Thứ Ba, 1 tháng 10, 2013

Tinh duc va cac nha van nu.html

Tinh duc va cac nha van nu.html

Tình dục và các nhà văn nữ di dân Việt Nam (1)

THẾ UYÊN (TPHCM 4-1-2006)

Mục lục:

Dương Như Nguyện

Mai Ninh

Nguyễn Thị Thanh Bình

Nguyễn Thị Ngọc Nhung

Trân Sa

Đặng Thơ Thơ

Lê Quỳnh Mai

Đỗ Lê Anh Đào

Lê Thị Thấm Vân

Đỗ Quỳnh Dao

 

Dương Như Nguyện

Rời Việt Nam khi còn nhỏ, học trung học tại Mỹ, đại học cũng tại Mỹ, học hơi nhiều so với người Việt trung bình khác, đậu cả tiến sĩ luật ở Houston, Texas lẫn thạc sĩ Luật ở Harvard miền Đông, và dĩ nhiên nói tiếng Anh như, nếu không phải giỏi hơn, tiếng mẹ đẻ. Là một sản phẩm hỗn hợp giữa hai nền văn hóa Việt và Mỹ, khi viết văn Dương Như Nguyện nhiều lần để văn hóa Việt văn hóa Mỹ xen kẽ nhau, từng lớp như dầu và nước, lúc trích dẫn Kiều, lúc điển tích tây phương đủ loại, tiếng Việt xen kẽ với Anh văn, có khi quên không chuyển ngữ, là chuyện thường có. Một đặc điểm trội bật nữa cần nhắc tới là nhan sắc: đàn bà xấu viết văn khác, đàn bà đẹp viết văn khác… Dương Như Nguyện học giỏi tới hai lần tiến sĩ nhưng nhan sắc có thể nói là đẹp, duyên dáng, ngồi ở đâu trong một party là đàn ông da trắng da vàng bu quanh, như ruồi bu quanh một giọt mật giữa bầu trời nhiệt đới. Dương Như Nguyện viết:“Tôi cúi xuống khuôn mặt hắn, bộ ngực tôi đong đưa trên những nét gẫy của khuôn mặt người tình”{Bắc Âu}.Hai núm vú màu mật ong tiêu biểu cho sự nồng nàn của phụ nữ miền nhiệt đớùi. Tôi là đứa con nhiệt đới, da nâu, mắt và tóc sẫm màu”. {Mùi hương quế}

Dù đã xuất hiện trong văn học hải ngoại đã khá lâu, nhưng Dương Như Nguyện không viết được nhiều, thời gian của cô phải chia cho nhiều việc, mà việc nào cũng đòi hỏi toàn tâm toàn trí và toàn cơ thể đàn bà, như học hết đại học này đến đại học khác, làm luật sư, công tố viên, chánh án, viết văn và diễn xuất (hai hobby của cô), và dĩ nhiên thay đổi boyfriend luôn luôn. Khỏi phải nói những người tình của cô đều là da trắng, khoa bảng, thuộc những đại gia địa phương, và có khi là một ông cao to tóc màu nhạt, hậu duệ của dân cướp biển Bắc Âu…

Lần duy nhất Dương Như Nguyện khen đàn ông châu Á là đẹp lại là thứ đàn ông không lấy được dưới bất cứ dạng nào: trong tập văn duy nhất của cô đã xuất bản là Mùi hương quế, một tập văn tương tự Ngọn cỏ bồng của Nguyễn Bá Trạc, gồm cả tự truyện, nhật ký, truyện ngắn, thơ văn phú lục đủ cả, Dương Như Nguyện đã tả loại đàn ông đó như sau:

“Nàng sửng sốt nhìn.

Họ đứng trước mặt nàng, sáu người đàn ông cao lớn, tươi đẹp như nhựa thông, như gỗ thông, như sương sa buổi sáng. Họ nói líu lo ngôn ngữ Tây Tạng. Họ đi thoăn thoắt như trình diễn khinh công trong tiểu thuyết Kim Dung của độc giả Việt Nam thập niên sáu mươi. Những vạt áo nâu, cam, hồng, tía quấn quít quanh những thân hình lực lưỡng. Cả đời nàng chưa thấy đàn ông nào đẹp như vậy. Sáu cáùi đầu trọc lóc tròn trĩnh đều đặn, sáu ngấn cổ cao ngời khỏe mạnh. Sáu bộ vai rắn chắc. Bỏ xa những thân thể Tây phương đầy chất steroid trong những phòng tập thể dục của các thành phố lớn Âu Mỹ.

Họ đứng trước mắt nàng rồi cùng di chuyển với nàng. Sáu ông sư Tây Tạng. Hình như họ không có tuổi… Nước da họ màu mật ong. Mắt đen hoắc, sâu, sáng và trong, nằm ngay ngắn dưới những lông mày cong rậm. Những đôi mắt đoan chính, tươi tắn, không hề láo liêng, không hề liếc ngang liếc dọc… Những cánh tay lực lưỡng, những bàn tay rộng, dài. Những đôi chân dài thoăn thoắt, khỏe mạnh, ẩn hiện dưới vạt áo cà sa“.

Đó là đàn ông Tây Tạng, tăng lữ. Còn đàn ông VN còn lâu mới được Dương Như Nguyện chiêm ngưỡng như vậy. Dưới ngọn bút của các bậc đàn chị Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trùng Dương… các chàng VN đa số ngoại hình dưới trung bình, và ngòi bút hai nhà văn này, chỉ vớt vát được có bộ mông là quyến rũ được cái nhìn của các nàng. Thôi, thế cũng được rồi… Còn hơn là bị 'nụ cười khúc khích trên lưng' như một lời thơ nhạc Trịnh Công Sơn: các nàng cười khe khẽ sau lưng… vì sao mà chàng gầy ốm thế… Nếu không gầy ốm quá, chàng VN lại quê một cục và nghèo quá, như Thịnh, nhân vật nam da vàng duy nhất lọt vào Mùi hương quế với thân phận không khá. Là bị văng ra ngoài.

Như vậy những nhân vật của Dương Như Nguyện, dù mang những tên khác nhau trong Mùi hương quế, Wendy, Eve, Yên Vi, Mị nương, Uyên hay Hoàng Ngự… chỉ còn một con đường là kết bồ và lấy da trắng bản địa thôi, con đường mà tác giả đã tóm tắt ở đầu một chương sách:

“Trong kiếp đàn bà di dân, tôi đứng lặng

ngắm nhìn:

Có những tình yêu lối Việt

Có những tình yêu lối Mỹ

Và có những tình yêu

mắc cạn giữa hai dòng.

Uyên ba mươi hai tuổi, tóc dài, làm luật sư tố tụng ở Hoa Thịnh Đốn. Trên giấy thông hành, Uyên quốc tịch Mỹ. Uyên có bồ làm cùng nghề. Uyên gọi bồ là 'hắn'. Hình như Uyên có yêu hắn. Một nhận thức làm Uyên vừa thích thú vừa rụng rời… Chung quy chỉ vì nàng sống và suy nghĩ theo lối Mỹ nhưng tâm hồn còn chất chứa cái lãng mạn của Việt Nam xưa như trái đất… Một cô bạn cảnh cáo:

- Hắn là Mỹ mà mày yêu theo lối Việt là mày chết trước… Mày yêu 'thằng Mỹ'. Mà lại là 'thằng' luật sư Mỹ chuyên môn ngụy biện. Thằng khốn nạn lại thuộc cái giống luật sư Harvard tâm hồn cứng ngắc…''

Cô Uyên luật sư da vàng tóc đen dài không nghe bạn khuyên, cứ yêu để rồi sau cùng không chết, nhưng cũng phải từ hôn vì không chịu làm một thứ 'nạn nhân văn hóa' khi hai nền văn hóa khác biệt, Việt và Mỹ, đụng độ, đối đầu nhau:“Uyên tì tay trên thành cầu, nàng nhìn xuống chiếc nhẫn đính hôn lóng lánh kim cương quanh hột sa phia xanh ngắt. Tự nhiên Uyên muốn tháo chiếc nhẫn ném vào lòng nước… Nàng chợt nghĩ đến triết lý vụn của Tịnh Thủy: 'Yêu theo kiểu Việt hay kiểu Mỹ'… Một người đàn bà nào tinh nghịch đã nóùi, khi người đàn ông ra đi, chiếc nhẫn ở lại 'When the man leaves, the ring stays'… Hình như ở điểm này, thì Uyên phải nghe theo lời bạn, giải quyết tình yêu thực tế, tiền bạc kiểu Mỹ. Uyên gỡ chiếc bút chì giữ máùi tóc trên đỉnh đầu. Mái tóc xổ tungNàng ném chiếc trâm cài đầu… dã chiến ấy vào lòng nước thay chiếc nhẫn”. {trg 92 sđd}

Sau khi ném chiếc bút chỉ dùng làm trâm dã chiến cài đầu xuống dòng nước, thay vì nhẫn đính hôn, nhân vật nữ của Dương Như Nguyện tiếp tục yêu đương và lần này là một ông Bắc Âu to khỏe. Tương tự bậc đàn chị Trùng Dương làm tình lung tung chỉ vì vấn đề triết lý 'tôi làm tình, vậy tôi hiện hữu', nhận vật của Dương Như Nguyện 'tôi ngủ với đàn ông để chứng minh tôi là đàn bà': “Khi rãnh rỗi, tôi ngủ với hắn. Không hạnh phúc, không đau khổ. Tôi ngủ với hắn để cảm thấy mình có ngủ với đàn ông, vô tội vạ, vô tình cảm. Tôi ngủ với hắn để chứng minh mình là đàn bà. Có thế thôi… Hắn chỉ là một sinh vật giống đực…”

Khi yêu đương, làm tình kiểu khơi khơi như vậy, đàn bà thường khách quan, sáng suốt: “…tôi cảm thấy hơi thở của hắn miên man trên ngấn cổ của mình. Tôi thở dài, lại một cuộc tấn công thân xác. Nhu cầu đầu ngày. Thói quen buổi sáng. Tôi đã quen thuộc nên vẫn còn để trong người cái diaphram của tối trước. Tôi xoay người lại để hắn lật cái áo ngủ dễ dàng hơn. Hắn cởi cái nịt da. Kéo thốc áo mi… Hắn cần tôi nhưng tôi không cần hắn. Tay hắn sửa soạn cho cuộc tấn công… Tôi như nữ thần tình yêu, óc tôi lạnh, mà người tôi vẫn nóng. Tôi nhớ đến trái mít nồng nàn của Hồ Xuân Hương. Trái mít không cần yêu, không cần hưởng thụ, vẫn ngọt ngào hương nhựa. Vì tự trong cá tính của trái mít là có nhựa. Cho nên khi tôi ướt át, mềm mại, thì giống đực ngu xuẩn cứ tưởng rằng tôi đã yêu mê, sẵn sàng trông đợi, đã cong người mà hứng nhận. Một sự hiểu lầm tai hại. Chỉ cần không ghét, không kinh tởm, không oán hận, chỉ cần được vuốt ve một chút, là tôi trở thành trái mít của Hồ Xuân Hương. Điều đó không ăn nhập đến vấn đề tình yêu. Gã đàn ông này mê bàn chân tôi, mê từng ngón, mút trong miệng từng ngón, liếm từng vết chai vì tôi đi giày cao gót, hay tập nhảy múa. Kéo bàn chân tôi lên hôn, là dốc ngược người tôi lên…”

Dù là con cháu của những tên cướp biển Viking mỗi lần vượt biển xuống phía nam là phụ nữ ven biển Tây Âu khiếp vía, nhưng dù 'king size'đến đâu chăng nữa, chỉ cần một đêm ân ái không ngưng nghỉ là nội lực đã tiêu tan hết, nên chàng ở đây cũng vậy: “Rồi hắn xìu đi, khoảng da thịt tiêu điều xuống. Hắn vòng hai tay nâng tôi lên… Nhưng rồi con ngựa đã yếu sức, da thịt hắn phản bội hắn. Hắn rớt ra khỏi tôi như một sợi bún lèo nhèo. Da thịt tôi không réo gọi, cho nên tôi không mất mát không đau đớn. Và con đàn bà trong tôi sung sướng reo cười…” {trg 148 sđd}

Trong văn học Việt Nam trước đây, đã có một nhà văn là Võ Phiến nói tới hiện tượng đàn ông đương làm tình bình thường, bỗng nhiên cái đó của mình xìu xuống đến độ tụt ra ngoài người đàn bà. Sự kiện đó thường chứng tỏ thân thể đã quá no đủ sex, nhưng đàn ông trong trường hợp này thường tự ái, cho rằng nam tính của mình đã sút giảm. Và trong trường hợp như thế, đàn ông thường 'thúc ngựa tiến lên' (từ của Võ Phiến). Chàng da trắng của Dương Như Nguyện cũng vậy: “Hắn leo lên người tôi lần nữa. Như để chứng minh cái nam tính của hắn. Tôi ngoảnh đầu qua một bên để khỏi nhìn hắn. Hắn ngồi sát vào, kéo đôi chân tôi lên hôn. Đôi chân tôi dựng ngược lên là con dốc đi xuống vũng lầy cho hắn… Là giống đực, hắn phải gỡ gạc lại sự thất bại của mình. Để băng bó vết thương khó mà giải thích được của đàn ông. Hắn làm tình với tôi như là một sự cố gắng giận dữ… Hắn thúc vào người tôi, như những cái đá dữ dội, tôi không thể tránh được. Tôi nghiến răng lại để khỏi rên vì đau.. Hắn cắn mạnh vào gót chân tôi, gập người tôi lại, tôi kêu lên thảng thốt. Rồi hắn từ từ, từ từ tụt khỏi người tôi một lần nữa. Súng chưa nổ, hắn đã đầu hàng như một tên lính quèn run sợ. Lại một thất bại thứ hai. Hắn gục xuống. Chúng tôi không nhìn nhau. Tôi bước ra khỏi giường”. {trg 149-150 sđd}

Nhân vật của Võ Phiến đã gặp cảnh cái đó đột nhiên 'tiêu điều, mềm như bún', nhưng không sao vì đang làm tình với vợ, chỉ bị vợ cười khúc khích một tí thôi. Còn ở đây chàng chỉ là bồ tôi, thứ bồ bị nàng gọi là 'hắn', cuộc tình phải đi tới chỗ chấm dứt thôi:“Tôi muốn đi tìm những chàng trai trẻ, nhỏ tuổi hơn tôi, biết nghe lời, biết phục vụ, như những cái máy không biết mệt, không đem đến cho tôi những điềm gỡ, không làm cho tôi phải suy nghĩ về vùng tâm linh khó hiểu của giống đực…”

Suy nghĩ như vậy rồi, nhân vật nữ lại lên đường đi tìm người đàn ông ước mơ, và như các cụ xưa bên ta đã có lần nhận định, 'tránh vỏ dưa gặp phải vỏ dừa'. Không phải là đụng phải một ông đầu đen đậm đặc chất phụ hệ vừa mới nhập cảnh Mỹ, đi xe used car cũ mèm, làm janitor cho Mc Donald, rảnh rỗi là tụ họp bạn bè nói chuyện quang phục lục địa, phá vỡ bờ Đảng khai mở lối về… Nhưng thà là như vậy, nhân vật nữ của Dương Như Nguyện còn đỡ vất vả, và đỡ đau hơn… là rơi vào tay của mấy ông Mỹ gọi tắt là S.M. Chàng hay 'hắn' lần này đi limousine và có cách uống rượu đáng chú ý:“Tôi nghĩ đến hắn và băng sau chiếc limousine quen thuộc. Mới hôm qua, hắn đón tôi đi ăn. Tôi mặc áo lụa đỏ khoét cổ rộng. Hắn cầm trong tay ly rượu. Hắn hôn phớt lên má tôi, rồi đổ nguyên ly rượu xuống ngực áo lụa đỏ. Tôi thảng thốt kêu lên vì lạnh… Hắn cầm cục nước đá ép sát vào đầu vú… Tôi lạnh toát cả tứ chi, vùng vẫy… Tôi nghe âm thanh những cục nước đá chạm vào nhau trong ly rượu vàng ánh…”

Đừng vội phê phán chàng là đồ tàn bạo, đồ sa-đíc này nọ, đồ 'Mỹ ngụy đồi trụy'… Chàng này chỉ thích đùa quá lố, tinh nghịch quá đối với phụ nữ thôi. Trong một phim Tàu lục địa thực hiện cách đây không lâu, kiều nữ Gong Li (trong nước gọi là Củng Lợi) cũng bị khách chơi Á châu đè ra phun rượu vào miệng, nàng Lara của nhà văn Pasternak trong phim Bác sĩ Jivago cũng bị ông luật sư bồ của mẹ ép uống rượu tràn ra ướt ngực áo dạ hội, cũng màu đỏ. Còn tại Việt Nam, trong một ký sự của Hoàng Hải Thủy trước 1975, buổi sáng thức dậy sau một đêm ân ái, chàng gọi hầu phòng mang lên một ly cà phê sữa, cứ uống một ngụm lại hôn, truyền sang miệng nàng. Còn bạo dâm thứ thiệt, chính cống, cư xử như thế này đối với một nhân vật nữ của Dương Như Nguyện thuộc loại 'child abuse', con gái một ông lớn Việt Nam chuyên môn đập vợ đánh con nhừ tử:

“Tôi choàng tỉnh dậy. Hắn đang đổ một muỗng yogurt mát lạnh lên ngực tôi… Tôi dụi mắt nhìn chung quanh, kinh ngạc… Bốn bức tường quanh chỗ tôi nằm được che phủ bởi bốn màn ảnh lớn. Tôi nằm trần truồng trên tấm ra trải giường trắng… Bỗng nhiên phòng tối om, ánh đèn vụt tắt, và bốn màn ảnh sáng lên… Tôi hét lên kinh hoàng, tiếng hét dội lại như nuốt chửng lấy hình hài tôi trơ trọi. Tôi ôm mặt, lùi dần, nhưng không chỗ thoát, vì sau lưng tôi, trước mặt, hai bên, đều là những hình hài kinh tởm nhầy nhụa trên bốn màn ảnh trắng… hàng trăm con rắn bò lổm ngổm. Những con trăn dài đầy màu sắc gớm ghiếc.

Tôi bíu chặt lấy tay hắn, tiếp tục hét như đang đối diện với cái chết. Toàn thân tôi co rúm. Tiếng hét thất thanh, lạc lõng. Hắn luồn tay giữa hai chân tôi, nâng người tôi lên, tiếng hắn thở đứt quãng, nặng nề…”

Khủng bố nàng bằng hình ảnh cho nàng sợ co rúm ngưỡi rồi đè ra cưỡng hiếp chưa đủ, chàng sa-đíc còn đi một đường 'bondage' (trói nàng lại, hay để nàng trói mình như trong phim Basic Instinct do tài tử Sharon Stone và Michael Douglas đóng): “Hắn kéo tôi vào lòng, cười nửa miệng, môi hắn dán lấy môi tôi, tay túm lấy mái tóc đen tuyền, dúi đầu tôi xuống. Tôi nhìn roi da, dây trói và cùm tay. Hắn còng tay tôi lại, treo tôi lên, kéo cho hai chân xoải dài, dang rộng bằng dây trói. Hắn nhét mảnh khăn lụa vào miệng tôi, đội chiếc mặt nạ da vào mặt tôi. Vạt áo ngủ mỏng mang bay chờn vờn trong không khí. Trong không gian đen tối, tôi mường tượng hắn quay tròn chiếc giày cao gót của tôi. Hắn đặt chiếc giày lên ngực, một lúc sau ngồi dậy pha rượu, tay cầm ly rượu hắt lên người tôi. Môi hắn đuổi theo những hột rượu chảy xuống thân tôi lạnh lẽo…”

Một lần nữa đừng vội kết luận 'Mỹ nó đồi trụy nên mới thế', còn các cụ bên ta bên Tàu vốn đứng đắn, nghiêm túc và chín chắn, đâu có như vậy. Các cụ bên Tàu thời xưa chỉ thỉnh thoảng nhậu say kéo tụt giày nữ nhân ra, làm vật đựng rượu, mời nhau uống. Và không cần đi đâu xa ngược thời gian cho vất vả, trên báo Sống của Chu Tử trước 1975, trong một mục tạp ghi, một ký giả nhìn chiếc áo hở lưng của một người đẹp tài tử trong một bữa tiệc, mà bàn với bạn bè rằng: Nếu được rót rượu từ cái gáy nuột nà đó, cho rượu chảy dọc lưng, xuống nữa, rồi để một cái ly phía dưới hứng rượu đó mà uống, thì thật đã, đủ lãng quên đời…

Trở lại với nàng của Dương Như Nguyện, sau khi bị chàng sa-đíc dùng thân thể mình làm cái đựng rượu, bị chàng đánh:“Tôi mơ hồ nghe tiếng roi da vun vút trong không khí. Như tiếng gió rít lên, sắc bén… Tôi có cảm tưởng mình là con nộm được treo bằng dây. Tôi không còn cảm giác vì hồn tôi hình như đang lìa khỏi xác. Tôi rướn mình theo từng đường roi đi như người con gái tập hát đi tìm bóng Trương Chi trong tuyệt vọng… Tôi mường tuợng tiếng roi đi trong không khí nghe vun vút như tiếng xe lửa trong điển tích Trung Hoa… Tôi rướn người lên một lần cuối và hình như dây trói bật tung…” {trg 124 và kế tiếp}.

Không phải lúc nào nhân vật nữ của Dương Như Nguyện cũng gặp một chàng da trắng sa-đíc như thế (chữ da trắng là thừa, vì Dương Như Nguyện cũng như hầu hết các nhân vật VN, không ưa dân da đen. Không phải là kỳ thị màu da, không ưa là không ưa, thế thôi). Có lúc đụng độ một chàng vừa khổ dâm vừa bạo dâm như thế này:

“Hắn bế tôi trong tay, lau nước mắt, đặt vào tay tôi chiếc nịt da vừa vòng tay cầm:Hắn nằm sấp xuống mặt nệm bọc sa tanh ngà. Tôi quật cái roi da lên người hắn. Người đàn ông to lớn này không thể gãy làm hai. Tôi nức nở quật đòn thù lên gã hung thần trong người hắn. Hắn xoay người, lăn lộn. Tôi quật chiếc nịt da lên vòng ngực vạm vỡ. Những phiến lông dày cám dỗ. Người hắn đỏ ửng dưới ánh đèn mờ. Tôi ném cái roi lên tường thả người xuống như vừa nhìn thấy dung nhan tình yêu…

Hắn cầm con dao rọc giấy luồn vào khoảng trống mỏng manh giữa da thịt tôi và chiếc T-shirt. Hắn xẻ chiếc T-shirt bằng dao rọc giấy, rạch lớp tất chặt như lưới quanh đùi. Mũi dao lạnh ngắt chạy trên da tôi… Hắn nhét một mảnh vụn khác vào miệng tôi… Tôi cảm thấy bàn tay hắn dò dẫm quanh ngấn cổ, những sợi tóc cứng của hắn đâm vào cổ tôi, rồi dấu răng cắn mạnh vào ngấn cổ. Tôi kêu không thành tiếng. Môi hắn đặt lên môi tôi, hình như có vị mặn của máu…”

Như vậy nhân vật nữ của Dương Như Nguyện đã gặp một vampire thứ thật, một thứ ma cà rồng chuyên cắn cổ hút máu đàn bà trẻ đẹp. Không biết đoạn văn trên có xảy ra trong thực tế, hay chỉ một thứ day dream, một fantasy, một giấc mơ quái đản giữa ban ngày của tác giả… Dù thực hay ảo tưởng ảo giác, đến đây các nhân vật coi bộ mệt nhoài, nên nhân vật cuối của tác phẩm Mùi hương quế, là cô Nguyễn Cửu Hoàng Ngư đã tắt máy vi tính, đóng cửa văn phòng tại Mỹ, giã từ các ông bồ da trắng đi limousine, để làm một chuyến viễn du một mình sang châu Á. Chẳng cứ cô Hoàng Ngư này, nhiều phụ nữ Mỹ tự lập và độc lập bây giờ cũng hay làm những chuyến du lịch xa, đến bất cứ đâu, một mình, không sợ ai hay bất kể cái gì.

Cô Hoàng Ngư này một mình đến tận xứ Katmandu, lên cao ngắm mặt trời mọc trên dãy núi Himalaya, rồi lẽo đẽo đi theo sáu nhà sư Tây Tạng đi bộ theo các đường mòn chân dãy núi, đến vùng đất sinh trưởng ngày nào Tất Đạt Đa. Cô đi hành hương đất Phật chăng? Không biết. Chỉ biết cô nói thầm: “Đi tìm tự do tuyệt đối là một sự ích kỷ… Không kể đến người khác, không quan hoài tới ai, một cá nhân trở thành thực thể tự do tuyệt đối…” {trg 205}

Mai Ninh

Nếu Dương Như Nguyện là một nhà văn VN khoa bảng nữ ở Mỹ, Mai Ninh là nhà văn nữ VN khoa bảng ở Pháp: bà thuộc thành phần sinh viên Nam Việt du học rồi ở lại. Nước Pháp là miền đất cũ, truyền thống văn hoá lâu đời của Âu Châu, nên êm đềm tinh tế và hơi già nua so với Mỹ trẻ trung, thôi bạo đôi khi. Sự kiện này có ảnh hưởng ít hay nhiều tới các cư dân, nên khi đi vào địa hạt tình dục, Mai Ninh có bút pháp bóng bẩy, văn hoa… đặc Tây của các nhà văn miền này. Dù có tiếng nhà văn Việt nữ viết bạo nhất ở Pháp, cũng vẫn tinh tế, êm đềm như cách thể chảy của giòng sông Seine. Chúng ta hãy đọc một truyện tiêu biểu, Ảo đăng, của nhà văn này:“Bàn tay kéo tấm áo của tôi lên. Nó ấp vào da đùi một mềm ấm đến nỗi tôi không co quắp sợ mà các thớ thịt tự động dãn ra, hứng lấy. Cố mở mắt nhưng toàn một màu tối mênh mang hay là thứ sương dầy đặc bao phủ chập chùng. Bàn tay thứ nhì vờn lên ức ngực, tìm tòi núm vú xoay tròn. Cả thân tôi giựt cướn, bàn tay ấy vỗ về ấn nhẹ tôi xuống như trấn tĩnh, tuột hẳn chiếc áo khỏi người, ôi hình nhân trần trụi… Những ngón vẽ vòng trên da bụng tôi bắt đầu căng nứt, rồi bỗng lần xuống dưới vuốt, vân. Tôi giựt mình, đoá mận tiá như đang đón đợi mời mọc tự bao giờ, vội vã bấn lên. Những cọ sát mơn man, những tấm cánh lịm hồng viền tím vén ra, rung rinh bao giọt sương li ti. Bất chợt, mặc kệ hoa còn đang hốt hoảng, một chiếm hữu chợt xâm suốt qua nhụy qua đài qua cuống, lọt vào không nể nang. Lạ lùng, nó là gì mà đủ trơn đủ mềm đủ cứng để phá nứt bao tầng đất hoang, đụng tới đáy động thâm sâu, vùng vẫy. Nó là gì mà có khả năng buốt tê và mềm nhũn lòng hoa không ngờ như thế. Những cánh hoa như búp tay từng ngón xoè ra vươn lên đón nhận rồi lại quắp vào ấp chặt giữ níu lấy nó không rời, cùng nhau chuyển động vừa nhịp nhàng vừa thôi thúc. Tất cả từ đáy lưng tôi cong lên náo nức, những giọt sương không còn là hơi nước mà đã là cuộn vỡ của mạch sống dâng trào. Bóng trắng chờn vờn trên tôi. Một vành môi chụm đầu ngực, đặt lên mắt, phớt qua vành tai! , vờn quanh bụng. Tôi muốn níu lấy những sợi tóc nhưng chàng đã vuột ra, ấp đầu vào giữa vùng chân tôi mở bung quơ quíu. Dường như có mùi hương lẫn rượu nồng, có tiếng chim kêu hoan lạc, có tiếng sáo rơi từ trên không rớt lặn vào mặt nước con kinh rồi thổi sục lên, những giọt vỡ hoang tuôn tưới, đẫm tràn hai bờ rêu cỏ. Con rắn xanh của chàng cuốn lấy cả thân tôi, nó đẩy bụng tôi rướn cao, nó ghìm lưng tôi trĩu xuống. Những mấu răn cắn nhẹ, chiếc lưỡi nhọn lóc lách, nhụy hoa tơi tả. Tôi không giữ nổi hơi thở nói chi phân biệt được đâu là tay người hay ý rắn.”{HL68, 12-2002}

Trên đây là chép nguyên văn một đoạn văn tả một cuộc làm tình của Mai Ninh, một đoạn văn lê thê không xuống hàng một lần, nhiều văn ảnh bóng bẩy, bóng gió, văn chương đến độ người đọc phải mò mẫm đoán ý chính của tác giả. Thỉnh thoảng lại dùng những chữ Việt thuộc loại bí mật, không biết xuất phát từ miền nào VN. Thí dụ như hai câu chót: 'mấu răng', 'lưỡi nhọn lóc lách', 'ý rắn' dùng để chỉ những gì vậy? Thắc mắc là thắc mắc thế thôi, không có nghĩa là chê Mai Ninh viết không hay. Chỉ có điều khi đọc văn Mai Ninh, nên đọc theo lối ghi nhận những con chữ để lại nơi mình, hiểu đại khái theo những ấn tượng này. Nhất là đừng đòi hỏi truyện, miêu tả nào cũng phải tuân theo dàn bài cổ điển: Nhập đề (những tán tỉnh vuốt ve mở đầu), Thân bài (những động tác chính), Kết luận (xuất tinh). Gần đây một số phụ nữ thuộc loại feminist chê lối dàn bài như thế là quá đàn ông, quá phụ hệ, chỉ hợp với nam giới. Bởi vì, như một số nhà nghiên cứu gần đây về tình dục đã công bố, sự khoái cảm của phụ nữ là từ từ dâng, là miên man trước khi cực điểm, là kéo dài rồi tan dần như sóng biển vào bãi cát phẳng, chứ không 'một phút huy hoàng rồi chợt tắt'{Xuân Diệu}.

Mưa đá âm dương. Đó là tên một truyện ngắn hơi dài của Mai Ninh. Đọc cái tên truyện, đã thấy phảng phất hương vị thần thoại rồi, nhưng đây không là truyện cổ viết lại, nếu có phân loại, chắc sẽ được gọi là hiện thực huyền ảo. Nhân vâït nữ là Phượng, tên của một loài chim, còn chàng là Ngư, nghĩa là cá. Chàng và nàng ân ái trên bãi cát ven biển: “Phượng bỏ rơi mình lâng lâng trong cảm giá rạt rào bất giác tuôn trào từ bụng, thốn lên co cứng hai đầu ngực. Nàng cọ nửa mặt vào những hạt cát li ti xoay tròn một sắc hồng kỳ diệu, rướn người ủ ấp từng đợt nước dồn rung động dưới thân… Ngư dội lên những dùi chuông chắc nịch dịu dàng. Thế rồi Ngư bất ngờ hất nàng xuống, đột ngột bỏ đi, cơ thể cuộn dài như thân cá, duỗi theo dòng nước ra biển nhanh không ngờ.” {Việt 6, 2000}

Chàng tuyên bố mình là loài cá giam mình trong biển ấm, còn nàng là loài chim, chỉ đoàn tụ được khi: “Bao giờ em sờ tay lên hòn đá âm dương khoanh vòng nửa trắng nửa đen ở cửa sông ấy là em giải thoát, gỡ thả anh về bơi lội trong thế giới của sự sống.” Nói xong chàng từ giã để đến vùng đất ngút ngàn, miền địa đầu trái đất. Dĩ nhiên nhớ chàng, nàng bắt đầu một hành trình đi tìm khắp các cửa sông trên thế giới để kiếm đá âm dương. Một đêm trên bãi biển có nhiều thanh niên đốt lửa vui chơi có một cô gái trẻ du mục nhẩy múa với “hai bầu ngực đầy căng như chỉ chực bứt sợi dây cột manh áo bó sát thân, cũn cỡn trên cái váy xoè nhiều mầu, để lộ lõm xoay tròn xoe giữa bụng”. Phượng ngủ thiếp đi và khi thức giấc lúc khuya, nàng được chứng kiến màn làm tình của cô gái với một chàng trai:

“Cô gái co cặp đùi nở nang quấn cứng dưới vành mông của chàng trai chỉ còn manh áo trắng mỏng manh, đang dạng chân cử động dồn dập… Phượng mở bừng mắt, hai gò ngực nhức căng. Hơi thở gấp rút của gã trai và tiếng đứa con gái gầm gừ như thú mắc bẫy… rung đứt những sợi thần kinh của Phượng… Bỗng nhiên Ngư lại hiện ra lừng lững giữa bầu trời băng xanh lạnh giá…” như để khuyến khích Phượng tiếp tục cuộc hành trình đang dang dở, đến khi nàng lọt vào được một căn nhà lạ lùng có một người đàn ông tàn tật đang ngồi hút thuốc. Biết mục đích của cô gái, người đàn ông chống nạng dẫn cô gái đi tới một cửa sông có đá âm dương. Và đúng lúc nàng nhìn hòn đá, người đàn ông vòng tay ôm, quật ngã trên nền đá và hỏi cô chàng Ngư đang ở nơi nào. Khi đã biết, “Người đàn ông ấy đã quỳ trên mặt đất, hai tay thành khẩn khép lại vạt áo đẫm nước trên khuôn ngực trần của cô gái, xốn xang lời tạ tội… người con gái đã đứng dậy, lững thững xuống đồi. Khi ấy trận mưa đá cũng vừa ngưng, hồng hạc lại họp đàn bình thản la đà nơi cửa con sông.” Truyện chấm dứt ở câu trên, với bầy chim hồng hạc la đà nơi cửa con sông, để người đọc ngẩn ngơ theo đúng văn phong của Mai Ninh: cái gì đã xảy ra vậy, mọi sự sẽ ra sao vậy?

Nguyễn Thị Thanh Bình

Trái ngược với lối viết văn hoa bóng bẩy của Mai Ninh là Nguyễn Thị Thanh Bình định cư ở một thành phố lớn miền Đông nước Mỹ có rất nhiều da đen. Bằng một bút pháp thẳng băng, hay dùng lối trực tả, nghĩa là thấy sao tả vậy, thấy vú tả vú thấy chim tả chim, không ngượng ngập khách sáo. 'Thế thái nhân tình' ra sao, cứ thế phăng phăng kể ra, không thả một bức màn mỏng hay một lớp sương khói lờ mờ bay che cho mọi sự, cho bớt chất sống vật sống nhiều tính chất nguyên thủy. Đọc văn Nguyễn Thị Thanh Bình thấy sức sống mãnh liệt của cuộc đời bốc lên nghi ngút, nóng bỏng. Có thể nói những bậc đạo đức, thật cũng như giả, ở Mỹ khó lòng mà thưởng ngoạn yên ổn văn chương của Thanh Bình, không phải vì nhà văn này tả chi tiết tình dục hơn những nhà văn khác, mà vì không khí nóng bỏng của một củ khoai nướng, còn vùi trong tro nhưng đã tỏa hương nồng nàn, quyến rũ mọi dạ dày trống rỗng.

Đọc nhiều nhà văn định cư ở Mỹ khác ít thấy sự hiện diện, xuất hiện của sắc dân da đen. Với Thanh Bình thì khác. Bà đã viết một vài truyện da đen đóng vai gần như chính, hay những người homeless với thế giới gầm cầu ống cống của họ. Và tình yêu tình dục của các nhân vật này cũng không ít thì nhiều có cái gì khác thường. Đọc văn bà, đôi khi thấy như một sự pha trộn giữa Maxime Gorki của Nga với Jean Genet của Pháp. Hãy đọc một đoạn văn mới viết của nhà văn này trong Hợp Lưu số 75, 2-2004, đặt trong khung cảnh miền Nam nước Mỹ còn tàn dư kỳ thị đen trắng, trong một đêm hội tà đạo Mardi Gras mà mấy ông bà thanh giáo Mỹ, cũng như Việt rất kỵ, ở thành phố cảng New Orleans, cựu thuộc địa của Pháp. Trong lễ hội tà đạo này, có diễn hành xe hoa và hình nộm, mọi người ca hát nhảy múa những điệu giật gân nhất, Phi Châu nhất ngoài đường phố và trên ban công các nhà các cô gái đen trắng cùng vàng, được thoải mái tốc áo lên trong một thoáng, khoe hai trái đào tiên của Văn Cao, khi được đám con trai tặng cho đủ số vòng đeo cổ lòe loẹt cô đòi hỏi. Thường thì hai hay ba vòng là đủ thưởng thức đôi vú. Còn muốn nhìn thoáng cái 'liên tồn' đầy cỏ mọc của thi sĩ Bùi Giáng, số vòng phải tăng lên gấp bội. Trong một bầu không khí như thế, nhân vật nữ của Thanh Bình tham gia lễ hội cùng một bạn gái:“Trời đất đìu hiu vuốt ve da thịt cô. Buổi chiều bắt đầu khá đáng yêu, gợi cảm, mượt mà như cặp đùi thon thả… Những! đám trai gái túa ra như thác từ mọi đường phố, mọi hàng quán, và càng lúc họ càng dồn đuổi về tụ điểm chính. Con đường Bourbon về đêm bấn loạn trong hơi thở. Người và người lẫn miết vào nhau những vòng tay ôm, những dìu dặt bước. Đêm như một món xào trộn hổ lốn với hương hơi thở của đủ mọi thành phần, đủ mọi giống phái… Đâu đó là những bộ ngực bốc lửa được phơi trần một cách thỏa thuê, sung mãn. Những xâu chuỗi óng ánh đủ màu được tung lên tức thời như một màn cổ võ…”

Sau khi lang thang ngắm cảnh ngắm người cùng một bạn gái, có lúc lạc vào quán dành cho những người đồng tính luyến ái, hay lại cái, hai cô gái ra về. Đến bãi đậu xe, hai cô đụng độ một nhóm thanh nhiên da trắng KKK kỳ thị màu da cực đoan, ăn mặc giả cảnh sát, bắt lên xe cùng với một thanh niên da đen. Chúng phát ngôn như sau:

“Tụi bay cút về nước hết đi. Đất này là đất của Mỹ trắng. Mỹ vàng như tụi bay đến đây chỉ giỏi lãnh trợ cấp, trốn thuế và mướn người gian lậu… Những nhóm lửa cháy phừng phực trên những cây gỗ cắt hình thập tự giá… Đúng là thời của Ma vương quỷ lộng nên KKK mới còn xuất hiện như thế… Và cô đâu có thể ngờ rằng một ngày kia cô là nân nhân của họ. Chui vào rọ cùng một lần với gã Mỹ đen kia. Thoạt đầu người ta đẩy cô xuống một bãi cỏ sau một ngôi nhà thờ hoang vắng. Người ta xé toạc những mảnh fermeture cuối cùng trên người cô. Cô nằm sóng xoài, lõa lồ là trăng để cho con beo dũng mãnh là hắn đến xé xác, giữa tiếng xập xoa reo hò điên cuồng của súc sanh. Trong vùng tối, người ta bắt gã Mỹ đen gục mặt uống đầy những ngụm trăng. Cô muốn chết điếng trong cảm giác đau đớn, uất hận và bắn tung thể xác. Một tên quỷ râu xanh nào đó lên tiếng: “Mỹ đen tụi bay chỉ được “phắt” Mỹ vàng như vậy đó. Thằng nào lớ quớ đụng vào bất cứ sợi lông của một em Mỹ trắng, ông bắn chết…

Còn nỗi lăng nhục nào lớn hơn cho cô… Hắn là một người đàn ông xa lạ, đang nhễ nhại trần truồng cắm sâu vào người cô một thứ bộ phận cứng đờ như một thanh sắt nguội. Cô càng kêu lên vì đau đớn, hắn càng kêu lên vì kích động. Hắn có rướn người đến ngàn năm cũng không tìm được những khít khao trên người cô. Vậy tại sao hắn còn trồi lên như sóng dâng, để cô rờn rợn những luồng khí. Những cố gắng kháng cự cuối cùng rồi cũng vô ích, cô biết từ đây cô khó lòng yêu nổi đàn ông. Đàn ông, cô phải mất bao nhiêu suối, bao nhiêu sông, bao nhiêu biển mới rửa hết những tinh khí đã lỡ bắn tung tóe vào người cô?” {Thiên thần trong bóng tối, HL75}

Hãy tiếp tục theo dõi bút pháp trực tả có sao tả vậy không văn hoa vẽ rắn thêm chân… của Thanh Bình trong truyện ngắn khá dài Khỏa thân đêm, cũng đăng trên Hợp Lưu, số 70, 4-2003, trg 191. Cốt truyện giản dị: Một cô gái một con đang túng tiền, đi đánh bạc lại thua, một con bạc đứng tuổi đề nghị tặng một vòng vàng với năm ngàn tiền mặt, để đổi lấy một cuộc làm tình. Cô gái chịu và “…ông xô kéo tôi trở lại phòng vệ sinh, thì rõ ràng đây là một cơn bão không đài báo khí tượng. Trong đó tôi là một ngọn cỏ, một cành hoa, một cánh bướm. Thoạt đầu bão trượt lên ngực tôi căng căng. Tôi không kịp kháng cự, đã bị bão quét một đường hôn vũ bão lên môi. Được trớn, khuôn mặt bão dữ của ông ta nổi cơn thịnh nộ.

- Hôn tôi đi. Ù lì như vậy đừng trách tôi gian ác.

Vừa nói ông vừa mài thân thể nóng rắn căng cứng lên hai đầu vú người đàn bà. Một sự cọ xát kỳ dị không hẳn là tình yêu cũng không hẳn là tình dục đối với tôi. Ông kỳ vọng gì ở một sự mua bán cảm xúc, khi cùng lắm tôi cũng chỉ là con mèo nhồi bông cho ông ta mặc sức ve vuốt. Hay tôi có trơ ra như con búp bê bằng sứ, bằng plastic thì hình như chỉ làm khích động thêm nỗi dâm đãng của ông ta. Càng lúc người đàn ông càng biểu diễn vẻ man rợ đắm đuối của dục cảm. Ông ta hết phả vào cổ tôi hơi thở dồn dập của tên đàn ông đầy sung mãn, lại cúi xuống tốc váy tôi lên như thể biến tôi thành con yêu tinh, bởi vì đàn bà khi không yêu, không thích thì khó diễn tả được những rung động kệch cỡm. Đàn ông thì khác, mặc dù tình yêu và tình dục cũng có thể phân biệt rạch ròi, nhưng tình dục cũng có lúc xâm chiếm mạnh mẽ đến nỗi họ có thể tìm thỏa mãn với bất kỳ con cái nào… Tôi nói giả lả khi ông bắt đầu tụt quần xuống.

- Xin lỗi ông, tôi vừa kinh nguyệt một hai ngày, chưa sạch đâu đấy…

- Thôi được rồi, cô làm khẩu dâm cho tôi đi.

Vậy là ông dí đầu của tôi xuống, bắt vít ngay nhánh củi trơn nhẵn (như đã gọt dũa) khá bự và dĩ nhiên là ấm nóng vào miệng. Tôi khục khặc, muốn ói một hai bận và cuối cùng không chịu được nữa, tung cửa chạy bay như một con mẹ ăn quịt. …Tôi càng chạy càng thấy mình không thể đứng lại để chịu trận tiếp, nên mặc dù sau lưng là tiếng còi thổi ra lệnh dừng lại của mấy gã an ninh, tôi vẫn lọt vào thang máy và kiếm đường. Chưa bao giờ tôi chạy đua tài tình như vậy… với cuộc đời, khi đằng sau là những vờn đuổi bén gót của ông ta:

-Bắt nó lại. Bắt cô ta giùm tôi.. Giựt hết bóp tiền của tôi rồi, trời ơi!”

Phản ứng đuổi theo của người đàn ông là có lý, vì đã tặng vòng vàng và tiền mặt gần mười ngàn đô la cho cô gái mà không được… sướng, dù bằng kiểu cổ điển hay khẩu dâm. Cũng không cả một hứa hẹn tương lai, một số điện thoại. Cô gái cắm đầu chạy ngoài vỉa hè tối, húc vào một người đàn ông khác. Cô cầu cứu ông này và được trợ giúp bằng cách cho mượn áo, khoác tay giả làm một đôi vợ chồng. Ông này vốn là người cũng kinh dị, bất thường (các nhân vật nam của Thanh Bình thường không kinh dị thì cũng không bình thường), mở một nắp cống cho cả hai chui xuống nấp, trốn lũ người đuổi theo. Khi đã quen với bóng tối, cô mới nhận ra đang 'đụng vào một thế giới ngập ngụa sa lầy':“Trời ạ, địa ngục là nơi nào khi trước mặt tôi là một khối trắng lõa lồ như trăng vữa. Khuôn mặt người đàn bà nấp sau vòm tóc hất ngược xuống, rũ bung ra như ngàn năm biếng chải đang chống hai tay quỳ sấp người, man rợ hóa thân thành loài thú, khi chú chó tơ chồm chụp mải mê lên lưng con mụ như hai con thú hoang động cỡn giữa vòm đêm dục cảm. Trong mơ hồ dường như có tiếng loài sói đến múa hú trăng rền lên điên dại. Hay hắn đang tìm môi tôi và bỗng gắn siết vào một cái hôn đang dắt đến ngộp thở, đến không kháng cự nổi và đến như ngày mai tận thế và ngày đời sẽ không còn một bờ lưỡi nào nóng ran mềm mại như thế…”

Với người đàn ông thứ hai gặp trong đêm này, mọi sự diễn ra khá lâu nhưng chỉ có hôn dài đến hụt hơi ngạt thở và nói chuyện vớ vẩn thôi. Lý do người đàn ông này đang tính đi ra sông nhảy tòm xuống tự tử cho rồi đời, gặp cô gái này cầu cứu bèn ra tay tế độ, không ngờ hôn xong hết muốn tự tử luôn. Rút cục đôi trẻ (ngày nào còn nam nữ yêu nhau, thì ngày đó còn có 'đôi trẻ', bất kể tuổi tác) vui vẻ dắt tay nhau ra khỏi ống cống, chia tay ai về nhà người ấy. Dĩ nhiên cô gái vẫn còn giữ nguyên chiếc vòng vàng cùng số tiền mặt, sau một đêm đầy cảm giác cảm xúc cảm tính như vậy, mà vẫn không sao cả… Thật đúng như một chuyện thần tiên hay cổ tích. Nhưng là thứ thần tiên cổ tích cho người đã trưởng thành về tình dục (gọi như thế bởi vì ở đâu thời nào cũng có những người không, hay chưa trưởng thành về tình dục, dù 7 hay 77 tuổi…).

Nguyễn Thị Ngọc Nhung

Nếu Nguyễn Thị Thanh Bình có bút pháp thẳng băng, cái gì nói đúng cái đó, thường dùng các từ giản dị thường ngày, ít ấn tượng, ẩn dụ bóng bẩy, Nguyễn Thị Ngọc Nhung ngược lại, có bút pháp cổ điển, trau chuốt hơn. Lối đặt câu ngắn dài xen kẽ nhau, dùng từ chọn lọc. Sự miêu tả được đặt trong khung cảnh nhất định, thí dụ như những ngày có thứ gió được gọi là “…gió Santa Ana ngặt nghèo. Mang theo hơi nóng. Mang theo bụi bặm. Mang theo bông phấn. Mang theo mọi thứ mà nó mang được, phủ cho chỗ này, vất cành khô lá rụng bên kia. Những thứ không mang được, nó lung lay vật vạ cho đến đứt ngang hay lật lìa phất phơ. Cơn gió Santa Ana thổi sạch đường này bằng cách vứt rác sang đường kia…”

Nhân vật chính của truyện về ngày gió lớn và khét nóng cỏ đồi cháy miền Cali Hạ, là cô gái Cảo có bồ trai là một ông có vợ, sau một thời gian sống chung, vừa bỏ đi về với gia đình. Cảo là một người nữ trưởng thành về tình dục, có thói quen đêm ngủ thường hay nắm lấy con chim của chàng, không khóc lóc vì chuyện tình dang dở. Thức dậy trong tiếng gió mạng khi chàng đã đi rồi, nàng pha cà phê, trong khi đợi cà phê chảy nàng đọc thư trên mạng, chợt nghe thấy tiếng vật thủy tinh rơi bể trong sân nhà bên cạnh thấp hơn. Nàng vén màn nhìn xuống và được chứng kiến một hoạt cảnh diễn ra, như trên sân khấu thấp:“…người đàn bà đưa lưng trần về phía Cảo cúi khom nhặt vật gì quanh quẩn chiếc ghế lưng ngửa dài… Hai trái vú tròn đong đưa khi cô ta cúi khom. Thứ vú to khi thõng lại gợi tính kích thích… Người đàn ông nhìn quanh rồi nhìn người đàn bà nói gì, cô ta cười, tiếng cười dòn theo gió lúc lớn lúc nhỏ… Cô lắc lắc đầu theo chiều gió để tóc bay cùng hướng, một tay gom tóm tóc nơi gáy, tay kia vén mấy sợi tóc chạy lạc. Dáng đứng của người đàn bà gợi cảm. Hai tay giơ lên bận bịu với tóc, cặp vú tròn, đầu vú nổi bật hai vết sẫm lớn, mông vun cao, đường eo uốn cong khúc quanh gắt. Chợt người đàn ông vất cái chổi, sấn lại gần, từ sau lưng ôm vòng ra trước úp chụp lấy một vú. Người đàn bà ôm giữ cánh tay hắn… Cả hai đều cười. Tiếng cười vỡ lớn được gió đưa lên dốc đến tận nơi Cảo �! �ứng, màn cửa sổ giữ trong tay.

Cảo thản nhiên đứng nhìn… người đàn bà trẻ ôm người đàn ông trong tay âu yếm hơn… Gió thổi hốt xoáy lá quay vòng nơi sân sau của ngôi nhà đó. Bàn tay người đàn ông lần cởi cái quần pyjama thắt dây hững hờ nửa bộ mông của người đàn bà. Cô ta cười, Cảo không nghe rõ tiếng. Gió vút mạnh. Cô nhỏm người lên, lấy sợi dây lưng quần của mình nơi tay người đàn ông, nới lỏng mối cột. Hắn buông dây cho cô rồi đưa tay vuốt hai bầu vú. Đầu hắn gục sát ngực cô, một tay vẫn vần vần xoay xoay đầu vú khi cô rướn mình lên cao hơn tí nữa để tuột quần khỏi bàn chân. Bên này rồi bên kia. Gió vẫn mạnh hơn, hơi rít rồi hú lớn, vụt chạy đâu đó rượt đuổi. Hai ba chiếc lá khô rơi trên vai trần của người đàn bà trẻ rồi trên ngực người đàn ông. Hắn phủi phủi lá rồi một tay ôm người đàn bà nơi mông, tay kia chống xuống mặt ghế lấy thế từ từ nhỏm dậy. Người đàn bà ôm cổ hắn, cười hắt tiếng lục khục đứt đoạn, hai chân cô quấn chặt lưng người đàn ông… Thoáng cô ngẩng lên. Cảo không tránh. Người đàn bà nhìn lên. Hình như cô mỉm cười rất tự nhiên, với Cảo.” {Ngày gió, HL69, 2-2003}

Thời tiền chiến trước 1945 là thời của tình yêu lãng mạn, romantic, …thời của Tự Lực Văn Đoàn, có một cảnh đôi trẻ tình tự trên đồi sắn một ngày gió lộng, lá khô rơi tơi bời trên hai người. Nhưng hai người quần áo chỉnh tề và không ai đụng chạm tới áo quần, không cởi cho mình và cũng không cởi cho ai hết, gió thổi phần phật, mặc gió, lá rơi mặc lá muốn rơi đâu thì rơi. Trong một truyện khác cũng nổi danh của văn đoàn này, một đôi nam nữ đi chơi trên đồi cỏ, rất yêu nhau nhưng chàng và nàng chỉ nằm dài trên cỏ, nhìn mắt nhau qua lớp cỏ may. Thế thôi. Và như thế được coi như những cảnh lãng mạn điển hình không những trong tiền chiến ở Việt Nam, mà còn cả bên Pháp, bên Âu Châu từ thế kỷ 19. Còn bây giờ, đầu thế kỷ 21, nhà văn dù lãng mạn hay không, ít khi tả cảnh trai gái yêu đương như thế nữa, mà tả xa hơn đến chỗ ôm nhau và hôn môi hôn miệng, rồi thông qua chuyện làm tình (độc giả hiểu ngầm cho), chuyển đến hồi sau khi làm tình. Còn tả đại khái như nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Nhung trong đoạn văn trích trên, dứt khoát đi xa hơn thời tiền chiến nhiều chặng, dù chưa tới giai đoạn làm tình đích danh, cũng thừa đủ các ông đồ của nhà thơ Vũ Đình Liên ở nơi nội địa và hải ngoại chê là khiêu dâm.

Phần người viết bài, khi đọc Ngọc Nhung, vẫn thấy phảng phất một không khí lãng mạn đâu đây, dù sự miêu tả đã đi tới chặng đôi trẻ cởi quần áo cho nhau rồi quấn chặt, bồng bế nhau đi vô nhà, trong cơn gió Santa Ana khô nóng làm lá khô rơi rụng nhiều như trong Hồn bướm mơ tiên của Khái Hưng ngày nào. Chỉ khác một điểm là lãng mạn bây giờ là lá rụng tơi tả trên da thịt trần truồng của đôi trẻ. Như một lời thơ nhạc của Lê Uyên Phương: Hãy ngồi xuống đây yêu nhau trần truồng kiếp sống hoang sơ… Thế thôi. Vẫn tình yêu như thế đó, vẫn gió mạnh và lá rụng tơi tả, khác nhau giữa lãng mạn thời xưa và hiện nay là ở chỗ xưa mặc quần áo, còn bây giờ thì không chăng?

Trân Sa

Trân Sa ở Gia Nã Đại thường được biết tới như một nhà thơ và một nhà báo. Mười năm trước đây, bà đã chủ biên nguyệt san đáng chú ý Trăm Con với khuynh hướng feminist, thường được dịch là tranh đấu cho nữ quyền. Giai đoạn đầu của cuộc tranh đấu này, thí dụ quyền bầu và ứng cử, bình đẳng nam nữ trong gia đình, xã hội và đời sống công ích… đã qua khá lâu rồi. Trong hai thập niên vừa qua, phong trào giải phóng phụ nữ tại Bắc Mỹ châu đã đi vào cuộc tranh đấu mới, đòi hỏi bình đẳng về giới tính. Nói cụ thể, đàn bà đòi hỏi quyền được sướng cực điểm, ai lãnh cảm phải đi tâm lý trị liêïu hay uống thuốc Tây, Ta, điều trị, như một nhà văn nữ ở Hà Nội tuyên bố ngày nào. Chưa hết, đàn bà được quyền thay cái thường gọi là sex partner, hay chồng. Gạt bỏ quan niệm 'gái chính chuyên chỉ có một chồng' chưa đủ, còn đòi hỏi được làm phi công chiến đấu, phi công phi thuyền không gian, ra tiền tuyến lãnh hòn tên mũi đạn nát người, như cô Jessica ở miền Đông hay làm quản giáo lột truồng nam tù binh rồi xích cổ kéo đi chơi, như cô Lyndie ở quân lao Mỹ bên xứ 'ngàn lẻ một đêm'… Được làm thủy thủ trên mọi loại chiến hạm chưa đủ, còn đòi phục vụ dưới tàu ngầm, nơi mà các hạm trưởng còn từ chối nữ binh, viện lẽ các hành lang tàu quá hẹp cho các cô vú bự đi lại… Nam giới Mỹ vốn có truyền thống cưng chiều phụ nữ từ thời lập quốc, nên đòi hỏi gì của các cô các bà trước sau cũng thuận hết. Thậm chí còn ra luật cấm các ông chủ Mỹ khi tuyển nhân viên, không được phân biệt xấu đẹp béo gầy già trẻ… Hậu quả phụ, side effect, làm ngành hàng không dân dụng Mỹ có một đội ngũ tiếp viên phi hành xấu gái nhất thế giới, và ở các Casino-hotel ở Reno Las Vegas… đã lác đác xuất hiện các bà nội bà ngoại đi vớ lưới, áo hở hang làm chiêu đãi viên bia rượu.

Đến đó rồi, chưa phải là hết là xong, bây giờ chặng chiến đấu mới là đòi quyền cho những cặp đồng tính dục nam được lấy nam, nữ được lấy nữ, làm giá thú và hôn lễ đàng hoàng. Trong cuộc chiến đấu loại này, có thể nói Trân Sa là một activist, một người cổ võ đấu tranh, cho những mối tình nữ nữ. Trong thời gian qua, ngoài việc làm thơ, bà viết một vài truyện tình, không phải là tình nam nữ, mà là tình nữ nữ. Nhưng ngọn bút của nhà thơ không thạo hay không thích tả chân, làm người đọc đọc xong, thấy mơ hồ phân vân. Thí dụ như truyện Hai người đàn bà trên Hợp Lưu 56, bà chỉ viết như sau, ai muốn hiểu, suy diễn ra sao, tùy nghi:“Cô cởi áo đi tắm. Rồi nhìn bầu ngực cô đang căng lên, nậu rám. Cô gầy đi thêm một chút, nhưng mà cái màu hồng rạo rực trên mặt… Và hai con mắt, hai con ngươi dôi đen, ướt rượt. Cô đứng trước gương, mình trần. Tim tôi đập nhanh hơn. Cô lấy lọ phấn thơm, thấm trên những đầu ngón tay bôi chấm vào hai nách, xoa trên ngực, xuống đùi. Chúng nẩy nhẹ, cười khẽ. Cô cũng cười, “Lạ à?” rồi thu dọn đống quần áo ngổn ngang trên sàn cho vào chiếc giỏ mây, mặc vào chiếc áo ngủ có in hình những con cá bé tí đang bơi trong nước xanh, thầm thì, “Thơm lắm!”-”Thơm hả?” tôi hỏi, muốn hít tấm áo mềm lả quấn quít trên da thịt mới gội tắm…”

Đọc xong đoạn văn trên, người đọc lơ mơ phân vân, phải coi lại đầu truyện, lướt xuống cuối, mới chắc được 'Tôi' đây cũng thuộc giống cái, như nhân vật được gọi là 'Cô' có vú rám nắng và thân thể đang thơm lừng. Mãi gần đây Trân Sa mới viết một truyện tình gái gái rõ ràng hơn, nhưng theo kiểu 'hiện thực huyền ảo', với nhan đề Ai đã bỏ muối vào máu tôi có vẻ sado maso:“Khi tôi vừa trổ mã, Nàng cũng dậy thì… Tôi sống trọn thời gian vô tư bay nhảy nhất của đời người, sung sướng làm cho Nàng cười, hôn cô gái dậy thì bằng cái lưỡi thiếu nữ, và cứ hồi hộp khi luồn tay vào bên trong lớp áo để vuốt ve thử trái ngọt lành trên lớp vỏ mịn màng và láng của nó. Những hình phạt quỳ, nhốt, roi vọt của gia đình hình như càng kích thích Nàng đến với tôi. Người ta thường thèm khát hơn trước những điều bị cấm đoán, nhất là khi đã được nếm qua một đôi lần và biết chúng mang tới hạnh phúc khan hiếm… Hai con mắt đen long lanh và đôi môi đỏ hồng sẽ cùng cười khi nàng ngửa cổ, chiếc cổ mong manh cho những cái hôn non nớt. Thuở ấy nàng và tôi chưa muốn biết điều gì khác ngoài hôn, hôn, hôn. Tôi hôn một cách thích thú hiếu kỳ từng biểu lộ thông minh nào đó mà tôi cảm thấy đang ngời sáng trên da thịt nàng..”{HL69, 2-2003}

Việt Nam và các nước đông Á châu, xã hội nói chung bao dung các sự đồng tính luyến ái, không đặt ra điều luật nào để chế tài, trừng phạt cả. Nếu giữ kín đáo, là được. Nếu để lộ ra, cặp nam nam bị chê cười nhiều, ế vợ và bị đối xử như những người dở hơi, man man, bất bình thường, không chịu lấy vợ đẻ con. Thế thôi. Còn các cặp nữ nữ, nam nhi ta, Tàu, Nhật Bản, thường coi như không biết tới, có nhìn cũng coi như không thấy. Các Hán tử cũng như samourai đều mặc kệ các nữ nhi đùa rỡn với nhau trong phòng khuê hay trên cỏ trong nước ao hồ hay suối. Những bậc quân tử ta và Tàu đôi khi còn nấp coi cọp, đang đi ngừng lại thưởng thức các 'toà thiên nhiên' nếu có dịp, và thản nhiên lấy các cô đó làm vợ. Không chê trách gì nếu các cô sinh con đầy đủ. Nếu vì quá mê gái mà lạnh nhạt với chồng, cũng không sao, tối đến vẫn phải chiều chồng vì Đông phương không có luật quy định tội 'hiếp vợ' như ở một số tiểu bang nước Mỹ hiện nay… Trở lại chuyện tình nữ nữ, 'cho muối vào máu' của Trân Sa, hai nàng phải lớn lên, cơ thể biến đổi và nhu cầu đụng chạm thân xác cũng gia tăng: “…Nàng cứ tinh quái ngồi áp vào người tôi, khều chân và nắm tay tôi trong hộc bàn mỗi khi thầy giáo tới gần để làm ông ta khó chịu ra lệnh: “Ngồi xê nhau ra!”. Hơi ấm từ người Nàng, những ngón tay mân mê hay xiết chặt trong hộc bàn làm tôi cứ lâng lâng, xôn xao hạnh phúc…” Tình yêu một khi đã bắt đầu vào nhục thể, s�! �� như chiếc xe xuống dốc hỏng thắng, mỗi ngày một đi xuống nhanh hơn, tác giả Trân Sa phác lược như sau:

“Gác lửng trong trái nhà hẹp khoá chặt cửa bên trong, chỉ trăng ngoài cửa sổ trắng mát toả vào, hai người con gái tháo gỡ quần áo nằm xuống cái ghế bố màu ô liu mê quyến lấy nhau. Những cảm giác rạo rực, kỳ dị lần đầu tìm thấy. Nàng thật mỏng, thật căng, thật láng lẫy, thật êm ái, thật nóng ấm. Đêm tối, hai thân thể vẽ những đường cong tròn trịa và mềm mại quấn quýt, lấp lánh trong ánh trăng. Tôi nghe bằng mấy tỷ tế bào da thịt đang cứ rung lên từng phút giây những gì nàng đang muốn bày tỏ, “mình sẽ không sống lại thời gian này một lần thứ hai nữa, biết không?” Nhiều đêm như thế, tôi được âu yếm mớm mãi vào miệng những trái dâu tẩm mượt mật ong và rượu…”{HL69}

Một người nữ thân kể rằng khi còn con gái học một trường nữ tại Sàigòn, nàng đã bị môt cô bạn mê theo kiểu tình gái như vậy. Nhưng từ khi từ giã giai đoạn những sờ soạn thầm lén trong lớp, chuyển sang giai đoạn cao hơn, người nữ này từ chối leo thang và nghỉ chơi với cô bạn, chỉ vì 'không thích đàn bà'. Và cự tuyệt không dễ, tốn nhiều nước mắt. Nhiều năm về sau cô bạn mê gái này trở thành một giáo sư trường nữ trung học Sàigòn, một trường thuận tiện để thoả mãn nhu cầu tình gái, cho đến khi xảy ra một scandale khá ồn ào vì cô bồ nữ sinh quá yêu cô giáo, bỏ nhà đến ở chung với cô giáo luôn. Chỉ ồn ào dư luận thế thôi và không lâu vì Việt Nam chẳng có luật nào trừng phạt gái quyến gái…

Sau khi đến Mỹ, vẫn người nữ từ chối tình gái đó đeo túi sách theo học một trong ba trường đại học nổi tiếng là liberal ở miền Tây, liberal đến nỗi ban giám hiệu cấp cho các cô sinh viên lesbian một phòng riêng làm chỗ hội họp ngay cạnh cafeteria. Và cũng như ngày xưa học trung học ở VN, người nữ này lại bị các cô bạn da trắng tán tỉnh, dụ vào club tình gái. Khi lắc đầu từ chối, các cô xúm vào thuyết phục, có cô nói: Thân thể mình thuộc về mình chứ, sao mày chịu để thằng đàn ông nó xuyên hoài vào người mày, mà chịu được à… Một cô khác nói: Cái đó của mày là của mày, đâu có phải cái thùng rác để đàn ông muốn xịt muốn bỏ cái gì vào cũng được… Dĩ nhiên không thiếu câu chê cổ điển: Đàn ông bẩn, hôi như heo… Trân Sa cũng nhắc tới một vài lập luận trên, nhưng một cách văn chương, bóng bẩy và hơi cường điệu, lại vừa có vẻ khổ dâm và 'hiện thực huyền ảo' trong đoạn văn:“Nàng dạy tôi: '”Thân thể là một đền thờ, chỉ có Tình Yêu mới có thể chạm tới”, và tôi quả thực nhìn thấy nó thật nguyên vẹn và tinh khiết. Đêm đêm, hơi ấm từ cái đền thờ ấy tỏa ra như một lò sưởi phủ trùm tôi khỏi cái lạnh của băng tuyết cứ len lần qua các khe cửa… Nhưng cô gái trẻ con của tôi một hôm trở về nhà thương tích đầy mình mẩy. Nàng nhợt nhạt ghê rợn, khốn nạn khốn khổ khóc oà, “Chúng làm tôi vỡ nát”. Nàng, kẻ đã dạy tôi, “Thân thể là một đền thờ…“, nhưng những vết thương trên thân thể Nàng đêm ấy toang hoác, sâu hoắm! , máu cứ chạy tuôn ra như suối. Tôi chở nàng vô nhà thương, người ra rút những nhành cây khô, chai miểng và đất đá chúng đã nhét vào trong âm hộ Nàng và lau chùi băng bó. Tôi ủ nàng trong tay, cắn răng khi nàng rên xiết. Nàng chết dần đi mỗi ngày, thỉnh thoảng lại cứ bịt tai cho khỏi nghe tiếng cười thô bỉ ấy. Nàng không kể được rõ ràng: “Chúng ác độc lắm. Hèn hạ lắm. Ở khắp nơi, chỉ đợi dịp xông ra thôi, bọn súc vật…” Tôi van vỉ khi thấy Nàng cứ tàn tạ đi, ánh mắt đôi khi quắc lên những tia sáng hung dữ: “Sống chung trên trái đất này làm chi với lũ ác quỷ?”

Các cô các bà lesbian suy nghĩ đại khái như vậy và coi đàn ông như 'lũ ác quỷ', như thế, nên cũng dễ hiểu tại sao họ xa lánh đàn ông. Trong truyện ngắn vừa qua của Trân Sa, phần cuối có nói tới sự bạo dâm của đàn ông đối với phụ nữ, trong Sắc (đăng duy nhất ngoài nước) của Nguyễn Thị Minh Ngọc, ngược lại, nói tới sự bạo dâm của phụ nữ đối với đàn ông. Ở đây mở ngoặc để nói về một nhà văn nữ hãy còn ở VN, cũng xoay quanh cái giống như Trân Sa, nhưng lần này của đàn ông. Truyện được đặt ra trong khung cảnh cố đô Huế nhưng diễn ra trong một không khí huyền ảo, hoang đường như của một nhà văn giải Nobel Nam Mỹ. 'Chàng' là một chàng trai địa phương, 'nàng' là một cô gái trong một đoàn hát rong dừng lại vài đêm trong thành phố cổ này. Dĩ nhiên là nàng đẹp, man rợ, hoang đường, thần thoại. Đêm cuối cùng, nàng rủ chàng lên đèo ngắm trăng:

“Khi tôi theo kịp nàng, Thu Sắc đang quỳ ngửa nhắm mắt, ưỡn người ra phía sau để hứng đầy trăng. Tôi run rẩy tháo những lớp vải trên người nàng. Nàng đưa tay tìm tòi, nói khẽ:

- Nghe nè, không phải doạ đâu, những ai đi sâu vào trong người tôi đều chết, mà tôi không muốn anh chết chút nào. Anh không giống những người tôi đã gặp, anh là Thiền…

Chữ 'Sư 'chưa thoát ra được đã bị tôi bịt lại bằng một nụ hôn (…) Đúng như tôi nghĩ, môi nàng sinh ra như để khiêu khích người ta cưỡng đoạt nụ hôn. Nàng vùng vẫy một cách tuyệt vọng, đồng thời tôi cũng nhận ra sự cộng hưởng tuyệt vời. Rồi một lúc nào đó, tôi nhận ra mình là người được. Bằng cách nào không rõ, nàng như từng đợt sóng, nâng quấn rồi đẩy chìm tôi để môi tôi được trôi đến đỉnh cao cảm xúc, uống no nê tất cả những mật ngon tâïn nguồn. Đôi chân nàng quấn cổ tôi như muốn nghiền cổ kẻ tội đồ tham lam là tôi chẳng bao giờ thấy đủ (…)

Lẽ ra tôi nên dừng ở đó hay ngủ thiếp đi lúc đó. Nhưng tôi, đã không xứng với hai chữ Thiền Sư nàng tặng, không biết vâng lời để ngừng lại trước những bí ẩn đã được cảnh báo. Tôi nhổ mặt mình ra khỏi chân nàng. Nàng có vẻ đuối sức nằm đó, thân hình như đá trắng, tạc dưới trăng xanh, đẹp đến không ngờ. Phải đến lúc đó tôi mới bình tĩnh nhìn toàn thể người nàng. Thân thể nàng đẹp đến nỗi làm người ta sợ, và càng nhớ hơn lời cảnh báo của nàng (…) Tôi tháo hết quần áo của mình ra, liệng vương vãi một cách nhẹ nhàng và chợt nhận ra nãy giờ nàng nằm trên đá (…)

Tiếng nàng van vỉ:

- Sẽ chết mà, nghe em đi, phần thú trong em mạnh mẽ hơn người.

Lỗi tại ai trong câu năn nỉ can ngăn của nàng, lại hàm chứa một lời khuyến khích. Như nàng nói em thèm chết quá, cho em chết đi và tôi hiểu chữ chết là yêu.

Tôi đâm sâu vào người nàng. Người chết là tôi. Tôi rú lên vì cảm giác có một khe hẹp đầy dao nhọn bén chặt rọc đi phần mềm yếu nhất của tôi.

Tôi ngã ngửa người ra, vừa khi nàng uy nghi trỗi dậy. Chúng tôi vẫn chưa thoát khỏi nhau. Và tôi ngất đi trong ý nghĩ hoang mang nàng là ai vậy? {HL68, trg 116, 12-2002}

Những tư tưởng vụt thoáng qua như làn sét trong những phút gần cực điểm của làm tình mỗi người một khác. Và cực đoan cực điểm như đôi trẻ trên, là cũng có, tuy không xảy ra trên thực tế, ngoài đời mấy khi. Thành thực với bản thân mình, thiếu gì phụ nữ đã mơ màng trong lúc ngậm gọn cái đó của người tình trong miệng, ước ao được thú nghiến răng cắn thử cho đã. Đôi khi cũng có trường hợp có nàng cầm dao cắt phăng cái đó của người tình, như trong phim “In the realm of sense” của Nhật ngày nào, hay cô vợ Nam Mỹ lai da đỏ Incas hay Atzecs chi đó cầm dao cắt luôn cái đó của ông chồng Marines Mỹ, hay như một bà Thái sau khi xuống đao, đã bỏ cái đó của chồng vào máy xay thịt, xay nát ra mới hả dạ, mới đã…

Đặng Thơ Thơ

Một nhà văn nữ ở Mỹ có giọng văn trong sáng, tả tình yêu tình dục một cách lãng mạn, một thứ lãng mạn pha trộn Tự Lực Văn Đoàn và Francoise Sagan, nhưng có giọng kể như đùa bỡn, châm biếm nhẹ nhàng, đôi khi hơi chua hơi cay một tí, đó là Đặng Thơ Thơ, một nhà văn đước xếp loại tương đối trẻ ở hải ngoại. Cô gia nhập làng văn hơi trễ, nghĩa là khi tuổi đời đã qua mức trưởng thành hơi lâu một chút, đã lấy chồng đẻ con, như mọi người. Nhưng nhân vật chính của văn chương Thơ Thơ lớn chậm: cứ là một cô bé gái hoài, một bé gái có nhận xét khá sâu sắc và cũng dịu dàng về 'những người lớn' chung quanh, từ người bà đau đớn vì ung thư đến các nhân vật khác, như bà mẹ. Những bài văn của cô đăng lên và được nhiều độc giả chú ý, một phần vì văn chương, phần khác vì bút hiệu thơ mộng và ngộ nghĩnh: Thơ Thơ. Nhưng những người đã đọc và theo dõi văn cô, trong đó có người viết bài này, thấy ngứa ngáy làm sao khi đọc hết truyện này sang truyện khác, cô bé không chịu lớn. Đi ra đi vào nhiều truyện, vẫn cứ là bé gái. Bèn có lời giục giã: Lớn lên thôi chứ, cô bé!

Không biết có phải những lời thân hữu nhắc nhở như thế hay vì thời gian qua nhiều, nhân vật cô bé trong truyện của Thơ Thơ sau cùng cũng lớn: Trong một truyện đăng trên Thế kỷ 21, cô đã mười lăm hay mười sáu tuổi, và người yêu đầu tiên của cô là người đàn ông đứng tuổi có một vườn lan đẹp, vẫn thường mở rộng cửa cho cô cháu vào chơi, thưởng thức hoa. Toàn thứ hoa lan khi nở, nhìn kỹ từng bông, có cảm tưởng nhìn vào một khe suối Đào Nguyên nào đó, gợi tình gợi dục một cách hồn nhiên. Một ngày kia ông chú có việc đi xa, trao vườn lan cho cô cháu chăm sóc. Và khi vươn tấm thân trinh nữ thanh mảnh lên tưới lan, cô chợt khám phá ra mình đã yêu ông chú. Thế thôi, xong một truyện tình mới lớn. Trong sáng và trong sạch như các hoa lan mới nở trong truyện cũng như ngoài đời.

Sự nẩy nở phát triển cơ thể, sự chuyển biến tâm hồn từ một cô bé sang một cô gái hẳn hoi, cổ tích Tây phương thường bóng bẩy diễn tả bằng điển tích công chúa ngủ miên man trong rừng, đến khi có một hoàng tử đẹp trai duyên dáng, một prince charmant, đến gần và cúi hôn lên môi. Cái hôn đánh thức công chúa dậy, để yêu để lấy hoàng tử, đẻ con đùm đề và sống hạnh phúc mãi mãi. Sự bừng tỉnh của tình dục ở nhân vật cô bé của Thơ Thơ không do một hoàng tử đẹp trai nào cả, mà là một cậu bé con nghịch ngợm bướng bỉnh ở một nhà trẻ mà cô gái mới lớn của Thơ Thơ làm người giữ trẻ. Cậu bé quậy quá, cô gái không cho, cậu cáu tiết ôm lấy cô 'bảo mẫu' cắn cho một cái thật mạnh lên gò vệ nữ, chiều cao của cậu lên đúng tới đó. Cô gái đau điếng, nhưng trong khi nghe cái đau râm ran truyền khắp người, cô chợt khám phá ra từ lâu rồi cô chờ đợi một cái hôn cái đau như vậy. Công chúa ngủ say đến mấy mà bị 'cái hôn' mạnh và dữ như thế, cũng phải thức tỉnh thôi, dù là do một hoàng tử hay thứ dân… Tuy bị đánh thức bằng biện pháp mạnh như thế, cô gái của Thơ Thơ vào cuộc tình ái lại rất nhẹ nhàng, không vũ bão cũng chẳng mưa to gió lớn, rất từ tốn, với đủ mục thư từ qua lại, dĩ nhiên là toàn e-mail, trong truyện Hai tháng cho một tình yêu, đăng trước tiên trên Hợp Lưu 69 rồi Thế Kỷ 21 ở Santa Ana trong năm 2003 vừa qua. Cuối một e-mail, chàng viết: “Hôn em”.

“Hôn em? Hôn tôi? Cái hôn gửi qua điện thư lơ lửng hơn là hôn gió trong không khí. Cái hôn chẳng dính líu gì đến thân xác. Nhưng làm người tôi nóng bừng. Cái hôn đi thẳng vào đầu không qua trung gian nào hết. Nó mãnh liệt dữ dội không kém cái hôn trên da thịt. Dấu ấn của nó ở mọi nơi, ở môi, ở mắt, ở khắp người.

Tôi cũng bắt đầu hôn anh. Chỉ cần thả người vào ghế, nhắm mắt lại: môi anh sẽ đè lên môi tôi-ướt át. Cảm giác êm và đau sẽ thấm tận cùng các ngõ ngách của thân thể. Tôi thường hôn anh vào giờ đi ngủ, trong bóng tôi, trên chiếc giường của tôi. Hành động nhắm mắt lại trên giường đồng nghĩa với hôn anh. Và bóng tôi phải thật đậm để nụ hôn thêm mê mệt. Nếu ngọn đèn đường ngoài cửa sổ thỉnh thoảng rực lên, làm tôi nhìn thấy ánh sáng yếu ớt của nó qua mi mắt đã khép chặt, tôi phải bịt mắt lại. Từ từ, hành động lấy tay bịt mắt bảo đảm một nụ hôn sâu xa đắm đuối nhất trên đời”.

Đã lâu lắm, ở hải ngoại, chúng ta mới được biết một cái hôn môi đằm thắm, trong sáng như thế, dù đó là một cyberkiss, một nụ hôn qua không gian và máy vi tính. Dĩ nhiên sau đó mọi sự phải tiến thêm một bước, với cô gái đa cảm đa tình này, và mọi sư diễn ra như sau:

“Bãi xe buổi trưa cũng vắng. Bóng hai người nhập thành một khối bên cạnh bóng xeĐôi mắt có đuôi đa tình làm tôi chao động. Tôi cảm nhận tất cả sự vô lý của tình yêu này, tại sao anh? tại sao anh chứ? Điều gì đã làm người tôi nóng rực khi nhìn thấy anh? Phản ứng hóa học và những luồng điện chập lại? Cảm giác đó bùng lên đậm đặc, ngọt ngào như cam thảo, và đau xót như cường toan, cùng lúc.

Kính xe hạ xuống cho gió lùa đi hơi nóng. Anh nhoài người vào trong, hơi thở hừng hực như buổi trưa trên mặt tôi. Nơi đó là một từ trường rất mạnh, nó bắt buộc cái hôn đầu tiên hai đứa chúng tôi phải xẩy ra như thế: ở giữa khung cửa xe.

Tiếng anh ngoài khung cửa:

- Nhớ viết thư cho anh. Nhớ lái xe cẩn thận.

Chàng đứng tuổi kinh nghiệm và khôn ngoan: chàng cảm thấy sự xúc động của cô gái, dặn dò lái xe cẩn thận vì sau khi hôn, cô gái ở tình trạng: “Sau đó là cảm tưởng say rượu khi lái xe đi, cảm tưởng buồn đắm đuối đang bay trên đường phố, cảm tưởng một khối hơi trôi bồng bềnh cách biệt hẳn mọi thứ trên đời. Cảm tưởng sao được nhìn thấy tận mắt một điều bí mật, những hiện hữu của nó luôn rình rập kẻ đi tìm”.

Yêu say sưa có thể rung động như thế nhưng trong đáy hay một góc nào đó của não bộ, cô gái vẫn tỉnh táo, phân tích, nhận xét:

“Tại sao hai chúng tôi đều mở mắt khi hôn? Tôi vẫn hôn anh mỗi tối, và nhắm mắt. Tôi tin rằng khi nhắm mắt mình sẽ như ngất đi trong một vũng đen, không biết gì nữa hết. Khi hai người hôn nhau, họ tan vào nhau, và người này trở thành vô tận của người kia. Hai linh hồn và thể xác nhập lại, tự do mở ra sự trở về của đoá hoa vĩnh cửu.

Chính đôi mắt mở cho thấy sự tồn tại của người kia, cùng lúc cho thấy ranh giới giữa hai người. Đôi mắt mở là ý thức đang quan sát, không ngất đi được. Và điều bí mật sẽ không hiện ra. Đoá hoa cuối cùng của tình yêu sẽ không bao giờ tìm thấy.”

Lâu lắm, từ lúc còn tuổi trẻ, mới được đọc một đoạn văn tả cái hôn môi hay, diễm tuyệt như vậy. Và cũng thật may cho cô gái trong truyện Thơ Thơ là cô đã mở mắt. Nếu nhắm mắt, khi lái xe về cô sẽ tông xe hay bị xe tông là cái chắc! Đã yêu đương như vậy, cái gì sẽ phải xảy tới kế tiếp, đã xảy tới, dĩ nhiên trong xe hơi của chàng đậu trên một đỉnh dốc nhiều gió, với một vào đề ngộ nghĩnh:

“Anh hôn em, được không?

- Không được, em hôn anh.

Anh cười. Rồi tràn sang. Bóng tối đè lên người tôi, làm đệm ghế bật ngửa ra sau. Tôi nhắm nghiền mắt, nhớ những lần hôn anh tưởng tượng trên giường. Tưởng tượng và thực tế không ăn khớp với nhau. Những lần hôn kia lần dò kiếm những mê mải trong hồn. Cái hôn bây giờ đắm đuối sục sạo trên thân thể. Khác như một dòng nước ngầm và nước triều dâng. Hơi thở anh dồn dập…

- Anh phải nhắm mắt, biết không?

Anh cười. Rồi lại hôn. Tôi bắt đầu quen với cường độ của anh, mạnh bạo và hối hả, nóng bỏng và chiêùm đoạt.

- Ra băng sau đi.

Tôi lắc đầu, nhưng cũng nghĩ ra băng sau thoải mái hơn, ít ra có chỗ co duỗi, chứ người anh nảy giờ đè nặng lên đùi làm hai bắp vừa tê vừa mỏi. Cuối cùng thì cũng ra băng sau, chúng tôi ôm riêùt nhau. Nhưng mà để cho đỡ mỏi chân thôi, tôi nói với mình. Cảm giác rất dễ chịu như nằm trong một cabin nhỏ trôi lênh đênh giữa biển sương mù. Ý nghĩ này làm tôi buồn ngủ. Thân thể anh ấm, cánh tay anh gối đầu êm, tim anh đập biến thành bè nhạc trầm… tôi muốn nằm yên như vậy mãi.

Những vuốt ve của anh không cho tôi ngủ, kiểu âu yếm không lung tung mà bắt đầu tập trung vào một chỗ. Tôi co người lại.

- Đừng.

- Anh muốn yêu em… Anh muốn yêu em…

Hơi thở nóng rực, anh cắn vào môi tôi. Tôi ghì lấy anh, thì thào:

- Ở ngoài đi.

- Ở trong sướng hơn.

Kiểu nói rất đàn ông làm tôi ôm riết lưng anh.

- Không, ở ngoài đi.

- Không!

Anh nói như la lên.

Tiếng “không” này làm tôi đau đớn… Dù người đang tan chảy vì gần gủi, tôi vẫn chưa hiểu tại sao mình lại điên như thế.”

Đến đoạn chót của truyện, Thơ Thơ để cho nó một nhan đề riêng, là “Kết”, trước khi viết: “Tôi cho rằng mình đã đi đến tận cùng… Điều tôi tìm kiếm khao khát bây giờ đã thoả. Tôi thở hắt như vừa bước ra khỏi cơn hoan lạc (tôi không cảm thấy hoan lạc). Thật ra đó là tiếng thở dài của một người khác. Một người đứng ra ngoài nhìn vào… Anh bây giờ không quan trọng nữa. Tất cả những điều anh đã làm chỉ là gõ cửa. Mọi người đàn ông đến gõ cửa, sẽ lôi ra, từ tôi, một người đàn bà riêng của hắn.”

Một kết luận khá hay vì để người đọc chới với, như đang đi trên một cầu khỉ. Suy luận theo chiếu hướng nào, coi bộ cũng có lý…

Trong truyện dài Khi phong linh vỡ trích đoạn đăng Hợp Lưu 72, tháng 8-2003, nhân vâït nữ của Thơ Thơ quen một hoạ sĩ tên Linh Đằng và trao đổi cái hôn đầu tiên thật nhẹ nhàng tự nhiên: “Linh Đằng cũng đang nhìn cô. Thấy cô ngước lên, anh nghiêng mình xuống gần hơn. Trước đó một giây thôi, cô không hề có ý định hôn anh. Bây giờ một thôi thúc khó hiểu đang xúi bẩy. Cô muốn vươn tới một thứ đang treo lơ lửng giữa hai người. Chính điểm treo đó kéo hai người gần nhau hơn nữa.

Cái hôn đó không phải do ý muốn. Nó chỉ tình cờ rơi đùng vào khoảnh khắc (…) mà mọi thứ đều có thể xảy ra.”

Một đặc điểm ở nhân vật nữ của Thơ Thơ, là gần như lúc nào cũng tò mò và tự phân tích chính mình. Và một lối phân tích của một người ngoại cuộc nhìn vào. Cứ tự vừa làm vừa cảm xúc vừa phân tích như thế, từ đầu cho tới… cuối cuộc tình (gọi như thế thôi, thực ra mọi truyện tình Thơ Thơ hầu như không có cuối, hay có quá nhiều cách kết luận, có lẽ đúng hơn):

“Khi gọi Linh Đằng, cô hiểu mình sẽ phải làm tình với anh ngay buổi hẹn đầu tiên. Vì đó là vấn đề đặt ra, rất bức thiết. Anh đã nói: “Anh muốn ngủ với em”, sau khi hai người hôn nhau. Từ thời điểm cô nhấm nháp ly rượu mạnh với sự hoài nghi đó, một loạt diễn biến đã xảy ra nhanh cấp kỳ – nhanh hơn tốc độ thu của máy điển tử, nên chắc chắn cô đã bỏ sót nhiều chi tiết cần ghi nhớ. Chẳng hạn từ lúc nào bị gợi tình? – Khi anh vuốt ve cuối sống lưng làm cô rợn người, hay trước đó nữa? – Rồi cảm giác tê rợn đi theo vào phòng vẽ? – Lúc Linh Đằng vào bếp pha rượu, cái vuốt ve vẫn còn ở lại và làm cho ẩm ướt? Từ đó dẫn đến lúc hai người hôn nhau, hai người đã nói gì, làm gì, tính toán gì?…

Và cô gái tiếp tục thứ phân tích như vậy, và bận rộn như thế nên cô đã ngồi trên giường sẵn sàng làm tình nhưng vẫn mở to mắt điềm tĩnh theo dõi chàng đang cởi quần áo. Tác giả không ghi lại những xúc ý nghĩ của nàng về thân thể chàng, thí dụ cái đó… to quá hay nhỏ quá, mà thông qua mọi sự rất nhanh, đến giai đoạn hậu tình dục. Và cô gái lại tiếp tục:

“Cô lái xe với những câu hỏi rối loạn trong đầu:

Điều gì mới xảy ra?

Tại sao mình lại làm vậy?

Mình có làm vậy không?

Tại sao mình điên vậy?

Có phải vậy điên không?”

 

Lê Quỳnh Mai

Lê Quỳnh Mai tốt nghiệp một đại học ở Montréal, Canada, ngành báo chí và truyền thông, nên thường hoạt động trong môi trường thuộc ngành mình đã học: sinh hoạt văn học nghệ thuật, tinh văn, phỏng vấn… Tháng 8-2003, tạp chí Hợp Lưu tại Nam Cali ra một số chủ đề Thế Hệ Sau Chiến Tranh, bỗng nhiên Lê Quỳnh Mai thử làm một nhà văn với truyện Câm khá hay, vững chắc với nhân vật chính là một cô gái câm, mẹ bỏ đi sớm, sống với cha ở một ngôi nhà trên đồi. Cô vẽ giỏi nên: “Chúng tôi sống bằng những bức tranh gửi bán dưới thành phố. Rất ít khi tôi xuống nơi ấy vì không muốn bị đùa cợt. Một người câm không có khả năng tự vệ trước sự tàn nhẫn chà đạp của tiếng người” {HL72, trg 91}

Chủ đề chính của truyện ngắn này là tình yêu và loạn luân. Kể ra loạn luân không phải là chuyện mới mẻ trong văn chương thành văn của loài người, nhất là không hiếm khi xảy ra trong bất cứ một dân tộc nào. Cứ mở Kinh Thánh ra, chưa đọc nhiều trang đã thấy loạn luân đầy rẫy. Như bà Loth tò mò quay người lại nhìn thành phố đang bị tiêu hủy mà bị biến thành cột muối, hai con gái phải làm tình với cha để tái tạo lại bộ tộc của mình. Ngay như với Adam và Eve sinh ra hai con trai, nếu chúng không làm tình với mẹ thì làm sao có loài người. Đọc truyện cổ Việt Nam, thấy ngay việc hai chị em ruột lấy nhau hay một người vợ giao hợp với cả hai anh em (sự tích Trầu Cau)… Gần hơn, như đời nhà Trần cho anh chị em họ lấy nhau thả dàn, người Tàu phương nam cho phép anh chị em họ bên ngoại được phép lấy nhau, quý tộc Anh cho anh chị em họ bất kể nội ngoại thành hôn với nhau, và hậu quả là cho phép con gái cũng được nối ngôi vua, làm nữ hoàng. Nhưng rồi xã hội nào cũng từ từ tìm cách hạn chế hoặc cấm hẳn sự loạn luân, bằng luật pháp và bằng một thứ mạnh hơn luật pháp, là luân lý và tôn giáo. Nguyên nhân đầu tiên chỉ vì lý do sinh vật: những đứa con, cháu sinh ra từ sự phối hợp loạn luân của loài người hay có một tỉ lệ bất thường về tâm sinh lý hoặc bất vẹn toàn. Thí dụ như giòng họ Trần về sau con cháu suy yếu khác thường, mấy vị vua cuối cùng chết trong tuổi đôi mươi. Và nếu nới rộng tâm trí mà tin ở thứ hiện thực huyền ảo của Garcia Marquez, loạn luân cho lắm, đẻ con có cái đuôi heo… Ở đây, Lê Quỳnh Mai để cho độc giả hiểu cô gái nhân vật chính là kết quả của một mối tình loạn luân, nên cô bị câm. Và yêu đương sôi nổi cuồng nhiệt, đến mức hơi bất thường một người trong họ rất gần, mặc dù “…biết trong giòng máu của mình thừa hưởng cái đam mê vượt ra ngoài lễ giáo của loài người… Anh hôn tôi vào buổi chiều hôm ấy trước khi trở về thành phố. Như chết lịm trong thân thể rắn chắc và kiêu hãnh của người đàn ông có màu mắt màu nâu trong suốt. Tôi bắt đầu dẫm vào vết châ! n cũ. Giống ngày mẹ vừa mười tám tuổi”.

Cô gái câm xúc động vì cái hôn đầu tiên này đến độ lần đầu tiên cô biết khóc trên đời, và khóc nhiều đến độ chàng “hốt hoảng đứng bật lên kéo tôi đẩy sát vào cây sồi to tướng trước cửa nhà. Anh hôn tôi ngấu nghiến. Trên mặt mũi. Trên khắp thân thể. Cho đến khi cảm thấy đau thốn như có vật đi xuyên qua phần thiếu nhất trong thân thể phía dưới. Tôi bấu chặt vai anh… Tôi cào cấu lưng anh mỗi lần phần thừa của thân thể anh làm phần thiếu của minh đau thốn… Cho đến khi nhận ra cái lạnh đang mơn trớn thân thể mình. Là lúc anh buông tôi ra người ướt đẫm. Anh mắt nâu trong… Anh bắt đầu vuốt ve từ cổ tới hai bàn chân…”

Sự kiện mất trinh nơi gốc cây sồi trước cửa nhà như thế có hậu quả tốt cho tài vẽ của cô gái câm: “Tranh gửi bán dưới phố được chú ý nhiều hơn. Bố cũng ngạc nhiên không kém. Chỉ anh hiểu tại sao loài người dưới thành phố thích tranh như vậy. Nửa phần người trong tôi thường xuất thần vẽ sau khi được bù đắp no đủ”. Cô câm sáng tạo một lối vẽ mới rất đáng chú ý, gọi là body painting mới chỉ đúng được một nửa: “Dùng bàn tay trái của mình quét sơn chung quanh thân thể anh trên lớp vải mà hai đứa tôi dùng làm khăn trải trên mặt đất… anh trườn người lên thân thể tôi kéo ập xuống. Như con báo đen vừa bắt được mồi. Tới tấp, hung hãn, điên cuồng… cho đến khi mang cảm giác bầu ngực trần căng cứng lên vì những dấu răng sắc nhọn. Cho đến khi hai đứa cùng quay đầu trườn lên người nhau. Nhồi lên. Ép xuống. Không đau thốn. Như lần đầu tiên bị vật cứng đâm thật mạnh vào nơi chốn ấy. Cảm giác hoan lạc dâng lên tột cùng. Sóng nhấp nhô. Tôi đón nhận lớp sóng màu trắng đục đang tràn lan trong phần thiếu. Rồi anh hôn lên đó. Tôi cũng hôn lên phần thừa của con báo đen…” Cô gái mang khăn trải, dính tèm lem màu đen và đỏ từ thân thể hai người cùng vài vết trắng ngà của tinh khí, của âm thủy căng lên giá vẽ, vẽ bức tranh mới. Mọi sự không ngừng ở đó. Một buổi trưa nắng gắt, nàng câm dạy chàng tập vẽ. Tập vẽ như sau: “Bắt đầu cho một ngày tập vẽ. Tôi dạng hai chân ngồi trên thành bồn (tắm). Ngón tay trỏ lần kéo từ phía dưới khoảng tối đen đi lên. Ngón tay tôi đến đâu anh theo bằng đầu cọ sơn đến đấy”. Nàng buồn vì mình câm, không thể nói ra nói lên tình yêu của mình, chỉ còn mỗi cách đưa tay dẫn ngòi cọ vẽ về chốn tối mù của cơ thể mình, nơi duy nhất có thể thay tiếng nói với chàng. Chàng hiểu, vẽ một bông hồng đen lên chỗ đó, như chàng tình nhân người Pháp vẽ một bông hoa màu đỏ lên gần chỗ đó của Diane Lane trong vai người vợ ngoại tình trong phim Unfaithful, rồi mới cho phần thừa của mình nhập nơi thiếu của nàng… Hai người làm tình liên miên, vì “không có phần thừa của anh nhập lại. Tôi chỉ là một sinh vật không đầy đủ… Không có phần thừa của anh. Phần thiếu trên thân thể tôi chỉ là tàn tật…” Mọi sự không tiếp diễn mãi trong thứ hạnh phúc đam mê dục tình, như cô gái câm mong muốn. Một ngày kia chàng không trở lại căn nhà trên đỉnh đồi để đeo vào tay nàng một nhẫn cưới bạch kim như đã hứa. Chàng ra đi như mẹ nàng đã bỏ đi trước đây vì bố mẹ là anh em ruột. Và bây giờ“chúng tôi là anh em họ… khuôn mặt anh giống bố như con ruột. Vì bác và bố là hai anh em song sinh…”

Biết nói sao về sự tan vỡ mối tình của hai kẻ yêu nhau chân thành, đam mê thân xác đến cùng cực như thế… Tại loạn luân chăng? Nhưng nói là loạn luân không thôi có diễn tả trọn vẹn không, vì ở đây có lẽ phải gọi là loạn luân bình phương, loạn luân lập phương mới đúng… Truyện ngắn của Lê Quỳnh Mai không có một kết luận dứt khoát nào cả. Nhưng ở đây có thực sự cần một kết luận nào hay không?

 


Đỗ Lê Anh Đào

Tạp chí Hợp Lưu ở Hoa Kỳ giới thiệu tác giả này như sau:“Sinh 1979 trong một gia đình Công giáo Gò Vấp và đến Hoa Kỳ đầu thập niên 90. Đỗ Lê Anh Đào thuộc lớp người viết trẻ nhất ngoài nước…“. Sinh năm 1979, có nghĩa là năm nay, 2004, Đỗ Lê Anh Đào mới có 25 tuổi đời, và 'tuổi hải ngoại' mới có 9 năm. Trẻ về nhiều diện, đã thế lại có điểm nghịch lý: thơ văn viết ra thuộc loại cấp tiến, tiền vệ – tiền phong, trong khi gia đình lại thuộc Công giáo La Mã, nghĩa là thuộc một cộng đồng vẫn có tiếng là bảo thủ, dù ở Việt Nam hay ở Mỹ. Và ở độ tuổi như thế, đương nhiên Đỗ Lê Anh Đào có đi học đại học, ngành Tâm Lý hay Phân Tâm chi đó. Nêu rõ như thế trước khi vào truyện ngắn đầu tay Như tâm thần hoang tưởng để dễ hiểu diễn tiến của truyện, nội cái tên, cũng có vẻ tâm lý phân tâm rồi.

Chủ đề của truyện cũng mới mẻ, kiểu Mỹ điển hình, là mối tình tay ba. Xin đừng hiểu tình tay ba theo lối lãng mạn, cổ điển Âu Châu, là hai chàng cùng yêu một nàng hay hai nàng cùng yêu một chàng. Yêu thế thôi, khơi khơi, tà tà, say đắm, không cần xác thịt… cũng vẫn yêu như thường, đều đều. Ở đây, mối tình tay ba của Đỗ Lê Anh Đào gần gũi mối tình của Táo Quân vua bếp hai ông một bà, và hai ông thường xuyên không mặc quần để nhấn mạnh tính cách tương quan thể xác của ba người.

Người thứ nhất là 'Tôi', một người nữ học thức trẻ, cư ngụ tại Hoolywood, thành phố vẫn được coi là kinh đô điện ảnh Mỹ. Thời kỳ làm trinh nữ của nhân vật chính này hơi ngắn vì chưa chi đã bị ông cha ghẻ phá trinh và làm tình liên miên cho đêán khi rời khỏi nhà. Và trái với lẽ thường, cô không hề ghét ông cha ghẻ này. Cô có một người tình gái là Rita “người Đông Âu có thân hình như Sophia Loren, chân dài, eo nhỏ, nhất là bộ ngực căng mềm không chịu nằm yên, cứ nhún nhảy nhìn tôi chằm chằm. Khiêu khích. Mời gọi”.{HL77, tháng 6-2004}

Tuy không có triệu chứng nào trước đó báo hiệu cô là loại trời sinh ra lesbian, đồng tính luyến ái nữ, cô vẫn để cô gái Đông Âu Rita dẫn dụ vào con đường:“Nàng phà hơi thở nóng đẫm mùi rượu vào lỗ tai và ép thân thể nhễ nhại mồ hôi sát người tôi vào tường. Nàng cầm tay tôi ép vào bụng mình, dẫn dắt, chỉ đường cho những ngón tay tìm tòi. Tôi mân mân bàn tay trên sàn bụng phẳng, len xuống dưới lớp vải kim tuyến ràn rạt. Ở dưới lỗ rún xỏ hột cườm, là những sợi lông măng vàng lạt, nhiều và mềm. Và ở dưới nữa, là những ngõ ngách mơn mởn ẩm ướt, sâu và chật… Sự táo bạo bất cần của nàng quyến tôi, lôi kéo tôi vào nhịp điệu đêm của thành phố: los angeles hay los angels? Nơi thiên thần ở hay thiên thần lạc?”

“Tôi biết tôi bị những nét đàn bà nơi Rita mê hoặc. Những gì gần giống như mình, nhưng không hoàn toàn là của mình… Sự mềm mại dịu dàng của nàng làm cho tôi cảm thấy an toàn, làm cho tôi quên đi những tàn ác của tuổi thơ trớ trêu. Quên đi những gì đàn ông thuộc về người cha ghẻ, khuôn mặt dâm đãng, bàn tay hãm hiếp, bụng mỡ nặng nề, cặp đùi lông lá… Rita đã trở thành người tình yêu thích của tôi.

Và của anh”.

Sở dĩ có thêm câu 'và của anh', vì trước khi có bồ gái Rita 'tôi' đã có một người tình nam gốc Việt tên là Văn đẹp trai theo tiêu chuẩn Tây phương, hành nghề đạo diễn những phim tài liệu về nhân chủng, dĩ nhiên giàu tiền bạc cũng như khéo léo đối với đàn bà. Khi 'tôi' buồn khóc vì nhận được fax của mẹ báo tin cha ghẻ chết vì ung thư, chàng Văn đã dỗ dành: “Khóc cho đến khi mệt lả người. Anh đỡ tôi vào phòng tắm, khoan thai cởi từng miếng áo quần trên người tôi, gỡ từ từ từng nút áo, kéo từ từ từng phéc-ma-tuya. Tôi lặng yên cho anh làm, đầu óc trống rỗng… Cởi đồ xong, anh bồng tôi vào bồn, xả nước. Nước đầy bồn, anh âu yếm kỳ người tôi, gội đầu cho tôi, hôn khắp thân thể tôi…”

Vừa có người tình nam vừa có người tình nữ, loại người này hiện nay không phải hiếm ở Tây phương, chứ không phải là đặc sản của vùng Hollywood, tiếng Âu-Mỹ thường gọi là bi-sexuel, gọi tắt là “bi”. Không những họ có thể lần lượt đi từ vòng tay người tình nam sang người tình nữ, và ngược lại, mà còn có thể làm tình cùng một lúc với cả hai người. Tiếng Anh thường gọi tắt là three-somes, bộ ba Táo quân của Việt nam chắc thuộc loại này vì hai ông Táo không mặc quần, sẵn sàng lâm trận 24/24. Về một cuộc làm tình, các nhà văn nam nữ tả đầy đủ chi tiết không thiếu gì, nhưng tả làm tình bằng tay, hơi hiếm, ngay nữ tài tử Sharon Stone trong phim Basic Instinct cũng chỉ nói tới sơ sơ. Dưới ngòi bút Đỗ Lê Anh Đào mọi sự diễn ra tỉ mỉ: “Chúng tôi không làm tình nhiều lắm. Chỉ một hai lần trong cả buổi. Nhưng cả ba rờ rẫm nhau suốt. Anh mân mê và vuốt ve tôi nhiều lần. Anh thích làm tôi thỏa mãn bằng tay… cũng đôi tay mềm mại ấy trở thành hùng cường và quyền thế khi đặt giữa háng tôi, ra lệnh cho cơ thể tôi cong uốn tùy thích. Đôi tay anh đặt vào giữa háng tôi vừa khít, hoàn hảo. Một ngón tay lướt qua là mang lại một mơn trớn ân cần. Rồi mơn trớn ân cần mang đến bấu vuốt say sưa. Bấu vuốt say sưa mang đến ngọ ngoạy nghịch ngợm. Ngọ ngoạy nghịch ngợm ra dấu hiệu cho tôi luồn người đặt đầu lên vai anh, một tay bấu móng vào lưng, một tay nắm kéo ra giường. Anh không bao g! iờ hôn tôi trong những lúc ấy, cũng không bao giờ cho tôi thỏa mãn một cách dễ dàng. Bao giờ anh cũng đùa cợt, khiêu khích, vờn vờn năm ngón tay ở bụng dưới và đùi nông cho đến khi tôi van xin kiệt quệ. Đến khi tôi lặp đi lặp lại là tôi yêu anh, tôi là của anh, tôi thuộc về anh vĩnh viễn. Lời nói thốt ra là chìa khóa mở cửa khoái lạc, bàn tay uy quyền hoạt động điêu luyện, tìm tòi qua bao lớp da thịt hừng hực ẩm ướt. Khi bầu vú tôi rướn lên thèm thuồng trong lúc gần tuyệt cảm, anh luôn luôn cắn hàm răng sắt vào má tôi. Anh cắn tôi với tất cả yêu thương và thù ghét. Anh nói anh thích nhìn khuôn mặt tôi nhăn nhó nửa vì sung sướng nửa đau đớn, còn tôi thì thích được anh cắn tôi in dấu răng như vậy.”

“Anh cũng vuốt ve và mân mê Rita nhiều lần như vậy. Cả nửa năm rồi làm tình tay ba, chuyện anh vuốt ve cô ta không bao giờ làm tôi buồn, ngược lại nó kích thích tôi và làm tôi ham muốn nữa… Cho đến khi tôi biết yêu anh và coi anh như thuộc về tôi. Nhưng lần này thì khác…”

Chung tình với nhau về thể xác là yêu nhau, đòi hỏi tiên quyết của những người yêu nhau. Ngủ với người khác, là đối tượng kia nổi cơn ghen lên dữ dội và ngay lập tức, hay ghen chậm, ghen ngầm cho đến khi bùng nổ còn sát nhân, là tùy từng 'tạng' người. Điều ngộ nghĩnh là các cô gái điếm cũng bị chồng, bồ hay ma cô, nổi cơn ghen mới ngộ. Dĩ nhiên không phải vì ngủ với nhiều người khác rồi, vì đó là nghề của nàng, mà ghen khi cô gái điếm lỡ sướng một cái với khách chơi, hay đi chơi loạng quanh với khách. Nhiều gái điếm trẻ khi đi khách phải tìm cách đánh lừa thân xác mình để khỏi bị kích thích, sướng với khách hàng. Ở Việt Nam trước đây, có cô ca vọng cổ, gạt tay khách ra không cho sờ vú, hay dục khách 'Lẹ lên cha nội!', để dành sướng với 'chồng' khi hết 'giờ làm việc'…

Vấn đề ở đây bây giờ không còn thuần chuyện thân xác nữa, mà là tình cảm tình yêu. Nhân vật 'Tôi' trước đây không hề ghen khi chàng ngủ với đàn bà khác, dù ngay trước mắt mình, cho đến khi khám phá ra là mình yêu chàng thật sự, hiểu theo nghĩa cổ điển nhất. Cơn ghen bộc phát dữ dội đến nỗi 'Tôi' tìm cách đầu độc Rita. May mà Rita thoát chết, trong khi đó chàng Văn lại bị dân khủng bố giết chết tại Mễ Tây Cơ. Cái chết của chàng làm 'Tôi' đau khổ đến phát điên, phát khùng, bị bệnh tâm thần hoang tưởng, paranoid schizophrenia, điều trị trong bệnh viện tâm thần ba năm mới khỏi. Câu chuyện kết thúc tạm gọi là có hậu với sự kiện Rita, vẫn xinh đẹp, sexy và giàu có, và vẫn yêu cô bồ gái của mình, bỏ qua chuyện mưu sát cũ, đón 'Tôi' về ở chung với mình. Nối lại tình gái như xưa. Mọi sự tạm là êm đẹp, cho đến khi 'Tôi' lại nổi cơn ghen mới với bồ gái hay bồ trai mới của Rita… Chuyệân ấy dễ xãy ra trong bầu không khí một thành phố miền nam nước Mỹ nắng ấm và sa hoa như Hollywood.

Lê Thị Thấm Vân

Tương tự Dương Như Nguyện, Lê Thị Thấm Vân thuộc thế hệ thứ 1 rưỡi, nói một cách cụ thể theo ngôn ngữ của một nhà văn nữ khác đồng lứa: “chúng tôi rời Việt Nam ở tuổi rất nhỏ, đến máu con gái cũng còn chưa có”…Các cô này đều theo học trường Mỹ từ lúc thiếu thời, tốt nghiệp các đại học Mỹ và chịu tác động đồng hóa sâu đậm của các melting pot loại hạng nhất, là chính các đại học đã theo học, điều không hoặc khó thấy ở dân Việt tốt nghiệp đại học Pháp. Cũng như Dương Như Nguyện, nhà văn nữ hai lần tiến sĩ, Thấm Vân khi viết văn cũng để lộ dễ dàng và rõ ràng ảnh hưởng văn hóa Mỹ của mình, trích dẫn thơ văn tiếng Anh thoải mái, dẫn chứng hơi nhiều các tác giả tây phương đủ loại, đủ kiểu.

Hai tập sách đầu của Thấm Vân, Đôi bờ 1993 và Mùa trăng 1995, không được chú ý mấy. Phải đợi đến tập thứ ba, một du ký tiểu luận Việt Nam ngày tôi trở về, 1996, Thấm Vân mới gây được chú ý nhiều của độc giả hải ngoại, qua đoạn biện luận về công và tội Hồ Chí Minh khá hùng hồn và vững chắc, và nhất là những đoạn miêu tả thân phận quá khổ sở của phụ nữ miền Bắc, trong thời bình cũng như thời chiến. Thấm Vân mủi lòng rõ rệt và chân thành, trước những khốn khổ của họ, đến nỗi bìa cuốn du ký này, cũng như cuốn truyện dài Âm vọng in sau đó, đều chọn hình các bà nhà quê miền Bắc. Nhưng bà cũng bộc lộ rõ tâm trạng feminist, tranh đấu nữ quyền, theo mô thức phổ biến trong đại học Mỹ, nghĩa là không những bình đẳng về chính trị, xã hội và kinh tế, mà còn bình đẳng về phương diện tình dục, tính dục nữa. Thí dụ kiểu như một ngày đẹp trời tại một đại học ở WA, các nữ sinh viên đã dán đầy khuôn viên bích chương chỉ có hàng chữ after No is Rape, và nhiều tòa án đã chấp nhận quan điểm này (khẩu hiệu này diễn tả rõ rằng khi đàn bà đã nói Không, không được đâu, mà đàn ông cậy to khỏe cứ làm tới, là kể như hiếp dâm. Tối thiểu 'thuyền quyên' phải 'ứ hư'một tiếng, ra tòa mới hy vọng trắng án).

Dĩ nhiên kinh nguyệt không còn là vấn đề kín của các cô các bà xi xào với nhau trong một góc phòng nữa, và trong văn chương nữ giới, kinh nguyệt xuất hiện một cách tự nhiên như trời xanh mây trắng. Chất nhờn trong âm hộ phụ nữ, xưa được gọi văn hoa là âm thủy, lớp lông ở trên mu xưa trịnh trọng gọi là âm mao, nay trong văn Thấm Vân được gọi thẳng thắn là nước l… lông l… (dấu '…' là của người viết bài, còn tác giả viết đủ ba chữ cái đàng hoàng). Trong truyện Rừng Na Uy của tác giả lớp mới Nhật Bản Haruki Murakami, cô nữ sinh viên Midori dẫn bạn trai mới quen trở lại thăm trường trung học nữ cũ, cô chỉ khói trắng bốc lên từ một ống khói trong trường, cho biết khói đó đốt những băng kinh nguyệt của nữ sinh. Cô còn góp ý như đùa là giả thử như Tokyo ra lệnh bắt phụ nữ phải đội nón kết đỏ trong những ngày có kinh, hẳn quang cảnh thành phố sẽ vui tươi hơn nhiều… Trước những phát ngôn như vậy ông bạn trai hậu duệ của các kiếm sĩ đạo samurai chỉ biết ú ớ thôi…

Còn cái đó của phụ nữ thì dĩ nhiên không được coi là chốn dơ bẩn, cấm kỵ nữa. Người nữ trong Xứ nắng đi một mình về thăm nhà chồng ở Dục Mỹ, buổi tối“Tôi nằm đây, đưa tay phải đặt nhẹ vào nơi đó. Cửa mình của trần gian, cửa mở ra sự sống. Nơi chồng tôi bao lần vục mặt, mân mê chùm lông man dại như rừng rậm hoang dã… Henry Miller đã có lần viết “tôi dấu chim tôi trong đám lông hoang dại của nàng” Còn âm mao, chúng là thân thiết:“Múc từng gáo, dội từ đỉnh đầu. Nước ào ào tuôn dọc theo cơ thể, da loáng nước.. Cái thau xanh nhựa đặt ở góc phải tràn nước. Khua tay ấm áp như da thịt mình, ở phần dưới.. Tôi ngâm mình trong thau nước đầy. Những sợi lông bồng bềnh, khẽ vuốt ve, mân mê, màu ngô non, mướt nước..” Còn mùi vị của cái đó phụ nữ và tinh khí đàn ông ở nơi công cộng, Thấm Vân là người đầu tiên ngửi thấy và miêu tả một cách thản nhiên trong đoạn văn nói về Sàigòn:“Mùi khói xe, thuốc lá quyện với bụi cuồn cuộn trong không gian. Mùi đờm, mùi nước đái, mùi nước dãi, mùi cứt chó, mùi tinh khí, mùi cửa mình, mùi máu, trộn lẫn trái cây hoa quả ủng miền nhiệt đới. Thành phố ào ào, tuôn như thác đổ, vỡ đê. Thành phố quanh năm náo nhiệt, ham sống như chỉ còn vài giờ để sống..”{Xứ nắng}

Đọc đến đây nghĩ lại, nhớ những đoạn văn miêu tả chợ Việt Nam của Thạch Lam và những nhà văn khác, thấy dứt khoát có sự khác biệt khá lớn lao. Cái mũi hay cái ngửi của các nhà văn tiền chiến, coi bộ không bén nhạy bằng các nhà văn hôm nay, đương đại, hậu hiện đại…

Sang đến tác phẩm sau của Thấm Vân, truyện dài Âm vọng, nxb Anh Thư, Cali, 2003), một tác phẩm có cấu trúc phức tạp, không giống ai, gây nhiều xúc động nơi độc giả, nhất là những vị lớn tuổi và ít hội nhập, ít nhất vì trở ngại ngôn ngữ, vào nền văn hóa và xã hội Hoa Kỳ, Âu, Úùc… Riêng về cái áo dài trắng, đề tài ca tụng và một giấc mơ có thật của nam giới Việt Nam, kể cả phe Xanh lẫn phe Đỏ, phe Cách Tân lẫn phe Bảo Thủ, cái áo đã được nhà văn Võ Phiến tả là “nhìn vào chỉ thấy… gió không”, đã được Thấm Vân đưa ra nhận định bất ngờ:“Nó có khả năng làm đàn bà điên tiết: Tấm hình chụp bầy con gái mười một mười ba mười lăm mười bảy tan trường trong tấm áo trắng phin nõn, lụa là trắng phau phau. Trong đám ấy, bao đứa bé đang có kinh, phải xoay xở băng bó thế nào, để đừng lan chảy thấm ướt ra quần, cũng đồng màu trắng phau phau. Bao đứa bé không được phép bước nhanh, chạy chơi u mọi, nhảy dây, trèo cao. Và đạp xe đạp, ống quần bị nghiến chặt trong xích xe, rách nát, giặt vò rã tay cũng chẳng bao giờ tẩy sạch vết dầu xe. Bao đứa bé đang lấy cặp che gò vú đang nẩy nở, chỉ làn gió nhẹ đung đưa, phô bày khoảng lưng trần muột mà con gái trinh nguyên. Chỉ cần mưa nhỏ hột, hiện rõ ngay từng đường chỉ xú chiêng. Những đầu ngón tay ghì chặt vạt áo để che đường viền quần xi líp. Ai là người sáng chế, nghĩ ra nữ sinh Việt Nam phải bận áo dài trắng quần trắng, bó sát thân thể đang vươn sức sống? Điệu đà thục nữ đoan trang dịu dàng mềm mại e ấp. Trinh trắng. Hồn nhiên. Ngây thơ. Tự do phải bị băng bó. Fuck! Bà chửi thề. Trò rửa mắt hả hê của bọn đàn ông. Gợi lòng tham dục của đám đực rựa. Đừng dựa hơi thẩm mỹ. Đừng ỷ vào văn hóa truyền thống. Tất cả đều có thể đập đổ nát vụn. Phải là đàn bà, băng qua mọi đọa đày, khổ ải, hiểm nguy, mất mát, thiệt thòi mới thấu hiểu được những giải băng dùng bó tay, bịt mặt, cột người như thế…” {Âm vọng, trg 92}

Đoạn văn trên là quan điểm của feminist Thấm Vân, người viết bài này chỉ trình bày, chứ không bàn cãi. Chỉ thấy cần có một chút chú giải về chuyện áo dài tiền chiến và hậu chiến, hiện đại và hậu hiện đại… như sau: Sau 1954, đảng Cộng Sản đã kể như thanh toán xong chiếc áo dài ở miền Bắc, coi như tàn dư phong kiến và tư sản. Dĩ nhiên sau tháng 4-1975, Đảng cũng cho đi luôn chiếc áo dài ở miền Nam. Nhưng những người Cộng Sản miền Nam không đồng ý với thứ gần như đồng phục buồn tẻ của phụ nữ miền Bắc: trên sơ mi trắng dưới quần bộ đội hay quần vải đen thô sơ, trong mặc quần đùi, đầu đội nón cối… Phe bảo thủ miền Bắc nhượng bộ một chút: cho phép (sau trở thành bắt buộc) các cô giáo được mặc áo dài khi đi dạy học, còn học sinh nam cũng như nữ có gì mặc ấy, bãi bỏ đồng phục. Khi phong trào Đổi Mới tới, đảng Cộng Sản cho phục hồi thứ đồng phục học sinh xưa kia của miền Nam, quy định nữ áo dài trắng, nam áo sơ mi trắng quần xanh, lần này cho cả nước. Cái nón cối được cho vào bảo tàng viện Cách Mạng cùng với đôi dép râu. Cứ như thế cho đến ngày nay…

Trong Âm vọng có ba nhân vật nữ trong ba phần khác nhau, họ chỉ có hai điểm tương đồng: cùng là đàn bà Việt ở Mỹ, cùng sắp tới tuổi bốn mươi, còn lại là khác nhau: một người trí thức kinh doanh thành đạt, một người ít học đi làm nail, vất vả mới nuôi được hai con không cha, và một người làm mẹ. Dĩ nhiên bà làm 'neo' là thẳng thắn nhất về chuyện sex, trong suy nghĩ cũng như trong đời sống thực. Không có tư tưởng cao siêu, triết lý này nọ, diễn tả bằng cả chuỗi danh từ Hán Việt khó hiểu, bà nghĩ về người đàn ông:“Tối qua mình nằm nghĩ thật tình như vậy: đàn ông khỏe mạnh trẻ trung to con cỡ thằng Mễ, một ngày ra ba lần là hết xí quách, đi chân đá chân xiên, mắt nhìn gà hóa chó. Còn con mụ đàn bà, như tụi điếm, làm tình một ngày cả tá thằng đàn ông chẳng sao cả, vẫn ca vọng cổ cải lương rất mùi mẫn, vẫn gánh nước đi khơi khơi… Đúng ra đàn bà có thể lấy một lúc nhiều chồng được, chứ tại sao một ông mà cả một lô bà vợ được??? (Trai năm thê bảy thiếp). Một bà có thể làm thỏa mãn ba thằng đàn ông trong cùng một lúc. Còn đàn ông là no way! Không cách chi làm thỏa mãn được mụ vợ thứ ba chứ đừng nói chi mụ vợ thứ bảy!!! (Gái chính chuyên chỉ có một chồng). Chắc vậy mà đàn ông hay sợ quê, tự thấy mình bị lép vế, yếu kém thua đàn bà nên ưa toác họng ưỡn ngực thằng nào cũng mạnh mồm cho ta đây mạnh khoẻ, sức lực dồi dào mà cho “đêm bảy ngày ba loe ngoe không tính”. Dốc tổ mẹ. Toàn một nói cho đã miệng.! Thằng nào cũng nhiều đào, nhiều em, nhiều vợ… Cả một nằm mơ. Thôi thì cho tụi nó ước ao sống tận cùng với những giấc mơ, nhưng trong thực tế tụi nó tự biết là đéo bao giờ đạt được”.

Đồng ý là nhân vật làm 'neo' của Thấm Vân ăn nói tục tĩu, nhưng không phải vô lý, nhưng giả thử đoạn văn trên được dịch sang ngôn ngữ Ả Rập và được các ông đạo Khonemei hay Khonami đọc tới, tác giả Thấm Vân dám bị lãnh một fatwa, thánh tư lệnh, ít nhất vì đã đụng chạm tới chế độ bốn vợ, trọng nam tối đa và khinh nữ cũng tối đa của đạo Hồi. Khinh nữ đến mức độ cô gái nào lỡ mất trinh, cha và anh trai có bổn phận phải giết ngay, bóp cổ chết hay cắt cổ hoặc bỏ vào tủ lạnh chôn dưới hầm, như trong một truyện Việt viết ở Bắc Âu gần đây. Còn làm vợ mà ngoại tình thì bị ném đá công khai đến chết, một sự kiện thế giới đều biết. Nữ tài tử nổi tiếng sexy một thời, Brigitte Bardot, nay về già lo bảo trợ súc vật, gần đây có viết lách chê chính quyền Pháp là để nước Pháp bị Hồi giáo hóa. Chỉ vì thế bà đã bị đưa ra tòa phạt vạ tới năm sáu ngàn dollars chi đó, mặc dù thời 1954 ở Pháp chỉ có độ một triệu dân 'Rệp' mà bây giờ đã lên đến 5 triệu. Còn ở Mỹ hiện nay con số dân Hồi giáo đủ các sắc tộc cũng đã lên tới con số 6 triệu. Họ đa số là dân mới nhập cư, còn bận túi bụi chuyện cơm áo, vậy mà tại nhiều cơ sở, ngay cả một số bệnh viện 'quốc doanh' Mỹ miền Tây Bắc, họ đã dành được quyền đến giờ cầu kinh (5 lần một ngày), treo một tấm vải cửa phòng làm việc rồi trải thảm nhỏ quỳ xuống lễ bái vọng về thánh địa Mecca. Thoải mái như trong sa mạc vậy. Trong tương lai, khối người này trở thành công dân Mỹ, ai cấm họ đi xa hơn! chuyện lễ bái vọng, thí dụ như trở thành thẩm phán tại địa phương chẳng hạn… Một điểm nữa quan trọng trong Âm vọng cần nói tới, là qua nhân vật bà làm 'neo', Thấm Vân cố tình nói tới và miêu tả những điều liên quan tới sex một cách sống sượng, trần trụi, như một thứ khiêu khích khiêu chiến với đàn ông nói chung. Một thứ phản kháng tương tự trong ca dao 'Văn chương chữ nghĩa bề bề, thần L… ám ảnh cũng mê mẩn đời…', một thứ tố cáo thái độ đạo đức giả của đàn ông trong chế độ phụ hệ: nhiều vị đa thê, nhiều bồ nhưng cứ mở miệng nói hay cầm đến bút là lên giọng dạy đời, chê cái này dâm ô cái kia tục tĩu. Cái l… với kinh nguyệt đương nhiên là thứ dơ bẩn nhất, nói tới nghĩ tới là buồn nôn lên được… (thi sĩ Hồ Xuân Hương bực quá đã phải phản ứng: “Chúa dấu vua yêu một cái này..”).

Từ trước Thấm Vân đã từng viết nhiều đoạn văn erotic, chuyện đó cũng là thường thôi trong văn chương 'hôm nay', đương đại, lần này Thấm Vân cố tình 'vượt tuyến' sang địa hạt dâm ô, pornographic, hẳn hoi. Đó mới là điều không thường. Thí dụ vú bà làm neo, không phải là những đôi gò bồng đảo, hai trái tuyết lê… để nâng niu, để hít chứ không ăn như trái thị trong truyện các cô Tấm Cám, đã được tả: “Vú mình con không bú mà chỉ toàn đàn ông con trai bú, mút, ngậm, nút, mò, bóp, đè, ngấu, nhai. Ngồi đếm lại, tổng cộng lại cũng hơn mười đầu ngón tay. Thằng nào cũng thích, từ già đến trẻ, từ Mễ tới Ấn, mà mình cũng thấy đã đía mới chết cha chứ! Cái vú bên trái mình thích được bú hơn vú bên phải. Cứ mỗi lần thằng cha nào bú là nước l… mình ứa ra, rồi nước dãi cũng tươm đầy họng, quặn cả bụng, chỉ muốn đ… liền tức khắc”. {Âm vọng, trg 108}

Một vấn đề khác, thường vẫn được coi là taboo, cấm kỵ, đến nỗi, như trong xã hội Việt Nam, thường bị lờ đi, coi như không có, là đàn bà thủ dâm. Xã hội Mỹ trước đây cũng chẳng hơn gì, cũng mới được công khai nói, bàn tới gần đây thôi. Bà Nancy Friday, cũng khoa bảng, trong cuốn phỏng vấn tự thuật The forbidden flowers, những hoa cấm, đã tuyên bố muốn chấm dứt huyền thoại các bé gái chỉ biết cài nơ tết bím, cho nhảy dây, nhảy ô… trong sáng trong sạch như thiền thần… cho đến sinh nhật thứ 18 mới bỗng nhiên biết sex là cái chi chi! Trong cuốn sách của mình, bà cho thấy ở các bé gái tình dục phát triển rất sớm, tám chín tuổi trở lên là biết thủ dâm rồi và mất trinh trung bình từ tuổi 15, không cần biết tuổi pháp định được phép làm tình là bao nhiêu. Nơi các nhà văn quốc tế sự kiện thủ dâm này được nói tới trong văn chương từ lâu, như trong Rừng Na Uy của nhà văn Nhật Murakami Haruki, hay trong Tình yêu thời thổ taû của nhà văn Nam Mỹ Gabriel Marquez, nhưng dè dặt, thoáng qua thôi. Bây giờ Thấm Vân cố tình tả thật rõ ràng, sống và sượng, không 'ke' gì các ông bà già đạo đức thật/giả, như trong một đoạn văn mà tạp chí Hợp Lưu đã có lần trích dẫn. Còn chú giải thêm là dù có chồng, cũng không cản đàn bà thủ dâm, mỗi khi hứng tình mà không có chồng bên cạnh. Tuổi nào cũng có thể thủ dâm, nhân vật làm 'neo' tả một buổi trưa vào phòng con gái, thấy: “Nó đang trần truồng nằm cong người đút tay vô l… rên thở hổn hển, mình lật đật đi ra, người choáng váng như b�! �� trúng gió, điện giật, liền gọi phone kể cho Mây (bạn thân) nghe, phải làm sao? Mây nói: “Lần sau bà vào phòng nó, nhớ gõ cửa, nhé!” {Âm vọng, trg 117}

Một taboo, cấm kỵ nữa thường chỉ được nhắc tới khi văng tục, chửi nhau, bà làm 'neo' cũng làm và kể một cách tỉnh , là… ' chim' cho đàn ông. Nhắc tới với giọng đam mê, hào hứng:“Lúc ngậm cu ông trong miệng mình thấy đã điếu làm sao, khó tả được cảm giác lúc ấy, như người say rượu, phi sì ke, trúng số độc đắc…” {trg 144, sđd} Những độc giả cao tuổi, nhất là những vị xuất phát từ môi trường văn hóa và giáo dục VN xưa, đọc đến đây có thể cằn nhằn kiểu một nhân vật của Võ Phiến: “Bậy, bậy quá, bậy vô số… Hại sức khỏe lắm đấy nhé..!” Nhưng sự bất mãn, cằn nhằn sẽ bớt đi nếu nhớ lại, thứ nhất, chuyện 'bú chim' đã được bàn cãi công khai sôi nổi trên mọi phương tiện truyền thông của loài người, khi cô sinh viên tập sự Monica Lewinski tại Tòa Bạch Ốc đã quỳ xuống mút vị tổng thống đương nhiệm, để tinh khí bắn vào áo…

Nói cho cùng, bản năng tính dục và bản năng sinh sản có vẻ tuy hai, nhưng chính ra là một. Nhỏ như con ve, con châu chấu, con bọ ngựa, con dế, con đom đóm, lớn hơn một chút như con công, con chó, con bò, con ngựa… kêu ve ve, vỗ cánh xòe cánh, kêu ri ri ban đêm, lập lòe trong bóng tối, kêu bê bò, hí hi hi… để làm gì, nếu không phải đi một đường tình dục, Love and Sex, với nhau. Chúng công khai dâm ô, công xúc tu sĩ, child abuse, xách nhiễu tình dục lung tung… Thật tự nhiên, như trời và đất… Có 'ke' chi đến đạo đức luân lý đâu. Cũng có vị nhà giáo đạo hạnh kiểu Châu Á ở bên xứ tuyết lo lắng rằng nhắc tới tình dục, làm sex nhiều quá, e sẽ làm mòn, chán mọi sự liên quan. Sự chán, mòn… là có, nhưng chỉ đối với cá nhân từng người, nhưng là do các yếu tố chính là tuổi tác và bệnh tật. Đôi khi do môi trường sống đậm đặc chất sex, như ma cô gái điếm, hay chủ tiệm adult bookstore, vũ sexy… Nhưng dù có thế, vẫn còn, vẫn có yêu đương và ân ái… như thường. Ngày nào còn loài người trên thế gian.

Đỗ Quỳnh Dao

Tương tự Phan Thị Trọng Tuyến và Mai Ninh, Đỗ Quỳnh Dao cũng thuộc thành phần du học Pháp trước 1975, cũng học hành thành đạt rồi ở lại, nhưng không như Phan Thị Trọng Tuyến viết văn khá sớm, Mai Ninh và Đỗ Quỳnh Dao viết văn khá trễ, mãi tận đầu thập niên 90 của thế kỷ trước mới có tác phẩm đầu tiên được xuất bản (đều do Văn Mới, CA). Nếu Mai Ninh viết tương đối bạo tay bạo chân một chút về tình dục, Đỗ Quỳnh Dao gần như gia nhập dòng văn chương khá phổ biến ở Âu châu, là phân tích nội tâm, nhưng khác biệt ở điểm chủ đề thường hướng về một phụ nữ. Nhưng không phải là tất cả các loại phụ nữ khác nhau, mà gần như chuyên trị các loại phụ nữ bất hạnh, bất hạnh về bất cứ nguyên nhân nào. Người viết Liễu Trương đã có lý khi viết: “Đỗ Quỳnh Dao xóa bỏ mọi biên giới để chỉ nhìn con người và sự đau khổ của con người… có cái nhìn đây nhân ái… Trong các truyện của bà, chủ đề trội nhất là thân phận của người phụ nữ” bất hạnh, như cô bé tật nguyền, cô gái tâm thần không muốn lớn, người vợ chồng ngoại tình, người đàn bà đau bệnh chết từ từ…” {Ngày Nay, Houston, Những nhà văn nữ VN ở Pháp, số 508, 2003}. Nhưng trong phần viết của Liễu Trương có điểm cần bàn luận thêm, là khi bà viết chủ đề tiểu thuyết Con nữ“mặc cảm của những người đồng tính luyến ái”. Có lẽ bà tiện tay viết chung luôn như vậy, còn thực ra Con nữ không phải đồng tính luyến ái, không phải tình yêu nam nam, nữ nữ, ! mà là tình yêu của một người ái nam ái nữ với một người nam. Sở dĩ phải dài lời như thế là bởi vì có tới hai thứ ái nam ái nữ khác nhau: thứ nhất, là loại thân thể như người nam nhưng phần sinh dục là nữ (như nhân vật sát nhân hàng loạt trong phim Silence of the lamb do Jodie Foster đóng vai cô FBI tập sự), thứ hai là thân thể như người nữ mà phần dưới là đàn ông, tiếng Anh gọi là 'she-male', như trong phim The crying game. Và nhân vật Con Nữ của Đỗ Quỳnh Dao chính là một she-male.

Chưa được đọc một thống kê nào cho biết tỷ lệ sinh con ái nam ái nữ ở bất cứ đâu, nhưng coi bộ không quá hiếm, nhất là thành phần 'she-male'. Theo một trong những huyền thoại của Paris, thành phố của hơi nhiều huyền thoại, những 'con nữ' gốc Brazil hay tụ tập làm điếm ở một góc rừng Boulogne và ở Thái Lan có những hộp đêm có sân khấu cho các 'con nữ' trình diễn sexy-show hàng đêm, như các tiệm có vũ điệu khỏa thân ở Mỹ, Gia Nã Đại… Truyện Con nữ của Đỗ Quỳnh Dao đặt trong khung cảnh Paris, với hai người bạn học từ tiểu học lên trung học, là Gấu và Nai:

“…không biết có phải vì cái tên thằng Gấu thằng Nai mà các bạn đặt cho đã dính luôn vào người mà bạn thì giống gấu còn hắn thì giống nai. Bạn vạm vỡ dềnh dàng, ngực nở nang và lưng hơi dày. Dáng đi chậm rãi và trầm trọng từng bước chắc nịch… Giống hệt gấu! Hắn trái lại, cao gầy thon thả, nhất là cặp đùi thuôn đuột trên hai cổ chân mỏng manh. Trừ hai bàn tay thô kệch gân guốc, ở hắn chỉ là những đường mềm mại dịu dàng. Mắt hắn tròn lúc nào cũng mở to… Thêm vào đó hàng mi dài rậm giữ nguyên vẹn nét non dại của trẻ thơ. Y chang nai!

Gấu và Nai cứ như vậy lớn lên gần nhau, đi đâu chơi gì cũng có nhau, và dĩ nhiên cái vẻ con gái của Nai làm Gấu luôn luôn phải gồng lên che chở bạn. Nhưng khi vào tuổi dậy thì, trục trặc bắt đầu xảy ra, cái bản chất nữ ở đâu không biết xuất hiện mỗi ngày một mạnh ở trong Nai, tràn ngập từ từ ngang ngửa với bản chất nam. Tác giả Đỗ Quỳnh Dao vẫn gọi Nai là hắn, nhưng bản chất nữ mạnh quá, nên coi như có một con người thứ hai trong Nai, gọi tên là Con Nữ:“Con Nữ tinh quái lắm, vẫn không chịu lộ mặt, mà chỉ vo ve trong tai hắn. Ngày một ngày hai, nữ xâm nhập cuộc sống của hắn, mới đầu một thoáng ngắn mỗi ngày rồi một thoáng ấy kéo dài, vào trong giấc ngủ vô trong cơn mộng… Dần dà nữ tràn ngập trong hắn, trong tai trong đầu trong óc trong ngực trong bụng, như một ký sinh trùng len lỏi trong máu đi khắp nơi. Chỉ là âm vang chỉ là giọng nói, nhưng sao mải miết không ngừng”.

Dĩ nhiên bản chất nam, 'hắn', có nhiều tranh luận, đôi co với bản chất nữ, 'con nữ', nhưng không lại: con Nữ ỏn thót thủ thỉ hay quá. Đôi khi hắn cố gắng phản ứng quyết liệt hơn: “Không, không, nhất quyết không nghe lời con nữ. Tay trái hắn mân mê bụng dưới như để khẳng định. Bỗng một cảm giác lâng lâng từ đâu ập tới…ủ hắn nóng rần rật… Rồi ồ ạt, rồi tới tấp, rồi đầy ứ, rồi tràn ngập…tung tóe phá vỡ đê…” Hắn đã dùng biện pháp mạnh để khẳng định nam tính, là thủ dâm. Nhưng không ăn thua gì: “Hắn ngọ nguậy trong đám sương mù không lời đáp. Cho đến lúc hắn hiểu con nữ không chỉ là ám ảnh mà sự thực rành rành, và sự hiện hữu của nó trong hắn sẽ là luôn luôn mãi mãi…” Chàng Nai kể như đã chết, 'hắn' càng ngày càng lép vế, không phải chỉ về tinh thần như trước nữa, và cả về thể xác:“Nữ thay đổi thấy rõ. Chỉ thấy nó uống chích đều đặn tuần này tháng nọ mớ thuốc dấu kín trong tủ áo, mà bây giờ nó hơ hớ da mềm thịt mơn và hai trái vú nổi phồng không cần để mút độn nữa. Nữ càng giòn thì hắn càng tiêu điều… Chỉ nhìn cách ăn mặc và trang điểm thì đủ biết bản lĩnh của nó. Cặp đùi dài xếp tréo để hở giữa váy và đôi ủng nhọn cổ cao ngang mắt cá, một khoảng da thịt bao trong vớ lưới đen đủ để lưới bọn cá đang nhễu nhão thèm muốn… đôi mắt viền chỉ đen sâu hút và mái tóc ngắn chải keo ướt nhẹp sẵn sàng hớp hồn lũ mồi đang láo liên hấp háy”.

Gấu và Nai, bây giờ phải nói con Nữ mới đúng, vẫn là bạn, vẫn đi chơi với nhau, dù bây giờ thằng bạn trai ngày nào đã biến thành bạn gái, xinh đẹp và sexy. Nhưng màn chót rồi cũng phải đến thôi, khi Gấu loan tin dự trù cuối năm sẽ làm lễ hỏi với cô gái Marie, và “Hắn chưa kịp nói lời chúc mừng thì con nữ đã nhào tới phanh áo cởi trần khóc lóc thảm thiết: Đừng anh ơi, em yêu anh. Lúc trước anh bảo sẽ yêu em nếu em là con gái. Anh nhìn đây, em là con gái, em là đàn bà. Tất cả vì anh… Thằng Gấu đứng như trời trồng, sững sờ nhìn con Nữ. Ánh mắt loang loáng nỗi kinh hãi ghê tởm đã dội nước lạnh lên ngọn lửa đam mê của Nữ… Thằng Gấu bỗng kêu hự một tiếng và khụy xuống, mặt xanh như tàu lá. Con nữ vừa kịp đưa tay đỡ bạn thì hắn đã nôn bắn vào người con nữ”.

Sự kiện nôn ọe này đáng để bàn cãi. Trong phim The crying game, người hùng lần đầu tiên dụ được 'nàng', cũng là con nữ, mà mình đã hôn hít nhiều lần vào phòng ngủ. Khi nàng thoát y trăm phần trăm, trông thấy trên thân thể đàn bà xuất hiện một con chim kích tấc, người hùng đã chạy vào phòng tắm nôn ọe tưng bừng. Phản ứng này thường được những người ngoài phố, chê là quá đáng, và chê đạo diễn là cường điệu. Còn trong truyện Đỗ Quỳnh Dao, Gấu biết Nai từ nhỏ, khi tắm khi tiểu chung còn lạ gì con chim của nhau. Còn đôi vú bất ngờ xuất hiện, chỉ có thể làm một chàng trai 'cool' chuyên môn phóng môtô như Gấu nhún vai một cái, ngắm nghía sơ sơ, rồi tuyên bố nghỉ chơi với bạn cũ, cho đỡ phiền phức, là đủ. Sự thực trung bình ngoài đời, chỉ đại khái như một chuyên viên kinh tế người Việt đi công tác ghé Bangkok, tối đến lựa một cô gái xinh đẹp mang lên phòng, cũng hôn hít đôi vú say sưa nhưng khi sờ xuống phía dưới, thấy một khúc củi nằm ngang, đã chỉ giật mình buông tay ra, đứng dậy trả tiền cho cô gái, mời 'chàng' đi chỗ khác chơi. Sau đó mới thấy tiếc, giận mình sao lại không thử một lần làm ông André Gide bên Pháp, Oscar Wilde bên Anh… Bèn xuống lầu chạy theo cô 'she-male', con nữ Thái Lan, nhưng 'nàng' đã mất hút.

Đó cũng là phản ứng khá thông thường của đàn ông, chỉ ngạc nhiên sững sờ một chút, tò mò nhìn ngó một tí, rồi tránh đi hoặc nghỉ chơi. Trừ một số người thích chơi với 'của lạ' một tối, vài tối, thông thường ít ai thích kết bạn lâu dài với những người bất thường về tính dục như thế. Còn lấy làm vợ hay chồng, thì bất khả, no way… Đó là thân phận đáng buồn, tội nghiệp của những người ái nam ái nữ, những con nữ, những she-male… trên thế gian này. Xứng đáng để một cây viết nhân ái như Đỗ Quỳnh Dao chiếu cố, đoái hoài tới, viết về.

THẾ UYÊN

tháng 10, 2004

 

(1) trích tiểu luận chưa xuất bản Tình dục và các nhà văn nữ Việt Nam, thời hiện đại của Thế Uyên, bản cắt ngắn với tựa Hợp Lưu.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét