THÔNG TIN EBOOK
Tên truyện: Trăng Lạnh Nhà Mồ
Chuyện Không Kể Lúc Nửa Đêm
Tác giả: Người Khăn Trắng
Thể loại: Kinh dị – Ma quái
Nhà xuất bản: Thanh Niên
Ngày xuất bản: Tháng 12/2008
Số trang: 144
Kích thước: 13,5 x 20,5 cm
Trọng lượng: 170 gr
Số quyển / 1 bộ: 1
Hình thức bìa: Bìa mềm
Giá bìa: 20.000 VNĐ
———————————-
Nguồn: http://vietmessenger.com
Chuyển sang ebook (TVE): santseiya
Ngày hoàn thành: 18/04/2010
Nơi hoàn thành: Việt Trì – Phú Thọ
MỤC LỤC
Chuyến xe đò rời bến Sài Gòn vào 5 giờ sáng. Vậy mà mãi tới hơn 3 giờ chiều mới tới bên này Bắc Bassac (Bắc Cần Thơ sau này – TG). Tất cả hành khách đều mệt lả người sau hơn mười tiếng đồng hồ ngồi nêm cứng trên xe. Mà người mệt nhất có lẽ là cô gái ngồi cạnh Đức, bởi suốt lộ trình cô nàng ói liên tục và hầu như không ăn uống gì dọc đường, dẫu Đức đã rất lịch sự mua thức ăn mang lên mời.
Một bà ngồi băng trước quay lại bảo Đức:
– Cậu nên xuống mua ly sữa đem lên cho vợ cậu uống, chứ nhịn đói mà lại ói suốt như vậy chịu sao nổi.
Đức hốt hoảng lên tiếng liền:
– Dạ, không phải đâu! Tôi… tôi chỉ…
Anh muốn đính chính về cách ghép đôi như vậy của bà nọ, nhưng anh chưa kịp nói hết lời thì lơ xe đã la lớn, cắt ngang lời anh:
– Tất cả xuống xe qua phà! Không được ai ở lại!
Đức chưa kịp đứng dậy thì cô gái lại ói lần nữa. Đã biết ý rồi, lần này Đức dùng ngay chiếc khăn mà lúc nãy anh lấy ra sẵn, hứng nước ói của cô gái và dùng một đầu lau cho cô nàng. Cô gái hầu như không còn tự chủ được, cô ói xong thì cứ dựa đại vào vai Đức mà chịu trận.
Bà ngồi trước nói với lơ xe:
– Để cho vợ chồng cậu này ở đây. Cậu ấy phải săn sóc cho vợ, cô ấy ói quá trời xuống sao được!
Rồi bà vừa rời xe vừa nói:
– Cậu cứ ngồi đó đi, để tôi mua giùm sữa cho.
Đ! ức chẳng còn hơi sức đâu mà đính chính, anh móc tiền ra đưa cho bà ta, nhưng bà này xua tay:
– Tiền bạc gì cậu ơi!
Rồi bà ta đi thẳng vào một quán nước phía bên trong lề. Lát sau trở ra với một lon sữa đầy còn nóng hổi bảo Đức:
– Cậu ngồi lại đó cố đút cho cô ấy uống được muỗng nào hay muỗng nấy. Có ít muỗng sữa sẽ đỡ hơn.
Rồi bà vừa lắc đầu vừa cười vui với Đức:
– Thấy cậu chăm sóc cho vợ mà phát chán với ông chồng tôi ở nhà, đời nào ông ấy đút cho tôi được muỗng sữa nào dù đã sống với nhau đã hơn hai chục năm rồi!
– Tôi không phải…
Nhưng bà ta đã bỏ đi, đâu cần nghe lời trần tình của Đức. Hành khách trên xe đã xuống hết, trên xe chỉ còn lại Đức và cô nàng. Lúc này anh có ý muốn đẩy cô ta ra khỏi vai mình, nhưng vô vọng, bởi nàng ta hầu như chẳng biết gì nữa. Nhìn cảnh đó ai mà không nghĩ như bà hành khách nọ. Trông Đức khác nào một anh chồng trẻ với cô vợ mới ốm đau đang cần sự che chở!
Lâm vào cảnh dở khóc dở cười này, Đức đành phải chấp nhận và càng lúc anh càng tỏ ra có trách nhiệm thật, chứ không phải là người đóng vai bất đắc dĩ. Thậm chí người tài xế cũng phải lên tiếng:
– Cậu đóng cửa lại để cô đỡ phải gió và cứ ngồi yên đó để lát nữa tôi cho xe xuống phà. Chà, vợ trẻ mà yếu dữ a!
Đức muốn đính chính, nhưng nhìn cô nàng hầu như chẳng nghe thấy gì, nên anh cũng lờ luôn. Thấy lon sữa trên tay đã b�! ��t đầu nguội, Đức múc từng muỗng nhỏ rồi nhẹ nhàng đưa vào miệng cô nàng, chỉ hy vọng cô nàng không gạt tay ra làm đổ văng tung tóe, chứ không mong gì đút được muỗng nào. Vậy mà lại có kết quả ngoài mong đợi. Cô nàng chép chép mấy cái rồi ngoan ngoãn nuốt từng hớp nhỏ như một đứa trẻ!
Đức vốn khéo tay trong việc chăm sóc trẻ con và đã từng được mấy đứa cháu con của anh chị mình thích thú mỗi lần được anh chăm sóc, nên bây giờ anh có làm cho cô nàng hài lòng cũng không phải lạ. Một lúc sau, sau khi uống được hơn chục muỗng sữa thì cô nàng đã có vẻ tỉnh táo nhưng khi vừa mở mắt ra thì lại hốt hoảng kêu lên:
– Anh… anh… sao anh?
Đức bước hẳn xuống xe, chợt cô ta kêu lên:
– Anh đi đâu vậy?
– Cô hết bệnh rồi thì tôi phải xuống xe, kẻo bị người ta đuổi xuống!
– Vậy tôi còn bệnh thì sao?
– Thì…
Đức chưa kịp trả lời thì lúc ấy người tài xế từ xa đang chạy ngược lại, la lên:
– Anh lên xe ngồi với chị đi, xe xuống phà ngay đây!
Đức lại phải miễn cưỡng leo trở lên xe và anh nhận được một nụ cười khó hiểu của cô nàng. Và rõ ràng là nàng ta cố ý lại ngả đầu vào vai Đức như lúc nãy kèm câu nói:
– Dẫu sao được dựa đầu thế này cũng đỡ chóng mặt hơn, như vậy chắc là sẽ hết ói!
Rõ ràng là cô ta biết những việc mình gây ra từ sáng đến giờ, vậy mà nói tỉnh như không! Đức hỏi gặng lại:
– Cô không ói nữa thật chứ?
! 211; Cũn! g còn tùy… tùy anh có cho mượn vai nữa không!
Đức nhổm người dậy, định đẩy cô nàng ra, nhưng cô ta đã nói khẽ vào tai:
– Ông tài xế nhìn thấy đuổi cả hai xuống bây giờ!
Đức đưa lon sữa cho cô ta:
– Cô uống cho hết đi, để chắc ăn không ói nữa.
Nàng lại cười cười:
– Nuôi bệnh dở ẹt vậy mà cũng được khen!
Dù nói vậy nhưng nàng ra vẫn cầm lấy lon sữa và uống một hơi cạn! Bây giờ Đức mới đùa:
– Giống thuốc tiên quá!
– Thuốc tiên cũng không bằng tay tiên! Nếu không nhờ bàn tay đút sữa điệu nghệ của anh thì chắc em không thể nuốt trôi giọt nào!
Nàng ta đổi sang gọi Đức bằng anh xưng em ngọt xớt khiến anh phải dịu giọng:
– Cô khỏe hẳn rồi phải không?
Bỗng cô nàng nói nhanh:
– Chúng ta phải biết tên nhau và xưng hô cho đúng cách, kẻo lát nữa mọi người lên xe biết chúng ta đóng kịch thì họ cười cho!
– Cười cô chứ đâu phải cười tôi!
Tuy nói vậy chứ Đức cũng tự giới thiệu:
– Tôi tên Đức, nhà ở Ô Môn.
Nàng reo lên:
– Em cũng ở gần đó, ở Thốt Nốt! Em là Oanh, Kiều Oanh đây.
Phà cập bến, xe di chuyển lên bờ, thấy hành khách sắp sửa leo trở lên xe, nàng tranh thủ nói nhanh:
– Hồi nãy họ nói chúng ta là… vợ chồng, anh chưa kịp đính chính phải không? Vậy thì… đừng đính chính nữa, người ta không tin đâu!
– Nhưng mà…
Nàng lại cười:
–! Người mắc cỡ, đính chính phải là em kia! Nhưng thôi kệ… chỉ chút nữa là xuống xe rồi mà!
Nghe nàng ta nói có lý, nên Đức im lặng cho đến lúc hành khách lên xe đầy đủ. Lúc ấy bà khách ngồi băng trên quay lại nhìn Oanh và reo lên:
– Cô tươi tỉnh lại rồi kìa, may quá!
Rồi bà ta nói tiếp đủ cho hai người nghe:
– Có hơi vợ chồng nó kỳ diệu vậy đó!
Đức ngượng chín người, anh lại định lên tiếng thì Oanh đã kịp nói thay:
– Dạ, con cám ơn dì. Nhờ có dì nên con mới…
– Có gì đâu, đi đường xa giúp nhau khi qua khi lại mà.
Chỉ mười phút sau thì đã tới bến xe. Lúc này cô nàng mới hỏi Đức:
– Anh về luôn nhà hay có cần ở lại đây sáng mai về sớm? Em có nhà quen, có thể ngụ lại được.
Đức vội xua tay nói:
– Không được, tôi phải về ngay, ngày mai…
Đức định nói ngày mai là lễ hỏi của mình, mọi người đang chờ ở nhà nhưng kịp dừng lại.
Kiều Oanh cũng nói:
– Ngày mai em cũng có việc ở nhà, nhưng sáng về sớm có sao đâu!
Đức định gọi chiếc xe lôi thì cô nàng chỉ tay về phía bên trái:
– Về Ô Môn thì phải đi xe đó, chứ xe lôi chạy sao nổi?
Đức lại chỉ tay về hướng bến đò sông:
– Ra bến đò đi về, chứ quê ở tận trong xa, xe đâu chạy tới mà đi!
Nàng tỏ ra giật mình:
– Anh ở tận đâu lận?
– Kênh Ô Môn, gần ngọn cùn.
! – V! ậy ra…
Nàng định hỏi gì đó nhưng kịp ngừng lại, cho đến lúc Đức đã leo lên xe lôi rồi, cô mới nói với theo:
– Em biết chỗ đó!
Nhưng hình như Đức không nghe…
° ° °
Vợ chồng ông Phán Hòa vẫn chưa thông chuyện bà mai nói. Bà ấm ức nói:
– Hồi họ hứa với mình thì ngon ngọt lắm, sao bây giờ lại đổi ý, gây khó khăn vậy?
Ông Phán cũng nói chen vào:
– Tôi nhớ chính bà ấy nói với tôi lúc lễ coi mắt là bỏ hết mọi nghi lễ rườm rà, chế luôn cho chuyện phải có đôi bông hột xoàn 6 li như đòi hỏi ban đầu, vậy mà nay lại bắt phải có đủ. Gấp gáp quá làm sao xoay cho ra!
Bà mai Lệ là người luôn linh hoạt trong mọi chuyện:
– Họ làm khó vì chuyện xảy ra ngay hôm nay, mới hồi trưa này thôi.
Bà Phán chau mày:
– Chuyện gì?
– Bà Cả có người quen bắt gặp cậu Đức cặp kè với gái ở trên xe đò!
Bà Phán Hòa như giẫm phải lửa:
– Thánh thần ơi, có chuyện đó sao? Đức, con vào đây xem sao?
Đang ở ngoài sân sửa sang lại bàn ghế, Đức vội bước vào lễ phép hỏi:
– Má cho kêu con?
Ông Phán mau miệng:
– Bữa nay mày đi với con nào?
Bà cũng hỏi dồn:
– Người ta nói con cặp kè với con nào đó trên xe đò, có hông?
Đức cười xòa:
– Tưởng chuyện gì. Có một cô…
Bà Phán gần muốn líu cả lưỡi:
– Mày…mày… vậy hả Đức?
Đức vẫn bình tĩnh:
– Có gì đâu má. Cô ấy là khách đi chung, cô ấy bị ói, mệt lả người, nên con giúp, chứ cặp kè gì đâu!
Bà mai Lệ nói rành rẽ:
– Có người thấ! y rõ ràng cậu với cô gái đó vai kề vai, mà còn tình tứ lắm trên xe đò, họ về mách lại với…
Bà Phan Hòa nhanh trí:
– Chắc là nói lại với chị phải không, rồi chị đi học lại cho bên kia họ biết chứ gì?
Bị bắt đúng thóp, bà ta lúng túng:
– Thì… thì tôi sợ cậu Đức đây bậy bạ làm hư việc nên có nói chút đỉnh… nhưng nói vậy thôi chứ bên kia người ta cũng đâu có bắt bẻ gì.
Ông Phán nổi giận:
– Không bắt bẻ mà thay đổi đòi hỏi. Bữa trước nói không cần đôi bông, nay lại đòi! Mà đòi gấp như vậy thì lấy đâu sáng mai có để đem qua? Có phải là chị hại nhà này không!
Bà mai cứng họng. Cũng may là Đức đã lên tiếng:
– Không hề gì, con có sẵn đôi bông tai sắm hồi năm ngoái, tính để dành…
Ông Phán Hòa nói nhỏ bên tai bà:
– Hồi đó nó yêu con Lan Ngọc ở Sài Gòn, đáng lẽ hai đứa lấy nhau, kế con nhỏ nghe lời cha mẹ đi lấy mối khác. Tưởng nó đã chán đời đem bán đôi bông rồi, ai ngờ còn…
Bà Phán bấy giờ mới cười:
– Dữ hóa lành, nhờ ơn trời đó con! Thôi, đi nghỉ sớm để mai còn đi. Phải đi thật sớm thì tới mười giờ mới tới được bên Thốt Nốt.
Nghe nhắc Thốt Nốt làm Đức chợt nhớ tới cô gái trên xe đò, cô ta nói nhà cũng ở bên đó… và trong suốt giấc ngủ, hầu như Đức cứ bị ám ảnh mãi hình ảnh cô nàng dựa đầu trên vai mình ngủ ngon lành.
° ° °
Có lẽ ảnh hưởng của chuyến đi mười mấy tiếng đồng hồ nên vừa nằm xuống là Đức ngủ say. Ngoài những hình ảnh về cô gái ám ảnh, Đức hầu như không nhớ gì khác, mãi cho đến lúc anh choàng tỉnh dậy do có tiếng ai đó gọi bên ngoài cửa sổ!
– Lạnh quá… giúp tôi với!
Ban đầu Đức cứ tưởng là mình chiêm bao, nhưng sau khi nhìn kỹ anh giật mình, bởi bên ngoài kia có một người đang ôm bụng, đứng không vững. Lại là một cô gái!
– Kìa, cô…
Đức quên hết mọi cảnh giác, anh bước tới bên cửa sổ và nhìn rõ hơn, đó là một cô gái còn rất trẻ, toàn thân ướt đẫm.
– Em lạnh… em chết…
Cô ta vừa nói tới đó thì ngã lăn ra và bất động. Đức hốt hoảng, anh tung cửa chạy ra. Đến nơi, anh cúi xuống nhìn và giật mình kêu khẽ:
– Quế Anh!
Quế Anh là người vợ chưa cưới của Đức, người mà ngày mai anh sẽ đưa sính lễ sang để làm lễ hỏi!
– Tại sao như thế này?
Đức đưa tay định đỡ cô lên thì bỗng anh như bị điện giật, người bị bắn ra đến hơn một thước!
Đến khi bò dậy được thì chẳng còn thấy cô nàng đâu? Ở chỗ nàng nằm vừa rồi còn lại một cái khăn quàng cổ mà vừa cầm lên, Đức đã nhận ra ngay đó chính là khăn mà trước đây mấy tháng chính anh đã mua tặng.
– Quế Anh!
Đức gọi quá lớn làm cho ba má anh đều giật mình tỉnh giấc. Ông Phán hỏi vọng ra:
– Gì vậy con?
Gi! ọng Đức vẫn còn run:
– Dạ… con… con thấy…
Anh kịp ngừng lại, không tiện nói ra. Lát sau nói lảng ra chuyện khác:
– Dạ, con nghe có tiếng động gì lạ ngoài này nên ra. Nhưng không thấy gì…
Bà phán hỏi thêm:
– Mà nghe con kêu tên Quế Anh?
– Dạ, con đâu có…
Đức chạy nhanh về phía sau khu vườn cam của cha mình, trăng lúc này đang sáng nên có thể nhìn rõ mọi vật. Chẳng hề thấy bóng dáng của nàng đâu!
– Kỳ lạ!
Anh tìm kiếm một lúc thì chán nản quay vào. Nghĩ có lẽ mình còn chưa tỉnh, ảo giác cũng nên…
Nhìn đồng hồ tay thấy mới một giờ sáng, Đức vội lên giường ngủ tiếp. Nhưng chưa kịp chợp mắt thì anh chợt nghe có một tiếng của ai đó ngay trong phòng mình!
– Ai vậy? Ba hả?
Anh bật dậy định tìm xem ai thì bỗng cảm giác một bên tay của mình tê rần và lạnh buốt! Một giọng nói sát mang tai:
– Hãy rời xa nàng ta ngay, nếu không muốn chết!
Trong bóng tối, nhưng Đức cũng nhìn thấy, thấy đôi mắt của người ấy sáng như hai đốm lửa màu xanh! Và hơi lạnh từ bàn tay anh ta truyền sang Đức càng lúc càng lạnh buốt, khiến anh suýt phải kêu lên đau đớn! Cũng may vừa lúc đó có tiếng của ông Phán Hòa bên ngoài:
– Ngủ chưa con?
Người đó buông tay ra. Đức ngã nhào trở lại giường cũng vừa lúc ông Phán đẩy cửa vào.
– Có chuyện gì phải không con?
Đức hoàn hồn, đáp:
– D�! ��, có! 8230; có người ở trong này…
Ông Phán đưa cây đèn dầu lớn vào phòng, căn phòng sáng lên vừa hỏi:
– Ai đâu?
Đức nhìn khắp nơi, anh vẫn chưa hết run:
– Một người đàn ông. Anh ta nắm tay con…
Lúc này bà Phán cũng đã chạy sang. Bà đích thân cúi xuống tìm dưới gầm giường, trong kẹt tủ, không nơi nào là không lục tung lên. Bà ngạc nhiên hỏi:
– Có thấy gì đâu con?
Đức nhìn ra cửa sổ, anh cảm giác như còn có hơi thở của ai đó rất gần bên… Anh đột ngột nói lớn:
– Ai đã dám tới thì có gan ra mặt đi!
Không có ai trả lời, bà Phán giờ mới hơi run:
– Bộ có người vào phòng con thật hả? Coi chừng ăn trộm đó…
Bà đi xem lại đồ đạc, nhưng Đức đã nói:
– Không phải ăn trộm đâu má. Đây là… người cõi âm hay sao đó, tay chân của họ lạnh ngắt, họ chụp con chỗ này này…
Anh đưa tay lên xem và hốt hoảng kêu lên:
– Má coi nè!
Trên cổ tay của Đức hằn lên những vết bầm tím khác thường. Ông Phán Hòa lo lắng:
– Con coi có đau đớn gì không?
Đức sờ thử thì chẳng có cảm giác đau, anh lắc đầu:
– Không đau.
Anh thuật lại đầu đuôi chuyện vừa rồi, nhưng không nói ra chuyện mình gặp Quế Anh. Anh chỉ hỏi:
– Mấy hôm nay bên nhà Quế Anh có ai qua nhà mình không?
– Họ không ai qua, nhưng bà mai ngày nào không tới lui. Nghe nói con Quế Anh cũng mới từ Cần Thơ về hôm qua. Con nhỏ năm nay th! i đậu ! bằng thành chung, giỏi thật!
Bà còn nói thêm:
– Nhà bên đó má không ưa ai, chỉ mình con Quế Anh là được! Mà con nhỏ cũng kỳ, nó nhắn với bà mai là nếu nó không làm dâu được nhà này thì nó… thà chết còn hơn!
Đức sửng sốt:
– Cô ấy nhắn lúc nào?
– Thì mới mấy bữa trước. Má nghe nói gở như thế nên tính bữa nào gặp, má sẽ rầy nó. Hay là tại nó nghi kỵ con điều gì đó?
Đức lắc đầu:
– Con có làm gì đâu mà nghi với kỵ.
– Thì chuyện con với đứa nào trên xe đó!
- Đó là chuyện mới xảy ra hồi trưa hôm qua.
Chợt Đức nhớ lại lời nói của con người kỳ dị lúc nãy, anh kêu khẽ:
– Phải chăng…
Bà Phán ngạc nhiên:
– Con nói phải cái gì?
– Dạ… à mà không có gì!
Ông Phán nhận xét:
– Ba coi mòi con nhỏ thương con lắm, tuy có phần kín đáo giữ ý. Như cách đây mấy tuần, nó có gửi về cho con vật này mà ba quên chưa đưa lại cho con.
Ông trở về phòng lấy ra một cái hộp giấy nhỏ:
– Ba chưa coi nên không biết cái gì trong này. Con mở ra xem.
Đức mở ra và hết sức ngạc nhiên khi thấy đó là một chiếc khăn quàng cổ giống y chiếc khăn anh vừa nhặt được ngoài vườn. Bà Phán nói liền:
– Hôm rồi nó đi Đà Lạt, chắc là mua trên đó rồi gửi tặng con, vậy mà ba con lại không đưa.
Đức nói làm cho cha mẹ anh đều ngạc nhiên:
– Đây là chiếc khăn chính con tặng cho cô ấy! Chẳng hi! ểu sao&! #8230;
Anh chạy vào phòng tìm chiếc khăn lượm được lúc nãy, nhưng quá đỗi ngạc nhiên khi không còn thấy trong phòng nữa!
- Ủa ba lấy khăn này ở đâu vậy?
– Thì ba giữ từ bữa đó đến giờ.
– Nhưng… mới hồi nãy…
Anh đành phải kể lại chuyện gặp Quế Anh lúc nãy cho cha mẹ nghe. Vừa nghe xong, họ đều hốt hoảng:
– Không xong rồi!
Họ lặng người đi rất lâu với bao nỗi hoang mang trong lòng…
° ° °
Khi đoàn nhà trai tới thì Quế Anh đã mất tích hơn nửa ngày rồi. Lúc đầu, trong nhà cứ ngỡ cô nàng bỏ đi đâu đó rồi về, nhưng khi có người báo tin thì mọi người mới tá hỏa:
– Đôi hài cô Quế Anh mang còn nằm trên xuồng, mà chẳng thấy cô ấy đâu.
Chuyện Quế Anh tuy là người ở vùng sông nước mà chỉ biết bơi lõm bõm là điều ai trong nhà cũng hiểu, bởi vậy bà Cả lo sốt vó:
– Tụi bay chia nhau đi tìm kiếm nó coi! Trời ơi, tôi đã nói rồi, phải để mắt tới nó trong mấy bữa này mà…
Bà định nói gì đó nhưng thấy nhiều người quá nên thôi, đợi một lúc khi đã kéo ông chồng ra ngoài rồi, bà mới nói:
– Hay là ông rầy la gì nó nữa?
Ông Cả trợn mắt nhìn bà:
– Có bà ép nó vụ con trai chủ nhà máy xay lúa thì có! Tôi đã nói rồi, hôm nay thì bên cánh Phán Hòa qua tối và lễ hỏi cử hành rồi, còn nói tới lui nỗi gì nữa, bà cứ không nghe…
Bà lừ mắt nhìn ông:
– Chưa nhận sính lễ thì đâu có gì phải lo! Vả lại tôi cũng phân tích lợi hại cho nó nghe thôi, chứ có ép uổng gì đâu!
– Cái giọng điệu chì chiết của bà thì còn hơn là ép uổng. Mà hỏi thật, con trai thằng chệt Tỷ thì có gì hay ho đâu mà bà ham vậy chứ? Bà cũng thừa biết là con Quế Anh nhà mình nó ghét cay ghét đắng loại người đó nên mỗi lần bà nhắc tới là nó tìm cách bỏ đi, vậy mà chiều hôm qua bà vẫn còn oang oang cái miệng! Bây giờ bà có khóc thì cũng trễ rồi, xuống hà bá mà tìm nó!
Ông nói xong bỏ đi thẳng x! uống bến rồi mất dạng luôn. Bà Cả vừa lo lắng vừa rối trong lòng. Khi vợ chồng Phán Hòa và Đức bước vào nhà thì bà mai Lệ mới thay mặt giải thích:
– Chẳng biết cô Quế Anh đi đâu mà từ đầu hôm qua tới giờ chưa về?
Bà Phán Hòa nói liền:
– Hay là nó bị như mình thấy?
Nghe bà nói vậy bà Cả hỏi dồn:
– Chị thấy nó ở đâu?
Đức phải đỡ lời cho mẹ:
– Dạ… tối qua má con chiêm bao thấy Quế Anh, chứ đâu phải…
Nãy giờ không để ý, giờ nghe Đức lên tiếng, bà Cả quay sang anh:
– Hôm qua nó một hai nói đi tìm con, đúng vậy không?
Đức ngơ ngác:
– Đâu có bác! Nhưng mà…
Nhớ lại chuyện đêm rồi, Đức kêu lên:
– Đúng rồi, người của Quế Anh đẫm nước, cô ấy ngã xuống sông rồi!
Bà Cả càng quýnh hơn:
– Sao nãy giờ con không nói!
Hầu như mọi người dự lễ hỏi đều chia nhau đi tìm Quế Anh. Đức ngồi riêng một xuồng nhỏ, anh vừa bơi dọc con sông vừa khấn:
– Xin cho tôi tìm được cô ấy, rồi muốn chuyện gì tôi cũng chịu!
Lời anh vừa dứt thì bất chợt ngay phía sau lưng anh có người lên tiếng:
– Người chung tình như vậy, thảo nào người ta không chết mê chết mệt!
Quay nhanh lại, Đức sửng sốt kêu lên:
– Kìa, cô!
Đang ngồi chung xuồng với Đức lúc ấy là… Kiều Oanh, cô gái bị ói trên xe đò! Cô nàng cười rất tự nhiên và giải thích sự có mặt của mình:
!
! 211; Người ta xuống xuồng mà không hay biết gì hết! Đúng là lúc lòng dạ đang nghĩ và lo lắng cho ai đó thì đâu còn chú ý gì nữa chung quanh!
Đức chống chế:
– Lúc lui xuồng ra đâu thấy cô?
– Cái đầu anh bận nghĩ tới cô Quế Anh thì đâu cần gì thấy ai khác! Mà sao mọi người mãi đi tìm ở dọc con sông này, lỡ cô ấy không ở đây thì sao?
Đức nhìn sững cô nàng:
– Sao cô biết Quế Anh?
Cô nàng vẫn giữ nụ cười bí hiểm trên môi:
– Xứ Thốt Nốt này nhỏ xíu, mà vợ chưa cưới của anh lại đẹp và nổi tiếng khắp vùng, ai mà chẳng biết! Với lại anh quên là tôi cũng là người xứ này sao?
– Tôi quên…
Anh chưa kịp hỏi thêm là tại sao cô nàng leo lên xuồng mình, thì Kiều Oanh đã chỉ tay về bên trái và nói:
– Anh rẽ về phía này đi.
– Chi vậy?
Nàng ta nghiêm giọng:
– Anh có muốn tìm vợ chưa cưới của mình không?
Đức còn đang ngơ ngác thì cô nàng đã giằng cây dầm, tự bơi vừa nói:
– Anh cứ ngồi đó rồi sẽ biết.
Thái độ của cô nàng khiến Đức quá đỗi ngạc nhiên. Hình như Kiều Oanh biết hết chuyện của anh, thậm chí chuyện Quế Anh mất tích?
– Sao cô biết tôi và Quế Anh…?
Nàng cười thành tiếng:
– Nhà em ở đối diện nhà Quế Anh, chỉ cách con sông nhỏ. Hôm qua về tới đây em đã nghe nói chuyện Quế Anh sắp đám hỏi mà chưa biết lấy ai, cho đến khi thấy anh đi ghe có mâm quả tới thì em đã giật mình, không ngờ chú r�! � lại l! à anh! Đúng là suýt nữa em đã…
Nàng nói tới đó thì ngừng ngang, không phải ngại mà chừng như sợ điều gì đó, mặt tự dưng biến sắc! Đức ngạc nhiên:
– Cô sao vậy?
Kiều Oanh càng cố bơi nhanh, cuối cùng đến một khúc cua của con sông, mà phía bên tay phải có một cái miếu lớn, cô chỉ lên và nói:
– Anh mau lên đó thì rõ!
Đức còn đang lừng khừng thì tự dưng có ai đó xô mạnh một cái khiến anh chúi nhủi suýt ngã. Quay lại tính cự, nhưng thấy cô nàng vẫn ngồi ở lái xuồng, tay đang giữ dầm, không có vẻ gì là vừa mới xô anh.
– Sao cô xô mạnh vậy?
Kiều Oanh gắt lên:
– Không ai xô anh cả. Anh mau lên trên đó đi kẻo không kịp!
Đức đành phải bước lên chỗ cái miếu. Từ xa nhìn thì nghĩ đây là một miếu hoang, khi lên tới gần mới thấy là nhang khói tỏa hương thơm lừng. Chứng tỏ miếu đang có người thờ cúng. Tuy nhiên khi nhìn kỹ thì ngoài mấy bát hương đang cháy và hai mâm trái cây tươi thì không có ai ở đó.
Nhìn lên bệ thờ, bỗng Đức kêu lên:
– Quế Anh!
Rõ ràng là Quế Anh đang ngồi xếp bằng trên bệ thờ, mắt nhắm nghiền, vẻ mặt đờ đẫn khác thường…
– Quế Anh!
Đức kêu một tiếng lớn, Quế Anh mở mắt ra rồi, như thân cây đổ, cô nàng ngã ngang qua, nằm dài trên bệ thờ!
– Quế Anh!
Đức phải nhảy bổ vào đỡ lấy cô nàng, bởi lúc ngã thì thân người nàng nằm trên bát nhang đang cháy! Bế xốc Quế Anh lên, Đức chạy ngay xuống xuồng vừa ! định g! ọi Kiều Oanh tiếp một tay, nhưng nhìn chẳng thấy cô nàng đâu?
– Cô Kiều Oanh ơi!
Kêu mãi chẳng nghe trả lời, mà nhìn Quế Anh trong tình trạng đó Đức không thể chần chừ được, anh vội đẩy xuồng lui ra và bơi nhanh về nhà ông bà Cả.
Vừa nhìn thấy anh chở con gái về, bà Cả gào lên:
– Con ơi là con!
Bà ôm chầm lấy con gái, thấy lạnh ngắt thì càng gào to hơn:
– Con ơi, con có mệnh hệ nào thì má…
Ông Cả nạt ngang:
– Để yên cho người ta cứu nó coi!
Đức giải thích sơ qua cho mọi người nghe rồi giục:
– Mau thoa dầu làm ấm cho cô ấy đi!
Mẹ anh hỏi nhỏ con:
– Con gặp nó ở miếu mà mình mẩy có ướt không?
Đức lắc đầu:
– Không! Con thấy quần áo vẫn bình thường mà, chỉ có điều…
Bà Phán nói bằng giọng lo lắng:
– Mấy chiếc xuồng chài quả quyết là họ nhìn thấy Quế Anh lao mình xuống sông rối mất tích luôn! Chuyện ấy xảy ra tối hôm qua lận, giống với thời điểm mà con nói gập nó lạnh run trong vườn nhà mình đó!
Đức ngẩn ngơ một lúc rồi nhẹ lắc đầu:
– Không tin được những chuyện lạ lùng như vậy! Có thể là một điềm báo thì đúng hơn…
Họ không có thì giờ để bàn thêm, vì lúc đó Quế Anh khi được thoa dầu thì có dấu hiệu hồi tỉnh. Cô nói ú ớ gì đó trong miệng không nghe rõ, nhưng mấy tiếng cuối cùng thì hình như có tên của Đức!
Bà Cả gọi Đức:
– Con hối nó coi, nói gì?
Đức ghé sát vào ! Quế Anh! hỏi đủ cho nàng nghe:
– Em có nghe được anh nói gì không? Có phải em muốn nói gì với anh không, Quế Anh? Anh là Đức đây.
Quế Anh chớp mắt mấy cái, nhưng vẫn im lặng…
Nửa giờ sau vẫn như vậy. Quá sốt ruột nên bà Cả phải nhờ Đức:
– Nó chưa tỉnh, nhưng xem ra chỉ có con là có thể giúp cho nó thôi. Má nhờ con ở lại đây đêm nay.
Trong lúc nguy cấp này bà mới chịu dịu ngọt với Đức. Thật ra trong lòng Đức cũng không đành lòng nhìn Quế Anh như vậy, nên anh nhận lời ngay:
– Con sẽ ở lại. Xin phép má để cho con ngồi đây một mình với em nó. Hình như Quế Anh không thích có đông người.
Tối đó chỉ mình Đức ngồi bên cạnh canh cho Quế Anh ngủ. Thỉnh thoảng anh nghe cô ấy gọi khe khẽ tên mình và hai dòng lệ chảy dài hai khóe mắt. Không thấy ai bên cạnh nên Đức đưa tay nắm lấy nàng như một cách truyền hơi ấm. Đột nhiên Đức phát hiện trong lòng bàn tay của Quế Anh có một vật gì đó giống như đạo bùa chú bằng vải màu vàng.
– Cái gì vậy?
Đức hỏi khẽ và tất nhiên là không ai trả lời. Anh tiện tay lấy vật ấy đưa xem và giật mình! Bởi đó thật sự là một loại bùa chú gì đó rất lạ. Anh không suy nghĩ gì thêm, vội cầm vật lạ ấy thuận tay ném thẳng nó vào đĩa đèn dầu đang cháy. Một ánh lửa xanh bùng lên, cùng lúc với một tiếng thét thật to của Quế Anh!
Vợ chồng ông Cả đang ở nhà trong vội chạy ra hỏi:
– Chuyện gì vậy?
! Dĩa đè! n dầu sau khi bùng cháy đã tắt tối đen, ông Cả giục gia nhân:
– Tụi bay đốt đèn lên coi!
Bà Cả thì hỏi lần nữa:
– Chuyện gì vậy Đức?
Chẳng nghe Đức lên tiếng, bà hoảng hốt:
– Có chuyện rồi ông ơi!
Khi đèn đốt sáng trở lại thì cả hai Quế Anh và Đức không còn đó nữa!
– Trời ơi!
Bà Cả chỉ kêu được mấy tiếng rồi ngất xỉu…
° ° °
Kiều Oanh lúc mê lúc tỉnh suốt cả đêm khiến cả nhà lo lắng, sợ hãi. Vào nửa đêm khi vừa tỉnh lại, cô đã chỉ tay qua bên kia sông mà la lên:
– Đừng hại người ta, họ có làm gì đâu mà ác với họ quá lắm vậy!
Ông bà Hai Tâm chẳng hiểu chuyện gì nên vội hỏi:
– Con nói ai, Kiều Oanh?
Nhưng cô nàng không trả lời, mà lại nằm xuống và rơi vào hôn mê như trước đó. Khoảng nửa giờ sau Kiều Oanh lại tỉnh lần nữa. Nhưng lần này thì giọng điệu khác hẳn:
– Họ đã chết chưa? Sao không ai qua bên đó xem hai đứa nó ra sao rồi?
Ông Hai Tâm hỏi:
– Con nói họ là ai?
Kiều Oanh chỉ tay qua chỗ ngôi nhà có đèn sáng bên kia sông:
– Nhà đó đó!
Bà Hai giật mình nói:
– Đó là nhà ông Cả Sử, sao con lại…
Kiều Oanh nghiến răng:
– Phải để họ chết hết đi!
Nói xong cô ta lại ngã ra và hầu như không biết gì nữa! Vợ chồng Hai Tâm lo lắng quá đỗi, bà nhớ lại chuyện tối qua, mà càng sợ thêm:
– Chiều qua đang ăn cơm bỗng nó bỏ đi xuống bến rồi đi đâu chẳng hiểu, đến đêm mới về mình mẩy ướt đẫm, người lạnh cóng rồi sau đó thì mê man luôn! Đây là lần đầu tiên nó bị như vậy.
Ông Hai thêm:
– Ngay bữa ở Sài Gòn về nó đã có biểu hiện kỳ kỳ rồi… Cứ hỏi là có thấy thằng Hiếu tới thăm không? Mà thằng Hiếu thì đã chết mấy năm rồi…
Bà Hai cũng nhớ lại:
– Nó hầu như không nhớ gì chuyện thằng Hiếu đã chết, mà cứ sợ thằng ấy tới nhà tìm! Hình như nó bị cái gì đó ám hay sao mà tính tình thay đổi, chứ từ nào nó có như vậy đâu?
Vừa khi ấy từ ngoài sân có người bước vào nhanh và hỏi oang oang:
– Có chuyện gì vậy anh chị?
Nhìn ra thì bà Hai reo lên:
– Cô Tiên! Trời ơi, sao lại bất ngờ vậy?
Ông Tâm cũng ngạc nhiên không kém:
– Nghe nói cô ở bên Tây, về hồi nào vậy?
– Mới về hôm qua. Sáng nay phải hỏi thăm mãi mới nhớ đường qua đây thăm anh chị. Bây giờ xứ mình thay đổi nhiều quá!
Rồi bà ôm chầm lấy bà Tâm, ràn rụa nước mắt:
– Sui gia hụt của em đây mà! Phải chi năm đó bên Pháp em không bị bệnh liệt giường và kịp về để lo đám cưới cho thằng Hiếu thì nó đâu có chết oan uổng như vậy!
Bà Tâm chỉ tay lên bộ ván gỗ nơi Kiều Oanh đang nằm thiêm thiếp, nói:
– Cũng từ khi thằng Hiếu chết đột ngột thì con nhỏ tôi cũng như người mất hồn, bỏ đi và ở biệt trên Sài Gòn, ít khi về đây.
Người đàn bà mẹ của chàng trai tên Hiếu nhìn sang, chị thấy Oanh nằm quay mặt vào vách nên nói:
– Từ ngày thằng Hiếu báo tin là ba nó tìm được cô gái nó ưng ý thì tôi chưa một lần gặp mặt con dâu tương lai, nghe nói con gái chị dễ thương và hiền hậu lắm phải không?
Bà Tâm chép miệng:
– Phải chi nó dậy được thì cô sẽ thấy…
– Cháu nó bệnh gì vậy?
– Có bệ! nh hoạn! gì đâu. Tối hôm qua…
Bà do dự một chút rồi kể lại mọi chuyện cho vị khách nghe. Nghe xong, bà ta tắc lưỡi:
– Tội nghiệp không! Dẫu nó không trở thành con dâu của tôi, nhưng vẫn là người mà con trai tôi thương, nên tôi tính chuyến này về qua gặp anh chị để xin cho nó đi theo tôi qua Pháp. Tôi ở bên đó với đứa con gái đầu, bây giờ nó lấy chồng xa nên tôi ở một mình buồn quá. Con Kiều Oanh này mà chịu theo tôi thì qua bên đó sẽ có nhà giàu cưới nó ngay!
Bà ta vừa dứt lời thì thật bất ngờ. Kiều Oanh bật dậy la lớn:
– Đừng nói chuyện đó!
Vị khách chợt nhìn thấy Oanh, bà ta kinh ngạc:
– Thì ra là… là cô sao? Là… là…
Vợ chồng Hai Tâm ngạc nhiên:
– Cô Sáu biết con Oanh?
Kiều Oanh cũng vừa nhận ra vị khách:
– Bà… bà là người trên xe đò?
Bà khách kêu lên:
– Hôm qua tôi về cùng chuyến xe với nó mà đâu có biết! Trời ơi, mẹ chồng gặp nàng dâu mà nhìn như người lạ, tức cười chưa!
Nhưng chợt bà khựng lại, lắp bắp hỏi:
– Con… con lấy chồng hồi nào?
Trong lúc Kiều Oanh còn ngơ ngác thì mẹ cô hỏi liền:
– Cô nói gì vậy cô Sáu? Con gái tôi kể từ khi thằng Hiếu của cô chết, nó có ai đâu!
– Có… Tôi mới gặp…
Lời bà chưa dứt thì một lần nữa, Kiều Oanh lại ngã vật ra rồi trở lại trạng thái trước đó. Bà Tâm hốt hoảng:
– Con! Con!
Rồi bà quay sang trách:
̵! 1; Cô Sáu nói gì để nó mới tỉnh đã lại như vậy rồi!
Bà mẹ của Hiếu ngập ngừng một lúc mới nói thẳng:
– Hôm qua tôi về cùng chuyến xe với nó nó, ngồi băng sau kế tôi với… thằng chồng nó nữa. Giữa đường nó ói tới mật xanh mật vàng, cũng may là có thằng ấy nó lo. Thằng coi bộ được à, hiền hậu, đẹp trai và biết thương vợ nữa!
Ông Tâm nãy giờ không nói, giờ phải chen vào:
– Nhà tôi đã nói rồi cô Sáu, con Kiều Oanh chưa có gia đình!
– Nhưng…
Bà định nói tiếp thì bỗng ôm lấy đầu rồi phải ngồi xuống ghế mới không bị ngã. Bà ngạc nhiên:
– Sao khi không tôi lại bị…
Phải một lúc khá lâu, bà ta mới trở lại bình thường, nhưng lại tỏ ra sợ sệt điều gì đó. Bà kiếu từ:
– Thôi, để bữa nào tôi trở qua thăm. Bữa nay tôi… tôi…
Bà vừa nói vừa bước nhanh ra ngoài trước sự ngạc nhiên của vợ chồng Hai Tâm, bà hỏi chồng:
– Bà ta nói gì hồi nãy vậy? Nói con Kiều Oanh nhà mình đi với ai trên xe?
Ông Tâm nhìn lại chỗ con gái nằm và thở dài:
– Ai mà biết…
Lời ông chưa dứt thì bỗng Kiều Oanh thét to lên:
– Anh Hiếu, đừng làm vậy!
Rồi cô từ trên bộ ngựa gỗ nhảy gọn xuống và chẳng nói thêm gì, cắm đầu chạy một mạch ra ngoài! Bà Tâm gào lên:
– Oanh! Con đi đâu vậy?
Bà quay sang giục chồng:
– Ông làm ơn chạy theo bắt nó lại coi, con nhỏ đang bị bệnh mà!
Hai Tâm chạy khá nh! anh, như! ng cũng không kịp, bởi Kiều Oanh đã nhảy xuống xuồng và bơi rất mau hướng qua sông. Chính ông Tâm nhìn theo thấy rõ ràng, con gái ông ngồi yên không hề chèo xuồng, vậy mà chiếc xuồng vẫn băng băng lướt tới như có ai đó đẩy hay kéo!
– Oanh ơi, đừng đi, con mới biết lội, nguy hiểm lắm!
Ông cũng nhảy xuống một chiếc xuồng khác bơi theo. Nhưng khi qua tới bờ bên kia thì không còn nhìn thấy xuồng của con gái nữa. Mà sông nước vùng này mênh mông, nhiều rạch, kênh chia nhiều hướng, biết đi theo đường nào? Cuối cùng ông cũng bơi đại theo con kênh phía tay phải.
Trong khi đó thì chiếc xuồng chở Kiều Oanh đang phăng phăng tiến về gần cuối con sông nhỏ, nơi có ngôi miếu thổ thần bữa trước. Lần trước chính Kiều Oanh đã đưa Đức tới đây, nhưng cũng giống như lần này, cô không hề chủ động, cho nên khi nhìn lại cảnh cũ mà cô vẫn tỉnh như không. Cho đến khi cô chậm bước lên nhìn vào trong miếu lúc ấy chợt cô như hoàn hồn, kêu lên:
– Trời ơi, đừng hại người ta!
Trước mắt cô là hai người đang nằm dài trong miếu. Đó là Đức và Quế Anh! Cả hai trong tình trạng như say ngủ.
- Đừng! Em nói đừng mà. Họ vô tội mà!
Lúc ấy Kiều Oanh như đang giằng co với ai đó. Mặc dù cô đứng đó một mình. Phải đến khi cô lên tiếng rõ hơn:
– Em lạy anh Hiếu ơi, người con trai này chỉ giúp em lúc em bị ói trên xe đò thôi, chứ anh ta nào phải là bồ hay chồng của em đâu! Anh hiểu lầm rồi…
!
Cô! nói chưa dứt lời thì đã nghe một cái tát mạnh vào má Kiều Oanh lảo đảo rồi ngã sấp vào chỗ bày nhang đèn cúng trước miếu. Cô gào lên:
– Anh quá đáng, chết rồi mà vẫn còn ghen tuông vô lý như vậy, bảo người ra chung tình với anh sao được!
Lời nói này có tác dụng ngay, bởi liền lúc đó bỗng có tiếng rú lên của một người đàn ông và tiếp theo là tất cả những vật dụng, cây cối chung quanh đó đều bị ném tung lên, ngã đổ ngổn ngang. Nhưng tuyệt nhiên không thấy người gây ra chuyện ấy!
Giữa lúc Kiều Oanh còn chưa kịp ngồi dậy thì có một bóng đen lao vút tới như một cơn giông bão! Chẳng kịp suy nghĩ, thuận tay Oanh chụp ngay chiếc bình bằng sành dùng cắm hoa quơ lên thật mạnh.
Bốp!
Một tiếng va đập thật mạnh vang lên, cùng lúc đó một tiếng rú kéo dài… Tiếng rú hình như là của một người đàn ông! Cùng lúc có một vật thật to ngã xuống. Đó là… một người toàn thân đầy máu!
Kiều Oanh bật dậy và cô cũng kịp kêu lên:
– Hiếu!
Người đầy máu kia sau tiếng gọi tên của Kiều Oanh đã từ từ tan biến giống như một khối nước đá để giữa trời nắng! Chỉ nửa phút sau thì nơi đó chỉ còn lại một vũng nước sền sệt, đen ngòm…
– Hiếu!
Oanh lại gọi tên Hiếu một lần nữa với nỗi ân hận dữ dội, cô chỉ muốn chạy theo hướng mà cô đoán là Hiếu vừa rời khỏi. Nhưng vừa kịp lúc, nhìn lại, thấy hai người vẫn đang nằm im đó thì Oanh lại la lớn:
– Hai ngườ! i hãy đ! i ngay đi, anh ta có thể trở lại bất cứ lúc nào! Hãy xuống xuồng về ngay nhà đi, mọi việc ở đây để tôi lo!
Lời cô vừa dứt thì Đức và Quế Anh cũng vừa tỉnh lại. Họ ngơ ngác nhìn quanh, đến khi thấy Kiều Oanh thì Đức hốt hoảng:
– Cô là… người hay ma? Hôm trước cô đã…
Kiều Oanh nói nhanh:
– Đừng hỏi lôi thôi nữa, hay dẫn cô ấy trốn đi. Đúng là hôm trước tôi đã bị Hiếu sai khiến để dẫn dụ anh tới đây và hôm nay cũng thế, chính người yêu tôi vì ghen nên đã khiến tôi cùng tới đây để ra tay sát hại hai người, nhưng tôi không đành như vậy nên vừa rồi tôi đã làm tổn thương anh ấy, để anh ấy đi mà không biết đi đâu. Tuy nhiên, lúc này hai anh chị hãy đi đi, về nhà và lập tức cử hành ngay hôn lễ, động phòng hoa chúc ngay tối nay, như vậy mới có cơ may sống sót! Chứ người yêu tôi, anh Hiếu là một hồn ma ghen dữ dội, sẵn sàng giết cả hai người nếu còn cho anh chị chưa là vợ chồng với nhau. Mau đi đi, anh ta sẽ trở lại đây ngay bây giờ!
Đức nhìn Quế Anh rồi không chần chừ, anh bế thốc người yêu lên, chạy nhanh xuống chiếc xuồng mà Kiều Oanh vừa mang tới. Ra sức bơi rất nhanh ra giữa dòng…
Ở trong miếu một mình. Kiều Oanh bất thần chụp lấy mảnh sành bị vỡ lúc nãy và đâm thẳng vào hai mắt của mình, trước khi gục ngã xuống…
Việc Đức và Quế Anh trở về đột ngột trong đêm đã là một bất ngờ của đôi bên cha mẹ hai người. Nhưng họ chưa bất ngờ bằng lời yêu cầu của chính Quế Anh:
– Ba má cho tụi con làm ! lễ cư�! ��i ngay trong đêm nay đi, nếu không cả hai đứa con đều phải chết!
Bà Cả trợn tròn mắt:
– Con nói gì vậy Quế Anh? Lễ hỏi còn chưa cử hành, làm sao có thể…
Đức vội giải thích:
– Tụi con vừa bị nhốt ở miếu thổ địa, suýt chết bởi hồn ma, nếu không nhờ cô gái ấy cứu thì không toàn mạng về đây. Tụi con bị một hồn ma ghen dữ dằn, sẵn sàng giết chết nếu con và Quế Anh không thành vợ chồng trong đêm nay!
Bà Phán Hòa nghe cũng không xuôi tai, bà hỏi lại:
– Sao có chuyện kỳ lạ vậy? Mình đâu thể chiều theo…
Bỗng Quế Anh sụp xuống, cô lạy cả hai bên cha mẹ:
– Con xin cha mẹ hai bên, hãy cứu tụi con kẻo không kịp! Con lạy ba má…
Đức cũng sụp xuống lạy y như vậy làm cho bốn ông bà già sững sờ đưa mắt nhìn nhau. Trong lúc họ còn đang lưỡng lự thì Quế Anh sắp sửa trở lại trạng thái cũ, cô co rúm người như sắp hôn mê.
Ông Cả hốt hoảng:
– Không xong rồi bà ơi! Mau… mau cho tụi nó…
Sau khi hội ý chớp nhoáng, hai bên cha mẹ đồng ý cho làm lễ lạy gia tiên ngay trong đêm và âm thầm khấn vái:
– Ở thế chẳng đặng đừng nên buộc lòng chúng con phải chấp nhận cho tụi nó làm chuyện này… Kể từ bây giờ tụi nó được là vợ chồng của nhau, xin ơn trên độ trì cho mọi điều tốt đẹp…
Sau khi lễ lạy gia tiên xong, chính Quế Anh giục Đức rất khẽ:
– Mau đi…
Nửa đêm hôm đó, có lẽ lúc ấy chuyện động phòng của hai người đã qua, bất chợt ở phía ! sau vư�! �n có một tiếng gầm rú chẳng khác con mãnh thú bị thương nặng!
Quế Anh là người run sợ hơn ai hết, cô rúc vào lòng Đức vừa thều thào:
– Lại nữa rồi!
Đức cũng hiểu đó là oan hồn, giống như anh và vợ đã gặp lúc ở miếu thổ thần. Nhưng chẳng còn cách nào hơn, anh cố trấn an:
– Không sao, nếu chết thì cùng chết!
Nhưng họ chờ rất lâu mà chẳng có việc gì xảy ra… Tiếng hú cũng không vang lên nữa. Cho đến gần sáng, trong lúc mọi người đang ngủ say thì chỉ mình Đức nghe được một tiếng khóc bên ngoài cửa sổ vọng vào.
– Ai?
Đức sợ làm cho Quế Anh tỉnh giấc nên anh nhẹ bước một mình, bước đến gần cửa sổ nhìn ra.
– Kiều Oanh!
Rõ ràng Kiều Oanh đang ôm ngang đôi mắt đầy máu, nói vọng vào vừa đủ cho Đức nghe:
– Anh cầm lấy vật này và cùng với quần áo hai người mặc ban chiều hãy đốt ngay, bởi tất cả đã bị ma nhập, mặc vào lại sẽ vong mạng ngay!
Đức đón lấy vật mà cô gái vừa ném vào, anh nhận ra đó là chiếc lược cài tóc của Quế Anh. Anh chưa kịp hỏi thì nàng ta đã tiếp lời:
– Trước đây cô Quế Anh làm rơi chiếc khăn quàng và lọt vào tay Hiếu, anh ấy đã dùng vật ấy để khống chế, sai khiến cô Quế Anh, suýt nữa cô ấy đã thành ma rồi! Bây giờ phải giữ kỹ mọi thứ, chờ đến khi nào tôi tới nơi đã, lúc đó mới yên…
Nàng ta nói dứt lời thì cầm đầu chạy rất nhanh về phía bờ sông, Đức hiểu là cô nàng còn sống, nên quên cả hiểm nguy, vội đuổi the! o.!
° ° °
Đức rất bất ngờ khi nhìn thấy trước mặt mình là một ngôi nhà khá lớn, nơi mà Kiều Oanh đã chạy vào mấy giây trước đó. Nhà của ai? Đó là câu hỏi mà Đức đang hoang mang và chưa có câu trả lời, bởi với anh thì nơi này hoàn toàn xa lạ…
Anh không định đột nhập vào trong, nhưng nhìn thấy Kiều Oanh ôm mặt đầy máu chạy vào đó trong trạng thái gần như không thấy đường đi, Đức tức tốc đuổi theo nhanh hơn. Anh lọt vào phía sau ngôi nhà lớn như cái dinh thự mà không gặp bất cứ trở ngại nào. Cho đến khi…
– Thưa bà, những gì bà dặn lâu nay con luôn làm đúng. Ngôi nhà này dẫu không ai ở, nhưng con vẫn hằng ngày quét dọn tươm tất, các phòng ngủ của bà, của các cô cậu ngày trước con vẫn chăm sóc như trước đây. Đặc biệt là phòng cậu Hiếu, mỗi ngày con đều thay bình hoa mới, thay áo gối, thay drap nệm hai ngày một lần. Nhưng lạ quá bà ơi…
Đó là nhứng lời của Ba Tiền, người quản gia lâu năm của gia đình Phủ Xuân, chủ nhân ngôi nhà đồ sộ này, anh ta nói với một người phụ nữ mà vừa thoạt nhìn thấy Đức đã suýt kêu lên, bởi đó chính là người đàn bà đã mua cho Kiều Oanh lon sữa lúc ở trên xe đò! Nhờ đứng trong bóng tối, nên Đức không bị phát hiện và nhờ vậy anh tiếp tục nghe được câu chuyện giữa hai người.
Ba Tiền hạ thấp giọng như sợ người ngoài nghe:
– Từ ngày cậu Hiếu chết, đêm nào con cũng nghe có tiếng hát và thổi kèn Tây từ phòng cậu vọng ra! Rồi áo gối, ha! y drap trải giường, cứ hai ngày con thay theo lời bà dặn thì đều thấy gối bị dơ, drap nhăn nheo và… có mùi mồ hôi! Riêng cơm nước bà dặn con dọn cho cậu mỗi ngày ở ngoài nhà mồ, con đã làm y như vậy và… hầu như bữa nào cậu ấy cũng ăn sạch!
Lúc này bà Sáu Anna, tên người phụ nữ, kinh ngạc:
– Có phải chú quá sợ nên không dám vào nhà mồ rồi để cho chó mèo gì lẻn vào ăn hết chứ gì?
Ba Tiền cãi liền:
– Dạ không phải đâu bà? Nhà mồ kín như bưng, một khi đóng cửa lại thì con gián, con ruồi vào cũng không được, làm gì có mèo chó! Chính cậu Hiếu ăn đó bà!
Tuy Hiếu là con của bà, nhưng bà Sáu Anna nghe nói vậy cũng bắt rùng mình! Bà nhìn sững Ba Tiền rồi run run giọng hỏi lại:
– Ngoài ra nó có phá phách gì không?
– Dạ có! Nhất là cách đây mấy ngày, đúng vào lúc bà về đây thì ngày nào cậu ấy cũng… nhậu nhẹt say khướt rồi đập phá nhà mồ lung tung! Con muốn báo cho bà hay nhưng e bà sợ nên chưa dám nói…
Rồi anh ta lại hạ thấp giọng hơn:
– Mà hình như cậu ấy ghen hay sao đó! Con nghe cậu cứ kêu tên người con gái nào đó là Kiều Oanh rồi gầm thét dữ dội! Tối nay, lúc con bưng mâm cơm xuống thì cũng vừa lúc cậu ấy tung cửa chạy ra, suýt nữa đã xô con ngã! Không biết giờ này đã về chưa nữa…
Bà Sáu Anna hơi chùn bước, vừa nói:
– Lâu ngày tao không về thăm nó, chẳng biết nó còn nhớ không? Lỡ nó lên cơn điên như vậy có sao không?
Ba Tiền trấn an bà:
–! ; Bà là! mẹ cậu ấy mà, làm sao cậu ấy dám làm gì!
Nhờ được khích lệ nên bà Anna mới dám theo Ba Tiền bước vào nhà mồ. Anh ta giải thích thêm cho bà nghe về ngôi nhà mồ này:
– Bà biết không, lúc cậu Hiếu chết thì ông nhà cũng còn khỏe, nên ông quyết định đứng ra tự trông coi việc xây ngôi nhà mồ này! Mà chẳng hiểu sao ông lại cho xây đến hai cái huyệt trong này? Một cái thì đã dành chôn cậu ấy rồi, cái còn lại con có mạo muội hỏi thì ông đã nói một câu rất khó hiểu là “để chôn con vợ nó!”, mà làm gì cậu Hiếu có vợ?
Bà Anna bỗng kêu lên:
– Con Kiều Oanh!
Ba Tiền ngơ ngác:
– Bà nói Kiều Oanh là ai? Sao trùng với cái tên mà cậu Hiếu cứ gọi hoài mấy hôm nay?
– Con nhỏ đó… thật tội nghiệp!
– Bà nói ai?
Bà Anna gạc ngang:
– Mày không hiểu đâu, đừng hỏi!
Lúc này hai người đã mở cửa nhà mồ bước hẳn vào trong. Tối đen như mực, cho đến khi Ba Tiền bật đèn pin lên, anh ta nói khẽ:
– Có cây đèn măng-sông ở chỗ kia, để con đốt lên.
Đây là lần đầu tiên bà Anna bước vào đây, và mặc dù biết đây là nơi chôn con trai mình nhưng bà cũng nghe lạnh người, đứng yên một chỗ không dám bước tới. Khi đèn măng-sông cháy sáng lên thì Ba Tiền giục:
– Bà bước đây, mộ của cậu Hiếu kia!
Anh ta vừa dứt lời thì bỗng thét lên một tiếng, suýt nữa đã làm rơi cây đèn đang cầm trên tay! Trước mắt anh, có một người con gái đang ng! ồi tron! g cái huyệt trống.
– Bà… bà…
Bà Anna cũng đã thấy, bà chỉ kịp kêu lên một tiếng rồi ngã người trên sàn! Lúc ấy cô gái tuy không thấy được người chung quanh, nhưng cô vẫn còn tỉnh táo để lên tiếng:
– Con là Kiều Oanh đây! Con tới với anh Hiếu để cho anh ấy thấy là con không phản bội anh ấy, con vẫn mãi mãi ở bên anh ấy! Con là vợ của anh ấy mà…
Bà Anna bừng tỉnh, bà kêu lên:
– Kiều Oanh! Sao… sao cháu như vậy?
Lúc ấy, bà đã nhìn rõ hai hốc mắt đầy máu của Oanh!
– Con phải lấy đi đôi mắt của mình trước khi chết theo anh Hiếu, để anh ấy thấy rằng ngoài anh ấy ra con chẳng muốn nhìn một ai nữa! Hãy nói với Hiếu, Kiều Oanh này không bao giờ một dạ hai lòng…
Lời vừa dứt thì nắp huyệt cũng vừa đóng sập xuống, nhốt trong đó một cô gái tuổi thanh xuân! Cũng đồng thời lúc ấy, bà Anna và Ba Tiền như bị ai đó nhấc bổng lên và ném nhanh ra ngoài. Khi họ chưa kịp bò dậy thì đã nghe rầm một tiếng, nhìn lại đã thấy cánh cửa nặng nề của ngôi nhà mồ bị đóng chặt lại!
– Trời ơi, Hiếu!
Bà Anna gào lên, cố gắng dậy và chạy tới nắm chốt cửa kéo ra, nhưng vô vọng, cửa đã bị khóa chặt bên trong!
Lúc đó đêm đã dần khuya. Vầng trăng trên đỉnh đầu bắt đầu ngả về hướng tây, lạnh lùng soi ánh sáng mê ảo xuống khu nhà mồ, tạo thành một khung cảnh nửa hư nửa thực, khiến cho Ba Tiền vốn lâu nay đã quá quen thuộc với hình ảnh này cũng phải bắt rùng mình! Anh run run giọng h�! �i bà ch! ủ:
– Rồi mình phải làm sao với cô Kiều Oanh đây bà?
Bà Anna chỉ biết buông một tiếng thở dài và im lặng…
Lần thứ hai, khi sợi dây câu chùng xuống thì Phi đã rút kinh nghiệm không giật lên ngay như lần trước, mà để cho đầu cần câu nặng hơn rồi mới giật mạnh! Sức trì rất mạnh, Phi phải lấy lại tư thế để không bị mất thăng bằng, anh buột miệng:
– Con này to hơn!
Lúc nãy anh đã bị sẩy một con khi đã giật lên khỏi mặt nước, nên lúc này Phi quyết không để bị hụt lần nữa, anh cố ghì chặt tay một chỗ để cho lưỡi câu bám sâu vào mép con cá.
Mặc dù vậy, hình như con cá bị mắc câu cũng đáo để lắm, nó kéo sợi dây câu chạy vòng vòng dưới mặt nước. Sức mạnh của nó khiến Phi đôi lần tưởng chừng không giữ nổi con cá. Anh ghì mạnh thêm một chút, và lúc ấy con cá từ dưới mặt nước vọt thẳng lên cao làm cho Phi phải kêu lên:
– Trời ơi, lớn quá!
Con cá dính câu lớn đến ngoài sức tưởng tượng của Phi và cả những người đậu ghe gần đó. Họ la lên:
– Quấn cần câu vào gốc cây chịu nó lại!
Phi chưa kịp làm thì một lần nữa con cá lại vọt lên như chọc tức anh và rồi… dây câu nhẹ tênh!
– Sẩy rồi!
Phi kéo vội sợi dây câu lên và chán nản lầm bầm:
– Đứt dây rồi!
Sợi dây câu bị đứt ngang, mất luôn lưỡi câu! Phi vứt luôn cần câu, đứng ngay dậy trước sự tiếc rẻ của mấy người chung quanh, họ bảo:
– Cậu sát cá lắm, nối lưỡi câu câu tiếp đi! Nói thật, tụi tôi ở xứ này mà câu cả chục năm nay chưa từng có được con cá cắn câu nào lớn đến như vậy! C! hỉ tại dây câu nhỏ quá thôi. Hay là cậu đổi dây câu lớn của tôi đây mà câu…
Nhưng Phi vẫn lắc đầu:
– Không đến quá tam ba bận đâu, thôi tôi về đây!
Anh lên xe đạp đi thẳng. Tiếc thì có tiếc hai con cá câu hụt, nhưng đã xác định đi câu chỉ để giết thì giờ, nên vài phút sau thì Phi đã quên chuyện câu cá và ghé vào quán nước ven sông mà từ hôm về đây tới nay ngày nào anh cũng ghé qua. Không phải bởi thức uống ngon hay khung cảnh nên thơ, mà chỉ vì cô chủ quán…
Sống ở thành phố lâu năm, quen nhiều cô gái đẹp, nhưng phải công nhận là chưa bao giờ Phi nhìn thấy một cô gái nào xinh xắn và quyến rũ đến lạ thường như cô gái này!
Vừa dừng xe lại thì Phi đã nghe từ trong quán có tiếng nói vọng ra:
– Cậu làm cho người đẹp giận rồi!
Phi bước vào quán và hỏi ngay:
– Mỹ Lan đâu?
Chị chủ quán nghiêm giọng:
– Nó giận cậu nên từ sáng tới giờ không ra bán. Giận thật đó!
Phi ngạc nhiên:
– Em đâu có làm gì mà giận?
– Chuyện cậu đi câu cá! Hôm qua cậu nói sáng nay đi câu cá là nó giận liền, bỏ bán luôn cả buổi tối!
Phi phân trần:
– Đi câu là thú vui của em mà, cô ấy cũng biết, sao lại giận…
– Nhưng tôi nghe cậu hứa với nó là bỏ câu, nên hôm qua nghe cậu quyết đi câu bữa nay, nó đùng đùng bỏ về luôn, cho tới giờ này vẫn không ra! Con nhỏ này tính khí nó vậy đó, hễ ai làm không vừa lòng là bỏ luôn không nói chuyện nữa. Đặc biệt là cậu…
! Bà chủ quán biết giữa vị khách trẻ này và cô gái phụ bán với mình có cảm tình đặc biệt với nhau, mà ý bà cũng tán đồng chuyện đó, nên ngầm vun quén cho họ. Mỹ Lan là cô gái hiền lành, đẹp người, đẹp nết nên hầu như khách khứa tới quán đều mến mộ cô nàng, trong số đó có không ít những tay chơi, những tay hiếu sắc, nên khi thấy Lan và Phi thích nhau thì bà ngầm hài lòng. Bà thương Mỹ Lan như con nên muốn được một người như anh chàng Phi này để gọi là cháu rể!
Đã thất vọng vụ con cá, giờ lại thêm nỗi thất vọng lớn hơn, nên Phi không buồn ngồi lâu, anh vừa sửa soạn đứng lên thì bà chủ quán ghé tai nói nhỏ:
– Cậu đi vòng ra cửa sau, con Mỹ Lan nằm dưỡng bệnh trong đó!
Phi giật mình:
– Cô ấy bị sao vậy?
– Nó bảo giấu, nhưng với cậu thì tôi nói, nó bị ngã dập cái môi hơi nặng!
Không đợi bà ta nói thêm, Phi đã bỏ xe đạp đó, chạy một mạch vòng ra cửa sau cách đó không xa. Đây là nhà riêng của bà chủ quán nên ngoài bà thì không còn ai, ngoại trừ một người mà bà cho biết đang nằm trong đó.
- Mỹ Lan ơi!
Một tiếng thảng thốt từ bên trong:
– Đừng vào!
Nhưng Phi đã bước nhanh vào nhà, vừa kịp nhìn thấy Mỹ Lan mới quay mặt vào trong, tay còn che miệng:
– Em bị sao vậy?
– Đừng… đừng nhìn!
Cô nói xong thì bước hẳn vào trong, nói với ra:
– Anh về đi, để em nghỉ ngơi!
– Nhưng mà…
Giọng nàng gắt lê! n:
– Anh về đi kiếm mấy con cá của anh đi!
Cửa phòng bên trong đóng sầm lại. Phi không còn cách nào khác, anh lững thững bước ra. Anh gặp bà chủ quán ở bên ngoài, bà nói khẽ với Phi:
– Cậu yên tâm về đi, để rồi chị tìm cách nói cho. Con nhỏ coi bộ “kết” cậu lắm rồi đó, vậy liệu mà tính tới đi… Đồng ý không, chị ủng hộ!
Phi cười nửa muốn gật đầu, nhưng nửa còn ngượng… Hiểu ý, bà chủ quán bảo:
– Cậu về đi rồi nếu tối nay có rảnh thì mua mấy hộp sữa tới cho con nhỏ bồi dưỡng, nó bỏ ăn từ sáng đến giờ!
Phi đạp xe về chỗ trọ mà lòng cứ lo lo… Chẳng hiểu Mỹ Lan bị thương tích thế nào mà cô nàng có vẻ khó chịu bẳn gắt?
Khi về tới nhà rồi, anh nghe người chủ nhà trọ bảo:
– Lúc nãy có một cô gái trẻ lắm tới đây, cô ấy bảo tôi đưa cậu cái này rồi đi liền.
Phi tiếp nhận gói giấy và mở ra xem ngay. Anh giật mình kêu lên:
– Trời ơi!
Ông chủ nhà ngạc nhiên:
– Gì vậy cậu?
– Dạ… dạ không. Mà cô gái đó đi lâu chưa?
– Lâu rồi. Tôi có để ý xem cô ta đi hướng nào, nhưng bước ra thì cô ta đã biến đâu mất!
Phi nắm chặt vật trên tay, anh sững sờ. Bởi đó là chiếc lưỡi câu anh vừa bị đứt lúc giật con cá lên! Sao nó lại ở đây?
Không để lão chủ nhà nhìn thấy, Phi bước hẳn vào phòng mình rồi mới lấy chiếc lưỡi câu còn dính một khúc dây câu ra xem lại. Khô! ng thể ! lầm được, chiếc lưỡi câu do chính Phi giũa lại lưỡi cho nhọn hơn, đúng là chiếc này!
– Kỳ lạ…
Phi cứ lầm bầm mãi, cho đến khi trời vừa chập choạng tối thì anh lại đạp xe ra ngoài. Mua năm hộp sữa, một chục trứng gà, Phi mang tới quán ven sông. Nhưng chưa kịp vòng ra sau nhà thì bà chủ quán đã chặn anh lại và bảo:
– Không biết đi đâu mà nó ra ngoài từ khi trời còn nắng. Đi về hướng chỗ cậu câu cá hồi sáng…
Phi gửi trứng và sữa ở đó, rồi đạp nhanh theo hướng bà ta chỉ. Chỗ bờ sông mà buổi sáng dân câu cá hay ngồi câu bây giờ vắng lặng, không một bóng người, không một tàu ghe nào neo đậu. Phi vừa muốn trở về thì bất chợt anh nhìn thấy mộc bóng người từ dưới sông bước lên, cái bóng quen quen…
– Ai mà giờ này…
Phi có chủ ý nên bám theo mà không gây tiếng động. Người kia sau khi bước từ mé nước lên đã đi thẳng lên bờ và dừng lại giũ quần áo cho khô, trước khi bước đi rất nhanh. Phi bám sát theo và anh thảng thốt kêu lên:
– Mỹ Lan!
Tiếng kêu của Phi không lớn lắm, nhưng hình như cô nàng nghe được, bởi vậy rất nhanh, cô ta đi như chạy và chỉ phút chốc là đã biến mất ở phía cuối đường.
Phi tức tốc đuổi theo và mặc dù anh cố đạp xe khá nhanh, nhưng vẫn không làm sao thấy được nàng ta đi hướng nào? Anh phải quay trở lại quán. Nghe kể lại thì bà chủ quán sau một lúc suy nghĩ đã bảo:
– Hay là cậu thử đi tìm nhà ba mẹ của nó coi.
- ! Ở đâu vậy chị?
Bà chủ quán lắc đầu:
– Từ lúc tới quán làm nó chỉ nói là trú ngụ ở làng chài ven biển phía Gò Công, biển Tân Thành thì phải, còn cụ thể thế nào tôi cũng không rõ. Cậu chờ đến mai xem sao rồi hãy đi.
Không thể chờ qua một đêm, nên ngay tối hôm đó Phi đã ra bến xe đò mua vé đi Gò Công. Xứ này có lần anh đã tới, nên dù trời mới mờ sáng Phi cũng đi ngay ra phía biển…
Dò hỏi mãi, cuối cùng Phi cũng tới được làng chài ven biển Tân Thành. Chỉ vài trăm nóc nhà, nhưng việc đi hỏi tên một cô gái mà mình mới quen, đã rời xứ đi tha hương là một việc vô cùng khó khăn. Phi đã hỏi trên một chục nơi, nhưng ai cũng lắc đầu bảo:
– Ở đây đâu có ai tên Mỹ Lan mà cỡ tuổi đó!
Phi vẫn kiên nhẫn lần dò hỏi thêm, và trời cũng còn thương anh khi một bà lớn tuổi xác nhận:
– Ở xóm trên có một đứa con gái tuổi đôi mươi tên đó, nhưng hình như không có ở nhà.
Phi mừng quá hỏi tới:
– Nhà chỗ nào bác? Ba má cô ấy tên gì?
Bà lão tốt bụng, sốt sắng chỉ:
– Cậu đi lên xóm chài phía trên, hỏi nhà
Mừng quýnh, Phi đi nhanh tới đó và gặp ngay một người đàn ông có gương mặt khắc khổ đang đứng trước nhà, anh hỏi:
– Bác cho cháu hỏi, đây có phải nhà bác
– Tôi là
– Dạ, may quá, cháu đã đi tìm nhà bác từ sáng tới giờ! Bác cho cháu hỏi thăm, chẳng hay cô Mỹ Lan có về đây không?
Người đàn ông nhìn sững Phi, môi ông ta mấp máy:
– Cậu… cậu kiếm… Mỹ Lan?
– Dạ, cháu là bạn của cô ấy, cháu…
– Cậu biết nó lâu chưa?
– Dạ mới đây…
Ông chụp lấy vai Phi lắc mạnh:
– Cậu gặp nó ở đâu? Nó còn sống phải không?
Thấy ông hỏi dồn dập, Phi phải nói rõ ràng hơn:
– Dạ, chỉ mới hôm qua thôi, cô ấy còn gặp cháu.
Ông già reo lên:
– Trời Phật còn thương tôi rồi! Mỹ Lan ơi, ba cứ tưởng…
Ông chợt kéo tay Phi lôi tuột vào nhà, chỉ tay lên bàn thờ giữa nhà:
– Tôi thờ nó đó!
Phi sửng sốt:
– Sao lại thế này?
Kéo ghế mời Phi ngồi, giọng ông chủ nhà đầy xúc động:
– Cách đây gần hai năm, trong lần ngồi xuồng đi cào nghêu với tôi, con Mỹ Lan bị sóng vỗ làm lật xuồng, nó rớt xuống sông rồi mất tích luôn! Sau bao ngày tìm kiếm mà không thấy xác con, tôi cứ nghĩ là nó đã chết chìm và xác đã giạt ra biển, nên về nhà làm lễ cầu siêu cho nó và thờ cho đến nay. Trời ơi, đúng là cậu mang tin lành đến cho gia đình chúng tôi! Vậy cậu hãy nói cho tôi biết, nó đang ở đâu?
Phi cũng vui lây với ông già, anh bảo:
– Ở bên Hàm Luông.
- Bến Tre h! ả? Đúng rồi, nó rớt xuống nước rồi trôi giạt qua bên đó mà tôi không nghĩ ra, cứ tưởng nó trôi ra biển mất xác!
Rồi ông chỉ lên tấm ảnh thờ lần nữa và nói:
– Sinh nó ra được có nửa tháng thì má nó bệnh sản hậu mà chết. Tôi đã ẵm đi cho bú nhờ mà nuôi nó tới khôn lớn. Không ngờ con nhà nghèo mà con nhỏ càng lớn càng đẹp ra, đẹp đến nỗi tôi phải lo… Cậu có nghe người ta nói hồng nhan bạc phận không? Thấy nó đẹp bất thường nên nhiều người trong làng này đã đôi lần quở, sợ e nó khó sống thọ! Tôi thương con nên rất ghét ai nói như vậy, tuy nhiên cũng cứ phập phồng lo sợ hoài. Cho đến khi xảy ra vụ chìm xuồng đó thì tôi lại càng nghĩ thiên hạ nói đúng, tôi khóc hết nước mắt luôn!
Nhìn ảnh chân dung trên bàn thờ Phi bất giác nói:
– Chưa chết mà đã được lên đó ngồi rồi, Mỹ Lan sẽ bất tử cho bác coi!
Ông già cũng vui lây:
– Chết hụt thì khó mà chết nữa lắm! Cám ơn trời Phật.
Ông mau mắn bước ra cửa vừa bảo Phi:
– Cậu ngồi chơi đợi tôi một lát, tôi chạy đi bắt con gà làm thịt mình ăn mừng!
Tính cản, nhưng trước niềm vui lớn của ông già, Phi phải chấp nhận. Lát sau, khi đã ngồi vào bàn ăn rồi anh mới nói thật:
– Tuy cháu mới gặp Mỹ Lan hôm trước, nhưng do cô ấy giận cháu nên bỏ nhà trọ đi đâu chưa rõ…
Ông già vẫn lạc quan:
– Cũng chẳng đi đâu mà lo. Con gái mà, giận đi quanh quẩn đâu đó rồi sẽ quay về thôi!
Sẵn đang vui trong lò! ng, ông ! buông đũa và bước vào nhà trong lấy ra một cuốn sổ bìa dày, đưa cho Phi xem:
– Cậu coi, con nhà nghèo, học chỉ mới đệ thất rồi nghỉ, vậy mà nó viết chữ đẹp còn hơn là mấy đứa học tú tài nữa!
Phi giở từng trang sổ ra, anh thấy tiêu đề là lưu bút thì khá thích thú, bởi ít ra anh cũng hiểu được đôi chút về cô gái này. Anh lật tiếp trang kế và lần này kêu lên:
– Sao kỳ vậy bác?
– Chuyện gì vậy cậu?
Phi ngỡ mắt mình đọc lầm, nên đọc lại lần nữa dòng chữ viết nắn nót: “Nếu người đó có duyên ắt sẽ biết đường mà tới nhà mình! Hãy tới đi Phi ơi!“.
Phi đưa cho ông già xem và hỏi nhanh:
– Lúc còn đi học cô ấy có quen ai tên Phi không?
Ông già Tám lắc đầu đáp ngay:
– Không bao giờ! Con gái tôi từ nhỏ tới lớn, đến chết, chưa bao giờ quen với đứa con trai nào cả!
– Vậy tại sao…
Anh đưa cuốn lưu bút cho ông già xem và nói:
– Cháu cũng tên Phi. Nhưng quyển lưu bút này viết cách đây mấy năm. Lúc đó cháu và Mỹ Lan nào có quen biết nhau?
Ông Tám vừa nhìn thấy dòng chữ cũng kêu lên kinh ngạc:
– Sao kỳ lạ vậy?
Ông lại nhìn Phi và hỏi gặng:
– Đúng là cậu mới quen với con Mỹ Lan gần đây hả?
– Dạ đúng, chính xác là chỉ mới gần một tháng nay thôi. Vậy tại sao có chuyện trùng hợp lạ lùng thế này? Bác nhớ kỹ lại coi, trong đám bạn của Mỹ Lan ngày xưa có ai tên Phi không?
Ông Tám vẫn quả quy! ết:
– Hoàn toàn không!
Phi đánh bạo đề nghị:
– Bây giờ biết chắc là Mỹ Lan còn sống, vậy có thể nào bác cho con mượn tấm ảnh thờ này được không? Con chỉ mượn thôi, rồi sẽ đem trả lại bác sau này…
– Được, cháu cứ lấy đi. Bây giờ ăn xong mình đi qua Hàm Luông liền. Tôi sẽ lấy ghe đi cho tiện.
Phi ôm bức ảnh trong lòng mà lâng lâng nhiều cảm xúc…
° ° °
Bà chủ quán lắc đầu nói:
– Từ hôm cậu đi tới nay tôi không thấy con Mỹ Lan trở về.
Phi chỉ sang ông Tám, giới thiệu:
– Đây là bác Tám, cha ruột của Mỹ Lan.
Bà chủ quán chỉ vào phòng phía trong vừa nói:
– Mỹ Lan ở đây, được tôi coi như con, nên mặc dù là làm công, nhưng nó muốn làm lúc nào thì làm, nghỉ lúc nào cũng được. Mà con nhỏ dễ thương lắm, được khách hàng thương mến, nên hai bữa nay vắng mặt nó làm cho tôi điên đầu vì khách đòi bỏ đi quán khác.
Bà đích thân đưa ông Tám vào phòng, coi nơi ăn ngủ của con gái, Phi cũng bước theo. Khi vào trong phòng, vừa nhìn qua mấy món để trên bàn, anh chợt kêu lên:
– Cuốn sổ y như cuốn ở nhà bác đây, bác Tám!
Ông
– Quyển sổ này đây rồi!
Phi lật ra xem và càng kinh ngạc hơn:
– Quyển sổ đó, không sai bác Tám ơi!
Anh lật ra trang có dòng chữ: “Nếu người đó có duyên ắt biết đường mà tới nhà mình. Hãy tới đi Phi ơi!” Phi đưa cho ông già xem:
– Bác coi, đúng dòng chữ này!
Họ thuật cho bà chủ quán nghe, bà ta lắc đầu:
– Từ hôm qua đến giờ nó không trở về đây. Không có Mỹ Lan ở nhà thì tôi luôn khóa cửa sau này lại. Như vậy…
Ông Tám thừ người ra một lúc rồi bảo Phi:
– Làm gì thì bác cũng ở lại đây chờ nó…
Được sự đồng ý của bà chủ quán, tối đó ông Tám và Phi đều ngủ lại đúng trong phòng của Mỹ Lan. Phi trằn trọc mãi không ngủ được, vì mỗi lần nhắm mắt lại thì anh lại thấy hình ảnh của Mỹ Lan từ dưới sông leo lên…
Bất chợt vào lúc nửa đêm, Phi bật dậy và nói như trong cơn mơ:
– Đúng rồi! Đúng là Mỹ Lan bị thương ở miệng, cô ấy…
Bất kể sự có mặt của ông Tám và bà chủ quán đang ở nhà trong, Phi tốc chạy ra ngoài, vừa chạy vừa kêu to:
– Mỹ Lan!
Phi chạy một mạch ra bờ sông, chỗ anh câu cá, cũng là nơi anh đã nhìn thấy Mỹ Lan đi từ dưới nước lên, ngồi thấp xuống chỗ bờ kè, ẩn mình trong bóng tối, Phi chờ và hy vọng những gì mình nghĩ trong đầu là đúng…
Có hơn nửa giờ trôi qua… và cuối cùng điều chờ đợi của Phi không hề hoài công. Anh reo lên khẽ khi người đó từ dưới sông vừa ngoi lên:
– Mỹ Lan!
Không sai. Người đi lên bờ trong bộ quần áo ướt đẫm kia chính là Mỹ Lan! Cô không biết là có người theo dõi mình, nên sau khi giũ quần áo cho bớt ướt, cô bước thẳng về phía trước. Phi bám theo và chưa vội ra tay.
Đợi cho cô nàng bước tới một chỗ tối và vắng thì bất ngờ Phi xuất hiện. Anh chụp ngay cánh tay của nàng, nói đủ nghe:
– Anh sẽ không để mọi người thấy, nhưng em phải ở lại đây để nghe anh hỏi.
Mỹ Lan hốt hoảng thấy rõ, nhưng quá bất ngờ, nên cô chỉ quay mặt đi chỗ khác để giấu vết thương trên môi.
Phi đột ngột hỏi:
– Có phải miệng em vướng phải lưỡi câu không?
Câu hỏi đó khiến cho cô co rúm người lại, may mà có tay kéo lại của Phi, chứ nếu không thì cô nàng đã ngã quỵ xuống.
– Anh đã về nhà em, gặp ba em và đã đọc trang lưu bút do em viết. Như vậy em cần gì phải giấu anh nữa. Chỉ có điều…
Phi nhìn thẳng vào mắt Mỹ Lan và anh chợt sững sờ, bởi đôi mắt ấy đang đẫm đầy nước mắt và như đang lạc thần, đờ dại như mắt loài cá bị bắt lên khỏi nước!
– Kìa, em không nên…
Trong lúc lo nói, anh đã lơi tay ra và chỉ chờ có thế, Mỹ Lan rút tay ra và biến rất nhanh vào trong bóng tối! Phi gọi theo:
– Ba đang ở quán chờ em! ! Em phải! về thăm ba, anh sẽ không nói gì chuyện của em cả!
Trong bóng tối vang lên giọng của Mỹ Lan:
– Em sẽ về đó, nhưng anh phải tới nơi mà em lưu địa chỉ lại trên bàn tay anh đó, nếu còn muốn gặp em!
Phi bật diêm lên và đọc được mấy chữ nổi rõ trong lòng bàn tay: Gần nhà máy xay lúa An Hòa, Bình Đại.
Những chữ này có lẽ nàng đã để lại lúc Phi nắm tay nàng siết chặt. Nó không phải viết bằng mực, nhưng hằn rõ và sắc nét.
Nhưng khi Phi đọc vừa xong thì nhìn lại tất cả chữ đã biến mất! Anh bất chợt rùng mình…
° ° °
Nhà máy An Hòa…
Vừa bước vào nhà bên cạnh nhà máy xay lúa, Phi phải khựng lại, bởi ở giữa nhà có một bàn thờ khói hương nghi ngút và có hai ông bà già đang ngồi khóc. Chưa biết phải chào hỏi ra sao thì bỗng bà già đã reo lên:
– Nó tới kìa! Con là Phi phải không?
Ngạc nhiên quá đỗi, Phi ngập ngừng hỏi lại:
– Cháu là Phi… nhưng sao bác lại biết cháu?
Bà mừng rú lên:
– Vậy là nó nói đúng ông ơi! Con Ngọc Liên nhà mình đã có chồng rồi. Có chồng rồi!
Phi nghe bà la hoảng như vậy thì giật mình, nhìn quanh cố tìm xem có ai đứng sau lưng mình không. Nhưng tuyệt nhiên không, chỉ có mỗi mình anh đứng đó. Như vậy có nghĩa là bà ấy đang nói… mình! Phi lúng túng:
– Dạ… dạ cháu…
Bấy giờ ông già mới lên tiếng:
– Bà nhà tôi đang mừng cậu đó! Nói để cậu bớt thắc mắc, vợ chồng tôi đang đứng đây để đợi cậu tới. Bởi đêm qua con Ngọc Liên về báo là bữa nay cậu thế nào cũng tới đây! Ngọc tiên là con gái tôi, nó chết đã hơn tuần nay rồi mà đêm nào cũng về kêu khóc, bảo tụi tôi đi tìm xác nó! Nhưng tôi đã tìm khắp vùng này rồi mà chẳng thấy đâu…
Bà già nói chen vào:
– Tối qua nó nói rõ, muốn kiếm được xác nó thì chỉ có cậu thôi. Phải tìm cho ra cậu…
Nhìn lên bàn thờ, Phi giật mình, bởi ảnh thờ đúng là ảnh của… Mỹ Lan!
– Sao lại…
Biết ý của Phi, ông già giải thích:
– Chính vì cái hình này mà vợ chồng tôi khóc hết nước mắt từ nữa khuya đến giờ! Hình của con gái tôi đâu phải hình này, vậy mà tự nhiên khi thức dậy tôi đã thấy sự thể như vậy rồi! Nhà tôi lấy hình này xuống, để ảnh con gái tôi lên, thì chẳng hiểu sao lần nào ảnh con tôi cũng bị giật văng ra, thay ảnh này vào! Đó, cậu nhìn xem, con gái tôi đằng kia…
Ông bước tới lấy tấm ảnh rộng khung kính đàng hoàng, chân dung một cô gái tuy cũng đẹp, nhưng không sắc sảo bằng Mỹ Lan. Phi lẩm bẩm:
– Ảnh kia là Mỹ Lan mà!
– Cậu biết cô gái đó?
Phi thật lòng:
– Dạ biết. Cô ấy chính là bạn gái của cháu! Chính cô ấy xui cháu tới đây tìm…
Thật ra thì Mỹ Lan chỉ cho anh địa chỉ và bảo tới tìm mà không biết tìm ai và để làm gì… Bởi vậy Phi còn ngập ngừng.
Bà già lại reo lên:
– Đúng rồi! Con Ngọc Liên có nói, nó và cô Mỹ Lan nào đó đang yêu một người tên Phi. Đúng là cậu rồi!
– Dạ… nhưng mà cháu đâu biết gì về con gái hai bác. Tại sao cô ấy lại như thế này?
Câu hỏi chạm tới nỗi đau của họ, nên bà già khóc nức nở vừa nghẹn ngào:
– Con gái tôi nó bơi xuồng qua bên Hàm Luông thăm thân nhân, nửa đường bị gió bão chìm xuồng và mất tích cả tuần nay.
Phi chợt buột miệng:
– Lại cũng chết chìm!
– Cậu nói gì?
Ông già thấy Phi lẩm bẩm thì hỏi. Phi nhẹ lắc đầu:
– Dạ, không có gì…
Ph! i bước tới gần bàn thờ, nhìn bức ảnh anh chợt kêu lên:
– Tấm ảnh này ở nhà cháu mà?
Ở góc tấm ảnh của Mỹ Lan mà Phi mượn từ nhà của cô ấy, lúc cầm về khi ngồi trên ghe chính Phi đã dùng bút ký tên lên đó như biểu tỏ quyền sở hữu. Mà bức ảnh đang thờ này lại y như vậy!
Phi lặp lại lần nữa:
– Ảnh này của cháu.
Anh tiện tay lấy bức ảnh xuống và ôm trong lòng. Bà già thấy vậy liền cầm ảnh con gái mình đặt thay vào chỗ trống và hai vợ chồng mừng quá đỗi:
– Nó ở yên rồi!
Phi ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
– Chuyện này có nhiều uẩn khúc, mà theo cháu nghĩ thì hồn con gái bác và người bạn của cháu đây đang gặp nhau. Cô bạn cháu cũng chết dưới sông…
Bà già chợt nhắc lại chuyện hồi nãy:
– Tôi không hiểu tại sao nó hoàn toàn xa lạ với cậu mà lại nói cậu sẽ là… chồng nó?
Phi kinh ngạc:
– Bác nói ai?
– Con Ngọc Liên, con gái tôi!
Phi xua tay:
– Không đâu bác! Cháu làm sao có thể.
Anh định nói thẳng ý mình là từ chối, nhưng lúc ấy bỗng mắt anh chạm vào ánh mắt tứ bức ảnh chân dung của cô gái trên bàn thờ, Phi chợt rùng mình! Đôi mắt của cô nàng hình như là đang long lên, như muốn nói thành lời!
– Dạ thưa hai bác…
Phi định nói lời kiếu từ nhưng bỗng bụng anh nhói đau dữ dội! Người lảo đảo như muốn ngã, khiến ông già hốt hoảng:
– Cậu làm sao vậy?
Phi tối tăm mặt mũi, vịn vào thành ghế! rồi h�! ��u như không con sức nữa, anh ngã khuỵu xuống đất. Trong mơ hồ, anh nghe như có tiếng kêu thảng thốt của chủ nhà, rồi hình như mọi người dìu anh lên…
° ° °
Có lẽ khá lâu Phi mới tỉnh lại. Trời tối đen chung quanh và qua khung cửa sổ, anh có thể nhìn ra bên ngoài và nhận biết trời đang mưa rất lớn.
– Mình đang ở đâu?
Nhớ lại dần mọi việc. Phi sửng sốt kêu khẽ:
– Nhà cô gái ấy!
Quơ tay sang bên thì chạm vào cái khung ảnh, Phi cầm lên xem, trong bóng tối lờ mờ nhưng anh vẫn nhận ra trong ảnh là Mỹ Lan. Yên tâm phần nào. Phi định bước xuống giường, nhưng người anh như bị đóng đinh xuống giường, không tài nào xoay sở được.
Vừa khi ấy, ở tay bên này của Phi như có ai vừa đặt vào đó một khung hình thứ hai. Hai tay hai khung ảnh và Phi chợt hiểu, anh thầm kêu lên:
– Ảnh hai người!
Khi nhảy được xuống giường, Phi đốt đèn lên thì rõ ràng hai khung hình của Mỹ Lan và Ngọc Liên đều nằm trên giường anh! Lúc anh còn đang ngơ ngác thì ba má Ngọc Liên đã bước vào, họ hỏi bằng giọng ngạc nhiên:
– Cậu có hẹn với người nào tới đây không?
Phi lắc đầu:
– Dạ đâu có.
– Cậu ra ngoài coi, có người đang đợi cậu từ nãy giờ.
Phi hấp tấp bước theo họ ra nhà ngoài thì phải kêu lên:
– Mỹ Lan!
Cô gái tên Mỹ Lan đã ngồi ở phòng khách từ lúc nào rồi. Khi thấy Phi bước ra, cô vẫn bình thản đưa tay chỉ về phía bàn thờ:
– Trên bàn thờ phải thờ đủ hai người chứ sao chỉ có một người?
P! hi nhìn lên thì không còn ảnh của Ngọc Liên, anh nhớ tới hai tấm ảnh đều trong phòng mình thì muốn nói, nhưng đã chậm hơn so với cô nàng. Cô quay sang ông bà già:
– Ba má cứ để cho anh ấy thờ cả hai ảnh trên bàn thờ, như vậy anh ấy mới yên lòng mà nghe lời ba má.
Bà già kêu lên:
– Kìa, sao cô lại kêu tụi tôi bằng ba má? Tôi đâu có…
Mỹ Lan bỗng sụp xuống lạy dài hai người:
– Con lạy ba má, hãy để cho anh ấy làm rể nhà này, không thì cả hai đứa con mới được cùng nhau. Bằng không thì…
Cô quay sang Phi, nói với anh:
– Sao không lạy ba má đi!
Phi còn đang chưa biết phải làm sao thì tự dưng đôi chân anh tự động khuỵu xuống trong tư thế quỳ! Chẳng hẹn mà anh và Mỹ Lan cùng quỳ trước ông bà già Ngọc Liên, mà cũng là trước bàn thờ còn khói hương nghi ngút!
Ba má Ngọc Liên cũng chẳng biết sao, họ đành phải nói:
– Hai đứa đứng lên đi.
Đó như một lời công nhận, lúc đó Mỹ Lan mới kéo Phi đứng lên và nói:
– Con là Ngọc Liên đây, ba má làm như vậy là giải khó cho tụi con rồi! Con xin nói để ba má rõ, con đã chết chìm, hồn con sắp lạc vào mê cung địa phủ thì gặp được người con gái cùng cảnh ngộ với con cũng đang vật vờ sau khi trôi giạt từ xa đến. Cái số ở cỏi âm của tụi con là như vậy, kẻ mất xác, người mất hồn, cuối cùng chỉ còn lại một mà thôi. Hồn con đây, trong xác của chị Mỹ Lan và hai chúng con đều có duyên với chỉ một người… này!
Nói xong, cô chỉ tay về ph! ía Phi. Anh giật mình:
– Là tôi?
Mỹ Lan không trả lời, cô rất tự nhiên đi vào phòng nơi Phi vừa ngủ, khi trở ra trên tay cầm hai khung ảnh. Trịnh trọng đặt cả hai khung ảnh lên bàn thờ, vừa nói:
– Coi như ba má có hai đứa con gái. Cả hai tuy đã chết, nhưng thực tế thì ngày ngày vẫn sống với ba má tại đây. Còn bây giờ để tụi con, còn phải về thăm cha con bên kia nữa!
Cô kéo tay Phi:
– Đi anh, ba đang đợi ở quán bên Hàm Luông!
Họ đi ra trước sự thảng thốt của hai ông bà:
– Kìa, rồi ba má làm sao đây?
Họ vẫn đi thẳng như không có chuyện gì xảy ra. Khi ra tới ngoài rồi Phi mới hỏi:
– Có phải em là…
Mỹ Lan đáp tỉnh queo:
– Là hồn ma!
Khi đã xuống chiếc xuồng đậu sẵn ở bờ sông rồi, nàng mới nói tiếp:
– Một hồn ma không biết hại người. Mà trái lại còn bị người hại, suýt chết!
Nàng đưa tay lên sờ vết thương trên môi vẫn còn chưa lành:
– Cái lưỡi câu đó nếu em không thoát ra được, không chết vì đau thì cũng chết vì lên bờ không có nước thở!
Nhớ lại bữa câu cá đó, Phi hỏi:
– Em là hồn ma sao dính câu được?
Bấy giờ nàng mới cười:
– Cái nợ tình nó buộc em phải dính đó thôi. Em nói thật tại cái số của em phải trở thành vợ anh, cho nên anh câu hai lần em đều dính câu và phải đến kết cuộc này…
Đẩy xuồng ra giữa dòng, chợt Mỹ Lan nói tiếp:
– Anh ! về nhan! h đi, để ông già đợi ở quán. Còn em…
Cô vừa dứt lời thì lao nhanh xuống nước.
– Kìa, Mỹ Lan!
Phi muốn phóng theo, nhưng chợt khựng lại. Anh lẩm bẩm:
– Cô ấy trở về với thế giới của mình!
° ° °
Ông
Chiều hôm đó, chị chủ quán trấn an ông Tám:
– Chú Tám cứ ở đây nghỉ ngơi, thế nào rồi Mỹ Lan cũng trở về thôi. Mấy tháng làm ở đây chưa bao giờ nó đi lâu. Lần này có lẽ có chút chuyện gì đó…
Ông Tám không an tâm:
– Tối qua tôi cứ nhắm mắt lại là thấy nó ngồi khóc trên xuồng, miệng nó đầy máu. Tôi lo quá.
Thật ra chị chủ quán Tư Quắn cũng lo không kém. Chính chị cũng chiêm bao thấy giống như vậy. Chị còn nhìn thấy Mỹ Lan hụp lặn dưới nước mà mỗi khi trồi lên thì mặt cô cũng đầy máu? Chị không dám nói ra điều này sợ làm ông Tám lo thêm…
Đến bữa cơm chiều, mới đến lần thứ ba thì ông Tám Ri mới chịu ngồi vào bàn ăn, ông chưa kịp gắp thức ăn thì đã thấy trong chén mình có nửa miếng cá rô kho nằm sẵn. Ông ngạc nhiên hỏi:
– Cô Tư gắp cho tôi hả?
Tư Quắn lúc đó mới ngồi xuống ghế, cô trả lời:
– Dạ, đâu có. Con mới vào ngồi mà.
– Vậy sao…
Ông Tám nhìn nửa con cá toàn nạc, không lẫn miếng xương, vừa ngạc nhiên vừa thích thú:
– Tôi vốn rất sợ mắc xương, mà miếng cá này thì rất giống với những miếng cá mà thường ngày con Mỹ L! an vẫn thường hay gắp cho tôi mỗi khi ăn món cá!
Tuy ngạc nhiên, thắc mắc, nhưng ông Tám vẫn ăn. Ông còn nói:
– Con Mỹ Lan thích nhất là đọt lang chấm nước cá kho. Bữa nào dẫu trời mưa gió tầm tã nó vẫn đi hái đem về luộc để cha con ăn. Mà đọt lang luộc chấm nước cá kho ăn ngon miệng lắm, cô Tư đã ăn thử chưa?
Tư Quắn giở chiếc lồng bàn để cạnh bàn ra và nói:
– Không có đọt lang, cháu luộc đọt bí đây, chú dùng đỡ.
Nhưng khi chiếc lồng bàn giở ra thì Tư Quắn quá đỗi ngạc nhiên:
– Ủa, sao như thế này?
Thay vì dĩa đọt bí, trong đó lại là dĩa… đọt lang! Tư Quắn không tin vào mắt mình, chị cầm lên xem kỹ rồi lẩm bẩm:
– Chính tôi hái và luộc mà. Sao lại…
Ông Tám có ngạc nhiên, nhưng lại thích thú:
– Đúng là hai thứ mà con gái tôi thích.
Dẫu vẫn ăn, nhưng Tư Quắn vẫn không hết thắc mắc:
– Bữa nay lạ quá, chẳng khác nào như Mỹ Lan trực tiếp làm bữa cơm hôm nay.
Ông Tám cũng có cảm giác ấy nhưng ông vốn không nghĩ gì khác mà vẫn cứ ăn ngon lành. Lúc bữa ăn gần chấm dứt thì bỗng ở sau nhà bếp có tiếng va chạm mạnh, khiến Tư Quắn phải buông đũa và chạy xuống xem. Chị quá đỗi ngạc nhiên khi nhìn thấy hai chén chè đậu xanh ai đó đã múc sẵn còn bốc khói để trên chiếc mâm.
Lúc này Tư Quắn không còn bình tĩnh nữa, chị hỏi:
– Ai trong này vậy?
Chị quay tìm khắp nơi mà không thấy ai. Lúc ! ấy ông! Tám cũng bước xuống, ông reo lên khi thấy mấy chén chè:
– Chè đậu xanh là món cha con tôi ưa thích đây mà.
Tư Quắn nghe tim mình đập liên hồi, chị đang nghĩ tới Mỹ Lan. Linh tính hình như cho chị biết có điều gì đó. Tuy nhiên nhất thời chị chưa dám nói thẳng ý mình ra…
Ăn xong bữa cơm, ông Tám có vẻ hài lòng:
– Lâu lắm rồi tôi mới được ăn một bữa giống như nhà mình. Đúng hơn là giống như cách nấu của con Mỹ Lan. Cô Tư nấu ăn khéo thật!
Tối đó thì Phi về tới. Vừa thấy anh, ông Tám đã hỏi:
– Con Mỹ Lan đâu?
Phi đã suy tính kỹ trên đường về, nên không giấu giếm:
– Dạ thưa bác, Mỹ Lan chẳng may…
Anh chưa kịp nói hết lời thì từ trong nhà bếp, một giọng nói quen thuộc đã vang lên:
– Dạ, con đây ba!
Mỹ Lan xuất hiện giữa sự ngạc nhiên chẳng riêng gì ông Tám và chủ quán, mà cả Phi cũng tròn mắt:
– Em… em…
Từ lúc Mỹ Lan nhào xuống sông thì Phi không nghĩ cô sẽ trở về gặp cha. Nhưng bây giờ cô đã có mặt, khiến Phi lúng túng. Cũng may là anh chỉ mới nói còn chưa rõ ràng và ông Tám cũng không kịp thắc mắc, mà chỉ vui mừng khôn xiết:
– Ba đã đợi con từ mấy bữa rồi! Mỹ Lan, con nói cho ba nghe coi, hôm con bị chìm xuồng rồi làm sao sống sót và trôi giạt qua tận đây?
– Dạ… con nhờ người ta cứu.
Cô hình như muốn né tránh kể lại sự việc, nhưng lúc này ông Tám bị niềm vu! i trong l! òng lấn át cả mọi sự hoài nghi, ông phấn khởi nên nói huyên thuyên:
– Con đi ăn cơm đi, có cá rô kho tiêu, có cả chè đậu xanh nữa. Cô Tư đây nấu giống y như con vậy, ngon lắm!
Bất ngờ Mỹ Lan nhăn mặt:
– Cá rô hả? Con sợ món cá này, ăn dễ mắc xương! Còn chè đậu hả, đó là món con ghét nhất!
Câu nói làm cho ông Tám quá đỗi ngạc nhiên. Ông không ngờ chỉ một thời gian ngắn xa nhà mà cô con gái cưng của ông đã thay đổi tính tình quá nhiều như vậy.
Ông trách:
– Con mới đi có mấy tháng mà sao không còn giống con chút nào hết vậy Lan?
Chỉ có Phi là hiểu nguyên nhân. Anh không còn muốn nói ra sự thật nữa, nên tìm cách khỏa lấp:
– Con nghĩ có lẽ xa nhà lâu nên Mỹ Lan có nhiều thay đổi. Hơn nữa, cô ấy mới vừa trải qua một cơn bệnh, cho nên…
Anh tìm cách kéo Lan vào nhà sau, dặn khẽ:
– Em bây giờ chỉ có cái xác là của Mỹ Lan, còn phần hồn là Ngọc Liên, do vậy mọi thứ đều sẽ không hợp với ông già. Tất hơn hết là hãy tìm cách tránh tiếp xúc với ông ấy.
Phi chủ động bàn với ông Tám:
– Bác Tám đã gặp được Mỹ Lan rồi, nhưng hiện nay cô ấy đang có giao ước làm việc với người ta dài hạn. Vậy bác ở chơi đây ít hôm rồi về bên nhà, Lâu lâu, khi nào rảnh Lan sẽ về thăm bác. Con sẽ…
Ông Tám bất ngờ nói:
– Ta có ý này… hay là ta gả con Mỹ Lan cho cậu! Có như vậy thì việc nó xa nhà ta mớ! i yên t�! �m. Cậu chịu không?
Phi tuy đã có ý đó, nhưng anh vẫn làm ra vẻ:
– Dạ… chỉ sợ e…
Ông Tám gọi Mỹ Lan ra:
– Đây, có trước mặt cả cô Tư, ba quyết định gả con cho cậu Phi này, con ưng không?
Mỹ Lan cúi đầu e thẹn. Tư Quắn nói thêm vào:
– Ông Tám quyết đình như vậy là hợp ý tụi nó rồi. Cậu Phi đây tuy nhà ở xa tới đây trọ, nhưng tôi biết chắc cậu ấy chưa vợ con gì. Mà lâu nay lui tới đây cậu ấy vì Mỹ Lan cũng đã vừa ý nhau, hai đứa lại xứng lứa vừa đôi nữa, còn gì hơn!
Ông Tám lại có một quyết định gây ngạc nhiên hơn:
– Không cần lễ tiệc chi cho rườm rà. Ngay sáng mai nhờ cô Tư nấu cho ít món, mời một ít khách quen với cô, quen với con Mỹ Lan và bạn bè cậu Phi đây tới dự, tôi sẽ cho tổ chức một lễ cưới cho hai đứa nó!
Phi liếc mắt nhìn Mỹ Lan, anh muốn nói gì đó nhưng kịp dừng lại…
Sáng hôm sau, lễ cưới theo đúng ý ông Tám đã diễn ra.
Qua ngày hôm sau thì ông Tám được Phi mướn người ngồi cùng ghe đưa về tận nhà.
Chị chủ quán không hiểu sự tình, nên đề nghị:
– Hay là tôi nhường phần sau nhà này cho cô cậu ở, tôi dọn ra phần trước ở coi quán luôn?
Phi tế nhị từ chối:
– Cám ơn dì Tư, có lẽ để tụi này mướn một chỗ ở riêng cho yên tĩnh. Bởi… cô ấy đã có thai, cần nghỉ ngơi!
Tư Quắn trố mắt kinh ngạc:
– Thật vậy sao?
Trong khi đó thì Mỹ Lan lán! h vào tr! ong rất nhanh. Chờ cho Phi bước vào, cô trách:
– Sao anh ẩu vậy, em có thai hồi nào?
Phi cười:
– Phải nói như vậy bà ấy mới cho em nghỉ làm chứ. Bằng không thì làm sao giải thích…
Mỹ Lan hiểu thực trạng của mình nên nín thinh. Nhờ vậy mọi việc được giữ kín…
° ° °
Chuyện của Mỹ Lan và Phi được giấu kín, không một ai nghi ngờ gì. Bởi họ mướn một căn nhà ở rất xa, nên cũng chẳng mấy ai lui tới thăm viếng. Thực tế thì Phi sống một mình suốt ngày. Chỉ vào ban đêm thì Mỹ Lan mới xuất hiện.
Một hôm nàng nói:
– Anh phải về bên nhà ba má em gấp, ông bà sắp hết số rồi. Về đứng ra làm đám cho đúng lễ.
Phi tưởng mình phải về Gò Công, anh đang chuẩn bị đi thì nàng nhắc:
– Em nói ba má tức ba má em ở Bình Đại, anh quên rồi sao!
Lúc này Phi mới nhớ là mình đang làm rể đến hai nhà. Anh ngượng nghịu nói:
– Ờ, anh biết rồi…
Từ đó về sau, cứ lâu lâu Phi lại về nhà, khi thì Gò Công, lúc thì Bình Đại. Anh đóng vai chàng rể… ảo một cách đáng khen.
Một năm sau…
Bỗng một đêm Mỹ Lan về, cô ẵm về một đứa bé còn trong tháng và nói:
– Anh hãy nuôi cho kỹ, con chúng ta đó!
Phi tưởng mình đang mơ:
– Thật… hả?
– Sao lại không thật, đã sống với nhau, dẫu là với hồn ma, cũng có con như thường chứ!
Phi một mình nuôi con rất chu đáo. Nếu có ai cắc cớ hỏi mẹ đứa bé đâu, nó sẽ vô tư trả lời:
– Hai mẹ của con đi làm ăn xa!
Lần mò cả buổi, cuối cùng Sinh mới mở được chiếc két sắt cũ của cha mình ra. Anh thở phào và tự cho mình cái quyền ngả người ra ghế sofa nghỉ lưng một lúc.
Sở dĩ Sinh quyết phải mở cho bằng được cái két sắt này là do lá thư để lại của cha, ông căn dặn rất kỹ: “Bằng giá nào con cũng phải giữ cho được cái tủ sắt trong phòng của ba. Nó không chứa tiền bạc gì hết, mà trong đó chỉ có một thứ mà ba muốn trao tận tay con. Nó sẽ do con sở hữu và quyết định làm gì với nó thì làm, miễn ba được ngậm cười nơi chín suối là đủ! Ba kỳ vọng ở con…’;‘;.
Từ ngày cha mất, Sinh hầu như quán xuyến hết mọi công việc vốn trước đây thuộc về ông Thanh Long, cha mình. Kể cả những công việc mà anh rất ghét như trông coi việc kinh doanh các cửa hàng, điều hành các công ty. Là con người có bản lĩnh, phóng khoáng, thích hoạt động, tự do nên khi được cha gọi về và ấn vào tay tờ di chúc, Sinh đã phát hoảng với trách nhiệm trước mắt! Anh muốn từ chối, nhưng ngay sau đó thì cha anh mất. Mà trong nhà thì Sinh là người nối dõi duy nhất còn lại.
Sau một lúc nghỉ mệt, Sinh bật dậy và bắt đầu mở hẳn chiếc tủ ra theo khóa số. Cánh cửa tủ sắt vừa bật ra thì Sinh hơi bất ngờ trước pho tượng đồng duy nhất nằm bên trong!
Đã biết trước là bên trong không có tiền, nhưng Sinh lại bất ngờ về pho tượng cũ kỷ này. Là người không sành về đồ cổ, nên kh! i cầm pho tượng lên, nhìn trên dưới mấy lượt Sinh vẫn không hiểu nó thuộc niên đại nào, gốc ở đâu. Cuối cùng anh đặt nó lại trong tủ, định đóng cửa tủ lại và để đó…
Tuy nhiên, khi dùng sức xê dịch chiếc tủ sát vào tường thì chợt Sinh nghe một âm thanh phát ra từ bên trong, giống như một tiếng thở dài!
– Gì vậy?
Nghĩ mình nghe lầm, nên Sinh lại đẩy tủ thêm lần nữa và lần này cũng thế, Sinh lại nghe kèm theo tiếng thở dài là một tiếng nấc!
– Ai?
Sinh lại tưởng ai đó nấp trong phòng hay từ ngoài cửa sổ! Nhưng khi nhìn kỹ thì chẳng phát hiện gì, anh còn đang hoang mang thì cánh cửa tủ sắt nặng nề bỗng mở ra, giống như có người kéo!
Và tiếng thở dài lần nữa phát ra từ trong ấy! Sinh nhìn thấy pho tượng đồng đang nằm trong tư thế ngã nghiêng, đầu chạm vào vách tủ, chẳng khác một người bị ngã va đầu vào tường!
– Phải chăng…
Sinh nghĩ ngay tới sự linh thiêng của những pho tượng cổ mà lâu nay anh đã từng nghe kể, anh bước tới và nhẹ nhàng đỡ pho tượng cho ngay ngắn lại và đóng cửa két sắt lại một cách nhẹ nhàng.
Sau đó thì không còn nghe âm thanh kỳ lạ kia nữa!
Sinh cố hiểu ý nghĩa bức thư của cha, nhưng nghĩ mãi mà vẫn chưa thể nào hiểu nổi. Tại sao cha lại căn dặn anh kỹ như vậy với một pho tượng đồng cổ. Hay là chúng có giá trị lớn đến đỗi dược cất giữ cẩn thận đến vậy?
Không tìm được câu trả lời thỏa đáng, Sinh cứ để nguyên đồ như vậy nằm lim dim, tính lát sau sẽ đi thay! quần �! �o và ăn cơm chiều. Nhưng chỉ được một lúc thì cơn buồn ngủ kéo đến… Sinh ngủ một cách ngon lành.
° ° °
Khi Sinh giật mình tỉnh giấc thì lại vô cùng sửng sốt khi thấy ngồi giữa phòng mình là một người phụ nữ mặc bộ áo choàng màu đen!
– Ai?
Sinh hỏi vừa dứt thì người đó từ từ quay mặt lại. Một gương mặt quen thuộc, khiến Sinh kêu lên:
– Mẹ!
Đúng! Trước mặt anh là bà mẹ đã quá cố từ hơn mười năm trước!
Sinh chồm lên, nhưng anh bị dội ngược trở lại như bị ai đó kéo ghì rất mạnh. Vẫn không rời mắt khỏi mẹ mình, Sinh lại gọi:
– Mẹ! Mẹ về thăm con phải không?
Bà mẹ anh không lên tiếng mà ở hai khóe mắt bà có hai dòng lệ tuôn ra. Gương mặt bà cực kỳ đau khổ khiến cho Sinh nhìn thấy phải đau lòng theo. Anh lại lên tiếng:
– Mẹ có điều gì dạy con phải không?
Bà vẫn im lặng không nói gì, nhưng lần này lại đứng lên, đi về phía chiếc két sắt và định đưa tay thò vào tủ. Bỗng bà bị bật trở ra, người lảo đảo…
– Mẹ! Mẹ có sao không?
Tiếng kêu của Sinh hơi lớn, đồng thời anh bước tới và vô tình chạm phải chiếc ghế làm nó ngã ngang, gây ra một tiếng động khác. Khi Sinh nhìn lại thì mẹ anh không còn ở đó nữa!
– Mẹ!
Không có chút dấu vết nào để lại. Sinh bàng hoàng đứng thừ ra một lúc rồi thở dài… Anh bước lại chỗ tủ sắt và càng kinh ngạc hơn khi pho tượng đồng không còn ở trong tủ!
Lúc này Sinh mới thật sự lo. Ai đã lấy pho tượng đi? Mẹ anh đột ngột hi�! �n về liệu có liên quan gì tới chuyện này?
Trong nhà còn có mấy người giúp việc và chú Mười, tài xế, nhưng không muốn họ biết gì về chuyện này, nên Sinh không gọi họ dậy. Anh cứ chong đèn như vậy đến sáng, không hề chợp mắt thêm chút nào…
Vừa mờ sáng…
– Cậu Hai ơi, cậu thức dậy chưa?
Tiếng chú Mười lái xe bên ngoài, Sinh hỏi vọng ra:
– Có gì không chú Mười? Bữa nay chú có thể nghỉ ngơi, tôi không đi…
– Có chuyện này cậu ơi, cậu bước ra coi.
Sinh vừa mở cửa ra thì chú tài xế chỉ tay ra sân, giọng lo lắng:
– Hồi tối này khi đi ngủ tôi đã cho xe vào ga-ra cẩn thận, khóa cả cửa ga-ra nữa, vậy mà vừa mới đây tôi thức dậy đã thấy chiếc xe nằm ở ngoài sân kìa. Máy xe còn nóng như mới chạy về, tôi muốn hỏi cậu coi hồi đêm có đi xe không?
– Đâu có! Tối qua đến giờ tôi đâu có ra ngoài.
– Vậy tại sao…
Sinh bước hẳn ra chỗ chiếc xe, anh quan sát kỹ và công nhận lời nói của chú tài xế là đúng, chiếc xe mới vừa ngừng máy, còn nóng. Anh mở cửa xe và càng ngạc nhiên hơn khi bắt gặp ở ghế lái còn để lại một chiếc lắc tay của phụ nữ và cạnh đó còn có một chiếc khăn tay thêu chữ Hồ Điệp với con bướm màu. Chìa khóa xe còn gắn ở công tắc.
– Chiếc chìa khóa!
Chú Mười chạy vào trong nhà lấy ra xâu chìa khóa đưa cho Sinh coi:
– Chìa khóa tôi giữ còn nguyên ở đây!
Sinh cầm cái xắc tay l�! �n xem, anh kêu khẽ:
– Của mẹ!
Năm năm trước khi mất, mẹ anh còn xài cái xắc này. Nó còn là món quà sinh nhật mà cha anh đã tặng cho mẹ. Mà Sinh nhớ không lầm thì ngày tẩn liệm mẹ, chính cha anh đã đem cái xắc này theo, ông còn nói với Sinh:
– Đây là vật mẹ con thích nhất, ba đem theo cho bà ấy!
Hai năm sau khi bà mất thì cha cũng qua đời. Ngày tẩn liệm cho cha, chính Sinh đã phát hiện ra trong tày ông còn nắm chặt một vật mà anh biết chắc chắn đó không phải là của mẹ. Đó là chiếc khăn tay thêu mấy chữ Hồ Điệp với con bướm nhiều màu sắc! Sở dĩ Sinh biết chắc đó không phải là chiếc khăn của mẹ là bởi mẹ không bao giờ xài khăn tay, mẹ cũng không phải tên là Hồ Điệp.
Hai vật chôn theo cha và mẹ khác huyệt nhau, cách xa thời điểm với nhau, sao giờ này lại ở chung trên xe là sao?
Sinh hỏi lại chú lái xe:
– Chú chắc chắn là cổng ngoài vẫn còn khóa chứ?
– Dạ còn. Tôi mới coi lại đây cậu. Tôi cũng hỏi mấy người làm khác, họ quả quyết là không hề mở cửa.
Suy nghĩ rất nhanh, Sinh dặn:
– Không được bàn tán gì chuyện này. Để tôi âm thầm xác minh lại.
Anh cầm lấy cái xắc tay và chiếc khăn đi trở về phòng ngủ. Nhìn chiếc khăn tay còn mới nguyên, không ai nghĩ nó là vật từng khâm liệm vào quan tài và nằm dưới lòng huyệt mộ mấy năm trời? Cũng như chiếc xắc tay này, nó được chôn còn lâu hơn nữa, vậy mà vẫn ! còn y nh! ư đang được sử dụng!
Tò mò, Sinh mở luôn cái xắc ra, bên trong trống rỗng, chỉ có duy nhất một mảnh giấy nhỏ ghi dòng chữ: Hồ Điệp, cây số 5, tỉnh lộ 25.
Bất chợt Sinh hiểu ra, anh kêu lên:
– Mẹ!
Rồi như nghe lửa cháy, Sinh phóng ra sân, vừa gọi chú tài xế:
– Chú Mười, lấy chìa khóa xe cho tôi!
Chú Mười ngơ ngác:
– Cậu đi đâu vậy cậu Hai, để tôi lái cho…
Nhưng Sinh đã gạt ngang:
– Không, để tôi tự lái. Chú ở nhà giữ nhà. Có ai hỏi thì nói mai tôi mới về.
Anh rồ máy phóng đi như bị ma đuổi. Hình ảnh gương mặt đau khổ của mẹ đang hiện ra trong tâm trí Sinh, chốc chốc lại nhòe đi bởi ánh mắt long lên như giận dữ của bà khiến Sinh đâm lo. Và mối lo đó lại xoáy vào cái tên Hồ Điệp mà cho tới lúc này Sinh chỉ mới nghe chứ chưa hề biết đó là ai…
Tiếp Sinh trong ngôi nhà rộng lớn, không khí vắng lạnh, là một người đàn ông tuổi trung niên. Ông nhìn Sinh có vẻ dò xét một lúc rồi mới hỏi thẳng:
– Cậu tìm người tên Hồ Điệp với mục đích gì? Và cậu biết gì về chị tôi?
Sinh ngạc nhiên:
– Hồ Điệp là chị của chú? Vậy bà ấy bây giờ ra sao?
– Ý cậu muốn hỏi chị tôi còn sống hay đã chết chứ gì?
– Dạ, đó là điều cháu muốn biết.
Người đàn ông dựa người ra sau thành ghế salon, vài giây sau mới nói, giọng hơi chùng xuống:
– Chưa chết!
Sinh mừng rỡ:
– M! ay quá! ! Vậy có thể cháu xin gặp được không?
– Cậu chưa nói rõ với tôi cậu gặp để làm gì? Và cậu là ai mới được?
– Dạ, cháu là… con trai ông Thanh Long, người chủ đồn điền cà phê trước kia ở huyện này.
Vừa nghe Sinh nói, ông ta bật thẳng người lên, nhìn sững Sinh một lúc rồi chợt thở dài:
– Đúng là oan gia! Điều này không ngoài dự đoán của tôi rồi…
Sinh ngạc nhiên:
– Ông muốn nói…
Sợ ông ta chưa tin hẳn, nên Sinh móc trong túi lấy ra chiếc khăn tay có thêu hình con bướm:
– Đây là bằng chứng của bà Hồ Điệp.
Không cần nhìn vào vật chứng, người đàn ông lại thở dài:
– Chuyện đời bất cứ điều gì càng muốn lãng quên đi thì nó luôn bị khơi lại. Đã hơn năm năm rồi còn gì…
Ông ta lặng lẽ đứng lên và đi thẳng ra nhà sau. Sinh ngồi đó chờ…
Anh chờ rất lâu vẫn chưa thấy chủ nhà trở ra, mà trời bên ngoài thì đang tối dần. Một lúc, quá sốt ruột. Sinh đứng lên và cất tiếng gọi:
– Chú ơi, chú!
Không nghe tiếng trả lời. Nghĩ là nhà quá rộng, có thể người ta chưa nghe, nên Sinh lại gọi lớn hơn:
– Chú ơi!
Lần này đáp lại Sinh là một điệu kèn kỳ lạ, mà vừa nghe Sinh đã phát rùng mình! Nghe qua một đoạn nữa chợt anh kêu lên khẽ:
– Bản nhạc ma!
Lời thốt của Sinh tuy rất nhỏ, nhưng hình như có người đã nghe, nên một giọng lạnh lùng vang lên:
– Sao gọi là nh! ạc ma k! hi người chơi còn sống?
Sinh quay nhìn bốn phía vẫn không thấy người vừa lên tiếng, anh phải hỏi:
– Ai vậy?
Điệu nhạc lại vang lên, lần này rất gần, như ngay phía sau lưng của Sinh. Anh còn có cảm giác như có tiếng động của ai đó… Nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng. Ngôi nhà lúc đó đã hoàn toàn chìm trong bóng tối. Càng nghe tiếng kèn Sinh càng nhớ tới cha, bởi đã nhiều lần khi đang ngủ, ông vội thức giấc và bàng hoàng hỏi Sinh:
– Con cố nghe tiếng nhạc kia không? Của ma đó!
Do vậy, Sinh cứ bị ám ảnh với loại kèn này… Và nó chỉ chấm dứt từ khi cha anh chết. Mà sao bây giờ nó lại vang lên ở đây? Bất giác anh gọi lớn:
– Ba!
Không ngờ lại có tiếng hồi âm:
– Cuối cùng thì con cũng đã tới!
Ngoài sức tưởng tượng của Sinh, nên phải gần nửa giây anh mới thảng thốt kêu lên:
– Ba! Sao ba lại…
– Sao ba lại ở đây phải không? Con hỏi mà không nhớ rằng, chính con đã đưa ba tới đây!
Từ trong bóng tối, một chiếc xe lăn từ từ nhô ra, tiến đến gần bên Sinh. Anh nghe cả hơi thở quen thuộc:
– Ba!
Anh định chụp lấy vai người ngồi trên xe lăn, nhưng đá bị ngăn lại:
– Ba đã là người cõi khác. Một hồn ma già nua, không đủ sức hồi sinh, con chạm vào sẽ lập tức làm tan biến chút tồn tại mong manh mà thôi! Hãy nghe ba nói…
– Sao ba lại ở đây?
– Ba không ở đây, mà ba theo chi�! ��c khăn! tay con vừa mang tới. Chính người chủ chiếc khăn mới là người sẽ cho con biết tại sao con phải tới chốn này.
– Nhưng…
Sinh nghe một tiếng thở dài trong bóng tối:
– Ba hiện giờ cũng như con thôi, khó lòng mà gặp được người ấy…
Sinh hơi lớn tiếng:
– Ba đang bị người trong nhà khống chế phải không?
– Chẳng ai khống chế ba ở đây cả. Mà người khống chế chính là…
Ông vừa nói tới đó thì nghe vang lên một tiếng lớn, hình như chiếc xe lăn bị ngã đổ. Sinh hốt hoảng:
– Kìa, ba!
Anh lao tới và đỡ chiếc xe đang lăn kềnh lên. Chiếc xe trống không!
– Ba! Ba đâu rồi?
Chợt ánh sáng bừng lên sáng choang cả gian phòng. Người đàn ông lúc đầu xuất hiện đúng lúc với chiếc đèn măng-sông trên tay. Ông ta lạnh lùng bảo Sinh:
– Ba cậu nói rồi, ông ấy mỏng manh như sương khói. Thương cậu nên ông mới hiện về, nhưng bây giờ người ta không cho nữa, nên ông lại trở về với cát bụi rồi…
– Không, ba tôi!
Người đàn ông đưa tay chỉ về phía chiếc xe lăn:
– Cậu xem, hình như trên xe có vật gì kìa!
Sinh thấy trên đó là chiếc khăn tay mà lúc nãy anh đưa cho chủ nhà xem chưa kịp lấy lại, anh chưa kịp hỏi sao nó lại nằm trên xe lăn của ba anh thì anh đã vội cầm lên xem. Có mấy chữ hiện ra trên chiếc khăn: Con đã để mất vật mà ba cố ý để lại cho con rồi, làm sao con có thể giúp gì cho ba! Rồi con cũng sẽ chẳng còn gì… Hãy tìm lại ! cho đư�! ��c!
Bất giác Sinh kêu lên:
– Pho tượng đồng!
Người đàn ông chủ nhà không hiểu Sinh nói gì, nhưng không hỏi lại, mà một lần nữa bỏ vào trong, sau khi để lại chiếc đèn.
Sinh đọc lại lần nữa những chữ trên chiếc khăn, anh nhận ra đó là nét chữ của cha mình. Chẳng hiểu ông viết lúc nào mà nét mực còn mới nguyên.
Sau một hồi ngẫm nghĩ, chợt Sinh hiểu ra, anh nói:
– Mẹ! Chính mẹ!
Anh nhớ đêm hôm đó mẹ xuất hiện trong phòng, rồi khi bà đi thì pho tượng cũng biến mất theo. Mà trong việc này thì lờ mờ, hình như hiện ra bóng dáng của mẹ ngày càng rõ…
Phải chăng…
Sinh không dám nghĩ tiếp, nhưng trong đầu anh biết phải làm gì. Anh nói với vào trong:
– Cháu không cản nữa, xin phép chú, cháu đi đây!
Anh vừa bước ra cửa thì từ trong lại vọng ra tiếng kèn kỳ lạ lúc nãy. Chừng như giữa người thổi kèn với cha anh không phải là một. Hay đúng ra, theo Sinh nghĩ, người nào đó cố ý trỗi lên tiếng kèn đó là để cho anh và cha anh nghe!
Nghĩ vậy nên Sinh dừng lại lắng nghe. Hình như người thổi kèn biết được có người đang lắng nghe thì hứng khởi lên, càng thổi càng da diết, càng như ru lòng người…
Không thể không hỏi, nên dù không nhìn thấy ai trong nhà lúc đó, nhưng Sinh vẫn hỏi vọng vào:
– Tôi muốn nghe nữa vào một hôm nào đó, vậy có được không?
Anh nói xong thì bước đi mà không cần nghe câu trả lời. Lúc ấy ánh sáng tro! ng ngôi ! nhà bỗng vụt tắt, trả nó về với bóng tối cố hữu…
° ° °
Đã khá lâu rồi kể từ ngày đi du học trở về, Sinh chưa về thăm ngôi nhà cũ, nơi có phần mộ cha mẹ. Vừa thấy anh thì bà xẩm già Lý Anh đã reo lên:
– Cậu Hai về kịp lúc quá, tôi chờ cậu Hai quá trời!
Bà Lý là người Tàu, nhưng đã sống lâu đời với gia đình anh, nên bà hầu như nói tiếng Việt rành không thua bất cứ người bản xứ nào. Bà cũng chính là người đã từng chăm sóc anh, nuôi nấng từ miếng sữa, miếng cơm thuở anh còn nhỏ. Thời ấy mẹ anh luôn đi đây đi đó lo kinh doanh, nên mọi việc nhà đều do một tay bà Lý.
– Sao cậu không về qua nhà?
Câu hỏi cũng là lời trách, nên Sinh nhẹ giọng:
– Dạ, con xin lỗi vú, do con bận quá.
– Bận gì thì cũng về thăm mồ mả ông bà chứ. Chỉ vì vắng cậu mà xảy ra bao nhiêu chuyện, già này làm sao lo cho kham!
Sinh ngạc nhiên:
– Chuyện gì vậy vú?
Bà thở dài:
– Liên tục xảy ra chuyện. Hết bà rồi lại tới ông. Người nào cũng quấy động lên không ai chịu nổi! Nhất là bà, chẳng hiểu sao từ mấy hôm nay bà lồng lộn lên dữ quá, cứ cúng vái bao nhiêu trên bàn thờ bà đều quăng xuống hết và hồi nửa đêm qua còn ném luôn cả những thứ thờ trên bàn thờ ông nữa! Mà tôi biết chắc việc ném đồ thờ trên chỗ thờ của ông không phải do ông làm, mà là… do bà. Cậu biết tính nộ khí xung thiên của bà lúc con sống mà, khi giận lên thì bà bất kể trời đất!
Sinh bước vào coi thì quả như mô tả của bà. Đặc bi! ệt là ở phần mộ của ông đằng sau vườn, hầu như những chữ trên mộ bia đều bị xóa be bét! Vừa xem qua thì Sinh đã phần nào hiểu, anh lắc đầu ngán ngẩm:
– Con người ta một khi máu ghen nổi lên thì còn kể gì nữa!
Bà Lý ngạc nhiên:
– Cậu nói gì vậy, ai ghen?
– Thì mẹ con chứ còn ai.
– Nhưng, bà chết rồi, mà ông cũng đã mất, vậy ghen với ai?
Sinh đột nhiên hỏi:
– Vú biết có ai quen với ba con tên là Hồ Điệp không?
Bà Lý giật mình:
– Cậu cũng biết sao?
– Vú biết?
Bà Lý bỗng hạ thấp giọng, như sợ có người nghe được:
– Người ấy là người tình của ông từ mười năm trước!
– Vú biết bà ấy bây giờ ở đâu không?
- Ở gần đồn điền cũ của ông. Lâu quá rồi tôi không nghe tin. Bà ấy trẻ hơn mẹ cậu nhiều tuổi, nguyên là hoa khôi một trường đầm ở Đà Lạt thời ấy!
Nghe bà tiết lộ những điều chứng tỏ bà biết khá nhiều về người đàn bà kia, Sinh kéo bà ra một chỗ vắng, hỏi tới:
– Vú biết gì nữa, nói hết cho con nghe đi!
Bà Lý sau một lúc trầm ngâm, đã kể tiếp:
– Thời bà còn sống, lúc cậu đi du học thì đã nhiều lần bà từng làm dữ lên vì chuyện này! Bà ghen ông với cô đó, và nếu không ngăn kịp thì có lần bà đã tạt acid vào mặt cô ấy rồi! Nghe nói lần đó chính ông đã hứng trọn một lon acid vào lưng thay cho cô gái kia!
Sinh bất giác kêu lên:
– Trời ơi!
Bà Lý giọng đầy xúc đ! ộng:
– Ngày đó giữa ông và bà căng thẳng lắm. Ông bị acid làm phỏng nguyên cái lưng, phải nằm bệnh viện khá lâu, vậy mà ở nhà bà vân không để yên, vẫn tiếp tục…
Bà kể tới đó thì ngừng lại như ngại… Bỗng Sinh tiếp lời bà:
– Vẫn không buông tha người phụ nữ kia sao? Rồi người ấy thế nào?
Bà Lý nhẹ lắc đầu:
– Tôi không dám biết tiếp câu chuyện… Hơn nữa, thời ấy tôi còn phải lo cho bệnh tình của ông ở bệnh viện. Tôi tính gửi thư qua cho cậu, nhưng ông chủ nhất quyết không cho, còn dặn là phải giấu biệt luôn, đừng bao giờ kể cho cậu nghe câu chuyện này!
– Sao cách đây ba năm con về mà đâu có nghe ba con nói gì chuyện ấy? Lúc đó mẹ con mới vừa chết. Mà sao lúc mẹ con mất ba con không cho con hay, mà đợi khi làm tuần 49 ngày con mới được báo tin?
Bà Lý lại lắc đầu:
– Chuyện đó là do ông. Theo ý ông thì không muốn cậu phải phân tâm, bởi năm đó là năm cậu thi tốt nghiệp.
Bà ngừng nói, như vẫn còn sợ điều gì đó… Sinh phải gắt lên:
– Vú giấu con nhiều lắm. Chuyện vú không nói thật thì con không hỏi vú nữa, tại sao mẹ con chết?
Đúng là gây khó cho bà vú, bà phải ngập ngừng một lúc rồi mới nói lơ lửng:
– Gieo gì thì gặt nấy thôi!
– Vú nói vậy là sao? Ai gieo, ai gặt?
Bà Lý bất ngờ hỏi:
– Theo cậu thì ai là người gieo trong vụ này?
Sinh nhìn vào bà rồi một lúc mới trả lời:
– Mẹ con là người gieo qu�! ��!
!
Bà Lý đáp thật nhỏ:
– Cậu nói không sai. Chính bà đã tiếp tục gieo tội, dẫu lần trước đã gây ra thương tật lớn cho ông chủ, vậy mà khi ông chủ còn nằm trong bệnh viện bà lại tiếp tục đi lên đồn điền, và… hậu quả là…
Bà nói tới đây thì có lẽ quá xúc động đã nghẹn ngào… Sinh phải lay vai bà hỏi:
– Hậu quả thế nào?
Giọng của bà Lý đẫm trong nước mắt:
– Cô tên Hồ Điệp đó nhận trọn một ca acid!
– Trời ơi!
Lần này tiếng kêu của Sinh vừa thảng thốt vừa đau đớn! Anh lặng đi một lúc, mới run run giọng nói:
– Ác giả ác báo mà!
Bà Lý nói tiếp:
– Tôi nói gieo gì gặt nấy là thế này: sau khi gây ra vụ việc tày trời đó được gần một năm, thì ông chủ xuất viện về nhà và hay tin! Giữa ông bà đã nổ ra một trận cãi long trời lỡ đất và cả hai đều bỏ nhà đi. Đến hai ngày sau thì tin dữ dội về, bà chủ trong lúc trở lại nhà cô Hồ Điệp để “đào mồ cuốc mả” cô ấy thì chẳng may, trong lúc giận quá mất khôn, bà đã tự lái xe và lao xuống vực!
Phi lại lặng người đi khá lâu. Hồi sau, anh buông một câu:
– Chuyện nhà con rối rắm quá!
Anh tiếp tay với bà Lý dọn dẹp lại hai bàn thờ. Trong lúc dọn, anh giật mình khi nhìn thấy pho tượng đồng mà anh bị mất mấy hôm trước!
– Vú, vật này sao ở đây?
Bà Lý ngạc nhiên:
– Vật gì?
Khi Sinh lấy pho tượng đưa lên thì bà lại càng kinh ngạc hơn:
– Vật nàyR! 30; cách! đây trên ba năm, khi ông chủ còn sống thì tôi thấy… hình như tôi thấy… nó nằm trong phòng riêng của bà chủ! À mà phải rồi, lúc ông bà cãi vã nhau dữ dội thì cũng xoay quanh pho tượng này! Khi bà chết rồi thì nó biến đâu mất tiêu, bây giờ lại thấy ở đây. Mà mấy hôm nay ngày nào cũng đốt nhang cho ông bà, mà tôi có nhìn thấy nó đâu?
– Nó ở chỗ của con!
Câu nói của Sinh khiến bà Lý tròn mắt nhìn anh:
– Nó bị ai lấy mang về đây sao? Tôi không có à…
Sinh nói khẽ đủ cho bà vú nghe:
– Mẹ con lấy!
Rồi anh đột ngột hỏi:
– Vú có biết gì nữa về pho tượng này không?
– Nhiều thì không biết, nhưng tôi biết nó từ một ông thầy tướng số người Hoa, tên Lưu Tường.
Sinh sáng mắt lên:
– Ông ta là thế nào với ba mẹ con?
Bà Lý im bặt, sắc mặt bà hơi biến đổi và Sinh nhìn thấy ngay:
– Có chuyện gì sao vú?
– Có…
Bà im lặng thêm một lúc nữa, rồi đột nhiên hạ giọng:
– Người đó là đầu mối của mọi rắc rối! Chính ông ta đã bán tượng ấy đầu tiên cho bà chủ, rồi sau lại chuyển cho ông chủ…
Sinh cau mày:
– Đây là pho tượng cổ quý giá lắm sao?
Bà Lý lắc đầu:
– Tôi không biết có quý hay không, nhưng… hình như nó được làm phép hay yểm bùa sao đó!
Sinh ngạc nhiên:
– Làm phép là sao?
- Điều này tôi cũng không rõ. Nhưng có lúc bà giữ nó kỹ lắm, rồi khi qua tay ông nó cũng được ông ! giữ nh�! � báu vật! Nhưng từ khi ông chết thì tôi không còn thấy nó đâu, chẳng biết ông cất chỗ nào. Thì ra là ở chỗ cậu.
– Vú biết nhà lão Lưu Tường gì đó không?
Bà Lý lại tỏ ra căng thẳng, rồi đột nhiên bà nói:
– Chắc cậu biết mẹ cậu vốn là người gốc Hoa chứ?
Sinh gật đầu:
– Dạ biết. Nhưng có liên quan gì tới vụ này sao?
– Có. Ông Lưu Tường là một người Hoa, từng là… người yêu cũ của mẹ cậu lúc bà chưa lấy chồng!
Lời tiết lộ này không khiến Sinh sửng sốt. Anh chỉ im lặng rồi vụt đứng lên, tay giữ khư khư pho tượng. Bà Lý hỏi:
– Cậu tính sao?
Sinh vẫn không nói gì, anh hỏi lại:
– Vú có chìa khóa phòng riêng của mẹ con không?
Bà Lý đích thân mở cửa phòng nhưng không vào, bà vội nói:
– Từ nào đến giờ tôi không có vào trong. Nói thật, tôi sợ…
Sinh không sợ, nhưng anh cũng có hơi e dè. Căn phòng đúng là từ lâu không được quét dọn, tuy nhiên cũng không đến nỗi bề bộn, luộm thuộm lắm. Một vật khiến Sinh chú ý đầu tiên lại là… một pho tượng đồng khác, đang nằm trên bàn phấn!
– Sao lại…?
Sinh hết nhìn pho tượng trên tay anh rồi đến pho tượng kia. Cả hai giống nhau như đúc cùng khuôn!
Vừa đưa tay chạm vào thì có một tiếng kêu thét lên, như tiếng của ai đó kêu cứu! Mà giọng đó lại giống như của cha… Sinh thảng thốt kêu lên:
– Ba!
Anh chàng tuổi cỡ tr�! �n dướ! i ba mươi bước ra tiếp Sinh, khiến anh hơi thất vọng, anh hỏi liền:
– Tôi muốn gặp ông Lưu Tường?
Chàng trai kia trố mắt nhìn Sinh:
– Có chuyện gì?
– Đây là nhà ông Lưu Tường, ông thầy tướng…?
Anh ta mở rộng cửa ra mời Sinh vào. Khi đã bước vào nhà rồi Sinh mới xác định là mình tìm đúng chỗ, bởi khắp phòng hầu như chỗ nào cũng bày đầy những trang thờ cùng những hình vẽ quái dị. Không khí căn phòng đầy huyền bí, âm u…
Anh chàng kia không đợi Sinh hỏi thêm, đã nói ngay:
– Ba tôi đã mất rồi. Tôi là con trai ông ấy.
Sinh hơi thất vọng:
– Ông Lưu Tường mất lâu chưa?
Chỉ về phía bàn thờ đặt sát tường, lẫn vào những bệ thờ khác, anh ta bình thản nói:
– Chỉ mới đây thôi. Xin hỏi, anh tìm ba tôi có việc gì?
Sinh hơi ngập ngừng:
– Chẳng là thế này… Tôi là con của một người bạn của ông Lưu. Có một vài việc…
Anh chàng kia đột nhiên hỏi thẳng:
– Anh là con của bà Lan Vi?
Nghe anh ta hỏi đúng tên mẹ mình, Sinh ngạc nhiên:
– Anh… biết mẹ tôi?
Anh chàng thở dài thườn thượt:
– Thảo nào…
Anh ta đứng lên, đi về phía bàn thờ và lấy một phong thư còn mới, đưa cho Sinh:
– Anh đọc đi.
Sinh lắc đầu:
– Tôi không đọc được tiếng Hoa.
– Không, ba tôi viết bằng tiếng Việt.
“Gửi ông Thanh Long,
“Phải đế! n bây gi! ờ, sau gần mười năm, tôi mới viết những dòng này cho ông. Chắc ông biết tôi là ai rồi, người mà ông luôn cho rằng đã gây ra xào xáo hạnh phúc gia đình ông bấy lâu nay! Và điều mà tôi sắp nói đây có liên quan đến cái hạnh phúc đó!
“Tôi không chối bỏ tôi chính là người yêu của Lan Vi, vợ ông! Là một kẻ mất vợ sắp cưới vào tay ông, một thương gia giàu có và là kẻ nuôi trong lòng mối uất hận mười năm! Và chính vì lẽ đó mà suốt hơn mười năm qua, tôi đúng là người luôn chen vào để phá tan cái hạnh phúc gia đình mà ông vốn có! Tôi đã làm được với đủ mọi cách. Từ ly gián giữa ông với Lan Vi, đến dùng bùa chú để can thiệp vào, cho đến phá luôn cả mối tình vụng trộm giữa ông và cô người yêu bé nhỏ của ông ở Đơn Dương, cô Hồ Điệp gì đó…
“Tôi hầu như sắp đạt mục đích cuối cùng là loại ông ra khỏi cuộc tranh chấp tình cảm này để chiếm lại Lan Vi của tôi. Nhưng tôi không ngờ số mạng lại trớ trêu, người chết trong cuộc trả thù của tôi không là ông mà lại là Lan Vi! Chính tôi đã biến Lan Vi đem pho tượng đồng đã bị yểm bùa để đặt vào nhà cô Hồ Điệp, nơi mà tôi biết sau khi rời bệnh viện thế nào ông cũng mò về đó, để ông phải bị bùa mà điên cuồng, rồi chính tay ông sẽ giết hại người yêu của mình và vì vậy mà bị kết án sẽ rục xương trong nhà tù! Nhưng người tính không bằng trời tính, nên Lan Vi chưa làm được chuyện ấy thì cô ấy lại lao xe xuống vực mà chết!
“Tôi hận ông thấu xương, nên thay vì Lan Vi chết rồi, tôi phải bỏ mọ! i ý đ�! �nh trả thù, đằng này tôi vẫn tiếp tục cuộc truy đuổi ông. Những pho tượng đồng báo oán vẫn bám sát gia đình ông, đã khiến được ông chết bởi cơn bệnh dai dẳng hành hạ, và rồi điều đó sẽ lặp lại với chính đứa con trai duy nhất đang nối nghiệp ông!
“Nhưng, chuyện đời đâu phải cái gì mình muốn cũng theo đúng ý mình đâu! Vừa rồi, trong lúc tôi sắp đạt được mục đích cuối cùng, khi thằng con trai ông nó đã bắt đầu chạm vào pho tượng thiêng đó, thì một bất ngờ đã xảy ra, điều mà chính tôi cũng không ngờ tới! Ông biết ai đã phá hỏng hết mọi cố gắng của tôi không? Đó chính là… Lan Vi! Chính cô đã lấy hai pho tượng, một do ông cất giữ, một của cô ấy, đem về tận nhà tôi, rồi trước sự bất ngờ của tôi, cô ấy ném cả hai vật ấy vào nơi ô uế, khiến cho mọi phép thiêng yểm trong đó đều tiêu tan hết! Tôi đã hỏi tại sao cô ấy làm như vậy thì cô ấy chỉ khóc mà không nói, rồi biến mất luôn. Oan hồn cô đã vĩnh viễn không bao giờ trở lại đây nữa… Và tôi cũng đã đoán ra tại sao cô ấy lại hành động như vậy. Chỉ bởi lương tâm làm mẹ của cô ấy thức tỉnh kịp thời trong cõi âm hồn, và cô ấy biết là mình không thể hại con ruột của mình được! Cô ấy đã và thà chấp nhận oan hồn mình vĩnh viễn tiêu tan, chứ không làm ác thêm lần nữa…
“Với tôi như vậy thì còn gì để theo đuổi cuộc trả thù điên cuồng của mình nữa! Tôi đã hiểu ra, mọi thù hằn rồi cũng chỉ hằn thù triền miên mà thôi. Bởi dẫu tôi có hại nốt giọt máu cùn! g của �! �ng, thì rồi tôi vẫn còn có đứa con trai của mình. Lấy gì bảo đảm là vong hồn ông, vong hồn con trai ông nó sẽ không tìm cách trả hận chúng tôi.
“Lan Vi đã không còn tin tôi nữa, vậy thử hỏi tôi còn sống mà làm gì! Tôi viết những dòng này, biết là ông không còn trên thế gian này để đọc, nhưng tôi mong con trai ông nó sẽ đọc, và sau đó đem đốt để ở suối vàng ông cũng đọc được và tha thứ cho tôi…
“Lưu Tường.
Buông lá thư xuống, Sinh nhìn chàng trai kia, chưa kịp nói gì thì anh ta đã lên tiếng:
– Ba tôi chết bởi tự mình kết liễu cuộc đời. Tôi tuy không rõ lắm về chuyện rắc rối giữa ông với cha mẹ anh, nhưng qua lá thư này tôi cũng hiểu ra là mọi việc đã kết thúc. Phần anh thì sao, anh có hận thù gì tôi không?
Sinh gượng cười và bắt tay anh ta:
– Chuyện ấy đã là quá khứ. Những gì ba anh nói đã quá đủ để chúng ta khép lại mọi việc.
Họ siết chặt tay nhau trong niềm cảm thông.
Sinh xách trên tay hai pho tượng đồng nặng gần mười ký lô trong giỏ xách, mà lúc tới anh kỳ vọng sẽ buộc ông Lưu Tường làm cho ra lẽ, nhưng giờ này nó trở thành một gánh nặng thật sự. Anh muốn bỏ nó ở giữa đường, nhưng suy nghĩ lại, anh mang nó về nhà.
Anh đốt nhang bàn thờ cha mẹ, rồi dặn bà Lý:
– Vú làm một mâm cơm để trưa nay cúng giùm con.
Bà Lý ngạc nhiên:
– Sao cậu còn sửa soạn đi đâu nữa?
– Con có chút việc phải đi ngay. Khi về con sẽ nói với vú nh! iều vi�! ��c.
Lúc Sinh cất hai pho tượng vào tủ, anh có cảm giác như những pho tượng ấy giờ chỉ còn là hai khối đồng nặng nề mà thôi, mọi điều thần bí không còn nữa… Bằng chứng là trong lúc sắp xếp, Sinh vô tình làm rơi một pho tượng xuống sàn, chỉ một tiếng vang khô khan rồi thôi, không có một biểu hiện gì khác thường!
Bỗng một ý nghĩ lóe lên trong đầu, Sinh tự nhủ:
– Tại sao mình lại không đặt tượng lên đầu mộ của từng người?
Anh đem hai pho tượng ra ngoài mộ, thay vì bỏ vào tủ cất. Và tuần tự, Sinh đặt trước đầu mộ từng cái một. Vừa đặt xong thì thật bất ngờ, pho tượng bên mộ cha anh vụt chuyển động, rồi chỉ trông chớp mắt, nó chuyển dịch nhanh và đổi vị trí sang đầu mộ của mẹ. Riêng pho tượng của mẹ anh thì vẫn đứng yên.
Sinh chợt hiểu ra, anh thử lấy pho tượng vốn đặt mộ mẹ trước đó, chuyển sang mộ của cha, thì nó đứng yên! Để thử lại xem suy nghĩ của mình có đúng không, Sinh lại chuyển pho tượng mới bị dịch chuyển từ mộ cha sang, để nó trở lại cạnh pho tượng kia, ngay đầu mộ của cha. Lập tức pho tượng đó bị hất tung. Trong lúc pho tượng kia thì vẫn đứng yên!
Sinh chắp tay trước mộ cha, khấn:
– Con xin ba, giờ thì mọi việc đã đổi thay rồi. Mẹ đã biết lỗi và đã vĩnh viễn tan biến vào hư không rồi. Xin cha hãy rộng lượng, bỏ qua…
Nói xong, anh lấy bức thư của ông Lưu Tường, bật diêm quẹt đốt liền. Rồi anh lại khấn thêm:
– Bây giờ con sẽ thay ba đ! i làm m�! ��t việc cuối cùng. Ba cứ yên lòng nhắm mắt…
Anh đốt thêm hai nén nhang nữa và chờ cho lá thư cháy hết rồi mới quay lưng đi.
Ở phía sau Sinh, làn khói xanh từ lá thư đang đốt bỗng hóa thành màu đỏ, bay là đà quanh hai ngôi mộ. Cuối cùng, làn khói ấy sà xuống sát ngôi mộ của bà Lan Vi rồi tỏa ra lớn dần, lớn dần, sau cùng nó như một đám mây óng ánh sắc màu chụp xuống ngôi mộ!
° ° °
Người đàn ông hôm trước đón sự trở lại của Sinh khác lần đầu. Ông nở nụ cười thân thiện:
– Cậu trở lại đây sớm hơn tôi dự kiến.
Sinh lễ phép:
– Thưa chú, chú không khó chịu vì sự hiện diện của cháu chứ?
– Trái lại là khác. Cứ gọi tôi là Ba Vĩnh, tôi là em ruột của Hồ Điệp. Tôi đã được người ta báo trước là cậu sẽ trở lại đây, nhưng nghĩ ít ra cũng năm ba ngày nữa…
– Cháu đi xe đêm để kịp tới đây sáng nay. Bởi hôm nay là sinh nhật thứ 42 của bà Hồ Điệp, phải không ạ?
Anh vừa nói vừa đặt xuống một lãng hoa tươi, không ra dáng hoa tang, mà cũng chẳng ra hoa cưới, vì trên đầu lẵng hoa có gắn một dòng chữ khá to: Ngàn lần tạ tội! Thay mặt gia đình Thanh Long. Hoàng Sinh.
Vừa lúc đó, Sinh quỳ xuống trước sự ngỡ ngàng của ông Ba Vĩnh:
– Kìa, sao cậu lại…
Nhưng rồi ông chợt hiểu:
– Đêm qua ba cậu đã về đây báo cho biết cậu sẽ tới để tạ lỗi. Ba cậu cũng đã nói hết mọi chuyện về hành vi của mẹ cậu và ông thầy tướng số nào đó… Nhưng cậu không phải làm như vậy. Bởi mọi việc đã qua rồi, dẫu sao thì chị tôi cũng đã nhận hết mọi khổ đau rồi, còn hận ai làm gì…
Ông đỡ Sinh đứng lên, rồi nói:
– Cậu theo tôi ra sau này.
Ông đưa Sinh ra phía sau nhà, nơi có một khu vườn trồng những cây ăn trái sum sê. Đến một ngôi nhà nhỏ biệt lập vớ! i nhà lớn phía ngoài, từ bên trong vọng ra điệu kèn kỳ bí hôm trước! Sinh thảng thốt:
– Đây là…
Ba Vĩnh bảo:
– Chị tôi thổi đó. Chị ấy từ nhỏ đã mê loại kèn này và tập thổi cho đến khi chơi được nhiều bản nhạc, nhưng chỉ duy nhất có bản này thì hầu như năm bảy năm nay chị ấy chỉ chơi có một. Cậu biết bài nhạc này?
– Bài “Rose de Chine”.
- Đúng, đây là bản nhạc định mệnh của chị ấy. Bởi thiếu gì bài hay mà chị ấy không thổi, lại chỉ chơi có mỗi bài này. Tôi có hỏi thì chị bảo, bởi vì đấy là bài Cánh Hồng Trung Hoa mà anh Thanh Long thích nhất! Đó, tình yêu nó làm cho người ta lãng mạn và bảo thủ như thế đó!
– Cô ấy thổi hay quá, cháu cũng phát mê!
– Vậy mà… Ba Vĩnh định nói gì đó nhưng lại thôi.
Ông cất tiếng gọi vào trong:
– Chị Hai ơi, có cậu ấy tới!
Hình như việc Sinh tới đây đã được người trong kia hay biết trước, nên có một giọng yếu ớt và hơi run vọng ra:
– Mời cậu ấy vào phòng khách.
Ba Vĩnh mời Sinh vào nhà, vừa giải thích thêm:
– Từ ngày bị nạn chị tôi không tiếp ai ở đây cả, ngoại trừ cậu.
Căn phòng chìm trong bóng tối, do tất cả cửa nẻo đều đóng kín. Ngăn giữa phòng khách và phòng bên trong chỉ bằng một tấm màn che màu sậm. Giọng từ bên trong lại vọng ra:
– Cậu là Sinh?
– Dạ, con là Sinh. Con xin cúi đầu trước cô để nhận tội cho má con!
Anh lại bất t! hần qu�! �� xuống và mọp đầu sát sàn nhà. Bên trong, giọng nói vẫn từ tốn:
– Cậu không phải làm vậy đâu. Mọi việc đã qua rồi mà hôm nay được nghe cậu nói tôi đã mãn nguyện lắm, tôi không mong gì hơn…
Bà nấc lên thành tiếng! Ba Vĩnh hốt hoảng:
– Kìa, chị Hai! Chị làm khổ con tim của chị nữa rồi.
Giọng nói vẫn vang ra:
– Không sao. Cậu Ba có thể bước ra ngoài, để tôi nói với cậu đây mấy lời không?
– Dạ… nhưng chị Hai đừng để ảnh hưởng sức khỏe.
Ba Vĩnh lui ra thì tấm màn lay động nhẹ, rồi Sinh có cảm giác như có tiếng xe lăn chuyển động và… giọng nói gần sát bên:
– Cậu là người duy nhất được nhìn thấy dung nhan tôi, trong khi kể cả em trai tôi, nó nuôi tôi từ bao nhiêu năm nay cũng chưa từng nhìn thấy! Tôi chào cậu.
Sinh vừa ngước nhìn và suýt nữa anh đã kêu rú lên, bởi con người ngồi trên xe lăn đang ở trước mặt anh có một bộ mặt chẳng khác gì một ác quỷ!
– Bà là… bà Hồ Điệp?
Một tiếng cười giống như tiếng khóc cất lên:
– Cậu cũng nhận ra tôi rồi! Cám ơn cậu, dù sao thì dưới bộ mặt quỷ tôi vẫn còn có cái tên! Tôi đang đợi cậu tới đây để nói với cậu câu này…
Bà dừng lại, hình như để lấy hơi, rồi mới tiếp:
– Tôi chỉ mong ước một điều duy nhất trước khi nhắm mắt, mà chỉ có cậu mới quyết được: Tôi muốn được chôn cạnh ba cậu!
Sinh phản ứng ngay:
– Sao được! Mẹ tôi…
N! gười p! hụ nữ trên xe lăn chợt thở dài…
Riêng Sinh, sau câu nói dở dang, anh chợt nhận ra, vội tiếp liền:
– À, mà không sao! Được, được cô ạ! Nhưng, con muốn phụng dưỡng cô dài lâu. Cô đừng chết…
Người phụ nữ long lanh ánh mắt tiến khuôn mặt sần sùi, nhăn nheo giọng bà như reo lên:
– Cô cám ơn con! Cám ơn Phật trời…
Sau câu nói, bà đẩy nhanh chiếc xe lăn trở vào sau bức màn che, và… bà khóc nức nở từ trong đó.
Sinh cố lên tiếng xin nói chuyện, nhưng bà không trả lời. Tuy vậy, Sinh thoáng hiểu tiếng nấc kia là niềm vui chứ không phải nỗi thống khổ như từ bao lâu nay…
Anh lặng lẽ bước ra ngoài và quyết định sẽ ở lại đó vài hôm…
Và quyết định đó rất đúng. Bởi ngay sáng hôm sau thì Ba Vĩnh, em trai bà đã phát hiện Hồ Điệp nằm chết trên giường với tư thế thanh thản. Hình như bà tự tìm lấy sự ra đi…
Thể theo ý nguyện của bà, Sinh và Ba Vĩnh đã đưa thi thể bà về chôn trong vườn nhà, nằm bên cạnh mộ của cha mẹ anh. Sau khi mai táng, Sinh chờ đợi xem có phản ứng gì không từ mẹ. Nhưng tuyệt nhiên không có gì…
Hưng không hứng thú gì khi theo mẹ vào chùa. Nhưng bà Thái thì lại phấn khởi lắm, cứ hối hoài:
– Con đi nhanh lên, sư cụ chỉ có thời giờ ít thôi, ông còn phải đi dự trai đàn ở xa mà cố gắng đợi mẹ con mình đó!
Hưng càu nhàu:
– Con nói rồi, chuyện cầu xin làm chi cho mất công, bề nào cũng…
Anh muốn nói điều gì đó, nhưng kịp ngừng lại. Bà Thái không để ý lắm, bà chỉ gấp gáp thôi:
– Nhanh chút nữa con!
Từ ngoài đường cái vào tuy là quãng đường đất khá xa, vậy mà chỉ mất chưa đầy nằm phút là hai mẹ con vào tới nơi. Ngửi được mùi hương nhang từ trong tỏa ra, bà Thái vui hẳn lên:
– Sư cụ còn chờ mình trong đó!
Bà vừa dứt lời thì từ trong chánh điện đã có tiếng vọng ra:
– Mời bà và cậu vào trong này.
Bà Thái nói nhanh với con:
– Nhớ là phải lễ phép với sư cụ đó, không được hỏi lôi thôi!
Hưng bỏ giày ra rồi theo mẹ bước tới sau lưng vị sư già đang ngồi xếp bằng trước bàn thờ Phật.
– A di đà Phật, con kính lễ thầy!
Hưng cũng chấp tay xá theo chứ không nói được như mẹ. Lúc này vị sư già mới ngẩng mặt lên, quay lại. Ông cất tiếng hiền từ:
– Thầy tưởng phải chờ lâu.
Bà Thái mau mắn:
– Dạ, đã được thầy cho phép thì đệ tử đâu dám chần chừ.
– Không phải bà, mà là cậu đây…
Hưng giật mình, anh lí nhí:
– Dạ&! #8230; con… con…
Nhà sư vẫn giữ nụ cười hiền hòa, ông vừa đứng lên vừa đưa tay chỉ ra sau:
– Mình ra ngoài nói chuyện cho thoáng mát.
Theo ông ra hoa viên phía sau chùa và không đợi bà Thái lên tiếng, sư cụ Chơn Phước đã chủ động nói:
– Sao, có chuyện gì hai vị cứ nói tự nhiên, thầy nghe.
Bà Thái nói liền:
– Bạch thầy, như đệ tử thưa với thầy hôm qua, thằng con trai của con nó có vấn đề…
Không để bà nói hết, nhà sư đã nói:
– Chuyện cái tâm không được an trước ngày lấy vợ phải không?
Bà Thái giật mình:
– Sao thầy biết?
Nhà sư nói mà không nhìn Hưng:
– Sắc diện cậu đây đã nói hết điều trong lòng. Cậu không hài lòng điều gì ở người con dâu mà mẹ cậu chọn?
Bà Thái định nói thay con, nhưng sư Chơn Phước đã chận lời:
– Thầy muốn nghe chính cậu đây nói thôi.
Bấy giờ Hưng mói thật sự lúng túng:
– Dạ… bạch thầy, con…
Bà Thái khuyến khích:
– Thầy đã hỏi thì con nói thật hết cho thầy nghe.
– Cậu không phải nói hết. Chỉ trả lời thầy tại sao cậu không thích người mẹ cậu chọn?
– Dạ… không phải con không thích. Nhưng… không dám thích thì đúng hơn!
Câu trả lời của Hưng làm cho bà Thái ngạc nhiên, trái lại nhà sư thì không, ông gật gù nói:
– Đây là lời thật lòng của cậu. Vậy điều gì khiến cho cậu sợ?
– Dạ…! ;
Bà Thái lại chen vào:
– Con sợ cái gì? Con nhỏ này là con nhà gia giáo, nói lại nết na đằm thắm mà chính con cũng nhiều lần khen. Hơn nữa con và nó từng quen biết nhau nhiều năm, từng hẹn ước nữa…
Hưng chừng như không muốn mẹ mình nói ra những điều đó, anh hơi xẳng giọng:
– Chuyện đó là của con…
Nhà sư nghiêm giọng:
– Chuyện này không đơn giản đâu.
Nghe ông nói thế, bà Thái lo lắng:
– Có gì nghiêm trọng sao thầy?
Nhà sư lại nhìn Hưng:
– Thầy nói không đơn giản không phải về phía cô gái, cũng không phải từ đôi bên cha mẹ, cũng không phải do bản thân cậu. Mà do một nguyên nhân khác…
Hơi giật mình bởi câu nói, Hưng lần đầu tiên dám nhìn thẳng vào mắt nhà sư, nhưng mới vừa nhìn anh đã vội tránh đi ngay, bởi hình như trong ánh mắt ấy như có cái gì đó khiến Hưng phát sợ!
Thấy sự lúng túng của Hưng, sư Chơn Phước nhắc:
– Hơn lúc nào hết, giờ đây cậu cần phải bình tĩnh. Bởi việc cậu sợ có liên quan tới tâm linh, nên thái độ của cậu sẽ quyết định cả cuộc đời cậu!
Vừa nghe tới đó bà Thái đã kêu lên:
– Có gì nghiêm trọng sao thầy? Trời ơi, con tôi…
Nhà sư dịu giọng:
– Chuyện này chỉ có mình cậu đây giải quyết được thôi, xin bà cứ bình tĩnh. Mà thôi, để cho dễ cả hai mẹ con, xin bà tạm ra hậu điện ngồi uống nước. Thầy cần nói thêm với cậu đây vài câu…
Bà Thái đành phải tránh đi, nhưng vẫn hướng mắt đầy lo lắng về p! hía con ! trai. Trong khi đó sư Chơn Phước chỉ nhìn về phía Hưng, không nói gì, nhưng hình như đang khuyến khích anh nói. Và Hưng nói rất thật lòng:
– Con sợ một cái gì đó vô hình! Cụ thể là mỗi khi con có ý định tới gặp Diệu Hương, người mà mẹ con định cưới cho con thì y như là con bị cái gì đó hành xác con dữ lắm, đến nỗi có lần con đang ngồi trên xe mà bị rớt xuống đất lúc nào không hay! Mà không phải một lần, nó cứ xảy ra hoài mỗi lần con gặp hay nghĩ tới cô gái ấy. Lúc đầu con tưởng mình bị bệnh, nhưng sau này ngẫm lại con mới hiểu, nếu con không nghĩ tới ai khác phái thì không có chuyện gì… Con đã đi khám bệnh tâm thần, thầy thuốc không phát hiện bất cứ bệnh tật gì ở con. Con hoang mang quá, mà ngày mẹ con muốn con cưới vợ cũng không còn xa nữa. Vậy con phải làm sao?
Nhà sư trầm ngâm một lúc rồi nói:
– Thầy không rành chuyện thần bí đó, nhưng nhìn khí sắc con ta đoán chắc con bị một ám ảnh gì đó lớn lắm. Ta hỏi thật, từ nào đến giờ con đã từng qua đời vợ nào chưa?
Hưng đáp ngay:
– Dạ chưa! Từ nào đến giờ con ở nhà cha mẹ, con đi học, rồi bây giờ mẹ con bắt đi lấy vợ. Con chưa hề…
Nhà sư lại thêm một phút trầm ngâm:
– Ta có nghiên cứu quẻ dịch, cho nên khi mẹ cậu và cậu chưa tới đây ta đã có bói một quẻ, ta lấy làm lạ là sao… cậu còn trẻ như vầy mà đã vướng chuyện tình trường?
Hưng lại chối bai bải:
– Không có đâu thầy! Năm nay con mới có mười tám, mà mấy năm trước con chỉ biết lo học hành…
! Nhưng chợt anh khựng lại, bởi trong đầu Hưng dường như đang có một tiếng khóc nức nở của ai đó, lúc thì như vọng lại từ bên ngoài, lúc lại như đang ở trong đầu… đủ khiến cho Hưng vừa sợ hãi lại vừa như tò mò…
– Cậu sao vậy? Có phải…
Hưng đành thú thật:
– Con đang nghe ai đó khóc! Mà điều này cũng thường xảy ra! Người ta chỉ khóc văng vẳng thôi, vậy mà con nghe như triệu triệu lời trách móc, đay nghiến… Con làm sao bây giờ đây thầy?
Nhà sư đột ngột đặt tay lên giữa trán của Hưng trong vài giây rồi nói nhanh:
– Cậu mắc nợ ai đó một lời thề hay một lời hứa gì đó quan trọng lắm!
Hưng chợt thoát ra khỏi trạng thái đang mắc phải sau câu nói của nhà sư Nhưng anh vẫn không thừa nhận:
– Con không hề có điều gì với ai hết! Hay là…
Trong đầu anh lại tiếp tục nghe những âm thanh như lúc nãy, điều này khiến Hưng hiểu rằng hễ anh chối bỏ điều như nhà sư nói thì anh bị… ai đó làm cho rơi vào tình trạng khó chịu này!
Sư Chơn Phước bỗng đứng dậy, ông nói dứt khoát:
– Cậu về suy nghĩ kỹ lại coi, mình có phạm điều gì như thầy vừa nói không? Phải tìm ra căn nguyên thì mới hy vọng giúp cậu thoát qua trạng thái này.
Ông ra ngoài báo cho bà Thái:
– Bà đưa cậu ấy về đi, không có gì đáng lo cả. Nhưng theo thầy thì bà nên hoản chuyện tính cưới vợ cho cậu ấy, cho đến khi nào tự cậu ấy thấy cần.
Bà Thái lo lắng định hỏi thêm, nhưng nhà sư đã lặng lẽ bước về chánh điện, bắt đầu ! buổi ki! nh sáng như thường lệ. Mà một buổi cầu kinh của thầy thì kéo dài đến giữa trưa, không gì làm cho ông bỏ dở buổi kinh…
Hưng giục mẹ mình:
– Mình về thôi, má!
Suốt trên quãng đường về dù bà cố dò hỏi, nhưng Hưng không hé răng nửa lời về buổi trò chuyện với nhà sư. Chỉ khi về đến gần nhà Hưng mới đột nhiên nói:
– Con muốn đi qua bà nội!
Bà Thái ngạc nhiên:
– Qua bên đó làm gì con, để bữa khác đi cho sớm, bây giờ gần giữa trưa rồi, đây qua đó đến hơn trăm cây số.
Nhưng Hưng vẫn cương quyết:
– Con có việc này cần lắm, con phải đi!
Chưa bao giờ bà Thái thấy con như vậy! Bà nghĩ có lẽ nhà sư đã nói gì đó nên Hưng mới gấp đi như thế. Bà đành phải chấp thuận, nhưng căn dặn:
– Nếu liệu không về sớm được thì con ở bên đó ngủ với nội, bữa sau về cũng được.
Hưng đáp gọn lỏn:
– Vài bữa con mới về!
° ° °
Thấy cháu nội về bất ngờ, bà nội Năm đã ngạc nhiên, mà bà còn ngạc nhiên hơn khi Hưng hỏi:
– Nội nhớ ông giáo Luận không nội?
- Giáo Luận nào, phải ông giáo ngày trước dạy con và mấy đứa trong nhà rồi chết bất đắc kỳ tử đó không?
– Dạ, đúng rồi nội. Ông giáo chẳng biết tại sao chết, nhưng nội cấm tụi con không đứa nào được qua nhà đó nữa từ sau khi ông ấy chết!
Bà nội Năm gục gật đầu:
– Nhớ chứ. Mà sao tự nhiên con hỏi thăm nhà đó làm gì?
– Dạ… con muốn biết coi bây giờ còn ở chỗ cũ không?
– Còn. Nhưng con không nhớ lời nội dặn sao, nhà đó… có vong, không nên tới!
Hưng ngơ ngác:
– Có vong là sao nội?
– Là có người chết bởi… âm hồn, nên âm khí nơi đó nặng nề lấm!
– Thì ra chỉ vì chuyện ấy mà ngày trước nội cấm không cho tụi con qua đó, đến nỗi bây giờ con muốn quên đường qua nhà của thầy luôn. Mà nè nội, sao nội tin làm gì chuyện vong hồn gì đó. Thầy Luận là người tốt, thầy được học sinh kính yêu, rồi thầy chẳng may chết sớm, vậy có gì đâu gọi là vong với âm hồn?
Bà nội Năm hạ thấp giọng như sợ có người nghe:
– Chính vì ông giáo chết bất đắc nên người ta mới nói… Mà thôi, chuyện nhà đó đã lâu rồi không qua lại, con còn nhắc tới làm gì. Mà chuyến này con về là để lo việc gì, sao má mày đâu không về?
Hưng đáp khiến bà nội giật mình:
&! #8211; Con về chỉ vì chuyện nhà ông giáo!
Bà nội trố mắt:
– Chuyện gì?
Hưng gấp gáp đứng lên:
– Để con đi xong việc rồi về chơi mấy bữa.
Anh đi thang ra cửa trước sự lo lắng của nội:
– Mà con đi đâu?
– Việc riêng của con mà!
Nơi Hưng tìm tới đúng là ngôi nhà của ông giáo Luận. Lâu ngày không ghé qua, quả là có nhiều thay đổi, nên Hưng phải hỏi mấy lượt người ta mới chỉ cho:
– Nhà thầy giáo Luận từ khi ông ấy mất thì có nhiều thay đổi. Hồi xưa đường vào nhà thầy là đi bên cạnh đình làng, nhưng những năm trước người ta bít con đường đó, mở con đường mới đi từ bến sông lên gần hơn. Bây giờ cậu cứ theo lộ xe đây, đi tới chỗ bến đò, thấy có cái cổng xi măng đề mấy chữ: Từ đường ông Hội Đồng, cậu cứ theo đó mà đi chừng vài trăm mét, hỏi nhà giáo Luận ai cũng biết.
Hưng còn nhớ thời anh còn nhỏ đã từng đi qua ngõ này, nhà hội đồng Kinh lớn nhất vùng, có nuôi nhiều chó dữ, nên tuy con đường qua lại đã có từ lâu, nhưng bọn trẻ như anh không thích đi, bởi sợ chó. Mà người thường nhắc Hưng không nên đi lối này lại là một cô gái, bạn học với Hưng, mà lúc này Hưng đang chợt nhớ tới, Lan Huệ!
Chuyện Hưng trở về đây đột ngột là cũng bởi Lan Huệ. Cô bạn học này ngày xưa suýt nữa đã cùng với Hưng lên Sài Gòn học tiếp bằng Tú Tài, nếu không vì cái chết đột ngột của ông giáo. Rồi từ đó Hưng không còn liên lạc gì, dẫu khi học ở Sài Gòn trong mấy năm đầu anh cũng đã c�! � gửi v! ề năm sáu lá thư mà không thấy hồi âm…
– Cậu tìm nhà ai?
Thấy Hưng ăn mặc ra dáng công tử nên một chị gánh hàng rong lên tiếng hỏi. Hưng đã nhớ lối vào nhà thầy Luận, nên chỉ tay và đáp:
– Nhà thầy giáo Luân.
Chị đó buông gánh hàng xuống, nhìn Hưng một lượt rồi nói:
– Chắc lâu lắm cậu không tới đây phải không?
– Dạ đúng. Tôi học ở Sài Gòn…
– Thảo nào…
Hưng ngạc nhiên:
– Có gì vậy chị?
– Cậu biết ông giáo đã chết?
– Dạ biết. Hồi ông giáo chết tôi còn ở xứ này.
– Nhưng… những cái chết sau đó cậu có biết?
– Ai chết? Những cái chết nào?
Chị bán hàng chưa kịp nói thì bỗng Hưng vụt chạy về hướng ngôi nhà mà anh đang đi tìm. Trong đầu anh dường như đang có một linh tính gì đó…
Lúc đẩy cánh cổng cây đã mục nát Hưng mới chợt nhận ra sự hoang vắng của ngôi nhà. Ngoài cánh cổng mục, cái sân rộng cũng mọc đầy cỏ um tùm. Khi Hưng bước vào cửa trong thì đã hiểu ngôi nhà không có người ở từ lâu. Cửa đóng kín, khóa bên ngoài bằng một ống khóa to đã rỉ sét.
– Sao kỳ vậy?
Hưng đang tự hỏi thì chợt anh nghe tiếng bước chân từ phía bên hông nhà, cùng lúc có người cất tiếng gọi:
– Cậu tìm gì trong này?
Hưng quay lại bắt gặp một người đàn ông lớn tuổi, ăn mặc kiểu một nông dân vừa đi đồng về, trên tay ông còn cầm c! ây cuố! c đầy bùn.
– Dạ, cháu muốn tìm nhà thầy Luận. Tìm… cô Lan Huệ?
Bỗng người nọ kêu lên:
– Cậu là cậu Hưng cháu bà nội Năm phải không?
Hưng ngơ ngác:
– Chú đây là…
Vị lão nông lột chiếc nón lá đang đội trên đầu xuống, lộ ra một khuôn mặt khá quen thuộc với Hưng:
– Cậu Sáu!
Thì ra người đang đứng trước mặt Hưng là cậu thứ Sáu trong nhà này, tức em vợ thầy Luận, mà hồi trước khi còn qua đây chơi, Hưng thường được cậu hái ổi cho ăn.
– Thằng bây giờ lớn đại! Mà sao cói bây giờ con mới về hả Hưng?
Trong câu hỏi dường như có sự trách móc. Hưng cũng cố ngượng:
– Dạ, do con đi học ở Sài Gòn, con có viết thư về cho Lan Huệ, mà không thấy trả lời.
Cậu Sáu nhẹ thở dài, rồi chỉ tay ra sau bảo Hưng:
– Bây giờ cậu ở ngôi nhà phía sau vườn. Hồi xưa nó là phía sau, nhưng bây giờ trở thành cửa trước, bởi nhà không còn ai nên cậu đóng cửa trước này lại, chỉ ra vào cửa sau thôi. Qua nhà đi rồi cậu kể chuyện cho nghe.
Ông đi trước dẫn đường, đến khi lọt vào phía vườn sau, Hưng mới nhớ ra, hồi đó ở sau vườn này anh và Lan Huệ đã từng chơi đùa, hái trái và đôi khi còn tắm sông.
Ngỏ sau này đúng là còn có một lối đi thông ra phía đình làng.
– Sao cậu ở một mình?
Không trả lời Hưng, chờ khi vào nhà rồi ông mới nói:
– Cậu bây giờ sống ở đây một mình để hương khói cho cả nhà.
H�! �ng hốt! hoảng:
– Cả nhà nào?
Chỉ tay về tủ thờ lớn, cậu Sáu đáp, giọng buồn hiu:
– Cả nhà anh chị tôi đều chết hết cách nay hơn ba năm rồi!
– Trời ơi!
Hưng nhìn lên tủ thờ, anh còn sửng sốt hơn khi thấy có ảnh của Lan Huệ:
– Huệ… Huệ cũng… chết rồi sao cậu?
Giọng cậu Sáu chùn xuống:
– Sau khi ba nó chết đột ngột thì hơn một năm sau thì bỗng nửa đêm đến phiên chị tôi cũng chết theo. Tôi cứ tưởng là chuyện bình thường, nhưng vừa chôn cất chị tôi được vài tuần thì bỗng con Lan Huệ cũng lăn đùng ra chết mà chẳng có bệnh hoạn gì! Mà nào có hết, hai đứa chị của nó đi dạy học xa cũng bị tai nạn chết cùng lúc, sau đó chỉ mấy tháng!
Hưng không còn giữ được bình tĩnh, anh thảng thốt kêu lên:
– Trời ơi!
Cậu Sáu có lẽ lâu lắm không được kể với ai về chuyện nhà, một bi kịch mà vì nó hầu như cả làng này không còn ai dám lui tới nhà ông nữa:
– Đúng là những cái chết không bình thường. Một bi kịch mà không hiểu ông trời có ghét bỏ gì nhà này không mà lại rơi xuống thảm khốc như vậy! Từ đó nhà này tiêu điều luôn, tôi nhiều lần rao bán nhà nhưng chẳng ai dám mua, mà càng ngày càng xa lánh nữa. Tôi đành phải thui thủi sống một mình để nhang khói cho họ.
– Nhưng tại sao lại có chuyện bi thảm vậy, cậu Sáu?
Cậu đứng lên, đi lấy ra một hộp giấy nhỏ, trong đó chứa nhiều thư từ, giấy tờ cũ. Trong số này có cả mấy lá thư! của Hưng, còn nguyên chưa được xé ra. Hưng hiểu ra, anh chép miệng:
– Thảo nào con chờ hồi âm mãi mà không có.
Cậu Sáu còn lấy ra một tờ giấy cũ khác đưa cho Hưng:
– Con có đọc được chữ này không?
Hưng cầm lấy xem qua rồi lắc đầu:
– Đây giống như chữ Cao Miên, con không đọc được.
- Đúng đây là chữ Miên. Tờ giấy này do một đạo sĩ người Miên, trong lễ an táng anh giáo Luận thì ông này ghé lại đốt nén hương trước quan tài và xin giấy bút, viết một hơi và bảo người nhà đi tìm người đọc và làm theo. Sau khi an táng anh rể tôi rồi do lu bu, vả lại xứ này có ai biết đọc chữ Miên, nên tờ giấy này phải hơn một năm sau mới được dịch nghĩa ra và… bi kịch đã xảy ra rồi!
Hưng giật mình:
– Trong giấy nói gì vậy?
– Đó là lời của vị đạo sĩ giỏi về bắt vong gọi hồn, ông ấy biết trước sự việc sẽ xảy ra sau cái chết của giáo Luận và khuyên người nhà nên cúng vái, ngăn ngừa… Nhưng do không đọc được tờ giấy này nên thảm họa đã xảy ra!
– Trong đó nói gì?
– Ông ta nói giáo Luận chết vì đúng giờ trùng, lại gặp đúng hung tinh tác động, nên từ một cái chết sẽ kéo theo nhiều cái chết nữa của người trong nhà, nếu không kịp ngăn ngừa!
– Nhưng ngăn bằng cách nào?
Ông nhìn thẳng vào mặt Hưng, giọng đầy lo lắng:
– Bất cứ ai có liên hệ đến người chết đều có thể bị nguy. Anh rể tôi chết vào giờ trùng, gặp hung tinh Bạch Hổ, nên vợ rồi con đều phải liên lụy, trong ! số nh�! �ng đứa con của anh chị tôi có con Lan Huệ, nó ẩn tuổi cha, lại cùng mạng hỏa với cha nó, nên khả năng gây họa của nó cao hơn hết trong nhà! Bởi vậy kể từ khi nó chết tôi đã rà soát trong nhà coi có ai có thể bị ảnh hưởng bởi sao xấu của nó không mà chưa thấy. Nghe nói, nếu khi còn sống mà con Lan Huệ có quan hệ tình cảm với ai thì người đó sẽ không yên.
Ông nói xong cầm mấy lá thư của Hưng trả lại cho anh ta:
– May là những lá thư này nó chưa đọc, chứ nếu không thì…
Bỗng ông giật mình kêu lên:
– Mà không xong rồi! Cậu có tên trong sổ lưu bút của nó, lại đứng đầu sổ nữa.
Ông chạy đi lấy ra quyển sổ lưu bút đã cũ, đưa cho Hưng xem:
– Đây nè, cậu xem!
Hưng nhớ ngay quyển lưu bút này. Hồi đó chính Lan Huệ đã đưa cho anh và còn nói:
– Trong sổ này em chỉ muốn anh và hai người bạn nữa viết thôi, em không thích cho nhiều người viết. Anh là bạn thân duy nhất của Huệ, còn hai người kia là anh họ xa, đều là những người thân thiết nhất của Huệ!
Hưng vừa nhìn vào và kêu lên sửng sốt:
– Anh Hòa, thằng Lương, cả hai người cũng lên Sài Gòn học với con và… cả hai đã chết hết rồi!
Cậu Sáu không kìm chế được đã run run thốt lên:
– Chỉ còn mình con…
Hưng lặng người đi. Anh đang nhớ tới những tiếng khóc kỳ lạ trong đầu, rồi những lần anh bị cản trở trong khi nghĩ tới người con gái nào đó, anh đứng bật dậy, trên tay vẫn còn cầm quyển lưu bút, anh chạy bay! ra cửa! . Cậu Sáu kêu theo:
– Con phải cẩn thận!
Kể hết mọi chuyện cho sư Chơn Phước nghe, rồi Hưng đặt quyển lưu bút xuống trước mặt ông, nói tiếp:
– Con nghĩ điều thầy nói con có quan hệ tình cảm với ai đó rồi bị người ta bám theo phá, có lẽ là người này.
Nhà sư nhẹ lắc đầu:
– Chuyện tà ma thì không có trong cửa Phật, nhưng tà ma ở chung quanh ta cũng không thể nào biết hết được. Tuy nhiên chuyện của con ta nghĩ cũng không quá nghiêm trọng, theo suy đoán của ta thì cô gái này tuy vậy vẫn còn lòng tin nơi con, nên những gì cô ấy báo ứng cho con thấy đủ biết là cô ấy không muốn hại con như những người khác.
– Vậy con phải làm sao bây giờ đây thầy?
Đưa trả lại quyển lưu bút cho Hưng, nhà sư bảo:
– Con thử đem đốt quyển sổ này xem, có thể nó có tác dụng gì đó…
Hưng lo lắng:
– Nhưng trong đó có ảnh của con. Có phải gở ảnh ra không sư?
– Không cần. Con nên đốt luôn thử xem.
Ông còn nói thêm:
– Con nên thực hiện việc này ngoài khuôn viên chùa.
Hưng nghe lời, anh cầm quyển lưu bút đem ra bờ sông cách chùa hơn nửa cây số và châm lửa đốt.
Một làn khói xanh bay lên không trung và cứ quyện mãi theo gió, lâu lắm mới tan…
Không biết chuyện gì đã xảy ra. Chỉ biết rằng sau đó Hưng không còn thấy những hiện tượng kỳ lạ nữa. Cũng không còn nghe tiếng khóc mơ hồ kia nữa…
Sáu tháng sau thì cái tin Hưng cưới v�! �� chẳn! g những cha mẹ anh mừng, mà ngay như nhà sư Chơn Phước cũng vui trong lòng. Ít ra thì ông cũng đã giúp được một kiếp nạn được hóa giải…
HẾT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét