Tôi là Coriander
Người dịch:Lê Minh Đức
Hiệu đính: Liên Nga
Để tưởng nhớ về một người bạn không thể thay thế: Maria Bjornson
Th ế giới mà chúng ta đang sống chẳng là gì ngoài một tấm gương, phản chiếu một thế giới khác bên kia bề mặt tráng bạc của nó, một vùng đất nơi thời gian chỉ là thứ nhỏ nhặt tầm thường và bị tước bỏ hết mọi quyền lực
Mình luôn hy vọng sẽ tìm thấy cậu ở đó.
S.G.
L ời cảm ơn
Tôi muốn gửi lời cảm ơn từ tận đáy lòng tới Jane Frior về tất cả những lời động viên, sự thông thái và
Tôi mu ốn gửi lời cảm ơn từ tận đáy lòng tới Jane Frior vì tất cả những sự ủng hộ, những lời động viên thông thái và sự tận tụy tuyệt vời của chị đã giữ cho tôi đi trên con đường đúng đắn và giúp tôi luôn quay trở lại con đường ấy ngay cả khi tôi lạc vào ngõ cụt. Tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành tới người đại diện của tôi Rosemary Sandberg vì sự khích lệ của chị trong suốt những năm qua; tới người xuất bản cuốn sách này Fiona Kennedy vì lòng nhiệt tình và kiên định của chị; tới Lauri Hornik ở Dial Books vì sự hăng hái và tận tâm của chị; và tới Judith Eliott, một biên tập viên tài năng, người đã giúp tôi tìm ra và thay đổi những câu từ chưa được thoả đáng, và luôn luôn tin rằng tôi có thể tiến xa hơn, thậm chí còn hơn cả chính tôi tin vào bản thân mình. Nếu không có Judith và Jane, cuốn sách này hẳn sẽ rất tẻ nhạt.
M ục lục
Phần 1
1. Một câu chuyện để kể 2. Con cá sấu nhồi 3. Đôi giày bạc
4. Đôi cánh quạ
5. Cơn sốt
6. Chuỗi ngọc trai
Ph ần 2
7. Cái bóng tiên
8. Điều sẽ đến
9. Giậu đổ bìm leo
10. Tin xấu
11. Vĩnh biệt
12. Bàn tay thịnh nộ
Phần 3
1 3. Medlar
14. Tia sáng xanh
15. Hoàng tử Cáo
16. Những con mắt thêu
17. Thế giới bị đánh mất
Ph ần 4
18. Tiếng thét kinh hoàng
19. Những nút thời gian
20. Hester
21. Người đàn bà lạ mặt
22. Ngọn lửa xanh
Ph ần 5
23. Những lời thú tội
24. Cơn bão
25. Bộ quần áo mới
26. Dấu răng
27. Sợi dây vô hình
Ph ần 6
28. Đêm của Cáo
29. Ánh sáng của chiếc bóng
30. Ngọt ngào và cay đắng
Ph ần 7
31. Trở về
32. Những ngón tay xinh xẻo nhất đời
33. Đức vua vạn tuế
34. Người vợ hoàn hảo
35. Tên hề và bộ tóc giả
Bối cảnh lịch sử
Dòng Thames ng ọt ngào, hãy êm trôi Tới tận cùng khúc hát của tôi… Edmund Spencer, Prothalamion
Phần 1
1 Một câu chuyện để kể
Đ ã về đêm. Ngôi nhà cũ bên bờ sông cuối cùng cũng trở nên yên tĩnh. Đứa bé thôi khóc. Nó đã được ru ngủ. Chỉ còn tiếng sóng sông Thames vỗ nhè nhẹ ngoài cửa sổ phòng tôi. London bọc mình trong giấc ngủ say, đợi người gác đêm báo ngày mới đến. Tôi thắp ngọn đầu tiên trong bảy cây nến dành để viết lại câu chuyện của mình. Trên mặt bàn cạnh tôi, chiếc túi lụa đựng chuỗi ngọc trai của mẹ nằm bên chiếc hộp bằng gỗ mun. Trong hộp cất giữ báu vật mà đến tận bây giờ tôi mới bắt đầu hiểu được. Kế đó, đang toả sáng lấp lánh tựa mặt trăng, là một đôi hài bằng bạc.
Tôi có bao chuy ện để kể: tại sao tôi lại có được đôi hài bạc và nhiều chuyện khác. Và bởi vì đây là câu chuyện của tôi, cũng là một câu chuyện cổ tích, nên tôi sẽ bắt đầu bằng: Ngày xửa ngày xưa…
Tên tôi là Coriander
1
!
Hobie, con duy nh ất của Thomas và Eleanor Hobie, chào đời trong chính ngôi nhà này vào năm Thiên Chúa 1643. Ngôi nhà nằm gần kề bên cầu London với dòng sông chảy ngang qua dưới khung cửa sổ sau nhà. Phía trước là khu vườn của mẹ, một khu vườn có tường bao quanh từng một thời xiết bao đẹp đẽ và xanh tốt. Cánh cổng vườn bằng gỗ mở ra thẳng với con phố ồn ào bên ngoài. Khu vườn giờ chỉ còn cỏ dại mọc đầy. Nó đã bị bỏ hoang quá lâu. Trước kia, nơi đây ngập tràn hoa và thảo mộc với mùi hương đủ làm thơm ngát cả dòng Thames. Nhưng giờ chỉ còn hương thảo, tầm ma, tầm xuân và mâm xôi thi nhau chiếm làm lãnh địa riêng.
Chính khu v ườn lạ lùng này, loại vườn mà chưa có người hàng xóm nào từng thấy, đã dệt nên những lời đàm tiếu đầu tiên về mẹ. Khu vườn là món quà cha tặng mẹ. Ông còn xây cho bà một phòng chưng cất xinh xắn dựa lưng vào tường nhà chính. Mẹ tôi, với dáng vẻ trầm lặng thường thấy của bà, am tường về thảo mộc và công dụng của chúng hơn bất kỳ ai. Cùng chị hầu gái Mary Danes, bà thường dành nhiều giờ liền ở trong phòng chưng cất, tạo ra đủ loại thuốc rồi đổ vào trong những chiếc lọ bé xíu. Khi còn nhỏ, tôi thường trốn trong váy mẹ, nghe lỏm những người bạn hay hàng xóm đến kể lể về bệnh tật như thể đem tới những bó hoa của đau đớn, để rồi được chữa lành bằng một trong những phương thuốc của mẹ. Sau này, khi tôi quá lớn để trốn dưới váy mẹ thì họ đến hỏi mẹ tôi những chuyện khác. Tiếng tăm là một người đàn bà kỳ quái biết ma thuật của mẹ đã lan xa như bông kế bị thổi bởi ngọn gió nóng hổi của những chuyện ngồi lê đôi mách.
Nh ững ký ức đầu tiên của tôi là về khu vườn và về một thứ nữa: căn buồng cũ của tôi. Căn phòng với những bức tường mà mẹ đã vẽ lên bao khung cảnh thần tiên và những con thú chỉ có trong tưởng tượng. Bên dưới mỗi bức tranh là nét chữ hoa mỹ của mẹ, kể lại một câu chuyện mà lời kể cũng rực rỡ như màu sắc trong tranh. Khi còn nhỏ tôi thường di ngón tay theo từng nét chữ để cảm nhận những dòng chữ mỏng mảnh trên nền gỗ và thì thầm đọc những cái tên như thể chúng là lời bùa chú giữ không cho tai hoạ lại
1 Coriander cã nghÜa lµ c©y rau mïi
g ần. Những bức vẽ ấy, cũng như hoa thơm ngoài vườn, giờ không còn nữa. Tất cả đã bị xoá sạch. Chỉ còn lại một chút dấu mờ của nhũ vàng. Chúng vẫn luôn toả sáng như ký ức. Trước kia tôi thường tin rằng cuộc đời mẹ cũng bắt đầu cùng với sự ra đời của tôi. Trước khi tôi xuất hiện trên đời, chẳng có gì tồn tại cả. Chẳng có gì, cho đến cái ngày hạ chí khi cha tôi, Thomas Hobie, lần đầu gặp mẹ tôi đứng dưới một cây sồi bên con đường quê.
Đ ây là câu chuyện cha kể cho tôi, cũng là câu chuyện mà tôi thích nhất. Khi còn là một thương nhân trẻ đầy mơ mộng, cha dồn hết số tiền khó nhọc kiếm được cùng tài sản ông nội để lại vào một con tàu tới Constatinople. Ông hy vọng nó sẽ quay về cùng hàng súc tơ lụa. Nhưng than ôi, cái ông nhận được là tin con tàu đã biến mất trong một cơn bão biển khủng khiếp, và giờ ông chẳng còn gì ngoài bộ đồ đang mặc trên người.
Tuy ệt vọng, cha rời thành phố và đi bộ gần mười dặm về nông thôn xem may ra có thể vay mượn chút gì một người họ hàng xa, ngài Stoop. Tới nơi, cha mới biết ông Stoop đã từ bỏ những vật lộn không ngừng của cuộc đời, bước vào thế giới tĩnh mịch của người chết, để lại người vợ góa và bầy con nhỏ.
Cha không còn b ụng dạ nào hỏi xin bất kỳ thứ gì. Sau khi chia buồn với bà quả phụ, ông rầu rĩ lên đường về London, phó mặc số phận.
Trời đã muộn khi ông gặp một người đàn ông lạ lùng với bộ râu dài thắt lại thành búi, tay xách một chiếc đèn lồng tròn như mặt trăng. Người lạ mặt nói với cha tôi rằng ông ta vừa bị một kẻ cướp đường lột sạch và chỉ còn lại có chiếc đèn. Cha tôi rất thông cảm với ông và đưa ông chiếc áo khoác để chống chọi cái rét thấu xương. Ông lão nhận chiếc áo vẻ đầy biết ơn.
– Con trai, vàng bạc châu báu cũng không quý bằng đi trên đường đời với một trái tim luôn biết rộng mở và yêu thương. – Ông ta nói. – Ngày mai, lòng tốt của con sẽ được đền đáp xứng đáng.
Cha tôi chúc ông lão mạnh khoẻ và không gặp phải điều bất trắc nào nữa. Rồi cha tiếp tục hành trình vô định, chỉ có ánh trăng soi đường. Một cơn sóng mỏi mệt đổ ập tới, cha nằm xuống và ngủ thiếp đi.
Sáng hôm sau, chưa đi được bao xa thì cha nhận ra mình bị lạc. Trong ánh bình minh, mọi vật đều có vẻ khác lạ.
TôI đã nghe câu chuyện này nhiều lần đến nỗi có thể tự nhắc lại từng từ một. Và cứ tới đoạn này, bao giờ tôi cũng ngắt lời cha:
– Nhưng cha đang đi đúng đường mà!
Ông bèn cười và đáp:
– Con đường đó dẫn cha đến với mẹ con, làm sao là đường sai được?
Trong suy nghĩ trẻ con của tôi thì dường như cha đã gặp và cưới mẹ chỉ trong vòng có một ngày. Họ quay về thành phố sau lễ cưới để rồi được chào đón bởi cái tin đáng kinh ngạc: con tàu của cha đã cập bến an toàn! với đầy tơ lụa hảo hạng.
Từ ngày ấy trở đi, cuộc đời của cha như được phù phép trong tình yêu và vận may. Không có tàu của nhà buôn nào thuận buồm xuôi gió đến thế. Không cướp biển, chiến tranh hay bão tố, tàu của cha căng buồm trên mặt biển yên bình mà không hề gặp cản trở, đem về những của nả xứng cho một vị vua. Không lâu sau, cha đã đủ giàu để xây cho chúng tôi ngôi nhà bên bờ sông này, nơi gia đình tôi sống trong xa hoa với một đầu bếp và nhiều người hầu, còn có cả Sam, người học việc trung thành của cha nữa.
Tôi không hề thấy ngạc nhiên là tất cả những chuyện ấy đã xảy ra quá nhanh. Chưa bao giờ tôi có ý nghĩ hỏi xem gia đình mẹ tôi nghĩ gì khi con gái họ lấy một anh chàng không xu dính túi hay thậm chí liệu mẹ có một gia đình để nghĩ tới hay không. Tất cả những câu hỏi này cùng bao điều thắc mắc khác chỉ đến với tôi sau này, khi chẳng còn ai để hỏi nữa.
Cha tôi có hai bức chân dung nhỏ vẽ hình cha và mẹ ít ngày sau đám cưới. Chân dung mẹ vẽ bà vận y phục màu kem được thêu rất đẹp, đính vô số hạt ngọc trai nhỏ xíu lấp lánh. Tôi tưởng tượng mẹ trông cũng giống như vậy khi cha tôi nhìn thấy bà lần đầu tiên vào cái ngày mùa hạ dưới bóng cây sồi ấy. Tóc mẹ cài những bông hoa dại và trên tay bà cầm một chiếc lá sồi.
Khung cảnh trong tranh luôn làm tôi mê mẩn. Nó giống như bạn là một con chim từ trên cao tít nhìn xuống mặt đất trải dài phía dưới. Kia, trong một rừng sồi, là một khoảng rừng trống với một tòa nhà lớn và khu vườn được trồng trọt, cắt tỉa theo đúng kiểu. Xa xa, một ngọn tháp cao vượt hẳn nhữ! ng ngọn! sồi. Tôi có thể thấy một dáng người trên đỉnh tháp nhìn xuống cảnh vật bên dưới như đang tìm kiếm một vật hay một người nào đó. Bên bìa rừng là một đám người đi săn cùng đàn chó. So với ngôi nhà và ngọn tháp, trông họ to lớn một cách kỳ lạ. Một con chim ưng đậu trên cánh tay của một trong số các kỵ sĩ. Tôi đã ngắm bức tranh rất nhiều lần trước khi nhận thấy có một con ngựa trắng và một con cáo trốn trong bụi rậm. Bởi một nguyên nhân nào đó mà tôi không sao giải thích nổi, phát hiện này làm tôi lo lắng vô cùng. Nó khiến tôi thấy bất an, như thể không có gì là yên ổn vậy.
Trong bức chân dung, cha tôi trông trẻ và đẹp trai. Mặt cạo nhẵn nhụi, ông mặc quần ống bó và một chiếc áo sơmi bằng vải lanh được thêu giống như váy của mẹ. Cảnh vật phía sau ông thì không mấy khác lạ. Đó là quang cảnh một thành phố với dòng sông chảy ngang qua như một dải băng màu xanh ngọc. Bạn có thể nghĩ đó là London cũng được, chỉ khác một điều là những ngôi nhà được sơn màu rất rực rỡ, dưới nước có những mỹ nhân ngư cùng thuỷ quái chen giữa một hạm đội tàu lớn với cánh buồm vàng rực căng gió.
Ngay từ ngày ấy, tôi đã thấy hai bức chân dung nhỏ cổ đến lạ lùng, như thể chúng được vẽ từ lâu, rất lâu trước kia, trong một thế giới hoàn toàn khác. Giờ thì tôi đã hiểu ý nghĩa của chúng. Tôi đã hiểu tại sao mẹ im lặng, và tại sao, trong thời khắc đen tối nhất của tôi, quá khứ của bà đã đã kêu gọi tôi, dẫn tôi trở về với một điều không thể chối bỏ lâu hơn.
2 Con cá sấu nhồi
Tôi không nh ớ gì về phiên toà xét xử vua Charles I. Tôi không biết nội chiến nghĩa là gì. Những sự kiện lớn như thế trong dòng lịch sử chỉ lướt qua tôi. Những gì tôi nhớ được là cảm giác an toàn và được yêu thương, mùi nước hoa của mẹ, được thức muộn cùng cha mẹ trong khi ông bà dùng bữa tối, rồi ngủ thiếp đi trong vòng tay mẹ. Tôi có thể kể cho các bạn nghe rất nhiều về những cái hôn của bà. Còn chuyện cha mẹ tôi nói với nhau thì tôi chẳng kể được mấy, ngoại trừ một điều là rõ ràng nó làm họ buồn.
S ự thật là tôi không hiểu những sự kiện trọng đại nào đang xảy ra, hay chúng sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng tôi như thế nào. Thế giới của tôi xoay quanh những điều nhỏ bé hơn. Một con cá sấu nhồi, một anh thợ cạo bị chết đuối, một đôi hài bằng bạc đối với tôi cũng lạ lùng như một ông vua bị mất đầu.
Ngày tháng giêng đó có tuyết rơi và dòng sông đã bắt đầu đóng băng. Tôi hăm hở chạy đi tìm chị Danes để báo tin này và thấy chị đang khóc. Riêng điều này đã là bất thường rồi, vì chị Danes không hay khóc.
- Th ật chẳng khác gì là giết người, chị vừa nói vừa lau nước mắt.
– Ai bị giết hở chị Danes? – Tôi hỏi, lòng đầy tò mò.
– Nhà vua – Chị trả lời. – Rõ là một việc làm xấu xa, nó sẽ chẳng đem đến điều gì tốt đẹp hết.
– Ai đã làm việc gì cơ?
– Oliver Cromwell và đao phủ của hắn. – Chị Danes đáp – Thật khủng khiếp! Ai mà ngờ nổi là chúng ta phải sống để chứng kiến cảnh nhà vua của mình bị chặt đầu cơ chứ?
– Chị nhìn thấy à? – Tôi hỏi.
– Không, không, nhưng ông thợ may Thankless thì có. Ông ấy bảo đó là cảnh tượng đáng buồn nhất mà ông ấy xui xẻo phải chứng kiến. Chúng giơ cao đầu nhà vua lên cho tất cả thấy và đám đông kêu lên, một tiếng kêu London chưa từng nghe thấy. Chúng ta đang phải sống trong những ngày đen tối, chim sẻ nhỏ của chị.
Đ ang là mùa đông nên tôi nghĩ hẳn là chị nói đúng.
Chị Danes hỉ mũi.
– Đức vua đã chết. – Chị rầu rĩ nói. – Đức vua muôn tuổi.
– Làm sao một người lại có thể vừa đã chết lại vừa muôn tuổi được? – Tôi hỏi. Đó
có v ẻ là một điều rất khó thực hiện.
– Bởi vì, – chị Danes đáp – con trai người, Thái tử Charles vẫn còn sống, và ơn
Chúa, thái tử nhất định sẽ kế tục ngai vàng.
!
Đ ó là một mùa đông giá buốt, và tuyết phủ kín London trong tấm chăn màu trắng dày đến nỗi một sự im lặng kỳ quái bao trùm cả thành phố. Những bánh xe nước vĩ đại ở hai đầu cầu thôi không quay ầm ầm nữa và đã lủng lẳng các nhũ băng khổng lồ, trong khi dòng sông bắt đầu đông cứng lại. Cha Già Thames trông như thể đang nuôi một bộ râu dài trắng toát.
M ột khu chợ Sương Giá mau chóng được dựng trên mặt sông đóng băng, với những sạp hàng căng bạt bán đủ thứ tuyệt vời: găng tay, mũ, đăngten, nồi, chảo, kim khâu, bi ve, búp bê, con quay, bánh gừng, hạt dẻ rang. Các quán rượu ầm ĩ thì đầy thức ăn và rượu bia, đến tận đêm khuya tôi vẫn còn nghe thấy tiếng ca hát, hò hét ngoài cửa sổ và ngửi thấy mùi bánh nóng lôi kéo những khách bộ hành bước lên mặt băng.
Ông th ợ cạo Mullins sống gần nhà tôi ở Cheapside là một trong những người đầu tiên dám đi lên băng. Ông dựng cái lều nhỏ sọc đỏ và trắng của mình lên và mời chào khách hàng, hứa hẹn họ sẽ có bộ mặt được cạo nhẵn nhụi nhất London. Từ bờ sông, mọi người sợ hãi nhìn ông thợ cạo, tự hỏi không biết lớp băng trên mặt sông đã đủ dày để đi lại chưa.
- T ới đây thôi! – Ông Mullins kêu lên. – Nó cứng như đá ấy, có thể đỡ cả Quỷ Satăng ấy chứ!
Để chứng minh cho lời mình, ông nhảy huỳnh huỵch trên mặt băng phẳng lỳ như gương.
– Ông Mullins khờ quá. – Mẹ tôi nói khi băng trên sông Thames bắt đầu nứt, và chúng tôi nhìn tất cả những người bán hàng khác nhào lên bờ. Ông Mullins không chịu đi. Khi không có người khách nào dám đi trên băng tới chỗ ông, ông gào lên với họ từ lều của mình:
– Các vị còn chờ gì nữa? Tôi có thứ thuốc tốt nhất thành phố dành cho những cái đầu hói đấy!
Ông Mullins trở thành đề tài bàn tán của cả phố, không phải vì thứ thuốc chữa hói đầu mà vì cái cách ông ta rơi thẳng qua lớp băng xuống nước, cùng với tất cả xô chậu và dao cạo
Tôi hỏi chị Danes ông ta rồi sẽ ra sao.
– Lão già rồ dại. – Chị nói. – Chắc hẳn lão đã dựng lều dưới đáy sông, lại mở cửa để làm ăn và đưa chuyện rồi.
Từ đó về sau tôi cứ tưởng tượng ra ông Mullins đang cắt tóc cho các mỹ nhân ngư và tỉa râu cho thuỷ quái. Với ý nghĩ đó đinh ninh trong đầu, tôi không băn khoăn gì thêm về ông thợ cạo nữa, mà chỉ lấy làm tiếc là ông ta đã không đem theo cả con cá sấu nhồi.
Con cá sấu của thuyền trưởng Bailey tặng cha tôi. Ông ta mua nó ở tận Trung Quốc. Nó nằm đó, đầy hăm doạ trên nóc chiếc tủ gỗ mun trong phòng làm việc. Chìa khoá đặt giữa bộ hàm trắng ởn với những chiếc răng sắc nhọn.
Tôi luôn bị mê hoặc bởi những vật báu chứa trong chiếc tủ, nào là vỏ ốc mà khi áp lên tai thì có thể nghe được tiếng đại dương, một chi�! �c mai rùa tí xíu, nào là những con bướm có đôi cánh màu xanh lơ huy hoàng. Nhưng khi nhìn thấy con cá sấu thì tôi òa khóc, tin chắc nó là con vật sống thực. Trông nó có vẻ rất tức tối và không thích thú chút nào vì đã bị nhồi.
– Nó chỉ là một con cá sấu con thôi. – Cha nói và cầm nó lên cho tôi xem – Nó không cắn đâu.
Tôi không muốn lại gần nó. Tôi biết nó đang bí mật đợi và chỉ chờ chúng tôi ra khỏi phòng là lập tức sống lại.
í nghĩ đó làm tôi kinh hoàng và khiến tôi mơ thấy những cơn ác mộng khủng khiếp đến nỗi chị Danes phải thắp tất cả nến trong phòng vào ban đêm để có thể chắc là con cá sấu không vào được. Nhưng chị không bao giờ gọi tôi là đứa nhát gan, và trong thâm tâm tôi cảm thấy chị cũng sợ con cá sấu như tôi vậy.
!
Cu ối cùng mùa đông cũng qua và mùa xuân đến, khiến tất cả mọi người ngạc nhiên thích thú. Những cánh cửa sổ được mở tung, thảm được đem ra đập cho sạch bụi, như thể ngôi nhà của chúng tôi là một tấm chăn lớn đang được rũ cho hết chấy rận. Mọi thứ được cọ rửa và lau chùi, đánh bóng cho đến khi khắp nhà toàn mùi hoa oải hương và sáp ong. Những bó hoa tươi được đặt trong tất cả các phòng. Tất cả quần áo đều được đem hong, đồ vải lanh đem giặt và ông thợ may Thankless được mời đến. Những bộ đồ mới được đặt may, còn đồ cũ thì được sửa lại.
Gi ữa tất cả những sự nhộn nhịp ấy, một điều rất lạ đã xảy ra. Một cái gói được đem bỏ ở ngoài cổng vườn. Trên cái gói không có tên và cũng không dấu hiệu nào cho biết nó từ đâu đến. Cái gói bí ẩn được đem vào nhà và đặt trên bàn trong tiền sảnh. Mỗi lần nhìn thấy nó nằm đó là tôi lại nôn nao hồi hộp.
Cu ối cùng thì mẹ cũng mở nó ra, cẩn thận kiểm tra xem có dấu hiệu nào chứng tỏ nó được gửi cho ai không. Bên trong cái bọc là một đôi hài trẻ con bằng bạc tuyệt đẹp. Chúng có những mũi khâu nhỏ xíu bằng chỉ bạc và ở gót có thêu chữ C. Tôi biết đôi hài dành cho tôi.
– Cho con thử được không? – Tôi hỏi, nhảy cẫng lên vì vui sướng.
M ẹ không nói gì, chỉ đem đôi hài đến bên cửa sổ để xem cho kỹ. Chúng toả sáng lấp lánh như được làm bằng thuỷ tinh. Chúng thì thầm với tôi: “Hãy lồng chúng tôi vào đôi chân xinh xắn của cô đi.”
- Xin m ẹ! – Tôi kéo váy mẹ nài. – Cho con thử đi mà!
– Mẹ nghĩ không được đâu. – Mẹ tôi lặng lẽ đáp. Bà đem đôi hài trở lại bàn và bọc chúng trở lại trước cặp mắt kinh ngạc của tôi.
Nhìn th ấy đôi hài biến mất như thế thật quá sức chịu đựng của tôi. Như thể tim tôi chắc chắn sẽ vỡ tan nếu không có được chúng.
– Chúng được dành cho con mà. – Tôi nói một cách tuyệt vọng. – Chúng có chữ C ở đế. C là chữ viết tắt của Coriander.
– Mẹ đã bảo là không được. – Mẹ tôi nói. Giọng bà có một vẻ gay gắt mà tôi chưa từng nghe thấy. Điều ấy khiến tôi hoảng hốt, bởi tôi không hiểu nổi tại sao một món quà tuyệt vời đến thế lại có thể làm mẹ gắt gỏng như vậy.
– Mẹ xin lỗi, Coriander. – Mẹ nói, giọng dịu dàng hơn. – Nhưng đôi hài này không phải để cho con đâu. Hãy kết thúc chuyện này ở đây.
Đó không phải là sự kết thúc. Nó mới là đoạn khởi đầu.
Tôi cảm thấy việc không có được đôi hài giống như bị dày vò bởi một cơn đói không bao giờ dịu. Tôi biết chúng vẫn còn ở trong nhà. Tôi dám chắc có lúc nghe thấy chúng gọi, và mỗi lần tôi đi theo tiếng gọi thì nó luôn dẫn tôi đến cửa buồng làm việc của cha tôi.
Hoá ra, thứ tôi nên sợ không phải là con cá sấu mà lại chính là đôi hài bạc ấy. Chúng tới từ một vùng đất không con tàu nào tới được, một nơi không có trên bất kỳ tấm bản đồ nào của thế giới này. Chỉ có những người thuộc về nơi ấy mới tìm được nó.
3 Đôi hài bạc
Có gì đó thay đổi ở mẹ tôi từ sau khi đôi hài bạc xuất hiện. Mẹ có vẻ lo lắng và không để tôi rời khỏi tầm mắt. Rồi một chuyện lạ khác xảy ra. Lúc đó tôi đang chơi ở trong vườn. Bọn Đầu Tròn1 đang tìm bắt tôi, thế là tôi trốn dưới chiếc ghế dài trong vườn: tôi phải trốn, vì tôi là một chàng hoàng tử đóng giả làm một cô bé. Đó là một nơi trốn rất lý tưởng. Không ai biết tôi ở đó, kể cả bọn Đầu Tròn, và tôi có thể nghe được đủ loại chuyện của người lớn. Mẹ tôi có rất nhiều bạn và khách đến thăm để hỏi xin bà một lời khuyên hay một phương thuốc.
Th ật thà mà nói thì tôi không biết trái tim lại có thể gây ra nhiều rắc rối và bất hoà đến thế. Nó có thể tan vỡ rồi được chữa lành. Nó có thể bị thương rồi lại khỏi. Nó có thể được đem cho rồi lại được trả lại, bị mất rồi lại được tìm thấy. Tất cả những điều đó có thể diễn ra mà bạn vẫn sống, dù chỉ là sống tạm, theo cách nói của một số người.
Trong s ố những người khách của mẹ có cô Patience Tofton. Tôi không chú ý lắm cho đến khi chợt nghe thấy cái tên Robert Bedwell. Lập tức tai tôi vểnh lên vì tôi vẫn thường chơi với hai đứa con trai của ông Bedwell. Họ sống cùng trên phố Thames, cách nhà chúng tôi một quãng. Tôi đoán hẳn ông Bedwell phải từng có vợ cũng như hai thằng bạn tôi có mẹ, nhưng tôi không nhớ gì về bà ta.
Patience Tofton vừa kể lể vừa thút thít.
- Anh ấy sẽ muốn một người vợ có học thức. – Cô khóc cay đắng. – Một người vợ trẻ hơn tôi. Tôi đã làm gái già quá lâu rồi.
Qu ả là điều ngốc nghếch nhất tôi từng nghe. Ông Bedwell đâu còn trai trẻ gì. Ông ấy hẳn sướng điên khi biết rằng cô Patience Tofton, một phụ nữ ưa nhìn, tóc sáng màu và hàm răng còn nguyên vẹn, lại thích mình.
Tôi ngó ra t ừ bên dưới cái ghế. Mẹ đang dịu dàng và từ tốn nói với cô Tofton. Tôi không nghe được mẹ nói gì, chỉ thấy sau đó mẹ hôn lên hai má cô ta.
– Rồi mọi chuyện sẽ ổn phải không chị? – Cô Tofton hỏi khi đứng lên để ra về.
Tôi nhảy ra khỏi chỗ trốn của mình và kêu lên:
– Đương nhiên là ông ấy sẽ lấy cô! Đừng ngại ngần nữa. Hai đứa con của cô đang rất mong được chào đời đấy.
Huyên thuyên xong tôi mới nhận ra có lẽ mình đã làm một việc không nên chút nào. Cô Tofton quá kinh ngạc, tôi đoan chắc với các bạn như vậy. Mặt cô ta xanh mét đi, rồi cô ngất xỉu, ngã xuống như một thân cây bị đốn hạ vậy.
Tôi chạy vào trong nhà, tự nhủ tốt nhất là nên biến đi cho đến khi nghe thấy tiếng cổng vườn đóng lại. Sau đó tôi đứng ngó qua cửa sổ buồng ngủ và thấy ông Bedwell dìu cô Tofton về nhà.
Lát sau, mẹ bước vào phòng và tới ngồi lên giường tôi.
– Điều gì đã khiến con nói như thế với cô Tofton? – Bà hỏi.
– Con không biết. – Tôi đáp, quả thực tôi không biết – Con chỉ chắn chắn là cô ấy sẽ lấy ông Bedwell vào ngày hạ chí và họ sẽ có một con trai và một con gái.
– Đó là tất cả sao?
– Vâng. – Tôi nói, ngẫm nghĩ thêm một lát. – Con dám chắc như thế.
– Coriander, – Mẹ nói và nhìn thẳng vào mắt tôi – Con giống mẹ. Nhưng hãy nhớ, con phải giữ không cho ý nghĩ của mình tuôn ra đầu lưỡi.
– Từ giờ con sẽ không thốt ra một lời nào về những ý nghĩ chợt nảy ra trong đầu nữa – Tôi đáp vẻ biết lỗi.
– Thế thì thật đáng! tiếc. – Mẹ cười lớn – Chúng ta thỏa thuận rằng con có thể nói với mẹ, cha con và chị Danes, nhưng không nói với ai khác nữa.
– Vậy con có được đi đôi hài bạc không?
– Không, Coriander. Hãy nghe mẹ, đôi hài ấy không hợp với con đâu. – Giọng mẹ bỗng buồn vô hạn. – Mẹ từng có một đôi hài như thế. Mẹ đã đi chúng suốt mười bảy năm. Mẹ muốn con có một đôi hài khác, một đôi hài do chính con chọn, chứ không phải đôi hài sẽ dẫn con đến nơi mà con không nên tới.
– Nhưng con chọn đôi hài ấy! – Tôi kêu lên. – Con muốn có chúng!
– Ôi Coriander, con chưa đủ lớn để hiểu đâu. – Mẹ dịu dàng – Con phải tin mẹ. Mẹ biết điều gì là tốt nhất cho con.
Nhưng còn có điều gì tốt hơn đôi hài bạc cơ chứ?
!
Trong nhà, sinh nh ật tôi luôn được tổ chức long trọng và tôi được tặng rất nhiều quà để kỷ niệm ngày chào đời. Năm nay mẹ đã sắp xếp một chuyến du ngoạn bằng thuyền về phía thượng lưu sông. Tôi dậy sớm và nằm trên giường trong khi ánh mặt trời phản chiếu những gợn nước dập dềnh lên quanh phòng, lắng nghe tiếng những người rao hàng đi lên cầu. Ngay khi người canh đêm rung chuông báo ngày mới, tôi bật dậy, chạy xuôi hành lang, ào vào phòng cha mẹ. Tôi thấy mình như một con quay đang xoay tít vì phấn khích.
- Hôm nay là ngày c ủa con! Dậy thôi! – Tôi kêu lên, kéo những tấm màn che quanh chiếc giường gỗ sồi và nhảy ùm vào giữa giường.
– Cha biết rồi. – Cha tôi cười lớn. – Cả phố này cũng biết nữa.
Rồi ông cúi xuống lôi ra một cái hộp từ dưới gậm giường.
Bằng những ngón tay run lên vì hồi hộp, tôi mở cái hộp . Tôi biết chắc trong đó có gì. Và chúng đây: một đôi hài da màu bạc xỉn xấu xí, nặng nề. Một sự bắt chước tồi tệ, một bản sao thảm hại. Không có gì giống như đôi hài bạc đã được bỏ bên ngoài cửa vườn.
Tôi thấy nước mắt dâng đầy lên mắt, cổ họng nghẹn cứng.
– Cha xin lỗi, cưng. – Cha tôi nói. – Con không thể đi đôi hài kia được. Cha mẹ hy vọng con sẽ thích đôi này.
Tôi trèo xuống giường. Tất cả những náo nức của cả ngày hôm ấy đã biến mất. Tôi phải cố ngăn những giọt nước mắt thất vọng khỏi trào ra.
– Con thử đi xem nào. – Mẹ nói.
Tôi thử. Đôi hài nặng chịch, bóp chặt lấy chân tôi. Tôi quay đi và cảm thấy hết sức khổ sở.
– Coriander. – Mẹ gọi. Tôi quay lại và nhìn vào căn buồng. Sàn nhà đã biến thành biển cả và chiếc giường là một con tàu, cách tôi một khoảng rất xa. Tôi nghe thấy tiếng cha mẹ gọi tôi từ xa vẳng lại. Tất cả xảy ra trong khoảng một phút hay thậm chí còn ít hơn thế. Có thể tôi đã mơ. Cũng có thể không phải là giấc mơ. Cảnh tượng ấy luôn ám ảnh tôi, và tôi thường tự hỏi chuyện gì sẽ xảy ra nếu tôi biết vâng lời và quên đôi hài bạc đi. Liệu khi ấy mọi chuyện có trở nên tốt đẹp không?
!
Ch ậm chạp và buồn bã, tôi quay về phòng mình. Chị Danes đã đợi sẵn để mặc quần áo cho tôi.
– ?, sao mặt lại chảy dài xuống thế kia, chim sẻ nhỏ của chị? – Chị hỏi. – Em không thích đôi hài mới sao?
Tôi lặng thinh.
– Thế thì chắc em cũng chẳng muốn xem quà của chị rồi. – Chị Danes nói, lôi trong túi tạp dề ra một cái bọc cột bằng dải ruy-băng lụa.
Bên trong là một cái hộp khâu vá hình con ếch được thêu rất đẹp, với kim, một cái đê và một chiếc kéo bé xíu, lại có cả một quyển sách bằng vải với đủ loại mũi khâu khác nhau. Trong chốc lát, tôi ngạc nhiên quá đỗi tới mức quên khuấy luôn cả những đau khổ vì đôi giày bạc.
Tôi ngồi lại một mình với cái gói nhỏ của tôi trong khi chị Danes sang phòng mẹ. Tôi nghe thấy tiếng cha gọi đem nước nóng tới, và cả tiếng đôi hài bạc gọi tôi. Ban đầu tôi nghĩ mình chỉ tưởng tượng ra thế, nhưng rõ ràng tôi có thể thấy tiếng gọi đến từ chỗ nào, như thể nó là một làn khói thuốc bốc lên từ chiếc tẩu của cha tôi. Tôi đứng lên, theo nó xuống tầng dưới và vào phòng làm việc.
“Coriander, Coriander, hãy đi chúng tôi vào đôi chân nhỏ xinh của cô,
Chúng tôi đang đợi. Êm ái và sáng lấp lánh, chúng tôi sẽ cùng cô tung tăng xuống phố.”
Tôi đứng lặng ở đó, nghe những lời mời mọc. Cuối cùng, thu hết can đảm vào đôi tay run rẩy, tôi mở cửa phòng.
Căn phòng tối om. Con cá sấu nằm im lìm như vị chúa tể của chiếc tủ gỗ mun, chiếc chìa khoá ở đầu dải băng treo lủng lẳng trên hàm răng nó đầy mời gọi.
Tôi khép cửa lại và đứng tựa lưng vào đó, t! ay vẫn giữ nắm đấm cửa, tim đập thình thịch. Không khí yên lặng bao trùm cả căn phòng. Tôi cứ đứng đó. Phải quyết định thôi. Tôi có dám làm chuyện này không? Tôi tự nhủ là có. Tôi chỉ muốn nhìn thấy đôi hài một lần nữa, chỉ vậy thôi.
Tôi cố đẩy một cái ghế lại gần tủ để trèo lên và với lấy chiếc chìa khoá. Cái ghế quá nặng, tôi phải kéo lê nó, cố gắng không phát ra tiếng ồn và đợi một lúc để chắc rằng không ai nghe thấy. Tôi trèo lên ghế. Nhón chân lên, tôi giáp mặt với con cá sấu. Nhìn gần trông nó còn đáng sợ hơn, tựa hồ như nó có thể sống lại bất cứ lúc nào.
Tôi có muốn thấy lại đôi hài đến mức ấy không? ?, có chứ, tôi còn muốn hơn thế là đằng khác. Tôi nhắm hờ mắt lại. Run bắn lên vì sợ, tôi thò tay vào miệng con cá sấu và chộp lấy chiếc chìa khoá. Nếu như con cá sấu có táp hai hàm răng của nó lại thì tôi cũng không cảm thấy hay nhìn thấy gì hết.
Tôi trèo xuống và mở tủ. Bên trong có nhiều ngăn kéo nhỏ bằng gỗ tuyết tùng chạm khảm rất đẹp. Tôi không biết nên mở ngăn nào.
Tôi đứng yên nín thở, và rồi lại nghe thấy tiếng gọi ấy, lần này chỉ như một tiếng thì thầm: “Coriander, Coriander.”
Tôi mở ngăn kéo cuối cùng và thấy chúng nằm đó, đôi hài kỳ diệu nhất trên thế gian. Chúng tựa như thuỷ tinh. Chúng tựa như kim cương. Chúng tựa như những vì sao.
?, tôi thầm nghĩ, mình chỉ đi thử thôi thì có sao?
Đôi hài vừa vặn như thể chúng được làm riêng cho tôi. Tôi đứng đó mê mẩn trước vẻ đẹp của chúng. Tôi đứng như thế bao lâu không biết, nhưng hẳn phải khá lâu bởi tôi giật mình n! ghe tiế! ng gọi, lần này không phải là tiếng thì thầm.
– Coriander, Coriander! Con bé đi đâu rồi?
Tôi vội kéo đôi hài ra, nhưng chúng không chịu rời khỏi chân tôi. Như thể chúng đã dính chặt vào tôi vậy. Trong lúc sợ bị phát hiện, tôi cũng xoay sở để đóng được ngăn tủ, đặt cái chìa khoá trả lại miệng con cá sấu vừa vặn trước khi chị Danes mở cửa.
– Coriander, em đang làm gì trong này vậy, cô bé ngốc? – Chị hỏi. – Cả nhà tìm em khắp nơi. Đi nào, thuyền sắp rời bến rồi.
!
M ột điều thuận tiện của việc sống ngay sát bờ sông là chúng tôi có cửa cống và cọc buộc thuyền của riêng mình, vì thế có những bậc thang hẳn hoi dẫn xuống chỗ con thuyền đang đợi. Như thế có nghĩa là không phải vén váy lên cao cho khỏi ướt và đôi hài của tôi không bị phát hiện. Tôi tự nhủ là đến tối sẽ tháo chúng ra và để lại chỗ cũ, nhưng hôm nay thì chúng là của tôi.
Chúng tôi đi thuyền ngược về phía thượng lưu, qua Whitehall, nơi thành phố bắt đầu nhường chỗ cho những cánh đồng và bãi cỏ rộng, nước sông mất dần vẻ đục lờ và trở nên trong sạch hơn cũng như không khí. Đến một đồng cỏ đầy hoa, những người chèo thuyền kéo con thuyền lên bờ. Sau đó thì mọi người bắt đầu biến một ngày thảnh thơi rỗi việc trở nên hết sức dễ chịu và thoải mái. Những giỏ đồ ăn được bày dưới tán cây, những chai rượu được ngâm xuống nước cho lạnh, và dây câu được buộc lên cho những ai cần một chút thể thao.
Nhân lúc m ọi người đang tất bật chuẩn bị, tôi lẻn ra ngồi bên bờ sông ngút ngàn cỏ, hy vọng lần này sẽ cởi được hài. Tôi kéo đôi hài và chúng tuột ra không chút khó khăn. Tôi liền nghĩ chắc hẳn chuyện kỳ quái trong phòng làm việc là do tôi tưởng tượng ra. Tôi vùi đôi hài dưới lớp lá khô, nơi tôi biết sẽ không ai phát hiện ra.
M ẹ tôi cũng tháo giày tất ra rồi hai tay khẽ nâng vạt váy, bà vui vẻ đuổi tôi chạy quanh cánh đồng. Tóc mẹ buột ra, xoã tung, còn mũ của tôi thì bay mất tiêu trong lúc chúng tôi chạy vòng vòng cho đến khi ngã phịch xuống cười như nắc nẻ. Tôi kết những vòng hoa cúc dại và hái thêm bao nhiêu hoa để gài lên tóc mẹ. Tôi vầy nước dưới sông, ngắm những con cá nhỏ bơi qua ngón chân tôi rồi quay tròn như một chiếc cối xay gió trong cánh tay cha tôi.
Ngày hôm ấy trôi qua. Đã đến lúc lấy lại đôi hài bạc. Tôi cẩn thận giữ váy trùm kín chân khi chúng tôi nằm dưới bóng sồi, trên những tấm thảm và gối như những hoàng đế La Mã, thưởng thức bữa tiệc thịnh soạn trong ánh mặt trời cuối ngày xuyên qua kẽ lá lốm đốm thay cho ánh nến. Cha tôi còn thuê ba nhạc công chơi những bản nhạc du dương. Với điều vui thú ấy, tôi quên bẵng mất mình đã làm gì, cho đến tận khi chúng tôi quay về nhà.
Màn đêm đã buông xuống dòng Thames, xua đi ánh sáng ban ngày. Những người lái đò đã thắp đèn trên thuyền, dòng sông lấp lánh và dập dềnh như hòa vào điệu vũ cùng ánh sáng. Tôi buồn ngủ díp mắt sau một ngày tuyệt diệu tràn ngập không khí trong lành và thức ăn ngon.
B ỗng nhiên, mẹ tôi gắt hỏi:
– Coriander, con lấy đôi hài này ở đâu?
Tôi lập tức tỉnh ngủ và kinh hoàng nhận thấy đôi hài đang lộ ra.
– Con… – Tôi ấp úng. Tôi biết mình đang gặp rắc rối to. – Con xin lỗi, nhưng đôi
hài kia đi làm chân con đau.
– Thế là hư lắm. – Mẹ nói vẻ thất vọng.
– Con định nói là – Cha tôi lên tiếng. Ông đang ôm tôi. – Con đã trèo lên ghế và
thò tay vào mi ệng con cá sấu để lấy chìa khoá sao?
Tôi gật đầu.
– Chà, chà, ấn tượng đấy. Đúng là một hành động dũng cảm với một cô bé sợ con
cá s ấu như con.
Mẹ không nói gì và quay đi. Tôi biết mẹ không bằng lòng.
– Ôi Eleanor, em yêu. – Cha nói. – Anh biết con không nên làm thế, nhưng hôm
nay là ngày của Coriander kia mà. Sao không cho con đôi hài luôn đi? Nó xứng đáng có được chúng đấy!
- Đây là đôi hài đẹp nhất mà con đã từng đi. – Tôi nói, hồi hộp đến nỗi không dám cả cử động, sợ cha sẽ đổi ý.
Mẹ tôi quay lại, nhìn chằm chằm đôi hài.
– Con cởi chúng ra có dễ không? – Bà hỏi tôi.
– Dễ lắm ạ – Tôi đáp. Tôi đã không nói thật.
– Đấy. Có lẽ chúng ta đã làm to chuyện lên quá thôi. – Cha tôi nói – Một đôi hài thì có thể đem đến tai hoạ gì chứ?
Mẹ tôi đáp:
– Chúng có thể đem đến rất nhiều tai hoạ, và anh cũng biết thế, Thomas ạ.
4 Đôi cánh quạ
Tôi v ẫn còn ngây ngất với thắng lợi về đôi hài bạc. Mẹ không nhắc đến chúng nữa và tôi biết mình đã được tha lỗi. Đôi hài đã là của tôi và đó mới là điều đáng kể. Tôi quyết định ngày mai sẽ mang chúng khi đi cùng chị Danes ra phố làm mấy việc lặt vặt như thường lệ.
- Chúng s ẽ bị dính bùn và các thứ rác rưởi đấy. – Chị Danes nói, vén mái tóc tôi gọn vào trong mũ và vuốt phẳng lại chiếc váy của tôi. Tôi không muốn nói ra, nhưng tôi biết là chị đúng. Đôi hài của tôi không hợp với những con phố nhớp nhúa của London.
– Không, chúng sẽ không bị bẩn đâu. Đây là đôi hài có phép mà. – Tôi bảo chị.
– Có phép à? – Chị Danes hỏi, lấy chiếc giỏ đan bằng cành liễu từ trên giá bếp xuống. Chúng tôi sẽ đem thuốc đến cho vợ của một người buôn vải sống ở trên cầu, gần đây bà ta bị khó ở.
M ẹ bước vào phòng với một nắm thảo mộc.
– Con không định đi đôi hài ấy đấy chứ, con yêu? – Bà hỏi.
– Có chứ. – Tôi bướng bỉnh đáp. – Con sẽ đi chúng.
– Chúng sẽ bị hỏng đấy.
– Chúng sẽ không bao giờ bị hỏng cả. – Tôi cả quyết. – Sáng nay con đã phù phép
cho chúng.
– Thế con có nghĩ rằng, – Mẹ mỉm cười cúi xuống và nói. – sẽ tốt hơn nếu con phù
phép cho chúng luôn đưa con về nhà an toàn không?
Cả hai chúng tôi cùng nhìn xuống và ngắm đôi hài một cách trang nghiêm hồi lâu.
– Đẹp thật. – Cuối cùng mẹ tôi nói. – Trước kia mẹ đã… – Bà bắt đầu, nhưng rồi lại
thôi không nói nữa mà quay sang hôn tôi. – Thôi, con đi đi.
Tôi vẫn còn nhớ hôm đó là một sáng mùa xuân dễ chịu, hứa hẹn những nóng ấm
sắp đến. Con phố hẹp trước cửa nhà tôi đầy ắp những người hối hả chen lấn nhau đi về
phía cầu. Tôi nắm chặt tay chị Danes. Tôi còn rất thấp nên chỉ thấy toàn váy dài và những
ống chân tiến lại rồi chen qua tôi. Những người bán hàng rong, thợ học việc và người đưa
nước đang la hét. Rồi giữa đám người và âm thanh hỗn độn bỗng xuất hiện một bầy
ngỗng kêu quàng quạc, nghe như tiếng cả trăm bà hàng cá đang mặc cả vậy. Tôi kéo tạp
dề chị Danes, nài chị bế tôi lên. Tôi sợ bầy ngỗng.
– Ôi Coriander, em quá lớn để phải bế rồi. – Chị cằn nhằn, nhưng vẫn bồng tôi bên
hông, và tôi có thể thấy được chúng tôi đang đi đâu.
Mỗi lần được bế, tôi thích giơ tay lên xem mình đã đủ cao để chạm vào những
tấm biển treo bên ngoài các ngôi nhà và cửa hàng chưa. Trên biển vẽ những hình khác
nhau và nhìn vào đó, bạn có thể biết ai sống trong nhà hay cửa hàng bán thứ gì. Tấm biển
treo trước cửa nhà tôi có hình một cây dâu tằm. Các tấm biển này phải treo đủ cao để
người cưỡi ngựa đi qua b�! �n dưới không bị vướng vào. Tuy nhiên, trên con phố hẹp của
chúng tôi, nhiều tấm biển treo thấp đến nỗi tôi e người kỵ sĩ có thể rơi mất mũ, nếu không
phải là mất đầu.
Rốt cuộc thì chúng tôi cũng đến cầu.
– Từ đây thì em có thể tự đi bộ được rồi, con chim sẻ nhỏ. – Chị Danes nói, đặt tôi
xuống và vươn thẳng người lên.
Formatted: French (France)
Đ ây là cây cầu duy nhất bắc qua sông Thames. Không còn cách nào khác để qua sông ngoại trừ đi bằng thuyền. Cây cầu cực kỳ tráng lệ. Tôi vừa thích vừa sợ nó. Tôi sợ những cái đầu kỳ quái cắm trên cọc ở Cổng của Những Kẻ Phản Trắc, nom như những miệng máng xối2 quái dị nhìn xuống người đi đường, cảnh báo cho họ biết cái gì sẽ xảy đến với những tên du đãng và bọn bảo hoàng ở thành phố ngoan đạo này. Tôi thích những cửa hàng đông đúc, những người bán hàng rong trên phố, những khu vườn treo, những vỉa hè. Cha tôi nói không cây cầu nào trên thế giới sánh được với cây cầu này.
Khi chúng tôi đến nơi thì tất cả các cửa hàng đã mở cửa. Xe ngựa và xe bò chạy ầm ầm trên đường cái, làm người đi đường và gà qué chạy tán loạn. Phố xá đinh tai nhức óc với tiếng chuông nhà thờ, tiếng hò hét của các chú học việc, tiếng bánh xe nước quay. Người ta chạy lăng xăng chỗ này chỗ nọ mà không thèm nhìn xem mình đang đi đâu. Chen vào giữa đám người ồn ã là những con vật to lớn từ nông thôn đang trên đường tới chợ gia súc.
Tôi luôn ch ắc chắn là nếu buông tay chị Danes thì sẽ bị lạc, bị cuốn phăng vào biển người kia. Thường thì ý nghĩ này khiến tôi bám chặt vào chị như đỉa. Nhưng hôm nay thì khác. Hôm nay tôi đang đi đôi hài bạc mới. Sự thực là mặc dù đã phù phép cho chúng, tôi vẫn sợ đôi hài bị lấm bùn hơn là sợ bị lạc.
Phía tr ước chúng tôi, một người bán nến và một người đàn bà cúi mình xuống từ tầng ba toà nhà gần đó đang cãi nhau ầm ĩ. Người bán nến rong ướt sũng và bốc lên thứ mùi không lấy gì làm dễ chịu. Ông ta đang kết tội người đàn bà nọ đã đổ một cái bô lên đầu ông.
- Sao bà l ại làm thế? – Người bán nến rong hét lên. – Con sông ở ngay sau nhà bà. Cây cầu này là đường đi chung của những người tử tế biết kính Chúa, không phải là chỗ phóng uế công cộng!
Ng ười đàn bà giơ nắm đấm về phía ông ta và đóng sập cửa sổ lại. Tôi hy vọng không còn ai khác có ý định đổ bô nữa, và nắm chặt tay chị Danes hơn.
– Bước cẩn thận đấy. – Chị nhắc.
Tôi nhìn xuống và thấy đôi hài tỏa sáng mờ mờ như một làn hơi nóng trong một ngày mùa hạ. Tôi buông tay chị Danes ra để kéo váy lên nhìn cho rõ hơn.
– Chị Danes. – Tôi nói. Đôi hài của em!
Không có tiếng trả lời. Một màn sương mù kỳ quái vừa buông xuống. Chị Danes cũng như tất cả những người khác trên cầu đã biến mất. Tất cả đều im lìm.
Tôi sợ đến nỗi không khóc nổi. Tôi cứ đứng yên như phỗng, nhắm nghiền mắt, hy vọng khi mở mắt ra thì mọi thứ sẽ trở lại như cũ. Tôi đợi một lúc, rồi đánh liều hé mắt ra nhìn. Màn sương đã tan và tôi thấy mình đứng đó, hoàn toàn đơn độc bên ngoài một cửa hàng treo tấm biển vẽ hình một cái gương. Tôi nghĩ có lẽ nên đi vào và hỏi xem có ai giúp được mình không. Điều kỳ lạ là vừa nghĩ vậy tôi đã thấy mình ở trong cửa hàng rồi. Bên trong rất lạnh và u ám, phải mất một lúc mắt tôi mới quen được với bóng tối. Khi ấy tôi sợ hãi nhận thấy một con quạ lớn, đen như bóng đêm đang đậu trên quầy hàng.
Bản năng thôi thúc tôi phải chạy khỏi cửa hàng quái đản này, nhưng đôi hài như gắn chặt với mặt đất. Con quạ nhìn tôi, đôi mắt màu ngọc trai đen của nó lóe lên trong trong bóng đêm.
– Đừng sợ. – Quạ nói. – Bà ấy đang đợi mi ở trên gác.
Tôi giật thót mình. Không biết nên làm gì, tôi quay ra nhìn về phía cửa. Con quạ, như thể đọc được ý nghĩ ấy, liền ! bay ngay tới đó, chặn đường thoát của tôi. Tôi có thể
2 Hình đầu người hoặc đầu thú trang trí theo phong cách kiến trúc gôtic
c ảm thấy sức mạnh từ đôi cánh sải rộng của nó như một làn sóng đen lông lá đâm bổ xuống tôi. Tim tôi gần vỡ ra vì sợ. Tôi chạy bán sống bán chết lên cầu thang, sợ con quạ sẽ đuổi theo.
– Xin cho đó là chị Danes đang đợi con – Tôi cầu nguyện. – Xin Người!
V ừa bước vào phòng là tôi biết ngay mình đã bị lạc, bị lạc hoàn toàn, bởi chẳng có chị Danes ở đó, chỉ có một mụ già đang ngắm mình qua tấm gương mạ vàng. Tường của căn phòng được ốp gỗ; trong lò sưởi có lửa, nhưng ngọn lửa lại đứng im lìm như thể chúng được vẽ lên đó vậy. Cánh cửa sổ bọc chì hơi hé mở sau lưng mụ già. Nhiều mảng ánh sáng đổ xuống nền nhà và tường, và tôi có thể thấy dòng sông ở bên ngoài. ? đó cũng không có gì chuyển động: dòng sông, những con thuyền, con người, kể cả những con hải âu đang bay ở lưng chừng trời. Tất cả đều im lặng, không một tiếng gió thổi hay một hơi thở, như thể thời gian đã bị giữ lại bởi một bàn tay vô hình.
T ất cả những gì tôi nghe thấy chỉ còn là tiếng tim của chính mình đang đập thình thịch.
– Lại đây, bé con của ta. – Mụ già cất giọng âm âm như từ cõi chết vọng lại. – Đừng run bắn lên thế. Lại đây để ta ngắm mi nào.
Tôi muốn chạy ngay ra khỏi phòng, nhưng đôi hài không chịu nhúc nhích. Mụ già bằng cách nào đó lập tức đã tiến sát tôi hơn trước rất nhiều. Mụ có đôi mắt ti hí, cái mũi khoằm và một cái nốt ruồi trên cằm. Gương mặt mụ tựa như một tấm mặt nạ.
– Biết ta là ai không? – Mụ hỏi. Trong khoảnh khắc, tấm mặt nạ trở nên trong suốt và một khuôn mặt khác với vẻ đẹp tàn ác lộ ra. Khuôn mặt nào khiến tôi sợ hơn, tôi cũng không biết nữa.
– Không ạ. – Tôi đáp. Tôi cố gắng lùi xa mụ, nhưng vẫn là đôi hài không chịu nhúc nhích. Khi ấy tôi mới nhận ra con quạ đã vào phòng từ lúc nào và giờ đang đậu trên lưng ghế của mụ già.
– Mi bao nhiêu tuổi? – Mụ hỏi.
– Sáu ạ. – Tôi đáp.
– Còn nhỏ quá, nhỏ quá. – Mụ thì thầm.
Tôi nhìn đăm đăm xuống chân. Những thứ kỳ quái đang xảy ra khiến tôi nhớ chị Danes, và nước mắt bắt lăn dài trên má. Mụ già không hề tỏ vẻ xúc động hay lo lắng khi thấy tôi sợ hãi vậy.
– Đôi hài này quả thực rất hợp với mi. – Mụ nói. – Ta mừng là mi thích chúng. Mi có thích chúng không?
Tôi lặng thinh. Tất cả lời lẽ đã đông cứng lại trên lưỡi tôi.
– Cronus. – Mụ già gọi – Cưng có nghĩ là con bé thích đôi hài không?
– Tất nhiên là có rồi. – Con quạ trả lời. – Chính nó đã ch�! �n mang chúng mà.
Lúc này tôi nức nở to đến nỗi ngực thắt lại, vai rung lên. Tôi sợ cứ run rẩy thế này mình sẽ vỡ tan ra mất. Người tôi nóng bừng bừng và như lên cơn mê sảng. Cuối cùng tôi cũng cất tiếng lên được và hổn hển qua làn nước mắt:
– Cháu muốn về nhà, làm ơn! Ngay bây giờ!
Mụ già mỉm cười và giơ tấm gương mạ vàng lên cho tôi thấy. Mặt gương được làm bằng một chất bạc lỏng đang xoáy tròn và xoáy tròn mãi. Nhìn vào đó giống như nhìn vào một cái giếng sâu hút: tôi có thể ngã vào đó và biến mất mãi mãi. Trong đầu tôi như có một trận bão sấm sét ầm vang.
Mụ già ngắm nghía tôi kỹ càng.
– Mi nhìn thấy gì?
– Không thấy gì cả ạ. – Tôi đáp một cách khổ sở. – Cháu muốn về nhà. Mụ đặt úp mặt cái gương xuống.
– Nhà mi ở đâu?
Tôi bảo cho mụ biết.
– Mẹ mi có khoẻ không?
Suốt từ lúc mụ già bắt đầu nói đến giờ, tôi luôn nghe thấy giọng êm ái của mẹ nhắc đi nhắc lại: “Cởi đôi hài ra, cởi đôi hài ra.” Tôi liền ngồi xuống sàn và bằng tất cả sức lực của mình rút đôi hài ra.
Cảm giác lúc ấy giống như tôi bị lạc trong một khu rừng, bị săn đuổi như một con thú hoang. Căn phòng bắt đầu xoay tít. Một âm thanh chói tai tràn vào óc tôi. Sau đó tất cả biến thành màu bạc rồi tối đen đi.
!
- Cháu có sao không? – Có ti ếng người hỏi cạnh tôi. Tôi ngước lên và thấy gương mặt thân thiện của ông thợ may Thankless.
Một đám người đang vây quanh chúng tôi trên cầu.
– May mà ông nhìn thấy con bé. – Một người qua đường nói.
– Có phải nó là con của người đàn bà biết làm phép không? – Một người khác hỏi.
– Cháu thấy không khoẻ. – Tôi thì thào.
– Trông cháu đúng là không được tươi cho lắm. – Ông Thankless nói. Rồi ông nhẹ nhàng bế tôi lên và đưa tôi về nhà. Tôi muốn nói cho ông biết là mình đã lạc mất chị Danes, nhưng đầu tôi đang đập thình thịch và mắt tôi nảy đom đóm, tôi sợ nếu mở miệng ra thì sẽ nôn mất.
Điều cuối cùng tôi nhớ ông ấy nói với tôi là:
– Đôi hài của cháu đâu rồi?
5 Cơn sốt
Tôi ngh ĩ tôi đã nhìn thấy đôi cánh xoè rộng của con quạ đập vào khung kính cửa sổ buồng tôi, dám chắc đã nghe thấy tiếng kêu hung tợn của nó vang vọng trong đêm. Tôi nghĩ tôi đã nhìn thấy mụ già đang theo dõi tôi từ một ngọn tháp bên kia sông. Tôi biết rằng tôi thấy Thần Chết đang đứng cạnh cửa ra vào với lưỡi hái khủng khiếp lão, chờ đợi ai đó. Liệu có phải là tôi?
C ơn sốt kéo dài bao lâu tôi không rõ, vì tất cả mọi thứ trở nên hỗn độn, bóng tối và ánh sáng hoà lẫn với nhau.
Mẹ luôn ở bên tôi, tôi chắc chắn như vậy. Cả chị Danes nữa. Chị cứ nhắc đi nhắc lại:
– Đừng bay đi, chim sẻ nhỏ của chị.
Hơi nóng ngoài trời. Hơi nóng trong phòng. Hơi nóng trong cơ thể tôi. Có quá nhiều hơi nóng tới mức tôi thấy ngạt thở. Tôi được đỡ ngồi dậy trên giường, được cho uống một giọt thuốc đắng ngắt. Làn da nóng bỏng rát và ngứa ngáy của tôi được thoa thuốc cho dịu bớt. Tôi được chuyển sang phòng cha mẹ, nằm trên giường của ông bà. Cửa sổ phòng luôn mở toang hy vọng hứng chút khí mát ngoài trời. Nhưng không khí vẫn nặng nề và ngột ngạt. Tôi có thể nghe thấy tiếng những người lái đò hô, “Hướng tây kìa! Hướng đông kìa!”, tiếng chuông của nhà thờ Thánh Magnus, nhà thờ Thánh George và nhà thờ Chúa Cứu Thế, tiếng rít của những con mòng biển. Tiếng rao hàng của những người bán hàng rong biến thành âm thanh nền trong những cơn ác mộng giữa cơn sốt của tôi. Căn phòng dần tan ra và một lần nữa tôi lại thấy mình lạc trong rừng. Tôi nghe thấy tiếng tù và của những người đi săn, tôi nhìn thấy bóng đàn chó săn đang đuổi theo tôi. Tôi có thể thấy hơi thở nóng hổi của chúng phả vào cổ mình, và tôi bật dậy cùng tiếng thét, cảm thấy tất cả sức lực đang rời bỏ tôi như một dòng thuỷ triều uể oải.
Vào những thời khắc u ám nhất, khi mà mắt tôi mờ đi đến độ không còn nhìn rõ khuôn mặt mẹ nữa, lần đầu tiên tôi nhìn thấy một nàng tiên. Nàng tiên toả sáng lấp lánh và nhảy múa trên nhữn! g tia sáng mặt trời lọt được qua rèm cửa dày. Tôi không biết chắc đó có phải là một nàng tiên thực không, hay chỉ là ảo giác trong giấc mơ. Thế nhưng mỗi lần tỉnh dậy, tôi lại thấy nàng tiên lơ lửng bên trên đầu tôi. Nàng tiên trở thành bùa may mắn của tôi. Tôi cảm thấy chừng nào nàng còn ở đó thì tôi sẽ không sao.
Khi tôi đã đỡ hơn, các cánh cửa chớp được đóng lại và những tấm rèm được kéo ra, tôi mới nhận ra rằng cái mà tôi vẫn nghĩ là nàng tiên hóa ra là một con búp bê tuyệt đẹp mà chị Danes khâu cho tôi trong khi tôi phải nằm liệt giường. Nó được làm bằng vải, với những ngón tay ngón chân bé xíu được khâu rất khéo. Nó có mái tóc đỏ như Nữ hoàng Elizabeth và cái cổ áo đăngten trông như một đôi cánh. Tôi đặt tên cho nó là Beth và không hề thất vọng chút nào về việc nó không phải là nàng tiên thật. Tôi không kể cho ai khác ngoài Beth về con quạ và mụ già có chiếc gương. Tôi nghĩ sẽ chẳng ai tin tôi.
Ông Thankless đến thăm, mang cho tôi quả anh đào chín và mấy hòn bi rất đẹp. Tôi vẫn còn yếu quá chưa đứng lên được, hai chân tôi khẳng khiu như que củi, và ban ngày tôi phải nằm trên một cái giường đặt trong vườn, dưới bóng cây táo dại.
– Cháu thế nào rồi, tiểu thư? – Ông Thankless vui vẻ hỏi. – Cháu làm chúng tôi sợ quá đi mất.
– Bây giờ cháu đỡ hơn nhiều rồi ạ. – Tôi nói và giơ Beth ra cho ông xem.
– Đẹp quá! Cháu tự làm à?
– Không! – Tôi cười. – Chị Danes làm đấy.
– Ồ, chị Danes ư? – Ông Thankless nói. – Thế thì phải vời chị đến dạy cho cậu học việc của tôi v! ài đư�! ��ng mới được.
– Có gì đâu. – Chị Danes đỏ mặt.
- Chúng tôi ph ải cảm ơn ông rất nhiều đấy, thưa ông. – Mẹ tôi nói. 3- Buồn cười thật. – Tôi cười khúc khích. – Cảm ơn ông Thankless rất nhiều!
– Tên tôi đã bị lôi ra làm trò cười còn nhiều hơn cả số lần tôi nói nó ra nữa kia. Ông thợ may đôn hậu nói.
– Ôi – Tôi nói vẻ biết lỗi. – Cháu không cố ý…
– Tất nhiên là không rồi. – Ông mỉm cười nói. – Chúa phù hộ cháu, thật mừng khi thấy cháu đã khoẻ lên nhiều thế này.
Lát sau, m ẹ tôi xin cáo lỗi và đi vào nhà, để lại ông Thankless và chị Danes bàn bạc về những bộ quần áo mới cần may.
– Tôi sẽ rất vui lòng may cho cô tiểu thư một chiếc váy mới. – Ông thợ may nói, mỉm cười với tôi. Tôi tiếp tục chơi với Beth. Trong khi đó, nghĩ là tôi không nghe thấy gì, ông nghiêng người về phía trước và thì thầm với chị Danes:
– Thứ lỗi cho câu hỏi của tôi, nhưng thật tình tôi không hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra trên cầu nữa.
3 “Thankless” cã nghÜa lµ v« ¬n, b¹c bÏo
- Tôi c ũng thế, ông Thankless ạ. – Chị Danes đáp. – Cây cầu đúng là một nơi nguy hiểm. Đấy, chỉ vừa mới tuần trước thôi, mười hai con cừu chạy lồng lên và lao xuống sông, kéo theo cả cậu học việc của ông thợ in.
– Phải, phải. – Ông thợ may nói. – Nhưng sao cô bé lại bị lạc mất chị chứ? Và sao nó lại bị mất đôi hài? Một phút trước tôi còn thấy hai người đứng trước cửa hàng kim chỉ, phút sau cô bé đã biến mất. Khi tôi tìm thấy nó, cô bé trông như vừa nhìn thấy ma hiện hình vậy. Và tình trạng của nó lúc ấy chứ! Mọi chuyện không thể xảy ra nhanh thế được.
– Tôi nghĩ là ông đang làm to chuyện lên đấy thôi. – Chị Danes nói. – Tôi thấy con bé bị lạc cũng khá lâu đấy chứ.
– Không đâu chị ạ, đấy mới là chuyện lạ lùng. Không lâu đến thế đâu. Tôi có thể đảm bảo với chị. Cậu học việc của tôi, Gabriel Appleby, đã nhìn thấy tất cả và cũng sẽ nói y như tôi cho mà xem. – Ông thợ may nói, vẻ mặt ông thực sự hoang mang .
– Điều đáng kể nhất là ông đã tìm thấy con bé. – Chị Danes nói. – Và tất cả chúng tôi đều rất biết ơn ông. Còn lại thì không có gì quan trọng nữa.
– Xin thứ lỗi cho tôi vì đã nói thế này – ông Thankless tiếp – Nhưng người ta bàn tán nhiều lắm, và không phải ai cũng nói điều hay đâu.
– Tôi cũng nghe thấy cả – Chị Danes trả lời. – Hình như người ta không còn cách tiêu thời giờ nào tốt hơn là ngồi lê đôi mách hay sao ấy!
Đ ôi tai thính của tôi nghe được từng lời họ nói, và mỗi lời đều tôi lo sợ. Tôi rất muốn hỏi chuyện gì đã xảy ra với đôi hài nhưng lại không dám vì tôi thầm linh cảm rằng theo một cách nào đó, chính tôi có lỗi trong những gì đã xảy ra với mình: nếu tôi biết nghe lời mẹ từ đầu, tôi đã không bao giờ bị lạc, không bị ốm và cũng không gặp những cơn ác mộng.
- Đúng vậy. – Ông thợ may nói, rồi tiếp tục trong tiếng thầm thì. – Nhưng họ bảo rằng….
– Thôi, ông Thankless, – Chị Danes ngắt lời. – Chỉ có Chúa mới biết được mọi câu trả lời thôi.
Tôi không chắc liệu mình có nghe đúng lời ông Thankless không. Chỉ khi chị Danes đứng bật dậy thì tôi mới nhận ra ông đã nói gì.
– Chúng tôi rồi cũng phải quen với nó thôi. – Chị Danes thở dài. – Nhưng nó vẫn làm tôi khó chịu lắm.
Cái từ ông Thankless đã dùng là ma thuật. Tôi không biết nó có nghĩa là gì, nhưng khi tự nhắc lại, tôi có cảm giác nó mang đến điềm gở.
!
Mùa hè đó bắt đầu niềm yêu thích dành cho viết lách và khâu vá của tôi. Dưới bóng cây táo dại, hết sức dịu dàng và kiên nhẫn, mẹ tôi dạy tôi học chữ.
Điều khiển cây bút lông ngỗng là cả một nghệ thuật, và tôi đã tốn vô số giấy cũng như đánh đổ vô số mực trước khi biết viết cho đúng. Tôi rất ghét khi cây bút làm bắn mực khắp nơi, mà nó lại rất hay như thế, phá hỏng bao công sức tôi vừa bỏ ra. Nhưng khi tôi đưa được ngòi bút chạy đều thì chữ viết nở trên giấy như hoa nở trên đồng trong một ngày nắng ấm vậy.
Tôi dùng nhiều mực cho việc học đến nỗi người bán mực phải đến gõ cửa khu vườn ít nhất mỗi tuần một lần. Ông ta có một khuôn mặt xám ngoét nghiêm nghị như được đẽo bằng đá, lưng còng xuống tựa chữ C, như thể ông ta là Atlas4 đang phải đỡ sức
4 ThÇn khæng lå trong thÇn tho¹i Hy L¹p, bÞ ph¹t ph¶i v¸c c¶ bÇu trêi trªn vai
nặng của cả thế giới trong chiếc thùng gỗ chứa mực. Mà có thể là đúng thế thật. Tôi đã học được rằng từ ngữ có một sức mạnh lớn lao, dù từ đó dài hay ngắn.
- T ất cả là cho cô hả, tiểu thư? – Một lần người bán mực hỏi khi ông ta cẩn thận đổ mực qua một cái phễu vào chiếc lọ bằng đá.
– Vâng, tất nhiên rồi. – Tôi tự hào đáp.
– Ồ, thật phí phạm, đầu tư học hành như thế cho một đứa con gái. – Người bán mực nói.
Cha tôi thì lại nghĩ việc dạy tôi biết đọc và viết là rất tốt. Ông còn nói rằng tôi rất nhanh trí và điều đó sẽ có ích cho tôi sau này. Cha dạy tôi về các nước trên thế giới bằng quả địa cầu của ông, và cho tôi xem những tấm bản đồ có hình Vua Thuỷ Tề Neptune5 ngồi trên một tảng đá ngắm nhìn vương quốc mênh mông toàn nhân ngư và thuỷ quái của mình.
Chị Danes thân yêu không biết đọc hay viết, và chị cũng không muốn học. Thay vào đó, chị lại có thể khâu những đầu ngón tay của các nàng tiên búp bê, mũi khâu nhỏ và tinh vi đến nỗi tưởng như chiếc kim của chị có thể thêu nên cả một câu chuyện. Tôi thường ngồi bên chị hàng giờ liền, cố khâu cho giống như vậy, nhưng không thành công cho lắm.
Cuối cùng tôi cũng khỏe hẳn, cha mẹ tôi định gửi tôi về Highgate với chị Danes để hưởng không khí trong lành ở nông thôn. Tôi sẽ đến ở với chị gái của ông Stoop, người họ hàng đã chết từ lâu của cha tôi. Bà này đã lấy một người giàu có tên là Gearing. Thật tình Beth và tôi không mong đợi chuyến đi này lắm. Tôi chưa bao giờ rời nhà cả, và Highgate thì dường cách đây rất xa.
Buổi tối trước hôm tôi lên đường, bà Gearing xuất hiện.
Bà ta ăn mặc tồi tàn hơn bất kỳ người đàn bà nào tôi đã từng thấy và tôi tự hỏi không biết b�! � có nghèo lắm không. Quần áo của mẹ và tôi được thêu thùa và đính đăngten, nhưng bà Gearing thì chỉ mặc một cái váy len đơn giản màu đen với áo vét, tạp dề trắng hồ bột và một cái cổ áo trơn cũng màu trắng. Mái tóc bà ta vén về phía sau và giấu trong một chiếc mũ có vành rũ xuống làm bà ta trông như một con thỏ đang hoảng hốt. Bà ta ôm theo một bó hoa thơm to tướng, vùi mặt vào đó, đứng dựa lưng vào cổng vườn và nhất quyết không chịu vào nhà.
– Chắc chị đến bằng xe ngựa? – Mẹ tôi hỏi.
– Không. – Bà Gearing đáp. – Tôi đi bộ cùng với Chúa và sẽ quay về bằng cách đó với sự phù hộ của Người.
– Tôi không để thế đâu. – Mẹ tôi nói. – Chân chị chắc bị đau rồi. Mời chị ở lại đây với chúng tôi đêm nay. Anh Thomas đã thu xếp xe ngựa để mai đưa Coriander và Danes đến Highgate.
– Đi đi. – Chị Danes thì thầm với tôi. Đến chào bà ấy đi. Chắc bà ấy ngượng vì không quen với cung cách thành thị.
– Không, không! – “Con thỏ” hét lên khi tôi đến gần bà ta. – Không, tránh xa ra, xin các người!
– Chị Gearing, – mẹ tôi thân mật nói. – Chắc có sự hiểu nhầm. Tôi sẽ không dám nghĩ đến chuyện gửi Coriander đến chỗ chị nếu nó hãy còn ốm đâu.
– Tôi nghe nói con bé mắc một dịch bệnh chết người. – Bà Gearing nói, hít mạnh vào bó hoa đến nỗi hắt hơi liên tục. Rồi bà ta tuôn ra một tràng, lời nọ vấp lời kia. – Tôi ước là có thể nói con bé đã được cứu thoát bởi ý Chúa, nhưng những lời đồn đại kỳ lạ về
5 VÞ thÇn cai qu¶n ®¹i d−¬ng trong thÇn tho¹i Hy L¹p
nhà ch ị đã đến tai chúng tôi, và ông chồng tôi đã bảo tôi đến để nói rằng ông ấy tin là phép tiên và ma thuật đã chữa khỏi bệnh cho nó. Chúng tôi là những người biết kính Chúa và không muốn dính dáng gì đến việc làm của quỷ dữ!
– Kìa chị, thế là thế nào? – Mẹ tôi hỏi.
Bà Gearing giơ tay ra chặn mẹ lại. Mẹ không nhịn nổi nữa và cười phá lên khi bà ta chạy khỏi cổng vườn và lao ra phố.
!
Nh ưng cha tôi không cho rằng chuyện đó buồn cười.
– Thomas! – Mẹ tôi nói. – Bà ta quá ngốc nghếch.
– Bà ấy không muốn con đến ở cùng vì nghĩ con được các bà tiên chữa khỏi. – Tôi
xen vào.
– Rõ vớ vẩn. – Mẹ nói.
Gương mặt cha trở nên nghiêm nghị.
– Đây không phải là chuyện đùa đâu, Eleanor thân yêu.
– Thomas, đừng giữ vẻ nghiêm trọng vậy. Anh không nghĩ bà chị đó là kẻ ngốc
sao?
– Anh nghĩ em nên cẩn thận hơn, Eleanor. Xin em, hãy vì anh và vì Coriander. Giọng của cha khiến tôi thấy bất an.
– Thế giới cũ đã bị phá bỏ và giờ đây chúng ta đang phải sống với trật tự mới của
những kẻ ngốc. Hãy cẩn thận, em yêu. Họ mang theo mình một vị Chúa không biết dung thứ đâu.
6 Chuỗi ngọc trai
Tôi m ới được chín tuổi khi cái thế giới hạnh phúc, vô tư của tôi bị phá huỷ và đảo lộn.
Chuyện xảy ra vào một buổi sáng tháng Giêng u ám và lạnh lẽo. Tôi ngồi trong buồng mẹ nhìn ra ngoài cửa sổ, ngắm bầu trời âm u. Bây giờ chỉ cần có tuyết thôi là tôi có thể đi chơi bằng xe trượt tuyết với Edmund Bedwell. Bây giờ cậu ta đã mười hai tuổi còn anh trai cậu mười ba. Ba năm trước, người cha đã lấy cô Tofton và hai cậu đã có một thằng em trai tròn trịa, bụ bẫm như một chiếc bánh pút đinh mận. Cả hai đều đang học ở trường Thánh Paul và tôi rất ghen tỵ với chúng. Tôi cũng đọc thông viết thạo, và luôn khao khát được học hỏi thêm.
Edmund vênh váo bảo tôi rằng việc học tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp là quá sức với trí óc kém cỏi của một đứa con gái.
– Thế còn nữ hoàng Elizabeth thì sao? – Tôi hỏi, chống tay vào hông và cố tỏ vẻ người lớn. – Nữ hoàng đã được dạy tất cả những môn đó và nhiều môn khác nữa.
– Đó là chuyện khác. – Edmund nói – Người đã từng là một công chúa, không phải là đứa con gái thường dân như cậu.
– Cái đó chẳng có nghĩa gì. Nó chứng tỏ là con gái cũng có thể làm được như con trai. – Tôi quả quyết.
– Cậu sẽ trở thành vợ một thương gia và phải chăm lo cho cả một ngôi nhà lớn. – Edmund nói – Tốt hơn là nên học nội trợ. Như thế thì ít nhất cậu cũng có thể có ích cho chồng mình, như cô Patience có ích cho cha tớ. Hãy để đàn ông lo về chuyện tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp.
Đôi khi Edmund làm tôi rất bực mình.
– Mẹ có nghĩ là con gái có trí óc ! kém cỏi không? – Tôi hỏi mẹ trong lúc viết tên mình lên ô cửa kính đóng băng.
– Có phải Edmund Bedwell nói với con như vậy không? – Bà cười hỏi.
Tôi gật đầu.
– Con có một cái đầu thông minh và sắc sảo, mẹ hy vọng sẽ luôn như thế. Edmund Bedwell là một cậu ngốc. Giờ thì con yêu, hôm nay mẹ nên đeo chuỗi hạt nào đây?
– Dễ ợt. – Tôi đáp. – Chuỗi ngọc trai màu hoa hồng.
Mẹ mỉm cười.
– Con chọn khéo lắm. – Bà giơ chuỗi hạt lên trong ánh sáng và ngắm chúng. Đây là món quà đầu tiên cha con tặng mẹ. Lại đây đeo cho mẹ nào!
Bà trao chuỗi ngọc cho tôi.
– Tại sao những hạt ngọc trai lại mờ đục khi không ở trên cổ mẹ và khi mẹ đeo chúng vào thì chúng lại sáng lên? – Tôi hỏi.
– Hơi ấm từ da của mẹ làm chúng ấm lên và sáng ra. – Mẹ tôi đáp, vén những lọn tóc ra khỏi mặt tôi. – Con đúng là có những búp tóc đỏ quăn nhất mà mẹ từng thấy.
– Con ước gì tóc con giống mẹ. – Tôi nói.
– Hãy giữ những điều ước của con. Rồi một ngày con sẽ trở thành một cô gái xinh đẹp, Coriander dễ thương của mẹ.
Chị Danes bước vào phòng trong tiếng lách cách của một khay đầy sôcôla nóng và bánh ngọt.
– Xin bà thứ lỗi. – Chị Danes vừa nói vừa đặt những cái bình và tách bằng sứ lên bàn – Nhưng bà Mullins đang ở dưới nhà và muốn nói với bà một chuyện riêng, còn bà Potter thì vẫn đến vì chuyện cũ. Lạy Chúa, liệu bà ta có bao giờ biết hài lòng không?
– Kìa, – Mẹ tôi mỉm cười đáp. – Chúng ta phải tử tế với họ chứ. Chị nói v�! ��i hai b! à ấy là tôi xuống ngay.
Tôi ngồi xuống rót sôcôla cho mẹ và cho mình. Chị Danes cầm chiếc khay và đi ra.
Mẹ tôi khẽ rùng mình khi bà đóng cửa lại.
– Trong buồng lạnh quá. Cửa sổ đang mở đấy à?
Tôi đứng dậy và đúng lúc đó, một cái gì tối sẫm và lông lá lao mạnh vào cửa kính khiến nó vỡ tan. Mẹ vẫn đứng bên chiếc gương. Đột nhiên bà hít vào đánh hức. Tôi quay lại thì thấy bà giơ một tay ra để đứng cho vững. Những gì diễn ra sau đó giống như trong một giấc mơ. Chuỗi hạt trai quanh cổ mẹ đứt tung, những hạt ngọc lộp độp rớt xuống như những hạt mưa, nảy tưng tưng trên ván sàn gỗ. Rồi mi mắt mẹ chớp chớp và nhắm nghiền lại khi mẹ bắt đầu khuỵu xuống, váy phồng lên tựa như những cánh buồm. Những chiếc trâm cài giữ tóc của mẹ tuột ra trong khi bà ngã. Với một tiếng “bịch” đáng sợ, mẹ ngã, đầu đập xuống cái sàn nhà cứng lạnh tàn nhẫn, cánh tay duỗi ra, mái tóc xoã tung như một biển vàng gợn sóng lấp lánh. Tôi vươn người cố đỡ mẹ và làm văng chỗ sôcôla nóng ra khỏi bàn, những chiếc tách sứ vỡ vụn, chất kem lỏng màu nâu tràn ra sàn, thấm vào áo mẹ như máu.
Một tiếng kêu, một tiếng kêu khủng khiếp phá vỡ sự yên lặng. Dường như nó phát ra từ bên trong tôi. Tôi thấy cánh cửa bật tung và kinh hoàng nhìn chị Danes cùng hai người hầu lộn nhào trong không khí, trượt ngã trên những hạt ngọc trai, nhảy nhót để giữ thăng bằng như người đang đi trên dây.
Cha tôi lao vào phòng. Ông cũng bị trượt ngã nhưng rồi đứng vững lại. Mặt ông trắng bệch. Ông bế mẹ tôi lên giường và nới lỏng áo của bà. Trong khi tôi ! đứng �! �ó trân trối nhìn, những hạt ngọc trai ầm ĩ lăn qua sàn nhà và biến mất bên dưới các thứ đồ đạc. Tôi quỳ xuống và cố nhặt lấy càng nhiều càng tốt. Tất cả những gì tôi có thể nghĩ lúc đó là chừng nào chúng không bị mờ hẳn thì mọi chuyện sẽ ổn.
Suốt bốn ngày liền, mẹ nằm im lìm, chìm trong một giấc ngủ sâu. Không phương thuốc nào của bà khiến bà khá hơn. Cuối cùng, mặc cho chị Danes phản đối kịch liệt , cha tôi cho mời bác sĩ.
Bác sĩ Turnbull đã quanh quẩn đợi trước nhà chúng tôi như một con chuột cống, biết rằng thế nào rồi cha tôi cũng phải nhượng bộ. Tôi chưa bao giờ ưa ông ta. Đó là một người rất bẩn thỉu với mái tóc dài nhờn mỡ, người bốc đầy mùi bệnh tật. Ông ta đem theo hai gã học việc mặt mũi sưng sỉa, mang nặng những bình đựng đỉa và các công cụ tra tấn khác. Ông ta tặc tặc lưỡi khi thấy các phương thuốc chị Danes dùng, và bắt phải đốt lửa trong phòng ngủ hòng đẩy lui cơn sốt. Sau đó ông ta đặt những con đỉa đen sì lên làn da trắng mịn của mẹ tôi cho chúng hút máu, và không cho phép cho mẹ tôi uống bất kỳ thuốc gì ngoài những thứ ông ta đã kê đơn.
Chị Danes bị cấm vào phòng, và bác sĩ Turnbull đắc ý thì thầm với cha tôi rằng chị đã làm người bệnh của ông ta ốm nặng hơn.
Cha tôi mắt đỏ ngầu và mặt tái xanh vì lo lắng, chỉ yên lặng.
– Xin ông hãy đuổi lão ta đi. – Chị Danes cầu xin. – Xin ông, vì tình yêu với bà Eleanor, hãy đuổi lão ta đi.
– Không, tôi không thể, nếu còn có một cơ hội nhỏ nhất để cô ấy qua khỏi.
– Xin ông. – Chị Danes van nài.
Chuyện đó không! xảy ra! . Lão bác sĩ ở lại.
Cô Patience đến ngồi trông mẹ tôi, cả ông Bedwell nữa. Đều đặn mỗi ngày, bạn bè và hàng xóm láng giềng đều đến thăm bà.
Mẹ tôi ốm nặng hơn. Bà tái nhợt đi gần bằng những tấm trải giường, và lão bác sĩ vẫn khăng khăng ông ta có thể chữa khỏi bệnh cho bà. Phương kế cuối cùng của ông ta là cắt hết tóc của mẹ và đặt hai con bồ câu chết dưới chân bà.
– Ông làm cái trò quái gở gì thế này? – Cha tôi kinh hoàng kêu lên khi nhìn thấy mẹ.
– Tôi đã từng giúp một phu nhân hạ sốt bằng cách này. – Bác sĩ Turnbull đáp khi thấy vẻ mặt dữ tợn của cha tôi.
– Ông là một thằng ngốc, và trò này, – Cha chỉ vào hai con bồ câu chết. – Không hơn gì trò phù thuỷ. Không, thậm chí còn tồi tệ hơn, vì nó được nguỵ trang dưới cái vỏ y học!
– Cả đời tôi chưa bao giờ bị lăng mạ đến thế! – Lão bác sĩ kêu lên.
– Thế thì ông lại càng đáng khinh bỉ!. – Cha tôi nói và đuổi lão bác sĩ cùng mấy gã học việc ra khỏi nhà.
Thế nhưng, khi lão bác sĩ rời đi, cái chết lại rón rén mò tới. Những con bồ câu được bỏ đi và chị Danes đặt mẹ tôi nằm thật thoải mái. Đêm đó căn phòng chỉ được chiếu sáng bởi một ngọn nến duy nhất, và hẳn tôi đã được bế về giường mình lúc nào đó trong đêm vì tôi bị đánh thức vào lúc tờ mờ sáng bởi tiếng kêu của một con dã thú. Tim tôi thót lại vì sợ, tôi không biết tiếng kêu ấy từ đâu đến, chỉ biết hình như nó ở bên trong căn nhà. Tôi nhảy phắt ra khỏi giường và chạy đến phòng mẹ. Cha tôi đang gào lên như thể linh hồn ông đang vỡ t! an ra t�! �ng mảnh. Chị Danes bồng tôi lên tay.
– Chim sẻ nhỏ của chị, mẹ em chết rồi. – Chị nói.
!
Vậy là đoạn đời đầu tiên của tôi đã được kể lại, và cùng với nó, một ngọn nến vụt tắt.
Phần 2
7. Chiếc bóng
Sáu qu ả chuông rung lên để báo cho xứ đạo biết một người phụ nữ đã qua đời, nối theo là một quả chuông khác rung đúng số tuổi của người đã khuất. Ba mươi ba tiếng chuông vang lên cho mẹ tôi.
Cha tôi ra l ệnh mở tất cả cửa sổ trong nhà để linh hồn mẹ có thể tìm được đường về nhà. Một ngọn gió thê lương thổi tới, khóc than trong những căn phòng, thổi tắt mọi ngọn nến và đem theo một màn sương mờ bao phủ căn nhà rất lâu sau khi các cánh cửa sổ đã được khép lại.
Ch ị Danes lau rửa và xức nước hoa cho mẹ tôi một cách dịu dàng như thể bà chỉ đang bị phù phép chìm vào giấc ngủ, mặc cho bà một chiếc áo dài trắng giản dị và che đi mái đầu bị cắt trọc tóc của bà. Mẹ trông thật đẹp và yên bình, làn da trắng như sáp, đôi bàn tay chắp lại cầm một cành hồng nở hoa vào mùa đông lấy từ khu vườn của bà. Những tấm nhiễu đen rủ xuống quanh giường và từ các cánh cửa sổ. Tất cả các bức tranh và gương đều được treo ngược lại, mặt úp vào tường. Quần áo tang và áo choàng được đặt may ở chỗ ông Thankless và nhẫn tang được mua. Mẹ nằm trên chiếc giường lớn bằng gỗ sồi suốt ba ngày, cha tôi ngồi bên bà, nức nở khôn nguôi và nhắc đi nhắc lại rằng mẹ tôi phải được để nằm đó, rằng bà chỉ đang ngủ thôi, rằng bà vẫn có thể thức dậy.
Gi ống như thể cả thế giới của tôi đã sụp đổ, giống như thể ngôi nhà đã bị mất đi những bức tường. Tôi thức dậy vào buổi sáng, tôi lên giường vào buổi tối như một ai đó khác, một người không có suy nghĩ hay tình cảm gì hết.
Khi ngày t ổ chức lễ tang đến, cha tôi gần như phát điên vì đau khổ. Người học việc của ông, Sam, phải mặc quần áo cho ông và giúp ông xuống thuyền như thể ông là một ông già chân đi không vững. Không có quan tài, cha tôi không chịu đặt mẹ tôi vào bất kỳ một chiếc quan tài nào hết. Ông muốn thi thể mẹ được đặt thẳng vào lòng đất, nuôi dưỡng đất đai. Bà hẳn cũng muốn như thế.
Nh ững lời thì thầm và đồn thổi càng được thể lan rộng như diều gặp gió bởi cái tin gây sốc rằng cha không chôn mẹ trong khu nghĩa địa của nhà thờ. Nó chứng thực những lo sợ tồi tệ nhất của đám hàng xóm, rằng mẹ là một người xa lạ, với dáng điệu thanh thoát diệu kỳ không thuộc về thế giới này.
Tr ời đã chạng vạng tối khi chúng tôi khởi hành. Mặt nước im lìm. Bầu trời ngả màu xanh đen xám xịt và những bông tuyết rơi lất phất. Không có ai đi cùng chúng tôi. Không có linh mục, không người đi đưa đám, chỉ có tôi, cha, chị Danes, bốn người lái thuyền và hai người hầu. Thi thể mẹ được đặt trên thuyền, bọc trong tấm vải liệm màu trắng. Chúng tôi lặng lẽ đi về phía thượng nguồn, chỉ có tiếng sóng vỗ và nhịp mái chèo khua thay cho khúc cầu hồn. Chúng tôi qua Whitehall, ra khỏi thành phố và đi về phía nông thôn, quay lại vùng đồng cỏ mà mẹ hằng yêu thích.
Trong bóng chi ều tà ảm đạm, đồng cỏ không còn chút gì giống với cái nơi chúng tôi đã đến thăm trước kia. Chính ở chỗ này, tôi đã cùng mẹ nhảy múa dưới những vòm lá, trên thảm cỏ đầy hoa dại. Còn kia, nơi mẹ tôi sẽ được chôn trong cái huyệt tựa như một vết thương sâu hoắm trên nền đất, chính là nơi chúng tôi đặt các giỏ thức ăn trong bóng mát, tránh ánh mặt trời chính ngọ chói chang.
M ỗi người chúng tôi cầm một cây đuốc, ánh sáng của chúng chống chọi lại màn đêm đang kéo đến. Màu trắng của tấm vải liệm quấn quanh người mẹ là thứ duy nhất còn thấy rõ được.
- Chúng ta không là gì h ơn ngoài những chiếc bóng được tận hưởng chút thời gian ngắn ngủi để nhảy múa dưới ánh sáng. – Cha tôi nói, nước mắt lăn dài trên mặt. – Trên đời này chưa từng có ai tuyệt vời như em. Hãy tự do bay đi, tình yêu của anh, rồi một ngày kia chúng ta sẽ lại bên nhau. Amen.
Ông ném m ột cành hoa hồng xuống huyệt.
– Chúng ta sống để chết, chúng ta chết để sống trong cõi vĩnh hằng. Khi cha nói những lời này, tôi nghe thấy một tiếng quạ kêu rất to, và tôi ngẩng lên
thì th ấy một con quạ đậu trên cây sồi cao trên đầu chúng tôi. Hình thù tối sẫm của nó nổi bật trên nền trời đêm, tiếng kêu của nó phá vỡ sự im lặng như tấm kính bị đập vỡ. Cha tôi nắm chặt tay tôi và kéo tôi lại gần ông hơn để tôi có thể giấu mình trong chiếc áo choàng tang của ông.
Đế n lúc này thì tuyết đã bắt đầu xuống rất dày. Hai người đào huyệt lấp ngôi mộ cho đến khi mặt đất trở nên phằng lỳ. Chúng tôi đứng đó trong giá buốt. Chỉ đến khi cả cánh đồng trở nên trắng xóa và ngôi mộ biến mất dưới lớp tuyết mới, chúng tôi mới quay về thuyền. Tôi run rẩy khi nghe tiếng kêu ám ảnh của con quạ chào tạm biệt chúng tôi.
Con thuyền quay về, xuôi theo dòng sông cùng thuỷ triều đang rút xuống. Dòng nước đen. Con thuyền đen. Mẹ đã đem theo tất cả sắc cầu vồng.
!
D ường như ngày hôm ấy, chúng tôi không chỉ chôn mẹ tôi mà chôn luôn cả một phần của cha tôi, bởi người đàn ông ngồi lì trong phòng, không chịu ăn uống gì kia không có chút gì giống người cha mạnh mẽ mà tôi biết. Khuôn mặt ông hốc hác, mái tóc dài bị chính tay ông cắt đi đâm ra thành từng túm. Ông không buồn cạo râu và dường như không còn nhận ra sự có mặt của bất kỳ ai.
Ngôi nhà thênh thang gi ờ cho tôi tha hồ chạy nhảy. Tôi có thể làm bất cứ thứ gì mình muốn. Nhưng điều duy nhất tôi mong mỏi là mẹ còn sống. Chị bếp Joan chẳng phải nấu nướng gì, ngồi lặng lẽ bên bàn bếp. Những người hầu thì không thấy đâu. Cả ngôi nhà như bị phù phép. Còn chị Danes cũng bàng hoàng vì cái chết của mẹ không kém gì cha tôi.
Hai tháng l ạnh lẽo và chết chóc trôi qua. Những tấm nhiễu đen vẫn rủ xuống trong các phòng. Tấm ga trải giường trên chiếc giường lớn bằng gỗ sồi của cha mẹ vẫn không được phép thay. Ngày nào cha tôi cũng đặt một bông hồng mùa đông lên gối mẹ. Ông không cho phép bất kỳ ai đụng vào váy áo hay đồ nữ trang của bà.
Tôi b ắt đầu nghĩ rằng tình trạng u uất này sẽ kéo dài mãi mãi thì một tối, ông Bedwell đến thăm cha tôi.
Tôi đang ngồi cùng với cha trong phòng khách, cả hai cha con lặng thinh, nhìn đăm đăm vào lò sưởi. Tôi thầm tự kể trong đầu cho mình nghe một câu chuyện về một nàng công chúa và một con rồng. Còn cha tôi đang chìm đắm trong suy nghĩ giật mình trở về với thực tại khi người hầu vào báo có ông Bedwell đến chơi.
– Nói tôi không có nhà. – Cha đáp. – Tôi không tiếp ai hết.
– Tôi phải nói chuyện với anh, Thomas. – Ông Bedwell nói, đẩy người hầu sang một bên. – Không thể cứ tiếp tục mãi như thế này.
– Chẳng có gì để nói cả. – Cha đáp và quay lại với cái lò sưởi.
– Có rất nhiều đấy. Tôi muốn nói chuyện riêng với anh. – Ông Bedwell khăng khăng.
Tôi đứng lên định đi ra nhưng cha tôi nắm tay tôi lại và buộc ngồi xuống cạnh ông.
– Chuyện gì? – Ông hỏi.
– Tôi đến vì một việc rất quan trọng. – Ông Bedwell nói, ngập ngừng nhìn tôi.
– Anh cứ nói tự nhiên. – Cha đáp.
Ông Bedwell bắt đầu đi đi lại lại trước lò sưởi và rồi cũng quay về phía ngọn lửa, nơi chứa đựng phần lớn những suy nghĩ của hai cha con tôi buổi tối đó.
– Anh đang có nhiều kẻ thù địch, và nhiều lời đồn đại.
– Lúc nào mà chẳng có lời đồn đại! – Cha tức giận đáp. – Tôi biết người ta nói Eleanor là một mụ đàn bà kỳ quặc, thậm chí là một mụ phù thuỷ. Như những thuỷ thủ sắp chết đuối, bọn họ bám lấy cái hy vọng về một cuộc sống bất diệt và một vị Chúa! độ lượng Và rồi nếu cái đó không làm họ sung sướng được, thì luôn có pháp sư, phù thuỷ và các bà tiên để đổ lỗi cho những bất hạnh của họ. Đổ lỗi cho tất cả mọi người và tất cả mọi thứ, trừ bản thân mình! Con người mới ngu ngốc làm sao! – Cha cất tiếng cười trống rỗng.
– Thomas, tôi xin anh. Anh không thấy là chúng ta đang sống trong một thời đại đầy rẫy hiểm nguy sao? – Ông Bedwell nói, hai tay dang rộng. – Tin đồn thì lan xa. Anh có thể bị cướp hết tất cả những thứ này ngay ngày mai, không còn gì cả.
– Giờ người ta còn có thể cướp đi cái gì của tôi nữa? – Cha kêu lên, đầu gục xuống. – Chỉ còn địa ngục luôn kè kè bên tôi thôi.
– Tôi biết, và tôi rất thông cảm với anh, nhưng tôi đang nói đến chuyện của cải vật chất kia. Một lời nói bay vào cái tai không thiện ý cũng có thể đem lại tai hoạ cho anh. Oliver Cromwell đang tịch thu tài sản của những người Bảo hoàng, mà anh thì chẳng bao giờ giấu giếm cái ý nghĩ là đáng lẽ không nên lấy đầu nhà vua. Giờ lại còn chuyện ở Worcester nữa!
Tôi đã biết về sự kiện Worcester qua chị Danes. Chị kể rằng Oliver Cromwell đã đánh bại vị vua mới lên ngôi của Scotland, Charles đệ nhị, ở đó. Nhà vua đã chạy trốn sang Pháp với một giải thưởng treo trên đầu.
– Thế anh nghĩ tôi nên làm gì? – Cha hỏi.
– Hãy tái hôn. Lấy một phụ nữ Thanh giáo.
– Cái gì? Khi Eleanor còn chưa ấm chỗ trong mồ ư? – Cha nói.
– Không ai có thể thay thế Eleanor được. Tôi biết điều đó. Nhưng anh có thể tìm một phụ nữ mà anh chung sống hoà thuận được! và sự! mộ đạo của cô ta sẽ dập tắt những lời đồn thổi. Nó giúp anh giữ được tài sản và nhà cửa. Tôi có chỗ quen biết ở Bristol có khả năng giúp anh.
– Thật là điên rồi! – Cha tôi kêu lên, nhảy ra khỏi ghế và sải bước đến gần cửa sổ.
– Tôi không phải là người Thanh giáo! Tôi không thể đồng tình với họ! – Ông thọc tay vào mái tóc một cách giận giữ và quay lại giáp mặt với ông Bedwell – Anh có thật sự tin rằng chúng sẽ cướp hết tất cả những thứ này không?
– Chắc chắn rồi, anh bạn ạ. Anh biết chuyện gì xảy ra với Needham rồi đấy. Ông ta bị làm cho phá sản. Ông ta cũng là một người tự lập, không có người quen trong Nghị viện, không có họ hàng để xin giúp đỡ, không liên quan gì đến Thanh giáo. Chúng ta đang ở giữa một cơn bão khủng khiếp, và tôi sợ rằng nó sẽ càng ngày càng tồi tệ hơn. Xin anh hãy nghĩ lại, trước đi mất tất cả.
!
T ối hôm đó, tôi đi ngủ với cảm giác bất an. Tôi thức giấc khi cửa sổ phòng ngủ bị bật tung và mưa táp vào phòng. Tôi phải vật lộn mãi mới đóng nó lại được, mà cánh cửa vẫn lạch cạch như một bộ xương đang rung những khúc xương của nó. Một tia chớp loé lên, và tôi dám chắc rằng mình nhìn thấy rõ mồn một những con quỷ rồi cá sấu bò lổm ngổm trên tường. Tim đập thình thịch, tôi kéo chăn lên trùm kín đầu, chỉ ước có mẹ ở đây để mọi thứ lại yên ổn như xưa.
Nh ưng tôi không ngủ tiếp được nữa nên bước xuống giường và đi ra đầu cầu thang. Cửa phòng làm việc của cha tôi hé mở và một ánh sáng ấm áp hắt ra, soi sáng hành lang lạnh lẽo ảm đạm. Tôi nín thở, rón rén nhón chân xuống cầu thang, hy vọng cùng mỗi tiếng kêu cót két của bậc thang rằng cha sẽ đến và cứu tôi.
Tôi đứng bên cửa phòng làm việc và ngó vào. Cha đang ngồi bên bàn. Trước mặt ông là một chiếc hộp gỗ mun có khảm những ngôi sao nhỏ lấp lánh dưới ánh nến. Trước kia, tôi chưa từng thấy cái hộp và thật sự tò mò không biết nó đựng gì bên trong. Tôi tiến lại gần hơn, đợi cha ngước mắt lên và hỏi xem tôi đang làm gì. Nhưng khi cha ngẩng đầu, ông nhìn xuyên qua tôi tựa hồ tôi chỉ là cái bóng vô hình.
Tôi đến bên cha và nhìn vào trong hộp. ? đáy hộp là một cái gì đó óng ánh bạc, mỏng mảnh như một tấm tơ. Tôi thận trọng đưa tay vào hộp và khẽ chạm vào nó.
Tôi giật nảy mình khi đột nhiên cha tôi lẩm bẩm:
– Lẽ ra mình phải trả nó lại cho nàng.
– Cha phải trả cái gì lại cho mẹ cơ? – Tôi thầm thì. Mắt cha tôi vẫn giữ vẻ mơ màng xa xăm.
– Cái bóng của nàng. Nàng đã đưa nó cho mình vào cái đêm làm đám cưới và nói mình phải giữ nó thật cẩn thận. Nàng nói nếu mình trả nó lại, nàng sẽ không có sự lựa chọn nào khác là phải ra đi, và hai ta sẽ bị chia lìa vĩnh viễn.
Tôi đứng đó và ngắm chiếc bóng lung linh nơi đáy hộp. Nó phát ra một ánh sáng mờ. Nó làm sống lại trong tôi ký ức xa xăm về một chiếc gương mà tôi đã từng nhìn vào.
– Giờ mình không biết liệu mình đã làm đúng hay không. – Cha tôi nói tiếp. Rồi ông kêu lên:
– Lạy Chúa, điều con đã làm có đúng không?
Tôi hỏi thật khẽ:
– Cha ơi, mẹ con có phải là một nàng tiên không?
Cha ngẩng lên, có vẻ như giờ mới thấy tôi, ông hỏi:
– Con đang làm gì ở đây vậy, Coriander?
– Gió làm con tỉnh giấc, con sợ. – Tôi đáp.
Ông nhìn xuống chiếc hộp và vội đóng nó lại.
– Con đứng đây đã bao lâu rồi? – Ông hỏi.
– Chưa lâu lắm. Đó có đúng là một chiếc bóng của tiên không cha?
– Trong đó không có gì cả. Cái hộp này rỗng không. – Cha tôi sẵng giọng đáp.
– Nhưng con đã nhìn thấy…
– Chẳng có gì hết! – Cha tôi ngắt lời. – Con không nhìn thấy gì hết, khôn! g nghe thấy gì hết!
Rồi ông tiếp lời, giọng nhẹ nhàng hơn:
– Chẳng có gì ngoài một câu chuyện thần tiên.
8 Điều sẽ đến
Tôi ước sao mình có thể gỡ hết những nút thời gian đang quấn rối tung vào với nhau. Nếu tôi làm được thế, mẹ tôi sẽ vẫn còn ở đây và mọi chuyện đều tốt đẹp. Nhưng mọi chuyện chẳng tốt đẹp chút nào, và tôi tự hỏi liệu có bao giờ chúng trở lại như xưa.
Vài tháng sau cái ch ết của mẹ, cha tôi trở về từ Bristol nói rằng ông đã gặp một bà quả phụ mộ đạo tên là Maud Leggs, và mọi việc đã được thu xếp. Họ sẽ làm đám cưới vào thứ tư tới.
Tôi mu ốn kêu lên “Xin cha hãy đợi đã!”, nhưng vẻ mặt của cha nói với tôi rằng làm thế không khôn ngoan chút nào. Từ khi mất mẹ, cha đã trở thành một con người ủ rũ, tính khí thay đổi thất thường: một con tàu chao đảo trên biển cả mịt mù bão tố, bị những cơn bão vô hình cuốn phăng đi, bản đồ và ngôi sao dẫn đường biến mất. Chị Danes gọi cha là một người bị nguyền rủa.
Ngày làm l ễ cưới đã đến. Cha trở nên khó chịu không kém gì tiết trời ẩm thấp, ông tìm ra sai sót ở những chi tiết vụn vặn nhất. Nào là nước không đủ nóng, áo sơmi làm ngứa da, giày thì quá chật, người hầu thì chậm chạp, cà phê quá nguội.
M ọi việc cứ thế tiếp diễn cho đến khi ông bà Bedwell tới để cùng cha đến nhà thờ. Tôi rất muốn đi cùng, nhưng cha cho là không cần thiết, vì buổi lễ sẽ rất đơn giản. Ông không chịu tổ chức linh đình, nói rằng như vậy không thích hợp. Điều này khiến mọi người bàn tán rất nhiều, nó chứng tỏ cha tôi có điều muốn giấu giếm. “Xong sớm chừng nào hay chừng ấy!” cha nói với tôi như vậy trước khi đi.
Cùng v ới Beth, con búp bê yêu quý của mình, tôi đứng nhìn qua cửa sổ, đợi họ quay về.
Trời mưa khá nặng hạt khi cánh cổng vườn cuối cùng cũng mở ra. Cha tôi bước vào cùng một người đàn bà to lớn không ra hình thù gì, bước đi lạch bạch như ngỗng, theo sau là một cô bé dài ngoẵng như quả đậu, trông có vẻ vụng về và ngượng nghịu. Cha mau chóng đưa họ vào trong nhà. Những người đến dự đám cưới đứng cả trong tiền sảnh để rũ nước mưa ra khỏi mũ áo. Những người hầu lăng xăng chạy tới, đón lấy những tấm áo choàng ướt sũng và ráng tiếp chuyện khách khứa trong khi họ bị bỏ đứng đó, nom như một đám hỗn tạp trong một bức vẽ.
Bà mẹ kế của tôi chẳng lấy gì làm xinh đẹp. Bà ta người mập lùn, dáng người bè bè với một khuôn mặt không phải không hao hao giống một củ khoai tây vừa gọt vỏ. Mặt bà có những vết rỗ sâu, cái miệng mỏng dính, hai con mắt bé tý sáng quắc và một cái mũi hếch lên như mõm lợn, sinh ra để đánh hơi và khụt khịt. Người bà ta bốc ra mùi sữa đã bị chua. Còn giọng nói thì cho tôi biết bà ta không phải sinh trưởng ở thành phố.
– A, – cha tôi kêu lên, vẻ mặt căng thẳng của ông giãn ra vì cuối cùng cũng có cái để nói. Đây là con gái tôi, Coriander. Coriander, đây là bà Maud Leggs, còn đây là con gái bà ấy, Hester.
– Không phải ông định nói là bà Hobie đấy chứ, thưa ông? Bây giờ tôi đã là vợ ông rồi cơ mà! – Maud nói, cười với cha tôi và phô ra những chiếc răng cải mả.
Nghe những lời của bà ta, cha tôi có sửng sốt như chợt tỉnh ngộ, như thể lời thần chú đã bị phá bỏ và đến bây giờ ôn! g mới nhận ra sự thật của điều mình đã làm.
Mẹ kế nhìn xuống tôi và nói:
– Coriander à, đúng là một cái tên buồn cười.
– Coriander là một cái tên rất thân thiết với tôi. – Cha nói – Mẹ con bé đã đặt cho nó cái tên ấy.
Maud nhăn mũi vẻ không tán thành và khụt khịt:
– Đó không phải là một cái tên Cơ đốc.
Cha tôi lờ mụ đi và nói tiếp:
– Đây là chị Mary Danes, quản gia.
Tôi có thể thấy rõ qua cái cách mụ nhìn chị Danes là chuyện này không làm mụ hài lòng chút nào. Tiếp đó là một khoẳng lặng khó chịu.
– Đi nào. – Ông Bedwell nói, vội vã nắm lấy cánh tay Maud. – Chắc chị đói lắm rồi. Tôi nghe nói chị đã phải đi một quãng đường rất xa.
– Chúng tôi đi với phúc lành của Chúa và ơn huệ của Người. – Maud nói.
– Đúng vậy. – Ông Bedwell đáp và dẫn mụ vào phòng ăn.
Hester ở lại ngoài tiền sảnh.
– Em bao nhiêu tuổi? – Cô khẽ hỏi.
– Chín tuổi. Thế còn chị? – Tôi hỏi.
– Mười hai. – Hester trả lời.
– Hester! – Bà mẹ hét lên, to đến nỗi cả hai chúng tôi giật thót mình.
– Tôi đã làm gì thế này? – Cha lẩm bẩm khi Hester đã đi ra. Ông đứng nhìn lên cầu thang với vẻ khao khát như chờ đợi ai sẽ xuất hiện ở đó.
– Sẽ ổn cả thôi mà cha. – Tôi nói, cố kéo ông vào phòng ăn cùng với khách khứa.
Ông Bedwell lại bước ra tiền sảnh.
– Ông bạn hàng xóm thân mến, chúng tôi đang đợi anh đấy!
– Cái gì đã khiến anh nghĩ rằng bà ta là một người vợ thích hợp với tôi? – Cha tôi h�! ��i.
– Bà ấy được giới thiệu với tôi khi tôi ở Bristol, bởi một phu nhân rất đáng kính và hiểu rõ tình cảnh của anh. – Ông Bedwell đáp, vỗ lên lưng cha – Phu nhân kia nghĩ rằng bà Leggs đáp ứng được những gì anh cần. Anh phải cho cô ấy một cơ hội chứ! Tâm hồn mới là cái quan trọng, chứ không phải là hình thức bên ngoài. Cromwell đã từng nói gì nhỉ? “Hãy vẽ cả mụn cóc cho ta cũng được.”
– Tại sao tôi phải quan tâm xem người khác nói gì? Lẽ ra tôi không nên làm điều này. – Cha đáp.
– Biết đâu đây lại là điều tốt? Ít ra Coriander cũng có bạn chơi cùng, mà trông bà ấy không phải loại đàn bà hiếm muộn đâu. Rồi một ngày kia, Thomas ạ, anh có thể có một đứa con trai.
– Với mụ ta ư? – Cha tôi nói.
– Đi nào! – Ông Bedwell nói, cương quyết nắm lấy tay cha tôi kéo đi. – Ra với mọi người thôi!
!
B ữa tiệc cưới diễn ra trong im lặng, những câu chuyện phiếm lẻ tẻ đã cạn từ lâu. Maud nhìn quanh phòng và tuyên bố mụ không thích chúng. Chúng ở đây là những bức tranh treo trên tường. Theo ý mụ, thà tường không trang trí gì còn hơn là treo những bức vẽ có thể gợi ra những suy nghĩ không đứng đắn và kính chúa.
- Ồ, một bà chủ nhà mới, một cây chổi mới để quét sạch cả ngôi nhà. – Ông Bedwell tiếp lời, cố giữ cho câu chuyện kéo dài. – Tôi dám chắc là sẽ có nhiều thay đổi. Như khi tôi cưới Patience yêu quý của tôi–
– Nhiều gương quá. – Maud ngắt lời. – Chúa không bao giờ dùng gương cả.
Tôi th ắc mắc không hiểu làm sao mà bà ta biết được điều đó, và tôi đang định hỏi thì bà Patience, hy vọng có thể đổi đề tài, lên tiếng:
– Coriander đang học tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp.
Maud trông đầy vẻ bị xúc phạm, như thể cả một cái bô đầy đồ dơ vừa đổ ngay vào chân mụ.
– Tôi là một người đàn bà chất phác, Chúa cho tôi trí óc như thế nào thì tôi chấp nhận như thế. Một đứa con gái biết đọc thì có ích lợi gì cơ chứ?
– Tất nhiên là có chứ. – Ông Bedwell tốt bụng trả lời. Đó là một việc rất–
Maud lại ngắt lời ông ta:
– Tôi không biết đọc hay viết, và cũng cho phép bất kỳ đứa con gái nào của tôi dính vào chữ nghĩa cả. Tôi tin rằng trí óc đàn bà con gái quá yếu kém cho những thứ như vậy, có chữ nghĩa vào chỉ tổ làm loạn thêm thôi. Không, tôi sẽ để việc đọc Kinh thánh và những việc kiểu đó cho cái đầu thông thái hơn của đàn ông.
Cha tôi giờ đang nốc rượu như nước lã.
Maud nheo mắt nhìn tôi.
– Sách vở và những cái tên buồn cười chẳng đem lại cho bọn con gái điều gì tốt đẹp hết, chỉ khiến chúng nảy sinh những ý nghĩ tội lỗi mà thôi.
Sau đó thì không ai còn gì để nói nữa.
Chúng tôi chờ đợi được giải thoát như các giáo dân tại một buổi nghe giảng kinh Chủ nhật dài lê thê. Rốt cuộc, ông Bedwell hắng giọng và nói ông rất tiếc phải rời một cuộc họp mặt vui vẻ thế này, nhưng bà Patience đang có mang nên cần được nghỉ ngơi. Cha tôi, lúc này bước chân đã hơi loạng choạng, khăng khăng đòi tiễn họ ra tận cửa và kéo tôi theo.
– Lẽ ra tôi không bao gi�! �� nên làm việc này. Tôi thấy như mình vừa bị bịp vậy. Cha nói với ông Bedwell khi chúng tôi ở ngoài vườn.
– Rồi sẽ ổn cả thôi. – Ông Bedwell an ủi.
– Chúng tôi chẳng có gì giống nhau cả. Chúng tôi sẽ nói gì với nhau đây? – Cha hỏi, bám chặt vào cánh tay ông Bedwell.
– Anh hãy cứ thử xem sao đã. – Ông Bedwell nói – Tất cả chỉ để cho mọi việc tốt đẹp hơn mà thôi.
Cha nhìn theo ông bà Bedwell khi họ lên xe và đi về nhà. Một cách chậm chạp, ông đóng cổng vườn lại và cầm tay tôi. Rồi ông nói, gần như thì thầm:
– Cha xin lỗi.
Và trong một lát, chỉ một lát thôi, tôi lại nhìn thấy người cha trước kia của tôi, người cha tốt bụng và hiền từ thường xoay tôi trên tay như một chiếc cối xay gió, người cha thường mỉm cười và biết yêu thương. Một giọt nước mắt lăn dài xuống má ông. Ông khịt mũi, lau nó đi, và tay trong tay, chúng tôi từ từ quay trở lại phòng ăn, thấy Maud đang ngồi với con gái, chiếc đĩa của mụ chất đồ ăn cao ngất.
– Đồ đạc ở đây, ông chồng thân mến của tôi, – mụ nói, miệng đầy thức ăn. – Chúng quá diêm dúa. Như thế là không trong sạch. Chân bàn chạm khắc và vểnh ra ngoài như thế kia chỉ mời gọi Quỷ dữ đến mà thôi.
Cha tôi nhìn mụ chằm chằm, vẻ hoang mang.
– Ngôi nhà này phải được chuẩn bị để đón Chúa Jesus Christ quay về, bởi vì khi Người quay lại thành phố của chúng ta và lên ngôi vị chính đáng của Người, Người sẽ cần một bữa ăn tốt lành trong một ngôi nhà biết kính trọng Người. Ông có nghĩ như vậy không?
Cha tôi lặng thinh. Maud không hề bối ! rối tr�! �ớc sự im lặng của ông, nói tiếp:
– Người hẳn sẽ rất đói. Bữa Tối Cuối Cùng cách đây đã lâu lắm rồi.
Một âm thanh nghẹn ngào phát ra từ họng cha. Ông đi đến bàn, lại rót đầy cốc và uống cạn chỉ bằng một hớp.
– Vậy đó. – Maud khoanh tay trước bộ ngực đồ sộ và lắc lư người như một con gà mái trước khi đẻ trứng – Sẽ có thay đổi trong cái nhà này.
!
M ới đầu, tôi nghĩ Maud khá ngốc nghếch và ngoại trừ con gái mụ ra thì không ai có thể sợ một người đàn bà tin vào những điều ngu ngốc đến thế, như nói rằng Chúa Jesus không bao giờ cười hay rằng con gái có đầu óc kém cỏi. Nhưng rồi tôi nhanh chóng nhận ra là mặc cho vô số câu ngớ ngẩn mụ tuôn hằng ngày, có một điều gì đó ám muội ở bà mẹ kế mới của tôi.
Trong m ấy tuần đầu, mụ bận rộn như một con chồn béo mập, đánh hơi chỗ này, rình mò chỗ kia, đôi mắt ti hí nhòm ngó vào mọi ngóc ngách. Phòng ngủ của tôi bị mụ chê bai nhiều nhất bởi nó có những bức tranh không liên quan gì đến Kinh thánh với quá nhiều chỗ thếp vàng và quá nhiều chữ viết.
– Chị nghĩ là nó rất đẹp. – Hester thì thầm với tôi.
Maud v ới đôi tai thính không bao giờ bỏ sót một âm thành nào quay phắt lại phía cô con gái.
– Chúa có bảo mày lên tiếng không?
– Không ạ. – Hester trả lời, người co rúm.
– Thế thì ngậm miệng lại. – Maud nói và tát mạnh lên má Hester. – Mày đúng là cái gai trong mắt tao.
Rồi mụ bỏ đi xem một món đồ bạc trong tủ buýp phê.
– Chị không sao chứ? – Tôi hỏi.
Hester gật đầu.
– Chị luôn làm điều gì đó sai, nói điều gì không phải hoặc đứng không đúng chỗ.
Maud quay lại.
– Câm đi! – Bà ta nói, kéo Hester ra cách xa tôi. – Nếu không thì nhân danh Chúa, tao sẽ xem xem có phải nện cho mày một trận nữa không.
!
Ch ỉ có hai căn phòng mà bà mẹ kế mới của tôi không được bước chân vào. Thứ nhất là phòng làm việc của cha tôi. Điều này khiến mụ hết sức bực tức. Căn phòng còn lại là phòng chưng cất. Maud không để ý tới nó cho đến khi thời tiết đã tốt hơn và mụ có thể xoi mói khu vườn của mẹ tôi.
- T ất cả các loại hoa kỳ dị không biết kính Chúa này sẽ bị nhổ đi hết. – Mụ gầm gừ, lạch bạch bước ra vườn vào một sáng cuối xuân. – Ta sẽ trồng thay vào đó các loại cây Cơ đốc, với những cái tên tiếng Anh giản dị.
– Tôi nghĩ bà nên hỏi ông chủ trước khi nhổ bất kỳ cái gì. – Chị Danes nói.
Maud không thèm để ý tới chị. Mụ bước đến phòng chưng cất và dí sát mặt vào kính cho đến khi hơi thở của mụ làm tấm kính cửa sổ mờ đi.
– Cái gì đây?
– Đó là phòng chưng cất của bà chủ đã mất. – Chị Danes đáp.
– Đúng như ta nghĩ, một nơi của quỷ dữ để chế ra bùa mê thuốc lú. Chìa khoá đâu?
– Chìa khóa ở chỗ ông Hobie. – Chị Danes đáp.
– Đừng có lừa ta. – Maud nói. – Mi có chìa khoá.
Chị Danes nhắc lại những gì chị vừa nói. Vậy là Maud bắt đầu lấy hết sức mình xô và đập vào cánh cửa.
– Có cần tôi đi gọi ông chủ không? – Chị Danes hỏi.
Maud thôi không đẩy cửa nữa, mụ đã hết cả hơi.
– Không cần phải làm phiền ông chồng tử tế của ta làm gì. Đây là chuyện tự ta thu xếp được.
– Tôi nghĩ rằng ông chủ sẽ có đôi điều cần nói về việc bà xô đổ cánh cửa phòng chưng cất đấy. – Chị Danes bình tĩnh nói.
Lúc này Maud đã giận dữ như một con ong bắp cày. Hester bước lui lại trong khi Maud dậm chân và đấm nắm tay béo múp của mụ lên cánh cửa một lần nữa. Cuối cùng thì mụ đành bỏ cuộc và kéo Hester vào trong nhà.
– Sao, Hester, mày nghĩ thế nào? – Mụ thét hỏi.
Hester dán mắt vào sàn nhà như thể tất cả lời lẽ đã rơi đi đâu hết.
– Xin Chúa hãy ban cho con sức mạnh để chịu đứng đứa con ngu đần này. – Maud nói – Mày không nghĩ là có chuyện gì kỳ lạ hay sao? – Mụ lại thét lên.
Hester vẫn khiếp sợ lặng thinh.
– Quả là quái lạ. – Maud nói, giơ nắm đấm lên. – Quái lạ là vợ lại không đ�! �ợc phép vào phòng làm việc của chồng. Quái lạ là cái phòng chưng cất lại bị đóng kín, không cho tao vào. Tao nghĩ điều này còn hơn là quái lạ nữa.
Hester lùi lại.
– Tao bảo cho mà biết, chắc chắn Quỷ sứ đang đợi ở trong cái vườn ấy dưới lốt một con mãng xà! – Maud tiếp tục phun.
– Xin đừng nói như thế, mẹ, con xin mẹ. – Hester nói, run rẩy vì sợ hãi.
Maud buông Hester ra và quay sang chị Danes.
– Ta dám chắc đã có chuyện yêu thuật trong cái nhà này. – Mụ khịt khịt mũi.
Hester buột ra một tiếng thút thít.
Tôi đứng đó, bàng hoàng trước những lời nói của mụ. Trong vườn không có con mãng xà nào hết, chỉ có các loại thảo mộc và hoa có thể chữa lành bệnh mà thôi.
– Mày đang trố mắt nhìn cái gì vậy? – Maud quay sang tôi quát.
– Không có gì cả! – Tôi đáp.
– Mày có biết cái chìa khoá ở đâu không?
– Không!
– Lại đây, con lỏi con này….
Chị Danes đến đứng chắn trước tôi, vươn thẳng người lên để Maud không túm được tôi.
– Có lẽ bà nên đi nghỉ, bà chủ ạ. Bà đang khó ở đấy. Tôi sẽ bảo ông chủ gọi bác sĩ.
Mụ mẹ kế của tôi ngồi phịch xuống một chiếc ghế, chân dạng ra. Thân hình mụ bè ra như một bó vải chưa cuộn khổng lồ.
– Ta không cần mi xía vào. – Mụ gầm gừ – Đi ra ngay, hai con phù thuỷ kia. Ta biết bọn mi định làm chuyện yêu ma gì rồi. Bọn mi định đem cơn đau răng của ta đến chứ gì!
Chúng tôi rời nhà trước khi mụ có cơ hội thay đổi ý kiến. Ra ngoài phố rồi mà hai chị em vẫn còn nghe thấy tiếng chửi mắng the ! thé củ! a mụ.
Chị Danes sải bước dài và quả quyết đến nỗi tôi phải lật bật chạy mới theo kịp. Tôi hy vọng chúng tôi đang đến gặp cha và cho ông biết sự thật về Maud vì tôi dám chắc rằng nếu không có chị Danes thì cả tôi cũng phải chịu đựng cơn thịnh nộ của mụ.
Tôi ngạc nhiên thấy chị Danes lại đi tới cửa hiệu thợ may ở trên cầu London.
Khi chúng tôi tới nơi thì Gabriel Appleby, cậu học việc của ông Thankless, đang đỡ một phu nhân với một gói hàng cồng kềnh lên một chiếc kiệu.
– Kìa chị Danes, tôi có thể giúp gì chị? – Gabriel vui vẻ hỏi.
– Tôi cần nói chuyện riêng với ông chủ của cậu – Chị Danes đáp.
– Được thôi. – Gabriel nói và dẫn chúng tôi qua gian hàng, bước lên cầu thang gỗ nhỏ dẫn tới chỗ ở của ông Thankless.
– Chị Danes, thật mừng được gặp chị. – Ông Thankless nói.
Nhưng rồi thấy vẻ mặt của chị Danes, ông hỏi:
– Chị có sao không? Trông chị xanh quá.
– Tôi đến xin ông giúp cho một chuyện. – Chị Danes nói. – Trước kia ông đã rất tốt với chúng tôi, giờ tôi lại phải trông cậy vào lòng tốt của ông và nhờ ông giúp đỡ.
Ông Thankless mời chúng tôi ngồi và đi lấy một ít rượu vang cùng bánh ngọt.
– Tôi có thể giúp gì được?
– Như ông đã biết đấy, chúng tôi đã có bà chủ mới. Bà ta chẳng có gì tốt đẹp hết. Giờ bà ta lại tin rằng khu vườn là công trình của Quỷ Sứ.
– Làm sao có thể như vậy được! – Ông Thankless kêu lên.
– Còn về phòng chưng cất thì bà ta nói rằng đó là nơi chế ra bùa mê thuốc lú. Bà ta đã đòi c! ó chìa ! khoá rồi, và tôi tin rằng bà ta sẽ chẳng ngại gì mà không phá hoại hết các thứ thuốc của bà chủ tôi một khi vào được phòng, bà ta tin rằng đó là yêu thuật.
– Trời đất quỷ thần ơi, thế giới này đang đi đến đâu vậy? – Ông Thankless nói. Tôi rất sẵn lòng giữ các thứ thuốc ấy giúp chị. Tôi có một căn hầm khô ráo, có thể cất chúng trong đó được. Thật khủng khiếp nếu những phương thuốc ấy bị mất đi. Trước kia, chính tôi đã từng bao lần được chữa khỏi nhờ một trong những cái lọ tí xíu ấy, cả bạn bè và hàng xóm của tôi nữa.
– Bà chủ mới là một người Thanh giáo rất cuồng tín. – Chị Danes kéo ghế lại gần và thì thầm với ông thợ may. – Tất cả những chuyện này có gì đó không ổn. Một điều gì ám muội mà tôi không hiểu được.
Tôi đứng dậy đến bên cửa sổ nhìn xuống con phố đông đúc bên dưới. Chính lúc đó, lần đầu tiên tôi nhìn thấy lão gù. Lão ta mặc toàn đồ đen và đang đứng ở ngưỡng cửa của cửa hàng bên kia đường. Chiếc mũ cao của lão được kéo thấp xuống, một cặp kính xanh che kín mắt lão, nhưng tôi cảm thấy lão đang nhìn thẳng vào tôi và thấy rợn sống lưng. Chị Danes nói thấy rợn sống lưng tức là có người bước qua mộ của mình.
– Hẹn chị ngày mai. – Ông Thankless nói.
– Chúa phù hộ ông. – Chị Danes nói, đứng dậy ra về – Đi nào, mình phải về nhà thôi, chim sẻ nhỏ của chị.
Tôi nhìn xuống một lần nữa.
Lão gù đã biến mất.
9 Giậu đổ bìm leo
Bà m ẹ kế của tôi tựa như giống cây bìm bìm. Chúng mọc ở những nơi không ai muốn có, chậm chạp vươn dài những tua cuốn dính nháp bám lên mọi thứ. Mụ đã ở trong ngôi nhà được chín tháng và tôi đếm từng phút, từng giờ, từng ngày. Từng chút, từng chút một, mụ bóp nghẹt mọi niềm vui hàng ngày của tôi, chỉ để lại sự rầu rĩ và đôi đầu gối đau nhức. Bởi vì có rất nhiều lời cầu nguyện phải đọc, nhiều ghế dài trong nhà thờ phải ngồi, nhiều bài thuyết giáo phải nghe, và nhiều điều phải cảm ơn Chúa Lòng Lành. Cảm ơn Chúa về bà mẹ kế của tôi là một điều rất khó khăn, vậy là thay vào đó, tôi cảm ơn Người về chị Danes.
C ăn phòng duy nhất trong nhà vẫn còn gợi nhớ đến những ngày xa xưa là buồng ngủ của tôi với những bức tường đầy tranh vẽ vẫn ngời sáng lung linh như một phép màu.
– Những bức tranh này kể chuyện gì vậy? – Một hôm Hester hỏi khi chỉ có hai chị em ngồi trong phòng.
– Đó là những câu chuyện cổ tích mẹ vẫn thường kể cho em nghe. – Tôi đáp – Chị có muốn nghe không?
Hester gật đầu. Thế là tôi kể cho cô nghe câu chuyện về một nàng công chúa bị nhốt trong một toà tháp bởi mụ phù thuỷ độc ác và được cứu bởi một chàng thợ may nghèo đã lừa cho mụ biến thành nhỏ xíu đến mức chui lọt qua lỗ kim. Hester bật cười khi nghe đến đoạn ấy.
Khi tôi kể xong, cô lo lắng hỏi:
– Thế Chúa ở đâu?
– Chúa không có trong những câu chuyện này. Chúng là chuyện cổ tích mà.
Hester suy nghĩ một lát.
– Em có nghĩ là Chúa không thích chuyện cổ tích không?
– Em không biết. Có lẽ là không. – Tôi nói – Cũng có thể là có, nếu mẹ chị nói đúng về Người. Theo như mẹ chị nói thì có vẻ Người không thích rất nhiều thứ.
Hester ngắm những bức tranh trên tường một lần nữa.
– Chị ước gì không phải như thế. – Cô buồn bã nói.
Hester luôn bị mẹ lôi ra làm bịch bông để quật roi lên cho hả cơn tam bành của mụ. Maud đấm đá và đánh cô bất kể khi nào mụ muốn, mà khốn thay, mụ muốn thế khá thường xuyên. Một hai lần gì đó, mụ định quật cả tôi, nhưng chị Danes không bao giờ để chuyện ấy xảy ra.
Tuy nhiên, khi có mặt cha, mụ trở thành hiện thân của sự tử tế, luôn bám chặt lấy quyển ! Kinh thánh và hỏi cha xem liệu ông có vui lòng đọc to lên cho mụ nghe không. Những đoạn Kinh mụ ưa thích nhất đều dính dáng đến nạn Hồng Thuỷ, đại dịch châu chấu và những dòng sông máu. Hễ có chuyện giết chóc là mụ liền tỏ ra rất vui sướng, thích thú với từng giây phút đau khổ mà những con chiên của Chúa phải chịu đựng.
– Đây chính là lịch sử của nước Anh. – Một hôm mụ nói, ôm chặt quyển Kinh thánh vào ngực – Nó nói về quá khứ của chúng ta và báo trước cả tương lai nữa.
Tôi thì không dám chắc như thế, nhưng biết tốt hơn là không nên nói ra.
Cha tôi có vẻ đã có kinh nghiệm hơn trong cách lảng tránh câu chuyện và thường chỉ ngồi lặng lẽ ăn, đầu hơi nghiêng sang một bên như thể đang nghe những gì bà mẹ kế của tôi nói. Nhưng tôi biết sự thực là lúc đó ông đang ở cách xa hàng dặm với những ý nghĩ lang thang ra tận biển khơi.
Chỉ khi nào mụ bắt đầu gây sự với chị Danes thì cha tôi mới lên tiếng.
– Bà hãy để cho các thứ trong nhà được yên. Tôi thích chúng để nguyên như vậy.
Bà mẹ kế của tôi có vẻ bẽ mặt. Rõ ràng mụ đã tưởng mình vớ được một ông chồng không có lưỡi, một người sẽ đồng ý mọi việc. Một người im lặng có thể khiến người ta tưởng lầm là bất kỳ cái gì, cho đến khi ông ta mở miệng.
– Tôi chỉ muốn cất đi một vài thứ, những món đồ mà tôi biết chúa Jesus sẽ coi là không thích hợp. – Mụ nói.
– Nhưng hiện giờ, tôi sẽ hài lòng hơn nếu ngôi nhà này thích hợp với tôi. – Cha tôi lạnh lùng đáp – Khi Jesus đến, nếu ông ta có đến thật, thì hãy để chính ôn! g ta thá! o bỏ các bức tranh và di chuyển các thứ đồ đạc.
– Tất cả những gì tôi làm chỉ là để cho tâm hồn ông được thanh thản, ông chồng chất phác của tôi – Maud nói nhỏ với giọng của người bị xúc phạm. – Tôi làm việc ngày đêm để cho ông trở thành một người ngoan đạo và ngôi nhà này sẵn sàng để đón Chúa.
Cha tôi thở dài cầm lấy tẩu thuốc và tờ báo rồi rút lui về phòng làm việc.
Bà mẹ kế bực bội nhìn theo cha.
– Ta sẽ làm chủ cái nhà này. – Mụ hổn hển lẩm bẩm – Và không có con đầy tớ của phù thuỷ nào ngăn được ta
Mụ gọi chị Danes như vậy bởi theo như tất cả những gì mụ biết thì chị Danes chính là gốc rễ của mọi sự xấu xa.
!
M ọi chuyện trở nên căng thẳng vào một ngày giặt đồ.
Mỗi tháng hai lần, chị Danes lại đi thuyền qua sông Thames, đem tất cả đồ cần giặt của chúng tôi đến tiệm giặt là ở Southwark. Chị ở lại đó cả ngày để đảm bảo rằng chúng được giặt sạch cho đến khi chị hài lòng mới thôi. Các món đồ vải lanh sẽ trở về nhà khi đã được ủi và gấp cẩn thận, thoang thoảng mùi oải hương.
Bà mẹ kế của tôi quyết định không cần đem đồ giặt đi đâu hết, mà phải giặt ngay tại nhà. Mụ không chịu nghe bất cứ lời khuyên nào của chị Danes. Vậy là vào buổi sáng thứ hai ẩm thấp nhất trong tháng, sau khi trời đã mưa không dứt suốt ba ngày liền, công việc giặt giũ bắt đầu. Vì không có chỗ để phơi khô, những tấm vải phủ giường sũng nước được đem vắt lên các lan can và xà nhà. Cả ngôi nhà trông như một sạp hàng phủ đầy vải lanh ướt.
– Tại sao nó lại không chịu khô nhỉ? – Maud nói, đôi chân ngắn ngủn dậm xuống sàn, trong khi những tấm vải ướt nhỏ nước xuống xung quanh mụ như thể những đám mây nặng trĩu nước mưa ngoài trời đã chui cả vào trong nhà cho ấm vậy.
– Thưa bà. – Chị Danes lễ độ nói – Chúng tôi vẫn thường đem đồ đến hiệu giặt là rồi lấy chúng về khi chúng đã được giặt ủi sạch sẽ và khô ráo. Chúng tôi chưa bao giờ giặt giũ ở nhà như thế này. Ông chủ sẽ không thích vậy đâu.
– Sao mi dám nói với ta ông chủ sẽ thích hay không thích cái gì! Ta đã bảo rằng làm như thế thật phí tiền, trong khi ở nhà có vô số kẻ hầu người hạ ăn không ngồi rồi. Maud quát lên.
Tối đó cha về nhà và không h! ài lòng chút nào khi thấy la liệt vải ướt rỏ nước từ cầu thang xuống sàn nhà bên dưới. Ông còn bực bội hơn khi phát hiện không có bữa tối vì chị Joan bận đun hàng nồi nước sôi phục vụ việc giặt giũ đến nỗi không kịp chuẩn bị đồ ăn.
– Thế này là sap? – Ông hỏi. – Chúng ta đã sa sút đến mức phải mở hiệu giặt là hay sao?
– Không, ông chồng tốt bụng của tôi. – Bà mẹ kế tôi trả lời. – Tôi nghĩ không nên tiêu tốn tiền bạc của ông và đã quyết định sẽ giặt đồ ngay ở nhà.
– Thưa bà. – Cha tôi nói – Xin bà hãy để ý tới những lời khuyên của chị Danes về việc nội trợ. Chị ấy đã làm quản gia ở nhà này ngay từ những ngày đầu. Chắc chắn bà đã có quá nhiều việc phải làm rồi, không cần phải bận tâm đến chuyện giặt giũ làm gì.
– Nếu tôi đã xúc phạm đến ông thì xin Chúa hãy trừng phạt tôi. – Maud kêu lên.
Và tôi rất lấy làm sung sướng khi Chúa trừng phạt mụ thật, bằng một cơn đau răng. Cơn đau tồi tệ đến nỗi mụ phải nằm bẹp trong buồng.
– Liệu bà ta có chết không? – Tôi hỏi, khấp khởi hy vọng.
– Không, chị không nghĩ thế đâu. – Chị Danes đáp.
Sau hai ngày rên rỉ than vãn, Maud đòi mời bác sĩ Turnbull đến. Lần này thì cha tôi cho mời ngay ông ta mà không hề lưỡng lự. Tôi thích thú được gặp lại con chuột cống già ấy và chỉ mong ông ta đem theo người bạn và người giúp việc là Thần Chết.
– Ông có cần chim bồ câu không? – Tôi hỏi.
Lão bác sĩ khịt mũi vẻ khinh khỉnh và gạt tôi sang một bên.
– Thế còn đỉa đen thì sao? ̵! 1; Tôi v! ui vẻ gọi với theo khi ông ta đi lên tầng trên.
Bác sĩ Turnbull không thèm để ý đến tôi và đi vào phòng của bà mẹ kế tôi.
– Chị có nghĩ là mình cần gọi ông thợ cạo đến không? – Tôi hỏi chị Danes lúc này đang ở dưới bếp làm bánh ngọt với chị Joan.
– Sao lại thế hở chim sẻ nhỏ của chị?
– Để ông ta cắt tóc bà Maud, rồi mình sẽ đặt hai con bồ câu chết dưới chân bà ta.
Chị Danes bật cười:
– Bà chủ có bị làm sao đâu.
– Sao chị biết? – Tôi thất vọng hỏi.
– Vì chỗ thức ăn bà ta đã tống vào đủ cho cả một đội quân, đau răng hay không thì cũng vậy thôi.
– Sẽ tốt hơn nếu bà ta nạp nhiều hơn một chút cho đôi mắt và ít hơn một chút cho cái dạ dày. – Chị Joan nói.
Đến cuối tuần thì bà mẹ kế của tôi vẫn chưa đủ sức rời buồng ngủ và đòi mời một ông giáo sĩ.
– Đó là dấu hiệu tốt. – Tôi nói với chị Danes. – Có lẽ bây giờ chúng ta nên gọi ông thợ cạo đến.
Chị Danes vòng tay ôm lấy tôi.
– Chim sẻ nhỏ của chị. – Chị âu yếm nói – Không có sự công bằng trong việc ai sống và ai chết. Cái chết là một trong những điều bí ẩn lớn lao mà không ai có thể hiểu được. Không có cái gì, kể cả hoả hoạn hay dịch bệnh, có thể lôi Maud Leggs đi được. Nếu có chim bồ câu, bà ta sẽ bắt Joan bỏ chúng vào làm bánh.
Nhưng cũng có vài điều tốt đẹp xảy ra khi bà mẹ kế của tôi phải nằm liệt giường. Chúng tôi không phải ngồi hàng giờ cầu kinh mỗi tối, và lần đầu tiên kể từ khi cha tái hôn, tôi được ngồi một mình với ông. Hester ph! ải ng�! �i trông mẹ nên hai cha con tôi lại được ngồi ăn với nhau như những ngày xưa cũ. Rồi sau đó tôi ngồi bên cha trong phòng làm việc trong khi ông đọc sách.
Tôi rất thích phòng làm việc của cha. Giờ đây nó là căn phòng duy nhất không bị bàn tay của Maud đụng vào bởi cha tôi luôn khoá kín cửa. Ông đã chuyển nhiều thứ từ các phòng khác trong nhà vào đó, những thứ ông không muốn Maud mò tới như chiếc rương gỗ sồi của mẹ tôi trước vẫn để trong phòng ngủ của cha mẹ. Nó rất lớn với một cái nắp nặng chịch và được chạm khắc những cảnh săn bắn và lâu đài rất đẹp.
– Trong đó có gì hả cha? – Tôi hỏi.
– Tất cả váy áo của mẹ con. – Cha tôi nói, mở chiếc rương ra. Kia, ngay phía trên, là hai tấm chân dung nhỏ được vẽ khi cha mẹ mới cưới, và bên cạnh đó là chiếc hộp mà tôi biết là bên trong đựng cái bóng tiên của mẹ tôi.
Ngắm nhìn những thứ ấy giống như thể chiêm ngưỡng những báu vật của một thế giới đã biến mất từ lâu. Đây, giữa những chiếc váy lụa, là những kỷ niệm đối với tôi còn quý giá hơn vàng. Một lần nữa, tôi lại bị ám ảnh bởi hình ảnh một con tàu trôi giạt trên đại dương mênh mông, và lần này tôi còn nghe được cả tiếng mẹ êm ái gọi.
10 Tin dữ
Ba ngày sau, Maud r ời giường bệnh với một vẻ đanh thép trong mắt.
– Ông chồng tốt bụng của tôi. – Mụ vào tối hôm đó khi chúng tôi ngồi ăn tối. Cha tôi lặng lẽ hơn bao giờ hết còn Hester thì trông tái xanh và lo lắng.
– Tôi đã lấy lại sức được nhờ cầu nguyện dưới sự chỉ dẫn ân cần và uyên bác của
nhà truy ền giáo Arise Fell, và tôi nghĩ rằng Coriander cũng như đứa con gái tầm thường của tôi cũng có thể trông cậy được vào vào sự hiểu biết của ông ấy về tất cả những gì liên quan đến Kinh thánh. Nếu–
M ụ bị ngắt lời khi người quản lý của cha tôi bước vào và trao cho ông một phong thư. Cha đọc thư và mặt ông dần biến sắc.
Maud nói tiếp:
– Có thể sẽ có lợi hơn cho chúng ta nếu ta cho ông Arise Fell đến ở cùng.
– Không thể như vậy được! – Cha tôi nói, không để ý đến lời mụ. – Hẳn có điều gì nhầm lẫn! – Ông quay sang người quản lý. – Người đưa thư còn đây không?
– Ông ta đang ở ngoài tiền sảnh đợi ông trả lời thưa ông chủ.
– Chúa ơi! – Cha tôi kêu lên. – Người còn định đổ lên đầu con điều gì nữa?
– Ông chồng tốt bụng của tôi. – Maud chen vào – Kêu tên Chúa vô cớ là tội lỗi. Nói lời báng bổ sẽ bị kết tội treo cổ đấy.
Cha kinh ngạc nhìn mụ chằm chằm như thể mụ là kẻ đần độn vậy.
– Chúng ta phải ngợi ca Chúa Lòng Lành và cảm ơn Người vì đã ban cho chúng ta thức ăn. – Maud nói và tống một miếng thịt tướng vào cái miệng mỏng dính của mụ.
– Không, mụ kia! – Cha sẵng giọng, gay gắt đến nỗi Maud cũng trợn mắt ngạc nhiên. – Chính tôi là người cung cấp các thức ăn này, và tôi khuyên bà hãy cầu cho ngày mai cái bàn này vẫn có thức ăn trên đó.
– Ông định nói gì? – Maud hỏi, suýt bị nghẹn. – Mọi chuyện vẫn ổn cả chứ?
– Không, tôi nhắc lại là không. – Cha rời khỏi bàn. – Mọi chuyện không ổn tí nào.
– Thế thì tôi chỉ có thể nói rằng đáng ca ngợi thay Chúa Lòng Lành đã gửi đến một nhà truyền giáo để dẫn dắt chúng ta qua thời kỳ khó khăn này.
– Bà đang lảm nhảm cái gì vậy?! – Cha tôi hỏi.
– Ông Arise Fell. – Maud đáp – Ông không nghe tôi nói sao, ông chồng tốt bụng của tôi?
Cha tôi bước ra cửa.
– Lạy Chúa, xin Người hãy ban sức mạnh cho con!
– Như vậy tức là là ông không phản đối đấy nhé! – Maud nói.
Cánh cửa kẽo kẹt đóng lại sau lưng cha. Ông nói có hay không tôi không rõ. Maud chỉ ngồi đó mỉm cười, trút thêm thịt bò quay lên đĩa và đổ thêm rượu vang đỏ vào cốc.
!
Sau đó tôi tìm thấy cha tôi trong ngồi bên bàn trong phòng làm việc. Tôi quàng tay ôm cổ ông và tựa đầu lên lưng ông.
– Cha sắp bị bắt. – Ông nói.
– Vì sao ạ? – Tôi hỏi.
Cha ghì chặt tôi vào lòng.
– Vì đã giúp vua Charles trốn thoát, và vì đã dùng thuyền buôn của cha để lén đưa các tín đồ công giáo sang Pháp. Không liên quan gì đến con cả, cưng ạ. Mọi chuyện sẽ được thu xếp ổn thoả nhanh thôi.
– Khi nào thì họ đến bắt cha? – Tôi hỏi, cố kìm lại những giọt nước mắt và một tiếng thét tựa như một con chim gẫy cánh trong họng tôi. Tôi muốn gào lên “Xin đừng bỏ con, xin cha đừng bỏ con!”
– Tạm thời thì chưa. – Cha đáp. – Nhưng chỉ là vấn đề thời gian thôi. Bức thư đó là của một người hảo tâm muốn báo trước cho cha biết.
Ngọn nến trên bàn chập chờn, chúng tôi cùng ngẩng lên và thấy một lão gù đứng ở ngưỡng cửa, cặp kính xanh của lão chiếu sáng lên chúng tôi từ trong bóng tối của tiền sảnh trước khi lão biến mất.
Ngày hôm sau tôi được người học việc của cha là Sam báo cho biết rằng cha bị gọi đi xa vì một việc khẩn cấp. Lúc đó tôi hiểu rằng hồng vận của chúng tôi đang dần dần ra đi, chẳng khác nào những hạt cát trong chiếc đồng hồ cát bị lộn ngược.
Sáng đó, khi ngồi với Hester, tôi đã lần đầu thấy được địa ngục. Maud bước vào buồng ngủ của tôi, theo sau là lão gù. Mụ không hề tỏ ra đau buồn vì những gì đã xảy ra với chồng mình. Trái lại là đằng khác, trông mụ còn hài lòng hơn bất cứ ai tôi đã từng thấy.
– Đây là nhà truyền giáo. ! 211; Mụ giới thiệu đầy vẻ tự hào.
Tôi biết ngay, không nghi ngờ gì, đó chính là lão gù mà tôi đã nhìn thấy bên ngoài cửa hiệu của ông Thankless, lão gù đã đứng ngoài tiền sảnh nhìn tôi và cha tôi. Lão mặc toàn đồ đen. Chiếc áo choàng bó chặt lấy người, những miếng vá trên khuỷu tay và túi áo nhẵn bóng, cái cổ áo trắng cáu bẩn. Tóc lão mỏng và dài, xoã xuống như đuôi chuột. Lão bốc mùi nấm mốc và cặp kính xanh của lão phản chiếu ánh sáng. Trông lão giống một con gián hơn là con người.
Trong khi lão tự giới thiệu, tôi nhận ra lão không phải là người xa lạ gì với Hester. Cô không nhìn lão ta mà cứ dán mắt xuống sàn và tôi có thể cảm thấy mọi cơ bắp trên người cô đều căng ra.
– Ta là Arise Fell. – Lão truyền giáo nói – Cái tên đã nói lên mục đích của ta, đó là nâng đỡ các người ra khỏi mọi sự xấu xa, để các người không bao giờ rơi vào vòng tội lỗi nữa.6 – Lão chắp tay lại để cầu nguyện – Lạy Chúa, xin Người hãy hồi sinh và cứu vớt họ, bởi vì Người là ánh sáng và là sự cứu rỗi linh hồn của chúng con.
Tôi lại rợn sống lưng, giống như khi tôi thấy lão lần đầu tiên trên cầu hôm ấy.
Thế rồi, nhìn thẳng vào tôi, lão nói:
– Ann, con gái của Eva, hãy lại đây.
Tôi tự hỏi không hiểu lão đang gọi ai và nhìn quanh phòng xem có ai khác đã bước vào trong khi lão đang thuyết giáo cho chúng tôi không. Hester khẽ thúc tôi một cái.
Chậm chạp và băn khoăn, tôi bước tới trước.
– Ann, mi nhìn thấy gì? – Lão hỏi, giơ bàn tay gầy guộc trống trơn ra trước mặt tôi. Lão có những ngón tay bẩn! thỉu v! à một cái móng tay vàng khè quặp vào như móng chim.
– Không thấy gì ạ. – Tôi đáp.
Lão lật ngửa lòng bàn tay lên.
– Thế bây giờ thì mi thấy gì?
– Vẫn không thấy gì ạ. – Tôi đáp, cảm thấy hết sức bối rối.
– Trong bàn tay này, – Arise nói, từ từ đưa lòng bàn tay phải ra. – Là sự phẫn nộ của Chúa. Trong bàn tay kia là sự cứu rỗi của Người. Giờ hãy cho ta biết, tên mi là gì?
– Coriander Hobie. – Tôi trả lời.
Một nụ cười độc ác làm khoé miệng lão già cong lên, rồi lão tát mạnh lên mặt tôi. Tôi bị bất ngờ đến nỗi phải cố đứng vững, không dám chắc liệu có thật là điều đó vừa xảy ra hay không.
– Ta sẽ hỏi mi một lần nữa. Tên mi là gì?
– Cor-i-an-der. – Tôi nói thật chậm, và lần này lão đánh tôi mạnh đến nỗi tôi ngã lăn ra sàn.
– Để nó đấy. – Arise nói khi Hester cúi xuống để đỡ tôi dậy
– Đứng lên. – Lão ra lệnh, cái bóng gù của lão phủ trùm lên tôi. Đứng lên ngay.
Lão túm lấy áo tôi và cứ thế kéo lê tôi về phòng, móng tay dài của lão đâm vào gáy tôi. Lão đẩy tôi vào phòng và khoá cửa lại.
!
Tôi ng ồi trên giường, hoang mang, giận dữ, đoan chắc rằng bất kỳ phút nào cha tôi và chị Danes sẽ đến giải thoát cho tôi và tống lão gù ra khỏi nhà. Tôi chờ đợi, trong khi thời giờ rầu rĩ trôi qua.
R ốt cuộc thì chìa khoá cũng xoay trong ổ và chị Danes xuất hiện ở ngưỡng cửa. Tôi nhào vào lòng chị và quàng tay ôm lấy chị.
– Chị xin lỗi, chim sẻ nhỏ của chị. – Chị nói. – Chị mất cả buổi sáng mới tìm ra chìa khoá, lão ta giấu nó kỹ quá.
– Cha em đâu rồi?
– Giá mà chị biết được. – Chị Danes đáp – Cha em nói với chị là có lệnh bắt giam ông vì đã giúp nhà vua trốn thoát. Ông đang gặp nhiều rắc rối, chị chỉ biết có thế mà thôi.
– Em chỉ muốn cha quay về và đuổi lão gù đi thôi. – Những giọt nước mắt vì giận dữ lăn dài xuống má tôi – Lão ta có quyền gì mà ở đây cơ chứ?
6 Arise cã nghÜa lµ ®øng dËy, sèng dËy, håi sinh; Fell lµ ®éng tõ qu¸ khø cña Fall, cã nghÜa lµ ng· xuèng, r¬i xuèng
- Su ỵt, bé cưng, suỵt. – Chị thì thầm, và đưa tôi xuống bếp. Ở đó tôi được uống một cốc nước quả và ăn một miếng bánh thịt gà tây.
Tôi ngồi bên lò bếp với chị Danes suốt cả chiều hôm đó. Rồi Arise bước vào, bám theo sau là Maud trông như một con lợn béo mập.
– Thế này là thế nào? – Lão hỏi – Ta tưởng ta đã nói rõ rằng con bé này phải ở trong phòng cho đến khi cái tính kênh kiệu rời bỏ nó kia mà!
– Ông không có quyền ra lệnh trong cái nhà này, thưa ông. – Chị Danes nói, đứng thẳng dậy – Khi ông Hobie quay về, tôi sẽ cho ông ấy biết ông đã dạy những bài học như thế nào.
– Các người sẽ không gặp lại ông Hobie nữa đâu. – Arise bình tĩnh đáp – Ông ta sẽ bị bắt vì đã âm mưu chống lại ngài Hộ Quốc Công vĩ đại và hùng mạnh, thánh Moses7 tái thế của chúng ta. Ông ta đã tiếp tay cho bọn Babylon tội lỗi, lén đưa chúng ta khỏi đất nước và giúp con trai của quỷ dữ trốn thoát.
– Ông không được nói về cha tôi như vậy! – Tôi hét lên. – Đây không phải là nhà ông!
– Im ngay, con bé kia, không thì bàn tay phẫn nộ sẽ tìm đến mi đấy. – Arise nói.
– Sao ông dám! – Chị Danes nói – Chúa vẫn nói rằng hành hạ trẻ nhỏ là–
– ?, ta đã từng làm thế rồi. – Maud ngắt lời – Ta đã từng hành hạ chúng nhiều là đằng khác.
– Mi có biết trong này viết gì không, Mary Danes? – Arise hỏi, giơ ra một cuộn giấy mà lão cầm trong tay.
– Không, làm sao tôi biết được, thưa ông? – Chị Danes nói – Tôi đâu biết đọ! c.
– Đây là một bản cáo trạng buộc tội mi. – Lão già nói – Một bản cáo trạng của những con người trung thực biết kính Chúa đã chứng kiến mọi chuyện xảy ra trong cái nhà này, và sẽ đứng lên làm chứng trước toà nếu cần thiết.
– Đúng vậy, ông Arise ạ. Ông nói cho con mụ phù thuỷ này biết đi. – Maud hí hửng, xoa hai tay vào nhau.
Arise tuôn ra một tràng như một nhà thuyết giáo trên bục giảng kinh.
– Trên này là những dòng chữ ngay thẳng, rõ ràng, nói rằng có người đã thấy mi giấu giếm các bằng chứng liên quan đến các phương thuốc và bùa mê của bà chủ đã quá cố của mi. Rằng mi đã dùng Gabriel Appleby, người học việc của ông thợ may, để chuyển các loại thảo mộc và thuốc nước đã nhúng bàn tay xấu xa của Quỷ Satăng.
Giờ thì lão ta đang gần như gào lên. Cả ngôi nhà bắt đầu rung chuyển. Lão rướn người đứng thẳng hết mức mà một lão gù có thể, đôi kính của lão như lóe chớp.
– Phù thuỷ, tiên, pháp sư, và tất cả những kẻ muốn được chúng giúp đỡ đều phạm tội chống lại điều răn của Chúa. Ta tin rằng, ôi xin Chúa hãy chứng giám, rằng mi, Mary Danes, – lão trỏ một ngón tay dài ngoẵng về phía chị Danes như thể nó là một con dao – Mi là kẻ cùng hội cùng thuyền với quỷ sứ và các đồng đảng của hắn!
– Ôi! – Maud thán phục. – Lời ông nói mới hay làm sao!
– Tôi không làm điều gì sai trái cả. – Chị Danes tuyên bố.
– Hãy để chuyện đó cho người khác xét đoán! – Arise quát. – Ta tin rằng các nhà chức trách sẽ rất muốn biết những điều được viết trong cu�! �n giấy! này.
Chị Danes lặng ngắt, và tôi cảm thấy cả thế giới của mình đang sụp đổ khi Arise hăm doạ:
7 VÞ tiªn tri vÜ ®¹i, ng−êi dÉn ®−êng cña d©n téc Do Th¸i tho¸t khái ¸ch thèng trÞ cña Ai CËp
- Ta có đủ bằng chứng để tống mi vào nhà giam đấy. Còn về ông chủ quý báu của mi thì… một cái giá treo cổ đang đợi ông ta ở Tyburn. Đến lúc đó thì ai còn thèm quan tâm đến con bé khốn khổ này?
Hester b ật ra một tiếng thổn thức. Tôi chạy tới bên chị Danes và bám chặt lấy chị. Chị là mỏ neo của tôi, là tất cả những gì còn lại của một con tàu đang dần chìm xuống.
– Mi đã hiểu lời ta nói rồi chứ? Nếu mi còn muốn ở lại đây thì hãy nghĩ cho kỹ trước khi chõ mũi vào việc dạy dỗ của ta.
Tôi càng bám chặt vào chị Danes hơn, nhưng Arise túm lấy tôi và lại kéo lê tôi lên gác rồi nhốt tôi vào phòng.
!
Đ êm đó tôi nằm trên giường trong căn phòng thếp vàng và khóc cho đến khi khuôn mặt của con búp bê Beth ướt đẫm nước mắt. Tôi ngắm những gợn sóng trên sông phản chiếu lấp lánh trên tường và tự an ủi mình bằng những âm thanh bên ngoài. Thế giới của chúng tôi có thể đã biết mất, nhưng mọi thứ vẫn diễn ra như trước, lái đò vẫn tranh giành khách, kẻ say rượu vẫn thét gọi mặt trăng, những con mèo vẫn kêu gào giận dữ, và người gác đêm vẫn đều đặn điểm giờ.
Đế n khoảng đầu sáng, cửa phòng tôi hé mở, cha rón rén bước vào và ngồi bên giường tôi.
– Suỵt, con yêu, hãy nghe cha cho kỹ đây! – Ông nói – Không ai biết cha ở đây cả. Cha quay về để chào tạm biệt con. Cha phải đi xa. Cha không biết cha sẽ phải đi bao lâu, nhưng nếu cha ở lại, tất cả sẽ mất hết.
– Thế thì cha hãy cho con đi cùng! – Tôi van xin. – Con xin cha đấy!
– Không thể được, công chúa của cha! Nguy hiểm lắm!
– ? đây cũng nguy hiểm mà. – Tôi nói.
Cha tôi mỉm cười và lau nước mắt cho tôi.
– Nhưng ít ra cũng an toàn hơn là nơi cha sắp đến.
– Xin cha, con sẽ ngoan, con hứa. – Tôi nài nỉ và bám lấy ông như một thuỷ thủ sắp chết đuối.
– Coriander, rồi cha sẽ quay về đón con. Hãy can đảm chờ cha. Cha không thể khinh suất trong chuyện này được. Chị Danes sẽ chăm lo cho con. Giờ cha phải đi đây, thuyền đang đợi.
Ông hôn tôi và cuối cùng tôi đành buông ông ra.
Tôi đứng bên cửa sổ, mắt nhoè nước nhìn theo con thuyền của cha tôi đi xuôi dòng đến Deptford trong ánh sáng ảm đạm của buổi sớm mai.
!
Tôi không bi ết lúc ấy là mấy giờ khi Arise Fell bước vào phòng, lần này với một người hầu vác theo mấy xô nước cùng bàn chải.
Tôi chúi vào một góc phòng vì khiếp sợ cơn thịnh nộ của Chúa.
– Các bức tường này phải được cọ rửa cho đến khi những hình ảnh phù phiếm và những chữ viết của quỷ dữ này trôi đi hết. – Arise nói – Mi có hiểu không?
Phải mất một tuần mới cọ hết các bức tranh. Tôi cọ bằng nước mắt hơn là bằng nước lã, cho đến khi chỉ còn lại những đường viền lờ mờ, và mỗi khi một bức tường bị rửa sạch, tôi lại cất giữ câu chuyện trên đó vào ký ức của mình.
Đến ngày thứ bảy, lão gù bước vào, Maud bám theo sau.
– Tên mi là gì? – Arise Fell hỏi.
– Ann. – Tôi trả lời.
– Amen. – Bà mẹ kế của tôi nói.
Khi ấy, tôi biết rằng cái tên của tôi đã bị lấy đi và cất giấu trong phòng làm việc của cha tôi. Tôi phải tìm lại nó, bởi vì không còn tên nữa thì tôi là ai?
11 Những lời giã biệt
Tàu thuy ền cần có mỏ neo tốt, không có neo chúng sẽ trôi dạt ra biển. Mọi sự trong ngôi nhà của chúng tôi cũng vậy. Lần lượt từng người một, những người hầu buồn bã lắc đầu và bỏ đi, chẳng mấy chốc chỉ còn lại chị Danes và Joan. Sự thực là chị Joan tội nghiệp quá sợ sệt để bảo vệ tôi. Maud và Arise đã nhồi vào đầu chị sự khiếp sợ đối với Chúa Trời, gọi chị là đồ ăn cắp, kết tội chị đã lấy trộm thịt cùng các thức ăn khác. Arise doạ sẽ tống chị vào nhà lao Newgate, mà vào đó thì khác gì bị tử hình vậy. Chị Joan tái nhợt đi như con gà mới bị vặt lông, chỉ cặm cụi nấu nướng mong được cứu rỗi linh hồn. Giờ đây người bảo hộ duy nhất còn lại của tôi là chị Danes yêu quý, và tôi luôn luôn lo sợ sẽ mất chị.
Th ời gian đầu sau khi cha ra đi, tôi dồn mọi hy vọng vào ông Bedwell, mong ông sẽ đến cứu chúng tôi. Nhưng chuyện đó không thành. Dưới con mắt theo dõi thận trọng của Arise, Maud Leggs (như tôi vẫn thường gọi bà ta) đã thuộc lòng những điều cần nói với những người khách như ông bà Bedwell khi họ đến hỏi xem chúng tôi xoay xở thế nào trong thời kỳ khó khăn này. Không chỉ có lệnh bắt giam cha tôi, mà còn có tin ba chiếc thuyền của ông đã bị đắm nữa. Ông Bedwell đến ngỏ ý muốn giúp đỡ chúng tôi.
Maud h ỉ mũi vào một chiếc khăn sụt sịt:
– Ôi, cảm ơn ông đã quan tâm. Thật là một tai hoạ khủng khiếp. Tôi tin chắc rằng người chồng tốt bụng thân yêu của tôi đã bị vu oan và hiện giờ ông ấy đang làm tất cả những gì có thể để cứu lấy cơ nghiệp. Chính vì thế mà ông ấy mới phải ra đi. Ngày ngày tôi vẫn cầu mong tin tức của ông ấy.
Mụ nặn ra một giọt ước mắt, phe phẩy bàn tay như một chiếc quạt, và thì thầm:
– Xin hãy cho tôi biết, ông Bedwell, rằng những gì người ta nói về việc chồng tôi là một kẻ Bảo hoàng là không đúng.
Tất cả những điều này được thốt ra khi Hester và tôi đứng bên ghế mụ, đầu cúi gằm, mắt dán chặt vào sàn nhà.
Ông Bedwell tỏ ra hết sức bối rối và nói rằng theo những gì ông biết thì Thomas Hobie là một người tốt và trung thực.
– Tôi cũng nghĩ như vậy. – Maud nói, chấm khăn tay lên mắt – Và tất cả những lời đồn đại về chuyện giúp đỡ bọn công giáo chỉ là dối trá.
Cô Patience tử tế quay sang hỏi về tôi.
– Như bà thấy đó, Ann vẫn khoẻ. – Maud đáp.
– Bà định nói là Coriander? – Cô Patience nói.
– Không! – Maud Leggs đáp – Chúng tôi gọi cháu nó là Ann để đưa nó về với con đường chính đạo của Chúa. Thật không hay ho gì cho một đứa trẻ lại có cái tên mời gọi sự phù phiếm. Ann là cái tên Cơ đốc rất hay.
Khuôn mặt cô Patience đầy vẻ lo ngại và cô không biết nói gì hơn nữa.
Phải, Maud Leggs và Arise Fell rất biết cách dập tắt mọi lời bình phẩm. Khi những người khách đứng lên ra về, Maud nói:
– Tôi vô cùng biết ơn ! sự quan tâm của ông bà. Mời ông bà khi nào lại đến chơi. Cánh cửa nhà chúng tôi luôn rộng mở đón những con người trung thực mộ đạo.
Arise đưa họ ra tiền sảnh và lên giọng đạo đức:
– Ngày ngày tôi cầu nguyện cho ông Hobie được trở về an toàn, cũng như tôi vẫn cầu nguyện cho chúa Jesus Christ sớm đến London và lên ngai vàng.
Robert và Patience Bedwell không bao giờ còn quay lại hỏi thăm chúng tôi nữa.
Còn với đám các bà tử tế là con chiên của Arise Fell, thường kéo đến cục tác như những con gà mái xía mỏ vào chuyện riêng của chúng tôi, thì Maud lại khóc mà kể lể:
– Nếu tôi mà biết ông chồng thuộc phe Bảo hoàng thì tôi đã chẳng bao giờ lấy ông ta.
– Đúng vậy! Đám đàn bà lúc nào cũng ôm khư khư Kinh thánh đồng thanh kêu lên trong khi chén sạch bánh kẹo của chúng tôi và uống cạn những chai rượu vang hảo hạng nhất của cha.
– Và khi tôi nghĩ về mồ ma ông chồng trước (cầu Chúa cho linh hồn ông ấy được an nghỉ) vốn là một người anh hùng đã chiến đấu bên Cromwell ở trận Naseby và ngã xuống cho sự nghiệp cao cả. Hẳn giờ ông ấy đang trăn trở không yên trong mộ.
Cục tác cục tác, các bà tử tế lại đồng thanh.
– Đây là con gái tôi. – Maud nói, chỉ vào Hester – Còn đây là con riêng của chồng tôi. Nếu không vì lo cho con bé thì tôi đã rời thành phố và về nhà từ lâu rồi.
Đến đây, các bà gà mái lạch bạch về nhà để truyền đi những lời ngồi lê đôi mách ấy, như thể đó là những hạt thóc trong chuồng gà vậy.
Giờ thì không còn ai đến hỏi xem chúng tôi sống ra sao hay khi nào cha tôi sẽ trở về. Tình! cảnh c! ủa tôi chẳng hơn gì một tù nhân trong ngôi nhà của chính mình. Tôi ngủ một mình trong bếp, dậy từ tờ mờ sáng và chỉ được ngả lưng khi đã về khuya. Tôi chẳng còn là gì ngoài một con hầu làm đủ thứ việc. Bất kỳ ai thấy tôi lúc này hẳn sẽ thật khó mà tin được rằng tôi từng là con gái cưng của một thương gia, ngủ trong căn phòng với các bức tường vẽ đầy những câu chuyện thần tiên và ăn diện lộng lẫy như một nàng công chúa.
Đến giữa mùa đông thì tôi, sau tất cả những công việc cực nhọc phải làm, không còn quan tâm xem giờ là tháng mấy, hay thậm chí là năm bao nhiêu nữa. Giáng Sinh đến rồi đi mà hầu như không ai để ý tới, bởi vì Cromwell đã ra lệnh cấm hết những lễ hội Giáng Sinh vui vẻ.
Biến mất, tất cả đã biến mất. Đã biến mất những tiếng cười, đã biến mất sự ấm áp. Giờ đây, trong khắp các xó xỉnh tối tăm của ngôi nhà này chỉ còn lại quỷ dữ và yêu tinh đang chực nuốt chửng lấy tôi.
Tất cả những gì còn sót lại từ thế giới cũ của tôi là Beth, con búp bê yêu quý.
12 Bàn tay thịnh nộ
Su ốt đời mình, tôi chưa từng sợ ai như sợ lão truyền giáo gù. Chỉ cần nghe tiếng bước chân của lão cọt kẹt trên cầu thang là đã đủ để nỗi khiếp sợ vây trùm lấy người tôi. Khi lão đánh tôi, tôi không còn tự chủ được nữa mà để cho nước tiểu chảy xuống chân, và cảm thấy nhục nhã không lời nào tả nổi. Khi đó lão sẽ nhìn tôi một cách kinh tởm và nói rằng tôi không hơn gì một con súc vật.
Đ iều này làm lòng tôi tan nát. Hester không bao giờ làm ướt sàn nhà, ngay cả khi bị cả mẹ lẫn lão Arise hành hạ. Hester dịu dàng nói với tôi rằng cô đã quen với chuyện đó. Chúng chưa từng đối xử khác với cô.
Tôi ghét ph ải nghĩ đến việc tôi sẽ ra sao nếu không có Hester. Cô lấy trộm đồ ăn cho tôi và đem chăn đến đắp lên người tôi mỗi đêm. Nếu bị bắt, cô sẽ phải hứng chịu một trận đòn khủng khiếp, nhưng cô vẫn mạo hiểm vì tôi. Chị Joan quá sợ hãi không dám cho đi một mẩu thức ăn nào, còn chị Danes tội nghiệp thì hoàn toàn bất lực, chẳng thể làm gì hơn ngoài mấy lời an ủi, dù tôi thấy rõ chị rất đau khổ vì điều ấy. Sự thật là tôi sợ chị sẽ bị đuổi đi đến nỗi tôi đã xin chị đừng nói gì cả, bởi vì chị không có quyền gì chống lại ông chủ mới, Arise Fell.
M ột buổi sáng khô và lạnh, sau khi đem than lên phòng khách, tôi đứng trên chiếu nghỉ cầu thang nhìn ra ngoài. Tuyết rơi lất phất và sông Thames lại giống như một cảnh tượng trong chuyện cổ tích với những ngôi nhà và thuyền bè toả sáng trắng lấp lánh dưới ánh nắng nhạt mùa đông. Tôi tự hỏi không biết nếu chúa Jesus có đến thật thì liệu Người có bước trên dòng nước để đến Whitehall không và liệu thuỷ triều có đứng yên nhường đường cho Người không. Hay là Người sẽ cưỡi một con lừa đi qua cầu London, và nếu vậy thì liệu Người có thể nhìn vào từng căn nhà và biết được từng đứa trẻ đang sống trong sợ hãi vì những gì người ta đã làm với chúng, nhân danh cha của Người hay không?
Đắ m chìm trong suy tư, tôi không nghe thấy lão gù tiến đến sau lưng tôi.
– Kênh kiệu, chỉ toàn là tính kênh kiệu. – Arise nói, phả hơi thở xuống gáy tôi. – Lười biếng và kênh kiệu. Mi, Ann, đang ngắm bóng mình và tự cho mình là xinh đẹp, phải không?
– Không ạ. – Tôi đáp – Cháu không làm thế, thưa ngài.
– Thế thì mi đang làm gì?
– Cháu đang tự hỏi không biết bao giờ chúa Jesus sẽ tới.
– Sao mi dám đem tên Chúa ra làm cái cớ! – Arise thét lên. Bàn tay thịnh nộ lại tìm đến tôi, và lão đánh vào đầu tôi mạnh đến nỗi chiếc mũ của tôi tuột ra và rơi xuống.
– Đúng là tay sai của quỷ sứ, không lẫn vào đâu được. – Lão nói, kéo mạnh tóc tôi.
– Những món tóc này, đỏ như lửa của Satăng! Đây chính là sự phù phiếm, là tính kênh kiệu!
– Chuyện gì thế? – Maud hỏi, mụ bước ra khỏi phòng khách cùng với Hester và nhòm từ trên lan can xuống.
– Không có gì! – Arise nói, lôi xềnh xệch tôi xuống những bậc thang dốc đứng tới phòng bếp. Bịch. Cộp. Bịch.
– Cái kéo đâu rồi? – Lão thét hỏi chị Joan và chị Danes đang giật nảy mình.
– Tôi không biết, thưa ngài. – Chị Danes đáp.
Arise lắc cái tủ đựng bát đĩa cho đến khi bát đĩa cốc chén rơi hết, những chiếc ngăn kéo thì trượt ra từng chiếc một và rơi loảng xoảng xuống sàn nhà. Cuối cùng lão cũng thấy cái lão cần tìm. Suốt thời gian đó lão vẫn túm chặt tóc tôi.
– Hãy để con bé yên. – Chị Danes run rẩy nói. Chắc hẳn chị nghĩ lão sắp giết tôi.
– Im ngay, mụ kia. Ta không cần nghe m�! �t lời nào của mi cả.
Lão cắt hết mái tóc tôi, từng nắm một. Tôi không chống cự. Tất cả những chuyện này giờ có nghĩa gì nữa đâu?
– Sao ông dám! – Chị Danes kêu lên và chạy tới. Lão Arise đẩy chị ra làm chị loạng choạng ngã xuống, nhưng chị lại đứng ngay lên và nói:
– Làm sao ông có thể tự gọi mình là người của Chúa cơ chứ!
Arise gầm lên:
– Mi chỉ cần nói thêm một lời nữa thôi, con mụ kia, là sẽ bị tống cổ khỏi cái nhà này ngay. Rõ chưa?
Chị Joan đang thút thít. Lần đầu tiên, tôi không khóc. Tôi kinh hoàng nhìn xuống sàn. Bởi vì nằm đó, giữa những mảnh vỡ của bát đĩa, cốc chén, xoong chảo, nến, là Beth yêu quý của tôi. Tôi đã giấu nó vào tủ đựng chén bát.
Nhìn thấy con búp bê, lão Arise liền thôi cắt mái tóc tôi. Lão buông tôi ra, đá một mảnh đĩa vỡ sang một bên và nhặt Beth lên.
– Của mi phải không? – Lão hỏi tôi.
– Vâng ạ. – Tôi trả lời – Cho cháu xin lại được không?
– Con búp bê này được giữ kỹ lắm phải không? Nó được yêu quý lắm phải không? Thể hiện sự quan tâm đến một hình ảnh không phải của Chúa là tội lỗi. – Arise tiếp tục phun ra.
– Một đứa trẻ có con búp bê thì có hại gì cơ chứ, khi mà nó đã mất quá nhiều? Chị Danes kêu lên.
– Con bé này. – Arise nói, lại túm lấy tôi và giật mạnh. – Con bé xấu xa này đã tự đem tội lỗi đến cho bản thân, và sẽ bị trừng phạt.
Bằng một cái phẩy tay, lão ném Beth vào lò lửa. Tôi lặng lẽ nhìn con búp bê yêu quý nhất của mình nằm trên đống than đang rực cháy. Và rồi một chuyện ! kỳ lạ! xảy ra. Beth đứng thẳng dậy trên lửa với đôi tay bằng vải của nó giơ ra phía trước, và ngọn lửa, thay vì bốc lên ống khói, lại vươn về phía lão gù, như chiếc lưỡi chẻ đôi của con rắn. Maud hét lên hoảng sợ khi chiếc áo khoác của Arise bắt lửa và lão buộc phải dùng cả bàn tay thịnh nộ lẫn bàn tay cứu rỗi để dập lửa, thay vì đập tôi.
Mùi len cháy bốc lên trong không khí, và Beth vẫn đứng đó như Joan Arc8, không chịu để ngọn lửa đánh bại. Cuối cùng nó biến thành vô số những vệt màu lóng lánh kêu xèo xèo trên lửa và bắn ra khỏi lò bay về phía Maud và Arise, khiến cả hai phải lùi về tận phía cuối bếp.
Lão Arise lúc này trắng bệch vì phẫn nộ, những mạch máu trên trán gần như vỡ tung ra vì giận dữ, đấm mạnh tay xuống bàn.
– Xin Chúa chứng giám. – Lão hét lên, ngón tay dài ngoẵng chỉ về phía chị Danes.
– Đây là bằng chứng của yêu thuật do chính mi gây ra. Ta ra lệnh cho mi rời ngay khỏi đây và không bao giờ được đến ám ngưỡng cửa này nữa.
Tôi chạy đến bên chị Danes và chị nắm lấy tay tôi.
– Chúng ta đi thôi, chim sẻ nhỏ của chị.
– Không được, con mụ phù thuỷ kia. – Arise nói, giật tôi ra khỏi tay chị.
– Tôi sẽ đi, thưa ngài, nhưng xin cho tôi đem con bé theo.
– Không. – Arise lạnh lùng đáp – Ra ngay, trước khi ta nộp mi cho các nhà chức trách, và mong mi sẽ được khoan dung để đón nhận sự cứu rỗi của Chúa. Người nhân từ lắm.
Không còn làm gì được nữa. Chị Danes không có quyền gì. Tôi biết vậy. Tôi nhìn chị ra đi và cảm thấy tất cả đã mất.
– Mẹ… &! #8211; He! ster rụt rè gọi.
– Im đi! – Arise rít lên – Joan, việc gì mà mi đứng đó nhìn trừng trừng và run rẩy như thế? Nấu nốt bữa tối đi. Còn Hester, đi lấy chổi quét sạch chỗ này.
8 Joan Arc (6/1/1412 – 30/51430): cßn gäi lµ Jeane d’Arc, n÷ anh hïng ng−êi Ph¸p trong Cuéc chiÕn Tr¨m N¨m gi÷a Ph¸p vµ Anh, ®−îc Gi¸o hoµng Benedict XV phong th¸nh vµo ngµy 16 th¸ng 5 n¨m 1920
Tuy ệt vọng, tôi cố gắng một lần cuối để thoát khỏi tay lão gù, quyết tâm chạy trốn và ra đi cùng chị Danes, nhưng lão túm được tôi và lôi tôi vào phòng làm việc, theo sau là Maud. Bằng cách nào lão có được chìa khóa phòng làm việc cha tôi đã khoá kín, tôi không rõ.
Chi ếc rương của mẹ tôi nằm giữa phòng, trống trơn, nắp bật tung. Váy áo của bà vương vãi trên sàn như những cánh bướm chết. Hai tấm chân dung không còn đó, chiếc hộp gỗ mun cũng không.
Lúc đó tôi chợt hiểu ra lão gù định làm gì. Nỗi sợ hãi khiến tôi chống cự hết sức mình. Cuối cùng tôi cắn vào tay lão. Lão rú lên một tiếng kêu đau đớn và đánh tôi mạnh đến nỗi tôi không còn biết mình đã bị bỏ vào cái rương như thế nào, chỉ nhớ thấy ánh sáng biến mất.
Tôi c ố thúc vào nắp rương, nhưng nó đã bị khoá chặt. Tôi thét lên kêu cứu, nhưng tôi biết sẽ không có ai đến cả. Vậy là tôi nhắm mắt, bởi khi tôi nhắm mắt lại, bóng tối trong đầu tôi đỡ đen quánh và dày đặc hơn.
Thế là hết. Tôi sẽ không còn là gì ngoài một chiếc váy nhàu nát và trống rỗng. Sẽ chỉ còn lại đống xương tàn hát lên bài ca bi thảm cho sự thật về cái chết của tôi.
!
Vậy là phần truyện thứ hai của tôi đã được kể lại, và cùng với nó, một ngọn nến nữa tắt lịm.
Phần 3
13 Medlar
Tôi t ừng luôn tin rằng trên đời chỉ có một thế giới duy nhất, thế giới nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Giờ tôi mới biết thế giới mà chúng ta đang sống chẳng là gì ngoài một tấm gương, phản chiếu một thế giới khác bên kia bề mặt tráng bạc của nó, một vùng đất nơi thời gian chỉ là thứ nhỏ nhặt và tầm thường, mất mọi sức mạnh của nó. Nơi ấy đã giải thoát cho tôi, không có nó, tôi sẽ chỉ còn là một nắm xương tàn trong chiếc rương gỗ sồi ở một ngôi nhà lớn đã từng thuộc về một thương gia London.
Tôi ch ắc chắn rằng đời tôi thế là hết, rằng cái chết đang gần kề. Hoảng loạn, tôi cố gắng trong tuyệt vọng để đẩy nắp rương ra một lần cuối. Chẳng có tác dụng gì. Tôi cảm thấy bóng tối bắt đầu bóp nghẹt lấy mình.
Th ế rồi tôi trông thấy một ánh sáng, một ánh sáng kỳ diệu, chói lòa, như khi tấm màn sân khấu được kéo ra ở rạp hát. Tôi e rằng mình đã chết rồi, bởi mùa đông đã tan biến và nơi đây đang giữa mùa hè, một mùa hè rực sáng như ở Hội chợ Bartholomew, với tiếng kèn đồng náo nức, tiếng trống vỗ sôi nổi, cùng một dàn hợp xướng của tiếng dế và tiếng chim đón chào tôi. Những đoá hoa dại ngả nghiêng ngào ngạt thơm, những lá mùi tây đẹp như đăngten khẽ gật gù trong gió; những hàng rào cây mời gọi tựa như những sạp hàng đầy mâm xôi tươi và dâu tây chín đang cười khúc khích trong những chiếc áo đỏ thắm. Bầu trời xanh thẳm, không hề bị một gợn mây che phủ.
Tôi gi ật mình quay lại và nhìn thấy một người dáng vẻ rất lạ lùng đứng sau lưng tôi. Ông có bộ râu dài thắt nút, tay xách một cái đèn tròn như mặt trăng. Bất chấp cái vẻ ngoài kỳ lạ ấy, tôi vẫn thấy ông ta có vẻ gì đó rất quen thuộc. Điều này khiến tôi ngạc nhiên vì tôi biết mình chưa bao giờ gặp người này.
- Đẹp lạ lùng! – Ông nói và cúi chào thật thấp. – Ta đã bắt đầu nghĩ rằng cháu sẽ không đến. Cái gì đã khiến cháu mất nhiều thời gian đến vậy?
Ông ta đang nói với tôi ư? Thực là tôi không dám chắc điều đó, dù ở quanh đây chẳng còn ai nữa.
– Cháu chết rồi phải không? – Tôi hỏi.
Có vẻ câu hỏi ấy đã khiến con người kỳ lạ kia bật cười. Ông ta nói, như thể đó là ý tưởng ngộ nghĩnh nhất mà ông từng nghe:
– Cái chết và thời gian không thuộc về nơi này, Coriander ạ.
– Sao ông lại biết tên cháu? Sao ông lại biết cháu sẽ đến đây? – Tôi kinh ngạc nhìn ông, và ông chìa tay ra.
– Tha lỗi cho ta, ta chưa tự giới thiệu. Mọi người gọi ta là Medlar. Ta biết mẹ cháu khi bà ấy bằng tuổi cháu bây giờ, và may mắn được gặp cha cháu vào một đêm hạ chí. Ông ấy quả là một người hào hiệp.
Tôi trố mắt nhìn ông lão, thậm chí không dám nói thầm với chính mình điều tôi đang nghĩ. Tôi thấy như mình đang bước đi trên mặt nước, không dám chắc về bất kỳ cái gì, và có thể chìm xuống bất kỳ lúc nào, vĩnh viễn biến mất dưới làn sóng lấp lánh ấy. Bởi nếu các mùa có thể thay đổi chỉ trong khoảng thời gian một cái rương được đóng lại, thì ông Medlar cũng có thể biến đi nếu tôi chỉ buột miệng hỏi một câu. Vậy là tôi im lặng, sung sướng chấp nhận rằng tôi vẫn còn sống và tự an ủi mình rằng ông có biết mẹ tôi và đã gặp cha tôi.
– A, đẹp lạ lùng. – Medlar lại nói, khi thấy một con ngựa kéo một chiếc xe lọc cọc trên đường đi tới. Tôi có thể nghe thấy tiếng chuông reo leng keng và tiếng! ca hát vui vẻ của hành khách.
Người đánh xe dừng lại trước mặt chúng tôi. Medlar giúp tôi ngồi vào xe.
Những người khách trên xe hẳn đang trên đường đến dự một đám cưới. Tôi đoán vậy mặc dù tôi chưa từng thấy một đám cưới nào như thế. Họ mặc những bộ váy, áo chẽn và áo gilê thuộc loại mà ngay cả những người phái Bảo hoàng cũng không dám mặc. Tất cả đều đi những đôi giày tuyệt đẹp, và không ai trong số họ có vẻ bị nhức xương, đau răng hay buồn bã như những người ở London.
– Xin chào! – Mọi người nói và dịch ra để lấy chỗ cho chúng tôi.
Tôi ngồi đó, lấy làm mừng là không ai hỏi Medlar xem ông đang làm gì với một con bé rách rưới như xơ mướp thế này. Tôi thấy mình hoàn toàn lạc điệu ở đây, và nhẹ nhõm vì không ai để ý đến mình.
Chiếc xe lại lắc lư đi tiếp và các hành khách bắt đầu trò chuyện. Tôi chỉ nghe loáng thoáng được những chuyện họ nói với nhau. Tôi vẫn đang băn khoăn không hiểu làm sao mình lại có thể từ một nơi tối tăm lạnh lẽo đến với một ngày mùa hạ rực rỡ thế này. Thật đúng là phép thần, tôi vui sướng nghĩ thầm.
– … đá cái ghế vắt sữa đi, và thế là bà ta ngã xuống, chân chổng cả lên. – Một bà ngồi cạnh tôi cười nói. Bà ta có chiếc áo khoác nom như được làm bằng bông kế.
– Chính họ tự chuốc lấy phiền nhiễu mà thôi. – Người bạn của bà ta nói.
– Đúng vậy. Lúc nào cũng ước hết cái này đến cái nọ mà chẳng bao giờ biết rõ bản thân muốn gì. Và khi điều ước trở thành sự thật mà họ không thay vì tỏ ra sung sướng lại ước thêm đủ t! hứ khá! c thì cứ nện cho tôi một trận! – Bà ngồi cạnh tôi tiếp lời.
– Chính thế. – Một người khác đồng tình – Chẳng bao giờ biết thoả mãn cả.
– Kể cũng thật đáng buồn. – Bà mặc chiếc áo khoác bằng bông kế nói thêm.
– Phải, nhưng nó cũng làm đời vui hơn đấy chứ. – Bạn của bà ta bình phẩm và bọn họ lại phá lên cười.
– Ông cũng đến dự lễ cưới chứ? – Một ông có bông hoa to cài khuyết áo hỏi.
– Tất nhiên rồi. – Medlar đáp – Tôi còn có thể đi đâu khác được trong một ngày mùa hạ như thế này?
Người kia cúi mình về phía trước.
– Họ bảo cái đám cưới này là ý của Hoàng hậu Rosmore.
– Tôi cũng nghe nói thế. – Medlar trả lời.
– Thật là sai lầm, tôi xin nói với ông như thế. – Người đàn ông nói. – Chẳng khác nào mong nước và lửa sống hoà thuận với nhau. Chúng ta đều biết chuyện gì đã xảy ra lần trước khi họ tìm cách bắt ép tổ chức một đám cưới như thế.
Tất cả các hành khách đều gật gù vẻ thông hiểu mọi chuyện.
Tôi muốn hỏi xem chuyện gì đã xảy ra, nhưng lại ngượng nên đành làm thinh. Một ông đội chiếc mũ rất cao ngồi đối diện chúng tôi nhìn quanh rồi thấp giọng:
– Họ bảo là nếu hoàng tử Tycho không chịu lấy công chúa Unwin, hoàng hậu sẽ biến chàng thành một con cáo.
– Ôi không! Thế thì thật là khủng khiếp! – Bà mặc chiếc áo bằng bông kế kêu lên.
– Có tin đồn là hoàng hậu đã có được cái bóng rồi. – Người nọ nói tiếp với vẻ long trọng, ngực ưỡn ra như một con gà vào ngày Chủ nh! ật.
– Không phải thế chứ! – Bà kia nói.
– Tôi nghe nói hoàng hậu đang rất muốn cho cô con gái lấy chồng. – Một bà mập mạp, tay cầm một chiếc lồng chim bọc vải nói. – Thật đáng buồn là họ lại chọn một chàng hoàng tử đáng yêu đến thế. Tôi không biết chàng đã làm gì để phải chịu cái vinh dự kinh khủng ấy.
– Tôi nói cho các vị biết điều này. – Người đội chiếc mũ cao tuyên bố – Chúng ta sẽ mất hết nếu Hoàng hậu thâu tóm thêm được quyền lực.
Ông ta khoanh tay trước ngực và chiếc mũ rơi ra, lăn xuống đường như một diễn viên nhào lộn đang say rượu. Người đánh xe phải dừng lại cho ông ta chạy xuống nhặt mũ.
– Thôi, không nói chuyện tin đồn nữa. – Người đàn bà mập mạp nói khi ông ta trở lại. – Hôm nay là đám cưới cơ mà. Hãy chúc đôi uyên ương hạnh phúc và bàn đến những điều vui vẻ hơn.
Tôi hỏi bà ta có gì trong chiếc lồng, nhưng bà chỉ mỉm cười hiền hậu mà không trả lời. Tôi tự nhủ không hiểu có phải tai bà bị điếc không.
– Bà có gì trong lồng vậy? – Medlar nhắc lại câu hỏi.
– Sao kia? – Bà vội đáp. – Tất nhiên là quà cưới rồi.
Bà ta gỡ tấm vải phủ ra và tôi kinh ngạc nhìn thấy trong lồng là một con chim vàng đang cất tiếng hót. Các nan lồng vặn xoắn như kẹo mạch, và trong khi tôi ngắm con chim, chúng phản chiếu lại một tia sáng xanh lấp lánh và nhảy nhót trong ánh nắng.
– Ôi, tuyệt quá! – Tôi kêu lên.
Người đàn bà nhìn nó vẻ lưỡng lự
– Đây là quà cho cô dâu đấy. Ông có nghĩ là cô ta sẽ thích không?
– Chắc chắ! n là có! rồi. – Medlar từ tốn đáp.
Cỗ xe lọc cọc trên đường cho đến khi chúng tôi tới một ngã ba. Trước mặt vẫn là con đường đầy cỏ chúng tôi đang đi. Bên trái là một con đường mọc đầy cây mâm xôi và tầm xuân. Vậy mà người đánh xe lại rẽ vào chính con đường này, nơi những chiếc gai loé lên như những răng thép. Tôi gần như không dám nhìn, sợ rằng chúng tôi sẽ bị xé ra thành từng mảnh. Thế nhưng những bụi mâm xôi và tầm xuân lại rẽ ra cho chúng tôi đi, như thể chúng đã đợi chúng tôi đến vậy. Sau khi chúng tôi đã đi qua an toàn rồi, chúng lại khép lại, như những tên trộm đang xúm lại cãi cọ.
Medlar mỉm cười với tôi.
– Giờ thì không còn xa lắm nữa đâu. – Ông nói.
Chúng tôi đi lên một con đường tới một cánh cổng bằng sắt uốn tự mở ra cho chúng tôi qua và đóng lại mà không cần bàn tay con người. Tôi nhìn những người khách cùng đi, chờ đợi họ nói một câu gì, nhưng họ chẳng để ý đến, như thể đi qua các bụi mâm xôi và các cánh cổng sắt tự đóng mở là một việc thường xuyên xảy ra vậy.
Chúng tôi lại đi tiếp, bánh xe kêu lọc cọc trên sỏi lát đường, cho đến khi tới một khúc quanh. Trước mặt chúng tôi là một ngôi nhà tráng lệ nhất mà tôi đã từng thấy, với các cánh cửa sổ thấp xuống sát đất và hàng cột đá hoa cương chiếu sáng tựa ngọc trai. Liệu một ngôi nhà có thể có nhiều kính đến thế không, và liệu chúng có thể toả sáng lung linh đẹp đến thế không, đẹp như thể chính mặt trời là chủ lễ cưới? Nhưng, chao ôi, tôi chỉ được nhìn lướt qua. Chiếc xe đi tiếp, và ngôi nhà biến mất sau một rặng cây bạch d! ương. T! ôi nóng lòng được thấy thêm, tôi nóng lòng được vào trong, tôi nóng lòng mong cho chiếc xe dừng lại.
14. Tia sáng xanh
Chúng tôi d ừng lại ở sân trước của một khu chuồng ngựa. ? đây còn huyên náo hơn cả cầu London vào ngày chợ phiên, bởi vì mỗi inch chỗ trống đều có xe đỗ, có những chiếc, giống như xe của chúng tôi, chỉ là những chiếc xe ngựa kéo bình thường, lại có những chiếc lộng lẫy đến nỗi tôi dám chắc chúng phải là xe của vua chúa.
Chúng tôi xu ống xe, sung sướng được duỗi thẳng chân. Những người bạn đồng hành của chúng tôi sửa lại mũ, rũ váy áo cho sạch bụi và cùng lên tiếng một lúc. Họ tạm biệt Medlar và hứa sẽ tìm ông trong đám đông.
- Ai s ống ở đây thế ạ? – Tôi hỏi, sau khi họ đã đi hết.
– Đây là cung điện mùa hè của vua Nablus và hoàng hậu Rosmore. Ngày mai, con gái của hoàng hậu là Unwin sẽ làm lễ cưới.
– Đó có phải là tin vui không? – Tôi hỏi.
Medlar cười.
- Vui v ới hoàng hậu và con gái của bà ta, không vui đối với hoàng tử. Chàng đã bị buộc phải thành hôn.
– Lẽ ra chàng ta phải tỏ ra kiên định hơn.
Medlar mỉm cười.
– Có những lúc thì nhượng bộ lại khôn ngoan hơn là liều mạng với cơn thịnh nộ của hoàng hậu đấy.
Tôi muốn biết thêm và có đến cả ngàn câu hỏi muốn hỏi ông, nhưng chúng tôi bị cắt ngang bởi một anh hề có bộ mặt trắng lốp. Anh ta đội một chiếc mũ có quai thắt nơ dưới cằm và mang một cái cổ áo đăngten diêm dúa không kém gì ngài Walter Raleigh9.
– Tìm thấy ông tôi mừng quá. – Anh ta nói. – Ông đã ở đâu vậy hở ông bạn già? Tôi có một điều rất hay muốn nói với ông. Đi theo tôi và tôi sẽ cho ông thấy.
Medlar quay sang tôi.
– Ta xin lỗi. – Ông nói. – Nhưng ta phải đi đây. Đừng lo lắng gì cả, rồi cháu sẽ ổn thôi. Ta sẽ quay lại tìm cháu sau.
– Xin hãy đợi đã! – Tôi kêu lên. – Cho cháu cùng đi với!
Nhưng Medlar và anh hề đã biến mất trong đám đông. Sợ hãi vì bị bỏ lại, tôi chạy theo những người khách đến dự đám cưới. Dưới ánh nắng chói chang, họ trông như những cánh bướm rực rỡ đang chấp chới bay lượn về phía toà lâu đài. Tôi đứng đó và tự hỏi liệu tôi có dám đi theo họ hay không.
!
Ti ền sảnh mát lạnh khi tôi bước từ ngoài nắng ấm vào, và phải mất một lúc mắt tôi mới quen được với ánh sáng. Tiền sảnh thật đẹp và rộng rãi, với một cầu thang lớn bằng đá hoa cương dẫn lên một hành lang nơi các khách dự đám cưới đứng nhìn xuống những người mới đến. Tôi thấy khiếp hãi và dám chắc rằng trông mình nổi bật như một cái cây bị sét đánh cháy sau cơn bão vậy.
Nh ững người hầu đang đi qua đi lại với những chiếc khay bằng bạc, mời khách rượu vang đựng trong những chiếc ly cao thành. Hồi hộp vì không bị đuổi ra, tôi liền đi kiếm một chỗ trốn. Có mấy phòng cho tôi lựa chọn. Một phòng có một chiếc bàn bày tiệc cưới, phòng khác có những bức tường lát gỗ và một lò sưởi lớn. Phần lớn các phòng đều đầy người.
Cu ối cùng, tôi tìm thấy một căn phòng dài, sang trọng, treo rất nhiều gương thếp vàng và sàn gỗ óng lên như mật ong. Cả đời tôi chưa bao giờ thấy nhiều gương đến thế. Tôi đi dọc căn phòng và nhìn vào các tấm gương. Tôi không hiểu ra sao cả, vì tôi không thấy bóng mình trong bất kỳ tấm gương nào. Những tấm gương phản chiếu rất rõ ràng một căn phòng kéo dài mãi, với vô số ghế tựa thếp vàng đang chờ đợi vô số các quý ông quý bà tới ngồi lên. Nhưng tôi, Coriander, thì không có đó. Chỉ có một tia sáng xanh chuyển động khi tôi bước đi và đứng im khi tôi dừng lại. Tôi nghĩ hẳn các tấm gương này được làm bằng một loại kính thần kỳ không coi trọng tính phù phiếm của con người.
Đúng lúc đó, một đám trẻ con ồn ào bước vào, cởi giày ra để trượt trên mặt sàn bóng lộn. Tôi nhìn vào gương và càng thấy khó hiểu khi thấy bóng chúng trong đó.
9 Walter Raleigh (1554 – 1618): nhµ v¨n, nhµ th¬, nhµ th¸m hiÓm ng−êi Anh
Giống như căn phòng, giống như những chiếc ghế, chúng có hình trong gương. Thế thì tại sao tôi lại không có trong đó?
Tôi l ại càng ngạc nhiên hơn khi chúng bắt đầu chạy về phía tôi. Tôi nhảy thật nhanh ra tránh đường, nhưng chúng vẫn lao tới. Tôi tránh bên này bên kia, nhưng không xong. Tôi bèn trốn đằng sau một chiếc ghế và nhìn đám trẻ con một lát, chúng đã ngừng đuổi vì bối rối. Tôi bèn chui ra khỏi chỗ trốn và thế là trò chơi lại bắt đầu. Tôi phát hiện ra rằng nếu tôi quay mặt về phía đám trẻ thì chúng sẽ chạy về phía tôi, nếu tôi quay đi thì chúng sẽ dừng lại.
Tôi đưa tay lên đầu.
– Nó biến mất rồi. – Một chú bé nói, vẻ thất vọng.
– Không đâu, nó vẫn còn kia kìa. – Một đứa khác kêu lên khi tôi bỏ tay xuống. Tôi
làm đi làm lại như thế. Tia sáng xanh nhỏ xíu xuất hiện. Tia sáng xanh nhỏ xíu biến mất. Tôi thấy hết sức phấn khích, bởi vì nếu người ta chỉ thấy tôi là một tia sáng xanh nhỏ xíu, thì tôi có thể liều lĩnh được rồi.
Tôi b ỏ đám trẻ con đứng đó và đi ra tiền sảnh, cảm thấy can đảm hơn nhiều. Tôi đi lên cầu thang, chen giữa đám đông và ra ngồi trên hành lang, như tôi vẫn thường làm khi còn ở nhà ở London, để ngắm những người khách đi tới.
? n ơi này, các phu nhân và các tôn ông không quan tâm tới việc họ phục sức diêm dúa đến mức nào, cũng không e ngại tiếng cười của người khác. Họ lộng lẫy trong những bộ quần áo rực rỡ tựa chim công và chim anh vũ, mỏng nhẹ tựa cánh bướm và cánh chuồn chuồn. Có những chiếc váy làm từ cánh hoa hồng, những chuỗi ngọc kết bằng giọt sương, những tấm áo lụa mịn như được dệt từ tơ nhện. Nếu có thể, cha tôi sẽ bỏ ra tất cả để mua được những loại vải như thế!
T ừ khi mẹ tôi mất, thế giới của tôi đã dần dần sụp đổ và vỡ tan, mọi niềm vui và sắc màu đã bị tẩy sạch. Lão Arise đã gần như đánh gục tôi bằng bàn tay thịnh nộ của lão. Tia sáng xanh bé nhỏ đã gần bị thổi tắt. Vậy mà ở đây, giữa nơi xa lạ này, giữa những con người kỳ lạ này, tôi lại thấy như mình đã trở về nhà và tia sáng xanh lại có thể nhảy múa vui vẻ giữa đám khách dự lễ cưới, bởi vì nơi đây mới là sự cứu rỗi của linh hồn tôi.
Nh ững ý nghĩ sung sướng của tôi bị cắt ngang bởi những giọng nói lớn tiếng phát ra từ một hành lang ở bên. Tôi bước về phía đó, nhưng rồi vì sợ bị lạc, tôi lại quay trở lại.
Bỗng nhiên tôi nghe thấy một tiếng quạ kêu chói tai, và ngước lên, tôi nhìn thấy một con chim khổng lồ đen sì đang bay về phía tôi. Tôi khiếp sợ chúi xuống khi nó bay qua. Đó là một con quạ to lớn gớm guốc, đôi cánh giang rộng của nó quệt cả vào hai bên hành lang. Nó bay đến cánh cửa đôi ở cuối hành lang và cánh cửa mở ra tức khắc như thể đã đợi sẵn.
Tôi liền đi theo nó mà không suy nghĩ xem mình đang làm gì hay có thể gặp nguy hiểm gì, và thấy mình ở trong một buồng ngủ lát gỗ, tường và trần nhà có vẽ những câu chuyện thần tiên, giống hệt như căn buồng của tôi ở nhà. Giữa phòng có đặt một chiếc giường bốn cọc. Các cánh cửa sổ cao từ trần nhà đến sàn nhìn ra những khu vườn cân đối bên ngoài. Một cô gái béo tròn ngồi bên bàn trang điểm ở phía bên kia của căn phòng. Tôi có thể nhìn thấy cô ta trong gương. Cô ta có cái cằm đôi chảy xệ xuống ngực và chiếc áo nịt cô ta đang mặc làm người cô ta phè ra như chiếc bánh thịt bị nhồi quá nhiều nhân.
Con quạ không để ý đến cô ta. Nó đậu lên tay một chiếc ghế bành có lưng tựa nhô cao làm tôi không nhìn được người ngồi trên ghế.
– Con chim xinh đẹp của ta. – Một người đàn bà nói, giọng khàn khàn. – Mi vừa ở đâu về vậy?
Tôi chầm chậm lui lại, sợ hãi khi nghe tiếng ván sàn kêu cót két, và giữ một bàn tay trên trán để che đi tia sáng xanh. Ước gì tôi đã không vội vàng đi theo con quạ như ! thế. Xin đừng để nó nói, tôi thầm nghĩ. Nó không thể nói được. Tôi không muốn nỗi sợ của mình trở thành sự thật.
– Hoàng tử đã đến chưa? – Cô gái quát hỏi.
– Chàng đang trên đường, thưa công chúa. – Con quạ đáp.
– Nhanh lên, Unwin, trang điểm cho xong đi. – Người ngồi trên ghế nói.
– Cái váy này không hợp với con. – Unwin mè nheo, trong khi một người hầu gái hối hả vào phòng với một đám mây đăngten và satanh trắng. Cô ả cố ních vào chiếc váy, làm nó rách toạc. Người đàn bà trên ghế rung chuông và một chị hầu phòng chạy vội vào.
– Ta không mặc cái này đâu! – Cô dâu hét lên, dậm chân thình thình. Cô ả cầm chiếc nùi bông thoa phấn mà cô ta đang nghịch và ném nó xuống bàn mạnh đến nỗi một đám phấn bụi mù lên, làm chị hầu tội nghiệp suýt nghẹt thở. – Ra ngay, đồ đần độn! Hãy xem mi đã gây ra chuyện gì thế này!
Hai người hầu gái nhìn về phía chiếc ghế lưng cao và tôi thấy một bàn tay như chân chim xua họ đi. Họ liền nhún chân chào và nhanh chóng đi ra.
Người có bàn tay nọ đứng lên và bước về phía cô dâu. Tôi nhớ lại câu chuyện trên xe ngựa. Vậy chắc hẳn đây là hoàng hậu Rosmore.
– Hãy bình tĩnh, con gái yêu của ta. Con không cần phải bận lòng. Lần này sẽ không có gì trục trặc đâu. Tin ta đi. Cronus và ta đã thu xếp hết mọi việc rồi.
Tôi chợt nhận ra, với một cảm giác chắc chắn kinh khủng, rằng trước kia tôi đã từng thấy con quạ rồi, và gương mặt đẹp đẽ kia của hoàng hậu chỉ là một tấm mặt nạ. Bên dưới nó chính là mụ phù thuỷ già mà tôi đã gặp trên c�! �u London! .
Hoàng hậu Rosmore quay đi khỏi cô con gái. Mụ nhìn thẳng vào tôi và khẽ bảo con quạ:
– Hãy đảm bảo rằng lần này lão Medlar không có mặt.
15 Hoàng tử Cáo
Tôi lao xu ống những bậc thang cẩm thạch và chạy ra khoảng sân rải sỏi, nhẹ người vì đã thoát khỏi hoàng hậu và con quạ của mụ. Tôi đứng đó, không biết đi đâu, nhìn khách dự đám cưới vẫn lục tục kéo đến.
Ôi, chuy ện gì đang xảy ra thế này? Tôi đang ở trong thế giới mà tôi cảm nhận rõ ràng mình thuộc về nó, nhưng tôi lại không có hình hài gì cả. Tôi được đem đến đây bởi một người kỳ lạ nói rằng có quen mẹ tôi. Tôi phải tìm ông ấy, tìm Medlar ít ra cũng để hỏi một câu: có phải trên xe họ nói về cái bóng của mẹ? Tôi có một cảm giác nôn nao rằng mình đã biết trước câu trả lời.
Tôi th ấy bực bội với chính mình. Lẽ ra tôi phải can đảm hơn. Phải liều lĩnh hơn. Tôi không được tỏ ra sợ hãi. Nhưng tôi không thể. Những gì tôi vừa mắt thấy tai nghe khiến tôi quá hoang mang.
Tôi r ời khỏi đường xe cộ qua lại, nấp sau mấy bụi cây được xén tỉa gọn gàng. Từ chỗ nấp tôi có thể thấy một đường mòn xuyên qua rừng lung tinh ánh nắng dát vàng. Tôi men theo con đường cho đến khi nghe thấy một âm thanh mà tôi vẫn biết rõ và yêu thích. Nó róc rách, nó bập bềnh, nó rút xuống và chảy đi. Kia, dưới bờ dốc bị các bụi cây che kín, là một dòng sông xanh như ngọc.
N ước có điều gì, tôi tự hỏi, mà luôn khiến lòng tôi dịu lại? Có lẽ bởi tôi lớn lên cạnh sông Thames. Nhìn thấy dòng sông cũng giống như gặp một người bạn đã xa lâu ngày, và tôi bỗng thấy nhói đau khi nghĩ tới ngôi nhà cùng tất cả những thứ tôi đã mất.
Tôi ch ạy xuống và trượt ngã qua một bụi mao địa hoàng tím. Đến ngay sát bờ sông, tôi trụ lại được, đúng lúc một sáng trắng lóa vụt qua. Tôi đứng sững đó, không tin nổi vào mắt mình. Đó, đứng bên mép nước, là một con tuấn mã trắng.
Con ng ựa ngước nhìn như thể nó thấy tôi, khẽ gật gật cái đầu xinh đẹp và cúi xuống uống làn nước trong vắt.
Tôi rón rét lại gần. Khi còn cách một quãng ngắn, tôi trông thấy một chàng trai. Chàng bước đến bên tuấn mã và gục đầu vào cổ nó. Tôi bước lại gần hơn. Một cành cây gãy rắc dưới bước chân của tôi và con ngựa giật thót mình. Toàn thân nó trắng muốt, lấp lánh.
Tôi hoảng hốt thấy chàng trai rút gươm ra.
– Ai ở đó?
Tôi chưa bao giờ để mắt tới bọn con trai và cũng không bao giờ có ý nghĩ rằng tôi sẽ để mắt tới họ, bởi tôi thấy rằng yêu và được yêu là một mớ rắc rối khiến ta đánh mất cả sự sáng suốt lẫn trái tim. Vậy mà khi đứng đó trong ánh chiều, ngắm nhìn chàng trai xa lạ, tôi chợt nhận ra những nút thắt trong cuộc đời đã được tạo nên như thế nào.
– Ai ở đó? – Chàng hỏi lại – Ta biết ngươi đang ở đó. Hãy ra mặt đi. Ta không sợ ngươi đâu!
Tôi cố đứng yên hết mức có thể. Lúc này, tôi biết chàng chính là chú rể mà người ta đang chờ đợi. Chàng không thể kết hôn với Unwin, điều đó thì tôi chắc chắn. Người đàn ông trên xe ngựa đã đúng khi ông ta nói họ giống như nước với lửa.
Chàng ngồi phịch xuống đất, hai tay ôm đầu. Con ngựa đến bên, khẽ dụi vào cổ chàng và chàng trai dựa mái tóc đen nhánh vào cái bờm trắng muốt của nó.
Trong chốc lát quên rằng mình chỉ là một tia sáng xanh bé nhỏ, tôi lên tiếng:
– Xin đừng sợ, em không định làm hại chàng đâu!
– Nhà ngươi là ai? Hãy hiện ra đi!
– Em không thể.
– Vậy ngươi không phải là hoàng hậu! đang tìm cách lừa ta chứ?
– Không. Tên em là Coriander.
Tôi bước đến bên chàng. Tôi có thể thấy ánh sáng xanh được phản chiếu lại trong mắt chàng, đôi mắt màu nâu thẫm. Một cảm giác choáng váng xuyên qua người tôi khi bàn tay chàng quá đỗi dịu dàng chạm vào khuôn mặt tôi, sờ lên mắt, mũi, miệng, tai tôi, như một người mù đang nhìn bằng những ngón tay.
Tôi không muốn kể điều này, nhớ lại nó khiến tôi xấu hổ. Nhưng những âu yếm dịu dàng như thế đã biến ra khỏi cuộc đời tôi quá lâu rồi, đến nỗi nước mắt lăn dài trên má tôi.
Chàng đưa tôi đến bên con bạch mã.
– Đừng sợ. Nó đã biết có em ở đây trước ta rất lâu.
Con ngựa ngẩng đầu, khẽ run người. Tôi vuốt ve cỗ bờm của nó.
– Em từ đâu đến? – Hoàng tử hỏi.
– Em cũng không biết nữa. – Tôi đáp – Em bị nhốt trong một chiếc rương và em đã nghĩ rằng mình sẽ chết.
– Medlar đoan chắc rằng một ngày kia em sẽ đến, khi thời khắc điểm. – Hoàng tử mỉm cười – Thật mừng là cuối cùng cũng được gặp em.
– Tên chàng là gì?
– Tycho. Tên ta là Tycho.
“Rắc!” Sau lưng chúng tôi, một cành cây gẫy vụn. Mặt hoàng tử tối sầm lại như đám mây che lấp mặt trời.
– Có ai nhìn thấy em không? – Chàng hỏi.
– Không.
– Hoàng hậu có biết em đang ở đây không?
– Không.
Tôi không muốn chàng bỏ đi. Có chàng ở bên, tôi cảm thấy an toàn.
– Tại sao chàng lại thành hôn trong khi chàng không muốn?
– Ta không có lựa chọn nào khác. Nếu ta không chịu làm lễ cưới, Rosmore s�! �� phù p! hép ta. Ta sẽ bị biến thành một con cáo, bị săn đuổi và giết chết.
Tôi thấy âu lo trước những lời của chàng. Chắc chắn không thể như vậy được.
– Mẹ em thường kể những câu chuyện cổ tích, nơi những bùa phép như vậy thường xảy ra, nhưng em nghĩ rằng–
– Bà đã kể cho em nghe câu chuyện của thế giới này. – Chàng cắt ngang – Và ở đây có những bùa phép như vậy thật.
– Tại sao hoàng hậu lại độc ác đến vậy?
Hoàng tử lặng thinh. Trên đầu chúng tôi, bầu trời tối đen lại. Và xuyên qua những tán cây, con quạ đáng sợ với bộ lông đen sì của nó nhào xuống. Bạch mã lồng lên. Tôi lùi lại nép mình trong một bụi cây. Con chim khổng lồ đậu xuống một cành cây gần Tycho.
– Cái gì khiến ngươi chưa đến lâu đài? – Cronus hỏi.
– Không gì cả. Ta chỉ đang nghĩ điều gì sắp đến mà thôi.
– Tất cả những gì vận may có thể đem đến cho mi. – Con chim đáp, đôi mắt như hai hạt ngọc đen loé sáng. Nó dùng đầu cánh chỉ một toà tháp cao vượt lên trên những ngọn cây. – Hoàng hậu đang tìm ngươi. Người đã gửi các thợ săn đến để hộ tống ngươi.
Tôi nhìn lên và thấy một toán kỵ sĩ khổng lồ đang tiến về bờ sông. Áo choàng của họ có màu máu tươi, đàn chó lúc sủa vang, lúc gầm gừ, để lộ hàm răng sắc lẹm như dao. Tôi thấy tội nghiệp cho đám ngựa. Chúng nhỏ bé, quá nhỏ bé để mang các kỵ sĩ trên lưng. Mắt chúng thất thần vì sợ hãi và tai dựng lên trong khi bộ guốc cào vào đất.
Tycho bước đến bên con tuấn mã trắng của chàng. Nó cao lớn hơn nhiều so với những con vật hoảng hốt củ! a đám t! hợ săn và trông thật đường bệ trong ánh nắng vàng rực. Tycho nhìn thẳng vào tôi. Trong một thoáng, tôi nghĩ hẳn mình đã hiện hình trở lại và đỏ mặt không hiểu chàng sẽ nghĩ gì về tôi khi thấy chiếc váy rách bươm cùng bộ tóc cắt lởm chởm. Chàng khẽ chạm vào cánh tay tôi và thì thầm:
– Ta sẽ không quên em. Xin cũng đừng quên ta.
Tôi có thể thấy con quạ chĩa thẳng đôi mắt nanh ác về phía tôi và tôi biết mình phải làm điều gì đó. Tôi ghé sát Tycho và nói thật khẽ:
– Chàng đừng làm lễ thành hôn. Xin chàng hãy làm theo những gì trái tim chàng mách bảo.
Tycho nhìn tôi một lát rồi quay lại và đi theo Cronus.
Một nỗi buồn không sao chịu nổi dâng tràn trong tôi khi nhìn đám thợ săn và đàn chó áp giải Tycho và tuấn mã về phía lâu đài. Tôi nghĩ trông chàng như sắp phải lên giá treo cổ ở Tyburn.
16 Những con mắt thêu
Tôi bi ết rằng mình không thể cứ chỉ trốn ở đây. Tôi phải đi tìm Medlar. Có lẽ ông ấy sẽ ngăn được đám cưới và cứu Tycho thoát khỏi số mạng khủng khiếp này.
Khi tôi trở lại lâu đài thì trời đã tối. Bóng đêm như một con chó đen to lớn với cái bụng đầy sao đã chiếm chỗ của ban ngày.
Mọi người đang tụ tập ở tiền sảnh với vẻ phấn khích. Trong lúc chờ đợi để được dẫn vào căn phòng dài với vô số gương và những chiếc ghế mạ vàng, họ tha hồ rì rầm với nhau nghe như một bầy chim ríu rít lúc chiều hôm. Cánh cửa đóng sầm lại sau lưng chúng tôi, tạo ra một âm thanh đầy thê lương. Nghe như tiếng chuông rung não nùng trong đám tang.
Tôi đứng cuối căn phòng, nhìn khắp xung quanh, hy vọng sẽ thấy Medlar. Nhưng ông không xuất hiện. Ông ấy có thể ở đâu được chứ? Tôi không biết phải làm gì. Tôi có nên quay lại chỗ chuồng ngựa?
Mọi người đều đã ổn định chỗ ngồi và lặng ngắt như tờ. Tiếng kèn đồng vang dội, cái cửa lớn lại mở ra. Hoàng hậu Rosmore đứng đó, cao lớn và kiêu ngạo trong y phục lộng lẫy, đuôi áo choàng kéo lê trên mặt đất. Trên cổ mụ là chiếc cổ áo lông và trên tóc mụ cài vương miện màu đen làm bằng những chiếc lông vũ nặng nề, không bao giờ còn bay được nữa. Trên áo mụ thêu hàng trăm con mắt chuyển động được, chúng mở ra nhắm vào và xoi mói đám đông như đang tìm kiếm một vật hay một người nào đó.
Vua Nablus bước vào sau mụ. Trông người run rẩy và ốm yếu, phải tựa vào một cây gậy chống. Thân hình nhà vua vặn lại như một cây óc chó cổ thụ cổ xưa, mái tóc dài bạc trắng xoã xuống vai. Người n�! �i bật giữa đám khách dự lễ cưới, gánh nặng thời gian trĩu nặng trên vai. Người gật đầu với đám đông và khi người bước tới, các ông cúi đầu còn các bà nhún chào.
Tôi men theo sát tường đi dọc tiền sảnh, hài lòng khi thấy ánh sáng xanh của mình được phản chiếu và nhảy nhót cùng những ánh sáng khác trong phòng. Nhà vua và hoàng hậu đi tới một chiếc bục. Nhà vua được mấy người hầu đỡ lên ngai và ngồi đó bất động. Gương mặt người đờ ra như đang còn ngỡ ngàng.
Những chùm chuông bắt đầu ngân vang, cánh hoa hồng rơi lả lả xuống như bông tuyết và những tia sáng nhỏ bé lấp lánh chiếu ngang căn phòng. Đúng là khung cảnh hoàn hảo cho một đám cưới thần tiên. Nhưng tôi, cũng như khách khứa, đều biết mọi chuyện không hề ổn.
Con quạ bay vào và đậu lên cánh tay vừa chìa ra của hoàng hậu. Mụ cúi xuống nghe nó thì thầm điều gì đó vào tai.
– Có kẻ lạ mặt ở đây phải không? – Mụ đột ngột hỏi.
Căn phòng lặng ngắt, đến nỗi có thể nghe rõ tiếng những cánh hoa hồng rơi xuống.
Tôi chắc rằng mình đã bị phát hiện. Tôi đã cảm thấy một lời đáp dâng lên trong họng mình. Thật không lời nào tả hết nỗi nhẹ nhõm của tôi khi những người khách đều kêu lên:
– Không có người lạ nào ở đây cả!
– Vậy thì hãy bắt đầu lễ cưới! – Hoàng hậu ra lệnh.
Tiếng kèn đồng vang lên. Cả gian phong ngập tràn tiếng nhạc khi cô dâu và chú rể tiến vào. Cô dâu già hơn hoàng tử nhiều, trông như một bà cô già đang áp tải cậu cháu ương ngạnh đến một buổi dạ hội hơn là cùng chú rể đến làm lễ cưới.
Tôi hết s�! �c kinh n! gạc khi nhìn thấy trang phục của cô ta. Nó giống hệt chiếc váy mẹ tôi mặc trong tấm chân dung của bà. Tóc cô ta cũng cài hoa. Điều khác biệt là mẹ tôi trông rất đẹp và yêu cha tôi. Cô dâu này chẳng xinh đẹp chút nào và không yêu ai ngoài bản thân.
Âm nhạc ngừng và một người đàn ông run rẩy bước lên bục. Ông ta trông đầy vẻ sợ sệt, chẳng thốt nổi lấy một lời. Chỉ khi hoàng hậu đập mạnh bàn tay đi găng lên thành ghế và Cronus vỗ cánh ông ta mới mở miệng.
– Chúng ta có mặt ở đây ngày hôm nay… – Người đàn ông lắp bắp. – Là để dự lễ thành hôn của hoàng tử và công chúa. – Ông ta ngừng lại một lát – Chúng ta có mặt ở đây để làm chứng rằng lễ cưới này diễn ra với tình yêu chân thành và tự nguyện–
– Đủ rồi! Hãy thành hôn cho chúng cho xong đi. – Hoàng hậu nói.
Chú rể bước tới trước và hướng về phía hoàng hậu.
– Tôi không thể làm việc này. – Tycho nói.
Đám đông há hốc miệng kinh ngạc.
– Xin hãy tha lỗi cho tôi. – Chàng nói tiếp, quay về phía những người khách – Tôi không thể kết hôn mà không có tình yêu. Tôi không yêu công chúa, và cũng sẽ không bao giờ yêu.
– Hắn đang tỏ ra ngớ ngẩn đấy thôi. Hắn không biết mình đang nói gì đâu. Cứ tiếp tục đi! – Hoàng hậu quát.
– Tiếp tục đi! – Unwin rít lên, xô đẩy người đàn ông run rẩy nọ đến nỗi ông ta không nói nổi – Hãy đọc lời hôn thú và chàng sẽ thuộc về ta.
Tycho đi xuống bục và bước về phía cuối căn phòng, rời xa cô ả.
– Đóng cửa lại! – Hoàng hậu ra lệnh và hai c�! �nh cửa! sập lại với một tiếng kêu vang rền.
Gương mặt mụ trở lại bình thản, mụ nói giọng dịu dàng:
– Đừng xử sự như trẻ con thế nữa. Tycho, hãy quay lại và tiếp tục lễ cưới thôi.
Vua Nablus đột nhiên đứng dậy và loạng choạng đi tới mép bục.
– Lễ cưới ư? Có phải con gái thân thương của ta đó không? Có phải đứa con yêu dấu của ta đó không?
Đám người hầu chạy vội tới và đưa người trở lại ngai vàng.
– Hãy để nhà vua lên tiếng. – Tycho nói. – Nếu các người dám, hãy để cho nhà vua lên tiếng.
Hoàng hậu như phát điên lên vì giận dữ và các khách mời vội vã đứng dậy khỏi ghế.
– Không! – Cô dâu thét lên. Giọng ả chói tai đến nỗi những tấm gương thếp vàng vỡ tan. – Ta sẽ không để cho đám cưới của ta bị phá hỏng đâu!
Đúng lúc đó, một tia chớp xanh loé ra từ ngón tay của hoàng hậu và đánh trúng Tycho khiến chàng ngã xuống đất.
– Chính ta sẽ xử tội ngươi! – Mụ hét lên – Ai cần thợ săn hay chiếc bóng làm gì? Ta sẽ làm những gì ta muốn!
– Vậy thì làm đi. – Tycho nói và đứng dậy. – Nào, cho ta thấy hình phạt tồi tệ nhất của ngươi đi.
Hoàng hậu ném xuống một tia chớp xanh nữa và chàng lại ngã ra.
Những chiếc ghế đổ rầm rầm xuống sàn. Đàn ông, đàn bà và trẻ con co rúm lại vì sợ hãi. Không kịp suy nghĩ gì, tôi chạy lại bên Tycho.
– Chàng không sao chứ?
– Ta không sao. – Chàng thì thầm, cố đứng dậy – Nhưng em phải đi khỏi đây ngay. Nơi này không an toàn đâu.
Hoàng hậu thấy Tycho lần thứ ba lại vững vàng đứng lê! n bèn n�! �i với những người khách đang khiếp hãi:
– Các ngươi hãy quay lại ghế ngồi đi, lễ cưới sẽ được tiến hành như đã định.
– Sẽ không có lễ cưới nào hết. – Tycho dõng dạc. Giọng chàng vang lên to và rõ ràng.
Hai cánh cửa lộng lẫy bật tung. Con tuấn mã trắng muốt đang đứng đó. Ngay cả hoàng hậu cũng phải lùi lại khi thấy tuấn mã, những con mắt trên áo choàng của mụ nhắm lại.
Tycho hôn lên má tôi, nhảy lên lưng ngựa và biến mất. Cùng với chàng, những người khách cũng chạy khỏi căn phòng. Tôi vẫn đứng nguyên tại chỗ như trời trồng.
Hoàng hậu đứng cạnh con gái. Cô ả đang nằm lăn ra đất, tay đấm thùm thụp xuống sàn còn chân đá lung tung.
– Mẹ đã hứa cơ mà! – Unwin gào lên. – Mẹ đã hứa là mọi chuyện sẽ suôn sẻ cả! Mẹ đã nói mẹ sẽ là người có quyền lực nhất và ai cũng phải vâng lệnh mẹ cơ mà!
– Chuyện gì đang xảy ra vậy? – Nhà vua hỏi. Người đứng lên, trông run rẩy đến tội nghiệp, và lại cất tiếng gọi:
– Có phải là con gái thân thương của ta đó không? Có phải là đứa con yêu dấu của ta đó không?
Hoàng hậu nhìn về phía tôi. Tất cả các con mắt trên áo của mụ giờ đều mở to.
– Ai đó? – Mụ quát.
Tôi quay mình bỏ chạy.
– Ta biết nhà ngươi là ai rồi. Ta sẽ tìm được ngươi. Ngươi không thể trốn được đâu. Ngươi sẽ phải trả giá cho chuyện này! – Mụ rít lên.
Tôi lao khỏi căn phòng. Tiền sảnh giờ không một bóng người, con đường rải sỏi trống trơn. Ngoái lại, tôi chỉ thấy ánh trăng phản chiếu lại trên vô số các ô cửa sổ của lâ! u đài. Tôi chạy, cứ cắm đầu chạy. Tôi không biết mình đang chạy đi đâu nhưng tôi không dừng lại cho đến khi gặp một nhà kho. Kiệt sức, tôi chui vào đám rơm khô và ngủ thiếp đi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét