Thơ Tú Xương
Nguồn: www.avsnonline.net
Người tạo ebook: Wanderer, www.thuvien-ebook.com
Tp. HCM, Tháng 3 năm 2008
Lời giới thiệu
Phần I: Tự trào
Tự cười mình
Ta chẳng ra chi
Hỏi mình
Hỏi đùa mình
Cảm hứng
Quan tại gia
Thói đời
Mùa nực áo bông
Thái vô tích
Than thân chưa đạt
Đi thi nói ngông
Thầy đồ dạy học
Đi thi
Phú hỏng khoa Canh Tí
Phần II: Phong nguyệt tình hoài giang hồ khí cốt
Tết dán câu đối
Ba cái lăng nhăng
Thú cô đầu
Tết tặng cô đầu
Đi hát mất ô
Không chiều đãi
Hỏi ông trời
Tự đắc
Chú Mán
Nghèo mà vẫn vui
Áo bông che bạn
Hoá ra dưa
Gửi người cũ
Nhớ bạn phương trời
Cái nhớ
Hỏi ông trăng
Chiêm bao
Văn tế sống vợ
Phú thầy đồ dạy học
Phần III: Nỗi đời
Thương vợ
Khóc em gái
Than nghèo
Một nén tâm hương
Gần tết, than việc nhà
Đau mắt
Thề với người ăn xin
Than cùng
Đêm hè
Chợt giấc
Dạ hoài
Đêm dài
Thiếu nữ đi tu
Viếng bạn
Cảm tết
Lấy lẽ
Vị Hoàng hoài cổ
Sông Lấp
Than đạo học
Chữ Nho
Hỏng thi khoa Quí Mão!
Buồn thi hỏng
Hễ mai tớ hỏng
Tết cô đầu
Lụt năm Bính Ngọ
Mưa tháng Bảy
Đại hạn
Gửi ông thủ khoa Phan
Câu đối Tết
Câu đối than thân
Phần IV: Tấn tuồng đời
Đất Vị Hoàng
Vì tiền
Đồng tiền
Tiến sĩ giấy
Chế ông đốc học
Bỡn tri phủ Xuân Trường
Chế ông huyện Đ.
Ông Hàn
Ông ấm
Đùa bạn ở tù
Bợm già
Đạo đức giả
Ông Hàn bị vợ doạ bỏ
Sư ở tù
Con buôn
Nước buôn
Chửi cậu ấm
Mồng hai Tết viếng cô Kí
Thông gia với quan
Lê! n đồng
Sư ông và mấy ả lên đồng
Than sự thi
Năm mới
Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (1897)
Giễu người thi đỗ
Khoa Canh Tí
Bác cử Nhu
Ông cử Ba
Ông tiến sĩ mới
Không học vần Tây
Đổi thi
Ông cử thứ năm
Mừng ông lang
Mừng ông cử lấy vợ kế
Câu đối mừng ông phó Huyến
Kể lai lịch
Để vợ chơi nhăng
Mẹ vợ với chàng rể
Phòng không !
Cô Tây đi tu
Bỡn ông ấm Điềm
Nhà nho giả danh
Phố Hàng Song
Ông cò
Cô hầu trách quan lớn
Hót của trời
Ngày xuân của làng thơ
Năm mới chúc nhau
Xuân
Hát tuồng
Phường nhơ
Lời giới thiệu
(Kiều Văn)
37 năm của cuộc đời Tú Xương (1870 – 1907) nằm trọn trong giai đoạn lịch sử vô cùng bi thảm: Triều đình nhà Nguyễn vốn lạc hậu và bảo thủ, đang trên đà suy sụp, rốt cuộc đã bán đứng đất nước ta cho thực dân Pháp.
Việc chủ nghĩa tư bản phương Tây xâm nhập vào Việt
Thế nhưng Việt
Bức tranh xã hội Việt
Tú Xương là một con người có đầy đủ lương tri và bản lĩnh của một trí thức Việt
Tú Xương có tài văn chương xuất chúng, có cái TÂM của một nhà nhân đạo chủ nghĩa, yêu nước, thương xót giống nòi; có cái trí của một người lỗi lạc biết được cái gì có thể chấp nhận và cái gì phải phủ nhận trên thế giới này; có cái Hồn của một nhà lãng mạn chủ nghĩa tầm vóc nhân loại.
Số phận của bản thân ông phản ánh số phận của dân tộc ông thời ấy. Đó là bi kịch của một con người “tiến thoái lưỡng nam”. Ông không thể cam tâm “vứt bút lông đi giắt bút chì” để trở thành “Chẳng kí, không thông cũng cậu bồi” như những kẻ vô liêm sỉ khác. Ông cũng không phải hạng hủ nho vùi đầu vào kinh sử, quanh năm “đẽo gọt con sâu”. Chính vì vậy mà ông đến nỗi “tám khoa chưa khỏi phạm trường qui”.
Phẩm cách sĩ phu thôi thúc ông phải đỗ đạt, phải “lăm le bia đá bảng vàng cho vang mặt vợ”. Tú Xương đã không tìm ra được một con đường tiến thân đúng đắn. Những bế tắc về tư tưởng, về công danh, và cảnh khốn cùng đã khiến ông phẫn chí, có lúc tưởng chừng phát điên phát dại.
Một nhân cách lớn và một tài năng lớn như Tú Xương lẽ nào lại chịu “tan nát với cỏ cây”? Tú Xương đã, không phải “nhả ngọc phun châu” mà nhả đạn ra ngoài miệng bắn phá cái cuộc đời xấu xa bẩn thỉu đang diễn ra xung quanh ông. Ông đã trút vào văn thơ tất cả những nỗi ưu uất của lòng mình.
Mải sống, mải chơi, mải vẫy vùng và “bắn phá”, Tú Xương có lẽ không hề nghĩ đến cái thành quả, cái “sự nghiệp” đích thực của chính ông. Ông đã nói và nói thật rằng :
Một việc văn chương thôi cũng nhảm
Trăm năm thân thế có ra gì!
Trái với cái ý nghĩ tuyệt vọng đó, lịch sử đã xác nhận: Thành quả lớn nhất của nền văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX thuộc về dòng văn chương hiện thực – trữ tình – trào phúng với hai nhà thơ lỗi lạc: Nguyễn Khuyến và Tú Xương.
Về nội dung, thơ Tú Xương mang tính chất hiện thực cao độ, phản ánh cả một xã hội “kẻ chợ” (thành phố
Thơ văn Tú Xương cũng hàm chứa những tình cảm vô cùng sâu sắc: Những nối ưu tư với số phận của đất nước, với nền văn học và đạo đức của dân tộc, với những thiên tai, với muôn ngàn cảnh khổ của con người và nỗi đau đớn dằn vặt khôn xiết kể của chính nhà thơ. Thơ văn Tú Xương còn ghi lại hình ảnh người vợ mà nhà thơ vô cùng yêu quí. Đó là hình ảnh của một phụ nữ Việt
Về nghệ thuật, thơ Tú Xương đạt tới đỉnh cao bậc nhất ở thời đại ông. Tú Xương hầu như hoàn toàn chỉ sáng tác thơ nôm. Ông là người khẳng định triệt để giá trị và khả năng to lớn của tiếng Việt. Ông được người đời sau tôn là bậc ” thần thơ thánh chữ”. Ngôn từ của ông tài tình không kém nữ sĩ Hồ Xuân Hương trước kia nhưng phong phú hơn.
Bằng tiếng nói thông thường, bằng những câu cửa miệng của người bình dân, Tú Xương sáng tác những tác phẩm đặc sắc. Đó là tài nghệ của ông mà sau này chỉ có Nguyễn Bính sánh được.
Tính chất trào phúng vốn có nguồn gốc sâu xa trong bản tính của con người Việt Nam, đến Tú Xương đã được sử dụng triệt để và tung hoành như một lợi khí sắc bén. Tiếng cười trong thơ Tú Xương mạnh mẽ, luôn tạo nên những “Cú chết bất ngờ” cho kẻ nào bị ông đả kích.
Tú Xương, cũng như Vũ Trọng Phụng sau này, có biệt tài đưa những mảng hiện thực gần như trần trụi của cuộc sống vào trong thơ văn, vậy mà lại tạo ra được những tác phẩm hay đến mức thần tình.
Tú Xương mất đã gần 90 năm, vậy mà văn thơ của ông đối với chúng ta hôm nay vẫn gần gũi, vẫn sống động vô cùng.
Nỗi đau đời, những trăn trở riêng chung, tiếng cười của ông và bút pháp tài tình của ông thể hiện trong hàng trăm tác phẩm thuộc đủ mọi thể loại (thơ, phú, văn tế, ca trù, câu đối, .. ..), tất cả đã đưa ông lên vị trí một trong những nhà thơ lớn nhất của dân tộc.
TP. Hồ Chí Minh tháng 2 – 1996
Phần I: Tự trào
Tự cười mình
I
ở phố Hàng Nâu (1) có phỗng sành
Mặt thời lơ láo, mắt thời xanh (2)
Vuốt râu nịnh vợ, con bu nó
Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh.
Bài bạc kiệu cờ cao nhất xứ
Rượu chè trai gái đủ tam khoanh.
Thế mà vẫn nghĩ rằng ta giỏi
Cứ việc ăn chơi, chẳng học hành.
II
Lúc túng toan lên bán cả trời
Trời cười : thằng bé nó hay chơi .. ..
Cho hay công nợ là như thế
Mà vẫn phong lưu suốt cả đời .
Tiền bạc phó cho con mụ kiếm (3)
Ngựa xe chẳng thấy lúc nào ngơi.
Còn dăm ba chữ nhồi trong ruột
Khéo khéo không mà nó cũng rơi.
(1) Phố Hàng Nâu (
(2) Có bản chép: “mắt thời nhanh”.
(3) Con mụ: chỉ vợ nhà thơ (nói bỡn)
Ta chẳng ra chi
Nếu có khôn ngoan đã vợ nhờ,
Dại mà nhờ vợ, vợ làm ngơ.
Sáng nem, bữa tối đòi ăn chả,
Nay kiệu, ngày mai lại giở cờ.
Ngồi đấy chả hơn gì chú Cuội
Nói ra thì thẹn với ông Tơ
Nhắn nhe chốn ấy tìm nơi khác
Ta chẳng ra chi, chớ đợi chờ !
Hỏi mình
Trải mấy mươi năm vẫn thế ru?
Rằng khôn, rằng dại, lại ràng ngu?
Những là thương cả cho đời bạc
Nào có căm đâu đến kẻ thù?
No ấm chưa qua vành mẹ đĩ
Đỗ đành may khỏi tiếng cha cu
Phen này có dễ trời xoay lại
Thằng bé con con đã chán cù.
Hỏi đùa mình
Ông có đi thi kí lục không?
Nghe ông quốc ngữ đọc chưa thông.
Ví dù nhà nước cho ông đỗ
Mỗi tháng lương ông được mấy đồng ?
Cảm hứng
Xấp xỉ ba mươi mấy tuổi đầu
Trăm năm tính đốt hãy còn lâu.
Ví cho thi đỗ làm quan lớn
Thì cũng nhỏ to cưới chị hầu.
Đất nọ vẫn thường hay có chạch (1)
Bể kia có lúc cũng trồng dâu (2)
Hôm nay rỗi rãi buồn tình nhỉ
Thử xuống Hàng Thao đập ngón chầu (3)
(1) Tục ngữ “đất sỏi chạch vàng”, ý nói đất tầm thường vẫn có thể sinh người tài giỏi.
(2) Do câu “biển xanh biến thành nương dâu” (thương hải biến vi tang điền).
(3) Hàng Thao, nơi có xóm cô đầu.
Quan tại gia
Một ngọn đèn xanh, mấy quyển vàng (1)
Bốn con làm tính, bố làm quan.
Câu thơ câu phú: sưu cùng thuế,
Nghiên mực nghiên son : tổng với làng (2)
Nước, quạt chưa xong, con nhảy ngựa (3)
Trống hầu vừa dứt, bố lên thang (4)
Hỏi ra quan ấy ăn lương .. .. vợ
Đem chuyện trăm năm giở lại bàn. (5)
(1) Quyển vàng: sách quí của quan.
(2) Cảnh chơi trò làm quan : gọi thơ phú là “sưu thuế”, gọi mực, son là “việc tổng việc làng”.
(3) Con chưa quạt bếp nấu xong nước đã đi chơi trò “nhảy ngựa” (nhảy lên lưng nhau)
(4) Đến giờ làm việc thì bố lên gác.
(5) Việc “quan” té ra toàn tâm sự với vợ nhà về những chuyện đời muôn thuở.
Thói đời
Người bảo ông điên, ông chẳng điên
Ông thương ông tiếc hoá ông phiền .
Kẻ yêu người ghét, hay gì chữ (1)
Đứa trọng thằng khinh, chỉ vị tiền.
ở bể ngậm ngùi cơn tới lạch (2)
Được voi tấp tểnh lại đòi tiên.
Khi cười khi khóc khi than thở
Muốn bỏ văn chương học võ biền!
(1) Biết gì chuyện chữ nghĩa !
(2) Tục ngữ : ở bể vào ngòi.
Mùa nực áo bông
Bức sốt nhưng mình vẫn áo bông.
Tưởng rằng ốm dậy, hoá ra không !
Một tuồng rách rưới, con như bố
Ba chữ nghêu ngao, vợ chán chồng.
Đất biết bao giờ sang vận đỏ,
Trời làm cho bõ lúc chơi ngông.
Gần chùa gần cảnh ta tu quách,
Cửa phận quanh năm sẵn áo sồng.
Thái vô tích (1)
Trời đất sinh ra chán vạn nghề
Làm thầy, làm thợ, lại làm thuê.
Bác này mới thật thái vô tích :
Sáng vác ô đi, tối vác về !
(1) Tác giả tự giễu mình
Than thân chưa đạt
Ta phải trang xong cái nợ ta,
Lẽ đâu chịu nợ mãi ru mà ?
Đường con, bu nó một năm một
Tính tuổi nhà thầy : ba lẻ ba.
Mở mặt quyết cho vua chúa biết,
Đua danh kẻo nữa mẹ cha già !
Năm nay ta học, năm sau đỗ,
Chẳng những Lương Đường có thủ khoa (1)
(1) Lương Đường : tên làng của vợ tác giả, (Hải Dương) có nhiều người thi đỗ.
Đi thi nói ngông
Ông trông lên bảng thấy tên ông (1)
Ông tớp rượu vào, ông nói ngông.
Trên bảng năm hai thầy cử đội (2)
Bốn kì mười bảy cái ưu thông (3)
Xướng danh tên gọi trên mình tượng (4)
Ăn yến xem ra có thịt công.
Cụ xứ (5) có cô con gái đẹp
Lăm le xui bố cưới làm chồng !
(1) Tác giả tưởng tượng một cách “ngông”.
(2) Lệ thi chỉ lấy đậu có 50 cử nhân, mà trên bảng lại có 52 vị cử nhân đứng dưới tác giả ! (nói ngông).
(3) Cả bốn kì, tối đa mới có 16 điểm ưu (ưu thông) mà tác giả được những .. .. 17 điểm !
(4) Người xướng danh thí sinh thi đỗ, ngồi trên mình voi.
(5) Cụ Hàn Doãn Trực, đỗ đầu xứ, có 2 con gái đẹp, đang kén chồng đỗ cử nhân.
Thầy đồ dạy học
Có một cô lái nuôi một thầy đồ (1)
Quần áo rách rưới, ăn uống xô bồ (2)
Cơm hai bữa : cá kho, rau muống;
Quà một chiều (3) : khoai lang, lúa ngô.
Sao dám khinh mình : ” Thầy đâu thầy bậy thầy bạ” ?
Chẳng biết trọng đạo, cô (4) gì : ” cô lốc, cô lô ” !
(1) Cô lái : chỉ vợ (bỡn). Thầy đồ : tác giả.
(2) Ăn uống cẩu thả, không kén chọn .
(3) Tức một buổi, một lần, một bữa.
(4) Cô (vai trò vợ của thầy).
Đi thi
Tấp tểnh người đi tớ cũng đi,
Cũng lều cũng chõng cũng vào thi .
Tiễn chân, cô (1) mất hai đồng chẵn,
Sờ bụng : thầy không một chữ gì !
Lộc nước còn mong thêm giải ngạch (2)
Phúc nhà nay được sạch trường qui.
Ba kì trọn vẹn thêm kì nữa,
ú ớ u ơ ngọn bút chì. (3)
(1) Tức vợ tác giả
(2) Mong lấy thêm người đỗ
(3) Từ 1897, kì thứ tư “quốc ngữ” viết các chữ như a, ă, â, v.v…
nhà nho dùng bút chì vẽ các chữ này, vừa tức cười, vừa tủi nhục.
Phú hỏng khoa Canh Tý
(1900)
Đau quá đòn hằn ;
Rát hơn lửa bỏng.
Hổ bút hổ nghiên ;
Tủi lều tủi chõng.
Nghĩ đến chữ “lương nhân đắc ý” (1) thêm nỗi thẹn thùng ;
Ngắm đến câu “quyển thổ trùng lai” (2) nói ra ngập ngọng.
Thế mới biết học tài thi phận, miệng đàn bà con trẻ nói vậy mà thiêng ;
Nào ai ngờ chữ tốt văn hay, tài bảng nhãn thám hoa lỡ ra cũng hỏng.
Có một thầy :
Dốt chẳng dốt nào ;
Chữ hay, chữ lỏng.
Nghiện chè nghiện rượu, nghiện cả cao lâu
Hay hát hay chơi, hay nghề xuống lõng. (3)
Quanh năm phong vận, áo hàng tầu, khăn nhiễu tím, ô lục soạn xanh (4) ;
Ra phố nghênh ngang, quần tố nữ, bít tất tơ, giày Gia Định bóng.
Giá cứ chăm nghề đèn sách thì mười lăm mười sáu đỗ tự bao giờ ;
Chỉ vì quen lối thị thành, nên một tuổi một già, hoá ra lóng đóng.
Tú rốt bảng giữa năm Giáp Ngọ, nổi tiếng tài hoa ;
Con nhà dòng ở đất Vị Xuyên, ăn phần cảnh nọng (5)
Năm vua Thành Thái mười hai ;
Lại mở khoa thi Mĩ Trọng (6)
Kì đệ tam văn đã viết rồi ;
Bảng đệ tứ chưa ra còn ngóng.
Thầy chắc hẳn văn chương đúng mực, lễ thánh xem giò ;
Cô mừng thầm mũ áo đến tay, gặp người nói mộng.
Sáng đi lễ phật, còn kì này kì nữa là xong ;
Đêm dậy vái trời, qua mồng bốn mồng năm cho chóng.Nào ngờ :
Bảng nhỏ có tên
Ngoại hàm còn trống. (7)
Kẻ đến sáng văn còn được chấm, bảng cót nghênh ngang ;
Người ngồi khuya tên hãy được vào, áo dài lụng thụng.
Thi là thế, học hành là thế, trò chuyện cùng ai ?
Người một nơi, hồn phách một nơi, than thân với bóng !
Thôi thời thôi :
Sáng vở mập mờ ;
Văn chương lóng ngóng.
Khoa trước đã chầy ;
Khoa sau ắt chóng.
Hẳn có kẻ lo toan việc nước, vua chửa dùng tài ;
Hay không ai dạy dỗ đàn con, trời còn bắt hỏng !
(1) Người lành đắc ý (tin tưởng vận may)
(2) Phản công lại.
(3) Xuống lõng : Xuống thuyền (chơi bời, hát xướng).
(4) Ô lục soạn : ô bằng vải nhiễu lụa.
(5) Cảnh nọng : khoanh thịt ở cổ súc vật được làm thịt, dành cho vị chức sắc.
(6) Nơi đặt trường thi.
(7) Tức bị đánh hỏng (vi phạm trường qui hoặc nộp quyển chậm).
Phần II: Phong nguyệt tình hoài giang hồ khí cốt
(Tấm tình trăng gió, cốt cách giang hồ)
Tết dán câu đối
Nhập thế cục bất khả vô văn tự, (1)
Chẳng hay ho cũng húng hắng một vài bài
Huống thân danh đã đỗ tú tài
Ngày tết đến cũng phải một vài câu đối.
Đối rằng :
Cực nhân gian chi phẩm giá, phong nguyệt tình hoài
Tối thế thượng chi phong lưu, giang hồ khí cốt. (2)
Viết vào giấy dán ngay lên cột
Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay ?
Thưa rằng : hay thực là hay !
Chẳng hay sao lại đỗ ngay tú tài ?
Xưa nay em vẫn chịu ngài .. .. (3)
(1). Bước vào đời không thể không chữ nghĩa.
(2). Cái phẩm giá tột cùng ở cõi người là tấm tình với trăng gió.
Sự phong lưu bậc nhất trên cõi đời là cốt cách giang hồ.
(3). Câu “chịu ngài” của bà Tú hàm cả hai ý :
chịu văn chương ngài hay và chịu cái tính “ngông” của ngài nữa !
Ba cái lăng nhăng
Một trà một rượu một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.
Chừa được cái gì hay cái nấy,
Có chăng chừa rượu với chừa trà !
Thú cô đầu
Cái thú cô đầu nghĩ cũng hay,
Cùng nhau dan díu mấy đêm ngày.
Năm canh to nhỏ tình dơi chuột,
Sáu khắc mơ màng chuyện nước mây.
Êm ái cung đàn chen tiếng hát
La đà kẻ tỉnh dắt người say.
Thú vui chơi mãi mà không chán,
Vô tận kho trời hết lại vay.
Tết tặng cô đầu
Ngày xuân mừng quý khách
Khi vui, lọ đàn phách !
Chuyện nở như pháo rang
Chuyện dai như chão rách,
Đổ cả bốn chân giường
Xiêu cả một bức vách !
Đi hát mất ô
Đêm qua anh đến chơi đây
Giầy chân anh dận, ô tay anh cầm.
Rạng ngày sang trống canh năm
Anh dậy, em hãy còn nằm trơ trơ.
Hỏi ô, ô mất bao giờ,
Hỏi em, em cứ ỡm ờ không thưa.
Chỉ e rày gió mai mưa
Lấy gì đi sớm về trưa với tình ?
Không chiều đãi
Rước phải cô đào mới tẻo teo
Rác tai đà lắm sự ì èo
Cầm kì thi tửu, vui ra phá (1)
Điền sản tư cơ mấy cũng nghèo.
Bạn ác không vay mà thúc lãi (2)
Thói thành, dầu lịch cũng thành keo. (3)
Thôi thôi xin kiếu cô từ đấy
Chiều đãi thì tôi cũng .. .. váo đèo.
(1). Chuyện cô “đào non” có thói vòi tiền quá thể, nên vui hoá ra phá tán.
(2). Cô nàng như người bạn ác, thúc tiền như thúc lãi nợ.
(3). Người thị thành lịch sự cũng phải xử keo.
Hỏi ông trời
Ta lên ta hỏi ông trời
Trời sinh ta ở trên đời biết chi ?
Biết chăng, cũng chẳng biết gì !
Biết ngồi Thống Bảo, biết đi ả đầu (1)
Biết thuốc lá, biết chè Tầu,
Cao lâu biết vị, hồng lâu biết mùi.
(1). Thống Bảo : một sòng bạc của Hoa Kiều.
Tự đắc
Ta nghĩ như ta có dại gì ?
Ai chơi, chơi với, chẳng cần chi !
Kìa thơ tri kỉ, đàn anh nhất,
Nọ phách phong lưu, bậc thừ nhì.
Ăn mặc vẫn ra người thiệp thế,
Giang hồ cho biết bạn tương tri.
Gặp thời gặp vận nên bay nhảy
Cho thoả rằng sinh chẳng lỗi thì !
Chú Mán
Phong lưu nhất ai bằng chú Mán (1)
Trong anh em chúng bạn kém thua xa.
Buổi loạn li bốn bể không nhà
Răng chẳng nhuộm, vợ chẳng lấy, lụa là chẳng mặc.
Mán chỉ làm đủ tiền tiêu vặt
Khi cao lâu, khi cà phê, khi nước đá,
khi thuốc lá, khi đủng đỉnh ngồi xe
Sự đời Mán chẳng buồn nghe.
(1) Chú Mán : một người đến ở
Nghèo mà vẫn vui
Kể xuất thế, ai bằng anh Mán (1)
Trải mùi đời khôn chán, giả làm ngây.
Hổ sinh ra lúc thời này,
An thân mệnh thế, giấu tay anh hùng.
Không danh cho dễ vẫy vùng
Mình không phú quí, mắt không công hầu.
Khi để chỏm, lúc cạo đầu,
Nghêu ngao câu hát nửa Tầu nửa ta.
Không đội nón, chịu màu da dãi nắng,
Chẳng nhuộm răng, để trắng dễ cười đời.
Chốn quyền môn luồn cúi mặc ai ai
Ngoài cương toả thảnh thơi ai đã biết ?
Chỉ ấm ớ, giả câm giả điếc
Cứ vui tràn khi hát khi ngâm
Trên đời mấy mặt tri âm !
(1) Tác giả muợn anh Mán để lồng cái tính cách của mình vào, tạo thành một thứ “nhân vật của thời đại” : có phẩm chất nhưng bất phùng thời, trở nên ngang tàng, kiêu hãnh và .. .. ngông.
Áo bông che bạn (1)
Ai ơi, còn nhớ ai không ?
Trời mưa một mảnh áo bông che đầu.
Nào ai có tiếc ai đâu ?
áo bông ai ướt khăn đầu ai khô ?
Người đi Tam Đảo, Ngũ Hồ
Kẻ về khóc trúc than ngô một mình
Non non nước nước tình tình
Vì ai ngơ ngẩn cho mình ngẩn ngơ .. ..
(1) Nguyễn Công Hoan đã phân tích bài thơ và khẳng định “bạn” đây là một cô gái. Các cụ phụ lão ở Vị Xuyên cũng xác nhận đây là bài thơ tình tác giả viết cho bà Hai Đích (tức bà Côn), con gái tiến sĩ Nguyễn Công Độ. Hai người yêu nhau từ hồi còn trẻ, nhưng không lấy được nhau vì gia đình ông Nghè không thuận. Mãi sau này hai người vẫn lưu luyến nhau và bài thơ này ghi lại một kỉ niệm lúc đã muộn mằn.
Hoá ra dưa
Ước gì ta hoá ra dưa
Để cho người tắm nước mưa chậu đồng !
Ước gì ta hoá ra hồng
Để cho người bế người bồng trên tay !
Gửi người cũ (1)
Yêu nhau chẳng lấy được nhau nào
Mình nghĩ làm sao, tớ nghĩ sao ?
Trai gái bởi tay bà mụ nặn
Vợ chồng nguyên mối chị Hằng trao (2)
Xa đi ngán nỗi lòng thương nhớ
Gần lại càng thêm dạ khát khao.
Bến Vị non Nùng xa cách mấy (3)
Mà không buộc chặt sợi tơ đào ?
(1) Tức cô Tuyết, một cô đầu Hà Nội.
(2) Tức bà Nguyệt.
(3) Bến Vị Hoàng (
Nhớ bạn phương trời (1)
Ta nhớ người xa cách núi sông
Người xa xa lắm, nhớ ta không ?
Sao đang vui vẻ ra buồn bã ?
Vừa mới quen nhau đã lạ lùng !
Khi nhớ nhớ cùng trong mộng tưởng,
Nỗi riêng riêng cả đến tình chung.
Tương tư lọ phải là mưa gió (2)
Một ngọn đèn xanh trống điểm thùng.
(1) Có người nói đây là bài thơ nhớ Phan Bội Châu.
(2) Có bản chép “trai gái”.
Cái nhớ
Cái nhớ hình dung nó thế nào ?
Khiến người trong dạ ngẩn ngơ sao !
Biết nhau cho lắm thêm buồn nhỉ
Để khách bên trời dạ ước ao !
Hỏi ông trăng
Ta lên ta hỏi ông trăng
Hoạ là ông có biết chăng sự đời !
Ông cao ông ở trên trời
Mà ông soi khắp nước người nước ta.
Năm châu cũng một ông mà
Kể riêng thì lại mỗi nhà mỗi ông.
Chiêm bao
Bỗng thấy chiêm bao thấy những người
Thấy người nói nói lại cười cười.
Tỉnh ra lại tiếc người trong mộng
Mộng thế thì bằng tỉnh mấy mươi.
Văn tế sống vợ (1)
Con gái nhà dòng, lấy chồng kẻ chợ
Tiếng có miếng không, gặp chăng hay chớ (2)
Mặt nhẵn nhụi, chân tay trắng trẻo, ai dám chê rằng béo rằng lùn ?
Người ung dung, tính hạnh khoan hoà, chỉ một bệnh hay gàn hay dở.
Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười
Trong họ ngoài làng, vụng lẽ chào dơi nói thợ (3)
Gần xa nô nức, lắm gái nhiều trai
Sớm tối khuyên răn, kẻ thầy người tớ.
Ông (4) tu tác cửa cao nhà rộng, phó mặc tay dâu,
Anh (5) lăm le bia đá bảng vàng, cho vang mặt vợ
Thế mà:
Mình bỏ mình đi, mình không chịu ở
Chẳng nói chẳng rằng, không than không thở.
Hay mình thấy tớ: nay Hàng Thao, mai phố Giấy mà bụng mình ghen ?
Hay mình thấy tớ : sáng Tràng Lạc, tối Vĩễn Lai, mà lòng mình sợ ? (6)
Thôi thôi chết quách yên mồ, sống càng nặng nợ
Chữ nhất phẩm ơn vua vinh tứ (7) ngày khác sẽ hay,
Duyên trăm năm ông Nguyệt xe dây, kiếp này đã lỡ.
Mình đi tu cho thành tiên thành phật, để rong chơi Lãng Uyển Bồng Hồ, (8)
Tớ nuôi con cho có rể có dâu, để trọn vẹn đạo chồng nghĩa vợ.
(1) Nhà thơ chơi bời phòng túng, tốn tiền, bà Tú giận doạ tự tử. Nhà thơ nhân đó làm bài văn tế này bày tỏ nỗi cảm thông với vợ.
(2) ý nói được sao hay vậy.
(3) Tức thật thà thẳng thắn, không thớ lợ.
(4) Ông: tức cha của nhà thơ.
(5) Anh : tức nhà thơ
(6) Hàng Thao (
Tràng Lạc, Viễn Lai : Hai hiệu cao lâu nổi tiếng ở
(7) Một mơ ước “viễn tưởng”.
(8) Các chốn tiên cảnh (thần thoại Trung Hoa)
Phú thầy đồ dạy học
Thầy đồ thầy đạc
Dạy học dạy hành
Vài quyển sách nát
Dăm thằng trẻ ranh
Văn có hay đã đỗ làm quan, võng điều võng tía,
Số có giỏi đã ra giúp nước, khố đỏ khố xanh.
ý hẳn thầy văn dốt vũ dát, vả lại vừa gàn vừa dở,
Cho nên thầy lẩn quẩn loanh quanh.
Trông thầy
Con người phong nhã
ở chốn thị thành,
Râu rậm bằng chổi
Đầu to tày giành.
Cũng lắm phen đi đó đi đây, thất diên bát đảo,
Cũng nhiều lúc chơi liều chơi lĩnh, tứ đốm tam khoanh.
Nhà lính tính quan, ăn rặt những lạp xường, mặc rặt những quần vân áo xuyến,
Đất lề quê thói, chỗ ngồi cũng án thư, bàn độc, ngoài hiên cũng cánh xếp mành mành.
Gần có một mụ
Sinh được bốn anh :
Tên Uông, tên Bái
Tên Bột, tên Bành.
Mẹ muốn con hay, rắp một nỗi biển cờ mũ áo,
Chủ rước thầy học, tính đủ tiền chè rượu cơm canh.
Chọnh ngày lễ bái
Mở cửa tập tành.
Thầy ngồi chễm chệ
Trò đứng xung quanh.
Dạy câu Kiều lẩy,
Dạy khúc lí kinh
Dạy những khi xuống ngựa lên xe, đứng ngồi phải phép,
Dạy những lúc cao lâu chiếu hát, ăn nói cho sành .. .. (1)
(1) Đủ thấy “chương trình” dạy của thầy đồ có một không hai này “phá cách” đến mức nào !
Phần III: Nỗi đời
Thương vợ
Quanh năm buôn bán ở mom sông (1)
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo xèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận.
Năm nắng mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc ! (2)
Có chồng hờ hững cũng như không !
(1) Tức sông Vị (
(2) Tác giả tự trách mình một cách chua chát, đồng thời cũng chửi vào mặt đời bạc bẽo.
Khóc em gái
Mệnh sao bạc thế hỡi em ơi !
Hai bốn hai lăm, cũng một đời.
Bảng Hổ vừa treo, cầu Thước bắc, (1)
Cành hoa đã rụng, phím đàn rơi.
Cây tương tư héo, chồng rầu rĩ
Thuyền độ sinh đưa, phật rước mời.
Những muốn dựng bia làm kỉ niệm,
Lòng anh thương xót biết bao nguôi !
(1) Chồng vừa thi đỗ cử nhân (thi hương). Cầu Thước : Cầu ô Thước bắc cho Ngưu – Chức gặp nhau (ý nói em gái lấy chồng chưa bao lâu).
Than nghèo
Cái khó theo nhau mãi thế thôi,
Có ai, hay chỉ một mình tôi ?
Bạc đâu ra miệng mà mong được ?
Tiền chửa vào tay đã hết rồi !
Van nợ lắm khi tràn nước mắt,
Chạy ăn từng bữa mướt mồ hôi.
Biết thân, thuở trước đi làm quách,
Chẳng kí, không thông, cũng cậu bồi !
Một nén tâm hương
Im ỉm thâu đêm lại thẳng ngày (1)
Bệnh đâu có bệnh lạ lùng thay !
Thuốc thang nghĩ lại chua mà đắng
Đường mật xem ra ngọt hoá cay.
Lắm bệnh, bạn bè đi lại ít,
Nặng lòng, họ mạc hỏi han đầy.
Chỉ bền một nén tâm hương nguyện
Thuốc thánh, bùa tiên ắt chẳng chầy.
(1) Tác giả ốm nặng đã lâu.
Gần tết, than việc nhà
Bố ở một nơi con một nơi
Bấm tay tháng nữa hết năm rồi.
Văn chương ngoại hạn, quan không chấm (1)
Nhà cửa giao canh, nợ phải bồi (2)
Tin bạn hoá ra người thất thổ (3)
Vì ai nên nỗi quyển đâm vôi (4)
Ba mươi mốt tuổi đà bao chốc
Lặn lội trèo non đã mấy hồi.
(1) Bài này làm vào năm Canh Tí, 1900, sau khi tác giả thi trượt, vì nộp quyển chậm phần phúc hạch quốc ngữ.
(2) Nhà cửa thế chấp vay nợ, nay phải giao cho nhà chức trách phát mãi.
(3) Tác giả tin bạn nên cho mượn nhà thế chấp, rốt cuộc . . . mất nhà !
(4) Quyển đâm vôi : Bài thi hỏng được cho vào cối giã với vôi để .. . làm giấy !
Đau mắt
Vui chẳng riêng ai, ốm một mình,
Hỏi ai, ai cũng chỉ mần thinh.
Vừa đồng bạc lớn, ông lang Sán (1)
Lại mấy hào con, chú ích Sinh (1)
Hỏi vợ, vợ còn đi chạy gạo,
Gọi con, con mải đứng chơi đinh.
Muốn mù trời chẳng cho mù nhỉ ?
Gương mắt trông chi buổi bạc tình ?
(1) Hiệu thuốc bắc.
Thề với người ăn xin
Người đói, ta đây cũng chẳng no,
Cha thằng nào có, tiếc cho không ! (1)
Họ đầy đoạ mãi dân cày cuốc,
Ai xét soi cho cảnh học trò !
Mong được cơm no cùng áo ấm .
Gặp toàn nắng lửa với mưa gio.
Miếng ăn đến miệng là thưa kiện (2)
Lúa rũ chân đê chửa được vò.
(1) Một câu chửi thề rất chi “dân dã”, cũng là một câu chửi bọn giàu có keo kiệt.
(2) Nạn kiện tụng nhau dưới thời thực dân phong kiến, làm khốn cùng thêm cuộc sống của nông dân.
Than cùng
Khách hỏi nhà ông đến
Nhà ông đã bán rồi.
Vợ lăm le ở vú,
Con tấp tểnh đi bồi.
Ai chói voi bỏ rọ ? (1)
Đời nào lợn cạo ngôi ? (2)
Người bảo ông cùng mãi
Ông cùng thế này thôi !
(1) Tục ngữ, nói sự bó buộc vô lí.
(2) Do câu sấm kí : “Bao giờ cho lợn cạo ngôi, cho gà cắt cánh vua tôi sẽ về” ý nói bao giờ “đổi đời” ?
Đêm hè
Trời không chớp bể với mưa nguồn,
Đêm nảo đêm nao tớ cũng buồn.
Bối rối tình duyên cơn gió thoảng
Nhạt nhèo quang cảnh bóng trăng suông.
Khăn khăn áo áo thêm rầy chuyện,
Bút bút nghiên nghiên khéo giở tuồng.
Ngủ quách, sự đời thây kẻ thức
Bên chùa chú trọc đã hồi chuông.
Chợt giấc
Nằm nghe tiếng trống trống canh ba
Vừa giấc chiêm bao cbợt tỉnh ra.
Thiên hạ dễ thường đang ngủ cả
Việc gì mà thức một mình ta ?
Dạ hoài
Kìa cái đêm nay mới gọi đêm !
Mắt giương, trong bụng ngủ không thèm.
Tình này ai tỏ cho ta nhỉ ?
Tâm sự năm canh một ngọn đèn.
Đêm dài
Sực tỉnh trông ra ngỡ sáng loà,
Đêm sao đêm mãi thế ru mà ?
Lạnh lùng bốn bể ba phần tuyết
Xao xác năm canh một tiếng gà.
Chim chóc hãy còn nương cửa tổ
Bướm ong chưa thấy lượn vườn hoa.
Nào ai là kẻ tìm ta đó
Đốt đuốc mà soi kẻo lẫn nhà !
Thiếu nữ đi tu
Con gái nhà ai dáng thị thành,
Cớ chi nỡ phụ cái xuân xanh ?
Nhạt màu son phấn, say màu đạo,
Mở cánh từ bi, khép cánh tình.
Miệng đọc nam vô quên chín chữ (1)
Tiếc thay thục nữ hồng nhan thế,
Nỡ cạo đầu thề với quyển kinh ! (3)
(1) Chín chữ cù lao : công ơn cha mẹ .
(2) Duyên nợ vợ chồng.
(3) Tú Xương cũng như Hàn Mặc Tử .. .. các thi nhân đều “cám” trước cảnh các cô gái chôn vùi tuổi xuân để đi tu.
Viếng bạn
Đêm qua trằn trọc không yên
Vắng người cùng bạn bút nghiên sao đành ?
Ngựa xe là thói tỉnh thành
Nào người vui thú học hành là ai ?
Nhớ khi thảo sách soạn bài
Tựa trong khóm trúc, dạo ngoài hồ sen.
Ngậm ngùi dưới nguyệt trước đèn,
Ta vui ai biết, ta phiền ai hay ?
Của trời như nước như mây
Lũ ta như dại như ngây như khờ (2)
Đi đâu một bước một chờ
Vắng nhau một khắc một giờ khôn khuây.
Tháng năm tết đến sau này
Cùng ai lên núi hái cây xương bồ ? (3)
Há rằng thiếu nếp, không bồ ?
Tri âm đã vắng, Bồng Hồ cũng thôi ! (4)
Qua năm hương, hội đến rồi (5)
Cùng ai vượt bể tới nơi kinh kì ?
Dẫu cho vui thú phụng trì (6)
Khi vui mà vắng cố tri thêm sầu.
Bạn đà, chưa dễ tìm nhau
Bạn nghiên bạn bút có đâu được nhiều ?
(1) Tức ông Phạm Tuấn Phú.
(2) Vì không biết bon chen về đồng tiền.
(3) Giống cỏ mọc trên khe núi, hái về làm thuốc.
(4) Nếp : cái rương, cái tráp đựng đồ. ý câu : Không phải vì thiếu phương tiện mà không đi du chơi cảnh đẹp.
(5) Kì thi hương đã qua, sắp tới kì thi hội.
(6) Hồ Phụng Trì : hồ đẹp trong cung vua.
Cảm tết
Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo !
Tiền bạc trong kho, chửa lĩnh tiêu.
Rượu cúc nhắn đem, hàng biếng quẩy,
Trà sen mượn hỏi, giá còn kiêu.
Bánh đường sắp gói, e nồm chẩy,
Giò lụa toan làm, sợ nắng thiu .. ..
Thôi thế thì thôi, đành tết khác,
Anh em đừng nghĩ tết tôi nghèo !
Lấy lẽ
Cha kiếp sinh ra phận má hồng !
Khéo thay một nỗi lấy chung chồng !
Mười đêm chị giữ mười đêm cả
Suốt tháng em nằm suốt tháng không.
Hầu hạ đã toan phần cát luỹ (1)
Nhặt khoan còn ỏm tiếng Hà Đông (2)
Ai về nhắn bảo đàn em bé
Có ế thì tu, chớ chớ chung ! (3)
(1) Cát luỹ : dây leo.
(2) Sư tử Hà Đông (vợ cả ghen)
(3) Có thể coi bài này là bài “hậu làm lẽ” sau bài thơ “Kẻ đắp chăn bông, kẻ lạnh lùng” .. .. của Hồ Xuân Hương.
Vị Hoàng hoài cổ
Nô nức qua chơi thú Vị Hoàng (1)
Này nơi phong vận đất nhiều quan (2)
Trời kia khiến vậy : sông nên bãi
Ai khéo xoay ra phố nửa làng.
Khua gõ trống chuông, chùa vẫn nức,
Xì xèo tôm tép, chợ hầu tan.
Việc làng quan lớn đi đâu cả ?
Chỉ thấy năm ba bác xã bàn. (3)
(1) Vị Hoàng : sông chảy qua
(2) Đất này có nhiều người đỗ đạt làm quan.
(3) Tình trạng ngưng trệ tiêu điều của Vị Hoàng lúc đó.
Sông Lấp (1)
Sông kia rày đã nên đồng
Chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai.
Vẳng nghe tiếng ếch bên tai
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò.
(1) Một đoạn sông Vị Hoàng bị lấp.
Than đạo học (1)
Đạo học ngày nay đã chán rồi,
Mười người đi học, chín người thôi
Cô hàng bán sách lim dim ngủ,
Thầy khoa tư lương (2) nhấp nhổm ngồi.
Sĩ khí rụt rè, gà phải cáo,
Văn trường liều lĩnh, đấm ăn xôi
Tôi đâu dám mỉa làng tôi nhỉ ? (3)
Trình có ông tiên thứ chỉ tôi. (4)
(1) Tức Hán học. Từ 1900 thực dân Pháp bắt sửa chương trình thi cử, bớt chữ Hán, tăng quốc ngữ.
(2) Tức thầy khoá dạy tư.
(3) Làng tôi : tức làng nho.
(4) Tiên chỉ, thứ chỉ : chức sắc của vị có khoa bảng ở địa phương.
Chữ Nho
Nào có ra gì cái chữ Nho !
Ông nghè ông cống cũng nằm co.
Chi bằng đi học làm ông phán
Tối rượu sâm banh, sáng sữa bò !
Hỏng thi khoa Quí Mão
(1903)
Trách mình phận hẩm lại duyên ôi !
Đỗ suốt hai trường (1) hỏng một tôi !
“Tế” đổi làm “Cao” (2) mà chó thế !
“Kiện” trông ra “Tiệp” hỡi trời ôi !
Mong gì nhà nước còn thi nữa,
Biết rõ anh em chẳng chắc rồi.
Mũ áo biển cờ, làng có đất,
Ô hay ! Hương vận mãi chưa hồi !
(1) Trường thi Hà Nội và
(2) Tác giả đổi Trần Tế Xương thành Trần Cao Xương, để mong thi đỗ.
Buồn thi hỏng
Bụng buồn còn muốn nói năng chi ?
Đệ nhất buồn là cái hỏng thi.
Một việc văn chương thôi cũng nhảm
Trăm năm thân thế có ra gì !
Được gần trường ốc vùng
Thua mãi anh em cánh Bắc Kì.
Rõ thực nôm hay mà chữ tốt
Tám khoa chưa khỏi phạm trường qui (1)
(1) Trường qui : Các luật lệ phải theo lúc làm quyển (như kiêng các tên huý của họ nhà vua .. ..). Tú Xương lận đận về khoa cử tới tám lần, tức trên 20 năm.
Hễ mai tớ hỏng
Hễ mai tớ hỏng, tớ đi ngay !
Giỗ tết từ đây nhớ lấy ngày !
Học đã sôi cơm nhưng chửa chín
Thi không ăn ớt thế mà cay !
Sách đèn phó mặc đèn con trẻ
Thưng đấu nhờ trông một mẹ mày.
“Cống hỉ”, “mét xì” thông mọi tiếng (1)
Chẳng sang Tầu cũng tếch sang Tây .. ..
(1) Cống hỉ : tiếng chào (Quảng Đông)
Mét xì : tiếng chào (Pháp)
Tết cô đầu
Chị hỡi chị, năm nay túng lắm,
Biết làm sao ? Tết đến nơi rồi !
Mới ngày nào chị mua muối cùng tôi
Ngoảnh mặt lại hàng vôi nay đã bán (1)
Này nụ, này hoa, này hài, này hán
Pháo, tranh Tầu, Hương Cảng mới sang
Chị cùng em sắm sửa lo toan
Muốn mua chịu, sợ nhà hàng lại lạ.
Chị em ta cùng nhau giữ giá
Đến bây giờ ngã cả chẳng ai nâng.
Cũng liều bán váy chơi xuân .. ..
(1) Do câu “đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi” (mua muối để cầu mong sự mặn mà; mua vôi để dọn sửa tết).
Lụt năm Bính Ngọ (1906)
Thử xem một tháng mấy lần mưa
Ruộng hoá ra sông, nước trắng bừa
Bát gạo Đồng Nai kinh chuyện cũ (1)
Con thuyền quí tị nhớ năm xưa (2)
Trâu bò buộc cẳng coi buồn nhỉ ?
Tôm tép văng mình đã sướng chưa !
Nghe nói miền
Sao không san sẻ nước cho vừa ?
(1)Gạo phát chẩn ở Bắc Kì năm trước nhân nạn đói. Gạo bị mốc mà dân nghèo chen nhau tới lãnh vô cùng cực khổ.
(2) Lụt năm 1893 rất lớn ở Bắc Kì.
Mưa tháng Bảy
Sang tuần tháng bảy tiết mưa ngâu
Nắng mãi thì mưa cũng phải lâu.
Vạc nọ cầm canh thay trống mõ,
Rồng kia phun nước tưới hoa màu.
ỳ ào tiếng học nghe không rõ
Mát mẻ nhà ai ngủ hẳn lâu.
Ông lão nhà quê tang tảng dậy
Bảo con mang đó chớ mang gầu.
Đại hạn
Dạo này đá chảy với vàng trôi (1)
Thiên hạ mong mưa đứng lại ngồi
Ngày trước biết gì ! Ăn với ngủ
Bây giờ lo cả nước cùng nôi.
Trâu mừng ruộng nẻ cày không được
Cá sợ ao khô vượt cả rồi.
Tình cảnh nhà ai nông nỗi ấy
Quạt mo phe phẩy một mình tôi.
(1) ý nói quá nóng nực
Gửi ông thủ khoa Phan (1)
Mấy năm vượt bể lại trèo non
Em hỏi thăm qua bác hãy còn.
Mái tóc giáp thìn đà điểm tuyết (2)
Điểm đầu canh tí chửa phai son (3)
Vá trời gặp hội, mây năm vẻ (4)
Lấp bể ra công, đất một hòn (5)
Có phải như ai mà chẳng chết ?
Giương tay chống vững cột càn khôn .
(1) Phan Bội Châu
(2) Năm 1904, Phan Bội Châu xuất dương.
(3) Năm 1900, Phan Bội Châu đỗ thủ khoa ở Nghệ An.
(4) Mây ngũ sắc tượng trưng cho vua : cụ Phan đã được vua Cường Để sang Nhật.
(5) Chim tinh vệ lấp bể : ý nói khó thành công.
Câu đối tết
Thiên hạ xác rồi, còn đốt pháo (1)
Nhân tình trắng thế, lại bôi vôi. (2)
*
– Không dưng, xuân đến chi nhà tớ ?
– Có nhẽ trời mà đóng cửa ai !
*
Nực cười thay : Nêu không, pháo không, vôi bột cũng không, mà tết ;
Thôi cũng được : Rượu có, nem có, bánh chưng cũng có, thừa chơi !
*
Xuân về chớ để xuân đi, thương kẻ quạt nồng cùng ấp lạnh (3)
Năm mới khác gì năm cũ, van người bán muối với mua vôi. (4)
(1) Do câu “Tan như xác pháo”
(2) Cuối năm đón tết, người ta rắc vôi bột trước nhà thành hình cánh cung, nỏ, giáo .. .. để trừ ma quỉ.
“Nhân tình” ở đây có nghĩa : “cảnh người” tức cảnh sống gieo neo khốn khó của con người thời ấy.
“Trắng” : bạc phếch, kiệt quệ.
(3) Giữ xuân cho khỏi hè nồng (quạt) và đông rét (ấp lạnh).
(4) “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”.
Câu đối than thân
Nợ có chết ai đâu, chửi chó mắng mèo eo óc ;
Trời để sống ta mãi, lên xe xuống ngựa có phen.
*
Trúc báo bình an, nỡ để vun trồng bên kẽ ngạch ;
Cò nhiều văn tự (1), cớ sao lặn lội ở bờ sông ?
(1) Cò “giàu” vì bán nhiều ruộng cho vạc, có văn tự đeo ở cổ ? (truyện cổ tích).
Phần IV: Tấn tuồng đời
Đất Vị Hoàng (1)
Có đất nào như đất ấy không ?
Phố phường tiếp giáp với bờ sông.
Nhà kia lỗi phép con khinh bố,
Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng.
Keo cú người đâu như cứt sắt
Tham lam chuyện thở những hơi đồng.
Bắc
Có đất nào như đất ấy không ?
(1) Vùng đất có sông Vị Hoàng chảy qua (thuộc tỉnh
Vì tiền
Vì chưng chẳng có hoá ra hèn
Hổ với anh em chúng bạn quen.
Thuở trước chơi bời còn quyến luyến,
Bây giờ đi lại dám mon men !
Giàu sang, âu yếm, tình quen thuộc,
Bần tiện, thờ ơ, dạ bạc đen.
Ví khiến trong tay tiền bạc có
Nói dơi nói chuột, chán người khen.
Nào có cầu đâu, được tự nhiên !
ý hẳn nhà nho sang vận đỏ,
Hay là con tạo thử người đen ?
Bắt được đồng tiền
Đầu năm ra cửa được đồng tiền,
Muốn đem trả nợ đòi nhà lại
Hay để làm lương giúp nước liền ?
Của cải vua ta đâu sẵn thế !
Chữ đề Tự Đức hãy còn nguyên ! (1)
(1) Rõ ràng tác giả giễu cợt ông vua “hùng mạnh” này.
Đồng tiền
Phàm kim chi nhân, duy tiền nhi dĩ (1)
Hết tiền tiêu, tráng sĩ cũng nằm co !
Chẳng dại khôn cũng chẳng thân sơ,
Có hơi kẽm, tha hồ ngang ngửa !
Thơ rằng :
Toán lai thế sự kim năng ngữ
Thuyết đáo nhân tình kiếm dục minh (2)
Dơ dáng thay những mặt tài tình
Co quắp lắm cũng ra hình thủ lỗ (3)
Tiền dẫu hết, hết rồi lại có
Chữ bất nhân tạc đó không mòn.
Ai ơi giữ lấy lòng son !
(1) Người đời nay, thường chỉ tiền mới có thể .. . (giải quyết được mọi sự)
(2) Tính lại việc đời thì vàng (tiền) có thể biết nói năng.
Nói đến nhân tình (cảnh con người) lưỡi kiếm muốn kêu lên.
(3) ý nói : kể cả những kẻ tài tình mà ham hố với đồng tiền quá cũng thành kẻ ki bo, bẩn thỉu.
Tiến sĩ giấy
Ông đỗ khoa nào, ở xứ nào
Thế mà hoa, hốt, với trâm, bào ? (1)
Mỗi năm mỗi tết trung thu đến
Tôi vẫn quen ông, chẳng muốn chào.
(1) Trang phục của tiến sĩ giấy : hoa cài mũ, hốt (thẻ bằng ngà cầm tay), trâm (cài tóc), bào (áo thụng).
Chế ông đốc học (1)
Ông về đốc học đã bao lâu,
Cờ bạc rong chơi rặt một màu !
Học trò chúng nó tội gì thế
Để đến cho ông vớ được đầu ?
(1) Đốc học
Bỡn tri phủ Xuân Trường
Tri phủ Xuân Trường (1) được mấy niên
Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên.
Chữ “thôi” chữ “cứu” không phê đến,
Ông chỉ quen phê một chữ “tiền” !
(1) Phủ Xuân Trường thuộc tỉnh
Chế ông huyện Đ (1)
Thánh cắt ông vào chủ việc thi(2)
Đêm ngày coi sóc chốn trường qui.
Chẳng hay gian dối vì đâu vậy ?
Bá ngọ (3) thằng ông biết chữ gì !
(1) Ông huyện Đ được cử làm chủ một kì thi khảo của hội thánh thành
(2) Việc cử ông chủ thi thông qua cuộc lễ thánh (xin quẻ)
(3) Bá Ngọ : tiếng chửi của nhà sư.
Ông Hàn (1)
Hàn lâm tu soạn (2) kém gì ai ?
Đủ cả vung, nồi, cả cóng chai (3)
Ví thử quyển thi ông được chấm
Đù cha đù mẹ đứa riêng ai !
(1) Tức hàn Triệu, vốn chỉ là tay nấu rượu, buôn bán, chạy được chút phẩm hàm.
(2) Chức tu thư, ngang hàng thất phẩm.
(3) Tu soạn gì ? Tu soạn toàn dụng cụ . . . nấu rượu !
Ông ấm (1)
ấm không ra ấm, ấm ra .. . nồi,
ấm chạy lăng quăng ấm chẳng ngồi.
Chán cả đồ chuyên cùng chén mẫu (2)
Luộc giò, ninh thịt, lại đồ xôi !
(1) Gọi “ông ấm” vì con nhà dòng dõi.
(2) Đáng lẽ “ấm” là vật dụng quí sang, chỉ để pha trà. Nhưng ấm “nồi” này không : “đánh bạn” với các thứ chén tách, mà hoàn toàn làm việc ninh nấu của .. . nồi.
Đùa bạn ở tù
Cái cách phong lưu, lọ phải cầu !
Bỗng đâu gặp những chuyện đâu đâu,
Một ngày hai bữa cơm kề cửa,
Nửa bước ra đi, lính phải hầu.
Trong tỉnh, mấy toà quan biết mặt
Ban công ba chữ gác ngang đầu. (1)
Nhà vuông thong thả nằm chơi mát,
Vùng vẫy tha hồ thế cũng âu !
(1) Ban công ba chữ : ba chữ khẩu, tạo thành hình cái gông.
Bợm già (1)
Thầy thầy tớ tớ, phố xênh xang,
Thoạt nhác trông ra ngỡ cóc vàng.
Kiện hết sở Tuần, vô sở Sứ
Khi thì thầy số, lúc thầy lang.
Công nợ bớp bơ hình chúa Chổm,
Phong lưu đài các giống ông hoàng.
Phong lưu như thế phong lưu mãi
Điếu ống, xe dài độ mấy gang ?
(1) Một tay bợm đóng nhiều vai, thầy lang, thầy bói, thầy dùi.
(2) Tên này thường luồn lọt vào các công sở để xui nguyên giục bị kiện nhau.
Đạo đức giả
Hỏi lão đâu ta ? Lão ở Liêm
Trông ra bóng dáng đã hom hem.
Lắng tai, non nước nghe chừng nặng (1)
Chớp mắt trăng hoa, giả cách nhèm (2)
Cũng đã sư mô cùng đứa trẻ (3)
Lại còn tấp tểnh với đàn em.
Xuân thu ướm hỏi đà bao tá ?
Cái miếng phong tình vẫn chửa khem.
(1) Nặng tai.
(2) Giả mắt kèm nhèm để sán lại nhìn gái.
(3) Ra vẻ mô phạm với người ít tuổi.
Ông Hàn bị vợ dọa bỏ
Ông đã ơn vua một chữ “hàn” (1)
Nay lành mai vỡ khéo đa đoan !
Được thua hai ngả, ba câu chuyện
Khôn dại trăm năm một tiếng đàn.
Chim chuột sau này, nên gắng sức .. .
Lợn gà thủa ấy đã nên oan.
Có ai làm thủng, ông không biết, (2)
Còn phải mang điều với gái ngoan.
(1) Tức chức “hàn lâm”. Trong bài thơ tác giả chơi chữ với nghĩa “hàn gắn”, kể cả hàn gắn “tình” lẫn hàn “xoong nồi”.
(2) Tài của ông “hàn” chỉ có thể biết xoong nồi lành hay thủng, còn .. . gái thì ông chịu không biết được gì …
Sư ở tù
Quảng đại từ bi cũng phải tù
Hay là sư cũng vụng đường tu ?
Tụng kinh cứu khổ ba trăm quyển
ý hẳn còn quên một phép phù ? (1)
(1) Tức bùa chú.
Con buôn
Ai đấy ai ơi khéo hợm mình !
Giàu thì ai trọng, khó ai khinh ?
Thằng Ngô mất gánh, say câu chuyện
Chú lái nghiêng thoi mắc giọng tình (1)
Có khéo có khôn thì có của,
Càng già càng trẻ lại càng xinh.
Xuống chân lên mặt ta đây nhỉ ? (2)
Chẳng biết rằng dơ dáng dại hình !
(1) Anh chủ thuyền mắc giọng tình của ả con buôn xảo quyệt này mà nghiêng thuyền cập tới đổ của cho ả.
(2) Xuống chân lên mặt : vênh váo kiêu căng với mọi người.
Nước buôn
Nước buôn như chị mới ăn người
Chị thấy ai ru ? Chị cũng cười !
Chiều khách quá hơn nhà thổ ế,
Đắt hàng như thể mớ tôm tươi.
Tiền hàng kẻ thiếu, mi thường đủ,
Giá gạo đâu năm, đấy vẫn mười.
Thả quít nhiều anh mong mắm ngấu,
Lên rừng mà hỏi chú đười ươi ! (1)
(1) “Đười ươi giữ ống” bị lừa.
Chửi cậu ấm
ấm Kỉ này đây, tớ bảo này :
Cha con mày phải cái này cay !
Thôi đừng điếu tráp nghênh ngang nữa,
Thằng tiểu Phù Long nó chửi mày. (1)
(1) Tác giả chơi chữ : “chửi mày” nghĩa là .. . “đùm. mày !“.
Mồng hai tết viếng cô Kí (1)
Cô Kí sao mà đã chết ngay ?
Ô hay, trời chẳng nể ông Tây !
Gái tơ đi lấy làm hai họ
Năm mới vừa sang được một ngày.
Hàng phố khóc bằng câu đối đỏ, (2)
Ông chồng thương đến cái xe tay ! (3)
Gớm gan cho những cô con gái
Còn rủ rê nhau lấy các thầy !
(1) Cô Kí : vợ hai của một ông Kí mở hiệu xe tay, được chồng sai đi giao dịch với tên cẩm
(2) Vì ngày tết nên hàng phố đều sẵn câu đối đỏ, (để vui xuân) và nhân tiện để .. . khóc cô Kí).
(3) ý nói : ông chồng thương xót cô Kí thì ít mà thương cái .. .xe tay (từ nay không ai lo) thì nhiều !
Thông gia với quan
Gái goá đem mình tựa cửa quan (1)
Nghĩ rằng quan lớn thế thì sang.
Thương con, toan lấy dây tơ buộc
Kén rể vì tham cái lọng tàn.
Nào có ra chi phường khố lụa (2)
Thôi thì cũng tủi kiếp hồng nhan.
Cậu này ắt hẳn hay nghề sáo
Dây vũ dây văn vụng ngón đàn. (3)
(1) Một mụ goá muốn thông gia với “quan”, bèn gả con gái cho một “quan” nghiện thuốc phiện và đang xuống dốc !
(2) Phường khố lụa : chỉ quan lại một cách khinh bỉ.
(3) Quan này chỉ quen thổi sáo (ngậm tẩu hút thuốc phiện).
Lên đồng
Khen ai khéo vẽ sự lên đồng
Một lúc lên ngay sáu bảy ông (1)
Sát quỉ, ông dùng thanh kiếm .. . gỗ,
Ra oai, bà giắt cái .. . khăn hồng.
Cô giương tay ấn, tan tành núi,
Cậu chỉ ngọn cờ cạn rốc sông.
Đồng giỏi sao đồng không giúp nước ?
Hay là đồng sợ súng thần công ?
(1) Một giá đồng do một vị thần linh nào đó nhập vào. Người lên đồng lần lượt”hầu” hàng chục giá (ông, bà, cô, cậu v.v .. .)
Sư ông và mấy ả lên đồng
Chẳng khốn gì hơn cái nợ chồng ! (1)
Thà rằng bạn quách với sư xong !
Một thằng trọc tuếch ngồi khua mõ,
Hai ả tròn xoe đứng múa bông.
Thấp thoáng bên đèn lên bóng cậu (2)
Thướt tha dưới án nguýt sư ông.
Chị em thủ thỉ đêm thanh vắng :
“Chẳng sướng gì hơn lúc thượng đồng !” (3)
(1) Giọng lưỡi hạng đàn bà lẳng lơ, vô hạnh.
(2) Tức nhập đồng “cậu”
(3) Tác giả vạch trần bản chất dâm đãng của sư và các ả đồng.
Than sự thi
Cử nhân : cậu ấm Kỉ ,
Tú tài : con đô Mĩ (1)
Thi thế mà cũng thi !
ới khỉ ơi là khỉ !
(1) ấm Kỉ và con của đô lại Mĩ, đều là kẻ dốt nát, vì đút tiền được đỗ.
Năm mới
Khéo bảo nhau rằng : mới với me
Bảo ai rằng “cũ”, chẳng ai nghe.
Khăn là bác nọ to tày rế
Váy lĩnh cô kia quét sạch hè.
Công đức tu hành sư cũng lọng
Xu hào rủng rỉnh, Mán ngồi xe. (1)
Chẳng phong lưu cũng ba ngày tết,
Kiết cú như ta cũng rượu chè !
(1) Mán : một anh chuyên nghề gánh thuê, vậy mà tết lại .. . ngồi xe hàng.
Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu (1897)
Nhà nước ba năm mở một khoa
Trường
Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
ậm oẹ quan trường miệng thét loa.
Cờ kéo rợp trời, quan sứ đến
Váy lê quét đất, mụ đầm ra.
Nhân tài đất Bắc nào ai đó ? (2)
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà !
(1) Khoa thi năm 1897.
(2) Có bản chép “Sao không nghĩ đến điều tu sĩ ?“.
Giễu người thi đỗ
Một đàn thằng hỏng đứng mà trông,
Nó đỗ khoa này có sướng không !
Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt,
Dưới sân, ông cử ngỏng đầu rồng.
Khoa Canh tí (1)
Hai đứa tranh nhau cái thủ khoa ;
Tuân khoe văn hoạt, Nghị văn già (2)
Năm nay đỗ rặt phường hay chữ,
Kìa bác Lê Tuyên cũng thứ ba ! (3)
(1) Khoa thi năm 1900.
(2) Vũ Tuân đỗ đầu, Lê Sĩ Nghị đỗ thứ hai.
(3) Lê Tuyên, một ông sức học rất kém.
Bác cử nhu
Sơ khảo khoa này, bác cử Nhu (1)
Thực là vừa dốt lại vừa ngu (2)
Văn chương nào phải là đơn thuốc !
Chớ có khuyên xằng, chết bỏ bu ! (3)
(1) Cử Nhu, con một nhà bán thuốc bắc, học lực tầm thường, nhưng có bằng cử nhân, được cử làm chủ kì thi sơ khảo trường thi
(2) Có bản chép “sách như hũ nút, chữ như mù”.
(3) “Khuyên” tức dùng bút đỏ khuyên một vòng ở câu văn hay. Nhà hàng thuốc bắc cũng có kiểu đánh dấu vào đơn thuốc lúc bốc thuốc. Tác giả chế giễu ông bán thuốc bắc chấm bài thi.
Ông cử Ba
Cửa Vũ, ba nghìn sóng nhảy qua (1)
Ai ngờ mũ áo đến .. . ba ba (2)
Đầu như lươn đất mà không lấm (3)
Thân tựa xà hang cũng ngó ra (4)
Dưới nước chẳng ưa, ưa trên cạn
Đất sét không ăn, ăn thịt gà !
Tuy rằng cổ rụt mà không ngỏng
Hễ cắn ai thì sét mới tha ! (5)
(1) Vượt qua được cửa Vũ Môn (cá chép hoá rồng, thí sinh thi đỗ).
(2) Tác giả chơi chữ : “cử Ba” và “con ba ba”. Đáng lẽ mũ áo chỉ đến với cá chép, đã hoá rồng, nhưng bây giờ lại ban cho .. . “ba ba”.
(3) Do câu “thân lươn bao quản lấm đầu”.
(4) Rắn núp trong hang ngó ra, vênh váo.
(5) Người ta bảo tính con ba ba rất ác, hễ cắn ai thì phải có tiếng sấm sét mới chịu nhả. Đây nói cử Ba rất tàn ác với dân.
Ông tiến sĩ mới
Tiến sĩ khoa này đỗ mấy người ?
Xem chừng hay chữ có ông thôi !
Nghe văn mà gớm cho văn nhỉ (1)
Cờ biển vua ban cũng lạ đời !
(1) Có bản chép “cho ông mãi”.
Không học vần Tây
Mợ bảo vần Tây (1) chẳng khó gì !
Cho tiền đi học để chờ thì.
Thôi thôi lạy mợ “xanh căng” lạy. (2)
Mả tổ tôi không táng bút chì !
(1) Vần Tây : chữ quốc ngữ.
(2) Xanh căng : 50 (tiếng Pháp).
Đổi thi
Nghe nói khoa này sắp đổi thi
Các thầy đồ cổ đỗ mau đi !
Dẫu không bia đá còn bia miệng
Vứt bút lông đi, giắt bút chì !
Ông cử thứ năm
Ông cử thứ năm, con cái ai ? (1)
Học trò quan đốc Tả Thanh Oai.
Nghe tin, cụ cố cười ha hả
Vứt cả dao cầu xuống ruộng khoai !
Thứ năm, ông cử ai làm nổi,
Học trò quan đốc tỉnh Hà Nội ?
Nghe tin, bà cố cười khì khì
Đổ cả riêu cua xuống vũng lội ! (2)
(1) Ông cử này bố là ông lang, mẹ bán bún riêu, may đỗ cao (thứ năm), thực học cũng xoàng,
(2) Trong bài này, Tú Xương đã phá phách niêm luật thơ Đường, tạo nên một “ai “ rất mới.
Mừng ông lang
Làm thuốc như ông cũng có tài
Thực là chăm chỉ lại lanh trai.
Phen này mồ mả nhà ta phát :
Thi cử, hai con đỗ cả hai ! (1)
(1) Trong đó có ông cử Ba (Tức cử Nhu)
Mừng ông cử lấy vợ kế
Một sớm ơn vua chiếm bảng vàng
Lam Kiều lối cũ lại lần sang.
Câu văn Hán, Tống hay ghê gớm
Quyển truyện Phan Trần (1) thuộc cháo chan.
Gỗ tốt nỡ đem trồng cột giậu,
Chim khôn sao khéo đậu nhà quan !
Làng nho ai lại hơn ông nhỉ ?
Có lẽ ông nay sướng nhất làng !
(1) Truyện phong tình
Câu đối mừng ông phó Huyến (1)
Lão chửa già đâu, nghiêng ngửa vì ai nên tóc bạc,
Xuân sao trẻ mãi, xoay vần như thế vẫn đào non ?
(1) Một người bà con nhà thơ, tuổi đã già mà lấy một bà vợ trẻ nên phải “nghiêng ngửa” chiều vợ.Câu dưới vừa tả cái “xuân tái lai” của phó Huyến, vừa tả cái “xuân tình” của người vợ trẻ thật thần tình (đặc biệt là thâm ý của các từ “xoay vần” và “đào non”).
Kể lai lịch (1)
Cũng võng cũng dù
Cũng hèo cũng quất (2)
Ăn, cậu cũng “thời”
Ngủ, bà cũng “giấc” (3)
Tháng rét quạt lông
Mùa hè bít tất.
Tráp tròn sơn đỏ, bà quyết theo trai ;
Điếu ống xe dài, cậu đành lễ phật.
Tai gài ngọn bút, anh kia dòng tịch sĩ xuất thân ; (4)
Lưng giắt thẻ bài, chú nọ loại lính tuần được đất. (5)
Hai cậu con đóng vai ấm tử, lối bếp bồi cậu cũng như nhau
Đôi đức bà lên mặt phu nhân, ngón đĩ thoã bà nào cũng nhất .
Nhất tắc mộ sư mô chi cực, (6) nay chùa này mai chùa khác,
mở lòng từ tô tượng đúc chuông ;
Nhất tắc ham chài lái chi khu (7), lên mành nọ xuống mành kia,
che miệng thế đong dầu rót mật.
Thế mà
Bà vẫn nghênh ngang,
Cậu càng phong vận.
ý hẳn cậu còn tuổi trẻ, tính hãy thơ ngây ;
Quái thay bà đã về già, cũng còn lẩn thẩn . ..
(1) Hai nữ nhân vật thành
(2) Hèo, quất : trang bị của lính hầu kiệu.
(3) Lối nói “sang” của giới quí tộc.
(4) Tịch sĩ: nho sĩ .
(5) ý nói ông quan xuất thân chỉ là lính tuần.
(6) Mộ sư mô chi cực : “rất mực mộ sư mô”. Tác giả chơi chữ : “cực” để đọc trệch . . .
(7) Khu, cũng để đọc trệch.
Để vợ chơi nhăng
Thọ kia mày có biết hay chăng ?
Con vợ mày kia, xiết nói năng !
Vợ đẹp, của người không giữ được,
Chồng ngu, mượn đứa để chơi nhăng.
Ra đường đáng giá người trinh thục
Trong dạ sao mà những gió trăng ?
Mới biết hồng nhan là thế thế.
Trăm năm trăm tuổi lại trăm thằng !
Mẹ vợ với chàng rể
Ai về nhắn bảo việc này cho :
Nhắn bảo ai rằng việc nhỡ to ! (1)
Chép miệng, bà nuôi to cái dại,
Phờ râu, ông rể ẵm con so !
Cắm sào sâu quá nên thêm khổ, (2)
Néo chặt dây vào hoá phải lo.
Vẫn biết sống lâu nhiều sự lạ
Tử qui thắt lại một “con cò”. (3)
(1) Chuyện mẹ vợ và con rể tư thông đến có con.
(2) Cắm sào sâu khó nhổ (tục ngữ) : quá thân thiết.
(3) Tử qui : thác về. ý câu : Rốt cuộc chết vì một “con cò”.
Phòng không (1)
Em giận thân em mãi chửa chồng,
Ngày năm bảy mối tối nằm không.
Thiếu gì chốn ấy sêu trầu vỏ
Mà lại nơi kia rấm cốm hồng,
“Hẩu lố” khách đà ba bảy chú,
“Mét xì” Tây cũng bốn năm ông.
Ép dầu ép mỡ, duyên ai ép ?
Có mắn may ra đã bế bồng (2)
(1) Bài thơ nói về một cô gái vừa kiêu điệu với mọi người theo đuổi mình, lại vừa thích quan hệ lăng nhăng với bọn “Tây Tầu”, rốt cuộc phải chịu cảnh “phòng không”.
(2) ý nói : chưa có bế bồng chỉ vì .. . không mắn.
Cô Tây đi tu
Rứt cái mề đay ném xuống sông
Thôi thôi tôi cũng “mét xì” ông !
Âu đành chùa đó, âu đành phật
Cũng chẳng con chi, cũng chẳng chồng.
Chớ thấy câu kinh mà mặc kệ
Ai ngờ chữ “sắc” hoá ra “không” ! (1)
Tôi đây cũng muốn như cô nhỉ
Cái nợ trầu duyên rũ chửa xong. (2)
(1) ý nói : có hoá thành không.
(2) ý nói : chưa dứt được nợ vợ chồng đã cưới nhau từ trước.
Bỡn ông ấm Điềm
Tôi hỏi thăm ông đến tận nhà
Trước nhà có miếu, có cây đa.
Cửa hè sân ngõ chừng ba thước,
Nứa lá tre pheo đủ một toà.
Mới sáu bận sinh đà sáu cậu,
Trong hai dinh ở, có hai bà.
Trông ông mốc thếch như trăn gió
Ông được phong lưu tại nước da. (1)
(1) Bài thơ chế giễu một hạng người sống rất tủn mủn vô nghĩa.
Nhà nho giả danh
Hỏi thăm quê quán ở nơi mô ?
Không học mà sao cũng gọi “đồ” ?
ý hẳn người yêu mà gọi thế,
Hay là mẹ đẻ đặt tên cho ?
áo quần đinh đáo trông ra “cậu”.
Ăn nói nhề nhàng khác giọng ngô. (1)
Hỏi mãi mới ra thằng bán sắt,
Mũi nó gồ gồ, trán nó giô.
(1) Anh ta nói giọng lơ lớ như Hoa Kiều.
Phố Hàng Song
ở phố Hàng Song(1) thật lắm quan,
Thành thì đen kịt, đốc thì lang (2)
Chồng chung vợ chạ, kìa cô Bố
Đậu lạy quan xin, nọ chú Hàn.
(1) Thuộc Nam Định, nối liền với phố Hàng Nâu Tú Xương ở.
(2) Thành : viên phòng thành. Đốc : viên đốc học, có nhiều vết lang trên mặt.
Ông cò
Hà Nam, danh giá nhất ông cò (1)
Trông thấy ai ai chẳng dám ho.
Hai mái trống toang đành chịu dột (2)
Tám giờ chuông đánh phải nằm co. (3)
Người quên mất thẻ âu trời cãi,
Chó chạy ra đường có chủ lo. (4)
Ngớ ngẩn đi xia, may vớ được
Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to !(5)
(1) Ông cò : viên cảnh sát (cẩm Tây).
(2) Vì muốn lợp nhà phải xin phép lôi thôi.
(3) Phép thiết quân luật : từ 8 giờ tối không ai được ra đường.
(4) Không mang thẻ thân, để chó chạy ra đường đều bị phạt nặng.
(5) Bắt được kẻ đi xia để phạt, tức .. . kiếm ăn to !
Cô hầu trách quan lớn
Chỉ trách người sao chẳng trách mình ?
Mình trung đâu đấy, trách người trinh ? (1)
áo dầy cơm nặng bao nhiêu đứa ?
Chiếu cạnh giường bên, mấy hột tình ?
Tơ tóc nỗi riêng thì xét nét
Giang sơn nghĩa cả nỡ mần thinh ! (2)
Cổ cong mặt lệnh, người đâu thế ? (3)
Cái cóc bôi vôi khéo dại hình !
(1) Một viên quan vì giỏi nịnh Tây mà có địa vị, đuổi một cô hầu vì cho cô lẳng lơ.
(2) Tác giả mượn lời cô hầu để vạch mặt viên quan này quên đất nước.
(3) Cổ bự như cái cong đựng nước, mặt to như cái lệnh làng : hạng người bị thịt thô bỉ.
Hót của trời
Nó rủ nhau đi hót của trời (1)
Đang khi trời ngủ, của trời rơi.
Hót mau kẻo nữa kinh trời dậy
Trời dậy thì bay chết bỏ đời !
(1) Bọn quan lại vơ vét của dân.
Ngày xuân của làng thơ
Ngày ba tháng tám thấy đâu mà ?
Sao đến ngày xuân lắm thế a ?
ý hẳn thịt xôi lèn chặt dạ
Cho nên “con tự” mới thòi ra ? (1)
(1) Thơ châm biếm hội “Tao đàn” do các nhà nho ở Nam Định lập ra, hằng năm cứ đầu xuân lại họp nhau làm thơ, và chè chén là chính – Thơ họ được tác giả ví với thứ “thòi ra” sau khi “lèn chặt dạ” !
Năm mới chúc nhau
Lẳng lặng mà nghe họ chúc nhau
Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu.
Phen này ông quyết đi buôn cối
Thiên hạ bao nhiêu đứa giã trầu
Lẳng lặng mà nghe nó chúc sang
Đứa thì mua tước đứa mua quan.
Phen này ông quyết đi buôn lọng
Vừa chửi vừa rao cũng đắt hàng.
Nó lại chúc nhau cái sự giàu,
Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu ?
Phen này ắt hẳn gà ăn bạc
Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu ?
Nó lại mừng nhau có lắm con
Sinh năm đẻ bảy được vuông tròn
Phố phường chật hẹp người đông đúc
Bồng bế nhau lên nó ở non,
Bắt chước ai ta chúc mấy lời :
Chúc cho khắp hết cả trên đời
Vua, quan, sĩ, thứ người trong nước
Sao được cho ra cái giống người ! (1)
(1) Đoạn cuối này, có người bảo không phải thuộc nhà thơ, mà do người khác ghép vào. Nhưng theo tôi, chính đoạn này mới “nặng cân” : Tú Xương phát biểu quan điểm của mình ; Và ngoài ông, không ai có được cái khẩu khí ngang tàng “coi trời bằng vung” như vậy.
Nó tương đương với 2 câu sau :
Nhân tài đất Bắc nào ai đó
Ngoảnh cổ mà trông cảnh nước nhà.
Xuân
Xuân từ trong ấy mới ban ra (1)
Xuân chẳng riêng ai, khắp mọi nhà.
Đì đẹt ngoài sân tràng pháo chuột
Loẹt loè trên vách, bức tranh gà.
Chí cha chí chát khua giầy dép
Đen thủi đen thui cũng lượt là.
Dám hỏi những ai nơi cố quận (2)
Rằng xuân xuân mãi thế ru mà ?
(1) Trong ấy : Trong kinh đô Huế (vua làm lễ rồi ban lệnh dân đón xuân).
(2) Cô quận : non nước cũ.
Hát tuồng
Nào có ra chi lũ hát tuồng ! (1)
Cũng hò cũng hét cũng y uông ;
Dẫu rằng dối được đàn con trẻ
Cái mặt bôi vôi nghĩ cũng buồn ! (2)
(1) Ám chỉ bọn người tấp tểnh ra làm việc cho thực dân Pháp.
(2) Mặt bôi vôi : nghĩa đen là hoá trang mặt, nghĩa bóng là bôi gio trát trấu lên mặt.
Phường nhơ (1)
Bấy lâu chơi với rặt phường nhơ
Quen mắt ưa nhìn chả biết dơ.
Nào sọt nào quang nào bộ gắp,
Đứa bưng đứa hót, đứa đang chờ.
Mình hôi mũi ngạt không kì quản
áo ấm cơm no vẫn nhởn nhơ.
Ngán nỗi hàng phường khi cũng tế
Vẽ ông ôm đít để lên thờ ! (2)
(1) Bài này tác giả viết nhân Vũ Tuân đang cậy cục Hoàng Cao Khải để được chân hậu bổ.
Phường nhơ : nghĩa đen chỉ những người đi lượm phân, nghĩa bóng chỉ bọn quan lại mưu bổng lộc nhơ bẩn.
(2) Tức “thần tượng” để tế cúng của “phường nhơ”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét