Thông tin ebook
Tên sách: Thủ lĩnh đảo Diều Hâu
Tác giả: Nguyễn Quỳnh
Thể loại: Bút ký
Nhà xuất bản: Hà Nội
Năm xuất bản: 2002
Số quyển / 1 bộ: 1
Hình thức bìa: Bìa mềm
——————————-
Nguồn: http://top123.vn
Sưu tầm: thuy_nguyen
Chuyển sang ebook (TVE): santseiya
Ngày hoàn thành: 20/04/2010
Nơi hoàn thành: Việt Trì – Phú Thọ
Mục Lục
3. Thủ lĩnh Khỉ Già và Khỉ Trẻ
4. Khỉ Già với những người chăn nuôi
6. Khỉ Trẻ với con Lu và con Mích
Từ Bãi Cháy, đi thuyền, ca nô hoặc tàu thủy, qua núi Bài Thơ. Rồi cứ thế theo tay lái của những thủy thủ thuộc lòng vịnh như thuộc lòng bàn tay, du khách sẽ được len lỏi qua hàng ngàn ngọn núi đá đẹp như những viên ngọc châu giữa biển biếc.
Đó là những đảo đã lớn nhỏ rải quân cờ, cao thấp khác nhau nhô lên trên mặt biển. Phần lớn những núi đảo này xanh rờn màu lá, hình thù cổ quái, kỳ lạ gợi nhiều mơ mộng và tưởng tượng về những huyền thoại của vịnh Hạ Long.
Chẳng mất mấy thời gian mà tàu thuyền du khách đã vượt qua những dặm dài đường thủy uốn khúc giữa vùng vịnh sóng nước êm như ru. Bây giờ trước mắt du khách hiện ra một chấm nhỏ xanh màu rêu, như thể đang tròng trành, sóng sánh, lấp lánh trên mặt biển.
Chấm xanh màu rêu ấy ngày nay gọi là đảo Khỉ. Nhưng xưa kia dân trong vùng quen gọi là đảo Rều hay đảo Dều. Có hai cách lý giải khác nhau về tên đảo này.
Có người cho rằng vì từ xa nom đảo có màu xanh rêu, nên người xưa gọi nó là đảo Rêu. Nhưng phát âm chệch thành Rều, hay Dều. Và dần dần thành quen, chỉ còn lại một tên là Rều – đảo Rều.
Lại có người cho rằng đảo không có những cây to, mặt đảo nhiều chỗ trống trải. Xưa kia hàng đàn diều hâu biển thường sà xuống nghỉ cánh, ăn mồi. Vì thế người xưa gọi đảo là đảo Diều. Và cũng do phát âm chệch, nên thành ra đảo Dều. Và từ Dều lại phát âm chệch nữa thàn! h Rều.
Xem ra trong hai cách lý giải cái tên gốc của đảo, cách nào cũng có lý của nó. Bởi vì từ xa nhìn tới, đảo có màu xanh rêu thật. Và cũng rất thật là trước đây ban ngày hầu như diều hâu biển bay lượn kín trời trên đảo.
Riêng tác giả thì nghiêng về cách lý giải thứ hai. Vì thế gọi đảo này là đảo Diều Hâu. Mong bạn đọc nhớ cho, từ đây trở đi những tên gọi đảo Khỉ, đảo Rều, đảo Diều Hâu đều là một.
Từ khi trên đảo Diều Hâu mọc lên những nếp nhà có người ở, và ngoài rừng đảo có hàng trăm khỉ đàn sinh sống, thì tên đảo được gọi nôm na là đảo Khỉ. Người ta quên hẳn tên cũ của nó.
Thực ra trên đảo không phải chỉ có toàn một loài khỉ, mà còn có vài loài khác nữa, như gà, vịt, ngan, ngỗng… Nhưng đấy là các giống gia cầm và số lượng chúng cũng không nhiều, nên người ta không lấy làm tên đảo.
Đảo Diều Hâu hình lồng bàn úp hay là hình nắm xôi. Tương truyền đây là một nắm xôi do Ông Võ đứng canh ngoài cửa vịnh, không cho đàn Rồng Con thuyết phục nàng Rồng Mẹ về Trời mà thành đảo.
Đó là truyền thuyết Nàng Rồng, một trong những câu chuyện truyền thuyết về vịnh Hạ Long. Truyền thuyết Nàng Rồng kể rằng:
Bấy giờ vịnh Hạ Long chưa có tên gọi. Có một loài thủy quái ẩn náu dưới đáy biển sâu. Ngày ngày chúng kéo đàn, kéo lũ lên mặt biển tàn sát dân lành trên các thuyền đánh cá và cả cư dân trên bờ.
Lũ thủy quái gây ra những cơn giông tố quật n�! �t, làm ! đắm thuyền bè, giết hại không biết bao nhiêu người làm nghề chài lưới trên vịnh mà kể.
Những người tài giỏi trong nghề sông nước đã nhiều phen hợp sức chống lại chúng. Nhưng họ đều có đi mà không về.
Dân tình sống vô cùng điêu đứng bởi tai họa do bọn thủy quái gây ra. Tiếng kêu khóc ai oán của ngư dân vang động đến tận Thiên Đình.
Nàng Rồng vốn là con gái của Lạc Long Quân và Âu Cơ, theo cha về vùng này từ thủa mở nước. Nàng kết duyên với con trai của Ngọc Hoàng rồi theo chồng về Trời. Vợ chồng nàng đã có một đàn con Rồng đông đúc.
* * *
Một hôm nàng Rồng cùng chồng ra ngoài Thiên Cung đi dạo. Bỗng nàng nghe thấy tiếng khóc than từ Hạ Giới vọng lên. Nàng vén mây nhìn xuống Trần Giới.
Nàng thấy vùng biển quê cha đang lâm nạn, sóng nước pha màu máu cuồn cuộn nổi lên. Nàng vội quay về Thiên Đình, xin Ngọc Hoàng và chồng xuống Trần Gian quê cha để trừ hại cho dân vùng vịnh.
Nể tấm lòng trung hiếu của nàng, Ngọc Hoàng và chồng nàng nhận lời. Nhưng Ngọc Hoàng và chồng nàng giao hẹn trừ xong thủy quái, nàng phải sớm quay về Thiên Đình.
Ngọc Hoàng còn cho hai Thiên Thần là Pháp Sư và Ông Võ đi cùng nàng Rồng. Ngài còn dặn riêng Pháp Sư rằng, hễ dẹp tan bọn thủy quái, thì phải khuyên nàng sớm trở về Trời.
Chưa thật yên lòng, Ngọc Hoàng lại cho gọi Ông Võ vào. Ngài dặn Ông Võ, nếu Pháp Sư khuyên nhủ không được, thì ông Võ phải dùng uy vũ của mình buộc nàng Rồng phải rời Hạ Giới.
Nàng Rồng từ biệt Ngọc Hoàng, chồng và các con, cùng Pháp Sư và Ông Võ bay ngay xuống Trần Gian. Hôm ấy ngư dân thấy rõ một con Rồng từ trên trời sa xuống Vịnh.
Từ đó dân vùng này gọi tên vịnh là vinh Hạ Long – vịnh Rồng Sa. Còn chỗ mà đuôi Rồng vẫy lên Rồng sa xuống biển gọi là đảo Bạch Long Vĩ – đảo Đuôi Rồng Trắng.
Để chặn đường của lũ quái biển, nàng Rồng rải ra vịnh những viên ngọc châu. Những viên ngọc châu bỗng chốc biến thành những đảo đá nhiều hình, nhiều v�! � như ngày nay.
Nàng Rồng cùng hai Thiên Thần và các Thủy Thần cùng cư dân trong vùng ra tay dẹp tan bọn thủy quái. Giữ đúng lời hẹn trước với Ngọc Hoàng và chồng, nàng Rồng từ giã vùng vịnh, bay về Trời.
Lại một hôm nàng Rồng cùng chồng và các con dạo chơi ở xứ Bồng Lai, thưởng ngoạn tiên cảnh. Bỗng nàng lại nghe thấy tiếng khóc than của dân chúng vùng vịnh Hạ Long bay lên.
Nàng Rồng kinh ngạc, nhìn xuống Hạ Giới. Nàng thấy bọn thủy quái lại đang tác oai tác quái ở vùng vịnh Hạ Long. Một lần nữa dân vùng vịnh lại lâm vào cảnh tai ương.
Lấy làm lạ, nàng Rồng gọi xuống Hạ Giới, hỏi Long Vương. Long Vương cứ sự thật báo lên. Thì ra dưới chân những đảo ngọc nằm sâu trong lòng vịnh do nàng Rồng rải ra, có nhiều hang hốc.
Bọn thủy quái đầu sỏ bị nàng Rồng truy đuổi, đã chui vào các hang hốc ấy ẩn nấp. Biết nàng đã bay về Trời rồi, bọn thủy quái lại kéo ra vịnh, tác oai, tác quái.
Như để trả thù nàng Rồng và ngư dân vùng vịnh, lần này bọn thủy quái hoành hành ngang ngược táo tợn hơn. Chúng gây ra những tai họa khủng khiếp hơn.
Một lần nữa nàng Rồng lại xin Ngọc Hoàng và chồng xuống Hạ Giới. Cũng như lần trước, lần này Ngọc Hoàng lại sai hai thiên thần là Pháp Sư và Ông Võ cùng theo nàng.
Bị nàng Rồng các thiên thần, thủy tướng truy đuổi, bọn thủy quái lại chui hết vào những hang hốc, ẩn náu dưới chân các đảo ngọc. Nàng Rồng không còn cách nào diệt trừ hết lũ quá! i biển.!
Còn lũ quái biển, bây giờ không chờ nàng Rồng trở về Trời.Chỉ cần nàng rời vùng vịnh, là bọn chúng lại chui ra khỏi hang, phá phách, quấy nhiễu dân lành.
Nàng Rồng đành ở lại trấn ngự ở vùng vịnh Hạ Long. Ngày đêm nàng cùng các Thủy thần tuần phòng, canh giữ khắp dưới đáy vịnh, không cho bọn thủy quái ra khỏi các hang hốc,
Hai thiên thần là Pháp Sư và Ông Võ không cách nào khuyên nhủ, bách bức được nàng Rồng trở về Thiên Cung. Trái lại cả hai ông còn bị nàng thuyết phục, tự nguyện ở lại vùng vịnh.
Vùng vịnh đã yên, nhưng không thấy nàng Rồng trở về Thiên Đình. Ngọc Hoàng đành sai Thiên Sứ xuống triệu nàng về Trời. Nhưng nàng không dám rời khỏi vịnh.
Để các Thiên Sứ khỏi quấy rầy, nàng sai Ông Võ và Pháp Sư canh giữ ngoài cửa vịnh. Pháp Sư làm phận sự khuyên bảo, thuyết phục các Thiên Sứ. Ngày ngày ông chỉ ăn oản.
Một chiếc oản vỏ khô cứng, không ăn được hết. Ông chỉ ăn được phần ruột mềm, phần vỏ cứng ông vứt ra vịnh. Lập tức vỏ oản biến thành một cái vũng lớn. Ngày nay nơi ấy vẫn mang tên vũng Oản.
Còn Ông Võ thì uy lực ngăn cản những Thiên Sứ ngang ngạnh, những Thiên Tướng cậy tài, không chịu nghe lời khuyên giải của Pháp Sư. Ông Võ đứng sừng sững suốt ngày đêm ngoài cửa vịnh.
Một lần, một đàn Rồng Con, con của nàng Rồng từ trên Trời bay xuống vịnh. Các cô chú Rồng Con này đã được ông Pháp Sư giảng giải điều hơn, lẽ thiệt.
Nhưng! lòng nh! ớ mẹ không kèm nén được, họ đến quỳ lạy trước Ông Võ, xin được vào gặp mẹ. Ông Võ vừa giở nắm xôi ra, không kịp ăn, đành phải vứt ra biển.
Nắm xôi Ông Võ bỗng chốc biến thành hòn đảo nhỏ có hình nắm xôi mà sau này dân vùng vịnh gọi là đảo Rều, hay đảo Dều. Đó là đảo Khỉ hay đảo Diều Hâu ngày nay.
Từ đấy ngoài vịnh Hạ Long, còn có vinh Bái Tử Long – Vịnh Rồng Con Lạy. Giữa hai vịnh lại còn có núi Ông Võ.
Đảo Diều Hâu xung quanh được viền bởi bãi cát trắng thoai thoải, chạy mãi xuống đáy nước. Nước biển quanh đảo trong như lọc.
Giữa thềm cát trắng, dưới làn nước biển trong, nhấp nhô, những tảng đá rời rạc. Có những tảng đá nhô hẳn lên khỏi mặt nước khi thủy triều xuống, và chìm ngập khi thủy triều lên.
Đấy là một trong những nơi thu hút khỉ đàn trên đảo xuống đùa nghịch, tìm kiếm thức ăn. Dưới những tảng đá bám đầy hà, hến ấy, là hang ổ của cua đá, dân đảo còn gọi là cu kỳ.
Cua đá mình hơi nhỏ hơn cua biển, nhưng dày hơn, chắc thịt hơn. Chân cua đá cao, có lông cứng nham nháp, chạy trên cát nghe rào rào. Chúng cũng rất hấp dẫn đối với cư dân cộc đuôi của đảo Diều Hâu này.
Đảo Diều Hâu là một vương quốc khỉ vàng. Trên đảo cây dại và dây leo mọc xanh rờn. Những cây ăn quả do người trồng như đào, mận, ổi, doi, cam, bưởi, nhãn và nhất là dừa, vượt hẳn lên trên nền xanh cây dại.
Những cây dừa tơ mập mạp, khỏe khoắn, xanh đậm, vươn những tàu lá trên dưới hai sải tay đón gió biển. Dừa xanh viền quanh đảo trên nền cát trắng và biển biếc trông thật nên thơ.
Giữa nền xanh mát dịu của đảo Diều Hâu, nổi lên chục nếp nhà xây, mái bằng hoặc mái ngói. Đó là nhà làm việc, nhà ở của các cô chú trại nghiên cứu và chăn nuôi khỉ trên đảo.
Lại có những ngôi nhà xây, tường đóng khung, có chừa những ô cửa sổ, nhưng không đổ mái, hoặc đổ nửa mái.
Đấy là nhà cho khỉ đàn ăn. Đấy còn là nơi khỉ đàn chơi đùa, và cũng là nơi dùng để bắt khỉ khi cần.
Từ xa, trên mặt vịnh, gió khơi và sóng nước vọng đến tai mọi du khách trên tàu, thuyền những tiếng kêu chí chóe, nhộn nhịp. Đó là tiếng của khỉ đàn. Tiếng chí chóe vui vui ấy mỗi lúc một rõ dần, rõ dần.
Chỉ chốc lát, trước mặt khách lạ hiện ra rõ mồn một, một hòn đảo xanh, nhỏ nhắn, tròn trịa. Rồi du khách sẽ nhìn thấy, mỗi lúc một rõ dần, những dáng dấp lom khom khắp nơi trên đảo.
Khỉ đàn lom khom trên bãi cát trắng, hay hì hụp dưới nước biển, hoặc lanh lợi, linh hoạt và hiếu động nhảy nhó! t trên các cành cây, mô đá, tàu dừa… Đấy là cư dân cộc đuôi của vương quốc đảo Diều Hâu.
Nếu tàu, thuyền của du khách phương xa đến gần chân đảo vào lúc trời im gió, hẳn trong giây lát sẽ lấy làm ngạc nhiên trước một hiện tượng lạ. Hết thảy cây rừng đảo đang xao động trong lúc biển khơi không gợn gió.
Nhưng rồi du khách dù mới tới đây lần đầu, chỉ chốc lát cũng đã nhận ra ngay, rừng cây lay động không phải do gió biển. Bởi cây lá rung chuyển đủ mọi hướng, chứ không theo một chiều như gió thổi.
Đến gần hơn, khách lạ sẽ mỉm cười, thích thú thấy những hình bóng vàng ươm như những quả bưởi chín, đùa nghịch vô tư, đuổi bắt nhau trong các tán lá, hoặc đánh đu dưới những cành cây.
Đôi khi những hình bóng từ một cành cây, một ngọn dừa nào đó tung lên cao, rồi rơi xuống một nơi khác. Những bóng hình ấy làm ta lầm tưởng đấy là những quả bóng do các cầu thủ đánh đầu bay đi quá trớn.
Đó chính là trò chơi của các chú khỉ choai choai tinh quái, hiếu động nhất đang đùa nghịch, đang nhào lộn. Cũng có thể các chú giật mình vì bất chợt gặp người lạ.
Và kìa, các chú khỉ vàng đuôi cộc vừa giật mình, nhưng không bỏ chạy mà đang quay lại tò mò nhìn ca-nô, thuyền, tàu cặp bến. Cây rừng như chết lặng đi chốc lát.
Khỉ đàn im phắc, ngơ ngác nhìn khách lạ, vật lạ. Chúng không bỏ sót một chi tiết nhỏ nào, để chốc sau khi vắng người còn kéo nhau xuống đùa nghịch, bắt chư�! ��c, phá! phách.
Nhưng trên thuyền, trên tàu… theo lời mách bảo trước, đều có cử người trông coi. Và tính tò mò của khỉ vốn cũng chỉ giữ chân được cư dân cộc đuôi của vương quốc này trong chốc lát mà thôi.
Im lặng chỉ diễn ra chốc lát, để rồi lũ cộc đuôi lại tiếp tục các hoạt động sôi nổi của mình. Những cô chủ khỉ non nhảy tót lên ngọn cây, mô đá, tàu dừa đổi hướng nhìn.
Lũ nhóc cộc đuôi này tò mò quan sát đám người lạ vừa đặt chân lên đảo. Rồi chúng chuyền cành hoặc nhảy hẳn xuống đất bám theo chân du khách cho đến khi họ vào nhà nghỉ.
Những con khỉ đàn lớn tuổi, chắc từng trải hơn. Chúng biết lũ người lạ kia chẳng làm gì hại chúng, và cũng chẳng có gì để xem. Chúng lại nằm khểnh trên bãi cát, bãi cỏ, phớt lờ sự đời, lơ đãng nhìn trời, nhìn nước.
Những cô chú khỉ trẻ trung, từng tốp lại kéo nhau ra bãi biển. Con thì lội hẳn xuống nước. Con lom khom trên bờ. Bọn chúng cân mẫn gỡ hà, gỡ hến bám trên các tảng đá sù sì, đưa lên miệng nhấm nháp.
Có những con khỉ đầu óc phát triển hơn, bắt chước người, lật những tảng đá nhỏ, nhặt những con ốc biển. Thoảng hoặc chúng cũng bắt cả những con cua đá để ăn.
Có những con khỉ không biết do bạo gan hay do thiếu kinh nghiệm, bị cua đá cắp, kêu toáng lên làm kinh động cả bầy. Lũ khỉ con đã tách mẹ, đang tập sự sống tự lập, thích thú đuổi theo những con dã tràng đang xe cát.
Các cô chú nhóc cộc đuôi vừa bước vào đời, ngạc nhi�! �n, hếc! h bộ mặt như đang cười tít mắt lên nhìn nhau, rồi ngơ ngác nhìn quanh. Kìa, những con vật bé xíu kia chạy trốn đằng nào mà nhanh như bay, như biến đến thế.
Có khi lũ nhóc này ngắm nghía những con vật lạ từ những ngọn sóng bạc đầu bay lên cát. Chúng đưa bàn tay vụng về, sợ sệt, rụt rè vờn những con vật có một chiếc càng cái to quá cỡ, đỏ mọng như quả ớt chín này.
Đấy là những con còng gió. Những con còng gió bị sóng biển đưa võng dạt lên bờ, vội vàng đưa chiếc càng cái ra đe dọa những kẻ tò mò. Chúng không ngần ngại cắp chặt vào những ngón tay bé bỏng kia.
Bị những con còng gió cắp, tuy không mấy đau đớn, nhưng các cô chú khỉ con, khỉ nhí kêu lên ré ré. Những lúc ấy cả bãi biển rộn lên tiếng kêu khẹc khẹc, tiếng chân chạy xé nước. Không rõ bọn khỉ đang vui hay đang hốt hoảng.
* * *
Có thể gọi đảo Diều Hâu là một trại chăn nuôi lớn, hiếm có, một vương quốc khỉ, một thắng cảnh đẹp, sôi động, nhộn nhịp và vui mắt. Đấy là một nơi, mà lúc bấy giờ dù đang chiến tranh phá hoại, vẫn có du khách tìm đến tham quan.
Nhưng, sự ra đời của vương quốc đảo Diều Hâu này lại không phải chỉ với mục đích phục vụ tham quan, du lịch. Không, không phải những người thành lập trại khỉ chỉ nhằm tạo ra một thắng cảnh vui chơi mới.
Không nhớ rõ ngày tháng năm thành lập vương quốc đảo Diều Hâu. Chỉ biết rằng trong thời gian chống chiến tranh phá hoại, người ta đã nghĩ đến việc bảo vệ và phục hồi đàn thú quý này, đặc biệt là phục vụ sức khỏe của trẻ em.
Trong vòng ba, bốn chục năm trở lại đây, đàn thú quý, vốn gần gũi với con người này bị giết hại rất nhiều. Ngày nay trên những dãy núi đá dọc đường số I từ
Loài thú vốn họ hàng xa của tổ tiên loài người này không những quý vì chúng tô đẹp thêm cho sinh cảnh, mà còn có công lớn trong Y học cổ truyền và cả cho ngành Y học và Dược học hiện đại.
Muốn bảo tồn và phát triển đàn thú quý đã trở nên hiếm này không những phải cấm săn bẫy ngoài tự nhiên, mà phải khoanh vùng chăn nuôi. Vùng chăn nuôi thú hoang dã này tốt nhất phải là nơi kiểm soát việc săn bắn.
Nếu bị máy bay địch oanh tạc, đàn thú cũng không thể bị vỡ, bỏ chạy tán loạn, phân tán đi nơi khác được. Nơi chăn nuôi thú hoang đã lý tưởng như thế, chỉ có thể là các đảo nổi nhỏ trong vùng biển của Tổ quốc.
Vương quốc đảo Diều Hâu, nói nôm na là, trại chăn nuôi khỉ ở đảo Rều ra đời như thế đó. Và tên đảo Khỉ hay vương quốc đảo Diều Hâu như tác giả gọi, cũng có từ đó.
Khỉ ở đảo Diều Hâu này là từ tứ xứ tập hợp lại. Đàn khỉ tập hợp này vào thời điểm những năm 1967, 1968 đông tới trên vài ba trăm con, được nuôi thả tự do.
* * *
Cư dân cộc đuôi của đảo Diều Hâu là khỉ vàng, tên khoa học gọi là khỉ ma-ca-rô, hay ma-ca-ca, ta gọi là khỉ vàng. Chúng vốn phân bố rộng trên địa bàn cả nước ta. Đặc biệt ở những vùng núi đá miền Trung.
Khỉ vàng thuộc Bộ linh trưởng, Bộ phụ khỉ vượn, họ khỉ. Thể trạng của khỉ vàng gần giống người. Ngành y thường dùng chúng để nuôi cấy vi-rúc tiêm phòng bệnh, thí nghiệm các loại thuốc dùng cho người, hoặc cho sinh viên thực tập giải phẫu.
Trọng lượng cơ thể của khỉ vàng ma-ca-ca trưởng thành trung bình khỉ cái từ 8 đến 10 ky-lô-gam, khỉ đực 10 đến 12 ky-lô-gam. Khỉ cái có kinh nguyệt hàng tháng thành chu kỳ kéo dài từ bốn đến sáu ngày.
Khỉ cái và khỉ đực đều có hai vú ở ngực. Nhưng khỉ cái đến tuổi trưởng thành thì bầu vú phát triển hơn khỉ đực. Khỉ cái chửa trên ba tháng, đẻ một con.
Khỉ mẹ nuôi con bằng sữa chừng ba đến bốn tháng. Cuối tháng thứ hai thời kỳ bú sữa, khỉ con bắt đầu tập ăn thực vật hay côn trùng. Khỉ bố mẹ dạy con nhận biết những thứ có thể ăn được, và những thứ không ăn được.
Chúng dạy con bằng cách tự mình làm mẫu trước, đưa cho con ngửi, rồi ném đi, hoặc đưa lên miệng ăn. Khỉ vàng ăn các loại lá rừng non, chồi non, nõn chuối rừng, quả chín, các loại hạt có bột, có chất béo.
Chúng cũng ăn cả côn trùng, ếch nhái, cua ốc… Nói chung các thứ khỉ ăn đ�! �ợc đều không độc hại đối với người. Nhiều thứ thức ăn của khỉ, người có thể ăn được, và ngược lại.
Vì thế có người lạc rừng, bị đói, đã bắt chước khỉ, tìm thức ăn mà sống. Khỉ vàng còn biết dùng một vài thứ lá cây để chữa vết thương, hay chữa đau bụng.
* * *
Trong đàn lớn của khỉ vàng, thường có những gia đình nhỏ. Mỗi gia đình nhỏ của khỉ thường gồm khỉ bố, khỉ mẹ, một vài khỉ con. Khỉ bố và khỉ mẹ cùng chăm sóc con và rất yêu con, sẵn sàng xả thân vì con.
Khi khỉ con còn quá nhỏ, nhưng đã tập ăn thực vật hay côn trùng, khỉ mẹ thường ngồi vắt vẻo trên chạc cây, mô đá bế con, hoặc chơi đùa với con. Còn khỉ bố thì khi kiếm mồi tha về cho khỉ mẹ và khỉ con.
Khi khỉ con còn bú sữa, chưa biết tập ăn, thì khỉ bố không chỉ đảm đương việc kiếm mồi. Mà quan trọng hơn nó còn có nhiệm vụ canh gác, bảo vệ khỉ mẹ, khỉ con suốt đêm ngày.
Ngoài ra khỉ bố cũng không quên bảo vệ các thành viên trong gia đình. Khi di chuyển, khỉ con bám chặt lấy ngực mẹ. Nếu bị báo, chồn mác rượt đuổi trên cây, khỉ mẹ cõng con sau lưng mà nhảy chuyền.
Khi bị chó săn, cáo vồ dưới đất, khỉ mẹ ôm chặt lấy con, giấu xuống bụng, đưa thân mình che chở cho con. Còn khỉ bố thì xông vào cắn xé kẻ thù, hoặc đánh lạc hướng kéo kẻ thù đuổi theo mình để cứu vợ con.
Khỉ đàn lớn cũng rất yêu chiều khỉ con. Nếu khỉ con bị kẻ thù tấn công, khỉ lớn lao vào đánh trả quyết liệt hơn khi phải bảo vệ đồng loại đã trưởng thành.
Những con khỉ cái trưởng thành mà vô sinh, rất thèm âu yếm khỉ con. Khỉ cái cũng có chu kỳ động đực. Nhưng thường thì khỉ đực và khỉ cái giao! phối quanh năm, cả khi khỉ cái có chửa.
Người ta thường thấy một con khỉ mẹ có tới hai, ba khỉ con lớn nhỏ khác cách nhau bốn năm tháng tuổi bám theo là vì thế. Khỉ sống thành từng đàn lớn. Có đàn khỉ hoang dã đông tới năm, sáu chục con.
* * *
Trong đàn khỉ bao giờ cũng có một con đầu đàn cai quản. Khỉ đầu đàn thường là khỉ đực khỏe nhất, khôn ngoan nhất đàn. Để trở thành đầu đàn, các khỉ đực phải trải qua những cuộc đọ sức quyết liệt.
Khỉ đực nào chiến thắng những khỉ đực khác trong cùng đàn sẽ là đầu đàn. Khỉ đầu đàn già, bị khỉ đực đang sức trong đàn giành mất ngôi đầu lĩnh, không mấy khi chịu sống chung với đàn.
Những khỉ đực này tách ra sống một mình đơn độc, thành khỉ độc. Khỉ độc tính tình thường hung dữ và rất nhiều mánh khóe ma lanh. Có người cho rằng khỉ độc, lợn rừng độc… là một giống, y kiến này không đúng.
Khỉ đầu đàn có trách nhiệm với đàn như là một thiên chức bẩm sinh: tìm thức ăn cho cả đàn, canh gác khi khỉ đàn kiếm mồi, giữ gìn trật tự trong đàn. Nó được cả đàn tôn trọng. Nó thường là bố của nhiều khỉ con trong đàn.
3. Thủ lĩnh Khỉ Già và Khỉ Trẻ
Cư dân vương quốc đảo Diều Hâu vốn toàn là khỉ vàng. Vì thế tổ chức cuộc sống, nếp sinh hoạt và luật lệ của chúng cũng y như những đàn khỉ vàng hoang dã.
Đàn khỉ ở đảo Diều Hâu này cũng có con đầu đàn. Cho đến khi tôi đặt chân tới dây, thì cư dân của đảo Diều Hâu đã thay đổi thủ lĩnh hai lần. Cả hai lần thay đổi đều không xảy ra những cuộc đấu quyết liệt cho lắm.
Thủ lính đầu tiên của cư dân vương quốc là con Khỉ Già. Khỉ Già vốn là một con khỉ xiếc. Vì nó láu cá, ranh mãnh và hay bảo một đàng làm một nẻo nên bị thải khỏi gánh xiếc.
Người ta đem Khỉ Già biếu trại chăn nuôi nay. Khỉ Già từng nổi tiếng phá phách một thời khi còn ở trong một gánh xiếc địa phương. Người ta kể khá nhiều chuyện tai quái của nó.
Một lần chủ gánh xiếc giới thiệu rất kêu về tài biểu diễn xe đạp của Khỉ Già. Khán giả nóng lòng chờ đợi. Khỉ Già quần xanh,áo đỏ phóng xe ra sân diễn giữa tiếng vỗ tay rào rào.
Chủ gánh xiếc đang hướng về khán giả vái chào cám ơn đáp lễ. Bỗng ở góc khán giả nhỏ tuổi tiếng kêu thết nổi lên. Thì ra Khỉ Già nhân lúc chủ không để ý, đã cắn đứt dây buộc, vứt xe đạp, phóng vào đám trẻ.
Buổi biểu diễn xiếc bỗng chốc trở thành cuộc săn bắt khí sôi động, huyên náo. Sự cố này không những làm mất uy tín của gánh xiếc, mà cò! n gây ra rắc rồi suốt cả buổi. Khán giả nhí nhố đòi chủ gánh xiếc trả lại tiền vé.
Lần biểu diễn khác, Khỉ Già và một đồng loại đang biểu diễn đánh đu trên sân một trường học. Hai diễn viên cộc đuôi nhún nhảy, đung đưa đang rất nhịp nhàng. Bỗng khán giả huyên náo hẳn lên.
Thì ra chiếc đu dựng ngay cạnh một cây phượng. Có lẽ tiết mục đánh đu đã làm máu ham nhảy nhót truyền kiếp trỗi dậy trong Khỉ Già. Khi chiếc thang đu bay lên, Khỉ Già buông thang, nhảy sang một cây phượng.
Không may cho Khỉ Già, sợi dây tròng cổ vẫn còn buộc chặt ở thang đu. Khỉ Già bị lôi trở lại và treo lủng lẳng dưới đu như khỉ mắc bẫy. Lần này nữa, chủ gánh xiếc lại đành phải trả lại tiền vé cho khán giả nhỏ tuổi.
* * *
Như trên đã nói, khỉ đàn ở đảo Diều Hâu vốn từ tứ xứ tập hợp lại, phần lớn là mua của các thơ săn. Có con từng bị bẫy vương thít chặt cổ suýt chết ngạt và bị thợ săn bắt sống.
Lại có con tham mồi, sa vào bẫy rọ, bị hãm đói và cũng bị bắt sống. Có những tốp khỉ bị bắt sống đồng loạt do thợ săn bẫy bằng rượu nếp. Bọn này say ngật ngưỡng nên bị tóm.
Người ta đặt những hũ rượu nếp có độ men cao ở những nơi khỉ đàn hay tập trung, như bên bờ suối vắng, dưới bóng cây. Mùi rượu nếp thơm lừng lôi cuốn lũ khỉ.
Chúng tranh nhau ăn cho đến khi say mềm, nằm ngủ la liệt trên nền đất. Có con say quá, thấy thợ săn, lầm tưởng là đồng bọn. Những chú khỉ này thấy thợ săn không bỏ chạy mà còn chỉ trỏ kiểu mời mọc.
Thậm chí có những cậu chàng cộc đuôi còn nhiệt tình dẫn thợ săn tới chỗ có rượu nếp, ngoan ngoãn cho họ tóm cổ đặt vào rọ. Khi tỉnh rượu thì bọn khỉ mới kinh hoàng vì đã bị nhốt. Nhưng bấy giờ có hối thì đã muộn.
* * *
Khỉ hoang dã vốn đã sợ người, luôn cảnh giác với người. Bọn khỉ trên đảo này từng ít nhất một lần nếm trải tai họa từ con người đưa đến. Vì thế mới đầu chúng rất sợ những người chăn nuôi.
Hình như Khỉ Già biết thế. Nó cũng nhận biết mỗi lần đàn khỉ vật lộn, cắn xé nhau, lập tức những người chăn nuối đến can thiệp. Vốn đã dạn người, thế là Khỉ Già lợi dụng điểm yếu này của khỉ đàn.
Khỉ Già tìm cách bắt nạt, hoặc gây sự đánh nhau với đồng loại. Nhưng vốn láu cá, ma lanh nó không đánh nhau ở những nơi vắng vẻ. Thường thì khi có người nó mới gây sự.
Khỉ Già cũng giống hệt như những người cậy có ô dù, trẻ con cậy có bố mẹ hay người nhà, như người ta nói: chó cậy nhà, gà cậy chuồng. Nó gây sự với khỉ đực khác trước mặt những người chăn nuôi.
Thấy bọn khỉ đực đánh nhau, người chăn nuôi xách roi chạy đến. Những khỉ đực khác vội vàng bỏ chạy trước. Còn Khỉ Già vốn dạn người. Nó tưởng người bênh nó, nên càng được nước, đuổi theo kẻ bỏ chạy.
Cứ thế thành nếp sống, thành thói quen, các khỉ đực khác không biết từ bao giờ trở nên sợ Khỉ Già một phép. Nhưng Khỉ Già giữ ngôi đầu lĩnh không được lâu.
* * *
Địa vị thủ lĩnh của Khỉ Già lung lay bắt đầu từ ngày có một chú khỉ đực khác xuất hiện. Đó là khỉ đực Khỉ Trẻ.
Khỉ Trẻ là một con khỉ đực được một thầy giáo, vốn là một bộ đội phục viên nuôi dạy từ lúc nó còn rất bé. Nhà đi săn nghiệp dư này bắt được nó trong một cảnh ngộ đặc biệt.
Nói đúng hơn, Khỉ Trẻ được cứu sống trong một tai họa thấp tử nhất sinh. Hôm ấy là chủ nhật, thầy giáo trẻ ham hoạt động, thích săn bắn, xách súng thể thao vào rừng.
Khấu súng thể thao đã lên đạn, nhà đi săn nghiệp dư đang nheo mắt nhằm vào một con chim gầm ghì trên ngọn đa cao. Bỗng đàn gầm ghì bay vùng lên, biến mất.
Nhà đi săn nghiệp dư tặc lưỡi tiếc rẻ, chưa hiểu sự cố gì xảy ra mà đàn gầm ghì lại hốt hoảng như thế. Chợt một con ó núi đáp xuống ngọn đa, chân quặp chặt một con mồi.
Hừ, ó núi lại ăn thịt cả mèo rừng à? Nhà đi săn nghiệp dư nghĩ vậy. Anh lấy thước ngắm, miệng lẩm bẩm nhủ thầm: Tên cướp rừng, xem đây. Một phát đạn nổ. Con ó núi chân vẫn quặt chặt con mồi, là là rơi xuống.
Dưới chân con ó núi không phải là con mèo rừng mà là một con khỉ con. Thầy giáo sinh vật, nhà đi săn nghiệp dư chợt hiểu: Thì ra loài khỉ còn nhiều kẻ thù khác, chứ không chỉ có báo, chồn mác, cầy cáo.
Trong số kẻ thù ấy có diều hâu, chim ưng, ó núi, kền kền và con hốt nữa. Con ó núi rơi là là xuống đất, chân vẫn quặp chặt ngang lưng ! con mồi, nên con khỉ con chỉ bị mấy vết thương do móng chân ó, chứ không chết.
Nhà đi săn nghiệp dư đưa nó về nuôi, đặt tên cho nó là Khỉ Trẻ. Khỉ Trẻ được thầy giáo dạy sinh vật am hiểu tính nết của nhiều loài chim thú, chăm bẵm, yêu chiều, dạy dỗ, luyện tập từ bé.
Lớn lên, Khỉ Trẻ trở thành một chú khỉ thông minh, dễ bảo và rất mến chủ. Chiến tranh ngày càng khốc liệt, thầy giáo bộ đội phục viên ấy xin tái ngũ, vào
Vốn có người quen đang công tác tại trại chăn nuôi khỉ ở đảo Khỉ này, thầy giáo sinh vật đem tặng trại Khỉ Trẻ. Từ đó Khỉ Trẻ chia tay với chủ cũ, tới sống ở vương quốc Khỉ này.
* * *
Quen được khỉ đàn thần phục, thấy Khỉ Trẻ khỉ lạ, Khỉ Già bắt đầu gây sự. Nhưng Khỉ Trẻ lẩn tránh, không muốn đánh nhau. Cứ ngày này qua ngày khác, hễ thấy Khỉ Già là Khỉ Trẻ lánh ra xa.
Sống với gia đình một nhà giáo mấy năm liền, Khỉ Trẻ quen nếp sống chan hòa, đầm ấm và yêu thương. Nó không có khái niệm đầu lĩnh. Nó tránh Khỉ Già không phải vì ghét, vị, mà là để tránh đánh nhau.
Nhưng Khỉ Già không buông tha. Thấy Khỉ Trẻ rụt rè, lẩn tránh, nó càng bám theo trêu chọc, bắt nạt. Có khi Khỉ Già dẫn cả đàn khỉ đuổi đánh Khỉ Trẻ chạy quanh khắp vùng rừng đảo.
Lúc đầu bị Khỉ Già săn đuổi, Khỉ Trẻ thường bỏ chạy ra rừng. Nhưng nó chưa quen với rừng, lại bị Khỉ Già và Khỉ đàn vây đánh riết. Nó đành chạy vào khu nhà của những người chăn nuôi.
Thế là Khỉ Trẻ vô tình làm đúng với ý muốn của Khỉ Già: đánh nhau ngay trước mặt những người chăn nuôi. Khỉ Già muốn dựa vào sự che chở của người, để uy hiếp, khiến Khỉ Trẻ phải sợ.
Nhưng Khỉ Già đã nhầm. Khỉ Trẻ không sợ người như nó tưởng. Thế là cuộc đấu của hai chú khỉ xảy ra trước sân nhà làm việc, rồi chuyển dần vào phòng khách. Bàn ghế, cốc chén trong phòng đổ vỡ, kêu loảng xoảng.
Tiếng khỉ kêu chí chóe và tiếng cốc chén rơi loảng xoảng. Cô nhân viên đang quét dọn vội chạy tới xem.! Cô đứng ngây người giây lát. Rồi sẵn phất trần trên tay, cô trở cán lại, quật cho Khỉ Già mấy roi, bảo:
– Gây sự này! Bắt nạt này!
Khỉ Già chưng hửng mất một lúc. Nó chợt hiểu. Thì ra người không bênh nó, mà Khỉ Trẻ cũng không sợ người như nó tưởng. Nó tức tối, khịt khịt mấy tiếng, rồi chạy ra rừng.
Hôm sau, nhân buổi các cô chăn nuôi rải những nắm cơm ăn trưa cho khỉ đàn. Như thường lệ, Khỉ Già nhận phần trước. Nhưng nó không ăn ngay, mà nhảy lên thành ô cửa sổ, ngồi hằn học nhìn Khỉ Trẻ.
Như những khỉ đàn khác, Khỉ Trẻ cũng lăn vào nhặt cơm nắm, rồi nhảy lên ngồi ở thành một khung cửa khác. Nó vừa đưa nắm cơm lên miệng thì bị giật phắt, ném đi.
Cùng lúc Khỉ Trẻ bị một bàn tay đầy móng nhọn tát vào mặt đau điếng. Khỉ Trẻ ngoảnh lại. Kẻ vừa giật nắm cơm và tát nó chính là Khỉ Già. Khỉ Trẻ nhìn quanh, định lánh đi nơi khác như những lần trước.
Nhưng rồi không hiểu sao, nó xù lông trán lên, miệng nhe hết răng nanh ra, kêu khẹc khẹc, khịt khịt mấy tiếng giận dữ. Khỉ Già tức giận, cũng xù lông trán lên, nhảy thốc vào ôm lấy Khỉ Trẻ.
Hai gã khỉ đực ôm chặt lấy nhau, cắn xé nhau. Rồi cả hai lăn từ khung cửa sổ không cánh cửa xuống nền đất. Khỉ Già đầu đàn quyết đấu một sống hai chết. Hắn cắn được vào huyệt gáy của Khỉ Trẻ.
Khỉ Trẻ hiểu ra r�! ��ng đâ! y không còn là cuộc chinh phục thông thường của con đầu đàn để bắt khỉ đàn vâng lời nữa. Rõ ràng đây là một cuộc sát phạt một mất một còn thật sự.
Khỉ đàn hình như cũng biết thế, chúng kêu ré lên, nhảy loạn xạ vẻ cuống cuồng, sợ sệt. Khỉ Trẻ cố chịu đau, tìm cách chống đỡ. Một tay nó móc vào được yết hầu của Khỉ Già, buộc đối phương phải nhả miếng cắn ra.
Khỉ Già chưa kịp phản ứng, thì Khỉ Trẻ đã tóm chặt lấy chiếc đuôi cụt lủn của đầu lĩnh. Khỉ Già vừa nghẹt thở, vừa đau buốt ở khấu đuôi, buộc phải há mồm ra.
Gáy của Khỉ Trẻ thoát khỏi hàm răng của Khỉ Già.
Lập tức Khỉ Trẻ nhảy trở lại lên thành cửa sổ. Khỉ Già bị Khỉ Trẻ tóm chặt đuôi xách ngược lên, kêu như bị chọc tiết.
Nhưng Khỉ Trẻ không cào cấu, không cắn xé Khỉ Già. Chỉ khi nào Khỉ Già cong mình, định vờn lên cửa sổ, nó mới giật giật đuôi, cảnh cáo. Cứ thế nó xách ngược Khỉ Già một lúc.
Thấy Khỉ Trẻ dám chống lại Khỉ Già, các cô chăn nuôi không những không can thiệp, mà còn vỗ tay cổ vũ. Các cô reo lên:
– Khỉ Trẻ, đánh nữa đi!
– Cho nó chừa cái thói bắt nạt đi!
Tất nhiên cả Khỉ Trẻ lẫn Khỉ Già không hiểu các cô chăn nuôi nói gì. Nhưng một lần nữa Khỉ Già càng hiểu ra rằng, Khỉ Trẻ không sợ người như các khỉ đàn khác.
Khỉ Già càng hiểu con khỉ lạ này tài sức hơn, không dễ gì bắt nạt được. Khỉ Già bắt đầ! u chờn ! Khỉ Trẻ. Từ đó nó thường lánh mặt mỗi khi thấy Khỉ Trẻ từ xa.
Khỉ Trẻ trở thành thủ lĩnh của cả đàn khỉ cũng từ đó. Còn Khỉ Già, như tập tục của khỉ hoang dã, nó tách ra khỏi đàn, sống đơn độc thành một con khỉ độc trong vương quốc khỉ này.
4. Khỉ Già với những người chăn nuôi
Khu nhà ở và làm việc của cán bộ nhân viên trên đảo Diều Hâu như một quần thể gồm nhiều biệt thự nhỏ. Các nhà phần lớn là một tầng, mái bằng, cũng có nhà mái ngói.
Nhà này cách nhà khác bằng những bồn hoa và cây ăn quả. Nhà nào nhà nấy đều có sân rộng. Viền quanh sát sân là những cây đào, cây mận. Cuối đông, đầu xuân hoa đào nở đỏ thắm, hoa mận trắng ngần hoặc phơn phớt tím hồng.
Xa sân một chút, trên những mảnh vườn xinh xinh của các ngôi nhà, trồng nào mận, nào nhãn, nào mít, nào bưởi, nào cam… Các thứ cây ăn quả này cho hoa, cho quả sực nức mùi thơm, trĩu cành theo mùa.
Quanh các ngôi nhà không thấy có chuồng gà, không có ổ gà đầu hồi. Chỉ thấy những chiếc ổ đặt trên chạc ba các cây thấp và được che chắn cẩn thận. Có lẽ mới nhìn qua chẳng ai hiểu là ổ gì.
Quanh vườn nhà và trên đảo chen chúc các đàn gà. Đâu đâu cũng nghe râm ran tiếng gà mái cục tác, gà trống gáy, tiếng gà con kêu chiêm chiệp. Thì ra trên các chạc cây thâm thấp là những ổ gà.
Gà và cả vịt, ngan ở đây đều nuôi thả tự do. Ban ngày gà đàn tản ra khắp đảo kiếm mồi; ngan vịt thì kéo nhau xuống nước nhặt hà hến, hoặc đuổi bắt dã tràng trên bãi cát.
Những cây trái, những vườn hoa, những mảnh sân nhỏ nhỏ, những ổ trứng gà kia thu hút sự chú ý và thèm thuồng của lũ khỉ. Lũ cư dân cộc đuôi của vương quốc này suốt ngày quanh quẩn bên cá! c vườn nhà.
* * *
Thời Khỉ Già còn làm thủ lĩnh đàn khỉ, để bảo vệ an toàn cho đám cư dân cộc đuôi của đảo, người ta cấm các gia đình nuôi chó. Vì thế bọn khỉ càng được thể phá phách dữ lắm.
Nhà làm việc và nhà ở trên đảo tuy vẫn có cánh cửa khép mở khi ra vào, nhưng không có khóa. Bởi vì ở đây là xứ sở của tự do, thân ái, không hề có kẻ xấu, không có trộm cắp.
Khỉ Già biết vậy, và quen với cuộc sống của con người, ngày ngày hễ nhà vắng chủ, phòng làm việc vắng người, là nó dẫn quân vào phá phách. Khỉ đàn hết nhảy lên mái bằng, lên cửa sổ đùa nghịch, lại kéo nhau ra vườn làm giặc, nhả nhớt, đùa nghịch.
Vắng nhà gà mọc đuôi tôm. Bây giờ lũ khỉ thả sức tung hoành, quậy phá. Khỉ đàn đua nhau leo lên cây, gặp mít hái mít, gặp nhãn vặt nhãn, gặp đào ngắt đào, gặp dừa hái dừa…
Quả xanh không ăn được, bị lũ khỉ đàn cắn thử. Chúng thấy những quả này không ăn được bị vứt la liệt xuống vườn, xuống sân. Những thứ quả không chua thì chát càng bị vặt nhiều, có cây bị vặt trụi quả, trơ cành.
Khỉ Già tinh khôn hơn lũ đàn em. Nó không leo cây vặt quả. Nó biết vườn nhà không có chó canh giữ, người lại ra hết ngoài đảo, nên nó không thèm canh gác cho đàn.
Khỉ Già lẻn đi đâu một mình, lũ đàn em không hay biết. Trong lúc lũ đàn em phá phách ngoài vườn, thì Khỉ Già mở cửa lẻn vào ! các nhà. Nó mở vung nồi lục tìm thức ăn.
Có khi Khỉ Già lục ngăn tủ tài liệu, ngăn kéo bàn làm việc, lôi các thứ bên trong ra, vứt bừa bãi. Có hôm Khỉ Già còn đập vò, xé bao, hộp, đập vỡ lọ… để lấy những thứ đựng bên trong.
Những lạc, mì, đường, kẹo, bánh – thức ăn quý hiếm lúc bấy giờ – bị Khỉ Già mang ra, ngồi vắt vẻo trên chạc cây nhấm nháp. Có lần Khỉ Già còn đập vỡ chai lọ trong phòng làm việc, phòng thí nghiệm.
Không tìm thấy cái ăn, Khỉ Già xé nát giấy tờ, sổ sách.
Nó nghịch ngợm, hết chui vào tủ ngồi, lại túm lấy chao đèn đánh đu. Phá phách, nghịch ngợm chán, nó mới chịu bỏ đi.
* * *
Để phòng ngừa lũ khỉ vào nhà phá phách, về sau mỗi khi ra khỏi nhà, người ta đều chốt cửa chính, đóng hết các cửa sổ lại. Nhưng người ta quên không để ý đến những ô vuông thông hơi trên các khuôn cửa.
Lại nữa, cửa các nhà thì có thể đóng. Nhưng còn các ổ trứng gà trên cây và hoa trái trên cành làm sao khóa nổi. Khỉ đàn vẫn phá phách cây cối, hoa quả, vẫn ăn cắp trứng gà.
Chỉ cần mười lăm phút vắng người thì sân phơi, vườn cỏ đã đầy những quả xanh bị khỉ đàn cắn nham nhở vứt bừa bãi. Cũng chỉ cần chừng ấy thời gian thì những ổ trứng gà, gà mẹ chưa ấp bị mất sạch.
Khỉ Già không như bọn khỉ đàn em ngắt hoa, vặt quả, bẻ cành. Nó rón rén đến chỗ gà mẹ đang ấp trứng rình rập. Rồi nó nhẹ nhàng thò tay xuống bụng, nâng gà mẹ lên, lấy quả trứng lộn, rồi nhanh nhẹn biến mất.
Có khi Khỉ Già ngồi trên một chạc cây, đôi mắt đăm chiêu như đang trầm tư, mặc tưởng. Chợt nghe tiếng gà mẹ cục tác, nó bỗng nhổm dậy, nhớn nhác nhìn quanh xem có người hay không. Nó biết con gà mẹ vừa đẻ trứng.
Khỉ Già bỗng hoạt bát hẳn lên. Nó nhảy chuyền cành đến ngay chỗ có ổ gà, nhặt quả trứng đang nóng hôi hổi. Rồi nó vội vàng lỉnh ra thật xa khu nhà, ngồi chéo chân, khoái trá thưởng thức món ăn đặc sản này.
Khỉ Già cũng thường nhảy lên tường, chui qua các lỗ thông hơi trên khuôn cửa vào nhà. Nó mặc sức lục lọi bên trong, chẳng sợ ai quấy rầy. Hễ thấy động, nó lại nhẹ nhàng nhảy lại lên tường, chui qua lỗ thông gió, ra ngoài một cách êm nhẹ.
Các cán bộ và nhân viên trại chăn nuôi cáu lắm. Nhưng đây là những con vật không chỉ cần được bảo vệ, mà còn phải được săn sóc chu đáo vì cuộc sống hạnh phúc của các em nhỏ. Họ đành cắn răng mà chịu.
* * *
Nhưng thủ lĩnh đảo Diều Hâu và cư dân cộc đuôi của vương quốc này không phải có có đem đến cho các cô chú chăn nuôi những nỗi bực bội, tức giận. Trái lại chúng cũng đem đến cho họ cả những niềm xúc động và thương tâm tuần nào cũng có.
Những ngôi nhà bán mái, hoặc không mái, tường được xây rất cao để khỉ không thể nhảy qua từ dưới đất. Đấy là những nơi mỗi ngày ba bữa các cô chăn nuôi rải những nắm cơm cho đàn khỉ nuôi thả tự do này.
Những ngôi nhà ấy còn gần như là những cái bẫy rọ
nhốt khỉ, để bắt sống. Cứ hai tuần một lần người ta lại bắt vài con khỉ béo tốt, khỏe mạnh chuyển về Hà Nội để đưa đến các vườn thú, hoặc để thí nghiệm thuốc…
Lúc đầu khỉ đàn vào nhặt cơm nắm, bị nhốt lại, bị người ta bắt đi một vài con, rồi thả cả đàn ra, khỉ đàn chỉ hốt hoảng chốc lát. Vì chúng chưa biết có những đồng loại đã ra đi, không trở về nữa.
Nhưng không lâu sau, đàn khỉ nhận ra có những cuộc chia ly định kỳ đến với chúng. Thế là hễ sắp đến kỳ bắt khỉ, khỉ đàn trở nên hốt hoảng, lo lắng ra mặt, mặt mũi ỉu xìu.
Đến lượt cơm nắm được thả vào nhà khung. Thủ lĩnh Khỉ Già vẫn vào nhà nhận phần như thường lệ. Nhưng khỉ đàn thì chần chừ không dám vào. Chúng luẩn quẩn gần nơi thả cơm nắm một lúc, rồi kéo nhau đi.
Nhưng rồi cơn đói đã thắng, lũ khỉ lại đồng loạt la! o vào nhặt cơm nắm, nhận phần, quên cả nguy hiểm đang chực sẵn. Và đàn khỉ lại bị nhốt, những con khỉ béo tốt, khỏe mạnh lại bị bắt để đem đi.
Lúc bấy giờ trong nhà khung thì những con khỉ bị nhốt kêu la rền rĩ, bên ngoài sân thì những con khỉ đàn vừa được thả ra, vứt cả những nắm cơm ngon lành, nhảy lên cây, rung cành gầm gào, khịt mũi đe dọa.
Khi những con khỉ bị bắt nhốt vào cũi, đưa xuống thuyền để vào đất liền, khỉ đàn buồn rầu bám theo sau tốp người dẫn độ tới tận mép nước. Mặt mũi con nào, con nấy buồn bã, im thin thít như đưa đám.
Lũ khỉ đứng trên bờ biển nhìn theo đồng loại mặc dù không còn nhìn thấy. Cho tới khi thuyền rời bến một quãng xa, chúng mới ủ rũ quay mặt vào, rồi sầu não kéo nhau về đảo.
Cả chiều hôm ấy và sáng hôm sau, khỉ đàn, con thì một mình ngồi ủ rũ, con thì ôm lấy nhau, gục đầu vào nhau như đang nỉ non kể lể, khóc lóc. Chúng bỏ ăn uống suốt cả chiều hôm ấy.
Trông cảnh thật não lòng và thương tâm. Nhưng đây là một việc làm cực kỳ lớn lao, cực kỳ cần thiết. Các nhà khoa học, các cô chú chăn nuôi đành dằn lòng, tiếp tục công việc của họ.
* * *
Lại có những thảm họa khác đến với lũ khỉ thật đáng thương. Một hôm đang giờ làm việc, thì người ta nghe thấy ngoài đảo tiếng khỉ đàn kêu loạn xạ. Người ta chạy ra xem.
Lạ chưa kìa! Một con khỉ con đang nắm chân một con hốt biển. Con chim ác này vùng vẫy, nhưng không sao bay lên được. Thấy người đến gần con hốt biển càng vùng vẫy mạnh.
Nhìn kỹ thì ra không phải con khỉ con nắm chân con hốt. Mà chính con hốt biển tóm ngang lưng con khỉ con. Còn con khỉ con thì bíu chặt lấy một bụi cỏ nên chim ác không thể bay lên được.
Các loài chim bắt mồi thường có nhược điểm thế này: Những ngón chân đã quặp được con mồi thì khi vùng bay lên đều quặp chặt lại, có muốn duỗi cũng không duỗi ra được.
Vì thế tục ngữ có câu chim hồng sa lưới cá là thế. Thực ra không phải chim hồng hộc, mà là loài diều hâu. Chúng lượn lờ trên mặt biển, thấy cá mắc lưới là lao xuống.
Diều hâu biển xòe hai bàn chân có vuốt sắc quặp lấy và quặp phải lưới cá, không sao bay lên được nữa. Loài hốt và ó biển cũng vậy. Nhưng lần này không phải con hốt vương lưới cá.
Hốt biển gặp phải chú khỉ con tinh khôn, đã nắm chặt lấy bụi cỏ. Con hốt biển đã bị các cô chú chăn nuôi đập chết. Còn con khỉ con khôn ngoan thì thoát nạn.
Nhưng nào ai biết được trước đó có bao nhiêu khỉ con đã bị hốt và diều hâu biển tha đi. Thật tội nghiệp!
Cứ mỗi ngày ba lần, kẻng báo đến bữa cho khỉ ăn lại vang lên. Nghe tiếng kẻng, khỉ đàn tản mát kiếm ăn, hay đùa nghịch khắp nơi trên đảo, hoặc ngoài bãi biển, đều hối hả chạy về chực trước cửa những ngôi nhà không mái hoặc bán mái.
Những nắm cơm được các cô chú chăn nuôi rải đều ra trên nền nhà. Đúng luật rừng của khỉ, Khỉ Trẻ ung dung vào nhận phần trước. Đầu lĩnh vẫn có thói như khỉ đàn, mồm vội cắn nát một nắm cơm, đẩy xuống cái bao hầu dưới cằm.
Cái bao hầu bằng da thiên phú này, đồng loại khỉ vàng con nào cũng có. Rồi đầu lĩnh nhét vào nách một nắm, tay cầm một nắm. Không còn chỗ chứa thức ăn dự trữ nữa đầu lĩnh mới thôi.
Bấy giờ Khỉ Trẻ mới nhảy lên một cành, ngồi dựa lưng vào thân cây, vừa ăn vừa theo dõi bọn đàn em. Khỉ đàn đưa
mắt nhìn thủ lĩnh, rồi đua nhau nhảy ào vào nhặt cơm nắm.
Có những con khỉ bắt chước y hệt khỉ đầu đàn, mồm ngoạm một nắm, tay cầm một nắm, cắp nách một nắm. Rồi những chú khỉ này cũng nhảy tót lên cây, thảnh thơi ngồi ăn.
Luật rừng truyền kiếp của loài khỉ vàng, Khỉ Trẻ vẫn thường nghiêm ngặt tuân thủ. Khi tìm kiếm thức ăn cũng như lúc chơi đùa, Khỉ Trẻ canh chừng bốn xung quanh theo thói quen cảnh giác của mọi đầu lĩnh khỉ.
Dù vốn tính tham ăn như khỉ đàn, nhưng khi trong đàn xảy ra chuyện lộn xộn, Khỉ Trẻ sẵn sàng vứt! những nắm cơm ngon lành, đến can thiệp. Lúc bấy giờ nó thẳng tay trừng phạt những con khỉ đực quá trớn, hay gây sự đánh nhau.
Thủ lĩnh Khỉ Trẻ càng không tha thứ những con khỉ đực cậy khỏe cắn xé, ức hiếp, bắt nạt khỉ cái và khỉ con. Khỉ trẻ cũng trừng phạt nặng những con khỉ lần khân cướp mồi, hay phá rối những gia đình khỉ trong đàn.
Những con khỉ ngang ngược, cướp thức ăn trước cả Khỉ Trẻ, nhất là cướp phần ăn trên tay của thủ lĩnh, đấy là những kẻ phạm trọng tội. Những thành viên tự tiện tách ra khỏi đàn, không nghe theo hiệu lệnh của thủ lĩnh, cũng bị Khỉ Trẻ phạt nặng, trừ Khỉ Già.
Có lẽ đấy là điểm trội của Khỉ Trẻ so với khỉ đàn. Người ta không hiểu do đâu mà loài khỉ lại có tính tổ chức xã hội như thế. Và càng không hiểu do đâu mà Khỉ Trẻ lại có bản lĩnh đầu đàn như thế?
* * *
Tuy cai trị nghiêm khắc, tuân thủ luật rừng nghiêm ngặt, nhưng Khỉ Trẻ lại rất chú ý bảo vệ bầy đàn. Khi khỉ đàn kéo nhau vào gần khu nhà các cô chú chăn nuôi, những ngày đầu Khỉ Trẻ không lẻn vào nhà ăn lẽ như Khỉ Già. Nó kiên trì ngồi trên cành cây cao nhất canh chừng.
Khi bị chó hoặc người xua đuổi, Khỉ Trẻ bao giờ cũng chạy sau cùng. Có khi nó còn dừng lại rung cây, bẻ cành, khịt khịt giọng mũi thị uy đe dọa đối phương, để khỉ đàn tháo chạy.
Nếu đối phương tỏ ra chần chừ, nao núng thì Khỉ Trẻ liền gọi đàn quay lại tấn công. Khi đối phương bỏ chạy, có khi là chạy giả vờ thôi, Khỉ Trẻ lập tức nổi hiệu lệnh, dẫn đầu cả đàn đuổi theo.
Cũng như đồng loại khỉ vàng khác, Khỉ Trẻ và đồng bọn thường lẩn tránh đàn ông và người lớn. Nếu là đàn bà thì trên tay phải có một vật gì đó làm vũ khí tự vệ và phải tỏ ra can đảm chúng mới kiêng nể.
Cũng như những khỉ đực khác, Khỉ Trẻ cũng hay dọa, có khi bắt nạt đàn bà con gái và trẻ con yếu bóng vía. Bây giờ thì các cô chăn nuôi đã quen, không sợ lũ khỉ nữa. Còn lũ khỉ cũng đã biết sợ, biết nể các cô.
Có khi lũ khỉ còn tỏ ra thân thiện và trìu mến các cô chú chăn nuôi nữa. Nhưng những ngày đầu thì lại khác. Những ngày hai bên chưa quen biết nhau thì lũ khỉ tai quái lắm.
* * *
Còn nhớ những ngày đầu các cô chăn nuôi và bọn khỉ mới gặp nhau, chúng gây cho các cô đủ điều khó chịu. Mấy bữa liền các cô gánh cơm đến những nhà khung, nhà bán mái, bị chúng đón đường cướp hết.
Đầu tiên là những con khỉ đực xông vào tấn công các cô. Chúng túm quần, kéo áo, giật đòn gánh. Táo tợn hơn, có con giật cả cặp tóc trên đầu, bút máy trên túi ngực của các cô.
Mặc cảm về những chuyện khỉ độc bắng nhắng với đàn bà, con gái, các cô vứt gánh, bỏ chạy. Được dịp, bọn con cháu ngàn đời của Tề Thiên Đại Thánh ở núi Hoa Quả Sơn tranh nhau cướp cơm nắm.
Một lần những nắm cơm cướp được, lũ khỉ ăn không hết, cắn nham nhở, rồi vứt bừa ra hai bên đường đi, vứt khắp các lùm cây trên đảo. Hôm ấy các cô chăn nuôi bị ban phụ trách phê bình cho một trận.
Tuy vậy, các chú phụ trách cũng không để mặc các cô. Hôm sau các chú ăn mặc giả dạng phụ nữ, gánh cơm ra các nhà bán mái. Nhưng các chú gậy cầm tay, hoặc nẹp dọc theo đòn gánh trên vai.
Lũ khỉ quen mùi, tưởng đấy là các cô thật, kéo nhau ra bắt nạt. Chỉ có đầu lĩnh Khỉ Trẻ, vốn là một con khỉ nuôi, nên từ đầu đến cuối nó không tham gia các trò cướp giật này.
Khỉ Trẻ chỉ ngồi trên cành cây, từ xa xổi hiệu báo động. Bọn khỉ đàn vì mùi thơm hấp dẫn của những nắm cơm không cưỡng lại được. Bất chấp hiệu lệnh báo động của đầu lĩnh.
Lũ khỉ hè nhau xông vào tấn công các chú giả gái đang gánh cơm. Chúng ngang nhiên và cướp giật như những lần trước. Lập tức bị các chú cho một trận đòn nên thân.
Lũ khỉ đàn xô nhau chạy bán sống, bán chết, không kịp nhảy lên cây. Có con còn bị tóm cổ, giam làm tù binh mấy ngày mới được thả. Từ hôm ấy bọn khỉ không dám mon men đến gần những người đang gánh cơm nữa.
Nhưng rồi, lâu dần bọn chúng hóa dạn. Cứ đến giờ rải cơm nắm, là chúng lại đến ngồi chực sẵn. Lúc đầu còn lấp ló từ xa, sau đánh bạo xích lại gần hai bên đường.
Hễ thấy bóng dáng các cô chăn nuôi gánh gánh cơm nắm trên vai, từ xa đi tới là chúng nhảy nhót, kêu khẹc khẹc vui mừng. Chúng chuyền cành, có con nhảy hẳn xuống đất lần theo bước chân các cô.
Cứ thế, lũ khỉ bắt chước nhau kéo đàn kéo lũ, theo sau các cô tới tận những ngôi nhà nửa mái hay không mái. Và cũng cứ thế lũ khỉ quen dần rồi mến các cô chăn nuôi.
Thói thường đôi khi quen quá hóa nhờn. Thỉnh thoảng đã có những chú khỉ tơ bất chấp cả luật lệ của đầu lĩnh. Các chú đánh liều nhảy xuống, lấy cắp vài nắm cơm ngay trên gánh hoặc ngay cả trên tay của các cô.
Các cô chăn nuôi coi đó là những trò vui, nên không mắng mỏ. Nhưng đầu lĩnh Khỉ Trẻ thì khác, những chú khỉ lần khân ấy, bị thủ lĩnh đuổi đánh bạt vía.
Có lẽ Khỉ Trẻ nhận ra rằng các cô chăn nuôi là người thân của nó. V�! � bọn đàn em kia đã cả gan trêu chọc họ.
* * *
Với người lạ mà là đàn bà, con gái, Khỉ Trẻ không những không ngăn cấm đàn em, mà còn cầm đầu đồng bọn trêu ghẹo nữa. Một lần có một đoàn nhà báo, trong đó có ba cô gái trẻ đến thăm vương quốc đảo Diều Hâu.
Mấy ngày liền ba cô nhà báo cùng đoàn dạo khắp đảo, nhưng chẳng có việc gì xảy ra cả. Lũ khỉ đàn – thần dân của quốc vương Khỉ Trẻ – vốn đã quen với những cuộc viếng thăm thế này.
Lũ khỉ vẫn ngoan ngoãn ngồi trên cây ngắm nhìn người lạ. Trưa ấy trong bữa cơm thân mật, anh chị em trong đoàn vừa ăn vừa trao đổi về chuyện vui loài khỉ.
Một cô nói:
– Người ta bảo loài khỉ ranh lắm, bắng nhắng lắm, cứ thấy đàn bà, con gái là trêu ngay. Có lẽ người ta nói ngoa thêm nhiều chuyện bậy bạ nữa. Hay là tại bọn khỉ ở đây là khỉ nuôi?
Cô thứ hai:
– Chắc chả phải. Có khi chúng thấy đông người, nên không dám giở trò đó thôi.
Chú trưởng trại chăn nuôi:
– Không phải là khỉ nuôi mà chúng hết tính khỉ đâu. Cũng không phải vì đông người. Vì chúng thấy có cả các anh đi cùng ba cô đó thôi. Nếu là một đoàn đông, nhưng chỉ là đàn bà, con gái tay không mà xem.
Một người trong đoàn hỏi:
– Sao chúng nó lại sợ các cô chăn nuôi?
Cũng chú trưởng trại chăn nuôi:
– Lúc đầu chúng cũng chẳng nể đâu. Về sau chúng nhận ra đây là n! hững người cho chúng nó ăn.
Một chú cán bộ nói:
– Chúng tôi đóng giả làm các cô, đánh cho một trận, nên chúng chừa, không dám giở quẻ đấy. Quên dặn ba cô: không nên ra rừng, nhất là chỉ đi tay không, lại đi một mình.
Một cô hỏi:
– Cầm gậy chúng nó sợ hả anh?
Chú trưởng trại chăn nuôi:
– Với các cô, các bà cầm gậy mà can đảm chúng nó mới sợ. Nhưng, có vũ khí trên tay mà nhút nhát chúng vẫn ăn hiếp như thường.
Cô thứ hai nói cứng:
– Em ấy à? Không có vũ khí trên tay, thì có cành cây, đá cuội chứ sợ gì. Xem chừng chúng còn nhỏ hơn cả chó ta…
Chú trưởng trại:
– Nói chung, tay không mà can đảm chúng nó cũng chẳng dám gây sự. Thấy mình mà chúng nó kêu khẹc khẹc, rung cành đe dọa, mình vẫn phớt lờ, thì chúng nó bỏ đi ngay.
Một chú cán bộ:
– Nhưng có gậy trong tay, thấy chúng dọa, mà nhấp nhổm toan chạy là chết với chúng…
* * *
Chuyện tưởng chỉ nói cho vui. Chiều hôm ấy cơm nước xong, ba cô, mỗi cô một đoạn cây sắn làm gậy, đánh bạo ra rừng, tìm đến với các chàng khỉ. Các cô tự nhủ thầm: Xem thử cái trò khỉ của các chàng khỉ ra sao?
Nói là ra rừng, nhưng thực ra từ trụ sở làm việc và nhà ở của các cô, các chú trại chăn nuôi ra đến đỉnh đảo cũng đều toàn là cây cối. Chỉ có khác, gần khu nhà cây cối thưa thớt hơn.
Cách khu nhà chừng hai trăm mét là cây cối rậm rạp, là rừng đảo. Ba cô ra khỏi khu nhà chừng hơn trăm mét, hai bên đường vẫn yên ắng, chẳng thấy có động tĩnh gì.
Tuy nhiên nhìn rừng cây rậm rạp, ba nàng đã cảm thấy có chút nơm nớp, nhịp tim có chút lộn xộn. Nhưng ba nàng vẫn đánh bạo tiến lên. Vẫn chẳng thấy lũ khỉ đàn.
Kìa, có một con khỉ rất to, dễ bằng con chó nhà, nhấp nhổm trên ngọn dừa tơ. Kệ nó! Ba Nàng lại mạnh dạn đi nữa.
Bỗng con khỉ ngồi trên ngọn dừa, đúng là khỉ đầu đàn, Khỉ Trẻ, rung lá dừa sạt sạt, cất tiếng:
– Sịt…! Sịt…! Sịt…!
Một cô bảo hai cô bạn:
– Hình như con kia là khỉ đầu đàn các cậu ạ!
Cô thứ hai:
– Nó báo động đấy! Nhưng sao không thấy khỉ đàn đâu cả nhỉ?
Nhưng cô nàng vừa dứt lời, thì từ trên các ngọn cây hai bên đường phía trước không xa, các cành lá rung chuyển như bị cơn lốc đột ngột. Khỉ đàn nấp trong cá! c túm lá đồng loạt cất tiếng kêu khẹc khẹc huyên náo.
Cùng lúc thủ lĩnh Khỉ Trẻ ngồi trên ngọn dừa nhảy ào xuống nhập cuộc với khỉ đàn. Cả cùng rừng bỗng chốc sôi động hẳn lên, khiến ba nàng không biết đằng nào mà xoay xở nữa.
Trong khoảnh khắc đằng trước, đằng sau, bên trái, bên phải các cô đều có khỉ. Khỉ đua nhau nhảy loạn xạ từ cây này sang cây khác, từ bên mé đường này qua bên mé đường khác trên đầu ba nàng rối cả mắt.
Ba nàng nhà báo miệng hùm gan sứa, vội vứt cả guốc dép, gậy gộc, co cẳng mạnh ai nấy chạy. Cả ba nàng không kịp thở, cứ thế chạy một mạch về nhà trọ mà vẫn còn hồn xiêu phách lạc, tưởng chừng mặt cắt không còn một hột máu.
Còn đàn khỉ, do đầu lĩnh Khỉ Trẻ dẫn đầu, bám sát theo sau ba nàng. Nhưng khi đầu lĩnh Khỉ Trẻ đuổi đối phương đến sân, thì vừa lúc các chú trại chăn nuôi lao ra kịp.
Khỉ Trẻ và khỉ đàn vội vàng nhảy lên cây, rồi lặng lẽ kéo nhau ra rừng. Rất may cho ba cô nàng nhà báo. Bởi chạy bộ dưới đất thì khỉ chạy chậm, nên không đuổi kịp các nàng. Nếu không thì ba nàng đã lôi thôi với các chú khỉ đực bắng nhắng, hay gây sự rồi.
* * *
Như trên đã nói, Khỉ Trẻ là một đầu lĩnh nghiêm khắc. Nhưng bù lại, nó rất quan tâm và gắn bó với bầy đàn. Có lẽ vì thế mà nó được cả đàn răm rắp nghe theo.
Bao giờ xảy ra những cuộc ẩu đả, có lúc rất gay gắt, giữa các chú khỉ đực trong đàn, mà Khỉ Trẻ đến thì bọn đàn em liền giải hòa ngay. Thậm chí chúng còn tỏ ra thân thiện với nhau nữa.
Trong các bữa ăn, lũ khỉ đàn em, kể cả những chú khỉ đực ngang tàng nhất dần dần cũng biết phép. Cả đàn khỉ đều chờ cho Khỉ Trẻ nhận phần xong, chúng mới dám xán vào tranh nhau.
Lúc này thì Khỉ Trẻ tỏ ra hiền lành. Nó ngồi trên cao, thư thái nhấm nháp phần ăn của mình. Nó đưa cặp mắt độ lượng nhìn đàn em náo nhiệt tranh nhau nhặt các nắm cơm.
Trừ phi có chú khỉ đực nào cậy khỏe, quá tay với khỉ cái và khỉ con, lúc bấy giờ đầu lĩnh mới nổi giận. Tuy vậy luật rừng của khỉ không phải lúc nào cũng được thủ lĩnh Khỉ Trẻ và khỉ đàn tuân thủ triệt để.
Thói thường cũng như người ấy, đã có luật ắt phải có lệ. Loài khỉ vàng cũng vậy.
Khỉ Trẻ thi hành luật rừng của mình không đến nỗi cứng nhắc. Vẫn có những cô, những nhóc khỉ được nương nhẹ.
Trong số khỉ tơ có hai cô khỉ Ly Ly và Ty Ty được đầu lĩnh cưng chiều nhất. Hai cô nàng từng lần khân tranh phần trước cả đầu lĩnh, mà Khỉ Trẻ làm ngơ.
Đấy ! không rõ là do lòng độ lượng, hay do sự thiên vị của thủ lĩnh mà có lệ riêng này? cũng có những chú khỉ choai láu cá, hễ gần đến giờ cho ăn, các chú lẻn đến chực trước.
Các chú đến nấp ngay trong nhà rải cơm nắm trước khi có kẻng tập hợp. Chờ các cô chăn nuôi rải cơm nắm ra, chúng liền nhảy bổ vào nhặt lấy rồi biến mất.
Cách này khi Khỉ Trẻ không sao trị được và cũng không truy đuổi. Vẫn có cảnh Khỉ Trẻ vắt vẻo ngồi ăn trên cành cây, Ly Ly và Ty Ty lén đến từ phía sau, giật lấy nắm cơm thủ lĩnh đang kẹp bên nách.
Có khi hai cô nàng thậm chí lân khân giật cả nắm cơm trên tay thủ lĩnh, rồi nhảy sang một cành khác ngay cạnh. Hai cô nàng vừa ăn, vừa nghịch ngợm nhìn Khỉ Trẻ như thể là một trò đùa.
Bấy giờ Khỉ Trẻ ngoảnh lại bắt gặp. Thủ lĩnh liền lao đến. Nhưng không phải để trừng trị, mà là để đùa giỡn, để làm trò khỉ. Những lúc ấy nếu ai chứng kiến thì không thể không công nhận loài khỉ vốn có họ hàng xa xưa với loài người.
6. Khỉ Trẻ với con Lu và con Mích
Khỉ nuôi thả trên đảo gàn các khu nhà ở, lại dạn người, không nuôi chó thì không thể yên với chúng. Không có chó thì suốt ngày bọn hậu duệ của Tôn Ngộ Không chỉ quanh quẩn bên các khu nhà mà phá phách.
Vì thế trại chăn nuôi rút kinh nghiệm, nuôi hai con chó béc-rê. Hai con chó này, một con tên là Mích, con kia tên là Lu. Lúc đầu lũ khỉ đàn rất sợ hai con chó.
Còn hai con chó thì cậy nhà, hễ thấy lũ khỉ lo lò vào sân nhà, thì lập tức chúng cùng gầm lên, lao ra. Lũ con cháu Tề Thiên Đại Thánh tranh nhau chạy bán sống bán chết.
Khỉ Trẻ cũng rất sợ hai con chó. Nó lần vào các khu nhà, nhưng chỉ chuyền trên các cành cây chứ không dám xuống đất. Nhưng về sau nó chỉ sợ con Mích, chứ không sợ con Lu nữa.
Thì ra con Lu vốn rất dữ, lại khó bảo, đã cắn nhiều con khỉ bị thương, có con suýt chết. Các chú trong trại chăn nuôi đã nhổ hết răng nó đi. Nhưng con Lu không biết thân phận.
Một lần chúa đảo Khỉ Trẻ nổi hứng thế nào, lần vào khu nhà, nhưng không chuyền trên cây như mọi bận. Con Lu phát hiện. Nó cụp đuôi xuống, bò bằng đầu gối, đến rình sau gốc chuối lùn có buồng vừa chín bói.
Con Lu đã đoán đúng. Thủ lĩnh đảo Diều Hâu không hề hay biết, từ trên cây, nhảy xuống đất, rón rén đi tới bụi chuối lùn để bẻ quả chuối chín. Bỗng "roạt" một tiếng, cùng một tiếng sủa, từ gốc chuối, con Lu lao ra.
Khỉ Trẻ không kịp nhảy lên! cây, ba chân bốn cẳng chạy bộ. Nhưng chạy dưới đất thì khỉ thua chó. Vì thế, mới ra khỏi sân thì thủ lĩnh Khỉ Trẻ đã bị con Lu chồm lên, đè nghiến.
Khỉ Trẻ đưa hai chân trước ra chống đỡ, còn cổ thì cố rụt lại cho thật ngắn để tránh những chiếc nanh nọn. Còn con Lu thì cứ tưởng mình còn nguyên hai hàm răng. Nó há rộng miệng, ngoạm vào cổ Khỉ Trẻ.
Khỉ Trẻ rùng mình, tưởng sắp chết đến nơi. Nào ngờ nó chỉ cảm thấy buồn buồn ở cổ. Bấy giờ nó mới hiểu ra rằng, kẻ thù của nó không có gì đáng sợ nữa, bởi những chiếc răng nhọn đã không còn.
Khỉ Trẻ lấy lại can đảm, vùng dậy tấn công. Đầu tiên nó bíu lấy hai tai con Lu. Rồi với hai hàm răng sắc như dao, tuy ngắn hơn, không nhọn như răng nanh loài chó, nó táp lia lịa vào mặt con Lu.
Thì ra răng khỉ cũng rất đáng gờm, con Lu bị những chiếc răng khỉ làm cho tróc lông, trầy da. Bấy giờ nó mới hiểu ra rằng: cái thời áp đảo đối phương bằng những chiếc răng nanh qua rồi.
Tốt nhất bấy giờ chỉ nên đứng từ xa mà gầm gừ có khi còn dọa được đối thủ. Hình như con Lu nghĩ thế. Thế là con Lu cố vùng ra, quay đầu chạy, định vào nhà nương thế người và con Mích.
* * *
Khỉ Trẻ được nước, nhanh hơn, nhảy hẳn lên lưng con Lu. Y như hồi ông chủ còn ở nhà tập cho nó cười chó làm ngựa, nó nắm chặt lấy hai tai con Lu, giật ngược mặt lên như thể giật dây cương.
Con Lu vừa sủa ăng ẳng gọi chủ, vừa phi thẳng đến chỗ con Mích đang nằm. Con Mích nhe hết răng nanh ra, vừa gừ gừ giận dữ, vừa nhấp nhổm định chồm dậy.
Cho dù khôn mấy, thủ lĩnh Khỉ Trẻ vẫn là khỉ. Nó cứ tưởng con Mích cũng không có răng như con Lu. Nó cứ nghiễm nhiên ngồi trên lưng, hành hạ con Lu, mặc cho đối thủ chạy mỗi lúc một gần tới chỗ con Mích.
Con Mích chỉ đợi có thế. Nó vùng dậy, sủa một tiếng cộc cằn, rồi táp một miếng trời giáng vào đùi Khỉ Trẻ.May đời cho thủ lĩnh Khỉ Trẻ. Nó đã kịp nhảy xuống khỏi lưng con Lu.
Nhưng thủ lĩnh Khỉ Trẻ vẫn bị những chiếc răng con Mích xé rách mấy đường trên da đùi. Bây giờ nó mới nhận ra con Mích không có răng, mà có đủ cả hai hàm răng trắng nhởn.
Thủ lĩnh vương quốc đảo Diều Hâu vội ba chan bốn cẳng vùng chạy. Lại vận may nữa đến với thủ lĩnh Khỉ Trẻ. Con Mích vướng phải con Lu chắn ngang trước mặt.
Khi con Mích vòng được ra sau để đuổi theo Khỉ Trẻ, thì đối phương đã nhảy tót lên cành nhãn, rồi chuyền lên cao dần.
Từ trên cây, lúc đầu thấy con Mích lồng lộn sủa giận dữ, thủ lĩnh Khỉ Trẻ vẫn có chú sờ sợ.
Nhưng rồi nó nhận ra kẻ thù của nó không biết leo trèo. Thế là nó ung dung ngồi trên càn! h cây gãi đít chọc tức. Thậm chí thỉnh thoảng nó còn rung cành đe dọa con Mích nữa.
* * *
Từ hôm ấy hễ gặp con Ly là thủ lĩnh Khỉ Trẻ đuổi đánh. Con Lu chỉ còn cách chạy thục mạng về nhà, chui tọt xuống gầm giường, gầm bàn mà tốn. Vậy mà nó vẫn còn run bần bật như bị hổ đuổi.
Con Lu sợ Khỉ Trẻ đến mức không dám ra rừng một mình nữa. Và hễ thấy bóng dáng Khỉ Trẻ là nó lặng lẽ rút lui. Nó chôn chặt nỗi căm tức Khỉ Trẻ vào lòng.
Con Lu chủ chờ khi nào Khỉ Trẻ bị con Mích đuổi nó mới vào hùa đuổi theo cho bõ tức. Riêng với con Mích thì Khỉ Trẻ vẫn gờm, không dám coi nhờn, không dám qua mặt.
Không như những ngày đầu mới lên ngôi, còn giữ gìn. Bây giờ thủ lĩnh Khỉ Trẻ lại rất muốn vào các ngôi nhà. Không phải vì thủ lĩnh nhớ hơi người, mà vì ở đấy còn nhiều thứ thu hút trí tò mò và lòng tham của nó.
Đặc biệt Khỉ Trẻ nhớ những quả trứng gà trong chạn đựng thức ăn. Với khỉ đàn, những thứ đã bị người ta cất vào chạn, chốt cửa lại thì đành chịu. Nhưng Khỉ Trẻ thì lại khác.
Khỉ Trẻ từng bắt chước thầy giáo, chủ cũ, nên nó biết mở cửa chạn, kể cả cửa có mẩu gỗ cài ngang. Khỉ Trẻ cũng rất thèm những hạt lạc béo ngậy, những hạt đậu, hạt ngô bùi bùi, ngọt ngọt phơi ngoài sân.
Hễ thấy chủ nhà ra khỏi cửa, hoặc đưa các thứ ra sân phơi, y như là Khỉ Trẻ chuyền cành đến gần, ngồi trong những túm lá rậm rình rập. Nó có tính kiên trì rình nấp đáng nể.
Khỉ Trẻ ngồi thu mình trong lá rậm vừa trông chừng cho đàn, vừa theo dõi con Mích có khi hàng giờ liền. Hễ thấy vắng bóng người nhà và con Mích là nó nhảy xuống đất.
Khi xung quanh yên ắng, không có gì đe dọa, thì Khỉ Trẻ lẻn vào nhà, lục chạn thức ăn. Nhưng hễ thấy có động, là nó bốc vội nắm lạc, nắm đậu… nhét đầy vào cái túi da dưới cằm, rồi nhảy lên cây, chuồn mất.
Hình như Khỉ Trẻ đặc biệt thích ăn thứ trứng vừa lọt khỏi lòng gà mẹ, còn nóng hôi hổi. Bởi thế, hễ nghe tiếng gà mái cục tác, là nó nhảy cẫng lên trên cành cây với vẻ vui mừng thật sự.
Khi gà mẹ vừa xuống khỏi ổ, không để lỡ dịp, Khỉ Trẻ vội vàng chuyền cành nhảy đến. Nó nhanh chóng và nhẹ nhàng nhót lấy quả trứng, rồi nhảy trở lại cành cây, chuyền dần ra rừng, mất hút.
Có nhiều khi Khỉ Trẻ còn nhẹ nhàng nâng đuôi con gà mái vừa đẻ xong, chưa kịp nhảy xuống khỏi ổ, lấy quả trứng vừa lọt lòng, chưa kịp cứng vỏ vôi bên ngoài, rồi lặng lẽ chuồn đi, đến nỗi ả gà mái đoảng vị không hề hay biết.
* * *
Một lần thấy xung quanh yên tĩnh, thủ lĩnh Khỉ Trẻ lần vào sân bốc lạc. Nào ngờ con Mích nằm bên góc tường khuất, nom thấy. Con Mích lao vụt ra. May cho Khỉ Trẻ lần nữa, lần này nó cũng kịp nhảy lên cành nhãn.
Như những lần trước, Khỉ Trẻ chuyền lên ngọn cao, rung cành dọa chó. Còn dưới đất con Mích vẫn hếch mõm lên, sủa giận dữ, tưởng chừng muốn nhảy phóc lên vồ lấy đối phương rồi ăn sống nuốt tươi.
Nhưng bây giờ thì thủ lĩnh Khỉ Trẻ không một chút rùng mình sợ hãi. Ngồi trên cao dọa chó chán, Khỉ Trẻ chuyền xuống thấp dần. Nó dừng lại trên một cành nhãn nằm ngang, mà từ nãy nó đã quan sát kỹ.
Cành nhãn ấy con Mích không nhảy tới. Thủ lĩnh Khỉ Trẻ nằm phục xuống trên cành nhãn đâm ngang này, rung cành, nhún nhảy trêu tức con Mích. Con Mích càng lồng lộn giận dữ và nhảy dựng lên táp gió.
Mấy lần liền mõm con Mích chỉ cách chân Khỉ Trẻ chừng một gang tay. Con Mích cố lấy đà nhảy lên cao hơn để tóm cổ đối thủ. Bỗng con chó kêu lên ăng ẳng, bốn chân chới với như bị treo cổ.
Thì ra thủ lĩnh Khỉ Trẻ khôn ngoan, nhanh tay và chính xác đến đáng nể, tóm được một bên tai của con Mích, xách ngược lên. Cũng may tay kia Khỉ Trẻ còn phải nắm cành cây, nên con Mích không bị vả lia lịa vào mặt.
Con Mích có lẽ phải nặng tới năm mươi cân hơn. Không rõ vì nặng không thể xách tai con chó mãi được, hay vì con Mích vùng vẫy quá mạnh mà tuột khỏi tay c! on Khỉ Trẻ. Con chó rơi phịch xuống đất.
Chân vừa chạm đất, con Mích đã cụp đuôi, cụp tai chạy bạt vía vào nhà, không dám ngoảnh đầu lại. Còn Khỉ Trẻ thì vội vàng nhảy xuống khỏi cây nhãn, kéo cả đàn khỉ đuôi theo con chó vào tận nhà.
Không rõ vì trêu đùa hay vì bực tức chưa hả, lũ khỉ leo phắt lên dãy đào trước sân đang mùa quả non. Chúng bứt quả ném xuống đầy sân cho đến khi người nhà xua đuổi, chúng mới bỏ chạy ra rừng.
Từ hôm ấy giống như con Lu, hễ thấy Khỉ Trẻ đâu là con Mích lẩn trốn, không dám gây sự nữa. Vậy là với thủ lĩnh Khỉ Trẻ, hai con chó – con Mích và con Lu – đã bị vô hiệu hóa.
Các cô chú chăn nuôi thấy vậy lấy làm lo lắng. Cứ thế này thì đàn khỉ sẽ làm giặc mất. Họ định đề nghị với trên đưa Khỉ Trẻ, viên thủ lĩnh ranh ma này của đàn khỉ về Hà Nội tham gia vào việc bào chế vác-xin.
Nhưng không ai rõ vì sao Khỉ Trẻ và đàn của nó không phá phách quanh khu nhà làm việc và nhà ở của cán bộ, nhân viên trại nữa. Chúng ra sống hẳn ngoài rừng. Và Khỉ Trẻ vẫn làm đầu lĩnh của đàn khỉ như cũ.
* * *
Trong số cư dân của vương quốc đảo Diều Hâu này có hai cô khỉ tơ được đầu lĩnh rất nuông chiều. Đó là hai hoa khôi khỉ tên là Ly Ly và Ty Ty đã nói ở trên kia. Hai hoa khôi này chơi với nhau rất thân.
Cùng với thủ lĩnh Khỉ Trẻ, hai cô Ly Ly và Ty Ty thường ghép thành một bộ ba. Khi thì cả ba nhặt trai ốc trên bãi biển. Lúc thì chúng cùng vắt vẻo trên cành cây, nhìn ra biển khơi mỗi buổi chiều tà.
Có khi Khỉ Trẻ canh chừng, còn hai nàng thì nhảy nhót đùa nghịch. Cũng có lúc không có thủ lĩnh Khỉ Trẻ, hai hoa khôi Ly Ly và Ty Ty cùng ngồi chung trên một tàu dừa bắt chấy rận cho nhau.
Nom Ly Ly và Ty Ty thân mật với nhau như hai chị em sinh đôi. Có khi một trong hai cô nàng kiếm được một cành lá non, hay một quả chín, vội mang tới cho nàng kia vui vẻ cùng ăn.
Đấy là một cử chỉ mà hiếm thấy ở loài khỉ vốn nổi tiếng tham ăn này. Hai cô chơi rất thân với Khỉ Trẻ. Cả hai đều được đầu lĩnh Khỉ Trẻ chiều chuộng tới mức có lẽ nếu một cô gái nào đấy bắt gặp chắc cũng phải phát ghen lên với bạn trai của mình.
Hai cô nàng Ly Ly và Ty Ty dám tranh phần ăn của đầu lĩnh, đấy là chuyện thường tình rồi. Còn nhiều chuyện lần khân khác chắc đến cả đôi nam nữ thân thiết với nhau nhất cũng không thể ngờ tới.
Mỗi khi cả bộ ba này – Ly Ly, Ty Ty và Khỉ Trẻ – cùng
ngồi chung với nhau mới thấy hết tình bạn keo sơn của chúng. H�! �� thủ lĩnh ấp ủ, vuốt ve cô này, thì cô kia nhảy lên cưỡi trên vai, hay trên cổ đùa nghịch, vui vẻ.
Cả hai cô nàng khỉ đôi khi còn thay nhau bắt thủ lĩnh cõng trên lưng chạy trên các cành cây. Lại có khi hai tay Khỉ Trẻ bám vào cành cây đâm ngang, thả mình xuống, đánh võng.
* * *
Trông tình bạn của chúng thật là đẹp. Mà hẳn là chúng rất hạnh phúc. Thế rồi bộ ba ấy bỗng có thêm một khỉ con. Lúc đầu người ta chưa hiểu khi con ấy là con của Ly Ly hay Ty Ty.
Từ hôm có thêm khỉ con, người ta thấy bộ ba này không mấy khi rời nhau nửa. Mãi sau này người ta mới nhận biết khỉ con là con của Ly Ly. Bởi người ta bắt gặp Ly Ly cho khỉ con bú.
Thoảng hoặc người ta cũng bắt gặp Ty Ty ngồi một mình. Những lúc ấy trông vẻ mặt cô nàng rất buồn. Cô nàng ngồi yên lặng như bức tượng nhìn Ly Ly và Khỉ Trẻ mải chơi đùa với nhau và âu yếm khỉ con.
Nhưng đấy là trường hợp hết sức hãn hữu. Còn thì cả ba – Ly Ly, Khỉ Trẻ và Ty Ty – cùng ở bên nhau. Cả ba cùng hết sức yêu chiều, hết lòng chăm sóc khỉ con.
Khi Ly Ly bế cho con bú, thì Ty Ty ngồi bên cạnh hết xoa đầu, vuốt lưng lại vuốt chân tay khỉ con. Hễ thấy bóng dáng ó biển hoặc diều hâu bay lượn trên không, Ty Ty vội kêu toáng lên, rồi cùng bạn ấp chặt lấy khỉ con.
Những lúc Ly Ly và Ty Ty ngồi chơi với khỉ con thì Khỉ Trẻ tìm cái ăn. Lúc thì thủ lĩnh lôi về một mớ lá bìm bìm. Có khi Khỉ Trẻ bẻ mang về một cành sung lá non.
Đôi khi Khỉ Trẻ biến đi đâu một lúc lâu. Rồi thủ lĩnh trở về với hai tay không. Nhưng cái túi da dưới cằm của thủ lĩnh thì chữa đầy một túi lạc. Thế là cả ba cùng vui vẻ nhấm nháp món thức ăn q! uý giá.
Vừa nhấm nháp món quà quý, ba bạn khỉ vừa thì thầm, ríu rít giọng khỉ mà không một ai hiểu chúng nó nói với nhau những gì. Có thể chúng chia sẻ với nhau những niềm vui, những nỗi buồn.
Các cô chú chăn nuôi ở trại cho biết, Ty Ty là một con khỉ cái vô sinh. Cô nàng tỏ ra rất yêu khỉ con, nhất là những nhóc khỉ còn ôm chặt lấy ngực khỉ mẹ mỗi khi mẹ di chuyển.
Ty Ty thường vặt những ngọn lá non nhất, ngon nhất tập cho khỉ con ăn. Ty Ty tỏ ra vui thích thú mỗi lần được khỉ con vụng về nhấm nháp những chiếc lá, mà Ty Ty đưa cho, rồi nhăn mặt lại.
Bấy giờ cô nàng Ty Ty nhún nha nhún nhảy, xốn xang lên trên hai chiếc chân, ra chiều sung sướng. Thỉnh thoảng Ly Ly cũng trao khỉ con cho Ty Ty bế nhảy nhót, đùa nghịch với lũ bạn.
Lúc bấy giờ Ty Ty để cho khỉ con mặc sức leo lên đầu, lên cổ, lên vai tùy thích. Rồi bất thình lình cô nàng vồ lấy khỉ con, nhằn nhằn vào ngực, vào bụng bé khỉ như thể con người vẫn cù đùa trẻ nhỏ.
Khỉ con đã lơn lớn, đã có thể ngồi trên cành một mình. Thoáng hoặc Ly Ly cũng để con ngồi chơi tha thẩn trên một chạc cây. Còn Ly Ly thì leo ra cành xa hái lá, hái quả.
Cũng có lúc khỉ mẹ cùng nhảy nhót đánh đu với các bạn như thể để khỏi tù chân. Những lần như thế, Ty Ty thường ngồi cạnh trông chừng khỉ con thay khỉ mẹ.
* * *
Một lần Ly Ly đặt con lên cành này, rồi nhảy sang cành khác vặt lá. Do Ly Ly nhảy quá mạnh làm cành cây khỉ con đang ngồi chao đảo, suýt nữa thì bé khỉ rơi xuống.
Ngồi ở cành gần đấy, Ty Ty vội nhảy sang đỡ lấy khỉ con. Không rõ do giật mình vì suýt bị ngã hay do Ty Ty bế quá mạnh tay, mà khỉ con kêu lên choe chóe.
Từ cành bên, nghe tiếng con kêu, Ly Ly vội vàng nhảy về. Thấy Ty Ty đang bế con mình, Ly Ly giật lại, rồi tát vào mặt bạn một cái. Chắc là Ly Ly ngờ rằng Ty Ty đã làm con mình đau.
Những người chứng kiến chuyện này đều thương Ty Ty đến ứa nước mắt. Còn Ty Ty thì không đánh lại bạn. Nó chỉ đưa tay lên xoa xoa chỗ vừa bị tát, rồi buồn rầu lùi ra xa ngoài cành chon von, ngồi ủ rũ.
Không rõ Ty Ty có tâm trạng như một người đàn bà vô sinh bế hộ con người, đã không được một lời cảm ơn mà còn bị hắt hủi hay không? Điều này chỉ có các nhà tâm lý khỉ mới giải đáp được.
Nhưng loài vật không giống loài người. Chúng không có mặc cảm, cũng không suy luận, không để bụng thù dai. Chỉ một lúc sau người ta lại thấy hai hoa khôi khỉ một thời lại đã ríu rít bên con nhỏ.
* * *
Bấy giờ vào thời kỳ chiến tranh bằng không quân của giặc Mỹ cực kỳ ác liệt. Mỗi lần thị xã Cẩm Phả, khu vực Bãi Cháy, mỏ than Hòn Gai… bị oanh tạc, máy bay Mỹ đang vòng lượn ra tận đảo Diều Hâu.
Nghe kẻng báo động nổi lên, lũ khỉ bắt chước hệt như người. Từ trên cây chúng vội vàng nhảy xuống đất, rồi nhảy xuống hào giao thông. Có con không kịp nhảy xuống hào, thì nằm rạp xuống bên các gốc cây.
Có khi khỉ đàn lang thang kiếm tìm hà hến ngoài bãi biển. Bỗng có lệnh báo động và có tiếng máy bay. Lũ khỉ vội nằm rạp xuống cát hay bên các mô đá. Có con xòe rộng hai bàn tay ôm lấy đầu.
Một lần khu trại chăn nuôi, nơi hiếm hoi cung cấp dược liệu, cung cấp môi trường nuôi cấy vác-xin phòng chống bại liệt, phòng chống viêm màng não… cho trẻ nhỏ, bị máy bay Mỹ bắn phá.
Hôm ấy chỉ có vài căn nhà bị sập. Các cô chú chăn nuôi không ai việc gì. Đàn khỉ cũng gần như nguyên vẹn. Những người trong trại lấy làm mừng. Đàn khỉ sau những phút hốt hoảng, giờ trở lại cuộc sống nhộn nhịp, sôi nổi thường ngày.
Nhưng mỗi khi cho khỉ ăn, thì nỗi đau và nỗi ray rứt mới đè nặng lên trong lòng mọi người. Người ta thấy Ly Ly nâng con lên ngực cho bú, chốc chốc nó lại rung rung con trên tay như một người mẹ đánh thức con nhỏ.
Thì ra, đau đớn làm sao! Khỉ con bị một mảnh bom găm vào đầu và đã chết trên tay khỉ m�! ��. Nhưng Ly Ly thì ngỡ là con đang ngủ say. Tuy nhiên sự nhầm tưởng ấy không lâu, chỉ chốc sau Ly Ly nhận ra thảm họa.
Nhưng Ly Ly vẫn hy vọng con sẽ sống lại. Suốt cả chiều hôm ấy Ly Ly vẫn ôm con khư khư trên tay. Ly Ly không trao con cho Ty Ty, cũng không trao con cho Khỉ Trẻ như mọi ngày.
Chốc chốc Ly Ly lại rung rung hai cánh tay, rồi áp con vào ngực. Cứ thế Ly Ly bế lấy xác khỉ con trên tay suốt cả chiều. Hết ngày hôm ấy cho suốt cả ngày hôm sau Ly Ly vẫn bế rịt lấy xác con trên tay, bỏ cả ăn uống.
Các cô chú chăn nuôi tìm cách tách xác khỉ con ra khỏi tay khỉ mẹ để cứu Ly Ly. Nhưng không có cách nào giật xác khỉ con ra khỏi tay Ly Ly được. Thế rồi nó cùng Khỉ Trẻ và Ty Ty biến mất.
Đảo Diều Hâu không lớn. Cây rừng không lấy gì làm nhiều. Nhưng nhiều chỗ đầy gai góc và bụi rậm. Người ta bủa ra khắp nơi tìm kiếm mới thấy bóng dáng Ly Ly bế con ngồi mãi trên đỉnh đảo.
Không, không phải chỉ có mình Ly Ly. Cạnh Ly Ly là đầu lĩnh Khỉ Trẻ và Ty Ty. Đến bữa Ly Ly, Ty Ty và Khỉ Trẻ buồn rầu vẫn tìm về với các nhà ăn như thường lệ. Khỉ Trẻ và Ty Ty lười biếng nhặt những nắm cơm.
Còn Ly Ly vẫn bế xác khỉ con trên tay giờ chỉ còn là bộ xương, lẩn quất quanh đàn, không chịu nhặt cơm nắm. Trông Ly Ly đã yếu lắm rồi. Một lần nữa người ta lại tìm cách tách bộ xương khỉ con khỏi tay Ly Ly.
Người ta dùng lưới cá vược bủa vây khắp ! vùng Ly ! Ly đang có mặt. Nhưng không hiểu bằng cách nào Ly Ly vẫn bế nắm xương khô của con thoát ra ngoài được.
Từ hôm ấy Ly Ly không hề ló mặt, không hề lai vãng quanh vùng khỉ đàn đang sinh sống nữa. Cho đến một hôm mọi người đang bận rộn cho khỉ ăn, thì tiếng một cô nhân viên khóc váng lên ở một góc bãi biển xa.
Mọi người cùng đổ xô ra xem thử có chuyện gì. Thì, thảm thương biết bao nhiêu, Ly Ly hai tay vẫn ôm khư khư cái xương sọ của khỉ con, nằm chết gục bên một gốc dừa.
Người ta biết rằng loài khỉ vốn có tình đồng loại cao. Khi bị kẻ thù săn đuổi, nếu trong đàn có con bị thương, hoặc chết, thì cả đàn, con thì đánh lạc hướng kẻ thù, con thì khiêng đồng loại đi giấu.
Nhưng không ai hiểu nổi tình mẫu tử của những con khỉ mẹ. Và thật không ai ngờ được khỉ mẹ Ly Ly lại có tình mẫu tử sâu nặng như thế này.
Dân cư cộc đuôi của vương quốc đảo Diều Hâu như trên đã nói. Hàng tuần có những thành viên khỏe mạnh, không bệnh tật được chọn lọc đưa về viện nghiên cứu được học, về cơ sở bào chế thuốc, chủ yếu là ở Hà Nội.
Để cho cư dân nơi này không bị giảm đi, trái lại còn tăng thêm, người ta tìm ra nhiều nguồn bổ sung. Có mấy nguồn bổ sung chính mà những cô chú ở trại chăn nuôi vẫn hay dùng.
Người ta quan tâm đến sự sinh sản của đàn khỉ. Tuy khỉ mẹ mỗi lần sinh chỉ một con, rất ít sinh đôi. Nhưng khỉ chỉ chửa trên ba tháng. Khỉ con ba, bốn tháng đã có thể tự kiếm ăn được. Người ta chú chăm sóc, nuôi dưỡng khỉ chửa, khỉ con nên nhân đàn nhanh.
Người ta mua khỉ từ các nơi đưa về thả vào. Đây là nguồn bổ sung rất quan trọng. Tuy nhiên nguồn này đôi khi lợi bất cập hại. Vì có một số con bị nhiễm bệnh mà người mua không biết, gây ra sự lây lan cho cả đàn khỉ.
Nguồn thứ ba được các chú ở trại chăn nuôi quan tâm hơn cả. Chính các chú tự đi săn bắt lấy khỉ hoang dã ở những đảo lân cận đem về. Trong vịnh Hạ Long có rất nhiều đảo có thú rừng hoang dã và khỉ đàn sinh sống.
* * *
Cách đào Diều Hâu chừng một cây số theo đường chim bay, có một hòn đảo gọi là đảo Xanh. Vì ở đây quanh năm cây cối tốt tươi, xanh rờn. Khác với đảo Diều Hâu, đảo Xanh to hơn và có núi đá cao hiểm trở.
Cây cối trên đảo Xanh cũng rậm rạp hơn đảo Diều Hâu. Trên đảo Xanh có sơn dương và nhiều đàn khỉ vàng sinh sống. Đảo này cũng rất nhiều trăn, kỳ đà và tắc kè.
Đấy là những loài bò sát này cung cấp cho ngành bào chế thuốc những dược liệu quý. Các chú chăn nuôi đảo Diều Hâu chú ý đến đàn khỉ vàng sinh sống ở chân ngọn núi đá trên đảo Xanh này đã lây.
Các chú đã có kế hoạch bơi thuyền sang đảo này săn bắt những con khỉ tơ mang về bổ sung cho trại khỉ của đảo Diều Hâu. Một hôm hai chú mang lưới cá vược, ngòi pháo, dắt theo con Mích xuống thuyền.
Lưới cá vược dùng để vây hoặc đón nẻo khỉ đàn. Còn ngòi pháo là để dọa khỉ, làm cho chúng hoảng sợ phải xuống đất. Khỉ đàn ở đây đôi khi cũng bị người trong đất liền bơi thuyền ra săn bắn nên rất cảnh giác.
Vì thế, hễ nghe tiếng pháo nổ, đàn khỉ tranh nhau ào ào nhảy xuống đất, tìm nấp vào các khe đá. Bấy giờ chó săn chỉ việc tìm đến, đè nghiến lấy con mồi cho người bắt sống.
Các chủ đảo Diều Hâu cũng từng dùng cách này để bắt khỉ các đảo quanh vùng về nuôi. Nhưng hôm nay lưới cá vược, ngòi pháo và chó săn đều không dùng đến. Vậy mà họ cũng bắt được khỉ sống.
Hai chú ở trại chăn nuôi ghé thuyền lên đảo Xanh. Vừa kịp neo thuyền thì bỗng họ nghe thấy tiếng khỉ đàn kêu huyên náo ở một khoảng trống gần đấy. Có chuyện gì thế nhỉ? Hay là lũ khỉ gặp rắn?
Hai chú không kịp mang theo lưới, ngòi pháo. Họ vội vớ lấy dầm chèo, nhảy lên bờ, chạy tới chỗ có tiếng khỉ kêu. Một cảnh tượng thương tâm bày ra trước mắt hai người.
Một con khỉ tơ bị một con trăn hoa cuốn chặt ngang lưng, mắt mở to, ươn ướt, miệng kêu yếu ớt, chờ chết. Một con khỉ đực to, chắc là khỉ đầu đàn, đang nhảy quanh con khỉ bị nạn.
Chố chố khỉ đầu đàn lại lao vào cào cấu, cắn xé con trăn hoa. Còn bọn khỉ đàn, con thì leo tót lên cành cây, con nhảy lên mô đá sợ hãi kêu như ri. Loài khỉ, nhất là khỉ vàng chúa sợ rắn, đặc biệt là trăn.
Có những con khỉ gặp trăn đột ngột, từ trên cây, cuống cả chân tay, rơi phịch xuống đất, để cho trăn từ từ bò đến nuốt sống. Vậy mà con khỉ đầu đàn này dám cả gan xông vào cắn xé con trăn, thật đáng khâm phục.
Hai chú chăn nuôi cùng đứng ngây ra một lúc. Rồi cả hai xua chó, xông vào đánh con trăn để cứu con khỉ tơ. Nhưng con Mích ngày thường hùng hổ là thế, bây giờ cũng bất lực.
Con chó vừa xông vào con trăn mới được vài bước và sủa được mấy tiếng, đã vội tru dài, giật lùi, rồi quay đầu tháo chạy. Thì ra chó cũng sợ trăn. Cứ ! xem con Mích thì biết.
* * *
Hai chú chăn nuôi, mỗi người một cái dầm chèo, nhằm đầu con quái bò sát gớm ghiếc mà nện. Nhưng con quái này tránh đòn rất nhanh, mặc dù khúc thân đang quấn chặt con khỉ tơ.
Đã thế mỗi lần thấy hai chú chăn nuôi giơ cao dầm chèo, con trăn lại cất bổng cả con khỉ, quật đuôi một cái thật mạnh đánh trả, tưởng chừng con khỉ bị nạn đến gãy xương.
Nhưng con trăn, vì phải chống đỡ với hai chú chăn nuôi, nên cũng không thể nuốt được con khỉ. Hai chú chăn nuôi sợ kéo dài cách tấn công con trăn thế này
thì con khỉ bị nạn sẽ chết mất.
Hai chú nghĩ ra một kế mới tấn công con trăn. Hai chú bàn nhau một lúc. Rồi một chú ở lại trông chừng, hú doạ không cho con trăn nuốt con khỉ. Còn chú kia thì chạy trở về thuyền hay đi đâu không rõ.
Một lát sau chú kia quay lại, mang theo một sợi dây leo núi. Chú vòng một đầu dây lại làm thòng lọng, ném vào cổ con trăn. Còn đầu dây kia chú vắt lên cành cây.
Cứ thế hai chú ra sức rút dây. Con trăn bị thít cổ treo ngược lên. Con vật bỏ sót khổng lồ đành nới lỏng vòng cuốn, thả con khỉ ra. Thế là trong cuộc đi săn không cần đến lưới, ngòi pháo và chó săn.
Hai chú chăn nuôi đưa con khỉ bị nạn xuống thuyền. Còn con trăn hoa bị trói nẹp vào dầm chèo và vác xuống thuyền nốt. Cuộc săn không cần chó săn, không cần lưới mà hai chú vẫn bắt sống được cả con trăn bự và con khỉ.
* * *
Đây là một con khỉ cái tơ, lông vàng mượt, rất đẹp. Có lẽ nó là bạn gái hay bạn đời gì đó của con khỉ đầu đàn. Bởi vì con khỉ đầu đàn quên cả nỗi sợ hãi có tính bản năng truyền kiếp của đồng loại đối với trăn và rắn, xả thân cứu con khỉ cái thì đủ biết.
Và khi một trong hai chú chăn nuôi bế con khỉ cái sức đã yếu lắm rồi, đi về thuyền, con khỉ đầu đàn vẫn bám theo. Đôi lúc nó còn cả gan xông vào định cướp lại cô bạn gái ngay trên tay chú chăn nuôi.
Hai người đã xuống thuyền, đưa cả khỉ và trăn về trại chăn nuôi. Thuyền rời đảo Xanh được một lúc, hai chú chăn nuôi ngoảnh lại. Họ thấy con khỉ đầu đàn đảo Xanh vẫn còn nhảy nhót trên các mỏm đá sát mép nước, miệng kêu khẹc khẹc, nhìn theo.
Còn con khỉ cái, chỉ chốc sau thì hồi sức. Nó bắt đầu chạy đi chạy lại dọc theo thuyền. Rồi nó ngồi mấp mé bên mạn thuyền, mắt hết nhìn mặt biển với những con sóng bạc đầu đang lao xao, lại nhìn về đảo Xanh.
Con khỉ cái nhún chân toan nhảy xuống biển. Hai chú chăn nuôi vội vàng bắt nó trói lại. Bởi nếu để nó nhảy xuống biển, bơi về đảo Xanh thì sẽ rất nguy hiểm cho nó.
Từ xa kia, trên đảo Xanh, con khỉ đầu đàn giờ chỉ còn là một chấm nhỏ vẫn ngồi trên một mỏm. Chắc khỉ đầu đàn đang ngồi nhìn theo thuyền, nhìn theo hút bóng cô bạn gái.
Nhưng mặc, chiếc thuyền vẫn mải miết hướng về đ! ảo Diều Hâu bơi nhanh. Bấy giờ thì bóng hình của khỉ đầu đàn đã mờ hẳn trong làn nước biển mênh mông.
Thuyền hai chú chăn nuôi về đến đảo Diều Hâu thì con khỉ bị nạn khỏe hẳn. Các chú trong trại chăn nuôi nghe thuật lại chuyện nó bị con trăn hoa cuốn, nên gọi luôn tên nó là Hoa Hoa, và thả nó vào đàn khỉ nuôi.
* * *
Hoa Hoa nhập đàn rất nhanh. Nó không những không bị khỉ đàn xua đuổi, trái lại còn được đối xử rất hòa thuận. Thì ra luật lệ của loài khỉ chỉ khe khắt với những con đực mà rộng mở với những con cái.
Còn thủ lĩnh Khỉ Trẻ thì tỏ vẻ vồn vã, săn sóc cô nàng vừa lâm nạn không kém săn sóc Ty Ty và Ly Ly tội nghiệp trước đây. Nhưng xem chừng Hoa Hoa lại né tránh thủ lĩnh Khỉ Trẻ.
Không biết vì Hoa Hoa sợ uy lực của thủ lĩnh mới, hay vì lý do gì mà nó né tránh? Nhưng thôi, đấy là chuyện khỉ, chuyện tình cảm riêng tư của chúng để tự chúng thu xếp lấy với nhau.
Xin được kể tiếp đoạn sau của câu chuyện. Các cô chú chăn nuôi ở đảo Diều Hâu rất ghét rắn và trăn. Bởi vì loài bò sát gớm ghiếc này là nỗi kinh hoàng của loài khỉ.
Bọn này xuất hiện ở đâu thì nơi ấy hàng tuần lễ khỉ đàn không dám lai vãng. Dân miền núi có kinh nghiệm thế này. Nếu nương rẫy trồng lúa, trồng hoa màu bị khỉ đàn phá phách nhiều, họ kiếm xác rắn, xác trăn lột treo lên hoặc vắt trên hàng rào.
Khỉ đàn nhìn thấy những cái xác ngoài gớm ghiếc ấy là lặng lẽ kéo nhau đi nơi khác ngay. Trên đảo chăn nuôi khỉ này, những ngày đầu cũng rất nhiều rắn.
Chúng đã làm cho lũ khỉ sợ co rúm lại không dám ra rừng. Có con khỉ gặp rắn sợ đến mức bỏ cả ăn uống mà chết. Các cô chú chăn nuôi phải mở một chiến dịch diệt trừ rắn.
Nhờ chiến dịch này mà đàn khỉ mới phát triển yên ổn. Con trăn hoa này, vừa gây ra tội ác với con Hoa Hoa, nên nó bị trừng trị ngay. Nó bị treo cổ và bị lột xác.
Các cô chú chăn nuôi đang bận rộn với công việc làm thịt trăn và sửa soạn nấu cao. Bỗng có tiếng khỉ đàn kêu la huyên náo. Mọi người dừng cả lại, hướng tai về phía bờ biển nghe ngóng.
Tiếng khỉ đàn kêu hỗn loạn như thể chúng đang gặp trăn nước. Bởi vì ở đấy thỉnh thoảng vẫn có trăn biển bò lên bãi sưởi nắng. Cũng có thể lũ khỉ gặp những con vích, một loài rùa biển khổng lồ bò lên bãi cát đẻ trứng?
Người ta bỏ cả công việc, xô nhau chạy ra bờ biển xem. Đến nơi mọi người hết sức ngạc nhiên. Trên bãi biển chẳng thấy có trăn rắn, cũng chẳng thấy có vích viếc nào cả.
Mọi người chỉ thấy Khỉ Trẻ đầu đàn và một con khỉ đực khác đang đánh nhau. Sao lại có cuộc quyết đấu thế này nhỉ? Chẳng lẽ lại có cuộc tranh giành đầu đàn mới?
Các chú chăn nuôi biết rất rõ khỉ đàn thỉnh thoảng cũng có những cuộc nổi loạn để loại trừ đầu lĩnh cũ. Nhưng muốn thế, trong đàn phải có những con khỉ đực đang sức nổi lên.
Trong đàn khỉ hiện giờ làm gì có con khỉ đực nào đáng mặt đầu lĩnh, dám chống lại Khỉ Trẻ? Mà kia, con khỉ đực nào đang đánh nhau với đầu lĩnh Khỉ Trẻ thế?
Cuộc đấu xem ra lại khá quyết liệt, không chừng con Khỉ Trẻ còn núng thế nữa ! chứ ch�! ��ng chơi. Mọi người nhìn nhau, chẳng ai hiểu con khỉ đực kia từ đâu đến.
Các cô chú chăn nuôi đứng ngây ra. Mọi người hết nhìn hai lực sỹ cộc đuôi đọ sức đua tài, lại nhìn quanh khu vực đấu trường để nhận mặt những con khỉ đực ngang ngạnh.
Xung quanh trường đấu, khỉ đàn vây kín vòng trong, vòng ngoài. Con ngồi trên ngọn, trên cành, trên chạc cây mé rừng. Con ngồi trên mô đá, tảng đá ở bãi cát hay dưới mép nước.
Tất cả khỉ đàn nhấp nhổm, nhảy nhót tại chỗ, kêu la như reo vui, như cổ vũ, như sợ hãi. Chỉ có con Hoa Hoa ngồi trên một mỏm đá cao, sát mép nước im lặng nhìn cuộc đấu.
Chốc chốc Hoa Hoa lại quay nhìn ra biển khơi, nơi có một chấm xanh mờ như trù tính điều gì. Chốc chốc lại quay nhìn cuộc đấu. Bỗng như giẫm phải rắn, nó nhảy cẫng lên, kêu khẹc khẹc mấy tiếng rất to.
Trên đường đấu, cuộc đọ sức giữa hai gã khỉ mày râu bỗng ngừng. Con khỉ đực lạ quay nhìn về phía Hoa Hoa. Còn Hoa Hoa hình như chỉ chờ có thế, không đòi hỏi gì hơn.
Bất chấp sóng nước cuồn cuộn, mênh mông, Hoa Hoa nhảy ào xuống biển, bơi ra khơi trước sự ngạc nhiên và bất lực của những người có mặt. Con khỉ đực lạ và con Khỉ Trẻ bỏ cuộc đấu, cùng chạy ra mép nước.
Chàng khỉ lạ nhảy lên mỏm đá mà Hoa Hoa vừa ngồi. Rồi nó cũng lao ào xuống sóng nước, bởi đuổi theo con Hoa Hoa. Chỉ chốc lát bóng đôi bạn khỉ đã bơi sát bên nhau, hướng về đảo Xanh.
Lần này n�! ��a, nh�! �ng người chăn nuôi cũng không ai ngờ tới. Mọi người với vẻ mặt bâng khuâng và tư lự nhìn theo hai khỉ bạn đang hướng về đảo Xanh, bơi mỗi lúc một nhanh.
Chỉ chốc lát thôi mọi người ta hiểu ra ngay. Con khỉ đực lạ kia chính là đầu lĩnh của đàn khỉ vàng đảo Xanh. Có điều không ai nghĩ rằng, tình yêu đôi lứa, tình yêu đảo của cặp khỉ này lại mạnh đến thế.
Bất chấp sóng nước biển khơi, khỉ đầu đàn đảo Xanh dám cả gan bơi gần một cây số, đổ bộ lên đảo Diều Hâu để tìm Hoa Hoa. Cũng bất chấp hiểm nguy đôi bạn khỉ dám vượt trùng khơi, bơi về với đảo Xanh.
Khỉ đầu đàn đảo Xanh đã có một hành động đầy dũng cảm vượt lên trên sự đánh giá của những người có mặt hôm ấy. Nhưng, tình cảm hơn, khôn ngoan hơn, và cũng dũng cảm hơn, đó là Hoa Hoa.
Hoa Hoa chỉ là một con khỉ cái, vậy mà dám liều mình bơi qua biển để trở về đảo, trở về với bạn với bầy đàn. Hành động này của Hoa Hoa không chỉ dũng cảm mà còn thật cao cả.
Chỉ một hành động thi mà Hoa Hoa giữ trọn được mối tình giữa nó với khỉ đầu đàn, với bầy đàn; giải tán được cuộc đọ sức đẫm máu của hai khỉ đực đều dành cảm tình cho nó, tuy rằng nặng nhẹ khác nhau.
Khỉ Trẻ đầu đàn nhấp nhổm trên mỏm đá một lúc, chắc là muốn nhảy xuống biển để bơi theo Hoa Hoa.
Rồi Khỉ Trẻ đầu đàn ngồi xuống, đau đáu nhìn theo Hoa Hoa. Không rõ trong đầu Khỉ Trẻ có nghĩ rằng hành động của hai đồng loại kia rất đáng đ�! �ợc kh�! �m phục hay không?
Khi bóng hai đồng loại khuất trong tầm mắt, Khỉ Trẻ mới chậm rải nhảy xuống khỏi tảng đá, bước từng bước dài đầy tư lự lên đảo, lẫn vào cây rừng như một người đàn ông chân chính hối hận bởi hành vi của mình.
HẾT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét