CÁC KỸ NĂNG HOẰNG PHÁP TRONG ĐẠO PHẬT: ĐÀM ĐẠO
TT THÍCH CHÂN QUANG
Mục Lục
1. Bốn mức độ tiến tu của đệ tử Phật 4
5. Ứng dụng khoa học kỹ thuật-nghệ thuật 7
6. Ước mơ về một thế giới Phật giáo. 8
THỰC HÀNH TIẾP XÚC VỚI ĐỐI TƯỢNG CHUNG QUANH CHÙA.. 13
1. Khả năng tiếp xúc trong phạm vi nhỏ là căn bản. 13
2. Những gia đình chung quanh chùa. 14
NÓI CHUYỆN VỀ QUY Y TAM BẢO.. 18
2. Nêu ra những ý nghĩa cao quý của việc Quy y Tam Bảo.. 19
NÓI CHUYỆN VỀ CHỦ ĐỀ NHÂN QUẢ.. 23
2. Dẫn vào chủ đề Nhân quả. 24
1. Trẻ em là tương lai của đạo pháp.. 28
NÓI CHUYỆN VỚI NGƯỜI TRÍ THỨC.. 33
1. Người trí thức là người có học thức và làm việc ở môi trường có chuyên môn.. 33
2. Người trí thức là Phật tử.. 34
3. Người trí thức chưa theo Phật. 36
NÓI CHUYỆN VỚI ĐỒNG BÀO SẮC TỘC.. 38
NÓI CHUYỆN VỚI BẠN KITÔ GIÁO.. 43
1. Những đặc điểm chính của Kitô giáo.. 43
NÓI CHUYỆN VỚI TÍN HỮU ISLAM… 49
1. Những đặc điểm của người theo đạo Islam… 49
LỜI NÓI ĐẦU
Hoằng pháp là một bổn phận quan trọng của đệ tử Phật, gồm cả xuất gia lẫn tại gia. Ý nghĩa chính của Hoằng pháp là đem đạo lý đến với mọi người, giúp mọi người hiểu Phật pháp nhiều hơn, thay đổi tâm hồn tốt hơn, sống vị tha nhân ái hơn, và khẳng định được lý tưởng giác ngộ giải thóat xác quyết hơn.
Hoằng pháp bao gồm nhiều phương tiện hoặc là bằng một tấm gương sống gương mẫu thánh thiện, hoặc bằng những lúc gặp gỡ chuyện vãn đàm đạo, hoặc bằng những buổi thuyết giảng hoành tráng, hoặc bằng cách giới thiệu các tác phẩm đạo lý hay, hoặc bằng cách tổ chức môi trường tu học cho nhiều người…
Người làm công việc Hoằng pháp cũng có nhiều vai trò khác nhau. Có người đứng vai trò chính, có người đứng vai trò phụ, có người làm công việc ủng hộ gián tiếp, có người làm trung gian đưa đạo lý lan đi xa… Ai cũng có công đức khi tham gia vào công việc Hoằng pháp như thế. Chỉ có hai hạng người có lỗi, đó là không chịu làm gì để Hoằng pháp, và người cứ muốn giành lấy vai trò chính làm rối rắm mọi chuyện thêm.
Vì có nhân duyên giảng dạy tại trường Trung cấp Phật học tỉnh Long An, được sự ủng hộ khuyến khích của Ban Giám Hiệu, chúng tôi thử nghiệm giảng dạy môn Kỹ năng Hoằng pháp cho Tăng Ni sinh nhằm giúp Tăng Ni có thể phát huy sớm hơn khả năng Diễn giảng Hoằng pháp của mình. Có nhiều Tăng Ni tốt nghiệp Trung cấp Phật học rồi không có thời gian, điều kiện để học lên cao hơn, thì môn Kỹ năng Hoằng pháp này sẽ giúp Tăng Ni đó khi trở về trú xứ cũng làm được những côn! g đức Hoằng pháp lợi sinh. Ban Giám Hiệu đã thương tưởng đến mọi trường hợp Tăng Ni, dù họ sẽ học lên cao hơn hay sẽ đứng lại.
Trong giáo trình này, chúng tôi chia làm hai phần, phần đầu là Đàm Đạo, phần hai là Diễn Giảng. Lẽ ra còn những phần khác như Tổ chức Hoằng pháp, Kỹ thuật Hoằng pháp… nhưng những vấn đề đó lớn lao quá trình độ của Tăng Ni nên thôi.
Đàm Đạo là bước đầu của Diễn Giảng. Ai đã đi qua kinh nghiệm Đàm Đạo sẽ có thể ứng khẩu diễn giảng về sau. Đàm Đạo là Hoằng pháp ở quy mô nhỏ, thân tình, có thể len lỏi vào mọi nơi mọi lúc mọi đối tượng, và là căn bản của việc Hoằng pháp.
Diễn Giảng là Hoằng pháp ở quy mô lớn, nghiêm trang nghi thức hơn, nhắm tới đối tượng đông hơn, có vẻ chính thống hơn.
Cả hai đều tương quan hỗ trợ nhau không thể tách rời.
Giáo trình này là sự tổng kết kinh nghiệm sau nhiều năm giảng dạy của chúng tôi, với những cố gắng tối đa để đào bới nhiều góc cạnh bí ẩn của việc Hoằng pháp Diễn giảng. Thật vậy, giảng làm sao cho hay, cho hấp dẫn, cho đúng ý của Phật luôn luôn là nỗi ưu tư trăn trở của các nhà Hoằng pháp, và dường như là một bí mật khó hiểu. Chúng tôi cố gắng hết sức để phân tích mọi khía cạnh của vấn đề này với ước mong đóng góp thật nhiều cho giáo trình Hoằng pháp Diễn giảng của nền Phật học chung.
Khi giáo trình này đến với bạn đọc, đó là công đức thật lớn lao của Ban Giám Hiệu trường Trung cấp Phật học Long An, là công đức của những vị thầy đã có công dạy dỗ chúng tôi, là công đức của biết bao Phật tử đã ủng hộ giúp đỡ chún! g tôi, l! à công đức của các Tăng Ni đã chăm chú nghe giảng và thực hành, và trên hết, là công đức của Mười Phương Chư Phật Chư Bồ Tát đã gia hộ cho chúng tôi trên từng bước chân non nớt bao năm qua. Chúng tôi cũng cám ơn Nhà Xuất Bản Tôn Giáo đã nhanh chóng làm hết sức mình để Giáo trình này sớm ra mắt bạn đọc.
Xin nguyện cho Phật Pháp sáng soi, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
Kính ghi
Chân Quang
Hoằng Pháp Phần 1 (Đàm Đạo)
HOẰNG PHÁP 1
KHÁI NIỆM
1. Bốn mức độ tiến tu của đệ tử Phật
Ta có 4 mức độ tiến tu của người đệ tử Phật theo 4 chữ H như sau:
– Học giáo pháp
– Hành theo giáo pháp
– Hoằng truyền giáo pháp
– Hộ trì giáo pháp
Ở mức độ ban đầu là học hỏi giáo pháp thì ai có chút lòng đều có thể thực hiện được. Hoặc là ta đi nghe các vị giảng sư giáo thọ giảng dạy trực tiếp; hoặc là ta mày mò đọc các sách viết về Phật Pháp; hoặc là ta đọc trực tiếp các bản kinh gốc nếu đủ trình độ. Riêng những Tăng Ni sinh đang theo học các trường Phật học thì được đi theo một hệ thống quy cũ chặt chẽ chuyên sâu hơn. Nhưng vẫn chỉ là chữ H thứ nhất.
Mức độ thứ hai khó hơn, đó là thực hành giáo pháp. Học hiểu thì ai có chút tò mò hiếu học thì cũng học được, nhưng chỉ những ai gan dạ nhìn lại lỗi lầm của mình, thành thật nhận lỗi về mình, can đảm vượt qua lỗi của mình thì mới có thể thực hành tu tập được. Tính ra, mười người học chưa được ba người hành. Sự tu hành trong đạo Phật khó ở chỗ không thể hiện ra ngoài giống như người luyện tập thể thao hay võ thuật. Tu hành cốt yếu ở việc nhìn rõ nội tâm của mình, chuyển hóa nội tâm của mình. Khi tâm đã được chuyển hóa rồi thì tự nhiên lời nói và việc làm sẽ thuần hòa, khiêm nhu, từ ái, can đảm. Cái khó tiếp theo nữa là trong đạo Phật còn có công phu tu tập thiền định nhiếp tâm. Đây là cả một công trình kiên trì hết đời này sang đời khác. Chỉ ai chịu cực thực hành tu tập chiến đấu với lỗi lầm của mình thì mới thấm sâu đạo lý của Phật dạy, mới có thể sống như Phật! dạy mà không bị chấp trên ngôn ngữ.
Mức độ khó hơn nữa là hoằng truyền Chánh pháp. Khi có thực hành tu tập, ta có thể hiểu rất sâu lời Phật dạy rồi, ta thiết tha muốn giúp mọi người cùng hiểu giáo lý của Phật rồi, ta có lý tưởng Phật hóa cả thế gian này rồi, nhưng điều ta cần phải có tiếp theo nữa là khả năng truyền đạt của ta có hấp dẫn không, có dễ hiểu không. Thêm một điều khó nữa là ta có kết duyên lành với chúng sinh từ những kiếp xưa chưa? Nếu ta ít duyên với chúng sinh, nếu khả năng truyền đạt của ta kém thì xem như lý tưởng độ sinh của ta rất khó thực hiện. Tuy nhiên, không ai biết được duyên kiếp của mình rõ ràng. Ta cứ việc nuôi dưỡng lý tưởng độ sinh và biết đâu mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
Mức độ khó cuối cùng là hộ trì Chánh pháp. Người có duyên hộ trì chánh pháp phải là những người cúng dường cả thân và tâm cho Phật. Cuộc đời này không còn là của mình nữa mà đã thuộc về Tam Bảo. Người như vậy lý tưởng đối với Phật Pháp là tuyệt đối, có thực hành tu tập để thấy sự nhiệm mầu của Phật Pháp, có khả năng truyền "lửa" cho bất cứ ai đến gần. Nhưng khó hơn cả, người hộ trì Phật Pháp phải là người cực kỳ gan dạ, khôn ngoan, biết xử lý tình huống, và quan trọng nhất, là biết đoàn kết một lòng với nhau.
Phạm vi môn học này không nói về Hộ trì Phật Pháp nên ta không nhắc đến, chỉ tập trung nói về những vấn đề liên quan đến công việc Hoằng pháp mà thôi.
2. Lý tưởng hoằng pháp
Nếu có ai nhìn thấy một vị giảng sư được nhiều người quý trọng rồi khởi lên ước muốn làm một giảng sư ngồi đường bệ trên bục giảng thì người đó không phải có lý tưởng Hoằng pháp. Đó chỉ là tham vọng danh lợi. Điều đầu tiên để làm một sứ giả chân chính của Phật là kiểm tra kỹ trong tâm mình có tham vọng danh lợi như thế hay không. Nếu quả thật thấy mình có tham vọng danh lợi đó thì phải tìm cách diệt trừ cho sạch. Nếu không diệt trừ sạch tận gốc tham vọng thầm kín đó thì thế nào cũng có ngày ta làm ngược lại những gì ta nói. Hậu quả cho sự tình như thế thật là cay đắng.
Do đâu ta có lý tưởng muốn hoằng truyền chánh pháp, nghĩa là muốn Giáo pháp của Phật được rất nhiều người tin hiểu và thực hành theo?
Chính bởi vì ta là lửa. Ngọn lửa đạo tâm của ta bừng cháy mãnh liệt nên dễ dàng cháy lây qua mọi người.
Chính bởi vì ta được lợi ích tuyệt vời từ nơi Giáo pháp, ta được hạnh phúc từ nơi giáo pháp, nên ta thiết tha mong muốn ai cũng được như vậy. Trên cuộc đời này, có rất nhiều niềm vui khiến con người ích kỷ chỉ muốn hưởng một mình. Riêng Phật Pháp thì ngược lại, ai đạt được niềm vui trong Phật Pháp đều thiết tha muốn chia sẻ với mọi người.
Vì đâu ta muốn chia sẻ đạo lý đến mọi người? Chỉ bởi vì ta là nước, nước đạo lý trong tâm đã đầy rồi thì phải tràn. Đó là chân lý luôn luôn đúng. Chỉ những ai đạo tâm còn yếu ớt, sơ sài, nông cạn thì chẳng muốn chia sẻ đạo lý đến người khác. Còn bất cứ ai! đã thấm nhuần đạo lý rồi thì lập tức cháy bỏng ước muốn giúp người cùng biết đạo lý.
Lý tưởng hoằng pháp cũng tùy theo trí tuệ của ta mà lớn hoặc nhỏ khác nhau. Có khi ta chỉ muốn san sẻ đạo lý với những người trong gia đình, đồng nghiệp, láng giềng; có khi ta muốn viết sách để phổ biến ở mức độ rộng rãi hơn; có khi ta muốn đi đây đi kia để gặp gỡ trực tiếp với nhiều người xa lạ mà tuyên giảng đạo lý; có khi ta muốn tổ chức những cuộc hội họp đông người nơi những hội trường để thuyết giảng vân vân… Những người càng có khả năng thì tự nhiên hay nghĩ đến số đông. Thậm chí những tài năng lớn thì nghĩ đến cả thế giới, nghĩ đến vận mệnh Phật Pháp vài trăm, vài nghìn năm sau.
3. Người hoằng pháp
Người hoằng pháp là bất cứ người nào làm cho người
khác hiểu đúng về Phật Pháp, không phân biệt xuất gia hay tại gia. Hơn nữa, người hoằng pháp chân chính là người đủ sức thúc đẩy người khác thực hành chứ không chỉ dừng lại ở học hiểu.
Có rất nhiều trường hợp người tại gia làm công việc hoằng pháp hiệu quả hơn người xuất gia vì có thể tiếp cận bất cứ đối tượng nào, bất cứ nơi đâu. Người xuất gia không thể đi vào những nơi xô bồ phức tạp, không thể tiếp xúc với những người ngang tàng bướng bỉnh. Người xuất gia phải thuyết pháp đúng nơi đúng chỗ, nói đúng đối tượng, chọn lựa đúng tư thế; trong khi người tại gia có thể hòa đồng vui vẻ và nói về đạo lý một cách bình thường như mọi điều trong cuộc sống.
Vì vậy, ngoài nhiệm vụ giảng dạy một cách trịnh trọng, người xuất gia còn phải kiêm thêm vai trò cố vấn hướng dẫn cho người tại gia làm công tác hoằng pháp nơi môi trường của họ. Chính số đông người tại gia cùng góp tay làm công tác hoằng pháp sẽ khiến cho Phật Pháp đi vào đời sống hiệu quả hơn. Vì vậy, trong môn học Hoằng pháp này, phần đầu chúng ta thiên về hướng dẫn cho người cư sĩ tại gia biết cách hoằng pháp. Còn tính cách trịnh trọng đĩnh đạc của người xuất gia sẽ được triển khai ở phần sau.
Hoằng pháp là tính cách tiêu biểu của người đệ tử Phật, ai không có tinh thần hoằng pháp thì chưa phải là đệ tử Phật chân chính. Một trong những tiêu chuẩn để chọn lựa đệ tử xuất gia của quý thầy cũng phải đánh giá trên khả năng hoằng pháp �! �� mai sau. Nếu người nào có thể tiếp xúc với nhiều ngưòi mà không bị ảnh hưởng, không bị ô nhiễm, lại còn có thể làm cho những người đó hiểu thêm Phật Pháp thì đó chính là những người có tiêu chuẩn xuất gia. Từ đây về sau, quý thầy phải chọn lựa đệ tử theo tiêu chuẩn này.
Như đã nói, Hoằng pháp là giai đoạn sau của Hành pháp. Chỉ những người vất vả chiến đấu với những sai lầm của mình mới là người hoằng pháp chân chính. Còn những ai chỉ cố học cho nhiều rồi đem ra nói lại thì không gây được cảm xúc cho người nghe, không khiến người nghe tin vào đạo lý cao thượng. Ai càng có lý tưởng hoằng pháp chừng nào thì lại càng phải ráng tu hành chừng nấy. Những lời được nói ra từ kinh nghiệm tu hành vất vả là cả một sức mạnh làm lay chuyển người nghe.
4. Đối tượng để hoằng pháp
Ta sẽ đem đạo lý đến cho những ai?
Bất cứ ai; tất cả chúng sinh; khắp thế giới này.
Trên lý thuyết và lý tưởng là như thế, còn trong thực tế thì ta phải tùy theo duyên của mình mà làm công việc hoằng pháp. Theo trình tự, ta sẽ hóa độ người chưa biết đạo lý trở thành người biết đạo lý.
Sau đó giúp cho người đã biết đạo lý thành người hiểu sâu đạo lý và bước vào thực hành.
Trên bước đường thực hành gồm có việc tạo phước, tu dưỡng đạo đức, thiền định. Ta cũng phải giúp cho người được thuận lợi với những việc như thế. Khi người đã vững vàng và có lý tưởng hoằng pháp như ta thì ta lại giúp người trong công việc hoằng pháp.
Tiến trình là như thế, nhưng thực tế thì nói chuyện đạo lý với người đã biết đạo thì dễ, còn nói về đạo lý cho người chưa biết gì thì rất khó. Chính vì vậy mà hầu hết chúng ta đều thích duy trì tình thân với người đã biết đạo, còn rất ngại làm quen truyền bá đến người chưa biết gì. Đây là nhược điểm lớn của người đệ tử Phật từ trước tới giờ khiến cho Phật giáo ít phát triển. Bây giờ ta phải vượt qua nhược điểm đó, phải tập đem đạo lý đến với những người chưa biết gì.
Người hoằng pháp phải giải đuợc bài toán đầu tiên là nói chuyện đạo lý với người chưa biết gì. Những bài kế tiếp ta sẽ phân loại nhiều hạng người, tâm lý từng hạng người, cách tiếp cận mỗi hạng người.
Sau đó là những Phật tử đã tin hiểu đạo lý, cần được nâng cao thêm để việc thực hành được sâu sắc kỹ lưỡng.
Cuối c�! �ng là Tăng Ni cũng cần được giảng dạy để nắm vững những giáo lý cao siêu làm hành trang tu tập. Riêng những Tăng Ni có tuổi đạo đã lớn thì hầu như chỉ tự tham khảo và trao đổi trong những dịp An cư hoặc các dịp lễ hội lớn mà thôi.
Một đối tượng đặc biệt của công việc hoằng pháp là những người ở tôn giáo bạn. Dĩ nhiên ta không có ý định làm cho họ chuyển qua đạo Phật, nhưng nếu giúp họ hiểu thêm về Phật Pháp thì cũng khiến cho sự đoàn kết loài người được tốt đẹp hơn. Nhất là một khi tin hiểu được Nhân quả thì những tôn giáo cực đoan sẽ chùn tay lại, không dám gieo rắc khủng bố tang thương cho đồng loại nữa. Việc đem Phật Pháp đến với những người khác đạo là đỉnh cao của sự hoằng pháp. Ai chưa đủ sức làm việc này thì chưa phải là người hoằng pháp trọn vẹn.
5. Ứng dụng khoa học kỹ thuật-nghệ thuật
Khoa học kỹ thuật là kết tinh trí tuệ của loài người qua nhiều thế hệ. Nếu ta không biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong việc hoằng pháp có nghĩa là ta cũng không có trí tuệ, hoặc là ta khinh thường trí tuệ của loài người. Nếu ta khinh thường trí tuệ của loài người thì quả báo xảy ra là ta sẽ không có trí tuệ.
Vì vậy, người hoằng pháp phải khôn ngoan biết ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào công việc hoằng pháp của mình để tăng thêm hiệu quả. Nhờ phương tiện máy móc hiện nay, một bài pháp tuyệt diệu xuất thần sẽ không bay mất theo hư vô mà sẽ được giữ gìn, lưu truyền từ nơi này sang nơi khác, từ đời này sang đời khác.
Rồi những phương tiện phim video, âm thanh surround làm tăng thêm sự hấp dẫn sẽ giúp cho nhiều người được lôi kéo tìm hiểu đạo. Nhiều người chẳng bao giờ chịu lắng nghe một bài giảng âm thanh, nhưng lại rất thích thú khi theo dõi một cuốn phim video thể hiện bài giảng với những hình ảnh minh họa đầy sống động
Am nhạc có sức hút kỳ lạ với tất cả mọi người. Từ lâu nhiều nhạc sĩ Phật giáo cũng đã tạo nên những bản nhạc đạo bất hủ làm phong phú thêm phương tiện hoằng pháp trong Phật giáo. Các tu sĩ bây giờ phải am tường âm nhạc để mở ra một cánh cửa rộng cho giới trẻ đến với đạo Phật. Những bài tụng theo điệu ru xưa có giá trị không thể chối cãi, nhưng âm nhạc hiện đại ngày nay vẫn cực kỳ hấp dẫn. Đến lúc nào đó, âm nhạc hiện đại có thể thay thế điệu ru cổ trong nghi thức tụng niệm của Phật giáo. Vì vậy, trường Phật học p! hải có thêm bộ môn âm nhạc cho Tăng Ni sinh.
Rồi bất cứ đôi mắt ta nhìn vào đâu cũng đòi hỏi ở đó phải đẹp, từ mái chùa, bìa cuốn kinh, lễ đài Phật đản, tượng Phật, lọ hoa, lối đi, trang phục… Chính những ấn tượng mỹ thuật đó biểu hiện sự phong phú tâm hồn của những người tu Phật. Nếu nhìn một ngôi chùa xấu xí, luộm thuộm, người ta cũng nghi ngờ tâm hồn của những tu sĩ ở trong đó. Hơn nữa tâm lý ai cũng thích đến những nơi có cảnh trí đẹp đẽ. Vì vậy, có khả năng mỹ thuật để tạo ra một cảnh trí già lam đẹp đẽ cũng là phương tiện để hoằng pháp. Trường Phật học cũng phải cho dạy bộ môn Mỹ thuật.
6. Ước mơ về một thế giới Phật giáo
Muốn làm một người hoằng pháp giỏi, trong tâm ta phải biết mơ ước về một thế giới mà trong đó hầu hết mọi người đều tin hiểu Phật Pháp, đều biết thương yêu nhau theo đạo từ bi, đều biết kềm chế tránh ác làm thiện theo luật Nhân quả. Bây giờ thế giới bị phân hóa bởi nhiều tín ngưỡng, trong đó có những tín ngưỡng rất sai lầm quá khích đã khuyến khích tín đồ giết hại đồng loại không thương tiếc, hoặc có những tín ngưỡng mưu đồ thống trị thế giới một cách bí mật. Hơn bao giờ hết, đây là lúc con người cần một đạo lý diệt trừ lòng ác độc, diệt trừ tham vọng điên cuồng; đây là lúc con người cần đạo lý sống hiền hòa thanh thản với lòng thương yêu vạn loại, với trí tuệ kiểm soát lầm lỗi chính mình, với khát vọng vượt lên cao hơn về tâm linh để hòa nhập vào nền văn minh của vũ trụ.
Người hoằng pháp phải mang trong trái tim mình ước mơ cháy bỏng về một cõi Phật trên hành tinh đầy mây bay gió thổi này, đầy sông sâu biển lớn này, đầy núi cao đồi dài này, đầy cây xanh cỏ mượt này. Trái tim đó sẽ đưa ta đi đến mọi góc trời để ta nói với loài người rằng, hãy yêu thương nhau.
Câu hỏi: Hãy nói về lý tưởng hoằng pháp.
Hoằng Pháp Phần 1 (Đàm Đạo)
HOẰNG PHÁP 2
NGUỒN ĐẠO LÝ
1. Định nghĩa
Người hoằng pháp phải có một nguồn đạo lý sung mãn tràn đầy để có thể chia sẽ với mọi người mãi mãi. Khi mọi người tiếp chuyện hoặc nghe ta giảng thuyết, họ thấy rõ ta thật sự có trí tuệ sâu sắc, thật sự nhìn vấn đề tinh tế, không phải nói như học thuộc lòng. Khi tiếp chuyện với ta, mọi người cảm thấy được lợi ích, được sự thú vị, giải quyết được một số điều trong cuộc sống.
Muốn như vậy, ta phải tạo cho mình một nguồn đạo lý vô tận ở bên trong vì công việc hoằng pháp là trách nhiệm suốt đời của người đệ tử Phật.
2. Học hỏi
Để có đạo lý trong tâm mình, dường như trước hết ta phải học hỏi rất nhiều. Những giáo lý căn bản phải được học là từ kinh tạng nguyên thủy ban đầu của Phật như luật Nhân quả Nghiệp báo, Tứ Diệu đế, Bát Chánh đạo, Mười hai Nhân duyên, Ngũ căn Ngũ lực, Tứ Niệm xứ… Đây là những chân lý không thể sai lầm mà chư Phật khi xuất thế đều phải tuyên giảng. Dù sau này ta có học thêm được những đạo lý mới nào khác thì điều bắt buộc là giáo lý đó không được trái với những giáo lý nguyên thủy trên đây. Có một quan điểm rất đáng buồn là nhiều tông phái sau khi tiếp nhận những giáo lý mới, đã xa rời giáo lý gốc khiến cho sự tu hành trong đạo Phật lệch dần qua ngoại đạo tà kiến mà không hay. Ngày nay, nhờ các phương pháp sử học hiện đại, chúng ta hiểu thêm về giá trị của kinh điển nguyên thủy cao quý biết chừng nào. Vì vậy, tuy hệ thống kinh tạng Nikaya có vẻ khó hiểu và cô đọng, ta vẫn phải quyết tâm nghiên cứu tường tận để thiết lập một chánh kiến cho cuộc đời tu hành của mình.
Song song với việc tu hành theo năm tháng để có kinh nghiệm, đạo tâm của ta ngày càng phát triển, ta sẽ bắt đầu nghiên cứu học hỏi kinh tạng phát triển Đại thừa. Nếu kinh tạng Nikaya nhấn mạnh đến sự tinh tấn cho những người thiện căn dày dặn thì kinh tạng Đại thừa nhấn mạnh đến sự bồi tạo công đức song song với việc thúc liễm nội tâm. Kinh Đại thừa kết hợp sự nhiếp tâm bên trong và công đức hóa độ chúng sinh bên ngoài. Đây là quan điểm cực kỳ tiến bộ của Phật giáo trong thời kỳ phát triển. Nh! ững người thực hành theo quan điểm đó thì được gọi là Bồ tát, nhưng Bồ tát cũng có nhiều mức độ quả vị khác nhau. Ý niệm về thời gian của Bồ tát là vô nghĩa vì Bồ tát không bao giờ đòi hỏi phải nhanh chóng chứng ngộ. Đây là dấu hiệu của trí tuệ cao xa. Tuy nhiên, nhiều bài kinh thuộc hệ thống đại thừa lại hay nói về Nghĩa Không của vạn hữu và gây hiểu lầm lớn, khiến cho nhiều người trở nên thụ động, không quan tâm đến việc gây tạo công đức và giáo hóa chúng sinh. Điều này khiến cho đạo Phật suy yếu dần. Chỉ những ai có khả năng nhìn xuyên qua khỏi những chữ "Không" đó thì mới thấy cả một chân trời hạnh nguyện vô tận của Bồ tát.
Kế nữa, chúng ta học các luận bản của các vị Đại sư về sau này, cả Nam tông và Bắc tông để theo dõi sự ứng dụng của những thời đại sau Phật, và cận đại. Dĩ nhiên ta không có thời gian nghiên cứu tất cả kinh luận của Phật giáo vì sự đồ sộ phong phú trong đó, nhưng ta sẽ chọn những luận bản tiêu biểu nhất để xem qua. Ta cũng hiểu vì sao bắt đầu có sự phân phái của Đạo Phật kéo dài đến hôm nay. Ban đầu đạo Phật chỉ là duy nhất, nhưng theo kiến giải và hoàn cảnh mỗi nơi mỗi lúc mà tông phái xuất hiện. Ta cũng hiểu là ta không được phép gây thêm sự ngăn cách giữa các tông phái nữa, mà phải đi tìm sự hợp nhất trở lại cho một đạo Phật chung đồng về sau.
Tông phái nào buộc lòng phải nói mình là hay nhất; kinh điển nào cũng phải nói mình là thù thắng nhất, và đó là chuyện bình thường. Ta phải bình thản thoát ra ngoài những lề thói đó để khách quan xem xét mọi thứ, chứ không vì lời t�! �n dươn! g đó mà ta tự hạn cuộc mình trong một góc cạnh nhỏ bé nào. Một bản kinh dù hay đến đâu cũng không thể đại diện cho toàn bộ chân lý của Phật; một tông phái dù hay đến đâu cũng không thể bao trùm hết mọi đạo lý của Phật. Ta phải luôn nhắm đến một đạo Phật chung đồng cho muôn đời sau.
3. Tham khảo
Ngoài kinh luận của Nguyên thủy và Đại thừa phải học hỏi, chúng ta phải tham khảo thêm các kiến thức của khoa học thế giới. Dĩ nhiên khoa học chưa phải đã khám phá đến tận cùng chân lý của vũ trụ, nhưng những điều mà khoa học đã tìm thấy vẫn luôn là mực thước vững chắc. Đó cũng là tinh hoa trí tuệ của loài người qua biết bao nhiêu thời đại. Nếu ta ngạo mạn khinh thường khoa học tức là ta xem thường trí tuệ của loài người, và quả báo là nhiều đời sau ta sẽ không có trí tuệ.
Khoa học có 2 loại: Tự nhiên và Nhân văn.
Khoa học tự nhiên gồm các môn Hóa, Vật lý, Toán, Sinh vật, Địa lý, Kỹ thuật, Môi trường,…
Khoa học Nhân văn gồm các môn Sử, Xã hội, Văn, Triết, Luật, Đạo Đức, Tâm lý…
Dĩ nhiên không ai có đủ thời gian và khả năng để tìm hiểu hết mọi môn học như thế, nhưng người làm công tác hoằng pháp phải biết căn bản mỗi môn như thế. Chính nhờ kiến thức tương đối rộng rãi đó mà khi thuyết giảng, giáo lý ta nói ra có thể chặt chẽ, hợp lý, và phù hợp với văn minh của nhân loại. Như vậy người trí thức mới có thể được thuyết phục để chấp nhận lời nói của ta. Điều ta phải cám ơn Phật là Phật đã để lại cho muôn đời một hệ thống chân lý tuyệt vời khiến cho khoa học càng tiến bộ thì đạo Phật càng được sáng tỏ, không giống như một số tôn giáo bị lạc hậu khi khoa học tiến bộ.
Đối với những ai giỏi Toán thì lại càng là một lợi thế cho công việc hoằng pháp. Người giỏi Toán biết gạn lọc về đạo lý và lý ! luận khi họ còn là học Tăng hay học Ni. Đến khi bắt đầu đi giảng dạy, họ luôn cẩn thận khi đưa ra một luận cứ, có nhìn trước nhìn sau, rào trước đón sau. Chính họ đã tự phản biện để tìm chỗ sơ hở của mình trước khi đưa một bài giảng ra với công chúng. (sẽ nói tiếp về sau). Vì vậy lý luận của họ rất vững chắc.
Tạp chí sách báo xuất bản định kỳ cũng là nguồn tham khảo tốt cho người làm công tác hoằng pháp. Ta có thể chọn một vài tạp chí hay tờ báo có uy tín để xem đều đặn giúp cho ta theo dõi được diễn biến xảy ra ở mọi nơi. Không phải ta xem để thỏa mãn tính tò mò, mà để đối chiếu giữa giáo lý đạo Phật với tình hình xã hội. Giáo lý sẽ trở nên khô khan và thiếu thực tế nếu ta không chịu thường xuyên đối chiếu với tình hình thế giới. Mỗi khi nghe về một diễn biến xã hội, ta phải suy luận xem Nghiệp báo đã chi phối như thế nào, phải đánh giá xem loài người còn thiếu đạo lý gì, phải tự hỏi xem đạo Phật cần phải làm những gì trong hiện tình như thế. Ai biết thường xuyên đối chiếu giữa giáo lý và diễn biến xã hội sẽ là một giảng sư tài ba của tương lai.
Ví dụ khi ta nghe nói về chuyện các nhà sư Phật giáo ở miền Nam Thái lan bị bọn Hồi giáo chặt đầu, ta phải suy nghiệm trên 5 phương diện như sau:
– Nhân quả riêng của nhà sư đó ra sao.
– Sự cực đoan dã man của Hồi giáo do đâu mà có.
– Đạo Phật sẽ như thế nào nếu Hồi giáo cứ sử dụng bạo lực để lấn chiếm dần giống như thế kỷ thứ 8.
– Đạo Phật phải làm gì để tự bảo vệ trước việc Hồi giáo lấn dần bằng bạo lực.!
! 211; Có thể thay đổi giáo lý Hồi giáo được không…
Rồi ta tự tìm câu trả lời.
Hoặc khi ta chứng kiến một người ít học mà có thể di chuyển cả những công trình phức tạp sang nơi khác, độc đáo hơn cả những người có bằng cấp, thì ta cũng tự suy nghiệm xem nhân duyên gì đã đem đến điều đó.
Nếu ta luôn luôn biết đối chiếu tình hình thế giới với giáo lý đạo Phật thì ta sẽ có nguồn đạo lý vô tận trong việc thuyết giảng mai sau. Nhược điểm của lối học kinh điển mà không đối chiếu với đời sống chung quanh đã khiến cho Tăng Ni sinh ra trường không đáp ứng được với tâm tình của quần chúng.
Vô số những chuyện xảy ra chung quanh ta đều là cơ hội cho ta suy nghiệm đạo lý. Chính sự đối chiếu thường xuyên như vậy khiến cho đạo lý trong tâm ta được củng cố và phát triển đến vô hạn.
4. Kinh nghiệm tu hành
Tu hành có ý nghĩa rộng rãi từ chuyện sửa chữa lỗi lầm nội tâm sâu kín, đến công phu nhiếp tâm trong thiền định, đến đời sống tử tế với mọi người, đến giải quyết mọi chuyện phức tạp trong đời sống.
Trước hết, tu hành có nghĩa là hoàn thiện đạo đức, dù bất cứ tôn giáo nào, bất cứ vị trí nào. Ai cũng có những khuyết điểm về đạo đức và ai cũng có bổn phận phải hoàn thiện đạo đức của mình. Người nào không có mục tiêu hoàn thiện đạo đức bản thân tức là người ác. Chắc chắn người đó sẽ làm khổ nhiều người chung quanh mình và cuối cùng đưa chính mình về đau khổ.
Trong quá trình hoàn thiện đạo đức bản thân, ta sẽ vượt qua rất nhiều khó khăn chướng ngại, và như vậy, sẽ có rất nhiều kinh nghiệm đầy mồ hôi nước mắt. Ví dụ khi ta phải chiến đấu với sự ích kỷ, ta phải tập san sẽ hy sinh, phải chịu cực khổ để giúp người, phải chấp nhận gánh vác nhiều trách nhiệm cho người. Những điều như vậy hoàn toàn không phải dễ làm.
Từng chút chiến đấu với chính mình để giành lấy điều thiện làm cho ta có kinh nghiệm xác thực, hơn hẳn sự thụ động êm ả trong lý thuyết. Sau này khi hướng dẫn cho người khác, ta sẽ nói được mạch lạc, chi tiết, sâu sắc và rất thuyết phục. Đây là giá trị căn bản của người hoằng pháp. Nhiều người lầm tưởng cho rằng cứ học thật nhiều rồi sẽ giảng hay. Thực tế đã chứng tỏ là không phải vậy. Do đó ai nặng lòng với sự nghiệp hoằng pháp phải biết tu sửa chính mình rất nhiều.
Kế đến là công phu nhiếp tâm trong thiền định. Nh�! ��p định tức là thoát ra khỏi bản ngã dần dần. Bản ngã là gì? Bản Ngã là cái tôi, từ cái tôi này mà ta phải tham lam thù hận biết là bao nhiêu; rồi từ tham lam thù hận, ta đã tạo vô số nghiệp để bị trôi lăn trong luân hồi mãi mãi. Vì thế, người càng thoát khỏi bản ngã chừng nào càng thánh thiện chừng nấy. Đỉnh cao của sự tu hành trong đạo Phật chính là chấm dứt bản ngã hoàn toàn. Người thoát khỏi bản ngã thì cũng thoát luôn luân hồi tái sinh, nghĩa là giải thoát thật sự.
Nếu đạo đức cho ta cái nền tảng của sự tu hành thì sự nhiếp tâm trong thiền định cho ta cái cốt lõi chính của sự tu tập, với điều kiện ta phải lấy mục tiêu diệt trừ bản ngã, không chọn lầm mục tiêu khác.
Trên bước đường gian nan tu tập thiền định, ta phải đối diện với sự phản kháng của bản ngã mình rất nhiều lần, rất tinh vi. Mỗi khi ta tiến bộ trong việc nhiếp tâm một chút thì lập tức ta cũng cảm thấy tự hào hơn một chút, và có nghĩa là bản ngã vẫn chiến thắng. Sự tinh tế sâu sắc trong việc nhận diện bản ngã luôn tìm cách trỗi dậy giúp ta có những kinh nghiệm cực kỳ phong phú, và trí tuệ sáng ra từng ngày. Do đó, sau này hướng dẫn giảng thuyết, ta sẽ trình bày rất tỉ mỉ sâu sắc.
Ta phải nhớ nguyên lý này, càng thoát ra khỏi bản ngã chừng nào, ta càng thánh thiện chừng nấy, và càng có trí tuệ chừng nấy. Chính trí tuệ này sẽ giúp ta rất nhiều trong công việc hoằng pháp ở mai sau.
Một công việc khác, cũng được gọi là tu hành, chính là sự đối xử tử tế với mọi người.
Tu là cái gì nếu ta không thể đối xử tử tế với mọi người chung quanh? D�! � nhiên ! muốn đối xử tử tế với mọi người, ta phải thành công trong việc hoàn thiện đạo đức trước đã, cũng như đã thoát dần bản ngã bởi công phu thiền định.
Tuy nhiên khi thật sự đối diện ứng xử với con người, bỗng nhiên ta gặp nhiều sự khác biệt vì tâm tình con người rất khác nhau. Ngay cả trong chính chúng ta, sự khác nhau giữa suy nghĩ và hành động cũng là rất đáng kể. Ví dụ, ta khởi lên được suy nghĩ rằng ta sẽ chia sẽ vật chất với ai gặp khó khăn thiếu thốn; nhưng khi thật sự gặp người đang thiếu thốn, ta lại bị một loạt các yếu tố khác tác động khiến ta bị do dự trong việc giúp đỡ họ. Có thể là lúc đó ta không có nhiều tiền lắm, hoặc người đó thiếu phước quá, tâm người đó hẹp hòi quá khiến ta ngần ngại không thương nổi. Hoặc có khi số tiền ta hạn chế mà người cần được giúp thì nhiều hơn, vân vân…
Thực tế không dễ dàng như ta nghĩ, dù ta chỉ muốn làm điều tốt. Nhưng khi đã quyết tâm sống thương yêu tử tế với người thì ta sẽ vượt qua những khó khăn đó để làm được điều tốt đẹp cho con người. Chính những lúc vượt qua khó khăn để sống tử tế với người, ta lại càng có thêm kinh nghiệm đạo lý để nói với người sau.
Rồi trong cuộc sống bình thường, ta phải giải quyết biết bao nhiêu công việc, phải va chạm với biết bao nhiêu con người. Phải giải quyết mọi việc làm sao cho phù hợp với đạo lý Phật dạy từng chút một là cả một trí tuệ và thích thú. Nếu lúc nào ta cũng tỏ ra hiền lành nhẫn nhịn lại có khi sai với đạo lý vì sự cứng rắn đôi khi rất cần thiết. Đó cũng là lý do tại sao chư Tổ đã đưa hìn! h tượn! g Hộ pháp cầm gươm đứng trước cửa chùa. Rồi phải luôn luôn bình tĩnh, không nóng giận, không hơn thua, không tham lam… để nói năng hay xử lý công việc mới có thể đúng với đạo được. Bề dày qua nhiều năm tháng cố gắng xử lý mọi việc đúng với đạo lý khiến cho ta hiểu đạo sâu xa hơn. Đây cũng là một yếu tố làm tăng trưởng nguồn đạo lý của nội tâm ta phong phú hơn.
5. Kinh nghiệm hoằng pháp
Cuối cùng là khi bước ra làm công tác hoằng pháp, ta lại còn nhiều cơ hội để rút tỉa kinh nghiệm. Biết bao nhiêu tình huống, bao nhiêu căn cơ, bao nhiêu nhân duyên khiến cho việc hoằng pháp rất thú vị mà cũng rất phức tạp.
Chỉ riêng đi tìm giáo lý đề tài cho hay đã là khó rồi, ngoài ra ta còn phải đối phó với những sự ganh tị, bất đồng, ngờ vực của nhiều người khác. Chưa kể là thời đại hôm nay các tôn giáo cạnh tranh chiêu dụ tín đồ, sẵn sàng bí mật mưu hại những người ưu tú của Phật giáo.
Phải nói là một người muốn làm sứ giả cho Như Lai phải chịu rất nhiều khó khăn cay đắng. Nhiều năm qua đạo Phật ta chọn cách thức hành đạo ít năng động truyền bá, chỉ lo xoay vào trong. Bây giờ tình hình rất khác, không thể duy trì đường lối cũ nữa.
Khi cuộc sống êm ả thanh bình, mọi người đều hướng về Phật Pháp thì ta chuyên sâu tu tập để tìm sự chứng ngộ tâm linh là đúng; nhưng khi cuộc sống nhiễu nhương, Phật Pháp bị đe dọa bởi các tôn giáo cực đoan, còn rất nhiều người chưa biết đến Phật Pháp thì ta phải chọn lối tu Đại thừa, nghĩa là hiểu rằng việc thúc liễm nội tâm vơí việc giáo hóa chúng sinh chỉ là duy nhất không thể tách rời.
Câu hỏi: Làm sao để có nguồn đạo lý vô tận giáo hóa chúng sinh?
Hoằng Pháp Phần 1 (Đàm Đạo)
HOẰNG PHÁP 3
THỰC HÀNH TIẾP XÚC VỚI ĐỐI TƯỢNG CHUNG QUANH CHÙA
1. Khả năng tiếp xúc trong phạm vi nhỏ là căn bản
Người làm công tác hoằng pháp phải có điều kiện tiên quyết là thương yêu chúng sinh vô hạn, lúc nào cũng mong muốn cho chúng sinh được thấm nhuần Phật pháp. Vì thế, người hoằng pháp phải thường xuyên tiếp xúc với chúng sinh để gieo duyên hóa độ. Có hai dạng tiếp xúc để giáo hóa, đó là xuất hiện trên bục giảng trước số đông, và gặp gỡ nói chuyện với số ít người.
Thường thì việc xuất hiện trên bục giảng đòi hỏi phải có nhân duyên, điều kiện, tổ chức, và không nhiều. Còn việc gặp gỡ với mọi người trong phạm vi nhỏ là điều dễ làm, nhiều cơ hội, và là căn bản của công tác hoằng pháp. Nếu chúng ta thành công mỗi khi tiếp xúc với vài người, khiến cho những người đó hoan hỷ tăng trưởng đạo tâm tức là ta xây đắp nhân duyên hoằng pháp của mình ngày càng lớn mạnh. Ai không thể tiếp xúc thành công trong phạm vi nhỏ thì chưa đủ nhân duyên hoằng pháp lớn.
Thường thì ta nên tổ chức gặp gỡ mọi người bằng cách tổ chức thăm viếng gia đình. Tuyệt đối Tăng Ni sinh không nên tự ý đi ra thăm viếng gia đình cư sĩ. Việc này phải được các vị lãnh đạo tự viện, giám hiệu nhà trường tổ chức, điều phối. Các vị lớn sẽ sắp xếp cho vài ba Tăng hay Ni thành một nhóm; mỗi nhóm sẽ phụ trách thăm viếng bao nhiêu gia đình tùy theo sự phân bố dân cư ở khu vực đó.
Nhờ có vài huynh đệ đi chung như vậy, ta được bảo bọc trong giới luật và thể hiện sự trang nghiêm của người xuất gia. Sau này, có khi ta phải đi một mình vì hoàn cảnh gì đó, ta cũng phải giữ tâm vô nhiễm với mọi chuyện của thế gia! n.
Nếu vì lo sợ ô nhiễm mà ta không dám tiếp xúc để giáo hóa thì ta rơi vào quan điểm Tiểu thừa; nếu tiếp xúc mà bị ô nhiễm thì ta thất bại. Vì vậy, vừa tránh bị rơi vào Tiểu thừa, vừa tránh thất bại, ta phải làm sao tiếp xúc mà không bị ô nhiễm. Ta chỉ đem giáo lý đến cho người mà không nhận đem về những phiền lụy ràng buộc của thế gian. Đây là bản lĩnh của một tu sĩ mà ta phải giữ suốt đời. Nhưng muốn như vậy, ta phải có công phu tu hành thật sự tinh tấn. Một yếu tố quan trọng để giữ tâm vô nhiễm nữa là đạo đức khiên hạ. Tâm khiêm hạ hỗ trợ ta không bị ô nhiễm. Nếu sau vài thành công mà ta kiêu mạn thì ô nhiễm sẽ đến liền. Việc tổ chức thăm viếng các gia đình cư sĩ là một thái độ vừa tích cực của đạo Phật, vừa chứng tỏ rằng đạo Phật không quan liêu, không ở một chỗ để chờ chúng sinh đến với mình. Năng lực hoằng pháp của Tăng Ni cũng bắt đầu từ việc tiếp xúc thăm viếng này.
2. Những gia đình chung quanh chùa
Những gia đình ở chung quanh chùa là một đối tượng rất đặc biệt, và cũng là đối tượng ưu tiên hàng đầu trong việc giáo hóa của người xuất gia. Nếu tất cả những gia đình chung quanh chùa đều được cảm hóa theo Phật thì sẽ tạo nên từng khu vực Phật giáo ấm cúng vững mạnh. Chùa là hạt nhân đoàn kết và những gia đình là các mái ấm thương yêu. Chùa sẽ là nguồn đạo lý giữ gìn phong hóa đạo đức cho cả vùng, và mỗi gia đình là nơi thực hiện các phong hóa tốt đẹp đó. Đôi khi có những xung đột mâu thuẫn giữa con người trong vùng, nhưng có khi chỉ cần chùa hòa giải là xong, không phiền phức tới luật pháp kiện tụng. Trẻ sẽ tới lui với chùa để được học hỏi giáo lý thường xuyên hơn, chia sẽ với cha mẹ gánh nặng giáo dục đạo đức cho trẻ đang lớn.
Mà như thế, chùa cũng lại được bảo vệ bởi những tín đồ thân yêu của mình. Đó chính là thành quách vững chắc xây dựng từ tấm lòng của mọi người.
Vì thế, việc tiếp xúc gặp gỡ để gieo duyên hóa độ với nhưng gia đình cư sĩ chung quanh chùa là một yêu cầu bức thiết của Tăng Ni, nhất là trong tình hình hiện nay các tôn giáo bạn cũng có chủ trương bảo bọc chùa bằng tín đồ của họ. Họ đang siêng năng dẫn dụ các gia đình quanh chùa theo đạo của họ dần dần.
Những gia đình cư sĩ chung quanh chùa cũng rất đa dạng khác nhau. Ta phải phân loại để có phương cách tiếp xúc thích hợp theo từng dạng.
- Gia đình theo Phật:
Đối với những gia đình này đã từ lâu thờ Phật, đi chùa, thì việc ta đến thăm viếng nói chuyện là điều rấ! t hợp lý bình thường, và dễ chịu. Những cuộc thăm viếng như thế làm tăng thêm tình thương mến giữa chùa và gia đình cư sĩ, đồng thời cũng nhắc nhở Phật tử ráng giành thêm thời gian tới lui tu học ở chùa. Thực tế là có những gia đình cư sĩ ở gần chùa mà lâu rồi không sắp xếp đi chùa lễ Phật sám hối, nghe giảng, đôi khi chỉ chạy qua cúng ít gạo, nhang, đậu hủ rồi biến mất. Chính những lần viếng thăm của Tăng Ni sẽ làm họ nhiệt tình với chùa trở lại.
- Gia đình chưa theo Phật:
Ở gần chùa mà chưa theo Phật là lỗi của Tăng Ni. Họ không có duyên nhiều để tự tìm tới chùa học hỏi, mà Tăng Ni cũng không ai tới thăm viếng người láng giềng hờ hững này. Từ nay, Tăng Ni phải quan tâm nhiều đến những gia đình sống gần chùa mà chưa theo Phật này. Chẳng riêng gì Tăng Ni, những Phật tử cũng phải giúp quý Thầy Cô trong việc này, nếu thấy ai ở gần chùa mà chưa biết Phật Pháp thì cũng phải tới lui thăm viếng gây cảm tình và hóa độ.
- Gia đình nghèo:
Lòng từ bi của đạo Phật sẽ thể hiện trước hết đối với những gia đình nghèo ờ chung quanh chùa. Dĩ nhiên chùa không thể nào lo xuể cho những người nghèo như thế, nhưng sự quan tâm, sự thăm hỏi, hoặc quyên góp giúp người nghèo khi bức ngặt cũng là thể hiện của đạo lý. Mọi người nhìn vào sẽ cảm mến đạo đức của chùa từ đó.
- Gia đình giàu:
Nếu gia đình ở gần chùa mà vừa biết đạo vừa khá giả thì sẽ làm tăng thêm sức mạnh cho chùa vì họ sẽ là thí chủ tốt. Chùa phải biết động viên hướng dẫn để họ phụ giúp chùa trong các Phật sự, nhưng đừng nhiều quá làm h�! �� thoái! tâm. Tăng Ni đến thực hành tiếp xúc với các gia đình này phải giữ gìn oai nghi đĩnh đạc để họ có tín tâm.
– Rất nhiều thành phần mà ta không thể phân loại hết, ví dụ người trí thức hay người bình dân, người làm viên chức nhà nước hay dân sự, người có nghề phức tạp hay nghề hiền lành, vân vân…
Nói chung, đứng trên nóc chùa mà mắt ta nhìn thấy bất cứ nóc nhà nào thì ta cứ xếp tất cả gia đình đó thuộc diện chung quanh chùa và phải sắp xếp tiếp xúc thăm viếng để thực hành công tác hoằng pháp. Tăng Ni sinh thực hành công tác thăm viếng tiếp xúc này phải cố gắng xin các vị lớn sao cho để mình có thể thăm được vài gia đình theo nhiều thành phần khác nhau để lấy kinh nghiệm cho phong phú. Nên đi cho gọn trong một ngày để còn thời gian viết bài thu hoạch nộp cho giáo thọ.
3. Gây thiện cảm
Công việc chính của sự thăm viếng chính là nói chuyện đạo lý, nhưng trước hết ta phải chiếm được cảm tình của gia chủ đã. Gây thiện cảm có 2 phương pháp: Đạo và Thuật.
– Thuật có nghĩa là những cách thức lịch sự, những câu nói theo công thức, những hành vi khuôn mẫu có sẵn để làm vui lòng người, mà thiếu một tình thương chân thật. Ví dụ ta mang theo ít quà bánh cho trẻ, mang theo bó hoa cho chủ nhà, hỏi thăm sức khoẻ đúng bài bản, nhưng lòng ta lạnh băng. Đó là thuật. Thuật thì không đem lại kết quả lâu dài. Người tu không nên dùng thuật, mà phải dùng đạo.
– Đạo là những việc làm đem niềm vui cho người phải xuất phát từ tình thương chân thật. Trước khi đi đến gia đình nào, ta phải tìm hiểu sơ qua những đặc tính của gia đình đó về gia thế, kinh tế, hoàn cảnh, số người… Ta có thể chuẩn bị ít quà nho nhỏ nếu có thể, còn nếu Tăng Ni sinh ta nghèo quá thì thôi. Ta lễ Phật cầu gia hộ sao cho ta thương yêu họ, đem đạo lý đến cho họ, và họ được hoan hỷ quý kính Tam Bảo.
Nên cố gắng có cuộc hẹn trước hơn là đến đường đột. Gia chủ sẽ lúng túng và không thoải mái khi tiếp chuyện với ta nếu bị ta viếng thăm thình lình, vì họ còn nhiều việc phải làm đã lên chương trình. Khi đã chọn sẽ viếng thăm ai, ta nên tìm cách báo trước và xin họ cho cái hẹn. Nếu họ hỏi có việc gì, ta trả lời thành thật là chùa thăm viếng một chút để hỏi thăm.
Với những cư sĩ Phật tử thì hầu như rất vui vẻ khi được quý thầy cô ghé thăm. Nhưng với những người chưa phải đạo Phật thì có khi h�! �� cũng không mặn mà việc thầy cô ghé thăm. Có thể họ thoái thác không chịu gặp. Đối với những trường hợp như thế, ta phải nhớ đến công ơn Tam Bảo mà kiên cường bền chí, không nản lòng, quyết độ cho được những người khó độ.
Các tôn giáo bạn hay tổ chức đến thăm đường đột vì sợ hẹn trước bị từ chối. Ta có cách khác khi bị từ chối, là vẫn cám ơn và viết vài chữ trong một cái thiệp gửi thăm hỏi gia đình khó chịu đó. Vài lần như thế thì họ sẽ đổi thái độ và sẽ cho ta gặp. Ai mà kiên nhẫn đến với chúng sinh như thế thì sau này được nhiều thắng duyên trên bước đường hoằng pháp.
Khi đến trước cửa nhà, chuẩn bị bấm chuông, ta nên âm thầm nguyện cho tất cả mọi người biết thương mến nhau. Nhớ tránh giờ cơm vì có khi gia chủ không chuẩn bị cơm để đãi khách, mà để ta ra về lúc đang dọn cơm thì họ ngại.
Khi vào câu chuyện, ta hỏi thăm sức khỏe và vài điều vui vui về gia đình, nhưng đừng giống như công an điều tra hình sự. Nếu ta biết gia đình có điểm đặc biệt nào thì nên chủ động hỏi để gia chủ vui miệng kể cho nghe, ví dụ như con cái đoạt giải thưởng, nhà có con chó đặc biệt, nhà có làm công tác từ thiện, gia chủ là nhà thơ, vẽ tranh vân vân… Có người vui tính tự kể tự nói tùm lum, nhưng cũng có người ít nói, đợi hỏi mới nói, nhưng nếu ta hỏi hoài thì lại giống như điều tra tội phạm.
Điều quan trọng là gia chủ sẽ vui khi thấy ta đồng cảm với họ, quý trọng sở thích của họ, tôn trọng phẩm giá của họ. Nói chung ta phải hỏi han về những vấn đề họ quan tâm. Bất ngờ là có khi từ những vấn đề c�! �a gia ch! ủ, ta lại có dịp đề cập đến đạo lý. Đó là sự khởi đầu tốt nhất.
Lời khen dễ gây được thiện cảm nhất, vì thế, không nên tiếc lời khen ngợi nếu hợp lý. Khen hoài thì lời khen hết giá trị, giống như nịnh, chỉ thích hợp cho những người mất cân bằng tâm lý. Đa phần, người có lòng tự trọng không thích ta khen quá lời. Ta cũng không nên khen những điều có tính thế gian quá, ví dụ như khen kiểu tóc đẹp, khen áo quần model bốc lửa, chiếc xe máy sơn màu rùng rợn… Chỉ nên khen những gì chuẩn mực đứng đắn, ví dụ khen nghệ thuật trang trí nội thất, con cái lễ phép, bức tranh đẹp, bàn thờ tổ tiên độc đáo, vợ chồng gương mặt phúc hậu vân vân…
Nếu có vấn đề gì ta không hài lòng thì chỉ nên tránh né, hoặc thành thật nói rằng chưa am hiểu vấn đề đó lắm, mong sẽ được tìm hiểu thêm.
Nếu đó là gia đình nghèo thì ta cũng nên nghĩ đến phương cách giúp đỡ, khoan nói ra, nhưng để ở trong lòng.
Không nên nhìn chăm chăm vào mắt người đối diện, sẽ gây khó chịu cho người cùng phái, hoặc gây hiểu lầm cho người khác phái. Chỉ nên thoáng nhìn một cách minh bạch vừa đủ rồi nhìn sang chổ khác.
Không nên tranh cãi, tuyệt đối, dù ta biết họ sai trăm phần trăm. Chỉ khi nào họ và ta đã trở nên thân thiết thì ta sẽ quyết tâm sửa chữa những sai lầm của họ. Còn ở bước ban đầu, chưa nên phê bình gì vội.
Tuy ta rất muốn chiếm cảm tình của gia chủ, nhưng vẫn phải giữ phẩm giá của mình, không có vẻ quá cần, không ra vẻ mềm yếu. Quan trọng là lòng ta luôn thương yêu tất cả chúng sinh.
Tùy theo trí tuệ mà ta sẽ có những cách gây được ! thiện c! ảm với gia đình. Đây là năng khiếu riêng, và nhân duyên riêng. Tuy nhiên, là Tăng Ni sinh đang thực hành bộ môn hoằng pháp, ta phải cố gắng hết sức mình.