Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013

Badanh2Bachma.html

TRIỀU ĐÌNH, ĐẤT NƯỚC LÊ TRỊNH Ở THẾ KỈ XVII: TỪ BÀ BANH ĐẾN THẦN BẠCH MÃ

Bằng chứng vật chất và sách sử thế kỉ XVII Từ lâu, theo với sự học hỏi từ phương Tây, người ta đã bắt đầu không chỉ tìm hiểu quá khứ Việt Nam qua các đống giấy ẩm mốc, rách nát trong nhà tàng thư mà còn đi moi móc đất cát, sờ nắn tượng đài, bia đá… Và thế là ta thấy ra đời những bài nhận định ngắn hay những chuyên đề về một loại hình kiến trúc, một thời đại lịch sử… Tuy nhiên, có vẻ như tận trong tiềm thức của sử gia mới, các bằng chứng này vẫn không được coi trọng như tài liệu thư sử; chúng chỉ là những phần bổ khuyết chứ không được coi như mang tính cách độc lập có thể làm lung lay các bằng chứng thư tịch. Đó là một thiệt thòi cho sử học Việt Nam. Lê Quý Đôn từng chê trách những người viết sử trong thế kỉ trước ông. Và chúng ta cũng không thể rộng lượng khi đọc lại những kí sự ngắn ngủi về thi cử, về tuyển bổ quan chức khô khan, về những biến động thiên nhiên vặt vãnh đi theo với những rối loạn dân tình thuật lại một cách hời hợt giữa những chiếu, chế lằng nhằng để phô trương quyền bính, kiến thức thâm nho hơn là thực tế phải đối đầu… Tất nhiên là sử sách dày hơn vì có đánh nhau liên miên, chỉ vì cái đuôi tranh giành quyền bính của thế kỉ trước đã lan qua thế kỉ sau, chui vào trong nội bộ quyền bính mới, phức tạp hơn. Trong lúc đó, hãy nhìn lại các bằng chứng vật thể. Cái đình-làng, theo chúng tôi chứng minh là đã được hợp thức hoá trong thể chế chính trị xã hội đương đại, vào cuối thế kỉ XV, cái đình làng đó sau một thế kỉ kết tập trong biến loạn đã đi theo với sự ổn cố của tri�! �u đình Lê Trịnh mà phát triển để người nay thấy rằng “có theo với sự ổn cố của triều đình Lê Trịnh mà phát triển để người nay thấy rằng “có 1705).” (1) Tập họp các văn bia trong vùng do Trường Viễn Đông Bác Cổ dập bản là tài liệu vô giá để tìm hiểu lịch sử bên ngoài vòng thành Đông Kinh, được có người nhắc nhở với đầy ham muốn mà vẫn chưa sử dụng đúng mức, tập họp đó trong hình thức xuất hiện sơ sài của nó cũng cho thấy là thế kỉ XVII tràn đầy trong các đình chùa, miếu mạo, từ chỉ, từ đường gia tộc… (2) Còn thế kỉ XVIII? Tất nhiên với sự dè dặt cẩn trọng thì sự sa sút dấu vết xây cất tu sửa trong thế kỉ này cũng là điều đáng quan tâm. Tuy nhiên có thể thấy rằng với lối nhìn xét giản dị từ những con số thì sự cách biệt là xa nhưng xét những tu tạo cuối hay gần cuối thế kỉ trước thì đến thế kỉ sau hẳn các cơ sở kia vẫn còn sử dụng được. Thế rồi ngay trong thế kỉ XVIII, chưa hết một nửa thì đã có những cuộc rối loạn mà người ta vẫn gọi là những cuộc “nông dân khởi nghĩa” tuy thật ra là gợi nên từ những tranh chấp bên trong triều đình lưỡng đầu Lê Trịnh, liên kết thời vận với những thế lực địa phương. Nghĩa là, ý thức tôn giáo đi theo với nhu cầu thực tế xã hội trong việc xây cất, tu sửa đền đài miếu mạo của thế kỉ XVII đã không phải mất đi trong thế kỉ sau mà vẫn kéo dài sức sống trong những gì còn hiện diện và tiếp tục xuất hiện, dù thưa thớt. Vậy là, cũng như sử gia châu Âu phải phản tỉnh về nhận định sai lầm của mình – không có “Đêm dài Trung cổ”, sử gi! a Việt ! Nam cũng có thể nhìn ra quá khứ Lê Trịnh phồn tạp hơn, khai thác từ các khu vực khác thư tịch, và không phải theo thành kiến có sẵn.

Những khúc ngâm oán thăng hoa từ trong cung cấm Tuyệt đại đa số những tín chủ xây dựng, tu tạo đền chùa miếu mạo là các bà trong cung đình Mạc, Lê, Trịnh và các thái giám. Tất nhiên khuynh hướng thiên về tôn giáo là của phụ nữ nói chung nhưng một sự chênh lệch nổi bật của một thời cũng là điều phải lưu ý. Chùa tháp Lí Trần là của gia tộc cầm quyền xây dựng, tu sửa. Điều này sách sử đã ghi rõ, không bỏ sót: chùa tháp Diên Hựu, Lãm Sơn / Giạm… của Lí, chùa tháp Phổ Minh, Yên Tử… của Trần; xa hơn, có chùa của ông Dịch sứ nước Đô Hộ tên Lê Lương ở châu Ái. Chùa Hưng Phúc ở Thanh Hoá là của lãnh chúa địa phương Đại toát Lê Bằng dựng năm 1264. (3) Bài kí nơi chuông quán Thông Thánh, hương Bạch Hạc 1321 cho biết Hứa Tông Đạo sử dụng tiền của của Phụng Dương Công chúa, người được cho là quản lí hương ấy nhưng cũng không chứng tỏ Bà là người chủ xây dựng chùa. Tình hình đã khác dưới thời Lê Trịnh. Lẽ tất nhiên không thể không xét tới thời Lê sơ và Mạc. Tổ chức nội cung Đinh Lê Lí Trần có vẻ giản dị. Tất nhiên là ông vua có nhiều vợ chính thức, sử dụng đồng thời với một số chiến lợi phẩm nữ, nhưng ngay cả khi bắt đầu thành lập cho có hệ thống như từ Lí Thái Tông trở đi, ta cũng thấy nó không phức tạp quá khả năng quản trị của một ông chủ điền lớn. Các bà có phần đất riêng để trông coi, như bà Ỷ Lan phải lo chuyện giết trâu ảnh hưởng đến sản xuất. Nữ tù binh vào được cung cấm cũng vẫn làm chủ đất đai như chuyện lưu truyền về Bà Chúa Dệt Lĩnh ở kinh thành, Bà Chúa Mía trên đất của ông thần sông Đáy, Bà Chúa L! ẫm trên đất Kinh Bắc… Lại thêm ngay chính trong cung đình, tình hình “nín nhịn” cũng không đến nỗi gây bức xúc lắm. Đã có ông Thái tử tha hồ quyến rũ các “dì”, có các ông Thái sư như Đỗ Anh Vũ, Mạc Hiển Tích an ủi để các bà Thái hậu goá khỏi cô đơn. Qua đến Trần, sự kiện vua mộ đạo Phật, đàn áp dục tính hình như cũng có ảnh hưởng đến sự hạn chế nội cung. Và các bà vợ cũng như công chúa vẫn nổi lên trong sử về những chuyện dính dáng đến ruộng đất, trực tiếp trông coi việc khai thác mở rộng trang điền. Hoàng hậu thất thế của Phế Đế tuy chưa thoát khỏi đôi mắt dòm ngó của ông Thái thượng hoàng nhưng vẫn còn tự mình đi kiếm được người vui vầy. Tù trưởng Lam Sơn xuống đồng lúc đầu chưa đủ sức đem quyền uy quốc gia lên ngự trị ở gia đình. Ông Quận Vương Tư Tề bỏ vợ còn có người phụ đạo tương đương giang tay cứu vớt. Ông vua Thái Tông trị được bà dì ghẻ nhưng không kềm chế nổi bà vợ. Điều đó sẽ khác với Lê Thánh Tông, ông vua dựng lên một thứ quan chế, ngăn chặn kẻ phản đối với lời đe doạ “xử tử vứt xác ra chợ…” Ông nhiều phi tần như sử quan đã chê, bà hoàng hậu nổi ghen liền bị nhốt, đến lúc ông sắp tắt thở mới được lại gần. Tuy nhiên thứ cải cách của ông lại được lưu giữ đến vài trăm năm sau để phát sinh phiền tạp mà kẻ cầm quyền mới, họ Trịnh, nhân danh con cháu ông, khai thác thêm để được thụ hưởng riêng mình. Minh thuộc và chiến tranh Kháng Minh khiến cho các lãnh chúa, ít ra là ở vùng đồng bằng không còn nữa, bây giờ chỉ có một chế độ quan liêu tập trung quyền ! hành v�! � trung ương, ban phát ruộng thế nghiệp một đời và lương bổng cho người phục vụ. Do đó số phụ nữ của cung đình càng cách xa sinh hoạt nông nghiệp. Đời sống rảnh rỗi nhàm chán giữa túc số càng đông hơn thời trước khiến về lâu về dài ta thấy những lời oán vọng cất lên, được các quan triều thất thế chuyển đổi vào văn chương, nói cho mình mà thay cho người: Tần cung nữ oán Bái công văn, Cung oán ngâm khúc… Sự đổi thay từ căn bản cũng đến với một tầng lớp nội cung khác: các hoạn quan. Với Lí Trần, các hoạn quan được coi trọng, cho quản lí vùng đất căn bản (Lê Tông Giáo), nắm giữ chức vụ đầu triều – hành khiển, chức vụ tuy về lâu trong triều Trần có bị hoàng tộc, nho sĩ thay thế nhưng vẫn còn nổi trội cuối đời dưới thời Nghệ Tông. Họ Trịnh Tày Thái hưởng được cái thế tập trung quyền hành nhờ chiêu bài Phù Lê nhưng thấy cô lập vì một mặt phải chèn ép Lê, nhưng vẫn cần nắm giữ hàng nho sĩ trung châu về hùa với Lê theo tín điều trung quân, nên sử dụng hoạn quan – nhất là thiểu số như mình – và ban đặc ân cho họ, đến nỗi lập ra cả một giám ban không có trong sử sách. Lớp người này cũng vì thành phần xuất thân cô thế nên không thoát khỏi thảm bại khi nảy ra tham vọng lớn, ví dụ trường hợp Hoàng Nhân Dũng (từng cầm quân ra biên giới để Trịnh Tráng ép ông vua Minh thất cơ lỡ vận phong mình làm Phó Vương, 1651), rồi Hoàng Công Phụ dưới thời Trịnh Giang. Chỉ có Hoàng Ngũ Phúc (may mắn?) khôn ngoan phục vụ khiến cả đám văn thần cao kì cũng không dám xỏ xiên loài “đầy tớ” trong cung, thứ danh vị khiến cho họ không thoát! khỏi n! gậm ngùi cay đắng dù tước phẩm đến tột cùng, dù giàu sang đã tạo cớ cho người ganh ghét. Thái giám phải có vợ cho đúng với thói thường nhưng chính họ cũng biết đó chỉ là chuyện che mắt thế gian chứ không đánh lừa được Vô Cùng; cung tần cách biệt với quê hương bản quán, thui thủi nhìn ra tương lai tăm tối vô hậu của mình. Cả hai lớp người đó: cung tần và hoạn quan, rốt lại chỉ thấy có một lối thoát cho hiện tại, đó là vọng tưởng về đời sau, về kiếp sau trong dòng tín ngưỡng Phật Giáo đương thời pha tạp những tin tưởng cổ xưa, ngoại lai đã chuyển hoá trong các đền chùa, miếu mạo được thờ cùng lâu đời. Chứng cớ đó được lưu giữ ở các bia đá còn lại với thật nhiều tên Tổng thái giám, Nội phủ giám, Vương phi, Cung tần, Nội phủ cung… mà phần của thế kỉ XVII thì tràn ngập những ước mong lập hậu rõ rệt hay ẩn tàng. Cho nên ở những lớp người cao sang mà bên lề này không có sự chống đối loại trừ nhau: Chùa Viên Quang xã Hậu Bổng, huyện Tứ Lộc, Hải Hưng có bà Thái hoàng Thái hậu của Mạc tham gia tu sửa (bia 1579), lại thấy có tên Cung tần của Thái quốc công Triết Vương Trịnh Tùng cúng 30 lạng bạc. Điều này chắc là khắc thêm với bia làm lại, vào lần sửa chữa năm 1620 ghi công đức các quận chúa Trịnh, hoàng thân Lê.

Vô hậu, phồn thực và ăn-thịt-người Một điều đáng chú ý là tên các chùa mà các bậc mệnh phụ lui tới cúng kiếng, cho tiền tu sửa để có nơi thờ phụng. Đi lễ ở chùa – có những “chùa” và chùa – các bà trong tuyệt vọng đã rẽ ra hai đường hi vọng: sống trong đời sau và sống ở đời nay với chút may mắn, có con. Các bà đi cầu tự. Cho nên trong các chùa được phụng sự không hiếm những nơi mang tình cách phồn thực cổ sơ được phủ nhiều lớp sơn văn hoá về sau, có khi khó nhận ra. Chùa Thầy được từ vua quan đến dân chúng trọng vọng không phải chỉ vì đó là nơi Phật cảnh, thắng cảnh mà chính là nơi cầu tự. Đối với lớp người trên thì đó là chỗ ông đạo sư Từ Đạo Hạnh thác hoá để “đẻ” ra Lí Dương Hoán (Thần Tông), ông con nuôi được tôn phù để giựt ngôi vua của “thằng Suy” Thân Lợi, con vô thừa nhận của Nhân Tông – hay thằng bé Giác Hoàng / “Phật” xứ Thanh, một thế lực địa phương khác, cả hai thất bại vì không đối địch nổi họ Đỗ ở triều đình, trong hậu cung kết hợp với phe thần quyền họ Từ. Đối với các bà nông dân, quan quyền thấp thỏi thì ở đó có những hòn đá linh thiêng, chỉ cần đến xoa đầu mời gọi thì trong bọn sẽ có kẻ biến thành một nhân khẩu mong ước của gia đình, có thể như diễn tiến trong chùa xã Dận Tự, huyện Bạch Hạc, Vĩnh Yên: Bia 1699 ở đây chỉ nói chuyện sửa chùa (4) nhưng tên “dận tự” của xã, chắc từ tên chùa, có nghĩa là “nối dõi”. Vai trò các hòn đá kia cũng giống như cái linga chắc bây giờ vẫn còn trong chùa Chà đường Trương Định, Sài Gòn. Đ�! �y chỉ là dư vang xa trong thời gian của tục lệ thờ đá, nhất là đá có hình dương vật, với tin tưởng rằng sự thờ kính sẽ đem lại mùa màng tốt đẹp. Có thể thấy dấu vết một tục lệ như thế, theo với cảnh hiến tế mạng người, từ thế kỉ V, về việc tôn thờ một linga thiên nhiên cao đến 18 mét trên đỉnh đồi Lingaparvata, ở nơi ngày nay là Wat Ph’u thuộc Nam Lào. Và rồi, từ đá linga đến tượng đá: Năm 1877 người Pháp còn thấy ở Ba Phnom, Kampuchia, có tế người cho vợ Siva để cầu được mùa. (5) Lễ hội phồn thực vẫn còn tiến hành đến gần đây, tập trung nhất (có lẽ vì tương đối xa khuất nên dễ bảo tồn) ở vùng quanh đỉnh tam giác châu sông Hồng. Các tên dành cho bộ phận đàn ông và đàn bà tất nhiên không sử dụng chữ Hán như của tầng lớp học giả mà dùng các chữ tránh né chứ không chỉ đích danh như tiếng thường tục: đó là các chữ “dò” (giò?) / gậy, “nõ nường” / lõ và lồn, “kén”/cả bộ nam nữ… Chúng ta gặp các Trò cướp “36 cái nõ nường” ở Khúc Lạc, Cẩm Khê, Phú Thọ, Trò cướp-dò ở xã Gia Thanh, huyện Phong Châu, Phú Thọ, Trò cướp-kén ở Dị Nậu, Tam Thanh, Phú Thọ, Lễ lấy-giờ ở Tứ Xã, Phong Châu, Phú Thọ (dùng dùi gỗ và mo cau chạm nhau), Hội lễ rước Chúa gái có múa “tùng dí” ở xã Hi Cương, Phong Châu, Phú Thọ. Lễ hội trò Trám ở làng Dục Mĩ, huyện Lâm Thao, Phú Thọ còn biểu diễn cho người ngoài xem năm 2001. Lại còn có Múa mo ở xã Sơn Đồng, Hoài Đức, Hà Tây, ở làng Chàng, xã Việt Tiến, Việt Yên, Bắc Giang. Rõ rệt xác nhận thêm tính chất phồn thực trong ý nghĩa các món ăn là câu ca dao: R! 20;Sơn �! �ồng có tục múa mo, Bánh dầy, bánh cuốn đem cho các làng.”(6) Không thể nào không liên kết phồn thực với tục ăn thịt người (cannibalism) khi đã biết đến hình thức hiến tế người sống. Tục ăn thịt người còn để lại nhiều chứng cớ, từ những dấu vết phải đoán định trên xương cốt người cổ thời Hoà Bình Bắc Sơn hay Đồng Đậu đến những dấu vết trong thời kì lịch sử với những giải thích che chắn hay biện minh của người viết sử dân tộc. Việc Đỗ Thích bị băm xác đem chia cho dân chúng, “chẳng ai không tranh lấy mà nhai nuốt”, được Ngô Sĩ Liên (có thể chỉ là kẻ tán đồng giữ lại lời sử cũ) gợi ý về một lòng trung quân ái quốc của dân chúng Hoa Lư đương thời. Nhưng thật ra với người thời nay, đó là chỉ dấu về sự chia xẻ một thiên ân nơi ngôi sao sa còn sót lại trong thân xác con người bạo hành thất bại là Đỗ Thích thôi. Còn bao nhiêu người khác tiếp theo mà ta không được biết, bị ăn thịt trong các cuộc xung đột, tranh chấp quyền hành, để thu nạp, chuyển tiếp sự can đảm, sức mạnh của đối thủ về kẻ thụ hưởng? Gần giữa thế kỉ XX, học giả Hoàng Xuân Hãn phổ biến một trường hợp ăn thịt người khuất lấp sau tính chất nghiên cứu vô hại nên ít ra cũng được coi là tự nhiên, và đáng lẽ chỉ là thoảng qua như các chi tiết lịch sử khác. (7) Thế rồi nhân phong trào kháng chiến dân tộc dâng cao, tác giả đưa vào chương trình giáo dục, các bài văn thơ trên trở thành hiện tượng văn học đem lại ảnh hưởng lâu dài hơn. (8) Đó là trường hợp Nguyễn Biểu đi sứ (1413) cho Trần Trùng Quang, được Trương Phụ dọn “Cỗ đầu người! 221; và ! được ghi nhận rằng ông sứ thần này thản nhiên khoét mắt ăn và cũng thản nhiên “cười mà nói: Đã mấy lúc mà người Nam được ăn đầu người Bắc.” Chứng cớ vững chắc hơn vì có mấy bài văn thơ kèm theo truyện tích mà ông Hoàng Xuân Hãn cố bênh vực tính cách xác thực của chúng. Điều này không hẳn là không có ảnh hưởng đến sự quả quyết phù hợp với tính chất phụ hoạ, bợ đỡ thời thế, đẩy hết sự xấu xa về phía kẻ thù của nhà-thơ-tranh-đấu-triết-lí-chính-trị Chế Lan Viên, khi ông viết rằng Lễ bế mạc của trường Đồng Đế (Nha Trang) có diễn ra cảnh sì sụp húp cháo đầu người nấu trong chảo lớn, để giúp cho sĩ quan nguỵ hăng hái ra trận, phục vụ đế quốc tận tình hơn! Thật ra cái “tội” là nằm ở chỗ văn thơ xưa của ta còn lại quá ít (hay vốn không nhiều?) nên người ta cứ phải vớt vát, đưa đẩy. Nhiệt tình làm ông Hoàng Xuân Hãn chê tác giả Nghĩa sĩ truyện “không chép những điều ngoài chuyện chính [không chép văn thơ, chuyện thêm thắt]… cũng là một điều đáng phàn nàn cho ta.” Ông quên lời ông đã cho rằng những điều chép ra kia thật đáng tin vì tác giả vốn là cháu ngoại nhân vật chính. Ông không chú ý rằng Hoàng Trừng chép chuyện ông ngoại móc mắt, không ăn/nhai mà phải hoà với giấm nuốt cho trôi mau, nghĩa là “làm gan” với chuyện ngược thường này, chứng tỏ hành động thật đầy tính người văn minh. Chi tiết huênh hoang “ăn đầu người Bắc” là của Nghĩa vương kí không được xác định thời đại chứ không phải của Nghĩa sĩ truyện. Lấy lập luận của khoa học gia bàn chuyện nước lên nước xuống ở! một đ! ịa phương hồi sáu trăm năm trước, thuyết phục được người thì có vẻ cũng dễ thuyết phục về chuyện ông Nguyễn Biểu đi sứ có người theo và kẻ tuỳ tùng tất nhớ bài thơ đó! Căn cứ thành công của lập luận là người tuỳ tùng kia có một trái tim, một khối óc bằng sắt thép mà không lộ ra trước đối thủ, và một may mắn khó xảy ra khác là còn ôm được đầu về! Điều này thì lại không tuỳ thuộc ở ông học giả. Chỉ có điều nếu ta bình tĩnh sắp xếp theo tiến triển của văn thức thì có thể ghép những bài văn thơ kia vào thời Lê Trung hưng, lại cũng thế kỉ XVII, XVIII gì đó. Nhưng vấn đề của chúng ta ở đây không phải là chuyện văn chương mà là có một chứng tích về chuyện ăn thịt người, dù là cưỡng ép, thế mà đã gợi ra sự ham muốn dằn nén cứ nằng nặc đòi trổi dậy: “Thề phanh thây uống máu quân thù” (Văn Cao – Tiến quân ca). Từ nhân chứng lịch sử đến truyện tích – nhân chứng tập thể, người ta thấy cô bé Lọ Lem dễ thương suốt đời của thế giới, qua Việt Nam trở thành cô Tấm tội nghiệp lúc còn khốn khổ, đến khi thành công cũng tàn nhẫn như ai, đã lừa em Cám tắm nước sôi cho trắng da, lại còn làm mắm xác em gửi cho bà dì ghẻ ăn! Nhưng đây lại là những trường hợp lệch xa tính chất ăn thịt người có ý nghĩa tôn giáo. Cái tâm thức đòi cướp lấy, đòi chia xẻ cái thần khí của người khác, diễn ra trong cuộc sống hàng ngày khiến người ngoại quốc phải ngạc nhiên: “Trong khoảng 10 ngày, ngày nào cũng có người bị chém ở phía tây chỗ Du (Thuấn Thuỷ) cư ngụ. Người nào trước hết cũng bị chặt đầu, sau đó lấy xương thịt ! làm mắ! m…” (9) Những tay chọc trời khuấy nước, loạn thần tặc tử, hay tầm thường hơn, đám đầu trộm đuôi cướp, cũng là thuộc loại ngưòi vượt thường, đáng để cho kẻ khác chia xẻ chút may mắn mà thiên ân hay quỷ mị đã để lại trong thân xác họ. Ai chê phía Nam mọi rợ thì có dẫn chứng từ phía Bắc của một nhân vật văn học có uy tín. Phạm Đình Hổ kể rằng: (10) “Làng Ngọc Cục của huyện ta (Đường An, Hải Dương)… thờ yêu hổ… Cứ mỗi năm trong làng phải cử một người làm chủ tế.” Người ấy “lừa kẻ hành khách nào đi một mình, bắt lấy, giam ở hầm dưới đất, đem mài da gót chân cho mỏng đi, đến khi tế thần thì giết, thái nhỏ trộn lẫn với thịt trâu thịt bò mà cúng. Cúng rồi thừa huệ cùng ăn. Người nào gặp được miếng thịt người thì hí hửng lấy làm mừng, cho là cái triệu năm ấy được thuận lợi.” Một năm, một nạn nhân, tuy bị mài gót chân cho khỏi chạy, vẫn bò trốn được, đi tố giác quan trên. Làng bị phạt vạ, phải đút lót quan trấn mới yên, “nhưng bắt được người nào đi một mình, cũng vẫn đem giết để tế.” Phạm Đình Hổ không chỉ thuật chuyện cũ rích đời xưa vì ông biết rõ “Từ năm Canh thân [1800] trở về sau, thói ấy mới bỏ nhưng hành khách đi qua làng ấy vẫn còn khiếp sợ.” Và nếu còn không hiểu thì có thêm chứng cớ của Giáo sĩ de la Bissachère ở đầu thế kỉ XIX. Nhà Nguyễn đem ra xử tội những kẻ thù cũ trong đó nữ tướng Bùi Thị Xuân tỏ ra can đảm hơn hết trước nhục hình. Thế là người giáo sĩ thấy sau đó dân chúng giành nhau xương thịt tay chân của Bà tướng Tây Sơn! Và đây l! à chứn! g cớ của thời hiện đại, không sai chạy là thời Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa. Chứng cớ sao mà kéo dài quá lâu! Nhân chứng gián tiếp nhưng chắc chắn, ông Nguyễn Duy Hinh, một sử gia, thuật lại: “Năm 1980 khi đến tham quan cuộc khai quật di chỉ Cồn Cổ Ngựa ở xã Hà Lĩnh, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá, người viết những dòng này được đồng chí bí thư đảng uỷ xã cho biết trong xã có một làng thờ Đinh Công Tráng, đến ngày tế thần thì hôm trước người lạ mặt nào đi qua làng sẽ bị bắt làm thịt tế thần. Cho đến khi ông làm bí thư đảng uỷ xã mà đến ngày đó người khác làng cũng không dám sang làng đó trong thời gian tế thần. Thịt người hiến tế chia cho dân làng ăn lấy phước, ai ăn được sinh thực khí thì phước lớn nhất. Viết đến đây bèn kiểm tra thông tin hỏi lại nhà khảo cổ học Nguyễn Văn Hảo, người phụ trách cuộc khai quật Cồn Cổ Ngựa năm đó thì được ông khẳng định có biết thông tin về tục “săn đầu người” ở Hà Lĩnh khi ông chủ trì cuộc khai quật ở Cồn Cổ Ngựa.” (11) Xa hơn về phía nam, ở Khánh Hoà trong những năm 30 thế kỉ XX còn có dấu vết dân chài đốt người tế thần biển nhưng không ăn thịt. Tục ăn thịt người ở Thanh Hoá chắc không thể tồn tại dưới con mắt của quan lại Pháp, Nam thời ngoại thuộc. Trong một khoảng thời gian, ta có nơi đó một ông quan tinh ranh, ông Cử Hà Ngại, từng cai trị đất con vua cháu chúa và phàn nàn về dân xứ này nhưng không nghe thoảng qua chuyện ăn thịt người, chắc đã là của thời dã man, “tiền sử” rồi. Đinh Công Tráng là nhân vật Cần Vương cuối thế kỉ XIX, vậy việc thờ ông có dáng ! như mộ! t biện minh ái quốc mượn-tiếng để cho tục ăn thịt người đàng hoàng trở lại, ít ra là lúc quyền bính Pháp suy sụp. “Thịt người hiến tế chia cho dân làng ăn lấy phước, ai ăn được sinh thực khí thì phước lớn nhất.” Thời chiến tranh đói kém, được miếng thịt đã là điều quý giá, lại còn được chia xẻ cái thần khí, theo tin tưởng xưa, có triển vọng đem lại phồn vinh cho cá nhân, cho gia tộc: Nhu cầu cụ thể trong hiện tại được phối hợp với tin tưởng truyền thống ẩn khuất đâu đó đã giúp cho dân làng kia nuốt được lí thuyết xã hội “tân tiến” nhất mà không thấy tự mâu thuẫn, vào lúc chưa phải sợ quyền bính đương đại đang chăm chú lo việc cứu nhân loại, quên cả dân nước mình! Loại tin tưởng thần bí về sự chia xẻ tính thiêng liêng qua bộ phận thân xác khiến cho trong chiến tranh vừa qua còn loan truyền – và cũng có thể xuất hiện lẻ tẻ, hiện tượng lấy mật người luyện phép. Tin tưởng kéo dài qua Mĩ bây giờ với câu chuyện gởi đầu lâu con gái để luyện Thiên linh cái với lối lập luận “có lập trường” nhờ thời thế chính trị (“Chính phủ Việt Nam muốn quan trọng hoá vấn đề nên bắt người… chứ họ đã từng san bằng nghĩa địa…”), nhờ vị trí bên lề một chừng mực trên đất tạm dung nên mạnh dạn “ngây thơ” về pháp luật, cho rằng bưu điện Mĩ cũng coi chuyện gởi đầu lâu là bình thường. (12)

Phồn thực, đình và chùa Bà Banh Nghi lễ phồn thực phần nhiều được ghép theo với sinh hoạt đình làng. Thật cũng dễ hiểu vì đình làng mang tính lưỡng thể: vừa là nơi của sinh hoạt thế tục vừa là nơi của biểu hiện tôn giáo bình dân. Vật phẩm mang thần tính đi vào đình trở nên nhân hoá, thành thần. Làng Nối (Văn Nhuế) xã Văn Phú, huyện Mĩ Hào, Hưng Yên thờ một bộ chày cối bằng đá và thành hoàng là Phan Thị Lương, một nữ tướng đánh giặc hi sinh, được phong là Lương Lang công chúa, tên nào thì cũng mang dấu vết nói trạnh: lường, lồn. Một nữ tướng Hai bà Trưng là thành hoàng của xã Tức Mặc, có tên “chữ” Thực Côn công chúa, còn tên nôm là Con Nường, (13) tên nào thì cũng là gậy côn, lường lồn. Có thể thấy các “nhân vật lịch sử” này không phải đã bám vào đình làng mà chính là nguyên nhân xây dựng đình làng. Quy mô của một nơi thờ cúng tăng tiến dần theo thời gian là điều dễ hiểu nhưng ta cũng nên lấy lời lẽ (tóm lược) trên bia 1562 của chùa Đống Quất, xã An Tứ, huyện Tứ Lộc, Hải Hưng để làm chứng dẫn. Đây “là nơi linh thiêng, cầu cúng rất linh ứng. Trải qua binh hoả dân ba thôn… đã mấy lần trùng tu vào các thời trước khi vua [Lê] Thái Tổ dấy nghiệp, và thời của Thái Tông, Thánh Tông nối ngôi trị vì. Song quy mô vẫn còn sơ sài, cơ cấu chưa hoàn mĩ. Nay có các ông bỏ tiền ra sửa sang lại… hưng công lợp ngói, tô tượng, hơn một tuần thì xong, lại mở pháp hội, xa gần nô nức tới xem và đóng góp thêm…” Như thế có nghĩa là con tinh ở cái am trên gò có cây quýt, nhờ địa phương có dòng họ hiển quý (nhà Mạc) nổi lên,! nên nơi cư trú được xây cất to rộng hơn, kêu gọi tăm tiếng linh thiêng hơn, cứ thế mà am miếu trở thành chùa, rồi sẽ đưa vào tự điển nhà nước – hay trở về lại am, miếu khi người bảo trợ gặp cơn thất thế! Có thể thấy “Đống Liên tự bi kí” 1619 rõ ra là của ngôi chùa xây trên một gò tên Sen! Còn chùa Đống Cao 1657 thì hẳn gốc từ ông thần “đống” cao đó. Nhìn theo hướng tiến triển hợp lí đó thì chùa Dâu / Pháp Vân nguyên thuỷ không có gì khác hơn là một ngôi miếu thờ cái yoni Bà Dặn và cái linga Thạch Quang Phật. Không rõ đây là dấu vết xưa nhất của một nơi thờ thần Po Yan Dari trên đất Bắc hay là dấu vết xưa nhất của tín ngưỡng phồn thực trong dân gian tự nâng cấp để len lén đi vào hệ thống cai trị của chính quyền Bắc thuộc. Nhưng nõ nường một khi chòi được vào các cơ sở thờ tự của nhà nước thời độc lập, dù là địa phương hay trung ương, thì đã có một tên khác mượn một tín ngưỡng tương tự phía nam: Bà Banh / Bà Đanh. Bà Banh (nếu nhìn theo hướng cái yoni), Bà Đanh (nếu nhìn theo hướng cái linga) là hình tượng thờ cúng thường xuyên hơn ở phía Nam gọi là Lỗ Lường, Đĩ Dàng, của thần Chàm Po Yan Dari mà dấu vết gần, ghi rõ “đền gần chùa Thiên Mụ” là “con trai to ở trong cây đa,” (14) nói lòng vòng cũng chỉ là đền thờ cái hốc cây! Hiện tại xa hơn nữa về phía nam là địa điểm Gò Tháp ở Đồng Tháp (chỉ dẫn của L. Malleret) nguyên là một mộ táng thời Phù Nam, có miếu Bà Chúa Xứ cũng gần đó. Sự sử dụng tiếng Việt để chỉ các thần linh không-Việt-Hán đã khiến người ta dễ cưỡng đoạt tính chất ngu�! �n gốc ! vốn là từ ý thức dân tộc vương triều cũ chuyển qua ý thức độc tôn chính trị bây giờ. Theo tinh thần thống nhất được rao giảng và tôn chỉ “nghiên cứu để phục vụ chế độ”, các “cán bộ khung” được mang bằng cấp cao để đưa vào những chức vụ văn hoá cho hợp thời đổi mới, đã nảy ra những ý kiến đảo lộn không hề ngán sợ ai hết, đại loại: “Làng Lí Hải (Quảng Ngãi) là một làng quê hải đảo còn bảo lưu khá nguyên vẹn những sinh hoạt tín ngưỡng cổ xưa của cư dân người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ nước ta như sinh hoạt tế đình, tế thần Thiên Yana, lễ hội đua thuyền… cho thấy đây là làng văn hoá cổ truyền đặc sắc còn lưu giữ được nhiều phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, lễ hội của người Việt cổ mang theo từ vùng đồng bằng Bắc Bộ vào vùng đất mới nhưng vẫn giữ nguyên được những giá trị truyền thống… những vị thần thuần tuý Việt như thần Thành hoàng, thần Bạch Mã thái giám…” (15) Không nên lấy làm lạ về kiến thức ngang tàng đó ở một cán bộ địa phương vì theo sự giảng dạy của cán bộ cao cấp trung ương, một vị thần như Nàng Tía vẫn được coi là nữ tướng của Bà Trưng tuy rằng trong đình Vĩnh Ninh (ngoại thành Hà Nội) thờ “nàng” hiện nay có “ông Rắn”, tức là có chứng cớ rành rành, rằng con rùa da “Bà Tím” và con đẻn (rắn biển) Mộc Trụ Thần Xà ở phương Nam đã cùng nhau tràn ra Bắc vào một lúc nào đấy qua cửa Thần Phù, nơi Nàng Tía tử tiết! (16) Trở lại vấn đề đang bàn. Tính chất trung gian của tín ngưỡng bình dân và sự cập nhật hoá đương thời vẫ! n còn, v! í dụ ở đình Yên Bồ, Hà Tây, thuộc thế kỉ XVII, nơi có tục cầu tự, có hình Bà Banh mặt bầu bĩnh, đầu vấn khăn, mắt được diễn tả là “mơ màng nhìn xuống”, sống mũi cao, thân mình tròn lẵn, đôi tay và đôi chân giang ra… Và cũng có cây gậy gỗ tròn, cất trong Thượng cung. Gậy dài 70 cm có tay cầm hình bát giác không đều, bốn mặt chính khắc chữ “hỉ” (vui mừng), sơn son thếp vàng, có dấu sử dụng nhiều, (17) nghĩa là có thể hiểu thêm rằng nhiều người cầu tự đã sử dụng cây gậy gỗ thọc vào lòng Bà Banh như chuyện vẫn thấy được gần đây ở phía nam. Cho nên có thể nghĩ rằng ở đình Tây Đằng (phỏng đoán xây cất năm 1583), thị trấn Tây Đằng, Hà Tây, người đàn bà ngồi xổm, giang rộng chân, hai tay nắm lấy cổ và đuôi rắn, đúng là nắm cây gậy! Cũng mang tính cách tượng trưng tương tự là hình ảnh con rắn quấn ngang lưng người đàn bà khoả thân, bụng lớn, ngồi xổm, giang rộng chân ở đình Phù Lão (1688), Bắc Giang. (18) Thế rồi con rắn được bao thêm mây quấn người đàn bà sinh ra Hạo Nương, người này lại được giao long quấn sinh ra Linh Lang Đại Vương, con Lí Thái Tông, (19) chắc là dấu vết khiến ông Hoàng Xuân Hãn cho ông con này là Thái tử Hoàng Chân tử trận khi chống Tống. (Có thể nghĩ thần Linh Lang này là con rái cá, nhân vật thần thuyết trong các miếu thờ có tên Lang Lại/Đại Tướng quân, từng là “cha” của Đinh Bộ Lĩnh trong chuyện để mả, từng cứu Nguyễn Ánh trên sông rạch Nam Bộ, đầm biển ở Bình Định.) Dân chúng thể hiện được tín ngưỡng phồn thực của mình một cách công khai – không đếm xỉa gì đến thời thanh giáo! cuối t! hế kỉ XV với Lê Thánh Tông – chính vì trên triều đình không thể phủ nhận tin tưởng tương tự đem từ phương nam ra với số lượng hàng vạn tù binh Chàm rải rác khắp nơi, hiện diện ngay ở trong cung cấm. Chúng ta không rõ vì sao thần Po Yan Dari vốn cũng không phải là một thần lớn nơi cỗi gốc mà lại được lưu truyền rộng rãi nơi chính xứ sở của kẻ chiến thắng. Có lẽ là do sự tương hợp tín ngưỡng phồn thực ở cả hai phía, rồi cũng có thể là do tác động bảo tồn truyền thống của nữ tù binh, không phải chỉ là những người đàn bà ở địa vị thấp thỏi mà còn là những cung phi của triều đình mới, các Bà Chúa… Phụ nữ vốn là những người mẫu mực trong việc giữ gìn truyền thống ở mọi nơi mọi chốn. Và truyền thống nơi đất mới thành hình trên tầng lớp cao khiến ta có các Bà Banh nằm vững vàng, lâu dài ở các “chùa” với những tên hoặc có chỉ danh xác đáng, hoặc né tránh mà vẫn nhận được ra, cuối cùng đến những tên đã bị xoá dấu vết, xoá cả tục thờ cúng. Vẫn còn nhận ra tên, ngôi chùa Bà Banh ở Thăng Long (nay là chùa Bà Đá), vốn là Viện Châu Lâm nơi điểm danh con cháu nữ tù binh Chàm, hẳn là nơi có tượng rồi phát sinh bài thơ Bà Banh ghi lại trong Hồng Đức quốc âm thi tập, chuyển thành thơ của “Trạng Quỳnh” chọc giận thần. Đó là chứng cớ đích xác về pho tượng đá không hẳn đã có nơi cội gốc vì thần không từng có địa vị cao sang như thế. Cũng chính nơi kinh đô của một triều vua khác, triều Mạc, có đích danh một chùa Bà Đanh sửa chữa, còn bia năm 1562 với tín chủ là những người ở cấp cao nhất: Bà Thái hoàng Thái h�! �u (tư�! �ng bà đặt nơi này cùng với tượng Thái tổ Mạc Đăng Dung) cúng ruộng từ 1542, Thọ Phương Thái trưởng công chúa, tất cả gồm đến 26 thân vương, quận công Mạc. Vấn đề đặt ra là với những danh tính cao sang kia người ta dễ nghĩ đến lối thờ cúng thanh giáo nhưng tên chùa đến lúc ấy vẫn còn là Bà Đanh thì dấu vết cũ hẳn còn trong một chừng mực nào đó. (20) Chú dẫn, chắc của tập thể soạn sách, cho biết chùa nay có tên là Thiên Phúc, giúp ta đi xa vào nguồn gốc Bà Banh của những ngôi “chùa” khác mà không phải lầm lẫn quá xa. Một quyển sách hướng dẫn du lịch (21) phân biệt hai chùa Bà Đanh ở Hà Nam: chùa Đinh Xá ở xã Đinh Xá, huyện Kim Bảng, có tên chữ là Lam Yêm Bảo Sơn Bà Đanh Tự, bia dựng năm 1776, và chùa Bà Đanh – núi Ngọc thuộc thôn Đinh Xá, xã Ngọc Sơn, huyện Kim Bảng còn chứng tích cái khánh đá “Đinh tự Ngọc Sơn” chắc là cơ sở cho tên gọi dân dã kia. (22) Suy ra, theo lối giải thích thông thường về nguồn gốc làng xã Việt, Đinh Xá là làng người (có tổ) họ Đinh, nhưng ở đây là chứng cớ khác, Đinh Xá hẳn phải giải đúng là “làng có chùa [Bà] Đanh”! Vùng ngược lên sông Đáy này có ông Lí Phục Man trong Việt điện u linh tập, lúc “gặp” Lí Thái Tổ đầu thế kỉ XI thì chỉ là ông thần sông, đến khi trong vùng có sự hiện diện của tù binh con cháu ông vua (1044, 1069), thì sắc phong thế kỉ XVII (“Cổ tích từ bi” 1620, “Thuật thần từ cựu bi” 1726) thêm ra chuyện ông thần đánh Chiêm Thành ở Cửu Đức nhưng chưa chết, khiến sử gia ngày nay có thế để giữ vững danh vị lịch sử cho ông. Và rồi theo đà công tích gia tăng! với th! ời gian, trong Đại Nam nhất thống chí, người ta cho ông được tử tiết cho tròn địa vị danh thần! Vào thế kỉ XIX, Phạm Đình Hổ kê ra hai miếu Bà Chúa Ngựa ở huyện Cẩm Giàng, huyện Gia Phúc trên đất Kinh Bắc xưa, thờ “một bà… cực dâm”, lúc sống quan nha phải dùng ngựa mới làm bà thoả mãn nên lúc chết người ta “thường lấy lõi mít làm dương vật để cúng.” (23) Ở xã Đông Sơn, huyện Tiên Sơn, Hà Bắc còn có chùa “Già Nương” với tấm bia 1622. Sách (24) chú thích rằng: Già Nương có thể dịch là Nàng Cả hay theo chữ nôm đọc là Nhà Nàng. Đọc theo cách nào thì cũng thấy gốc chùa thờ phụ nữ. Nhưng đọc theo kiểu hán nôm lẫn lộn như trong ngôn từ hàng ngày (ngay đến cả nhà nho xưa với hai chữ Việt Nam, Nam Việt) thì thấy ra đó là chùa Bà Già, ta nghĩ ra thêm đến dấu tích thôn Bà Già, còn nhớ với tên gốc là Đa Gia Li, nơi Trần Nhật Duật cỡi voi đến chơi với tù binh Chàm của mấy trăm năm trước, vài ba ngày mới về. Chứng tích đó, Lê Văn Hưu còn thấy tận mắt về giống người mà ông ta đã phát biểu một cách khinh miệt. Nơi đất Kinh Bắc đó có dấu tích một bà Chúa Lẫm của truyền thuyết (nay hình như chuyển biến với tên bà Chúa Kho đang được nhôn nhịp lễ bái trong thời kì Mở cửa), và với ngôi tháp chùa Giạm thờ cái mukhalinga Lí Nhân Tông cao hơn 5 mét, cây cất trong 8 năm, có thơ văn ca ngợi trong lễ khánh thành chùa trọng thể. Và với địa điểm Bà Già cụ thể của quá khứ và hiện tại như ta đã liên kết thì sự kiện có hai miếu Bà Chúa Ngựa còn được nhận ra ở thế kỉ XIX cũng không phải là điều lạ. Sao đám tù binh khốn khổ kia lại l�! �t xác s! ống hùng, sống mạnh nơi vùng đất vẫn được các sử gia dân tộc hiện tại hãnh diện nhận là vùng cổ truyền của dân “Việt”, người “Kinh”? Ông Hoàng đế điền chủ ham ruộng đất đến mức nào mà bị đám tù binh nô lệ thuyết phục, chịu nằm trong con cu đá thần thánh để mong thấy mùa màng tốt tươi? Tuy nhiên có lẽ vì quan niệm phồn thực nổi trội đã lấn át ý niệm quyền lực thế tục cao cấp trong việc xây dựng đền đài cho nên các tháp, “chùa” kia một khi bản xứ hoá thì thành chùa thật sự, hay mang các tên Bà Banh/Đanh chỉ còn có nghĩa của một nơi cầu mùa, cầu con, chuyển biến hoà nhập với các nghi lễ tương tự của địa phương trong các đình làng mới xây dựng. Thế rồi chúng sẽ tàn tạ khuất lấp dưới các tên làng xã Hán Việt đẹp đẽ, đến mức mất cái tên Banh xấu xí, chỉ còn lại cái tên Đanh nôm na nhưng ít thô lỗ hơn. Có thể ghi lại một số chùa gợi liên tưởng đến Bà Banh. Chùa Thầy cũng có tên là Thiên Phúc. Bia 1653 ghi chuyện Cung tần Nguyễn Thị Ngọc Liêu sửa chùa; bia 1656 nhắc đến Từ Đạo Hạnh, nhắc các sắc 1520, 1629… Bia chùa Thiên Phúc xã Trạch Lôi, huyện Thạch Thất, Hà Tây, 1487, trên đất tù binh Chàm. Bia “Thuỷ các bổ kinh bi” soạn năm 1538 của chùa Thiên Phúc huyện Quốc Oai, Hà Tây là của Mạc; các bia “Thiên Phúc tự” ở Hà Bắc 1590 là của Mạc, nhưng 1611, 1648, 1659 là của Lê. Bia chùa Thiên Vũ xã Phù Lưu Nội, huyện Thuỷ Nguyên, Kiến An năm 1632 cho biết thần linh ứng “cầu mưa được mưa”, cho nên chắc đã đổi ra tên mới Thiên Vũ còn trên bia 1606 thì ghi rõ là Thiên Phúc. “Tạo Thiên Phúc tự chi ! bi”! ở xã Hoà Niệu, huyện Kiến Thuy, Hải Phòng năm 1562 với các tên Bà Thái hoàng Thái hậu quen thuộc. Lại cũng có thể xếp cùng loại, bia chùa “Chúa/Chủ Bà Ả” ở xã Nhị Khê huyện Thường Tín, Hà Tây năm 1620. Còn chùa Bà Phúc (“trùng tu Phúc Nương tự bi kí”) huyện Gia Lâm, Hà Nội 1606. Tên chùa Bạch Đa ở Hải Phòng (bia 1622) có thể là Bà Đá đọc líu lưỡi chăng? (25) Thế mà còn thêm những địa điểm tụ hội, thờ cúng mang tên chẳng có gì gợi đến Bà Banh lại đã lưu giữ hình ảnh không cần che giấu. “Trên một tấm bia ở chùa Ông, Hưng Yên chạm người đàn bà ngồi khoả thân đội mặt trời, hai chân hai tay mở sang hai bên lộ rõ ngực, bụng, hạ bộ sung mãn, tương tự như bia chùa làng Tứ Liên, Hà Nội.” Còn hai tấm bia của chùa Phúc Hải và đình Hải Trung, Nam Định, thuộc nửa đầu thề kỉ XVII cũng có chạm “người đàn bà khoả thân ngồi xổm, dạng chân hai bên, hai tay đỡ/đội mặt trời, vú và bụng lớn, hạ bộ rõ ràng…” (26) Thấy Bà Banh đội mặt trời, khoe khoang vật phẩm của mình với rồng mây tứ linh, ta không thể theo ông Hà Văn Tấn cho rằng đó là chứng cớ “một sự chế diễu của nông dân đối với các quyền lực thống trị” (27) Học giả thanh giáo chính thống của Việt Nam ngày nay vẫn phải trải qua một thời gian rất lâu – có thể là phải được nhắc nhở – để thấy (mà vẫn chưa chịu thấy) có những điểm bất bình thường xảy ra trong lịch sử, không như các nguyên tắc đạo lí thông thường mình được nhồi nhét, dạy bảo. Để dạy cho tầng lớp sau.

Vua chúa, lương đống phên dậu, và bìm bìm Thuỳ Vinh ở Viện nghiên cứu Hán Nôm cho biết từ trong văn bia tác giả tìm hiểu, thấy có nhiều nhà sư có vợ con, mang chức tước triều đình, thôn xã đã góp phần vào việc tu sửa chùa chiền. (28) Sự kiện này phổ biến rất nhiều vào cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII, tại vùng đồng bằng sông Hồng trong đó Kinh Bắc chiếm số lượng lớn. Tác giả có “nêu một số trường hợp”. Sư có vợ nằm trên bia 1676, 1696, 1697, 1697 – bia thứ hai ở xã Xuân Ổ, huyện Tiên Du, cho biết có hai cặp! một người giữ chức Thập lí hầu kiêm Trùm chư sư trong huyện, một người là Thập lí hầu kiêm Tri phủ sĩ (?), bia 1704, bia 1706 kê đến ba gia đình, bia 1707 có người là Trụ trì kiêm Tăng thống ti Tăng lục, viện Thượng Lâm. Tuy nhiên moi móc trong Văn khắc Hán Nôm (29) thì thấy chùa Vô Vi huyện Hoài Đức, Hà Tây có bia 1515 nhắc chuyện ông sư cùng vợ con xây cất hình như tận đời Trần! Bia 1625 quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, với ngôi chùa do sư ông sư bà xây, được chúa Trịnh Tráng cho phép coi là chùa tư; bia 1612 Bắc Ninh, có nhà sư giữ chức ở Tăng thống Tăng lục ti, hàm Tiến công thứ lang có vợ cả, vợ lẻ; bia 1617 ở huyện Phụ Dực, Thái Bình. Có nghĩa là chứng cớ sư có vợ đùm đề còn lan xa hơn, ngược về đầu thế kỉ XVII, đến thế kỉ XIII, XIV nữa, không phải giới hạn trong nhận định của Thuỳ Vinh: “Có thể cuối thế kỉ XVII, đầu thế kỉ XVIII là thời kì cởi mở của Phật Giáo Việt Nam nên hiện tượng nhà sư có vợ không là hiện tượng bất thường trong đời sống xã hội…” Nhà nghiên cứu chỉ nên nhìn vào sự kiện, không để một ! quan niệm đạo lí ẩn tàng nào thôi thúc. Trong lúc đi tìm ý nghĩa đích thực của con số 12 trong sự kiện 12 Sứ quân, chúng tôi đã giả định rằng người tăng lục triều Đinh là nữ: Ni sư Trương Ma. (30) Một số người quen cho biết cụm từ “ma ni” có ý nghĩa quan trọng trong Phật Giáo, không thể dễ dàng cắt rời để chứng minh giới tính của người tăng lục được. Đến lúc này chúng tôi cũng chưa tìm được lí lẽ phản bác nhưng việc gán tính nữ cho người tăng lục kia không phải chỉ là kết quả cắt rời một cụm từ. Chúng tôi vốn muốn nhìn thấy trong thời xưa, thời đại với rất nhiều chứng cớ về vai trò nổi trội của người nữ đó, tất có người nữ tu hành, không phải với vị thế bà vải tàn tạ như gần đây mà là vị thế công khai chia xẻ quyền bính cùng với sư trai. Sự kiện đó vốn là bình thường, chỉ gây ồn ào vào lúc thời thế loạn lạc, quyền bính thế tục buông bỏ mà thôi. Từ Đạo Hạnh có cha Từ Vinh là một tăng quan, còn bản thân ông qua truyền thuyết “thai sinh thác hoá” lẻn vào nhà tắm của phụ nữ, cũng chứng tỏ không có gì là xa lánh với chuyện liên quan đến dục tính. Vua Trần có cho người cung nhân đi “thử” ông đồ đệ kế nghiệp nhưng bản thân cũng mang nữ quan vào chùa, không thấy là trái với giáo lí nên mới phong là Ni sư! Đã có một miếu nõ nường trở thành chùa Phật ngay trong thời Bắc thuộc (chùa Dâu) thì các nơi thờ tự Bà Banh mang danh hiệu chùa đầy dẫy hẳn khiến cho quan niệm “thanh tu” của Tăng đoàn Phật giáo (Sangha) ở Đại Việt không được tôn trọng kĩ càng lắm. Những thế lực thổ hào địa phương bỏ tiề! n ra mua ! tước, xây cất đền chùa, làm chủ, công khai “bia đá đề danh” để lưu giữ tên mình cùng với vạn đại, không một chút ngượng ngùng nào hết. Từ địa phương họ đi vào quan chức trung ương, chắc sẽ càng phồn tạp hơn vào giữa thế kỉ XVIII với các vụ mua quan bán tước để củng cố quyền bính của triều đình Lê Trịnh. Sự hoang mang trong cuộc sống trần thế ở thế kỉ XVII không phải chỉ tác động đến các bà cung tần và các ông quan thị trông mong về một cõi đời vĩnh hằng về sau. Trong sự tranh chấp giữa các tập đoàn quản trị Đông Kinh, đến lúc này mọi dấu vết chủng tộc (Mường, Tày Thái Nùng, trung châu), địa phương (gốc Đông Kinh và Thanh Nghệ), tất cả đã trở nên mù mờ, nên được lập lờ sử dụng, lợi dụng theo tính nhất thời của biến động. Hồ Sĩ Dương nêu rõ chuyện Trịnh Tùng giết vua Lê trong lúc chính sử phớt qua. Bia những người xứ Thanh thời Trung hưng còn ghi xác định lãnh thổ “Tây Việt” để đối lại với Đông Việt của Mạc. Tổng thái giám Tày Nùng Hoàng Công Phụ thất bại trong sự liên kết với một phe trung châu (Nguyễn Tuyển) bên ngoài trong khi không tính đến phe trung châu ở chính phe ngoại nhà Chúa. Rồi Lê Quý Đôn theo Trịnh ép vua Lê nghẹt thở. Lại còn dư đảng họ Mạc ngấm ngầm phía biển nữa… Giữa tình thế tranh chấp loạn xạ đó có những người nhát gan hơn thì lại đem ước vọng giấu kín trong sách vở, giấu khuất lấp trên bia đá, mộ táng, trong xóm làng, hi vọng không ai phác giác thì có thể lưu truyền đến muôn đời con cháu mai sau! Là chính bản thân hành động, hay là dấu vết của người cùng khu vực, các sự kiện này c! ũng ch�! �ng tỏ một tâm tính háo danh luồn lách của thời đại còn dai dẳng đến ngày nay. Gia tộc Ngô Thì Nhậm nhân đổi đời, có người làm quan trong triều đại mới (Tây Sơn) liền phong “vương” vượt cấp cho Ngô Thì Sĩ (theo nguyên tắc thì chỉ mới là tước “công”.) Tuy nhiên, cả trước đó rất xa, “miếu” xã Ứng Mộ, huyện Hạ Hồng, Hải Dương lại dựng bia 1691 phong Đại vương cho ông Tiến sĩ Trùm trưởng “bản xã”. Và đến bia từ đường thờ Nguyễn Quý Đức, 1736 ở huyện Từ Liêm Hà Đông, nghĩa là sát Kinh thành rõ rệt mà chức Binh bộ thượng thư được khắc là “Thiên mỗ Đại Vương”! (31) Ông này mất 16 năm trước khi lập bia nên tránh khỏi tai vạ, khác với trường hợp phải tranh chấp giữa triều đường của Nguyễn Công Hãng, bị giết (1732) vì người ta lôi ra tội để mả cao quý cho gia đình, hòng có con cháu làm vua! (32) Chỉ có đám làng xã biết phận, khôn ngoan luồn lách, cứ tự phong cho thành hoàng làng mình là Đại Vương, Công chúa mà vẫn giữ sắc thần Phủ quân, Trung, Thượng đẳng thần, Phu nhân… của vua ban, tránh khỏi bị quyền bính trên cao ra oai sấm sét!

Nhà Mạc hồi tố để gặp Bà Banh và thần Bạch Mã Chúng ta đã gặp một trong ba chùa Bà Đanh có tên đích danh, nằm ở vùng biển, không có dấu vết tù binh Chàm như ở hai nơi kia. Chùa này rõ ràng là do tạo lập của dân chúng vùng biển với ảnh hưởng phía Nam qua tin tưởng về biển khơi, nghĩa là có phần qua mậu dịch. Mạc Đăng Dung, Thái Tổ mở đầu triều Mạc của Đại Việt, triều đại một thời bị coi là “phụ”, không có chính danh, đúng ra không phải xuất thân từ nhà tầm thường mà là của một vọng tộc, một tập đoàn dân tộc hiện diện trong sử Việt có lẽ còn lâu hơn cả những triều đại thường dược ca tụng là xưa cũ nhất. Toàn thư (33) lấy gốc từ trạng nguyên Mạc Đỉnh Chi của Trần nhưng cũng cho ta thấy có thể kéo đến ông Thái sư của Lí hồi thế kỉ XI đã “ve” bà Thái hậu mà không ai dám xử. Dòng họ đó theo thời gian dời đổi, xuôi triền lưu vực Thái Bình mà từ Chí Linh đến xã Cổ Trai phía biển. Trên đường đi cũng có những nhân vật nổi bật như Mạc Thuý, ông Cao tổ của Dung, đã phục vụ nhà Minh, trong họ hẳn có người về với Lê Lợi mà họ Lê phải ra lệnh khoan hồng, khác với trường hợp những cựu thù đầu Minh khác như Phan Liêu, Lương Nhữ Hốt… Và đến 1470 thì có bia của Mạc Ngọc Ỷ ở Dị Nậu, Thạch Thất (bên kia lưu vực so với làng gốc!), con gái thứ hai của Trung Thành Vương. (34) Thế rồi khi mất quyền hành ở trung châu, họ Mạc nương tựa nhà Thanh xây dựng một tiểu triều đình ở Cao Bằng làm Việt hoá người Tày và Tày hoá chính mình. Sự lệ thuộc vào các triều đại Trung Quốc như thế có lẽ đã khiến cho các nhóm dân vùng ! biên phải chịu đổi thay thân phận tuỳ thuộc. Có một bộ phận người Việt hiện đang sống trên các hải đảo ở Quảng Tây ngày nay (Vạn Vĩ, Ô Đầu, Sơn Tâm thuộc huyện Giang Bình) và một số nhỏ ở trên đất liền của tỉnh Quảng Đông. Thống kê 1990 cho biết tổng số dân là 18.915 người. Thư tịch Trung Quốc cho biết hương ước của họ ghi nhận tổ tiên sang vùng đó khoảng năm 1511. (34) Vậy thì họ Mạc gần biển, đã thờ Bà Đanh/Banh theo với thói tục dân miền biển. Nhìn xét những dấu vết còn lại ngày nay ở phía Nam (Khánh Hoà, Bình Thuận) thì tục thờ Lỗ Lường, Đĩ Dàng tuy vẫn còn cây gậy gỗ đá với các lỗ hang đất đá nhưng đã trộn lẫn vào hình ảnh bao quát của Thiên Y A Na với các tên Chúa Xứ Long Thần, Càn Long Chúa Xứ Nương nương… Ngôi chùa còn tên mà bà vợ Mạc Đăng Dung góp phần tu sửa với 26 vương công, quận chúa Mạc hẳn là có lối thờ tương tự để bảo vệ dân đi biển, nền tảng sung túc của triều đại Mạc. Chúng ta trở lại với những điều đã nói. Bà Thái hoàng Thái hậu và các Thái vương, Công chúa cũng xây thêm một chùa Thiên Phúc năm 1562. Chứng cớ bia 1538 ở chùa Thiên Phúc, Hà Tây với với bà Thái chiêu nghi (vợ lẻ) của cha vua đương triều tên Nguyễn Thị Ngọc Phương, “Linh Phúc tự bi” ở Hà Tây 1539, bia chùa Viên Quang, Hải Dương tạo năm 1579 của Mạc, mà có phần đóng góp của bà Thái hoàng Thái hậu Mạc và (về sau) của Cung tần của Thái Quốc công Triết vương Trịnh Tùng… (36) Xây cất dồn dập thờ Bà Banh, bởi vì không chỉ có đánh cá mà là buôn bán trên biển. Bởi vì không phải chỉ với danh hiệu trống trơn khi Mạc tự xưng là Đông Vi! ệt. Ô ! Châu cận lục, bản địa chí vùng Hoá Châu độc nhất cho kiến thức về vùng này (1555) là của một ông nghè triều Mạc, ở đó có dấu vết cung phi, tướng lãnh Mạc. Mạc từng mang thuỷ quân quấy rối Hoá Châu của Nguyễn Hoàng, rồi để lại cung phi, tướng lãnh cho ông quận hầu lưu vong này. Và thế là đất Bắc lại phồn thịnh thêm một hình tượng thần thánh khác đến từ phía Nam: thần Bạch Mã Balaha. Con ngựa Balaha cứu người vượt biển, (37) với thời các ông chủ Lí Trần còn là chủ ruộng nên bị chắt lọc chỉ còn thoáng muộn hồi cuối Trần qua con ngựa Phù Đổng đưa tướng cứu nước – cứu vua, (38) Chợ Đông từ thời Bắc thuộc, đến Trần vẫn còn là Bụng Rồng / Long Đỗ của quan niệm phong thuỷ. Con ngựa Balaha chỉ có thể xuất hiện với thời đại buôn bán nhộn nhịp, liên hệ gần gũi trực tiếp với tập thể Ấn hoá phương Nam. Hiếm thấy có bà Thái hậu nào lưu tâm đến phát triển thương mại như bà họ Vũ của Mạc lo việc làm cầu, quán cho chợ xã Cẩm Khê. (39) Với vua chúa thì từ nội dung truyền thuyết, tính chất cứu nạn biển khơi của con ngựa Balaha núp dưới hình tượng một vị Phật cao cấp: Quan Âm, cho nên người ta thấy hình tượng Quan Âm xuất hiện nhiều trong thời Mạc. Đến như đúc tượng Tam Giáo mà còn đèo thêm tượng Diệu Thiện (Quan Âm)! Đó là bia chùa xã Cao Dương, Thái Bình không có năm nhưng do ông Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm soạn và có tên Khiêm Thái Vương Hoàng mị, chị dâu của Mạc Kính Điển. (39) Bởi vậy mới phát sinh muộn mà đặc biệt Việt Nam, là tượng Mã Đầu Quan Âm ở Hà Tây, ở đó bà Quan Âm đội mũ kiểu nhọn đầu không có ba mặt hình ngựa! như quy! định trong sách Trung Quốc mà riêng biệt một tay để trước bụng, một tay ôm con ngựa trắng, đầu ngựa tì vào vai người, ngực ngựa có yếm, chỉ thấy một chân. (41) Có thế mới thấy bia trùng tu chùa Cảm Ân, huyện Kim Thi, Hải Hưng của vùng Mạc, năm 1622 nhắc sự khởi xướng năm 1619 của bà Chánh phủ (Chúa) Nội cung là Vũ Thị Ngọc Lương, trong đó ghi nhiều tên khác của chùa mà có tên Bạch Mã! Không xa tiếp theo, bia 1634 khắc công đức bà Đệ nhị cung tần phủ chúa năm 1632, giúp nhà sư chùa mua gỗ tốt dựng “miếu Bạch Mã Đại vương ở chợ Đa Tốn”, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Cho nên có thể nói, các bia chuyển đền Long Đỗ thành Bạch Mã thời Cảnh Hưng (1778, 1781) thật quá muộn màng. (42) Người nào không tin sự liên hệ giữa cái tên “bạch mã” trống trơn với con ngựa Balaha thì hãy đọc bản văn phong tặng khắc trên bảng gỗ ở đền xã Võ Liệt huyện Thanh Chương, Nghệ An, nói là thờ tướng Phan Đà có công tích chống Minh: “Đô Thiên Đại Đế Long Vương, trợ thuận bảo quốc bảo dân… uyên tiền nhuận trạch…” (Vị… Long Vương giúp thuận [gió] che chở đất nước dân chúng… [làm cho] trước là vực sâu sau là đầm lặng…) (43) Cho nên không lấy làm lạ là một nơi làm gốm danh tiếng như Bát Tràng tuy ở sâu trong đất liền, nhưng vì ít ra cũng phải giao thiệp buôn bán sản phẩm có tầm xa nên một trong 5 “nóc” (xóm), nóc Đoài, phải thờ thần Bạch Mã. (44) Không phải ngẫu nhiên mà dấu tích các đình làng xưa nhất còn lại là thuộc đời Mạc: Đó chính là vì sự phát triển thương mại có tầm xa đã đem lại sung túc cho triều đại so với thời Lê! sơ và ! làm cơ sở thăng tiến cho thế kỉ XVII tiếp theo với các dấu vết xây cất những nơi thờ tự tương đối bền vững còn lại đến ngày nay. Tuy nhiên nhìn chung thì nơi thờ Bạch Mã rõ ràng là lưa thưa hơn đền Bà Banh. Những dấu vết chăm sóc các chùa Bà Banh của hậu phi vương công Mạc dù có thoáng một ý thức chuyển tính phồn thực trong nông nghiệp qua lợi nhuận thương nghiệp nhưng không làm nổi bật được sinh hoạt mới, giống như tổ chức chính trị xã hội của Lê Thánh Tông vẫn không suy suyển trong thời Mạc vậy. Dấu vết ít oi của đền thờ Bạch Mã trong thế kỉ XVII (rồi về sau) có vẻ như mâu thuẫn với tình trạng xâm nhập của các công ti thương mại Tây Phương mà ngày nay người ta đưa ra bằng chứng thật nhiều với những sổ sách của họ và nhấn mạnh đến sự hiện diện của Phố Hiến chẳng hạn. Nhưng điều này vẫn không thể phủ nhận được các bằng chứng của địa phương Việt kia. Nó chỉ chứng tỏ rằng sự giao thương có sôi nổi một giai đoạn nhưng chủ động là người Tây Phương với các trung gian Đông Á Trung Hoa, Nhật Bản… chứ không làm thay đổi các tầng lớp dân chúng Đàng Ngoài. Họ chỉ là người gom hàng lẻ – tuy rằng tính chất tom góp này cũng tạo ra được một số người giàu hơn chút ít so với chung quanh, có hơn một ít của cải để mua tước, bỏ tiền tu sửa chùa chiền miếu mạo mà lưu danh với đời. Họ vẫn không ra biển khơi, có thể không biết đến biển khơi để phải thờ thần Bạch Mã. Một chút sóng biển đã có bà Quan Âm độ trì rồi. Đó có thể là trường hợp của đám Các-lái Thanh Nghệ chứa chấp một người chen lọt được vào lịch sử: Nguy! ễn Hữ! u Chỉnh. Nhưng những người này vẫn hành động không như một tập thể độc lập mà cứ nhờ cậy quan quyền đang đóng vai trò trên trước của đất thang mộc ở Đông Kinh. Lại cũng có thể lấy trường hợp Nguyễn Hữu Chỉnh làm tiêu biểu. Tính cách không độc lập của tầng lớp Các lái khiến cho con ngựa Bahala cứu vua của chuyện Tiền thân, thu nhỏ trở thành con ngựa cứu chủ của Thánh Lưỡng, con ngựa trung thành đưa thân xác chủ về lại cố hương để yên nghỉ ngàn đời. Chuyển ra Bắc, nó là của thần Đoàn Thượng mà ở đất Thanh thì nó theo Thánh Lưỡng vào hàng trăm ngôi đền, vươn cả vào trong gia tộc ông Lê Cốc / Ngọc trên đất Thanh có gốc tận thời Tuỳ Đường! (45) Các dấu vết bản xứ, địa phương cũ kĩ đó rõ là còn mang giá trị chứng minh đích thực cho tính bảo thủ truyền thống chưa có dịp bị phá vỡ trước các trào lưu mới.

tháng Chín 2005 Văn Học, số 227, tháng 9&10, 2005 Chú thích bản đồ: 1, 2. 3 chùa Bà Đanh / Bà Banh 4, 5 miếu Bà Chúa Ngựa 6, 7, 8 (chùa Dâu) 9, 10, 11 tên chùa nữ có dáng Bà Banh 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21 đình, chùa có điêu khắc Bà Banh 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28 dấu vết hội lễ phồn thực (1) Hà Văn Tấn – Nguyễn Văn Kự, Đình Việt Nam, H. 1998, tr. 44. (2) Nguyễn Quang Hồng chủ biên, Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội 1993. (3) Thơ văn Lí Trần, Thơ văn Lí Trần, 644. (4) Văn khắc… tr. 209. (5) D. P. Chandler, A History of Cambodia, 2nd ed., Silkworm Books 1993, tr. 12-20. (6) Hà Văn Tấn…, Đình Việt Nam, tr. 62-63. (7) Tập san Khai trí tiến đức 3-1941, in lại La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, Hữu Ngọc, Nguyễn Đức Hiền sưu tập, biên soạn, tập II, Nxb. Giáo dục 1998, tr. 565-598. (8) Thi văn Việt Nam… các lớp trung học, 1951, in lại La Sơn Yên Hồ… tập III, tr. 40-56. (9) Chu Thuấn Thuỷ, Kí sự đến Việt Nam năm 1657, Vĩnh Sính dịch 1999, tr. 41. (10) Phạm Đình Hổ, Vũ trung tuỳ bút, Nxb. Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh 1998, tr. 160. (11) Nguyễn Duy Hinh, Văn minh Lạc Việt, Nxb. Văn hoá Thông tin 2004. tr. 221-222. (12) Việt Weekly [California] số 31, July 28 – August 3, 2005, tr. 94, 97. (13) Đình… tr. 52-53. (14) Dương Văn An, Ô Châu cận lục 1555, Trần Đại Vinh, Hoàng Văn Phúc dịch, Nxb. Thuận Hoá 2001, tr. 99. (15) GS Vũ Ngọc Khánh chủ biên, Làng cổ truyền Việt Nam, Nxb. Thanh Niên 2004, tr. 323, 337. (16) Trần Quốc Vượng, Vũ Tuấn Sán, Hà Nội nghìn xưa, Nxb. Hà Nội 2004. Đáng chú ý là người ta in lại bản cũ 1974, mà sau 30 năm không cần phải đổi, vì chỉ cốt để làm kiểu mẫu cho các cán bộ phía Nam học tập trong tinh thần hướng về th�! �ng nhất dân tộc thôi! (17) Những phát hiện khảo cổ học mới năm 2001, tr. 444. (18) Trần Lâm Biền, Một con đường tiếp cận lịch sử, Nxb. Văn hoá dân tộc 2000, tr. 493. (19) Nguyễn Quang Hồng, Văn khắc… tr. 584. (20) Nguyễn Quang Hồng, Văn khắc… tr. 474. (21) Tổng cục Du lịch Việt Nam, Non nước Việt Nam, H. 2004, tr. 203, 204) (22) Những phát hiện… năm 2002, tr. 752-753. (23) Phạm Đình Hổ, Vũ trung tuỳ bút, tr. 162. (24) Nguyễn Quang Hồng, Văn khắc… tr. 332. (25) Nguyễn Quang Hồng, Văn khắc… tr. 228, 256, 259, 312, 325-328, 455, 465, 469-470. (26) Trần Lâm Biền, sđd, tr. 281, 282, 693. (27) Đình… tr. 45. (28) Những phát hiện khảo cổ học mới năm 2003, trang 554-556. (29) Các trang 244, 277, 303, 482. (30) Tạ Chí Đại Trường, Sử Việt, đọc vài quyển, Văn Mới xb. 2004. (31) Nguyễn Quang Hồng, Văn khắc… tr. 618, 658, 707. (32) Phan Huy Chú. Lịch triều hiến chương loại chí, tập I, Nhân vật chí, Nxb. Khoa học Xã hội 1992, tr. 282, 284. (33) Bản dịch 1993, tập III, tr. 42-43. (34) Nguyễn Quang Hồng, Văn khắc… tr. 255, 598. Có chút rắc rối về thời gian ghi nhận của các bia, nhưng bia 1592 nói rõ “Thái Quý [uý?] Tây Quốc công Thượng trụ quốc [nhà Mạc] đã trí sĩ, tước Trung Thành Tây Kì Vương cùng con gái thứ hai… hiệu Đức An…” có vẻ chứng tỏ xứ Thạch Thất “xứ phía Tây / Tây Kì” là đất phong cho ông bà con này. (35) Paul Hattaway, Operation China, Piquant 2000, “Jing”, tr. 232 hình cô gái nhỏ, tr. 243 hình người đàn ông đánh cá, trên bờ biển buổi chiều. Cũng xem Lê Văn Lân, “Ba làng Việt tộc trong nội địa biên thuỳ Trung Quốc” Nhật báo Người Việt [California] 4-3-2005. (36) Nguyễn Quang Hồng! , Văn kh! ắc… tr. 229, 260, 393, 394,455. (37) Tạ Chí Đại Trường, Thần, người và đất Việt [bản mới], Văn Học xb. 2000, tr. 244-252. (38) Thơ văn Lí Trần, tập III, 1978, trang 365: Tạ Thiên Hoàn cuối thế kỉ XIV, trong bài “Quá Phù Đổng độ”: Thiết mã tê hàn vạn lí thu… / Ngựa sắt hí rộn ràng vạn dặm… (39) Nguyễn Quang Hồng, Văn khắc… tr. 442, bia 1572. (40) Nguyễn Quang Hồng, Văn khắc…, tr. 484. (41) Những phát hiện… 2003, tr. 428. (42) Nguyễn Quang Hồng, Văn khắc… tr. 270, 414, 605, 606. (43) Những phát hiện… năm 2003, tr. 476-477, 641-642. (44) Làng cổ truyền Việt Nam, tr. 107. (45) Đào Duy Anh, Hồi kí Đào Duy Anh [Nhớ nghĩ chiều hôm], Nxb. Trẻ 2000, tr.118-121.
TÙ BINH CHÀM: LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT RIÊNG BIỆT CỦA LÍ Tù binh: bằng chứng quá khứ và dấu vết ngày nay

Đánh nhau, bắt tù binh thì đời nào trước Lí cũng có, tù binh cũng được hiểu là có trong những trận chỉ nói việc thu chiến lợi phẩm gồm của cải, ngựa xe… Nhưng tù binh với số lượng nhiều là của hai trận chiến 1044 và 1069. Trong trận đánh đầu năm 1044, trên chiến trường ở Quảng Nam, quân Lí giết vua Chàm, bắt tù binh, đến mấy tháng sau, tháng 7 mới vào thành Chà Bàn bắt cung phi mĩ nữ. Lúc về, làm lễ mừng “bầy tôi dâng tù binh hơn 5 nghìn tên…” Vua “xuống chiếu cho các tù binh đều được nhận người cùng bộ tộc, cho ở từ trấn Vĩnh Khang đến Đăng Châu (nay là Quy Hoá) đặt hương ấp phỏng theo tên gọi cũ của Chiêm Thành.” Nghiên cứu của Le Breton cho rằng Vĩnh Khang nay là Vĩnh Hoà, huyện Nam Đàn, Nghệ An nhưng có vẻ chỉ là sự đoán phỏng chừng. (1) Chú thích bản dịch 1993 của Toàn thư cho biết các nơi đày người là huyện Tương Dương, Nghệ An và vùng Yên Báy, Lao Kay ngày nay. Đại Việt sử lược (ĐVSL) (2) còn cho biết năm 1047, tên Đăng Châu được nhắc là nơi đày sứ Chiêm vì vua Chiêm là “Ung Ni, vô lễ.” Trong trận chiến 1069, TT kể giản dị hơn nhưng số tù binh bị bắt lại gấp mười lần trước: 5 vạn người. ĐVSL ghi nhiều chi tiết hành quân nhưng không kể số tù binh, chỉ nói việc đốt nhà dân.

Ông Hoàng Xuân Hãn trong Lí Thường Kiệt (3) đã phối hợp các tài liệu để suy đoán chi tiết trận chiến căn cứ theo các bản đồ ngày nay nên có nhiều sai lạc. Đường tiến quân từ biển lên thành Chà Bàn / Vijaya của vua Chiêm được xác định rõ nhờ vào tên Phú Đa còn giữ lại đến ngày nay qua tên thôn, chợ, sông của một địa điểm cách khá xa Chà Bàn về phía hạ lưu chỉ vì sự phát triển cư dân gây nên. Đây là một phân lưu ra biển của con sông lớn phía nam Bình Định mà tên gọi chung sử dụng trên bản đồ ngày nay là sông Côn / Hà Giao, cả hai đều có vẻ gốc từ nhóm thiểu số Bà Na trên thượng nguồn, tên thứ hai có dáng Việt nhiều hơn nhưng vẫn không mất vẻ “thượng” (ví dụ nếu ta viết lại: H’ Yao / Hơ Dao, như Hơ Roi chẳng hạn). Trên “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” của thế kỉ XVII có tên Phú Đa giang, Phú Đa xã “xưa có thành gạch, tên Chà Bàn thành”, (4) và đó là rút gọn từ Phú Gia Đa (5) rõ ràng gần với nguyên gốc Vijaya. Cũng như địa điểm Phú Đa, dọc phân lưu này còn các tên Cảnh Hàng / “Canh Hãn xã”, Nước Mặn… có mặt trên “Giáp ngọ niên (1774) bình Nam đồ” chứng tỏ đường nước thông dụng của các chuyến thương mại nguồn – biển mà hẳn cũng là đường lưu thông của thuyền chiến. (6)

Tuy nhiên ông Hoàng Xuân Hãn đã sai lầm về tên cửa biển quân Lí đổ bộ vì không biết một biến chuyển địa lí trong vùng là vấn đề cửa Nước Mặn. Ông đã dùng bản đồ ngày nay nên cho rằng quân Lí đổ bộ lên Chà Bàn theo cửa Quy Nhơn bây giờ, có lẽ không biết chừng bị ảnh hưởng bởi chiến trận Nguyễn Tây Sơn năm 1801 theo bản đồ của L Barizy vẽ. ĐVSL ghi rằng quân lính Lí đổ bộ ở cửa Thi Lị Bì Nại mà G. Maspéro chuyển âm là Cri Bonei và Hoàng Xuân Hãn, chắc là theo thường tục đã cho rằng “cửa bể lớn Quy nhân tên xưa là Thi nại”. Trong lúc đó, “Giáp ngọ niên bình Nam đồ” (1774) ghi rõ hai cửa biển riêng biệt: “Nước Mặn hải môn thâm” phía bắc và “Thi Nại hải môn” phía nam. Thi Nại chỉ là “hải môn” trống trơn trong khi cửa Nước Mặn được nhắc thêm chữ “sâu”. Nó còn rất rộng trên các bản đồ “Thiên nam tứ chí…”, “Giáp ngọ niên…”, và phải đến khoảng cuối thế các bản đồ “Thiên nam tứ chí…”, “Giáp ngọ niên…”, và phải đến khoảng cuối thế 3-1801, bán đảo Phương Mai đã thành hình, tên “cửa Nước Mặn” chỉ một lạch nhỏ chảy vào đầm Thi Nại, ra biển ở cửa Quy Nhơn ngày nay chứ không phải thẳng tuột ra biển Đông. Như thế thì không vì lẽ gì quân Lí của thế kỉ XI lại bỏ qua “… hải môn thâm” đó mà đi thêm vài chục cây số về phía nam, để ghé vào Quy Nhơn ngày nay rồi mới lên thành Chà Bàn. Nguyên sử tả rõ vị trí cửa biển đó, khi Toa Đô đổ bộ lên đất Chiêm Thành (1282): “Cửa cảng phía bắc liền với biển…. phía đ! ông nam có núi ngăn.” (7) Núi phía đông nam là hòn đảo mà “Thiên Nam tứ chí…” ghi “hai núi gần nhau tục gọi Rổ Đó, Khổng Lồ” sau này sẽ trở thành bán đảo Phương Mai. Đỗ Bang đã cho công bố sự kiện cửa Cách Thử trong nhiều bài viết từ những năm 80 của thế kỉ trước.

Vậy Thị Lị Bì Nại của ĐVSL, Sri Bonei của G. Maspero là cửa Nước Mặn / Cách Thử, mang tên Việt của thế kỉ XVII, XVIII (có thể từ thế kỉ XVI) với các thuyền buôn Trung Quốc, Tây Phương ghé bến chở theo các ông giáo sĩ thu phục tín đồ ở vùng đất có tên Nước Mặn trên “Thiên Nam tứ chí…”, trên bản đồ các giáo sĩ, ngày nay là một vùng đậm đặc nhà thờ Công Giáo và cũng là nơi từ năm 1622, linh mục Francisco de Pina bắt đầu làm quen với ngôn ngữ bản xứ để lập thành một hệ thống chuyển mẫu tự La tinh cho tiếng Việt. Rõ ràng đây cũng là cửa Tì Ni, “nơi tụ tập các thuyền buôn… người buôn bán tụ họp phức tạp… bến tàu xung yếu” mà TT nói về việc năm 1303, Đoàn Nhữ Hài treo bảng cấm buôn bán rồi ranh ma bảo cất đi vì biết lệnh sẽ không được thi hành. Cửa Cách Thử / Khách Thử, tên bình dân khác của Nước Mặn còn chứng tỏ vai trò thương cảng quan trọng trong câu chuyện truyền kì về việc “thử” tiền của khách buôn nườm nượp tới: Thả tiền vào chậu nước, tiền chìm là của người, tiền nổi là của ma! – thấp thoáng ở đó cũng có ám ảnh lâu dài về việc đúc tiền kẽm quá xấu của chúa Nguyễn đã là nguyên nhân trực tiếp gây nên biến động Tây Sơn. Có lẽ từ khi có tên cửa Nước Mặn, tên Thi Nại mới bị đẩy vào vị trí khuất lấp hơn phía nam, cho đến khi cửa Nước Mặn bị lấp thì nó lại xuất hiện quan trọng hơn trong các trận chiến giữa quân Nguyễn và Tây Sơn, gây nên lầm lạc của các sử gia. Hà Văn Tấn và Phạm Thị Tâm vẽ tấm bản đồ “Cuộc kháng chiến của nhân dân Chàm” công phu như một sơ đồ h! ành quân hiện đại, đã xếp cho cửa Quy Nhơn ngày nay cái tên lừng danh “Chiêm Thành cảng.” (8) Các tác giả ngày nay (ông Ngô Văn Doanh là người mới nhất) cũng vẫn tiếp tục sai như các người chú thích bản dịch ĐVSL, TT 1993 vậy. (Bản đồ Thi Nại)

Chúng ta không quên loại tù binh đặc biệt được sử dụng cho nhu cầu hưởng thụ của vua Lí: đó là các cung phi mĩ nữ, các ca kĩ của vua Chàm. Hấp tấp, Thái Tông đã khiến Mị Ê nhảy xuống sông tự tử, phải lập đền thờ cúng, không phải vì thán phục lòng trinh tiết của người phụ nữ này mà chính là lo sợ sự báo thù từ cõi thiêng. Những người còn lại, hai năm sau được có chỗ ở trong cung Ngân Hán, ngay trong khu vực gia đình Lí. Không thấy nói đến loại tù binh đặc biệt này của năm 1069 nhưng chắc cách xử trí cũng tương tự với loạt người 15 năm trước.

Cũng như vậy là trường hợp số tù binh lớn lao của năm 1069, mà một nơi được biết qua là do chứng cớ nói về Trần Nhật Duật. Số tù binh này còn được Lê Văn Hưu nhắc trong Đại Việt sử kí 1272 của ông: “… Lí Thái Tông chém đầu vua nước ấy [Chiêm Thành] là Sạ Đẩu [Jaya Shimhavarman II], Lí Thánh Tông bắt vua nước ấy là Chế Củ [Rudravarman III], bắt làm tôi dân nước ấy 5 vạn người, đến nay vẫn phải chịu làm tôi tớ…” Về việc xây dựng tháp liên quan đến vùng tù binh (sẽ bàn sau) thì cũng Lê Văn Hưu lên tiếng phản đối mà không biết mình đang làm nhân chứng: “… đời sau (Lí Thái Tổ) xây tháp cao ngất trời, dựng cột chùa đá…” Khi Trần Nhật Duật mất (1330), sử kể chuyện ông “thích chơi với người nước ngoài, thường cưỡi voi đến chơi thôn Bà Già có khi ba bốn ngày mới về.” Thôn này hồi Lí Thánh Tông đánh Chiêm Thành, bắt được người Chiêm cho ở đấy, lấy tiếng Chiêm đặt tên là Đa Gia Li, sau gọi sai thành “Bà Già”. Tất nhiên chúng ta cũng sẽ thấy ở các triều đại về sau, nhất là thời Hậu Lê đánh Chiêm, có bắt người nhưng vì những lí lẽ sẽ phân tích sau, các tù binh sẽ không đưa vào trung châu phía bắc nhiều như của Lí. Tù binh thời sau sẽ chuyển hoá nhanh hơn, không còn giữ hình dạng nguyên gốc vì các biện pháp kì thị của các triều đại với quyền lực lớn mạnh hơn, mang quan niệm độc tôn nho hoá không chấp nhận sự khác biệt có hại cho quyền uy của mình. Nhưng với thời đại khoa học ngày nay thì người ta có thể từ những dấu hiệu mờ nhạt còn sót lại mà tìm ra những trung tâm xưa cũ.

Đã không thể nào tìm được dấu vết con cháu tù binh trên vùng Yên Báy, Lao Kay quá sâu bên trong các tập đoàn Tày Thái luôn luôn lấn xuống. Vả lại cũng có thể nghĩ rằng suy đoán của các sử gia ngày nay về các địa điểm kia có vẻ mang nhiều nhiệt tình chứ Lí không thể có quyền lực sâu vào trong vùng để đẩy được tù binh của mình đến đây, chưa kể như ta sẽ thấy, mục đích của Lí an trí tù binh là để khai khẩn đất đai phục vụ dòng họ mình cho nên không cần phải đày đi quá xa.

Tù binh các triều đại về sau không còn dùng trong việc khai thác nông nghiệp như Lí. Tù binh 1471 của Lê bị Minh ép trả lại cho Chiêm Thành vì Thánh Tông không đủ vững vàng với Minh như Lí đối với Tống. Tất nhiên Lê cũng còn giữ lại một số người để cung cấp cho các quan thân cận, nhất là Nguyễn Xí, cột trụ quyền lực của Thánh Tông để lập cả một thôn Kim Ổ (khoảng vùng cửa biển Kì Anh, bắc mũi Ròn) phục vụ tộc Nguyễn. Cũng thấy tù binh Chàm như Chế Mạn (1509), gia nô của Nguyễn Văn Lang, quốc cữu của họ Lê, “phiên” Ất / Đồng Lợi, gia nô của Trịnh Duy Đại đi theo Trần Cảo (1516). Lại cũng như Bố Đông của Hồ Quý Li, nhưng tù binh Chàm sau Lí không còn được dùng vào việc sản xuất cho nhà nước nữa. Trường hợp Lí quả là duy nhất.

Về số đông, người ta chú ý nhiều đến vùng phía tây Thăng Long, trọng tâm là đền Lí Phục Man với dân chúng các làng Yên Sở, Đắc Sở thờ cúng ông. Điểm gợi ý có lẽ là trong thần tích có chuyện ông đánh Chiêm Thành (bia 1728 nhắc các lần phong tặng của thế kỉ XVI không kiểm chứng được), thêm cả thành tích bị chết vì công tích này (trong Đại Nam nhất thống chí, sách khởi đầu 1852). Thế mà truyện tích về ông thần “phục Man” này xuất hiện xưa nhất trong Việt điện u linh tập, với khung lịch sử bắt đầu từ Lí Thái Tổ, lúc chưa có chuyện tù binh Chàm, thì chỉ là ông thần sông Đáy. Dấu vết đặc biệt về mặt cảnh quan quanh đền là cả một vùng trồng dừa, “một sản phẩm hiếm hoi ở đồng bằng Bắc Kì… là thứ cây tạo thành nguồn thu lớn của nơi này” (9) khiến cho người Pháp đặt tên là village des Cocotiers. Lại còn có mía cũng là một sản phẩm nổi lên trong lịch sử. Năm 1117, người giáp Cam Giá (xứ “Mía Ngọt”, người nay chú dẫn là thuộc Ba Vì) dâng hươu đen cho vua Lí, và ở thế kỉ sau thì có “tướng” ở đấy chống lại triều đình. Huyện Ba Vì, xã Đường Lâm cũng còn có chùa Mía / Sùng Nghiêm tự, xây lại năm 1632, thờ Bà Chúa Mía, “một cung tần của chúa Trịnh”, nhưng dấu vết thần nữ đậm đặc thêm với bàn thờ Liễu Hạnh được đặt ngay ở tiền đường (10), bà chúa Liễu mà ta thấy thấp thoáng hình ảnh thần Thiên Y trong ngôi đền ở Thanh Hoá. Theo ông Nguyễn, “Yên Sở hình như là một trong những làng giàu nhất Bắc Kì. Nghề dệt lụa và làm ren ở đấy rất phát đạt.”

Các truyền thuyết về chống xâm lăng cũng như chống các lực lượng bên ngoài làng Yên Sở chứng tỏ một tâm lí cát cứ nấp dưới nhãn hiệu được thần bảo trợ, rất sâu đậm ở người dân trong vùng. Người mạnh dạn nêu lên nguyên nhân khác biệt là một người vốn quen nói liều lĩnh trong lúc kẻ khác rụt rè: ông Trần Quốc Vượng. Ông này không thể nói gì khác hơn là ca tụng “anh hùng lịch sử” Lí Phục Man nhưng cũng cho ta thấy dấu vết một nơi an tháp tù binh của Lí để ngày nay trông như “một làng quê ở miền Nam đã… ra Bắc… ven bờ sông Đáy… nổi tiếng với một ngữ điệu khó nghe nhận”, một đồn điền nhà nước có đến 70% là ruộng đất công trước Cải cách 1955. Ngoài tầm xác nhận của ông Trần là chùa Ngọc, “nơi tu hành của bà cụ thân sinh” Lí Phục Man, và tượng Bạch mã, “một công trình nghệ thuật khiến nhiều khách nước ngoài trầm trồ thán phục”, được đặt trong đền Quán Giá thờ ông. (11) Không thấy được tả rõ tượng ngựa để xem dáng vẻ con ngựa Balaha này có gì khác với cùng hình tượng ở phương Nam, cũng như không ai thấy thoáng hình ảnh bà Chúa Xứ / Chúa Ngọc ẩn hiện đâu đó với bà cụ trong chùa Ngọc kia.

Lại cũng trên bờ sông Đáy, xuôi về phía hạ lưu, trên đất tỉnh Hà Nam có chùa Bà Đanh / Ngọc Sơn tự, được nhắc tới trong một bài phóng sự đăng trên tạp chí Tri Tân số tháng 4-1942. Chùa được tả kĩ hơn trong sách Hướng dẫn du lịch Non nước Việt Nam: Chùa thuộc địa phận thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn, huyẹn Kim Bảng, nằm ở hữu ngạn sông Đáy. Tượng Bà Chúa Đanh được tả là thần Pháp Vũ, “ngồi trên ngai, toàn bộ đặt trên một gốc cây to”. Tuy nhiên, cũng sách này có nhắc thêm một chùa Đinh Xá ở xã Đinh Xá, huyện Kim Bảng, có tên chữ là Lam Yêm Bảo Sơn Bà Đanh tự, có bia đá dựng năm 1776 xác nhận tên trên. Tập đồ bản Atlas Chabert-Gallois 1909 đầu tiên cho toàn thể vùng Đông Dương, phần tỉnh Hà Nam chỉ có một tên Đinh Xá ở tả ngạn sông Đáy trong khi như đã thấy, nếu tin vào sách du lịch, thì có hai tên khác nhau, một cho thôn (“đanh”) và một cho xã (“đinh”), nhưng thấy rõ là cùng một gốc, chứa hai ngôi chùa bà Đanh ở hai bên sông Đáy. Điều đó cho ta thấy rằng khu vực mang ý niệm “Bà Đanh” không chỉ dừng lại ở một tên chùa mà là cả một vùng bao trùm và như thế, tên Đinh Xá không phải có nghĩa “làng của người (gốc) họ Đinh” như theo thói quen giảng giải mà là “làng có chùa Bà Đanh”, một làng có nguồn gốc lịch sử là của tù binh Chàm. Nếu lưu ý thêm rằng các đền tháp của Lí tập trung nhiều ở lưu vực sông Đáy thì các địa điểm tù binh này cũng có thể được chứng minh là của Lí. Thị xã Phủ Lí của tỉnh Hà Nam vẫn thường được chú thích là nơi (đâu đó) có hành cung Lị Nhân của nhà Lí mà lần đầu tiên Thán! h Tông đến thăm xem gặt, đua thuyền. Thái Tông chỉ đến những vùng đất cày của quá khứ (Ô Lộ 1030, Đỗ Đọng 1032, cửa Bố 1038), chỉ có Thánh Tông mới đến vùng “Đinh Xá” hẳn là để xem xét thành quả của đám tù binh 1044 ở đấy. Có đua thuyền theo lễ hội mùa, không biết chuyến “xem gặt” 1067 ấy có gợi ý cho ông vua hai năm sau bắt tù binh nhiều hay không. Chỉ thấy từ đó, với chuyện có hành cung, rồng vàng hiện, và Nhân Tông đã đến thăm vùng này nhiều lần: 1077 (mới 11 tuổi), 1080, 1101, chứng tỏ vị trí này qua thời gian đã có tầm mức quan trọng hơn. Hai vị trí tù binh Yên-Cổ Sở, Đinh Xá cùng với đất Đội Sơn gần Đinh Xá và Ứng Phong phía bờ biển cho ta thấy lãnh địa của Lí liền lạc một dải suốt sông Đáy.

Vùng thứ ba tập trung tù binh Chàm của Lí được Lê Văn Hưu (1272) xác nhận thêm địa điểm là ở vùng Bắc Ninh, vì lời chê trách “dựng cột chùa đá” (lập tước thạch chi tự – lấy ý từ cái nạo đá sửa chữ viết của Khổng Tử) cho ta xác định đó là cây Cột đá chùa Giạm còn lại ngày nay ở xã Nam Sơn, huyện Quế Võ mà ta nhìn ra là một mukhalinga mang dáng dấp Việt Hán. Rồi lại có câu chuyện Trần Nhật Duật đi thăm thôn Bà Già với tên gốc Đa Gia Li được rút gọn có lẽ từ quyết định của Lê Thánh Tông (1472). Chúng tôi từng xác định đó là vùng ngày nay có ngôi chùa Già Nương cũng có thể đọc theo nôm là Bà Già, ở thôn Đông Sơn, huyện Tiên Du, không xa cái Cột đá kia là mấy. Trải qua thời gian với những thay đổi chính trị, văn hoá các địa điểm một thời nổi bật phải thu nhỏ lại, mang dáng dấp tàn rụi như địa điểm Đa Gia Li kia không phải là hiếm nhưng nhờ chút dấu vết mỏng manh còn lại mà ta có thể trở ngược đến thời to lớn cũ. Các địa điểm hành chính lớn ở Bắc Ninh mang đầy tính chất Việt Hán nhưng nếu xuống đến mức độ “thôn” dưới xã ngày xưa, thì theo báo cáo địa phương cho phủ Thống sứ Bắc Kì năm 1938, ta thấy có thôn ĐANH/Đinh ở xã Dương Xá, tổng Dương Quang, huyện Thuận Thành. (12) Rõ ràng ngày xưa đã có một chùa Bà Đanh gần đâu đó để sinh ra tên thôn này.

Địa điểm Bà Chúa Kho thuộc thị xã Bắc Ninh, phía nam sông Cầu, có ghi trang trọng trong Tập bản đồ hành chính Việt Nam 2004, hẳn vì tính chất linh thiêng thời Đổi mới hơn là vì diện tích chiếm lĩnh của nó. Thế rồi lại có vùng Bà Chúa Lẫm trải ra choàng lên cả một phần địa vực tỉnh Bắc Giang. Truyền thuyết, căn cứ thêm bằng dấu vết vật chất cho biết như thế. Quê bà Chúa Lẫm / Chúa Kho này ở làng Quả Cảm, huyện Yên Phong, Bắc Ninh; làng Lẫm là tên nôm của thôn Thượng Đồng, xã Vạn An, huyện Yên Phong, Bắc Ninh, có đình thờ Bà, cũng như ở xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du. Từ đó dấu vết vượt qua địa điểm Bà chúa Kho nay thuộc thị xã Bắc Ninh để đến nghè thờ Bà ở xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. (13) “Kho/Lẫm” liên hệ với một vùng khai thác nông nghiệp, trong hiện tại lại níu kéo được với quá khứ tự đời Lí với địa danh Lẫm Cảng / Nơi-xuấtphát-từ-Kho-tụ-tập-về-Kho / làng Lẫm? Địa danh Lẫm Cảng trong Toàn thư kèm theo tên Ngũ Huyện Giang được ĐVSL chỉ rõ ở châu Ái nên bị đẩy xuống tận phía nam, nhưng nếu ta lưu ý đến tên Ngũ Huyện Giang cùng trong tỉnh Bắc Ninh thì biết đâu người xưa cũng nói đến nơi này vì việc chuyển vận lúa gạo ở đây đòi hỏi nhà nước phải quan tâm đến nó? Nơi này, “có rất nhiều nhà họ Tống – họ lớn và cho đến nay cha truyền con nối, vẫn tự nhận là con cháu gốc gác tù binh Chàm, coi kho cho Bà Chúa Lẫm.” (13)

Không thể hơn, nhưng bấy nhiêu đó cũng tạm đủ cho ta nhìn một khía cạnh khác của vương triều Lí không được nhắc nhở trong sử sách và cũng không xuất hiện ở các vương triều trước hay sau nó.

Tại sao lại Lí? Hoàn cảnh mới, chính sách mới Đúng vậy, việc sử dụng tù binh vào sản xuất của Lí không có tiền lệ. Vào thời Bắc thuộc, quan lại Hán Đường chỉ lo việc cướp bóc. Lê Hoàn cũng không làm khác. Chỉ thấy nói việc bắt cung phi, ca kĩ, đồ quý đem về. Ông sư Thiên Trúc bị bắt hẳn cũng thuộc loại “đồ quý/lạ” đó, còn không thấy nói thêm việc sử dụng tù binh làm gì cả – không quan trọng, vì khi bắt mĩ nữ đã kể ra con số hàng trăm mà tù binh nam thì không quan tâm tính đến số lượng. Đánh nhau, lấn đất người, như với trường hợp Dương Tiến Lộc (989), Lê Hoàn phải “giết người hai châu Hoan, Ái không biết bao nhiêu mà kể”, cho nên có được số dân mới của Chàm, Lê Hoàn càng không biết làm gì liền đẩy về với tộc đoàn của họ (992). Hoa Lư làm gì có chỗ để ông giữ tù binh! Và không phải chỉ chuyện đời Đinh, Lê, trong chính sách của người mở đầu triều đại, Lí Thái Tổ, cũng không thấy để ý đến việc sử dụng tù binh. Lo o bế người ở quê hương bản quán, ở đất Thăng Long mới về, ông vua thả tù binh “man” của Ngoạ Triều bắt, “tha cho người ở vùng Nam Giới” – nghĩa là cũng không phải “dân mình”, được trở về xứ sở cũ. Cũng không thấy ghi chép chuyện xử trí với tù binh – nếu có – trong việc đánh dẹp “người Diễn Châu không theo giáo hoá, ngu bạo làm càn” (1012) hay khi đánh nhóm Thái Nam Chiếu (1012, 1013) “bắt sống được quân lính và ngựa không kể xiết”. Rồi trong trận chiến với quân Chàm 1020, ông thái tử Phật Mã cầm quân, cũng chỉ có chuyện giết người Chiêm ̶! 0;đến quá nửa”, khác với khi ông lên ngôi thành Thái Tông. Tù binh không đem đi xa, cho để tại chỗ, “lập trại Định Phiên (1025) ở địa giới phía nam châu Hoan” nghĩa là đúng nơi trả người về năm 1011, lần này có cắt đặt người quản giáp trông coi, công dụng như thế chỉ là của một tiền đồn giữ gìn biên giới mà thôi. Rõ ràng việc sử dụng tù binh khác với mục đích dùng làm thân xác che đỡ cho bản thân Lí chỉ đến lần lần trong sự củng cố triều đại. Và vấn đề nảy sinh chỉ vì Lí đã đặt mình vào một hoàn cảnh mới: đổi chỗ ở, dời đô. Cướp quyền của người chỉ hai ngày sau khi chúa cũ mất thì không thể ung dung an toạ trên đất của người. Thuận tiện hơn cả là về quê, mà không sợ phải ở thế chịu tranh chấp nữa vì lúc này đã mang theo cả lực lượng quân binh cướp được. Không phải chỉ có quân binh để đe dọa mà là còn có tiền bạc để mua chuộc nữa. Trong chuyến “về làng” thăm dò tháng 3âl. 1010, Lí Thái Tổ đã ban tiền lụa cho các bô lão “theo thứ bực khác nhau”, nghĩa là không để sót người có chút uy thế nào. Hướng mua chuộc thật có chủ đích về đối tượng nên ban hành đại xá, tuyên bố tha thuế ba năm (1010, 1016) để ngăn chặn chống đối, tìm thêm vây cánh. Chính sách có tính toán nặng nhẹ, bỏ lơ một ít về quyền lợi bản thân, hình thức hào nhoáng dành cho gia tộc mà chú trọng vào những việc thấy là thiết yếu hơn. Sử gia Lê Văn Hưu của đời sau, của một ý thức hệ khác, không hiểu được, chỉ lo trách móc, kênh kiệu phê phán: “Lí Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa l�! �p mà đ! ã dựng làm chùa ở phủ Thiên Đức [quê quán], lại trùng tu chùa quán ở các lộ… tiêu phí của cải vào việc thổ mộc không biết bao nhiêu mà kể.” Của đó “không phải là trên trời mưa xuống”, cũng không phải là “vét máu mỡ của dân” như ông sử quan nói mà là lấy ở sân phơi nhà Lê Hoàn lúc ông này khoe giàu, bày đầy của quý để hù doạ sứ Tống (986). Sự phung phí có chủ đích đó còn thấy đến đời con ông khi Thái Tông phát tiền thuê thợ làm chùa quán đến 950 ngôi ở các hương ấp (15) – nghĩa là ở các khu vực còn thuộc quyền các thủ lãnh nhỏ khác. Nhưng, Cả thuyền lớn sóng… Sự tiêu phí vung vít tuy cần thiết đó tất nhiên đã khiến nguồn vàng bạc mang từ Hoa Lư phải cạn đi cho nên đã đòi hỏi một chính sách tăng thu nhập lâu dài. Và nguồn lợi to lớn dễ thấy, tại chỗ là từ ruộng đất. Lê Hoàn, vài ông vua Lí đầu đời là những “Hoàng đế điền chủ”, biết cày bừa, trực tiếp trông coi phần đất ruộng riêng của mình – bao gồm cả phần chiếm đoạt qua những chuyến chuyển tiếp quyền lực. (16) Tuy thấy Lí khai thác ruộng Đỗ Động của Ngô / Đỗ Cảnh Thạc, ruộng núi Đọi của Lê Hoàn, ruộng cửa Bố của Trần Lãm… nhưng cũng có dấu hiệu là không phải chiếm hết. Triều đại còn có Lê Ốc Thuyên con nuôi của vợ Ngoạ Triều, còn một ông họ Đinh làm Điện tiền chỉ huy sứ. Vụ chống đối Lí của họ Đinh năm 1041 còn có một người họ Phùng, không hiểu có liên hệ gì đến nhóm Phùng Hưng thời Bắc thuộc. Trận 1035 đang tiếp diễn thì có tin về mưu đảo chính ở Thăng Long, liên hệ đến Định Thắng đại tướng Nguyễn Kh! ánh đan! g ở chiến trường, người không biết có bà con gì với cựu Hữu Điện tiền chỉ huy sứ Nguyễn Đê bị người mở đầu triều đại cướp chặn ngôi trước. Năm 1048, Phạm Khứ Liêu bị róc thịt ở chợ Đông có vẻ cũng là của dòng Phạm sứ quân cũ. Các con của Lê Hoàn mòn vẹt trong cuộc tranh chấp nội bộ nhưng còn để Lí Thái Tông làm sui gia, còn có người gả con cho Thần Tông, còn người làm quan cho triều sau khiến Trần kiêu ngạo mà vẫn phải cho ông ta mang họ tôn quý của mình. Có nhóm họ Mạc với Mạc Hiển Tích trên vùng Chí Linh, vào cung Lí vui đùa, chừa lại một vùng sông nước cho tộc Trần, về sau xuất hiện ít ra là hai nhóm: Trần Phó Duyệt còn dừng chân ở Chí Linh và Trần Lí tiến xa hơn về phía nam lập cơ sở thay thế triều Lí. Còn bên ngoài vùng trung châu, nơi có những tộc người thiểu số, thì có những người cầm đầu mà sử sách gọi là “thủ lĩnh”, “đại/tiểu thủ lĩnh” cai trị những vùng liên hệ với Lí như những lực lượng độc lập hay liên kết, với danh nghĩa phụ thuộc bằng tương quan hôn nhân hay giao dịch thương mại. Sự tranh giành ruộng đất giữa ông chủ ruộng lớn và các chủ ruộng nhỏ cũng rất gay gắt. Năm 1093, Lí phải trả đất ruộng giáp Bối Lí cho con cháu Lê Lương (17) mà một người trong dòng là Lê Văn Thịnh đã nhờ uy thế tổ tông vào triều (1075) và lập công trạng lớn về ngoại giao với Tống (lấy lại đất Quảng Nguyên 1084, Thái sư 1085). Điều đáng chú ý là người “xin” không phải thuộc dòng Lê Lương mà là hai Phò kí lang họ Tô, họ Thiều. Chức vụ của hai người này được ông Hoàng Xuân Hãn (chắc dựa theo chức “Phò mã! langR! 21;) đoán là “có lẽ gần như phò mã”, tuy nhiên vì lí do dính dáng đến ruộng, ta ngờ rằng đây là những người có liên hệ với vùng ruộng đất vốn của Lê Lương. Nhân Tông bất đắc dĩ phải nhả ra nhưng để Lí Thường Kiệt chỉ chia một nửa cho giáp Bối Lí, còn nửa kia cho giáp Viên Đàm, hẳn là để cho họ kềm kẹp lẫn nhau. Thế rồi năm 1096, Lê Văn Thịnh mắc tội mưu sát tuy không thể bị giết, bị “lên ngựa gỗ” hay “róc thịt phơi chợ”, rõ ràng vì thế lực thân tộc riêng nhưng phải đi đày, cũng có nghĩa là đã thất thế. Ta ngờ rằng ông điền chủ Nhân Tông mất ruộng, đã tìm cách triệt hạ nhóm con cháu Lê Lương, không thèm kể đến công thần của mình! Vụ án hồ Tây / Dâm Đàm thật có những nguyên nhân và đưa đến hậu quả xa hơn là trong vài dòng sử, chữ bia rải rác đây đó. Các vụ “tha thuế” của Lí không thấy ảnh hưởng gì đến sự điều hành nhà nước chứng tỏ ở đây Lí chỉ không thu phần của các lãnh chúa nhỏ phải nộp cho mình mà thôi. Còn lại, Lí phải gồng mình chịu đựng bằng lợi tức từ phần đất của mình. Vậy thì muốn tăng thu nhập, Lí chỉ có thể khuếch trương trên phần đất quản trị riêng nghĩa là phải đi tìm thêm nhân lực, và điều này dẫn dắt Lí đến những hành động mới, sáng kiến mới. Chuyện muôn đời tiếp tục xảy ra: Nhu cầu giữ gìn quyền lực phải dẫn đến sự bành trướng quyền lực. Vậy mà muốn giữ ngôi vị của mình, Lí phải tính toán sao cho có sự hoà hoãn trong liên minh mình làm chủ, không thể lấn lướt đến một mức độ nào đó. Hướng lấn lướt phải chuyển ra bên ngoài, như khi đánh cướp n! gựa c�! �a Nam Chiếu, như theo tiền lệ có sẵn phía nam trong những cuộc cướp đoạt thành công trước, ví dụ của Lê Hoàn năm 982. Các trận chiến Diễn Châu trên “đất nhà” (1012), mở đường vào đất Chiêm năm 1020, chuẩn bị cho trận chiến thọc sâu 1044 (và 1069 tiếp theo). Đầu 1043, “giặc sóng gió” Chiêm Thành cướp phá biên giới để người sau biện minh cho việc tấn công trả đũa của Thái Tông. Nhưng câu hỏi làm vẻ ngây thơ của ông vua: “Tiên đế mất đi đến nay đã 16 năm rồi mà Chiêm Thành chưa từng sai một sứ giả nào sang là cớ gì?” rõ ràng không phải là phản ứng từ sự kiện xâm lấn kia. Các quan biết ý vua nên xúi đánh để về sau Ngô Sĩ Liên lại được dịp khoe khoang tài dạy khôn, nhân tiện móc xéo ông vua đương thời (Lê Thánh Tông) cứ sa sả chửi mắng mình: “Giặc… cướp phá thì đem quân hỏi tội là phải… Còn nói họ không phục thì lấy đức mà thu phục, sao phải đem quân đi?”

Tổ chức, phát triển và thành quả, hậu quả Thế là Lí có một số lượng tù binh lớn. Nhưng khác với Lê trong vòng vây chật hẹp của động núi đá vôi Hoa Lư không gây nổi một ý tưởng nhạn người, Lí có cả một vùng đồng bằng phía bắc rộng lớn có thể an trí người, cũng là thêm một dịp khoe khoang sức mạnh với các nhóm liên minh. Không hẳn là có một chính sách vẽ ra rành rẽ nhưng sự thu xếp lần đầu tiên cũng chứng tỏ được một chừng mực ý thức về tổ chức. Năm nghìn người bắt trên đất Quảng Nam biên giới liền lạc thông suốt với hậu cứ, hẳn không gây khó khăn nhiều cho việc chuyển vận. Thế là năm nghìn tù binh về xứ Lí được tập họp theo bộ tộc, phân bổ trong những khu vực mang tên gọi theo kiểu Chàm. Đó không hẳn là sáng kiến của người chủ mới mà chỉ là bắt buộc của thực tế, theo đó sự thuận lợi vẫn có vì tù binh khi giữ được một chừng mực sinh hoạt từ chốn cũ sẽ dễ có ổn định ngay từ bước đầu. Địa điểm cư trú, như được giải thích, là trên vùng ngày nay ở thượng du Nghệ An và vùng Yên Báy Lào Cai. Ta đã nghi ngờ về chuyện trại tù binh đặt quá xa về phía bắc, tây bắc. Ta cũng nghi ngờ luôn về địa điểm Tương Dương vì người đại diện của Lí là Lí Hoảng / Nhật Quang, em vua, chỉ đóng lị sở trên đất Tĩnh Gia (Thanh Hoá) gần biển mà thôi. Thái Tông có để tù binh cho em cai trị thì cũng đẩy vào núi gần đó chứ không thể sâu vào tận đất của các nhóm Tày Thái bên trong. Phần an trí phía bắc thì như đã thấy còn dấu vết ngày nay là vùng Thạch Thất, Hoài Đức phía tây Thăng Long và vùng Bắc Ninh, Bắc Giang của Bà Chúa Lẫm. Vị tr! í sau này tuy thường được ca ngợi là phần cội gốc tinh hoa của người Kinh Việt, nhưng xét trạm Hoài Viễn mà nhà Lí lập ra (1044) để đón sứ thần, nghĩa là một thứ trạm biên giới, đặt trên đất Gia Lâm thì đất bà Chúa Xứ coi kho lúc bấy giờ rõ ràng là ở ngoại biên! (Bản dồ Lãnh vực của Lí và các nơi an trí tù binh) Không có tài liệu nào để lại cho ta biết tình hình sinh hoạt của đám tù binh này. Nhưng cũng như ở các trường hợp khác, ta dựa vào các sự kiện xảy ra về sau của các cá nhân liên hệ để đoán phỏng chừng. Nhóm tù binh nữ phục vụ cung đình chắc cũng được sử dụng vào việc trồng dâu nuôi tằm như cung nữ Việt đương thời, cho nên có dấu ấn bà Chúa Dệt Lĩnh ở trang Thiên Niên, có đồng Lâm Ấp bên hồ Tây thuộc xã Xuân Đỉnh. Tất nhiên ở đây về sau còn có tù binh Chàm thời Hậu Lê nên không thể tách riêng được. Nhưng đất Thăng Long của Lí có vẻ không thuận lợi cho việc khai thác nông nghiệp. Chúng tôi đã phân tích tên Thăng Long vốn là từ lối nhìn phóng đại của các ông quan nịnh vua. “Giao” của ĐVSL (chuyện Ngoạ Triều), “Giao long” là con cá sấu, đúng ngay từ các tên gọi đầu tiên cho Long Biên, Long Uyên của trị sở châu Giao. Trần Kinh Hoà đã chứng minh các tên “giao”, “ngạc” (ngư) là từ tiếng kêu của con cá sấu. Nhưng cá sấu đã thành rồng trong đời Lí thì cá sấu men theo thuyền vua trong rất nhiều chuyện kể, như tháng 8âl. 1044 khi Thái Tông đánh Chiêm về, cũng được gọi là rồng vàng / “hoàng long”! Vậy mà nếu không quên gốc chữ thì chuyện rồng hiện khắp nơi, trong vườn (1058) đi vào nhà/”điện”, b! ò từ p! hòng/”cung” của điện này sang điện khác, vào nhà Thái tử (1066), bò cả lên lầu gác của Hoàng phi (1065)… chứng tỏ đất kinh đô đầy ao đầm ẩm thấp, tha hồ cho cá sấu ẩn nấp, sinh sống. Tất nhiên là phần lớn ở nơi khác, tù binh đi làm ruộng. Và ở địa vị tù binh, chắc họ phải nạp 300 thăng thóc mỗi năm cho nhà nước như tiêu chuẩn dành cho Cảo Xã, đất của quan nô (trường hợp Đỗ Anh Vũ 1150 đã về đấy.) Vị thế xã hội mà Lê Văn Hưu hai trăm năm sau còn mắng chửi là “tôi tớ”, tất không phải là dễ chịu nên hàng thế kỉ sau còn có người muốn tìm về nước cũ, không thoát (1133). Và nổi loạn. Hẳn sự khai thác có hiệu quả nên năm 1069, Thánh Tông lại bắt tù binh, đốt nhà để quyết xua người, số người đông gấp mười lần trước. Trên đất Đồ Bàn xa hơn, sự chuyển dịch hẳn là khó khăn hơn mà vẫn đưa về chứng tỏ Thánh Tông thấy rõ ích lợi của chính sách. Tất nhiên là chúng ta không thể có chứng tích nhưng cũng phải tự hỏi: các vùng sản xuất như thế đã đem lại sức mạnh như thế nào cho quân dân Lí chận được trận chiến 1076-77? Dân “đồn điền” của Bà Chúa Lẫm ở ngay phía nam phòng tuyến chống Tống đã đóng vai trò thế nào trong công tích bảo vệ đất ông chủ nô qua việc bảo vệ chính bản thân mình? Hình như tù binh vùng phía tây Thăng Long đã tham gia thực sự vào chiến tranh chống quân Nguyên ở thế kỉ XIII, cụ thể lá trận chiến chống Mông Cổ 1257-58, nhưng dấu vết lại chỉ được ẩn núp trong huyền thoại về ông thần Lí Phục Man đất Cổ Sở. Ta nhắc lại việc Nhân Tông thăm chùa Giạm, xây tháp, làm linga, tất cả đã chứng ! tỏ hi�! �u quả của sản xuất trong vùng, tượng trưng nơi các công trình thờ cúng tạ ơn kia. Bởi vì cả phần còn lại của cái tháp đá mà ngày nay người ta gọi là “cột đá” đó cao đến khoảng 5m, chỉ riêng phần trụ chạm con rồng đã cao đến gần 2m, nghĩa là cao hơn bất cứ cái linga nhân tạo nào còn lại trên các xứ sở Khmer, Chàm mà nó xuất phát. Nếu tính theo đường kính trụ đá 1,3m thì con rồng bao quanh có thể dài đến gần 4m. Từ vật chứng này, ta thấy nổi bật sự quy tụ của quan niệm devaraja trên cấp cao và tính phồn thực trong mong ước của dân chúng luồn vào bên trong tâm ý của một ông hoàng đế vẫn mang dáng dấp điền chủ như đã thấy trong cung cách xử trí suốt đời trên những trang sử đã bị các sử thần uốn vặn cho vừa với kinh sách họ học được. Có sự biến dạng cho thích hợp với căn bản văn hoá Nhân Tông chính thức thụ nhận: Hình con rồng của quan niệm Hán đã thay thế cho chính mặt người của quan niệm Chàm trên trụ đá mukhalinga kia. Các tháp đời Lí đều nằm trên các điểm cao (Lãm Sơn, Đội Sơn, tháp ở Đồ Sơn, tháp Ngô Xá) theo kiểu thức Bình Định Vijaya, không giống các kiểu tháp Chàm vào các thế kỉ trước ở Quảng Nam. Một dấu vết lệch lạc nữa trong táng thức của bậc vương giả lại cho thấy ảnh hưởng Chàm sâu đậm khác trong đời ông vua điền chủ này, ảnh hưởng phát xuất từ hệ thống đồng ruộng vùng Lẫm/Kho ông cai quản đã hướng dẫn cả quan niệm ông về cái chết. Chỉ có đời Nhân Tông mới có chuyện hoả táng bà Thái hậu với ba người cung nữ chết theo (1117) – sự việc “không giống ai” làm ngạc nhiên sử thần Ngô Sĩ Liên: Th! eo sử s! ách Trung Hoa cũ thì có người chết theo để tuỳ táng, nhưng đó là “chôn” chứ đâu phải “đốt”! Lối bắt chước nửa vời lại cũng thấy tiếp trong thể thức chôn ông vua mười năm sau: Lên giàn thiêu chết theo Nhân Tông là các cung nữ chứ không phải là hoàng hậu như đúng tục lệ Chàm, tục lệ đã khiến nhà Trần sau này phải vội vã cho Trần Khắc Chung đi cướp Huyền Trân về. Phải để cung nữ thay thế vì Hoàng hậu của Lí là cả một thế lực tông tộc, không thể dễ dàng bị đốt được. Dù sao thì các biến động đặc biệt này cũng cho thấy ảnh hưởng của các tù binh khốn khổ đã vọng lên đến tận tột đỉnh cung đình Lí, kẻ đã đánh bắt họ về để làm nô lệ phục vụ cho mình. Cái linga đơn giản Thạch Quang Phật còn thấy đầu thế kỉ XV, cái yoni Bà Dặn mất đi nhưng vang tên đến bây giờ, cả hai trong hình thức sơ khai của một loại “trò Trám”, khi tiến lên thành chùa Phật Pháp Vân có phải qua một hình thức chùa Bà Đanh nào đó không? Chúng ta không có điều kiện để giải thích vì sao vùng tù binh phía bắc có tác động mạnh đến họ Lí như đã thấy, hơn các vùng khác. Hẳn là vùng Đinh Xá lúc đầu chắc cũng có linga, nay đã mất, chỉ còn lại dấu vết chùa Phật và cái tên kì quái. Vùng ông thần Cổ Sở chắc vì ở khuất khúc gần dân “man” nên con cháu tù binh không chìm lấp như ở vùng đồng bằng mà còn lưu dấu để các nhà nghiên cứu Việt, sau khi quên đi một ít tự tôn từ sử sách, đã nhận ra sự dị biệt để dẫn suy đoán đi xa hơn. Đến hơn 200 năm sau mà Lê Văn Hưu còn nhận ra, Trần Nhật Duật còn đến chơi – không phải với tù binh m! à theo l! ối “với người nước ngoài”, đoán là có học tiếng nơi đây, thì hẳn họ có sinh hoạt khá riêng biệt, do đó họ mới giữ được tiếng nói, phong tục tập quán một thời gian lâu dài – dài quá sức tưởng tượng là khác! Nhưng là tù binh – giống như dân chúng cấp thấp của vua Lí – những người này chưa có họ, chỉ có tên kèm theo từ chỉ định phiếm chỉ của chủ nhân ông Lí gọi về tập đoàn họ: “phiên”. Một tướng của Nguyễn Nộn là “phiên” Ma Lôi từng đi buôn bán xa, tận Ai Lao, “có tài chủ động đánh thắng, dụng binh như thần”. Nguyễn Nọn ở Phù Đổng, không xa về đường đất, chắc là lấy Ma Lôi từ nhóm tù binh vùng Lẫm/Kho phía bắc. Cũng cùng thời gian đó nhưng khuất lấp hơn, là các nhân vật “phiên” phù trợ phe này, phái nọ, đổi thay người phục vụ, rủi ro chết đi hay không được nhắc tới khi đã qua biến chuyển… Có tì tướng “phiên” Lân (xuất hiện 1211) của Trần Tự Khánh trong toán đưa cô Hai họ Trần về kinh làm Hoàng hậu, và rượt đuổi bắt Lí Huệ Tông và Thái hậu về cung. Những lần truy bức tiếp theo, Lân đều giữ một cánh quân cho đến khi trở cờ theo Nguyễn Nộn (thu hút theo một “phe” tù binh khác?) thì bị Khánh giết (1214). Lại có tướng ở Cam Giá / xứ Mía Ngọt là Cụ “làm phản” (1214) nhưng lại về phục vụ Trần Tự Khánh, bị chết trân (1220). Dấu hiệu họ Phan thường được ghi trong sử sách ngày nay vì lầm lẫn do chênh mực thời đại, vốn là từ “phiên” chỉ Chiêm Thành thật khá rõ. Các nhân vật này hẳn không phải đột nhiên xuất hiện trên chính trường. Vì nhu c! ầu qu�! �n lí vùng đất qua thời gian, một số người quản lĩnh tù binh đồng tộc tất đã đạt được một địa vị, một uy thế nào đó mà sự suy yếu của Lí đã khiến họ nổi bật lên để các lực lượng tranh chấp khác phải nhờ cậy đến họ. Và không biết chừng họ cũng đã gây nên biến loạn lớn cuối Lí mà vì lẫn lộn của sử quan và người chú giải bây giờ khiến nó phải vùi lấp sau các biến động khác. Đó là trường hợp Phí Lang ở sông Đại Hoàng “lại làm phản” tháng 9âl. năm 2003. Tên Đại Hoàng cũng thấy trong một sự kiện ghi năm 1198 là Ngô Công Lí, người châu Diễn, chiêu tập những kẻ vô lại cùng với người châu Đại Hoàng là Đinh Khả tự xưng con cháu Đinh Tiên Hoàng, và Bùi Đô đồng thời làm loạn. Tuy sử nói “dẹp yên được” nhưng năm 1214 lại còn có chuyện Trần Tự Khánh đánh phá Đinh Khả và Bùi Đô ở châu Đại Hoàng, “phá tan được”. Sự việc có vẻ vì các địa danh Hoàng, Đại Hoàng dính líu với tên sông, tên hành chính chuyển qua chỉ danh tập họp người, lẫn lộn với nơi có một triều đại lớn mang họ Đinh khiến, khởi danh tập họp người, lẫn lộn với nơi có một triều đại lớn mang họ Đinh khiến, khởi 1185, triều đình Lí đã gặp chống đối lớn của những “man lão” có bộ phận mang họ Đinh mà sử gia ngày nay vì có danh hiệu “quan lang” kèm theo trong ĐVSL nên suy đoán là ở vùng Hà Sơn Bình của người Mường. Tuy nhiên còn thấy những người họ Đinh khác cũng tung hoành một thời không có dáng gì là xuất thân từ đó cả. Vụ Phí Lang có vẻ thật riêng biệt không thể lẫn lộn với chuyện ở Hoa Lư dù có thể là trong tranh! chiến ! chống Lí họ có thể liên kết với nhau. Theo ĐVSL, tháng 9âl. 1203, nhóm Phí Lang trong khi đang xây cửa Đại Thành nghe tin các nơi nổi dậy liền bỏ về làm phản. Cửa thành nào đây? TT ghép cùng làm loạn với Phí Lang là Bảo Lương, cũng người Đại Hoàng, và là người mang chức “thượng tướng quân” trông coi “xây gác Thánh Nhật, (vì) chậm không đúng hẹn” bị Đàm Dĩ Mông đánh roi (ĐVSL). Vậy đó là chuyện khởi đầu ở Thăng Long. Sông Đại Hoàng / sông Hoàng mà người ta ghép là ở Hoa Lư cũng được sách xưa (An Nam chí) ghi là khúc sông Hồng ở phủ Lí Nhân, Hà Nam, ngang với nơi của nhóm tù binh Chàm vùng Đinh Xá trên sông Đáy! Họ là điền nô (?) bị bắt đi xây thành, xây cung điện cũng như cha ông tù binh họ từng xây tháp cho Lí Thánh Tông, chắc là thành thạo hơn con cháu ông Đinh Tiên Hoàng. Họ bỏ Thăng Long về Lị Nhân thì chắc dễ dàng hơn là đến mãi tận Hoa Lư. Có cơ sở đồng loại, họ đủ sức chống đối Lí mạnh mẽ, giết tướng triều đình, chỉ cần xuôi dòng sông Đáy là đốt hành cung Ứng Phong (1205), giữa chừng có một giai đoạn điều đình, chịu hàng với 170 người cầm đầu khác (“hào trưởng”) rồi nổi dậy tiếp năm 2007. Thời điểm này lại liên hệ với sự kiện TT ghi “người Man ở núi Tản Viên châu Quốc Oai làm giặc”, cướp bóc hương Thanh Oai (Hà Đông) “bè lũ rất đông, không thể ngăn được”, và lan đến bến Tây Kết của Hưng Yên. Có thể nào trong đó có nhóm tù binh phía tây Thăng Long với tướng “phiên” Cụ của Cam Giá, nổi dậy để bắt tay với đồng loại phía nam? Nếu đúng như vậy thì loạn tù binh đã lớn hơn là ta tưở! ng. Tất! nhiên ta không nhắc tới những ảnh hưởng khác được kể ở nhiều nơi khác. Các di vật về Garuda, Kinari… nơi các tháp đổ nát – không cần thấy có linga kèm theo. Cái trống cơm. “Chiêm Thành âm” làm rúng động triều đình Lí (Cao Tông 1202), hẳn lúc đầu chỉ được nghe trực tiếp, đến Thánh Tông chuyển qua tiếng Việt (1060) thấm thía hơn, rồi tất phải dồi dào thêm đề mục, ca bản sau trận chiến 1069, bởi vì ông vua đã được khen là “sành âm luật”. Trong cung vua thì Bà Chúa Xứ ngự trị, bên ngoài dân chúng thì có Bà Banh khuôn nắn tin tưởng dài lâu. Có thể nào các câu chuyện về dâng “ngọc” cau, về thần tính ở cây cau trong đời Lí là bởi từ những tù binh có nguồn gốc Bộ lạc Cau ở quê hương cũ? Có thể nào việc thờ cúng Cá Voi cùng các thần phụ trợ gốc rùa-da – loại rùa biển lớn nhất – rắn biển / con đẻn (Bà Tím, Mộc Trụ Thần Xà…) ở ngay trong các vùng quanh Thăng Long như miếu thờ hai người con thuỷ thần của Chu An (Xá Càn từ, Đầm Sét – Thanh Trì) hay miếu thờ Nàng Tía, “nữ tướng của Hai Bà Trưng” (Vĩnh Ninh – Thanh Trì) cũng là từ những tù binh chuyển qua? Nếu quả đúng như thế thì đám quân, dân tù nhân Chàm, mang thân phận đằng đẵng sống chết của mình trên đất chủ nô, đã lèo lái con đường lịch sử của Đại Việt nhiều hơn là người ta vẫn thường tưởng.
31-7-2005 Chú thích

(1) Le Breton, “Le Vieux An Tĩnh” ( Bulletin des Amis du Vieux Huế [BAVH],Bulletin des Amis du Vieux Huế [BAVH], 4/1935, ví dụ trang 201. (2) Bản dịch (Đại) Việt sử lược của GS Trần Quốc Vượng từ năm 1956 nay được Nxb. Thuận Hoá tái bản 2005, có tên người “đối chiếu, chỉnh lí”, thêm phần bản văn chữ Hán, công trình nói là dùng làm “nén tâm nhang tưởng niệm một con người có nhiều cống hiến cho nền sử học Việt nam.” Sách in bìa dày, chữ Việt, phóng ảnh chữ Hán rõ ràng, trình bày trang nhã, tiếc rằng có những khuyết điểm mới gây hạn chế cho việc sử dụng tuy rằng cũng nên cảm ơn việc in nguyên bản đã thật sự đem thêm lợi ích cho người nghiên cứu. (3) In lại trong La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn, Hữu Ngọc – Nguyễn Đức Hiền sưu tập, biên soạn, tập II, Nxb, Giáo dục 1998. (4) Trương Bửu Lâm chủ biên, Hồng Đức bản dồ, Sài Gòn 1962, tr. 96. (5) Phan Huy Chú, Hoàng Việt dư địa chí, dẫn từ La Sơn Yên Hồ… II, tr. 293, chú 13. (6) Hồng Đức…, tr. 156. Năm 2007, đến thăm lại Cảnh Hàng chúng tôi thấy nhánh sông mà chúng ta đoán ngày xưa thuyền bè qua lại rộn rịp nay chỉ còn là một mương nước nhỏ có cầu vài mươi thước bắc ngang, cây cầu chưa có lúc chúng tôi học ở đấy khoảng 1950, phải qua đò vào mùa nước lụt, còn ngày thường thì lội nước sau khi qua một bãi cát sạn dài. (7) Ngô Văn Doanh, Văn hoá cổ Champa, 2002, tr. 112. Chúng tôi nhấn mạnh. (8) Hà văn Tấn, Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỉ XIII, Nxb. Khoa học Xã hội 1975, trang 117.

(9) Nguyễn Văn Huyên, Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, tập I, tr. 481. (10) Hà Văn Tấn, Chùa Việt Nam., ? (11) Trần Quốc Vượng, Theo dòng lịch sử, Nxb. Văn hoá, 1996, tr. 211. (12) Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố, Đại Nam dật sử – Sử ta so với sử Tàu, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam Hà Nội 1997, tr. 212. (13) Nguyễn Xuân Cần – Anh Vũ, Truyền thuyết vương triều Lí, Hà Nội 2001, t. 363-364. (14) Trần Quốc Vượng, sđd, tr. 275. (15) Xem sự xác nhận con số 950 thay vì 150 của Nguyễn Duy Chiếm, “Cửu bách ngũ thập sở hay phàm bách ngũ thập sở?” trong Những phát hiện khảo cổ học mới năm 2001, t. 663-664. ĐVSL dùng chữ “xứ” cho số lượng 150 hẳn là nhiều hơn số lượng 150 “sở” của TT. Về phần lẫn lộn mặt chữ, như trường hợp “phàm” và “cửu” ở đây, thì ĐVSL có nhiều sơ sót hơn TT. (16) Tạ Chí Đại Trường, Những bài dã sử Việt, CA 1997. (17) Trương Hữu Quýnh, Chế độ ruộng đất ở Việt Nam thế kỉ XI-XVIII, tập I, Thế kỉ XI-XV, Nxb. Khoa học xã hội 1982, trang 66, cho biết theo các soạn giả Thơ văn Lí Trần đó là năm 1091 chứ không phải 1081 như của ông Hoàng Xuân Hãn trong Lí Thường Kiệt. Ở đây việc đẩy lùi năm “xin lại” ruộng có vẻ hợp với suy luận của chúng ta về thái độ của Nhân Tông đối với Lê Văn Thịnh và vụ “mưu sát” ở hồ Tây.
Hợp Lưu, tháng 10&11-2006

TỪ CHIẾU BÌNH CHIÊM (1470) THẤY RA SỰ KHỦNG HOẢNG TRUYỀN THỐNG Ở CHIÊM THÀNH

Vấn nạn Chế Bồng Nga và sự trống vắng đền tháp ở vương quốc Champa từ thế kỉ XIV Viết về nhân vật tung hoành phía bờ biển Đông ít ra là trong 30 năm, người từng phục kích giết tướng tá, vua tôi Trần Duệ Tông (1376), từng đem quân ra Thăng Long khiến vua sai tướng ngăn giặc mà cùng khóc lóc chia tay (1390), chỉ thắng được kẻ địch nhờ may mắn, viết về một nhân vật uy danh cuối cùng của Chiêm Thành như thế, sử quan Việt phải thốt lời ca tụng: “Chiêm Thành từ đời Lê, Lí tới đây, quân lính hèn nhát, hễ quân ta đến là đem cả nhà chạy trốn hoặc họp nhau khóc lóc xin hàng. Đến Bồng Nga, La Ngai mới tập họp dân họ lại, bảo ban dạy dỗ, thay đổi dần dần thói cũ, trở nên can đảm hăng hái, chịu được gian khổ nên thường hay tranh cướp, trở thành tai hoạ của nước ta.” Thế mà con người đó lại không lưu một dấu vết gì cụ thể trên vùng đất ông ta ngự trị, tung hoành. Có một không lưu một dấu vết gì cụ thể trên vùng đất ông ta ngự trị, tung hoành. Có một 1373 dành cho ông thì không thích hợp với Chế Bồng Nga. Trong ý thức mờ mịt của dân chúng thì ông còn để lại một ngôi mả, tương truyền là của một ông vua mất đầu (như Chế Bồng Nga, còn để lại trên đất Đông Đô) nhưng lại nằm ở Ninh Thuận chứ không phải ở Bình Định, nơi có kinh đô Vijaya ông cai trị. Các xứ ĐNÁ ảnh hưởng Ấn Độ không được may mắn có một truyền thống chép sử lâu dài và liên tục như ở các nước chịu ảnh hưởng Trung Hoa, nên lịch sử của họ là công trình của các học giả Tây Phương gần đây, đem tom góp những ghi chép từ các nước lân cận, nhất là Trung Hoa, cùng v�! �i những dấu vết bia đá ngắn ngủi, rời rạc với các đền tháp được xây dựng qua năm tháng. Thời Chế Bồng Nga không để lại tấm bia nào, không có một ngôi tháp nào do ông hay dưới đời ông được xây dựng nên. Đền tháp trên đất Bình Định không có ngôi nào được xây từ thế kỉ XIV, tuy trong quá khứ từng có nhiều trên cả nước Chàm, dưới đời những ông vua bấp bênh trong tranh giành, yếu ớt, trị vì không quá thời gian ít ra là 30 năm gồm trong một tay như của Chế Bồng Nga. Những chiến công rõ rệt trên quân Việt khiến sử quan cũng không giấu diếm sự hèn nhát của phe mình, vậy mà vẫn không thấy một tấm bia nào của Chế Bồng Nga khắc lên để tự tuyên dương như trường hợp các ông vua khác! Sử gia Việt Nam ngày nay, nhiều tự ái hơn người xưa – nhưng cũng “nhạy cảm tránh né” hơn, đã ghép ông vào “giai đoạn khủng hoảng (1353-1471)” của nước Chiêm Thành. (1) Tướng La Ngai / Jaya Sinhavarman (V) kế nghiệp 10 năm, con ông, Ba Đích Lai / Indravarman (V), người phải chịu cắt đất đến Quảng Ngãi cho họ Hồ, còn để lại 5 bia, sớm nhất ở Bình Định (1401), muọn nhất, và là bia Chàm cuối cùng được biết, ở Biên Hoà (1441) ghi chiến thắng quân Kampuchia. (2) Vạy mà con người có mặt trên ngôi vị hơn 40 năm kia vẫn không xây dựng một đền tháp nào, dưới đời người ấy vẫn không thấy ông quan, lãnh chúa địa phương nào xây dựng đền tháp như ở các thế kỉ về trước. Tại sao? Dưới mắt của sử quan Việt, và bởi kết quả trận chiến thắng của Lê Thánh Tông 1471, người ta tưởng tượng ra một sự tàn tạ của nước Chiêm Thành sau “tia nắng quái chiều hôm” là! Chế B�! ��ng Nga.. Thật ra thời gian quân Minh xâm chiếm đã khiến cho quân Chiêm (chắc của Indravarman V) lấn ra lấy lại đất cũ được nhường, ngay đầu đời Lê. Không lường được sức mạnh của đoàn quân chiến thắng Minh, và thấy ra sự lúng túng tranh chấp quyền hành của Lê trên đất Đông Kinh, quân Chàm cũng lấn ra các năm 1444, 1445 nên bị đánh bại. Vua Bí Cai / Vijaya bị bắt, Lê đặt người thay thế nhưng vẫn không đủ sức chiếm nước. Cho đến Lê Thánh Tông vẫn thấy Chiêm tràn ra đến Quảng Nam, thủ tiêu chiến thắng 1446 trước kia. Và lời Chiếu bình Chiêm (1470) tuy đầy giọng khinh miệt nhưng lại khiến người sau nhìn ra lực lượng kẻ địch: “Khi Nhân miếu [Nhân Tông] lên ngôi cả thì giống nòi chúng đã rất đông. Nương chốn Cổ Luỹ như hang cầy, cậy thành Chà Bàn như ổ kiến. Điên cuồng mất trí nó [Trà Toàn] xưng bừa là cha chú, gọi đức vua ta là cháu con… nhận liều là Trời Phật, coi nước Việt ta là tôi tớ.” (3) Không nói đến những thủ đoạn ngoại giao li gián với nhà Minh để mong giúp đỡ, hay ít ra là đừng can thiệp, Trà Toàn, theo sử Việt, đã mang đến 10 vạn quân thuỷ bộ “đánh cướp Hoá Châu, giết quân đồn trú.” Lấn ra như thế thì đám dân Việt thực dân trên đất Nam Ngãi bị chuyển đổi quyền lực hẳn phải chịu thiệt thòi: “Đàn ông đàn bà của ta nó bắt làm nô lệ, tù tội trốn tránh của ta nó hết thảy bao dung. Dân lưu vong phải chụm chân mà chịu oan, suốt cả nước muốn kêu trời nhưng không lối…” Sai lầm của Trà Toàn dẫn đến chiến bại 1471 chỉ vì không nhìn ra tương quan lực lượng giữa đôi bên nhưng không có nghĩa là nước Chàm đ! ương th�! ��i không hưng thịnh. Chứng cớ ở ngay chính lời hịch kia. Định kiến về sự suy tàn của nước Chàm càng gây thêm thắc mắc khi khảo cổ học phát hiện gốm Gò Sành (lấy tên một địa điểm thuộc xã Nhơn Hoà, huyẹn An Nhơn, tỉnh Bình Định), một dòng gốm cao cấp trên đất Bình Định thuộc Chiêm Thành nên còn gọi là gốm Chàm. Từ những khai quật trên đất Bình Định những năm cuối thế kỉ XX, đầu XXI đem so sánh với các vật phẩm gốm trên các thuyền đắm do khoa khảo cổ học dưới nước phát hiện trên các đại dương, người ta thấy quả có một dòng gốm Gò Sành (trước kia thường bị lẫn với gốm Trung Quốc) được coi là sản phẩm thương mại cao cấp trao đổi qua các đại dương, còn dấu vết ở Philippin, Nam Trung Quốc, và tất nhiên Việt Nam, qua đến tận Ai Cập, bán đảo Arab Seoud. Sản phẩm đó nổi lên trong thế kỉ XIV-XV, được các nhà khảo cổ học Việt cho là chấm dứt trong thế kỉ XV vì nhớ đến trận chiến 1471, nhưng học giả ngoại quốc (Yogi Aoyagi) cho là còn kéo dài cả đến thế kỉ XVIII. Phát hiện gốm Gò Sành tuy còn gây tranh luận về thời gian tồn tại nhưng cũng là dịp để Li Tana nhắm vào sự phát triển đồng thời của gốm Việt mà gợi đến sự cường thịnh của Chiêm Thành thời đại Chế Bồng Nga. (4) Chúng tôi đã cho đó là gốm của những người Tống di tản khi quân Nguyên tràn xuống chiếm Nam Tống, hiện tượng di tản đồng thời cũng thấy ở Đại Việt mà sử gọi là những người Hồi Hột, lẫn lộn với tên những thương nhân Trung Á và Trung Đông theo đạo Hồi. Gọi gốm Gò Sành là gốm Chàm vì xuất hiện trên vùng đất thuộc vương quốc Champa cũng là hợp lẽ nhưng ! nên thê! m chi tiết là của di dân Trung Hoa (thế kỉ XIII và những người nối tiếp ở các triều đại sau để còn dư hưởng đến thế kỉ XVIII) bởi vì người Chàm không có truyền thống làm gốm bằng bàn xoay, chưa kể là gốm sành cao cấp. Các tháp Chàm không hề thấy ốp sành sứ như trên các chùa tháp Việt. Và cũng dễ thấy là không có tháp Chàm ở Bình Định, nơi xuất hiện gốm Gò Sành, được xây từ thế kỉ XIV, XV.

Tờ Chiếu bình Chiêm 1470 và những điều không liên hệ đến chiến trận Lê Thánh Tông đã thâm nhiễm văn hoá Nho nên tha hồ mắng chửi kẻ địch: “Ngập ngụa hôi tanh loài chó lợn, cướp ngôi giết vua, đuổi con Bồ Đề [vua cũ] ra ngoài cõi. Nhảm tin Phật quỷ dựng tháp chùa, bịa điều hoạ phúc cho dòng giống Trà Toàn được sinh sôi…” Ông không thấy rằng Trà Toàn lấy các vợ của người anh bị giết – nghĩa là đã chết, là chuyện đạo đức bình thường từng có ở trên xứ ông đang ngự trị (trong sớ Tiết Tổng thế kỉ III, và rơi rớt lạc điệu một ít trong chuyển tiếp Ngô Đinh, Đinh Lê, Lí Trần). Ngay từ tổ tông trên đất Lam Sơn đến đầu đời xuống Đông Kinh, đã có việc truyền nghiệp, truyền ngôi theo lối từ anh đến em, không lật ngược được (như trường hợp Tư Tề và Nguyên Long), hay gây biến loạn (trường hợp Nghi Dân giết Nhân Tông.) Tình thế tương tự đó do cùng một thói tục chung của vùng hải đảo, cũng từng xảy ra trên đất Chàm thù địch của ông. Còn việc cướp ngôi giết vua thì ông đã chứng kiến rồi. Sự sai lầm không phải vì cách biệt văn hoá mà chính vì không kịp thời đại, có lẽ là nằm ở câu: “Nhảm tin Phật quỷ, dựng tháp chùa…” bởi vì như ta đã thấy, không có tháp nào dựng lên dưới đời Trà Toàn, vào thế kỉ XV cả. Lê Thánh Tông hẳn là nhớ đến mấy cái tháp cũ thờ “phật quỷ” Siva xây từ xưa, lúc này còn đứng đó, chắc còn được dân chúng, vua quan đến hành lễ theo một ngày nào đó. Bởi vì trong tờ Chiếu có nêu điều hơi lạ để hạch tội vua Chiêm: “Cấm mổ thịt làm khốn khó dân Trời, cấm nấu rượ! u việc tế thần phải bo.” “Dân Trời” ở đây là dân Việt trên vùng Trà Toàn chiếm lại. Họ đã mang nếp sinh hoạt trên xứ sở cũ đến thực hiện nơi đất mới. Chứng cớ gần nhất về sinh hoạt đó là của người Minh: “Tục cũ của Giao Chỉ tôn trọng quỷ thần. Dâm từ rất nhiều. Người có mối lo, tai biến thì nhảy đồng, chạy thần cúng tế, chỗ nào cũng tới…” (5) Vậy là dân Việt đến đất mới cúng tế thần của mình bằng cách hiến tế thịt súc vật. Chữ “đồ” nguyên văn của Toàn thư chứng tỏ không phải làm thịt gà vịt mà là mổ heo, bò. Sự liên tục của văn ngữ lại cho ta thấy không phải chỉ là chuyện làm thịt để ăn mà còn là để cúng tế nữa. Heo hay bò? Không thấy nói, nhưng liên hệ với một ý sẽ nêu sau, ta thấy có phần chắc thường xuyên là heo. Bò, trâu là cả một cơ nghiệp của nhà nông nên thường người ta cúng heo. Chứng cớ thấy ở Trịnh Hoài Đức nhắc một đền Phi Vân tướng quân ở Gia Định (thế kỉ XVIII) mà liên quan xa hơn với một nhân vật Lê sơ ở cửa Tư Dung trong Ô Chầu cận lục của Dương Văn An thế kỉ XVI. (6) Ở điện đó người ta tế heo sống rồi mới giết. Vậy có thể phần lớn dân Trời thời Lê Thánh Tông cũng tế bằng heo, trước sau gì cũng đem ra xẻ thịt. Và bị cấm. Đồng thời với lệnh cấm nấu rượu, uống rượu! Và thịt heo, rượu là cấm điều của người theo Hồi Giáo! Tại sao? Đất Chiêm Thành nằm trên đường giao thương giữa Trung Hoa và các nước Ấn Độ, Đông Nam Á hải đảo, một phần thu nhập nhờ vào vị trí làm bến đỗ của thương thuyền. (7) Thương nhân là người của tứ xứ nhưng nổi danh ! trước ! khi người Tây Phương xuất hiện là những người A Rập theo đạo Hồi, mang đạo mình phổ biến trên đường doanh thương. Trên các bia có niên điểm 1029, 1035 ở Phan Rang đã thấy có một tập họp đông người A Rập Hồi Giáo, vào thế kỉ trước đó từng đại diện vua Chàm liên lạc với Trung Hoa (958, 961). Thế kỉ XIII, đã có sultan Hồi trên vùng Samudra / Tô-môn-đáp-lạp (tây bắc đảo Sumatra), với tín đồ vùng đông Java; đầu thế kỉ XV có sultan trên địa điểm Malacca trấn giữ đường giao thương đông tây. (8) Vậy thì trở lại với tờ Chiếu bình Chiêm của Thánh Tông, ta thấy Trà Toàn đã nhân danh đạo Hồi mà cấm đoán dân Việt kiều ngụ không được xúc phạm tới heo, không được uống rượu. Không thấy có việc buộc phụ nữ choàng khăn che mặt. Trà Toàn có theo đạo Hồi hay không? Chiếu Thánh Tông chỉ cho thấy ông ta “tự tôn là Hoàng đế nước (phương) Nam” thôi. Và cũng còn cúng tế ở các đền tháp cũ để cho Thánh Tông còn lưu ý mà bắt bẻ. Hình như đó mới chỉ là ý thức cải đạo ban đầu mà thôi, ý thức nảy ra chỉ vì sự tăng tiến thương mại trong vùng với sự hiện diện càng đông của những người Hồi Giáo khiến ông muốn nương theo để tạo thế lực cho mình, hòng chống với Đại Việt trong tham vọng “dao thớt cắt xẻo Tượng Quận”, “để vỗ cho Thi Nại béo no.” Mà cũng không phải chỉ là chuyện trong đời ông. Với dòng thương mại trên biển Đông có mặt người Hồi Giáo như thế đã xuất hiện từ thế kỉ XIV theo dòng gốm Gò Sành, Chu Đậu như đã nói thì ta cũng có thể hiểu lí do lơ là với quá khứ của Chế Bồng Nga, của La Ngai, gượng lại một chút v�! �i Ba Đ�! �ch Lai trên vài tấm bia. Người ta không quan tâm đến việc xây cất đền tháp mới nữa. Để cho đến Trà Toàn, nếu không bị bại dưới tay Lê Thánh Tông, nếu ông thắng trận, có thể là ta sẽ thấy một sultan xuất hiện trên vùng Vijaya cuối thế kỉ XV. Ý thức “đổi mới” của Trà Toàn thất bại, nhóm dân Chàm còn lại thu rút về vùng cực nam sẽ xây tháp theo lối cũ như Po Romé, Po Dam, còn trên vùng Thượng Nguyên của họ thì với tháp Yang Mum, Yang Prong trong đó, tháp sau tuy đã đổ nát mà người nghiên cứu ngày nay còn thấy “cả phần trên của tháp có hình như một củ hành có tiết diện vuông”. (9) Học giả không nói thêm nhưng có thể nào ta liên tưởng đến cấu trúc hình củ hành trên các đền Hồi Giáo ngày nay, hay còn thấy trên các nhà thờ Thiên Chúa Giáo chiếm của Hồi Giáo không? tháng Tư 2007 Dòng sử Việt số 4, 2007 Chú thích: (1) Lương Ninh, Lịch sử vương quốc Champa, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội 2004. (2) Lương Ninh, sđd, trang 110-111. (3) Đại Việt sử kí toàn thư, dịch theo bản khắc năm Chính Hoà thứ 18 (1697), tập II, Nxb. Khoa học Xã hội, 1993, 441-445. Các chứng dẫn khác không kể riêng biệt đều lấy ở sách này, thường được gọi tắt là Toàn thư. (4) Li Tana, “A View from the Sea: Perspectives on the Northern and Central Vietnamese Coast”, Journal of Southeat Asian Studies 31 (1), Feb. 2006, trang 90 và chú 28, trang 96 và chú 48. Đối với Li Tana, chi tiết về gốm Gò Sành chỉ là một điểm thêm muộn trong một bài bàn về vấn đề lớn rộng hơn chuyện gốm thương mại, riêng trong một đoạn văn lại bàn nhiều về gốm Việt (đăc biệt gốm Chu Đậu) qua tay các thương nhân Chàm/Islam. Từ đó là lời tho! áng qua ! về Chế Bồng Nga, chứ Li không đặc biệt cho thấy gốm Gò Sành (theo chúng tôi, là của người Tống di tản trên đất Chàm, và dòng thương mại kèm theo) như là cơ sở đem lại cường thịnh cho Champa thời đại Chế Bồng Nga: “The engine for this ceramic production [Chu Đậu] was the Cham/Muslim market, and it is notable that the flourishing of Viet ceramics during the fourteenth century coincided with the heyday of Champa under the king known to the Vietnamese as Chế Bồng Nga… (trang 96)” Về sự hiện diện của vật dụng gốm nơi các tháp Chàm ở Bình Định, các nhà khảo cổ thấy có gốm Islam, gốm Tống Minh, gốm thời Lê nhưng chưa chỉ rõ sự liên hệ với cấu trúc của các tháp. Những mặt Kala được chủ nhân sưu tập cho biết “xuất xứ từ lò Gò Sành” và người nghiên cứu liên hệ với tháp ở Mĩ Sơn thuộc thế kỉ XII thì rõ ràng là lẹch thời đại. (Tạp chí Xưa và Nay số 280, tháng 3-2007, trang 12, 16, 17.) (5) Collection de textes et documents sur l’Indochine, Ngan Nan tche yuan, Texte chinois édité et publié sous la direction de Léonard Aurousseau, avec une étude sur le Ngan Nan tche yuan et son auteur par Emile Gaspardonne, Hanoi 1932. Tiếng Hán Việt của sách là An Nam chí nguyên mà phần chính, khoảng một nửa sách, là chứng cớ trực tiếp về Đại Việt đến năm Vĩnh Lạc 17 (1419). (6) Gia Định thành thông chí, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, tập Hạ, Nha Văn hoá Phủ Quốc vụ khanh Đặc trách Văn hoá xb. 1972, trang 87. Chỉ dẫn “heo, dê” cho lễ trung lao là của người dịch, không có trong nguyên bản. (7) Lê Tắc, An Nam chí lược, bản dịch Viện Đại học Huế, 1961, t. 48. (8) Kenneth R. Hall, Maritime trade and State Development in Early Southeast Asia, Honolulu 1985, t. 183, ! 214, 155&! #8230; (9) Ngô Văn Doanh, Văn hoá cổ Chămpa, Nxb. Văn hoá Dân tộc, 2002, t. 200. Tháp Po Romé thế kỉ XVII, ở làng Hậu Sanh, xã Phước Hữu, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận; Po Đam hay Pô Tầm là tên một cụm tháp ở làng Tuy Tịnh, xã Phong Phú, huyện Tuy Phong, Bình Thuận; Yang Prong thuộc xã Ea Rok, huyện Ea Soup, Đắc Lắk. Tháp Yang Mum ở Buôn Chu, Cheo Reo đã bị san bằng từ 1909..

NHỮNG NGƯỜI “XUỐNG ĐỒNG” TRƯỚC NHÓM MƯỜNG THÁI LAM SƠN

Họ tên, hệ thống tông phả của người Việt và vùng Kinh Về “họ”, “tên” của người Việt Nam – người cùng quốc tịch dành cho cư dân bản xứ trên nước Việt Nam – thì gần đây chúng ta có một nghiên cứu tuy mang tính cách liệt kê, thống kê nhiều nhưng vẫn có tham vọng tổng quát hoá cho cả một vấn đề thật là phức tạp bao gồm các phương diện nhân chủng, lịch sử… trong đó không thể nào tránh khỏi xen lẫn những ý thích cá nhân bất chợt không đoán định được. (1) Cũng dễ hiểu là tập đoàn đa số trên đất nước này là tộc đoàn Việt/Kinh cho nên vấn đề hầu như phải xoay quanh nhóm người này. Có sự tranh cãi nhiều và mang tính bác học quanh vấn đề ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa trên người Việt nhưng nói chung có thể thấy rằng các họ người Việt là từ gốc Trung Hoa, hay dù có gốc nào khác cuối cùng cũng mang ngữ Hán – dạng Hán Việt. Chính hình thức chung này đã gây ra những sai lầm về nhận định, về hình thức tiên khởi, cho rằng người Việt lúc nào cũng phải có “họ” – có “họ” là điều đương nhiên không cần tranh cãi, do đó mới cố đi tìm các họ “thuần tuý Việt”. Nhưng có một thời không phải người Việt nào cũng có họ, chứng cớ là ở tấm bia 1210 của thời Lí, đến chủ nhân các khoảnh ruộng mà cũng chỉ có tên đi sau từ “thằng” mà thôi. (2) Ảnh hưởng Trung Quốc về tông phả chưa tới nhiều trên cái nền cổ sơ của dân Việt thời đó. Ông họ Nguyễn trong tấm bia là nhà giàu, bỏ cả ngàn quan mua hơn trăm mẫu cúng chùa, có họ là phải. Những người thấp thỏi kia chỉ cần có tên để xác nhậ! n chủ quyền, và tiếng gọi “thằng” cũng không có ý khinh miệt như trường hợp nickname “thằng Cặt” của người họ Quách/Lí chỉ huy đánh Tống các năm 1075-77 vậy. Ở tầng lớp trên, người ta có “họ” hoặc bởi là gốc Hán di cư, hoặc bởi gốc bản thổ nhưng cần đi vào khuôn khổ hành chính thuộc địa nên phải theo quan niệm tông phả của người cai trị. Tính cách phức tạp của hình thức tiếp nhận văn hoá này thật khó biện biệt rành rẽ cho từng trường hợp. Nhưng trong hình dạng chuyển hoá tập thể sơ khởi, có thể đoán về hai trường hợp của tập họp người bên lề trung châu, bên lề vòng Hoa hoá của thời thuộc địa. Quan cai trị chỉ cần trực tiếp biết người ở tầng lớp trên cao của tập họp này để qua họ mà thu thuế, bắt người phục dịch cho nên đem họ vào sổ “đinh”, do đó mới có họ Đinh. Lớp người dưới tay họ, không kể phụ nữ, chỉ đáng ghi nhận ở giới nam, chỉ cần quan tâm đến “thằng” cho nên lúc cần thì cho mang dạng chung của “cái giống”: bòi, và tất cả có họ Bùi (hay có thể ngược lại: “bùi” chỉ cái giống, nói trại là “bòi”.) Một dấu vết diễn biến về “họ” thấp thoáng giống trường hợp trên, còn thấy đến gần đây, lần này tập đoàn đa số là Việt với các dấu vết sàn lọc qua văn hoá Hoa một thời gian dài. Ông Nguyễn Đình Tư trong Non nước Khánh Hoà (3) ghi về trường hợp người Hạ, dân thiểu số ở vùng Đầm Môn Hạ, xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hoà, đã Việt hoá gần hoàn toàn. Ông thấy, riêng qua hôn nhân nếu trai Việt lấy gái Hạ thì con mang họ cha bình th�! �ờng (�! �ương nhiên là “Việt”), còn nếu lấy lẫn nhau, hay gái Việt lấy đàn ông Hạ thì người con trai mang họ Đinh, con gái mang họ Trần. Tác giả giải thích người Hạ là dân Mã Lai ở Hạ Châu (Singapore) đến, (chắc là theo thuyết của ông Bình Nguyên Lộc) mà không chịu cách giải thích của địa phương cho rằng đó là người thiểu số cùng dòng với người Thượng ở Tây Nguyên, chỉ vì ở phía đồng, biển mà được gọi là người Hạ (“dưới thấp”) thôi. Thật ra cách giải thích ở địa phương là đúng vì ta có chứng cớ từ Lê Quý Đôn ở Phủ biên tạp lục. Người “Mọi hạ” (nếu gọi không tránh né va chạm) đó, có thể mang ảnh hưởng Chàm, Khmer (đội vật trên đầu chứ không gồng gánh) sở dĩ còn sót lại trong vùng chỉ vì họ ở vào thế khuất lấp trên vùng bán đảo đó mà thôi. Họ đã được nhân viên Trường Viễn Đông Bác Cổ nhận ra hồi những năm 30 của thế kỉ XX với một khu vực rộng hơn, dọc bờ biển. Họ Đinh ở đây là một chứng cớ khác về gốc thiểu số vì cũng giống như những người Thượng họ Đinh phía tây Quảng Ngãi ngày nay (Sơn Hà, Ba Tơ). Còn họ Trần chắc là vì họ “ở trần” – lại cũng một dấu vết thiểu số khác nữa mà bây giờ (2007) hẳn cũng xa lạ lắm rồi. (Có ông đạo ở Bà Rịa tên đạo Trần, vì suốt ngày “ở trần”.) Chúng ta thấy các chính quyền thời độc lập áp dụng chính sách đưa lớp người cho là bên ngoài tộc đoàn “của mình” vào sổ bộ bằng cách cho mang một “họ”, tuy vấn đề càng lúc càng phức tạp. Sự đổi thay từ không có “họ” đến có, sẽ đi theo một tình hình tiến t! riển ng! oài cả ý định của chính quyền, theo sự thích nghi tự nhiên ứng hợp với tình thế đương thời trong đó không tránh được cả sự ngẫu nhiên. Tuy nhiên quan niệm tông phả của Trung Hoa qua cả ngàn năm cũng không che lấp hết được dấu vết bản xứ. Cho đến ngày nay, người ta còn quan sát thấy trên vùng được coi là trung tâm Mê Linh của Bà Trưng, có hiện tượng con cái lấy chữ lót của cha làm họ của mình, tất nhiên là qua nhiều hình thức phức tạp bởi ảnh hưởng lâu đời của văn hoá Hán trên đất Việt. Tác giả Nguyễn Duy Hinh đã dùng nhóm từ dân tộc học Hán “Phụ tử liên danh” để chỉ hiện tượng này, hiện tượng ta còn thấy ngày nay ở ĐNÁ (4) cả trên tầng cấp cao như trường hợp bà Aung San Suu Kyi (con Aung San) của Myanmar, hay nữ Tổng thống Megawati Sukarnoputri (con Sukarno) vừa qua của Nam Dương…. Tất nhiên ta không loại trừ ý định giương danh vì mục đích chính trị của những người này. Các “họ” được sử dụng theo tính cách tông phả Trung Hoa đã che khuất các nguồn gốc chủng tộc, tộc đoàn khác nhau trước khi họ nhập vào khuôn Việt, do đó lại nảy sinh cũng một quan niệm về “người Việt thuần tuý” có thể nói là mang tính cách “soán đoạt”. Sự khác biệt nguồn gốc đó vì không được để ý nên người ta dễ dãi đi tìm giải đáp vấn đề nơi các quyển sử xưa, các thần tích, và sai lầm này thấy cả ở những người mà kiến thức chuyên ngành thật đáng nể nhưng bản thân lại hời hợt trong lập luận. Lỗi không chỉ ở người nghiên cứu chuyên ngành nhân danh học mà còn là ở các chuyên ngành được mượn để dẫn chứng. Với người Việt ! thì lỗ! i ở ngành sử học Việt “truyền thống” quá tin vào bất cứ chứng cứ nào được gọi là của quá khứ, không sai chạy. Ví dụ tác giả Lê Trung Hoa (và những người khác) cứ kể tên Cao Lỗ, Đào Nồi, Đinh Toán là quan, tướng của An Dương Vương, cứ kể tên Trần Thị Đoan, mẹ của Trưng Trắc, tên Lê Thị Hoa, một nữ tướng của Hai Bà để làm chứng rằng người Việt của thời sơ sử, của thế kỉ I đã mang các họ trên! Cứ coi thần tích là sử kí đương thời, đem ra trích dẫn nên mới xảy ra trường hợp cha các ông Nguyễn Khoan, Nguyễn Thủ Tiệp, Nguyễn Siêu “làm quan đời Tần” (thế kỉ III tCn.) qua đất Giao Chỉ lấy vợ, “ở lại đây [chỉ] 39 năm” mà đẻ được ba người con đều là sứ quân của thế kỉ X! (5) Chữ Hán che lấp âm Việt cho nên với (thôn/làng) Đinh Xá ở Hà Nam đã được giải thích là khu vực hành chính cơ sở được tạo lập bởi người họ Đinh, nhưng từ khi có âm quốc ngữ thì rõ ra rằng dân chúng ở nơi ấy còn chỉ thêm một thôn “Đanh” Xá để có căn cứ chắc chắn mà công nhận các chùa Bà Đanh trong vùng. Cũng vậy, trên vùng Thuận Thành tỉnh Hà Bắc, tên xã Dương Xá văn hoa đã che lấp thôn Đanh quê mùa, thấp thỏi nhưng may mắn xuất hiện trong báo cáo 1938 của làng xã cho Phủ Thống sứ Bắc Kì (6) để làm chứng cho sự hiện hữu của một chùa Bà Đanh tuyệt tích, lập nên bởi đám tù binh Chàm thế kỉ XI ở đấy! Ý thức tông phả mang đến bằng cớ dấu ấn của một dòng họ được giữ gìn qua thời gian nên không tránh khỏi bị lợi dụng. Các tay nổi loạn đổi họ để dựa vào các thế lực to lớn đương thời, hoặc có quá khứ lâu dài, ! như Tây! Sơn lấy họ Nguyễn, Tạ Văn Phụng lấy họ Lê, chưa kể ông con lính mã tà Phan Phát Sanh xưng Nguyễn Văn Lạc để hi vọng nối dòng Hàm Nghi… những sự kiện lớn này trùm lấp các chuyện đổi họ lặt vặt của các cá nhân muốn trốn tránh pháp luật hay muốn tìm một họ “sang” hơn. Những người họ Đoàn ở Hải Dương ngày nay đi chiêu tập bà con khắp trong nước, cố liên kết với ông Đoàn Thượng hẳn không phải vì tính cách bại tướng của ông này trong thế tranh chấp quyền hành giành ngôi Lí mà vì uy danh huyền thoại của ông tướng ôm đầu bị chặt đứt được ngựa thiêng chở về nơi hưởng huyết thực – một truyền thuyết lại cũng khuất lấp, ảnh hưởng từ các nhóm tù binh Chàm quanh đó. Ấy thế mà có người đã sang còn muốn sang hơn. Đọc Nguyễn Hữu tộc gia phổ – Thạch Hà, Thuỷ Châu, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế. (7) thì thấy chuyện tham lam sửa gia phả có dáng đã đạt thành chứng cứ lịch sử, hoàn thành tham vọng giúp cho sự thiếu sót của sử quan xưa. Những người này học sơ sài “đạo Thánh hiền” lúc tàn tạ nên không nghe Phan Phu Tiên nhắc lời Khổng Tử: “Không phải ma nhà mình mà cúng là mắc tội siểm nịnh.” Nhưng họ đã có ông Hồ Quý Li dẫn đường, không chỉ bằng lòng với ông tổ thời Ngũ Đại (thế kỉ X) mà còn xưng mình là con cháu Ngu Thuấn để đăt tên nước là Đại Ngu rồi! Chuyện “vẽ” gia phả này không phải là đơn độc và mới xảy ra phồn tạp gần đây vì có quá nhiều người “có chữ” thất nghiệp trong lúc người có tiền, có thế lực mà xuất thân thấp cũng đông. Nó đã lẫn vào các cuốn gia phả xưa hơn, ! khó tác! h biệt ra được. Ý thức tông phả thật ra không phải chỉ là của Trung Hoa mà chung cho cả những con người hay tập đoàn người coi trọng sự hiện diện vượt trên từng thời gian sinh sống của chỉ một cá nhân. Người Khmer chỉ có họ ở tầng lớp cao cho nên Pol (ông) Pot phải lấy thêm tên họ đầy đủ: Saloth Sar. Còn những người ở địa vị thấp, đột nhiên xuất hiện trong lịch sử vì liên hệ đến một dòng quản lí đất nước hay theo một biến cố lớn, thường lúc đầu chỉ mang tên mà không có họ. Ta ngờ rằng các tướng của chúa Nguyễn được ghi “khuyết tính”, có thể là bởi sử quan không biết họ gì để ghi hay cũng chính là vì bản thân những người này không có họ. Các tướng lãnh Tây Sơn đầu hàng Nguyễn thì còn giữ được tên họ rành rẽ, cón những người khác không có họ vì khuất lấp theo triều đại “nguỵ” nhưng cũng có thể là các Đô đốc Long, Đô đốc Bảo, Hô hổ hầu (tên Hô? răng hô? tướng to miệng, cầm một cánh quân Ó của Tây Sơn?)… đã không có họ. Ngay chính các lãnh tụ Tây Sơn cuối cùng đã chọn họ Nguyễn nhưng một người đương thời lại cho thấy họ mang một họ lạ hoắc: họ Đồng. Lê quý dật sử ghi liên tục “thổ hào tên là Đồng Toàn… sinh ra Đồng Phúc, [con gọi là Đồng?] Thư Nhạc.” (8) Không rõ bản văn chính như thế nào nhưng họ Đồng đột ngột xuất hiện không liên hệ gì với những tù binh ở Nghệ An bị bắt trong trận chiến 1655-1661, như chính Bùi Dương Lịch, tác giả sách, người Nghệ An, đã không nói tới mà chỉ nhắc qua rằng “cụ tổ (Tây Sơn) đi lính vào nam đóng ở Quy Nhơn.” Sử quan Nguyễn không nói g! ì về l! iên hệ của họ Hồ và Tây Sơn, chỉ nhắc chung đến tù binh trong chiến dịch 1655-1661 và tên huyện Hưng Nguyên, còn Hoàng Lê nhất thống chí thì xác nhận Nhạc “dòng dõi Hồ Quý Li, cùng ngành với Hồ Phi Phúc” (huyện Hưng Nguyên), lấy họ của mẹ vì “thế lực họ Nguyễn đương mạnh”. (9) Thế rồi người sau lại “bắt quàng làm họ”, cho cha Huệ (không nhắc tới Nhạc) là Hồ Phi Phúc không kể rằng ông Hồ Phi Phúc nếu là tù binh năm xưa thì không thể sống đến hơn trăm tuổi để sinh Nguyễn Huệ được. Chữ “đồng” vốn là phát âm nôm cho chữ “động” (như Đồng Hới = Động Hải), chỉ một vùng cư trú hẻo lánh, hay với nghĩa “đồng (bằng)”, nên họ đó có thể là cách lấy tên từ dấu vết địa điểm sinh sống như người ta tìm được chứng cớ ở Nguyên (Nguyễn) Xá, huyện Đông Hưng, Thái Bình, những người đầu tiên đến lập làng mang họ Kênh vì ở gần kênh nước, cùng những người khác mang họ Cầu, họ Trại với nguyên cớ tương tự. (10) Có lẽ dấu vết chữ “đồng” lại là nguyên cớ khiến có thuyết cho rằng mẹ anh em Tây Sơn là Nguyễn Thị Đồng. Dù sao thì sự rối rắm của vấn đề cũng chứng tỏ là ngay đến thế kỉ XVIII, người được nhận là Việt không hẳn là ai cũng có họ – hay coi việc có họ là quan trọng. Cho nên vấn đề đổ ngược về trước như đã xảy ra với tấm bia 1210 không phải là điều nghịch thường mà còn là phản bác những ai xác quyết rằng người Việt có họ từ thời Hùng Vương! Từ trung tâm là Đại La rồi Thăng Long, bên trong địa vực của châu Giao thời thuộc địa chuyển qua Đại Việt, một số ! họ củ! a những tộc đoàn thiểu số hoặc mang dạng Hán có sẵn, sẽ vẫn giữ nguyên với triều đình Việt như các họ Nùng, Hoàng, Mạc… hoặc lại sẽ được ban phát, cải sửa từ Thăng Long như trường hợp họ Giáp – có thể từ tên đơn vị hành chính “giáp”, được kéo dài nét sổ dọc lên về phía trên thành họ Thân, đăc biệt có liên hệ hôn nhân với nhà vua Lí vì trấn giữ con đường xâm nhập quan trọng từ phương bắc sang. Có vẻ trên vùng trung châu có kinh đô Thăng Long – do đó được gọi là vùng Kinh, từ sau thời độc lập, các họ tương đối được ổn định chỉ trừ thêm trường hợp nhóm tù binh Chàm đem về trong các trạn chiến 1044, 1069 đã mang lại một họ mới kéo dài đến hai ba trăm năm – chưa kể giai đoạn chuyển hướng trong dòng Việt mới. Họ Phan ở đây vốn nguyên gốc hẳn không là một xác định tông tộc mà chỉ là một chỉ danh mượn của văn hoá Trung Quốc áp đặt trên tất cả tộc đoàn ở về phía tây của họ – riêng với Đại Việt là do lầm lẫn phương hướng nghĩ rằng người Chàm ở về phía tây của mình. Và cũng ngay từ thời độc lập các chính quyền cũng phải đối phó với sự tràn lấn của tộc Thái có dấu vết nặng nề ở thế kỉ IX với “giặc Nam Chiếu”. Sự pha trọn nhân chủng trên vùng Kinh do các cuộc tranh chiến này không để lại dấu vết nhưng không thể coi là nhẹ bởi vì đã bắt đầu thấy một họ người Thái chuyển qua trong sử Việt: họ Trịnh. Chúng ta sẽ bàn về họ này ở phía nam, vùng Trại, nhưng Lê Hoàn đã có vợ là bà Trịnh Quốc (982) chứng tỏ ngay ở Hoa Lư người ta cũng đã để ý cầu thân với một tộc đoàn Thái! gần đ! âu đó.. Sử ghi năm 1000, Hoàn cất quân đánh Trịnh Hàng, Hàng chạy vào Tản Viên. Nếu nối kết với “truyện Hồ Tinh” (11) thì ta nhận ra tộc đoàn ở Tản Viên là người Thái Trắng “Bạch Y Man… gác cây kết cỏ mà ở” (ở nhà sàn), có mối liên lạc đến phía tây thành Thăng Long qua chuyện vị pháp sư đội lốt cáo chín đuôi tổ chức lễ hội hợp hôn trong động kín, xung đột với chính quyền Thăng Long (“Long Quân”) còn dấu vết hồ Tây, làng Cáo (Hồ Thôn), sau sẽ là nơi trú ngụ của thần Phù Đổng khi Lí rước về thờ cúng. Lí về ngự trị ở Thăng Long cũng phải lãnh trọng trách ngăn cản dòng người Thái tiến về đông như nhà Đường thế kỉ IX dưới áp lực của chức quyền “Thác đông tiết độ” của Nam Chiếu. Lí cũng thành công, bắt người, cướp được ngựa đem khoe (và cũng để hù doạ) Tống. Dấu vết ngựa đặc sản của Nam Chiếu, ưu việt trong sự di chuyển, trong chiến tranh từng hấp dẫn triều đại Angkor, lại thấy nơi con Bạch Long thần mã được tán tụng của Lí Thái Tổ đến con ngựa nê thông của Trần Duệ Tông chiến bại, được khen tiếp nơi con ngựa chở chủ nhảy qua hào nước thoát tay quân Chiêm rượt theo (1383) và được đặt tên riêng: Tử Bất Tề! Họ Lí, cũng như Trần về sau đã thành công trong việc ngăn chặn được dòng người Thái tràn xuống đồng bằng nhưng cũng để len lỏi được vào chính quyền những người đã trung châu hoá như có thể là nhân vật Trịnh Văn Tú làm Thiếu sư thời Lí Thái Tổ, đạo sĩ Trịnh Trí Không ở triều Thái Tông, Trịnh Phẫu đỗ Thái học sinh (1232). Các tập đoàn thiểu số phía bắc, đông bắc có vẻ dễ ! thích ứ! ng hơn, hẳn vì sự chọn lựa phải đứng về phía Thăng Long trong xung đột với chính quyền Tống, Nguyên ngay trên con đường tiến quân của các thế lực phương Bắc. Họ Giáp/Thân có thông gia với Lí nhiều đời, tuy không phải lúc nào cũng thân thiện bởi vì thấy có dáng chen vào việc giành ngôi của nhân vật Thân Lợi (1141). Họ Hoàng (và họ Mạc) được coi là thuộc thành phần “thổ quan” ở biên giới Trung – Việt đôi khi thấy có tác động lớn trong các biến cố giữa hai nước. Thế rồi ngay trong triều Lí có Thái phó Hoàng Nghĩa Hiền (1161) từng được cử chiêu dụ vùng man động để đi đãi vàng (1143) và lúc chết (1161) được bãi chầu 5 ngày vì coi là có công lớn trong việc giúp Anh Tông lên ngôi. Họ Dương kề phía bắc kinh thành được cử coi vùng biên động (1143), làm phò mã (1144), khu vực riêng được nâng lên thành Phủ, bị thất bại trong vụ lật đổ Đỗ Anh Vũ (1150) mà không hề hấn gì, chỉ bị “tội lưu nơi xa, (nước) độc” theo kiểu trả về quê cũ! Còn cuối Trần nhân âm mưu giết Lê Quý Li thất bại (1399) mới thấy ra một họ Lương phụ đạo vùng Tuyên Quang của Lí, chận đánh quân Nguyên được phong hầu, nghĩa là vào vòng tông tộc quý hiển Trần, được sử ghi gia phả nối tiếp cẩn thận. Ngoài ra, các Viên ngoại lang là các thế lực địa phương phục vụ Lí, có tên, có họ nhưng ta không thể phân biệt được thành phần chủng tộc, tuy rằng với Lí thì một số những người này hẳn thuộc thành phần Di Man đất Mân đã Hoa hoá nhiều. Những người cầm đầu các tộc đoàn này, theo tình hình chung, chịu ảnh hưởng Trung Hoa nên các lãnh tụ đã có họ, còn phần dân chúng c! hưa ch�! �c mang được một họ nào tuy là dần dần theo một sự thăng tiến nào đó cũng phải kiếm cho ra một họ riêng của gia tộc mình để, nếu may mắn, chen được vào sử Việt, thành “người Việt” không còn tranh cãi. Lại cũng nên để ý trường hợp “thổ tù hoá” ngược lại, ví dụ con cháu Ngự Man Vương Lê Đinh đóng ở Phong Châu, khi Lí lên nắm quyền, trở thành “phiên thuộc” lại làm thông gia với Lí.

Vấn đề của vùng Trại Sự phân biệt Kinh/Trại được nhắc nhở nhiều nhất trong đời Trần, đặc biệt trong việc tuyển lựa nhân tài qua thi cử. “Hồi quốc sơ, cử người chưa phân kinh trại, người đỗ đầu được ban cho trạng nguyên. Đến nay chia Thanh Hoá, Nghệ An làm trại, cho nên có phân biệt kinh trại.” Sự phân biệt khu vực chính thức cho là bắt đầu từ năm 1256 đó nhưng thật ra tính chất phân vùng cho Đại Việt như trên có căn bản rất sâu xa, phản ảnh qua các sự kiện rất xưa. Có thể thấy lờ mờ thời sơ sử qua vị trí làng Đông Sơn của Thanh Hoá được chọn đặt tên cho nền văn minh đồ đồng của Việt Nam. Khi Hán chiếm lĩnh thuộc địa đặt tên cho khu vực quản trị thì chỉ có hai: Giao Chỉ và Cửu Chân, và lại cũng cho thấy điều đó có thể xuất hiện ngay từ thời đại Triệu Đà hàng trăm năm trước. Tên Giao Chỉ thì còn nhiều tranh luận nguyên gốc, chứ tên Cửu Chân thì mịt mù, chứng tỏ thật xa lạ với người Hán đương thời. Vì thế tuy có thêm một quận Nhật Nam ở cái đuôi phía nam thuộc địa co dãn theo sức đối phó với các nhóm dân bản xứ vùng ấy, đến thời đại độc lập, các chính quyền ở Hoa Lư bên rìa đồng bằng phía bắc, ở Thăng Long ngay giữa đồng bằng ấy đều nhìn vùng Cửu Chân cũ như là một nơi không đáng tin cậy, một chốn thù địch. Lê Hoàn “giết người hai châu (Hoan, Ái) không biết bao nhiêu mà kể” (989), còn Lí Thái Tổ thì cho “người Diễn Châu không theo giáo hoá, ngu bạo làm càn” để có cớ đem quân đánh dẹp (1012). Vì thế ta thường thấy xuất hiện các tên “trại” nơi này: trại Bà Hoà của Thân vương Lí Nh�! ��t Quang ở Thanh Hoá, trại Định Phiên ở biên giới phía nam có Lí Thai Giai làm trại chủ. Vậy mà thế lực địa phương vẫn xuất hiện làm điên đảo triều đại Lí qua những sự kiện không ngờ: Hiện tượng đứa bé lên ba Giác Hoàng (“Phật”) của Thanh Hoá dưới dạng thần thánh chen vào tranh chấp làm người kế vị Nhân Tông, suýt đã thắng cuộc nếu không bị ngăn cản bởi thế lực của Sùng Hiền hầu, có sự phụ giúp của nhóm thần thánh Từ Vinh + Từ (Lộ) Đạo Hạnh, cùng họ Đỗ từng có người vào Thân Vương ban (tập họp nằm trên tột đỉnh quyền hành) ngay từ đầu triều đại. Cho nên từ khởi đầu (1010), Lí Thái Tổ đã chia làm Kinh, Trại chứ không phải đợi đến Trần Nhân Tông – hành động năm 1256 có vẻ chỉ là một cách điều chỉnh của một triều đại mới vừa lập nên, chưa thấu rõ tình hình thực tại của đất nước. Dù sao thì sự phân biệt một vùng Trại xa kinh đô, xa “giáo hoá” cũng để lộ ra những dấu vết thành phần chủng tộc riêng biệt xâm nhập vào khung cảnh chung của Đại Việt qua các nhân vật mang các họ có âm vang Hán Việt để sử gia cứ giản dị xếp lịch sử theo một chiều thô thiển đến mức có thể nói là đã cưỡng đoạt sự thật. Có thể nói trên vùng Trại này, Lê là họ “quý tộc” để người của các tập đoàn Việt nhỏ bé, các tập đoàn dân tộc ngoại biên tìm cách chen vào mong được hiện diện nổi bật. Chúng ta thấy Thập đạo Tướng quân của Đinh là con nuôi một quan sát sứ Thanh Hoá họ Lê, chứng tỏ không chắc ông là “Lê” Hoàn. Họ Hồ đã là quý tộc của xứ Nghệ vì nhận gốc từ quan chức thời Ngũ Đại ! (thế k�! �� X), từng làm thông gia với trung ương Lí, vậy mà còn làm con nuôi họ Lê để cải họ, đến lúc làm vua mới trở về họ cũ! Và đến cả người gốc Thái cũng mang họ Lê như Lê Cố trong tập họp của Lê Lợi. (12) Không cần qua dấu vết những người mẹ mang tính phỏng đoán, chính sự việc có lời khấn tiếng Thái trong tế lễ ở Lam Kinh là chứng cớ rõ rệt nhất về thành phần gốc Thái của nhóm Lam Sơn. Nghĩa là qua sự tràn lấn về phía Nam của các chính quyền Hoa Lư, Thăng Long nối tiếp vai trò các chính quyển thuộc địa cũ, những tập đoàn dân tộc khác vẫn chen vào quyền bính, và không phải lúc nào cũng ở vai trò phụ thuộc.

Những người họ Phan, họ Phạm Với kiến thức chi li của các nhà dân tộc học ngày nay thì chúng ta được biết có nhiều tộc đoàn thiểu số sống trên vùng xưa gọi là “Trại” đó. Và thật là hiếm hoi khi thấy Cựu Đường Thư ghi: “Khai Nguyên 12 (724), Đường Huyền Tông tế Thái Sơn có hai ông tả hữu hiền vương phía tây Nhật Nam cà răng, xăm trán…” (13) Đem người lặn lội từ ngàn dặm xa đến dự lễ lớn tuy chỉ là một cung cách biểu diễn “vật lạ” nhưng cũng là làm tăng oai phong của triều đại. Hẳn ngày xưa diện mạo dân tộc vùng Trại cũng đã phức tạp như vậy (hay phức tạp hơn nữa là khác) tuy ta không có bằng cớ để xác định rằng tộc đoàn nào đó tên gì, đã xuất hiện trong vùng vào lúc nào, chuyển biến ra sao… Phải đành chịu để xét các tộc đoàn lớn bao trùm các tộc đoàn nhỏ, những tộc đoàn mà sử quan gọi chung là “Man” khi không phân biệt rõ ràng để chúng ta bây giờ cũng mù tịt, đôi khi đoán định được là nhờ những chi tiết thêm vào, ví dụ ghép với tập đoàn Thái cũng lại lấn át ở vùng Trại không dịu nhẹ tí nào. Kiến thức thành phần nhân chủng và sinh hoạt xã hội ở đây lộ ra chút sáng sủa thêm khi có một tập đoàn thiểu số lên làm vua nước Việt, từ đó những tập đoàn yếu thế còn lại không phải chỉ là “Man” mà là “Mang” (chữ Hán) để ta chuyển ra chính xác hơn: “Mường”, chỉ tập họp người, vùng cai trị của lãnh chúa nhỏ, và mở hiểu biết đến hệ thống liên khu vực như Bồn Man / “Mọi Chum”, Ai Lao, Lão Qua – chuyển qua chữ viết của tiếng nói gọn ghẽ, là “L�! �o”. Ngoài nhóm người đồng bằng, nhóm miền núi Thanh Hoá (vùng Lạc Thuỷ bây giờ) được ghi nhận chống đối dữ dằn nhất, là Man Cử Long. Cử Long mạnh khiến Đinh Toàn chết khi cùng đi đánh với Lê Hoàn (1001). Năm 1011 họ bị Lí Thái Tổ “đốt bộ lạc, bắt kẻ đầu sỏ” đánh tan “bọn giặc hung hăng dữ tợn” hai triều Đinh Lê không trị nổi đó. Sử quan Nguyễn cho họ mang tên sắc tộc Mường có lẽ là nhìn vào thành phần dân cư đương thời, không khác ngày nay. Nhưng Cử Long không phải chỉ ở trên rừng, năm 1005 họ tràn xuống đến tận phía biển, cửa Thần Phù (Ninh Bình) sau này, khiến Long Đĩnh phải bỏ việc giành ngôi với anh em, quay về đánh giặc. Họ là thành phần Mường thuần tuý hay chịu sự đùn đẩy lấn chiếm của tập đoàn Thái phía sau, đã thấy xung đột với Lí trong thế kỉ này với tên Ai Lao rõ rệt (1048) hay tên Ngưu Hống (“Rắn hổ mang”, người Thái Đen, 1067)? Dù sao thì luồn lọt được qua các cuộc chiến cũng có những bộ phận thủ lĩnh địa phương tách rời tập đoàn chính của mình để mang họ Hán Việt, phục vụ chính quyền Việt, trôi nổi theo tình thế giúp họ thích ứng được hay không ở nơi quy tụ mới. Đó là những người mang họ Phan, họ Phạm. Về họ Phan, ta chú ý tới Phan Kiệt nổi bật trong vụ tranh chấp quyền bính cuối Trần, và Phan Liêu mà hành vi chuyển đổi phức tạp trong cuộc kháng chiến chống Minh đã gây nên cuộc tranh cãi về tinh thần ái quốc của các sử gia trong nước hồi gần đây. Thật ra, họ Phan trong sử Việt có nguyên nhân như đã nói, là bởi quan niệm người đương thời nghĩ rằng nước Chiêm Thành ở về phía tây nướ! c mình n! ên gọi: “phiên” (XYZ), và xác định đó trở thành họ trong khung chuyển tiếp văn hoá Hán Việt, dễ nối kết với họ Phan có sẵn, trùng âm. Đáng lẽ phải gọi là “phiên” Lân, “phiên” Cụ những người liên hệ với Trần Tự Khánh, “phiên” Ma Lôi, tướng của Nguyễn Nộn (1229)… Cho nên các tên Phan Kiệt, Phan Liêu có vẻ là gốc Chàm nhưng không thuộc loại con cháu tù binh mà là của các tông tộc chủ vùng địa phương phía nam được triều đình Thăng Long dung dưỡng để cai trị dân trên vùng đất mới sáp nhập theo kiểu “dĩ di trị di”. Một bằng chứng chỉ là dấu vết thần tích nhưng cũng cho ta thấy di tộc người Chàm vùng Nghệ An cũng có thể mang họ Phan: Đền Bạch Mã ở xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương, Nghệ An được cho là thờ ông Phan Đà (ông “phiên” lớn ung dung, ngạo nghễ?) có công chống quân Minh. (14) Thế mà ta biết thần Bạch Mã có gốc là con ngựa Balaha của truyện Tiền Thân Phật (ở đây được chứng minh trong nội dung tờ sắc Gia Long 1810 lưu giữ trong đền), nghĩa là ông thần Bạch Mã kia đã được dân chúng địa phương nhìn ra là một ông thần Chàm, mới cho mang họ Phan! Theo lối nhìn thân/sơ, trong/ngoài từ Thăng Long, ta thấy những người này đã bám sát với dân Đại Việt hơn là với gốc cũ bởi vì không những chứng tỏ nơi các tên đơn âm cụt ngủn kia mà còn vì thấy sử quan ghi tên các người Chàm khác, phân biệt dài dòng với họ Chế, họ Trà.., với các họ tên mới được ban phát như Kim Trung Liẹt cho Bố Đông, Đinh Đại Trung, Đinh X cho Chế Đa Biệt, Mộ Hoa Từ Ca Diệp (1397). Tuy nhiên tính chất “thổ hào” không-Việt vẫn hi�! �n rõ tr! ong cách xử trí của các chính quyền trên cao. Phan Liêu và cha là Phan Quý Hựu từ Hồ qua Hậu Trần đến Minh (hàng năm 1412) đều giữ chức ở Nghệ An, bao trùm vùng quê gốc Thạch Bàn, Hà Tĩnh của họ. Anh họ Liêu là Phan Kiệt được Minh cho coi châu Trấn Man vốn là hương Tinh Cương / phủ Long Hưng, đất gốc của họ Trần, nơi chôn ba ông vua đầu tiên và ông Thượng hoàng Trần Thừa chưa từng làm vua – Minh cho cai trị đất này là theo kiểu lấy “man” này trị “man” nọ. Lê Lợi trên vùng cao cũng được Minh cho làm tuần kiểm Nga Lạc dưới vùng biển. Chúng ta sẽ còn thấy điều này xảy ra với các nhân vật khác. Nhân vật Phan Mãnh xuất hiện dưới thời Chế Bồng Nga tràn ra phía Bắc, lúc “Tân Bình, Thuận Hoá phần nhiều làm phản theo Chiêm Thành… chỉ có Phan Mãnh và Phạm Căng đem dân chúng quy thuận. Mãnh là người can đảm, mưu lược dò biết được nhiều tình hình của giặc, đánh quân bại trận chạy qua. Thượng hoàng (Nghệ Tông) thưởng cho rất hậu, cho chỉ huy quân Thánh Dực ở Tân Bình và Thuận Hoá”, nghĩa là coi cánh quân trung ương ở địa phương phía cực nam này. Hình như đây là nhân vật thiểu số cao cấp nhất trong chính quyền cuối Trần, địa vị cao đủ để có tham vọng mon men vào tranh chấp phe phái đương thời nhưng bị thất bại (1391), danh vọng chỉ kéo dài khoảng một năm ngắn ngủi mà thôi. Điều đáng chú ý là Phan Mãnh xuất hiện đồng thời với Phạm Căng mà ta biết nơi khác được ghi là Phạm Thế Căng khiến cho gốc Chàm mà ta phỏng đoán lại có lây lan đến dòng Thái trong vùng. Hay một dòng dân tộc khuất lấp nào khác: Bru, Chứt… chẳng hạn. Vì ta có ! chứng c! ớ ở Lê Quý Đôn. Với thời đại của chúa Nguyễn có tiếp xúc chi tiết hơn nên ông biết người Sách ở phía tây Quảng Bình cũng ghi các tên “phiên” Triển, “phiên” Đà… trên giấy tờ nhà nước với chữ Phan, (15) là căn cứ để thêm một họ Phan thành hình ở Đàng Trong – gần như họ Đinh phía tây Quảng Ngãi, không cần phải là người Mường phía Bắc di cư vào. Phan Liêu chống Minh làm luỵ đến một người gốc Thái vùng Kinh là Lộ Văn Luật, người trốn sang Lào gây mâu thuẫn giữa Lào và Lê Lợi như sử quan nói. Phan Liêu trốn Minh trong vùng Ngọc Ma, phía tây Hà Tĩnh ngày nay có thể là liên lạc với Cam Môn, Cam Cát trên đất Trung Lào, nên tồn tại được trong các năm 1419-21 trước khi nhập vào quân Lam Sơn. Sự liên kết đó giữa các nhóm Chàm Thái nhỏ bé trên khu đất thuộc lãnh quyền của vua Việt, qua thế kỉ XVI, sẽ có thêm một bằng chứng từ Trịnh Kiểm và người bạn sinh tử của ông tên Vũ Thì An. Tên đó thoáng qua thì giống như của sử quan Vũ Quỳnh, sủng thần Ngô Thì Nhậm của Quang Trung, nhưng chữ “thì” kia đã biến mất hẳn trong tên một người con của ông: Vũ Đình Tùng (rất “Việt”!) lại xuất hiện ở tên một người khác: Vũ Thì Lương. Chữ Thì đó có phần chắc chắn là rơi rớt của gốc Sri cũ, bởi vì người vợ Vũ Thì An, từ tư thế dòng nữ nguyên gốc, vẫn còn giữ dấu vết tông tộc của mình: Phan Thị Man.(16) Họ Phạm đã có mặt phía bắc, vùng hạ du với các sứ quân, các thổ hào trong tranh chấp Lí Trần mà có lẽ rơi rớt nổi bật là Phạm Ngũ Lão – không phải anh đan sọt giữa đường như truyền thuyết trong truyện của Phạm Đình ! Hổ đ�! �u thế kỉ XIX. (17) Nhưng như đã thấy, Phạm Thế Căng của vùng Trại rõ ràng thuộc dạng khác. Ông ta được ghi là “thổ hào”, không những xuất hiện đồng thời với Phan Mãnh (1390) mà may mắn (?) còn sống dài hơi hơn trong sự tranh chấp hỗn loạn giữa các thế lực Hồ, Hậu Trần, Minh ở vùng đuôi Đại Việt này. Ở đây lại thêm ông thổ hào Đặng Tất lưu danh nặng kí trong sử sách một phần có lẽ vì ông con Đặng Dung làm thơ, gần gũi các ông sử quan hơn với các tay võ biền khác. Vớí họ Đạng thì ta chỉ có thể coi là một thổ hào ở đồng bằng nhưng nếu nhìn theo gốc gác quan tước và cách ứng xử tom góp quyền lực khi gặp tình thế thuận lợi của ông thì thấy vẫn không xa dấu vết thiểu số một phần nào đó. Ông là “thổ quan” Đại tri châu Thăng Hoa (Quảng Nam) của Hồ – “châu” là đơn vị ki mi, bên lề đất nước, trong lúc nhân vật phù trợ Hậu Trần, cùng chung kết cục bi đát như ông là Nguyễn Cảnh Chân thì mang chức An phủ sứ, nghĩa là quan của triều đình phái đến. Trong thời gian tranh chấp quyền hành: quân Minh diệt họ Hồ, người Chiêm lấn ra đòi lại đất cũ, Đặng Tất giành đất Thuận Hoá với quan lại triều đình, chịu hàng, giao nạp quan chức trung ương cho Minh, được chức tri phủ châu Hoá. Giản Định Đế nổi lên (4âl. 1407), Tất theo về, tiến lùi chống đánh Trương Phụ trên khu vực Phạm Thế Căng đang chịu chức quan nhà Minh. Cho nên Căng làm tri phủ Nghệ An, phải lùi về Tân Bình trước thế lực của Giản Định, rồi bị ép dưới đồng bằng nên lên núi xưng làm Duệ Vũ Đại Vương, lập triều đình riêng. Tất tăng uy thế vì giết được Că! ng, liề! n phô bày quyền hành mà không đề phòng tính chất phức tạp của một trung ương xa lạ với ông, nên bị giết không theo cung cách của chiến trường: vua bóp cổ chết. Cả hai cái chết khác nhau cũng chứng tỏ Đặng Tất “ngờ nghệch” hơn vì Nguyễn Cảnh Chân, ông quan của triều đình, quen thuộc cung cách ở triều môn nên đã bỏ chạy được lên bờ rồi mới bị giết. Và sử quan quen với lối mòn kinh sách, cứ chê Giản Định nghe lời nịnh thần giết người trung lương mà không thấy ra việc ông ta phải đối phó với những quyền bính của tình thế mới muốn lật đổ mình. Không được chỉ định là “thổ hào” nhưng phủ Lâm Bình đã có quan là Phạm A Song (1372). Có thể liên hệ họ Phạm này với tộc Lê mà khởi phát từ địa phương thành quốc chủ khiến dễ thấy nguồn gốc tộc loại hơn. Vợ Lê Lợi, người sinh ra Thái Tông mang họ Phạm, mẹ Tư Tề (bị truất phế) họ Trịnh. Mẹ Lê Lợi lại họ Trịnh – tộc Thái, cả một dãy liên hệ hôn nhân cho thấy dấu vết tộc Thái trong vùng. Tranh chấp ruộng đất với Lê Ngân, lây lan đến việc chống đối với Lê Lợi cũng là một người họ Phạm: Phạm Mấn. Đã có 4 người họ Phạm trong nhóm khởi nghĩa Lê Lợi thuộc về một tông tộc cách Lam Sơn chỉ 5 cây số. (18) Tuy nhiên có một dấu vết bia đá và gia phả cho phép suy đoán đúng về gốc gác sắc tộc của một họ Phạm công thần của Lê Lợi, tuy người phát hiện trình bày vụng về khiến gây nên thắc mắc. Bia đá dựng đời Duy Tân (1907-1916) nói về “họ Phạm là một họ lớn… ở miền núi Thanh Hoá, có vị Thượng tướng quân Khằm Ban (tức là Phạm Ban)… tham gia khởi nghĩa! Lam Sơn! …” Người điều tra không dịch sát nguyên văn thành thử không biết hai tên được ghép cho một người kia có ở ngay chính trong bia không. Có phải chữ khằm kia đã viết thành chữ nôm, ví dụ là “kham” không? Tuy nhiên thấy gia phả giữ lại họ Phạm (ngưòi con tên Phạm Ngọc Chúc, với 2 đạo sắc 1576) còn địa điểm dựng bia là ở chòm/bản Khằm, xã Hồi Xuân, huyện Quan Hoá, Thanh Hoá, nên ta có thể liên kết Khằm và Phạm làm một. (19) Lấy tên đơn vị cư trú, hành chính làm họ cũng là điều thường thấy như ở trường hợp họ Trịnh sẽ nói sau. Ở đây, với âm đọc khằm, ta cũng nhận ra hai khu vực lớn trên đất Lào viết là Khammon, Khamcat hay Cam Môn, Cam Cat trên bản đồ. Và hẳn từ đó đã chuyển qua họ Cầm xuất hiện trong thời gian Lê Lợi chống quân Minh, gây xung đột hay liên hệ đến các thủ lãnh Thái trong vùng như Cầm Bành tri phủ châu Trà Lân, Cầm Lạn quản lí Quỳ Châu, hay xa hơn với Cầm Quý, người được gọi là “tri phủ châu Ngọc Ma” như của đất Việt mà có dư 6000 quân giúp Lê Lợi (1425), mong đưa nhân vật Trần Cảo của mình lên làm vua khi thành công… Như thế có vẻ là ta đã giải quyết vấn đề Phạm Thế Căng, có thể của cả Phạm A Song, về nguồn gốc Thái đã lấn sâu xuống vùng dân Việt đồng bằng, mang họ Phạm và tham gia vào những biến loạn đáng lẽ chỉ liên hệ riêng cho các dòng Trần, Hồ với thần tử của họ mà thôi.

Những người họ Trịnh, họ Hoàng và cuối đường “xuống đồng” Trong Sử Việt, đọc vài quyển chúng tôi đã cho thấy họ Trịnh là chuyển từ tên chung chỉ đơn vị tập họp trung tâm của một “mường” người Thái: chiềng. Chúng ta cũng đã nói ở trước về việc lấy tên khu vực để dùng làm họ chung của một nhóm người. Dấu hiệu còn thấy ngày nay, tất nhiên có xê xích, là việc người Khmer vùng tây Nam Bộ lấy chữ đầu của tên làng làm họ: họ Dương từ làng Dương Hoà, họ Thuận từ làng Thuận Yên… (20) khi không còn một ông vua Nguyễn nào ban cho các họ Sơn, Thạch… nữa. Những biến cố được chính sử ghi chép cho ta thấy người ta đã dùng chữ “trịnh” để chỉ một Chiềng. Ví dụ chuyện năm 1337, Minh Tông đánh Ngưu Hống đã tiến quân vào trại Trịnh Kì giết tù trưởng Xa Phần, nghĩa là đánh vào một chiềng có âm chuyển sang (Hán Viẹt là) Kì – tên chung “trại” chỉ là của Trần dành cho một đơn vị dân cư người “man”. Sau này năm 1424, cũng thấy Lê Lợi đánh vào một chiềng khác ở châu Trà Lân của Cầm Bành có tên Trịnh Sơn, ngày nay còn tên Kẻ Trinh, mất hẳn tên chính của trung tâm mường nọ. Vấn đề đặt ra là họ Trịnh là tự nhận hay chính do người ngoài nhìn vào mà gán ghép? Phức tạp là tộc Thái đã giao tiếp với người tộc Hán từ lâu nên ta đã thấy xuất hiện những họ Trịnh trong thời Bắc thuộc, do đó mới có người họ Trịnh ngày nay muốn lấy làm bằng cớ để kéo gốc mình về xa đời hơn dòng Nguyễn Hữu được sửa gia phả kia. Cho nên đã có trường hợp họ Trịnh vững vàng truyền dòng, như các người họ Trịn! h theo phò Lê Lợi. Tuy nhiên trong chuyện nhà sư áo trắng để mả cho cha Lê Lợi thì họ Trịnh ông ta mang có vẻ chỉ là một cách gọi biểu diễn tính cách tộc Thái của ông ta mà thôi. Họ Hoàng ở vùng Trại thì càng khuất lấp hơn. Các họ Hoàng giao tiếp với Lí Trần phía vùng Kinh không hẳn phải là thuộc tộc Thái. Nhưng trên vùng Trại thì nổi bật nhất là những người họ Hoàng thông gia với dòng Trịnh Kiểm đến 4 đời, được coi là cánh tay yểm trợ đắc lực cho họ Trinh lên ngôi Chúa, và tung hoành trong tập họp hoạn quan của Phủ Chúa. Tuy nhiên đó là việc về sau, của thế kỉ XVI. Họ Trịnh nổi lên với sự xuất hiện của Lê Lợi trên chính trường, đã là muộn trên hành trình tiến về đông mà họ Hoàng ở đây còn muộn hơn một bậc nữa. Tóm lại trong tiến trình đi về đông, xuống đồng bằng trên vùng Trại, nhóm Thái vì xa nơi xuất phát nên hiện diện ít hơn nhóm Chàm cố cựu tại chỗ phát triển lên, hay tự tái định cư khi chính quyền kềm kẹp mình (Lí, Trần) suy sụp phải buông thả. Đầu thế kỉ XIV, người Thái còn ở trên vùng biên gần đồng bằng nơi đã tuỳ thuộc vào chính quyền Việt, như trường hợp họ Trịnh thông gia với ông cố Lê Lợi, người mở đường cho Lê Lợi (hay cha ông) nhận chức phụ đạo của Trần. Trên căn bản đó, các họ Trịnh khác sẽ là nòng cốt cho đội quân Lam Sơn ở thế kỉ sau nhưng những người chuyển hóa nhanh hơn thì đã tham dự vào biến động Trần-Hồ-Minh thuộc như trường hợp Phạm Thế Căng. Hành động đơn độc, họ phải chịu thất bại trong tranh chấp nhưng khi phối hợp được với các lực lượng trung châu, bán sơn địa khác họ sẽ nổi lên tr! ong tri�! �u chính độc lập mới, rồi lại sẽ có căn bản để lên làm An Nam Phó Quốc vương (như Minh đã phong cho Trịnh Tráng năm 1651), nắm thực quyền trong tay, giữ nền chính thống Đại Việt mà người sau vẫn không ngờ đến gốc gác khác biệt với nơi họ ngự trị hơn hai thế kỉ.
Chú thích: (1) PGS. TS Lê Trung Hoa, Họ và tên người Việt Nam, Nxb. Khoa Học Xã Hội

2005. (2) Đào Duy Anh, Chữ nôm: nguồn gốc – cấu tạo – diễn biến, Nxb. Khoa Học Xã Hội 1975, tr. 14 về bia chùa Báo Ân. (3) Nxb. Thanh Niên 2003, tr. 253-254. Năm 1970, chúng tôi thấy trên đảo Phú Quý (Bình Thuận) có các cô gái mang gùi chuyển vận vật dụng. Họ là người gốc Bình Định. (4) Nguyễn Duy Hinh, Văn minh Lạc Việt, Nxb. Văn Hoá Thông Tin 2004, tr. 439-447; Lê Trung Hoa, sđd, tr. 80. Về tục Phụ tử liên danh trong tập họp người Khmer ở Nam Bộ, xin xem TS Đinh Văn Liên, “Tìm hiểu họ và tên của người Khmer ở Nam Bộ” trong Nam Bộ – Dân tộc và tôn giáo của Nxb. Khoa học Xã hội 2005, trang 92. Tác giả phân biệt “Ngày trước người Khmer ở Nam Bộ không có họ như người Việt, mà theo nguyên tắc lấy tên đặt (làm) họ, (theo) phụ hệ và liên danh với cha” cho thấy rõ là tục lệ từ gốc Kamphuchia còn được nhận ra ở Nam Bộ. Tục Phụ tử liên danh cũng thấy ở vương quốc Nam Chiếu, bị ra lệnh bãi bỏ năm 823 để theo chế độ tông phả Trung Hoa (Chiêm Toàn Hữu, Văn hoá Nam Chiếu – Đại Lí, bản dịch, Nxb. Văn hoá Thông tin, 2004, 173, 222.) (5) Lê Trung Hoa, sđd, tr. 33, dẫn Nguyễn Bạt Tuỵ. (6) Ứng Hoè Nguyễn Văn Tố, Đại Nam dật sử – Sử ta so với sử Tàu, Hội Khoa Học Lịch Sử Việt Nam xb. 1997, tr. 121. (7) Lê Sơn – Nguyễn Hữu Quý sưu tầm, chú thích, Nxb. Tổng Hợp Tp. Hồ Chí Minh xb. 2003. Gia phả của một người có tổ tiên “cùng làng” với chúa Nguyễn, phò chúa, đến lúc chúa lên ngôi vua, vua mất ngôi qua tay ông Khâm sứ Pháp, con cháu mới xin cho coi là cùng họ tôn thất (1918), tất nhiên bị Tôn Nhơn Phủ gạt ra, lại cứ viết gia phả mới (1941), và kì kèo để được ch! ấp thuận (?). Đến đây, thấy đặt ông tổ Nguyễn Kim vào dòng phù trợ cơ nghiệp trung hưng cho họ Lê vẫn chưa đủ “xưa” nên họ lại lôi qua ông đại công thần Nguyễn Trãi, mà quên ông Nguyễn Phi Khanh – lúc nhớ ra vội chêm vào sách. Hình như kiến thức chỉ thu thập từ An Nam / Việt Nam sử lược của Trần Trọng Kim khiến họ không biết đến chuyện Toàn thư nhắc việc Lê Thánh Tông phong chức cho Anh Vũ, người con thoát cảnh bị tru di tam tộc (1464). Ta không biết họ lấy đâu ra ông Nguyễn Long, con Nguyễn Trãi, không những thoát nạn nhà mà còn leo lên đến chức Thái sư, hẳn là cũng trong triều Lê! Chưa đủ, lại phải chắp nối thêm đến ông Nguyễn Bặc của đời Đinh! Qua thời Nguyễn mất ngôi, Ngô (Đình Diệm) ở gần đó “lên”, thấy có cơ viết lại lịch sử (1956) người ta liền lắp thật nhiều người họ Nguyễn vào, phong chức tước, nối kết cho liên tục, chen ông Nguyễn Nộn có thật để lấp khoảng trống lớn từ Đinh tới Hậu Lê (Nguyễn Trãi). Tiếc cho ông sửa gia phả kia, là chưa ai nói đến quan chức đời Hùng Vương đã có họ Nguyễn. Chúng tôi nhớ hình như khoảng những năm 80 của thế kỉ XX, có tác giả nữ, con cháu Nguyễn Hữu Cảnh đã viết tiểu sử danh nhân này theo cách kéo dài ông cha lên đến thời Nguyễn Bặc của quyển gia phả này. Tháng 4-2006, chúng tôi thấy quyển Nguyễn Phúc tộc gia phả của Hội đồng Hoàng tộc Nguyễn (1990) in năm 1995 của Nxb. Thuận Hoá cũng có khởi đầu như Nguyễn Hữu tộc gia phổ… trên. Thật là đáng tiếc. Một trường hợp sửa gia phả xưa hơn (có lẽ vào năm 1728) là ở quyển Ngô tộc gia phả (Lê Huy Trâm, “Lê Thánh Tông và quyể! n gia ph�! �� họ Ngô ở Động Bàng Thanh Hoá” trong Viện Văn Học, Hoàng Đế Lê Thánh Tông: Nhà chính trị tài năng, nhà văn hoá lỗi lạc, Nhà thơ lớn, Nxb. Khoa Học Xã Hội 1998, tr. 53-66.) Gia phả ghi rất thật về vài thế hệ trước Ngô Từ, ông ngoại Thánh Tông: nghèo, có lẽ là nô nhà chùa, chết xác vứt ngoài rừng cho chim rỉa thú ăn, gọi tưng là “thiên táng”. Biến động cuối Trần, Minh thuộc khiến họ thoát cảnh nô nhà chùa nhưng lại về làm đầy tớ nhà Lê Lợi, được bà chủ gả con gái cho các dòng đầy tớ khác: Đinh Liệt, Đinh Lễ, rồi thăng tiến theo danh vọng của chủ mà thành ông ngoại, cha của ông vua được coi là vẻ vang nhất trong lịch sử nước Việt. Và do đó ta mới hiểu tại sao cạu bé Tư Thành (Thánh Tông) dễ dàng ở vị thế không được sinh bên trong cung! Thế mà với quyển gia phả 1728 thì các ông Tổ của họ có tên là Ngô Mân, Ngô Quyền, và vì họ Ngô có người lập thế phân tranh Tam Quốc bên Tàu, nên kéo được xa đến đời Sĩ Nhiếp! (8) Nxb. Khoa học Xã Hội 1987, tr. 46. Đoán định tác giả là Bùi Dương Lịch, Hoàng giáp 1787. (9) Bản dịch của Ngô Tất Tố, Cơ sở Tự Do tái bản 1958, tr. 53; Trên đất Nghĩa Bình, Phan Huy Lê, Phan Đại Doãn, Vũ Minh Giang, Nguyễn Quang Ngọc sưu tầm, khảo sát, biên soạn, Sở Văn Hoá Thông Tin Nghĩa Bình xb. 1988, tr. 11. (10) Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 440. Trong vùng Tây Sơn còn có các tên đồng Hươu, đồng Cây Cầy (Thị Dã của Thực lục)… (11) Trần Thế Pháp, Lĩnh Nam chích quái, Lê Hữu Mục dịch, Nhà sách Khai Trí xb. 1960, tr. 47. (12) Phan Huy Lê và Phan Đại Doãn, Khởi nghĩa Lam Sơn, Nxb. Khoa Học Xã Hội 1977, tr. 138. (13). Nguyễn Duy Hinh, sđd, tr. 157. (14) Đậu Bá Tr! à, ̶! 0;Chùa Bạch Mã (Nghệ An)”; “Về tấm biển gỗ ở đền Bạch Mã (Nghệ An)” trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2003, Nxb. Khoa Học Xã Hội 2004, tr. 476-478, 641-642. (15) Phủ biên tạp lục, Nxb. Khoa Học 1964, tr. 227, 228.

(16) La Sơn Yên Hồ Hoàng Xuân Hãn (1908-1998), Hữu Ngọc và Nguyễn Đức Hiền sưu tập, biên soạn, tập II, “Trước tác (Phần II: Lịch sử)”, Nxb. Giáo dục 1998, tr. 658.

(17) Phạm Đình Hổ – Nguyễn Án, Tang thương ngẫu lục, Nxb. Văn Học 2001, tr. 109. (18) Phan Huy Lê – Phan Đại Doãn, sđd, tr. 136. (19) Nguyễn Đăng Ngân, “Bia khai quốc công thần thời Lê ở Thanh Hoá” trong Những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2002, Nxb, Khoa Học Xã Hội 2003, tr. 621-622. (20) Lê Trung Hoa, sđd, tr. 35.
* Các sự kiện không dẫn chứng riêng đều lấy ở Đại Việt sử lược (bản dịch Trần Quốc Vượng 1960, tái bản 2005), và Toàn thư (bản dịch 1993.) 17 tháng Giêng 2007 Hợp Lưu số 94, tháng 4&5-2007 QUẢN LĨNH và THỦ LĨNH: THIẾT CHẾ PHÙ TRỢ NHÓM LAM SƠN TRÊN ĐẤT ĐÔNG KINH

Một cái nhìn lệch hướng từ vị trí độc tôn dân tộc, văn hoá Người nghiên cứu ngoại quốc thường có nhận xét là sử quan Việt Nam xuất thân nho sĩ nên hay bỏ lơ những dấu vết sinh hoạt thương nghiệp trong xứ, gìm chúng đi, hoặc để chúng chuyển hoá khuất lấp trong các ý niệm chính thống của Nho Giáo trong kinh sử họ từng dùi mài để lên bảng vàng bia đá. Nhưng sử quan Việt lại không phải chỉ kiêu hãnh về tầng lớp ưu tú thuộc kinh sách của mình, dẫn đến sự coi thường các tầng lớp khác mà còn từ khả năng “biết chữ (Hán)” đó lại nhìn các tập đoàn dân tộc khác như bọn “phiên/man”, cũng theo lối học được từ Thiên triều lớn phương Bắc. Lâu dần quan niệm ấy về sự ưu tú của kiến thức, của tập đoàn quen thuộc nắm quyền trở thành tự nhiên, không thắc mắc như khi Phan Huy Chú (1782-1840) chê dân Tống Sơn “từ trước tới nay chưa có người đỗ đại khoa”, hay nhận định Trịnh Khả (+1451) vì “biết tiếng Lào” nên được Lê Lợi sai phái liên hệ với người Lào. (1) Là người của một vài đời khoa bảng, ông tự phụ về điều ấy nên chê nhẹ “đất” Tống Sơn, tuy biết đó là “nơi phát đạt to hơn cả”, nơi cỗi gốc của họ Nguyễn đang ngự trị khiến cho ông phải đặt tỉnh Thanh Hoá lên đầu trang phần Dư địa chí của ông. Tính chất trung châu hoá đậm nét qua thời gian khiến ông có lẽ không biết một cuốn gia phả thuộc thế kỉ XVIII cũng của dòng họ ông – mà có biết, có đọc chắc cũng khó tin về một nguồn tin trong đó: “Con cháu [nhà họ Phan] ta là dòng dõi thủ lĩnh Nghệ An trại chủ…” (2) Danh vị t! hủ lĩnh ấy được Toàn thư, Đại Việt sử lược chỉ rõ là những lãnh tụ tông tộc miền ngược, không sai chạy. Thế rồi từ sự kiêu ngạo về tập đoàn khoa bảng đó của mình, ông chỉ cần nhích một chút là bước qua sự kiêu ngạo về tộc đoàn dân tộc. Ông thấy Trịnh Khả là công thần của triều Lê cai trị trên đất Đông Kinh hàng nhiều thế kỉ, triều đại về sau có thêm chúa Trịnh làm thông gia, từng ban phát bằng cấp, quan chức cho dòng dõi nhà ông, một dòng của “người Kinh”, nên nghĩ rằng ông quan kia cũng là người Kinh “như mình” và cho rằng “biết tiếng Lào” đúng là một khả năng đặc biệt, xứng đáng với tính chất một con người tài ba phò vua dựng nước. Cái tự nhiên của tâm trí khiến ông không kịp suy nghĩ rằng xét về gốc tích, đặt vào thời gian của sự kiện xảy ra thì đó là một người gốc Lào biết tiếng Kinh! Nhưng nếu hiểu ra như thế thì ông lại không dám nói ra rằng vua Lê của ông cũng là người thiểu số, có hơn một nửa là gốc Lào (tộc Thái), chưa chắc đã kém gì ông Trịnh Khả kia. Có điều sự sai lầm của ông là thuộc phần vô ý thức, không phải cố tình nín nhịn như của một số sử gia ngày nay. (3) Các sử quan ghi chép chuyện đương thời trước Phan Huy Chú không được suy nghĩ thoải mái về sự chính danh tộc đoàn như ông. Các ông quan này còn trông thấy cảnh những tộc đoàn có thể cũng đã nói tiếng Việt thành thạo – dù là với accent, với giọng lơ lớ nào đó, đang tranh chấp cật lực trên đất kinh thành, và lại cũng đang phải thay đổi theo với nơi họ đang sống, hướng theo một chiều tổ chức xã hội không như thời trư�! ��c, nơi! cỗi gốc xuất phát của họ. Họ bị chuồi dần đi trong sự tiến hóa nhưng không phải đã không cố trì níu để giữ địa vị trên trước trong vùng đất họ quản lí. Thấp thoáng qua những dòng sử kiểu Xuân Thu và khuất lấp trong những định chế Nho mang từ phương Bắc đến, các sử quan vẫn cho ta thấy một cố gắng lạc loài như thế, một mặt tổ chức quản lí đất nước song hành trong thời đầu của triều đại trị vì, rồi sẽ thay da đổi lốt để vẫn xuất hiện vào giai đoạn sau.

Quản lĩnh: chức danh và nhân vật Chức danh Quản lĩnh xuất hiện rất sớm trong đời Lê: “Ngày mồng 9 (tháng Giêng âl. 1429) ra lệnh chỉ rằng: Quan võ từ chức Quản lĩnh, quan văn từ chức Hành khiển trở lên, ai có con trai (nhỏ tuổi)… cho được vào hầu Hoàng Thái tử (Nguyên Long 6 tuổi, Thái Tông sau này.)” Lệnh chỉ ngày 20, tháng 3 (âl. 1429) cho biết về chức “Đô tổng quản và Quản lĩnh các đạo cùng quan viên các phường trong Kinh thành…” Đô tổng quản là dành cho người cầm quân phủ lộ Thanh Hoá, Thuận Hoá bên ngoài khu vực trung tâm (việc chuyển đổi tháng 7âl. 1437). Còn chức tước cầm đầu 3 đạo (1428), 5 đạo (1434) đương thời được ghi là Tổng quản với các cấp bực dưới là Đồng tổng quản, Tổng tri. Một biến động đầu đời Thái Tông cho thấy chi tiết, không những về tên người mà còn cả nguồn gốc xuất thân của một thành phần Quản lĩnh: “Tháng 2 ngày 3âl. (1434), Quản lĩnh trấn Lạng Sơn là Hoàng Nguyên Ý mưu phản…” “Hoàng Nguyên Ý, Hoàng Văn Ngạc, Nguyễn Thế Ninh, Nguyễn Công Định ở trấn Lạng Sơn đều là Phụ đạo của trấn đó, vì có công theo về triều đình, đều được làm Quản lĩnh, vẫn được ở đất cũ của mình…” Vậy quản lĩnh ở đây là chức danh của triều đình phong cho các phụ đạo tộc người thiểu số chịu khuất phục chính quyền mới. Đó là một chính sách thoả hợp bởi vì các chủ đất tuy phải nằm dưới sự trông chừng của các Tuyên úy của triều đình, họ vẫn còn lãnh địa của mình. Sự ràng buộc hai chiều ngược nhau đó dễ đi đến đổ vỡ khi tính chất phụ đạo tương đối độc lập cũ phải �! �ứng trước sự thua thiệt của vai trò quản lĩnh mới. Đó là nguyên nhân nổi dậy của Hoàng Nguyên Ý khi Ý về Đông Kinh chầu hầu lại thu tóm một người thiếp của Quận vương Tư Tề thải ra – và bị tố giác. Tuy nhiên, lại thấy quản lĩnh không phải chỉ là cựu phụ đạo bên lề trung châu mà còn là quan chức nằm ngay ở triều đình, ví dụ có quản lĩnh cầm đầu đi sứ Minh tạ ơn điếu tế Lê Lợi (5-11âl. 1434), tạ ơn sách phong tạm (2âl. 1435) rồi sách phong chính thức (1âl. 1437). Trong vụ diệt trừ Lê Sát như dấu vết đầu tiên về sự tranh chấp giữa các nhóm Lam Sơn ở Đông Kinh, ta thấy có việc chuyển đổi người để lấy vây cánh phía vua (tháng 6âl. 1437): “Lấy Nam Sách hạ vệ đồng tổng quản Trịnh Khả làm Hành quân tổng quản tri (coi) Xa kị vệ chư quân sự, quản lĩnh Thiết đột hậu dực thánh quân, thái giám (bao quát) Ngự tiền lục quân, tri (coi) các đội Ngự tiền võ sĩ, Ngự tiền trung quân.” Và “Thiên ngưu vệ Hành quân tổng quản quản lĩnh Tả dực thánh quân, kiêm Nghệ An lộ Đại tổng quản Lê Chuyết làm Bảo chính công thần hành quân tổng quản, tri (coi) Kim ngô vệ chư quân sự, quản lĩnh Hữu dực thánh quân.” Tiếp theo có việc diệt trừ tay chân Lê Sát nên “(tháng 9âl. 1437) giáng chức bọn Quản lĩnh Lê Bồ, Lê Lao, Lê Lỗi cho trở về các chức Trấn phủ, Tuần sát như trước…” Lê Chuyết là công thần hạng 3/9 được ghi tháng 3âl. 1429, vẫn được giữ danh hiệu “công thần” trong lần thuyên chuyển này, coi quân ở trung ương mà kiêm lĩnh cả địa phương Nghệ An nữa. Trong chức vụ mới, vai trò ở Nghệ An đã mất không phải là chứng cớ sút k! ém uy th! ế mà hẳn là để ông tập trung vào việc ở kinh đô như Thái Tông mong muốn. Trịnh Khả có mặt trong văn thề Lũng Nhai lúc đầu, rõ ràng là từ địa phương với chức thấp được lôi về trung ương “trao cấm binh”, quyền hành rất lớn nên Lê Sát mới than với vua: “Khả được hầu trong cung thì thần nguy mất!” Những người bị giáng chức không được nhắc kèm với các chức danh khác nhưng Lỗi gốc họ Trịnh, Lao / Ba Lao họ Đinh, cha của Đinh Triện (tử sĩ 1427), Lê Bồ công thần hạng 2 (tháng 2âl. 1428), đều là cựu tướng Lam Sơn. Năm 1446, Nhân Tông cho các quản lĩnh vũ đội Ngự tiền thân cận, về thăm nhà “vì đã túc trực từ thời Thái Tổ” – về thăm nhà, nghĩa là về Lam Sơn! Không những chức lớn ở đồng bằng mà họ còn giữ chức Tuyên úy của triều đình, coi cả các quản lĩnh phụ đạo ở vùng cao nữa. Qua các nhân vật đã kể, ta thấy rằng chức danh quản lĩnh ở đồng bằng, ít ra vào đầu đời, đều có mang thêm một danh vị xác định của triều đình. Tuy nhiên dù với danh vị dài dòng thế nào đi nữa, khi nói về họ, người ta chỉ ghi lại một nhiệm vụ, chức danh không có trong kinh sử học được: quản lĩnh. Tất cả chứng tỏ rằng

Nhóm Lê Lam Sơn đã thi hành một hệ thống quân quản trên toàn vùng đất vừa chiếm được mà danh xưng quản lĩnh tuy lạc loài với chức tước của hệ thống đồng bằng vẫn được gìn giữ thật là chính thức, đi kèm với những nhân vật gốc Lam Sơn có tiếng tăm rõ rệt.

Rồi có vẻ với thời gian, chức danh đó tuy vẫn còn đấy trong tổ chức của chính quyền Lê sơ nhưng lại không được thường xuyên nhắc nhở. Và càng lúc nó càng bị hạ thấp vị thế quan trọng chỉ vì các “ông lớn” kia đã mang danh hiệu chính thức của triều đình để lãnh lương, lãnh đất phong rồi. Gần cuối thời Lê sơ nó mới xuất hiện lần nữa trong một văn thư tuyển bổ quan lại, ngày 5 tháng 12 Nhâm tuất (1502): “Định lệ chọn các quan từ phủ, vệ, ti, sở trở lên… Vệ, sở nào khuyết một viên tổng tri, theo lệ được lấy hai viên quản lĩnh, khuyết một viên quản lĩnh theo lệ được lấy 3 viên võ úy để chọn một viên [quản lĩnh]…” Tổng tri ở đây có mặt từ đầu đời (11âl. 1435) ở cấp dưới chức tổng quản coi vệ, đồng tổng quản coi phân vệ (như Nam Sách thượng/hạ vệ), thế mà quản lĩnh lại còn dưới bậc tổng tri nữa.

Thêm một thời gian, chức danh quản lĩnh lại nhạt nhoà tính sắc tộc. Cha vợ của Uy Mục là một viên quản lĩnh họ Trần, họ gốc của vùng trung châu (chuyện năm 1506). Khi Lê Tương Dực bị giết (1516) lại thấy chức danh quản lĩnh nơi người cha Hoàng hậu Nguyễn (Thị?) Đạo: Nguyễn Vũ. Qua các sự việc gần như bên lề của những lần thay đổi ngôi vị này, ta thấy thêm được tính chất của một chức danh có những lần thay đổi ngôi vị này, ta thấy thêm được tính chất của một chức danh có 1516) người huyện Từ Liêm, quản lĩnh hương Văn Giang (Hưng Yên), đỗ tứ trường thi Hương, theo Tương Dực lật đổ Uy Mục (1509), làm quan đến Binh bộ Tả thị lang, thi Hội năm 1514, đỗ Tiến sĩ, làm tới Thượng thư bộ Hình, vào nội các hầu vua, chết theo Tương Dực. Đáng lưu ý là Nguyễn Vũ, với tư cách quản lĩnh, mang nhiệm vụ trông coi một khu vực rõ rệt: hương, hẳn là thấp nhất được thấy đến nay. Ông ta đi thi không đỗ, Tương Dực cho thi lại để lấy người, lúc làm quan thì “ngày đêm đánh bạc uống rượu ở nội điện, bị người coi khinh.” Sự sa sút này có vẻ không phải chỉ của cá nhân mà là của cả tập thể, theo với đà đổi thay riêng của một lớp người như ta đã phân tích, và sẽ còn thấy thêm về trường hợp các nhân vật mang chức danh khác: Thủ lĩnh.

Chế độ Thủ lĩnh: dấu vết và chức trách Chức danh Thủ lĩnh trong đời Lê được nhắc rành rẽ lần đầu trong Hoàng triều quan chế năm 1471, một thứ pháp lệnh tóm thâu những cải cách về trước và đưa ra những định hình mới về tổ chức quản trị quốc gia Đại Việt mà căn bản còn lưu đến nhiều thế kỉ sau. Bản văn rất quan trọng, người có trách nhiệm nhận rõ sẽ gây ra những đổi thay to lớn nên phân trần “không phải là ta cố ra vẻ thông minh, biến đổi phép cũ đâu!” Vì thế có dự đoán về những bất mãn sẽ nảy ra từ kẻ bảo thủ nên buông lời đe doạ: “Kẻ nào dám dẫn bừa quy chế cũ mà bàn càn một quan nào, thay đổi một chức nào, chính là kẻ bề tôi gian nghịch, làm loạn phép nước, phải xử tử vứt xác ra chợ không thương tiếc…” Và trong dịp “tái cấu trúc” tổ chức cai trị đó, chức danh Thủ lĩnh hiện ra thật quan trọng: “Đến như việc xét duyệt sổ sách quân nhu hàng đống, hay phân biệt chọn lựa tướng suý, thiên tì trong các quân của thủ phủ thì các quan kinh lịch, thủ lĩnh đều được phép tra xét, đàn hặc cả.” Phan Huy Chú không nhắc đến một chức quan nào có danh hiệu là thủ lĩnh nhưng ta có thể suy đoán theo liên hệ gián tiếp, ở đây là chức “kinh lịch” cũng thấy nhắc lại đồng thời trong sắc chỉ tháng 6âl. 1480. Chức này ở cấp bực thấp, chỉ là tòng bát phẩm trong quan chế 1720, chứng tích khá muộn nhưng ngày trước hẳn cũng không cao vì Phan Huy Chú không nhắc tới nó vào thời Lê sơ, chỉ ghi phẩm hàm của tri phủ, tri huyện tòng lục phẩm, tòng thất phẩm – các trật đó vẫn còn trong lệnh 1720 kể trên.! Nhưng kinh lịch là chức của một cơ quan quân sự: Khu mật viện đời Kim, Nguyên, Minh, và ở Việt thì từ Lí có chức trách coi việc dân, đến khoảng 1341-58 lại kiêm cả cấm quân. (4) Dù sao thì căn cứ vào sự sắp xếp liên hệ, và cả nội dung văn bản trong tờ lệnh 1471 trên, ta thấy thủ lĩnh là một quan chức có tính chất quân sự, mang danh xưng chức phận hẳn hòi chứ không phải không có trong lịch sử như Phan Huy Chú khiến ta tưởng như thế. Thật ra có lúc văn bản đương thời đã dùng chữ thủ lĩnh tưởng chừng với nghĩa chung chung “người cầm đầu”, như ở lệnh (8-5âl. 1496) bắt “quan phủ, huyện, châu phải thống nhiếp các chức thủ lĩnh chăn dân.” Nhưng ở đoạn sau của lệnh ấy thì chức quan thủ lĩnh không thể nào lầm lẫn được: “… nếu các hạng giám sinh, nho sinh, học sinh, án lại, lại viên các nha môn thi hội đã trúng nhiều kì, làm việc lâu năm… có quân công thì ban đầu được trao các chức tri huyện, tri châu, huyện thừa, đồng tri châu, thủ lĩnh…” Đây cũng chỉ là lặp lại lệnh (20, 11âl. 1478) cho phép “đường quan” bộ Hình xét thải hồi người bất lực, bổ sung người xứng chức: “Lại chọn lấy các tiến sĩ, sĩ nhân đã thi đỗ, đã từng làm qua các chức ở phủ, huyện, châu và chức thủ lĩnh mà có tài năng, kiến thức thì bổ thay vào.” Lại không phải chỉ có người mà còn có cả tên rõ ràng như trong lệnh mồng 10 tháng 12 Mậu ngọ (1498): Vũ Phục Long, Phạm Như Dụ, Vũ Thế Hảo. Vậy là không còn nghi ngờ gì nữa về sự hiện hữu của chức quan này. Nhưng nếu muốn xác định rõ rệt hơn về chức trách, quyền hạn của họ th�! � thật ! phải lúng túng. Như đã thấy, chức thủ lĩnh lần đầu được xác định ở Hoàng triều quan chế 1471 thật sơ sài nhưng cũng cho thấy họ có quyền rất lớn về việc kiểm tra, tố cáo sai sót trong các đơn vị quân lính của “thủ phủ”, nghĩa là ở Kinh đô. (5) Nhưng chi tiết về việc thủ lĩnh được quyền “phân biệt chọn lựa tướng suý, thiên tì trong các quân…” thì khá gây thắc mắc. Quả thật có nhiều văn thư khiến ta không thể nghi ngờ gì về việc họ được trao quyền “có ý kiến” đó. Tình thế phức tạp về trách nhiệm của các chức quan như trên cũng hiện rõ trong văn kiện 1498: “Có lệnh chọn chức thủ lĩnh. Chiếu viết: Chức thủ lĩnh được ngang hàng với trưởng quan, được bàn luận phải trái cùng trưởng quan, không phải chỉ có tra xét, viết lách ở phủ vệ, mà còn phải xét hặc các tướng hiệu gian phi…” Ở đây tính chất quân sự của thủ lĩnh lại thêm một lần chứng thực, và lại thêm có sự đối chiếu với một chức phận loại lớn: “trưởng quan”. Cũng ngày tháng trên có sắc chỉ quy định “… trưởng quan các nha môn khi khảo sát các chức ở vệ, sở, phủ, hạt mình phải xét tường tận thành tích…” Hiến Tông, người đứng tên nơi các sắc chỉ này từng nói rằng ông chỉ noi theo phép tắc của cha, nên ta có thể nhắc thêm các lệnh đời Hồng Đức như lệnh 20-11âl. 1478 đã kể, nhắc về họ: “Bậc trưởng quan các nha môn văn chức trong ngoài… bậc trưởng quan quản quân trong ngoài …” Tuy nhiên điều khoản mở đầu quy định của tờ chiếu 1498 trên: “thủ lĩnh được ngang hàng với trưởng quan̷! 0;”! có vẻ trái ngược với quy định tiếp theo: “Từ nay ở trong thì Lục khoa, ở ngoài thì Hiến ti, hễ là thủ lĩnh phải theo phép công bằng, phân biệt chọn rõ, ai là người liêm chính giữ luật pháp, ai là kẻ tham nhũng vụ lợi riêng, đều kê tên tâu lên, trao cho Cai đạo giám sát ngự sử xét lại làm bản tâu lên để thi hành…” Nhưng ta có thể hiểu đó là quy định kiểm soát qua lại của triều đình mà thôi. Đó là vai trò của hệ thống giám sát trong chế độ quân quyền xưa. Nhân tiện cũng từ lệnh này, ta thấy thêm xác nhận rằng chức thủ lĩnh có mặt ở địa phương và cả ở trung ương nữa (dưới quyền giám sát của Lục khoa). Về sự thuyên chuyển thủ lĩnh ta thấy nơi lệnh tháng 11al. 1478 đã nói. Lệnh 25-6âl. 1480 cho biết thêm: “Các lại viên thi đỗ thì được bổ làm chánh quan các châu huyện cùng các chức kinh lịch, thủ lĩnh, phó sứ. Còn các lại viên không thi đỗ thì chỉ bổ làm quan thủ lĩnh hoặc các quan ở châu huyện.” Sự cách biệt có vẻ to lớn trong sự thăng tiến: đỗ hay không, chỉ thấy ở các chức phận khác, còn hình như không rõ rệt ở chức thủ lĩnh. Sự thuyên chuyển cũng khá mơ hồ ở lệnh 1497: “Các thủ lĩnh các nha môn phủ huyện châu bên ngoài, có ai được điều lên chức khác thì Lại bộ tư cho người coi nha môn đó điều tra rõ ràng (liêm khiết, giỏi việc) mới được điều lên.” Tóm lại, trong khi quản lĩnh ngay từ đầu triều đại, từ lúc xuất hiện đã có biểu thị đi kèm vơi các cá nhân danh tiếng, thì tổ chức thủ lĩnh lại mang tính tập thể, nhạt nhoà cá nhân (tên các nhân vật kể trên chỉ là hi hữu) nhưng lại có vẻ được triều đìn! h săn s�! �c nhiều hơn, bền bỉ hơn.

Ai là Thủ lĩnh? – Xa và gần Đã không thể tìm thấy chức danh Thủ lĩnh trong hệ thống tổ chức chính quyền cao cấp bắt chước của Trung Hoa thì ta phải tìm ngay trong chính sinh hoạt bản xứ Đại Việt, trong bản thân của tộc Lê, điều mà các sử quan về sau ngập mình trong kinh sử đã dễ dàng bỏ qua. Nghĩa là, tuy cũng mượn chữ Hán (Việt) để đặt ra một chức quan nhưng triều đình Lê đã phải sử dụng một ý niệm bên lề của hệ thống cai trị vay mượn kia, được biểu hiện bằng từ ngữ “thủ lĩnh” vốn đã xuất hiện từ lâu trong sử sách. Xưa hơn thì các thủ lĩnh này được sử gia ngày nay gọi bằng một từ của ngôn ngữ Nam Á là Kurung, đã thấy xuất hiện lệch lạc trong sử Trung Quốc khi nói về những nhân vật Khu Liên thành lập nước Lâm Ấp – nếu nhận ra rằng người Hán không có âm R thì chuyển Khu liên thành Khu riên, ta sẽ thấy gần với Ku rung hơn. Gần hơn thì có thể tạm nhìn vào hệ thống Thổ ti / “Quằng” của người Tày ở Cao Bằng còn lưu truyền dai dẳng qua thời thuộc Pháp với tàn dư cả sau 1945. (6) Việc cai trị tuy mang tính tập trung trên lí thuyết nhưng phải chia quyền trên thực tế khiến cho họ Lí xưa vẫn phải dành từng khu vực ở vùng đồng bằng cho các tộc lớn – Đại Việt sử lược có lần (1205) gọi một bộ phận là các hào trưởng, mà họ mua chuộc bằng quan tước, còn trên vùng cao thì gần như là để cho họ tự trị. Lí đặt mình ở kinh đô Cá sấu Thăng Long, nơi cựu thủ phủ thuộc địa Đô hộ An Nam từng có Hoàng đế trên cao, nên trở thành một Thiên tử mới, coi chung quanh là di, là man, là sơn lão… Những tập họp này do đó b�! � ràng buộc với chính quyền Thăng Long, chặt hay lỏng là tuỳ tình thế, tuỳ tập họp người dưới tay họ nhỏ hay lớn. Họ được sử quan gọi là những “thủ lĩnh” – kể cả phân biệt đại hay tiểu thủ lĩnh nữa. Thủ lĩnh Hà Án Tuấn bị chém bêu đầu ở chợ Đông (1015); các thủ lĩnh Dương Tự Hưng (1124), thủ lĩnh Dương Tuệ (1127), Dương Tự Minh (1127) người dâng của “cống”, kẻ được gả con gái, kể cả nhập cuộc tranh giành thế lực giữa triều đình. Nùng Trí Cao là một thủ lĩnh như thế tuy không được sử quan gọi tên. Khuất lấp mà ngày nay được biết qua gia phả là thủ lĩnh họ “Phan”, trại chủ ở một vùng xứ Nghệ. Tiểu thủ lĩnh thì có Mạc Hiền bỏ chạy “vượt biên”, không đáng để gây rối rắm nên bị bắt trao trả cho Lí (1125). Đáng chú ý là phần lớn các thủ lĩnh của Lí được kể là ở quanh vùng Cao Bằng có chế độ thổ ti ngày nay. Để nắm được các thủ lĩnh này vua Lí ra quân đánh dẹp, gả con nhưng cũng có thể áp dụng lối cai trị “ki mi” của Trung Hoa, tiếp tục chính sách thời thuộc địa. Lí Thánh Tông đã từng phong chức cho các ông Đại thủ lĩnh độc lập làm Thứ sử của mình (1056) (7) – Thứ sử là một chức quan đầu đời Hán, một thứ “phái viên” của trung ương hàng năm đến thanh tra các ông Thái thú cai trị vùng xa, về sau mới là chức quan địa phương thực thụ. Nghĩa là Lí Thánh Tông đã dùng một danh vị Hán để ràng buộc dân thiểu số, nhưng ở vị thế yếu hơn so với của triều đình phương Bắc nên thay vì đưa người của trung ương đến, Lí lại lấy thủ lĩnh tại chỗ, phong chức mà gọi là ca! i trị. ! Từ các chứng dẫn đó ta có thể xét tình hình thực tế của nhóm Lê Lam Sơn từ gốc phụ đạo lên làm quốc trưởng trong sự co cưỡng với nhà Minh. Tuy nhiên khác với Lí gốc trung châu miệt thị nhìn lên rừng núi, Lê lại chính là một thứ thủ lĩnh xuống đồng cho nên danh vị lúc này phải được nhìn với con mắt khác. Tuy tranh chiến với quân Minh để làm chủ nước nhưng chưa bao giờ Lê Lợi được mang danh nghĩa quốc trưởng cả. Từ lúc khởi phát, ông là phụ đạo trong một nước A Lam / Hà Nam có vua họ Trần làm chủ. Đánh nhau xong, thắng trận, cầu phong là một người được cho là của họ Trần, Trần Cảo / Hồ Ông, con cờ không phải chỉ của nhóm Lam Sơn mà là của cả một nhóm Thái Lào xa (Cầm Quý) nữa. Với Minh chỉ có Trần Cảo được phong An Nam Quốc vương, bên trong mang chính danh không phải chỉ niên hiệu Thiên Khánh (1425) mà còn có tiền đúc (1427), được ban bố cấp thời ngay khi còn chiến tranh để làm chứng cớ. Lê Lợi chỉ là một Đại đầu mục đứng trên các đầu mục khác trong nước (như 4 người cầu phong cho Trần Cảo tháng 8âl. 1427, 3 người trong sứ bộ 1429 năn nỉ cho Lê Lợi thay, sau khi giết Trần Cảo.) Cao nhất là chức Quyền thự An Nam quốc sự – “tạm” xử lí việc nước An Nam! Trong thời kì còn nhập nhằng chính danh đối với nhà Minh như thế thì, khác với các nhân vật quản lĩnh xuất hiện dồn dập, chức danh Thủ lĩnh lại chỉ thấy một lần, với cùng nội dung mà khác biệt về vị trí khu vực cai quản (tháng Giêng 1434): “Lẹnh chỉ cho các quan văn võ: Các quan từ lục phẩm trở lên có coi việc quân dân và các quan phụ đạo, thủ lĩnh ở các phiên trấn…R! 21; Chứ! c danh thủ lĩnh ở đây rõ ràng gần với nội dung thấy ở triều Lí xưa. Và có thể hiểu họ là các “thủ lĩnh chăn dân” nói trong lệnh ngày 8-5âl. 1498 kể trước. Còn các quan phụ đạo là quản lĩnh như đã xác minh với trường hợp Hoàng Nguyên Ý. Có vẻ thời gian tuy đã khác nhưng tình thế lộn xộn lúc mới cai trị Đông Kinh cùng với danh nghĩa Đại đầu mục còn mang dấu vết “rừng rú” khiến dễ tồn tại một danh xưng xưa cũ như thế trong triều đình mới. Vậy là khi Thánh Tông thống nhất tình hình quản lí đất nước thì có hai chức danh đồng thời nằm ngoài văn từ kinh sách mà trong thực tế thì không thể bỏ được: Thủ lĩnh và Quản lĩnh, chỉ vì đó là thành phần quyền lực của chính Lê đang cai trị đất nước. Thủ lĩnh cho thấy tính chất thiểu số, “man nhỏ” của những người đương chức bên rìa đồng bằng, và khuất lấp đi theo chính quyền mới. Quản lĩnh ngoài vai trò “man lớn” (phụ đạo) còn là người nắm các vị trí quân sự quan trọng ở đồng bằng nhưng cũng không phải gốc “Kinh”. Có thể nghĩ rằng khi tuyên lập Hoàng triều quan chế 1471, với tình thế tiến triển xã hội cho đến lúc này, các quản lĩnh đã làm mệnh quan triều đình (hay bị tiêu diệt trong tranh chấp với nhau). Đến lúc này, các quản lĩnh đã Đông Kinh hoá, trung châu hoá rồi. Các nhân vật còn lại, có cố gắng chuyển hóa mà vẫn không theo kịp thời đại, như ông cựu quản lĩnh cha vợ Tương Dực kia. Và đến thế kỉ XVII, khi triều đình Trung hưng lặp lại những tổ chức về trước thì chức danh quản lĩnh có xuất hiện cũng chỉ đóng vai trò bình thường trong ngạch trật chu! ng mà th! ôi (lệnh 1658, 1661). (8) Đó là dấu hiệu rõ rệt nhất về sự khó khăn thích ứng của một bộ phận dân thiểu số đi theo Lê xuống đồng bằng. Họ Lê đã vững vàng phần lớn quyền uy trên đất Đông Kinh theo sự chấp nhận vai trò Hoàng đế của Nho Giáo mang lại nhưng vẫn phải bảo vệ thành phần rơi rớt đó của gốc rễ mình. Thánh Tông (hay các quan) như thế phải chuyên chú hơn vào tập đoàn “thủ lĩnh”. Chỉ còn danh xưng thủ lĩnh là hợp sát với tình hình tổ chức cai trị quân quản còn lại lúc này thôi. Và thế là có sự xộc xệch của chức danh thủ lĩnh giữa hệ thống quan chức tuyển lựa theo lối mới. Quan chức thủ lĩnh được ngang hàng với trưởng quan. Thủ lĩnh được quyền “tra xét”, “đàn hặc”. Quyền lớn nhưng khả năng yếu kém vì là dân thiểu số. Cả Thánh Tông cũng chê người của nhóm mình từng giữ địa vị cao, là “không biết một chữ [Hán]“, “không phân biệt được sáu loại súc vật”… Thế thì ông quản lĩnh Lê Ba Lao gốc họ Đinh nguyên là đầy tớ nhà Lê Lợi, có ông Đinh/Lê Lễ sau khi xông pha trận mạc, lúc thành công chỉ có thể “sớm tối chầu hầu”, làm sao được nhìn nhận là khá hơn được? Các thủ lĩnh càng không thể khác. Được trao chức với quyền lớn mà không đủ khả năng thì lộ cái kém của mình ra, người đồng sự trung châu, hoặc kẻ dưới quyền phải tỏ thái độ khinh thường. Tuy nhiên nhà nước đã đặt ra thì phải bảo vệ họ như trong lệnh tháng 4âl. 1484: “Cấm các nha môn các phủ, vệ, ti cậy quyền ỷ thế chửi mắng viên thủ lĩnh và ban ơn trả oán mà tiến cử hay sa thải người càn bậy.” !

Chế đọ Thủ lĩnh: hoán vị và thay đổi hình dạng Chế độ Thủ lĩnh như một nhu cầu “thân thuộc mở rộng” để củng cố triều đại gốc thiểu số của Lê, lại đứng trước một mâu thuẫn đe doạ sự tồn tại của nó ngay từ sự phát triển của tập họp người cần đến nó. Kéo người của bản làng thân thuộc đi đánh giặc, Lê đã bỏ trống vùng căn bản để cho kẻ khác đến chiếm nên vừa thắng trận, Lê Lợi phải “hạ lệnh cho con em các nhà đầu mục và các tướng hiệu trở về nhận ruộng đất ở quê cũ để chấm dứt nạn tranh chiếm.” Ngay cả khi lấy được nước, nhóm Lê cũng không đủ người cai trị nên các lệnh gọi là “tiến cử người hiền, giỏi” rõ ràng đã không làm thay đổi tình trạng chiếm hữu có sẵn. Các “nguỵ quan” theo Minh lúc đầu không bị tịch thu ruộng đất (tháng 4âl. 1429), và các nhóm lớn như Lương Nhữ Hốt vẫn còn ở yên một thời gian. Những người hàng Minh như Đào Mạnh Cung, Nguyễn Doãn Cung, còn làm quan xử kiện dưới đời Thái Tổ, đến 1437 vì người mới cần chỗ chen vào nên bị moi ra, bãi chức. Và thế là người thắng trận chợt nhận ra tình trạng “người đi đánh giặc thì nghèo, kẻ rong chơi thì giàu, người đi chiến đấu thì không có một thước, một tấc đất, còn những kẻ du thủ du thực lại có quá thừa ruộng đất…” Các lệnh ban cấp ruộng đất theo chức tước của triều đại mới rõ là để tước đoạt của các chủ cũ, thay đổi tình trạng cô lập của nhóm Lam Sơn trên đất trung châu. Ngay cả trên đất căn bản, nhóm Lam Sơn cũng phải chịu áp lực xô đẩy của các tập nhóm khác cứ tiến the! o triền sông mà đi về phía đông. Chứng cớ là sự thù hằn của nhóm Thái Phạm Vấn “cùng làng” với nhóm Mường Lê Ngân kéo dài đến khi Lê thắng, Ngân lấn lướt lên mà Đại tư đồ Lê Sát còn e dè: “Sau này lỡ ta hết quyền thế…” Triều đình phải lấy quyền lực để chia đất công ở Lam Sơn cho bà con vì “các thế gia hay làm trái phép… chiếm đoạt đất đai làm của riêng khiến cho công chúa không có tấc đất cắm dùi…” (Lệnh tháng 3âl. 1466). Xuống đồng, thấy cô lập, Lê “ban quốc tính” cho gần như tất cả những kẻ theo mình từ đầu tuy họ cũng cần phải chém, phải bỏ tù vài ông “Lê mới”. Thế là đám trung châu phản ứng theo cách khác. Họ viện dẫn ngay theo nền đạo đức trị nước mà chính Lê phải theo, để củng cố cho lập luận của mình. Tháng 5âl. 1467, Lễ bộ Thượng thư Phạm Công Nghị xin bỏ lệ theo quốc tính, vì không phải họ vua mà lấy họ vua là “bất kính” (nịnh để dọn đường cho lí lẽ tiếp theo!), và bỏ họ gốc là “bất hiếu”. Giữa tình thế đó thì Lê cố tình giữ gốc nhưng càng lúc càng bị lôi xa rời đất gốc. Vua Lê vẫn về thăm lăng tẩm quê quán nội ngoại ở Lam Kinh – một tên đặt cho ngang hành với nơi họ thường xuyên có mặt, nhưng sự thu hút văn minh của Đông Kinh cùng với tập đoàn đông đúc tại chỗ đó khiến “ý thức” Lam Kinh dần dần thất thế. Tướng lãnh Lam Sơn đứng trước mâu thuẫn của nơi cỗi gốc và chốn cai trị nên thật lúng túng trong cách hành xử. Đại tư đồ Lê Sát muốn giết người (cho gọn!) thì thấy lí lẽ mình có lúc thắng thế như trường hợp g! iết ng�! �ời mà vẫn có mưa (khác với lời tâu của ngôn quan Nho), có lúc lại chịu nhũn hờn dỗi bảo Nguyễn Trãi lấy “Đức” cảm hoá kẻ tội đồ. Thế rồi ông quyền thần tuy ráng tìm cách hợp thời thế, lấy vợ lẽ mang họ Trần nhưng vẫn bị khép tội chết, và lời tâu cuối cùng “Nay khép cho tội chuyên quyền, thế là tội của thần do Tiên đế mà có cả” chính là lời thú nhận đầu tiên về sự lui bước của nhóm Lam Sơn trong thời đại mới. Ngay đến các ông vua cũng phải thay đổi. Thái Tông còn cầm cung bắn chim nhưng Thánh Tông lại thấy mình đủ sức chê danh nho Trung Hoa. Rồi các ông vua không chỉ lấy vợ gốc Lam Sơn nữa mà còn có vợ gốc Đông Kinh khiến cho dòng dõi về sau lại coi mình là người của quê quán mới. Uy Mục (1505-1509) có mẹ người Kinh Bắc, lấy thêm hai vợ gốc Trần, “xua đuổi người tông thất và công thần về xứ Thanh Hoá… giết các nữ sử, nội thần người Chiêm.” Việc giết người Chiêm tiếp theo nữa là dấu vết trừ khử tay chân Lam Sơn, phủ nhận gốc gác về hướng khác bởi vì đám dân khác lạ kia chính là tù binh tưởng thưởng cho tướng tá cũ. Sự đề phòng không phải là vô lí vì nhân vật chính cầm quân lật đổ Uy Mục là Nguyễn đề phòng không phải là vô lí vì nhân vật chính cầm quân lật đổ Uy Mục là Nguyễn 1516), người kế nghiệp lại cũng mon men vợ của ông trước, cũng có vợ người Đông Kinh như đã thấy. Nhưng đến lúc này thì thế phân tranh đã phức tạp hơn, người họ Trần nổi lên (Trần Tuân 1511, Trần Cảo 1516, người được sử quan nhắc nhở là mang tên nạn nhân của ông tổ họ Lê xưa, có thêm một tướng tài, cũng ngườ! i Chiêm)! , rối loạn mang đến sự đổi thay triều đại chuyển về dân trung châu, gây sự đối đầu kéo dài ra nhiều thế kỉ. Cho nên “Lệnh chọn chức Thủ lĩnh” năm 1498 là dấu vết gượng gạo để củng cố một thể chế đã đến lúc suy tàn. Sự rành mạch trong tên gọi chức phận, sự xác định riêng biệt một tổ chức trong một văn thư rất dài chứng tỏ Hiến Tông coi đó là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên đã thấy có sự khủng hoảng nên phải kêu gọi đến biện pháp củng cố: “Nay những người ở chức ấy, không biết thấy người hay thì lo theo kịp, lại đi bắt chước kẻ dở, dung túng che giấu cho nhau, lâu ngày quen nết. Thậm chí hùa nhau làm trò nhơ nhuốc, mặt dày nịnh bợ, quỳ gối chui luồn, nuôi chứa lòng gian, gây mối tệ hại không sao kể xiết khiến không sao phân biệt kẻ hay người dở để khuyến khích hoặc răn trừng…” Đã có chê trách thì muốn bồi đắp phải kể tên những người gương mẫu khiến cho lần đầu tiên – và là lần độc nhất, ta thấy được một hình dạng cụ thể của thủ lĩnh: Vũ Phục Long, Phạm Như Địa, Vũ Thế Hảo. Nhưng đến lúc này thì thủ lĩnh chỉ còn đợi ngày tàn tạ mà thôi. Cho nên đến triều đại Mạc về sau, khi vắng mặt tập thể bênh vực, nó chỉ còn là dư âm trong tổ chức quân đội của triều mới (1528): “Mỗi vệ đặt một viên thư kí, dùng hạng kí lục xuất thân khi trước, như là bổ các chức thủ lĩnh chăn dân.” Một câu nói hờ hững của văn từ, giống như một vướng víu bất đắc dĩ của Mạc đối với triều đại họ đã lật đổ. Và Phan Huy Chú không biết tới nó.

Thế nhưng vấn đề vẫn không dừng lại ở đó mà lại tiếp tục đi theo tình thế khác để mang dạng mới. Qua gần một thế kỉ cai trị, tộc Lê với những cải tạo bản thân đã buộc được nho sĩ trung châu công nhận tận trong tâm tưởng đến độ nối kết được hiện thực thời đại với quá khứ xa xưa. Nhân vật Hùng Vương mù mờ xa tít trên vùng trung du tây bắc, dù có điện thờ của địa phương từ lâu, vẫn bị các triều đại về trước coi như của một tập đoàn “man” mang xà-gạc đi rừng, không hề quan tâm tới, đến lúc này vì sự tương hợp của những dòng chữ đã ghi chép so với sinh hoạt của triều đại đương quyền, nhân vật đó được đem vào Quốc sử, làm ông Tổ của nước Đại Việt không chỉ là đồng bằng, sông nước nữa. (9) Cho nên sự tranh chấp giữa Lê Đông Kinh và Lê Lam Kinh cuối thời Lê sơ lại là mở đầu cho một cuộc tranh chấp Vùng trầm trọng khác: tranh chấp giữa Lê Tây Việt và Mạc Đông Việt (10) trong thế kỉ XVI.

Dòng Lê Trung hưng được sự yểm trợ của họ Trịnh (Kiểm) tuy còn có dáng “rừng núi” nhưng đã có quá khứ triều đại trung châu nên phạm vi thân thuộc cũng được mở rộng ra. Lê Lợi còn xưng Lam Sơn Động chủ dè dặt nhỏ bé nhưng người con đã xưng Quế Lâm Động chủ, mở rộng cả vùng “quế” Thanh Hoá trước khi Thánh Tông xưng là Thiên Nam Động chủ bao trùm nước Việt. Với thời đầu trung hưng, tuy là mất đất vào tay họ Mạc để chỉ còn là Tây Việt nhưng Lê vẫn níu kéo vùng trung châu bằng cách để ông Đông các đại học sĩ Nguyễn Bính vẽ vời (1572) thật nhiều thần tích phía Bắc, xếp các nhân vật lịch sử có thật (Hai Bà Trưng) hoặc tưởng tượng, gộp vào với ông Hùng-Vương-tổ-Lê. Ước vọng chỉ mới trên văn bản này, vào giai đoạn thành công lại làm căn bản cho ông “thủ từ” đền Hùng Nguyễn Hiền đem vào bia đá(1736/1737), củng cố thêm ý thức Hùng-Vương-tổ-Đại-Việt lan toả khắp nước về sau. (11) Dù vào lúc phải thất thế, Lê vẫn làm chủ vùng “quế” cũ. Cho nên Thanh Hoá, Nghệ An trở thành “thang mộc ấp” của Trịnh Lê vào giai đoạn giành được quyền bính trọn vẹn trong tay Mạc. Tấn tuồng cũ lại diễn ra, lần này rõ rệt hơn vì nằm trong sinh hoạt chính thống nên tổ chức được văn bản định hình, sử sách ghi chép, kể cả lộ liễu qua chứng kiến của người ngoại quốc. Lính Tam Phủ Thanh Nghệ được ưu đãi, mang tên Ưu binh không cần giấu diếm. Tình hình gây căng thẳng cả với chủ khi họ trở thành Kiêu binh. Xung đột biến thành tranh chấp địa phương khi các quan ở triều đình bị uy hiếp (Nguyễn Khản) muốn dựa vào qu�! �n của triều đình nhưng là gốc trung châu quanh Đông Kinh, quân Tứ trấn, để chống lại. Xung đột trở thành mang tính quần chúng khi lính Thanh Nghệ thất thế lúc quân Tứ trấn tấn công, như lúc Nguyễn Huệ tiến quân ra Bắc: “Kiêu binh chạy ra các làng bị dân quê kể tội kiêu lộng ngày trước, không chứa chấp và làm nhục nhã đủ đường.” (12) “Thanh cậy thế, Nghệ cậy thần” là hồi chót của xung đột địa phương lớn trên đất Đại Việt trong thời đại Lê Lam Sơn đứt nối nắm quyền hơn ba thế kỉ.

Chú thích: * Trừ những chú dẫn riêng dưới đây, các chứng cớ đều lấy ở bản dịch 1993 Đại Việt sử kí toàn thư của Nxb. Khoa học Xã hội. Và riêng của chúng tôi là “Những người ‘xuống đồng’ trước nhóm Mường Thái Lam Sơn” trong Hợp Lưu số 94, tháng 4&5/2007, 42-61.

(1) Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, Tổ phiên dịch Viện Sử học Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, 1992, tập I, Dư địa chí, trang 50, Nhân vật chí, trang 325.

(2) Phan gia công phả – Gia Thiện, Hà Tĩnh, Nguyễn Ngọc Nhuận dịch và chú giải, Phan Huy Lê hiệu đính, Nxb. Thế Giới, Hà Nội 2006, trang 13, chú số 3. Lời xác nhận “Trong số các họ nước ta, họ Phan là một trong những dòng họ có từ lâu đời”, căn cứ theo chú dẫn 1, cùng trang: “Đời vua Hùng có ông Phan Tây Nhạc quê gốc Hà Trung, châu Ái… là bộ tướng của Tản Viên Sơn Thánh, con rể của Hùng Duệ Vương…” cho thấy dịch giả đã đi quá xa tinh thần khoa học cần phải có. Tuy nhiên điều này hình như đã trở thành bình thường bây giờ, trong nước. Riêng với chúng tôi, thông tin này về nguồn gốc xa đời của họ Phan lại thêm một lần chứng thực giả thuyết của chúng tôi về phần lớn họ Phan (không phải tất cả) là gốc từ cách nhìn theo hướng cấp độ văn minh của Trung Hoa: tộc Phiên, phía tây. Theo chỉ dẫn của gia phả, có thể tóm lược đại khái tiến triển của dòng họ Phan này như sau:

Lần xa đời nhất được biết là họ này sinh sống trong vùng được gọi là vùng Trại – thấp kém đối với vùng Kinh văn minh hơn, và ông tổ được các triều đại Lí, Trần coi là – hay phong cho chức Thủ lĩnh của tập họp dân dưới quyền, tập họp những Phiên dân ở phía tây. Một thủ lĩnh như thế, với những đời xa hơn về trước, có thể kiêm nhiệm vai trò thế tục và siêu nhiên – như ông vua Hùng của Đại Việt sử lược, nhưng với áp lực lấn lướt từ Thăng Long, ví dụ qua ông Lí Hoảng của Lí, ông Trần Nhật Duật, Trần Quốc Khang của Trần thì vai trò ông trại chủ quyền uy sinh sát sẽ biến mất chỉ còn lại ông thầy mo (như người ông của Lê Lợi) ê a bùa chú, nhảy múa theo nhịp gõ, kèn thổi. Con cháu tuy “làm ruộng” nhưng nhờ truyền thống đó thành “am tường âm nhạc” (lời Gia phả), và thế là dễ dàng nhập vào vai trò của một ông Trùm Giáo phường sinh hoạt trong các cuộc tế lễ thần thánh dưới triều Lê sơ. Lúc này chắc họ không còn được gọi bằng tên “phiên” phiếm chỉ nữa mà đã mang họ Phan thực thụ (xem chứng cớ ở Lê Quý Đôn về họ Phan của nhóm người Sách Quảng Bình). Với sự nổi dậy của nhóm Trịnh Lê trung hưng, một ông tổ dòng này gia nhập toán chống Mạc ngay từ lúc khởi thuỷ nên theo thời gian làm quan võ, kết thông gia với họ Trịnh, thoát được vị thế “xướng ca vô loài”, cho con học hành đỗ Tiến sĩ 1754 (Phan Huy Cận 1722-1789) rồi cứ thế mà thênh thang trong một giai đoạn mới của dòng họ, đổi chữ lót “văn” quê mùa đồng loạt, đồng dạng với mọi người khác, qua chữ “huy” của những n! gười nổi danh toàn đất nước: Phan Huy Ích, Phan Huy Chú… kể cả ông Phan Huy Quát xấu số làm Thủ tướng Việt Nam Cộng hoà, tù nhân cải tạo, và ông sử gia Phan Huy Lê ngày nay…

(3) Phan Huy Lê và Phan Đại Doãn trong Khởi nghĩa Lam Sơn (Nxb. Khoa học Xã hội 1977, 120-122, 139, 148) tuy có nói đến “sự đóng góp tích cực của đồng bào các dân tộc Mường, Thái” nhưng Lê Lợi được coi là “địa chủ” (yêu nước), một “hào trưởng / quân trưởng một phương” chứ không phải là con cháu một ông Thầy mo (“sư công”), liên hệ với tộc Thái nhiều đến mức con cháu khấn trong lễ gia tiên phải thêm lời tiếng Lào như Phạm Đình Hổ cho biết (Vũ trung tùy bút, bản dịch, Nxb. Văn hoá 1972, 172.) Thật cũng dễ hiểu. Khi các tác giả đã đặt tên sách đầy tính phấn khích của thời đại như trên thì vấn đề “Lê Lợi là một tù trưởng người Mường” phải “cần nghiên cứu và xác minh thêm…” cũng là lẽ đương nhiên. “Nguyên tắc” về dân tộc đã được đặt ra kênh kiệu như thế thì “không thể nhường”, như sự kiên định chính trị của thời đại đã cho thấy, cho nên đến thế kỉ XXI, dù đất Lam Sơn được coi là nơi “tập họp và đoàn kết nhiều tộc người… như Mường (kể tên làm chứng cứ…), Thái (kể tên…) hoặc Tày…” nhưng Lê Lợi vẫn là “một hào trưởng [người Kinh] thuộc giai tầng xã hội mới (địa chủ bình dân [?!]) có uy tín…” (Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nguyễn Quang Ngọc chủ biên, Nxb. Giáo dục 2003, 112). Đây là sách soạn theo chương trình của Đại học Quốc gia Hà Nội, theo Lời giới thiệu, có ý định “đáp ứng phần nào” tình hình “các bộ thông sử Việt Nam đã quá lâu chưa được sửa chữa, bổ sung.” Ở Đại học là thế thì học sinh Trung ! học cũng không thể được hiểu khác. Lê Lợi “có ông tổ ba đời… tổ chức khẩn hoang lập nên một trang trại… từ đó đời đời làm quân trưởng một phương.” (Trương Hữu Quýnh chủ biên, Đại cương lịch sử Việt Nam, tập I, Nxb. Giáo dục, H. 2000, 283, dưới tiểu mục đáng chú ý về Nguyễn Trãi như chúng tôi lưu ý dưới đây: “Lê Lợi, Nguyễn Trãi, hội thề Lũng Nhai và công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa.”)

Tin tưởng vững vàng như thế tất nhiên ảnh hưởng đến cả học giả phương Tây vốn thường mang tính xét nét khó khăn hơn. Chứng cớ hơi cũ, nhưng ông Giám đốc Danh dự Trường Viễn Đông Bác Cổ, G. Coedès, cũng đã viết: Lê Lợi, vị đại anh hùng của lịch sử Việt Nam, là “chef d’une famille paysanne de Thanh Hoá” (Les peuples de la péninsule indochinoise, Dunod, Paris 1962, pp. 193, 194.)

(4) Phan Huy Chú, sđd, I, trang 457, 458, 466, 467. Trong chiến tranh chống Minh, danh xưng tổ chức còn thấy trong việc Lê Lợi phong Phạm Văn Xảo làm Khu mật đại sứ (chuyện 1426), phong Nguyễn Trãi làm Lại bộ Thượng thư kiêm hành Khu mật viện sự (1427). Đây là lần xuất hiện đầu tiên của Nguyễn Trãi trong Toàn thư, lí do của việc phong chức hẳn là để Lê Lợi sử dụng trong việc trao đổi thư từ với Vương Thông đang bị vây trong thành Đông Đô. Nguyễn Trãi tuy có mặt từ đầu nhưng vai trò của văn quan chỉ cần thiết khi đã có đất đai, có thế lực để trao đổi lời lẽ nên dấu vết dồi dào còn lại trong Quân trung từ mệnh tập chỉ là khoảng 1424 trở đi. Toàn thư cũng chỉ nói nhiều đến Nguyễn Trãi trong thời bình – và giữa những nhân vật khác – cho đến khi bị tru di. Khi triều đình Lê ban biểu ngạch công thần sau chiến thắng (tháng 5âl. 1429) cho 93 người, Nguyễn Trãi chỉ đứng vào hạng 6/9 mà thôi. Đây không phải là sự kì thị, vì hành động có tính cách chiến lược khiến cho quân Lam Sơn phá vỡ vòng vây, tiến lên đà tấn công (1424) là của Nguyễn Chích (công thần bậc 4/9), gián tiếp cũng là mở đường thi thố tài năng văn từ cho Nguyễn Trãi. Việc đề cao Nguyễn Trãi như người thứ hai sau Lê Lợi trong cuộc chống Minh chỉ là cách nhìn của sử gia ngày nay, những người văn-nhảy-quasử, bị ám ảnh với Cáo bình Ngô rổn rảng (mà không liếc tới các Biểu trần tình tạ tội với Minh) hợp với tinh thần dân tộc chủ nghĩa dâng cao trong cuộc chiến vừa qua. Và cũng vì thế giới cần thêm một nhân vật của Việt Nam trong tập họp văn hoá của nhân loại. (Có ai bình tĩnh ngồi đọc lại Qu�! �c âm thi tập không?)

(5) Chúng tôi đành theo bản dịch để hiểu chữ thủ phủ như nghĩa trên vì trên nguyên văn ở tập IV của Nxb. Khoa học Xã hội in chụp lại thì trang 67ab có vấn đề trên lại là trang 69ab. Không đủ thì giờ để biết trang 67ab chạy đi đâu!

(6) Đàm Thị Uyên, “Tầng lớp Thổ ti của người Tày ở Cao Bằng đầu thế kỉ XX”, trong Nghiên cứu Lịch sử số 4(360) 2006, 35-45. Từ trong bài này có thể hình dung ra sự phân biệt đại thủ lĩnh và tiểu thủ lĩnh đề cập trong Toàn thư. Cũng có thể thấy dấu vết thổ ti trong hồ sơ của những người này nổi lên vào thời kì Pháp bình định miền thượng du cuối thế kỉ XIX, ở đó, ví dụ có Nùng Hồng Tân (cháu xa Nùng Trí Cao, cháu nội Nùng Văn Vân), tri phủ Tương Uyên (Cao Bằng) “dòng dõi các thổ ti cai quản châu Bảo Lạc ít nhất là từ thế kỉ XI”. [Emmanuel Poisson, dõi các thổ ti cai quản châu Bảo Lạc ít nhất là từ thế kỉ XI". [Emmanuel Poisson, 1918), bản dịch của Đào Hùng và Nguyễn Văn Sự, Nxb. Đà Nẵng 2006, 194, 195.]

(7) Việt sử lược, Trần Quốc Vượng dịch, Nxb. Thuận Hoá 2006, trang 90: “Đổi chức Đại thủ lĩnh làm Thứ sử.” (8) Lê triều chiếu lịnh thiện chính, Nguyễn Sĩ Giác phiên âm và dịch nghĩa, Vũ Văn Mẫu đề tựa, Nhà in Bình Minh Sài Gòn 1961, trang 91, 223. (9) Ngày 26-4-2007 vừa qua là lần đầu cử hành lễ Quốc tổ Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch), từ nay được coi là quốc lễ của CHXHCN VN. Như vậy Việt Nam là nước độc nhất trên thế giới có Quốc tổ như có người đã hãnh diện, hơn cả Trung Hoa. Cuộc vận động chính trị đưa đến kết quả này mang tính thông lệ thường thấy của Đảng cầm quyền: Đề nghị của một tổ chức công quyền nhưng có dáng quần chúng (Thương binh Xã hội) chuyển qua sự chấp thuận của cơ quan lập pháp và được hành pháp thi hành, thật là dân chủ, thật hợp “ý dân”. Mục đích chính trị là siết chặt thêm tính chất thống nhất đất nước nhưng về mặt kiến thức khoa học thì đó là sự tối tăm trên cấp bực cao nhất của quốc gia. Ngay cả về mặt “đoàn kết” thì vẫn còn sơ hở: Đó là việc buộc 53 dân tộc thiểu số phải công nhận “Quốc tổ” của duy chỉ một nhóm đa số Việt Kinh hiện nay, làm của mình, trái với tinh thần văn minh đại đoàn kết thường hô hào. Trong thực hiện, việc chia “lộc Tổ” từ đền Hùng Vĩnh Phú lại là biểu hiện của quan niệm cai trị từ chốn đình trung của các Ônglàng-mới mở ra đến toàn quốc, ứng hợp với lí thuyết của học giả nhà nước về tương quan làng – nước của xã hội Việt Kinh. Nó cũng là một thử thách không cần thiết về sự tuân phục của các cơ quan truyền thông, ! các trí thức chuyên ngành. (Mà có đưa ra hỏi ý kiến cũng “trật chìa”: Ông Trần Văn Khê chỉ giỏi về cầm trống chầu hay kéo đờn cò dù có Tiến sĩ Tây, dù được giải thưởng quốc tế, nhưng biết gì về Hùng Vương mà phỏng với vấn?) Tuy nhiên cũng vì sự ồ ạt nhiệt thành trong lúc thiếu kiến thức đã khiến phát sinh một vài sơ hở nhỏ: Có độc giả phàn nàn với báo Tuổi Trẻ là trong ngày Giỗ Tổ, đền Hùng trong Sở Thú Tp. Hồ Chí Minh lại đóng cửa khiến họ không vào chiêm bái Tổ được. Họ không biết rằng nơi đó vốn là đền kỉ niệm lính An Nam chết trong trận Âu chiến / Thế chiến I, kỉ niệm những con Rồng không có bạc phun để đánh đổ Đức tặc nên phải mang thân ra chiến trường thí mạng cho Mẫu quốc! Cũng nên nói ra để rủi có một ngày 10-3 đẹp trời nào đó, chức quyền trung ương muốn tỏ tình đoàn kết kéo nhau vào Nam giỗ Tổ, họ khỏi lạy các ông đội, ông ách, lầm người, tội nghiệp. Thế mà, theo Tin trong nước, người ta bắt đầu tính chuyện lập hồ sơ xin UNESCO công nhận Đền Hùng là Di sản văn hoá Thế giới – ngôi đền chỉ mới xây lại từ sau Thế chiến I, có vẻ như là món quà của người Pháp trả ơn cho dân thuộc địa đã đem thân mình chống đỡ cho Mẫu quốc trong trận chiến đó. Hình như các nhân vật trong nước không sống ở thế kỉ XXI? Sự kiên định vẫn tiếp tục khi có dự định (đã thực hiện?) xây dựng đền Hùng ở Công viên Văn Hoá quận 9, TP. HCM, rộng rãi hơn, bỏ cái đền chật hẹp ở sở Thú kia. (10) Về phương hướng xác định hai vùng Mạc – Trịnh Lê thì xem Toàn thư: “(1564) Lộ Sơn Nam từ sông Cái về phía tây, đất đ! ai và nh! ân dân các huyện đều thuộc về triều đình (Lê Trịnh)”; năm 1576, tướng Mạc, Nguyễn Quyện, thắng Trịnh Lê, “các tướng hùng, giỏi cả miền phía đông sông (Cái) đều cho là mình không bằng.” Về bằng chứng danh xưng khu vực quản trị đương thời, xem Phan Huy Chú, sđd, 57: “Đến thời Mạc… [t]ừ phủ Trường Yên trở ra phía ngoài gọi là Đông Việt, trở vào phía trong gọi là Tây Việt. Từ Trung hưng trở về sau cũng gọi theo thế…” Cũng có thể đọc bia “Tây Việt Quốc thái Phu nhân Nguyễn thị chi mộ” ở xã Bố vệ, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá. Bia không niên đại nhưng cho biết người chết sinh năm Tân mùi, chết năm Bính tí, thọ 66 tuồi, đúng là các năm 1511 và 1576, và còn là mẹ của “đương kim Thánh mẫu Tuyên từ Nhân ý Hoàng thái hậu”, nghĩa là có thể làm mẹ vợ của Lê Thế Tông (ở ngôi từ 1573). Lại còn tấm bia đào ở chợ Thanh ngày 5-1-1940: “Tây Việt nhập nội Tư mã… thiêm tri chính sự Á hầu họ Nguyễn, huý Lỗ… cũng người xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn, lộ Thanh Hoá.” Á hầu là ngang bậc với Nguyễn Trãi trước kia. Người này sinh năm Ất tị, mất năm Quý mão, có thể là 1485 và 1543, vừa vặn trong biến chuyển và hợp với tuổi thọ bình thường của đương thời. (Nguyễn Quang Hồng chủ biên, Văn khắc Hán Nôm Việt Nam, Nxb. Khoa học Xã hội, H. 1993, 761-762, 772.) Vì thế qua các dấu vết này, ta thấy rằng quan niệm thông thường cho rằng “sử gọi phân tranh Lê Mạc là của Nam-Bắc triều”, là không có căn cứ. Chắc các sử gia trong nước bây giờ đã theo quan điểm định hướng mới học của Tây phương (hình như bắt đầu là Tr�! ��n Trọ! ng Kim với An Nam sử lược 1920 còn thấy trong các ấn bản gần đây) chứ với quan điểm của các vương triều ở Thăng Long đương thời thì Thanh Hoá, Nghệ An… là ở phía tây, cho nên mới có Tây Đô, và một trong 5 Đạo của Đại Việt trước Thánh Tông, là Hải Tây Đạo bao gồm Thanh Nghệ, vì vậy trong thế phân tranh Trịnh Lê và Mạc người ta chỉ dùng tên Đông Việt, Tây Việt, còn sử quan thì coi Mạc là “nhuận triều”, không thể cho phép đương cự chính thống với “chính triều” Lê được. Ngay cả với phân tranh Trịnh Nguyễn, gọi “Nam, Bắc triều” cũng là phát xuất từ Đàng Trong (Nguyễn Khoa Chiêm, Nam triềucông nghiệp diễn chí, 1719) chứ Trịnh vẫn cho Nguyễn là phản thần li khai. (11) Xem Văn khắc Hán Nôm… đã dẫn, tìm nơi các mục Nguyễn Bính, Nguyễn Hiền để dò ra nội dung các bia, và suy nghĩ. (12) Ngô Thời Chí, Hoàng Lê nhất thống chí, Ngô Tất Tố dịch, Tự Do tái bản, Sài Gòn 1958, 50, 51, 76. 9-2007 Talawas Hợp Lưu số 98, tháng 1&2-2008


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét