Thông tin ebook
Tên truyện : Trẻ Em Cướp Dâu
Tác giả : Nguyên Bình
Thể loại : Văn học trong nước
Nhà xuất bản : Văn hóa dân tộc
Năm xuất bản : 2005
Số quyển / 1 bộ : 1
Hình thức bìa : Bìa mềm
———————————-
Nguồn : http://vnthuquan.net
Chuyển sang ebook (TVE) : santseiya
Ngày hoàn thành : 26/10/2008
Nơi hoàn thành : Hà Nội
Mục Lục
LỜI GIỚI THIỆU
Có người bảo “Trẻ em cướp dâu” không phải là truyện mà chỉ là những câu chuyện hàng ngày được lượm lặt rồi kết cấu lại. Cái tên “Tập truyện” do Nhà xuất bản đề ở ngoài bìa có lẽ không chính xác lắm.
Quả thực nếu tách bạch rạch ròi ra như vậy thì chưa chắc đã được nhiều người đồng tình tán thưởng, bởi trong đó không phải không có yếu tố của truyện.
Theo như tác giả kể lại thì tập sách “Trẻ em cướp dâu” được Nhà xuất bản Văn hoá dân tộc ấn hành năm 2005 là tập hợp những tiểu phẩm đã được phát sóng trong mục “Vui buồn chuyện dân số – Chương trình dân số, tài nguyên, môi trường – Đài tiếng nói Việt Nam” từ năm 1999 đến năm 2003.
Trong tập “Trẻ em cướp dâu” có rất nhiều câu chuyện thật, từ thực tế giải quyết công việc ở Toà án mà tác giả đã gặp, và những câu chuyện lượm lặt được trên đường đi xóm, xã. Như câu chuyện Trẻ em cướp dâu là câu chuyện đã xảy ra trên thực tế mà chính tác giả là người giải quyết vụ việc. Hay như câu chuyện Đòi vợ, tác giả cũng là người giải quyết. Truyện Con muốn đi học viết về em Nguyễn Thị Hợp là học sinh của Trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang. Còn câu chuyện Một ngày đi xóm là một lần tác giả theo một người bạn lên xóm Khai Hoang Viềng xã Hữu Vinh huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang đã gặp và được ăn mèn mén ở nhà người đàn �! �ng ấy, câu chuyện viết thật hoàn toàn…
NỐI DÕI
Hôm nay, vợ hắn vừa cho ra đời một cô con gái xinh xắn. Hắn vui lắm, hết ngắm vợ lại ngắm con và tủm tỉm cười. Không bù cho cái ngày ấy, cái ngày mà vợ hắn đi siêu âm và biết trước là sẽ sinh con gái. Hắn bắt vợ đi phá thai! Hắn cần một thằng cu chứ không cần một con vịt trời. Hôm vợ chồng hắn to tiếng tôi có mặt. Ghét hắn lắm nhưng tôi vẫn nói:
– Bỏ đi là phải, báu vào cái đồ con gái.
Vợ hắn nhìn tôi ngạc nhiên, tôi nói tiếp:
– Hôm nọ tớ vừa gặp một tay đánh vợ.
– Vợ nó hư, nện cho một trần là phải. – Hắn nói.
- Đâu chỉ có hư, vợ nó còn có tội. – Tôi nói.
– Tội gì? – Hắn hỏi.
– Tội không biết đẻ con trai.
- Đánh đau không?
– Nằm bệt xuống đất vẫn còn đánh.
– Ông vào can chứ?
– Chẳng thèm can, đứng nhìn cho sướng mắt.
– Phường ích kỷ! – Hắn chép miệng.
– Chưa ăn thua gì! Hôm qua gặp lão H đánh con gái.
- Đánh đau không?
– Con bé phải đi viện.
- Tội gì?
- Tội là con gái.
- Phường thú vật. – Hắn chau mày. – Ông vào can chứ?
– Chẳng thèm can, đứng nhìn người khác can.
– Sao lại có những người bố! như vậy chứ, không còn tính người. - Hắn sa sầm mặt tức giận.
– Chưa hết. Hôm nay…
– Hôm nay sao?
– Gặp một thằng cãi nhau với vợ.
– Vì lý do gì?
– Vợ hắn có mang con gái mà hắn lại thèm có một mụn con trai. Hắn bắt vợ đi phá thai. Hắn muốn giết con gái hắn. Hắn là một kẻ độc ác, ác hơn cả phường thú vật!
– À…
Mặt hắn đỏ dần rồi tím lại.
Sau đó tôi đã không gặp lại hắn và cũng không biết chuyện gia đình hắn về sau thế nào.
Vợ tôi đang mang bầu lần đầu, bác sĩ bảo phải đi khám thường xuyên để theo dõi sức khoẻ của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tôi không ngờ lại được gặp hắn trong bệnh viện. Nhìn hắn, nhớ lại cái mặt hắn hôm ấy tôi bật cười. Vợ tôi ngồi bên không hiểu ngơ ngác hỏi: “Anh cười gì thế?”
CON MUỐN ĐI HỌC
* Chuyện cha mẹ ép gả con cái khi chưa đến tuổi tưởng đã thành xưa cũ, vậy mà nay vẫn xảy ra với một cô bé vừa mới bước sang tuổi mười bốn, chăm ngoan, nhiều năm liền là học sinh tiên tiến xuất sắc…
Năm 1997, em Nguyễn Thị H, lúc ấy mới tám tuổi, chia tay với bản làng để ra học tại Trường Phổ thông Dân tộc nội trú huyện. Khi đi học em không biết rằng bố mẹ em đã hứa gả em cho Hà Văn L lớn hơn em một tuổi ở cùng xóm. Vốn chăm chỉ học hành, mặc dù kiến thức ban đầu của em hơi yếu, em đã cố gắng học tập và cuối năm học em đã đạt được học sinh tiên tiến.
Năm 2000, em đang học lớp năm, gia đình Hà Văn L đem lễ vật gồm thịt lợn, gạo, rượu và một số đồ dùng khác trị giá khoảng ba triệu đồng đến gia đình em xin cưới. Mẹ em tìm ra tận trường học bảo em về. Em kiên quyết không về. Sau hai ngày thuyết phục con gái không thành, mẹ em đành trở lại nhà. Đến lúc này H mới biết em đã được hứa gả cho L từ năm 1997. Vậy mà em đã nghĩ khác, em cứ tưởng kết quả tốt trong học tập là niềm mong ước của bố mẹ. Năm ngoái em vừa được nhận học bổng Vừ A Dính do Báo thiếu niên tiền phong trao tặng. Mẹ em về, em lại lao vào học và gần như đã quên chuyện cha mẹ bắt đi lấy chồng.
Ngày 26 tháng 1 năm 2003, bố đẻ em là Nguyễn Văn N và bố đẻ Hà Văn L là Hà Văn T đến trường bảo em về nhà để tổ chức đám cưới, hai gia đình đã chọn được ngày tốt. Một lần nữa em lại phải đứng giữa hai con đường. Nếu em đ�! �ng ý đi lấy chồng thì chẳng khác gì mấy chị ở quê, đời khổ lắm, tất bật suốt ngày mà vẫn nghèo. Như mẹ em mới bốn mươi tuổi mà đã già như người nơi khác vào tuổi sáu mươi. Còn đi học, mấy năm vừa rồi em đều đạt học sinh tiên tiến xuất sắc. Em mơ ước sau này được làm cô giáo để dạy chữ cho trẻ em trong bản em. Em cũng muốn làm bác sĩ để chữa bệnh đau ngực cho mẹ em và chữa bệnh cho mọt người trong bản. Em đã nghĩ thực hiện được mơ ước mới khó, chứ lấy chồng thì chẳng khó gì. Sau nhiều đêm đắn đo suy nghĩ em đã viết đơn đề nghị Ban giám hiệu nhà trường, Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em huyện can thiệp để em được tiếp tục đi học.
Cuối tháng 2 năm 2003, bố em viết thư ra sau khi đồng ý với ông Chủ nhiệm Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em huyện là không bắt em về lấy chồng nữa, trong thư bố em viết là nếu không về thì phải trả cho gia đình Hà Văn L số tiền sính lễ là sáu triệu đồng và em phải trả số tiền đó. Em đang đi học thì làm gì có tiền, bố em muốn ép em về nhà. Em không đồng ý và cũng không có ý kiến gì. Sau đó em gái em viết thư ra khi không thấy em về và hạ số tiền em phải trả xuống ba triệu đồng…
Khi tôi về, cô bé níu lại:
– Cháu chỉ còn biết nhờ chú nói với bố mẹ cháu cho cháu được đi học tiếp, cháu mơ ước sau này được làm cô giáo. Chú hãy giúp cháu nhé!
Mặc dù chưa biết sẽ phải làm thế nào để bố mẹ cô bé thay đổi ý kiến nhưng khi nhìn giọt nước mắt lăn d�! �i trên ! gò má non tơ ngây thơ tôi đã không nỡ chối từ.
Tranh thủ ngày nghỉ tôi tìm vào gia đình em ở Bản Rắn, con đường gập ghềnh khúc khuỷu, chưa đầy bốn mười cây số mà đi xe mất hơn ba tiếng đồng hồ. Tôi đem các loại luật của Nhà nước cho người đàn ông ấy xem, xen lẫn giữa thuyết phục và các biện pháp cưỡng chế nhà nước. Rất may là sau đó bố em cũng đồng ý và cam kết với tôi là cho em đi học không bắt về lấy chồng nữa.
H vẫn được đi học, em vẫn học giỏi, mơ ước của em vẫn ở phía trước.
Hơn một năm sau nhân chuyến đi công tác tôi ghé thăm gia đình em. Bố em lấy rượu mời tôi, anh ta vừa cười vừa nói:
– Suýt nữa thì tôi vi phạm pháp luật!
ĐÁNG ĐỜI
Khu phố nọ mấy hôm nay thì thào chuyện về một người đàn ông bị vợ dùng dao chém vào mông phải đi viện khâu tám mũi. Tôi vốn không mấy quan tâm đến những chuyện ngồi lê đôi mách nhưng nghe nhiều người nói quá thành ra cũng biết được nội dung. Chuyện thật nghe mà cứ như bịa, tôi cứ tưởng nó chỉ xảy ra trên mặt báo, hay là ở đâu đó nơi đô thị ồn ã, không ngờ nó lại xảy ra ngay tại nơi tôi đang ở, nơi mang tiếng là phố nhưng nghèo nàn và xơ xác lắm nằm lọt thỏm giữa hai bên là núi đá cao ngất.
Câu chuyện tôi nghe về một cụ ông, năm nay chừng bảy mươi lăm tuổi. Cụ có đủ con cháu, dâu, rể, gia đình đề huề gia giáo. Cụ có một khu vườn khá đẹp, cây trái quanh năm tươi tốt, một căn nhà khang trang rộng rãi nhưng chỉ có cụ ông và cụ bà ở. Các con của cụ đã xây dựng gia đình và đều ra ở riêng. Một hôm cụ bảo với cụ bà là cần năm triệu đồng để mua lợn giống về nuôi, mua cây giống về trồng trong vườn. Cụ bà đồng ý đưa cho cụ ông cuốn sổ tiến kiện gần hai mươi triệu đồng do hai cụ tích cóp từ của khoai, con gà, con lợn trong nhà và một phần của các con cháu cho nhưng không dùng đến đem đi gửi tiết kiệm. Cụ ông rút toàn bộ số tiền về nhà. Vài hôm sau cụ ông bỏ đi đâu không ai biết. Mọi người nháo nhác đi tìm nhưng không thấy. Chừng hơn một tuần sau, có người mách với cụ bà là đã gặp cụ ông cùng với một đứa cháu làm hộ chiếu đi du lịch sang tận thủ đo Bắc Kinh của Trung Quốc. Cụ bà kiểm tra lại thì không thấy trong nhà và tr! ong họ có đứa cháu nào có hình dáng giống như được mô tả, cô gái tuổi chừng mười bảy, tóc nhuộm màu nâu đỏ, mạc đồ jeans, đi giày khủng bố. Cụ bà và gia đình tức tốc đi tìm theo lời kể lại. Thêm mấy ngày nữa trôi qua vẫn chưa ai gặp được cụ ông. Không ai có thể biết chắc cụ ông đang ở đâu và đang đi về đâu. Có người còn gở miệng nói rằng hay là cụ ông đã bị đứa con gái kia thấy có tiền và giết chết để cướp. Ngày tháng vẫn trôi qua bình lặng, mọi người gần như đã quen với việc cụ ông mất tích thì đột ngột cụ ông trở về. Cụ về lặng lẽ như lúc ra đi, có khác là số tiền gần hai mươi triệu sau bao năm tích cóp đã không còn nữa. Nếu chỉ có thế chưa chắc đã xảy ra chuyện, đằng này cụ lại đem về cả một tập ảnh chụp cảnh cụ với đứa cháu không họ hàng kia thân mật với nhau ở những nơi họ đến bên nước bạn Trung Hoa. Cụ chẳng buồn giấu giếm, coi đó là kỳ công, là chiến tích. Cụ còn tuyên bố khi nào có tiền lại đi nữa. Cụ bà xót của thì ít mà tức giận thì nhiều, và rồi đã to tiếng với cụ ông. Cụ ông to tiếng lại. Hai bên không ai chịu nhường ai, cụ ông đã giơ tay tát vào má cụ bà. Cụ bà vớ được con dao chém về phía cụ ông. Cụ ông nhanh người đã tránh được phần mặt và vai nhưng phần mông đã chậm hơn nên bị lưỡi dao ăn vào. Mọi người vội đưa cụ ông đi bệnh viện và kết quả là bị khâu tám mũi.
Hôm ấy thấy các chị trong cơ quan bàn tán về chuyện cụ ông! , tôi m�! ��i đế thêm vào một câu:
– Các chị thấy thế nào?
Ý tôi muốn hỏi là về phương diện luật pháp khi cụ bà chém cụ ông như vậy thì liệu có bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hay không. Nhưng câu trả lời tôi nhận được thật ngoài sức tưởng tượng:
– Đáng đời ông già, sắp xuống lỗ rồi mà còn…
NGƯỜI THÍCH ĐẺ
H lại mang bầu, cai bụng lùm lên dưới tà áo thụng, cô tung tẩy đi chợ. Có người thắc mắc: "Sao nó lại thích đẻ thế nhỉ?" – Nhiều ánh mắt nhìn H dò hỏi. Còn cô thản nhiên như không nghe thấy gì, không quan tâm gì đến những lơi nhỏ to xung quanh, vô tư đi ngang qua như một người xa lạ.
H là một cô gái đồng quê mộc mạc. Bố mẹ ông bà cô đều gắn bó với đồng ruộng. Cô đã rời bỏ nơi ấy ra đi. Năm mười chín tuổi cô có đứa con đầu tiên sau khi lấy chồng bốn tháng. Cô lấy chồng là để hợp thức hoá cái thai trong bụng, để cô không bị đuổi việc. Chồng cô, một kẻ đáng thương, không hiểu sao anh ta lại chấp nhận mọi sự sắp đặt của cô vô điều kiện, kể cả cái chuyện anh ta phải ngủ dưới bếp để nhường nhà trên cho vợ tiếp người tình cũ. Sau một năm rưỡi cô viết đơn ly dị chồng. Chồng cô, một kẻ có vấn đề, anh ta nhất quyết không bỏ cô, anh ta tuyên bố: "Dù cô đi đâu, lấy ai, cô vẫn là vợ tôi!" Nhưng rồi cái gia đình nhỏ bé ấy đã không thoát được cảnh phân ly. Cô nhận nuôi con. Chồng cô khăn gói tay nải ra đi…
Từ khi bỏ chồng cô chăm chút tới bản thân và chưng diện hơn. Vài người đã đến với cô, mang tình yêu đến cho cô. Rồi đứa con thứ hai ra đời, mọi người chờ đợi cô lấy chồng, nhưng cô chẳng cưới ai cả. Thời gian vẫn trôi, cô đẻ con, cô nuôi, không ai biết bố đứa trẻ ấy mặt mũi thế nào. Cô bị buộc thôi việc với một lý do gì đó chứ không phải đứa th�! �� hai ra đời. Bây giờ cô một nách hai đứa trẻ trong một ngôi nhà nhỏ xíu chỉ nhỉnh hơn cái bếp nhà người khác một chút. Ban ngày không mấy ai thấy mặt cô, đêm về tiếng trẻ khóc và tiếng người đàn ông lạ cho biết rằng trong ngôi nhà ấy đang có người ở. Rồi một hôm không ai thấy mẹ con cô đâu, đêm về vắng hẳn tiếng trẻ con và tiếng thầm thì nhỏ to phả vào đêm, cửa nhà cứ im ỉm khoá. Chừng hai tháng sau cô trở lại, đẹp lộng lẫy như gái chưa chồng. Mấy bà hàng phố nguýt chồng mình khi thấy cô đi qua.
Thì ra cô đã về quê, đã mang hai đứa con về nhờ ông bà ngoại nuôi hộ. Cô bây giờ khác rồi, cô cười, cô nói, con mắt long lanh lúng liếng, đó ai nhìn vào đó rồi mà còn nhớ được đường về nhà đấy. Mọi người lại thầm thì kháo nhau về một điều gì như là phép mầu đã làm cô thay da đổi thịt đẹp lộng lẫy đến vậy…
Thời gian chưa qua được bao lâu, sự bàn tán về cô vẫn còn phảng hương trên môi những người phụ nữ hàng xén thì bụng cô lại phồng lên, và đứa con thứ ba đã ra đời.
Cô vẫn nuôi con một mình, không ai biết mặt mũi bố đứa trẻ. Thời gian sau cô lại khoá cửa và ra đi. Đứa bé được về quê với ông bà và anh chị nó.
Cô trở lại, vẫn đẹp, vẫn duyên dáng như gái son. Mọi người còn chưa biết cô sẽ làm gì thì cô đã có bầu, cái bụng lùm lùm với dáng đi khệnh khạng vung vẩy dường như đã trở thành quen thuộc với mọi người. Nhưng không ai hiểu và lý giải nổi việc cô đẻ nhiều như thế để làm gì khi thu nh! ập từ! việc đi làm thuê của cô nuôi chính mình còn kham khổ nói gì đến nuôi con. Phải chăng cô có ông bà ngoại nuôi con hộ thì cô cứ tha hồ mà đẻ? Có lẽ không phải, bố mẹ cô đã già, với lại họ cũng hoàn cảnh lắm, phải nhờ đến sự đóng góp của cả xóm họ mới có được một ngôi nhà để che mưa nắng… Có người đã nói: "Hay là nó đẻ để cho người nước ngoài làm con nuôi?" Vài người đồng ý với ý kiến này. Ba đứa con cô nhìn trong ảnh của một người đã về chơi nhà cô rồi chụp thì giống với dải khoai héo hơn là một con người khoẻ mạnh. Nhìn cảnh tượng ấy thì có các thêm vàng thì cũng chẳng có ông Tây bà Tầu nào dám nhận làm con nuôi… Lời bàn qua tán lại mãi vẫn chưa đến hồi ngã ngũ. Chỉ có ý kiến của một bà trung niên là được mọi người công nhận là đúng nhất: "Chắc nó thích đẻ, nó đẻ, vậy thôi, chẳng vì mục đích gì!"…
Không hiểu rồi đây đứa thứ tư này của cô có được theo anh chị nó về quê ở với ông bà ngoại không nhỉ ?…
ĐÒI VỢ
Thường thì Toà án là nơi các cặp vợ chồng khi tình cảm không còn nồng thắm nữa tìm đến như là khâu cuối cùng trong sự tan vỡ gia đình. Hay nói một cách nôm na ngắn gọn, Toà án là nơi mà các cặp vợ chồng không còn muốn chung sống với nhau nữa tìm đến để chia tay. Vậy mà đã có trường hợp ngược lại, đến tôi là người trực tiếp giải quyết vụ việc ấy cũng không nghĩ là nó lại xảy ra, đúng là thiên hạ người không việc gì là không thể xảy ra.
Hôm ấy cũng như mọi ngày tôi ngồi xem lại mấy vụ án đang giải quyết thì một cậu bé bước vào. Sau giây phút ngập ngừng cậu run run đưa cho tôi một tờ giấy gấp làm tư được cất giấu kỹ đã nhàu đi đôi chỗ, nét mực nơi nếp gấp đã không còn rõ nữa. Sau khi xem qua những gì viết trên đó, quả thực tôi không thể hiểu nổi những chữ viết trên đó, vừa ngọng, vừa láu không ra nét, có cố luận vẫn không thể hiểu người viết nói gì. Tôi mời cậu bé ngồi xuống ghế rồi để cậu ta nói cho rõ hơn những gì mà tôi không đọc nổi. Cậu ta nói:
“Cháu được bố mẹ hỏi vợ cho từ năm 1997, sau một năm thì làm lễ cưới. Cháu và vợ cháu bằng tuổi nhau và đều còn nhỏ chưa biết gì, về nhà cháu không dám ngủ chung giường với vợ. Được độ một tuần vợ cháu bỏ về nhà bố mẹ đẻ. Gia đình cháu sang đón, vợ cháu không chịu về, bố mẹ vợ cháu đưa ra ý kiến là để vài năm nữa chúng cháu cùng lớn lên rồi hãy sang đón người về. Bố mẹ cháu đồng ý chờ đợi. Còn cháu thì! quên mất là mình đã có vợ. Đến tháng hai vừa rồi vợ cháu đi lấy chồng khác. Bố mẹ cháu sang nhà bố mẹ vợ cháu nhưng họ tránh mặt không gặp. Tức quá bố mẹ cháu làm đơn ra Uỷ ban xã đòi lại số sính lễ đã đưa sang nhà gái gồm: Tiền mặt năm trăm ngàn đồng, thịt lợn năm mươi cân, gạo nếp sáu mươi cân, rượu sáu mươi cân, một đôi vòng tay bằng bạc, hai dây chuyền đeo cổ bằng bạc và tiền công đẻ cho bà mẹ là một trăm hai mươi ngàn đồng. Họ đã không trả lại. Bố mẹ cháu ra điều kiện là nếu không trả thì phải đưa con gái về. Họ không đồng ý. Uỷ ban xã đã không giải quyết vụ việc của nhà cháu còn nói là việc đòi lại sính lễ là không phù hợp với chính sách của Nhà nước. Bố mẹ cháu bắt cháu đem đơn đến Toà án và có dặn là không đòi sính lễ nữa mà phải đòi bằng được vợ về. Cháu mong chú giúp cháu…”
Tôi phì cười khi nghe lời nói ngây ngô của cậu bé, còn cậu thì cứ nghệt mặt ra. Một lúc sau tôi hỏi cậu bé:
– Thế ý cháu có giống với bố mẹ không?
– Cháu thì thế nào cũng được, có vợ cũng thế mà không có vợ cũng vậy.
– Cháu nghĩ thế nào về cuộc sống vợ chồng?
– Cháu không biết, họ thế nào thì mình vậy.
– Cháu có muốn lấy vợ không?
- Đằng nào cũng phải lấy thì lấy sớm bố mẹ lo cho đỡ vất vả hơn.
Hôn nhân là chuyện trọng đại của cả một đời người, nó không những ảnh hưởng đến gia đình và trật tự xã hội mà còn ảnh hưởng tới cả việc nuôi dạy con! cái sau! này, vậy mà cậu ta nói chuyện của mình cứ như chuyện của người khác. Sau khi giải thích cho cậu ta hiểu rằng đề nghị của cậu ta là trái pháp luật của Nhà nước, cậu ta đứng dậy ra về. Tôi nhìn theo thấy lòng mình trống trải, không ra buồn cũng chẳng ra vui. Một lúc sau tôi nhìn lại bàn làm việc của mình mới biết rằng cậu ta còn quên lá đơn ở đó. Lúc này tôi mới xem đến địa chỉ thường trú thì ra cậu ta ở xã Du Già huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang.
MỘT NGÀY ĐI XÓM
Anh bạn là Chủ nhiệm uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em huyện ghé qua.
– Này, ông đi với tôi, có câu chuyện này hay lắm!
Mặc dù đang bận việc nhưng tò mò muốn biết cái hay lắm của bạn là gì nên tôi đồng ý đi cùng.
Anh bạn đưa tôi đến cái xóm nhỏ có chừng mươi nóc nhà nằm chênh vênh trên sườn núi không xa trung tâm huyện là mấy. Những nếp nhà lợp gianh có vẻ tạm bợ sơ sài. Chúng tôi ghé vào một cái nhà có vẻ là khá giả của xóm. Chủ nhà niềm nở đón tiếp. Tôi nhìn quanh chẳng thấy gì có giá trị lớn. Giữa nhà có một đứa trẻ đang ngồi nghịch đất. Anh bạn giới thiệu với tôi:
– Đây là anh V, một người nổi tiếng của xóm Khai Hoang này. Anh ta không chỉ có nhiều nương, nhiều con, nhiều nhà mà còn nhiều vợ nữa.
Để chứng thực cho lời nói của mình anh bạn kéo tôi ra ngoài và chỉ vào căn nhà khác cách đó không xa.
- Kia là nhà vợ già của anh V, bà này sinh được bốn cô con gái, hai đứa lớn lấy chồng từ lâu giờ chỉ còn hai đứa nhỏ ở nhà. Nơi chúng ta đang đứng đây là nhà vợ trẻ, bà này cũng được bốn người con, ba trai một gái. Cô con gái út mới được mười sáu tháng tuổi đang ngồi ở giữa nhà kia kìa. Thằng con trai lớn của người vợ trẻ chưa đủ mười sáu tuổi, nhưng nó đã lấy vợ được ba năm rồi đấy. Thằng thứ hai mới mười hai tuổi, anh V mới lấy vợ cho nó hồi tháng trước. Cả hai cô con dâu nhà này đều hơn chồng nó tới sáu tuổi! 230;
Đầu ngõ thấp thoáng bóng một đứa trẻ địu cỏ trên lưng đang đi vào. Khi nó chào chúng tôi, anh bạn như reo lên:
– Thằng thứ hai nhà này đấy!
Tôi nhìn lại thằng bé, nó xấu hổ địu cỏ ra chuồng bò. Một lát sau có một cô gái địu cỏ đi về. Anh bạn bấm vào tay tôi:
– Vợ của thằng lúc nẫy đấy!
Cô gái xấu hổ đi vội vào bếp.
Khi ngồi uống nước tôi hỏi anh V:
– Anh lấy vợ từ năm bao nhiêu tuổi?
– Mười bốn tuổi.
– Bao nhiêu năm sau thì anh lấy thêm cô vợ trẻ?
– Bảy năm.
– Anh ở suốt bên nhà vợ trẻ không sợ vợ già tủi thân à?
– Tất cả là ở mình, mình cứng rắn cương quyết thì bọn nó chả dám làm gì. Mình thích ở đâu thì ở.
Tôi hỏi chuyện vợ già của anh bởi lúc trước tôi đã được thấy người đàn bà ấy. Nếu anh bạn không nói cho tôi biết trước thì tôi sẽ nhầm chị ta là mẹ của anh V thì có lý hơn là vợ. Nhìn chị tôi thấy già như bà lão sáu mươi tuổi.
– Sao anh lấy vợ cho hai thằng con sớm vậy?
- Người Mông bao đời nay vẫn thế, lấy vợ cho con về để có thêm người làm.
– Vợ nó hơn chồng nhiều tuổi thế, sau này chẳng già hơn nhiều à?
– Lo gì, vợ này già thì lấy thêm vợ trẻ chứ lo gì.
– Vợ chồng thằng lớn đi làm à?
– Vợ chồng nó ở hẳn ngôi nhà trên nương, vài ngày hoặc có khi cả tuần mới về.
Đúng lú! c đó ha! i vợ chồng thằng thứ hai khiêng bó củi đi qua chỗ chúng tôi ngồi. Anh V khoe:
– Như con bé này nó làm nương khoẻ lắm, lại chăm chỉ nên đỡ hẳn bao nhiêu là việc.
– Nhà nước cấm tảo hôn, anh lấy vợ cho con trai sớm thế không sợ bị phạt à?
– Nhà nước phạt làm sao được tôi. – Anh V cười khà khà. – Lấy vợ cho con trai thấy đấy nhưng tôi không cưới hỏi, chỉ tốn ít tiền cho nhà gái, đón về là xong. Ai có hỏi thì mình bảo là người đến làm thuê, pháp luật có cớ gì mà phạt…
Tôi định hỏi anh V nhiều nhiều nữa nhưng anh bạn lại giục về sợ trời tối và hình như là sắp có mưa. Trên đường về tôi bỗng thấy ghét cái bộ mặt anh V, anh ta kể câu chuyện không lấy gì làm tốt đẹp của mình mà cứ dương dương tự đắc như là vừa lập được chiến công hiển hách.
Không biết những đứa con, nạn nhân của tư tưởng lạc hậu ấy sẽ sống thế nào khi chúng phải làm chồng ở tuổi trẻ con!
GIẤC MƠ
– Thành, Công, Mỹ, Mãn đâu?
– A, bố về! – Cả bốn đứa cùng reo lên.
– Quà của các con đây, gói này của Thành, gói này của Công,…
Bố phân phát lần lượt cho chúng mỗi đứa một gói. Hình như chúng không tin vào mắt mình, còn ngỡ ngàng vì sự kiện bất ngờ, tám con mắt cứ trố ra nhìn. Thấy vậy bố nhắc lại:
– Của các con đấy, nhận lấy xem bố mua gì đi chứ. Mãn, lại đây với bố.
Bố mở cái gói bé nhất lấy ra một bộ váy mặc cho cái Mãn. Lúc ấy Thành, Công, Mỹ mới ào đến nhận phần quà của mình. Thành run run gỡ nút buộc, trong đó là một bộ quần áo, một cái cặp và cả đống sách vở. Niềm ao ước bấy lâu của nó nay đã thành sự thực. Đang học lớp năm nó phải bỏ học vì nhà nghèo. Ngày ngày nhìn đám bạn cùng trang lứa tung tăng tới trường nó buồn lắm, nó chỉ mong được đi học dù phải nhịn đói, nhưng mong ước ấy cũng quá xa vời. Nó thương bố mẹ làm quần quật suốt ngày mà chưa được một bữa no, có cái gì ngon lành đều dành cho anh em chúng. Nó ước sao được nhanh lớn để đỡ đần bố mẹ. Nó thương lũ em bé bỏng phải chịu thiệt thòi vì nhà nghèo… Nhiều người thì thầm rằng do bố mẹ nó tham đẻ nhiều nên mới nghèo. Nó không hiểu. Nó chỉ thấy buồn thôi.
Với nó, nghèo đói đã trở thành thân thiết hơn bạn thân thì đột nhiên bố đem về bao nhiêu thứ đẹp làm gì anh em chúng chẳng ngỡ ngàng… Cái Mỹ, cái Mãn súng sính trong bộ váy mới, xinh tươi như hoa đào vào xuân. Thằng Công chững chạc hẳn lên trong bộ đồ jean, bộ quần áo rất hợp với nó. Bố nở nụ cười mãn nguyện nhìn bọn chúng đi đi lại lại. Còn nó vẫn khư khư ôm cái cặp với mấy quyển sách không dám rời.
– Thành! Không dậy đi làm còn ngủ đến bao giờ.
Thành dụi mắt lơ láo nhìn quanh, hoá ra đó chỉ là một giấc mơ. Nó ngẩn mặt ra tiếc rẻ vì chưa được mặc quần áo mới. Mẹ phải giục lần nữa nó mới nặng nhọc rời khỏi giường bước đi vẫn còn xiêu xiêu do ngái ngủ.
ĐÊM TÂN HÔN
Anh bạn tôi là tuyên truyền viên cơ sở vừa đi công tác về đã vội đến nhà tôi chơi, dáng đi tập tễnh tôi chỉ vào chân anh nói đùa:
– Chắc hôm nay ra đường va đàn bà chửa con so nó dẫm vào chân cho nên hôm nay mới cà nhắc thế này.
Anh bạn kéo ống quần lên để lộ cái mắt cá xưng to.
– Chẹo chân. – Anh bạn thủng thẳng. – Chỉ còn hơi đau.
– Có chuyện gì vui không? - Đó là câu cửa miệng của chúng tôi mỗi khi gặp nhau.
– Nhiều lắm. Có chuyện này hay hay. Trước tiên cho uống gì chứ nhỉ.
Hiểu ý bạn tôi mở tủ lấy chai rót đầy hai ly rượu. Anh bạn nâng lên nhấp một ngụm, khà một cái khoái chá rồi bắt đầu kể:
“Tôi vừa đi vừa nhẩm tính kế hoạch làm việc ngày mai thì bỗng “rụp”, tôi nằm ngửa giữa nương ngô. Ngồi dậy rồi tôi vẫn chưa hiểu vì sao bị ngã. Nhìn kỹ mới thấy hòn đá tròn tròn bị tôi dẫm phải đã trật khỏi chỗ nằm lăn sang bên cạnh. Tôi đứng dậy, bàn chân phải đau buốt lên tận óc, nhìn xuống thấy cổ chân xưng to, vậy là bị bong gân rồi. Xung quanh vắng vẻ không có bóng người, mãi tít đằng xa mới có một ngôi nhà. Tôi không còn cách nào khác là phải lê cái chân đau về hướng ấy. Đến nơi, nhà này đang có đám cưới. Tôi bỗng dưng thành khách quý, được ăn cỗ, được uống rượu. Anh chủ nhà còn đi lấy lá thuốc bóp chân cho tôi. Tôi nhủ thầm chẹo chân có lẽ là một điềm may, nhưng sau đó tôi nhớ đến buổi họp sáng mai, đã hẹ dân rồi mà không đến thì lần sau có đem kiệu đến mời chưa chắc họ đã đi cho. Tôi vội vàng cáo từ chủ nhà để ra đi kẻo không kịp đến Uỷ ban xã trước khi trời tối. Tôi vừa đứng lên đã ngã ngay xuống nền nhà, cái chân đau nhức không đứng lên được. Thế là dù muốn hay không cũng phải ở lại.
Đám cưới kéo dài đến chiều mới hết khách, tôi chẳng nhìn thấy cô dâu và chú rể đâu.
Đêm xuống, cả nhà đi ngủ chỉ còn tôi và cậu bé khoảng mười tuổi còn thức, cậu ta chăm chú xem mấy mấy tờ rơi tôi mang theo. Được một lúc cậu ta đứng dậy đi ngủ. Bỗng cậu ta không ngủ nữa mà chạy từ trong buồng ra hét toáng lên:
– Cha ơi! Mẹ ơi!
Cha mẹ cậu cùng dậy bảo cậu hãy đi ngủ đi. Cậu ta nói:
– Có đứa nào ấy nó nằm ở giường của con.
Cha mẹ cậu giải thích cho cậu hiểu cái đứa nằm ở giường ấy là vợ cậu ta. Cậu phải vào ngủ với vợ. Bỗng cậu giãy nảy lên không chịu đi ngủ. Cuối cùng cha mẹ cậu đành phải đồng ý để cậu ngủ cùng với họ.
– Gia đình này ở xóm, xã nào? – Tôi hỏi bạn. – Cậu bé ấy tên là gì? Bố mẹ cậu bé tên là gì?
Anh bạn nhìn tôi soi mói.
– Ông định đưa họ lên đài, lên báo hả? Định bêu xấu người ta chứ gì.
– Tôi không định bêu xấu ai, việc tảo hôn như vậy là sai trái, là đáng phải lên án, cậu hiểu chưa?…
– Tôi không hiểu đấy thì ông làm gì nào. Tôi không nói tên, không nói địa chỉ xem ông có bêu xấu họ được không. Tôi không phải kẻ vô ơn, được ăn, được uống, được người ta lấy lá thuốc bóp chân đau cho, được ngủ lại ở nhà người ta thì không bao giờ tôi để ông đụng chạm đến họ đâu. Tôi sẽ không nói, nhất định là không nói.
Và anh ta đã không nói một lời nào về cái gia đình ấy nữa.
TRẺ EM CƯỚP DÂU
Hẳn nhiều người sẽ nghĩ câu chuyện “Trẻ em cướp dâu” là bịa vì trẻ em thì làm gì được phép lấy vợ, lấy chồng mà đi cướp dâu. Đến bản thân tôi sau khi được chứng kiến tận mắt, được hỏi chuyện, được chụp ảnh mà vẫn chưa tin là chuyện có thật. Và đây là những gì qua tìm hiểu mà tôi biết được:
“Đêm 19 tháng 02 năm 2001 Hầu Thị Xung ở xóm Ngài đang ngủ say thì bị bắt cóc về nhà ông Vừ Chờ Dính ở cùng xóm Trồ xã Lũng Hồ[1]. Khi về đến nhà ông Dính, Hầu Thị Xung mới biết mình đã bị con trai ông Dính là Vừ Mí Vá rủ thêm mấy người bạn nữa bắt về làm vợ. Khi thấy con trai bắt được vợ, ông Vừ Chờ Dính đã đem lễ vật gồm: năm mươi cân thịt lợn, sáu mươi lăm cân rượu, hai bộ áo váy và chín trăm bốn mươi ba nghìn đồng tiền mặt sang trả cho nhà gái để thông báo đã nhận Hầu Thị Xung làm con dâu. Chẳng được bao lâu mối quan hệ giữa Hầu Thị Xung và gia đình nhà chồng nảy sinh mâu thuẫn. Trong vai trò của một nàng dâu thì Hầu Thị Xung vẫn chỉ là một đứa trẻ không hơn không kém, cách nghĩ, cách cư xử, cách làm việc chưa vượt qua được ngọn cỏ, ấy vậy mà bà mẹ chồng lại mong cô làm người lớn, bắt cô làm người lớn. Và rồi ngày 23 tháng 7 năm 2001 cô dâu mới đã không thể ở nhà chồng được nữa đành phải trốn về nhà ở với bố mẹ đẻ.
Câu chuyện sẽ dừng lại ở đây, không mấy người biết, chẳng ai thèm để ý nếu gia đình ông Vừ Chờ Dính không đòi lại số sính lễ đã mang sang nhà gái. Nhà gái đã dùng số sính lễ ấy thiết đãi họ hàng, làng bản, cả nhà trai cũng được ăn cơm, uống rượu ở nhà gái, vậy nên còn đâu mà trả lại. Nhà trai đã viết đơn đề nghị Uỷ ban xã đứng ra giải quyết. Và thế là chuyện “Trẻ em cướp dâu” đã không còn là chuyện của hai gia đình ấy nữa.
Khi tôi được gặp vợ chồng trẻ con này đã không tin vào mắt mình mặc dù biết trước hai đứa đã gần mười bốn tuổi. Anh bạn cùng đi khẳng định rằng hai đứa chưa thể qua tuổi mười một. Bố mẹ hai đứa quả quyết rằng chúng đã mười bốn tuổi. Khi được hỏi tại sao lại cho hai đứa trẻ lấy nhau sớm như vậy, bố mẹ chúng trả lời, phong tục người Mông xưa nay vẫn vậy thì mình làm theo, vẫn chưa sớm đâu, có nhà còn cho lấy nhau từ khi còn bế trên tay ấy chứ…”
Khi ra về tôi thấy lòng nặng trĩu, nghĩ lại cái tục cướp dâu của người Mông được đặt ra từ cái thời nam nữ không được tự do yêu nhau, không được trái với sự sắp đặt của gia đình và ông cậu. Đôi trai gái kia tha thiết muốn được sống bên nhau, chàng trai đã tổ chức một đội quân đi cướp cô dâu về nhà mình. Dựa vào phong tục này, bọn thổ ty, chúa đất thời phong kiến đã cướp biết bao cô gái đẹp về làm vợ, gây bao cảnh đau thương oán thán cho người đời. Thiết nghĩ trong xã hội chúng ta với chế độ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, phong tục cướp dâu của người Mông nên coi là hủ tục và cần loại bỏ ra khỏi nếp sống văn minh.
CHUYỆN ANH CHỊ TÔI
– Cháu chào chú ạ.
Lời chào bất ngờ làm tôi giật mình. Còn trố mắt ra nhìn khi thấy đứa cháu ăn mặc đỏm dáng, tai lủng lẳng hai cái khuyên vàng. Nhà nó vốn nghèo lắm kia mà, những thứ kia lấy ở đâu ra cho nó chưng diện. Bỗng đứa chau nhìn tôi phá lên cười.
– Cháu xinh gái quá hay sao mà chú nhìn kỹ như thế!
Tôi đánh rơi quyển sách xuống nền nhà. Đứa cháu gái nhìn tôi nắc nẻ cười. Tôi chưa biết nói gì thì nó đã bô bô:
– Bố cháu vừa mua nhà, mời chú chiều nay sang cúng thổ công và uống rượu mừng vui với gia đình cháu.
Tôi chưa kịp nói gì thì nó đã chào ra về.
Cũng đã lâu anh em chú cháu tôi chưa gặp nhau, anh bận mải mốt kiếm tiền, còn tôi cũng bận viết lách linh tinh.
Nhìn căn nhà mới của anh chị mới mua trị giá gần bằng mười năm lương công chức của tôi mới thấy anh chị thật tháo vát, giỏi giang. Mới ngày nào với hai bàn tay trắng anh chị dắt díu nhau lên vùng núi non biên giới này làm ăn, nghèo đói rách rưới, khốn khó khổ cực, đã có lần tôi phải thốt lên: “Không biết dưới gầm trời này có còn ai khổ hơn không?!“. Vậy mà bây giờ anh chị đã có nhà, có xe máy đi lại, không chỉ tôi mà nhiều người phải thừa nhận anh chị quá giỏi giang. Từ ngày chị sinh được thằng cu, thoả ước nguyện anh như khoẻ ra, không ngại vất vả khó khăn chăm chỉ buôn bán chắt chiu từng đồng bạc lẻ. Chị quán xuyến việc nhà và dạy lũ con gái nghệ thuật bán hàng (trước kia đã một thời chị làm mậu dịch viên). Lũ con gái đứa nào cũng xinh xắn khéo ăn nói nên hàng chị luôn đắt khách mặc dù giá bán có phần cao hơn người khác. Chi tiêu trong nhà hết sức dè sẻn không hề thừa thãi phung phí. Mỗi người cố gắng một tí, ki cóp một tẹo anh chị đã có được vốn liếng làm ăn kha khá. Những đứa trẻ, đứa nào cũng ngoan ngoãn, gọn gàng sạch sẽ. Trong mâm cơm tôi hỏi chị:
- Cai quản sáu con vịt trời và một ông tướng cướp có khó không, chị?
Chị cười, nét cười đã tươi không nhăm nhúm méo mó như ngày anh chị mới lên đây.
– Bình thường, đứa nào việc nấy tuỳ theo sức lực và khả năng.
Quay sang anh, tôi hỏi:
– Anh có cho đứa nào đi học không?
– Có. Ba đứa nhỏ. Ba đứa lớn phải ở nhà hộ mẹ bán hàng.
– Thế còn thằng út?
– Nó chưa đến tuổi mà. Riêng thằng này dù có phải bán cả gia sản tôi cũng phải lo cho nó học đến nơi đến chốn. Lũ con gái chỉ cần chúng biết chữ, biết tính toán là được.
– Sao anh lại phân biệt đối xử như vậy?
– Con gái là con người ta, lớn lên nó đi lấy chồng phục vụ nhà chồng chứ mình chờ đợi mong ngóng gì.
Xem ra tư tưởng trọng nam khinh nữ trong anh chị vẫn còn nặng lắm, tôi ngồi im, cái ăn trong miệng nhạt hẳn đi, rượu uống vào cứ thấy đầy lên cổ. Đứa lớn của anh chị vừa buông bát đũa đã xin phép bố mẹ và tôi cho đi chơi. Anh chị đồng ý. Nhìn nó ăn diện đỏm dáng, tôi hỏi chị:
- Đầu tư cho con gái nhiều thế chị không sợ thiệt à?
- Ối dào, – chị chép miệng. – Thiệt thòi một chút cũng phải chấp nhận chứ biết làm thế nào được. Chỉ mong sao có đám rước mà gả quách đi cho nhẹ nợ chứ không vài năm nữa ế chỏng ế chơ ra đấy thì khổ cả nó lẫn mình.
– Năm nay chúng nó bao nhiêu tuổi mà chị đã lo ế chồng?
– Con chị mười bảy, con em mười lăm. Mười chín hai mươi tuổi mà chưa lấy được chồng là coi như ế chứ còn gì nữa. Con gái nó có thì, sau này già, xấu xí có ma nó dòm à!…
Chị nói nghe mà xa xót. Chuyện lo con ế chồng ở tuổi hoa niên tưởng đã đi vào cổ tích, bao chuyện đau lòng, bao nỗi bất hạnh xảy ra chỉ vì cưới nhanh cưới tảo hôn không chỉ là chuyện nói rồi cất đi mà nó đã hiện hữu rất nhiều trong cuộc đời này. Mong sao các cháu tôi đừng đứa nào rơi vào “vũng lầy số phận” ấy!
CHUYẾN CÔNG TÁC ĐẦU TIÊN
“Một chuyến đi công tác từ những năm chín mươi lăm của thế kỷ trước.”
Tôi, “lính mới” từ miền đồng bằng sông Hồng lên vùng cao vừa tuyển dụng, được các anh chị trong cơ quan “ưu tiên” cho đi xóm một chuyến để nếm những khó khăn của đồng bào hút heo gió núi. Tôi vui vẻ nhận lời.
May mắn cho tôi là có người cho đi nhờ xe đến trụ sở Uỷ ban xã, sau khi trình giấy giới thiệu và nêu yêu cầu của chuyến đi, anh Chủ tịch Uỷ ban chỉ chỗ cho tôi nghỉ và nói:
– Mai, tôi sẽ cử giao thông đi cùng với cậu. Nói trước là phải đi bộ hơi nhiều đấy. Tốt nhất là nghỉ sớm đi.
Thật khó tả cảm xúc của tôi lúc ấy, đi bộ thì không phải tôi chưa đi bao giờ, tôi đã từng đi bộ sang xóm bên chơi nhà bạn. Các anh chị ở cơ quan nói rằng đi bộ vùng đồng bằng nó khác với vùng cao, đồng bằng đi bộ được thảnh thơi còn vùng cao nó ngược hẳn, khi lên thì mỏi gối khi xuống thì chùn chân.
Tôi trằn trọc mãi mới ngủ được. Khi tỉnh dậy trời đã sáng từ lúc nào. Anh giao thông xã đã nấu xong cơm và đang ngồi đợi.
– Cán bộ ngủ ngon chứ? – Anh ta hỏi khi nhìn thấy tôi.
– Ngủ được anh ạ. – Tôi trả lời. – Sao anh đến sớm thế?
- Đến nấu cơm ăn, cái bụng mà đói thì không đi được đến nơi đâu.
Những buổi chiều thả diều ngoài cánh đồng nhìn dãy núi xanh xanh ở tít đằng xa, mấy đứa bạn cứ ước là có cánh để bay đến đó nhỉ, còn tôi nói sau này lớn lên thế nào tôi cũng phải lên đỉnh núi đó chơi mới được. Không ngờ ước muốn đó hôm nay thành hiện thực. Giờ được dẫm trên đá, ngắm nhìn những ngọn núi cao ngất tôi thấy lòng xao xuyến bởi ước nguyện đã thành hiện thực, bước chân đi cứ nhẹ lâng lâng.
Đi bộ chừng hai tiếng đồng hồ, bước chân đã nặng chĩu, mồ hôi tôi túa ra sau làn áo, tiết trời vùng cao đang mùa hè mà đã lạnh như giữa thu, sáng đi tôi phải khoác thêm cái áo mưa cho khỏi run lên vì lạnh. Tôi đi nhanh lên cho kịp anh giao thông xã, hỏi:
– Sắp đến nơi chưa, anh?
– Phải đi một lúc nữa. Cái chân cán bộ đi giỏi gần bằng chân mình.
Tôi định đề nghị nghỉ một lát, được anh khen bỗng dưng thấy bước chân mạnh hẳn lên không muốn nghỉ nữa.
– Cán bộ cầm cái que này mà gạt lá ngô không nó cào cho ra máu đấy.
Chúng tôi đi giữa rừng ngô. Ngô bạt ngàn cao quá đầu người, ấp những cái bắp non trong bẹ. Quê tôi cũng có trồng ngô nhưng ngô nơi này cao hơn nhiều, thân mập hơn, lá dài hơn và bắp cũng to hơn. Mải ngắm cây ngô tay tôi đã bị mấy vết xước rướm máu.
– Sắp đến rồi! – Anh giao thông xã chỉ về phía trước. - Kia kìa!
Tôi nhìn theo tay anh chỉ, thấy một ngôi nhà lợp gianh chỉ nhỏ bằng cái lều chăn vịt ở quê tôi nằm lọt thỏm giữa bốn bề ngô xanh. Một ông già bước ra khi chúng tôi đến cửa. Anh giao thông quay lại bảo tôi:
– Ta vào nhà đi!
Tôi vào nhà, ngồi lên cục gỗ đẽo vuông làm ghế. Ông già với cái túi trên cột lấy một nắm chè đến bên bếp bỏ vào cái vung để ngửa lên hơ trên than hồng. Đến giờ tôi vẫn chưa tin rằng đây là ngôi nhà, giường nằm là mấy tấm gỗ kê sát vào nhau, phía trên trải cái chiếu rách mất gần nửa, một cái chăn chiên cũ kỹ ám khói và bụi bẩn đến mức không còn biết nó mà gì nữa và còn te tua rách. Vách nhà được thưng bằng những cây trúc nẹp lại, có vài chỗ bị hỏng được thay thế bằng những cây ngô khô từ vụ trước. Trong nhà không thấy có lương thực dự trữ. Tôi hỏi thì anh giao thông xã nói:
– Nhà này hết ngô từ lâu rồi.
Trên vùng cao đồng bào chỉ trồng được cây ngô làm lương thực chính, nay ngô hết thì biết ăn cái gì?… Có tiếng í ới ngoài cửa tôi vội nhìn ra thấy hơn mười đứa trẻ, đứa lớn nhất khoảng mười bốn tuổi, đứa nhỏ nhất khoảng một tuổi. Anh giao thông xã ghé tai tôi nói nhỏ:
– Con cháu nhà này cả đấy.
Tôi ngạc nhiên nhìn chúng một lần nữa. Đứa lớn cõng đứa bé, đứa cởi trần đứa mặc áo, tất tật mười hai đứa. Có ba đứa tay đang cầm bắp ngô non chưa luộc nhai ngon lành, sữa ngô còn tứa ra hai bên mép.
– Ba đứa lớn là con của ông già này đấy.
Anh giao thông xã nói tiếp. Tôi nhìn lại ông già, thì ra ông vẫn còn trẻ, chưa qua tuổi năm mươi, vậy mà tôi cứ tưởng ông phải bảy mươi tuổi. Tôi định hỏi nhà ông còn đứa con nào nữa không thì anh giao thông xã đã nói:
- Đợi một tí. Thằng Mua là đứa lớn của ông già, nó đang cùng vợ đi dựng cây ngô đổ, cũng sắp về rồi.
Tôi ngạc nhiên:
– Vậy còn người vợ kiến nó ra Toà xin ly hôn?
– À, nó là vợ già của thằng Mua đấy, lấy nhau từ lúc mới mười ba mười bốn tuổi. Sau này nó lấy thêm cô vợ trẻ. Chín đứa trẻ còn lại là con của cả hai bà vợ đấy, vợ già năm, vợ trẻ bốn,…
Tôi kể lại chuyến công tác đầu tiên cho bạn nghe, anh ta thở dài nói:
– Đẻ nhiều như thế làm gì mà chả nghèo, chả đói!…
CHIỀU CUỐI NĂM
– Chú ơi, chú cố giải quyết hộ cháu đi chú!…
Cô bé cứ bám lấy tôi mà van nài năn nỉ, bực mình tôi quát:
– Về mà nói với bố mẹ cô.
Nó co dúm người lại, thật tội nghiệp, tôi bỗng thấy hối hận vì đã nặng lời.
Chuyện xảy ra cách đây bốn năm, lúc ấy nó mới mười bốn tuổi, cái tuổi chưa qua thời trẻ con. Một hôm bố mẹ cho nó bộ quần áo đẹp và bảo cùng đi chơi, nó vui vẻ đi cùng. Đến một ngôi nhà cách nhà nó hai vạt nương, bố mẹ đi vào, nó cũng đi theo. Mấy người trong nhà ấy chào đón xởi lởi nhiệt tình lắm. Nó chẳng quen ai nên bám riết lấy mẹ. Một lúc sau gia đình dắt ra một thằng bé nhỏ hơn nó mấy tuổi, thằng bé kia cũng bám lấy mẹ không rời. Khi người đàn bà đẩy thằng bé về phía nó thì bàn tay thằng bé còn cố bám chặt lấy gấu váy và khóc tướng lên. Người đàn bà đến gần và cho nó một chiếc vòng bạc rất đẹp. Nó thích lắm nhưng không dám nhận. Mẹ nó phải nhận hộ và đeo vào cổ tay cho nó. Nó sung sướng ôm chặt cái vòng bạc vào lòng. Mẹ thằng bé kia hỏi nó có muốn làm con dâu của gia đình không? Nó chưa biết làm con dâu là như thế nào nhưng thích cái vòng bạc nên nó gật đầu. Mọi người nói nhiều chuyện vui, nó không hiểu là chuyện gì và thấy ai cũng cười. Khi ra về bố mẹ nó còn mang theo bao nhiêu thứ gùi nặng hai quẩy tấu. Nó vẫn ở nhà với bố mẹ, chỉ thỉnh thoảng đi giúp gia đình đã cho nó vòng tay mấy ngày rồi lại về. Trong một lần đi giúp làm nương nó đã bắt quen với Tẩn A Hậu. Hậu hơn nó hai tuổi và làm nương khoẻ như một con ngựa tốt. Khi về nhà bỗng nó thấy trống vắng trong lòng, thấy buồn vu vơ không hiểu vì sao. Nó muốn được thấy A Hậu. Nó muốn được gần A Hậu… Mấy chị lớn hơn bảo với nó khi thấy được như thế đã là yêu rồi. Thế thì đúng nó đã yêu A Hậu mất rồi. Nó bỗng thấy thích được đi lấy chồng, được đi bên chồng như mấy chị, nó muốn được đi bên A Hậu. Năm nay nó sang tuổi mười tám rồi, nhiều người lấy chồng còn nhỏ tuổi hơn nó kia…
Nó đang mơ tưởng đến hạnh phúc gia đình thì bỗng gia đình đã cho nó vòng bạc đến nhà và cấm nó không được gặp mặt A Hậu nữa, vì nó đã đồng ý làm con dâu nhà ấy rồi thì không được làm con dâu nhà nào khác. Con trai nhà họ năm nay mới mười bốn tuổi, nó thấy gai lạnh khi nghĩ đứa trẻ mắt đầy nhử kia sẽ là chồng mình, sẽ đi cùng nhau trên đường, sẽ nắm tay nhau, sẽ ngủ chung giường… Gia đình kia sang nói được đón nó về nhà để dạy dỗ. Nó không đi. Họ bảo nếu không đi thì phải trả lễ vật cho nhà họ và phải trả gấp hai lần số lễ vật đã nhận về. Phong tục xưa nay là vậy và nó không thể làm khác đi được. Nó biết họ đòi lễ vật cũng là để bắt ép nó về nhà họ bởi nhà nó hiện giờ cái ăn đã không còn thì lấy đâu ra tiền mua lễ vật trả cho nhà người ta. Bố mẹ nó không còn cách nào khác là hối nó về nhà người ta cho xong chuyện. Nó không nghe. Đã hơn một lần nó lên rừng hái đủ chín lá ngón, nó muốn chết đi cho đỡ khổ. Nhưng rồi chết cũng không đành, có người mách thế là nó viết đơn ra Toà án để xin được về làm vợ chồng với Tẩn A Hậu.
Lúc đầu đọc lá đơn tôi bật cười nhưng sau lại cảm thấy chua xót, có cái gì nghèn nghẹn đau đau nơi cổ. Phải khó khăn lắm tôi mới giải thích được cho nó hiểu là không ai có quyền ngăn cản nó và Tẩn A Hậu đến với nhau, thành chồng thành vợ. Còn chuyện yêu sách, của cải trong hôn nhân Nhà nước đã cấm, theo luật thì nhà kia không có quyền đòi lại nữa.
Nó ra về khi tia nắng cuối ngày chỉ còn vương lại trên con đường đất đỏ. Thoáng một cái bóng nó đã khuất sau cây đào đang hé nụ. Vậy là mùa xuân đã về!
CÙNG NHAU ĐI… ĐẺ!
Nghe bạn bè nói chăm bà chửa khó lắm, tháng cuối cùng chăm không khéo sẽ ảnh hưởng đến thai nhi và người mẹ, khó có thể chiều được bà chửa lúc này, hơi tí là cáu, hơi tí là gắt,… và vẫn phải ngậm tăm, vẫn phải nhẫn nhục lắng nghe, vẫn phải phục dịch… Sau nhiều đêm suy nghĩ tôi đi đến quyết định và đã mời được hai bà thông gia nội ngoại đến chăm con chăm cháu để yên tâm chắc chắn rằng có các bà kinh nghiệm đầy mình thì không phải lo gì nữa. Ấy vậy mà…
Buổi sáng, tôi được giao ở nhà chăm sóc vợ một ngày để hai bà đi thăm dì tôi bị ốm. Từ chối chắc là không được nên tôi vui vẻ nhận lời và nhủ thầm trong bụng là chắc chẳng có chuyện gì xảy ra đâu.
Đang ăn cơm bỗng vợ tôi buông đũa, cái bụng hình như không ổn lắm nó đang lên cơn đau. Sao không đợi đến ngày mai hẵng đau mà lại chọn đúng lúc này thì chết người ta rồi còn gì.
Chẳng cần hỏi han thêm cho lắm chuyện tôi đưa luôn vợ đi bệnh viện. Đến khoa sản thì vợ tôi không còn thấy đau nữa. Tôi thở phào nhẹ nhõm định đưa vợ về thì bác sĩ khuyên nên ở lại kiểm tra thai nhi để đề phòng bất chắc có thể xảy ra. Tôi vui vẻ ngồi thư giãn chờ đợi vợ tôi đến lượt khám. Ngay bên cạnh tôi có hai người đàn ông hết đứng lại ngồi, hết ngồi lại đứng bồn chồn lo lắng nhìn vào phòng hộ sinh. Bên trong ấy đang vẳng ra tiếng người phụ nữ đau đớn đang rên lên từng chặp. Chẳng cần hỏi thì tôi cũng biết là họ đang đợi ! giây phút đứa con chào đời. Nhưng sao họ lại lo lắng thái quá đến vậy? Con mắt tôi rất nhạy cảm với những việc bất thường nên khi thấy hai người đàn ông này tôi không thể không tò mò được. Nhìn họ đã thấy tức cười rồi, biết đâu có điều gì lý thú trong chuyện này thì sao. Bước đầu phải “tiếp cận đối tượng”, tôi kéo tay anh chàng đứng gần:
– Này, lo lắng như vậy chẳng ích lợi gì đâu, tốt nhất là ngồi xuống đây và chờ đợi.
Vợ tôi nói xen vào:
– Đúng đấy, tốt nhất là anh nên ngồi xuống. Lo lắng không giúp được gì cho chị nhà đâu.
Hiệu quả tức thì, anh ta ngồi xuống. Không bỏ lỡ cơ hội tôi hỏi luôn:
– Vợ anh đẻ con đầu hay con thứ?
– Con thứ anh ạ. Đứa đầu tiên là gái.
– Vợ anh vào viện lâu chưa?
– Vào đây từ ban sáng, đợi mãi đến bây giờ vẫn chưa thấy đẻ.
- Anh kia là ai vậy?
- Bố vợ em đấy.
- Thảo nào trông ông có vẻ lo lắng tệ.
- Vâng, mẹ vợ em cũng đi đẻ và đang ở trong ấy.
- Hả???
Sự kiện bất ngờ làm tôi sửng sốt. Anh con rể dường như xấu hổ cúi mặt không nói gì. Ông bố vợ không đứng ! lên đi ! lại như lúc trước nữa mà đã ngồi yên ở đầu ghế đối diện.
Tất cả cùng im lặng chờ đợi.
Cửa phòng bật mở, vị bác sĩ bước ra. Vợ tôi đứng dậy tưởng sẽ được vào khám, nhưng không, vị bác sĩ đi thẳng đến bên hai người đàn ông tội nghiệp.
- Chúc mừng hai bạn, hai chị nhà đã mẹ tròn con vuông.
- Trai hay gái hả, bác sĩ? – Hai người đàn ông bật đứng dậy hỏi dồn như sợ chậm tí nữa vị bác sĩ sẽ biến mất vậy.
- Hai cô công chúa!
Hai ông bố như hai quả bóng đang căng bị xì hết hơi xẹp xuống đau đớn. Qua cơn sốc ông bố vợ đùng đùng đem tất cả chăn màn và tư trang mang theo về nhà. Anh con rể giữ lại không được đành đứng nhìn dáng bố thất thểu đi ra cổng bệnh viện và tiếng trẻ con khóc đuổi theo. Vợ tôi ngồi bên cạnh buông một câu:
- Hắn ta có phải là người không nhỉ?!
Sau này được biết hai kẻ mà tôi gặp ở bệnh viện hôm ấy đều mang trong mình dòng máu khát con trai mà vợ họ lại đẻ toàn con gái. Ông bố vợ hôm đón đứa con gái thứ tám chào đời đã đùng đùng bỏ về thả hết đàn gà mà! dự đ�! ��nh là để bồi bổ cho vợ, cho “thằng cu” nó mập… và bắt vợ ăn uống rất kham khổ.
Giờ tôi mới hiểu câu nói hôm ấy của vợ: “Hắn ta có phải là người không nhỉ??!!”
MƠ ƯỚC ĐỔI ĐỜI
– Không ăn đi còn ngồi nhìn cái gì?
Con chị mười ba tuổi nạt con em tám tuổi.
– Ứ, em muốn ăn thịt cơ.
– Vẽ, có cơm mà ăn đã là tốt lắm rồi. Mày không thương bố mẹ cực nhọc làm lụng, dãi nắng dầm mưa mới có được bát cơm để ăn sao?!
– Nhà người ta ăn toàn thịt, nhà mình ăn toàn rau, em ứ ăn nữa đâu… hu… hu… hu…
Con em buông bát xuống bàn đánh bịch và ngồi tức tưởi khóc. Con chị nhìn em lắc đầu không nói gì, bởi nó thừa biết con em khóc chán rồi lại ăn. Giá như hôm khác nó sẽ nịnh con em mấy câu cho hết khóc nhưng hôm nay còn bao nhiêu là việc nên nó mặc kệ, khóc làm sao được mãi, mệt rồi khác phải nín.
Hôm nay mẹ nó đi viện đẻ em bé, bố nó phải chăm sóc mẹ nên mọi công việc lớn bé ở nhà đều dồn vào tay nó. Năm đứa em của nó được ngày thả cửa nghịch ngợm, đánh nhau chí choé, om sòm cả góc cái xóm tĩnh lặng. Nếu bố nó không về lấy cơm và quần áo cho mẹ nó thì cái om sòm kia còn lâu mới đến hồi chấm dứt. Lũ trẻ mỗi đứa làm một việc, gọn gàng tươm tất. Một ngày trôi qua nặng nề, mẹ chúng vẫn phải nằm viện.
Ngày hôm sau bao vất vả lại đổ lên đầu con chị, lũ em lại được dịp nghịch ngợm, quậy phá và khóc lóc. Con chị không quán xuyến nổi nên đành mặc kệ những cái mồm kia tha hồ mà gào hết cỡ, ai điếc tai hay khản cổ cũng mặc. Sự lộn xộn ấy đã không kéo dài vì mẹ chúng đã đẻ em bé và được đưa về nhà. Bố chúng xếp lại trật tự gia đình, con chị đỡ vất vả hơn, lũ em bớt hẳn om sòm cãi cọ. Nhưng nhà chúng vẫn nghèo!…
Một hôm tôi đến chơi gặp anh và các cháu ngồi bóc hành thuê, cái vị cay xông lên làm mắt tôi ngấn nước. Thùng hành có sự hiệp sức của cả nhà đã đầy lên nhanh chóng. Anh cho biết cả thúng hành được bóc với bao vất vả, nhưng tiền công thì chả đáng là bao, bình quân đầu người làm cật lực cả ngày cũng không nổi ba ngàn đồng. Nhưng nếu không làm thì không kiếm nổi một xu rách…
Đang ngồi vui chuyện tôi hỏi anh:
– Sao anh không đẻ ít thôi cho đỡ khổ?
Anh cười:
– Hết khổ rồi! – Anh chỉ tay vào thằng bé đang nằm ở giường. – Có nó là đời mình hết khổ.
Chả là hồi xưa có lần anh đi xem bói, thầy bói phán anh sinh nhầm phải giờ xấu, cuộc đời mới long đong lận đận nhưng sau này về già sẽ sung sướng nhờ vào cái tài của cậu con trai. Oái oăm thay anh sinh toàn con gái. Những cố gắng của anh để vươn lên toàn thất bại. Anh tin lời thầy bói nên cố đẻ. Không đẻ được thằng cu thì đời anh sẽ chung thân với khổ cực nghèo đói. Và rồi đến đứa thứ bảy cũng toại nguyện.
Thằng quý tử của anh đang nằm ngủ ngon lành trên giường, không biết sau này anh sẽ được nhờ mấy phần từ nó nhưng hiện tại anh lo đủ cơm áo cho lũ con cũng đã bạc mặt, cháy tóc và rột cả người!
QUYẾT CHÍ RA ĐI
– Sắp đến thành phố chưa hả anh?
Tôi định nói: “Hỏi gì mà lắm thế!” nhưng kìm lại được vì từ lúc lên xe tới giờ chị ta đã hỏi tôi câu ấy mấy lần liền. Tôi định không trả lời nhưng như thế thì bất lịch sự quá.
– Cứ ngồi yên đấy đi, chiều mới tới thành phố. – Giọng tôi hơi xẵng.
Ngồi được một lúc chị ta lại quay sang tôi ý chừng muốn hỏi sắp đến thành phố chưa. Thấy vậy tôi giả vờ ngủ, chị ta đành ngồi yên. Đến đoạn đường xấu, ổ gà ổ voi làm xe cứ nhẩy chồm chồm như lên đồng, tôi buộc phải mở mắt để bán vào thành ghế để giữ thăng bằng, chị ta đang định hỏi thì tôi hỏi trước:
- Đây là lần đầu tiên chị đi thành phố phải không?
Thấy tôi hỏi chị ta xúc động dốc bầu tâm sự:
– Vâng, đây là lần đầu tiên, em chưa biết thành phố như thế nào. Đi qua mấy chỗ có nhiều nhà em cứ tưởng là thành phố…
– Chị đi thành phố có việc gì?
– Chả giấu gì anh em đang đi tìm việc làm. Nhà em đông người quá chỉ trông vào mấy mảnh ruộng thì không đủ ăn, mỗi năm thiếu đói đến mấy tháng.
– Nhà chị có bao nhiêu người?
– Hai vợ chồng em và bảy đứa con.
– Gớm, sao chị đẻ nhiều thế?
Không trả lời câu hỏi của tôi, chị ta cúi mặt rồi quay ra ngắm hàng cây ven đường. Tôi cũng ngả người ra ghế thiu thiu ngủ… Tôi đang ngủ thì bị chị ta lay dậy.
– Phía xa kia có phải là thành phố không, anh?
– Phải. Chị có quen ai ở đấy không?
– Em có một đứa bạn hồi nhỏ thường đi chăn trâu với nhau. Xưa kia nhà nó rách rưới nghèo khổ lắm. Mới năm ngoái nó bỏ quê ra thành phố, lúc đi chỉ có hai bàn tay trắng. Vậy mà hôm vừa rồi về quê nó khoe là làm ăn được, vàng đeo đầy tay. Nó mua cho mẹ nó cái ti vi đẹp lắm, cả xóm đến xem. Nó nhìn gia cảnh nhà em ái ngại. Nó mời em đi làm ăn với nó, tuy chẳng giàu nhưng cũng gấp vạn lần ở quê. Em suy nghĩ rất nhiều. Đất quê em không thiếu nhưng sức người như gia đình em chỉ đánh vật với mấy mảnh ruộng cũng đã bở hơi tai. Chỉ có mấy mảnh ruộng thôi thì năm nào cũng đói còn mơ gì đến chuyện làm giàu. Muốn mở rộng sản xuất phải có sức trâu thay sức người, nghĩ vậy em mới bàn với chồng cho em đi làm với đứa bạn một thời gian kiếm đủ tiền mua một con trâu thì em về. Lúc đầu chồng em phản đối nhưng nghĩ đến tương lai của bọn trẻ rồi cũng đành vậy xem có khá hơn được không. Thực lòng mà nói em cũng chẳng muốn xa quê, xa lũ trẻ, cực chẳng đã mới phải làm như vậy.
Tôi bỗng thấy mình hẹp hòi so với tấm lòng của chị. Cảm giác xấu hổ xâm chiếm làm tôi bớt kiêu căng. Nếu ở trong hoàn cảnh của chị liệu tôi có đủ can đảm để ra đi như chị không?! Tôi bắt đầu thấy kính trọng người phụ nữ này.
Bất giác tôi chợt nghĩ giá mà chị ta không đẻ nhiều như thế thì chắc hẳn đã không phải khổ như vậy, không phải rời bỏ quê hương ra thành phố hòng kiếm tiền về mua một con trâu để cày ruộng.
VỢ CHỒNG TRẺ CON
– Con về nhà xem thế nào, vợ thằng Kiên sắp đến ngày chuyển dạ, cần gì thì giúp nó.
Mẹ tôi thì thào những lời yếu ớt, cái dáng gầy gần như dán chặt xuống giường cố nhỏm dậy để nói. Tôi vội giữ lấy cái tay đang cắm kim truyền, lọ đàm được treo lên từ sáng mới vơi đi gần một nửa. Mẹ định nói nữa tôi đã vội gật đầu như đã hiểu. Mẹ nằm im. Tôi nhờ cô bạn là y sĩ trông mẹ hộ rồi vội vã về nhà. Tôi biết tính mẹ hay lo, mẹ coi vợ chồng thằng Kiên là những đứa trẻ, mẹ chăm chút từng ly từng tí một cho chúng, nhiều lúc tôi phải nhắc mẹ rằng chúng nó đã lớn nhưng mẹ gạt đi bảo vẫn chưa biết gì. Công bằng mà nói chúng vẫn chưa thành người lớn, vẫn là trẻ con từ tuổi đời đến trường đời.
Kiên là em trai tôi, năm nay nó mười bảy tuổi. Đang học lớp mười một thì nó bỏ học về nhà lấy vợ. Vợ nó mười sáu tuổi, học lớp mười. Mọi người khuyên bảo nó không thèm nghe. Tôi nói phải học tiếp để sau này làm cán bộ thì nó nổi khùng: “Nhà mình chỉ cần anh làm cán bộ là đủ, tôi không cần, tôi cần lấy vợ.” Nó vẫn đi học và chuyện lấy vợ của nó cứ tưởng là nó chỉ nói chơi, ai ngờ thời gian sau nó đem về nhà một cô bé với cái bụng lùm lùm. Mẹ tôi đành chạy ngược chạy xuôi sắm cái lễ mang sang bên nhà gái và nhận cô bé về ở nhà mình. Thế là nó có vợ, chẳng cần cưới xin đình đám gì. Mẹ tôi có con dâu, nhà tôi có thêm người ở trong hoàn cảnh không còn cách nào khác. Ấy thế mà có người còn khen: “Lấy vợ như thằng Kiên là khôn, chẳng tốn kém gì vẫn có vợ đàng hoàng.” Nó được nêu lên như là điển hình để cho những cậu con nhà nghèo không có tiền tổ chức đám cưới học tập. Và tôi, đương nhiên trở thành phe đối lập với nó, thành phần tử bị mọi người chê bai. Gần ba mươi tuổi chưa lấy vợ là một điều khó có thể chấp nhận được.Và mọi người cứ tự cho họ cái quyền lên lớp dạy tôi là phải thế này, phải thế kia… nói thánh tướng gì rồi cuối cùng vẫn chốt lại một câu: “Phải lấy vợ ngay đi không thành kẻ hâm đấy!” Và họ coi chuyện lấy vợ của tôi là chuyện phải lo ngay trước mắt, phải nhanh hơn cả nhà cháy nước lụt. Họ còn nói: “Về nhà mà bảo thằng Kiên nó dạy cho ! cái khoản tán gái ấy, nếu không đến già vẫn không lấy nổi vợ đâu em ạ!…” Tôi thấy tức giận đầy lên cổ, kẻ làm trái pháp luật trở thành người hùng, còn con người tiên tiến lại bị chê là lạc hậu. Rất may tôi đi làm và ở lại cơ quan chỉ thảnh thoảng mới về chứ nếu không khó mà sống nổi trước những “lời vàng ý ngọc ấy”.
Con đường vào nhà xưa kia lầy lội giờ đã được bê tông hoá sạch sẽ và đẹp. Không hiểu sao về gần đến nhà tôi bỗng thấy ngại đặt chân lên con đường sạch đẹp ấy, tôi thấy ngại gặp người quen bởi thấy mặt tôi lần nào là họ hỏi thăm về chuyện vợ con ngày ấy và rồi họ ca luôn một bài ca mà lần về trước tôi vừa được nghe chính từ miệng họ. Nhưng lời mẹ buộc tôi phải về nhà chứ không thể làm khác được.
Vừa về đến ngõ, tiếng lợn rít, tiếng gà đá nhau inh ỏi trong chuồng, còn chủ nhà vẫn chưa thèm ngủ dậy. Tôi nhìn đồng hồ, mười giờ kém năm phút. Tôi bước vào trong nhà thấy các thứ bày la liệt tung toé khắp nơi. Mẹ mới ốm có vài ngày đã thế này, rủi thay nếu mẹ có mệnh hệ gì thì tôi không tưởng tượng nổi có còn gọi đây là nhà nữa không.
Vợ chồng thằng Kiên vội vàng vùng dậy khi thấy tôi vào nhà len lét nhìn. Con vợ nhanh nhảu:
– Em bảo anh ấy dậy cho lợn ăn và thả gà ra nhưng cứ nằm lì, em phải gọi mãi…
Thằng chồng vội phân bua:
– Hôm qua nó không ngủ được, không cho em ngủ, sáng ra mới chợp mắt được một tí…
Hai đứa kể tội nhau với tôi như trẻ con mách mẹ. Tôi thấy tức chứ không buồn cười. Vậy mà có lúc tôi nghĩ: “Mẹ đã già thường hay đau yếu, thằng Kiên lấy vợ cũng tốt, có người chăm sóc mẹ.” Nhưng giờ đây tôi nhận ra rằng: “Mẹ sẽ còn khổ nhiều với vợ chồng trẻ con này!”
AI LÀM… TÔI… NGHÈO!
Ai làm cho khói lên trời
Cho mưa xuống đất cho tôi kiếp nghèo!…
Ông trưởng xóm Sủng Trái A xã Sủng lẩm nhẩm đọc câu thơ này khi đi cùng tôi đến thăm một gia đình đông con Trái của xóm[2]. Nghe ông giới thiệu tôi bỗng thấy nghi ngờ lời nói của ông, trên đời này không có gia đình nào nghèo đến như thế.
Lòng vòng theo con đường dân sinh chừng mười lăm phút qua mấy cái nương ngô đến một căn nhà bé tẹo và xiêu vẹo. Nhìn một lượt từ bên ngoài có lẽ không nên gọi đây là căn nhà bởi bức vách được thưng từ lâu đã thủng lỗ chỗ, ra vào không cần qua cửa. Trên mái là tấm bạt màu xanh cố che vẫn chưa kín mái gianh mục nát. Trong nhà không có vật nào đáng một trăng nghìn. Trên cái giường ọp ẹp hai đứa trẻ đang ngon giấc. Ông trưởng xóm chỉ vào tấm bạt và nói:
– Nó vừa đi vay về che lên đấy, trước kia mái nhà trông giống hệt cái sàng mèn mén.
Thấy tiếng người lạ hai đứa trẻ nhỏm dậy ngơ ngác nhìn.
– Bố mẹ chúng đâu? – Tôi hỏi.
– Bố mẹ chúng, ba đứa lớn đi đập đá thuê. – Ông trưởng xóm trả lời. – Trời nắng thế này mà mẹ chúng còn địu theo cả đứa út mới hơn một tuổi. Hai đứa này hôm nào cũng phải ở nhà với nhau từ sáng đến tối mịt.
– Hai đứa này ăn uống thế nào?
– Trước khi đi mẹ chúng làm mèn mén để lại. Khi nào đói thì tự lấy mà ăn.
– Nhà này có nương không?
– Có. Nhưng ít lắm, thu ngô về không đủ ăn vài tháng.
– Việc đập đá của họ thu nhập có khá không?
– Cũng chẳng ăn thua gì đâu, làm cả ngày không ăn cơm cũng chỉ được có mười nghìn một người, còn nếu họ nuôi ăn thì chỉ còn năm hoặc sau nghìn là cùng.
– Xóm ta không vận động sinh đẻ có kế hoạch à?
– Có chứ. Chỉ gia đình này là vận động mãi năm ngoái vợ nó mới đi đặt vòng. Nhưng giờ cũng đã bảy tám miệng ăn rồi. Chắc nghèo mãi thôi!
Ông trưởng xóm thở dài rồi lại lẩm nhẩm đọc: “Ai làm… tôi… nghèo!”
HIỆN ĐẠI
Đứa cháu vừa ở quê ra chơi. Nó khoe:
– Quê mình có điện rồi chú ạ. Ti-vi, vi-de-o xem cả ngày, có cả ka-ra-ô-kê nữa, già trẻ đều hát được!…
Quê tôi vùng núi non heo hút, xưa kia nghèo đói lắm, đêm đêm leo lét ánh đèn mỡ lợn, sau đó là đèn dầu hoả đã là sáng lắm rồi, bây giờ có điện… nghe mà rạo rực trong lòng. Người dân quê tôi vốn ít tham vọng và cũng không sành ăn chơi, ngày ngày chỉ mong sao có đủ hai bữa no và cuộc sống yên bình. Tôi có cảm giác rằng đời sống tinh thần ngời dân quê tôi hơi nghèo và đơn điệu. Nghe đứa cháu nói đến sự bung ra của bao nhiêu dịch vụ làm tôi nghi ngờ, hay chăng người dân quê tôi đã nhịn bao ngày giờ uống cho đã khát!…
Đứa cháu vẫn chưa bước qua cái tuổi thơ ngây nghịch ngợm mặc dù nhìn nó cũng ra dáng người lớn… Nó cười đùa suốt ngày và hỏi chúng tôi bao nhiêu là chuyện ríu ra ríu rít như con chim non. Chính cái nét hồn nhiên trẻ con của nó đã làm không khí gia đình tôi ấm áp lên nhiều. Một hôm vợ tôi ghé tai nói nhỏ:
– Anh ơi, hình như cái Mai đang nghén!
– Cái gì?! – Tôi bắn người lên như bị điện giật. – Nó còn trẻ con, chưa đủ mười sáu tuổi.
– Em mới đang nghi, mấy hôm nay nó nôn khan suốt, cơm không chịu ăn.
Tôi im lặng bởi đã không để ý, chỉ thấy con bé kêu mệt, tưởng nó bị cảm. Ai ngờ!…
Một cuộc xét hỏi được tiến hành, lúc đầu con bé chối đây đẩy, sau cùng nó cũng phải thừa nhận là… đã một lần. Nó nói thế này: “Mới một lần thì có em bé thế nào được!” Căn giận thay cho sự ngây ngô của nó.
Giờ xảy ra cơ sự thế này thì biết trách ai đây? Bố mẹ nó? Không phải, họ đâu có quyền nhốt con gái ở trong nhà. Còn trách nó? Nó đâu biết rằng làm như vậy sẽ dẫn đến những hậu quả tai hại khôn lường. Và có chăng là… Thôi đúng rôi! Thảo nào khi mới ra chơi nó lại nói ngay đến cái bọn vi-de-o, ka-ra-ô-kê một cách thành thạo đến thế. Do một chút tò mò đã để lại hậu quả.
Dù rất đau đớn và căm giận tôi cũng đành phải đồng ý với vợ là cho nó đi bệnh viện. Vì ở lứa tuổi của nó thì không có cách giải quyết nào tốt hơn. Không chỉ vậy đã là xong, cuộc sống sau này biết nói trước được điều gì, không kể những chuyện tai biến dẫn đến vô sinh thì ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ là điều không thể tránh khỏi…
Giá mà nó biết được điều này!
HÚ HỒN
Tôi đang suy ngẫm về cái truyện ngắn viết dở thì anh bạn là Chủ nhiệm Uỷ ban dân số, gia đình và trẻ em bước vào.
- Đau bụng hay sao mà ngồi thừ người ra thế?
– Tôi đang đau đầu.
– Ông toàn đau đầu những chuyện không đâu.
– Vậy ông khác tôi chắc, suốt ngày đẻ ít, đẻ thưa, ai mướn ông?
– Đang chuyện ông sao lại quàng sang tôi.
– Lại còn mèo chê mèo dài đuôi.
- Ừ nhỉ, hai thằng mình có phần giống nhau.
– Mấy ngày nay đi đâu mà biệt tăm lâu vậy, nay mới thấy mặt.
Ông Chủ nhiệm Uỷ ban dân số nói nhỏ vào tai tôi:
– Tôi bận vận động vợ.
– Vận động vợ? – Tôi tròn mắt ngạc nhiên. Ông cứ hay nói đùa.
- Đùa làm sao được, chuyện nghiêm túc một trăm phần trăm đấy. - Ông Chủ nhiệm đưa chén trà lên miệng. Ông sắp kể, trước khi kể hay vào đề chuyện gì ông thường làm như vậy. – Một hôm phát hiện bụng vợ tôi to dần, tôi thấy lạ bèn hỏi, cô ấy nói là đã có bầu bốn tháng. Tôi sợ phát ốm còn cô ấy cứ tỉnh bơ như không. Bực mình tôi bắt đi phá. Cô ấy nói không thể trái ý mẹ. Chả là bà mẹ vợ tôi vẫn mang nặng tư tưởng “Lắm tiền nhiều bạc cũng không bằng lắm chạc nhiều cành”. Ông bảo tôi bây giờ mà đẻ thêm đứa nữa có mà muối mặt với thiên hạ, đi vận động họ lại chả chửi cho ấy chứ, với lại tôi cũng hơn bốn mươi tuổi rồi, thằng Hùng và cài Hà đã lớn chúng lại chả bị bạn bè cười cho ấy chứ. Không thuyết phục được vợ tôi mua quà đến thăm mẹ vợ, định bụng thuyết phục khéo thì may ra cụ nghe cho. Nhưng tôi vừa đặt mông xuống ghế chưa kịp nói lời nào đã bị mẹ vợ đuổi ra khỏi nhà. Thất bại nặng nề tôi lại về tỉ tê vợ. Cô ấy nổi cáu bảo khác đẻ khác nuôi. Cô ấy còn giở lý là không vi phạm chính sách sinh đẻ có kế hoạch của nhà nước. Mình là dân tộc ít người được đẻ ba con. Lần đầu tiên tôi cảm thấy bất lực. Vận động người khác còn được đến khi vận động vợ mình sao khó thế. Hai tháng trôi qua mà tôi chẳng tiến thêm được chút nào. Cũng có lần tôi dỗ khéo được vợ đi bệnh viện. Đến nơi phải đợi do đ�! �ng người khám, vợ tôi bảo thèm kẹo, tôi chạy đi mua liền, khi quay lại vợ tôi đã về từ lúc nào rồi. Tôi nghĩ chắc phen này đành phải chịu đầu hàng vợ. Tôi định buông xuôi xin nghỉ phép đi thăm bạn bè thì vợ tôi kêu đau bụng, tôi nói rằng nên đi khám có khi động thai. Cô ấy nghĩ tôi lừa nên không đi mà chỉ ở nhà uống thuốc. Năm ngày trôi qua không thấy đỡ và càng bị đau thêm nên đành phải đồng ý để tôi đưa đi viện. Sau khi làm xét nghiệm bác sĩ bảo rằng không phải cô ấy có thai mà là một khối u đang lớn dần trong đó. Tôi vui mừng hớn hở, còn cô ấy xẹp như quả bóng xì hơi, cái bộ mặt kiêu căng hôm nào giờ thiểu não nhăm nhúm.
Anh bạn ngừng lời có vẻ không muốn kể tiếp. Tôi sốt ruột:
– Rồi sau đó thế nào?
– Giải quyết khối u chứ còn thế nào nữa.
– Khoẻ rồi chứ?
– Khoẻ rồi và hết đẻ luôn.
Trước thắng lợi của bạn, tôi mở tủ lấy chai rượu ra chúc mừng.
YÊU THẬT, YÊU GIẢ
Anh chị cãi nhau, tôi vội sang. Vừa thấy tôi, anh như vồ lấy kéo tuột đến trước mặt chị:
– Nghe hộ anh những lời ngang hơn cua bò của chị cậu.
Tôi ngơ ngác chẳng hiểu gì. Anh nói:
– Có mặt cậu ở đây bà thử nói xem có đúng là ngang phè không nào.
– Tôi không thèm nói thử. Tôi nói thật! – Chị tôi quát lên. – Chính mắt tôi nhìn thấy. Ông lại còn cãi, còn chối hả. Cứ thử xem có cãi, có chối nổi với tôi không.
– Tôi không thèm cãi. Tôi nói sự thực! – Anh cũng quát lên.
– Á, ông muốn nói sự thực à? Cái sự thực là ngày nào ông cũng kiếm cớ ra ngồi lì ở “quán gió” tí tởn với con mụ H goá chồng ấy chứ gì.
– Bà đừng nói vậy oan cho tôi, công việc làm ăn cả.
– Thế hôm nọ ông ôm eo nó giữa chợ cũng là làm ăn hả?
– Đâu phải thế, chắc bà lại nghe con mụ nào đơm đặt rồi, bà bảo nó là ai để tôi vả vỡ mồm nó ra.
– Tôi nhìn thấy. Tôi nói đấy. Ông có giỏi thì vả vỡ mồm tôi đi.
– Nể mặt tôi bà nói nhỏ đi một chút kẻo hàng xóm họ cười cho. – Anh dịu giọng.
– Hoá ra ông cũng biết sợ hàng xóm chê cười kia à. Biết sợ thì đừng làm nữa có phải tốt hơn không. Khi ôm eo con H ông có nể mặt tôi không. Nhân đây tôi cũng nói thẳng cho ông biết luôn là từ nay chúng ta không còn tình nghĩa vợ chồng gì nữa, căn nhà này chia đôi mỗi người một nửa, mai ông khác nấu lấy mà ăn nhé.
- Ấy, bà đừng làm thế. Tôi lúc nào cũng yêu bà, thương các con nhất không trời đất nào sánh bằng.
– Ông yêu tôi hay yêu con H? Ở bên nó không cũng nói yêu nó nhất chứ gì?
– Bà phải tin tôi chứ. Tôi nói yêu bà là chỉ yêu duy nhất một mình bà thôi.
– Bên con H ông cũng nói thế phải không?
- Ơ… thì tôi cũng có nói… nhưng đó là tình yêu giả. Tôi chỉ giả vờ yêu nó thôi, còn yêu bà là tôi yêu thật.
– Ái chà! Ông thừa nhận rồi nhé. Ông yêu con H thì ra quán gió mà ở với nó, gia đình này không cần ông nữa, không chứa kẻ hai lòng, ông hãy đi ngay đi!
Chị nói rồi chỉ tay đuổi thẳng. Anh không đi. Chị vớ cái gậy nhảy tới phang vào người anh. Anh vội né tránh rồi ba chân bốn cẳng chạy thẳng ra cổng. Chị cầm gậy đuổi theo một đoạn rồi mới quay lại.
Anh đi rồi chị ngồi bệt xuống đầu hè rũ ra như tàu lá héo. Tôi không ngờ, người chị mà tôi luôn kính trọng và có tiếng là hiền lành nhất xóm, có người còn bảo chị cù lần nữa, khi lên cơn ghen cũng đáng sợ đến vậy. Và tôi cũng không nghĩ rằng cuộc đời này có tồn tại tình yêu giả, thứ tình yêu đã dẫn đến cuộc cãi vã của anh chị chiều nay.
Không hiểu sau này cuộc sống gia đình sẽ như thế nào nếu thứ tình yêu giả kia phát triển. Gia đình anh chị tôi đã từng là hình mẫu của gia đình hạnh phúc để mọi người học tập. Tôi cứ tưởng đó là một thành trì bền vững, một pháo đài không thể công phá. Ấy vậy mà cái “tình yêu giả” kia đã làm vỡ tan thật nhẹ nhàng! Xót xa và đau đớn quá!
BIẾT THẾ NÀY THÌ…
Anh H tỉnh dậy sau giấc ngủ, nghe đâu trời đã quá trưa và anh thấy đói. Anh định đi nấu cơm thì sực nhớ ra cái chân đang băng bột. Bác sĩ dặn là phải ở yên một chỗ. Anh nhớ ra sáng nay vợ và con gái đi thăm bà ngoại đang ốm nằm viện. Hai đứa con gái, đã có một thời anh không thích nghe ai nhắc tới con gái vì chúng là “đồ vịt trời”, là “con người ta”… Anh đã cay cú khi bạn bè gọi anh là đồ ông ngoại, mà còn là đồ ông ngoại bình phương nữa chứ. Anh về bắt vợ đẻ thêm đứa thứ ba. May mà ông trời vẫn còn thương đến thân anh, đứa thứ ba là con trai. Anh nhẩy cẫng lên sung sướng. Rồi đây không ai coi thường anh được nữa! Phe ông nội liền mời anh nhập hội. Và trong đám hội làng anh đã được kiệu lên ngồi mâm trên… Thiên hạ ưu đãi anh một thì anh ưu đãi cậu quý tử đến chín mười, mong muốn của con bất kể đúng sai anh đều đáp ứng. Nó cứ thế lớn lên ngày càng nhiều yêu sách, ngày càng nhiều đòi hỏi. “Cả nhà làm lụng vất vả vẫn không đủ cung phụng cho cậu quý tử!” – Anh nhận ra điều này khi cậu con trai không còn coi bố mẹ ra gì, ý của nó mới là ý chúa. Hôm nọ nó bắt anh phải lên phố huyện mua cho nó quả bóng Động Lực. Anh bảo nhà hết tiền. Nó tuyên bố không có bóng nó sẽ bỏ nhà đi. Anh lại phải chiều nó, lóp ngóp đạp xe lên phố huyện mua về cho yên chuyện. Đang ngửa cổ nghiêng ngó xem cửa hàng bóng đá ở đâu thì bị một “tay lái lụa” đụng vào s�! �ờn làm gẫy cái chân trái. Thế là anh bị nằm một chỗ với một chân bó bột và chân kia xưng tấy đau nhức. Vừa về đến nhà, thằng con tiến lại, nó hỏi: “Bóng đâu?” Anh nói: “Chưa kịp mua, do bị đụng xe,… đau quá!” Anh nhăn nhó. Thằng con buông một câu: “Đi ngu như bò bị đụng là phải còn kêu cái nỗi gì.” Và rồi nó lại đi chơi, đói thì về ăn, no lại đi, không cần biết bố nó ốm đau ra sao!… Anh đang suy nghĩ vẩn vơ thì có tiếng mở cửa.
– Mọi người đâu cả rồi? Không ai nấu cơm à?…
Anh biết cậu quý tử đã về, nó lại gần anh.
– Mẹ đâu? – Nó hỏi.
- Đi thăm bà ngoại ở bệnh viện. – Anh trả lời.
– Thế còn chúng nó? – Ý cậu quý tử hỏi hai chị gái.
– Cũng vào viện từ sáng. Này, nấu cơm đi!
– Ông đi mà nấu!
Nó nói rồi lại bước chân ra đi bỏ lại ông bố với cái bụng đói và cơn giận ứ đầy lên cổ, ông lẩm bẩm:
– Biết thế này thì khi xưa chẳng bắt vợ cố đẻ ra nó làm gì!
CÔ BẠN NGÀY XƯA
Tôi đang thong thả đạp xe thì giật mình bởi tiếng gọi:
– Bình ơi, đợi nhờ tí!
Tôi phanh xe lại đứng chờ người phụ nữ đang chạy phía sau, chị ta gầy gò quàng cái khăn to tướng chỉ để hở hai con mắt, tôi chưa nhận ra ai. Đến gần tôi chị ta cởi khăn ra và nói:
– Cho tớ đi nhờ một đoạn.
Tôi không nói gì. Chị ta ngồi lên xe. Tôi nhấn bàn đạp. Vừa đi tôi vừa phán đoán giả định xem ai đang ngồi đằng sau mình, nhìn thoáng thì thấy quen quen, nhưng chịu không nhớ nổi ra tên người…
– Về bao giờ thế? – Chị ta hỏi.
– Mới về. – Tôi trả lời.
Sự băn khoăn càng nhiều hơn, sao chị ta lại biết tôi mới về mà hỏi.
– Chồng con thế nào? – Tôi hỏi chỉ mang tính xã giao.
– Lấy chồng năm kia, hai đứa rồi, một trai một gái. À, hôm nọ tớ gặp cái Hà và cái Hạnh, bọn nó dạy học ở trường xã mình đấy. Còn hôm lâu tớ gặp thằng Khanh, thằng Dũng, chúng vẫn là lính ở đảo Cát Bi. Cậu vẫn ở Hà Giang hả?
- Ừ.
– Bao giờ lại đi?
- Được nghỉ nửa tháng.
Thuý, tôi suýt kêu lên khi nhận ra nàng, cô lớp trưởng xinh đẹp của lớp 12B ngày nào, cái má bầu bầu, khi cười duyên cái lúm đồng tiền và chiếc răng khểnh. Tôi đắm say nụ cười ấy nhưng giấu biệt không cho ai biết.
- Đến nhà rồi, mời Bình vào chơi. – Thuý chỉ vào con ngõ trước mặt.
Tôi xuống xe dắt bộ theo vào một cái ngõ nhỏ khá dài, đến một căn nhà nhỏ hơi hẻo lánh và nghèo. Thuý vừa mời tôi ngồi vừa dọn đám quần áo vứt tứ tung trên giường, trên ghế. Thuý nói tôi thông cảm do nhà cửa bề bộn. Tôi cười nói vui, bề bộn nhưng mà ấm. Thuý cười, nụ cười không tươi như ngày nào, bao vất vả của cuộc sống thường nhật đã lấy đi cái bầu bầu của đôi má, nét tươi trẻ của khuôn mặt, làm cái thằng tôi chỉ ngờ ngợ là quen. Thuý tâm sự, sau khi học xong lớp mười hai, có người hỏi thế là lấy chồng luôn không suy nghĩ, khi chưa chuẩn bị gì đã có con thế là cứ vá víu tạm bợ, rồi tặc lưỡi kệ thây sự đời và kệ luôn cho sự nghèo. Tôi chẳng biết nói gì đành im lặng ngồi nghe mà lòng xa xót…
Thật buồn là Thuý cái gì cũng kệ, cái số nó vậy. Ba năm lấy chồng hai đứa con, kệ, nếu sang năm có thêm đứa nữa, thì nuôi, và kệ… cái số nó vậy!
Khi ra về tôi cứ băn khoăn suy nghĩ làm cách nào cho Thuý hiểu được rằng nghèo đói là tại con người chứ chẳng có số má nào cả.
ĐỪNG NHƯ ANH CHỊ TÔI
Mới mờ sáng tôi còn chưa ra khỏi giường, đứa con lớn của anh chị đã sang đập cửa thình thình.
– Chú ơi, em cháu bị sốt. Mẹ cháu nhờ chú đưa đi viện.
Tôi vội dắt xe ra. Nó đóng cửa giúp tôi rồi tất tả chạy về nhà trước. Nhìn cái dáng lam lũ tất bật của nó tôi thấy chạnh lòng.
Anh chị tôi xưa kia cũng khá giả lắm. Mặc dù ít học nhưng do chịu thương chịu khó hay lam hay làm nên gia đình cũng có của ăn của để. Lúc ấy anh chị mới có mỗi cháu lớn, nó ngoan và xinh giống hệt chị. Đi đâu anh cũng cho nó đi cùng. Anh chị chỉ định sinh hai cháu dù gái hay trai cũng được. Vậy mà ý định đó đã vỡ tan tành chỉ vì một vài câu nói.
Hôm giỗ tổ họ nhà tôi làm tiệc rôm rả lắm, anh cũng được mời đến tham dự. Lúc lên mâm anh tiến lại ngồi cùng với mấy anh em xấp xỉ tuổi mình. Vừa đặt mông xuống chiếu, một anh lên tiếng:
– Anh Khuy này…
– Chú bảo gì anh?
– Anh đi mâm khác ngồi đi. Ở đây anh em chúng tôi toàn cấp “ông nội”, cỡ “ông ngoại” như anh không có chỗ đâu.
Người ngồi bên lên tiếng:
– Hình như mâm của chị em đang thiếu người, anh xuống đấy ngồi cho đúng vị trí nhé.
Anh nhìn theo tay anh Tào chỉ thấy mâm đó toàn là đàn bà và mấy đứa trẻ con đang tranh nhau cái còng gà, đứa khóc đứa mếu, mũi dãi thò ra thụt vào trông ghê cả người. Mặt anh Khuy đen lại, anh đứng dậy ra về. Anh ức lắm, cái thằng Tào nhãi ranh, nhà cửa chỉ bằng cái chuồng gà nhà người khác, quần áo vá chằng vá đụp, bữa ăn nhà nó không bằng bữa cho chó ăn mà nó tinh tướng cái gì kia chứ. Nó chỉ hơn anh là đẻ được con trai chứ giỏi giang gì. Thế là anh về bắt vợ đẻ thêm.
Đứa thứ hai là thêm một gái nữa. Đứa thứ ba cũng vậy, rồi đứa thứ tư thứ năm vẫn thế. Bao nhiêu của cải dành dụm được đều ra đi hết. Anh chị đành bỏ quê hương lên vùng núi cao, nơi tôi công tác. Anh chị mượn được một mảnh đất con con dựng cái lều lên ở, hàng ngày bươn bả chạy chợ kiếm đồng rơi đồng rụng nuôi bảy miệng ăn. Các con của anh chị chẳng đứa nào được đi học, chúng nó phải lặn lội kiếm từng xu từng cắc phụ vào với bố mẹ. Cuộc sống cực khổ như vậy tôi cứ nghĩ anh chị chắc không dám đẻ thêm nữa, vậy mà năm sau anh chị lại cho ra đời thêm một “con vịt trời” nữa. Sinh đẻ nhiều chị ốm yếu quặt quẹo, tôi không còn nhận thấy chút nhan sắc nào của cô gái đẹp nhất làng Đông Hửi nữa, cô gái mà đã một thời làm đám trai làng tôi và trai làng Nam Thị đánh nhau nhiều lần, có lẽ nhờ chúng tôi “rào làng” không cho trai nơi khác bén mảng tới mà anh có được chị, hai chiếc đũa không đẹp đôi cho lắm.
Anh tôi cũng khốn khổ chẳng kém gì, bốn mươi tuổi mà nhìn như người gần sáu mươi. Nhưng khổ nhất ở nhà không phải là anh chị mà là các cháu tôi, chúng phải lăn lộn kiếm miếng ăn trong khi bạn bè cùng trang lứa còn rong chơi, vô tư đùa nghịch. Mấy lần ngồi nói chuyện, tôi phân tích cái hơn cái thiệt cho anh nghe, anh chỉ cười trừ. Hơn năm sau, chị lại mang bầu. Anh hồi hộp chờ ngày ở cữ. Lần này như mong muốn, chị sinh cho anh một thằng cu. Anh sung sướng bế nó trên tay hôn chùn chụt vào cái “mậm riềng” của nó.
Con bé lớn vẫn làm tốt công việc nhà và quản lũ em, nhưng mấy hôm nay chúng nó hư lắm cứ đòi may quần áo mới. Sắp đến tết rồi mà, cả lũ chúng nó mỗi đứa chỉ có một bộ quần áo tạm gọi là lành, còn lại toàn chắp vá. Nó biết bố mẹ lo cho cả nhà có đủ miếng ăn đã là cơ cực lắm rồi. Bây giờ mẹ lại sinh em bé thì lấy tiền đâu mà may quần áo mới. Trước sự vòi vĩnh của lũ em nó chỉ còn biết nói lại câu nói của mẹ: “Tết sang năm bố sẽ may cho mỗi đứa một bộ quần áo mới!…“
CHUYỆN ĐEO CÁI ẤY
Trong chuyến đi công tác cơ sở tôi gặp lại cô bạn thân từ thời còn đi học. Cô là bác sĩ, mọi người lại gọi là bác sĩ dân số. Mỗi khi nhắc tới “kỷ niệm sâu sắc” thì cô lại ôm bụng ngặt nghẽo cười. Đúng là cái kỷ niệm ít gặp, khó quên, có lẽ chỉ riêng cô mới có, riêng cái công tác kế hoạch hoá gia đình của cô mới có, nên cô lấy làm hãnh diện lắm.
Sau ba ngày tập huấn, – cô kể, – mình được phân công về tuyên truyền tại xã Há Chìa, một điểm nóng về công tác dân số, có hơn bảy mươi phần trăm là người Mông, tỉ lệ sinh con thứ ba lên đến gần chín mươi trăm phần trăm số hộ trong độ tuổi sinh sản. Đây là lần đầu tiên nhận công tác nên mình ghi chép tỉ mỉ những điều phải nói ra giấy và học thuộc. Nhờ vậy mình nói rất trôi chảy. Người nghe say sưa. Mình súc động đã đem hết những điều mình biết ra trình bày. Chợt một người đứng lên.
– Cán bộ phải cho mình nhìn chứ chỉ biết nói không thế mình không hiểu thế nào cả.
Mình trả lời:
– Anh chọn biện pháp tránh thai nào? Đặt vòng hay đình sản? Hãy đến trạm y tế là được đáp ứng.
Anh ta nói:
– Tôi không cần biết mấy thứ đó. Đề nghị cán bộ cho biết cái bao bao gì gì ấy…
Quả thực lúc ấy mình ngượng lắm, vừa rời khỏi ghế nhà trường, chưa có người yêu mà lại phải nói đến cái chuyện của những người đã thành vợ thành chồng, mà lại nói trước bao nhiêu người có cả đàn ông và đàn bà.
- Đúng đấy. – Mấy người nữa cùng đồng thanh.
Không còn cách nào khác, tôi thở dài một cái rồi lấy cái bao cao su bóc lớp bảo quản và lấy một quả chuối tiêu làm tượng trưng cho mọi người xem. Tất cả cười ồ. Một người đứng lên hỏi:
– Chỉ cần làm vậy thôi sao?
Mình đáp:
– Chỉ cần làm vậy.
Bốn tháng sau mình quay lại xã Há Chìa trong một chiến dịch tuyên truyền khác. Mình đang diễn thuyết thì có một anh thanh niên kéo tay vợ đến ngay trước mặt mình. Mọi người còn ngơ ngác chưa hiểu gì, anh ta đã oang oang:
– Cái mồm cán bộ nói không đúng. Vợ tôi nó lại ấy rồi. Hôm nay tôi đem nó đến bắt đền cán bộ.
Mình chưa hiểu anh ta nói gì bèn hỏi lại:
– Anh bắt đền cái gì?
– Cái bao chứ còn cái gì. Cán bộ bảo sẽ không có nữa nhưng vợ tôi nó lại có rồi đây này.
– Anh có đeo thường xuyên không?
– Thường xuyên! – Anh ta quả quyết. – Cả ngày và cả đêm.
– Anh có kiểm tra lại sau khi đeo không?
– Tôi có kiểm tra, không hề thấy có lỗ thủng nào.
– Thế thì không có lý gì, hay là anh đeo không đúng cách?
– Không đúng là thế nào, cán bộ bảo sao về nhà tôi làm y như thế, tôi đeo lên quả chuối cả ngày và đêm…
Cả hội trường cười ồ như muốn vỡ. Mình cũng cười, nhưng không trách anh ta được bởi đồng bào mình có người còn chưa nói được tiếng Kinh, nghe lóm bõm câu được câu mất, phần nhiều còn chưa hiểu thế nào là tránh thai… Với lại hôm ấy mình đã sử dụng quá nhiều từ chuyên môn, có từ đến mình còn chưa hiểu hết thì đồng bào hiểu làm sao được. Sau đó mình rút kinh nghiệm, ít sử dụng từ chuyên môn, nếu có thì phải giải thích thật rõ để ai cũng hiểu, lấy những ví dụ minh hoạ đơn giản gắn liền với cuộc sống hàng ngày…
– Còn chuyện của cái anh chàng đem vợ đến bắt đền?!
– Dĩ nhiên là phải giải quyết hậu quả hộ anh ta rồi. Sau đó anh ta đã biết phải đeo “bao” vào thế nào để vợ không có chửa.
QUYẾT TÂM NGHÈO
“Quyết tâm nghèo!” – câu chuyện thật mai mỉa, ngược đời nhưng đó lại là câu chuyện có thật, chẳng cần phải khẳng định bao nhiêu phần trăm bởi đó là chuyện không bịa ra được.
Tình cờ trên đường đi công tác tôi ghé vào một gia đình, nhìn cảnh chín đứa con ngồi quanh mẹt mèn mén mỗi đứa một cái muôi múc ăn ngon lành, không rau cỏ, không thức ăn, bên cạnh có vại nước mới kín đầy, thỉnh thoảng có đứa chạy lại múc một muôi nước cho vào miệng. Ông bố đang ngồi hút thuốc lào còn bà mẹ đang đun nấu ở bếp. Anh ta chuyển cho tôi một cái ghế và mời ngồi, tôi gật đầu rồi ngồi xuống. Anh giao thông xã đi cùng tôi thò tay vào vại lấy cái gáo múc lưng gáo nước đưa lên miệng tu một hơi hết sạch và khà một cái sung sướng như uống rượu. Tôi lân la hỏi chuyện chủ nhà, anh ta chỉ cười và nói “chi pấu”(không biết). Anh giao thông xã nói với tôi: “Nó không biết tiếng Kinh đâu!” Anh ta ngồi xuống làm phiên dịch cho cuộc chuyện trò của chúng tôi. Anh chủ nhà thấy tôi hỏi nhiều đến chuyện riêng tư lúc đầu còn hơi e dè nhưng sau cũng bộc bạch hết nỗi lòng. Tôi hỏi anh ta:
– Anh đẻ nhiều thế lấy gì cho chúng nó ăn?
Anh ta cười.
– Lấy ngô cho ăn.
Tôi nhìn mẹt mèn mén mà nghe lòng chua xót. Vậy mà bọn trẻ vẫn cứ múc ăn ngon lành. Tôi lại hỏi:
- Đẻ nhiều vậy anh không sợ vất vả khi nuôi chúng à?
Anh ta nói luôn:
– Chẳng sợ, chúng cũng làm được cái ăn mà.
Tôi hỏi tiếp:
– Anh nghĩ gì khi đẻ nhiều và bị nghèo, sao không đẻ ít như nhà kia để giàu có sướng hơn không?
Tôi chỉ tay sang căn nhà lợp ngói cách đó không xa. Anh ta nói:
– Nghĩ gì ấy à, mình nghèo nhưng con mình từng ấy đứa thế nào cũng có được đứa giàu có, sau này mình nhờ cậy nó!…
Tôi nhìn lũ con của anh cứ sàn sàn lít nhít như nhau, chín đứa không đứa nào được đi học thậm chí chúng còn không biết nói tiếng Kinh. Đứa con gái lớn mới mười lăm mười sáu tuổi anh đã cho đi lấy chồng và bụng mang dạ chửa đang ngồi múc mèn mén ăn ngon lành cùng lũ em. Với điều kiện như vậy thì tồn tại gọi là sống đã khó nói gì đến giàu có. Mẹt mèn mén đã vợi đi mấy phần, người phụ nữ đi từ bếp lên với một muỗng gỗ đầy mèn mén đổ ra mẹt, dường như chị có phần xấu hổ, đi đứng khép nép thiếu tự nhiên. Và tôi vừa kịp nhận ra bụng chị nổi hẳn lên dưới nếp váy Mông khá rộng, vậy là anh chị sắp có đứa con thứ mười.
Tôi ngạc nhiên còn anh chủ nhà đang thả hồn theo ngọn khói thuốc lào và mơ đến một ngày sung sướng mà lũ con anh mang lại. Xem chừng anh ta còn quyết tâm cố đẻ thêm vài đứa nữa. Quyết tâm ấy của anh ta đồng nghĩa với quyết tâm ở lại với cái sự nghèo, chung thân với cái nghèo, và có cố đến muôn đời nữa thì chắc cũng chẳng mở mày mở mặt lên được.
MẤT TÍCH
Gia đình H nhận được lời nhắn của cơ quan chồng: “Anh T về cơ quan ngay!” Mọi người ngỡ ngàng, không ai hiểu chuyện gì đã xảy ra vì đã ba tháng sau ngày chị H sinh đứa con thứ ba anh T chưa một lần về nhà. Mọi người đoán già đoán non rồi chia nhau đi tìm những nơi mà T có thể sẽ lui tới.
Lúc đầu câu chuyện về T chỉ là chuyện của những người thừa hơi rỗi chuyện lượm lặt làm vốn đi buôn, nhưng sau này nó đã trở thành chuyện thời sự của khá nhiều người, đi đâu cũng gặp những lời bàn ra tán vào nhỏ nhỏ to to từ đầu chợ về đến cửa nhà.
T là thanh niên ở một bản xa heo hút của một huyện biên giới. Sau khi học xong phổ thông ở Trường nội trú của tỉnh xin vào làm việc ở Ban tuyên giáo huyện, đồng thời gia đình cưới vợ cho T. Vốn thông minh, chăm chỉ và cầu tiến, T được nhiều người quý và Ban tổ chức có ý đưa T vào danh sách những người đi đào tạo để kế cận sau này, việc kết nạp T vào Đảng được tổ chức long trọng. Vợ T ở nhà lần lượt cho ra đời hai cô con gái xinh xắn. Lần đó nghỉ tết về nhà bố mẹ bắt T phải đẻ cho ông bà một cậu con trai. Họ đã mời thầy cúng về cầu phúc cho gia đình, đoán giờ, xem ngày để vợ T đẻ con trai. Mặc dù không đồng tình với gia đình nhưng T không nói gì và vẫn làm theo những gì bố mẹ đã dặn. Một bàn thời mới được lập ở đầu giường vợ chồng T ngủ. Hàng ngày T còn phải uống thứ thuốc được sắc từ rễ và lá cây lạ, độ đắng của nó thật kinh khủng, vừa chạm vào môi, lưỡi đã thụt lại chẹn lấy cuống họng…
Vợ T bắt đầu có triệu chứng nghén. Sự quan tâm đặc biệt của gia đình đã cho T có cảm giác được là người quan trọng. Và từ trong sâu thẳm lòng mình T nghĩ kể ra một vài chịu đựng cũng là đáng giá. Và cũng lần đầu tiên T thấy trong mình có cảm giác háo hức mong chờ, nghe đâu đây có rất nhiều tiếng cười vui hoan hỉ.
Vợ T lên bàn đẻ. Sự bồn chồn kéo đến như trăm nghìn con kiến thi nhau tiêm nọc độc vào xương chân của T, đôi chân ấy như bị lên đồng cứ nện đi nện lại hoài xuống nền hiên ngoài cửa phòng hộ sinh. Bố mẹ T cũng bồn chồn không kém, sự dồn nén như bóp chặt lấy từ hơi thở.
Tiếng trẻ con khóc làm vỡ oà bầu không khí căng thẳng nặng nề. Trên từng khuôn mặt hiện lên những nụ cười rất tươi. Cô y tá mở cửa phòng và thông báo chị H đã cho ra đời một cô công chúa. Những nụ cười rất tươi trên môi mọi người bỗng méo dần thành mếu, mơ ước con trai đã vỡ vụn tan theo tia nắng chiều mỏng manh.
T chăm sóc vợ được chín ngày rồi nặng nề về cơ quan. Càng buồn hơn khi việc sinh con vượt kế hoạch của T đã kéo theo vài cuộc họp xét kỷ luật. Chuyện đi học của T bị hoãn lại. Việc khai trừ T ra khỏi Đảng đang hoàn thành thủ tục. Thật bất ngờ vào một buổi sáng không ai tìm thấy T để mời lên họp. Sự vắng mặt của T đã nổ tung thành xôn xao dư luận!…
GIÁ MÀ
– Bố ơi! Vở của con hết giấy rồi, bố cho con hai ngàn mua quyển vở mới.
Đứa con gái chìa tay về phía anh, anh lần hết túi quần túi áo, mãi mới tìm được năm trăm đồng dúi vào tay nó. Nó phụng phịu không cầm bởi năm trăm đồng chỉ mua được vài tờ giấy nháp mà thôi. Sau đó anh phải hứa ngày mai sẽ mua cho nó cái bút Thiên Long nó mới cầm tiền và thôi khóc.
Nó đi rồi nhưng hai hàng nước mắt của con bé cứ ám ảnh làm lòng anh quặn thắt. Mới ngày nào thôi, nó còn là “cô công chúa nhỏ” xúng xính trong những bộ váy áo đắt tiền, vạy mà bây giờ nó đã thành cô bé rách rưới nghèo khó. Cái nghèo chụp xuống đầu nó, chụp xuống gia đình anh nhanh đến không ngờ.
Hoàn thành nghĩa vụ quân sự khi trong tay có chút vốn kiến thức chăn nuôi anh trở về bản Tà Lương bằng cả niềm háo hức và mơ ước của tuổi trẻ. Chưa ráo mồ hôi trên áo, anh vội bắt tay vào xây dựng “mơ ước tương lai”. Phải nói anh rất mát tay, đàn gà dàn lợn anh nuôi cứ lớn nhanh như thổi. Chỉ một thời gian ngắn trôi qua, anh đã có được chút vốn liếng kha khá. Anh lấy vợ. Mọi người chúc anh có một đàn con. Anh nói: “Tôi chỉ đẻ hai đứa và cũng chỉ hai đứa thôi. Đẻ nhiều khổ lắm!” Đứa con thứ nhất ra đời đúng lúc công việc làm ăn của anh đang phát đạt. Mọi người khen anh tốt số bởi “ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng”. Ba năm sau đứa thứ hai ra đời là con trai, niềm vui được nhân đôi khi mọi người đến chúc mừng anh chị tốt phúc có cả nếp lẫn tẻ, đạt đúng điểm mười của bao người mơ ước mà trời không cho. Chưa kịp đặt vòng tránh thai, vợ anh đã lại có bầu. Nhìn hai đứa con xinh xắn khoẻ mạnh, anh nghĩ công sinh thành ra chúng thật xứng đáng, thêm một đứa nữa chứ thêm mười đứa nữa anh cũng nuôi được. Vậy là anh quyết định để đẻ. Một cô bé đẹp như tranh vẽ nữa chào đời. Tuy đẻ dày nhưng vợ anh và cháu bé được chăm sóc chu đáo nên vẫn béo tốt khoẻ mạnh. Anh khuyên vợ đi đặt vòng.
Một hôm ngồi uống rượu với mấy người bạn, họ bảo anh kém tài, kém lộc, không biết suy tính, giàu có sẽ không bền. Anh không nói gì, họ lại nói tiếp: “Con số ba là con số xấu xí, mọi người thường kiêng kỵ con số này, các cụ chả thường nói chớ đi mồng bảy chớ về mồng ba, tam nam bất phú tứ nữ bất bần,… vậy mà anh lại tự hào mình có ba đứa con. Nếu muốn giầu có thiên niên vạn đại thì đừng va phải con số ba!” Anh thấy họ nói cũng có lý khi công việc làm ăn của anh đang có chiều hướng đi xuống. Anh liền về nhà bắt vợ đi tháo vòng.
Đứa thứ tư của anh chị không được khoẻ mạnh như ba đứa trước, nó sinh ra thiếu tháng, ốm yếu dặt dẹo. Anh chị phải bồng nó đi hết các bênh viện huyện, tỉnh, rồi đến trung ương suốt ba năm ròng. Số tiền anh chị dành dụm được đã theo nó đi hết, số vốn anh chị có để chăn nuôi cũng theo nó nốt, sau nữa là đến nó cũng bỏ anh chị ra đi!
Anh trở về vật lộn với mấy mảnh nương của gia đình để nuôi ba đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn. Cố gắng lao động đến tối tăm cả mặt mày cũng chỉ đủ ăn. Mà trẻ con bây giờ nó đâu chỉ cần ăn, ngoài ra còn học hành và trăm thứ bà dằn khác nữa chứ. Nghĩ lại những tháng ngày no đủ xưa kia anh thấy xa xót. Phải chăng con người ta có số, số anh là số khổ?! Đấy là những lúc anh tự an ủi mình để vơi đi sự thật hiển nhiên đau lòng mà anh đang phải gánh chịu. Nhưng rồi sau đó anh lại tự dằn vặt mình: “Giá mà… thì có lẽ cuộc đời anh đã khác!!!”
MƠ ƯỚC
Sau Hội nghị mười năm thi hành luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại Uỷ ban xã, tôi ghé sang Trạm y tế nơi cô bác sĩ đi nhờ xe hôm trước đang khám bệnh cho bà con. Tôi đang thả bộ thì giật mình bởi tiếng chào:
– Chào cán bộ, lâu lắm mới được thấy mặt.
Qua phút ngỡ ngàng tôi nhận ra người quen và đưa tay bắt.
– Vàng Chứ Thề, khoẻ chứ? Đi đâu đấy?
– Khoẻ lắm! Tôi đi đình sản. – Anh ta đáp oang oang.
– Làm chưa? – Tôi hỏi.
– Chưa. – Giọng nói có vẻ hơi nặng. – Đợi từ sáng tới giờ, cái bác sĩ kia cứ bảo về bắt thêm đứa con nữa rồi mới đình sản cho.
Tôi cười. Anh ta phân bua:
– Tôi đã có một đứa rồi, đâu phải như ngày xưa…
Ngày xưa… Câu chuyện cách đây mấy năm, lúc ấy anh ta mười bảy tuổi, chưa lấy vợ. Thấy mọi người đi kế hoạch hoá gia đình, anh ta chẳng hiểu gì ra xin đình sản. Khi được hỏi sao chưa lấy vợ mà đã đi đình sản, anh ta trả lời nhà nghèo đói quá không có gạo ăn, thấy bảo đi đình sản thì được cho bốn yến gạo, thế là đi. Sau một trận cười vị bác sĩ đuổi anh ta về nhưng anh ta nhất định không về khi chưa được đình sản và lấy gạo. Cuối cùng vị bác sĩ phải cho anh ta số tiền bằng bốn yến gạo anh ta mới chịu về và không xin đình sản nữa.
Gặp tôi hồi năm ngoái khi anh ta đã không còn nghèo đói nữa, đã lấy vợ, đã có con và được bầu làm trưởng xóm. Tôi nhắc lại câu chuyện đình sản, anh ta cười, cái cười vui vẻ giòn tan. Anh ta thổ lộ: “Sau khi cầm tiền của bác sĩ tôi không mua gạo mà mua một con lợn bé xíu đem về. Hàng ngày lên rừng đào củ lấy rau cho lợn, chặt củi đem xuống chợ bán lấy tiền mua gạo cho mình. Cái con lợn ấy cũng lạ, ăn toàn rau rừng củ rừng mà vẫn lớn lên to béo núng nính. Cái mảng đồi rậm rịt cỏ gianh sau nhà tôi phát đi trồng ngô và sắn. Bán lợn đang nuôi tôi mua tiếp bốn con lợn con nhỏ xíu về nuôi. Nương sắn sau nhà làm thức ăn cho lợn… Chỉ một năm sau tôi đã không bị đói nữa. Nghĩ lại thấy xấu hổ, xưa kia mình lười quá. Có đủ cái ăn tôi lấy vợ, được bầu làm trưởng xóm, bắt được một đứa con…”
Lần này gặp tôi anh khoe mảng đôi sau nhà đã được cải tạo trồng chè, chỉ để lại một ít ruộng nước trồng lúa, còn lại trồng cây ăn quả… Đang hào hứng câu chuyện làm ăn vợ anh ta đứng bên giục đi nhà. Anh ta nói với tôi:
– Cán bộ nói giúp với cái bác sĩ kia cho mình đình sản đi!
Tôi cười, nói đùa:
– Về bắt thêm đứa nữa rồi hãy đi đình sản.
Anh ta vội xua tay:
– Thôi, tôi chỉ bắt một đứa thôi, còn để dành thời gian lấy cái của về cải thiện cuộc sống cho gia đình.
Tôi nói tiếp:
– Người Mông mình vẫn có quan niệm bắt được nhiều con mới là người giầu có, bắt một đứa không sợ bị chê cười à?
Anh ta thật thà:
– Tôi bị nghèo, bị đói nên thấu hiểu cái khổ nó như thế nào, bắt nhiều đứa mà để nó khổ thì thà rằng bắt ít thôi cho nó sướng còn tốt hơn nhiều. Tôi mà bắt thêm đứa nữa thì lấy ai đi làm lấy của. Vợ tôi nó cũng đồng ý chỉ bắt một đứa thôi. Cán bộ nói giúp tôi với, tôi nói cái bác sĩ nó không nghe.
Thấy anh ta khẩn khoản quá tôi không nỡ chối từ mà bảo anh ta cứ đợi một lúc để tôi thử nói chuyện với bác sĩ xem thế nào. Thật bất ngờ người bác sĩ đang khám hôm nay lại chính là vị bác sĩ đã cho tiền Vàng Chứ Thề ngày trước. Tranh thủ phút giải lao tôi đã thuyết phục được cô bác sĩ đồng ý phẫu thuật cho Vàng Chứ Thề. Anh ta sung sướng nắm tay tôi cảm ơn nước mắt rơm rớm.
Cô vợ đợi ở ngoài xem ra có vẻ hơi lo lắng, hết đứng lại ngồi, hết bế đứa bé ra đằng trước lại địu nó ra đằng sau. Thời gian như trùng xuống.
Rồi Vàng Chứ Thề cũng ra, miệng cười thật tươi, cô vợ tiến lại gần chỉ nhìn không nói gì. Vàng Chứ Thề cám ơn tôi một lần nữa và mời về nhà chơi, tôi hẹn khi khác vì đang bận việc. Hai vợ chồng từ biệt tôi rồi vui vẻ ra về. Tôi nhìn theo vui lây niềm vui của họ.
NGƯỜI CHỊ CỦA TÔI
Tôi với chị vốn chẳng họ hàng thân thích, chẳng hàng xóm láng giềng, nói chung chẳng là gì cả, hai kẻ dửng dưng không quen biết. Ấy vậy mà nhiều người lại cứ lầm tưởng tôi với chị là hai chị em ruột. Đến cả tôi nhiều khi cũng còn tưởng chị là chị gái của mình thật!
Cái số tôi nó vất vả! Bạn bè có của ăn của để, tôi vẫn nghèo. Bạn bè có con bồng con bế, chúng tôi vẫn vợ chồng son. Giữa lúc chán nản, cuộc đời mình coi như đã hỏng thì vợ tôi mang bầu. Tôi như kẻ chết đuối vớ được cọc, niềm vui sướng của tôi không thể tả nổi bằng lời. Mọi công việc hàng ngày tôi đều giành lấy hết, vợ được nghỉ ngơi. Mọi suy nghĩ của tôi lúc này đều hướng về lúc đứa con chào đời,… và vợ tôi là người được chồng chăm sóc chu đáo nhất thế giới. Chả dấu gì tôi cũng có được một chút kiến thức về y học do nhặt nhạnh từ thời niên thiếu, vì vậy vợ tôi được chăm sóc trên nền tảng của tri thức hiện đại chứ không phải bằng kinh nghiệm thường ngày đâu.
Thời gian thấm thoắt trôi, cái ngày tôi được làm bố càng đến gần là những ngày tôi vô cùng bạn rộn sắm sửa chuẩn bị. Có một người thỉnh thoảng vẫn sang hỏi thăm, giúp đỡ ít nhiều là chị cộng tác viên dân số Nguyễn Thị Hoà, tôi chẳng mấy để ý cũng chẳng cần quan tâm, chị đến là khách, chị về là người dưng. Giữa lúc đang thuận buồm xuôi gió thì vợ tôi kêu đau bụng. Bằng kiến thức của mình tôi nhận định vợ bị động thai. Những bài thuốc “cây nhà lá vườn” được tôi giở ra dùng. Chị Hoà khuyên nên đưa vợ đi bệnh viện, tôi không nói gì và ỷ lại vào khả năng của mình. Tôi đã dùng đến cạn cả kho kiến thức về y dược mà vợ tôi vẫn không khỏi, cuối cùng đành chấp nhận đưa đi viện khi cơn đau tăng lên nhiều. Bà bác sĩ vừa nhìn thấy đã chửi té tát vào mặt tôi, nào là dốt nát, nào là vô trách nhiệm, nào là… gớm, toàn là xấu xa. Bà ta chốt lại một câu: “Có lẽ khó giữ được đứa con!” Tôi như bị chết giấc, mồm miệng chân tay cứng lại ngồi im như tượng. Chị Hoà vừa động viên tôi vừa chạy đi chạy lại chăm sóc vợ tôi. Tôi lúc này là kẻ mất hồn, đờ đẫn, đau khổ tưởng có thể chết ngay đi được, nếu có một sợi dây tôi sẽ treo cổ kẻ vô tích sự này lên ngọn đa.
Bà bác sĩ đi ra nhìn tôi mỉm cười: “Phúc đức ba đời cho nhà anh đấy, chậm tí nữa thì mất quyền làm bố!” Tôi nhảy cẫng lên vui sướng ôm trầm lấy bà bác sĩ cảm ơn rối rít.
Chị Hoà vẫn đến chăm sóc vợ tôi tận tình chu đáo, tôi bị gạt ra ngoài vì mớ “kiến thức tiên tiến” học được đã làm lùi khoa học. Và cũng từ đây tôi nhìn chị Hoà bằng một con mắt khác, cảm thông và thân thiện hơn. Có lần chị nhờ tôi đến khuyên giải giúp một đối tượng ngoan cố gần giống tôi và tôi đã làm được. Hôm người đàn ông với vẻ mặt rạng rỡ đến cảm ơn tôi, tôi mới thấy hết ý nghĩa việc làm cao quý của chị Hoà, không nói chị là kẻ thừa hơi rỗi chuyện nữa.
Vợ tôi sinh được một bé gái xinh xắn, chị vẫn là người chăm sóc. Thỉnh thoảng tôi cùng chị hoà giải, thuyết phục, giúp đỡ một vài gia đình, phân là giúp chị để chị có thời gian chăm sóc vợ tôi, phần là tự nhiên tôi thấy thích công việc của chị.
Thường ngày gia đình tôi và gia đình chị thường qua lại giúp đỡ lẫn nhau và thành người nhà lúc nào không biết.
GIỌT NƯỚC MẮT
Cái Dinh khóc ròng suốt ba ngày nay, cơm không buồn ăn, cháo không buồn ăn. Bố mẹ nó sưng sỉa cãi cọ nhau chẳng ai ngó ngàng gì tới nó.
Cuộc sống nhà nó từ trước đến nay vốn chẳng lấy gì làm êm ấm. Bố nó uống rượu thay nước rồi lè nhè suốt ngày. Mẹ nó thì bận đẻ và kiếm tiền thành ra nhà nó ai có thân tự lo, không thế cũng không được nhà có bảy tám đứa con đứa nào chậm ăn là bị đói. Nó lớn lên giữa bao nhiêu nhọc nhằn của cuộc sống. Một lần bác nó về chơi, cám cảnh nỗi vất vả đã xin cho nó đi học Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh. Lúc đầu bố mẹ nó nhất quyết không cho đi, bởi nó đi thì lấy ai quán xuyến việc nhà cửa đồng áng cho mẹ nó, quan trọng hơn là lấy ai đi mua rượu cho bố nó. Mà con gái thì học làm quái gì cho phí cơm phí gạo. Nhưng rồi với uy quyền của bác nó, bố mẹ nó phải miễn cưỡng gật đầu chấp nhận. Nó vốn thông minh chăm chỉ nên học rất giỏi, nhất nhì trường. Những năm học nó còn dành dụm được cả tiền học bổng gửi về giúp mẹ nuôi em. Bác no cũng thỉnh thoảng cho tiền mua sách vở. Nó gửi cả về cho mẹ.
Năm nay là năm cuối, nó học hành miệt mài chăm chỉ lắm bởi nó quyết tâm vào đại học bằng được. Bác nó chuyển vào
Lớp tổ chức liên hoan chia tay bạn bè, vì không có tiền nó đành nói dối là mẹ ốm nặng phải về gấp.
Kỳ thi tốt nghiệp nó đạt điểm cao nhất trường, và kỳ thi đại học đang đến gần, nó nhẩm tính ngày đi, ngày về sao cho ít tốn kém nhất. Chuẩn bị đến ngày đi thi nó hỏi tiền mẹ thì mẹ nó tỉnh queo: “Tao tiêu hết rồi!” Nó gặng hỏi thì mẹ bảo phải mua thuốc và cái ăn cho mấy đứa em bị ốm. Cực quá, nó khóc! Bố nó nỗi giận đùng đùng mắng chửi nó té tát, nào là con gái là con người ta, nào là con gái là đồ bỏ đi, học làm gì cho nó hư người ra, học chữ có no được cái bụng đâu, vân vân… Giận quá nó bỏ cơm từ hôm ấy. Mẹ nó sợ con gái chết mới xuê xoa: “Năm nay không đi thi thì sang năm. Sang năm mẹ sẽ chạy đủ tiền cho con đi thi.” Mẹ nó nói vậy để mà nói thôi chứ nhà nó chỉ có tiền đi làm gì có tiền về. Và còn cả lũ em lôi thôi lếch thếch nữa, chả nhẽ bắt chúng nhịn để lấy tiền cho nó đi thi. Mà nhịn ăn nhà nó cũng chẳng thừa ra bao nhiêu tiền, bữa cơm hàng ngày nghèo quá chỉ thấy toàn rau. Ấy vậy mà bố nó vẫn uống rượu, vẫn lè nhè. Mẹ nó còn phải đi làm lấy tiền nuôi em. Và nó vẫn đang nằm khóc một mình!
VỪA LÒNG CHA MẸ
Hôm gặp tôi nó tâm sự:
– Em nghỉ việc rồi, về nhà làm nương với vợ, cực nhọc lắm nhưng đành chịu, đời nó vậy mà…
Tôi định chửi vào mặt nó: “Dại thì chế, ai bắt mày!” nhưng không nỡ bởi tôi cũng rất thương nó.
Ngày quen nhau nó còn ngây thơ ngờ nghệch lắm, vừa học xong bổ túc văn hoá nó được tuyển dụng vào làm việc trước rồi đi học tiếp sau. Người già liệt nó vào tạng “có lớn mà chưa có khôn”, còn người trẻ cứ tên tục từ thời con nít của nó mà gọi. Lúc đầu việc gì nó cũng hỏi, việc gì cũng phải dạy, nhiều khi đùa vui tôi bảo nó: “Mày như đứa trẻ mới lớn đang trong giai đoạn khám phá thế giới xung quanh!” Nó chỉ cười, nụ cười thật hiền. Cuộc sống nghèo khổ trước kia đã tao cho nó thói quen chịu đựng, ai nói gì cũng chỉ cười…
Một hôm nó ngập ngừng nói với tôi:
– Anh ạ, em sắp lấy vợ. Anh bảo em nên lấy vợ ở nhà hay lấy vợ thoát ly?
– Thế ý mày thế nào? – Tôi hỏi lại.
– Em nghĩ lấy vợ thoát ly sướng hơn lấy vợ ở nhà. Như thằng Dình thì thích lắm, hai vợ chồng cùng làm việc nhà nước, sớm tối có nhau, chăm sóc được nhau. Nhưng bố mẹ lại không thích, họ muốn con dâu phải ở nhà phục dịch bố mẹ chồng, nghe đâu họ từ mặt nó, như vậy cũng là khổ.
– Mày định lấy vợ ở nhà hả?
– Vâng. Bố mẹ em muốn vậy, để có người lo việc nhà và làm nương.
– Nhà mày còn hàng tá em đó thôi, thiếu gì người…
– Vâng. Nhưng em là con lớn, mà dâu lớn thì phải gánh nhiều trách nhiệm lắm.
Tưởng nó nói để đấy ai ngờ nó cưới thật, cưới cô vợ hơn nó một tuổi.
Chiều thứ bảy hàng tuần nó đều đi bộ mười tám cây số đường núi quanh co để về nhà, nơi mà trước kia cả năm nó chỉ về được có vài bận. Nước da trắng như bột của nó đen sạm lại, mái tóc đỏ dần vì cháy nắng…
Tôi chuyển công tác khác, anh em mấy năm chưa gặp nhau. Nghe đâu sau khi tôi chuyển đi một thời gian thì vợ nó sinh đứa con đầu lòng, chẳng biết bệnh tật thế nào đứa con ấy chết, người mẹ mất khả năng sinh nở. Nghe lời gia đình nó đi đón một cô gái khác về chung sống, hai vợ ở cùng một nhà. Chuyện vỡ lở, nó bị cơ quan đưa ra kiểm điểm. Chẳng cần kiểm điểm nó bỏ làm về luôn.
Cũng thật vô tình, hôm tôi đưa vợ đi đẻ ở bệnh viện tỉnh, gặp nhau nó chào tôi ngờ ngợ, sau đó xưng tên thì hai thằng ôm trầm lấy nhau. Nó kể:
– Em cũng đưa vợ đi đẻ, thai ngược, có khi phải mổ. Mong sao nó đẻ được con trai, các cụ ở nhà mời thầy về cúng mấy lần để trời cho cháu trai đấy.
– Vợ cả đẻ hay vợ hai? – Chợt nhớ tôi hỏi.
– Vợ hai đẻ. – Nó nói. – Vợ một bỏ nhà đi từ bận em thôi việc.
– Cuộc sống gia đình thế nào?
– Tằn tiện qua ngày thô anh ạ. Quê mình đá nhiều chứ đất có mấy. Giá cay lương thực mà sống được trên đá thì tốt nhỉ!… À quên, anh sống thế nào?
– Lương hai vợ chồng cũng tạm đủ ăn.
Bác sĩ ra thông báo vợ tôi đẻ con trai. Nó nhảy cẫng lên sung sướng:
– Nhất anh rồi còn gì. Giá mà em cũng được như vậy nhỉ!!!
TÂM SỰ CỦA ÔNG VÁ
“…Tôi lấy vợ từ năm mười bốn tuổi, đến nay vừa tròn ba mươi bảy năm. Ngày lấy nhau tôi và bà ấy còn trẻ con lắm, nói ra cán bộ đừng cười chứ lúc đi làm còn tị nhau làm nhiều làm ít và lúc ăn cũng tranh nhau phần to phần nhỏ. Mãi mười năm sau tức là lúc tôi hai mươi tư tuổi mới sinh được cô con gái đầu lòng. Cứ tưởng mình hiếm hoi, ai ngờ sau đó cái vợ nó chửa đẻ liền liền, đến nay vừa tròn mười đứa, bảy cậu con trai ba cô con gái. Kia là thằng con thứ hai năm nay nó hai mươi tư tuổi, lấy vợ được bốn năm và đã có hai đứa con. Chị nó là con gái cả của tôi năm nay nó hai mươi sáu tuổi, lấy chồng và đã có ba đứa con. Còn đây là thằng út của tôi năm nay nó mười bốn tháng tuổi. Chắc lúc đầu cán bộ nghĩ tôi phải già lắm nên mới chào tôi bằng ông đúng không? Chưa đâu, tôi chưa già đến thế đâu, còn phải ăn hết nhiều cái ngô, cái lúa lắm mới đến được tuổi ấy! Tôi bây giờ mới được năm mươi mốt tuổi thôi. Nói đến tuổi đã thấy cái bụng không mấy vui rồi cậu còn hỏi cái nhà của tôi làm gì, nó xấu xí xơ xác quá, càng thấy buồn nhiều hơn. Tôi cũng muốn có nhà đẹp, trong nhà có nhiều thứ đẹp như nhà thằng Sình ở đầu xóm ấy, nhưng không có cách nào để có được nhiều cái tiền nên đành chịu vậy. Căn nhà này làm cách đây mười lăm năm. Sau đó mỗi năm có cố gắng lao động, cố gắng tích cóp dành dụm cũng chỉ đủ tiền sửa chữa những chỗ bị hỏng không có điều kiện sửa chữa nhiều nên giờ mới! xiêu vẹo như thế. Cột kèo bây giờ mục ruỗng, ván ghép đã bị mối mọt ăn gần hết. Tôi gần như mất lực, trong khi những đứa con ngày một lớn, ngày càng cần có nhiều tiền. Khổ lắm cán bộ ạ, mỗi năm thiếu ăn đến ba tháng. Thế là chuyện sửa nhà đành hẹn đến năm sau, rồi lại năm sau! Mấy năm nay tôi đang dành tiền để đóng lấy cái giường to hơn một chút, sắp hết một đời người mà nào tôi đã được nằm cái giường cho ra cái giường bao giờ đâu. Cậu xem đấy ba cái giường ba cái giường của tôi chỉ là những tấm ván ghép lại sát với nhau. Bây giờ lũ trẻ đã lớn, cần phải đóng thêm giường cho chúng nằm, chứ suốt ngày tranh chỗ nhau thế này nhà không được yên bao giờ. Khoan đã, cậu định hỏi tôi sao lại đẻ nhiều thế chứ gì? Ờ thì khi bà ấy chửa, rồi đẻ, rồi nuôi, tôi không giầu có gì nhưng cũng như cha mẹ ta ngày xưa đẻ tới chín mười đứa con vẫn nuôi được nên tôi không cần phải suy tính… Nghĩ như vậy nên khi chính quyền đến vận động đẻ ít tôi đã đuổi ra khỏi nhà không cho họ được nói một câu nào. Nếu biết trước được đẻ nhiều sẽ khổ thế này thì tôi đã không làm như vậy…”
Một tiếng thở dài bật ra kết thúc lời tâm sự của ông già Mua Nhè Vá ở xóm Đổ Khoá xã Sủng thài huyện Yên Minh tỉnh Hà Giang.
HỐI HẬN
Anh đang uống rượu với bạn thì đứa con gái chạy tới.
– Bố ơi, chị Hoài bị ốm, bố về xem thế nào ạ.
– Mẹ mày đâu? – Giọng anh đã hơi lè nhè.
– Mẹ đi chợ Mà Bung, mai mới về, bố cũng biết sao lại hỏi con.
– Ừ, biết, về đi! Tí nữa tao về.
Đứa bé chạy về. Anh với chai rượu rót đầy hai chén.
– Uống đi anh bạn. Kệ nó, không sao đâu!
Một lúc sau đứa con gái lại chạy đến.
– Bố ơi, người chị Hoài nóng lắm, bố về đi.
– Nóng hả? Về lấy cái khăn nhúng nước đắp lên trán cho nó là khỏi.
Đứa bé chạy vụt đi.
– Này, ông nên về xem con bé ốm đau thế nào.
– Kệ nó. Không sao đâu! Báu vào cái lũ con gái, có chết bớt đi một đứa càng đỡ tốn gạo. Như ông là sướng nhất, những hai thằng con trai.
– Sướng cái gì, nó nghịch như quỷ phá như giặc. Bốn đứa nhà ông xinh xắn thế còn gì.
- Ừ, xinh, đến hoa hậu thế giới cũng chỉ là con gái. Mà là con gái thì sau này chúng sẽ “bay” hết, “bay”… hết. Bỏ lại bố mẹ chúng cô đơn, cô độc một mình, thế có phải là phí gạo không?!
Tan tiệc rượu anh về nhà thấy giường chiếu ướt sũng, con Hoài đang thiêm thiếp trên giường, đứa bé đang tưới nước lên người chị. Anh bế nó lên thấy mềm oặt như tàu lá héo mới cuống cuồng đưa đi viện. Rượu ngà say anh vừa chạy vừa ngã, khi đến được bệnh viện thì bùn ruộng đã bám từ đầu đ�! ��n chân…
Sau hơn hai tiếng chờ đợi, cửa phòng cấp cứu hé mở anh vội lao vào thì bé Hoài đã không còn thở được nữa. Anh ôm xác con gào khóc thảm thiết…
Không ai biết được người cha khốn khổ kia nghĩ những gì nhưng trước cảnh anh ta khóc đứa con xấu số thì không thể nói anh ta không thương đến đứt ruột đứa con của mình.
GIẤC MƠ CỦA ANH CHỊ HỒNG ĐÀO
Lâu lắm rồi tôi không về quê ngoại, cái làng nhỏ bé ven sông nơi in dấu chân một thời nghịch ngợm của tôi. Vừa bước xuống xe rẽ con đường nhỏ vào làng, tôi nghe tiếng trẻ con khóc inh ỏi:
Giấc mơ anh chị Hồng Đào
Nghèo xơ nghèo xác cửa nhà xác xơ
Anh Hồng ra ngẩn vào ngơ
Chị Đào bụng ễnh nằm mơ lầu vàng
Anh Hồng đi dọc về ngang
Chị Đào vác trống “kềnh cang” giữa nhà
Anh Hồng ngồi khóc i a
Lại thêm bé gái vừa ra với đời
A…a…ời…ời…
- Anh Hồng đang khóc kìa chúng mày ơi!
Anh Hồng quay lại, bọn trẻ con ù té chạy. Tôi thấy lạ mới hỏi một cháu bé đứng gần:
– Cháu hát về chị Đào nào vậy?
Đứa bé tròn mắt nhìn tôi ngơ ngác:
– Thế chú không biết thật à?
Một đứa khác lên tiếng:
– Chắc chú là người ở xa đến nên không biết, là chị Đào hoa hậu con bà Mận ở đầu xóm ấy, giờ nom xấu xấu là.
Một đứa hét to:
- Đi tắm không chúng mày ơi?
Lũ trẻ chạy đi hết. Còn một mình tôi thả bộ trên con đường làng, lòng buồn mênh mang, trong đầu hàng trăm ý nghĩ nằm ngổn ngang lẫn lộn.
Mới ngày nào tôi và Đào sánh vai nhau đi trên con đường này, vậy mà đã mười năm. Tình yêu học trò thuở ấy chỉ là những cái liếc trộm nhìn nhau đã ngượng đỏ mặt. Vậy mà vừa học xong phổ thông Đào đã vội lấy chồng. Chưa đầy một năm sau Đào cho ra đời một bé gái bụ bẫm, anh chàng Hồng vui sướng gánh vác hết mọi công việc trong gia đình không nề hà lớn nhỏ. Một hôm Đào nằm mơ thấy mình bế đứa con trai đứng ở lan can một ngôi nhà sang trọng ngắm nhìn đường phố tấp nập người qua lại. Sáng ra Đào kể lại giấc mơ với chồng, anh chàng Hồng cho đó là điềm lành liền rủ vợ đi xem bói. Thầy bói phán rằng: “Anh chị được quý nhân phù trợ nên rất giầu, tiền tiêu không hết. Quý nhân chính là thằng con trai của anh chị.” Anh Hồng thật thà nói với thầy bói rằng gia đình mình mới sinh được một cô con gái. Thầy bói nói tiếp, về mà thêm thế nào cũng có con trai. Anh Hồng hơi ngần ngừ, thầy bói nói tiếp: “Bao nhiêu người mơ được quý nhân phù trợ như anh chị mà không được đấy. Nếu muốn nghèo kiết xác thì giả quẻ đây để tôi chuyển cho người khác!” Anh Hồng chấp nhận về nhà bảo vợ đẻ tiếp. Đứa thứ hai là gái. Đứa thứ ba cũng là gái. Mãi đến đứa thứ tư mới tòi được thằng cu. Anh Hồng vui sướng mua chim bồ câu, mua gà về tần bồi bổ cho vợ. Nhưng vì đẻ nhiều, đẻ dày nên sức khoẻ của Đào giảm sút trông thấy, bao của ngon của bổ chỉ biết nhìn không ăn được, người mỗi ngày một gầy y�! ��u hơn. Anh chàng Hồng thương vợ lắm, mọi công việc trong gia đình đều giành lấy làm tất, luôn chân luôn tay không một phút ngưng nghỉ. Anh vẫn hy vọng rằng có ngày vợ chồng anh được đổi đời, được sống trong nhung lụa. Cả họ nhà anh được mát mặt với thiên hạ…
Thời gian thấm thoắt trôi, anh Hồng đợi mãi mà vẫn chẳng thấy sung sướng đâu, chỉ thấy ngày ngày cực khổ càng nhiều thêm. Lũ con đứa thì khóc đứa thì mếu, đứa đòi bế, đứa đòi ăn… Anh như cái đèn cù chạy quanh chúng nó suốt ngày đến tối tăm cả mặt mũi.
Anh Hồng dần tỉnh mộng, anh chửi cái lão thầy bói nói láo, anh chửi mình ngu đi nghe lão “mù dở” buôn thần bán thánh, anh chửi mụ vợ không biết đường can ngăn chồng, anh chửi lũ con chỉ biết ăn với biết hét. Động đến cái gì anh cũng chửi, anh trở thành kẻ hay chửi nhất làng. Mà bọn trẻ con trong làng đều là những đứa nghịch ngợm, chúng đặt lời cho bài hát về anh chị Hồng Đào để mỗi khi anh Hồng đi qua chúng cùng nhau hát lên và được anh Hồng đáp lại bằng những lời chửi nghe như hát hay. Và cuối cùng là những trận cười ngặt nghẽo của lũ trẻ.
HẾT GIẬN
Anh bạn là Chủ nhiệm Uỷ ban dân số huyện vừa đi công tác về đến chơi.
– Nghe nói ông cộng tác với Mục vui buồn chuyện dân số của Đài, tôi muốn kể ông nghe chuyện này…
Anh bạn làm một ngụm hết chén nước, ngồi thẳng người ngay ngắn.
– …Hôm vừa đi xã tôi suýt bị chết đói và suýt chết no, cuối cùng là chết say…
Anh bạn làm một ngụm cạn chén nước nữa.
…Mải đi quá khi thấy bóng mình ngả về đông mới biết đã quá trưa, cái bụng tự nhiên thấy đói. Giờ mới nhớ lúc sáng vội đi đã quên không ăn gì. Cái thằng bụng hư thật cứ biểu tình sôi lên òng ọc, cái thằng chân ì ra không chịu bước, cái thằng mắt thì nhíu lại buồn ngủ… Tìm mãi mới được nhà người quen, anh ta là cộng tác viên dân số, nhưng đi làm chưa về, chị vợ đang ốm nằm trong buồng, hai đứa con đang chơi ở gian ngoài. Ngồi được một lúc, định đi sang nhà khác thì thấy anh ta địu ngô thấp thoáng đầu ngõ.
- Đi làm về muộn thế? – Tôi chào hắn.
Hắn không nói gì đi thẳng vào trong nhà lấy cái gáo vục vào vại nước tu một hơi hết nửa gáo, cầm cái quạt ngồi xuống ghế phành phạch quạt cố tình không nhìn thấy tôi. Tôi đứng như trời trồng giữa cửa, chưng hửng!
– Này, có chuyện gì với mày vậy, bò đá đít à. Có giận ai thì khách đến nhà cũng phải chào lấy một tiếng chứ…
Nó không nói gì quay mặt đi. Giần quá tôi gắt:
– Được. Đây là cách mày đối xử với bạn bè anh em đấy hả? Đã thế tao “cạch mặt” mày luôn, từ nay mày là người hành tinh khác, hiểu chưa và nhớ lấy!
Tôi xoay người định bước đi thì nó nói:
– Tại anh mà vợ tôi bị ốm liệt giường cả tuần nay còn trách cứ nỗi gì.
Tôi lạnh cả sống lưng, nghĩ lại thấy vô lý, mặt mũi vợ nó ngang dọc thế nào mình chưa biết thì làm ả ốm thế nào được. Hay nó định vu oan giá hoạ cho mình, nếu thế thật thì quá đáng lắm. Điên tiết tôi quay lại túm cổ áo nó.
– Mày vừa nói gì? Mày biết hình phạt của tội nói láo là thế nào chứ…
Mặt nó tái đi, vội nói:
– Chả tại anh à, hôm nọ xuống xin “bao” anh không cho bảo hôm sau sẽ gửi lên, đợi mãi không thấy…
Tôi buông cổ áo nó ra.
– Chuyện bao cao su liên quan gì đến vợ mày?
– Lại chả liên quan à, không có nên mới bị… tuần trước vừa đi “hút điều hoà…”, về nhà bị ốm nằm cả tuần nay, đúng lúc mùa vụ, tức chết đi được…
Tôi thở phào, hoá ra là chuyện ấy… Hôm nó xuống xin “bao”, đúng lúc chẳng còn cái nào. Vợ nó hơi đặc biệt khi chọn các biện pháp tránh thai, đặt vòng thì không ở, uống thuốc tránh thai thì bị ốm, mà bảo đình sản lại không nghe! Tôi hứa hôm sau sẽ gửi bao lên cho nó nhưng bận việc đã quên khuấy đi mất nên hôm nay mới có cơ sự này. Sực nhớ trong túi còn mấy hộp tôi lấy ra đặt lên bàn.
– Có cần không, cho hết đấy.
Nó nhận, đem cất, rồi đi bắt gà làm cơm. Trong mâm cơm tôi bảo nó:
– Có hai con rồi, đình sản đi cho nhẹ nợ.
Nó sợ ông ạ, nó sợ ngây ngô như gà sống thiến, tuy rằng nó đã được tập huấn, được biết rằng vẫn bình thường, mọi cái vẫn như cũ nhưng nó vẫn sợ. Tôi đành phải kể lại câu chuyện buồn mà tôi buộc phải đi đình sản, và cuộc sống vợ chồng tôi từ ngày ấy đến nay. Nó không tin, tức quá tôi vạch cho nó xem “vết tích” của lần phẫu thuật. Vậy là nó tin. Nó bảo sẽ đi “giải quyết” ngay, sẽ theo gương tôi…
Thấy nó hào hứng tôi cũng vui lây, cứ ăn cứ uống, no lúc nào cũng không biết nữa. Định đứng dậy bụng đã chàng bàng như cái chum, men rượu vừa ngấm tôi ngả người đánh luôn một giấc đến chiều. Nó cũng ngủ quên cả đi làm!
– Hết –
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét