Niềm tin không
như bạn tưởng .
MỤC LỤC
PHẦN I: NHỮNG VẤN NẠN . 5
Chương 1: Vấn nạn đầu tiên: niềm tin có giải đáp
cho vấn đề sự dữ hay không? ……. 5
Chương 2: Vấn nạn thứ hai: Phải chăng mọi
tôn giáo đều có giá trị ngang nhau?………..16
PHẦN II: HÀNH TRÌNH CHIẾN ĐẤU 27
Chương 3: Ba nụ cười .27
Chương 4: Thử thách của hạnh phúc ..31
Chương 5: Thử thách của những người khác …40
Chương 6 : Thử thách của thời gian 49
PHẦN III: BA THÁCH ĐỐ 60
Chương 7: Một ánh sáng, những tín điều
có ích gì 60
Chương 8: Một cuộc gặp gỡ .. 71
Chương 9: Một sự thoát thai . 86
Tôi không chắc tôi có niềm tin hay không. Nhưng tôi tin rằng: đó là món quà đẹp nhất đời tôi. Đối với những người hỏi tôi sự lấp lửng đó có ý nghĩa gì, lúc đó tôi sẽ trả lời một cách không do dự, như chị Jeanne d'Arc đã trả lời cho các quan tòa muốn gài bẫy chị bằng cách hỏi chị có đang ở trong tình trạng ân sủng không: "Nếu tôi không ở trong tình trạng ân sủng. Thiên Chúa sẽ đưa tôi vào đó. Còn nếu tôi đang ở trong ân sủng Thiên Chúa sẽ gìn giữ tôi".
Tin, tức là nhận biết Thiên Chuá như Ngài nhận biết mình, là được kết hợp với Thiên Chúa như Ngài vẫn có. Đó là một cuộc lễ Hiện Xuống của ngày hôm nay. Về ân sủng, Hồng y Newman nói rằng: ân sủng giống như tình yêu, mỗi sáng lại trở nên mới mẻ. Về niềm tin cũng thế, nó đưa chúng ta ra khỏi chính chúng ta. Nó giúp chúng ta nhận ra tính ưu việt vĩnh phúc. Chúng ta không phải là khởi điểm tuyệt đối, điểm gốc của cuộc đời chúng ta. Thật hợp lý khi niềm tin khơi lên một tác động mà không một lý trí nào có thể múc cạn : đó là sự tín thác. Niềm tin dẫn đưa trí tuệ tới chỗ lãnh hội được điều có ở trong trí tuệ, nhưng còn lớn lao hơn lý lẽ thuần túy. Trong chúng ta, có một điểm sâu kín, sâu xa hơn cả lý trí suy luận của chúng ta. Chúng ta có thể thấy rằng: nếu ai đó đòi hỏi tình yêu phải được giải thích, đó là vì người ta yêu chưa đủ. Niềm tin mang lại cho trí tuệ sự tự do, nó giúp chúng ta tìm ra một lối thoát cần thiết. " Không có gì phù hợp với lý trí cho bằng sự phủ nhận chính lý trí này" ( Pascal ).
Như vậy, chẳng phải chúng ta gìn giữ niềm tin, bởi lẽ đôi tay chúng ta yếu đuối, tư tưởng của chúng ta hời hợt thoáng qua, nhưng chính niềm tin gìn giữ chúng ta bằng tất cả sức mạnh của Thiên Chúa, Đấng ban niềm tin cho chúng ta.
Sẽ tới lúc mà người ta không còn tham vọng, lúc mà người ta không thể đừng ngoài niềm tin để nói về niềm tin của mình. Đó là sự tinh tuyền tìm lại được nhờ sức mạnh của một Đấng đang tác động trong chúng ta. Sự việc chúng ta không thể đưa ra những lời giải thích thỏa đáng chẳng có gì làm cản trở chúng ta vững niềm xác tín là chúng ta đang được yêu. Không phải vì người ta không thể đặt mình vào tận nguồn suối của niềm tin mà nguồn suối này lại trở nên không đáng được tôn thờ hoặc vì thế mà không thể thông chia niềm vui cho chúng ta dù không phải là niềm vui tỏ tường nhưng là niềm vui được bảo đảm do một niềm xác tín mãnh liệt rằng: người ta chỉ hiện hữu vì được yêu. Thiên Chúa làm cho chúng ta tương xứng với chính Ngài. Thật khó tưởng tượng ! Phải chăng còn lâu người ta mới nếm biết được niềm vui đó, bởi vì niềm tin không như người ta mường tượng, suy nghĩ hoặc tin tưởng? Nó đơn giản và kì diệu hơn nhiều. Đó cũng là lý do để chúng ta tìm hiểu và giải thích niềm tin.
PHẦN I : NHỮNG VẤN NẠN
- NIỀM TIN CÓ GIẢI ĐÁP CHO VẤN ĐỀ SỰ DỮ HAY KHÔNG ?
- PHẢI CHĂNG MỌI TƠN GIÁO ĐỀU CÓ GIÁ TRỊ NGANG NHAU ?
Chương I : VẤN NẠN ĐẦU TIÊN :
NIỀM TIN CÓ GIẢI ĐÁP CHO VẤN ĐỀ SỰ DỮ HAY KHÔNG ?
Thoạt nghe người ta sắp đề cập đến vấn đề sự dữ tức khắc hiện lên trong đầu tôi một câu nói, đó là lời than thở của Hồng y Veuillot, tổng giám mục Paris, lúc ngài bị ung thư. Trên giường bệnh ngài đã nói những lời này: " Chúng ta nói rất hay về sự đau khổ. Bản thân tôi cũng đã nói về đau khổ một cách hăng say. Này, hãy bảo các linh mục đừng nói gì về điều đó nữa. Thực sự chúng ta không hề biết đau khổ là gì. Tôi đã khóc vì nó."
Tôi không thuộc vào số những người có nhiều tư cách hơn kẻ khác để nói về vấn đề sự dữ. Nhưng nếu niềm tin không chạm trán về vấn đề này thì tôi nghĩ niềm tin chưa mang lại được lợi ích gì. Tôi không có đặc quyền nào để đặt ra vấn đề sự dữ, tuy nhiên, tôi không thể làm cách nào khác. Trong âm vang những lời nói của Hồng y Veuillot, tôi có thể trưng thêm nhiều tiếng kêu than khác thâu tóm tất cả, đó là tiếng kêu của một người công nhân ở vùng ngoại ô Paris: "Nếu có một Ai Đó ở trên chúng ta thì người đó thật đáng bị phạt", hoặc lời than trách của Alexandre Dumas: "Nếu đột nhiên Thiên Chúa bị kết án phải sống cuộc sống mà Ngài áp đặt trên con người thì Ngài sẽ tự tử".
(&&&&)
Tôi cảm thấy mình buộc phải giảng về vấn đề này tại nhà thờ Notre-Dame, trong suốt hai tuần đầu mùa chaykhi vị Hồng y Tổng giám mục
Sau biến cố
Tất cả rồi phải được nói ra
Vì thế, đối diện với vấn đề này, tôi dám khẳng định rằng, cần phải đi xa hơn nữa. Niềm tin, dù muốn dù không, cũng phải có điều gì để nói lên ở đây chứ? Thay vì lẩn trốn và lo sợ, chúng ta có thể lật ngược vấn đề và tự hỏi: phải chăng thảm kịch sự dữ bắt chúng ta phải nhận thấy rằng niềm tin không như người ta tưởng?
VẤN ĐỀ SỰ DỮ KHÔNG PHẢI LÀ KHÓ KHĂN ĐẦU TIÊN
Tôi xin đưa ra ba ý tưởng. Thoạt đầu chúng có vẻ ngược ngạo. Không như những gì người ta thường suy nghỉ hoặc ngược với những điều người ta muốn bắt chúng ta nghĩ theo, vấn đề đầu tiên trong cuộc sống con người không phải là vấn đề sự dữ hoặc vấn đề đau khổ. Chắc hẳn, có thể người ta lợi dụng sự dữ và đau khổ làm bình phong để từ chối và phong tỏa tất cả. Chúng ta thật khôn khéo khi phủ nhận sự dữ, vì khi làm như thế có nghĩa là chúng ta tố cáo và không chịu lắng nghe một vấn đề sâu xa hơn, vấn đề thực sự quyết định tất cả. Người ta có thể lao mình vào mối nguy cơ tự nguyện giam thân trong nhà-tù-cái-tôi của mình mãi mãi.
Trước khi có vấn đề sự dữ, đã có một sự khơi mào. Cho dù thái độ phản kháng lại sự dữ có mạnh mẽ đến đâu thì không phải chính sự phản kháng đó phân chia người ta thành hai hạng: tin hay không tin. Trước khi chúng ta trả lời cho vấn đề sự dữ, đã có một quyết định, một điều gì đó phân chia người ta thành hai khối. Mỗi người giữ lập trường cho riêng mình. Cần có một quyết định đứng trước sự dữ, có một sự lựa chọn và sống theo lựa chọn đó. Họ phải quyết định lại mỗi ngày. Sự lựa chọn này cũng hệt như sự lựa chọn của một người khi phải đứng trước tình yêu nhân loại, tình yêu hôn nhân, sự lựa chọn nghề nghiệp cho cuộc sống, việc sống đạo hoặc lãnh nhận các bí tích, chẳng hạn như có nên xưng tội hay không. Tôi cũng muốn nói đến việc cầu nguyện: cho dù người ta chỉ thực hiện một lần duy nhất trong đời. Đó cũng là một sự lựa chọn mà chúng ta đang bàn ở đây. Và đâ là vấn đề quyết định: chấp nhận hay từ chối rằng có một sự tự do khác với tự do của chúng ta và xen vào trong cuộc sống chúng ta. Trước khi trả lời cho vấn đề sự dữ, đã có một sự chấp nhận hay phủ nhận thâm sâu rằng: Một Đấng Nào Đó can dự vào cuộc hiện sinh của chúng ta, có một tình yêu tự do nào đó đi trước chúng ta, với những sự ân cần thầm lặng. Con người chỉ quay về với vấn đề sự dữ ở nhịp thứ hai. Có người thì đưa nó ra để đối đầu với Thiên Chúa, và lúc đó họ đành bó tay trước một vấn nạn khủng khiếp: tại sao có vấn đề đau khổ? Tại sao chúng ta lại si! nh ra ở đời? Một số khác lại trở về với vấn đề sự dữ, để rồi mỗi người theo khả năng của mình, bắt đầu trực diện với nó, trước hết không nhằm tìm một lời giải đáp, nhưng tìm một sự hiện diện giúp chúng ta chiến đấu, thấu hiểu và bước trong sự "điên dại" của tình yêu, một tình yêu đã muốn có thế giới này, và tình yêu ấy giúp chúng ta linh cảm thấy rằng: người ta không thể trả lời đứng trước quyền lực của sự dữ nếu không cậy nhờ một mầu nhiệm vô biên, mầu nhiệm Thiên Chúa.
Ở đây người ta sẽ hiểu niềm tin là như thế nào và không sợ sai lầm. Đó là nhịp đầu của niềm tin. Một sự tự do lựa chọn, chấp nhận một tự do khác với tự do của mình trong cuộc đời, và như thế là một sự quyết định không tìm tự mãn. Điều đó dẫn đến hai sự từ chối: từ chối sống cô lập và từ chối làm chủ lấy vận mệnh của mình. Đối diện với tầm mức rộng lớn của sự ác, người ta không thể tự mãn. Đứng trước trận động đất ở
HAI CUỘC CHIẾN THẮNG CỦA SỰ ÁC
Khi đó, người ta có thể đặt nghi vấn: phải chăng niềm tin sẽ loại trừ vấn đề sự dữ ? Dĩ nhiên là không Ngược lại, sự dữ còn gây nhức nhối hơn nữa, vì niềm tin không chấp nhận những giải quyết sai lầm. Trong khi khẳng định rằng Thiên Chúa đã muốn có một tạo thành tốt đẹp, thì người Ki-tô hữu lại tự chuốc lấy rắc rối đứng trước vô số vấn đề, bởi vì họ muốn tôn chúng và muốn đi tới cùng. Đối diện với sự dữ, người Ki-tô hữu không được phép sử dụng một trong hai giải pháp lớn đã từng cám dỗ nhiều người, nhiều triết thuyết và tôn giáo: chạy trốn hoặc phản kháng bằng cách đổ lỗi cho một Ai khác. Hai giải pháp này là lẽ thường tình. Chủ xướng một con đường cứu độ, tìm một hướng giải thoát, đó là điều mà mọi tôn giáo Đông phương đề ra. Bằng cách nào? Chạy trốn. Khi đó, người ta khuyến dụ con người rằng: bởi vì mọi thứ đều tồi tệ, nên đừng ham muốn bất cứ điều gì thuộc về con người: tất cả đã bị hư hoại và tất yếu đưa đến đau khổ. Vậy, hãy chạy trốn, hãy tìm đến niềm hy vọng về một cuộc hóa kiếp hoặc về một sự siêu thoát.
Còn lại một con đường khác: con đường phản kháng. Nhưng người ta thấy ngay rằng: giải pháp đó càng làm gia tăng sự dữ thay vì chữa trị nó. Phản kháng ư? Đó là dùng khí giới của sự dữ để chống lại sự dữ. Chúng ta nhớ lại điều Soljenitsine đã nói khi nghĩ về Staline. Nhân danh chính hạnh phúc của con người chung chung mà Staline đã muốn áp đặt trên nhân loại chương trình hành động của ông ta. Điều đó đã gây nên cái chết của 60 triệu người. Soljenitsine nói thêm: " những nhân vật đại gian ác trong các vở kịch của Shakespeare cũng chỉ có giết đến mười mạng người là cùng, bởi vì họ không có ý thưc hệ" .Viện cớ để làm điều thiện, một khi người ta sử dụng khí giới của sự dữ, người ta sẽ đi tới chỗ làm gia tăng điều ác-dĩ nhiên lúc đó họ gia tăng ý thức hệ có tham vọng xây dựng điều tốt hơn.
Trong khi đề xướng niềm tin, Đức Ki-tô không đề cập đến sự ác bằng những từ ngữ trừu tượng . Nếu chỉ xử lý cái ác như một vấn đề hoặc hơn thế, như một mầu nhiệm, thì khác nào ban phát chiến công đầu cho cái ác. Sự ác, trước tiên không thuộc lãnh vực của những ý niệm. Nó là một vết thương trong cụ thể. Nó cản trở mọi hữu thể đạt tới đích của mình. Sự ác cứ trơ trơ ra đó, và người không thể giản lược nó thành một ý niệm hoặc thành một thực tại trong muôn vàn những thực tại khác, như một sự vật song hành với điều thiện, một sự vật mà cách này hay cách khác, phải gia nhập vào "sân chơi" của vũ trụ. Nó luôn luôn là một sự khiếm khuyết (privation)khủng khiếp, bi thảm và hủi hoại.
Mải mê với những ý niệm thì chẳng đi tới đâu, nhưng rồi người ta cũng vô phương tìm kiếm một trật tự khả dĩ thâu tóm được sự dữ như một bộ phận trong cỗ máy lịch sử: lúc đó, có lẽ người ta chỉ được đưa vào một trạng thái ru ngủ tạm thời hoặc một sự phi lý toàn diện. Sẽ không có một giải pháp thứ ba nào ở giữa hai trường hợp trên, nếu không phải là thái độ trầm lặng của nhà thẩm mỹ hoặc của bậc hiền triết: " Dầu sao, sự thật có lẽ vẫn buồn thảm", " Cuộc đời là một hài kịch đối với người suy tư hoặc là bi kịch đối với những ai sống bằng tình cảm". Những gì đã có thể an ủi Renan hay Banzac thì lại không đủ cho một bà mẹ vừa mất đứa con yêu.
Đang có và sẽ còn có cuộc chiến thắng thứ hai của sự dữ: chất trên vai người khác trách nhiệm của chính mình. Đó là điều mà đa số các chính khách đề xướng; người ta linh cảm thấy rằng: ủng hộ điều thiện, có thể "nguy" đấy, vì nó có nguy cơ dẫn đi xa hơn điều người ta muốn . Lúc đó, thay vì ủng hộ trước đã, người ta lại quay ra "chống", chống báng người khác, dĩ nhiên người khác đây hiểu là kẻ xấu xa. Người ta bôi bác kẻ khác và cho rằng kẻ khác là người không thể chấp nhận được. Tất cả các chính khách đã hứa hẹn một điều: tiêu hủy sự dữ. Những nếu tiêu diệt bằng những khí giới của thù hận, đấu tranh, bạo lực, nghĩa là dùng khí giới của sự dữ, thì khi đó, phương thuốc sẽ tệ hại hơn bao giờ hết. Sự nổi loạn khiến cho điều ác gia tăng gấp bội. Đó không phải là con đường của niềm tin .
NIỀM TIN SẼ KHÔNG BAO GIỜ "GIẢI ĐÁP"
Niềm tin làm được gì? Trước tiên, nó mang đến một lời "giải đáp". Vì một lời giải đáp có thể sẽ luôn luôn còn là trừu tượng, vẫn thuộc lãnh vực khoa học, dự phóng, luân lý, thuộc về một lý tưởng hoặc chương trình. Với mỗi người chúng ta, niềm tin hành động đơn giản hơn nhiều. Niềm tin tác động như trong Tin Mừng. Nó cầm tay và dẫn chúng ta đến một Đấng. Người bất toại, người cùi, kẻ què, người câm trong Tin Mừng, một Giakêu khắc khoải, một Madalena thấy mình tội lỗi, một Phê-rô- con người nhát đảm. Đó chính là bạn, là tôi. Vậy niềm tin làm được gì?
Khác với những gì người ta có thể suy nghĩ, đứng trước sự dữ, niềm tin không những che dấu vấn đề mà chính nó sẽ đặt vấn đề một cách không mệt mỏi, và còn mạnh mẽ hơn người ta tưởng. Những niềm tin dẫn chúng ta tới một cuộc gặp gỡ. Nó dẫn chúng ta tới một Đấng: Đức Ki-tô. Niềm tin không để chúng ta một mình cô độc.
Ở đây, chối bỏ cuộc gặp gỡ là chối bỏ mọi khả năng có thể cảm nghiệm được "sự điên rồ" của một giải pháp còn lớn lao hơn cả sự điên loạn của cái ác. Thiên Chúa không bao giờ lẩn tránh cuộc chạm trán, nhưng Ngài cũng không giáng sự dữ trên những người khác. Ngài đón nhận nó trên mình. Ngài giang rộng cánh tay, mở rộng đôi tay, Ngài tự gánh lấy sự dữ, từ máng cỏ cho tới thập giá. Chỉ cần một sự ra tay của Ngài có lẽ cũng đủ, nhưng Ngài đã muốn đi tới cùng. Niềm tin không tiêu hủy cớ vấp phạm do sự dữ gây nên, nó thay thế cớ vấp phạm đó bằng một sự hiện diện. Làm thế nào một Thiên Chúa tốt lành đã có thể sáng tạo nên cái thế giới này? Đức Giê-su có cần phải chịu đau khổ thập giá hay không? Niềm tin, dẫn chúng ta từng bước đi vào một sự tra vấn khẩn khoản. Nó khai mở cho chúng ta một con đường ánh sáng bởi vì nó thay thế sự nghi ngờ bằng sự tín thác. Nó cất đi cái chướng ngại đáng sợ nhất: đó là thái độ nghi ngờ Thiên Chúa. Niềm tin bắt đầu bằng đề nghị phải có một tấm lòng chan chứa yêu thương, chấp nhận bỏ lối sống cô độc và để mình được tháp nhập vào tấm lòng của Đức Ki-tô.
Từ biến cố Giáng Sinh cho tới Núi Sọ, tiếng nói đã thành đại dương vẫn thì thầm bên tai chúng ta: bạn có muốn tín thác không? Bạn có muốn đi cho tới chỗ tận cùng của tín thác không? Và đây, lời đáp của Isaia, của Gio-an Tẩy giả, của Đức Maria, được tiếp nối với các Mẹ Teresa , các chị Emmanuelle và các Vincent de Paul thuộc mọi thời đại; rồi đến lượt chúng ta, tiếng nói đã tạo thành thế giới ấy sẽ tra vấn chúng ta. Này đây Chúa Giê-su đang dẫn chúng ta vào một cuộc tra vấn khẩn khoản và nhức nhối. Niềm tin không nhằm thoát khỏi cuộc tra vấn đó nhưng là bước vào bằng thái độ khẩn nài. Phải đi cho tới cùng. Ở đây người ta có thể nói rằng không những mọi hành vi anh hùng, cả mọi hành vi tín thác nữa và chỉ có sự tín thác mà thôi mới là huyền nhiệm lớn lao sánh ngang với huyền nhiệm sự dữ. Đây là Đấng đã từng và mãi mãi nhạy cảm hơn chúng ta nghàn lần: Chúa Ki-tô. Đây là Đấng lẽ ra đã thích nổi loạn hơn, nhưng lại dẫn chúng ta tới tình yêu. Khi đó, và chỉ khi đó thôi, khi mà lý trí hướng đến tình yêu thì nó mới có khả năng lãnh hội.
ĐÔI KHI LẦN TRONG ĐÊM TỐI ..
Sau biến cố quyên sinh của họa sĩ Nicolas de Stael, cậu con trai của ông đã viết bài thơ dưới đây. Đó là tiếng kêu than của một người mặc dù còn bé, nhưng đã giáp mặt với vấn đề sự dữ trong tất cả sự gai góc của nó:
Giữa người nam và tình yêu
Có một người phụ nữ
Giữa người nam và người nữ
Có thế giới trung gian
Giữa người nam và thế giới
Có vách tường ngăn cách
Kẻ mạnh đâm thủng tường
Người khôn tìm cách leo
Lại có kẻ kiên trì
Cứ miệt mài đục khoét
Với những ai còn lại
Tường kia mãi là tường
Rảo bước dọc chân tường
Không vương chút suy tư
Về sự ác lan tràn
Cũng chẳng màng Thượng Đế
Nhưng sự thiện sự ác
Vẫn tồn tại cho họ
Như bức tường sừng sững
Giống tựa bức tường khác
Vốn cho họ bóng mát
Với kẻ bị giam cầm
Tất cả là tường vách
Nào ai biết cho rằng
Một cánh cửa vẫn chờ .
(&&&)
"Với những kẻ bị giam cầm, tất cả là tường vách ". Từ cuộc giáng sinh đầu tiên, Đức Ki-tô đã đến nói với con người rằng: tường lũy không phải là tiếng nói cuối cùng. Ngài đến để nói với chúng ta: "Ta là cửa". Qủa thực, Ngài là cánh cửa rộng mở. Với một điều kiện: đừng tìm nơi đâu một cánh của khác và hãy thắng vượt cơn cám dỗ muốn sống một mình. Cách duy nhất chứng tỏ người ta tin, đó là dám tín thác, ít là một sự tín thác "đôi khi phải lần trong đêm tối" như Hemingway đã nói.
Chương 2 : VẤN NẠN THỨ HAI:
PHẢI CHĂNG
MỌI TÔN GIÁO ĐỀU CÓ GIÁ TRỊ NGANG NHAU?
Phải táo bạo lắm mới dám đề cập đến vấn đề sự dữ. Một vấn đề thứ hai đi liền theo đó cũng đáng gờm không kém. Cũng như vấn đề trước, nó bắt buộc chúng ta phải thay đổi những suy nghĩ về niềm tin. Đối diện với sự dữ, phải chăng mọi tôn giáo đều có giá trị ngang nhau? Một ngày nào đó, vấn nạn trên đây sẽ được mỗi đứa trẻ tự đặt ra khá sớm và một cách tự nhiên, chẳng hạn như khi đứng trước một người bạn cùng lớp không biết Đức Giê-su Ki-tô, hoặc một người bạn khác niềm tin. Tôi nhớ rất rõ vấn đề đó đã được đặt ra cho tôi khi mới lên năm. Lần đầu tiên, khi mà người ta cho tôi nghỉ hè với đoàn học trò nghèo, các vị hướng dẫn đã hỏi xem "tôi có đi lễ Chủ Nhật không". Từ đó câu hỏi không bao giờ rời khỏi tâm trí tôi.
(&&&)
Một lầm nhân dịp lễ Các Thánh, khi lễ được truyền đi qua đài phát thanh, tôi lắng nghe một mình ở xa
LÀM THẾ NÀO CHO NIỀM TIN CỦA MÌNH TRUYỀN LAN MÀ VẪN LẮNG NGHE NHỮNG XÁC TÍN CỦA KẺ KHÁC
Khi được gởi đi nghiên cứu ở Ấn Độ với một nhóm sinh viên đại học, chúng tôi đã dõi theo " những bước chân của Đức Phật Bouddha". Từ chặng này đến chặng khác, người ta sống một điều tương tự như trong Ki-tô giáo, tức một cuộc hành trình khởi từ Bethlem tới
Kể từ đó dù đi đâu vấn đề đó vẫn cứ theo đuổi chúng tôi: trong những đền thờ của dân Tamun thuộc đảo Maurice, nơi mà chúng tôi gặp thấy một người phụ nữ lặng lẽ sấp mình trước thần Shiva. Ở Nhật
Câu trả lời đầu tiên là dựa vào một công thức trong thánh lễ mà chúng ta dùng để cầu nguyện cùng Thiên Chúa. Chúng ta thưa với Người: "Chúng con cầu cho tất cả những người mà Ngài thấu hiểu sự ngay chính của họ". Chúng ta cần lưu ý rằng công thức không nói: "Những người tín thác vào lòng thương xót của Ngài", vì công thức này có lẽ phải hiểu về chúng ta mới đúng. Thánh Phao-lô nói: Thiên Chúa muốn cứu độ hết mọi người. Vậy đâu là câu trả lời đầu tiên? Trước tiên, chính Thiên Chúa thấu biết sự ngay chính của lòng dạ con người và chính điều đó cứu vớt họ. Công thức này thật đáng khâm phục. Đó là một bí nhiệm tuyệt đối có một không hai: bí nhiệm về một lòng nhân hậu vô biên (chính điều này lại làm cho cái khả năng từ khước vị Thiên Chúa ấy trở thành khủng khiếp biết bao).
Người ta đã hết lời ca tụng Công đồng. Nhưng đôi khi xem ra người ta lại quá bận tâm đến các việc của phòng thánh, loay hoay với các câu hỏi như: có cùng mối dây hiệp thông hay không? Có theo nghi lễ La tinh không? Là giáo sĩ hay giáo dân?….Sự canh tân rộng lớn của Công đồng nằm ở chỗ khác. Công đồng đã tuyên bố quyền tự do tôn giáo. Công đồng đã khẳng định rằng Giáo hội không phải là người duy nhất nắm giữ chân lý. Qủa là một sự thay đổi lớn lao, nhưng hãy thận trọng. Như thế lại càng phải xác tín điều này: chỉ có một sự thật mà thôi. Nhưng đó cũng là sự thật cao cả nhất: sự thật mà chúng ta đang tiến bước về đó; Sự thật bao trùm nhất, tuyệt đối nhất: sự thật về lòng phẫn ghen của Thiên Chúa vì chính Người: Thiên Chúa là đấng thương xót và muốn cứu độ.
Khi đó, ta mới giải quyết vấn đề: tại sao tôi không phải là tín đồ Phật giáo hay Thần giáo(ở Nhật bản) hoặc tin theo một tôn giáo nào khác? Vì những lý do rất đơn giản. Lý do trước tiên là giả như mai đây tôi tìm thấy một tôn giáo nào khác thực hiện tốt hơn tất cả những gì mà Ki-tô giáo hứa hẹn với tôi, thì không những tôi sẽ tìm đến nhưng còn tin theo tôn giáo đó, và tôi sẽ làm điều đó tức khắc. Một lý do khác, vì lý do này mà tôi vẫn là người Ki-tô hữu, đó là tôi tin rằng: trước tiên không phải con người đi tìm Thiên Chúa, nhưng chính Thiên Chúa đi tìm con người. Mọi tôn giáo đều được mời gọi đến vị Thiên Chuá đó, vị Thiên Chúa theo đuổi con người bằng tình âu yếm của Ngài. Và với chúng ta, tình âu yếm này có một tên gọi: đó là tên Giê-su Ki-tô do Đức Maria trao tặng cho nhân loại.
Điều đó mời gọi chúng ta phải có một thái độ đơn thành: khẩn cầu cho bản thân mình được lan tỏa bằng cách lặp lại lời cầu nguyện của thánh Vincent de Paul: "Nếu tôi yêu mến Thiên Chúa mà người thân cận tôi không yêu Ngài thì tôi vẫn còn thiếu sót". Đó cũng là lời kêu gọi của thánh Phao lô trong thư gửi tín hữu Roma . Ngài xác định một đường hướng còn sâu xa hơn tất cả những gì được coi là thái độ truyền giáo. "Vậy anh em hãy kích thích lòng ghen của người khác". Vấn đề không phải là áp dặt Ki-tô giáo trên người khác. Chính Thiên Chúa cũng không làm như vậy, và giáo hội luôn luôn giữ vững điều này: niềm tin thì tự do. Nhưng ta lấy tình thương mà "kích thích", khơi gợi lòng ghen của những người khác để họ gặp được Chúa Ki-tô. Tôi tha thiết với niềm vui được làm người Ki-tô hữu. Điều đó không có nghĩa là tôi kiêu hãnh với những gì tôi thể hiện. "Tôi biết, tôi đã sử dụng cách bất xứng ân sủng mà Chúa Giê-su ban cho tôi", cha sở họ Ars đã nói về mình như thế. Những sẽ không có gì ngăn cản tôi xác tín về sự tuyệt vời của ân sủng, của hồng ân nhưng không mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta. Vậy làm sao nói lên được tính tuyệt vời của Ki-tô giáo mà không rơi vào óc xâm lấn, không phô phang giả tạo, nhưng bằng cách mong cho mình được lan tỏa ?
BA CON ĐƯỜNG
Đứng trước nỗi lo sợ sự dữ, đứng trước điều chưa biết, trước sự chết, con người ta trước tiên vận dụng những năng lực của mình để tìm những lời giải đáp. Đó là điều thường tình. Cuộc tìm kiếm đầu tiên được thực hiện trong trí tưởng tượng. Chúng ta hãy xét những tôn giáo Châu Phi chẳng hạn. Đó là những tôn giáo thông giao với trời đất, và nhằm thuần hóa điều không thể nắm bắt được, bằng cách kích thích mạnh mẽ trí tưởng tượng. Đừng ai nói rằng điều đó xa lạ với chúng ta. Và chẳng cần phải tìm ở đâu xa: tất cả các máy phát thanh và các phần cuối của các chương trình truyền hình mỗi tối đều chứng tỏ điều đó. Các băng hình kích động (videoclips) với các loại nhạc jazz, nhạc rock, hoặc blues khiến người ta nhớ đến trạng thái lên đồng xuất xứ tại châu Phi. Khi người ta nối đuôi nhau ở điện Grand Palais để xem tranh của những người theo phái ấn tượng, Manet hoặc Gauguin: đó cũng là nỗi hoài mong về một sự hoàn mỹ vốn thôi thúc họ tới đó, cũng là nỗi hoài mong về một khoảnh khắc ngất ngây mà trong đó tâm trí họ có thể cảm nếm được cả sự quyến rũ lẫn nỗi khiếp sợ về một cõi khác.
Có một hướng khác để tìm kiếm đấng tuyệt đối: đó là con đường của tri thức. Các triết gia Hy Lạp chẳng hạn, cũng như toàn bộ tinh thần khoa học thời nay, đã vận dụng một mình khả năng của trí tuệ để tìm kiếm không mỏi mệt điều mà cuối cùng sẽ là nguồn gốc của mọi sự, "nguồn thông tuệ của tư duy chúng ta", nguồn hạnh phúc cho con người.
Tiếp sau con đường tưởng tượng và con đường trí tuệ, còn có một con đường thứ ba: đó là con đường của sự thiện. Người ta không còn tìm cách chinh phục chân lý, nhưng với các tôn giáo ở Á Châu, người ta tìm cách cứu mình khỏi đau khổ và những nỗi lo âu bằng cách xa lánh dòng đời để tìm sự bình an, như trong Phật giáo hay Khổng giáo, chẳng hạn người ta thực hành con đường tĩnh lặng và hướng nội trong trầm tư mặc tưởng.
"Hãy kích thích lòng ghen"
Còn Ki-tô hữu chúng ta thì sao?
Chúng ta được mời gọi vượt qua một ngưỡng cửa và thực hiện hành trình khác hẳn với một cuộc chinh phục. Chúng ta được mời gọi đón nhận một Đấng, trước hết, không như một lời giải thích về thế giới, nhưng như một ngôi vị đang đến với chúng ta. Vấn đề không còn là chiếm đoạt chân lý nhưng là lắng nghe Đấng đến kiếm tìm chúng ta. Tin Mừng là thế này: Thiên Chúa đã đến gặp gỡ nhân loại.
Trong kinh Coran, lời mời gọi này đến với các tông đồ qua việc đọc một lần dứt khoát cho một người duy nhất chép lại thành sách, và cuốn sách này được thánh thiêng hóa tột độ
Trong đạo Do thái , tất cả khởi phát từ một vị Thiên Chuá tự bộc lộ mình như Đấng Tạo Dựng con người, một Thiên Chúa ân cần và yêu thương. Sau lần thất bại ở Địa Đàng, nơi mà con người từ chối vai trò của mình, Thiên Chúa không chịu thua cuộc. Ngài tiếp tục theo đuổi con người trong một lịch sử thánh. Đường lối sư phạm này bộc lỗ qua các tiên tri cũng như qua các kinh nghiệm cá nhân phong phú dần theo những bước tiến của tập thể. Với đạo Do Thái, đó chính là lần đầu tiên lịch sử mang một ý nghĩa, bởi vì thời gian, đang khi vẫn trôi đi, thì lại cho phép dân tộc đó, cho tất cả chúng ta, bắt đầu học cách sống. Abraham lắng nghe lệnh truyền của Thiên Chúa, và thế là cả một dân tộc bắt đầu lên đường. Gia- cóp chiến đấu cách bí nhiệm với thiên sứ. Những người Do Thái và các Ki-tô hữu cũng thế, chúng ta vẫn là những kẻ nghèo hèn, yếu đuối, có thể lầm đường lạc lối, hay đố kỵ hoặc khinh màng vật lộn với Thiên Chúa, nhưng lại có khả năng quay trở về với Ngài. Rốt cuộc Moise là người đầu tiên và duy nhất dám hỏi danh tánh Đấng Toàn Năng, và Thiên Chúa đã ban Thánh Danh của Người. Người đã cho thấy đường lối sư phạm, sự kiên nhẫn của Người. Người làm như cầm tay dẫn chúng ta đi.
Tôi phải trả lời thế nào về Ki-tô giáo cho người bạn của chúng tôi ở
Chúng ta được kêu gọi, để khát khao Chân lý, đồng thời không quên Sự Sống. Chúng ta được mời gọi để tiến bước trên Đường mà vẫn không quên Chân Lý.
Chúng ta có những điều cần lưu tâm. Chẳng hạn tôi cho rằng ở
Ở Boddh-Gaya, sự dịu hiền của một tu sĩ Phật giáo đã là một bài học sâu xa. Ở đền thờ Triolet, một nhà thông giá (Pandi) người Tamun đã làm cho tôi sửng sốt khi ông nói về sự cao cả của Thiên Chúa. Người ta kinh khiếp khi thấy những gì đang diễn ra ở
PHẦN HAI : HÀNH TRÌNH CHIẾN ĐẤU
- BA NỤ CƯỜI CỦA NGƯỜI TU SĨ
- THỬ THÁCH CỦA HẠNH PHÚC
- THỬ THÁCH CỦA NHỮNG
NGƯỜI KHÁC
- THỬ THÁCH CỦA THỜI GIAN
Chương 3 : BA NỤ CƯỜI
Ở bất cứ nơi đâu và bất kỳ thời đại nào, một vài loại người sẽ khiến chúng ta không bao giờ hết ngạc nhiên: những chú hề làm xiếc, những người phiêu liêu mạo hiểm, những người chiến sĩ, và tôi xin kể thêm một loại trong số nhiều loại khác nữa : đó là các tu sĩ. Họ phải thức dậy lúc nữa đêm, giữa lòng thung lũng ẩm ướt, nơi mà ngày xưa thánh Bernard đã thiết lập những tu viện của Ngài: mỗi ngày họ phải tịnh thiền 8 tiếng. Trong tư thế ngồi trên gót chân và trước mặt là một bức tường, ở những nơi cô tịch ở vùng Kamakura hay ở Koya San, giữa lòng đất nước thiền tông Nhật Bản; hoặc họ phải tụng kinh trong những bộ áo cà sa ở miền đất mà đức Phật đã giác ngộ; ở đâu tôi cũng gặp thấy cùng một nụ cười. Phải chăng là để giữ điều bí mật của họ kĩ hơn, hay phải chăng đó chỉ là nụ cười của niềm tin, một niềm tin này mãnh liệt như một thanh sắt nung đỏ ? Điều ẩn giấu đằng sau nụ cười của các tu sĩ, có lẽ ta tìm ra lý do của nó trước hết không phải phát xuất từ trời cao. Chúng ta tưởng sự bí mật của nụ cười này thuộc về một cõi xa xăm, thầm chí cho là không thể hiểu được. Có lẽ nó còn gần gũi hơn người ta tưởng rất nhiều. Nếu người ta tự hỏi điều gì đáng nhớ nhất trong những kỉ niệm của đời tôi, tôi sẽ trả lời ngay 3 điều :
- Ánh mắt của những người đã cầm tay tôi khi họ sắp lìa đời
- Nụ cười của các tu sĩ sau khi thú tội
-Niềm xúc cảm sâu lắng của một người mẹ lúc đứa con mình lãnh bí tích thanh tẩy.
Mỗi lần Thiên Chúa cùng chúng ta khám phá ra chính chúng ta, và điều đó diễn ra trong cùng một nụ cười.
Khi tôi gộp chung các tuần lễ mà tôi giảng tĩnh tâm trong các tu viện, thì tính đến nay quãng thời gian đó tương đương với một năm tròn của đời tôi. Điều đó đã cho phép tôi so cuộc sống của mình với cuộc sống của hơn 58 cộng đoàn tu trì. Thật đáng sợ khi phải giúp những người tuyên khấn trọn đời: một tuần lễ thinh lặng hoàn toàn, trong thời gian đó, một ngày từ hai đến năm lần, người ta phải trở về với điều chính yếu. Hầu hết các tu sĩ ở đan viện đều tâm sự với bạn điều họ đã sống. Tôi còn nhớ mãi nỗi ngạc nhiên của một người trong số họ, còn khá trẻ. Anh kể lại một trong những điều đã khiến anh ngạc nhiên không ít. Có lần anh hỏi vị đan viện phụ, bề trên của mình, điều gì gây ấn tượng mạnh nhất cho những người viếng thăm tu viện; câu trả lời của ngài khác hẳn câu trả lời mà anh ta đang chờ đợi. Theo phong thái của một thiền sư, đan viện phụ chỉ trả lời với anh ta rằng : điều gây ngạc nhiên nhất cho các người khách của chúng ta, đó là chúng ta đi làm việc với một nụ cười trên môi. Đó không chỉ đơn thuần là một lời nói dí dỏm. Điều đó ăn khớp với khẳng định của một trong những văn bản tiên khởi của Ki-tô giáo mà người ta vẫn còn giữ được sau các sách Tin Mừng. Thánh Theophile thành Antioche, vào khoảng năm 170-180, khi bị một người ngoại giáo tên là Antolycos chất vấn, ngài đã trả lời : "Bây giờ nếu ông nói với tôi: "Hãy chỉ cho ta Thiên Chúa của ngươi", tôi có thể trả lời ông rằng " Trước tiên hãy cho tôi thấy con người của ông, rồi chính tôi s! ẽ tỏ cho thấy Thiên Chúa của tôi, vì Thiên Chúa của tôi đã làm người".
Từ khi Thiên Chúa làm người, từ cuộc nhập thể của Ngài, người ta không còn có thể tự hỏi niềm tin là gì, nếu trước tiên không tự hỏi đâu là những bước đồng hành của Thiên Chúa trong chính cuộc đời chúng ta.
Đâu là những kinh nghiệm quan trọng trong cuộc đời con người? Những kinh nghiệm không thể tránh khỏi đối với mọi người? Những kinh nghiệm vẫn mãi mãi mở ngỏ cho một cuộc vượt qua, những kinh nghiệm buộc chúng ta đi xa hơn điều người ta nghĩ, những kinh nghiệm mà người ta không thể chặn đứng lúc sinh thời, và kể cả kinh nghiệm về chính cái chết của mình? Những kinh nghiệm vẫn luôn luôn có thể gây thương tích và làm cho chúng ta thành bệnh nhân nếu chúng ta đòi chữa trị một mình. Vậy đâu là những vùng đất dành cho sự sáng tạo, cống tác và nhào luyện nên chúng ta, mà ở đó Thiên Chúa cùng với chúng ta, kiến tạo nên chính bản thân mỗi người chúng ta, bất kể chúng ta có biết hay không? Nói cách khác, một Ki-tô hữu phải chia sẻ gì đây với bất kì ai khác trong cõi nhân sinh này, sao cho điều ấy có thể là những dự báo, là mùa Vọng của Thiên Chúa đồng thời cũng là thẻ chứng nhận căn tính của hạnh phúc nhân loại ?
Chương 4 : THỬ THÁCH CỦA HẠNH PHÚC
Tất cả những nhà chú giải, triết gia, thi sĩ, nhạc sĩ, tất cả những giáo sư, những nhà hướng dẫn, thầy dạy, những nhà viết xã luận và những người viết tạp chí; tất cả những nhà luân lý, những nhà bách khoa toàn thư, những thầy dạy bổ túc; tất cả những nhà xuất bản, những nhà sư phạm, những nhà sưu tầm danh mục, tất cả đều tìm kiếm cùng một điều là làm thỏa mãn hạnh phúc của chúng ta. Niềm tin cũng không nhằm một mục đích nào khác.
Vấn đề duy nhất là tìm hiểu xem cách thức thỏa mãn như thế nào ?Tôi không tìm được định nghĩa nào về hạnh phúc hay hơn định nghĩa mà thánh Augustin đã đề nghị: Hạnh phúc là sự chiếm hữu vừa an bình vừa mãnh liệt những gì người ta có thể ước muốn . Không một triết thuyết nào muốn lý giải về con người lại có thể bắt đầu khác hơn là bắt đầu như thế. Ước muốn được hạnh phúc, đó là điều không thể tránh khỏi. Qủa thực có một thứ "bắt buộc" phải được hạnh phúc. Chúng ta được dựng nên để sống hạnh phúc. Không có khởi điểm cũng như kết thúc nào khác đối với suy tư nhân loại, dù người ta dán cho nó danh hiệu nào mặc lòng. Chúng ta vẫn chưa là tất cả những gì mà chúng ta có thể là. Bởi đó, vấn đề không còn phải là hạnh phúc có hay không, nhưng là tìm hiểu xem hạnh phúc hệ tại chỗ nào? Người ta có thể và phải ước ao điều gì ? Khi đó, xuất hiện một vấn đề thứ hai: đâu là những trở ngại với những khát vọng của chúng ta?
CHÚNG TA CÒN HƠN THẾ NỮA
Tôi nhớ lại sự ngạc nhiên của các sinh viên trong dịp hành hương
Lúc đó, mở đầu một hành trình chiến đấu, và người ta không có quyền lựa chọn.
Chúng ta vẫn giữ lại hình ảnh "hành trình chiến đấu này" cho dù nó mang dáng dấp chiến tranh hay có vẻ hiếu chiến. Thánh Phao-lô đã thường xuyên sử dụng hình ảnh đó. Hình ảnh này thâu tóm những chặng đường của Tin Mừng cũng như của lịch sử Thánh kinh. Thực sự có một hành trình. Có những trở ngại. Có một cuộc chiến đấu. Người ta có thể từ chối cuộc chiến đấu này nhưng điều đó không giải quyết được gì. Những thời điểm, những tình huống, những lý do của cuộc hành trình này xuất hiện trước chúng ta như những điều độc đoán, thậm chí bất công và không biện minh được.Rất có thể như thế. Nhưng một lần nữa phải nhắc lại rằng: không có sự lựa chọn. Abraham, Moise, Đavit, Giêrêmia, Đaniel, thánh Phe-rô và thánh Phao-lô đã không thấy trước những nỗi lo âu, thử thách hay những sự phản bội chờ đợi các ngài trên đường. Những giọt mồ hôi của người chiến sĩ hay người lữ hành là một hạn từ của Kinh thánh, cho dù mồ hôi đó xuất phát từ nỗi lo sợ, từ sự mệt nhọc hay do sức nóng thiêu đốt của ban ngày. Sẽ thật vô nghĩa nếu con đường không dnẫ chúng ta như đã dẫn thánh Phao-lô tới Đamát ( nghĩa là dẫn tới thời điểm mà với mỗi người chúng ta, những cái vảy rơi khỏi mắt), với điều kiện lả người ta chấp nhận để mình bị tước lột những khí giới của sự cứng lòng. Khi ấy sẽ có Ai Đó hướng dẫn và chờ đợi chúng ta, và từng đêm những người lính canh loan báo trời rạng đông cho chúng ta. Có lẽ chúng ta sẽ cảm thấy ít độc đoán hoặc đỡ nặng nề hơn nếu chúng ta tự mình đặt ra lộ t! rình cho mình. Nhưng đằng sau cái ảo tưởng này là cả một thảm kịch. Còn lộ trình sẽ được đề nghị cho chúng ta là một lộ trình trường kì kháng chiến hoặc đáng khâm phục.
Quả thực, không có gì miễn trước cho lộ trình đó khỏi mờ mịt như một ẩn số cho tới cùng. Chính vì vậy mà chúng ta cần có niềm tin.
&&&
Cuộc hành trình mở đầu bằng hai trở ngại đối nghịch với hạnh phúc của bất kì người nào. Đương nhiên là không dễ gì chứng nhận chúng. Chúng đứng án ngữ ở đầu và cuối đường. Niềm khát vọng ở trong chúng ta lại là nguồn gốc tạo ra một dự ảnh về chính chúng ta. Ngày qua ngày, hình thành trong chúng ta một ý tưởng nào đó về chính mình, một dự phóng, một chương trình, một sự nghiệp, một lộ trình. Chúng ta thảo đi phác lại điều đó. Mọi chuyện đều trở thành cơ hội để làm cho ý tưởng đó thêm phong phú. Ý tưởng đó đã thành hình. Chúng ta biến nó thành của riêng chúng ta. Chúng ta ôm ấp nó. Rồi nó sẽ ra sao? Phải chăng nó sẽ trở thành một tấm lụa vàng óng ánh mà những thần tượng của chúng ta gục chết trên đó, hoặc trở thành tấm vải thô liệm bọc bao nỗi thất vọng của chúng ta, là nơi chất chứa những nỗi niềm đắng cay của chúng hay là chiếc lều làm chỗ nghỉ ngơi cho Chúa Giê-su? Hình ảnh về chính chúng ta, rồi đây nó chỉ là tấm khăn liệm hay là một bức tượng thánh? Tất cả đều có thể.
Khi Malraux thực hiện cuộc phỏng vấn để tìm hiểu đâu là những khó khăn chính yếu trong thởi gian tổng thống Nehru lãnh đạo dân tộc Ấn Độ, vị tổng thống này đã trả lời rằng: "Tôi có ba kẻ thù: nạn đói, những người Trung Quốc và chính bản thân tôi". Malraux nói tiếp: "Khó khăn nào lớn nhất?". Tổng thống Nehru kết luận: "Chính bản thân tôi". Ngay từ khởi điểm và trong suốt cuộc đời của nó, hữu thể con người được khắc học bằng một cuộc đeo đuổi sự hoàn chính đầy tính ái kỷ, một sự hoàn chỉnh mà ở đó chúng ta sẽ thấy mình hoàn toàn đồng nhất với chính mình và với thế giới của mình. Chúng ta phóng chiếu tình trạng này như một thực tại ở "đằng trước" chúng ta hoặc phóng vào miền đất của "ngày mai"mà việc không thực hiện được tình trạng đó sẽ luôn luôn được đeo đuổi trong thời gian bởi một tính tự cao tự đại ấu trĩ vốn luôn rình rập tất cả chúng ta. Thái độ khôn ngoan, đó là cư xử đúng mức, để vừa không làm suy giảm khát vọng đồng thời không lấn lướt thực tại vốn chỉ có thể mang lại những gì thuộc bản chất của nó. Chấp nhận lệ thuộc vào một người nào khác, vào những người khác để kiến tạo hình ảnh về chính chúng ta: chính ở chỗ đó mà chúng ta cảm thấy bị tổn thương.
LẨN TRÁNH HAY HÁO THẮNG
Hai căn bệnh khát vọng cung cấp cho chúng ta hai chỉ dẫn đầu tiên về tình trạng mạnh khỏe hay suy nhược của niềm tin: đó là sự lẩn tránh hay sự háo thắng. Tất cả đều có thể dễ dàng đưa tới việc phong tỏa và thu hẹp chân trời của khát vọng và tạo điều kiện cho việc lẩn trốn. "Thiên Chúa đâu muốn chúng ta như thế" . "Cần phải học cách kềm chế khát vọng". Chắc hẳn người ta chẳng trả lời "không" trước những câu hỏi của Thiên Chúa, nhưng người ta mau chóng dàn xếp để khỏi phải nghe Thiên Chúa hỏi. "Có ai đó đang gõ cửa nhà bạn, nếu đó là Chúa Giê-su thì sao?". Thế mà những cánh cửa được gõ lại luôn luôn là những cánh cửa bất ngờ. Điều đó làm chúng ta ngạc nhiên. Thông thường nó gây nên một cảm giác khó chịu, chưng hửng, hụt hẫng. Có một sự quấy rầy thoáng qua trong ý thức. Sự việc không bắt đầu như người ta đã dự đoán. Giakêu, Maria Madalena, Phê-rô, Phao-lô, Matthêu, tất cả đều kinh ngạc. Trước đó ai cũng tưởng mình làm tròn bổn phận một cách thỏa đáng. "Ngài quấy rối chúng tôi", vị hồng y- thẩm phán của Gíao hội pháp đình đã phàn nàn với Chúa Giê-su như thế. Hãy để cho chúng tôi quên đi rằng chúng tôi được tạo dựng cho "điều cao cả hơn nữa" đang ở trong chúng tôi.
Lúc đó, cơn cám dỗ khác lại xuất hiện: đó là tính háo thắng. Cần có thời gian để khám phá ra rằng người ta chỉ thực sự biết mình trong mức độ người ta chịu nhìn nhận những điều phiền toái mà người ta đã gây cho kẻ khác. Chúng ta thường ca cẩm ra sao về các sự việc? Câu hỏi này có lẽ là cách đỡ tệ nhất để tự biết mình. Trong thư viện thuộc tu viện đào tạo của các tu sĩ Đaminh ở đại học Saulchoir, cha Simonin, người mà sau này phải xin chuyển sang dòng Trappe sau một thời gian giảng dạy môn thần học luân lý cho các em cùng dòng, ngài đã ghi chú một lời thú nhận bên lề một trang sách tổng luận thàn học của thánh Thomas d'Aquin. Mỗi khảo luận của thánh Thomas bàn về một vấn đề hay một mầu nhiệm quan trọng và chiếm khoảng 50 trang sách. Mỗi khảo luận được chia thành các vấn đề (questions) dài từ 5 đến 7 trang. Mỗi vấn đề lại chia thành nhiều đề mục (articles), dài 1 hoặc 2 trang. Vậy trong phần khảo luận về đức ái, có vấn đề sửa sai trong tình huynh đệ: và trong vấn đề sửa sai trong tình huynh đệ có mục này: " Người ta có nên sửa sai trong tình huynh đệ đối với bề trên của mình không?". Vấn đề thật là gay cấn??? Cha Simoin chỉ viết bằng bút chì bên lề : "Để khỏi sửa lỗi bề trên, tôi sẽ cố gắng".
Chẳng cần phải là bề trên, người ta mới không thèm chấp nhận một sự sửa sai trong tình huynh đệ và trở thành gây hấn khi những sự việc không theo ý người ta muốn. Thế nhưng, đó lại là điều đang diễn ra trong cuộc sống hàng ngày. Thiên Chúa thì thận trọng, còn chúng ta thì không muốn cảm nghiệm về những giới hạn của mình, về cái hình ảnh đầy những khiếm khuyết của chúng ta được phản chiếu qua tấm gương của những sự việc hay của những người khác. Chúng ta muốn nhiều hơn và nhanh hơn, vượt quá những gì mà thực tại có thể đem lại. Bước qua tuổi thanh niên, có lẽ đó là lúc chúng ta bình thản hơn để chấp nhận kinh nghiệm về những giới hạn và cả về những giới hạn của bản thân chúng ta nữa.
CHINH PHỤC HAY LOẠI BỎ
Niềm tin không làm chúng ta nghoảnh mặt với kinh nghiệm này, trái lại, nó là nơi kín ẩn, ở đó Thiên Chúa phục hồi chúng ta. Khi Céline than phiền với Thérèse de Lisieux rằng: "Mỗi lần thấy chị , tôi khám phá trong tôi tất cả những gì còn phải chinh phục". Thérèse chỉ trả lời: "Ổ không, đừng nói phải chinh phục nhưng đúng hơn nên nói : phải loại bỏ". Teihard de Chardin trong hành trình vượt đại tây dương đã viết cho người chị vốn hay than phiền về những giới hạn của mình để mời gọi bà chấp nhận "tính trì trệ trong quá trình thăng tiến".
Ân sủng đầu tiên của niềm tin là dạy chúng ta đừng tự mãn để rồi mải mê kiến tạo hình ảnh về chính chúng ta, cái hình ảnh mà chúng ta không thể nào dứt ra được. Niềm tin tương đối hóa cái lý tưởng của chúng ta, cái tôi mà mỗi sáng chúng ta tô đi vẽ lại bằng một màu sắc mới, cái tôi mà chúng ta yêu quí chúng ta mơn trớn, mơ mộng, tô phóng, điểm trang, hay chúng ta lại loại bỏ , chán ghét và khinh bỉ nó , cả với những lý do không chính đáng. Niềm tin giúp chúng ta không nhìn những giới hạn của mình như những điều chung cuộc, nhưng giúp chúng ta yêu mến những giới hạn đó. Niềm tin không cho phép chúng ta nhìn tất cả những gì tiêu cực trong cuộc đời như là tiếng nói quyết định, bởi vì tên của chúng ta từ nay đã được ghi ở trên trời. Chúng ta không chỉ là những khán giả nhìn ngắm đô thị thiên quốc như những triết gia lừng danh nhất vẫn nghĩ như thế. Chúng ta là những "cộng tác viên của Thiên Chúa" . Đó là điều mới mẻ tuyệt vời mà thánh Phao-lô loan báo cho những cô gái điếm và cho những phu khuân vác ở Côrintô sau khi ngài đã bị nhóm người trí thức của Athènes tẩy chay. Sự cộng tác này diễn ra ở đâu? Chính ở nơi mà cái ý tưởng về chính chúng ta được kiến tạo nên, nơi dung hợp những ý thức và vô thức, nơi mà vùng tăm tối để cho ánh sáng lọt vào, trong mái hiên của tâm hồn đang xao động. Bernanos đã tự thú: " Lạ thay, những ý nghỉ của tôi thay đổi khi tôi cầu mong chúng".
Tất cả đã bắt đầu. Chúng ta được tạo dựng để được hạnh phúc, nhưng để được một thứ hạnh phúc khác với hạnh phúc mà chúng ta đã phóng đại theo tầm lượng định riêng của chúng ta.
Chương 5 : THỬ THÁCH CỦA NHỮNG NGƯỜI
KHÁC
CON CHIM CÂU VÀ CHIẾC GƯƠNG
SOI
Các nhà sinh vật học đã tìm hiểu sâu sát hệ thống nội tiết của loài bồ câu. Sự chuyển hóa các nội tuyến của loài bồ câu chỉ diễn tiến bình thường nếu nó sống có đôi. Thí nghiệm đó cho thấy rằng giới tính của con vật đi cặp không đóng vai trò quan trọng đối với sự quân bình hoàn hảo của các chức năng nơi con vật. Người ta đã đẩy thí nghiệm đi xa hơn: con chim được đặt trong một cái lồng mà một trong những vách lồng được làm bằng kiếng. Mọi chuyện vẫn diễn ra tốt đẹp. Chim câu đã có ảo ảnh về chính nó.
Phải chăng đó là chuyện của riêng loài chim câu?
Nhu cầu phát triển vốn bám rễ sâu ở trong chúng ta và nó đồng nhất với chính bản thân chúng ta. Nhu cầu đó được thể hiện nhờ sự kiến tạo hình ảnh về mỗi người chúng ta, và chính cái hình ảnh này là nhân tố điều phối những tiềm lực, dự phóng ước mơ của chúng ta và hội nhập cách tiệm tiến tất cả hành trang tình cảm và trí tuệ vào cuộc sống của chúng ta. Nhưng hình ảnh này chỉ được kiến tạo và được khám phá trong tương quan của chúng ta với tha nhân. Mối tương quan này kéo theo một quá trình liên tục của những lần xét lại hay điều chỉnh, của những nỗi niềm lo âu hay phấn khởi. Lautréamont thú nhận rằng : "Vinh quang rốt cuộc được qui về việc được người khác biết đến hoặc được chúc tụng bởi 4 hay 5 người như thế là đủ". Vậy những kẻ khác phải chăng chỉ có lý do hiện hữu là để đóng vai trò của một tấm gương, như trường hợp của con chim câu?
Cái kinh nghiệm không tránh khỏi đó cũng đồng thời gây tổn thương. Chúng ta có thể sống kinh nghiệm đó trong tư thế phòng thủ hoặc trong tư thế lệ thuộc. Người ta có thể thận trọn đè phòng người khác bằng một hệ thống với những ý nghĩ vốn tạo ra một khoảng cách đối với tha nhân hoặc đưa đến tình trạng nghi ngờ tha nhân. Gíao sư De Greef tự hỏi : " Người nào tự hào đấu tranh cho tự do nhưng lại không đấu tranh cho sự tự do của kẻ thù thì có thực là người đó đấu tranh cho tự do hay chỉ là cho tự do của riêng mình?".
THÓI NGHI NGỜ VÀ BÙA MÊ CỦA NÓ
Câu chuyện xảy ra trong thời chiến. Một tù nhân được phóng thích . Vị hôn thê của anh chờ anh ở nhà ga với một tâm trạng nôn nóng mà ngày nay người ta không quan niệm nổi: được gặp lại vị hôn phu vừa thoát cảnh tù tội. "Đây là những giây phút hạnh phúc của đời tôi", nàng tự nhủ. Lúc đó, nàng ngắm mình trong một chiếc gương. Và nàng bỗng thấy mình thật gớm ghiếc với đôi giày đế gỗ của thời chiến, vấy bùn và thô kệch. Nàng bèn cởi đôi giày và vơ đại một tờ báo nằm gần đó để gói lại, thậm chí nàng còn không buồn xem nó là tờ báo gì. Và sau cùng vị hôn phu của nàng xuất hiện ! Đó phải là thời điểm hạnh phúc đã được chờ đợi bấy lâu nay. Nhưng kìa, vật đầu tiên mà anh nhìn thấy lại là tờ báo, và nét mặt anh ta đổi khác. Trong khoảnh khắc, cô gái hiểu rằng, đối với cô, vị hôn phu đã biến thành một con người khác. Tựa như một đòn quyết định. Bởi vì chàng chỉ tìm được câu này để nói với nàng như những lần đầu tiên gặp gỡ: "À ! thì ra em đọc báo của kẻ thù". Phần nàng, thậm chí trước đó nàng còn không biết đó là tờ báo của kẻ thù.
Nàng không trả lời, không giải thích gì cả và cũng không tự biện hộ. Nhưng vì sao vị hôn phu của nàng lại đã có thể nghi ngờ nàng được?
Một khi lòng tin ban đầu đã chết, tôi không biết và tôi không dám chắc liệu người ta có thể làm cho niềm tin đó sống lại được hay không. Có sự pha trộn giữa niềm tin và huyền nhiệm; đó là điều mà người ta cảm thấy tồn tại trong bất kỳ tình yêu nào đang nảy sinh.
Kinh thánh được mở đầu và kết thúc bằng một sự ngạc nhiên vô hạn: trong bối cảnh của Adam-Evà và trong khung cảnh hùng vĩ của ngày chúng thẩm. Mỗi lần chúng ta lại chứng kiến một sự ngạc nhiên nào đó: con người ta có thể làm cho mình trở thành mất khả năng nhận ra người đang ở trước mặt họ là ai: "Nào, chúng tôi có thấy Ngài đâu?", họ đã hỏi như thế trong cuộc phán xét. "T ôi sợ và tôi đã ẩn mình", Adam nói. "Tôi tin Ngài là ông chủ hà khắc nên tôi sợ", người đầy tớ nói trong dụ ngôn nén bạc.
Điều gì xảy ra trong câu chuyện Adam và Evà? Trình thuật về trái cấm với kiểu diện tả gợi hình, đơn sơ, nhưng lại có một chiều sâu tuyệt diệu. Nó nói cho chúng ta biết thế nào là thảm kịch của sự nghi ngờ. Thiên Chúa đã để cho Adam và Evà hưởng dùng mọi thứ trái cây của vườn địa đàng, chỉ trừ trái cây "biết lành biết dữ". Lúc đó một con rắn xuất hiện, và người đàn bà thấy rằng trái của cây này chắc ngon miệng. Và người ta đã biết những gì xảy ra sau đó. Lỗi lầm, sai phạm hệ ở chỗ nào? Chắc chắn là vào lúc mà Evà mở lòng cho bùa mê của sự nghi ngờ, vào giây phút mà bà bắt đầu nghi ngờ người khác là họ có một ẩn ý nào đó. "Em đọc báo của kẻ thù". Lỗi lầm không phải là đã nghe lời con rắn, cũng không phải vì thoạt đầu đã hái trái cấm, nhưng ở chỗ là đã lắng tai nghe và cuối cùng đã nghiêng về cái giả thiết mơ hồ nhất, khủng khiếp nhất: hẳn là nàng đã trở thành đổ chơi của người khác rồi, của kẻ mê nàng, của Thiên Chúa; nghi ngờ như thế tức là đã giả thiết rằng chúng ta có thể trở thành đối tượng cho một cuộc chơi trong tay người khác. Trong dụ ngôn nén bạc, con mắt của người đầy tớ đã bị hư hỏng. Bỗng nhiên , hắn trở nên mất khả năng nhận ra lòng tốt của ông chủ. " Thưa Ngài, tôi biết Ngài là một người hà khắc, nên tôi sợ". Chưa gì hắn đã "biết" và đã sợ rồi.
LEONARD VÀ JUDAS
Một trong những giai thoại nổi tiếng của lịch sử hội họa kể lại chuyện Leonard de Vinci khi vẽ bức tranh vĩ đại diễn tả việc lập phép Thánh Thể : Bữa Tiệc Ly của Chúa Giê-su với các Tông đồ. Tới lúc vẽ Judas , Leonard lúng túng khi phải tìm một người mẫu để vẽ Judas. Để làm điều đó, ông phải đi tới các quán rượu và những hàng quán tồi tàn để tìm một khuôn mặt xấu xí nhất, giúp ông phác họa bức chân dung của kẻ phàn bội. Sau nhiều tháng hoài công tìm kiếm, cuối cùng một ngày kia, Leonard tin là đã tìm thấy. Kia rồi, trong một góc xó, ông phát hiện một gương mặt còn hằn những vết tích của thói hư tật xấu. Leonard tới gần người đó và hỏi anh ta xem anh ta có đồng ý tới xưởng vẽ của ông, và giải thích cho anh ta- như người ta có thể làm với một người không quen biết- để anh hiểu những gì đang chờ đợi anh . Anh này yên lặng nhìn chòng chọc vào Leonard. Cuối cùng anh ta cầm một cái đèn lồng để sát vào khuôn mặt của anh và nói: "Thưa ngài Leonard, ngài không nhận ra tôi sao? Chính tôi đã ngồi làm mẫu cho ngài vẽ khuôn mặt của Chúa Giê-su đó".
Nếu người ta tìm kiếm Judas, người ta sẽ tìm thấy khuôn mặt của Judas, nhưng người ta sẽ không còn nhận ra khuôn mặt trước đó đã từng là khuôn mặt của Giê-su. Mỗi người chúng ta có quyền tự do lựa chọn trong việc gán cho người khác khuôn mặt do mình tưởng tượng ra để rồi rút vào tư thế phòng thủ đối với tha nhân .
PROUST VÀ GILBERTE
Nhiều người trong chúng ta có lẽ sẽ ngại lấy lại cái tư tưởng đã phần nào bị các thần học gia quên lãng, tư tưởng đó trình bày các bí tích của đức tin như là những phương thuốc chữa trị. Thế mà tư tưởng này lại không làm gì khác hơn là phản ảnh một biên bản ghi nhận và đi gần với bản chất của thực tại. Tự mình, không một con người nào có thể đi tới đích cùng của hạnh phúc. Tự mình, không ai có thể đạt tới tình yêu tha nhân. Nếu một bàn tay thân ái không nắm lấy chúng ta, nếu một ánh mắt trìu mến không đến tiếp sức cho ánh mắt của chúng ta,nếu một năng lực mới mẻ không đến trẻ trung hóa năng lực của chúng ta, thì chúng ta sẽ đi tới đâu? Đứng trước tha nhân, người ta sẽ giản lược họ thành một hình ảnh hay một phương tiện. Sau 25 năm sống đời hôn nhân, ai đã dám nói rằng mình luôn luon dễ dàng lướt thắng bản thân để không sai khiến, không lợi dụng, không phê phán người bạn đời khi người kia không đem lại những điều mình mong đợi? Hết lần này tới lần khác, "người kia" lại biến thành một đối tượng được khao khát nhằm thỏa mãn dục vọng. Ai sẽ giải thoát chúng ta khỏi khuynh hướng coi rẻ tha nhân, là điều không thể tránh được ngay cả đối với những người mà chúng ta tưởng là yêu họ? Proust nhận thấy điều này rất sớm khi đã trở thành tình nhân của Gilberte, người mà ông gặp trên công trường Champs-Élysées. Ông đã khám phá ra rằng tình yêu gập lại trên chính nó như một điều không tránh khỏi.
"Và khi đến giờ nhận thơ, tôi tự nhủ, chiều nay cũng như mọi chiếu khác: tôi sẽ nhận được một lá thư của Gilberte , cô ấy sẽ nói với tôi rằng cô không bao giờ hết yêu tôi Cứ mỗi buổi chiều, tôi lấy làm thích thú tưởng tượng ra lá thư này, tôi cứ đinh ninh là mình đang đọc nó, tôi nhẩm đi nhẩm lại từng câu. Bỗng nhiên tôi khựng lại, hoảng hốt. Tôi hiểu rằng nếu như tôi có nhận được một lá thư của Gilberte thì dầu sao, đó cũng không thể là lá thư trên đây, lá thư mà chính tôi vừa mới tạo ra. Thậm chí, nếu do một trường hợp hi hữu, là thư mà nàng viết cho tôi lại đúng là lá thư trước đó tôi đã nghĩ ra, thì khi nhận ra tác phẩm của mình trong lá thư của nàng, tôi sẽ không còn cảm tưởng mình nhận được một điều gì đến từ bên ngoài, một điều gì đó hiện thực, mới mẻ. Một hạnh phúc ở ngoài tâm trí của tôi, độc lập với ý muốn của tôi, thực sự do tình yêu ban tặng".
CÓ TRONG SÁNG HAY KHÔNG DƯỚI LĂNG KÍNH PHÂN TÂM HỌC ?
Con chim câu hài lòng với ảnh phản chiếu qua một chiếc gương; người đang yêu đo lường người yêu cho vừa với sở thích của lòng mình và tự viết cho mình một lá thư mà mình muốn nhận được.
Niềm tin đề nghị với chúng ta một phương cách đo lường mới: phương cách này tỏ lộ cho ta thấy rằng mỗi con người đều mang trong mình một chốn thâm cung, nhờ đó họ có thể thốt lên: "Lạy Cha chúng con ở trên trời". Mỗi người anh em thân cận đều đã được ủy nhiệm để đánh thức ước vọng của chúng ta, đễ điều chỉnh ước vọng đó, chống lại nó nếu cần, và khai mở ước vọng đó một cách chắc chắn. Bởi vì ước vọng này chứa đựng cái phần thần thiêng của chính chúng ta. "Nào, có bao giờ chúng tôi thấy Ngài đói, khát, trần truồng hay bị tù đày đâu?". Để thấy như thế, cần có một ánh sáng từ nơi khác đến. Bởi vì, đối với một người đã phải chịu đựng gánh nặng của riêng mình, thì việc mang thêm gánh nặng của người khác là điều không thể, nếu không có một khuôn mặt mời gọi chúng ta làm điều đó. Dưới lăng kính phân tâm học, chỉ một con người duy nhất trên trái đất này đã hoàn toàn trong sáng đứng trước những người khác: đó là Chúa Giê-su đối diện với Cha của Người, đó cũng là một Giê-su đứng trước các Tông đồ của Ngài, trước những tên đao phủ, trước mỗi người chúng ta. Niềm tin đến uốn nắn chúng ta ngay trong cuộc đối thoại này, bằng cách cho chúng ta chia sẻ ánh mắt của Chúa Giê-su. Cần phải có một ánh sáng, một cái nhìn vượt trên cả hai người đang đối thoại ở trên trần gian này để họ thấy được phía bên kia của những giới hạn nơi bản thân họ. Phải chăng chúng ta dễ dàng bỏ qua những nguyên cớ gây ra sự phẫn nộ, bực bội, đã kích hoặc đơn gi! ản là sự hạch hỏi? Không, điều đó chẳng dễ chút nào. Ai có thể cách đứt những ý nghĩ và những lời lẽ của chúng ta, ai có thể buộc chúng ta có hình ảnh tốt đẹp về người khác để đi tới chỗ phối hợp, công tác, hân hoan bước vào bản hòa tấu ngay khúc giao hưởng mà trong đó người ta chỉ đóng vai trò của người thổi sáo, người gõ nhịp, người kéo vĩ cầm hay thổi kèn cla-ri-nét, nếu như không có một Orphée thần linh, một vị nhạc trưởng dạy cho chúng ta biết yêu âm nhạc hơn cả bản thân chúng ta, không những biết từ khước nhạc khí của mình nhưng còn nghe được giai điệu có thể nảy sinh từ bất cứ con người nào? "Lạ thay, những ý nghĩ của tôi thay đổi khi tôi cầu mong chúng "
Chương 6 : THỬ THÁCH CỦA THỜI GIAN
MỘT GIỜ, SAO LÂU THẾ !
Các chính khách tầm cỡ thấy rằng rồi sẽ tới một ngày nghị lực của họ cũng tàn lụi như bao người: sự suy sụp của tuổi già. Lúc đó, họ viết những tập hồi ký. Các nhà sinh vật học nói rằng các tế bào võng mạc chi phối phẩm chất của thị giác bắt đầu suy yếu kể từ khi chúng ta mới lên năm. Faulkner viết: "Một con người là tổng thể những bất hạnh của nó. Người ta có thể nghĩ rằng sự bất hạnh , rồi cũng sẽ có ngày kiệt sức: Nhưng chính lúc đó thời gian lại trở thành nỗi bất hạnh của con người".
Cần phải đi xa hơn, kinh nghiệm về sự mỏi mòn hay nôn nóng không bất thần đến trong "một ngày". Nó vẫn có đó từng ngày như một điều tất yếu. Người ta không thể ra khỏi thời gian để nói về thời gian, nếu không phải là nói bằng niềm tin. Chúng ta sống trong sự rời rạc, phân mảnh và bất liên tục. Chúng ta chịu đựng thời gian. Thỉnh thoảng chúng ta lượm lặt những mảnh vụn của ý thức bị đứt đoạn: thời điểm huy hoàng, thời điểm của hy vọng, của một cuộc lễ như ngày lễ Noel của các đồng chí của Dostoievski lúc ở trong tù, nhưng rồi tất cả lại có nguy cơ rơi vào một thứ dư vị của tro bụi. Tu sĩ dòng Chartreux trong đan viện của mình, đứa trẻ ở cuối kỳ nghỉ hè, người chiến sĩ khi nghe tin chiến tranh kết thúc, người mẹ vào buổi chiều ngày thành hôn của một trong những đứa con của bà, người vợ trước lời kết đoán của vị giám đốc bệnh viện, nhà giảng thuyết khi rời bục giảng, vị giáo sư trong giờ học cuối cùng, người tình nôn nóng , tất cả đều cảm thấy điều này: "Khi người ta phải chờ đợi người yêu, thì một giờ đồng hồ sao mà lâu thế! Ngược lại, khi một giờ là tất cả thời gian còn lại để sống thì nó thật ngắn ngủi".
Không phải do một khuynh hướng bệnh hoạn mà các triết gia thời đại đã định nghĩa con người là "một hữu thể được sinh ra để chết". Vấn đề ở đây không chỉ là nhắc lại rằng một ngày nào đó " cuộc đời con người sẽ kết thúc". Nhưng nó còn cho thấy: nếu con người đầu tiên đã thoát ra khỏi kiếp người tiền sử vào cái ngày mà người đó đã biết tôn kính và tưởng nhớ cha mẹ đã quá cố, thì cũng vậy, mỗi người chỉ thực sự là người khi biết chấp nhận thân phận mỏng manh, tính nhất thời của cuộc đời mình: "Cuộc đời đang trôi qua" và nó trôi qua từng giây từng phút.
Lúc đó, người ta tìm cách chế ngự cái giới hạn này. Có hai cách chế ngự: bằng mơ mộng, nghĩa là người ta để cho vô thức điều khiển: hoặc bằng biện pháp, người ta tin cậy vào khoa tiên đoán tương lai, nhưng đó cũng chỉ là thứ khoa học trừu tượng. Dù người ta cố thoát ra khỏi thời gian, nhưng không tránh được hai cơn cám dỗ. Người ta đối phó với thời gian hoặc bằng cách ngấm ngầm, tức bằng tiềm thức; hoặc bằng cách công khai, tức là có tính toán. Cả hàng nghàn trường hợp dự đoán tương lai đều cho thấy khả năng phi thường của chúng ta trong việc chế ngự sự phù vân của kiếp người bằng những bài toán trừu tượng. Khi Thụy Điển quyết định cho xe hơi chạy bên phải thay vì bên trái vào tháng 9 năm 1967, thì các chuyện gia đã tiên đoán các nguy cơ tai nạn có thể xảy ra với một vài sai số. Từ nhiều tháng trước, những bảng báo hiệu đã sẵn sàng. Sau đó, trong suốt 8 ngày, chỉ có lính cứu hỏa và các y sĩ được phép lưu thông. Và sự trù tính đã chính xác một cách đáng ngạc nhiên với một vài sai số.
Nhưng liệu người ta có thể tính toán đúng tương lai của một cuộc hôn nhân hay khong? Các anh chị em trong nhà sẽ ước tính nhiều điều về cái tương lai đó khi có một người trong họ đưa vào trong gia đình một khuôn mặt mới. Mỗi người đều nảy ra một vài ý nghĩ trong đầu: "Kìa, cô ta được giáo dục tốt chứ không như tôi tưởng". "Cô ta không đến nỗi tệ, nhưng không có vẻ dễ chịu cho lắm". "Anh đã gặp may, cô ấy biết nấu nướng giỏi .".Nhưng chỉ 25 năm sau hay đúng hơn 45 năm sau, người ta mới biết văn hóa hay tài nấu ăn có đủ để bao bọc tình yêu nhằm biến những vẻ quyến rũ đầy hứa hẹn của thời xuân sắc thành sự duyên dáng và lòng trung tín hay không?
Nếu chúng ta được giao nhiệm vụ phải viết về tương lai của chúng ta về giây phút cuối đời thì chúng ta sẽ nói như nữ bá tước Du Barry lúc bước lên đoạn đầu đài rằng: "Thưa ngài đao phủ, xin nán cho vài giây nữa thôi "
Làm thế nào tổng kết quá khứ của mình được? Đọc tập hồi ký của Chateaubriand, chúng ta thấy thích thú : trong đời một con người, tính cách thanh lịch không đủ, cần phải có cả sự hiềm thù. Nhưng những lời châm chọc hay sự thanh lịch, những nổi cay đắng hay những ảo tưởng cũng vẫn không đủ để tạo nên sự thống nhất của cuộc đời chúng ta. Mãi mãi chúng ta vẫn chỉ là một mảnh của hữu thể chúng ta. Nằm sâu trong bản tính chúng ta, có một vết thương ngăn cản chúng ta trở thành đơn nhất. Sự ngăn trở đó mà chúng ta không rõ nguồn gốc của nó, biểu lộ cho chúng ta qua những hình ảnh lớn lao của thời gian, hướng về sự chết hoặc về địa đàng mãi mãi bị đánh mất. Con người phải chăng sẽ luôn luôn trên đường tự biến mình thành loài côn trùng hay một vị thần trong mộng? Làm thế nào để đừng bị tan biến trong lịch sử? Pierre Emmanuel thú nhận: "Tôi sợ phải ra khỏi chính mình đến độ tôi cố tránh hết sức có thể để đừng cầu xin Thiên Chúa làm cho tôi sinh ra".
BAUDELAIRE VÀ CHIẾC ĐÈN CHÙM
Niềm tin không cất đi sự run sợ. Nó mang lại cho sự run sợ một ý nghĩa. Cái hình ảnh về chính chúng ta vốn điều khiển chúng ta và cũng là điều mà chúng ta đang kiến tạo trong tương quan với tha nhân, hình ảnh đó không bị phó mặc cho sự tan vỡ của những thứ phù vân, cho dòng thời gian đang trôi qua và không bao giờ trở lại. Niềm tin giúp chúng ta tạo nên sự thống nhất trong cuộc đời chúng ta. Baudelaire nói rằng trong một nhà hát, vật đẹp nhất là chiếc đèn chùm. Để chiếc đèn chùm được tỏa sáng, nó phải được treo lên. Vậy, cuộc đời chúng ta bao gồm cả hàng nghàn tia sáng nhỏ bé sẽ được móc vào đâu để chúng ta tạo nên một toàn khối rực rỡ, chứ không chỉ là những đốm sáng mong manh và thoáng qua như một giấc mộng. Con người gắn cuộc đời của họ vào đâu ?Những người Hồi giáo buộc mình vào một cuốn sách, những người khác gắn đời mình vào nhũng dự phóng, một lý tưởng hay một luật sống. Một số khác nữa gắn bó với một cuộc đấu tranh hay một bổn phận; số khác thì lại lao vào một đam mê, một công trình hay một nghệ thuật nào đó. Nhưng tất cả rồi sẽ qua đi. Cái đèn chum của chúng ta phải gắn vào đâu? Làm thế nào thực hiện được sự phân định về những hành vi tốt hoặc xấu của chúng ta, những hành vi nối tiếp nhau chỉ để lại những dấu chân mờ nhạt trên bãi cát? Chúng ta linh cảm thấy rõ rằng bản thân chúng ta có giá trị hơn những hành vi chúng ta; chúng ta cũng biết rõ rằng có điều gì đó trong chúng ta muốn lấy lại dĩ vãng, tái tạo, khôi phục, thâu hồi lại quá khứ; và chỉ căn! cứ vào những hành động của chúng ta mà thôi thì không đủ để chúng ta bị xét xử. Niềm tin gắn chúng ta vào đâu?
Niềm tin vượt qua bên kia những hành vi của chúng ta. Nó đụng chạm tới nhân vị chúng ta. Niềm tin để nghị với chúng ta một mối tình thân hữu. Một bàn tay được chìa ra cho con người, không chỉ là bàn tay của Tạo Hóa như Michael-Ange mô tả, nhưng là bàn tay của Đấng Cứu Độ đưa ra cho người phụ nữ Samaria, cho Thomas- con người cứng lòng, chìa ra cho các môn đệ trên đường Emmau, và điều đó xảy ra đúng lúc mà họ đang lâm cơn khốn quẫn và hoang mang trên đường.
Một con người đã đảm nhận lấy chúng ta: đó là Con Thiên Chúa, Ngài đề nghị với chúng ta mặc lấy cuộc sống của Ngài.Một qui luật khác kể từ nay xác định tính thống nhất, sự chuẩn mực của cuộc sống chúng ta: đó là sự cao trọng của các bí tích đức tin. Phép Thánh Tẩy mang lại cho chúng ta một khuôn mặt. Bí tích Thánh Thể cho phép chúng ta, trên từng chặng đường của sa mạc, chiếm hữu được đích đến của con đường; bí tích hòa giải thâu tóm tất cả dĩ vãng bằng cách đề ngị với chúng ta thực hiện một hành vi mới, tái tạo và phục hồi con người chúng ta trong tình thân mật với Thiên Chúa. Qủa thật, những hành vi của chúng ta đã gây đỗ vỡ xét trong tương quan với trật tự của vũ trụ hay trong tương quan với những điều người khác vẫn chờ đợi- người khác đây có thể là chính chúng ta hay Thiên Chúa. Và có thể nói, đó là điều vô phương chữa trị. Có lẽ không thể cân gian đong dối nếu không có một phép đo lường khác với sự đo lường của chúng ta nhằm phục hồi sự thống nhất. Cũng may, có "quả cân gian", quả cân của tình yêu. Môt Ai Đó đang yêu chúng ta. Chúng ta không còn đơn độc đối diện với thời gian và công lý. Nếu không, nào ai có thể tồn tại? Một tình yêu giúp chúng ta phân biệt được một bên là những hành vi của chúng ta đang qua đi mà một vài hành vi trong số đó đã làm giảm giá trị chúng ta và bên kia là chính bản thân chúng ta vốn được yêu, đồng thời có giá trị hơn những hành vi của chúng ta.
Lúc đó, sự thống nhất có thể thực hiện được, và ngay từ bây giờ, sự chết đã bị đánh bại. Khi mà sự đứt đoạn được vượt thắng thì chúng ta được phục hồi trong khả năng tái tạo chính chúng ta: bằng những hành vi mới của niềm tin và ơn giao hòa, chúng ta có thể khắc phục tất cả những gì trước đây có thể đã là những khiếm khuyết trong cuộc sống chúng ta.
Và điều đó được thực hiện trong êm dịu. Đó là chiến thắng chúng cuộc của niềm tin. Có lẽ chúng ta đã từng là nạn nhân của cái nhìn của những người khác hoặc của chính cái nhìn chúng ta có về mình. Có lẽ chúng ta đã từng là nạn nhân của phép đo lường hoặc quá dễ dãi hoặc quá khắt khe; và như thế, cứ theo nguyên tắc mà xét thì rốt cuộc đó là một phép đo lường sai lệch. Và kìa, Chúa Ki-tô đang âu yếm nhìn chúng ta như đã từng nhìn Phê-rô, Mađalêna, Giakêu, Thomas, và Ngài đề nghị chúng ta cũng phải nhìn bản thân mình như thế. Chúng ta chỉ thực sự tăng trưởng đối với những người đang yêu thương chúng ta. Chúng ta chỉ bắt đầu triển nở với những người nhìn chúng ta "môt cách khác". Có niềm tin, tức là tin rằng người ta có thể bị bóc trần nhưng không bị phạt, và vì thế cũng không cần phải tự vệ, không vương chút sợ hãi hay lo âu trước một cái nhìn gột tẩy nhưng tái tạo. Tiếng ồn ào hỗn độn mà người ta nghe được , đó phải chăng là những bước chân giày xéo của quân Mandi sẵn sàng phá tan tất cả, hay đó lại là sự tụ họp đầu tiên cho một công trình xây dựng mới tốt đẹp hơn? Thực ra như thế mới tương xứng với chúng ta. Một sự xác tín khác đã làm đầy cuộc đời chúng ta: Ngài vẫn mãi trung tín, hôm qua, cũng như ngày mai. Và tất cả chúng ta sẽ được xét xử dựa trên tình yêu, tức tình yêu của Ngài. Thật là cơ may tuyệt diệu, một cơ may độc nhất vô nhị. Tình yêu luôn luôn làm sai lệch đi, hay đúng hơn tái lập lại cái cán cân công lý. Có lẽ mọi người sẽ kết án chúng ta. Chín! h nhờ quả cân của tình yêu mà chúng ta sẽ thoát nạn. "Ai tin vào Ngài, sẽ không bị phán xét" ( Ga 3,12).
Biết nói thế nào đây? Đó là điều không diễn tả được. Có thể nói đó là sự khắc khoải. Simone de Beauvoir đã có thể mô tả hay hơn bất cứ ai về nỗi khắc khoải do thời gian giày vò, do kỳ gian nghiền tán, do cái chết cảm thấy trước: "Đó là một con quái vật khổng lồ đè trên ngực tôi. Đúng thế, môt cơn ác mộng đã có trên 55 năm tuổi đời, đó là điều có thực. Làm thế nào mà cái không có hình dáng cũng chẳng có bản thể, tức thời gian, lại có thể đè trên tôi một sức nặng khủng khiếp khiến tôi nghẹt thở? Làm thế nào mà cái không tồn tại, tức tương lai, lại có thể được trù tính khôn nguôi? Ngày sinh nhật thứ 72 của tôi đang đến gần, cũng như ngày kỉ niệm cuộc giải phóng
Việc rà soát lại toàn bộ cuộc sống của con người cũng giống hệt như phiếu kiểm tra sức khỏe của niềm tin nơi người Ki-tô hữu. Việc chụp X quang, phương pháp siêu âm, chụp cắt lớp, luôn luôn gợi lại ba kinh nghiệm trên đây. Chúng là những điều tất yếu. Đó là ba cuộc tiếp tay của Thiên Chúa. Chín phần mười băng sơn bị chìm khuất, và người ta thường quên đi điều đó khi nói về niềm tin.
Vậy ai là những con người đang lâm cơn khát khao, kêu cứu và thiếu thốn? Ai là những con người trong tình cảnh bị bắt làm tôi, bị dẫn đi từng đoàn mà trong cuộc ra đi đó, không thể không vấy bùn nhưng vẫn vang lên những bài ca cứu độ? Vậy ai là những người đã không chờ đợi để biết đâu là đích và đã vượt thắng được chặng đường băng qua sa mạc bằng một niềm hy vọng không nao núng? Nếu không phải là những người trong tư thế xuất hành. Niềm tin là nhân đức của cuộc xuất hành, của cuộc lữ hành hay của cuộc vượt qua, nghĩa là niềm tin là nhân đức của những gì còn khiếm khuyết. Có lẽ chúng ta muốn niềm tin phải là một phẩm chất hoàn hảo. Chỉ có đức ái mới là nhân đức chúng cuộc và hoàn hảo. Còn đức tin, đức cậy là các nhân đức của những thất vọng, của những khủng hoảng, những chán chường, của những tâm trạng không còn ảo tưởng, đồng thời cũng là nhân đức của những cuộc bắt đầu lại, những sự thức tỉnh, những bước nhảy vọt, những sự kiên trì. Đó không chỉ là nhân đức của đêm tối nhưng còn của buổi mai vừa hé sáng, tức là khoảng thời gian còn khắc nghiệt hơn nữa. Đó là nhân đức của buổi bình minh, là nhân đức của ba nụ cười giải thoát cuộc đời của chúng ta.
PHẦN BA : BA THÁCH ĐỐ
- MỘT ÁNH SÁNG, NHỮNG TÍN ĐIỀU CÓ ÍCH GÌ ?
- MỘT CUỘC GẶP GỠ, NGƯỜI TA CÓ THỂ MẤT ĐỨC TIN KHÔNG?
- MỘT SỰ TỰ DO, ĐỂ SINH RA TRONG NIỀM TIN, PHẢI MUỐN MÌNH ĐƯỢC SINH RA
Chương 7: MỘT ÁNH SÁNG, NHỮNG TÍN ĐIỀU
CÓ ÍCH GÌ ?
MỘT QUYỂN GIÁO LÝ CÓ HỮU ÍCH
KHÔNG ?
Ngay trong những nước còn xa lạ với Ki-tô giáo, như Nhật bản chẳng hạn, kể từ nay người ta thường treo một ngôi sao trên máng cỏ hoặc trên một cây thông trong mùa giáng sinh. Môt ngôi sao ít nhát cũng có năm cánh. Ngôi sao trông thật huy hoàng và cũng thật phúc thái. Ngôi sao được dành cho trẻ em nhưng cũng được gởi tới các bậc cha mẹ. "Đạo lý" về đức tin Ki-tô giáo cũng tương tự như ngôi sao của ngày lễ Noel. Tôi muốn xét đến 5 cánh của nó. Cũng như ngôi sao, giáo lý được dành cho trẻ em nhưng đồng thời cũng được gởi tới các bậc cha mẹ.
Một cuốn giáo lý có hữu ích không? Ở Pháp, người ta đã bàn cải nhiều. Người ta cũng châm biếm việc dạy giáo lý. Nhiều cuộc tranh cãi nổ ra. Nhìn từ xa, thì những cuộc tranh luận này ở Tây phương đôi khi mang dáng dấp những cuộc tranh luận của con nhà giàu: giàu kinh nghiệm, giàu văn hóa, giàu ý thức hệ, đôi khi cũng giàu cả lòng kiêu ngạo và tính đài các ở nơi mà có lẽ người ta muốn thấy một tinh thần khiêm tốn sâu xa hơn. Đâu mất rồi nền giáo lý chất chứa bao sức sống của một Phao-lô ngày nào dành cho những người Hy Lạp và cho giáo dân, cho những người Do Thái và cho dân ngoại. Những cuộc tranh luận hơi hạn hẹp hoặc kiêu kỳ của chúng ta ở Tây phương nghĩa lý gì đứng trước những lời mời gọi khẩn thiết của Á châu và Phi châu? Phải chăng chúng ta không nghe thấy nỗi hoài mong điều cốt yếu, là cái tôn giáo không còn khả năng kết hợp giữa người với người thì liệu nó có còn xứng đáng với tâm linh nhân loại nữa không? Giêrêmia đã kêu gào: "Những người nghèo hèn xin bánh mà không có ai bẻ bánh cho họ". Đó còn là tiếng kêu của ngày hôm nay. Các đạo sĩ trong Tin mừng Matthêu đã nghe những cuộc tranh luận giữa các kí lục và những nhà thông thái của Hêrôđê, nhưng họ đã đi theo ngôi sao. Chúng ta cũng hãy làm như vậy. Tôi sẽ xét đến 5 cánh của ngôi sao, 5 tia sáng của nó như 5 ánh sáng của mọi lời lẽ , mọi đạo lý, mọi trào lưu thần học, mọi nên giáo lý được niềm tin Ki-tô giáo khơi lên.
THỰC TẠI Ở BÊN KIA NHỮNG Ý NIỆM VÀ GIẢ THUYẾT
Ngôi sao xuất hiện ở Bethlem trước tiên là để dẫn con người đến với thực tại chứ không phải đến với những ý niệm, những cuộc tranh luận, những giả thuyết , những chú giải hay những giả định; nó dẫn đến một con người đang sống thật sự; một con trẻ, một người nghèo, một vị cứu tinh.
Đó là hướng ngắm của niềm tin. Chúng ta đang ở trong đêm tối, chúng ta cần một ánh sáng, không phải để ánh sáng đó nói với chúng ta rằng mọi con đường đều tốt, nhưng để nói rằng con đường này chắc chắn dẫn tới Thiên Chúa. Đôi khi người ta nghe những lời bình phẩm về những tín điều, cứ làm như thể các tín điều là những nhà tù. Ngược lại mới đúng, các tín điều là những con đường thênh thang dẫn tới thực tại. Đó là tấm bản đồ về Thiên Chúa. Nó không có tham vọng siết chặt, giam hãm mầu nhiệm, nhưng nó chỉ cho chúng ta thấy bằng con đường nào, người ta có thể đến đích một cách chắc chắn. Gíao hội nói với chúng ta rằng niềm tin thì tự do. Chắc hẳn sẽ chẳng bao giờ có một kiểu trình bày nào có thể tự hào lột tả được toàn bộ mầu nhiệm, nhưng dầu sao cũng có những tấm bản đồ đúng hơn so với những bản đồ khác, có những bản chỉ dẫn chính xác hơn, có môt5 phương bắc đầy hấp lực, và không phải sự hứa hẹn nào của ánh sáng cũng đều dẫn tới thực tại. Chúng ta, tức nhân loại ở vào mỗi giai đoạn lịch sử của mình , cũng hệt như con người mà Baudelaire đã nói tới khi khơi lại chuyện đời tư của ông. Ô viết: "Tất cả cuộc đời tôi như bước chân của một người đáng thương bị lạc trong rừng, một khu rừng hiểm trở. Con người đó bơ vơ giữa rừng, bị bao vây bởi đủ thứ hiểm họa. Hắn đã bị lạc hướng. Và rồi một ngày kia, xa xa xuyên qua những thân cây, một ánh sáng được thắp lên. Trong một chòi canh nào đó, người bảo vệ rừng đã trở về và thắp lên! một ngọn đèn. Kẻ bị lạc thốt lên: A thế là ta thoát nạn! Hắn đã biết phải đi hướng nào. Tất cả đã hồi sinh: hắn cất bước Rồi kìa sau một giây lát, người gác rừng hẳn đã lên giường và thổi tắt đèn . Qủy dữ đã dập tắt hoàn toàn ánh sáng ở cánh cửa của lữ quán. Và một lần nữa, tất cả lại chìm vào mê lộ ".
Cũng tựa như ngôi sao ở Bethlem, chức năng đầu tiên của một cuốn giáo lý là chỉ cho chúng ta biết chắc chắn ngôi nhà chúng ta đang cần tìm và cho thấy ngôi nhà đó không đóng cửa. Tất cả chúng ta đang đi tìm lữ quán này: Có một vị Thiên Chúa hay không ? Có một sự thật hay không? Phải chăng có thể tín nhiệm vào một Ai Đó khi chúng ta phải đối diện với sự dữ, với nỗi thất vọng, với cuộc chiến đấu mỗi ngày, với công việc, với tội lỗi và với thân phận mỏng dòn của chúng ta? Tại sao chúng ta bỗng nhiên sợ hai tiếng "giáo lý"? Phải chăng đó là một nỗi sợ hãi nào đó về cái thực tại đang đe dọa chúng ta? Người có phải là con Thiên Chúa không? Có hay không? Có phải Người đã phục sinh không? Có hay không? Phải chăng Người đang hiện diên thực sự trong Giáo hội, bí tích của Người? Có hay không? Phải chăng có điều gì đó thực hữu, một lữ quán đích thực hay chỉ là những ý niệm, những giả thuyết, những điều phỏng chừng, là những cái sẽ vụt tắt khi người ta đến gần?.
MỘT THỰC TẠI NỒNG ẤM
Ánh sáng của niềm tin, như ngôi sao của các đạo sĩ, có một chức năng thứ hai. Ngôi sao không những đã dẫn lối các đạo sĩ tới một thực tại, nhưng còn tới một thực tại niềm nở, ấm cúng, một gia đình, một nơi mà ở đó người ta có thể khơi lại niềm hy vọng. Nếu Đức Maria và thánh Giuse, nếu các mục đồng đã hát bài Vinh Danh Thiên Chúa, thì cả chúng ta nữa, chúng ta cũng được mời gọi ca mừng tin chấn động đó, tiếng nói chung cuộc không phải là thực tại buồn thảm nhưng là một sự cứu độ.
Do một sự rập khuôn thiếu xác tín, một lối dạy giáo lý nào đó thường hay dùng kiểu nói như: "những người Ki-tô hữu nghĩ rằng", "Đối với Ki-tô hữu, đó cũng là ." Nhưng như thế không đủ. "Tôi không thể yêu Chúa Ki-tô nếu người anh em tôi không yêu Ngài". Tính chất thứ hai của một "đạo lý" Ki-tô giáo là mang lại hạnh phúc. Những Ki-tô hữu không chỉ làm cho người khác nhận biết rằng: "Thiên Chúa của họ là Ba Ngôi, nhưng họ còn sung sướng vì Thiên Chúa đó là Đấng chia sẻ, trao ban, hiệp thông. Hạnh phúc biết bao vì chúng ta được mời gọi kết hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi. Ngôi sao mời chúng ta bước vào bài ca Vinh Danh Thiên Chúa trên trời, và các thiên sứ đang hát vang trong những cánh đồng của chúng ta.
..ĐỂ HIỆP THÔNG
Chúng ta hãy lắng nghe, họ sẽ chỉ cho chúng ta tính chất thứ ba của một cuốn giáo lý. Đó là thách đố thứ ba. Người ta không phát minh ra chân lý, người ta đón nhận nó, đón nhận từ một lịch sử thánh; và lịch sử này được trao cho chúng ta qua những ngôn từ, những cuốn sách, những cuộc mạo hiểm thân quen và phong phú kì lạ. Chúng ta hãy mở sách Kinh thánh ra: đó là thư viện đã giúp cho các thế hệ giảng viên giáo lý nói với chúng ta về Thiên Chúa. Và này nơi đó cũng tựa như trong một cánh đồng miền Normandie, người ta gặp thấy những bông hoa muôn màu muôn vẻ đến độ không ai có thể nói rằng họ không biết những bông hoa đó. Sách giáo lý là như vậy đó, một ánh sáng có thể tỏa chiếu tới mọi người, môt ánh sáng cốt để hiệp thông. Trong Thánh kinh cũng có nhiều kỷ niệm gia đình như sách Xuất hành., cac sách Samuen, sách các Thẩm phán. Trước tiên có một giao ước nền tảng, một sự mở đầu hoành tráng; sách Khởi nguyên và sách Gióp. Người ta có thể chất vấn chính vị Thiên Chúa đã tạo dựng nên mình. Thế rồi có cả một thiên sử thi về tấm lòng của Thiên Chúa mà Osée, Isaia và sách Diệu ca đã ngâm tụng và được lặp đi lặp lại không dứt. Sau cùng trên đường Emmau, tất cả điều đó được Chúa Giê-su đọc lại và giải thích cho những con người "lòng nặng trĩu những nỗi buồn và chậm hiểu", tức là cho tất cả chúng ta. Và chính bởi vì chúng ta vẫn mãi là những kẻ chậm hiểu nên trải qua bao thế kỷ, Gíao hội đã sắp xếp, thích ứng, đơn giản hóa, lặp đi lặp lại sứ điệp đó một cách không mỏi m�! �t để tất cả mọi người có thể hiệp thông khi bước và trong ánh sáng của nó.
MỞ RA CHO MỌI NGƯỜI
Chúng ta hãy xét đến cánh thứ tư của ngôi sao: Ngày hôm nay, thái độ hoài nghi đã làn tràn giữa chúng ta, chúng ta có khuynh hướng lặp lại rằng một diễn từ phổ quát không còn lý do tồn tại. Một lời cốt gởi tới mọi người lại trở thành điều bất khả sao? Khi nói điều đó, người ta chỉ làm cho sự lan tỏa của ánh sáng niềm tin càng thêm khẩn cấp. Tại sao hàng tỷ người có khả năng hiệp thông trong âm nhạc,thể thao hay khoa học, lại không thể hiệp thông trong việc tìm kiếm điều thiết yếu? Tại sao họ biết Karajam hay Mozart, Pele hay Prost, Pasteur hay Edison là ai, trong khi đó lại không biết, với cùng một mức độ đáng khen như thế, Boddha, Isaie hay Giê-su Ki-tô là ai?
Niềm tin phải là một thứ ánh sáng lờ mờ, đó là điều không ai chối cãi được. Chúng ta đã nhắc tới điều đó. Niềm tin dẫn tới thực tại. Thiên Chúa vẫn có đó, nhưng niềm tin không miễn thứ cho ta chạm trán với thực tại này: không phải vì thực tại này khó nuốt, nhưng vì nó vượt trên chúng ta: và chắc chắn bởi vì điều đó đòi phải đính ước với cái nhìn của Thiên Chúa, phải đón nhận một ánh sáng khác với ánh sáng của chúng ta, và như thế có nghĩa là không được làm suy giảm ánh sáng đó. Điều này chẳng dễ chịu chút nào. Thiên Chúa thì duy nhất, nhưng lại có Ba Ngôi: Chúa Giê-su là một ngôi vị nhưng lại có hai bản tính: thiên tính và nhân tính. Càng tiến bước trong niềm tin, người ta càng lãnh hội được những chiều sâu của ánh sáng; đồng thời khám phá ra rằng chúng ta được mời gọi bước vào trong sự tín thác và thờ phượng, và Thiên Chúa không đối diện với chúng ta như bất kì ai khác. Lúc đó, người ta khám phá ra rằng sự sống và sự tồn tại của chúng ta trước nhan Thiên Chúa là điều không thể hiểu được đối với chúng ta; cũng khó hiểu như chính Thiên Chúa , và người ta sẽ hiểu rằng: tương lai, công lý, lòng thương xót, sự tha thứ và sự dữ đều là những mầu nhiệm chỉ có thể tiếp cận nhờ niềm tin. Nếu chúng ta chỉ quanh quẩn với những ý nghĩ của mình, chúng ta có nguy cơ bị đóng khung trong một thứ ngôn ngữ quá hạn hẹp, và lúc đó chúng ta không thể hiệp thông với những người khác. Nhờ niềm tin, người ta tìm gặp lại chốn thâm sâu của lòng mình, ở đó bất kỳ người nào cũng có thể! cùng một lúc thân thưa những lời này: "Xin cho chúng tôi lương thực hàng ngày, xin tha tội cho chúng tôi,xin Ý Cha được thể hiện".Đó là một ngôn ngữ mọi người có thể hiểu được, một ngôn ngữ phổ quát, "có tính công giáo". Nếu Hêrôđê và các kí lục đã không thể hiểu thì các đạo sĩ và các mục đồng vốn không có chung một ngôn ngữ lại hiểu được điều đó khi chiêm ngắm Đức Ki-tô.
"HÃY MÓC TOA TÀU CỦA BẠN VÀO MỘT NGÔI SAO "
Còn lại cánh thứ 5 của ngôi sao. Thách đố thứ 5 đối với giáo lý của năm 2000. Thế kỷ 21 sẽ cần những gì thực tế chứ không cần những ý niệm mơ hồ hay những giả thuyết: đó là cánh thứ nhất của ngôi sao. Thách đố thứ hai: thế kỷ 21 chờ đợi một giáo lý cứu độ, giúp người ta thoát khỏi tình trạng cô độc của mình chứ không chỉ cung cấp những nhận định. Thách đố thứ ba: thế kỷ 21 mong muốn rằng: lời sự thật và cứu độ này cũng đồng thời là sức mạnh hiệp thông. Và thách đố thứ 4: sự hiệp thông phải mở rộng cho mọi người. Nhưng thách đố cuối cùng, tia sáng cuối cùng của ngôi sao: người ta chờ đợi nơi niềm tin của chúng ta điều này, là lời của niềm tin phải được hướng mở tới điều lớn lao hơn chính nó, lớn lao hơn chính chúng ta. Nhân loại đã chán ngấy những gì chỉ là của con người. Dù là đứng trước những tiến bộ nhanh chóng của khoa học, đứng trước cuộc du hành lên mặt trăng, những cuộc xung đột ngày càng điên cuồng, hay những thảm kịch của các nước nghèo: hãy nói cho chúng tôi biết có phải giáo lý của các anh hướng mở tới một tương lai đầy hy vọng?
Đức Giê-su đã làm gì khi người giảng dạy? Để cho lời của người vẫn mở ngỏ cho mầu nhiệm, Đức Giê-su trong chính những bài giảng của Người, đã hầu như chỉ sử dụng những dụ ngôn: tức là những điều rất thông thường, rất gần gũi với cuộc sống chúng ta, một ngôn ngữ đầy tình thân ái, đồng thời không thể khép kín nơi chính nó. Những lời giảng được khai mở tới vô biên. Đó luôn luôn là động lực tích cực và luôn luôn hướng tới điều lớn lao hơn cả chính nó: "Các con là đoàn chiên, Ta là cửa. Người gieo giống ra đi gieo giống. Đứa con tìm gặp lại vòng tay của Cha; hạt cải bé nhỏ trở thành một cây lớn; men được vùi trong bột khiến cả khối bột dậy men; những người thợ làm việc có một giờ lại nhận được tiền lương cả ngày; và những người nghèo, những người vô danh tiểu tốt, những kẻ trắng tay .tất cả đều được mời tới dự tiệc cưới"
Đó là giáo lý của năm 2000, giáo lý của Tin Mừng và của kinh Tin kính. Người ta sẽ nói: nhưng còn việc làm. Tốt thôi! Các đạo sĩ và những mục đồng đã lại khởi hành từ Bethlem trong khi hiểu rằng họ sẽ dành cả cuộc đời để tri ân ngôi saođã dẫn dắt họ tới đích.
Có một câu ngạn ngữ của người Mỹ đề nghị bạn móc toa tàu của bạn vào một ngôi sao: toa tàu là cuộc sống chúng ta. Nó nặng nề và kềnh càng. Ngôi sao là ánh sáng phát ra từ hào quang của Thiên Chúa. Đó là kinh Tin kính. Qủa là cơ may tuyệt diệu: chúng ta có một ánh sáng để móc cuộc đời của ta vào đó.
Một ngôi sao .đó cả là một vận may !
Chương 8 : MỘT CUỘC GẶP GỠ:
NGƯỜI TA CÓ THỂ ĐÁNH MẤT NIỀM
TIN KHÔNG ?
Tôi chưa bao giờ có dịp đặt ra những câu hỏi dùng cho một cuộc thăm dò. Nhưng nếu có phải thực hiện điều đó thì cho dù đối tượng nhắm đến là các giáo lý viên, các em nhỏ , các bậc lão thành hay các linh mục, chắc chắn ngay ở đầu bản thăm dò, tôi sẽ đặt ra một câu hỏi rất đơn giản:
"Bạn cảm thấy đau khổ nhất về chuyện gì? Trong cuộc sống, nỗi đau khổ nào khiến bạn thực sự sợ nhất?".
Đây là câu trả lời của tôi. Trong khi đau khổ, người ta không thể xếp đặt cho có trật tự được. Người ta đau khổ. Đó là tất cả. Tuy nhiên 3 câu trả lời này tự chúng phân cấp với nhau. Người ta chỉ có thể đau khổ với những gì dẫn tới cái chết. Trước tiên là cái chết của bạn bè, và đó là sự cô đơn. Rồi đến cái chết của chính bản thân mình, và đó là bệnh tật. Nhưng có một điều mà cá nhân tôi càng đau khổ hơn nữa: đó là đau khổ trước cái chết của Thiên Chúa trong một cuộc đời. Chúng ta không tránh được câu hỏi này: liệu người ta có thể đánh mất niềm tin không?
Khi tôi thấy có những người đáng khâm phục, những con người mà lòng quảng đại, sự tinh tế và đức độ của họ vượt xa tôi, nhưng họ lại từ chối nhận mình "có niềm tin", tôi đã bị hoang mang. Người ta có thể đánh mất niềm tin sao? Đối với những người mà tôi vừa nghĩ tới, có một thái độ ngấm ngầm phá đổ ảo tưởng đã ngăn chặn họ tiến bước trên đường hy vọng và tín thác đang khi lẽ ra họ đã có thể hành động như vậy. Cũng tựa như có một lớp tro tàn phủ kín niềm hy vọng cuả họ. Tôi không thể tự giải quyết được chuyện này. Các giáo sư và các nhà chuyên môn đang bù đầu với những vấn đề mà bất kỳ người nào có trách nhiệm với một giáo xứ, hay bất kỳ một cha mẹ nào cũng đều gặp phải: con cái không còn được rửa tội, thanh thiếu niên không còn được học giáo lý nữa, những người trẻ chung sống mà không cần kết hôn Nhưng phải đi cho tới cùng của sự đau khổ tất yếu vốn tiềm ẩn đằng sau những vấn đề trên đây. Bởi vì đằng sau những vấn đề này, đàng sau tất cả những gì được các tín hữu đặt ra ngày hôm nay, có lẽ ẩn chứa một nỗi khắc khoải nào đó: liệu người ta có thể tránh được sự hao mòn của niềm tin hay không? Cuộc gặp gỡ trong một lần nào đó đã quyết định tất cả, nay nó lại có thể đánh mất cái cảm thức về một sự hiện diên sao?
Sau 30 năm thuyết giảng trên đài truyền hình va truyền thanh, chẳng thể nào mà không gặp lại một số khán thính giả của mình trong mục thư tín. Với một phong thái rất đàng hoàng và gây ưu tư nhưng không hiếu chiến, họ đòi chúng ta phải chia sẻ nỗi đau của họ về chuyện con cái họ không chịu giữ đạo, các cháu không được rửa tội và những người mà họ thương mến thì lại từ chối niềm tin của mình. Ở đây, tôi nghĩ tới những lời cảm thán của đức Hồng y De Courtray, tổng giám mục
Sau 50 năm sống đời truyền giáo ở Nhật bản, cha Tarte linh mục dòng Đaminh, ngay trước lúc từ giã cõi đời ở bệnh viện Kioto đã nhắc lại: không có gì làm cho ngài hạnh phúc bằng niềm tin cũng như không có gì làm cho ngài đau khổ bằng niềm tin. Nhưng kỳ diệu thay tia sáng của lòng trung thành và niềm tín thác ánh lên trong đôi mắt của ngài! Tôi đã quì xuống để xin ngài chúc lành.
CÓ NHỮNG LÝ DO BIỆN HỘ
Đứng trước những nỗi chán chường hay những cảm tưởng mất niềm tin, trước tiên cần nhận ra điều này; thường có những sự biện hộ. Hai lý do để biện hộ: vì sự mê muội của trí tuệ và vì sự phai nhạt của tình cảm. Sự mê muội thời nào cũng có. Nhưng nó đã trở thành một sự mê muội được thể chế hóa. Và tất cả chúng ta đều liên lụy tới sự thoái thác này. Từ nay, nhiều bạn hữu của chúng ta thậm chí không còn biết Đức Ki-tô là ai. Từ nhiều thế kỷ nay, người ta đã loại trừ sứ điệp Kinh thánh ra khỏi nền văn minh của chúng ta. Trong số ba nền tảng của văn hóa Roma, Hy Lạp và Thánh kinh chỉ có hai nền tảng kia còn được giữ lại để học hỏi. Qủa thực, ngày hôm nay những từ ngữ của Ki-tô giáo thậm chí của Thánh kinh, không còn ai hiểu được. Mới đây, người ta đã hỏi các học sinh bậc trung học, tuổi từ 14-15 về ý nghĩa của từ "thập giá" (crucifix). Chúng trả lời: "Đó là một loại khóa vặn đinh ốc". Tôi không nói ngoa. Ở đây không hề có một ác ý nào: vì chữ "thập giá" làm người ta liên tưởng tới một vật hình chữ thập hay có bốn khía.. Chắc hẳn, đôi khi những cuộc biểu dương về văn hóa có thể gây ảo tưởng. Người ta lọng trọng đón rước những cảo bản Kinh thánh từ bờ Biển Chết về điện Grand Palais ở
Nếu môi trường truyền thông không còn được huy động nữa, thì trẻ em sẽ có nguy cơ không còn biết Ki-tô giáo là gì? Trách nhiệm đó thuộc về tất cả chúng ta.
Trong số những lý do khác nhau dẫn đến việc đánh mất niềm tin, thánh Thomas d'Aquin còn thêm một lý do nữa. Đó là sự phai nhạt của tình cảm và đặc biệt là lối sống phóng đãng. Thái độ tự sùng bái mình như thần tượng sẽ dần dần đi tới chỗ không thèm đếm xỉa gì đến Thiên Chúa nữa. Chẳng cần nói, ai cũng thừa biết rằng đó là một sự kiện phổ biến.
TRƯỜNG HỢP NÀY ĐÂU PHẢI CỦA RIÊNG TÔI
Có nhiều nguyên nhân cần được khơi ra để hiểu rõ hơn những kẻ xa rời niềm tin đã có lý do biện hộ như thế nào. Nhưng tôi lại thích chuyển qua một ghi nhận khác. Dù cứ bề ngoài mà xét thì những người vốn tưởng mình đã mất niềm tin thường đáng được khoan thứ, nhưng họ không nên nghĩ mình rơi vào trường hợp ngoại lệ hoặc cá biệt. Vì quá trình tự thanh lọc thuộc về bản chất của niềm tin. Chúng ta đừng vội cho như thế là "mất niềm tin". Chính trong khi tin mà niềm tin trở nên tinh khiết dần dần. Người ta tin rằng mình đang tin, và vì thế những cái mà mình gọi là "mất niềm tin", trong hầu hết các trường hợp , chỉ là sự chuyển tiếp bình thường sang một bị thế chân thực của niềm tin, tức vị thế tín thác vào điểm trung tâm của cuộc gặp gỡ.
Ở đây, một vài bậc thày có thể chỉ giáo cho chúng ta. Trước hết tôi nghĩ tới thánh Phê-rô. Ngài đã phản bội một cách hèn nhát: phản bội vào chính lúc người ta tra tấn kẻ mà ngài yêu. Và ngài đã bỏ rơi con người đó. Như vậy ngài có quyền nói với chúng ta về cơn cám dỗ của ngài. Ngài hiểu rất rõ mình muốn nói gì khi viết trong thư gửi cho các tín hữu: "Hãy trút những nỗi lo âu của anh em cho Chúa Ki-tô, vì biết rằng các anh em trên thế giới này cũng trải qua cùng một loại thử thách như thế. Lúc đó, chính Chúa Ki-tô sẽ làm cho anh em nên kiên vững".
Một ví dụ khác, vài tháng trước khi chết, một phụ nữ tự nhủ rằng: "Nào! Hãy tiến lên, tiến lên, hãy tận hưởng cái chết vốn mang lại cho mi không phải điều mi từng hy vọng nhưng là một đêm tối còn mịt mùng hơn nữa, đêm tối của hư vô Đó là một bức tường cao vút tận trời xanh. Khi tôi ca ngợi hạnh phúc ở trên trời, tôi chẳng cảm thấy niềm vui sướng nào, bởi vì tôi chỉ ca ngợi điều tôi muốn tin. Tôi không tin vào đời sống vĩnh cửu. Tôi cảm thấy rằng chẳng còn gì nữa sau cuộc sống trên trần gian này: tất cả đã tan biến đối với tôi. Tôi không muốn viết thêm gì nữa. Tôi sợ nói phạm thượng .thậm chí tôi sợ mình đã nói lỡ lời về chuyện ấy".
Những lời trên đây của ai? Phải chăng của một triết gia nổi loạn? Của một nhân vật tuyệt vọng nào đó xuất hiện ở một nhà hát thời nay? Hay của một tên nghiện ngập ma túy bị lôi cuốn bởi cơn cám dỗ muốn tự sát? Không, đó là những lời thánh Thérèse de Lisieux đã viết trên giường bệnh ngày 9.6.1897, ba tháng trước khi chết. Và hôm trước ngày Thérèse qua đời, Mẹ Agnès, tức chị ruột của thánh nữ, đã tới sấp mình dưới tượng Thánh Tâm Chúa Giê-su để nài van Chúa đừng để cho em mình chết đang khi nói phạm thượng; Thérèse đã phải đau khổ quá nhiều rồi.
Rõ ràng là Thérèse vẫn tin vào đời sống vĩnh cửu. Trường hợp của thánh nữ cũng tương tự như phần lớn những người nghĩ mình đã mất đức tin, những người này vẫn chờ đợi một điều gì đó. Nhưng điều đó không khoan miễn cho thánh nữ khỏi nếm trải cơn thử thách này là không còn thấy gì nữa cho tới khi đối diện với cơn cám dỗ tệ hại nhất, cơn cám dỗ tự sát. Và chính lúc đó, Thérèse đã hồi tỉnh và đã làm rõ mọi chuyện. Bởi vì sau khi bộc bạch rằng từ nay mình đã hiểu thế nào là "những kết luận tệ hại nhất của những người duy vật", sau khi đã thú nhận rằng sự an toàn nhất của mình là trở thành "đôi bàn tay trắng", chị liền thêm rằng: "Chỉ còn lại tình yêu cho tôi".
CHÍNH NGƯỜI CẦM
Những điều trên đây đã làm sáng tỏ vấn đề. Và đó cũng là ghi nhận thứ ba của tôi. Người ta hầu như luôn luôn sai lầm khi nói về tình trạng mất niềm tin, bởi vì niềm tin không như chúng ta nghĩ. Thật vậy, trong toàn bộ các tri thức đa dạng được trao cho chúng ta: khoa học, quan điểm, triết học, kỹ nghệ học thì niềm tin đem lại một ánh sáng độc đáo riêng biệt. Thế mà điểm độc đáo của ánh sáng niềm tin, đó là dẫn chúng ta đến tình yêu, và cũng chỉ có tình yêu mới nắm bắt được nó. Tin, đó không phải là nhận thức một cách hiển nhiên và bằng phương pháp diễn dịch, như thấy trong khoa học; và cũng không phải là bằng phân tích và đối chiếu như trong triết học; và cũng không bằng cách thiết kế như trong kỹ thuật; và cũng không bằng cách thâu thập và tích lũy các chứng từ như trong khoa sử học hoặc quan điểm; và cũng không phải bằng cách kiểm chứng tính hữu hiệu như trong nghành công nghệ học. Tin nghĩa là lấy làm chắc chắn, là "cùng sinh ra", là thông chia một nguồn sáng. Nhưng bởi vì tin là gắn bó với một ai đó mà người ta yêu mến, nên đó là một nhận thức kể từ nay liên kết cái sứ điệp được nghe với việc tiếp nhận Ngôi vị ấy trở thành không tách rời được. Người ta không thể thông đạt hoặc nói lại sứ điệp nếu từ chối sự hiện diện của người khác. Sở dĩ người ta tín nhiệm vào một người khác là vì đã thấy rằng người đó là sự thiện cho mình. Ở đây, người ta sẽ chẳng nhận thức được gì nếu người ta không tha thiết. Và đó là một cách nhận thức độc đáo giữa b! ao cách khác. Chẳng hạn chúng ta thừa hiểu rằng việc hiểu biết con cái, hiểu biết một người chồng hay một người vợ, điều ấy hoàn toàn tùy thuộc ở chỗ người ta có yêu thương những người kia hay không.
&&&
Tuy nhiên, sự phai nhạt và tình trạng mất đức tin là chuyện có thực, và đó là điều khủng khiếp. Chúng ta được tự do định hướng cuộc đời mình, tự do nói "không" hay "có". Nhưng tôi không dám chắc rằng niềm tin chính là điều chúng ta sợ mất.
Bởi vì nói như thế là chúng ta giả thiết rằng Thiên Chúa có thể đánh mất chúng ta, hoặc giả thiết rằng Người không ghi tên chúng ta trong lòng bàn tay của Người. Một người mẹ có thể quên được đứa con mình sao? Các tù nhân vào thời đệ nhị thế chiến hẳn còn nhớ thảm kịch về cái ngày mà một vị hôn thê hay một người vợ nào đó không gởi quà tiếp tế nữa. Nhưng tất cả họ đều thú nhận: "Chưa hề thấy một người mẹ ngừng tiếp tế cho con mình"
Đây là điều bí ẩn đầu tiên và sau cùng của niềm tin Ki-tô giáo: người ta không được suy nghĩ về niềm tin như thể người ta đơn độc một mình. Có một người cùng sống với ta. Và người này chẳng dễ gì để mất chúng ta.
Có thể các bạn đã chứng kiến những nỗ lực của một nhà giáo dục tìm cách khơi dậy khả năng ngôn ngữ và giao tiếp nơi một đứa trẻ bị khuyết tật. Qua các trẻ em này, các nhà giáo dục có cảm tưởng mình khám phá ra dự thức tỉnh kỳ diệu và mong manh của trí tuệ. Điều gì có thể đang diễn ra trong bộ não ngủ mê hay bị thương tật này? Không phải là mất hẳn hy vọng. Nhà giáo dục tung ra những sứ điệp bằng mọi phương tiện có thể. Và phép lạ đã xảy ra. Bạn còn nhớ cuốn phim nói về vị y sĩ nổi tiếng Behelheim, trong đó vị y sĩ này gặp trường hợp một đứa trẻ 10 tuổi hoàn toàn bị giam kín trong bốn bức tường. Ông đã để ý thấy rằng: một điều gì đó tuyệt vời đã xảy ra chỉ đơn giản là khi có dòng nước chảy trên đôi bàn tay của đứa trẻ. Chỉ từ đó thôi, vị y sĩ đã có thể khôi phục lại toàn bộ khả năng giao tiếp của đứa trẻ. Tất cả chúng ta nữa, bao lâu còn sống, chúng ta cũng là những kẻ bị giam hãm như thế. Khi Phúc âm nói: Thiên Chúa sai Con Một của Người đến "tuyên bố giải phóng các tù nhân, cho người mù được thấy", khi người ta thấy Chúa Giê-su "chìa tay cho người cùi", tôi nghĩ rằng Đấng tự bản chất là tình yêu vô biên đang kiên trì tìm cách đưa chúng ta ra khỏi tình trạng tù túng của tâm trí chúng ta, với một sự kiên nhẫn, dịu dàng, mà sự dịu dàng và kiên nhẫn của những nhà giáo dục các trẻ em khuyết tật, dù tuyệt diệu đến đâu cũng không mảy may sánh bằng. Thiên Chúa nói qua tiên tri Osée: "Chính ta đã tập cho dân của Ta bước đi, ôm ấp chúng trong cánh tay Ta, thế! mà chúng đã không nhận ra rằng Ta đang săn sóc chúng". Và Thiên Chúa nói qua tiên tri Giêrêmia: "Chính Ta, Ta đã nói với các ngươi một cách không mỏi mệt".
Vậy thì chúng ta còn thiếu điều gì? Cho dù là người lớn hay trẻ em, bị khuyết tật hay không, tương tự như trường hợp đứa trẻ bắt đầu biết giao tiếp, điều cần thiết chính yếu, đó là lòng khiêm tốn; lòng khiêm tốn giúp chúng ta hiểu rằng chúng ta làm mủi lòng Thiên Chúa trước tiên bằng sự yếu đuối và bằng lòng tín thác.
Liệu có mất đức tin không? Câu giải đáp nằm trong lời cầu nguyện quyện chặt lấy trái tim của Thiên Chúa. Ngài đã gắn định mệnh của chúng ta, tức là sự trung tín đến cùng của chúng ta, vào lời cầu nguyện của chính chúng ta; chỉ với điều này thôi: chúng ta hãy xin cho mình được trung tín đến cùng. Đó là lời cầu nguyện của các mục đồng từ nơi máng cỏ trở về: "Lạy Đức Chúa của tôi, và là Thiên Chúa của tôi".
&&&&
Niềm tin của người Ki-tô hữu bắt đầu và kết thúc bằng môt cuộc gặp gỡ. Đối với một số, đó là mẻ cá kì lạ, đối với một số khác, đó là con đường Damas. Phải nhận mạnh rằng chúng ta vẫn là chủ của cuộc gặp gỡ này. Thiên Chúa tác động và điều hành mọi vật không như cách người ta hành động. Con người ta thường phân tách, tiếp cận, tác động, can thiệp, đan kết theo cách của một tác nhân công hiệu. Còn hành động của Thiên Chúa cũng hiện thực không kém, nhưng lại không giống kiểu cách của con người vốn lệ thuộc chủ yếu vào sự sản xuất và cơ chế. Hành động của Thiên Chúa thuộc lãnh vực tình yêu và sự thiện. Hành động này diện tiến theo cách thế riêng biệt của tình yêu: bằng sự quyến rũ, bằng cách bộc lộ vẻ hấp dẫn nào đó. Mọi ơn gọi và mọi niềm tin đều nảy sinh từ sự thu hút này,từ một sự đảo lộn thâm sâu hướng đến một đỉnh cao sung mãn. Mặt khác, cũng bởi đó mà chúng ta vẫn cảm thấy tự do; lúc nào người ta cũng có thể từ chối sự lôi cuốn này và cầm mình khỏi chiều theo sự quyến rũ của nó. Đó là lời giải thích chung cuộc duy nhất cho những sự đoạn giao của điều ác.
Mặt trời vẫn rực sáng, tiếng nhạc vẫn du dương, và ân sủng vẫn dư tràn; thế nhưng chúng ta lại nắm giữ cái khả năng đáng sợ – cả khi từ chối, nó vẫn là cái khả năng thần thiêng đó là khả năng nói "không", khả năng đóng cửa, bịt tai hoặc che lấp ánh sáng. "Thiên Chúa vẫn hiện diện ở đó mà tôi đã không hay biết". Chúng ta tựa như các thần linh, có khả năng đoạn giao bằng một sự đoạn giao vô hạn cả khi đối diện với Đấng vô biên. Đó chính là cái giá phải trả của phẩm cách chúng ta. Thiên Chúa để tùy chúng ta định đoạt. Những người dân ở quê hương miền núi của tôi đã viết trên cột nhà của họ những câu châm ngôn thâu tóm tấ cả kho tàng khôn ngoan của họ. Thường thấy câu này: "Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên". Trong cái nhìn Ki-tô giáo phải nói ngược lại mới đúng: "Chính Thiên Chúa khởi sự, nhưng kết cuộc vẫn do con người tùy ý quyết định". Chàng thanh niên giàu có tự ý quay lưng; còn người mù thì tự do cầm tay Đức Giê-si, dẫu rằng anh chỉ được "sáng mắt" khi ra khỏi thành.
&&&&
Sự thực không phải là mọi vật để lộ cho thấy Thiên Chúa, cũng không phải là mọi vật che giấu Thiên Chúa. Nhưng quả thực là Thiên Chúa tự che giấu đối với những kẻ thử thách Ngài, đồng thời tự bộc lộ cho những ai tìm kiếm Ngài. Bởi vì con người ta vừa bất xứng với Thiên Chúa, lại vừa có khả năng đạt tới Thiên Chúa (Pascal).
&&&&
Điều nghịch lý của niềm tin là ở chỗ nó mang trong mình tất cả sự cao thượng, sự lớn lao và sự khiêm tốn. Chúng ta rất muốn niềm tin mang lại cho chúng ta ánh sáng của một sự hiển nhiên không thể phi bác được, và dĩ nhiên sự hiển nhiên ấy cũng đồng thời để chúng ta được tự do. Nhưng có lẽ ước muốn như thế là mâu thuẫn và vì thế không thể có được. Nếu Thiên Chúa tự tỏ bày cho chúng ta bằng một sự hiển nhiên vô phương chối cãi như trong khoa học, thì có lẽ sẽ không thể trù trừ, không thể quay lưng và cũng không thể chữa mình được. Ngay tức khắc, đó sẽ là tất cả hoặc là hư vô. Khi đó người ta bị dồn đến chân tường. Ngay từ bay giờ đã diễn ra cuộc phán xét cuối cùng và do đó cũng chấm dứt mọi thứ tự do. Thiên Chúa của Tin mừng để tùy hảo ý của chúng ta. Origène nói: chính bởi chỗ đó mà Người càng "nguy hiểm" hơn. Người để tùy sự tự do của chúng ta. Nơi con người Giê-su Ki-tô, Thiên Chúa đã xuất hiện như một hành khất.
&&&&
Đấng mà chúng ta chưa từng hay biết.
Đã đến làm người ở giữa chúng ta.
Ngài đã thông chia cũng một phận người.
Và đã nên như chính bạn và tôi
Ngài, Đức Vua, Đức Chúa quyền uy,
Đã từ ngai tòa tối cao hạ cố
Để làm một kẻ hành khất vô danh.
Dù chẳng có ai khác ngự trên ngai.
Người gia chủ đã nên chính ngôi nhà
Một kẻ thích chinh phục các con tim,
Lại để người ta mặc tình tra vấn
Những câu hỏi "tại sao" và "thế nào".
Cả phận giàu sang lẫn kiếp nghèo hèn
Chẳng mảy may ngăn nổi bước chân Ngài
Ngài đã tự nguyện mặc kiếp cơ hàn
Để tỏ cho ta thấy sự giàu sang .
Mầm giống tinh tuyền, bảo ngọc vô giá;
Một khi nảy nởm đã biến nên cả đất trời.
Chương 9 : MỘT SỰ THOÁT THAI
ĐỂ SINH RA TRONG ĐỨC TIN,
PHẢI MUỐN MÌNH ĐƯỢC SINH RA
Mỗi dịp cuối năm, khi bày tỏ những ước nguyện của mình, chúng ta được mời gọi trở về với một sự hiển nhiên đơn giản, gần gũi và không thể lẩn tránh đối với tất cả những gì đang tồn tại trên mặt đất này: chúng ta là những sinh vật, thế mà mọi vật đều qua đi. Sau cuộc lễ và sau cái dáng vẻ bề ngoài hạnh phúc ấy, vẫn đọng lại một điều bí ẩn. Một sự hiển nhiên là mọi vật đều phải chết. Người ta mừng một trật cả sự chết đi lẫn khai sinh. Không thể nêu tên sự sống mà không đặt ra vấn đề "đằng sau sự sống". Không thể nói chuyện năm mới mà không làm xuất hiện điều bí ẩn về sự kết thúc của một năm cũ. "Thế là hết". Giữa lòng đức tin, điều chúng ta tìm kiếm lại dẫn đến huyền nhiệm về một sự khai sinh, và chính nó sẽ đưa chúng ta trở về vấn đề "đời sau". Chúng ta có muốn bước vào cuộc hạ sinh của chính mình không? Chúng ta có muốn được sinh ra cho chính chúng ta không? Chúng ta có chắc về chuyện đó không? Bởi vì, để sinh ra trong niềm tin, phải muốn mình được sinh ra. Thế mà chúng ta đã không xin cho mình được sinh ra.
Tất cả các nền văn hóa, các tôn giáo, tất cả các trào lưu triết học đều cố gắng nói về cõi bên kia: dù nói bằng những hý trường Champs-Elysées của người Hy Lạp, bằng những kim tự tháp của người Ai Cập, hay bằng những đền đài của dân Maya. Kinh thánh chẳng phải là đã không gợi lên một thế giới tương lai khi nói đến một đô thị trong suốt, một buổi tiệc cưới, một buổi bình minh phủ khắp vũ hoàn. Những hình ảnh đó thật rực rỡ. Nhưng làm thế nào cùng một trật nói lên được tính khả hữu, vẻ rực rỡ lẫn thực chất của cuộc sống mai hậu mà không phải bám vào những hình ảnh ấy? Đối với một Ki-tô hữu, không thể mừng sự qua đời mà đồng thời không mừng một cuộc khai sinh. Để mô tả tình trạng hiện nay của chúng ta, Tin Mừng đề nghị với chúng ta cái ý tưởng mạnh mẽ nhất, đó là: chúng ta vẫn chưa được sinh ra, chưa được sinh ra hoàn toàn và đích thực. Thánh Gio-an nói: "Trừ khi sinh bởi trời, không ai có thể thấy nước Thiên Chúa" (Ga 3,3). Thánh Phê-rô viết: "Chúng ta được sinh ra một lần nữa bởi một mầm giống bất hoại" (1 Pr 2,3). Thánh Gio-an nhắc lại: "Ngay từ bây giờ chúng ta đã là con cái Thiên Chúa".
CHÚNG TA CÒN LÀ NHỮNG BÀO THAI
Một cuộc khai sinh mới: chúng ta vẫn chưa được sinh ra hoàn toàn. So sánh này có thể được khai triển rất rộng . Chúng ta nên giới hạn lại. Tôi chỉ xin đề cập đến 3 điểm. So sánh đó muốn nói rằng vị thế hiên nay của chúng ta vẫn còn là vị thế của một bào thai. Đó chính là tình trạng đặc trưng cho cuộc sống của chúng ta hôm nay, và đó cũng là điều cho phép chúng ta hiểu được tính chất liên tục giữa cuộc sống tại thế của chúng ta, vốn diễn ra trong sự khiêm tốn, với cuộc sống tương lai đầy bí nhiệm. Để am hiểu trọn vẹn hình ảnh về cuộc sinh hạ ấy, cần dựa vào một chuyện giả sử. Trong trường hợp phải so sánh giữa sự chết với một sự chào đời, thì việc đó có lẽ sẽ dễ hơn nhiều.
Ở đây chúng ta hãy dừng lại một lát và các bạn hãy giả sử rằng các bào thai trong bụng của một người mẹ có khả năng suy nghĩ. Có lẽ nó sẽ lấy làm lạ về vị thế của nó và về sự bất toàn của nó. Nó tự hỏi về ý nghĩa sự phát triển của các cơ quan hiện tại chưa dùng vào việc gì; bởi vì được nuôi bằng máu của người mẹ, được vây phủ bởi một bọc nước, nó không cần đến phổi và tứ chi, chỉ cần bộ óc và quả tim là đủ. Nếu suy nghĩ sâu sắc hơn, nó sẽ kết luận rằng mình được dành cho một loại hiện hữu khác, khi đó các cơ quan hiện nay chưa có ý nghĩa gì rốt cuộc sẽ đạt đến sự sung mãn của chúng. Lúc ấy, nó sẽ quan niệm rằng tình trạng hiên nay chỉ là tạm thời, được dự liệu nhằm thích nghi với tình trạng cuối cùng, hiện vẫn chưa xảy đến. Lập tức, nó xảy ra ý nghĩ rằng mình mới chỉ ở vào giai đoạn chuyển tiếp chứ chưa thuộc về tình trạng chung cuộc.
Cũng như bào thai ấy, chúng ta đang ở giữa lòng vũ trụ trong tình trạng bất toàn, vẫn chưa phát triển trọn vẹn, chưa thực sự được tung vào trong cái thế giới đích thực, vẫn còn chưa sinh ra thực sự.
Một vận may tuyệt diệu, chúng ta đang hiện hữu. Nhưng chúng ta vẫn chưa khám phá ra vẻ rực rỡ của tất cả những gì mà chúng ta sẽ có thể trở thành. Chúng ta đã hiện hữu rồi. Nhưng tất cả vẫn còn phải khám phá. Trong niềm tin và các Bí tích đức tin, tất cả đã được ban tặng, nhưng tất cả còn phải thực hiện trong các bí tích Thanh tẩy, Hôn phối, Hòa giải, Thánh Thể, Xức dầu bệnh nhân
NGƯỜI TA KHÔNG ĐƯỢC SINH RA BẰNG CÁCH ỦY QUYỀN
Vậy người ta có thể hiểu được câu kết luận thứ hai. Đây không phải chỉ là một hình ảnh. Huyền nhiệm về sự khai sinh của chúng ta thật khôn dò. Đó là điều trưc tiếp nhất, khó chấp nhận nhất và cũng đáng ao ước nhất. Tại sao chúng ta lại sinh ra? Điều vốn gây ngạc nhiên trong lãnh vực tự nhiên ở đây lại đi liền với một điều bí ẩn thứ hai: trong lãnh vực đức tin, để sinh ra, phải muốn mình được sinh ra. Mỗi người chịu trách nhiệm sự ra đời của riêng mình. Trong địa hạt trần thế, sự sinh nở vốn tùy thuộc vào người khác và trước tiên tùy thuộc vào ý muốn của cha mẹ; còn trong những gì liên quan đến niềm tin, nó lại tùy thuộc trước hết vào trách nhiệm cá nhân của chúng ta, vào sự tự do của chúng ta. Sự thoát thai hiểu theo nghĩa người ta nói về sự "sổ nhau" trong việc sinh nở của một người đàn bà – ở đây tùy thuộc vào đứa bé mới sinh, cũng như tùy thuộc thần khí đã sinh ra nó. Chúng ta được tự do hít thở, tự do khát vọng, tự do gắn bó với một Thần khí khác. Người ta có thể không muốn mình sinh ra.
Beethoven đã phải tự hỏi về huyền nhiệm chào đời của mình. Chúng ta đã biết rõ câu hỏi: " Trong trường hợp mà một gia đình người cha mắc chứng bệnh giang mai, đứa con đầu bị mù, đứa thứ nhì chỉ có một chân, đứa thứ ba bị lao, đứa thứ tư mắc chứng đần độn lại có dấu hiệu đứa thứ năm sắp chào đời, có nên hủy nó đi không? Tất nhiên, nhà di truyền học trả lời: -Nếu thế thì bạn đã giết mất Ludwig Van Beethoven rồi". Trong lãnh vực đức tin, chúng ta có cái khả năng đáng sợ – cả lần này nữa cũng tùy thuộc mỗi người- khả năng muốn hay không muốn mình được sinh ra.
&&&&
Qua những trang hồi ký khá hấp dẫn, Simone Signoret có nhận xét rằng nỗi hoài mong không còn phải là hoài mong những gì mình đã là; trong đó, bà đã viết một câu khá ngắn gọn để gợi lại người đã giúp chồng bà vượt qua được giai đoạn bị phá sản trong nghành điện ảnh: đó là nhà đạo diễn Henri Georges Clouzot. Với một vẻ hững hờ, bà tuyên bố rằng lâu nay bà đã không gặp lại ông ta. "Hình như lúc này ông đã tìm về bên Chúa". Nói thì dễ. Chỉ một số người nào đó mới hiểu rằng việc tìm kiếm này phải trả giá bằng những cuộc giằng co và những cuộc vật lộn với thiên sứ như thế nào, và cuộc chiến đó kéo dài cho tới giờ chết. Đó là cái giá phải trả bằng cả con tim và máu huyết. Làm sao chúng ta lại không kể ra đây lời tự thú với một thoáng hối tiếc của Fellini, khi nhận ra rằng mình đã thấy rõ con đường của Ân Sủng, con đường của Pascal, nhưng lại quya lưng lại và lẩn trốn? Từ đó mà xuất hiện những linh cảm về "Con đường" (tác phẩm điện ảnh LA Strada), để rồi đi tới chỗ tự an ủi mình-theo khả năng cho phép-bằng những ảo ảnh về "Nàng Juliette của các thần trí" ( Juliette des Esprits). Ở đây ta cũng có thể kể đến Paul Claudel, đôi khi người ta quên mất những năm tháng chiến đấu, qua đó từng bước một, ông đã vật lộn với Thiên Chúa: suốt 4 năm trời kể từ cú "sốc" vào đêm Noel 1886 tại nhà thờ Đức Bà Paris; "sự qui hồi" cho tới khi tước bỏ vũ khí để bước vào Ki-tô giáo với lời tuyên xưng đức tin vào tháng 12 năm 1890. Chính ông đã nói thời kỳ đó là một chiến đấu da! i dẳng giữa những năm từ 18 đến 22 tuổi. Rồi lại một lần nữa, từ năm 33 đến năm 36 tuổi, 3 năm trời chiến đấu kể từ lúc gặp Ysé; đó là thời kì viết tác phẩm Partage de Midi năm 1901 cho đến khi chia tay nàng vào tháng 8 năm 1904. Tiếp theo, là những ngày sống tại đan viện Lignée năm 1905. Cuối cùng, toàn bộ cuộc đời ông dành cho việc tước lột vũ khí là chính bản thân mình, ông được mời gọi để say mê Thiên Chúa, chứ không chỉ chọn lựa Ngài.
Sau cùng không thể "nói" giao ước của tự do và ân sủng ngay giữa lòng đức tin được. Pascal đã đi tới đoạn kết bằng cách bán cỗ xe lục mã để chia sẻ căn phòng của mình với những người nghèo khổ. Paul Claudel đã phải chờ 25 năm ròng mới tìm được một chút an bình và bước khập khễnh đến trước tòa Đức Trinh Nữ để dâng cho Ngài tác phẩm "Chiếc giày" (Le Soulier) của mình. Đã phải mất 2000 năm lịch sử Thánh kinh để tỏ cho chúng ta thấy bước chuyển biến từ những sự thất tín, bất trung nay quay trở về với Thiên Chúa. Chính Đức Ki-tô đã chọn một dụ ngôn về nỗi tuyệt vọng và sự qui hồi-dụ ngôn đứa con hoang đàng , để diễn tà theo lối tương phản về sự cao cả của cuộc đấu tranh được đề nghị cho chúng ta, ra như là không thể nói về một sự vô biên của một tình yêu săn đón vốn cuốn hút Thiên Chúa vào trong một cuộc tìm kiếm và chờ đợi đứa con trở về. Phải có lịch sử về một sự phản bội, một sự bỏ nhà ra đi và một cảnh cô đơn tuyệt vọng: lịch sử của một đứa con đi hoang. Cũng có thể nói như thế về sự khai sinh và tái sinh của chúng ta trong niềm tin. Có lẽ nên nêu ra mặt trái của sự sinh nở, bất chấp những lời mô tả gây kinh tởm, để nói rõ sự thực về cái gọi là phép lạ của một sự sinh nở. Người ta ngại nghe các nhà sinh học nói về các giai đoạn và cơ chế tất định trong việc phá thai. Vấn đề luân lý của ngày hôm nay không chỉ là vấn đề phá thai mà thôi, bởi vì những hình ảnh về việc đó đã trở thành quá quen thuộc rồi. Nhưng "cú sốc" gây kinh ngạ! c lại xuất hiện, những thành tích của các nhà nghiên cứu trong việc theo dõi thật sát những cơ chế của việc sinh sản, để rồi tái diễn lại một cách thật trùng khớp hiện tượng sinh nở của con người; sự kiện đó khai sáng cho chúng ta về giấc mơ tưởng chừng không thể thực hiện được; hoàn toàn chế ngự được việc sinh nở của con người. Làm sao dám quả quyết thảm cảnh của những sự sinh nở bị thui chột là do phá thai .? Không ai dám quyết. Cũng như khi người ta khơi lại những thảm cảnh của thánh Phê-rô, hay của Giuđa. Nhưng thái độ nghi ngờ của thánh Thomas, những giọt lệ của thánh Phêrô cho chúng ta hiểu rõ về sự can đảm phát xuất từ lòng trung tín của các ngài thay vì trình bày những mảnh đời trước đó thật vô tâm. Để nói về sự sung mãn của niềm tin, về sự mỏng manh và sức mạnh của nó, về sự chờ đợi và niềm vui của nó, không có gì mạnh mẽ hơn là gợi lại những âu lo đi liền theo sự thất bại trên đường đời. Tất cả chúng ta đều đã xem về những hình ảnh và những cuốn phim về chuyện này. Lại một nữa, những nỗi âu lo đó bình thường hóa sự khắc nghiệt của thực tế khi đó là những hiện tượng chấm dứt việc thai nghén. Có lẽ chúng làm cho chúng ta nghĩ đến "cơn choáng sốc" của sự bội giáo khi mà sự kiện này trở thành một hiện thực phổ biến khắp nơi giữa một nền văn minh vốn rên la không ít vì những cơn đau sinh đẻ. Hàng loạt chương trình về "Bàn thờ hy tế" đã có được một vài thế hệ nào đó theo dõi như một phim thuộc loại mạo hiểm miền viễn tây (western), hẳn nhiên loại phim này rùng rợn nhưng ít nhiều còn xa lạ với khán gi�! �. Trong ! khi đó, 3 bức ảnh về "Đêm tối và sương mù" còn nói nhiều hơn và rõ hơn về sự khủng khiếp của những trận địa, cũng như về phẩm cách khôn lường của những con người đã hiến cả đời mình nơi đó. Không phải vì thực tế quá khắc nghiệt mà chúng ta không được quyền gợi lại. Sự khơi gợi dưới đây, được xác lập cách chặt chẽ do các nhà di truyền học, là điều hoàn toàn chính xác. Nó không nhằm bi thảm hóa các sự việc để từ đó rút ra một công hiệu thuyết phục. Nó chỉ nêu lại sự thực về bất kỳ cuộc phá thai nào. Chuyện phá thai trong lãnh vực tinh thần không khác gì trong lãnh vực thể xác. Đối với niềm tin, nếu đó là một cuộc "khai sinh mới", thì phải đi cho tới tận cùng của sứ điệp và phải chấp nhận cả niềm vui lẫn sự sợ hãi của sứ điệp này.
Ai có thể nói mình chưa bao giờ sợ, chưa bao giờ thỏa hiệp với sự bội giáo? Thánh Francois de Sales đã nhận ra rằng "ranh giới giữa vương quốc sự Thiện và vương quốc sự Ác băng ngang qua tâm hồn Ngài ".
01 tháng giêng: Ngày hôm nay, cha mẹ tôi yêu nhau
và đã đưa tôi vào cuộc sống.
15 tháng giêng: Các động mạch đầu tiên của tôi đã
xuất hiện và cơ thể tôi được
hình thành mau chóng.
19 tháng giêng: Tôi đã có miệng.
21 tháng giêng: Tim tôi bắt đầu đập.
22 tháng giêng: Tôi không hiểu sao mẹ tôi
lại lo lắng đến thế.
28 tháng giêng:
Người tôi lớn dần.
08 tháng hai: Trên bàn tay, các ngón tay đã nhú.
16 tháng hai: Mãi đến hôm nay mẹ tôi mới biết
có tôi trong bụng.
20 tháng hai: Ồ, chắc chắn rồi, tôi là một đứa con gái.
24 tháng hai: Tất cả các cơ quan của tôi lộ rõ.
Tôi đã biết đau.
06 tháng ba: Tôi đã có tóc và lông mày.
08 tháng ba: Đôi mắt của tôi đã hoàn chỉnh từ lâu, dù
hai mi mắt vẫn khép.
19 tháng ba: Tim tôi đập tuyệt lắm. Tôi cảm thấy
an tâm.
20 tháng ba: Hôm nay mẹ tôi đã sát hại tôi.
Sự khơi gợi trên đây hình như đã lên tới mức tột cùng của sức chịu đựng. Nhưng nó giúp ta hiểu được những gì xảy ra trong địa hạt tinh thần. Chúng ta là những người được kêu mời tới sự sống vĩnh cửu, sự sống ấy đã bắt đầu rồi, và chúng ta phải chịu trách nhiệm về sự khai sinh vĩnh cửu này. Sẽ chẳng bao giờ có sự hiển nhiên nào bắt ép được chúng ta nếu chúng ta không chịu tước bỏ vũ khí, để rồi chấp nhận dưỡng khí của một người khác, chứ nhận sứ điệp, ánh mắt, sự sống của người ấy; và vì sự sống này, chúng ta để mình bị lôi kéo ra khỏi bản thân, để mình mãi mãi bị thương tích vì sự quyến rũ ấy và như thế chấp nhận mình sẽ không bao giờ được chữa lành. "Người nào mắc chứng bệnh có tên là Giê-su sẽ không thể được chữa lành". Chính An Sari, một nhà thần bí Hồi giáo, đã viết như thế.
CHÚNG TA SÁT CÁNH BÊN NHAU CÒN HƠN BẠN NGHĨ .
Chúng ta phải thêm một kết luận thứ ba. Một Ki-tô không bao giờ chỉ chịu trách nhiệm về sự sinh ra của bản thân mình thôi. Người Ki-tô hữu sống trong một mối hiệp thông. Anh bước vào sự hiệp thông đó bằng niềm tin cũng như bằng sức sống của gia đình Nazaret , tế bào đầu tiên của Gíao hội, nơi đó mọi thành viên đều liên đới với nhau. Không thể biết rõ sự hạ sinh của mỗi người chúng ta vào đời sống đức tin đã đi tới đâu: đó là bí nhiệm của Thiên Chúa. Chúng ta đều biết rằng tất cả chúng ta đều có trách nhiệm về nhau.
Mọi chuyện không đáng kể đôi khi cũng đủ làm cho chúng ta hé thấy một mầu nhiệm. Một việc chẳng-là gì có thể trở thành một sự trợ giúp hay một trở ngại cho người anh em đồng loại. Trong tác phẩm "Lời lẽ" (Les mots), Jean-Paul Sartre đã nhận định rằng không phải những khúc mắc về tín lý đã khiến ông từ bỏ niềm tin, nhưng là do thái độ của ông bà mình.
Năm 1986 người ta mừng kỉ niệm 100 năm ngày Victor Hugo từ trần . Thật kho nói về niềm tin của ông. Có thực là ông có niềm tin hay không? Chúng tôi chỉ xi c trích dẫn vài dòng của ông. Sau đây là lá thư ông gởi cho cháu gái là Maria, nữ tu dòng
Con yêu quí,
Chẳng bao lâu con sẽ thực hiên hành vi cao cả là ra khỏi thế gian, con sẽ đi đày khỏi chính bản thân con nữa. Con sẽ làm điều đó vì niềm tin cũng như ta đã làm vì bổn phận. Hy sinh hiểu được hy sinh, vậy chính từ nơi thẳm sâu của tâm hồn mà ta xin con cầu nguyện cho ta, và ta gởi tới con lời chúc phúc của ta. Có lẽ ta sẽ sung sướng biết bao khi nếu như được gặp con một lần nữa trong cái ngày tuyệt đỉnh của gia đình mình. Thiên Chúa khước từ ta niềm vui ấy. Người có những con đường của Người, chúng ta đành chấp nhận. Ta sẽ gởi đến con vị thiên sứ hộ mạng của ta trên trời.
Con thân yêu, ta và con, chúng ta đang ở trên con đường của sự từ bỏ; chúng ta đang sát cánh bên nhau còn hơn con tưởng, sự an thái của con đến với ta như một phản ảnh của sự an thái nơi chính bản thân ta.
Hãy yêu mến, tin tưởng, cầu nguyện và sống trong ân phúc".
Victor Hugo.
Người ta đã mừng kỉ niệm 100 năm ngayỳ Victor Hugo từ trần. Không thấy nói gì về người nữ tu dòng Kín. Tuy nhiên, cả hai lại chẳng được sinh vào đời sống chân thật sao? Cả cuộc đời của Victor Hugo rất có thể đã được bao bọc bởi những lời cầu nguyện của một người nữ tu dòng Kín. Người đời không biết, nhưng có trời biết. Hugo đã linh cảm được điều đó. Người nữ tu chắc cũng đã hiểu ông: " Chúng ta sát cánh bên nhau còn hơn là con tưởng ..".
" ÔNG CHỈ BIẾT NÓI VỀ CHÍNH MÌNH ."
Chuyện một triết gia. Ông là triết gia nổi bật nhất ở Pháp trong vòng 50 năm trở về đây. Câu chuyện xảy ra vào thời ông bị cầm tù. Một linh mục (cha này sống cùng tu viện với tôi) là bạn tù của triết gia, yêu cầu ông này giúp mình để dịp lễ Noel đầu tiên trong tù đừng quá ảm đạm. Ông triết gia trước kia vẫn thường tuyên bố từ bỏ niềm tin. Ông đã lập đi lập lại chuyện đó. Thế mà trong cái hội trường mà triết gia đã sửa sang cho ngày lễ Noel trong tù ấy, người ta đã chúng kiến một chuyện thật bất ngờ: triết gia bỗng nói về Đức Trinh Nữ, Hài Đồng Giê-su , ông Giuse và gia đình thánh.
" Bạn có quyền đòi người khác cho bạn xem máng cỏ. Xem này! Đây là Đức Trinh Nữ, đây là ông Giuse, còn đây là Hài Nhi Giê-su. Nhà nghệ sĩ đã đặt hết tâm tình vào bức họa đó nhưng có lẽ bạn thấy nó hơi ngô nghê. Nhưng hãy nghe đây: bạn chỉ cần nhắm mắt để nghe tôi, rồi tôi sẽ nói cho bạn biết những gì tôi thấy trong tôi. Đức Trinh Nữ trông tái nhợt và Nàng đang ngắm nhìn Hài Nhi. Điều mà đáng lý ra phải vẽ trên khuôn mặt của Nàng, đó là một sự kinh ngạc đầy thán phục nhưng đượm vẻ âu lo, điều này chỉ xuất hiện một lần duy nhất trên khuôn mặt nhân loại. Bởi vì Đức Ki-tô là con của Nàng, huyết nhục bởi huyết nhục Nàng và hoa quả bởi lòng dạ Nàng . Nàng đã cưu mang Ngài 9 tháng, đã đưa vú cho Ngài bú và sữa của Nàng đã trở thành máu huyết của Thiên Chúa. Nàng ôm ghì Hài Nhi trong vòng tay và nhủ thầm: "Con ta". Nhưng vào những lúc khác, Nàng bỗng bàng hoàng và tự nghĩ : Thiên Chúa đang ngự đó- và Nàng cảm thấy trào dâng một niềm kính sợ đối với vị Thiên Chúa thinh lặng này. Bởi vì tất cả các bà mẹ đều có những lúc chợt khựng lại trước cái mảnh đã xuất ra rừ huyết nhục của họ, và họ cảm thấy mình như bị đày xa khỏi cái sự sống mới mẻ mà họ đã tạo ra bằng chính sự sống của mình và cảm thấy xa lạ trước những suy nghĩ sẽ lưu ngụ trong cái sự sống mới mẻ ấy. Nhưng không một đứa con nào bị dứt ra khỏi mẹ một cách tàn nhẫn và nhanh chóng hơn thế, bởi Hài Nhi này là chính Thiên Chúa, mà Thiên Chúa hoàn toàn vượt trên những gì mà Nàng có thể tưởng. Và nỗi lo sợ v�! � bản thân và về thân phận nhân loại đứng trước đứa con của mình, đó là một thử thách ghê gớm đối với một người mẹ.
Nhưng tôi nghĩ rằng cũng có những khoảnh khắc vắn vỏi thoáng qua khác, trong đó Đức Maria đồng thời cảm thấy rằng Đức Ki-tô là con Nàng, là đứa con thuộc về Nàng, và con Nàng là Thiên Chúa. Nàng ngắm nhìn con và tự nghĩ: "Vị Thiên Chúa này là con tôi. Huyết nhục thần này là huyết nhục của tôi. Ngài đã được tạo ra từ tôi, Ngài có đôi mắt của tôi và đường cong của cái miệng kia chính là những đường nét của miêng tôi. Ngài giống tôi, Ngài là Thiên Chúa và Ngài giống tôi".
Và không một người đàn bà nào có vị Thiên Chúa cho riêng mình như thế. Một vị Thiên Chúa nhỏ bé đến nỗi mà người ta có thể bồng ẵm trên tay và hôn thỏa thích, một vị Thiên Chúa hoàn toàn nóng ấm đang mỉm cười và hít thở, một vị Thiên Chúa mà người ta có thể sờ nắn và Ngài đang sống. Và chính trong những khoảnh khác ấy mà có lẽ tôi sẽ vẽ Maria nếu tôi là họa sĩ; và trong trường hợp đó, tôi sẽ cố gắng lột tả cái vẻ táo bạo dịu dàng xen lẫn với sự rụt rè mà với dáng vẻ đó, Nàng đang lần từng ngón tay để sờ nắn nước da mịt màng nhỏ nhắn của Hài Nhi Thiên Chúa mà Nàng đang cảm thấy sức nặng ấm áp tì trên đầu gối mình và Ngài đang mỉm cười với Nàng. Và tôi đã vẻ Giê-su và Trinh Nữ Maria như thế đó.
" Còn ông Giuse thì sao? Giuse à, tôi không vẽ ông. Tôi chỉ cho thấy một bóng đen khuất sâu trong rơm cỏ, đôi mắt long lanh. Bởi vì tôi chỉ biết nói về Giuse và Giuse cũng chỉ biết nói về chính mình. Ông thờ lạy và ông sung sướng được thờ lạy. Và ông cảm thấy một chút gì đó như vị đắng của sự đi đày.
"Tôi tin rằng ông đau khổ và không dám thú nhận việc ấy. Ô ng đau khổ vì ông thấy người vợ mà ông yêu mến giống Thiên Chúa biết mấy và Nàng đã thuộc về Thiên Chúa là ngần nào. Bởi vì Thiên Chúa đã đến trong tình thân thiết của gia đình này. Giuse và maria sẽ tách lìa nhau mãi mãi bởi cái khối lửa rực sáng đó. Và cả cuộc đời Giuse, tôi nghĩ thế, là để học biết chấp nhận".
&&&&
Ai dám nói rằng Jean Paul Sartre, kẻ đã từng khẳng định trước toàn thế giới rằng: "Sự phi lý là tiếng nói cuối cùng của mọi chuyện" lại cũng chính là tác giả của những dòng trên đây? "Giuse chỉ biết nói về chính mình. Ông thờ lạy và ông sung sướng được thờ lạy". Nói như thế tức là đã nói tất cả rồi. Đó là lời đầu tiên và cũng là lời cuối cùng của niềm tin.
"HÃY LẮNG NGHE SỰ THINH LẶNG CỦA TA BẰNG MIỆNG NGƯƠI".
Người Ấn Độ thích nhắc đi nhắc lại câu ngạn ngữ này: "Hãy lắng nghe sự thinh lặng của ta bằng miệng ngươi". Đó cũng là lời kêu gọi của Moise: "Nghe đây, hỡi nhà
Không bao giờ có nền thần học, triết học hay nhân học nào có đủ khả năng để nói về niềm tin. Ở đây ta nghĩ tới mẩu chuyện hoang tưởng do Malraux kể. Một hoàng tử người Mông Cổ đã ra lệnh xây cho người vợ quá cố của mình một lăng tẩm đẹp nhất. Khi công trình đã hoàn tất, người ta đem chiếc quan tài quý giá đến: nó làm cho ngôi nhà mồ trở thành lạc điệu. Hoàng tử liền hạ lệnh: "Hãy dẹp thứ đó đi!".
Những lời lẽ của chúng ta về niềm tin sẽ luôn mang trong mình sự không thỏa đáng của một ngôi nhà mồ: nó đã nói quá nhiều dẫu rằng nó đẹp tuyệt vời. Căn hầm tồi tàn ở Sorèze của Lacordaire đầy tâm huyết, vẻ khắc khoải của những nấm mồ của người Za-pô-téc ở Yagul hay của người May-a ở
&&&&
Có hai thứ thinh lặng: sự thinh lặng trống rỗng của những người nẳm phơi nắng trên bãi biển, ẩn giấu một sự hiếu động. Gì nữa? Hoặc có sự thinh lặng chờ đợi, sự thinh lặng của 1 người vợ, mặc dù lo lắng nhưng vẫn tin chắc người chồng yêu quí sẽ trở về.
Anh ta gõ của lần đầu. Cửa không mở: anh chỉ còn biết trả lời và nói chính mình. Anh gõ cửa lần thứ hai, cửa vẫn đóng kín. Lúc nào anh cũng đầy ắp những chuyện lo nghĩ. Khi đó sự im lặng ngự trị, đục khoét khát vọng, khiêu khích sự đợi chờ. Do bồn chồn, thoạt đầu anh không còn biết trả lời câu hỏi vọng ra từ trong nhà xem ai gõ cửa. Anh chỉ nói với người vợ yêu dấu của mình: "Đúng em rồi! mở cửa đi".
Đó là câu trả lời của Ngôi Con trong Ba Ngôi cực thánh. Sự thinh lặng dẫn chúng ta không phải vào bầu khí sôi động của phần đầu lễ( phần phụng vụ Lời Chúa) nhưng dẫn vào sự trầm lắng của kinh Lạy Cha. "Lạy Cha-Danh Cha-Nước Cha". Ngài biết rõ hơn chúng tôi nơi những gì đang xảy ra nơi lòng chúng tôi. "Xin hãy xa tôi, vì tôi chỉ là một kẻ tội lỗi". "Chúng tôi sẽ theo ai, chỉ Ngài có những lời ban sự sống đời đời". Phải có thời gian. Nhiều thời gian.
Trong sự thinh lặng, người ta chỉ có thể khám phá ra một hình ảnh về sự chết. Sự câm lặng của khoảng không bao la khiến chúng ta khiếp sợ. Sự thinh lặng ở cấp độ của loài thụ tạo có cấu trúc "nhịp hai", nhưng nếu vươn lên tới cấp độ của Đấng Tự hữu thì nó trở thành "nhịp ba" Kết cấu của loài thụ tạo đong đưa giữa hành động và thụ động. Người ta nhận ra kết cấu này trong sự thinh lặng có đặc tính đợi chờ và sung mãn. Sự thinh lặng dồn ép, làm kiệt quệ, thử thách hữu thể bằng mọi cách và rồi nó nuôi dưỡng, làm cho thư thái và trở thành sự diễn tả độc đáo duy nhất của Á nh Sáng và Tình yêu sáng tạo. Lúc đó nhịp điệu trở thành "nhịp ba": Thinh lặng, thinh lặng tiêu cực, thinh lặng tích cực, tức thinh lặng trong sự hiệp thông.
Duy Minh Tuệ (Sagesse) mới đưa chúng ta vào trong sự thinh lặng đó . " Đôi khi phải trải qua đêm tối". Không còn phải là tìm kiếm trong lo âu nữa, mà là thái độ tán dương trong sự nghèo khó, sự nghèo khó này đôi khi thấm đẫm những giọt lệ. Những giọt lệ ấy nói lên sự hiệp thông đã tìm lại được. Nếu sự thinh lặng tiêu cực trở thành cô đơn, khổ nhọc và thập hình, thì sự thinh lặng tích cực lại đưa đến nguồn êm ái vốn là sự an thái của hữu thể. Cũng một sự thinh lặng ấy có thể là thử thách tỏ tường hoặc là âu yếm cảm nhận được Thiên Chúa. Chúng ta chẳng có tài phép gì đạt tới được. Những ước muốn tốt lành của chúng ta còn quá thô thiển. Cần có sự tinh tế đến từ Thần Khí, duy người có thể thanh lọc những ngẫu thần của chúng ta và hướng chúng ta đến một bức Tượng Thánh- cho tới giây phút cuối cùng của cuộc đời, giây phút đó sẽ là cơn hấp hối (tức cuộc giằng co) hay là sự an tĩnh? Chuyện đ1o không quan hệ . Điều đáng nói ở đây đó là giây phút đưa chúng ta vào sự thinh lặng tuyệt vời và là chính Ba Ngôi Thiên Chúa. Còn trong lúc này, chúng ta đang sống sự thinh lặng của Đức Ki-tô. Người đã thiếp đi trên thuyền trước cơn bão tố. Người đang ngủ. Sự thử thách hay là sự phó mình tuyệt đỉnh của Thiên Chúa trong đôi tay chúng ta? Như thế người khiêu khích đến cực độ khả năng tín thác của chúng ta. Thinh lặng là sự chờ đợi của tình yêu. Đối với loài thụ tạo chúng ta, được yêu thi thích hợp hơn là yêu, bởi vì chính tình yêu đã làm cho chúng ta hiện hữu. Đ! ức Maria cho Chúa Giê-su niềm vui được nói lời yêu thương. Đó là điều thuộc về Thiên Chúa. Thiên Chúa đáp lại sự thanh khiết của tâm hồn; đó là chiến thắng của chúng ta đối với Chân Lý và Tình Yêu sáng tạo. Và Thiên Chúa đành chịu thua. Ngài nài nẳng chúng ta ở lại khi Ngài muốn ban cho chúng ta niềm vui vì tin là đã "buộc" được Người phải yêu chúng ta. Sự thinh lặng phải trả giá đắt bằng sự đầy lùi những cơn "thèm ăn" không ngớt của những trạng thái tâm hồn chúng ta, nhưng nó lại đưa chúng ta về với ơn gọi nguyện thủy của mình; chúng ta là một nhu cầu bất tận về Tình Yêu và Chân Lý. Nhu cầu đó sẽ phải trả bằng giá máu của Chúa Ki-tô và bằng những "Đêm tối" của chúng ta.
Niềm tin sẽ rơi vào tình trạng suy thoái và ngạo ngược khủng khiếp một khi nó có nhu cầu trào ra thành những lời hay ý đẹp. Người ta nong nả tìm kiếm Thiên Chúa cho tới một ngày chợt nhận thấy rằng chính Thiên Chúa đang đuổi theo mình, cũng hệt như câu chuyện về "kẻ săn Trời". "Khi đó, vấn đề không còn là chuyện cố gắng hay lập thành tích, nhưng là chính Thiên Chúa, Đấng mủi lòng" (Rm 9,16).
CUỘC VẬT LỘN VỚI THIÊN SỨ
"Tôi đã trốn chạy Người suốt đêm ngày,
Tôi đã trốn chạy Người năm này qua năm khác.
Tôi đã lẩn trốn Người
trong những con đường ngoằn ngoèo của tâm trí.
Và dưới những cơn mưa nước mắt hay
Những trận cười cuồng điên
Tôi đã vùi mình khuất mắt Người.
Tôi đã phóng như bay vào những lỗ hổng vô vọng
Tôi đã chíu đầu lao xuống những vực sâu tăm tối
Trong những vực thẳm đầy kinh hãi
Để trốn những bước chân dũng mạnh đang theo tôi,
Đang theo đuổi tôi;
Một cuộc đeo đuổi không vội vã,
Với một dáng đi điềm tĩnh,
Với môt tốc độ có tính toán,
Với một sự khẩn khoản đầy quyền uy,
Những bước chân nện vang trên mặt đất
Và một giọng nói vang lên
Khẩn khoản hơn cả những bước chân:
"Tất cả phản lại ngươi
Còn ngươi phản lại Ta"
Lúc đó tôi bắt đầu chạy trốn bằng những bước chân của thế giới
Tôi lay động mạng lưới vàng của các vì sao,
Tôi đập những chấn song kêu vang để các vì sao cho tôi một nơi ẩn .
Tôi khêu gợi những bến cảng của Mặt Trăng bằng những lời ngọt ngào êm dịu
Tôi nói với Hừng Đông : "Hãy cuốn lui đi"
Và với chiều tà: "Hãy mau chân".
Cùng với những bông-hoa-trời nở sớm hãy che kín ta đi
Xa khuất cái tình yêu khủng khiếp ấy
Hãy phủ lên ta bức màn vô định,
Để Người khỏi nhìn thấy ta.
Nỗi kinh hãi chẳng tin chút nào vào sự lẩn trốn
Còn chính tình yêu lại tin chắc vào cuộc đeo đuổi
Cứ như thế mãi, trong một cuộc săn lùng không lùi bước.
Với một dáng đi điềm tĩnh
Với một tốc độ có tính toán
Với một sự khẩn khoản đầy quyền uy
Sự đeo đuổi của những bước chân Người luôn ập đến
Và một giọng nói bên trên tiếng những bước chân
Nói với tôi: "Không có gì che mát cho ngươi
Còn ngươi lại không muốn che mát cho ta"
Tôi phá lên cười, trong đôi mắt của bình minh.
Tôi đắc thắng để rồi lại rơi vào sầu muộn
Phó mặc cho sự đưa đẩy của thời gian
Bầu trời và tôi, chúng tôi cùng than khóc.
Nhưng không tất cả những điều đó chẳng làm vơi nhẹ nổi đau đớn xót xa của kiếp người.
Những giọt lệ của tôi thấm ướt đôi má xám gầy của bầu trời
Một cách thật vô vọng
Bởi vì, hỡi ơi!
Chúng tôi hiểu điều mà người khác kia đã nói.
Và bên trên tiếng động của những bước chân Người,
Một giọng nói cất lên còn hối hả hơn nữa:
"Hãy coi, không có gì làm ngươi vừa ý
Còn ngươi lại không biết làm hài lòng ta"
À ! thì ra phải có nhà Họa sĩ Vô Biên;
À ! thì ra phải đốt gỗ cháy hết thành than
Trước khi có thể vẽ cùng với Người!
Tuổi trẻ của tôi đã đổ tháo trận mưa run sợ thành tro bụi
Và đến giờ này con tim tôi chỉ còn là một nguồn suối cạn khô
Nơi đó còn đọng lại những giọt nước mắt ứa tràn
Vì những ý nghĩ của tôi bàng hoàng run rẩy
Trên những cành khô tâm hồn rền rĩ những tiếng thở than
Tất cả những gì ta đã cất đi khỏi ngươi,
Ta chỉ có ý lấy lại chúng,
Không phải nhằm làm khổ ngươi
Nhưng chỉ cốt một ngày nào đó
Ngươi có thể tìm gặp lại chúng
Trong vòng tay của Ta.
Tất cả những gì mà con tim thơ dại của ngươi
Tưởng là mất đi mãi mãi
Ta đã trữ vào kho tại nhà cho ngươi
"Hãy trỗi dậy-cầm tay ta- và đến mà xem".
Bước chân ấy đã dừng sát bên tôi:
Rốt cuộc những bóng đêm tăm tối của tôi
Lại chẳng phải là bóng mát của bàn tay Người
Phủ trên tôi như một sự mơn trớn đấy ư?
"Ôi, con cưng của ta, đứa con mù quáng và yêu đuối kia ơi
Ta là Đấng ngươi đang tìm kiếm
Người khước từ tình yêu , chính ngươi khước từ ta".
Francis Thompson
ÔI SỰ KHẮC NGHIỆT, ÔI DỊU DÀNG
Chúa Cha hài lòng về Con chí ái của Người. Người thấy con giống y như Người. Người đã muốn và chọn con đúng như thế. Các bà mẹ trần gian tạo ra những đứa con mà không được chọn lựa. Đức Maria được chọn Con nhưng lại không tạo ra người Con ấy. Còn Chúa Cha, duy mình Người vừa chọn lại vừa tạo ra Con Chí ái của Người, đó là sự sung mãn hoàn toàn hữu hiệu. Chúa Cha quên mình trong Tình Yêu, tình yêu mà qua đó Người đã trở thành Cha, đến độ Người chỉ hài lòng về chính mình khi nhìn ngắm tình yêu vốn làm nên bản chất của Người; sự từ bỏ hoàn toàn; tình thương tuyệt hảo; và theo một thứ ngôn ngữ thần bí, thì đây chính là nguyện lý sống của Tình Yêu. Sự hài lòng đó của Cha vốn phát sinh từ tình thương và sự quên mình chỉ có thể đến với Con chí ái, ấp ủ và đậu lại trong Con khi Cha tìm thấy Con cũng có hai điều y như mình. Cả Ngôi Lời nữa, cũng sung mãn trong Tình yêu. Ngôi Lòi từ bỏ mình, kết hợp với Cha trong Tình yêu vốn thuộc bản chất Thiên Chúa, và sự quên mình trong Tình yêu khôn tả đó làm viên mãn đời sống vĩnh phúc của tình yêu giữa các Ngôi. Và Ngôi Lời chỉ là chọn lựa của Cha: Ngôi Lời ở trong Cha: nghĩa là Ngôi Lời không gì khác hơn là ý tưởng có từ đời đời của Cha. Gio-an Tẩy giả tự biết mình như là "tiếng của người hô trong hoang địa". Chỉ thế thôi, một tiếng nói, một lời chứng; cũng vậy, Ngôi Lời ví như tiếng của Cha phán từ trong sự thinh lặng của bản thể thần linh. Ngôi Lời chỉ muốn mình như thế, Ngôi Lời là ý muốn và Ánh sáng: chỉ có thế; Ngôi Lời là ! Chân Lý và Tình Yêu chính khi lựa chọn chỉ là thế, phù hợp với sự chọn lựa của Cha. Và Ngôi Lời Thiên Chúa có vinh quang của Con độc nhất của Cha, vinh quang bằng với vinh quang của Cha trong cùng một tình yêu và trong cùng một sự từ bỏ. Ôi sự khắc nghiệt, ôi sự dịu dàng: sự ngang hàng tuyệt diệu giữa những điều ấy; sự ngang bằng giữa Cha và Con. Lạy Cha! Cha tìm được mình; Cha tìm được chính bản thân mình trong Con Chí Ái của Cha, Người là vinh quang của Cha, còn Cha là vinh quang của Người; hoàn toàn bằng nhau trong vinh quang, hoàn toàn có chung vinh quang ấy. Ôi lạy Ngôi Lời, chúng tôi chọn lựa như Ngài, chỉ ước muốn được là ý tưởng sáng tạo như Ngài, ngõ hầu cũng được làm người con chí ái giống như Ngài, trở thành đối tượng đẹp lòng Cha.
&&&&
"Ông chỉ biết nói về chính mình,
Ông thờ lạy và ông sung sướng được thờ lạy"
&&&&
Xét về mặt tầm nguyên thì chữ TIN, tiếng Latinh là Credere ghép bởi hai tiếng Cor (quả tim) và dare (trao tặng), nghĩa là trao phó con tim của mình cho một Lời sáng tạo, trong sự tín nhiệm lẫn nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét