Tôi đọc “Sáng Thế Ký”
Gã Học Trò 26 tháng 3, 2010
Tôi Đọc Xuất Ê-Díp-Tô ký
Sách thứ hai của Môi-se Gã Học Trò
Phụ Lục : Góp Ý Cùng Cô Nguyễn Thị Hồng Loan.
Gã Học Trò
Phụ Lục : Đức Mẹ Sầu Bi
Gã Học Trò
Khởi đầu, Sáng Thế Ký viết:. 3
Góp Ý Cùng Cô Nguyễn Thị Hồng Loan. 19
Tôi đọc “Sáng Thế Ký”
Gã Học Trò
26 tháng 3, 2010
LTS:
Đề tài về những lời trong Sáng Thế Ký đã được đề cập ít nhiều trong các bài nghiên cứu Thánh Kinh được đăng như:
-THƯ GỬI NGƯỜI TIN CHÚA của Dan Barker
- NHÂN CHUYỆN KHÁM PHÁ CÓ JEHOVAH TRONG CA DAO VIỆT của Thiên Lôi
- Kể Chuyện Thánh Kinh: CHA TRUYỀN CON NỐI của GS Trần Chung Ngọc
Hôm nay tòa soạn nhận được lá thư của “Gã Học Trò” viết sau khi đọc quyển “Sáng Thế Ký”. Vì Gã Học Trò viết theo thứ tự của quyển Sáng Thế Ký nên có nhiều ý tưởng được lập lại nhiều lần. Thí dụ bản tính “ác độc”, “tham lam”, “háu ăn”, “mâu thuẩn trong thuộc tính tòan năng”,..v.v…. của Chúa Trời được tìm thấy trong nhiều đoạn, được lập lại theo từng chỗ như thế. Tòa soạn xin được gửi đến bạn đọc những cảm tưởng của Gã Học Trò.
Gửi tòa soạn:
Từ những cuộc vận động cầu nguyện đòi đất của Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt nhằm ngay vào lúc Trung Quốc thành lập huyện đảo Tam Sa với những giáo dân hùng hỗ đập phá, đem tượng Đức Mẹ, tượng Chúa, Thánh Giá cắm dùi… để ai đụng tới thì ăn vạ là đụng tới "đức tin" tôn giáo, rồi hô hoán lên để giáo dân bên ngoài làm ầm ĩ hầu Vatican sử dụng uy thế của mình mà can thiệp. Quả là sách lược của một tôn giáo! Không những thế rồi lại tới giáo dân Quảng Bình dựng tượng Đức Mẹ trên núi, giáo dân Đồng Chiêm dựng Thánh Giá.
May là giáo dân ở Việt Nam chưa bằng một phần mười dân số thôi. Nếu không, thì hệ quả không biết là thế nào. Giáo dân Việt Nam thấy ra sao, chứ Gã Học Trò tôi thấy một "cái loạn" về tôn giáo, một vấn nạn "kiêu binh" hơn là "đấu tranh". Tưởng rằng mục đích tôn giáo là đem lại hạnh phúc trong tinh thần cho con người, không ngờ chỉ đem lại sự cuồng tín, xách động để con người đi vào những cuộc chiến, hiếp đáp kẻ khác, để chiếm đoạt của người làm của mình, của giáo hội; và khi quyền lợi có mất đi chút ít thì quậy phá "để cho hôi"; lợi dụng thế lực để làm áp lực đối với người khác.
Cho nên cần nên "xét lại" về tôn giáo ấy!
Rất ngạc nhiên về những hành động của Tôn giáo ấy, Gã Học Trò tôi tìm đọc vài bài trong Thánh Kinh để tìm hiểu xem thế nào. Sau khi đọc xong, tôi ghi nhận được đôi điều, bèn gởi nhờ đăng tải (nếu không có gì trở ngại), để độc giả nhận xét, mặc dù điều của Gã Học Trò tôi ghi ra chẳng là mới mẻ gì so với những người nghiên cứu đã đi trước ghi nhận.
Mong quí vị giúp đỡ, xin thành thật cám ơn!
Gã Học Trò.
Khởi đầu, Sáng Thế Ký viết:
“1Ban đầu Ðức Chúa Trời dựng nên trời đất. 2Vả, đất là vô hình và trống không, sự mờ tối ở trên mặt vực; Thần Ðức Chúa Trời vận hành trên mặt nước (And the earth was without form and void; and darkness was upon the face of the deep. And the Spirit of God moved upon the face of the waters). 3Ðức Chúa Trời phán rằng: Phải có sự sáng; thì có sự sáng. 4Ðức Chúa Trời thấy sáng là tốt lành, bèn phân sáng ra cùng tối. 5Ðức Chúa Trời đặt tên sự sáng là ngày; sự tối là đêm. Vậy có buổi chiều và buổi mai; ấy là ngày thứ nhứt”.
Ngay trong đoạn đầu này, tôi cảm thấy hơi là lạ và khó hiểu thế nào ấy: “Đất vô hình, trống không” nhưng ta thấy được “mặt vực”? Rồi bỗng dưng “có nước” ở đâu đó để cho Ðức Chúa Trời “bay bay” trên mặt nước nữa. Thật là “mầu nhiệm” (!) và “quyền năng” của Ðức Chúa Trời thật vô song, vì Ngài chỉ “phán” thế nào thôi, thì có như thế ấy!
Ngày thứ nhứt, Ngài tạo nên “sáng (ngày), tối (đêm)”. Ngày thứ nhì, Ngài tạo nên “khoảng không” để “phân rẽ nước ở dưới khoảng không cách với nước ở trên khoảng không“. Ngày thứ ba, Ngài tạo nên “đất, biển, và cây cỏ mọc trên đất“. Ngày thứ tư, Ngài tạo nên “mặt trời, mặt trăng và các vì sao, “đặt các vì sao đó trong khoảng không trên trời, đặng soi sáng đất, 18đặng cai trị ban ngày và ban đêm, đặng phân ra sự sáng với tối“. Ngày thứ năm, Ngài “phán” có “cá dưới nước, có chim bay trên mặt đất trong khoảng không trên trời”, rồi ban phước cho các loài đó. Ngày thứ sáu, Ngài “lại phán” “đất phải sanh các vật sống tùy theo loại, tức súc vật, côn trùng, và thú rừng, đều tùy theo loại, thì có như vậy“; và quan trọng nhất là Ngài tạo ra con người: “27Ðức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Ðức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ (So God created man in his own image, in the image of God created he him, male and female created he ! them). 28Ðức Chúa Trời ban phước cho loài người và phán rằng: Hãy sanh sản thêm nhiều, làm cho đầy dẫy đất; hãy làm cho đất phục tùng, hãy quản trị loài cá dưới biển, loài chim trên trời cùng các vật sống hành động trên mặt đất“; và Ngài “phán” về thức ăn của các loài.
Trong đoạn 1 này, hễ cứ xong công việc trong một ngày thì thường kết luận bằng một câu “Vậy, có buổi chiều và buổi mai”. Tôi chẳng hiểu được nghĩa của câu ấy là gì? Tại sao nó vô nghĩa như vậy, đôi khi chẳng “ăn nhập” gì đến nghĩa trong đoạn đó, hay là “thâm ý” của người viết Kinh Thánh tạo điều “mù mờ, huyền ảo” để có vẻ kỳ diệu của một đấng “không phải người phàm” này nhằm để về sau dễ tôn vinh nhân vật Ðức Chúa Trời này hơn.
Chúng ta cùng nhau đọc tiếp đoạn 2 để thấy sự mâu thuẫn với những việc Chúa làm trong đoạn thứ nhất. Tôi thấy có nhiều không ổn, hay là do lỗi của người viết ra Kinh Thánh bị “lẩn thẩn” đi chăng?
Trong đoạn 2
Sách Sáng Thế Ký viết rằng:
“2 1Ấy vậy, trời đất và muôn vật đã dựng nên xong rồi. 2Ngày thứ bảy, Ðức Chúa Trời làm xong các công việc Ngài đã làm, và ngày thứ bảy, Ngài nghỉ các công việc Ngài đã làm. 3Rồi Ngài ban phước cho ngày thứ bảy, đặt là ngày thánh; vì trong ngày đó, Ngài nghỉ các công việc đã dựng nên và đã làm xong rồi.
4Ấy là gốc tích trời và đất khi đã dựng nên, trong lúc Giê-hô-va Ðức Chúa Trời dựng nên trời và đất.
5Vả, lúc đó, chưa có một cây nhỏ nào mọc ngoài đồng, và cũng chưa có một ngọn cỏ nào mọc ngoài ruộng, vì Giê-hô-va Ðức Chúa Trời chưa có cho mưa xuống trên đất, và cũng chẳng có một người nào cày cấy đất nữa. 6Song có hơi nước dưới đất bay lên tưới khắp cùng mặt đất.
7Giê-hô-va Ðức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh” (And the LORD God formed man of the dust of the ground, and breathed into his nostrils the breath of life; and man became a living soul).
Ở đoạn trước, trong ngày thứ ba Ðức Chúa Trời đã tạo nên đất, biển và cây cỏ trên mặt đất “thì có như vậy”, thế mà trong đoạn này lại chưa có cây nhỏ mọc ngoài đồng, chưa có ngọn cỏ nào mọc ngoài ruộng. Vả, Ðức Chúa Trời trong ngày thứ sáu đã “dựng nên người nam cùng người nữ” rồi, tại sao ở đây Ðức Chúa Trời lại phải “lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh”; và tại sao Ðức Chúa Trời phải “nắn” khi Ðức Chúa Trời chỉ “phán rằng” thì ” có như vậy“? Ðiều này làm tôi nhớ lại đoạn trên, Ðức Chúa Trời đầy đủ “quyền năng” chỉ cần “phán” thôi thì có mọi sự, thế mà Ðức Chúa Trời phải cần đến “một ngày” để làm một ít công việc, cần sáu ngày để làm xong công việc của Ngài, rồi ngày thứ bảy “Ngài nghỉ” và lấy đó làm “ngày thánh” và ban phước cho ngày này.
Quả thật tôi không thể hiểu nỗi điều Kinh Thánh đã viết; và đã viết như vậy thì sao người ta lại gọi là Kinh Thánh để cho hàng tỉ tín đồ đem Kinh Thánh làm sách “gối đầu giường” nhằm củng cố một “Ðức Tin”. Chúng ta thử đọc tiếp:
“8Ðoạn, Giê-hô-va Ðức Chúa Trời lập một cảnh vườn tại Ê-đen, ở về hương Ðông, và đặt người mà Ngài vừa dựng nên ở đó. 9Giê-hô-va Ðức Chúa Trời khiến đất mọc lên các thứ cây đẹp mắt, và trái thì ăn ngon; giữa vườn lại có cây sự sống cùng cây biết điều thiện và ác.”
“15Giê-hô-va Ðức Chúa Trời đem người ở vào cảnh vườn Ê-đen để trồng và giữ vườn. 16Rồi, Giê-hô-va Ðức Chú Trời phán dạy rằng: Người được tự do ăn hoa quả các thứ cây trong vườn; 17nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết (But of the tree of the knowledge of good and evil, thou shalt not eat of it: for in the day that thou eatest thereof thou shalt surely die).”
“21Giê-hô-va Ðức Chúa Trời làm cho A-đam ngủ mê, bèn lấy một xương sườn, rồi lấp thịt thế vào. 22Giê-hô-va dùng xương sườn đã lấy nơi A-đam làm nên một người nữ, đưa đến cùng A-đam”
Trong đoạn 3,
Kinh Thánh kể về con rắn dụ dỗ loài người ăn trái cấm và loài người:
“6Người nữ thấy trái của cây đó bộ ăn ngon, lại đẹp mắt và quí vì để mở trí khôn, bèn hái ăn, rồi trao cho chồng đứng gần mình, chồng cũng ăn nữa. 7Ðoạn, mắt hai người đều mở ra, biết rằng mình lỏa lồ, bèn lấy lá cây vả đóng khố che thân. 8Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Ðức Chúa Trời đi ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Ðức Chúa Trời.”
“14Giê-hô-va Ðức Chúa Trời bèn phán cùng rắn rằng: Vì mầy đã làm điều như vậy, mầy sẽ bị rủa sả trong vòng các loài súc vật, các loài thú đồng, mầy sẽ bò bằng bụng và ăn bụi đất trọn cả đời. 15Ta sẽ làm cho mầy cùng người nữ, dòng dõi mầy cùng dòng dõi người nữ nghịch thù nhau. Người sẽ giày đạp đầu mầy, còn mầy sẽ cắn gót chơn người. 16Ngài phán cùng người nữ rằng: Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi. 17Ngài lại phán cùng A-đam rằng: Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn. 18Ðất sẽ sanh chông gai và cây tật lê, và ngươi sẽ ăn rau của đồng ruộng; 19ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi trở về với đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi.”
Ðọc trong đoạn này, tôi cảm thấy Ðức Chúa Trời Giê-hô-va đã làm cho tôi “Không cảm nhận” được Ngài là một “Ðấng Toàn Thiện” vì Ngài đã “bày” ra một “cạm bẫy” để bắt loài người “sụp” vào đó. Tại sao? Ngài đã tạo ra vườn Ê-đen có nhiều cây đẹp, trái ngon; thế mà Ngài lại tạo ra “cây sự sống cùng cây biết điều thiện và điều ác” ở giữa vườn nhằm để “quyến rũ, cám dỗ” loài người; rồi Ngài lại dọa “vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết”. Không những thế Ngài lại tạo thêm con rắn “quỉ quyệt” để gia tăng sự cám dỗ.
Con rắn ấy là ai? Nó không ăn trái cấm tại sao nó lại biết rành rẽ về trái cấm ấy. Nó có phải là hiện thân của Ðức Chúa Trời để cám dỗ loài người hay không? Có một điều đáng buồn cười hơn là trong câu “3:8 Lối chiều, nghe tiếng Giê-hô-va Ðức Chúa Trời đi (walking) ngang qua vườn, A-đam và vợ ẩn mình giữa bụi cây, để tránh mặt Giê-hô-va Ðức Chúa Trời” (And they heard the voice of the LORD God walking in the garden in the cool of the day; and Adam and his wife hid themselves from the presence of the LORD God amongst the trees of the garden)“; Ðức Chúa Trời xuất hiện đi như một con người dạo qua vườn và phải hỏi “Ngươi ở đâu? (Where art thou?)” để tìm A-đam và vợ A-đam. Ðiều này không thể là chuyện của một Ðấng Tối Cao đầy quyền năng mà chỉ là những hành động của một con người không hơn không kém. Hay nói khác đi, chuyện Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ở trong Kinh Thánh chỉ là một câu chuyện thần thoại được đặt ra để kể cho nhau nghe chơi, cũng nhằm để giải thích một số hiện tượng thiên nhiên cùng các vấn đề có liên quan đến cuộc sống đầy “đau khổ, lam lụ” của con người.
Chúng ta sẽ nhận định tiếp tục. Sau khi, A-đam và vợ thú nhận “đã ăn trái cấm” Ðức Chúa Trời “thẳng thừng” nguyền rủa, rủa sả con rắn, người nữ luôn cả đất lẫn A-đam; tất cả họ phải chịu những hình phạt nặng nề chỉ vì “ăn trái cấm” để biết điều thiện điều ác. Thế, Ðức Chúa Trời “nhân từ” ở chỗ nào? Tôi không thể tìm thấy được điều ấy! Lại “độc ác” hơn nữa, tội ấy còn được truyền mãi dài dài cho muôn ngàn đời sau và được gọi là “Tội tổ tông truyền”. Tội ấy phải đợi “Ngôi Hai xuống thế mà cứu chuộc”. Ðó là chưa nói đến điều Ðức Chúa Trời “nói láo” khi “nhưng về cây biết điều thiện và điều ác thì chớ hề ăn đến; vì một mai ngươi ăn, chắc sẽ chết“
Rồi ở các câu kế tiếp:
“22Giê-hô-va Ðức Chúa Trời phán rằng: Nầy, về sự phân biệt điều thiện và điều ác, loài người đã thành một bực như chúng ta; vậy bây giờ, ta hãy coi chừng, e loài người giơ tay lên cũng hái trái cây sự sống mà ăn và được sống đời đời chăng. 23Giê-hô-va Ðức Chúa Trời bèn đuổi loài người ra khỏi vười Ê-đen đặng cày cấy đất, là nơi có người ra. 24Vậy, Ngài đuổi loài người ra khỏi vườn, rồi đặt tại phía đông vườn Ê-đen các thần chê-ru-bin với gươm lưỡi chói lòa, để giữ con đường đi đến cây sự sống.”
Trong các câu đó đã chứng minh rõ ràng sự “ích kỷ, nhỏ mọn, không quyền năng” của Ðức Chúa Trời. Nếu Ngài thật sự “toàn năng” thì có cần gì thần Chê-ru-bin giữ, và Ngài cũng chẳng cần sợ loài người ăn trái của cây sự sống để được sống đời đời! Vả lại, Ngài cũng cần gì phải giữ sự sống riêng cho mình đến đỗi phải đuổi loài người ra khỏi vườn địa đàng?
Trong đoạn 4,
Chúng ta hãy đọc đoạn này:
“2Ê va lại sanh em Ca-in, là A-bên; A-bên làm nghề chăn chiên, còn Ca-in thì nghề làm ruộng.
3Vả, cách ít lâu, Ca-in dùng thổ sản làm của lễ dâng cho Ðức Giê-hô-va. 4A-bên cũng dâng chiên đầu lòng trong bầy mình cùng mỡ nó. Ðức Giê-hô-va đoái xem A-bên và nhận lễ vật của người; 5nhưng chẳng đoái đến Ca-in và cũng chẳng nhận lễ vật của người; cho nên Ca-in giận lắm mà gằm nét mặt”
Ở đây, Ðức Chúa Trời chứng tỏ mình là Ðấng “không công bình” vì Ngài “thích ăn chiên đầu lòng cùng mỡ nó” của A-bên, mà không thích sản phẩm làm ruộng của Ca-in khiến cho Ca-in ganh tị mà giết chết em mình. Lỗi ấy, tất không phải của Ca-in mà chính là do nơi Ðức Chúa Trời “không công bình” mà ra. Thế mà Ngài lại rủa sả Ca-in. Ðó là “Ðức Chúa Trời trong Kinh Thánh!” Rồi đến câu:
“17Ðoạn, Ca-in ăn ở cùng vợ mình, nàng thọ thai và sanh được Hê nóc; Ca-in xây một cái thành đặt tên là Hê nóc, tùy theo tên con trai mình”.
Thành thật mà nói, tôi không biết vợ Ca-in từ đâu sanh ra? Tôi ráng lật lại từ đầu nhưng không thể tìm thấy xuất xứ của cô nàng! Ðức Chúa Trời chỉ tạo có A-đam, rồi Ê va. Ê va sanh Ca-in và A-bên. Ðiểm nầy chắc có lẽ những vị thần học sẽ “ngụy biện” ra được để giải thích Kinh Thánh một cách “trơn tru” cả lời lẫn ý. Cũng thế ta khó tìm được căn nguyên của vợ Y-rát, Mê-hu-da-ên, Sết, vv…
Và sau đây, tôi sẽ liệt kê gia phổ A-đam, về dòng Sết cho đến Nô ê cùng số tuổi của họ theo Kinh Thánh để quý vị xem họ sống đến đời con cháu nào: A-đam (sanh Sết lúc 130 tuổi, sống đến 930 tuổi), Sết (sanh Ê nót lúc 105- chết lúc 912), Ê nót (90- 905), Kê nan (70- 910), Ma ha la le (65- 895), Giê rệt (162- 962), Hê nóc (65- 365), Mê tu sê la (187- 969), Lê méc (182- 777), Nô ê (100- 950), Nô ê lúc 100 tuổi sanh Sem, Cham, Gia phết.
Ở đoạn sáu,
1Vả, khi loài người khởi thêm nhiều trên mặt đất, và khi loài người đã sanh được con gái rồi, 2các con trai của Ðức Chúa Trời thấy con gái loài người tốt đẹp, bèn cưới người nào vừa lòng mình mà làm vợ. 3Ðức Giê-hô-va phán rằng: Thần ta sẽ chẳng hằng ở trong loài người luôn; trong điều lầm lạc, loài người chỉ là xác thịt; đời người sẽ là một trăm hai mươi năm mà thôi (yet his days shall be an hundred and twenty years).”
Thật là Kinh Thánh có nhiều “mầu nhiệm” thật, Ðức Chúa Trời thấy loài người sanh được con gái rồi, nên Ngài cũng lật đật sanh những đứa con trai, nhưng sanh như thế nào đây. Sanh ra như kiểu nắn A-đam, hay cần đến bà Ðức Chúa Trời, hoặc Ngài “chỉ phán” “thì có như vậy“. Ðiểm nầy tuy đơn giản mà cũng hơi khó hiểu! Ráng “vận dụng” đầu óc kiểu “thần học” thử xem sao? Không khéo Ðức Chúa Trời lại rủa sả, hoặc “các vị Giáo Hoàng buộc thì trên trời cũng buộc” thì khổ! Tuy nhiên, đôi khi Ðức Chúa Trời cũng nói chơi cho vui thôi, vì “đời người sẽ là một trăm hai mươi năm mà thôi“, nhưng ở các đoạn sau thì Sem (sanh A-bác-sát lúc 100 tuổi- sống đến 600 tuổi), A-bác-sát (35- 438), Sê-lách (30- 433), Hê-be (34- 464), Bê-léc (30- 239), Rê-hu (32- 239), Sê-rúc (30- 230), Na-cô (29- 148), Tha-rê (70- 205), Áp-ra-ham (100- 175), Y-sắc (60- 180), Gia-cốp (trên 40-147).
Cũng trong đoạn này có các câu sau:
5Ðức Giê-hô-va thấy sự hung ác của loài người trên mặt đất rất nhiều, và các ý tưởng của lòng họ chỉ là xấu luôn; 6thì tự trách đã dựng nên loài người trên mặt đất, và buồn rầu trong lòng. 7Ðức Giê-hô-va phán rằng: Ta sẽ hủy diệt khỏi mặt đất loài người mà ta đã dựng nên, từ loài người cho đến loài súc vật, loài côn trùng, loài chim trời; vì ta tự trách đã dựng nên các loài đó”.
Quý vị thấy Ðức Chúa Trời ghê gớm chưa? Ngài cũng hối hận, buồn rầu vì đã tạo nên loài người và đòi hủy diệt tất cả loài người cùng các loài vật khác khỏi mặt đất. Ôi! Ðó là sự “Thánh thiện”(!) của Ðức Chúa Trời! Lại còn thêm các câu sau:
(6:13) Ðức Chúa Trời bèn phán cùng Nô ê rằng: Kỳ cuối cùng của mọi xác thịt đã đưa đến trước mặt ta; vì cớ loài người mà đất phải đầy dẫy điều hung hăng; vậy, ta sẽ diệt trừ họ cùng đất
(6:17) Còn ta đây, ta sẽ dẫn nước lụt khắp trên mặt đất, đặng diệt tuyệt các xác thịt có sanh khí ở dưới trời; hết thảy vật chi ở trên mặt đất đều sẽ chết hết.
Dù chứng tỏ “hiểm ác” như vậy! Nhưng Ðức Chúa Trời cũng “xạo” thôi! Ngài vẫn còn “giao ước” cùng Nô ê để giữ giống mọi loài ở trên thế gian này bằng một chiếc tàu không lớn lắm, nhưng có thể “chứa quá nhiều” các loài vật từ người cho đến côn trùng và kể cả thức ăn trong thời gian bắt đầu ngập lụt 17 tháng 2 năm Nô ê 600 tuổi đến ngày 27 tháng 2 năm Nô ê 601 tuổi. Hơn cả năm trời mà họ không đói và cũng không ăn thịt lẫn nhau. Ấy là chuyện chỉ có trong Kinh Thánh!
Mời quý vị đọc đoạn sau của Kinh Thánh mà nghiền ngẫm về sự “háo ăn” của Ðức Chúa Trời:
820Nô ê lập một bàn thờ cho Ðức Giê-hô-va. Người bắt các súc vật thanh sạch, các loài chim thanh sạch, bày của lễ thiêu dâng lên bàn thờ. 21Ðức Giê-hô-va hưởng lấy mùi thơm và nghĩ thầm rằng: Ta chẳng vì loài người mà rủa sả đất nữa, vì tâm tính loài người vốn vẫn xấu xa từ khi còn tuổi trẻ; ta cũng sẽ chẳng hành các vật sống như ta đã làm.
Cũng ở trong các đoạn trên đây, tôi đã ngạc nhiên hơn khi Ðức Chúa Trời không còn “toàn năng” như lúc đầu, không còn “phán” thì “thì có như vậy”, mà Ngài cũng phải lao tâm suy nghĩ, buồn rầu, hối hận, giận dữ đến độ hiểm độc phải diệt hết mọi loài, tuy thế hành động của Ngài cũng bất nhất, đôi khi lại mâu thuẫn lẫn nhau. Không hiểu Ðức Chúa Trời muốn như vậy, hay người viết ra Kinh Thánh thiếu “sự thông minh” để biến Ðức Chúa Trời như một “tên hề” đóng nhiều vai từ nhân từ, hung hiểm, háo ăn, và hối hận chẳng khác chi một con người (đó là đặc điểm của những câu chuyện thần thoại). Điều đó khiến cho tôi nghĩ rằng: Ðức Chúa Trời chỉ là một nhân vật trong câu chuyện thần thoại của dân Y sơ ra ên mà thôi! Và cũng trong đoạn ấy cho ta thấy sự sáng tác của Sáng Thế Ký vì “Ðức Giê-hô-va nghĩ thầm rằng” (the LORD said in his heart) đã là nghĩ thầm thì người “ghi lại” tại sao lại biết để ghi ra? Thật là điều lạ!
“Câu 9:11 Vậy, ta lập giao ước cùng các ngươi, và các loài xác thịt chẳng bao giờ lại bị nước lụt hủy diệt, và cũng chẳng có nước lụt để huỷ hoại đất nữa”.
Ðiều này đã không đúng rồi! Nước lụt, sóng thần đã làm cho bao nhiêu người và súc vật trên mặt đất này phải bỏ mạng và tiêu tan sự nghiệp. Ðức Chúa Trời chỉ nói để mà chơi!
Có một điều tôi không thể hiểu khi Kinh Thánh viết về Nô ê rủa sả Ca-na-an:
“9 20Vả, Nô ê khởi cày đất và trồng nho. 21Người uống rượu say, rồi lõa thể ở giữa trại mình. 22Cham, là cha Ca-na-an, thấy sự trần truồng của cha, thì ra ngoài thuật lại cùng hai anh em mình. 23Nhưng Sem và Gia phết đều lấy áo choàng vắt trên vai mình, đi thùi lui đến đắp khuất thân cho cha; và bởi họ xây mặt qua phía khác, nên chẳng thấy sự trần truồng của cha chút nào. 24Khi Nô ê tỉnh rượu rồi, hay được điều con thứ hai đã làm cho mình, 25bèn nói rằng: Ca-na-an đáng rủa sả! Nó sẽ làm mọi cho các tôi tớ của anh em nó.”
27Cầu xin Ðức Chúa Trời mở rộng đất cho Gia phết, cho người ở nơi trại của Sem; còn Ca-na-an phải làm tôi của họ”
Cham là cha của Ca-na-an thấy sự trần truồng của Nô ê mà không đắp che cho cha mà đi nói cho hai em, tôi nghĩ cũng chẳng là tội tình gì, thế mà trong Kinh thánh xem đó là một cái tội lớn để viết lên sự rủa sả của Nô-ê, nhưng không phải rủa sả Cham mà lại rủa sả con của Cham là Ca-na-an vốn vô tội vạ trong chuyện này. Thật là lạ! một người được Ðức Chúa Trời khen là công bình lại làm như thế (7:1 Ðức Giê-hô-va phán cùng Nô ê rằng: Ngươi và cả nhà ngươi hãy vào tàu, vì về đời nầy ta thấy ngươi là công bình ở trước mặt ta)!
Trong đoạn 11
Ðấng “Toàn năng, nhân từ” lại tỏ thêm tính năng “sợ“, sợ loài người cướp bớt đi cái khả năng của mình, do đó Ngài phải làm ngôn ngữ con người bị lộn xộn và phân tán họ đi khắp nơi trên mặt đất, thêm một lần nữa sự ích kỷ, lòng ganh tị của Ngài được chứng minh qua Kinh Thánh một cách rõ ràng:
“1Vả, cả thiên hạ đều có một giọng nói và một thứ tiếng.”
“4Lại nói rằng: Nào! Chúng ta hãy xây một cái thành và dựng lên một cái tháp, chót cao đến tận trời; ta hãy lo làm cho rạng danh, e khi phải tản lạc khắp trên mặt đất. 5Ðức Giê-hô-va ngự xuống đặng xem cái thành và tháp của con cái loài người xây nên. 6Ðức Giê-hô-va phán rằng: Nầy, chỉ có một thứ dân, cùng đồng một thứ tiếng; và kia kìa công việc chúng nó đương khởi làm; bây giờ chẳng còn chi ngăn chúng nó làm các điều đã quyết định được. 7Thôi! chúng ta hãy xuống, làm lộn xộn tiếng nói của chúng nó, cho họ nghe không được tiếng nói của người nầy với người kia. 8Rồi, từ đó Ðức Giê-hô-va làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất, và họ thôi công việc xây cất thành. 9Bởi cớ đó đặt tên thành là BA-bên, vì nơi đó Ðức Giê-hô-va làm lộn xộn tiếng nói của cả thế gian, và từ đây Ngài làm cho loài người tản ra khắp trên mặt đất”.
Tội nghiệp cho Ðức Chúa Trời, khởi đầu với những công việc lớn: Ngài chỉ phán thôi “thì có như vậy”, nhưng đến bây giờ Ngài phải “thân chinh” ngự xuống xem và tỏ ý “sợ”, để rồi phải hành động “không nhân từ” chút nào! Kinh Thánh viết như thế không sợ những tín hữu “buồn” lắm sao!
121Vả, Ðức Giê-hô-va có phán cùng Áp-ra-ham rằng: Ngươi hãy ra khỏi quê hương, vòng bà con và nhà cha ngươi, mà đi đến xứ ta sẽ chỉ cho. 2Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân lớn; ta sẽ ban phước cho ngươi, cùng làm nổi danh ngươi, và ngươi sẽ thành một nguồn phước. 3Ta sẽ ban phước cho người nào chúc phước ngươi, rủa sả kẻ nào rủa sả ngươi; và các chi tộc nơi thế gian sẽ nhờ ngươi mà được phước”.
Áp-ra-ham được ơn Chúa chọn và ban phước. Nhưng cho đến ngày nay dân hậu duệ của Áp-ra-ham cũng chẳng là “một dân lớn” như Ngài đã ban, hay Ngài “nói dóc” để lấy lòng Áp-ra-ham đó chăng? Còn Áp-ra-ham ranh mảnh như thế nào, thì các câu sau sẽ chứng minh điều ấy:
“12: 11 Khi hầu vào đất Ê díp tô, Áp-ra-ham bèn nói cùng Sa rai, vợ mình, rằng: Nầy, ta biết ngươi là một người đàn bà đẹp. 12Khi nào gặp dân Ê díp tô thấy ngươi, họ sẽ nói rằng: Ấy là vợ hắn đó; họ sẽ giết ta, nhưng để cho ngươi sống. 13Ta xin hãy xưng ngươi là em gái ta, hầu cho sẽ vì ngươi mà ta được trọng đãi và giữ toàn mạng ta.”
“12: 15Các triều thần của Pha-ra-ôn cũng thấy người và trầm trồ trước mặt vua; đoạn người đàn bà bị dẫn vào cung Pha-ra-ôn. 16Vì cớ người, nên Pha-ra-ôn hậu đãi Áp-ra-ham, và Áp-ra-ham được nhiều chiên, bò, lừa đực, lừa cái, lạc đà, tôi trai và tớ gái. 17 Song vì Sa rai, vợ Áp-ra-ham, nên Ðức Giê-hô-va hành phạt Pha-ra-ôn cùng nhà người bị tai họa lớn.”
Như vậy, Ðức Chúa Trời đã đồng lõa với Áp-ra-ham để gạt Pha-ra-ôn, và Áp-ra-ham trở nên giàu có; quả thật xứng đáng là “Ðức Chúa Trời” và “người được Chúa chọn” vậy!
“15: 5Ðoạn, Ngài dẫn người ra ngoài và phán rằng: Ngươi hãy ngó lên trời, và nếu ngươi đếm được các ngôi sao thì hãy đếm đi. Ngài lại phán rằng: Dòng dõi ngươi cũng sẽ như vậy. 6Áp-ra-ham tin Ðức Giê-hô-va, thì Ngài kể sự đó là công bình cho người”.
“15: 7Ðức Giê-hô-va lại phán cùng Áp-ra-ham rằng: Ta là Ðức Giê-hô-va, Ðấng đã dẫn ngươi ra khỏi U rơ, thuộc về xứ Canh đê, để ban cho ngươi xứ nầy làm sản nghiệp. 8Áp-ra-ham thưa rằng: Lạy Chúa Giê-hô-va, bởi cớ chi tôi biết tôi sẽ được xứ nầy làm sản nghiệp? 9Ðức Giê-hô-va đáp rằng: Ngươi hãy bắt đem cho ta một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con chiên đực ba tuổi, một con cu rừng và một con bồ câu con. 10Áp-ra-ham bắt đủ các loài vật đó, mổ làm hai, để mỗi nửa con mỗi bên đối với nhau, nhưng không mổ các loài chim ra làm hai”
Chắc chắn Ðức Chúa Trời “không phải nhân từ” vì chỉ để chứng cho Áp-ra-ham mà 5 con vật phải bị phanh thây, và lại thêm một lần nữa Áp-ra-ham bị Ðức Chúa Trời gạt cho đến ngày nay, tức là đến năm 2010 sau Công nguyên vì dân của Áp-ra-ham vẫn là một dân tộc nhỏ mà thôi! Còn những vì sao trên trời vẫn là “những vì sao trên trời” và bụi vẫn là “bụi trên mặt đất”. Thế thì Ðức Giáo Hoàng và những giáo sĩ nghĩ sao về Kinh Thánh? Riêng tôi thì quả thật “đáng ngờ” cho “tri thức” của con người!
Trong đoạn 17,
Ðức Chúa Trời có vài thay đổi. Sự thay đổi đó như sau:
“1Khi Áp-ra-ham được chín mươi chín tuổi, thì Ðức Giê-hô-va hiện đến cùng ngươi và phán rằng: Ta là Ðức Chúa Trời toàn năng; ngươi hãy đi ở trước mặt ta làm một người trọn vẹn. 2Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, làm cho dòng dõi ngươi thêm nhiều quá bội.
3Áp-ra-ham bèn sấp mình xuống đất; Ðức Chúa Trời phán cùng người rằng: 4Nầy, phần ta đây, ta đã lập giao ước cùng ngươi; vậy ngươi sẽ trở nên tổ phụ của nhiều dân tộc. 5Thiên hạ chẳng còn gọi ngươi là Áp-ra-ham nữa, nhưng tên ngươi sẽ là Áp-ra-ham, vì ta đặt ngươi làm tổ phụ của nhiều dân tộc. 6Ta sẽ làm cho ngươi sanh sản rất nhiều, làm cho ngươi thành nhiều nước; và các vua sẽ do nơi ngươi mà ra. 7Ta sẽ lập giao ước cùng ngươi, và cùng hậu tự ngươi trải qua các đời; ấy là giao ước đời đời, hầu cho ta làm Ðức Chúa Trời của ngươi và của dòng dõi ngươi. 8Ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi xứ mà ngươi đương kiều ngụ, tức toàn xứ Ca-na-an, làm cơ nghiệp đời đời. Vậy, ta sẽ làm Ðức Chúa Trời của họ.”
Thì ra, Ðức Chúa Trời ban phước cho Áp-ra-ham đủ mọi thứ chẳng qua là Ngài muốn “hầu cho ta làm Ðức Chúa Trời của ngươi, và cùng hậu tự ngươi trải qua các đời” (to be a God unto thee, and to thy seed after thee), “Ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi xứ mà ngươi đương kiều ngụ, tức toàn xứ Ca-na-an, làm cơ nghiệp đời đời. Vậy, ta sẽ làm Ðức Chúa Trời của họ”(And I will give unto thee, and to thy seed after thee, the land wherein thou art a stranger, all the land of Canaan, for an everlasting possession; and I will be their God). Tôi tưởng người nhân thế ham mê chức quyền, nhưng không ngờ Ðức Chúa Trời cũng “khoái” làm Ðức chúa Trời của dòng họ Áp-ra-ham quá đỗi như vậy. Hay là những người viết Kinh Thánh có ý “xuyên tạc”, nhằm hạ thấp giá trị của Ðức Chúa Trời đó chăng? Không lẽ, Ðức Chúa Trời tệ đến như thế sao? Chuyện này, ta phải xét lại cho chính chắn vậy!
Và đối với Sa rai cũng được Ðức Chúa Trời thay đổi như sau:
“15Ðức Chúa Trời phán cùng Áp-ra-ham rằng: Còn Sa rai, vợ ngươi, chớ gọi là Sa rai nữa; nhưng Sa ra là tên người đó. 16Ta sẽ ban phước cho nàng, lại do nơi nàng ta sẽ cho ngươi một con trai. Ta sẽ ban phước cho nàng, nàng sẽ làm mẹ các dân tộc; những vua của các dân tộc sẽ do nơi nàng mà ra”.
Ðó là những ưu đãi của Ðức Chúa Trời đối với gia đình và dòng họ của Áp-ra-ham và bù lại (trao đổi) để Ngài chỉ được làm Ðức Chúa trời của họ. Ðúng là một câu chuyện chỉ có trong Kinh Thánh mà thôi!
Chưa hết, Ðức Chúa Trời trong cách để hủy diệt thành Sô đôm và Gô mô rơ được diễn tả thật tàn nhẫn như sau:
19: 24 Ðoạn, Ðức Giê-hô-va giáng mưa diêm sanh và lửa từ nơi Ngài trên trời sa xuống Sô đôm và Gô mô rơ, 25hủy diệt hai thành nầy, cả đồng bằng, hết thảy dân sự cùng các cây cỏ ở nơi đất đó.
Và sau đây là một câu chuyện độc đáo khác mà tôi cam đoan, quý vị không thể tìm thấy được ở bất cứ nơi nào khác ngoài Kinh Thánh, một câu chuyện làm tình khá lạ lùng về tính đạo đức, sinh lý lẫn khoa học cùng biện chứng:
“19: 30Lót ở Xoa thì sợ hãi, nên cùng hai con gái mình bỏ đó mà lên núi, ở trong một hang đá kia. 31Cô lớn nói cùng em mình rằng: Cha ta đã già, mà không còn ai trên mặt đất đến sánh duyên cùng ta theo như thế thường thiên hạ. 32Hè! chúng ta hãy phục rượu cho cha, và lại nằm cùng người, để lưu truyền dòng giống cha lại. 33Ðêm đó, hai nàng phục rượu cho cha mình; nàng lớn đến nằm cùng cha; nhưng người chẳng hay lúc nào nàng nằm, lúc nào nàng dậy hết. 34Qua ngày mai, chị nói cùng em rằng: Nầy, đêm hôm qua ta đã nằm cùng cha rồi; hôm nay chúng ta hãy phục rượu cho cha nữa, rồi em hãy lại nằm cùng người, để lưu truyền dòng giống cha lại. 35Ðêm đó, hai nàng lại phục rượu cho cha mình nữa, rồi nàng nhỏ thức dây mà nằm cùng cha; nhưng người chẳng hay lúc nào nàng nằm, lúc nào nàng dậy hết. 36Vậy, hai con gái của Lót do nơi cha mình mà thọ thai. 37Nàng lớn sanh được một con trai, đặt tên là Mô áp; ấy là tổ phụ của dân Mô áp đến bây giờ. 38Người em cũng sanh đặng một con trai, đặt tên là Bên am mi; ấy là tổ phụ của dân Am môn đến bây giờ”.
Không biết người viết đoạn Kinh Thánh nầy có phải là tu sĩ hay không mà chẳng biết gì về vấn đề làm tình cả, tôi cho rằng ý nghĩ lưu truyền dòng giống của cha là hợp lý tức là gạt bỏ phương diện “đạo đức” ra, nhưng chuyện này vẫn có những vấn đề không ổn:
-thứ nhất: Lót đã già, sinh lý trở nên không còn “sung sức” như thời thanh niên,
-thứ hai: Các nơi khác vẫn có chỗ để cho Lót và hai nàng con gái sống đâu nhất thiết phải ở trong hang núi.
-thứ ba: Kinh Thánh viết “không còn ai trên mặt đất đến sánh duyên cùng ta theo như thế thường thiên hạ” là một điều hết sức phi lý. Vậy thì chắc nơi ở của Áp-ra-ham cũng chẳng còn ai, và Áp-ra-ham cũng bị tiêu diệt rồi chăng?
-thứ tư: Lót “say mèm” đến con gái của mình đến làm tình với mình mà cũng chẳng hay biết gì, ngay cả lúc đến cũng như lúc đi. Say như vậy, thì “xin lỗi” dương vật của Lót cũng không thể đủ sức cương cứng cho đến tàn cuộc hoặc xuất tinh.
-thứ năm: Chưa chắc một lần làm tình mà đã thọ thai.
Ðề nghị Giáo hội nên sửa đổi Kinh Thánh lại để cho hợp lý hơn (nếu có thể).
Và rồi lại thêm một lần nữa Ðức Chúa Trời “đồng lõa” với Áp-ra-ham để gạt vua A-bi-mê-léc, vua bắt bà già Sa ra (chắc còn đẹp lắm!) về làm vợ. Nhưng trong chiêm bao, Ðức Chúa Trời hiện đến “hăm” vua A-bi-mê-léc: “Nầy, ngươi sẽ chết bởi cớ người đàn bà mà ngươi đã bắt đến; vì nàng có chồng rồi” (20:3); và trong câu 20:7 “Bây giờ, hãy giao người đàn bà đó lại cho chồng nó, vì chồng nó là một đấng tiên tri, sẽ cầu nguyện cho ngươi, thì ngươi mới được sống. Còn như không giao lại, thì phải biết rằng ngươi và hết thảy ai thuộc về ngươi quả hẳn sẽ chết“.
Và, chỉ vì sự dối trá của Áp-ra-ham mà vua A-bi-mê-léc mới bắt Sa ra, nhưng Ðức Chúa Trời đã hành động “không nhân từ” như sau:
Sau khi vua A-bi-mê-léc đem chiên, bò, tôi trai cùng tớ gái và trả Sa ra cho Áp-ra-ham, lại cho một ngàn miếng bạc, thì:
“20: 17Áp-ra-ham cầu xin Ðức Chúa Trời, thì Ngài chữa bịnh cho vua A-bi-mê-léc, vợ cùng các con đòi người; vậy, họ đều có con. 18Vả, lúc trước, vì vụ Sa ra, vợ Áp-ra-ham, nên Ðức Giê-hô-va làm cho cả nhà vua A-bi-mê-léc đều son sẻ”.
Và trong những đoạn sau cho ta thấy Ðức Chúa Trời trong Sáng Thế Ký chỉ là Ðức Chúa Trời của Áp-ra-ham và dân Y sơ ra ên về sau mà thôi. Biến Ðức Chúa Trời ấy thành Ðức Tin của nhân loại là “chuyện” của những người tạo ra Kinh Thánh và Giáo sĩ lẫn Giáo hội không khác:
“24: 6Áp-ra-ham nói rằng: Hãy cẩn thận, đừng dẫn con ta về xứ đó! 7Giê-hô-va là Ðức Chúa Trời trên trời, là Ðấng đã đem ta ra khỏi nhà cha ta và xứ sở ta, có phán và thề rằng: Ta sẽ cho dòng dõi ngươi xứ nầy!”
Ngay cả Ê li ê se “người đầy tớ ở lâu hơn hết, có quyền quản trị các gia tài” của Áp-ra-ham vẫn hai lần buộc miệng:
“24:12 Người nói rằng: Hỡi Giê-hô-va, Ðức Chúa Trời của chủ Áp-ra-ham tôi ơi! xin ngày nay cho tôi gặp điều mà tôi tìm kiếm, và hãy làm ơn cho chủ Áp-ra-ham tôi!”
“24: 26Ngưòi bèn cúi đầu và sấp mình xuống trước mặt Ðức Giê-hô-va, 27mà nói rằng: Ðáng ngợi khen thay Giê-hô-va, là Ðức Chúa Trời của chủ Áp-ra-ham tôi! Ngài chẳng ngớt thương xót và thành thực đối cùng chủ tôi”.
Có điều đáng buồn cười hơn là Giê-hô-va Ðức Chúa Trời trong Kinh Thánh đã “cướp” đất của xứ khác mà “hứa” cho dòng dõi của Áp-ra-ham, nên được gọi là “Ðất hứa“, vì “Ðất hứa” ấy mà ngày nay đã đưa đến “nạn khủng bố” khiến thế giới, nhân loại luôn trong tình trạng hồi hộp, lo sợ không yên:
“26: 2Ðức Giê-hô-va hiện đến cùng người và phán rằng: Chớ xuống xứ Ê díp tô; hãy ở lại xứ mà ta sẽ chỉ cho. 3Hãy ngụ trong xứ nầy, ta sẽ ở cùng ngươi và ban phước cho ngươi; vì ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi các xứ nầy và ta sẽ làm thành lời ta đã thề cùng Áp-ra-ham, cha ngươi. 4Ta sẽ thêm dòng dõi ngươi nhiều như sao trên trời, sẽ cho họ các xứ nầy; hết thảy dân thế gian đều sẽ nhờ dòng dõi ngươi mà được phước; 5vì Áp-ra-ham đã vâng lời ta và đã giữ điều ta phán dạy, lịnh, luật và lệ của ta.”
Và trong câu sau đây, Ðức Chúa Trời xác định Ngài là Ðức Chúa Trời của Áp-ra-ham:
“26: 24 Ðêm đó Ðức Giê-hô-va hiện đến cùng người và phán rằng: Ta là Ðức Chúa Trời của Áp-ra-ham, cha ngươi, chớ sợ chi, ta ở cùng ngươi, sẽ ban phước cho và thêm dòng dõi ngươi, vì cớ Áp-ra-ham là tôi tớ ta”.
Những người viết Kinh Thánh đôi khi làm cho chúng ta trở nên khó hiểu một cách kỳ lạ, hay là họ “quá thông minh” (có phải vậy không?) khi viết như sau:
“27:41 Ê-sau trở lòng ganh ghét Gia-cốp vì cớ cha mình chúc phước cho người, bèn nói thầm trong lòng rằng: Ngày tang của cha đã hầu gần; vậy ta sẽ giết Gia-cốp, em ta đi.” (And Esau hated Jacob because of the blessing wherewith his father blessed him: and Esau said in his heart, The days of mourning for my father are at hand, then will I slay my brother Jacob).
Ê-sau chỉ “nói thầm trong lòng“, thế nhưng “họ đem lời Ê-sau thuật lại cùng Rê be ca“:
“27:42 Họ đem lời Ê-sau, con lớn, thuật lại cùng Rê be ca, thì người sai Gia-cốp, con út mình, mà nói rằng: Nầy, Ê-sau, anh con, toan giết con để báo thù.” (And these words of Esau her elder son were told to Rebekah: and she sent and called Jacob her younger son, and said unto him, Behold, thy brother Esau, as touching thee, doth comfort himself, purposing to kill thee).
Những người viết Kinh Thánh cũng khá khéo léo để cho Ðức Chúa Trời lúc đầu xuất hiện tạo ra mọi thứ, đầy quyền uy và “chỉ phán” “thì có như vậy”, nhưng rồi đưa Ðức Chúa Trời dần rời xa con người để “ngự trị” ở trên trời. Lúc thì từ trên trời hiện ra, lúc thì xuất hiện trong chiêm bao, và không còn “phán” như trước kia mà chỉ là ban phước hay chúc phúc. Ðức Chúa Trời bây giờ “kém” quyền năng như thuở trước:
“28: 13Nầy Ðức Giê-hô-va ngự trên đầu thang mà phán rằng: Ta là Giê-hô-va Ðức Chúa Trời của Áp-ra-ham, tổ phụ ngươi, cùng là Ðức Chúa Trời của Y sác. Ta sẽ cho ngươi và dòng dõi ngươi đất mà ngươi đương nằm ngủ đây. 14Dòng dõi ngươi sẽ đông như cát bụi trên mặt đất, tràn ra đến đông tây nam bắc, và các chi họ thế gian sẽ nhờ ngươi và dòng dõi ngươi mà được phước. 15Nầy, ta ở cùng ngươi, ngươi đi đâu, sẽ theo gìn giữ đó, và đem ngươi về xứ nầy; vì ta không bao giờ bỏ ngươi cho đến khi ta làm xong những điều ta đã hứa cùng ngươi”.
Ôi! Không ngờ Ðức Chúa Trời mê dòng họ của Áp-ra-ham đến thế! Ông ta tự hứa, rồi ông ta xác định nhiệm vụ mình phải làm, nhưng cả mấy ngàn năm nay ông không thể làm cho dòng dõi của Áp-ra-ham trở thành một dân tộc lớn, dẫy đầy như bụi trên mặt đất hoặc như sao trên trời hay “như cát bãi biển, người ta sẽ không sao đếm được, vì đông đúc quá!” (32:12). Thế là Ðức Chúa Trời trong Kinh Thánh cũng “xạo” quá đi thôi! Thế mà cũng có hàng khối người tin! Ðáng buồn cho nhân thế!!!
“32:28 Người lại nói: Tên ngươi sẽ chẳng là Gia-cốp nữa, nhưng tên là Y sơ ra ên, vì ngươi đã có vật lộn cùng Ðức Chúa Trời và người ta, ngươi đều được thắng”.
Gia cốp vật lộn với một người đến rạng đông, mà người đó không thắng nỗi. chỉ có thế thôi mà được đổi tên là Y sơ ra ên và lại tuyên bố “láo khoét” như sau:
“32:30 Gia-cốp đặt tên chỗ đó là Phê ni ên, vì nói rằng: Tôi đã thấy Ðức Chúa Trời đối mặt cùng tôi và linh hồn tôi được giải cứu”.
Nhưng trước đó, Kinh Thánh viết như sau:
“32:21Vậy, lễ nầy đem đi trước, còn người, đêm đó ở lại trại.
“32: 22Ban đêm, người thức dậy, dẫn hai vợ, hai tên đòi và mười một đứa con mình đi qua rạch Gia bốc. 23Người đem họ qua rạch, và hết thảy của cải mình qua nữa.
“32:24 Vả, một mình Gia-cốp ở lại; thì có một người vật lộn với mình đến rạng đông”.
Quả thật tôi không thể hiểu Gia-cốp ở lại hay qua sông, hay đưa mọi người, của cải qua sông rồi trở lại để vật lộn với Ðức Chúa Trời mà “linh hồn tôi được giải cứu”. Kinh Thánh thật là mù mờ khó hiểu, chắc để “lập lờ đánh lận con đen” như người Việt chúng ta thường nói, hầu cho có vẻ “thần thánh” của câu chuyện được gọi là Kinh Thánh.
Quý vị hãy xem “lòng nhân từ” của Ðức Chúa Trời:
“35:5 Ðoạn, chúng khởi hành. Ðức Chúa Trời bèn giáng sự kinh hãi cho các thành chung quanh đó, nên họ chẳng dám đuổi theo các con trai của Gia-cốp”.
“35: 9 Khi ở xứ Pha đan A ram đến, Ðức Chúa Trời lại hiện ra cùng Gia-cốp nữa, ban phước cho người, 10và phán rằng: Tên ngươi là Gia-cốp, sau nầy sẽ chẳng gọi là Gia-cốp nữa, nhưng sẽ đặt là Y sơ ra ên. Rồi người đặt tên người là Y sơ ra ên. 11Ðức Chúa Trời lại phán rằng: Ta là Ðức Chúa Trời toàn năng; ngươi hãy sanh sản và thêm nhiều, một dân cho đến nhiều dân đều sẽ do nơi ngươi mà sanh, cùng các vua sẽ do nơi mình ngươi mà ra. 12Xứ ta đã cho Áp-ra-ham và Y sác thì ta sẽ cho ngươi cùng dòng dõi ngươi.”
Ðức Chúa Trời trong Kinh Thánh không những không nhân từ mà hãy còn độc đoán, giết người không gớm, thế nhưng không hiểu sao Giáo hội luôn dạy tín hữu rằng: Ðức Chúa Trời là Ðấng Toàn Năng, Nhân Từ, Thương người đến đổi cho “Con một” của Người xuống thế để cứu chuộc (“Ðức Chúa Trời là Ðấng Tự Hữu, thiêng liêng, hằng có đời đời, quyền phép, thánh thiện, tốt lành, nhân từ, công bằng và chân thật vô cùng“- Theo giáo lý). Chắc chắn điều ấy là không đúng; không thể tin cậy được, chúng ta hãy đọc đoạn sau:
“38: 6Giu đa cưới cho Ê rơ, con trưởng nam, một người vợ, tên là Ta ma. 7Nhưng Ê rơ độc ác trước mặt Ðức Giê-hô-va, nên Ngài giết người đi. 8Giu đa bèn biểu Ô nan rằng: Con hãy lại gần vợ anh con, kết bạn cùng nàng như em chồng, đặng nối dòng dõi cho anh. 9Ô nan biết rằng dòng dõi nầy sẽ chẳng thuộc về mình, nên đương khi đến cùng nàng, thì làm rơi rớt xuống đất, để đừng sanh dòng dõi cho anh. 10Nhưng điều người làm vậy không làm đẹp lòng Ðức Giê-hô-va, nên Ngài cũng giết người luôn đi”.
Ô nan làm rơi rớt “tinh dịch” xuống đất, không để Ta ma có thai mà Ðức Chúa Trời cũng không đẹp lòng, đành giết người luôn đi. Ðó là lòng “nhân từ” của Ðức Chúa Trời trong Kinh Thánh!
Ðức Chúa Trời lúc nào, trong Kinh Thánh, cũng muốn cho dòng dõi của Áp-ra-ham trở thành một dân tộc lớn của một nước lớn, nhưng điều đó đến mãi tận ngày nay vẫn là điều chưa thành hiện thực. Có lần Ðức Chúa Trời hiện thấy trong ban đêm (chắc Ðức Chúa Trời cảm thấy xấu hỗ vì nhiều lần hứa “cuội”!):
“46: 2Trong một sự hiện thấy ban đêm kia, Ðức Chúa Trời có phán cùng Y sơ ra ên rằng Hỡi Gia-cốp, Gia-cốp! Y sơ ra ên đáp rằng: Có tôi đây. 3Ðức Chúa Trời phán: Ta là Ðức Chúa Trời, Ðức Chúa Trời của cha ngươi. Hãy xuống Ê díp tô, đừng sợ chi, vì tại đó ta sẽ làm cho ngươi thành một nước lớn, 4Chánh ta sẽ xuống đến đó với ngươi, và chánh ta cũng sẽ dẫn ngươi về chẳng sai. Giô sép sẽ vuốt mắt ngươi nhắm lại”.
Và Ðức Chúa Trời đã “thực hiện” đúng lời hứa là “dẫn Gia-cốp về”, nhưng về với đất; hay nói theo kiểu của Tôn giáo Ki Tô là “dẫn Gia-cốp về cùng Chúa”. Ðó là “sự thực hiện đúng đắn” lời hứa của Ðức Chúa Trời trong Kinh Thánh!
“Sách thứ nhứt của Môi-se gọi là Sáng Thế Ký” được chấm dứt bằng “Giô sép” già và chết
“Ngay trong sách đầu tiên của Kinh Thánh đã là như thế, thì Đức Chúa Trời có đáng là Đức Chúa Trời của hàng tỉ người phải phụng thờ hay không; và Kinh Thánh có đáng là Kinh Thánh để tín hữu Ki Tô phải tôn trọng và làm theo chăng? Tôi sẽ đọc hộ quý độc giả tiếp theo "Ê Díp Tô ký" và 4 sách Tin Mừng trong Tân Ước. Hi Vọng Giao Điểm cũng như Sách Hiếm sẽ giúp tôi đạo đạt những điều tôi ghi nhận đến với Quý độc giả cũng như những tín hữu của các Đạo Thờ Chúa: Chúa Cha cũng như Chúa Con để chúng ta thấy được một phần nào: Kinh Thánh đã viết và dạy thế gian nầy như thế nào! Và Đức Chúa Cha cũng như Đức Chúa Con đã ra sao? Hi vọng vậy lắm thay!”
Gã Học Trò.
Tài liệu tham khảo và trích dẫn:
-Kinh Thánh, Cựu ước và Tân ước; United Bible Societies; bản in 1990 tại Korea.
[SH: Có thể xem trên Sáng Thế Ký trên web http://www.thanhlinh.net/]
-The Holy Bible, The Old and New Testament; King James Version; World Bible Publishers; Iowa Falls, IA 50126 U.S.A; bản in Canada.
Tôi Đọc Xuất Ê-Díp-Tô ký
Sách thứ hai của Môi-se
Gã Học Trò
25 tháng 4, 2010
Lúc đầu, tôi định chỉ đọc “Sáng Thế Ký” thôi, nhưng càng đọc càng thấy “kinh thánh” có nhiều điều “ngộ nghĩnh, khác lạ” nên tìm thì giờ để đọc thêm các quyển khác, và cố gắng ghi lại để chia sẻ với mọi người. Nếu không, sẽ là điều đáng tiếc.
Môi-se (có phải là Môi-se hay người nào khác?) đã viết đến năm cuốn sách, sau “Sáng Thế Ký” đến “Xuất Ê-Díp-Tô ký“. Nhưng tất cả cũng chỉ cho dân Y-sơ-ra-ên mà thôi! Dùng những lời này cho cả thế giới là một việc phóng đại hơi quá nhiều.
Trong “Sáng Thế Ký” có viết: “Trong một sự hiện thấy ban đêm kia“, Ðức Chúa Trời phán cùng Y-sơ-ra-ên (Gia-cốp) rằng:
“46 3Ðức Chúa Trời phán: Ta là Ðức Chúa Trời, Ðức Chúa Trời của cha ngươi. Hãy xuống Ê-díp-tô, đừng sợ chi, vì tại đó ta sẽ làm cho ngươi thành một nước lớn (for I will there make of thee a great nation). 4Chánh ta sẽ xuống đến đó với ngươi, và chánh ta cũng sẽ dẫn ngươi về chẳng sai. Giô-sép sẽ vuốt mắt ngươi nhắm lại”.
Thế rồi, Gia-cốp bèn cùng toàn thể gia đình, con cái được bảy mươi người kéo đến ở tại xứ Ê-díp-tô cùng gia đình Giô-sép. Kinh Thánh viết như sau:
”1 6Vả, Giô-sép và anh em người cùng mọi kẻ đồng đời đó đều chết hết. 7Con cháu Y-sơ-ra-ên thêm nhiều lạ lùng, nẩy nở ra, và trở nên rất cường thạnh; cả xứ đều đầy dẫy”.
Quý vị có thấy Ðức Chúa Trời lạ đời chưa? Kêu Gia-cốp xuống ở đậu (kiều ngụ) trên đất nước Ê-díp-tô, mà lại làm “cho ngươi thành một nước lớn”; cùng khiến con cháu Y-sơ-ra-ên nẫy nở “cả xứ đều đầy dẫy”. Ðức Chúa Trời “công bình” là thế đấy!
Lại nữa:
”2 23Sau cách lâu, vua xứ Ê-díp-tô băng; dân Y-sơ-ra-ên than thở kêu van vì phải phục dịch khổ sở; tiếng kêu van lên thấu Ðức Chúa Trời. 24Ngài nghe tiếng than thở chúng, nhớ đến sự giao ước mình kết lập cùng Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp. 25Ðức Chúa Trời đoái lại dân Y-sơ-ra-ên, nhận biết cảnh ngộ của chúng”.
Tôi không biết phải viết như thế nào về đoạn Kinh Thánh này: Tại sao trong thời gian dài bị vua Ê-díp-tô đày đọa, dân Y-sơ-ra-ên vẫn than thở, nhưng Ðức Chúa Trời “đã đi đâu” mà không nghe thấy để đến khi vua Ê-díp-tô chết đi, theo lẽ người Y-sơ-ra-ên nên mừng mới phải! Tại sao họ lại “than thở” để “Ðức Chúa Trời nghe tiếng than thở chúng” rồi “nhớ đến sự giao ước mình kết lập” mới “đoái lại dân Y-sơ-ra-ên, nhận biết cảnh ngộ của chúng”.
Ðức Chúa Trời “ăn không ngồi rồi” ở trên cao, làm cho người ta “có lòng kinh sợ Ðức Chúa Trời, nên Ngài làm cho nhà họ được thạnh vượng” (Exodus 1:21) thế mà Ngài đã quên sự giao ước của mình một “hơi dài” đến quá lâu, ít ra: Từ trước khi Môi-se chưa sinh ra cho đến Môi-se có con. Như vậy Ðức Chúa Trời này từ đâu được sinh ra? Chắc chắn không phải “tự hữu, hằng hữu, toàn năng, công bình, chân thật” ở trên trời mà ra, mà chính là “sản phẩm” của con người, hay nói một cách khác: Ngài chỉ là một nhân vật thần thoại, tưởng tượng của dân Y-sơ-ra-ên mà thôi! Mời quý vị xét lại xem sao?
Rồi tội nghiệp Ðức Chúa Trời phải xuất hiện ở giữa bụi gai đang cháy để phán cùng Môi-se:
”3 5Ðức Chúa Trời phán rằng: Chớ lại gần chốn nầy. Hãy cổi giày ngươi ra, vì chỗ ngươi đương đứng là đất thánh. 6Rồi Ngài lại nói: Ta là Ðức Chúa Trời của tổ phụ ngươi, Ðức Chúa Trời của Áp-ra-ham, Ðức Chúa Trời của Y-sác, và Ðức Chúa Trời của Gia-cốp. Môi-se liền che mặt, vì sợ nhìn đến Ðức Chúa Trời.
7Ðức Giê-hô-va phán rằng: Ta đã thấy rõ ràng sự cực khổ của dân ta tại xứ Ê-díp-tô (And the LORD said, I have surely seen the affliction of my people which are in Egypt), và có nghe thấu tiếng kêu rêu vì cớ người đốc công của nó; phải, ta biết được nỗi đau đớn của nó. 8Ta ngự xuống đặng cứu dân nầy khỏi tay người Ê-díp-tô, dẫn từ xứ ấy lên đến một xứ kia đẹp đẽ và rộng rãi, đượm sữa và mật, tức là nơi dân Ca-na-an, dân Hê-tít, dân A-mô-rít, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít và dân Giê-bu-sít ở. 9Nầy, tiếng kêu rêu của dân Y-sơ-ra-ên thấu đến ta, và ta đã thấy dân Ê-díp-tô hà hiếp chúng nó thể nào; 10vậy bây giờ, hãy lại đây, đặng ta sai ngươi đi đến Pha-ra-ôn, để dắt dân ta, là dân Y-sơ-ra-ên, ra khỏi xứ Ê-díp-tô”.
Thật là lạ lùng, Ðức Chúa Trời không chịu phán, hoặc thiêu cháy cả xứ và dân Ê-díp-tô đi thì có tiện hơn không? Tại sao Ngài phải nhờ đến Môi-se? Vậy trong sách nầy những quyền năng của Ngài đâu mất cả rồi? Và Ngài phải hiện ra trong bụi gai đang cháy! Thật tôị nghiệp cho Ngài vô cùng! Những người viết ra Kinh Thánh dần dần hạ thấp Ngài quá đáng! Ðúng là những con người không biết “kinh sợ” Ngài chút nào? Sao Ngài không chịu làm cho nó chết đi, để nó phải “sáng danh”, phụng thờ Ngài, vì Ngài là “Ðấng Tự Hữu Hằng Hữu” (Exodus 3:14) kia mà!
CÔNG BÌNH
Trong sách này, còn cho thấy Ðức Chúa Trời biết “bày vẻ” nói láo để dân Y-sơ-ra-ên kiếm cớ đi ra khỏi Ê-díp-tô, cùng “quyền lực” của Ngài cũng chịu thua nhà vua xứ đó, tuy nhiên Ngài đã dùng đến “những phép lạ” như sau:
“3 18Dân sự sẽ vâng theo lời ngươi; vậy, ngươi và các trưởng lão Y-sơ-ra-ên hãy đi yết kiến vua xứ Ê-díp-tô mà tâu rằng: Giê-hô-va Ðức Chúa Trời của dân Hê-bơ-rơ, đã hiện ra cùng chúng tôi. Vậy bây giờ, xin để cho chúng tôi đi đến nơi đồng vắng, cách chừng ba ngày đường, đặng dâng của lễ cho Giê-hô-va Ðức Chúa Trời chúng tôi. 19Vả, ta biết rằng dẫu lấy quyền lực ép buộc vua Ê-díp-tô, thì người cũng chẳng bao giờ cho các ngươi đi! 20Nhưng ta sẽ giơ tay ra hành xử Ê-díp-tô bằng các phép lạ ta làm giữa xứ đó, sau rồi họ sẽ cho các ngươi đi. 21Ta sẽ làm cho dân nầy được ơn trước mắt người Ê-díp-tô; vậy, khi nào các ngươi ra đi, thì sẽ chẳng đi ra tay không; 22nhưng mỗi người đờn bà sẽ hỏi xin người nữ lân cận, cùng kẻ ở tạm nhà mình những đồ bằng vàng, bằng bạc và quần áo, mặc lấy cho con trai con gái mình. Các ngươi sẽ lột trần dân Ê-díp-tô là như vậy”. (and ye shall spoil the Egyptians).
Tôi đọc đến câu “Các ngươi sẽ lột trần dân Ê-díp-tô là như vậy” thì tôi cảm thấy “rùng mình, ớn lạnh” cho Ðức Chúa Trời, một Ðức Chúa Trời được xem là “công bình” trong Kinh Thánh! Không biết những người “tín hữu” khi đọc đến đây có cảm tưởng ra sao? Chứ riêng tôi, tôi thấy "kinh tởm" ông Đức Chúa Trời nầy quá rồi!
Không những Ðức Chúa Trời chỉ cho Môi-se làm những phép lạ, Ngài còn “dạy” cho Môi-se cách để nói với Pha-ra-ôn; nhưng chưa vừa ý, Ngài còn: “Nhưng ta sẽ khiến người cứng lòng chẳng cho dân sự đi”. Quả thật, đúng là âm mưu của Ðức Chúa Trời thì không ai có thể sánh kịp!
“4 22Vậy, ngươi phải tâu cùng Pha-ra-ôn rằng: Ðức Giê-hô-va có phán như vầy: Y-sơ-ra-ên là con ta, tức trưởng nam ta, 23nên ta có phán cùng ngươi rằng: Hãy cho con ta đi, để nó phụng sự ta, mà ngươi đã từ chối không cho nó đi. Nầy, ta sẽ giết con trai ngươi, là con trưởng nam của ngươi”.
Xem như thế, thì ta đã thấy Ðức Chúa Trời “khoái” giết người lắm! Nhưng trong những câu sau đây còn cho chúng ta biết Ðức Chúa Trời cũng “thích hành hạ” người khác chẳng kém gì:
“6:1 Ðức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Bây giờ ngươi hãy xem những điều ta sẽ hành Pha-ra-ôn; vì nhờ tay quyền năng ép buộc vua đó sẽ tha và đuổi dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi xứ mình”.
Và:
“7 3Ta sẽ làm cho Pha-ra-ôn cứng lòng và thêm nhiều dấu lạ phép kỳ trong xứ Ê-díp-tô. 4Nhưng Pha-ra-ôn sẽ chẳng nghe các ngươi đâu; ta sẽ tra tay vào đất Ê-díp-tô, dùng những sự đoán phạt nặng nề, đặng rút khỏi xứ đó các quân đội ta, là dân Y-sơ-ra-ên. 5Khi nào ta tra tay vào xứ Ê-díp-tô mà rút quân Y-sơ-ra-ên ra khỏi giữa vòng người Ê-díp-tô, thì họ sẽ biết ta là Ðức Giê-hô-va”.
Trong sách thứ hai này, Ðức Chúa Trời còn chứng tỏ sự gian ác của mình sau khi nhờ đến tay Môi-se và A-rôn để gieo những tai họa đến cho Pha-ra-ôn, dân chúng và cả xứ Ê-díp-tô bảy lần: Làm cho nước sông hôi thúi; ếch nhái bò tràn lan; muỗi, ruồi mòng; súc vật bị bệnh dịch; ghẻ chốc rồi mưa đá; Ngài thẳng thừng tuyên bố:
“10 1Ðức Giê hô va phán cùng Môi-se rằng: Hãy đi đến Pha-ra-ôn, vì ta đã làm rắn lòng người và lòng quần thần, để làm cho các dấu lạ của ta tỏ ra giữa họ, 2hầu cho ngươi thuật cùng con và cháu mình những công việc to tát ta đã làm trên dân Ê-díp-tô, các dấu lạ ta đã làm giữa vòng họ, đặng các ngươi biết rằng ta là Ðức Giê-hô-va”.
Thì “té” ra, Ðức Chúa Trời cũng biết “điếm đàng” không thua những con người điếm đàng nào trong nhân thế: Ngài mượn Môi-se và A-rôn để thực hiện điều mình muốn; nhưng Ngài khiến Pha-ra-ôn “thêm cứng lòng” để Ngài làm những phép lạ trên dân Ê-díp-tô hầu chứng tỏ cùng Môi-se, A-rôn và dân Y-sơ-ra-ên biết rằng Ngài là Ðức Chúa Trời Giê-hô-va. Thế thì, quả Ngài là Ðức Chúa Trời có khác! Ðức Chúa Trời trong Kinh Thánh chẳng ai bằng!
Thú thật khi tôi đọc đến những đoạn này, khiến tôi không biết mình phải dùng đến danh từ hay tĩnh từ nào nhằm diễn tả cho đúng những việc làm, âm mưu của Ðức Chúa Trời trong Kinh Thánh. Tôi bị “bế tắc” trước những ngôn từ! Không hiểu sao người ta vẫn giảng Ðức Chúa Trời “Thánh thiện, Tốt lành, Nhân từ, Công bằng, và Chân thật vô cùng”. Thế thì, Ðức Chúa Trời trong “Sáng Thế Ký” và “Xuất Ê-díp-tô ký” này là ai? Mời quý vị cùng tôi đọc thêm vài đoạn nữa:
“11 1Vả, Ðức Giê-hô-va có phán cùng Môi-se rằng: Ta sẽ giáng cho Pha-ra-ôn và xứ Ê-díp-tô một tai vạ nữa; đoạn, người sẽ tha các ngươi đi khỏi đây. Khi người định tha đi, thì sẽ đuổi các ngươi ra khỏi đây. 2Vậy, hãy nói cùng dân sự và dặn rằng mỗi người bất luận nam hay nữ phải xin kẻ lân cận mình những đồ bằng bạc và bằng vàng”.
Tai họa thứ mười mà Ðức Giê-hô-va giáng xuống cho Pha-ra-ôn và cả xứ Ê-díp-tô được báo như sau:
“11 4Môi-se nói: Ðức Giê-hô-va có phán như vầy: Chừng giữa đêm ta sẽ ra tuần hành xứ Ê-díp-tô. 5Hết thảy con trưởng nam trong xứ Ê-díp-tô sẽ chết, từ thái tử của Pha-ra-ôn ngồi trên ngai mình, cho đến con cả của người đòi ở sau cối, và luôn mọi con đầu lòng của súc vật nữa. 6Trong cả xứ Ê-díp-tô sẽ có tiếng kêu la inh ỏi, cho đến đỗi chưa hề có, và sẽ chẳng bao giờ có giống như vậy nữa. 7Nhưng, trong cả dân Y-sơ-ra-ên dầu đến một con chó cũng sẽ chẳng sủa hoặc người, hoặc vật; hầu cho các ngươi biết rằng Ðức Giê-hô-va phân biệt dân Y-sơ-ra-ên cùng người Ê-díp-tô là dường nào”.
Trong đoạn này ghi rõ ràng Ðức Chúa Trời phân biệt người Y-sơ-ra-ên hẳn riêng ra với người Ê-díp-tô mặc dù người Y-sơ-ra-ên được phép “kiều ngụ” trên đất Ê-díp-tô đã “bốn trăm ba mươi năm”. Ðức Chúa Trời Giê-hô-va đã hành hạ và “trấn lột” người Ê-díp-tô như thế nào cũng chỉ vì đem lợi về cho người Y-sơ-ra-ên. Sở dĩ như vậy, vì Ðức Chúa Trời là Ðức Chúa Trời của dân Y-sơ-ra-ên. Kinh Thánh đã nói như vậy và Ðức Chúa Trời cũng đã “phán” như vậy! Nếu những ai không tin điều tôi viết cứ lật Thánh Kinh mà coi lại. Coi xong, xin đừng buồn! Nhưng theo tôi nghĩ, nếu quý vị đã là “con chiên dòng” lâu năm, chắc quý vị cũng chưa đọc đến Kinh Thánh được mấy hàng. Vì khi quý vị đọc, nghiên cứu kỹ thì quý vị có thể không bao giờ đụng đến nó nữa. Vì chỉ một lần, chỉ cần một lần thôi; ta cũng thấy rõ được “niềm tin” của mình thuộc về nơi đâu?
Ðức Chúa Trời Giê-hô-va cứ sợ người ta không biết được danh Ngài mà sáng danh, Ngài phải “gài bẫy” giết chết, gây tai họa người khác để dân Y-sơ-ra-ên thấy được Ngài là Ðức Chúa Trời. Ở đây, Ðức Chúa Trời “mưu toan” giết người để “người Ê-díp-tô sẽ biết ta là Ðức Giê-hô-va”:
“14 17Còn ta sẽ làm cho dân Ê-díp-tô cứng lòng theo dân Y-sơ-ra-ên xuống biển, rồi ta sẽ được rạng danh vì Pha-ra-ôn, cả đạo binh, binh xa, cùng lính kỵ người. 18Khi nào ta được rạng danh vì Pha-ra-ôn, binh xa, cùng lính kỵ người, thì người Ê-díp-tô sẽ rõ ràng ta là Ðức Giê-hô-va vậy”.
Và Ngài đã làm:
“14 26 Ðức Giê-hô-va phán cùng Môi-se rằng: Hãy giơ tay ngươi ra trên biển, nước sẽ trở lấp người Ê-díp-tô, binh xa và lính kỵ của chúng nó. 27Môi-se bèn giơ tay mình ra trên biển, lối sáng mai, nước trở lấp phủ đáy biển lại, người Ê-díp-tô chạy trốn bị nước chận; vậy Ðức Giê-hô-va xô họ xuống giữa biển. 28Thế thì, nước trở lại bao phủ binh xa, lính kỵ của cả đạo binh Pha-ra-ôn đã theo dân Y-sơ-ra-ên xuống biển, chẳng còn sót lại một ai. 29Song dân Y-sơ-ra-ên đi giữa biển như đi trên đất cạn; nước làm thành vách ngăn bên hữu và bên tả. 30Trong ngày đó, Ðức Giê-hô-va giải cứu dân Y-sơ-ra-ên thoát khỏi tay người Ê-díp-tô; dân ấy thấy người Ê-díp-tô chết trên bãi biển. 31Dân Y-sơ-ra-ên thấy việc lớn lao mà Ðức Giê-hô-va đã làm cho người Ê-díp-tô, nên kinh sợ Ngài, tin Ngài và Môi-se, là tôi tớ Ngài”.
Ðức Giê-hô-va thường làm những “sự dữ” để răn đe người ta phải kinh sợ, phụng thờ Ngài; mà Ngài lại “có lòng đa nghi” cho nên Ngài đã:
“16:4 Ðức Giê-hô-va bèn phán cùng Môi-se rằng: Nầy, ta sẽ từ trên trời cao làm mưa bánh xuống cho các ngươi. Dân sự sẽ đi ra, mỗi ngày nào thâu bánh đủ cho ngày nấy, đặng ta thử dân coi có đi theo luật lệ của ta hay chăng?”
Ðức Chúa Trời này cũng “độc tài” chán đi thôi! Ngài bắt người ta phải theo luật lệ của Ngài đặt ra. Ngài đặt luật theo “con người” thì Ngài đã chẳng là Thần thánh rồi! Vậy Ngài từ đâu mà ra? Từ con người, từ thần thoại hay tự hữu? Cần xét lại vấn đề! Ðức Chúa Trời lại còn mang hận thù “dai dẳng” hơn con người nhiều:
“17 15Môi-se lập lên một bàn thờ, đặt tên là “Giê-hô-va cờ xí của tôi”; 16và nói rằng: Bởi vì A-ma-léc giơ tay lên nghịch cùng Ðức Chúa Giê-hô-va, nên Ðức Giê-hô-va chinh chiến với A-ma-léc từ đời nầy qua đời kia (from generation to generation)”
Quả thật, một Ðức Chúa Trời như Giê-hô-va đầy quyền năng như vậy, chỉ cần “một lời phán” sẽ có mọi vật; và chỉ cần “một sân hận” thì nhiều vật có thể mất đi; thế mà, A-ma-léc “nghịch” cùng Ngài, Ngài phải chinh chiến với họ từ đời này đến đời kia. Ðó là một chuyện “đần độn” trong Kinh Thánh!
Không những vậy, Ðức Giê-hô-va đã “thi ân” cho người Y-sơ-ra-ên mà “lại thường” hay kể ân để bắt buộc người Y-sơ-ra-ên phải tuân theo những luật lệ của mình đặt ra, đã là một điều không ổn. Và Ngài hành hạ dân Ê-díp-tô, giết chết nhiều người ở biển Ðỏ, thế mà lại “hãnh diện” cùng với dân Y-sơ-ra-ên thì “nếu xét” về lý, thì Ðức Chúa Trời trong cả hai sách của “Môi-se” không đủ “Tư cách” chút nào cả.
NHÂN TỪ
Quý vị đọc các câu sau để thấy thái độ “nhân từ” của Ðức Chúa Trời:
“Vả, ngươi hãy phân định giới hạn cho dân sự ở chung quanh núi, và dặn rằng: Khá giữ mình đừng leo lên núi, hoặc đụng đến chơn; hễ kẻ nào đụng đến thì sẽ bị xử tử (shall be surely put to death) (19:12).
Hoặc:
“19:21 Ðức Giê-hô-va phán rằng: Hãy xuống cấm dân sự đừng xông pha đến gần Ðức Giê-hô-va mà nhìn, e nhiều người trong bọn phải chết chăng” (And the LORD said unto Moses, Go down, charge the people, lest they break through unto the LORD to gaze, and many of them perish).
Và sau đây là các câu trong Kinh Thánh để chứng minh cho điều ấy:
“19 3Môi-se bèn lên đến Ðức Chúa Trời, Ðức Giê-hô-va ở trên núi gọi người mà phán rằng: Ngươi hãy nói như vầy cho nhà Gia-cốp, và tỏ điều nầy cho dân Y-sơ-ra-ên: 4Các ngươi đã thấy điều ta làm cho người Ê-díp-tô, ta chở các ngươi trên cánh chim ưng làm sao, và dẫn các ngươi đến cùng ta thế nào. 5Vậy, bây giờ, nếu các ngươi vâng lời ta và giữ sự giao ước ta, thì trong muôn dân, các ngươi sẽ thuộc riêng về ta, vì cả thế gian đều thuộc về ta. 6Các ngươi sẽ thành một nước thầy tế lễ, cùng một dân tộc thánh cho ta. Bấy nhiêu lời đó ngươi sẽ nói lại cùng dân Y-sơ-ra-ên”.
MƯỜI ĐIỀU RĂN
Trước khi mở đầu cho “mười điều răn” cùng Môi-se, Ðức Chúa Trời cũng không quên kể công:
“20:2 Ta là Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ngươi, đã rút ngươi ra khỏi xứ Ê-díp-tô, là nhà nô lệ”
Thế rồi, Ngài buộc: 1-Chỉ thờ phượng Ngài thôi; 2-Không thờ, quỳ lạy, hầu việc thần tượng khác (vì ta là Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ngươi, tức là Ðức Chúa Trời kỵ tà, hễ ai ghét ta, ta sẽ nhơn tội tổ phụ phạt lại con cháu đến ba bốn đời, và sẽ làm ơn đến ngàn đời cho những kẻ yêu mến ta và giữ các điều răn ta) (20:5,6), chớ lấy danh Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ngươi mà làm chơi ; 3-Nhớ ngày nghỉ đặng làm nên ngày Thánh; 4-Hãy hiếu kính cha mẹ; 5-Chớ giết người; 6-Chớ phạm tội tà dâm; 7-Chớ trộm cướp; 8-Chớ nói chứng dối cho kẻ lân cận mình; 9-Chớ muốn vợ chồng người; 10-Chớ tham của người.
Trong mười điều răn ấy, nếu xét kỹ, ta thấy Ðức Chúa Trời bắt dân Y-sơ-ra-ên hay con người phải “quy lụy” Ngài đến hai điều (điều 1 và 2); điều thứ 3 cũng vì Ngài đã nghỉ sau khi làm 6 ngày rồi (trong Sáng thế ký), thì Ngài “bắt” người ta cũng phải theo như Ngài; Với điều 5 thì Ngài đã đi quá đáng khi dạy cho dân Y-sơ-ra-ên hoặc loài người về điều này, vì qua “Sáng Thế Ký” cũng như “Xuất Ê-díp-tô ký” đã chứng tỏ “tâm địa độc ác” của Ngài: Ngài đã giết quá nhiều người, thế mà Ngài lạy dạy “chớ giết người” có là mâu thuẫn lắm không?
Ðức Chúa Trời không trộm cướp nhưng đã đồng lõa với Áp-ram gạt lấy của cải của Pha-ra-ôn và vua A-bi-mê-léc để làm giàu cho Áp-ram (trong Sáng Thế Ký); Ðức Chúa Trời hứa làm cho dân Y-sơ-ra-ên trở thành dân tộc lớn, nhưng đến nay cả mấy ngàn năm dân Y-sơ-ra-ên vẫn là một dân tộc khiêm nhường thì Ngài nghĩ sao về điều răn “chứng dối” này? Còn chớ tham của người: Vậy ai đã “trấn lột” dân Ê-díp-tô từ vàng, bạc cho đến áo xống dùm cho người Y-sơ-ra-ên (chính là Ngài Ðức Chúa Trời).
Vậy thì, những điều răn nầy chỉ là lời dạy của "kẻ cướp" để nói về đạo đức và dạy người khác đạo đức. Những tín hữu Ki-Tô giáo nghĩ sao?
Ðó là mười điều răn đã được Ðức Chúa Trời Giê-hô-va phán cùng Môi-se và các Hội Thánh lưu truyền cho đến nay và mãi mãi. Như vậy chúng ta nên nghĩ như thế nào về Hội Thánh và ông Đức Chúa Trời có một không hai nầy?
NHỮNG ĐIỀU LUẬT
Sau những điều răn, Ðức Chúa Trời phán cùng Môi-se về những điều luật, nhưng trong đó “quyền lợi Ngài vẫn là chính yếu”, nếu không sẽ có nhiều vấn đề. Chúng ta cùng lượt qua các câu sau:
“Còn nếu có sự hại chi, thì ngươi sẽ lấy mạng thường mạng, lấy mắt thưòng mắt, lấy răng thường răng, lấy tay thường tay, lấy chơn thường chơn, lấy phỏng thường phỏng, lấy bầm thường bầm, lấy thương thường thương” (21: 23-25).
“Kẻ nào tế các thần khác hơn một mình Ðức Giê-hô-va sẽ bị diệt” (22:20)
“Nếu ức hiếp họ, và họ kêu van ta, chắc ta sẽ nghe tiếng kêu của họ; cơn nóng giận ta phừng lên, sẽ lấy gươm giết các ngươi, thì vợ các ngươi sẽ trở nên goá bụa, và con các ngươi sẽ mồ côi” (22:23,24).
“Nếu người đến kêu van ta, tất ta sẽ nghe lời người, vì ta là Ðấng hay thương xót” (22:27)
“Ngươi khá giữ hết mọi lời ta phán cùng ngươi. Chớ xưng đến danh các thần khác; chớ cho nghe danh đó ở nơi miệng ngươi ra” (23:13)
“Mỗi năm ba kỳ các người phải đến trước mặt Chúa, tức là Ðức Giê-hô-va” (23:17)
“Nhưng nếu ngươi chăm chỉ nghe lời người, cùng làm theo mọi lời ta sẽ phán, ta sẽ thù nghịch cùng kẻ thù nghịch ngươi, và đối địch với kẻ đối địch ngươi. Vì thiên sứ ta sẽ đi trước mặt, đưa ngươi vào xứ của dân A-mô-rít, dân Hê-tít, dân Phê-rê-sít, dân Ca-na-an, dân Hê-vít, và dân Giê-bu-sít, rồi ta sẽ diệt chúng nó.
Ngươi chớ quì lạy và hầu việc các thần chúng nó; chớ bắt chước công việc họ, nhưng phải diệt hết các thần đó và đập nát các pho tượng họ đi. Ngươi hãy hầu việc Giê-hô-va Ðức Chúa Trời ngươi;..” (23:22-25).
“Ta sẽ sai sự kinh khiếp ta đi trước, hễ ngươi đến dân nào, ta sẽ làm cho dân ấy vỡ chạy lạc đường, và cho kẻ thù nghịch ngươi xây lưng trước mặt ngươi” (23:27)
“Ta sẽ phân định bờ cõi ngươi từ Biển đỏ chí biển Phi-li-tin, từ đồng vắng đến sông cái; vì ta sẽ giao phú dân đó vào tay ngươi, và ngươi sẽ đuổi chúng nó khỏi mặt mình. Ngươi đừng kết giao ước cùng chúng nó, hoặc cùng các thần của chúng nó. Họ sẽ chẳng ở trong xứ ngươi đâu, e khi chúng nó xui cho ngươi phạm tội cùng ta mà hầu việc các thần họ chăng; điều đó chắc sẽ thành một cái bẫy cho ngươi vậy” (23:31-33)
“Vả, bây giờ hãy để mặc ta làm, hầu cho cơn thạnh nộ ta nổi lên cùng chúng nó, diệt chúng nó đi; nhưng ta sẽ làm cho ngươi thành một dân lớn” (32:10).
“Người truyền cho họ rằng: Giê-hô-va, là Ðức Chúa Trời của Y-sơ-ra-ên, có phán như vầy: Mỗi người trong các ngươi hãy đeo gươm bên mình, đi qua đi lại trong trại quân, từ cửa nầy đến cửa kia, và mỗi người hãy giết anh em, bạn hữu, và kẻ lân cận mình. Dân Lê-vi bèn làm y như lời Môi-se; trong ngày đó có chừng ba ngàn người bị chết“ (32:27,28).
“Ðức Giê-hô-va phán rằng: Ta sẽ làm cho các sự nhơn từ ta phát ra trước mặt ngươi; ta hô danh Giê-hô-va trước mặt ngươi; làm ơn cho ai ta muốn làm ơn, và thương xót ai ta muốn thương xót. Ngài lại phán rằng: Ngươi sẽ chẳng thấy được mặt ta, vì không ai thấy mặt ta mà còn sống“ (33:19,20).
Ðức Chúa Trời gọi Môi-se lên núi Si-na-i để ban bảng luật mới, Ngài phán như sau:
“Ngày mai, hãy chực cho sẵn, vừa sáng lên trên đỉnh núi Si-na-i, đứng trước mặt ta tại đó. Không ai nên lên theo cùng ngươi hết, khắp núi không nên thấy có người, và chiên, bò cũng chẳng nên ăn cỏ nơi núi nầy nữa” (34:2,3).
“Ðức Giê-hô-va ngự xuống trong đám mây, đứng gần bên Môi-se và hô danh Giê-hô-va. Ngài đi ngang qua mặt người, hô rằng: Giê-hô-va! Giê-hô-va! là Ðức Chúa Trời nhơn từ, thương xót, chậm giận, đầy dẫy ân huệ và thành thực, ban ơn đến ngàn đời, xá điều gian ác, tội trọng và tội lỗi; nhưng chẳng kể kẻ có tội là vô tội, và nhơn tội tổ phụ phạt đến con cháu trải ba bốn đời” (34:5-7).
Quý vị đọc những trích đoạn trên đây, quý vị đã thấy thế nào rồi? Tôi nghĩ rằng trong đó có thể chứa đựng nhiều điều để chúng ta hiểu về Ðức Chúa Trời trong Kinh Thánh một cách rõ ràng, hơn là những điều chúng ta được nghe truyền giảng bằng những luận điệu “ngụy biện của thần học” được sản sinh từ trong những tu viện, chủng viện để phục vụ cho một âm mưu mà tôn giáo cần có để “che mắt, làm u tối” mọi tín đồ, người dân ở những nơi mà nó đã đến! Nhất là ở những xứ nghèo đói, chậm tiến nó lại càng “dễ dàng” dụ dỗ người ta hơn.
Nếu những điều này không làm cho quý vị tin tưởng, hoặc nó chưa đủ thuyết phục quý vị được; tôi xin trích đoạn sau để quý vị tham khảo:
“ 34 10Ðức Giê-hô-va phán rằng: Nầy, ta lập một giao ước. Trước mặt các dân sự của ngươi, ta sẽ làm các phép lạ chưa hề có làm trên cả mặt đất, hay là nơi dân nào; và toàn dân sự mà trong đó có ngươi, sẽ xem thấy việc Ðức Giê-hô-va, vì điều ta sẽ làm cùng ngươi là một điều đáng kinh khiếp (for it is a terrible thing that I will do with thee). 11Hãy cẩn thận về điều ta truyền cho ngươi hôm nay. Nầy, ta sẽ đuổi trước mặt ngươi dân A-mô-rít, dân Ca-na-an, dân Hê-tít, dân Phê-rê-sít, dân Hê-vít và dân Giê-bu-sít. 12 Hãy cẩn thận, đừng lập giao ước cùng dân của xứ mà ngươi sẽ vào, e chúng nó sẽ thành cái bẫy giữa ngươi chăng. 13 Nhưng các ngươi hãy phá hủy bàn thờ, đập bể pho tượng và đánh hạ các thần chúng nó. 14 Vì ngươi đừng sấp mình xuống trước mặt chúa nào khác, bởi Ðức Giê-hô-va tự xưng là Ðức Chúa Trời kỵ tà; Ngài thật là một Ðức Chúa Trời kỵ tà vậy. 15 Hãy cẩn thận đừng lập giao ước cùng dân của xứ đó, e khi chúng nó hành dâm theo các tà thần chúng nó và tế các tà thần của chúng nó, có kẻ mời, rồi người ăn của cúng họ chăng. 16 Lại đừng cưới con gái chúng nó cho con trai ngươi, e khi con gái chúng nó hành dâm với các tà thần chúng nó, quyến dụ con trai ngươi cũng hành dâm theo các tà thần của chúng nó nữa chăng. 17Ngươi chớ đúc thần tượng.
Chỉ trong đoạn này thôi đã cho chúng ta nhiều điểm cần lưu ý:
1-Ðức Chúa Trời chỉ làm các phép lạ cho Môi-se và dân Y-sơ-ra-ên xem mà thôi (sự kỳ thị chủng tộc thứ nhất).
2-Ðiều Ðức Chúa Trời làm sẽ kinh khiếp (báo điều tàn ác).
3-Ðuổi các sắc dân khác để chiếm lấy đất và ban cho người Y-sơ-ra-ên (khác với điều răn thứ bảy “Chớ trộm cướp”).
4-Xúi giục phá bàn thờ, đập tượng thờ của các dân tộc khác.
5-Ðừng cưới con gái của sắc dân khác (sự kỳ thị chủng tộc thứ hai, và là nguồn gốc bắt người khác phải theo đạo trong hôn nhân).
6-Ðức Chúa Trời muốn “độc quyền” được thờ phượng.
Ðó là một số “đặc điểm” của Ðức Chúa Trời Giê-hô-va trong Kinh Thánh; chỉ qua một đoạn Kinh ngắn mà thôi. Nếu ta kết hợp trở lại thì Ðức Chúa Trời trong Kinh Thánh không phải như những nhà truyền giáo đã giảng, dạy ở nhà thờ hay trong những lớp giáo lý mà ngay cả trong các Chủng, Tu viện và xa hơn là ở ngay cả các Giáo Hội nữa. Thế thì, ta nên tin vào Kinh Thánh hay tin vào Giáo hội. Nhưng khổ nỗi Giáo hội được phát sinh từ Kinh Thánh! Vậy, ta phải làm thế nào để dành chỗ cho “Chân lý và Lý tưởng Chân-Thiện-Mỹ” một cách xứng đáng!
Sách “Xuất Ê-díp-tô ký” được kết thúc bằng mọi công việc mà dân Y-sơ-ra-ên cùng nhau dựng, trang hoàng xong đền tạm và lập người tế lễ theo đúng như Ðức Chúa Trời phán cùng Môi-se. Áng mây cùng sự vinh hiển của Ðức Giê-hô-va đầy dẫy đền tạm. Từ đó, suốt cuộc hành trình của dân Y-sơ-ra-ên, khi nào áng mây từ đền tạm ngự lên thì họ ra đi, còn không ngự lên thì họ không ra đi. Như vậy, cuộc hành trình của Môi-Se dẫn dân Do-Thái trong “Ê-Díp-Tô ký” nầy đã kéo dài khoảng 40 năm mới về đến được xứ Ca-na-an.
Gã Học Trò
Tài liệu tham khảo:
- http://thanhkinhvietngu.net/bible/phankhoi/2
- http://www.vnbaptist.net/Kinh_Thanh/sach02.htm
Góp Ý Cùng Cô Nguyễn Thị Hồng Loan.
Gã Học Trò
24 tháng 4, 2010
Dẫn: Phản ứng của một tín hữu đạo Chúa (Nguyễn Thị Hồng Loan)
Thưa cô Hồng Loan,
Tôi là Gã Học Trò, theo như tên: Tôi chỉ là một gã học trò, nay mạo muội được xin đóng góp ý kiến cùng Cô sau khi đọc thư Cô trên Sách Hiếm trong bài "Phản Ứng Của Một Tín Hữu Đạo Chúa".
Có lẽ phản ứng của Cô, cũng như bao nhiêu người theo Đạo Chúa khác, đều có vẻ "vội vàng" theo sự nhạy cảm khi niềm tin của mình bị phanh phui hay đụng chạm. Nếu, có lý trí hơn, thì người ta sẽ lặng im trong một thời gian ngắn để mà "suy ngẫm" hay cẩn thận "kiểm chứng" trước khi lên tiếng thì hay hơn phải không Cô Hồng Loan nhỉ? Nhưng theo tôi, Cô phản ứng như vậy cũng không có gì là lạ, tôi chỉ tội nghiệp cho Cô và những người theo Đạo Chúa đã bị "Giáo Hội" của Quý vị lừa đảo qua những thời gian rất là dài trong một cái nhà tù tối tăm của Đức Tin đó thôi. Vì sao?
Trước hết tôi xin đề cập đến "Vấn đề tác giả Charlie Nguyễn" trước:
Với thư trả lời của TS Sách Hiếm thì đã quá rõ ràng và đầy đủ lắm cho Cô rồi; nhưng Cô có bao giờ "thắc mắc" tại sao một người theo Đạo gốc từ xưa như Charlie Nguyễn, nay đột nhiên "tỉnh ngộ" để rồi "phanh phui" chính tôn giáo của mình ra không? Điều ấy Cô nên suy ngẫm thật nhiều, biết đâu chính nó sẽ giúp Cô hiểu biết thêm nhiều về Đạo của Cô cũng không chừng!
Còn tôi, tôi chỉ là một gã học trò, nên không dám bì với Charlie Nguyễn khi trong thư Cô viết: "Tác giả nên đọc lại từ phần sách "Sáng Thế" cho đến hết phần sách "Xuất Hành" thì sẽ thấy...", nhưng tôi đã lở rồi Cô ạ! Tôi đã gởi bài "Tôi đọc 'Sáng Thế Ký'" và năn nỉ Giao Điểm cũng như Sách Hiếm nếu thấy được đăng dùm qua thư "Gửi Tòa Soạn" và tôi cũng đã gởi "Xuất Ê-Díp-Tô ký" cho họ rồi, nhưng chưa chắc là họ sẽ đăng vì sự "nhạy cảm" của nó. Nhưng, nếu Cô tinh ý thì Cô sẽ thấy "tôi chỉ đọc Kinh Thánh theo trình tự trước sau của nó và ghi nhận cảm nghĩ của mình trong đó thôi hoặc vạch ra những chỗ không hợp lý, chứ không hề phỉ báng, xuyên tạc, hay khiếm nhã" thì như vậy tôi cũng chẳng có tội tình gì cũng như những người đăng tải chúng phải không Cô? Vì sự thật trong Kinh Thánh, nó đã là "như vậy" thì tôi cũng không thể làm khác hơn! Không những tôi đã đọc hai sách của Môi-se như Cô "bảo" Charlie Nguyễn, mà tôi đã còn đọc thêm được đến 4 sách "Tin Mừng" của bốn ông Thánh viết về "Chúa con" của Cô trong Tân Ước nữa cô ạ! Tôi báo cho Cô mừng dùm cho gã học trò tôi!
Nhưng, trong thế gian nầy có những người làm cho Kinh Thánh của Cô và "những người theo Đạo Chúa" phải khác đi để lừa đảo người khác. Đó là những người đang đứng trên bục giảng của nhà thờ đang rao giảng cho Cô và quan trọng hơn chính là Giáo Hội của Cô đó. Họ chỉ trích dẫn vài câu hay vài đoạn tốt hoặc hay để rồi hướng dẫn Cô cũng như người theo Đạo "Sống Đạo và tin vào Chúa" mà thôi. Trong cuộc sống cho đến nay tôi gặp được ít nhất 3 người theo Đạo dòng nhưng chưa hề đọc Kinh Thánh bao giờ, chính họ thú nhận đối với tôi như vậy, vì công việc đó đã có các ông Cha rao giảng rồi!
Cô Hồng Loan kính mến,
Khi cô kêu Charlie Nguyễn nên đọc sách "Sáng thế" và "Xuất hành" thì chắc có lẽ Cô chưa đọc các sách đó bao giờ, vì "Thiên chúa của Cô" trong các sách ấy không giống như Cô hiểu, nếu Cô không tin thì Cô ráng đọc bài "Tôi đọc: Sáng Thế Ký" của Gã Học Trò tôi; và tôi cũng hi vọng Giao Điểm cũng như Sách Hiếm giúp tôi đưa những cảm nghĩ của tôi về sách "Xuất Ê-Díp-Tô ký" đến cùng Cô. Cô có quyền kiểm chứng những phần tôi trích dẫn theo Kinh Thánh của Cô. Và, nếu Cô muốn, tôi sẽ nhờ Giao Điểm và Sách Hiếm chuyển đến Cô và độc giả các bài ghi nhận của tôi về bốn sách Tin Mừng trong Tân Ước. Tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm về chúng.
Theo tôi nghĩ năm sách mà người ta cho rằng Môi-se viết theo mặc khải của Thiên Chúa chẳng qua là bịa đặt của Môi-se, để từ đó kích động lòng dân Do-Thái cố vượt mọi khó khăn, gian khổ và quyết tâm tiêu diệt 6 sắc dân đang làm chủ ở đất Ca-na-an mà chiếm vùng đất ấy làm đất nước của mình. Và với những câu chuyện như vậy để kích thích lòng tự tôn dân tộc của dân Do Thái mà thôi. Điều này chắc trái ý Cô, nhưng đối với Gã Học Trò tôi cũng không sao! Cô muốn nghĩ ra sao thì nghĩ!
Trong thư Cô viết một câu mà tôi thích nhất, đó là:
"Tôi thiết nghĩ trước khi bạn muốn phê phán một vấn đề gì thì nên xem xét cho tường tận trước đã."
Cô Hồng Loan ạ, khi Cô viết câu ấy thì Cô có "xem xét cho tường tận trước đã" hay chưa? Và Cô có kiểm chứng điều mà người khác đã viết hay chưa? Nếu chưa thì Cô chẳng hóa ra "hồ đồ" hay sao! Tôi chẳng hiểu học vị của Cô thế nào, nếu Cô là giới trí thức hay Tiến sĩ, Bác sĩ, Giáo sư thì quả thật tội nghiệp cho Cô lắm! Vì Cô chưa bao giờ đặt câu hỏi: Tại sao người ta phanh phui tôn giáo của mình nhiều như vậy? Nếu nó đã là chân lý thì đâu có chỗ để người ta nói xấu, nếu nó là Thiện, Mỹ thì người ta cũng chẳng thể dẫn chứng cái tệ của nó. Nhưng quan trọng nhất vẫn là những người trong Đạo phản tỉnh viết về chính Đạo của mình, như vậy Đạo đã có vấn đề. Cô cũng nên suy ngẫm kỷ xem sao?
Có một vấn đề tôi lấy làm thắc mắc không hiểu Cô có thắc mắc như tôi không? Khi còn tại vị Giáo hoàng John Paul II đã phong thánh cho rất nhiều người lên bậc Thánh đến đỗi người ta nói rằng; "Vatican là một xưởng phong Thánh" trong đó có 117 vị ở Việt Nam, đó là chưa đề cập đến thực chất của họ. Nhưng đến nay, John Paul II chỉ mới được là Chân phước thôi, thế nghĩa là sao Cô nhỉ?
Cuối thư tôi mong rằng: Cô được nhiều sức khỏe và nhất là được "động não" về tôn giáo của mình đừng để Giáo Hội tiếp tục lừa đảo mình nữa Cô ạ! Thân,
Gã Học Trò.
April 10, 2010 9:09 AM
Đức Mẹ Sầu Bi
Gã Học Trò
31 tháng 3, 2008
Ôi! Sao tới giờ này mà gã Học Trò tôi vẫn chưa hiểu nỗi: Tại sao Ông Tổng giám Mục Ngô Quang Kiệt vận động những giáo dân lựa đúng vào lúc Trung Quốc lập huyện đảo Tam Sa mà cầu nguyện để đòi lại tòa Khâm Sứ. Không biết Ông ấy có ẩn ý gì không? Hay Ông ấy theo chỉ thị của ai đây? Của Trung Quốc hay là của Vatican? Nhưng Học Trò tôi vẫn mong rằng: Ông ấy vừa có trình độ học thức vừa là quan chức lớn “lãnh đạo” tinh thần của hàng trăm ngàn, hàng triệu giáo dân thì “chắc” ông ấy không đến đỗi tệ để “nối giáo cho giặc” hoặc “làm tay sai” cho một thế lực nào đó dù để xây dựng “một nước không tưởng” đâu đâu!
Nhưng chuyện đó gã Học Trò tôi không thắc mắc cho bằng chuyện Đức Mẹ được đồng hành đi vào khuôn viên Tòa Khâm Sứ cũ. Cắm Thập Tự Giá để “dành dân lấn đất” thì cũng được đi. Đức Mẹ được rước tới thì cũng phải. Nhưng sao lại là Đức Mẹ “sầu bi”. Học Trò tôi chưa từng nghe như vậy! Những danh xưng: Nữ Vương Hòa Bình, Đức Mẹ Đồng Trinh, Đức Mẹ Vô Nhiễm thì Học Trò tôi có thể hiểu nỗi, nhưng “sầu bi” cái danh xưng này nghe thật mới, khiến Học Trò tôi phải ngẫm nghĩ điên đến cái đầu. Nhất định phải tìm cho ra lẽ. Học Trò tôi phải đành “khệ nệ” ôm cuốn Kinh Thánh ra mà “chúi mũi vào đó để tra cứu, tốn mất cũng vài ngày. Học Trò tôi vốn đã dốt, mà lại hay “làm lối” tưởng ra ta đây hay chữ lắm: Cũng “bày đặt” nghiên cứu Kinh Thánh.
Ôi! Những bốn “Tin Mừng”, Bốn Ông Thánh kể về Đức Chúa Giê-Su. Nhưng mà tìm về Đức Mẹ thì hơi chật vật đấy chứ! Tìm mãi mới thấy được chút ít.
Song trước tiên, gã Học Trò tôi cũng phải “cám ơn” đến Ông Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt cái đã. Nếu không có ông ta “quậy” lên thì làm gì gã Học Trò tôi được đọc đến những bài viết của những nhà trí thức chuyên nghiên cứu về tôn giáo, lịch sử: Những cái điều Học Trò tôi đã hấp thụ được là Công giáo đã liên kết với thực dân Pháp để đưa đến tình trạng nước Việt Nam bị nô lệ cả trăm năm, dân chúng bị đày đọa, tài nguyên bị thực dân khai thác, Công Giáo được cơ hội phát triễn tại đất nước ta. Tệ nhất lại là cấu kết với thực dân, để thực dân lấy đất các chùa của Phật giáo cho họ mà xây nhà thờ. Ôi! Chuyện đời thật là oái oăm. tôn giáo không đem lại “an lạc” cho nhân loại, xoa dịu đau khổ cho muôn người mà lại dùng thủ đoạn hoặc cấu kết với những thế lực để thủ lợi cho tôn giáo mình cùng phản lại dân tộc, thế mà cũng có hàng khối người “nhắm mắt” để đi theo và vâng lời. Cũng là một điều lạ!
Gã Học Trò tôi trở lại vấn đề Đức Mẹ sầu bi. Ai đặt cái tên này cho Đức Mẹ thật là hay! Là chính xác vô cùng. Những người này cũng có nghiên cứu Kinh Thánh, chứ không như những người theo đạo mà hầu như suốt đời chưa đọc đến Kinh Thánh bao giờ. Họ chỉ biết đọc theo Kinh Nguyện, những “cái” Kinh mà số người trí thức Thần học, khoa bảng “vẽ vời” ra, để cho “con chiên” đọc hàng ngày, họ chỉ biết “đờ đẫn” đọc, đọc như tự ru mình ngũ và sẽ “được mơ” mình thấy Chúa; mà ngay cả chữ “Amen” họ cũng không hiểu được nghĩa là gì. Đó là một tôn giáo và những người theo đạo của một tôn giáo có “quy củ” nhứt thế giới là thế đấy!
Trong sách Mathiơ có ghi: “!:18 Vả, sự giáng sinh của Đức Chúa Jêsus-Christ đã xảy ra như vầy: Khi Mari, mẹ Ngài, đã hứa gã cho Giôsép, song chưa ăn ở cùng nhau, thì người đã chịu thai bởi Đức Thánh Linh” và “1:21 Người sẽ sanh một con trai, ngươi khá đặt tên là Jêsus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội” (And she shall bring forth a son, and thou shalt call his name Jesus: for he shall save his people from their sins).
Đức Mẹ Mari đã “chịu thai bởi Thánh Linh” như thế nào? Hãy đọc đoạn sau của “Tin mừng” theo LuCa: “1:35 Thiên sứ truyền rằng: Đức Thánh Linh sẽ đến trên người, và quyền phép Đấng Rất Cao sẽ che phủ ngươi dưới bóng mình, cho nên con thánh sanh ra, phải xưng là Con Đức Chúa Trời” (And the angle answered and said unto her, the Holy Ghost shall come upon thee, and the power of the Highest shall overshadow thee: therfore also that holy thing which shall be born of thee shall be called the Son of God).
Đọc đoạn này của Kinh Thánh, gã Học Trò tôi giật mình: Không lẽ Đức Thánh Linh quyền phép rất cao mà lại “làm tình” giống như người thường đến thế sao? Ông ấy phải “đè” bà Mari để bà Mari có thai. Mà làm như thế này thì “kẹt” cho bà Mari quá: Nếu “đồng ý” để cho Đức Thánh Linh “đè” thì đâm ra ngoại tình; mà nếu bà Mari “không đồng ý” thì Đức Thánh Linh trở thành “kẻ hiếp dâm”. Đúng là một người “trinh nữ” phải chịu nỗi đau khổ đầu tiên trong cuộc đời người con gái, “sầu bi” là phải lắm chứ!
Xem như thế, Đức Mẹ Mari bị nằm trong thế “kẹt”: Vì ước muốn của Đức Chúa Cha trên trời mà bà phải chịu mang tiếng ngoại tình khi chưa ăn ở với chồng, có nỗi buồn “ám ảnh” nào hơn!
Còn đau đớn hơn nữa khi con của mình, là Jêsus, lúc lớn lên đã phủ nhận tình mẹ con đối với bà. Chúng ta hãy đọc đoạn sau:
“Khi Đức Chúa Jêsus còn phán cùng dân chúng, thì mẹ và anh em Ngài đến đứng ngoài, muốn nói cùng Ngài. Có người thưa cùng Ngài rằng: (Đây nầy, mẹ và anh em thầy ở ngoài, muốn nói cùng thầy). Ngài đáp rằng: Ai là mẹ ta, ai là anh em ta? Ngài giơ tay chỉ các môn đồ mình, mà phán rằng: Nầy là mẹ ta cùng anh em ta! vì hễ ai làm theo ý muốn cha ta ở trên trời, thì người đó là anh em, cùng là mẹ ta vậy” (Mathiơ 12:46-50)
Gã Học Trò tôi thấy kỳ quái như thế nào đó trong đoạn này. Bà Mari chẳng đã làm theo ý của Đức Chúa Cha trên trời muốn đó sao? Bà đâu có muốn Đức Thánh Thần “đè”, tại ý Đức Chúa Cha đó chứ! Đẻ con đặt tên là Jêsus thì lại theo ý ai? Nhất nhất bà phải chịu đau khổ để làm theo ý muốn của Đức chúa Trời thế mà Chúa Jêsus phủ nhận bà là mẹ. Ôi! có sự đau khổ nào hơn từ trong tâm khảm của một người mẹ. Hỡi các bà làm mẹ! Hãy đặt mình vào vị trí ấy để xem tâm trạng của mình sẽ ra sao?
Đã vậy, Chúa Jêsus lại hắt hủi bà thậm tệ; ngay trong đám cưới tại thành Cana, trong xứ Galilê: “Vừa khi thiếu rượu, mẹ Đức Chúa Jêsus nói với Ngài rằng: Người ta không có rượu nữa. Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Hỡi người đàn bà kia, ta với ngươi có sự gì chăng? Giờ ta chưa đến (Jesus saith unto her, Women, what have I to do with thee? mine hour is not yet come) (Giăng 2:3-4).
Và đến khi gần chết, Jêsus vẫn không có một lời yêu thương với mẹ: “Đức Chúa Jêsus thấy mẹ mình, và một môn đồ Ngài yêu đứng gần người, thì nói cùng mẹ rằng: Hỡi đàn bà kia, đó là con của ngươi! (When Jesus thereforesaw his mother, and disciple standing by, whom he loved, he saith unto his mother, Women, behold thy son” (Giăng 19:26).
Chẳng những Jêsus không hiếu thảo đối với mẹ, mà Jêsus còn dạy người khác cũng bất hiếu đối với cha mẹ “Lại một môn đồ khác thưa cùng Ngài rằng: Lạy Chúa, xin Chúa cho phép tôi về chôn cha tôi trước đã. Nhưng Đức Chúa Jêsus phán rằng: Hãy theo ta, để kẻ chết chôn kẻ chết” (Mathiơ 8:21-22).
Lại nữa, Jêsus còn ganh ghét người khác qua câu sau: “Ai yêu cha mẹ hơn ta thì không đáng cho ta; ai yêu con trai hay là con gái hơn ta thì cũng không đáng cho ta“ (Mathiơ 10:37); hoặc: “Hễ ai vì danh ta mà bỏ anh em, chị em, cha mẹ, con cái, đất ruộng, nhà cửa, thì người ấy sẽ lãnh bội phần hơn, và được hưởng sự sống đời đời” (Mathiơ 19:29).
Cá nhân một Giáo chủ là như thế, mà lại đi dạy người ta, tín đồ: “Hãy thảo kính cha mẹ; và: Hãy yêu kẻ lân cận mình” (Mathiơ 19:19).
Tất cả những điều ấy đủ chứng tỏ Đức Mẹ Mari quả thật là một người đàn bà đau khổ; luôn mang nét “sầu bi” trong cuộc đời. Đã vì ý muốn của Đức Chúa Trời mà phải chịu tội ngoại tình khi còn là “Trinh nữ” với Đức chúa Thánh Thần. Sanh con ra, làm theo ý Chúa Trời mà Đức Chúa Con cũng từ chối mẹ. Làm một người mẹ không thể dạy được con mình sống cho có hiếu; thế mà “nó” lại dạy người khác cũng bất hiếu như nó. Ôi! Đúng là một người đàn bà bất hạnh, cho nên gọi bà là “Đức Mẹ sầu bi” là đúng nhất. Ở chỗ này gã Học Trò tôi phải cám ơn Ngài Tổng Giám Mục Hà Nội Ngô Quang Kiệt gấp vạn lần. Nếu không có Ngài “quậy” lên, thì gã Học Trò tôi vẫn là “ngu dốt”. Thứ đến thành thật cám ơn những nhà trí thức, những vị nghiên cứu về lịch sử, về Tôn giáo đã đem lại sự khai mở cho đầu óc của Học Trò tôi. Và từ đó, tôi cũng hiểu được rằng: Mỗi khi Đức Mẹ hiện ra (dù trong ngụy tạo của đám tín đồ cuồng tín, nhất là những giáo dân Việt Nam) thì Đức Mẹ luôn khóc, hay “chảy dầu” giống như Linh Mục Việt Nam nào đó chỉ đạo thực hiện ở “Xứ Nữ Hoàng” trên đất “Úc Đại Lợi” của một thuở năm nào, rồi năm sau lại đến Đức Mẹ khóc ở Nhà Thờ Đức Bà tại Sài gòn.
Con xin Đức Mẹ hãy nguôi cơn buồn! Con đã hiểu được lòng của Mẹ! Chỉ tại “Ba Ngôi” của Đức Chúa Trời đã lừa đảo Mẹ, cũng như lừa đảo cả thế gian. Đám giáo dân mê muội lợi dụng “sự đau khổ” của Mẹ để cho Mẹ phải “sầu bi” hơn! Nhưng dù thế nào Mẹ vẫn còn có con để hiểu được nỗi lòng của Mẹ, xin Mẹ chớ buồn! Và cầu Mẹ hãy mở mắt cho đám Tu sĩ, giáo dân mê muội, cuồng tín được sáng trí ra trong một niềm tin chân chánh. Mẹ hãy khiến cho họ được tỉnh thức, tỉnh thức và tỉnh thức!
Gã Học Trò.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét