái của ba ạ ! Cả b�! �n ngư�! �i bọn ba đều học cùng lớp. Với một chú, ba đã học cùng trong ba năm, còn với hai chú kia ba đã học cùng các chú trong suốt bốn, năm năm trời …
Sợ mẹ tôi nổi nóng lên, hai đứa chúng tôi không dám hỏi ba nhiều hơn. Hôm sau, đến lớp tôi liền hỏi đứa bạn cùng bàn xem hồi bé ba nó học hành ra sao.
– Ba mình ấy à, hồi còn đi học ba mình học giỏi lắm, ba mình bảo luôn luôn được đứng đầu lớp. – Nó trả lời dứt khoát.
Một đứa ngồi bàn sau nghe chúng tôi nói chuyện cũng xen vào :
– Ba tớ cũng thế đấy, khi còn đi học phổ thông bao giờ cũng xếp nhất lớp.
Và còn mấy đứa khác cũng nói theo. Tôi quyết định hỏi tất cả lớp. Chỉ có ba đứa là không biết ba chúng học ra sao, còn lại đứa nào cũng có ba học giỏi, được giải nhất về học tập ở trường phổ thông …
Acmét thân mến, nhận được thư này, bạn thử hỏi cả ba bạn xem có phải ba bạn cũng đã từng được xếp thứ nhất ở lớp học hay không … Ngay từ giờ tôi đã tin rằng ba bạn cũng học rất giỏi và đã từng được giải về học tập. Không biết tại sao mà tất cả các ông bố đều học giỏi thế, ông nào cũng đứng đầu lớp cả …
Sau vài ngày kể từ khi có cuộc cãi vã trong vuờn, cô giáo mời mẹ tôi đến trường và cho hay là dạo này Mentin lơ là học tập, hay chơi bời quên làm bài tập … Buổi tối khi biết được chuyện đó của Mentin, ba tôi rất giận, ông bắt nó phải ngồi nghiêm chỉnh trước mặt và cho nó một bài học :
– Này, quý tử nhí, sao con không chịu học hành cho tốt ? Phải học như ba ấy chứ, bao giờ con trai cũng phải giống ba nghe ! Lúc ! bé ấy ! mà, đi học bao giờ ba cũng học giỏi nhất lớp. Không khi nào ba chịu đứng thứ hai sau ai đâu. Con phải biết xấu hổ chứ. Tại sao con không chịu học ? Phải chăm chỉ làm bài tập này, đọc thật nhiều sách này, có vậy mới khá được. Đứa nào cũng phải làm theo ba, lấy ba làm guơng nghe không ?
Khi thấy ba tôi đã bớt giận, tôi đánh liều đến gần và nói rằng :
– Thôi mà ba, sẽ có ngày Mentin lớn lên và có một bầy con. Đến lúc đó thế nào nó cũng nói với các con nó rằng lúc bé nó học chăm, học giỏi lắm, luôn đứng đầu lớp cho mà xem …
Mẹ tôi không đợi tôi dứt lời, mắng át đi :
– Này, mày có im miệng đi không, tao thì vả cho rớt răng ra bây giờ. Khi người lớn dạy bảo thì con cái phải im lặng mà nghe, không được cãi … Hiểu chưa ?
Tôi lặng im. Cả ba tôi cũng chẳng nói lời nào nữa.
Thế đấy, từ khi đến Ankara chỉ có chuyện này là đáng kể cho các bạn nghe thôi. Thôi nhé, cho tôi gởi lời chào đến tất cả các bạn. Mong bạn có nhiều điểm tốt.
Bạn cũ
Zeynep

Tiếu lâm

con cái chúng ta giỏi thật


Bức thư thứ 4
Hãy quên tất cả những gì các em đã học

Istanbun 23.11.1963
Zeynep thân mến,
Tôi rất mừng khi nhận được lá thư của bạn viết ngày 19/11. Bây giờ tôi phải báo ngay cho bạn một tin không lấy gì làm vui cho lắm. Cô giáo cũ của chúng ta đã từ biệt chúng tôi rồi. Cô ấy bị chuyển đi dạy ở một tỉnh khác. Đang quen với cô giáo, thậm chí thưộc cả tính tình và cách giảng bài của cô, bây giờ cô phải chuyển đi, chúng tôi buồn lắm. Nhiều đứa không cầm được nước mắt lúc chia tay với cô. Ngay cả tôi, suýt nữa cũng bật khóc … Tôi đã cố kìm mình để có thể tiễn biệt cô một cách đàng hoàng, song khi cô đã ra khỏi lớp rồi thì nước mắt tôi cũng trào ra, chảy tràn trên má. Bạn biết không, cô giáo bị thưyên chuyển đi nơi khác có lẽ vì hôm ông thanh tra đến thăm, lớp tôi đã có quá nhiều chuyện dở. Sau lần ấy hình như cô giáo có vẻ muốn lánh mặt tôi, không muốn nói chuyện với tôi. Hôm chia tay cô nói với cả lớp rất cảm động, cô chúc chúng tôi may mắn trong cuộc sống và học tập giỏi.
– Các em, cô hi vọng một ngày nào đó, chúng ta lại sẽ được gặp nhau. – Cô nói giọng run run.
Lúc đi ngang qua chỗ tôi, cô xoa đầu tôi một cách âu yếm, nhẹ nhàng …
Bây giờ chúng tôi có một thầy giáo mới. Ngay giờ đầu vào lớp, thầy đã muốn biết người ta dạy dỗ chúng tôi những kiến thức gì. Thầy hỏi và nghe trả lời chăm chú, tất cả chúng tôi lần luợt từng đứa một bị thầy gọi lên bảng. Thế nhưng, rất là lạ hình như ông giáo mới này không hề vừa lòng với một câu trả lời nào của chúng tôi:
R! 11; Đáng tiếc! Rất đáng tiếc! … Các em không được dạy dỗ cẩn thận lắm … – Ông lắc đầu, lẩm bẩm vẻ không hài lòng chút nào.
Bạn biết Đemir chứ nhỉ, niềm tự hào của lớp ta ấy mà, bạn tuởng tuợng mà xem, thầy giáo mới cũng không thích các câu trả lời của nó. Còn sau khi tôi trả lời xong, ông ấy kêu lên “Trời ơi là trời … ” rồi ôm đầu vẻ thất vọng. Một lúc sau ông hỏi vẻ giận dữ :
– Sao, các em nói xem, cô giáo trước không dạy các em cái gì à ? Các bài học bay đi đâu hết cả rồi ? Từng ấy thời giờ các em để làm gì, hả ?
Chúng tôi làm gì, chúng tôi học trong sách chớ còn làm gì, chả lẽ sách lại sai ? Biết chắc chắn là mình trả lời đúng như sách, tôi bèn rụt rè hỏi thầy :
– Thưa thầy … em đã trả lời không đúng ạ ?
– Hừm, em trả lời đúng, chính xác, nhưng … – Dừng lại một chút rồi ông tiếp – Nhưng rất hời hợt! Các em khác cũng vậy, các câu trả lời rất hời hợt, nông cạn …
Tôi chẳng còn hiểu ra sao nữa và cũng hơi buồn bực. Chỉ có một số đứa hay bị cô giáo cũ cho điểm kém vì luời học là thích thú, mắt chúng sáng lên khi nghe thầy giáo mới chỉ trích cô giáo cũ. Đemir sốt ruột quá, nó đánh bạo hỏi :
– Nhưng thưa thầy, cô giáo cũ của chúng em cũng đã đòi hỏi cả lớp phải luôn luôn chăm chỉ và … học tốt nữa !
Thầy giáo mới có lẽ khá tự phụ, cho mình là giỏi giang lắm, vội trả lời có vẻ mỉa mai :
– Rõ rồi, ai chả thấy, qua các câu hỏi và trả lời “sâu sắc” của các em vừa rồi !
Sau khi đi đi lại lại trên bục một h! ồi, b�! �ng ông cất cao giọng nói với chúng tôi :
– Các em, như vậy chúng ta phải quên hết những gì các em đã học cho đến ngày hôm qua. Thầy sẽ dạy lại các em từ đầu tất cả. Các em có hiểu không ? Thế là rõ chứ ?
Đemir có vẻ chưa rõ, nó giơ cao tay xin hỏi :
– Thưa … thưa thầy … Như thế là thế nào ạ, chúng em cũng đã chỉ học bài trong sách giáo khoa thôi mà …
– Nhưng tôi khuyên các em như thế đấy! Các em phải nghe lời tôi và hãy quên hết những gì các em đã học, rõ chưa ?
Giờ học đầu tiên với thầy giáo mới đã trôi qua như vậy. Ra chơi, lớp tôi chia thành hai phe, một bên bênh cô giáo cũ, bên kia cãi cho thầy giáo mới. Tôi chẳng về phe nào vì phân vân không hiểu tại sao lại như vậy.
Tôi có kể chuyện xảy ra ở lớp cho một số đứa bên lớp 5B nghe, bọn nó chẳng lạ gì chuyện đó. Hồi đầu năm, lớp học cũng có sự thay đổi giáo viên. Và lạ chưa, ông thầy giáo mới đến, ngay giờ học đầu tiên đã yêu cầu học sinh “Các em hãy quên tất cả những gì các em đã học …”.
Cố gắng của thầy giáo mới được các học sinh kém và luời biếng đặc biệt ủng hộ. Mỗi khi chúng nó trả lời sai một câu hỏi nào đó, câu bào chữa lập tức là “Cô giáo cũ dạy chúng em thế ạ …”. Lúc đó thầy giáo lại la lên “Tôi đã bảo các em rồi cơ mà, hãy quên tất cả những điều các em đã học đi”.
Nói ra thì dễ chứ làm thì đâu có dễ như vậy. Thật là khó có thể quên một lúc tất cả những gì cô giáo cũ dạy cho chúng tôi. Có lẽ chỉ có một mình Đemir, cậu bé thông minh chăm chỉ nhất lớp ta, thành công trong việc q! uên quá! i gở này. Có một hôm trong giờ lịch sử, ông hiệu truởng đã đến dự lớp tôi. Chắc muốn biết chúng tôi học hành ra sao, ông bèn gọi Đemir và kiểm tra tại chỗ :
– Em hãy nói xem thời đại văn minh có nghĩa là gì ?
Đemir im lặng không nói gì. Thầy hiệu truởng bèn hỏi câu khác :
– Ai là người sáng chế ra kỹ thưật in ?
Đemir tiếp tục im lặng. Ông hiệu truởng có vẻ ngạc nhiên vì biết Đemir học giỏi nhất lớp. Ông bảo nó:
– Tại sao em không trả lời tôi ?
Đemir liếc nhìn thầy giáo mới và trả lời rắn rỏi :
– Thưa thầy hiệu truởng, em quên rồi ạ …
– Em hãy nói cho tôi biết về sự khám phá ra châu Mỹ.
– Em quên mất rồi ạ …
Ông hiệu truởng nổi cáu :
– Này em đã quên hết rồi thì hãy thử nói xem em biết gì … Hãy nói về một điều gì đó em còn nhớ …
Đemir cố gắng giải thích :
– Thưa, em quên hết rồi ạ. Em cố gắng và cuối cùng đã quên được tất cả những gì em đã học từ đầu năm đến nay …
– Vì sao vậy ? – Ông hiệu truởng ngạc nhiên quá hỏi lại.
– Thầy giáo mới yêu cầu chúng em như thế ạ. Thầy đã nói với chúng em : “Hãy quên đi tất cả những gì các em đã học với cô giáo cũ”.
Ông hiệu truởng chưa tin hẳn, gọi tiếp tôi và hỏi :
– Em hãy nói xem ai đã tìm ra con đuờng biển để đi đến Ấn Độ ?
Mặc dù bình thường tôi rất nhớ tên ông này, nhưng lúc đó tôi không hiểu vì sao lại ngây ra như tuợng ấy. Đemir nói “Em quên rồi ạ” là do nó cố tình làm vậy, còn tôi đúng là không tài nào nhớ ra nữa :
– ! Thưa th�! ��y em quên rồi ạ … – Tôi ấp úng trả lời.
Ông hiệu truởng nhìn thầy giáo mới một lúc lâu qua cặp kính rồi bỏ đi không nói thêm lời nào. Còn thầy giáo tôi thì tiếp tục bài giảng như chẳng có gì xảy ra:
– Chúng ta trở lại thời đại vua Sélin, như thế là …
Ra chơi, mấy đứa bạn bảo tôi và Đemir : “Chúng mày làm thế là đúng, thầy chẳng bảo chúng ta thế là gì”. Nhưng tôi thì rõ ràng là không cố ý, mà quên tên người đó thật.
Chưa hết đâu, bạn ơi, tôi còn khổ vì chuyện này.
Trường tôi, ít lâu sau, có đêm liên hoan văn nghệ với cha mẹ học sinh. Trong chương trình có tiết mục ngâm thơ của tôi, bài thơ do chính tôi làm. Cô giáo cũ nhân một bài giảng về khoa học thường thức, đã chỉ cho tôi thấy ích lợi của con cừu : nó cho sữa, cho mỡ, thịt ăn rất ngon, lông làm len, da thưộc làm áo, đóng giày, cả xuơng cũng để bón phân được, …
Sau bài học đó, tôi cảm hứng viết bài thơ như sau :
Con cừu
Cho mỡ đằng đuôi
Cho sữa ở vú
Có len tuyệt diệu
Để làm áo Đông
Sừng làm tay cầm
Thịt ăn ngon, bổ
Da để đóng giầy
Xuơng làm phân bón
Con vật hiền lành
Với em xí xọn
Đó là chú cừu
Thật nhiều ích lợi …

Cô giáo cũ rất thích bài thơ của tôi, cô bảo :
– Em cứ mạnh dạn đọc bài thơ này cho các bậc phụ huynh nghe, chắc mọi người thích lắm, nó tự nhiên, ngây thơ, chẳng gò bó, rất hợp với lứa tuổi các em.
Sao mà tự hào và hạnh phúc như thế, tôi vênh mặt lên. Cả ngày tô! i đã h�! ��c thưộc bài thơ “Con cừu” yêu quý của tôi. Tôi chẳng muốn có một lỗi nhỏ nào lúc ngâm bài thơ đó, vì chính nó do tôi làm ra cơ mà. Chính trong những ngày đó, cô giáo cũ bị thưyên chuyển.
Thầy giáo mới khi biết được tôi sẽ ngâm thơ trong đêm hội, vội kiểm tra ngay. Sau khi nghe tôi đọc xong, ông nhăn mặt kêu:
– Thế mà gọi là thơ à ? Tôi đã bảo em bao nhiêu lần là hãy quên tất cả đi là gì. Tôi sẽ cho em một bài thơ để em học cho thưộc và sẽ ngâm trong đêm hội.
Và thầy bắt tôi học bài thơ “Đất nước em” trong sách tập đọc. Thầy bảo tôi :
– Em phải học thưộc lòng bài thơ này, đọc sao cho trơn như cháo chảy nghe không ?
Nhưng tôi làm sao còn đủ thì giờ để học cho thưộc một bài thơ vừa dài vừa khó Như thế. Chỉ còn có hai ngày và một đêm là đã đến tối văn nghệ rồi. Bạn cứ giở sách ra mà xem bài thơ ấy đại loại như thế này :
Hây, nông dân trên đồng, ơi những con người cần cù, chăm chỉ
Hây, những bông lúa vàng, ôi những vụ mùa bội thư.
Hây, đất nước như thơ như mộng, sông dài núi cao.
………
Hây, đất nước ông bà, tổ quốc mẹ cha … Hây hây !
Bài thơ bắt đầu bằng “Hây” và kết thúc cũng bằng “Hây” này rất khó đọc. Tôi học mãi mà vẫn không thưộc được. Sở dĩ tôi phải cố gắng vì sợ thầy giáo mới cho là tôi buớng bỉnh, không chịu nghe thầy. Nhưng thời giờ còn quá ít, tôi không làm sao nhồi nhér hết bài thơ đó vào đầu. Đến ngày thứ hai, mới sáng, thầy đã đón tôi ở cửa lớp và bảo :
– Tốt nhất l�! � chúng ! ta hãy duyệt lại tiết mục trước khi trình diễn. Trước khi lên sân khấu, em nên tập trình bày bài thơ thật diễn cảm. Nào em thử ngâm lên coi !
Tôi nín thở đọc bài thơ một mạch.
– Ồ, không, không thể đọc bài thơ như vậy được !
Tôi ngâm lại bài thơ một lần nữa và chú ý diễn cảm. Nhưng thầy giáo vẫn không vừa ý với cố gắng mới của tôi.
– Này em, một bài thơ người ta không thể đọc lầm bầm như hỏi thăm đuờng đâu. Phải đọc khác kia, thế mới gọi là ngâm thơ. Nghĩa là từng lúc, từng câu phải đọc thật rung cảm, phải thể hiện cái tình của bài thơ, của tác giả chứ ! Có lúc phải đọc trầm xuống, thầm thì, ngọt ngào, … Lại có câu phải gào lên như hổ báo trong rừng ấy. Những đoạn anh hùng ca, em hãy chống tay vào hông một cách oai vệ, giơ một tay lên trời. Trong bài thơ này, ở mỗi câu khi kêu gọi “Hây” em phải giậm chân thật mạnh. Thầy sẽ ngâm thử cho em làm mẫu, sau khi em hiểu rồi em hãy tự làm lấy.
Thế là thầy giáo mới của tôi đã làm đúng như lời nói. Khi đọc đến “Hây”, ông nhấc một chân lên như chuẩn bị nhảy rồi bất thình lình giậm chân thật nhanh và mạnh gót chân xuống sàn.
– Hãy trông tôi làm đây này. Phải giậm thật mạnh để khán giả có thể tuởng tuợng rằng dưới gót chân em, kẻ thù sẽ bị giày xéo tan nát. Em rõ chưa ?
Tôi đã cố gắng hết sức mình để làm như thầy nói. Nhưng khổ nỗi một tay phải chống hông, tay kia giơ lên cao, rồi chân lại phải giậm cho kêu, thành ra tôi cứ đọc nhầm lẫn lung tung. Bạn nghĩ mà xem, tôi ở trong tình thế khó khăn Như thế nào. Nếu tôi được tự! do đọ! c bài theo ý muốn thì làm gì đến nỗi ! Lại còn thế này nữa chứ : Tập chán chê đến khi ông thầy đã hơi vừa ý cách đọc thơ của tôi thì lại không vừa ý cách tôi giậm chân xuống sàn. Mỗi khi tôi gào lên “Hây” và giậm chân thì ông ấy lại ra lệnh :
– Nào, mạnh lên, mạnh lên nữa ! Phải giậm sao cho sàn sân khấu rung lên để người ta có thể nghe tiếng cơ.
Mặc dù tôi đã ráng sức giậm chân, thầy giáo tôi vẫn chưa vừa ý. Cuối cùng ông cáu lên bảo tôi ra xa mà nhìn ông :
– Xem đây này ! – Ông la lên “Hây” đồng thời giậm gót xuống sàn mạnh đến nỗi các cửa sổ lớp rung lên như có động đất – Đấy, em thấy chưa, phải làm như vậy cơ mà. Khi giậm chân, em phải làm sao cho đất dưới chân rung chuyển, hiểu chưa ?
Tôi đỏ mặt tía tai, mồ hôi mồ kê toát ra đầy người vì cố gắng quá sức. Sau cùng tôi đánh bạo nói :
– Thưa thầy … Thầy nặng gần một trăm kí lô, còn em thì cân nặng chưa tới 30 kg, làm sao em giậm mạnh được như thầy ạ ?
Thầy giáo không muốn nghe, tôi làm thế nào ông cũng không thích. Ông nổi giận thật sự, nhưng rồi lại nén giận và tiếp tục chỉ cho tôi cách thể hiện tình cảm bài thơ. Thầy phải hét lên càng ngày càng to và giậm chân mỗi lúc một mạnh mẽ hơn. Đến một lúc tự nhiên tôi bỗng nghe ông thét lên :
– Ối trời ơi ! …
Lúc đầu tôi chưa hiểu có việc gì. Sau đó tôi nhìn xuống thì … Bạn biết không, sàn lớp làm bằng gỗ xấu, đã cũ mà chân thầy lại cứ giẫm lên mỗi lúc một mạnh đến nỗi nó vỡ ra một mảng, thế là chân thầy thụt ngay xuống chỗ đó. Tôi vội v�! �ng nhả! y tới phụ giúp thầy. Vất vả lắm tôi mới rút được chân thầy ra khỏi cái lỗ tai hại ấy. Có mấy thầy giáo ở lớp bên nghe tiếng động hốt hoảng chạy đến hỏi :
– Sao, có việc gì thế ?
– Không, không có việc gì đâu ! – Thầy giáo tôi nén đau trả lời như không có gì xảy ra cả.
Vừa khập khiễng đi ra khỏi lớp, thầy còn dặn tôi :
– Em cứ tiếp tục như vậy mà làm. Hãy giậm chân thật mạnh cho sàn sân khấu phải rung lên, nghe chưa ?
Thầy đi ra rồi, tôi thấy khó có thể hoàn thành nhiệm vụ. Tôi đã chóng cả mặt vì phải gào “Hây” mãi và giậm chân. Thế mà còn có nhiều thì giờ chuẩn bị nữa đâu, chỉ vẻn vẹn có hai tiếng đồng hồ để chuẩn bị.
Tôi đã bỏ bao nhiêu thời giờ để diễn đạt bài thơ “Con cừu” của tôi. Bây giờ tôi cố quên bài thơ đó mà không được. Miệng đọc bài thơ “Đất nước em” nhưng óc tôi cứ nghĩ đến bài thơ “Con cừu”. Từ ngữ của bài thơ “Con cừu” cứ rình rập ở đầu luỡi, chỉ chực bật ra. Thật ra thì tôi cũng đã kịp thưộc bài thơ “Đất nước em” rồi đấy, nhưng vì luôn luôn phải để ý đến việc giậm chân xuống sàn, giơ tay lên cao, nên từ ngữ nó chạy đi đâu mất ráo cả. Đầu óc cứ loạn lên vì những cái giậm chân liên tục như vậy.
Thế rồi cái giờ phút phải đến cũng đã đến, các bạn gọi tôi rối rít :
– Lên sân khấu đi, đến lượt cậu rồi đấy !
Chúng nó đẩy tôi ra giữa sân khấu chan hòa ánh sáng, Trước khán giả. Hội trường đông nghẹt, các bậc cha mẹ học sinh. Thầy giáo tôi lo lắng đi đi lại lại ở bên cánh ! gà để! nhắc những câu thơ tôi có thể quên.
Tôi cúi chào khán giả một cách trang trọng. Nhưng lạ chưa, ngay lúc đó, tôi quên khuấy mất đầu đề bài thơ cần đọc. Nhưng cũng lúc đó từng lời từng chữ của bài thơ “Con cừu” lại hiện lên trong óc tôi rõ mồn một. Tôi ngây ra, chẳng còn biết làm gì nữa.
Bạn thử tuởng tuợng mà xem, tôi ở trong tình thế khốn khổ Như thế nào. Tôi đứng yên lặng trên sân khấu và nhìn khán giả, khán giả cũng im lặng ngắm tôi … cứ như thế đến vài chục giây. May sao thầy giáo tôi nhắc khẽ từ bên cánh gà : “Đất nước em”, tôi vội vã nhắc lại như cái máy “Đất nước em”. Nhưng kêu xong mấy chữ đó, tôi chẳng biết làm gì thêm vì bài thơ đó tự nhiên biến đi đâu mất cả. Chả lẽ đứng như tuợng trên sân khấu mãi, tôi bèn gào tuớng lên một lần nữa : “Đất nước em” với hi vọng là sẽ nhớ ra thêm một câu nào đó. Nhưng vô hiệu, tôi kêu lên Như thế rồi im luôn. Hội trường ào lên một tràng pháo tay như vũ bão. Tôi ngây ra chẳng hiểu vì lẽ gì người ta lại vỗ tay khi tôi gào “Đất nước em”.
Chợt tôi bắt kịp tiếng thì thào nhắc vở của thầy giáo, thế là tôi bắt đầu tuôn ra tràng “Hây” vô tận. Khổ một nỗi, vì đã gào quá to đến hai lần đầu đề bài thơ nên tôi đã bị mất giọng, đến khi đọc thơ thì giọng tôi trở nên khàn khàn vịt đực, nghe rất lạ tai. Lại vỗ tay ầm ầm, lúc này tôi hoàn toàn hoang mang không biết mình đã lạc vào thế giới nào nữa. Tôi đọc thơ lắp ba lắp bắp, run rẩy, câu nọ xọ câu kia. Đến câu “Hây” thứ sáu, thứ bảy gì đó thì tôi phải ! nhảy d�! ��ng lên như bị bỏng. Bạn biết sao không ? Vì tập đi tập lại và giậm chân nhiều quá, có một cái đầu đinh đã nhô lên trong giầy của tôi lúc nào chả biết. Giờ đây, khi tôi hét lên “Hây” và lấy hết sức mình giậm chân thật mạnh, cái đinh quỷ quái ấy đã đâm thủng gót chân tôi. Ôi trời, thật buốt lên đến tận óc. Tôi như bị một luỡi dao xẻ thịt ra. Đau quá, làm tôi quên cả bài thơ đang đọc dở. Khán giả tự nãy giờ đã cuời nhiều vì cách đọc thơ của tôi, nay lại càng buồn cuời điệu bộ dở khóc dở mếu của tôi. Còn tôi thì thực sự khó xử chỉ muốn òa lên khóc. Tôi luôn luôn nhìn về phía cánh gà để cầu cứu thầy giáo nhắc tiếp đoạn thơ. Thầy giáo biết tình trạng rối trí của tôi, muốn tôi nghe rõ nên ông bắt đầu đọc to đến nỗi cả hội trường cũng nghe thấy :
Hây, đất nước ông bà cha mẹ, nơi chôn nhau cắt rốn của ta …
Như sắp chết đuối vớ được cọc, tôi vội chụp lấy và đọc tiếp :
Nơi ấy cha mẹ ta đã sinh ra và … và …
Nhưng rồi tôi lại quên tít. Hi vọng sẽ nhớ ra câu tiếp theo, tôi cứ lầm bầm nhắc đi nhắc lại câu thơ đó. Đến chữ “mẹ ta” tôi nhắc hoài đến nỗi chợt nhớ ra cả bài thơ “Con cừu”. Tôi đọc khá to đoạn thơ đó như để cố nhớ lại những câu trong bài “Đất nước em” :
Mẹ ta … mẹ ta …
Lấy mỡ từ đuôi
Có dòng sữa trắng
Có len mịn màng
Thầy giáo tôi hốt hoảng nhắc to trong cánh gà :
Hây, giếng mát sông dài, lâu đài thành quách …
Tôi máy móc nh! ắc lạ! i câu thơ đó và lại đọc tiếp bài thơ “Con cừu” của tôi :
… Lâu đài thành quách
Sừng để làm quai
Thịt ăn rất bổ
Da để làm cặp
Xuơng bón ruộng đồng, Hây !!!
Và tôi chạy vội khỏi sân khấu. Hội trường chỉ tí nữa là sụp xuống vì trận vỗ tay bão táp của khán giả. Đến lúc đó tôi vẫn không hiểu sao người ta lại vỗ tay.
Thầy giáo tôi đón tôi một cách giận dữ :
– Em đã làm trò gì thế hả ?
– Làm thế nào được thưa thầy. Em đã cố quên mà không sao quên được những gì em đã học. Em biết làm sao bây giờ …
Suýt nữa thì tôi bật khóc. Thầy giáo im lặng và chúng tôi đi khập khiễng cạnh nhau vì cả hai đều bị đau chân …
Lúc về đến nhà, ba tôi khen rối rít :
– Ái chà chà, cậu cả giỏi thật, mọi người suýt chết vì cuời, con ba khá lắm !
Mẹ tôi thêm, vẻ tự hào :
– Trời, mẹ cuời ràn rụa nước mắt. Suýt nữa thì mẹ ngất đi vì cuời nhiều quá !
Thế là thế nào nhỉ ? Thì ra khán giả đâu có ngờ là tôi nhầm lẫn lung tung. Họ nghĩ rằng người ta cố tình làm bài thơ như thế, một kiểu thơ đùa cợt, chọc cuời, vậy là tôi trở thành một nghệ sĩ trình bày thơ chọc cuời có hạng. Thế đấy, Zeynep ạ, những ngày vừa qua rất sôi động làm tất cả chúng tôi bận tối mắt.
Tuởng khóc dở mếu dở mà lại tức cuời, phải không bạn ?
Thư trước bạn hỏi ba tôi có đứng đầu lớp không. Tiếc là ba tôi không xếp đầu lớp vì ông chẳng bao giờ đi học cả. Nếu có đi học chắc thế nào ba tôi cũng bảo là ông đã đứng thứ nhất như các ông! bố kh�! �c.
Nóng lòng chờ thư bạn. Chúc bạn học tốt.
Bạn cũ
Acmét



Tiếu lâm

con cái chúng ta giỏi thật


Bức thư thứ 5
Có làm mới có ăn …

Ankara 26.11.1963
Acmét thân mến,
Hãy viết kỹ hết tất cả những gì xảy ra ở chỗ bạn cho tôi như bạn đã viết trong thư trước nhé ! Tôi rất thích đọc lá thư ấy của bạn. Tôi đã đọc cho cả một số bạn cùng lớp nghe. Cả lũ đã bò lăn ra mà cuời …
Ở đây, thời tiết Ankara đã trở lạnh rồi, vì vậy chúng tôi không còn xuống vuờn chơi nữa. Về đến nhà là tôi vội học bài và làm bài tập ngay. Tôi muốn giúp mẹ tôi chút ít trong công việc nội trợ. Chị tôi có vẻ không khoái những công việc ấy lắm, nhất là rửa chén dĩa và lau chùi nhà cửa. Chị ấy chỉ thích ngồi hàng giờ trong bếp để chế tạo thử các món bánh ngọt do chính chị ấy tự nghĩ ra. Mẹ tôi lại luôn có ác cảm với ý thích đó của chị tôi. Bởi vì bà phải gánh chịu hậu quả không mấy tốt đẹp của những cuộc thí nghiệm đó. Có khi mẹ tôi phải mất hàng tuần để sắp xếp lại đồ đạc trong bếp. Ôi, chị ấy làm đảo lộn lung tung, cứ nháo nhào hết cả lên, không còn trật tự gì nữa. Chị tôi đã lớn, tí nữa thì đã đính hôn rồi cơ đấy. Nhưng sau đó ba mẹ và chị tôi đã suy tính lại và thôi. Chút nữa thì ở nhà tôi đã có một cuộc vui, một sự kiện quan trọng biết chừng nào. Thế mà cuộc đính hôn phút chốc đã hỏng chuyện vì một lời nói vô tội vạ của chú em tôi, cậu Mentin ấy.
Nhiều lần, vào các buổi tối, bạn của ba tôi đến nhà chơi hoặc chúng tôi qua chơi bên nhà họ. Những cuộc gặp gỡ thăm viếng diễn ra thường xuyên ít nhất là hai lần trong một tuần. Khi có đủ mặt tất cả mọi ngư�! �i, hết chuyện này đến chuyện kia được nói tới, nhưng có lẽ nhiều nhất vẫn là chuyện về ông Zeinel. Ông này thường bị bộ bốn chê bai, nói xấu đủ điều. Chả là Zeinel là ông chủ của cả bốn người mà. Mẹ tôi luôn luôn phải gạt đi :
– Gớm, tôi đến phát ngấy lên vì cái ông Zeinel của nhà các ông đấy. Các ông hãy để cho ông ta yên nào. Không lẽ không còn chuyện gì để nói nữa u ?
Nghe mẹ tôi gắt, các ông bèn nói sang chuyện khác. Nhưng cũng chẳng được bao lâu câu chuyện lại xoay về ông Zeinel lúc nào chẳng biết. Nào là ông Zeinel có rất nhiều xuởng máy, rằng ông ta có quá nhiều tiền, thế thì làm sao mà chẳng giàu cho được, ông ta mới học hết tiểu học. Một ông bạn của ba mình cùng quê huơng với ông Zeinel đã kể rằng :
– Ông ấy lớn hơn tôi cả chục tuổi. Khi ông ta đã học lớp ba rồi tôi mới bắt đầu học lớp một. Thế mà tôi với ông ấy lại cùng tốt nghiệp trường tiểu học. Các anh thử tuởng tuợng xem ngài Zeinel nhà ta học mấy năm lớp bốn ? Ai đời học sinh tiểu học mà râu ria mọc dài chả khác gì mấy ông giáo …
Ông đồng huơng của Zeinel còn kể rằng có lần một ông thanh tra đến trường, vào lớp đã tuởng lầm Zeinel là thầy giáo, còn ông giáo của lớp đó là một học sinh. Vì thế, ông thanh tra mới bảo ông giáo : “Nào em ngồi xuống đi chớ!” làm ông giáo một phen lúng túng …
– Thế đấy, tôi đã bảo các anh mà : óc nó chỉ chứa toàn là đất sét thôi. – Ba tôi chêm vào.
– Còn gì nữa! Có khi còn tồi tệ hơn nữa ấy chứ.
Nếu bạn được nghe hết những lời bình phẩm về ông Zeinel nhỉ ? Nào là &#! 8220;đó! là một trong số những thằng dốt nát hàng trăm năm mới xuất hiện một lần trên trái đất” … Nào là “Một biểu tuợng ngu muội của nhân loại”, v.v… và v.v…. Một ông kể rằng cha ông Zeinel đã bảo ông ta : Thôi con ạ, chả cần học làm gì cho uổng công. Thôi thì hãy đi buôn vậy, ba sẽ dạy con cách buôn bán. Zeinel nghe lời cha và chăm chỉ buôn bán đến nỗi vốn liếng cạn sạch và suýt nữa ông ta phá tan hết gia tài của cha. Ấy thế mà, giờ đây ông ta lại giàu quá, giàu đến nứt đố đổ vách ra ! Theo lời bình của mọi người thì ông Zeinel là một người rất luời biếng, rất cẩu thả, luộm thưộm. Nhưng ông ta lại có biệt tài bắt mọi người dưới quyền làm việc. Khốn nạn thay cho các nhà kiến trúc, các kỹ su, bác sĩ và luật su làm việc với ông ta ! Họ bị bóc lột đến tận xuơng tủy … Ba tôi cay đắng nói :
– Thế đấy, bọn mình đã học hành đến nơi đến chốn, đã cố gắng hết sức mình để có bằng nọ bằng kia, rồi cũng chẳng đến đâu. Chúng mình đã được gì nào ? Hay cả lũ đã phải cầu cạnh đến tay Zeinel dốt nát ấy để có chỗ làm, có cái ăn …
Về sự dốt nát của ông Zeinel thì … ôi thôi có cả một kho chuyện, chuyện nào cũng buồn cuời đến chết được. Có lần ông Zeinel đến Phần Lan với một số giám đốc nhà máy và thư ký riêng của ông ta. Họ đã ở đó khá lâu. Một hôm, lúc gần về, ông Zeinel nói với tay thư ký :
– Tôi thích cái nước Thụy Điển này, nó rất đẹp. Nghe đồn là ở Phần Lan cũng thú lắm. Hay chúng ta thử qua Phần Lan ít ngày xem sao đi!
Một lần khác khi được biết tên nước mà ông đang! ở thă! m gọi là nước Thụy Sĩ, ông ta rất ngạc nhiên :
– Ồ, thế mà tôi cứ tuởng là chúng ta đang tham quan Ba Lan cơ đấy. Nào, hay ta thử đi thăm Ba Lan xem sao …
Có một lần, khi mọi người đang say sua nói chuyện về ông Zeinel như mọi bữa thì Mentin bỗng hỏi chen vào :
– Ba ơi, nếu ông ta dốt nát, vô học và lại luời biếng quá quắt như vậy thì làm sao ông ấy làm giàu được hả ba ?
Mẹ tôi liền mắng át đi :
– Này, mày có nín miệng đi không, đừng có nói leo vào chuyện của người lớn.
Ba tôi thấy cần nói thêm cho rõ :
– Đầu óc con chưa thể hiểu được một số chuyện của người lớn, con ạ …
Chị tôi sẽ đính hôn với con trai ông Zeinel. Lễ đính hôn tuy chưa tiến hành nhưng công việc cũng coi như đã xong. Tôi không nhớ là bạn đã nhìn thấy chị tôi chưa nhỉ ? Chị tôi không giống tôi lắm, hay nói đúng hơn tôi không giống chị tôi mấy. Chị tôi đẹp lắm … Trong nhà, ba mẹ tôi không nói gì về lễ đính hôn với tôi cả, chị tôi cũng không cho tôi và Mentin biết. Nhưng bọn tôi biết hết, Mentin còn biết Trước cả tôi vì nó rất nhạy cảm với bầu không khí khác thường trong gia đình. Mẹ tôi có vẻ vui lắm, vừa làm vừa hát luôn, còn chị tôi không giấu được vẻ sung suớng, nguợng ngập. Niềm vui lộ ra ở mỗi buớc đi, giọng nói của chị ấy.
Một hôm, Mentin thì thầm vào tai tôi :
– Này chị có biết không, chị Hai lấy chồng đấy !
– Thế thì tốt chớ sao ?
– Nhưng mà chị có biết chị ấy lấy ai không nào ?
– Chị ấy lấy ai thế, em biết không ?
– Lấy con ông Zeinel đấy !
Thấy tôi chẳng nói g�! � sau cá! i tin mà nó cho là rất giật gân ấy,Mentin nổi cáu:
– Chị không biết gì à? Chị Hai lấy con ông Zeinel đấy.
– Thế thì sao ? Làm gì mà em phải nổi giận thế ?
– Hừ, như vậy là chị cũng về một phe với ba mẹ chứ gì ?
– Chị không quan tâm đến chuyện này …
Trong nhà, Mentin chơi thân với tôi nhất, thế mà nó cũng giận tôi thật sự.
– Sao chị lại không quan tâm được ? – Nó hét lên với tôi và bất bình – Chị phải biết là em không muốn thế, không thể thế này được, chị biết không ?
Sợ nó càng cáu hơn nên tôi nhịn, nín thinh không nói gì. Lúc đó Mentin lại tiếp, giọng tức tối :
– Thế chị không luôn nghe họ nói : nào là cái ông Zeinel con lừa, nào là đồ súc vật và bao nhiêu cái xấu khác của ông ta đó sao ? Thế mà họ lại muốn chị Hai lấy con một ông như vậy.
– Chị không thấy có sự liên quan nào giữa bố và con trong chuyện này cả – Tôi định khuyên giải Mentin cho nó bớt giận.
– Thế à … Nhưng chị có biết con ông ấy ra sao không ? Cả anh ta cũng không thể học cho xong trung học, mặc dù đã được ông bố bỏ tiền thưê thầy giáo dạy riêng, đã đút lót tiền của khắp nơi cho anh ta lên lớp … Những lời nói đó của người lớn là dối trá hay sao nào ? Ba và các chú khác chả nói thế hàng ngày là gì ?
– Này, chớ để mẹ nghe thấy em nói những lời đó. Mẹ sẽ đánh vào đít cho đấy. Người lớn hiểu công việc hơn chị em mình mà em. Tôi lựa lời khuyên nó.
Nhưng Mentin giận đỏ mặt tía tai và không chịu thôi :
– Đấy, em biết chị rồi mà, chị cũng về phe với họ mà. Em còn ! tức mì! nh cả với ba nữa cơ …
– Sao vậy em ?
– Còn sao nữa. Mọi người đều nói xấu ông Zeinel đủ chuyện, thế mà tất cả vẫn đi làm cho ông ta, phục vụ ông ta. Tại sao lại như vậy ?
Nó quay ngoắt về phía khác và bỏ đi. Rõ ràng cu cậu sợ tôi nhìn thấy nó khóc vì khi nói những câu cuối cùng tôi đã thấy cậu ta rơm rớm nước mắt rồi.
Từ hôm đó, Mentin trở nên khó bảo và rất lì lợm. Bắt đầu có bao nhiêu chuyện không tốt trong sổ liên lạc của nó : nó hỗn láo, nó không làm bài, không học hành gì cả. Ba tôi rất lo lắng, hết khuyên nhủ đến dọa dẫm nó đủ điều. Nhưng vô hiệu, nó vẫn chứng nào tật ấy.
Tệ hơn nữa, nó còn bỏ học đi hoang nữa kia. Rồi thì nó đưa đòi, đánh lộn với các trẻ con khác nữa. Sáng ra, mẹ tôi dẫn nó đến trường, vào tận cửa lớp, thế mà khi mẹ tôi vừa đi khỏi là nó cũng biến luôn. Khi ba tôi muốn hỏi xem tại sao nó lại đổ đốn ra như vậy thì nó chỉ im lặng, nhất định không nói gì. Tôi cũng thử dùng tình cảm để khuyên giải nó một cách nhẹ nhàng, Mentin liền ngắt lời tôi bằng một giọng rất người lớn, làm tôi đớ người ra không nói thêm được câu nào :
– Chị hiểu làm sao được những chuyện đó ! …
Mentin đã làm cả nhà không yên. Mẹ tôi khóc lóc, còn ba tôi luôn cáu gắt, âu lo. Một hôm, trời tối đã lâu mà vẫn chưa thấy Mentin về, cả nhà phải chia nhau đi các ngả tìm nó. Tìm khắp mọi nơi chẳng thấy nó đâu cả, cả nhà lo lắng, mẹ tôi phải khóc lên. Mấy người bạn của ba tôi cũng chạy đến an ủi mẹ tôi. Mọi người đang nghĩ cách tìm kiếm một lần nữa thì cu cậu mò về.
Trong nh! à không! khí trầm hẳn xuống, rất khó xử. Mấy ông hàng xóm Trước đó đã khuyên ba tôi đừng có đánh mắng nó. Tất cả coi như không có việc gì xảy ra. Một lát sau ba tôi gọi Mentin lại và lựa lời khuyên nhủ nó, giọng ba tôi lúc đó sao mà dịu dàng, ngọt lịm :
– Này, con trai của ba, nếu không đi học, đến trường, không chịu làm bài, chỉ lêu lổng thì chẳng nên người đâu con ạ. Người ta càng chăm chỉ bao nhiêu thì càng no ấm, hạnh phúc bấy nhiêu. Ngay từ bé cần chịu khó học hành để có lung vốn đảm bảo cho tuơng lai, cuộc sống sau này thêm dễ chịu. Phải cần cù con à …
Đó là những lời dạy bảo muôn thưở của ba tôi. Lúc đó mấy chú bạn cũng mỗi người một câu nói thêm vào :
– Tay làm hàm nhai con à …
– Có làm mới có ăn, con ơi …
– Muốn sung suớng thì phải làm việc và chỉ có làm việc mới khá được con ạ…
Mentin nãy giờ im lặng ra dáng suy nghĩ, chợt ngửng lên đột ngột hỏi :
– Vậy người đi làm được bao nhiêu tiền ?
– Con nói sao ? Càng làm nhiều thì luơng càng nhiều chứ sao nữa.
– Thế người thật chăm chỉ có được nhiều tiền bằng ông Zeinel không ba ?
Câu hỏi của Mentin làm tất cả mọi người im lặng. Ai cũng hiểu nó định nói đến điều gì.
Một lúc sau, ba tôi mới gắng guợng tiếp tục câu chuyện :
– Thì ba mẹ cũng từng là trẻ con. Tất cả mọi người đều là trẻ con mà … Nhưng hồi đó …
Mentin bỗng ngắt lời ba :
– Ai không làm việc thì sẽ có nhiều tiền phải không ba?
Ba tôi phát cáu :
– Thế là thế nào ? Vậy ra ba mày nói láo ư ?
Mentin khóc! òa lên! , nó nói qua tiếng nức nở :
– Ba mẹ nói thiệt đi, chăm chỉ hay luời biếng là tốt ? Tại sao mọi người vẫn chê ông Zeinel luời biếng. Chính ba và mấy chú vẫn bảo ông ta ngu, thộn, đầu bò đấy thôi. Thế mà ông ta có nhà máy, cửa hàng, công ty, … rồi xe hơi, nhà lầu nữa … Con ông ấy cũng lại dốt nát, ngu đần không chịu học hành gì cả …
Mentin chợt thôi khóc và gào lạc cả giọng :
– Con không đi học nữa đâu. Con chẳng cần học làm gì hết. Con sẽ giàu hơn cả ông Zeinel cho mà xem. Con sẽ bắt mọi người làm việc cho con. Ông Zeinel chả vẫn làm thế là gì …
Rồi nó chạy vào phòng ngủ khóc tức tuởi. Ba tôi lặng người đi mãi mới nói được :
– Được rồi, được rồi con ạ, mày muốn làm gì thì làm. Như mày không muốn đi học nữa thì thôi, ba không ép …
Mẹ tôi vào buồng, dẫn nó đi rửa mặt. Một ông bạn cũ của ba tôi nhận xét :
– Đó là lỗi của chúng ta. Chúng ta đã nói bô bô đủ thứ chuyện Trước mặt nó nên mới đến nông nỗi này. Lẽ ra không nên nói chuyện đó Trước mặt trẻ con.
Vợ ông ta ra hiệu cho ông ta bằng mắt về sự có mặt của tôi ở đó. Một ông khác nói tiếp :
– Nhưng mà thằng cháu nó nói cũng đúng đấy. Chúng ta đã học bao nhiêu năm rồi, kết quả được gì ? Có phải tất cả chúng ta đều phải nhờ vả cái lão Zeinel ấy không ? Sự thật là như vậy.
Ba mẹ tôi đã hiểu rằng Mentin đổ đốn là do cả nhà cứ muốn có cuộc đính hôn giữa chị tôi và con ông Zeinel. Mọi việc được xem xét và bàn bạc lại. Vài ngày sau ba mẹ tôi chính thức từ chối lời cầu hôn của con ông Zeinel. Rồi ch�! �� tôi c! ũng xin được việc và đi làm. Chị ấy đã chán ngấy sự nhàn rỗi, ở không, suốt ngày ngáp ruồi. Thực ra, chị ấy cũng chẳng thiết tha gì với việc đính hôn vừa qua. Lúc này chị ấy lại có vẻ khoan khoái vì vẫn tự do, lại được đi làm.
Sau đó hai ngày Mentin đi học trở lại như cũ. Nó trở nên một học sinh ngoan và chăm chỉ chả kém gì Trước. Có lẽ nó nhận thấy trách nhiệm đã làm lỡ cuộc đính hôn của chị tôi nên cu cậu cố gắng học tốt hơn và ngoan hơn chăng ?
Không khí gia đình trở lại thưận hòa vui vẻ, nhưng Mentin không còn gần gũi tôi như trước nữa. Nó giận tôi đã không về phe với nó trong chuyện cũ. Thực tình tôi cũng thấy nó đúng. Song tôi làm sao mà có thể làm giống nó được.
Tôi viết thư này cho bạn sau bữa tối. Thư đã dài và tôi cũng đã rất buồn ngủ. Tôi đi ngủ đây. Mai, chủ nhật, mẹ tôi hứa cho chúng tôi đi xem múa rối.
Chào tất cả các bạn. Chúc các bạn luôn vui vẻ.
Bạn gái
Zeynep

Tiếu lâm

con cái chúng ta giỏi thật


Bức thư thứ 6
Những đứa trẻ biết hi sinh vì nghĩa cả

Istanbun 30.11.1963
Bạn Zeynep thân,
Cách đây hai ngày tôi đã nhận được thư bạn. Tôi đã muốn trả lời bạn ngay lập tức nhưng kẹt một nỗi thầy giáo cho nhiều bài tập về nhà quá. Chính vì thế mà mãi tôi chưa viết được dòng thư nào cả.
Dần dần, bọn tôi bắt đầu có cảm tình với thầy giáo mới. Trong lá thư Trước, tôi đã kể cho bạn nghe chuyện chúng tôi trả lời thầy hiệu truởng khi thầy đến thăm lớp tôi. Sau việc đó, bọn tôi tuởng thầy sẽ giận tôi và Đemir lắm. Nhưng không phải như vậy. Ngay cả tôi, trong đêm liên hoan đã làm đảo lộn hết cả việc của thầy làm, vậy mà thầy cũng chẳng giận tí nào.
Gần đây, thầy giáo tôi có vẻ chú ý nhiều đến các bài học về luân lý, đặc biệt là các bài giảng về sự hi sinh, xả thân vì nghĩa cả. Thầy hay kể một vài câu chuyện về các tấm guơng trẻ con biết hi sinh quên mình vì một mục đích nào đó. Kể xong, thầy thường đặt câu hỏi để chúng tôi suy nghĩ :
– Các em học được gì qua chuyện này? Chúng ta có thể rút ra kết luận gì?
Bạn có biết tại sao thầy lại khoái tôi không? Bởi vì tôi hay phát biểu và thường tôi rút ra những kết luận theo ý muốn của thầy. Thầy hay khen tôi :
– Hoan hô Acmét! Em nói rất đúng.
Sau đó thầy nói với cả lớp :
– Thế đấy các em ạ ! Các em cũng phải luôn luôn có ý thức xả thân vì tổ quốc như em bé trong câu chuyện tôi vừa kể cho các em nghe.
Nhưng có lần, trong lớp tôi đã xảy ra tranh luận. Đó là vì tôi đã chán ! ngấy cái kiểu rút ra kết luận theo ý thầy. Hôm đó, chẳng hiểu sao tôi lại muốn nói khác đi, tôi muốn nói theo ý riêng của mình.
Đại khái câu chuyện thầy kể cho chúng tôi như sau :
“Hồi chiến tranh có một đứa bé con nhà nghèo trạc tuổi bọn mình đã tham gia du kích. Một hôm nó nhận nhiệm vụ canh gác, theo dõi tình hình địch. Nó trèo lên một cây cao ở giữa cánh đồng để quan sát sự di chuyển quân của địch. Thấy giặc vào làng, em chạy về báo cho chỉ huy du kích, đến giữa đuờng thì trúng đạn. Mặc dù bị thương nặng, em vẫn cố gắng về được sở chỉ huy báo cáo tin quan trọng cho quân ta. Em tắt thở trên tay những người đồng đội lớn tuổi …”
Vừa kể xong thầy vội vàng chỉ tôi :
– Nào Acmét, hãy cho cả lớp biết chúng ta học được gì qua câu chuyện này ?
– Nhưng thưa thầy, sự việc có xảy ra như trong chuyện không ạ? Hay đó chỉ là một câu chuyện sáng tác để chúng em phải rút ra những bài học về sự hi sinh, dũng cảm của một guơng sáng thiếu nhi ạ?
Thầy giáo bị một cú bất ngờ, ông không ngờ tôi lại hỏi như vậy. Một lát sau ông hỏi tiếp :
– Em bảo sao ? Thật hay không thật có gì quan trọng ?
– Thưa thầy, một câu chuyện thật rất khó có thể xảy ra như vậy được ạ !
– Tại sao em nói thế ?
– Em không hiểu tại sao việc theo dõi địch là một việc quan trọng, người lớn không làm lại để một đứa trẻ 10 -11 tuổi làm. Và chẳng hiểu tại sao lại đặt trạm quan sát ở giữa đồng trống để một đứa trẻ bị chết oan uổng …
Thầy sốt ruột ngắt lời tôi :
– Tất nhiên, đây ch�! � là m�! �t câu chuyện sáng tác thôi … – sau thầy hỏi cả lớp – Các em cũng suy nghĩ như Acmét cả u ?
– Không, không ạ ! – Tất cả lớp kêu lên.
Chengis đứng dậy, dõng dạc nói :
– Chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng xả thân vì tổ quốc, phải dũng cảm không sợ hi sinh. Chuyện kể muốn nhắc nhở chúng ta như vậy. – Rồi nó quay nhìn tôi như nhìn một con quái vật.
Chỉ duy nhất có Đemir đồng tình với tôi :
– Thưa thầy, em cũng thấy như Acmét ạ ! …
Thầy hỏi cả lớp :
– Theo các em thì tại sao Acmét và Đemir lại suy nghĩ khác các em?
Lại Chengis to mồm nói :
– Thưa thầy, các bạn ấy hay như thế lắm ạ … Ra vẻ ta đây khác người …
Ngay lúc đó chuông báo hết giờ vang lên. Thầy nói :
– Thôi được. Có gì chúng ta sẽ tiếp tục thảo luận vào giờ học chiều nay.
Thật sự tôi thấy rất may vì đã đến giờ nghỉ. Nếu không, thầy mà hỏi nữa tôi sẽ chẳng biết nói sao. Ra chơi, Chengis còn nhái tôi :
– Ai chà, ông bạn định chơi trội đấy !
Selma thì đe dọa :
– Muốn khác người u ? Rồi sẽ chẳng hay ho gì đâu !
Tôi hoang mang, có lẽ mình chơi trội với chúng bạn thật sao ? Nhưng sự thật tôi không tin câu chuyện thầy kể chút nào. Trái lại, bọn bạn cùng lớp thì tin lời thầy lắm, vì ảnh huởng
của câu chuyện khá rõ. Bằng chứng là giờ ra chơi, nhiều ngọn cây cao trong sân trường đã bị chiếm làm đài quan sát địch. Bọn bạn tôi thi nhau nã súng máy bằng miệng và dùng tập cuốn tròn lại làm ống dòm nhìn ra xa. Tôi thờ ơ ngồi trên ban công xem chúng chơi trò chơi mới ấy một cách say mê. ! Trên m�! �t ngọn cây ngay gần cửa sổ chỗ tôi, Chengis và Huseyn đang cãi vã :
– Để tao trinh sát cho !
– Tao chứ !
– Tao chứ !
Tiếng Huseyn to nhất :
– Nhiệm vụ này chỉ huy giao cho tao. Đây là đài quan sát của tao chứ !
Chỉ lát sau tôi đã nghe tiếng khóc của nó ở dưới đất chỗ gốc cây. Chúng tôi chạy tới xem thì thấy nó bị thương do ngã từ trên cây xuống. May mà vết thương cũng không nặng lắm và người ta đã băng bó cho nó ngay. Chengis vội tụt từ trên cây xuống, mặt nó xanh như tàu lá. Ai cũng hiểu là hai đứa xô đẩy tranh giành trên cây và Huseyn đã ngã. Nhưng khi thầy giáo hỏi thì Huseyn không nói ai mà nó tự nhận lỗi :
– Thưa, không ai xô em cả, bị truợt chân ngã đấy ạ!
Hành động ấy của Huseyn làm tôi suy nghĩ mãi. Chiều hôm đó thầy giáo lại nói :
– Nếu sự hi sinh lại có tính chất chủ định cho mọi người biết và khen ngợi hành động đó thì không phải là hi sinh thật sự …
Tôi phân vân, vậy hành động của Huseyn có phải là một sự hi sinh không?
Hôm sau lại một bài giảng về sự hi sinh xả thân vì nghĩa. Thầy giáo kể mộtt câu chuyện đại ý: “Có một đứa trẻ vì nhà nghèo phải đi ăn cắp để lấy tiền mua thưốc cho mẹ đang bị ốm. Nó bị bắt quả tang khi đang ăn cắp và bị kết tội. Một đứa trẻ khác tự nhận tội về mình để cứu giúp đứa kia”. Câu chuyện khá đơn giản nhưng lại quá vô lý, song tôi không dám nói, chỉ sợ thầy lại cho rằng tôi muốn chơi trội … Nhưng rõ ràng ở đây, người ta đã lẫn lộn giữa cái ngốc nghếch trẻ con và sự hi sinh cao thượng.
Thầy giáo tôi thích thú đề t! ài này ! đến mức đã bàn với các giáo viên lớp 5 khác và quyết định mở một cuộc thi viết trong học sinh về sự hi sinh, xả thân vì nghĩa. Cuộc thi phát động sôi nổi làm cả trường phải chú ý. ở lớp tôi, thầy giáo hi vọng vào tôi rất nhiều. Riêng tôi muốn viết một câu chuyện về đề tài này theo ý thích của tôi. Tôi vùi đầu, chăm chỉ viết ba ngày liền mới xong.
Tóm tắt câu chuyện tôi viết như sau :
– Một đứa trẻ có em bị bệnh rất nặng. Nó rất thương em nên ngày đêm buồn rầu lo lắng. Chẳng có cách gì hơn vì nghèo không có tiền chạy chữa, nó thường cầu nguyện : “Lạy Trời, xin đừng bắt em con chết. Hãy giết con đi! Con xin thế mạng cho đứa em bé bỏng của con”. Một đêm trong mơ nó thấy một vị thần hung dữ đến nói với nó : “Nào, hãy theo ta”. Như vậy lời cầu nguyện của nó đã được chấp thưận. “Trời cho mi thế mạng đứa em. Em mi sẽ được sống”. Nhưng đứa trẻ không muốn chết, nó lạy van kêu nài với ông thần : “Đừng giết con ! Con chỉ cầu nguyện như mọi người thôi chứ con đâu có muốn chết. Đừng giết con!”. Trong giấc ngủ nó la thét đến nỗi mẹ nó phải tỉnh giấc dỗ dành nó : “Ôi, con tôi nằm mơ ghê quá! Tại con đạp tung hết chăn ra ngoài, bị lạnh nên mơ xấu đấy mà. Con đắp chăn vào ngủ đi”.
Tôi đọc câu chuyện viết xong cho ba, mẹ tôi nghe. Ba tôi rất hay khen ngợi những cố gắng văn học của tôi, nhưng lần này nghe tôi đọc xong, ông nhăn mũi tỏ vẻ không thích thú lắm. Ông chú tôi nghe bài viết cũng chê tôi dở. Chẳng biết tôi có thể hiện được những hiểu biết của mình về sự hi sinh dũng cả! m không?! Nhưng trong câu chuyện tôi nghĩ ra đã có ý chọc ghẹo những bài học sáo rỗng, không thực tế.
Ngày thi đã đến. Tất cả học sinh lớp bốn và lớp năm tập trung ở trên hội trường lớn. Các thầy cũng có mặt đông đủ, thầy hiệu truởng làm chủ tịch hội đồng thi. Lớp tôi chọn ra được sáu học sinh dự thi, lớp 5B có năm. Sau khi rút thăm, tôi là học sinh thứ tám lên đọc bài viết của mình. Đọc xong, nhìn qua bàn các thầy cô giáo ngồi, tôi hiểu rằng bài thi của tôi sẽ không được giải. Nhưng các bạn thì trái lại, chúng nó có vẻ rất thích, tràng vỗ tay trong hội trường kéo dài khá lâu. Khi các bài dự thi đã được đọc hết, hội đồng chấm thi vào họp kín để quyết định trao các giải thưởng. Các thầy giáo đi hết, hội trường bắt đầu náo loạn, nô đùa, chạy nhảy, la hét ầm ĩ cả lên. Nhiều đứa dùng dây thưn bắn những viên đạn giấy loạn xạ. Những viên giấy vo tròn, tuy nhỏ mà bắn rất đau. Về chuyện nhắm bắn này tôi không thông thạo lắm. Thậm chí tôi cũng chẳng biết ném một hòn đá trúng đích dù chỉ cách 5, 7 thước. Bạn bè vẫn chế giễu tôi là đồ con gái… Đang thơ thẩn chơi, bất ngờ tôi bị một viên đạn giấy bắn trúng gáy, đau điếng người. Tức điên lên, tôi quơ đại một dây thưn của đứa bạn đứng cạnh và bắn một phát thật mạnh về huớng đã bắn tôi. Ôi thật là một viên trái phá bất hạnh … Đúng lúc đó ban giám khảo tiến vào hội trường, đi đầu là thầy hiệu truởng đáng kính. Viên giấy của tôi bay thẳng vào trán thầy như một viên đạn thật sự. Nét đau đớn lộ rõ trên mặt thầy hiệu truởng, ông vội đưa tay lên xoa xoa trán. M�! ��t thầ! y long lên giận dữ. Thầy giáo của lớp 5B đứng ngay lên bục cảnh cáo chúng tôi, thầy ra lệnh :
– Ai vừa bắn hãy buớc ra khỏi chỗ lập tức !
Tôi rất sợ hãi, đang định buớc ra thú tội thì thầy giáo lớp tôi đã lên bục đe dọa học sinh :
– Nếu kẻ bắn không nhận lỗi ngay thì tất cả học sinh ở đây sẽ bị phạt. Từ nay đến tối không ai được ra khỏi đây, phải ngồi tại chỗ hết !
Cuộc thi thế là hỏng, chả còn ai nhắc đến nó nữa. Tôi đứng dậy buồn rầu thú nhận :
– Thưa thầy chính em đã bắn ạ …
Thầy hiệu truởng nhìn tôi từ đầu đến chân :
– Không, không phải em bắn …
– Thưa thầy, đúng là em đã bắn đấy ạ.
– Ồ, không ! Tôi biết đọc ý nghĩ trong mắt người khác. Em không phải là đứa đã bắn viên giấy đó. Kẻ có lỗi nhất định không chịu nhận. Còn em thì sợ các bạn bị phạt oan uổng nên em đã đứng ra nhận hết lỗi về mình có phải không ? Em muốn cứu giúp tất cả các bạn chứ gì ?
Trong đầu tôi không hề có ý nghĩ đó. Tôi ấp úng :
– Thưa thầy …. Em không cố ý … em không muốn thế …. em không nhắm vào thầy. Em nhắm vào chỗ khác nhưng em bị truợt tay … Xin thầy tha lỗi cho em ạ !
Thầy hiệu truởng đi lên bục giảng và bằng một giọng trang trọng rất cảm động, ông nói :
– Nầy đây, tất cả chúng ta vừa chứng kiến tận mắt một ví dụ điển hình về sự hi sinh, xả thân vì người khác. Bạn của các em đã nêu một guơng sáng về lòng dũng cảm. Mặc dù không hề có lỗi, em ấy đã nhận để bị phạt một mình còn hơn để tất cả các em phải chịu. H�! �nh độ! ng đẹp đẽ này đã cho các em một bài học, vì thế, thầy sẽ tha thứ cho tất cả các em. Câu chuyện em ấy viết chưa được hay lắm nhưng hành động của em ấy rất đáng nêu guơng. Thay mặt ban giám khảo, thầy tuyên bố em ấy được giải nhất.
Thế đấy, bạn thử nghĩ xem, tôi còn biết làm sao? Mọi sự đã đảo lộn lung tung. Tôi đang ở địa vị một kẻ có tội trở thành tấm guơng về sự hi sinh dũng cảm vì người khác. Bạn có tin được không, thật là một câu chuyện ngược đời, phải không bạn ?
Chẳng biết bạn nghĩ sao, chứ tôi thấy ngày tháng như đứng nguyên tại chỗ vậy. Tôi đã chế ra một cuốn lịch đặc biệt để tính xem đến kỳ thi cuối năm còn bao lâu nữa. Bạn phải biết rằng cũng chẳng còn bao nhiêu ngày nữa đâu !
Chúc bạn khoẻ và vui.

Tiếu lâm

con cái chúng ta giỏi thật


Bức thư thứ 7
Tôi không ngờ em lại như vậy …

Ankara 7.12.1963
Acmét,
Tôi rất mừng là bạn đã không để tôi phải buồn vì thiếu tin tức. Đọc thư bạn cuời muốn chết luôn, gớm chỗ bạn lắm chuyện buồn cuời thế ! Không biết bạn có phóng đại những chuyện ở đó lên nhiều không đấy ? Tôi rất thích cách viết thư của bạn và tôi sẽ cố gắng để viết được như bạn.
Vừa qua ở chỗ chúng tôi trong lớp học cũng xảy ra một chuyện tức cuời. Không phải
trong giờ học đâu mà trong giờ ra chơi kia, chúng tôi được bữa cuời thỏa thích. Nhưng thầy giáo lại chẳng vừa lòng chút nào về câu chuyện này. Tôi chả muốn bạn nghĩ rằng tôi bắt chuớc bạn. Nhưng sự việc nó vậy … Tôi sẽ cố gắng kể đầy đủ những điều đã xảy ra. Đầu tiên tôi sẽ giới thiệu nhân vật chính của câu chuyện này. Trong số các bạn cùng lớp tôi hiện nay có một đứa tên là Osman, đó là một trong số những học trò giỏi nhất của lớp tôi. Đặc biệt nó rất giỏi về môn toán. Hơn nữa, nó còn là một cậu bé rất ngăn nắp, cẩn thận. Trong cặp của nó có đủ các loại viết chì màu, cái nào cũng đã được chuốt nhọn hoắc. Tôi rất ngạc nhiên tại sao Osman giữ được tất cả số viết chì đó không bị gãy. Viết chì của tôi thì lúc nào cũng bị rơi và khi tôi nhặt lên thì … ôi thôi, đầu chì đã gãy mất rồi.
Thỉnh thoảng khi muốn viết gì đó, tôi lại phải gọt chì, chứ làm gì có sẵn. Thế mà tôi lại còn hơn chị tôi kia đấy. Trong cặp chị tôi chẳng có một cây viết chì nào để mà chuốt nữa ki! a. Bài tập trong vở của Osman nhìn mà thích mắt. Các phần quan trọng, các công thức, định nghĩa đều được gạch đít hoặc đóng khung bằng chì màu, cứ như tranh vẽ ấy. Còn chữ của nó thì thật là đẹp, tròn trịa, sạch sẽ như những hạt ngọc vậy. Thầy giáo đã khen ngợi nó nhiều lần và nêu guơng đó cho chúng tôi học tập. Tôi cũng thử bắt chuớc nó nhưng nào có ra gì, tập của tôi trở nên như mặt quỷ ấy. Không biết thầy giáo của bạn thế nào, chứ thầy giáo của tôi, mỗi ngày chúng tôi phải làm một bài kiểm tra, thế rồi hai ngày lại có một bài tập về nhà. Tất cả phải nộp cho thầy xem và cho điểm.
Một hôm, Osman bảo chúng tôi :
– Này các bạn, tôi không tin là thầy giáo chấm được hết các bài làm của chúng ta.
Tôi lập tức phản đối :
– Hừ, thế không chấm thì thầy giáo kiểm tra chúng ta làm gì, hả ?
Osman bảo vệ ý kiến của nó :
– Tao không tin là thầy chấm bài.
Một đứa bạn cũng về phe với tôi :
– Tại sao mày nghĩ là thầy giáo không đọc các bài làm của chúng ta ?
Osman rất bình tĩnh và trả lời rành rọt :
– Đơn giản thôi, với tao việc này đã rõ như ban ngày. Này nhé, chúng ta hãy làm một con tính nhỏ : Thầy cho chúng ta mỗi ngày một bài kiểm tra, phải không?
– Đúng rồi ! – Tôi đồng ý.
– Và cứ hai ngày một bài tập về nhà chứ gì ?
– Ừ, đúng đấy ! – Tất cả đồng ý với nó.
– Thế lớp ta có bao nhiêu học sinh ? Năm muơi hai cả thảy chứ gì ? – Osman hỏi chúng tôi với giọng kẻ cả.
– Đúng rồi ! – Chúng tôi lại đồng ý với nó.
– Vậy thì! thầy g! iáo mỗi ngày phải đọc 52 bài kiểm tra. Nếu kể cả bài tập về nhà, tính trung bình là 25 đi, tổng số là 77 bài phải xem trong một ngày, mà ngày nào cũng vậy nhé! Tớ tự hỏi thầy lấy đâu ra thời gian để đọc hết số đó.
– Cậu nói thế là thế nào ?
– Thì các cậu cứ tính mà xem. Đọc một bài kiểm tra của chúng mình hết mấy phút. Mà không phải đọc không, còn xem có sai không, rồi có đứa chữ xấu, có đứa còn sai lỗi chính tả nữa v.v…
Thế là theo sự tính toán chi tiết của Osman, thầy giáo phải bỏ ra mỗi ngày hơn 11 giờ đồng hồ để chấm cho xong bài kiểm tra của lớp tôi. Ngay cả khi thầy bỏ không ngủ, thầy cũng không có đủ thời giờ để làm hết việc. Sau khi nghe Osman giảng giải, cả lũ chúng tôi im lặng không nói được gì.
– Nhưng mà thầy vẫn chấm bài. – Tôi buớng bỉnh nói.
– Tất nhiên ! Tớ có nói không đâu. Nhưng mà thầy chỉ chấm một hai bài gì đó thôi. Thầy sẽ chọn một số bài bất kỳ để chỉ xem cho biết, còn chủ yếu thầy dựa vào phán xét của thầy về sức học của học sinh trong lớp để cho điểm …
Sau cuộc tranh luận đó, một đứa bạn gái bảo với tôi :
– Có lẽ Osman nói có lý đấy !
Bạn đó kể rằng nhà nó ở gần nhà thầy giáo. Một hôm, sáng ra khi đi học, thấy có mấy tờ giấy bay trên mặt đuờng, nó nhặt một tờ giấy ngay dưới chân lên xem thì thấy chính là bài kiểm tra của bạn ấy viết Trước một ngày. Các tờ giấy bay ra từ thùng rác nhà thầy giáo. Bạn ấy đưa cho tôi xem bài kiểm tra đã bị nhàu nát, bẩn thỉu để chứng minh cho lời nói.
Tôi vặn lại ngay :
– Osman khô! ng đúng! đâu ! Sau khi chấm bài xong, bạn bảo thầy không vứt đi thì để làm gì, giữ lại để làm kỷ niệm chắc ?
Osman ngồi cạnh nói sang :
– Sẽ có cách kiểm tra xem thầy có chấm bài không ? Tôi sẽ chứng minh cho các bạn thấy.
– Cậu làm thế nào kiểm tra được ?
– Tôi sẽ nói cho các bạn biết sau. – Osman trả lời dứt khoát.
Hôm đó, trong bài kiểm tra thầy ra cho chúng tôi một số câu hỏi như sau : “Những người Như thế nào được gọi là Đêtêđa, Nisanchi, Bâylêbây, Axêmiôlan *? Hãy mô tả thời kỳ hung thịnh của vua Ihơrahim.
Ra chơi, Osman đã kể cho chúng tôi nghe cậu ta làm bài kiểm tra Như thế nào. Theo cậu ấy nói thì sau vài dòng đầu trả lời đúng và rất nghiêm chỉnh, cậu ta bắt đầu viết nhăng như dưới dạng một Bức thư bắt đầu như sau :
“Kính thưa chú Ihơrahim bị điên của cháu …”
Cuối bài kiểm tra cậu bạn ngỗ nghịch của chúng tôi viết :
– Bâylebây là một làng ở Bôpho.
– Đêtêđa là người không có vở học.
– Nisanchi là tên tôi đặt cho Cêtin học lớp tôi. Cậu bạn của chúng tôi mắt hơi lé. Khi đá bóng, muốn nhắm vào khung thành thì nó lại đá chệch ra l2m vỡ kính cửa sổ lớp …
– Axêmiôlan cũng là tên hiệu của Riga ở lớp tôi. Cậu này ít thông minh nên chẳng bao giờ được điểm tốt. Có khi những trò chơi thông thường nó cũng không biết.
Nghe Osman kể, trong sân trường, cả lũ đã cuời lăn cuời bò ra. Riêng tôi không tin là Osman lại dám viết như vậy vào bài để nộp cho thầy. Chắc nó đùa cợt vậy cho vui thôi. Nhưng Osman lại có vẻ lo lắng, bồn chồn. Hình như nó hơi sợ thì ph! ải. Hai! ba ngày sau nó còn có vẻ chẳng yên tâm. Nhưng mãi không thấy thầy giáo nói gì, dần dần nó đã trở lại bình thường.
Theo Osman nói thì trong ngày hôm ấy, tất cả các bài kiểm tra viết nó đều làm theo kiểu đó. Mấy dòng đầu viết nghiêm chỉnh đúng theo sách để thầy có xem qua thì cũng không biết, còn sau đó nó bắt đầu viết nhăng viết cuội …
Hôm qua, ngay giờ đầu tiên, chúng tôi đã được thấy Osman không đùa, mà nó đã làm thật. Nhưng vì thế mà tai họa cũng giáng xuống đầu nó …
Thầy giáo đến lớp hơi muộn, nhưng mặt mày có vẻ giận dữ điều gì. Bình thường đầu giờ thầy rất vui vẻ, tính tình dễ dãi thoải mái chứ không Như thế. Ông chào lại chúng tôi gắt gỏng như đang mắng chúng tôi vậy. Để cặp xuống bàn xong, ông đi thẳng xuống chỗ Osman và ra lệnh :
– Osman, em lên đây!
Osman đã có vẻ run, nó rón rén theo thầy lên bục giảng, thầy nói với cả lớp giọng nghiêm trang :
– Các em, cách đây vài hôm thầy có cho các em làm một bài kiểm tra về khoa học tự nhiên. Bây giờ bạn Osman của các em sẽ đọc cho cả lớp nghe bài viết của em ấy.
Osman chợt đỏ bừng mặt như quả gấc chín. Thầy giáo đưa cho nó tờ giấy và ra lệnh rất gay gắt :
– Đọc đi, em đọc hết cho tôi! Đọc cả câu hỏi nữa.
Osman lúng túng nhưng đành phải đọc :
– Câu hỏi thứ nhất : “Gió là gì? Gió sinh ra thế nào?” Trả lời : “Một khối không khí được đốt nóng sẽ nở rộng thể tích, trở nên nhẹ hơn và bốc lên cao …”
Đến đó nó ngừng lại. Thầy giáo nóng nảy bắt nó phải đọc tiếp :
– Tiếp tục đi, tôi b�! ��o em đ! ọc tiếp cho hết đi!
Osman đọc giọng không mấy trôi chảy :
– … không khí bốc lên cao … bốc lên cao … gió … gió …
Nó ngắc ngứ mãi đoạn này không sao đọc tiếp được. Thầy giáo lại quát lên, giận dữ :
– Tiếp đi! Gió làm sao?
Osman ở vào thế cùng rồi :
– Gió thổi ngược chiều sau của đội Galatasaray. Các cầu thủ của đội bóng đá này mặc dù chơi ngược chiều gió, trong hiệp nhất họ đã chơi một trận thật hay. Cuộc chiến đấu để giành lấy bóng đặc biệt sôi nổi ở khu trung tuyến. Đội bóng đá Ankaragu không biết áp dụng chiến thưật bảo vệ khung thành hữu hiệu, đã phải rời sân cỏ với tỉ số thưa 1-2. Hiệp hai, nhờ lợi gió, hàng tiền đạo đội Galatasaray đã lấn sân đối phuơng như một cơn gió lốc”. Câu hỏi thứ hai : “Bão là gì?” Trả lời : ” Bão là gió rất mạnh, thổi với vận tốc 20m/giây. Các cầu thủ đội Galatasaray hôm nay đúng là một cơn bão thật sự trên sân vận động Mithatpasa. Tiếc rằng trọng tài không điều khiển tốt trận đấu. Ông đã thổi phạt đền 11 mét cho đội Ankaragu trong một pha bóng không được rõ ràng lắm. Chính vì vậy, ông đã bị khán giả la ó, huýt sáo phản đối rất dữ dội …”
Nghe Osman đọc, chúng tôi cố gắng lắm mới giữ được khỏi bật cuời. Tuy thế, vẫn có mấy đứa khoái quá cuời lên hô hố. Osman bắt đầu rung rẩy, nó sắp phát khóc lên … Thầy giáo chất vấn nó rất gay gắt :
– Osman, vì sao mà em lại làm ăn như vậy ?
Cậu bé đáng thương mặt quay vào tuờng, ràn rụa nước mắt im lặng không dám mở miệng.
– Thế mà tôi cứ! tuởng ! em là một trò giỏi đấy! Tôi không ngờ em lại làm như vậy. Thôi, về chỗ!
Thật lòng, tôi mừng thầm là mình đúng và Osman đã được một phen sáng mắt. Nó lại dám qua mặt thầy giáo. Lúc ra chơi, tôi nói với nó vẻ đắc thắng :
– Nào, thấy chưa, giờ thì cậu bảo sao ? Thầy giáo có đọc và chấm hết các bài kiểm tra không?
Nhưng …
Tối hôm đó, một bà bạn cũ của mẹ tôi đến chơi nhà. Đây là lần đầu tiên tôi gặp bác ấy.
Sau khi biết tôi học trường nào, lớp nào, ai dạy … bác ấy vui vẻ nói :
– A, cháu học ông giáo ấy à. Thế thì thầy giáo cháu là bạn của hai bác.
Sau đó bác ấy kể cho mẹ tôi nghe một chuyện :
“Hôm Trước, tôi đến chơi nhà thầy giáo cháu. Thấy trên bàn có một đống cao bài làm kiểm tra của học sinh, tôi tò mò hỏi : “Anh làm sao có đủ thời giờ đọc hết từng này bài viết của lũ trẻ?”. Ông ấy khoe : “Cũng chẳng cần phải đọc hết đâu chị ạ! Tôi có những học sinh rất giỏi. Chị có muốn đọc một bài trong số đó không?”. Nói rồi, ông ấy chọn cho tôi một bài trong đống giấy ấy. Đúng là một bài làm trình bày rất đẹp, chữ viết ngay ngắn, sạch sẽ, các chỗ quan trọng đều được gạch bằng viết chì màu. Đề bài hỏi về gió. Khi đọc hết trang giấy tôi rất ngạc nhiên. Học sinh đó bàn về bóng đá giữa đội Galatasaray và Ankaragu như một nhà bình luận sành sỏi, đôi lúc lại thêm chuyện gió mây vào. Tôi buồn cuời quá không nhịn được, tôi cuời phá lên. Ông bạn tôi cũng ngạc nhiên hỏi : “Chị cuời gì nhỉ ? Có gì đáng cuời đâu ?” Tôi không trả lời, đưa lại bài đó để ! ông đ�! �c. Aí chà chà, ông ấy giận tím mặt lại. Ông lắc đầu : “Thật không ngờ nó lại làm cái trò đó. Đây là một trong những học sinh giỏi nhất của tôi đấy!”
*
Rốt cuộc, thế mà Osman lại đúng. Tôi cũng không ngờ thầy giáo tôi lại làm Như thế, kể cũng hơi buồn.
Đó, thế là tôi đã kể hết câu chuyện xảy ra ở lớp tôi cho bạn nghe rồi. Trước khi dừng bút, chúc bạn sức khỏe. Mong bạn viết nhiều cho tôi các tin tức về những bạn cũ còn ở Istanbun.
Zeynep

Giải thích : (*) : Tên các quan chức thời phong kiến Thổ Nhĩ Kỳ

Tiếu lâm

con cái chúng ta giỏi thật


Bức thư thứ 8
Sự hối tiếc

Istanbun 7.12.1963
Zeynep,
Bạn rất thích những lá thư của tôi, bạn khen để tôi cố viết cho hay, cho thú vị chứ gì ? Dù sao tôi cũng xin cảm ơn bạn đã động viên khuyến khích tôi. Nhưng thư trước có lần bạn viết : Thư tôi toàn những chuyện buồn cuời. Rất tiếc lần này tôi bắt buộc phải kể những chuyện không vui lắm. Chính thầy giáo đã kể cho chúng tôi nghe câu chuyện này, làm tôi vô cùng cảm động.
Sáng hôm kia, trong giờ tập đọc, thầy gọi Huseyn lên bảng đọc bài. Khi nó đọc đến đoạn nói về sự hối tiếc, thầy giáo đã cho dừng lại để giảng kỹ cho chúng tôi hiểu khái niệm tình cảm này. Sau khi nói đã khá nhiều, thầy hỏi cả lớp :
– Các em đã rõ thế nào là sự hối tiếc chưa?
Tất cả đồng thanh trả lời :
– Thưa thầy, rõ ạ!
Thầy giáo nói tiếp :
– Thế thì bây giờ các em hãy nói cho thầy một vài thí dụ, nếu các em đã hiểu cả rồi.
Bạn có nhớ Yasa không ? Chắc bạn còn nhớ, lúc nào nó chẳng ngồi bàn cuối lớp. Đó là một học sinh chúa trùm nghịch ngầm, lúc thì nó soạn tem chơi, lúc nó vẽ tranh vui quấy phá, trêu chọc mọi người. Thầy giáo chỉ ngay nó và hỏi :
– Yasa, trong đời đã bao giờ em phải hối hận lần nào chưa ?
Yasa đâu có nghe thầy giảng cho nên chả hiểu mô tê gì về sự hối tiếc cả. Nhưng là một đứa cũng khá láu lỉnh, nhanh trí, nó đắn đo suy nghĩ một giây, nếu trả lời có, thế nào thầy cũng hỏi tiếp thì gay, nó liền trả lời :
– Thưa thầy chưa bao giờ ! ạ, em chưa gặp chuyện đó.
Thầy giáo vặn lại nó :
– Sao vậy ? Chả lẽ trên đời có người chưa bao giờ phải hối hận điều gì hay sao ?
Nó vẫn kiên quyết trả lời :
– Riêng em chưa gặp bao giờ ạ! …
Bạn có nhớ Nese không ? Cái con bé lắm mồm, lắm miệng và chuyện gì cũng ra vẻ biết hết cả ấy mà. Lúc nào nó cũng ra điều ta đây học giỏi. Nó hay nhìn thẳng vào mắt thầy, đợi thầy gọi lên bảng khi nó thưộc bài. Hôm đó, nó ngọ nguậy liên tục cho thầy để ý, rồi giơ tay rõ cao :
– Thưa thầy em ạ, em xin nói ạ …
Thầy giáo thấy, và chỉ nó :
– Nào, em nói đi. Có phải em đã từng hối tiếc về một hành động nào đó trong đời, có phải không ? Em hãy nói cho các bạn nghe coi.
Con bé vội vàng trả lời theo ý thầy :
– Vâng ạ, em đã từng gặp phải chuyện hối tiếc …
– Vậy thì em kể cho mọi người nghe đi …
Nhưng Nese như bị hẩng, chắc nó không ngờ thầy lại bắt nó kể. Để thoát khỏi tình cảnh nan giải đó, nó hỏi lại thầy :
– Em phải kể chuyện nào ạ ?
Cả lớp cuời ồ. Thật đáng thương cho Nese, chắc nó phải hỏi vậy để có thì giờ mà bịa ra một chuyện gì đó thôi. Thầy giáo thường ngày khá nghiêm nghị, lúc đó cũng mỉm cuời hỏi :
– Sao thế Nese? Chả lẽ em đã nhiều lần phải hối tiếc thế rồi kia à ? … Thì hãy kể một chuyện nào đó xem sao.
Cũng như mọi lần, Nese bắt đầu ho khan và nuốt nước miếng liên tục. Sau mỗi câu, thậm chí sau cả mỗi từ, nó lại nuốt khan ực một cái. Nó bắt đầu câu chuyện đại khái như sau :
– Thưa … chúng ta cần! kính tr! ọng người già và yêu mến trẻ con …
Nese đã làm cả thầy giáo cũng sốt ruột, không biết nó định kể chuyện gì sau lời khuyên chung chung ấy. Thầy hỏi nó :
– Rồi … sau đó thì sao ?
Nese tiếp tục rặn ra, khó nhọc từng câu :
– Có một bà mẹ đang dạy dỗ khuyên bảo đứa con đủ thứ trong nhà thì có người đến gõ cửa. Bà ta nhìn ra cửa sổ xem ai, đó chính là bố chồng của bà ta. Người đàn bà bảo con :
“Hãy ra mở cửa cho ông nội. Nói với ông là mẹ không có nhà nhé!” Đứa trẻ ra mở cửa :
“Nội ơi, mẹ con đi chợ rồi !” Ông già bảo đứa cháu : “Cháu vào nói với mẹ, đã muốn nói dối thì đừng ra đứng ở cửa sổ nữa”, rồi ông ta bỏ về …
Sau khi nuốt khan mấy lần nữa, Nese im lặng không nói gì thêm. Thầy giáo hỏi nó :
– Chuyện xảy ra với em thế à?
Nese đỏ mặt lên :
– Không ạ, đó là em đọc được ở trong sách.
– Thế thì tại sao em lại hối tiếc ?
– Thưa thầy em đâu có hối tiếc, người đàn bà trong chuyện mới phải hối tiếc, vì đã nói dối bố chồng chứ ạ …
Thầy còn gọi mấy học sinh nữa, nhưng chẳng có đứa nào nói được một chuyện gì về sự hối tiếc của bản thân mình. Chúng kể khá nhiều chuyện, nhiều sự việc rất hay, nhưng toàn là chuyện của người khác, giả thiết rằng có sự hối tiếc.
Cuối cùng thầy giáo nói :
– Có lẽ các em chưa thật hiểu thế nào là sự hối tiếc chăng ? Một người sẽ cảm thấy hối tiếc khi gặp chuyện rất buồn. Người đó phải thấy tiếc vì hành động của mình đã làm người khác phải gánh chịu hậ! u quả x! ấu … – Suy nghĩ một lát, thầy nói tiếp – Thầy sẽ kể cho các em nghe một câu chuyện làm thí dụ, để các em hiểu rõ việc này.
Chúng tôi im lặng lắng nghe thầy, trong lớp không còn nghe thấy một tiếng động nhỏ ngoài tiếng nói của thầy :
– Hồi đó, thầy đang học trường trung học. Thầy hiệu truởng của trường nổi tiếng là người rất nghiêm khắc …
Tôi vểnh tai lên mà nghe, giọng thầy trầm ấm, rất xúc cảm :
– Dịp ấy, khoảng đầu năm học. Lớp thầy có thêm một học sinh mới, từ trường khác chuyển đến. Chúng tôi cũng chưa kịp biết tên của cậu ta là gì. Chỉ kịp để ý là lúc nào cậu ta cũng đút tay trái vào túi quần. Chưa bao giờ chúng tôi thấy cậu ta bỏ cánh tay đó ra ngoài. Chẳng biết vì sao, cậu ta còn rất ít làm quen với các học sinh khác. Vì thế cũng chưa có ai có dịp hỏi xem tại sao cậu ta lại cứ đút tay vào túi quần như vậy. Một hôm trong giờ ra chơi, chúng tôi đang vui đùa trên sân trường thì thầy hiệu truởng đi qua giữa đám học sinh. Chúng tôi chợt thấy thầy gọi cậu bạn mới lại. Cậu bạn vô tình đi qua trước mặt thầy mà tay vẫn bỏ nguyên trong túi quần. Nghe thầy giáo to tiếng với cậu bạn, cả lũ chúng tôi xúm quanh xem sự thể sẽ ra sao. Tôi đã nói là thầy hiệu truởng rất nghiêm khắc. Lúc đó ông bắt đầu nổi cáu :
– Tại sao em bỏ tay trong túi ? Em không biết xấu hổ à ?
Cậu bé không trả lời, mặt cúi gầm xuống đất. Học sinh đã quây tròn xung quanh hai thầy trò thành một vòng rộng. Thầy hiệu truởng quát to hơn :
– Em bỏ tay ngay ra khỏi túi!
Cậu bé đứng im, không nói gì.
– Này, mày! có nghe! thấy gì không hả ? Tao nói với mày đấy, mày điếc à ?
Cậu bé run run, lắp bắp :
– Thưa thầy, con có nghe thấy ạ …
– Thế tại sao mày không rút tay ra ? Bỏ ra ngay!
Cậu bé chậm chạp ngẩng đầu lên nhìn các bạn xúm đông xung quanh rồi nhìn thầy hiệu truởng luỡng lự … rồi tay cậu bé vẫn để nguyên trong túi quần. Thầy hiệu truởng đã phát cáu lên cực độ, ông hét :
– Mày không muốn bỏ cái thói du côn của mày đi, có phải không ? Tao bảo lần cuối : rút tay ra!
Cậu bé lắp bắp gì đó rồi đứng im như hóa đá. Tức giận quá, ông hiệu truởng tát cho nó một cái như trời giáng. Bị mất thăng bằng, cậu bé ngã nhào xuống đất. Chúng tôi chết lặng người, không một tiếng động. Lúc đó, cả thầy hiệu truởng cũng lặng đi. Tay cậu bé bật ra khỏi túi chống xuống đất như một khúc cây. Đó là một cánh tay cụt, đã mất hết cả bàn tay. Chúng tôi chợt hiểu rằng cậu bé xấu hổ về cánh tay cụt vì thế nó hay né tránh bạn bè và luôn luôn bỏ tay vào túi.
Đột nhiên thầy hiệu truởng ràn rụa nước mắt. Ông cúi xuống nâng cậu bé dậy và nói với nó bằng giọng thật dịu dàng :
– Trời ơi … Tại sao em không nói cho thầy biết từ đầu ?
Sau đó, thầy dắt tay nó vào phòng làm việc của thầy. Từ lần xảy ra ấy, chúng tôi không còn gặp lại cậu bé cụt tay ở trường nữa. Về sau chúng tôi được biết thầy hiệu truởng đã xin lỗi cậu ta và cả gia đình về chuyện đó. Ông còn xin được đỡ đầu nó mãi mãi … Nhưng cậu bé chẳng bao giờ đến trường tôi nữa. Đó là câu chuyện buồn mà thầy đã được chứng kiến tận mắt.
! Thầy đ! ã ngừng kể rồi mà tất cả chúng tôi còn yên lặng không ai nói câu nào, mọi người đều bị câu chuyện thư hút.
Chuông báo giờ nghỉ đã reo vang. Trước khi ra khỏi lớp, thầy giáo còn nói với chúng tôi :
– Thầy đã tin rằng hồi đó ông hiệu truởng đã phải hối tiếc mãi vì câu chuyện đáng buồn đó. Như thế gọi là sự hối tiếc đấy các em ạ …
Một lát sau, chợt Nese nhận xét :
– Nhưng mà này, thầy giáo chúng ta cũng kể một câu chuyện của người khác đấy chứ …
Chuyện đó có xảy ra với bản thân ông đâu ?
Đúng thế thật. Thầy giáo cũng đã làm như các bạn tôi thôi, đó là câu chuyện hối tiếc của người khác.
Yasa đã giải thích Như thế này :
– Các bạn ơi, tôi hiểu rồi … Chẳng có ai nhớ ra sự hối tiếc của riêng mình. Ai cũng chỉ thấy xúc động về sự hối tiếc mà đáng lẽ người khác phải cảm thấy thôi !
Hôm sau đến lớp, Đemir đã bô bô nói :
– Hôm qua tôi đã hỏi ba rồi, ba tôi nói đại khái Như thế này “Trẻ con chưa thể biết đến sự hối tiếc, bởi vì chúng chưa có đủ vốn sống, chúng chưa được chứng kiến nhiều việc trong đời để sau đó chúng phải hối hận. Muốn biết đến sự hối tiếc, Trước tiên trẻ con phải lớn lên đã, chúng phải trở thành người lớn, rồi sau đó mới biết thế nào là hối hận …”
Tôi thấy lời giải thích này có vẻ hợp lý. Còn bạn, bạn nghĩ sao ?
Mỗi buổi chiều đi học về, tôi đến vội hỏi mẹ tôi xem có thư từ gì của bạn không. Tôi hi vọng bạn sẽ luôn luôn trả lời tôi ngay sau khi nhận được thư. Mong bạn có nhiều sức khỏe.
Bạn t! hân thi�! ��t,
Acmét

Tiếu lâm

con cái chúng ta giỏi thật


Bức thư thứ 9
Lễ sinh nhật

Ankara 25.12.1963
Acmét,
Tôi đã nhận được hai thư của bạn đề ngày 14 và 22-12. Cám ơn bạn thật nhiều. Đúng như bạn đã dự đoán, tôi bị ốm thật nên không thể trả lời ngay các lá thư của bạn. Tôi bệnh cũng không nặng lắm, chỉ bị cảm lạnh sơ sơ thôi, nhưng đau đầu ghê lắm nên phải nằm trên giuờng, không được đi lại. Bác sĩ cho phép tôi nghỉ học ở nhà, nhưng mẹ tôi cấm sờ đến sách vở, giấy bút. Thế là đành chịu ! Mentin cũng bị ốm cùng một luợt với tôi. Hôm nay thấy người khỏe hơn, tôi đã bắt đầu đi học. Lúc tối, khi chuẩn bị viết thư cho bạn thì mẹ tôi lại gọi :
– Zeynep, con có thư này.
Đọc tên bạn trên phong bì, mẹ tôi bảo :
– À, của Acmét đây mà, thật là một đứa bạn tốt. Mẹ thấy nó chẳng để con buồn phiền vì thiếu tin tức…
Xem một hơi hết lá thư của bạn, tôi ngồi xuống cạnh giuờng Mentin. Nó vẫn còn sốt quá, nhiệt kế cặp nó vẫn còn chỉ 38o8.
Tôi sẽ kể cho bạn biết vì sao cả hai chị em tôi bị ốm cùng một lúc… Chúng tôi đã đến dự lễ mừng sinh nhật của Ataman, đó là một đứa bạn học cùng lớp tôi. Trong buổi tối dự lễ sinh nhật ấy, hai chị em tôi đã bị cảm đột ngột. Mà cũng không riêng gì chúng tôi, còn có đến ba đứa bạn nữa cũng bị ốm sau bữa đó cơ. Tại sao lại thế ? Bạn nghe nhé!
Mẹ tôi đã làm quen với mẹ của Ataman trong dịp hai người đi họp hội cha mẹ học sinh ở trường.
Ngay hôm đó, mẹ Ataman đã nhiệt tình mời cho bằng được gia �! �ình tôi phải đến dự lễ sinh nhật của con bà ấy. Bà ta ghi địa chỉ nhà chúng tôi rất cẩn thận vào sổ và hứa : “Chắc chắn là em sẽ cho xe đến đón hai bác”. Đầu tiên mẹ tôi chỉ đồng ý cho tôi và Mentin đến thôi, nhưng bà ấy cố nài nỉ mãi : “Chúng em đợi cả hai bác đến nữa cơ!” … Cuối cùng mẹ tôi bị bắt buộc phải nhận lời mời thiết tha ấy.
Ba tôi khi được mẹ tôi cho biết chuyện đã ngạc nhiên : “Chúng ta làm gì trong lễ sinh nhật của một đứa trẻ con hả mình?” Mẹ tôi phải giải thích là do mẹ Ataman cố mời mọc, chèo kéo khá lâu, rằng “Người ta nhiệt tình mời mình đến, chối từ mãi cũng không tiện” và rồi mẹ tôi đã hứa cả nhà tôi sẽ đến. Mẹ tôi còn bảo : “Bà ấy đã làm mặt giận mà nói : Nếu cả nhà mình không đến, họ sẽ không chịu đâu …”
Ba mẹ tôi đã chú ý để chúng tôi chuẩn bị quà mừng : Tôi mua tặng Ataman một cuốn sách mới, Mentin đem tặng một cây bút viết. Chiều hôm đó họ đưa xe đến đón chúng tôi thật. Trong xe, ba tôi mới bắt đầu làm quen với ba của Ataman. Cái xe mới tinh và rất hiện đại ấy là xe riêng của họ …
Có lẽ tôi viết hơi lan man, dài dòng phải không bạn? Nhưng có thế bạn mới hiểu được tại sao tôi bị cảm đột ngột. Thôi chịu khó đọc tiếp nhé!
Sự giàu có của gia đình Ataman đập vào mắt ta ngay lập tức. Đó là sự giàu có không bình thường cũng như bạn thấy một người đột nhiên phát phì lên vậy. Tôi đã nghe mẹ tôi thì thầm vào tai ba : “Ôi thật là những người không có chút thẩm mỹ … Anh nhìn xem họ sắp xếp đồ đạc kia, chẳng! ra cái ! kiểu gì ? …”
Riêng tôi nhận thấy rằng ba của Ataman bao giờ cũng bắt đầu mọi câu nói rằng : ” Bản thân tôi …” hay “Thưa quý vị …” Nghe chán ngấy. Biết làm sao được, dù thế nào đi nữa chúng tôi đã đến nhà người ta rồi ! …
Ngôi nhà khá rộng nhưng chật ních người. Thế mà khách khứa vẫn ùn ùn kéo tới. Lũ trẻ con chúng tôi có khoảng 15, 16 đứa cả thảy. Thế mà người lớn có đến hơn ba chục. Đứa nào cũng có ba mẹ đi kèm, mà nào chúng tôi có còn bé bỏng gì ! Thấy lạ, Mentin hỏi mẹ tôi một cách ngạc nhiên :
– Mẹ ơi, hôm nay là ngày sinh của ba anh Ataman phải không mẹ ?
Thường thường khi Mentin nói một câu không phải ở chỗ đông người, mẹ tôi hay nhéo nó một cái để nó giữ mồm giữ miệng. Lần này thấy cái nhéo tay của mẹ bên suờn, Mentin vội im bặt, nó biết rằng đã hỏi một câu không đúng chỗ. Nhưng chắc chưa kịp hiểu tại sao câu hỏi của nó lại không đúng. Bất chợt mẹ Ataman đến tiếp chuyện mẹ tôi :
– Nhà chật quá chị ạ, chật chội quá … Người quen, bạn bè quá đông … chị xem, không thể không mời hết. Vì vậy em đã nói với “nhà em” lần sau chúng em sẽ tổ chức lễ sinh nhật cho “cháu nó” ở nhà hàng lớn. Anh ấy đã ung thưận ngay. Thật đáng yêu quá, “nhà em” bao giờ cũng nghe theo em, chị ạ …
Khi nói đến chồng, bà ta thường dùng chữ “nhà em” * còn khi nói đến Ataman thì “cháu nó”*. Chuyện trò một lúc, chợt bà ấy hỏi mẹ tôi :
– Nhà em làm tất cả mọi việc mà em muốn. Còn nhà bác thì sao ạ ?
Mẹ tôi ngây người, chẳng ! hiểu g�! �, hỏi lại :
– Nhà tôi là thế nào ạ?
Bà ấy cuời rất rộng rãi rồi nhắc lại :
– Là em hỏi bác trai ấy, chồng chị ấy mà. Em hỏi bác nhà có tốt với chị không, có hay nghe lời chị không ý?
Mẹ tôi có lẽ không thích thú chủ đề này lắm nên bà khéo léo lái câu chuyện sang một huớng khác. Mẹ tôi phe phẩy cái khăn tay và nói :
– Ở đây hơi nóng nực phải không chị ?
– Vâng, vâng ,,, Tại vì chúng em đã cho mở hết cỡ các lò suởi hơi trong nhà đấy mà. Nhà em tốt thì tốt thiệt đấy nhưng phải cái hay phá của lắm. Đã thế còn mắng em : “Ngày sinh của con mà em cũng tiếc không dám vặn hết cỡ ba cái lò suởi lên à ?” Cứ làm như em quê lắm đấy, bây giờ thì lại nóng quá. Em còn biết tỏng là ông ấy bắt bồ với hai ba cô gái trẻ cơ, rồi nhận cho làm thư ký riêng đấy … Đàn ông cả lũ họ như thế, chị ạ!
Mẹ tôi nhíu mày vẻ khó chịu quát tôi và Mentin :
– Các con qua chỗ ba chơi ! Sao cứ quấn chân bên mẹ thế hả ?
Tất cả đàn ông đang tập trung bên phòng khách lớn. Trên bàn đầy ắp thức ăn, đồ uống, trái cây … Ba tôi đang đứng nói chuyện với ba của Ataman, thấy hai chị em tôi kéo tới, ông có vẻ không vừa ý :
– Sao các con để mẹ một mình hả ?
Nghe ba tôi mắng khi vừa đến, Mentin cãi lại :
– Thì chính mẹ bảo chúng con đến chỗ ba mà.
Ông chủ nhà chỉ chúng tôi hỏi :
– Cả hai cháu là con bác đấy ư ?
– Vâng, chúng là con tôi!
– Đức Ala phù hộ cho các cháu … Chúng ta đang nói gì nhỉ ? à vâng, tôi, bản thân tôi không phải là người tham lam, ham lợi. Nhưng cái b! ọn đà! n bà ấy thì bao giờ cũng thế. Ngay bà xã nhà tôi đấy, thật tham lam có một không hai. Để tiết kiệm, bà ấy mua cho đầy tớ ăn toàn đồ hư, đồ cũ. Tôi thì nghĩ khác … Nếu anh dùng gì, hãy cho người làm trong nhà anh ăn thứ đó. Bản thân tôi không làm sao giải thích cho vợ tôi hiểu cả. Có khi tôi phải giải thích rằng Như thế là không nhân đạo, nhưng cũng vô hiệu. Trí óc đàn bà đâu có hiểu rằng bà ấy có thể tiết kiệm được vài đồng bạc nhưng làm cho bọn người hèn hạ tức, là chúng nó phá. Con hầu nó thử giả vờ lỡ tay đánh rơi một chồng chén bát quý, đáng giá vài ngàn là anh chết.
Sợ chúng tôi bị ảnh huởng xấu, ba tôi nóng nảy đuổi chúng tôi đi khỏi phòng đó.
– Đi ra đằng kia, các con! Về ngay chỗ mẹ đi.
Những đứa trẻ khác cũng trong tình cảnh buồn chán không kém, chúng tôi chẳng biết làm gì nên cứ quấn chân người lớn. Một bà than thở :
– Thật không đi đâu thoát bầy quỷ con này!
Ba tôi có vẻ ngán đến cổ khung cảnh ấy nên bàn với mẹ tôi :
– Có lẽ tốt hơn là ta về … Cũng đến giờ rồi.
Mẹ tôi thì thấy chưa phải lúc :
– Chưa được đâu mình ạ, ai lại vừa đến đã về thế, người ta sẽ nghĩ sao ? Thôi, hãy ráng chút nữa.
Ngay lúc ấy, ba của Ataman tiến đến chỗ ba tôi, tay giơ cao mấy tờ báo vẻ đắc ý :
– Thưa các vị, bản thân tôi lúc nào cũng muốn cứu giúp người nghèo. Ngày lễ mà không phân phát của bố thí sẽ không ra ngày lễ … Thưa các vị, hôm qua tôi đã phân phát của bố thí cho trẻ em nghèo và mồ côi để lấy phuớc cho cháu. Đây, bác xem tất cả các báo đã viết về tôi.
! Về sau! lũ trẻ con chúng tôi được gom lại vào một căn phòng. Trên bàn bày la liệt các tặng phẩm dành cho người được mừng, tức là Ataman ấy. Vì trong phòng nóng quá nên người ta phải mở cửa sổ cho thoáng. Nóng nực và ngột ngạt đã làm chúng tôi ra mồ hôi nhễ nhại, uớt cả áo. Lúc mở cửa sổ, tôi và Mentin đứng ngay ngoài hứng luồng không khí lạnh ùa vào nên mới bị cảm lạnh từ đó.
Muộn lắm ba tôi mới cáo từ để chúng tôi ra về. Ba Ataman rõ ràng là không vừa ý, nhất định chưa cho về.
– Nhưng bác đã nếm tí gì đâu ? Bác cũng chưa kịp uống hớp rượu nào cả mà. Các bác hãy ở lại vui với chúng tôi chút nữa.
Ba tôi trả lời thẳng thừng là ông còn bận nhiều công việc. Ra đuờng thấy ba tôi có vẻ bực bội lắm nên mẹ tôi vội tìm lời lẽ nhẹ nhàng cho ba tôi bớt giận :
– Xin lỗi mình, không ngờ sự thể lại như vậy. Nghe bà ấy nài nỉ mãi, không hứa cũng không được. Thôi đành vậy, lần sao thì cạch !
Hôm sau tôi lên cơn sốt 39o5, còn Mentin 39o8.
Thư trước bạn có hỏi tin tức về Hicmét. Tôi cho bạn hay là cả một tuần nay nó không đến trường. Không biết nó làm sao, tôi lo cho nó quá. ở lớp tôi, chẳng ai biết nhà nó cả, nếu không, chúng tôi đã đến xem sự thể ra sao rồi. Tôi phải để tin này tận cuối thư vì chúng tôi ai cũng buồn cho nó.
Bạn mau chóng viết thư cho tôi nhé.
Thân mến,
Zeynep

Tiếu lâm

con cái chúng ta giỏi thật


Bức thư thứ 10
Tôi đã làm quen một… thần… đồng…

Zeynep thân mến,
Tôi chân thành chúc bạn và em Mentin mau chóng phục hồi sức khỏe. Rất vui mừng là mẹ bạn còn nhớ đến tôi.
Bạn đã mô tả thật hay về lễ sinh nhật của Ataman. Đã dự ngày sinh nhật Như thế buồn cuời quá nhỉ ? Bạn biết không, tôi chưa bao giờ làm lễ sinh nhật của mình đâu nhé! Trong gia đình tôi chưa có cái lệ hay ho ấy. Mà tôi cũng ít có dịp đi dự lễ sinh nhật của người khác.
Một lần, vào kỳ nghỉ hè năm ngoái tôi được mẹ cho đến nhà bà con của ba tôi chơi trong ba ngày. ở đó, có một cô bé hàng xóm tổ chức lễ mừng sinh nhật đã mời chúng tôi đến tham dự. Đấy là ngày sinh duy nhất của người khác mà tôi được biết, nhưng cũng có những việc làm tôi phải nhớ và có lẽ chẳng bao giờ quên.
Hôm đó, có một cậu bé ngỗ nghịch, hỗn láo cũng là khách như tôi thôi nhưng đã làm những việc động trời khiến chủ nhà phải một phen khốn đốn. Nó đã nghĩ ra bao nhiêu là trò phá phách làm cho mọi người không thể nào chịu đựng nổi.
Mọi người đang ngồi vui vẻ trong phòng khách, tự nhiên chúng tôi nghe có tiếng kêu cứu.
Cả nhà chạy bổ đi tìm, hóa ra tiếng kêu vọng ra từ trong nhà xí. Có ai đó đang đấm cửa từ bên trong và la ầm ĩ. Một bà bị nhốt đang bực tức phát khóc lên :
– Có người đã khóa cửa từ bên ngoài đấy. Hãy mở cửa cho tôi với.
Chủ nhà vội vã đi tìm chìa khóa nhưng không thấy đâu cả. Có một ông lùn tịt và béo mập cuời khoái chí :
– Tôi có thể đảm bảo với quý vị đây là trò nghịch ngợm của thằng cháu nhà tôi … Nó đâu ấy nhỉ ?
Mọi người! đổ xô đi tìm nhưng chẳng thấy cậu con quý tử của ngài béo đâu cả. Còn ông ta thì chẳng tiếc lời khen ngợi cậu con trai :
– Trời ơi, nó thông minh cực kỳ … Cháu nó nhanh như một tia chớp ấy! Suốt ngày nó chẳng ngồi yên một chỗ nào cả. Thằng bé thông minh không tuởng tuợng được. Tôi dám chắc với các vị là cháu nó đã khóa cửa nhốt người đàn bà trong nhà xí. Các vị nhớ cho lời tôi. Không thể là ai khác đâu.
Khốn khổ cho cái bà còn bị giam đang sợ hãi, đập cửa và kêu cứu một cách tuyệt vọng.
Mọi người lo lắng đi tìm chìa khóa hoặc thằng bé hỗn láo. Thế mà ngài béo thì vẫn bình tĩnh làm một bài diễn thưyết dài với quan khách về sự thông minh xuất thần của đứa con quý hóa nhà ông.
– Ôi, các ngài không thể biết được cháu nó thông minh đến mức nào đâu. Chẳng bao giờ nó phải học hành gì hết. Đến ngày thi, chỉ cần giở sách xem qua một luợt là xong, nó đã biết hết cả rồi. Tôi cũng vậy đấy, hồi bé tôi đâu có cần học hành gì đâu. Thằng bé nhà tôi giống cha như đúc. Bạn bè của nó thì phải học từ tinh mơ sáng đến nửa đêm, còn thằng cháu nhà tôi thì cứ là nhởn nhơ, nhàn nhã, ấy thế mà năm nào nó cũng học giỏi, lên lớp đấy. Tôi chả thích có con suốt ngày gặm sách như mọt … Cần phải thông minh kia, mà trí thông minh thì thằng bé nhà tôi có thừa. Cháu nó …
Mọi người vất vả đi tìm thằng bé “thông minh”đặc biệt ấy. Ông béo tay chấp sau đít, không chút nguợng ngùng, còn ra vẻ khuyên đám đông :
– Này, các vị thử tìm ở gầm giuờng xem. Cháu nó hay trốn xuống đó lắm! Nó thích lẩn vào các xó ! xỉnh sa! u mỗi khi ngịch ngợm …
Chủ nhà nghe theo lời khuyên, cúi xuống tìm dưới gầm giuờng thì bỗng có một vật gì đó rơi trúng lung ông ta. Đó là chiếc chìa khóa nhà xí. Có tiếng cuời khanh khách và cậu bé “thông minh đặc biệt” nhảy ào từ trên nóc tủ xuống giuờng. Thế là ba nó được phen khoái chí :
– Tôi đã bảo mà, các vị thấy chưa? Đúng là nó nhé ! Cháu nó lại thông minh đến mức thay đổi cả chỗ nấp mọi khi để đánh lừa ba nó. Thằng bé chả chịu ngồi yên chỗ nào …
Ngay hôm đó, tất cả mọi người đều vất vả, chủ nhà bị một phen nghiêng ngửa, nhà ông đồ đạc lộn phèo, rối tung vì thằng bé “thông minh cực kỳ” của ông béo …
Một việc khác làm tôi khó quên trong dịp nghỉ hè đó là tôi đã vinh dự được làm quen với một thần đồng, nói một cách chính xác hơn là một cậu bé “muốn trở thành thần đồng”.
Có hôm đến chơi nhà người chị họ, tôi đã được giới thiệu để làm quen với một đứa bé cùng tuổi. Đó là một cậu bé gầy gò, đeo kính trắng và có vẻ trầm tu. Chúng tôi bắt tay nhau xong, theo lẽ thường rất tự nhiên thôi, tôi hỏi tên nó là gì, nó chẳng trả lời gì cả.
Tuởng rằng nó bị điếc, tôi hỏi to hơn. Sau khi suy nghĩ khá lâu như đang giải một bài toán khó, nó mới nói tên cho tôi biết. Tôi hỏi tiếp nó học lớp mấy, nó vẫn phải nghĩ ngợi một lát rồi mới trả lời. Hình như nó chẳng bao giờ tự nói câu gì cả, hơn nữa sau mỗi câu hỏi của người khác đặt ra cho nó, nó đều như đắm mình trong suy tu, lung lắm rồi mới trả lời.
Ngạc nhiên quá, tôi hỏi người chị họ :
– C�! ��u bé n! ày bị bệnh thần kinh hả chị ?
Chị tôi cuời ngất bảo tôi :
– Đâu có, ngược lại ấy chứ ! Ba nó bảo đó là một thần đồng của đất nước đấy em ạ !
Một cô hàng xóm là bạn của chị tôi đến chơi, cho biết thêm :
– Người ta nói cậu bé này sẽ trở thành thiên tài đấy!
– Sao lại có chuyện Như thế được. Một người phải cần đến hai phút suy nghĩ mới trả lời anh ta tên là gì mà lại có thể trở thành thiên tài được u ?
– Ấy đấy, chính vì là thần đồng, sắp trở thành thiên tài nên phải làm như vậy đấy, em ạ. Ba nó đã dạy nó : “Ngay cả khi người ta hỏi con là gì, con cũng đừng trả lời vội : Phải tập trung trí tuệ, suy nghĩ thật sâu sắc đi rồi hãy trả lời …” – Chị tôi giải thích cho tôi.
Cô hàng xóm và chị họ tôi thì thào kể bao nhiêu là chuyện về nhân vật đặc biệt “sắp trở thành thiên tài” ấy. Ba nó nói, đúng ra ông phải là thiên tài rồi, nhưng đã lỡ, nên ông quyết tâm là cha của một thiên tài khác. Ông bỏ công nghiên cứu kỹ hết cuộc đời và sự nghiệp của các thiên tài trên trái đất từ Trước tới nay. Ông quyết định sẽ tạo ra cho nhân loại một thiên tài mới. Một trong những kết luận rút ra được sau các nghiên cứu là cha của đa số các thiên tài đều rất lớn tuổi mới sinh ra họ. Vì thế, ông ấy lập gia đình khá muộn, mãi sau tuổi bốn muơi …
– Làm sao các chị biết được tất cả những chuyện đó. Cậu bé dở câm dở điếc này kể cho các chị nghe à ? – Tôi thắc mắc, vội hỏi ngay mấy chị đang thao thao bất tuyệt.
– Ồ, sao em lại hỏi thế ? Cả khu ! này thư! ộc làu câu chuyện đó. Ai mà chả biết. Mọi người đang kháo nhau chuyện một thiên tài sắp xuất hiện trong khu cơ mà. Như vậy, đến ngoài bốn muơi tuổi, ông ta mới cuới vợ nhưng đợi mãi chẳng có con. Muốn bằng bất cứ giá nào cũng phải được làm cha của một thiên tài, ông ấy lo nghĩ đến già sọm đi trông thấy.
Cuối cùng vợ ông cũng có bầu, mang lại cho ông niềm hi vọng. Con người khốn khổ ấy ngày đêm cầu nguyện trời đất cho ông ta một đứa con gầy còm. Vì sao thế ? Đơn giản thôi, ông ta bảo đa số các thiên tài đều xuất thân từ những đứa trẻ gầy còm ốm yếu. Cầu nguyện chưa đủ, ông ta còn bắt vợ kiêng khem đủ thứ bổ béo để khỏi làm cái thai khỏe mạnh, mập mạp. Khi bà vợ ông sanh, đứa trẻ còm nhom đến mức các bác sĩ đã dự đoán là nó không thể nào sống nổi. Nhưng cứ như có phép lạ, đứa trẻ đã sống và lớn lên. Ông bố quyết định con ông phải trở thành một nhà thơ lớn, thậm chí một nhà thơ kỳ tài, vĩ đại của toàn thế giới cơ. Đọc sách thấy một nhà thơ nổi tiếng thôi bú rất sớm, ông ta cũng bắt đứa con tội nghiệp rời vú bú mẹ lúc nó mới được gần một tháng. Đến khi đứa bé lên một tuổi bị ngã từ trên nôi xuống, què chân, ông ta đã vui mừng khôn xiết. Bởi vì ông ta biết có một nhà thơ lớn khập khiễng vì bị què từ nhỏ. Sau đó người cha kỳ quặc lại tìm mọi cách cho con lớn chậm, không phát triển chiều cao. Ông ta lý luận rằng các thiên tài hầu hết đều nhỏ con, thấp bé …
Sau khi nghe hết chuyện tôi mới hiểu vì sao cậu bé phải cố suy nghĩ lâu để trả lời người ta về tên của nó. Thật ra, theo tôi thì cậu ta �! �âu có ! suy nghĩ gì mà chỉ làm ra vẻ suy nghĩ mà thôi …
Tôi rất buồn vì được tin cô bạn Hicmét đáng thương không đi học nữa. Khổ thân cô bé, chắc gia đình nó đã xảy ra chuyện gì đó rồi !
Hôm qua ở trường tôi, người ta đã tiêm chủng bệnh dịch tả cho tất cả học sinh. Hôm nay chúng tôi được ở nhà. Ngay bây giờ tôi sẽ ra buu điện bỏ thư cho bạn. Sau đó tôi sẽ về học bài, làm bài tập. Thầy giáo cho chúng tôi bao nhiêu là bài tập toán. Cánh tay trái hôm qua tiêm chủng bắt đầu cảm thấy đau rồi. Tôi tạm ngừng bút nhé !
Chúc bạn vui vẻ, Zeynep ạ.
Chào thân mến,
Acmét

Tiếu lâm

con cái chúng ta giỏi thật


Bức thư thứ 11
Chúng tôi buớc sang năm mới bình an

Istanbun 5.1.1964
Zeynep,
Tôi đã nhận được thư và thiệp mừng năm mới của bạn Trước đây hai ngày. Cám ơn bạn về những lời chúc tốt đẹp đến tôi và gia đình nhân dịp mùa xuân và năm mới.
Năm nay, gia đình tôi đón giao thừa và năm mới ở nhà ông chú của ba tôi. Ông ấy có một cái nhà rất rộng rãi, ba mẹ tôi thích lắm nên năm nào cũng đến chung vui ở đó. Ngoài chúng ta ra, còn mấy gia đình bà con khác nữa cũng đến cùng vui tết. Tôi hay đi ngủ sớm nên không bao giờ thức được để đợi giao thừa. Hôm vừa qua, có lẽ tôi đã ngủ mất từ lúc 11 giờ đêm. Tôi thiếp đi lúc đang nghe dở chương trình ca nhạc của đài phát thanh …
Hôm sau trong nhà tôi chẳng còn dấu vết gì của lễ mừng năm mới cả. Tất cả lại diễn ra bình thường như những ngày khác trong tuần, trong tháng. Tôi phải nói ngay rằng những chuyện xảy ra trong nhà bạn năm nay cũng đã từng diễn ra ở nhà tôi mấy năm trước. Vì vậy đọc thư bạn tôi hiểu hết, vì hình dung rất rõ cảnh tuợng hôm mùng một Tết nhà bạn.
Thậm chí chuyện thường ngày ở nhà bạn cũng không lạ lẫm đối với tôi đâu. Nếu có một hôm nào ba tôi phải tiêu một số tiền nhiều hơn bình thường là y như rằng ở nhà mọi người sẽ đều cảm thấy ngay.
Đôi khi buổi tối hôm Trước ba tôi phải đãi bạn bè ở nhà hàng chẳng hạn. Thế là ngày hôm sau nếu thấy tôi uống không hết nước rót ra ly, lập tức ba la mắng tôi ngay :
– Mày rót nước vừa đủ uống thôi chứ. Đừng có lãng phí hoang tà! ng như vậy.
Mà nào có nhiều nhặn gì cho cam. Thật ra chỉ còn lại độ hơn một đốt ngón tay nước.
Muốn khỏi bị mang tiếng là ăn hoang phá hại thì tốt nhất tôi phải mang ly nước uống dở ấy đi tuới vào các chậu hoa cây cảnh trong nhà, chứ mà đổ đi thì phải biết. Chưa biết bài thưyết về đức tính tiết kiệm sẽ kéo dài đến bao giờ mới xong.
Có lúc tự nhiên ông quát tôi bất thình lình làm tôi giật nảy mình :
– Mày đừng có bóp nhiều kem đánh răng vào bàn chải Như thế! Đồ phá hại !
Thế là tôi biết chắc ba tôi đã phải tiêu một khoản tiền để đãi bạn bè đi ăn nhậu rồi.
Lại có lúc loay hoay mãi không mở được cái gói, tôi cáu quá định cắt béng cái dây buộc cho tiện. Ba tôi nhìn thấy rồi la lên :
– Này đừng có hoang phí thế con. Hãy chịu khó mở nút cho đàng hoàng rồi giữ lấy giấy gói và dây buộc để lần sau mà dùng. Phải tiết kiệm chứ con.
Tôi nghĩ ngay rằng ba tôi đã phải chi một khoản tiền vô lý nào đó mà ông đang xót. Tính ba tôi rất hay khách khí, ông thích được bao bạn bè. Tôi đã được chứng kiến tận mắt rất nhiều lần : ba tôi đi ăn nhậu ở một cửa hàng nào đó, thậm chí có khi chỉ một vài ly cà phê hay nước ngọt ông cũng muốn được trả tiền. Ba giờ ba tôi cũng đòi cho được cái quyền đó : “Thôi mà, anh để tôi … Tôi trả tiền cho … Đáng là bao mà … Tôi giận đấy ….”
Thế nhưng sau khi đã “được” trả rồi, về nhà ba tôi lại căn dặn cả nhà :
– Tại sao các người lại vất giấy vụn hoang phí thế hả ? Gom lại một chỗ đi … Thế nào mà chả có lúc dùng đ�! �n. Để! mà bán hoặc mồi bếp cũng được đấy. Đừng có hoang phí tiền của !
Cứ thế suốt đấy bạn ạ.
Nếu trong nhà bạn luôn luôn được nghe câu châm ngôn “Nhiều giọt nước tạo nên biển cả” thì ở nhà tôi lúc nào ba mẹ tôi cũng nhắc “Hãy cất giữ cả những cọng rơm, sẽ có lúc cần đến chúng”. Khi không phải vung tay quá trán trong việc ăn nhậu vô bổ với bạn bè thì ba tôi cũng rất phóng khoáng với lũ trẻ chúng tôi. Tết vừa qua, chúng tôi đã được ba mua khá nhiều quà đấy. Tôi được một bộ đồ vẽ với thưốc màu rất to và đẹp. Đến kỳ nghỉ Đông tới đây tôi sẽ thỏa sức vẽ theo ý thích.
Như vậy, gia đình tôi đã buớc vào năm mới bình yên.
Mong sao năm mới sẽ mang lại nhiều may mắn và hạnh phúc cho gia đình bạn.
Chúc bạn học giỏi trong năm nay.
Bạn thân,
Acmét

Tiếu lâm

con cái chúng ta giỏi thật


Bức thư thứ 12
Con bé cẩu thả

Ankara 8.1.1964
Acmét thân mến,
Trước tiên tôi xin báo cho bạn hay một tin vui của Hicmét bạn tôi. Nó bắt đầu đi học trở lại từ mấy hôm nay. Ba má Hicmét đã giải hòa không còn giận nhau nữa. Vì thế tôi thấy nó có vẻ vui suớng lắm.
Còn một tin nữa tôi muốn thông báo với bạn là tất cả những lá thư bạn gởi cho tôi đã được gom góp lại để ngăn nắp trong một cặp hồ sơ. Từ Trước, các thư đó tôi để mỗi cái một nơi, bây giờ đã được sắp xếp theo thứ tự ngày tháng rất nghiêm chỉnh. Thú thật, đó không phải là sáng kiến của tôi nghĩ ra đâu, mà do người thân trong gia đình rèn dũa cho đấy. Sự thể thế nào, tôi sẽ kể cho bạn rõ.
Ở nhà, mọi người hay la mắng tôi là cẩu thả, bừa bãi. Ba mẹ và chị tôi lúc nào cũng kêu tôi là “Con bé luộm thưộm, làm đâu bỏ đấy …” Kể cũng lạ, mặc dù đã rất cố gắng sống sao cho trật tự, ngăn nắp nhưng hình như tôi vẫn không được mọi người vừa ý. Sáng chủ nhật vừa qua, khi làm bài tập toán, tôi phải tìm mãi mà không thấy cuốn tập đâu. Nhìn thấy tôi đi dòm ngó hết cả các xó xỉnh, mẹ tôi bắt đầu mắng tôi :
– Không biết tôi phải hầu cô đến bao giờ nữa đây ? Suốt ngày tìm thứ nọ, thứ kia … mó đến cái gì là hu hỏng cái đó.
Có lúc tôi đã tự hỏi : “Làm sao thế nhỉ, tại sao tôi lại đoảng vị đến thế không biết ?” Và tôi cảm thấy rất buồn. Nhưng khi cả nhà xúm vào, ai cũng thi nhau mắng nhiếc tôi, nào là con gái luộm thưộm rồi s�! �� chả ra gì, nào là bừa bãi như tôi chỉ có một, v.v… thì tôi lại thấy thế nào ấy. Lúc đó trong tôi hình như có sự phản kháng làm tôi chán đi. Đến cả chị tôi cũng mắng tôi nữa mới điên ruột chứ! Duy chỉ có Mentin là lẳng lặng đến cạnh tôi ra chiều thông cảm.
Tức mình vì bị trách móc tới tấp, tôi vội vã sắp xếp lại bàn học, sách vở, quần áo cho ngăn nắp. Trong khi thư dọn đồ đạc riêng, tôi tìm thấy một cây son môi, hai cái buu ảnh gởi cho chị tôi và một đôi tất đàn ông. Tôi đem tất cả vào phòng khách giữa lúc mọi người đang chê trách tôi đủ điều. Tay giơ cao “chiến lợi phẩm” thư được, tôi hỏi hơi khiêu khích:
– Đôi tất của ai đây ? Con tìm thấy trong đống sách …
Ba tôi ngạc nhiên nhìn mẹ :
– A, thế mà tôi tìm mấy ngày nay không thấy …
– Thế còn cây son của ai ? – Tôi mạnh dạn tấn công.
Mẹ tôi có vẻ nguợng ngập :
– Nó ở đâu ra thế, mẹ tìm mãi …
– Nó ở ngay trên bàn học của con giữa đống chì và tẩy chứ đâu ?
Mẹ tôi bất chợt nhớ ra :
– À, mấy hôm Trước mẹ để quên ở đó.
Tôi giơ hai cái buu ảnh về phía chị tôi :
– Những cái này có phải của chị không ?
Chị tôi đỏ mặt tía tai :
– Em lấy ở đâu ra thế ?
– Chẳng biết ai kẹp giữa mấy cuốn sách tập đọc của em ấy. Em chưa đọc trong đó viết gì đâu …
Sau khi hoàn trả những đồ vật đó, tôi nghĩ rằng sự việc thế là đã kết thúc êm đẹp. Tôi ngồi vào bàn và tiếp tục làm bài tập toán. Thế nhưng, cứ như trò quỷ thưật, khi tôi cần cái viết chì xanh thì l! ại ch�! �ng thấy nó đâu. Lại phải loay hoay tìm kiếm khắp nơi. Mẹ tôi không thể bỏ qua chuyện đó :
– Bây giờ con tìm gì ? Con còn mất cái gì nữa thế ?
– Mẹ có nhìn thấy cây viết chì xanh của con ở đâu không ?
– Chả lẽ phải có người theo giữ sách vở bút mực cho cô chắc …
Bà tôi nói xen vào :
– Chà, con bé này! Bao giờ cháu mới hết luộm thưộm …
Ba tôi khuyên nhủ :
– Này, con gái của ba. Ba đã dặn bao nhiêu lần rồi, phải ngăn nắp con ạ, đồ vật cái nào phải để vào chỗ của nó. Con chẳng nghe lời ba gì cả.
Chị tôi không chịu thưa kém, cũng ra vẻ người lớn dạy đời :
– Thôi, vào đây chị cho muợn tạm cây chì xanh mà dùng, nhưng phải cẩn thận kẻo lại làm mất luôn cả của chị đấy. Nói rồi chị chạy về phòng lấy viết cho tôi. Một lúc lâu sau không thấy chị ấy quay trở lại, rồi có tiếng chị hỏi : “Ai lấy viết chì xanh của tôi thế? Có ai nhìn thấy hộp viết chì màu của con không ?”
Bà nội thấy tôi có vẻ buồn chán bèn kéo tôi vào lòng nhẹ nhàng an ủi, song lời lẽ vẫn có phần trách móc :
– Cháu quý của bà, ở tuổi cháu ngày xua, bà đã phải lo nhiều chuyện cho gia đình rồi đấy chứ … Thế mà bây giờ sống sung suớng, cháu vẫn chưa giữ nổi mấy cây bút chì hay cuốn tập. Sao thế hở con ? Đừng có bừa bãi, luộm thưộm mà hu người đấy cháu ạ …
Mẹ tôi cằn nhằn vẻ không yên tâm :
– Lạ thế cơ chứ, nhà này có ai cẩu thả, bừa bãi đâu. Không biết nó giống ai nữa ? …
Bị trách mắng, la rầy nhiều quá, đâm ra tôi cũng chai đi. Tôi đã quá quen với những lời! khuyên ! thường xuyên ấy. Đến nổi, nói thực với bạn, tôi chẳng còn để ý nhiều đến những lời nói đó nữa. Thành ra lại đúng như lời mẹ tôi nói : “Cứ như nước đổ đầu vịt”.
Tuy nhiên, tôi vẫn rất sợ ông nội. Mà không riêng gì tôi, hầu như cả nhà đều sợ ông.
Trước kia ông nội tôi là đại tá trong quân đội, nay đã về huu. Ông rất nghiêm khắc và có thể la mắng tất cả mọi người không trừ ai cả. Mẹ tôi cũng sợ ông nội tôi lắm !
Ông thường nói với mọi người :
– Điều kiện Trước nhất để thành công trong cuộc đời là phải sống ngăn nắp, trật tự.
Tôi đã có lần viết cho bạn về thói quen của ông nội tôi. Bạn còn nhớ chứ : ông thường bắt người tiếp chuyện phải nhắc lại lời mình, lúc này tôi đang bị ông truy cho phát mệt :
– Nào Zeynep, điều kiện đầu tiên để thành công trong cuộc đời là gì ?
– Phải ngăn nắp ạ !
– Ừ, được. Mỗi đồ vật phải có chỗ của nó. Như vậy mỗi đồ vật phải ở đâu ?
– Thưa ông, phải ở chỗ của nó ạ.
– Hoan hô ! Như thế để khi cần tìm ta sẽ thấy ngay. Vậy lúc cháu tìm …
– Thì thấy ngay ạ.
Ba tôi kể rằng thói quen của ông nảy sinh trong quân đội, khi các sĩ quan bắt binh lính nhắc lại các mệnh lệnh được truyền đạt cho nhớ.
Giữa lúc ông nội đang kiểm tra tôi tới tấp thì ba tôi nói chen vào như để chứng minh :
– Đúng như vậy … Tôi thưộc lòng vị trí các đồ vật của mình. Hàng năm nay cái nào ở nguyên chỗ của cái đó. Tôi lúc nào cũng nhớ túi nào để khăn tay, bật lửa, túi nào thì để ví hoặc sổ tay. Vì thế ! tôi có ! thể nhắm mắt vẫn lấy được các thứ cần thiết.
Ông nội tôi rất vừa ý :
– Đấy, phải như thế … Như vậy rất tốt.
Có lẽ cảm thấy chưa đủ mà phải để chúng tôi thấy một sự thật hùng hồn, ba tôi liền đề nghị :
– Nào các con, chúng ta hãy chơi vui một lát nhé ! – Nói xong ba tôi liền đứng lên và nhắm mắt lại – Các con xem nhé ! Ba không cần nhìn mà vẫn tìm được những đồ dùng cần thiết … Đây ba sẽ lấy cho các con xem cái bật lửa ở túi áo vét bên trái.
Ba tôi thò tay vào túi trái tìm trong khi mắt vẫn nhắm. Ba tôi tìm … tìm mãi mà chẳng đưa cho chúng tôi xem. Nhíu mày ngạc nhiên, ba tôi lẩm bẩm :
– Lạ quá, sao thế nhỉ ?
Tìm một lúc biết chắc không có rồi, ba tôi vội chuyển huớng :
– Hay ba sẽ tìm được cây viết máy cũng bên túi trái cho các con xem …
Mắt vẫn nhắm, ba tôi lấy ra một vật dài dài và giơ lên cho chúng tôi xem. Nhưng đó không phải là cây viết mà là cái nhiệt kế.
– Đó, các con thấy chưa, ba tìm có nhanh không ?
Khi mở mắt nhìn ra cái nhiệt kế trong tay, ba tôi sửng sốt nhìn chúng tôi, rồi guợng cuời và nói :
– À, ba nhớ ra rồi, hôm trước Mentin bị sốt, ba đã cặp nhiệt cho nó xong vội đi làm quá thế là ba bỏ túi. Không sao, bây giờ các con sẽ thấy ba tìm được cuốn sổ tay trong túi bên phải.
Lại nhắm mắt, ba tôi thò tay vào túi phải. Nhưng làm gì có cuốn sổ. Ba tôi lại ngạc nhiên và mở mắt ra. Mẹ tôi đến cứu nguy cho ba :
– Hôm trước mình vừa đi sửa áo. Hay người ta khâu lộn túi trái sang phải và túi phải sang trái.
Ba tôi muốn rút lui khỏi tì! nh thế ! nan giải ấy. Song có lẽ vẫn muốn vớt vát danh dự bằng cách tìm ra một vật gì đó ở nguyên chỗ của nó nên còn cố :
– Nhưng cuốn sổ ghi của tôi để ở túi ngực áo vét cơ mà. Có nghĩa là ở đây này …
Quyển sổ tay không thấy mà cái túi ba tôi chỉ cũng không có nốt. Có lẽ người ta đã bỏ nó đi hôm sửa áo rồi.
Ông nội tôi rất thích đùa cợt, thấy thế cuời hỏi :
– Nào, lũ quỷ con, các cháu thử đoán xem quyển sổ tay của ba ở đâu ?
Trước khi chúng tôi kịp mở miệng, mẹ tôi đã vội nói :
– A, hôm Trước định khâu áo cho mình, có khi tôi đã khâu cái túi ngực vào rồi cũng nên.
Ba tôi rất bối rối. Lúc đó có lẽ ba tôi sẽ đổi bất cứ giá nào lấy một vật ở nguyên chỗ của nó, trên người ba. Ba tôi lục tung hết cả lên, thậm chí lộn ngược cả mấy túi ra. Ông nội tôi vẫn đùa, không để ba yên :
– Này, cậu Cả tìm gì thế ? Bị mất cây kim à ?
Cuời nhiều quá, ông tôi chảy cả nước mắt, nước mũi rồi đâm ra ho sù sụ kéo dài. Không dứt được cơn ho, ông nội tôi ra hiệu lấy cho chiếc khăn tay :
– Các cháu lại lấy cho ông. Cái khăn ở túi bên phải áo khoác ấy.
Tôi chạy lại chỗ cái áo khoác đang treo trên mắc áo nhưng làm gì có cái khăn tay nào.
– Ông ơi, không có khăn tay trong túi bên phải ông ạ.
– Cháu không nghe ông nói gì à ? Ông bảo tìm túi áo bên trái cơ mà.
– Túi áo bên trái cũng không có ạ.
– Không thể Như thế được … Mang cái áo lại đây cho ông xem nào. Bốn chục năm nay cái khăn tay nằm ở đó cơ mà …
Tôi mang cái áo khoác nặng nề lại cho ông. Ông nộ! i tôi l�! ��c lọi cả hai túi mà chẳng thấy cái khăn tay nào. Ông bèn nói :
– Như vậy chắc có lẽ ai đã lấy cái khăn của ông rồi …
Lúc đó, mẹ tôi len lén bỏ vào túi phải một cái khăn tay sạch. Chợt sờ thấy nó, ông tôi vui hẳn lên :
– Đây rồi, ông đã nói với các cháu là khăn tay của ông bao giờ cũng nằm trong túi phải cơ mà.
Tìm được khăn tay hỉ mũi rồi, sau khi ngừng cơn ho, ông tôi lại lục lọi tìm cái gì đó trong túi :
– Hộp thưốc lá của tôi đâu nhỉ? Ai lấy hộp thưốc của tôi rồi ! Tìm cho tôi hộp thưốc lá, mau lên. – Ông tôi ra lệnh.
Sợ ông nội tôi cáu gắt, cả nhà đổ xô đi tìm cái hộp thưốc lá trong mọi xó xỉnh.
Giữa lúc đó thì nhà lại có khách. Hai vợ chồng một ông bạn của ba tôi đến chơi. Thấy cả nhà bận rộn tìm kiếm hộp thưốc lá cho ông nội, họ cũng xúm vào giúp.
Ông nội tôi đã phát cáu thực sự vì mãi không ai tìm ra, ông quát tháo ầm ĩ, mắng tất cả mọi người.
– Tìm nhanh cho tôi hộp thưốc. Thật chả ra sao ! Hộp thưốc lá vừa mới đây mà mất biến.
Ông khách vội vàng chìa gói thưốc ra mời ông nội tôi hút một điếu, hi vọng ông nội tôi bớt giận :
– Mời bác dùng tạm thưốc lá của con.
Ngay lập tức ông ta biết đã lỡ lời vì làm ông nội tôi càng giận dữ hơn.
– Tìm nhanh cho tôi hộp thưốc, không các người chết với tôi ! – Ông quát chúng tôi.
Tự nhiên Mentin xuất hiện, tay cầm đôi găng tay phụ nữ hỏi cả nhà với vẻ mặt rất bình tĩnh :
– Đôi găng tay này của ai ?
Mẹ tôi chạy đến cạnh nó :
– Con thấy ở đâu thế ? Mẹ kiếm mãi không ! ra …! ;
Mentin trả lời bình thản :
– Thử đi tìm hộp thưốc cho nội, ngó vào sau cái tủ lạnh, con thấy đôi găng tay này nằm dưới đất …
Kể ra mà mua cho ông nội tôi một gói thưốc ngoài hiệu thì tiện và dễ dàng hơn nhiều, nhưng ngặt vì cái hộp của nội tôi lại bằng kim loại có khắc chữ kỷ niệm, thành ra chúng tôi không thể chơi trò đánh tráo được. Thế là cả nhà phải cố công đi tìm cho bằng được.
Hộp thưốc lá đâu chưa thấy mà chúng tôi đã tìm được bao nhiêu là vật dụng cả nhà đã tuởng mất từ lâu. Bỗng nhiên bà khách vớ được một núm vặn máy thư thanh còn khá tốt nằm dưới ghế tràng kỷ, làm ba tôi mừng rỡ kêu lên :
– Ôi, thế mà tôi tìm cả tháng nay không thấy đấy …
Sự mừng rỡ đó tỏ ra hơi sớm vì ngay sau đấy ba tôi đã phải buồn. Cây viết máy đáng lẽ phải ở trong túi ba thì tôi lại tìm được trong ngăn tủ đựng chén dĩa. Mẹ tôi tìm ra con dao còn tốt nhà đang dùng, chả hiểu ai vô tình đổ vào một sọt rác cùng với đống vỏ khoai tây.
Nhà tôi lúc đó rất nhộn, thỉnh thoảng lại có người kêu lên : Của ai cái này, của ai đây ?” và người trả lời “A, của tôi đấy, tìm ra ở đâu thế ?”
Tự nhiên ông nội tôi nhảy dựng lên như bị con gì đốt :
– Trời ơi, đứa nào bỏ hộp thưốc lá dưới chỗ ngồi của ông thế này ? – Ông tôi hỏi giọng vẫn có vẻ bực bội.
Thì ra ông tôi ngồi ngay lên trên hộp thưốc, báo hại chúng tôi tìm cả tiếng đồng hồ. Cả nhà phát điên phát khùng lên vì nó, thế mà nó lại chẳng mất đi đâu cả. Mọi người nín lặng một lúc lâu không ai nói một lời! .
Nh! ư vậy đấy bạn ạ, bực mình từ hôm đó, tôi quyết dọn dẹp sắp xếp thật ngăn nắp lại phòng riêng của mình. Kể ra hồi Trước cũng có hơi bề bộn thật. Tôi không muốn bị la mắng là đứa con gái cẩu thả luộm thưộm … Nhân dịp đó, tôi đã sắp xếp lại đống thư từ của bạn trước đây bỏ vuơng mỗi nơi một cái. Tôi để chúng trong một cái cặp giấy theo thứ tự ngày tháng bạn gởi để tiện dùng khi cần đến.
Chủ yếu là thư của bạn thôi. Đemir, Yasa và Mina thỉnh thoảng mới gởi cho tôi một cái bưu ảnh hoặc một lá thư ngắn. Tôi thường trả lời chúng ngay khi nhận được. Bạn nhớ viết thường xuyên cho tôi nhé!
Chúc bạn học giỏi.
Zeynep

Tiếu lâm

con cái chúng ta giỏi thật


Bức thư thứ 13
Hãy yêu nước

Ankara 14.1.1964
Acmét thân mến,
Bạn hỏi tôi hè này có về Istanbun chơi không u ? Vì chưa làm đủ thời gian ở nhà máy mới nên ba tôi chưa có quyền nghỉ phép năm. Ba tôi muốn cho mẹ tôi và mấy chị em vẫn về Istanbun nghỉ hè độ một tháng. Nhưng cũng không có gì chắc chắn đâu, vì mẹ tôi chưa quyết định gì cả. Mẹ tôi chẳng muốn chúng tôi đi đâu lại thiếu ba cùng đi. Ba tôi sẽ xoay sở ra sao với việc ăn uống, giặt giũ nếu ông ở nhà một mình ? … Nếu cuối cùng mẹ tôi vẫn quyết định cho chúng tôi về Istanbun thì chúng tôi sẽ ở nhà cô tôi. Và tất nhiên khi đó tôi sẽ đến thăm bạn và các bạn cũ khác.
Mấy hôm trước tôi đã làm một chuyện động trời. Tôi không thể nào không kể trò nghịch ngợm này cho bạn được. Mentin cũng biết khá rõ câu chuyện, vì nó gần như một đồ đệ, luôn theo sát tôi mà. Thôi, tôi kể nhé!
Chủ nhật trước, chúng tôi về chơi nhà ông bà nội. Ông bà ở một khu cách nhà tôi khá xa. Ông tôi cao tuổi nên không thể ở nhà quá cao với nhiều bậc thang. Sau khi tìm mãi mà không được chỗ nào vừa ý ở tầng trệt, ông bà tôi đến ở một căn hộ lầu một. Nơi đó, tuy phải leo thang một chút nhưng được cái thoáng mát và sạch sẽ. Bà tôi hay nói Như thế với ba mẹ tôi. Lên nhà ông bà tôi phải leo muời tám bậc thang. Tôi không đếm đâu nhé, thế mà vẫn biết rất rõ, vì ông nội tôi thường nói với mọi người : “Tôi vẫn trèo được muời tám bậc thang mà chưa thấy mệt. Dấu hiệu của sức khỏe còn tốt đây”! . Bạn sẽ rõ tại sao tôi phải nói tỉ mỉ về cái cầu thang Như thế. May mà ông bà tôi không ở mấy tầng cao hơn nữa. Nếu thế thì thế nào các báo cũng có dịp viết về một tai họa lớn xảy ra ở nhà ông bà tôi hôm chủ nhật.
Chị tôi ở nhà vì phải tiếp các bạn đến chơi. Từ sáng sớm, ba mẹ tôi, Mentin và tôi đã đáp xe buýt đến nhà ông bà nội. Bà tôi chuẩn bị cho chúng tôi bao nhiêu là thức ăn và các loại bánh kẹo rất ngon … Dùng bữa trua xong, theo thường lệ, ông nội và ba tôi hay ngồi nói chuyện bên tách cà phê. Tôi cũng sán đến gần, vì tôi rất thích nghe ông nội và ba tôi nói chuyện chính trị. Trong phòng khách không có ai khác ngoài ba chúng tôi. Tôi giả bộ xem báo, nhưng thực tình để hoàn toàn tâm trí vào cuộc nói chuyện của người lớn.
Ông nội tôi mê tình hình chính trị lắm. Cứ lúc nào có hai người, ông và ba tôi, là y như rằng ông bàn đến tình hình đất nước. Sau bữa ăn và có tách cà phê thì ba tôi không thể thoát khỏi một cuộc thẩm vấn về các vấn đề trọng đại của đất nước và cả thế giới. Duy chỉ có một điều là bao giờ cũng xảy ra chuyện tức cuời và chính cái đó hấp dẫn tôi … Nội tôi rất hay ngủ gật. Có khi mới cầm đến tách cà phê, ông nội tôi đã chuẩn bị ngủ rồi. Tuy nhiên Trước khi ngáy, ông tôi vẫn còn kịp hỏi ba tôi một câu chính trị nào đó. Ba tôi chưa kịp trả lời gì thì ông tôi đã ngủ rồi. Thấy vậy, ba tôi im lặng nhưng vẫn ngồi tại chỗ. Bởi vì ông nội gục thật đấy, nhưng chợt choàng tỉnh rất nhanh, có khi vì chính tiếng ngáy của ông thôi.
Dậy một cái là ông hỏi ngay ba tôi :
– Ờ, mà sau đó thì ! sao ?
Nếu không có mặt ba tôi tại đó là ông nội tôi giận dỗi, vì thế, dù ông có ngủ gà ngủ gật, ba tôi cũng không dám ra khỏi phòng khách. Mỗi lần choàng tỉnh dậy, ông tôi lại hỏi :
– Chúng ta đang nói đến đâu rồi ?
Ba tôi phải nhớ thật chính xác câu chuyện đang dừng ở chỗ nào để trả lời cho được. Có khi nội tôi phản đối khi ba trả lời xong :
– Không, không phải chỗ đó … Ba đang nói chuyện khác kia! Chúng ta đang nói về việc gì nhỉ ? – Ông tôi muốn biết chính xác cơ.
Vì vậy, đôi khi hai người tranh luận sôi nổi. Còn tôi thì rất khoái chí, vì các cuộc nói chuyện kiểu đó rất buồn cuời. Ba tôi có lẽ chẳng thích thú gì lắm nhưng phải chiều ý ông nội tôi.
– Này, sao nữa ?
Ba tôi lại tiếp tục câu chuyện đang nói dở chừng, nhưng chưa được hai câu thì ông tôi lại ngủ … Cứ như vậy hàng tiếng đồng hồ. Sau đó hoặc ông nội tôi tỉnh ngủ hẳn để thảo luận chính trị sôi nổi hoặc ông dựa đầu vào thành ghế và ngủ thẳng một mạch. Ông tôi thường gọi giấc ngủ gà ngủ gật là một chút nghỉ ngơi. Ngay cả lúc ngủ say, đôi khi ông tôi vẫn như thức và bảo ba tôi :
– Con cứ nói tiếp đi, ba nghe …
Thật là không thể nào chịu đựng được, nhưng ba tôi vẫn kiên nhẫn chiều theo, vì ba rất kính trọng ông nội. Bạn không biết chứ ba tôi có lúc đã từng là sĩ quan trong đơn vị của ông nội tôi đấy. Chẳng có gì là lạ, khi đã về huu khá lâu rồi, ông vẫn được mọi người kính nể như lúc còn là đại tá đuơng nhiệm.
Chủ nhật vừa rồi, ăn trua xong, mỗi người trong một chiếc ghế bành đối diện nhau, ba t�! �i và ô! ng nội vừa uống cà phê vừa bàn luận đủ chuyện. Bắt đầu, ông nội tôi đặt câu hỏi :
– Có gì mới không ? Anh thấy tình hình đất nước ra sao ?
Ba tôi định trả lời thì ông tôi đã ngáy khò khò. Sau một cái gật đầu mạnh xuống ngực, ông choàng tỉnh dậy và hỏi ba tôi tiếp :
– Thế cũng được. Vậy trong tình hình đó thì người Đức sẽ phản ứng ra sao ?
Từ nãy, trong câu chuyện có nói gì đến người Đức đâu nhỉ ? Nhưng ba tôi lại nói tiếp rất lịch sự như câu chuyện từ nãy vẫn nói về người Đức vậy.
– Vâng, vâng, người Đức đã phát triển rất nhanh ba ạ! Bởi vì họ …
Nhưng ba tôi chưa kịp nói cho hết câu thì nội tôi đã ngủ rồi. Ba tôi im lặng và xem báo tiếp. Tự nhiên ông tôi giật mình tỉnh giấc :
– Con nói sao ? Người Mỹ sẽ làm gì trong tình huống đó ?
Tôi giấu mình sau tờ báo, cố nín cuời. Còn ba tôi thì lại nói chuyện rất nghiêm chỉnh :
– Người Mỹ ấy à ? Ba xem, quân đội Mỹ rất …
Hai người cứ như thế mà tiếp tục câu chuyện. Ông tôi có lúc nhắc đến tên một nhà lãnh đạo quốc gia nào đó mà bạn chẳng biết ở xứ nào nữa …
– Thế còn Giáo hoàng thì sao ? Cần phải luu tâm đến ý kiến của cả Giáo hoàng nữa đấy.
– Giáo hoàng ấy à … Ba phải biết là mọi người đều cho rằng Giáo hoàng …
Sau đó, hình như ông nội tôi không buồn ngủ nữa. Hai người tranh luận sôi nổi về tuơng lai phát triển của đất nước Thổ Nhĩ Kỳ. Ông nội cho rằng nước Thổ sẽ phát triển dựa trên công cuộc xuất khẩu mạnh mẽ các sản phẩm công nghiệp. Ông tôi nói nhiều lắm, c�! � lúc ng! ười nổi cáu thật sự :
– Nhưng không thể làm như ta đã làm trong việc xuất khẩu ốc sên … anh biết ốc sên chứ … ốc sên …
Ông nội nhắc lại vài lần chữ ốc sên và lại thiếp đi. Ba tôi với lấy tờ báo định đọc tiếp thì … Hấp! Ông tôi lại thức dậy rồi :
– Chúng ta đang nói về gì nhỉ ?
– Về ốc sên ba ạ.
– ốc sên nào ?
– ốc sên của ta ấy … loại để xuất khẩu …
– à, à … chúng ta đang nói về xuất khẩu ốc sên … Đúng, chúng ta không thể phát triển kinh tế chỉ dựa vào nguồn xuất khẩu ốc sên mà thôi. Cần phải tìm thêm các sản phẩm khác để xuất khẩu … thưốc lá, bông … đậu phọng … luơng thực … Đó là những sản phẩm truyền thống của ta …
Và ông lại ngủ gật. Lúc tỉnh dậy, ông nói :
– Chúng ta dừng lại ở đâu nhỉ ?
– Ba đang nói về các sản phẩm truyền thống …
Giữa lúc đó có người bấm chuông ngoài cửa. Tôi chạy ra mở và thấy một ông đứng tuổi, ăn mặc lịch sự. Ông ấy hỏi nội tôi. Tôi thưa là nội có nhà và chạy vào báo cho nội biết có khách. Ông tôi ra cửa, vồn vã chào người mới đến :
– Xin mời vào nhà, xin mời ông. Ngọn gió nào đưa ông tới nhà chúng tôi thế?
Ông khách đưa cho tôi một hộp kẹo sô-cô-la rất lớn có buộc dải băng diêm dúa. Mấy người lớn trở vào phòng khách, còn tôi mang hộp kẹo vào cho bà nội. Mentin, sau bữa ăn biến đi đâu mất, lúc này lại thấy xuất hiện cạnh bà tôi. Tôi mở hộp : cả một hộp lớn toàn sô-cô-la bọc hạt dẻ ngọt, là loại kẹo cao cấp rất ngon mà tôi thích v! ô cùng.!
Tôi ngờ ngợ nhận ra ông khách ngay từ lúc mở cửa, nhưng chưa chắc chắn. Vì thế, sau khi được bà cho ăn kẹo xong, tôi lại trở vào phòng khách, ngồi xa xa một chút để nghe chuyện. Tôi nghĩ mãi không ra đã quen ông khách ấy ở đâu. Chợt nghe tiếng ông nói, tôi nhận ra liền. Bây giờ tôi nói cho bạn biết ông ấy là ai, chắc chắn bạn cũng sẽ nhớ ra ngay thôi. Năm ngoái, nhân dịp Quốc khánh, có một ông nhà báo đến trường mình nói về nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ phải không ? Đó, chính ông nhà báo ấy đến nhà ông tôi chủ nhật vừa qua. Ông ta có một đứa cháu gái học lớp hai ở trường ta đấy mà. Thực ra cũng chỉ vì đứa cháu mà ông ta đến nói chuyện ở trường ta đấy thôi. Đó là một nhà báo nổi tiếng của nước ta đấy nhé! Hôm ấy đến trường, ông hiệu truởng cứ loanh quanh bên ông ta, tỏ vẻ rất kính trọng. Tôi còn nhớ như in lời hùng biện của ông nhà báo ngày hôm đó “Các em, chúng ta phải yêu nước ! Hãy yêu quý tổ quốc của chúng ta … Các em phải tìm hiểu thật kỹ đất nước này và yêu nó. Khi lớn lên, các em hãy đến làm việc tại những vùng xa xôi hẻo lánh còn nghèo nàn lạc hậu. Các em nhớ đi đến từng bản làng còn khó khăn, nghèo đói. Hãy làm việc hăng say tại những nơi còn tối tăm, lạc hậu. Nước Cộng hòa của chúng ta trao sứ mệnh vinh quang đó cho các em!” Giọng nói ngọt ngào mà rất hùng tráng của ông ấy còn văng vẳng bên tai tôi : “Chính các em là những sứ giả đem ánh sáng văn minh đến các miền xa xôi, lạc hậu của đất nước, Tại những nơi đó đang cần vốn văn hóa, khoa học của các em”. Nghe ông ta nói, tôi đã cảm động xiết bao. Khôn! g kìm được, tôi vội nói với khách :
– Cháu nhận ra ông rồi! Năm ngoái ông đã đến trường cháu ở Istanbun nói chuyện.
– Đúng rồi, đúng rồi. Tôi có đứa cháu học ở đó.
Sau đó tôi lảng ra để nghe cái ông có giọng nói ngọt lịm như mật ong nói chuyện. Nhưng Acmét thân mến, nếu bạn biết sau đó ra sao thì … Tôi đã mất hết cả cảm tình với ông ta.
Nguyên do là thế này : Nhà báo nổi tiếng có một người con trai, học xong đại học sư phạm và trở thành nhà giáo. Anh ta được phân công về dạy học ở một làng quê hẻo lánh vùng Anatolia. Người thành phố làm sao mà sống được ở cái vùng chẳng có một tí tiện nghi nào ấy. Hơn nữa anh ta lại mới cuới vợ, một cô gái Mỹ đàng hoàng. Không thể mang người vợ trẻ, đẹp lại là người ngoại quốc đến cái vùng xa xôi hoang dã ấy được.
Ông nhà báo đã chạy vạy khắp nơi, nhờ cậy tất cả bạn bè, người quen có chức có quyền và cuối cùng đã chuyển được cho anh con trai về làm việc ở một trường học ở ngay Istanbun.
Nhưng trường đó vẫn còn xa nhà quá. Anh con trai đi làm còn khó khăn, vất vả. Thế mà gần ngay nhà ông, cách mấy buớc chân lại có mấy trường học rất tốt, đầy đủ tiện nghi …
Vì vậy ông nhà báo lại phải ra tay vận động một lần nữa để anh con trai có thể về một trường nào đó gần nhà. Một người bạn của ông nội tôi có thẩm quyền giải quyết vấn đề, nên vừa đến Ankara, nhà báo vội đến thăm ông nội tôi ngay. Nếu ông nội tôi chỉ nói với ông bạn một câu thôi, công việc coi như chắc chắn là xong. Không biết có thật thế không hay ông ta tâng bốc ông nội tôi đ! ể đư�! ��c giúp đỡ. Nghe ông ta nói hết câu chuyện, máu trong người tôi như sôi lên. Biết chắc sẽ bị coi là hỗn láo với người lớn, song tôi vẫn không nhịn được, vội hỏi xen vào giữa câu chuyện.
– Nhưng thưa ông, thế thì lấy ai đem ánh sáng văn minh đến cho những vùng đất xa xôi hẻo lánh còn lạc hậu của đất nước ạ ?
Cũng vô tình mà tôi đã nhắc lại câu nói của ông nhà báo hôm đến trường. Hoặc không hiểu, hoặc làm ra vẻ không hiểu, ông ta nói :
– Cháu bảo gì hả cháu gái ? – Ông ấy nói bằng giọng ngọt ngào như mía lùi.
Ba tôi nghiêm giọng đuổi tôi ra ngoài :
– Nào, con đi bưng cà phê lại đây cho ba, nhanh lên!
Mang cà phê cho ba người xong, tôi đi ra ngoài ngay vì chẳng muốn nghe ông nhà báo nói nữa. Tôi vào nhà tắm xem lại đống quần áo bà tôi đang ngâm, định giặt giúp bà. Tôi chợt nghĩ ra một trò tinh quái. Tôi lấy mấy miếng xà bông vất vào bình nước nóng. Xà bông tan nhanh trong nước thành một chất nhờn nhờn, sền sệt. Không để ai nhìn thấy, tôi rón rén ra khỏi buồng tắm, mang theo bình nước xà bông và đổ lên các bậc thang đi xuống sân. Để khỏi bị ngã, tôi đổ từ từ, từ các bậc thang thấp nhất dần dần lên cao. Tôi dàn đều thứ nước trơn nhẫy ấy ra khắp mặt từng bậc một, chợt nhìn lên, tôi thấy Mentin đang chú ý đứng xem. Nó ngạc nhiên hỏi to :
– Chị làm gì thế ? Rửa cầu thang đấy à ?
– Suỵt! Rồi em sẽ thấy. Nhưng đừng có nói gì với ai nhé!
Sợ người nhà vô tình bị ngã, chúng tôi đứng chơi ở ngay đầu cầu thang để canh chừng, trước cánh cửa mở.
Cuối cùng, ông khách đã quyết định về. Ôn! g vừa �! �ứng dậy, tôi và Mentin đã lẩn vội vào nhà. Ba tôi và ông nội tiễn khách ra tận cửa. Họ bắt tay nhau :
– Chào các vị, tạm biệt !
– Chào ông …
– Khi có kết quả, mong ông báo ngay cho tôi được biết ạ. Xin cám ơn ông …
Chưa nói xong câu cám ơn, chân nhà báo đã truợt đi. Để giữ thăng bằng, ông ấy nhảy hết chân nọ đến chân kia. Ông nội và ba tôi không nhìn thấy vì đã quay vào nhà, nhưng ông tôi bảo ba tôi giọng thắc mắc :
– Thằng cha này nó xuống thang gác mới kỳ chứ! Cứ như là hắn nhảy valse ấy.
Nghe vậy tôi liền nói một cách độc địa :
– Có lẽ ông ấy nhảy lên sung suớng vì việc của con ông ấy sẽ được giúp đỡ đấy !
Tôi chỉ nói thế rồi im tịt. Để xem tình hình diễn biến ra sao, tôi nháy Mentin đi ra ban-công nhìn xuống sân. Chúng tôi thấy hai cái chân duỗi dài trên nguỡng cửa nhà. Xe riêng của nhà báo đợi ông ta ngay trong sân. Chợt tài xế giật mình, vội xuống xe, chạy lại xốc nhà báo lên và dìu vào trong xe. Chiếc xe chạy vội đi, còn tôi thì phải tất tả đi rửa cầu thang lập tức. Mentin cũng phụ giúp tôi, gớm nó cuời mới khiếp chứ. Tôi tin là nó chẳng mách lại chuyện này cho ai biết. Nhưng sau đó thì tôi lại sợ. Lỡ ông nhà báo ngã bể sọ ra thì sao ?
Tuy nhiên tôi đã thoát nạn khá dễ dàng. Mấy ngày sau không thấy ai nói gì đến chuyện đó. Tôi thở phào nhẹ nhõm …
Cũng trua hôm đó, ngay khi xe của ông khách về rồi và tôi đã rửa cầu thang xong, tôi lại trở lại phòng khách. Ông tôi đang ngủ gà ngủ gật, còn ba tôi thì ngồi ghế bành Trước mặt ông và đọc báo. Sau khi gật mấy cái rất mạnh, �! �ng tôi ! tỉnh dậy :
– Chúng ta đang nói gì nhỉ?
Có lẽ ba tôi đã chán ngán :
– Chúng ta chẳng nói gì cả! Trước đây ba có nói gì đâu ?
– ừ, ba không nói gì thật. Nhưng này, chuyện chiến tranh hạt nhân sẽ ra sao nhỉ ? Con nhận định thế nào về vấn đề này ? – Ông chợt phấn chấn vì tìm ra một đề tài mới.
Ba tôi sau khi giải thích qua loa và đưa ra vài ý kiến riêng, vội hỏi ông tôi xem ông khách vừa tới nhà là ai.
Ông nội tôi cũng có vẻ chán ngán :
– Nói làm gì đến cái đồ quỷ ấy. Đó là cái thứ chạy vạy, luồn lọt khắp nơi để đạt tới một mục đích nhỏ nhặt nào đó …
Khi ấy tôi đánh bạo xen vào :
– Nhưng ông ơi, rồi ông lại sẽ giúp con trai ông ta chứ ?
– Cháu gái ạ, biết làm sao được, ông đã trót hứa với người ta rồi mà …
Sau đó ông tôi dựa vào thành ghế và ngủ rất say sua. Ba tôi rón rén ra khỏi phòng khách.
Thư trước bạn kêu là bạn đã viết quá dài. Bạn xem thư này tôi còn viết dài hơn ấy chứ.
Gởi lời chào tất cả.
Bạn thân
Zeynep

Tái bút : Năm ngoái nghe nhà báo nổi tiếng diễn thưyết hay quá, tôi đã khóc vì cảm động. Nhưng bạn phải biết rằng từ nay trở đi, nghe bất cứ ai nói như vậy, tôi sẽ không khóc nữa đâu, bạn ạ.

Tiếu lâm

con cái chúng ta giỏi thật


Bức thư thứ 14
Cần phải đọc một bài thơ như thế nào ?

Istanbun 20.1.1964
Zeynep thân mến,
Làm sao tôi lại quên con người nổi tiếng bạn đã kể trong thư được ? Tôi có cần phải nhắc lại những lời giáo huấn, những câu nói hay ho của ông ta về lòng yêu nước cho bạn nghe nữa không ? Tôi còn nhớ hết đấy, bạn ạ.
Trong phần tái bút ở cuối thư, bạn viết : “Từ nay về sau, khi nghe bất cứ ai diễn thưyết như vậy tôi sẽ không khóc nữa!” Ô, chẳng phải thế đâu bạn ạ, bạn sẽ vẫn cứ khóc như thường. Tôi bảo đảm như vậy đấy! Bạn không thể không chảy nước mắt được. Cũng như một người đang xắt hành ấy mà, dù cố gắng đến mấy thì người ấy cũng phải chảy nước mắt. Tôi nghe mấy anh lớn học trung học gọi đó là phản xạ không điều kiện đấy. Bạn phải biết là lời nói của một số người có tác dụng như hành làm chảy nước mắt vậy. Tôi nói thế do kinh nghiệm bản thân chứ không phải nghe ai đâu. Trên đài phát thanh của ta có một xuớng ngôn viên nói giọng rất hay. Mỗi lần nghe ông ta nói là tôi lại cảm động chảy nước mắt. Một hôm ngồi nghe đài mà nước mắt tôi cứ chảy ràn rụa, ba tôi thấy vậy, ngạc nhiên hỏi :
– Người ta nói gì mà con khóc ghê thế hả Acmét?
Đến tận lúc đó, khi nghe ba hỏi, tôi mới chợt nhận ra rằng tôi có chú ý nghe phát thanh viên nói gì đâu. Tôi không hiểu bài đọc trong chương trình phát thanh nói gì, nhưng sự thật là vậy đấy bạn ạ. Tại sao lại thế, tại sao tôi khóc? Tôi đã suy nghĩ nhiều về điều đó để tìm câu trả lời th�! ��c mắc. Không phải ý nghĩa lời nói, cũng chẳng phải những từ ngữ ông ấy nói ra, mà chính giọng nói của ông ta làm tôi phát khóc. Tôi tin rằng giai điệu trầm bổng của giọng nói có tác dụng giống như mùi hăng hăng xộc vào mắt mũi của hành đã làm ta phải chảy nước mắt đấy.
Nếu bạn hỏi người đang xắt hành : “Tại sao bạn khóc?” Và nếu bạn hỏi tôi câu đó lúc nghe người phát thanh viên nói trên đài thì chắc bạn sẽ được nghe một câu trả lời giống nhau.
Có lần tôi theo ông nội đến nghe giảng kinh ở một giáo đuờng hồi giáo. Thầy trợ tế ở đó đọc một bài kinh bằng tiếng Arab với giọng đều đều, buồn buồn. Cảnh giáo đuờng buồn bã lại nghe ông tôi khóc làm tôi cũng phải khóc theo. Lúc ra về tôi hỏi ông nội :
– Ông ơi, ông biết tiếng Arab đấy à? Sao nghe thầy tế đọc kinh ông khóc ghê thế ?
Ông tôi thật thà trả lời :
– Đâu có, cả ông lẫn thầy tế đều không biết tiếng Arab …
– Thế tại sao ông khóc ?
– Làm sao mà không khóc được hả cháu ? Cháu không nghe thầy tế đọc kinh sao ? Những lời lẽ mới buồn mà hay làm sao ! …
Nói đến đó, nhớ lại đoạn kinh đã nghe, ông tôi lại tiếp tục khóc. Thế mà có khi đoạn kinh đó lại chẳng buồn chút nào vì có ai biết nghĩa nó là gì đâu. Người nghe đã vậy, còn người đọc cũng không hiểu gì mới buồn cuời chứ!
Đến nay tôi vẫn còn nhớ lần đi nhà thờ ấy.
Còn một chuyện khác nữa. Buổi tối ở ngoài đuờng phố nhà tôi thường có một người bán hàng rong. Anh ta bán rau quả và lúc nào cũng ráng hết sức mà rao hàng cho to. Lần nào nghe anh ta rao bán hà! ng, tôi ! cũng mủi lòng, buồn đến phát khóc được. Giọng trầm của anh ta vang rất xa :
– Bắp cải đâ …ây…ây.
– Cà rốt, khoai tây, hành đâ …ây…ây.
– Táo, nho tuơi đâ …ây…ây.
Có gì mà phải khóc khi nghe những tiếng rao ấy nhỉ ? Vậy mà tôi cứ ràn rụa nước mắt khi nghe tiếng rao nào đó đấy, thế có lạ không ?
Tại trường, có lần thầy giáo bắt buộc cả lớp phải ngâm những bài thơ với giọng rung động, diễn cảm rất lạ. Bạn có biết bài thơ trong sách tập đọc có câu “Tôi buồn rầu ra đi và vui mừng trở lại” không ? Thầy đã dạy chúng tôi đọc bài thơ ấy với các vần cuối câu kéo dài ra. Theo thầy câu thơ đó sẽ phải đọc thế này :
Tôi buồn rầu ra đi..i..i…
Và vui mừng trở lại..ại..ại..
Nghe câu thơ đọc như vậy, tôi tuởng như nhìn thấy một người tha huơng, mù lòa, tật nguyền đang đứng van xin Trước cửa nhà. Khi cả lớp đồng thanh đọc câu thơ, tôi cứ muốn òa lên khóc. Bạn xem đấy, đọc câu “Tôi vui mừng trở lại” mà nước mắt lại rơi lã chã thì còn ra sao nữa!
Chúng tôi đã chán ngấy mà thầy vẫn cố sức bắt đọc đi đọc lại, giọng ngân nga như hát vậy. Có lúc, sau khi nghe thầy đọc mẫu :
– Tôi buồn rầu ra đi..i..i…
Và vui mừng trở lại..ại..ại..
Chợt có một giọng vang lên ở cuối lớp :
– ừ,… thì chào anh!
Anh xéo đi cho tôi nhờ,
Ala phù hộ cho anh!
Thầy giáo bực quá, quát tuớng lên :
– Em nào nói đấy, đứng dậy xem nào.
Yasa đứng dậy, mặt cúi gầm :
– Em xin lỗi thầy. Em buột miệng nói thế chứ không có ý g�! � đâu �! ��. Em không cố tình phá quấy…
Thầy giáo nguôi giận và tha thứ cho nó, nhưng cả lớp vẫn phải tiếp tục đọc đoạn tiếp của bài thơ :
– Cho tôi xin miếng nước,
Tôi đến từ nơi xa.
Lúc đọc câu “Cho tôi xin miếng nước” chúng tôi phải gào lên. Thật cứ y như là kêu cứu khi sắp bị kẻ cuớp dọa giết chứ không phải là đi xin nước nữa. Thầy giáo tôi cứ bắt học sinh phải ngâm thơ như thế đấy!
Tôi cũng công nhận rằng, con người cần phải biết sử dụng cho tốt giọng nói của bản thân.
Theo lời ba tôi kể lại thì ông chủ nhà máy chỗ ba tôi làm việc là một người biết sử dụng rất tài tình giọng nói của ông ta. Nhiều lần ba tôi kể chuyện nhà máy cho khách khứa nghe. Chả là ở nhà máy người ta hay cử ra các đoàn đại biểu công nhân viên chức lên kiến nghị với chủ : “Chúng tôi sống rất chật vật, hãy tăng luơng cho chúng tôi”. Ông chủ trả lời bằng giọng cảm động đến nỗi ông vừa nói vừa khóc mùi mẫn. Thế rồi đoàn đại biểu của công nhân cũng bật khóc theo tất cả. Chủ và thợ cùng khóc sụt sùi một lúc lâu, và công nhân ra về. Họ ra khỏi văn phòng ông chủ mà chẳng nhớ họ đã đến để gặp ông ta về việc gì. Mãi về sau, khi đã hoàn toàn tỉnh trí trở lại, họ mới hỏi nhau : “Không biết ông chủ có bùa mê gì mà cả lũ chúng mình lại khóc hết cả thế nhỉ ?” Nhưng chẳng còn ai nhớ sự việc đã diễn biến ra sao.
Ba tôi là người không tin có bùa mê, ông nói với duợng tôi :
– Tôi đã quả quyết không để theo ông chủ. Tôi sẽ chú ý xem ông ta nói gì và quyết không để bị mê hoặc … Tôi sẽ đ�! ��n văn ! phòng của ổng. Tôi không chịu ra khỏi đấy nếu chưa được tăng luơng. Nếu không tôi sẽ xin thôi việc cho mà xem …
Gặp ông chủ, ba tôi chưa kịp mở miệng thì ông ta đã than vãn rồi :
– Sống khó khăn lắm phải không anh bạn ? Tôi biết, thời buổi này sinh hoạt ngày càng đắt đỏ, cuộc sống ngày càng trở nên không thể nào chịu đựng được. Làm sao mà tôi không biết đến điều đó ! …
Chẳng có gì trong những lời nói đó mà khiến ta phải khóc lóc. Nhưng khi nó được người biết nói một cách tình cảm, lên bổng xuống trầm ở những chỗ cần thiết thì đá cũng chảy nước mắt. Biết vậy nên ba tôi đã đề phòng, cố giữ cho cứng cỏi không chút mềm lòng.
Hai người bắt đầu nói chuyện :
– Nhà anh có mấy người cả thảy ?
– Thưa ông chủ, chúng tôi có 5 miệng ăn …
– Trời ơi, trời …
Ông ta kêu lên thảm đến suýt làm ba tôi phát khóc, nhưng ba tôi vẫn cắn răng chịu được.
Ông ta hỏi tiếp:
– Các cháu đi học cả chứ ?
– Một đứa thôi, còn đứa kia thì không …
– Thật đáng tiếc! Vậy là đứa thứ hai anh không thể cho đi học được. Trời đất ơi ! …
– Không, cháu nó còn nhỏ chưa đi học được. Khi nào cháu lớn tôi sẽ cho cháu đến trường

– Có lẽ ba bốn năm anh cũng không mua được cho vợ một cái áo choàng phải không ?
– Tôi không đủ tiền …
– Hơn nữa vợ con lại ốm đau phải không ?
– Không, không. Vợ con tôi đâu có ai đau yếu …
– ừ, thì không ốm đau lúc này nhưng biết đâu sẽ có lúc vợ hoặc con anh sinh bệnh tật. Lú! c đó an! h làm thế nào ? Trời ơi, khổ quá! Ai sẽ chăm sóc anh, nấu nuớng cho anh ăn? Cần phải mời bác sĩ, phải mua thưốc men … Mất tiền cả đấy chứ có chơi đâu. Thế còn ai sẽ mổ cho nó ?
– Mổ cho ai ạ ?
– Cho cháu nhỏ …
– Làm sao lại phải mổ ạ ? Đâu có chuyện mổ xẻ gì ở đây đâu ạ ?
– Lúc này thì không nhưng ngộ nhỡ nếu cần thiết thì sao ?
Ba tôi đã cố gồng mình giữ được khá lâu. Nhưng đến lúc ông chủ bắt đầu khóc suớt muớt thì ba tôi cũng phải mủi lòng :
– Trời ơi, xin đừng khóc nữa, ông chủ đừng khóc nữa ạ. Dù sao chúng tôi cũng sẽ có cách giải quyết mà.
Rồi quên cả việc mình đến đó làm gì, ba tôi cũng khóc theo như mua gió …
Mỗi lần kể chuyện đó, ba tôi đều thắc mắc :
– Không biết tôi đã nói gì với ông chủ. Tôi đã ráng hết sức giữ cho khỏi mềm lòng, thế mà khi ông ta bắt đầu khóc quá thì tôi cũng không giữ được nữa, lúc đó hình như tôi mất hết cả trí khôn. Ông chủ vừa khóc vừa kể lể một chuyện gì đó với giọng mùi mẫn đến nỗi tôi cũng ngồi khóc với ông ta … khá lâu sau đó ông chủ tiễn tôi ra về mà tôi vẫn chẳng đề nghị được gì.
Đấy, thế rồi ba tôi ra khỏi phòng ông ta mà vẫn chưa thôi khóc, còn đầu óc đâu nghĩ đến chuyện đòi tăng luơng.
Chính vì những chuyện trên mà tôi cả quyết với bạn rằng khi nghe một số giọng nói, ta không kìm được nước mắt đâu, Zeynep ạ. Nếu ông nhà báo nổi tiếng kia đến trường bạn và cũng lại nói những chuyện như bữa Trước, bạn vẫn sẽ khóc cho mà xem!
Trước khi dừng bút, chân thành chúc bạn và gia đìn! h sức k! hỏe và luôn giữ niềm vui.
Bạn thân mến,
Acmét

Tiếu lâm

con cái chúng ta giỏi thật


Bức thư thứ 15
Nhà trường và gia đình

Ankara 24.1.1964
Acmét thân mến,
Tôi vừa nhận được thư của bạn viết ngày 20/1. Hôm qua trường tôi tiêm chủng phòng đậu mùa nên hôm nay chúng tôi được nghỉ học. Ngồi trong phòng riêng đọc thư bạn nhưng tôi vẫn cuời to quá, làm mẹ tôi nghe thấy và mắng cho một trận :
– Cái gì mà mày cuời một mình thế hả con khùng này ?
Tôi nói lý do là đọc thư của bạn. Mẹ tôi vào phòng hỏi :
– Đâu, cho mẹ xem nó viết gì đó ?
Tôi đọc cho mẹ cùng nghe lá thư từ đầu đến cuối. Mẹ tôi cũng buồn cuời lắm, hai mẹ con cuời vang cả nhà.
Bây giờ đến luợt tôi. Từ lâu tôi đã định kể cho bạn nghe về những cuộc họp Hội Phụ Huynh Học Sinh ở trường tôi. Hôm nay có thời giờ tôi sẽ kể chi tiết cuộc gặp gỡ thú vị giữa thầy cô giáo và các bậc phụ huynh. Chỗ tiêm chủng khiến tôi hơi bị sốt một tí nhưng không sao.
Mấy ngày trước đây, ở trường tôi, Ban giám hiệu nhà trường đã tổ chức cuộc họp với cha mẹ học sinh.
Đó là cuộc họp thường kỳ hàng tháng của Hội Phụ Huynh Học Sinh. Tôi là một trong số các học sinh được cử ra để đón tiếp những người đến dự họp. Chúng tôi có tất cả năm đứa, ba gái và hai trai, đều là học sinh ở Khối 5. Tôi được nghe hết từ đầu đến cuối những chuyện người ta bàn tán trong cuộc họp ấy. Vì nó rất thú vị nên tôi sẽ kể để bạn được nghe cùng.
Thật ra chúng tôi không được dự họp và đáng lẽ cũng không được nghe vì đó là chuyện của người lớn. Sau khi các ! đại biểu ngồi vào ghế, bọn học sinh chúng tôi phải ra ngoài hết. Nhưng chúng tôi lại không được về mà phải chờ ngoài hành lang để cuối buổi họp còn phải phục vụ nước giải khát và bánh ngọt cho các đại biểu. Trong giờ nghỉ phải mời nước trà để mọi người cùng uống nữa.
Cuộc họp khá đông, hội trường chật ních người và rất nóng nực. Chỉ hơi người thôi cũng đủ chết ngộp lên rồi. Vì thế người ta phải mở toang hết cả cửa sổ và cửa lớn ra cho thoáng. Vậy nên dù ngồi ngoài hàng lang, chúng tôi cũng nghe được hết trong hội trường họp bàn chuyện gì.
Đầu tiên, thầy hiệu truởng phát biểu. Ông nói, lúc đầu coi mềm mỏng nhẹ nhàng, nhưng càng về sau càng mạnh mẽ, sôi nổi. Thầy nhận xét rằng có một số vị cha mẹ học sinh thiếu sự chú ý đến con cái, số khác thì quan tâm quá ít đến sự học tập của các em, hầu như họ khoán trắng tất cả cho thầy cô và nhà trường. Thật ra, việc học tập của học sinh bắt đầu ngay từ ở nhà kia, cha mẹ phải kiểm tra, xem xét bài vở của con cái chứ không nên chỉ đợi khi đến trường họp mới hỏi các thầy cô xem chúng học hành ra sao.
Mọi người rất tán thành ý kiến ấy. Được thể, thầy liền dẫn chứng ngay cho cử tọa thấy sự quan tâm đến sự nghiệp giáo dục của bản thân thầy :
– Vâng, chính tôi cũng còn có một đứa con trai đang học trung học. Vì công việc ở trường này mà tôi chẳng có chút thời giờ rảnh rỗi nào để chạy đến trường nó, để quan tâm đến việc học tập của con trai tôi. Trường trung học nơi con tôi học cứ gởi giấy cho tôi liên tiếp rằng : “Ông hãy đến trường, chú! ng ta s�! � thảo luận …” Thế mà tôi chẳng có lúc nào để mà đến được …
Cứ như vậy thầy xoáy sâu vào khía cạnh tế nhị của vấn đề cần quan tâm nhiều hơn nữa đến tình hình học tập của con cái.
Sau đó bà hội truởng Hội Phụ Huynh Học Sinh đề nghị các đại biểu cho ý kiến, thắc mắc của họ về nhà trường, về các thầy cô, về sự giáo dục, v.v…
Ngay lập tức, có một ông lên phát biểu ý kiến. Ông ta nhất quyết cho rằng con ông bị điểm kém trong môn Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ là một điều vô lý, không thể chấp nhận được.
– Thế là thế nào, thưa các vị, tại sao thầy giáo lại có thể hạ bút cho con tôi điểm kém môn Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ ?
Thầy giáo chủ nhiệm lớp có học sinh đó hỏi ngay tại sao ông bố không chấp nhận con mình bị điểm kém. Ông ấy trả lời nghe rất khó hiểu, lời lẽ ý tứ không rõ ràng, rành mạch gì cả. Một câu của ông ấy bắt đầu bằng “thì hiện tại” của động từ, tiếp tục bằng “quá khứ” và kết thúc ở “thì tuơng lai” (1) … Đại khái ông nói thế này :
– Vâng, không thể được, thưa thầy. Tiếng Pháp hay Tiếng Anh thì đã đành. Lúc ấy tôi đồng ý là thầy cho điểm thấp tức là cháu nó dốt. Có thể như vậy là công bằng. Nhưng thầy lại cho nó điểm kém chính ở môn Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Không được! Thế không công bằng chút nào cả! … Nếu con tôi là người nước khác vì nó không biết tiếng Thổ, tất nhiên nó phải bị điểm kém. Đằng này cháu nó là con tôi, có nghĩa là một đứa trẻ Thổ Nhĩ Kỳ, biết tiếng Thổ. Sao nó lại bị điểm kém? … Tiếng mẹ đẻ của nó là ti�! ��ng Th�! � Nhĩ Kỳ kia mà. Tôi không bảo thầy phải cho nó điểm thật tốt hay giỏi … Nhưng mỗi trẻ Thổ Nhĩ Kỳ, ít nhất cũng phải được điểm khá ở môn tiếng Thổ chứ … Con tôi nói tiếng Thổ, tôi đang hiểu nó, mẹ nó đã hiểu nó … bạn bè nó sẽ hiểu nó, tất cả mọi người sẽ hiểu nó … thế thì thầy là thầy giáo, thầy cũng phải đang hiểu nó chứ … ít nhất cháu nó cũng phải được điểm tốt mới công bằng.
Thầy giáo dạy lớp con ông ấy nói :
– Xin lỗi, tôi chưa hiểu rõ ông lắm. Ông, … ông muốn nói rằng vì cháu là một đứa trẻ Thổ Nhĩ Kỳ và vì tiếng mẹ đẻ của nó là tiếng Thổ nên phải cho nó ít nhất là điểm khá phải không ạ ?
– Vâng, đúng, đúng ạ. Đó là điều tôi muốn trình bày với quý vị … Tất cả mọi người hiểu con tôi nói thì thầy giáo cũng phải hiểu chứ!
– Vậy ông hiểu ý con ông ?
– Tất nhiên …
– Thế con ông có hiểu ý ông muốn nói không ?
– Nó cần phải hiểu …
Hội trường ầm ĩ cả lên vì có mấy người cùng tham gia tranh luận với ông bố kỳ cục ấy.
Cuối cùng thầy hiệu truởng phải xen vào mới làm ông ấy tạm yên.
Một ông bố khác xin phát biểu ý kiến, Ông này kể là con ông hỏi nhiều vấn đề trong chương trình học của nó và ông không trả lời được. Cuối cùng ông chất vấn cử tọa :
– Tại sao tôi không biết ? Các vị hãy giải thích cho tôi rõ xem nào. Tại sao tôi không biết những cái đó ?
Đầu tiên mọi người ngớ ra, không hiểu sao ông ta lại nổi cáu như thế, Khi ông ta tiếp tục tự hỏi “Sao người ta lại dạy con tôi nhiều kiến ! thức m�! � tôi không biết thế?” Lúc đó mọi người mới hiểu là ông kêu ca chương trình học của trường phổ thông quá nặng.
– Tôi đã tốt nghiệp phổ thông trung học, ấy thế mà tôi lại không trả lời được các câu hỏi trong chương trình sơ cấp. Như thế các cháu nhỏ của chúng ta làm sao mà chịu nổi chương trình học nặng nề như vậy ?
Một bà mẹ trả lời ngay thắc mắc cho ông đó. Bà này ngược lại cho rằng chương trình học tập của học sinh quá ít, người ta dạy cho các em quá ít kiến thức.
– Cái gì tôi hỏi con tôi cũng không biết. Thí dụ hôm Trước đi ăn ở nhà hàng, con gái tôi nhìn thấy một ông dùng tăm để xỉa răng, nó liền hỏi tôi “Ông ấy làm gì thế hả mẹ? Ông ta cầm cái gì thế ?” Thế đấy, các vị ạ, nó không biết cái tăm là gì và để làm gì. Tôi nghĩ rằng, đáng lẽ nhà trường phải dạy cho học sinh lớp bốn biết về cái tăm chứ!
Thầy hiệu truởng phải đứng lên giải thích rằng chương trình học tập là thống nhất trong cả nước và do Bộ Giáo dục soạn thảo, nhà trường không có quyền thay đổi. Nhưng bà mẹ cô học sinh lớp bốn không chịu :
– Chúng ta ỷ lại quá nhiều vào Nhà nước … Tôi nghĩ rằng chuyện có cần dạy cho con cái chúng ta biết cái tăm là cái gì, chẳng cần đến Bộ Giáo dục phải quyết định.
Nhiều lúc tôi đã có ý nghĩ là trong hội trường, người ta đùa cợt nhiều hơn là bàn bạc nghiêm chỉnh. Nhưng bạn cứ nhìn mặt các đại biểu mà xem, chẳng ai có vẻ gì là muốn đùa cợt cả.
Lớp tôi có một bạn tên là Murat, tính tình rất kỳ cục. Mỗi lần thầy gọi :
– Em đứng lên.
Là y nh�! � rằng ! nó phải hỏi lại :
– Ai ạ ?
– Em !
– Thưa thầy, em ấy à ?
– Phải, em. Tôi nói với em.
– Với em ấy à ?
Ngay cả lúc thầy gọi hẳn tên nó ra, Murat vẫn ngơ ngơ ngác ngác. Cuối cùng, sốt ruột quá, thầy giáo không giữ được bình tĩnh, quát tuớng lên :
– Thế thì ai đứng trước mặt tôi hả Murat ? Tôi nói với em chứ nói với ai nữa đây ?
Nghe vậy, Murat ngoảnh lại đằng sau và nhìn lên tuờng như tìm người đang nói chuyện với thầy giáo. Nhìn cảnh đó không ai nhịn được cuời, ngay cả thầy giáo đang cáu cũng phải phì cuời.
Tại cuộc họp hôm ấy có một ông xin phát biểu ý kiến, về sau tôi biết đó chính là ba của Murat.
– Đề nghị cho phép tôi … Tôi muốn bày tỏ một số ý kiến với quý vị …
Bà chủ tịch Hội đang điều khiển cuộc họp, nhã nhặn mời ông ta :
– Vâng, xin mời. Chúng tôi nghe ông.
Nghe thế, ông ta hỏi lại :
– Tôi ấy à ?
– Không phải ông muốn nói ư ?
– Ai ạ ?
– Ông …
– Tôi ấy à ?
– Vâng, đúng rồi. Xin mời ông phát biểu ý kiến.
Giống hệt như điệu bộ của Murat, ông ta để một tay lên ngực và vẫn hỏi lại :
– Tôi ấy à ?
Sốt ruột quá, một ông đứng dậy nói :
– Không phải ông, tôi nói …
Trong hội trường, bật lên những tiếng cuời. Nhưng rồi ông bố của Murat cũng phát biểu ý kiến. Ông ta không vừa ý chuyện học sinh đá banh trong trường. Ông cho rằng vì bóng đá mà con ông không chịu học hành gì cả. Thầy hiệu truởng có vẻ chú ý đến ý kiến đó.
– Con trai ông đang học lớp nào thế ? Có ! vẻ như lại bắt đầu một cuộc đối thoại không bao giờ dứt :
– Của tôi ấy à ?
– Vâng, con trai ông.
Ông ta suy nghĩ một lát :
– Cháu nó học trường này.
– Số báo danh của cháu là bao nhiêu ?
– Số gì ạ ?
Bên dưới có người nói “Số giày của ngài ấy!”. Người khác đế thêm “Số áo sơ mi của ngài bao nhiêu ?” Người ta cuời ồ lên … Ông ta chẳng biết số báo danh của cậu con trai là bao nhiêu. Sau khi nghe ông tả hình dạng, tên họ của nó, người ta mới hiểu đó là Murat, học lớp tôi.
Một ông khác lên phát biểu ý kiến. Ông ấy nói nhiều đến nỗi khó mà hiểu được ông ta muốn nói gì. Bắt đầu ông ta vào đề như sau :
– Nước Thổ Nhĩ Kỳ có thể phát triển mạnh nhờ ngành nuôi ong …
Chúng tôi ngây ra chẳng hiểu việc nuôi ong thì dính dáng gì tới cuộc họp Hội Phụ Huynh Học Sinh ? Ông ta tâm sự rằng đã đọc bao nhiêu là sách nói về con ong và việc nuôi ong.
Sau đó ông ta bắt đầu nói về loài ong. Nhưng rất lạ là những điều ông nói ra chỉ là những hiểu biết rất thông thường, ai cũng đã biết :
– Ong là một động vật nhỏ, có cánh, biết bay. Chúng biết làm ra mật và tích trữ lại. Mật ong rất có ích cho con người vì rất giá trị. Có thể dùng mật ong để ăn sáng, làm bánh hoặc ăn kèm ở các bữa ăn khác trong ngày … Có đến mấy loại mật ong …
Sau khi nói con cà con kê chán về mật, ông ta chuyển sang nói về con ong :
– Có mấy loại ong trong tổ : ong chúa đẻ trứng, ong thợ làm mật …
Ngồi dưới, thính giả đã có vẻ chán ngấy. Nhiều người tỏ thái độ phả! n ứng c! ông khai “Ôi trời ơi là trời ! Thế này thì đến bao giờ ?”, “Ôi, mệt quá!”. Cuối cùng không nhịn được, ông hiệu truởng phải xen vào :
– Ông cho biết bọn ong sẽ ra sao ?
– Sẽ ra sao ư ? Thì chúng làm mật chứ sao ?
– Thế mật ong thì sao ?
– Còn sao nữa ! A vâng, tôi xin trình bày. Tất cả phụ thưộc …
Ông ta lại thưyết trình tràng giang đại hải. Nhưng ông hiệu truởng vội vã giải thích :
– Là tôi muốn hỏi ông chúng tôi sẽ làm gì với ong, với mật ở đây, ở trường này kia ạ ?
Có lẽ ông ta chỉ đợi có thế :
– Vâng, thì đó chính là vấn đề tôi muốn trình bày với quý vị. Lúc trước có một vị đã nói rất đúng rằng chúng ta phải dạy cho con cái những kiến thức có ích cho cuộc sống của chúng sau này. Điều đó rất chí lý ạ! … Thí dụ con trai tôi đã được dạy tổng các góc trong một tam giác là 180o chứ không phải 700o hay 5000o thì có ích lợi gì nào ? … Tôi xin mạn phép hỏi quý vị : chúng ta đã ngần này tuổi đầu rồi, từ bé đến giờ đã ai hỏi chúng ta xem tổng các góc trong một tam giác là bao nhiêu chưa ? Và thưa quý vị, đã ai trong chúng ta dùng những kiến thức kiểu đó để kiếm ra một cắc bạc nào chưa ? Chính vì thế mà tôi muốn bộ óc non nớt của các cháu đừng bị nhét đầy vào đó những kiến thức vô bổ kiểu tổng các góc là bao nhiêu, đuờng phân giác là gì .. v.v… Tốt hơn hết, hãy dạy cho con cái chúng ta những điều có ích như việc nuôi ong chẳng hạn … Trong trường học phải có các tổ ong ! Nước Thổ Nhĩ Kỳ chúng ta có thể phát triển mạnh mẽ chỉ cần dựa vào ngành nuôi on! g mà th�! �i. Bởi vì như tôi đã nói ở trên, ong không giống các gia súc khác như cừu hay bò. Muốn có sữa bò, ta phải cho nó ăn cỏ, rơm. Ong cho ta mật, chúng ta chẳng phải cho nó ăn gì, nó biết tự đi kiếm lấy. Ong làm việc cho ta không công, nó cho mật mà chẳng đòi ta cái gì cả …
Một ông khác tham gia tranh luận :
– Vâng, ông nói phải. Nhưng trong thành phố bị ô nhiễm thế này thì không thể nuôi ong được. Ông nhìn xem, khói của các nhà máy tuôn ra không ngừng suốt ngày đêm, đến người còn khó sống nữa là loài ong. Thêm vào đó chúng ta chớ quên rằng ong cho sản phẩm sáp, mật rất phụ thưộc vào môi trường mà chúng sống. Như vậy, nếu ở trong thành phố này mà ta nuôi được ong thì ong chẳng cho ta mật được, vì làm gì có cây cỏ hoa lá. Có lẽ chúng sẽ cho ta bụi khói và dầu nhờn cũng nên …
Cử tọa nhiệt liệt ủng hộ ông này. Tuy nhiên, ông ta cũng không chịu kém trong việc đưa ra sáng kiến, ông ta có ý kiến riêng của ông ta chứ :
– Tôi có một đề nghị khác, xin các vị tham khảo. Chúng ta không nuôi ong mà hãy để các cháu nuôi gà. Đúng vậy ! Các vị đừng chê gà. Nuôi gà rất dễ dàng và kinh tế lắm các vị ạ. Con cái chúng ta phải được học kỹ thưật chăn nuôi gia cầm. Nhiều nước đã tiến bộ vuợt bực nhờ chăn nuôi gà đấy!
Đến lúc đó, ông hiệu truởng phải có ý kiến :
– Thưa các vị, như tôi đã trình bày lúc trước, chúng ta không thể nuôi ong hay nuôi gà, mà cũng chẳng nuôi cừu hay bò ở trong trường được. Chương trình học của học sinh do Bộ Giáo dục soạn thảo. Chúng ta không có quyền quyết định ở đây. Con cái các vị đang học ở một tr�! �ờng ph! ổ thông tiểu học chứ không phải ở một trại chăn nuôi hay một cái gì khác …
Một bà béo nói chen vào, cắt ngang lời thầy hiệu truởng :
– Có lẽ chúng ta đã lạc đề nhiều quá rồi. Trên cuơng vị là Uỷ viên Hội đồng Hội Phụ Huynh Học sinh, tôi đề nghị chúng ta hãy quan tâm hơn nữa đến các trẻ em nghèo ngay trong trường. Các cháu đang rất cần sự giúp đỡ về vật chất như : giấy, mực, sách vở, … Để có tiền bạc giúp các em, chúng ta bàn xem nên mở một cuộc xổ số hay một buổi tối vui văn nghệ có bán vé ?
Sau một hồi thảo luận, cãi vã dài, người ta đi đến quyết định sẽ tổ chức một tối văn nghệ.
Rồi người ta quyên góp tiền mà thành lập một ban tổ chức cho tối văn nghệ “Vì các trẻ em nghèo cần giúp đỡ”.
Cuối cùng cha mẹ học sinh quay lấy các thầy cô thành từng nhóm để hỏi han việc học tập của con cái họ. Chúng tôi mang nước giải khát và bánh ngọt vào mời các đại biểu dự họp.
Hôm đó tôi đã được một buổi giải trí đã đời. Giá mà tôi được có mặt ở tất cả các cuộc họp như vậy thì hay biết mấy! Nếu ở trường bạn, người ta cũng tổ chức các cuộc họp Hội Phụ Huynh HS thì bạn hãy ráng nghe xem nhé, chắc chắn bạn sẽ được cuời no bụng đấy.
Hôm ấy, mẹ tôi cũng đi họp. Khi về nhà, tôi hỏi mẹ :
– Sao mẹ không phát biểu ý kiến hả mẹ ?
– Ôi, cần gì ? Người ta bàn lung tung, đủ thứ …
– Lúc đó mẹ có muốn nói không ?
– Con tuởng mẹ không biết nói sao ? Tất nhiên mẹ cũng định tham gia thảo luận một vấn đề nào đó. Nhưng nào có ai cho mẹ nói đâu.
Đ�! ��y, th�! � là tôi lại viết dài quá rồi !
Bạn nhắc Mine hộ tôi là nó còn nợ tôi đấy nhé. Nó vẫn chưa trả lời lá thư trước của tôi.
Chúc bạn những điều tốt lành nhất.
Bạn thân mến
Zeynep

Tiếu lâm

con cái chúng ta giỏi thật


Bức thư thứ 16
Em yêu quý

Ankara 3.2.1964
Acmét thân mến,
Rất cảm ơn bạn về Bức thư ngày 30-1 của bạn. Tôi đã nhận được lá thư đó đúng ngày đầu kỳ nghỉ tháng Hai (1). Đọc nó tôi đã cuời nhiều đến nỗi nước mắt chảy ràn rụa.
Trước đấy, ở nhà tôi, bà chị gái đã từng được coi là một “thần đồng”. Tuy nhiên, ít lâu sau ba mẹ tôi đã nhận ra rằng hiện tuợng “thần đồng” chẳng liên quan gì tới chị tôi. Lòng khao khát có một thiên tài trong gia đình đã tàn lụi theo năm tháng. Vì thế tôi và Mentin được ba mẹ để cho yên thân không bị coi là các “kỳ quan thế giới” (2).
Đọc thư bạn, tôi lại nhớ lúc chị tôi đang được ba mẹ coi như là một “thần đồng”. Hồi đó, tôi chưa đi học và Mentin thì chưa sinh. Mỗi buổi tối, đi làm về tuy mệt, ba tôi vẫn bù đầu dạy tiếng Pháp cho chị tôi. Mặc dù đã cố gắng hết mức, ba tôi vẫn không thư được chút xíu kết quả nào. Cả một tuần chị tôi cũng không học thưộc được một đoạn thơ ngắn. Tôi tuy không phải học nhưng vì cứ chơi quanh quẩn gần đó mà lại thưộc làu làu đoạn thơ ấy lúc nào không hay. Từ đó tới nay đã bao nhiêu năm mà tôi vẫn còn nhớ như in những câu thơ đó:
Le berger et son chien
J'aime mon chien, un bon gardien
Qui mange peu et travaille bien
(Người chăn cừu và con chó
Tôi yêu chú chó, trợ thủ đắc lực của tôi
Chú ăn ít mà lại làm nhiều – ND)
Thực ra tôi chẳng biết đoạn thơ này nói gì nhưng nghe mãi thành ra thưộc, thế thôi. Thế! mà chị tôi thì không thể nào thưộc được. Ba tôi đọc đi đọc lại rất to và nhiều lần đến nỗi không những mẹ tôi mà cả bà hàng xóm cũng đã thưộc đoạn thơ tiếng Pháp ấy. Thế mà chị tôi thì lại chẳng nhớ, chị ấy đọc lên nghe cứ như người nói tiếng Tàu :
“Sien min, biyen mon tiyen”
Một hôm, có nhà su phạm là bạn ba tôi đã từng đi nghiên cứu ở Châu Mỹ về, thấy ba tôi cố gắng dạy chị tôi không thành công bèn khuyên :
– Học ngoại ngữ là môn rất đặc biệt, đòi hỏi khả năng. Anh không nên ép buộc cháu cứ phải học tiếng Pháp. Khi còn ở Paris, tôi đã thấy có những kẻ ở nước Pháp cả năm trời mà chẳng thèm học chút xíu tiếng Pháp nào. Ngược lại, có những người Pháp tìm đến các quán cà phê để học tiếng Thổ Nhĩ Kỳ của những người hầu bàn. Một số người có khiếu học tiếng nước ngoài, còn số khác lại có biệt tài dạy người ngoại quốc học tiếng mẹ đẻ của mình. Có khi cháu gái của anh thưộc loại người thứ hai thì sao ? … Mỗi đứa trẻ có một
khả năng nào đó tiềm tàng trong người nó như một cái mầm cây chưa nhú. Trước tiên ta phải phát hiện mầm cây ấy đã, sau đó mới đến công việc chăm bón cho nó lớn lên …
Theo lời khuyên đó, ba tôi chuyển sang cho chị tôi học đàn violon để tìm cái mầm tài năng còn giấu kín. Tiếc thay cái mầm vẫn không chịu ló ra qua các giờ học nhạc. Bà giáo dạy đàn violon chán nản nói :
– Con bé có cái giọng mới khiếp chứ … đến làm điếc tai người nghe chứ không vừa. Học nhạc mà nó chẳng phân biệt được cái nốt nhạc “đô” hay “si” gì cả &! #8230; C�! � bé lẫn lộn cả tiếng kẹt cửa và tiếng đàn violon thì thật là quá thể …
Chị tôi đúng là như thế đấy ! Có khi vô tình người nhà làm bể cái ly trong bếp thì chị ấy lại chạy ra mở cửa vì tuởng lầm khách đến gõ cửa.
Với đôi tai âm nhạc như thế thì học đàn hát làm sao được ? Hồi chị còn học cùng trường tôi, có lần tôi nghe cô giáo dạy nhạc kêu lên :
– Thôi, cô bé ơi, có lẽ em đừng hát trong dàn đồng ca nữa, nếu không các bạn em sẽ hát sai hết cả …
Chị tôi đã hát sai lại quá to làm mọi người hát theo.
Ba mẹ tôi cho chị chuyển sang hội họa. Nhưng vô ích, ba mẹ tôi cũng không tìm thấy tài năng vẽ trong con người chị. Chị ấy được chuyển sang học múa ba-lê. Lần này những bài học múa ba-lê có lẽ có tác dụng thực tế rõ nhất. Trước khi đi học múa, chị tôi rất hay đụng chạm đồ vật trong nhà khi chị đi lại trong nhà. Sau lớp múa ba-lê, cái bàn, cái ghế và các đồ vật khác không bị chị tôi động đến nữa.
Đúng là ba mẹ tôi đã cố gắng hết mình để tìm cái mầm tài năng ẩn giấu quá kỹ trong chị tôi. Vì không có chút kết quả nào nên cả hai đều chán nản. Khốn khổ vì chạy vạy mệt nhọc, ba tôi thở dài nói với mẹ tôi :
– Thôi, hãy để xem sao đã. Bây giờ cứ để con nó học cho hết phổ thông …
Đến trường, chị tôi cứ tàng tàng học hai năm một lớp. Đến năm thứ hai ở trường trung học, có nguy cơ chị tôi phải học đúp hai lần, nghĩa là phải học tới ba năm một lớp. Không muốn phá vỡ truyền thống đã giữ từ bé nên chị tôi bỏ trường luôn không chịu đi học nữa.
Mẹ tôi tự an ủi :
&#! 8211; Nh�! � vậy nghĩa là con gái tôi có khiếu nội trợ …
Đó là cơ hội cuối cùng để chị tôi bộc lộ năng khiếu … Tuy nhiên ngay cả lần thử thách này, chị tôi cũng không qua khỏi. Mà chính mẹ tôi không cho chị qua kỳ thi chứ ai.
Nhưng đúng là chị tôi không có khiếu bếp núc thật. Thức ăn nấu dở đã đành, chị tôi còn làm lộn xộn hết cả đồ ăn trong bếp. Chị tôi chỉ cần hí hoáy trong bếp độ 5 – 10 phút là chẳng một đồ vật nào ở nguyên chỗ cũ. Đến nỗi cuối cùng mẹ tôi cấm không cho chị bén mảng vào chỗ nấu nuớng của mẹ nữa.
Sau cùng, mẹ tôi dẫn chị đến cho một chuyên gia tâm lý xem xét. Ông ta kêu lên :
– Trời ơi, các người làm gì cô bé thế này. Hết thử thách này tới thử thách khác, khiến nó bị thưi hết cả mọi khả năng. Thật đáng tiếc ! Tốt nhất, các người nên để cho nó yên thân.
Từ đó trở đi, chị tôi được yên thật. Ba mẹ tôi không còn thúc ép gì chị nữa. Và cũng nhờ thế mà chị tôi có tiến bộ rất nhiều.
Tôi và Mentin được ba mẹ phó mặc “cho trời”. Ba mẹ tôi quả là đã quá mệt mỏi khi đi tìm tài năng của chị tôi, lại thêm chán nản vì liên tiếp thất bại nên chẳng còn thiết tìm tòi gì ở tôi và Mentin nữa. Nếu ba mẹ tôi chịu khó để tâm đến Mentin, tôi tin rằng sẽ tìm được gì đó ở nó cũng nên. Bởi vì tôi thấy Mentin bị máy móc lôi cuốn một cách đặc biệt.
Nói chung nó thích tất cả các loại máy móc trong nhà tôi. Nó đã làm hỏng dần dần từ máy thư thanh, máy giặt đến máy cạo râu, máy ảnh của ba tôi … Có lần Mentin đã tháo một bánh xe nhỏ trong đồng hồ treo tuờng để vào cái máy! quay dĩ! a hay một cái ốc ở máy may để ráp vào cái máy ghi âm … và còn nhiều chuyện tháo ráp lạ lùng khác. Ba tôi gọi những tìm tòi đó là những “trò ngớ ngẩn”, những nghịch phá tai hại … Nhưng tôi thì tôi hiểu Mentin làm tất cả những trò đó với hi vọng sẽ phát minh ra một loại máy hoàn toàn
mới. Tiếc thay chẳng có ai giảng giải và huớng dẫn cho nó …
Về mặt “kỳ quan” thì ở khu nhà tôi cũng không thiếu. Ngay bên hàng xóm, một người bạn của ba tôi cũng có một “thần đồng” tên gọi là Nurten. “Thần đồng” này nổi tiếng trong lãnh vực ăn uống. Nếu có cuộc thi ăn uống nào tổ chức cho trẻ con, chắc nó phải chiếm giải nhất. Chỉ một bữa, mình nó ăn đã nhiều hơn cả nhà tôi năm người cộng lại, ấy thế mà mẹ nó vẫn luôn than vãn :
– Chẳng biết làm sao, mấy ngày này cháu Nurten nhà tôi biếng ăn quá!
Rồi mẹ nó ra sức tẩm bổ, cho nó uống thưốc kích thích tiêu hóa, ngon miệng và đủ các loại vitamin, dầu cá để “cho cháu ăn được nhiều”. Con bé Nurten ngày càng béo tròn ra, trông nó giống hệt một cây cải bắp. Trời! Đôi chân nó mới ghê chứ! Thế mà ba nó thì trái ngược hẳn lại, ông ấy mỏng như một cái bánh tráng ấy …
Đôi khi ba mẹ Nurten cần đi đâu đó, nó liền bị gởi sang nhà tôi. Trái lại ba mẹ tôi nếu muốn đi xem phim hoặc giải trí gì đó thì Mentin lại phải sang chơi bên nhà Nurten. Ba tôi không muốn để nó ở nhà vì nó hay hí hoáy nghịch radio hoặc tủ lạnh, mà tôi thì nào có cấm được nó … Nó cứ khẩn khoản, nài nỉ hoài :
– Chị cứ để em ráp thử xem. Em lắp một cái đồng h! ồ trên! nồi áp suất để coi lúc nào thức ăn sẽ chín.
Mãi tôi cũng mềm lòng và đồng ý. Và thế nào Mentin cũng sẽ làm hu hỏng một đồ vật gì đó.
Tối hôm nay, ba mẹ và chị tôi đi xem phim nên tôi và Mentin phải sang chơi bên nhà Nurten. Ba đứa chúng tôi cùng nhau chơi trong phòng Nurten. Tôi đọc chuyện cổ tích cho Mentin và Nurten nghe rồi chúng tôi lại chơi xúc xắc. Cứ Như thế, rất vui suốt buổi tối.
Chợt Nurten kêu khát nước và chạy đi tìm nước uống. Lúc trở lại, nó gọi chúng tôi một cách vội vã :
– Chị với Mentin lại mà xem, ba mẹ em đang cãi nhau, lại mà xem nhanh lên chị!
– Em gặp ba mẹ đang cãi lộn à ?
– Thế này chị ạ! Em sang phòng khách tìm nước uống, khi trông thấy em, mẹ nói với ba “Anh thân yêu”, “Anh yêu quý” hay những câu thân mật khác. Nghe thế là em biết liền. Mỗi lần ba mẹ cãi nhau, thấy mặt em là lập tức hai người đổi cách xung hô với nhau thành “thân yêu”, “quý mến” để khỏi ảnh huởng xấu đến em. Em biết chắc chắn lúc này ba mẹ em đang cãi nhau đấy. Nào, chị lại mà xem …
– Thôi, chị về đây. Ba mẹ chị chắc cũng xem phim về rồi. – Không muốn huởng ứng lời mời mọc của Nurten nên tôi mới nói vậy.
Trước khi về, tôi phải vào chào ba mẹ của Nurten. Vào phòng khách, tôi đã chứng kiến một cảnh rất tức cuời. Nếu biết Trước như vậy, chắc tôi sẽ không vào đó. Nhưng đã lỡ buớc chân qua cửa rồi không thể quay ra được. Ba của Nurten đã nhìn thấy tôi. Dưới chân là mảnh vụn của một cái bình vỡ. Mẹ của Nurten đang cau có, còn ba nó có một vết xuớc như bị ai cào trên má. Trôn! g thấy tôi, bỗng nhiên ông ấy nói với vợ :
– Em thân mến, nhặt giùm anh cái bình vỡ đó lên. Anh lỡ tay đánh rơi …
Mẹ Nurten giật mình :
– Sao, con nó vào à ? – Bà ấy hơi quay đầu lại. Không thấy Nurten mà lại nhìn thấy tôi, bà ấy mắng cho tôi một trận – Tại sao cháu vào không gõ cửa? Bác đã nói bao nhiêu lần là vào phòng phải gõ cửa kia mà.
Rồi bà ấy âu yếm nói với chồng đang nhăn nhó vì đau :
– Anh yêu quý, em pha cho anh một tách cà phê nhé!
– ừ, em thân yêu … Cho vừa vừa đuờng thôi nhé, tình yêu của anh … em đáng yêu quá!
Một chiếc dép của mẹ Nurten chẳng hiểu sao lại nằm trên ghế bành, gần ngay chỗ ông chồng. Nurten đứng ngoài cửa nói vào :
– Mẹ ơi, chị Zeynep và Mentin chào ba mẹ để đi về đấy, mẹ ạ …
Ba Nurten đưa tay lên ôm má, mặt còn hơi nhăn nhó vì đau đớn, vờ ngạc nhiên nói :
– Không biết tại sao tôi lại truợt chân, bị ngã …
Chúng tôi đi vội về nhà.
Bây giờ thì Mentin đã ngủ rồi. Còn tôi ngồi viết thư trả lời cho bạn. Tôi đã nghe tiếng ba tôi ho, cả nhà đi xem phim về rồi.
Tôi hi vọng mùa hè này chúng ta sẽ gặp nhau. Chúc bạn mọi sự tốt lành.
Thân mến
Zeynep
(1) Kỳ nghỉ tháng Hai là kỳ nghỉ Đông của học sinh Thổ Nhĩ Kỳ, cũng là lúc kết thúc học kỳ I của năm học (ND).
(2) Xem lời chú thích của truyện Trước “Con cái chúng ta giỏi thật!”

Tiếu lâm

con cái chúng ta giỏi thật


Bức thư thứ 17
Khi nhà có khách…

Istanbun 10.2.1964
Bạn thân mến,
Khi đọc thư bạn đến đoạn tả sự việc xảy ra bên nhà hàng xóm, tôi thấy mừng là chúng tôi sống trong một căn hộ chỉ có ba phòng nhỏ. Chúng tôi có nhìn và nghe thấy hết chuyện ảy ra trong nhà. Vì thế tôi hiểu tại sao trong nhà tôi không có những việc buồn cuời mà ạn chứng kiến bên nhà ông hàng xóm chỗ bạn. Tuy nhiên, đôi khi tôi phải mục kích hững cảnh đặc biệt như đã xảy ra hôm chủ nhật vừa qua … Tôi sẽ kể chi tiết cho bạn ghe nhé!
Từ thứ năm tuần Trước, ba tôi đã thông báo cho mọi người rằng đến chủ nhật này ông chủ hà máy nơi ba làm việc sẽ đến thăm nhà và dùng cơm với chúng tôi. Lúc ầu tôi không hú ý lắm đến chuyện đó, vì tôi biết quá rõ là ba tôi không thích ông chủ một tí nào.
Không lúc nào ba tôi không nói xấu ông ta. Khi nói về ông chủ, mặt ba tôi đanh lại, iệng bật ra những lời cay độc …
Tôi tò mò hỏi chuyện mẹ tôi về ông khách :
– Ông ta làm cái thá gì ở nhà mình hả mẹ ?
Mẹ nhìn tôi ngạc nhiên :
– Sao con lại nói thế hả ? Chính ông chủ thân hành đến chơi nhà ta cơ mà …
– Nhưng ba con đâu có thích gì ông ta.
– Điều quan trọng là ông chủ thích ba con …
– Sao thế ạ ?
– Con không biết chứ, ba con vừa được bầu là đại diện của anh em công nhân trong công đoàn toàn nhà máy đấy. Lúc này ba con rất có ảnh huởng trong công nhân nhà máy. Vì thế ông chủ mới phải đến thăm nhà ta.
Tôi sốt ruột muốn tận mắt nhìn xem ông chủ mặt mũi ra sao mà ba! tôi nhắc nhiều đến như vậy. Cứ như lời ba tôi nói thì ông ta chắc giống như một người khổng lồ hoặc như một quái vật ghê gớm lắm.
Từ hôm đó, trong nhà tôi bắt đầu có những sự chuẩn bị rất gắt gao. Một buổi tối, đi làm về đã mệt lử rồi mà ba tôi còn quét vôi, sửa sang lại phòng khách. Vừa làm, ba tôi vừa không ngớt lời nguyền rủa ông chủ nhà máy thậm tệ. Tôi ngạc nhiên hỏi ba tôi :
– Chỉ có ông chủ đến chơi mà ba phải sửa phòng khách u ?
Ba tôi chưa chát trả lời, nhưng lại có vẻ hơi nguợng ngập :
– Vì ông chủ đến chơi u ? – Ba tôi hỏi lại và tự nhiên ông cáu tiết, ném mạnh cái chổi quét vôi đang cầm vào cái xô, làm vôi bắn lên tung tóe.
Lúc sau ba tôi nói :
– Con tuởng ba quét vôi vì ông ta ư ? … Con không thấy các bức tuờng đã dơ bẩn lắm rồi hay sao ?
Mẹ tôi tất tả đi muợn thêm ly, chén, dĩa bên hàng xóm. Chưa yên tâm, mẹ tôi còn lùng kiếm cho bằng được một cái khăn trải bàn trắng tinh. Từ thứ bảy, mẹ đã đi mua đồ ăn trữ sẵn trong tủ lạnh. Nhìn bao nhiêu thức ăn ngon lành mẹ mua, tôi nghĩ chắc mẹ phải làm một bữa tiệc rất thịnh soạn.
Ngày chủ nhật ấy, ba tôi thức dậy từ tờ mờ sáng. Dậy sớm thế là một việc lạ, bởi vì lệ thường ba tôi hay có thói quen ngày chủ nhật thức dậy rất muộn. Tôi hỏi ba :
– Ông khách đến nhà ta sớm thế hả ba ?
– Mày tuởng tao dậy sớm để đợi ông ta u ? Còn lâu con ạ ! – Ba tôi tức mình mắng tôi một trận.
Nhưng sau khi ăn sáng xong, ba tôi đã ra cửa sổ ngồi và ngóng đợi ông khách quý. Độ muơi, muời lăm phút, ba tôi lại đứng lê! n, đi l�! ��i qua các phòng và cáu kỉnh nói với mẹ tôi :
– Không biết thằng cha ấy chết dấp chết dúi ở đâu mà mãi không thấy tới …
Mẹ tôi đã nấu nuớng xong và dọn bàn ăn. Tất tả chạy đi chạy lại, lúc trong bếp, lúc vào phòng khách, mẹ tôi lo lắng xem xét tất cả đã thật đẹp đẽ ổn thỏa chưa.
Có lúc, khi ba tôi đang vừa đi đi lại lại trong nhà vừa rủa ông chủ không tiếc lời, chợt có tiếng còi xe hơi ngay Trước cửa nhà. Ba tôi giật nảy người như bị điện giật hối hả giục mẹ tôi :
– Nhanh lên … Ông ấy đến đấy … Mở cửa ra, làm gì mà đứng ngây người ra thế ?
Ba tôi chạy ra cửa sổ, nhoài hẳn người ra ngoài để nhìn xuống đuờng phố. Mẹ tôi cuống cả lên vì bị ba tôi giục giã, tất tuởi ra mở cửa, nhưng bên ngoài làm gì có ai đâu. Thế là được một phen đón hụt !
A, suýt nữa thì tôi quên một điều quan trọng : Từ khi được tin có khách, mấy ngày liền mẹ tôi dạy Fatos, em gái tôi cung cách xử sự khi nhà có khách. Có điều mẹ tôi luôn tìm cách dạy Fatos Trước mặt tôi và cố ý nói lớn để tôi cũng nghe được.
Sáng hôm ấy, sau khi nấu nuớng xongvà chuẩn bị đâu vào đấy, mẹ tôi mặc cho Fatos một cái áo đầm mới, rất đẹp, bắt nó ngồi Trước mặt và mẹ tôi nhắc lại bài học đã dạy mấy hôm rồi. Mẹ tôi vừa nói với Fatos vừa vẫn liếc mắt canh chừng xem tôi còn chú ý nghe không :
– Con gái yêu của mẹ, đừng hờn khi khách đến chơi nhà ta nhé! Trước mặt khách, con đừng cho tay vào miệng, dơ bẩn nghe con. Đồ ăn đã rớt ra bàn hoặc rơi xuống sàn, tuyệt đối không được nhặt lên ăn. Con hiểu chưa, đừng có q! uên đ�! �y nhé ! Khi ho con phải lấy tay che miệng lại. Lúc ăn đừng có cho đồ ăn đầy miệng, nhai nhồm nhoàm xấu lắm … Phải ăn từng miếng nhỏ này … Nhai chậm rãi này … ừ, đúng rồi con ạ. A quên, mẹ dặn thêm con đừng có nói “ừ” hay “hứ” Trước mặt khách …
Fatos nghe khá chăm chú, cuối cùng nó hỏi :
– Thế thì con phải nói thế nào hả mẹ ?
– Con phải nói “Thưa ông, vâng”, “Thưa mẹ, không ạ” hay những câu lịch sự khác.
Mặc dù thấy tôi vẫn chăm chú nghe, mẹ tôi vẫn có vẻ chưa thật yên tâm lắm, bà gọi tôi lại và dặn thêm :
– Con này, khi khách đến nhà, mỗi lần mở miệng muốn nói gì, dù ngắn, con cũng phải bắt đầu bằng câu “Kính thưa ông” … cuối câu bao giờ cũng nói “thưa ông” nhé ! Làm thế cho nó lịch sự.
Bên phòng bên, ba tôi đứng cạnh cửa sổ, dán mắt xuống đuờng phố, sốt ruột đợi ông chủ đến và không ngớt rủa ông ta bằng những lời cay độc. Đột nhiên ba tôi nhảy dựng lên như bị ong đốt :
– Ông ấy đến rồi! – Và ba tôi tất tả chạy ra mở cửa.
Phía cửa ra vào, tôi nghe giọng ba tôi đón chào rất lịch sự :
– Kính chào ông … chúng tôi đợi ông đã lâu, sốt ruột quá ạ … Xin mời ông vào nhà, mời ông!
Tôi cùng Fatos ra cửa chào khách. Ba tôi đang bận treo áo choàng của ông chủ lên mắc.
Ông ta không phải là một người khổng lồ hay quái vật như tôi đã tuởng. Đó là một ông dáng người nhỏ nhắn, tính tình vui vẻ … Về sau tôi mới hiểu vì sao ba tôi chửi rủa ông ta và vẫn đón tiếp ông ta rất nồng hậu.
Fatos hô! n tay ôn! g chủ, còn tôi thì trân trọng bắt tay ông. Ba tôi nhìn thấy và không bỏ qua hành vi khiếm nhã của tôi :
– Hôn tay ông chủ đi con !
Thế là tôi bị bắt buộc làm một việc mà tôi không muốn một chút nào.
Hai người kéo nhau vào đi-văng nói chuyện. Một lát sau mẹ tôi xuất hiện với giọng nói ngọt ngào và nụ cuời xã giao nở trên môi :
– Xin mời ông chủ dùng cơm với gia đình chúng tôi ạ.
Ông chủ trả lời hơi có vẻ đùa cợt :
– ồ, xin quý bà chớ bận tâm! Tôi không định làm phiền gia đình chuyện ăn uống …
Bạn thử nghĩ mà xem, nếu thật vậy thì tai hại biết bao ? Mẹ tôi đã lo lắng, chạy vạy mấy ngày liền, mất ăn mất ngủ để lo bữa tiệc đãi ông chủ, thế mà ông ấy lại không dùng thì có chết không ? Nhưng chuyện đời đâu có dễ thế nhỉ. Ba tôi gần như xốc nách kéo ông ta đến bàn ăn.
Không khí khẩn truơng, tất bật, ảnh huởng cả đến tôi. Ba tôi ra lệnh :
– Rót rượu vào các cốc đi con.
Đầu óc rối tinh, rối mù, không tập trung được nên tôi rót mãi đến nỗi rượu tràn cả ra ngoài. Ba tôi sa sầm nét mặt :
– Cái thằng hậu đậu, chẳng làm việc gì nên thân. Rót có mấy cốc rượu cũng không xong …
Vơ vội khăn lau, ba tôi bắt đầu lau lia lịa, khốn khổ, vì quá vội vàng nên ba tôi gạt tay phải, làm đổ dĩa xà lách trộn dầu dấm tung tóe ra bàn. Mẹ tôi vội vàng xin lỗi :
– Trời, xin ông chủ thứ lỗi cho, áo ông có bị dây bẩn không ạ ? Xin ông cẩn thận …
Rồi dĩa súp của Fatos lại đổ. Mẹ tôi mắng nó một câu, nhưng Fatos cãi lại giọng như muốn khóc :
– Tại tay mẹ chạm vào d�! �a của ! con chứ … – Rồi nó òa lên khóc thật to.
Ba tôi nổi khùng, mắng mẹ tôi :
– Tôi đã dặn là phải dọn một bàn khác cho lũ trẻ ăn riêng ra cơ mà …
Mẹ tôi thì thầm với Fatos :
– Im đi con ! đừng có khóc Trước mặt khách xấu lắm …
Cả nhà nghe thấy câu nói thầm của mẹ tôi. Em tôi nín khóc nhưng nó vẫn vừa ăn vừa nức nở.
Sau món súp, đến món thịt bò bít-tết. Ông khách lịch sự chìa cái dĩa của mình ra để mẹ tôi tiếp cho một miếng thịt bò to tuớng. Chưa yên tâm, mẹ tôi còn muốn ruới thêm nước sốt, nhưng ông chủ vì còn mãi tiếp chuyện ba tôi nên kéo cái dĩa về phía mình, thế là mẹ tôi cho cả muỗng nước sốt thịt vào dĩa bánh ngọt để ăn tráng miệng. Lập tức mẹ tôi rối rít xin lỗi :
– Trời ơi, tôi làm thế này ? Xin ông thứ lỗi cho …
Vì mất tự nhiên nên bữa ăn cứ rối mù cả lên, chẳng ai không lúng túng. Định lấy muối, ba tôi lại đi dốc hạt tiêu vào thức ăn. Nhận ra sai lầm, ba tôi gắt ầm lên :
– Đồ khỉ, không biết lọ muối đâu !
Giật mình lo sợ, đáng lẽ đưa lọ muối, mẹ tôi lại đưa lọ tuơng ớt cho ba tôi. May mà nhìn thấy lọ muối ngay Trước mặt, tôi liền đưa cho ba. Đang cáu, ba tôi xóc quá mạnh làm nút bật ra, thế là cả một đống muối trút vào dĩa thức ăn của ba. Mọi người chẳng còn biết nói sao nữa. Trong tình thế gay cấn đó, không biết làm sao, mẹ tôi lại đột ngột hỏi ông khách :
– Thưa ông, ông có khỏe không ạ ?
Bị bất ngờ, ông khách không hiểu gì cả :
– Bà bảo sao ạ ? … – Ông ta hỏi lại.
– Tôi hỏi thức ăn có ngon không ạ ? &#! 8230; Ôn! g có vừa ý không ?
– Ô, còn phải nói. Ngon tuyệt, thưa bà.
Khi đó, em tôi không chịu để mọi người quên nó :
– Mẹ, con bị vuớng cái gì trong cổ ấy mẹ ạ ..
Mẹ tôi phải một tay vỗ lung, tay kia cho nó uống nước để miếng thức ăn đang hóc trôi xuống cổ nó. Ba tôi ngứa mắt vì tôi cầm dao tay trái, cố gắng dạy tôi cách cầm dao bằng tay phải. Tôi cũng chú ý làm theo ba, nhưng vẫn lóng ngóng không sao sử dụng con dao cho thưần thục được … Ba tôi thấy cần phải làm mẫu cho tôi thấy rõ hơn, nhưng con dao của ba ấn mạnh vào khúc xuơng mà ba định róc thịt đến nỗi nó bay vèo ra khỏi dĩa và rơi vào giữa dĩa cam gần ông khách, làm ông này bị một mẻ sợ …
Như vậy tôi là người ít bị hỏi nhất trong bữa cơm ngày hôm đó. Tuy nhiều thức ăn ngon lành, song vì không thoải mái nên tôi ăn chẳng thấy thú vị gì. Khi bữa ăn kết thúc, mọi người đứng dậy, tôi thở phào thoát nạn.
Đến khi uống cà phê, chắc ông khách nghĩ cần quan tâm đến tôi nên ông ta hỏi :
– Cháu học lớp mấy rồi, hả cậu bé ?
– Kính thưa, cháu học lớp Năm, thưa ông …
Tôi chú ý nhìn xem ba mẹ có vừa ý với cách trả lời khách của tôi không. Hai người có vẻ thỏa mãn với câu trả lời trịnh trọng với đầy đủ “kính thưa” của tôi.
– Cháu bao nhiêu tuổi ?
– Kính thưa, cháu được 11 tuổi, thưa ông …
– Lớn lên cháu muốn làm gì ?
– Kính thưa, cháu muốn làm nhà văn ạ, thưa ông …
– Hoan hô ! …
Thế là xong, tôi im vì ông chủ không hỏi nữa. Mẹ tôi nói thầm gì đó, và ra dấu về phía ông chủ. Tôi ch�! �ng hiể! u gì cả, vì chỉ thấy đôi môi mẹ mấp máy. Mãi sau mới biết mẹ tôi bảo cảm ơn ông chủ. Nhưng ông ấy đã quay sang nói chuyện với ba tôi rồi. Đợi cho ông nói xong câu chuyện tôi liền thưa :
– Kính thưa, cháu cảm ơn ông, thưa ông …
Không hiểu ý nghĩa câu cám ơn muộn màng của tôi, ông chủ ngây ra một lúc, sau đó ông bảo tôi :
– Không có gì …
Trong một lá thơ tôi có viết rằng Fatos, em gái tôi là một “kỳ quan đặc biệt”. Hôm đó phải công nhận nó cũng rất xứng đáng với danh hiệu đó.
Khi mẹ tôi thư dọn bàn ăn, sơ ý để rơi một trái chuối xuống sàn, Fatos nhặt lên và giảng giải :
– Mẹ ơi, có phải khi đồ ăn rơi xuống đất thì không được ăn Trước mặt khách phải không mẹ ? Con để lên đây, khi nào ông khách về, con mới được ăn. Như thế mới lịch sự … -
Nó nói rành rọt và để trái chuối lên bàn.
Ba tôi không muốn để ông khách nghe thấy tiếng Fatos nên cố gắng ho át đi đến nỗi đỏ mặt tía tai. Fatos lập tức chứng minh khả năng tiếp thư “bài giảng lịch sự” của mẹ tôi dạy nó :
– Này ba, Trước mặt khách, nếu ho phải che miệng lại cho lịch sự, mẹ bảo thế mà !
Ba tôi tức điên người, nhưng cần phải cố gắng mỉm cuời nhẹ nhàng hỏi nó :
– Ê, con gái ba nói gì ?
Nhưng Fatos cũng không bỏ qua câu đó :
– Trước mặt khách, ba đừng có nói “Ê”. Mẹ bảo như thế là hỗn láo đấy.
Ba tôi bực lắm nhưng cũng phải cuời trừ.
Một lát sau ông khách cáo từ ra về. Ba mẹ tôi trịnh trọng tiễn ông đến tận xe, đợi ông ra về rồi mới lên nhà. Lập tức ba tôi! mắng c! ho hai anh em một trận :
– Thật là xấu hổ với chúng mày !
Mẹ tôi cũng đay nghiến :
– Mẹ dạy các con ăn nói thế u ?
Em Fatos của tôi chẳng chịu, nó cãi :
– Trước mặt khách, con có ăn nhồm nhoàm đâu, con có nói “Ê” đâu …
Chẳng ai được yên ổn trong ngày hôm đó.
Bạn Zeynep thân mến, tôi gởi kèm theo thư này bức ảnh cả lớp chúng tôi chụp chung hôm trước. Trong ảnh bạn sẽ được nhìn thấy thầy giáo mới của chúng tôi. Thầy ấy đến thì bạn đã đi Ankara rồi.
Chúc bạn nhiều sức khỏe và tiến bộ.
Thân mến
Acmét

Tiếu lâm

con cái chúng ta giỏi thật


Bức thư thứ 18
Thật đáng hổ thẹn!

Ankara 16.2.1964
Acmét thân mến,
Không thể tả hết nỗi vui mừng của tôi khi nhận được bức ảnh lớp cũ bạn gởi cho. Tôi nhận ra được hết bạn bè hồi trước … Cô bé đứng gần bạn là Mine chứ gì ? Khó nhận ra được vì nó bị Huseyin che khuất gần nửa mặt. Hình như Yasa đã trèo lên vai Chengis thì phải, hai ông tuớng nghịch ngợm quá! Còn Nese theo lệ thường, bao giờ cũng chiếm giữ những chỗ trên hàng đầu … Trời, tôi thích cái ảnh quá chừng! Xem ảnh mà tuởng như được gặp lại hết bạn bè ở Istanbun. Chỉ có Đemir là tôi không tìm ra, mặc dù đã cố căng mắt ra mà nhìn. Tôi đoán nó vắng mặt hôm chụp ảnh, phải không bạn ? Thầy giáo mới của lớp già hơn tôi vẫn tuởng tuợng qua các lá thư của bạn.
Đáp lại nhiệt tình của bạn, tôi cũng xin gởi tặng bạn một tấm ảnh chụp chung với Mentin theo lá thư này. Đó là ảnh một bác hàng xóm chụp giùm chị em tôi nhân ngày sinh nhật của Mentin.
Mấy ngày nay tôi buồn rầu quá bạn ạ, mà cũng giận mọi người nữa. Chẳng hiểu sao tôi đâm mang tiếng là cóp bài trong giờ kiểm tra. Mà tôi thì chưa hề làm chuyện đó, bạn xem có bực không cơ chứ. Tôi sẽ kể đầu đuôi cho bạn nghe ..
Một hành động rất dễ làm thầy giáo tôi giận dữ là người này “cóp” bài của người kia.
Nhiều lần thầy đã giảng giải cho chúng tôi cái xấu xa của việc làm đó : “Chép bài của người khác là ăn cắp thành quả lao động của bạn mình. Cóp được bài không có nghĩa là thông minh, nhanh trí gì ! mà ngược lại chính là gian xảo, dối trá đối với thầy, với bạn”. Ba tôi cũng thường khuyên răn mấy chị em tôi : “Cóp bài là rất đáng hổ thẹn, hơn nữa đó là việc làm rất xấu xa, không phải lừa dối ai khác, người cóp bài đã lừa dối chính bản thân mình”. Phải thú thực những lời khuyên đó rất có tác dụng đối với tôi, giúp tôi khắc phục một số lần cám dỗ nào đó. Cho tới khi …
Bây giờ bạn hãy nghe tôi kể tiếp chuyện. Có lần tôi đã viết cho bạn là ba tôi có mấy người bạn học cùng lớp, hiện nay là hàng xóm, láng giềng của gia đình tôi. Những lúc rỗi rãi nghỉ ngơi, có dịp gần nhau, tụ tập đông đủ cả mấy người là y như rằng họ nhắc lại những kỷ niệm hồi còn đi học. Những câu chuyện cũ ở trường, ở lớp gây cho ba tôi và các bạn của ông sự thích thú đặc biệt. Trong một buổi tối gần đây, khi ông nội tôi đến chơi nhà, may mắn có đông đủ bạn bè của ba tôi cũng tới chơi. Chuyện này, chuyện khác chán rồi thế nào cũng đến những chuyện những năm còn đi học. Ba của Nurten, các con bé béo tròn như cây bắp cải ấy, hồi tuởng lại chuyện cũ với giọng khoái chí :
– Có lần trong lúc đi thi, chúng mình đã găm được một mảnh giấy có ghi bài giải toán lên lung thầy giáo toán tên là Kentos Sabri nhỉ, các anh còn nhớ không … Thật là những ngày vui tuyệt diệu! .. – Ông ấy thở dài vẻ luyến tiếc tuổi đến trường.
Vợ của ông ấy cũng có mặt, có vẻ tò mò muốn biết thêm chi tiết, bèn đề nghị:
– Sự thể ra sao, anh kể lại cho mọi người nghe đi ?
– Ông Kentos hồi đó là một giáo viên dạy toán rất ! nghiêm k! hắc của chúng tôi. Ông rất tự hào rằng trong giờ của ông, học sinh không bao giờ dám cóp bài. Bởi vì đọc xong đầu đề là ông lập tức đi dạo lòng vòng trong lớp, hết chỗ này đến chỗ kia nhìn học sinh nên không ai có thì giờ mà cóp bài cả. Ông hay nói “Tôi muốn xem mặt cậu nào dám làm việc đó trong giờ toán của tôi”. Thế mà trong một kỳ thi toán cuối năm, có một cậu bạn …
Ba tôi chợt nhớ ra, lớn tiếng xen vào :
– Hình như cậu ta tên là Necđét Marsic phải không ?
– Đúng rồi, cậu ta đấy. Hiện nay Marsic là đại sứ ở Pháp thì phải. Hà, đó là một học sinh thông minh nhanh trí và cũng đầu têu nhiều trò tinh nghịch. Hôm đó chẳng biết làm thế nào mà anh ta đính được mảnh giấy anh đã giải bài toán thi lên lung áo ông thầy giáo nổi tiếng là nghiêm khắc của trường. Học sinh trong lớp vớ được dịp may ấy, chép vội vàng lời giải đến rất đúng lúc ấy. Nhưng ông thầy Sabri lại chẳng chịu đứng yên một chỗ nào, mà cứ đi đi lại lại khắp nơi, thành ra khó mà chép được hoàn chỉnh. Học sinh cũng khá ranh mà, chúng cứ thay nhau giả vờ hỏi thầy mỗi đứa một câu nào đó để giữ chân thầy lại lâu lâu một chút cho đứa khác chép. Riêng tôi rất sốt ruột, vì mãi thầy chẳng đến chỗ tôi gì cả. Tôi liền nghĩ ra một kế nhỏ. Tôi hí hoáy cúi xuống ngăn bàn như đang giở sách cóp bài … Thầy nhìn thấy ngay hành động đáng nghi của tôi, bèn đến gần và ngồi ngay cạnh đó để theo dõi một lúc khá lâu. Tôi có thừa thì giờ để chép bài toán đã được giải sẵn không thiếu một dấu phẩy … Người nào chép xong liền nộp bài và ra chơi ngay. ! Khi chuô! ng báo hết giờ reo lên, cũng là lúc những học sinh cuối cùng nộp bài kiểm thi …
Khi có một đứa nhắc, chúng tôi mới giật mình nhớ ra là đã quên không gỡ lại mảnh giấy trên lung áo thầy. Còn thầy Sabri thì thư xong các bài thi và mang cả vào phòng nghỉ của các giáo viên không hay biết tí gì. Về sau sự việc bại lộ, nhưng không thể nào tìm ra thủ phạm đã làm trò quỷ quái đó, vì tất cả chúng tôi đã quyết ngậm miệng. Tuy ông Sabri là một người nghiêm khắc, nhưng cả lớp đồng thanh xin lỗi nên cuối cùng ông cũng đã chấp thưận và bài thi đó chúng tôi phải làm lại …
Một ông khách nhắc lại kỷ niệm khác :
– Các anh hãy nhớ lại xem chúng ta đã làm gì trong các giờ của thầy Kasap Osman …
Đó là chuyện về một ông giáo dạy sử. Đến giờ kiểm tra viết, ông này cứ ngồi lì trên bàn và dán mắt vào các học sinh, chẳng chịu đọc sách hay làm gì cả. Mắt ông giuơng to như hai ngọn đèn pha ấy, đố anh nào ngồi các bàn đầu bàn dám chép bài. Những học sinh ở các bàn cuối lớp thì lại có thể công khai “cóp” bài bằng cách mở sách để vào lung các bạn ngồi bàn Trước. Điều đó giải thích tại sao các học sinh ngồi cuối lớp hay được điểm tốt về môn sử …
Đến luợt ba tôi cũng hào hứng tham gia :
– Này, có ai còn nhớ chuyện chúng mình phá phách trong giờ kiểm tra hóa của thầy Natij
Zew không?
– A, chuyện dùng bọ xít (nguyên văn “musa” là một loại côn trùng có cánh cứng to bằng ngón tay cái, không có ở nước ta – ND) để cóp bài chứ gì ? Chẳng ai quên được đâu. -
Mấy người bạn của ba tôi kêu lên.
T! hầy Nat! ij Zew có tật cận thị nặng. Dù đã đeo đôi kính rất dày, ông cũng không nhìn rõ những vật cách xa vài mét. Thế nhưng ông lại rất khó tính trong khi cho điểm các bài kiểm tra. Lần thi kiểm tra học kỳ môn hóa năm ấy, có học sinh đã bắt 5, 6 con bọ xít để dành trong một bao diêm mang vào lớp. Sau khi thầy ra đề bài, một học sinh giỏi hóa đã giải hoàn chỉnh bài làm và viết vào các băng giấy rồi buộc vào chân các con bọ. Khi được thả ra, do sức nặng của các băng giấy, các chú bọ xít không bay xa được mà bay chuyền từng đoạn ngắn. Như vậy, hầu như tất cả những ai muốn “cóp” bài đều làm được. Thật là quá dễ dàng cái công việc tóm bắt một chú bọ xít có băng giấy buộc ở chân. Sau khi chép xong, bạn lại thả ra cho người khác chép tiếp. Mọi người đang mải mê làm công việc thích thú ấy thì cửa lớp xịch mở, thầy hiệu truởng vào lớp kiểm tra việc học tập và thi cử của học sinh. Một chú bọ láo toét, không nể nang gì ông hiệu truởng, luợn mấy vòng rồi đậu ngay Trước mặt ông …
Mentin sốt ruột quá, vội vàng hỏi ba tôi :
– Rồi sao ông hiệu truởng có nói gì không ba ?
Như còn xúc động Trước sự kiện đã xảy ra bao nhiêu năm rồi, ba tôi trả lời :
– Có một học sinh suýt nữa thì bị đuổi vì thầy hiệu truởng bắt được đang chép bài … khó khăn lắm cậu ta mới được tha thứ, nhưng vẫn bị cảnh cáo …
Ba tôi nói thêm :
– Cuối cùng anh ta vẫn thoát nạn … Các anh có biết không, bây giờ anh ta là giáo su đại học đấy.
Một ông khách ý chừng thấy cần lịch sự mời ông nội tôi tham gia câu chuyện nên đã đ�! � nghị ! :
– Thưa bác, khi bác còn là học sinh, ở trường bác người ta có “cóp” bài không ạ ?
Ông nội tôi nghiêm chỉnh trả lời :
– ồ, là học sinh, ai chẳng có một lần phải chép bài trong đời mình … – Rồi ông tôi kể cho cả nhà nghe chuyện xảy ra ở kỳ thi vấn đáp môn hóa. Ông tôi nhớ kỳ thi đó thầy giáo cho vào phòng thi lần luợt ba người một để chuẩn bị. Cùng vào với ông nội tôi có một người bạn vốn luời học nên chẳng biết gì cả. Học sinh đó bắt được câu hỏi “Cần bao nhiêu năng luợng để đun sôi bình nước … lít từ … oC lên 100oC và bốc hơi …” Thầy giáo hỏi mãi không được nên cáu, đi đi lại lại trong lớp. Tranh thủ thời khắc đó, ông kia cầu cứu các bạn. Ông tôi đang tính toán giùm thì ông thầy đã mang để lên bàn một bình nước và hỏi :
– Đây, bình này muốn đun lên cần bao nhiêu năng luợng ?
Ông học sinh im như thóc, chẳng nói gì. Tranh thủ lúc thầy quay đi, ông tôi viết vào giấy và giơ lên cho anh bạn “Khoảng một ngựa”. Thầy giáo hỏi :
– Tôi hỏi em bình này chứa gì ? Có gì trong này ?
Ông bạn của ông nội tôi trả lời tỉnh bơ :
– Thưa thầy một con ngựa ạ! (1)
Tôi suy nghĩ khá nhiều về các câu chuyện mọi người kể tối hôm đó. Hôm sau, tranh thủ lúc thầy giáo đang vui vẻ, tôi quyết định hỏi cả thầy về chuyện đó. Chúng tôi tập chơi bóng ném ở sân trường, giờ giải lao, thầy cũng ngồi xệp giữa chúng tôi. Tranh thủ dịp may hiếm có, tôi liền hỏi thẳng :
– Thưa thầy, đã có lần nào thầy “cóp” bài chưa ạ?
Bị tôi hỏi bất ngờ, không ! kịp suy! nghĩ thầy nói :
– Có chứ … à mà quên, lần đó là cả lớp thầy chép bài … Một anh bạn trong lớp học bài kỹ hơn đã làm xong rất nhanh bài kiểm tra. Khi ra ngoài, anh ta đã viết các câu trả lời lên một tấm bìa cứng lớn và giơ cao lên ngang cửa sổ. Trong lớp mọi người chỉ việc nhìn ra và chép vào giấy. Tuy nhiên phải giữ sao cho thầy giáo không biết được … – Thầy giáo tôi kể một cách thích thú kỷ niệm ấy.
Hôm sau chúng tôi có bài kiểm tra kiến thức khoa học thường thức.
Ngồi cạnh tôi là Murat ở bên trái và Turkan ở bên phải. Thư Trước tôi đã viết qua cho bạn về Murat. Đó là cậu bạn khi thầy gọi “Em đứng dậy!”, nó lại hỏi “Em ấy à ?”. Murat học đúp lại từ năm Trước. Bạn cùng học với nó đã lên lớp 7 cả, thế mà nó thì … Murat không phải là đứa luời biếng nhưng bài vở không chịu vào đầu nó. Bình thường thì nó cũng là một đứa bạn tốt.
Còn Turkan là học sinh khá, có nhiều điểm tốt nhưng chả hiểu sao hôm đó lại không học bài. Thế là cả hai đứa đều đòi tôi viết cho chúng những mẩu giấy … Tôi bảo chúng nó :
– Viết giấy cho cả hai cậu cũng được nhưng sợ không đủ thời giờ, tốt hơn hết để tớ nhắc miệng.
Các câu hỏi thầy ra cho chúng tôi như sau :
1. Làm thế nào để phòng ngừa các bệnh ngoài da cho trẻ em ?
2. Em hãy nói về các bệnh thông thường của trẻ em và cách phòng tránh các bệnh đó.
3. Em hiểu thế nào về tác dụng của các trò chơi và đồ chơi ?
4. Biện pháp roi vọt trong giáo dục có tác dụng không ?
Tối hôm Trước và cả sáng hôm đó tôi đã học bài! rất th! ưộc. Tôi còn nhớ cả số trang có bài học đó nữa kia. Nhìn thấy quyển “Khoa học thường thức” Trước mặt Turkan, tôi liền nhắc cả hai đứa :
– Này, các cậu mở trang 50 ra đi … Các trang 50, 51, 52 là bài học trả lời các câu hỏi thầy giáo cho đấy.
Tôi bắt đầu làm bài thì nghe Murat hốt hoảng gọi :
– Zeynep, cậu nói dối, ở trang 50 làm gì có …
– Sao vậy ? – Tôi thì thầm hỏi lại.
– Trang 50 chỉ có bài về rừng nhiệt đới thôi …
– Thì giở tiếp trang sau đi !
– Mình giở tiếp rồi … Sau đó là bài nói về các loại than : than đá, than bùn …
Tôi xem quyển sách Murat thì đâu có phải là “khoa học thường thức”. Chẳng hiểu sao nó lại giở quyển “Tìm hiểu thiên nhiên” ra.
– Ơ, đâu phải quyển này. Mở quyển “Khoa học thường thức” ra cơ mà. – Tôi thì thầm bảo nó.
Murat tìm thấy quyển “Khoa học thường thức” và bắt đầu cắm cổ chép, không kịp thở.
Tôi cũng vội làm bài không chú ý gì đến nó nữa. Turkan và Murat làm xong bài và nộp thầy Trước cả tôi. Lúc tôi làm xong và ra ngoài. Murat bảo tôi:
– Cậu biết không ? Sách của tớ không có trang 50, 51, 52.
– Sao lại không ? Dứt khoát là có.
– Tớ thề là không có đâu. Từ trang 48 đã đến trang 63 kia mà.
Nó vào lớp lấy quyển sách của nó đưa cho tôi xem. Tôi giở ra và xem rất kỹ. Đúng thật !
Các bài học thầy kiểm tra không có trong sách của nó. Các trang số 33 đến 48 đã lặp lại hai lần. Đó là lỗi của nhà in, lúc đóng sách …
Khi đã rõ rồi, tôi tò mò hỏi Murat : –! ; Nhưng tớ vẫn thấy cậu viết ghê lắm mà. Cậu đã làm gì, hả Murat ?
– Tớ chép hết cả trang 48 chứ còn làm gì nữa. – Nó trả lời tỉnh bơ.
Mấy hôm sau, thầy trả bài và đọc điểm. Tôi và Turkan đều được điểm rất tốt. Sau đó thầy nói :
– Bây giờ tôi sẽ đọc bài làm của Murat cho các em nghe thử. Các em chú ý nhé ! Câu hỏi thứ nhất “Làm thế nào để phòng ngừa bệnh ngoài da cho trẻ em?” Trả lời “Để cho bền, sạch và đẹp lâu, cần phải giặt kỹ và là (ủi) ở nhiệt độ thích hợp, nếu bị dây bẩn”.
Không ai nhịn được cuời. Nhưng thầy giáo xua tay :
– Im lặng! Các em nghe tiếp câu khác. Murat trả lời câu hỏi về cách phòng ngừa các bệnh thông thường trẻ em như sau : “Chúng ta phải phơi nắng và chải thường xuyên. Khi đã sạch có thể treo lên mắc áo hoặc bỏ vào trong tủ. Nếu mùa lạnh đã hết, có thể gói lại và bỏ vào trong va li. Trường hợp bị bẩn nhiều quá phải giặt bằng nước nóng với xà phòng và treo lên dây phơi cho khô”.
Cả lớp cuời bò ra, nhiều đứa cuời chảy cả nước mắt nước mũi. Murat xấu hổ quá, nó nói như muốn khóc :
– Nhưng … thưa thầy, em chép trong sách ra cơ mà …
Thầy giáo rõ ràng đã biết, bảo nó :
– Tôi biết là em chép ở trong sách rồi. Chỉ có điều em đã chép lầm! Câu hỏi ở bài “Chăm sóc trẻ em” thì em lại chép sang bài “Giữ gìn quần áo”.
– Thưa thầy, Zeynep bảo em thế ạ.
Thầy giáo nhìn tôi rất ngạc nhiên :
– Thế ra là em nói cho bạn chép sai bài cơ đấy ?
Tôi không thể chối cãi được sự thật :
–! Thưa th! ầy, em chỉ nhắc bạn ấy câu trả lời nằm ở trang nào trong sách thôi ạ.
Xem sách của Murat, thầy giáo hiểu ngay tại sao có sự lầm lẫn. Tuy nhiên ông ấy vẫn không tha cho tôi :
– Tôi bắt buộc phải thông báo cho cha mẹ em về chuyện này …
Mẹ tôi được mời đến trường để nghe hết sự việc tôi đã làm. Đó là lỗi xúi bạn “cóp” bài trong giờ kiểm tra.
Trời! Thế là suốt buổi tối hôm đó, cả nhà phê phán tôi. Ba tôi mắng gay gắt :
– Xấu hổ, xấu hổ quá con gái ơi …
May quá, tôi lại được ông nội bênh vực :
– Thôi để yên cho con bé học. Nó có chép bài đâu. Nó chỉ nhắc đứa khác thôi mà. Để cho nó yên nào.
Mẹ tôi chưa chịu :
– Thì cũng vậy cả chứ gì ?
– Nào, nào … Chúng bay có đứa nào không “cóp” bài khi còn đi học không, hả ? – Ông tôi vặn lại.
Mentin ra vẻ thông minh, nói góp :
– Thì các thầy giáo có bắt được ba mẹ “cóp” đâu.
Thế đấy, tôi biết làm sao được. Tự nhiên bị mang tiếng … Tôi rất bực. Nhưng tức nhất vẫn bị Mentin trêu chọc : “Ê, xấu hổ quá! Thật đáng hổ thẹn! Cóp bài mà lại để bị tóm … xấu hổ quá!”.
Rất mong thư bạn. Tôi dừng lời chúc bạn khỏe mạnh và học hành tiến bộ.
Zeynep
(1) Tác giả dùng lối chơi chữ ở đây. Người bạn nhắc năng luợng để đun sôi nước là một sức ngựa, anh luời hiểu lầm là một con ngựa .

Tiếu lâm

con cái chúng ta giỏi thật


Bức thư thứ 19
Tình cảnh gia đình

Istanbun 26.2.1964
Zeynep thân mến,
Cám ơn bạn đã gởi cho tôi tấm ảnh. Hồi này Mentin trông lớn hẳn ra, có vẻ đàng hoàng lắm.
Tôi rất thông cảm về những chuyện đã xảy ra với bạn trong tuần qua. Rõ ràng là muốn giúp bạn lại thành ra mang tội. Dù vẫn thương hại Murat nhưng tôi cũng bực với nó.
Bạn còn nhớ Huseyin không ? Với nó cũng có những chuyện dở khóc dở cuời. Nó cũng làm nhiều bạn trong lớp tôi buồn cuời như Murat của các bạn. Tuy nhiên Huseyin không đổ lỗi của mình cho ai cả. Bạn cũng đã từng biết nó đấy, đó là một đứa bạn tốt. Trong một lá thư tôi đã có lần kể rằng Huseyin, thà chịu đau một mình chứ không thưa thầy để tố cáo đứa bạn xô đẩy làm nó ngã từ trên ngọn cây xuống.
Khi Trước còn ở Istanbun, bạn đã đến nhà Huseyin chơi chưa ? Gia đình nó sống ở một khu ngoại ô nhỏ và khá tồi tệ. Mà ngay cả khi chưa đến nhà nó, chắc bạn cũng thấy nó là một đứa trẻ con nhà nghèo.
Lâu lâu tôi cũng có đến nhà nó chơi và vì thế tôi biết khá rõ về hoàn cảnh gia đình sa sút mà nó đang phải chịu đựng. Nhà Huseyin có tới bảy người mà tất cả phải sống chen chúc trong một căn phòng nhỏ xíu. Hoặc vì nhà cửa quá chật chội, hoặc vì tiền nong kiếm được quá hạn chế, trong nhà nó ít khi có sự hòa thưận, vui vẻ. Từ khi hai đứa kết bạn với nhau, Huseyin hay kể những chuyện cãi vã, xích mích thường xuyên trong gia đình nó cho tôi nghe. Tôi cũng sẵn lòng chia sẻ những nỗi buồn khổ với nó. Đôi lúc tôi còn phải ! khuyên giải, động viên nó vuợt qua những khó khăn vật chất và tinh thần.
Buổi sáng đến trường mà thấy mắt nó đỏ mọng là tôi biết ngay cả đêm trước nó đã khóc rất nhiều. Thường ít khi tôi thấy nó cuời đùa vui vẻ, mà nó hay có vẻ buồn và suy nghĩ.
Gần đây, một buổi sáng, tôi lại thấy nó đến trường, mắt còn đỏ hoe. Để mọi người khỏi thấy nó đã khóc, Huseyin len lén đến thẳng chỗ ngồi và chẳng chuyện trò gì với ai. Ngay tôi cũng chẳng kịp hỏi nó câu nào, chuông báo bắt đầu giờ học đã điểm.
Hôm đó trong giờ học tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, thầy giáo giảng cho chúng tôi về “Các biến cách của danh từ”. Thầy giáo hỏi cả lớp danh từ gồm có các cách gì. Chúng tôi đồng thanh đọc thật to : “Danh cách, tặng cách, thưộc cách, đối cách, xung cách”.
Sau đó thầy gọi Đemir đứng dậy đọc một câu chuyện ngắn nhan đề “Ngôi nhà có cửa sổ bằng vàng”. Có lẽ bạn cũng biết câu chuyện này, nó ở trong sách tập đọc ấy … Trong khu rừng kia có một gia đình nghèo khổ, sống qua ngày đoạn tháng. Họ có một cô gái nhỏ, lúc nào cũng muốn trở nên giàu có. Hàng ngày ngắm nhìn về phuơng xa, cô bé thấy một ngôi nhà xinh xắn. Buổi chiều về, những cánh cửa sổ của ngôi nhà phía xa sáng lên một màu vàng rực rỡ, rất đẹp. Cô bé nhà nghèo thường ao uớc được đến tận nơi xem ngôi nhà có cửa sổ làm bằng vàng ấy. Một hôm cô bé quyết định trốn nhà đi xem cho biết. Cô ta đi, đi mãi và đến tận tối mịt mới đến được ngôi nhà có cửa sổ bằng vàng. Quá mệt mỏi vì chặng đuờng dài, khi đến nơi, cô bé ngủ thiếp đi chẳng kịp xem n! gôi nhà! kỳ lạ ấy. Sáng hôm sau, khi cô bé tỉnh dậy nhìn về phuơng đông, cô lại thấy một ngôi nhà khác có những cánh cửa sổ ánh lên vàng chói. Dưới ánh bình minh, ngôi nhà phía xa thật rực rỡ, đẹp vô cùng, còn ngôi nhà chỗ cô đang đứng rất bình thường như trăm ngàn các ngôi nhà khác, chẳng có tí vàng nào. Cô đã hiểu ra rằng các tia nắng mặt trời chiếu vào kính cửa sổ làm chúng ánh lên như vàng. Ngôi nhà ở phía mặt trời mọc chính là ngôi nhà của gia đình cô ….
Sau khi Đemir đọc xong câu truyện, thầy hỏi chúng tôi :
– Câu truyện có ý nghĩa như thế nào ?
Không ai trả lời nên chính thầy giải thích :
– Mỗi người chúng ta nên vừa lòng với những gì mà mình đang có. Trong cuộc sống, nhiều khi ta hành động giống như cô bé trong truyện … Như thế gọi là “đứng núi này trông núi nọ”. Nhưng chỉ có sau khi xa cách một cái gì đó từng thân thích với ta, rồi ta mới biết giá trị thật sự của nó, lúc bấy giờ ta mới biết đánh giá nó. Như vậy, đẹp hơn hết thảy vẫn là ngôi nhà yêu quý của ta!
Tiếp đó thầy đọc một câu trong truyện có danh từ “nhà” và bắt đầu hỏi về ngữ pháp :
– Em Huseyin, danh từ “nhà” trong câu này thế nào ?
Huseyin từ đầu giờ học vẫn ngồi yên lặng ở bàn cuối lớp, chìm đắm trong đau khổ riêng.
Bị gọi bất ngờ, nó bối rối đứng dậy, ngơ ngác chẳng biết nói gì. Thầy giáo nhắc lại câu hỏi:
– Tôi hỏi em “nhà” ra sao ?
Cậu bé tuởng thầy giáo quan tâm đến hoàn cảnh khó khăn của mình, trả lời mà nước mắt rưng rưng :
– Thưa thầy, không tốt lắm ạ ̷! 0;
T! hầy giáo chưa hiểu ý nó, vẫn vặn hỏi về ngữ pháp :
– Thầy hỏi em “nhà” ra sao ? Nó ở trong tình trạng nào (1) ? Hãy nói cho thầy rõ. Huseyin vẫn tiếp tục nghĩ là thầy quan tâm đến nó, nhưng có lẽ nó không muốn nói về tình cảnh nhà túng bấn trước cả lớp, vì thế giọng nó như muốn khóc :
– Tình trạng nhà không tốt lắm ạ, thưa thầy không tốt tí nào.
Thầy giáo vẫn cố gắng hỏi tiếp :
– Tình trạng nào mà không tốt ? Em nói rõ ra xem nào.
– Ở nhà em chẳng có lúc nào tốt ạ … Mà ngày hôm nay thì lại càng tồi tệ, càng xấu hơn …
Chắc chỉ có mình tôi hiểu ý Huseyin muốn nói gì. Các bạn khác tuởng Huseyin nói lộn nên chúng nó cuời.
– Tại sao không tốt hả em ?
Huseyin không làm sao được, đành nói lộ ra tí chút :
– Bởi vì … bởi vì … – giọng nó rung rung, khó khăn lắm nó mới nói thêm – bởi vì chủ nhà đuổi cả nhà em ra ngoài đuờng … bởi vì ba mẹ em không còn gì để trả tiền thưê nhà nữa …
Trong lớp chả biết có đứa nào đó cuời lên hô hố. Huseyin bối rối ngồi xuống, nó lấy hai tay ôm đầu buồn bã. Từ “nhà” mà thầy hỏi nằm ở trong câu “Khi cô bé nhìn thấy ngôi nhà với các cửa sổ vàng …”
– Đemir, em nói xem “nhà” trong câu này ở cách nào ?
– Thưa thầy, thưộc cách ạ.
Thầy lại quay về phía Huseyin hỏi :
– “Nhà” ở cách nào, Huseyin ?
Có lẽ vẫn bị cảnh nhà ám ảnh nên nó trả lời :
– Có thể sẽ tốt ạ.
Cả lớp cuời rộ lên. Vô tình thầy giáo tôi lại đổ dầu vào lửa :
– Em ! nói xem ! “nhà” ở đây có thể có mấy cách, nào ?
– Thưa đôi khi tốt, nhưng lúc khác thì xấu ạ.
Tôi biết là ở nhà Huseyin chẳng có lúc nào có thể cho là tốt cả. Mãi về sau, thầy giáo mới hiểu Huseyin muốn nói về việc gì. Thầy vội vàng nói qua chuyện khác. Rồi cuối cùng ông kết luận :
– Tóm lại, ngôi nhà tốt nhất, đáng yêu nhất vẫn là ngôi nhà của chúng ta, nơi chúng ta sống. Biết giá trị của nó là điều cần thiết với mỗi người.
Khi tan học, trên đuờng về nhà, tôi cố an ủi, khuyến khích Huseyin. Tình trạng của nó thật đáng thương !
Thời tiết Ankara hồi này ra sao hả bạn ? Chỗ chúng tôi ở, trời đã trở nên rất lạnh. Hôm qua đã có một ít tuyết rơi, nhưng những bông tuyết tan khá nhanh nên trời càng giá rét hơn. Tình trạng nhà của chúng tôi hiện nay còn khá tốt. Lò suởi ở phòng khách và phòng tôi không được nóng lắm nên cũng hơi bị lạnh. Tuy thế vẫn còn hơn …… Nhà bạn thế nào?
Mong thư của bạn.
Bạn không quên
Acmét
(1) Trong truyện này, tác giả chơi chữ : “caz” vừa có nghĩa là “tình trạng, hoàn cảnh”, vừa có nghĩa là “cách” của danh từ về mặt ngữ pháp.

Tiếu lâm

con cái chúng ta giỏi thật


Bức thư thứ 20
Một lời nói dối

Ankara 16.3.1964
Acmét,
Thành thật xin lỗi bạn vì tôi quá chậm trả lời thư. Tôi đã nhận được thư của bạn từ hôm 8-3 kia, nhưng vì bận tối mắt tối mũi, chuẩn bị cho ngày 26-4 (1) nên tôi chưa viết thư trả lời ngay được. Trong ngày hội này, tôi có rất nhiều việc phải làm. Tôi phải tham gia đến ba, bốn tiết mục trong đêm văn nghệ cơ mà. Thế mà ngoài tập duợt các tiết mục múa, hát ra, tôi vẫn phải bảo đảm việc học tập tốt, vẫn phải học bài, làm bài tập như cũ. Vì vậy tôi chẳng còn chút xíu thời gian rảnh rỗi nào để ngồi viết thư cho bạn nữa. Những điều bạn
viết về Huseyin trong thư Trước làm tôi buồn quá. Tôi đã gởi cho nó một lá thư để nó vui hơn, tất nhiên tôi không đả động tí gì về bạn và những điều bạn viết.
Trong những ngày không viết được thư cho bạn, ở chỗ tôi đã xảy ra bao chuyện thú vị. Tiếc là lúc này tôi không thể kể hết cho bạn được, tôi chỉ xin kể một chuyện gần đây nhất. Đó là chuyện giữa Mentin và ba tôi. Đôi khi cậu em láu lỉnh của tôi cũng hay nói dối ba. Khi vớ được Mentin nói dối, ba tôi giận lắm. Thế nào ba cũng bắt nó đứng nghiêm chỉnh trước mặt ba hàng giờ để nghe giảng bài học luân lý :
– Con trai của ba, con muốn làm gì thì làm, nhưng đừng bao giờ nói dối ba. Trên đời này, một câu nói dối, dù nhỏ nhặt sẽ dẫn tới một lần nói dối khác lớn hơn nữa. Muốn giấu diếm lời nói dối của mình thì bắt buộc lại phải nói dối tệ hại hơn. Để lời nói dối khỏi b! ị lộ tẩy, người ta càng phải nói và làm những lời, những việc xấu xa hơn … Cứ như thế mãi, mỗi lời nói dối, tự bản thân nó kéo theo một tội lỗi. Đấy chính vì lẽ đó, ba cấm con không bao giờ được nói dối ba mẹ, nghe không? Con phải hứa từ hôm nay đi nào …
Ba tôi nói như vậy, nhưng thực tế lại luôn bắt Mentin nói dối, vì chỉ một lỗi nhỏ nhặt của nó, ba tôi cũng quát mắng, la rầy ầm ĩ cả nhà. Mentin muốn tránh mang tội, phải nói dối.
Tất nhiên nhiều khi nó bị ba tôi phát hiện và lại bị rầy la, giảng giải …
Cách đây ba hôm, vào buổi tối, Mentin hỏi tôi :
– Em phải bịa ra chuyện gì để nói dối ba tối nay cho yên thân đây ?
Chả là mấy ngày hôm trước ba tôi đã giục Mentin đi hớt tóc, vì đầu nó đã quá rậm rạp. Mentin tính ham chơi, nó lúc nào nhớ ra mà đến tiệm hớt tóc đâu. Vì vậy đã mấy ngày mà tóc nó còn dài nguyên, che kín cả tai. Sáng hôm đó, tôi còn nghe thấy ba tôi dặn nó phải lập tức đi đến tiệm hớt tóc :
– Tối nay, khi ba về, dứt khoát là tóc con đã được hớt gọn ghẽ rồi. Nếu không đừng có trách ba !
Tôi khuyên nhủ Mentin đừng có đặt chuyện nói dối :
– Tốt hơn hết em hãy thú thực với ba là em quên có được không ? Nếu em nói dối, thế nào cũng bị lộ.
– Em nói thật thì ba giận, lại mắng em … Em sẽ bảo ba là em đánh rơi tiền mất rồi …
– Thì đã có một lần em bảo mất tiền, nhưng ba đã phát hiện ra ngay còn gì.
– Thế thì em sẽ nói là trường bắt đóng tiền để mua một cuốn sách gì đó …
– Không ổn đâu, tốt nhất em hãy nói thật.
R! 11; Khôn! g, em sẽ bảo ở tiệm hớt tóc rất đông người và em đã không đến luợt, vì trời tối phải về nhà …
Cứ thế, Mentin ngồi thử hết câu nói dối này đến câu nói dối khác, nhưng chưa câu nào nó vừa ý lắm, vì nghe vẫn có vẻ không ổn.
Chính buổi tối hôm đó, nhà tôi lại có khách. Hai vợ chồng bác Zaya, bạn của ba tôi, đến chơi nhà. Lẽ ra ba tôi phải có mặt ở nhà từ lâu, nhưng không biết vì sao vẫn chưa thấy bóng dáng. Mẹ tôi muốn giữ khách lại chơi nên xen giữa các câu chuyện hay nói câu :
– Nhà tôi chắc cũng sắp về …
Nhưng biết bao nhiêu cái “sắp” của mẹ tôi rồi mà ba tôi vẫn chẳng thấy xuất hiện. Mẹ tôi bắt đầu lo lắng thực sự :
– Thật là lạ ! Chưa bao giờ nhà tôi đi làm về trễ thế này. Không hiểu có chuyện gì xảy ra ?
Bây giờ đến luợt vợ chồng bác Zaya an ủi mẹ tôi :
– Chắc chẳng làm sao đâu chị ạ. Có lẽ anh ấy mắc công chuyện gì đó ở sở …
Nhưng mẹ tôi vẫn không yên tâm :
– Thường thường, khi bận công việc phải về muộn, nhà tôi vẫn báo Trước cho tôi biết.
Tôi và Mentin đói bụng quá phải ăn cơm Trước. Mẹ tôi sốt ruột quá, vẫn tiếp tục đợi ba mà chẳng hề đụng đến một tí thức ăn gì. Đến lúc đã quá muộn, Mentin buồn ngủ híp mắt nên đã đi ngủ. Hai người khách nói hết chuyện và đã quá khuya không tiện ở lại, định chào mẹ tôi để về thì chuông cửa réo vang.
– Trời ! Thế là cuối cùng anh ấy cũng đã về ! – Mẹ tôi reo lên nhẹ nhõm và định chạy ra mở cửa. Bác Zaya ngăn lại và nói nhỏ một cách thú vị :
– Chị để chúng tôi tránh sang! phòng b! ên. Tôi muốn dành cho anh ấy một cú bất ngờ.
Hai người nói xong bèn đi trốn. Mẹ tôi ra mở cửa. Đúng là ba tôi thật. Mẹ tôi ân cần chào đón :
– Sao anh đi đâu mà giờ mới về ? Em lo quá … Tuởng có chuyện gì. Anh có việc đột xuất à ?
Ba tôi nói tỉnh khô :
– A, đâu có chuyện gì. Được tin Zaya bị bệnh nặng, tôi đến nhà thăm anh ấy …
Mẹ tôi nói giọng chưa chát :
– Ra thế đấy ! Nhưng anh về trễ quá, ở làm gì lâu vậy ?
– Trời, anh ấy bệnh nặng quá. Khốn khổ cho anh ấy, đang khỏe thế mà mắc bệnh hiểm nghèo. Như vậy làm sao tôi đến rồi đứng lên về ngay được, còn hỏi thăm này nọ, còn an ủi cho anh ấy vui lên …
– Khổ quá ! Anh ấy bị nặng thế kia u ?
Ba tôi đang kể tràng giang đại hải về bệnh tình rất nặng của bác Zaya thì chợt vợ chồng bác ấy cuời phá lên và xuất hiện trong phòng. Ba tôi ngây người ra như bị trời trồng :
– Uả, anh chị ở đây à ?
– Chúng tôi tính để dành cho anh một sự bất ngờ.
Mẹ tôi mỉm cuời đầy ý nghĩa :
– Thật là một sự bất ngờ đích đáng!
Ba tôi không nói thêm câu gì, guợng gạo chuyển sang hỏi thăm vợ chồng bác Zaya. Cả nhà ngồi vào bàn ăn. Ba tôi hỏi với vẻ quan tâm đặc biệt :
– Mentin đã đi ngủ rồi à ?
– Ba biết không, nó đã mệt lử vì phải ngồi suy nghĩ cách nói dối ba … Nó đi ngủ mà còn thấp thỏm, lo lắng vì chưa tìm được câu nói dối thích hợp, đó ba. Không biết nó đã nghĩ ra câu nói dối ba chưa ? …
Ba tôi điên tiết, mắng át đi không cho tôi nói tiếp :
– Tốt hơn là con hãy đi ngủ. Để! kệ nó! với ba. Con không thấy là đã quá khuya rồi sao ?
Thế là lần này Mentin thoát nạn. Sáng hôm sau, không thấy ba tôi đả động gì đến chuyện hớt tóc của nó nữa …
Tôi dừng lời, chúc bạn những điều tốt lành nhất.
Acmét, rất mong thư của bạn!
Bạn rất thân
Zeynep
(1) Ngày 26-4 ở Thổ Nhĩ Kỳ được xem là “Ngày toàn quốc bảo vệ thiếu nhi”, hay gọi tắt là “Ngày Thiếu Nhi”.

Tiếu lâm

con cái chúng ta giỏi thật


Ba lá thư cuối cùng

Cuộc thi truyện do trẻ em viết

Istanbun 25.4.1964
Zeynep thân mến,
Tôi mới bỏ thư cho bạn hôm qua. Nhưng hôm nay tôi lại viết tiếp lá thư khác để gởi đi ngay. Có lẽ bạn ngạc nhiên phải không. Tôi muốn viết thêm để bàn với bạn một chuyện.
Nếu bạn đồng ý, chúng ta sẽ cùng nhau làm một công việc khá là kỳ thú.
Tôi vừa mới được biết người ta đang tổ chức một cuộc thi truyện do trẻ em sáng tác. Tôi mới nảy ra một ý kiến, hay là ta gởi tất cả những Bức thư chúng ta đã viết đi dự thi. Những lá thư chúng ta gởi cho nhau nếu để theo thứ tự ngày tháng, có lẽ sẽ thành một cuốn truyện hay hay đấy. Tôi đã cất giữ tất cả những lá thư bạn gởi cho tôi. Bạn cũng có lần viết cho tôi rằng bạn đã sắp xếp các Bức thư trong một cặp giấy cơ mà. Bạn nghĩ sao, chúng ta có nên tham gia cuộc thi này không ? Nếu bạn thấy ý kiến của tôi chấp thưận được, bạn hãy gởi gấp cho tôi theo đuờng buu điện “máy bay” tất cả những lá thư của tôi đến đây.
Bởi vì thời hạn chót nộp bản thảo của cuộc thi không còn xa nữa. Chúng ta có rất ít thì giờ, vì thế phải khẩn truơng. Nếu được giải thì đó là thành công chung của hai đứa chúng ta. Chúng mình tham gia với danh nghĩa đồng tác giả nhé!
Nếu bạn thấy không nên tham gia cuộc thi thì bạn cũng viết thư báo ngay cho tôi biết. Tôi còn muốn đề nghị, nếu tham gia cuộc thi bạn cũng đừng nên cho ai biết. Nếu có giải, chúng ta sẽ cho mọi người một bất ngờ thú vị. Không được giải thì chẳng sao cả. Nếu nói l! ung tung mà không được gì thì quê lắm! Không nói cho ai cả, đây là một bí mật chung của hai đứa mình.
Nóng lòng đợi trả lời của bạn.
Chúc bạn vui khỏe.
Chào thân mến
Acmét

=====================================
Có thể bất tuyệt

Ankara 27.4.1964
Bạn Acmét thân mến,
Nhận được thư bạn tôi xin trả lời ngay lập tức. Viết xong lá thư này,tôi sẽ gói tất cả thư của bạn lại và gởi đuờng buu điện “máy bay” đúng như bạn yêu cầu. Như thế có nghĩa là tôi hoàn toàn đồng ý với đề nghị của bạn.
Tôi cho rằng ý kiến của bạn rất hay, chúng ta tham gia cuộc thi này là đúng, rất hợp.
Không muốn bạn nhụt chí vì mất hứng, nhưng tôi vẫn phải nói cho bạn biết một điều “Chúng ta có rất ít hi vọng giật giải!” Bạn có biết tại sao không ? Trong các lá thư, chúng ta phê phán người lớn nhiều quá : nào là ba mẹ, nào là thầy cô giáo, v.v… Ôi, thế mà chính họ, những người lớn đó lại sẽ chấm thi, phát giải thưởng. Tôi không dám tin là họ sẽ tặng thưởng cho một truyện chỉ rặt những điều phê phán, kêu ca về họ. Hơn nữa, có khi họ sẽ nói “Mấy đứa trẻ này con cái nhà ai không biết?” Có lẽ họ nổi giận nữa kia … Lại còn một điều này nữa : Nếu người ta gởi trả tất cả lại nhà, ba mẹ chúng ta sẽ nói gì đây ? Vậy tôi đề nghị chúng ta nên ký những tên khác dưới các Bức thư. Tôi đã chọn được cái tên giả hay hay là Zeynep, bạn hãy suy nghĩ và tự chọn cho mình một cái tên nhé!
Tôi không có ý bàn lui rằng chúng ta không nên tham dự cuộc thi. Nhưng khó mà tin là các Bức thư chúng ta đã viết gom góp lại với nhau lại giống một cuốn truyện. Nhưng … thôi cứ gởi đi bạn ạ! Lỡ chúng ta không được giải thì sao ? … ừ, m�! � không được giải cũng đâu có sao, chúng ta đâu có mất mát gì?
Nhận được lá thư mới nhất của bạn, tôi đã thử đọc lại một vài Bức thư Trước. Theo tôi, có lẽ bọn mình đã đi hơi xa trong việc phê phán người lớn. Bạn đã viết đủ thứ chuyện … Còn tôi không biết chuyện huyên thưyên những của quỷ gì ? Khi để lẫn lộn những lá thư đó với nhau, mẹ ơi, chẳng hiểu nó sẽ thành cái chi ? Nói một cách công bằng, đàng hoàng ra thì chúng ta cũng có hơi phóng đại một số sự việc … Ban giám khảo mà toàn là trẻ con chứ không phải người lớn thì tôi tin chắc truyện của chúng ta sẽ giật giải nhất đấy. Nhưng làm gì có chuyện đó được! Dù sao, tôi thấy chúng ta vẫn có chút ít hi vọng. Chắc bạn cũng biết những truyện viết cho trẻ em từ Trước tới nay nói gì chứ? Nhiều chuyện đã được trích ra để trẻ em học trong sách giáo khoa ấy : Nào là kể về một học sinh nghèo vừa kiếm sống vừa đi học, nào là chuyện phiêu luu mạo hiểm của một số trẻ em, nào là chuyện một học sinh chăm chỉ, v.v… Toàn là những bài học luân lý, nhiều khi quá lộ liễu chứ đâu phải là những cuốn truyện hấp dẫn. Cái truyện của chúng mình mà bạn định gởi đi chẳng giống truyện nào trước đây cả. Đó, bạn thấy không, hi vọng của chúng ta chính là điều ấy.
Nếu “công trình” của chúng ta mà giật giải thì thật là tuyệt diệu! Một ngày nào đó, khi lớn lên và trở thành cha của vài đứa trẻ, bạn có thể hãnh diện khoe với chúng rằng bạn đã từng đoạt giải nhất văn học.
Dù sao bạn cũng đừng gởi lá thư cuối này của tôi cùng với những lá thư khác nhé!
T�! �i không! có ý định an ủi bạn. Nhưng nếu chúng mình không được giải thì đâu có gì là quan trọng. Bạn từng viết là bạn uớc mơ trở thành nhà văn cơ mà. Đến lúc đó bạn sẽ dùng các lá thư này thành một cuốn sách chả hơn u ? Như thế có khi còn tốt hơn ấy chứ, chỉ có điều chúng ta sẽ phải đợi hơi lâu một chút.
Chúc cho ý tuởng của chúng ta thành công.
Chân thành chúc bạn sức khỏe và học giỏi.
Gởi lời chào các bạn cũ và đợi thư của bạn.
Zeynep

====================================
Thư của tác giả gởi các em

Các em thân mến
Không, không chỉ “Các em thân mến”, mà “Các con yêu quý của tôi”. Tôi yêu tất cả các con như chính những con tôi. Như mọi thứ tình yêu khác, trong tình yêu này chúng ta cũng có một chút vị kỷ. Vì những người lớn tuổi như chúng tôi luôn tin rằng sẽ sống cùng với các con mãi mãi. Tôi không chỉ yêu những đứa con của tôi, những đứa bé Thổ Nhĩ Kỳ, mà tôi yêu tất cả, tất cả các trẻ em người Mỹ, người Nga, hay Đức, Trung quốc, người ấn độ, Việt Nam, v.v… Nghĩa là tôi yêu mọi trẻ em trên trái đất, không phân biệt các con Âu hay á, da trắng hay da màu. Tôi định giải thích một điều mà có lẽ một số em đã biết. Các em rất dễ dàng hiểu rằng những Bức thư trong quyển sách này không phải do hai em Zeynep và Acmét viết ra, mà chúng tôi đã tuởng tuợng ra các Bức thư đó và các tác giả của chúng. Tôi đã đặt tên cho cả Amét lẫn cô bé Zeynep. Chắc các em cũng biết rằng hai học sinh lớp Năm không thể viết cho nhau những Bức thư dài và nhiều như vậy trong một năm học. Nếu có hai đứa trẻ viết thư cho nhau, thế nào các em ấy cũng có những lỗi chính tả và văn phạm. Nhưng tôi chắc rằng nếu tự các em viết cho nhau thật sự thì các Bức thư sẽ hay hơn nhiều những thư tôi đã nghĩ ra. Bởi vì những điều các em viết sẽ là xác thực, nguyên bản với cuộc sống trẻ thơ và những điều các em nghĩ. Chúng sẽ thật sự độc đáo và đáng tin cậy nhất. Đấy chính là sự khác biệt lớn, khoảng cách xa giữa người lớn và trẻ em. Chính các em khi nào lớn lên, các em cũng lại giống chúng tôi, người lớn và các em sẽ x! a rời tuổi thơ, xa rời các em lúc này.
Như thế, các em hiểu rằng trong quyển sách này tôi thử làm một việc vô vọng, một việc không bao giờ có được. Nói cách khác, tôi thử đặt mình vào địa vị các em. Rõ ràng đây là một việc rất khó thực hiện được. Bởi vì giữa những người lớn tuổi và trẻ em có một khoảng cách thời gian về tầm suy nghĩ đôi khi tới hàng ngàn hoặc vài ngàn năm. Chính vìthế mà người lớn chúng tôi quên ngay tuổi thơ của mình. Ba, mẹ, anh chị, thầy, cô giáo các em cũng đã quên tuổi thơ của họ rồi.
Sự thật, các Bức thư tôi viết thay Zeynep và Acmét đã được gởi đi dự một cuộc thi tiểu thưyết và chẳng được một giải nào. Cuốn tiểu thưyết này viết dưới dạng những Bức thư, chẳng thế nào đoạt giải được. Bởi vì, những người lớn trong ban giám khảo được chấm thi, đã quên tuổi thơ của họ. Zeynep và Acmét cũng đã để ý đến điều đó.
Cũng như tất cả những bài viết khác cho các em, trong các Bức thư của cuốn sách này, tôi muốn gởi đến các em những lời khuyên nhủ chân thành. Chỉ có điều, tôi đã làm khác những người lớn khác đã làm. Tuy nhiên các em cũng đừng nghĩ rằng trong cuộc sống hàng ngày, tôi đối xử hoàn hảo với các con tôi. Bởi vì chúng tôi cũng đã quên ở một chừng mực nào đó tuổi thơ của bản thân mình … Ngay cả khi biết rằng mình cu xử không đúng đắn, chúng ta cũng khó mà sửa chữa sai lầm ngay được …
Trong các bài viết của tôi ở tập sách này, mặc dù luôn coi các em là lớn, có hiểu biết, tôi vẫn phải nghĩ rằng, dù sao các em cũng là trẻ em. Vì thế tôi mới phải giải thích để các em rõ ý ! tôi mu�! �n nói gì.
Chắc rằng các em sẽ hiểu ý tôi, hiểu tất cả những gì tôi muốn truyền đạt tới các em …
Tận đáy lòng, tôi chân thành chúc các em học giỏi, các con yêu quý của tôi!
Azit Nexin


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét