Bài 1 - Sử thuyết họ HÙNG.
**********
Phần I - Khái luận .
A – Tản mạn về sự biến âm trong tiếng VIỆT và HOA
Một từ luôn có 2 phần ; phần thanh và phần tự hay chữ, trong bài này chỉ nói đến phần thanh không nói đến phần chữ, vì bàn đến phần chữ là đã đi vào lãnh vực chuyên sâu của ngôn ngữ học, đã là phần chuyên thì người 'thường' không dám lạm bàn.
Cũng như bao sự việc khác, ngôn ngữ phát triển và biến đổi theo thời gian, và vị trí địa lý, nó thay đổi theo từng vùng và dân tộc. Nếu không đi nhiều cũng như không tiếp xúc thường với những người ở các nơi khác nhau, ngay chính người Việt ở thời truyền thông hiện đại, giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt cũng chưa chắc đã trọn vẹn .
Ta có thể nói là có sự khác nhau, chứ không nên xác định là sai hay đúng; chỉ có thể nói sai hay đúng so với chuẩn quốc gia, mà chuẩn quốc gia cũng là một qui định, cùng nhau qui ước là viết như thế và đọc như vậy cho thống nhất trong một chuẩn để thông tin, chuyển tải ngôn ngữ đạt được sự chính xác tránh việc ông nói gà bà hiểu ra là vịt.
Ta có thể nêu vài sự khác biệt hay thay đổi lớn trong ngôn ngữ Việt ngày nay:
- Trước đây khoảng trăm năm, khi được "La Tinh hóa" Quốc ngữ , âm 'tr' được viết và đọc là 'bl', thí dụ: Blời → Trời; Blu → Trâu
không phải thay đổi rồi thôi mà có nhiều chữ vẫn song hành như:
rung rinh → lung linh
có nhiều sự biến đổi khác, nếu không hiểu rõ, có thể ta sẽ hiểu sai hay không hiểu nổi nhiều vấn đề, nhiều sự việc của quá khứ xa xôi.
Với âm 'l' nhiều người miền Bắc phát âm thành âm 'n'. Thí dụ: phương Nam → phương Lam; làng nước → nàng lước
Nếu sự thay đổi âm 'l' và 'n' lại chồng lên sự thay đổi của âm 'r' và 'l" thì sự khác biệt đi quá xa coi như không có sự liên quan, nhưng nếu chúng ta liên kết những biến đổi qua các tầng nấc trung gian sẽ thấy là chúng có liên quan với nhau.
'rú' trong 'rừng rú' có nghĩa là 'núi', ta xem diễn biến chuyển đổi như sau:
rú → lú → lúi → núi
r→ l l→ n
rừng → lừng → lừm → lùm (bụi)
lâm (Hán-Việt)
Lần theo từng mắt xích như trên, ta thấy rõ ràng "lâm" đâu có phải là từ ngoại. Còn có nhiều thay đổi nếu không biết sẽ không hiểu nổi nhiều vấn đề của lịch sử như:
Âm 'r' còn có thể biến âm thành 'd' như: râm (bóng râm) → bóng dâm
Âm 'l' biến âm thành 'nh': ló → lú (lên) → nhú (lên), nhô (lên); lớn lao → nhớn nhao
Từ kép: siu siu (ngủ) → thiu thiu (ngủ)
siêu siêu (ngủ)
Cũng có nhiều sự khác biệt rất lớn giữa phương ngữ miền Bắc và phương ngữ Nam bộ, chỉ xin khái quát vài điều rõ ràng mà thôi:
- Âm 'v' miền Bắc, miền Nam đọc thành 'd', ngay trong cách phát âm tên quốc gia cũng có sự khác biệt: Việt Nam → diệc nam (viết theo cách phát âm); nếu nói "Việt" từ gốc Hán có nghĩa là "vượt" thì "diệc" hay "diệt" là gì?
Âm 'h' ở miền Bắc thì ở miền Nam biến thành 'gh"; tương tự âm 'q' cũng vậy.
Thí dụ: đi hoài → đi ghoài (mãi)
quốc gia → ghuấc gia hay guốc gia.
Nguyên âm tiếng Việt như 'u' biến thành 'o', như tùng → tòng
'u' biến thành 'âu', như chu → châu
'â' biến thành'ư'', như nhất → nhứt, chân → chưn
Thời khá xưa chữ 'khởi' đọc là 'khỉ'; chữ 'mày' miền Trung đọc là 'mi', 'ông' → 'ôn'. Như thế sự khác biệt thực thiên hình vạn trạng. Đó mới chỉ là chuyện trong nhà, còn xét đến những biến âm của từ thuần Việt và Hán Việt thì còn nhiều điều phải bàn lắm như chữ 'lâm' và 'lùm' ở trên.
Ta quen gọi là từ Hán Việt, thực ra chưa chắc như thế, nhiều khi còn ngược lại là đằng khác. Thí dụ: sông và xuyên; sưng và sơn; kênh lạch và kinh lạc
Có nhiều từ xét về sự hợp lý theo thời gian cấu thành, tưởng là xuất phát từ Hán ngữ nay chỉ là từ biến âm của từ "Nôm". Thí dụ: người Việt thường nói, 'họ hàng hang hốc' nếu nghiệm ra ta thấy đây là cặp từ ghép mang tính giải thích, chú dẫn về nguồn gốc : 'hàng' xuất phát từ 'hang', 'họ' phát xuất từ 'hốc'. Từ thưở hồng hoang khi con người còn "ăn hang ở lỗ" thì mỗi một hang là nơi cư trú của một thị tộc gồm từ vài chục đến vài trăm người, và nhiều hang như thế hợp thành một bộ tộc hay bộ lạc, trong mỗi hang lại có nhiều ngõ ngách gọi là 'hốc', mỗi hốc thường là nơi cư trú của một đại gia đình; sau này dù con người không còn ở hang nữa nhưng từ 'hang' và 'hốc' vẫn được dùng để chỉ một tập thể người có liên hệ với nhau.
điều đặc biệt là chúng không dừng lại ở tiếng Việt mà còn biến thành từ Hoa hay từ Hán Việt:
hang → hàng (Việt)
hương (Hoa)
hốc → họ (Việt)
hữu (Hoa)
Vậy ta có thể quyết định xem nhóm từ hang hốc → hương hữu là từ Việt gốc Hán hay là từ Hán gốc Việt? Xét về mặt lịch sử hình thành thì không thể nào nói khác : đó là từ Hán gốc Việt.
Tương tự như vậy, khi ta xét cặp từ 'kênh lạch' và 'kinh lạc': 'kênh lạch' là đường dẫn truyền nước trong tự nhiên nó có trước cả khi con người có hệ ngôn ngữ , sau được định danh là 'kênh' và 'lạch'; còn 'kinh lạc' là đường dẫn truyền khí huyết trong con người; nó là thành tựu tuyệt vời của nền khoa học nói chung, y học Trung Hoa nói riêng tức là lúc con người đã văn minh lắm rồi, nói như vậy chắc chắn từ 'kinh lạc' bắt nguồn từ 'kênh lạc'.
Các nhà ngôn ngữ học ngày nay xác định hơn 50% từ Việt là từ Hán Việt nói như thế có 2 điều phải bàn:
1. Có hơn 50% là từ Hán Việt là mới xem xét đến số lượng từ dùng chung, còn cộng cả số từ biến âm, bắt nguồn từ nhau thì tỉ lệ lẫn lộn Việt Hoa còn lớn hơn nhiều.
2. Nói từ Hán Việt là từ Việt có nguồn gốc ở ngôn ngữ Hán là thói quen có tính áp đặt; sự áp đặt này xuất phát từ ưu thế số lượng mà ra. Khách quan mà xét thì sự áp đặt trên có nguồn cơn từ lịch sử, qua hàng ngàn năm nước Việt chỉ là một chư hầu của nước Hán (ta cứ tạm gọi như thế), . nên nói từ 'Hán Việt' hay từ Việt gốc Hán là hợp lý và nhiều người mặc nhiên chấp nhận, coi như chuyện bình thường, không ai thắc mắc, từ quan tới dân, từ trí thức tới người tốt nghiệp bình dân giáo dục không ai đặt dấu chấm hỏi.
Như đã dẫn ở vài thí dụ ở trên, chuyện không đơn giản như quán tính lịch sử đã tạo nên, 2 ngôn ngữ Hoa Việt quấn quýt vào nhau chặt chẽ hơn ta tưởng, ngay trong Kinh Dịch là linh hồn của văn minh Trung Hoa cũng không phải là thấp thoáng, mà tràn đầy tiếng Việt!?
Quẻ Lửa → Ly
Sấm → Chấn
Tán (Toán) → Tốn
Kiềng, Còng→ Kiền, Càn
Cản , căn → Cấn
Căm hay cóng là tên khác của qủe khảm hay cống .
Khôn thì rõ ràng là từ Việt (khôn ngoan, trí khôn hay khuân vác, khuân mang)
Lịch sử và văn minh Trung Hoa cũng rõ ràng kết cấu gằng "gạch" Việt, như:
hòn → hoàng (xuất phát từ Kinh Dịch: trời tròn là vua, đất là dân}
viên → vương
vua → vũ
cha, chủ , chúa → chu, chiếu, triệu (họ)
bản (làng) → bang (quốc)
gốc (→ guốc) → quốc .
nhà → gia
giêng hai → giang hồ (hải)
lu (mờ) → người Lu hay liêu
căm là lạnh → người Kim
mun (đen) → mông, minh, Mãn [người hay nước]
Đặc biệt 2 từ có mối liên hệ quan trọng đến vận mệnh nước Hán là "quan" và "từ" lại là đích thị dịch từ chữ Nôm: "quan" là dịch chữ 'nhìn' hay chữ 'nom'; và"từ" dịch chữ 'thương' (tình thương).
Quan Trung: vùng đất phía nam. Quan thoại: tiếng nói phương nam. Quang Vũ (viết Quan thành Quang): là ông vua phương nam, như vậy ông vua khai sáng triều đúng ra phải là nước Đông Hán đâu có phải vua Trung Hoa.vì chính người Hán nhận mình là Quan tộc.
Chữ "từ" là dịch sang hán ngữ chữ "thương" của tiếng Việt. Theo Dịch lý, thì phương đông là phương của tình cảm (quẻ Khảm), nghĩa là phương của sự thương cảm giữa người và người (trong chữ Hán, thương là thương tật, ) ,đồng thời phương đông cũng là phương của màu xanh.
xanh → thương thanh, nên sau này Trung quôc có nhà Thương, nhà Thanh. Như thế: từ = thương = phương đông chỉ vùng Sơn Đông hiện nay, xưa là đất nước Tề (Từ → Tề). là chốn mà lịch sử Trung Hoa gọi là Nam Man và Đông Di; đã là man di thì vùng Hà Bắc, đất tổ của nhà Đông Hán và Sơn Đông là đất nước Tề (Từ) thời Chiến Quốc, nước Ngụy thời Tam Quốc không thể nào là Trung Hoa được.
Về sự thiên biến, vạn hóa trong tiếng Việt giữa xưa và nay, ta đơn cử một đoạn trong sớ tấu của Trần Cương Trung, sứ giả nhà Nguyên (thế kỷ 13) dâng lên vua theo bản dịch của Lê văn Siêu trong Việt Nam Văn Minh Sử như sau: "Tiếng nói của dân Tru Ly gọi 'trời' là 'bột mạt', 'mặt trời' là 'phù bột mạt', 'mặt trăng' là 'bột văn', 'gió' là 'giáo', 'mây' là 'mai', 'núi' là 'can ngỗi', 'nước' là 'lược', 'mắt' là 'mạt', 'mồm' là 'mạnh', 'cha' là 'chá', 'mẹ' là 'ná', 'con trai' là 'can đa', 'con gái' là 'can ái', 'chồng' là 'chùng', 'vợ' là 'đà bị', 'tốt' là 'lĩnh', 'không tốt' là 'chương lĩnh', cả thảy là như thế, tiếng nói gấp mà nổi, phần lớn giống như tiếng chim, "
Chắc chắn phiên âm tiếng Việt bằng chữ Hán có nhiều lệch lạc, nhưng qua đó ta vẫn còn nhận ra:
'gió' là 'giáo'
'mây' là 'mai'
'nước' là 'lược'
'mặt trăng' là 'bột văn' (âm Nam bộ = dăng = trăng; chữ 'bột' không đoán được)
'mắt' là 'mạt'
'mồm' là 'mạnh' (miệng)
'cha' là 'chá'
'mẹ' là 'ná' (má, nạ)
'con trai' là'can đa'
'con gái' là 'can ái'
'chồng' là 'chùng'
'vợ' là 'đà bị' (đàn bà)
'tốt' là 'lĩnh' (lành)
'không tốt' là 'chương lĩnh' (chẳng lành)
những chữ còn lại không đoán ra được, đặc biệt tên của dân tộc ta viết là 'Tru Ly' có thể đoán: 'Tru' biến âm của từ 'chúa-chủ '; 'Ly' biến âm của từ 'Lửa' nghĩa là dân của 'vua lửa' hay vua vùng nhiệt đới.
Mới 700 năm mà đã khác xa như thế, nói chi đến 2, 3 ngàn năm trước!? Hỏi còn bao nhiêu từ cổ mà ngày nay chúng ta nhận ra được?
Ở đoạn trên, riêng từ 'núi' là 'can ngỗi' có thể đoán: 'can' là 'cấn', một quẻ trong Bát Quái, tượng trưng cho 'núi' và chúng ta chú ý từ 'nước' là 'lược' vì nó có liên quan đến quốc hiệu cổ xưa của Việt Nam mà ta sẽ tìm hiểu ở phần sau.
Về sự liên quan giữa ngôn ngữ Hán và Việt còn nhiều khía cạnh phải xem xét. Thí dụ: tên Nôm và tên chữ của một số địa danh ở Việt Nam, tên Nôm là tên gọi, ; tên chữ là tên viết bằng Hoa tự như:
Làng Vầy → Làng Sơn Vi
Làng Tó → Làng Vũ Đại
Vi là Vây ( vây cá); từ 'Vầy' → 'Vây', ký âm Hán tự là 'Vi' như thế nếu nói 'Vi' là từ Hán Việt e không đúng, 'Vi', 'Vây', 'Vầy'chỉ là những phương âm của cùng một chữ mà thôi.
Còn 'Tó' viết thành 'Vũ Đại' mới đúng là dịch sang Hán tự; tó là to, to → đại.
Việc dịch những danh từ riêng của Việt sang Hán tự cũng gây đau đầu lắm! Như từ 'Vũng Quýt', một địa danh ở miền Trung của Việt Nam, nếu hiểu 'Vũng' là danh từ chung là một vùng nước sát đất liền tương đối được che chắn kín gió, như Vũng Tàu, Vũng Rô, thì chữ 'vũng' là 'Vịnh' trong Hán ngữ. 'Quýt' là tên riêng nếu chuyển ngữ thành 'Quất Vịnh' thì có thể nhận ra, nhưng phiên âm theo Hán tự để viết thành 'Dung Quất" thì sai xa lắm, người dân ở Vũng Quýt đọc lên cứ ngỡ là một địa danh nào đó ở bên tầu .
Việc dùng Hán tự để ký âm các từ gốc La Tinh đôi khi tạo nên những cụm từ quái dị , về nghĩa thì không có rồi, và về âm thì chuyển đi xa lắc xa lơ phải có óc tưởng tượng siêu lắm mới tìm thấy sự liên quan, như:
England ký âm thành Anh Cát Lợi , France thành Phú Lãng Sa. Washington → Hoa Thịnh Đốn. (ông) Ghandi → (Thánh) Cam Địa, v.v Khổ một nỗi sự ký âm này là bắt buộc vì 2 hệ thống chữ khác nhau hoàn toàn nên không có cách nào khác.
Tới đây người đọc có thể thông cảm với người viết và mặc nhiên chấp nhận một độ lệch nào đó của âm ngữ khi dẫn chứng tư liệu lịch sử Việt Nam từ cổ đại cho đến cận đại vì tất cả được viết bằng chữ Nho hay nói rõ hơn là những từ Việt được ký âm bằng chữ Hán, sự lệch lạc đôi khi rất xa, nhưng ta có thể nhận ra được nếu nó nằm trong một thể hoàn chỉnh, có đầu có đuôi, có đối chứng V.v nếu có hẳn một hệ thống xuyên suốt thì trở nên hiển nhiên, rõ ràng không phải bàn nữa, ta có thể khái lược hệ thống "biến từ " Việt Hoa trong những từ chĩ người lãnh đạo quốc gia như sau :
1. Cao cả → cổ nghĩa là người đứng đầu, thủy tổ như ông Bàn Cổ; Cổ Thục; Cổ Tẩu.
→ cô, cơ: cũng là người đứng đầu như 'Hiên Viên là tổ họ Cơ; ông Cơ Xương, Cơ Phát .
→ Cao: ông cao Giao; Thái Cao; Cao Tân; Cao Dương; Cao Sơn.
→ Câu: Câu Tiễn (Việt Vương)
Chữ Tôn viết sai là Tông trở thành đế hiệu của các vua Việt Nam và Trung Hoa từ đời Đường, Lý về sau. Căn cứ vào cấu trúc cụm từ thì rõ ràng 'Tôn", 'Tông' tương đương với chữ 'Vương'. Thí dụ: Lý Thái Tôn, Lý Cao Tôn, V.v
2. Vua → Vũ: chỉ hoàng đế khai quốc như Hạ Vũ, Võ Vương, Chu Vũ Vương, Hán Vũ Đế, Vũ văn Giác, Quách Vu.
3. Cha chú → chúa, chủ
→ chu, châu, sau biến thành Chu, Triệu như: nhà Chu, họ Chu: Chu Nguyên Chương, họ Triệu: Triệu Chính, Triệu Đà, Triệu Khuông Dẫn, V.v đặc biệt ngôn ngữ Thái Lào có từ 'chậu' nghĩa là 'ông hoàng', khi ký âm bằng Hán tự thì các vua Champa trở thành họ 'Chế' như: Chế Củ, Chế Mân, Chế Bồng Nga, V.v
4. Lửa → Ly (quẻ) là ngọn lửa, mặt trời, nghĩa bóng chỉ 'hoàng đế' sau biến thành họ 'Lý', họ 'Lê' như: Lý Bôn, Lý Bí, Lý Uyên, Lý Công Uẩn; Lê Lợi, Lê Hoàn, (Hán tự ký âm sai thành họ Lưu)
5. Đức: chỉ nhân vật có địa vị cao trọng như: đức Chúa, đức ông, V.v Hán ngữ ký âm thành Đế đồng nghĩa với vua, chúa; âm Khmer là 'cham đéc' nghĩa là ông hoàng.
6. Xuất phát từ ý niệm: 'trời tròn, đất vuông', 'trời là vua, đất là dân', người ta tạo nên các từ: hòn → hoàn → hoàng nghĩa là vua; 'viên' chỉ vật tròn → vương. Trong lịch sử có: Đinh Hoàn, Lê Hoàn, Hiên Viên, Tản Viên,
7. Các tước vị của quí tộc Trung Hoa:
không 0 → công
hai 2 → hầu
ba 3 → bá
tư 4 → tử
năm 5 → nam
Từ hệ thống "chuyển ngữ" này, ta có thể khẳng định, trước khi Hán tự được dùng để viết sử thì đã có lịch sử Trung Hoa viết bằng một thứ chữ khác với Hán tự, đó chắc chắn là kiểu chữ{văn} "khoa đẩu" của nhà Thương- Chu, Ngũ kinh cũng được chép bằng thứ chữ này. Từ đời Tần người ta mới dùng kiểu chữ "tiểu triện" thay thế, loại chữ tiểu triện qua nhiều lần cách tân về cách viết trở thành Hán tự ngày nay; người Việt không gọi là Hán tự mà gọi là "chữ Nho", phải chăng 'Nho' là biến âm của 'nhỏ' đồng nghĩa với 'tiểu triện', người Việt ưa dùng điệp ngữ "Nho nhỏ" cũng là một dẫn chứng có giá trị cho hướng suy nghĩ như trên.
Bản thân dân du mục phương Bắc khi chiếm đóng Trung Hoa chưa có hệ thống văn tự riêng nên dùng luôn hệ thống văn tự Trung Hoa làm quốc văn vì không có cách nào khác, từ đó chữ tiểu triện biến thành Hãn tự, điều này giải thích sự mâu thuẫn trong tâm thức người Việt
Từ Hán trong Hãn tộc là một nỗi ám ảnh kinh hoàng do những thống khổ người Việt phải chịu thời vong quốc. Nhưng từ 'Hán' trong ngôn ngữ Hán, người Việt gọi là chữ Nho thì lại có vị trí trân trọng đặc biệt và được gọi là chữ của "thánh hiền".
Bài 2
a dịch học và đồ đồng Đông sơn
Truyền tích bánh dày bánh chưng kể rằng :
Vua Hùng đã già nghĩ ra cách để tìm người kế vị. Vua ra lệnh cho các hoàng tử (các Lang) ai dâng lên cho vua được món ăn ngon nhất và ý nghĩa nhất sẽ được vua truyền ngôi. Trong khi các anh em đổ đi khắp nơi để tìm của ngon vật lạ thì hoàng tử Lang Liêu vốn cảnh sống rất thanh bạch và không muốn dành ngôi vua nhưng bản tính hiếu thảo nên vẫn băn khoăn không biết lấy gì dâng cho vua cha, chợt tối ngủ Lang Liêu được một vị thần hiện ra chỉ dẫn: Lấy gạo nếp tinh tuyền đã nấu chín giã ra làm bánh màu trắng hình tròn, đặt tên là bánh dày. Lấy gạo nếp đổ trên lá, giữa cho nhân đậu xanh và thịt heo gói lại thành hình vuông đem luộc chín gọi là bánh chưng. Khi dâng vua, vua cha cho các món ngon vật lạ của các hoàng tử khác đều là tầm thường. Riêng bánh dày và bánh chưng của Lang Liêu được vua khen ngon và hỏi ý nghĩa thì Lang Liêu tâu: Bánh dày hình tròn tượng trưng cho trời. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất. Vua khen trời tròn đất vuông là trọn ý nghĩa của đạo trời đất, và vua quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.
Giải mã truyền thuyết trên :
- Từ Lang Liêu nghĩa là :
- Lang là từ Thái ngữ có nghĩa là thủ lãnh biến thể sang Hoa và Việt ngữ là LONG nghĩa là con rồng hay Vua . Lang là biến âm của Năm ; số 5 trung tâm của Hà thư- Lạc đồ , năm →lăm→lang .
- Liêu là biến âm của Lửa chỉ phương nóng , vùng nhiệt đới hướng xích đạo biến âm ra : lửa → ly→ la→ lê→liêu→ lý..v.v.
Lang Liêu có nghĩa là 'vua La' hay vua của người La ,Liêu , Lý …
- 'bánh Chưng bánh dày' là biến âm của 'bánh trăng bánh giời' hay trời
Bánh dày hình tròn bánh chưng hình vuông biểu thị cho nguyên lý cơ bản của dịch học
- Trời tròn chỉ sự vô hình vô ảnh ….những gì vẫn có đẩy nhưng thị giác con người không thể cảm thụ được , đường tròn biểu thị sự liên tục không đứt đoạn khi chuyển sang hệ ký hiệu vạch là vạch liền ───
- đất vuông chỉ vật chất hữu hình , hữu hình nên hữu hạn , biểu thị sự hữu hạn là bờ và mốc tức 4 cạnh và các góc của hình vuông , trong hệ ký hiệu vạch là vạch đứt chỉ sự gían cách . ── ──
Tr̀òn và vuông cũng chỉ là tên gọi khác của âm và dương mà thôi .
Truyền thuyết họ HÙNG nói trời chỉ dạy cho Lang Liêu làm ra bánh Chưng bánh Dày đồng nghĩa với sự truyền dạy cho hậu thế :Vua LA là người đã làm ra dịch học , người La là chủ của thuyết lưỡng nghi tam tài sinh hóa vạn vật ….
Lang Liêu là ai và đạo Tròn vuông có liên quan như thế nào với người Việt ?
Trên mặt tròn của nhiều trống đồng có 4 hình cóc đắp nổi .
Đấy chính là biểu tượng của nguyên lý trời tròn đất vuông ., 4 con cóc biểu thị cho 4 góc của hình đất vuông trên mặt trống tròn của trời ; 4 con cóc là 4 tiếp điểm của hình vuông và hình tròn , người chế tạo ra trống đồng nói rất rõ :
Cóc là biến âm của góc hình vuông ; cóc → góc tương tự :
Kà → gà
Cái → gái …
Sự biểu diễn dịch học trên đồ đồng Đông sơn còn thấy rõ hơn ở mặt thạp đồng Đào thịnh đã tìm được .
Ở nắp thạp đồng tròn 4 con cóc được thay bằng 4 cặp nam nữ đang giao hợp ý chỉ 4 điểm giao của hình vuông và tròn cũng là giao điểm của trời và đất , âm và dương.
Trống đồng người Việt xưa gọi là "cối đồng" Hoa ngữ dịch ra "đồng cửu" rồi biến âm thành "đồng cổ" , cửu là cái cối biến ra cổ là cái trống.
Tóm lại là có sự liên quan rất rõ ràng giữa dịch học và trống đồng hay rộng hơn là đồ đồng Đông sơn .
Sự khẳng định này khiến ta không thể lý giải vì theo chính sử Trung quốc thì Văn vương tác dịch ở tận Thiểm tây bắc Trung quốc hiện nay và vào thuở ấy người Việt không hề biết dịch lý là gì …cũng như văn vương không hề biết mặt mũi trống đồng thạp đồng ra sao …nhưng với những gì đã biết trong loạt bài này :
Ta không thể nào kết luận khác hơn là "dân trống đồng"chính là chủ thể đã tác tạo ra dịch học .
b- Quẻ LÔI-ĐỊA DỰ và trống đồng .
Dịch học có :
Cặp Quẻ: Khiêm nhường Dự phần
Gọi tắt là Khiêm và Dự.
Sự sáng suốt nơi con người mách bảo vạn vật và xã hội phát triển theo những quy luật, các quy luật thì trường tồn và bất biến, con người không thể thay đổi một cách chủ quan, tùy tiện. Vậy công thức về sự chủ động phát triển là : Khiêm nhường dự phần.
Muốn dự phần hay tham gia cùng trời và đất trong việc biến đổi vũ trụ con người phải biết tôn trọng và vận dụng các quy luật tự nhiên.
Một thành tựu đạt được luôn là sự hợp tác con người tự nhiên. Con người không thể thay đổi quy luật nhưng có thể tác động ở đầu vào để nhận được kết quả ở đầu ra. Như thế gọi là khiêm và dự, dự chính là dự phần vào việc tái tạo vũ trụ.
- ý nghĩa Quẻ Dự = Lôi / Địa
Dự Nghĩa là tham gia vào là cùng trời cùng đất tạo thành bộ mặt vũ trụ, tài nhân ngang hàng tài thiên, tài địa trong thế tam tài của dịch học , một quan điểm triết lý tôn vinh con người rất tiến bộ so với thời đại ấy .
a. Lời Quẻ
Dự: Lợi kiến hầu , lợi hành sư.
Quẻ dự tạo thành bằng quẻ lôi trên quẻ địa, sấm nổ trên đất chính là tượng của trống đồng.
Lợi kiến hầu nghĩa là dùng vào việc phong tước hầu.
Hiện nay có những nhà nghiên cứu lịch sử cho trống đồng là một biểu tượng vua ban khi phong tước cho các công hầu, nó tựa như một loại ấn tín sắc phong vậy.
Đặc biệt trong lễ nghi đạo hiếu của Việt Nam thì các bậc vương hầu dùng trống đồng thay mặt người dân của mình để tế tổ tiên của cộng đồng.
Chữ lợi ở đây có nghĩa là : được dùng để . ( ngờ rằng sau chữ lợi có chữ dụng nhưng bị bỏ mất ).
Lợi kiến hầu: dùng trong việc phong tước hầu.
Lợi hành sư: dùng để hành quân,
quân theo tiếng trống mà tiến hoặc lùi hoặc sang phải, sang trái công hoặc thủ v.v trống đồng trở thành một quân khí dùng trong quân sự.
b. Lời tượng:
Lôi xuất địa phấn dự, tiên vương dĩ tác nhạc sùng đức, ân tiến chi thượng đế, dĩ phối tổ khảo.
Sấm vang trên mặt đất là tượng quẻ Dự, các bậc tiên vương làm ra nhạc đề cao đạo đức, long trọng dâng lên thượng đế cùng với anh linh tiên tổ.
Trống đồng còn gọi là trống sấm là loại trống duy nhất khi đánh để úp xuống đất nên lời tượng bảo: lôi xuất địa phấn .
Tiên vương tức tiên đế nhà Chu là Văn Vương, Vũ Vương, Chu Công v.v
Chữ Tác nhạc cho thấy rõ ràng trống đồng là một nhạc cụ dùng trong các buổi lễ tế, nó chính là tổ tiên của văn hóa cồng chiêng ngày nay.
Nhiều nhà nghiên cứu vẫn còn đang đặt câu hỏi: trống đồng dùng để làm gì hay công dụng của nó ra sao .
lời quẻ và lời tượng quẻ DỰ đã chỉ rõ 3 công dụng:
1. Trống đồng dùng như một lệnh bài sắc phong tước vị.
2. Dùng làm hiệu lệnh điều quân.
3. Dùng trong âm nhạc ở các buổi tế lễ long trọng.
Qua lời quẻ và lời tượng của quẻ Lôi- Địa DỰ Việc liên hệ giữa dịch học và trống đồng là điều không thể phủ nhận .
Chỉ với những khám phá trên đủ khẳng định :
Dân tộc là chủ nhân của trống đồng cũng chính là dân tộc đã sáng tạo dịch học .
Dịch học dứt khoát không phải là sản phẩm của nền văn minh Hán , dân tộc sống ở lưu vực Hoàng Hà không hề biết trống đồng là gì vào thời những chiếc trống đồng cổ xưa nhất được dùng và hệ qủa đương nhiên của sự việc này là : tứ thánh của Dịch học là : Phục Hy Văn vương Chu công Khổng tử ..cũng không phải là người Hán ,các vị không thể nào sinh trưởng ở Bắc Hoàng hà …trong vùng văn minh Hán .
Bài 3 .
. Trống đồng và quê hương dịch lý
a- Điểu thú văn
Trên mặt tất cả trống đồng loại 1 tức loại xưa nhất, đều được đúc theo khuôn mẫu : trung tâm là mặt trời, rồi đến các vòng đồng tâm khắc hình chim và nai, sau đó là cảnh sinh hoạt, đánh trống đồng, đo bóng mặt trời, cảnh chiến binh trên thuyền..v.v.
Mặt trời được người Việt cổ coi là nguồn sáng và nguồn sống cho muôn loài, với quan niệm cha trời mẹ đất, tổ tiên ta đã hiểu rõ những gì thu hoạch được từ đất như củ, quả không thể có được nếu không có ánh nắng mặt trời, điều này thật đời thường nhưng cũng rất khoa học, lúc đó người ta làm gì biết đến diệp lục tố và sự quang hợp như chúng ta ngày nay, nhưng bằng sự quan sát và so sánh việc được mùa và không được mùa có liên quan chặt chẽ tới sự chiếu sáng của mặt trời người xưa đã hiểu được có sự phối hợp giữa trời và đất để ban của ăn nuôi sống con người từ đó hình thành quan niệm lưỡng hợp, một phía là cái cụ thể có thể nắm bắt là đất, một phía ta biết rõ ràng có đấy nhưng không thể nắm bắt đó là những gì đến từ trời, dần dần tổng kết thành các qui luật trời đất có âm, có dương, ý niệm khởi nguồn của Kinh Dịch.
Với quan niệm mặt trời là nguồn sáng, cổ nhân coi mặt trời là khởi nguồn của văn minh, của sự sáng suốt, vì không có ánh sáng mặt trời thì bóng tối che phủ, không thể phân biệt được cao thấp, xấu đẹp, không gian trở thành một khối hỗn mang và trong màn đêm đó không biết bao sự rình rập của quỷ dữ, của ác thú, sinh mệnh con người mong manh biết bao nhiêu, và mọi vật chỉ trở nên sống động thực sự khi mặt trời ló dạng, từ đó con người sùng bái mặt trời. Với người Việt sự sùng bái đã gần như một ý thức về tôn giáo: đạo thờ Trời, thờ ông Thiên và hình ảnh biểu tượng là mặt trời. Với vị trí là tâm điểm trên trống đồng, mặt trời là trung tâm của vũ trụ. Điều này chắc mới dừng ở ý niệm siêu hình, nhưng trong đó ta đã thấy thấp thoáng bóng khoa học rồi .
Trên trái đất không biết bao nhiêu loài thú, tại sao chim và nai lại được coi trọng ngang hàng với con người được kết hợp với người để tạo thành thế giới 3 thành phần trên mặt trống, coi như hình ảnh thu nhỏ của vũ trụ?
Ta trở lại với Dịch Lý. Mọi người đều nhất trí coi Hà và Lạc là một phần của Dịch Lý, hoặc là cách diễn đạt Dịch Lý thông qua các nút số, một loại diễn đạt khác với Dịch Lý vạch quẻ của Bát quái. Vậy Hà là gì? và Lạc là gì? Trải qua mấy ngàn năm, các cuộc tranh luận của các bậc trí giả "nhìn xa trông rộng" vẫn còn tiếp tục xãy ra, nào là long mã, nào là thần qui; người thì bảo là thần vật xuất hiện ở Hoàng Hà, rồi Mạnh Hà, rồi Lạc Thủy, sở dĩ như vậy là tại các vị nhìn một vật ngay trước mắt qua "kính viễn vọng" nên hậu quả là . vẫn còn cãi nhau. Thật ra khi ta nhìn bằng mắt trần thì sự việc trở nên đơn giản: Hà nghĩa là Trời; Lạc là biến âm của Lục nghĩa là Đất, Hà Lạc là Trời và Đất rất rõ ràng: chính xác phải gọi là Hà Thư Lạc Đồ, chứ không thể gọi ngược như trước đây được;.hà thư tức thiên thư, lac đồ cũng là điạ đồ
Sự liên quan giữa trống đồng và Dịch Lý là:
Thông điệp trên mặt trống đồng rất rõ ràng: Mặt trời là trung tâm và ở các vòng đồng tâm kế tiếp nhau là Hạc Nhân Lộc, tức trên là trời, giữa là người, dưới là đất nối tiếp "chạy" quanh mặt trời.
Trời = Hà→Hạc : chimHạc hay hồng hạc .
Đất = Lục→Lộc : con nai
Từ sự việc này gợi ra ý kiến là: chữ "tượng hình" không phải là loại chữ cổ xưa nhất mà là sự tiếp nối một loại chữ khác có trước tạm gọi là chữ "nguyên hình". Ta liên tưởng trong Kinh Dịch phần Thuyết Quái, Khổng Tử viết: " Ngày xưa họ Bào Hy ngẩng lên xem tượng trời, cúi xuống xem thế đất quan điểu thú chi văn " rồi tổng kết lại thành các qui luật Dịch Lý, câu 'quan điểu thú chi văn' được hiểu là: 'nhìn các nét "văn' trên (mình) chim, thú ' Nay ta có thể hiểu khác đi là đã có một loại chữ là "điểu thú văn" tức chữ "nguyên hình"từ trước khi họ Bào Hy tác dịch?
Trong bối cảnh Văn hoá Á đông ta có thể tìm thêm 4 chữ "nguyên hình" nữa ngoài các chữ "chim hạc" và "con nai"(= Trời và Đất).
1. Hướng Xích đạo: là vùng nhiệt đới tượng trưng bằng con Hổ, Hổ là biến âm của Hoả là lửa tính của lửa là nóng.
2. Ngược với lửa là nước, nơi vùng nước này có rất nhiều con Sấu, Sấu là biến âm của Xíu là nước (âm Quảng Đông). trong truyền thuyết lịch sử Việt Nam, nó là con thuồng luồng, một loài thủy quái hại người, sau này do biến cố khí hậu loài sấu ở phía Bắc (cứ tạm gọi như tên hiện nay) bị tiêu diệt nên người xưa thay thế bằng con rùa tức Qui.
3. Hướng đông là biển nên biểu tương bằng thần vật có công hút nước làm mưa mà người xưa gọi là Rồng hay Long. Trong văn hoá Việt Hoa, Rồng được coi là chúa tể cai trị thế giới biển cả.
4. Ai đã từng học Dịch Lý đều biết quan điểm hướng đông là phương động, tượng trưng bởi Quẻ Chấn cũng gọi là Quẻ Thìn tức quẻ con rồng; chính xác phải gọi là hướng động vì đông là biến âm của động. Và theo nguyên lý đối lập của Dịch, phương tây là tịnh như trong Thuyết Quái của Dịch: cứng mềm cọ sát sinh ra động tịnh.
Phương đông: mềm mà động
Phương tây: cứng mà tịnh.,định
Việt ngữ có từ kép "định đoạt" để chỉ phương tây;định là chỉ bên không thay đổi , đoạt là tên khác của quẻ đoài
phương tây là phương tịnh và ở đó có rất nhiều voi, nên con voi trở thành chữ "nguyên hình" là tịnh , con tịnh. Như thế ta có thể coi chữ "nguyên hình" là loại chữ tối cổ, đó cũng là điểm xuất phát của chữ "tượng hình" sau này.
Tổng số ta có được 7 "chữ ":
- Mặt trời là trung tâm.
- Hạc = trời.
- Lộc = đất.
- Hổ = phương nóng, xích đạo.
- Sấu, Qui = phương nước, ngược với phương nóng.
- Long, Rồng =phương đông.
- Tịnh = phương tây.
Xác định như trên ta có thể khẳng định đất nướcTrung Hoa hiện nay không thể là quê hương của Dịch Lý được vì không thể tìm được vùng đất nào của Trung Hoa mà phương đông là biển và phương tây có voi. Chỉ có miền Trung của Việt Nam mới hội đủ tính chất chỉ định của 6 chữ "nguyên hình" hay "điểu thú văn" như phần trên. loài Hổ đông dương ở Trường Sơn và Nam Lào đã nổi tiếng từ lâu rồi, về hướng bắc thì đồng bằng Bắc Bộ vài ngàn năm trước là vùng đầm lầy chắc chắn lý tưởng cho loài sấu. Về hướng đông là biển, đúng là quê hương của rồng và hướng tây chỉ tên nước 'Lào triệu voi" cũng đủ minh chứng cho sự khẳng định trên, Trong lãnh vực tâm linh, tất cả các đền, miếu của Việt Nam đều có hình Hạc hay Hồng Hạc đứng trên mai Rùa tượng trưng cho Trời và Đất như thế đã đủ 6 con vật tượng trưng cho 6 cõi của 1 không gian 3 chiều ,Người xưa đã dùng những con vật nổi trội ở 1 vùng đất như 1 dạng thức chữ : chữ "nguyên hình" để chỉ 4 phương: (Trung tâm chính là nơi sinh tụ của cộng đồng người cổ đã tạo nên Dịch Lý)
Dịch Lý đã là tài sản của cả nhân loại, phát nguyên từ đâu không phải là điều quan trọng đối với thiên hạ; nhưng đối với người Việt Nam thì khác, nếu không thể làm sáng tỏ về quê hương Dịch Lý thì mắc lỗi với tiền nhân. Người xưa đã lao tâm khổ tứ biết bao mới có thể ký thác được những giá trị vĩnh hằng vào trong đấy làm tài sản cho con cháu vào đời, quá khứ không phải qua đi là hết, dòng linh khí từ quá khứ sâu thăm thẳm vẫn liên tục chảy về hiện tại tạo thành sức mạnh tâm linh vô song cho mỗi người, dù tiếp nhận trong vô thức ; dòng linh khí đó trở thành bản lĩnh sống, thành năng lực bẩm sinh của trí tuệ; đấy cũng là lý do để ta nỗ lực vượt bực mong tìm được đích xác nguồn gốc dòng giống của mình; xác định cho được bản quyền dân tộc trên Dịch Lý, một siêu phẩm của minh triết và khoa học
Bài 4 .
. Dic̣h học hình tượng.
Con người chúng ta tư duy bằng 2 hệ thống dấu hiệu chính :
Hệ thống dấu hiệu âm thanh và hệ thống dấu hiệu hình ảnh.
Đơn vị của hệ thống dấu hiệu hình ảnh là tự hay chữ, tự nối kết với nhau thành : văn; còn đơn vị của hệ thống dấu hiệu âm thanh là tiếng,nối kết nhau thành : điều , ta hay dùng như một từ kép 'điều tiếng'.
Gọi là 2 hệ chính vì còn các hệ thống dấu hiệu cá biệt khác như : hệ thống chữ nổi của người mù được cảm nhận bằng xúc giác và hệ thống dấu hiệu cử chỉ dành cho người câm .
Trước khi có văn tự con người vẫn có tư duy ,khám phá và chuyển giao thành qủa tức vẫn có tiến bộ.Như đã trình bày ;dịch học tuần tự có 3 hệ thống:
- Dịch lý nút số.
- Dịch lý vạch qủe .
- Dịch lý bằng văn tự.
Dịch học là tư duy của người họ HÙNG vậy khi chưa có dịch nút số con người suy nghĩ dựa trên cơ sở nào ?
Trước dịch học nút số đã có 1 nền dịch học khác , đó là dịch lý "hình tượng" tức lấy chính các hình ảnh và hiện tượng tự nhiên làm dịch tượng ̣để tư duy.
Dịch lý thô sơ dựa trên các hình tượng đã hệ thống hóa sau:
Khi tìm hiểu về dịch lý ta thường nói : Càn là trời, khôn là đất, ly là lửa …,như thế là đã đi ngược tiến trình của dịch học , đúng ra ta phải nói : trời là càn , khôn là đất…., vì từ những hình tượng có thực trong cuộc sống người ta mới nén thông tin vào trong các dịch tượng tạo thành hệ thống dấu hiệu làm công cụ cho tư duy .
Dịch học hình tượng lấy trời và đất hay bầu trời và qủa đất để biểu thị cho không gian .
Lấy mặt trời và mặt trăng để biểu thị cho ngày và đêm tức chỉ thời gian.
4 qủe còn lại biểu diễn cho cái không gian hẹp tức khuôn khổ trong đó con người ta sinh sống.
- Dich học nói :tại thiên thành tượng tại địa thành hình .
Hình ảnh biển cả và đất liền được dùng để tượng trưng cho mặt địa cầu là cái nền chở đỡ và dưỡng nuôi loài người , Đất và nước luôn đi đôi trở thành từ kép 'đất nước'đồng nghĩa với tổ quốc của mỗi người.Hiện nay người ta cho là quẻ Đoài là cái hồ thực ra không phải vậy ; khi nói Đoài là hồ cấn là núi là đã giảm tầm cỡ của dịch lý xuống rồi đấy ; kích cỡ của cái hồ hay qủa núi có thấm tháp gì so với sự mênh mông của mặt địa cầu nên không thể nào trở thành một nguyên tố của dịch học , chỉ có biển cả hay đại dương, đất liền hay đại lục mới đủ tư cách gánh vác trách nhiệm đại biểu đó.
Tại thiên thành tượng .
Hai hiện tượng tự nhiên trên bầu trời có ấn tượng sâu sắc trong đầu thánh nhân khi tác dịch là : sấm sét và bão gió.
Trời thì trong suốt đâu có nhìn thấy gì đâu ? nhưng qua các hiện tượng chúng ta biết vật chất vẫn tồn tại ở đó, thứ vật chất mà dịch học gọi là nhẹ và trong, nhận định có 2 thể loại vật chất , một là chất đục và nặng có thể nhân biết dễ dàng còn một thứ trong suốt nên chỉ có thể nhận biết một cách gián tiếp thông qua các hiện tượng , ở đây dịch học chọn sấm sét và gió bão chỉ cái không gian bao la trên đầu con người.
Bốn hình tượng : biển- đất và sấm- gió đủ để vẽ nên sinh cảnh của con người lúc ấy.
Từ 8 hình tượng của tự nhiên người xưa đã nén thông tin tạo thành 8 quẻ của dịch học "tự nhiên" tức dịch học tiên khởi trước cả dic̣h học nút số, dịch học tự nhiên là tư duy của người Việt cổ hàng chục vạn năm cho tới khi được dịch học nút số thay thế.
Hình tượng của dịch lý tự nhiên sau đã tạo thành 8 quẻ:
- Trời tạo thành quẻ Kiền hay Kiện.
- Đất tạo thành quẻ Khôn hay Xuyên.
- Mặt trời hay ban ngày tạo thành qủe Ly hay La.
- Mặt trăng hay ban đêm tạo thành quẻ Khảm hay cống.
- Biển cả tạo thành quẻ Đoài hay Đoạt.
- Đất liền hay đại lục tạo thành qủe Cấn hay Căn.
- Sấm sét tạo thành quẻ Chấn hay Thìn.
- Bão gió tạo thành qủe Tốn hay Toán.
Dịch học hình tượng là dịch học thô sơ, sau này khi khối tri thức lớn thêm , đầu óc càng ngày càng mở mang và khi con người đã 'chất biến' thì dịch học cũng đổi thay : dịch học nút số thay thế dịch học tự nhiên , hình tượng trở thành dịch tượng với các thông tin chứa ở trong sâu xa và trừu tượng hơn.
Các hình tượng của dịch lý tự nhiên đã cho chúng ta các thông tin về sinh cảnh lúc ấy :
- 1 / Nơi sinh sống của cộng đồng người đã phát minh ra dịch học là vùng ven biển
nơi đất liền với biển, từ cảnh quan cho đến sự cung ứng thực phẩm hàng ngày ̣đều đến từ một môi trường kép 'biển và đất' từ đó mới sinh ra lưỡng nghi ' Đoài và Cấn', quẻ Cấn còn được coi là tượng trưng cho 'núi' Việt ngữ có từ kép 'khuất núi'̣để chỉ sự chết , ý nghĩa này bắt nguồn từ việc mặt trời lặn ở hướng tây;với ý này ta thu được thông tin : người "tác"dịch sống ở nơi phía tây là núi và phía đông là biển.
Thực vậy chỉ có sống ở nơi ven biển mới có thể nhìn thấy đường "chân trời" nơi mút tầm mắt từ đó nảy ra ý niệm: trời như cái bát úp trên mặt đất, chân trời là nơi cái miệng chén đặt trên mặt đất,vũ trụ quan đơn sơ này chính là khởi nguyên của ' trời tròn đất vuông' là ý niệm cơ bản trong dịch học.
Xét như thế ta khẳng định : dịch học không thể ra đời ở vùng Thiểm tây-Sơn tây cái nôi của Hán tộc vì đấy là vùng đất nằm sâu trong đất liền ., ở nơi mà chỉ có cát với cỏ thì làm sao có thể tưởng tượng ra cặp lưỡng nghi Đoài và Cấn….?
- 2 / Cặp hình tượng ' sấm sét và gió bão' chỉ ra : cộng đồng người đã sản sinh ra
dịch học sống ở nơi mà mưa bão- sấm sét là chu kỳ lập đi lập lại hàng năm , 2 'thiên tượng' này phải là một nếp hằn sâu đậm trong đầu óc người cổ thì nó mới có thể được cấp cho 'tính đại biểu' của phần không gian hẹp trên đầu con người tức là 1 lưỡng nghi của dịch học. Sấm và bão ngoài sự hoành tráng vốn có nó còn là sống còn của cư dân nông nghiệp sau này vì sấm luôn kèm với mưa mà mưa là yếu tố quyết định của canh tác lúa nước, người Việt đã tổng kết "nước-phân-cần-giống"đủ biết mưa quan trọng như thế nào trong đời sống .Mưa bão sấm sét là một sự liên hoàn luôn đi với nhau nên thành 1 lưỡng nghi của dịch học: Chấn và Tốn.
Lại thêm một khẳng định : quê hương của dịch học không thể ở ngòai vùng "Châu á gío mùa" vì chỉ ở vùng này Chấn và Tốn mới có tính chu kỳ và ảnh hưởng sâu sắc trên cuộc sống con người, Sơn tây-Thiểm tây cái nôi của Hán tộc rất ít mưa và hầu như không có sấm sét là hiện tượng sinh đôi của mưa bão thử hỏi làm sao có thể tưởng tượng ra Chấn với Tốn…?
Tổng kết thông tin trong bài viết này và bài 'trống đ̣ồng và quê hương dịch lý" trước đ̣ây ta xác định :Dịch học đã ra đời ở Việt nam ,cụ thể hơn là ở vùng đồng bằng 'Thanh nghệ tĩnh'; nơi mà phía đông là biển phía tây là núi, nơi mà hằng năm ghánh không biết bao nhiêu là bão gío- sấm sét,nơi mà bên đông có rồng bên tây có tịnh, hướng bắc ( hướng của dịch lý tức hướng xích đạo) có Hổ và hướng nam (xưa) có đầy Thuồng luồng như đã chép trong truyền thuyết và Trên trời nhiều hạc mặt đất đầy hươu nai.
Riêng về loài nai thống kê khảo cổ học cho biết ở đất Việt cách nay vài ngàn năm hươu nai là loài thú săn chiếm tới trên 50% trong tổng số thú bắt được cá biệt có nơi xương hươu nai chiếm tới trên 75%, vì điều này chúng ta hiểu được tại sao dịch học nút số dùng số 6 là lục hay lộc tức con nai tượng trưng cho mặt đất nơi mình sinh sống; ở Thiểm tây Sơn tây có nai hay lộc nhiều như thế hay không ?
Tơí đây ta có thể tạm kết về dịch học hình tượng :
Dịch học HÌNH TƯỢNG là một hệ thống gồm :
- 8 hình tượng tự nhiên : Trời-đất-mặt trời-mật trăng-biển cả-đất liền và sấm sét-gío bão.
- 6 chữ Điểu thú văn : Hạc-lộc-hổ-sấu-long-tịnh.
Và các hình tượng Đặc biệt :
- Mặt trời ;là nguồn sáng cũng là nguồn sống được coi như biểu tượng của đấng tối cao và được nhân cách hóa thành ông trời.
- Con người ; là trung tâm của vũ trụ nơi xuất phát mọi giá trị.
- Biểu tượng bộ phận sinh dục nam, người Viêt gọi là 'nõn' hay 'lõ', người Chăm gọi là 'Linhga'.
- Biểu tượng bộ phận sinh dục nữ , gọi là 'nường' hay 'lường' , người Chăm gọi là 'Yoni'.
Linhga và Yoni chính là biểu tượng xưa nhất của Âm và Dương , được coi như 1
biểu tượng tôn giáo trong các nền văn hoá Chăm và Khơme cổ , người Việt xưa vẫn có tục rước 'nõn- nường' , sử sách trung hoa chép : Chu công đã cấm tục thờ 'sinh thực khí' tức 'nõn-nường'.,trong ngôn ngữ Việt hiện nay linhga và yoni đã được xác định chính là Âm và Dương trong 2 danh từ "âm hộ và dương vật" tức bộ phận sinh dục nữ và nam.
Trong loạt bài đã viết tôi đã nêu ra thứ tự theo thời gian của các hệ thống dịch học :
- Dịch học nút số.
- Dịch học vạch quẻ.
- Dich học bằng văn tự.
Nay qua bài viết này ta thấy Dịch học hình tượng mới là khởi nguyên của dịch học , nền dịch học ra đời từ khi con người còn chưa biết đến chữ dù là loại chữ kết thằng cổ xưa là gì và nó đã đồng hành cùng con người cả trăm ngàn năm , cùng với tiếng nói hay 'điều tiếng' dịch học tự nhiên đã trở thành cái nền của : tư duy , khám phá, ứng dụng và truyền thông .. ;tóm lại dịch học hình tượng là căn đế của 1 nền văn minh vô cùng rực rỡ nhưng đang tạm thời bị vùi lấp và cũng đang dần toả sáng.
Bài 5 .
C Lộn ngược
I. Những điều không thể xảy ra:
Trung Hoa lập quốc bên bờ Hoàng Hà, mãi tới thời CHU mới tiến đến Trường Giang như thế:
1. các vua từ Thần Nông, Xuyên Húc đến Hạ Vũ và nhà Thương không thể biết đến đất "Giao" ở cận xích đạo được.
2. Vua Thuấn không thể tuần du và chết ở Thương Ngô thuộc quảng Tây được. ( nhiều sử gia Trung quốc cho là Thương ngô ở Hà nam )
3. Không thể có châu Kinh và châu Dương trong cửu châu nhà Hạ ở Nam Trường Giang.
4. Không thể có chuyện con cháu nhà Hạ lập nước Việt ở Cối Kê Triết Giang
5. Xét kỹ thì các cống phẩm của 9 châu đời Hạ Vũ đều là sản vật vùng nhiệt đới, như vậy 9 châu này không thể ở bắc Hoàng Hà.
II . Điều có thể .
Trong Bát quái của Dịch học 8 Quẻ được xếp thành các đồ hình, mỗi đồ hình diễn đạt 1 ý tưởng, tùy theo vị trí của từng quẻ và mối liên hệ của nó với toàn thể ta có thể suy ra ý nghĩa.
Ta có :.
- 8 Quẻ xếp trên mặt phẳng của Dịch học Họ Hùng.
- ý nghĩa của đồ hình Tiên thiên bát qúai và đồ hình 8 qủe Tròn – vuông
Cho đến nay người ta vẫn chưa thực sự hiểu ý nghĩa của Bát quái đồ , đa số hiểu theo nghĩa tai dị bát quái là thứ kính chiếu yêu và thường đem treo trước cửa nhà….để chống tà khí xâm nhập .
Nhưng dưới nhãn quan khoa học thì :
nhìn trong không gian 3 chiều thì : 8 quẻ ṭạo thành 4 trục của một hệ tọa độ vũ trụ hợp nhất không gian - thời gian .
Chính tại con người 'hữu nhỡn vô ngươi ' nên dịch học và bát quái mới trở thành thứ tà ma yêu thuật như ngày nay chứ đâu phải người xưa kém cỏi , u mê.
Bát quái cũng như Dịch học nói chung có muôn ngàn ứng dụng , tùy lãnh vực vân dụng mà ta sắp xếp định vị các quẻ với điều kiện phải tuân thủ một hệ luận lý thống nhất và xuyên suốt , đồ hình Bát quái ‘Không-Thời gian ‘ căn cứ chủ yếu vào những thông tin của địa lý – lịch sử Việt nam .
2 quẻ Đoài cấn đặt theo hướng Xích đạo và địa cực Bắc hiên nay vì :
- Nước Việt nam xưa gọi là 'Giao chỉ' là trung tâm của trục tọa độ , ( GIAO CHỈ là ký âm chữ Hán của CHỖ GIỮA ) .
- qủe Đoài tượng là cái hồ liên quan tới vị trí nước Hồ tôn trong cổ sử và người Hời tức người Chàm hiện nay .
- qủe Cấn tượng là núi đồng nghĩa với Non , non biến âm thành Nam tức phương Nam , phương nam-bắc ngày nay đã bị đảo ngược so với thời xưa khi người Việt chưa bị Bắc thuộc , từ Bắc chỉ là biến âm của từ Bức tức nóng bức chỉ hướng xích đạo ,có điều hết sức lý thú …trong tiếng Khơme từ B'NÂM nghĩa là NÚI ! như vậy khi nói hướng hay phương CẤN tức là nói hướng B'NÂM hoàn toàn đồng âm với hướng NAM của Việt ngữ…, đây phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên ? hay là sự liên hê căn cơ ? …, phương NAM này chính là cõi Nam giao hay nam Giao chỉ lịch sử sau gọi là Lĩnh nam , ở biên giới Việt Trung hiện còn bằng chứng vật thể không thể chối bỏ là ải Nam quan .
- qủe Chấn ở phương Đông có liên quan tới Chấn trạch , lôi trạch trong cổ sử Trung hoa và huyền sử Việt gọi là Động đình hồ , Động đình hồ chính xác phải là biển đông ngày nay chứ không ở Hồ nam bên Tàu .
- qủe Tốn là tượng của gió hay phong , từ phong này chính là chữ phong trong Phong châu lịch sử Việt , là đất Phong của nhà Chu , huyện Phong quê hương của Lưu Bang và cũng là chữ Phong trong Phong châu đô hộ phủ thời nhà Đường , ở đây chữ Phong chỉ có nghĩa là phương tây , chỉ vùng đất phía tây của ‘GIAO CHỈ ‘ hay ‘CHỖ GIỮA , CHỐN GIỮA ‘
III. Ngũ Man Trung Hoa (bị lộn ngược thành Ngũ Hồ)
Phía nam theo Dịch Lý tức phía bắc Trung Hoa hiện nay là nơi tụ cư của Man tộc, vói 5 dòng:
1. Phương Tây: người Tạng biến âm của chữ tịnh còn gọi là Khương biến âm của chữ cương căng hay khăng nghĩa là phương cứng, không đổi. Người Chi biến âm tsi = tư, số 4 còn được gọi tên chung là Thổ.
2. Phía Tây Nam: tức Tây Bắc hiện nay, là nơi sinh sống của người Đột Quyết, 'Đột' biến âm của chữ độc là số 1 chỉ phương Nam, 'Quyết' trong Dịch lý là phương tây (quyết định định đoạt), Đột Quyết nghĩa là phía Tây nam mà thôi, tên chỉ chung các dân tộc vùng Trung Á vì họ là người da trắng nhưng bị rám nắng nên da trở thành màu hung vì vậy được gọi là dân Hung (hung trong tiếng Việt là màu nâu đỏ), người Mông Cổ gọi sắc dân này là dân Sắc Mục.
3. Phía chánh Nam: đất của tộc Mông Nguyên, cả mông và nguyên đều có nghĩa là phía Nam của Dịch Lý
4. Phía Nam: người Khiết Đan hay người Liêu, Khiết là thuần khiết hay đơn nhất, ý chỉ số 1, phương nước trong Dịch Lý, đan là đơn: số 1 cũng là màu đen là lu, mờ, tối.
5. Phía cực Nam: người Tiên Ty hay Nữ Chân, tiên là số 1, ty là thấp chỉ phương Nam ngược với phương cao hay tôn, Tiên Ty chia thành 2 dòng: người Kăm hay Kim và Mãn hay Man.
Ban đầu từ "Hán nhân" là 1 câu chửi chỉ dùng cho người Khiết Đan, sau này người Tiên Ty cũng bị coi là người Hán.
Thời Mông Nguyên: Từ người Hán là tên của 2 sắc dân này, người Trung Hoa chính gốc được gọi là người Nam.
Người Lu có 3 chi: Tây Lu hay Thủy Cốc Hồn, Nam Lu hay Quan Liêu ở Sơn Tây và Hà Bắc, Đông Lu hay Từ Liêu ở Sơn Đông và tên chính thức của họ trong lịch sử là Hán Tộc. Ba triều đại lớn họ đã dựng nên được sử Trung Hoa ghi nhận là:
- Nhà Hán Tây và Đông + nhà Ngụy.
-Người Tiên Ty thì tạo hẳn thành 2 nước:
- Nước Kim
-Nước Mãn Thanh
IV. Chủ nhân nền văn hóa, văn minh Trung Hoa
Hai cộng đồng người thuộc 2 loại hình nhân chủng khác nhau, sinh trú trên 2 địa bàn khác nhau, dĩ nhiên sẽ hình thành 2 nền văn hóa, văn minh khác nhau nhưng văn minh cổ của Trung Hoa chỉ có một, vậy cộng đồng nào đã tạo nên nền văn hóa, văn minh Trung Hoa cổ?
Mongoloit ở Hoa Bắc hay Nam Á Nam Đảo ở Đông Nam Á.
Ngoại trừ những tư liệu thành văn mô tả những gì không thể có ở Hoa Bắc vào thời thượng cổ , ta có thể điểm thêm vài nét đặc trưng cấu thành văn hóa Trung Hoa:
1. cái ăn: lương thực chủ yếu của dân Trung Hoa là lúa gạo, lúa gạo không thể trồng ở miền Bắc Trung Hoa vào thời cổ.
2. cái mặc: trang phục cho giới bình dân gọi là "bố" làm từ sợi đay nhưng đay là cây á nhiệt đới thì Hoa Bắc làm sao có được , trang phục cao cấp may bằng lụa do "lụy tổ" vợ của Hoàng Đế sáng chế (theo truyền thuyết) cũng không có được ở bờ bắc Hoàng Hà, ví cây dâu tằm chỉ mọc được khi nhiệt độ trên 170C, như vậy "Lụy tổ" không thể ra đời ở bắc Hoàng Hà.do điều kiện khí hậu nên cây dâu không thể mọc tự nhiên
Có chi tiết cần bàn thêm, dân Trung Hoa thờ "Tiên Tàm" coi như tổ ngành dệt lụa, sao lại là Tiên Tàm ? …, Tiên Tàm là cấu trúc Việt ngữ tương tự như cấu trúc Thần Nông vậy.
3. Chỗ ở: Truyền thuyết Trung Hoa nhất là truyền thuyết liên quan tới Dịch Lý đều cho biết thời Thái cổ người Trung Hoa dựa trên hình tượng con rùa để làm ra nhà ở:
* mai rùa là mái nhà.
* yếm rùa là sàn nhà .
* 4 chân là 4 cột nhà.
Như vậy rõ ràng là mô tả cái nhà sàn, vì nhà sàn mới có sàn nhà và 4 cột chống sàn hổng cao lên khỏi mặt đất. Nhà sàn là loại hình cư trú đặc trưng của dân Đông Nam Á và dân thiểu số Trung Hoa ở Hoa Nam. Dân miền bắc Trung Hoa hoàn toàn xa lạ với loại nhà này.
4. về vận chuyển: cổ thư Trung Hoa đều mô tả việc thủy vận là phương tiện chính, nhưng thủy vận không hề phát triển ở Hoa Bắc thời trước Công nguyên, việc này cũng dễ hiểu vì phưong tiện của thủy vận là thuyền và bè làm bằng tre kết lại. Miền bắc Trung Hoa không có tre còn thuyền thì thời cổ chỉ có thuyền độc mộc mà cả miền Hoa Bắc chắc không có nổi 1 cây đủ lớn để làm thành con thuyền.
5. về văn hóa: trong suốt bài khảo luận này ta đã nói nhiều, ở đây chỉ bàn thêm: thời Hạ Vũ có lệnh cho vùng "Cửu Giang" phải cống rùa lớn, cống rùa lớn để làm gì ta đã biết nhưng "Cửu Giang" là vùng nào? dựa trên chữ Củu có thể đoán là "Trường Giang" ngày nay. Miền Hoa Bắc không có rùa lớn thì lấy gì mà phát minh ra chữ khắc, từ đời Chu thì Sơn tây, Thiểm tây làm gì có tre lớn lấy gì làm trúc thư ?
5 yếu tố văn hóa trên xác định nền văn hóa, văn minh Trung Hoa cổ là của phương Nam hoàn toàn. Từ đời Ân Thương trở đi Hoa Bắc mới đóng góp thêm yếu tố "ngựa" vào văn hóa, văn minh chung của Trung Hoa
.
Bài 6
- Cổ sử TRUNG HOA và những dấu ?
Sai lầm lớn nhất của các sử gia Hán tộc là kết cấu lịch sử dân tộc quốc gia mình một cách máy móc thiếu biện chứng, bỏ quên yếu tố thời gian.
Lãnh thổ Trung Hoa tới điểm "hạn" khoảng đầu công nguyên, tức là mốc thời gian mà lãnh thổ không thể trương nở tự do được vì nó tiến đến một đường biên với các dân tộc, quốc gia khác, từ điểm này sự xê dịch biên giới luôn là kết quả của một cuộc chiến, với Trung Hoa từ mốc lịch sử này các cuộc chiến tranh thôn tính lẫn nhau giữa Hán tộc và lân bang đều được ghi vào sách sử.
Ta thử làm một con tính đơn giản, dân số Trung Hoa đời Tần khoảng 20 triệu người, 2000 năm sau là 1.200 triệu người tức tăng 60 lần, lấy tỉ lệ này ước tính dân số nhà Hạ, vương triều đầu tiên trong Tam Đại của Trung Hoa trước Tần 2.000 năm , thì dân số cao lắm cũng chỉ dưới 500.000 người; với số dân như vậy dàn trải trên diện tích gần bằng diện tích Trung Hoa ngày nay là điều không thể có ; Lý do rất đơn giản là điều kiện vật chất kỹ thuật không cho phép, với phương tiện lưu thông chính là đôi chân thì không thể có một nhà nước mà lãnh thổ rộng tới vài triệu ki-lô mét vuông bao gồm 9 châu: Duyện, Ký, Thanh, Từ, Dự, Kinh, Dương, Lương, U như đã ấn định trên bản đồ Trung Hoa cổ; các sử gia Hán tộc đều thành thực tin rằng lãnh thổ Trung Hoa to lớn như thế vì cổ sử Trung Hoa từ thời vua Chuyên Húc (2513 n 2345 trước CN), đời vua Nghiêu (2357 trước CN) thậm chí cả đến đời Thần Nông, một vì vua của truyền thuyết xa xôi lắm lãnh thổ Trung Hoa đã tiếp giáp với Giao Chỉ hay Giao Châu, cũng có sách chép là Nam Giao tức phần lớn lãnh thổ Việt Nam ngày nay.
Sử gia Hán tộc đã sai lầm khi tạo nên một lịch sử không có sự phát triển, quốc gia cũng chỉ là một cơ thể sống, có sinh ra, có lớn lên rồi tới điểm dừng hay hạn. Cũng như con người sinh ra chỉ khoảng 2 3 kg lớn lên tới độ 23 25 tuổi là điểm dừng thì nặng khoảng 50 60 kg, còn "Hán Quốc" mới khai sinh đã to bằng tuổi 20 25, đã có 9 châu mênh mông thiên địa . đúng là thần nhân trong thần thoại .
Như vậy làm sao ta có thể lý giải một việc rất nhất quán trong cổ sử Trung Hoa. Liên tiếp từ thời Thần Nông tới Chuyên Húc và sau là vua Nghiêu , kinh Thư, Thiên Nghiêu Điển viết: "vua Nghiêu mệnh hy thúc trạch Nam Giao " Nam Giao, Giao Chỉ là một địa danh, một vùng đất đã có từ thời Thái cổ trong lịch sử Trung Hoa và liên tục cho đến đời Tống; vua Tống vẫn phong cho vua Đại Việt là: "Giao Chỉ Quận Vương" trước khi nâng cấp lên "An Nam Quốc Vương", sự việc đó chỉ cách nay một ngàn năm và được ghi chép rõ ràng trong sách sử. Tìm lời giải đáp cho câu hỏi hóc búa nhưng kỳ thú này dẫn dắt đến một sử thuyết, và khi sử thuyết này được minh chứng sẽ làm đảo lộn toàn bộ lịch sử Trung Hoa, Việt Nam và Đông Nam Á.
Chính sử Trung Hoa đều cho rằng thủy tổ dân tộc mình là Bào Hy, Thần Nông. Thần Nông là kết cấu ngôn ngữ Việt, nếu theo Hán ngữ phải viết là Nông Thần; đây không phải là trường hợp duy nhất vì ta gặp nhiều trường hợp như thế trong Ngũ Kinh, như: Đế Ất, Hậu Tắc, Hậu Nghệ, V.v Vậy các vua này là vua Việt hay vua Hán ? Thêm vào đó các địa danh của Trung Hoa đầy dẫy từ ngữ Việt, như: Hồ Nam, Hồ Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, Hán tự dùng 'sơn hà' là 'núi' và 'sông' để chỉ lãnh thổ quốc gia, như sông phương bắc, sông phương nam, núi phương tây, núi phương đông, vậy theo Hán ngữ phải ghi là Bắc Hà, Nam Hà, Đông Sơn, Tây Sơn , còn Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây là kết cấu theo Việt ngữ ?
Lịch sử về văn minh Trung Hoa cũng có một số điểm mà ta không hiểu nổi.
"Thời nhà Hạ (2200 trước CN) người dân đã biết 'tát nước vào ruộng' " rõ ràng câu này chỉ sự canh tác lúa nước; nước là điều kiện đầu tiên trong: "nước, phân, cần, giống" mà nền khoa học nông nghiệp Việt Nam đã tổng kết từ xa xưa; nước quan trọng đến nỗi việc "dẫn thủy nhập điền" được coi như một thành tựu khoa học, phản ánh trình độ văn minh của một dân tộc. Sự việc này khó hiểu ở chỗ: lãnh thổ nhà Hạ ở vùng Hoàng Hà (theo chính sử Trung Hoa) đâu có trồng được lúa nước cây được trồng chính ở miền Bắc Trung Hoa là kê và lúa mì. Các chứng cứ về khảo cổ học và các ngành khoa học khác như nông học, thổ nhưỡng đã xác định như vậy.
Ngày nay qua các di chỉ trong lòng đất, ngành khảo cổ học đã xác định được nơi sinh tụ thời cổ xưa của Hán tộc là bờ sông Hoàng Hà. Hán tộc là tộc người xây dựng được nền văn minh rất sớm, họ đã bước vào thời gọi là văn hóa gốm đỏ cách đây khoảng 8.000 năm, địa bàn của họ dịch chuyển từ tây sang đông dọc theo sông Hoàng Hà với các nền văn hoá gốm đỏ, gốm đen, rồi gốm xám. Vùng đất từ Thiểm Tây tới Hà Nam ngày nay. Vào đời Thương lãnh thổ Trung Hoa là vùng đất nằm ở giữa 4 tỉnh: Hà Nam Hà Bắc Sơn Đông Sơn Tây. Qua đời Chu thì chuyển về vùng Sơn Tây ngày nay, theo đó ta có thể xác định Hán Quốc cổ là quốc gia lục địa chưa tiến đến bờ biển; nhưng sử Trung Hoa lại ghi: "Từ đời Thương dân Trung Hoa đã biết dùng vỏ sò làm tiền để trao đổi hàng hóa ", nên trong Hán tự đã cấu thành bộ 'bối' nghĩa là 'vỏ sò', 'vỏ hến' để tạo nên các từ liên quan đến việc giao thương, buôn bán nhưng dân sinh sống sâu trong lục địa thì lấy vỏ hến, vỏ sò ở đâu ra?
Sử Trung Hoa cũng ghi là vào đời Thương đã biết dùng voi trong chiến trận , nhưng lãnh thổ nhà Thương ở vùng sông Hoàng Hà thì làm gì có voi, voi Á Châu chỉ sống ở miền xích đới và nhiệt đới, không lẽ sử Trung Hoa sai lầm lớn đến thế?
Hai loại "vật liệu" nền tảng của văn hóa Trung Hoa là mai rùa và tre đều không phải là sản vật tự nhiên của miền Bắc Hoàng Hà. Người ta đã đào được ở An Dương thuộc phần Bắc Hoàng Hà thuộc tỉnh Hà Nam, hàng vạn mai rùa và xương thú có khắc "Hoa tự" cổ và coi đây là căn cứ để xác định trung tâm văn minh Trung Hoa nhưng ở miền Bắc Hoàng Hà không hề có loại rùa lớn đó sinh sống, khoa học đã chỉ rõ như thế; loại rùa có mai lớn để khắc chữ chỉ sinh sống ở sông Dương Tử hay Trường Giang. Lại nữa, Dịch Lý vào đời nhà Thương được gọi là Qui Tàng Dịch là sách dịch được khắc trên mai rùa (qui = rùa; tàng = chứa). ta có thể giải thích hợp lý sự việc trên là nhà Thương trước khi chuyển về lưu vực Hoàng Hà đã có thời gian sinh tụ ở lưu vực Dương Tử hay Trường Giang và chính là ở đấy đã phát minh ra "kỹ thuật" khắc chữ trên mai rùa; sau này dù di chuyển đến địa điểm mới vẫn về chốn cũ đem mai rùa đi để sử dụng. Tương tự, tre có hàng trăm loại khác nhau; nhưng tre lớn, bản đủ rộng làm thành các thẻ để viết chữ và kết thành sách chỉ có ở vùng xích đạo và nhiệt đới, ngay cả ở Tứ Xuyên nằm trong vùng bình đới, cũng chỉ có loại tre lớn nhất gọi là tre đực hay tầm vông; thì nhà Chu ở Sơn Tây làm gì có tre lớn để làm sách, viết chữ? Đối chiếu sinh cảnh thực sự cộng thêm nghiên cứu qua ghi chép trong Kinh Thư, Kinh Thi, và Kinh Dịch ta thấy có nhiều điê�! �u không thể xảy ra được. Thí dụ: Đại Tượng Truyện của Quẻ Dự trong Kinh Dịch chép: "Sấm nổ trên đất, Tiên Vương dĩ tác nhạc, Sùng Đức ân tiến chi Thượng Đế dĩ phối tổ khảo " Quẻ Dự là Quẻ Chấn chồng trên Quẻ Khôn hay Địa; Chấn là sấm, sấm nổ trên đất đích thị chỉ quẻ Chấn chồng trên qủe Khôn, điều này giúp ta hình dung cảnh đánh trống đồng. Trống đồng còn gọi là trống sấm hay Lôi, khi đánh úp trên mặt đất là Địa, âm thanh trống đồng là nhạc tế lễ, ở đây nói rõ là tế Thượng đế và sùng kính tổ tiên . Một quẻ nữa là Quẻ Tiệm nói đến 'vũ nghi", một nghi thức mà người tham gia lễ hội hóa trang bằng lông chim, một cảnh được khắc hoạ rõ nét trên trống đồng. Dựa trên chính sử thì chắc chắn nhà Chu chưa hề biết đến trống đồng, vì trống đồng loai I Heger chỉ tìm thấy ở Việt Nam và 2 tỉnh Vân Nam Quảng tây của Trung Hoa, nơi này cách Sơn Tây xa lắm. Hiện nay cách nhà nghiên cứu Trung Hoa đã phải công nhận trống đồng là vật phẩm văn hoá phi Hán, vậy tại sao hơn 2.000 năm Kinh Dịch đã biết về trống đồng, chỉ dẫn cho ta về mục đích sử dụng trống đồng (tế Thượng đế)? Cũng như đề cập đến tục hoá trang được khắc trên trống đồng?
Dù vua Càn Long nhà Thanh đã tốn không biết bao nhiêu tiền để dụ giỗ thu mua sách vở và bản đồ trong dân chúng , sau đó mất thêm không biết bao nhiêu là công sức để cưỡng bức tịch thu cho hết rồi mướn hơn 300 quan "bác sĩ" cạo sửa suốt 10 năm trời, sửa không nổi thì đốt cho sạch tang tích, nhưng cuối cùng vẫn bị lọt sổ….:
Sách Ngự phê Thông giám Tập Lãm và Thiếu vi Thông giám, quyển Chu Ngoại Kỷ có đoạn chép (Lê Văn Siêu dịch Việt Nam Văn Minh Sử) như sau: "Cách 1.000 năm, đến năm Tân Mão là năm thứ 6 đời vua Thành Vương nhà Chu, phía nam Giao Chỉ có người 'Việt Thường' sang Trung Hoa dâng bạch trĩ, qua 2, 3 lần thông ngôn nói rằng 'đường xá xa xôi, non sông cách trở sợ rằng một lần thông sứ không hiểu tiếng nhau cho nên phải qua 3 lần thông ngôn để sang chầu'. Chu Công đáp lời: 'Đức trạch không khắp tới nơi, người quân tử không nhận lễ sơ kiến, chính lịch không tới khắp nơi, người quân tử không nhận người ấy xưng thần.' , Người thông ngôn nói: 'Tôi vâng mệnh những ông già (bô lão) nước tôi bảo: 'Trời không gió dữ, mưa dầm, bể không sóng nổi đã 3 năm, hẳn là Trung Hoa có thánh nhân, sao không sang chầu.' Chu Công đem đến cho vua Chu để dâng lên anh linh của tiên vương , khi sứ giả về quên mất đường, Chu Công tặng cho 5 cỗ biền xa, bốn mặt có diềm che và công cụ chỉ hướng NAM, sứ giả đi xe ấy từ đường bể (sau này) là nước Phù Nam ở cõi đất Cao Miên, thời xưa là Lâm Ấp, đầy năm trời mới về đến nước (Việt Thường)".
Sách Thiếu Vi Thống Giám, chú giải: "Việt Thường là 'Nam phương quốc danh, tại Giao Chỉ nam'", có thể dịch là "tên nước nam phương, (một nước) ở phiá nam Giao Chỉ" Trong đoạn trích dẫn trên có nhiều điều phải bàn như tên nước, phương hướng nhưng điểm chính yếu thứ nhất ta cần xem xét: nhà Chu ở đâu mà sứ lại xuống thuyền về nước ở biển (sau này là) Phù Nam, Cao Miên? Rõ ràng là nhà Chu không thể ở Sơn Tây cách xa biển Phù Nam ít nhất 3.000 km. Thứ hai ta xét: nước Việt Thường không thể ở gần Cao Miên mà ở rất xa vì đi thuyền một năm mới tới. (Sách sử hiện nay cho là miền Trung Việt Nam trước đây là Việt Thường). Tới đây ta lại phải thêm một câu hỏi: Việt Thường là nước nào và ở đâu?
Thêm một vấn đề nữa:
Sử Trung Hoa viết về nhà Tần như sau: Nhà Tần chọn cho mình đức Thủy là đức đã thắng đức Hoả màu đỏ của nhà Chu, và nhà Tần chọn cho mình màu đen, từ ngựa tới cờ quạt đều màu đen.
- Số 6: cái gì cũng số 6, trục xe 6 tấc, xe vua do 6 ngựa kéo.
Tháng chọn là tháng 10, bắt đầu mùa đông, ở đây rõ ràng sử gia Trung Hoa đã vận dụng Dịch Lý vào sử, ta hãy xem:
Nếu nhà Tần chọn Hành Thủy, màu đen, số 6, mà ở Thiểm Tây, Tứ Xuyên thì nhà Chu không thể ở nơi nào khác ngoài Vân Nam Quí Châu Quảng Tây (xin xem bản đồ) tức là ở phía nam Tứ Xuyên, Thiểm Tây vì sử ghi rõ nhà Chu: đức Hoả, màu đỏ (Thực ra thì nhà Chu không phải đức Hoả và màu đỏ; sử học Trung Hoa đã cố gán ép các nguyên lý của Dịch học vào lịch sử ; nhà Chu đích thực ở phương Tây nên thuộc hành Kim, màu trắng).
Bản đồ Trung Hoa thời Xuân Thu Chiến Quốc chắc chắn không phải do người Trung Hoa lập, lý do đơn giản trong bản đồ thời này ngoài: Vị Thủy, Hoài Thủy, Kỳ Thủy, V.v (tức là Sông Vị, Sông Hoài, Sông Kỳ, V.v ) lại còn có cả: Hà Thủy và Giang Thủy 2 con sông chính của Trung Hoa ; Hà và Giang nghĩa là gì Không lẽ người Trung Hoa không biết hay sao mà còn thêm chữ Thủy vào; chỉ có người không phải là người Trung Hoa khi lập bản đồ tưởng hà và giang là tên riêng nên mới làm như thế, hay do bởi không phải là tiếng mẹ đẻ của mình nên họ mới sơ xuất do quán tính và cẩu thả khi định danh nên mới có tên 2 con sông kỳ khôi là: "Sông Sông" (Giang = sông , Hà = sông , thủy =sông ).
Còn một thực tế khó giải thích nữa: Sông Dương Tử hay Trường Giang được coi là mốc phân ranh Bắc Nam của Trung Hoa, theo chính sử thì trước thời Xuân Thu Chiến Quốc Trung Hoa chưa biết đến miền Nam, khảo cổ học đã xác định dân miền Hoa Bắc thuộc về chủng Mongoloit, còn Hoa Nam thuộc ngành Mongoloit phương Nam, cứ theo lịch sử thì từ Bào Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Hạ Vũ, Thành Thang tất cả là người Mongoloit cùng chủng với Mãn, Mông, Kim, Liêu V.v Như thế sẽ có một hệ quả là: những người mang đặc điểm nhân chủng nam Mongoloit không phải là người Trung Hoa ? hay là họ bị diệt quốc và bị đồng hoá thành người Trung Hoa ? Điều này thật khó nói vì chính họ lại là dân "đa số" ở Trung Hoa hiện nay, và đối với những người Trung Hoa này huyết thống là điều cực kỳ quan trọng, không có chuyện họ gọi người khác giống là tổ tiên ; ở đây cũng không thể có sự lầm lẫn, sự thực này không thể lý giải cách nào khác hơn là lịch sử Trung Hoa hiện nay là sai.
Đọc sử Trung Hoa ta thấy còn nhiều bất hợp lý:
Sau khi thống nhất Trung Hoa và lên ngôi, Tần Thủy Hoàng phái đại tướng Mông Điềm đem 30 vạn quân vượt Hoàng Hà chiếm vùng Hà Sáo lập thành 44 huyện; Hà Sáo là đất phía bắc Hoàng Hà, theo chính sử là đất của 2 nước Yên và Triệu, mà Yên và Triệu đã bị Tần diệt quốc có nghĩa là đất của Tần; thì Hung Nô đi lối nào mà vào tận Hà Nam ( giới sử học Trung quốc cho Hà sáo chỉ là vùng bắc Sơn tây như thế làm sao chứa nổi 44 huyện ? ) Thời Chiến Quốc không có một dòng sử nào nói đến việc có chiến tranh giữa Triệu và Yên hay Tần với Hung Nô, có một chi tiết nhỏ nữa trong sử ký của Tư Mã Thiên là tướng Mông Điềm sau khi chiếm được Hà Sáo đã cấm dân ở đấy thờ .. (1 chữ đã bị xóa), dù chữ bị xóa là chữ "Phật" hay là gì đi nữa thì cũng nói đến một điều: dân ở Hà Sáo có tôn giáo khác với dân Trung Hoa nên Mông Điềm cấm; như thế họ không thể là dân nước Yên hay nước Triệu được, nói khác đi họ là ngoại nhân, hay là vùng bắc Hoàng Hà mà Tư Mã Thiên gọi là Hà Sáo đó không phải là đất của Yên, Triệu; suy rộng ra là trước thời Chiến Quốc, bắc Hoàng Hà không thuộc về Trung Hoa.
Sử ký của Tư Mã Thiên còn ghi một việc nữa khiến người đọc không hiểu được:
"Tần Thủy Hoàng sai làm một con đường từ 'Cửu Nguyên' chạy suốt đến 'Vân Dương' sau đó sai đắp đá ở đất 'Cử ' thuộc Đông Hải làm cửa phía đông của Tần. Kinh đô của Tần ở tận Thiểm Tây bên bờ sông Vị gần với sa mạc tây bắc Trung Hoa, thì lấy biển ở đâu ra mà đắp đá làm cửa biển phía đông?
Liên quan đến lãnh thổ Việt Nam sử ký cũng có một đoạn không thể hiểu nổ i: Lãnh thổ của Tần khi thống nhất Lục Quốc thì phía Nam đã đến miền "Bắc Hộ" tức là miền nhà có cửa quay về hướng Bắc ý nói đã vượt qua xích đạo quá về phương Nam nên nhà mở cửa quay về hướng Bắc để đón ánh mặt trời. Giới nghiên cứu đồng nhận : miền "Bắc Hộ" là miền Trung Việt Nam ngày nay; như thế Việt Nam đã nằm trong lãnh thổ của Tần, vậy sao còn phái tới 50 vạn quân đánh chiếm và lập thành 3 quận: Nam Hải, Quế Lâm, và Tượng Quận?
Qua rất nhiều sự việc trên đã đến lúc ta mượn kết luận của những nhà nghiên cứu khoa học lịch sử và khảo cổ học Trung Hoa đưa ra một hướng nhìn mới rất táo bạo về đất nước và dân tộc Trung Hoa.
Những hình khắc cảnh lễ hội, sinh hoạt trên trống đồng hoàn toàn đồng nhất với những gì mô tả trong Cửu Ca, có nghĩa là dân tộc có cảnh lễ hội được khắc trên trống đồng và được mô tả trong Cửu Ca là 1, nếu Cửu Ca, Sở Từ của dân "trống đồng" thì đương nhiên Kinh Thi và Ngũ Kinh cũng của dân "trống đồng". Và cũng chính những nhà khoa học Trung Hoa này đã xác định: "Trống đồng là vật phẩm văn hoá phi Hoa (Hán) và là sản phẩm của những dân tộc ít người ở cực nam Trung Hoa", đó là các dân tộc Tày, Thái, Liêu, hay Di Lão và vài dân khác .v.v . như vậy là đã thừa nhận chính những dân tộc ít người này mới là chủ nhân của Kinh Thi, mà đã là chủ nhân của Kinh Thi thì dĩ nhiên cũng là chủ nhân của Ngũ Kinh đồng nghĩa là chủ nhân của toàn bộ văn minh cổ của Trung Hoa.
Chúng ta ai cũng biết Việt Nam là 1 trong 3 trung tâm của nền văn minh trống đồng, thậm chí có thể là trung tâm lớn nhất nữa. kết luận như vậy có quá vội vã không? Không đâu, cách đây vài chục năm học giả Henre Maspréso khi nghiên cứu về sinh hoạt lễ hội và phong tục tập quán của người Thái ở Việt Nam phải thốt lên: chắc chắn tổ tiên người Thái và người Trung Hoa cổ là một. Chỉ tiếc là nhận định của ông không được quan tâm và đào sâu thêm.
Trước năm 1975, có một người dũng cảm lội ngược dòng đó là Linh mục Giáo sư Lương Kim Định, bằng kiến thức uyên bác và trực giác vô cùng bén nhạy ông đã dày công nghiên cứu và xuất bản cả một tủ sách về văn minh và nguồn gốc người Việt Nam nhưng cũng chỉ là tiếng kêu trong hoang mạc Thực may mắn trong 10 năm gần đây ngày càng nhiều người can đảm làm việc "đội đá vá trời" đó là Nguyễn Hồng Sinh với "Kinh Dịch Phục Hy huyền diệu và ứng nghiệm" xuất bản năm 2003, là Nguyễn Vũ Tuấn Anh với "Tìm về cội nguồn Kinh Dịch" xuất bản năm 2002, là Nguyễn Thiếu Dũng, là Trương Thái Du với hàng loạt bài viết ngắn ,ở ngoài nước cũng có nhiều nhà nghiên cứu đang chú ý tới vấn đề này Tất cả nhằm tìm ra nguồn gốc đích thực của người Việt Nam và văn minh Việt Nam, dù còn nhiều nhận định, kiến giải khác nhau, nhiều chứng lý chưa đủ trọng lượng, kết luận chưa hiển nhiên, chưa đủ sức thuyết phục, nhưng ít nhất công sức của các vị trên cũng đã có kết quả, tạo nên sự khởi động để nhiều người vào cuộc, số người tham gia việc "đội đá vá trời" ngày càng tăng, cứ như thế tăng lên mãi thì chắc chắn có ngày "vá được trời".
Bài 7
D – Cây cầu HOA-HÁN
Người Hán nhận mình là "Quan Tộc"…;.quan tộc ngài là ai…?
Ở Trung Hoa ngày nay tiếng Bắc Kinh còn gọi là Quan Thoại được coi là tiếng phổ thông, chữ Quan này được hiểu là Quan Quyền, Quan là ông Quan người cai trị dân, là tiếng nói giới cầm đầu cầm cổ người dân, trong một giai đoạn lịch sử nào đó mà Quan và dân không cùng chung một ngôn ngữ, có tiếng nói của người cai trị "Quan Thoại" thì cũng có "Chúng thoại" của giới bị trị, sự kiện này nói lên điều gì? Rõ ràng đây là tình cảnh của một dân tộc đang bị ngoại nhân xâm chiếm, Quan Tộc là tộc người cai trị thì kẻ bị trị là ai? Trong bối cảnh lịch sử ta đang xem xét thì chỉ có thể là người Trung Hoa mà thôi.
Quan Thoại là tiếng nói của vùng Sơn Tây Hà Bắc, Bắc Kinh xưa là đất khởi phát đế nghiệp của vua Quang Vũ nhà Đông hay Hậu Hán. Vậy là ta rõ tại sao người Hán nhận mình là Quan Tộc, chữ Quang trong Quang Vũ là sai, không biết vô tình hay hữu ý, chữ Quang phải đối thành "Quan" mới đúng. Quan Vũ là Vua nước Quan, Vũ chỉ là từ ký âm của chữ Vua. Trong Việt ngữ. (Tại sao vậy? Chúng ta sẽ có dịp bàn kỹ hơn tong một bài khác); Ta có sự liên kết hòan chỉnh: Quan Tộc, Quan Thoại và Quan Vũ, và cũng đã rõ sự liên hệ giữa Quan Tộc và người Hán.
Tiếp tục với câu hỏi: Quan tộc ngài là ai ?. Ngược dòng lịch sử tới thời Ân Thương thời cưc thịnh của triều đại Ân Thương Trung Hoa đã có 4 thuộc Quốc:
Phương Nam là nước Quan
Phương Đông là nước Từ
Phương Tây là nước Châu (Chu)
Phương Bắc là nước Thao
Ta khoan tìm hiểu về nước Thao vì để xác định được phải mất cả một chương dài mới có thể thấu đáo, xin hẹn trong một bài khác.
– Phương Tây là nứơc Châu dễ xác định nhất đó chính là vương triều kế sau nhà Ân Thương. Đứng về mặt ngữ nghĩa ta thấy đoạn văn trên hơi kỳ lạ: Thuộc Quốc Phía Tây cuả Trung Hoa là nước Phương tây .; Châu, Chu chỉ là biến âm của chữ "CHIÊU" là phương Tây, ngược với bên Mục Tức Phương Đông mặt trời mọc.
– Tương tự: Thuộc quốc Phương Đông là nước Từ. Theo dịch lý thì Phương Đông màu xanh, là phương của tình cảm ngược với Phương Tây là Phương của Lý lẽ dịch Tượng là Quê Ly(Tiên Thiên Bát Quái). Màu xanh từ Hán Việt là: Thanh, Thương, nhưng Thương trong Việt ngữ cũng là Thương yêu; Phương "Thương yêu" dịch sang Hoa ngữ là "Từ Ái", như thế nước Từ cũng chỉ nghĩa là nước.. Phương Đông , Ta có thể xác định nước "Từ" là nước ở vùng Từ Châu, Tỉnh Sơn Đông ngày nay, Thời Chiến Quốc là nước Tề (Tề là biến âm của Từ).
– Thuộc Quốc Phương Nam là nước Quan, cùng một mạch suy luận ta nhận ra ngay: Quan là từ dịch sang Hoa ngữ của chữ Nom, nhìn của Tiếng việt: Trời đất có phương Mục, Phương Chiêu, tức Phương mặt trời mọc và lặn, con người có Tay Mục (Mặt), Tay Chiêu (trái); nếu để tay chiêu ở Phương Chiêu; Tay Mục ở phương Mục thì hướng mắt ta nhìn là hướng Nom; Biến âm Thành Nam. Thực a cả hai phương Bắc và Nam đều là ký âm của Việt Ngữ: Bức (nóng) = Bắc; Nom (nhìn) = Nam. Như vậy thuộc Quốc "Quan" cũng nghĩa là nước ở phía Nam mà thôi.
Ở đây ta có được thông tin rõ ràng dứt khoát: nước Quan chỉ là thuộc quốc phía Nam Trung Hoa. Quan là thuộc Quốc của Trung Hoa thì Hán không thể nào là Trung Hoa được vì Hán = Quan
Khi dùng phương hướng bắc Nam như hiện nay sẽ xảy ra điều không thể có:
Nếu nước Quan đã xác định là vùng Sơn Tây Hà Bắc Bắc Kinh thì đất của nhà Ân Thương phải là đất Mông Cổ , không lẻ Mông Cổ là Trung Hoa? Vì nước Quan là nước Phía Nam Trung Hoa, kiểu này người eskimo đất Tây Bá Lợi Á là nước THAO và nước Từ không thể ở Tứ Châu, Sơn Đông được mà là nước của người Kim, người Mãn ở bán đảo Liêu Đông.
Những điều trên là không thể thì ta chỉ có thể hiểu được nếu khẳng định là: Trong quá khứ đã có lần đảo ngược hướng Bắc Nam, chỉ khi đất của nhà Ân Thương ở Hà Nam; Hồ Bắc, An Huy thì đất của Quan Tộc mới là Sơn Tây Hà Bắc và nước "Từ" mới ở Từ Châu, Sơn Đông.
- Qua thời nhà Châu, xin trích một đoạn trong Sách Lộ Sử của La Bí đời Tống.
"Ngô Việt Sở Thục đều là đất man, các đất Tần Lũng Tấn ngụy đều đã thành đất của người địch, Hà Nam là đất man, Hà Tây là đất địch, Hoài thì có các rợ thư, Ngụy thì có các rợ nguy, chỗ nào cũng đầy dãy (Man địch), chỉ một Vương Thành ở Lạc Dương mà những người Nhung, Dương Cự, Tuyền Cao, Lục Hồn, Y Lực cũng ơ xen lẫn, trong ấy người "Quan Tộc"không có bao nhiêu ".
Lạc dương trong đoạn sử này là thủ đô của Đông hãn quốc tức nhà Đông hán chứ không phải Lạc dương của nhà Đông chu
Thông tin trong đoạn trích trên xác định "Quan Tộc" vẫn ở Bờ bắc Hoàng Hà, vùng Sơn Tây Hà Bắc và nếu liên kết thông tin với địa lý- lịch sử thời "Ân Thương" thì ta buộc phải hiểu những dân mà Lộ sử gọi là Man là địch mới đích thị là người Trung Hoa, là hậu duệ của người Thời Ân Thương.
Xét kỹ hơn trong lịch sử Trung Hoa, ít ra từ thời Ân Thương ; chưa bao giờ Trung hoa làm chủ được phần đất bắc Hoàng Hà một cách ổn định và lâu dài.
– Thời: ân thương và chu ta đã biết ở phần trên.
— Thời Tần: Sau khi thống nhất Lục Quốc thì Rợ đã lấn tới đất Hà Nam.
– Thời Tây hán: sau cuộc Hán Sở Tranh Hùng, Lưu bang lên ngôi Hoàng Đế thì Rợ lại cũng lấn tới đất Hà Nam, lưu bang đem quân lên đánh xuýt mất mạng ở Sơn Tây đành phải rút lui…, tới thời Hán Vũ Đế. khi mới lên ngôi thì Rợ cũng đã lấn xuống phía Nam Hoàng Hà
– Từ thời nổi dậy của "Lục Lâm Thảo Khấu" người Hán tức Quan Tộc xuất phát từ Sơn Tây, hà Bắc nuốt dần Trung Hoa từ Bắc xuống Nam đặt đất Trung Hoa vào vòng nô lệ hơn 500 năm.
Mãi tới thơì Nhà Đường Trung Hoa mới làm chủ vùng Bắc Hoàng Hà được một thời gian nhưng cũng không lâu dài và ổn định vì biến loạn an lộc sơn mấy mươi năm, An Lộc Sơn cũng là Rợ Phương Bắc mà thôi .
Càng về sau Trung Hoa càng khốn khổ hơn; hết Tây Hạ tới Liêu, hết Liêu tới Kim, hết Kim tới Mông Cổ và sau cùng là Mãn Thanh, Trung Hoa bị khai tử mấy trăm năm và chỉ phục sinh từ cuộc cách mạng Tân Hợi 1911, nhưng cũng từ đó mang một vóc hình khác: Hợp chủng Quốc Hán Hoa. Đó là thực trạng Trung Hoa ngày nay không thể nói khác được, từ góc nhìn hợp chủng Quốc Hán Hoa thì quá khứ xa xôi không còn nguyên trạng của lịch sử dân tộc Trung Hoa nữa, chính vì vậy mới có chuyện những người xâm chiếm Trung Hoa đặt Trung Hoa dưới móng ngựa của họ cũng trở thành một triều đại chính thống của lịch sử Trung Hoa, nào Hán, nào Mông rồi Mãn.. hết thảy đều là một triều đại, một thời kỳ lịch sử của Trung Hoa, bất chấp thời ấy dân Trung Hoa phải cạo nữa đầu và kết tóc đuôi sam , 10 nhà mới được giữ 1 con dao, thời mà văn hóa Trung Hoa bị chôn dưới bùn nhà nho chỉ được xếp hạng 9 đứng trên ăn mày trong 10 bậc dân của đế quốc Mông Cổ.
Quan đi với liêu Thành từ kép: "Quan Liêu" người việt ghép thêm chữ thành ra "Quan Liêu Hống hách" để chỉ thái độ của các bậc Quan đế quốc coi dân như cỏ rác, câu trên cũng giúp ta xác định Quan và Liêu chỉ là một; chính xác phải nói là: Nước Quan Người Liêu. "Liêu " là từ Hán ký âm chữ "Lu" Tiếng Việt, Lu là mờ tối dịch tượng chỉ phương Nam, nhỏ, đen, mờ, lạnh, thấp, là những tính chất của Phương Nam theo dịch lý.
"Quan" ban đầu chỉ có nghĩa là Phương Nam nhưng do thực tế lịch sử thời Trung Hoa bị chiếm đóng tất cả người cầm đâu cổ dân từ thấp lên cao đều thuộc "Quan Tộc" nên chữ Quan phải gánh thêm nghĩa mới: "Kẻ cai trị" tức Quan Quyền như ta hiểu ngày nay.
Hán Tộc, Quan Tộc, Liêu Tộc có phải là Trung Hoa hay không? Thêm một bằng chứng lịch sử nữa:
Liêu chiếm đất Bắc Hoàng Hà của Trung Hoa, Kim diệt Liêu và chiếm hết đất của Liêu, sau đó tiến thêm chiếm hết miền hoa bắc, Mông Cổ chiếm hết đất của người Kim rồi xua quân chiếm luôn Nam Tống ở bờ Nam Trường Giang.
Mông Cổ chia: dân trên đất kim cũ gọi là Người Hán, trên đất Nam Tống gọi là Người Nam. Như vậy với vua Mông Cổ thì Kim hay Liêu gì cũng là Hán, Trung Hoa mới là giống khác.
Nếu ta đặt câu hỏi người Hán là Trung Hoa hay người Nam là Trung Hoa thì 1 em bé người Hoa cũng trả lời ngay được.: Người Nam của nước Tống mới là người Trung Hoa và còn hơn thế nữa ở Trung Hoa từ "Hán nhân" có thời được dùng như một câu chửi (Sách cội nguồn văn hóa Trung Hoa do Đường Đắc Dương chủ Biên, biên dịch Việt ngữ năm 2003).
Vậy tại sao mãi tới nay người ta vẫn còn lầm hẫn: Hán là Hoa hay Hoa và Hán chỉ là một ? Hoa và Hán không những là hai dân tộc khác mà họ còn khác biệt cả về chủng tộc, người Hán tức Quan Tộc thụôc dòng Mongoliot còn người Hoa thụôc dòng Monglóit phương nam với 2 chi là : Nam Á và Nam Đảo (Lộ sử gọi là man và Địch)
Sự lầm lẫn này không phải do vô ý, trái lại đã có một sự sắp xếp rất bài bản và tinh vi, Chúng ta xem lại lịch sử Trung Hoa thời trước và thời sau năm số "không" của Tây Lịch, thời kỳ Hán biến thành Hoa nhờ 1 cây cầu nối lịch sử.
Vương Mãng với quyết sách cải tổ toàn diện và triệt để đã làm rối loạn toàn xã hội Trung Hoa, sự đảo lộn ấy cộng hưởng với ngoại xâm và thiên tai trong một thời gian ngắn đã đẩy Trung Hoa đến bên bờ vực thẳm, Quốc lực hầu như bằng không tất nhiên loạn lạc nổi lên khắp nơi. Đòn quyết định vận mệnh Trung Hoa là việc vương Mãng Giáng vua các thụôc quốc từ tứơc 'vương' xuống tước 'hầu', cấm họ Lưu không đựơc làm quan, chính sử nói như thế nhưng ở đây ta có thể hiểu là: vương mãn áp dụng đừơng lối phân biệt chủng tộc, cấm ngừơi họ Lưu tức là cấm người LiÊU không đựơc tham dự vào bộ máy lãnh đạo Trung Hoa, phân biệt rõ Trung Hoa và ngoại nhân , chính quốc và thụôc quốc
Việc tự xưng là "Châu Hoàng Đế" chỉ rõ ý muốn tiếp nối quốc thống nhà "Châu" của vương mãng.
Chính sử không nói nhưng nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra Trong Quân của lưu bang thời Hán sở tranh hùng có rất nhiều người Hungnô tức rợ phương bắc nói chung, vì ơn nghĩa ấy sau khi lên ngôi Thực chất quốc gia của Lưu Bang là một cộng đồng đa tộc, Hoàng tộc Trung Hoa còn củng cố mối liên hệ với các tộc phương bắc bằng nhiều cụôc hôn nhân vì vậy nhiều người gốc Hungnô đã trở thành quý tộc trong triều đại Lưu Bang.
Hai anh em Lưu Dần và Lưu Tú ở trong số quý tộc dị chủng ấy, khi bị vương mãng tước Vương tộc lập tức phản ứng, tụ tập đồng bọn, những kẻ đồng hội đồng thuyền chiếm núi Lục Lâm ở Hồ Bắc, ban đầu chỉ là một bọn cướp núi dân Trung Hoa khinh thường gọi là "Lục lâm thảo khấu"… nhưng khi vận nước đã đến hồi tối tăm thì lũ "giặc cỏ" cũng làm nên cơ nghiệp, Trung Hoa rả rời và mong manh chỉ một cơn gió nhẹ cũng đủ sụp đổ tan tành, ban đầu bọn "giặc cỏ" lập Lưu Huyền lên làm vua, niên hiệu là Cánh Thủy có điều lạ: không thấy lịch sử nói đến tên triều đại mà chỉ lấy niên hiệu để gọi vua là Cánh Thủy Đế, nhưng Quân của ông ta thì lại gọi đích danh là "Hán Quân"
Cánh Thủy Đế chì làm vua được 3 năm thì bị quân Xích My của những người Trung Hoa theo Lão Giáo nổi lên nhằm khôi phục triều đại Lưu bang diệt quốc. Lưu Tú là tay Đại Hùng lược, anh hùng khai quốc của người hán, chính đám quân của ông đã chặt đầu "Châu hoàng đế" khi đang ngồi cầu kinh trên ngai vàng vì còn tin là số mình chưa tận.
Nhưng dưới triều Cánh Thủy Dế thì Lưu Tú lại bị vua lưu Huyền Nghi kỵ nên đày đi tuốt vùng sâu vùng xa Ở Hà Bắc (Trước đó do Tranh dành Lưu Huỳền đã giết Lưu Dần anh của Lưu Tú)
Lưu Tú đã tỏ rõ bản lĩnh của mình, sau mấy năm trời âm thầm gây dựng lực lượng đến năm 25 sau Công nguyên thì chính thức lập quốc và xưng đế hiệu là Quang Vũ tên nước và triều đại là Đông Hán hay Hậu hán.
Từ năm 26 Quan VŨ diệt quân XÍch My và rồi Tuần tự chiếm trọn đất Trung Hoa
4 triều đại nối tiếp nhau của thời kỳ này là:
Triều đại của Lưu Bang Hiếu Cao Tổ
Triều đại của Vương Mãng Châu Hoàng Đế
Triều đại của Lưu Huyền – Cánh Thủy Đế
Triều đại cua Lưu Tú Quang Vũ Đế
Trong số này có sự "bất thường" của lịch sử với 2 triều: Lưu bang Hiếu Cao và Lưu Huyền Cánh Thủy Đế. Ở triều đại do Lưu Bang dựng nên tất cả các vua đều có đế hiệu là "Hiếu" ; như Hiếu Cao Tổ, Hiếu Huệ Đế, Hiếu Văn Đế, Hiếu Cảnh Đế,v.v theo quy tắc của sử học Trung Hoa thì triều này bắt buộc phải gọi là triều "Hiếu" nhưng trong sách sử Trung Hoa ta không hề thấy tên triều này mà thay vào đấy là triều "Tây Hán"
Triều Cánh Thủy Đế còn đặc biệt hơn, không có cả Đế hiệu và quốc hiệu . Không lẽ là nước "Cánh" .. , có thấy lịch sử viết gì đâu? Nhưng quân đội lại ghi rõ là Hán Quân.
Tại sao vậy? Liên kết sự kiện của 2 triều đạị ta tìm ra sự bí ẩn của lịch sử Trung Hoa.
Cuộc nổi dậy của họ "Lưu" ở núi Lục Lâm đưa đến việc thành lập 2 triều đại của "Hán Nhân" triều của Lưu Huyền ở Thiểm Tây và Lưu Tú ở Hà Bắc Bắc Kinh; nếu triều của Lưu Tú là đông Hán thì triều của Lưu Huyền phải là Tây hán hay Tiền Hán, lịch sử đã chỉ rõ quân của Lưu Huyền là "Hán Quân". Tại sao lại tước đi đế hiệu hay Quốc hiệu ấy rồi đem gắn vào triều đại của Lưu Bang? Khi triều đại của Lưu bang được gắn tên mới là Tây Hán dĩ nhiên Đế Hiệu "Chính Thống" là triều Hiếu phải bị chôn vùi đi để cho dòng chảy lịch sử vẫn bình thường từ Tiền Hán sang Hậu hán đúng là cây cầu lịch sử nối đôi bờ Hoa-Hán, nhờ cây cầu này người Hán đương nhiên tiếp thu toàn bộ lịch sử của Trung Hoa , di sản ấy là toàn bộ nền văn hóa văn minh Trung Hoa và rất đặc biệt… 'sang đoạt' luôn cả tổ tiên của người Trung Hoa , đây là trường hợp đặc biệt "Độc nhất vô nhị" trong lịch sử nhân loại.
Việc "Hoán chuyển" này được sắp đặt hết sức công phu và tinh vi.
Lưu Bang được gọi là Bái Công, trong cuộc Hán Sở Tranh Hùng ông có thêm tên mới là Hán Vương. Từ "Hán" chỉ là ký âm hoa ngữ của chữ Hơn hay Hưng mà thôi, Hán Sở chỉ là một cặp lưỡng nghi hình thành trên quy tắc của dịch lý.
Hán Sở → Hên Sui
→ Hơn Thua
→ Hưng Suy
Vì Lưu Bang là người chiến thắng nên dĩ nhiêm là Hưng đế, còn Hạng tịch là suy đế hay sở đế…. phép ký âm phù thủy đã biến. :
Hưng = Hán = Hãn
"Hưng đế" của Trung Hoa qua trung gian của từ "Hán" đã biến thành " Đại Hãn" của Rợ Phương Bắc. Họ Lưu của Lưu Bang là sự cố tình nhập nhèm, khi khởi nghĩa ở đất Bái ông ta đã Tế Hoàng Đế và xi vưu Chứng Tỏ ông là Trung Hoa thuần túy. Ông chọn phẩm phục, cờ xí đều là mầu đỏ, chứng tỏ ông là gốc người miền nhiệt đới được tượng trưng bằng Quẻ Ly hay lửa và màu đỏ. Như vậy ông phải mang họ Lý không thể nào mang họ Lưu được, Lưu là biến âm của "Lu, mờ" là tính chất của Phương Nam theo dịch lý (ngược với Phương hiện này).
Lu → Liêu Lưu.
Lửa → Lý Lưu.
Chỉ với chút Tiểu xảo ngôn ngữ một ông vua gốc Nhiệt đới biến ngay thành vị khả hãn của xứ lạnh giá băng tuyết. Từ Hán cũng là ký âm của "Hãn" trong ngôn ngữ Bắc Phương (Phương hiện nay) tức phương Nam xưa (theo dịch lý) Hãn là Vua, nước của Hãn là Hãn Quốc, Quân đội của Hãn là Hãn Quân ; ký âm La Tinh Hãn thành Khan, người Tàu ký âm là khả hãn rồi Đại Hãn sau cùng thành Hán đế. Điều này được lịch sử Trung Hoa minh chứng là có cả đống nước gọi là "Hán Quốc" Chứ không phải chỉ có triều tiền và Hậu Hán.
Tóm Lại:
Trong Lịch sử Trung Hoa Từ "Hán" hay "Hán Tộc" là tên chung của các tộc du mục phương Bắc chính yếu chỉ 2 tộc Khiết Đan hay Liêu và Tiên Ty hay Kim Mãn, Quan Tộc chỉ là một thành phần của Tộc Liêu. Mà thôi
Người Hán không phải là người Hoa, Hán Quốc không bao giờ là Trung Hoa (theo Quan điểm Trung Hoa thuần khiết và chính thống)
Triều Hiếu do Lưu Bang lập nên không có một chút liên hệ gì về huyết thống với Quan Vũ nước Đông Hán; Đông Hán chính xác phải gọi là Đông Hãn Quốc, cùng với Tây Hãn Quốc. Tương tự Khâm Sát Hãn Quốc; A hoạt đài Hãn Quốc . Của người Mông Cổ.
Vương Mãng viết đúng là: Vương Mãn, nghĩa là Vua cuối cùng, Mãn là đã đầy tràn hết chỗ chứa rồi không thể thêm được nữa, tiếng việt dùng chữ Mãn với nghĩa đã xong rồi như Mãn Nhiệm, Mãn khóa, mãn phần,v.v do hoàn cảnh lịch sử nên các sử gia chỉ có thể viết một cách bóng gió: triều Vương Mãn và ta phải hiểu rõ ý nghĩa là: Vận số của Vương triều Trung Hoa tới đây đã tận. So sánh với Hùng Triều thế phổ thì Vương Mãn là triều Hùng Vương thứ 18 , Tên Vương Mãn nói lên một điều rất rõ ràng đây là Vương Triều sau cùng của Trung Hoa, sau đấy là chuỗi ngày Vong Quốc, con dân Trung Hoa làm thân nô lệ và kẻ xâm chiếm thống trị Trung Hoa chính là Quan Tộc với 2 Hãn Quốc Tiền và Hậu.
Việc Lưu tú nhận là cháu 5 đời của Cảnh đế triều Hiếu là giả mạo và bị dân gian diễu cợt bằng câu : "mập mờ đánh lận con đen.."…. cả huyền và tú-tối đều là con đen… theo nghĩa này.
Việc có rất nhiều từ hán gốc Việt trong sử Trung hoa là 1 hiện tượng ngôn ngữ chưa lý giải được…, rất có thể là lịch sử trung hoa hiện nay đã viết dựa trên những tư liệu gốc không phải bằng hán văn nên với những từ hay cụm từ được cho là "danh từ riêng" thì ký âm chứ không dịch, loại văn tự này chỉ có thể là Việt văn cổ hoặc Nếu không thì cũng là văn tự của dân tộc nào đó rất gần gũi với người Việt hiện nay.
Bài 8
G – Dịch học và thời lập quốc họ HÙNG.
Dịch học là ánh sáng của người họ HÙNG nên không có gì nằm ngoài nó,lịch sử cũng vậy, người họ Hùng đã kiến taọ lịch sử của mình trên cơ sở HÀ THƯ và NGŨ HÀNH, ta nhìn lại Hà thư và những vận dụng của ngũ hành:
Đối chiếu với Hà thư.
1 - Thời tiền lập quốc.
Tóm lược những thông tin rút ra được từ sách Lã thị xuân thu của Lã bất vi:
-Phương số 3-8 Hà thư là :Thái cao Bào hy vua của phương đông ứng với màu xanh hành mộc ( xem các nút số ở hình trên )
- Phương số 2-7 Hà thư là : Viêm đế- thần nông vua của phương viêm nhiệt ứng với màu đỏ hành hoả.
- Phương số 4-9 Hà thư là : Thái hạo vua của phương tây ứng với màu trắng hành thổ.
- Phương số 1-6 Hà thư là :xuyên húc vua của phương u huyền ứng với màu đen hành thủy.
Ta thấy ngay cổ nhân Trung hoa đã kiến lập lịch sử buổi ban đầu của dân tộc mình theo HÀ THƯ.
Ở đây 2 phương đông và tây đã rõ ràng chỉ cần minh định 2 phương bắc và nam; theo Lã thị xuân thu phương viêm nhiệt là phương nam là sai ; viêm nhiệt là nóng bức, bức =bắc qúa rõ, liên quan tới nóng và lửa ta còn nhiều từ khác như : hỏa viêm thượng nghĩa là lửa thì bốc lên ; ta lưu ý từ viêm và bốc, nhẹ như bấc; số 2 trong hà thư đọc là nhị chính là biến âm của nhẹ từ Việt như vậy ta thấy từ bắc nằm trong cụm từ bắc-bức- bấc-bốc là những biến âm dùng diễn tả những gì liên quan tới ngọn lửa.
Vùng trời này được gọi là Viêm thiên trong cửu thiên và trên thực địa thì không thể có sự chỉ định nào khác ngoài vùng nhiệt đới hay cận xích đới, ngược với viêm thiên là huyền thiên hay phương nam,phương màu đen tiếng Việt còn gọi là Mun, người Tàu ký âm thành Man và chính người Tàu cũng đã xác định đấy là phương nam qua từ kép NAM MAN tức nam mun.
Một chứng lý nữa : trong vương chế Trung hoa vua luôn luôn quay mặt về hướng nam nếu là buổi thiết triều thì để nghe lời của hiền thần còn noí chung là để lắng nghe nguyện vọng của dân chúng; như vậy khi vua nhìn về hướng nam thì bản thân vua phải ở hướng bắc, quần thần và dân chúng chầu về hướng bắc, ở Trung hoa xưa vua được xem như mặt trời vậy, nên chầu vua tức chầu mặt trời tức là quay mặt về hướng xích đạo tóm lại hướng mặt trời là hướng Bắc.
Tới đây đã đủ bằng chứng để kết luận : phương bắc và nam đã bị lật ngược đây là việc làm có chủ đích , có hệ thống vì không phải chỉ có phương nam bắc mà toàn bộ những thông tin cơ bản của dịch lý đều bị đảo lộn như âm dương, vạch đứt -vạch liền, các phương vị của Hà Lạc và bát quái, ngũ hành cũng cùng chung số phận; nói chung CÀN KHÔN đã bị người Hán phá nát, những điều này dần dần khi đi sâu tìm hiểu địch học họ HÙNG chúng ta sẽ nhận ra.
Các cặp số của Hà thư cho ta 4 phương và trung tâm hay trung nguyên.
4 phương tượng trưng cho 4 thị tộc hay bộ lạc thời tiền lập quốc và trung nguyên là nơi hoà hợp thống nhất các thị tộc thành dân tộc, thời gian này là thời lưỡng tính, khởi đầu là liên minh thị tộc và kết thúc là hình thành quốc gia. Quốc hiệu đầu tiên của dòng giống HÙNG là Quốc gia họ HÙNG hay HỮU HÙNG QUỐC, chữ hữu ở đây là ký âm chữ họ của Việt ngữ ̣( người Tàu cố tình nhập nhèm coi chữ HỮU là trợ từ ), quốc hiệu này biểu thị rất rõ thời lưỡng tính trên vì mang trong bản thân cả hữu lẫn quốc .
- căp số ( 3-8 )
Trong hà thư chỉ phương đông phương mặt trời mọc hay mùa xuân; ý chỉ buổi bình minh của dân tộc. Truyền thuyết lập quốc người Việt gọi vị tổ phụ phương đông là ĐỘNG ĐÌNH QUÂN vua vùng Động đình hồ. Mới đây các nhà nghiên cứu Việt nam đã sưu tập được trong truyền thuyết dân gian tên 4 vì vua đầu của họ HÙNG là : VUA CẢ- THÁI
Động đình hồ ở đâu ? phần lớn những nhà nghiên cứu sử đều bị mê hoặc bởi đầm Vân mộng ở Hồ nam và xác định đấy là Động đình hồ của cổ thư, trong sách cổ của Trung hoa nói nhiều đến Chấn trạch hay Lôi trạch cả 2 đều có nghĩa là cái hồ ở phương đông ta thấy đầm Vân mộng không đủ các yếu tố theo chỉ định của ngôn ngữ vì nó nằm ở khoảng giữa đất Trung hoa..Đình hồ nghĩa là cái hồ lớn có thể hiểu là biển nên động đình hồ phải dịch sang Việt ngữ là Biển đông mới đúng, Động đình quân là vua vùng biển đông, căn cứ vào năng lực con người vào thời đại ấy thì biển đông chỉ có thể gom vào vùng vịnh bắc bộ ngày nay là hợp lý, truyền thuyết Việt nam nói Linh lang một vì vua được thờ rất nhiều đã hoá tức chết ở hồ Tây và hồn suôi về Động đình hồ , điều này kiện chứng thêm cho sự ấn định trên.
- cặp số ( 2-7 )
Số( 2-7) chỉ phương nóng bức hay hướng xích đạo là nơi cai quản của THÁI VIÊM ;tổ phụ phương lửa hay quẻ LY.sách Lã thị xuân thu và các tư liệu lịch sử Việt nam đều gọi là VIÊM ĐẾ đây là sự khập khễnh đáng tiếc , khi đã xác định là 1 tổ phụ thời tiền lập quốc phải gọi là THÁI VIÊM mới chuẩn xác và nhất quán;truyền thuyết lich sử Việt coi Thái viêm Thần nông là tổ cao nhất của mình; Đế MINH cháu 3 đời của Viêm đế Thần nông….dã sử Việt đả mở đầu như thế…, còn theo Lã thị xuân thu: Viêm đế cai trị bằng hoả đức, thần bảo hộ là hỏa thần Chúc dung, số tương ứng trong Hà thưlà số 7 hướng xích đạo cũng là màu đỏ, động vật tiêu biểu là loài lông vũ tức loài chim và nhiều sách cổ của Trung Hoa chỉ định rõ là chim khổng tước tức chim công. Thực tế ta hiểu thị tộc của Viêm đế có địa bàn sinh sống là vùng nóng nhất trong 4 thị tộc thời tiền lập quốc tức gần xích đạo nhất.Trung hoa xưa vẫn gọi miền trung Việt nam là miền bắc hộ ý nói vì đã vượt qúa xích đạo nên cửa mở về hướng bắc để đ̣ón ańh mặt trời.
- cặp số (4-9)
Phương tây trước đây không được nói tới trong truyền thuyết lập quốc nhưng nay đã được bổ sung là THÁI KHANG hay tổ phụ phương tây, từ khang thực ra là khăng hay khăng khăng nghĩa là không thay đổi, khăng =cang=cương=cứng là tính chất của phương tây theo dịch học: số 4 là cứng, số 9 là đinh hay tịnh, Lã thị xuân thu viết động vật tiêu biểu là loài lông mao ý nói loài sư tử , đây là cái sai rất điển hình của những người cố ý cạo sửa cổ thư vì sư tử là loài thú xa lạ với cả Đông nam á và Trung hoa, bạn có nghe nói đến sư tử đông á châu bao giờ chưa ?..Động vật tiêu biểu của phương tây phải là con voi vì can số 9 chỉ phương tây theo Hà thư là can: định, tịnh..;.bản thân chữ tịnh đã là con voi rồi vậy mà Có người cố ý nhập nhèm sửa đổi vì phía bắc sông Hòang hà từ cổ chí kim làm gì có voi nên họ thay bằng con sư tử , cả sư và tử đều xuất phát từ âm tsi số 4 mà thôi, số 4 việt ngữ là bốn, biến âm thành bóng ,sáng bóng hay bóng láng dịch sang Hoa ngữ là HẠO hay CHIÊU nên phương tây còn gọi là phương Chiêu, tổ phụ phương này là THIẾU HẠO. Ở trên ta đã biết khương hay cương có nghĩa là cứng rắn không thay đổi, đấy là đặc tính của phương tây cổ thư trung hoa cũng nói đến sông KHANG hay KHƯƠNG như cái nôi của người cổ, từ Khương ký âm thành ! Cương cho phép ta liên kết với sông MỄ CƯƠNG tức sông MÊCÔNG ngày nay.
_ Cặp số ( 1-6)
Việt ngữ gọi tháng 1 là tháng giêng, hoa ngữ ký âm thành giang đồng nghĩa với con sông thường được dịch thành xuyên, số 1 cũng là đơn biến âm của đen trùng khớp với huyền thiên trong cửu thiên cũng là mun màu đen tiếng Việt để tạo thành nam mun hay man, vị vua của phương này truyền thuyết dân gian Việt gọi là THÁI TIẾT, thực ra là TIẾP mới đúng, tiếp là tiếp giáp chỗ giao nhau của cũ và mới trước và sau là sự bắt đ̣ầu hay trước tiên theo nghĩa chữ giáp là đứng đầu là thứ nhất nên Thái tiết còn có tên là tiên đế, lĩnh nam trích quái gọi là bà VŨ TIÊN,ta thấy tất cả đều xoay quanh con số 1,Vũ tiên thực ra chỉ có nghĩa là vua vùng số 1 tức phương nam, vì vua của phương 1-6 này cổ sử Trung hoa gọi là XUYÊN HÚC, xuyên là con sông như ta đã biết ở trên còn Húc chỉ là ký âm sai của từ hắc nghĩa cũng là màu ̣đen.sông đen chuyển ngữ thành Xuyên húc hay Hắc
Tóm lại : thời tiền lập quốc người xưa đã dựa trên Hà thư để hư cấu thành 4 vị tổ phụ của 4 phương trời, mượn danh các vua nhưng thực ra để chỉ 4 thị tộc mà sau này đã tham gia vào việc cấu thành dân tộc họ HÙNG.
2 - Thời lập quốc.
HIỀN VƯƠNG vua của thị tộc CẢ nghĩa là tộc đứng đầu cổ sử Trung hoa chép thành HIÊN VIÊN của tộc CƠ đánh bại XUY VƯU vua của thị tộc CỬU LÊ ; đoạn sử này xuất phát từ cặp số 4-9 chỉ phương tây của Hà thư, xuy là âm số 4 còn cửu là số 9. Sau đó ở trận Trác Lộc Hiền vương đánh bại VIÊM ĐẾ thủ lãnh thị tộc phương 'nóng' thống nhất 3 tḥị tộc thành một dân tộc, dân tộc HÙNG, lập nước họ HÙNG và lên ngôi HÙNG VŨ tức VUA HÙNG , vũ chỉ là ký âm hán tự chữ vua của việt ngữ, lãnh thổ của nước họ HÙNG là đất GIỮA chuyển âm Hán ngữ thành YUÊ còn được dịch thành GIAO CHỈ, chỉ là chỗ, nơi chốn ý nói nơi giao nhau của 2 đường nam bắc, đông tây, chữ giữa ký âm YUÊ không hiểu sao Việt nho đọc thành VIỆT.
Vua Hùng dạo chơi phương nam gặp và kết hôn với con gái bà Vũ tiên hay tiên đế sinh ra LỘC TỤC, Lộc là biến âm của lục là số 6 và công thức đả ấn định trong hà thư để sinh ra Lục tục : Hiên viên hay Hiền vương tên tộc là NGU chính xác là NGŨ số 5 ở trung tâm của Hà thư, lấy con bà Vũ tiên là số 1, sinh ra Lộc tục được chỉ bởi số 6;ta có: 5+1=6, sau vua HÙNG truyền ngôi cho con cả lập nên triều đế NGHI ở phương Bắc và Lộc tục được phong là vương phương Nam lấy hiệu là KINH DƯƠNG VƯƠNG, Kinh biến âm của cóng nghĩa là lạnh cũng là một tên khác của quẻ Khảm chỉ NƯỚC trong cặp đối Lửa-Nước hay phương Bắc và phương nam,nóng và lạnh còn dương chỉ là biến âm của Giêng tức số 1 của Hà thư.Giòng con cháu đế NGHI gọi là người LA tượng trưng bởi qủe LY là lửa , qủe của Viêm phương.
Cổ sử Trung hoa không 'thích' con đường hôn nhân mà nhất định phải đánh , phải có chiến tranh và chiến thắng mới oai …nên viết HOÀNG ĐẾ tức HÙNG VŨ đánh bại HOAN ĐÂU con của vua XUYÊN HÚC ở ĐAN THỦY, đan là biến âm của đen, Đan thủy hay HẮC THỦY cũng là con 'sông đen' mà thôi, HẮC THỦY là tên của sông ĐÀ xưa. HOAN ĐÂU là tổ của người MIÊU hay Hữu Miêu tức họ Miêu, chữ Miêu chỉ là ký âm sai của chữ MUN mà thôi, người Mun nghĩa là người phương nam. Tất cả người tộc Miêu đều nhận mình là người MUN.
Thực tế thì chẳng có hôn nhân cũng chẳng có đánh nhau đấy chỉ là một lối ám chỉ ,diễn tả việc phát triển dân tộc HÙNG về phương nam ,ở đấy cộng sinh và hoà huyết với1 tộc người mới là người MUN kết qủa là tạo thành giòng tộc HÙNG phương nam gọi là người KINH hay CÓNG tên khác của quẻ Khảm chỉ phương nước ngược với phương lửa.
LA và KINH là anh em cùng cha khác mẹ , cả 2 là con HÙNG VŨ tức vua HÙNG và đất giữa hay YUÊ cũng có Yuê-bắc và Yuê- nam, ngày nay kim chỉ nam còn được gọi là LA-KINH tức cây kim 2 đầu, 1 đầu Bắc và1 đầu Nam nhưng chỉ là 1 cây kim mà thôi . Người KINH mọi người đều biết là người VIỆT hiện nay còn người LA ?
Câu ca dao sau sẽ dẫn dắt chúng ta ̣đến 1 bất ngờ to lớn:
Ai ơi chớ lấy KẺ LA.
Cái dưa thì khú cái cà thì thâm.
Gạt bỏ ý tứ trong lối chơi chữ 'dưa khú- cà thâm' đi ta có được 1 thông tin quan trọng và qúy giá đó là KẺ LA, kẻ nghĩa là người , kẻ La là người La tên người Việt gọi người CHĂM hay CHÀM; thì ra La và Kinh là chỉ người Việt và người Chàm hiện nay…, người Chàm là dòng đế NGHI con cả của vua HÙNG, thật là một bất ngờ to lớn khi biết La là quẻ Ly ;Kinh là quẻ Cóng hay khảm tức quẻ lửa và quẻ nước biểu thị sự phân cực của một thể thống nhất theo luật lưỡng nghi của dịch học.
Người Chàm chỉ là một phần của người La , người La hiện nay có mặt ở nhiều nơi trong vùng đông nam á và trung quốc, Lào và Thái có người LÀO hay LÃO QUA, Trung quốc có người DI LÃO hay CAĐAI và người LÊ, các từ Ly-la- lê-lão-lô..v.v chỉ là những biến âm của 1 từ gốc là LỬA, chữ Di là tàn tích của chữ NHÌ là thứ hai .
DI_LÃO có 1 từ kép Đối xứng là KINH_LẠC, qủe Cóng đối với qủe Ly hay Kinh đối với Lão; Lạc biến âm của lục số 6 đối với Di biến âm của nhị số 2, 6 và 2 là 2 số đối phân cực Bắc Nam của Hà thư.
Người KINH- LẠC; ngoài người Kinh ở đất Việt hiện nay còn có dòng Bách-lộc và người Hẹ hay Hacka và người mang họ MẠC ở đất Trung quốc vì Chữ LẠC còn đọc là ḤẠC và MẠC-MẠCH, có điều lạ lùng là không hiểu sao người Tàu lại gọi người Cao ly là Mạch, có 1 sự lẫn lộn nào đó của lịch sử hay không ?.
Khi hình thành nên tộc Kinh-Lạc dòng máu người họ HÙNG đã là sự hòa huyết của 3 thị tộc gốc: người dòng CẢ của phương bắc, người CỬU_LÊ của phương tây, người MUN hay MIÊU của phương nước hay nam xưa tức phương bắc ngày nay.
Truyền thuyết Việt nói : KINH DƯƠNG VƯƠNG kết hôn cùng LONG _NỮ con ĐỘNG ĐÌNH QUÂN; thế là người họ Hùng đã đi hết đoạn đường mà tạo hóa sắp đặt để hòa thêm dòng máu thứ 4 vào huyết thống của mình dòng máu của LONG tộc ở phương ĐÔNG, diễn biến này được Truyền thuyết lịch sử Trung hoa viết :Vua ĐẠI VŨ lấy vợ là ĐỒ SƠN THỊ, Đồ sơn thị là người con gái ở ĐỒ_SƠN ; phải chăng là bãi biển Đồ sơn ở Hải phòng bắc Việt hiện nay ? cổ thư trung hoa có nói đến việc họ KINH XUYÊN và ĐỘNG ĐÌNH đời đời là thông gia…
Cổ sử cũng cho biết khởi thủy đất trung hoa chỉ có châu ĐÀO-ĐƯỜNG hay ĐÀO- DƯƠNG, thông qua các dịch tượng ta hiểu Đào đường hay dương cũng chỉ có nghĩa là bắc – nam hay lửa và nước mà thôi, cổ sử Việt có nói đ̣ến đất Việt thường đấy chính là nói về đất Đường trên, Đường là phát âm hán việt chữ thoòng hay thường mà thôi.Con dân vua HÙNG có người LA người KINH, đất có đất Đào đất Đường hay Việt thường, căn cứ vào thư tịch cổ ta còn thấy vua cũng có 2 dòng, đế KHAI-MINH và đế MINH-KHIẾT, ông KHIẾT là tổ của người Trung hoa vùng Trường giang ta có thể suy ra đế Minh Khiết hay MINH + KHIẾT là vua gốc dòng KINH- LẠC do sự hòa huyết của đế MINH và dòng VŨ TIÊN phương nam gọi tên khác là ông KHIẾT như truyền thuyết đã nói ở trên. Khi vua HÙNG truyền ngôi cho đế NGHI ở phương bắc tức đất Đào thì quốc hiệu là nước 'ĐÀO' dịch sang Hoa ngữ là HỒNG BANG ký âm sai thành HỒNG BÀNG, đấy là quốc hiệu đã được mọi người VIÊT NAM mặc nhiên công nhận.
Những dòng tóm lược về thời khai quốc trên đã cho thấy có sự trùng hợp hầu như hoàn toàn giữa 2 dòng sử VIỆT và HOA , sự việc này thực kỳ bí buộc ta phải đi sâu thêm để khám phá.
Do lẫn lộn không phân biệt giữa Thái viêm Thần nông tổ 3 đời của đế Minh và Viêm đế một thủ lãnh bộ tộc cùng thời với đế Minh hay Hiên viên- Hiền vương đã khiến cổ sử Việt mắc sai lầm cơ bản mang tính quyết định .
Vì lầm lẫn Viêm đế là thủy tổ của dòng Việt mà …Hoàng đế Hiên Viên đã đánh bại Viêm đế…nên các sử gia người Việt đã coi Hiên Viên là kẻ xâm lăng và hủy diệt nước của người Việt .
Hoàng đế Hiên Viên đã đánh bại Xuy vưu và Viêm đế thống nhất 3 bô tộc để lập nên nước họ HÙNG thời thái cổ .
Chính sự thực lịch sử này khiến Trong dòng con dân của Viêm đế còn truyền tụng cho đến tận ngày nay truyền tích xâm lăng diệt quốc của Hoàng đế Hiên Viên .
Giới sử học Việt đà mắc sai lầm căn bản coi Hoàng đế Hiên viên là tổ của Hán tộc ….khi Hán tộc chưa hề có mặt trên qủa đất này , Hiên Viên chỉ là ký âm hán tự của Hiền vương Hùng vũ là thủ lãnh của một trong ba bộ tộc đã kết hợp để làm nên họ HÙNG thủy tổ của người VIỆT ngày nay.
Bài - 9
H -Đường dẫn
1. Sơ phác về Đông Nam Á
Nói đến Đông Nam Á ngày nay người ta thường hiểu đấy là số cộng của lãnh thổ và dân số 10 nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, một vùng với diện tích 4 triệu km2 và gần 500 triệu dân. Các nước Đông Nam Á trước đây không đóng vai trò quan trọng trên thế giới, người ta chỉ phảng phất biết đấy là vùng có nhiều hương liệu quí và thời cận đại là vùng nguyên vật liệu cung cấp cho các nhà máy ở Phương Tây.
Thời mà Đông Nam Á chỉ được thiên hạ biết đến là vùng ở giữa Trung Hoa và ấn Độ đã qua rồi. Trung Hoa và Ấn Độ là 2 anh chàng khổng lồ chiếm hơn 1/3 dân số nhân loại, lại là 2 trung tâm văn minh cổ đại của loài người nên cái bóng của họ to quá khiến Đông Nam Á mất tăm, mất tích hay khá lắm thì cũng chỉ được coi là vùng phụ thuộc của bán đảo Trung Ấn, vùng ảnh hưởng của văn hoá, văn minh Trung Hoa và Ấn Độ mà thôi. Nhóm từ Đông Nam Á ta quen dùng chỉ là địa giới hành chính, thực ra bé hơn nhiều so với vùng Đông Nam Á thực sự. Nếu coi Đông Nam Á như một khu vực địa lý khí hậu thì nó đồng nghĩa với khu vực châu Á gió mùa. Còn coi đó là khu vực với khía cạnh nhân chủng dân tộc học thì Đông Nam Á là địa bàn sinh tụ từ cổ đại đến nay của giống mà khoa nhân chủng học gọi là Mongoloit phương Nam và gồm 2 nhánh:
- Nhánh
- Nhánh Nam đảo hay Indonesien
Đông Nam Á thực sự Phía tây bắc giáp với bắc Ấn và cao nguyên Khang Tạng tức tới vùng Tứ Xuyên của Trung Hoa hiện nay, phía đông bắc đến tận bờ nam Dương Tử. Thực vậy, nếu hiểu theo nghĩa là một khu vực văn hoá, văn minh thì Đông Nam Á có 4 vùng địa lý tự nhiên:
- Đông Nam Á hải đảo - Đông Nam Á lục địa
- Tây nam Trung Hoa - Đông nam Trung Hoa
Tới nay ánh sáng khoa học chưa rọi đến quá khứ đông nam á, ngay cả những điều cơ bản người ta cũng còn rất lơ mơ như sự ra đời và tồn tại của quốc gia mà sách vở Tàu gọi là nước Phù nam; lãnh thổ, tộc người , tương quan lịch sử-văn hoá với 2 nền văn hoá kề cận là Trung hoa và Ấn độ mãi tới nay vẫn chưa thấu suốt.
Tại sao ngoài vùng gọi là văn hoá Trung hoa phần còn lại của Đông nam á lại đậm nét văn hoá Ấn ?… chỉ trừ Việt nam và Phillipin 3 tôn giáo có gốc ở tiểu lục địa Ấn độ là Phật giáo, hồi giáo và ấn giáo đã trùm phủ khắp Đông nam á cả lục địa lẫn hải đảo, sự việc diễn tiến ra sao ? chưa có câu trả lời, có chăng lại là vài dòng truyền thuyết sặc mùi thực dân đế quốc như…có đoàn người đến từ tiểu lục địa Ấn độ và đã xảy ra 1 trận đánh kết qủa …nữ chúa Phù nam còn ở truồng đã thua phải giao ngôi báu và trở thành vợ kẻ chiến thắng…, quả thực sự cai trị cuả dòng Aryan trên đất đông nam á nghịêt ngã hơn nhiều so với sự cai trị của dòng Man trên đất Trung Hoa, chí ít thì người Trung hoa cũng còn nhớ có ông Bàn cổ,bào hy, Thần nông rồi Nghiêu Thuấn Vũ.v.v., cũng còn biết đến âm dương- ngũ hành trái lại trong vùng thống trị của văn hoá Aryan thì tất cả cứ như là ở dưới lỗ nẻ chui lên vậy, chẳng còn biết mình ở đâu ra nữa…
Khảo cổ học cùng nhiều ngành khoa học khác đang vén dần bức màn quá khứ của Đông Nam Á và khám phá: Thực kỳ diệu! Từ rất xa xưa khoảng 10.000 năm nay, ĐNA là một thể thuần nhất trên mọi khía cạnh văn hoá, văn minh và tộc người (dĩ nhiên ta hiểu theo ý "đại đồng tiểu dị") vậy mà cho tới tận hôm nay vẫn không thấy một tín hiệu nào, một dòng chữ nào của thời xa xưa nói về việc đã từng tồn tại trong quá khứ một dân tộc gọi Đông Nam Á? Sự thực có như thế không? Chính sự đồng nhất này khiến chúng ta không thể nghĩ khác được là: Tất cả ra đời từ một khuôn đúc, sự sống chung trong một thời gian dài lâu đã tạo thành nếp nghĩ, nếp sinh hoạt mà bây giờ chúng ta gọi là văn hoá văn minh Đông Nam Á không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam và các dân tộc Đông Nam Á khác có cả một kho tàng truyện cổ tích lịch sử và phương pháp truyền đạt để bảo tồn những cổ tích đó là "văn nói", là các buổi kể chuyện "khan" quanh đống lửa của núi rừng Tây Nguyên. Tổ tiên người Việt biết rất rõ về sức sống của "văn nói" thể hiện qua câu ca dao:
"Trăm năm bia đá cũng mòn
ngàn năm bia miệng vẫn cò trơ trơ"
Một quốc gia hay một cộng đồng Đông Nam Á thời xa xưa chắc chắn đã tồn tại và tan vỡ, trước cảnh nước mất nhà tan, cha mẹ thì gươm kề cổ, con cái thì "lên rừng tìm ngà voi, xuống bể mò ngọc trai" đem dâng nộp cho kẻ thống trị, trong tình cảnh đó sẽ không thể có sách sử bằng chữ viết để lưu truyền ,vì chỉ 1 hay 2 thẻ tre, một vài chữ sẽ đưa đến án tru di…như Càn long đã tru di cửu tộc nhà thầy dạy học mình., Cổ nhân không có cách nào khác là ký thác những gì muốn nói với đời sau vào những câu chuyện kể bằng lời, đời cha kể chuyện cổ tích cho đời con, đời con thuộc nằm lòng và kể lại cho đời cháu cứ như thế mà tiếp tục đến ngàn năm sau rồi ra sẽ có ngày vận nước thoát cơn bỉ cực, con cháu sẽ giải mã được các bức điệp văn đánh đi từ quá khứ và tìm lại được quê cha đất tổ và nguồn gốc đích thực của dòng giống mình. Thực may mắn vô cùng ta đã tìm được chiếc chìa khoá để giải mã các tín điệp của tổ tiên đó chính là Dịch Lý. Thí dụ: ngay ở đoạn trên có câu: "lên rừng tìm ngà voi, xuống biển mò ngọc trai " khi dùng các mã tin của Dịch Lý để giải ta xác định ngay được: Quê cha đất tổ của ta phía tây có rất nhiều voi, phía đông là biển hoàn toàn khớp với ý nghĩa của chữ "nguyên hình" là Tịnh chỉ hướng tây và Long chỉ hướng đông, như thế không thể ở nơi nào kha�! �c ngoài miền trung Việt Nam hiện nay.
Sự trùng khớp hoàn toàn này cũng chính là dấu ấn mà tổ tiên người Việt Nam đã đóng lên Kinh Dịch, xác nhận chủ quyền dân tộc trên bản kinh vô giá, độc nhất vô nhị trên thế gian này. Và chỉ có người Đông Nam Á nói chung và người Việt Nam nói riêng khi đã nối thông được với ngọn ngành của dân tộc mình, tiếp thu được linh khí ngàn đồi tổ tiên truyền về mới có thể thấu hiểu Kinh Dịch tìm được những giá trị vô song tàng chứa trong đó để vận dụng kiến tạo đời sống hạnh phúc cho chính mình và cho anh em, cơn bỉ cực của dân tộc đã kéo dài đến hàng ngàn năm. Phải chăng những ngày tháng này đây là thời khắc linh thiêng, là điểm khởi đầu của thời phục hưng, thời huy hoàng của Đông Nam Á.
2 . Các vua trong truyền thuyết Việt Nam và Trung Hoa cổ
a. Việt Nam
Dựa theo các cổ tích đã dẫn, ta tìm thấy tên các bậc quân vương đời Thái cổ:
1. Viêm Đế họ Thần Nông
2. Vụ Tiên
3. Động Đình Quân
4. Hùng vương
5. Đế Minh
6. Đế Nghi
7. Kinh Dương Vương
8. Lộc Tục
9.Sơn tinh
10. Lạc Long Quân
11. Sùng lãm
12. An Dương Vương Thục Phán
b. Các vị vua Thái cổ Trung Hoa
*- theo sách Lã thị xuân thu :
Qua loạt bài trước ta đã biết về 4 vị vua Thái Cổ của Trung Hoa:
1. Thái Cao Mộc Đức mùa xuân số 8, phương Đông (màu xanh)
2. Viêm Đế Hoả Đức mùa hạ phương Nam (?) số 7 (màu đỏ)
3. Thiếu Hạo đức Kim mùa thu phương Tây số 9 (màu trắng)
4. Xuyên Húc Thủy Đức mùa đông phương Bắc (?) số 6 màu đen
Các số 6 7 8 9 là số chỉ bốn hướng chính của Hà Thư (Đồ); các đức là đức của Ngũ Hành, các thần cũng là thần của Ngũ Hành. Ở phần trích trong Lã Thị Xuân Thu ở trên không thấy nói đến Cửu Thiên, nhưng xem xét thấy rất tương hợp vì tất cả đều là mã tin của Dịch Lý nên có sự nhất quán
Ta thấy sự tương ứng các vị trí:
Thái Cao Thanh Thiên (xanh)
Viêm Đế Viêm Thiên (nóng, bức)
Thiếu Hạo Hạo Thiên (tỏ, rõ)
Xuyên Húc Huyền Thiên (đen, mờ)
* . Căn cứ vào Cổ Thư Trung Hoa, ta có các vị vua:
1. Bàn Cổ
2. Tam Hoàng: Thiên Hoàng, Địa Hoàng, Nhân Hoàng (dị bản: Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế)
3. Ngũ Đế: có đến 4 thuyết:
* Thái Hạo Hoàng đế Thần Nông Thiếu Hạo Chuyên Húc.
* Phục Hy Thần Nông Hoàng Đế Thiếu Hạo Chuyên Húc
* Hoàng Đế Thiếu Hạo Chuyên Húc Đế Khốc Đế Chí (theo Từ Hải)
* Hoàng Đế Chuyên Húc Đế Khốc Đế Nghiêu Đế Thuấn (theo Tsui Chi)
nhiều sách có nhắc đến Đế Ai, Đế Lỗ . thật là rối rắm.
Bài 10
Truyền thuyết và thơ sử
Tiền nhân người Việt Nam đã truyền lại cho đời sau nhiều chuyện cổ tích, đặc biệt là những truyện trước công nguyên. Trong những câu chuyện trên có phần hư cấu, mới đọc tưởng là chuyện tà ma, yêu thuật nhưng khi dùng chìa khoá Dịch Lý để mở mới nhận ra đó chính là tâm huyết của người xưa, khi đưa các mã tin của Dịch Lý vào các câu chuyện cổ tích kết hợp với cổ sử Trung Hoa và Việt Nam đối chiếu với những khám phá của một số ngành khoa học hiện đại ta có thể phục dựng lại nguyên bản của lịch sử, đúng như những gì đã xảy ra, rửa sạch các lớp sơn ô uế mà ai đó đã phủ lên lịch sử của con dân Việt Nam con dân Họ Hùng trong số đó quan trọng nhất là Hùng triều ngọc phả.
e- Hùng triều ngọc phả :
Dựa theo phả hệ Hùng Vương 18 đời được lưu truyền từ xa xưa và con dân Việt coi như chính sử:
1 Hùng Dương Vương
2 Hùng Hiển Vương
3 Hùng Quốc Vương hay Thuấn Vương Lâm Lang
4 Hùng Nghi Vương Bảo Lang ( dị bản: Tân Lang)
5 Hùng Hy Vương Viêm Lang ( dị bản: Hùng Anh Vương)
6 Hùng Hoa Vương Hải Lang̣
7 Hùng Huy Vương Long Tiên Lang
8 Hùng Chiêu Vương Quốc Tiên Lang
9. Hùng Ninh Vương Thừa Văn Lang
10. Hùng Uy Vương Hoàng Hải Lang ( dị bản: Hùng Vĩ Vương)
11. Hùng Trịnh Vương Đức Hưng Lang
12. Hùng Vũ Vương Hiền Đức Lang
13. Hùng Việt Vương Tuấn Lang
14. Hùng Định Vương Chân Lang
15. Hùng Triệu Vương Cảnh Triệu Lang (dị bản: Cảnh Thiều)
16. Hùng Tạo Vương Đức Quân Lang (dị bản: Đức tân)
17. Hùng Nghị Vương Quang Lang
18. Hùng Duệ Vương Huệ lang (dị bản: Duệ Đức)
Riêng tư liệu do Nguyễn Hồng Sinh sưu tầm có thêm Hùng Vương thứ 19: Hùng Kính Vương?
g-Tóm tắt một số truyện cổ tích Việt .
Để giúp bạn đọc đặc biệt là các bạn trẻ dễ dàng nắm bắt ý trong bài viết xin tóm tắt một số truyện cổ tích Việt được dùng làm tư liệu dẫn chứng cho cả loạt bài viết về lịch sử họ HÙNG .
g .1. Sự tích họ Hồng Bàng
Đế Minh là dòng dõi 3 đời của Viêm Đế Thần Nông, đi dạo chơi phương nam đến núi Ngũ Lĩnh gặp và kết duyên cùng nàng Vụ Tiên (có dị bản chép là con gái bà Vụ Tiên), sinh ra con trai đặt tên là Lộc Tục. Đế Minh rất thương yêu và có ý định truyền ngôi "đế" cho Lộc Tục, nhưng Lộc Tục quyết không dám nhận vì còn anh trai lớn cùng cha khác mẹ là Đế Nghi. Sau Đế Minh truyền ngôi cho Đế Nghi và phong là vua phương bắc, Lộc Tục là vua phương nam. Lộc Tục lên ngôi lấy hiệu là Kinh Dương Vương đặt tên nước là Xích Quỉ. Kinh Dương Vương kết duyên cùng Long Nữ (dị bản chép là Long Mẫu, là nàng Áng Mây) con gái của Động Đình Quân, vua vùng hồ Động Đình, hạ sinh một con trai đặt tên là Sùng Lãm. Sùng Lãm nối ngôi cha xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân kết duyên cùng Âu Cơ con gái của Đế Lại và là cháu của Đế Nghi. Âu Cơ sinh ra một cái bọc trong có 100 quả trứng, sau nở ra 100 người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ, "Ta là dòng dõi rồng vốn sống ở dưới nước, nàng là dòng dõi tiên sống trên cạn nên không thể sống mãi cùng nhau được" rồi Lạc Long Quân đưa 50 con xuống biển, Âu Cơ dẫn 50 con lên núi Phong Châu, các con theo Âu Cơ tôn người con trưởng lên làm vua lấy hiệu Hùng Vương đặt tên nước là Văn Lang nước Văn lang bắc giáp hồ Động đình, Đông giáp Nam hải, tây giáp Ba thục và nam giáp nước Hồ tôn. Dòng giống Việt được hình thành từ đấy.
g.2. Truyện Sơn Tinh Thủy Tinh
Sơn Tinh tên là Nguyễn Tuấn, sau còn các tên: Nguyễn Huệ, Nguyễn Chiêu Dung, con của Nguyễn Cao Hạnh và bà Đinh thị Dung, sau khi cha chết, mẹ con dẫn nhau lên ở núi Ngọc Tản. Ở đây Sơn Tinh được Ma Thị là chủ núi nhận làm con nuôi, Nguyễn Tuấn được thần núi cho cây gậy thần có đầu sinh đầu tử, do cứu được một con rắn (dùng gậy đầu sinh) vốn là con vua thủy tề được trao "sách ước" đễ tạ ân, sách ước có 3 trang (không rõ 3 trang gì).
Vua Hùng Vương thứ 18 mở hội kén chồng cho Mỵ Nương Ngọc Hoa là con gái yêu của vua. Cả Sơn Tinh và Thủy Tinh đều đến cầu hôn, vua Hùng phân vân không biết chọn ai, vua quyết định ai đem sính lễ đến trước sẽ gả công chúa cho. Sơn Tinh nhờ có sách ước (?) nên chuẩn bị nhanh chóng lễ vật và đến trước, vua Hùng ưng ý và gả công chúa Ngọc Hoa cho Sơn Tinh , Thủy Tinh đến sau nên không lấy được vợ, nổi giận dâng nước lên đánh Sơn Tinh, nhưng Sơn Tinh nhờ có sách ước, gậy thần làm phép hễ nước dâng lên thì núi cao lên thêm mãi, và nhờ gậy thần "đầu sinh đầu tử" nên binh tôm tướng cá tan tành phúc chốc, đất nước hưởng thanh bình, Thủy Tinh đành chịu thua và rút lui. Sau Hùng Vương truyền ngôi cho con rể là Sơn Tinh , ngài lên ngôi vẫn giữ hiệu là Hùng Vương.
g.3. Chuyện bánh dày bánh chưng
Vua Hùng đã già nghĩ ra cách để tìm người kế vị. Vua ra lệnh cho các hoàng tử (các Lang) ai dâng lên cho vua được món ăn ngon nhất và ý nghĩa nhất sẽ được vua truyền ngôi. Trong khi các anh em đổ đi khắp nơi để tìm của ngon vật lạ thì hoàng tử Lang Liêu vốn cảnh sống rất thanh bạch và không muốn dành ngôi vua nhưng bản tính hiếu thảo nên vẫn băn khoăn không biết lấy gì dâng cho vua cha, chợt tối ngủ Lang Liêu được một vị thần hiện ra chỉ dẫn: Lấy gạo nếp tinh tuyền đã nấu chín giã ra làm bánh màu trắng hình tròn, đặt tên là bánh dày. Lấy gạo nếp đổ trên lá, giữa cho nhân đậu xanh và thịt heo gói lại thành hình vuông đem luộc chín gọi là bánh chưng. Khi dâng vua, vua cha cho các món ngon vật lạ của các hoàng tử khác đều là tầm thường. Riêng bánh dày và bánh chưng của Lang Liêu được vua khen ngon và hỏi ý nghĩa thì Lang Liêu tâu: Bánh dày hình tròn tượng trưng cho trời ( giời ). Bánh chưng ( chăng- trăng )hình vuông tượng trưng cho đất. Vua khen trời tròn đất vuông là trọn ý nghĩa của đạo trời đất âm – dương và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.
g.4- Truyện Thánh GIÓNG.
Giặc Ân sang xâm chiếm nước ta, thế giặc mạnh mẽ lắm nhà vua cho truyền rao khắp nơi kêu gọi người tài ra chống giặc cứu nước.
Ở làng Phù đổng tổng Võ ninh có 1 cậu bé đã 3 tuổi mà chưa biết nói vậy mà khi thiên xứ của vua đến bỗng đứa trẻ ấy lên tiếng xin nhà vua ban 1 con ngựa sắt và 1 cây gậy sắt để đi chống giặc, rồi cậu dục cha mẹ thổi cơm cho mình ăn để lên đường cho kịp lệnh vua, ăn hết nồi này cậu lại đòi thêm nồi khác đến khi nhà hết gạo thì cả dân làng tậ̣p trung nồi và gạo để thổi cơm cho cậu ăn… khi đã no đứa bé đứng dậy vươn vai 3 lần biến thành chàng thanh niên cao lớn khoẻ mạnh phi thường, vừa kịp khi nhà vua cho mang ngựa sắt và roi sắt đến chàng liền phóng lên ngựa cầm roi sắt phi ra trận tiền ,ngựa đi đến đâu giặc tan tác đến đó hết lớp này đến lớp khác đến nỗi gãy cả gậy sắt chàng liền nhổ tre vung lên đánh giặc hết bụi này đến bụi khác. xác giặc và tre vươn vãi khắp nơi nên về sau khắp nước ta đâu đâu cũng có tre mọc.
Phá xong giặc ngài cưỡi ngựa sắt bay về trời ở vùng Sóc sơn,từ đó nước ta hưởng cảnh thái bình vua cho lập đền thờ và phong là Phù Đổng Thiên Vương , dân gian gọi ngài là thánh GIÓNG.
g.5. Chuyện nỏ thần
Thục An Dương Vương xây thành ở đất Việt Thường, nhưng thành xây mãi không xong, cứ xây rồi lại đổ. Nhà vua lập đài cầu khấn thì thần Kim Qui hiện lên xưng là Thanh Giang Sứ Giả chỉ cho vua cách trừ yêu quái nên thành xây không đổ nữa. Thành xây 9 lớp và xoáy như hình con ốc, vua đặt tên là Thành Cổ Loa. Trước khi giả từ thần Kim Qui còn tặng vua một cái vuốt để làm vật báu trấn quốc. An Dương Vương sai tướng quân Cao Lỗ dùng vuốt rùa chế thành nỏ thần gọi là "Thần nỏ rùa vàng", khi giặc xâm lăng vua mang nỏ thần ra bắn thì quân giặc tan tác ngay. Thấy vậy, Triệu Đà vua nước kế bên vẫn có dã tâm thôn tính nước ta, lập kế cầu hòa, xin cho con là Trọng Thủy lấy con gái An Dương Vương là Mỵ Châu, ở rể tại Âu Lạc. Vốn sẵn âm mưu Trọng Thủy hỏi dò vợ về nỏ thần; Mỵ Châu mất cảnh giác đem nỏ thần cho xem, Trọng Thủy bèn tráo và trả lại cái nỏ giả, rồi về nước báo tin cho cha. Được tin Triệu Đà cất quân đánh An Dương Vương; vì đã mất nỏ thần nên An Dương Vương thua chạy cha con đến cửa biển Nghệ An khấn thần Kim Qui, thần hiện lên bảo "Giặc đang ngồi sau lưng nhà vua đấy", nhà vua biết muôn sự do Mỵ Châu gây ra, nên tuốt gươm chém con rồi cầm sừng Văn Tê 7 tấc đi vào biển.
g.6. Sự tích trầu cau
Hai anh em trai tên là Tân và Lang giống nhau như 2 giọt nước, cha mẹ mất sớm nên 2 anh em vô cùng thương yêu và đùm bọc lẫn nhau. Rồi người anh là Tân lấy vợ, anh em vẫn ở chung nhà; vì 2 người giống nhau như 2 giọt nước nên người chị dâu không thể phân biệt được chồng và em, khiến Tân nhiều khi hiểu lầm nghi oan cho em. người em bỏ nhà ra đi, đi mãi tới bên bờ suối kiệt sức ngồi nghỉ rồi chết biến thành tảng đá. Người anh thấy mất em, vô cùng ân hận và ra đi, quyết tìm cho được em, nhưng đi mãi đi mãi vẫn không tìm được, thấy có tảng đá thì ngồi đấy khóc mãi cho tới chết, và cạnh tảng đá mọc lên một cây cau. Người vợ cũng ra đi tìm chồng và em. Khi đến bờ suối thấy có tảng đá và cây cau liền ngồi nghỉ và chết tại đấy, hồn biến thành dây trầu không mọc leo từ tảng đá quấn lấy cây cau.
Vua Hùng tuần du đến đấy nghe kể chuyện thì rất xót xa cho tình nghĩa anh em và vợ chồng bèn sai nung đá thành vôi, ăn vôi với trầu và cau thì thấy có hương vị đặc biệt và tạo nên chất nước đỏ thắm, mọi người đi theo đều bắt chước vua. Từ đó có tục ăn trầu ở nước ta, cũng do tích này trầu và cau trở thành của sính lễ cầu hôn bắt buộc trong phong tục người nước Việt
g.7. Sự tích tục xâm mình
Thời vua Hùng, dân ở núi xuống nước đánh bắt cá thường bị loài thuồng luồng làm hại, bèn cùng nhau tâu lên vua, vua phán: "Các giống ở trên núi khác với giống loài ở dưới nước. Các loài ở nước chỉ ưa những gì giống với mình và ghét những gì khác mình vì vậy dân ta mới bị gây hại." Nói rồi vua ra lệnh cho những ai xuống nước phải lấy màu xâm lên mình hình giống thủy quái. Từ đó không bị thuồng luồng làm hại nữa. Tục vẽ mình của dân Việt có từ đó.
h. Thơ sử
Bài thơ sử số 1
tác giả : vua Minh Mạng .
Văn hiến thiên niên quốc
Xa thư vạn lý đồ
Hồng bàng khai tịch hậu
Nam phục nhất Đường Ngu
Bài thơ sử số 2
là 4 câu đầu trong bài thơ 'Hành quận' của Phạm sư Mạnh thế kỷ 14.
Nghĩ thuyền hà thạch tố thanh ba
Lũng lại tranh nghênh xứ Bái qua
Lô thủy phân ( phiên ) ly Thao tục ( tụ )Lạc
Văn lang nhật nguyệt Thục sơn hà
Bài thơ sử số 3
Là 4 câu đầu của bài 'Tuần thị Chân đăng châu ' của Phạm sư Mạnh .
Thiên khai địa tịch lộ Tam giang
Kỳ tuyệt tư du ngũ vị tằng
Kiểu ngoài Bách Man hoàn Cổ lũy
Quốc Tây cự chấn ( trấn ) tráng Chân Đăng .
Những vần thơ này đã được người viết hiệu chỉnh dựa trên ý nghĩa lịch sử mới được phát hiện , phần trong ( …) là những chữ trong các bản đang lưu hành .
Chỉ mấy vần thơ ngắn ngủi đã cô đọng cả lịch sử họ HÙNG thời trước công nguyên , chúng ta sẽ tuần tự 'giải' từng câu từng chữ trong phần sử thuyết .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét