Tòa án nhân dân tối cao
Quyết định giám đốc thẩm
của hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao
Đặc san của Tạp chí Tòa án nhân dân
ê
Quyển I
(Các Quyết định Giám đốc thẩm về Dân sự; Kinh doanh, thương mại; Lao động năm 2003 – 2004)
Hà Nội - 2004
MỤC LỤC
Minh bạch pháp luật và công bố phán quyết của Toà án trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế 27
Quyết định số 01/2003/HĐTP-DS ngày 25-02-2003 Về vụ án tranh chấp di sản thừa kế 33
Quyết định số 02/2003/HĐTP-DS ngày 25-02-2003 Về vụ án ly hôn 38
Quyết định số 03/2003/HĐTP-DS ngày 25-02-2003 Về vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, đất 46
Quyết định số 05/2003/HĐTP-DS ngày 25-02-2003 Về vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất 51
Quyết định số 06/2003/HĐTP-DS ngày 26-02-2003 Về vụ án đòi tài sản là nhà, đất 54
Quyết định số 08/2003/HĐTP-DS ngày 26-02-2003 Về vụ án tranh chấp quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá 61
Quyết định số 10/2003/HĐTP-DS ngày 24-03-2003 Về vụ án đòi ngôi miếu thờ 66
Quyết định số 11/2003/HĐTP-DS ngày 24-03-2003 Về vụ án đòi nền nhà và công trình khác 69
Quyết định số 12/2003/HĐTP-DS ngày 28-05-2003 Về vụ án đòi nợ 74
Quyết định số 13/2003/HĐTP-DS ngày 28-05-2003 Về vụ án tranh chấp di sản thừa kế 77
Quyết định số 14/2003/HĐTP-DS ngày 28-05-2003 Về vụ án ly hôn 80
Lời nói đầu
Việc công bố Bản án, Quyết định của Toà án (đặc biệt là Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao) sẽ mang lại những kết quả hết sức quan trọng, bao gồm: giúp cho các Toà án áp dụng pháp luật một cách thống nhất trong công tác xét xử và nâng cao chất lượng của việc ra Bản án, Quyết định của Tòa án; giúp cho người dân thấy được kết quả giải quyết vụ việc của Toà án, từ đó sẽ tự mình giải quyết những vụ việc tương tự và như vậy, sẽ làm giảm tải công việc của Toà án; giúp các Luật sư, các nhà nghiên cứu pháp lý, các giáo viên và các sinh viên của các Trường Đại học cũng như công chúng nói chung có những thực tiễn sinh động. Việc công bố bản án của Toà án còn giúp cho việc phát hiện những khiếm khuyết của các văn bản pháp luật, từ đó đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung những văn bản pháp luật đó.
Ngoài ra, việc công bố bản án còn đáp ứng đòi hỏi trong quá trình hội nhập quốc tế của nước ta hiện nay. Như chúng ta đều biết, một trong những yêu cầu của Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) là các bản án của Toà án cấp cao nhất phải được công bố hoặc có sẵn cho công chúng.
Với mục đích đó, được sự đồng ý của lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao, Bộ Văn hoá- Thông tin với sự hỗ trợ của Dự án STAR – Việt Nam (Dự án hỗ trợ kỹ thuật thực thi Hiệp định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ) và sự tài trợ của USAID, Tạp chí Toà án nhân dân dưới sự chỉ đạo của TS. Đặng Quang Phương – Phó Chánh án thường trực Tòa án nhân dân tối cao đã tổ chức biên soạn và phát hành 2 số chuyên đề công bố một số Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Tạp chí Toà án nhân dân
Lời giới thiệu
Dennis Zvinakis
Giám đốc Văn phòng cơ quan Phát triển Quốc tế
Hoa Kỳ tại Việt
Văn phòng Khu vực, cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ
Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) rất hân hạnh được tài trợ cho sự kiện đăng tải lần đầu tiên các quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Việt
Sự kiện này là bằng chứng cho bước đi tiếp theo trong việc thực hiện các cam kết của Chính phủ trong việc thúc đẩy tính minh bạch và quản lý kinh tế ở Việt
Tuy nhiên, xét cho cùng thì những hoạt động kiểu như vậy đem lại rất nhiều lợi ích cho Việt
Hy vọng rằng, việc đăng tải các quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lần này sẽ giúp ích nhiều cho các nhà nghiên cứu, các sinh viên và những người thực thi pháp luật trong quá trình phát triển hệ thống quản lý kinh tế của Việt
Việt
đăng tải các bản án, quyết định của Tòa án
là góp phần cải thiện hệ thống pháp luật và
thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Việt
Dự án STAR – Việt
Đây là sự kiện mang tính lịch sử, mà chúng tôi hy vọng rằng sự tiến bộ của nó sẽ đánh dấu cho sự bắt đầu của một nét truyền thống mới có tính lâu dài của ngành Tòa án Việt Nam – đó là hàng năm, toàn bộ các Bản án, quyết định, Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ được đăng tải. Chúng tôi hy vọng rằng, chẳng bao lâu nữa, việc đăng tải các bản án và quyết định của các cấp tòa phúc thẩm khác ở Việt
Cùng với sự xuất bản hai tuyển tập bản án này, Tòa án nhân dân tối cao đã đạt được một bước tiến quan trọng trong quá trình cải thiện hệ thống tòa án của Việt Nam theo các thông lệ phổ biến nhất của phần lớn các hệ thống tòa án quốc tế. Theo ý kiến của một chuyên gia nước ngoài về lĩnh vực này của Dự án STAR – Giáo sư Virginia Wise ở Trường Đại học Luật Harvard, hầu hết tất cả các quốc gia, cho dù áp dụng hệ thống thông luật hay dân luật, đều công bố các quyết định của tòa án cấp cuối cùng trong nước bằng văn bản hoặc đăng tải trên Internet, hoặc cả hai1. Một số ít còn lại chưa đăng tải được các bản án đó hầu hết là các nước đang có chiến tranh hoặc đang lâm vào thời kỳ khó khăn về kinh tế.
Tại sao một quốc gia lại cần phải đăng tải các Bản án, quyết định tư pháp? Các nước áp dụng hệ thống thông luật chủ yếu đều theo thuyết stare decisis hay còn gọi là “án lệ bắt buộc”, các quyết định của Tòa phúc thẩm được coi là một nguồn luật mà Tòa án sử dụng các bản án trong các vụ án trước để dùng cho các vụ án tương tự sau này. Vì vậy, việc công bố các bản án của Tòa án cũng có ý nghĩa quan trọng như việc công bố luật. Tuy nhiên, các quốc gia dân luật khác – như Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp, Đức và Thái Lan cũng công bố các quyết định của Tòa phúc thẩm.
Đối với Việt
Để minh họa rõ ràng hơn cho lập luận trên đây, chúng tôi xin phép được đưa ra 7 căn cứ để trả lời cho câu hỏi tại sao việc đăng tải các Bản án, Quyết định của Tòa án sẽ đem lại lợi ích to lớn cho Việt Nam.
1. Việc đăng tải các Bản án, Quyết định của Tòa án góp phần đảm bảo việc áp dụng luật pháp trên toàn đất nước, theo thời gian, sẽ ngày càng thống nhất, đồng bộ, tránh tùy tiện và dễ dự đoán.
Bằng việc cho phép đối tượng chủ thể trên thị trường, các công dân bình thường và các quan chức chính phủ được biết về cách thức Tòa án áp dụng luật trong các vụ án thực tế, việc công bố và phổ biến các quyết định bằng văn bản của Tòa án sẽ thúc đẩy đáng kể việc áp dụng thống nhất và đồng bộ pháp luật ở mọi tỉnh thành phố của Việt Nam. Đây là mục tiêu cơ bản mà các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam đặt ra, một yêu cầu cơ bản của ngành tư pháp và là yêu cầu cụ thể của Điều 6, Chương VII trong HĐTM. Bên cạnh đó, việc áp dụng pháp luật thống nhất theo thời gian là một việc làm vô cùng quan trọng. Các nhà kinh tế cũng giống như những người dân bình thường đều muốn được kinh doanh và sinh sống trong một môi trường ổn định và có thể dự đoán được về mọi việc. Các doanh nghiệp và các cá nhân sẽ không thể lên kế hoạch cho các hoạt động của mình một cách hiệu quả nếu họ không hiểu rõ được ý nghĩa của luật pháp và quy định cũng như không nắm được cách áp dụng các luật và quy định đó. Chính sự không rõ ràng đó của luật pháp và quy định đã làm tăng chi phí tiến hành các hoạt động kinh tế và là rào cản của thương mại và đầu tư. Bất kể người nào cũng thích đầu tư vào một quốc gia có môi trường áp dụng pháp luật ổn định, dễ hiểu và thống nhất. Việc đăng tải các Bản án, Quyết định của Tòa án làm giảm bớt sự không rõ ràng trong hệ thống luật pháp góp phần giúp công chúng dự đoán được kết quả giải quyết các tranh chấp. Đây có thể là lý do quan trọng nhất của việc công bố các Bản án, quyết định c! ủa Tòa án.
2. Việc công bố các Bản án, quyết định của Tòa án góp phần thông tin và cải thiện quá trình xây dựng pháp luật.
Việc công bố các Bản án, quyết định của Tòa án giúp cho các nhà làm luật thấy được kết quả áp dụng pháp luật trong các vụ án thực tế. Khi kết quả giải quyết vụ việc nêu trong quyết định của Tòa án trái với mục đích lập pháp ban đầu, họ có thể tiến hành sửa luật để đạt được các kết quả dự kiến trong tương lai. Các vụ án thực tế cũng thể hiện các điểm còn chưa rõ ràng trong luật mà các nhà lập pháp chưa tính tới khi thông qua luật. Vì thế, ở nhiều quốc gia, các Bản án, Quyết định của Tòa án được công bố đã và đang được coi là các công cụ hữu hiệu cho các nhà làm luật, và thực tế này cũng có thể phù hợp đối với Việt
3. Việc công bố các Bản án, Quyết định của Tòa án góp phần tăng cường tính hiệu quả của Tòa án.
Việc công bố các Bản án, Quyết định của Tòa án góp phần tăng cường tính hiệu quả của Tòa án vì giúp cho Tòa án tránh không phải làm các công việc có tính lặp lại. Khi giải quyết một vụ việc, Thẩm phán có thể tham khảo một quyết định của Tòa án đã được công bố liên quan tới việc giải quyết một vụ việc tương tự trước đó. Việc làm này sẽ giúp cho Thẩm phán hiểu phải làm gì đối với vụ án của mình, ngay cả khi vụ việc không phải là một “tiền lệ bắt buộc” ở một quốc gia theo hệ thống thông luật như Việt Nam. Ngoài ra, việc công bố các Bản án, Quyết định của Tòa án còn tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức. Vì thế, việc công bố các Bản án, Quyết định của Tòa án góp phần tăng cường đáng kể tính hiệu quả của hệ thống tư pháp ở Việt
4. Việc công bố các Bản án, Quyết định của Tòa án góp phần nâng cao chất lượng của quá trình ra quyết định tư pháp.
Khi biết quyết định của mình sẽ được công bố và sẽ được các đối tượng khác đọc và nghiên cứu, thì rõ ràng một người Thẩm phán có một động lực to lớn để ra một bản án rõ ràng và hợp lý ở mức tối đa và tuân thủ hết sức các quy định của pháp luật. Vì thế, điều này đồng nghĩa với việc các quyết định của Tòa án khi được công bố ở Việt
5. Việc công bố các Bản án, Quyết định của Tòa án sẽ tăng cường đáng kể việc giáo dục pháp luật.
Việc công bố các Bản án, Quyết định của Tòa án hỗ trợ và tăng cường việc giáo dục và hoạt động nghiên cứu pháp lý và tư pháp vì các học sinh, sinh viên cũng như các luật gia có cơ hội tiếp cận với các Bản án, Quyết định của Tòa án trong những vụ việc thực tế. Hầu hết các trường luật trên thế giới không chỉ nghiên cứu các đạo luật và quy định được ban hành bởi các cơ quan lập pháp và hành chính, và không chỉ nghiên cứu các bài giảng có tính kinh điển của các học giả trong ngành luật, mà còn nghiên cứu cả các Bản án, Quyết định được công bố của Tòa án. Việc nghiên cứu các Bản án, Quyết định của Tòa án cũng giúp cho họ hiểu hơn về cơ chế hoạt động của bộ máy tư pháp đứng trên góc độ thực tế đời thường. Đối với các nhân viên mới của Tòa án, việc nghiên cứu các Bản án, Quyết định của những người tiền nhiệm, cho dù là một Bản án, Quyết định hay hoặc dở, cũng sẽ là một phương pháp rất hữu hiệu để đào tạo cho những đối tượng tham gia tố tụng (như giám định viên, các nhân viên khác của Tòa án, Luật sư, Kiểm sát viên và đặc biệt là các Thẩm phán mới).
Ngoài ra, các Bản án, Quyết định được công bố của Tòa án là phương tiện giúp các cơ quan ngoài ngành Tòa án – như Chính phủ, Quốc hội, các bộ ngành và các cơ quan ở trung ương và địa phương – nhận thức rõ hơn về vai trò và trách nhiệm của cơ quan tư pháp. Điều này là vô cùng cần thiết vì trong một nhà nước pháp quyền, Tòa án cần tới sự hỗ trợ của các thể chế này. Việc công bố và tuyên truyền rộng rãi các Bản án, Quyết định của Tòa án là phương tiện giúp cho các cơ quan nhà nước hiểu rõ về vai trò quan trọng của Tòa án trong quá trình phát triển một hệ thống pháp luật theo nguyên tắc pháp quyền. Chúng tôi tin chắc rằng, việc công bố các quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ làm phong phú thêm các nguồn lực nghiên cứu pháp luật cho các học giả, sinh viên và các đối tượng khác trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu pháp luật ở Việt
6. Việc công bố các Bản án, Quyết định của Tòa án sẽ tăng cường tính minh bạch và nâng cao lòng tin của nhân dân vào hệ thống Tòa án của Việt
Thực tế, việc công bố các Bản án, Quyết định của Tòa án góp phần tăng cường tính minh bạch. Điều này làm cho người dân tin tưởng và tôn trọng Tòa án hơn vì bất cứ một người dân nào cũng như người nước ngoài nào đang có ý định đầu tư vào Việt
7. Việc công bố các Bản án, Quyết định của Tòa án sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Việt
Việc công bố các Bản án, Quyết định của Tòa án sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế của Việt
Kết luận:
Vì những lý do nêu trên, chúng tôi tin tưởng chắc chắn rằng việc công bố các Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lần này là một sự kiện có tính cột mốc trong lịch sử tư pháp và pháp lý ở Việt
Báo cáo về thực tế Công bố các Quyết định
của Tòa án ở một số nước điển hình
trên toàn cầu và Một số Đề xuất đối với Việt Nam
Virginia Wise, Giảng viên Luật, Trường Luật Harvard
Dự án STAR – Việt Nam, Tháng 12, 2002
Tài liệu này là một phần của Dự án Hỗ trợ kỹ thuật STAR Việt
Bối cảnh
Vào tháng Bảy năm 2000, Hoa Kỳ và Việt Nam ký kết Hiệp định Thương mại Song phương (HĐTM), trong đó Chương VI là về Các quy định liên quan tới tính Minh bạch, Công khai và Quyền Khiếu kiện. HĐTM có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2001. Tại Hoa Kỳ cũng như phần lớn hệ thống pháp luật khác trên thế giới, Tòa án đóng vai trò chính trong hệ thống luật pháp. HĐTM chính thức công nhận vai trò này và đề cập đến nó một cách cụ thể trong Chương II và Chương VI. Tại Điều 6 của Chương VI nói rõ rằng các luật, quy định và thủ tục hành chính sẽ được thực hiện theo một cách “thống nhất, công bằng và hợp lý”. Rất khó có thể áp dụng pháp luật một cách thống nhất và chắc chắn nếu không công bố và phổ biến các quyết định của Tòa án, vì những quyết định như vậy cho thấy pháp luật được áp dụng như thế nào và vì sao lại được áp dụng như vậy trong các vụ việc cụ thể. Trong khi HĐTM không yêu cầu cụ thể về việc công bố các quan điểm của Tòa án như việc yêu cầu công bố luật thì Thỏa thuận TRIPS của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO có yêu cầu các quan điểm như vậy hoặc ít nhất là các quan điểm liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ phải được công bố 1. Điều 7 của HĐTM đã đưa ra vấn đề duy trì các cơ quan Tòa án và hành chính để “sửa chữa và xem xét kịp thời… các quyết định hành chính” đối với các vấn đề được đưa ra trong HĐTM.
Nhà nước Việt Nam cam kết tuân thủ một cách tích cực các yêu cầu của HĐTM, cùng với việc nhìn nhận vấn đề gia nhập WTO sau này, bằng việc sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường hoạt động công báo và cải thiện quản lý hệ thống Tòa án.
Bản Báo cáo này tập trung vào hai vấn đề chính:
1) Tại sao các Tòa án trên thế giới lại công bố các quyết định của mình và việc công bố đó được thực hiện như thế nào; 2) Kế hoạch từng bước để Việt
I. Tại sao các Tòa án trên thế giới công bố các Quyết định của mình?
Hiện nay, còn rất ít các Tòa án ở cấp cuối cùng, dù cho là Tòa án đó thuộc hệ thống pháp luật chung hay hệ thống pháp luật dân sự, không công bố các quyết định của mình dưới dạng bản in hay trên mạng Internet hoặc cả hai phương tiện đó. Các ví dụ bao gồm các Hệ thống pháp luật chung truyền thống như hệ thống pháp luật Anh, Hoa Kỳ, hay như các nước theo hệ thống pháp luật dân sự truyền thống như Pháp, Nhật Bản và các nước Xã hội chủ nghĩa như Liên Bang Nga và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Các nước không công bố quyết định của Tòa án thường là những nước đang trong thời kỳ chiến tranh hoặc đang trải qua thời kỳ kinh tế đi xuống nghiêm trọng, chẳng hạn như Eritrea hoặc Angola ở Châu Phi hoặc Cam Pu Chia hay Lào ở Đông Nam á. Tuy nhiên, đa số các nước trong khối ASEAN đều công bố các quyết định của Tòa án bằng văn bản hoặc trên mạng. Trang web Luật Thế giới của Viện Thông tin Pháp luật úc ( liệt kê hơn 110 nước có trang web của Tòa án. Cuốn Luật Nước ngoài: Các nguồn hiện tại của Đạo luật và các văn bản pháp luật cơ bản trong các hệ thống pháp luật của thế giới của Thomas H. Reynolds và Arturo A. Flores; do Hiệp hội các Thư viện Luật Hoa Kỳ tài trợ (Littleton, CO: F.B. Rothman, 1989), cũng liệt kê hơn 100 nước đã thực hiện việc công bố các quyết định của Tòa án. Nhiều nước in các quyết định của Tòa án trên tờ công báo, cùng với các luật, quy định và thủ tục hành chính khác. Nhiều nước khác in riêng các quy định của Tòa án, có thể in chung với các quyết định của Tòa án phúc thẩm hoặc in riêng quyết định của từng Tòa án riêng biệt.
Những lý do khác nhau để hỗ trợ việc soạn thảo, công bố và phổ biến các quyết định của Tòa án:
A. Cải thiện khả năng lập luận và soạn thảo quyết định
Để xây dựng một nhà nước pháp quyền2, Thẩm phán phúc thẩm phải có khả năng trình bày rõ được những lý do về luật pháp và chính sách mà họ dùng làm căn cứ để quyết định, chứ không chỉ đơn giản là áp đặt các quy định cho bên này hoặc bên kia. Bằng việc đưa ra các lý do cho những quyết định của mình bằng văn bản thì một Thẩm phán buộc phải nghĩ về các quy định thành văn trong bối cảnh các quy định đó được áp dụng đối với trường hợp đơn lẻ và kết nối chúng một cách logic với thực tế của một vụ việc cụ thể. Thậm chí, ở những nơi có hệ thống pháp luật dân sự, nơi mà các quyết định của Tòa án không có hiệu quả án lệ, việc đưa ra các nguyên do bằng văn bản cũng được coi là việc cải thiện chất lượng của quá trình đưa ra quyết định của Tòa án. Khi một Thẩm phán biết rằng các quyết định của họ sẽ được công bố và sẽ được mọi người đọc và nghiên cứu, nó sẽ là động lực thúc đẩy cho họ viết rõ ràng, logic và trung thực theo luật pháp.
B. Cải thiện chất lượng “hồ sơ xét xử” và từ đó nâng cao chất lượng của việc xem xét (phúc thẩm) theo thủ tục pháp lý
Rất nhiều hệ thống pháp luật, đặc biệt là những nơi có Tòa án phải xử lý nhiều vụ việc, muốn cải thiện tốc độ và hiệu quả của quá trình xét xử phúc thẩm. Việc yêu cầu các Thẩm phán của tòa phúc thẩm và những người quyết định tại các cơ quan hành chính đưa ra các quan điểm bằng văn bản như là một phần của hồ sơ xét xử để xem xét phúc thẩm sẽ giúp các Tòa án thực hiện việc xem xét này để kiểm tra các bản án của cấp dưới và nhanh chóng quyết định chấp thuận, huỷ bỏ hay điều tra thêm3 các vụ việc đó dựa trên các biên bản được xuất trình mà không phải phán đoán các lý do của Tòa án cấp dưới từ các quyết định đã được đưa ra. Đây là yêu cầu của HĐTM
C. Tăng hiệu quả của hệ thống tư pháp và tránh việc khiếu kiện lại những vấn đề đã được Tòa án quyết định
Việc Tòa án đưa ra quyết định (ý kiến) một cách toàn diện và thận trọng là rất quan trọng để giúp Tòa án có thể tránh được việc các bên khiếu kiện lại vụ việc hoặc các vấn đề cụ thể. Res judicata là nguyên tắc mà theo đó phán quyết cuối cùng do Tòa án có thẩm quyền đưa ra theo nội dung vụ án là quyết định cuối cùng đối với quyền của các bên và những người liên quan. Nguyên tắc này tuyệt đối ngăn cấm việc khiếu kiện sau đó với cùng yêu cầu, nội dung hoặc nguyên nhân khiếu kiện. Một vấn đề khi đã được Tòa án quyết định thì đó là quyết định cuối cùng. Nguyên tắc collateral estoppel cấm việc khiếu kiện lại một vấn đề cụ thể hoặc một sự việc mang tính quyết định. (Xem Điều 36.3 của Pháp lệnh về Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự). Tất nhiên, chỉ có bộ hồ sơ xét xử hoàn chỉnh, trong đó nêu rõ những vấn đề đã được đưa ra, được khiếu kiện và được quyết định, mới là cơ sở để một Thẩm phán quyết định xem có cấm khiếu kiện tiếp những nội dung đã được quyết định trong lần xét xử trước hay không. Việc ghi chép chi tiết ý kiến của Tòa án sẽ tạo thuận lợi cho quá trình này.
D. Hỗ trợ các chức năng giáo dục và đào tạo
Những quyết định bằng văn bản cũng hỗ trợ và cải thiện việc đào tạo Thẩm phán và pháp luật. Phần lớn các khoa luật trên thế giới không chỉ nghiên cứu các luật và quy định ban hành bởi các cơ quan lập pháp, các cơ quan hành chính và từ các bài viết của các học giả, mà cần phải thấy rằng các quyết định bằng văn bản của các Tòa án đóng góp quan trọng để có thể hiểu được một hệ thống luật pháp được vận hành và phát triển như thế nào. Một số hệ thống pháp luật có các trường chuyên đào tạo Thẩm phán và một vài hệ thống pháp luật khác thường tuyển dụng các Thẩm phán từ các Luật sư tập sự hoặc từ các công chức nhà nước. Trong bất kỳ một hệ thống pháp luật nào, một phương pháp rất tốt để đào tạo các thành viên trong hệ thống Tòa án là tạo cho họ cơ hội để học hỏi các ví dụ về các quyết định dù là xấu hay tốt (ví dụ: Hội thẩm viên, các nhân viên Tòa án khác, các Luật sư, và đặc biệt là Thẩm phán mới). Điều này đặc biệt quan trọng đối với các hệ thống mà ở đó, Thẩm phán được bổ nhiệm trong một nhiệm kỳ tương đối ngắn bởi vì một Thẩm phán sẽ phải được đào tạo trong một thời gian ngắn về cả luật nội dung và luật tố tụng, và cách đưa ra một phán quyết có căn cứ và công bằng. Nó cũng hỗ trợ rất nhiều cho các trường luật, trường đào tạo Thẩm phán và Luật sư nếu các quyết định được nghiên cứu và phổ biến rộng rãi để đào tạo tất cả các thành viên trong hệ thống Tòa án, nhiều người trong số họ sẽ là những Thẩm phán trong tương lai.
Các Tòa án cần phải làm cho các cơ quan nhà nước khác không phải trong hệ thống Toà án, ví dụ như Chính phủ, Quốc hội, các bộ và các cơ quan nhà nước cấp tỉnh và địa phương, nhận thức được chức năng và hoạt động của Tòa án. Điều này là rất cần thiết, bởi vì, các Tòa án cần sự hỗ trợ từ những cơ quan này khi mà các quy định trong luật được thực hiện. Cung cấp các quan điểm bằng văn bản và công bố chúng thường xuyên và rộng rãi là một phương pháp để giúp các cơ quan nhà nước hiểu về vai trò nòng cốt của các Tòa án trong một nền kinh tế dựa trên thị trường và luật pháp.
E. Hỗ trợ việc áp dụng luật một cách đồng bộ, nhất quán (không tùy tiện) và có thể dự đoán được trên cả nước ở mọi thời điểm.
Có lẽ lý do quan trọng nhất của việc công bố và phổ biến các quyết định bằng văn bản là để hỗ trợ việc áp dụng luật một cách đồng bộ và nhất quán trên toàn bộ đất nước Việt
Các doanh nghiệp là để hoạt động kinh doanh chứ không phải là để tham gia khiếu kiện. Việc khiếu kiện luôn đòi hỏi rất nhiều thời gian và tiền của. Vậy nên, việc có được một cách rõ ràng và nhất quán các luật, quy định và quyết định của Tòa án là rất quan trọng. Việc công bố các quyết định của Tòa án sẽ giúp phát hiện ra các mâu thuẫn và sự áp dụng luật pháp không được thống nhất ở các cơ quan hành chính và Tòa án cấp dưới và chỉ ra được các cách hiểu sai và không nhất quán trong các văn bản của một Thẩm phán hoặc người làm luật. Một chức năng quan trọng của các cơ quan Tòa án trên khắp thế giới là đảm bảo rằng các Thẩm phán và các cơ quan hành chính áp dụng luật một cách công bằng đối với mọi người dân. Các Tòa án phúc thẩm thực hiện một chức năng phối hợp quan trọng đó là phát hiện ra các điểm không nhất quán, hướng dẫn các Thẩm phán của Tòa án cấp dưới và các cơ quan hành chính không phải chỉ bằng cách giải thích chung chung trong các thông tư hoặc các thủ tục của Tòa án, mà phải giải thích và điều chỉnh từng quyết định, để quyết định sau sẽ tốt hơn về cả cách áp dụng cũng như có lý lẽ và tính nhất quán tại các Tòa án ở các cấp khác nhau và các khu vực khác nhau.
F. Cải thiện luật: trợ giúp tìm kiếm và sửa chữa các vấn đề, làm rõ các vấn đề còn mơ hồ, giải quyết các điểm chưa thống nhất và giảm bớt các kết quả không lường trước trong khi áp dụng luật.
Khi các luật (và quy định) được ban hành, thường có tình trạng là những người soạn thảo luật, trong khi cố gắng để đưa các chính sách vào luật, đã không dự đoán trước được các tình huống đa dạng và khác nhau khi áp dụng luật trong thực tế. Đối với những vụ việc rõ ràng thì không phải giải thích luật theo nhiều cách khác nhau và không có vấn đề gì trong việc áp dụng luật. Tuy nhiên, có những vụ việc mà luật không quy định rõ ràng cách áp dụng trong trường hợp cụ thể. Đương nhiên, những vụ việc đó sẽ là nguyên cớ cho các vụ kiện. Các bên tham gia có cách nhìn khác nhau về những gì luật pháp yêu cầu và đòi hỏi Toà án quyết định bên nào đúng. Bằng cách đó, Tòa án đóng 2 vai trò lớn. Thứ nhất là, giải quyết các vấn đề giữa hai bên. Thứ hai là, hướng dẫn các bên có khả năng tham gia tranh chấp (và những người thi hành luật) về cách áp dụng của luật. Nếu người làm luật nghĩ rằng, Tòa án quyết định sai theo luật thì có thể đưa ra bản sửa đổi nhằm làm rõ hơn cho điều luật để tránh việc áp dụng sai sau này. Đây chính là cách mà các quy định sẽ được sàng lọc và hoàn thiện để có thể thực hiện đúng mục đích của người làm luật.
G. Tăng cường công khai và từ đó tăng được sự tự tin và tín nhiệm của công chúng vào hệ thống Tòa án
Các Tòa án trên thế giới mong muốn tăng cường tính công khai bằng cách công bố các quyết định của Tòa án. Tăng tính công khai sẽ tăng lòng tin và tôn trọng của công chúng đối với Tòa án và làm cho Tòa án sẽ tiếp cận gần với người dân trong và ngoài nước. Bất cứ bên nào khi bị thua tại Tòa án ở bất cứ đâu trên thế giới sẽ đều có tâm trạng thất vọng và chán nản. Một kiểm nghiệm thực sự về hệ thống luật pháp là xem bên bị thua thất vọng và chán nản này có chịu tuân theo kết luận của tòa vì họ hiểu được trong hệ thống Tòa án có sự thống nhất và công bằng tại mọi thời điểm không, hay họ bỏ qua hệ thống pháp luật và sử dụng các mưu mẹo như là việc không tuân thủ các quyết định của Tòa án, trì hoãn việc thực hiện các phán quyết, hối lộ, thiên vị chính trị, hoặc thậm chí là dùng bạo lực đối với Tòa án. Việc tiết lộ công việc của Tòa án thông qua việc công bố các quyết định của tòa không phải là chỉ để Tòa án lấy được lòng tin và sự tôn trọng của dân chúng, mà còn cần thiết phải xây dựng hệ thống Tòa án bằng cách làm cho các thủ tục ra toà rõ ràng minh bạch để mỗi bên có thể thấy rằng Tòa án tuân theo pháp luật một cách công bằng, không thiên vị và hợp lý; đồng thời, không quyết định các vụ việc dựa trên các cân nhắc khác.
II. Các văn bản quyết định của Tòa án được công bố cho ai?
Đối tượng đọc các văn bản quyết định của Tòa án được công bố là rất nhiều và đa dạng4. Về cơ bản, thì có những đối tượng sau:
A. Các bên liên quan: Những người đọc quyết định của Tòa án đầu tiên đương nhiên là các bên. Vai trò rõ ràng của các Tòa án là giải quyết các tranh chấp một cách hợp lý, văn minh và có nguyên tắc. Để các bên tham gia có thể tin được vào luật pháp và vai trò của hệ thống pháp lý của nhà nước, họ cần hiểu và đồng ý với cách áp dụng của luật pháp. Nếu các bên cảm thấy hệ thống này là không công bằng, thiếu chuyên môn thì có nghĩa là Tòa án đã không thực hiện được vai trò của mình trong xã hội.
B. Các Thẩm phán: Các Thẩm phán đọc và nên đọc các quyết định của các Thẩm phán khác. Điều này có một nguyên nhân mang tính con người và tâm lý. Bất cứ ai khi phải đối đầu với một vụ việc mới và một tình huống pháp lý lạ đều muốn biết xem các Thẩm phán khác xử lý tình huống này như thế nào, cho dù là cuối cùng thì họ chọn cách giải quyết khác. Đây là lý do tại sao ngày càng có nhiều các Thẩm phán tham khảo quan điểm không những của các Tòa án trong nước mà còn cả các Tòa án ở nước ngoài. Trước đây, các Thẩm phán phải chờ hàng tuần hoặc thậm chí cả tháng để các quyết định của Toà án được phát hành dưới dạng văn bản, nhưng ngày nay, các quyết định này đã có sẵn trên mạng Internet; một Thẩm phán ở Nam Phi có thể đọc quyết định của Thẩm phán ở Đức; một Thẩm phán ở Cộng hòa Séc có thể đọc quyết định của Tòa án ở Châu Âu. Các Thẩm phán đọc các vụ việc của các Tòa án cấp trên trong hệ thống pháp luật của họ để có sự hướng dẫn hoặc chỉ đạo về luật có thể được áp dụng để quyết định các vụ việc một cách thống nhất hơn. Các Thẩm phán cũng nên đọc các quyết định của các Thẩm phán khác không phải chỉ để biết về nội dung mà còn là lối viết và cách diễn đạt sao cho súc tích và logic. ở tất cả các hệ thống luật pháp trên thế giới, một số Thẩm phán viết tốt hơn những Thẩm phán khác. Vì vậy, việc công bố, phổ biến những quyết định này một cách rộng rãi sẽ giúp đào tạo những Thẩm phán khác như một ví dụ về cách suy nghĩ và cách viết chắc chắn đó.
C. Quốc hội, Bộ Tư pháp (và các cơ quan nhà nước khác): Như đã đề cập ở phần trước, các quyết định của Tòa án sẽ có chức năng quan trọng trong việc xây dựng luật. Nếu như công bố các quyết định của Tòa án phát hiện được những điểm yếu của việc làm luật hoặc áp dụng luật, thì những nhà làm luật nên xem đây như một cơ hội để sửa chữa sự kém năng lực này chứ không coi đó như một sự phê bình hoặc trở ngại của các cơ quan nhà nước khác gây ra cho họ. Đương nhiên, luật pháp thì không thể lường trước được hết mọi kết quả xảy ra khi xây dựng luật (hoặc quy định) cho nên sự kém hiệu lực của luật được thể hiện thông qua các tranh chấp trước tòa có thể được sửa chữa bằng cách công bố các quyết định cho các cơ quan làm luật.
D. Luật sư: Cả các Luật sư Việt
E. Trường Luật: Các giáo sư Việt
G. Báo chí: Báo chí Việt Nam và nước ngoài có thể và nên thực hiện chức năng quan trọng là giáo dục công chúng về các quyết định của Tòa án, bằng việc cho in các câu chuyện về các quyết định, trong đó, giải thích về các quyết định của Tòa án bằng một ngôn ngữ thông dụng, chứ không phải bằng ngôn ngữ chuyên môn cho mọi người. ở phần lớn các nước trên thế giới, báo chí là phương tiện tiếp cận trung gian với các quyết định của Tòa án và báo chí sẽ đưa thông tin về các vấn đề này.
H. Dân chúng: Mặc dù đối tượng này được liệt kê cuối cùng, nhưng không phải vì nó kém quan trọng nhất. Việt
III. Các quyết định nào được công bố? Những thông lệ phổ biến trên thế giới trong việc công bố quyết định của Tòa án.
A. Tất cả các quyết định của Tòa án cấp cuối cùng đều được công bố
Trong hệ thống luật chung, những phán quyết như vậy là có tính ràng buộc. Trong hệ thống luật dân sự, các quyết định của Tòa án cuối cùng hướng dẫn các Tòa án cấp dưới. Trong hệ thống liên bang, quyết định của các Tòa án cuối cùng ở cấp nhà nước hoặc cấp tỉnh thường được công bố, (VD: trong Cộng đồng Châu Âu, quyết định của Tòa án cuối cùng của từng nước đều được công bố, ở úc, Canada và Mỹ, quyết định của Tòa án cuối cùng của từng bang đều được công bố).
B. Các quyết định của Tòa phúc thẩm có thể được công bố một cách có chọn lọc
ở phần lớn các nền pháp luật trên thế giới, các quyết định của tòa trung gian chỉ được công bố một cách chọn lọc, do Tòa án hoặc cá nhân Thẩm phán quyết định cái gì thì có thể công bố. Các tiêu chí thông thường để lựa chọn là các vụ có các tình tiết mới, lạ, các vụ có các yếu tố chính trị quan trọng, các vụ được đông đảo quần chúng quan tâm vì nó đã được công bố rộng rãi rồi. Các báo cáo được Tòa án phúc thẩm trung gian công bố chiếm ở mức cao vào khoảng 100% và mức thấp vào khoảng 20%.
C. Các quyết định của Tòa sơ thẩm được công bố một cách rất có chọn lọc ở hầu hết các hệ thống pháp luật. Các vụ việc này nhìn chung quá nhiều để công bố và thường liên quan đến những vấn đề pháp lý không phức tạp. Các quyết định này không có giá trị tiền lệ, thậm chí cả ở trong hệ thống pháp luật chung. Ví dụ, cho đến tận gần đây chỉ có 15% các quyết định của tòa sơ thẩm của Tòa án liên bang Hoa Kỳ (Toà án cấp quận) được công bố. Hiện nay, Internet đã làm cho việc công bố được nhanh hơn, dễ dàng hơn và rẻ hơn, xuất hiện nhiều quyết định của tòa sơ thẩm trên mạng hơn, nhưng các Toà án không thể công bố toàn bộ các quyết định này được.
IV. Những cách để công bố các quyết định của Tòa án
A. Nhà xuất bản chính thức của Chính phủ
Nếu chỉ có một nhà xuất bản, thì thông thường đó là nhà xuất bản của Chính phủ, (VD: Nhà in Chính phủ ở Hoa Kỳ, Phòng văn phòng phẩm của Nữ Hoàng ở Anh). Nhà xuất bản của Chính phủ xuất bản các ý kiến của Toà án theo hai cách: như một ấn phẩm riêng, (VD: Báo cáo Luật pháp Columbia của Anh, hay Báo cáo Luật pháp của Malaysia, hay Bản tin Pháp luật của Chi-lê); hoặc là một phần trong Công báo, (VD: Venezuela công bố các quyết định của Tòa án trong Công báo Cộng hòa Venezuela). Dù là công bố riêng lẻ hoặc trong công bố trên Công báo, nhiều Chính phủ công bố các quyết định của Tòa án trên Internet như một giải pháp nhanh hơn, rẻ hơn và rộng hơn là trên giấy. Một số nơi có thêm bản dịch bằng tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ khác cho các công bố này. (VD: Ví dụ ở Toà án Slovak cung cấp các bản bằng tiếng Slovak, Đức, Anh, Nga cho các quyết định và hướng dẫn trên trang web ).
B. Nhà xuất bản tư nhân (thương mại):
Rất nhiều nước trên thế giới, ngoài các nhà xuất bản của Chính phủ chuyên công bố các quyết định của Tòa án, còn cho phép hoặc/và khuyến khích các nhà xuất bản tư nhân (thương mại) công bố các quyết định này. Những quyết định như vậy có thể được công bố một cách chọn lọc, như Báo cáo Luật pháp tuần do Hãng Sweet và Maxwell phát hành ở Anh, hoặc được công bố tất cả, như tờ Jurisprudencia de la Corte Suprema de Justitia do Samadi phát hành ở
C. Công bố trên mạng: Tiếp cận trực tuyến (thông qua Internet hoặc dịch vụ thương mại như Lexis hoặc Westlaw)
Công bố trên mạng có thể cho phép người đọc tìm kiếm các ý kiến theo cách như sau:
- Theo từ hoặc đoạn
- Ngày
- Số bản án
- Tòa án
- Tên Thẩm phán
- Nội dung
V. Các yếu tố quan trọng khi công bố các quyết định của Tòa án:
A. Việc nhanh chóng ấn hành các quyết định của Tòa án là yếu tố rất quan trọng nếu muốn thực hiện nguyên tắc nhà nước pháp quyền. Các công dân, trong nước và ngoài nước cần phải được thông báo về sự thay đổi trong luật để họ có thể điều chỉnh các hành vi của mình cho phù hợp. Nếu việc xuất bản này không đúng hạn thì việc triển khai cũng sẽ bị trì hoãn. Đó là lý do tại sao rất nhiều quốc gia đã chuyển sang dùng Internet, thay vì phải đợi một quy trình thường là rất lâu để có thể in ra các thông báo của Tòa án.
B. Phạm vi phát hành các công bố Phạm vi phát hành dựa trên tiêu thức là càng nhiều người đọc càng tốt các Thẩm phán, Luật sư, báo chí, các giáo sư và sinh viên luật, dân chúng cả trong và ngoài nước. Cũng như vậy, mạng Internet có thể hỗ trợ được bằng cách bảo đảm tất cả mọi người ở tất cả mọi nơi đều có thể tiếp cận được Internet. Hầu như tất cả các nước đều bỏ cách công bố trên phương tiện báo chí bởi vì cách phát hành này rất tuỳ tiện, rời rạc và vì thế nó sẽ không đảm bảo được sự chính xác trong việc bảo vệ và tổ chức thông tin.
C. Khả năng tiếp cận thông tin công bố các quyết định một cách đơn giản và theo thứ tự thời gian thì chưa đủ. Các nhà xuất bản, dù là tư nhân hay Chính phủ, đều phải cung cấp các cách tiếp cận theo chủ đề để người đọc có thể tìm kiếm. Ví dụ tìm kiếm theo các vụ việc về nhãn hiệu thương mại, các vụ về trộm cắp. Ngoài ra, có thể tìm kiếm theo tên của Thẩm phán tham dự và tên của các bên tham gia tranh chấp.
Ví dụ về các bước tiến hành việc công bố một quyết định của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ
1. Cán bộ Phụ trách Văn bản thu thập quan điểm trong một vụ việc cụ thể nào đó và viết ra các quan điểm trên giấy hoặc trên mạng. Người này sẽ phải dùng các phương pháp bảo mật cẩn thận để bảo đảm rằng không có người không phận sự nào xem hoặc tiết lộ nội dung của quyết định trước khi có sự thông báo của Thẩm phán vào ngày đã quy định. Vào thời điểm đó các quan điểm:
- Được thông báo bằng lời của Thẩm phán cho các bên và dân chúng, có thể bao gồm giới báo chí. Toàn bộ quan điểm sẽ được đọc;
- Được công bố riêng lẻ, (ví dụ: theo mẫu "phiếu đánh giá") của Phòng Thông tin công cộng của Tòa án;
- Được công bố trên Internet ;
- Được các nhà xuất bản thương mại/tư nhân công bố trên mạng, thông thường trong khoảng 20-30 phút sau khi được chính thức thông báo.
2. Bốn đến sáu tuần sau khi các quan điểm được công bố:
- Cơ quan in ấn đưa ra một bản bìa thường, gọi là "bản in trước", bản này in một số quan điểm của Tòa án được sắp xếp theo thứ tự thời gian. Bản này sẽ được đánh số theo tập và số trang đúng như bản chính thức sau này.
3. Sau đó, Nhà In Chính phủ ấn hành một bản in trước chính thức. Cuối cùng, cả nhà xuất bản tư nhân và nhà xuất bản chính thức ấn hành một bản chính thức bìa cứng, thường có các nội dung sau:
- Danh sách các Thẩm phán
- Danh sách các Tòa án xuất hiện trong tập sách
- Danh sách các vụ việc được sắp xếp theo thứ tự ABC của bên nguyên đơn
- Toàn bộ các quan điểm được sắp xếp theo thứ tự thời gian
- Danh mục các chủ đề
Các vụ việc của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ được công bố từ rất nhiều nguồn tin. Một danh sách 7 trang bao gồm rất nhiều địa điểm và mỗi nơi có thể sắp xếp các quan điểm/quyết định theo các cách thức khác nhau.
VI. Các đề xuất liên quan đến vấn đề công bố các quyết định của Tòa án đối với Việt
A. Các xem xét về hành chính và chuyên môn:
1) Chỉ định một cán bộ phụ trách văn bản.
2) Nâng cao trình độ của các nhân viên của Phòng hành chính và phòng chế bản; máy tính hóa việc đánh số và vào sổ là những công việc đang được thực hiện bằng tay.
3) Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ chế bản, nâng cấp phần mềm và trang thiết bị cho phòng chế bản để họ có thể soạn thảo những trang văn bản với định dạng HTML để đưa lên Internet từ chương trình Microsoft Word. Điều này có thể được thực hiện khá dễ dàng. Cán bộ phụ trách văn bản nên phối hợp với các trung tâm đào tạo về máy tính để thực hiện công tác đào tạo này.
4) Chuẩn hóa hình thức soạn thảo của tất cả các loại quyết định.
5) Đưa ra các quan điểm dưới dạng văn bản điện tử ngay từ đầu sẽ giúp cho việc công bố các quyết định dưới bất cứ hình thức nào được thực hiện một cách nhanh chóng
- In
- Đĩa CD
- Internet
6) Lưu giữ tất cả các quyết định theo một mẫu soạn thảo văn bản ngay từ ban đầu để không có quyết định nào được soạn thảo bị hỏng hoặc mất.
7) Kết nối một chương trình soạn mục lục tự động với các văn bản đã được soạn thảo. Có một số chương trình phần mềm soạn thảo phần mục lục và thậm chí ngay trong chương trình Microsoft Word cũng có thể có chức năng này. Nên dùng chương trình này ngay khi bắt đầu soạn thảo văn bản chứ không nên chờ đến cuối cùng mới soạn thảo mục lục.
8) Bảo đảm hệ thống máy tính được an toàn, không bị xâm phạm bởi những người không phận sự hoặc tin tặc.
B. Xem xét về nội dung
1) Xem xét những quyết định nào của Tòa án cần được công bố và tỷ lệ các quyết định phải được công bố từ cấp Hội đồng Thẩm phán tới Tòa án cấp huyện. Như đã nêu ở trên, không có nước nào công bố toàn bộ các ý kiến của Tòa án sơ thẩm. Việt Nam nên cân nhắc xem những quyết định của tòa phúc thẩm nào đáng để công bố và đưa ra các tiêu thức để quyết định việc công bố này (ví dụ: để cho Thẩm phán quyết định, hay Tòa án quyết định, chỉ công bố các vụ việc mới hay các cách giải quyết vấn đề mới mẻ, hay công bố các quyết định có tính quan trọng và được đông đảo nhân dân quan tâm).
2) Quyết định loại vụ việc nào sẽ được công bố: Cùng với việc quyết định những ý kiến của những Tòa án nào sẽ được công bố, (ví dụ: Tất cả các vụ việc của Tòa án nhân dân tối cao từ các Tòa án Kinh tế) Tòa án nhân dân tối cao có thể quyết định xem những loại vụ việc nào nên được lựa chọn để công bố, ví dụ như các vụ việc liên quan đến thương mại và đầu tư hoặc sở hữu trí tuệ hoặc quyền sử dụng đất. Điều đó có thể là hợp lý trong giai đoạn đầu tiên công bố này vì khi đó các nguồn và lượng thông tin còn hạn chế. Cùng với thời gian thì các quyết định sẽ được lựa chọn hoặc công bố được nhiều hơn.
3) Trong giai đoạn đầu cần cung cấp một bản tóm tắt của mỗi quyết định, trong đó nêu rõ tình hình tố tụng, các sự kiện và kết quả của vụ việc. Tòa án nhân dân tối cao có thể quyết định xem bản tóm tắt này sẽ để cán bộ phụ trách văn bản viết hay để Thẩm phán viết. Bản tóm tắt này có thể được sử dụng trong các ấn phẩm khác của Tòa án như Thông cáo của Tòa án nhân dân Tối cao, Thông tin Khoa học xét xử và Tạp chí Tòa án nhân dân. Trên mạng, có thể kết nối giữa bản tóm tắt của các vụ với toàn bộ nội dung của quyết định để người đọc có thể lướt nhanh qua một số các tóm tắt.
4) Công bố các văn bản luật khác
Nếu và khi Tòa án nhân dân tối cao thiết lập được trang web của mình để đăng tải các quyết định của Tòa án, thì các thông tin khác của Tòa án như lịch xét xử các vụ, thông tin về bản án, các vấn đề pháp lý liên quan, các quy định của Tòa án, Bộ luật Tố tụng dân sự, thông cáo báo chí v.v. có thể dễ dàng được đăng kèm. Đó là một dịch vụ công cộng cần thiết để nâng cao khả năng hoạt động của chính quyền và giúp các cơ quan tư pháp thực hiện chức năng của mình một cách hiệu quả hơn.
C. Xem xét thị trường:
1) Trong tương lai, cho phép nhà xuất bản tư nhân (thương mại) mở rộng các công bố cơ bản của Tòa án. Không yêu cầu quyền tác giả đối với nội dung của các văn bản "công cộng" này.
Theo các thông lệ trên thế giới đều cho phép cả hai hình thức xuất bản chính thức và thương mại các quyết định của Tòa án. Hai hình thức này thường tồn tại song song. Mặc dù, Việt
2) Xem xét về vấn đề sở hữu trí tuệ: quyền tác giả, lĩnh vực công cộng, dịch thuật và dữ liệu:
Trước tiên, phải quyết định ai, nếu có, "sở hữu" các quyền sở hữu trí tuệ đối với các văn bản của Thẩm phán. Về nguyên tắc chung thì các văn bản pháp quy bao gồm các quyết định của Tòa án được coi là nằm trong "lĩnh vực công cộng". Các văn bản đó không được bảo hộ quyền tác giả và do vậy, tất cả mọi người đều được tự do sử dụng. Nguyên nhân là vì tác giả của các văn bản này ( các Thẩm phán) là các công chức nhà nước và mọi công lao của họ đều đã được bồi trả từ ngân sách nhà nước. Vì là sản phẩm trong lĩnh vực công cộng nên tất cả mọi người đều có thể phát hành. Điều này đã gây ra vấn đề tại sao một đơn vị thương mại quyết định cho phát hành các văn bản, mà những văn bản này có thể đã được tự do sao chép, bất chấp việc đầu tư rất nhiều thời gian và tiền cho việc này. Câu trả lời là, mặc dù bản thân các quyết định thì không có bản quyền, nhưng việc phát hành chúng thì có quyền được bảo hộ bản quyền, đó là bảo hộ cho việc "lựa chọn và sắp xếp" các tài liệu trên lĩnh vực công cộng này. Và cũng có khả năng các quy định về cạnh tranh không lành mạnh trong luật cũng sẽ bảo vệ các nhà xuất bản tư nhân khỏi việc đánh cắp công sức của họ. Tất nhiên, các bản dịch thậm chí là thuộc sản phẩm trong lĩnh vực công cộng, vẫn sẽ được bảo hộ bản quyền.
3) Bắt đầu với một dự án thí điểm về việc xuất bản các quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trên mạng và trên giấy. Sử dụng như là một mô hình để Tòa án nhân dân tối cao sau này có thể mở rộng và tăng cường số lượng các ý kiến của Tòa phúc thẩm được công bố.
V. Kết luận
Việc Tòa án nhân dân tối cao đi đầu trong việc tìm kiếm khả năng công bố các quyết định của Tòa án thật đáng được chúc mừng. Điều này đòi hỏi có sự điều chỉnh trong các thủ tục và các công việc nhưng có một bước thay đổi đó là nó sẽ giúp Việt Nam tuân thủ các yêu cầu của HĐTM đồng thời củng cố lại các cơ quan luật pháp, đặc biệt là hệ thống Tòa án ở Việt Nam. Nhiệm vụ mới mà Tòa án nhân dân tối cao phải làm là giám sát và quản lý các Tòa án cấp dưới. Đây cũng là thời điểm rất thích hợp để thực hiện một phần của kế hoạch quản lý Tòa án và giáo dục pháp luật. Việc công bố các bản án của Tòa án cũng sẽ đáp ứng được mục tiêu xã hội dài hạn là cho người dân biết được luật pháp là gì. Đây là một phần nhỏ nhưng hết sức quan trọng là gây dựng một nền văn hóa luật pháp mà ở đó những nhà đầu tư nước ngoài cảm thấy dễ chịu hơn. Dự án STAR sẵn sàng hỗ trợ Tòa án nhân dân tối cao để thực hiện nỗ lực này.n
Minh bạch pháp luật và công bố phán quyết của
Toà án trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế
Tiến sĩ Nông Quốc Bình
Giảng viên chính, Trường Đại học Luật Hà Nội
Minh bạch hóa pháp luật và công bố phán quyết của Toà án là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Để tăng sự hiểu biết lẫn nhau nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế quốc tế, các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế không nên "bí mật" pháp luật và các phán quyết của Toà án nước mình. Bởi vì, việc không công khai pháp luật và các phán quyết của Toà án của một nước sẽ làm cho những nhà đầu tư nước ngoài thiếu tin tưởng thậm chí nghi ngờ chính sách, pháp luật của nước này và hậu quả của nó là khó thu hút được đầu tư nước ngoài. Nói cách khác, việc minh bạch pháp luật và công bố phán quyết của Toà án sẽ tạo ra môi trường pháp lý rõ ràng, công khai giúp cho hoạt động kinh tế thương mại quốc tế phát triển.
Để việc minh bạch pháp luật cũng như công bố các phán quyết của Toà án được thực hiện trên bình diện quốc tế, nhiều nước đã ký kết và tham gia các điều ước quốc tế trong đó các nước thành viên cam kết thực hiện việc minh bạch pháp luật và công bố phán quyết của Toà án nước mình. Bài viết này đề cập tới một số quy định có liên quan tới minh bạch hoá pháp luật và công bố phán quyết của Toà án được quy định trong Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Hiệp định TRIPS) và được quy định trong Hiệp định giữa Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kỳ về quan hệ thương mại (gọi tắt là BTA) – đây là hai trong các điều ước quốc tế quan trọng đối với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
1. Minh bạch pháp luật
Pháp luật được ban hành nhằm thể chế hoá đường lối chính sách của một nhà nước nhất định, pháp luật phải trở thành quy tắc xử sự chung để điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Việc công khai pháp luật làm cho mọi người đều biết để thực hiện. Có thể nói, sẽ rất bất hợp lý khi đòi hỏi một người phải tuân thủ quy định của pháp luật khi người đó không biết quy định pháp luật hoặc không có điều kiện để tiếp cận các quy định pháp luật1.
Công khai minh bạch hóa pháp luật là một trong những nguyên tắc quan trọng trong quá trình lập pháp cũng như hành pháp của nhà nước pháp quyền. Để tránh sự cai trị xã hội bằng những quy định pháp luật độc đoán, tuỳ tiện, bất công nhằm bảo vệ quyền con người và lợi ích của xã hội đồng thời nhằm nhất quán của các chuẩn mực pháp lý của nhà nước pháp quyền, trong quá trình lập pháp phải đảm bảo 4 nguyên tắc cơ bản đó là nguyên tắc phổ biến của pháp luật, nguyên tắc ổn định, nguyên tắc công khai và nguyên tắc dự đoán trước2. Để đảm bảo nguyên tắc công khai minh bạch, các quy định của pháp luật phải được công bố một cách công khai để cho tất cả mọi người đều biết. Thông qua hình thức công bố công khai các quy định của pháp luật, mọi người biết được quyền lợi và nghĩa vụ của mình để thực hiện.
Trên thực tế, công khai, minh bạch hoá các quy định pháp luật là một yêu cầu quan trọng trong thủ tục lập pháp và hành pháp của nhiều nước trên thế giới. Đối với hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, việc công bố một văn bản pháp lý được coi là một điều kiện bắt buộc để văn bản pháp lý đó có hiệu lực pháp luật3. Nói cách khác, một văn bản pháp lý chỉ có giá trị thi hành khi văn bản pháp lý đó được chính thức thông báo công khai cho công chúng biết theo một thủ tục nhất định. Thông thường, việc công bố các văn bản pháp luật được thực hiện qua việc đăng tải toàn bộ nội dung của văn bản pháp luật đó trong một tờ báo chính thức của Chính phủ như công báo.
Công khai hoá pháp luật là một trong những yêu cầu của Hiệp định TRIPS. Hiệp định TRIPS là một điều ước quốc tế đa phương quan trọng nằm trong khuôn khổ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Hiệp định này được ký kết vào ngày 15tháng 04 năm 1994 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1995. Tham gia Hiệp định TRIPS các nước thành viên nhằm mục đích giảm bớt những lệch lạc và những trở ngại trong hoạt động thương mại quốc tế, thúc đẩy việc bảo hộ một cách có hiệu quả và toàn diện các quyền sở hữu trí tuệ và đảm bảo rằng các biện pháp và thủ tục thực thi các quyền sở hữu trí tuệ không trở thành rào cản đối với hoạt động thương mại hợp pháp4.
Có thể nói, về mặt lý luận, các quy định của Hiệp định TRIPS không có giá trị bắt buộc đối với Việt
Về tính công khai pháp luật, Điều 63(1) của Hiệp định TRIPS quy định:
“Các luật và các quy định, các quyết định xét xử và các quyết định hành chính cuối cùng để áp dụng chung, do Thành viên ban hành, liên quan đến đối tượng của Hiệp định này… phải được công bố, hoặc nếu việc công bố đó không có khả năng thực hiện, phải tiếp cận được một cách công khai…”
Thực hiện các quy định về việc công bố pháp luật tại Điều 63(1) giúp cho các đối tượng bị tác động bởi pháp luật của các quốc gia thành viên tránh những tranh chấp có thể xảy ra khi không hiểu biết pháp luật, đồng thời, hạn chế sự lạm dụng trong việc áp dụng và thực thi pháp luật. Quy định về công khai hoá này tạo môi trường pháp lý rõ ràng minh bạch làm cho hoạt động thương mại giữa các nước thành viên thông thoáng hơn.
Để đảm bảo quy định của Điều 63(1) được thực hiện một cách triệt để, Điều 63(3) của Hiệp định TRIPS quy định rằng trong trường hợp luật cũng như các phán quyết của Toà án không có điều kiện được công bố thì các thành viên khác của Hiệp định có quyền yêu cầu bằng văn bản để được tiếp cận hoặc được thông tin chi tiết về luật và các phán quyết của Toà án có liên quan.
Giống như Hiệp định TRIPS, các quy định về việc công khai hoá pháp luật cũng được quy định trong BTA. BTA được ký ngày 13 tháng 07 năm 2000 tại Washington và có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 12 năm 2001. Hiệp định này được coi là một trong những Hiệp định thương mại quan trọng thể hiện sự nỗ lực cải cách kinh tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời, tạo nền tảng cho Việt Nam gia nhập WTO6. Mặc dù là một hiệp định song phương nhưng BTA được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc và tiêu chuẩn của WTO. Điều này thể hiện rõ trong rất nhiều quy định của BTA, theo đó, Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết rằng trong nhiều trường hợp, các Bên sẽ tôn trọng những nguyên tắc được ghi nhận trong các điều ước quốc tế nằm trong khuôn khổ của WTO. Ví dụ: Điều 2 (6), Điều 3 (2,4) của Chương I về Thương mại hàng hoá; Điều 1(3) Chương II về Quyền sở hữu trí tuệ; Điều 4(8), Điều 11 của Chương IV về Phát triển quan hệ đầu tư; Điều 8 Chương VI về Các quy định liên quan tới tính minh bạch, công khai và quyền khiếu kiện
Như vậy, có thể nói, thực hiện BTA là thực hiện một phần quan trọng các nguyên tắc của những quy định trong khuôn khổ của WTO. Do đó, thực hiện nghiêm chỉnh BTA sẽ là bước đầu để Việt
Về việc công khai công bố pháp luật được BTA quy định tại Điều 1 của Chương VI về các quy định liên quan tới tính minh bạch, công khai và quyền khiếu kiện như sau:
“Mỗi bên (Việt
Mục đích của việc công bố pháp luật và quy định có tính áp dụng chung là giúp các tổ chức và cá nhân là đối tượng bị áp dụng có điều kiện làm quen trước khi các luật và quy định này có hiệu lực.
Trên cơ sở quy định của Điều 1 của Chương VI đề cập trên đây có thể nói công khai, minh bạch là những yêu cầu bắt buộc của BTA.
Để đảm bảo việc công bố công khai được thực hiện thông qua việc đăng tải các quy định có tính áp dụng chung, Điều 5 của Chương VI quy định:
“Các bên (Việt
Như vậy, có thể thấy, với quy định rằng, luật và các quy định có tính áp dụng chung phải được công bố một cách kịp thời thông qua một số tạp chí chính thức để công chúng dễ dàng tiếp cận được đã thể hiện sự công khai, minh bạch các quy định pháp luật được ghi nhận trong cả Hiệp định TRIPS và BTA.
2. Công bố phán quyết của Toà án
Công bố phán quyết của Toà án là việc chuyển tải toàn văn các quyết định và bản án của Toà án tới toàn thể công chúng một cách công khai. Mục đích của việc công bố phán quyết của Toà án là nhằm làm cho công chúng thấy rõ quan điểm của Toà án trong việc áp dụng pháp luật để xét xử.
ở nhiều nước trên thế giới, việc công bố bản án được thực hiện thường xuyên liên tục và trở thành thông lệ quốc tế7. Đối với các nước theo hệ thống luật chung Anh Mỹ (Common Law) bên cạnh những bản án điển hình được tuyển lựa để đăng tải trong các bản tổng hợp án lệ (Law Report) và trở thành nguồn pháp luật thì việc công bố các bản án nói chung đến với công chúng không vì thế mà bị hạn chế. Để các phán quyết của Toà án có thể đến được tay công chúng một cách rộng rãi, ở những nước này, các phán quyết do Toà án tuyên phải được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng như Công báo, Bản tin pháp luật, Internet
ở Việt
Pháp luật luôn thể hiện bản chất chính trị giai cấp của một nhà nước nhất định. Trong khi đó, bản án được Toà án tuyên là một trong những hình thức cụ thể của kết quả thi hành pháp luật. Nhìn chung, pháp luật được ban hành để điều chỉnh các hành vi của các chủ thể trong các quan hệ xã hội, theo đó tất cả các chủ thể phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế, trong nhiều trường hợp, các chủ thể trong quan hệ pháp luật cụ thể yêu cầu Toà án bảo vệ quyền lợi của mình trong các vụ án dân sự hoặc Toà án thực hiện chức năng xét xử của mình theo quy định của pháp luật đối với các vụ án hình sự. Trong các trường hợp này, dựa trên các quy định của pháp luật, phán quyết của Toà án thể hiện rõ ràng quan điểm của Nhà nước trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên đương sự nói riêng và quyền lợi của Nhà nước cũng như của xã hội nói chung. Do đó, có thể nói, việc công bố phán quyết do Toà án tuyên là một hình thức công khai hoá chủ trương đường lối chính sách và pháp luật của Nhà nước.
Công khai phán quyết của Toà án là một trong những nguyên tắc quan trọng được áp dụng trong quá trình xét xử. Theo nguyên tắc này thì việc xét xử phải được tiến hành một cách công khai và mọi người có thể được tham dự. Trong những trường hợp đặc biệt cần để giữ gìn bí mật của Nhà nước, thuần phong mỹ tục hoặc bí mật của các đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Toà án xét xử kín, nhưng khi tuyên án phải công khai để mọi người được biết. Theo quy định của pháp luật Việt
Như vậy, có thể nói, việc công bố bản án là một hình thức công khai, minh bạch hoá chính sách và pháp luật. Việc làm này được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu để xây dựng một xã hội dân chủ, văn minh, trong đó, người dân thực sự được làm chủ xã hội thông qua việc được biết được bàn và được kiểm tra việc thực thi pháp luật của cơ quan tư pháp.
Như đã trình bày ở trên về Hiệp định TRIPS đối với quy định về sự minh bạch của pháp luật và công bố phán quyết của Toà án. Điều 63(1) của Hiệp định TRIPS quy định các phán quyết của Toà án cũng phải được công bố, đồng thời, trong trường hợp nếu phán quyết không có điều kiện để công bố thì phải tạo điều kiện thuận lợi cho những người có liên quan tiếp cận một cách dễ dàng.
Về việc cung cấp phán quyết của Toà án cho các bên trong vụ kiện liên quan tới thực thi quyền sở hữu trí tuệ, BTA quy định khá cụ thể tại Khoản 3 Điều 11 Chương II như sau:
“Mỗi Bên (bên Việt
A. Bằng văn bản và nêu rõ các lý do là căn cứ của các quyết định đó;
B. Được sẵn sàng cung cấp không chậm trễ quá đáng, ít nhất cho các bên tham gia vụ kiện”.
Như vậy, có thể nói, mặc dù quy định trên đây của BTA không quy định cụ thể các phán quyết của Toà án phải được công bố tới công chúng. Nhưng, nội dung quy định tại khoản 3 Điều 11 của Chương II trên đây rằng các phán quyết của Toà án phải được làm "bằng văn bản" và phải "cung cấp không chậm trễ ít nhất cho các bên tham gia vụ kiện" đã thể hiện tính rõ ràng, công khai, minh bạch đối với phán quyết của Toà án. Quy định phải thông báo phán quyết của Toà án ít nhất đối với các bên chủ thể có nghĩa là, ngoài các bên chủ thể ra, phán quyết còn có thể được thông báo tới các đối tượng khác nếu như có điều kiện. Với tinh thần của BTA là luôn tôn trọng những nguyên tắc của Hiệp định TRIPS trong đó có nguyên tắc liên quan tới tính minh bạch, như đã trình bày ở trên, các đối tượng khác không phải là các bên tham gia vụ kiện trong quy định này có thể được hiểu là công chúng. Vì vậy, để thực hiện hiệu quả yêu cầu công khai minh bạch này trong BTA, không có cách nào khác là công bố công khai các phán quyết của Toà án tới công chúng.
Từ những quy định của Hiệp định TRIPS và BTA về vấn đề minh bạch pháp luật và các phán quyết của Toà án, có thể nói, việc công khai hoá pháp luật và công bố các phán quyết của Toà án không ngoài mục đích làm cho các chủ thể bị tác động có điều kiện để hiểu biết pháp luật và chính sách của các nước thành viên. Trên cơ sở đó, hướng cho các chủ thể có xử sự đúng để tránh các tranh chấp có thể xảy ra trong quan hệ kinh tế và thương mại quốc tế. Đồng thời, với việc làm này sẽ hạn chế sự tuỳ tiện hoặc lạm dụng của các cá nhân hoặc tổ chức được giao quyền thực thi pháp luật. Nói cách khác, trong quan hệ kinh tế quốc tế, quy định về minh bạch pháp luật và công bố phán quyết của Toà án sẽ hạn chế sự phân biệt đối xử giữa các chủ thể trong nước và nước ngoài trong việc áp dụng pháp luật.
Tóm lại, minh bạch pháp luật và công bố phán quyết của Toà án có ý nghĩa quan trọng cho việc xây dựng môi trường pháp lý cho việc thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế. Những yêu cầu này được ghi nhận trong Hiệp định TRIPS và BTA. Với tư cách là một Bên ký kết của BTA và là một quốc gia đang tích cực gia nhập WTO, Việt
Phần thứ nhất
Quyết định giám đốc thẩm
về dân sự
Quyết định số 01/2003/HĐTP-DS ngày 25-02-2003
Về vụ án tranh chấp di sản thừa kế
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
…………………..
Tại phiên toà ngày 25-02-2003, xét xử giám đốc thẩm vụ án tranh chấp di sản thừa kế giữa các đương sự :
Nguyên đơn:
1. Bà Nguyễn ánh Hồng; trú tại số 154 An Dương Vương, khu 6 thị trấn An Lạc, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh.
2. Bà Bùi Thị Phô, sinh năm 1907; trú tại số 88 Minh Phụng, phường 5, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh; uỷ quyền cho bà Nguyễn ánh Hồng.
3. Bà Nguyễn Thị Hào, sinh năm 1943; trú tại số 237/11/21 Nguyễn Văn Đậu, phường 11, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
4. Ông Nguyễn Văn Tuyến, sinh năm 1945; trú tại số 88 Minh Phụng, phường 5, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.
5. Bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh, sinh năm 1950; trú tại số 88 Minh Phụng, phường 5, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.
Bị đơn:
1. Ông Nguyễn Văn Ngọc Chiến, sinh năm 1970; trú tại số 88 Minh Phụng, phường 5, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.
2. Ông Nguyễn Văn Phương, sinh năm 1941; trú tại số 88 Minh Phụng, phường 5, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
Người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan: Ông Nguyễn Văn Phước, sinh năm 1948; trú tại số 88 Minh Phụng, phường 5, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
NHậN THấY:
Cụ Bùi Thị Phô và cụ Nguyễn Văn Thiệt sinh được 14 người con trong đó 7 người đã chết, hiện 7 người còn sống gồm bà Nguyễn ánh Hồng, ông Nguyễn Văn Phương, bà Nguyễn Thị Hào, ông Nguyễn Văn Tuyến, ông Nguyễn Văn Phước, bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh, ông Nguyễn Văn Ngọc Chiến.
Cụ Thiệt và cụ Phô là chủ sở hữu bất động sản toạ lạc tại số 88 Minh Phụng, phường 5, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh (Bằng khoán điền thổ số 960) và 6 món tài sản trị giá 2,4 triệu đồng.
Ngày 18-04-1980, cụ Thiệt chết không để lại di chúc. Ngày 23-02-1993, tại Uỷ ban nhân dân phường 5, quận 6 thành phố Hồ Chí Minh, cụ Phô lập di chúc chia toàn bộ tài sản cho 7 người con nói trên với điều kiện các con phải sống hoà thuận, hiếu thảo. Sau khi ký di chúc, các con thường xuyên mâu thuẫn, nên ngày 16-12-1995, cũng tại Uỷ ban nhân dân phường 5, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, cụ Phô đã huỷ bỏ di chúc và đề nghị Toà án phân chia quyền thừa kế gia sản của vợ chồng cụ theo pháp luật.
Theo biên bản định giá ngày 21-12-1995, thì toàn bộ căn nhà số 88 Minh Phụng trị giá 220 lượng vàng 24k. Ông Phương xin được hưởng bằng hiện vật, còn các thừa kế khác đề nghị phát mãi nhà đất, chia đều cho các thừa kế.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 64/DSST ngày 04-06-1997, Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:
1. Xác định căn nhà số 88 Minh Phụng phường 5, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh và 6 món tài sản trị giá 2,4 triệu đồng là tài sản chung của cụ Phô và cụ Thiệt mỗi người được hưởng 1/2.
2. Xác định tiền sửa chữa nhà do bà Trinh đã bỏ ra 10. 080.382 đồng tương đương 2 lượng 1 phân 6 ly vàng 24k và ông Chiến bỏ ra 3.226.540 đồng tương đương 6 chỉ 5 phân vàng 24k (loại 9999) được trừ từ tiền tổng trị giá căn nhà để hoàn lại cho bà Trinh, ông Chiến trước khi chia thừa kế.
3. Cụ Thiệt chết, hàng thừa kế thứ nhất của cụ gồm có 8 người: cụ Phô, bà Hồng, bà Hào, bà Trinh, ông Phương, ông Tuyến, ông Phước, ông Chiến. Di sản cụ Thiệt để lại được chia làm 8 kỷ phần cho mỗi thừa kế hàng thứ nhất, mỗi người một kỷ phần là 13,613 lượng vàng 24k.
4. Giao cho ông Phương toàn bộ hiện vật là căn nhà số 88 Minh Phụng phường 5, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh và các tài sản: 1 tủ 4 ngăn, 1 tủ nhôm, 1 tủ thờ, 1 tủ ly và 2 bộ ván gỗ. Ông Phương có trách nhiệm hoàn lại cho cụ Phô 1/2 giá trị tài sản và nhà; cho bà Trinh, ông Chiến tiền sửa nhà và 7 kỷ phần thừa kế hàng thứ nhất; cụ thể:
- Cụ Bùi Thị Phô: 122,517 lượng vàng 24k;
- Ông Nguyễn Văn Ngọc Chiến: 14,263 lượng vàng 24k;
- Bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh: 15,629 lượng vàng 24k;
- Ông Nguyễn Văn Phước: 13,613 lượng vàng 24k;
- Bà Nguyễn ánh Hồng: 13,613 lượng vàng 24k;
- Ông Nguyễn Văn Tuyến: 13,613 lượng vàng 24k;
- Bà Nguyễn Thị Hào: 13,613 lượng vàng 24k;
5. Thời hạn giao tiền vàng là 06 tháng, kể từ ngày Toà tuyên án, tại Phòng Thi hành án thành phố Hồ Chí Minh.
- Trong hạn từ ngày 04 tháng 06 đến ngày 04 tháng 12 năm 1997, nếu ông Phương thi hành án xong thì được sở hữu căn nhà số 88 Minh Phụng phường 5, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh và 6 tài sản trên. Quá hạn trên ông Phương không thi hành án, thì cơ quan thi hành án được quyền phát mãi căn nhà số 88 Minh Phụng phường 5, quận 6 và các tài sản trên theo hình thức bán đấu giá. Số tiền thu được giao lại cho cụ Phô và các thừa kế theo tỷ lệ tương ứng.
Về phần án phí dân sự các đương sự phải nộp theo luật định.
Ngày 12-06-1997, ông Nguyễn Văn Phương có đơn kháng cáo, nêu lý do: xin được hưởng thừa kế bằng hiện vật còn các phần khác tự các thừa kế giải quyết.
Ngày 08-08-1997, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định tạm đình chỉ việc xét xử phúc thẩm theo Nghị quyết của Quốc hội.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 161/DSPT ngày 01-11-1999, Toà Phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:
Căn cứ Điều 69 khoản 2 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, sửa án sơ thẩm;
Căn cứ Điều 233; Điều 678 khoản 1 điểm a; Điều 679 khoản 1 điểm a; Điều 686 khoản 9; Điều 688 khoản 2 Bộ luật Dân sự; tuyên xử:
1. Xác định căn nhà số 88 Minh Phụng phường 5, quận 6,thành phố Hồ Chí Minh trị giá 220 lượng vàng 24k (9999) và 6 món tài sản trị giá 2.400.000 đồng là tài sản chung của cụ Bùi Thị Phô và cụ Nguyễn Văn Thiệt, mỗi người được hưởng 1/2.
2. Xác định tiền sửa chữa nhà do bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh đã bỏ ra 10. 080.382 đồng tương đương 02 lượng 01 phân 06 ly vàng 24k và ông Nguyễn Văn Ngọc Chiến đã bỏ ra 3.226.540 đồng tương đương 06 chỉ 05 phân vàng 24k (loại 9999) được trừ từ tiền tổng trị giá căn nhà để hoàn lại cho bà Trinh, ông Chiến trước khi chia thừa kế.
Di sản của cụ Thiệt để lại được chia cho 8 người gồm cụ Bùi Thị Phô, bà Nguyễn ánh Hồng, bà Nguyễn Thị Hào, bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh, ông Nguyễn Văn Phương, ông Nguyễn Văn Tuyến, ông Nguyễn Văn Phước, ông Nguyễn Ngọc Chiến, mỗi người được hưởng một kỷ phần là 13,583 lượng vàng 24k (9999) (mười ba lượng năm chỉ tám phân ba ly vàng 24k) và 150.000 đồng (một trăm năm mươi ngàn đồng).
Giao cho ông Nguyễn Văn Phương toàn bộ căn nhà số 88 Minh Phụng phường 5, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh. Ông Nguyễn Văn Phương có trách nhiệm hoàn lại cho cụ Phô 9/16 trị giá căn nhà; cho bà Trinh, ông Chiến tiền sửa chữa nhà và sáu kỷ phần thừa kế mỗi kỷ phần 1/16 giá trị căn nhà; cụ thể như sau:
- Cụ Bùi Thị Phô: 122,250 1ượng vàng 24k (9999);
- Bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh: 15,599 lượng vàng 24k (9999);
- Ông Nguyễn Văn Ngọc Chiến: 14,233 lượng vàng 24k (9999);
- Ông Nguyễn Văn Phước: 13,583 lượng vàng 24k (9999);
- Bà Nguyễn ánh Hồng: 13,583 lượng vàng 24k (9999);
- Ông Nguyễn Văn Tuyến: 13,583 lượng vàng 24k (9999);
- Bà Nguyễn Thị Hào: 13,583 lượng vàng 24k (9999).
Giao cho bà Nguyễn ánh Hồng toàn bộ hiện vật gồm: Một tủ bốn ngăn, một tủ nhôm, một tủ thờ, một tủ ly và hai bộ ván gỗ. Bà Nguyễn ánh Hồng có trách nhiệm hoàn lại cho cụ Phô 1.350.000 đồng, hoàn lại cho bà Trinh, ông Chiến, ông Phước, ông Tuyến, bà Hào, ông Phương mỗi người 150.000 đồng (một trăm năm mươi ngàn đồng).
Thời hạn giao tiền, vàng là 06 tháng kể từ ngày Toà tuyên án (01-11-1999), tại Phòng Thi hành án thành phố Hồ Chí Minh.
Quá hạn trên, ông Phương, bà Hồng không thi hành án thì cơ quan thi hành án được quyền phát mãi căn nhà số 88 Minh Phụng phường 5, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh và các tài sản trên theo hình thức bán đấu giá. Số tiền, vàng thu được giao lại cho cụ Phô và các thừa kế theo tỷ lệ tương ứng.
án phí dân sự sơ thẩm:
- Cụ Phô chịu: 3.403.000 đồng.
- Bà Hồng chịu: 3.403.000 đồng, đã nộp 1.750.000 đồng (theo biên lai số 000223 ngày 29-01-1997 của Phòng Thi hành án thành phố Hồ Chí Minh) còn phải nộp tiếp 1.653.000 đồng.
Bà Hào, bà Trinh, ông Chiến, ông Tuyến, ông Phương, ông Phước mỗi người phải nộp 3.403.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.
Ông Phương không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
Sau khi xét xử phúc thẩm, các đương sự trong vụ án không khiếu nại.
Chị Nguyễn Thị Kim Lệ có đơn khiếu nại với nội dung: Cụ Nguyễn Văn Thiệt và cụ Bùi Thị Phô còn có một người con trai là ông Nguyễn Văn Luông (chết năm 1979), khi chết đã có vợ là bà Hà Thị Thanh và có con là chị (Lệ), nhưng khi giải quyết Toà án không đưa chị vào tham gia tố tụng là không đúng.
Tại Quyết định kháng nghị số 11/KNDS ngày 14-10-2002, Chánh án Toà án nhân dân tối cao kháng nghị Bản án phúc thẩm nêu trên với nhận định:
Việc cụ Bùi Thị Phô và các đương sự trong vụ án khai rằng: Cụ Nguyễn Văn Thiệt và cụ Bùi Thị Phô sinh được 14 người con, nhưng 7 người con đã chết, hiện chỉ còn sống 7 người. Lời khai này là chưa rõ ràng, đầy đủ. Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm không tiến hành xác minh trong số 7 người con đã chết thì họ chết năm nào, khi chết có vợ (chồng) và con chưa? Có ai còn sống, hiện đang sống tại đâu?… Sau khi xử phúc thẩm, chị Nguyễn Thị Kim Lệ đã xuất trình tờ hôn thú giữa ông Luông với bà Thanh. Tại tờ hôn thú này ghi rõ bố mẹ của ông Luông là cụ Thiệt và cụ Phô; các đương sự trong vụ án là bà Hồng, bà Trinh, bà Hào, ông Tuyến đã công nhận chị Lệ là con ông Luông và là cháu của cụ Thiệt, cụ Phô. Như vậy, Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã không tiến hành điều tra kỹ, dẫn đến bỏ sót người tham gia tố tụng. Mặt khác, tại Toà án cấp phúc thẩm, cụ Phô có yêu cầu tự nguyện cho ông Phương, bà Trinh, ông Chiến mỗi người 10 lượng vàng, nhưng Toà án không ghi nhận sự tự nguyện này của cụ Phô là có thiếu sót.
Tại Kết luận số 212/KL-VKSTC-KSXXDS ngày 11-12-2002, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kết luận với nhận xét: Toà án các cấp không tiến hành điều tra, xác minh làm rõ trong 7 người con của 2 cụ đã chết thì họ chết năm nào, khi chết có vợ (chồng) và con chưa? Nếu có, hiện đang sống tại đâu?… trong khi ông Tuyến, bà Hồng, bà Hào, bà Trinh đều có lời khai thừa nhận (sau khi xử phúc thẩm) chị Lệ là con ông Luông và là cháu của cụ Phô, cụ Thiệt. Do đó, Toà án các cấp không xác minh làm rõ để đưa chị Lệ vào tham gia tố tụng là vi phạm Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự. Đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xử huỷ Bản án dân sự sơ thẩm số 64/DSST ngày 04-06-1997 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Bản án dân sự phúc thẩm số 161 ngày 01-11-1999 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh để điều tra xét xử lại.
XéT THấY:
Việc cụ Bùi Thị Phô và các đương sự trong vụ án khai rằng, vợ chồng cụ Nguyễn Văn Thiệt sinh được 14 người con, nhưng 7 người con đã chết, hiện chỉ còn sống 7 người. Lời khai này là chưa rõ ràng, đầy đủ. Do đó, sau khi xử phúc thẩm, chị Nguyễn Thị Kim Lệ đã xuất trình tờ hôn thú giữa ông Luông với bà Thanh. Tại tờ hôn thú này ghi rõ bố mẹ của ông Luông là cụ Thiệt và cụ Phô; đồng thời, lúc này, các đương sự trong vụ án là bà Hồng, bà Trinh, bà Hào, ông Tuyến đã công nhận chị Lệ là con ông Luông và là cháu của cụ Thiệt, cụ Phô. Như vậy, Toà án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã không điều tra kỹ, dẫn đến bỏ sót người tham gia tố tụng. Mặt khác, tại Toà án cấp phúc thẩm, cụ Phô có yêu cầu tự nguyện cho ông Phương, bà Trinh, ông Chiến mỗi người 10 lượng vàng, nhưng Toà án không ghi nhận sự tự nguyện này của cụ Phô là có thiếu sót.
Vì vậy, cần điều tra làm rõ trong số 7 người con của cụ Thiệt đã chết thì họ chết năm nào? Khi chết có vợ (chồng) và con chưa?… để đưa họ vào tham gia tố tụng, thì mới đảm bảo được quyền lợi của các đương sự.
Bởi các lẽ trên, căn cứ vào khoản 4 Điều 77 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự,
QUYếT ĐịNH:
- Huỷ Bản án dân sự sơ thẩm số 64/DSST ngày 04-06-1997 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Bản án dân sự phúc thẩm số 161/DSPT ngày 01-11-1999 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh về vụ án tranh chấp di sản thừa kế giữa nguyên đơn là bà Nguyễn ánh Hồng, cụ Bùi Thị Phô, bà Nguyễn Thị Hào, ông Nguyễn Văn Tuyến, bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh với bị đơn là ông Nguyễn Văn Ngọc Chiến và ông Nguyễn Văn Phương.
- Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh điều tra, xét xử lại sơ thẩm theo đúng quy định của pháp luật.
Những vấn đề cần chú ý:
- Qua vụ án trên, Toà án cần phải chú ý là, khi giải quyết tranh chấp di sản thừa kế, nếu không có di chúc thì cần phải nắm chắc các quy định của Bộ luật Dân sự về “Thừa kế theo pháp luật”. Cần xác định đầy đủ những người thừa kế theo pháp luật.
- Khi thụ lý vụ án giải quyết tranh chấp di sản thừa kế, nếu có người thừa kế theo pháp luật đã chết thì cần phải xác định họ chết vào thời điểm nào? Trước hay sau thời điểm mở thừa kế. Khi chết, họ có vợ, con không? Trong trường hợp nào thì áp dụng quy định của Bộ luật Dân sự về thừa kế thế vị.
- Việc xác định không đầy đủ những người thừa kế theo pháp luật dẫn đến giải quyết sai vụ án không chỉ xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của họ, mà bản án còn bị huỷ, Toà án phải giải quyết lại vụ án làm cho việc giải quyết vụ án bị kéo dài không đáng có.
Quyết định số 02/2003/HĐTP-DS ngày 25-02-2003
Về vụ án ly hôn
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
…………………..
Tại phiên toà ngày 25-02-2003, xét xử giám đốc thẩm vụ án ly hôn giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Chị Trương Thị Bạch Tuyết, sinh năm 1965.
Bị đơn: Anh Ngô Thanh Long, sinh năm 1962.
Cùng trú tại số 16 Phan Đình Phùng B, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Võ Thị Bảy và ông Trương Văn Huyện, trú tại
2. Bà Ngô Thị Hảo trú tại số 10, ấp Đông Thịnh 2, Mỹ Phước, Long Xuyên, An Giang.
3. Bà Trần Thị Liên, trú tại số 23 Huỳnh Văn Hay, Mỹ Long, Long Xuyên, An Giang.
4. Bà Lê Thị Kim Ngân, trú tại số 39 Ngô Gia Tự, phường 2, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.
5. Chị Bùi Thị Thanh Thuỳ, trú tại số 90/2A Trần Hưng Đạo, Mỹ Phước, Long Xuyên, An Giang.
6. Bà Ngô Thị Kim Chi, trú tại số 275 Ngô Gia Tự, phường 3, quận 10 thành phố Hồ Chí Minh.
7. Ông Chung Tô Hà, trú tại số 21 Phạm Hữu Trí, phường 12, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh.
8. Anh Dư Tiểu Luân, trú tại số 7 Huỳnh Thị Hưởng, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, An Giang.
9. Bà Lê Thị Thái, trú tại số 52 Trần Khánh Dư, phường Mỹ Xuyên, thành phố Long Xuyên, An Giang.
10. Anh Trương Thanh Bình đại diện Công ty TNHH Vạn Thành, 26 Hai Bà Trưng, Mỹ Long, Long Xuyên, An Giang.
NHậN THấY:
Chị Trương Thị Bạch Tuyết và anh Ngô Thanh Long kết hôn năm 1984. Năm 1999, anh chị mâu thuẫn trầm trọng. Ngày 20-07-1999, chị Tuyết xin được ly hôn anh Long.
Anh chị có 3 con chung: Ngô Thanh Lân sinh năm 1985; Ngô Thanh Huy sinh năm 1991; Ngô Tiến Phụng sinh năm 1993.
Tài sản chung anh chị khai thống nhất gồm có: 1 xe Hon da 50, 1 xe Wave, 1 xe Dream, 1 máy hát đĩa… có tổng giá trị 42.470.000đ (anh Long quản lý 2 xe máy giá trị 30 triệu, còn lại chị Tuyết quản lý).
Anh Long khai: tài sản chung vợ chồng còn có 1 căn nhà 16 Phan Đình Phùng B có nguồn gốc của cha mẹ vợ khi xuất cảnh vừa bán, vừa cho chung vợ chồng (có nhận 205 triệu của vợ chồng), 1 xe Cúp 70, 1 tivi 21 inch, 1tivi 17 inch, 2 thùng loa, 1 Amply, 1 đầu máy vi deo V8, 1 dàn Karaoke, 1 đầu máy Video Hifi, 1 bàn tủ thờ, 1 bộ salon gỗ cẩm lai, 1 giường hộp gỗ, 1 tủ kiếng, 1 tủ đựng quần áo 5 ngăn, 1 máy may, 1 tủ kiếng để ly. Năm 1993, vợ chồng có cho cha vợ mượn 84 triệu để đầu tư cho em vợ là Trương Tấn Chính (BL 131). Tiền hụi còn 358 triệu, tiền mặt ở tủ còn 22.500.000 đồng, hàng hoá còn tồn lại trị giá 396.514.350 đồng, số tiền cho mượn 465 triệu (BL 253), vợ chồng nợ tổng số 576 triệu đồng (BL 130).
Chị Tuyết khai: nhà 16 Phan Đình Phùng B của cha mẹ chị (ông Huyện, bà Bảy) cho riêng chị năm 1991, giấy tờ sở hữu nhà đứng tên chị, không phải tài sản chung của vợ chồng. Các tài sản xe Cúp 70, tivi… là của cha mẹ chị. Cha mẹ chị không nợ vợ chồng, tiền hụi chị hốt đã trả cho tiệm Mỹ Hoa 40 triệu, còn lại đã trả nợ cho các chủ hàng ở thành phố Hồ Chí Minh, chi xài trong gia đình, tiền hụi nọ đóng hụi kia và lấy cả tiền hàng đóng hụi, hiện tiền hụi chỉ còn thực tế khoảng 100 triệu (BL 204, 161). Đối với số nợ 576 triệu đồng do anh Long khai, chị không biết; hàng tồn kho không phải 396 triệu, tiền vợ chồng cho mượn đề nghị tách ra giải quyết thành vụ án khác (BL 203, 248). Vợ chồng có nợ bà Trần Liên nhiều lần bằng 200 triệu.
Tại Bản án sơ thẩm số 08/HNST ngày 13-11-2001, Toà án nhân dân tỉnh An Giang đã quyết định:
- Về hôn nhân: Chị Trương Thị Bạch Tuyết được ly hôn với anh Ngô Thanh Long.
- Về con chung: Giao cháu Ngô Thanh Lân sinh năm 1985; Ngô Thanh Huy sinh năm 1991 và Ngô Tiến Phụng sinh năm 1993 cho chị Trương Thị Bạch Tuyết được tiếp tục nuôi dưỡng, giáo dục; anh Long không phải cấp dưỡng nuôi con; chị Tuyết phải tạo điều kiện cho anh Long tới thăm và chăm sóc, giáo dục con.
Việc nuôi con và cấp dưỡng nuôi con không cố định.
- Về tài sản:
+ Chị Tuyết được sở hữu lầu 1, lầu 2, tầng mái của căn nhà số 16 Phan Đình Phùng B, phường Mỹ Long giá trị 133.064.790đ, số tiền 184.000.000đ (đưa ông Huyện, bà Bảy và anh Chính), hàng tồn kho 20.688.000đ, tiền mặt hốt hụi 690.314.000đ và18.000.000đ (hụi còn sống gửi Diễm Trang), chiếc cúp 70 trị giá 3.000.000đ, 14 loại tài sản trang trí nội thất trị giá 12.470.000đ (01 máy nước nóng, tủ lạnh nhỏ, 01 máy hát đĩa 03 đĩa, 01 bàn phấn, 01 giường ngủ hộp loại Si men, 01 bàn bi ro, 02 máy may công nghiệp Misumisi, 01 máy se lai, vắt sổ; 01 quạt đứng, máy lạnh, 02 ổn áp Lioa, 01 máy hát đĩa bộ AIWA (Tuyết tự bán), 01 giường sắt 02 tầng, 01 quạt trần và xe cúp 50). Tổng cộng 1.061.536.790đ.
- Anh Long được sở hữu số tiền bán 02 chiếc xe Dream và Wave Nhật 30.000.000đ.
* Về nợ: Chị Tuyết phải chịu trách nhiệm trả nợ chung gồm:
1. Bà Lê Thị Kim Ngân (Đại diện cho tiệm Mỹ Hoa) | 61.480.000 đ |
2. Ông Chung Tô Hà (Anh Tân) | 21.769.000 đ |
3. Bà Lê Thị Thái | 3.587.000 đ |
4. Anh Trương Thanh Bình (Đ D CN Công ty Vạn Thành) | 15.314.000đ |
5. Bà Ngô Thị Hảo | 200.000.000đ |
6. Bà Trần Liên | 216.750.000đ |
7. Bà Nguyễn Thị Kim Chi | 50.000.000 đ |
8. Anh Dư Tiểu Luân | 30.000.000 đ |
9. Chị Bùi Thị Thanh Thuỳ | 50.000.000 đ |
10. Bà Đinh Thị Hai | 50.000.000 đ |
Tổng cộng: | 698.900.000đ |
- Chị Tuyết có trách nhiệm hoàn giá trị chênh lệch tài sản của anh Long 166.318.000đ
- Buộc ông Trương Văn Huyện và bà Võ Thị Bảy phải có trách nhiệm hoàn cho chị Tuyết 100.000.000đ.
- Bà Hảo có trách nhiệm giao trả toàn bộ giấy tờ nhà số 16 Phan Đình Phùng B cho chị Trương Thị Bạch Tuyết khi nhận được tiền.
Về án phí:
- Chị Tuyết phải chịu 50.000đ án phí hôn nhân sơ thẩm và 4.426.000đ án phí dân sự sơ thẩm (được trừ vào 50.000đ tạm ứng đã nộp theo biên lai thu số 06878 ngày 09-04-2000).
- Anh Long phải chịu 8.852.000đ án phí dân sự sơ thẩm.
Kể từ ngày bên được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án nếu bên phải thì hành án chưa trả số tiền trên thì hàng tháng còn phải trả thêm tiền lãi theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chưa thi hành án.
Các đương sự có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày, kể từ ngày tuyên án.
Riêng bà Ngân, ông Hà, bà Chi, bà Hai, ông Huyện, bà Bảy có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án niêm yết tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
Ngày 25-11-2001, anh Ngô Thanh Long có đơn kháng cáo: yêu cầu được chia đôi căn nhà 16 Phan Đình Phùng B; hàng tồn kho có giá trị 396 triệu mà Toà chỉ tính có hơn 20 triệu là không đúng; số tiền vợ chồng cho vay trên 460 triệu đồng, chị Tuyết đã đi thu hồi nợ thì chị Tuyết phải chịu trách nhiệm; tiền hàng hoá trị giá 186 triệu đồng, chứ không phải chỉ có hơn 13 triệu đồng.
Ngày 27-11-2001, chị Trương Thị Bạch Tuyết có đơn kháng cáo: các khoản nợ anh Long khai là nợ giả do anh Long tạo ra để chiếm đoạt tài sản của chị, chị không biết các khoản nợ này; yêu cầu giải quyết luôn cả các khoản nợ của vợ chồng do mua hàng ở thành phố Hồ Chí Minh; khoản tiền chơi hụi chỉ có 100 triệu là tiền bán hàng (vì chơi mãn hụi trước mới tham gia vào dây hụi sau), án sơ thẩm buộc chị chịu trách nhiệm 750 triệu tiền hụi là không đúng; tiền vợ chồng đã cho cha mẹ chị không phải tiền cho mượn; hàng hoá tồn kho để ở nhà 16 Phan Đình Phùng anh Long đã lấy hết vào đêm ngày 11-10-2001 (BL 310).
Tại Bản án phúc thẩm số 10/PTHNGĐ ngày 26-03-2002, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:
Căn cứ Điều 40, Điều 42, Điều 45 Luật Hôn nhân gia đình năm 1986; Khoản 1 Điều 69 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự tuyên xử về phần tài sản:
- Chị Tuyết được sở hữu thêm lầu 1, lầu 2, tầng mái của căn nhà 16 Phan Đình Phùng B, phường Mỹ Long giá trị 133.064.790đ; 184.000.000đ tiền cho ông Huyện, bà Bảy và anh Chính mượn; hàng tồn kho trị giá 20.688.000đ; tiền mặt đã hốt hụi 690.314.000đ và 18.000.000đ hụi sống còn gửi Diễm Trang, chiếc cúp 70cc trị giá 3.000.000đ; 14 loại tài sản trang trí nội thất trị giá 12.470.000đ. Tổng cộng giá trị tài sản chị Tuyết nhận 1.061.536.790đ.
Anh Long được sở hữu 2 xe máy (1 Dream và 1 Wave Nhật) trị giá 30.000.000đ.
- Về nợ chị Tuyết phải chịu trách nhiệm trả nợ chung gồm:
1. Bà Lê Thị Kim Ngân (Đại diện cho tiệm Mỹ Hoa) | 61.480.000đ |
2. Ông Chung Tô Hà (Anh Tân) | 21.769.000đ |
3. Bà Lê Thị Thái | 3.587.000 đ |
4. Anh Trương Thanh Bình (đại diện Công ty Vạn Thành) | 15.314.000đ |
5. Bà Ngô Thị Hảo | 200.000.000đ |
6. Bà Trần Liên | 216.750.000đ |
7. Bà Nguyễn Thị Kim Chi | 50.000.000 đ |
8. Anh Dư Tiểu Luân | 30.000.000 đ |
9. Chị Bùi Thị Thanh Thuỳ | 50.000.000 đ |
10. Bà Đinh Thị Hai | 50.000.000 đ |
Tổng cộng: | 698.900.000đ |
- Chị Tuyết có nghĩa vụ hoàn lại giá trị chênh lệch về tài sản cho anh Long: 166.318.000đ.
- Buộc ông Trương Văn Huyện và bà Võ Thị Bảy có trách nhiệm hoàn lại cho chị Tuyết 100.000.000đ.
- Bà Ngô Thị Hảo có nghĩa vụ giao toàn bộ giấy tờ nhà 16 Phan Đình Phùng B, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên cho chị Trương Thị Bạch Tuyết khi nhận được tiền.
Kể từ ngày bên được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, nếu bên phải thi hành án chưa thi hành án thì hàng tháng còn phải chịu tiền lãi suất quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với số tiền và thời gian chậm thi hành.
Các quyết định khác của án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật.
- Chị Tuyết chịu 50.000đ án phí hôn nhân gia đình 4.426.000đ án phí dân sự sơ thẩm và 50.000đ án phí dân sự phúc thẩm, được trừ 50.000đ tiền tạm ứng án phí đã nộp theo biên lai số 06878 ngày 09-04-2000.
- Anh Long chịu 8.825.000đ tiền án phí dân sự sơ thẩm và 50.000đ án phí dân sự phúc thẩm.
Ngày 09-05-2002, chị Tuyết có đơn khiếu nại: phần nợ anh Long tự kê khai 380 triệu là không có thật; tiền hụi thực tế sau khi trừ tiền chầu hụi chỉ còn 190.314.000đ; vợ chồng còn nợ cha mẹ 8.734.000 đồng chứ không phải cha mẹ nợ vợ chồng 84 triệu; phần vợ chồng nợ mua hàng 259.271.000 đồng mà Toà chỉ mới giải quyết 102.150.000 đồng là không đúng.
Tại Quyết định số 94/KN-DS ngày 11-11-2002, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 10/PTHNGĐ ngày 26-03-2002 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh với nhận định:
1. Về tiền hốt hụi 690.314.000đ:
Trong quá trình giải quyết vụ án, chị Tuyết luôn cho rằng: Tiền góp hụi là chị lấy ra từ khoản tiền bán hàng, sau khi hốt được hụi chị dùng tiền đó để mua hàng và chi phí cho sinh hoạt gia đình, số tiền hụi hiện chỉ còn lại 100 triệu. Lời khai của chị Tuyết phù hợp lời khai của chị Kim Ngân chủ tiệm Mỹ Hoa khai ngày 09-08-2001 (BL 187): từ ngày 17-02-2000 đến ngày 08-05-2001, chị Tuyết có trả cho chị 1.041.827.000đ, hơn nữa, tại phiên toà sơ thẩm ngày 13-1l-2001 anh Long đã thừa nhận tiền hụi theo sổ sách chỉ còn 358 triệu, do vậy, việc Toà hai cấp xử công nhận số tiền 690.314.000đ tiền hốt hụi là tài sản chung của vợ chồng anh Long, chị Tuyết là không thoả đáng.
2. Số tiền anh Long tự vay của 5 đối tượng có giá trị 380 triệu:
Chị Tuyết không thừa nhận khoản tiền này vì khi anh Long vay chị không được biết.
Anh Long khai vay số tiền trên để trả nợ một số người như: tiệm Mỹ Hoa (chị Kim Ngân) ngày 05-11-1997: 145.000.000đ, Kim Đan… nhưng Toà án không xác minh việc này, chị Kim Ngân chủ tiệm Mỹ Hoa tại biên bản ghi lời khai ngày 08-05-2001 (BL 76), ngày 09-08-2001 (BL 187) chỉ thừa nhận vào đầu năm 2001 có nhận của chị Tuyết 145 triệu đồng chứ không phải nhận của anh Long. Trong 380 triệu đồng trên, anh Long khai vay của bà Hảo 200 triệu đồng vào năm 1997 và có thế chấp cho bà Hảo giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà số 173 ngày 02-04-1991, nhưng tại đơn khởi kiện ngày 17-05-2001, bà Hảo đã cung cấp cho Toà án bản sao giấy chứng nhận 173 (không có công chứng xác nhận) (BL 64), tại phiên toà sơ thẩm, bà Hảo khai thế chấp bản chính nhưng bà Hảo không xuất trình được tài liệu này. Tại BL 138 có giấy chứng nhận số 173 đã được công chứng ngày 18-06-1998 sau khi anh Long vay tiền của bà Hảo; nhưng không xác định thu thập của ai. Quá trình giải quyết vụ án chị Tuyết cho rằng giấy tờ nhà đã bị anh Long lấy đi thế chấp ở chỗ nào chị không biết, nhưng tại đơn khiếu nại ngày 09-05-2002, chị Tuyết trình bày, anh Long không có giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà chính, giấy chứng nhận (số 173) bản chính bố chị vẫn giữ và chị sao giấy chứng nhận số 173 có công chứng của Phòng Công chứng nhà nước tỉnh An Giang ngày 07-06-2002 để làm bằng. Hơn nữa, tại biên bản ngày 18-04-2001, anh Long khai: số nợ chung của vợ chồng chỉ khoảng 250 triệu đồng. Vì vậy, Toà án tuyên khoản nợ trên là khoản nợ chung của vợ chồng và buộc chị Tuyết phải trả là chưa có cơ sở.
3. Về số tiền 84 triệu đồng cho bố mẹ chị Tuyết vay:
Trong quá trình giải quyết vụ án, chị Tuyết thừa nhận năm 1993, vợ chồng chị có cho bố mẹ chị vay tiền để cho em chị là Chính làm lò đường, nhưng hiện nay, bố mẹ chị đã trả hết. Sau khi xét xử sơ thẩm, chị đã xuất trình giấy thanh toán nợ giữa bố mẹ chị với anh Long, trong khi đó, vợ chồng chị còn nợ lại bố mẹ chị 8.734.000 đồng. Anh Long thừa nhận giấy thanh toán này do anh viết. Vì vậy, Toà án coi số tiền này bố mẹ chị Tuyết chưa trả và buộc chị Tuyết trả 1à chưa đúng.
4. Về khoản tiền 157.121.200 đồng nợ của 14 đối tượng: Toà án cấp phúc thẩm cho rằng, anh Long cùng chị Tuyết không cung cấp địa chỉ cũng như các đương sự không có yêu cầu là không đúng, vì trong đơn đề nghị hoãn phiên toà ngày 06-08-2001 của anh Long có kèm theo địa chỉ của 8 chủ nợ. Toà án hai cấp không tiến hành điều tra xác minh là thiếu sót, việc tách số tiền trên ra thành một vụ án khác sẽ không giải quyết triệt để vụ án.
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng: huỷ phần quyết định về phân chia tài sản của Bản án dân sự sơ thẩm số 08/HNST ngày 13-11-2001 của Toà án nhân dân tỉnh An Giang và Bản án phúc thẩm số 10/PTHNGĐ ngày 26-03-2002 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; giao hồ sơ cho Toà án nhân dân tỉnh An Giang xét xử lại theo trình tự sơ thẩm.
Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao giữ nguyên yêu cầu kháng nghị nêu trên.
Xét thấy:
Về quan hệ hôn nhân và giao nuôi con đã được Toà án cấp sơ thẩm giải quyết, các đương sự không có kháng cáo; phần này đã có hiệu lực.
Về tài sản: căn nhà 16 Phan Đình Phùng B, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên có nguồn gốc của cha mẹ chị Tuyết (ông Huyện, bà Bảy) cho riêng chị Tuyết (căn cứ vào đơn xin cho nhà ngày 19-10-1985 và giấy uỷ quyền ngày 22-03-1991). Trong thời gian chung sống vợ chồng anh Long, chị Tuyết đã sửa chữa lại căn nhà. Toà án cấp sơ, phúc thẩm xác định tài sản chung vợ chồng gồm giá trị phần sửa chữa căn nhà 16 Phan Đình Phùng B, phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, l xe cúp 50, l xe DreamII, 1 xe Wave Nhật, 14 loại tài sản nội thất, hàng tồn kho có giá trị 199.222,790đ là có căn cứ (hiện chị Tuyết, anh Long không có khiếu nại).
Về tiền hốt hụi: Các đương sự đều công nhận vợ chồng có chơi hụi, chị Tuyết là người hốt hụi.
Tại BL 130 và tại phiên toà sơ thẩm ngày 11-09-2001, anh Long khai: số tiền hụi còn 358 triệu nhưng anh không xuất trình sổ sách. Tại phiên toà phúc thẩm ngày 26-03-2002, anh Long khai: chị Tuyết dùng tiền hụi để trả nợ và làm việc khác (BL 335, 336).
Chị Tuyết khai: tiền chơi hụi lấy từ tiền bán hàng, tiền hốt hụi được trả nợ cho các chủ nợ ở thành phố Hồ Chí Minh; có sổ sách ghi việc hốt hụi do anh Long giữ, chị không nhớ hốt được bao nhiêu tiền (BL 251, 250). Tại lời khai ngày 25-09-2001, chị Tuyết khai, chị chơi rất nhiều dây hụi, chị hốt hụi nhiều lần (BL 202, 203). Sau khi Toà án cấp sơ thẩm xác định số tiền hụi chị Tuyết đã hốt là 690.314.000 đồng, chị Tuyết kháng cáo về tiền hụi và tại phiên toà phúc thẩm ngày 26-03-2002, chị Tuyết khai: tiền hụi chỉ còn khoảng hơn 100 triệu, hốt hụi này mới chơi hụi kia, sổ sách chơi hụi do anh Long giữ (BL 335, 337). Tại đơn khiếu nại ngày 09-05-2002 của chị Tuyết gửi Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, chị Tuyết khai: thực tế, sau khi hốt hụi được tổng số tiền 690.314.000 đồng chị phải chầu hụi chết 500 triệu đồng, thực tế chỉ còn 190.314.000 đồng.
Toà án cấp sơ thẩm, phúc thẩm đã không yêu cầu anh Long phải cung cấp cho Toà án sổ sách ghi việc chơi hụi, không đối chiếu sổ sách và đối chất giữa các đương sự mà chỉ căn cứ vào lời khai ngày 25-09-2001 của chị Tuyết là hốt hụi nhiều lần, rồi cộng tổng số những lần chị khai hốt hụi thành số tiền 690.314.000 đồng để quy trách nhiệm cho chị Tuyết trong khi chị còn có các lời khai khác về nguồn tiền dùng chơi hụi và sau khi hốt hụi đã chi dùng một phần cho gia đình, trả nợ, chầu hụi chết… Do đó, kết luận của cấp sơ thẩm và phúc thẩm về khoản tiền này là chưa có căn cứ. Vì vậy, cần phải tiến hành điều tra thêm, yêu cầu anh Long xuất trình sổ chơi hụi, đối chất giữa các đương sự về số tiền thu được, tiền đóng hụi lấy từ đâu ra, số tiền chi dùng sau khi hốt hụi, vợ chồng tham gia các dây hụi cùng một thời gian hay kết thúc dây hụi này mới tham gia vào dây hụi khác, yêu cầu chị Tuyết phải giải trình về số tiền 500 triệu đồng chị đóng hụi chết cho ai? Thời gian nào?…
Về số tiền anh Long vay 380 triệu đồng của 5 người:
Anh Long khai ngày 18-04-2000: vợ chồng buôn bán hiện còn nợ 250 triệu, nhưng cũng không liệt kê vay của ai, số tiền bao nhiêu, thời gian nào (BL 08). Tại tờ tường trình ngày 16-03-2001, anh Long khai nợ của nhiều người, trong đó, có nợ bà Ngô Thị Hảo 200 triệu, nợ bà Nguyễn Thị Kim Chi 50 triệu, bà Đinh Thị Hai 50 triệu đồng, anh Dư Tiểu Luân 30 triệu (không thấy kê khai nợ chị Bùi Thị Thanh Thuỳ BL 130), nhưng tại lời khai ngày 09-07-2001, anh Long khai: vợ chồng nợ 380 triệu đồng của 5 người cụ thể:
+ Vay của bà Ngô Thị Hảo 2 lần, tổng số 200 triệu, có thế chấp giấy tờ nhà 61 Phan Đình Phùng B. Vay tiền để trả nợ tiệm Mỹ Hoa 145 triệu ngày 05-11-1997 và 88 triệu ngày 27-07-1997.
+ Vay bà Đinh Thị Hai 50 triệu ngày 09-05-1998 để trả nợ cho bà Hoa ở thành phố.
+ Vay chị Bùi Thị Thanh Thuỳ 50 triệu đồng ngày 08-12-2000 để trả cho ông Sơn ở phường Mỹ Xuyên.
+ Vay bà Nguyễn Thị Kim Chi 50 triệu ngày 20-04-1997 để trả nợ cho tiệm Mỹ Hoa ngày 22-04-1997.
+ Vay anh Dư Tiểu Luân 30 triệu đồng ngày 15-02-1999 để trả cho tiệm Mỹ Hoa, chị Hoa Vải … (BL 79).
Anh Long xuất trình 1 cuốn sổ mua hàng, trong đó có ghi các khoản nợ của 5 người trên bằng 380 triệu (BL 85). Anh Long cho rằng, việc anh vay mượn chị Tuyết có biết, chỉ mình anh ký vào giấy nhận nợ, vay để phục vụ việc buôn bán nên vợ chồng cùng phải trả.
Chị Tuyết khai: việc buôn bán do anh Long quản lý, chị không biết (BL 10, 155). Tại lời khai ngày 07-04-2000, chị Tuyết khai, anh Long có báo cho chị, hiện vợ chồng còn nợ 250 triệu và một vài khoản nợ ở thành phố (BL 10). Tại phiên toà sơ thẩm ngày 13-11-2001, chị Tuyết khai, nợ chung vợ chồng cùng trả (BL 231). Sau khi Toà án cấp sơ thẩm công nhận vợ chồng nợ 380 triệu của 5 người trên, chị Tuyết kháng cáo cho rằng, các khoản nợ do anh Long vay để tiêu xài riêng (BL 312). Tại phiên toà phúc thẩm ngày 26-03-2002, chị Tuyết công nhận sổ nợ do anh Long xuất trình (BL 338). Tại đơn khiếu nại gửi Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ngày 09-05-2002, chị Tuyết không công nhận các khoản nợ mà anh Long đã kê khai, đặc biệt là, không có nợ bà Hảo (dì của anh Long) 200 triệu, không thế chấp giấy tờ nhà 16 Phan Đình Phùng B cho bà Hảo. Những lời khai trên của các đương sự còn có nhiều mâu thuẫn, chưa được hỏi, đối chất làm rõ: vì sao lời khai ban đầu của anh Long là vợ chồng chỉ nợ 250 triệu chứ không phải 380 triệu? Số nợ mà anh Long khai vay của chị Thuỳ ngày 08-12-2000 (chị Tuyết bắt đầu quản lý cửa hàng từ tháng 04-2000) có đúng để trả cho anh Sơn hay không ? Ai vay và vay anh Sơn từ thời gian nào, dùng vào mục đích gì ? Trong hồ sơ vụ án có bản phô tô tờ giấy ghi nợ do anh Long cung cấp nhưng không rõ có đúng là phô tô từ "cuốn sổ" mà chị Tuyết công nhận tại phiên toà phúc thẩm hay không ? Mặt khác, "cuốn sổ" đó ghi mâu thuẫn về thời gian: ngày 15-02-1999 vay anh Luân 30 triệu ghi trước, ngày 09-05-1998 vay bà Hai 50 triệu lại ghi sau (BL 85) cần phải điều tra làm rõ. Bên! cạnh đó, cũng cần phải điều tra xem, ai là người đang giữ các giấy tờ nhà 16 Phan Đình Phùng B: bố mẹ của chị Tuyết hay bà Hảo…Toà án cấp phúc thẩm chỉ căn cứ vào thời điểm vay, anh Long là người quản lý cửa hàng, các chủ nợ đều xác nhận có việc vay và trong thời kỳ hôn nhân tồn tại anh Long không hề mua sắm tài sản riêng, để xác định khoản nợ do anh Long khai 380 triệu đồng là nợ chung vợ chồng, trong khi còn hàng loạt vấn đề mâu thuẫn chưa được làm rõ là chưa có căn cứ.
Về số tiền 84 triệu đồng mà vợ chồng cho bố mẹ chị Tuyết vay: Anh Long khai, năm 1993, cha mẹ vợ (ông Huyện, bà Bảy) có vay vợ chồng 84 triệu để đầu tư làm lò đường cho em vợ là Trương Tấn Chính (BL 131, 332). Anh Long có xuất trình lá thư do ông Huyện gửi cho bà ánh (con nuôi ông Huyện) năm 1994 có nội dung: ông Huyện nợ vợ chồng anh Long, chị Tuyết 84 triệu (BL 115).
Theo chị Tuyết khai: ông Huyện, bà Bảy có vay vợ chồng 84 triệu đồng, nhưng đã trả xong (BL 202, 332). Tại phiên toà phúc thẩm ngày 26-03-2002, chị Tuyết xuất trình một tờ giấy mà chị cho rằng là giấy thanh toán nợ giữa ông Huyện, bà Bảy với vợ chồng nhưng nội dung không rõ (BL 328), còn trong kháng nghị của Viện kiểm sát thì cho rằng, giấy này thể hiện vợ chồng còn nợ bố mẹ chị Tuyết 8.734.000đ. Tại phiên toà phúc thẩm, Luật sư do chị Tuyết yêu cầu có hỏi anh Long : "giấy xuất trình của chị Tuyết là của anh phải không ?", anh Long trả lời: "phải" nhưng không rõ giấy xuất trình của chị Tuyết có phải là giấy thanh toán nợ đó hay không và giấy thanh toán nợ đó có liên quan gì đến số tiền 84 triệu đồng mà ông Huyện, bà Bảy vay của vợ chồng được chị Tuyết thừa nhận? Mặt khác, Toà án cấp phúc thẩm xác định, ông Huyện, bà Bảy là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan của vụ án, nhưng Toà án không hề lấy lời khai của ông Huyện, bà Bảy về số tiền 84 triệu và trong hồ sơ cũng không thể hiện việc ông Huyện, bà Bảy uỷ quyền cho ai tham gia tố tụng là vi phạm tố tụng. Vì vậy, cần phải lấy lời khai của ông Huyện, bà Bảy; đối chất giữa các đương sự về khoản nợ 84 triệu đồng, giấy thanh toán… để làm rõ về việc nợ nần giữa bà Bảy, ông Huyện với vợ chồng.
Về khoản tiền vợ chồng nợ của 14 đối tượng khác: Chị Tuyết khai, vợ chồng nợ 259.271.200 đồng; anh Long khai vợ chồng chỉ nợ 171.250.000 đồng gồm tiệm Mỹ Hoa, tiệm Thanh Tuyền, chị Hoa Vải. Toà án cấp phúc thẩm mới buộc vợ chồng trả 102.150.000 đồng, còn lại 157.121.000 đồng, Toà án cấp phúc thẩm tách ra giải quyết thành vụ án khác khi có yêu cầu của các chủ nợ là chưa giải quyết triệt để vụ án. Vì vậy, cần phải lấy lời khai của các chủ nợ, nếu họ có yêu cầu đòi nợ vợ chồng thì Toà án cần giải quyết theo quy định của pháp luật.
Những vấn đề nêu trên cần phải được điều tra, làm rõ. Do phần quyết định về tài sản của Bản án sơ thẩm, phúc thẩm cần phải xem xét lại nên phần án phí cũng cần điều chỉnh cho phù hợp.
Bởi các lẽ trên và căn cứ vào khoản 4 Điều 77 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự;
Quyết định:
Huỷ phần chia tài sản, phần án phí tài sản của Bản án phúc thẩm số 10/PTHNGĐ ngày 26-03-2002 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh và Bản án dân sự sơ thẩm số 08/HNST ngày 13-11-2001 của Toà án nhân dân tỉnh An Giang trong vụ án xin ly hôn có nguyên đơn là chị Trương Thị Bạch Tuyết và bị đơn là anh Ngô Thanh Long.
Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh An Giang điều tra, xét xử lại sơ thẩm theo thủ tục chung.
Những vấn đề cần chú ý:
Qua vụ án này cho thấy, khi giải quyết vụ án ly hôn có yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng, thì Toà án cần phải yêu cầu các bên chứng minh đầy đủ các vấn đề:
- Tài sản chung của vợ chồng gồm có những loại gì và nguồn gốc? Tài sản riêng của vợ, của chồng và nguồn gốc?
- Nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng? Còn nợ những ai? Việc vay tài sản nợ để làm gì? Nếu một người đứng tên vay thì tài sản được vay có dùng chung cho mục đích cuộc sống, kinh doanh của gia đình hay không?
- Người nào là chủ nợ, người nào đang nợ vợ chồng? Họ có yêu cầu gì trong việc giải quyết vụ án ly hôn này?
- Nếu các lời khai của vợ, chồng về tài sản có mâu thuẫn nhau thì cần phải đối chất, xác minh để có quyết định chính xác.
Quyết định số 03/2003/HĐTP-DS ngày 25-02-2003
Về vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, đất
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
…………………..
Tại phiên toà ngày 25-02-2003 xét xử giám đốc thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán nhà, đất giữa các đương sự:
Nguyên đơn: l. Ông Nguyễn Phi Long, sinh năm 1956.
2. Bà Ngô Thị Bé Ba, sinh năm 1957.
Cùng trú tại số 2/1A ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Bị đơn: Ông Nguyễn Tôn Văn, sinh năm 1951
Trú tại số 143A/6 Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, hiện đang bị tạm giam.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ông Thái Văn Tuấn, sinh năm 1958, hiện đang bị tạm giam tại trại giam T16.
2. Bà Nguyễn Thị Hiếu, sinh năm 1955; trú tại số 718F Hùng Vương, phường 13, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh.
nhận THấY:
Ngày 07 tháng 09 năm 1994, ông Nguyễn Phi Long và ông Nguyễn Tôn Văn ký hợp đồng bán nhà, đất tại số 2/1A ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích 9.500m2 (trong đó có 9300m2 đất nông nghiệp và 200m2 đất thổ cư). Trên đất thổ cư có căn nhà cấp 3, diện tích 460m2 (gồm một trệt, một lầu) và các công trình phụ, dẫy nhà kho và chuồng heo. Căn nhà hợp thức hoá mang tên ông Long, giá 850 cây vàng.
Tại Điều 2, hợp đồng có ghi: ông Long chịu trách nhiệm hoàn tất thủ tục sang tên để ông Văn đứng tên, đến Uỷ ban nhân dân xã Tân Thới Hiệp và Uỷ ban nhân dân huyện Hóc Môn đồng thời chuyển xuống kiến trúc sư trưởng thành phố, khi ra phiếu chuyển thì ông Long không chịu trách nhiệm về phần mua bán. Ông Văn phải chịu trách nhiệm đóng tiền chuyển mục đích sử dụng và trước bạ đất.
Khi có phiếu chuyển, ông Văn phải giao cho vợ chồng ông Long 100 cây vàng SJC. Sau khi chuyển phần đất cho ông Văn tại xã thì ông Văn có trách nhiệm giao 100 cây vàng SJC và trừ vào 100.000.000 đồng tiền mặt đã ứng trước và tiến hành uỷ quyền căn nhà cấp 3 theo hiện trạng 2/1A, ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn. Sau 90 ngày, ông Long tiến hành xong các thủ tục sang tên cho ông Văn, ông Văn phải thanh toán số tiền còn lại là 650 cây vàng SJC. Nếu các bên không thực hiện đầy đủ các điều kiện trong hợp đồng thì bị phạt cọc theo quy định pháp luật.
Thực hiện hợp đồng, ngày 20-09-1994, Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc Bình (TNHHTM) do ông Văn làm Giám đốc có công văn đề nghị Uỷ ban nhân dân huyện Hóc Môn chấp thuận cho Công ty chuyển nhượng lô đất 499, 505, 506 tại xã Tân Thới Hiệp (theo hợp đồng ngày 07-09-1994). Ngày 23-09-1994, Uỷ ban nhân dân huyện Hóc Môn chuyển công văn này cho Văn phòng kiến trúc sư trưởng.
Tại Công văn số 4195/UB-QLĐT ngày 21-10-1994, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận cho Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc Bình được sử dụng khu đất tại 2/1A, ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngày 16-11-1994, phiếu chuyển của Văn phòng kiến trúc sư trưởng thành phố Hồ Chí Minh gửi Sở Địa chính, để Sở Địa chính phối hợp cắm mốc ranh giới khu đất tại 2/1A, ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh cho Công ty TNHHTM Quốc Bình. Ngày 08-12-1994, các cơ quan chức năng bao gồm: Đại diện Sở Địa chính, Văn phòng kiến trúc sư trưởng, UBND huyện Hóc Môn, UBND xã Tân Thới Hiệp tiến hành cắm mốc, xác định ranh giới khu đất, tại 2/1A, ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn cho Công ty TNHHTM Quốc Bình.
Tại Quyết định số 3759/QĐ-UB-QLĐT ngày 24-05-1995, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh công nhận quyền sử dụng đất tại 2/1A, ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích 4157m2 cho Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại Quốc Bình.
Phía ông Văn đã giao vàng cho ông Long nhiều đợt, tính đến ngày 18-10-1994, ông Long đã nhận tổng số là 260 lượng vàng SJC và tính đến ngày 20-07-1995, ông Long đã nhận tổng số là 356,6 lượng vàng SJC.
Do ông Văn không tiếp tục giao đủ số vàng 850 lượng như cam kết trong hợp đồng ngày 07-09-1994, nên ông Long có đơn đề nghị huỷ hợp đồng và buộc ông Văn phải bồi thường thiệt hại.
Ngày 31-08-1995, Toà án nhân dân huyện Hóc Môn lập biên bản hoà giải thành, giữa ông Long cùng vợ là bà Bé Ba và ông Văn, hai bên cùng thống nhất một số nội dung sau:
Huỷ hợp đồng mua bán nhà đất ngày 07-09-1994; vợ chồng ông Long trả tiền cọc cho ông Văn 356 cây vàng SJC. Sau khi nhận tiền cọc hoàn tất, ông Văn có trách nhiệm giao trả toàn bộ hồ sơ nhà cho ông Long. Hạn chót giao nhận là ngày 30-11-1995, không lý do gì để gia hạn thêm.
Trong quá trình chờ thực hiện trả tiền cọc, nếu bên ông Long có thoả thuận thuê mướn, mua bán đối với các đương sự khác, phải báo cho ông Văn biết và có sự chấp thuận.
Ngày 15-09-1995, Toà án nhân dân huyện Hóc Môn ra Quyết định số 102/QĐ-HGT, công nhận sự thoả thuận nêu trên. Sau hơn 6 tháng kể từ ngày ra quyết định công nhận hoà giải thành, ngày 08-04-1996, bà Bé Ba vợ của ông Long có đơn khiếu nại với nội dung: Do Toà án nhân dân không đưa bà vào tham gia chính thức tố tụng nên đã gây thiệt hại cho bà rất nhiều. Tại Toà án, chồng bà đồng ý huỷ hợp đồng, mà không có sự đồng ý của bà.
Tại Quyết định số 05/KNGĐ ngày 30-05-1996, Chánh án Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị Quyết định hoà giải số 102/QĐ-HGT ngày 15-09-1995 của Toà án nhân dân huyện Hóc Môn.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 12/GĐ-DS ngày 29-07-1996, Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:
Huỷ quyết định hoà giải thành nêu trên; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh thụ lý xét xử lại từ sơ thẩm.
Trong thời gian đang có kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04-07-1996, vợ chồng ông Long bán nhà, đất tại 2/1A, ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh cho ông Thái Văn Tuấn và vợ là bà Nguyễn Thị Hiếu với giá 6.000.000.000 đồng. Vợ chồng ông Tuấn đã giao cho vợ chồng ông Long 2.900.000.000 đồng.
Do vợ chồng ông Long bán nhà, đất cho 2 chủ, nên ông Tuấn đề nghị Cơ quan điều tra giải quyết và vợ chồng ông Long bị Công an Thành phố Hồ Chí Minh khởi tố vụ án hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân, bắt tạm giam ông Long, bà Bé Ba.
Tại Quyết định số 21/DSST ngày 22-03-1996, Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh tạm đình chỉ giải quyết vụ án chờ kết quả của vụ án hình sự.
Đang trong quá trình điều tra, ngày 12-05-1997, tại Phòng cảnh sát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh, ông Long, bà Bé Ba, ông Tuấn, ông Văn có biên bản thoả thuận, với nội dung: Ông Tuấn mua nhà, đất tại 2/1A, ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh của vợ chồng ông Long giá 5.070.000.000 đồng. Ông Tuấn đã giao cho vợ chồng ông Long 2.900.000.000 đồng theo hợp đồng ngày 04-07-1996, ông Tuấn giao tiếp số tiền 2.170.000.000 đồng cho ông Văn (bao gồm 356 lượng vàng và số tiền lãi của 356 lượng vàng là 370.000.000 đồng).
Tại Quyết định số 93 ngày 24-03-1998, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định đình chỉ điều tra đối với ông Nguyễn Phi Long và Ngô Thị Bé Ba, vì cho rằng, trong quá trình điều tra, vợ chồng ông Long đã khắc phục được thiệt hại, tức là hoàn trả lại đầy đủ trị giá tiền, vàng cho ông Văn, ông Tuấn.
Ngày 13-04-1999, vợ chồng ông Long có đơn yêu cầu Toà án tiếp tục giải quyết vụ án.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 44/DSST ngày 08-01-2001, Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh quyết định:
Xử: Chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn:
1/ Huỷ hợp đồng mua bán nhà, đất tại 2/1A, ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh (nay là ấp 3 phường Thới An, Quận 12).
2/ Bác yêu cầu của ông Nguyễn Tôn Văn đòi tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán nhà ngày 07-09-1994, đồng thời, bác yêu cầu của ông Văn đòi phía vợ chồng ông Long phải trả lại 356 lượng vàng SJC về việc mua bán căn nhà trên.
3/ Huỷ hợp đồng mua bán nhà ngày 26-10-1996 giữa vợ chồng ông Nguyễn Phi Long và vợ Ngô Thị Bé Ba với ông Thái Văn Tuấn và bà Nguyễn Thị Hiếu tại 2/1A, ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh (nay là ấp 3 phường Thới An, Quận 12).
4/ Buộc vợ chồng ông Nguyễn Phi Long và vợ Ngô Thị Bé Ba hoàn trả cho ông Thái Văn Tuấn và bà Nguyễn Thị Hiếu 2.900.000.000 đồng (hai tỷ chín trăm triệu đồng) đã nhận trong việc mua bán căn nhà trên.
Kể từ ngày ông Tuấn, bà Hiếu có đơn xin thi hành án, nếu bà Bé Ba và ông Long chưa thanh toán số tiền trên thì hàng tháng, ông, bà còn phải trả thêm lãi theo mức lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian thi hành án.
5/ Buộc ông Thái Văn Tuấn và bà Nguyễn Thị Hiếu cùng gia đình có trách nhiệm giao trả lại toàn bộ căn nhà và đất tại 2/1A, ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh (nay là ấp 3 phường Thới An, Quận 12) cho ông Nguyễn Phi Long và vợ Ngô Thị Bé Ba.
6/ Buộc ông Thái Văn Tuấn và bà Nguyễn Thị Hiếu có trách nhiệm giao trả toàn bộ giấy tờ nhà tại 2/1A, ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh (nay là ấp 3 phường Thới An, Quận 12) cho ông Nguyễn Phi Long và vợ Ngô Thị Bé Ba.
7/ Tiếp tục duy trì cho thi hành Quyết định số 41/QĐ-KBTA ngày 04-10-1999 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Việc giao nhận giấy tờ nhà, đất và tiền được tiến hành cùng một lúc, trong thời hạn 3 tháng ngay sau khi bản án có hiệu lực pháp luật.
Thi hành tại Phòng Thi hành án Thành phố Hồ Chí Minh
án phí dân sự sơ thẩm bà Bé Ba và ông Long chịu 29.900.000 đồng được trừ vào số tiền tạm ứng 14.000.000 đồng theo biên lai thu số 125 ngày 15-06-1995 còn phải chịu 15.900.000 đồng; ông Văn chịu 28.708.800 đồng; ông Tuấn, bà Hiếu chịu 29.270.000 đồng.
Ngày 13-01-2001, ông Nguyễn Tôn Văn có đơn kháng cáo.
Ngày 12-0l-2001, ông Thái Văn Tuấn có đơn kháng cáo.
Tại Quyết định số 234/QĐ-KNDS ngày 22-01-2001, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kháng nghị Bản án số 44/DSST ngày 08-01 – 2001 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Bản án số 116/PTDS ngày 21-05-2001, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định: y án sơ thẩm.
Ngày 29-05-2001, ông Tuấn có đơn khiếu nại.
Tại Công văn số 634 ngày 14-08-2001, Viện Kiểm sát xét xử phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị Bản án phúc thẩm số 116/PTDS ngày 21-05-2001 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Quyết định số 75/KN-VKSTC-KSXXDS ngày 19-09-2002, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị Bản án phúc thẩm số 116/ PTDS ngày 21-05-2001 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh nêu trên, đề nghị Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao xét xử giám đốc thẩm theo hướng huỷ Bản án sơ thẩm số 44/DSST ngày 08-01-2001 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Bản án phúc thẩm số 116/PTDS ngày 21-05- 2001 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh; Giao hồ sơ cho Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh điều tra xét xử sơ thẩm theo thủ tục chung.
XéT THấY
Tại Điều 2 hợp đồng mua bán ngày 07-09-1994 có ghi: Vợ chồng ông Long chịu trách nhiệm hoàn tất thủ tục sang tên nhà đất cho ông Văn, đến Uỷ ban nhân dân xã Tân Thới Hiệp và Uỷ ban nhân dân huyện Hóc Môn, đồng thời chuyển xuống kiến trúc sư trưởng thành phố, khi ra phiếu chuyển thì vợ chồng ông Long không còn trách nhiệm về phần mua bán. Sau 90 ngày, bên vợ chồng ông Long tiến hành xong các thủ tục sang tên cho ông Văn, tính đến ngày 14-01-1995 (ngày gia hạn hợp đồng) các bên phải hoàn thành nghĩa vụ nêu trong hợp đồng.
Thực tế ngày 16-11-1994, Văn phòng kiến trúc sư trưởng thành phố Hồ Chí Minh đã có phiếu chuyển cắm mốc gửi Sở Địa chính, để Sở Địa chính phối hợp cắm mốc ranh giới khu đất, tại 2/1A, ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh cho Công ty TNHHTM Quốc Bình và ngày 24-05-1995, Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định số 3759 giao đất cho Công ty TNHHTM Quốc Bình. Đối chiếu với cam kết trên thì tuy hoàn thành về thủ tục có chậm nhưng không phải do lỗi của ông Long. Do vậy, ông Long không vi phạm những cam kết trong hợp đồng. Trong khi đó, phía ông Văn tính đến ngày 14-01-1995 (ngày gia hạn hợp đồng), thì ông Văn mới giao cho vợ chồng ông Long được 260 lượng vàng, sau đó, ông Văn giao tiếp nhiều đợt, tính đến ngày 20-07-1995, thì tổng số vàng ông Văn đã giao cho ông Long 356,6 lượng vàng. Như vậy, phía ông Văn đã vi phạm cam kết trong hợp đồng ngày 07-09-1994 và bản cam kết ngày 14-10-1994, nên việc ông Long đề nghị huỷ hợp đồng mua bán nêu trên là hợp pháp. Theo cam kết của các bên, bên nào vi phạm thì phải chịu phạt cọc. Tuy nhiên, tại các lời khai của hai bên không thống nhất về khoản tiền đặt cọc, đồng thời không xuất trình được tài liệu chứng minh số tiền đặt cọc là bao nhiêu? Nếu căn cứ vào giấy biên nhận ngày 26-08-1994, thì số tiền đặt cọc ít nhất cũng là 100.000.000 đồng. Song, để có căn cứ chắc chắn kết luận về số tiền cọc thì cần xác minh làm rõ thêm.
Theo hợp đồng mua bán ngày 04-07-1996 thì vợ chồng ông Long bán cho vợ chồng ông Tuấn nhà, đất tại 2/1A, ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, với giá 6.000.000.000 đồng. Ông Tuấn đã giao cho vợ chồng ông Long 2.900.000.000 đồng và cam kết giữa vợ chồng ông Long, ông Tuấn, ông Văn tại cơ quan điều tra ngày 12-05-1997, về việc vợ chồng ông Long bán nhà, đất tại 2/1A, ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh cho ông Tuấn, với giá 5.070.000.000 đồng. Trong khi đó, nhà, đất này đang có tranh chấp giữa vợ chồng ông Long và ông Văn, đang được Toà án nhân dân các cấp giải quyết.
Mặt khác, theo hợp đồng mua bán nhà, đất lập ngày 04-07-1996 thì giá 6.000.000.000 đồng, nhưng khi lập cam kết ngày 12-05-1997 thì giá nhà đất chỉ có 5.070.000.000đồng. Biên bản cam kết được lập sẵn theo ý ông Tuấn, ông Văn, còn vợ chồng ông Long lúc đó đang bị tạm giam muốn nhanh chóng để được ra tù. Vì vậy, Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm huỷ hợp đồng và cam kết nói trên và buộc vợ chồng ông Long trả cho vợ chồng ông Tuấn 2.900.000.000 đồng là đúng.
Theo ông Tuấn khai, sau khi ký hợp đồng mua bán ngày 04-07-1996, ông Tuấn đã giao cho vợ chồng ông Long 2.900.000.000 đồng, tiếp đó, thực hiện cam kết ngày 12-05- 1997, ông Tuấn giao tiếp cho ông Văn 2.170.000.000 đồng cho ông Văn qua Ngân hàng Nam Đô. Trong hồ sơ chỉ có 2 lời khai của ông Văn cho rằng, ông Tuấn đã chuyển cho ông số tiền này qua Ngân hàng Nam Đô. Tại Công văn số 634 ngày 14-08-2001 của Viện kiểm sát xét xử phúc thẩm tại thành phố Hồ Chí Minh thì có biên bản lập vào ngày 29-07-1997, với nội dung: ông Tuấn thế chấp cho Ngân hàng Nam Đô căn nhà tại 2/1A, ấp 3, xã Tân Thới Hiệp, huyện Hóc Môn để đảm bảo số nợ 2. 170.000.000 đồng thay cho ông Văn, nhưng trong hồ sơ không thấy có biên bản này. Toà án cấp sơ thẩm, Toà án cấp phúc thẩm chưa xác minh các tình tiết nói trên và chưa đề cập đến số tiền 2.170.000.000 đồng là chưa xem xét vụ án một cách toàn diện. Vì vậy, cần huỷ Bản án số 44/ DSST ngày 08-01-2001 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Bản án phúc thẩm số 116/ DSPT ngày 21-05-2001 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, để điều tra, xét xử lại từ giai đoạn sơ thẩm theo hướng giải quyết đồng thời số tiền 2. 170.000.000 đồng mà ông Tuấn đang khiếu nại và số tiền đặt cọc mà vợ chồng ông Long với ông Tuấn thoả thuận là bao nhiêu.
Bởi các lẽ trên và căn cứ vào khoản 4 Điều 77 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự,
QUYếT ĐịNH:
1. Huỷ Bản án dân sự sơ thẩm số 44/DSST ngày 08-01-2001 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và Bản án phúc thẩm số 116/PTDS ngày 21-05-2001 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh.
2. Giao hồ sơ vụ án trên cho Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh điều tra, xét xử sơ thẩm theo thủ tục chung.
Lý do Bản án sơ thẩm và Bản án phúc thẩm bị huỷ:
Trong vụ án cụ thể này, việc chấp nhận yêu cầu huỷ hợp đồng mua bán nhà, đất giữa vợ chồng ông Nguyễn Phi Long với ông Nguyễn Tôn Văn là có căn cứ. Tuy nhiên Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đã không xác định rõ số tiền đặt cọc là bao nhiêu để Quyết định số tiền đặt cọc mà bên vi phạm hợp đồng phải chịu.
Các Toà án cũng chưa xác minh và chưa giải quyết số tiền 2.170.000.000 đồng mà ông Thái Văn Tuấn nêu đã chuyển cho ông Nguyễn Tôn Văn trong việc ông cam kết mua nhà của vợ chồng ông Nguyễn Phi Long là chưa giải quyết vụ án một cách toàn diện theo yêu cầu của các đương sự trong vụ án.
Quyết định số 05/2003/HĐTP-DS ngày 25-02-2003
Về vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
…………………
Tại phiên toà ngày 25-02-2003 xét xử giám đốc thẩm vụ án dân sự về tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các đương sự :
Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Thu, sinh năm 1959; trú tại ấp Long Hoà, xã Long Thuận, huyện Bến Cầu,tỉnh Tây Ninh;
Bị đơn: Ông Nguyễn Văn Sư, sinh năm 1936; trú tại ấp Thuận Lâm, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh,
Nhận thấy :
Theo bà Nguyễn Thị Thu trình bày: Năm 1984, cụ Nguyễn Thị Tắc (mẹ của ông Nguyễn Văn Sư) bán cho bà Thu một phần đất thổ cư có diện tích 1.000m2 (mặt đường dài 25m, sâu 40m) có chỉ ranh đất. Hai bên thoả thuận giá 15.000đồng, nhưng cụ Tắc yêu cầu giao bằng 3 bao đạm Urê, việc mua bán không làm giấy tờ. Sau khi mua đất, bà Thu có đổ 7 xe đất để làm nền nhà. Năm 1986, bà Thu được cử đi học 3 năm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1989, lúc bà Thu đi học trở về thì được biết Nhà nước cho phép chuyển quyền sử dụng đất, nên mới làm giấy mua bán, nhưng cụ Tắc đã chết năm 1987. Vì vậy, bà Thu đã viết giấy sang nhượng đất để ông Nguyễn Văn Xi (con cụ Tắc) xác nhận và được Uỷ ban nhân dân xã Lợi Thuận (nơi có đất sang nhượng) thị thực ngày 31-08-1989. Năm 1990, ông Mừng (con trai cả cụ Tắc) đến gặp bà Thu xin chuộc lại đất, nhưng bà Thu không đồng ý. Năm 1993, ông Nguyễn Văn Sư thuê người hốt đất của bà Thu đã đổ trước ra lề đường và đổ đất khác vào, bà Thu đã đề nghị Uỷ ban nhân dân xã giải quyết nhưng không có kết quả. Năm 1994, ông Sư đã kê khai và được cấp Giấy chứng nhận 9.127m2 trong đó có cả phần đất đang tranh chấp. Năm 1997 và 1998 ông Sư tiếp tục đổ thêm đất vào phần đất nêu trên. Ngày 25-07-1998, bà Thu khởi kiện yêu cầu ông Sư trả bà phần đất đã mua của cụ Tắc.
Ông Sư thì cho rằng, mẹ của ông không bán đất cho bà Thu mà do ông Xi bán. Sau khi mẹ của ông chết (1987) thì năm 1990, anh em ông đã phân chia đất trong đó có phần đang tranh chấp, nên không đồng ý yêu cầu của bà Thu.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 16/DSST ngày 30-10-1998 Toà án nhân dân huyện Bến Cầu quyết định :
- Buộc ông Nguyễn Văn Sư giao trả bà Nguyễn Thị Thu 1.000m2 đất có tứ cận Đông và Tây giáp đất ông Sư 40m, Nam giáp lộ đá đỏ 25m, Bắc giáp đất ông Sư 25m thuộc thửa 67 diện tích 2.014m2 và thửa 68 diện tích 1.260m2, tờ bản đồ số 5 xã Lợi Thuận và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số C116253 của Uỷ ban nhân dân huyện Bến Cầu cấp cho ông Sư ngày 15-08-1994.
- Kiến nghị Uỷ ban nhân dân huyện Bến Cầu thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Sư và điều chỉnh lại diện tích đất của ông Sư và bà Thu nêu trên.
Ngày 03-11-1998, ông Sư kháng cáo và ngày 25-11-1998 trong tờ trình bổ sung ông Sư cho rằng: đất trên là di sản thừa kế của cha ông, việc mua bán giữa mẹ ông với bà Thu (nếu có) hoặc giữa ông Xi với bà Thu đều trái pháp luật, cần phải huỷ bỏ.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 13/DSPT ngày 26-12-1998, Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh quyết định y án sơ thẩm.
Ông Sư khiếu nại Bản án phúc thẩm trên.
Tại Kháng nghị số 79/DS ngày 31-05-2000, Phó Chánh án Toà án nhân dân tối cao cho rằng, giấy sang nhượng đất ruộng giữa cụ Tắc và bà Thu chỉ là giấy do ông Xi sau này lập để xin chính quyền xác nhận khi cụ Tắc đã chết chứ không phải là giấy mua bán giữa cụ Tắc với bà Thu. Mặt khác, nếu có việc sang nhượng vào năm 1984 cũng là vô hiệu vì vi phạm Luật Đất đai năm 1987.Nhưng hai cấp Toà án đã xử công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và buộc ông Sư phải giao đất cho bà Thu là không đúng.
Ngày 05-07-2000, Đội Thi hành án huyện Bến Cầu có Công văn số 32/CV.THA nêu: Ngày 02-04-1999 đã cưỡng chế thi hành án giao đất cho bà Thu.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 214 ngày 20-09-2000, Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao đã huỷ bản án sơ thẩm và phúc thẩm giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh điều tra xét xử sơ thẩm.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 38/DSST ngày 28-09-2001, Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh quyết định :
1. Chấp nhận yêu cầu của bà Nguyễn Thị Thu yêu cầu ông Nguyễn Văn Sư giao 1.000m2 đất.
Buộc ông Nguyễn Văn Sư giao trả bà Nguyễn Thị Thu 1.000m2 đất toạ lạc tại ấp Thuận Chánh, xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, có tứ cận : Đông giáp đất bà Tắc 40m, Tây giáp đất ông Hoa 40m, Nam giáp lộ đá đỏ 25m, Bắc giáp đất bà Tắc 25m; thuộc thửa số 67 diện tích 2.014m2 và thửa số 68 có diện tích 1.260m2, theo tờ bản đồ số 5 và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số C116253 ngày 15-08-1994 do Uỷ ban nhân dân huyện Bến Cầu cấp cho ông Sư.
Buộc bà Thu phải thanh toán cho ông Sư chi phí tiền đổ đất 6.120.000đồng.
Kiến nghị Uỷ ban nhân dân huyện Bến Cầu thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Sư để điều chỉnh lại diện tích đất của ông Sư và bà Thu cho phù hợp với quyết định này.
2. án phí sơ thẩm dân sự: Ông Sư phải chịu 142.000đồng, bà Thu phải chịu 306.000đồng.
Ngày 08-10-2001, ông Sư kháng cáo cho rằng Toà án cấp sơ thẩm không đưa ông Xi vào tham gia tố tụng là vi phạm. Đề nghị xét xử phúc thẩm theo hướng kháng nghị nêu trên.
Ngày 13-10-2001, bà Thu kháng cáo không đồng ý trả cho ông Sư 6.120.000đồng tiền đổ đất.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 91/DSPT ngày 13-05-2002, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh giữ nguyên quyết định của Bản án dân sự sơ thẩm số 38/DSST ngày 28-09-2001 của Toà án nhân dân tỉnh Tây Ninh.
Ngày 10-06-2002, ông Sư có đơn khiếu nại Bản án phúc thẩm trên.
Ngày 09-10-2002, Viện Kiểm sát xét xử phúc thẩm Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh có Công văn số 1088/VPT3/2002 đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị Bản án phúc thẩm trên.
Tại Kháng nghị số 03/KN-VKSTC-KSXXDS ngày 08-01-2003 Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao giải quyết lại vụ án theo hướng huỷ Bản án phúc thẩm, giao hồ sơ vụ án cho Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh xét xử lại phúc thẩm.
Xét thấy:
Bà Nguyễn Thị Thu trước sau đều khai năm 1984 cụ Nguyễn Thị Tắc có bán cho bà 1.000m2 đất tại xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh với giá 15.000đồng, do yêu cầu của bên bán nên bà Thu đã trả bằng 3 bao đạm Urê; lúc mua bán không làm giấy tờ. Năm 1987, cụ Tắc chết. Năm 1989, bà Thu mới làm giấy sang nhượng để ông Nguyễn Văn Xi (con cụ Tắc) ký chứng kiến việc mua bán đó và được Uỷ ban nhân dân xã Lợi Thuận xác nhận ngày 31-08-1989.
Ông Xi xác nhận có ký giấy sang nhượng đất do bà Thu xuất trình, nhưng lúc thì khai mẹ ông cho ông bán đất để lo thuốc thang cho mẹ của ông, (BL 20), lúc lại khai năm 1984, mẹ ông đã bán đất cho bà Thu.Do thời điểm bán đất còn chế độ bao cấp, mua đạm Urê khó khăn, nên mẹ ông đã đồng ý nhận 3 bao Urê; việc giao nhận đất và đạm Urê có ông chứng kiến. Do chính sách lúc đó phải đưa đất vào tập đoàn, sợ Nhà nước lấy đất cấp cho người khác nên mẹ ông đã bán đất cho bà Thu (BL 74,75).
Từ năm 1982 đến năm 1986, cụ Tắc và ông Xi cũng đã 4 lần sang nhượng đất cho 4 người là: Ông Trương Văn Dung, bà Trương Thị Thôi, ông Bùi Văn Quận và ông Hồ Văn Sương; các ông bà nêu trên đều khai cụ Tắc có bán đất cho bà Thu (BL 11, 13, 15, 17).
Ngày 24-12-1998, tại trụ sở Viện kiểm sát nhân dân huyện Bến Cầu, ông Nguyễn Văn Mừng (anh ông Xi) khai: lúc mẹ ông còn sống, ông có nghe về việc bán đất cho bà Thu, sau đó, ông có đến gặp bà Thu để dàn xếp bồi hoàn cho êm xuôi. Cũng tại biên bản đó, chính ông Sư khai khoảng năm 1990, ông cùng con rể ông Hổi (ông Hổi là anh ông Sư) có đến nhà bà Thu gặp mẹ bà Thu yêu cầu thối lại 3 bao Urê để lấy lại đất nhưng mẹ bà Thu không đồng ý (BL 77). Như vậy, có đủ cơ sở xác định năm 1984, cụ Tắc đã nhượng 1.000m2 đất cho bà Thu với giá 15.000 đồng, cụ Tắc đã nhận đủ tiền và giao đất cho bà Thu sử dụng. Đến khi cụ Tắc chết, (1987) các con của cụ Tắc không ai khiếu nại về việc mua bán đó. Như vậy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa cụ Tắc với bà Thu diễn ra trước ngày 15-10-1993. Theo hướng dẫn tại điểm 4 mục II Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 10-08-1996 của Toà án nhân dân tối cao,Viện Kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng pháp luật theo Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự và Điều 56 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự, thì đã hết thời hiệu khởi kiện về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Mặt khác, năm 1984, sau khi cụ Tắc nhượng đất cho bà Thu, thì bà Thu đã trực tiếp quản lý, sử dụng và đổ thêm đất để làm nền nhà. Năm 1993, ông Sư mới đến tranh chấp với bà Thu, hốt đất của bà Thu đã đổ trước đây đi, đổ đất khác vào và chiếm lại đất. Do đó, năm 1994, Uỷ ban nhân dân huyện Bến Cầu lại cấp cho ông Sư Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cụ Tắc đã bán cho bà Thu cũng là sai. Vì! vậy, Toà án cấp phúc thẩm đã xử chấp nhận yêu cầu đòi đất của bà Thu; buộc ông Sư trả đất cho bà Thu; bà Thu thanh toán trả ông Sư tiền đổ đất; kiến nghị Uỷ ban nhân dân huyện Bến Cầu thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông Sư để điều chỉnh lại diện tích đất của ông Sư và bà Thu cho phù hợp là có căn cứ.
Vì lẽ trên, căn cứ vào khoản 1 Điều 77 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự,
Quyết định :
Giữ nguyên Bản án dân sự phúc thẩm số 91/DSPT ngày 13-05-2002 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh về vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Thu với bị đơn là ông Nguyễn Văn Sư.
Lý do của việc không chấp nhận Kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Trong vụ án này có đủ cơ sở để xác định năm 1984 cụ Nguyễn Thị Tắc đã bán 1.000m2 đất cho bà Nguyễn Thị Thu. Hai bên đã giao nhận đủ tiền, đất cho nhau. Năm 1987, cụ Tắc chết, các con của cụ không có khiếu nại gì về việc đó. Năm 1993, ông Nguyễn Văn Sư (con trai cụ Tắc) mới đến tranh chấp với bà Thu. Từ 1998 đến 2002, qua bốn lần xét xử, các Toà án đều chấp nhận việc mua bán giữa cụ Tắc và bà Thu. Việc xét xử như vậy của các Toà án là đúng. Hơn nữa, theo Nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật Dân sự và Điều 56 Pháp lệnh Hợp đồng dân sự thì đã hết thời hiệu khởi kiện về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (thời hiệu khởi kiện là 3 năm kể từ khi xảy ra tranh chấp); do đó, không có căn cứ để chấp nhận Kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Quyết định số 06/2003/HĐTP-DS ngày 26-02-2003
Về vụ án đòi tài sản là nhà, đất
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
…………………..
Tại phiên toà ngày 26-02-2003 xét xử giám đốc thẩm vụ án dân sự về đòi tài sản là nhà, đất giữa các đương sự :
Nguyên đơn: 1- Ông Lâm A Dưỡng, sinh năm 1935;
2- Bà Phùng A Kíu, sinh năm 1938; uỷ quyền cho con là chị Lâm
Thị Mai, sinh năm 1970;
Cùng trú tại: tổ 9, ấp Phú Mỹ, xã Hiệp Hoà, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu.
Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Thu Hương, sinh năm 1950; trú tại số 232F, đường số 4 cư xá Đô Thành, phường 4, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh; uỷ quyền cho anh Trần Minh Quí, sinh năm 1967 trú tại số 232F Nguyễn Đình Chiểu, phường 4, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Anh Lê Đức Bi, sinh năm 1971; trú tại số 70A Liên Hiệp, phường 6, thành phố Vũng Tàu.
Nhận thấY:
Căn nhà số 125/9 Phạm Hồng Thái, phường 7, thành phố Vũng Tàu nguồn gốc là của ông Lâm A Dưỡng được Thị trưởng Vũng Tàu cấp đất theo chế độ bệnh binh vào ngày 25-05-1970. Sau đó, ông Lâm A Dưỡng và vợ là bà Phùng A Kíu đã xây cất 1 căn nhà cấp 4 diện tích 83m2 để ở.
Năm 1975, vợ chồng ông Dưỡng chuyển về vùng kinh tế mới ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Ngày 22-07-1975, ông Lâm A Dưỡng làm giấy uỷ quyền cho ông Mã Văn Liên được đứng tên làm chủ căn nhà, giấy uỷ quyền có xác nhận của chính quyền phường Thắng Nhì. Sau đó, ngày 13-09-1976, ông Mã Văn Liên kê khai và đứng tên chủ quyền nhà; trong bản kê khai nhà, ông Liên có viết là mua nhà 125/9 Phạm Hồng Thái với giá 600 đồng tiền mới. Năm 1980, ông Mã Văn Liên thuận tình ly hôn với vợ là bà Nguyễn Thị Giao. Tại Quyết định số 32/DS ngày 15-09-1980 Toà án nhân dân Đặc khu Vũng Tàu – Côn Đảo quyết định: Công nhận thuận tình ly hôn giữa ông Liên và bà Giao; công nhận sự thoả thuận về việc chia tài sản chung vợ chồng; bà Nguyễn Thị Giao được chia căn nhà số 125/9 Phạm Hồng Thái, thành phố Vũng Tàu. Ngày 11-11-1981, bà Giao bán căn nhà 125/9 Phạm Hồng Thái cho anh Đỗ Hoàng Oanh, cán bộ Tổng cục Hậu cần, để làm chỗ ăn ở cho các anh em trong tổ công tác. Ngày 23-04-1984, anh Đỗ Hoàng Oanh uỷ quyền cho anh Phùng Thái Hoà đứng ra bán căn nhà nêu trên. Ngày 24-04-1984, anh Hoà bán nhà cho ông Thái Văn Phương, trú tại số 228 bến Vân Đồn, thành phố Hồ Chí Minh, với giá 130.000 đồng. Ngày 11-12-1991, ông Phương lại bán nhà cho anh Lê Đức Bi với giá 8.000.000 đồng. Năm 1993, anh Bi bán nhà cho bà Nguyễn Thị Thu Hương, bà Hương đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất số 345 ngày 19-03-1993.
Bà Phùng A Kíu trình bày: sau khi gia đình bà đi vùng kinh tế mới ở huyện Xuyên Mộc, căn nhà số 125/9 Phạm Hồng Thái, thành phố Vũng Tàu, bà không gửi ai trông giữ, không uỷ quyền cho ai sử dụng, Nhà nước cũng không quản lý. Trong những năm từ 1975 đến 1989, bà vẫn thường xuyên về thăm nhà cũ. Cho đến năm 1990, có người báo cho bà biết nhà của vợ chồng bà có người khác chiếm dụng. Bà trở về đòi nhà, khiếu nại đến chính quyền địa phương thì được biết nhà đã sang bán cho rất nhiều người. Hiện nay, căn nhà do bà Nguyễn Thị Thu Hương sở hữu. Nay, ông Dưỡng và bà Kíu yêu cầu bà Hương phải trả lại căn nhà số 125/9 Phạm Hồng Thái, phường 7, thành phố Vũng Tàu hoặc bà Hương phải bồi hoàn cho bà 70 lượng vàng.
Bà Nguyễn Thị Thu Hương khai rằng: Vào tháng 03-1993, bà mua nhà đất ở số 125/9 Phạm Hồng Thái, phường 7, thành phố Vũng Tàu của anh Lê Đức Bi với giá 78 lượng vàng. Khi mua nhà đất, bà sinh sống ở thành phố Hồ Chí Minh nên việc làm thủ tục, giấy tờ chuyển nhượng đều do anh Bi thực hiện, bà không biết nguồn gốc nhà đất, thấy đủ giấy tờ thì bà mua. Sau khi mua nhà, bà đã sang tên trước bạ và đã được Uỷ ban nhân dân thành phố Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất ngày 19-03-1993. Vì vậy, bà không đồng ý trả nhà đất cho nguyên đơn.
Anh Lê Đức Bi khai rằng: nhà đất tại số 125/9 Phạm Hồng Thái, thành phố Vũng Tàu do anh mua của anh Thái Văn Phương; hai bên mua bán có lập giấy tờ, anh đã được Sở Xây dựng đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất vào ngày 14-12-1991. Khi mua nhà đất này, anh không biết nguồn gốc nhà đất là của ông Dưỡng và bà Kíu; sau khi bán nhà, anh Phương đã chuyển đi nơi khác sinh sống, nay không rõ anh Phương ở đâu ? về yêu cầu đòi nhà của ông Dưỡng và bà Kíu, anh cho rằng, anh không có sự liên quan vì nhà đất anh mua có giấy tờ hợp pháp.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 03/DSST ngày 26-04-2000, Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quyết định :
Bác yêu cầu của ông Lâm A Dưỡng và bà Phùng A Kíu đối với bà Nguyễn Thị Thu Hương về việc đòi lại nhà, đất số 125/9 đường Phạm Hồng Thái, phường 7, thành phố Vũng Tàu.
Ông Lâm A Dưỡng và bà Phùng A Kíu phải nộp 50.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm; miễn án phí dân sự có giá ngạch cho ông Dưỡng, bà Kíu.
Ngày 08-05-2000, ông Lâm Văn Đoan là người được nguyên đơn uỷ quyền tham gia tố tụng tại phiên toà sơ thẩm có đơn kháng cáo với lý do: án sơ thẩm xử chưa đúng, chưa mang tính khách quan gây thiệt hại đến quyền lợi hợp pháp của nguyên đơn, vì không có việc ông Dưỡng uỷ quyền cho ông Mã Văn Liên đứng tên làm chủ căn nhà.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 156/DSPT ngày 04-06-2001, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định :
- Bác yêu cầu của ông Lâm A Dưỡng, bà Phùng A Kíu đối với bà Nguyễn Thị Thu Hương về việc đòi lại tài sản là căn nhà số 125/9 Phạm Hồng Thái, phường 7, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
- án phí: Ông Dưỡng, bà Kíu phải nộp 50.000đồng án phí dân sự sơ thẩm và 50.000đồng án phí dân sự phúc thẩm, cộng là 100.000 đồng. Miễn án phí theo giá ngạch đối với ông Dưỡng, bà Kíu. Hoàn trả ông Dưỡng, bà Kíu tiền tạm ứng án phí theo phiếu thu 006159 ngày 22-05-1999.
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Lâm Văn Đoan đại diện cho bà Kíu và ông Dưỡng có đơn khiếu nại yêu cầu bà Hương phải trả nhà đất. Viện Kiểm sát xét xử phúc thẩm Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh có Công văn số 570 ngày 18-07-2001 đề nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị Bản án phúc thẩm trên.
Tại Quyết định số 20/KN-DS ngày 25-04-2002, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị Bản án phúc thẩm nêu trên với nhận định :
“Nhà đất toạ lạc số 125/9 Phạm Hồng Thái thuộc quyền sở hữu và sử dụng của ông Lâm A Dưỡng và bà Phùng A Kíu. Theo tài liệu xác minh của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tại Sở Xây dựng tỉnh thể hiện " đơn xin phép được uỷ quyền" lập ngày 22-07-1975 có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cách mạng khóm Chùa Ông và Uỷ ban nhân dân cách mạng phường Thắng Nhì cùng ngày với nội dung ông Dưỡng uỷ quyền cho ông Mã Văn Liên được đứng tên làm chủ nhưng không có bản chính, chỉ có duy nhất một bản photo và không có chữ ký của người được uỷ quyền là ông Mã Văn Liên. Bà Kíu trước sau khẳng định, khi vợ chồng bà đi vùng kinh tế mới tại Xuyên Mộc, nhà 125/9 không gửi ai, chữ ký "Dưỡng" trong giấy uỷ quyền lập ngày 22-07-1975 không phải của ông Dưỡng, vì ông Dưỡng là người không biết chữ, nay bà đề nghị được giám định chữ ký trên. Hơn nữa, tại "Mẫu kê khai biển số nhà" về căn nhà 125/9 do ông Liên đứng tên kê khai nhà có nguồn gốc mua với giá 600đồng (tiền mới), nhưng trong hồ sơ lưu trữ tại Sở Xây dựng không có một văn bản nào thể hiện việc ông Dưỡng và ông Liên mua bán căn nhà nói trên. Quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa ông Liên và bà Giao là đúng pháp luật. Nhưng về tài sản lại giao cho bà Nguyễn Thị Giao là không đúng vì vợ chồng ông Liên và bà Giao không phải là chủ sở hữu. Do vậy, việc mua bán nhà 125/9 Phạm Hồng Thái của những người sau này đều bị vô hiệu và việc Uỷ ban nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho phép được chuyển nhượng nhà 125/9 và công nhận quyền sở hữu nhà cho bà Giao, ông Bi, bà Hương đều vi phạm ! pháp luật. Mặt khác, quá trình điều tra, xét xử các cấp Toà án không đưa ông Liên, bà Giao vào tham gia tố tụng là thiếu sót".
Đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xử huỷ Bản án dân sự sơ thẩm số 03 ngày 26-04-2000 của Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Bản án dân sự phúc thẩm số 156/PTDS ngày 14-06-2001 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh. Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu điều tra, xét xử sơ thẩm lại.
Xét Thấy:
Nguồn gốc nhà, đất số 125/9 Phạm Hồng Thái, thành phố Vũng Tàu là của ông Lâm A Dưỡng. Tại giấy uỷ quyền ghi tên ông Dưỡng đề ngày 22-07-1975, ông Dưỡng uỷ quyền cho ông Mã Văn Liên được đứng tên làm chủ căn nhà trên; cuối năm 1975, gia đình ông Dưỡng chuyển đến vùng kinh tế mới ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Năm 1980, ông Mã Văn Liên kê khai và sang tên trước bạ là chủ sở hữu căn nhà số 125/9 Phạm Hồng Thái. Năm 1980, ông Mã Văn Liên thuận tình ly hôn với vợ là bà Nguyễn Thị Giao. Tại Quyết định số 32/DS ngày 15-09-1980, Toà án nhân dân Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo quyết định: Công nhận thuận tình ly hôn giữa ông Liên và bà Giao; công nhận sự thoả thuận về việc chia tài sản chung vợ chồng, bà Nguyễn Thị Giao được chia căn nhà số 125/9 Phạm Hồng Thái. Ngày 11-11-1981, bà Giao bán nhà số 125/9 Phạm Hồng Thái cho anh Đỗ Hoàng Oanh; ngày 23-04-1984, anh Oanh uỷ quyền cho anh Phùng Thái Hoà đứng ra bán căn nhà nêu trên; ngày 24-04-1984, anh Hoà bán nhà cho ông Thái Văn Phương; ngày 11-12-1991, ông Phương bán nhà cho anh Lê Đức Bi; tháng 3 năm 1993, anh Bi bán nhà cho bà Nguyễn Thị Thu Hương; ngày 19-03-1993, bà Hương được Uỷ ban nhân dân thành phố Vũng Tàu cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà 125/9 Phạm Hồng Thái. Bà Kíu khai nhận, khi đi vùng kinh tế mới bà khoá cửa nhà không uỷ quyền nhà, không gửi nhà cho ai và thỉnh thoảng bà có về thăm nhà cũ ở thành phố Vũng Tàu, trong khi đó, căn nhà 125/9 Phạm Hồng Thái được chuyển dịch, mua bán qua nhiều người và nhiều hộ gia đình ở đó trong một thời gian dài, nhưng bà Kíu không có bằng chứng gì thể hiện sự phản đối các ! hộ ở và chuyển dịch quyền sở hữu nhà cho nhau. Do đó, không có căn cứ chấp nhận lời khai của bà Kíu. Mặt khác, sau khi có Quyết định số 32/DS ngày 15-09-1980 của Toà án nhân dân Đặc khu Vũng Tàu- Côn Đảo, do không có đơn kháng cáo hoặc khiếu nại nên quyết định nêu trên đã có hiệu lực pháp luật. Tại phiên toà giám đốc thẩm, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có ý kiến là: sau khi có Quyết định kháng nghị số 20/KN-DS ngày 25-04-2002, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã xem xét hồ sơ vụ án ly hôn giữa ông Mã Văn Liên với bà Nguyễn Thị Giao, nhưng không có cơ sở kháng nghị Quyết định thuận tình ly hôn số 32/DS ngày 15-09-1980 của Toà án nhân dân Đặc khu Vũng Tàu-Côn Đảo. Do đó, về pháp lý thì căn nhà số 125/9 Phạm Hồng Thái thuộc quyền sở hữu của bà Nguyễn Thị Giao. Vì vậy, việc bà Giao bán nhà cho anh Đỗ Hoàng Oanh và các hợp đồng mua bán nhà sau đó đều hợp pháp. Hơn nữa, từ đó đến nay, không có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nào kết luận về việc chuyển dịch, mua bán căn nhà 125/9 Phạm Hồng Thái, thành phố Vũng Tàu là bất hợp pháp. Do đó, Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm bác yêu cầu của ông Dưỡng và bà Kíu đòi bà Hương trả căn nhà 125/9 Phạm Hồng Thái, thành phố Vũng Tàu là có cơ sở.
Bởi các lẽ trên và căn cứ vào khoản 1 Điều 77 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự,
QUYết định:
Giữ nguyên Bản án dân sự phúc thẩm số 156/PTDS ngày 14-6-200l của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh.
Lý do không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Trong vụ án này, bà Phùng A Kíu (phía nguyên đơn) nêu rằng, khi gia đình bà đi vùng kinh tế mới vào cuối năm 1975, không uỷ quyền cho ai đứng tên làm chủ, không gửi nhà cho ai, thỉnh thoảng bà vẫn về thăm nhà. Tuy nhiên, suốt từ cuối năm 1975 đến tháng 03-1993, căn nhà đã được chuyển nhượng qua rất nhiều người (nếu vẫn về thăm nhà, tại sao bà Kíu không biết) nhưng bà Kíu không hề phản đối gì. Các hợp đồng mua bán nhà đất đều hợp pháp.
Rõ ràng lời khai của bà Kíu là không có căn cứ. Do đó, không thể chấp nhận yêu cầu đòi lại nhà của ông Lâm A Dưỡng và bà Phùng A Kíu.
Quyết định số 07/2003/HĐTP- DS ngày 26-02-2003
Về vụ án tranh chấp hợp đồng
chuyển dịch quyền thuê nhà
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
………………
Tại phiên toà ngày 26-02-2003 xét xử giám đốc thẩm vụ án dân sự về tranh chấp hợp đồng chuyển dịch quyền thuê nhà giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Tần, sinh năm 1936;
Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Hiển, sinh năm 1942;
Cùng trú tại nhà số 78 phố Trần Hưng Đạo, thành phố Hà Nội.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ông Lương Phát, sinh năm 1929 (chồng bà Hiển); trú tại nhà số 78 phố Trần Hưng Đạo, thành phố Hà Nội.
2. Công ty Kinh doanh nhà số 2, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Nhận thấy:
Căn hộ 18m2 tầng 2 nhà số 78 phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội là nhà thuộc sở hữu Nhà nước do Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý. Ngày 12-12-1992, Xí nghiệp Quản lý nhà quận Hoàn Kiếm (nay là Công ty Kinh doanh nhà số 2, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), ký hợp đồng cho bà Nguyễn Thị Tần thuê trong thời hạn 5 năm, đến ngày 12- 12- 1997 hết hạn. Ngày 03-06-1993, bà Nguyễn Thị Tần đã ký giấy "biên nhận sang tên hợp đồng nhà" nhượng diện tích nhà nêu trên cho bà Nguyễn Thị Hiển với giá 12,4 lạng vàng. Bà Tần đã nhận 11,4 lạng vàng và đã giao nhà cho gia đình bà Hiển ở. Năm 1994, giữa bà Tần và bà Hiển phát sinh tranh chấp, Uỷ ban nhân dân phường Trần Hưng Đạo và Công ty Kinh doanh nhà số 2 quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã thông báo việc chuyển nhượng này là trái phép và yêu cầu hai bên huỷ hợp đồng.
Tại Công văn số 923/QL-KD ngày 09-10-1996, Công ty Kinh doanh nhà số 2, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội gửi bà Nguyễn Thị Tần và bà Nguyễn Thị Hiển, có nội dung: nhà số 78 phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội là nhà biệt thự thành phố không cho chuyển nhượng, yêu cầu hai bên trở về nơi ở cũ. Bà Tần phải hoàn trả bà Hiển số tiền đã nhận. Bà Hiển không đồng ý huỷ hợp đồng.
Ngày 20-05-1997, bà Tần khởi kiện yêu cầu huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền thuê nhà ngày 03-06-1993 giữa bà với bà Hiển.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 07/DSST ngày 27-06-1998, Toà án nhân dân quận Hoàn Kiếm quyết định:
1. Huỷ hợp đồng chuyển nhượng nhà số 78 phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội giữa bà Nguyễn Thị Tần với bà Nguyễn Thị Hiển lập ngày 03-06-1993.
Bà Tần có trách nhiệm hoàn trả cho bà Hiển 11, 4 lạng vàng (999).
Bà Hiển và gia đình được lưu cư tại diện tích nhà trên đến khi có nơi ở mới hoặc Nhà nước lấy lại nhà. Khi trả quyền sử dụng nhà cho bà Tần, bà Hiển được nhận 11,4 lạng vàng ở bà Tần.
Bà Tần không phải thanh toán tiền sửa chữa nhà cho bà Hiển.
2. Bác các yêu cầu khác của đương sự.
3. Về án phí: Mỗi người phải nộp theo giá ngạch của 1/2 (của 11,4 lạng vàng) là 1.472.000 đồng. Bà Tần được trừ 50.000 đồng tiền tạm ứng án phí đã nộp.
Ngày 03-07-1998, bà Nguyễn Thị Tần có đơn kháng cáo không đồng ý toàn bộ quyết định của Bản án sơ thẩm.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 56/DSPT ngày 23-04-1999, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã sửa phần chi phí sửa chữa nhà; cho bà Hiển được tháo dỡ đem theo khi giao nhà cho bà Tần, tháo dỡ không được ảnh hưởng đến chất lượng và cấu trúc nhà. Các phần khác giữ nguyên.
Bà Nguyễn Thị Tần có đơn khiếu nại cho rằng Bản án phúc thẩm xử huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng nhà nhưng lại cho gia đình bà Nguyễn Thị Hiển lưu cư là trái pháp luật.
Tại Quyết định kháng nghị số 07/KN-VKSTC-KSXXDS ngày 25-03-2002 Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị đối với Bản án phúc thẩm với nhận xét: Toà án cấp phúc thẩm cũng xem xét điều kiện nhà ở hiện tại của gia đình bà Hiển, xử cho gia đình bà Hiển được lưu cư là cần thiết. Song, Bản án phúc thẩm không quy định thời hạn lưu cư đối với gia đình bà Hiển là trái với Nghị quyết của Quốc hội; đề nghị huỷ Bản án phúc thẩm; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xét xử phúc thẩm lại, quy định thời hạn lưu cư cho gia đình bà Hiển.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 77/GĐT-DS ngày 25-04-2002, Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao quyết định:
Sửa Bản án phúc thẩm, xử:
- Huỷ hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng thuê nhà số 78 Trần Hưng Đạo, Hà Nội giữa bà Nguyễn Thị Tần và bà Nguyễn Thị Hiển lập ngày 03-06-1993.
- Bà Hiển và gia đình phải trả lại diện tích nhà đã nhận của bà Tần tại nhà số 78 Trần Hưng Đạo, Hà Nội cho bà Tần.
- Bà Hiển được tháo dỡ các vật liệu đã dùng sửa chữa nhà nhưng không được làm hư hỏng cấu trúc nhà.
- Bà Tần phải trả cho bà Hiển 11,4 lạng vàng.
- Bà Tần và bà Hiển mỗi người phải nộp 736.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm. Hoàn trả cho bà Tần các khoản dự phí đã nộp.
Bà Nguyễn Thị Hiển và chồng là ông Lương Phát có nhiều đơn khiếu nại Quyết định giám đốc thẩm, yêu cầu được tiếp tục sử dụng nhà vì không còn chỗ ở khác.
Tại Quyết định số 13/TK-DS ngày 22-11-2002, Chánh án Toà án nhân dân tối cao kháng nghị Quyết định giám đốc thẩm số 77/GĐT-DS ngày 25-04-2002 của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xử huỷ Quyết định giám đốc thẩm nêu trên để giải quyết lại vụ án theo hướng phải đưa cơ quan quản lý nhà cho thuê vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan; huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền thuê nhà số 78 Trần Hưng Đạo giữa bà Nguyễn Thị Tần với bà Nguyễn Thị Hiển; buộc bà Tần trả bà Hiển số vàng đã nhận; giao căn hộ 18m2 tại nhà 78 Trần Hưng Đạo cho cơ quan có thẩm quyền của nhà nước quản lý.
Tại Kết luận số 16/KL-KSXXDS ngày 28-01-2003 Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán sửa Quyết định giám đốc thẩm số 77/GĐT-DS ngày 25-04-2002 của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao theo hướng huỷ hợp đồng chuyển nhượng quyền thuê nhà giữa bà Tần với bà Hiển lập ngày 03-06-1993. Buộc bà Tần phải trả lại vàng cho bà Hiển; giao căn hộ 18m2 tầng 2 nhà số 78 phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội cho cơ quan quản lý nhà đất xem xét việc cho thuê lại căn hộ nêu trên theo thẩm quyền.
XéT THấY:
Ngày 15-11-1991, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có Quyết định số 1992/QĐ-UB ban hành Quy chế tạm thời về việc chuyển dịch hợp đồng thuê nhà ở do cơ quan nhà đất thành phố quản lý có nội dung không cho phép chuyển dịch hợp đồng thuê nhà thuộc loại biệt thự tại phố Trần Hưng Đạo.
Ngày 09-10-1996, tại Công văn số 923/QLKD, Công ty Kinh doanh nhà số 2, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội gửi bà Nguyễn Thị Tần và bà Nguyễn Thị Hiển đã thông báo nhà số 78 phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội không được phép chuyển dịch hợp đồng thuê nhà ở, yêu cầu bà Nguyễn Thị Tần và bà Nguyễn Thị Hiển huỷ bỏ hợp đồng. Do đó, việc bà Tần viết "giấy biên nhận sang tên hợp đồng nhà" để chuyển nhượng diện tích 18m2 tầng 2 nhà số 78 phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội mà bà Tần thuê của nhà nước cho bà Hiển là vi phạm khoản 6 Điều 25, điểm e khoản 1 Điều 30 Pháp lệnh Nhà ở ban hành ngày 26-03-1991 và Quyết định số 1992/QĐ-UB ngày 15-11-1991 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Vì vậy, Toà án cấp sơ thẩm, Toà án cấp phúc thẩm và Hội đồng xét xử giám đốc thẩm xác định hợp đồng chuyển dịch hợp đồng thuê nhà giữa bà Nguyễn Thị Tần và bà Nguyễn Thị Hiển lập ngày 03-06-1993 là vô hiệu và buộc bà Nguyễn Thị Tần phải trả cho bà Nguyễn Thị Hiển 11,4 lạng vàng là đúng. Do hợp đồng chuyển nhượng 18m2 nhà nêu trên bị tuyên bố là vô hiệu; trong khi đó, hợp đồng thuê nhà giữa bà Nguyễn Thị Tần với Công ty Kinh doanh nhà số 2, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã hết hạn từ năm 1997 và bà Tần không ký lại hợp đồng thuê nhà. Thực tế, bà Tần đã không còn nhu cầu sử dụng căn hộ này nữa, nhưng Toà án các cấp lại xử buộc bà Hiển trả nhà lại cho bà Tần là không đúng. Mặt khác, khi xét xử, Toà án cần đưa cơ quan quản lý nhà đất thành phố Hà Nội vào tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, đồng thời, phải căn cứ ! khoản 5 Điều 24 Pháp lệnh Nhà ở giao căn hộ 18m2 tầng 2 nhà số 78 phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội cho cơ quan quản lý nhà đất thành phố Hà Nội quản lý và giải quyết việc cho thuê nhà theo quy định của pháp luật.
Tại phiên toà, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao huỷ Bản án dân sự phúc thẩm số 56/DSPT ngày 23-04-1999 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội, Quyết định giám đốc thẩm số 77/GĐT-DS ngày 25-04-2002 của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao; giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xử phúc thẩm lại vụ án.
Vì các lẽ trên, căn cứ khoản 4 Điều 77 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự,
Quyết định:
1. Chấp nhận Kháng nghị số 13/TK-DS ngày 22-11-2002 của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
2. Huỷ Bản án dân sự phúc thẩm số 56/DSPT ngày 23-04-1999 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội và Quyết định giám đốc thẩm số 77/GĐT-DS ngày 25-04-2002 của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao đã xử vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển dịch quyền thuê nhà số 78 phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Tần với bị đơn là bà Nguyễn Thị Hiển.
3. Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội để xét xử phúc thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng chuyển dịch quyền thuê nhà giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Tần với bị đơn là bà Nguyễn Thị Hiển theo thủ tục chung.
Lý do Bản án phúc thẩm, Quyết định giám đốc thẩm bị huỷ:
Nguyên đơn không ký lại hợp đồng thuê nhà và thực tế không còn nhu cầu sử dụng căn hộ đã từng thuê nhưng Toà án lại xử buộc bị đơn phải trả lại căn hộ đó cho nguyên đơn là không đúng. Hơn nữa, các Toà án lại không đưa Cơ quan quản lý nhà đất thành phố tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là không bảo vệ lợi ích của Nhà nước.
Quyết định số 08/2003/HĐTP-DS ngày 26-02-2003
Về vụ án tranh chấp quyền
sở hữu nhãn hiệu hàng hoá
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
…………………
Tại phiên toà ngày 26-02-2003 xét xử giám đốc thẩm vụ án về tranh chấp quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá giữa các đương sự :
Nguyên đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam; có trụ sở tại phòng l03 K1 Tập thể Thành Công, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, do ông Nguyễn Quốc Hoài là giám đốc đại diện;
Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương, có trụ sở tại nhà số 47 Trần Xuân Soạn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội, do ông Nguyễn Hữu Lâm là chủ nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương tại nhà số 47 Trần Xuân Soạn làm đại diện theo uỷ quyền;
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ông Đặng Minh Tuấn, trú tại nhà số 12, ngõ 9, phố Sơn Tây, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
2. Ông Nguyễn Tuấn Anh, trú tại nhà số 9, Lê Gia Định, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
NHậN THấY:
Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam do ông Nguyễn Quốc Hoài làm giám đốc được thành lập theo giấy phép số 35/GP-UB ngày 11-12-1993 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và được bổ sung chức năng kinh doanh mặt hàng ăn uống theo Quyết định số 3730/QĐ-UB ngày 14-10-1995 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Ngày 30-05-1996, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam ký hợp đồng thuê nhà số 47 Trần Xuân Soạn của ông Nguyễn Hữu Lâm với thời hạn 3 năm để mở nhà hàng ăn uống có tên gọi là Nhà hàng Phù Đổng. Nhà hàng Phù Đổng do 5 người góp vốn kinh doanh là các ông: Nguyễn Quốc Hoài, Nguyễn Tuấn Anh, Đặng Minh Tuấn, Nguyễn Hữu Thành, Nguyễn Hữu Long (ông Thành và ông Long là em ruột của ông Lâm). Trong quá trình kinh doanh dịch vụ ăn uống thì ngày 31-07-1998, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam có đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá và đã được Cục Sở hữu công nghiệp cấp giấy chứng nhận số 32102 (Theo Quyết định số 2905/QĐNH ngày 19-09-1999) bảo hộ nhãn hiệu Nhà hàng Phù Đổng với lô gô gồm có hình vẽ nhà hàng và hình người cưỡi ngựa cho dịch vụ cửa hàng ăn uống giải khát thuộc nhóm 42. Do hết hạn hợp đồng thuê nhà và ông Lâm không cho thuê nữa nên ngày 26-07-1999, các ông Hoài, Tuấn Anh và Tuấn đã lập giấy bán phần tài sản đầu tư vào cửa hàng cho ông Lâm với giá 260.000.000 đồng một suất, ba suất là 780.000.000 đồng. Sau đó các ông Hoài, Tuấn Anh và Tuấn thuê nhà số 32 Thi Sách để mở lại nhà hàng Phù Đổng.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương được thành lập theo giấy phép số 4503 GP/TLDN ngày 17-07-1999 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội do ông Nguyễn Hữu Thành làm giám đốc được phép kinh doanh mặt hàng ăn uống. Ngày 18-07-1999, Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương thành lập nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương tại nhà số 47 Trần Xuân Soạn để kinh doanh ăn uống, giải khát và giao cho ông Lâm làm chủ nhà hàng.
Vào ngày 23-11-1999, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam có ký hợp đồng với báo Hà Nội mới để thông báo chuyển địa điểm nhà hàng Phù Đổng từ nhà số 47 Trần Xuân Soạn về nhà số 32 Thi Sách. Sau đó, ngày 08-12-1999, ông Lâm có ký hợp đồng với báo Hà Nội mới để đăng lời cám ơn của nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương vào các ngày 07, 08, 09 tháng 12 năm 1999 với nội dung là nhân dịp kỷ niệm 3 năm ngày thành lập nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương số 47 Trần Xuân Soạn Hà Nội, chúng tôi xin chân thành cám ơn quý khách đã dành tình cảm đến với nhà hàng chúng tôi trong thời gian qua… đồng thời, có sử dụng một phần lô gô mà Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam đã đăng ký bảo hộ là hình vẽ nhà hàng in trên góc tờ đăng tin quảng cáo.
Ngày 20-12-1999, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài
Ngày 19-10-2001, Cục Sở hữu công nghiệp có Công văn số 305 thu hồi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá nêu trên đối với nhóm dịch vụ mua bán đồ ăn thức uống các loại và cho rằng đó là sai sót của Cục Sở hữu công nghiệp khi làm giấy chứng nhận bảo hộ.
Theo ông Hoài, giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam thì việc ông Lâm lấy tên nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương là xâm phạm đến quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá mà Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam đã đăng ký bảo hộ là Phù Đổng. Ông Lâm phải dỡ bỏ biển hiệu đang treo trước cửa nhà hàng vì cố tình tạo nên nhầm lẫn cho khách hàng. Ông Lâm phải chấm dứt việc quảng cáo sai sự thật cũng như việc sử dụng nhãn hiệu mà Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài
Theo lời trình bày của ông Lâm thì nhà hàng ăn uống của ông lấy tên gọi nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương là hoàn toàn đúng vì nhà hàng này nằm ở phố Phù Đổng Thiên Vương và thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương. Việc Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam đăng thông báo chuyển địa điểm từ nhà số 47 Trần Xuân Soạn sang nhà số 32 Thi Sách là việc làm trái thoả thuận 2 bên đã ký ngày 26-07-1999 và nhằm gây khó khăn cho ông khi mở nhà hàng ở nhà số 47 Trần Xuân Soạn. Do vậy, ông phải đăng quảng cáo vào các ngày 07, 08, 09-12-1999, nhưng nội dung quảng cáo của ông không có gì sai, còn hình vẽ ông sử dụng ở góc tờ quảng cáo chính là hình ảnh ngôi nhà của ông. Do vậy, ông không chấp nhận một yêu cầu nào của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài
Theo lời trình bày của các ông Tuấn Anh và Tuấn thì hai ông nhất trí với lời khai của ông Hoài và uỷ quyền cho ông Hoài giải quyết.
Theo lời trình bày của các ông Thành và ông Long thì nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương trực thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương, nhưng ông Lâm có toàn quyền trong việc kinh doanh, quảng cáo. Đồng thời ông Thành và ông Long cùng uỷ quyền cho ông Lâm giải quyết.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 28/DSST ngày 07-07-2000, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định:
Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam đối với ông Nguyễn Hữu Lâm chủ nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương về việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và xử như sau:
Ông Lâm có trách nhiệm sửa lại phần biển hiệu cửa hàng ở mặt phố (phía gần phố Phù Đổng Thiên Vương) sao cho chữ Phù Đổng Thiên Vương có chung một kích thước để trên cùng một mặt phẳng không gian, có màu sắc và thiết kế dễ đọc.
Xác nhận việc sử dụng tên gọi nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương, việc quảng cáo của nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương vào Tháng 12-1999 và tháng 01-2000 của ông Lâm trên phương tiện thông tin đại chúng và tại nhà hàng là không xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam đã đăng ký bảo hộ theo giấy chứng nhận số 32102 ngày 19-09-1999 của Cục Sở hữu công nghiệp.
Bác yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại về việc xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài
Bác các yêu cầu khác của các đương sự.
Ngày 21-07-2000, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 181/DSPT ngày 21-11-2001, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội quyết định:
Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam đối với ông Nguyễn Hữu Lâm chủ nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương địa điểm nhà số 47 Trần Xuân Soạn về việc xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và xử như sau:
Buộc ông Lâm là chủ nhà hàng nhà số 47 Trần Xuân Soạn không được phép sử dụng nhãn hiệu hàng hoá mang biển hiệu nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương và sử dụng lô gô có hình người cưỡi ngựa và dòng chữ nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương ở bao bì đũa ăn và bao bì giấy ăn trong kinh doanh dịch vụ ăn uống và giải khát.
Chấp nhận Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài
Sau khi xét xử phúc thẩm, ông Nguyễn Hữu Lâm có đơn khiếu nại cho rằng, nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương nên bị đơn của vụ án phải là Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương.
Tại Quyết định số 04/KN-KSXXDS ngày 08-01-2003, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kháng nghị Bản án phúc thẩm nêu trên với nhận định:
Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Phù Đổng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Phù Đổng Thiên Vương đều được Cục Sở hữu công nghiệp cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá ở nhóm dịch vụ "Đồ ăn thức uống". Tuy nhiên, sau khi xem xét lại Cục Sở hữu công nghiệp có Quyết định số 305 ngày 19-10-2001 thu hồi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 35309 đã cấp cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương đối với nhóm dịch vụ "Đồ ăn thức uống" và cho rằng, đó là sai sót của Cục Sở hữu công nghiệp khi làm giấy chứng nhận bảo hộ. Như vậy, nhóm dịch vụ "Đồ ăn thức uống" của Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương không được bảo hộ chữ Phù Đổng Thiên Vương khi có chủ nhà hàng khác xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá trong cùng nhóm dịch vụ. Việc rút bảo hộ đó của Cục Sở hữu công nghiệp không đồng nghĩa với việc Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương xâm phạm nhãn hiệu hàng hoá của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam. Vì Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam được cấp giấy chứng nhận bảo hộ chữ nhà hàng Phù Đổng, còn Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương lấy tên cửa hàng là Phù Đổng Thiên Vương. Giữa hai cụm từ này hoàn toàn khác nhau về kết cấu của câu và số lượng chữ của biển hiệu, không thể gây nhầm lẫn cho khách hàng. Mặt khác, Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương có trụ sở tại nhà số 47 Trần Xuân Soạn và có một mặt trụ sở nằm trên mặt phố Phù Đổng Thiên Vương. Vì vậy, việc đăng b! iển Phù Đổng Thiên Vương cũng là bình thường, không xâm phạm đến quyền sở hữu nhãn hiệu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam, không gây nhầm lẫn cho khách hàng và không vi phạm các quy định của pháp luật về việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ. Nhưng án phúc thẩm buộc ông Lâm phải dỡ bỏ biển hiệu Phù Đổng Thiên Vương là chưa có cơ sở.
Mặt khác, Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương được thành lập theo quyết định của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội gồm 2 sáng lập viên là ông Nguyễn Hữu Thành và ông Nguyễn Hữu Long. Nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương đứng tên đăng ký và nộp thuế làm nghĩa vụ đối với Nhà nước, nay có tranh chấp về biển hiệu cửa hàng, Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm đưa ông Nguyễn Hữu Lâm 1à bị đơn của vụ kiện trong khi ông Lâm không phải là thành viên của Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương là chưa chính xác.
Đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm sửa bản án phúc thẩm nêu trên.
XéT THấY:
Ngày 18-07-1999, Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương thành lập nhà hàng kinh doanh ăn uống, giải khát tại nhà số 47 Trần Xuân Soạn và lấy tên là Phù Đổng Thiên Vương. Đến Tháng 12-1999, ông Lâm là chủ nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương có đăng lời cám ơn của nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương trên báo không đúng sự thật nên Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam có đơn khởi kiện gửi đến Toà án và Cục Sở hữu công nghiệp khiếu nại về việc ông Lâm đã có hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam đã được bảo hộ. Ngày 02-02-2000, Cục Sở hữu công nghiệp đã có Công văn số 105/SHCN-KN trả lời Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam là nếu ông Lâm sử dụng nhãn hiệu Phù Đổng Thiên Vương thì hành vi đó có thể gây ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng và bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của chủ nhãn hiệu hàng hoá, được quy định tại Điều 805 Bộ luật Dân sự. Ngày 14- 02-2000, ông Nguyễn Thanh Hồng là phó phòng quản lý pháp chế Cục Sở hữu công nghiệp cũng có ý kiến là ông Lâm hiện đang kinh doanh nhà hàng ăn uống thì việc quảng cáo của ông Lâm là xâm phạm đến quyền sở hữu nhãn hiệu của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam, cụ thể là xâm phạm chữ Phù Đổng và xâm phạm hình ảnh nhà hàng. Ngày 30-10-2000, Cục Sở hữu công nghiệp có Quyết định số 2314/QĐNH cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 35309 cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương đối với dịch vụ buôn bán tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá, nhưng tại giấy chứng nhận số 35309 lại! ghi bảo hộ nhãn hiệu chữ Phù Đổng Thiên Vương cho các dịch vụ nêu trên và có thêm cụm từ mua bán đồ ăn thức uống các loại thuộc nhóm 35. Tuy nhiên, Cục Sở hữu công nghiệp đã thừa nhận đây là sai sót trong quá trình hoạt động nghiệp vụ của Cục Sở hữu công nghiệp, không phản ánh quá trình xem xét nội dung đơn đăng ký theo các quy định của pháp luật về nhãn hiệu hàng hoá. Cục Sở hữu công nghiệp đã khẳng định là Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương không có quyền sử dụng nhãn hiệu Phù Đổng Thiên Vương đối với dịch vụ "mua bán đồ ăn thức uống". Ngày 19-10-2001, Cục Sở hữu công nghiệp có Quyết định số 305/QĐ.KN thu hồi giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá số 35309 đã cấp cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương đối với nhóm dịch vụ "mua bán đồ ăn thức uống". Việc rút bảo hộ này của Cục Sở hữu công nghiệp đồng nghĩa với việc Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương không được lấy tên biển hiệu cửa hàng ăn uống, giải khát là Phù Đổng Thiên Vương. Vì vậy, Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương do ông Lâm là chủ nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương làm đại diện không được phép sử dụng nhãn hiệu hàng hoá mang biển hiệu nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương và sử dụng lô gô có hình người cưỡi ngựa và dòng chữ nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương ở bao bì đũa ăn và bao bì giấy ăn trong kinh doanh dịch vụ ăn uống và giải khát là đúng.
Nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương do Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương thành lập, đồng thời cũng chính do Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương có đơn gửi Cục Sở hữu công nghiệp để đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho cửa hàng là Phù Đổng Thiên Vương. Nay có tranh chấp về biển hiệu cửa hàng thì Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương phải tham gia tố tụng với tư cách là bị đơn mới đúng. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương do ông Thành là giám đốc đại diện đã được tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, đồng thời, ông Thành với tư cách là giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương lại uỷ quyền cho ông Lâm chủ nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương ở nhà số 47 Trần Xuân Soạn có trách nhiệm giải quyết mọi vướng mắc liên quan đến pháp luật đối với vụ kiện của Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam. Vì vậy, quyền lợi của Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương vẫn được bảo đảm, nên chỉ cần sửa lại bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương do ông Lâm là người đại diện theo uỷ quyền là được. Do đó, không cần thiết phải huỷ Bản án dân sự phúc thẩm số 181/DSPT ngày 21-11-2001 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội và Bản án dân sự sơ thẩm số 28/DSST ngày 07-07-2000 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội về việc giải quyết tranh chấp nhãn hiệu hàng hoá giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam và ông Lâm để đưa Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương vào tham gia tố tụng ! với tư cách là bị đơn.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 77 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự;
Căn cứ vào Điều 785, khoản 3 Điều 805 Bộ luật Dân sự;
Căn cứ vào Điều 6 (1.b) Nghị định số 63/CP ngày 24-10-1996 của Chính phủ quy định chi tiết về Sở hữu công nghiệp;
Căn cứ vào Điều 11 Nghị định số 70/CP ngày 12-06-1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí Toà án.
Quyết ĐịNH:
Sửa Bản án dân sự phúc thẩm số 181/DSPT ngày 21-11-2001 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội và xử như sau:
Buộc Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương do ông Lâm là chủ nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương ở nhà số 47 Trần Xuân Soạn làm đại diện không được phép sử dụng nhãn hiệu hàng hoá mang biển hiệu nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương và sử dụng lô gô có hình người cưỡi ngựa và dòng chữ nhà hàng Phù Đổng Thiên Vương ở bao bì đũa ăn và bao bì giấy ăn trong kinh doanh dịch vụ ăn uống và giải khát.
Chấp nhận sự tự nguyện Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài
Công ty trách nhiệm hữu hạn Phù Đổng Thiên Vương do ông Lâm là người đại diện phải nộp 50.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoài Nam không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm và được hoàn trả lại tiền tạm ứng án phí là 50.000 đồng đã nộp tại hoá đơn số 000548 ngày 21-01-2000 do Đội Thi hành án quận Hai Bà Trưng thu và tiền dự phí kháng cáo là 50.000 đồng nộp tại hoá đơn số 005033 ngày 21-07-2000 do Phòng Thi hành án thành phố Hà Nội thu, tổng cộng là 100.000 đồng.
Lý do sửa Bản án phúc thẩm:
Bên nguyên đơn đã được bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá đối với biển hiệu Phù Đổng cùng lôgô của Nhà hàng ăn uống. Về nội dung, Toà án cấp phúc thẩm đã quyết định đúng bản chất của sự việc, nhưng xác định không đúng bị đơn trong vụ án, nên Hội đồng giám đốc thẩm đã sửa lại địa vị tham gia tố tụng.
Quyết định số 10/2003/HĐTP-DS ngày 24-03-2003
Về vụ án đòi ngôi miếu thờ
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
…………………
Tại phiên toà ngày 24-03-2003 xét xử giám đốc thẩm vụ án đòi ngôi miếu thờ tại số 12/4, đường Quân sự, phường 11, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh giữa các đương sự :
Nguyên đơn: Bà Vương Thị Lệ, sinh năm 1922; trú tại nhà số 12/4 C, đường Quân sự, phường 11, quận 11, thành phố Hồ chí Minh;
Bị đơn: Bà Trương Thị ánh Ngọc, sinh năm 1956; trú tại nhà số 12/4 Đường Quân sự, phường 11, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh ;
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan: Ban đại diện Hội phật giáo quận 11, có bà Nguyễn Thị Soi- pháp danh Như Huệ, sinh năm 1945; trú tại chùa Huệ Lâm, số 130, đường Hùng Vương, phường 2, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh
nhận thấy:
Theo nguyên đơn bà Vương Thị Lệ trình bày thì căn nhà số 12/4 đường Quân sự (hiện đang tranh chấp) do vợ chồng các cụ Vương Văn Do (cha của bà Lệ), Đặng Thị Thơm (mẹ kế của bà Lệ) xây cất trên đất của người khác. Sau khi cụ Do chết (khoảng năm 1960), cụ Thơm tu tại nhà trên và hành nghề cạo gió. Ngày 27-12-1977, cụ Thơm đã đứng tên kê khai nhà trên theo quy định của Nhà nước. Ngày 08-11-1985, cụ Thơm đã lập giấy uỷ quyền và di chúc để lại căn nhà số 12/4 trên cho bà Lệ có xác nhận của Uỷ ban nhân dân phường 11. Ngày 11-11-1985, cụ Thơm chết, nhà trên bỏ trống. Ngày 14-12-1989, bà Vương Thị út (em gái bà Lệ) đã nhập hộ khẩu vào nhà số 12/4. Ngoài ra, bà Lệ còn cho bà Trần Thị Năm ( người bà con) ở đậu tại nhà này để tụng kinh và nhang khói cho cụ Thơm. Ngày 30-10-1989, được bà Năm giới thiệu và được sự đồng ý của bà Lệ, bà Trương Thị ánh Ngọc đã làm đơn xin nhập hộ khẩu vào nhà số 12/4 để ở, chăm sóc nhà này theo yêu cầu của chủ hộ. Ngày 27- 12-1989, bà Lệ ký đơn xin bảo lãnh cho bà Ngọc được di chuyển hộ khẩu thường trú đến nhà số 12/4 để tiện việc nhang khói cho ông bà của bà Lệ. Ngày 18-01-1990, bà Ngọc chính thức được nhập khẩu vào nhà trên với tư cách ở đậu. Sau đó, bà Năm đi làm lễ nhập hạ vắng nhà, việc thắp đèn nhang khói do bà Ngọc đảm nhiệm; khi bà Năm quay trở về thì bị bà Ngọc xua đuổi nên bà Năm tự ái bỏ đi tu ở nơi khác. Sau đó, bà Ngọc còn tự ý dời bàn thờ cụ Thơm vào một góc nhà, rước tượng phật về thờ, thay đổi đồ vật, sửa chữa lại nhà, tự tiện cho người lạ vào tạm trú mà không khai b! áo với chính quyền địa phương, tự dựng bảng hiệu chùa trái phép (đã bị chính quyền buộc tháo dỡ 2 1ần). Vì bà Ngọc không thực hiện đúng yêu cầu của bà Lệ là vào ở đậu và thắp hương nhang khói cho cụ Thơm thay bà Lệ nên bà Lệ yêu cầu bà Ngọc phải chuyển đi nơi khác, giao nhà lại để bà Lệ cho người khác vào thờ cúng theo tín ngưỡng.
Theo bị đơn bà Trương Thị ánh Ngọc trình bày thì trước đây, bà Ngọc tu tại chùa Định Thành. Năm 1989, bà Lệ kêu bà Ngọc về ngụ tại nhà số 12/4 để nhang khói cho cụ Thơm. Bà Ngọc được bà Lệ bảo lãnh cho nhập khẩu vào nhà trên, ngày nhập tự có sự chứng kiến của nhiều người. Trước khi bà Ngọc vào ở, căn nhà số 12/4 là một ngôi miếu do cụ Thơm tạo dựng để thờ cúng theo tín ngưỡng phật giáo. Sau đó, bà Ngọc đã bỏ nhiều công sức để tôn tạo miếu trên thành tịnh thất tên là ” Phước Hoà”. Hiện nay, tịnh thất này do Thành Hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh quản lý. Bà Ngọc đồng ý sẽ dời đi nơi khác nếu có quyết định của Ban đại diện Phật giáo quận 11, đồng thời, bà Lệ phải hoàn trả tiền sửa chữa nhà cho bà Ngọc.
Ban đại diện Hội Phật giáo quận 11 trình bày: cụ Thơm là vợ sau của cụ Do. Năm 1948, do mâu thuẫn với con riêng của chồng nên cụ Thơm mới xuất gia ngụ tại miếu “Ngũ Hành” còn gọi là ”miếu bà Năm” để tu. Sau đó, bá tánh cúng tiến, công đức mới tạo thành tịnh thất như hiện nay. Ngày 01-11-1977, cụ Thơm đã lập giấy hiến tịnh thất trên cho Ban liên lạc Phật giáo yêu nước quận 11, đã vào sổ gốc của Ban liên lạc Phật giáo yêu nước quận 11 và được đưa vào danh mục tịnh thất thuộc Ban trị sự Thành Hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh quản 1ý, sử dụng. Ngoài ra, Ban đại diện Hội Phật giáo quận 11 còn cho rằng: Sư cô Diệu Hoà là pháp danh của cụ Đặng Thị Thơm chỉ tu, cạo gió, cắt lễ tại đây; Sư cô Diệu Hoà không phải là chủ sở hữu ngôi tịnh thất trên. Trước khi chết, cụ Thơm ốm mê man trong thời gian khá dài nên không thể lập được di chúc ngày 08-11-1985. Hơn nữa, bản di chúc của cụ Thơm lập ngày 08-11-1985, chính quyền địa phương lại xác nhận ngày 07-11-1985 (trước 1 ngày) là không hợp lý. Cụ Vương Văn Do có 3 người con gồm các ông bà Vương Thị Lệ, Vương Văn Được và Vương Thị út, nhưng trong bản di chúc lại chỉ xác định chỉ có bà Vương Thị Lệ là con duy nhất là không đúng, nên bản di chúc trên là giả mạo, không phải là ý nguyện của cụ Thơm. Năm 1983, bà Lệ đã bán căn nhà cũng mang số 12/4 (có 5 căn mang cùng số 12/4) nên ngôi tịnh thất mang số 12/4 không phải của vợ chồng các cụ Vương Văn Do, Đặng Thị Thơm tạo lập nên; cụ Thơm chỉ có công sức cùng bá tánh tôn tạo từ một ngôi miếu thành một tịnh thất.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 122/DSST ngày 30-09-1996, Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:
- Chấp nhận yêu cầu của bà Vương Thị Lệ.
- Buộc bà Trương Thị ánh Ngọc phải giao trả nhà số 12/4 Đường Quân sự, phường 11, quận 11, cho bà Vương Thị Lệ trong thời hạn 1 tháng, kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật.
- Bà Vương Thị Lệ phải bồi hoàn tiền sửa chữa nhà cho bà Ngọc một số tiền là 14.337.139 đồng.
- Việc giao tiền và trả nhà phải thực hiện cùng một lúc.
- án phí dân sự sơ thẩm bà Ngọc phải chịu 50.000 đồng, bà Lệ phải chịu 716.860 đồng.
- Hoàn lại tiền tạm ứng án phí cho bà Lệ theo biên lai số 50 ngày 11- 01- 1996.
- Về lệ phí giám định sửa chữa, bà Lệ chịu (bà Lệ đã nộp).
Ngày 04-l0-1996, bà Ngọc và Ban đại diện Hội Phật giáo quận 11 có đơn kháng cáo.
Tại Quyết định số 197/ DSPT ngày 01-08-1997, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, chờ quy định mới của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 19/DSPT ngày 16-02-2000, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định :
1 .Chấp nhận yêu cầu của bà Vương Thị Lệ. Buộc bà Trương Thị ánh Ngọc phải giao trả ngôi nhà số 12/4 đường Quân sự, phường 11 cho bà Vương Thị Lệ đại diện quản lý sử dụng. Bà Vương Thị Lệ đại diện phải bồi hoàn tiền trả nhà cho bà Trương Thị ánh Ngọc là 14.337.239 đồng. Việc giao tiền trả nhà phải thực hiện cùng một lúc.
2. Các quyết định khác của Bản án sơ thẩm không có kháng cáo, kháng nghị, Toà Phúc thẩm không xét.
3. Bà Trương Thị ánh Ngọc phải chịu 50.000 đồng án phí phúc thẩm. Đại diện Hội Phật giáo quận 11 phải chịu 50.000 đồng án phí phúc thẩm.
Bà Ngọc, Ban đại điện Hội Phật giáo quận 11 và Ban trị sự Thành Hội phật giáo thành phố Hồ Chí Minh có đơn khiếu nại.
Tại Quyết định số 02/KN-DS ngày 08-01-2003, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm số 19/DSPT ngày 16-02-2000 nêu trên, đề nghị Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao huỷ tất cả các Bản án về vụ án này, giao hồ sơ cho Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xét xử lại từ giai đoạn sơ thẩm.
XéT THấY:
Sau khi bà Vương Thị Lệ có đơn khởi kiện đòi bà Trương Thị ánh Ngọc trả ngôi nhà số 12/4 đường Quân sự, Ban Đại diện Hội phật giáo quận 11 xuất trình bản kê khai đề ngày 01-11-1977 có nội dung cụ Thơm hiến tịnh thất (nhà số 12/4 trên) cho Ban liên lạc Phật giáo yêu nước quận 11 và cho rằng nhà số 12/4 đã được đưa vào danh mục tịnh thất thuộc Ban trị sự Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh quản lý, sử dụng. Toà án đã đưa Ban đại diện Hội phật giáo quận 11 tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là có căn cứ. Ban đại diện Hội Phật giáo quận 11 có yêu cầu độc lập, đề nghị Toà án xác định nhà số 12/4 đường Quân sự thuộc sở hữu tôn giáo, nhưng Toà án không buộc họ nộp tạm ứng án phí và tại phần quyết định của Bản án dân sự phúc thẩm số 19/DSPT ngày 16-02-2000, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã không xem xét giải quyết yêu cầu của Ban đại diện Hội phật giáo quận 11 mà vẫn buộc Ban đại diện Hội phật giáo quận 11 phải chịu 50.000đ án phí phúc thẩm là không đúng pháp luật. Ngoài ra, hầu hết các giấy tờ do các bên xuất trình đều là bản phôtô, chưa có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, Toà án cũng chưa xác minh làm rõ tính hợp pháp của bản kê khai ngày 01-11-1977, chưa xác minh xem sổ gốc của Ban liên lạc Phật giáo yêu nước quận 11 có sự việc hiến nhà của cụ Thơm hay không, mà quyết định ngay bà Ngọc phải giao trả ngôi nhà số 12/4 đường Quân Sự cho bà Lệ đại diện quản lý sử dụng là chưa có căn cứ vững chắc. Mặt khác, Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm! đều xác định nhà số 12/4 đường Quân Sự (hiện đang tranh chấp) thuộc quyền sở hữu của vợ chồng cụ Do, cụ Thơm nhưng lại không đưa các ông bà Vương Văn Được, Vương Thị út vào tham gia tố tụng là vi phạm.
Vì vậy, cần phải xác minh, làm rõ các vấn đề nêu trên và giải quyết lại vụ án theo đúng qui định của pháp luật.
Bởi các lẽ trên và căn cứ vào khoản 4 Điều 77 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự,
quyết định:
1. Huỷ Bản án dân sự phúc thẩm số 19/DSPT ngày 16-02-2000 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh, Bản án dân sự sơ thẩm số 122/DSST ngày 30-09-1996 của Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh;
2. Giao hồ sơ vụ án trên cho Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh xác minh, xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục chung.
Lý do Bản án phúc thẩm bị huỷ.
Toà án đã xác định Ban đại diện Hội phật giáo Quận 11 TP. Hồ Chí Minh tham gia tố tụng với tư cách người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nhưng lại không xem xét giải quyết yêu cầu của họ là không đúng pháp luật. Giấy tờ do các bên xuất trình đều là bản phô tô coppy chưa có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền, nhưng Toà án cũng không xác minh làm rõ tính hợp pháp của các giấy tờ đó là chưa bảo đảm tính giá trị pháp lý của chứng cứ. Toà án cũng không đưa một số người có liên quan khác tham gia tố tụng là thiếu sót, không bảo đảm tính toàn diện trong việc giải quyết vụ án.
Quyết định số 11/2003/HĐTP-DS ngày 24-03-2003
Về vụ án đòi nền nhà và công trình khác
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
………………
Tại phiên toà ngày 24-03-2003 xét xử giám đốc thẩm vụ án đòi nền nhà và công trình khác giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Bà Thái Thị Xuân Hoa, sinh năm 1936; trú tại nhà số 8 đường Võ Thị Sáu, phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
Bị đơn: Ông Nguyễn Xăng, sinh năm 1943, và vợ là bà Nguyễn Thị Lèo, sinh năm 1953; đều trú tại nhà số 8B đường Võ Thị Sáu, phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Trần Thị Dĩ, sinh năm 1926 uỷ quyền cho Luật sư Phan Bạch Mai, sinh năm 1958; trú tại số 15 Lê Quý Đôn, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
2. HTX Cơ giới nhẹ Trường Nguyên do ông Nguyễn Hữu Chiến, Trưởng Ban kiểm soát đại diện.
3. Ông Mai Xuân Cường, nguyên Chủ nhiệm HTX Trường Nguyên năm 1979; trú tại khu Đất Lành, Vĩnh Thái, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
4. Ông Trần Nhánh, nguyên Phó Chủ nhiệm HTX Trường Nguyên năm 1979; trú tại nhà số 58 Võ Thị Sáu, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà.
5. Anh Nguyễn Văn Ba trú tại tổ 10 khu phố 5, phường Đức Long, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Nhận thấy:
Theo bà Hoa khai: Do còn nợ anh Nguyễn Văn Ba 200đồng tiền mới nên năm 1976, bà Hoa đã thục cho anh Ba một căn nhà mái tôn vách ván, nền xi măng, có diện tích 6,5m x 20m = 130m2 tại số 8 đường Võ Thị Sáu, phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang để hoãn nợ (những lời khai sau bà Hoa lại nói là cho anh Ba mượn nhà) sau đó bà Hoa đi làm rẫy ở Cam Ranh. Năm 1979, bà Hoa về thấy gia đình ông Xăng, bà Lèo ở nhà của bà. Bà đến gặp gia đình anh Ba thì được biết, anh Ba đã vượt biên, nên cha mẹ anh Ba là ông Chánh và bà Dỹ cho biết anh Ba cho HTX Trường Nguyên mượn nhà. Do không hiểu chính sách của Nhà nước lúc đó nên bà Hoa cho rằng HTX trưng dụng nhà của bà nên bà không có ý kiến gì với ông Xăng, vì ông Xăng là người trong Ban quản trị HTX.
Năm 1992, ông Xăng tự tháo dỡ nhà và đến gặp bà Hoa yêu cầu ký giấy để ông Xăng bán nhà cho người khác. Vì vậy, bà không ký giấy và ngày 20-10-1992, bà có đơn gửi UBND phường, nhưng giải quyết chưa xong mà ông Xăng vẫn làm nhà nên ngày 24-11-1992 bà Hoa khởi kiện đến Toà án yêu cầu vợ chồng ông Xăng trả nhà và đất (BL 171).
Vợ chồng ông Xăng trình bày:
Năm 1979, tôi có mua lại nhà số 8B Võ Thị Sáu, phường Vĩnh Trường, thành phố Nha Trang của HTX Trường Nguyên. HTX có đưa giấy sang nhượng nhà giữa ông Chánh với HTX cho tôi, tôi nghĩ giấy tờ như vậy là đủ.
Từ năm 1979 đến nay, chúng tôi vẫn ở căn nhà này. Năm 1992, tôi tháo vật liệu nhà cũ để làm nhà tạm thì bà Hoa mới tranh chấp. Trong quá trình ở đó, bà Hoa không có ý kiến gì, nay bà Hoa đòi, tôi không đồng ý trả nhà đất.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
Bà Dĩ trình bày: năm 1976, tôi có nghe con tôi là anh Ba nói lại bà Hoa có mượn của anh Ba tiền và bà Hoa cho anh Ba ở nhờ tại căn nhà làm mắm, khi nào bà Hoa trả tiền thì con trả nhà cho bà, việc con tôi ở nhờ không có giấy tờ gì. Năm 1979, con tôi đã mất tích, sau đó, tôi có nghe chồng tôi là ông Chánh nói đã bán căn nhà nêu trên của bà Hoa cho HTX Trường Nguyên. Tôi chỉ biết như vậy, nhưng tôi không được cầm tiền, còn chữ ký mang tên tôi trong giấy bán nhà cho vợ chồng ông Xăng, bà Lèo là giả mạo.
Ông Nhánh, nguyên là Phó Chủ nhiệm HTX Trường Nguyên năm 1979, khai: ông có thay mặt HTX đứng ra mua nhà do ông Chánh bán (nhà không có giấy tờ gốc). Việc mua bán có xác nhận của UBND phường, nên lúc đó tôi cứ nghĩ là đúng, nay bà Hoa xuất trình giấy tờ gốc tôi mới biết mình sai. Nhà mua sử dụng được 2 tháng thì ông Cường lúc đó là Chủ nhiệm HTX đại diện bán cho vợ chồng ông Xăng, bà Lèo. Nay, bà Hoa đòi lại nhà đất, đề nghị Toà giải quyết xem xét.
Ông Mai Xuân Cường, nguyên Chủ nhiệm HTX năm 1979 trình bày: Thừa nhận HTX có mua nhà của ông Chánh, khoảng 2 tháng sau, HTX bán lại cho ông Xăng, bà Lèo và việc mua bán đó là hợp pháp nên để cho ông Xăng, bà Lèo được sử dụng nhà đất.
Đại diện HTX Trường Nguyên cho rằng: Việc mua bán nhà từ năm 1979 đến nay không còn giấy tờ gì nên chúng tôi không biết cụ thể, nay, bà Hoa kiện đòi ông Xăng, bà Lèo, HTX đề nghị giải quyết theo pháp luật.
Anh Ba là người mượn nhà của bà Hoa cho rằng : Vào khoảng năm 1977-1978, anh Ba thừa nhận có ở nhờ nhà của bà Hoa, sau đó, anh bỏ gia đình đi nơi khác. Năm 1998, anh Ba về mới biết bà Dĩ là mẹ anh còn sống và được biết ông Chánh là cha anh tự bán nhà của bà Hoa. Nay, anh Ba không tranh chấp gì số tiền 200 đồng cho bà Hoa mượn trước đó. Vì hoàn cảnh khó khăn và ở xa, nên anh Ba đề nghị giải quyết vụ án không cần có mặt anh ( BL 254-255).
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 02/DSST ngày 25-02-2001, Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà quyết định: Buộc vợ chồng ông Xăng, bà Lèo trả toàn bộ diện tích đất 288m2 theo bản vẽ của trung tâm dịch vụ Địa chính tỉnh Khánh Hoà ngày 12-03-2001 mang số nhà 8B Võ Thị Sáu. Ông Xăng, bà Lèo phải tháo dỡ toàn bộ nguyên vật liệu đã dựng nhà trên phần đất nêu trên.
Huỷ bỏ giấy nhượng nhà đề ngày 20-10-1979 giữa ông Chánh, bà Dĩ với HTX Trường Nguyên.
Huỷ bỏ giấy nhượng nhà đề ngày 02-07-1981 giữa HTX Trường Nguyên với vợ chồng ông Xăng, bà Lèo.
Bà Hoa phải trả lại cho vợ chồng ông Xăng, bà Lèo số tiền 640.000đồng trị giá các cây ăn trái trồng trên đất 288m2.
Bà Dĩ phải thanh toán cho vợ chồng ông Xăng, bà Lèo giá trị 288m2 đất là 207.360.000đồng. Bà Dĩ phải nộp 9.294.400 đồng án phí DSST. Bà Hoa phải nộp 50.000đồng án phí DSST.
(Toà án cấp sơ thẩm nhận định : Tiền HTX Trường Nguyên mua nhà của ông Chánh do các xã viên đóng góp, khi HTX bán nhà cho vợ chồng ông Xăng thì số tiền đó đã trả lại cho từng xã viên, hiện nay, xã viên không còn đầy đủ, đồng thời, HTX cũng không còn lưu trữ tài liệu giấy tờ liên quan đến việc mua bán; do đó, không thể buộc HTX phải có trách nhiệm trong việc mua bán này. Còn bà Dĩ có nghe chồng là ông Chánh nói có bán nhà cho vợ chồng ông Xăng. Hiện nay, ông Chánh chết nên bà Dĩ phải có trách nhiệm trả cho ông Xăng bà Lèo giá trị 288m2 đất ´ 400.000đ/m2´ 1,8 hệ số thị trường = 207.360.000đồng).
Ngày 04-06-2001, bà Dĩ kháng cáo kêu oan (BL 317)
Ngày 06-06-2001,vợ chồng ông Xăng, bà Lèo kháng cáo cho rằng bà Dĩ phải trả tiền cho bà Hoa còn gia đình ông được ở nhà đất đã mua của HTX Trường Nguyên là hợp pháp nên không đồng ý trả nhà đất cho bà Hoa (BL 332).
Ngày 07-06-2001, bà Hoa kháng cáo về phần diện tích 20m2 đất đang tranh chấp trước nhà giáp đường Võ Thị Sáu, Nhà nước giải toả có đền bù. Số tiền này đang được giữ tại Ban quản lý dự án công trình xây dựng thuộc Sở Xây dựng, nhưng Bản án sơ thẩm không giải quyết cho bà được nhận là không đúng (BL 334).
Ngày 31-05-2001, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hoà kháng nghị Bản án sơ thẩm nêu trên với nhận định :
1- Toà án huỷ cả hai hợp đồng mua bán nhà là đúng… Tuy nhiên, chủ sở hữu tài sản là bà Hoa hoàn toàn biết việc mua bán, vì bà Hoa ở liền kề có mặt thường xuyên ở nhà, chứ không phải như bà Hoa khai là do mặc cảm vì bà mới đi tù về, nên không dám đòi nhà, đây là lý do không có cơ sở… Chỉ có thể buộc vợ chồng ông Chánh, bà Dĩ tự ý bán nhà phải trả giá trị tài sản cho bà Hoa chứ không thể buộc vợ chồng ông Xăng, bà Lèo trả lại đất cho bà Hoa được.
2- Bản án sơ thẩm buộc ông Xăng, bà Lèo trả lại đất cho bà Hoa, nhưng không giải quyết gì về nhà cửa, công trình phụ, cây cối mà ông Xăng, bà Lèo đã tạo lập.
3- Vợ chồng ông Xăng, bà Lèo được nhận khoản tiền đền bù giải toả phần đất làm đường hiện nay do Ban quản lý đang tạm giữ (BL 320, BL 321).
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 18/DSPT ngày 28-05-2002, Toà Phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng quyết định :
1. Y án sơ thẩm đối với phần : Buộc vợ chồng ông Xăng, bà Lèo phải tháo dỡ toàn bộ nguyên vật liệu nhà tạm đem đi nơi khác, để trả lại 288m2 đất ở 8B Võ Thị Sáu cho bà Hoa.
- Huỷ hai giấy mua bán nhà (đã nêu ở trên) vì vô hiệu.
- Chấp nhận sự tự nguyện của bà Dĩ nhận trách nhiệm của chồng (là ông Chánh đã chết) trả cho ông Xăng 800đồng thay HTX Trường Nguyên.
- Chấp nhận sự tự nguyện của bà Hoa trả cho ông Xăng 100đồng thay HTX Trường Nguyên.
2. Sửa Bản án sơ thẩm về phần giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu như sau: Ông Xăng, bà Lèo được nhận lại giá trị của 900 đồng nay là 537.200 đồng (trong đó bà Dĩ nhận trả 476.000đồng, bà Hoa nhận trả 61.200đồng, đã làm tròn các số nói trên) và 640.000đồng là giá trị cây ăn quả bà Hoa chịu trách nhiệm trả. Tổng cộng ông Xăng, bà Lèo được nhận 1.177.200đồng.
Các bên dân sự không phải nộp án phí dân sự phúc thẩm.
Sau khi xét xử phúc thẩm, vợ chồng ông Xăng, bà Lèo khiếu nại cho rằng, Toà án cấp phúc thẩm không đưa một số người như anh Ba là người mượn nhà của bà Hoa; HTX Trường Nguyên; những người thừa kế của ông Chánh vào tham gia tố tụng là trái pháp luật. Toà án cấp phúc thẩm căn cứ vào sự tự nguyện của bà Hoa và bà Dĩ để không huỷ án sơ thẩm vì không đủ người tham gia tố tụng là sai. Về nội dung, Toà án không áp dụng Báo cáo 158/BC ngày 25-03-1985 của Toà án nhân dân tối cao để tính lỗi trong việc giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu theo trượt giá trị nhà, nhưng Toà án lại căn cứ vào giá gạo để tính là thiệt hại đến quyền lợi của vợ chồng ông.
Tại Quyết định số 100KN/VKSTC-KSXXDS ngày 12-12-2002, Viện trưởng VKSNDTC kháng nghị Bản án phúc thẩm nêu trên của Toà Phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng với nhận định: Bản án phúc thẩm tuyên huỷ các hợp đồng sang nhượng nhà trái phép, buộc ông Xăng, bà Lèo phải trả lại nhà cho bà Hoa là đúng. Tuy nhiên, khi áp dụng Điều 146 Bộ luật Dân sự về giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu,Toà án mới chỉ khôi phục tình trạng ban đầu là các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (ông Xăng, bà Lèo nhận lại 900 đồng bỏ ra mua nhà năm 1979), nhưng cần được hiểu giá trị ban đầu của 900 đồng tại thời điểm năm 1979 cho đúng để không gây thiệt hại cho ông Xăng, bà Lèo. Mặt khác, cũng chưa xác định lỗi cụ thể để buộc các bên có nghĩa vụ liên quan bồi thường thiệt hại là không bảo đảm quyền lợi cho các bên đương sự; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, huỷ Bản án phúc thẩm nêu trên của Toà Phúc thẩm TANDTC tại Đà Nẵng và Bản án sơ thẩm số 02/DSST ngày 25-05-2001 của Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà; giao hồ sơ cho Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà xét xử sơ thẩm lại theo hướng phân tích trên.
xét thấy :
Nguồn gốc 288m2 đất đang tranh chấp giữa bà Hoa với vợ chồng ông Xăng, bà Lèo là đất công được thể hiện rõ tại “Giấy chứng nhận số 18/CNDD” ngày 15-04-1971 của xã trưởng xã Vĩnh Trường chứng nhận cho ông Phạm Trọng Dụng (ông Dụng là chồng của bà Hoa) tạm chiếm 937,50m2 đất công. Diện tích 288m2 đất đang tranh chấp chính là nơi có nhà sản xuất nước mắm nằm trong tổng diện tích 937,50m2 mà bà Hoa giao cho anh Ba năm 1976. Như vậy, diện tích 288m2 đất nêu trên vẫn là đất của Nhà nước, bà Hoa không trực tiếp quản lý từ năm 1976 đến nay, mặc dù bà Hoa ở liền kề. Trong khi đó, vợ chồng ông Xăng, bà Lèo mua nhà của HTX Trường Nguyên tuy chưa đủ thủ tục nhưng ngay thẳng và ở ổn định từ năm 1979 đến nay. Do đó, cần để vợ chồng ông Xăng, bà Lèo tiếp tục sử dụng diện tích đất nêu trên là phù hợp.
Còn việc bà Hoa kiện "đòi nền nhà và công trình khác" đối với vợ chồng ông Xăng, bà Lèo, xét thấy: tại đơn khởi kiện của bà Hoa ngày 24-11-1992, bà Hoa cho rằng, năm 1976 bà "thục" căn nhà sản xuất nước mắm 130m2 cho anh Ba để hoãn khoản nợ 100.000 đồng tiền cũ (bằng 200 đồng tiền mới). Nhưng năm 1979, anh Ba bỏ trốn đi đâu không rõ và năm 1998 anh Ba về lại cho rằng anh chỉ ở nhờ nhà của bà Hoa, còn số tiền 200đồng bà Hoa nợ anh, anh cũng không đòi nữa, đồng thời, bà Hoa cũng cho rằng bà cho anh Ba mượn nhà chứ không phải thục nhà như bà trình bày ở đơn kiện năm 1992. Như vậy, bà Hoa đã không có sự thống nhất về việc đã thục nhà cho anh Ba hay cho anh Ba mượn nhà. Do đó, cần phải xác minh làm rõ vào năm 1976, bà Hoa cho anh Ba mượn nhà hay đã thục nhà cho anh Ba. Nếu bà Hoa đã "thục" nhà cho anh Ba, tức đã "bán nhà có điều kiện" thì khi anh Ba bỏ đi, ông Chánh có quyền quản lý và sử dụng nhà đất này; ngược lại, nếu có căn cứ cho rằng, bà Hoa cho anh Ba mượn nhà, thì việc ông Chánh (cha của anh Ba) tự bán nhà cho HTX Trường Nguyên, sau đó, HTX bán nhà cho vợ chồng ông Xăng, bà Lèo đều là trái pháp luật và ông Chánh là người có lỗi và phải chịu trách nhiệm chính trong vụ án này. Vì vậy, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan như bà Dĩ, anh Ba… (là người thừa kế của ông Chánh), hợp tác xã cơ giới nhẹ Trường Nguyên và vợ chồng ông Xăng, bà Lèo đều phải tham gia tố tụng để giải quyết hậu quả hợp đồng vô hiệu, từ đó, xác định lỗi của từng người để bồi thường thiệt hại cho bà Hoa thì mới đảm bảo quyền lợi của các đương sự.! p>
Bởi những lẽ trên và căn cứ vào Điều 77 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự,
quyết định :
1- Huỷ Bản án dân sự phúc thẩm số 18/DSPT ngày 28-05-2002 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Đà Nẵng và huỷ Bản án dân sự sơ thẩm số 02/DSST ngày 25-04-2001 của Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà về vụ án "đòi nền nhà và công trình khác" giữa bà Thái Thị Xuân Hoa với vợ chồng ông Nguyễn Xăng, bà Nguyễn Thị Lèo.
2- Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà điều tra, xét xử sơ thẩm lại theo đúng quy định của pháp luật.
Lý do các Bản án phúc thẩm, sơ thẩm bị huỷ:
Các Toà án chưa điều tra làm rõ bà Hoa bán nhà có điều kiện cho anh Ba hay chỉ cho anh Ba mượn nhà.
Quyết định số 12/2003/HĐTP-DS ngày 28-05-2003
Về vụ án đòi nợ
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
…………………
Tại phiên toà ngày 28-05-2003 xét xử giám đốc thẩm vụ án đòi nợ giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Bà Trần Thị Ngọ, sinh năm 1953; trú tại nhà số 39 Tôn Đức Thắng, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng;
Bị đơn: Bà Lưu Thị Mến, sinh năm 1950; uỷ quyền cho ông Nguyễn Hùng Đèn (là chồng); trú tại nhà số 2l/27 Vạn Mỹ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.
NHậN THấY:
Tháng 09-1995, bà Đỗ Thị Mai (Đỗ Thuý Mai) có hỏi vay tiền bà Lưu Thị Mến để đi chuộc xe máy. Bà Mến không có tiền nên đã đồng ý cho bà Mai mượn hồ sơ nhà đất của mình để bà Mai dùng giấy tờ nhà đi vay người khác. Ngày 27-09-1995 , bà Đặng Thị Tính (là người quen của bà Mến và bà Trần Thị Ngọ) đến nhà bà Ngọ để hỏi vay tiền của bà Ngọ cho bà Mai.
Sáng ngày 28-09-1995, bà Tính mời bà Ngọ đến nhà bà Tính cho bà Mến và bà Mai cùng gặp để thoả thuận vay tiền. Tại nhà bà Tính, bà Mai đã viết giấy biên nhận vay tiền với nội dung: Tôi là Lưu Thị Mến có cầm giấy tờ nhà thế chấp vay tiền của bà Ngọ 40.000.000đồng, hẹn 2 tháng sẽ trả cả gốc và lãi, có một số giấy tờ kèm theo là chứng minh thư nhân dân mang tên Lưu Thị Mến; Quyết định giao đất và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của bà Mến; Thông báo về cải tạo, sửa chữa, xây dựng nhà ở. Sau khi viết xong, bà Mai đọc cho mọi người cùng nghe, bà Mến xác nhận có đọc lại và ghi tên "Lưu Thị Mến" dưới chỗ người vay tiền. Người làm chứng là Đỗ Thuý Mai, Vũ Thuận và Lê Thị Hiền.
Chiều ngày 28-09-1995, bà Mai cùng bà Tính (không có bà Mến cùng đi) đến gặp bà Ngọ để giao giấy tờ nhà và nhận 40.000.000 đồng mà không có uỷ quyền của bà Mến.
Ngày 29-10-1995, bà Tính đưa cho bà Ngọ 2.000.000 đồng nói là bà Mến trả bà Ngọ tiền lãi.
Hết hạn theo cam kết bà Ngọ đến đòi tiền thì bà Mến cho rằng bà Mến không vay tiền của bà Ngọ mà là bà Mai vay. Bà Mai đã bỏ trốn.
Ngày 31-01-1996, bà Ngọ khởi kiện yêu cầu bà Mến phải trả 40.000.000 đồng cùng lãi suất theo qui định.
Theo bà Mến thì lúc đầu bà không đồng ý với nội dung như giấy biên nhận, nhưng bà Mai và bà Tính nói phải ghi như vậy người ta mới cho vay tiền vì giấy tờ đứng tên bà. Do không đồng ý với nội dung của giấy biên nhận nên bà đã không ký tên mình sau khi ghi chữ "Lưu Thị Mến" dưới chỗ người vay tiền. Sau đó, bà Ngọ cho bà Mai vay tiền như thế nào thì bà không được biết (bà không lần nào trả lãi cho bà Ngọ). Một tuần sau, bà đến gặp bà Mai để đòi lại giấy tờ nhưng bà Mai khất lần không trả. Ngày 16-11-1995, bà Mai có giấy hẹn đến ngày 19-1l-1995 sẽ trả, nếu không bà Mến có quyền dọn đến nhà bà Mai để ở. Khi bà Mai bỏ trốn, bà Mến đã quản lý nhà đất của bà Mai, nhưng bà Mến không biết giấy tờ nhà của bà Mai để ở đâu. Nay, bà Mến yêu cầu cơ quan pháp luật thu hồi giấy tờ nhà đất cho bà, còn số tiền 40.000.000 đồng là giữa bà Ngọ với bà Mai, bà không biết.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 03/DSST ngày 15-06-1996, Toà án nhân dân quận Ngô Quyền đã quyết định: Buộc bà Mến phải trả cho bà Ngọ 45.000.000 đồng gồm cả gốc và lãi; Bà Ngọ phải trả bà Mến toàn bộ giấy tờ nhà.
Ngày 15-06- 1996, bà Mến kháng cáo.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 43/DSPT ngày 30-09-1996, Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng đã quyết định: Y án sơ thẩm.
Bà Mến khiếu nại.
Tại Công văn số 178 ngày 11-12-1998 và Công văn số 2032 ngày 25-09-1999, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trả lời là Bản án dân sự phúc thẩm số 43/DSPT ngày 30-09-1996 của Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng là có căn cứ.
Năm 1999, bà Mai bị bắt, tại Cơ quan điều tra, bà Mai thừa nhận có cầm giấy tờ nhà của bà Mến thế chấp cho bà Ngọ để vay 40.000.000 đồng với lãi suất 5%/tháng.
Tại Quyết định số 51 ngày 21-08-2001, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã kháng nghị Bản án dân sự phúc thẩm nêu trên theo thủ tục tái thẩm và đề nghị Hội đồng xét xử Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao huỷ Bản án sơ thẩm, Bản án phúc thẩm nêu trên và trả lại đơn khởi kiện về dân sự cho bà Ngọ để giải quyết bằng hình sự mới đảm bảo quyền lợi cho các bên đương sự.
Tại Quyết định tái thẩm số 48 ngày 22-03-2002, Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao đã quyết định: Bác kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, giữ nguyên Bản án dân sự phúc thẩm số 43/DSPT ngày 30-09-1996 của Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng.
Ngày 02-11-2002, bà Lưu Thị Mến và ông Nguyễn Hùng Đèn có đơn khiếu nại Quyết định tái thẩm số 48 ngày 22-03-2002 của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao.
Tại Kháng nghị số 06/DS-TK ngày 20-02-2003, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã kháng nghị quyết định tái thẩm nêu trên.
Tại Kết luận số 51/ KL-VKSTC-KSXXDS ngày 08-04-2003, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị và đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao huỷ các Bản án sơ thẩm, Bản án phúc thẩm và quyết định tái thẩm dân sự nói trên. Trả lại đơn khởi kiện cho bà Ngọ, để giải quyết phần dân sự trong vụ án hình sự Đỗ Thị Mai về tội “lạm dụng tín nhiệm”, và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” mới đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự.
XéT Thấy:
Tháng 09-1995, bà Đỗ Thị Mai có hỏi vay tiền bà Lưu Thị Mến để đi chuộc xe máy, bà Mến không có tiền nên đã đồng ý cho bà Mai mượn hồ sơ nhà đất của mình tại lô đất số 78 xã Đông Hải, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng để bà Mai dùng giấy tờ nhà đi vay người khác. Bà Mai đã nhờ bà Tính giới thiệu với bà Ngọ để vay 40.000.000 đồng, bà Ngọ đồng ý. Tại nhà bà Tính, bà Mai đã viết giấy biên nhận vay tiền lấy tên bà Mến và đọc lại cho mọi người cùng nghe. Theo bà Mến thì do không đồng ý với nội dung của giấy biên nhận nên bà đã không ký tên mình sau khi ghi chữ "Lưu Thị Mến" dưới chỗ người vay tiền. Chiều ngày 28-09-1995, bà Mai đã cùng bà Tính (không có bà Mến đi cùng) đến nhà bà Ngọ để giao giấy tờ và nhận 40.000.000 đồng mà không có giấy uỷ quyền của bà Mến.
Xét "giấy biên nhận” vay tiền thấy rằng, bà Mến chỉ viết ”Lưu Thị Mến” dưới hàng chữ "người vay tiền"; còn chữ ký tại giấy biên nhận vay tiền đã được Viện Khoa học Bộ Công an kết luận không phải chữ ký của bà Mến.
Tại Cơ quan điều tra và tại phiên toà hình sự phúc thẩm Đỗ Thị Mai khai: để bà Ngọ tin và cho bà Mai vay tiền, bà Mai đã tự ký tên bà Mến vào giấy biên nhận, rồi cầm bộ giấy tờ nhà đi cùng bà Tính đến gặp bà Ngọ giao các loại giấy tờ thế chấp và trực tiếp nhận 40.000.000 đồng từ bà Ngọ. Ngoài ra, Mai còn đưa cho bà Tính 4.000.000đồng để nhờ bà Tính trả 2 tháng lãi cho bà Ngọ. Lời khai nhận của Đỗ Thị Mai phù hợp với kết quả giám định của Bộ Công an. Như vậy, tình tiết mới "giả tạo bằng chứng" của Đỗ Thị Mai chính thức được xác định công khai tại phiên toà hình sự phúc thẩm. Do đó, có đủ cơ sở kết luận Đỗ Thị Mai là người phải chịu trách nhiệm trực tiếp về số tiền đã nhận của bà Ngọ.
Bởi các lẽ trên và căn cứ vào khoản 5 Điều 77 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự,
QUYếT ĐịNH:
1- Huỷ Quyết định tái thẩm số 48 ngày 22-03-2002 của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao; Bản án dân sự phúc thẩm số 43/DSPT ngày 30-09-1996 của Toà án nhân dân thành phố Hải Phòng; Bản án dân sự sơ thẩm số 03/DSST ngày 15-06-1996 của Toà án nhân dân quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng đối với vụ án dân sự về đòi nợ giữa bà Trần Thị Ngọ với bà Lưu Thị Mến để giải quyết phần dân sự này trong vụ án hình sự Đỗ Thị Mai bị truy tố về các tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
2- Đình chỉ việc giải quyết vụ án đòi nợ giữa bà Lưu Thị Mến với bà Trần Thị Ngọ và trả lại đơn khởi kiện cho bà Trần Thị Ngọ.
3- Hoàn trả lại tiền tạm ứng án phí, án phí cho các đương sự.
Lý do quyết định tái thẩm, các Bản án sơ thẩm, phúc thẩm bị huỷ.
Đã phát hiện tình tiết mới “giả mạo bằng chứng”.
Quyết định số 13/2003/HĐTP-DS ngày 28-05-2003
Về vụ án tranh chấp di sản thừa kế
hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
………………
Tại phiên toà ngày 28-05-2003 xét xử giám đốc thẩm vụ án tranh chấp di sản thừa kế giữa các đương sự:
Nguyên đơn: Bà Đinh Thị Minh, 63 tuổi;
Bị đơn: Bà Nguyễn Thị Nho, 56 tuổi;
Cả nguyên đơn và bị đơn đều trú tại xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Bà Đỗ Thị Nga 73 tuổi (vợ ông Đinh Văn Luật)
2. Anh Đinh Thế Chấn 40 Tuổi (con ông Luật)
Cả hai người đều trú tại xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây.
3. Bà Đinh Thị Gái 61 tuổi; trú tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.
4. Bà Đinh Thị Năm 52 tuổi, trú tại xã Cát Quế, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây.
nhận thấy:
Cụ Đinh Thế Pháp chết tháng 02-1966 và vợ là cụ Phan Thị Tùng chết tháng 07-1972 (âm lịch). Cụ Pháp và cụ Tùng sinh được 5 người con gồm: Ông Đinh Thế Luật (chết năm 1992), có vợ là bà Đỗ Thị Nga và con trai là anh Đinh Thế Chấn; Bà Đinh Thị Minh 63 tuổi; Bà Đinh Thị Gái 61 tuổi; Ông Đinh Thế Lệ (bộ đội hy sinh năm 1974); Bà Đinh Thị Năm 52 tuổi.
Cụ Pháp, cụ Tùng chết để lại 2 khối tài sản:
- Khối tài sản thứ nhất do bà Nguyễn Thị Nho (vợ ông Lệ) quản lý tại xã Liên Hiệp, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây gồm 4 gian nhà tre, lợp lá, vách đất và 3 gian nhà tranh, bếp trên diện tích 825,2m2 đất, trong đó 521,2m2 là đất ở, 304m2 đất ao. Nhà, bếp do lâu ngày cũ nát. Năm 1994, bà Nho đã tháo dỡ, xây lại như hiện nay.
- Khối tài sản thứ hai do anh Đinh Thế Chấn (con trai cả ông Luật, bà Nga) quản lý gồm 5 gian nhà tranh tre lợp lá, 3 gian 1 trái bếp tranh tre trên diện tích 14 thước = 317,7m2.
Theo bà Minh, bà Gái, bà Năm và anh Chấn khai, trước khi mất, hai cụ không để lại di chúc, tài sản trên chưa chia cho ai, nay yêu cầu được chia thừa kế theo pháp luật.
Theo bà Nho khai: vợ chồng bà được bố mẹ chồng cho ở riêng từ năm 1961, nhà do bố mẹ chồng làm từ trước, trên diện tích đất 2 sào 1 thước. Cụ Tùng (mẹ chồng) cùng em gái út là bà Năm ở với vợ chồng bà, còn cụ Pháp ở với vợ chồng ông Luật. Năm 1963, ông Lệ (chồng bà) đi bộ đội. Năm 1974, hy sinh ở chiến trường. Năm 1966, cụ Pháp ốm nặng. Ngày 27-01-1966 âm lịch, cụ Pháp có nhờ con rể là ông Đỗ Sĩ Tiếp viết di chúc phân chia nhà đất trên cho hai người con là ông Luật và ông Lệ, di chúc hai cụ đã điểm chỉ, nhưng ông Luật, bà Nho và ông Tiếp không đồng ý ký vào bản di chúc và di chúc đó không qua xã chứng thực. Khi bố mẹ chồng ốm đau, bà là người trông nom nuôi dưỡng chính, khi hai cụ qua đời, bà cùng vợ chồng ông Luật đứng lo mai táng, còn các bà con gái tuy có đóng góp chỉ một ít báo hiếu với cha mẹ. Nay, các bà con gái cụ Pháp, cụ Tùng kiện yêu cầu chia di sản của bố mẹ, bà không đồng ý.
Tại Bản án sơ thẩm số 01 ngày 26- 02-1997, Toà án nhân dân huyện Phúc Thọ quyết định:
- Giấy văn thư đề ngày 27-01-1966 của cụ Đinh Thế Pháp là không hợp pháp.
- Xác định hàng thừa kế theo pháp luật gồm: 5 người là: Ông Đinh Thế Luật, ông Đinh Thế Lệ, bà Đinh Thị Minh, bà Đinh Thị Gái, bà Đinh Thị Năm.
- Không chấp nhận việc bà Nho cho anh Đinh Thế Tiến 7 thước đất hồ ao cấy dọc khoai.
- Khối di sản sau khi trừ các khoản chi phí còn lại trị giá 58.000.000 đồng chia cho 5 kỷ phần, mỗi kỷ phần là 11,6 triệu đồng.
Khối di sản được chia như sau:
1. Khối di sản do anh Chấn đang quản lý, sau khi trừ chi phí mai táng số tiền còn lại tương ứng với các kỷ phần kia. Như vậy, số đất ở anh Chấn đang quản lý không phải chia cho ai nữa, vẫn để nguyên anh Chấn quản lý là 317,7m2
2. Khối di sản bà Nho đang quản lý, sẽ chia cho 4 người.
- Bà Đinh Thị Minh 144m2 có bề mặt trục đường làng dài 6m tính từ ngõ xóm kéo vào.
- Bà Đinh Thị Gái 144m2 có bề mặt trục đường làng dài 6m tính tiếp theo giáp đất bà Minh kéo vào.
- Bà Đinh Thị Năm 144m2 có bề mặt trục đường làng dài 6m tính tiếp theo giáp đất bà Gái kéo vào.
- Bà Nguyễn Thị Nho 393m2 còn lại.
Các kỷ phần không phải thanh toán tiền chênh lệch di sản.
Bà Minh, bà Gái, bà Năm, mỗi bà phải chịu 504.000đồng án phí.
Bà Nho chịu 580.000 đồng.
Anh Chấn chịu 580.000 đồng
Ngày 05-03-1997, bà Nguyễn Thị Nho có đơn kháng cáo, không đồng ý chia đất, vì trước khi mất, bố mẹ chồng đã có di chúc giao lại nhà đất cho bà.
Ngày 10-03-1997, bà Đinh Thị Minh, đại diện cho bà Gái kháng cáo, yêu cầu ngoài số đất được hưởng bà Nho phải thanh toán chênh lệch tài sản cho chị em bà.
Tại Bản án phúc thẩm số 47 ngày 24-04-1997, Toà án nhân dân tỉnh Hà Tây quyết định:
Bác yêu cầu đòi chia di sản thừa kế của bà Đinh Thị Minh, Đinh Thị Gái và Đinh Thị Năm đối với khối di sản của cụ Đinh Thế Pháp và Phan Thị Tùng để lại.
Bà Minh, bà Gái, bà Năm mỗi người phải nộp 187.450 đồng.
Hoàn trả cho bà Minh, bà Nho mỗi người 50.000 đồng dự phí kháng cáo.
Sau khi có Bản án phúc thẩm, bà Minh, bà Gái, bà Năm, anh Chấn có nhiều đơn khiếu nại cho rằng tại biên bản định giá của cấp sơ thẩm, bà Nho, anh Chấn đồng ý. Nhưng Toà án cấp phúc thẩm căn cứ vào khung giá đất, tính giá đất giảm xuống, xác định giá trị di sản không còn, bác yêu cầu chia thừa kế của các bà là không đúng. Đề nghị xét xử lại và xin nhận bằng hiện vật.
Tại Quyết định số 33 ngày 01-11-1999, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã kháng nghị Bản án phúc thẩm nêu trên.
Tại Kết luận số 162 ngày 29-11-1999, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với bản kháng nghị; đề nghị xử huỷ Bản án phúc thẩm, giữ nguyên quyết định của án sơ thẩm.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 399 ngày 28-12-1999, Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao quyết định:
Huỷ Bản án phúc thẩm số 47 ngày 24-04-1997 của Toà án nhân dân tỉnh Hà Tây; giữ nguyên quyết định của Bản án sơ thẩm số 01 ngày 26-02-1997 của Toà án nhân dân huyện Phúc Thọ xử việc tranh chấp di sản thừa kế giữa nguyên đơn là bà Đinh Thị Minh và bị đơn là bà Nguyễn Thị Nho.
Sau khi xử giám đốc thẩm, Ban chỉ đạo thi hành án huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây có Công văn số 54/CV-UB ngày 26-08-2002 đề nghị Toà án nhân dân tối cao xem xét lại Quyết định giám đốc thẩm nêu trên.
Tại Quyết định kháng nghị số 14/KNDS ngày 25-11-2002, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã kháng nghị Quyết định giám đốc thẩm nêu trên.
Tại Kết luận số 46/KL-VKSTC-KSXXDS ngày 03-04-2003, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.
Xét thấy:
Diện tích nhà và đất mà các đương sự đang tranh chấp là di sản của cụ Đinh Thế Pháp (chết năm 1966) và cụ Phan Thị Tùng (chết năm 1972) để lại. Trong quá trình giải quyết vụ án, Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm không xác minh làm rõ tờ "Giấy văn thư" do bà Nho xuất trình có phải do hai cụ Pháp và cụ Tùng để lại hay không? Dấu vân tay và chữ ký trên giấy này là của ai mà đã xác định "Giấy văn thư" này không hợp pháp là chưa có cơ sở vững chắc. Mặt khác, tại Quyết định giám đốc thẩm số 399/GĐT ngày 28-12-1999, Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao đã huỷ Bản án phúc thẩm, giữ nguyên Bản án dân sự sơ thẩm số 01 ngày 26-02-1997 của Toà án nhân dân huyện Phúc Thọ, trong khi thực tế diện tích nhà đất đang tranh chấp có sự mua bán chuyển nhượng mà không đưa những người mua đất vào tham gia tố tụng là không đúng. Bà Nho đã có lời khai thửa đất đang tranh chấp có diện tích đất 5% do Uỷ ban nhân dân xã cấp cho gia đình bà vào năm 1961 và năm 1986, đồng thời, Uỷ ban nhân dân xã cũng có xác nhận việc cấp đất này, nhưng Toà án cũng chưa xác minh làm rõ để giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật và bảo đảm quyền lợi của các đương sự.
Bởi lẽ trên, căn cứ vào khoản 4 Điều 77 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự;
Quyết định:
Huỷ Quyết định giám đốc thẩm số 399/GĐT ngày 28-12-1999 của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao; Bản án dân sự phúc thẩm số 47/DSPT ngày 24-04-1997 của Toà án nhân dân tỉnh Hà Tây và Bản án dân sự sơ thẩm số 01/DSST ngày 26-02-1997 của Toà án nhân dân huyện Phúc Thọ về vụ án tranh chấp di sản thừa kế giữa nguyên đơn là bà Đinh Thị Minh với bị đơn là bà Nguyễn Thị Nho.
Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân tỉnh Hà Tây xác minh, xét xử lại sơ thẩm theo đúng quy định của pháp luật.
Lý do Quyết định giám đốc thẩm của Toà Dân sự Toà án nhân dân tối cao, các Bản án phúc thẩm, sơ thẩm bị huỷ.
Toà án đã không xác minh “Giấy văn thư” (bản di chúc) có phải do cụ Pháp và cụ Tùng để lại hay không. Diện tích nhà đất đang tranh chấp đã có sự chuyển nhượng, nhưng không đưa người mua tham gia tố tụng.
Quyết định số 14/2003/HĐTP-DS ngày 28-05-2003
Về vụ án ly hôn
hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
………………….
Tại phiên toà ngày 28-05-2003 xét xử giám đốc thẩm vụ án ly hôn giữa các đương sự:
Nguyên đơn : Chị Nguyễn Thu Lan, 42 tuổi;
Bị đơn : Anh Trần Huấn Dũng, 42 tuổi;
Cả nguyên đơn và bị đơn đều trú tại phòng 106, N35 số 39 Trần Khánh Dư, thành phố Hà Nội.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ông Trần Ngà, 70 tuổi;
2. Bà Trần Thị Tâm, 68 tuổi;
Cả hai ông bà đều trú tại xóm 8, Định Công, Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
3. Anh Nguyễn Thế Phong, 53 tuổi; trú tại phòng 3, nhà A3, tập thể Xí nghiệp CKĐT Đài TNVN, phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
4. Bà Trần Thị Xuyến, 74 tuổi; trú tại phòng 202, A1 tập thể nhà Dầu, ngõ Lê Duẩn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
5. Anh Nguyễn Việt Cường, 45 tuổi; trú tại phòng 202, A1 tập thể nhà Dầu, ngõ Lê Duẩn, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
6. Bà Đỗ Thị Thìn, 61 tuổi; trú tại phòng 107 N35, 39 Trần Khánh Dư, thành phố Hà Nội.
7. Chị Trần Thị Lan Anh, 44 tuổi; trú tại xóm 8, Định Công, Thanh Trì, thành phố Hà Nội
8. Anh Nguyễn Minh Hải, 40 tuổi; hiện ở Ba Lan (không rõ địa chỉ).
Nhận thấy:
Chị Nguyễn Thu Lan và anh Trần Huấn Dũng kết hôn hợp pháp ngày 08-02-1985. Năm 1996, mâu thuẫn phát sinh. Năm 2001, chị Lan xin ly hôn, anh Dũng đồng ý ly hôn.
Về con chung : có 1 cháu là Trần Hoàng Bảo, sinh ngày 11 tháng 08 năm 1986
Tài sản chung:
+ 1 số đồ dùng sinh hoạt hiện chị Lan đang quản lý có tổng trị giá 34.180.000 đồng,
+ 1 xe máy anh Dũng đang quản lý trị giá 20.000.000 đồng,
+ 1 mảnh đất đã bán năm 2000 trị giá 31.654.000 đồng,
Về nợ chung : 2 bên xác nhận tổng số nợ là 2 lạng vàng + 1300 USD + 4.000.000đồng của 1 số cá nhân như sau :
- Chị Lan Anh 2 lạng vàng + 200 USD,
- Bà Thìn 200 USD,
- Bà Xuyến, anh Cường 4.000.000đồng + 400 USD
- Anh Hải 500 USD.
Nhà ở, vợ chồng đang ở tại nhà P 106-N35 tập thể Viện 108, số 39 Trần Khánh Dư, thành phố Hà Nội.
Về nguồn gốc nhà đang ở: Chị Lan khai, chị và mẹ chồng chị là bà Trần Thị Tâm cùng làm việc tại Viện 108. Năm 1985, chị kết hôn cùng anh Dũng, vợ chồng chị về ở với gia đình chồng tại 24 Phan Chu Trinh, sau đó về ở tập thể Viện 108, còn bố mẹ chồng chuyển về tại xóm 8, xã Định Công, Thanh Trì. Năm 1988, bà Tâm nghỉ hưu, bà đã được Viện 108 cấp tiền làm nhà bằng vật liệu, bà Tâm nói với chị Lan nếu chị xin được cấp nhà theo tiêu chuẩn của bà ở Hà Nội thì bà sẽ cho vợ chồng chị. Chị đã viết đơn xin nhà, bằng sự nỗ lực của cá nhân và sự giúp đỡ tận tình của đơn vị chị công tác, năm 1990, Viện 108 đã phân cho 1 nhà diện tích 18m2 tại A6 khu tập thể Viện 108. Quyết định phân nhà không ghi tên ai, chính chị đã viết tên bà Trần Thị Tâm vào quyết định phân nhà. Sau khi được phân nhà, vợ chồng chị ở đó. Năm 1997, do cơ quan giải phóng mặt bằng đã chuyển đổi cho vợ chồng chị về phòng 106 N35 tập thể Viện 108 số 39 Trần Khánh Dư, thành phố Hà Nội, có diện tích 40,02m2. Năm 1998, chị và anh Dũng đã đập toàn bộ tường, xây lại toàn bộ nội thất trong căn hộ thành phòng ở và khu phụ (có lấn thêm ra phần đất lưu không khoảng 15m2), chi phí sửa nhà hết 74.000.000đồng. Khi khánh thành nhà, vợ chồng chị có mời bố mẹ, anh em 2 họ đến dự liên hoan, trước mặt 2 họ, bố mẹ chồng tuyên bố cho vợ chồng chị nhà trên. Năm 1999, chị đưa tiền cho anh Dũng và bố chồng nộp để mua thanh lý nhà. Vì vậy, nhà được cấp sổ đỏ, bố chồng chị đã cầm sổ đỏ đưa cho chị giữ đến nay.
Như vậy, mặc dù giấy phân nhà và sổ đỏ của căn nhà đứng tên bà Trần Thị Tâm, nhưng thực chất là của vợ chồng chị. Hơn nữa, vợ chồng bà Tâm chưa bao giờ ở tại căn nhà trên mà ở tại xóm 8, xã Định Công. Nay, chị và anh Dũng ly hôn, chị xin được nuôi con và xin chia 1/2 căn nhà.
Bà Tâm, ông Ngà và anh Dũng khai : Căn hộ đó là của bà Tâm được cấp; tiền mua thanh lý cũng của vợ chồng bà, bà chỉ cho vợ chồng anh Dũng ở nhờ. Nếu sống hoà thuận thì cho, ly hôn thì trả lại nhà cho ông bà, ông bà sẽ thanh toán tiền sửa nhà cho vợ chồng anh Dũng, chị Lan.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 62 ngày 26-03-2001, Toà án nhân dân thành phố Hà Nội đã xử :
- Công nhận thuận tình ly hôn giữa chị Lan và anh Dũng.
- Về con: Công nhận sự thoả thuận giữa chị Lan và anh Dũng; giao cho chị Lan trực tiếp nuôi con chung là Trần Hoàng Bảo sinh ngày 11-08-1986. Buộc anh Dũng góp phí tổn nuôi con 200.000đồng/1 tháng đến khi con trưởng thành hoặc có sự thay đổi khác.
- Về tài sản : Xác định tài sản chung của vợ chồng gồm :
+ Động sản : 54.180.000đồng,
+ Tiền bán đất : 31.654.000đồng,
+ Giá trị xây dựng nhà : 53.525.000đồng,
Cộng : 139.259.000đồng
Chia cho chị Lan 3/5 = 83.555.400đồng
Chia cho anh Dũng 2/5 = 55.703.600đồng
- Về hiện vật :
Chia cho chị Lan :
+ Số đồ dùng chị đang quản lý 34.180.000đồng
+ Tiền bán đất : 31.654.000đồng
+ 1/2tiền xây dựng : 26.762.000đồng
Cộng 92.496.000đồng
Chia cho anh Dũng: 1 xe máy 20.000.000đồng, 1/2 tiền xây dựng bằng 26.762.000đồng,
Cộng = 46.762.000đồng
Chị Lan phải trả chênh lệch cho anh Dũng 8.940.000đồng
- Về chỗ ở: Xác định phòng 106 N35 số 39 Trần Khánh Dư, Hà Nội thuộc sở hữu của bà Tâm, ông Ngà; buộc anh Dũng, chị Lan phải thanh toán lại toàn bộ diện tích nhà trên cho bà Tâm. Bà Tâm, ông Ngà phải thanh toán tiền sửa chữa xây dựng cho chị Lan, anh Dũng mỗi người 26.762.000đồng, chị Lan được lưu cư tại phòng thứ 3 (phía phải đứng từ cửa sắt chính nhìn vào) thời hạn 2 năm, lối đi cùng diện tích phụ sử dụng chung.
- Về nợ: Anh Dũng phải trả nợ 700 USD + 2 lạng vàng
Chị Lan phải trả nợ 600 USD + 4.000.000đồng.
Sau khi xử sơ thẩm, chị Lan, anh Dũng và ông Ngà kháng cáo
Tại Bản án phúc thẩm số 24 ngày 05-03-2002, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội đã quyết định :
- Xác định tài sản chung của vợ chồng anh Trần Huấn Dũng và chị Nguyễn Thu Lan, tổng cộng giá trị là 171.359.000đồng.
- Chia cho chị Nguyễn Thu Lan 3/5 giá trị tài sản bằng 102.815.400đồng
- Chia cho anh Trần Huấn Dũng 2/5 giá trị tài sản bằng 68.543.600đồng
- Chị Nguyễn Thu Lan được nhận các tài sản bằng tiền tổng cộng là 124.596.000đồng, phần tài sản chị Lan được hưởng là 102.815.000đồng, số tiền chị Lan được nhận dư ra là 21.781.000đồng. Chị Nguyễn Thu Lan phải thanh toán lại cho anh Trần Huấn Dũng số tiền 21.781.000đồng.
- Anh Trần Huấn Dũng được chia 1 xe máy SPasy trị giá 20.000.000đồng và được nhận số tiền 26.762.000đồng do bà Tâm, ông Ngà thanh toán. Cộng 2 khoản là 46.762.000 đồng và anh Dũng được nhận ở chị Lan 21.781.000đồng.
- Bà Trần Thị Tâm và ông Trần Ngà phải thanh toán cho chị Nguyễn Thu Lan số tiền 26.762.000đồng
- Bà Trần Thị Tâm và ông Trần Ngà phải thanh toán cho anh Trần Huấn Dũng số tiền 26.762.000đồng.
- Về khoản nợ :
Chị Lan phải trả nợ cho bà Đỗ Thị Thìn 200 USD, anh Nguyễn Việt Cường 400 USD, bà Trần Thị Xuyến 4.000.000đồng. Anh Trần Huấn Dũng phải trả nợ cho chị Trần Thị Lan Anh 2 lượng vàng và 200 USD, anh Nguyễn Minh Hải 500 USD.
Chị Nguyễn Thu Lan phải thanh toán lại cho anh Trần Huấn Dũng một phần số tiền chênh lệch trả nợ là 1.300.000đồng.
Xác định phòng 106-N35 số 39 Trần Khánh Dư, Hà Nội thuộc quyền sở hữu của bà Trần Thị Tâm và ông Trần Ngà. Anh Trần Huấn Dũng và chị Nguyễn Thu Lan có trách nhiệm trả lại toàn bộ diện tích nhà cho bà Tâm, ông Ngà.
- Chị Nguyễn Thu Lan được lưu cư tại phòng thứ 3 (phía tay phải đứng từ cửa sắt chính nhìn vào) thời hạn lưu cư 12 tháng (kể từ ngày tuyên án phúc thẩm). Lối đi, diện tích phụ sử dụng chung.
Chị Nguyễn Thu Lan có trách nhiệm trả lại cho bà Trần Thị Tâm, ông Trần Ngà các giấy tờ về quyền sở hữu căn hộ 106-N35 số 39 Trần Khánh Dư, Hà Nội (do chị Lan đang giữ).
Ngoài ra Bản án còn tuyên về án phí chia tài sản cho các đương sự.
Sau khi xử phúc thẩm, chị Nguyễn Thu Lan có nhiều đơn khiếu nại xin được chia 1/2 nhà để ở nuôi con.
Tại Quyết định kháng nghị số 12 ngày 15-11-2002, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã kháng nghị phần giải quyết về nhà đất trong Bản án phúc thẩm số 24 ngày 05-03-2002 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội theo hướng chia cho chị Lan một phần diện tích của căn nhà và được khấu trừ vào khoản công sức của chị Lan.
Tại Kết luận số 38 ngày 14-03-2003, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã nhất trí với kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao; đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm, huỷ Bản án phúc thẩm trên, giao hồ sơ cho Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội xét xử lại phúc thẩm theo hướng kháng nghị đã nêu.
xét thấy :
Bản án phúc thẩm đã giải quyết đúng về quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi con chung, nhưng việc xác định tài sản chung của chị Lan và anh Dũng và việc phân chia nhà đất là chưa hợp lý.
Căn hộ 106 N35, số 39 Trần Khánh Dư, Hà Nội hiện đứng tên bà Tâm là chủ sở hữu. Đây là nhà mua thanh lý, đối tượng được quyền mua là chủ sử dụng được cấp trước đó. Căn hộ được cấp ban đầu chỉ có diện tích 18m2 tại A6 tập thể Viện Quân y 108. Ngay sau khi được cấp thì chỉ có vợ chồng chị Lan, anh Dũng sử dụng nhà. Đến năm 1997, vợ chồng chị Lan, anh Dũng được chuyển đổi sang căn hộ 106 N35 với diện tích 40,02m2. Năm 1998, vợ chồng chị Lan, anh Dũng sửa chữa, cơi nới thành diện tích 55,02m2. Đến năm 1999, mới có việc mua thanh lý nhà và diện tích chứng nhận sở hữu cũng chỉ là 40,02m2. Như vậy, còn có 15m2 không nằm trong giấy chứng nhận sở hữu nhà đứng tên bà Tâm.
Với diễn biến hình thành sở hữu và quá trình sử dụng như đã nêu trên, có một số vấn đề cần được xác minh, làm rõ: Diện tích 18m2 được cấp ban đầu là theo tiêu chuẩn của bà Tâm bình thường như những cán bộ khác hay có tính đến việc chị Lan là con dâu bà Tâm đang công tác tại Viện (theo chị Lan khai thì quyết định cấp nhà không ghi tên, chị tự ghi tên bà Tâm vào quyết định). Khi chuyển đổi nhà, việc tăng diện tích từ 18m2 lên 40,02m2 là bình thường như các hộ khác hay có tính đến các thành viên đang sử dụng nhà. Việc bán nhà thanh lý vào năm 1999 chỉ căn cứ vào tiêu chuẩn của bà Tâm hay có xét đến các thành viên trong hộ đang sử dụng nhà. Quá trình xin cấp nhà, cũng như lo thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất, chị Lan có công sức gì không? Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm chỉ xác định chi phí sửa chữa nhà thuộc tài sản chung của chị Lan, anh Dũng trong khi chưa xác minh đầy đủ những vấn đề nêu trên là chưa đảm bảo chính xác quyền lợi hợp pháp của các đương sự.
Trên thực tế, căn hộ 106 N35, số 39 Trần Khánh Dư đứng tên bà Tâm trong giấy tờ về nhà đất, nhưng trong khối tài sản này có một phần tài sản, công sức chung của vợ chồng anh Dũng, chị Lan đóng góp vào; sau khi ly hôn, chị Lan được giao nuôi con lại không có chỗ ở nào khác nên phải xem xét để chia một phần hiện vật cho chị Lan tương đương với phần quyền lợi mà chị Lan, anh Dũng đã bỏ ra cải tạo, cơi nới ,sửa chữa… căn nhà nói trên; có như vậy mới đảm bảo quyền lợi cho các bên đương sự.
Bởi các lẽ trên,
quyết định:
- Huỷ toàn bộ phần chia tài sản và án phí chia tài sản (bao gồm cả phần giải quyết về nợ) tại Bản án phúc thẩm số 24 ngày 05-03-2002 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại Hà Nội và tại Bản án sơ thẩm số 62 ngày 26-03-2001 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội về vụ án ly hôn giữa chị Nguyễn Thu Lan và anh Trần Huấn Dũng.
- Giao hồ sơ vụ án cho Toà án nhân dân thành phố Hà Nội xác minh, xét xử sơ thẩm phần chia tài sản theo đúng qui định của pháp luật.
- Các quyết định khác của Bản án phúc thẩm nói trên không bị kháng nghị đã có hiệu lực pháp luật.
Lý do các Bản án phúc thẩm, sơ thẩm bị huỷ một phần:
Chưa xác định rõ phần tài sản chung của vợ chồng anh Dũng, chị Lan. Chị Lan sau khi ly hôn nuôi con nhỏ, không có chỗ ở nào khác, cần xem xét cho hợp lý.
Quyết định số 15/2003/HĐTP-DS ngày 28-05-2003
Về vụ án đòi bồi thường thiệt hại,
đòi tiền công lao động và đòi nợ
Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
………………..
Tại phiên toà ngày 28-05-2003 xét xử giám đốc thẩm vụ án đòi bồi thường thiệt hại, đòi tiền công lao động và đòi nợ giữa các đương sự :
Nguyên đơn:
l- Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam, có trụ sở tại số 35 Hai Bà Trưng, Hà Nội, do bà Đỗ Như Mai đại diện theo sự uỷ quyền của Tổng giám đốc;
2- Tổng công ty Vật tư nông nghiệp Việt Nam, có trụ sở tại số 16 Ngô Tất Tố, Hà Nội, do bà Trần Thị Quế, Trưởng phòng Tổng hợp đại diện theo uỷ quyền;
3- Công ty Cung ứng dịch vụ hàng hải phía Nam, có trụ sở tại số 422 Nguyễn Tất Thành, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh, do ông Phạm Đức Thìn là Giám đốc đại diện;
4- Công ty Vận tải và thuê tàu – Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, có trụ sở tại số 11 lầu 2, đường Nguyễn Công Trứ, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh do ông Vũ Xuân Phong đại diện theo uỷ quyền;
5- Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh, có trụ sở tại số 406 Nguyễn Tất Thành, quận 4, thành phố Hồ Chí Minh do ông Lương Ngọc Bảo đại diện theo uỷ quyền;
6- Công ty Jardine oil Shipping Pte-Ltd-Singapore, có trụ sở tại số 1 Maritime Square- 10-43 World Trade Centre (Lobby D) Singapore – 099253 do ông Nguyễn Ngọc Khánh đại diện theo uỷ quyền;
7- Ông Sk.Muzahid Hossain Chwdhury là Thuyền trưởng tàu Golden Future.
Bị đơn:
1- Công ty Tanto Chartering Pte-Ltd –
2- Công ty Hainan Huatong Shipping Co.Ltd Trung Quốc, có trụ sở tại số 7th Floor, Huatong, Hotel Guo Mao road, Haikou Hai nan – PC 570005.
NHậN THấY:
Ngày 10-04-1995, tàu Golden Future chở 13.066 tấn Urê từ cảng Muhamad Quasim-Pakistan về Cảng thành phố Hồ Chí Minh theo vận đơn số SA/3995/01 và SA/3995/02, trị giá CIF của toàn bộ lô hàng là 3.495.397 USD. Do tàu bị hỏng, nên ngày 02-06-1995, thuyền trưởng tàu Golden Future đã thay mặt chủ tàu ký hợp đồng Cứu hộ với thuyền trưởng tàu Salveritas thuộc Công ty Semco Salvegeand Marine Pte-Ltd-Singapore. Ngày 22-06-1995, tàu Golden Future được tàu Salveritas kéo về neo đậu tại cảng Eastern Special Purpose Anchorage phía đông
Ngày 22-08-1995, trước khi tàu Golden Future đến cảng thành phố Hồ Chí Minh, Bảo Việt đã có đơn yêu cầu Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ tàu Golden Future nhằm buộc chủ tàu phải ký qũy bảo lãnh số tiền 700.000 USD mà Bảo Việt đã ký quĩ tại Ngân hàng National Wesminter Anh quốc, vì chủ tàu đã cho thuê một con tàu không đủ khả năng đi biển, làm thiệt hại đến quyền lợi của các chủ hàng mà Bảo Việt đã thực hiện bảo hiểm cho số hàng này. Sau đó, Bảo Việt còn yêu cầu phía chủ tàu phải bồi thường một số chi phí khác mà Bảo Việt đã phải bỏ ra, tổng số các khoản là 932.998,70 USD.
Ngày 28-08-1995, Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ra Quyết định số 34/QĐ-TA bắt giữ tàu Golden Future đang neo đậu tại cảng Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh.
Tiếp sau đơn khởi kiện của Bảo Việt, một số đương sự khác cũng gửi đơn khởi kiện đến Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh; cụ thể như sau:
- Công ty cung ứng Dịch vụ hàng hải phía Nam (Mariserco) yêu cầu Công ty Tanto Chartering thanh toán tiền cảng phí, đại lý phí và các khoản tiền cung ứng dịch vụ khác trong thời gian Mariserco làm đại lý với tổng số tiền là 64.805,48USD.
- Công ty Vận tải và thuê tàu biển chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh (Vietfracht -Sài Gòn) yêu cầu Công ty Tanto Chartering thanh toán tiền cảng phí, đại lý phí cho hai chuyến tàu khác mà Vietfracht đã làm đại lý trước đây với tổng số tiền là 37.917,26USD.
- Thuyền trưởng tàu Golden Future thay mặt các thuyền viên yêu cầu Toà án buộc chủ tàu thanh toán tiền lương, chi phí hồi hương và cung ứng lương thực, thực phẩm cho 26 thuyền viên và dầu DO do chủ tàu đã bỏ rơi con tàu và thuyền viên. Cụ thể tiền lương từ tháng 03-1995 đến tháng 04-1996 là 211.839,45 USD, tiền lãi phát sinh trên số tiền lương và các chi phí khác là 40.736,68 USD.
- Tổng công ty Vật tư nông nghiệp Việt
- Công ty Jardine Oil Shipping Pte- Ltd-
- Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh (Vietrans Sài Gòn) yêu cầu Công ty Tanto Chartering thanh toán các khoản cảng phí, đại lý phí, các chi phí cho việc cung ứng dịch vụ trong thời gian Vietrans Sài Gòn làm đại lý với số tiền là 129.176,50 USD.
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 59/DSST ngày 29-06-1996, Toà án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định :
Buộc Công ty Tanto Chartering Pte-Ltd trả cho các nguyên đơn :
1. Trả cho Công ty Cung ứng và dịch vụ hàng hải phía
2.Trả cho Công ty Jardine Oil Shipping Pte-Ltd Singapore số tiền 17.122,66USD tương đương 188.349.260 đồng Việt
3- Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh 105.899,50 USD tương đương 1.164.784.500 đồng Việt
4- Trả cho các thuyền viên tàu Golden Future số tiền công lao động mà họ chưa được nhận và tiền lãi tổng cộng là 222.877,04 USD tương đương 2.451.647.440 đồng Việt
5- Trả cho Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam các khoản tiền gồm: tiền cảng phí, dịch vụ phí, tiền ứng lương cho các thuyền viên, tiền cung ứng lương thực, chi phí giám định tổng cộng là 80.698,70 USD tương đương 887.685.700 đồng Việt Nam.
6- Trả cho Công ty Vận tải và thuê tàu biển chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh (Vietfracht-Sài Gòn) số tiền 37.917,26 USD cùng tiền lãi tổng cộng là 40.836,88 USD tương đương 449.205.680 đồng Việt Nam.
Buộc Công ty Tanto Chartering và Công ty Hainan Huatong Shipping Co.Ltd-Trung Quốc liên đới bồi thường cho Vigecam số tiền thiệt hại của lô hàng urê là 477.944 USD tương đương 5.257.439.000 đồng Việt Nam.
Các khoản tiền kê trên được thi hành ngay sau khi án có hiệu lực pháp luật. Nếu không thi hành sẽ phát mãi con tàu Golden Future để thi hành án. Sau khi phát mãi các khoản tiền kê trên được giải quyết theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 31 Bộ luật Hàng hải Việt
Ngày 11-05-1996, Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh (Vietrans Sài Gòn) có đơn kháng cáo.
Ngày 13-05-1996, Tổng công ty Bảo hiểm Việt
Ngày 13-05-1996, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có Quyết định kháng nghị số 165/QĐKN-DS.
Ngày 14-05-1996, thuyền trưởng tàu Golden Future có đơn yêu cầu bổ sung tiền lương cho các thuyền viên những tháng tiếp theo sau khi xét xử sơ thẩm, tiền chi phí hồi hương cho 22 người, tiếp tục cung cấp nhu yếu phẩm cho thuyền viên còn ở lại tàu.
Tại Bản án dân sự phúc thẩm số 118/DSPT ngày 26-07-1996, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định sửa Bản án dân sự sơ thẩm như sau:
1 – Buộc Công ty Tanto Chartering Pte-Ltd -
a) Trả cho Công ty Cung ứng và Dịch vụ hàng hải phía
b) Trả cho Công ty Jadine Oil Shipping Pte-Ltd-Singapore số tiền 17.122,66 USD tương đương 188.349.260 đồng Việt
c) Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh 115.899,50 USD tương đương 1.274.894.500 đồng Việt
d) Trả cho các thuyền viên tàu Golden Future số tiền công lao động mà họ chưa được nhận và tiền lãi tổng cộng là 211.274,21 USD tương đương 2.324.016.300 đồng Việt
e) Trả cho Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam các khoản tiền mà Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã ứng chi gồm: tiền cảng phí, dịch vụ phí, tiền công lao động, tiền cung ứng lương thực thực phẩm, nước ngọt, dầu DO, chi phí hồi hương cho 9 thuyền viên và tiền lãi tính đến ngày xét xử phúc thẩm tổng cộng là 144.616,66 USD tương đương 1.590.783.200 đồng Việt Nam.
2- Với tư cách là người cầm giữ con tàu, Bảo Việt có trách nhiệm phải tiếp tục cung ứng lương thực, thực phẩm, nước ngọt, dầu DO cho 13 thuyền viên được giao nhiệm vụ trông nom, quản lý tàu cho đến khi kết thúc vụ án.
3- Các khoản tiền phát sinh sau ngày xét xử phúc thẩm bao gồm: Các khoản tiền Bảo Việt ứng chi sau ngày xét xử phúc thẩm, các khoản dịch vụ phí, cảng phí, lương của 13 thuyền viên… Công ty Tanto Chartering có nghĩa vụ và trách nhiệm phải thanh toán tiếp cho các nơi liên quan.
4- Tiếp tục cầm giữ con tàu để đảm bảo thi hành án, giao cho thuyền trưởng và các thuyền viên có trách nhiệm quản lý con tàu cho đến khi kết thúc vụ án.
Tại Quyết định đính chính số 132QĐ/PT ngày 22-05-1997, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định:
l . Đính chính điểm 1d tại quyết định của Bản án phúc thẩm như sau: trả cho các thuyền viên tàu Golden Future số tiền công lao động chưa được nhận kể cả tiền lãi phát sinh là 231.704,42 USD được qui đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá 11.000 đồng Việt Nam/1 USD (tại thời điểm xét xử phúc thẩm).
2- Các phần khác của Bản án phúc thẩm nêu trên không có gì thay đổi.
Sau khi xét xử phúc thẩm, Tổng công ty Bảo hiểm Việt
Tại Quyết định kháng nghị số 70/KNDS ngày 01-07-1999 đối với Bản án dân sự phúc thẩm và quyết định đính chính nêu trên, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đề nghị Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao huỷ Bản án phúc thẩm và quyết định đính chính nêu trên, giao hồ sơ vụ án cho Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm lại.
Tại Quyết định giám đốc thẩm số 52/UBTP-DS ngày 14-09-1999, Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã quyết định:
Sửa Bản án dân sự phúc thẩm số 118/DSPT ngày 26-07-1996 và quyết định đính chính số 132/QĐPT ngày 25-05-1997 của Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:
1- Buộc Công ty Tanto Chartering Pte-Ltd Singapore phải trả các khoản nợ sau đây:
a) Trả cho Công ty Cung ứng và dịch vụ Hàng hải phía
b) Trả cho Công ty Jardine Oil Shipping Pte-Ltd-Singapore số tiền 17.122,66 USD tương đương 188.349.260 đồng Việt
c) Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh 115.899,50USD tương đương 1.274.894.500đồng Việt
d) Trả cho các thuyền viên tàu Golden Future số tiền công lao động mà họ chưa được nhận và tiền lãi tổng cộng là 231.462,42 USD tương đương 2.546.086.620 đồng Việt
e) Trả cho Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam các khoản tiền mà Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã ứng chi gồm : tiền cảng phí, dịch vụ phí, tiền công lao động, tiền cung ứng lương thực thực phẩm, nước ngọt, dầu DO, chi phí hồi hương cho 9 thuyền viên và tiền lãi tính đến ngày xét xử phúc thẩm tổng cộng là 142.188,66 USD tương đương 1.564.075.260 đồng Việt Nam.
2- Với tư cách là người yêu cầu Toà án cầm giữ con tàu, Bảo Việt có trách nhiệm tiếp tục cung ứng lương thực, thực phẩm, nước ngọt, dầu DO cho 13 thuyền viên được giao nhiệm vụ quản lý con tàu cho đến khi kết thúc vụ án.
3- Các khoản tiền phát sinh sau ngày xét xử phúc thẩm bao gồm : Các khoản tiền Bảo Việt chi ứng nêu tại khoản 2 trên đây, các khoản dịch vụ phí, cảng phí, lương của 13 thuyền viên Công ty Tanto Chartering Pte-Ltd Singapore có trách nhiệm thanh toán tiếp.
4- Tất cả các khoản tiền được quyết định tại điểm d, e khoản 1 và khoản 3 nêu trên được ưu tiên thanh toán khi thi hành án.
5- Dành cho Tổng công ty Bảo hiểm Việt
Sau khi xét xử giám đốc thẩm Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh có đơn khiếu nại với nội dung : Khoản tiền 115.899,50 USD mà Công ty Tanto Chartering Pte-Ltd-Singapore phải trả cho Công ty giao nhận kho vận ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh phải được ưu tiên thanh toán trước.
Tại Kháng nghị số 10/DS-TK ngày 13-09-2002 đối với Quyết định giám đốc thẩm nêu trên, Chánh án Toà án nhân dân tối cao đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm theo hướng đưa 10.000 USD trong số tiền 115.899,50 USD mà Công ty Tanto Chartering Pte- Ltd-Singapore phải trả Công ty giao nhận kho vận ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh vào diện ưu tiên thanh toán khi thi hành án theo qui định của pháp luật.
Tại Kết luận số 36/KL-VKSTC-KSXXDS ngày 11-03-2003,Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nhất trí với kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, đề nghị Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm sửa Quyết định giám đốc thẩm số 52/UBTP-DS ngày 14-09-1999 của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
xét thấy:
Trong số tiền 115.899,50 USD tương đương 1.274.894.500đồng Việt Nam được ghi tại điểm c khoản 1 Quyết định giám đốc thẩm số 52/UBTP-DS ngày 14-09-1999 của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao mà Công ty Tanto Chartering Pte- Ltd-Singapore phải trả cho Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh, có 10.000 USD Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh đã tạm ứng lương cho các thuỷ thủ. Cũng tại Quyết định giám đốc thẩm số 52/UBTP-DS ngày 14-09-1999, Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã xác định số tiền bán phát mại tàu Golden Future được ưu tiên thanh toán trước cho các khoản : tiền lương của các thủy thủ tàu Golden Future, các khoản tiền mà Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam và Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh đã tạm ứng. Nhưng khi quyết định, Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao lại không đưa 10.000 USD nêu trên vào diện được ưu tiên thanh toán theo qui định tại Điều 31 Bộ luật Hàng hải.
Bởi lẽ trên và căn cứ vào khoản 3 Điều 77 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự.
quyết định :
Sửa điểm 4 Quyết định giám đốc thẩm số 52/UBTP-DS ngày 14-09-1999 của Uỷ ban Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao như sau: Tất cả các khoản tiền được quyết định tại điểm d, e khoản 1 ; khoản 3 và 10.000 USD trong số tiền 115.899,50 USD mà Công ty Tanto Chartering Pte-Ltd -Singapore phải trả Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương thành phố Hồ Chí Minh được ưu tiên thanh toán khi thi hành án theo qui định của pháp luật,
Các quyết định khác của Quyết định giám đốc thẩm không bị sửa đã có hiệu lực thi hành.
Lý do sửa Quyết định giám đốc thẩm của Uỷ ban Thẩm phán, Toà án nhân dân tối cao.
Khoản tiền 10.000 USD là khoản tiền được tạm ứng trả lương cho các thủy thủ, thế nhưng Quyết định giám đốc thẩm của UBTP Toà án nhân dân tối cao lại không đưa số tiền 10.000 USD vào diện ưu tiên thanh toán theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Hàng hải, là không đúng.
* Dự án STAR-Việt Nam vô cùng vinh dự khi được Tòa án nhân dân tối cao mời đóng vai trò hỗ trợ tư vấn và tài trợ cho việc đăng tải các bản án, Quyết định của Tòa án và là tác giả của bài giới thiệu này (Steve Parker – Giám đốc Dự án và John Bentley – Cố vấn trưởng Pháp luật).
1. The World Law web site at the Australian Legal Information Institute.
(http://www.worldlii.org/catalog/2172./html) lists over 135 countries with court web sites. The print publication, Foreign Law: Current Sources of Codes and Basic Legislation in Jurisdictions of the World by Thomas H. Reynolds and Arturo A. Flores, sponsored by the American Association of Law Libraries (Littleton, CO: F.B. Rothman, 1989), also lists well over 100 jurisdictions that publish court decisions in print. Many countries print court decisions in an official gazette, along with other laws, regulations and administrative procedures. Many countries also print their court decisions separately, either combining appellate court decisions or publishing each court’s decisions separately.
1. TrÝch §iÒu 63 cña Tháa thuËn TRIPS: "C¸c luËt vµ c¸c quy ®Þnh, c¸c quyÕt ®Þnh xÐt xö vµ c¸c quyÕt ®Þnh hµnh chÝnh cuèi cïng ®Ó ¸p dông chung, do Thµnh viªn ban hµnh, liªn quan ®Õn ®èi tîng cña HiÖp ®Þnh nµy (kh¶ n¨ng ®¹t ®îc, ph¹m vi, viÖc ®¹t ®îc, thùc thi vµ ng¨n ngõa sù l¹m dông c¸c quyÒn së h÷u trÝ tuÖ) ph¶i ®îc c«ng bè, hoÆc nÕu viÖc c«ng bè ®ã kh«ng cã kh¶ n¨ng thùc hiÖn, ph¶i tiÕp cËn ®îc mét c¸ch c«ng khai, b»ng ng«n ng÷ quèc gia, theo c¸ch thøc ®Ó c¸c ChÝnh phñ vµ nh÷ng ngêi n¾m quyÒn cã thÓ biÕt râ vÒ c¸c V¨n b¶n ®ã."
2. Nguyªn t¾c c¬ b¶n cña nhµ níc ph¸p quyÒn, theo thuËt ng÷ ®îc sö dông ë ®©y, lµ ph¸p luËt ph¶i ®îc c«ng chóng biÕt tríc, æn ®Þnh theo thêi gian, râ rµng vµ kh«ng mËp mê vµ ®îc ¸p dông mét c¸ch thèng nhÊt vµ kh«ng tïy tiÖn bëi mét Héi ®ång xÐt xö ®éc lËp vµ quyÕt ®Þnh ®a ra sÏ ®îc xem xÐt l¹i bëi c¬ quan t ph¸p.
3. Nh÷ng quan ®iÓm mµ mét ThÈm ph¸n phóc thÈm Hoa Kú cã thÓ ®a ra ®èi víi mét vô ¸n lµ: ñng hé ý kiÕn cña ®a sè (vÝ dô: ®ång ý víi kÕt luËn vµ lý do dÉn ®Õn kÕt luËn mµ phe ®a sè ®a ra); nhÊt trÝ (®ång ý víi kÕt luËn cña phe ®a sè nhng kh«ng ®ång ý víi lý lÏ mµ phe ®a sè ®a ra); kh«ng ®ång ý (kh«ng ®ång ý víi kÕt luËn vµ lý lÏ mµ phe ®a sè ®a ra); ®iÒu tra thªm (Tßa ¸n cÇn cã thªm th«ng tin vÒ sù viÖc tõ Tßa ¸n cÊp díi ®Ó cã thÓ ®a ra quyÕt ®Þnh); kh¼ng ®Þnh (®ång ý víi quyÕt ®Þnh cña Tßa ¸n cÊp díi); hñy bá (b¸c bá quyÕt ®Þnh cña Tßa ¸n cÊp díi).
4. Trong hÖ thèng luËt chung, c¸c quyÕt ®Þnh cña Tßa ¸n cÊp cao ®îc xem lµ nh÷ng nguån luËt chÝnh trong hÖ thèng ®ã vµ v× thÕ sÏ ®îc quan t©m nhiÒu h¬n. Tuy nhiªn, trong b¸o c¸o nµy chóng t«i kh«ng ph©n biÖt gi÷a hai hÖ thèng luËt d©n sù vµ luËt chung khi ®Ò cËp ®Õn c¸c "®èi tîng ®äc" c¸c ý kiÕn cña Tßa ¸n.
1. NguyÔn C«ng Hång, Néi dung c¬ b¶n cña c¸c quy ®Þnh liªn quan ®Õn tÝnh minh b¹ch vµ c¸c néi dung cô thÓ cÇn rµ so¸t v¨n b¶n quy ph¹m ph¸p luËt ®Ó thùc hiÖn HiÖp ®Þnh, Tµi liÖu trong Héi th¶o vÒ HiÖp ®Þnh th¬ng m¹i ViÖt Nam Hoa Kú, ®îc tæ chøc víi TANDTC t¹i TP Hå ChÝ Minh th¸ng 7/2002.
2. D. Neil MacCormick, "Nhµ níc ph¸p quyÒn" vµ "chÕ ®é ph¸p trÞ", Nhµ níc ph¸p quyÒn, NXB ChÝnh trÞ Quèc gia, Hµ Néi 2002, Tr. 163.
3. John Bentley, Nh÷ng vÊn ®Ò hiÖn t¹i vÒ tÝnh c«ng khai cña ph¸p luËt ViÖt
4. Lêi nãi ®Çu cña HiÖp ®Þnh TRIPS.
5. Xem: §iÒu 1 (2) Ch¬ng I cña HiÖp ®Þnh Th¬ng m¹i gi÷a ViÖt Nam vµ Hoa Kú, ký ngµy 13/7/2000; §iÒu 3, 4 HiÖp ®Þnh b¶o hé së h÷u trÝ tuÖ vµ hîp t¸c trong lÜnh vùc së h÷u trÝ tuÖ gi÷a Céng hoµ X· héi Chñ nghÜa ViÖt Nam víi Liªn bang Thuþ SÜ, ®îc ký ngµy 7/7/1999.
6. Xem: Hỏi đáp về Hiệp định Thương mại Việt Mỹ, NXB Thống kê, 2002, tr. 7.
7. Virginia Wise, Công bố các quyết định của Toà án, Tài liệu của Dự án STAR Việt
8. Bản án đầu tiên đăng tải trong Tạp chí Toà án nhân dân của Toà án nhân dân tối cao số 10/2003; 72 vụ án tranh chấp lao động điển hình Tóm tắt và bình luận, do NXB Lao động phát hành năm 2004.
9. Điều 18 Bộ luật Tố tụng Hình sự; Điều 6 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động; Điều 7 Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế; Điều 15 Bộ luật Tố tụng Dân sự mới được Quốc hội thông qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét