Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

But Ky Ve Tieu Su G.C.Giucop.html

K.M. Ximônốp

Bút ký về tiểu sử G.C. Giucốp

Mục Lục

Thông tin ebook

Lời người dịch

Phần I Gặp mặt

Phần II Ghi chép những cuộc nói chuyện

Phụ lục

Lời bạt

Thông tin ebook

Tên sách : Bút ký về tiểu sử G.C. Giucốp

Tác giả : K.M. Ximônốp

Dịch giả : Trần Anh Tuấn

Nguồn : http://vnthuquan.net

Convert : Bùi Xuân Huy (santseiya_TVE)

Ngày hoàn thành : 04/03/2007

Lời người dịch


Bút ký về tiểu sử Nguyên soái Liên Xô G.C. Giucốp là những trang bản thảo chưa công bố của nhà văn Liên Xô K.M. Ximônốp mà bạn đọc Việt Nam từng quen biết qua những tác phẩm của ông đã được dịch sang tiếng Việt, như “Người đồng chí cầm súng", “Sống và chết” và đặc biệt là bài thơ "Đợi anh về” do Tố Hữu dịch.
Nhà văn K.M. Ximônốp đã có nhiều dịp tiếp xúc với Giucốp từ những ngày chiến đấu ở Khankhin Gôn cho tới những năm sau chiến tranh. Ông nuôi ý định viết truyện về Giucốp, song rất tiếc là nhà văn chưa kịp thực hiện được mong muốn ấy.
Năm 1968 trước khi qua đời, nhà văn đã trao cho Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô tập bút ký của mình ghi chép những buổi gặp mặt, những cuộc nói chuyện với Giucốp và mong sau này dẫu chỉ là một phần của những ghi chép trong bút ký được phục vụ cho các nhà viết tiểu sử mai sau về nhiều mặt của con người lỗi lạc này.
K.M. Ximônốp tự bạch:
“Tôi cũng là người đã tham gia chiến tranh, một người đương thời, suốt nhiều năm chúng ta được nghe nhiều, đọc nhiều về Giucốp và trước mắt tôi cũng như trước mắt nhiều người khác dần dà hình thành nên dung mạo về nhân cách cao đẹp này.
Cái đó không phải là những tình cảm chủ quan nảy sinh ở những cuộc gặp mặt và nói chuyện riêng, mà khách quan hơn, thông thoáng hơn, gắn với thái độ và những lời đồn thổi của nhân dân Liên Xô có từ hồi chiến tranh vệ quốc, đã công nhận Giucốp là một trong những người anh hùng của dân tộc.
Và vô luận thế ! nào, những tiếng đồn ấy vẫn tiếp tục tồn tại.
Với tôi, Giucốp là người được Xtalin phái tới cứu nguy cho tình thế hiểm nghèo ở Lêningrát trong những ngày cực kỳ khó khăn năm 1941 và rồi lại được triệu tập từ đó trở về Mátxcơva trong cái ngày cũng thật vô cùng nguy nan cho Mátxcơva, cái thời điểm mà vận mệnh thủ đô như đang treo trên sợi tóc.
Tính cách con người ấy bao giờ cũng vững vàng trước ngoại cảnh. Tình thế dẫu thay đổi song Giucốp vẫn đứng vững. Và cái tính cách vững vàng ấy không chỉ là bằng chứng của sức mạnh tinh thần, mà còn là cội nguồn của sức mạnh ấy. Sự ý thức được nghị lực mình không chịu khuất phục trước các tình thế càng làm cho nó vững chãi hơn.
Một phần của ái tình cảm chung đó có mặt trong nhận thức của tôi về nhân cách Giucốp”.
Ông còn nói thêm, ông không phải là nhà viết tiểu sử Giucốp và những ghi chép ở đây cũng chưa phải là tiểu sử, mới chỉ là bút ký về tiểu sử, mới là cách nhìn của một nhà văn về con người hoạt động quân sự kiệt xuất đó
Bút ký lần đầu được đăng toàn văn trên Tạp chí Lịch sử Quân sự Liên Xô năm 1987 gồm có 2 phần:
+ Phần một – GẶP MẶT, gắn với những cuộc gặp và nói chuyện với Giucốp trong các năm 1939-1967, chủ yếu là hồi ức của Giucốp về những sự kiện xảy ra ở vùng Khankhin Gôn. Quy mô tác chiến ở đây chỉ diễn ra trong một khu vực có hạn (40-50 kilômét) và quân số của cụm quân Nhật cũng không tới 10 vạn người. Nhưng ý nghĩa và kết quả của nó thì khó mà đánh giá hết. Vì bài học ở Khankhin Gôn buộc các giới chính trị và quân sự Nhậ! t phải ! từ bỏ âm mưu vượt qua Khankhin Gôn đánh chiếm miền đông Mông Cổ, tiến ra vùng Baican và Chia, tới các đường hầm, chặn đường trục Xibia. Kết quả những trận đánh ở Khankhin Gôn về sau này đã góp phần nhất định tới thái độ dè đặt và thận trọng của Nhật khi Liên Xô bắt đầu chiến tranh với Đức. Nhật đặt vấn đề khi nào quân Đức chiếm được Mátxcơva thì nước Nhật mới tuyên chiến với nước Nga.
+ Phần hai – GHI CHÉP NHỮNG CUỘC NÓI CHUYỆN, ghi lại những ý kiến, những nhận xét, phân tích và đánh giá của Giucốp về nhiều mặt, nhiều vấn đề qua các giai đoạn lịch sử nóng bỏng của cuộc chiến tranh. Từ sai lầm của Xtalin là lúc trước chiến tranh cho rằng đã lái được Hitle đi vào quỹ đạo của mình bằng việc ký kết hiệp ước không xâm lược đến sai lầm của Hitle trong quá trình chỉ đạo chiến tranh. Và sai lầm của Hitle càng làm cho Bộ Tổng tham mưu của chúng sai lầm thêm, bởi Hitle thường làm trở ngại cho Bộ Tổng tham mưu quân Đức không thể thông qua được những quyết định chín chắn và đúng đắn. Từ việc đánh giá những mặt mạnh của quân Đức đến tình trạng không ổn định của bộ đội Liên Xô trong thời kỳ đầu chiến tranh. Do không ổn định nên bộ đội chẳng những đã rút lui mà còn bỏ chạy và lâm vào tình trạng hoang mang.
Bút ký ghi lại những ý kiến của Giucốp đề cập tới những nhà hoạt động có tiếng tăm của Đảng, của Nhà nước và của các lực lượng vũ trang Liên Xô mà Giucốp có điều kiện tiếp xúc và cộng tác qua các thời kỳ. Và cả những "chặng đường thử thách” của Giucốp sau chiến tranh như năm 1946 bị Xtalin gián! g chức ! Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng, ra khỏi Ủy ban Trung ương Đảng. Sau được hồi phục và đến năm 1957 lại bị cách chức Bộ trưởng Quốc phòng, ra khỏi Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương và ra khỏi Ủy ban Trung ương Đảng, trở về nhà.
Trước những thử thách khắc nghiệt ấy, Giucốp đã đấu tranh, đã hành động ra sao để dứt khoát không để mất, không làm hỏng mình, không bỏ mất sức mạnh của ý chí và tự khẳng định mình dẫu tình thế có nặng nề đến đâu.
Bút ký về tiểu sử của Giucốp có thể giúp bạn đọc nhìn nhận theo cách mới một số sự kiện đã qua và đưa ra những sự thật về tiểu sử con người Giucốp mà trước nay chúng ta ít được biết.

Người dịch
TRẦN ANH TUẤN


Phần I
Gặp mặt


Tôi đến Khankhin Gôn (1) hồi tháng 8, lúc các sự kiện sắp kết thúc, vào những ngày tiến công cuối cùng của bộ đội chúng ta. Cụm quân Nhật đang bị bộ đội ta và bộ đội Mông Cổ hợp vây dày đặc trên cồn cát phía đông bên bờ sông Khankhin Gôn. Quân ta đang công phá dữ dội những đồi trọc Rêmidôpxcaia, Pêxchanaia, Bedưmiamania. Đây là những đồi trọc sau cùng còn nằm trong tay quân Nhật.
Tôi biết người chỉ huy cụm quân của bộ đội Liên Xô là Quân đoàn trưởng Giucốp. Đồng chí là một kỵ binh, được điều động từ Quân khu Bêlôruxia tới đây. Ở các đơn vị cũng như ở Bộ biên tập chúng tôi, ai nấy khi nói đến Giucốp đều tỏ lòng kính nể. Dư luận nói rằng đồng chí là một người nghiêm cách và cương nghị và dư luận còn đồn rằng, mặc dù cấp trên có nhiều người đã đến Khankhin Gôn, nhưng Giucốp vẫn có được sự tự chủ, biết tự mình lãnh đạo các hành động quân sự và cũng theo như dư luận thì chính đồng chí là tác giả của kế hoạch hợp vây quân Nhật tại đây. Bởi như dư luận cho biết đã có nhiều kế hoạch đặt ra, song Giucốp vẫn kiên trì giữ vững kế hoạch của mình. Rồi Xtalin và Vôrôsilốp đã phê chuẩn kế hoạch của đồng chí ở Matxcơva.
Sau này khi quân Nhật bị hợp vây đã bị đánh tan, và không gian như thể im ắng, như thể đứng gió trước cơn giông bão thì tôi được nghe một câu chuyện xác nhận những gì mình đã từng nghe trước đây.
Trong tập bút ký của tôi về Khankhin Gôn còn giữ lại những dòng ghi chép sau: "Một hôm đi công tác ghé qua Khamarơ Đaba, lần đầu tiên tôi bắt gặp một cuộc tr! anh luận kịch liệt về tài năng và năng lực trong môi trường quân đội mà cũng phải nói thêm là cuộc tranh luận đã diễn ra khá quyết liệt, giống như vẫn xảy ra trong hàng ngũ các anh em nhà văn chúng tôi. Trong chiến tranh, tôi chưa gặp một cuộc tranh luận nào như thế, nên thoạt đầu có lấy làm sửng sốt.
Trong lúc chờ gặp đồng chí Oóctenbéc (2), hoặc đồng chí Xtápxki, tôi ngồi trong chiếc lều bạt của một cơ quan tham mưu và nói chuyện với các cán bộ chỉ huy, những chiến sĩ kỵ binh. Có một đại tá cộng sự với Giucốp từ hồi còn ở với nhau trong tập đoàn quân kỵ binh nói một cách sốt sắng và nhiệt thành rằng toàn bộ cái kế hoạch hợp vây quân Nhật là kế hoạch của Giucốp. Chính Giucốp đã vạch ra kế hoạch đó còn Xtécnơ không có liên quan. Giucốp thật tài năng, còn Xtécnơ (3) tỏ ra không có gì đặc biệt. Sự việc đúng là như thế bởi đồng chí ấy biết rất chính xác, rằng ngoài Giucốp, không có ai liên quan tới kế hoạch ấy.
Câu chuyện không mang tính cá nhân. Bởi nếu như vậy thì cũng chẳng đáng nhớ làm gì. Đồng chí đại tá nói thật say sưa và chân thành như vốn dĩ vẫn thường xảy ra trong các câu chuyện riêng của chúng tôi, hồi còn là những môn đệ của Viện Văn học. Khi có ai đó đứng ra kiên quyết bảo vệ tài năng của các nhà thơ và nhà giáo mình yêu mến, thì đồng thời cũng ráng sức làm cho nhà thơ và nhà giáo mà mình yêu quý trội hơn hẳn những người khác".
Một tuần lễ sau, tôi được gặp Giucốp. Đây là lần gặp đầu tiên vào một buổi sáng, sau khi được hẹn từ đêm hôm trước, nhưng lại rơi vào thời điểm gần cuối của một trận đánh chố! ng nhữn! g đơn vị quân Nhật mới được điều động tới. Lần này tôi dẫn ra đây đoạn trích trong tập ghi chép ở Khankhin Gôn của tôi.
Ngày hôm nay, tôi cùng với Oóctenbéc, Lapin và Khaxrevin (4) đến chỗ Giucốp. Oóctenbéc muốn biết theo ý kiến Giucốp thì những tin tức về cuộc tiến công sắp tới của quân Nhật có khả năng hiện thực như thế nào và chúng ta cần định hướng ra sao trên báo chí.
Bộ tham mưu vẫn đóng tại Khamarơ Đaba như trước đây. Song căn hầm của Giucốp có vẻ mới như mới làm xong hôm qua hoặc hôm kia, bởi lẽ những khúc gỗ đẽo còn tươi, rất sạch và gỗ tốt. Lối vào có hành lang hẹp, được che rèm, trong kê được cả chiếc giường thay cho tấm ghế ngựa.
Gìucốp ngồi sau bàn kê ở một góc hầm tựa như văn phòng làm việc. Có lẽ đồng chí ấy mới đi tắm về nên da dẻ hồng hào, không có áo khoác ngoài, mặc chiếc áo sơ mi bằng vải bông vàng bỏ trong chiếc quần chít ống. Bộ ngực nở rộng làm căng phồng áo. Vóc người đồng chí tầm thước, song khi ngồi lại thấy có vẻ to cao.
Oóctenbéc mở đầu câu chuyện. Chúng tôi ngồi xung quanh. Giucốp im lặng. Lapin vốn nóng lòng và hay bắt bẻ nên đưa ra những câu hỏi. Song Giucốp vẫn im lặng, ngó nhìn chúng tôi và theo tôi thì đồng chí ấy như đang suy nghĩ đến cái gì khác.
Vào lúc đó có một cán bộ trinh sát bước vào mang theo báo cáo. Giucốp đọc lướt qua rồi nhìn người cán bộ trinh sát với ý không vừa lòng và chậm rãi nói:
– Con số 6 sư đoàn trong báo cáo là các anh nói sai. Ở đây chúng tôi chỉ ghi có 2. Số còn lại là các anh bịa ra. Để giữ thể diện hay sao?
– Họ làm ăn như thế đấy! –! ; Giucố! p quay sang Oóctenbéc nói và không để ý tới người cán bộ trinh sát.
Một sự im lặng bao trùm.
– Tôi có thể rời khỏi đây? – Người cán bộ trinh sát hỏi.
– Đồng chí đi đi và chuyển lời của tôi đến chỗ các đồng chí rằng đừng có hão huyền. Nếu các đồng chí chưa nắm được, thì cứ trung thực để lại những chỗ còn bỏ trống đó chứ đừng huyễn hoặc tôi về những sư đoàn Nhật không tồn tại trên thực tế bằng cách thêm các con số vào cái chỗ trống ấy.
Khi người cán bộ trinh sát đi khỏi, Giucốp nhắc lại:
– Họ làm ăn như vậy đấy. Những trinh sát viên ấy. – Rồi quay sang Lapin và nói:
– Đồng chí hỏi liệu có xảy ra chiến tranh phải không?
Lapin vội nói là mình hỏi như vậy không phải vì tò mò, đồng chí ấy sẽ cùng với Khaxrevin dự định sắp rời khỏi đây ở phía đông này để sang phía tây. Ở đấy chắc chắn sẽ xảy ra nhiều sự kiện. Nhưng nếu tới đây sẽ xảy ra sự gì đó ở đây thì họ sẽ không đi nữa. Chính vì vậy mà đồng chí ấy muốn hỏi.
– Tôi không biết. – Giucốp nói vẻ hơi lạnh lùng. Rồi đồng chí ấy lại nhắc: – Tôi không biết, tôi nghĩ bọn chúng muốn dọa chúng ta.
Ngưng một lát đồng chí nói thêm:
– Tôi nghĩ là sẽ không có gì ở đây. Riêng tôi nghĩ như thế. – Đồng chí nhấn mạnh chữ "riêng" như thể muốn tách mình ra khỏi ai đó có thể nghĩ khác.
– Tôi nghĩ, các đồng chí có thể đi được. – Giucốp nói như muốn thu gọn câu chuyện.
Ấn tượng ban đầu còn khắc sâu trong ký ức tôi về Giucốp là như thế. Ấn tượng ấy còn lưu lại đậm nét hơ! n ở l�! �n sau, qua 5 năm rưỡi tôi lại được gặp Giucốp vào cái hôm Câyten Xtumphơ, Phriđebốc bay tới Béclin để ký văn bản đầu hàng không điều kiện của quân đội Đức.
Thế nhưng, những ấn tượng vào tháng 5 năm 1945, tôi sẽ nói sau. Còn bây giờ tôi nói đến cuộc gặp mặt Giucốp sau chiến tranh vào hồi tháng 10 năm 1950.
Tôi gặp Giucốp lần này thật hoàn toàn ngẫu nhiên trên mảnh đất Kixlôvôtxki chật hẹp, đông người. Tôi được biết đồng chí ấy đang chỉ huy Quân khu Uran và đang nghỉ dưỡng sức tại đây. Giucốp không mặc quân phục, song bộ thường phục của đồng chí mặc cũng vẫn gợi cho ta thói quen hình dung như là bộ quân phục.
Tôi biết Giucốp không thể nhận ra, nên tự giới thiệu là tôi đã có dịp gặp đồng chí ở Khankhin Gôn.
– Đúng, tất nhiên rồi. – Giucốp nói – Tôi nhớ sau này chúng ta lại cũng đã có dịp gặp nhau hồi còn chiến tranh.
Cái đó cũng là khuyết tật tự nhiên của trí nhớ, bởi đồng chí ấy hình dung tôi cũng giống như nhiều phóng viên quân đội khác đã có mặt ở chỗ đồng chí ngoài mặt trận.
Tôi buộc phải đáp lại, rằng mình không được cái may mắn ấy. Trong suốt cuộc chiến tranh, từ đầu chí cuối tôi chưa lần nào được gặp mặt đồng chí.
Tôi đề nghị với đồng chí dành cho tôi một ít thời gian để thỏa mãn một số câu hỏi của tôi về Khankhin Gôn; bởi tôi đang thai nghén viết cuốn tiểu thuyết nói đến những nhân vật từng tham gia trong các sự kiện này.
Giucốp khựng lại một lát. Tôi hiểu trong những năm này, sau khi đồng chí rời khỏi cương vị Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng, thể trạng tinh thần c�! ��a đồ! ng chí không được thanh thản. Thậm chí tôi còn hình dung lúc này đồng chí ấy như không muốn nói với tôi cả về Khankhin Gôn, cả về bản thân mình. Song im lặng một lúc đồng chí nói:
– Được.
Và chúng tôi liền hẹn nhau thời gian và địa điểm gặp mặt. Chúng tôi gặp nhau được hai lần, mỗi lần khoảng mấy tiếng đồng hồ. Có một lần lúc gặp mặt có thêm hai người nữa là Oócgiơnikitde và Ginaiđa Côngxtantinốpna. Bà ta cũng đang nghỉ tại nhà điều dưỡng.
Cả hai buổi nói chuyện với Giucốp, tôi đều ghi chép lại hết.
Khi nhớ lại Khankhin Gôn, Giucốp bắt đầu từ đoạn cuối từ những quy mô thất bại của bọn Nhật Bản.
– Tôi còn nhớ chúng tôi đã từng đi qua vùng sông Khankhin Gôn ra sao. Hồi ấy quân Nhật đang cố thoát khỏi vòng vây của Sư đoàn 57 của chúng ta, chúng đã bỏ lại biết bao xác chết, khiến đêm tối đi ngoài bãi chiến trường mà xương cốt cứ lạo xạo dưới bánh xe. Mùi hôi thây người xông lên đến dễ sợ… Đồng chí còn nhớ chứ, sau khi đàm phán, bọn chúng đã tổ chức đi thu xác những tên đã bị gục ngã trong vòng vây ra sao không? Thấy được cái xác nào, chúng liền vội lấp đất ngay và coi như xong…
Sau đó, đồng chí lại trở về câu chuyện với những sự kiện hồi đầu tháng 7 năm 1939, khi đồng chí mới đến Khankhin Gôn và bước vào chỉ huy.
Ngay hồi còn ở Khankhin Gôn, tôi đã được nghe nhiều về những sự kiện này, về trận đánh Bain Xagan (5) hoặc như ngày ấy thường nói là trận quyết chiến Bain Xagan, về những thắng lợi to lớn đầu tiên của ta sau một tháng rưỡi chiến đấu. Trận đấu diễn ra vào thời điểm th�! �t khó k! hăn đối với chúng ta. Quân Nhật sử dụng những lực lượng lớn bộ binh và pháo binh vượt sang bờ phía tây sông Khankhin Gôn nhằm chia cắt các đơn vị của ta đang tiếp tục chiến đấu ở bờ bên này sông.
Còn về phía chúng ta ở gần đấy, trên đường tiếp cận lại không có bộ binh và pháo binh để kháng cự lại. Lúc này chỉ có lữ đoàn xe tăng và lữ đoàn xe bọc thép đang hành quân là có thể kịp điều động tới. Mà hồi đó theo quy định trong điều lệnh quân sự, nếu không có bộ binh chi viện thì xe tăng và xe bọc thép không được tiến công.
Đứng trước tình thế đó, tình thế rất hiểm nghèo, Giucốp đã nhận hết trách nhiệm về phần mình, quyết tung lữ đoàn xe tăng và xe bọc thép tiến công vào quân địch trong hành tiến.
Và Giucốp đã tự nói về sự kiện này qua 11 năm sau: ở Bain Xagan, chúng ta bị lâm vào một tình thế bất lợi, bộ binh bị rớt lại sau. Trung đoàn của Rêmidốp còn bị chậm tới một chặng đường. Sư đoàn 107 của quân Nhật đã đổ bộ sang bờ bên này, bên bờ chúng ta. Chúng bắt đầu vượt sông lúc 6 giờ tối và đến 9 giờ sáng thì kết thúc. Chúng đã tràn sang 21.000 quân, chỉ một ít quân ở thê đội hai còn bị chậm trễ ở lại bờ bên kia. Chúng đã kéo được sư đoàn sang và đang tổ chức phòng ngự chống tăng cả hai mặt: thụ động và tích cực. Một là, bộ binh của chúng khi sang bờ bên này, lập tức đào ngay các hào chống tăng kiểu vòng tròn. Đồng chí chắc còn nhớ. Và hai là, chúng đã kéo theo cả toàn bộ số pháo chống tăng, trên 100 khẩu, tạo nên mối uy hiếp các đơn vị ta ở bên này và buộc chúng ta phải bỏ lại cái căn cứ bàn đạp bên sôn! g Khankhi! n Gôn. Tất cả hy vọng của chúng ta lại trông vào nó, trông vào cái căn cứ bàn đạp ấy. Nghĩ tới sau này sẽ như vậy, nên không thể nào bỏ qua được. Tôi hạ quyết tâm sử dụng lữ đoàn xe tăng của Iacốplép tiến công vào quân Nhật. Tôi biết không có bộ binh chi viện, lữ đoàn sẽ bị tổn thất nặng, nhưng chúng tôi đi tới quyết định này một cách có ý thức.
Lữ đoàn của Iacốplép là một lữ đoàn mạnh, có khoảng 200 xe đã triển khai và tiến quân. Lữ đoàn bị thiệt hại rất nặng trước hỏa lực pháo binh của Nhật nhưng tôi nhắc lại, là chúng tôi đã chuẩn bị sự tổn thất ấy Một nửa quân số của lữ đoàn bị hy sinh và bị thương, số xe cũng bị mất đến một nửa, thậm chí hơn cả một nửa. Các lữ đoàn xe bọc thép chuẩn bị cho tiến công bị thiệt hại nặng hơn. Xe tăng bốc cháy trước mắt tôi. Trên một địa đoạn triển khai 36 chiếc xe tăng và chẳng bao lâu 24 chiếc bị bốc cháy. Nhưng ngược lại, chúng tôi đã đánh tan sư đoàn quân Nhật, đã xóa sổ chúng.
Khi mọi sự bắt đầu, tôi đang ở Tamxắc Bulắc. Tôi được thông báo tại đây là quân Nhật đã vượt sông. Tôi lập tức gọi điện thoại tới Khamarơ Đaba và ra lệnh: "Lữ đoàn xe tăng của Iacốplép bước vào chiến đấu". Lữ đoàn còn phải vượt một chặng đường tới 60-70 kilômét và đã chạy theo đường thẳng qua thảo nguyên, rồi bước vào chiến đấu.
Lúc mới tạo nên tình thế nặng nề và khi quân Nhật tiến tới bờ sông ở Bain Xagan, Culích (6) yêu cầu phải rút pháo binh ra khỏi căn cứ bàn đạp mà ta còn chiếm giữ. Tôi trả lời đồng chí: Nếu vậy, thì đồng chí cần yêu cầu rút hết tất cả kh�! �i căn c! ứ bàn đạp, rút cả bộ binh, tôi sẽ không để lại bộ binh ở đây mà không có pháo binh. Pháo binh là nòng cốt của phòng ngự và sự thể sẽ ra sao nếu như chỉ có bộ binh ở lại một mình? Đã vậy, cần rút hết. Nói chung, tôi không nghe theo. Tôi từ chối thi hành mệnh lệnh này và báo cáo về Matxcơva rằng tôi thấy nếu cho pháo binh rút ra khỏi căn cứ bàn đạp là không hợp lý. Và cấp trên đã chấp thuận quan điểm ấy.
Kể xong chuyện về Bain Xagan, Giucốp bỗng nhắc tới thiếu tá Rêmidốp, rằng trung đoàn của đồng chí ấy đã phải vượt một chặng đường rất xa để kịp bước vào chiến đấu trong ngày hôm ấy.
– Đồng chí có biết Rêmidốp? – Giucốp hỏi. Tôi nói, tôi chưa được gặp Rêmidốp khi còn sống, chỉ được nghe tiếng về đồng chí ấy.
– Thật là một con người tốt, một cán bộ chỉ huy tốt. – Giucốp nói – Tôi quý mến đồng chí ấy và thích đi đến chỗ đồng chí ấy. Có lúc đã ghé qua uống trà. Rêmidốp là con người dũng cảm. Song lại bị chết một cách khờ khạo, lúc đang nói điện thoại. Đồng chí ấy bố trí đài quan sát của mình không hay. Địa hình thì trống trải. Đang nói điện thoại, một viên đạn đã xuyên thẳng vào tai ngay tại đài quan sát.
Có câu chuyện về Rêmidốp như sau: Khi quân ta bao vây quân Nhật, đồng chí đã cùng trung đoàn lao lên phía trước, đột nhập sâu vào bên trong. Quân Nhật lập tức tung ra những lực lượng lớn đón đánh. Chúng tôi liền điều ngay lữ đoàn xe bọc thép tới đấy. Lữ đoàn từ hai phía tiếp cận tới các đơn vị của Rêmidốp và chặn đường tiến quân của địch (lúc này Giucốp đưa tay làm hiệu! lữ đo! àn xe bọc thép đã chặn đường quân địch). Nhờ vậy mà Rêmidốp có thể rút ra được an toàn. Qua chuyện này, có ai đó gửi thư tố giác về Matxcơva, đề nghị truy tố Rêmiđốp về những hành động tùy tiện và vân vân… Song tôi cho rằng, có cái gì mà truy tố đồng chí ấy. Tôi hài lòng về con người ấy, những con người hăng hái xông lên phía trước. Thử hỏi là cán bộ chỉ huy mà trong chiến đấu không tiến, không lui, không sang trái, không rẽ phải, không thể tự mình quyết định một cái gì hết, thì sẽ ra sao? Thế là tôi đề nghị ngược lại, đề nghị khen thưởng Rêmidốp. Song hồi ay truy tố cũng không truy tố, mà khen thưởng thì cũng không khen thưởng. Sau này khi đồng chí hy sinh mới được truy tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô.
Lữ đoàn trưởng Iacốplép, chỉ huy lữ đoàn xe tăng cũng là một người rất dũng cảm và một cán bộ chỉ huy tốt Song đồng chí hy sinh cũng thật vô lý.
Một cụm quân Nhật, chừng 300 tên đột phá vào khu vực trung tâm vượt sông của chúng tôi, bọn chúng không nhiều nhưng cũng tạo nên mối uy hiếp tới việc vượt sông. Tôi lệnh cho Pôtapốp và Iacốplép có trách nhiệm phải tiêu diệt cụm quân này. Các đồng chí tập hợp bộ binh, tổ chức tiến công. Iacốplép nhảy lên xe tăng và chỉ huy trên xe tăng, một xạ thủ Nhật đã ngắm bắn, kết liễu cuộc sống của đồng chí, một cán bộ chỉ huy chiến đấu rất tốt.
Quân Nhật trong thời gian này chỉ có một lần dùng xe tăng luồn vào đánh chúng tôi. Chúng tôi được tin lữ đoàn xe tăng của chúng tiến ra mặt trận. Sau khi chuẩn xác tình hình, chúng tôi cho bố trí pháo binh trên hướng duy nhất xe tăng có thể đi ! lại đ�! �ợc – trên hướng giữa, trong khu vực Nômôn Khan Buốc Ôbô. Và quân Nhật đã triển khai, tiến quân theo đúng hướng đó. Các pháo thủ chúng ta nã pháo vào chúng. Tôi trực tiếp nhìn thấy trận chiến đấu này. Chúng ta đã bắn cháy và tiêu diệt khoảng 100 xe tăng. Chỉ có một chiến không bị hư hại và quay trở lại. Các pháo thủ gọi điện: "Đồng chí Tư lệnh, đồng chí thấy không các xe tăng Nhật đang bốc cháy?". Tôi đáp lại: "Tôi thấy… thấy… Một chiếc, hai chiếc,…". Tất cả các cán bộ chỉ huy pháo binh đều gọi điện thoại, tất cả đều như muốn khoe là họ đang bắn cháy những chiếc xe tăng ấy. Thực ra, quân Nhật không có những xe tăng đáng được gọi cái tên ấy. Các xe tăng chui vào lữ đoàn này có một lần mà về sau không thấy một chiếc xe tăng nào hoạt động nữa. Còn những chiếc máy bay bổ nhào của Nhật không tồi, mặc dù họ ném bom phần lớn ở độ khá cao. Pháo cao xạ của họ tốt. Bọn Đức cũng đã đem pháo cao xạ của họ ra thử sức ở đây cùng với quân Nhật trong các điều kiện chiến đấu.
Quân Nhật tung ra một lực lượng chủ yếu tới 2 sư đoàn bộ binh chống lại chúng ta. Nhưng cũng cần nhớ là, một sư đoàn quân Nhật trong thực tế về quân số tương đương một quân đoàn bộ binh của chúng ta, bởi chúng có tới 21.000 lưỡi lê, đội ngũ cán bộ chỉ huy có tới 3.600 người. Nên cũng có thể nói Khankhin Gôn có tới 2 quân đoàn bộ binh đánh vào chúng ta, ngoài ra còn những trung đoàn độc lập, các đội lính cảnh vệ, lính đường sắt.
Khi chuyển hồi ức sang việc đánh giá các sự kiện ở Khankhin Gôn, Giucốp nói:
– Tôi nghĩ đứng về cả! hai phí! a thì đây là những trận trinh sát chiến đấu lớn. Một cuộc thăm dò lớn, điều quan trọng đối với quân Nhật hồi đó là thăm dò xem chúng ta có thể chiến đấu với họ được không. Kết quả những trận chiến đấu ở Khankhin Gôn về sau này được góp phần quyết định ít nhiều tới thái độ dè dặt của chúng khi chúng ta bắt đầu chiến tranh với quân Đức.
Tôi nghĩ rằng, nếu ở Khankhin Gôn công việc của chúng tiến triển thuận lợi, chúng sẽ tiếp tục triển khai tấn công. Kế hoạch của chúng còn đi xa hơn nữa, nhằm đánh chiếm miền đông Mông Cổ, tiến tới vùng Baican và Chita, tới các đường hầm, chặn đường trục Xibia.
Việc cung cấp của chúng ta ở Khankhin Gôn gặp nhiều khó khăn, từ ga Bôrôdia tới đây khoảng 700 kilômét. Còn quân Nhật có 2 trạm cung cấp ở gần hơn: trạm Khaila cách 100 kilômét và trạm Khalun Ácsan 30 kilômét. Nhưng khi về cuối chiến sự Khankhin Gôn, các nhà hoạt động quân sự ở Khankhin Gôn hiểu ra rằng, với trình độ trang bị quân đội của chúng hồi đó, chúng không thể đánh thắng chúng ta, mặc dù các sư đoàn chính quy của Nhật chiến đấu tốt. Phải thừa nhận rằng, đây là những đơn vị bộ binh đánh tốt, những người lính đánh tốt.
Nói về sự kiên cường của binh lính Nhật, lúc dẫn ra mấy ví dụ, Giucốp nhún vai tỏ ý không hài lòng nói:
– Nói chung, chúng ta thấy xu hướng ấy không đúng. Tôi mới đọc ở đây một cuốn tiểu thuyết miêu tả Hitle lúc đầu chiến tranh cũng giống như lúc cuối chiến tranh. Như ai cũng biết, lúc cuối chiến tranh khi mọi việc rối tung, đổ vỡ, Hitle thực sự khác hẳn, thực sự tỏ ra là một kẻ thấp hèn. Nhưn! g Hitle c! ũng đúng là một nhà chỉ huy quân sự mạnh, một kẻ thù xảo quyệt, man rợ. Lấy những người Đức ra mà nói, ta thấy họ nhìn nhận Hitle cũng khác nhau, không phải bao giờ cũng một cách. Thời kỳ đầu, họ khâm phục Hitle. Chiến thắng nối tiếp chiến thắng, uy tín của Hitle càng lớn.
Lấy thái độ của Bộ chỉ huy quân sự Đức đối với Hitle mà xem xét, ta cũng thấy họ có thái độ khác nhau trong các giai đoạn. Song nếu chúng ta hình dung Hitle lúc mới bắt đầu chiến tranh cũng chỉ là một tên ngu xuẩn thì như vậy là tự mình hạ thấp những chiến công của mình. Chúng ta biết ai đã quật ngã hắn? Một tên ngu ngốc ư? Mà trong khi đó thì chính chúng ta phải đương đầu với một kẻ thù nguy hiểm, đáng sợ. Phải thể hiện như vậy và cần thể hiện như thế…
Những ghi chép của tôi trong năm 1950 về những sự kiện ở Khankhin Gôn do Giucốp cho biết có thế thôi, nhưng sau này vào những năm khác, lúc nói về chủ đề khác, đồng chí lại nhớ đến các sự kiện ở Khankhin Gôn.
Trong một cuộc nói chuyện vào mùa thu năm 1965, Giucốp lại nhắc đến Khankhin Gôn, nói về những mặt đúng và những mặt không đúng của chúng ta trong các đánh giá về quân địch.
– Quân Nhật chiến đấu quyết liệt. Tôi phản đối những ý kiến nhận xét cho là quân địch tồi. Cái đó không hẳn là coi thường địch, không hẳn là đánh giá thấp địch, mà là đánh giá thấp chính bản thân ta.
Quân Nhật chiến đấu quyết liệt, chủ yếu là bộ binh. Tôi nhớ buổi hỏi cung quân Nhật ở vùng Khankhin Gôn. Chúng bị bắt làm tù binh trong một bãi lau sậy. Chúng cứ ngồi lì tại đấy cho muỗi ăn thịt. Tôi hỏi chúng:! "Tại ! sao các anh cứ ngồi lì đấy cho muỗi tha hồ đốt?". Bọn chúng trả lời: "Chúng tôi được lệnh phải ngồi đấy để canh gác và không được động đậy làm rung rinh lau sậy Chúng tôi đã ngồi im như thế". Quả là đơn vị đã bố trí cho chúng phục tại đây, rồi sau này bỏ quên chúng.
Tình hình thay đổi, tiểu đoàn của chúng được lệnh rút lui, song chúng vẫn cứ ngồi đấy không động đậy cho tới ngày thứ hai, cho tới lúc chúng bị bắt. Muỗi ở đầm lầy thịt chúng đến sống dở chết dở, nhưng chúng vẫn tiếp tục thực hiện mệnh lệnh. Hành động ấy đúng là những người lính chân chính. Dẫu muốn hay không, tôi cũng khâm phục họ.
Tiếp tục nói về chuyện này, giống như năm 1950, Giucốp lại bắc cầu từ chiến tranh chống Nhật sang chống Đức.
– Tôi còn nhớ một tù binh Đức hôm hỏi cung ở Ennhia. Đó là một trong những tên lính xe tăng đầu tiên bị bắt làm tù binh. Hắn ta còn trẻ, đẹp, dong dỏng cao, tóc vàng, trông tựa như Nibéclun, khiến tôi gợi nhớ tới bức tranh "Nibéclun" trong phim ảnh được xem vào những năm 1920. Nói gọn, là một mẫu vật. Tôi bắt đầu hỏi cung. Hắn trả lời hắn là lính thợ máy, lái xe tăng đại đội X, tiểu đoàn Y của một sư đoàn xe tăng. Tôi hỏi tiếp những câu khác. Hắn không trả lời.
"Tại sao anh không trả lời". Im lặng. Sau đó, hắn ta nói:
"Ngài là một quân nhân ngài phải hiểu tôi cũng là một quân nhân và tôi đã trả lời ngài tất cả những gì phải trả lời, rằng tôi là ai thuộc đơn vị nào. Ngoài ra tôi không thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào khác, bởi tôi đã tuyên thệ. Và ngài khi biết tôi là một quân nhân thì cũng k! hông nê! n hỏi tôi, không nên yêu cầu tôi phải vi phạm nghĩa vụ, làm mất danh dự mình".
Tới lúc đó, tôi hỏi hắn ta rằng hắn có biết đang nói chuyện với ai?
Không, hắn không biết. "Đồng chí hãy phiên dịch cho hắn biết tôi là Đại tướng Giucốp". Nghe xong, hắn đáp: "Tôi không biết ngài. Tôi chỉ biết các tướng lĩnh của mình. Tôi không biết tướng lĩnh các ngài".
Cừ thật! Một tên xấc xược thật hiếm. Nhưng lẽ nào lại không khâm phục hắn ta? Không thể không khâm phục.
Tôi nói với hắn ta: "Nếu anh không trả lời, chúng tôi sẽ xử bắn và hết". Hắn hơi tái mặt, song không chịu quy hàng. Hắn nói: "Các ngài cứ bắn nếu các ngài muốn hành động một cánh hèn hạ đối với một tù binh tay không. Các ngài hãy bắn đi. Tôi hy vọng các ngài sẽ không làm như vậy. Vô luận thế nào tôi cũng không trả lời gì hơn những gì đã trả lời".
Sau này, khi báo cáo cho Xtalin về chiến dịch Ennhia, tôi có kể cho Xtalin nghe chuyện tên tù binh này. Tôi đã minh họa lại và góp ý kiến, rằng chúng ta phải biết đến những tên lính Đức mà chúng ta đang phải đương đầu. Phải biết được tình hình đó và phải đánh giá cho rõ ràng. Bởi sự đánh giá này có quan hệ chặt chẽ tới những tính toán và kế hoạch đặt ra.
Chuyện tuy nhỏ, song chúng ta vẫn phải tính đến khi đánh giá địch và cả bản thân chúng ta. Khi lập kế hoạch chiến dịch, cần đánh giá tới trạng thái tinh thần, trình độ ý thức kỷ luật và sự tôi luyện của binh lính địch. Không đánh giá đúng mức hết những cái đó sẽ khó tránh khỏi những khuyết điểm và sai lầm.
Năm 1950, Giucốp nói ngắn, không đi vào chi tiết về ! sự bổ! nhiệm của mình tới Khankhin Gôn. Lần này, đồng chí kể lại tỉ mỉ hơn.
– Sau này, các đồng chí mới kể cho tôi biết, chuyện tôi được điều động đến Khankhin Gôn. Vào tháng 5, tháng 6 chúng ta bị những thất bại ban đầu. Khi thảo luận vấn đề này với Vôrôsilốp (7), lúc có mặt Timôsencô (8) và Pônômarencô (thời gian ấy là Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Bêlôruxia), Xtalin hỏi Vôrôsilốp: "Ai đang chỉ huy bộ đội ở Khankhin Gôn?" – Lữ đoàn trưởng Phéclencô – "Vậy Phéclencô này là ai? Đồng chí ấy tỏ ra như thế nào?" – Xtalin hỏi. Vôrôsilốp nói, lúc này khó có thể trả lời được chính xác câu hỏi ấy. Bản thân tôi không biết Phéclencô và cũng không biết đồng chí ấy ra sao. Xtalin không hài lòng nói: "Vậy là thế nào? Những con người ấy đang chiến đấu, mà cậu lại không nắm được ở chỗ cậu là ai đang chiến đấu, ai đang chỉ huy bộ đội? Cần phải cử người khác đến đấy để uốn nắn lại tình hình và có khả năng hành động một cách chủ động. Mà không phải chỉ có thể uốn nắn tình hình, mà còn phải đè bẹp quân Nhật". Timôsencô nói: "Tôi xin được đề cử – Quân đoàn trưởng kỵ binh Giucốp". "Giucốp… Giucốp – Xtalin nói – Tôi có nhớ đến cái tên này". Lúc ấy, Vôrôsilốp mới nhắc cho Xtalin nhớ lại: "Giucốp chính là người mà năm 1937 đã gửi cho đồng chí và cho tôi bức điện, nói rằng quy trách nhiệm về đảng cho đồng chí ấy là không công bằng". "Được, song sự việc kết thúc ra sao?", Xtalin hỏi. Vôrôsilốp nói sau này tìm hiểu việc buộc tôi trách nhiệm về đảng cho Giucốp là không có cơ sở gì hết.
Timôsencô đ! ề cập! tới những mặt mạnh của tôi và nói, Giucốp là một người kiên quyết, có thể làm trọn được nhiệm vụ. Pônômarencô cũng xác nhận để hoàn thành nhiệm vụ này sự đề cử ấy là đúng.
Thời gian này tôi là Phó tư lệnh Quân khu Bêlôruxia đang đi công tác dã ngoại. Tôi được gọi đến máy nói và nhận được thông báo: ngày mai phải có mặt ở Matxcơva. Tôi bèn gọi điện tới chỗ đồng chí Xuxaicốp. Lúc này đồng chí ấy là ủy viên Hội đồng quân sự Quân khu Bêlôruxia. Dẫu thế nào thì năm nay vẫn là năm 1939, tôi nghĩ, việc triệu tập như thế có nghĩa gì?
Tôi hỏi: "Đồng chí có nắm được lý do triệu tập không?".
Đồng chí ấy trả lời: "Tôi không nắm được. Chỉ biết có một điều: buổi sáng cậu phải có mặt ở phòng tiếp khách của Vôrôsilốp".
Đến Matxcơva, tôi được lệnh phải bay tới Khankhin Gôn. Ngày hôm sau, tôi đáp máy bay tới đó.
Mệnh lệnh giao cho tôi lúc ban đầu có như thế này:
"Phân tích tình hình, báo cáo những biện pháp thi hành, báo cáo những đề nghị của mình".
Tới nơi tôi phân tích tình hình, báo cáo những biện pháp đặt ra và những kiến nghị của mình. Trong một ngày tôi nhận được hai bức điện mật mã liên tiếp. Bức thứ nhất: Đồng ý những kết luận và đề nghị của tôi. Còn bức thứ hai: Tôi được bổ nhiệm thay Phéclencô làm Tư lệnh Quân khu đặc biệt ở Mông Cổ.
Trong một câu chuyện khác cũng vào mùa thu năm 1965, Giucốp đề cập tới những cán bộ chỉ huy cấp trên có quan hệ với đồng chí ở Khankhin Gôn. Và tôi cũng sẽ nói tới tình cảm đáp lại sự việc ở phía dưới, trong hàng ngũ cán bộ cấp dưới. Còn bây giờ! chính G! iucốp nói về những việc này:
– Sang ngày tiến công thứ ba của chúng ta vào hồi tháng 8, quân Nhật trụ lại bên sườn phía bắc cao điểm Palét và tiến trình có bị kìm lại, tôi có cuộn nói chuyện với G.M. Xtécnơ. Xtécnơ có mặt tại đây và theo lệnh của trên vai trò của đồng chí ấy là Tư lệnh Phương diện quân Dabaican, có nhiệm vụ bảo đảm hậu phương của chúng tôi, bảo đảm mọi thứ cần thiết cho cụm quân do tôi chỉ huy. Trường hợp nếu chiến sự lan sang các khu vực khác, mở rộng thành chiến tranh thì cụm quân của tôi theo quy định của cấp trên sẽ trực tiếp nằm trong biên chế thuộc quyền Phương diện quân đồng chí ấy. Nhưng chỉ trong trường hợp ấy. Còn lúc này thì chúng tôi hoạt động độc lập, do Matxcơva trực tiếp chỉ đạo.
Xtécnơ đi đến chỗ tôi và góp ý đừng làm quá, mà nên dừng lại tích lũy thêm lực lượng trong vòng 2, 3 ngày để mở những mũi đột kích tiếp sau rồi sau đó mới tiếp tục hợp vây quân Nhật. Đồng chí nói rõ thêm, nên giảm tốc độ chiến dịch, ta đang bị thiệt hại nặng, nhất là ở phía Bắc. Tôi trả lời đồng chí ấy, rằng chiến tranh là chiến tranh và trong chiến tranh không thể không có thiệt hại và những thiệt hại ấy có thể là những thiệt hại nặng, nhất là khi ta phải đương đầu với một kẻ địch ác liệt và nguy hiểm như quân Nhật. Nhưng nếu như lúc này vì những thiệt hại ấy và vì những sự phức tạp nảy sinh trong tình huống, chúng ta đem hoãn việc thực hiện kế hoạch đề ra ban đầu tới 2, 3 ngày thì sẽ xảy ra một trong hai điều kiện sau đây: hoặc là chúng ta sẽ không thực hiện được kế hoạch đó nói chung, ho�! ��c là c! húng ta thực hiện được kế hoạch nhưng chậm trễ rất nhiều và bị thiệt hại lớn bởi sự thiếu kiên quyết của chúng ta, mà rốt cuộc, những thiệt hại ấy sẽ phải trả giá đắt gấp 10 lần hơn những thiệt hại chúng ta đang phải chịu đựng bây giờ, đang có trong những hành động kiên quyết. Nếu tiếp nhận sự góp ý của đồng chí, ta sẽ bị thiệt hại gấp 10 lần nặng hơn.
Sau đó, tôi hỏi đồng chí ấy, đồng chí ra lệnh cho tôi hay chỉ góp ý? Nếu ra lệnh đề nghị đồng chí viết lệnh bằng văn bản. Nhưng tôi xin nói trước là tôi sẽ kháng lệnh này ở Matxcơva, bởi tôi không tán thành. Đồng chí ấy đáp, rằng không phải ra lệnh mà góp ý, mà cũng sẽ không viết lệnh. Tôi nói: "Nếu vậy, tôi không chấp nhận những kiến nghị của đồng chí. Bộ đội tin cậy ở tôi và tôi chỉ huy bộ đội ở đây. Còn đồng chí được ủy nhiệm chi viện cho chúng tôi và bảo đảm hậu phương của chúng tôi Nên tôi đề nghị đồng chí không nên vượt quá phạm vi được ủy nhiệm". Một câu chuyện thật căng, không dễ chịu chút nào. Xtécnơ ra đi sau đó, hai hay ba tiếng đồng hồ, đồng chí ấy quay lại tựa như có trao đổi với một ai đó trong lúc ấy và nói với tôi: "Thôi được có thể là cậu đúng. Tôi rút những kiến nghị của mình".
Về những khó khăn chúng ta đã vấp váp ở Khankhin Gôn khiến chúng ta bị những thất bại trong các thời kỳ đầu, Giucốp đề cập tới trong buổi nói chuyện khác, khi nói về nguyên nhân của tấn thảm kịch đã xảy ra hồi tháng 6 năm 1941.
– Trong số những nguyên nhân nói về tình trạng thiếu chuẩn bị cho chiến tranh với bọn Đức thì hệ thống huấn l! uyện b�! �� đội địa phương mà mãi tới năm 1939 mới thực sự đoạn tuyệt với nó, giữ vai trò nhất định. Các sư đoàn bộ đội địa phương của chúng ta được triển khai đầy đủ biên chế, song huấn luyện rất kém, không có khái niệm về chiến đấu hiện đại, không có kinh nghiệm hiệp đồng với pháo binh và xe tăng. Các đơn vị bộ đội địa phương của ta đứng về trình độ huấn luyện không thể nào sánh được với các đơn vị chính quy. Ở Khankhin Gôn, tôi có dịp biết được Sư đoàn 82, một trong những sư đoàn của bộ đội địa phương như thế. Quân Nhật mới bắn vài loạt đạn pháo, sư đoàn đã bỏ chạy. Buộc phải dùng mọi phương tiện có sẵn để ngăn sư đoàn lại, buộc phải từ Sở chỉ huy ở Khamarơ Đaba phái những cán bộ chỉ huy tới và bố trí họ thành hàng trên thảo nguyên. Quả là rất khó mà ngăn nổi họ. Buộc phải thay Sư đoàn trưởng và sư đoàn dần dần trong vòng một tháng rưỡi đã biết đánh. Chúng tôi từng bước một cử họ đi trinh sát, tham gia những trận đánh nhỏ, luyện họ quen dần với những tác động của pháo binh, của máy bay oanh tạc, tập cho họ cách đánh hiệp đồng với xe tăng. Dần dà, đến cuối tháng 8, sư đoàn tích lũy được kinh nghiệm và trong những trận đánh về cuối đã chiến đấu tốt. Còn trong tháng 7 thì họ bỏ chạy. Và quân Nhật thấy họ bỏ chạy sau mấy loạt pháo cũng thôi không dượt đuổi theo. Hồi đó quân Nhật chỉ tập trung hỏa lực của toàn bộ số pháo ở các hỏa điểm bắn vào họ, rồi dừng lại. Đấy, cái sư đoàn bộ đội địa phương không đi qua một nhà trường huấn luyện chiến đấu nào đã hành động như thế. Tôi được nếm! trải c! ái cảnh tượng này ở tại Khankhin Gôn.
Trong một câu chuyện khác, Giucốp lại quay về nói đến Khankhin Gôn. Giucốp không chỉ nhớ đến các sự kiện ngày ấy, mà còn xác định vị trí Khankhin Gôn trong cuộc sống, trong tiểu sử hoạt động quân sự của mình.
– Thử thách nặng nề đầu tiên trong cuộc sống của tôi gắn với những năm 1937-1938. Có ai đó bỏ chạy để lại một chiếc cặp da trong có đủ những hồ sơ buộc tội tôi. Nói không, với những hồ sơ ấy tôi có thể bị kết liễu đời mình giống như đã kết liễu những đồng chí khác hồi đó Nhưng rồi sau bỗng lại có lệnh triệu tập tôi đến Khankhin Gôn. Tôi đến đấy với cả nỗi vui mừng. Rồi sau chiến dịch tôi cảm thấy thật sung sướng. Cái đó không hẳn bởi chiến dịch đánh thắng, mà cho đến nay tôi vẫn thích cái chiến dịch ấy, mà chính bởi những hành động ở đây đã biện minh cho tôi, đã tháo gỡ cho tôi những điều kết án được lập ra từ mấy năm trước, mà tôi chỉ biết được, chi đoán được có phần nào. Tôi còn sung sướng bởi nhiều điều: đánh thắng, phong quân hàm mới và được nhận danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Tất cả những cái đó xác nhận rằng, tôi đã làm tròn những gì đang chờ đợi tôi, rằng những gì kết án tôi trước đây rõ ràng là không đúng.
Tất nhiên là nếu đem so sánh với những sự kiện tiếp sau trong cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại thì những quy mô tác chiến ở Khankhin Gôn không có gì lớn. Cuộc chiến ở đây chỉ nổ ra trong một khu vực có hạn 40-50 kilômét, quân số của cụm quân 6 của Nhật không tới 10 vạn người, không bằng quân số của bộ đội ta và bộ đội Mông Cổ �! �ã chi�! �n đấu ở đây.
Quả thực ở khu vực xảy ra sự xung đột này, cả hai bên đều sử dụng đến những lực lượng lớn không quân trong thời ấy nên có một hôm lúc nói chuyện với Giucốp, tôi hơi lúng túng khi nói về sau này, trong thời gian Chiến tranh giữ nước vĩ đại, tôi chưa có dịp trông thấy những trận không chiến mà cả hai bên trong cùng một lúc đã tung ra một số lượng máy bay tiêm kích quần nhau trên không như hồi ở Mông Cổ. Và đồng chí cũng phá lên cười, đáp lại tôi: "Hẳn đồng chí đã nghĩ là, tôi đã trông thấy". Song nếu tính đếm đến cả những sự việc này thì cũng cần nói rằng, những sự kiện ở Khankhin Gôn dẫu sao cũng là một cuộc xung đột quân sự lớn, nhưng không mở rộng thành chiến tranh lớn.
– Tuy nhiên, đứng về lịch sử thì ý nghĩa những hành động quân sự này còn lớn hơn quy mô trực tiếp của nó gấp nhiều lần. Cái bài học nghiêm khắc Bộ chỉ huy quân sự Nhật thu hoạch được ở Khankhin Gôn có tác dụng sâu xa đối với chúng. Trong những tháng đầu nặng nề và khắc nghiệt đối với chúng ta trong chiến tranh với quân Đức, cái bài học nhớ đời Khankhin Gôn đã buộc các giới quân sự Nhật phải tỏ ra thận trọng và đặt vấn đề khi nào quân Đức phiếm được Matxcơva, thì chúng mới tuyên chiến với nước Nga. Đối với chúng ta, cái ý nghĩa đó khó mà đánh giá hết.
Còn khó đánh giá hết cả một vấn đề khác nữa, rằng ở tại Khankhin Gôn, chúng ta đã chứng minh lời nói của chúng ta đi đôi với việc làm và hiệp ước tương trợ chúng ta ký kết với Mông Cổ – đó không phải chỉ là mảnh giấy con, mà là sự sẵn sàng trên thực tế để! bảo v�! �� biên giới của Mông Cổ cũng giống như biên giới của chúng ta.
Khankhin Gôn là trang mở đầu của tiểu sử cầm quân của Giucốp. Sau này đồng chí có dịp đã trực tiếp tham gia nhiều sự kiện với quy mô còn lớn hơn gấp bội nhưng chặng đường mở đầu ở đây, ở tại thảo nguyên Mông Cổ xa xôi này, đã hứa hẹn biết bao điều.
Trong chiến tranh với quân Đức, Giucốp là một nhà quân sự đã chỉ huy đánh thắng những trận quyết chiến chiến lược mang đặc điểm tác chiến hiện đại có sử dụng các đơn vị cơ giới và không quân. Cái đó không chỉ đem lại cho Giucốp uy tín trong quân đội, mà theo tôi còn có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân đồng chí ấy.
Những bước đi ban đầu trong khoa học chiến thắng không chỉ là những kinh nghiệm quân sự, mà đồng thời còn là nhân tố tinh thần và đều quan trọng như nhau, đối với cả anh binh nhì và người thống soái, đối với cả nếp nghĩ và các hành động của anh ta.
Giucốp nói về Khankhin Gôn: "Cho đến bây giờ tôi vẫn thích cái chiến dịch ấy" – lời nói từ miệng của con người đã kết thúc chiến tranh ở Béclin bao hàm nhiều ý nghĩa. Khi tới Khankhin Gôn, Giucốp đã làm nhiệm vụ công tác quân sự được một phần tư thế kỷ, đã kinh qua cuộc Thế chiến và trưởng thành từ người chiến sĩ tới người quân đoàn trưởng. Việc lãnh đạo chiến dịch Khankhin Gôn đối với Giucốp cũng như đối với những người chỉ huy quân sự khác là hòn đá thử vàng.
Tiếng đồn trong quân ngũ, rằng năm 1939, khi Matxcơva truyền lệnh khẩn tới Bêlôruxia cho Giucốp, đòi phải về ngay Matxcơva mà không có sự giải thích, đồng chí chỉ h�! �i lại ! qua điện thoại có một câu: "Có được mang theo cặp?". Tôi không biết có phải thế hay không, nhưng mình hình dung ngay trong câu huyền truyền miệng ấy cũng đã mang tính huyền thoại thể hiện đúng tính cách của con người ấy.
Tôi có lần nói, kể từ sau Khankhin Gôn cho đến tận ngày quân đội Đức đầu hàng, tôi chưa hề có dịp gặp lại Giucốp. Nhưng hình ảnh con người ấy vẫn tiếp tục hình thành trong ý thức tôi, cũng như trong ý thức của tất cả những ai đã tham gia chiến tranh.
Với tôi, Giucốp là người được Xtalin phải tới cứu nguy cho tình thế ở Lêningrat trong những ngày cực kỳ khó khăn năm 1941 và rồi lại được triệu tập từ đó về Matxcơva trong cái ngày thật vô cùng nguy nan cho Matxcơva thời ấy – hồi đầu tháng 10 năm 1941.
Tôi nghĩ, mình không lầm, nếu nói rằng, trong ánh mắt của những người đã tham gia chiến tranh, thì thắng lợi của chúng ta ở Matxcơva trước hết gắn liền với tên tuổi của hai con người: Xtalin và Giucốp. Xtalin ở Matxcơva và đọc bài diễn văn ở Hồng trường ngày 7 tháng 11 năm 1941 mà tất cả chúng ta hẳn không ai có thể quên và Giucốp, người Tư lệnh đang chỉ huy Phương diện quân Tây trong cái thời điểm thật hết sức hiểm nghèo, cái thời điểm mà vận mệnh thủ đô như đang treo trên sợi tóc.
Tất nhiên là Lêmngrat không bị thất thủ, Lêmngrat vẫn kiên cường đứng vững trong vòng vây và quân Đức lại quặt sang Matxcơva. Những công lao lịch sử ấy không còn là của hai người, mà của hàng triệu con người trong và ngoài quân đội, là kết quả của biết bao nỗ lực to lớn của toàn dân. Cùng với khoảng cách thời gian, bây giờ đây vấn đ�! � ngày c! àng rõ ràng hơn.
Tuy nhiên, nếu nói vai trò cá nhân trong lịch sử vận dụng cho Giucốp, thì tên tuổi của Giucốp trong ký ức của nhân dân gắn với sự nghiệp giải nguy Lêningrat và cứu thoát Matxcơva. Cội rễ của ký ức này bắt nguồn từ những năm chiến tranh, ngay từ năm 1941 trong ý thức nóng bỏng của những người đương thời hồi ấy.
Điều đó cũng được giải thích rằng, biết bao sự kiện đã xảy ra trong thời gian sau này mà sao ký ức của nhân dân cứ còn tồn đọng không đổi dạng.
Tiến trình các sự kiện chiến tranh tiếp sau còn làm cho tên tuổi của một số người cầm quân lỗi lạc nhất được nhân dân hết lòng yêu mến. Nhưng trong số họ, Giucốp chiếm được mối tình đầu, cái tình yêu nảy nở trong những giờ phút nguy kịch nhất của vận mệnh chúng ta, nên nó cũng là tình yêu mạnh nhất.
Và đến cuối chiến tranh, đồng chí được cử ra Chỉ huy Phương diện quân tiến thẳng đến Béclin, thì cái đó như tự nhiên, con người đã từng bảo vệ Matxcơva, phải là con người chiếm lấy Béclin.
Sau chiến tranh tôi có dịp gặp Giucốp vào những năm 1950 và 1953, lúc ấy đồng chí là Tư lệnh Quân khu Ôđetxa và Quân khu Uran, vào những năm 1955 và 1957 khi đồng chí giữ cương vị Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Quốc phòng, những năm về cuối khi đồng chí đang nghỉ hưu trí.
Tôi đề cập tới những mặt hấp dẫn với bút ký của tôi trong các buổi gặp gỡ ấy. Ban đầu là cái nhìn bao quát có liên quan chung với Giucốp vào các thời kỳ khác nhau, hiện rõ những khía cạnh chính của tư chất con người Giucốp. Tính cách con người ấy bao giờ cũng vững vàng trước ngoại cảnh. Tình thế! dẫu th! ay đổi, song Giucốp vẫn đứng vững. Và cái tính cách vững vàng ấy không chỉ là bằng chứng của sức mạnh tinh thần mà còn là cội nguồn của sức mạnh ấy. Sự ý thức được nghị lực mình không phịu khuất phục trước cách thế càng làm cho nó vừng chãi hơn.
Trong buổi gặp lần đầu vào năm 1950, tôi nhận thấy khóe mắt lo âu ở những người bạn thân thiết với Giucốp có mặt hôm đó. Mà cũng dễ hiểu sự lo âu ấy. Bị ra khỏi Ủy ban Trung ương Đảng và bị cách chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Giucốp chỉ huy một quân khu không quan trọng lắm. Thực ra không phải vì công việc, mà như gươm treo lơ lửng trên đầu, bởi cảnh ngộ ập đến rất đột ngột.
Khóe mắt lo âu của những người thân thiết cố kìm lại như thể bản thân Giucốp cũng đã quyết định tự nén lại trong buổi nói chuyện này. Thế nhưng, mặc dù đã nhất định phải tự kìm nén lại trong buổi nói chuyện và né tránh một số câu chuyện, song khi nói về lịch sử chiến tranh, Giucốp cũng khó tránh khỏi không thể không đụng đến những góc cạnh của vấn đề. Đúng là đồng khí ý thức được khá rõ của những sự thật lịch sử ấy lúc mình nói ra sẽ có trọng lượng như thế nào, nên không muốn nói gì thêm thắt.
Tôi đã dẫn ra những chuyện đồng chí nói về Khankhin Gôn. Còn khi nói về việc bổ nhiệm đồng chí giữ cương vị Tư lệnh Phương diện quân Lêningrat, Giucốp cũng không cho rằng cần phải làm nhẹ bớt những tình thế không hay đã xảy ra hồi đó.
– Bay tới Lêningrat, tôi vào dự ngay phiên họp của Hội đồng Quân sự. Các thủy thủ lúc này đang thảo luận vấn đề sẽ phá hủy các hạm tàu như th�! �� nào �! �ể khỏi bị rơi vào tay quân Đức. Tôi nói với Tơribút, Tư lệnh Hạm đội: "Giấy ủy nhiệm của tôi đây – rồi đưa cho đồng chí ấy xem bức thư ngắn viết tay của đồng chí Xtalin quyết định quyền hạn của tôi, – là Tư lệnh Phương diện quân, tôi không cho phép đồng chí làm việc đó Một là đồng chí phải ra lệnh tháo gỡ ngay các mìn đặt trong các hạm tàu để chúng không tự phá hủy và hai là điều các hạm tàu ấy đến sát thành phố để có thể phát huy được toàn bộ số pháo trên các hạm tàu.
Đồng chí thấy đó, các thủy thủ đang thảo luận việc gài mìn ở các hạm tàu mà trên các hạm tàu ấy còn tới những 40 cơ số đạn. Tôi nói với họ: "Lẽ nào chúng ta lại cho nổ mìn phá hủy các hạm tàu ấy?". Sau này, khi quân Đức tiến công vào khu vực mặt trận ở ven biển, các thủy thủ ở trên tàu đã nổ súng vào chúng và buộc chúng phải bỏ chạy. Chả phải nói? Những khẩu pháo 16 tấc Anh! Đồng chí thử hình dung xem, cảnh tượng này ra sao!?
Trong lần nói chuyện hôm ấy, Giucốp còn nói mấy lời về tình hình ở Matxcơva vào tháng 11 năm 1941.
Đồng khí không nói tới những nhận định đã được thừa nhận rộng rãi, là vô luận trong hoàn cảnh nào quân Đức cũng không thể chiếm được Matxcơva. Giucốp nói về những sự kiện có thực rằng tại sao quân Đức không thể chiếm được Matxcơva và bọn chúng đã thiếu cái gì để làm được việc ấy.
– Cuộc tiến công sau cùng của quân Đức mở màn vào ngày 15-16 tháng 11. Lúc bắt đầu tiến công, trên hướng chủ yếu Vôrôcôlamxcơ – Nara, bên sườn trái của chúng có tới 25-27 sư đoàn, trong đó có khoảng 18 sư đo�! �n xe tă! ng và cơ giới. Nhưng trong quá trình chiến đấu lực lượng chúng đã bị hao hụt nhiều và tới khi tiếp cận tới kênh đào, tới Kriucốp, thì rõ ràng là chúng không còn trông mong gì hơn, đã phải trút đến hơi thở cuối cùng, không có nổi một sư đoàn để làm lực lượng dự bị. Đến ngày 3-4 tháng 12, các sư đoàn của chúng chỉ còn lại chừng 30-35 xe tăng. Nếu muốn đánh thắng đòi hỏi chúng phải có trên hướng đột kích chủ yếu ở thê đội hai là 10-12 sư đoàn, cũng có nghĩa là lúc mới bắt đầu tiến công, chúng phải có tới 40, chứ không phải là 27 sư đoàn. Có như vậy chúng mới có thể đột phá tới Matxcơva. Nhưng hồi ấy chúng kiếm đâu ra. Chúng đã phung phí tất cả những cái đó, bởi không lường trước nổi sức kháng cự của chúng ta.
Bây giờ lịch sử cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại đã cho mọi người biết rằng lúc chúng ta mở đầu cuộc phản kích ở gần Matxcơva, thì quân Đức đã nhận được lệnh rút lui. Nhưng hồi ấy, hồi năm 1950, nếu nói như vậy thì không được công nhận. Mặc dù trước khi chúng ta tổ chức phản kích, quân Đức đã vấp phải sự phòng ngự kiên cường của bộ đội ta trong một tình thế rất quyết liệt buộc chúng phải rút lui. Nếu nói ra sự kiện đó có thể nhiều người sẽ cho là chúng ta kém anh dũng chăng nên phải nói rằng, chúng ta đã phản kích quân Đức khi chúng đang tiếp tục vọt tiến đến Matxcơva.
Nhưng ngay từ hồi đó, vào năm 1950, Giucốp đã không ngần ngại bác bỏ cái định thức được công nhận rộng rãi vào thời đó.
– Năm 1946, khi Xtalin cách chức tôi khỏi cương vị Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng và ra chỉ huy Qu�! �n khu Ô! đetxa. Lúc tới nơi tôi quyết định dứt khoát không mảy may hạ thấp những yêu cầu đối với cấp dưới, đối với bộ đội, đối với công tác huấn luyện chiến đấu. Tôi quyết định dứt khoát phải đứng vững. Tôi hiểu người ta đang chờ đợi tôi, rằng tôi sẽ trở thành con người khác, tôi sẽ bất mãn và chỉ huy quân khu một cách tắc trách. Nhưng tôi không cho phép mình làm như thế. Tất nhiên, vinh quang là vinh quang. Nhưng đồng thời sự vinh quang cũng như chiếc gậy hai đầu, có lúc nó đâm vào mình thật đau đớn. Sau cái đòn này, tôi đã làm được tất cả những gì để mình vẫn hoàn mình. Tôi nhận ra sự tự cứu lấy mình trong những việc làm ấy. Kiên nhẫn chịu đựng và lao vào công việc để không bỏ mất sức mạnh của tính cách ngay trong những hoàn cảnh thật nặng nề đối với tôi.
Mãi nhiều năm sau tôi mới được nghe Giucốp nói đến câu chuyện này, khiến tôi lại nhớ tới buổi gặp đồng chí ấy vào năm 1950. Tôi nhớ lại sự điềm tĩnh, sự kiên quyết và không phịu né tránh những góc cạnh của Giucốp. Đồng chí ấy chẳng những muốn đứng vững mà còn muốn mình vẫn là mình.
Hai năm sau, vào tháng 12 năm 1952, tôi có dịp gặp lại Giucốp lần nữa. Lần này, đồng chí ở hoàn cảnh – thay đổi tốt hơn. Năm 1946, đồng chí ra khỏi Ủy ban Trung ương Đảng, song tới Đại hội lần thứ XIX, đồng chí lại được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ủy ban Trung ương Đảng. Không còn nghi ngờ gì nữa, mọi chuyện xảy ra đều theo ý định của Xtalin mà không thể có lý giải nào khác vào hồi đó. Sự việc này làm nhiều người sung sướng, song đồng thời cũng có phần kinh ngạc. Riêng tôi! có lẽ! phần nào ít sửng sốt hơn một số người khác bởi tôi nghĩ, sự việc như vậy là hợp lý.
Khoảng trước đó một năm trong phiên họp thảo luận về vấn đề trao giải thưởng Xtalin và nói riêng là sẽ tặng thưởng cho Emmanuin Kadakêvích, tác giả cuốn tiểu thuyết "Mùa xuân trên sông Ôđe", Xtalin có ý kiến tán thành cuốn tiểu thuyết đó, song bỗng nhiên, đồng chí lại nói, trong cuốn tiểu thuyết ấy có một thiếu sót, nếu như chưa muộn, sửa được thì tốt.
– Trong cuốn tiểu thuyết ấy, đồng chí Kadakêvích – Xtalin nói – đã lấy nhân vật Xidôkrưlốp làm Ủy viên Hội đồng Quân sự. Nhưng đồng chí ấy đã thể hiện vai trò của Xidôkrưlốp không phải là Ủy viên Hội đồng Quân sự, mà là Tư lệnh Phương diện quân. Nếu chúng ta đọc đến chỗ ấy, chỗ Xidôkrưlốp đã hoạt động, thì sẽ có ấn tượng đồng chí ấy là Tư lệnh Phương diện quân, mặc dù tác giả lại gọi là Ủy viên Hội đồng Quân sự. Nhưng chúng ta biết là ai đã chỉ huy Phương diện quân ấy. Không phải Xidôkrưlốp nào đó đã chỉ huy, mà chính là Giucốp. Giucốp có những thiếu sót của mình, chúng ta đã phê phán những thiếu sót của đồng chí ấy. Nhưng Giucốp đã chỉ huy đánh tốt ở Béelin, trong mọi trường hợp, đồng chí ấy đều đã chỉ huy tốt. Vậy tại sao tiểu thuyết của đồng chí Kadakêvích lại lấy nhân vật Xidôkrưlốp mà không phải Giucốp? Viết như vậy sẽ không phù hợp với thực tiễn.
Rồi quay sang phía các nhà văn trong buổi gặp mặt này, Xtalin nói thêm: "Các đồng chí hãy nói với đồng chí Kadakêvích, để nếu chưa muộn, đồng chí ấy suy nghĩ thêm về vấn đề này".
Nhiệm v�! � truyề! n đạt cho Kadakêvích những nội dung ấy được giao cho tôi. Sau khi nghe tôi thuật lại, Kadakêvíeh chỉ nghiến răng trèo trẹo. Quả là, Xtalin nói hoàn toàn trúng ý đồng chí ấy. Lúc ban đầu tiểu thuyết của Kadakêvích không dẫn ra người Ủy viên Hội đồng Quân sự, mà lấy hình ảnh người Tư lệnh Phương diện quân. Song tình huống vây quanh Giucốp lúc này không lợi cho cuốn tiểu thuyết nếu được ấn hành theo dạng suy nghĩ lúc ban đầu của Kadakêvíeh. Rốt cuộc, tác giả phải nhượng bộ và gọi Xidôkrưlốp là Ủy viên Hội đồng Quân sự, mặc dù trong tiểu thuyết gương mặt của Tư lệnh Phương diện quân vẫn tiếp tục giữ lại bằng những hành động và lời nói của Xidôkrưlốp. Đáp lại tôi, Kadakêvích chỉ cay đắng thốt lên: "Nếu được sớm hơn". Bởi cuốn tiểu thuyết đã được xuất bản và phát hành. Bây giờ có gì sửa chữa thêm cũng đã muộn.
Tôi nhớ đến tất cả những chuyện ấy vào hôm dự bữa tiệc sau Đại hội Đảng do Ủy ban Trung ương Đảng mời các đoàn đại biểu nước ngoài đến tham dự Đại hội. Tình cờ, tôi lại được ngồi cùng bàn, bên cạnh Giucốp. Tôi không chỉ nhớ đến mà thấy mình có trách nhiệm phải thuật lại cho Giucốp biết. Tôi cảm thấy ở đồng chí ấy sự điềm tĩnh vẫn không có gì thay đổi, song bữa tiệc tối hôm ấy tâm trạng Giucốp thật vui. Tôi nghĩ rằng, đối với Giucốp, việc đồng chí được bầu vào Ủy ban Trung ương Đảng là cả sự bất ngờ nhưng câu chuyện tôi thuật lại cho đồng chí ấy biết, phắc là còn gây ấn tượng mạnh hơn. Thế nhưng, lòng tự trọng đã khiến chúng tôi ngồi bên nhau suốt mấy tiếng đồng hồ liền mà Giucốp kh! ông hề! nói lấy một lời về câu chuyện thật xúc động đối với đồng chí ấy. Thành ra, chuyện đi vào những nội dung khác như chuyện nói về cuốn sách "Người đồng chí cầm súng" mới xuất bản mà bây giờ tôi hiểu ra, là cuốn tiểu thuyết này của tôi rất không thành đạt về mặt văn học. Nhưng Giucốp lại không đề cập với tôi về mặt văn học của cuốn sách. Đồng chí vui mừng khi thấy trong văn học ra đời cuốn sách đầu tiên nói về những sự kiện ở Khankhin Gôn, thân thiết với những trái tim quân nhân.
Sau khi nói tôi đã thể hiện khá chính xác những mặt trung thực của tình hình, Giucốp có mấy nhận xét, chủ yếu nói về một vài sự kiện không thấy được nêu lên trong cuốn tiểu thuyết ấy. Tôi nhớ Giucốp có ý phàn nàn, khi chúng tôi gặp đồng chí ấy năm 1950, lúc mới bắt tay vào viết, nói chuyện với nhau mới được có hai buổi.
– Tiết là, tôi chưa kịp kể lại cho đồng chí được nhiều chuyện. – Giucốp nói với ý tự ý trách mình nhiều hơn là trách tôi và góp ý chân thành về cái chi tiết tế nhị đang nằm yên trong cuốn sách.
Nói chung, đồng chí không đề cập tới những vấn đề khác tế nhị hơn. Số là trong cuốn tiểu thuyết ấy, tuy không nêu lên tên, họ, song đã dẫn ra người tư lệnh của cụm quân chúng ta ở Khankhin Gôn, mà phía sau gương mặt người Tư lệnh ấy hiện rõ nhân cách Giucốp – nguyên mẫu của gương mặt đó.
Cuốn tiểu thuyết khi đưa in, trong Bộ biên tập có sự phân vân. Một số bạn đồng nghiệp của tôi đoán ra ngay, sau gương mặt ấy là ai và trong cái khung cơ bản chung những đặc điểm tích cực ấy, tôi cần dẫn ra một vài khía c�! ��nh tiê! u cực mới phải. Bởi trong những năm này Giucốp đang ở trong tình thế nguy kịch, nên các đồng chí lo ngại, những đoạn viết ấy trong tiểu thuyết liệu có trót lọt qua sự kiểm duyệt được không. Hoàn cảnh của tôi gặp thuận nhiều hơn là hoàn cảnh của Kadakêvích. Bởi Khankhin Gôn dẫu sao cũng đã lùi xa, còn trận công phá Béclin thì chưa một ai có thể quên, đấy là còn chưa nói đến sự khác biệt về quy mô của những sự kiện này.
Năm 1955, có 2 lần tôi đến gặp Giucốp trong Bộ Quốc phòng. Lần thứ nhất đồng chí ở cương vị Thứ trưởng, lần thứ hai, đồng chí được cử làm Bộ trưởng.
Cuộc gặp mặt thứ nhất có liên quan tới vận mệnh một đồng chí cán bộ chính trị trong quân đội mà Giucốp và tôi đều biết rõ từ hồi còn ở Khankhin Gôn. Đồng chí ấy đã đi suốt chặng đường Chiến tranh giữ nước vĩ đại và đến năm 1950 mặc dù đồng chí ấy vẫn còn muốn tiếp tục phục vụ trong quân đội song bị buộc phải ra khỏi quân đội với lý do đặt ra là vì bệnh tật. Nhưng trong thực tế thì rất xa lạ với những sự công bằng sơ đẳng. Vấn đề đặt ra không đơn giản và thêm nữa lại nằm ngoài thẩm quyền trực tiếp của Giucốp. Thẳng thắn giải thích ngay chuyện đó cho tôi, Giucốp nói đồng chí sẽ làm tất cả những gì có thể, mặc dù chưa thể cam đoan là sẽ thành công. Nhân chuyện này lại nhớ tới Khankhin Gôn, đồng chí tươi cười nói với tôi, vậy là tôi thật quá đáng, viết sách hư cấu cả đến tên những người đã khuất – những người đang sống – thôi được bởi cái đó là công việc của đồng chí – Giucốp nói- nhưng còn những người đã khu�! ��t thì ! sao? Ai mà không biết đến những con người ấy? Tại sao lại không thể lấy được cái tên thật con người anh hùng ở Bain Xagan là Lữ đoàn trưởng Iacốplép, mà lại đi thay tên đồng chí ấy bằng Xarưchép, hoặc tại sao lại không dẫn ra nhân vật Rêmidốp đã khuất? Những con người ấy đích thực là những anh hùng. Tại sao trong sách của đồng chí lại không thể có được những cái tên ấy?
Cuộc gặp mặt lần thứ hai cũng trong năm ấy, song có liên quan tới những công việc mà tôi đang bắt đầu chuẩn bị cho cuốn tiểu thuyết "Sống và chết". Tôi đề nghị với Giucốp xem có thể giúp tôi tìm hiểu một số tài liệu của thời kỳ đầu chiến tranh. Đồng chí nói, sẽ sẵn sàng và giới thiệu tôi đến Cục Khoa học quân sự của Bộ Tổng tham mưu. Song, im lặng một lát, đồng chí nói thêm, việc xem xét cái thời kỳ đầu chiến tranh có lẽ, sẽ có ích cho tôi không chỉ là nhìn bằng những cặp mắt của ta, mà bằng những cặp mắt của cả đối phương – cái đó bao giờ cũng có lợi cho việc làm sáng tỏ sự thật.
Cho gọi đồng chí ải quan tùy tùng đến và nói gọn với đồng chí ấy:
– Đồng chí hãy mang tập nhật ký của Ganđe tới đây, – Giucốp mới nói với tôi, rằng đồng chí muốn đưa cho tôi đọc tập nhật ký công tác rộng lớn của Thượng tướng Ganđe, Tổng tham mưu trưởng quân Đức hồi ấy đã ghi lại những sự biến trong các năm 1941-1942.
Mấy phút sau, 8 cuốn vở dày đặc nhật ký của Ganđe được mang đến đặt trên bàn. Giucốp vỗ nhẹ tay vào tập vở và nói theo quan điểm của đồng chí ấy, trong toàn bộ các văn kiện của bọn Đức mà đồng chí được biết, t! hì nhữ! ng tập vở này là một bằng chứng quan trọng và khách quan hơn.
– Đối với các nhà văn, đọc nó không phải khi nào cũng thấy dễ chịu cả đâu, nhưng lại cần thiết nhất là những đòi hỏi khi phải phân tích những khuyết điểm và sai lầm của mình những nguyên nhân và hậu quả của nó.
Trong buổi nói chuyện giữa chúng tôi vào năm 1950, Giucốp hay nói về vấn đề đồng chí hằng quan tâm là cần phải đánh giá thật khách quan những lực lượng và khả năng của địch – cả trong lịch sử, cả cho ngày nay và mai sau. Thật đáng tiếc là tôi không ghi chép câu chuyện ấy nên không thể dẫn ra đây các chi tiết, không dám liều lĩnh nói cương. Song nhân đây, tôi có thể dẫn ra những vấn đề Giucốp nói tới trong những lần nói chuyện về sau. Nội dung các vấn đề ấy, tôi có ghi lại.
Một số ghi chép được như sau:
Rốt cuộc lại sẽ phải nhìn thẳng vào sự thật; không được e ngại phải nói những cái có thật đã xảy ra. Phải đánh giá những mặt mạnh của quân Đức mà chúng ta buộc phải đương đầu từ những ngày đầu chiến tranh. Không phải chúng ta buộc phải rút lui đến hàng ngàn kilômét trước những quân ngu ngốc, mà trước một đạo quân mạnh nhất thế giới. Phải nói rõ quân Đức lúc bắt đầu chiến tranh giỏi hơn quân đội chúng ta, được huấn luyện, được trang bị tốt hơn và đã sẵn sàng chiến tranh về mặt tâm lý hơn chúng ta. Quân Đức có những kinh nghiệm chiến tranh và thêm nữa lại là những cuộc chiến tranh đã đánh thắng. Những cái đó giữ một vai trò lớn. Cũng lại phải thừa nhận, Bộ Tổng tham mưu Đức và các cơ quan tham mưu Đức nói chung hồi đó làm việ! c tốt h! ơn Bộ Tổng tham mưu và các cơ quan tham mưu của chúng ta. Những người tư lệnh quân Đức trong thời kỳ ấy suy nghĩ sâu hơn và tốt hơn những người tư lệnh chúng ta. Trong quá trình chiến tranh chúng ta mới học tập và đã học tập được và mới đánh được quân Đức. Nhưng đó là một tiến trình dài. Cái tiến trình này bắt đầu khi bên phía quân Đức chiếm ưu thế hơn ta về mọi mặt.
Chúng ta cũng không được ngần ngại khi viết về tình trạng không ổn định của bộ đội ta trong thời kỳ đầu chiến tranh. Do không ổn định, nên bộ đội chẳng những rút lui, mà còn bỏ chạy và lâm vào tình trạng hoang mang. Khuynh hướng không muốn công nhận tình trạng đó bởi e rằng, nếu nói như vậy thì ra nhân dân không có lỗi mà chỉ ban lãnh đạo có lỗi. Về đại thể, thì điều đó đúng. Mà kết quả cũng thực như vậy.
Nhưng nếu nói một cách cụ thể, thì lúc bắt đầu chiến tranh chúng ta đã chiến đấu tồi cả ở cấp trên và cả ở bên dưới. Không có gì phải giữ bí mật, rằng các sư đoàn chúng ta, có sư đoàn đánh tốt, rất kiên cường, song lại có sư đoàn bỏ chạy khi bị địch tiến công y hệt như thế. Có những người chỉ huy khác nhau, sư đoàn khác nhau và cả mức độ kiên cường khác nhau.
Chúng ta cần nói và viết về tất cả những cái đó. Tôi có lần nói, ở đây có cả những mặt sư phạm của vấn đề, bởi các bạn đọc hiện nay, trong đó có các thanh niên sẽ không được nghĩ rằng, tất cả chỉ phụ thuộc vào Bộ chỉ huy. Không! Thắng lợi phụ thuộc vào tất cả, vào từng con người trong chiến đấu. Chúng ta biết đấy, trong những điều kiện như nhau mà có người tỏ ra kiên! cường! , có người lại không. Cho nên vấn đề này không thể không được nói tới.
– Khi nói về sự thất bại của quân Đức trong chiến tranh, giờ đây chúng ta hay nhắc đến, cho là không phải chỉ có sai lầm của Hitle, mà sai lầm của cả Bộ Tổng tham mưu quân Đức. Song, cần phải nói thêm rằng những sai lầm của Hitle càng làm cho Bộ Tổng tham mưu của chúng sai lầm thêm, bởi Hitle thường làm trở ngại cho Bộ Tổng tham mưu quân Đức không thể thông qua được những quyết định đúng đắn hơn, chín chắn hơn. Năm 1941, sau khi quân Đức bị đập tan ở gần Matxcơva, Hitle đã cách chức Braokhích, Bốc cùng một loạt những viên tư lệnh khác và đảm nhận lấy quyền chỉ huy các lực lượng bộ binh Đức. Hitle làm như vậy thật đã giúp ích nhiều cho chúng ta. Sau đó, thì Bộ Tổng tham mưu quân Đức và cả những viên tư lệnh các cụm tập đoàn quân Đức càng bị trói buộc nhiều hơn trước. Sự chủ động của họ bị tê liệt. Những quyết định của Hitle bấy giờ lại là Tổng tư lệnh Lục quân nên trở thành tuyệt đối lớn hơn hết thảy. Mức độ độc lập giải quyết những vấn đề tác chiến vốn dĩ vẫn dành cho quân đội Đức trước đây bị giảm thấp cùng với sự thải hồi Braokhích đều là những việc tất nhiên có lợi cho chúng ta.
Nếu theo dõi tiến trình lịch sử chiến tranh trong thời kỳ thứ hai, thứ ba này, thì chúng ta có thể đếm được nhiều tình thế bị lặp lại về nguyên tắc mà quân Đức trước sau vẫn cứ rơi vào tình thế không xử lý nổi vẫn bị hợp vây, hút vào những lòng chảo và mặc dù tình thế đã lặp đi lặp lại nhiều lần như thế song chúng vẫn không thể quen với ch! iến đ�! ��u trong tình huống bị thất bại và rút lui thật lạ lùng đối với chúng.
Hãy đơn cử ra tình huống chẳng hạn như vào trước cuộc tiến công của chúng ta ở Bêlôruxia vào mùa hè năm 1944, mà chỉ cần nhìn vào bản đồ cũng thấy rất rõ chúng ta có thể sẽ mở những đòn đột kích vào chúng trên 3 hướng và có thể tạo nên chiếc lòng chảo Bêlôruxia và kết quả là có thể đột phá kết thúc chiến dịch trên chiều rộng 300-400kilômét mà quân Đức sẽ không thể chống đỡ nổi. Chúng hoàn toàn có thể nhìn thấy trước những sự kiện đó.
Lôgic của các sự kiện, sự am hiểu tối thiểu về mặt quân sự nhắc chúng phải rút quân ra khỏi chiếc lòng chảo tương lai đó, thu hẹp và tăng mật độ trên chính diện lên, xây dựng những đội dự bị chiến dịch ở phía sau chính diện đó. Tóm lại là tất cả những gì đòi hỏi phải làm trong những trường hợp ấy. Nhưng quân Đức lại không làm thế và hậu quả đã bị tiêu diệt trong chiến dịch Bêlôruxia.
Nhưng sau này, khi bị lâm vào tình thế rất nặng nề không sao có thể chống đỡ nổi cuộc đột phá trên chính diện 400 kilômét ấy, ta cũng phải nói cho thỏa đáng là chúng đã tìm được một lối thoát táo bạo và đúng. Thay vì phải kéo quân ra để bịt lấy những cửa mở rộng hoác này, chúng đã tập trung lập thành từng cụm quân đột kích và đón đánh chúng ta ở giữa khoảng không gian trống trải ấy. Do đó chúng đã kìm được quân ta, buộc ta phải giao chiến với chúng. Như vậy chúng đã làm chậm bước tiến của quân ta. Nhờ cuộc đột kích táo bạo và bất ngờ này đối với chúng ta nên sau khi bị tiêu diệt trong chiếc lòng chảo Bêlôruxia, ! chúng đ! ã kịp làm được việc xây dựng tuyến phòng ngự ở phía sau. Chúng ta phải công nhận quyết định ấy của bọn chúng là táo bạo và thông minh.
Những đoạn trích ở đây dẫn trong các cuộc nói chuyện vào năm 1955 mà tôi còn nhớ là nó rất gần gũi với những chuyện Giucốp nói với tôi trước đây trong Văn phòng Bộ Quốc phòng. Hồi đó, câu chuyện cũng chỉ xoay quanh vấn đề: đánh giá cho thật khách quan các hành động của chúng ta, dù là những hành động thất bại hay thắng lợi.
Vào tháng 5 năm 1956, sau việc tự sát của Phađêép(9), tôi gặp Giucốp trong phòng tang lễ của Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương Đảng, nơi tập trung tất cả những ai được cử làm hàng rào danh dự đứng bên linh cữu của Phađêép. Giucốp đến sớm hơn thời gian đã định, nên chúng tôi lại có dịp ngồi với nhau một góc phòng nói chuyện được nửa tiếng đồng hồ.
Câu chuyện thật bất ngờ với tôi và bất ngờ với cả khung cảnh lúc ấy. Giucốp nói sau Đại hội đảng lần thứ XX được ít lâu có một sự việc khiến đồng chí ấy xúc động và hào hứng. Đó là vấn đề phục hồi những tiếng tốt cho người bị bắt làm tù binh, mà chủ yếu vào thời kỳ đầu chiến tranh, ở thời điểm quân ta rút lui kéo dài và bị hợp vây quy mô lớn.
Tôi hiểu được phần nào vấn đề này khi đưa ra thảo luận trong Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương Đảng. Giucốp thời gian ấy là Bộ trưởng Quốc phòng đã đề nghị vấn đề này ra để Đoàn Chủ tịch có quyết định dứt khoát. Đồng chí rất phấn khởi khi được sự ủng hộ có tính nguyên tắc và đã nói thật sốt sắng về sự việc đó hầu như không thấy sự điềm t�! �nh và �! �t lời như thường lệ. Có lẽ, vấn đề này đụng tới vấn đề gì sâu xa, mạnh nhất trong thâm tâm đồng chí. Chắc là (ít ra thì tôi cũng thấy như vậy) Giucốp lâu nay có suy nghĩ tới việc này và nhiều năm trong nội tâm không yên lòng với cách xử lý không đúng. Và không có căn cứ ấy trước đây về vấn đề này. Đồng chí nói đến nỗi đắng cay là theo luật pháp nước Anh, các sĩ quan và binh lính Anh bị bắt làm tù binh thì trong suốt thời gian bị đối phương bắt giữ vẫn tiếp tục hưởng lương, thậm chí còn tăng thêm phụ cấp cho những ai gặp hoàn cảnh khó khăn.
– Còn chỗ chúng ta, – Giucốp nói – ở chỗ chúng ta thì Mekhơlích (10) lại nghĩ ra được cái định thức: "Những ai bị bát làm tù binh đều là những kẻ phản bội Tổ quốc" và còn lập luận cho cái định thức ấy, rằng những người Xôviết trước nguy cơ bị bắt làm tù binh phải tự sát để kết liễu đời mình. Thực chất ấy là trong tổng số biết bao triệu con người đã hy sinh trong chiến tranh phải cộng thêm mấy triệu người tự sát nữa. Hơn một nửa số người bị bắt làm tù binh đã bị bọn Đức hành hạ, tra tấn, đã chết vì đói khổ và bệnh tật. Nhưng theo như luận chứng của Mekhơlích, thì ngay cả số người còn sống sót, đã vượt qua được cửa ải địa ngục ấy trở về và khi về được đến nhà cũng sẽ phải luôn ăn năn, hối hận rằng tại sao trong những năm 1941 hoặc 1942 ấy, mình không kết liễu lấy cuộc đời mình.
Tôi không còn nhớ chính xác hết những lời của Giucốp, nhưng ý nghĩa của nó là cái định thức ấy của Mekhơlích thật đê nhục – không tin cậy vào những chiến sĩ và s! ĩ quan, ! đã dựa vào những lập luận không công bằng, cho rằng mọi người bị bắt làm tù binh đều là những con người hèn nhát.
– Hèn nhát, tất nhiên là có những người hèn nhát, song làm sao mà có thể suy nghĩ như vậy đối với mấy triệu các chiến sĩ và sĩ quan bị bắt làm tù binh của cái quân đội, mà rốt cuộc, nó đã ngăn chặn và đánh tan được quân Đức.
Phải chăng, tất cả họ đều là những người khác, không phải là những con người mà sau này đã đến tận Béclin? Họ là những con người thuộc loại thử nghiệm khác chăng, tồi tệ hơn, hèn nhát hơn? Liệu eo thể nào lại đem khinh rẻ một cách xô bồ với tất cả những ai đã bị bắt làm tù binh do những tai họa bất ngờ ập đến với họ lúc đầu chiến tranh?…
Nhắc lại câu chuyện lúc ban đầu, là vấn đề đau thương này sẽ đượm xem xét lại và Ủy ban Trung ương Đảng đã nhất trí như thế, Giucốp nói, đồng khí thấy mình có nghĩa vụ của một quân nhân lúc này là sẽ làm tất cả những gì để khôi phục thật triệt để sự công bằng đối xử với tất cả những ai xứng đáng như thế, không được bỏ quên và bỏ qua, mà phải phục hồi phẩm cách của tất cả không chiến sĩ và sĩ quan đã chiến đấu trung thực, lâm vào cảnh ngộ đau đớn bị bắt làm tù binh. "Suốt những ngày này, tôi suy nghĩ về công việc ấy và thật bận tâm về nó" – Giucốp nói.
Vào ngày lễ kỷ niệm 20 năm chiến thắng phát xít Đức, lần đầu tiên sau 8 năm nghỉ hưu, Giucốp lại cùng với các Nguyên soái khác có mặt tại Chủ tịch đoàn của phiên họp ngày lễ kỷ niệm long trọng này. Đây là một hành động công bằng. Những người có ! mặt tro! ng phòng họp, mà chí ít cũng là 9/10 trong số họ đã tham gia chiến tranh cũng lĩnh hội như thế. Họ còn nhớ rõ, Giucốp đã giữ vai trò như thế nào trong chiến tranh.
Trong phiên họp trọng thể này, trong danh sách những người chỉ huy quân sự, khi đọc đến tên Giucốp mà nhiều năm qua đã không được nhắc đến trên một diễn đàn nào, cả gian phòng vang dội tiếng vỗ tay tự phát. Tại diễn đàn này cũng đã từng có nhiều tràng vỗ tay khi đọc đến tên những người đáng được ca ngợi trong chiến tranh và trong những hoàn cảnh khác, khi đọc đến tên Giucốp chắc là cũng không được hưởng ứng thật mãnh liệt đến thế. Cả gian phòng vỗ tay như sấm dậy, biểu lộ sự nhất trí, rằng cái ngày, cái giờ này, rốt cuộc đã khôi phục lại được sự công bằng lịch sử mà trong đáy lòng mọi người, ai củng luôn luôn khao khát.
Tôi nghĩ rằng, Giucốp trải qua cái giây phút sung sướng ấy đối với đồng chí thật không dễ dàng, bởi trong đó có phần nào sự đắng cay. Những khi không nhắc đến tên đồng chí ấy, thì thời gian cứ tiếp trôi, mà con người lại không thể sống mãi. Ai có thể biết được bên cạnh những ý nghi khác Giucốp lại mảy may không xao xuyến tới một điều đơn giản trong hoàn cảnh thật tàn nhẫn đối với mình và nói chung liệu có thể sống tới cái giây phút này.
Tối hôm ấy cho đến tận đêm khuya, Giucốp đã cùng một số người chỉ huy quân sự tới Cung Văn học ở chỗ chúng tôi tham dự buổi gặp mặt truyền thống hàng năm với các nhà văn – những người đã tham gia chiến tranh. Tính tự chủ và sức mạnh của tính cách đồng chí ấy lại được biểu lộ ở ngay đây.!
Cũ! ng phải nói rằng cái đêm hôm ấy những người có mặt đều tập trung chú ý trước hết tới Giucốp. Trong cuộc sống nhiều người với tấm lòng quá nhiệt thành có khi không nhận ra mình trong lúc bộc lộ hết cả tấm lòng đã rơi vào tình trạng thái quá, sẽ đặt người khác vào một tình thế khó khăn chính bởi những tình cảm ấy.
Cái đêm hôm ấy đúng là như thế. Một số người có mặt trong buổi tiếp đón tỏ ra sung sướng trước sự công bằng đã được khôi phục song đồng thời cũng lại biểu thị sự không công bằng đối với các vị khách quân sự khác. Có lúc, hầu như họ đã quên sự có mặt của những vị ấy. Nhưng tôi cảm thấy chính Giucốp lại không một giây phút nào quên những vị khách ấy, mà bằng chứng là thái độ xử sự với các đồng chí và những cộng sự ấy đang ngồi cùng bàn với mình và những lời nói ngắn mà lúc đầu Giucốp không định phát biểu, khiến tôi không thể bỏ qua.
Giucốp không nói một lời về bản thân, về sự tham gia chiến tranh của mình. Đồng chí chỉ nói đến những công lao lịch sử xứng đáng của nhân dân, của Đảng và Quân đội, tiếng nói của một trong những người tham gia cuộc chiến tranh lớn lao nói về những người khác trong chiến tranh. Tôi nghĩ, những lời nói ấy đích thực là bài học cho các nhà văn chúng tôi, những người đã tỏ ra sung sướng và bộc lộ đến quá mức tình cảm của mình khi thấy Giucốp có mặt. Bản thân tôi cũng ở trong tình trạng đó và đúng là mình cũng đầy lòng khâm phục con người ấy, con người qua nhiều từng trải với những phẩm chất thật cao đẹp…
Nhiều cuộc gặp mặt tiếp sau của tôi với Giuc�! ��p gắn! với công việc xây dựng bộ phim tài liệu "Nếu ngôi nhà thân thiết với anh", tôi được tham gia với tư cách là một trong những tác giả của bộ phim ấy. Bộ phim nói về chiến dịch Matxcơva và Giucốp cũng như một số nhà lãnh đạo và các thành viên khác đã tham gia chiến dịch đồng ý sẽ thuật lại trước máy quay phim mấy thời điểm quyết định của chiến dịch này. Bộ phim xây dựng xong, dài 90 phút tất cả. Những đoạn phim Giucốp thuật lại về chiến dịch Matxcơva chỉ chiếm một phần nhỏ. Phần còn lại khoảng 2.000 thước phim, được giao cho ngành phim sử biên niên, giữ gìn cho lịch sử và sử dụng cho sau này.
Việc quay phim bị kéo dài và gặp khó khăn. Những khó khăn đó là do có mời Giucốp tham gia. Chúng tôi ý thức được trách nhiệm tinh thần của công việc nên đã nhận lấy phần trách nhiệm mời Giucốp tham gia vào bộ phim. Chúng tôi còn ý thức được cả sự nặng nề của tình hình nếu đẻ ra sự cố không được ghi những đoạn phim nói chuyện của Giucốp vì những nguyên nhân không phụ thuộc vào chúng tôi. Tôi có nghĩ, chính Giucốp hiểu được điều đó, mặc dù đồng chí không hề nói một câu nào đụng chạm đến chuyện này.
Việc quay phim bị kéo dài và phải hoãn lại. Tôi không muốn đi vào nguyên nhân cùng những lý do của các nguyên nhân ấy. Địa điểm nhọn quay phim gắn với lịch sử các trận chiến đấu bảo vệ Matxcơva nên lúc ban đầu chúng tôi dự tính sẽ quay phim Giucốp ở tại đấy (Giucốp cũng biết chuyện đó), song theo ý kiến của những người quyết định vấn đề này sẽ không được phép quay nữa. Sau đó, ngay khả năng quay phim cũng bị ngờ vực một thời gian. Rốt! cuộc l! ại vẫn được quay, nhưng không phải quay ở địa điểm chúng tôi dự tính ban đầu mà ở tại nhà Giucốp, ngôi nhà riêng ở ngoại thành Matxcơva, nơi đồng chí đã sống qua nhiều năm.
Tôi còn nhớ rõ bữa đến nhà Giucốp để thống nhất với đồng chí những ngày quay phim và sau khi nói với đồng chí ấy biết việc quay phim sẽ không tiến hành ở địa điểm chúng tôi dự định, mà ở ngay tại nhà đồng chí ấy quả là tôi lo lắng chờ đợi câu hỏi: "Tại sao?" mà tôi sẽ rất khó trả lời. Nhưng Giucốp lại không hỏi gì hết, chỉ nở nụ cười thông cảm và nói: ""Có gì đâu, ở nhà riêng là ở nhà riêng. Mà cũng vẫn là vùng phòng thủ Matxcơva kia mà".
Nội tâm của Giucốp là phải nói thật hết những sự thật lịch sử về chiến dịch Matxcơva. Đồng chí coi đó như mình đang tiếp tục làm những công việc trong thời gian chiến dịch Matxcơva. Trên một ý nghĩa nào đó, thì công việc này đối với Giucốp như vẫn tiếp tục chiến tranh và khi đồng chí ấy thuật lại khiến tôi phải nghĩ tới như lúc đồng chí ấy đang chiến đấu…
Bây giờ, khi ngồi viết những dòng bút ký này tính đã được nửa năm trôi qua, kể từ lần cuối cùng tôi được gặp Giucốp. Trong cái tối hôm ấy, ở một ngôi nhà tại Matxcơva có cuộc họp mặt những người phần lớn là quân nhân và tuổi đời đã cao đến dự bữa tiệc trọng thể ngày sinh tròn năm và sự nghiệp hoạt động quân sự của chủ nhà.
Trong số những người được mời đến họp mặt có Giucốp. Đồng chí được mời đến dự cái ngày hôm ấy, trong ngôi nhà ấy và đồng chí đã đến đấy quả là có một ý nghĩa đặc biệt. Số phận bày ra ! giữa Gi! ucốp và chủ nhân đã nhiều năm xa nhau do những hoàn cảnh mang tính chất bi đát đối với cả hai người và đối với từng người nói riêng. Mà nếu nhìn xa hơn nữa, vào lúc còn chiến tranh thì cuộc sống hồi đó của hai người cũng đã bị xô đẩy vào hoàn cảnh khá là bi đát. Thế nhưng mặc dù vậy, trong ký ức của nhân dân về chiến tranh thì tên tuổi của hai con người đó lại liền bên nhau hơn những người khác, còn tất cả những cái khác chỉ là thứ yếu.
Trong cái tối hôm ấy mà tôi còn nhớ, đến khi Giucốp nói mấy lời tỏ lòng kính trọng chân thành đối với chủ nhân, cả hai người đã ôm hôn nhau. Theo cách nhìn của chúng tôi thì cái chủ yếu vẫn là cái chủ yếu, còn cái thứ yếu là thứ yếu thật hết sức rõ ràng khiến không thể không lấy làm sung sướng.


(1) Tên con sông ở đông bắc Mông Cổ. Quân Nhật đã bất ngờ xâm nhập vào vùng này trong các tháng 5, 7 và 8 năm 1939. Theo hiệp ước liên minh giữa Liên Xô và Mông Cổ được ký kết ngày 2-3- 1936, Chính phủ Liên Xô có trách nhiệm bảo vệ Mông Cổ chống bất kỳ cuộc ngoại xâm nào. ND.
(2) Nhà văn, chủ bút báo "Hồng quân anh hùng" của quân đội Liên Xô.
(3) Năm 1939 là Tư lệnh Phương diện quân Viễn Đông, có nhiệm vụ phối hợp hành động về quân sự giữa Liên Xô và Mông Cổ.ND.
(4) Là các nhà văn Liên Xô, làm phóng viên quân đội ở các mặt trận. ND.
(5) Vùng núi bên bờ đông sông Khankhin Gôn, bị quân Nhật xâm chiếm sáng ngày 3-7-1939.
(6) Nguyên soái Liên Xô, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng năm 1939-1942. ND.
(7) Nguyên soái Liên Xô, Bộ trưởng Quốc phòng năm 1934-1940. ND.
(8) Nguyên soái Liên Xô, Bộ trưởng Quốc phòng năm 1940-1941. ND.
(9) Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Tổng thư ký Hội nhà văn Liên Xô. ND.
(10) Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị của Quân đội và Hải quân Liên Xô năm 1941-1942. N.D.

Phần II
Ghi chép những cuộc nói chuyện


Những năm 1965-1966, có mấy lần tôi nói chuyện với Giucốp thật lâu. Đặc điểm những cuộc nói chuyện ấy phần lớn là một loạt vấn đề tôi đặt ra xin ý kiến Giucốp.
Do những việc phải đề cập tới khi xây dựng bộ phim tôi rất cần biết những quan điểm của Giucốp về tất cả những gì đã xảy ra trong thời kỳ đầu chiến tranh và khi đi vào viết cuốn tiểu thuyết về giai đoạn cuối chiến tranh nên tôi rất quan tâm đến những đặc điểm hoạt động của Đại bản doanh cùng những quan điểm của Giucốp khi làm việc với Xtalin, là Tổng tư lệnh tối cao của quân đội chúng ta.
Rốt cuộc, tôi đã nhìn thấy ở Giucốp, người đại biểu kiệt xuất của thế hệ các quân nhân chúng ta, những người đã bắt đầu cuộc chiến tranh khó khăn như thế nào và đã hoàn thành vẻ vang gánh nặng chiến tranh ấy ra sao. Tôi đang viết và dự định sẽ còn viết về những con người ấy. Tôi đặc biệt muốn đi sâu vào giai đoạn hoạt động quân sự của Giucốp, sự đánh giá các sự kiện mà bản thân đồng khí ấy đã tham gia, cùng những con người có quan hệ làm việc với Giucốp.
Kết quả là, tôi đã ghi chép được khá nhiều và lẽ đương nhiên, bản thân tôi phải chịu trách nhiệm về sự chân xác của những gì đã ghi chép ấy.
Những ghi chép này nếu đem sắp xếp lại theo từng mục sẽ có lợi không riêng về lịch sử mà còn có ích về tâm lý.
Một số điểm ghi chép được trong những cuộc nói chuyện, vì thấy cần thiết, nên tôi đã dẫn ra trong phần I của tập bút ký. Còn lại tất cả dành cho phần này.
"Chúng tôi thường nói về những ! sai lầm và trách nhiệm của Xtalin, nhất là những gì có liên quan tới tình hình lúc trước chiến tranh và lúc bắt đầu nổ ra chiến tranh.
Một mặt thì như vậy là đúng. Nhưng mặt khác, tôi nghĩ không thể quy mọi việc cho một mình Xtalin, cho một người. Làm như vậy không đúng. Là người chứng kiến và tham gia các sự kiện trong thời kỳ ấy, tôi phải nói rằng, cần chia sẻ trách nhiệm của Xtalin cho những người khác nữa những người gần gũi với Xtalin, trong đó có Môlôtốp, Malencốp, Caganôvích (1).
Tôi không nói tới Bêria (2). Bêria là con người sẵn sàng làm mọi việc, bất cứ việc gì, bất luận khi nào và bất kỳ ra sao. Với những mục tiêu ấy, thì những con người như Bêria qua là cần thiết. Song Bêria là một vấn đề đặc biệt. Ở đây tôi đề cập tới những người khác.
Tôi xin nói thêm, Vôrôsilốp cũng phải chịu một phần trách nhiệm; mặc dù năm 1940, đồng chí đã thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Dân ủy Quốc phòng. Nhưng ngay sát lúc bắt đầu chiến tranh, Vôrôsilốp vẫn còn giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Nhà nước. Và chúng tôi, những quân nhân, cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Ngoài ra, một phần trách nhiệm cũng thuộc về nhiều người trong Đảng, trong bộ máy nhà nước.
Tôi có tham gia nhiều vấn đề thảo luận ở chỗ Xtalin, lúc có mặt các đồng chí gần gũi với Xtalin. Tôi có thể thấy được những cuộc tranh luận, thấy được cả những gì gai góc trong một số vấn đề, mà đặc biệt là với Môlôtốp. Có lúc, Xtalin đã phải cao giọng, thậm chí không tự chủ được mình, còn Môlôtốp tủm tỉm cười, đứng sau bàn và vẫn giữ ý kiến của mình.
Nhi�! ��u kiế! n nghị của Xtalin đề cập tới việc củng cố quốc phòng và trang bị cho quân đội vấp phải sự chống đối và không được đồng tình. Sau, phải lập ra các ủy ban, rồi lại tranh cãi trong các ủy ban ấy. Một số vấn đề bị ngập chìm trong những cuộc tranh cãi ấy. Như vậy, chẳng qua cũng là một hình thức chống lại.
Nếu như có ai hình dung rằng, những người gần gũi xung quanh Xtalin không bao giờ tranh luận với Xtalin về các vấn đề nhà nước và kinh tế là không đúng. Thế nhưng, phần lớn những người ấy lại đồng thời ủng hộ những đánh giá tình hình chính trị của Xtalin trước lúc chiến tranh, mà trước hết là đối với niềm tin của Xtalin, rằng nếu như chúng ta không có những hành động gì khiêu khích, không làm điều gì tỏ ra là không trung thực, thì Hitle không dám xóa bỏ hiệp ước và tiến công chúng ta.
Cả Malencốp, cả Caganôvích lúc nào cũng nhất trí với Xtalin, còn Môlôtốp lại rất tích cực ủng hộ quan điểm ấy. Bản thân Môlôtốp không chỉ là con người cương nghị và bướng bỉnh, khó có thể "đẩy ra khỏi chỗ" nếu Môlôtốp vẫn giữ lập trường của mình. Theo sự quan sát của tôi vào thời điểm này thì Môlôtốp còn có ảnh hưởng lớn đối với Xtalin, nhất là những vấn đề chính sách đối ngoại. Lúc trước chiến tranh, Xtalin coi Môlôtốp là người sành sỏi về các chính sách đối ngoại.
Sau này, khi mọi tính toán của ta trở nên không đúng và sụp đổ thì Xtalin đã nhiều lần trách cứ Môlôtốp về vấn đề này, lúc tôi có mặt.
Sau chuyến đi Béclin tháng 11 năm 1940, Môlôtốp vẫn tiếp tục xác nhận: Hitle chưa tiến công chúng ta. Cần phải thấy rằng trong! trườn! g hợp này đối với Xtalin thì Môlôtốp còn có thêm uy tín của một người đã đích thân tới tận Béclin. Uy tín của Môlôtốp lại được tăng thêm bởi những phẩm chất, tính cách của đồng chí ấy. Môlôtốp là một con người mạnh, nguyên tắc xa lạ với bất cứ ý kiến cá nhân nào, rất bướng bỉnh, rất hung bạo, theo Xtalin một cách có ý thức và ủng hộ những hành động thô bạo của Xtalin cả trong những năm 1937-1938. Xuất phát từ những quan điểm riêng của mình, Môlôtốp đi theo Xtalin một cách tin tưởng. Trong khí ấy, Malencốp và Caganôvích làm nên danh phận cũng ở chỗ đó.
Trong số những người thân cận xung quanh Xtalin, duy có Giơđanốp (3), là người còn in trong trí nhớ của tôi và tôi có mặt những lúc đó, đã nói lên sự nhìn nhận khác về khả năng tập kích của bọn Đức rất quyết hệt và khẳng định không thể tin một cái gì vào Hitle.
Vậy đối với chúng ta, những nhầm lẫn tai hại của Xtalin hồi trước chiến tranh là như thế nào? Tôi nghĩ là, lúc đầu Xtalin tin rằng, chính Xtalin đã lái được Hitle đi vào quỹ đạo của mình bằng việc ký kết hiệp ước. Mặc dù sau này, như chúng ta biết, là mọi việc đã diễn ra ngược lại.
Thế nhưng tất nhiên hiệp ước được ký kết ở cả hai bên là đều có ý định sẵn. Xtalin đánh giá quá cao những biện pháp hành động của Hitle ở phía tây. Đồng chí cho rằng, Hitle đã bị lún sâu vào đấy. Và trong thời gian trước mắt không thể đánh vào chúng ta được. Đặt cơ sở cho mọi dự đoán của mình như vậy, nên sau khi nước Pháp bị đánh tan, Xtalin vẫn không đánh giá tình hình một cách mới hơn.
Chiến tranh ở Phần Lan đã chỉ cho! Hitle th! ấy những mặt yếu của quân đội ta. Nhưng đồng thời nó cũng chỉ cho Xtalin thấy rõ điều đó. Đây là kết quả của những năm 1937- 1938 và là những kết quả rất nặng nề.
Nếu đem so sánh việc đào tạo cán bộ chúng ta trong năm 1936, năm trước khi xảy ra các sự kiện của những năm ấy, thì tới năm 1939, tức là năm sau những sự kiện trên, chúng ta phải nói rằng trình độ huấn luyện chiến đấu cho bộ đội bị sa sút rất nghiêm trọng. Thêm nữa, kể từ các trung đoàn trở lên, phần lớn bị mất bộ phận lãnh đạo, quân đội còn bị mất tinh thần trước những sự kiện ấy. Chúng ta thấy kỷ luật bị suy sụp đến phát sợ. Các quân nhân tự tiện bỏ đơn vị, đào ngũ. Nhiều người chỉ huy cảm thấy hoang mang, không thể duy trì được trật tự.
Khi xảy ra các sự kiện ở Phần Lan, tôi được điều động rời khỏi Khankhin Gôn và cử giữ chức Tư lệnh Quân khu Kiép. Lúc nói chuyện với tôi, Xtalin rất gay gắt về Vôrôsilốp. "Đồng chí ấy huênh hoang, tôi xin hứa, tôi xin khẳng định, tôi sẽ giáng trả một đòn bằng ba đòn, mọi việc đều tốt đẹp, đều sẵn sàng, đều ổn thỏa, thưa đồng khí Xtalin; song té ra…".
Vào tháng 12 năm 1940, khi tôi đang chỉ huy Quân khu Kiép, chúng tôi có tổ chức cuộc diễn tập lớn trên bản đồ. Trong cuộc diễn tập này, tôi chỉ huy quân xanh, chơi cho quân Đức, còn Páplốp đang chỉ huy Quân khu Tây, chơi cho quân ta, quân đỏ, Quân khu phía Tây của chúng ta. Xtécnơ yểm hộ cho Páplốp ở mặt trận phía Tây Nam.
Sau khi nắm được những tài liệu gốc và những lực lượng có thực của quân địch, quân Đức, lúc chỉ huy quân xanh, tôi cho phát triển tiế! n công t! heo 3 hướng, mà sau này quân Đức cũng đã tiến công chúng ta như thế. Những mũi đột kích chủ yếu của chúng tôi cũng lại là những mũi đột kích chủ yếu của bọn Đức sau này. Các cụm quân được xây dựng cũng gần như các cụm quân Đức đã hình thành lúc chiến tranh. Hình dạng của biên giới nước ta, địa hình, tình huống – tất cả gợi cho tôi đi tới những quyết định mà về sau bọn Đức cũng đã có những quyết định như thế. Cuộc diễn tập kéo dài khoảng 8 ngày đêm. Ban lãnh đạo cuộc diễn tập đã buộc phải kiềm chế tốc độ tiến công của quân xanh. Nhưng trong vòng 8 ngày đêm, quân xanh cũng đã tiến đến khu vực Baranôvichi. Tôi cần nhắc lại ở đây là tốc độ tiến công bị buộc phải hãm lại.
Tháng 1 năm 1941, tiến hành bình xét, phân tích cuộc diễn tập chiến lược đó tại Hội đồng Quân sự Trung ương, tôi được ủy nhiệm đọc bản báo cáo chính. Tôi quyết định báo cáo mấy vấn đề đang làm chúng tôi lo lắng. Trước hết là vấn đề bố trí bất lợi hệ thống các khu vực cứ điểm mới dọc theo biên giới mới. Hình dạng các tuyến biên giới làm cho sự bố trí đó bất lợi. Bất lợi lớn nhất là đem bố trí những cứ điểm ấy lùi sâu tới khoảng 100 kilômét. Tôi hiểu ý kiến này đưa ra sẽ gây sự bất bình bởi hệ thống bố trí các khu vực cứ điểm mà tôi phê phán đã được Hội đồng Lao động và Quốc phòng phê chuẩn và sau cùng là Xtalin duyệt y. Dẫu sao tôi cũng phải nói, buộc phải nói.
Xtalin chăm chú nghe và đưa ra nhiều câu hỏi cho tôi và các đồng chí khác. Chẳng hạn như, đồng chí hỏi, tại sao quân xanh mạnh như vậy, tại sao các tài liệu gốc ! của cu�! ��c diễn tập lại đặt cho quân Đức có nhiều lực lượng lớn đến thế. Đồng chí được trả lời, rằng những lực lượng ấy phù hợp với khả năng của quân Đức và dựa vào những tính toán có thực toàn bộ lực lượng quân Đức có thể tung ra đánh chúng ta sau khi chúng đã tạo nên những ưu thế lớn trên hướng đột kích chủ yếu. Như vậy, đủ nói rõ tại sao quân xanh có thể tiến mạnh trong lúc diễn tập.
Sau cuộc bình xét, phân tích cuộc diễn tập này được ít lâu, tôi được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng.
Trước đây, tôi chưa có kinh nghiệm công tác tham mưu và tới lúc bắt đầu chiến tranh, theo nhận thức riêng, tôi thấy mình chưa có đủ kinh nghiệm và chưa được đào tạo để làm Tổng tham mưu trưởng. Đấy là chưa nói đến vấn đề tư thất và kinh nghiệm công tác, tôi ham muốn những hoạt động của người chỉ huy chứ không phải công tác tham mưu.
Đầu năm 1941, khi chúng tôi được tin quân Đức tập trung những lực lượng lớn ở Ba Lan, Xtalin đã viết thư riêng gửi Hìtle báo cho Hitle biết, rằng chúng ta nắm được những tin đó. Chúng ta lấy làm ngạc nhiên và có ấn tượng rằng, Hitle có ý định tiến công chúng ta. Hitle phúc đáp thư cho Xtalin và cũng lại thư riêng, nhấn mạnh trong văn bản là những tin ấy không đáng tin cậy Trong thư Hitle viết, những tin tức chúng ta nắm được là đúng. Ở Ba Lan quả là đang có sự tập trung những binh đoàn lớn. Nhưng quả quyết rằng, tình hình đó không như Xtalin nghi ngại. Y đã giải thích rằng quân Đức tập trung ở Ba Lan không phải để nhằm vào Liên Xô. Y cam đoan tuân thủ nghiêm ngặt hiệp ước đã ký kết và lấy danh dự người �! �ứng đ! ầu Nhà nước mà cam kết. Quân Đức tập trung ở Ba Lan nhằm mục đích khác. Lãnh thổ Đức ở phía Đông và ở giữa nước Đức đang bị máy bay Anh ném bom rất nặng và những người Anh từ trên không quan sát nước Đức rất rõ. Do đó y buộc phải chuyển một số quân có hạn định sang phía Đông để có thể bí mật trang bị lại và xây dựng lại ở đấy, tại Ba Lan. Chừng đó tôi hiểu rằng, Xtalin đã tin vào bức thư ấy.
Về sau ngày một thêm nhiều những tin tức đáng lo ngại. Đứng trước những tín hiệu lo âu cứ lặp lại như thế, Bộ Dân ủy Quốc phòng phải xin phép Xtalin được động viên một bộ phận, nửa triệu quân nhân dự bị và điều tới Quân khu phía Tây thêm 4 tập đoàn quân nữa.
Là Tổng tham mưu trưởng, tôi hiểu việc điều động các tập đoàn quân và động viên những quân nhân dự bị tới vị trí công tác không thể nào che giấu được quân Đức sẽ làm rầy rà chúng và làm cho tình hình xấu đi. Mà nếu đã vậy thì đi đôi với việc tiến hành các biện pháp cần thiết đó, phải đưa bộ đội các quân khu biên giới vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Tôi báo cáo việc này với Xtalin, nhưng sau đó đến hai tuần lễ, Xtalin mới buộc lòng phải đồng ý hai biện pháp đầu, còn biện pháp thứ ba không liên quan trực tiếp tới biện pháp thứ nhất, Xtalin chưa đồng ý. Đồng chí trả lời rằng, đưa bộ đội ở các khu vực biên giới vào tình trạng sẵn sàng chiến đấu có thể dẫn đến chiến tranh và đồng chí giải thích, riêng việc động viên bộ phận và điều động các tập đoàn quân như vậy cũng đã làm rầy rà cho Hitle rồi.
Vậy là chúng tôi chỉ tiến hành những biện p! háp này! mà không tiến hành những biện pháp kia. Trong thực tế, chúng ta đã áp dụng những biện pháp nửa vời sẽ không khi nào đem lại kết quả.
Kế hoạch động viên triển khai công nghiệp vào thời chiến ở chỗ chúng ta cũng không ra sao. Vào tháng 5, tức là sau khi tôi nhận chức vụ Tổng tham mưu trưởng thay Mêrétxcốp được 4 tháng, tôi đã ký những kế hoạch động viên chuyển nền công nghiệp sang thời chiến mà về cơ bản đã được chuẩn bị từ trước. Tôi kiên quyết đến gặp Vôrôsilốp, lúc này đồng chí là Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và gần như tôi đã buộc đồng chí ấy phải xem xét tới những kế hoạch đó. Quả thật, tôi cũng đã để bản kế hoạch lại ở chỗ đồng chí.
Mặc dù tôi đã gọi điện cho đồng chí ấy nhiều lần, mà hầu như đến cả tháng đồng chí ấy cũng không xem xét tháng kế hoạch ấy. Qua tháng sau, khi nhận được điện thoại của tôi một lần nữa, đồng chí ấy mới nói, tôi đến chỗ đồng chí ấy, vì cần phải thảo luận và sẽ thảo luận như thế nào, nên có ai cùng tham gia và sẽ xem xét kế hoạch đó theo thứ tự ra sao. Biết là công việc sẽ bị kéo dài, tôi không đến chỗ đồng chí ấy nữa mà gọi điện cho Xtalin, khiếu nại những việc đã xảy ra.
Ngay hôm sau, chúng tôi, những quân nhân liền được triệu tập tới dự phiên họp của Bộ Chính trị.
Tôi có theo dõi cuộc đối thoại giữa Xtalin và Vôrôsilốp.
– Tại sao đồng chí chưa xem xét kế hoạch?
– Chúng tôi mới nhận được.
– Đồng chí chuyển kế hoạch cho Vôrôsilốp ngày nào? (đây là câu hỏi cho tôi).
Tôi nói: "Một tháng trước đây"".
Tương tự như những! lần kh! ác, lại lập ra những ủy ban để xem xét kế hoạch.
Nhiều ý kiến tranh cãi lẫn nhau trong ủy ban. Một số thành viên trong ủy ban nói, chúng ta còn nhiều vấn đề nữa, phải phá bỏ tất cả, song chúng ta lại không thể phá bỏ hết…
Công việc cứ thế kéo dài và kéo dài. Thấy vậy, chúng tôi quyết định phải thông qua cho được dù là những quyết nghị riêng về kế hoạch chuẩn bị đạn dược, còn những điểm khác trong kế hoạch triển khai công nghiệp lúc bắt đầu chiến tranh thế là không được phê chuẩn.
Việc đạn dược vấp phải tình trạng rất nặng nề vào mùa đông và mùa xuân năm ấy. Các hệ thống pháo mới, kể cả pháo chống tăng đưa vào trang bị lại được bảo đảm chỉ bằng những loại đạn thử nghiệm. Đạn dược bị chậm trễ nên sản xuất vũ khí cũng bị chậm trễ theo.
Chúng tôi đặt vấn đề tổ chức dự trữ đạn dược cho năm chiến tranh thứ nhất, vì cho rằng sau khi chuyển nền công nghiệp sang thời chiến thì phải qua năm sau mới bắt đầu sản xuất được những nhu cầu cần thiết cho chiến tranh. Lại đẻ ra tranh luận.
Vôdơnenxki (4) là người am hiểu về kinh tế, cầm bút chì tính ngay ra rằng, chúng ta muốn có một số lượng lớn đạn dự trữ như vậy, theo như cách tính toán của chúng ta thì muốn diệt một xe tăng địch phải tốn 500 viên đạn.
– Lẽ nào điều đó có thể thực hiện được?
Buộc phải trả lời đồng chí rằng không những có thể mà cần phải và thật tuyệt vời nếu chúng ta đạt mức 500 chứ không phải 1000 viên đạn để diệt một xe tăng Đức.
– Vậy mức diệt xe tăng ghi trong ! tất c�! � các văn kiện ra sao? – Vôdơnenxki hỏi.
– Đó là mức tiêu diệt trong các diễn tập còn trong chiến tranh là việc khác?
Lại lập ra ủy ban.
Sau mọi tính toán, chúng ta thấy có thể bảo đảm được kim loại để sản xuất ra số lượng đạn như vậy, song không thể lấy đâu ra đủ thuốc súng, bởi thuốc súng còn thiếu.
Kết quả là, chỉ có thể thỏa mãn 15-20% theo yêu cầu.
Nói về thời kỳ trước chiến tranh và về những tổn thất của ta hồi đầu chiến tranh, không thể quy tất cả những sai lầm cho riêng Xtalin, hoặc cho riêng Timôsencô và Giucốp.
Tất cả là thế, có sai lầm.
Nhưng cũng phải nhớ đến một số tình hình khách quan. Phải suy nghĩ và tính đến thời đó giữa nước ta và quân đội chúng ta, giữa nước Đức và quân đội của Đức. Tiềm lực quân sự, trình độ công nghiệp, trình độ văn hóa công nghiệp, trình độ được huấn luyện chung cho chiến tranh của Đức đã hơn chúng ta biết bao.
Chiếm được châu Âu, nước Đức có một đạo quân mạnh, được thử thách trong chiến đấu đã triển khai và hoàn toàn sẵn sàng, công tác tham mưu giỏi, tổ chức hiệp đồng giữa bộ binh, pháo binh, xe tăng và không quân đúng là ăn ý với nhau theo giờ. Người Đức có ưu thế lớn hơn chúng ta về tiềm lực công nghiệp chiến tranh. Hơn chúng ta gần gấp 3 lần về than, 2,5 lần về gang và thép. Chúng ta chỉ có ưu thế về dầu hỏa, về lượng dự trữ và khối lượng khai thác. Nhưng dẫu vậy, lúc bắt đầu chiến tranh chúng ta cũng chưa có đủ lượng xăng dầu cần thiết cho các máy bay hiện đại của ta như loại MIG.
Tóm lại, chúng ta không được quên rằng, chúng ta bước! vào chi! ến tranh khi đất nước hãy còn trong tình trạng lạc hậu về mặt công nghiệp so với Đức.
Cuối cùng, cần nói thêm là Hitle từ ngày lên nắm chính quyền đã bắt tất cả phải phục vụ cho lợi ích của chiến tranh tương lai. Tất cả được xây dựng để nhằm đánh thắng trong các cuộc chiến tranh này, đã làm tất cả cho công việc đó. Còn chúng ta lại chưa thấy hết, đã dừng lại ở những biện pháp nửa vời. Lợi ích các Bộ va chạm lẫn nhau, diễn ra cuộc buôn bán khôn cùng từng vấn đề một có liên quan tới việc trang bị cho quân đội và chuẩn bị cho chiến tranh. Cũng nên đặt hết những cái đó lên bàn cân để giải thích những nguyên nhân thất bại và tổn thất của chúng ta trong năm đầu chiến tranh.
Xtalin cho rằng và cho như thế là đúng, muốn chuẩn bị cho chiến tranh, chúng ta tối thiểu cần đến hai năm. Cần như vậy để xây dựng về mặt chiến lược quân sự các vùng chúng ta đang chiếm lĩnh năm 1939 và để tổ chức lại quân đội, trong đó có việc cải tổ kỹ thuật mà chúng ta còn chậm trễ rất nhiều. Mặc dù từ khi kết thúc chiến tranh ở Phần Lan cho đến lúc bắt đầu chiến tranh được khoảng một năm, chúng ta đã hoàn thành được nhiều việc. Nhưng để hoàn toàn sẵn sàng cho chiến tranh, chúng ta thực sự cần đến khoảng hai năm.
Xtalin coi những tin về cuộc tiến công sắp tới của bọn Đức do Sơcsin và các nguồn khác cung cấp là những tham vọng của người Anh, muốn đẩy chúng ta đụng độ với quân Đức là hoàn toàn hợp lý để chúng ta sớm bị sa lầy trong chiến tranh mà theo chính kiến của họ thì chúng ta chưa sẵn sàng.
Xtalin còn cho rằng, những sự khiêu khích có! thể x�! ��y ra không riêng ở phía người Anh, mà còn ở phía một số tướng lĩnh Đức muốn gây ra chiến tranh phòng ngừa và sẵn sàng đặt Hitle trước sự đã rồi. Về những tin do Gioócghe (5) cung cấp, tôi hoàn toàn không được biết mặc dù lúc này tôi đang giữ chức vụ Tổng tham mưu trưởng. Chắc là những báo cáo ấy đi thẳng tới Xtalin qua Bêria và Xtalin thấy không cần thông báo cho chúng tôi về những tin ấy.
Chúng ta nắm được những tin về sự bố trí một lực lượng lớn quân Đức ở Ba Lan, nhưng Xtalin lại cho về nguyên tắc hiện tượng đó là tất yếu. Quân Đức đặt ở biên giới ta những đơn vị lớn, vì biết rằng phía chúng ta cũng giữ một số lớn quân mình ở biên giới, nên cho rằng chúng ta có thể vi phạm tới hiệp ước. Còn việc Đức trực tiếp tập trung những cụm quân xung kích thì chúng chỉ tiến hành trong vòng 2, 3 ngày cuối trước chiến tranh. Trong khoảng 2, 3 ngày ấy, trinh sát của ta chưa kịp chuyển cho chúng ta những tin để hợp thành bức tranh toàn cảnh của việc chuẩn bị của chúng.
Bất ngờ là như thế nào?
Luận bàn về sự bất ngờ như hiện nay và cũng như Xtalin luận bàn trong các ý kiến phát biểu là chưa đúng, chưa đủ và phiến diện.
Khi chúng ta nói về các hành động với quy mô như thế thì bất ngờ có nghĩa như thế nào? Đây không chỉ giản đơn là địch bất ngờ chuyển quân tới biên giới, không chỉ là bất ngờ tiến công. Bọn Đức bất ngờ chuyển quân tới biên giới tự nó không giải quyết được gì: Mối nguy cơ chủ yếu đối với chúng ta là sức mạnh đột kích bất ngờ của quân Đức, là bất ngờ trước ưu thế gấp 6, gấp 8 lần hơn chúng ta trên các ! hướng ! quyết định; là bất ngờ về quy mô tập trung bộ đội và sức mạnh đột kích của chúng. Cái đó mới là chủ yếu và đã quyết định trước những tổn thất của chúng ta trong thời kỳ đầu chiến tranh, chứ không chỉ giản đơn là bất ngờ quyển quân tới biên giới.
Chiến tranh bùng nổ khi tôi làm Tổng tham mưu trưởng. Tình hình hoạt động của Bộ Tổng tham mưu trong những ngày ấy thật cực kỳ khó khăn. Chúng tôi luôn bị chậm trễ, lạc hậu và ra những quyết định cũng chậm trễ, không kịp thời. Cuối cùng, Xtalin đặt cho tôi một câu hỏi thẳng thắn:
"Tại sao chúng ta khi nào cũng chậm trễ?"
Và tôi cũng đáp lại thẳng thắn. Trong điều kiện hệ thống công tác của chúng ta như thế này thì cũng không thể có cánh nào khác hơn.
– Là Tổng tham mưu trưởng, tôi nhận báo cáo đầu tiên lúc 9 giờ sáng và đòi hỏi phải ra ngay những biện pháp cấp bách về những tình hình đó. Nhưng tôi không thể tự mình làm lấy việc này. Tôi phải báo cáo cho Timôsencô, Bộ trưởng Bộ Dân ủy Quốc phòng. Nhưng Bộ Dân ủy Quốc phòng cũng không thể ra những quyết định. Chúng tôi có trách nhiệm phải báo cáo những tình hình đó với Xtalin. Chúng tôi tới Kremli và đợi tiếp cho tới khoảng 1 hoặc 2 giờ ngày hôm sau, đồng chí mới có quyết định. Chúng tôi đi trên xe, làm các văn bản và gửi các mệnh lệnh tại chỗ. Trong khi ấy, tình huống đã thay đổi. Chúng ta muốn cố thủ một cứ điểm nào đấy và yêu cầu phải điều quân tới. Song trong khoảng thời gian ấy, quân Đức đã chiếm mất. Ngược lại, chúng ta muốn rút quân khỏi một cứ điểm nào khác, thì quân Đức lúc ấy đã hợp vây và chia cắ! t ra rồ! i. Từ lúc chúng ta nhận được tin và đòi chúng ta phải có cách xử lý ngay cho tới lúc chúng ta ra được quyết định phải mất 7- 8 tiếng đồng hồ. Với khoảng thời gian đó, xe tăng Đức đã vượt được 40-50 kilômét. Cứ thế, sau khi được tin mới, rồi ra quyết định mới, chúng ta lại bị chậm trễ.
Tôi báo cáo với Xtalin, theo quan điểm của tôi, chỉ huy hai cấp như vậy là không thể được. Hoặc là tôi, Tổng tham mưu trưởng phải báo cáo với Timôsencô và Timôsencô không phải thỏa thuận với ai nữa, ra ngay quyết định; hoặc là tôi, phải báo cáo tất cả những tình hình đó trực tiếp với đồng chí, để rồi đồng chí ra ngay quyết định. Nếu làm khác đi, chúng ta sẽ tiếp tục bị chậm trễ.
Đến đầu tháng 7, bản thân Xtalin cũng đã nhận thấy sự tệ hại của hệ thống làm việc đó, sự nguy hại của đường dây ấy. Timôsencô được cử làm Tư lệnh Phương diện quân Tây và Xtalin trực tiếp giữ lấy trách nhiệm Tổng tư lệnh tối cao.
Sau khi giải thể cách làm việc hai cấp như vậy, công tác của chúng tôi tiến hành được bình ổn và sống động hơn. Ngoài ra tình trạng làm việc cuống quít trong 10 ngày đầu chiến tranh có phần nào dịu bớt. Các sự biến nặng nề vẫn tiếp diễn, nhưng chúng tôi đã quen về mặt tâm lý và ra sức uốn nắn lại tình thế căn cứ vào thực tế định hình đang diễn biến.
Nhớ lại thời kỳ trước chiến tranh, phải nói rằng, tất nhiên là đối với chúng tôi, những quân nhân phải chịu trách nhiệm về sự sẵn sàng chiến đấu của bộ đội và phải có ngay những biện pháp cần thiết khi bùng nổ chiến tranh.
Rõ ràng là chúng ta phải làm những c! ông vi�! �c đó kiên quyết hơn những gì đã làm được. Thêm nữa, mặc dù Xtalin có những uy tín tuyệt đối, song trong thâm tâm mỗi người đều chất chứa nỗi dày vò của sự ngờ vực, vẫn rạo rực cái cảm giác về mối nguy cơ bị quân Đức tiến công. Tất nhiên, cũng phải thấy hết sự thật là hồi đó, nếu có ai làm trái với ý muốn của Xtalin về đánh giá tình hình chung về chính trị thì sẽ như thế nào. Ký ức mọi người còn in đậm nét những năm qua. Và nếu có ai nói lên thành tiếng là Xtalin không đúng, đồng khí ấy đã sai lầm, thì nói mộc mạc là người đó sẽ không còn ra khỏi nhà nữa, sẽ được Bêria "mời đi uống cà phê".
Dẫu sao, đây mới chỉ là một mặt của sự thật. Và tôi phải nói hết. Trước chiến tranh tôi không hề có ý nghĩ là mình thông tuệ và nhìn xa hơn Xtalin, mình đánh giá tình hình và nắm bắt tốt hơn Xtalin. Tôi không đánh giá mình như thế để có thể tin là những ý kiến phản bác của mình đúng hơn những nhận xét của Xtalin. Tôi không có niềm tin ấy. Ngược lại, tôi đầy lòng tin vào Xtalin, vào trí thông minh chính trị, tầm nhìn xa và năng lực tìm ra lối thoát khỏi những tình thế hiểm nghèo của đồng chí ấy. Trong trường hợp này, tôi đã tin vào năng lực của đồng chí ấy, biết tránh được chiến tranh, có thể đẩy lùi chiến tranh. Những lo âu đã làm hao tổn tinh thần. Nhưng lòng tin vào Xtalin và tin rằng, rồi cuối cùng tất cả sẽ thoát khỏi đúng như Xtalin dự đoán còn mạnh hơn.
Bây giờ, có nhìn nhận tình hình đó như thế nào thì vẫn là sự thật.
Trong chương trên đã đưa ra mấy ghi chép về nhận thức của Giucốp đối với nhân cách Xtalin lúc bắt ! đầu ch! iến tranh.
Trong chiến tranh Giucốp gần gũi Xtalin hơn. Những quan niệm của Giucốp về Xtalin hình thành trong quá trình chiến tranh có giá trị lớn, bởi những quan niệm ấy dựa vào những kinh nghiệm phong phú của 4 năm đã cùng làm việc chung. Đối với Giucốp, trong những năm chiến tranh, Xtalin trước hết là Tổng tư lệnh tối cao, là người có quan hệ trực tiếp với đồng chí trong suốt những năm ấy, không có khoảng cách, lúc đồng chí ở cương vị Tổng tham mưu trưởng, lúc ở cương vị Tư lệnh các Phương diện quân, là thành viên của Đại bản doanh và ở cương vị Phó Tổng tư lệnh tối cao, đại diện của Đại bản doanh xuống các đơn vị phối hợp những hoạt động của một số phương diện quân.
Theo Giucốp, trong chiến tranh, Xtalin là người đã gánh trọng trách nặng nề nhất của một quốc gia đang tham chiến. Cliucốp có nhận xét trước hết tới những khía cạnh về tư chất Xtalin đã biểu thị khi đảm đương những trọng trách đó. Vì vậy chân dung Xtalin được ghi lại qua Giucốp, dẫu không kỳ vọng được đầy đủ song vẫn nổi bật ở những quan sát cụ thể, gắn với những công việc những của cả hai người. Tôi nói thêm, trong bức chân dung này, tất nhiên có mặt cả những cảm xúc riêng, không tránh khỏi những yếu tố chủ quan.
Phân loại những ghi chép, tôi tạm chia ra thành hai phần: những ghi chép phản ánh các thời điểm của chiến tranh, xếp theo trật tự biên niên và những ghi chép phản ánh những quan niệm chung của Giucốp về nhân cách Xtalin trong những năm chiến tranh. Những ghi chép này viết ra không theo trật tự biên niên.
Ban đầu, những ghi chép theo biên niên các sự kiện ! như vậ! y.
"Lần đầu tiên, tôi được nói chuyện với Xtalin vào năm 1940, sau khi ở Khankhin Gôn trở về. Khi tới gặp Xtalin, phải thú nhận rằng, tôi có bị xúc động. Nhưng đồng chí đã tiếp tôi rất tốt. Nhìn bề ngoài, đồng chí cũng là một người bình thường, tầm vóc không cao, còn thấp hơn tôi một phút, bình dị, niềm nở, tỏ ra ân cần, nhân ái với tôi.
Đồng chí hỏi tôi cặn kẽ những sự kiện ở Mông Cổ, những kết luận của tôi.
Những lần tiếp xúc về sau với Xtalin, những tình cảm ấy có khác nhau và ngay chính những cuộc tiếp xúc ấy cũng rất khác nhau. Xtalin giàu tính hài hước và khi công việc tiến triển tốt đẹp, như buổi gặp lần đầu của tôi, đồng chí đã tỏ ra ân cần và nhân ái. Nhưng có nhiều trường hợp và nói chung hầu như lần nào cũng vậy, đồng chí là con người nghiêm và căng. Ở đồng chí ấy, gần như bao giờ cũng căng và cái đó có tác động đến những người xung quanh.
Bao giờ tôi cũng coi trọng, mà không thể không coi trọng sự ngắn gọn ở đồng chí. Xtalin biết trình bày những ý nghĩ của mình và giao nhiệm vụ rất ngắn gọn. Đồng chí không nói một lời thừa. Do đó, đồng chí cũng coi trọng sự ngắn gọn ở những người khác và đòi các báo cáo phải súc tích, ngắn gọn. Đồng chí không thể chịu đựng những lời nói dông dài. Gặp trường hợp như thế, đồng chí lập tức buộc phải chuyển ngay sang thực chất công việc.
Tuy có ngữ điệu của dân tộc Grudia, song đồng chí rất thông thạo tiếng Nga. Có thể nói không quá rằng, đồng chí rất sành biểu hiện ngay trong những chi tiết nhỏ. Có lần, hồi tôi làm Tổng tham mưu trưởng, khi đọc mệnh l�! �nh cho t! ôi ghi, đồng chí nóng lòng ghé qua sau vai tôi, rồi bỗng thốt lên với tôi:
– Này, tôi sẽ đánh dấu phẩy hộ đồng chí nhé?
Lúc ấy, tôi đáp lại nửa đùa rằng, tôi không phải là kiện tướng dấu phẩy, thì đồng chí ấy lại nói rất nghiêm trang:
– Đặt dấu phẩy không đúng, có khi thay đổi thực chất cả câu nói.
Có lần đồng chí ấy cũng tỏ ra không tế nhị, rất không tế nhị. Theo tính cách của mình, có mấy trường hợp tôi bị sơ suất về từ ngữ và đã đối đáp khá kịch liệt về sự không tế nhị của đồng chí ấy. Tôi làm như thế là có ý thức, bởi thấy có lúc cần phải tranh cãi. Tôi không thể hoàn thành nghĩa vụ của mình khác hơn.
Một hôm đang lúc nói chuyện, đồng chí nửa đùa nửa thật quay sang nói với hai người đứng kế bên:
– Nói gì với các đồng chí? Bất kỳ nói gì với các đồng chí, thì các đồng chí tất cả đều: ""Thưa vâng, đồng chí Xtalin", "Tất nhiên, thưa đồng chí Xtalin", "Hoàn toàn đúng, thưa đồng chí Xtalin", "Đồng chí ra quyết định thật sáng suốt, thưa đồng chí Xtalin…". Chỉ có mình Giucốp có lúc đã cãi lại tôi…
Cuối tháng 7 năm 1941, khi còn làm Tổng tham mưu trưởng, lúc phân tích tình huống, tôi đi đến kết luận rằng quân Đức trong thời gian trước mắt sẽ chưa tiếp tục tiến đánh Matxcơva trước khi chưa thanh toán được mối nguy cơ do cánh phải của Phương diện quân Tây Nam gây ra, đã uy hiếp tới sườn phải của cụm quân của chúng đang tiến về Matxcơva.
Nhân đây, tôi đã viết báo cáo tường trình những ý kiến của mình về sự cần triết phải bỏ lại Khép để chiếm lĩnh phòng ngự v�! �ng chắ! c dọe theo bờ đông sông đơnhìép và tăng cường cho cánh phải của Phương diện quân Tây Nam. Đồng thời, tập trung hai tập đoàn quân dự bị ở phía sau Phương liên quân để đỡ đòn tập kích của quân Đức. Theo giả thiết của tôi, chúng có thể tiến công vào cánh phải của Phương diện quân Tây Nam và lọt vào sau lưng Phương diện quân.
Sau khi đọc báo cáo của tôi, Xtalin triệu tập tôi đến chỗ đồng chí. Bêria và Mekhơlích đang ở chỗ đồng chí ấy. Xtalin nói tôi thậm tệ trước mặt hai đồng chí đó, rằng tôi đã viết những điều nhảm nhí, vớ vẩn, bậy bạ, v.v…; dùng những từ rất thô lỗ.
Tôi nói về việc này:
– Thưa đồng chí Xtalin, đề nghị đồng chí nên lựa lời nói. Tôi là Tổng tham mưu trưởng. Nếu như đồng chí là Tổng tư lệnh tối cao thấy rằng Tổng tham mưu trưởng của đồng chí nói những điều bậy bạ, vớ vẩn, thì cần cách chức con người ấy. Tôi đề nghị như vậy.
Đáp lại, đồng chí nói với tôi:
– Đồng chí hãy đi ra, chúng tôi sẽ suy nghĩ về đề nghị của đồng chí.
Bốn mươi phút sau, tôi lại được triệu tập đến chỗ đồng chí và Xtalin giọng bình tĩnh hơn, nói với tôi:
– Chúng tôi đã quyết định thỏa mãn đề nghị của đồng chí. Đồng chí được thôi giữ chức Tổng tham mưu trưởng. Đồng chí muốn làm gì? Cho đồng chí công tác nào?
Tôi nói, tôi có thể ra chỉ huy quân đoàn, có thể chỉ huy tập đoàn quân, có thể phương diện quân. Tôi nghĩ, chỉ huy Phương diện quân sẽ có lợi hơn.
Từ những kiến nghị viết trong báo cáo mà có cuộc nói chuyện này và tôi được miễn chức Tổng tham mưu trưởng. Cùng v�! �i nhữn! g nội dung khác, tôi còn viết ở Phương diện quân Tây cần thanh toán chỗ lồi Ennhia mà lúc này quân Đức đang chiếm giữ. Chỗ lồi này sẽ gây cho ta rất nhiều rắc rối.
Khi ấy câu chuyện đề cập tới vấn đề cử ai và cử tôi đi đâu. Tôi nói, tôi muốn nhận khả năng thực hiện chiến dịch này.
– Muốn tiến công? – Xtalin hỏi mỉa.
– Vâng. – Tôi đáp.
– Đồng chí cho rằng, bộ đội ta có thể mở cuộc tiến công? – Đồng chí vẫn mỉa mai tiếp – Bộ đội ta còn chưa may mắn có được một cuộc tiến công, song đồng chí lại dự định tiến công?
Tôi đáp:
– Vâng, và tôi hy vọng kết quả.
Sau đấy, tôi được bổ nhiệm Chỉ huy Phương diện quân và tiến hành chiến dịch Ennhia.
Trên cương vị mới, tôi lại báo cáo với Xtalin những kiến nghị trước đây về nguy cơ bọn Đức mở mũi đột kích từ phía Tây Bắc sang phía Đông Nam, tiến vào sau lưng Phương diện quân Tây Nam. Lần này, đồng chí có thái độ xử sự khác với những kiến nghị trên.
Thậm chí đồng chí còn rất bình tĩnh nói với tôi:
– Hồi đó, đồng chí đã báo cáo cho tôi đúng, nhưng tôi hiểu không hoàn toàn đúng đồng chí.
Sau đấy, đồng chí lên tiếng, rằng ở hướng Tây Nam, Buđionnưi chỉ huy tồi.
– Theo ý kiến đồng chí, ta nên thay ai?
Tôi nảy ra suy nghĩ, có lẽ, đồng chí có ý đề cử tôi, nên tôi đáp, theo ý kiến của tôi, nên phái Timôsencô tới hướng Tây Nam. Đồng chí ấy có uy tín với bộ đội, là người giàu kinh nghiệm và thêm nữa, lại là người Ucraina. Cái đó có ý nghĩa của nó khi chiến dịch mở tại Ucraina.
Đồng chí im lặng ! và như ! tôi hiểu về sau này đã thông qua quyết định ấy. Xtalin lại bắt đầu nói về Lêningrat và Phương diện quân Lêningrat. Đồng chí đánh giá tình hình lúc này ở Lêningrat thật nguy kịch. Tôi nhớ, đồng chí đã dùng tới từ ngữ "không hy vọng". Đồng chí nói, có lẽ, còn mấy ngày nữa Lêningrat sẽ bị mất. Mà chiếm được Lêningrat, quân Đức sẽ liên lạc được với quân Phần Lan và kết quả là chúng sẽ lập được cụm quân tối nguy hiểm, uy hiếp Matxcơva mặt phía Bắc.
Nói xong các việc trên, đồng chí hỏi tôi:
– Đồng chí nghĩ phải làm gì tới đây?
Tôi hơi sửng sốt đáp:
– Tôi sẽ quay lại, trở về Phương diện quân của mình.
– Thế nếu không quay lại, mà đi nhận nhiệm vụ mới, được không?
Thấy vậy, tôi nói, nếu được, tôi muốn ra chỉ huy Phương diện quân Lêningrat.
– Song nếu đó lại là một công việc không còn hy vọng?
Tôi nói lên niềm hy vọng, rằng công việc có thể không đến nỗi không còn hy vọng.
– Khi nào đồng chí có thể ra đi? – Đồng chí hỏi ngắn.
Tôi đáp nếu ra đi, tôi thích đi ngay.
– Không nên đi ngay. Cần tổ chức máy bay tiêm kích hộ tống đồng chí.
Và đồng chí lập tức gọi ngay điện thoại cho nhân viên hàng không hỏi họ về dự báo thời tiết. Trong lúc chờ dự báo thời tiết đồng chí hỏi, theo ý kiến tôi có thể cử ai thay tôi ở Phương diện quân Tây. Tôi đề nghị bổ nhiệm Cônhiép, Tư lệnh Tập đoàn quân 19.
Trong khi ấy, nhân viên hàng không cho biết thời tiết dự báo. Buổi sáng, trời xấu: có sương mù.
Xtalin nói:
– Thời tiết dự báo xấu. Song đối với đồng chí l�! �i có ng! hĩa tốt.
Rồi liền ngay đấy, đồng chí viết một thư ngắn:
"Gửi Vôrôsilốp, Ủy ban Quốc phòng Nhà nước cử Đại tướng Giucốp làm Tư lệnh Phương diện quân Lêningrat. Đồng chí bàn giao Phương diện quân cho Giucốp và trở về Matxcơva bằng chiếc máy bay này. Xtalin".
Bức thư ngắn này cũng là bức thư bổ nhiệm công tác của tôi. Bỏ thư vào túi, sáng hôm đó tôi lên máy bay tới Lêningrat.
Những ghi chép tôi muốn trích dẫn ra đây có liên quan đến những sự kiện nặng nề đối với chúng ta vào tháng 10 khi quân Đức đã chọc thủng mặt trận và hợp vây được đại bộ phận quân ta ở Viadơma đang tiến về Matxcơva.
"Chiều ngày 6 tháng 10, Xtalin gọi dây nói cho tôi ở Lêningrat. Đồng chí muốn tìm hiểu công việc ngoài mặt trận và tình hình lúc này. Xong, đồng chí nói tôi phải trở về ngay Matxcơva để nhận nhiệm vụ đặc biệt.
Tôi đáp, ngày mai tôi sẽ bay. Ngày 7 tháng 10, sau khi bàn giao công việc chỉ huy Phương diện quân Lêningtat cho tướng Khôdin, Tham mưu trưởng Phương diện quân, tôi bay về Matxcơva. Chiều tối, máy bay mới đến Matxcơva. Rời khỏi máy bay, tôi đi thẳng tới nhà riêng của Xtalin. Xtalin đang bị cúm, song vẫn làm việc.
Gật đầu chào xong, đồng chí lấy cho tôi xem bản đồ và nói:
– Tôi không làm sao có được một báo cáo rõ ràng về tình hình hiện nay trên hướng Tây. Quân địch ở đâu, quân ta ở đâu? Đồng chí hãy tới ngay Bộ tham mưu Phương diện quân Tây và gọi điện về cho tôi vào bất kỳ lúc nào trong ngày, trong đêm. Tôi sẽ đợi!"
Tôi bỏ qua đoạn ghi chép việc Giucốp đến các cơ quan tham mưu Phương diện quân Tây và Phương diện quân dự! bị, ph! ân tích tình hình đang diễn biến tại đây mà đi thẳng vào những đoạn ghi chép viết về những đối thoại với Xtalin khi lại cử Giucốp làm Tư lệnh Phương diện quân Tây.
"Tâm trạng Xtalin lúc này đang bực dọc và giận dữ. Khi nói với tôi, đồng chí trách cứ thậm tệ Cônhiép và Êriômencô, Tư lệnh các Phương diện quân Tây và Phương diện quân Brianxcơ, nhưng lại không hề nhắt tới Buđionnưi, Tư lệnh Phương diện quân dự bị. Tôi cho rằng, có lẽ, không thể hỏi ở con người này. Xtalin cho tôi biết là tôi được bổ nhiệm làm Tư lệnh Phương diện quân Tây và Cônhiép sẽ bị cách chức. Tới đây, sẽ có một phái đoàn Chính phủ tới Bộ tham mưu Phương diện quân kết luận vấn đề và đưa Cônhiép ra truy tố trước tòa án quân sự.
Tôi nói với Xtalin về chuyện này, rằng xử sự như thế sẽ không uốn nắn được gì và cũng chẳng động viên được ai, chỉ gây những ấn tượng nặng nề trong quân đội. Tôi gợi chuyện, như việc xử bắn Páplốp, Tư lệnh Phương diện quân Tây lúc đầu chiến tranh đã mang lại những gì? Chẳng mang lại gì hết. Chúng ta biết rõ từ trước, Páplốp là như thế nào. Đồng chí ấy là Tư lệnh Tập đoàn quân bậc nhất. Ai cũng biết thế. Nay đồng chí ấy chỉ huy Phương diện quân, đồng chí ấy không làm trọn những cái mình không thể làm được. Còn Cônhiép lại không phải là Páplốp. Đồng chí ấy là một người thông minh. Đồng chí ấy còn có ích.
Lúc đó, Xtalin mới hỏi:
– Thế đồng chí đề nghị làm gì?
Tôi nói, đề nghị giữ Cônhiép ở lại làm Phó Tư lệnh Phương diện quân.
Xtalin tỏ ý ngờ vực hỏi tiếp:
– Tại sao đồng ch�! � lại b! ảo vệ Cônhiép? Cônhiép là chỗ thân tình của đồng chí sao?
Tôi đáp, không. Tôi với Cônhiép chưa khi nào kết bạn. Tôi chỉ biết Cônhiép hồi công tác ở Quân khu Bêlôruxia.
Xtalin đồng ý.
Tôi thấy quyết định này của Xtalin trước khi có những kết luận của ủy ban đã giữ vai trò to lớn đối với sinh mệnh của Cônhiép, bởi một khi ủy ban này lại do Môlôtốp dẫn đầu tới Phương diện quân thì nhất định sẽ có quyết định khác. Tôi biết kỹ Môlôtốp, nên tin chắc như thế.
Chỉ huy Phương diện quân được một hay hai ngày, tôi liền cử Cônhiép, là Phó Tư lệnh của tôi sang cánh phải, đến tỉnh Calinin. Chỉ huy một cánh quân ở xa như thế này, Cônhiép đã hành động đầy tự tin và thắng lợi. Chẳng bao lâu, đồng chí lại được bổ nhiệm Chỉ huy Phương diện quân Cahnin mới được thành lập ở đây.
Tôi mới Chỉ huy Phương diện quân sang ngày thứ ba, thì Môlôtốp gọi điện thoại cho tôi, nói chuyện về một hướng bọn Đức đang tiến quân và các đơn vị của ta đang tiếp tục rút lui. Môlôtốp cao giọng nói với tôi. Có lẽ đồng chí ấy có những tin đích xác xe tăng Đức sẽ tiến công tới khu vực này, còn tôi lúc đó lại chưa nắm được hết mọi việc. Tóm lại, đồng chí nói một cái gì tương tự như là hoặc tôi sẽ chặn được cuộc rút lui này đang uy hiếp Matxcơva, hoặc sẽ bị xử bắn. Tôi trả lời đồng chí ấy:
– Đừng dọa tôi, tôi không sợ những răn đe của đồng chí… Tôi mới chỉ huy Phương diện quân chưa trọn hai ngày, chưa phân tích được đầy đủ tình huống, chưa biết rõ những nơi nào sẽ làm gì. Vừa tiếp nhận các đơn vị, vừa phân tích! các tì! nh huống.
Đồng chí lại lớn tiếng đáp lại và vẫn nói với tinh thần ấy. Qua hai ngày rồi mà vẫn chưa thể phân tích được sao?
Tôi trả lời rằng, nếu đồng chí có khả năng phân tích tình hình nhanh hơn, thì mời đồng chí đến đây và chỉ huy lấy Phương diện quân. Đồng chí quăng ống nghe và tôi cũng đi làm những công việc của mình.
Khoảng mấy ngày trước khi tổ chức diễu binh ở Hồng trường, Xtalin gọi điện thoại cho tôi và nói rằng, Ủy ban Quốc phòng Nhà nước có ý định (đồng chí thường nói: "Ủy ban Quốc phòng Nhà nước quyết định") ngày 7 tháng 11 sẽ tiến hành cuộc diễu binh cổ truyền ở Matxcơva. Ý kiến tôi thế nào? Liệu bọn Đức sẽ có những hành động gì ở trên không và trên mặt đất có thể xảy ra những gì cản trở đến cuộc diễu binh đó. Liệu chúng có âm mưu đột phá tới Matxcơva?
Tôi trả lời, trên mặt đất chúng tôi có thể bảo đảm trong ngày hôm ấy sẽ không xảy ra sự gì khác những ngày thường. Còn trên không, phải tổ chức bảo đảm thêm cho cuộc diễu binh. Có thể, nên điều động thêm một số biên đội máy bay tiêm kính về gần Matxcơva. Tôi kết luận, theo ý kiến tôi, nếu tổ chức được diễu binh sẽ có những khích lệ lớn đến quân đội.
Buổi sáng, trước khi diễu binh, Xtalin lại gọi điện thoại cho tôi lần thứ hai. Đồng chí nói, đã quyết định tổ chức diễu binh và cho biết tối nay đồng chí sẽ phát biểu tại phiên họp của xôviết Matxcơva và hỏi, tình hình có cho phép tôi rời được Bộ tham mưu Phương diện quân về đây họp không.
Tôi đã đến dự phiên họp này tổ chức ở nhà ga xe điện ngầm Maiacôpxki.
Xtalin l! à con ng! ười nếu có lần đã có ấn tượng về một cái gì đó, thì về sau khó mà từ bỏ những ý nghi hoặc ý định của mình, ngay khi hoàn cảnh khách quan đã nói thẳng ra là phải từ bỏ cái ý định ban đầu ấy.
Tháng 5 năm 1942, Xtalin đối xử tương đối dịu với những người có khuyết điểm gây ra tai họa ở Kerơchi, có lẽ bởi đồng chí ý thức thấy trách nhiệm cá nhân của mình trước tai họa đó. Theo sự đòi hỏi của đồng chí, đã tổ chức cuộc tiến công ở đây và cũng đã tập trung số quân đó theo lệnh của đồng chí. Đại bản doanh và Bộ Tổng tham mưu đề ra một giải pháp khác. Đại bản doanh và Bộ Tổng tham mưu đề nghị rút quân khỏi bán đảo Kerơchi về bán đảo Taman và tổ chức phòng ngự tại đây. Nhưng Xtalin không lưu ý tới những kiến nghị này và cho rằng, nếu hành động như vậy chúng ta sẽ giải thoát cho Tập đoàn quân 11 của Măngxtanh đánh vào Crưm. Kết quả là, Tập đoàn quân của Măngxtanh vẫn được giải thoát, mà chúng ta bị thiệt hại nặng ở Kerơchi.
Sau khi ra quyết định không đúng, Xtalin lại còn phái tới bán đảo Kerơchi các đại diện của Đại bản doanh là Mekhơlích và Culich để bảo đảm cho tai họa ấy. Culich nói chung không có năng lực lãnh đạo khôn ngoan một công việc gì. Cáe vị đại diện này đã hoạt động ở Kerơchi cùng với Côdơlốp, người Tư lệnh Phương diện quân mềm yếu, thiếu nghị lực. Đến khi sự việc này xảy ra theo như những đòi hỏi của Xtalin và dưới sự lãnh đạo của những người do đích thân Xtalin phái tới đây, kết thúc bằng thảm họa, thì họ chỉ bị xử phạt rõ ràng nhẹ hơn những người khác nếu những người ấy cũng phạ! m khuyế! t điểm như thế trong những hoàn cảnh khác.
Vào thời kỳ tôi làm Phó Tổng tư lệnh tối cao, khoảng thời gian ở lại Matxcơva giữa các chuyến đi ra mặt trận có lần một tháng, có lần hai tháng. Một hôm, tôi nói với Xtalin, tất cả những trợ lý làm việc gần gũi đồng chí, kể cả tôi, bị hành hạ rã rời và hao mòn kiệt lực.
Đồng chí có đôi chút ngạc nhiên, hỏi: Tại sao?
Tôi nói với đồng chí, đồng chí thường làm việc đêm, nên chúng tôi cũng phải làm việc theo thời gian đó. Làm việc xong đồng chí rời khỏi đây va đi ngủ, còn chúng tôi vẫn chưa rời khỏi nơi đây và chưa được nằm ngủ. Đến sáng, khi đồng chí còn đang ngủ, thì thời gian này lại là thời gian nóng bỏng nhất của chúng tôi. Chúng tôi buộc phải làm việc. Đồng chí thức dậy lúc 2 giờ và bắt đầu làm việc, còn chúng tôi lại việc hết cả buổi sáng cho đến lúc đó và phải sẵn sàng khi có lệnh gọi của đồng chí vào bất cứ giờ phút nào. Cứ thế, ngày này sang ngày khác, tháng này qua tháng khác. Mọi người đều mệt lử.
Để tôi nói hết, đồng chí mới hỏi lại tôi mấy lần và làm rõ thêm. Đồng chí lấy làm kinh ngạc khi thấy lúc đồng chí đi ngủ thì không một ai được nằm ngủ. Sau, đồng chí nói:
– Thôi được. Tôi hứa với đồng chí, từ nay sẽ không gọi điện thoại đêm cho đồng chí.
Quả thật từ hôm ấy cho tới lúc kết thúc chiến tranh, đồng chí không khi nào gọi điện thoại cho tôi lúc quá 12 giờ đêm. Có một lần, đồng chí gọi điện thoại cho tôi vào đúng 12 giờ đêm và nói chuyện với tôi bắt đầu bằng câu: "Đồng chí chưa đi ngủ chứ, đồng chí Giucốp?". Tôi nói, ! chưa, m�! ��i sửa soạn. Đồng chí nói tới một vấn đề thiết thực nào đó, nhưng không phải là vấn đề quan trọng nhất và lập tức kết thúc câu chuyện, nói: "Thôi, tạm biệt, đồng chí đi nghỉ đi".
Tôi dẫn ra đây câu trả lời của Giucốp về một trong những câu hỏi của tôi có liên quan tới chiến dịch Xtalingrat. Vấn đề được đặt ra bởi trên các báo chí và hồi ký có những ý kiến khác nhau về vấn đề Tập đoàn quân cận vệ 2 của Malinôpxki đang làm nhiệm vụ dự bị của Đại bản doanh đã bước vào chiến đấu ở Côtenhicôvô hồi tháng 12 năm 1942. Thời điểm lúc ấy rất nguy kịch: cụm xe tăng của Gớt tới phá vây và đột phá ngày càng gần đến Xtalingrat và Tập đoàn quân cận vệ 2 được tung ra để đón đánh, mặc dù lúc đầu có ý định sử dụng Tập đoàn quân này ở mặt trận khác, ở Phương diện quân Tây Nam. Tập đoàn quân có nhiệm vụ mở mũi đột kích kiên quyết vào Rôxtốp, chia cắt tất cả những đơn vị quân Đức đang ở phía Đông. Tôi đụng phải những ý kiến ám chỉ rằng cứ để cho cụm xe tăng của Gớt tiến sát đến Xtalingrat mà vẫn giữ Tập đoàn quân của Malinôpxki làm nhiệm vụ như đã đặt trong kế hoạch trước đây là mở mũi đột kích chia cắt vào Rôxtốp. Vậy ý kiến nào đúng hơn?
Tôi thấy ý kiến này táo bạo hơn và hấp dẫn đối với tôi nên đặt ra hỏi Giucốp. Phải nói thật rằng, tôi nghĩ, đồng chí ấy sẽ ủng hộ ý kiến đó. Nhưng, sự mong đợi của tôi không thành.
– Trong giai đoạn nảy sinh vấn đề thay đổi nhiệm vụ của Tập đoàn quân của Malinôpxki – Giucốp nói: – tôi không ở phía Nam, mà đang ở Phương diện quân Tây, có n! hiệm v�! �� tổ chức cuộc tiến công vào quân Đức để chúng không thể điều động lực lượng xuống phía Nam.
Khi đang tổ chức cuộc tiến công này mà không thể công nhận là cuộc tiến công thắng lợi, tôi được mời ra nói chuyện bằng điện thoại với Xtalin. Đồng chí nói với tôi, có ý kiến đề nghị thay đổi nhiệm vụ của Tập đoàn quân Malinôpxki, tung Tập đoàn quân ra chi viện cho Phương diện quân Xtalingrat, thay vì trước đó có ý định dùng Tập đoàn quân mở mũi đột kích từ phía Bắc vào Rôxtốp và đồng chí hỏi tôi ý kiến của tôi thế nào.
Về phần mình, tôi xin hỏi lại, thế Vaxilepxki đang ở tại đây, tại phía Nam xem xét như thế nào.
Xtalin nói, Vaxilepxki cho rằng cần phải điều Tập đoàn quân này tới chi viện cho Xtalingrat. Tôn trọng ý kiến của Vaxilepxki và cho rằng ý kiến của đồng chí là quan trọng, tôi trả lời Xtalin, nếu như vậy, quả là cần thiết.
Cuộc nói chuyện của chúng tôi đến đây kết thúc.
Nhìn vào quá khứ và tính đến tới tương quan lực lượng hồi ấy, tôi cho rằng trong tình huống đó, chúng ta không có giải pháp nào hơn. Tôi đã ký vào quyết định ấy và công nhận quyết định ấy đúng đắn.
Nhân tiện nói thêm, kế hoạch ban đầu của chúng tôi có dự định từ phía Bắc đột kích vào Rôxtốp để khóa kín tất cả lực lượng quân Đức ở phía Đông. Kế hoạch này được soạn thảo ở Đại bản doanh, có chữ ký của Vaxilepxki và của tôi, Phó Tổng tư lệnh tối cao.
Tôi còn nhớ, lúc đó tôi có đề nghị Xtalin ký vào tấm bản đồ lên kế hoạch ấy.
– Để làm gì? Đồng chí nói – Tôi đã biết kế hoạch đó và đã đồng ý.
L! úc ấy,! tôi nói với đồng chí: "Đồng chí hãy ký tên cho lịch sử".
– Cho lịch sử. – Đồng chí nói và ký tên vào tấm bản đồ.
– Tôi muốn có chữ ký của đồng chí trên tấm bản đồ này. Trách nhiệm tuy to lớn, nhưng quyết định đã thông qua còn quan trọng hơn, nên đồng chí cần phải ký tên vào tấm bản đồ này."
Những ghi chép sau đây có liên quan tới giai đoạn cuối chiến tranh từ năm 1944 đến năm 1945.
"Mùa thu năm 1944, sau khi hoàn thành chiến dịch Bêlôruxia vào mùa hè, trong lúc nói chuyện ở Đại bản doanh về những kết quả của chiến dịch này, Xtalin nói với tôi:
– Đồng chí thấy không, lúc ban đầu đồng chí kiến nghị các phương diện quân tiến công theo một trình tự khác, lúc đó tôi không đồng ý với đồng chí và tôi đã đúng. Các phương diện quân của ta tiến công theo trình tự như vậy, nên tất cả thành công tốt đẹp hơn.
Tôi còn nhớ kỹ những gì đã xảy ra khi đặt kế hoạch cho chiến dịch này và tôi có nhiệm vụ phối hợp những hành động của hai phương diện quân trong chiến dịch đó. Tôi nói, mọi việc đúng là tốt đẹp, nhưng tôi không có kiến nghị khác về trình tự hoạt động của các phương diện quân.
– Đồng chí không có kiến nghị khác? – Xtalin nói.
– Không, đề nghị chúng ta hãy xem lại các chỉ lệnh.
Đồng chí rút trong ngăn kéo bàn, lấy ra các chỉ lệnh.
Lúc đầu, đồng chí tự đọc, xong, đồng chí đưa cho tôi đọc và nói:
– Đồng chí hãy đọc đi.
Tôi bắt đầu đọc và tới chỗ rõ ràng là đồng chí nói không đúng, rằng tôi có kiến nghị khác về trình tự hoạt động của các phươn! g diện ! quân trong chiến dịch.
Đồng chí ngắt lời tôi lấy lại chỉ lệnh và chuyển cho Malencốp:
– Đồng chí hãy đọc xem.
Malencốp quay lại và cũng đọc tới đúng chỗ ấy và ngắc ngứ. Có lẽ đồng chí ấy không biết tiếp sau như thế nào. Tiếp sau, văn bản trái ngược với những lời nói của Xtalin. Đồng chí thêm ấp úng, nhưng dẫu sao vẫn tiếp tục đọc để làm gì kia chứ?
Xtalin lấy lại những tờ giấy ấy và giao cho Bêria:
– Đọc xem.
Bêria bắt đầu đọc. Nhưng dẫu thế nào cũng không thể đọc khác được. Xtalin lấy lại các chỉ lệnh bỏ vào ngăn kéo, không nói gì hết. Chúng tôi cảm thấy, đồng chí không vừa lòng. Tôi vẫn không hiểu tại sao trong trường hợp này, đồng chí lại muốn mọi kết quả của chiến dịch có liên quan tới sự đúng đắn khi lập kế hoạch chiến dịch lại phải thuộc về phần mình.
Ngày hôm ấy, cuộc nói chuyện nói không rất nặng nề. Một lúc sau, đồng chí mới bắt đầu nói với tôi, trong các chiến dịch Vixla-Ôđe và chiến dịch Béclin sắp tới, nói chung không yêu cầu có sự phối hợp các hoạt động đặc biệt tại chỗ ở các phương diện quân. Đại bản doanh có thể trực tiếp từ Matxcơva thực hiện những sự phối hợp này. Nói xong, đồng chí đề nghị tôi nhận trách nhiệm Chỉ huy Phương diện quân Bêlôruxia 1. Phương diện quân này sẽ đánh thẳng vào Béclin.
Tôi hỏi:
– Trong trường hợp này đồng chí sẽ cử Rôcôxốpxki đang giữ chức vụ Tư lệnh Phương diện quân này đi đâu?
Đồng chí đáp lại bằng câu hỏi:
– Vậy đồng chí nghĩ thế nào về trường hợp này? Đồng chí sẽ chỉ huy Phương diện quân ! Bêlôrux! ia 1, vậy cử Rôcôxốpxki đi đâu?
Tôi trả lời, nếu vậy có lẽ nên cử đồng chí ấy Chỉ huy Phương diện quân Bêlôruxia 2. Phương diện quân này sẽ hiệp đồng với Phương diện quân Bêlôruxia 1 trong mũi tiến công vào Béclin.
Vấn đề thế là đã được giải quyết, không như có lần phải gác lại thời gian sau. Vấn đề ấy nảy sinh có liên quan tới thời gian trước đây, tới việc tổng kết chiến dịch Bêlôruxia và sự đụng độ lúc đó. Tôi cho rằng, do có sự đụng độ này mà Xtalin không muốn để tôi phối hợp hành động các phương diện quân, mà đã cử tôi chỉ huy một phương diện quân, nhưng là phương diện quân quyết định".
Hồi ký của Cônhiép viết về cuộc nói chuyện của Cônhiép với Xtalin trong giai đoạn đầu chiến dịch Bêlôruxia có chỗ tôi thấy ngờ vực.
Cônhiép viết: Xtalin hỏi đồng chí ấy xem có thể đưa hai Tập đoàn quân xe tăng của Phương diện quân Bêlôruxia 1 đột phá trên chính diện qua Tập đoàn quân của đồng chí ấy. Tôi khó có thể tin rằng, Xtalin lại có thể đề nghị như vậy, dẫu đó chính là lời nói của Cônhiép. Trước hết, vào thời điểm ấy, khi Xtalin hỏi về khả năng đó thì cả hai Tập đoàn quân xe tăng của Phương diện quân Bêlôruxia 1 và cả Tập đoàn quân của Catucốp, Tập đoàn quân của Bốcđanốp, Giucốp đã bố trí ở thê đội một. Nếu rút hai Tập đoàn quân trên ra khỏi Phương diện quân Bêlôruxia 1 và điều nó sang hoạt động ở Phương diện quân Ucraina 1 vào thời điểm ấy sẽ như thế nào và tôi khó hình dung được rằng, đồng chí ấy có thể đề nghị như vậy. Một điều còn khó hơn nữa, là nếu ở thời điểm ấy mà hành động! như v�! �y sẽ làm cho nhịp độ tiến công của Phương diện quân Bêlôruxia 1 bị chậm lại. Khi tôi báo cáo Xtalin, rằng tôi lo chúng ta sẽ bị mắc, vì quân Đức đã tập trung được những lực lượng đang kháng cự quyết liệt. Cuộc tiến công của ta sẽ bị chậm lại, chúng ta chưa thể đột phá vào trung tâm, thì Xtalin có ý kiến trở lại rất bình tĩnh".
– Thế nào! – Xtalin nói – Cứ để chúng kéo quân dự bị lên, cứ để chúng bấu vào đấy. Chúng ta diệt ở đây được nhiều, thì ở Bécìin còn lại càng ít.
Ý kiến của Xtalin trong cái ngày khó khăn đối với chúng tôi là như vậy.
Sau này, đồng chí cũng có ý kiến như thế. Tôi dự kiến lúc đầu, là ngày 1 tháng 5 chúng tôi sẽ báo cáo kết thúc những trận đánh chiếm Béclin và có thể sẽ công bố tình hình đó trong buổi lễ duyệt binh tháng 5. Song đến ngày 30 tháng 4, chúng tôi chưa thể hoàn thành được công viện đó. Tôi gọi điện cho Xtalin và báo cáo, còn phải vất vả với Béclin thêm hai ngày nữa. Tôi chờ sự bất bình và có thể là sự trách cứ của đồng chí ấy. Song ngược lại với sự chờ đợi của tôi đồng chí nói rất bình thản:
– Chúng tôi sẽ thông báo cho đồng chí những gì bây giờ. Khí sắc mọi người rất hồ hởi trong ngày lễ mồng 1 tháng 5 này. Chúng tôi sẽ thông báo sau. Ở ngoài mặt trận đừng vội. Đi đâu mà vội. Hãy gìn giữ lấy con người. Không được để những thiệt hại vô ích. Một ngày, hai ngày, mấy ngày lúc này không giữ vai trò lớn.
Những ý kiến của Xtalin về các báo cáo của tôi lúc mở đầu những trận đánh chiếm Béclin và lúc về cuối những trận đánh ấy là như vậy.""
Bây g! iờ nh�! �ng ghi chép giới thiệu cái nhìn chung của Giucốp về những hoạt động của Xtalin trên cương vị Tổng tư lệnh tối cao và mối quan hệ của Xtalin đối với những người cộng tác trong những năm chiến tranh dưới sự lãnh đạo của đồng chí ấy.
Những cảm xúc riêng nằm yên trong các trang ghi chép này có ham muốn nhằm đánh giá thật công tâm, như tôi hình dung, nói chung vốn thuộc tính cách của Giucốp.
"Ngay lúc mới nổ ra chiến tranh, Xtalin đã nắm vững những vấn đề chiến lược. Chiến lược gần gũi với chính trị, là lĩnh vực quen thuộc của đồng chí. Đồng chí càng vững tin hơn vào những vấn đề chiến lược, khi những vấn đề chiến lược nổi lên có liên quan trực tiếp tới những vấn đề chính trị.
Vấn đề nghệ thuật chiến dịch, lúc đầu chiến tranh Xtalin am hiểu không thạo. Tới giai đoạn cuối chiến dịch Xtalingrat, tôi mới trực tiếp cảm thấy đồng chí thông thạo các vấn đề chiến dịch, còn đến thời gian ở vòng cung Cuôcxcơ, thì có thể nói không quá rằng đồng chí đầy lòng tin vào những vấn đề này.
Còn những vấn đề chiến thuật, nếu nói một cách nghiêm túc, thì đồng chí không am hiểu kỹ. Nói riêng, thì đồng chí là Tổng tư lệnh tối cao nên không trực tiếp cần thiết phải am hiểu sâu chiến thuật. Điều quan trọng hơn là trí thông minh và tài năng đã giúp Xtalin trong quá trình chiến tranh nắm vững nghệ thuật chiến dịch, để khi tiếp xúc với các Tư lệnh Phương diện quân, khi nói chuyện với các đồng chí ấy về các chuyên đề mở các chiến dịch, Xtalin tỏ ra là người sành sỏi về lĩnh vực này, mà có khi lại giỏi hơn các cấp dưới mình. Ở đây có ! nhiều t! rường hợp đồng chí đã tìm ra và gợi ý được nhiều quyết định chiến dịch lý thú.
Cũng cần nói thêm về vấn đề này, là Xtalin có phương pháp biết nắm chắc những thông tin cụ thể của chiến dịch sắp tới, một phương pháp mà tôi cho là đúng đắn. Trước lúc bắt đầu chuẩn bị cho một chiến dịch nào đó và trước lúc triệu tập Tư lệnh các Phương diện quân, đồng chí tiếp xúc trước với một số sĩ quan trong Bộ Tổng tham mưu – các đồng chí thiếu tá, trung tá đang có nhiệm vụ theo dõi các hướng chiến dịch hữu quan. Đồng chí gọi lần lượt từng người đến báo cáo, làm việc với các đồng chí một tiếng rưỡi, hai tiếng đồng hồ, tìm hiểu rõ ràng từng tình huống một, nghiên cứu sâu và đến khi tiếp xúc với các Tư lệnh Phương diện quân, đến khi giao nhiệm vụ mới cho họ, đồng chí đã chuẩn bị kỹ tới mức, có lúc khiến cái Tư lệnh Phương diện quân phải sửng sốt, kinh ngạc về sự am hiểu này.
Tôi còn nhớ một chuyện, có lần đồng chí bỗng hỏi tôi về một cái làng, hiện quân Đức đã chiếm hay ta còn giữ được. Khi ấy, tôi đang chỉ đạo các hành động của hai phương diện quân nên không biết rõ cái làng ấy bên nào đang chiếm giữ. Tôi báo cáo với Xtalin như thế.
Đồng chí bèn dẫn tôi đến chỗ bản đồ và nói rằng cái làng này quân Đức đang chiếm giữ, rồi góp ý với tôi nên lưu tâm tới cái làng ấy.
– Cái làng ấy không phải là một điểm dân cư. – Đồng chí nói – Có thể sau những trận đánh, cái làng ấy cũng không còn tồn tại nữa. Nhưng nếu xem xét tới tình hình của toàn bộ khu vực trên chính diện, thì cái điểm này! lại qu! an trọng. Khi quân Đức hành động tích cực, cái làng này có thể trở thành mối nguy cơ đối với chúng ta.
Sau khi tự mình xem xét trên bản đồ hình dạng địa đoạn ấy trên chính diện, tôi phải công nhận sự nhận định đó là đúng đắn.
Việc làm sơ bộ trước với một số sĩ quan trong Bộ Tổng tham mưu để chuẩn xác tình hình trước khi hạ quyết tâm là một việc làm khôn ngoan ở cấp cao.
Hồi đầu chiến tranh (tôi nói, là tôi lấy nhận xét của mình trước giới hạn chiến dịch Xtalingrat) có trường hợp, khi nghe báo cáo, có lúc đồng chí đã đưa ra những nhận định chứng tỏ không am hiểu những điều sơ đẳng của tình huống và thiếu hiểu biết về công tác quân sự.
Dẫn chứng như mùa hè năm 1942, khi tôi báo cáo cho đồng chí về chiến dịch có liên quan tới việc đánh phiếm Pagơrelưi Gôrôđixe ở Phương diện quân Tây. Tôi báo cáo sẽ mở hai mũi đột kích: mũi bên phải là mũi chủ yếu, mũi bên trái – bổ trợ. Trên bản đồ, mũi tên bên phải to hơn màu đỏ sẫm, bên trái – nhỏ hơn. Chú ý nhìn vào mũi tên thứ hai đồng chí hỏi:
– Đây là cái gì?
Tôi nói, mũi tên nhỏ ký hiệu mũi đột kích bổ trợ.
– Sao lại có mũi đột kích bổ trợ ở đây? Chúng ta phân tán lực lượng để làm cái gì? Cần tập trung lực lượng vào một chỗ mà không được phân tán.
Tôi phải báo cáo những suy nghĩ của mình về mũi đột kích bổ trợ này.
– Chúng ta mở mũi đột kích ở hai nơi sẽ gieo cho địch mối hoài nghi, không biết mũi đột kích chính ở đâu, nên chúng phải giữ lại một bộ phận lực lượng làm nhiệm vụ dự bị trên hướng đột kích bổ tr�! � của t! a. Sang ngày thứ hai chiến dịch, khi chúng ta thực sự giáng đòn đột kích chủ yếu thì chúng không kịp cơ động những lực lượng dự bị ấy nữa.
Những ý kiến trình bày của tôi tuy có lý lẽ, song đồng chí vẫn không thuận. Tôi lại tiếp tục chứng minh những lý lẽ của mình. Cuối cùng đồng chí vẫn chưa thuận rồi nói:
– Những ý kiến của đồng chí chưa thuyết phục được. Đồng chí là Tư lệnh Phương diện quân và phải chịu lấy trách nhiệm đó.
Tôi buộc phải trả lời, rằng tôi hiểu, tôi là Tư lệnh Phương diện quân và sẵn sàng chịu hết trách nhiệm về những gì mình đã đề nghị.
Câu chuyện mang sắc thái của thời kỳ đầu chiến tranh cũng chấm dứt ở đây.
Sau này, ở thời kỳ thứ hai, khi thảo luận các kế hoạch chiến dịch, Xtalin lại đã nhiều lần đặt ra vấn đề: không mở mũi đột kích bổ trợ được sao, phải dương công, kéo lực lượng dự bị dịch ra. Việc lập kế hoạch cho hàng loạt các đòn đột kích bổ trợ của ta ở các mặt trận, đặc biệt, cái gọi là "10 đòn của Xtalin" năm 1944 về sau có liên quan tới những nhận thức sâu hơn của đồng chí về vấn đề này.
Kể từ thời gian sau Xtalingrat, Xtalin đã có quan niệm riêng về các vấn đề hợp vây và tiêu diệt quân Đức. Diễn biến chiến dịch Xtalingrat đã ăn sâu vào ký ức đồng chí và đồng chí cũng đã nhiều lần quay trở lại với những kinh nghiệm của chiến dịch đó. Sau này, khi chúng tôi lên kế hoạch chiến dịch hợp vây quân Đức ở vùng Krivưi Rốc, trong câu chuyện với Xtalin, tôi lại đụng phải vấn đề này. Xtalin phản đối những ý định của chúng tôi tổ phức hợp vây chi�! �n dịch! quân Đức để về sau kết thúc bằng hợp vây chiến thuật và tiêu diệt chúng trong lòng chảo ta đã định sẵn. Đồng chí đã phản bác và đề ra nhiệm vụ khác. Đồng chí yêu cầu chúng tôi phải tạo nên mối uy hiếp hợp vây, buộc quân Đức phải vội vã rút khỏi khu vực Krivưi Rốc. Nhớ lại những trường hợp xảy ra ở Xtalingrat, đồng chí nói, bây giờ chúng ta cũng vẫn như thế sao, chúng ta hứa sẽ hợp vây và tiêu diệt quân Đức trong vòng 17 ngày, song lại dây dưa đến trên 2 tháng.
Về sau, vào năm 1944, khi tiến ra hướng Tsécnôvítxư Prôxecurốp, chúng tôi vạch kế hoạch hợp vây quân Đức căn cứ theo tình hình chung. Và lại xảy ra một câu chuyện tương tự với Xtalin. Trong mọi trường hợp, chúng tôi đều có nghĩ đến tình hình này.
Xtalin gọi điện thoại và nói:
– Tôi cảm thấy, đồng chí lại khơi chuyện hợp vây tại đấy.
Phải khẳng định rằng, quả là chúng tôi có tư tưởng đó và bản thân tình huống cũng đã gợi ý cho những tư tưởng ấy.
– Đừng làm như thế. – Xtalin nói – Đồng chí làm như vậy mất bao nhiêu thời gian?
Tôi đáp hợp vây rồi tiếp sau tiêu diệt quân địch đã bị hợp vây chắc phải mất khoảng một tháng.
– Một tháng!? – Đồng chí thốt lên – Đồng chí nói một tháng? Ở Xtalingrat, đồng chí cũng nói thế. Nhưng thật ra đã mất 2, 3 tháng. Không nên hợp vây quân địch trên lãnh thổ chúng ta. Phải tống khứ chúng. Phải đánh đuổi chúng để sớm giải phóng đất đai. Mùa xuân chúng ta cần gieo hạt, cần đến bánh mì. Nên giảm thấp khả năng bị phá hoại cho chúng sớm cút đi. Đồng chí hãy tạo ra cho chúng một tình hu! ống đ�! �� chúng sớm cuốn gói. Cần đuổi chúng ra khỏi lãnh thổ chúng ta nhanh hơn nữa. Nhiệm vụ của chúng ta là như vậy. Còn hợp vây sẽ tiến hành sau, trên lãnh thổ của địch.
Nếu nói tới những chỉ lệnh của Xtalin sử đụng cái binh chủng, ví dụ như pháo binh, về cái gọi là "những chỉ thị của Xtalin về các vấn đề quân sự", thì tất nhiên không đủ quyền được gọi nó như thế. Đấy thường chỉ là những chỉ đạo chung các đơn vị hoặc những hành động của các binh chủng. Cơ sở của nó là những kết luận rút ra trong những kinh nghiệm chiến tranh và được sử dụng để chỉ đạo các đơn vị sau này. Tất cả những cái đó, thông thường do các Tư lệnh và cơ quan tham mưu binh chủng soạn thảo, do Bộ Tổng tham mưu, Antônốp, Vaxilepxki và tôi biên soạn, rồi sau đó đệ trình lên Xtalin xem xét. Sau khi được đồng chí phê chuẩn mới biến thành những chỉ thị gửi tới các đơn vị.
Tri thức quân sự chuyên nghiệp của Xtalin chưa đầy đủ không riêng trong thời kỳ đầu chiến tranh. Thế nhưng, có nhiều trường hợp không thể không công nhận là đồng chí ấy thông minh, có những ý nghi sắc sảo và am hiểu tình huống. Khi phân tích lịch sử chiến tranh, chúng ta phải nghiên cứu từng trường hợp cụ thể như vốn đã xảy ra một cách công bằng. Trong lương tri của Xtalin có những mệnh lệnh, những đòi hỏi rất kiên quyết, không tính đến những ý kiến phản bác, nên có ảnh hưởng không lợi cho công việc. Song phần lớn những mệnh lệnh và chỉ thị của Xtalin là đúng đắn và công minh.
Nói tới vấn đề này, không thể quên được những giờ phút nặng nề hôm nói chuyện với Xtalin. Một hôm t! ôi cùng! Vaxilepxki tới báo cáo ở chỗ đồng chí. Vaxilepxki đọc báo cáo những tình huống thực, không phù hợp với những mong đợi, những ý định của ta. Quân Đức đã làm lật nhào những cái ta đề nghị, ta mong muốn. Thứ báo cáo không dễ chịu này làm Xtalin không kìm chế nổi mình. Đồng chí tiến lại phía Vaxilepxki và nói xỉa vào đồng chí:
– Đồng chí làm việc cho ai, đồng chí Vaxilepxki?
Vaxilepxki không hiểu:
– Như vậy là thế nào, thưa đồng chí Xtalin?
– Đồng chí làm việc cho ai, cho người Anh hay người Đức?
Vaxilepxki nhắc lại.
– Tôi không hiểu đồng chí, thưa đồng chí Xtalin.
– Đồng chí không hiểu gì? Đồng chí làm báo cáo mà chúng tôi thấy như không phải đồng chí làm cho chúng ta, mà làm cho người Anh…
Vaxilepxki hơi tái mặt. Câu chuyện nặng nề ấy bỗng bị cắt ngang. Sau đó tôi lại ngồi cùng xe với Vaxilepxki. Đi trên đường, phải thật lâu, đồng chí ấy mới trấn tĩnh lại.
Đến sáng, chúng tôi lại cùng đi với Vaxilepxki tới báo cáo ở chỗ Xtalin. Lúc này, Xtalin đã xử sự khác, tựa như không bao giờ lại có chuyện đối thoại ngày hôm qua nữa.
Nói chung, trong thời kỳ thứ hai của chiến tranh, Xtalin không có khuynh hướng nóng vội khi giải quyết cáo vấn đề. Đồng chí thường nghe hết các báo cáo, kể cả những báo cáo không dễ chịu, không tỏ ra bực bội, không ngắt lời mà vừa đi lại vừa hút thuốc, ngồi xuống ghế, tiếp tục nghe.
Đồng chí hỏi, Xtalin lúc đầu chiến tranh như thế nào và lúc cuối chiến tranh ra sao? Ở Xtalin có gì thay đổi? Có thấy gì khác rõ?
Trước hết phải nói rằng Xtalin vẫn là Xtalin. Những quan đi! ểm có ! tính nguyên tắc, những thói quen, thái độ của Xtalin đối với tình hình và đối với mọi người không có gì thay đổi. Thái độ của đồng chí ấy đối với mọi người cũng vẫn như trước kia, duy chiến tranh đã đánh giá cao những con người… Công lao của họ, khả năng của họ, sự cần thiết của họ đồi với công việc được nổi rõ trong quá trình chiến tranh. Quan hệ của Xtalin đối với mọi người cũng gắn hến ngày một rõ hơn đối với điều kiện ấy. Chẳng hạn như đối với Cônhiép chỉ huy Phương diện quân Thảo Nguyên và công việc tiến triển tốt, những kết quả và những chiến dịch đánh thắng đã làm thay đổi mối quan hệ, Xtalin nhìn thấy Cônhiép đã chiến đấu ra sao và đã thay đổi cách xử sự của mình với đồng chí ấy. Trong chiến tranh bản thân Xtalin cũng tích lũy được kinh nghiệm và tri thức. Đồng chí hiểu được nhiều hơn những cái mà lúc đầu chưa hiểu. Đồng chí đi sâu vào các hoạt động quân sự, nhận định của đồng chí ấy sâu hơn và đúng đắn hơn. Ngoài ra, Xtalin cũng ngày một coi trọng nhiều hơn thực tại khách quan. Cái quan điểm "cái gì tôi đã quyết định thì có thể cần phải" đã nhượng bộ cho những lập trường tỉnh táo hơn, có căn cứ vào sự đánh giá những hiện thực khách quan "chỉ có thể làm những gì có thể làm được, mà không thể làm những gì không thể".
Xtalin ngày càng thêm chú ý lắng nghe những ý kiến đóng góp, nảy ra mối hên hệ qua lại giữa mong muốn lắng nghe của đồng chí với sự coi trọng những ý kiến đóng góp và Xtalin cũng ngày một hiểu sâu hơn tình hình quân sự. Một nảy nở thành hai, và cái thứ hai lại đẩy mạnh ! thêm cá! i thứ nhất. Nắm được tình hình sâu sắc hơn đã giúp cho đồng chí biết lắng nghe các ý kiến đóng góp và biết lắng nghe các ý kiến lại giúp đồng chí đi sâu hơn nữa vào các vấn đề chiến tranh.
Như tôi đã nhắc ở trên, những cuộc nói chuyện với Xtalin trực tiếp đi vào những hành động quân sự trong những năm chiến tranh, tôi đã nhiều lần phải nói lên sự không đồng tình của mình và lao vào tranh cãi. Rõ ràng là, tất cả những cái đó có gây cho Xtalin một ý kiến nhất định về tôi.
Khi tôi bị miễn chức Thứ trưởng và ra chỉ huy Quân khu Xveclốp, thì Abacumốp (6) dưới sự chỉ đạo của Bêria đã chuẩn bị xong toàn bộ hồ sơ về một vụ âm mưu bạo loạn quân sự. Nhiều sĩ quan đã bị bắt và nêu lên vấn đề bắt giữ cả tôi. Bêria cùng với Abacumốp đã đi tới chỗ xằng bậy và hèn hạ, dựng chuyện tôi là người đứng đầu các sĩ quan đã bị bắt ấy và đang chuẩn bị một vụ âm mưu lật đổ bằng quân sự chống lại Xtalin. Nhưng như sau này, những người có mặt trong buổi nói chuyện đó nói lại cho tôi biết, khi nghe kiến nghị của Bêria đòi bắt giữ tôi, Xtalin đã nói:
– Không, không được bắt Giucốp. Tôi không tin vào tất cả những cái đó. Tôi biết rõ Giucốp. Tôi biết đồng chí ấy trong 4 năm chiến tranh còn rõ hơn cả bản thân mình.
Mưu toan của Bêria định kết liễu cuộc đời tôi bị sụp đổ và câu chuyện này tôi được biết như thế."
Tôi biết Giucốp lâu nay đang viết hồi ký về bước đường đời của mình nên không dám đề nghị kể cho tôi nghe tiểu sử, e mất thời gian của đồng chí ấy. Nhưng chủ đề trong các câu chuyện của chúng tôi l�! � chiến! tranh, nên tự nhiên có lúc Giucốp nhắc đến các sự kiện, những sự kiện tự thuở xa xưa và những sự kiện mới xảy ra gần đây trong cuộc đời mình, như có lúc nói đến đặc điểm của những người đã gắn bó với vận mệnh của đồng chí, có lúc nói về cái nhìn của đồng chí về cuộc sống nói chung và bước đường đời của mình nói riêng.
Tôi dẫn ra đây những câu chuyện này bởi thấy rõ các mặt tiêu biểu của các ghi chép đã phản ánh được bản tính vốn nhất quán của Giucốp.
"Khi tôi viết xong những hồi ức về thời niên thiếu và những năm tuổi trẻ, tôi đọc lại và ngẫm nghĩ, thấy hầu như tiểu sử của các tướng lĩnh và nguyên soái của chúng ta cũng hao hao như thế, hầu như ai nấy cũng đều xuất thân từ những làng, bản xa xôi và đều nghèo, đều sinh ra trong các gia đình ở nông thôn. Một sự giống nhau đến lạ kỳ.
Có lúc tôi nghĩ thầm, tại sao bước đường đời của mình trong chiến tranh và trong cuộc sống nói chung lại như thế, mà không khác hơn. Quả là ở thời Sa Hoàng, tôi có thể theo học tại trường đào tạo chuẩn úy, vì tôi đã học xong chương trình 4 năm ở nhà trường trong ngõ hẻm Briuxốpxki, nguyên là ngõ hẻm Gadétnưi (ở Matxcơva), mà vào thời ấy được coi là đã có đủ trình độ học vấn để nhập học trường đào tạo chuẩn úy.
Năm tôi là một chàng trai 19 tuổi, đi lính ngoài mặt trận với những thành tích đã đạt được tôi có thể vào học trường đào tạo chuẩn úy. Nhưng tôi lại không muốn vậy. Tôi không viết trên tờ khai trình độ học lực của mình, mà chỉ nói rằng tôi đã học xong lớp 2 của nhà trường xứ đạo và người ta �! �ã nhậ! n tôi vào lính. Tôi thích vậy.
Bởi trước đó ít lâu chuyến về phép thăm quê hương đã có ảnh hưởng tới quyết định của tôi. Ở nhà, tôi gạp hai viên chuẩn úy người làng. Ngó bộ thấy xoàng xĩnh, không gọn gàng, kém cỏi, khiến tôi suy nghĩ lung mung, rằng nếu như mình, một thằng bé 19 tuổi sẽ tốt nghiệp nhà trường, đóng lon chuẩn úy và ra chỉ huy trung đội, lãnh đạo những người lính đã lớn, đã có râu, thì dưới mắt họ, anh cũng sẽ như những viên chuẩn úy này, như tôi nhìn thấy họ ở nhà. Thấy khó xử quá, nên tôi không muốn vậy.
Tôi đã đi lính. Rồi sau khi qua một lớp huấn luyện tốt nghiệp trường đào tạo hạ sĩ quan. Tôi có thể nói, cái lớp huấn luyện này là một trường học rất nghiêm, đào tạo ra các hạ sĩ quan còn cơ bản hơn là các nhà trường của cấp trung đoàn chúng ta.
Tôi đi vào chiến tranh với hành trang người lính và một viên hạ sĩ. Sau Cách mạng tháng 2 tôi được bầu làm Chủ tịch của Ủy ban Đại đội kỵ binh, rồi sau là Ủy viên của Ủy ban Trung đoàn.
Không thể nói rằng những năm chiến tranh ấy, tôi đã là một người giác ngộ về chính trị. Hồi ấy, cả một phong trào náo nhiệt giương cao các khẩu hiệu, biểu ngữ, tràn vào môi trường binh lính, song không phải chỉ có những người Bônsêvich, mà cả những người Mensêvich, những người Xã hội cách mạng. Có nghĩa là rất nhiều và rất nhiều người hòa theo. Tất nhiên, trong thâm tâm cũng có một cảm giác chung, một linh cảm là đi đâu. Nhưng vào thời đó, trong những năm trẻ tuổi ấy cũng có thể đi chệch khỏi con đường đúng đắn. Cái đó cũng không loại trừ. Và ai biết điều đó sẽ như! thế n�! �o, nếu như tôi không phải là lính, mà lại là sĩ quan nếu như tôi tốt nghiệp trường đào tạo chuẩn úy, lại chiến đấu xuất sắc nhận các chức hàm sĩ quan và đến lúc đó thì cách mạng lại nổ ra. Tôi sẽ rơi vào đâu và chịu ảnh hưởng của những hoàn cảnh như thế nào đây? Cũng có thể tôi sẽ sống hết đời lưu vong ở nước ngoài nào đó?
Tất nhiên, sau này dần dần tôi cũng trở thành một người giác ngộ, xác định được đường đi của mình, hiểu được là mình đi đâu và chiến đấu vì cái gì. Nhưng hồi ấy, tự cái thuở ban đầu ấy, nếu số phận lại bẻ tôi đi con đường khác, nếu như tôi là sĩ quan thì có ai biết sự thể sẽ ra sao. Nhiều người trong hàng ngũ nhân dân cũng như tôi trong thời ấy đã rơi vào những số phận què quặt biết bao…
Tôi đã ngồi trên mình ngựa 25 năm, đã là một hạ sĩ quan, đã chỉ huy trung đội, đại đội kỵ binh, trung đoàn, sư đoàn và quân đoàn.
Buổi đầu là công việc của một hạ sĩ quan trong quân đội Sa Hoàng. Vai trò của hạ sĩ quan trong quân đội Sa Hoàng thật nặng. Thật ra họ phải gánh vác mọi việc huấn luyện cho binh lính và cả những việc quản lý binh lính hàng ngày cũng thật không nhẹ nhàng chút nào, kể cả những việc phải chỉ huy họ trong chiến đấu.
Trong đám các sĩ quan Sa Hoàng cũng có không ít những người lao động chân chính, họ biết tự mình làm tất cả mọi việc và đã làm chẳng tiết sức lực và thời gian. Nhưng phần lớn bọn họ thường trút mọi công việc khó nhọc xuống đầu các hạ sĩ quan. Và cái đó cũng đã quyết định cho tình thế các hạ sĩ quan trong quân đội Sa Hoàng. Họ được huấn luyện kỹ! ; đã ph! ục vụ nghiêm chỉnh và là một lực lượng lớn.
Năm 1921, tôi buộc phải ra trận chống lại quân Antônốp. Phải nói rằng đây là một cuộc chiến tranh khá nặng nề. Vào những thời kỳ cao điểm, chúng tôi phải chống lại 7 vạn thanh kiếm và lưỡi lê. Tất nhiên, trong cuộc chiến tranh này, quân của Antônốp không đủ pháo hạng trung và cả pháo hạng nặng, thiếu đạn pháo và đạn các loại cũng bị thất thường, nên không muốn lao vào những trận đánh lớn. Đụng đầu với chúng tôi, họ đã rút lui, tán loạn, biến mất và lại xuất hiện. Chúng tôi cho rằng mình đã diệt được lữ đoàn này, chi đội nọ của Antônốp, song thực ra họ chỉ tán loạn, để rồi ngay sau đó lại xuất hiện. Cuộc chiến tranh này nghiêm trọng là bởi trong hàng quân của Antônốp có rất nhiều người nguyên là lính đã chiến đấu, trong đó có các hạ sĩ quan. Và chút xíu nữa thì có tên đã cho tôi đi sang thế giới bên kia.
Có một trận, lữ đoàn của chúng tôi bị phờ phạc, quân của Antônốp đổ vào chúng tôi khá mạnh. Nếu bên phía chúng tôi không có 50 tay súng máy yểm hộ, thì nói chung sẽ bị nguy kịch. Được súng máy yểm hộ, chúng tôi đã trấn tĩnh lại được và đánh đuổi được quân Antônốp. Trước đó ít lâu, tôi kiếm được một con ngựa cực kỳ tôi đã bắt được nó sau khi tên chủ bị bắn ngã.
Và chuyện này nữa, đại đội kỵ binh của tôi đang lúc truy kích quân Antônốp, tôi nhận ra bọn chúng quay lại đón đánh chúng tôi. Một đơn vị đang theo sau, chúng tôi vọt lên tiến công. Ngựa của tôi lao lên phía trước cánh đại đội hơn trăm bước, tôi không kìm được. Thoạt đầu mọi việc tiến triển! tốt, q! uân Antônốp bắt đầu rút.
Đang lúc truy kích tôi thấy có một tên chỉ huy trong bọn chúng tạt vào con đường mòn – trời lúc này đã phủ tuyết – và lẩn vào bìa rừng. Tôi rượt theo hắn. Hắn cố thoát khỏi tôi… Lúc đuổi theo hắn, tôi thấy hắn dùng tay phải quất roi vun vút vào hông ngựa, kiếm còn nằm trong bao. Đuổi kịp hắn, thay vì tôi sẽ bắn, song đang cơn hăng tiết tôi vác kiếm xông vào. Hắn quất roi bôm bốp vào hông ngựa, lúc bên trái, lúc bên phải. Tới lúc tôi vung kiếm thì roi hắn đang quất ở bên trái. Vụt thật mạnh, xong hắn quăng roi đi, rút kiếm khỏi bao, chém vào tôi. Tôi chưa kịp né, thậm chí chưa kịp xoay kiếm, chỉ trong nháy mắt. Tôi hoàn toàn không nhận ra động tác lúc hắn rút kiếm khỏi bao, chém vào tôi. Và tới khúc ngoặt hắn đã chém ngang ngựa tôi. Lúc đó tôi mặc áo lông cộc có phủ nỉ, trên ngực bao thứ dây đeo, dây đeo kiếm, dây đeo súng ngắn, dây đeo ống nhòm. Kiếm của hắn chặt đứt hết các thứ dây đeo này, chặt đứt cả tấm nỉ, cả áo lông cộc và đánh tôi một cú ngã khỏi yên ngựa. May mà đồng chí chính trị viên của tôi tới kịp, rút kiếm đâm ngã hắn, nếu không, sự thể sẽ như thế nào.
Lúc chúng tôi lục soát tử thi xem xét các giấy tờ của hắn thấy có bức thư gửi cho Galina nào đấy đang viết dở. Và biết rằng, hắn cũng lại là một tên hạ sĩ giống như tôi, riêng tầm vóc to lớn hơn. Suốt nửa tháng sau, ngực tôi vẫn còn đau ê ẩm.
Đấy là chuyện thời đánh nhau với quân Antônốp.
Hồi đó, Tukhachepxki chỉ huy các đơn vị chúng tôi, còn Ubôrêvich là chỉ huy phó… ".
Nghe thấy vậy, tôi buột hỏi ngay, đồng c! hí đán! h giá thế nào giữa Ubôrêvich và Tukhachepxki (7).
"Cả hai đồng chí, tôi đều đánh giá cao, mặc dù họ là những người khác nhau, có những kinh nghiệm không giống nhau.
Tukhachepxki giàu kinh nghiệm về các chiến dịch phương diện quân, còn Ubôrêvich đã chỉ huy tập đoàn quân trong nội chiến. Tukhachepxki được nhiều người biết rộng rãi hơn, nhưng tôi không thích đồng chí ấy bằng Ubôrêvich.
Theo đặc điểm chung của tư duy và những kinh nghiệm quân sự của mình, thì Tukhachepxki uyên thâm hơn về các vấn đề chiến lược. Đồng chí đã nghiên cứu nhiều về chiến lược, suy nghĩ về chiến lược và cũng đã viết sách về chiến lược. Đồng chí có một bộ óc phân tích điềm đạm, sâu sắc. Ubôrêvich nghiên cứu các vấn đề nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật nhiều hơn. Đồng chí am hiểu rộng cả vấn đề nghệ thuật chiến dịch, cả chiến thuật và là nhà giáo dục tuyệt vời của bộ đội.
Trên ý nghĩa này, theo quan điểm của tôi, đồng chí cao hơn Tukhachepxki hẳn ba cái đầu, bởi Tukhachepxki vốn dòng dõi quý tộc, coi khinh những công việc nhỏ nhặt hàng ngày. Ở đây, nguồn gốc xuất thân và sự giáo dục có ảnh hưởng đến đồng chí ấy.
Tôi có dịp được tiếp xúc nhiều với đồng chí ấy vào năm 1936, khi biên soạn Điều lệnh chiến đấu mới. Phải nói rằng, thời kỳ đó Vôrôsilốp là Bộ trưởng Bộ Dân ủy Quốc phòng, nhưng đồng chí là người ít am hiểu sâu trên cương vị ấy. Cho mãi đến tận sau này đồng chí vẫn là con người tài tử trong các vấn đề quân sự, không bao giờ nắm sâu và nghiêm túc. Thế nhưng, đồng chí giữ chức vụ cao, lại là người có danh tiếng, nê! n tự ch! o mình là một nhà quân sự, nắm sâu các vấn đề quân sự.
Trong thực tế, đại bộ phận công tác trong Bộ Dân ủy Quốc phòng lúc ấy do đồng chí Tukhachepxki đảm đương và Tukhaehepxki quả là một chuyên gia quân sự. Đồng chí ấy có sự đụng chạm với Vôrôsilốp và nói chung giữa hai người có hiềm khích. Vôrôsilốp rất không ưa Tukhachepxki. Tôi còn biết khi đẻ ra vấn đề ngờ vực đối với Tukhaehepxki, rồi về sau, đồng chí ấy bị bắt, Vôrôsilốp đã không làm một việc gì để cứu đồng chí ấy.
Tôi nhớ một tình tiết trong thời gian biên soạn Điều lệnh. Tukhachepxki có đặc điểm rất bình tĩnh. Tukhachepxki là Chủ tịch Ủy ban biên soạn Điều lệnh, báo cáo với Vôrôsilốp là Bộ trưởng Bộ Dân ủy. Tôi có mặt hôm đó. Vôrôsilốp không đồng ý một điểm nào đó mà nay tôi không còn nhớ là điểm nào, đã đề nghị sửa đổi, nhưng không thích hợp. Nghe xong, Tukhachepxki đã nói với giọng bình tĩnh như thường lệ của mình.
– Thưa đồng chí Bộ trưởng, Ủy ban không thể tiếp thu những ý kiến sửa đổi của đồng chí.
– Tại sao? – Vôrôsilốp hỏi.
– Vì rằng những ý kiến sửa đổi của đồng chí không có tính thuyết phục, thưa đồng chí Bộ trưởng.
Tukhachepxki phản bác lại rất căng vẫn bằng giọng nói điềm tĩnh như thế, nên tất nhiên Vôrôsilốp không hài lòng.
Tôi được công tác với Ubôrêvich (8) tròn 4 năm, bắt đầu từ năm 1932. Tôi phục vụ trong Ban thanh tra kỵ binh của Buđionnưi. Trước đó, tôi là Chỉ huy phó một Sư đoàn ở quân khu Kiép.
Một hôm, Ubôrêvich gọi điện thoại tới Quân khu Kiép, gặp Timôsencô và hỏi đồng chí ấy, đề n! ghị có! thể tiến cử ai trong hàng ngũ kỵ binh để đứng ra tổ chức chấn chỉnh lại Sư đoàn kỵ binh 4. Sư đoàn kỵ binh 4 trước kia là một sư đoàn kỵ binh xuất sắc trong Tập đoàn quân kỵ binh 1. Sau được điều động sang Quân khu Lêningrat, rồi về Quân khu Bêlôruxia và phải xây dựng lại tất cả ở đây. Sư đoàn còn có nhiệm vụ đi xây dựng kinh tế. Đồng chí Sư đoàn trưởng tỏ ra không năng động, qua 2 năm ở Bêlôruxia, sư đoàn chỉ chuyên trị làm công tác xây dựng kinh tế, bỏ bê công tác huấn luyện, nói chung rơi vào tình trạng bê bối.
Timôsencô đề nghị Ubôrêvich nhận tôi về phụ trách sư đoàn, Ubôrêvich gọi điện thoại về Matxcơva gặp Vôrôsilốp và với giọng kiên quyết thông thường của mình, đề nghị:
– Thưa đồng chí Bộ trưởng, đề nghị đồng chí cho tôi Giucốp để về phụ trách sư đoàn. Timôsencô tiến cử đồng chí ấy cho tôi.
Vôrôsilốp trả lời rằng tôi đang công tác ở Ban thanh tra kỵ binh của đồng chí Buđionnưi. Nhưng Ubôrêvich kiên trì đề nghị:
– Ở Ban thanh tra đang có nhiều người, chúng ta có thể tìm người khác thay thế. Chỗ tôi đang cần một đồng chí sư đoàn trưởng, mong đồng chí quan tâm tới đề nghị của tôi.
Khi được bổ nhiệm, lẽ tất nhiên tôi rất sung sướng đi nhận sư đoàn và tới Quân khu Bêlôruxia. Tôi chưa chỉ huy sư đoàn, mới chỉ huy lữ đoàn.
Thoạt đầu mối quan hệ của tôi với Ubôrêvich không thuận. Tôi tiếp nhận sư đoàn được chừng nửa năm thì bị đồng chí khiển trách cho một trận về cái báo cáo không công minh. Chẳng là, có một ban kiểm tra nào đó tới sư đoàn và đã báo cáo không đúng, song kết quả vẫn! bị khi! ển trách trong toàn quân khu. Khiển trách như vậy không đúng, vì rằng mới trong vòng nửa năm chưa thể vực sư đoàn lên được, mới chỉ có thể tìm hiểu và bước đầu đề ra các biện pháp. Dẫu có mong muốn đến đâu tôi cũng không thể trong phạm vi nửa năm mà làm được hết những gì theo yêu cầu để chấn chỉnh triệt để sư đoàn. Nhưng dẫu sao thì cũng vẫn là khiển trách vắng mặt. Đây là sự khiển trách đầu tiên trong cả cuộc đời tôi, mà theo tôi, tôi xin nhắc lại sự khiển trách hoàn toàn không đúng. Tôi lấy làm công phẫn và đánh điện lên quân khu.
"Kính gửi đồng chí Ubôrêvich, Tư lệnh quân khu.
Đồng chí là một Tư lệnh Quân khu rất không công bằng. Tôi không muốn làm việc dưới quyền đồng chí. Đề nghị đồng chí chuyển tôi sang bất kỳ một quân khu nào khác. Giucốp".
Tôi gửi bức điện đi được hai ngày, thì Ubôrêvich gọi điện thoại cho tôi.
– Tôi đã nhận được một bức điện thú vị. Đồng chí bất bình lắm hả?
Tôi đáp:
– Làm sao tôi có thể vui lòng, thưa đồng chí Tư lệnh, khi sự khiển trách không công bằng và không đúng đối với tôi?
– Đúng, tôi cũng thừa nhận như thế. Nếu không, tôi đã điện trả lại đồng chí. Đồng chí đặt vấn đề chuyển đi nơi khác?
– Tôi có đặt vấn đề.
– Đồng chí hãy đợi. Hai tuần nữa sẽ có đoàn thanh tra tới, chúng tôi sẽ nói chuyện với đồng chí. Đồng chí có thể chờ được không?
– Có thể được chúng ta chờ xem.
Cuộc nói chuyện của chúng tôi đến đây kết thúc.
Trong chuyến đi thanh tra lần này, Ubôrêvich đã tìm cơ hội, gọi tôi sang một bên và n�! �i.
! – Tôi đã kiểm tra tài liệu, qua đó đề nghị khiển trách đồng chí. Tôi thấy những đề nghị ấy không đúng. Cứ để họ tiếp tục phán xét. Chúng ta sẽ công nhận vấn đề sau khi kết luận.
– Tôi có thể cho là khiển trách được hủy bỏ? – Tôi hỏi.
– Tất nhiên, nếu tôi nói sự khiển trách ấy không đúng.
Tai họa thế là cũng chấm dứt tại đây.
Về sau, sư đoàn trở thành sư đoàn xuất sắc trong quân khu và là một trong những sư đoàn xuất sắc của toàn quân. Trong phạm vi 2 năm, tôi đã chấn chỉnh được sư đoàn.
Quan hệ với Ubôrêvich trở nên tốt đẹp. Tôi cảm thấy đồng chí đã nâng đỡ tôi, giao cho tôi nhiều nhiệm vụ và rút tôi ra làm các báo cáo. Về sau, trong cuộc họp tổng kết tại Bộ tham mưu Quân khu, đồng chí ủy nhiệm cho tôi đọc báo cáo về kỵ binh của Pháp hoạt động trong trận đánh trên sông Pô hồi Thế chiến thứ nhất.
Đối với tôi báo cáo này là một việc khóm tôi chưa quen. Thêm nữa, tôi là Sư đoàn trưởng mà phải đọc báo cáo trước sự có mặt của tất cả các tư lệnh binh chủng và quân đoàn, nhưng tôi cũng vẫn chuẩn bị báo cáo và lúc đầu quả là có do dự: Treo hết các tấm bản đồ, rồi đứng lại gần những tấm bản đồ ấy; cần bắt đầu, song tôi vẫn đứng ngây và im lặng. Ubôrêvich biết cách giúp tôi trong lúc ấy. Đồng chí gợi ra những câu hỏi giúp tôi đi vào nội dung. Mọi việc tiếp sau diễn ra bình thường. Báo cáo xong, đồng chí nhận định đây là một báo cáo tốt.
Tôi xin nhắc lại, tôi cảm thấy đồng chí đã kiên nhẫn nâng đỡ tôi.
Nói chung, đồng chí là một con người nghiêm. Nếu trong lúc tập! bài, đ! ồng chí thấy có đồng chí tư lệnh quân đoàn nào lơ đãng lập tức, không nói một lời thừa, đồng chí đặt ngay ra nhiệm vụ:
– Đồng chí A? Địch đang ở khu vực X tiến ra đây, đang ở cứ điểm này. Đồng chí ở nơi kia. Đồng chí dự kiến sẽ phải làm gì?
Viên tư lệnh quân đoàn lơ đãng nọ lập tức phải đảo mắt thật nhanh khắp lượt bản đồ nhận ra các cứ điểm… Nếu anh ta chú ý theo dõi, thì cũng sẽ tìm ra ngay. Song nếu như có đôi chút chểnh mảng, thì không khỏi không vấp nhiều khó khăn. Tất nhiên, cái đó cũng là một bài học cho anh ta. Sau đó, thì suốt buổi tập bài, anh ta sẽ dán mắt lên các tấm bản đồ.
Ubôrêvich là một nhà giáo dục có một không hai, chú ý theo dõi mọi người và nắm vững họ. Đồng chí là một người nghiêm cách và đòi hỏi, biết nói rõ cho người khác những sai sót của họ. Đặc điểm tuyệt vời ở đồng chí là chỉ nói ba bốn câu mà rõ hết sự việc. Các cán bộ xung quanh có sợ tính nghiêm đó, song đồng chí không hề gay gắt, thô bạo".
Trong lúc đang kể chuyện về Ubôrêvich, Giucốp nhắc đến Timôsencô, rồi bỗng thôi không nói đến Ubôrêvich mà quay sang nói về Timôsencô. Đồng chí nói:
"Có một số sách đánh giá Timôsencô hoàn toàn không đúng, thể hiện đồng chí ấy gần như là một người không có ý chí, bợ đỡ Xtalin. Cái đó không đúng.
Tímôsencô là một người đứng tuổi, giàu kinh nghiệm về quân sự, một con người kiên nhẫn, có ý chí, thông thạo cả về chiến thuật và chiến dịch. Trong mọi trường hợp, đồng chí ấy là Bộ trưởng Bộ Dân ủy Quốc phòng xuất sắc hơn Vôrôsilốp. Và chỉ trong một thời gian ng! ắn gi�! � chức Bộ trưởng, đồng chí ấy đã kịp làm một số việc cho quân đội tốt hơn. Sau khi xảy ra tai họa ở Kháccốp, đồng chí ấy không được giao nhiệm vụ chỉ huy các mặt trận nữa, mặc dù ở cương vị Tư lệnh mặt trận, đồng chí ấy có thể mạnh hơn một số Tư lệnh khác ví dụ như Êrêmencô. Nhưng Xtalin vẫn bực bội với đồng chí ấy sau vụ Kháccốp và nói chung, nên có ảnh hưởng tới vận mệnh đồng chí ấy trong suốt cuộc chiến tranh. Đồng chí là một người cương nghị và không bao giờ tỏ ra xu nịnh Xtalin. Nếu đồng chí ấy như vậy, thì hoàn toàn có thể được nhận phương diện quân".
Trong một câu chuyện khác, chúng tôi nói với Giucốp về các hồi ký quân sự. Căn cứ vào những nhận xét của đồng chí về các cuốn sách, các ấn phẩm đã xuất bản mà đồng chí đã chăm chú đọc gần hết, thì rõ ràng, vấn đề này sẽ hấp dẫn đồng chí, bởi đồng chí cũng đang viết hồi ký của mình về chiến tranh.
Tôi dẫn ra đây mấy ghi chép có liên quan.
"Tôi không biết ý kiến của anh thế nào, chứ tôi hình dung hồi ký của những người chỉ huy quân sự không phải là chỗ để đăng những danh sách dài các tên tuổi và viết một số lớn các tình tiết chiến đấu, nhắc tới các trường hợp của chủ nghĩa anh hùng. Nếu miêu tả như là những quan sát riêng của mình thì không đúng. Nếu anh là Tư lệnh phương diện quân, bản thân anh đã không thấy, không có mặt ở đó, không trực tiếp biết những con người mà sách nói đến, không hình dung được những tình tiết chiến công của những con người ấy. Có trường hợp anh còn không biết cả tên, họ những con người đã lập nên chi�! �n công.! Nhiều trường hợp, những sự thật ấy trong hồi ký phải lấy ở những tài liệu khác không nói lên được đặc điểm hoạt động của người Tư lệnh Phương diện quân, mà có khi lại cản trở đến việc tạo nên bức tranh nguyên khối của những sự việc xảy ra được miêu tả theo quan niệm của người viết hồi ký. Tôi nghĩ rằng, sự lạm dụng những cái đó nom có vẻ như sự dân chủ giả hiệu, sự bợ đỡ giả dối.
Muốn chứng minh nhân dân đã chiến đấu ra sao không nhất thiết phải lấy trong các báo chí thời ấy, hoặc trong các báo cáo chính trị danh sách những tên họ. Anh em kể chuyện cả mặt trận đã chiến đấu như thế nào, những người đi vào quân đội chiến đấu ra sao, cả một khối lớn quần chúng chiến đấu, họ đã chịu biết bao mất mát, đã đạt được những gì và đã đánh thắng ra sao – thì cái đó chính là những chuyện kể về các hành động của nhân dân trong chiến tranh.
Trong chiến tranh chúng ta cũng phạm không ít sai lầm, trong hồi ký của mình phải viết về những sai lầm ấy. Dẫu sao tôi cũng sẽ viết. Ví dụ như, tôi sẽ viết về những sai lầm của mình khi làm nhiệm vụ phối hợp hoạt động hai phương diện quân trong chiến dịch Lvốp – Xanđômia, trong khi ta có đủ lực lượng hơn để thực hiện nhiệm vụ mà phải dẫm chân trước Lvốp và tôi là người phối hợp hoạt động của hai phương diện quân đã không biết sử dụng lực lượng tại những nơi cần thiết, không biết cơ động kịp thời để giành thắng lợi nhanh hơn.
Thiếu sót lớn của một số hồi ký mà tôi được đọc là đã hạn chế tầm nhìn khi miêu tả các sự kiện chiến đấu của Tư ! lệnh c�! �c tập đoàn quân và thậm chí cả Tư lệnh các phương diện quân. Có lúc đã tạo nên ấn tượng lạ lùng, như là một nhà quân sự giàu kinh nghiệm, hiểu biết rộng đang hành động trong chiến tranh thuộc phạm vi các tuyến được phân giới và có các đơn vị bạn ở bên phải và bên trái, lại quên mất rằng, gắn với những hành động của các đơn vị, không phải chỉ có những thất bại, mà cả những thành công của họ. Họ quên đi rằng bên phải và bên trái họ cũng đều là những đơn vị của Quân đội Liên Xô, mà phải nói một cách thỏa đáng giống như nói về các đơn vị của mình. Họ quên mất rằng, tất cả đều chỉ là một quân đội, chứ không phải là quân đội khác và quân Đức hành động không phải chỉ để không tập đoàn quân, phương diện quân của họ, mà chống lại Quân đội Liên Xô nói chung, chống lại tất cả các tập đoàn quân, tất cả các phương diện quân.
Nếu như trong một thời điểm nào đó chính họ bị vấp khó khăn, mũi đột kích giáng vào họ, quân Đức tập trung những lực lượng lớn đánh họ, thì cái đó có liên quan đến một nơi nào đó ở chỗ khác đã không có những lực lượng như thế một nơi khác không bị căng thẳng, không bị đột kích và vào thời điểm ấy, các đơn vị bên phải hoặc bên trái do đó mà sẽ nhẹ hơn.
Về phần mình, cái đơn vị bạn ấy lại không được quên những nguyên nhân, rằng tại sao ở thời điểm ấy mình lại được nhẹ hơn. Nhưng đồng chí nếu có viết hồi ký thì không được quyền quên rằng, kết quả của sự lao động của đồng chí gắn với không gì mà trong thời gian ấy quân Đức đã tập trung lực lượng trên khu v�! ��c khác! và đơn vị bạn của đồng chí đã buộc phải lâm vào tình thế rất nặng nề.
Cũng không được quên rằng, đồng chí đánh thắng không chỉ do mình thông minh và giỏi giang, bộ đội mình biết hành động giỏi, mà còn là vì tình huống thuận lợi đã tạo cho mũi tiến công của đồng chí, do các đơn vị bạn đã thu hút về mình những lực lượng chủ yếu của địch và đồng chí đã chiếm được ưu thế làm cơ sở cho những thành công của mình.
Nhưng cái thành công này của đồng chí là thành công chung, chứ không phải riêng của mình. Thật giống hệt như nếu đơn vị bạn gặp được tình huống có lợi và đơn vị đồng chí gặp khó khăn, thì thắng lợi của đơn vị bạn không phải chỉ là thắng lợi của họ, mà là của cả các đơn vị đồng chí.
Đấy, trong các hồi ký thường quên đi điều ấy. Họ đã viết, như chiến tranh chỉ diễn ra trong các tuyến phân giới của mình, như bộ đội của đơn vị họ hoàn toàn tách biệt với tất cả các đơn vị khác. Chúng ta không được nhân nhượng về nguyên tắc với cách nhìn chật hẹp ấy, đấy là chưa nói đến sự thiển cận đó còn dẫn tới sự bóp méo những nhận định cả tiến trình những hành động quân sự".
Có lẽ tính chất những ghi chép này của tôi sẽ phản ánh những tình tiết nằm trong giai đoạn câu chuyện khi Giucốp đang viết những hồi ức của mình. Khi con người đã trải qua một cuộc đời lớn lao, lại ngó nhìn vào toàn bộ chính cuộc đời mình, thì một phần những suy nghĩ về cuộc đời riêng đã xâm nhập vào câu chuyện của anh ta với những người bạn đang cùng nói chuyện.
Tôi dẫn ra đây mấy ghi chép mang tính chất ! ấy.
"Anh sẽ cảm thấy, dẫu sao thì anh cũng không triệt để tận dụng được những khả năng vốn có trong anh. Trong phạm vi nào đó, anh sẽ thấy mình không đủ tri thức, trình độ và học lực có hệ thống. Cuộc sống không cho ta cái may mắn có được nhiều. Chẳng hạn như, những suy nghĩ thuần túy về quân sự của anh cũng sẽ đụng tới những tri thức sinh học, các khoa học tự nhiên. Có lúc tôi không sao rời bỏ được cảm giác, phạm vi tri thức của tôi hẹp hơn cái mà tôi muốn có, cái mà tôi thấy cần phải có về chức trách của mình. Tôi đã từng trải qua và đang nếm trải.
"Tôi không khi nào là một người quá tự tin. Sự thiếu vắng lòng quá tự tin không hề cản trở tôi kiên quyết trong công việc. Khi chúng ta làm việc, chịu trách nhiệm về việc làm của mình và quyết định, thì ở đây không có chỗ cho sự ngờ vực hoặc quá tự tin. Công việc đang cuốn hút anh và anh đã hiến dâng hết mình cho công việc đó và đã làm tất cả những gì mà anh có thể. Nhưng sau đó, đến khi xong việc, khi anh suy nghĩ về những công việc đã làm, suy nghĩ không chỉ về quá khứ mà nghĩ cả đến mai sau, anh sẽ thấy thấm thía là anh còn thiếu cái gì đó, thưa đạt được cái gì đó và nếu như anh có thể biết được nhiều sự việc mà anh đã không biết, thì cái tình cảm lại quay trở lại đó buộc anh phải suy nghĩ lại một lần nữa tất cả và tự mình phải giải quyết: "Vậy ra mình đã không làm tốt hơn cái đã làm, nếu như mình nắm được tất cả những gì mình còn thiếu?".
Trong thực tế, tôi buộc phải nắm vững nhiều cái mà lại thiếu những tri thức đủ rộng và nhiều mặt đã tích lũy được tr�! �ớc đ�! �y. Cái đó có mặt thiết thực của nó. Chịu trách nhiệm về công việc, tôi ráng sức làm thật tốt và đồng thời cũng cảm thấy với trình độ được huấn luyện chung của mình có những chỗ hổng, nên tôi cố gắng giải quyết những vấn đề đặt ra sao cho thật cơ bản hơn, cố gắng đào bới đến tận gốc, không cho phép mình hạ quyết tâm một cách nông nổi. Tinh thần trách nhiệm được nâng cao, ta càng thấy cần phải nắm bắt được tất cả bằng trí tuệ của mình, kinh nghiệm của mình, cố gắng bồi bổ cho kiến thức của mình bằng tất cả những gì cần thiết cho công việc.
Trước mọi khó khăn của tình thế, đôi lúc lại nảy ra trong đó cả mặt tích cực của nó. Nhân đây, cũng nên nói thêm, một số nhà quân sự của chúng ta có trình độ học vấn cao, cỡ giáo sư và các phó giáo sư, ở vào tình thế các tư lệnh của mặt trận nào đó trong chiến tranh đã không bộc lộ mình từ mặt tích cực. Trong các giải pháp của họ mà tôi có dịp được nhận xét, đúng là có yếu tố của sự nông cạn. Có lúc, họ đề ra những giải pháp thiển cận về những vấn đề phức tạp, không nằm trong sự uyên bác giáo sư của họ. Ở đây, có mặt trái của tấm huy chương. Đôi lúc họ tưởng như giản đơn, song kỳ thực lại phức tạp.
Trong đời có những cái ta không thể nào quên. Con người quả thật là không thể nào quên những cái đó, nhưng lại nhớ những cái đó cũng không giống nhau. Có ba cái để nhớ. Có thể không quên cái ác. Đó là một. Có thể không quên kinh nghiệm. Đó là hai. Có thể không quên quá khứ khi nghĩ về tương lai. Đó là ba.
Trong cuộc đời mình, tôi đã nếm trải ba yếu tố ! nặng n�! ��. Nếu nói về yếu tố thứ ba, thì có cái gì trong đó, rõ ràng tôi cũng có lỗi, bởi không có lửa sao có khói. Chịu đựng những cái đó thật chẳng nhẹ nhàng.
Năm 1957, tôi bị ra khỏi Chủ tịch đoàn Ủy ban Trung ương và ra khỏi Ủy ban Trung ương Đảng, tôi trở về nhà. Tôi quyết định dứt khoát không để mất, không làm hỏng mình, không nằm dài, không bỏ mất sức mạnh của ý chí, dẫu tình thế có nặng nề đến đâu.
Cái gì đã giúp tôi? Tôi đã xử sự như sau: Trở về đến nhà, tôi uống một liều thuốc ngủ. Ngủ được mấy tiếng đồng hồ. Tỉnh dậy. Tôi ăn. Tôi lại uống thuốc ngủ. Lại ngủ. Lại thức giấc. Lại uống thuốc ngủ, lại ngủ… Tôi cứ ngủ đứt đoạn như thế kéo dài 15 ngày đêm.
Tôi đã chịu đựng hết những gì đau đớn giày vò mình, những gì nằm trong ký ức như thế. Tất cả những cái tôi đã suy nghĩ, tôi đã tranh luận thầm trong tôi, tôi đã đau buồn trong tình trạng thao thức ấy, tôi đã chịu đựng hết, có lẽ trong giấc ngủ. Tôi tranh luận và chứng minh và đau buồn – tất cả đều trong giấc ngủ. Rồi sau đó, khi 15 ngày đêm trôi qua, tôi đi câu cá.
Sau tất cả những sự việc đó, tôi viết cho Ủy ban Trung ương Đảng, đề nghị cho tôi đi nghỉ ở nhà điều dưỡng.
Tôi đã vượt qua thời điểm nặng nhọc này thế đấy".
*
Tôi muốn chấm hết những bút ký này giống như lúc nó mở đầu. Đây không phải tôi có ý định viết tiểu sử Giucốp, mà mới chỉ là những bút ký về tiểu sử. Và tôi thật sung sướng, nếu sau này dẫu là một phần của những gì đã nói, đã dẫn ra trong bút ký góp được phần nào phục vụ cho các nhà vi�! �t sử m! ai sau về nhiều mặt của con người lỗi lạc này.

Tháng 4, 5 năm 1968


(1) Là các Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. ND.
(2) Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Nội vụ năm 1938-1945.
(3) Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. ND.
(4) Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô và là Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước Liên Xô. ND.
(5) Một tình báo viên chiến lược Liên Xô hoạt động tại Nhật Bản trước những năm Thế chiến thứ hai. N.D.
(6) Bộ trưởng An ninh quốc gia những năm 1946- 1953. N.D.
(7) Nguyên soái Liên Xô, Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Chủ tịch Hội đồng quân sự cách mạng, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng Liên Xô. Bị đàn áp chính trị và giết hại năm 1937. Sau được minh oan và khôi phục danh dự. N.D.
(8) Tư lệnh Quân khu Bêlôruxia từ 1930-1937, chức danh Tư lệnh Tập đoàn quân bậc 1 (tương đương quân hàm Đại tướng). Bị đàn áp chính trị năm 1937 và bị giết hại. Sau được minh oan và khôi phục danh dự. N.D.


Phụ lục
SỰ NGHIỆP CỦA G.C. GIUCỐP TRONG BÁCH KHOA THƯ QUÂN SỰ NGA
Nhà Xuất bản Quân sự – Matxcơva – 1995 (t.3, tr. 188, 189)


G.C.Giucốp sinh ngày 1-12-1896 tại làng Xtơrencôpca, nay là huyện Giucôva. Mất ngày 18-6-1974 tại Matxcơva.
Là nhà hoạt động quân sự của Liên bang Xôviết, một vị thống soái, G.C. Giucốp được phong Nguyên soái Liên Xô năm 1943 và 4 lần danh hiệu Anh hùng Liên Xô vào những năm: 1939; 1944; 1945; 1956.
G.C. Giucốp vào quân ngũ năm 1915 và tham gia quân đội Liên Xô năm 1918. Đã tốt nghiệp các khóa học: Kỵ binh năm 1920, bổ túc sĩ quan kỵ binh năm 1925, bổ túc cấp cao năm 1930.
Trong Thế chiến thứ nhất là hạ sĩ quan, được tặng thưởng 2 Huân chương chữ thập Giêocgi.
Trong Nội chiến là chiến sĩ Hồng quân, đã giữ những chức vụ trung đội trưởng, đại đội trưởng, tham chiến truy quét thổ phỉ trên các mặt trận phía đông, phía nam và phía tây.
Sau Nội chiến, G.C. Giucốp giữ chức vụ đại đội trưởng kỵ binh. Đến tháng 7 năm 1923 được đề bạt trung đoàn kỵ binh và tháng 5 năm 1930 ở cương vị lữ đoàn trưởng kỵ binh 4. Tháng 7 năm 1937 là quân đoàn trưởng kỵ binh 3 và từ tháng 2 năm 1938 là quân đoàn trưởng kỵ binh 6.
Tháng 6 năm 1938 giữ cương vị phó tư lệnh quân khu Bêlôruxia. Tháng 7 năm 1939 được bổ nhiệm làm tư lệnh cụm tập đoàn quân 1 trên địa hạt Mông Cổ đã đánh thắng chiến dịch tiêu diệt quân xâm lược Nhật ở vùng sông Khankhin Gôn.
Được phong danh hiệu Anh hùng Liên Xô vì đã khéo lãnh đạo các đơn vị và tỏ ra can trường, dũng cảm trong chiến dịch này.
Tháng 6 năm 1940, được bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu Kiép. Từ tháng 1 đến tháng 7 năm 1941 giữ cương vị Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Liên Xô! và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.
Tài năng cầm quân của G.C. Giucốp rực sáng trong những năm Chiến tranh giữ nước vĩ đại.
Ngày 23-6-1941, được Ủy ban Quốc phòng Nhà nước Liên Xô cử làm thành viên của Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh (đến tháng 8 năm 1941 gọi là Bộ Tổng tư lệnh tối cao).
Tháng 8 năm 1942 là Thứ trưởng thứ nhất Bộ Quốc phòng và Phó Tổng tư lệnh tối cao.
Trong những ngày đầu chiến tranh được Đại bản doanh cử làm đại diện của Đại bản doanh xuống phối hợp với Bộ tư lệnh Phương diện quân Tây Nam, sử dụng lực lượng các quân đoàn cơ giới tổ chức phản đột kích ở gần thành phố Brôđưi, phá vỡ âm mưu đột phá trong hành tiến bằng các binh đoàn cơ động của Bộ chỉ huy Hitle (xem trận đấu xe tăng năm 1941). Tháng 7 đến tháng 9 năm 1941 là Tư lệnh Phương diện quân dự bị, đã chỉ huy chiến dịch tiến công đầu tiên trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại đánh thắng cụm các Tập đoàn quân của nước Đức phát xít ở vùng Ennhia (xem chiến dịch Ennhia năm 1941).
Tháng 9 năm 1941 trong những ngày chiến đấu căng thẳng và nặng nề nhất tại cửa ngõ Lêningrat, G.C. Giucốp được phái xuống làm Tư lệnh Phương diện quân Lêningrat. Đồng chí đã cùng với Hạm đội Bantích và được nhân dân Lêningrat hết lòng ủng hộ, đã chặn đứng các mũi tiến công, bẻ gãy âm mưu đánh chiếm thành phố của địch.
Từ tháng 10 năm 1941 đến tháng 8 năm 1942, G.C. Giucốp được Đại bản doanh triệu tập về làm Tư lệnh Phương diện quân Tây, với nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ Matxcơva. Và từ tháng 2 đến cuối tháng 5 năm 1942, G.C. Giucốp đồng thời kiêm chức Tổng Tư l! ệnh M�! �t trận hướng Tây.
Dưới sự lãnh đạo của Giucốp, bộ đội của Phương diện quân Tây và cả Mặt trận hướng Tây đã chiến đấu quyết liệt, làm tiêu hao và suy yếu các đơn vị tinh nhuệ của Hitle và chuyển sang phản công kiên quyết. Bộ đội của Phương diện quân Tây đã hiệp đồng với các Phương diện quân Calinin, Briancơ và cùng với bộ đội cánh phải của Phương diện quân Tây Nam hất quân địch ra xa Thủ đô tới 100-250 kilômét (xem chiến dịch Matxcơva năm 1941-1942).
Trong các năm 1942-1943, Giucốp với tư cách là đại diện của Đại bản doanh xuống các mặt trận trực tiếp chỉ đạo và phối hợp hành động của các Phương diện quân trong chiến dịch Xtalingrat. Kết quả đã đánh tan các tập đoàn quân xe tăng 6 và 4 của Đức, các tập đoàn quân 3 và 4 của Rumani và tập đoàn quân 8 của Italia.
Đồng thời, Giucốp còn chỉ đạo việc phối hợp hành động của các đơn vị phá vỡ vòng vây Lêningrat năm 1943 và đã cùng với Vaxilepxki (Tổng tham mưu trưởng) phối hợp hành động của các Phương diện quân trong chiến dịch Cuôcxơ năm 1943. Chiến dịch Cuôcxơ là giai đoạn quan trọng dẫn tới thắng lợi của Liên Xô trước nước Đức phát xít.
Năm 1943, Giucốp còn chỉ đạo phối hợp các hành động của 2 phương diện quân Vơrônegiơ và Thảo Nguyên, giải phóng vùng Đơnhiep (xem chiến dịch Đơnhiep năm 1944).
Tháng 3 đến tháng 5 năm 1944 Giucốp chỉ huy Phương diện quân Ucraina 1. Hè năm 1944 đồng chí đã chỉ đạo phối hợp ngoài mặt trận các hành động của 2 Phương diện quân Bêìôruxia 1 và 2 trong chiến dịch – chiến lược Bêlôruxia năm 1944.
Sang giai đoạn cuối Chiến tranh giữ nước! vĩ đ�! �i (11-1944 – 5-1945) Giucốp chỉ huy Phương diện quân Bêlôruxia 1 đã hiệp đồng với bộ đội của Phương diện quân Ucraina 1 tiến hành chiến dịch – chiến lược Vixla – Ôđe. Kết quả đã đánh tan Cụm các tập đoàn quân "A" (từ 25-1-1945 gọi là Cụm các tập đoàn quân "Trung tâm") của phát xít Đức, giải phóng thủ đô Vacxava và đại bộ phận lãnh thổ Ba Lan. Trong quá trình chiến dịch, bộ đội Liên Xô đã vượt qua 500 kilômét, tiến vào lãnh thổ nước Đức phát xít.
Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1945 bộ đội của Phương diện quân Giucốp đã hiệp đồng với bộ đội của Phương diện quân Ucraina 1 và Phương diện quân Bêlôruxia 2 tiến hành chiến dịch Béclin.
Ngày 8-5-1945, được ủy nhiệm thay mặt Bộ Tổng tư lệnh tối cao, G.C. Giucốp đã tiếp nhận việc đầu hàng của các lực lượng vũ trang nước Đức phát xít tại Cackhoocxtơ ở đông nam Béclin.
Giucốp là một trong những thành viên chính biên soạn và thực hiện các kế hoạch chiến dịch – chiến lược lớn của Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại.
Đặc điểm nổi bật ở Giucốp là sức mạnh ý chí kiên cường, trí tuệ cao sâu cùng với khả năng đánh giá đúng các tình huống chiến lược phức tạp. Đồng thời, Giucốp còn giỏi dự đoán tiến trình hoạt động quân sự có thể xảy ra. Đồng khí biết tìm ra những giải pháp đúng trong các tình huống thay đổi nhanh và phức tạp. Khi cần thiết dám đi tới những quyết định táo bạo và đảm nhận hết trách nhiệm về các hành động quân sự của mình.
G.C. Giucốp là con người tài năng, xuất sắc trong công tác tổ chức, trong sự can đả! m của b! ản thân. Đồng khí còn giỏi vận dụng trong thực tiễn một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của nghệ thuật quân sự, là tập trung lực lượng và phương tiện trên hướng đột kích chủ yếu nhằm tiêu diệt các cụm quân chính của địch.
Sau chiến tranh, G.C. Giucốp là Tổng Tư lệnh Cụm quân Liên Xô đóng trên nước Đức và là Chủ tịch Ủy ban quân quản thành phố Béclin từ tháng 6 năm 1945 đến tháng 3 năm 1946.
Từ tháng 3 đến tháng 7 năm 1946 là Tổng Tư lệnh Lục quân và Thứ trưởng Bộ các lực lượng vũ trang.
Từ 1946-1953 chỉ huy bộ đội các Quân khu Ôđetxa và Uran. Tháng 3 năm 1953 lại được bổ nhiệm làm Thứ trưởng thứ nhất và từ tháng 2 năm 1955 cho đến tháng 10 năm 1957 là Bộ trưởng Quốc phòng.
Trên các cương vị này, G.C. Giucốp đã khéo vận dụng những kinh nghiệm chiến đấu phong phú trong công tác huấn luyện bộ đội và thường xuyên quan tâm đến việc nắm vừng các chủng loại vũ khí mới.
Nhưng số phận G.C. Giucốp sau chiến tranh không đơn giản. Hầu như gần nửa thế kỷ dưới thời Xtalin, Khơrútxốp, Brêgiơnép, đồng chí đã bị thất sủng.
Song G.C. Giucốp đã kiên gan chịu đựng mọi khó khăn một cách thật xứng đáng.
G.C. Giucôp là đại biểu của Xôviết Tối cao các khóa 1 – 4. Được tặng thưởng 6 Huân chương Lênin, Huân chương Cách mạng tháng 10, 3 Huân chương Cờ đỏ, 2 Huân chương Xuvôrôp hạng nhất và nhiều huy chương khác cùng nhiều huân chương của nước ngoài. Hai lần được tặng thưởng Huân chương "Chiến thắng", huân chương cao quý nhất của quân đội. Đồng chí được tặng thưởng khẩu súng vinh quang.
Khi mất, di hài được chôn c�! ��t tại! chân tường điện Kremli ở Hồng trường.


Lời bạt
TẠP CHÍ LỊCH SỬ QUÂN SỰ LIÊN XÔ
NĂM 1987


Những trang bút ký của K.M. Ximônôp về tiểu sử Giucốp được đăng đến số này là hết, đã được tình cảm của nhiều bạn đọc trong nước đáp lại rất sống động.
Điều này cũng dễ hiểu, bởi đó là bằng chứng và sự phán xét của người thống soái kiệt xuất, của nhà hoạt động quân sự và hoạt động nhà nước có danh tiếng. Là thái độ của đồng chí ấy đối với những hiện tượng phức tạp và có lúc mâu thuẫn trong lịch sử chúng ta.
Trong thùng thư của Tòa soạn có bức thư của Era Gheoocghiepna Giucôva, con gái của Giucốp, có câu viết: "Tôi xúc động mạnh bởi ấn phẩm này – bà viết – cảm ơn các đồng chí".
Về phần mình, chúng tôi xin cảm ơn tác giả của rất nhiều bức thư đã gửi đến Tòa soạn chúng tôi và tỏ lời biết ơn sâu sắc gia đình nhà văn K.M. Ximônôp, cảm ơn Ban lãnh đạo Tổng cục Chính trị của Quân đội và Hải quân Liên Xô đã dành điều kiện cho tạp chí Lịch sử Quân sự được công bố những tài liệu này.
Chúng tôi có kế hoạch từ nay sẽ đăng trên các trang tạp chí về những con người, những sự việc và sự thật lịch sử ít người được biết.

HẾT


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét