Tập truyện ngắn của I.Baben (Nga)
Tác giả: I.Baben
Chích từ cuốn "Hơi thở nhẹ" (Chọn lọc và giới thiệu : Bùi Việt Thắng)
Nguồn: 1080vietnam.com
Mục Lục
Tội của Giêusu
Chuyện chuồng bồ câu của tôi
Cac lanken
Mối tình đầu
Dưới tầng hầm
Cái hôn
Tội của Giêusu
Arina sống dựa vào những phòng phía cầu thang chính, còn Xêriôga thì ở phía cầu thang phụ, hắn phụ việc cho người coi sân. Giữa hai người đã xảy ra điều hổ thẹn. Hôm Chủ nhật Xá tội, Arina đã sinh cho Xêriôga hai đứa con sinh đôi. Nước cứ chảy, sao cứ sáng, anh chàng mu-gích tức điên lên. Rồi lần nữa Arina lại rơi vào một tình cảnh thú vị. Tháng thứ sáu trôi qua, mà những tháng ngày ấy, những tháng của người đàn bà, chúng nó trôi qua rất nhanh. Xêriôga ra lính, và tuy có ngập ngừng, nhưng Arina nói dứt khoát:
– Anh Xêriôga yêu quí ạ, em không thể tính tới chuyện chờ anh về được đâu. Trong bốn năm trời chúng ta sẽ sống xa cách nhau, mà trong bốn năm em có thể sẽ cho ra đời ba đứa. Đã làm việc trong các phòng khách sạn thì phải tốc váy lên.
- Đúng là như thế, – Xêriôga gật đầu.
– Hiện giờ đang có những tay muốn hỏi em: tay thầu khoán Trôphimưt, rất thô lỗ cục cằn, và lão Ixai Abramưt, tay già loắt choắt trùm trưởng nhà thờ Nhicôlô-Xviatxcaia, một thằng đàn ông sức lực ẽo ợt, nhưng em đã ngấy đến họng cái sức mạnh độc ác của bọn đàn ông các anh, em nói thành thật là đã bị hành hạ đến không thể nào chịu được nữa rồi… Tính từ hôm nay thì ba tháng nữa em sẽ sinh, em sẽ đem đứa bé đến nhà nuôi trẻ và sẽ đi lấy họ.
Xêriôga đã nghe những lời như thế, anh ta tháo dây lưng quất Arina, và dũng cảm cố nhằm vào bụng.
– Này anh, – người đàn bà nói với anh ta, – đừng quá chú trọng đến cái bụng, cái nhân trong ấy là của anh đấy, không phải của người khác đâu…
Ở đây đã có một cuộc đánh đập tàn nhẫn, ở đây đã chảy ra nước mắt của người đàn ông, ở đây đã chảy ra máu của người đàn bà, nhưng chẳng nhìn thấy một lối thoát nào cả. Khi ấy người đàn bà bèn tìm đến Chúa Cứu thế Giêsu và nói:
– Như thế và như thế đấy, thưa Chúa Giêsu. Con là Arina đến từ những phòng của khách sạn "Mađrit và Luvr", chỗ ấy là ở đường Tvecxcaia. Làm việc ở các phòng khách sạn tức là tốc váy lên.
Và chị kể lại cho Chúa nghe tất cả mọi chuyện.
– Nhưng nếu như Xêriôga hoàn toàn không đi lính nữa thì sao? - Đến đây Chúa Cứu thế nhận xét.
– Thì có lẽ tay phân cục trưởng cảnh sát sẽ lôi đi…
– Phân cục trưởng cảnh sát, – Chúa cúi đầu, – ta đã không nghĩ tới hắn… Con hãy nghe đây, nếu như con cứ sống sạch sẽ như không thì sao?…
– Trong bốn năm trời ư? – Người đàn bà trả lời. – Nghe theo Chúa thế nào được, mọi con người đều cần phải phễnh cái bụng ra, tuy rằng Chúa thì từ lâu Chúa đã có cái thói như thế rồi, mà còn con cái thì Chúa sẽ kiếm đâu ra? Chúa hãy làm cho con nhẹ hẳn đi thôi…
Nghe đến đây hai gò má của Chúa ửng lên, người đàn bà đã chọc vào đúng chỗ đau của Người, nhưng Người vẫn nín lặng. Không thể nào tự hôn vào tai mình được, điều này thì cả Thượng đế cũng biết.
– Thế này này, hỡi kẻ nô lệ của Thượng đế, hỡi cô gái tội lỗi đáng yêu, – đến đây thì Chúa tuyên bố với vinh quang của Người, – trên các tầng trời của ta đang láng cháng một thằng thiên sứ nhỏ, tên nó là Anphrêt, nó hoàn toàn không chịu vâng lời, lúc nào cũng khóc nhè: Chúa ơi, Người đưa con lên làm thiên sứ ở tuổi hai! mươi của cuộc đời là nghĩa lý thế nào, ngay giữa lúc con là một thằng thanh niên hoàn toàn sung sức? Vậy hỡi kẻ gái phụng thờ ta, ta cho con thằng Anphrêt thiên sứ trong bốn năm để làm chồng. Đối với con nó sẽ vừa là lời cầu nguyện, vừa là kẻ che chở, vừa là bồ của con. Mà với nó thì chưa nói gì đến một đứa bé, mà một con vịt con cũng không thể tưởng tượng sẽ đẻ ra được, vì ở nó những trò đùa rỡn thì nhiều, còn chuyện nghiêm túc thì không có đâu…
– Đó chính là thứ đang cần cho con đấy, – cô gái Arina van xin, – do những chuyện nghiêm túc của họ, Chúa hãy đếm xem con đã chết đến ba lần trong hai năm…
– Con sẽ có sự nghỉ ngơi ngọt ngào, hỡi Arina con của Thượng đế, con sẽ có lời cầu nguyện nhẹ lâng như bài ca. A-men.
Hai phía đã quyết định như thế. Anphrêt được đưa tới. Một thiếu niên yếu ớt, dịu dàng, hai bên vai màu xanh da trời có hai cái cánh ve vẩy, óng ánh những sắc hồng hồng, nom cứ như những con bồ câu vỗ cánh trên trời. Arina vồ lấy nó, nức nở vì cảm động, vì nỗi lòng thầm kín của đàn bà.
– Anphrêt yêu dấu, niềm an ủi của em, chồng chưa cưới của em.
Nhưng Chúa dặn Arina rằng mỗi khi đặt thiên sứ vào giường thì phải tháo cánh ra, mà cánh thiên sứ thì có lắp những cái then, đại khái cũng như các thanh cửa chớp, vì thế ban đêm phải tháo ra và cuốn vào khăn giường sạch, nhỡ trong một động tác lăn lộn nào đó, cánh có thể gãy vì chỉ được làm bằng những hơi thở của trẻ th chứ không có gì hơn.
Liên đoàn các Chúa chúc phước! cho Arin! a lần cuối cùng. Để làm việc này đã gọi dàn đồng ca của các đại chủ giáo, đã có những bài ca rất vang lừng, còn các món đồ nguội thì không nên có món nào. Và thế là Arina cùng Anphrêt ôm nhau chạy theo cái thang bằng lụa xuống dưới trần. Cả hai đến phố Pêtrôpxki, vì ở đấy người đàn bà còn phi chạy long đi mua đồ cho Anphrêt (nhân tiện phải nói rằng anh chàng không chỉ không có quần mà còn hoàn toàn tự nhiên nguyên thủy). Arina mua cho Anphrêt ủng da láng ngắn, quần dệt kim kẻ ô, áo vệ sinh kiểu thợ săn, áo gi-lê bằng nhung mầu xám xanh.
– Các thứ khác, – nói, – anh bạn nhỏ ạ, chúng mình về nhà sẽ tìm ra…
Hôm ấy Arina không làm việc ở các phòng khách sạn vì đã xin phép nghỉ. Xêriôga đến gây chuyện ầm ĩ, không ra với hắn mà chỉ nói qua cửa:
– Anh Xecgây Nhiphanchit ạ, lúc này tôi đang rửa chân, xin anh rời khỏi đây đừng có gây chuyện ầm ĩ…
Thế là hắn ta bỏ đi không nói một lời. Như vậy là sức mạnh của thiên sứ bắt đầu cho thấy tác dụng.
Còn bữa tối thì Arina sửa soạn một chầu cứ như bọn lái buôn, chà, cô có một lòng tự ái thật là ghê gớm. Nửa stôp vôt-ca, rượu vang đặc biệt, cá cháy sông Đanuýp nấu khoai tây, xa-mô-va nước trà. Chuyện Anphrêt nếm các đồ ngon ngọt này trên đời như thế nào là việc của Anphrêt. Lúc tháo hai cái cánh của Anphrêt ra khỏi chốt, Arina bọc lại và tự mình mang vào giường.
Một thân hình tuyệt vời trắng như tuyết nằm ở chỗ của trên tấm đệm lông chim ! trải tr! ên cái giường ọp ẹp đầy tội lỗi và phát ra vầng hào quang không phải của trái đất này, những cột sáng mầu ánh trăng luân phiên với mầu đỏ lượn trong gian phòng, đung đưa trên cặp chân phóng tia sáng. Arina khóc òa lên, trong lòng mừng rơn, hết hát lại cầu nguyện. Arina ạ, đã được hưởng điều chưa từng thấy trên cõi đời bị hành hạ ê chề này, thật là kẻ được ban phước trong cánh đàn bà!
Cả hai uống cạn nửa stôp. Và nửa stôp này đã cho thấy tác dụng. Vừa thiếp đi, đã đè lên Anphrêt với cái bụng cháy bỏng, đã sáu tháng, của Xêriôga. Đối với Arina, được ngủ với một thiên sứ còn chưa đủ, vẫn chưa đủ khi mà bên cạnh không còn có kẻ nào nhổ vào tường, ngáy khò khò, như thế vẫn còn chưa đủ đối với đàn bà vạm vỡ, hung hãn, mà đã chưa đủ thì còn phải đốt nóng thêm cái bụng chưng phềnh và rực lửa. Thế là đã đè chết thiên sứ của Thượng đế, đè chết vì say rượu và vì điên cuồng trong sung sướng, đã đè chết như đè chết đứa hài đồng mới được một tuần, đã ép chặt nó bên dưới thể xác của… Như vậy sự kết thúc bằng cái chết đã đến với thiên sứ, và từ hai cái cánh bọc trong khăn giường những giọt nước mắt nhợt nhạt nhỏ xuống.
Nhưng rồi trời đã hửng, các cây cối đều cong gục xuống. Trong các khu rừng xa trên miền bắc, mỗi cây thông đều đi làm thầy tu, mỗi cây thông đều quì gối.
Người đàn bà lại đứng trước cái ngai của Chúa với cặp vai rất rộng, đầy sức mạnh, một cái xác non trẻ nằm trên hai bàn tay đỏ tía của
. ̵! 1; Ngài hãy nhìn xem, thưa Chúa…
Lúc ấy trái tim nhân hậu của Giêsu không chịu đựng được nữa, Người tức giận nguyền rủa đàn bà:
– Cái gì đã thường xảy ra dưới trần thì cũng sẽ xảy ra với ngươi, Arina…
– Sao vậy, thưa Chúa, – người đàn bà trả lời Người rất khẽ, – chẳng nhẽ chính con đã làm ra cái thân hình nặng nề của con, chẳng nhẽ chính con đã nấu vôt-ca, chẳng nhẽ chính con đã nghĩ ra cái tâm hồn đàn bà cô đơn, ngu xuẩn…
– Ta không muốn kéo dài với ngươi nữa, – Chúa Giêsu nói to, – ngươi đã đè chết một thiên sứ của ta, chao ôi, ngươi, đồ hạ tiện…
Và bằng một luồng gió nồng nực, người xô Arina xuống trần, tới phố Tvecxcaia, tới các phòng của khách sạn "Mađrit và Luvr" là chỗ vốn đã dành cho . Và ở đấy biển đã lên đến đầu gối. Gã Xeriôga đang đi chơi lần cuối cùng vì gã là lính mới.
– A cô em, cô em to bụng, – hắn nói, kèm theo là những lời đại khái cũng như thế.
Ixai Abramưt, tay già nhỏ bé cũng đã được nghe về chị chàng to bụng này và cũng nói với cái giọng mũi của lão.
– Sau những việc xảy ra, – lão nói, – tôi thì không thể nào cưới cô em được, tuy nhiên vẫn có thể nằm với nhau cũng theo trình tự như cũ…
Có lẽ lão sẽ nằm ngay xuống đất mẹ ẩm ướt, nếu không thì còn làm thế nào khác được, nhưng trong thâm tâm lão nhổ vào tất cả. Tất cả đều đúng là vừa tuột xích: những thằng bé búp bê, những tay lái buôn, những kẻ dị tộc. Là con người, lão vốn quen đánh bạc.
Và đây là đoạn kết của câu chuyện cổ tích.
Trước khi sinh con, vì thời gian ba tháng đã trôi qua, Arina đi ra cổng phụ sau phòng người làm, ưỡn cái bụng to khủng khiếp của lên phía bầu trời mịn như lụa và nói rất khẽ:
– Chúa ơi, Chúa hãy nhìn xem cái bụng đây này. Gõ lên nó nghe cứ như tiếng rắc đậu ấy. Nhưng thế này là thế nào, con không hiểu. Và Chúa ơi, con không muốn lại có chuyện này lần nữa đâu…
Để trả lời, Giêsu nhỏ những giọt nước mắt xuống Arina, và Chúa Cứu thế quỳ xuống.
– Hãy tha thứ cho ta, Arina nhỏ nhoi yêu quí, cho Thượng đế mang tội lỗi, và về những điều mà ta đã làm cho con như thế này…
– Chúa sẽ không có được! lời tha thứ của con đâu, Chúa Cứu thế Giêsu ạ, – Arina trả lời Chúa. – Không đâu.
Nguyễn Thụy Ứng dịch
Lần đầu tiên đăng trên tập văn tuyển "Vòng Tròn" quyển 3, Nhà xuất bản "Vòng Tròn", Matxcơva – Lêningrat 1924. Tác giả ghi 1922. (N.D.)
Chuyện chuồng bồ câu của tôi
Tặng M. Goócki
Hồi còn nhỏ tôi rất thèm có một chuồng bồ câu. Suốt đời tôi không có mơ ước nào thôi thúc mạnh mẽ hơn. Mãi đến năm tôi lên chín, bố tôi mới hứa cho tiền mua ván gỗ và ba đôi bồ câu. Hồi ấy là năm một nghìn chín trăm linh tư. Tôi đang chuẩn bị dự kỳ thi tuyển vào lớp dự bị trường trung học Nhicôlaep. Gia đình tôi sinh sống ở thành phố Nhicôlaep, tỉnh Khecxônxcaia. Bây giờ tỉnh này không còn nữa, vì thế thành phố của chúng tôi đã được nhập vào quận Ôđetxki.
Tôi mới lên chín và tôi sợ các kỳ thi. Nhưng về cả hai môn tiếng Nga và số học, không thể nào tôi được điểm dưới năm (1). Ở trường trung học chúng tôi, định mức trúng tuyển rất ngặt, vẻn vẹn có năm phần trăm. Trong số bốn mươi học sinh, chỉ hai thằng bé Do thái có thể được lấy vào lớp dự bị. Các thầy giáo đặt cho những đứa trẻ này những câu hỏi rất lắt léo. Không ai bị hỏi rắc rối như chúng tôi. Vì thế, lúc hứa cho mua bồ câu, bố tôi đòi phải có hai điểm năm cộng. Ông làm tình làm tội tôi, tôi chìm trong một giấc mơ không bao giờ chấm dứt ngay cả trong khi tỉnh, giấc mơ tuyệt vọng kéo dài của trẻ con, và tôi đã đi thi trong trạng thái chiêm bao ấy, nhưng dù sao vẫn thi đỗ khá hơn các thí sinh khác.
Tôi vốn có năng khiếu về khoa học. Dù đã dùng nhiều mánh khóe, các thầy giáo vẫn không thể nào làm tôi bối rối và mất trí nhớ.
Thầy Caravaep này là một nhân vật bất mãn trong số các sinh viên Matxcva, da dẻ hồng hào. Chưa chắc thầy đã đến ba mươi. Cặp má cương nghị của thầy đỏ tươi như trên mặt những đứa trẻ nông dân, một bên má có mụn cóc. Ngoà! i Caravaep, trong kỳ thi còn có phó đốc học Piatnhitxki, cụ được coi là một nhân vật quan trọng trong trường và trong toàn tỉnh. Phó đốc học hỏi tôi về Piot Đệ Nhất. Lúc ấy tôi có cái cảm giác mê mẩn, cái cảm giác thấy mình đang kề sát sự kết thúc và vực thẳm, một vực thẳm ráo hoảnh, đầy hân hoan và tuyệt vọng.
Về Piot Đệ Nhất tôi đã thuộc lòng qua cuốn sách của Putrưcôvit và những câu thơ của Puskin. Tôi nức nở đọc những câu thơ ấy, và những mặt người bỗng hiện lên trong mắt tôi và trườn đi như những cây bài bật ra từ một cỗ bài mới. Những mặt người ấy bị xáo trộn dưới đáy mắt tôi và trong những giây phút ấy, tôi run lên, dướn thẳng người, vội vã gào hết sức đoạn thơ của Puskin. Tôi lớn tiếng đọc rất lâu những câu thơ, nhưng chẳng ai cắt ngang cách trả lời sát hạch điên dại của tôi. Qua sự mù quáng mang một mầu đỏ rực, qua cm giác tự do hoàn toàn xâm chiếm mình, tôi chỉ trông thấy khuôn mặt già nua của cụ Piatnhixki cúi nhìn tôi với chòm râu bạc. Cụ không ngắt lời tôi mà chỉ nói với Caravaep đang sung sướng vì tôi và vì Puskin:
– Một dân tộc quả là lạ lùng, – ông già khẽ nói, – dân Do thái các ông toàn là những tay bị quỉ ám.
Và khi tôi nín lời cụ nói:
– Được rồi, thôi ra ngoài kia, anh bạn nhỏ của tôi…
Tôi rời khỏi lớp học, ra hành lang và ngoài ấy tôi dựa lưng vào bức tường không quét vôi, bắt đầu tỉnh lại sau cơn mê sảng kinh giật. Những đứa trẻ người Nga nô rỡn quanh tôi, cái chuông nhà thờ treo gần đấy bên trên cầu thang dành c! ho nhân ! viên nhà trường, bác gác trường ngủ gà ngủ gật trên chiếc ghế dựa bị đè lún xuống. Tôi nhìn bác gác trường và tỉnh lại. Từ tất cả các phía có những đứa trẻ lẻn đến gần tôi. Không biết chúng nó định bụng trêu tôi hay chỉ muốn đùa một chút, nhưng cụ Piatnhixki bỗng xuất hiện trong hành lang. Lúc đi qua chỗ tôi, cụ đứng lại một chút, chiếc áo lễ phục từ từ lượn sóng nặng nề trên lưng cụ. Tôi nhận thấy một vẻ xao xuyến trên cái lưng cánh phản đần đẫn những thịt của một nhà quí tộc, bèn đi tới gần ông già.
– Này các trò, – cụ nói với bọn học sinh,- đừng bắt nạt thằng bé này nhé, – rồi cụ đặt bàn tay to béo, trìu mến lên vai tôi.
– Anh bạn nhỏ của tôi ạ, – cụ Piatnhixki quay lại nói, – về nói cho bố con biết là con đã được nhận vào lớp một.
Một ngôi sao lộng lẫy lóng lánh trên ngực cụ, tấm bội tinh lách cách trên ve áo, cái thân hình cao lớn bận sắc phục đen của cụ bắt đầu rời chỗ trên cặp chân rất thẳng. Cái thân hình ấy bị ghìm ép giữa những bức tường ảm đạm, trườn đi giữa những bức tường ấy như chiếc xà lan dưới một con kênh sâu rồi biến mất sau cánh cửa phòng giám đốc. Một người hầu bưng trà vào cho cụ trong những tiếng loạt soạt long trọng, còn tôi thì chạy tế về nhà, về cửa hiệu.
Trong cửa hiệu nhà chúng tôi, một bác nông dân mua hàng đang ngồi gãi, vẻ mặt đầy vẻ nghi ngại. Trông thấy tôi, bố tôi bỏ luôn bác ta đấy và không một hai gì cả, tin ngay lời tôi kể. Ông quát anh bán hà! ng đóng! cửa hiệu rồi chạy bổ đến phố Nhà Thờ mua cho tôi cái mũ có huy hiệu. Bà mẹ đáng thương của tôi phải vất vả lắm mới lôi được tôi ra khỏi tay con người đang sướng như điên này. Trong giây phút này mặt người tái nhợt và người thăm dò số phận. Người vuốt ve tôi rồi lại đẩy tôi ra, vẻ gớm guốc. Người nói rằng các học sinh được nhận vào trường trung học đều được công bố trên báo và Thượng đế sẽ trừng phạt chúng ta, con người sẽ chê cười chúng ta nếu chúng ta mua đồng phục quá sớm. Mặt mẹ tôi nhợt nhạt, người cố dò hỏi số phận trong con mắt tôi và nhìn tôi với vẻ khát khao đầy cay đắng như khi người ta nhìn một thằng bé tàn tật, vì riêng người biết rằng chúng tôi là một gia đình bất hạnh thế nào.
Tất cả những người đàn ông thuộc dòng họ chúng tôi đều cả tin người khác và dễ có những hành động thiếu cân nhắc. Chúng tôi chẳng có hạnh phúc về mặt nào. Ông tôi xưa kia đã từng là rap-bi theo Nhà thờ Trắng, nhưng lại bị đuổi ra khỏi đấy vì tội báng bổ. Sau đó cụ sống thêm bốn mươi năm ầm ĩ và chán ngán, học những tiếng nước ngoài và bắt đầu mất trí năm tám mươi tuổi. Bác Lêp nhà tôi, anh của bố tôi, đã học trường đạo Do thái ở Vôlưgiưnxki. Năm 1892, bác từ bỏ cuộc đời làm lính, quyến rũ được cô con gái viên sĩ quan quân nhu đóng ở quân khu Kiep. Bác Lêp đã đưa người đàn bà ấy sang Caliphoocnia, đến ở Lôt-Angilet, rồi ở bên ấy, bác lại bỏ người đàn bà ấy và chết trong nhà điên, giữa những người da đen và người Mã-lai. Sau khi bác ch! ết, c�! �nh sát Mỹ đã gửi cho chúng tôi di sản của bác ở Lôt-Angilet: một cái hòm to đánh đai sắt nâu. Trong hòm có những quả tạ tập thể dục, vài lọn tóc đàn bà, chiếc khăn ông tôi thường trùm đầu khi cầu nguyện, những chiếc roi có tay cầm mạ vàng và cây chè nở hoa trên cái hộp nạm ngọc trai rẻ tiền. Toàn gia đình chỉ còn bác Simôn điên, bố tôi và tôi. Nhưng bố tôi quá tin người. Ông làm người ta bực mình với những cơn hoan hỉ khoái trá trong mối tình đầu của ông đối với người ta. Người ta đã không tha thứ cho bố tôi điều đó và đã lừa bịp bố tôi. Vì thế bố tôi đinh ninh rằng cuộc đời của ông bị chi phối bởi một số phận cay nghiệt, một cái gì không thể hiểu rõ nó theo đuổi làm khổ ông và xung khắc với ông về mọi mặt. Vì thế trong cả gia đình tôi, mẹ tôi chỉ còn có mình tôi. Cũng như tất cả những người Do thái, tôi nhỏ bé, gầy yếu, và vì học nhiều nên có chứng nhức đầu. Tất c những điều đó, mẹ tôi nhìn thấy hết, người không bao giờ mất sáng suốt trước cái thói hợm hĩnh kiểu dân nghèo của chồng, cũng như trước niềm tin tưởng không thể nào hiểu nổi của ông cho rằng ngày nào đó gia đình chúng tôi sẽ giầu mạnh hơn những con người khác trên đời này. Mẹ tôi không chờ đợi sự thành đạt đến với chúng tôi, người sợ không dám mua trước cho tôi chiếc áo b-lu đồng phục mà chỉ cho phép tôi đến hiệu ảnh chụp một bức chân dung to.
Ngày hai mưi tháng Chín năm một nghìn chín trăm linh năm, tại trường trung học đã treo danh sách các học sinh được vào lớp một. Trên bảng có ghi ! cả họ! tên tôi. Cả họ nhà tôi đã kéo đến xem tờ giấy này.
Ngay đến ông Sôil, ông chú tôi cũng tới trường trung học. Tôi thích ông già huênh hoang này vì ông buôn cá ở chợ. Hai bàn tay rất dầy của ông lúc nào cũng ướt, đầy vảy cá và nặc mùi những thế giới lạnh lẽo tuyệt đẹp. Ông Sôil còn khác người bình thường ở những chuyện bịa mà ông thường kể về cuộc nổi dậy năm 1861 ở Ba Lan. Trước kia ông đã từng làm chủ một quán rượu nhỏ ở Xcvira. Ông có trông thấy những tên lính của Nhicôlai đệ nhất xử bắn bá tước Côlepxki và những người khác trong nghĩa quân Ba Lan, nhưng cũng có thể là ông không được chứng kiến vụ này. Ngày nay thì tôi biết ông Sôil chỉ là một ông già vô học, bịa chuyện một cách ngây thơ, song các mẩu chuyện của ông rất hay, tôi không bao giờ quên. Và thế là cả ông cụ ngớ ngẩn Sôil cũng tới trường trung học đọc tấm bảng ghi họ tên tôi được nhận vào lớp một rồi đến tối ông giậm chân nhảy múa trong buổi khiêu vũ nghèo nàn ở nhà chúng tôi.
Bố tôi đã tổ chức một cuộc khiêu vũ nhân chuyện vui mừng, có mời các bạn của ông: những người buôn ngũ cốc, những người môi giới mua bán dinh cơ điền sản và những người chào hàng bán máy móc nông nghiệp trong khu chúng tôi. Các bác chào hàng này bán máy móc cho bất cứ ai. Nông dân cũng như địa chủ đều sợ họ, chưa mua gì thì đừng hòng bứt khỏi họ. Trong toàn thể dân Do thái, những người chào hàng là những con người từng tri nhất, vui nhộn nhất. Trong tối v! ui của ! chúng tôi, họ hát những bài ca của giáo phái Khaxi, chỉ gồm vẻn vẹn ba từ, nhưng hát rất kéo dài với những âm điệu buồn cười. Chỉ những ai đã có dịp ăn lễ Phục sinh ở chỗ những người Khaxi hay đã đến những nhà thờ ầm ĩ của họ trong vùng Vôlưn mới hiểu được tính chất duyên dáng trong các âm điệu ấy.
Ngoài các bác chào hàng, đến nhà chúng tôi còn có cụ Libecman, người dạy tôi kinh thánh Do thái và tiếng Do thái cổ. Nhà chúng tôi gọi cụ là m-xi- Libecman. Cụ uống rượu vang Betxa-rabi quá mức nên uống, những di băng lụa truyền thống tuột ra ngoài chiếc áo gi lê đỏ của cụ, và cụ dùng tiếng Do thái cổ để nói những lời nâng cốc chúc mừng tôi. Trong những lời nâng cốc này, ông già chúc mừng bố mẹ tôi rằng trong kỳ thi tôi đã đánh bại tất cả các địch thủ của tôi, tôi đã thắng những đứa trẻ má phính người Nga cũng như con cái các nhà trọc phú Do thái. Chẳng khác gì đời xưa Đavit vua sứ Giuđê đã đánh bại Gôliat, và cũng như tôi đã chiến thắng Gôliat, nhân dân chúng tôi, với sức mạnh của mình, sẽ chiến thắng các kẻ thù vây quanh chúng tôi và chờ chúng tôi đổ máu. M-xi- Libecman nói mấy lời như thế thì òa lên khóc. Cụ vừa khóc vừa uống thêm rượu vang rồi kêu to: "Hoan hô!" Khách khứa lôi cụ vào vòng khiêu vũ và nhảy với cụ một điệu ca-đri cổ như trong một đám cưới ở khu Do thái.
Trong cuộc khiêu vũ của chúng tôi mọi người đều vui, ngay đến mẹ tôi cũng nhấm nháp chút rượu vang tuy người không thích rượu và không hiểu tại sao người ta lại có thể thích rượu. Vì thế ngư! ời coi ! tất cả những người Nga là những kẻ điên rồ và không hiểu sao lại có những người đàn bà có thể sống với những người chồng Nga.
Song những ngày hạnh phúc của chúng tôi đến muộn hơn. Đối với mẹ tôi, những ngày ấy chỉ đến khi sáng sáng trước lúc tôi đến trường học, người sửa soạn cho tôi những chiếc bánh mì kẹp nhân, khi mẹ con tôi vào các cửa hiệu mua những đồ trang trí cho cây thông Nô-en của tôi: hộp bút, cái ống dành tiền, cái cặp đeo sau lưng, những quyển sách mới có bìa các tông và những quyển vở học giấy láng. Trong đời này không ai có cảm xúc mạnh hn con trẻ trước các đồ vật mới. Mùi đồ mới làm trẻ con run lên như con chó đánh hơi thấy dấu vết thỏ rừng. Lúc ấy chúng có cái trạng thái mất trí sau này sẽ được gọi là cảm hứng khi chúng ta trở thành người lớn. Và cái cảm xúc trong lành của con trẻ khi được làm chủ những vật mới cũng truyền sang người mẹ. Chúng tôi phải mất một tháng mới quen với hộp bút và cái cảnh tranh tối tranh sáng lúc sớm mai khi tôi uống nước trà bên mép cái bàn to có thắp đèn và xếp sách vở vào cặp. Chúng tôi đã mất một tháng mới quen với cuộc sống hạnh phúc của chúng tôi và mãi sau học kỳ một tôi mới nhớ tới những con bồ câu.
Tôi đã chuẩn bị đầy đủ để nuôi bồ câu: một rúp năm mươi cô-pếch và chuồng chim mà ông Sôil làm bằng một cái thùng. Chuồng chim sơn mầu nâu. Nó có những ngăn đủ nuôi mười hai đôi, với những cái nắp kiểu khác nhau trên mái và một cái lưới đặc biệt do tôi sáng chế để dụ bắt những con chim ở nơi khác. Hôm chủ n! hật hai! mươi tháng Mười tôi sửa soạn tới phố Phường Săn, nhưng trên đường lại gặp những trở ngại bất ngờ.
Câu chuyện tôi vừa kể, tức là chuyện tôi vào lớp một trung học đã xảy ra mùa thu năm một nghìn chín trăm linh năm. Hồi ấy vua Nhicôlai ban cho dân Nga một bản hiến pháp. Những người diễn thuyết mặc áo bành tô sờn rách leo lên những cái bệ của nhà hội đồng thành phố để phát biểu với dân chúng. Ngoài phố đêm đêm vang lên những tiếng súng, vì thế mẹ tôi không muốn cho tôi tới phố Phường Săn.
Hôm hai mươi tháng Mười, từ sáng những đứa bé ở các nhà láng giềng đã thả rắn vào ngay đồn cảnh sát và người đánh xe ngựa chở nước của chúng tôi đã vứt bỏ mọi công việc để đi nghênh ngang ngoài phố, đầu chải bri-ăng-tin, mặt đỏ như quả bồ quân. Sau đó chúng tôi thấy mấy thằng con người chủ hiệu bánh mì lôi con ngựa gỗ bọc da ra phố để tập thể dục ngay giữa lòng đường. Chẳng ai cản trở chúng nó. Viên cảnh sát Xêmecnhicôp lại còn kích thêm, thậm chí nhảy cao hơn chúng nó. Xêmecnhicôp thắt cái dây lưng nhà dệt lấy và hôm ấy đôi ủng của hắn được đánh bóng lộn, trước kia ủng của hắn chưa bóng sạch như thế bao giờ. Viên cảnh sát ăn vận không đúng đồng phục đã là điều làm mẹ tôi sợ nhất, vì thế người không để cho tôi ra đường. Song tôi vẫn lẻn ra đường qua sân sau rồi chạy đến phố Phường Săn; trong thành phố chúng tôi, phố này ở sau nhà ga.
Tại phố Phường Săn bác Ivan Nhicôđimưt bán chim bồ câu bao giờ cũng ngồi ở một chỗ. Ngoài chim bồ câu bác còn bá! n những! con thỏ nhà và một con công. Con công xòe đuôi đứng trên cái thanh chim đậu và thn nhiên quay đầu nhìn ra tứ phía. Một chân nó bị buộc bằng sợi dây bện, đầu kia sợi dây bị kẹp dưới chân chiếc ghế đan của bác. Vừa đến nơi tôi mua ngay của ông già một đôi bồ câu màu tím đỏ có bộ đuôi to rậm xơ xác và một đôi có mào, rồi cho tất cả vào một cái túi và bỏ vào trong ngực áo. Mua xong tôi còn bốn mươi cô-pêch, nhưng với giá này ông già không muốn bán cho tôi một con đực và một con cái giống mỏ khoằm. Tôi thích những con bồ câu mỏ khoằm ở cái mỏ ngắn có những nốt lồi to và cái tính hiền lành thân thiện. Bốn mươi cô-pêch là vừa phải đối với cặp chim này, nhưng người bán cứ nói cao giá và khuôn mặt vàng ệnh, bừng bừng cái vẻ ham mê thèm khát của một người bẫy chim cứ quay đi không nhìn tôi. Đến cuối buổi chợ, bác thấy không thể kiếm được một khách hàng nào khác, mới gọi tôi. Tất cả đã diễn ra theo ý muốn của tôi, nhưng tất cả đã kết thúc một cách tệ hại.
Đến mười hai giờ trưa hoặc muộn hn một chút có một người đi ủng dạ qua bãi chợ. Bác ta đi nhanh nhẹn với cặp chân sưng phù, hai con mắt rực lên sôi nổi trên bộ mặt dãi dầu.
– Bác Ivan Nhicôđimưt ạ, – lúc đi qua chỗ người bán chim bác ta nói, – thôi bác thu dọn về ngay đi, trong thành phố các nhà quý tộc Giêruydalem đang tiếp nhận hiến pháp đấy. Ở phố Hàng Cá ông bố già nhà Baben đã bị nện chí tử.
Bác ta nói rồi nhẹ nhàng đi len lỏi giữa những chuồng chim như ng! ười th! ợ cày đi chân đất trên bờ ruộng.
– Làm như thế không đúng đâu, – bác Ivan Nhicôđimưt lầu bầu sau lưng nhà bác kia, – làm thế không đúng đâu, – bác kêu to, giọng nghiêm khắc hơn, bắt đầu thu dọn những con thỏ và con công rồi giúi cho tôi hai con bồ câu mỏ khoằm lấy bốn mươi cô-pếch.
Tôi giấu đôi chim vào trong ngực áo và bắt đầu nhìn người ta chạy khỏi phố Phường Săn. Con công trên vai bác Ivan Nhicôđimưt ra đi cuối cùng. Nó cứ đứng như mặt trời trên bầu trời ẩm xì mùa thu, như tháng Bảy trên một bờ sông hồng hồng, tháng Bảy bị hun bỏng trên lớp cỏ cao lạnh lẽo. Trong chợ không còn ai nữa. Gần đấy vang lên những phát súng. Tôi bèn chạy ra ga, lao qua cái vườn hoa lập tức đổ ụp xuống trước mặt tôi và phóng như bay vào một ngõ vắng tanh, con đường đất vàng khè trong ấy đã bị giẫm chặt. ở cuối ngõ tôi trông thấy bác Macarencô cụt chân ngồi trên cái ghế có bánh xe. Bác ta vẫn đi khắp thành phố trên cái ghế này để bán thuốc lá. Bọn con trai phố tôi mua thuốc lá của bác. Tôi chạy bổ tới chỗ bác ngồi trong ngõ.
- Bác Macarencô ơi, – hổn hển vì vừa chạy, tôi nói và vuốt vuốt một bên vai bác cụt chân, – bác có trông thấy ông Sôil không?
Người tàn tật không tr lời, bộ mặt thô bạo của bác ta sáng ra, bộ mặt được tạo ra bằng mỡ đỏ, bằng những nắm đấm, bằng sắt thép. Bác ta ngọ nguậy trên cái ghế, vẻ xao xuyến. Người vợ tên là Cachiusa xoay cặp mông to bệu như làm bằng bông, đang soạn những thứ đồ ngổn ngang d�! �ới đ�! ��t.
- Đếm được những gì hử? – Người đàn ông vừa hỏi vừa đưa toàn thân lùi xa người đàn bà, tựa như cảm thấy trước là không thể chịu nổi câu trả lời.
– Ghệt bó chân mười bốn chiếc, – mụ Cachiusa không ngồi thẳng dậy, trả lời, – vải bọc chân sáu cái, bây giờ mũ vải đang đếm…
– Mũ vải, – Macarencô quát lên rồi vừa thở hổn hển vừa phát ra một thứ tiếng khóc nấc, – Cachêrina ạ, xem ra Chúa đã kiếm được tôi để bắt tôi chịu tội chịu nợ thay tất cả mọi người… Người ta lấy được hàng súc vải nguyên, người ta có chẳng thiếu thứ gì, người ta thì thế, còn nhà này thì đang đếm mũ vải…
Và đúng vậy, một người đàn bà đang chạy trong ngõ với bộ mặt xinh đẹp bừng bừng, một tay ghì vào người một ôm mũ kiểu Thổ-nhĩ-kỳ, tay kia mang một súc dạ. Bằng một giọng sung sướng hòa lẫn với tuyệt vọng, người ấy réo gọi những đứa con bị lạc, cái áo dài lụa và chiếc áo ngoài màu da trời ôm lẳn lấy cái thân hình như đang bay lên, và người ấy không để ý tới Macarencô đang cho chiếc xe lăn theo mình. Người cụt chân không theo kịp, bánh xe kêu lọc xọc, tay vẫn ra sức kéo đẩy hai cái cần.
– Ma-đam yêu quí,- Macarencô gào inh tai, – bà lấy được vải sọc ở đâu thế, ma-đam yêu quí?
Nhưng người đàn bà trong cái áo tung bay đã mất hút. Từ trong góc phố một chiếc xe ngựa ngật ngưỡng chạy tới. Một tay nông dân đứng thẳng trên xe.
– Bà con ta chạy đi đâu thế? – Gã thanh niên hỏi và giơ cao đoạn d�! �y cươn! g đỏ trên hai con ngựa hom hem đang nhảy lên dưới cái cổ ngựa.
– Mọi người đều đổ đến phố Nhà Thờ đấy, – Macarencô nói giọng van lơn, – ai cũng đến đấy cả, anh chàng tốt bụng ạ, anh kiếm được những gì thì cứ lôi về đây cho tôi, tôi sẽ mua hết…
Gã kia khom lưng về phía trước xe, quất cặp ngựa khoang còm nhom. Như hai con bò non, hai con ngựa hất những cái mông bẩn thỉu, chạy lao đi. Cái ngõ vàng ệnh còn lại vàng ệnh và vắng tanh. Lúc này người cụt chân mới chuyển cặp mắt mờ đục nhìn tôi.
– Phải chăng Chúa muốn đến tìm tôi, – Macarencô nói giọng đờ đẫn, – đang cần đến tôi phải không, con của con người…
Và Macarencô chìa cho tôi bàn tay mang những dấu vết của bệnh hủi.
– Trong cái túi của mày có gì thế hử? – Lão nói rồi giật lấy cái túi đang sưởi ấm trái tim tôi.
Bàn tay to đần đẫn của người tàn tật lắc những con chim và lôi từ trong cái túi ra sáng một con bồ câu màu tím đỏ. Con chim nằm gọn trong bàn tay, hai chân chổng lên trời.
– Bồ câu, – Macarencô nói rồi cho những bánh xe kêu ken két, tiến tới sát tôi, – bồ câu, – lão nhắc lại và đập vào má tôi.
Lão vung tay đánh tôi bằng bàn tay đang nắm con chim. Cặp mông to tầy giành của mụ Cachiusa quay lộn trong tròng mắt tôi và tôi ngã vật xuống đất với chiếc áo bành tô mới.
– Tông giống chúng nó thì phải diệt cho tiệt nòi, – lúc ấy mụ Cachiusa dướn thẳng người trên những chiếc mũ vải và nói, ! – c! ái tông giống chúng nó tôi không thể nào mê được, mà bọn đàn ông chúng nó thì hôi hám…
Mụ còn nói gì gì về tông giống chúng tôi nhưng tôi không nghe thấy gì nữa. Tôi vẫn còn nằm dưới đất, lòng ruột con chim bị đập chết chảy từ thái dương tôi xuống dưới, ngoằn ngoèo trên má, bắn tung ra, làm tôi tối mắt tối mũi. Một đoạn ruột chim trườn mềm mại trên trán tôi, và tôi nhắm một con mắt không bị quáng lòa để khỏi trông thấy cái thế giới đang trải ra trước mặt. Cái thế giới nhỏ nhen và rùng rợn. Một hòn đá nằm trước mắt tôi, hòn đá thủng lỗ chỗ như mặt một mụ già có cái hàm bạnh to, một mẩu dây nằm cách đấy không xa với đám lông vẫn còn thở. Cái thế giới của tôi thật nhỏ hẹp và đáng sợ. Tôi nhắm mắt để khỏi trông thấy nó và áp chặt mình xuống mnh đất nằm bên dưới tôi trong sự câm lặng làm tôi yên lòng. Mảnh đất bị chà đạp này chẳng có chút gì là đời sống của chúng ta và sự chờ đợi những cuộc sát hạch trong cuộc đời chúng ta. Trên mảnh đất này, ở một nơi xa, tai họa đang cưỡi một con ngựa to, nhưng tiếng vó ngựa đang yếu đi, không còn nghe thấy nữa, và không khí yên lặng, cái yên lặng cay đắng đôi khi làm những đứa trẻ đang bất hạnh kinh ngạc, bỗng nhiên xóa hết ranh giới giữa thể xác tôi và mảnh đất chẳng chuyển rời đi đâu cả. Từ dưới đất bốc lên mùi những nơi sâu thẳm ẩm ướt, mùi mồ hôi, mùi hoa. Tôi ngửi thấy mùi đất và khóc òa lên nhưng không cảm thấy sợ chút gì. Tôi đi theo một dãy phố không phải của mình, đầy nh! ững cá! i hộp trắng, với đồ trang trí là những đám lông đẫm máu, một mình giữa hai hè phố quét sạch bong như trong một ngày chủ nhật và khóc một cách cay đắng, thỏa mãn, sung sướng, như suốt đời không bao giờ còn được khóc như thế nữa. Những đường dây điện trắng bệch rung vang trên đầu, một con chó giống thường chạy phía trước.
Trong cái ngõ bên cạnh, một tay mu-gích trẻ tuổi mặc áo gi-lê phá khung cửa sổ nhà Haritôn Êphrutxi. Anh ta phá bằng một cái vồ gỗ và dùng toàn thân lấy đà để vung cái vồ, vừa thở hổn hển vừa mỉm cười nhìn chung quanh với nụ cười đôn hậu của những khi người ta say sưa, đổ mồ hôi và cảm thấy sức mạnh tinh thần của mình. Cả dãy phố vang lên những tiếng răng rắc, roàn roạt, tiếng hát của gỗ bắn tung tóe. Anh nông dân này đập phá chỉ để được cúi gập mình, đổ mồ hôi và gào lên những từ ngữ lạ lùng của một thứ tiếng không phải là tiếng Nga mà tôi không biết. Anh ta gào lên các từ ngữ ấy và hát, cặp mắt màu lam giương to đến muốn rách ra, cho đến khi trên phố xuất hiện một đám rước mang thánh giá đi từ nhà hội đồng thành phố tới. Những ông già có những chòm râu nhuộm mang chân dung của ông vua tóc chải mượt, những lá phướn có hình các thánh đồ bay phấp phới bên trên đám rước, những bà già bị kích động chạy bổ tới. Anh nông dân mặc áo gi-lê trông thấy đám rước, vội áp cái vồ vào ngực và chạy theo những lá phướn. Còn tôi thì chờ cho đám rước đi qua hết mới lần về nhà. Nhà chúng tôi trống huếch trống hoác. Hai! cánh c�! ��a sơn trắng mở toang, cỏ ở chỗ chuồng bồ câu bị giẫm nát. Một mình cụ Cudma không rời khỏi nhà. Cụ Cudma là người coi nhà, cụ ngồi trong nhà kho để sửa sang thi thể cho ông Sôil đã chết.
– Gió thổi cháu đi như mảnh vỏ bào ngu xuẩn, – trông thấy tôi, ông già nói, – cháu bỏ đi bằn bặt bao nhiêu lâu rồi… Cháu thấy không, ở đây người ta hành hạ ông cụ nhà ta thế này đây…
Cụ Cudma thở phì phì, quay lưng lại và lôi trong đường xẻ quần của ông tôi ra một con cá vược. Ông tôi bị nhét vào người hai con cá: một con vào đường xẻ quần, một con vào miệng. Tuy ông tôi đã chết, nhưng một con cá vẫn còn sống, còn quẫy.
– Ông cụ nhà ta bị chúng nó đánh đập, không ai khác bị đánh nữa đâu, – cụ Cudma vừa nói vừa ném hai con cá cho con mèo. – Ông cụ chửi cha chửi mẹ tất cả mọi người, chửi cha chửi mẹ chẳng từ một ai, ông già cừ thật… Cháu phải đặt hai đồng năm cô-pếch lên mắt cụ mới phải…
Nhưng hồi ấy, mới lên mười, tôi còn chưa biết vì sao người chết cần có những đồng năm cô-pếch.
- Ông Cudma ơi, – tôi khẽ nói, – ông cứu chúng cháu với.
Rồi tôi đến gần ông lão coi nhà, ôm cái lưng già nua xiên xẹo của cụ với một bên vai nhô cao, và tôi trông thấy ông tôi sau cái lưng ấy. Ông Sôil nằm trên vỏ bào, ngực hõm xuống, râu vểnh lên, hai bàn chân không đi bít tất thọc trong đôi giày đặt xoạc ra, bẩn thỉu, xám ngoét, hết sức sống. Cụ Cudma cặm cụi bên hai chân ông tôi, đeo hàm dưới lên cho sát vào hàm trên và cứ t! ính toá! n xem còn cần làm gì thêm cho người đã qua đời. Cụ bận rộn lăng xăng cứ như trong nhà vừa có món đồ mới sắm và chỉ đứng lặng đi sau khi đã chải xong bộ râu cho người chết.
– Ông cụ chửi cha chửi mẹ tất cả, – cụ mỉm cười nói và âu yếm nhìn xác chết, – nếu bọn Tac-ta gặp cụ thì có lẽ cụ cũng tống cổ cả bọn Tac-ta đi, nhưng đây lại là bọn Nga kéo đến, có cả những mụ đàn bà, những con ca-trap cùng đến với chúng nó. Khi những đứa ca-trap tha thứ cho người ta thì chúng nó bực mình, ta biết bọn ca-trap lắm…
Ông lão coi nhà lấy mùn cưa rắc lên người quá cố, cởi cái tạp dề thợ mộc rồi nắm lấy tay tôi.
– Ta đến chỗ bố cháu đi, – cụ lẩm bẩm và nắm tay tôi càng chặt hơn, – bố cháu đi tìm cháu từ sáng, lo chết được…
Thế là cùng với cụ Cudma, tôi đến nhà ông thanh tra thuế vụ, nơi bố mẹ tôi ẩn náu, tránh đợt tàn sát người Do thái.
Nguyễn Thụy Ứng dịch
Đăng lần đầu trên tạp chí "Đất hoang Đỏ" 1925, số 4, tháng Năm. Tác giả ghi: 1925. (N.D.)
(1) Ở Liên Xô sau cũng như trước cách mạng, điểm cao nhất là năm. (N.D.)
Cac lanken
Hồi tôi còn nhỏ, trên bờ sông Pêrêxưp có lò rèn của bác Iôina Brutman. Đến tụ tập ở đấy có những tay lái ngựa, đánh xe chở hàng (ở Ôđetxa họ được gọi là bin-diu-gi-nhich), bán thịt ở các lò sát sinh trong thành phố. Lò rèn được dựng bên con đường của huyện Bant. Chọn nó làm địa điểm theo dõi thì có thể tóm được những người mu-gích chở kiều mạch và rượu vang Betxarabi ra thành phố. Iôina là một con người cả sợ, nhỏ bé nhưng rất sành về rượu vang, bác ta có linh hồn của một tay Do thái Ôđetxa.
Hồi ấy bác Iôina có ba người con trai đã lớn. Người bố chỉ đứng đến thắt lưng các con. Trên bờ sông Pêrêxưp tôi đã suy ngẫm lần đầu trong đời về sức mạnh to lớn của các lực tác động bí ẩn trong thiên nhiên. Ba con bò mộng ăn no béo quay với những cặp vai đỏ tía và những bàn chân to bằng cái xẻng, họ mang nhà bác gầy khô Iôina xuống nước như bế một đứa trẻ. Nhưng bố họ đúng là bác chứ không ai khác. Chuyện này chẳng có gì đáng nghi ngờ. Bà vợ của bác thợ rèn đến giáo đường Do thái mỗi tuần hai lần: tối thứ sáu và sáng thứ bảy. Đây là một thánh đường của giáo phái Khaxi. Tại đấy, trong lễ Phục sinh người ta nhy múa đến điên loạn như những thầy tu đạo Hồi. Bà vợ của bác Iôina đóng tiền cho các thầy tu của giáo phái, những người này cử những thầy dạy đạo dân Galixi xuống các tỉnh miền nam. Bác thợ rèn không can thiệp vào quan hệ giữa vợ bác và Thượng đế. Hễ làm xong việc là bác! mò tới cái hầm ở gần lò sát sinh và ngồi đấy để nhấm nháp thứ rượu bia hồng hồng rẻ tiền và nghe ngóng một cách hiền lành xem người ta nói gì về giá gia súc và chính trị.
Về vóc người và sức khỏe, ba anh em giống mẹ. Hai người lớn lên đi du kích. Người anh cả đã bị giết ở Vôtnhêxenxki, còn tay Brutman thứ hai, Xêmiôn, chuyển theo Primacôp, tới sư đoàn Cô-dăc Đỏ. Anh được bầu làm trung đoàn trưởng một trung đoàn Cô-dăc. Xêmiôn đã cùng vài thanh niên khác ở nơi này mở đầu cái chi phái bất ngờ của những tay Do thái đâm chém, cưỡi ngựa và đánh du kích.
Người con thứ ba làm thợ rèn theo nếp nhà. Anh làm việc tại nhà máy Ghên sn xuất lưỡi cày ở nơi chôn nhau cắt rốn. Anh không lấy vợ và chẳng có con cái gì.
Những đứa con của Xêmiôn lang thang theo sư đoàn của bố. Bà già cần có thằng cháu để có thể kể cho nó nghe về thần Bân Sêm. Thằng cháu này bà chờ đợi ở cô con gái út Pôlia. Cả nhà chỉ có mình cô giống bác Iôina loắt choắt. Pôlia nhút nhát, cận thị, da rất mịn. Có nhiều đám dạm hỏi, nhưng Pôlia chọn Ôpxây Bêlôtreccôpxki. Chúng tôi không hiểu nổi sự lựa chọn này. Điều đáng ngạc nhiên hơn cả là cái tin cặp vợ chồng trẻ sống hạnh phúc. Đàn bà có công việc riêng của họ, người ngoài không thể thấy bát đĩa va chạm. Nhưng nay Ôpxây Bêlôtreccôpxki lại tự tay đập bát đĩa. Một năm sau ngày cưới anh chàng đệ đơn kiện mẹ vợ là bà Brana Brutman.
Nhằm đúng hôm Ôpxây đi công t�! �c vắng! , còn Pôlia phải nằm bệnh viện chữa viêm vú, bà già đã bắt trộm thằng cháu mới sinh, bế nó đến chỗ lão Naptun Ghectrich làm phẫu thuật nhỏ, và tại đấy, với sự chứng kiến của một chục cái thể xác mục nát, một chục lão già khú đế nghèo khổ, khách quen của giáo đường Khaxi, người ta đã làm lễ cắt bì cho thằng bé.
Việc này Ôpxây Bêlôtreccôpxki được biết sau khi trở về. Anh đã được kết nạp làm đảng viên dự bị. Anh quyết định xin ý kiến bí thư chi bộ phòng nội thưng Bưtrat.
– Cậu đã bị bôi nhọ về tinh thần, – Bưtrat nói, – cậu phải khởi tố về việc này…
Viện kiểm sát Ôđetxa quyết định tổ chức một phiên tòa công khai tại nhà máy mang tên Pêtrôpxki. Lão cắt bì Naptun Ghectrich và bà Brana Brutman sáu mươi hai tuổi phải ngồi ghế bị cáo.
Ở Ôđetxa, Naptun là một tài sản của thành phố, cũng như đài kỷ niệm quận công Risli. Lão thường đi qua cửa sổ nhà chúng tôi ở phố Đannhitxcaia, tay mang cái túi sờn rách, nhớp nhúa, loại túi đựng đồ đỡ đẻ. Trong cái túi này có các đồ hành nghề đơn giản của lão. Lão lôi trong ấy ra, lúc thì một con dao con, lúc thì chai rượu với miếng bánh mật ong. Lão hít hít cái bánh trước khi uống rượu, uống xong thì ề a những lời cầu nguyện. Lão có bộ tóc đỏ. Lão Naptun ấy, như con người tóc đỏ đầu tiên trên trái đất. Lúc lão cắt cái mà người ta trả tiền cho lão để cắt, lão không cho máu chảy qua một ống thủy tinh mà lại chẩu môi ra mút. Máu dây bê bết trên bộ râu xồm của lão. ! Lú! c ra với khách khứa thì lão đã ngà ngà, cặp mắt như mắt gấu long lanh vui nhộn. Với bộ tóc đỏ như của người tóc đỏ đầu tiên trên trái đất, cái giọng mũi của lão ồm ồm nói lên những lời chúc phước cho rượu. Một tay Naptun đổ rượu vào cái miệng méo xệch, râu ria xồm xoàm, nom như cái hố phun lửa, tay kia lão cầm một cái đĩa, trên đĩa có con dao đỏ lòm vì máu của đứa trẻ và một mẩu gạc. Naptun cầm cái đĩa đi qua các hàng khách khứa, lao vào giữa đám đàn bà, ngã giúi giụi vào họ, bóp vú họ và gào lên cho cả phố nghe thấy:
– Ơ này các bà mẹ mũm mĩm, – lão già long lanh hai con mắt đỏ như san hô kêu toáng lên, – cứ xuất bản những thằng con trai cho Naptun đi, cứ đập lúa trong bụng đi, cứ sinh sôi nảy nở cho Naptun đi… Cứ xuất bản những thằng con trai, ớ này các bà mẹ mũm mĩm…
Những người chồng ném tiền vào cái đĩa của lão. Những người vợ dùng khăn ăn chùi máu trên râu lão. Các sân nhà ở phố Quạnh Hiu và phố Nhà Thương chẳng hiu quạnh chút nào. Chỗ nào cũng nhung nhúc trẻ con như trứng cá ở các cửa sông. Với cái túi hành nghề, Naptun lang thang như một tay thu thuế. Ủy viên công tố đã giữ lão lại giữa lúc lão đang tuần du.
Ủy viên công tố đứng trên bục nói những lời sấm sét, cố chứng minh rằng lão cắt bì là một kẻ hành nghề tôn giáo.
– Ông có tin Thượng đế không? – Ông ta hỏi Naptun.
– Cứ để anh chàng nào được bạc hai trăm ngàn tin Thượng đế. – lão già trả lời.
– Ông không ngạc nhiên khi! thấy n! ữ công dân Brutman đến nhà lúc đêm hôm khuya khoắt, lúc trời đang mưa, với đứa trẻ sơ sinh hay sao?…
– Tôi ngạc nhiên, – Naptun nói, – khi con người làm điều gì đúng như con người phải làm, còn khi nó giở những trò điên rồ thì tôi không ngạc nhiên…
Những câu trả lời này không thể thỏa mãn ủy viên công tố. Rồi người ra nói tới cái ống thủy tinh. ủy viên công tố chứng minh rằng trong khi dùng môi mút máu, bị cáo làm đứa trẻ có nguy cơ bị lây bệnh. Như quả óc chó đầy lông rối, cái đầu của Naptun lắc lư ở một chỗ nào đó sát sàn nhà. Lão thở dài thườn thợt, nhắm mắt và đưa nắm tay lên sát vào cái miệng chảy xệ.
– Ông lẩm bẩm gì thế, công dân Ghectrich? – Chủ tịch phiên tòa hỏi lão.
Naptun ngước cặp mắt mờ nhìn thẳng vào Ooclôp.
– Mồ ma m-xi- Duxman, – lão thở dài nói, – cụ thân sinh quá cố của ông vốn có một cái đầu mà người ta đi khắp thế gian này không thể tìm đâu ra cái thứ hai. Và n Chúa cụ đã không lên một cơn đột qụy hôm ba mưi năm trước đây cụ gọi tôi đến trong lễ cắt bì cho ông. Và như chúng ta thấy đấy, ông đã lớn lên thành một nhân vật quyền cao chức trọng trong chính quyền Xô-viết, và cùng với cái mẩu vứt đi ấy, Naptun này đã chẳng lấy được chút gì như cái sau này đã có ích cho ông.
Cặp mắt gấu của lão nháy một cái, cái đầu tóc đỏ lòm, nom như quả óc chó của lão đưa đi đưa lại, và lão không nói nữa. Những trận cười nổ ra tr lời lão như những loạt đạn pháo binh, như sấm ! ran. Oocl! ôp, vốn họ Duxman, hoa chân múa tay kêu lên gì gì, song người ta không nghe rõ trong đợt hỏa lực này. Ooclôp yêu cầu ghi vào biên bản… Xasa Xvêtlôp, anh chàng viết những bài đả kích trên tờ “Tin tức Ôđetxa” ngồi trong ngăn nhà báo bèn viết cho Ooclôp mẩu giấy: “Cậu đần hết chỗ nói, Xêma ạ, – trên mẩu giấy viết, – cậu hãy đánh gục lão bằng châm biếm, chỉ có sự lố bịch mới đập chết được lão… Xasa của cậu”.
Cả phòng lặng đi khi nhân chứng Bêlôtreccôpxki được mời vào.
Nhân chứng nhắc lại lá đơn của anh ta. Anh ta cao lêu đêu, mặc quần kỵ binh, đi ủng kỵ binh. Theo lời Ôpxây, huyện ủy Chirapôn và huyện ủy Bant hoàn toàn ủng hộ công việc thu mua khô dầu của anh ta. Giữa lúc đang thu mua dồn dập, Ôpxây nhận được bức điện cho biết vợ sinh con trai. Sau khi hỏi ý kiến trưởng ban tổ chức huyện ủy Bant, anh quyết định không bỏ dở công việc, nên chỉ đánh về bức điện chúc mừng và mãi hai tuần sau mới về nhà. Toàn khu đã thu mua được tất cả sáu mươi tư ngàn pút khô dầu. Tại căn hộ Ôpxây đã không gặp ai ngoài nhân chứng Khactrencô là láng giềng, làm nghề thợ giặt và em trai bác ta. Vợ Ôpxây đã đi bệnh viện, còn nhân chứng Khactrencô, trong khi đẩy cái nôi (kiểu nuôi trẻ này đã lỗi thời) hát ru nó một bài. Vốn biết Khactrencô là một mụ nghiện rượu, Ôpxây không thấy cần phải đi sâu vào lời bài hát, anh ta chỉ ngạc nhiên thấy bác ta gọi thằng bé là Ianken trong khi anh ta đã đặt tên nó là Cac, lấy tên ông thầy Cac Mac. Sau khi cởi tã cho con, Ôpx�! �y mới ! rõ điều bất hạnh đã xảy ra với mình.
Ủy viên công tố nêu vài câu hỏi. Người bào chữa tuyên bố không hỏi gì. Người thừa phái đưa nhân chứng Pôlina Bêlôtreccôpxcaia vào. Chị lảo đảo đi tới dãy rào ngăn. Vì mới sinh nở chưa bao lâu, mặt chị xanh xao, méo đi, mồ hôi lấm tấm trên trán. Chị đưa mắt nhìn khắp người bác thợ rèn loắt choắt, diện như trong ngày hội, cổ thắt nơ, chân đi bôt-tin mới. Rồi chị nhìn bộ mặt mầu đồng có hàng ria bạc của mẹ. Bêlôtreccôpxcaia không trả lời câu hỏi chị biết những gì về chuyện này. Chị chỉ nói rằng bố chị là một người nghèo khổ, đã làm lụng quần quật bốn chục năm trời trong cái lò rèn bên con đường huyện Bant. Mẹ chị sinh hạ sáu người con, ba người đã chết, một người làm chỉ huy Hồng quân, một người nữa làm việc tại nhà máy Ghên…
– Mẹ tôi rất ngoan đạo, điều này ai cũng thấy, bà luôn đau khổ vì thấy con cái không tin đạo, và bà không thể chịu nổi ý nghĩ các cháu bà không còn là dân Do thái nữa. Cần chú ý một điều là mẹ tôi đã sinh trưởng trong một gia đình thế nào… Ai cũng biết rằng tại trấn Mêgibôt, đến nay các bà ở đấy còn mang tóc giả…
– Nhân chứng, chị hãy cho biết, – một giọng gay gắt ngắt lời Pôlina. Pôlina không nói nữa. Trên trán chị, những giọt mồ hôi có ánh hồng hồng cứ như máu thấm qua làn da mịn màng của chị. – Nhân chứng, chị hãy cho biết, – giọng nói lúc nãy nhắc lại, đó là giọng của Xamuin Lininh, trước kia! l! à thầy cãi…
Nếu ngày nay vẫn còn có một hội nghị trưởng lão của người Do thái thì chưa biết chừng Lininh sẽ là chủ tịch. Nhưng không còn có hội nghị trưởng lão Do thái nữa rồi, vì thế Lininh đã bắt đầu học chữ nghĩa của người Nga năm hai mươi nhăm tuổi, nhưng đến hơn ba mươi tuổi vẫn viết lên thượng nghị viện những đơn xin phá án chẳng khác gì những luận văn về kinh Tanmut..
Ông già đã ngủ từ đầu buổi xử án. Cái áo vet-tông của ông ta đầy tro. Ông ta tỉnh dậy lúc Pôlina Bêlôtreccôpxcaia vào phòng.
– Nhân chứng, chị hãy cho biết, – hàm răng xanh xanh như răng cá của ông ta lách cách sắp long xuống, – chị có biết chồng chị đã quyết định đặt tên con là Cac chứ?
– Có.
– Thế bà mẹ chị gọi nó là gì?
– Ianken.
– Còn chị, nhân chứng, chị gọi con trai chị là gì?
– Tôi gọi cháu là "Cưng".
– Tại sao là "Cưng"?
– Tôi gọi tất cả các con tôi là "Cưng".
– Thôi ta hãy tiếp tục, – Lininh nói. Nhưng hàm răng của ông ta long xuống, ông ta bèn đưa môi dưới đón lấy rồi lại đẩy vào lợi… Tối hôm ấy, khi cháu bị đưa tới chỗ bị cáo Ghentrich, chị không có nhà, chị đang ở bệnh viện… Tôi nói có đúng không?
– Tôi đang ở bệnh viện.
– Chị đã đến bệnh viện nào?..
– Bệnh viện phố Nhêgiưnxcaia, chỗ bác sĩ Đridô…
– Chị đã chữa bệnh ở chỗ bác sĩ Đridô…
– Vâng.
– Chuyện này chị nhớ rõ chứ?…
– Sao tôi có thể không nhớ?…!
! 211; Tôi cần phải trình tòa một lời chứng nhận, – bộ mặt thẫn thờ của Lininh hơi ngẩng lên khỏi bàn, – sau lời chứng nhận này xin tòa để ý một điều là trong thời điểm đang được nói tới, bác sĩ Đridô vắng mặt vì đang dự hội nghị các bác sĩ khoa nhi ở Khaccôp.
Ủy viên công tố không phản đối việc cho biết lời chứng nhận này.
– Nào chúng ta tiếp tục,- Lininh nói, răng đập lách cách.
Người phụ nữ làm nhân chứng dựa hẳn vào rào chắn. Người ta chỉ hơi nghe thấy lời chị thều thào:
– Có thể không là bác sĩ Đridô, – Pôlina đè lên rào chắn nói: – Tôi không thể nhớ hết được, tôi đau không còn chút sức lực gì nữa…
Lininh đưa cây bút chì lên gãi bộ râu vàng khè, lão cọ cái lưng gù vào ghế và đưa đi đưa lại hàm răng giả.
Khi được yêu cầu trình giấy bảo hiểm xã hội, Pôlina trả lời rằng chị đã đánh mất…
– Nào ta lại tiếp tục, – ông già nói.
Pôlina đưa tay lên vuốt trán. Chồng chị ngồi ở đầu cái ghế dài, tách rời hẳn các nhân chứng khác. Anh ta ngồi rất thẳng, cặp chân rất dài thu lại trong đôi ủng kỵ binh… Nắng rọi vào mặt anh ta, bộ mặt đầy những cái xương nhỏ hung hãn tạo thành bộ xà đỡ thịt da.
– Tôi sẽ tìm thấy tờ giấy ấy, – Pôlina thều thào và hai tay chị tuột khỏi rào chắn.
Giữa lúc ấy một tiếng khóc của con nít vang lên. Ngoài cửa có đứa trẻ khóc rền rĩ.
- Đầu óc mày nghĩ những gì hả, Pôlina? – Bà già quát lên, giọng khàn đặc, ! 8211; t�! � sáng thằng bé chưa được bú lần nào, gào lên như thế ốm mất thôi.
Các chiến sĩ Hồng quân giật mình cầm lấy súng. Pôlina khuỵu xuống càng thấp hơn, đầu chị ngật ra, chạm vào sàn nhà. Hai tay chị gi lên, chới với rồi rơi xuống.
– Phiên tòa tạm ngừng.
Những tiếng ầm ầm nổ bùng ra trong căn phòng. Cái ánh xanh lè trong hai hố mắt long lanh, Bêlôtreccôpxki bước những bước chân sếu đến với vợ.
– Cho thằng bé bú đi, – trên những hàng ghế sau có người đưa tay lên miệng làm loa kêu lên.
– Sẽ cho nó bú, – một giọng phụ nữ tr lời từ xa, – người ta đang chờ mày đây…
– Con bé nhà tôi nó đã vướng vào một chuyện, – bác công nhân ngồi cạnh tôi nói, – con bé nhà tôi nó hư đốn…
– Gia đình, người anh em ạ, – người ngồi bên cạnh bác ta nói, – vốn là một chuyện đêm hôm, tối tăm… Ban đêm vướng vào, ban ngày không gỡ được nữa…
Những dé nắng xuyên cắt căn phòng. Mọi người chen chúc, cựa quậy, nồng nặc hơi người và mùi mồ hôi. Tôi dùng hai khuỷu tay len ra hành lang. Cánh cửa ở góc đỏ hé mở. Từ trong ấy vẳng ra tiếng ọ ẹ và tiếng bú bầm bập của thằng Cac-Ianken. Trong góc đỏ treo chân dung Lênin, bức chân dung có hình Lênin đứng nói trên chiếc xe bọc thép ở sân ga Phần Lan, chung quanh có những biểu đồ vẽ màu của nhà máy mang tên Pêtrôpxki. Dọc theo các bức tường có những lá cờ và những khẩu súng trường gác trên giá gỗ. Một chị công nhân có khuôn mặt của dân Kiêcghidi cúi đ�! ��u cho t! hằng Cac-Ianken bú. Nó là một đứa trẻ bụ bẫm, năm tháng tuổi đời, đi bít tất len, trên đầu có bờm tóc trắng bệch. Nó vừa bú chị Kiêcghidi vừa kêu gừ gừ và nắm tay đấm vào ngực người cho nó bú.
– Nó gào khiếp thế, – chị Kiêcghidi nói, – thì không tìm được người cho nó bú sẽ không xong đâu…
Luẩn quẩn trong phòng còn có một cô gái chừng mười bảy chít khăn đỏ, má phồng lên như hai cái bướu. Cô gái chùi thật khô tấm vi sn cho Ca-Ianken.
– Nó lớn lên sẽ đi bộ đội, – cô gái nói, – sẽ đánh nhau ra trò…
Chị Kiêcghidi khẽ kéo đầu vú trong miệng thằng Cac-Ianken ra. Nó càu nhàu và ngật cái đầu có bờm tóc trắng bệch ra sau một cách tuyệt vọng… Chị Kiêcghidi lôi cái vú bên kia ra cho thằng bé bú. Hai con mắt đờ đẫn của nó nhìn cái đầu vú và sáng lên. Chị Kiêcghidi đưa chếch con mắt đen nhìn xuống thằng Các-Ianken.
– Đi bộ đội làm gì, – chị vừa nói vừa sửa lại cái mũ cho thằng bé, – nó sẽ lái máy bay ở vùng chúng ta, nó sẽ bay lên trời…
Cuộc họp lại tiếp tục trong phòng lớn.
Lúc này cuộc chiến đấu diễn ra giữa ủy viên công tố và những người giám định, các nhân vật này đưa ra một kết luận quanh co. Người buộc tội thay mặt xã hội nhỏm lên đấm tay xuống bàn. Chúng tôi thấy trên những hàng đầu ở chỗ công chúng ngồi có những ông thầy dạy đạo của giáo khái Khaxi với những chiếc mũ lông rái cá đặt trên đầu gối. Họ kéo đến dự phiên tòa vì báo chí ở Vacsava viết rằng người ta sắp sửa! lên
– Đả đảo! – Một đoàn viên Comxômon len tới sát sân khấu kêu lên.
Cuộc chiến đấu càng sôi sục.
Thằng Cac-Ianken nhìn tôi một cách dửng dưng và vẫn bú chị Kiêcghidi.
Từ trong cửa sổ tuôn ra những dãy phố thẳng tắp mà thời thơ ấu và thời thiếu niên của tôi đã đi mòn. Phố Puskin chạy ra ga, phố Malô-Acnaut xọc vào công viên bên bờ biển.
Tôi đã lớn lên trên các phố này, bây giờ đến lượt Cac-Ianken, nhưng trước kia người ta đã không đấu tranh cho tôi như bây giờ đang đấu tranh cho nó, ít ai chú ý đến tôi.
– Không thể nào cháu không được hưởng hạnh phúc, cháu Cac-Ianken ạ, – tôi thầm thì. – Không thể nào cháu không hạnh phúc hơn chú…
Nguyễn Thụy Ứng dịch
Truyện ngắnCac-Iankenlần đầu trong cuốn"
Mối tình đầu
Năm lên mười tôi đã yêu một người đàn bà tên là Galina Apônlônôpna. Bà mang họ Ruptrôp. Chồng bà, một sĩ quan, đã đi đánh nhau với Nhật và trở về tháng mười năm một nghìn chín trăm linh năm. Ông ta chở về rất nhiều hòm. Trong các hòm ấy có những đồ Tầu: bình phong, vũ khí quý, tất cả nặng ba mươi put. Cụ Cudma nói với tôi rằng Ruptrôp đã mua các đồ này bằng tiền ông ta vơ vét được trong khi làm việc cho quân đội tại ban công trình của Tập đoàn quân Mãn Châu. Ngoài cụ Cudơma, những người khác cũng nói thế. Người ta khó lòng không đơm đặt chuyện này chuyện nọ cho nhà Ruptrôp, vì nhà Ruptrôp sống hạnh phúc. Cơ ngơi của họ nằm sát nhà chúng tôi, cái sân thượng lắp kính của họ lấn sang một phần đất nhà chúng tôi, song bố tôi không vì chuyện ấy mà điều qua tiếng lại với họ. Ruptrôp làm thanh tra thuế vụ, trong thành phố chúng tôi ông nổi tiếng là người chính trực, ông đi lại với người Do thái. Và khi người sĩ quan con trai ông già Ruptrôp trở về sau cuộc chiến tranh với Nhật, tất cả chúng tôi đều thấy họ sống hòa thuận và hạnh phúc thế nào. Galina Apônlônôpna giữ dịt chồng từ sáng đến tối. Bà không rời mắt khỏi chồng vì đã không được trông thấy chồng một năm rưỡi trời, nhưng tôi sợ cái nhìn của bà, nên thường phải quay đi, trong lòng rạo rực. Trong những cái nhìn ấy, tôi nhận thấy một cuộc sống lạ lùng, đáng hổ thẹn của tất cả những con người trên đời, tôi chỉ muốn thiếp đi với một giấc mơ phi thường để có thể qu�! �n cuộc sống này nhờ những ước mơ siêu phàm. Galina thường đi lại trong phòng với bím tóc xõa, đôi giày đỏ và cái áo thụng kiểu Tầu. Dưới những đám đăng ten của chiếc sơ mi xẻ cổ rất thấp có thể trông thấy chỗ hõm sâu và phần trên cặp vú trắng muốt, chảy xuống tròn mọng, và trên cái áo thụng có thêu bằng tơ mầu hồng những con rồng, con phượng và những cái cây rỗng.
Suốt ngày bà đi vơ vẩn với nụ cười khó hiểu trên cặp môi ướt và vấp vào những cái hòm còn nguyên bao bì, những cái thang tập thể dục để lổng chổng dưới đất. Vì thế Galina bị sầy da, thế là bà kéo áo lên quá đầu gối và gọi chồng:
– Hôn chỗ đau đi…
Ông sĩ quan lập tức gập cặp chân dài mặc chiếc quần đi ngựa chật của lính kỵ binh trong đôi ủng bó căng bắp chân bằng da bê mềm có lắp đinh thúc ngựa, quỳ xuống cái sàn bẩn, mỉm cười lê gối đến hôn chỗ sây sứt có vết nịt hằn phồng lên. Qua cửa sổ phòng tôi, tôi đã trông thấy những cái hôn như thế. Những cái hôn ấy làm tôi đau khổ, song cũng chẳng đáng kể lại làm gì, vì tình yêu và lòng ghen tuông của những thằng bé mười tuổi cũng y hệt về mọi mặt như tình yêu và lòng ghen tuông ở những người đàn ông lớn tuổi. Tôi đã không ra cửa sổ hai tuần và tránh gặp Galina cho đến khi một trường hợp bất ngờ làm tôi lại được gặp Galina. Trường hợp này là đợt tàn sát dân Do thái nổ ra năm một nghìn chín trăm linh năm ở Nhicôlaep và những thành phố khác có người Do thái. Một đám những tên giết người thuê đã đến cướp phá cửa hiệu của bố tôi v! à giết! ông Sôil của tôi. Tất cả các chuyện ấy đã xảy ra trong lúc tôi vắng nhà vì sáng hôm ấy tôi đi mua chim bồ câu của bác thợ săn Ivan Nhicôđimưt. Suốt năm năm trời của mười năm tuổi đời, tôi đã khao khát mơ có những con chim bồ câu, nhưng đến khi tôi mua được thì con người tàn tật Macarencô đã đập chết một con trên thái dương tôi. Hôm ấy cụ Cudơma đã dắt tôi đến nhà Ruptrôp. Ở nhà Ruptrôp, trên cửa xép ở hàng rào có vạch bằng phấn một chữ thập, họ không bị động đến và đã cho bố mẹ tôi trốn trong nhà. Cụ Cudơma dắt tôi lên cái sân thượng lắp kính. Mẹ tôi đang ngồi trên ấy trong căn phòng màu xanh lá cây với Galina.
– Chúng mình phải lau rửa mới được. – Galina bảo tôi, – chúng mình phải đi lau rửa mới được, thầy rap-bi tí hon ạ… Mặt chúng mình đầy lông chim, mà lông chim thì đầy máu…
Galina ôm lấy tôi, dắt tôi đi trong dãy hành lang thơm nức. Đầu tôi áp vào bên hông Galina, cái hông động đậy và thở. Chúng tôi vào bếp và Galina đặt tôi vào dưới vòi nước. Một con ngỗng đang quay trên phiến gạch men, những đồ nấu bếp bóng lộn mắc trên tường và bên cạnh các đồ nấu bếp, trong cái góc của chị nấu bếp có treo ảnh vua Nhicôlai trang trí bằng những bông hoa giấy. Galina rửa sạch các dấu vết của con bồ câu đã khô trên má tôi.
– Rồi sẽ làm chú rể đấy, chàng xinh trai của tôi ạ, – Galina hôn môi tôi bằng cặp môi mọng, nói rồi quay đi.
– Em biết không, – bỗng Galina thì thầm, – bố em đang gặp những chuyện khó chịu đấy, ông ! ấy đi ! lang thang ngoài phố suốt ngày chẳng để làm gì cả, gọi bố em về nhà đi…
Và tôi nhìn qua cửa sổ, trông thấy dãy phố vắng tanh dưới bầu trời lồng lộng, với ông bố tóc đỏ của tôi đang đi trên mặt đường. Ông không đội mũ, chỉ thấy bộ tóc đỏ bay lên nhẹ lâng, tấm ngực áo sơ mi bằng giấy cong vẹo sang một bên, gài vào một cái khuy nào đó, nhưng không đúng khuy. Trong bộ quần áo bông rách của lính, tay công nhân hom hem Vlaxôp bám sau lưng bố tôi.
– Thế đấy, – anh ta nói giọng khàn khàn thân thiết và đưa cả hai tay âu yếm sờ lưng bố tôi, – chúng tôi không cần đến cái tự do để cho bọn Do thái có thể tự do buôn bán… Xin ông hãy đem lại sự sáng sủa cho cuộc đời của một người công nhân, vì sức lao động của anh ta, vì cái chuyện to lớn khủng khiếp này… Xin ông hãy cho anh ta, ông bạn ạ, ông có nghe thấy không, ông hãy cho…
Anh công nhân đang van xin bố tôi cho anh ta cái gì đó, rồi trên mặt anh ta những nét hoàn toàn chỉ là cảm hứng lúc say bỗng biến thành chán ngán và buồn ngủ.
– Cuộc đời chúng ta có lẽ cũng giống như những thằng mô-lô-can, – anh ta lắp bắp, người đảo đồng trên hai chân chuệnh choạng, – cuộc đời chúng phải tưng tự như bọn mô-lô-can, chỉ có điều là không có Đức Chúa Lời của bọn cựu giáo ấy, vì ông ấy mà bọn Do thái được lợi chứ chẳng lợi cho kẻ nào khác…
Rồi Vlaxôp gào lên giọng đầy tuyệt vọng, về chuyện Đức Chúa Lời của dân cựu giáo chỉ thưng bọn Do thái. Vlaxốp la thét, vấp chân và đuổi theo Đ! ức Chúa Lời nào đó của anh ta. Nhưng giữa lúc ấy một đội tuần tiễu cưỡi ngựa của lính Cô-dăc cắt ngang đường anh ta. Viên sĩ quan mặc quần có nẹp, đeo dây lưng bạc đại lễ phục, cưỡi ngựa tiến trước toàn đội với chiếc mũ lưỡi trai cao trên đầu. Hắn cho ngựa đi chậm chạp, không nhìn sang hai bên, cứ như đang cưỡi ngựa trong một khe núi, nơi chỉ có thể nhìn về phía trước.
– Bẩm đại úy, – bố tôi khẽ nói khi tay Cô-dăc tới ngang chỗ ông, – bẩm đại úy, – bố tôi rụt cổ nói và quỳ xuống bùn.
– Tôi có thể giúp ông việc gì? – Viên sĩ quan trả lời, mắt vẫn nhìn về phía trước, và hắn đưa bàn tay đeo găng da hoẵng màu vàng chanh lên mũ lưỡi trai.
Phía trước, ở góc phố Hàng Cá, bọn cướp phá đã đập tan cửa hiệu nhà chúng tôi và lôi trong ấy ra những thùng đinh, những máy móc và bức chân dung tôi mới chụp trong bộ đồng phục học sinh trung học.
– Bẩm ngài, – bố tôi nói và vẫn quỳ, – họ đã đến phá hết các của mồ hôi nước mắt của tôi, bẩm đại úy, sao lại thế…
Viên sĩ quan lẩm bẩm không biết những gì, đưa chiếc găng tay da hoẵng mầu vàng chanh lên vành mũ và giật cương, nhưng con ngựa không cất bước. Bố tôi lê gối tới trước con ngựa, sát mình vào những cái chân ngắn đôn hậu, hơi lông lá của nó.
– Tôi nghe đây, – viên đại úy nói, giật cương và bỏ đi, bọn lính Cô-dăc tiến theo. Chúng ngồi với một vẻ dửng dưng trên những cỗ yên cao, tiến theo cái khe núi tưởng tượng rồi mất hút ở chỗ rẽ ra phố Nhà Thờ
Lúc ấy Galina lại đẩy tôi ra cửa sổ.
– Gọi bố em về đi, – bà nói, – từ sáng ông ấy chưa có gì vào bụng đâu.
Tôi bèn nhoài người ra cửa sổ.
Nghe thấy tiếng tôi gọi, bố tôi quay lại.
– Con yêu của bố, – bố tôi lúng túng, giọng trìu mến không thể tả được.
Rồi tôi cùng với bố tôi đi vào cái sân thượng của nhà Ruptrôp, nơi mẹ tôi đang nằm trong căn phòng hình tròn mầu xanh lá cây. Cạnh giường mẹ tôi lăn lóc những quả tạ đôi và những dụng cụ thể dục.
– Những đồng cô-pêch ti tiện, – mẹ tôi nói đón chúng tôi, – tính mạng con người và con cái, và cái số phận bất hạnh của chúng ta, ông đem tất cả đổi lấy nó… Những đồng cô-pếch ti tiện, – mẹ tôi kêu lên khàn khàn, không còn ra giọng của người nữa, sau đó người cựa quậy trên giường rồi lặng đi.
Và lúc ấy trong không khí chết lặng bắt đầu nghe thấy tiếng tôi nấc. Tôi đứng sát tường, mũ cát két kéo sụp xuống trán, và không thể nào ghìm được những tiếng nấc.
- Đáng ngượng quá đấy, anh chàng xinh trai của tôi ạ, – Galina mỉm cười với nụ cười khinh mạn của bà và đập cái tà áo không thể nhàu nát vào tôi. Trên đôi giày đỏ, bà đi tới khung cửa sổ treo những tấm rèm của Tầu lên cái gờ tường rất lạ mắt. Hai cánh tay trần của Galina chìm trong vóc lụa, bím tóc động đậy nhanh nhạy ở bên hông. Tôi nhìn Galina, trong lòng hân hoan.
Là một thằng bé có học, tôi nhìn Galina như nhìn một sân khấu xa có rất nhiều ngọn đ! èn rọi! sáng. Và ngay lúc ấy tôi tưởng tượng mình là Mirôn, con trai bác bán than làm ăn ở góc phố chúng tôi. Tôi tưởng tượng mình đang ở trong đội tự vệ Do thái và cũng như Mirôn tôi đi đôi giày rách buộc bằng dây gai. Trên vai tôi có khẩu súng tồi đeo bằng một đoạn dây mầu lục và tôi đang quỳ sau dãy hàng rào cũ ghép bằng ván để bắn trả những tên giết người. Sau dãy hàng rào của tôi là một khong đất trống trên đổ ngổn ngang những đống than lầm bụi. Khẩu súng cổ bắn rất tồi, những thằng giết người râu ria, răng trắng lóa, tiến tới mỗi lúc một gần. Tôi kiêu hãnh cảm thấy cái chết đã tới gần và trông thấy trên cao, trong một thế giới xanh lam, có Galina. Tôi trông thấy một lỗ châu mai đục trên tường ngôi nhà khổng lồ xây bằng triệu triệu viên gạch. Ngôi nhà đỏ thắm này đè lù lù lên cái ngõ có mặt đường xám xịt không được đầm kỹ, và Galina đang đứng trong cái lỗ châu mai trên cao của ngôi nhà. Với nụ cười khinh mạn của bà, Galina mỉm cười trong cái cửa sổ không thể bị bắn tới, và người chồng, viên sĩ quan quần áo hở hang đứng sau lưng Galina, hôn Galina vào cổ…
Trong khi cố nhịn không nấc nữa, tôi đã tưởng tượng tất cả các hình ảnh ấy để yêu Galina cay đắng hn, nồng nhiệt hơn, tuyệt vọng hơn, và cũng có thể vì mức đau khổ đang quá lớn đối với con người mười tuổi.
Những mộng mơ ngớ ngẩn đã giúp tôi quên cái chết của con bồ câu và cái chết của ông Sôil. Chưa biết chừng tôi đã quên được những sự giết chóc ấy nếu như trong giây phút ấ! y cụ Cu! dơma không bước lên sân thượng cùng với lão Do thái
Hai người đến nơi thì trời đã hoàng hôn. Trên sân thượng lù mù một cây đèn, ngọn lửa ngả sang một bên, đèn nhấp nháy, bạn đồng hành của những điều bất hạnh.
– Tôi đã sửa sang tươm tất cho cụ nhà rồi, – cụ Cudơma bước vào nói, – bây giờ cụ nằm nom đẹp lắm, đây tôi đưa ông trợ lễ đến để cũng có vài lời cầu nguyện cho ông già…
Và cụ Cudơma chỉ lão trợ lễ
– Để ông ấy rên rỉ kể lể, – cụ coi nhà nói thân mật, – nhưng phải tọng cho thật đầy cái dạ dày của ông trợ lễ, rồi ông trợ lễ sẽ làm cho Thượng đế chán ngấy suốt một đêm…
Cụ đứng ở cửa, cụ Cudơma ấy, với cái mũi gãy giập nhân hậu, bẻ sang bên nào cũng được. Cụ muốn kể lại thật thân mật chuyện cụ đã buộc thế nào cái quai hàm của người chết, song bố tôi đã ngắt lời ông già.
– Xin thầy, rêp Aba, – bố tôi nói, – xin thầy cầu nguyện cho người quá cố, tôi sẽ trả tiền thầy…
– Nhưng tôi sợ bác sẽ không trả tiền đâu, – Aba trả lời chán ngán rồi cúi bộ mặt râu ria đầy kinh tởm xuống sát khăn bàn, – tôi sợ rồi bác sẽ cuỗm cả cái áo lễ của tôi để đem nó chuồn sang Achentina, ở Buênôt-Airet, và ở bên ấy bác sẽ mở một cửa hiệu bán buôn với cái áo lễ của tôi… Một hiệu bán buôn, – Aba nói, nhay nhay cặp môi đầy vẻ khinh bỉ, rồi với lấy tờ "Người con của Tổ quốc" trên bàn. Tờ báo này có đăng về bản tuyên ngôn ngày 17 tháng Mười của vua Nga và viết về tự do.
“… Hỡi các công dân của nước Nga tự do, – Aba vừa đọc báo theo kiểu của lão vừa nhai nhai một món râu mà lão nhét đầy miệng, – hỡi các công dân của nước Nga tự do, nhân lễ Chúa Cứu thế phục sinh của các người…”
Tờ báo cầm nghiêng trước mặt lão trợ tế rung rung. Lão đọc giọng buồn ngủ, véo von như hát, và đặt những trọng âm rất lạ tai vào những từ tiếng Nga mà lão không biết. Cách đặt trọng âm của
– Tôi cười thật không phải, thầy
– Bác hãy hỏi tôi về một chuyện gì khác, –
– Bà hãy hỏi thầy
– Ôi, chú Sôil, – giọng bố tôi đều đều, vờ vĩnh, cố nặn ra như thế, – ôi chú Sôil, chú yêu quí…
Chúng tôi thấy ông sắp gào lên đến nơi, nhưng mẹ tôi đã có biện pháp trước chúng tôi.
– Manut, – mẹ tôi kêu lên, người thay đổi nét mặt trong nháy mắt, chặn họng chồng, – ông xem thằng bé nhà ta đang ốm khổ ốm sở thế nào, sao ông không nghe thấy những tiếng nó nấc hử, sao lại thế, ông Manut?…
Thế là bố tôi nín bặt.
– Rachin ạ, – bố tôi nói có vẻ sợ hãi, – tôi không thể nào nói để bà biết tôi thương chú Sôil thế nào…
Rồi ông vào bếp và quay ra với một cốc nước.
– Uống đi, anh chàng diễn viên, –
Nhưng thật ra nước cũng chẳng giúp gì cho tôi. Tôi càng nấc dữ hơn. Những tiếng nức nở bật ra từ trong ngực tôi. Một cái u nổi lên ở họng tôi, sờ vào thì dễ chịu. Cái u ấy phập phồng, to ra, ngáng họng tôi, lồi ra khỏi cổ áo. Trong đó hơi thở của tôi bị tắc cứ lọc ọc. Nó lọc ọc như nước bắt đầu sôi. Và đến đêm, lúc tôi không còn là thằng bé tai to như đã từng là thế suốt trong phần đời của tôi trước đó để trở thành một cuộn chỉ quằn quại, lúc ấy mẹ tôi, trong tấm khăn san cuốn bó người, cao hơn và thon đẹp hơn mọi khi, mẹ tôi đi đến gần Galina đang hết hồn hết vía.
– Cô Galina yêu quí, – mẹ tôi nói véo von, rắn rỏi, – chúng tôi đã làm phiền cô, cũng như bà Nađêtđa Ivanôpna và cả gia đình nhà ta nhiều quá… Tôi rất hổ thẹn, cô Galina yêu quí…
Hai má đỏ bừng, người đẩy Galina ra cửa, rồi quay vào với tôi và ấn chiếc khăn san vào miệng tôi để nén tiếng rên của tôi.
– Cố chịu đựng nhé, con trai của mẹ, – mẹ tôi thì thầm, – hãy vì mẹ mà chịu đựng…
Nhưng dù có thể chịu đựng tôi cũng không chịu đựng vì không còn cảm thấy hổ thẹn nữa…
Tôi đã bắt đầu ốm như thế. Hồi ấy tôi lên mười. Đến sáng tôi được đưa đến nhà bác sĩ. Đợt tàn sát người Do thái vẫn tiếp diễn nhưng không ai động đến chúng tôi nữa. Bác sĩ! , một ông to béo, thấy tôi mắc bệnh thần kinh.
Ông bảo phải mau chóng cho tôi đi Ôđetxa, đến khám ở chỗ những giáo sư, và ở đấy chờ những ngày ấm áp để có thể tắm biển.
Chúng tôi đã làm như thế. Vài ngày sau tôi cùng mẹ tôi đi Ôđetxa đến ở nhà ông Lâyvi-Itkhôc và chú Ximôn. Chúng tôi lên đường buổi sáng bằng tàu thủy và chỉ đến giữa trưa những làn sóng hung hung của sông Buc đã được thay bằng những đợt sóng biển nặng nề màu xanh lá cây. Trước mắt tôi mở ra cuộc đời của người ông điên Lâyvi- Itkhôc và tôi vĩnh viễn chia tay với Nhicôlaep, nơi mười năm thơ ấu của tôi đã trôi qua.
Nguyễn Thụy Ứng dịch
Truyện Mối tình đầu đăng lần đầu trên tập văn tuyển "Đất hoang đỏ" quyển I, Nhà xuất bản Quốc gia, Matxcva – Lêningrat, 1925.
Dưới tầng hầm
Tôi là một thằng bé hay nói dối. Nguyên nhân là tôi học nhiều, óc tưởng tượng của tôi lúc nào cũng cháy rực. Tôi đọc trong giờ lên lớp, giờ ra chơi, trên đường về nhà, ban đêm thì dưới gầm bàn, che bằng tấm khăn bàn rủ xuống tới sàn nhà. Vì đọc sách nên đã bỏ qua mọi chuyện trên đời: tôi bỏ học chuồn ra cảng, chơi bi-a tại các quán cà-phê ở phố Hy Lạp, bơi ở cồn cát Langiêrôn. Tôi không có bạn. Còn ai muốn chơi với một con người như thế.
Một hôm trong tay của học sinh đứng đầu lớp tôi là Mac Boocman, tôi thấy có cuốn sách viết về Xpinôda (1).
Mac vừa đọc xong và cậu ấy nóng lòng muốn kể lại ngay với bọn con trai chung quanh về tòa án trấn áp tà đạo ở Tây Ban Nha. Song những điều Mac kể chỉ là lắp bắp thuật lại sách vở. Trong những lời Mac nói không có chất thơ. Tôi không nhịn được nên đã nói xen vào. Với các học sinh muốn nghe tôi nói, tôi kể về Amxtecđam thời xưa, về cuộc sống tối tăm trong các khu Do thái, về các triết gia, những người làm nghề mài kim cương. Ngoài những điều đọc được trong sách còn có thêm nhiều phần của tôi. Không làm thế thì tôi không chịu được, óc tưởng tượng của tôi đẩy mạnh những cảnh có kịch tính, thay đổi các kết cục, vào đề trong những khung cảnh đầy bí mật. Cái chết của Xpinôda tự do, cô đơn được tôi miêu tả thành một cuộc đấu tranh. Xinêđriôn ép con người sắp chết thừa nhận sai lầm, nhưng Xpinôda không chịu khuất phục. Trong đoạn này tôi đưa cả Rubenx (2) v! ào. Tôi thấy như có Rubenx đứng ở đầu giường Xpinôda và dùng sáp ong rập hình mặt người chết.
Các bạn cùng lớp của tôi cứ há hốc miệng nghe câu chuyện quái dị này. Nó đã được kể rất hào hứng. Lúc có tiếng chuông chúng tôi miễn cưỡng chia tay. Đến giờ ra chơi tiếp theo, Mac tới gần tôi, nắm tay tôi và chúng tôi cùng đi dạo. Chỉ ít lâu sau chúng tôi đã cảm thấy hợp nhau. Mac không là một dạng hèn kém của những thằng học sinh đứng đầu lớp. Đối với bộ óc đầy sức mạnh của cậu ấy, sự khôn ngoan sáng suốt ở trung học là những lề giấy da cừu trong một cuốn sách chân chính. Cuốn sách này cậu ấy đang khao khát tìm kiếm. Tuy là những thằng bé thơ dại mười hai tuổi, song chúng tôi đã biết rằng Mac sẽ có một cuộc đời học thuật khác thường. Cậu ấy không chuẩn bị các bài học mà chỉ nghe giảng. Thằng bé tỉnh táo và chín chắn này gắn bó với tôi do cái đặc điểm của tôi thích bẻ queo mọi điều trên đời, kể cả những điều mà người ta không thể nghĩ ra cái gì đơn giản hơn.
Năm ấy chúng tôi lên lớp ba. Sổ ghi điểm của tôi bị đánh ba trừ. Với những lời nói ra như mê sảng, tôi là một thằng kỳ quặc đến nỗi các giáo viên đã nghĩ lại và không cho tôi hai điểm. Đến đầu mùa hè, Mac mời tôi đến chơi gia đình cậu ấy. Bố Mac là giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Nga. Đây là một trong các nhân vật đã làm cho Ôđetxa trở thành Macxây hay Napôli. Ông mang trong người chất men của một thương nhân Ôđetx! a thời ! xưa. Ông thuộc cái giới những tay ăn chơi hoài nghi và lịch thiệp. Ông Boocman bố tránh dùng tiếng Nga, ông nói cái thứ tiếng nhát gừng hơi thô lỗ của các thuyền trưởng Livcpun. Hồi tháng Tư, khi có đoàn kịch hát Ý đến thành phố chúng tôi, tại nhà Boocman đã tổ chức bữa tiệc khoản đãi đoàn này. Ông chủ nhà băng béo múp, đại thương nhân cuối cùng của Ôđetxa đã có hai tháng tình tang với diễn viên nữ chính có bộ ngực đồ sộ. Nữ diễn viên này đã ra đi mang theo những hồi ức không dằn vặt gì lương tâm và chuỗi hạt chọn có "gu" nhưng không đắt lắm.
Ông già đã làm lãnh sự ở Achentina, cũng là chủ tịch hội đồng chứng khoán. Chính nhà ông ấy là nơi tôi được mời đến. Thím tôi, tên là Bôpca, đã loan tin này khắp số nhà. Thím cố gắng hết sức cho tôi ăn vận nghiêm chỉnh. Tôi đi chiếc xà-lan chạy hơi nước tới ga 16, chỗ Giếng phun nước Lớn. Tòa biệt thự nằm sát bờ sông, trên một đoạn dốc đứng đỏ lòm không cao lắm. Trên bờ đoạn dốc đứng này có trồng một vườn hoa với những đám vãn anh và những cây trắc bá xén hình cầu.
Tôi vốn xuất thân trong một gia đình nghèo, đầu óc không bình thường. Quang cảnh biệt thự Boocman đã làm tôi kinh ngạc. Những chiếc ghế bành đồ đan hiện lên trắng toát trong những lối đi phủ cành lá xanh rờn. Trước nhà dựng một dãy dài những cột gỗ không cao lắm.
Đến chiều ông giám đốc nhà băng về biệt thự. Sau bữa ăn ông đặt một chiếc ghế bành đồ đan ngay sát bờ dốc! đứng ! trước mặt biển chạy ra xa như một cánh đồng, rồi duỗi hai chân trong chiếc quần trắng, châm xì-gà và đọc tờ "Manchext Gacđian". Khách khứa, những bà sang trọng ở Ôđetxa chi pô-cơ ngoài hiên. Trong góc bàn, chiếc xa-mô-va thon thả có tay xách bằng ngà voi réo ầm ĩ.
Những mụ mê bài bạc, thích ăn ngon, những làm dáng ăn mặc lôi thôi và những con người dâm đãng ngầm với những đồ lót vẩy nước hoa và hai cái lườn to bè bè, những người đàn bà ấy đập phành phạch những cái quạt đen và bỏ những đồng tiền vàng ra đặt cọc. Nắng len qua dàn nho dại, lọt tới chỗ họ. Mặt trời mang một vừng lửa khổng lồ. Ánh phản chiếu của chất đồng làm những bộ tóc đen nom càng thêm nặng. Những tia hoàng hôn nhập vào kim cương, những viên kim cương đeo khắp chỗ: trong khe hõm giữa những cái vú tách rộng, trên những vành tai bự phấn, những ngón tay sưng phù xanh xanh.
Trời tối dần. Một con dơi loạt soạt bay qua. Biển bỗ vào bờ đá đỏ mỗi lúc một sẫm đen. Trái tim mười hai tuổi của tôi căng mọng trước cuộc sống giầu sang vui chơi và dễ dàng của người khác. Tôi và bạn tôi dắt tay nhau dạo chi trên lối đi xa nhất. Mac nói với tôi rằng cậu ấy sẽ trở thành kỹ sư hàng không. Có tin đồn bố cậu ấy được cử làm đại diện của Ngân hàng Ngoại thương Nga ở
Ở nhà chúng tôi, nhà thím Bôpca không ai nói những chuyện như thế. Tôi chẳng có gì để có đi có lại trước cái chuỗi liên tục những điều tuyệt diệu này. Tôi bèn nói với Mac rằng tuy ở nhà chúng tôi tất cả đều khác, song ông tôi, ông Lâyvi Itkhôc và chú tôi đã đi chu du thế giới và đã trải qua hàng ngàn chuyện ly kỳ. Rồi tôi lần lượt kể các chuyện ấy. Ý thức về những điều không thể có lập tức rời bỏ tôi, tôi đã đưa chú Vonph qua cuộc chiến tranh Nga – Thổ Nhĩ Kỳ, tới Alêchxanđri ở Ai Cập…
Đêm tối đứng dựng lên trong những cây tiêu huyền, những ngôi sao đè lên các cành cây trĩu xuống. Tôi vừa nói vừa hoa chân múa tay. Những ngón tay của chàng kỹ sư hàng không tương lai run lên trong bàn tay tôi. Mac phải vất vả lắm mới rũ bỏ được các ảo giác, cậu ấy hứa chủ nhật sau sẽ tới thăm tôi. Với lời hứa ấy tôi lên xà-lan về nhà, với thím Bôpca.
Suốt một tuần sau chuyến viếng thăm ấy, tôi cứ tưởng tượng mình là một giám đốc ngân hàng. Tôi thực hiện hàng triệu vụ giao dịch với Singapo và Cảng Xait. Tôi sắm một chiếc du thuyền chạy buồm và dùng nó đi du lịch một mình. Ngày thứ bảy là lúc tôi phải tỉnh lại. Đến mai Boocman con sẽ đến thăm nhà tôi. Trong những điều tôi kể với cậu ấy không có chút xíu gì là thật. Thật ra vẫn có những cái khác, đáng ngạc nhiên hơn nhiều so với những điều tôi bịa đặt, nhưng mới mười hai tuổi đầu tôi c! òn chưa biết làm thế nào với sự thật trên đời này. Ông Lâyvi Itkhôc, một rapbi bị tống cổ khỏi địa hạt vì mạo chữ ký của bá tước Branhixki trên những hối phiếu, và dưới con mắt hàng xóm láng giềng cùng những thằng bé chung quanh, ông là một người điên. Chú Ximôn Vonph thì tôi không thể nào chịu nổi ở chú cái tính kỳ quặc, hăng say vô nghĩa lý, hay la hét và thích áp chế người khác. Riêng với thím Bôpca thì tôi có thể bàn bạc nhất trí. Thím Bôpca kiêu hãnh thấy con trai ông giám đốc nhà băng kết bạn với tôi. Thím cho rằng sự đi lại này mở đầu một con đường sự nghiệp, vì thế để đãi khách thím đã làm bánh nhân mứt hoa quả và bánh nướng với hạt anh túc. Tất cả trái tim của bộ tộc chúng tôi, trái tim quen chịu đựng đấu tranh giỏi như thế, đã được đặt vào trong những chiếc bánh nướng này. Ông tôi với chiếc mũ hình trụ rách bươm và cái quần sờn nát trên cặp chân sưng phù, chúng tôi giấu ông bên nhà láng giềng Apenkhôt, và tôi van ông rằng nếu khách chưa ra đi thì ông đừng về vội. Với chú Ximon Vonph cũng đã thu xếp được ổn thỏa. Chú cùng các bạn phe của chú đi uống trà tại quán "con Gấu". Ở quán này người ta uống vôt-ca thay nước trà và có thể đoán rằng chú sẽ nán lại lâu.
Trong chuyện này cần phải nói rằng gia đình chúng tôi xuất thân không giống các gia đình Do thái khác. Gia đình chúng tôi có nòi sâu rượu, trong gia đình chúng tôi người ta quyến rũ con gái của những ông tướng rồi chưa ra tới biên giới đã bỏ rơi họ; trong gia đình chúng tôi, ông tôi giả mạo chữ k�! � và gi�! �p những người đàn bà bị chồng bỏ viết thư tống tiền.
Tôi tập trung tất cả cố gắng vào việc làm cho chú Ximôn Vonph vắng nhà suốt ngày. Tôi đã đưa chú ba rúp dành dụm được. Tiêu hết ba rúp không phải là việc chóng vánh. Chú Ximôn Vonph sẽ về muộn và cậu con trai ông giám đốc nhà băng sẽ không bao giờ biết rằng những lời tôi kể về lòng tốt và tinh thần quả cảm của chú tôi đều chỉ là chuyện bịa. Nói đúng lương tâm thì đó là chuyện thật chứ không phải chuyện bịa, nhưng thoạt trông thấy một ông Ximôn Vonph nhớp nhúa và lắm mồm như thế thì không sao phát hiện được sự thật khó hiểu này.
Sáng chủ nhật thím Bôpca diện chiếc áo dài bằng dạ nâu. Bộ ngực đầy đặn, đôn hậu của thím bày ra tứ phía. Thím chít cái khăn bịt đầu đính những bông hoa màu đen, kiểu khăn mà người ta thường chít ở giáo đường Do thái những hôm lễ bát thờ và lễ Rôsơ – Gasôn. Thím bày lên bàn bánh nướng, mứt quả, bánh xèo và bắt đầu chờ. Chúng tôi đi xuống tầng hầm. Mac giương cao lông mày khi đi qua dãy hành lang lát những ván sàn cong vênh. Ở phòng ngoài có để một thùng nước. Mac chưa kịp vào phòng, tôi đã bắt đầu làm cậu ấy chú ý tới mọi thứ lạ lùng. Tôi cho cậu ấy xem chiếc đồng hồ báo thức mà hai bàn tay ông tôi đã làm lấy cho đến cái đinh vít cuối cùng. Chiếc đồng hồ này được lắp liền với một cái đèn. Hễ đồng hồ đánh xong nửa tiếng hay một tiếng, đèn lại bật. Tôi còn cho xem cái thùng làm nước cơ-vát.! Bí quy�! ��t làm nước cơ-vát này là một phát minh của ông Lâyvi Itkhôc: ông chưa tiết lộ với ai cả. Sau đó tôi đọc cho Mac nghe vài trang trong tập bản thảo của ông. Ông viết bằng chữ Do thái, trên những tờ giấy vuông vàng khè, to như những tấm bản đồ địa lý. Tập bản thảo này mang nhan đề "Người không đầu". Trong đó miêu tả tất cả những người láng giềng của ông Lâyvi Itkhôc trong bảy mươi năm đời ông: đầu tiên ở Xcvia và Bêlaia Treccva, rồi ở Ôđetxa. Những thợ đóng quan tài, trưởng ban đồng ca ở giáo đường, những con sâu rượu Do thái, những mụ nấu bếp trong các lễ cắt bì và những tay bịp bợm thực hiện nghi thức tôn giáo này, đó là các nhân vật của ông Lâyvi Itkhôc. Tất cả đều là những con người hay gây chuyện, nói năng có khuyết tật, mũi sần sùi, đầu đầy mụn nhọt, mông đi xiên xẹo.
Trong khi chúng tôi đọc, thím Bôpca xuất hiện trong chiếc áo dài màu nâu. Thím đi như lướt trên sàn với ấm xa-mô-va trên cái khay áp vào bộ ngực đầy đặn, đôn hậu của thím. Tôi giới thiệu hai người với nhau. Thím Bôpca nói: "Rất sung sướng", chìa những ngón tay cứng đờ, đẫm mồ hôi và kéo sát hai chân vào nhau. Mọi việc diễn ra tốt đẹp, không thể nào tốt đẹp hơn. Nhà Apenkhôt không để ông tôi về. Tôi lần lượt lôi các của báu của ông ra: những cuốn ngữ pháp tất cả các thứ tiếng và sáu mươi sáu cuốn của bộ kinh Tanmut. Mac lóa mắt trước cái thùng làm cơ-vat, chiếc đồng hồ rắc rối và cái núi những cuốn Tanmut, tất cả các vật này không thể thấy ở một nhà! nào kh�! �c.
Chúng tôi uống mỗi người hai cốc nước trà và ăn bánh. Thím Bôpca gật đầu, lui bước và biến mất. Tôi đi tới một tâm trạng hân hoan, bèn làm điệu bộ và bắt đầu ngâm những đoạn thơ mà tôi mê thích hơn bất kỳ những đoạn thơ nào khác trên đời. Ăngtoan cúi xuống cái xác của Xêda(3) và nói với dân La Mã:
Ôi đồng bào La Mã, ôi các bạn của ta.
Xin lắng nghe vài lời ta nói.
Ta đến đây không để ca ngợi Xêda,
Chỉ muốn gặp Xêda làm nghĩa vụ cuối cùng.
Vai Ăngtoan mở đầu như thế. Tôi thở hổn hển, áp hai tay lên ngực:
Với ta Xêda là bạn, bạn rất trung thành,
Nhưng Bruytuyt gọi Xêda: kẻ tham quyền cố vị,
Còn Bruytuyt là con người đáng kính…
Xêda giải tù binh hàng đoàn về La Mã,
Tiền chuộc đám người này làm giàu ngân quỹ quốc gia.
Và làm thế phải chăng tham quyền cố vị…
Trước cảnh nghèo Xêda rơi nước mắt,
Kẻ tham quyền không nhân hậu thế đâu,
Song Bruytuyt nói Xêda tham quyền cố vị,
Còn Bruytuyt là con người đáng kính…
Các người thày hôm tế thần Lupec (4),
Ta ba lần đem vương miện hiến Xêda,
Nhưng ba lần Xêda từ chối,
Đó phải chăng là cố vị tham quyền?…
Song Bruytuyt nói Xêda tham quyền cố vị,
Còn Bruytuyt là con người đáng kính…
Trước mắt tôi bộ mặt của Bruytuyt lơ lửng trong làn khói mù mịt đất trời.! B�! �� mặt trắng hơn vôi. Dân chúng La Mã kêu la ai oán tiến đến chỗ tôi đứng. Tôi giơ tay, con mắt của Mac ngoan ngoãn chuyển theo bàn tay tôi, bàn tay tôi nắm chặt, rung lên, tôi giơ cao tay… và qua cửa sổ tôi trông thấy chú Ximôn Vonph đang đi trong sân cùng với tay bán đồ cũ Lâycac. Hai người lôi một cái mắc áo làm bằng sừng hươu và một cái hòm đỏ có treo những chi tiết trang trí hình mõm sư tử. Thím Bôpca cũng trông thấy họ qua cửa sổ. Quên cả khách, thím chạy như bay vào phòng, hai bàn tay run bần bật nắm lấy tôi:
– Cháu yêu của thím, ông tướng lại mua đồ…
Mac nhổm dậy trong bộ đồng phục của cậu ấy, cúi chào thím Bôpca, vẻ thắc mắc. Hai nhân vật kia xông vào cửa. Trong hành lang vang lên những tiếng ủng thình thịch. Chú Ximôn Vonph và tay Lâycac tóc đỏ hò hét inh tai nhức óc. Cả hai say nhè.
– Bôpca, – chú Ximôn Vonph la lên, – thử đoán xem anh đã mua cái sừng hươu này bao nhiêu?
Chú gầm lên như cái kèn đồng, nhưng giọng chú nghe không vững vàng. Dù đang say, chú cũng biết rằng chúng tôi căm ghét tay Lâycac tóc đỏ là kẻ chuyên xui chú mua tất cả những đồ không cần thiết, làm chúng tôi bị chìm ngập trong đó.
Thím Bôpca ngậm tăm. Lâycac nói với chú Ximôn Vonph không biết những gì. Để át cái giọng rin rít như tiếng rắn kêu của hắn, cũng để át lòng thấp thỏm của mình, tôi gào lên những lời của Ăngtoan:
Mới hôm qua sai khiến toàn cầu,
Là Xêda quyền hành vô hạn,
Mà hôm nay nằm tron! g tro b�! �i,
Kẻ hèn nào cũng khinh được Xêda.
Trong các người, trong trái tim, khối óc,
Ta muốn nhen ngọn lửa phục thù,
Nhưng sẽ nguy cho hai con người đáng kính
Catxiuyt và Bruytuyt…
Đến chỗ này bỗng nghe thấy huỵch một cái. Đó là tiếng thím Bôpca ngã vật xuống dưới quả đấm của chồng. Có lẽ thím đã có một lời nhận xét chua chát về cặp sừng hươu. Thế là bắt đầu diễn ra một tiết mục thường ngày. Tiếng kèn đồng của chú Ximôn Vonph bịt kín tất cả các kẽ hở trong vũ trụ.
– Các người hút kiệt tủy xưng của thằng này, tọng cho đầy những cái mõm chó của các người… Lao động quần quật, thằng này không còn có linh hồn nữa rồi. Thằng này không còn có gì để lao động nữa, chẳng còn tay, chẳng còn chân… Các người buộc đá vào cổ thằng này, tảng đá đã đeo vào cổ thằng này…
Rồi chú dội lên đầu tôi và thím Bôpca những lời nguyền rủa Do thái, chú báo trước rằng mắt chúng tôi sẽ trôi ra ngoài, con cái chúng tôi sẽ thối rữa trong bụng mẹ, chúng tôi sẽ không kịp chôn nhau và người ta sẽ nắm tóc lôi chúng tôi xuống cái huyệt đào chung.
Boocman con đứng dậy, mặt tái nhợt, mắt nhớn nhác nhìn quanh. Cậu ấy không hiểu những lời nguyền rủa tiếng Do thái, nhưng có biết những lời văng tục bằng tiếng Nga. Mà chú Ximôn Vonph thì không ngại dùng những lời tục tĩu này. Cậu con trai ông chủ nhà băng vò nát cái mũ cát-két. Con mắt tôi nhìn một thằng Mac thành hai, và cứ cố gào thật to để lấp tất c�! � những! cái ác trên đời. Sự tuyệt vọng lúc sắp chết của tôi hòa làm một với cái chết đã đến với Xêda. Tôi chết, và tôi la thét. Những tiếng khàn khàn bật ra từ đáy bản thể của tôi:
Nếu các người hãy còn nước mắt,
Thì giờ đây những suối lệ hãy tuôn trào.
Tấm đại bào này còn ai không biết,
Ta nhớ cả nơi Xêda khoác nó lần đầu:
Lúc ấy chiều hè, vừa diệt xong quân Nêvrit,
Giữa quân doanh, lều dã chiến của Xêda.
Catxiuyt đâm chỗ này, đây vết thương
Do con người đố kỵ. Và chỗ này cắm ngập
Lưỡi dao Bruytuyt, đứa con cưng,
Và chỗ này đã tuôn ra bao máu đỏ
Từ vết thưng khi Bruytuyt rút lưỡi dao…
Không gì át nổi tiếng của chú XimonVonph. Thím Bôpca ngồi dưới sàn khóc thút thít và xỉ mũi. Tay Lâyca thản nhiên lôi cái hòm ra sau vách. Giữa lúc ấy cụ già điên là ông tôi muốn cứu tôi. Ông vùng chạy ra khỏi nhà Apenkhôt, bò tới cửa sổ và kéo cò cử cây vi-ô-lông, có lẽ để người ngoài khỏi nghe thấy những tiếng chửi rủa của chú Ximon Vonph. Mac nhìn về phía khung cửa sổ mở ra ngang mặt đất bên ngoài rồi hốt hoảng lùi lại. Người ông đáng thương của tôi nhếch cái miệng xám ngoét đờ đẫn của ông. Ông đội chiếc mũ hình trụ vành cong, mặc áo dài đen, hai bàn chân voi đi đôi giày rách, bộ râu ám khói thuốc rủ xuống từng đám đung đưa ở cửa sổ. Mac bỏ chạy.
– Chẳng sao đâu, – cậu ấy vừa ch! ạy ra n! goài vừa lẩm bẩm, – thật đấy, chẳng sao cả…
Mac đi rồi tôi cũng hết xúc động. Tôi chờ trời tối. Lúc ông tôi vào giường nằm và thiếp đi sau khi đã viết đầy những chữ Do thái toàn là những nét móc lên tờ giấy vuông của ông (ông viết về nhà Apenkhôt, chỗ ông đã gia ơn cho tôi sang ở chơi suốt ngày), tôi mò ra hành lang. Ngoài ấy là sàn đất. Tôi đi lần trong bóng tối, chân đất, trong chiếc sơ mi dài vá chằng chịt. Qua các khe ván tôi thấy những hòn đá cuội phóng ra những mũi tên lấp loáng. Như mọi khi, trong góc có thùng nước. Tôi leo vào trong thùng nước. Nước xẻ người tôi làm đôi. Tôi ngụp đầu xuống nước, ngạt thở, lại ngoi lên.
Bên trên, trên cái giá, con mèo nhìn bằng cặp mắt buồn ngủ. Lần thứ hai tôi chịu được lâu hơn, nước lóc óc chung quanh tôi, tiếng rên rỉ của tôi tan ra trong nước. Tôi mở mắt thì nhìn thấy dưới đáy thùng có cái áo sơ mi nom như một cánh buồm và hai cẳng chân áp vào nhau. Tôi lại không chịu được nữa bèn lại ngoi lên. Ông tôi đứng bên cạnh thùng nước trong chiếc áo len dài tay. Cái răng duy nhất của ông lập bập, lách cách.
– Thằng cháu của ông ạ, – mấy tiếng này ông nói rành rọt, đầy vẻ khinh bỉ, – ông đi uống dầu thầu dầu để có cái gì đem đến mồ cháu đây…
Tôi gào lên, không còn biết gì nữa và lại ngụp xuống nước. Bàn tay yếu ớt của ông tôi lôi tôi lên. Lúc ấy, lần đầu tiên suốt ngày hôm ấy, tôi khóc. Và cái thế giới của nư�! �c mắt ! bát ngát và đẹp đến nỗi tất cả những gì trong tôi đều tuôn ra hai con mắt, trừ nước mắt.
Tôi tỉnh lại trên giường, nằm cuộn tròn trong chăn. Ông tôi đi đi lại lại trong phòng và huýt sáo. Thím béo Bôpca áp hai bàn tay tôi lên ngực thím để sưởi cho tôi.
– Cái thằng ngốc tí hon nhà ta, nó run ghê quá, – thím nói, – không hiểu thằng bé kiếm đâu ra sức lực mà run thế này…
Ông tôi giật giật chòm râu, huýt sáo và vẫn tiếp tục đi đi lại lại. Bên kia tường, chú Ximôn Vonph ngáy với những tiếng thở ra rất vất vả. Suốt ngày gây chuyện lung tung, ban đêm chú không bao giờ thức giấc.
Nguyễn Thụy Ứng dịch
Chú thích
1. (1632 – 1677) Triết gia Hà Lan gốc Do thái – Bồ Đào Nha, được coi như người trình bày giỏi nhất thuyết phiếm thần. (N.D.)
2. (1577 – 1640) Họa sĩ nổi tiếng người Hà Lan. (N.D.)
3. Xêda (101 – 40 trước C.N.) là chính khách và tướng tài La Mã, Bruytuyt tham gia âm mưu lật đổ của bọn quí tộc chống Xêda. Ăngtoan là phó tướng của Xêda. (N.D.).
4. Thần thời xưa của người La Mã, bảo vệ các đàn cừu chống chó sói. (N.D.)
* Đăng lần đầu trên tạp chí "Thế giới Mới" 1931, số 10, tháng Mười.
Cái hôn
Đầu tháng Tám, ban tham mưu Tập đoàn quân điều chúng tôi đến Buđiachitri để biên chế lại. Nơi này đã bị quân Ba Lan chiếm đóng hồi chiến tranh bùng nổ, nhưng chẳng bao lâu chúng ta đã đoạt được. Lữ đoàn kéo đến thị trấn lúc trời hửng; tôi tới nơi ban ngày. Các chỗ tốt nhất đã có người ở, tôi có được căn nhà của một giáo viên trung học. Ông già tê liệt ngồi trên chiếc ghế bành trong căn phòng thấp, giữa nhiều chiếc thùng gỗ trồng những cây chanh có quả. Ông đội chiếc mũ kiểu vùng Chirôn cắm lông chim, chòm râu bạc chảy xuống bộ ngực rắc đầy tro. Hai con mắt hấp háy, ông lúng búng van xin điều gì đó. Lau rửa xong, tôi tới ban tham mưu, đến đêm mới về. Misca Xurôptrep, anh chàng cần vụ Cô-dăc vùng Ôrenbua, báo cáo tình hình với tôi: ngoài ông già tê liệt, trong nhà còn có con gái ông, Tômilina Alêchxêepna và thằng con cô là Misca, trùng tên với Xurôptrep. Người con gái đã góa chồng, chồng cô là một sĩ quan bị giết trong cuộc chiến tranh với Đức. Cô tỏ ra đứng đắn, song như Xurôptrep được biết, cô cũng có thể gửi gấm mình cho một người tốt.
– Sẽ thu xếp xong thôi, – Misca nói rồi vào bếp lách cách xoong chảo.
Cô con gái ông giáo giúp cậu ta. Trong khi làm bếp, Xurôptrep kể về tinh thần dũng cảm của tôi, chuyện tôi hạ hai tên sĩ quan Ba Lan trong chiến đấu và chính quyền Xô viết coi trọng tôi thế nào. Tômilina trả lời khe khẽ, dè dặt.
– Cô nghỉ ở chỗ nào thế? – Lúc đi ra Xurôptrep hỏi cô, – cô gần gụi với chúng tôi m�! �t chút, chúng tôi là những con người sống mà…
Xurôptrep mang vào phòng món trứng tráng trong cái chảo khổng lồ và đặt lên bàn.
– Ưng rồi đấy, – anh chàng ngồi vào bàn và nói, – nhưng không nói ra…
Ngay giây phút ấy, trong nhà có những tiếng thì thào cố nói thật khẽ, tiếng chạy đi chạy lại nặng nề, thận trọng. Chúng tôi chưa kịp dùng xong món ăn chiến tranh của mình thì đã có những ông già chống nạng, những ông già đầu quấn khăn san đến nhà. Cái giường của thằng bé Misca bị kéo sang phòng ăn, vào rừng chanh, cạnh cái ghế bành của ông nó. Những người khách ốm yếu sẵn sàng bảo vệ danh dự của Êlidavêta Alêchxêepna túm tụm vào một chỗ như những con cừu lúc xấu trời, và sau khi lập ụ chiến đấu ở cửa, họ lặng lẽ đánh bài suốt đêm, họ thì thào nói những số tiền phạt và hễ có chút động tĩnh gì là chết lặng đi. Bên này cửa tôi không chợp được mắt vì ngượng và chờ trời sáng rất vất vả.
– Có lẽ cô cũng biết, – lúc gặp Tômilina trong hành lang tôi nói, – có lẽ người ta đã nói để cô biết rằng tôi đã tốt nghiệp khoa luật và thuộc cái gọi là giới trí thức…
Tômilina đứng ngây người, hai tay buông thõng trong chiếc áo choàng không tay kiểu cổ tựa như dính liền với cái thân hình thon mảnh. Cô nhìn thẳng vào tôi không chớp, cặp mắt màu lam mở to long lanh qua làn nước mắt.
Hai ngày sau chúng tôi trở thành hai người bạn. Gia đình ông giáo, một gia đình toàn những con người đôn hậu và yếu đuối, đã sống trong tâm trạng vô cùng ho! ảng s�! � và hoàn toàn không hay biết gì cả. Bọn quan lại Ba Lan đã nhồi nhét vào đầu óc họ ý nghĩ nước Nga đã diệt vong trong khói lửa và sự dã man, cũng như La Mã xưa kia. Một niềm sung sướng đầy sợ sệt của con nít xâm chiếm họ khi tôi kể về Lênin, về Matxcva đang sôi sục, về Nhà hát Nghệ thuật. Tối tối có những vị tướng Bônsêvich đến chỗ chúng tôi với những bộ râu rối bù. Chúng tôi hút thuốc lá Matxcva, chúng tôi ăn bữa tối do Êlidavêta Alêchxêepna soạn bằng thực phẩm nhà binh, chúng tôi hát những bài của sinh viên. Người tê liệt khom lưng trên chiếc ghế bành, lắng nghe một cách thèm khát, cái mũ kiểu Chirôn lắc lư theo nhịp bài hát của chúng tôi. Trong tất cả những ngày ấy, ông già mặc cho mình lao vào một niềm hy vọng sôi nổi, bất ngờ, mơ hồ, và để khỏi có gì làm vẩn đục hạnh phúc của mình, ông cố không nhận thấy ở chúng tôi cái thói phần nào làm vẻ khát máu và huênh hoang rất giản đn khi chúng tôi giải quyết hồi ấy tất cả các vấn đề thế giới.
Sau chiến thắng đánh bại quân Ba Lan, – hội nghị gia đình đã quyết định như thế, – cả nhà Tômilina sẽ đến ở Matxcva, chúng tôi sẽ đưa ông già đến chữa bệnh ở chỗ một giáo sư nổi tiếng, Êlidavêta Alêchxêepna sẽ tham gia những lớp học, còn thằng Misca thì chúng tôi sẽ đưa vào trường trung học ở hồ Tổng giáo chủ, nơi trước kia mẹ nó đã học. Tương lai có vẻ như do chúng tôi nắm trong tay mà không có ai tranh chấp, chiến tranh chỉ là sự chuẩn bị đầy bão táp cho hạnh phúc, còn bản thân hạnh phúc là thuộc tính của tính cách chúng tôi. Chỉ còn n! hững ch! i tiết chưa được giải quyết và để bàn các chi tiết ấy nhiều đêm đã trôi qua, những đêm đầy sức mạnh với mẩu nến ánh vào chất thủy tinh ngầu đục của chai rượu. Êlidavêta Alêchxêepna nở nang tươi tỉnh hẳn ra, cô chỉ nghe chúng tôi bàn bạc mà không nói gì cả. Chưa bao giờ tôi thấy một con người bồng bột, tự do và cả sợ hơn. Chiều chiều anh chàng Xurôptrep ranh mãnh đánh chiếc xe ngựa hai bánh có khung xe bằng đồ đan, trưng thu từ hồi ở Cuban, đưa chúng tôi lên ngọn đồi, trên đó ngôi nhà bỏ hoang của công tước Gônxiôrôpxki đang rực lên dưới lửa hoàng hôn. Cặp ngựa gầy nhưng thon dài và giống tốt chạy nhịp nhàng dưới những bộ dây cưng đỏ, cái vòng tai vô tư lự của Xurôptrep lúc lắc, những tòa tháp tròn mọc lên từ cái khe trải tấm thảm hoa vàng. Những bức tường đổ nát in lên nền trời một vạch cong mọng máu, bụi tầm xuân giấu những cái quả của nó và bực thang cổ màu da trời, di tích của cái thang mà xưa kia đã có những vua Ba Lan leo lên, sáng lóa trong bụi cây. Một hôm, trong khi ngồi trên một bực thang này, tôi đã kéo đầu Êlidavêta Alêchxêepna lại gần và hôn cô. Cô từ từ né ra, ngồi thẳng lên, rồi đặt hai tay lên bức tường và nép mình vào đấy. Cô ngồi không động đậy, những tia nắng ngầu bụi, đỏ như lửa, rực lên chung quanh đầu cô làm tôi lóa mắt. Rồi Tômilina rùng mình và tựa như lắng nghe gì không biết. Cô ngẩng đầu, những ngón tay rời khỏi bức tường, cô rảo bước chạy xuống bên dưới, hai chân vướng vướng. Tôi gọi nhưng cô không trả lời. Bên dưới anh chàng Xurôptrep mặt! đỏ nh! ư gấc đang dang chân dang tay nằm ngủ trên chiếc xe làm bằng đồ đan. Đến đêm, lúc mọi người đã ngủ, tôi lẻn vào phòng Êlidavêta Alêchxêepna. Cô đang đọc, cuốn sách để xa, bàn tay đặt trên bàn như không có sức sống. – Nghe thấy tiếng động, Êlidavêta quay lại, đứng lên.
– Không, – cô nhìn tôi nói, – không, anh yêu của em, – và cô đưa hai cánh tay trần rất dài ôm lấy mặt tôi, hôn tôi những cái hôn lặng lẽ, không dứt, mỗi lúc một mạnh. Tiếng chuông điện thoại ở phòng bên đã kéo chúng tôi rời nhau ra. Đồng chí phó quan ban tham mưu gọi.
– Chúng ta xuất phát, – đồng chí nói qua dây nói, – có lệnh gọi anh đến gặp lữ trưởng.
Không kịp đội mũ, tôi chạy ra, vừa chạy vừa nhét giấy má vào các túi. Từ trong các nhà, những con ngựa được dắt ra, có những người vừa phi ngựa vừa hô hét trong bóng tối. Lữ trưởng đang đứng buộc chiếc áo choàng bằng dạ lên mình. Gặp đồng chí, tôi được biết quân Ba Lan đã chọc thủng mặt trận ở Liupblin và chúng tôi được trao nhiệm vụ vòng đánh vào sườn chúng nó. Một giờ nữa cả hai trung đoàn sẽ xuất phát. Ông già bị làm thức giấc lo lắng theo dõi tôi từ dưới đám lá chanh.
– Ông hãy nói rằng các ông sẽ trở lại. – Ông nhắc đi nhắc lại, đầu ngật ngật.
Êlidavêta Alêchxêepna khoác chiếc áo lông ngắn ngoài cái áo vải lanh mịn mặc ban đêm, tiễn chúng tôi ra phố. Một đại đội vô hình phi ngựa qua như điên trong bóng tối. Đến chỗ rẽ ra cánh đồng, tôi! nhìn l�! ��i: Tômilina cúi xuống sửa lại cái áo ngắn cho thằng bé đứng trước cô, ánh sáng không đều trên bậu cửa sổ trườn trên cái gáy gầy mịn màng…
Sau khi vượt một trăm ki-lô-mét không ngủ, chúng tôi nhập vào Sư đoàn kỵ binh 14 rồi lại lạc mất đơn vị ấy. Chúng tôi ngủ trên yên. Ở các chặng nghỉ, không cưỡng nổi cái ngủ, chúng tôi nằm vật xuống đất, hai con ngựa kéo dây cương lôi chúng tôi trên cánh đồng đã cắt cỏ mà chúng tôi vẫn ngủ. Bắt đầu những đợt mưa dầm lặng lẽ của vùng Galixi. Chúng tôi nín lặng tránh những cái xác nằm còng queo, chúng tôi lang thang, đi quanh đi quẩn, lọt vào vòng vây của quân Ba Lan rồi lại ra thoát. Không còn có ý thức về thời gian nữa. Khi sửa soạn nghỉ đêm trong nhà thờ Tônsenxxcaia, tôi cũng không nghĩ rằng mình đang ở cách Buđiachitri chỉ có chín véc-xta. Xurôptrep nhắc tôi, chúng tôi nhìn nhau.
– Cái chính là hai con ngựa đã mệt nhoài, – anh chàng vui vẻ nói, – nếu không chúng mình sẽ tạt qua đấy…
– Không được, – tôi trả lời, – ban đêm người ta thấy thiếu nhau, tìm nhau…
Thế là chúng tôi lên ngựa. Quà tặng buộc vào yên ngựa: một tảng đường tròn, một chiếc áo choàng bằng lông thú màu hung, một con dê hai tuần còn sống. Con đường chạy qua một khu rừng ẩm ướt gập ghềnh, một ngôi sao như làm bằng thép ẩn hiện qua các tán sồi. Chưa đến một giờ sau chúng tôi tới thị trấn, khu giữa thị trấn đã bị thiêu trụi, ngổn ngang những chiếc xe tải trắng bệch vì bột, những đồ thắng ngự! a kéo ph! áo, những càng xe gãy. Không xuống ngựa, tôi gõ vào khung cửa sổ quen thuộc, một đám mây trắng bay vụt qua căn phòng. Vẫn trong chiếc áo ngắn bằng vải lanh mịn với những đám đăng ten trễ xuống, Tômilina chạy ra thềm. Hai bàn tay nóng rực của cô nắm lấy tay tôi, dắt tôi vào trong nhà. Trong căn phòng lớn, quần áo lót đàn ông phơi đầy trên những cây chanh gãy, những người lạ ngủ trên những cái giường kê không dành khoảng cách như ở bệnh viện. Những bàn chân bẩn thỉu thòi ra ngoài chăn, những cái miệng méo xệch cứng đờ, họ kêu la khàn khàn trong giấc ngủ, họ thở lấy thở để ầm ĩ. Ban chiến lợi phẩm của chúng ta đang đóng trong nhà. Tômilina bị đuổi vào một phòng.
– Bao giờ các anh đưa chúng em đi khỏi chỗ này? – Êlidavêta Alêchxêepna nắm chặt tay tôi hỏi.
Ông già thức giấc cứ lắc lư cái đầu. Thằng bé Misca ôm ghì con dê con, sung sướng cười không thành tiếng. Xurôptrep cúi xuống với nó, giũ các túi chiếc quần đi ngựa rộng thùng thình kiểu Cô dăc lấy ra những cái đinh thúc ngựa, những đồng tiền đục thủng, chiếc còi buộc bằng sợi dây màu vàng. Trong nhà này, nơi ban chiến lợi phẩm đang đóng, thì chẳng còn chỗ nào để trốn, tôi bèn cùng Tômilina xuống căn nhà ngang bằng gỗ, nơi xếp khoai tây và những khung tổ ong trong mùa đông. Tại đấy, trong căn phòng xép, tôi đã thấy con đường của những cái hôn mà tôi bắt đầu bước lên ở lâu đài các công tước Gônxiôrôpxki là một con đường tai hại không thể trở lui như thế nào…
Lúc trời sắp hửng Xurôptrep gõ cửa c! hỗ chú! ng tôi.
– Bao giờ các anh sẽ đưa chúng em đi? - Êlidavêta Alêchxêepna nhìn ra chỗ khác nói.
Tôi nín lặng, đi lên nhà trên từ biệt ông già.
– Chủ yếu là không còn có thì giờ nữa rồi, – Xurôptrep chặn đường tôi, – đồng chí lên ngựa đi, chúng ta đi thôi…
Cậu ta đẩy tôi ra phố và dắt ngựa tới. Tômilina chìa cho tôi bàn tay lạnh ngắt. Như bao giờ cũng vậy, cô giữ đầu rất thẳng. Vừa được nghỉ một đêm, hai con ngựa phóng nước kiệu. Mặt trời rực lửa lên cao dần trong đám sồi đen ngòm mọc đan vào nhau. Trong lòng tôi tràn ngập niềm hân hoan lúc sớm mai.
Một khoảng trống mở ra trong rừng, tôi cho ngựa chạy vào đó rồi quay lại hỏi Xurôptrep:
– Nếu mà được ở lại thêm nhỉ… Hoảng lên sớm quá đấy…
– Chẳng sớm đâu, – anh chàng vừa trả lời vừa cho ngựa lên ngang tôi và đưa tay gạt những cành cây ướt sũng tóe ra những tia sáng, – nếu như không có ông già thì tôi còn hoảng lên sớm hơn nữa đấy… Ông già nói quá găng, lên cơn tức giận rồi bỗng rên lên và nằm vật sang bên… Tôi nhảy tới, nhìn xem thì ông cụ đã chết ngỏm…
Đã hết rừng. Chúng tôi ra tới một cánh đồng đã cầy, chẳng có đường lối gì cả. Xurôptrep dừng ngựa, đả mắt nhìn quanh, huýt sáo và đánh hơi thấy đúng hướng. Anh chàng hít được phương hướng cùng với không khí bèn khom lưng phóng ngựa.
Chúng tôi đến nơi kịp thời. Anh em trong đại đội kỵ binh đã ! bị dự! ng dậy. Nắng ấm hứa hẹn một ngày nóng. Sáng hôm ấy lữ đoàn chúng tôi vượt biên giới cũ của Vương quốc Ba Lan.
Nguyễn Thụy Ứng dịch
Đăng lần đầu trên tạp chí "Đất hoang Đỏ" 1937, số 7 tháng Bảy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét