TIỂU LONG NỮ
Nguyễn Huy Thiệp
"Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao
Có đâu thiên vị người nào
Chữ tài chữ mệnh dồi dào cả hai.
Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài cùng với chữ tai một vần
Đã mang lấy nghiệp vào thân
Cũng đừng trách lẫn trời gần trời xa.
Thiện căn ở tại lòng ta
Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài
Lời quê chắp nhặt dông dài
Mua vui cũng được một vài trống canh…”
Truyện Kiều, Nguyễn Du (1765 – 1820)
Các nhân vật và sự kiện trong tiểu thuyết này đều là hư cấu, không có trong thực tế. Chuyện thời sự (vụ án Lương Quốc Dũng) chỉ là gợi ý cảm hứng để nhà văn viết tiểu thuyết này. Mong bạn đọc tránh sự hiểu lầm đáng tiếc.
Tiểu thuyết là một thể loại văn học đặc sắc có cả ở phương Đông lẫn phương Tây. Tiểu thuyết văn xuôi có ở Việt
Lỗ Tấn (nhà văn lớn Trung Quốc) khi trích dẫn lời người xưa cho rằng “nhà tiểu thuyết gom góp những câu nói vụn vặt, những mẩu chuyện vụn, lấy thí dụ gần đó để làm ra những cuốn sách ngắn, gọn, tuy vậy cũng có thể lấy đó để răn mình, sắp xếp việc nhà”. Những nhà tiểu thuyết đầu tiên ở Trung Quốc phần lớn “thuộc dòng phái sinh ra từ các chức quan nhỏ, sách họ làm là do câu chuyện đường phố, lời nói ngõ làng, vào lỗ tai ra lỗ miệng mà tạo ra”.
Trong biển cả tiểu thuyết mà các “nhà văn” sáng tác ra (khái niệm “nhà văn” là một khái niệm chỉ những người viết hư cấu, “bịa đặt” – chữ của Nguyễn Công Hoan – hẳn cũng chỉ là một khái niệm mới, ở ta từ thế kỷ XIX về trước không có) bao gồm đủ mọi thứ chuyện ái, ố, hỷ, nộ trên đời. Tính chất thị phi, không tin cậy khiến người ta thậm chí nghi ngờ tư cách của chính những người viết ra nó. Trong câu trích dẫn trên đây từ sách của Lỗ Tấn (Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Hoa) tôi đặc biệt chú ý đến chi tiết người viết tiểu thuyết (“nhà văn”) đều là “các chức quan nhỏ”. Vì sao lại thế? Các chức quan nhỏ từ xưa tới nay phần lớn đều nghèo, họ thuộc bậc thang thấp nhất trong giới quan trường nhưng lại đứng đầu trong “bọn thảo dân”. Địa vị “trung dung” không cao, ! không thấp “chân không đến đất, cật không đến trời”, cộng với sự rỗi hơi trong công việc khiến họ có thể có nhiều cơ hội “nắm thông tin” trong thiên hạ nhiều hơn những người ở tầng lớp khác. Chữ nghĩa đầy mình cũng chẳng làm gì, thời gian nhàn rỗi cũng chẳng làm gì… Vậy thì tốt nhất ngồi viết tiểu thuyết.
Trong quan niệm của tôi, truyện ngắn là một thể loại viết khó hơn tiểu thuyết nhiều. Nó là một thứ “luyện công" cho nghệ thuật viết văn, là một thứ mỹ nghệ kim hoàn đòi hỏi tinh vi, khéo léo và “bác học”. Tiểu thuyết tạp hơn, có thể viết “tất tay” và không phải tốn sức nhiều như truyện ngắn. Đương nhiên, đây là tôi muốn nói đến những nhà văn có tài Trời cho thực sự, họ hoàn toàn có thể viết những tiểu thuyết (đọc được, không cầu toàn lắm vì thể loại tiểu thuyết không đòi hỏi cầu toàn) dễ dàng như “thò tay vào túi lấy đồ vật". Nhiều cuốn tiểu thuyết người ta chỉ viết trong vòng một tháng. Tôi cũng đã từng có cơ hội làm việc như vậy (tiểu thuyết Tuổi 20 yêu dấu). Nguyễn Thiên Đồng viết tiểu thuyết Tiểu long nữ chỉ trong 15 ngày. Tôi nghĩ rằng ở những nhà tiểu thuyết “đại hiệp” như Kim Dung thì việc viết ra Tiếu ngạo giang hồ, Thiên long bát bộ v.v. chắc có lẽ cũng không mất nhiều công sức cho lắm.
Nhà văn Nguyễn Việt Hà (sinh năm 1962 ở Hà Nội) quan niệm khá chính xác về sự “bừa”, hồn nhiên, ôm đồm và trần tục của tiểu thuyết. Xét về khía cạnh nào đó, tiểu thuyết có lẽ không phải là một thể loại “đứng đ! ắn̶! 1; nếu nhìn bằng con mắt nghiêm khắc của các học giả “đại thuyết". “Tiểu thuyết – sách mua vui” cần phải được các nhà văn ở ta nhận thức ra và quan niệm lại (ít nhất cũng giống như những người “cổ xưa”), như thế thì “chữ nghĩa mới tuôn ra trên đầu ngọn bút như nước chảy" được. Trong nhiều năm nay, rất tiếc giới nghiên cứu lý luận văn học ở ta và các nhà phê bình văn học thuộc môn phái “hành quyết” đã đặt vào tiểu thuyết nhiều rào chắn quá, khiến cho các nhà văn thực sự muốn viết cũng sợ hãi không dám viết tiểu thuyết.
Tiểu long nữ là một cuốn tiểu thuyết thời sự của Nguyễn Thiên Đồng. Nó được viết ra từ một chuyện nhảm nhí (vụ án Lương Quốc Dũng) và tôi nghĩ Nguyễn Thiên Đồng cũng không phải khó khăn gì mấy (nó không bõ để tốn sức). Thực ra, ý nghĩa của nó cũng chỉ để mua vui và kiếm tiền. Có lẽ bởi vậy nó sẽ gần với quan niệm của các nhà tiểu thuyết “đại hiệp" như Tản Đà, Lê Văn Trương, Hồ Biểu Chánh… ở ta ngày xưa chăng?
Tôi cũng là một nhà văn thiên về quan niệm cho tiểu thuyết chỉ là thứ “văn học hạng hai”, “á văn học”.
Nếu không tin bạn thử đọc lại Chiến tranh và hoà bình của Leo Tolstoy, Những người khốn khổ của Victor Hugo, Ba người ngự lâm pháo thủ của Alexandre Dumas (cha) v.v…, bạn sẽ thấy những nhà văn ấy thật ra xét cho cùng cũng chỉ là những tay “đại bợm”.
Hà Nội
Nguyễn Huy Thiệp
CHƯƠNG 1
Hà Nội, một ngày mùa thu. Nắng vàng rực rỡ trên các đường phố.
Một chiếc taxi sang trọng đi từ thành phố ra ngoài ngoại ô. Ngồi trên xe là Nguyễn Quốc Lương, một người đàn ông trạc 50 tuổi, vận com-lê. Lương có nét mặt kín đáo, lạnh lùng, ít biểu lộ tình cảm. Nhìn bên ngoài, ta có thể nhận thấy rõ Lương là một quan chức khôn ngoan, đang thành công, đang ở trên thế thượng phong.
Ngồi bên cạnh Lương là Thuý Nga, phóng viên báo. Thuý Nga mắt một mí, có đôi môi mọng đỏ. Cô vận một bộ đồ jeans, đeo máy ảnh ở ngực.
Cả hai hình như vừa đi dự một lễ hội về. Ở cổ hai người vẫn còn đeo thẻ VIP của Ban tổ chức.
Con đường cao tốc chạy bon bon phía trước. Con đường này dẫn đến những khu trang trại giàu có ở phía Tây Bắc thành phố.
Thuý Nga nhìn khuôn mặt đăm chiêu của Nguyễn Quốc Lương gợi chuyện.
“Anh có nghĩ rằng mọi sự sẽ tốt đẹp dần lên không?”
Lương cười nhỏ, nụ cười rất khó bắt chước.
“Anh luôn ở trên đỉnh cao mười năm nay rồi.”
Thuý Nga cựa quậy mình trên ghế. Rõ ràng cô không thích câu trả lời của Lương. Cô nói:
“Chết là ở đấy. Anh không thấy có nhiều người ghen tị, muốn hất cẳng anh không?”
Lương ngả mình ra sau nệm ghế:
“Anh biết! Rồi họ sẽ phải còn ghen tị với anh nhiều hơn nữa.”
Thuý Nga tháo thẻ VIP ở trên cổ ra mân mê nó trong tay. Theo thói quen, cô hỏi như người đang đi phỏng vấn:
“Anh có hài lòng về bản thân mình không?”
Lương chồm mình lên ph�! �a trước như một con thú hung dữ. Lương nói:
“Không! Không bao giờ! Lát nữa chúng ta sẽ gặp bố anh. Ông cụ dạy anh không bao giờ được hài lòng về mình.”
Chiếc xe ô tô rẽ vào cổng một trang trại gần đường cái. Đây có vẻ là một trang trại để chơi hơn là để thu lợi.
CHƯƠNG 2
Trang trại ven đường, nằm trên một quả đồi thấp. Nơi này, trước đây vốn là đất của một nông trường trồng chè. Rất nhiều những luống chè cũ vẫn còn nằm rải rác ở trong trang trại.
Ngôi nhà sang trọng ở giữa trang trại phỏng theo lối kiến trúc Pháp, có tầng hầm xây bằng đá hộc. Trước cửa ngôi nhà có một chiếc ghế băng màu trắng, trên đó có một con mèo đang lim dim ngủ. Chiếc dây phơi quần áo buộc nối từ nhà tới một cây to có rất nhiều quần áo và những tấm vải lớn sặc sỡ. Bên cạnh cửa ngôi nhà có chiếc xe lăn. Trên xe lăn là một ông già đang ngồi sưởi nắng. Ông già chừng 70 tuổi nhưng còn khá mạnh, mặt mũi phương phi, mặt rỗ, nét mặt phong trần.
Chiếc taxi đỗ ở sân. Không có ai ra đón. Ông già gục đầu như ngủ gật, hé mắt nhìn, không có vẻ gì ngạc nhiên cả.
Người lái xe mở cửa xe cho Nguyễn Quốc Lương và Thuý Nga bước xuống, sau đó anh ta mở cốp, bê các thứ ở xe vào: vài cái túi, một thùng bia v.v.
Nguyễn Quốc Lương đến gần ông bố già, nói giọng run và cảm động:
“Chào bố!”
Ông già mở mắt ra nhìn, thoáng nét hân hoan, hóm hỉnh ở trong ánh mắt.
“Chào tướng quân!”
Ông già cố nén cho tiếng cười khỏi bật ra:
“Có vẻ phởn hả?”
Rõ ràng, dưới mắt ông bố già từng trải, Nguyễn Quốc Lương dù là một quan chức thành đạt vẫn chỉ là “thằng chó con” ngày nào.
Lương nắm lấy tay ông già đưa ra:
“Bố có khoẻ không?”
Ông già mỉm cười:
“Khoẻ.”
Thuý Nga đi l�! �i gần, Lương giới thiệu Thuý Nga với bố.
“Đây là cô Thuý Nga. Cô ấy là phóng viên báo.”
Thuý Nga nhanh nhẹn:
“Cháu chào cụ!”
Ông già nheo mắt, gật đầu với Thuý Nga. Ông già quay sang hỏi Lương, trong giọng nói có ý đùa cợt:
“Thế cô vợ già của anh đã hết thói ghen tuông chưa?"
Lương tỏ ra khó chịu với ông bố già nhưng rõ ràng chẳng làm gì được ông lão. Lương nói, có phần phật ý:
“Con cũng chỉ định ghé qua thăm bố rồi lại đi ngay.”
Ông bố Lương thở dài:
“Tôi cũng nghĩ thế. Nhưng gì cũng phải vào nhà đã chứ!”
Lương đưa tay đẩy chiếc xe lăn nhưng ông già gạt tay Lương ra, tự mình điều khiển chiếc xe.
Cả ba đi vào nhà.
CHƯƠNG 3
Giống như nhiều ngôi nhà kiểu Pháp cũ, những cửa sổ rộng đều có hai lớp cửa: cửa kính bên trong, cửa chớp bên ngoài. Nội thất trong nhà được bày biện khá sang trọng và có gu. Đặc biệt ở trên tường có treo rất nhiều sừng nai, đầu bò; có cả súng trường, súng kíp treo trên đó nữa.
Trong phòng ăn, một chiếc bàn ăn dài cho khoảng 8 người ngồi khá lịch sự. Trên đó đã bày sẵn các thức ăn. Một chiếc ti-vi kê trên chiếc bệ lò sưởi là chỗ khi ngồi ăn mọi người đều nhìn thấy rõ.
Ông bố Lương điều khiển xe vào chỗ đầu bàn ăn. Ông nói:
“Ngồi xuống đi!”
Lương và Thuý Nga kéo ghế. Hai người ngồi bên cạnh nhau.
Từ trên gác, một thiếu phụ, chừng 30 tuổi khá xinh đẹp, vẻ đẹp của một người đàn bà thị dân tỉnh lẻ. Thiếu phụ mặc chiếc váy dài vải hoa khá điệu nhẹ nhàng bước xuống, mỉm cười.
Lương hơi bất ngờ, đưa mắt dò hỏi ông bố.
Ông bố Lương giới thiệu với người thiếu phụ:
“Đây là con trai anh và bạn gái của nó.”
Giấu vẻ tự hào, ông già hỏi Lương:
“Anh chức gì nhỉ, tương đương tướng phải không?”
Lương không trả lời mà tò mò hết nhìn thiếu phụ lại nhìn ông bố.
Lương hỏi:
“Đây là…”
Ông bố Lương cười to vẻ hãnh diện, khoái trá. Ông già đưa tay nắm lấy bàn tay thiếu phụ đang đặt trên bàn:
“Đây là dì anh… Tôi khác anh! Anh thì lo nhiều chuyện lớn đại sự quốc gia. Còn tôi thì mọi chuyện lớn đều là chuyện nhỏ, chỉ con vợ nhỏ mới là chuyện lớ! n!”
Thiếu phụ ngượng ngùng cười. Lương gật đầu chào, chưa hết bất ngờ, Lương nói với bố:
“Thế mà bố không cho con biết!”
Ông bố Lương lắc đầu, cười mủm mỉm:
“Cho anh biết để anh lại dạy đạo đức tôi à? Tôi chẳng dại.”
Lương hỏi tiếp:
“Đã lâu chưa?”
Ông bố Lương nhìn thiếu phu, hỏi:
“Được ba tháng chưa?”
Thiếu phụ trả lời:
“4 tháng 16 ngày.”
Lương cố nén bình tĩnh, nhìn ông bố, thoáng có ý trách:
“Con hơi bị bất ngờ.”
Ông bố Lương cười, rõ ràng trong giọng nói có ý nhạo Lương:
“Còn bất ngờ nữa dành cho anh đấy!”
Cửa buồng mở và một đôi thanh niên trai gái ôm nhau vào. Cậu thanh niên mắt đen, khá tuấn tú, mặc chiếc quần jeans bó sát lấy người và một cái T-shirt khá mốt. Đó là Thành, con trai Lương, 22 tuổi, sinh viên đại học. Cô gái diện sooc, áo hai dây, 20 tuổi. Đó là Hằng, người yêu của Thành.
Lương giật mình, nhỏm người lên, gần như đứng dậy. Thành trông thấy bố, vội buông Hằng ra, lúng túng chào:
“Con chào ông! Con chào bố! Cháu chào cô…”
Hằng cũng líu ríu chào theo.
Lương cố nén bình tĩnh hỏi Thành:
“Thành! Bố tưởng con đang đi tham gia hè thanh niên tình nguyện cơ mà?”
Ông bố Lương bảo Lương, có ý không được hài lòng:
“Ngồi xuống đi! Nó lên đây nửa tháng nay rồi.”
Quay lại nhìn Thành và Hằng ông bảo:
“Ngồi xuống đi các cháu. Chúng mày có v�! � là m�! �t cặp uyên ương tốt đấy.”
Lương cởi áo vét khoác vào thành ghế, nới bớt cà-vạt, tỏ ra bất lực với ông bố già quái quỷ.
Lương hỏi Thành, giọng đã dịu đi:
“Mẹ có biết con lên đây với ông không?”
Thành nhìn bố rồi quay đi, vẻ cứng cỏi, hờn dỗi:
“Mẹ chẳng biết gì về mọi người trong nhà mình hết.”
Ông bố Lương can thiệp:
“Thôi nào! Rót rượu ra đi. Chúng ta chúc mừng các quý bà nào!”
Thuý Nga ngồi, thích thú theo dõi mọi người. Cô có vẻ thú vị vì Lương – vốn là một người luôn chủ động ở trong mọi việc nay lại bị lâm vào thế bị động. Thuý Nga táy máy cầm cái điều khiển ti-vi trên bàn bật lên. Trên ti-vi, hiện ra quang cảnh náo nhiệt ở một sân vận động lớn, Nguyễn Quốc Lương đang đọc diễn văn ở đó. Mọi người quay ra nhìn.
Ông bố Lương nháy mắt với Lương, đùa cợt:
“Anh diễn giỏi đấy!”
Cầm cốc rượu vang Boóc-đô trên tay, ông nói:
“Nào! Chúc cho công thành danh toại! Chúc cho các cô, các bà!”
Mọi người chạm cốc.
CHƯƠNG 4
Một phần vì công việc bận rộn, một phần vì tính nết cha con xung khắc, hơn nữa ỷ lại vào việc giáo dục con cái cho vợ nên Nguyễn Quốc Lương ít khi nói chuyện với con.
Ở ngoài vườn trang trại, dưới một gốc cây sấu xum xuê, nơi ấy có buộc chiếc dây phơi quần áo, trên đó có những tấm vải rộng đang bay phần phật. Lương đứng nói chuyện với con trai mình.
Thành dựa lưng vào gốc cây, chịu đựng câu chuyện với bố với vẻ bất đắc dĩ.
Lương nói:
“Ba nghĩ rằng con nên tập trung vào học tập. Con sắp tốt nghiệp, việc mày yêu sớm sẽ không tốt đâu.”
Thành nói, vẻ cứng cỏi:
“Tốt nhất là bố mặc con, bố đi mà lo công việc của bố.”
“Con ta không phải của ta. Tai hoạ của nó mới là của ta”. [2] Một ý nghĩ bất chợt nảy ra trong đầu Lương. Lương nói, cố giữ cho giọng nói nhẹ nhàng.
“Con phải biết rằng bố mẹ rất thương con.”
“Con biết!” – Thành trả lời.
Lương cố kiềm chế:
“Con đi thế này, bố mẹ Hằng nó có biết không?”
Thành không nhìn bố:
“Con không biết, con không quan tâm.”
Lương nóng mặt:
“Thế mày biết gì? Mày quan tâm gì?”
Thành tránh cái nhìn nghiêm khắc của Lương, quay đi chỗ khác:
“Hằng yêu con. Thế là đủ. Nếu bố thực sự lo thì bố cho con mượn ít tiền.”
Lương bật cười, cảm thấy nó giống hệt như m�! �nh hồi nào:
“Bố tưởng con vẫn đi làm thêm ở tiệm ăn cơ mà?”
“Bố có cho không?”
Thành vùng vằng, muốn bỏ đi. Lương thởi dài, lấy ví rút tiền ra cho Thành, khoảng vài trăm nghìn. Thành nhận tiền, quay đi mà không nói gì, đi ngang qua dây phơi quần áo.
Lương đứng lại, nhìn theo đứa con trai. “Nó lớn thật rồi” – Lương nghĩ – “Nó đã trưởng thành. Thực ra, bằng tuổi nó thì mình làm sao đã bằng được như nó bây giờ?”.
Lương xem đồng hồ. Buổi tối nay Lương còn có một cuộc họp giao lưu với các vận động viên trẻ có quay truyền hình trực tiếp. Lương muốn về Hà Nội trước 6 giờ chiều.
Lương đi vào nhà để tìm Thuý Nga.
CHƯƠNG 5
Trong trang trại rộng 10 héc-ta bao gồm trọn cả quả đồi có những chỗ cây mọc tự nhiên rất đẹp. Dưới chân đồi có một con suối nước chảy róc rách, ở đó có một bãi cỏ mà Thành và Hằng rất thích. Chúng hay đến ngồi ở đó.
Thành và Hằng đang nói chuyện. Hằng ngồi, còn Thành nằm dài gối đầu lên đùi cô.
Hằng hỏi:
“Bố nói gì với anh?”
Thành cười:
“Vẫn vở cũ thôi, môn giáo dục công dân.”
Hằng hỏi:
“Bố rất giàu và quyền thế, đúng không?”
Thành gật đầu:
“Ừ, cá mập đấy!”
Hằng dè dặt:
“Anh không thích bố, em thấy thế.”
Thành nhỏm người lên:
“Không phải là không thích… nhưng anh thương mẹ. Bố phản bội mẹ, cái cô phóng viên hôm nay là bồ ông ấy.”
Hằng luồn tay vào tóc Thành, nhìn vào mắt người yêu:
“Anh yêu em, liệu anh có phản bội em không?”
Thành ngạc nhiên, trong đầu cậu chưa bao giờ thoáng ý nghĩ ấy. Thành nói:
“Không bao giờ!”
Hằng cúi đầu, hôn lên trán Thành:
“Anh thật tuyệt!”
Vừa lúc ấy có mấy con chim sẻ ở đâu bỗng bay vụt đến, chúng đậu trên ngọn cây mận, líu ra líu ríu như đang trò chuyện với nhau.
Khung cảnh thật thanh bình, yên tĩnh.
CHƯƠNG 6
Trong nhà, ông bố Lương ngồi trên xe lăn. Lương ngồi trên chiếc ghế ở cạnh bàn ăn. Hai người trò chuyện. Những cuộc trò chuyện thế này thường là hiếm hoi giữa hai bố con.
Lương nói:
“Con cảm thấy thằng Thành không ưa con, nó luôn chống đối lại con.”
“Cũng giống như anh đã từng chống đối tôi thôi.
“Nhiều khi con bất lực. Con không biết dạy nó thế nào.”
“Sao lại dạy?” – Ông bố Lương có vẻ bực mình. “Không ai dạy được ai. Dạy con trai, điều cấm kỵ là không được cho tiền. Anh vẫn cho nó tiền phải không?”
Lương lắc đầu:
“Không, chỉ thỉnh thoảng thôi. Nó vẫn vừa đi làm vừa học.”
Ông bố Lương nhìn Lương, đôi mắt tinh anh hấp háy:
“Nếu có tiền thì anh nên đầu tư vào cái gì đấy, hoặc là anh cho gái. Anh cho nó tiền, anh sẽ làm hư nó. Ngày xưa, có bao giờ tôi cho anh tiền đâu.”
Lương trầm ngâm:
“Ngày xưa khác, bây giờ khác. Ngày xưa cả nước đều nghèo. Bây giờ bọn trẻ khác rồi. Nó yêu con bé Hằng, con không thể để nó thiếu thốn. Nó sẽ oán con.”
Ông bố Lương nhìn sâu vào đôi mắt Lương:
“Anh cũng đã từng oán tôi. Đúng không?”
Lương thở dài:
“Nhiều khi con cảm thấy rất mệt mỏi. Sức ép từ công việc, từ gia đình. Không ai hiểu con, không ai chia xẻ.”
Ông bố Lương nói:
“Thì cô nhà báo đấy. Nó biết nói chuyện, tôi thấy nó với anh cũng hợp.”
Lương lắc đầu:
“Không phải lúc nào đàn bà cũng có! ý nghĩa.”
Ông bố Lương ngạc nhiên thực sự.
“Sao anh nói thế? Nghe đây này: tôi đã gần 80 tuổi đầu, nói thật với anh, chỉ có chuyện đàn bà với tôi là quan trọng nhất. Tất cả những danh vọng hão huyền của anh, hỏi nó có ý nghĩa gì với tôi?”
Lương nhìn đi chỗ khác:
“Chịu! Con không muốn tranh luận với bố về điều ấy.”
Ông bố Lương thăm dò:
“Nhìn vẻ mặt anh, tôi thấy thần khí của anh dạo này suy sụp. Anh phải thận trọng giữ mình. Anh có muốn tôi bói cho anh một quẻ hay không?”
Lương thú vị:
“Được thế còn gì bằng! Con biết bố rất thạo lý số… nhưng chưa có một dịp nào.”
Ông bố Lương gật đầu:
“Ừ, cũng là kỷ niệm của thời trai trẻ ngông cuồng. Nhiều khi cũng là ngón nghề kiếm ăn khi thất cơ lỡ vận ở trong giang hồ. Nhưng này! – ông già láu lỉnh bảo Lương – Nếu tôi bói cho anh thì anh phải chi tiền đấy! Tôi không bói suông cho ai bao giờ!”
Lương phì cười:
“Được rồi! Con đặt một quẻ hai triệu được không?”
Lương lấy tiền, đặt lên thành chiếc xe lăn.
Ông già cất tiền đi, lấy ở đâu đó ra một cái đĩa và ba quân súc sắc đưa cho Lương:
“Anh hãy tập trung, đừng để một ý nghĩ tạp nào trong óc – ông già bảo Lương – rồi anh thành khẩn cầu Trời cho biết số phận sắp tới của mình, sau đó anh gieo ba quân súc sắc này vào trong đĩa.”
Lương làm theo lời ông bố, có phần thành kính thái quá.
Ông bố Lương ghé mắt nhìn vào trong đĩa, thoáng giật m! ình:
“Hai lục, một nhất! Ông già thất vọng – cộng lại là số 13! Mày sẽ gặp nguy đấy, con ạ!”
Lương chưng hửng, không còn hào hứng với trò bói toán vừa rồi.
“Cần phải cẩn thận, số mày đang có phục binh bốn mặt, nguy hiểm vô cùng. Đừng có ham tiền, ham gái. Nếu không, không cứu được đâu!”
Lương gật đầu nhưng vẫn tỏ ra cứng cỏi:
“Bản mệnh con vững, con chẳng sợ gì.”
Ông bố Lương thận trọng:
“Đừng có khinh suất, con ạ!”
Ngừng một lát, ông già khuyên nhủ:
“Cái con vợ già của anh keo kiệt nhưng nó là một người đàn bà tốt. Thỉnh thoảng anh cũng nên chăm sóc cho nó. Như tôi biết, anh đã đối xử với nó rất tệ. Anh không xứng đáng với nó! Cái hạn của anh sắp tới, nếu không có phúc đức của nó phù trợ thì sát thân đấy, con ạ…”
Lương quay đi, ra vẻ như câu chuyện của hai bố con đã đến hồi kết thúc:
“Con biết rồi! Bố đừng lo!”
CHƯƠNG 7
Chiếc xe chở Nguyễn Quốc Lương và Thuý Nga ra khỏi cổng trang trại của ông bố Lương.
Thuý Nga nói:
“Bố anh đúng là một ông già lạ lùng.”
Lương cười, nới bớt cà-vạt.
“Không ai chịu nổi ông cụ.”
Thuý Nga cười:
“Thì dì anh đấy thôi! Chị ấy chỉ bằng tuổi con gái ông cụ.”
Lương lạnh lẽo:
“Cô ấy lấy ông cụ vì tiền.”
Thuý Nga lắc đầu:
“Anh nhầm rồi. Chị ấy biết ông cụ có những giá trị khác hơn người.”
“Chỉ vì tiền! Chỉ vì tiền!” – Lương hơi gắt gỏng. “Làm gì có giá trị nào?”
Thuý Nga quay đi, lùi xa Lương:
“Em thất vọng vì anh!”
Lương nuốt nước bọt, kiềm chế, đưa tay kéo áo Thuý Nga:
“Anh xin lỗi!”
Thuý Nga gạt tay Lương ra:
“Anh phải xin lỗi với rất nhiều người. Với thằng Thành, con trai anh. Em nhìn thấy sự thù ghét trong ánh mắt nó.”
Lương sửa lại cà-vạt:
“Đấy là nó ghen tị. Nó biết, nó có cố gắng thế nào nó cũng không thể bằng anh được.”
Thuý Nga không vui:
“Anh thật kiêu ngạo!”
Lương nói:
“Anh có quyền làm thế!”
Thuý Nga nhìn ra ngoài xe, nơi những thửa ruộng lúa đang lên xanh trông rất thích mắt.
“Anh phải học nhiều tính hài hước của ông cụ anh. Ông cụ có sức hấp dẫn thực sự. Nếu gần, em cũng yêu ông ta.”
Lương đùa cợt:
“Không phải vì tiền đấy chứ?”
Thuý Nga cau mày! , nhìn Lương:
“Thế anh nghĩ em yêu anh cũng vì tiền ư?”
Lương mỉm cười:
“Bỏ cả giang sơn yêu người đẹp. Hay đâu người đẹp thích giang sơn.” [3]
Thuý Nga giằn dỗi:
“Em đã nghe rất nhiều cộng sự của anh nói anh là một tên nguy hiểm.”
Lương cười nhạt:
“Bất cứ một kẻ nào sở hữu một số tài sản trị giá 20 tỉ cũng đều nguy hiểm.”
Thuý Nga trầm ngâm:
“Em nghĩ không đến mức ấy. Chỉ 1 tỷ đã không còn là người bình thường nữa rồi.”
Lương phản ứng:
“Gọi là gì? Đại gia à?”
Thuý Nga lắc đầu:
“Em không biết! Thường người ta gọi là tham nhũng.”
Lương không bằng lòng:
“Bọn nhà báo các em dùng những từ rất khó chịu.”
Thuý Nga nói:
“Anh chỉ thích báo chí khen ngợi anh thôi!”
Lương nhìn ra phía trước, mắt thoáng một ánh lạnh lùng:
“Báo chí chỉ phù thịnh. Người đời chỉ phù thịnh chứ không phù suy. Anh biết chắc chắn điều ấy… Và anh biết rõ anh phải làm gì.”
Thuý Nga ngồi nhích xa Lương. Lần đầu tiên, cô cảm thấy sợ ông ta. “Đấy không phải là sự cương cường – cô nghĩ – Anh ấy đang phải ráng sức gồng mình… và điều ấy ẩn chứa biết bao tai hoạ…”.
CHƯƠNG 8
Khu nhà của cơ quan Bộ mới được xây dựng mấy năm gần đây khá hiện đại. Vụ tổ chức – kế hoạch nơi Lương làm việc ở trên tầng 8 của cao ốc. Lương bước vào cầu thang máy rồi sải những bước đĩnh đạc dọc theo hành lang. Những nhân viên dưới quyền Lương lễ phép chào ông ta và rụt rè tránh sang bên cạnh. Có vài người chạy theo Lương để xin chữ ký vào một văn bản nào đó. Rõ ràng ở đây Lương là ông chủ, là một sếp lớn.
Lương bước vào phòng làm việc. Đó làm một căn phòng rộng, thoáng mát, có cửa kính rộng để nhìn bao quát thành phố. Chiếc bàn làm việc thiết kế khá độc đáo, lượn vòng cung, dài hơn 2 mét, trên đó có đặt chiếc máy vi tính. Ngay đằng sau bàn làm việc, ở khoảng trống trên tường có treo một tấm ảnh lớn chụp toàn cảnh một sân vận động trong một dịp lễ hội lớn, rực rỡ cờ hoa.
Lương để cặp lên bàn, ngồi xuống khởi động máy vi tính. Vừa theo dõi màn hình, Lương vừa hỏi người thư ký mới bước vào phòng:
“Đã có báo cáo quyết toán các công trình xây dựng gửi lên chưa?”
Người thư ký có khuôn mặt dài ngoẵng, dị tướng khác thường, nhanh nhảu:
“Thưa anh, đủ hết rồi. Tôi thấy nó khớp đáng ngờ với kế hoạch. Điều đáng sợ là tất cả các công trình đều xuống cấp nhanh sau khi đưa vào sử dụng.”
Lương thản nhiên:
“Tôi biết rồi.”
Người thư ký ngần ngại:
“Anh phải tiếp hai phái viên trên Bộ bây giờ, họ đã chờ anh nửa tiếng đồng hồ. Tôi đặc biệt ngại tay Đức là người của bên an ninh. Anh ta có dò hỏi m! ọi người về anh.”
Lương cau mày:
“Mời họ vào đi… và chuẩn bị hai cái phong bì.”
Trước khi đi ra, người thư ký đặt trước mặt Lương một tập giấy tờ:
“Anh ký cho những văn bản này.”
Lương gật đầu. Người thư ký bước ra hành lang, để Lương ngồi lại.
CHƯƠNG 9
Tiệm cắt tóc gội đầu của Thuý Vinh, tức Vinh “chọi” nằm ở một góc phố nhỏ. Thuý Vinh chừng 25 tuổi vốn là công nhân của xí nghiệp đóng giày nhưng “tuột xích”. Trong giới ăn chơi, Vinh “chọi” khá nổi tiếng vì sự liều lĩnh. Tuy ít học nhưng vốn láu lỉnh khôn khéo nên Vinh “chọi" quan hệ khá rộng, thậm chí với cả những người thuộc giới tai mắt cổ cồn ở trong thành phố.
Ba ông khách nằm dài trên ghế được Thuý Vinh và hai cô nhân viên của Vinh chăm sóc. Họ vừa làm việc, vừa tán tỉnh, đùa cợt với khách.
Thuý Vinh hỏi chuyện ông khách mà cô đang gội đầu cho. Đấy là một người đàn ông chừng 40 tuổi, khá hay chuyện, có vẻ là một công chức ở một Bộ hay Sở nào đó.
Thuý Vinh hỏi:
“Ông anh dạo này có hay đi công tác đâu không?”
Ông khách nhăn nhó:
“Trên bảo đi đâu đi đấy. “Ăn cơm chúa, múa tối ngày”.
Thuý Vinh cười:
“Chắc bận lắm à?”
Ông khách gật đầu:
“Ừ! Nghề của bọn anh là thế, vất vả lắm, đâu được nhàn hạ như nghề của em, mưa không đến mặt, nắng chẳng đến đầu.”
Thuý Vinh kéo tai ông khách:
“Thế mới có tiền tiêu như rác! Còn chúng em nặn ra chẳng được một đồng.”
Ông khách nắm lấy tay Thuý Vinh ỡm ờ:
“Thôi đi cô! Đừng có xạo. Anh hỏi thật nhé: thu nhập của em mỗi ngày mấy “sập”?
Thuý Vinh lè lưỡi:
“Eo ơi! Anh bảo em làm nghề giết người cướp của à? Mấy “sập"! Nếu thế thì em đã thành tri�! �u phú.»
Ông khách cười to:
“Em chẳng giết người cướp của thì cũng đè đầu cưỡi cổ người ta.”
Thuý Vinh cười ngất:
“Đấy là vì các anh tự nguyện đấy chứ. Có ai bắt đâu nào!”
Vừa lúc ấy, Chi – một cô bé con 13 tuổi đi vào, vừa đi vừa ăn nho. Chi mặc một bộ đồ hoa, áo không tay, quần lửng, đầu tóc rối bù. Cô bé trông rất xinh xắn, trông nhỏ nhưng đã rất gợi tình. Ông khách nghiêng đầu nhìn, ngạc nhiên:
Ông khách hỏi Thuý Vinh:
“Nhân viên mới của em đấy à?”
Thuý Vinh trả lời:
“Nhân viên tiếp thị. Mốt bây giờ là bọn “chíp" này. Bọn em quá đát rồi.”
Ông khách thở hắt ra:
“Cũng có thể nói rằng đàn ông bây giờ đồi bại hơn.”
Thuý Vinh cầm lược gõ lên trán ông khách:
“Đấy là anh nói đấy nhé!”
Ông khách gạt tay Vinh ra:
“Còn em, em sẽ nói gì?”
Thuý Vinh cười:
“Em á? Sự đời như chiếc lá đa. Con kiến nó cứ leo ra leo vào.”
Chi đứng một mình, uốn éo trước gương rồi đánh hông rồi đi vào buồng trong, trông rất bụi.
CHƯƠNG 10
Trong phòng làm việc, Nguyễn Quốc Lương đang ngồi tiếp hai phái viên của Bộ ở xa-lông. Cả hai vị khách đều vận com-lê, trạc 45 tuổi. Một trong hai phái viên là Đức, vốn là một sĩ quan ngành công an, có nét mặt thâm trầm rất ấn tượng. Người thư ký của Lương đứng ở cửa để chờ để sai bảo.
Vị phái viên trên Bộ, đầu hói, đeo một đôi kính cận dày đến 5 “đi-ốp” thông báo:
“Tình hình của các vị là mắc kẹt đấy. Bộ trưởng không hài lòng. Báo chí nói rằng chúng ta đã chi quá nhiều hơn so với mức cần thiết. Thậm chí có quyết toán khống.”
Lương nói:
“Tôi không quan tâm. Ở đời, được mất phải đi đôi với nhau. Chỉ muốn được mà không muốn mất thì chỉ có cách ngồi yên chẳng làm gì cả.”
Vị phái viên cười:
“Đấy là lý thuyết. Nhưng ở phương diện vi mô, nhiều khi mất thì có nghĩa là sẽ mất sạch.”
Lương lạnh lẽo:
“Tôi biết.”
Vị phái viên hỏi:
“Anh đã xem kỹ các bản quyết toán xây dựng ở các cơ sở gửi lên chưa. Anh có dám đứng ra chịu trách nhiệm giải trình với Bộ trưởng hay không?”
Lương trả lời, khó chịu ra mặt:
“Đừng có mang Bộ trưởng ra để doạ tôi. Thế anh tưởng tôi ngồi ở ghế này để chơi à? Tôi xuất thân là dân xây dựng, tôi đã có 30 năm chỉ huy xây dựng các công trình tầm cỡ quốc gia. Rất khó qua mắt được tôi.”
Vị phái viên chặn lại:
“Anh đừng có chủ quan!”
Lương nói:
“Tôi chưa bao giờ là người ký bừa, ký �! ��u… Tôi hiểu rõ công việc của mình và tôi hiểu rõ trách nhiệm của tôi.”
Vị phái viên gật gù:
“Tôi tin anh… nhưng có nhiều người không tin anh, nhất là cánh bên báo chí…”
Lương bực bội:
“Báo nào? Tôi sẽ làm cho họ câm miệng!”
Đức từ lúc nãy vẫn ngồi yên, bây giờ mới nói, khá nhẹ nhàng nhưng có ý đe doạ.
“Anh Lương, anh nên bình tĩnh. Cái gì cũng có giới hạn của nó.”
Lương và Đức nhìn nhau như thăm dò, như đối địch, có phần căng thẳng.
Lương không còn giữ kiềm chế, ông ta đứng lên, có ý muốn kết thúc câu chuyện. Sự chủ động của Lương khiến vị phái viên lúng túng, cũng đứng lên theo.
Người thư ký của Lương đến gần hai vị khách, đưa ra hai cái phong bì:
“Xin lỗi, để các anh ăn trưa.”
Vị phái viên mỉm cười, nhét phong bì vào túi áo ngực. Đức xua tay, không nhận phong bì. Đức nói:
“Cám ơn, tôi không cần.”
Lương lạnh lùng giơ tay ra bắt tay hai người. Lương và Đức bắt tay nhau, hơi có phần căng thẳng và đối địch.
Khi hai vị khách đi ra khỏi phòng, Lương giơ chân đá vào cái rọ vẫn để giấy lộn.
“Bình tĩnh nào, bình tĩnh nào! – Lương tự nhủ mình – Trên cao thì gió lộng… Điều cốt yếu nhất là phải giữ mình bình tĩnh, nếu không, những quyết định đưa ra sẽ sai lầm. Chẳng lẽ mình lại đang bị phục binh tới cả bốn mặt hay sao? Tầm bậy!”
CHƯƠNG 11
Trong tiệm cắt tóc gội đầu của Thúy Vinh, câu chuyện của Thúy Vinh với ba ông khách đã có phần lả lơi.
Vừa lúc ấy, Chi đi ra. Cô bé vừa nhún nhảy vừa hát một bài hát quen thuộc của Britney Spears.
Ông khách trầm trồ:
"Con nhỏ kháu quá! Ở đâu ra đấy?"
Thúy Vinh cười tít mắt:
"Hoa cỏ mùa xuân mà anh… Mới 13 tuổi."
Ông khách ỡm ờ, đập nhẹ vào tay Thúy Vinh:
"Anh dạo này đen quá! Muốn tìm thuốc giải hạn mà chẳng kiếm được thuốc gì. Em giúp anh được không?"
Thúy Vinh thì thào, lấp la lấp lửng:
"Có tiền mua tiên cũng được. Không tiền mua lược không xong!"
Chi cầm chiếc điều khiển ti-vi bật lên. Trên ti-vi, Nguyễn Quốc Lương đang đọc diễn văn ở một sân vận động lớn.
Ông khách chỉ lên ti-vi, giật mình:
"Sếp của anh kìa!"
Thúy Vinh lơ đãng chưa chú ý. Cô hỏi:
"Ai cơ?"
Ông khách nói:
"Sếp của anh! Thần tượng của anh đấy."
Thúy Vinh nhìn lên ti-vi, sững sờ, ngạc nhiên. Cô ta đờ cả mặt ra.
Thúy Vinh hỏi dồn dập:
"Có đúng không? Anh có nhầm không?"
Ông khách nói:
"Nhầm là thế nào! Nhắm mắt anh cũng nhận ra. Ông ta hiện nay đang lên như diều. Viện Huân chương đang đúc huân chương… Phen này có khi ngấp nghé cả ghế Bộ trưởng."
Thúy Vinh mừng thầm, gặng hỏi:
"Ông ấy tên gì?"
Ông khách trả lời:
"Nguyễn Quốc Lương, nguyên Tổng giám đốc Liên hiệp công ty, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị… vân vân và vân vân…! Tóm lại là cá mập."
Thúy Vinh khoái trá, vẻ tiếc rẻ.
Thúy Vinh than thở:
"Chà! Thế mà em không biết. Em cứ tưởng là tay cù lần…"
Ông khách ngạc nhiên:
"Em biết ông ta à?"
Thúy Vinh tiếc rẻ:
"Biết mà không biết! Thế mới chết!"
Ông khách tò mò:
"Thế là thế nào?"
Thúy Vinh không trả lời, bảo một nhân viên khác gội đầu cho ông khách rồi vội vã vào phòng riêng lục lọi đồ đạc, tìm kiếm một cái gì đấy. Mãi sau, Thúy Vinh mới tìm được một mẩu giấy ghi nghuệch ngoạc một số điện thoại di động. Vẻ đắc ý, Thúy Vinh lấy điện thoại di động bấm số máy ghi trên tờ giấy. Đấy là số điện thoại di động của Nguyễn Quốc Lương.
Thúy Vinh hồi hộp, lắng nghe tín hiệu trả lời:
"A lô… A lô… Anh Lương phải không? Có nhận ra em không?"
Trong lúc ấy, Nguyễn Quốc Lương đang đi đi lại lại trong phòng làm việc. Điện thoại di động réo chuông. Lương nghe máy:
"A lô… Tôi nghe đây. Ai đấy? Ai ở đầu dây đấy?"
Thúy Vinh mừng rỡ:
"Em đây… Em là Vinh đây. Vinh "chọi" đây. Anh còn nhớ khách sạn Ê-đen không?"
Lương nhớ lại lần gặp gỡ với Thúy Vinh, mỉm cười:
"À… à! Nhớ, nhớ, còn nhớ."
Thúy Vinh cười khanh khách:
"Anh có khỏe không?"
Lương do dự:
"Cám ơn em, vẫn khỏe."
Thúy Vinh vồn vã:
"Em vừa nhìn thấy anh ở trên vô tuyến truyền hình. Trông anh phong độ quá."
Lương ậm ừ, trả lời không mặn mà lắm:
"Ừ! … �! ��… Cũng thường thôi."
Thúy Vinh đắn đo rồi bạo dạn hỏi:
"Anh có muốn gặp lại em không? Em chờ anh đấy! Em nhớ anh!"
Lương khó chịu:
"Ừ, ừ… Được rồi… Để khi nào rảnh."
Thúy Vinh mừng rỡ:
"Tối nay nhé. Được không?"
Lương chần chừ giây lát, giở lịch làm việc trên bàn rồi lưỡng lự:
"Tối nay thì không được. Tối mai đi."
Thúy Vinh nhanh nhảu:
"Thế thì tối mai nhé. Em chờ anh đấy!"
Lương cười:
"Ừ, tối mai."
Thúy Vinh phấn khởi:
"Cứ thế nhé! Bai bai anh! U-ki anh! Em tắt máy nhé! Chào anh!"
CHƯƠNG 12
Siêu thị nằm ở trung tâm thành phố. Bà Quỳnh, vợ của Nguyễn Quốc Lương, đang đẩy xe chọn mua hàng, nét mặt tư lự và buồn rầu. Bà Quỳnh hơn Lương tới 6 [sáu?] tuổi, đến mười năm nay, bà chỉ như một chiếc bóng trong nhà.
Bà Quỳnh chọn những thứ cần thiết cho sinh hoạt gia đình: xà phòng, nước mắm, nước gội đầu, dầu ăn, bánh kẹo v.v… khá nhiều so với người khác.
Chọn mua hàng xong, bà ra cửa thanh toán.
Bà Quỳnh xách hai ba cái túi to ra khỏi siêu thị thì gặp Đức, viên sĩ quan công an. Họ đã quen biết nhau từ nhiều năm nay. Đức đỡ túi cho bà Quỳnh.
Đức nói:
"Chào chị. Chị để tôi giúp cho nào."
Bà Quỳnh giật mình. Nhận ra Đức, bà vội vã chào:
"Chào anh. Lâu không gặp anh. Anh vẫn làm việc bên an ninh chứ?"
Đức nói:
"Vâng, vẫn việc bên đó. Chị có khỏe không? Tôi cũng vừa mới gặp anh hôm vừa rồi."
Bà Quỳnh vẫn còn như người đang còn hồn vía để đâu. Bà hỏi:
"Ai cơ?"
Đức trả lời:
"Anh Lương, chồng chị. Gia đình anh chị có được ổn không?"
Bà Quỳnh tần ngần, vẻ lưỡng lự.
Bà Quỳnh nói nhỏ:
"Biết nói với anh thế nào? Anh Lương càng thành đạt, tôi cảm thấy anh ấy ngày càng xa tôi."
Đức ngạc nhiên, gặng hỏi, có ý thăm dò:
"Công việc của anh ấy rất bận. Anh ấy làm được những việc quả thật không ai làm được."
Bà Quỳnh thở dài:
"Tôi cảm thấy lo lắm."
Đức mỉm cười:
"Chị cả nghĩ quá. Chị lo xa rồi. Anh Lương là người c�! � bản lĩnh và giỏi chuyên môn."
Bà Quỳnh vẫn đuổi theo ý nghĩ của mình:
"Tôi sợ lắm. Tôi luôn cầu Trời khấn Phật phù hộ anh ấy. Lúc nào tôi cũng cảm thấy tai họa lơ lửng trên đầu."
Đức nhẹ nhàng:
"Phật phù hộ cho chị!"
Bà Quỳnh ngẩng lên nhìn Đức:
"Cảm ơn anh!"
Ra đến ngoài đường, Đức nhã nhặn nói:
"Để tôi gọi ta-xi cho chị nhé!"
Bà Quỳnh lắc đầu:
"Thôi! Về nhà tôi cũng gần. Tôi muốn đi bộ cho khỏe chân."
Đức dừng lại, trao túi cho bà Quỳnh:
"Chào chị! Hẹn sẽ gặp lại chị."
Bà Quỳnh gật đầu:
"Cảm ơn anh! Khi nào anh rỗi, mời anh lại chơi."
Hai người chia tay nhau. Bà Quỳnh đi. Đức đứng lại, có vẻ nghĩ ngợi rồi lấy điện thoại di động ra, gọi đi đâu đấy.
Đức nói nhỏ:
"A lô… Tôi muốn có toàn bộ hồ sơ về tất cả các công trình xây dựng… Tôi muốn có kết luận."
Rõ ràng, Đức đang có nhiệm vụ kiểm tra những công việc của Nguyễn Quốc Lương và việc gặp gỡ bà Quỳnh không phải là việc vô tình.
CHƯƠNG 13
Ngôi nhà bà Quỳnh là một biệt thự kiểu cũ rất đẹp ở trong thành phố. Ngôi biệt thự này đã qua rất nhiều đời chủ. Trước đây, ngôi nhà này thuộc quyền sở hữu của một bác sĩ khá danh tiếng. Do công việc, ông bác sĩ phải chuyển gia đình vào ở trong thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ một người quen, Nguyễn Quốc Lương mua được ngôi nhà với giá 2 nghìn cây vàng. Gia đình Lương ở ngôi nhà này đã được tới hơn 10 năm.
Ngôi nhà hai tầng, kiến trúc theo lối Pháp có tới 8 phòng, phòng nào cũng rộng rãi. Trên tầng hai, mặt sàn được lát bằng gỗ lim, đen bóng. Mặc dầu ngôi nhà đã cũ, ngót nghét trải qua hơn nửa thế kỷ nhưng do được tu sửa, chăm sóc cẩn thận nên còn rất bền vững.
Bà Quỳnh ở siêu thị về, mở cổng bước vào nhà. Nhà bà không nuôi "ô-sin" như mốt thịnh hành của các nhà giàu bây giờ. Mọi việc nội trợ trong nhà chỉ một tay bà lo hết. Ông Lương và Thành gần như đi vắng suốt ngày. Bà cứ cô đơn, âm thầm như một chiếc bóng hết làm việc này lại đến việc khác.
Bà Quỳnh cất thức ăn vào trong tủ bếp rồi lên nhà ngồi. Căn nhà trống vắng, lạnh lẽo đến dễ sợ. Đến giờ ăn trưa nhưng bà cũng chẳng thiết ăn. Hết ra lại vào, bà bèn khóa cửa lên gác vào buồng thờ Phật. Trên bàn thờ có một pho tượng Phật cổ Quan âm bồ tát sơn son thếp vàng đã tróc cả sơn. Bà Quỳnh cúi lạy trước bàn thờ Phật. Bà giở cuốn kinh Phật tụng niệm. Tiếng gõ mõ đều đều và tiếng niệm kinh lúc bổng lúc trầm khiến cho bà bớt cô đơn, cũng khiến cho ngôi nhà như ấm dần lại.
CHƯƠNG 14
Khách sạn Mélia đèn sáng rực rỡ. Trong phòng ăn có rất nhiều thực khách sang trọng. Ở một chiếc bàn trà lớn có tới cả chục người ngồi ăn. Nguyễn Quốc Lương ngồi ở giữa. Tất cả các vị khách đều mặc lễ phục và quần áo dạ hội. Họ đều là những doanh nhân có tên tuổi và địa vị trong xã hội.
Một vị khách đang thao thao kể chuyện mình cùng với đoàn doanh nhân tháp tùng Thủ tướng đi thăm Trung Quốc mới về. Ông ta kể về sự đổi thay của nền kinh tế Trung Quốc cùng với sự phát triển của các khu kinh tế mới ra sao.
Vị khách nói:
"Sau khi bôn ba gần một tháng ròng ở trên đất nước Trung Hoa, tôi có thu hoạch thế này, xin đọc các vị nghe thử.
Đi thăm đất nước Trung Hoa
Xem ra gái đẹp thua xa nước mình!
Còn như miếu mạo cung đình
Không xem cũng biết rằng mình kém xa!" [1]
Tiếng cười, tiếng vỗ tay tán thưởng vang lên vui vẻ.
Một vị khách nâng cốc rượu, hướng về phía Lương:
"Giải ngân xong là mọi việc coi như xong rồi. Chúc mừng anh Lương!"
Một vị khách nữ cầm cốc rượu đưa cho Lương:
"Anh uống rượu đi!"
Lương chạm cốc với mọi người, uống hết cốc rượu.
Một vị khách nam nói nhỏ với Lương:
"Anh Lương, nếu anh đồng ý đầu tư cùng chúng tôi, chúng tôi sẽ trích trả anh một phần tư lợi nhuận."
Lương gật đầu, nghĩ ngợi rồi nói:
"Để xem đã!"
Các vị khách uống r! ượu trò chuyện. Tất cả đều rất hưng phấn. Rõ ràng, Nguyễn Quốc Lương là trung tâm trong bàn tiệc này, mọi người đều cố làm vui lòng ông ta.
Chuông điện thoại di động réo. Lương nghe điện thoại. Đó là điện thoại của Thúy Vinh gọi.
Lương đứng lên, ra ngoài nghe máy, vẻ mặt giãn ra vui vẻ:
"Được rồi… được rồi… Khoảng nửa giờ nữa."
Mấy vị khách nhìn Lương vẻ thông cảm:
"Sếp có khác! Lúc nào cũng bận tối ngày. Thôi! Ta kết thúc đi! Để khi khác! Sếp Lương lại phải đi rồi…"
CHƯƠNG 15
Khách sạn Ê-đen là một khách sạn xinh xắn, kín đáo nằm ven bờ Hồ Tây. Mấy năm gần đây, xung quanh Hồ Tây mọc lên rất nhiều ngôi nhà, biệt thự sang trọng. Đây trở thành một tụ điểm ăn chơi, xa hoa khét tiếng của dân sành điệu ở trong thành phố.
Trong một lần đối tác "chiêu đãi" Nguyễn Quốc Lương đã gặp Thúy Vinh, tức Vinh "chọi" ở khách sạn này. Vinh giỏi chiều chuộng, lại biết lắm ngón nghề ăn chơi nên được nhiều khách làng chơi chú ý. Lương cũng đã có vài lần qua đêm với Thúy Vinh ở đây nhưng Thúy Vinh không hề biết Lương là một nhân vật quan trọng, một VIP. Thậm chí đến tên của Lương, Vinh cũng không biết nếu không có buổi nói chuyện vô tình với ông khách hôm ở tiệm cắt tóc gội đầu.
Trong phòng ngủ, Lương nằm trên giường cởi trần. Thúy Vinh mặc váy ngủ nằm bên cạnh, bàn tay vuốt ve trên ngực Lương.
Thúy Vinh nói:
"Anh làm chức to, nổi tiếng thế mà em không biết. Em khờ quá!"
Lương mỉm cười:
"Biết để làm gì?"
Thúy Vinh vò đầu Lương:
"Anh ghê thật đấy… Ngày xưa, em cứ nghĩ rằng những người ở địa vị cao sang như anh thì chẳng bao giờ đi chơi thế này."
Lương gỡ tay Thúy Vinh ra, cười cợt:
"Đấy là quan niệm lạc hậu xưa rồi. Bây giờ, đến Tổng thống Mỹ vẫn còn lăng nhăng cơ mà. Em biết chuyện Bill Clinton không?"
Thúy Vinh ngạc nhiên thực sự:
"Cha nội ấy là ai, em chẳng biết!"
Lương nói:
"Đại để đấy là một ông lớn hơn anh nhiều."
Thúy Vinh thành thực:
"Em chưa bao giờ ! gặp một ông lớn nào ngoài anh."
Lương nhỏm dậy, kê cái gối cao lên đầu:
"Thế là may cho em!"
Thúy Vinh tròn mắt:
"Sao lại may?"
Lương trầm ngâm:
"Theo như anh biết thì họ đều là những người nguy hiểm."
Thúy Vinh nhìn vào mắt Lương:
"Thế anh có nguy hiểm không?"
Lương nhìn ra chỗ khác, nén thở dài:
"Không. Anh chỉ là một người thích dục vọng. Có thể vì công việc của anh căng thẳng quá. Anh luôn phải căng người ra… nói là đối phó thì hơi quá, nhưng anh là người luôn phải hứng chịu rất nhiều sức ép từ phía bên ngoài."
Thúy Vinh rúc đầu vào ngực Lương:
"Tội nghiệp anh!"
Lương lùa tay vào những sợi tóc trên đầu Thúy Vinh:
"Cám ơn em. Đây là lời an ủi chân tình nhất mà anh nghe được trong vòng mười năm nay! Không, hai mươi năm nay!"
Thúy Vinh nhỏ nhẻ:
"Thế vợ anh không chia sẻ với anh à?"
Lương thở dài:
"Không. Đấy là một người chị, đúng hơn là một người mẹ luôn phải chịu đựng anh là một đứa con hư hỏng và điên rồ."
Thúy Vinh cười:
"Khiếp! Anh nói em chẳng hiểu gì."
Lương nói:
"Thật may cho em. Em hạnh phúc, em tự do ở trong dục vọng, chẳng ai ghen tị em, chẳng ai nhòm ngó em."
Thúy Vinh dừng một lát, nhớ tới một bài báo in trên tờ "Đẹp":
"Có người nói được tự do ở trong dục vọng thì người ta sẽ không làm điều ác, đúng không anh?"
Lương lắc đầu:
"Anh không biết… nhưng phụ nữ thường làm cho đàn ô! ng nhân ! đạo hơn."
Thúy Vinh cười:
"Nhưng phụ nữ cũng có thể đẩy đàn ông đến cái chết."
Lương gật đầu:
"Chết vì tình thì cũng có ý nghĩa hơn những cái chết khác."
Thúy Vinh thích chí:
"Đấy là anh nói đấy nhé!"
Lương nói, giọng rất thành thực:
"Em chưa biết rằng ở trên đỉnh cao nhiều khi người ta cô đơn đến như thế nào. Xung quanh mọi người không ai hiểu cả. Không có người đối thoại. Không có ai tri âm. Trong lòng trở nên hoang vắng. Cố gắng tìm cách thoát ra mà không thoát được… Kiếp con người đúng là một kiếp đọa đày."
Thúy Vinh ngớ người ra, không hiểu những điều Lương nói:
"Sao anh lại đi nói những điều ấy với em?"
Lương nói:
"Có lẽ bởi vì em vô hại. Anh không biết là em có trong trắng không, nhưng rõ ràng trong lòng em không tồi tệ như những người sống xung quanh anh."
Thúy Vinh nhích xa Lương, cảm thấy sợ con người này. Cô nói:
"Anh thật là một kẻ u ám. Trông thấy anh như trông thấy giông bão. Anh thật đáng sợ… Có lẽ em không dám yêu anh."
Lương nhìn Thúy Vinh, bỗng dưng trở nên gắt gỏng:
"Cô yêu thế nào được tôi?"
Lương vùng dậy. Lương lấy áo sơ-mi mặc, thái độ khác hẳn, không còn là "một người đàn ông tâm sự" nữa mà đơn giản chỉ là một khách hàng.
Thúy Vinh úp mặt xuống gối, phản ứng lại yếu ớt.
Thúy Vinh ngồi nhỏm dậy trên giường:
"Em thấy sợ anh…"
Lương đã đứng dậy, quần áo tề chỉnh.
Thúy Vinh nhìn Lương, rụt rè đ! ưa tay s! ờ vào người Lương:
"Em còn có thể gặp anh không?"
Lương quay đi:
"Khó đấy!"
Thúy Vinh im lặng một lúc rồi hỏi:
"Em có thể giới thiệu bạn của em không?"
Lương quay lại nhìn Thúy Vinh, cộc lốc:
"Có kháu không?"
Thúy Vinh chợt nghĩ đến Chi, ánh mắt ánh lên một tia tàn nhẫn:
"Tuyệt vời. Nó mới 13, 14 […] tuổi."
Lương hỏi:
"Nó là gì với em?"
Thúy Vinh ra vẻ thực thà:
"Là nhân viên thôi… Em mới tuyển nó vào được ít ngày. Khách đến cửa hàng đông hẳn lên. Em bảo gì nó cũng phải nghe."
Lương lấy tiền ra, gặng hỏi:
"Anh phải trả em bao nhiêu?"
Thúy Vinh nhìn Lương, ngần ngại:
"Tùy anh thôi. Tiền nào của nấy. Con bé này như nhụy hoa buổi sáng. Để em thiết kế vụ này cho anh."
Lương lạnh lùng:
"Nghe thật hấp dẫn."
Thúy Vinh cầm tiền, lưỡng lự:
"Nhưng em không dám hứa điều gì trước. Tính nết nó rất thất thường."
Lương giang tay ra, nhún vai:
"Như thế nghĩa là còn phải phụ thuộc vào số giời nữa."
Thúy Vinh gật đầu:
"Đúng rồi! Trăm đường không ra khỏi số."
Lương sửa lại cà-vạt, xem đồng hồ rồi nói:
"Khi nào được thì em gọi điện cho anh."
Thúy Vinh gật đầu lia lịa:
"Được rồi! Được rồi! Anh không phải lo!"
Lương mở cửa, trước khi ra ngoài còn nói:
"Anh đi trước nhé. Bai bai em!"
Thúy Vinh ngồi yên trên giường, làm động tác hôn gió:
"Anh đi đi. B! ai bai an! h! U-ki anh!"
Lương đóng cửa, ra khỏi phòng, vừa đi vừa khoác áo vét-tông.
CHƯƠNG 16
Chiếc ô tô chở Lương rời khỏi khách sạn Ê-đen đi vào thành phố. Lương ngồi trên xe đọc tài liệu. Ngày mai, Lương phải thuyết trình tại Bộ về việc tăng thêm ngân sách cho một số công trình xây dựng trọng điểm để kịp phục vụ những chương trình kỷ niệm chính trị trong năm. Cảm thấy bồn chồn, không yên tâm, Lương bảo người lái xe:
"Vòng lại đi. Đừng về Bộ nữa. Còn sớm. Cho tôi xuống công trường."
Người lái xe gật đầu, vòng xe lại.
Chiếc xe đi về phía ngoại thành. Ở đấy, những ngôi nhà chung cư cao tầng đang khẩn trương hoàn thiện. Những chiếc cần cẩu lớn đang hoạt động. Con đường vào công trường lầy lội. Chiếc xe dừng lại ở một ngôi nhà đang xây dở.
Một đám công nhân xây dựng đang ngồi nghỉ, có vẻ rệu rã. Khi xe Lương đến, mọi người hoảng hốt, đứng lên chạy đi làm, người xây, người trộn vữa ra vẻ xăng xái. Lương ngồi trong xe nhìn thấy rõ cả.
Lương xuống xe, hỏi một thợ xây:
"Chỉ huy công trường đâu?"
Người thợ xây lúng túng đáp:
"Dạ, em không biết!"
Viên chỉ huy công trường ở đâu vội vã chạy đến, vừa chạy vừa đội mũ nhựa.
Viên chỉ huy cười cầu tài:
"Anh! Anh xuống mà không báo trước, làm cho bọn em không kịp đón anh…"
Lương cau mày:
"Thôi đi! Cho tôi đi xem các hạng mục chính, tiến độ xây dựng làm đến đâu rồi?"
Viên chỉ huy lấy thêm một chiếc mũ nhựa ra đưa cho Lương, phàn nàn:
"Thưa anh, giá sắt thép lên, xi-măng cũng lên… cả công trường vừa làm, vừa ngóng, k! inh phí nhỏ giọt, công nhân vừa làm vừa nghỉ…"
Lương tránh một cái ổ gà, bực bội:
"Chết thật! Làm ăn thế này thì rồi đi tù cả nút."
Họ vừa nói chuyện vừa đi lên gác. Lương có vẻ không hài lòng. Khi lên đến tầng thượng, Lương ngó mắt nhìn xuống. Cảnh công trường bề bộn.
Lương xem xét chất lượng bê-tông. Viên chỉ huy bối rối.
Lương nghiêm khắc nhìn viên chỉ huy:
"Anh có trực tiếp kiểm tra mác xi-măng không?"
Viên chỉ huy gãi đầu:
"Thưa anh, có."
Lương cầm một nắm bê-tông nhão dí vào mặt viên chỉ huy, gằn giọng:
"Kiểm tra mà thế này à?"
Lương ném bê-tông xuống chân, hai tay tóm ngực viên chỉ huy.
Lương rít lên, không còn tự chủ được nữa:
"Nếu sụp công trình thì anh với tôi mọt gông trong tù. Hiểu chưa?"
Viên chỉ huy sợ hãi. Lương đẩy anh ta ra, bất lực:
"Nếu làm ăn gian dối, tất cả chúng ta sẽ không có đất chôn thây. Anh có hiểu không? Chúng ta đang ngồi ở trên lưng hổ."
Viên chỉ huy sợ hãi gật đầu. Lương ôm đầu. Cả công trường nghiêng ngả, quay tròn.
Viên chỉ huy đưa Lương đi xem thêm vài nơi nữa, ở đấy công việc cũng chẳng hơn gì chỗ cũ.
Lương nói:
"Phải đẩy tốc độ lên. Gấp lắm rồi!"
Viên chỉ huy gật đầu, đưa Lương trở lại chỗ xe ô tô.
Viên chỉ huy hỏi Lương:
"Thưa anh, gói thầu số 8 [tám?] thế nào?"
Lương trả lời:
"Vẫn theo luật cũ."
Lương giơ tay bắt tay viên chỉ huy:
"Tôi đi đây. Tuần! sau tôi! sẽ quay lại."
Viên chỉ huy gật đầu.
Chiếc ta-xi ra khỏi công trường, qua một quãng đường lầy lội. Chiếc xe đi rất khó khăn, bánh xe tóe bùn.
Trên xe, Lương phải dùng cả hai tay bám vào thành ghế.
Chiếc xe ra khỏi quãng bùn lầy. Lương nói với lái xe:
"Cậu dừng xe một chút."
Lái xe quay đầu lại, ngạc nhiên. Anh ta hỏi:
"Thủ trưởng mệt à?"
Lương gật đầu, lấy thuốc ra uống, bình tĩnh lại.
Lương nhắm mắt lại, bảo người lái xe:
"Được rồi! Đi đi."
CHƯƠNG 17
Từ công trường, chiếc xe ô tô chở Lương đi thẳng về nhà. Giờ này là giờ tan tầm, đường phố Hà Nội đông nghịt người xe.
Qua chỗ đường chắn tàu hỏa, người xe ùn lại. Tắc đường! Chiếc xe ô tô chở Lương nhích dần từng bước, phải tới nửa giờ mới qua được bên kia đường. Lương ngồi trong xe, mệt mỏi trông ra bên ngoài. Chẳng biết cho đến khi nào mới hết cảnh này? Mười năm, hay hai mươi năm trời nữa?
Lương mở cửa bước vào nhà. Căn nhà vắng lặng.
Bà Quỳnh vẫn ngồi tụng kinh trước bàn thờ Phật. Lương vào. Bà Quỳnh vẫn như không để ý.
Lương bực mình, quăng cặp da, cau có:
"Suốt ngày tụng kinh gõ mõ! Suốt ngày tụng kinh gõ mõ!"
Bà Quỳnh vẫn ngồi điềm nhiên, không quay đầu lại:
"Mặc kệ tôi!"
Lương rít lên:
"Liệu Phật có cho tiền không? Hay để tôi suốt ngày cứ phải nai lưng làm việc nuôi cả nhà này?"
Bà Quỳnh rành rẽ:
"Không ai ăn bám ông cả."
Lương cười nhạt:
"Phải! Không ai ăn bám!"
Bà Quỳnh cất quyển kinh Phật, đứng lên buồn rầu:
"Hôm nay tôi gặp ông Đức bên công an, người ta đồn thổi về ông nhiều điều."
Lương hỏi, giọng bực bội:
"Đồn gì? Một lũ chó chết!"
Bà Quỳnh nghiêm trang:
"Ông ăn hối lộ, làm ăn gian dối. Ông trai gái. Toàn chuyện đồi bại."
Lương đi lại cuối phòng, quay ngoắt người lại:
"Tôi không sợ! Làm gì được tôi?"
Bà Quỳnh im lặng một lúc rồi nói, nhẹ nhàng:
"Làm chức vụ to thì phải tu ! nhân tích đức. Quyền hành lớn mà đức mỏng thì chỉ rước vào tai họa."
Lương vung tay:
"Xin bà, bà đừng có dạy khôn tôi."
Bà Quỳnh quay đi:
"Tôi không dám dạy khôn ông. Ông phải làm gương cho hai đứa con…"
Lương bực mình, quát lớn:
"Thôi, đủ lắm rồi. Im đi! Tôi không muốn mỗi khi về nhà, lúc nào vợ chồng cũng như quân thù quân hằn."
Bà Quỳnh nhìn Lương, ngạc nhiên:
"Đấy là tự ông gây thù, chuốc oán, không ai đi gây thù chuốc oán với ông!"
Lương cầm lọ hoa ném xuống sàn nhà, bỏ đi ra, để mặc bà Quỳnh đứng lại.
CHƯƠNG 18
Nguyễn Quốc Lương đi trên hè, vừa đi vừa mặc áo vét-tông, tâm trạng không tốt.
Lương và bà Quỳnh biết nhau cách đây đã 28 […] năm. Lúc ấy miền
Lương trở về, vào học tại trường Đại học Bách khoa, thực hiện mơ ước của thời trai trẻ. Song, những năm tháng ở chiến trường đã để lại trong Lương nhiều thương tật. Năm bữa nửa tháng Lương lại phải vào nằm bệnh viện. Ở đây, Lương quen bà Quỳnh bấy giờ vốn là một bác sĩ ở trong bệnh viện. Cảm phục sự tận tình chăm sóc của người bác sĩ đức độ, Lương ngỏ lời cầu hôn, mặc dầu biết bà Quỳnh hơn mình 6 tuổi.
Đôi vợ chồng sống với nhau có được hơn mười năm thật hạnh phúc. Sau nhiều lần không đậu, cuối cùng họ có được đứa con trai kháu khỉnh. Đấy là Thành, hiện đang học năm thứ tư Đại học Kinh tế Quốc dân.
Từ khi Lương lên Tổng giám đốc công ty xây dựng, công việc khiến Lương nhiều ngày phải sống xa nhà. Quan trường và tiền bạc dần dần tha hóa khiến Lương không còn giữ được bản tính ngày xưa. Lương trở nên ích kỷ, cộc cằn. Đồng tiền đã làm cho Lương trở thành một con người khác. Tuy sống một nhà nhưng Lương và bà Quỳnh hai người gần như những kẻ ly thân. Bà Quỳnh âm thầm chịu đựng Lương, cốt giữ nếp nhà yên ấm để Lương rộng đường theo nghiệp công danh. Tất cả tình thương của bà trút vào đứa con trai. Thành là một thanh niên tốt, luôn gần gũi mẹ. Đối với bố, Thành có phần xa cách và thậm chí còn lạnh nhạt nữa.
Trong thâm tâm, Lương rất biết ơn vợ. Lương biết bà Quỳnh một mực tận tuỵ hy sinh, trước sau một lòng chung thuỷ. Biết Lương có thói pho! ng tình, bà Quỳnh vẫn âm thầm chịu đựng và luôn giữ gìn danh dự, sĩ diện cho chồng, không hề ghen tuông, đố kỵ như những người đàn bà khác.
Lương đi bộ trên hè phố. Lương cũng thầm tự trách mình. Lương biết mình bực bội với bà Quỳnh thật là vô lý. Nhưng có lẽ do tâm trạng buồn bực có sẵn lúc ở công trường đã tác động đến Lương. Nhiều lần, Lương đã tự nhắc mình không nên mang những lo toan buồn bực trong công việc trút lên đầu vợ, nhưng rồi không hiểu tại sao hễ bước về nhà là Lương không kiềm chế được. Thương vợ, oán trách mình. Tâm trạng nặng nề ấy khiến Lương bứt rứt. Một chiếc xe xích lô ghé vào bên Lương:
Người đạp xích lô hỏi:
"Đi xe không ông?"
Lương lên xe, chưa thoát khỏi tâm trạng buồn bực.
Người đạp xích lô hỏi tiếp:
"Ông đi đâu?"
Lương trả lời:
"Đi đâu cũng được."
Chiếc xích lô đi chậm. Lương ngồi lên xe, thở dài, nét mặt u ám, rất khủng khiếp. Bóng điện trên đường phố hắt vào dòng người xe đang trôi.
CHƯƠNG 19
Thành là một sinh viên xuất sắc trong trường. Tính nết Thành sôi nổi, hăng hái. Học giỏi, thông minh, Thành tham gia hầu hết các sinh hoạt đoàn thể trong trường, từ thể dục thể thao, văn nghệ đến cả việc làm trưởng nhóm câu lạc bộ tin học trong trường là một việc không phải ai cũng làm được.
Ngoài giờ đi học, Thành còn làm thêm ở một tiệm ăn nhanh gần trường. Đây là tiệm ăn của các công chức làm việc trong các công sở nhà nước gần đó.
Tối nay là phiên trực của Thành. Cậu mặc trang phục của nhà hàng màu xanh lá cây, trước bụng buộc cái tạp dề màu trắng. Thành hối hả chạy đi chạy lại phục vụ các bàn ăn, khi thì bưng khay thức ăn, khi thì rót bia từ một cái "bom" bia khổng lồ.
Khoảng tám giờ tối thì Hằng, người yêu Thành, ăn mặc trông khá sexy thập thò ở cửa, vẫy tay.
Thành nhìn thấy vội giúi khay thức ăn vào tay một khách hàng. Đấy là một cô đeo kính vừa mới bước vào. Cô này ngạc nhiên, không hiểu sao cả.
Thành mỉm cười nói với cô đeo kính:
"Nhờ chị cầm giùm!"
Nói xong Thành chạy ra cửa gặp Hằng.
Hằng chìa ra hai chiếc vé xem phim:
"Đi xem không? "Thập diện mai phục" của Trương Nghệ Mưu. Phim hay hết sảy."
Thành gãi đầu gãi tai:
"Nhưng anh đang bận!"
Hằng dài môi, chèo kéo:
"Thì xin nghỉ đi!"
Thành cười:
"Đang đông khách. Ông chủ đuổi việc thì nguy."
Hằng quay đi, ngúng nguẩy:
"Mặc kệ anh! Nếu không em đi với người khác đấy!"
Thành xoay người Hằng lại, làm lành:
"Thôi nào, thôi nào! Để anh vào xin phép đã."
Hằng cười, gật đầu bằng lòng.
Thành chạy vào đỡ khay thức ăn trên tay cô đeo kính. Thành nói:
"Cám ơn chị nhiều!"
Cô đeo kính lắc đầu, vẻ thông cảm.
Thành cất khay thức ăn, gãi đầu gãi tai đến chỗ ông chủ tiệm ăn, tay vò vò chiếc tạp dề.
Ông chủ đã nhìn thấy Thành và Hằng nói gì ở ngoài cửa ra vẻ thản nhiên:
"Cái gì? Lại xin nghỉ việc phải không?"
Thành cười nịnh:
"Kẹt quá! Mẹ em ốm, người nhà đến gọi em về."
Ông chủ ra vẻ nghiêm khắc:
"Thôi đi, chắc bồ đến gọi phải không?"
Thành vội vàng láu táu:
"Không! Mẹ em ốm thật! Em xin thề!"
Ông chủ lắc đầu:
"Thề với thốt gì! Đừng có giấu tao… Mày đừng có xạo! Nếu nghỉ hôm nay thì phải làm thêm ba buổi không lương. Chịu không?"
Thành phấn khởi:
"Chịu!"
Nói xong lại đứng tần ngần.
Ông chủ ngạc nhiên:
"Lại còn gì nữa?"
Thành cười trừ:
"Em không còn tiền mua thuốc cho mẹ em… Em muốn xin tạm ứng lương."
Ông chủ tiệm ăn cười ngất, lấy tiền ở ví ra cầm tay:
"Thằng nhỏ! Mẹ mày đứng chờ ngoài kia phải không? Mày đừng có xạo! Mày muốn lấy tiền thì phải nói thực với tao. Có đúng đi với bồ không?"
Thành bối rối, gật đầu.
Ông chủ trìu mến:
"Biết ngay mà! Đừng hòng qua được mắt tao."
Thành giật lấy tiền, hôn chút lên má ông chủ rồi chạy đi để ông ta đứng lại, đư! a tay lê! n má, sững sờ.
Thành cởi tạp dề, lại giúi vào tay cô đeo kính rồi chạy ra ngoài cửa kéo Hằng. Cả hai đến chỗ dựng xe máy, vừa chạy vừa cười như nắc nẻ.
CHƯƠNG 20
Đường phố Hà Nội ban đêm ở khu trung tâm vẫn đông nghịt người.
Chiếc xe xích lô chở Nguyễn Quốc Lương vẫn đi trên đường phố.
Chiếc xe xích lô đi đến gần một khách sạn lớn. Một tốp thanh niên đi xe máy phân khối lớn chạy ào qua cười nói vui vẻ. Trên một chiếc xe @, Thành đèo Hằng. Cả hai buộc trên đầu hai dải băng đỏ. Hằng ôm chặt lấy eo lưng Thành. Chúng nhìn thấy Lương.
Lương nói với người xích lô:
"Cho tôi xuống đây."
Lương trả tiền, đi vào khách sạn.
Chiếc xe chở Thành và Hằng vòng lại. Bọn bạn Thành ngạc nhiên nhưng Thành ra hiệu cho chúng phóng đi.
Hằng chỉ tay:
"Bố anh kìa!"
Thành dừng xe nói với Hằng:
"Anh biết rồi! Xuống đi em. Anh muốn xem ông ấy làm gì."
Hằng nói:
"Thôi đi! Em sợ muộn giờ xem phim."
Thành xem đồng hồ:
"Không sợ đâu! Còn sớm mà em."
Cả hai dựng xe, vào khách sạn, dừng ở cửa theo dõi Lương.
Lương ra quầy bar, lấy chìa khóa phòng, ra cầu thang máy.
Thành và Hằng chạy ra cầu thang máy nhưng bị nhân viên khách sạn ngăn lại.
Người nhân viên giơ tay trước mặt hai người:
"Cô cậu đi đâu?"
Thành chỉ tay:
"Tôi theo ông kia!"
Người nhân viên lắc đầu:
"Xin lỗi, đấy là khách VIP ở đây. Cô cậu cần gì?"
Thành trả lời:
"Tôi là con ông ấy."
Người nhân viên nhã nhặn:
"Xin lỗi, nếu ông ấy không cho phép thì vợ con cũng không vào được. Đấy là nguyên tắc."
Thành bực mìn! h:
"Quỷ tha ma bắt nguyên tắc của anh!"
Người nhân viên cương quyết:
"Xin cậu ăn nói cẩn thận. Xin mời cô cậu đi ra."
Thành hậm hực cùng Hằng đi ra.
CHƯƠNG 21
Trong buồng ngủ ở khách sạn, Thúy Nga dầm mình trong bồn tắm. Sau giờ làm việc ở toà soạn báo, Lương có điện báo cho cô tới chờ ở khách sạn này.
Thúy Nga biết Lương từ ba năm nay. Lương có những phẩm chất hơn người thực sự khiến cô say mê. Những quan hệ rộng rãi của Lương giúp cho cô đi sâu vào nghề nghiệp của mình, không phải là ai cũng có được.
Trong buồng tắm, Thúy Nga đang nằm trong bồn tắm.
Có tiếng gõ cửa của Lương.
Thúy Nga nói vọng ra:
“Anh vào đi. Em ra ngay đây.”
Lương bước vào phòng. Giường đệm trắng tinh. Lương cởi áo vét-tông, nằm ngả ra giường, mệt mỏi.
Thúy Nga mặc áo sơ mi để chân trần từ buồng tắm ra.
Thúy Nga gạn hỏi:
“Anh mệt à?”
Lương thở dài, đưa mắt nhìn cô:
“Ừ! Em lại đây!”
Thúy Nga đến ngồi cạnh Lương, vuốt tóc Lương.
Thúy Nga cúi sát đầu xuống, hỏi Lương:
“Anh sao thế?”
Lương nói khẽ, giọng trầm và đục:
“Tất cả đều không ổn. Anh rất mệt. Tựa hồ như đứng ở trên vực thẳm. Đây là lần đầu tiên anh thế này.”
Thúy Nga nhìn sâu vào trong mắt Lương:
“Thanh tra à?”
Lương đưa tay vuốt ve cái cổ trắng mịn mà của Thúy Nga:
“Một phần thôi. Cái tay Đức ở bên an ninh. Hắn săn anh. Hắn xộc cả vào trong buồng ngủ. Tình hình công trường rất tệ.”
Thúy Nga ngồi dịch ra:
“Tiền không giải quyết được à?”
Lương nhỏm người dậy:
“Với tay Đức này ! thì không phải vì tiền. Anh biết rõ hắn. Vì thế anh mới sợ.”
Thúy Nga đứng lên:
“Có thể không phải vì tiền nhưng có thể bởi số tiền chưa đủ. Anh vẫn nói thế còn gì.”
Lương gật đầu:
“Ừ! Nhưng tay Đức này thì khác. Hắn là khắc tinh của số phận anh. Anh cảm thấy thế.”
CHƯƠNG 22
Công sở một cơ quan của Bộ Công an. Đêm đã về khuya.
Trong một phòng làm việc có chừng gần chục người vẫn đang ngồi làm việc trước máy tính. Đồng hồ chỉ 2h sáng.
Đức mặc áo trắng, áo bỏ trong quần đang chăm chú lần mò trên máy tính cùng một nữ đồng nghiệp. Cả hai đều mệt mỏi nhưng cuối cùng họ đã tìm ra một điều gì đấy.
Đức phấn khởi quên cả mệt nhọc, reo lên:
“Đây rồi! Tay Nguyễn Quốc Lương này thực là một tay cáo già.”
Người nữ đồng nghiệp ngồi bên cẩn thận hỏi lại:
“Anh chắc chứ?”
Đức thở phào, khoan khoái, khẳng định:
“Chắc! Con cá sẽ chui vào rọ. Đúng là một con cá mập. Số tiền mà hắn tham nhũng lên tới 60 tỉ đồng.”
Người nữ đồng nghiệp của Đức cau mày:
“60 tỉ đồng trong 4 năm. Kinh khủng thật. Đúng là một con chuột lớn.”
Điện thoại di động của Đức réo chuông. Đức nghe máy, vẻ mặt lo lắng.
Người nữ đồng nghiệp băn khoăn hỏi anh:
“Anh sao thế?”
Đức lo lắng nói:
“Vợ tôi đang trong bệnh viện. Cô ấy lại sảy thai. Đang cấp cứu.”
Người nữ đồng nghiệp sửng sốt:
“Trời! Anh phải vào ngay đi chứ. Chị ấy đang rất cần anh.”
Đức gật đầu. Đức bất đắc dĩ phải đi. Anh vội vã. Trước khi đi anh còn quay lại bảo người nữ đồng nghiệp:
“Làm ngay cho tôi báo cáo. Phải khẩn trương vào.”
Người nữ đồng nghiệp của Đức gật đầu, giục giã:
“Được rồi. Anh cứ đ! i đi.”
Đức vội vã đi. Đồng hồ chỉ 3 giờ sáng.
CHƯƠNG 23
Trong phòng làm việc của Lương ở nhà riêng.
Thành và Hằng đang lục lọi, tìm một cái gì đấy. Cả hai lật các giấy tờ, ngăn kéo, tủ sách nhưng không tìm thấy gì. Thành lần mò trên máy vi tính.
Thành ngồi ở ghế, bất lực, dõi nhìn, mắt dừng ở bức tranh sơn dầu.
Thành tháo bức tranh ra. Đằng sau là một hốc nhỏ đựng két sắt.
Thành reo lên mừng rỡ:
“Đây rồi!”
Hằng vỗ tay reo:
“Anh tuyệt quá!”
Thành và Hằng loay hoay mở khoá số trong két sắt nhưng không được. Chợt nghĩ ra, Thành ra máy vi tính để dò tìm mã số.
Thành tìm được mã số và mở két sắt. Cả Thành và Hằng đều phấn khởi.
Trong két sắt có rất nhiều tiền. Tất cả xếp thành hàng ngăn nắp. Có cả tiền Việt
Thành và Hằng sững sờ nhìn nhau, bối rối.
Hằng sửng sốt:
“Nhiều tiền quá trời!”
Thành:
“Anh vẫn nghi ngờ công việc của bố anh. Nhưng không thể ngờ ông ấy lại có nhiều tiền đến thế.”
Hằng lo ngại hỏi:
“Liệu có gì không ổn không?”
Thành đắn đo:
“Anh không chắc nữa.”
Hằng nói:
“Em thấy sợ. Em chưa bao giờ thấy nhiều tiền cả. Anh có sợ không?”
Thành quay lại nhìn Hằng, ánh mắt lo lắng:
“Anh cũng sợ. Ông vẫn bảo anh rằng đồng tiền có tinh, có quái. Không nên tham lam nhiều quá. Chỉ nên có vừa đủ thôi.”
Thành và Hằng yên lặng nhìn nhau, không nói câu gì.
Thành đóng cửa két sắt lại.
Thành và Hằng ngồi sát vào nhau, cả hai đều có tâm trạng nặng nề, u ám.
CHƯƠNG 24
Ở trong khách sạn, Lương và Thúy Nga vẫn đang trò chuyện. Thúy Nga định tháo cà vạt khỏi cổ áo Lương thì chuông điện thoại di động của Lương réo vang.
Lương nghe điện thoại, hơi cau mày rồi cúp máy.
Thúy Nga tần ngần hỏi:
“Anh phải đi à?”
Lương trả lời:
“Ừ. Anh phải đi. Bọn họ đang đợi anh!”
Thúy Nga ngồi dậy:
“Có lâu không anh?”
Lương lắc đầu:
“Chưa biết!”
Thúy Nga đắn đo:
“Em đi cùng, có được không?”
Lương thoáng nghĩ, rồi gật đầu:
“Em thay đồ đi! Nhanh nhanh một chút.”
Một lúc sau, hai người ra ngoài gọi taxi. Chiếc taxi đi ra phía bến cảng.
Ở ngoài bến cảng. Aánh đèn hắt xuống dòng nước lung linh.
Trên đường ke có một chiếc taxi đi đến. Xe của Lương xuất hiện, đi ngược chiều với chiếc xe kia.
Ở một vị trí quan sát thuận lợi. Đức, mặc thường phục và hai công an mặc quân phục đang quan sát.
Đức cầm ống nhòm theo dõi.
Hai taxi đỗ lại, cách nhau một quãng.
Trên taxi kia, hai người bước xuống đi ra trước xe của Lương. Viên chỉ huy công trường hôm trước vẫn ngồi trong xe.
Lương mở cửa xe bước xuống. Trong xe, Thúy Nga chăm chú nhìn theo.
Lương đến gặp hai người kia.
Một người giơ tay ra bắt:
“Chào sếp!”
Lương không trả lời, bắt tay họ.
Lương lạnh lùng hỏi:
“Thế nào?”
Một trong hai người lấy trong ngực ra một phong bì màu vàng, trong đó đự! ng tiền:
“Đây là cho gói thầu số 8.”
Lương cầm phong bì, mở ra liếc nhìn rồi quay đi, không nói câu nào.
Trên vị trí quan sát, Đức và hai công an bấm máy ảnh.
Tiếng động máy ảnh chụp vang lên rất khẽ.
Trên chiếc taxi kia viên chỉ huy công trường nhìn theo xe Lương cau mày. Ông ta văng tục:
“Thằng chó!”
Chiếc xe chở Lương đi vào thành phố trở về khách sạn. Lương mở phong bì thấy một tập tiền đô la Mỹ dày.
Thúy Nga hỏi Lương:
“Phần của anh à?”
Lương thở dài:
“Đấy là thuế máu. Không có đồng tiền lớn nào sạch cả.”
Chiếc xe đi hoà vào dòng người xe trong đêm, đỗ lại ở khách sạn. Lương và Thúy Nga xuống xe.
CHƯƠNG 25
Trong chùa Quán Sứ, nội thất trang nghiêm. Bà Quỳnh mặc áo dài như một cái bóng, quỳ trước bàn thờ, nét mặt ưu tư.
Bà Quỳnh khấn Phật.
Bà Quỳnh xóc thẻ, rút một chiếc thẻ. Xong xuôi, bà Quỳnh cầm chiếc thẻ đến trước một ông già mặc áo dài đỏ ngồi trước bàn để nhờ ông già giải nghĩa.
Bà Quỳnh hỏi ông già, giọng run run:
“Thưa cụ, thẻ này nói gì?”
Ông già xem thẻ, nói với bà Quỳnh:
“Thưa bà, không phải điềm tốt.”
Bà Quỳnh thở dài, đôi mắt thẫn thờ khiến ông già cũng phải cảm thương:
“Cụ cứ nói đi.”
Ông già lưỡng lự:
“Cứ như quẻ này thì nhà bà đang có hạn. Hạn Tiểu long nữ. Nếu không sát thân thì cũng tù đày, thân bại danh liệt, nguy hiểm vô cùng.”
Bà Quỳnh sợ hãi, bàn tay run run:
“Thưa cụ, liệu có cách gì giải hạn được không?”
Ông già lắc đầu:
“Hạn Tiểu long nữ thì ngay tôi đây cũng chịu. Bà làm lễ cúng, hình nhân thế mạng, vàng bạc một nghìn, 10 bông hoa trắng, chén rượu cơi trầu, hoa thơm quả ngọt… cứ 10 giờ đêm hướng về phía Bắc khẩn cầu… nhưng tôi sợ rằng nghiệp chướng tích tụ đã lâu, khó tránh quả báo, chỉ nội trong vòng 10 ngày là phát… Xin bà nói với mọi người trong nhà mình nên cẩn thận.”
Bà Quỳnh cố hỏi lại một lần nữa:
“Thưa cụ, không có cách nào giải hạn được sao?”
Ông già nhắm mắt lại, đọc một bài kệ:
“Thiên cơ bí mật”
Biết nói ra sao
Số đã thế n! ào
Phải ai nấy chịu.
Bà Quỳnh buồn rầu lấy tiền ra nhưng ông già ngăn lại:
“Thưa bà, tôi không lấy tiền. Tôi chỉ xem hộ bà thôi. Xin bà bảo trọng.”
Bà Quỳnh đứng dậy cảm ơn, đi ra như người mất hồn.
CHƯƠNG 26
Đường tàu hoả đoạn từ Giáp Bát đi vào ga Hàng Cỏ phải qua một bãi dài hai cây số có rất nhiều cơ quan và nhà dân ven đường. Trên đoạn đường này có nhiều đoạn cắt ngang rất nguy hiểm vẫn thường xảy ra tai nạn chết người. Nhà của Chi, cô bé 13 tuổi, nhân viên cửa hàng cắt tóc gội đầu của Thúy Vinh (tức Vinh "chọi") là một ngôi nhà gỗ ọp ẹp sát ngay bên đường tàu hoả. Mỗi khi tàu hoả chạy qua thì cả dãy phố rung chuyển tựa như đang có động đất.
Nhà của Chi là một quán cơm bình dân sơ sài, chẳng khác nào nhà của Tê-nác-điê trong truyện của đại văn hào Victor Hugo. Đồ đạc trong nhà đều là thứ mua rẻ hoặc nhặt nhạnh ở đâu đó. Trên tường treo một chiếc đồng hồ cổ lỗ vỡ cả mặt kính. Những áp phích quảng cáo phim ghim đầy trên vách. Bộ xa-lông rách là vật xa xỉ nhất trong nhà cùng với chiếc ti-vi "Sam Sung" cũ rích. Ông Khôi, bố của Chi vốn là một tay lính cựu "tuột xích". Giống như Tê-nác-điê hay kể chuyện về trận Oa-téc-lô, Khôi cũng hay nói về trận đánh ở thành cổ Quảng Trị năm nào. Theo Khôi, ông ta là một trong những cảm tử quân hiếm hoi thoát chết nhờ “phúc tổ tông”. Khôi không có nghề nghiệp, phần lớn ngồi nhà giúp vợ bán cơm kiếm ăn qua ngày. Thỉnh thoảng, Khôi cũng hay làm thêm việc chữa kính, chữa khoá hoặc buôn bán kính đeo mắt. Đấy là lúc mà cửa hàng cơm bình dân ế khách, Khôi gọi đó là "đi dã ngoại", một công việc để mở rộng tầm mắt.
Hôm đó, cửa hàng cơm bình dân lèo tèo chỉ có vài người ăn. Dung, mẹ của Chi đứng trước quầy đang thái thịt. Khôi ngồi ở xa–lông hút thuốc! lào. Trên cái điếu bát, có chiếc xe điếu khảm ngà voi. Chi nằm ngủ ở trên gác xép bề bộn. Khi tàu hoả đi qua, sàn của chiếc gác xép rung lên bần bật. Tiếng còi tàu hú vang. Chi lấy tay bịt tai, ngồi dậy. Giữa đống chăn màn và chén bát lộn xộn, Chi như đoá hoa sen ở giữa đống bùn. Ở dưới nhà, khi tàu hoả đi qua, Khôi lấy hai cái gối bịt chặt tai lại. Ông ta gầm lên:
“Địa ngục! Thật là địa ngục!”
Vợ Khôi đã quá quen thuộc với kiểu độc thoại của chồng, chỉ ngừng băm thịt tí chút rồi lại chú tâm vào việc.
Khôi hút thuốc lào xong, than thở:
“Tôi cần 1 tỉ để tôi mua nhà. Mẹ khỉ, 1 tỉ tức là 68 ngàn 400 đô la, tức là 61 ngàn 700 ơ-rô, tức là tương đương 130 cây vàng. Giời ơi là giời! Mỗi ngày 56 chuyến tàu, tức là cứ 20 phút lại bị tra tấn một lần. Sầm sập! Sầm sập! Tu tu! Tu tu! Địa ngục! Thật là địa ngục!”
Khôi đứng lên, đi quanh ở trong ngôi nhà chật hẹp, miệng không ngớt giả làm tiếng động tàu hoả và tiếng còi tàu: “Sầm sập! Sầm sập! Tu tu! Tu tu!”.
Vợ Khôi chém mạnh dao vào thớt, quát lên:
“Đủ rồi! Có để cho con bé nó ngủ hay không?”
Khôi cười hà hà, đùa vợ:
“Sao lại ngủ? 35 năm nay tôi không hề ngủ. Sầm sập! Sầm sập… Tu tu! Tu tu… Ngủ để làm gì… Các cựu chiến binh phải thức để cho dân ngủ, phải thức để nhìn thiên hạ trắng đen!”
Chi ở trên gác xuống, ngái ngủ. Khôi múa may quanh người cô.
Khôi giả lả:
“Ngủ để làm gì… Con ơi, ngủ để làm gì… Sầm sập! Sầm sập! ! Tu tu! Tu! tu!… Phải thức để nhìn thiên hạ…”
Chi gạt Khôi ra để đi đánh răng rửa mặt. Đúng lúc ấy, lại một chuyến tàu đi qua.
Khi chuyến tàu đi qua thì Thúy Vinh xuất hiện, đứng giữa đường tàu, váy bó sát người, khêu gợi, tươi cười, như một bà tiên trong truyện cổ tích.
Thúy Vinh xách ví đầm bước vào nhà Chi.
CHƯƠNG 27
Sau những giây phút chào hỏi, Thúy Vinh và Khôi ngồi đối diện ở cái bàn uống nước ọp ẹp.
Thúy Vinh hỏi:
“Thế nào? Bác có nhất trí cho Chi đi làm với cháu hay không?”
Khôi đưa chén nước cho Thúy Vinh, cười nói:
“Cô uống nước đi! Đi làm à? Nhất trí! Nhất trí! Nhưng phải làm sao được 1 tỉ đồng.”
Thúy Vinh cười:
“1 tỉ đồng! Bác nằm mơ chắc?”
Khôi ngả người ra chiếc ghế xa lông, nheo mắt:
“Cô ơi… cô hãy cho nó đi làm với bọn nhà giàu. Chúng nó tiền của thiếu gì… Buổi sáng súc miệng bằng nước cam tươi, ngồi uống cà phê, ăn trứng ốp lếp, hút thuốc Dunhill. Buổi trưa chén bánh xăng-uých, xa lát trộn với cà chua, dưa chuột… Một suất ăn nhanh 15 đô la… Buổi tối, cô nhắc Xcốt-len với bít-tết Pháp, lườn gà ca ri, mì ống Ý, thịt bò Úác với nước sốt pha kiểu Tàu…”
Thúy Vinh cười lớn, giả giọng miền
“Thôi cha nội, cha đừng có mơ!”
Khôi lắc đầu, đứng lên, giang hai tay ra:
“Sao lại mơ… Cô chẳng hiểu gì? Con Chi là một công chúa sinh ra trong đám bùn lầy… Sầm sập, sầm sập! Tu tu! Tu tu… Nó là bông hoa trong cảnh bần hàn… Đúng là con bé đáng giá ngàn vàng. Cô hiểu không? 1 tỉ đồng sống của tôi không hơn không kém.”
Ở góc nhà, Chi nhún nhảy, hát một bài hát tiếng Pháp vui tươi:
“Oong… đơ… toa”
Một con gà…
Khôi tán thưởng, vỗ tay reo lên:
“Đấy cô xem… Cô ơi, mới sáng sớm đã hát! Oong đơ toa! Một con gà… Cô ơi! Nó là bà hoàng của cả nhà này! Xem nó nhảy kìa! Xem nó múa kìa! Mày phải nhún nhảy cho thật sếch-xy con ạ… Không có nó thì tôi chịu đựng sao được cái tiếng sầm sập, tu tu suốt ngày? 1 tỉ đồng! Đúng là ngàn vàng không hơn không kém!”
Thúy Vinh cười, vẫy Chi lại gần:
“Lại đây với chị!”
Khôi ngăn lại, đỡ eo lưng Chi:
“Nó còn biết cả nhào lộn… Con ơi! Nhào lộn đi con! Nào! Alê! Hấp… Đấy! Cô xem! Nó có đáng giá ngàn vàng không cô?”
Chi lăn một vòng, ngã ngay vào tay Thúy Vinh.
CHƯƠNG 28
Những hàng cây trong công viên Thống Nhất xanh ngắt. Nắng lọc qua những kẽ lá, rải vàng trên mặt đất. Hôm nay, Đoàn trường Đại học tổ chức cắm trại nhân ngày thành lập Đoàn 26 tháng 3. Những lều trại sắp thành hàng được trang hoàng rất đẹp, cờ hoa rực rỡ.
Dưới một gốc cây to có chừng 20 sinh viên nam nữ ngồi vòng tròn đang vỗ tay hát. Thành và Hằng cũng ngồi trong đấy, cả hai đều vui vẻ, tươi tỉnh. Tất cả đều mặc quần áo thanh niên tình nguyện.
Hai sinh viên nữ trò chuyện với nhau. Một người chỉ Hằng và Thành:
“Trông kìa! Đẹp đôi chưa?”
Người kia xuýt xoa:
“Nhà giàu! Đẹp trai! Học giỏi… Thật đúng là “năm-bờ-oăn”.
Một sinh viên bảo Thành:
“Thành ơi! Đỗ thủ khoa, phải khao đi chứ!”
Thành vui vẻ, cười tươi như hoa:
“Được thôi! Một chầu công viên nước. Được không?”
Thành lấy một tập tiền giơ lên. Cả lớp reo mừng, vỗ tay, đứng lên vây quanh Thành để chờ phát tiền. Thành chia tiền cho mọi người, mỗi người 100 ngàn đồng. Ai cũng vui vẻ.
Trong khi đó ở một lớp học trong trường phổ thông cơ sở nơi Chi đang học, các học sinh trạc 12, 13 tuổi quàng khăn đỏ, mặc quần áo đồng phục đang ngồi nghe cô giáo giảng bài.
Cô giáo mặc áo dài, đeo kính đang viết trên bảng. Chi ngồi ở cuối lớp, cạnh một cậu học sinh rất béo. Cậu béo đang từ từ đưa tay kéo chiếc gấu váy của Chi, để lộ chiếc đùi nõn nà. Cậu béo đưa tay sờ lên đùi Chi. Chi đập nhẹ lên tay cậu béo, cậu ta rụt phắt tay lại.
M! ột lúc sau, cậu béo lại đưa tay sờ lên đùi Chi. Chi ngân ngấn nước mắt cầm chiếc cặp đập túi bụi lên đầu cậu béo. Cậu béo giơ tay đỡ. Cô giáo trông thấy quát:
“Chi!”
Cậu béo đứng lên, ráo hoảnh:
“Thưa cô! Nó đánh con!”
Chi xách cặp chạy ra khỏi lớp. Cả lớp nhốn nháo. Cô giáo đuổi theo vướng vào bậc cửa, ngã lăn ra.
Chi chạy ra khỏi cổng trường, nước mắt lưng tròng.
Chi thất thểu đi đến một chiếc hồ nước, nét mặt căm uất, đôi mắt trừng trừng.
Chi cởi khăn đỏ nhét vào cặp sách rồi ngồi xuống cạnh hồ nước.
Dưới hồ những con cá chép vàng bơi lội rất tự do, chắc chúng chẳng bao giờ phải đi học!
Chi lấy gói bỏng ném xuống nước. Những con cá tranh nhau đớp mồi.
Chi mở cặp, vứt dần từng cuốn sách xuống hồ nước, rồi vứt cả cái cặp xuống đấy.
Chi đứng dậy bỏ đi, vẻ bất cần.
Trên trời, một cánh chim tự do tung bay.
CHƯƠNG 29
Trong công viên nước Hồ Tây, Thành, Hằng và bạn bè sinh viên vui vẻ trượt ống máng bơi lội.
Ở một góc hàng rào mắt cáo bảo vệ công viên, phía ngoài đường, Chi đứng bám vào hàng rào.
Một sinh viên trêu Chi vẫy tay:
“Ê, ê…! Em gái! Vày đây! Vào đây!”
Chi bĩu môi, tức tối bỏ đi.
Ở ngoài công viên nước, ông Khôi bố của Chi đang ngồi bán kính. Một tấm ni-lông trải ở trên hè, bày các loại kính đeo mắt. Tấm biển đề: "Nối vòng tay lớn. Kính thưa các loại kính"! Khôi ngồi xổm bên cạnh cái hộp gỗ đựng tiền và cặp lồng thức ăn.
Khôi đứng lên đi đi lại lại:
“Mua kính đi! Mua kính đi! Kính thưa các loại kính… Sầm sập, sầm sập! Tu tu, tu tu! Mua kính đi! Thưa các ông các bà. Kính này là kính vạn hoa. Đeo vào đôi mắt sáng loà như sao… Mua kính đi! Mua kính đi…”
Chi đến gần, vừa đi vừa ngoảnh lại nhìn vào công viên nước.
Khôi nhìn thấy con, vẫy tay:
“Con ơi, mày nhìn vào đấy làm gì… Đấy là thế giới phù hoa, mày nhìn vào đấy làm gì… Mày đã bỏ học, mày nhìn vào đấy làm gì? Ở đấy không có tàu hoả, không có sầm sập, tu tu… Thế giới này đang phân hoá. Để bố bán kính lấy 1 tỉ đồng bố xây cho mày cái nhà… Trong nhà có cả bể bơi, nước phun từ sáng đến chiều… Mày nằm trên ghế sô-pha, ăn kem Tràng Tiền, hát nhạc Trịnh…”
Có một ông khách đi qua. Khôi kéo tay ông khách, giả lả:
“Mua kính đi ông. Kính này là kính vạn hoa. Đeo vào đôi mắt sáng loà như sao… Chỉ có 12 nghìn đồng bạc! … Chỉ bằng cho ông súc miệng một cốc nước lọc ở quán Cafê Paris Deli… Kính tốt đấy, mắt kính Hàn quốc hẳn hoi. Tôi thề với ông như vậy.”
Ông khách hàng thử kính. Khôi đưa cái gương ra. Chi đứng bên cạnh nhìn lên.
Khôi săn đón xung quanh ông khách:
“Ông thử xem! Có đúng tài tử điện ảnh Clark Gable không nào… 12 đồng bạc… Ông bói đâu ra một thứ giá cả bèo bọt thế này… Sầm sập, tu tu! Ông đeo kính đi lên tàu hoả. Ông bước vào toa hạng nhất… Ông hát nhạc Trịnh, rồi ông nối vòng tay lớn với tất cả mọi người… Thế là ông bước một bước lên giới thượng lưu chỉ nhờ đôi kính. Mười hai đồng bạc không hơn không kém!”
Chi đứng bên cạnh ông khách, nhón lấy cái ví da trong túi quần. Khôi nhìn thấy, nháy mắt với cô con gái láu lỉnh.
Ông khách lấy ví, lục lọi các túi, thấy mất ví, hốt hoảng:
“Trời ơi! Chết thật… Không biết rơi ví đâu rồi!”
Khôi săn đón:
“Ông mới ở công viên nước đi ra phải không?”
Ông khách lúng túng trả lời:
“Vâng… Tôi vừa ở đấy đi ra… Lúc nãy, tôi còn lấy ví trả tiền cơ mà.”
Khôi cười:
“Thế là ông mất toi ví ở đấy chứ còn gì nữa. Trong công viên nước toàn quân cường đạo. Ông tính: 50 nghìn đồng một vé, 80 nghìn đồng một chiếc quần xịp to bằng bàn tay, thử hỏi cái quần xịp ấy có công dụng gì? Sĩ diện ư? Chả phải! Thượng lưu ư? Chả phải! Nó không phải kính… cũng không phải nhạc Trịnh… nó chỉ là dụng cụ nối vòng tay lớn với c�! � mọi n! gười…”
Ông khách bất lực, xin lỗi, bỏ đi.
Chi vòng lại chỗ bố.
Khôi bảo con:
“Mày khéo đấy… con ạ… nhưng đấy không phải đạo đức, không nên làm thế… Nhưng thôi, đưa tao cái ví! Bao giờ bố con mình giàu thì ta sẽ mua đạo đức lại sau… Cần nhất là ta phải có được 1 tỉ đồng. Có 1 tỉ đồng là có danh giá… Nào! Đưa tao cái ví.”
Chi giấu cái ví ra sau lưng, cười.
Khôi đến gần, định chụp lấy Chi nhưng con bé chạy mất.
Khôi lắc đầu, lại ngồi bán kính.
CHƯƠNG 30
Trong một shop thời trang ở phố Tràng Tiền, quần áo giầy dép bày la liệt. Thúy Vinh dẫn Chi đi mua sắm váy áo.
Chi thích thú, thử váy áo, dáng điệu hồn nhiên, tự nhiên.
Thúy Vinh bảo Chi:
“Nếu thích bộ nào, chị mua cho!”
Chi chỉ tay:
“Em thích bộ này!”
Hai người cuối cùng chọn được hai bộ váy, áo cho Chi.
Qua quầy bán gấu bông, búp bê. Chi đứng tần ngần, không muốn rời đi.
Chi hỏi:
“Em thích con gấu! Mua có được không?”
Thúy Vinh cười:
“Được chứ!”
Chi chọn một con gấu bông to, sau đó lại chọn một con búp bê tóc vàng. Thúy Vinh mua cả hai thứ.
Chi có vẻ thích, vừa đi vừa nhảy nhót.
Hai người đi ăn rồi đến một tiệm sửa sang sắc đẹp ở phố Cửa Đông. Sau một hồi sửa sang, Chi khác hẳn, không còn đầu tóc bù xù Lọ lem nữa mà tóc đã được tết thành từng sợi nhỏ. Chi ngồi cởi trần, ôm một cái khăn bông che ngực. Đằng sau lưng, hoạ sĩ đang vẽ hình một con rồng ở lưng. Hoạ sĩ điểm xuyết những nét cuối cùng cho con rồng.
Thúy Vinh ngồi bên cạnh, không ngớt xuýt xoa:
“Tuyệt! Đúng là trang điểm tuyệt vời. Đúng là công chúa. Đúng là đáng giá ngàn vàng.”
Hoạ sĩ lùi xa, ngắm nghía:
“Xong rồi! Đúng là một Tiểu long nữ chính hiệu. "Năm-bờ-oăn"! Phong cách S-tyle hết sảy…”
Mấy cô người mẫu và khách hàng lại xem, trầm trồ.
CHƯƠNG 31
Khách sạn Horison nằm ở cuối đường Giảng Võ rực rỡ ánh đèn. Cuộc họp với các nhà thầu ngoại quốc và trong nước thành công rực rỡ. Lương chủ trì cuộc họp này, cuộc họp có cả Bộ trưởng và các phái viên của văn phòng phủ Thủ tướng đến dự. Buổi tối là tiệc chiêu đãi, có tới mấy trăm thực khách. Tất cả đều mặc lễ phục và trang phục dạ hội. Lương tháp tùng Bộ trưởng đi quanh các bàn tiệc nâng cốc chúc mừng. Thức ăn bày la liệt. Các thực khách đang hưng phấn. Tiếng hô: “1,2,3… Dô!”. Liên tục chạm cốc. Liên tục chúc mừng. Chùm đèn treo trên trần giữa nhà ánh sáng rực rỡ. Lương ngồi xuống ghế vui vẻ. Cách đấy không xa, Thúy Nga nâng cốc nháy mắt với Lương. Lương nâng cốc đáp lại.
Tiệc đang nửa chừng thì người phái viên trên Bộ đi cùng Đức vào khách sạn. Cả hai đều ăn mặc lịch sự. Người phái viên vui vẻ nhưng Đức vẫn giữ nét mặt kín đáo. Hai người dừng ở cửa nhìn quanh. Người phái viên nói gì với cô nhân viên phục vụ. Cô nhân viên phục vụ đến gần chỗ Lương ngồi.
Cô nhân viên phục vụ rỉ tai Lương:
“Thưa anh, anh có khách!”
Lương quay ra, nhìn thấy người phái viên và Đức. Lương đứng dậy, cầm cốc rượu đi ra gặp họ.
Lương niềm nở, bắt tay hai người:
“Hay quá! Mời các anh vào uống cốc rượu cùng với chúng tôi! Thủ tướng vừa duyệt dự án, hôm nay chúng tôi tiếp các chuyên gia nước ngoài sang nhận đấu thầu…”
Người phái viên lúng túng:
“Anh cứ tiếp khách… Hôm nay chúng tôi bận quá!”
Lương hỏi x�! ��ng:
“Có việc gì không?”
Người phái viên nói:
“Có! Có vài việc nhỏ cần phải giải trình. Anh Đức muốn sẽ làm việc cụ thể với anh.”
Đức lấy giấy trong ngực áo ra, chìa cho Lương:
“Cơ quan công an chúng tôi muốn triệu tập anh hỏi về một số công việc.”
Lương xem giấy, ngạc nhiên:
“Giấy triệu tập tôi! Quan trọng thế à? Ngay bây giờ ư?”
Đức lắc đầu:
“Không! Không phải hôm nay! Anh cứ vào tiếp khách đi. Chúng ta còn có nhiều thời giờ mà.”
Lương sầm mặt, cất tờ giấy vào túi, giơ tay bắt tay hai người. Họ quay đi, Lương trở lại bàn tiệc. Thúy Nga làm động tác dò hỏi. Lương không vui, lặng lẽ lắc đầu.
CHƯƠNG 32
Hôm sau, Lương đến công sở sớm hơn mọi ngày. Trong phòng làm việc của Lương, Lương ngồi trước máy vi tính kiểm tra số liệu. Lương ngồi im lặng suy nghĩ rất lâu.
Lương lục lọi giấy tờ, lấy ra một số giấy tờ châm bật lửa đốt.
Có tiếng gõ cửa của người thư ký bên ngoài phòng.
Lương nói vọng ra:
“Tôi không tiếp khách.”
Lương lại tiếp tục đốt một số giấy tờ. Chuông điện thoại di động réo. Lương nghe. Đấy là điện thoại của Thúy Vinh.
Lương khó chịu:
“A lô. Tôi nghe đây!”
Bên kia đầu dây, Thúy Vinh hồi hộp:
“Anh Lương, Vinh “chọi” đây! Em có hàng rồi. Bảo đảm hết sảy. Khách sạn Ê-đen. Anh đến nhé!”
Lương nói khẽ:
“Anh đen quá! Đang có hoạ lớn đây này!”
Thúy Vinh gạt đi:
“Ôi… Đây là thuốc giải hạn tốt nhất đấy! Tiểu long nữ… Bảo đảm với anh 100% tinh khiết. Em phải mất công rất nhiều mới được cho anh.”
Lương im một lúc, rồi nói, nét mặt căng thẳng:
“Thôi được! Anh sẽ sắp xếp công việc.”
Thúy Vinh sốt ruột:
“Anh đến ngay nhé! Phòng 201, khách sạn Ê-đen. Chúng em sẽ chờ ở đó.”
Lương xem đồng hồ, trả lời:
“Được rồi! Anh sẽ đến!”
Thúy Vinh mừng rỡ:
“Anh đến nhé! Bai bai anh! U-ki anh! Chúng em đang chờ anh đấy!”
CHƯƠNG 33
Ở trong khách sạn Ê-đen. Thúy Vinh dẫn Chi lên cầu thang gác. Cầu thang gác hẹp và cao. Ánh sáng hắt bóng các song cầu thang và hắt bóng Thúy Vinh với Chi lên tường. Chi dừng lại, không đi nữa.
Chi phụng phịu:
“Chị Vinh… Em ngại lắm!”
Thúy Vinh kéo tay Chi:
“Ngại là thế nào? Cứ như hôm qua. Ngại gì mà ngại.”
Chi gỡ tay Thúy Vinh ra:
“Không… Em chẳng đi đâu.”
Thúy Vinh phát bẳn:
“Mày… Con nỡm! Đừng có giở chứng… Thôi! Hãy nghe lời chị. Một lần này nữa rồi thôi.”
Thúy Vinh mở xắc, lấy ra một bọc tiền, ấn vào tay Chi:
“Này đây… Đây là tiền ngày hôm qua của em. 4 triệu 950 nghìn đồng. Chị chỉ lấy có 50 nghìn đồng lại quả để cho có lộc… Cầm lấy!”
Chi cầm tiền, lưỡng lự. Thúy Vinh kéo Chi đi.
Thúy Vinh thì thào:
“Đây là khách sộp, cá mập chính hiệu. Em nghe lời chị rồi chị em mình có hết. Đừng ngúng nguẩy nữa. Em cứ vào phòng rồi chị xuống đón ông ta. Không sao đâu mà.”
Thúy Vinh kéo Chi đi. Đến phòng 201, Vinh mở cửa rồi đẩy Chi vào.
Thúy Vinh kéo cửa lại, đứng ngoài một lúc, thấy yên ổn, không động tĩnh gì thì cười hài lòng, đi xuống gác.
Thúy Vinh lẩm bẩm:
“Con nỡm! Đúng là Tiểu long nữ.”
Vừa lúc ấy, chiếc taxi chở Nguyễn Quốc Lương đỗ ở trước cửa khách sạn. Nhân viên khách sạn ra mở cửa xe. Lương vào. Chiếc xe vụt đi.
Thúy Vinh niềm nở chạy ra đón Lương:
“Gớm! Chờ anh đến mỏi cả mắt.&! #8221;
Lương có vẻ bối rối.
Lương nhìn quanh, khẽ hỏi:
“Thế nào?”
Thúy Vinh cười:
“Xong rồi! Chìa khoá phòng đây. Anh lên đi. Phòng 201. Em chờ ở dưới.”
Lương mỉm cười, lấy ra một cái phong bì dày đựng tiền đưa cho Thúy Vinh. Thúy Vinh nhận tiền, vui vẻ.
Thúy Vinh hôn gió:
“Cảm ơn anh!”
Thúy Vinh tiễn Lương lên đến giữa cầu thang gác thì dừng lại.
Thúy Vinh đẩy nhẹ vào người Lương:
“Em xuống đây. Chúc anh vui vẻ nhé!”
Lương bước lên cầu thang gác. Chiếc cầu thang hun hút. Chỉ nghe thấy tiếng giày của Lương lạnh lùng.
Lương dừng bước trước cửa phòng 201, lấy chìa khoá mở cửa, lóng ngóng mãi mới mở được khoá. Lương không biết rằng cũng trong lúc đó, ở nhà mình, trước bàn thờ, bà Quỳnh vẫn đang ngồi tụng kinh. Tiếng mõ dồn dập. Bát hương trên bàn thờ bỗng nhiên phát hoả: các chân hương cháy ngùn ngụt.
Bà Quỳnh vẫn ngồi yên tụng kinh gõ mõ. Tiếng mõ như thúc giục rồi từ từ thưa thớt. Bà Quỳnh ngã quỵ dưới bàn thờ, ngất đi.
CHƯƠNG 34
Lương bước vào phòng, hơi hoa mắt. Phòng tối um. Lương đưa tay lần sờ để bật công tắc điện. Những ngón tay Lương lóng ngóng. Đèn bật sáng.
Trên giường nệm trắng tinh, Chi nằm khoả thân úp mặt xuống giường, trên lưng có hình con rồng nhỏ rất đẹp.
“Tại sao mình lại ở đây?” – Lương nghĩ – “Người ta đã giáo dục mình như thế này đây”.
Chi cựa mình. Những sợi tóc xoã trên bờ vai mềm mại. Tất cả những chi tiết trên thân thể cô đều nhỏ nhắn, xinh xắn.
“Báu vật… Đúng là một báu vật” – Lương nghĩ – “Tại sao mình lại ở đây? Mình đang làm gì? Tội lỗi…”. Lương loay hoay, chính Lương cũng cảm thấy bàng hoàng.
Lương gần như nín thở. Chi nhắm nghiền mắt. Khi Lương ngồi xuống bên cạnh, Chi hé mắt nhìn, nở nụ cười rực rỡ với Lương. Lương giật thót mình. Chưa bao giờ Lương nhìn thấy một nụ cười nào vừa ngây thơ, vừa phóng đãng đến thế. Nó ở trên môi một bé gái và điều ấy khiến Lương bất giác sợ hãi, run bắn người lên. Chết thật! Tại sao mình lại ở đây? Ma xui quỷ khiến thế nào mà lại chước vào nghiệp chướng này?
Lương nhắm mắt lại. Hồi xưa, khi còn thơ ấu, Lương cũng đã từng có một cô bạn gái bằng tuổi Chi đây. Có lần, ở trong đống rơm sau nhà, hai đứa chơi trò vợ chồng. Tuy nhiên, lúc ấy, mặc dầu trần truồng nằm bên cạnh nhau, Lương không hề có một cảm giác gì về dục vọng. Mối tình trẻ thơ trong trắng cứ in mãi trong lòng Lương. Với Lương, hình ảnh những người phụ nữ bao giờ cũng là hình ảnh về cái ! đẹp, sự thánh thiện và lòng nhân từ. Chỉ cho đến khi Lương bước trên con đường công danh thành đạt, lúc ấy sự tha hoá mới gặm nhấm dần tâm hồn Lương. Lương trở nên một người khác hẳn, vị kỷ và nhiều khi độc ác.
“Có ai thương xót mình đâu” – Nhiều khi Lương nghĩ – “Không ai hiểu được những gì ta đã cống hiến cho đời. Tất cả mới chỉ nhìn thấy một mặt của quyền lợi… và sự đố kỵ, hằn thù từ bốn phía. Không ai biết ta đã đêm ngày lao lực thế nào, mất công mất sức thế nào… Rồi thì cái chết, không biết cái chết nó sẽ đến từ đâu, lúc nào?” Lương vẫn hình dung cái chết sẽ đến với Lương bất ngờ, không hề hẹn trước. Số mệnh của Lương là thế. Định mệnh… Và một bản năng ở đâu đó mách thầm Lương:
“Hãy sống đi… Mỗi ngày sống là một ngày hoan lạc…”
Lương giơ tay ra, bỗng nhiên như người chóng mặt, hoa mắt. Lương cảm thấy con rồng trên lưng Chi như cựa quậy, trừng mắt nhìn mình. Lương đưa tay lên trán bóp nhẹ. Tất cả căn phòng như chao đảo, quay tròn.
Chi sợ hãi, nhỏm dậy:
“Ông… Ông… Anh làm sao thế?”
Lương đứng dậy, gần như không hiểu tình thế của mình.
Lương lắp bắp:
“Em… Cô… Cô mặc quần áo vào đi!”
Chi vội vã nhỏm dậy, ôm tấm chăn che người, lùi vội vào một góc giường nhanh nhẹn như con thú, mắt quắc lên sợ hãi.
Lương bước đi một bước.
Chi lùi xa hơn nữa, xua tay:
“Đừng… đừng đến gần tôi…”
Lương dừng bước.! Chi rút! ra một con dao nhọn nhỏ vẫn dùng để gọt khoai tây giơ ra để thủ thế.
Lương giật lùi, xua xua tay:
“Cô… Xin cô đừng sợ…”
“Ông đi đi… Đi đi…”
Chi lấy gối ném vào người Lương. Cô trở nên hung dữ lạ thường.
Lương lùi, dựa lưng vào tường, không còn tự chủ được nữa. Lương vội lấy vài viên thuốc trong túi ra, lấy chai nước trên bàn uống thuốc.
Chi ôm chặt cái chăn trước ngực sợ hãi theo dõi Lương, một tay vẫn cầm dao.
Lương tỉnh lại, lặng lẽ rút trong ví ra tờ 100 đô-la Mỹ đặt lên đầu giường rồi đi ra.
Lương xuống cầu thang, bước đi lảo đảo. Thúy Vinh đang ngồi chờ, vội vã đứng lên, chạy lại, giơ tay:
“Anh… Sao nhanh thế? Có vừa lòng không?”
Lương gạt tay Thúy Vinh ra, bước nhanh ra cửa. Chiếc taxi từ đâu không biết phóng đến đón Lương. Lương mở cửa xe bước lên. Chiếc taxi vọt đi ngay, để Thúy Vinh ở lại sững sờ không hiểu ra sao nữa cả.
CHƯƠNG 35
Lương mở khoá cổng, xách cặp bước vào nhà. Lương hơi ngạc nhiên vì thấy căn nhà vắng lặng.
Trong phòng khách, tiếng tích tắc của chiếc đồng hồ treo tường nghe rõ mồn một. Bộ xa lông Hàn Quốc sang trọng lạnh lẽo đến rợn người. Trên tường, bức tranh thảm dệt hình một con hổ nằm dữ tợn, oai nghiêm như đang trừng mắt nhìn xuống.
Lương ngó vào trong bếp. Căn bếp tựa như đã lâu không có người sử dụng. Lương hơi giật mình. Đã nửa tháng nay gần như Lương không ăn cơm nhà, ngày nào cũng tiệc tùng chè chén liên miên. Công việc đòi hỏi Lương phải thù tiếp xã giao, nhiều khi muốn tránh cũng không tránh được. Thành đang đi thực tập không có ở nhà. Chẳng lẽ bà Quỳnh nhịn đói, không nấu nướng gì? Một tình cảm xót thương vợ nhói lên trong lòng Lương. “Một ngày nên nghĩa". Đằng này, hai người chung sống với nhau đã mấy chục năm trời. Lương ân hận, tự trách mình ích kỷ.
“Nếu như bà ấy mệnh hệ thế nào thì mình ân hận suốt đời” – Lương nghĩ – “Tiền tài, danh vọng lúc ấy phỏng ý nghĩa gì? Nỗi ân hận sẽ theo mình xuống tận đáy mồ…”
Lương đi ra, vứt cặp lên ghế, bước lên cầu thang. Như có linh tính, Lương hốt hoảng, chạy vội vào phòng nơi bà Quỳnh vẫn ngồi thờ Phật.
Trên bàn thờ Phật khói hương nghi ngút. Bức tượng Phật cổ ngồi trầm mặc thoáng ẩn hiện dưới làn khói hương. Khuôn mặt tượng Phật như chau lại.
Bà Quỳnh nằm ngã ngất đi dưới bàn thờ. Lương chạy lại đỡ bà Quỳnh, nước mắt ràn rụa. Lương lấy tay lay mặt bà Quỳnh.
Lương nức nở:
“Mình… mình… Tỉnh lại đi! Mình… mình… Mình tỉnh lại đi.”
Bà Quỳnh từ từ mở mắt ra, mệt mỏi. Lương úp mặt xuống mặt bà Quỳnh, khóc oà lên. Tiếng khóc của Lương rất thành thực, đau đớn.
Tiếng khóc của Lương vang lên giữa ngôi nhà mênh mông, vắng lặng.
CHƯƠNG 36
Nhà của Chi trên đường tàu hoả. Chiếc xích lô chở Thúy Vinh và Chi dừng ở cửa. Chi khóc thút thít. Họ xuống xe.
Thúy Vinh dỗ dành:
“Nào! Nào… Nín đi, nín đi!”
Thúy Vinh kéo Chi vào nhà.
Ông Khôi, bố của Chi ra đón.
Khôi hơi ngạc nhiên, cau mày:
“Sao thế con? Sao mày lại khóc?”
Chi giằng khỏi tay Thúy Vinh, vứt cái túi xắc lên chiếc ghế xa-lông rách, quăng đôi giày cao gót đỏ rồi trèo lên gác, khóc to hơn, nằm úp mặt kéo chăn trùm đầu.
Thúy Vinh ngồi phệt lên ghế xa-lông.
Khôi quát vợ vẫn đang mải băm thịt:
“Bà để đấy! Lên xem con bé thế nào!”
Dung chùi tay, vội vã trèo lên gác.
Khôi hỏi Thúy Vinh, vẻ ngờ vực, hai mắt hấp háy:
“Em nó sao thế hả cô? Sao nó lại khóc?”
Thúy Vinh dằn dỗi nói:
“Biết sao được? Đồng bóng còn gọi con ông là cụ…”
Khôi cười lấy lòng, xoa hai tay vào nhau:
“Thì nó mới còn trẻ con mà cô. Mới có 13 tuổi đầu. Ở tuổi nó, một ngày tôi cười ba lần, sau đó lại khóc ba lần…”
Khôi rót nước, đưa cho Vinh:
“Uống nước đi cô… Thế cháu nó làm cho cô thế nào? Buổi đầu, cái gì cô cũng phải dạy, cũng phải bảo ban cho nó. Như thế gọi là nghĩa tình quân sư phụ. Ngày xưa, Khổng Tử có bảo Nhan Hồi là ta với ngươi có tình thày trò, nhưng nghĩa là nghĩa cha con ruột thịt.
Khôi cầm cái túi xách mà Chi vứt trên ghế xa-lông ngắm nghía:
“Của cô đây à?”
Thúy Vinh lắc đầu:
“Không! ! Của em Chi đấy!”
Khôi mở phéc-măng-tuya lấy ra gói báo, mở ra thấy tờ 100 đô-la và xấp tiền dày, ngạc nhiên. Mặt Khôi tái dần đi:
“Chết! Sao nó lại có nhiều tiền thế này?”
Thúy Vinh chỉ liếc mắt nhìn, không trả lời, vẫn giữ vẻ hậm hực.
Khôi căn vặn:
“Cô trả cho nó đấy à?”
Thúy Vinh không trả lời. Bằng kinh nghiệm riêng trường đời, Khôi lờ mờ hiểu ra tình thế, vẻ mặt từ từ thay đổi.
Khôi cầm tập tiền chìa ra, hoạnh hoẹ:
“Cô bán nó rồi phải không? Có đúng không? Có đúng hay không?”
Thúy Vinh ngồi lùi ra, giằn dỗi:
“Ai bán con ông?”
Khôi sừng sộ:
“Không bán sao có nhiều tiền thế này? Cô nói thật đi! Không cô sẽ chết với tôi!”
Thúy Vinh sợ hãi, lúng túng, lắp ba lắp bắp:
“Bác… Bác làm gì thế?”
Khôi điên tiết:
“Làm gì à? Cô bán trinh nó phải không? Cô giết con tôi… Mày! Mày giết con tao mất rồi!”
Khôi ném cái túi vào người Thúy Vinh nhưng tay kia vẫn cầm chặt tiền.
Thúy Vinh lùi vào góc chiếc ghế, hoảng sợ:
“Bác… Bác! Bác làm gì thế?”
Khôi dồn Thúy Vinh, mặt đỏ tía tai:
“Bác cháu cái gì? Mày khai thật đi! Mày bán trinh nó phải không? Nếu không thì tao giết mày.”
Vừa lúc ấy vợ Khôi kéo Chi đang khóc nức nở xuống gác.
Dung lu loa, rít lên:
“Giời ơi! Ông ơi… Con bé nó bị hiếp dâm… nó nói nó bị hiếp dâm đây này…”
Khôi lao vào Thúy Vinh đ�! ��m túi ! bụi vào mặt cô ta. Thúy Vinh sợ hãi lấy túi che đỡ…
Khôi ngồi phệt xuống đất, lấy hai tay đấm xuống đất, gào lên:
“Giời ơi là giời! Giời ơi là giời…”
Đúng lúc ấy, tàu hỏa sầm sập chạy qua. Những viên sỏi bắn cả vào trong nhà.
CHƯƠNG 37
Trong một phòng làm việc của cơ quan công an, có năm, sáu người ngồi ở hai bên bàn, có người mặc thường phục, có người mặc quân phục, có cả người phái viên ở Bộ chủ quản của Lương. Đức mặc quân phục trung tá đang nói.
Đức nhìn mọi người, chém mạnh tay vào không khí:
“Tôi nghĩ rằng phải bắt Nguyễn Quốc Lương. Những biểu hiện tham nhũng, tham ô tài sản nhà nước là rất rõ ràng.”
Người phái viên trầm ngâm, vặn lại:
“Nhưng chứng cứ ở đâu? Bằng chứng chúng ta không có.”
Một người khác băn khoăn:
“Nguyễn Quốc Lương làm việc độc lập, không có phe nhóm, đã xơi là xơi một mình. Hắn khôn ngoan như cáo, lạnh lùng như sói. Không có bằng chứng, không có tang vật thì không thể bắt hắn vì tội tham nhũng được.”
Một người khác nữa cũng nói:
“Chúng ta không thể bắt hắn vì cảm tính. Ra pháp luật, tất cả phải có lý lẽ, phải có tang chứng, vật chứng rõ ràng. Hơn nữa Nguyễn Quốc Lương là người có lý lịch tốt, hắn thực sự là người có công trạng lớn.”
Đức bực mình:
“Chẳng lẽ chúng ta bó tay sao? Chúng ta bế tắc trong chính những quy định pháp lý mà chúng ta dựng ra hay sao?”
Người sĩ quan đeo lon đại tá lắc đầu:
“Không phải thế. Nếu có tội thì dù kiểu gì cũng phải trả giá. “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa nhưng không lọt", Bao Công ngày xưa chẳng nói như thế là gì.”
Một người khác cũng bảo Đức:
“Chúng ta vẫn đủ thời gian chờ đợi cơ mà. Anh Đức, anh đã theo hắn 5 năm ! nay rồi, chờ thêm 5 ngày nữa cũng không được sao?”
Đức mỉm cười, gật đầu:
“Được! Tôi sẽ chờ! Nhất định tôi sẽ tóm được con cá mập này!”
Cuộc họp kết thúc, Đức ngồi lại sắp xếp các giấy tờ. Anh nhìn đồng hồ, hốt hoảng. Đã đến giờ phải vào bệnh viện thăm vợ. Vợ anh đang còn rất yếu…
CHƯƠNG 38
Trong nhà Chi. Trên chiếc ghế xa-lông rách, Thúy Vinh ngồi nép vào một góc sợ hãi. Bà Dung ôm Chi ngồi ở ghế, Chi vẫn nước mắt sụt sùi.
Khôi ra treo tấm biển: “Nghỉ không bán hàng" rồi khép cửa lại đi vào.
Khôi đi đi lại lại trước mặt ba người. Khôi ra rút soạt con dao bầu lăm lăm trong tay. Khôi dừng lại trừng mắt hỏi Chi:
“Thế hiếp dâm mày nó là thằng nào?”
Chi sợ hãi chỉ Thúy Vinh.
Chi nhìn con dao trên tay Khôi, khiếp đảm:
“Con không biết… Bố hỏi chị ấy!”
Khôi quay sang Thúy Vinh, uy hiếp.
Khôi dứ con dao trước mặt Thúy Vinh:
“Nó là thằng nào? Nói!”
Thúy Vinh sợ hãi, lắp bắp:
“Ông ấy… ông ấy là Nguyễn Quốc Lương, một quan chức bự…”
Khôi cười nhạt:
“Thế thì nó là một thằng có tóc… Được rồi! Tóm thằng có tóc không ai tóm thằng trọc đầu! Tốt lắm! Thế thì tốt lắm! Thế thì nó chết đầu nước với tao… Tao sẽ cho nó đi tù phen này… Thế mày quen nó lâu chưa?”
Thúy Vinh sợ hãi, khép nép nhìn con dao trong tay Khôi:
“Quen vài lần!”
Khôi hỏi:
“Nhà nó ở đâu?”
Thúy Vinh lúng túng:
“Cháu không biết. Cháu chỉ có số điện thoại di động.”
Khôi cười gằn:
„Điện thoại di động! Hừ! Văn minh đấy! Rồi nó sẽ chết vì thứ văn minh đồi bại này cho mà xem… Bây giờ phải làm đơn kiện. Mày phải ký tên vào đấy làm chứng. Phải mang con bé nhà tao đi vào bệnh viện để khám màng trinh… M�! �� chúng mày chứ! Chiểu theo khoản 1, điều 112 Bộ luật hình sự thì tội hiếp dâm trẻ em phải chịu từ 7 cho đến 15 năm tù. Lại còn bồi thường tiền nữa, ít nhất cũng phải ngót nghét tỉ đồng…"
Khôi đi đi lại lại suy nghĩ rất lung. Ba người đàn bà co rúm lại nhìn theo bước đi hung dữ của Khôi.
Khôi bỗng bật cười, thói lưu manh nổi dậy trong người ông ta.
Khôi gật gù, dứ dứ con dao:
“Tái ông thất mã… Hay quá! Phen này thằng Nguyễn Quốc Lương sẽ phải rũ tù. Một mặt bây giờ phải làm đơn kiện, tao sẽ đứng tên cựu chiến binh để ký đơn này. Một mặt mẹ mày (chỉ vào Dung) phải ngay lập tức đưa con bé này vào trong bệnh viện, phải xin bằng được chứng chỉ mất trinh… Cô Vinh, cô phải đứng về phe của chúng tôi, tức là những người bị hại để mà làm chứng. Ra công đường, không có tình nghĩa gì đâu mà chỉ có lý mà thôi. Không có tang chứng vật chứng thì rồi ăn cứt… Một mặt khác nữa, phải tìm ngay ra địa chỉ, nhân thân của tay Lương này để đòi bồi thường thiệt hại… Tái ông thất mã. Mất ngựa rồi tìm ra ngựa… Chẳng lẽ mất trinh mà không tìm ra được thứ gì à?”
Khôi vứt dao xuống đất, quát mẹ con Dung, Chi:
“Đứng lên đi! Đi vào bệnh viện. Vẫn còn ngồi đây thút thít thì làm được cái trò gì?
Vừa lúc ấy, lại một chuyến tàu sầm sập chạy qua.”
Khôi chạy ra ngoài gọi mấy chiếc xe ôm. Khôi bắt Thúy Vinh đi theo hai mẹ con Dung, Chi.
Khôi giao hẹn trước với Thúy Vinh:
“Bằng bất cứ giá nào cũng phải lấy được chứng chỉ xác nhận ! của b�! �nh viện là con bé mất trinh. Nếu không – Khôi khẳng định như đinh đóng cột – thằng này sẽ sống chết với cô. Cô cứ về đóng quan tài trước đi là vừa!”
Thúy Vinh biết, với loại người như Khôi thì đấy không phải là một câu nói đùa.
CHƯƠNG 39
Trong phòng làm việc của Đức ở trụ sở công an: Đức và một nữ đồng nghiệp đang làm việc trên máy vi tính. Ở các bàn khác cũng có những người khác mặc quân phục đang ngồi làm việc.
Đức đi đi lại lại, bực bội:
“Thật tức quá! Tội phạm sờ sờ trước mặt, biểu hiện rõ ràng mà không làm gì hắn được…”
Người nữ đồng nghiệp của Đức tìm ra được một số liệu gì đó trên máy vi tính, reo lên:
“Anh Đức! Anh xem đây này. Những con số này có ý nghĩa gì?”
Đức nhìn vào máy vi tính, làm một vài thao tác máy, xem xét số liệu trên màn hình.
Đức giơ tay lên trời:
“Đúng rồi! Đúng rồi! Đây là gói thầu số 8… Tôi cũng đã kiểm tra số liệu gói thầu này! 25 triệu đô-la mà thất thoát tới 9 triệu đô-la thì kinh khủng quá!”
Vừa lúc ấy, một người công an mở cửa phòng bước vào. Người này bảo Đức:
“Anh Đức! Vừa có tin gấp về Nguyễn Quốc Lương.”
Đức vội vã đi theo người công an.
Đức hồi hộp. Đức đã theo dõi Nguyễn Quốc Lương từ 5 năm nay. Tìm hiểu Lương, Đức công nhận Lương có những phẩm chất hơn người: tính quyết đoán trong công việc, đầu óc tổ chức giỏi, trong quan hệ với mọi người không phải không có tình có lý. Thậm chí, Lương còn là một kẻ vị tình. Chính điều đó đã làm cho không ít người lợi dụng Lương, nếu không muốn nói là còn làm hại Lương trong công việc nữa.
Giống như nhiều người Việt
“Nhưng lòng tham thì ai chẳng có?" Đức tự hỏi mình. Chính Đức nhiều khi cũng tham danh lợi. Tuy nhiên, Đức vẫn luôn nhớ lời người xưa: “Ham cái lợi phải là cái lợi chung cho thiên hạ, ham cái danh phải là cái danh cho muôn đời”. Đức luôn phải tự nhủ mình giữ gìn danh dự.
Đức biết công việc của mình là một công việc khó và hay bị hiểu lầm. “Không có cảnh sát thì không có văn minh". Đức mong muốn góp một phần công sức cho sự văn minh của đất nước, một việc tưởng là dễ nhưng khó vô cùng.
CHƯƠNG 40
Trời nắng như thiêu. Không khí oi bức lạ thường. Hà Nội đang trong những ngày cuối hè, đầu thu, mưa nắng thất thường.
Trước cửa nhà Chi ven đường tàu hoả đông nghẹt người. Ở ngoài cửa, Khôi, bố của Chi đã cho treo tấm biển đề: “Nghỉ cửa hàng. Nhà bị hại” to tướng.
Trong nhà và ngoài cửa xúm xít rất đông những người đứng tò mò xem.
Ở giữa nhà có kê một cái bàn làm việc. Khôi đang ngồi đối diện với một người công an phường và ông chủ tịch phường.
Trên tay người công an là một tập giấy tờ Khôi vừa trình báo.
Khôi nước mắt lưng tròng:
“Thưa các chú… Con bé mới có 13 tuổi đầu, trong trắng, ngây thơ… Xác nhận y tế rõ ràng “ở trong âm đạo có xác tinh trùng”. Giời ơi là giời! Thế là thế nào? Thằng Nguyễn Quốc Lương là yêu râu xanh chứ còn gì nữa! Đạo đức ở đâu? Luật pháp ở đâu? Tôi gửi đơn kiện này với đủ tang chứng, vật chứng rõ ràng. Chúng tôi bị hại! Chúng tôi có quyền đòi hỏi lẽ phải. Hiếp dâm trẻ em là tội tày đình, trời không dung, đất không tha. Không thể tha thứ cho thằng ấy được.”
Ông chủ tịch phường ngăn lại:
“Bác Khôi! Bác cứ bình tĩnh! Cái gì cũng có pháp luật, bác cứ yên tâm. Chúng tôi rồi sẽ xem xét…”
Khôi đỏ mặt tía tai:
“Vâng! Tôi yên tâm chứ… nhưng xin cha nội không thể cứ cưa mũi tên như thế. [2] Tôi sẽ gửi đơn kiện này lên thành phố, lên cao nữa… Phải làm cho ra môn ra khoa! i.”
Người công an xem xét giấy tờ, nhận xét:
“Chứng thực của bệnh viện này là rất quan trọng. Nó là cơ sở pháp lý để khởi tố vụ án.”
Khôi vội vàng lấy trong ngăn kéo ra một tập giấy in:
“Đây! Các anh cầm thêm một bản sao nữa cho chắc chắn. Tôi đã photocopy ra 50 bản! Chữ trinh đáng giá ngàn vàng. Các cụ ngày xưa đã nói thế rồi. Nó là đạo đức, cũng là tiền bạc. Nó phi vật chất mà là vật chất. Danh dự của con gái tôi cũng là danh dự của tôi, của cả nhân dân phường này. Tôi nói như thế có đúng không nào?”
Nhiều tiếng đồng tình: “Đúng! Đúng!”. “Phải làm cho nó ra nhẽ!”.
Khôi đứng lên, hướng về đám đông, vung tay lên như diễn thuyết:
“Thưa bà con! Đạo đức đứng về phía tôi! Đạo đức là gì? Đạo đức chỉ có ở những người nghèo khốn khổ. Chúng ta có thừa đạo đức! Chúng ta đạo đức nên thế chúng ta mới khổ! Đây là một cuộc đấu tranh pháp lý mang tính đạo đức, mang tính nhân văn…”
Ông chủ tịch phường vội vàng kéo Khôi ngồi xuống:
“Thôi thôi! Bác Khôi, bác cứ bình tĩnh. Chúng tôi nhận đơn của bác sẽ về trình báo. Bác cứ yên tâm…”
Ông chủ tịch phường và người công an đứng lên.
Đám đông đi ra. Vừa lúc ấy, một chuyến tàu đến. Mọi người bỏ chạy tán loạn.
Ngay sáng hôm sau, trên các báo hàng ngày đã đưa tin “Nguyễn Quốc Lương hiếp dâm trẻ em”. Có đến hơn chục tờ báo đưa tin một lúc.
Trước một quầy bán báo. Rất đông người mua báo.
Mấy đứa tr�! � bán b�! �o đang rao báo.
“Báo đây! Báo đây! Khởi tố vụ án Nguyễn Quốc Lương hiếp dâm trẻ em!”
Những đứa trẻ khác cũng rao ầm lên như thế.
Thúy Nga mua một tờ báo, đứng đọc ngay giữa đường. Một chiếc ô tô đi đến. Người lái xe quát to:
“Muốn chết à?”
Thúy Nga vội vã tránh lên hè.
Thúy Nga lo lắng, gọi điện thoại di động cho Nguyễn Quốc Lương nhưng không có tín hiệu trả lời.
“Thế là nguy rồi” – Thúy Nga nghĩ – “Khinh suất, kiêu ngạo… Thế là anh ấy đã tự chuốc hoạ vào mình.”
Thúy Nga biết một khi báo chí đã đưa tin rầm rộ thì nghĩa là sự nghiệp của Lương đã đi đứt, vô phương cứu chữa.
Bất giác, cô thở dài, luống cuống không biết mình đang ở đâu, định đi đâu.
CHƯƠNG 41
Lương choáng người khi đọc xong tập báo mà người thư ký mang vào buổi sáng. Mồ hôi rịn ra hai bên thái dương.
Thế là mất hết! Thế là vô phương cứu vãn. Ô nhục! Làm sao có thể thanh minh được với mọi người khi mà chứng cớ đã rất rõ ràng, lại được đăng tải ở tất cả các tờ báo lớn?
Lương vò nát tờ đơn kiện của gia đình Khôi. Phen này ra toà là chắc. Làm sao thoát khỏi búa rìu pháp luật?
Lương lo lắng nghĩ. Điều Lương lo sợ lúc này là sự việc không phải chỉ dừng ở mức có thể ỉm đi cho xong chuyện được. Từ việc này sẽ lan sang việc khác. Hay là đã có kẻ nào gài bẫy? Không! Không đời nào! Tất cả chỉ là do sự khinh xuất không đáng có.
Lương đi đi lại lại, đầu ong ong như có muôn vàn mũi kim đâm vào. Không còn có mặt mũi nào để nhìn vợ con, thiên hạ.
“Chỉ còn cái chết giải thoát tất cả” – Lương nghĩ – “Sống sẽ chỉ chuốc ô nhục vào mình…”
Lương sợ hãi khi nghĩ đến buổi sáng nay khi đến công sở. Tất cả mọi người đều lảng tránh Lương. Ngay cả viên thư ký trung thành cũng biến đâu mất. Khi Lương vào phòng, chỉ thấy có một tập báo in sự việc của Lương ở trên mặt bàn.
Lương khoá cửa phòng ngồi im suy nghĩ cả ngày, không ăn, không uống. Đã hết giờ làm buổi chiều rất lâu, Lương mới lén mở cửa phòng trông ra ngoài. Mọi người đã về từ lâu, không còn bóng một người nào.
Lương lén lút rời khỏi công sở, gọi một chiếc xe bảo đi về cầu Thăng Long. Lương đứng giữa cầu, nhìn xuống dòng nước đang cuồn cuộn chảy.
“Lương �! �i, số mệnh của mày đến đây là hết!”
Lương nhắm mắt lại. Chỉ một tích tắc nữa thôi Lương sẽ lao mình xuống dòng nước xiết.
Bỗng nhiên, từ phía Hà Nội một chiếc xe taxi từ từ đến gần, đỗ lại cách chỗ Lương đứng khoảng chục mét. Đức xuống xe, đi đến gần, vỗ nhẹ vai Lương. Lương giật mình quay lại, thất thần.
Đức nghiêm nghị:
“Anh Lương! Xin đừng làm thế. Cái gì cũng có giới hạn của nó!”
Lương thở dài, toàn thân như sụp đổ:
“Tôi biết. Tôi đã thua anh.”
Đức nhẹ nhàng:
“Đừng nói đến thắng thua. Anh đã sai lầm từ chính trong bản thân mình. Có đúng không?”
Lương mệt mỏi, không trả lời, biết rằng không còn lối thoát. Lương giơ tay ra cho Đức lấy còng số 8 còng tay. Chiếc ô tô tiến lại gần. Đức mở cửa xe cho Lương chui vào.
Lương chui vào xe. Đức đóng sập cửa xe rồi mở cửa xe ngồi lên ghế trên.
Chiếc xe phóng đi.
CHƯƠNG 42
Chiếc xe taxi đi từ trong trường đại học đi ra. Bà Quỳnh và Hằng vừa đi dự lễ tốt nghiệp ra trường của Thành. Buổi lễ trang trọng, tất cả sinh viên tốt nghiệp đều mặc áo chùng, đội mũ cử nhân hệt như ngày hội.
Trong xe taxi, Thành ngồi giữa, vẫn mặc lễ phục như khi lên nhận bằng từ thầy Hiệu trưởng. Bà Quỳnh mặc áo dài. Hằng mặc áo dài ôm hoa. Cả ba mẹ con cười nói hân hoan như chưa bao giờ họ vui như thế.
Chiếc taxi đi về nhà bà Quỳnh.
Ở nhà bà Quỳnh, cổng mở toang. Khôi đứng tựa ở cửa, đeo kính đen, khoanh tay, điệu bộ khá du côn, bên cạnh có tấm biển đề: “Người bị hại". Dung (vợ Khôi) đứng cạnh ôm bức ảnh Chi lồng kính. Chiếc taxi chở bà Quỳnh, Thành và Hằng tiến vào. Bà Quỳnh hơi ngạc nhiên.
Khôi bỏ cặp kính đen ra, nói:
“Về đây rồi! Chà! Đúng là đại gia có khác. Con đỗ thủ khoa. Mẹ bậc phu nhân đài các. Phen này ra rơm ra rác cả nhà!”
Bà Quỳnh, Thành và Hằng xuống xe. Khôi vẫn im lặng khoanh tay.
Bà Quỳnh hốt hoảng hỏi Khôi:
“Ông… Các người là ai?”
Khôi đưa tấm biển ra, đưa ra một tập báo.
Khôi cười nhạt:
“Chào bà, chào cô, chào cậu. Bà hỏi chúng tôi là ai? Thưa bà, bà có nhìn thấy tấm biển này không? Chúng tôi là người bị hại… Ông nhà đã hại chúng tôi, hại đời con gái chúng tôi. Thế bà đã đọc báo sáng nay chưa? Tôi xin giới thiệu: tôi là Ngọc Khôi, còn đây là vợ tôi, cô Thùy Dung. Bà cứ mở cửa vào nhà chúng ta nói chuyện.”
Thành giật lấy tờ báo đọc, vẻ mặt thất sắc. Bà Qu! ỳnh quỵ xuống, suýt ngã. Hằng vội đỡ bà Quỳnh.
Khôi đi theo mọi người vào nhà, bảo bà Quỳnh:
“Bà bị sốc… Thế bà tưởng vợ chồng tôi không sốc hay sao?”
Thành mở cửa nhà.
Trong nhà bà Quỳnh: phòng khách rộng mênh mông. Bộ xa-lông Hàn quốc lộng lẫy. Khôi, Dung ngồi đĩnh đạc trên ghế.
Bà Quỳnh cũng ngồi, sau lưng là Thành và Hằng bám vào lưng mẹ.
Trên bàn, la liệt các tờ báo đăng tin vụ Nguyễn Quốc Lương do Khôi mang đến.
Khôi vào đề ngay, không có rào trước đón sau gì cả:
“Thưa bà! Xin bà và hai cô cậu đừng vội trách gia đình chúng tôi đường đột. Chẳng qua vì cực chẳng đã mới phải thế này… Con gái tôi mới 13 tuổi (quay sang Dung). Mẹ mày! Bỏ ảnh ra! (Dung lấy một tấm ảnh chụp Chi lồng trong khung kính đặt lên đùi). Bà xem! Có đúng là một đứa trẻ miệng còn hơi sữa không nào? Âëy, thế mà ông yêu râu xanh nhà ta nỡ làm chuyện đồi bại ấy ngay giữa thanh thiên bạch nhật… Báo chí đã viết rõ ràng.”
Bà Quỳnh ôm mặt khóc.
Khôi gằn giọng, càng nói càng hăng:
“Thật là xấu hổ! Có phải không nào? Thật vô đạo đức… Có phải không nào? Nhưng thôi! Chuyện ấy bỏ qua. Bây giờ chúng ta nói chuyện về gia đình mình. Tương lai ông nhà, tương lai cậu Thành cùng với cô Hằng mới là quan trọng. Chúng tôi đang cầm trong tay đơn kiện. Chúng tôi đã đâm đơn kiện thì chúng tôi cũng sẽ có quyền để rút đơn kiện. Đấy là quyền lợi của người bị hại… tức là những người bất hạnh khốn khổ. Theo luật nhà nước, chiểu theo khoản 1, điều 112 Bộ! luật h! ình sự (đặt lên bàn cuốn sách in Bộ luật hình sự) thì tội hiếp dâm trẻ em phải chịu từ 7 cho đến 15 năm tù. Ông nhà bị tù, thế là mất hết. Cậu Thành không còn hy vọng gì nữa để mà tiến thủ công danh.”
Khôi dừng một lúc, theo dõi ba mẹ con bà Quỳnh.
Khôi hỏi:
“Thưa bà, bà có thấy ô nhục không?”
Bà Quỳnh khóc to.
Bà Quỳnh ôm mặt:
“Tôi xin ông… Tôi xin ông…”
Khôi gác hai chân lên nhau, nhìn bà Quỳnh khoái trá rồi nói có phần lạc đề:
“Thưa bà, bà có biết ở trong tù thì bọn tù nhân thích nhất và ghét nhất loại người nào không… Vâng! Bà chẳng biết được… Tôi đã ở tù nên tôi biết rõ: tù nhân thích nhất là thấy thằng nào dám đứng ra để đánh quản giáo. Thằng ấy là một anh hùng. Còn thằng mà chúng ghét nhất là thằng hiếp dâm đàn bà con gái. Những thằng như thế có thể bị chúng đánh chết không thương.”
Dung có vẻ bực mình, kéo áo Khôi:
“Thôi đi ông!”
Khôi gật đầu, nghiêm chỉnh:
“Vâng… Ta vào chuyện chính. Thưa bà, nếu được bồi thường, chúng tôi sẵn sàng sẽ rút đơn kiện. Tôi chắc bà và các cô cậu hiểu được tình thế ông nhà.”
Bà Quỳnh vội vã:
“Thưa ông, ông nói bồi thường, bồi thường gì?”
Khôi đứng lên quay mặt đi:
“Ơ hơ… Bồi thường gì? Thưa bà, bồi thường danh dự chứ bồi thường gì? Chúng tôi rút đơn kiện tức là bà bỏ tiền ra để mua danh dự cho gia đình mình. Ông lại sạch sẽ, nhà ta lại đại gia, lại vẫn tiết hạnh khả p! hong, l�! �i là gia đình văn hóa mới… Nếu chúng tôi kiện, tức là ông nhà sẽ phải ra toà. Sự ô nhục này không phải một sớm một chiều hết được…”
Bà Quỳnh hiểu ra buồn rầu, chậm rãi:
“Thưa ông, chúng tôi phải đền bao nhiêu?”
Khôi ngồi xuống:
“Chữ trinh đáng giá ngàn vàng. (Giục Dung). Kìa! Mẹ nó. Bà nuôi con bà từ bé đến lớn, bà xem liệu nó đáng giá bao nhiêu? Đến 1 tỉ không?”
Dung nói:
“1 tỉ.”
Bà Quỳnh giật nảy mình, đánh rơi cốc nước.
Bà Quỳnh lẩm bẩm:
“Chết! 1 tỉ. Nhà tôi lấy đâu ra được 1 tỉ bây giờ?”
Khôi lạnh nhạt:
“Cái ấy thì tùy bà thôi. Nhà đại gia, lấy đâu ra chẳng được 1 tỉ tiền mặt: 1 tỉ tức là 68 ngàn 400 đô-la, tức là 61 ngàn 700 ơ-rô, tức là tương đương 130 cây vàng. Tiền gì cũng được, chẳng cứ tiền Việt. Tốt nhất là đô-la Mỹ. Hê-lô! Ô-kê! Tiêu đâu cũng được.”
Bà Quỳnh gượng đứng lên:
“Để tôi lên gác…”
Thành và Hằng đỡ bà Quỳnh đi. Thành đỡ mẹ lên cầu thang rồi quay lại.
Khôi nhìn Thành, khoát tay:
“Mời cậu ngồi!”
Thành ngồi đối diện với Khôi.
Khôi nói:
“Thưa cậu, tôi biết cậu là cậu Thành, thiếu gia của gia đình ta, cậu có biệt hiệu “Na tra thái tử”. Cậu học giỏi, lại chịu chơi, cả thành phố này đều biết. Cậu có học, chắc cậu hiểu được tình thế của ông Nguyễn Quốc Lương, bố cậu và gia đình ta đang đứng bên bờ vực thẳm.
Thành nhìn Khôi cố kiềm chế:
!
! 220;Vâng, tôi biết!”
Khôi mát mẻ:
“Cám ơn cậu!”
Thành xẵng giọng:
“Nếu nhà chúng tôi đền tiền, ông sẽ rút đơn kiện bố tôi phải không?”
Khôi gật đầu:
“Tất nhiên rồi. Quân tử nhất ngôn. Tôi đã viết sẵn đơn rút kiện đây rồi (lấy đơn ra). Cậu xem đi!”
Thành xem đơn rút kiện:
“Được rồi. Đơn này nhà tôi sẽ giữ làm bằng.”
Khôi mỉm cười:
“Tất nhiên rồi… Cậu đúng là người có học… Người xưa nói rằng: mất của thì chẳng mất gì, nhưng mất danh dự thì là mất hết…”
Bà Quỳnh và Hằng xuống. Bà Quỳnh cầm tiền đặt lên bàn.
Bà Quỳnh ngồi xuống, lúng túng:
“Thưa ông, nói ra thật xấu hổ… Ở nhà chỉ còn có 3 triệu đồng bạc… Liệu có đủ không?”
Khôi đứng lên quay đi, giật phắt tờ đơn trên tay Thành.
Khôi rít lên:
“Liệu có đủ không? Thưa bà, bà mơ ngủ chắc? Tôi nói rõ ràng là 1 tỉ đồng… Xin lỗi bà, bà có hiểu thế nào là pháp luật không? Ra toà, đứng trước búa rìu dư luận thì chỉ 1 búa là 10 cái nhà thế này cũng tung hê hết… Xin lỗi bà, bà tưởng chúng tôi đến đây để làm trò hề, để chứng kiến sự liêm chính của gia đình nhà ta hay sao? 3 triệu đồng! Có đủ không? Bà điên hay bà tỉnh? Ngay nhà tôi đây, một nhà bình dân xơ mướp, lúc nào đồng tiền dự trữ cũng phải vài chục triệu đồng (quay sang Dung). Có đúng không?”
Dung gật đầu. Bà Quỳnh bối rối.
Thành đứng lên bảo mẹ:
“Mẹ để con. Con ! biết ch! ỗ bố cất tiền.”
Khôi quay người lại, mắt sáng lên:
“Đấy. Tôi biết ngay mà! Đúng là “Na tra thái tử”. Cậu ấy thông minh, cái gì cậu ấy chẳng biết.”
Thành chạy lên gác.
Thành mở cửa phòng làm việc của Lương trên gác, tháo bức tranh sơn dầu quẳng đi: một con chuột khá to xộc ra sau bức tranh. Thành mở khoá két lấy tiền. Thành thấy trong ấy ngoài tiền có một số giấy tờ. Thành ngạc nhiên hơn khi thấy trong két có khẩu súng ngắn, đặc biệt hơn nữa là một tấm ảnh đã cũ phóng to chụp hình ông Lương và bà Quỳnh bế Thành hồi bé, cách đây mấy chục năm. Thành nâng bức ảnh lên, vuốt ve.
Thành cởi chiếc áo chùng và mũ cử nhân quẳng đi. Thành mang bức ảnh và số tiền lấy trong két xuống nhà dưới.
Chỉ trong phút chốc, hai bên đã giao nhận tiền nhanh chóng.
Khôi nhận đủ tiền, cất vào túi.
Khôi đứng lên:
“Vậy như thế là đủ 68 nghìn đô-la tương đương với 1 tỉ đồng tiền Việt. Gia đình tôi đồng ý rút đơn kiện (đưa đơn cho bà Quỳnh). Xin bà cầm lấy làm bằng… Như vậy, đạo đức đã được trả giá… Chúng tôi cũng được an ủi phần nào… Cậu Thành, xin cậu gọi cho chúng tôi một chiếc taxi…”
Vợ chồng Khôi đi ra. Bà Quỳnh ngồi lại với Hằng. Chỉ có Thành ra tiễn.
Trước khi lên taxi, Khôi đặt tấm biển “Người bị hại" ở trước cổng nhà bà Quỳnh.
CHƯƠNG 43
Trong phòng giam của cơ quan an ninh, Lương ngồi trên ghế băng, đờ đẫn. Mới có một tuần lễ mà Lương gày tọp hẳn đi, tóc bạc trắng, không còn là vị quan chức có phong độ đàng hoàng, đường bệ khi nào.
Đức mặc quân phục cùng một sĩ quan ngồi trước bàn hỏi cung Lương. Lương ký vào biên bản nhận tội như một cái máy, vô hồn, vô cảm.
Đức đứng lên:
“Anh đã thấy rõ hết tội lỗi của anh chưa?”
Lương gật đầu:
“Vâng, tôi biết.”
Đức hỏi:
“Biết thế nào?”
Lương im một lúc, lí nhí hỏi lại:
“Tham nhũng ư?”
Đức không trả lời, nhìn xoáy vào mắt Lương.
Lương bỗng cười nhạt, miệng méo xệch đi:
“Không… Không phải tham nhũng. Không thể bắt tôi về tội tham nhũng, cho dù tôi có tiền, có đến vài cái nhà đi nữa. Tham nhũng không phải là tội, dù nó sờ sờ ra đấy… Nếu bắt tội tôi thì phải bắt tất cả quan chức của đất nước này.”
Đức nghiêm khắc:
“Anh Lương! Anh đang quá trớn. Anh đã ký vào biên bản nhận tội. Anh không nhận tội, chúng tôi không còn cách nào để xử tội anh. Luật pháp là như vậy. Anh biết đấy.”
Lương cúi mặt. Đức bỗng thấy căm ghét Lương như ghét một con chuột cống bẩn thỉu. Cho đến phút này mà hắn vẫn còn ngoan cố, vẫn còn lấp liếm về các tội lỗi của mình.
“Đạo đức ư? Không thể kết tội đạo đức vì chẳng có ai quy định thế nào về đạo đức.”
“Anh im đi” – Đức gằn giọng nói – “Chúng ta kết th! úc ở đây. Anh sẽ còn phải trả lời trước toà nhiều câu hỏi nữa…”
Đức và người sĩ quan công an đứng dậy.
“Vụ án đã kết thúc” – Đức nghĩ – “Và xã hội đã loại được một phần tử nguy hiểm, một tên tội phạm. Hắn còn sẽ phải đối diện với toà án lương tâm của hắn trong suốt thời gian còn lại của cuộc đời.”
Đức cảm thấy tiếc cho Lương. Vợ đẹp, con khôn, tiền của, danh vọng… Đối với hắn, tất cả bây giờ trở thành vô nghĩa.
CHƯƠNG 44
Một ngày mùa thu mát mẻ. Trên đường phố Hà Nội, quãng gần Nhà hát Lớn, gia đình Chi vui vẻ đang đi trên đường. Chi mặc quần ống tuýp, áo bo gấu. Khôi đội mũ phớt, diện com-lê, cravat. Dung mặc váy dài, ôm hoa.
Chi nhảy tung tăng. Khôi cầm chiếc kính đang giả làm tàu hoả trêu con gái:
“Sầm sập! Sầm sập! Tu tu! Tu tu!…”
Khôi đuổi theo Chi đang cười nắc nẻ.
Khôi va phải một người đi đường, chiếc kính văng ra. Vừa lúc ấy, một chiếc xe máy đè lên làm chiếc kính vỡ.
Khôi dang hai tay ra, khôi hài:
“Vỡ rồi! Kính này là kính vạn hoa. Đeo vào đôi mắt sáng loà như sao! Ông ơi, ông làm vỡ kính của tôi mất rồi! 1 tỉ đấy! 1 tỉ là 68 ngàn 400 đô la! Giời ơi là giời!”
Mọi người đi đường dừng lại để cười với Khôi.
Khôi vẫy một cái xích lô cho hai mẹ con Dung, Chi. Khôi cũng ngồi lên một chiếc xích lô khác.
“Đi đâu hả ông?” – Người đạp xích lô hỏi Khôi.
“Đi đâu cũng được” – Khôi cười – “Đi khắp phố phường Hà Nội như bọn Tây vẫn hay đi dạo. Sans soucis! Vô tư! Vô tư đi! Tiền không phải là vấn đề! Vấn đề ở đây chính là đạo đức! Con người – chú có hiểu không? Phải nhìn bằng con mắt của kính vạn hoa để mà vui sống. Thức ăn người này thuốc độc người kia, bi kịch người này, hài kịch người kia, chú có hiểu không? Đời là như thế…”
Người đạp xích lô mỉm cười.
Khôi vẫn huyên thuyên:
“Bi kịch, hài kịch vẫn xen vào nhau.”
Cùng trên một chuyến đò ngang
Ng�! �ời thì sang bến kẻ đang trở về
Lái đò lái mãi thành mê
Sang về chẳng biết mình về hay sang? [3]
Chú em! Chú cứ đi thẳng cho tôi! Rồi chú cho cả nhà tôi dừng ở chỗ nào rẻ tiền tên là Hạnh phúc!
Người đạp xe xích lô mỉm cười với Khôi, rướn người ở trên bàn đạp.
CHƯƠNG 45
Trên trang trại của ông bố Nguyễn Quốc Lương.
Ở trước cửa ngôi nhà vẫn là chiếc xe lăn, nhưng đây là chiếc xe lăn không có người ngồi.
Mấy chiếc lá vàng rơi trên chiếc xe lăn.
Ông bố Lương nằm dài trên giường kê gối cao, đắp chăn ngang ngực, tay cầm tờ báo đăng vụ án Nguyễn Quốc Lương. Mắt ông già nhắm nghiền. Ông già đang ốm.
Một chiếc tủ nhỏ đặt gần giường ông già trên đó thắp một ngọn nến và một đĩa đựng mấy quả cam vàng tươi.
Thành vào. Ông già rất thính, lập tức mở mắt ra nhìn.
Thành bước lại gần.
Thành khẽ khàng gọi:
“Ông!”
Ông già đăm đăm nhìn cháu. Thành đến gần, ông già đưa tay nắm lấy tay Thành.
Ông già hỏi cháu:
“Bố con đã làm những điều đồi bại… phải không?”
Thành ứa nước mắt, gật đầu.
Ông già nói nhưng nước mắt cứ chảy ra ràn rụa:
“Cứng cỏi lên con!”
Thành cố nín khóc, gật đầu.
Ông già hỏi Thành:
“Con sẽ làm lại chứ?”
Thành lại gật đầu.
Ông già đưa tay lên lấy một quả cam trên đĩa cam để ở mặt tủ đưa cho Thành.
Ông già xúc động:
“Ông cho con! Cầm lấy! Cầm lấy đi con!”
Thành đưa hai tay đỡ quả cam, đi ra, vừa đi vừa ngoái đầu lại.
Ông già định cười nhưng không cười được, nhắm nghiền mắt lại, miệng méo xệch.
Gió thổi làm ngọn nến đặt trên chiếc tủ đầu giường phụt tắt.
Thành chạy vụt ra ngoài, vừa chạy vừa khóc nức nở.
T! hành chạy trên cầu Thăng Long. Ánh sáng đèn cao áp rực rỡ. Thành chạy trước, Hằng đuổi theo sau.
Hằng gọi to:
“Anh Thành! Anh Thành!”
Thành đứng đúng ở vị trí bố mình đã đứng ở đấy hôm nào.
Khuôn mặt Thành rắn rỏi. Gió làm bay tóc Thành.
Hằng chạy đến gần. Cô đứng lại nhìn: Thành cầm quả cam, nghiến răng lại, bàn tay vô tình bóp nát quả cam.
Hằng nghĩ:
“Nếu không phải quả cam mà đấy là cái điện thoại di động thì anh ấy cũng làm như thế…”
Hằng đến gần, nắm lấy tay Thành. Cả hai chậm rãi bước đi ra giữa cầu.
Bóng hai người dắt tay nhau đi ở giữa cầu. Cả hai cứ đi như thế cho đến khi chỉ còn là hai chiếc bóng nhỏ ở trên chiếc cầu dài hun hút.
Hà Nội đang vào thu. Ở Hà Nội thì thu nào cũng đẹp.
Hà Nội tháng 9/2004
—Hết—
Tác phẩm: Tiểu Long Nữ
Tác giả: Nguyển Huy Thiệp
Nguồn: Talawas
Chuyển sang ebook: anhhung9x
Hoàn thành: 8/2006
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét