Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Luat Luan Hoi.html

Luat Luan Hoi.html

ĐẠO LÝ THUYẾT MINH

LUÂN HỒI

Tác giả BẠCH LIÊN

Thủy trúc

Bản in lần thứ Nhì
19 – 4 – 1949


MỤC LỤC

CHƯƠNG THỨ NHỨT

Nguyên nhân của sự Luân Hồi

Ba nguyên động lực định số mạng con người

Sự hoạt động của ba hột Lưu tánh nguyên tử

Điều kiện của sự đầu thai

Cái Phách của đứa nhỏ

Ảnh hưởng tư tưởng của người mẹ đối với cái phách đứa nhỏ

Thai giáo

Cái Vía và cái Trí đứa nhỏ

Ngôi sao bổn mạng

Chơn nhơn và phàm nhơn

Tại sao ta không nhớ những kiếp trước ?

CHƯƠNG THỨ NHÌ

Những quan niệm về kiếp Luân Hồi

I. – Phái không tin có Luân hồi, mà tin có tâm linh của đứa nhỏ sanh ra một lượt với nó.

II. – Phái Thiên Chúa

Sanh lại nữa

Đạo Phật

Đạo Hồi Hồi

Đạo Nho

CHƯƠNG THỨ BA

Tại sao có sự sai biệt giữa quần chúng ?

Những vị Thần đồng

Những vị Thần đồng bên Âu Mỹ

Các Nhạc sĩ

Các Họa sĩ

Các Bác sĩ, Văn sĩ và Thi sĩ

Những vị biết nhiều thứ tiếng

Những vị Thần đồng ngày nay

Một lương y năm tuổi

Một vị thần đồng tại nước Đan Mạch (Danemark)

Một nhà khoa học bé con

Một nhà đạo đức bé con

Thần đồng 4 tuổi

Những vị Thần đồng bên Phương Đông

Những người nhớ chuyện kiếp trước

1.- Chuyện quan Thiếu tá Welsh.

Tờ tường thuật của Bác sĩ Dr. Moutin.

Nhớ chuyện kiếp trước

Chuyện con ông hoàng Emile de VV

Đầu thai làm con hai lần

Dùng phép thâu thần hỏi việc quá khứ và chuyện vị lai

Sát phu quả báo

CHƯƠNG THỨ TƯ

Những ngôi tinh tú

Những ngôi tinh cầu lớn hơn mặt trời soi sáng chúng ta

Những tinh cầu nhỏ hơn mặt trời soi sáng chúng ta

Những Thái Dương Hệ

Ông Trời hay là Thái Cực Thánh Hoàng

Thái Dương Hệ của chúng ta

Dãy trái đất hiện thời

Một hệ thống tiến hóa

Bảy dãy hành tinh

Dãy trái đất

Những loài trên thế gian

Bảy cuộc tuần huờn (Les 7 rondes) và sự biến đổi hình dạng.

Tại sao phải có sự thay hình đổi dạng ?

Hồn khóm

Những thú đặng đầu thai làm người

Khi đầu thai làm người

Hết cuộc tuần huờn thứ bảy dãy Trái đất nầy ra sao ?

Bảy loài trên thế gian hồi trước ở đâu ?

Những loài ở dãy hành tinh thứ năm

Trái đất mình ở vào cuộc tuần huờn thứ mấy ?

Sự Phán Xét Cuối Cùng

Dân số trên dãy trái đất nầy được bao nhiêu ?

Thái Dương Hệ của chúng ta sanh ra đã bao lâu rồi ?

Hết cuộc tuần huờn thứ bảy có bao nhiêu người thành Tiên Thánh ?

Có thể thành Tiên Thánh trước cuộc tuần huờn thứ bảy

Hãy cứu vớt những người bị bỏ lại

Những giống dân trên dãy Địa cầu

Giống dân thứ nhứt

Giống thứ nhì

Giống thứ ba

Cách sanh sản

Giác quan và tiếng nói

Sự văn minh

Giống thứ tư

Bảy nhánh của giống thứ tư

Giống thứ năm

Giống thứ sáu và Giống thứ bảy

Nội cảnh tuần huờn

Những điều cần biết về sự sanh hóa và sự Luân hồi các giống dân

Những hạng linh hồn đi đầu thai

Tại sao tới giống dân thứ ba có sự phân chia nam nữ

Bảy Châu Thế Giới

Châu thứ nhứt

Châu thứ nhì

Châu thứ ba

Những cuộc tang thương

Sự biến đổi khí hậu

Châu thứ tư

Những cuộc tang thương

Châu thứ năm

Châu thứ sáu

Châu thứ bảy

Quần Tiên Hội và sự cai trị thế gian

Muốn điểm đạo lần thứ nhứt phải có những điều kiện nào ?

Thành Tiên rồi đi đâu ?

Con người là ai ? Xuống cõi Trần làm chi ? Con người sẽ về đâu ?

CHƯƠNG THỨ NĂM

Tiểu sử Đức Ngọc Đế

Tiểu sử Đức Ngọc Đế.-

Ở Đông phương con gái hóa ra con trai

Ở Tây phương nữ hóa nam

Nữ hóa nam.

Tổ tông loài người ở đâu

PHỤ LỤC

Chuyện ông Lý Thanh Vân sống 256 tuổi

Chuyện cô Kumari Shanti Devi kiếp trước ở Muttra thác rồi tái sanh

Những câu trả lời chắc chắn

Những dấu chứng cô bé nhớ chuyện kiếp trước

Cô bé nói cô có chôn giấu tiền bạc

Chuyện lạ lùng

Cô bé chỉ nhà

Nhưng còn một chuyện làm chúng tôi ngạc nhiên hơn nữa

Một chuyện nhớ lại những kiếp trước rất lạ lùng

Lời bàn.

CHÚ THÍCH

 


LUÂN HỒI


CHƯƠNG THỨ NHỨT

  

Nguyên nhân của sự Luân Hồi

Ngày nào bài học dưới trần chưa hết, quả báo đã gây ra dầu xấu dầu tốt trả chưa sạch thì ngày đó con người phải vâng theo Thiên Ý trở xuống phàm trần đầu thai nữa.

- Con người còn mến cõi trần hay không ?

- Có lẽ, bởi con người chưa trọn sáng trọn lành thì còn muốn trở xuống thế gian đặng tìm những sự thích ý, nó giúp con người, mở các năng lực đặng tiến hóa cho mau.

Vì mấy lẽ trên đây nên người ta cũng gọi Trishna "Soif de vivre" lòng tham sống là nguyên nhân của sự Luân Hồi.

Từ cõi Thiên Đường mà xuống cõi trần thì không khác nào đương ở giữa đồng trống lúc đúng ngọ mà chun vào hang sâu thăm thẳm, tối tăm, mù mịt.

Vui chi đó mà phải ham ?

Nhưng xuống cõi trần bị giác quan gạt gẫm thì ham mê mùi tục, không lo phản bổn huờn nguyên.

 

Ba nguyên động lực định số mạng con người 

Một linh hồn thường: lúc đi đầu thai, chưa có quyền chọn lựa một xác thân, chỗ nó sanh ra, do ảnh hưởng của ba nguyên động lực nầy hiệp đồng.

Một là : Luật Tiến hoá.

Hai là : Luật Quả báo.

Ba là : Dây oan trái của con người gây ra từ mấy kiếp trước.

Luật Tiến hóa muốn cho con người sanh vào nơi nào có đủ điều kiện giúp con người mở mang những tánh tốt cần ích. Song luật nầy bị luật quả báo sửa đổi.

Nếu kiếp trước con người hành động nghịch với lòng Trời thì tự nhiên kiếp nầy không được gặp những dịp may.

Trái lại, con người làm phước nhiều thì sẽ hưởng được những quả tốt đã gây ra, bởi vì con người gieo giống chi thì gặt giống nấy.

Còn cái nguyên động lực thứ ba là dây oan trái, hoặc tình yêu thương, hoặc sự thù hận của con người gây ra với kẻ khác từ mấy kiếp trước, nó có thể sửa đổi hai cái kia. Bởi thế, trong một gia đình, cũng thời là con, mà đứa nầy được cha mẹ nâng niu, đứa kia bị cha mẹ ruồng bỏ, đứa thì tiện tặn, đứa thì xa xí, đứa thì hiếu thuận, đứa thì ngỗ nghịch.

Cho hay làm cha mẹ không thể chọn lựa một linh hồn nào đầu thai làm con mình, song ăn ở nhơn từ đức hạnh thì thường sanh ra con hiền, ngoại trừ những trường hợp đặc biệt mà thôi.

 

Sự hoạt động của ba hột Lưu tánh nguyên tử

Xin nhắc lại sau khi thác, con người bỏ cõi Trần qua cõi Trung giới rồi mới về Thiên Đường [1].

Trong lúc ở cõi vô hình hay là cõi Thượng Thiên thì hột Lưu tánh nguyên tử của cái Xác, hột Lưu tánh nguyên tử của cái Vía, hột Lưu tánh nguyên tử của cái Trí xỏ xâu với nhau ở trong Thượng Trí nằm im lìm.

Chừng linh hồn đi đầu thai thì ba hột Lưu tánh nguyên tử bắt đầu hoạt động lại như trước.

Hột Lưu tánh nguyên tử của cái Trí và hột Lưu tánh nguyên tử của cái Vía rung động và rút những chất Thượng thanh khí và Thanh khí hợp với chúng nó để làm cái Trí và cái Vía của đứa nhỏ. Còn hột Lưu tánh của Xác thịt thì chờ dịp nhập vô mình người mẹ đặng làm cho đậu thai.

 

Điều kiện của sự đầu thai

Muốn đậu thai phải đủ hai điều kiện : Tinh thần và vật chất.

Tinh thần tức là linh hồn đi đầu thai. Còn vật chất là khí huyết cha mẹ sung túc "vô bịnh tật". Trong hai điều, thiếu một không được. Có khi đậu thai mà không có linh hồn, đứa nhỏ sanh ra phải chết liền không sống được phút nào cả.

 

Cái Phách của đứa nhỏ

Khi linh hồn đi đầu thai, thì Tứ đại Thiên vương (Les 4 Dévarajahs) do theo quả báo của con người phải trả kiếp nầy mà sanh ra một hình tư tưởng (un élémental) xin gọi là con tinh chất. Con tinh chất nầy lãnh trách nhiệm làm cái Phách tức là khuôn khổ xác thịt của đứa nhỏ.

Thân hình lớn nhỏ và màu sắc của con tinh chất nầy biến đổi tùy theo trường hợp. Ban đầu nó ở chung quanh người mẹ đứa nhỏ rồi sau vô trong bụng. Những người có thần nhãn mà chưa lão luyện thấy nó thì lầm là hồn của đứa nhỏ. Trừ ra những trường hợp đặc biệt mà con tinh chất phải làm một cái thân thể đẹp đẽ hết sức hay là xấu xa hết sức thì mặt mày của đứa nhỏ chịu ảnh hưởng tư tưởng và ý muốn của người mẹ cùng là hoàn cảnh.

Thường thường, con tinh chất nầy ở với đứa nhỏ tới khi nó bảy tuổi mới tan mất, rồi linh hồn mới thật nhập vô xác thịt. Có khi nó lìa đứa nhỏ sớm hơn để cho linh hồn săn sóc lấy. Cái đó tùy theo sự tiến hóa của con người.

 

Ảnh hưởng tư tưởng của người mẹ đối với cái phách đứa nhỏ

Muốn làm cái Phách của đứa nhỏ thì con tinh chất của Tứ đại Thiên vương phải lấy chất tinh khí (matìere éthérique) trong cái Phách của người mẹ. Nếu chất tinh khí nầy mà tinh khiết thì tự nhiên cái Phách của đứa nhỏ nầy cũng tinh khiết.

Mà muốn cho cái Phách được tinh khiết thì phải chọn lựa đồ ăn và nhứt là tư tưởng, nên nhắc lại rằng : Mỗi lần ta tư tưởng đến việc thanh cao, tốt đẹp thì chất khí xấu ở trong cái Trí và Vía của ta bay ra, chất khí tốt ở ngoài bay vào thế. Trái lại nếu ta tưởng chuyện quấy quá thấp hèn thì chất khí tốt ở trong cái Trí và Vía ta bay ra nhường chỗ cho chất khí xấu ngoài vô ở.

Nếu ngừoi mẹ thương ai thái quá hay ghét ai thái quá, và mỗi ngày đều nhớ tới người đó thì đứa nhỏ sanh ra sẽ giống người ấy như khuôn đúc.

Xin nghe mấy chuyện dưới đây.

Cô Mrs Ruth J. Wild có một đứa con gái được giải thưởng trong một cuộc đấu sắc đẹp có nhiều cô gái nhan sắc tuyệt trần đến dự, thuật lại rằng trước khi sanh nó ra, cô trải qua một thời kỳ khó khăn và đau khổ. Cô ở một mình lẻ loi trong đời mà cô nhứt định đứa con cô sanh ra sẽ tuyệt đẹp. Cô mới lại viếng thường thường Viện bảo tàng Brooklyn, ngồi trước tượng Nữ Thần Vénus và Adonis[2]. Cô đem theo mình luôn luôn cái bìa của một tờ Tạp chí có một đầu hình do một nhà Mỹ thuật Boileau vẽ ra và trong trí cô lúc nào cũng vẽ hình trạng đứa con gái của cô sẽ sanh ra. Tới kỳ cô nằm chỗ thì quả nhiên cô sanh ra một đứa con gái và cô nói "Cái điều mà tôi mơ mộng và ao ước đã làm ra một đứa nhỏ đẹp hơn hết trên đời".

Mấy vị lương y tuyên bố rằng: Từ đó đến giờ chưa thấy một đứa bé nào như con tôi và có một ông lúc đó biết tôi nghèo khổ nên chịu cho tôi hai chục ngàn đô la đặng bắt nó. Nhưng dầu đem hết vàng trên thế gian cũng không mua nó được, bởi vì tôi biết tôi đã thành công. Tôi thấy gương mặt nó giống hệt bức tranh của nhà Mỹ thuật Boileau. Có hình vóc nở nang theo những lằn đẹp đẽ của những tượng mà tôi đã thường ngắm.

Trường hợp khác nữa là chuyện cô Mrs Viginia Knapp. Cô có một đứa con gái tên Dorothée được giải thưởng nữ thần Vénus Mỹ châu (Vénus d'Amérique) trong một cuộc đấu sắc đẹp tại Madison Square Garden. Trong khi có thai, cô rất chú ý về những sự đẹp thiên nhiên và năn nỉ cảnh vật cho đứa con cô được một phần cái đẹp của tạo hóa. Cô cho rằng con cô dung mạo đẹp đẽ là nhờ ý chí quyết định của cô trước khi sanh nó ra chớ chẳng phải tại dòng giống.

Cũng vì lẽ nầy mà mấy bà Hy lạp thuở xưa có thói quen thường ngày ngắm những hình tượng tốt, hầu sanh ra những đứa con đẹp đẽ.

 

Thai giáo

Tới đây người ta mới biết Thai giáo là một khoa học rất cần kíp cho các hàng phụ nữ trong khi có thai nghén. Thuở xưa ông bà ta cấm con cháu gái lúc mang mển không được xem hát bội, đó có phải là sợ gặp mấy tuồng có những tướng Phiên mặt mày vằn vện trong lòng sợ sệt nhiễm đến cái thai, chừng sanh con ra diện mạo xấu xa đi chăng ?

Trong lúc có thai, con mắt không nên xem việc tà, chuyện quấy, lỗ tai không nên nghe những tiếng tục, lời xằng, cái miệng không nên thốt những lời thô lỗ cộc cằn. Hạng nhứt là đừng đọc những dâm thư và những tiểu thuyết tán dương những chuyện trái với đạo lý. Trái lại phải quí mến cái đẹp bất kỳ là về phương diện nào. Nên xem và ghi nhớ mãi trong lòng những chuyện trung, hiếu, tiết, nghĩa.

Được như thế, đứa nhỏ trong bào thai sẽ tiếp xúc những ảnh hưởng tốt lành: vẫn biết nó có quả báo riêng của nó nhưng mình có thể sửa đổi, tuy không hết trọn chớ cũng được hai phần lớn lao.

Có trời mà cũng có ta. Hãy xem gương những hột giống thì biết. Giống tốt mà đem gieo trồng đất xấu thì nó mọc lên cây yếu ớt còi cọc, còn giống xấu đem gieo trồng đất tốt thì cây mọc lên thế nào cũng mạnh dạn và nhánh là sum sê.

 

Cái Vía và cái Trí đứa nhỏ

Đứa nhỏ không có cái Vía và cái Trí như người lớn. Nó chỉ có chất khí để làm cái Vía và cái Trí mà thôi. Những chất nầy một thứ với những chất khí đã làm cái Vía và cái Trí của con người kiếp trước lúc lìa cõi Trung giới và lên cõi Thiên Đường.

Vì vậy đứa nhỏ không nhớ chuyện kiếp trước, trừ ra vài trường hợp đặc biệt, hoặc đi đầu thai liền, hoặc trong vài năm sau khi chết.

Trong cái Vía và cái Trí của đứa nhỏ có đủ những mầm tốt và những mầm xấu của những tánh tình kiếp trước, song kiếp nầy đứa nhỏ không buộc phải có đủ những tánh tốt và những tánh xấu đó đâu. Trong mấy năm đầu, nếu đứa nhỏ gặp hoàn cảnh tốt, cha mẹ biết dạy dỗ thì những mầm tốt sẽ nảy nở lớn, những mầm xấu sẽ héo mòn rồi tiêu mất. Đứa nhỏ lớn lên sẽ thành người lương thiện hữu ích cho đời.

Trái lại, nếu đứa nhỏ gặp hoàn cảnh xấu xa, cha mẹ không biết săn sóc tới thì những mầm xấu đâm chồi nảy tược lẹ làng, đè ép những mầm tốt, đứa nhỏ lớn lên sẽ làm nhiều tội lỗi, phá hại đời và những lời nghiêm huấn khó ăn sâu vào trí não nó.

Vì những lẽ trên đây, trong Tam tự kinh mới có mấy câu "Nhơn chi sơ tánh bổn thiện; tánh tương cận, tập tương viễn. Cẩu bất giáo, tánh nải thiên, giáo chi đạo, quí dĩ chuyên". Và bà Mạnh mẫu mới chọn xóm ba lần cho con ở đó.

Khoa Đức dục bao giờ cũng cần ích cho đời sống của con người. Có Trí dục mà không có Đức dục thì chưa nên người hoàn toàn vậy.

 

Ngôi sao bổn mạng

Ngày giờ và chỗ sanh đẻ của con người đều do quả báo của tánh nết con người kiếp trước định sẵn chớ không phải là việc tình cờ. Con người phải sanh ra ngày giờ nào mà ngôi sao làm chủ ngày giờ đó hạp với tánh nết con người. Người ta gọi ngôi sao đó là ngôi sao bổn mạng. Vì vậy các nhà Chiêm tinh học lành nghề, có kinh nghiệm nhiều, sau khi xem ngày giờ và chỗ sanh đẻ của người nào thì biết được tánh nết, tình cảm và cái đời người đó sung sướng hay cực khổ, và phỏng định được lúc nào hưởng hạnh phúc hay mắc tai họa. Tôi nói phỏng định vì những người nào ý chí cứng cỏi, biết luật Trời rồi và những người bố thí vì thương đời, đều nhờ tư tưởng tốt mà sửa đổi số phần được. Khoa Chiêm tinh học rất cao thâm, nếu không phải là tay lão luyện thì chớ nên làm một lá số. Vì biết ngày giờ sanh chưa phải là đủ, còn phải biết chỗ sanh ở nhằm mấy vĩ độ (degré de latitude) và kinh độ (degré de longitude) nữa, toán mới không sai.

Truyện Tàu nói Địch Thanh là sao Võ khúc tinh đầu thai xuống phàm. Tin theo nghĩa từ chữ thì là tin dị đoan. Một vì sao đầu thai làm người sao đặng. Câu đó có nghĩa rằng: Địch Thanh sanh ra nhằm lúc sao Võ khúc làm chủ. Võ khúc tinh là ngôi sao bổn mạng của Địch Thanh, chớ không phải sao Võ khúc xuống phàm nhập vô xác Địch Thanh.

Còn những câu chuyện yểm sao, câu sao bỏ vô lu mái hay là thâu vô hộp đậy lại là những chuyện hoang đường không căn cứ vào đâu. Trái lại, câu chuyện sao sa có ý nghĩa vì nó là biểu hiện của sự rủi ro tai nạn. Nhưng không phải là ngôi sao bổn mạng sa xuống thiệt đâu.

Trong Chiêm tinh học có những từ ngữ sau nầy: en exaltation lên cao tột điểm, và chute sa xuống. Thí dụ câu: Le Bélier est le signe où le soleil se trouve en exaltation et il est en chute dans la Balance. Nghĩa là khi mặt trời đi tới cung Bạch dương thì lên cao tột điểm, còn tới cung Thiên xứng là xuống thấp cực điểm. Theo Huỳnh đạo (Zodiaque) thì cung Bạch dương là mức cuối cùng cao hơn hết, còn cung Thiên xứng là mức cuối cùng thấp hơn hết. Theo nghĩa từ chữ là như thế, song khi làm ra lá số thì exaltation và chute có nghĩa là sanh ra ảnh hưởng tốt lắm hay xấu lắm tùy theo cái tánh của bầu Hành tinh.

 

Chơn nhơn và phàm nhơn

Xin nhắc lại khi con người ở Thiên Đường bỏ cái Trí đặng lên cõi vô hình thì Phàm nhơn đem tinh hoa những sự kinh nghiệm của mình giao cho linh hồn hay là Chơn nhơn. Xong xuôi rồi thì Phàm nhơn tan mất, nghĩa là nó chỉ sống trong ba cõi: Hồng trần, Trung giới và bốn cảnh thấp cõi Thượng giới mà thôi. Chừng linh hồn đi đầu thai lấy một cái Trí khác thì sanh ra một Phàm nhơn mới khác.

Phàm nhơn là một phần nhỏ của Chơn nhơn cũng như một mặt của hột xoàn. Những người có thần nhãn đều thấy nó. Có người thấy nó như một người nhỏ xíu màu vàng, tác bằng ngón tay út ở tại trái tim.

Có người thấy nó giống như ngôi sao chiếu sáng. Tùy theo giống dân và cung chi mỗi người thì Phàm nhơn đều ở trong mình khác chỗ với nhau. Có người thì ở một trong bảy Luân xa, có người thì nó ở tại yết hầu. Có người thì nó ở tại Plexus solaire (đơn điền). Theo giống dân phụ thứ năm của giống A-ri-den (Aryen) da trắng bây giờ thì phàm nhơn ở gần cục hạch óc (corps pituitaire). Phàm nhơn xuống hồng trần thường quên phức cha mình là Chơn nhơn và bởi hay nghe theo ý muốn của cái Vía và cái Trí cho nên nuôi những tánh nết xấu xa không hạp với Chơn nhơn chút nào. Hầu hết thiên hạ, phi ra những người có học Đạo thì không ai biết mình là Chơn nhơn, chỉ lầm mình là ba thể thấp: thân, ý, trí và nói : "Tôi có linh hồn chớ đáng lẽ phải chủ ý tới điều nầy: Tôi là linh hồn, tôi có cái Xác, cái Vía, cái Trí". Chơn nhơn và Phàm nhơn vẫn có dây liên lạc với nhau, trong Đạo đức gọi là Ăn-ta-ca-ra-na (Antahkarana)".

Song đối người thường, đường thông thường nầy nhỏ lắm. Vì vậy, muốn tiến hóa cho mau, phải mở đường thông thương cho rộng lớn đặng Chơn nhơn sai khiến Phàm nhơn. 

Ngày nào Phàm nhơn hiệp một với Chơn nhơn nghĩa là không còn ý muốn ương ngạnh nữa thì ngày đó con người sẽ được điểm đạo lần thứ nhứt và được đứng chung hàng với những vị Siêu phàm Nhập thánh. Chơn nhơn ở cõi Thượng Thiên có cách tiến hóa riêng. Có khi Phàm nhơn có tánh ngỗ nghịch và trụy lạc quá lẽ thì Chơn nhơn bỏ phế Phàm nhơn không đoái hoài tới nữa. Nhưng nếu con người ăn năn chừa lỗi, trau dồi tánh nết và cầu xin Chơn nhơn giúp đỡ, thì con người còn hy vọng sửa đổi tương lai ra tốt đẹp. Lòng thành thật của con người có ảnh hưởng rất lớn cho đời sống tinh thần, nó cảm tới các Đấng thần linh. Nó giống như mặt kiếng trong trẻo không chút bợn nhơ, ánh sáng chơn lý dọi vô đó không phai màu vậy.

 

Tại sao ta không nhớ những kiếp trước ?

  Có người tự hỏi nếu có kiếp Luân hồi sao ta không nhớ những chuyện kiếp trước?

Thật vậy. Song nếu suy nghĩ thì thấy không có chi là lạ. Ta nhờ cái Trí ghi nhớ mọi việc, cái Trí kiếp trước đã tan rã rồi thì tự nhiên phải quên.

Song những sự học hỏi, những sự kinh nghiệm của ta thành những năng lực không có mất đi đâu. Tỉ như kiếp trước ta giỏi toán học, kiếp nầy ta học hỏi môn đó một cách dễ dàng và còn giỏi hơn kiếp trước. Như tôi đã nói, đứa nhỏ mới sanh ra không có cái Trí. Nó có những chất khí để làm ra cái Trí. Những chất khí nầy in như những chất khí làm cái Trí kiếp trước. Song ngay từ khi còn bé thơ đến lúc trưởng thành, đứa nhỏ đã bị những tập quán, những sự dạy dỗ của cha mẹ và luôn những sự học hỏi của nó sửa đổi cái Trí nó mãi. Còn một nỗi nữa, trong kiếp nầy những chuyện của mình làm hồi 11-12 tuổi, bây giờ mình đã quên ráo thì bảo sao nhớ hết những chuyện cả ngàn năm trước được.

Đấng tạo hóa muốn cho ta quên những việc ta đã làm kiếp trước là điều rất tốt, hữu ích cho ta lắm. Con người còn vô minh thế nào trong những việc làm cũng dữ nhiều, lành ít. Con người bị quả báo trả lại mà nhớ tới những việc ác đã làm thì sẽ ăn năn buồn tủi mãi. Ngày đêm nuôi những tư tưởng buồn bực, thảm sầu thì đã hại cho mình, mà còn hại luôn nhiều kẻ khác nữa. Đó là một lẽ.

Còn một lẽ rất trọng hệ là nếu con người nhớ lại những kẻ hảm hại mình kiếp trước thì chi cho khỏi nổi giận, toan trả oán thù. Cái oan gia kéo dài ra mãi từ kiếp nầy tới kiếp kia, không biết chừng nào mới dứt. Đây nói về những người thường, trái lại những người tu hành đắc đạo mở được huệ nhãn thì thấy và biết được mấy kiếp trước của mình. Những kiếp con người đều có dây liên lạc với nhau. Biết được kiếp mới rồi đây đầu thai thì có thể truy ra cả trăm kiếp trước nữa.           

 

CHƯƠNG THỨ NHÌ

 

Những quan niệm về kiếp Luân Hồi

Không phải mỗi người trên địa cầu nầy đều tin có kiếp Luân hồi. Mà những dân tộc tin rằng linh hồn bất diệt và sau khi chết còn trở lại thế gian cũng có những quan niệm khác nhau.

Tôi xin kể mấy cái đại khái ra sau đây :

 

I. – Phái không tin có Luân hồi, mà tin có tâm linh của đứa nhỏ sanh ra một lượt với nó.

Có một hạng người tưởng tâm linh của đứa nhỏ sanh ra một lượt với nó, bởi họ thấy đứa nhỏ càng ngày càng lớn thì tâm linh nó càng ngày càng mở mang. Người ta chắc rằng cái óc sanh ra tâm linh và chết rồi tâm linh cũng tan mất. Thuộc về hạng người nầy là mấy vị bác sĩ, các nhà khoa học, các nhà thông thái không tin có linh hồn. Những bằng chứng của phái Thần linh học đem ra nói về linh hồn bất diệt không đủ sức cảm hóa các ngài ấy được. Các ngài vẫn còn hoài nghi, vẫn còn tìm kiếm mãi mà điều nầy còn tốt hơn là mê tín và  tin dị đoan.

 

II. – Phái Thiên Chúa. Phái Thiên Chúa Giáo tin rằng: lúc đứa nhỏ lọt lòng mẹ thì Đức Chúa Trời sanh cho nó một cái linh hồn. Đứa nhỏ nầy tùy theo sự hành động của nó ở Trần, sau khi chết rồi thì linh hồn nó được về Thiên Đường hưởng phước đời đời hay phải sa Địa ngục chịu hình phạt mãi mãi chớ không tin có Luân hồi.

Đấng Christ có dạy sự luân hồi hay không ? Tôi tưởng "Có" nhưng Ngài không nói trắng ra. Những bằng cớ đó ở trong mấy câu nầy : "Bởi vì các nhà tiên tri và luật pháp có đoán trước tới Jean và nếu các người muốn hiểu Jean thì Jean là Elie, Đấng tiên tri phải đến đó".

                                                  (Saint Matthieu XI, 13-14)

Car tous les prophètes et la loi ont prophétisé jusqu'à Jean. Et si vous voulez le compredre, il est cet Elie qui devait venir

                                                            (Saint Matthieu XI, 13-14)

III. – Jésus tới địa phận         Césarée de Philippe mới hỏi môn đồ rằng: "Họ nói Thầy là ai ? Thầy đây là con của người". Các môn đồ trả lời: "Mấy người nầy thì nói Thầy là Jean Baptiste, mấy người kia thì nói Thầy là Elie, còn mấy người khác thì nói Thầy là Jérémie hay là một Đấng tiên tri nào đó".

Jésus étant arrivé dans le territoire de Césarée de Philippe, demanda à ses disiples: "Qui dit on "les uns disent que tu es Jean Baptiste, les autres Elie, les autres Jérémie ou l'un des prophètes.

                                                  (Saint Matthieu XVI, 13-14)

Các môn đồ mới hỏi Ngài câu nầy: "Tại sao mấy Thầy Thông giáo nói Elie phải tới trước ?" Ngài bèn trả lời: "Quả thật Elie phải tới trước đặng sắp đặt lại mọi việc. Mà Thầy nói với các con, Elie đã tới rồi mà họ không biết và họ đối đải với Elie theo ý muốn của họ. Nữa đây, cũng vậy, con của con người sẽ chịu đau khổ vì họ".

Các môn đồ hiểu rằng Ngài muốn nói về Jean Baptiste.

Les disciples lui firent cette question: "Pourquoi donc les scribes disent ils qu'Elie doit venir premièrement". Il répondit: "Il est vrai qu'Elie doit venir et rétablir toutes choses. Mais je vous dis qu'Elie est déjà venu, qu'ils ne l'ont pas reconnu et qu'ils l'ont traité comme ils l'ont voulu . . . De même, le Fils de l'homme souffrira de leur part; les disciples comprirent alors qu'il leur parlait de Jean Baptiste".

                                               (Saint Matthieu XVII, 10 – 13)

IV. – Jésus thấy một người mù từ trong bụng mẹ đi ngang qua, các môn đồ mới hỏi Ngài câu nầy: "Thưa thầy, ai làm tội lỗi, người đó hay là cha mẹ va, cho nên va sanh ra thì đã mang tật mù".

Jésus vit en passant un homme aveugle de naissance. Ses disciples lui firent cette question: "Rabbi, qui a péché, cet homme ou ses parents pour qu'il soit né aveugle".

                                          (Saint Jean IX, I)

V. – Kẻ nào đắc thắng thì ta sẽ cho nó làm một cây trụ ở trong đền thờ Đức Chúa Trời của ta và nó sẽ không có ra khỏi chốn đó nữa.

Celui qui vainera, je ferai de lui une colonne dans le temple de mon Dieu et il n'en sortira plus".

                                                  (Apocalypse III, 12)

Theo ý tôi thì:

a) Đấng Christ có dạy Luân hồi. Bằng cớ đó ở trong ba câu nầy:

10  Nếu các ngươi muốn hiểu Jean thì Jean là Elie, Đấng tiên tri phải đến đó.

                                            (Saint Matthieu XI, 13 – 14)

2Quả thật thì Elie phải tới trước đặng sắp đặt mọi việc. Mà Thầy nói với các con, Elie đã tới rồi mà họ không biết và họ đã đối đải với Elie như ý họ muốn . . .  Các môn đồ hiều rằng Ngài muốn nói về Jean Baptiste.

                                            (Saint Matthieu XVII, 10 – 13)

30 Kẻ nào đắc thắng thì ta sẽ cho nó làm một cây trụ ở trong đền thờ Đức Chúa Trời của ta và nó sẽ không có ra khỏi chốn đó nữa.

                                            (Apocalyse III, 12)

Trong hai câu đầu rõ ràng Ngài nói Elie đầu thai lại làm Jean Baptiste. Các môn đồ cũng hiểu ý Ngài muốn nói về Jean Baptiste vậy. Mấy chữ "tới trước" và "tới rồi" nghĩa là đầu thai lại. Elie chết đã lâu mà bây giờ Ngài phải tới trước và Ngài đã tới rồi, nếu không phải có nghĩa là Elie luân hồi lại, thì phải giải làm sao bây giờ. Còn câu thứ ba: kẻ nào đắc thắng thì không có ra khỏi đền thờ, có phải là không đi đầu thai nữa chăng ?

b) Thuở đó thiên hạ đều tin có kiếp Luân hồi. Bởi thế, khi Đức Jésus hỏi các môn đồ: "Họ nói Thầy là ai !" Thì các môn đồ trả lời: "Mấy người nầy thì nói Thầy là Jean Baptiste, mấy người kia thì nói Thầy là Elie, và mấy người khác thì nói Thầy là Jérémie hay là Đấng tiên tri nào đó".

Jean Baptiste mới bị xử trảm cách đó ít lâu, còn Elie, Jérémie và các Đấng tiên tri chết đã mấy đời rồi. Người nào nói Jésus là Jean Baptiste thì là tin rằng hồn Jean Baptiste mượn xác Đức Jésus đặng dạy Đạo. Còn mấy người kia thì tin rằng Đức Elie, Jérémie hay là một vị Tiên tri nào đời trước, bây giờ đầu thai lại làm Jésus.

Đức Jésus nghe các môn đồ trả lời như vậy cũng không quở. Phải chi đó là câu chuyện dị đoan phi lý, như điều của các Thầy Thông giáo đã làm thì Ngài đã sửa dạy đệ tử rồi.

 

c) Các vị môn đồ cũng tin có Luân hồi Quả báo. Cũng như dân chúng, các vị môn đồ vẫn tin có Luân hồi Quả báo. Không vậy thì đâu có hỏi đức Jésus câu nầy : "Bạch Thầy ai làm tội ? Người đó hay là cha mẹ người đó ? Cho nên va sanh ra thì đã mang tội thật rồi". – Người đó sanh ra đã mù thì va làm tội kiếp nầy sao được ? Mà nói va làm tội hồi còn ở trong bào thai, thì càng vô lý; có chăng là va làm tội hồi kiếp trước, nên kiếp nầy mới lọt lòng thì đã mang tật rồi. Nhưng còn câu nầy nói rành hơn nữa. Chúa Jésus nói với Ni-cô-đem như vầy: "Thật vậy, ta nói với ngươi, nếu con người không sanh lại nữa thì không hề thấy cõi Trời". Ni-cô-đem thưa rằng: "Làm sao một người già rồi mà sanh lại được, có thế nào chun vô bụng mẹ rồi sanh ra lần thứ nhì". Chúa Jésus đáp rằng: "Thật vậy, ta nói với người, nếu con người không sanh bằng nước và Tinh thần thì không khi nào về cõi Trời được. Cái chi của xác thịt sanh ra thì là xác thịt, cái chi của Tinh thần sanh ra thì là Tinh thần. Người nghe ta nói chớ lấy làm lạ. Các người phải sanh lại nữa. Gió muốn thổi chỗ nào thì thổi, ngươi nghe tiếng nó mà không biết nó ở đâu đến và đi đâu. Người nào của Tinh thần sanh ra cũng thế.

Khi Chúa thấy Ni-cô-đem không hiểu chi hết, Chúa bèn phán rằng: "Ngươi là người giáo sĩ dân Ít-ra-ên mà ngươi không hiểu mấy việc đó sao ?"

                                                  (Saint Jean III, 3 à 8)

Nous lisons dans l'évangile de Jean: "Il y avit un homme d'entre les Pharisiens, nommé Nicodème, l'un des principaux Juifs. Cet homme vint de nuit le trouver et lui dit: "Maître, nous savons que tu es un Docteur venu de la part de Dieu, car personne ne saurait faire les miracles que tu fais, si Dieu n'est avec lui". Jésus lui répondit: "En vérité, je te le dis, que si in homme ne nait de nouveau, il ne peut voir le royaume de Dieu". Nicodème lui dit: "Comment un homme peut-il naitre quand il est vieux ? Peut-il rentrer dans le ventre de sa mère et naitre ume seconde fois ?" Jésus Répondit: "En vérité, je te dis que si un homme ne nait d'eau et d'esprit, il ne peut entre dans le royaume de Dieu. Ce qui est né e la chair est chair, ce qui est né de l'esprit est esprit.

Ne t'étonne point de ce que je t'ai dit: il faut que vous naissiez de nouveau. La vent souffle où il veut, et tu en entends le bruit, mais tu ne sais ni d'où il vient ni où il va. Il en est de même de tout homme qui est né de l'esprit".

Jésus ajoute ces paroles: "Tu es maître en Israël et tu ignores ces choses ?"

                                                  (Saint Jean III, 3 à 8)

Sanh lại nữa

Nghĩa là Luân hồi và cũng là người được điểm đạo (Intité) vì xưa nay người được điểm đạo thì gọi là người sanh lần thứ hai (Les 2 fois nés).

Sanh bằng nước và Tinh thần là nói bóng dáng về sự điểm đạo lần thứ nhứt (Passer la 1ère Grande Initiation). Bởi Ni-cô-đem không học khoa bí truyền nên không hiểu.

Chúa còn nói câu nầy mà xưa nay người giữ đạo ít có để ý đến : "Hãy được trọn lành như cha các ngươi ở trên Trời trọn lành vậy".

                                                  (Saint Matthieu V, 48)

"Soyez donc parfaits comme votre Père qui est dans les cieux est parfait".

                                                  (Saint Matthieu V, 48)

Con người không thế nào trọn lành trong một kiếp đâu vì hễ trọn lành như Đức Thượng Đế thì bằng Đức Thượng Đế rồi. Sự thật vẫn thế, song mỗi người có quyền tín ngưỡng tự do, nhưng đối với những vị không tin có kiếp luân hồi, tôi xin hiến câu chuyện thương tâm sau nầy xảy ra tại nước Anh.

"Một tội nhơn bị đầy khổ sai chung thân, mặc dầu va kêu oan vô tội, va cũng không tránh được kiếp lao tù. Hai chục năm sau, chánh thủ phạm trước khi tắt hơi trên giường bịnh, mới thú thật với nhà chức trách, tội ác nó đã làm.

Quan tòa mới biết đặng tội nhơn trước kia bị hàm oan bèn ra lịnh tha bổng anh ra. Nhưng mà 20 năm trong ngục thất, xác thân anh trở nên tiều tụy chỉ còn là một mảnh hình hài khô héo, tâm thần tán loạn. Một vị mục sư đạo Tin lành tấm lòng từ thiện thường hay gần gũi với những tù nhơn mản tội đặng dạy dỗ, gặp anh mới an ủi và khuyên lơn anh vô đạo Thiên Chúa. Nhưng Ngài không cảm hóa anh nầy được, bèn vịn vai ảnh mà nói: "Thôi, anh hãy bền chí, mạnh bạo lên và hãy hết lòng tin nơi Thiên Ý cùng là lời hứa của Đấng Christ". Vừa nghe dứt câu nầy, anh ta vùng nhảy ngược lên, cặp mắt lộ ra vẻ căm tức, anh bèn hỏi mục sư câu nầy: "Ngài dám nói rằng tại ý trời đem bỏ tôi vào ngục chăng ? Nếu Đức Chúa Trời công bình chánh trực và từ bi bác ái sao Ngài không cứu tôi.

Tôi có làm tội tình gì mà đáng bị hành phạt như thế ? Tôi ngay thật, tôi thương gia quyến tôi, tôi làm việc đặng nuôi vợ và mấy đứa con tôi, mà người ta bắt tôi ném vào địa ngục vì một tội ác mà tôi không có phạm. Vậy thì tại ý trời muốn cho vợ con tôi chết đói đó ? Chúng nó bây giờ ở đâu ? Tôi không được tin tức chúng nó đã lâu quá rồi. Chúng nó nghèo khổ, hay chết mất, hay còn tồi tệ hơn nữa. Nầy ông hãy xem lại tôi đây.

Ngày nay tôi thành một đứa vô dụng, một phế nhơn, bị ruồng bỏ trên đống phân của xã hội văn minh loài người như ông đó. Rồi ông còn nói với tôi, mấy điều đó là tại ý muốn của Đức Chúa Trời nữa. Ông hãy đi đi, tôi không cần Đức Chúa Trời của ông đâu. Ông Mục sư bỏ đi một nước, trong lòng phiền muộn, vì không còn lời lẽ nào biện luận rằng Đức Chúa Trời Ngài rất nhơn từ".

Không riêng gì nước Anh, những chuyện hàm oan như thế nước nào cũng có thiếu gì, hạng nhứt là ở xứ mình đây. Những vị tin rằng một lần đứa nhỏ sanh ra thì Đức Chúa Trời tạo cho nó một linh hồn, hãy suy nghĩ về câu chuyện ông Mục sư trên đây và giải quyết mấy vấn đề sau nầy.

 

1Sự sai biệt giữa các dân tộc. – Cũng thời mặt mũi, tay chơn, đầu óc như nhau mà giống da trắng lại văn minh và khéo léo hơn các giống da vàng, da đen và da đỏ; từ tánh tình, phong tục, tôn giáo cho tới kỹ nghệ, văn chương và mỹ thuật cũng đều khác hẳn nhau. Tại sao thế ? Có người vào đài ra các, trọn đời phú quí phong lưu, lại cũng có kẻ mãn kiếp, da cháy mày nám, không thoát ra khỏi nhà tranh, vách đất.

Lấy cái chi mà định số phần họ như vậy ?

 

20 Sự hỗn loạn ở cõi Trần. – Dòm lại cõi Trần thì thấy đầy những sự hỗn loạn. Đạo đức suy đồi, luân thường đảo ngược, mạnh được yếu thua, khôn sống bống chết. Người gian xảo giàu sang được kính trọng, kẻ chơn thật nghèo khổ bị khinh khi. Đồng tiền vẽ mặt người, đổi trắng thay đen trong chớp mắt. Tham lợi cầu danh nung lò lửa dục, quạt ngọn gió tham, vùi lấp thiên chơn làm điều tà vạy. Người giết người, thú hại thú, cấu xé lẫn nhau. Sự thật như thế, sao lại nói trời đất vô tư ?

 

3Ai gây chiến tranh giặc giả . – Tại lòng tham vọng của con người hay là tại lòng Trời ? Dưới trận mưa bom, muôn ngàn sanh linh xương tan thịt nát, nhà cửa tiêu đìều, giang sơn nghiêng ngửa. Chúng sanh làm tội tình gì mà hành phạt như thế ?

Nếu như tin có "Ông Trời" sanh ra mỗi đứa con nít một cái linh hồn, thì phải nghĩ đến hai điều nầy, hoặc là ông Trời bất công và hung ác, muốn thưởng ai thì thưởng, muốn phạt ai thì phạt một cách vô lối, hoặc là ông Trời bất lực, sanh thế gian rồi bỏ đó mặc tình chúng sanh xô xát nhau, tàn sát nhau trối kệ, Ngài không đoái hoài tới nữa, vì Ngài không đủ sức dạy dỗ và trừng trị chúng nó. Điều nầy có đúng với Chơn lý hay không ? Quả là không.

Chút nữa tôi sẽ giải rõ.

 

Đạo Phật

Tôi chẳng rõ Đức Phật dạy Luân hồi thế nào, nếu lấy theo kinh sách mà nói thì có nhiều chỗ trái ngược nhau. Như trong cuốn kinh Sa-mi-dút-ta Ni-ca-da (Samyutta Nikâya) có thuật chuyện thầy đạo sĩ du phương Hoa-ca-gắt-ta (Vacchagâtta) đến hỏi Phật như vầy: "Bạch Phật, vậy chớ có bản ngã hay không ?" Phật làm thinh, đạo sĩ bèn hỏi nữa: "Bạch Phật, tại sao vậy ? Không có bản ngả hay sao ?". Phật cũng không đáp. Đạo sĩ bèn đứng dậy từ giả ra đi. Bản ngã tức là Linh hồn (Xin xem cuốn Luân lý Đạo Phật của tôi).

Còn nhiều cuốn sách khác lại nói linh hồn sau khi thác bị dẫn xuống vua Diêm vương coi xử. Trong hai ba chục muôn người chỉ có một vài người được gọi là thiện nhơn, còn bao nhiêu bị đày vào Địa ngục đặng hành tội một ít lâu. Rồi sau đi đầu thai có khi làm người ta, có khi làm thú, hoặc làm heo dê, hoặc trâu chó, v.v. . . Phần riêng tôi, tôi không tin được điều nầy. Trừ ra mấy anh bàng môn tả đạo, thì người thế làm tội là tại không thông luật Trời. Mà xét lại chưa có Đạo nào đem luật Trời dạy rành rẽ cho chúng sanh biết làm sao gọi là tội, làm sao gọi là phước cả. Thí dụ tội nhơn hỏi Diêm vương câu nầy: "Tôi sanh ra ở đời, tôi phải làm ăn, tôi phải bương chải cách nào đặng có một địa vị cao quí ở xã hội hầu nuôi gia đình tôi, không vậy thì tôi bị khinh rẽ; tôi bị nghèo khổ, vợ con tôi sẽ bị đói rách. Không ai chỉ cho tôi biết luật Trời thế nào đặng tôi đừng phạm thì làm sao Ngài bắt tội tôi ? Đứng vào địa vị tôi, Ngài có làm như tôi không ?" Thì vua Diêm vương sẽ trả lời bằng cách nào bây giờ ? Con người làm tội tại cõi Trần thì phải đầu thai lại cõi Trần, đặng đền tội gọi là trả quả. Nói cho đúng lý, không có chi gọi là tội, không có chi gọi là phước cả.

Những điều gọi "tội phước" là những việc làm thuận hay nghịch với lòng Trời. Hễ thuận với lòng Trời thì cái kết quả đẹp, gọi là phước. Nghịch với lòng Trời thì cái kết quả xấu, gọi là tội (Xin xem cuốn Nhân Quả). Còn sự đầu thai làm chó, làm heo, sự đó không hề có. Những thú vật một giống với nhau thì có một hồn chung gọi là hồn  khóm (âme groupe).

Còn mỗi người có hồn riêng biệt, không khi nào linh hồn trở lại nhập vô hồn khóm đặng làm con thú như xưa được. (Chút nữa tôi sẽ giải rõ).

Nhưng có một vài trường hợp đặc biệt, hồn người nhập vô mình thú do những nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân thứ nhứt. – Có người lúc sanh tiền trọn đời nuôi dưỡng một tình dục hết sức xấu xa, nói cho đúng thì tánh đó thuộc về loài thú, chi nên cái Vía của va có những đặc điểm của cái Vía con thú nào mà mà tình dục y như va, nghĩa là cái Vía của va giống hình con thú đó. Khi va thác rồi lên cõi Trung giới, hay là lúc va trở xuống đi đầu thai, cái Vía va bị rút vào mình con thú nào hạp với va bởi tại hai luồng từ điển rung động một cách với nhau. Va bị cột dính vào mình con thú mà không làm chủ nó được vì nó còn hồn của nó. Hồn nó sai khiến nó như thường. Va cũng không mất tánh cách con người, va ở cõi Trung giới tỉnh táo như thường, ngặt không thể dùng xác con thú đặng hiện ra ở cõi Trần vì cơ quan con thú đâu giống cơ quan của con người. Va bị hành phạt như thế không khác nào bị ở tù. Chừng con thú chết rồi va thoát ra ngoài, rồi cũng đi đầu thai làm người như thường. Trường hợp nầy vẫn ít có lắm, không nên tưởng rằng người ta thường gặp chuyện như thế đâu. Thường thường người ta dâm loàn quá, cái Vía bị nhiễm thú tánh, chừng đi đầu thai thì đứa nhỏ sanh ra mình người đầu thú, như đầu chó, đầu heo, vân vân… Mấy cái quái thai như vậy là kết quả của tánh thú dục. Ai là người có bịnh ấy, nên mau ăn năn chừa cải, sớm chừng nào tốt chừng nấy.

 

Nguyên nhân thứ nhì. – Xin nhắc lại, thường thường hễ sau khi con người chết, cái Phách, cái Vía xuất ra khỏi xác: con người mê muội, trong một lúc không còn biết chi cả, tới chừng cái Phách lìa cái Vía rớt ra ngoài thì con người mới tỉnh lại thấy mình ở chốn khác, cõi nầy tức là cõi Trung giới.

Nhưng có vài người không biết cái chết là thay hình đổi dạng, cho nên ham sống và sợ chết quá lẽ, cho đến khi tắt hơi mà còn nắm nuối cõi Trần và cứ tưởng mình còn sống mãi.

Cái Phách và cái Vía ra khỏi xác, song cái Phách còn dính với cái Vía, không lìa khỏi được. Lúc nầy con người nhập vô cái xác cũ không đươc mà lên cõi Trung giới cũng không được vì bị cái Phách cản trở. Con người bay phiêu phiêu, phưởng phưởng trên không, chẳng khác nào ở trong đám sương mù, thấy những sự kỳ dị ở bốn cảnh tinh khí của cõi Trần nên hóa ra hãi hùng chạy trốn đầu nầy đầu kia.

Muốn nhập vô xác đồng cốt thì bọn cô bà giữ đồng cốt xua đuổi đi, muốn xác kẻ khác cũng chẳng được vì xác nào có linh hồn nấy, ai cho. Cực chẳng đã quá có người nhập vô mình thú vật, họ rán xua đuổi hồn con thú ra ngoài, họ làm chủ con thú một ít lâu và nhờ cặp mắt nó mà họ xem lại cõi Trần.

Nếu con thú bị đánh đập thì họ thấy cũng đau đớn vậy. Lúc người ta bắt con thú làm thịt, họ cũng thấy họ bị thọc huyết, họ dẫy dụa rên la thảm thiết. Chừng con thú chết rồi họ cũng thong thả như trước vậy. Thiệt là tội nghiệp cho mấy người đó.

Nếu họ quyết ý, tức thì cái Phách rớt ra, họ qua cõi Trung giới liền, lựa là phải nhập vô mình thú vật. Tại họ không biết, mà có nhiều đệ tử Chơn tiên và nhiều hồn có lòng từ thiện muốn giúp họ, tới giải cho họ nghe mà họ cũng còn hoài nghi mãi. Tới một ngày kia cái Phách tan rã lần lần, họ mới tỉnh ngộ.

Có người hàng heo thuật lại rằng lúc họ cầm dao thọc huyết thì nghe con heo nói: "Tội nghiệp tôi, đừng giết tôi, tôi là người ta". Họ nghe vậy hoảng hồn bỏ con heo đó, đâm đầu mà chạy. Chuyện nầy là thật chớ chẳng phải là bịa đặt. Song nên biết rằng con heo không nói ra tiếng người được, mà lúc ấy hồn người ở trong mình con heo, nói bằng tư tưởng.

Tư tưởng vô trí người hàng heo, làm cho nghe mấy lời năn nỉ kia. Những con thú thường bị ám ảnh là: trừu, heo, bò; còn chó, mèo hay khỉ thì ít lắm.

Những trường hợp nầy cũng không phải là con người đầu thai làm thú vật. Tại con người khờ dại muốn sống mãi ở cõi Trần, nên xảy ra mấy chuyện không hay đó. Chừng thông hiểu luật Trời rồi không còn tái phạm mấy lỗi đó nữa đâu.

 

Nguyên nhân thứ ba. – Nguyên nhân thứ ba là sự tối độc ác đối với con thú nào, quả báo sẽ buộc người hung tợn vào mình con thú đó đặng chịu đau khổ chung với nó.

Ba trường hợp kể trên đây, toàn là những chuyện bất thường: chớ nên kết luận rằng hễ con người làm ác ở cõi Trần thì kiếp sau đầu thai làm thú vật. Những quan niệm đại khái về kiếp Luân hồi thì như thế, tôi tưởng nói bao nhiêu đó đã đủ, suy ra cho rộng thì còn hiểu nhiều nữa.

Đạo Phật dạy Luân hồi, song bên Nam Tôn nói rằng: "Duy có nhơn quả truyền lại đời sau mà thôi, chớ linh hồn tiêu mất rồi". Nói như thế rất lầm. Hồi Phật bỏ xác rồi, quả báo của Phật hay là linh hồn của Phật nhập vô Đại Niết Bàn ?

Phật dạy rằng: "Khi con người tu hành đúng công quả thì biết đặng mấy kiếp trước mình thế nào". Phật có thí dụ một chuyện như sau đây: Có một người kia từ giả làng mình ở, đi tới làng khác, rồi bỏ làng khác đó, đi lại làng khác nữa. Chừng trở về làng cũ, người đó nói như vầy: "Thiệt là tôi đi từ làng nầy tới làng kia. Tới đâu tôi cũng có cách ngồi đứng riêng. Rồi chính là tôi trở về làng cũ đây".

Người chơn tu kia đắc Đạo rồi, biết hết các kiếp trước của mình cũng như người đi du lịch nói trên đây vậy. Người chơn tu nhớ rằng: "Hồi tôi ở chỗ nào đó, tôi tên chi, tôi sanh trong gia quyến nào, tôi dùng vật thực nào, tôi chịu đau đớn và được vui vẻ làm sao. Rồi tôi bỏ chốn đó sanh vào chốn khác, cách ăn ở tôi khác nữa. Bây giờ tôi đầu thai ở chốn nầy đây". Như thế làm sao nói rằng quả báo con người truyền lại đời sau ?

 

Đạo Hồi Hồi

Trong cuốn Co-Răn, là cuốn kinh thánh đạo Hồi Hồi và cuốn Mesnavi có mấy câu nầy:

1.- Tại sao các ngươi không tin Đức Thượng Đế ? Các ngươi thác rồi mà Ngài cho các ngươi sống. Ngài tắt ngọn đèn bổn mạng của các ngươi rồi Ngài đốt lại. Sau các ngươi sẽ trở về với Ngài.

                                          Coran, II, 28

Pourquoi ne croyez pas en Dieu ? Vous étiez morts, il vous a donné la vie, il éteindra vos jours et il en rallumera le flambeau. Vous retournerez à Lui.

                                            Coran, II, 28

(Traduction de Sale. Collection orientale de Triibner 1884)

2.- Đức Thượng Đế sanh ra muôn loài và cho đầu thai đi đầu thai lại tới chừng nào cả thảy đều trở về với Ngài.

                                            Coran XXX, 10

Dieu génère les êtres et les renvoie à maintes reprises jusqu'à ce qu'ils retournent à Lui.

                                           Coran XXX, 10

3.- Linh hồn trước hết ở trong loài kim thạch, rồi mới qua loài thảo mộc. Linh hồn ở trong loài thảo mộc không biết mấy thế kỷ, mảng lo tranh đấu mà quên mình hồi còn ở trong loài kim thạch.

Khi linh hồn qua ở loài thú cầm thì không còn nhớ tới hồi ở loài thảo mộc nữa. Rồi Đấng Tạo Hóa mới cho linh hồn đầu thai qua loài người. Linh hồn bắt đầu từ loài nầy đi lên loài kia cho tới chừng nào trở nên một Đấng khôn ngoan.

                                                  Le Mesnavi

L'âme vint d'abord dans le règne minéral et passa de là au règne végétal. Elle passa des siècles dans le règne végétal, oubliant, dans les luttes, le règne minéral. Quand elle arriva au règne animal, elle perdit le souvenir de l'état végétal. Puis elle fut tirée par le créateur que vous connaissez du règne animal pour passer au règne humain. Elle monta ainsi d'un règne à l'autre jusqu'à ce qu'elle devint une entité intelligente.

                                                  Le Menasvi

4.- Tôi ở trong loài kim thạch thác rồi thành ra thảo mộc. Tôi ở trong thảo mộc thác rồi thành ra thú cầm. Tôi ở trong thú cầm thác rồi thành ra con người. Vậy thì tôi có sợ chi đâu ! Khi nào mà sự chết làm cho tôi kém sút bao giờ ? Lần sau tôi thoát kiếp người đặng mọc cánh như Thiên Thần.

Song tôi phải tìm thế ra khỏi hàng Thiên Thần, vì nữa đây trừ ra Ngài, thì cả thảy đều tiêu diệt. Vậy thì tôi sẽ cất cánh bay cao hơn các Thiên Thần nữa.

Lúc ấy người thế không hề tưởng tượng tôi ra thế nào được. Tôi sẽ thành ra hư không.

                                                  Le Menasvi

Je mourus dans le minéral et devins plante.

Je mourus dans le plante et reparus dans un animal.

Je mourus dans l'animal et devins un homme.

Pourquoi donc craindrais-je ? Quand la mort m'a-t-elle diminué ? La prochaine fois je mourrai à l'état humman pour pouvoir avoir les ailes de l'ange.

Je devrai aussi chercher à soitir de l'état angélique, car tout périra sa Face. Alors je prendrai mon vol et m'élèverai au-dessus des anges.

Je deviendrai ce que l'imagination ne saurait concevoir. Que je devienne donc rien rien.

                                                  Le mesnavi

Đạo Nho

Đức Khổng Tử tùy theo đời mà dạy Đạo. Tuy Ngài không chịu dạy chuyện Quỉ Thần, song Ngài cũng nói rằng : "Trên Trời có Đức Thượng Đế làm chủ tể vạn vật".

Như thế không phải là Ngài không biết cơ trời thể nào.

 

CHƯƠNG THỨ BA

 

Tại sao có sự sai biệt giữa quần chúng ?

Trong Đạo đức dạy rằng: Không phải chúng ta sanh ra lần thứ nhứt ở cõi Trần đâu?

Khi có xác thịt nầy chúng ta đã trải qua nhiều kiếp luân hồi, làm sắt đá, hết sắt đá tới cây cỏ, hết cây cỏ tới thú vật, hết thú vật mới tới kiếp làm người bây giờ. Chúng ta mang cái lốt người đã mấy triệu năm rồi, chúng ta đầu thai đi, đầu thai lại biết mấy lần, mỗi lần nhờ sự kinh nghiệm học hỏi mà tiến hóa một bực. Cõi trần và luôn cả vũ trụ là một cái trường học lớn. Trời sanh ra đặng dạy dỗ các loài, từ tinh chất cho tới các hạng thiên thần, không phải chỉ để riêng cho con người mà thôi. Ta hãy xem trường sơ đẳng chia ra năm lớp: lớp năm, lớp tư, lớp ba, lớp nhì, lớp nhứt. Mỗi lớp đều có vài chục học trò, mấy trò nầy từ tánh nết cho đến trí thức, không đồng bực với nhau, có trò hiền, có trò dữ, có trò khôn, có trò dại, có trò láo xược, có trò thật thà, có trò siêng năng, có trò biếng nhác, có trò sáng láng, có trò u mê. Tại sao có sự khác nhau như vậy ?

Nói về phần thiêng liêng hay là Chơn thần, thì không có ai lớn, ai nhỏ, ai cao, ai thấp, song về phần linh hồn thì có những linh hồn đã già, những linh hồn còn trẻ, bởi vì các linh hồn không đi đầu thai một lượt với nhau. Những linh hồn nào xuống trần cả chục triệu năm trước và đầu thai nhiều kiếp rồi thì biết được những điều hơn thiệt, những lẽ thị phi, học hỏi những khôn khéo thì tự nhiên phải giỏi dắn kinh nghiệm nhiều và làm nhiều điều lành hơn những linh hồn đi đầu thai mới có vài triệu năm. Cũng như đứa học trò lớp nhì giỏi hơn đứa học trò lớp tư vậy, mấy linh hồn sau nầy chưa được sáng suốt cho nên thường làm nhiều việc chẳng lành. Những bài nào mà kiếp trước đã học hỏi rồi, kiếp nầy ta gặp lại thì ta hiểu liền mau lẹ hơn những người mới học mấy bài đó lần thứ nhứt.

Nếu hiểu được nguyên nhân của sự sai biệt giữa quần chúng là sự tiến hóa bất đồng bởi các linh hồn không sanh đồng thời với nhau thì ta chỉ biết thương xót, khoan dung và lo giúp đỡ những người nào còn tối tăm, còn thô lổ, còn hung dữ, còn ích kỷ, còn tham lam, vân vân …, bởi họ là những linh hồn còn thơ chớ không nên ghét vơ hay trách móc họ. Và không có Luân hồi thì lấy đâu mà cắt nghĩa "Tại làm sao có mấy vị Thần đồng ?"

Duyên cớ đó tôi xin giải ra sau đây.

 

Những vị Thần đồng

Không phải con người học hỏi lúc còn sống ở cõi Trần mà thôi, sau khi thác rồi, lên cõi Trung giới và Thượng giới còn học hỏi thêm nữa. Những bực thiên tài, mà ta trầm trồ khen ngợi bây giờ, mấy vị ấy đã nhiều kiếp chuyên môn về những khoa học, hoặc toán học, hoặc âm nhạc, hoặc thiên văn hoặc văn chương, hoặc mỹ thuật, vân vân rồi …. Bởi các môn học thức đều truyền lại đời sau, nên mới có những vị thần đồng để khai sáng cho đời trên con đường học vấn. Sau đây là những vị thần đồng mà thế giới biết danh.

 

Những vị Thần đồng bên Âu Mỹ

Các Nhạc sĩ

Hồi thế kỷ 17, Haendel mới có 10 tuổi mà đặt những bài thánh ca bằng tiếng La-tin để hát trong nhà thờ Halle.

Mozart nổi tiếng hồi 4 tuổi vì đã biết khảy một khúc cầm ca, tới 11 tuổi thì đặt hai bài ca kịch Finta simplice, Bastien và Bastienne, rồi từ đó về sau danh tiếng lẫy lừng.

Beethoven mà người ta gọi là Thần âm nhạc, 10 tuổi đã đánh những khúc đờn tuyệt diệu.

Paganini mới 9 tuổi mà trong một cuộc hòa nhạc tại thành Gênes (ý) đánh đờn vi-ô-long (violon) hay cho đến đỗi thiên hạ đều vỗ tay khen ngợi.

Liszt hồi nhỏ nổi tiếng kỳ tài, vừa mới 14 tuổi đã diễn một bài ca kịch, có một hồi gọi Don Sanche hay là Château d'amour (Lâu đài tình ái).

Ông Gabriel Delanne gặp tại Hội nghị Tâm lý học, năm 1900, cậu bé Petito Ariola mới có 3 tuổi rưởi đánh đờn bi-da-nô (piano) trong lúc xuất kỳ bất ý, biến hóa nhiều khúc thâm trầm.

Năm 1911, cậu bé Ferreros mới có 4 tuổi rưởi mà điều khiển đội âm nhạc ở Folies Bergères một cách chắc chắn và khéo léo.

Các Họa sĩ

Michel Ange mới có 8 tuổi mà thầy của ngài là ông Ghirlandajo quả quyết rằng không còn cái chi mà dạy ngài nữa.

Hồi còn bé thơ, Rembrandt ham mê nghề vẽ cho đến đỗi Lombroso chắc chắn rằng cậu bé nầy vẽ hay như một họa sư, trước khi cậu biết đọc.

 Nhà họa sĩ Marcel Lavallard, bức tranh đầu tiên của ngài được đem chưng nơi phòng triển lãm hồi ngài có mười hai tuổi.

Cậu Van de Kefkhore de Bruges thác ngày 12 Août 1873 lúc cậu mới có 10 tuổi 11 tháng để lại 350 bức tranh mà vài cái, theo lời ông Adolphe Siret có chân trong Hàn lâm viện khoa học, văn chương và mỹ thuật ở nước Bỉ nói, có thế ký tên các họa sĩ trứ danh như Diaz, Salvator Rosa, Corot vân vân…

Các Bác sĩ, Văn sĩ và Thi sĩ

Hermozène mới 15 tuổi đã dạy khoa Tu từ học (Rhétorique) cho vua Marc Aurèle.

Hồi 13 tuổi Pascal tự một mình tìm lại được 32 đề nghị d'Euclide; ngài là nhà kỷ hà học, vật lý học, triết học và kiêm văn sĩ một lượt. Ngài đứng đầu hết thảy các bực thiên tài trong thế kỷ 17.

Pierre de Lamoignon mới 13 tuổi đã đặt thi văn bằng chữ Hi lạp và chữ La tin rất hay. Ngài cũng giỏi về pháp luật như văn chương vậy.

Gauss de Brunswick nhà Thiên văn và Toán học kỳ tài, hồi có 3 tuổi đã giải quyết những bài toán đố rồi.

Ericson thác năm 1869, giỏi về cơ giới học, cho đến đỗi mới 12 tuổi được chánh phủ phong làm thanh tra cái kinh lớn đào thông ra biển ở Thụy điển (Suède). Một mình ngài điều khiển sáu trăm dân phu.

Victor Hugo mới 13 tuổi được Tao đàn ở Toulouse thưởng về những bài thi phú của ngài làm.

Năm 1837, cậu bé chăn chiên "Vita Mangiamel" đã làm cho mấy vị thông thái trong hoàn cầu phải hết sức ngạc nhiên vì cậu toán hay một cách lạ thường. Có một nhà số học đố cậu câu nầy: "Vậy chớ con số nào mà nó nhơn cho nó 3 lần (élevé au cube) rồi cộng với 5 lần nó nhơn cho nó (5 fois son carré) thì bằng 42 lần nó cộng với 40". Không đầy một phút cậu trả lời : "Ấy là số 5".

 

Những vị biết nhiều thứ tiếng

William Sidis xứ Etat de Massachussets biết đọc và biết viết hồi 2 tuổi, tới 4 tuổi biết nói bốn thứ tiếng, 12 tuổi được vào trường Massachussets Institute of Technology, là nơi muốn được nhập học phải đúng 21 tuổi. Ngài diễn thuyết tại Đại học đường Harward cho các vị giáo sư khoa Cao đẳng toán học nghe về vấn đề "Bề thứ tư của không gian" (tứ nguyên không gian 4e dimension) làm cho các thính giả kinh dị vô cùng.

Young, người tưởng tượng ra thuyết ánh sáng truyền đi như sóng dợn, hồi 2 tuổi đã đọc trôi chảy, 8 tuổi biết cặn kẽ sáu thứ tiếng.

 Cậu bé khác tên là William Hamiton học tiếng Hê-brơ (hébreu) hồi 3 tuổi : tới 7 tuổi sự học thức của cậu còn rộng hơn nhiều vị đi thi lấy cấp bằng Thạc sĩ. Tới 13 tuổi biết 12 thứ tiếng. Lúc 8 tuổi cậu làm cho những người xung quanh hết sức ngạc nhiên cho đến đỗi một nhà thiên văn Yệt-lăng-đe (Irlandais) nói rằng: "Tôi không nói nó sẽ, tôi nói nó là nhà số học hạng nhứt trong đời nó".

Cậu Jaques Christon người xứ Ê-cốt (Ecossais) mới 15 tuổi mà tranh biện bằng tiếng La-tin, tiếng Hi-lạp, tiếng Hê-brơ và tiếng A-rập bất câu là vấn đề nào.

Pic de la Mirandole hồi còn bé đã lảu thông tiếng La-tin, tiếng Hi-lạp rồi kế đó tiếng Hê-brơ và tiếng A-rập. Tới 20 tuổi sự thông minh của ngài không ai sánh kịp trong thời đại đó.

Barattie Jean Philippe sanh năm 1721 tại Schwabach trong Margraviad d'Auspach thác năm 1740, hồi 7 tuổi đã thạo tiếng A-lơ-măng, tiếng Pháp, tiếng   La tin, tiếng Hê-brơ, 2 năm sau ngài làm cuốn tự điển những tiếng khó hết sức. Tới 13 tuổi ngài dịch cuốn "Cuộc hành trình của Bengamin Tudèle" bằng tiếng Hê-brơ ra tiếng Pháp, rồi năm sau ngài được làm giáo sư tại Đại học đường Halle. Cũng trong lúc ấy ngài xuất bản nhiều bài bình luận rất uyên bác, trong tàng thơ viện Đức quốc. Ngài làm việc quá nên chết về lao tổn năm 1740 hồi mới 19 tuổi.

Henri de Hanneke sanh tại Lubeck năm 1721 mới đẻ đã biết nói. Tới 2 tuổi đã biết 3 thứ tiếng. Cậu học viết trong vài ngày, và tập làm những bài diễn văn vắn tắt. Tới 2 tuổi rưởi cậu cho khảo hạch về địa dư và sử ký cận đại. Cậu sống là nhờ sữa của bà vú. Người ta muốn dứt sữa cậu, cậu héo mòn rồi chết ngày 17 Juin 1725 tại Lubeck và quả quyết có hy vọng về kiếp sau.

Trong số các nhà từ ngữ hiện đại nên kể ông Terombetti vì Ngài giỏi hơn các bực tiền nhơn. Lúc còn bé ngài học ở trường tiếng Pháp và tiếng A lơ măng, ngài học sách của Voltaire và Gœthe. Ngài chỉ đọc cuốn sách nói về đời của Abdel Kader mà ngài thuộc tiếng A rập. Một người Ba tư có dịp đi ngang qua Bologne dạy ngài biết tiếng Ba tư trong vài tuần lễ. Hồi 12 tuổi ngài học một lượt tiếng La tin, tiếng Hy lạp và tiếng Hê brơ. Từ đó ngài học gần hết các sanh ngữ và tử ngữ trong hoàn cầu. Các thân bằng của ngài quả quyết rằng bây giờ ngài thuộc ba trăm thổ ngữ Đông phương.

 

Những vị Thần đồng ngày nay

Một lương y năm tuổi

Chuyện nầy mới nghe qua lạ lùng lắm, song là sự có thật. Thái y viện thành Nouvelle Orléans bên Huê Kỳ có cấp bằng cho một viên học sanh mới có 5 tuổi tên Villie Gwin, vốn con của một lương y ở tại đó. Các vị giám khảo nói rằng: Tự thuở giờ không có một vị cử tử nào học bộ xương cốt con người bằng đứa nhỏ nầy. Nó thông thạo một cách lạ thường lắm.

Một vị thần đồng tại nước Đan Mạch (Danemark)

Có một cậu bé con tên là Bant Stromtrens năm nay độ 16 – 17 tuổi, mà đã là một nhà trứ danh trong khoa học giới ở Âu Châu. Mỗi khi có bài ngôn luận của cậu xuất bản thì các nhà khoa học danh giá ở Anh Pháp đều khen ngợi lắm.

Mới đây, người Na Uy (Norvège) lại mua bản quyền một bộ sách Thiên văn học của cậu đặng ấn hành cho nhơn dân học. Bộ sách nầy cậu biên tập từ ngày mới 13 tuổi, phong vân tinh tú rất tinh tường, ngôn luận rất đích xác, lại có nhiều điều chiêm nghiệm mới, lý tưởng mới, giả thuyết mới, có thể giải được những vấn đề nghi nan của Thiên văn giới xưa nay, nên Hàn lâm viện nước Na Uy lấy làm kính phục mới ấn hành để làm sách giáo khoa thư. Người ta nói rằng cái cách học thức của cậu là nhờ về gia đình giáo dục nhiều, nguyên ông thân sanh cậu là một nhà Thiên văn học nổi tiếng, nên khi cậu còn nhỏ thì cũng đã luyện tập kỹ càng rồi, cậu lại là một người thông minh tuyệt thế nên học hành mau tấn tới lắm.

                                  (Lục Tỉnh Tân Văn ngày 26 Mai 1926)

Một nhà khoa học bé con

Tại Luân đốn có một người tên Sa Đức mới 11 tuổi mà thông minh lạ thường. Cậu ta là con một nhà khoa học trứ danh, nên chi cậu còn nhỏ mà cậu đã tinh thông được sự nghiên cứu khoa học. Mỗi khi cậu luận thuyết bài nào thì cũng được các nhà khoa học ngợi khen lắm. Về đường toán học, nghệ học thì cậu lại càng giỏi nữa, những bài toán khó hay nhiều con số đến đâu mặc lòng, cậu cũng tính miệng ngay đi được. Mới đây cậu lại chế ra một cái máy bay rất nhỏ để đi liệng trên mặt thành Luân đốn, ai cũng khen là tài giỏi. Chánh phủ có cấp cho cậu một cái văn bằng kỹ sư và một cái thẻ bằng vàng để khuyến khích cho người khác; hội khoa học cũng mời cậu dự một chân trong hội.

                                                          K.H.

                                          (Công Luận 26 Juillet 1926).

Một nhà đạo đức bé con

Tại làng Trawaddy Delta ở Rangoon có hai vợ chồng người kia chuyên nghề hạ bạc, sanh đặng một đứa con trai đặt tên là Tun Tyin. Năm nay nó được 9 tuổi. Trước trán nó có hai cục bướu rất lớn, còn đằng sau ót có một cục cũng to. Cặp mắt nó tinh thần lắm. Hồi nó 5 tuổi thì nó giảng đạo còn hay hơn các vị Hòa thượng. Có nhiều ông sư đem mấy chỗ khó khăn của triết lý đạo Phật vấn nạn nó thì nó trả lời xuôi rót và giải rành rẽ nữa. Nó đọc nhiều đoạn kinh mắc mỏ bằng tiếng Ba li (Pali) rồi dịch thuộc lòng bằng tiếng Bụt mết (Burmesse). Ngày 28 Mai 1924 nó ngồi xe hơi đi từ Parmyde tới Prome đường dài 40 cây số. Dọc đường bá tánh đua nhau đón xe chật nức đặng nghe thuyết pháp. Tới Prome nó leo lên cao rồi đứng giữa trời dạy đạo từ 12 giờ rưởi cho tới 2 giờ rưởi. Trời nắng chan chan mà nó không biết mệt mỏi chi. Nếu Tun Tyin đầu thai qua nước Nam chắc là thiên hạ theo làm đệ tử đông lắm [3].

 

Thần đồng 4 tuổi

Bên nước Mỹ mới phát hiện một đứa trẻ thần đồng mới có 3 năm 10 tháng mà về đường thí nghiệm tâm lý dẫu các giáo sư và học trò trường Đại học cũng không bằng. Đứa trẻ đó đã thuộc chữ Hy lạp, đã biết cách thức phương trình và Hóa học, lại nói được tên các danh nhơn trong thế giới và tên các kinh đô các nước, đêm nào va cũng xem sách đến 11 giờ mới ngủ. Người cha làm quản lý một nghề bảo hiểm, ông ta nói chuyện với người ta rằng: con tôi một năm nữa sẽ cho vào trường Cao đẳng tiểu học. Đó là điện tín Nữu Ước, cứ như tin ấy thì đứa bé nầy đáng gọi là Thần đồng thật, nhưng theo lời người cha thì ra bên Mỹ không hạn tuổi thi tốt nghiệp và tuổi vào trường Cao đẳng tiểu học ư.

                  (An nam tạp chí số 19 năm Tân tị – 2e S. Mars 1931)

 

Những vị Thần đồng bên Phương Đông

Bên Tàu đời Tần thỉ Hoàng, Cam La mới 12 tuổi mà làm Thừa tướng. Bên Nam mình có ông Nguyễn Hiền quê quán tại tỉnh Nam Định, huyện Thượng Nguyên, đời Trần thái Tôn, năm Thiên Ứng Chánh bình,1225, ngài mới được 12 tuổi mà học hành thông minh lắm. Nên thiên hạ gọi là Thần đồng. Nhưng còn biết bao vị khác nữa mà tiếc rằng tôi không biết tên.

 

Những người nhớ chuyện kiếp trước

Như tôi đã nói khi nảy, con người thác rồi bực trung là năm trăm năm mới đi đầu thai. Nhưng có vài trường hợp, vì một lẽ nào chẳng rõ mà một ít lâu thì trở lại Trần nữa. Các vị nầy nhớ lại việc kiếp trước như mấy việc sau đây:

1.- Chuyện quan Thiếu tá Welsh.

Báo Le Journal ngày 18 – 9 – 1907 đăng bài nầy: "Dân chúng Anh ở Rangoon rất chấn động về những lời biểu lộ của một đứa con nít. Báo giới ở hải ngoại có thuật một chuyện gọi rằng Luân hồi xảy ra ở tại Rangoon. Quan Thiếu tá Welsh từ trần gần thành nầy năm 1903.

Mới đây một đứa nhỏ 3 tuổi làm cho cha mẹ nó sửng sốt vì nó nói một cách nghiêm nghị rằng: nó là quan Thiếu tá Welsh đầu thai lại. Nó mới tả rành mạch tại chỗ ở của Thiếu tá, nó kể lại những công việc của ngài làm và số ngựa tơ của ngài nuôi khi trước. Chắc chắn hơn nữa, nó thuật lại cách chết quan Thiếu tá trong khi ngài đi du lãm trên hồ Mektelea với hai người khác. Cha mẹ nó mới hết sức ngạc nhiên, vì cậu bé nào biết quan Thiếu tá và gia quyến ngài đâu. Thiên hạ đồn rùm chuyện dị kỳ nầy, họ bàn tán xôn xao làm cho bận lòng các giới khoa học nước Anh.

 

2.- Trích lục lời tường thuật của Bác sĩ De Henri Hendsold, sau khi ngài viếng Đức Hoạt Phật ở Tây Tạng tại thành Las sa (Grand Lama à Lhassa).

Cách năm chục năm nay, hai đứa trẻ, một trai, một gái sanh tại làng Okshitgon, một ngày với nhau, trong hai nhà kế cận. Chúng nó lớn lên thường chơi giỡn với nhau tới tuổi trưởng thành thì kết làm vợ chồng.

Chúng nó lập một gia đình cày cấy cánh đồng khô khan bao phủ Okshitgon đặng nuôi sống chúng nó. Chúng nó thương yêu nhau lắm rồi cùng chết một lượt với nhau. Người ta chôn chúng nó ngoài làng rồi quên phứt chúng nó đi vì lúc đó thời cuộc khó khăn; ấy là năm sau khi thành Măn-đa-lay ( Mandalay) bị thất thủ, toàn xứ Miến Điện đều nổi loạn. Trong xứ, dân chúng đều mang khí giới, đường sá rất nguy hiểm. Ban đêm nhiều xóm bị lửa cháy đỏ trời, ấy là buổi thảm đạm cho những người ưa chuộng hòa bình. Nhiều kẻ bỏ nhà trốn vào chỗ đông người và gần những cơ quan chánh trị. Okshitgon ở vào chính giữa của một trong những khu bị tàn phá; nhiều người trong làng trốn đi, trong số đó có một người tên MaungKan và vợ va còn trẻ. Hai vợ chồng nầy tới ngụ tại Kabyn. Hồi còn ở Okshitgon vợ MaungKan đẻ sanh đôi hai đứa con trai trước khi đi tị nạn một ít lâu. Đứa đầu lòng tên Maung Gyi nghĩa là anh cả, đứa nhỏ tên là Maung Ngé. Hai đứa ở Kabyn lớn lên, biết ăn, biết nói thì cha mẹ chúng nó lấy làm lạ mà chúng nó không kêu nhau là Maung Gyi và Maung Ngé mà xưng hô là Maung San Nyein và Ma Giroin. Ma Giroin là tên đàn bà. Hai vợ chồng Maung Kan mới sực nhớ lại hai tên đó vốn là tên của hai vợ chồng người kia chết tại Okshitgon, cùng một lúc sanh hai đứa nhỏ, bèn dắt chúng nó về Okshitgon đặng thử chúng nó coi. Khi về Okshitgon hai đứa nhỏ biết hết đường sá, nhà cửa, dân chúng và nhìn được quần áo chúng nó mặc kiếp trước. Không còn điều chi ngờ vực nữa. Đứa nhỏ nhớ lại kiếp trước, hồi nó còn làm Ma Giroin nó có mượn 2 ru bi (roupies) của cô Mathet, chồng nó không hay biết, mà nó cũng chưa trả số tịền đó.

Mathet còn sống, người ta hỏi cổ thì cổ trả lời việc đó có thật. Tôi không nghe cha hai đứa nhỏ trả 2 ru bi cho cô Mathet. Tôi có gặp chúng nó trong cơ hội đó. Chúng nó bây giờ được 6 tuổi. Đứa lớn thì mập lùn, đứa nhỏ yếu hơn, có vẻ trầm ngâm như con gái.

Chúng nó thuật lại với tôi nhiều việc kiếp trước của chúng nó. Chúng nó nói rằng sau khi thác rồi, chúng nó phiêu phiêu phưởng phưởng ở trên không chẳng có xác thân và phải trốn tránh trong cây cối, vì tội lỗi chúng nó đã làm, rồi vài tháng sau, chúng nó đầu thai làm hai anh em sanh đôi. Đứa lớn thì nói: Hồi trước thì rõ ràng, tôi nhớ lại được cả thảy, mà mấy việc đó phai lần lần bây giờ tôi không còn nhớ như trước nữa.

3.- Trích lục sự điều tra của Bác sĩ De Calderone.

      Tờ tường thuật của Bác sĩ Dr. Moutin.

Lối năm 1906, báo Paisa Akhabar ở Lahore có thuật chuyện một đứa con gái lối 7 tuổi sanh đẻ tại làng Pendjab, thuộc về gia quyến đạo Hồi Hồi, bổng nhiên trở nên nghiêm nghị và nói như một người đàn bà có chồng. Cô bé cho biết rằng cô có một kiếp trước mà bây giờ cô nhớ rành rẽ các chi tiết của kiếp đó. Kiếp trước cô là vợ một người Ấn Độ, cô nói lớn tiếng và năn nỉ người ta dắt cô lại nhà chồng cũ của cô đặng cô giải quyết một việc trọng hệ. Ban đầu người ta không để ý tới mấy lời đó, nhưng bởi cô khắn khắn một mực, cha mẹ cô phải đem cô lại chỗ cô chỉ, một phần là tại chìu theo cô vì cô làm rầy rà và hăm he, một phần là tại tánh tọc mạch. Khi tới chỗ thì cô bé đi ngay vào nhà nó đã nói như nó biết rành rẽ vậy. Khi nó gặp người chồng kiếp trước thì nó nói nhiều việc làm cho người nầy kinh ngạc và nó biểu va cưới nó. Muốn chỉ đủ bằng cớ rằng nó là vợ trước của va, nó mới biểu người ta đem một cái rương cũ của nó lại, mà từ hồi nó chết tới giờ rương đó vẫn khóa chặt. Nó kể đủ mấy món đồ trong đó. Chừng mở rương ra quả in như vậy. Người chồng cũ và cha mẹ bây giờ không tán thành việc gả cưới vì nó vô đạo Hồi Hồi, còn chồng cũ nó là người Bà la môn. Vì vậy đứa nhỏ bị cha mẹ ép buộc phải trở về nhà.

Bác sĩ Moutin hỏi thêm rằng: muốn cho rõ sự thật tôi có viết thơ cho chủ nhiệm báo Lahore xin ổng cho biết coi chuyện đó có đáng tin hay không và xin ổng cho thêm chi tiết. Ông chủ nhiệm vui vẻ trả lời rằng ông quả quyết những tin tức của báo ông đăng ra có thật như vậy, và khi nào ổng tiếp đặng chi tiết thêm thì ông sẽ gởi đến cho tôi liền. Cách ít lâu tôi viết thơ nhắc ổng thì được thơ ổng trả lời rằng: "Ổng có ướm hỏi thử nhiều lần chuyện đó, song những người dính vào việc ấy đều thủ khẩu như bình, viện lẽ rằng, những tin tức đăng ra làm cho họ áo não, thân bằng họ bực tức, và nếu còn đăng tiếp việc đó trên báo mãi, thì khi cô bé đúng tuổi trưởng thành, họ chắc khó kiếm một người chồng cho nó.

Ông Dr. Moutin nói tiếp rằng: có một chuyện tương tợ như vậy xảy ra hồi năm 1906 có đăng ở các báo chánh tại Bengale cách đây 2 năm (tôi lấy ý nghĩa dịch ra). Ramshadon Guin 45 tuổi vốn dòng Bratyks hertéria là một người dân ở Krolbéria, thuộc về quyền tài phán của Thanah Bhangore khu 24, Parganas. Vợ va tên Manmohini Dassi chết về bịnh dịch tả đã 12 năm rồi; ông thân va là một người Dpchand Mandal trong làng Baota. Sau khi Manmohini thác rồi thì dì của Manmohini ở Balgorh sanh ra một bé gái. Hôm tháng tám tây vừa rồi, cô gái nhỏ nầy tới viếng Bamoumuller với mẹ nó. Tình cờ đi ngang qua Krolbéria, cô mới chỉ cái nhà của Ramshadon và nói rằng: "Cái nhà, cái vườn, với cái hồ nước vốn của chồng đời trước tôi". Mẹ cô và cô mới vô nhà. Cô bé vái chào một bà già ở đó rồi nói tiếp: "Bà nầy là bà già chồng của tôi hồi đời trước, phòng nầy là phòng của tôi, còn mấy đứa trẻ kia là con của tôi". Cô bé mới nói với Ramshadon: "Anh là chồng của tôi" và nài nỉ: "Anh hãy cưới tôi, không thì tôi tự vận, tôi chết". Ramshadon mới biểu cô bé đem vài bằng cớ. Cô bé nói: "Lúc tôi chết, người ta may 6 ru bi (roupie) trong áo dài tôi mà anh lắc lấy đi, anh hãy nhớ lúc tôi nằm trên giường chờ chết, tôi hỏi một chút ít tiền bạc và đồ trang sức cho đứa con trai đầu lòng của tôi. Tôi để lại cho anh một cái chậu đỏ và vài miếng ru băn (ruban) để cột tóc ở trên vách tường và hai cây trâm cài đầu ở trong rương. Ramshadon tìm gặp lại hai cây trâm đã dính đầy những bụi. Cô bé mới biểu Ramshadon kiếm trong rương coi cái áo nhiểu của cô còn tốt hay không ? Ramshadon kiếm gặp m! à rách hai chỗ. Cô bé bèn biểu cắt nghĩa coi tại sao vậy, hồi cô bận nó chỉ rách một chỗ mà thôi. Người ta hỏi ra mới biết cô dâu của Ramshadon bận áo đó làm rách một chỗ nữa.

Cô bé nhìn biết mấy đứa con và những người bà con khác và cô kể tên ra. Một người đàn bà hỏi cô bé: "Cô có biết tôi là ai không ?" Cô bé trả lời rằng: "một ngày kia dì gần chết đói, đi lại xin tôi đồ ăn. Tôi cho dì một bát cơm, dì gọi tôi là mẹ dì, bây giờ dì có nhìn tôi được không ?" Ramshadon mới nói với cô bé, va không thỏa thuận về sự cưới cô lại, vì va đã 45 tuổi mà cô bé mới vừa 11 tuổi, nhưng cô bé nài nỉ nói rằng: sau khi cô đi thì mấy đứa con cũng quyết định như cổ. Cổ không muốn về nhà cha mẹ cổ, cổ kêu cha mẹ cổ bằng dì dượng, cha mẹ cổ phải ép buộc cổ về nhà. Nhưng một ít lâu Ramshadon bằng lòng cưới cô.

Krolbéria ở cách thành Calcutta có mười dặm Anh, cái chi thuộc về hộ tịch thì về quyền tái phán của Séaldah. Người ta mới cậy ông Babu Taraknath Riswas, giám đốc văn phòng Séaldah, điều tra việc nầy cho chắc sự thật. Ngày 17 tháng Baisah mới rồi, Ramshadon và vài người ở Krolbéria đi qua Séaldah đặng ghi giấy tờ. Babu Taraknath thừa dịp đó bèn hỏi thăm sự tích. Ramshadon trả lời rằng: "Những điều mà các báo đăng ra đều đúng với sự thật, và những người khác ở chung một làng với va sẽ chứng chắc mấy điều đó như va vậy". Va quả quyết rằng cô bé biết mặt hết nhữnng người trong làng mà kiếp trước nó có giao thiệp. Khi cô bé nghe Ramshadon không cưới cô thì cô thường khóc lóc. Ramshadon và hương chức mỗi ngày đều được thơ tứ phương người ta gởi tới hỏi thăm cho biết rành rẽ sự lạ lùng ấy. Bởi mấy ổng chẳng có thể trả lời riêng cho từ người, nên cậy ông Taraknath kiếm dùm một phương thế đặng làm vừa lòng họ. Tanaknath liền chịu lãnh phần trách nhiệm cho thiên hạ biết đích xác câu chuyện luân hồi nầy đặng cho các nhà thông thái Âu châu lấy đó làm vấn đề học hỏi. Tờ chứng nhận in ra và ký tên: Amabika Charon Gupta.

 

Nhớ chuyện kiếp trước

Trong thành Havane ( Cuba) có hai vợ chồng ông Esphugas Cabrera sanh đặng một trai tên là Edouard năm nay được 4 tuổi. Thằng bé nầy sáng lắm và có tánh nói nhiều. Chỗ ngụ của Esphugas vẫn luôn luôn ở đường San José số 44 tại Havane. Nơi đó Torquato Esphugas hùn với một người khác làm chủ một cái nhà in  "Thạch bản" (Typo-litho-graphique). Cậu bé Edouard sanh tại nhà nầy. Cách ít lâu đây, cậu bé nói với mẹ nó là bà Cécile Cabrera như vầy: "Má, tôi có một cái nhà khác hơn cái nhà nầy, hồi trước tôi ở trong một cái nhà sơn màu vàng tại đường Campanario số 69; tôi nhớ chắc chắn như vậy". Lúc đó bà Cabrera không cho mấy lời nầy là quan hệ, song vài bữa cậu bé lại nhắc lại một lần nữa, làm cho cha mẹ nó để ý tới. Hỏi nó nhiều câu thì nó trả lời như thế nầy: "Hồi tôi còn ở Campanario số 69, cha tôi tên Pierre Saco, mẹ tôi tên Amparo. Tôi nhớ tôi có hai người em nhỏ tên Mercédès và Jean, tôi thường chơi giỡn với chúng nó. Lần chót hết tôi ra khỏi nhà sơn màu vàng, ấy là ngày chúa nhựt 28 Février 1903 và người mẹ khác tôi khóc dữ lắm và từ ngày đó tôi đi xa nhà của tôi. Người mẹ khác đó da trắng, tóc đen, bả làm những nón. Lúc ấy tôi 13 tuổi và tôi mua thuốc của nhà thuốc người Mỹ, vì họ bán rẻ hơn. Tôi để xe máy tôi ở phòng phía dưới, khi tôi đi chơi về. Tôi không phải tên Edouard như bây giờ mà tên Pancho".

Nghe lời tường thuật rành rẽ và một cách vừa chắc chắn vừa lạ lùng của một đứa trẻ 4 tuổi, cha mẹ Edouard ngần ngại không biết tính sao. Lại một nỗi Edouard chưa hề đến nhà số 69 đường Capanario bao giờ. Sự cảm xúc vừa qua rồi thì hai vợ chồng Esphugas Cabrera mới suy tính coi trong những lời tường thuật của đứa nhỏ có sự thật hay không Vài ngày sau cha mẹ Edouard dẫn nó đi chơi, sau khi qua một khúc quẹo thì tới số nhà 69 đường Capanario mà Edouard và cha mẹ nó cũng không biết nữa. Nhưng khi đi tới thì Edouard nhìn được liền. Nó la lên: "Đây nầy, cái nhà tôi ở hồi trước đó". Cha mẹ nó mới nói: nếu quả thật thì con hãy vô đó đi. Cậu bé chạy vô trong, đi lại thang leo lên lầu, vô trong mấy cái phòng dường như nó quen biết từ lâu rồi. Nhưng nó trở xuống lập tức, buồn dàu dàu vì nó không gặp cha mẹ nó, mà gặp những người lạ mặt. Nó cũng không kiếm được đồ chơi mà hồi trước nó chơi rất vui với em nó là Mercédès và Jean.

Hai vợ chồng Esphugas Cabrera lấy cái kết quả của cuộc thử lần đầu tiên như thế, bèn tìm kiếm thêm nữa đặng cho đủ những bằng cớ xác thật. Nhờ có chánh phủ giúp sức, cái kết quả của cuộc điều tra như vầy:

10 – Căn nhà số 69 đường Capanario vốn có Antonio Saco mướn ở cho tới sau tháng Février 1903 một ít lâu; hiện giờ Antonio Saco không có mặt tại Havane.

20 – Vợ của Saco là Amparo sanh ba đứa con trai tên là Mercédès, Jean và Pancho.

30 - Trong tháng Février, Pancho chết, sau khi đó gia quyến ông Saco thôi ở nhà đó.

40 – Gần nhà đó có một cái tiệm thuốc mà cậu Edouard quả quyết rằng nó có đi tới đó. Nhiều tờ báo Thần linh bên Mỹ châu như Fiat Lux de Ponce (Porto Rico), Constancia de Buenos Ayres Réformador de Rio de Janeiro, vân vân… đều có đăng bài nầy năm 1907.

 

Chuyện con ông hoàng Emile de VV

Ngày 18 Septembre 1874, ông Hoàng Émile de V V. ở Vervey, nước Thụy sĩ (Suisse) có viết cho tòa soạn báo Thần linh (Revue Spirite) bức thơ nầy đặng cho biết hiện tượng lạ lùng xảy ra cho đứa con trai thứ nhì của ông mới có ba tuổi.

"Cách vài tuần nay, đứa con trai tôi đương chơi và nói chuyện ở trong phòng làm việc của tôi, bỗng chút tôi nghe nó nói tới nước Anh, theo sự biết của tôi thì không ai nói nước Anh cho nó nghe cả, tôi lóng nghe và tôi hỏi nó: "Con biết nước Anh sao ?" Nó bèn trả lời: "À, biết chớ. Ấy là xứ tôi ở hồi đó, lâu lắm rồi."

- Con còn nhỏ như bây giờ phải không ?

- Không, tôi lớn hơn, tôi có râu dài.

- Mẹ con và cha con có ở bển không ?

- Không, tôi có một người cha và người mẹ khác.

- Con làm gì ở đó ?

- Tôi ưa chơi lửa lắm, rồi có một lần kia tôi phỏng nặng quá, nên chết đi".

 

Đầu thai làm con hai lần

1.- Báo Banner of Light tại Boston ngày 15 Octobre 1892 có đăng chuyện nầy vốn của ông Issaac G. Forster là một người có danh giá thuật lại.

Mười hai năm trước tôi ở địa phận Effingham ( Illinois) tôi có bỏ một đứa con gái tên Mari tuổi vừa cập kê. Năm sau tôi không ở Effingham nữa, tôi qua ngụ tại Dakota, vợ tôi sanh đặng một gái đặt tên Nên Ly (Nellie) năm nay được 9 tuổi. Hồi nó biết nói cho tới bây giờ nó không chịu nó tên Nên Ly, nó cứ nói nó tên Mari mà thôi. Mới đây tôi có việc nên trở về Effingham, tôi dắt con Nên Ly theo. Tới đó nó liền biết nhà cũ của tôi và nhiều người mà con Mari quen thuộc hồi trước. Con Nên Ly không thấy cảnh trường của con Mari học khi xưa lần nào mà nó tả hình trạng trúng hết. Trường nầy cách nhà cũ của tôi lối một ngàn rưởi thước. Con Nên Ly xin tôi dắt nó lại trường đó; đến nơi nó chạy lại chỗ chị nó ngồi hồi trước và nói rằng: "Chỗ nầy là chỗ của tôi đây".

Chuyện nầy cũng có đăng vào báo "Globe Démocrate" ở Saint Louis ngày 20 Septembre 1892 và báo Le Brooklyn Eagle, báo Le Milwankee Sentinel ngày 25 Septembre 1892.

2.- Năm 1912, ông quan ba Florindo Batista có gởi bức thơ nầy cho chủ bút báo Ultra bên Ý đại lợi đặng đăng cho thiên hạ xem [4].

Nhằm tháng tám năm 1905 (Août 1905) một đêm kia vợ tôi nằm trong phòng chưa ngủ, bỗng thấy đứa con gái nhỏ của tôi thác 3 năm trước, hiện ra bộ tịch vui vẻ chạy lại nói với má nó như vầy: "Má ôi, con trở về đây"… Vợ tôi giựt mình ngồi dậy thì con tôi đã biến mất. Lúc ấy nó có thai được 3 tháng rồi. Chừng tôi về, vợ tôi đang hồi hợp, nó thuật chuyện lạ lùng đó lại cho tôi nghe. Trong trí tôi tưởng nó hôn mê nên thấy như vậy, song tôi không muốn cãi cọ với nó làm chi. Tôi cũng bằng lòng nếu sau nó đẻ con gái thì lấy tên Bạch đặt lại cho đứa nhỏ [5].

Lúc ấy tôi chưa biết Đạo là cái chi, ai nói với tôi có sự Luân Hồi thì tôi cho người đó là điên, vì tôi chắc một phen thác rồi thì không hề khi nào đầu thai lại bao giờ. Sáu tháng sau, nhằm tháng hai, năm 1906 (Février 1906) vợ tôi sanh một gái giống in như con nhỏ trước, con mắt cũng lớn và đen huyền, tóc cũng rậm và quắn. Tuy giống như vậy chớ trong lòng tôi cũng không tin, mà vợ tôi mừng lắm vì chắc điềm chiêm bao ứng nghiệm, con nhỏ trước đầu thai lại. Bây giờ đây con nhỏ tôi được 6 tuổi, nó mạnh dạn và cũng khôn ngoan như chị nó.

Hồi đứa con trước tôi còn sống, tôi có mướn một người đàn bà nước Thụy sĩ (Suisse) tên Mari ở giữ nó. Người nầy nói ròng tiếng Lang sa và có một bài ca rất êm tai, hễ cất tiếng ca một chập thì con tôi ngủ liền.

Khi nó thác rồi, cô Mari trở về xứ sở, hai vợ chồng tôi không cho trong nhà ca bài đó nữa, vì nghe tới thì động lòng nhớ con tôi vô hạn. Đã 9 năm rồi, hai vợ chồng tôi quên phứt bài ca đó đi. Nhưng tuần rồi đây, hai vợ chồng tôi đương ở trong phòng viết, gần phòng con Bạch ngủ, bỗng nghe văng vẳng bài ca đó.

Ban đầu hai vợ chồng tôi không biết tiếng con tôi, chừng đi lại gần phòng nó thì thấy nó ngồi trên giường ca rặt ròng tiếng Lang sa. Bài ca nầy không ai dạy nó.

Nó không biết tiếng Lang sa đâu, nó có nghe mấy chị nó nói một hai tiếng mà thôi. Vợ tôi làm bộ như thường và hỏi nó rằng: "Con ca bài gì đó ?" Nó trả lời: "Tôi ca một bài ca Tây". Mẹ nó hỏi thêm: "Ai dạy con đó". Nó nói: "Không ai dạy hết. Tôi biết một mình tôi". Nói rồi nó ca tiếp hết bài coi bộ vui vẻ hết sức và dường như trọn đời nó không có ca bài nào hay hơn bài đó nữa.

Chư vị khán quan xem bài nầy tự ý muốn luận cách nào cũng được. Phần tôi, tôi nói: "Con người thác rồi đầu thai lại".

 

Dùng phép thâu thần hỏi việc quá khứ và chuyện vị lai

Quên chuyện kiếp trước đó là lẽ thường, song sau khi bị thâu thần ngủ mê man rồi thì con người có thể thuật lại những việc đã làm hồi mấy năm về trước, lúc còn nhỏ và luôn tới kiếp đã qua rồi. Như chuyện dưới đây:

 

Sát phu quả báo

Ông Hoàng Adam de Wiszincwski nhà số 7 đường Débarcadère Paris có thuật cho tôi câu chuyện sau đây. Có vài người chứng trong vụ nầy còn sống và chỉ chịu kể tên ra bằng mấy chữ đầu mà thôi. "Ông Hoàng Galitzin, Hầu tước B, Công tước R, trong mùa hè năm 1862 hội hiệp với nhau tại suối Hombourg.- Một buổi chiều kia, sau khi dùng cơm trễ lắm, ba vị mới đi dạo trong hoa viên rạp hát Casino. Bổng gặp một người đàn bà nghèo khổ nằm trên băng. Ba vị mới lại gần hỏi thăm cô đó, rồi mời cô lại nhà hàng dùng cơm tối. Cô ăn coi ngon lành lắm, xong rồi ông Hoàng Galitzin lại có ý thâu thần cô. Ngài sè bàn tay đưa qua đưa lại trên mình vài ba cái thì cô ngủ. Khi cô ngủ mê man rồi thì cô vụt phát nói tiếng Lang sa rất giỏi làm cho mấy người có mặt tại đó hết sức ngạc nhiên, bởi ngày thường cô chỉ biết nói tiếng thổ ngữ A-lơ-măn, song dở lắm. Cô thuật lại rằng cô đầu thai nghèo khổ đặng đền tội ác của cô đã làm trong kiếp trước hồi thế kỷ thứ 18. Lầu đài cô ở tại Bretagne gần mé biển, vì cô ngoại tình nên cô xô chồng cô từ trên gành té xuống biển chết tươi đặng cô rảnh tay. Cô chỉ chỗ cô phạm tội một cách rành rẽ. Nhờ mấy lời điềm chỉ đó ông Hoàng Galitzin và Hầu tước B đi tới Bretagne chia nhau điều tra hai phía, cái kết quả vẫn in như nhau. Ban sơ ngài hỏi thăm nhiều người, không có ai cho được tin tức chi cả, sau gặp mấy ông kỳ lão, mấy ổng nhớ lại có nghe cha mẹ thuật chuyện một người tiểu thơ đài các, nhan sắc mặn mà, xô chồng xuống biển chết đi. Những điều của người đàn bà khốn khổ ở Hombourg thuật lại, được nhìn nhận là đúng với sự thật. Ông Hoàng Galitzin trở lại Pháp đi ngang qua Hombourg có hỏi thăm quan cảnh sát lai lịch người đàn bà đó, thì quan cảnh sát trả lời cô ấy dốt đặc, biết nói tiếng thổ ngữ A-lơ-măn và sống là nhờ cách đi lại với bọn lính.

 

Trong cuốn "Những kiếp luân hồi" (Les vies successives), quan Đại tá (Colonel) De Rochas có thuật những sự thí nghiệm của ngài với 19 người đồng tử. Có những chuyện hay, những vị nào muốn khảo cứu về những việc huyền bí nên xem cuốn đó.

Tôi xin thuật lại chuyện Đại tá thâu thần một vị đồng tử hỏi việc vị lai cho các bạn nghe.

Hồi năm 1900, Đại tá hỏi thăm đồng tử những việc đồng tử sẽ làm từ ngày, từ giờ, cho tới năm 1917, đồng tử trả lời vắn tắt về tương lai của va. Đại tá hỏi đồng tử: " Ngài còn giúp việc với tôi không ?" Đồng tử lấy làm lạ trả lời rằng: Làm việc với ông hả ! Tôi có biết ông là ai đâu ?

- Ủa ! Ngài không biết tôi sao, coi kìa ?

- Ờ ! ông giống một cách kỳ lạ một người tôi có quen biết, mà tôi không biết ông thật. Ông là ai ?

- Sao vậy ! Ngài không biết tôi là Đại tá Rochas sao ?

- Đồng tử vùng bật cười khan. Không mà. Ai cũng biết ông Rochas thác đã ba năm rồi. Câu trả lời đó làm cho ông Rochas sửng sốt cho đến đỗi ông phải tỉnh đồng tử liền, bỏ luôn cuộc thí nghiệm.

Quả thật, ông Rochas thác nhằm tháng Octobre 1914. Tôi xin nói thêm rằng dùng phép thâu thần hỏi chuyện quá khứ vị lai có điều nguy hiểm đến tánh mạng đồng tử. Phải biết phương pháp và kinh nghiệm hai ba chục năm mới nên thử, người mới học không nên thí nghiệm mà mắc nhơn mạng có ngày.

Nói đến kiếp Luân hồi thì có người lo sợ, vì kiếp này đau khổ đã nhiều, e cho kiếp sau cũng không tránh được tai nạn. Luật Trời rất công bình, nếu ta không gieo trồng giống xấu thì bao giờ gặt những trái đèo. Không những chỉ riêng có con người mới luân hồi mà thôi, vạn vật đều phải chịu luật thay hình đổi dạng.

Các ngôi tinh tú đương vận chuyển trên không trung bây giờ đây, tới một ngày kia sẽ tan ra nguơn khí rồi đúng ngày giờ thì sanh hóa lại như cũ. Cũng như hết ngày thì tới đêm, hết đêm trở lại ngày. Nước sông, biển, bị nắng rút thành hơi bay lên hóa mây. Mây gặp luồng gió lạnh đặc lại rớt xuống thành mưa, nước mưa chảy xuống sông, biển, rồi hóa ra hơi nước như trước.

Trong trời đất không có vật chi bền bỉ cả.

 

CHƯƠNG THỨ TƯ

 

Những ngôi tinh tú

Ban đêm thanh tịnh, ta dòm lên trời thấy hằng hà sa số những đốm sáng. Ấy là những ngôi tinh tú, tục gọi là những ngôi sao. Trong mấy ngôi sao nầy, có cái nháy mà cũng có cái không nháy. Cái nào nháy là mặt trời, hay là định tinh, cái nào không nháy là trái đất hay là hành tinh. Những hành tinh thì xây chung quanh định tinh.

Lấy con mắt phàm mà xem thì ta không phân biệt được ngôi sao nào lớn, ngôi sao nào nhỏ, ngôi nầy cách ngôi kia bao xa và vị trí của mỗi ngôi. Nhưng nhờ viễn vọng kính mà ngày nay các nhà thiên văn biết được có nhiều tinh cầu lớn hơn ngôi mặt trời soi sáng chúng ta, mà cũng có nhiều tinh cầu khác nhỏ hơn.

Những ngôi tinh cầu lớn hơn mặt trời soi sáng chúng ta

Bề trực kính của ngôi mặt trời soi sáng chúng ta được chừng 1.391.000 cây số ngàn, bằng 109 lần bề trực kính trái đất. Những tinh cầu Hercule bề trực kính 400 lần lớn hơn bề trực kính của mặt trời chúng ta. Tinh cầu Mira Ceti lớn hơn 300 lần, tinh cầu Pégase,140 lần, tinh cầu Arcturus và Aldébaran 27 và 38 lần.

Những tinh cầu nhỏ hơn mặt trời soi sáng chúng ta

Trái lại, có những tinh cầu mà người ta gọi là "les naines" nghĩa là kém hơn bực trung, nhỏ hơn mặt trời chúng ta. Hiện thời ta biết được ba ngôi sao bề trực kính không tới 50.000 cây số, và một ngôi khác chỉ có 10.000 cây số, còn nhỏ hơn trái đất mình nữa.

Những Thái Dương Hệ

Hết thảy những ngôi tinh tú trên không trung đều sắp đặt có hệ thống: một ngôi mặt trời ở chính giữa và những hành tinh xây chung quanh làm ra một Thái Dương Hệ (Système solaire). Sự sắp đặt khéo léo nầy phải là một sự tình cờ chăng? Không. Khoa Pháp môn dạy rằng mỗi Thái Dương Hệ đều có một Đấng Chí Tôn sanh ra, xin gọi Ngài là Đức Thái Dương Thượng Đế (Logos d'un système solaire). Hào quang của Ngài tới đâu dứt, chỗ đó là giới hạn Thái Dương Hệ của Ngài.

Ông Trời hay là Thái Cực Thánh Hoàng

Còn Đấng Chí Tôn sanh hóa hết thảy các Đức Thái Dương Thượng Đế, người ta gọi là Ông Trời, Đấng Tạo Hóa hay là Thái Cực Thánh Hoàng. Đạo Thiên Chúa gọi là Đức Chúa Trời; đạo Bà la môn gọi là Brahma; đạo Hồi Hồi gọi là Allah, đạo những người Bạt si (Parsis) thờ lửa gọi là Ahura Madza . . .  còn nhiều tiếng khác nữa như Ishvara, Logos Cosmique, vân vân. Ấy là Đấng không sanh mà có, Pháp lực vô biên, Toàn năng, Toàn thiện, trí con người không tưởng tượng nổi.

 

Ba ngôi của Đấng Tạo Hóa

Khoa Triết học bí truyền dạy: khi Đấng Tạo công muốn sanh hóa vũ trụ thì Ngài chia làm ba ngôi.

Ngôi thứ nhứt.- Brahma hay là Đức Chúa Cha , Đức Thượng Đế hay là Thái Cực Thánh Hoàng, Dieu le Père.

Ngôi thứ nhì.- Đức Chúa Con, Vishnou, Dieu le Fils.

Ngôi thứ ba.- Đức Chúa Thánh Thần, Shiva, Dieu le Saint Esprit.

Giúp vào công việc của Ngài thì có bảy Hiện Thân của Ngài, ấy là bảy vị Đại La Thiên Đế (7 Logos planétaires cosmiques). Hết thảy tinh tú trong vũ trụ đều thuộc về dưới quyền cai trị của bảy vị Đại La Thiên Đế nầy.

Mỗi vị thống lãnh cả trăm triệu Thái Dương Hệ.

Thái Dương Hệ của chúng ta

Notre système solaire.

Thái Dương Hệ của ta do Đức Thái Dương Thượng Đế, cha lành của chúng ta sanh ra. Nó có 10 dãy hành tinh (Chaînes planétaires). Mỗi dãy có bảy bầu. Song có ba dãy không thấy được, bởi vì không có đất cát và ở trên mấy cảnh cao. Lấy theo tên của hành tinh có đất cát thì 7 dãy nầy là:

Dãy Kim tinh (Chaîne de Vénus)

Dãy Mộc tinh (Chaîne de Jupiter)

Dãy Thủy Vương tinh (Chaîne de Neptune)

Dãy Hỏa tinh (Chaîne de Vulcain)

Dãy Thổ tinh (Chaîne de Saturne)

Dãy Trái đất (Chaîne de la Terre)

Dãy Thiên Vương tinh (Chaîne d'Uranus)

Xin xem tấm bản dưới đây thì biết mỗi dãy có mấy bầu hành tinh có đất cát.

Dãy trái đất hiện thời

 

Dãy Trái đất hiện thời là dãy thứ tư.

Dãy thứ nhứt, dãy thứ nhì, dãy thứ ba tan rã đã lâu. Nhưng dãy thứ ba còn để lại một di tích là mặt trăng. Mặt trăng bây giờ là một bầu hành tinh khô khan, chờ ngày tan rã. Xin các bạn chú ý tới điều nầy.

Hễ nhơn vật qua ở bầu hành tinh nào thì xác thân phải in như thể chất của bầu hành tinh đó.

Thí dụ: Trái đất mình ở đây làm bằng chất đặc, cho nên mình mới có thân xác nầy. Khi nhơn vật qua bầu thứ sáu thì thân hình phải làm chất Thanh khí, vì bầu thứ sáu làm bằng Thanh khí, chớ không phải chất đặc như ba bầu: Hỏa tinh (Mars), Trái đất và Thủy tinh (Mercure). Theo luật Nội Cảnh Tuần Huờn (Ronde Inférieur) hiện thời trên bầu Hỏa tinh và Thủy tinh còn một số nhơn vật ở đó, song họ khác hơn người mình.

Một hệ thống tiến hóa

                 


Bảy dãy hành tinh

 Mỗi dãy hành tinh của Thái Dương Hệ chúng ta gồm bảy bầu hành tinh
và sanh hóa bảy lần.

Hình số 1 là dãy thứ nhứt

Hình số 2 là dãy thứ nhì, vân vân…

Muốn biết mỗi bầu hành tinh làm bằng chất khí nào xin xem những
hình nhỏ ở trong, tức là chú giải.

Dãy thứ nhứt in như dãy thứ bảy.

Dãy thứ nhì in như dãy thứ sáu.

Dãy thứ ba in như dãy thứ năm.

Dãy thứ năm ở chính giữa cũng như vạch nối.

             Số thứ tự

Tên những dãy hành tinh

Số hành tinh có đất cát

1

Dãy Kim tinh

1 bầu

2

Dãy Mộc tinh

1 bầu

3

Dãy Thủy Vương tinh

3 bầu

4

Dãy Hỏa tinh

1 bầu

5

Dãy Thổ tinh

1 bầu

6

Dãy Trái đất

3 bầu

7

Dãy Thiên Vương tinh

1 bầu

 

Dãy trái đất

 

Ba bầu hành tinh có đất cát của Dãy Trái đất mình là:

Bầu thứ ba = Hỏa tinh (Mars)

Bầu thứ tư = Trái đất mình (terre)

Bầu thứ năm = Thủy tinh (Mercure)

Còn bốn bầu kia: bầu thứ nhứt, bầu thứ bảy làm bằng chất Thượng thanh khí thấp (matière mentale inférieure), bầu thứ nhì và bầu thứ sáu làm bằng chất Thanh khí (matière astrale) cho nên không thấy được.

 

Những loài trên thế gian

Trên dãy Trái đất nầy có 7 loài:

Tính chất thứ nhứt (1er règne élémental)

Tinh chất thứ nhì (2 e règne élémental)

Tinh chất thứ ba (3e règne élémental)

Sắt đá                (règne minéral)

Cây cỏ                (règne végétal)

Cầm thú              (règne animal)

Con người            (règne humain)

 

Bảy cuộc tuần huờn (Les 7 rondes) và sự biến đổi hình dạng.

 

Mỗi bầu hành tinh đều có một bài học cho mỗi loài. Vì vậy cho nên 7 loài phải ở trên mỗi hành tinh trong một thời gian theo Thiên ý đã định đặng học hỏi và kinh nghiệm. Thời kỳ nầy là Période mondiale xin tạm dịch là một vận hành phù thế. Lúc khởi đầu thì ở bầu thứ nhứt rồi đúng ngày giờ thì bỏ bầu thứ nhứt, nghỉ ngơi một lúc mới qua bầu thứ nhì. Cứ làm như vậy cho tới bầu thứ bảy. Đi giáp một vòng 7 bầu thì gọi là hết một cuộc tuần huờn (une ronde) các loài đều tiến lên một bực và nghỉ ngơi một lúc dài hơn lúc bỏ một bầu hành tinh. Hết lúc nghỉ ngơi thì tới lúc làm việc lại. Bảy loài cũng khởi sự lại tại bầu thứ nhứt rồi đi khắp hết bảy bầu như trước. Ấy là hết cuộc tuần huờn thứ nhì.

Phải đi 7 lần như vậy. Hết 7 cuộc tuần huờn thì có sự thay hình đổi dạng. Theo phép thì Tinh chất thứ nhứt đầu thai qua Tinh chất thứ nhì; Tinh chất thứ nhì đổi ra Tinh chất thứ ba; Tinh chất thứ ba thành ra sắt đá. Sắt đá thành cây cỏ. Cây cỏ thành thú vật. Thú vật thành con người hay là tinh tú thuộc về hạng Thiên Thần. Con người thành Tiên Thánh. Song sự tiến hóa không đồng bực với nhau bởi vì trong mỗi loài đều có những phần tử siêng năng và những phần tử biếng nhác. Lấy gương những học trò trong một lớp thì biết. Trò nào chủ ý và chăm học thì tự nhiên phải giỏi hơn những trò ham chơi bời, không chịu nghe lời thầy giảng dạy và cuối năm được lên lớp trên; còn mấy trò kia bị ở lại lớp cũ một năm nữa.

Đời tức là cái trường học lớn, mỗi người trong nhơn loại là mỗi tên học trò. Tùy theo sự học hỏi, sự hành động và sự kinh nghiệm của mình mà con người định số phận mình kiếp nầy và kiếp sau.

Chi nên hết cuộc tuần huờn thứ 7 trong mỗi loài đều có một số bị bỏ lại, không được đi đầu thai qua loài kế đó.

 

Tại sao phải có sự thay hình đổi dạng ?

Bởi vì linh hồn thuộc về tinh thần, còn xác thân thuộc về vật chất. Tinh thần và vật chất vẫn đi đôi với nhau luôn luôn. Không có tinh thần thì vật chất phải chết, còn không có vật chất thì tinh thần không phát hiện ra được. Tinh thần và vật chất phải nương cậy lẫn nhau. Hễ tinh thần tiến hóa thì vật chất phải tiến hóa. Hình dạng nào mà chịu không nổi với sự phát triển của tinh thần thì bị tinh thần thảy bỏ đặng lấy hình dạng khác tốt đẹp hơn và cân xứng hơn. Vì thế luôn luôn có sự thay hình đổi dạng. Sự Luân hồi của con người cũng do lẽ trên đây mà ra. Hiểu được điều nầy thì không còn gớm ghê sự chết nữa mà biết chẳng có thế nào con người đầu thai có một kiếp mà trở  nên trọn lành được.

 

Hồn khóm

Trừ ra loài người có hồn riêng cho mỗi xác thân, thì loài cầm thú, loài thảo mộc, loài kim thạch đều có hồn khóm (âme groupe). Giống thú nào một loại với nhau, tỷ như loài chó, dầu chó rừng hay chó nhà khắp thế gian đều có một hồn khóm chung mà thôi. Hồn khóm không khác nào một bồn nước, còn hồn của mỗi con thú là một gáo nước múc trong đó ra. Khi con thú chết rồi, hồn nó trở về nhập với hồn khóm, đem sự kinh nghiệm của nó phân phát đều đủ cho các phần tử.

 

Những thú đặng đầu thai làm người

Nhưng lâu đời, hồn khóm cũng như tế bào, chia ra những khóm nhỏ. Bởi vậy cũng là loài thú ăn thịt, song có hồn khóm nhỏ riêng cho các thứ chó sói, các thứ chồn, các thứ chó nhà, các thứ cọp, các thứ sư tử, các thứ mèo vân vân. Có 7 loài được đi đầu thai làm người mà hiện giờ tôi chỉ biết có 5 loài như: chó, mèo, ngựa, tượng và khỉ (còn 2 loài nữa), còn bao nhiêu thì qua loài tinh tú thuộc về hạng Thiên Thần (Esprit de la nature).

Muốn được thành hình người thì 5 loài mới kể trên đây phải ở chung với con người đặng nhờ sức từ điển và sự dạy dỗ, chúng nó mới trở nên khôn ngoan. Vì vậy chó nhà tiến hóa hơn chó rừng; còn cọp, beo, sư tử thua mèo rất xa. Loài thú trời sanh ra không phải để cho mình ăn thịt hay là giúp việc cho mình mà thôi. Chúng nó đem sức lực và sự khôn ngoan phụng sự mình thì trái lại mình phải giúp chúng nó tiến hóa theo Cơ trời đã định. Nếu người ta chỉ biết dạy con ngựa chạy cho mau đặng đi đua kiếm tiền; tập chó, mèo trở nên hung dữ quỉ quyệt thì là phạm một lỗi rất lớn. Bổn phận chúng ta phải dạy chúng nó trừ tuyệt những tánh rừng rú và mở mang những tình cảm cao thượng như biết thương yêu chủ, biết hy sanh và trung tín vân vân. . .  Ví bằng sai khiến chúng nó làm theo ý muốn quấy quá của mình thì làm hại cho sự tiến hóa của chúng và mắc tội với Trời vậy.

 

Khi đầu thai làm người

Con thú nào tiến hóa thật cao rồi thì khi chết nó không trở về hồn khóm của nó nữa, nó tách riêng ra ngoài. Nó phải trải qua một thời kỳ: Không phải người mà cũng không phải thú, bởi vì bề ngoài nó vẫn giữ hình dạng con thú chưa được làm người, song bề trong nó vẫn khác hơn con thú thường nhiều lắm. Nó phải đi đầu thai nhiều lần nữa, đợi tới một ngày kia Chơn Thần cho thần lực xuống biến đổi cái hồn nhỏ của nó ra Thượng Trí, nó mới được đi đầu thai làm người. Tôi nói vắn tắt, bởi vấn đề nầy rất khó cho những người mới học đạo, ngày sau sẽ giải nhiều thêm.

Không bao giờ con người trở lại đầu thai làm thú đâu. Hiểu rõ mấy đoạn trên đây thì không hề tin rằng: Người nào làm hung ác thì kiếp sau đầu thai làm thú vật như thuở nay người ta hiểu lầm. Con thú không có hồn riêng, không có Thượng Trí. Con người muốn đầu thai làm thú vật thì phải bỏ Thượng Trí, dứt dây liên lạc với Chơn Thần, rồi nhập vô hồn khóm lại như xưa.

Điều nầy không hề thực hiện được bao giờ. Có là vài trường hợp, con người nhập vào mình thú vật một ít lâu rồi cũng bỏ thú vật mà đi đầu thai lại người như trước, như tôi đã nói khi nảy. Con người vì không thông luật trời mà phạm tội, thì cái tội đó không kể là tội trọng được. Mấy anh Bàn môn biết Cơ trời rồi mà còn làm ác, tội đó nặng gấp muôn lần tội của những thường nhơn, mà mấy ảnh chưa đi đầu thai làm thú vật, huống hồ người thường còn vô minh. (Xin xem cuốn Nhân Quả) Đọc kinh phải chuyển kinh, chớ đừng để kinh chuyển mình lại, không vậy khó tỏ ngộ lắm.

 

Hết cuộc tuần huờn thứ bảy dãy Trái đất nầy ra sao ?

Hết cuộc tuần huờn thứ 7 dãy Trái đất nầy tan rã rồi có dãy hành tinh mới khác sanh ra thế cho nó.

Ấy là dãy hành tinh thứ năm, bởi vì dãy Trái đất mình ở bây giờ đây là dãy thứ tư. Dãy thứ nhứt và dãy thứ nhì tan rã đã lâu, không biết tên chi. Dãy thứ ba gọi là dãy Nguyệt tinh (chaîne lunaire) vì nó để lại di tích là mặt trăng bây giờ đó. Mặt trăng hiện thời là một bầu thế giới khô khan chờ ngày tan rã, không còn loài nào ở trên đó cả. Sự tích Hằng Nga nơi Nguyệt điện xinh đẹp lạ thường, đó chắc là người ta muốn nói về phái nữ của dãy Nguyệt tinh trong cuộc tuần huờn thứ bảy. Thuở đó con người gần thành Tiên thánh, không còn ở dưới quyền sai khiến của thất tình lục dục thì tự nhiên cốt cách phi phàm.

 

Bảy loài trên thế gian hồi trước ở đâu ?

Hiểu đoạn trên thì biết rằng 6 loài trên thế gian mình hồi trước ở trên dãy Nguyệt tinh.

1.- Loài người bây giờ, khi xưa vốn là loài thú ở dãy Nguyệt tinh.

2.- Loài thú bây giờ, khi xưa vốn là loài thảo mộc.

3.- Loài thảo mộc bây giờ, khi xưa vốn là loài kim thạch.

4.- Loài kim thạch bây giờ, khi xưa vốn là loài Tinh chất thứ ba.

5.- Loài Tinh chất thứ ba bây giờ, khi xưa vốn là loài Tinh chất thứ nhì.

6.- Loài Tinh chất thứ nhì bây giờ, khi xưa vốn là loài Tinh chất thứ nhứt.

7.- Còn loài Tinh chất thứ nhứt bây giờ, vốn của Đức Thái Dương Thượng Đế mới sanh ra.

 

Những loài ở dãy hành tinh thứ năm

Dãy hành tinh thứ năm cũng phải có 7 loài:

1.- Loài thú ở dãy Trái đất mình qua đó đầu thai làm người.

2.- Loài cây cỏ đầu thai làm loài thú vật.

3.- Loài sắt đá làm cây cỏ.

4.- Tinh chất thứ ba làm sắt đá.

5.- Tinh chất thứ nhì làm Tinh chất thứ ba.

6.- Tinh chất thứ nhứt làm Tinh chất thứ nhì.

7.- Đức Thái Dương Thượng Đế sanh thêm Tinh chất thứ nhứt.

 

Trái đất mình ở vào cuộc tuần huờn thứ mấy ?

Hiện giờ Trái đất mình ở vào phân nửa cuộc tuần huờn thứ tư (moitié de la 4e ronde) nghĩa là nhơn loại đã đi hết 3 vòng 7 bầu của dãy Trái đất, còn vòng thứ tư nầy mới đi tới bầu Trái đất mình ở đây. Bởi bầu Trái đất mình ở đây là bầu thứ tư ở chính giữa 7 bầu cho nên mới gọi "Nhơn loại ở vào phân nửa cuộc tuần huờn thứ tư". Nhơn loại và 6 loài kia còn phải qua ở bầu thứ năm là bầu Thủy Tinh (Mercure), bầu thứ sáu E và bầu thứ bảy F mới hết cuộc tuần huờn thứ tư.

 

Sự Phán Xét Cuối Cùng

Qua cuộc tuần huờn thứ năm, nhơn loại cũng sẽ bắt đầu đi từ bầu thứ nhứt như trước. Tới phân nửa cuộc tuần huờn thứ năm nghĩa là khi nhơn loại đi tới bầu Trái đất mình ở đây thì có sự Phán Xét Cuối Cùng (Jugement dernier). Trên Thiên đình sẽ xem kỹ lưỡng tánh hạnh mỗi người. Những người nào siêng năng, giỏi giắn, biết tu đức trau mình, lo giúp ích cho muôn loài vạn vật, nói tóm lại là ăn ở theo Đạo Bát Chánh hay có đủ đức tánh kể trong cuốn "Dưới Chơn Thầy" thì được đầu thai luôn cho tới cuộc tuần huờn thứ 7. Còn những người nào chỉ biết lo sung sướng tấm thân, cả đời biếng nhác, ích kỷ hại nhơn, thì sẽ bị ngưng lại, không được đi đầu thai nữa. Linh hồn mấy vị nầy trở về Niết Bàn nghỉ ngơi đợi chừng nào nhơn loại ở dãy thứ năm tiến hóa gần bằng bực của họ, thì họ mới trở xuống nhập bọn đặng đeo đuổi theo sự tiến hóa mà họ đã bỏ dở hồi còn ở dãy thứ tư.

Dân số trên dãy trái đất nầy được bao nhiêu ?

Theo khoa Triết học bí truyền thì dân số trên dãy Địa cầu nầy được 60 ngàn triệu (60 milliards), số nầy không còn thêm hay bớt nữa. Hiện giờ theo bản thống kê các nước thì dân số tổng cộng có hai ngàn triệu [6]. Vậy thì còn 58 ngàn triệu nữa ở đâu ?

Họ còn ở hai cõi Thượng giới và Trung giới, vì đã bỏ xác phàm rồi. Đúng ngày giờ họ sẽ trở xuống Trần đầu thai lại như trước.

 

Thái Dương Hệ của chúng ta sanh ra đã bao lâu rồi ?

Thái Dương Hệ của chúng ta sanh ra đã được lối một ngàn chín trăm năm mươi lăm triệu, tám trăm tám mươi bốn ngàn bảy trăm lẻ ba năm (1.955.884.703 ans).

Còn trong cuộc tuần huờn thứ tư nầy, 300 triệu năm đã trải qua trên bầu Trái đất mình đang ở đây.

Hết cuộc tuần huờn thứ bảy có bao nhiêu người thành Tiên Thánh ?

Lấy theo trình độ tiến hóa của nhơn loại bây giờ thì dưới đây là lời phỏng định của Tiên Thánh.

Trong số 60 ngàn triệu thì có lối 24 ngàn triệu bị bỏ lại lúc Phán Xét Cuối Cùng trong cuộc tuần huờn thứ năm. Còn lại 36 ngàn triệu chia ra như sau nầy:

12 ngàn triệu thành Tiên Thánh.

12 ngàn triệu thành La Hán.

12 ngàn triệu vào bực Tu đà huờn, Tư đà hàm và A na hàm, nghĩa là được Điểm đạo từ lần thứ nhứt cho tới lần thứ ba.

Tại sao phải loại ra 24 ngàn triệu ?

Ấy vì lúc đó Tiên Thánh và các Đại Thiên Thần ra ở lẫn lộn với con người. Thần lực trên Thiên đình ban xuống nhiều lắm. Nó có tánh đặc biệt là làm cho các tánh tình dầu xấu dầu tốt đều nảy nở ra lớn thêm. Người hiền sẽ hết sức hiền, người dữ sẽ hết sức dữ. Những người còn tánh gian xảo tham lam thì chừng đó sẽ trở nên cực kỳ hung ác, khuấy rối xã hội không khác nào mụt nhọt ở chơn làm cho cả thân mình nhức nhối. Vậy điều tốt hơn hết cho họ là ở riêng một chỗ, không còn thế phá hại người khác để cho kẻ lương thiện an ổn và tiến hóa cho mau.

 

Có thể thành Tiên Thánh trước cuộc tuần huờn thứ bảy

Tiên Thánh là người trọn lành, biết rõ hết những việc xảy ra trên Trái đất nầy một cách châu đáo. Vì vậy một người thường không chịu tu hành phải trải qua muôn kiếp Luân hồi mới trở nên sáng suốt. Trái lại, người nào kiếp nầy ra công khó nhọc ăn ở in như lời các vị Giáo chủ dạy dỗ, thì nội trong 15 năm làm chủ 3 thể: Thân, Ý, Trí được. Rồi 20 năm về sau sẽ thấy những năng lực ở trong mình mở lần lần ra.

Phải tu hành bực trung ba chục kiếp như vậy thì mới đắc Đạo, thành chánh quả. Ba chục kiếp mới nghe qua coi dài và lâu lắm, song đối với thời gian vô cùng vô tận thì nó chỉ là trong nháy mắt mà thôi. Để tôi làm bài toán nầy cho các bạn coi. Thí dụ một vị tu hành nói trên đây sống trên cõi Trần được 72 năm. Bỏ xác phàm rồi đi về cõi Thượng giới ở 2000 năm mới trở xuống đầu thai. Vậy thì một kiếp của va được
2000 năm + 72= 2072 năm. Ba mươi kiếp như vậy được 2072 X 30= 62.160 năm.

Kỳ hạn của một cuộc tuần huờn bao lâu ta không hiểu đặng, song ta biết có cái dài có cái vắn.

Tại Trái đất nầy, tổ tiên giống da trắng sanh ra đã một triệu năm rồi. Thôi bây giờ lấy bực trung mỗi cuộc tuần huờn 196 triệu năm. Còn hai cuộc tuần huờn rưởi nữa, con người mới thành Tiên Thánh thì 196 triệu X 2,5= 490 triệu năm nữa. Trừ số 62.160 năm cho 490 triệu thì thấy người nào tu hành bây giờ thì còn rảnh rang được 489 triệu, 937 ngàn, 840 năm. Trong thời gian nầy tu hành thêm thì tiến hóa cao lắm, bởi vì Tiên Thánh mới là bực thứ nhứt trong hạng siêu phàm. Còn không biết bao nhiêu bực cao hơn nữa, nấc thang tiến hóa vô cùng vô tận, không ai tưởng tượng nổi, chỉ biết một là càng lên cao càng thấy bầu trời rộng minh mông, càng học lại càng thấy mình dốt nát.

 

Hãy cứu vớt những người bị bỏ lại

Nhhững người bị bỏ lại không mất đi đâu, họ chỉ bị ngưng sự tiến hóa trong một thời gian tính ra không biết mấy chục hay mấy trăm triệu năm. Trong lúc đó các bạn của họ đã đi xa biệt mù, chẳng có thể nào họ theo kịp nữa. Qua dãy Trái đất thứ năm, họ phải ra công khó nhọc gấp mười lần hơn bây giờ mới được vào hạng siêu phàm nhập thánh. Họ không thể nào trốn tránh đi đâu cho khỏi luật Nhân quả buộc trói họ vào bánh xe Luân hồi. Hiện giờ họ không chịu siêng năng thì tới chừng đó họ cũng phải sốt sắng làm lành. Bây giờ muốn cứu vớt họ thì phải tự mình trau tria tâm trí đặng họ bắt chước gương lành của mình. Khuyên họ có lòng từ thiện phải sẵn lòng thi nhơn bố đức luôn luôn, phải lo học hỏi cho mau thông và rộng lượng khoan dung cho những kẻ lỗi lầm.

Phải hết sức thành thật và sốt sắng. Giải cho họ biết kiếp nầy họ tập được đức tánh nào thì kiếp sau sẽ có đức tánh đó, bởi vì gieo giống nào gặt giống nấy. Nếu phần đông ăn ở được như vậy thì dám chắc tới lúc Phán Xét Cuối Cùng trong cuộc tuần hoàn thứ năm sẽ còn lối một phần mười bị bỏ lại mà thôi, nghĩa là chỉ có 6 ngàn triệu không được tiếp tục đi đầu thai thôi chớ không phải 24 ngàn triệu như lời đã phỏng định vì mình đã cứu vớt được 18 ngàn triệu. Vì lẽ nầy, những người tu hành bây giờ là những vị ân nhân của nhơn loại, bởi vì họ dùng những tư tưởng lành đặng cảm hóa con người.

                          (xin xem lại chỗ tư tưởng truyền nhiễm)

 

Những giống dân trên dãy Địa cầu

Nhơn loại trên mỗi hành tinh trên dãy Trái đất mình chia ra 7 giống (Races mères). Mỗi giống chia ra 7 nhánh lớn (sous races). Mỗi nhánh lớn chia ra 7 nhánh nhỏ nữa (Branche de sous race). Nhơn loại đi qua bầu hành tinh nào thì xác thân phải làm bằng chất khí của bầu hành tinh đó. Tỉ như Trái đất mình làm bằng đất cát, nên con người mới có xác thịt nầy. Ngày nào nhơn loại qua bầu thứ sáu làm bằng chất Thanh khí thì xác thân cũng phải làm bằng chất Thanh khí vậy v. v. . .

 

Giống dân thứ nhứt

Trong cuộc tuần huờn thứ tư nầy, tại Trái đất mình ở đây thì thân thể làm bằng chất tinh khí, hình dáng lạ lùng, có tòng có tụi. Nói rằng loài người, chớ kỳ thật không giống xác thân con người bây giờ chút nào. Chưa biết cảm động và chỉ mở có một quan là "Nghe".

Họ không có cha mẹ sanh ra; xác thân của họ vốn là những cái Phách của Tiên Thánh khi xưa ở dãy Nguyệt tinh tạo nên. Họ đi được, đứng được, chạy được, cúi xuống được và bay được. Nhưng họ vẫn là cái bóng, nước lửa hại không nổi. Không có nam nữ. Họ sanh sản như loài a míp (amibe) là sanh vật đơn giản nhứt hay là như loài san hô nhỏ (hydre). Ban đầu họ chia thân mình ra làm hai phần bằng nhau, rồi về sau những phần không đều, vì thế con cháu họ hình thù bé nhỏ hơn họ. Không thể nào phân biệt được những nhánh nhóc của giống thứ nhứt nầy cả.

 

Giống thứ nhì

Đúng ngày giờ giống thứ nhứt biến đổi ra giống thứ nhì. Sự biến đổi nầy lạ lùng lắm. Các Thiên Thần lấy một chất đặc làm một cái vỏ đắp vào mình giống thứ nhứt đặng làm xác thân giống thứ nhì. Thành thử xác thân giống thứ nhứt thành ra cái Phách của giống thứ nhì. Giống thứ nhì gọi là Kim-bu-rút-sa (Kimpurushas) mở được hai quan "Nghe và động dạng". Sắc da vàng nhưng có pha từ màu vỏ cam tới màu xanh dợt của trái chanh. Hình dạng thì có tòng có tụi, giống hoặc như thảo mộc, hoặc như thú vật, hoặc hơi giống hình người kêu hú nhau như tiếng sáo.

Cách sanh sản: Nhánh thứ nhứt và nhánh thứ nhì không có nam nữ cũng nứt mình ra như giống thứ nhứt. Nhưng càng ngày vỏ ở ngoài càng cứng, cách sanh sản như trước không được nữa. Đổi ra khác. Ngoài da nổi những cục u nần như giọt mồ hôi, màu trắng đục sết sết rồi lần lần cứng ngắt và lớn thêm. Mỗi cục rớt ra thành một người. Ngày tháng qua, những trẻ mới sanh ra có hai bộ phận sanh dục, âm và dương mới vừa tượng, nghĩa là chúng nó lại cái.

 

Giống thứ ba

Giống thứ ba gọi là giống Lê-mu-ri-den (Lémuriens). Ấy là tổ tiên giống da đen bây giờ. Giống mọi Bích-mê (Pydmée) ở Phi châu hiện thời là nhánh nhóc của giống thứ ba còn sót lại.

 

Cách sanh sản

Sự sanh sản của giống nầy có thể chia ra làm 3 thời kỳ:

Thời kỳ thứ nhứt.- Cũng nổi những cục u nần, song lần lần trở nên tròn như trứng gà. Nhánh thứ nhứt sanh ra thì thấy hai bộ phận sanh dục âm và dương mới tượng. Nhánh thứ nhì sanh ra thì giống hình người và thấy rõ ràng lại cái.

Thời kỳ thứ nhì.- Nhánh thứ ba thành trọn vẹn nguyên hình lại cái ở trong trứng. Đứa nhỏ cũng như gà con khảy mỏ rồi thì ra ngoài, đi và chạy được. Lần lần một bộ phận âm hay dương lấn bộ kia. Nhánh thứ tư cũng ở trong trứng, chừng sanh ra rồi thì phân biệt Nam hay Nữ liền. Tới khi nhánh thứ tư gần tàn, đứa nhỏ trong trứng nở ra thì yếu đuối. Từ ngày phân nam nữ cho tới nay đã 6 triệu rưởi năm rối.

Thời kỳ thứ ba.- Tới nhánh thứ năm thì lần lần trứng ở trong mình người mẹ. Đứa nhỏ sanh ra thì bất lực, chỉ biết cựa quậy, la khóc mà thôi. Qua nhánh thứ sáu, thứ bảy thì đứa nhỏ ở trong tử cung người mẹ như bây giờ.

 

Giác quan và tiếng nói

Giác quan.- Sanh đồng thời với loại thú Mê-ga-lô-sô (Mégalosaure) và Tê-rô-đắc-tinh (Ptérodactyle) cho nên giống thứ ba Lê-mu-ri-den hình thù cao lớn, oai nghi, sức lực mạnh mẽ vô cùng mới chống cự nổi với những loài thú dữ kể trên đây. Sắc da đỏ, song có nhiều màu từ đỏ nâu cho tới xám xanh. Ban sơ có một con mắt ở chính giữa trán, sau hai con mắt sanh ra ở hai bên, con mắt ở chính giữa thụt vô trong thành ra hạch trán hay là tùng quả tuyến (glande pinéale). Người ta gọi giống một con mắt nầy là giống Si-lốp (cyclopes).

Tiếng nói.- Nhánh thứ nhứt và nhánh thứ nhì, khi yêu thương, đau khổ, buồn bực, thì chỉ biết hét la vì tiếng nói của họ gồm những nguyên âm. Tới nhánh thứ ba thì tiếng nói trở thành độc âm. Lúc đó trên địa cầu các dân tộc chỉ nói có một thứ tiếng (duy nhứt).

 

Sự văn minh

Có một điều mà người ta tưởng lầm là các giống dân tộc ban đầu thì dã man rồi sau lần hồi mới văn minh tiến bộ. Sự thật thì trái hẵn. Mỗi khi giống dân tộc nào mới sanh ra thì luôn luôn có những vị thánh nhơn xuống đầu thai đặng dạy dỗ đạo đức và mở mang trí hóa về đủ các phương diện. Như giống thứ ba nhờ sự chỉ huy của các vị Tiên Thánh ra đời làm vua, nên xây được nhiều thành trì rộng lớn, cất được những đạo viện hùng vĩ, để những di tích mà ngày nay mà người ta gọi là của giống Si-lốp (cyclopes).

Họ dùng những tấm đá khổng lồ xây tường, tới đời bây giờ chưa có một vị kỷ sư nào tìm được thế nhúc nhích nổi. Hiện giờ còn những tấm đá lớn động tới thì lúc lắc mãi người ta gọi là Pierres branlantes. Đó là một vấn đề mà khoa học đời nay chưa giải quyết được. Người ta có biết đâu những tấm đá đó là những phương thế để giao thông giữa hai cõi: Tiên cảnh và Hồng trần hồi giống dân thứ ba. Cũng như cái ghế để xây ma, hễ tấm đá gõ mấy tiếng thì là dấu hiệu gì đó, không khác nào cái máy điện báo Mọt sơ (Morse) bây giờ vậy.

Giống thứ tư

Giống thứ tư là giống Ắt lăng (Atlante) tổ tiên giống da vàng, da đỏ bây giờ. Giống nầy mới thiệt là giống người ta.

 

Bảy nhánh của giống thứ tư

Bảy nhánh của giống thứ tư là:

10.- Nhánh thứ nhứt là giống Rmoahal (Mô-a-hal) chăn nuôi súc vật di cư dưới quyền của các vị Thánh Đế.

20.- Nhánh thứ nhì giống Tlavatli (La-hoát-li) nhờ Tiên Thánh dắt dẫn, nên rất văn minh song ưa chuộng hòa bình.

30 .- Nhánh thứ ba là nhánh Toltec (Tôn-téc). Trong 7 nhánh duy có nhánh thứ ba đáng cho ta chú ý hơn hết. Hình thù vậm vỡ, cao lớn, bực trung tám thước bề cao, da thịt cứng hơn đá. Nếu lấy một miếng sắt hay thép của mình dùng đời nay đập vào mình họ thì miếng sắt sẽ cong hay là gãy lìa. Gươm đao của chúng ta dùng bây giờ chém họ không phủng đâu. Lại có một điều đặc biệt là mấy vết thương kéo da non lẹ làng. Nhờ Tiên Thánh dạy dỗ cho nên giống Tôn-téc cực điểm văn minh, thế kỷ 20 nầy có chỗ vẫn chưa sánh kịp. Khoa học, văn chương, mỹ thuật tiến bộ lạ thường. Thuở đó người ta biết dùng phi thoàn (aéronef) bên đạo đức gọi là Qui-ma-na (Vimana) tung mây lướt gió. Không phải dùng dầu xăng như bây giờ, song dùng một cái lực gọi là Vrill lấy ở trong tinh khí (éther), Tàu dịch là dĩ thái. Họ cũng dùng phi thoàn tấn công nhau. Cũng có những trận không chiến dữ dội. Khi ra trận họ trút hơi độc xuống trên đầu kẻ nghịch làm cho cả ngàn quân lính chết ngột và kinh tâm tán đởm, hoặc thả những bôm khi rớt xuống thì nổ lên, văng ra tứ phía những lửa hoặc những miểng làm cho kẻ thì đứt đầu, người thì cụt tay, cụt chơn, lủng ruột, thây nằm chật đất.

Họ biết chế một thứ nước sơn, sơn vô cây thì trở nên dẻo như da thuộc vậy. Họ không cần đào mỏ tìm vàng như bây giờ, họ dùng khoa luyện kim (alchimie) biến đổi loại kim khác ra vàng. Họ không quí trọng vàng, họ chỉ dùng nó để làm đồ chưng diện trong nhà, hoặc những cột nhà, những đền đài và những đạo viện. Họ dùng khoa học đặng mở mang nghề canh nông, chăn nuôi súc vật, sanh sản những giống lúa mới, trồng cây ăn trái, sửa sang đất cát cho trở nên thật tốt, biết lợi dụng những màu sắc giúp sức cho cây cối và thú vật mau lớn, hoặc trừ khử các chứng bịnh do vi trùng sanh ra. Ban đầu thì mọi việc đều tốt đẹp. Các vị đạo sĩ ỷ mình phép tắc cao cường đánh đuổi các đệ tử Tiên Thánh rồi ra cầm quyền trị dân. Họ dùng thần thông làm những chuyện tàn ác trái nghịch lòng trời, nên bị một trận Đại Hồng Thủy quét sạch sự văn minh của giống dân Tôn-téc.

(Xin xem chỗ "Những cuộc tang thương biến đổi châu Át lân tích")

40 .- Nhánh thứ tư là giống Tu-ra-nhen (Turanien) hung bạo và ưa chiến tranh, nhưng văn minh lắm.

50 .- Nhánh thứ năm là giống Sê-mít (Sémites) có tánh hiếu động. Ấy là tổ tiên giống Do Thái và giống thứ năm là A-ri-den bây giờ.

60 .- Nhánh thứ sáu là giống Ắc-ca-đi-den (Akkadiens) ưa phiêu lưu, di cư qua miền duyên hải Địa Trung Hải sanh ra dân Pélasges, Etrusques, Carthaginois) và Scythes.

70 .- Nhánh thứ bảy là giống Mông Cổ ở Bắc Á châu sanh ra người Trung Hoa ở trung nguyên (chớ không phải người Trung Hoa ở dựa mé biển). Người Ma lai, người Tây Tạng, người Hung Gia Lợi, người Phanh noa (Finnois), người Ết ki mô (Esquimaux) và người Nhựt Bổn là một nhánh của giống Mông Cổ.

 

Giống thứ năm

Giống thứ năm là giống A-ri-den (Aryens) sanh ra đã một triệu năm rồi. Ấy là tổ tiên người da trắng bây giờ.

Những nhánh của giống thứ năm:

10.- Nhánh thứ nhứt cũng gọi là giống A-ri-den, thỉ tổ của người Ấn Độ da trắng (Hindous).

20.- Nhánh thứ nhì gọi là A-ri-dô-sê-mê-tích (Aryosémétique) hay là Cal-đê-den (Chaldéenne) di cư qua ở xứ A phú hản ( Afghanistan) và Si ri (Syrie).

30.- Nhánh thứ ba gọi là giống Y-ra-nhen (Iranien) qua ở xứ Ba Tư (Perse), A Rập (Arabie) và Ai Cập (Egypte),

40.- Nhánh thứ tư gọi là Sên-tích (Celtique) qua ở xứ Hi Lạp, Ý, Pháp, Iệt lăn (Irlande) Ê cốt (Ecosse).

50.- Nhánh thứ năm là giống Tơ-tông (Teutons) gồm dân Sít căn đi nao (Scandinave) dân A lơ măn (Allemands) Nga, Anh, Mỹ hiện thời.

60.- Nhánh thứ sáu không biết đặt tên chi, đã nảy sanh bên Mỹ châu và Úc châu, Nam Phi châu và nhiều nơi khác. Mình đã thấy sự văn minh của nhánh thứ năm, nhưng nó chưa lên tới chỗ cực điểm đâu. Nhánh thứ sáu còn giỏi hơn nhánh thứ năm nhiều lắm. Mở được trực giác, thần nhãn, giàu lòng bác ái, diệt được tánh ích kỷ chia rẽ, làm việc với tinh thần tổng hợp và thật hiện được câu: "Tứ hải giai huynh đệ". Nhánh thứ bảy sẽ tiến hóa hơn nhánh thứ sáu. Hết nhánh thứ bảy giống thứ năm sẽ tàn.

 

Giống thứ sáu và Giống thứ bảy

Sáu bảy trăm năm nữa, giống thứ sáu sẽ ra đời đặng thế cho giống thứ năm. Cũng có bảy nhánh.

Rồi đúng ngày giờ giống thứ bảy sẽ sanh ra. Khi nhánh thứ bảy của giống thứ bảy điêu tàn rồi thì gọi là hết một cuộc vận hành phù thế (période mondiale). Trái đất sẽ nhỏ lại. Trừ ra một số nhơn vật bị bỏ lại vì chưng bê trễ bổn phận thì các loại đều về cõi Niết Bàn nghỉ ngơi, rồi chờ đúng ngày giờ qua bầu Thủy Tinh (Mercure) đặng tiến hóa thêm nữa.

 

Nội cảnh tuần huờn

(Ronde intérieur)

Số nhơn vật bị bỏ lại không có sanh sản thêm nữa, cứ giữ một mực luôn luôn. Họ không được nghỉ ngơi, họ phải đầu thai đi đầu thai lại mãi cho tới cuộc tuần huờn thứ năm nhơn vật trở lại bầu trái đất nầy, họ mới nhập bọn đặng tiến hóa thêm. Trong bảy bầu hiện thời trên bầu nào cũng có một số nhơn vật như vậy cả. Cuộc tuần huờn nầy gọi là Nội Cảnh Tuần Huờn.

Cuộc Nội Cảnh Tuần Huờn rất có ích lợi. Nó giúp cho nhơn vật bê trễ sau theo kịp chúng bạn nếu họ thật rán sức và Tiên Thánh cùng các Thiên Thần khỏi thất công sanh lại một lần nữa thân hình của các loài vật khi mấy loài nầy trở lại ở trên mỗi bầu hành tinh.

 

Những điều cần biết về sự sanh hóa và sự Luân hồi các giống dân

Giống thứ nhứt sanh ra giống thứ nhì, giống thứ nhì sanh ra giống thứ ba, giống thứ ba sanh ra giống thứ tư, giống thứ tư sanh ra giống thứ năm, giống thứ năm sanh ra giống thứ sáu, giống thứ sáu sanh ra giống thứ bảy. Mỗi linh hồn phải đầu thai vào mỗi giống; trước ở giống thứ nhứt, hết ở giống thứ nhứt thì qua giống thứ nhì vân vân [7] cho tới giống thứ bảy. Nghĩa là phải đầu thai vào mỗi nhánh của mỗi giống hoặc một lần, hoặc nhiều lần tùy theo bực tiến hóa đặng học hỏi và kinh nghiệm bởi vì mỗi giống dân đều có những bài học riêng cho mỗi linh hồn, chừng học xong rồi mới qua giống dân khác. Không phải đầu thai làm đàn ông mãi hay là đàn bà mãi. Theo phép không đầu thai ít hơn ba lần trong mỗi giống nam hay nữ, hay là nhiều hơn 7 lần, nghĩa là đầu thai làm đàn bà thì trọn luôn ba kiếp, qua kiếp thứ tư mới làm đàn ông; hoặc đầu thai làm đàn ông trọn 7 kiếp thì qua kiếp thứ 8 đầu thai làm đàn bà. Cũng có trường hợp đặc biệt, nhưng trường hợp nầy ít có lắm.

 

Những hạng linh hồn đi đầu thai

Những linh hồn đi đầu thai chia làm 5 hạng:

10.- Hạng thứ nhứt – Các vị Tiên Thánh, các Ngài không cần đi đầu thai nữa, song muốn lấy xác phàm thì tự ý. Ấy là những vị ở trong Quần Tiên Hội (Xin xem tới sẽ rõ).

20 .- Hạng thứ nhì – Những vị được điểm đạo từ lần thứ nhứt cho tới lần thứ tư, mấy vị nầy thường thường sau khi bỏ xác phàm thì ở cõi Trung giới một ít lâu rồi trở xuống đầu thai, không về Thiên Đường.

30.- Hạng thứ ba – Gồm những vị trí thức.

Hạng nầy chia làm hai bực:

 a/ Bực thứ nhứt – Đi đầu thai 2 lần trong mỗi nhánh. Bực trung về cõi Thiên Đường 1.200 năm.

b/ Bực thứ nhì – Đi đầu thai hơn 2 lần trong mỗi nhánh. Bực trung về cõi Thiên Đường 700 năm.

40 .- Hạng thứ tư – Gồm những bực tầm thường.

50.- Hạng thứ năm – Gồm những người chưa mở mang. Hai hạng nầy phải đầu thai nhiều lần trong mỗi nhánh trước khi qua nhánh kế đó.

 

Tại sao tới giống dân thứ ba có sự phân chia nam nữ

Trong cuộc tuần huờn thứ tư nầy có 3 cái đặc điểm khác hơn 3 cuộc tuần huờn trước.

Một là: Có sự sửa đổi những điều kiện của tinh chất. Vấn đề nầy rất khó khăn, sau có dịp sẽ giải.

Hai là: Mở cửa Đạo đặng cho con người bước vào đường Tiên nẻo Phật, đồng thời không cho loài thú đầu thai làm người.

Ba là: Ôn lại những việc làm của 3 cuộc tuần huờn trước tại bầu thứ tư là Trái đất nầy vì nhơn loại đã đi được phân nửa con đường tiến hóa rồi. Hễ giống dân thứ nhứt sanh ra thì ôn lại những việc làm trong cuộc tuần huờn thứ nhứt. Giống dân thứ nhì sanh ra thì ôn lại những việc làm trong cuộc tuần huờn thứ nhì. Tới phân nửa cuộc tuần huờn thứ ba mới có đàn ông và đàn bà thì tới phân nửa giống dân thứ ba mới có phân chia nam nữ. Không vậy thì giống dân thứ nhứt đã có xác thịt như bây giờ rồi.

 

Bảy Châu Thế Giới

Khi một giống dân sanh ra thì có một Châu thế giới nổi lên đặng chứa nó. Châu thứ nhứt để chứa giống dân thứ nhứt. Châu thứ nhì để chứa giống dân thứ nhì, vân vân. . . Khi giống dân nào gần tàn thì Châu chứa nó trầm xuống biển, rồi Châu khác nổi lên thế, cứ xây vần như vậy mãi.

Châu thứ nhứt

Châu thứ nhứt tên là Pushkara (Bút-ca-ra). Sách Thánh bên Thiên Trước cũng gọi là "Châu Địa Linh bất diệt" (Terre sacrée impérissable), bởi vì duy có một mình nó tránh khỏi được cuộc thương hải tang điền. Khoảnh đất nổi lên đầu tiên gọi là núi Tu-Di (Pic du Mont Méru).

Châu Địa Linh bất diệt hiện giờ ở tại đầu trái đất

Châu thứ nhì

Châu thứ nhì tên Plaska: Cực Lạc thanh châu (Continent hyperboréen) hình bán nguyệt. Chỗ nó choán ngày nay là Bắc Á Châu, chạy từ cù lao Groenland tới Kamtchatka, gồm cù lao Spitzberg bán đảo Thụy Điển, Na Uy (Suède et Norvège) và luôn cù lao Anh cát lợi (Iles Britanniques). Phía Nam là mênh mông đại hải. Khí hậu nóng nực của miền ôn đới, cỏ hoa tươi tốt, đồng bái xanh um, phong cảnh u nhàn. Di tích của Châu thứ nhì còn lại tới ngày nay là cù lao Groenland, Islande, Spitzberg miền Bắc Na Uy và Thụy Điển.

Châu thứ ba

Dãy Hi mã lạp sơn (Himalaya) đã mọc lên lần lần, dưới Hi mã lạp sơn, phía Nam, thì đại lục nổi lên; hướng Đông phía Tích lan đảo (Ceylan) từ Úc Châu tới Tasmanie và cù lao Pâques; phía Tây tới cù lao Madagascar. Một phần Phi Châu cũng nổi lên. Di tích Châu thứ nhì là Thụy Điển, Na Uy và Tây bá lợi Á cũng dính với đất mới. Cả thảy làm ra Châu thứ ba gọi là Lê-mu-ri (Lémurie) hay là Shalmali.

Những cuộc tang thương

Về sau Châu Lê-mu-ri bị những cuộc địa chấn và những hỏa diệm sơn phun lửa làm cho nứt ra nhiều cù lao, mỗi cái bằng một đại lục bây giờ.

Mấy cù lao đó cũng bị nhiều cuộc tang thương biến đổi, rốt lại 700.000 năm trước chỉ tằng xưa nhứt của đệ tam kỷ (période Eocène de l'Epoque tertiaire).

Châu Lê-mu-ri bị những trận địa chấn do hỏa diệm sơn gây ra nhận chìm xuống biển. Nó để lại vài di tích như là Úc đại lợi (Australie), cù lao Madagascar và cù lao Pâques hiện thời.

Sự biến đổi khí hậu

Từ khi nhánh thứ tư của giống thứ ba sanh ra thì cốt trái đất nghiêng triền. Ở Bắc cực khí hậu nóng nực bỗng biến đổi ra lạnh lẽo vô cùng. Những nhánh nhóc của giống thứ hai còn sót lại, và nhánh thứ nhứt, nhánh thứ nhì của giống thứ ba ở tại đó đều chết sạch. Loài cây cối và loài thú cũng như loài người hình thù trở nên bé nhỏ. – Đời nay các nhà tự nhiên học đều nói rằng: "Trong thời đại Trung Tân Thế" (période Miocène) đảo Groenland và Spitzberg cũng vậy (hai đảo nầy là di tích của Châu thứ nhì) hưởng một khí hậu gần giống như của miền ôn đới. Tại Groenland thuộc về 700 Bắc vĩ tuyến thì dẫy đầy những cây If, Erythroxyle, Séquois (một loại với giống cây ở California) hêtre, platane, saule, chérie, peuplier, noyer và một giống Magnolia và Zamia".

"Ils (les Naturalistes) déclarent tous que durant la période miocène, le Groenland et même le Spitzberg, c'est à dire ce qui reste de notre second continent hyberboréen, jouissait d'un climat presque tropical.

Durant la période Miocène, le Groenland (par 700 de latitude Nord) était couvert d'une grande quantité d'arbres tels que l'If, l'erythroxyle, le séquois, (alliés  aux espèces de Californie)  le hêtre, le platane, le saule, le chêne, le peuplier et le noyer de même qu'un genre de Magnolia et de Zamia. (Doctrine secrète 3e volume, page 14).

Châu thứ tư

Châu thứ tư gọi là Châu Ắt lăn tích (Atlantide) chớ tên Thánh là Câu-Xá (Kusha). Nó gồm ba phía:

Bắc, thì Bắc Á Châu, kể luôn Tàu và Nhựt chạy ngang qua biển Thái hình dương tới phía Tây của Bắc Mỹ châu bây giờ.

Phía Nam thì Ấn Độ, cù lao Tích Lan, Diến Điện, bán đảo Mã Lai.

Phía Tây thì nước Ba Tư (Perse) xứ A Rập (Arabie) Si Ri (Syrie) Ap-bít-si-ni (Abyssinie) miền duyên hải của Địa Trung Hải, phía Nam Ý Đại Lợi, Tây Ban Nha và từ xứ Ê Cốt (Ecosse) Yệt Lăn (Irlande) qua tới Mỹ Châu, choán trọn chỗ mà ngày nay gọi là Đại Tây Dương.

Những cuộc tang thương

Châu Ắt lăn Tích bị nhiều cuộc tang thương biến đổi, tôi chỉ kể hai lần gần đây thôi:

a) 200.000 năm trước, các vị đạo sĩ thuộc về phái "Những người trong bóng tối" tục gọi là "mấy vị Bàn Môn", dùng tà thuật hãm hại lương dân cho nên Thiên Đình mới phạt họ lần thứ nhứt.

Một trận địa chấn chia Châu Ắt lăn Tích ra hai đảo lớn: một đảo ở phía Bắc gọi là Ru-ta (Routa), một đảo ở phía Nam gọi là Đai-ty-da (Daitya) dính với nhau bởi một eo đất. Mấy vị đạo sĩ đều chết hết.

b) Nhưng chừng đầu thai lại họ cũng không chừa thói cũ. Họ cũng học phép tắc và dùng thần thông làm những chuyện ác nghịch với lòng Trời.

Họ giỏi cho đến đỗi biết cách sanh hóa những con thú biết nói tiếng người để giữ nhà và báo tin cho họ. Họ niệm một câu chơn ngôn thức thì kẻ nghịch hóa ra hình thú vật. Họ ỷ tài không sợ oai Trời, làm những điều tàn nhẫn trọn năm chục ngàn năm như vậy mà không chút chi ăn năn chừa cải.

Đức Ngọc Đế mới nhứt định phạt họ. Ngài ra lịnh cho các đệ tử và các vương hầu còn noi theo Chánh đạo dắt lương thân bỏ châu Ắt lăn Tích mà qua miền Bắc và miền Đông.

Rồi hai ngày sau, lúc nửa đêm, nước triều dâng lên cuồn cuộn, ngập cả thành thị đồng bái; giông tố ầm ầm thổi tới, mưa tuôn xối xả, sóng bủa cao như núi, đất rung rinh rồi nứt ra từng khúc dài, nhà cửa sập đổ, lửa cháy tưng bừng. Núi non văng lên trên không rồi rớt xuống vỡ tan từ mảnh. Tiếng người hoảng hốt khóc than với những tiếng thú kêu la thảm thiết pha lẫn với những tiếng sấm sét vang vầy…

Lúc đó bọn đạo sĩ như thế nào ?

Họ bị phép mầu của Tiên Thánh nên ngủ mê man vì trên Thiên Đình ra lịnh phải cho họ thác một cách êm ái, đừng để họ bị đau đớn, nhưng không cho một người nào thoát khỏi tay tử thần. Bọn thú vật giữ nhà cho họ đều hóa ra câm vì lúc ban ngày chúng uống máu huyết của Tiên Thánh. Bọn Tiểu Thần chờ mạng lịnh của các đạo sĩ đặng đối phó, song mạng lịnh đó không đến vì các đạo sĩ chưa tỉnh giấc nồng. Chừng nước tràn tới nhà họ, họ giựt mình thức dậy thì đã trễ quá rồi. Những phép họ hóa ra đều bị Tiên Thánh phá tan, họ chạy kiếm những phi thoàn của họ đặng trốn đi, nhưng chúng nó đã trễ mất rồi. Thế thì họ phải bó tay mà đền tội.

Than ôi ! Đời oanh liệt xưa kia nay còn đâu. Thương thay ! Các bọn đạo sĩ và mấy chục triệu sanh linh xu quyền phụ thế thuộc về phe đảng của họ đều chôn thân vào bụng cá. Tuy vậy mà còn vài tinh chất nhơn tạo, chạy trốn khỏi và sống tới ngày nay như Thần nữ Kali bên Ấn Độ là một .

Trận Đại Hồng Thủy nầy xảy ra năm 75.025 trước Chúa Giáng Sinh. Nó tẩy uế quả Địa cầu và đem cho những người ham luyện phép tắc mà không lo trau sửa tánh tình một bài học rất đau thương. Bị một trận nầy mà mấy anh trong bóng tối không còn cất đầu nổi nữa. Song tới bây giờ tuy họ không hoành hành được như xưa, họ cũng không ngớt khuấy rối bên Chánh đạo, kiếm thế cản trở công việc của Tiên Thánh lo giúp đời, đặng nhơn loại đừng tiến hóa như Cơ Trời đã định.

Cái kết quả của trận Đại Hồng Thủy mới nói trên đây là hai đảo Ru-ta và Đai-ty-da bị nhận chìm xuống biển và để lại một di tích là cù lao Poséidonis hay Podéidon.

Nhưng năm 9.564 trước Chúa Gáng Sinh cù lao Poséidon cũng bị một trận Đại Hồng Thủy nên nối gót hai đảo kia mà xuống nằm dưới đáy biển Đại Tây Dương.

(Xin xem 4 tấm địa đồ)

Châu thứ năm

Sau cuộc tang thương xảy ra 2.000 năm nay, năm đại lục mới có hình dạng như bây giờ. Năm đại lục ngày nay làm ra Châu thứ năm tên Thánh gọi là Krauncha. Hiện giờ trên Địa cầu nhánh nhóc giống thứ ba là giống da đen và nhánh nhóc giống Ắt Lăn là giống da vàng còn nhiều lắm.

Châu thứ sáu

Vài ngàn năm nữa, Châu thứ sáu sẽ nổi lên tại Thái Bình Dương đặng chứa giống thứ sáu. Bắc Mỹ Châu sẽ sụp xuống biển chỉ còn khoảnh đất phía Tây là California bây giờ. Khoảnh đất nầy sẽ dính với đất mới và thành ra miền Đông của Châu thứ sáu.

Châu thứ bảy

Rồi đúng ngày giờ Châu thứ bảy sẽ nổi lên đặng chứa giống thứ bảy. Cũng như con người, các Châu thế giới đều luân hồi như vậy mãi.

 

Quần Tiên Hội và sự cai trị thế gian

Trên mỗi hành tinh đều có các vị Phật, Thánh, Tiên để giúp Đức Thái Dương Thượng Đế coi sóc muôn loài vạn vật làm sao cho các loài nầy tiến tới cho đúng với ngày giờ và khuôn mẫu của Thượng Đế đã định cho chúng nó. Tại trái đất nầy các vị ấy làm ra Quần Tiên Hội mà chủ tể là Đức Ngọc Đế. Dưới đây là Ngôi thứ của các Ngài trong Quần Tiên Hội.

I.- Trên hết là Đức Ngọc Đế (Le Seigneur du Monde) được 9 lần điểm đạo.

II.- Dưới Ngài kế đó là 4 vị Phật được 8 lần điểm đạo.

     Ba vị Độc Giác Phật (Pratyéka Bouddha) thuộc về Cung thứ nhứt.

     Một vị Phật Đạo đức là Đức Thích Ca thuộc về Cung thứ nhì.

III.- Dưới Phật là Tam Thanh được 7 lần điểm đạo.

Đức Bàn Cổ (Manou) coi sự sanh hóa một giống dân.

Đức Chưởng Giáo hay là Đức Bồ Tát (le Boddhisatva) lo về phần đạo đức của một giống dân.

Đức Văn Minh Đại Đế (Maha Chohan) (Seigneur de la Civilisation) coi sóc sự văn minh tiến bộ của dân chúng cho hạp với Cơ Trời.

IV.- Dưới Tam Thanh [8] là những vị Đế Quân (Chohan) được 6 lần điểm đạo. Có 7 vị Đế Quân coi sóc 7 Cung.

Cung thứ nhứt coi về Chánh trị.

Cung thứ nhì coi về Đạo đức và Giáo dục.

Cung thứ ba coi về Thiên văn

Cung thứ tư coi về Mỹ thuật và các nghề nghiệp.

Cung thứ năm coi về các Khoa học.

Cung thứ sáu coi về sự tín ngưỡng Tôn giáo.

Cung thứ bảy coi về khoa Pháp môn Phù thủy.

Mỗi người trên thế gian đều thuộc về một trong bảy Cung và cũng chịu ảnh hưởng 6 Cung kia nữa.

V.- Dưới các Đức Đế Quân là những vị A-sơ-ca (Aseka) Chơn Tiên được 5 lần điểm đạo.

Được điểm đạo 4 lần làm một vị La hán (Arhat).

Được điểm đạo 3 lần làm một vị A na hàm (Anagamin).

Được điểm đạo 2 lần làm một vị Tư đà hàm (Sakridagamin).

Được điểm đạo 1 lần làm một vị Tu đà huờn (Sota Âpanna).

 

Muốn điểm đạo lần thứ nhứt phải có những điều kiện nào ?

Muốn được điểm đạo lần thứ nhứt phải có nhiều điều kiện, mà những điều kiện tối cần và đầu tiên là 4 đức tánh sau:

10 – Phân biện.

20 – Dứt bỏ.

30 – Hạnh kiểm tốt.

40 – Lòng Từ ái.

Bốn đức tánh nầy đã giải rành rẽ trong cuốn "Dưới Chơn Thầy". Ai ăn ở in theo đó thì cửa đạo sẽ mở rộng đặng rước vào. Luật Trời định rằng:

Ai được điểm đạo lần thứ nhứt thì dầu cả trăm kiếp sau lỡ chơn sẩy bước đến đâu, tới sự Phán Xét Cuối Cùng cũng khỏi bị bỏ lại. Tuy là nói vậy chớ sự thật chưa có sự thất bại dài lâu như thế đâu. Muốn được điểm đạo lần thứ nhì thì phải dứt tuyệt 3 điều trở ngại sau nầy:

10 – Phàm nhơn là mộng ảo [9].

20 – Sự nghi ngờ (không tin có luật Luân hồi Quả báo).

30 – Sự tin dị đoan.

Vị Tư đà hàm cũng gọi là người chỉ trở lại một lần nữa, bởi vì nội trong kiếp sau nếu người muốn thì người có thể đi lên hai bực khác mà không cần đầu thai mang lấy cái xác phàm nặng trịu nầy.

Trong khoảng giữa 2 và 3 lần điểm đạo không có dây trở ngài nào phải dứt, song phải biết dùng và mở rộng Thượng trí. Khi được 3 lần điểm đạo thì người đệ tử thành một vị A na hàm. A na hàm nghĩa là không còn trở lại nữa, bởi vì vị A na hàm có thế ở trên cõi vô hình, tu hành thêm làm một vị La hán rồi chứng quả Chơn Tiên, không cần phải có xác thịt nầy. Mà nếu người đi đầu thai là tự ý.

Dây trở ngại thứ tư và thứ năm phải dứt tuyệt trước khi được điểm đạo lần thứ tư là:

40 – Tình ái.

50 – Phiền hà, giận dũi, oán ghét.

Người được điểm đạo lần thứ tư gọi là vị La Hán. Vị La Hán phải dứt 5 dây trở ngại trước khi làm vị A sơ ca. A sơ ca nghĩa là không còn làm đệ tử nữa. Vị A sơ ca thông thạo hết cuộc tiến hóa thuộc về quá khứ, hiện tại và vị lai của dãy hành tinh nầy. Đối với những người còn mắc trong vòng trần tục thì Chơn Sư là Đấng trọn sáng, trọn lành.

Theo luật Trời định thì tới bực A sơ ca mới được phép thâu đệ tử, vì mình độ mình rồi, mình mới độ người khác được.

Vị La Hán tuy đã 4 lần điểm đạo chớ chưa được phép làm Sư phụ, chỉ được làm một vị Sư huynh để dìu dắt mấy em còn thơ trên đường đạo đức mà thôi. Năm dây trở ngại chót đó là:

60 – Ý muốn sống trong những cõi hữu hình.

70 – Ý muốn sống trong những cõi không có hình dạng.

80 – Sự kiêu căng.

90 – Cái trí xao động.

100 – Vô minh.

Điểm đạo lần thứ nhứt ở tại cõi Trung giới.

Điểm đạo lần thứ nhì ở tại cõi Hữu hình của Thượng giới hay là cõi Hạ Thiên (4 cảnh thấp).

Điểm đạo lần thứ ba ở tại cõi Vô hình của Thượng giới hay là cõi Thượng Thiên (3 cảnh cao).

Điểm đạo lần thứ tư tại cõi Bồ Đề.

Điểm đạo lần thứ năm tại cõi Niết Bàn.

Bực trung khi được điểm đạo lần thứ nhứt rồi đi đầu thai 7 kiếp mới lên tới bực La Hán. Còn vị La Hán đầu thai 7 kiếp mới thành một vị A sơ ca. Nhưng có thể thâu ngắn thời gian đó hoặc kéo dài ra tùy theo công phu luyện tập của mỗi người.

Trong lúc điểm đạo lần thứ nhứt, Chơn thần xuống nhập với Chơn nhơn trong một lúc mà thôi. Tới chừng được 5 lần điểm đạo thì Phàm nhơn luôn với Chơn nhơn nhập chung với Chơn thần, ba ngôi thành một không còn chia lìa như trước.

Con người lại có tình liên lạc với ngôi thứ ba của Đức Thái Dương Thượng Đế nữa.

 

Thành Tiên rồi đi đâu ?

Trước mặt Chơn Tiên có 7 đường, muốn chọn đường nào tự ý.

10 Đường thứ nhứt – Ở giúp nhơn loại, lãnh một chức trong Quần Tiên Hội.

20Đường thứ nhì – Ở giúp nhơn loại mà không lãnh một chức nào trong Quần Tiên Hội. Ấy là làm một vị Nirmanakaya sanh những thần lực để cho Quần Tiên Hội dùng đặng giúp đời.

30Đường thứ ba – Nhập vào hàng các vị Đại Thiên Thần.

40Đường thứ tư – Vào Bộ Tham Mưu của Đức Thái Dương Thượng Đế đem mạng lịnh của Ngài khắp các dãy hành tinh của Thái Dương Hệ.

50Đường thứ năm – Lo công việc tạo lập dãy hành tinh thứ năm để sau thay thế dãy Trái đất mình bây giờ.

60Đường thứ sáu – Nhập vào Niết Bàn tiến hóa nữa.

70Đường thứ bảy – Nhập vào Niết Bàn tiến hóa nữa.

Các Chơn Tiên tu hành thêm càng ngày càng lên cao. Từ 5 lần điểm đạo lên 6 lần, 7 lần, 8 lần, 9 lần, 10 lần v.v. . . Rồi tới một ngày kia thành một vị Thái Dương Thượng Đế, ban đầu thì sanh hóa một Thái Dương Hệ nhỏ, sau một Thái Dương Hệ lớn có đủ nhơn vật như Thái Dương Hệ của chúng ta bây giờ đây.

Hiểu được đoạn trên đây thì giải quyềt được 3 câu hỏi:

Con người là ai ? Xuống cõi Trần làm chi ? Con người sẽ về đâu ?

 

Xin nói tóm lại con người là Chơn Thần của Đức Thượng Đế, nói cách khác, chúng ta là con của Ngài. Bởi thế hết thảy con người trên thế gian đều là anh em một nhà. Chúng ta phải thương yêu nhau và giúp đỡ lẫn nhau. Mà dầu có bị màn vô minh che lấp, nên còn nhiều người hung hăng tàn bạo đi nữa thì bổn phận ta đã biết chơn lý rồi, phải lo kiếm phương thế dìu dắt họ vào con đường chánh giác. Ngoài sự lo lắng cho được ăn no mặc ấm, con ngươi còn phải luôn luôn trau dồi tâm tánh và mở mang trí hóa đặng giúp ích cho quần sanh thì mới mau đoạt được mục đích của Đức Thượng Đế đã định sẵn cho Trái đất nầy. Ôi ! nếu để cuộc đời lôi cuốn mãi, e cho sảy chơn một bước thì ngàn kiếp sa đà. Sau bị đau khổ quá mới chịu quay đầu theo đường phải thì cũng mất ngày giờ và chậm trễ hơn chúng bạn nhiều lắm. Chớ nên lầm tưởng rằng kiếp nầy không học đạo thì còn kiếp sau. Không ắt được dễ dàng như thế đâu. Bởi vì kiếp sau phải trả những quả xấu đã gây ra mấy kiếp trước và kiếp nầy thì e gặp hoàn cảnh khó khăn, bước đường tiến hóa bị ngăn trở, dầu gặp chơn lý cũng không còn sức hấp thụ được nữa. Cho nên kiếp nầy phải khởi sự học hỏi những lẽ nhiệm mầu của Tạo hóa, được bao nhiêu hay bấy nhiêu, thì kiếp sau mới mong tìm lại đường phản bổn huờn nguyên, và sửa đổi số mạng. Hãy tìm cái gốc, cái Chơn tâm Bổn tánh, đừng học cái ngọn và chạy theo ảo ảnh mà mua lấy cái thất vọng về sau.

CHƯƠNG THỨ NĂM

Tiểu sử Đức Ngọc Đế

Cuốn Luân Hồi đáng lẽ tới đây chấm dứt, song tôi xin thêm đoạn sau nầy nói về tiểu sử Đức Ngọc Đế là Đấng Chí Tôn cai trị trái đất nầy, những chuyện nam hóa nữ và nữ biến ra nam (đặng cho các bạn biết sự phân chia nam nữ là chuyện có thật một trăm phần trăm chớ không phải là chuyện vu vơ hoang đường), câu chuyện Tổ tông loài người ở đâu ?

 

Tiểu sử Đức Ngọc Đế.-

Theo "Luật Trời" thì trên mỗi bầu hành tinh có ba vị Ngọc Đế thay mặt cho Đức Thái Dương Thượng Đế và thay phiên nhau đặng cai trị muôn loài vạn vật. Tại trái đất nầy, Đức Ngọc Đế hiện thời là Đức thứ ba. Ngài vốn ở bầu Kim Tinh (Vénus) qua trái đất mình mới có 6 triệu rưởi năm nay, hồi giống dân thứ ba phân chia nam nữ. Ngài có ba mục đích:

Một là, thúc giục sự tiến hóa về đường trí thức.

Hai là, lập Quần Tiên Hội tại trái đất.

Ba là, cầm quyền cai trị.

Đồng đi với Ngài có ba vị đệ tử của Ngài là ba vị Độc Giác Phật mới kể ra khi nảy. Gần 30 vị Đại Thánh đủ cấp bực và lối 100 người thường dân ở Kim Tinh mà Ngài đem xuống cho trà trộn với nhơn loại ở trái đất. Ngài cũng đem theo lúa mì, loài ong mật, loài kiến đặng giúp cho loài thảo mộc đậu bông mau lẹ và dễ dàng. Phần đông các vị Đại Thánh sau khi giúp đỡ nhơn loại rồi thì về bầu thế giới khác.

Đức Ngọc Đế và ba vị Độc Giác Phật không có cái xác phàm như mình vậy. Thân hình các Ngài do phép thần thông hóa ra đã 6 triệu rưởi năm rồi, tuy không ăn, không uống mà vẫn không già, không cỗi, không phai, không lợt. Tác Đức Ngọc Đế như một người trai trẻ mười sáu thanh xuân (adolescent de seize printemps) đại từ đại bi song oai nghi lẫm liệt; những vị đệ tử được ba lần điểm đạo quì dưới chơn Ngài nắm nắm nớp nớp không dám ngó ngay lên. Cái Tâm của Ngài thông suốt hết tất cả mọi việc xảy ra trên Trái đất nầy trong 7 cõi: từ cõi Tối Đại Niết Bàn cho tới cõi Phàm. Hào quang Ngài bao trùm trái đất, không có một con kiến nào chết cùng là một việc bất công nào kín nhiệm mà Ngài không hay không biết. Duy có một mình Ngài được phép điểm đạo mà thôi. Song, thường thường điểm đạo 2 kỳ đầu, lần thứ nhứt và lần thứ nhì, thì Ngài giao quyền cho Đức Chưởng Giáo hay là một vị Chơn Sư thay mặt cho Ngài. Không có mạng lịnh của Ngài thì không có ai được vào Quần Tiên Hội. Ngài có cây Pháp lịnh (Sceptre de pouvoir) của Đức Huyền Thiên Thượng Đế (Logos planétaire) ban cho, lối 6 tấc bề dài, 5 phân bề kính tâm, làm bằng một loại kim tương tợ như vàng (Oricalcum) thứ nầy hiện giờ trên địa cầu không còn, hai đầu nhận 2 hột xoàn tròn rất lớn, đầu nhọn, luôn luôn dường như có lửa bao bọc và hào quang sáng rỡ. Cây Pháp lịnh nầy có tính liên can mật thiết với sanh mạng các loài trên thế gian. Nếu cầm cây Pháp lịnh nầy mà qua bầu thế giới khác thì muôn loài vạn vật trên đia cầu nầy đều chết ráo. Cây Pháp lịnh nầy luôn luôn ở tại Thiê! n Cung và dường như chỉ rời ra có 2 kỳ: lúc điểm đạo và lúc Vía Phật Thích Ca mỗi năm thường chạy nhằm ngày rằm tháng tư [10] giờ trăng tròn.

Theo lẽ thì trong cuộc tuần huờn thứ tư nầy nhơn loại chỉ mở được tình cảm mà thôi, qua cuộc tuần huờn thứ năm mới mở hạ trí. Nhưng nhờ Đức Ngọc Đế và 3 vị Độc Giác Phật dùng thần lực, cũng như từ điển, làm cho các năng lực trong trí con người mở mang ra, không khác nào ánh sáng mặt trời làm cho cái bông đương búp nở lần lần. Vì vậy ngày nay con người mới được khôn khéo như thế nầy.

Cũng nhờ Ngài mà cả triệu thú vật mới được đi đầu thai làm người trong lúc phân chia nam nữ. Thường thường Ngài lo lắng sự tiến hóa chung của cả trăm triệu linh hồn, nhưng nếu Ngài tưởng đến một người nào riêng thì ân huệ của Ngài ảnh hưởng tới Ắt Ma, là ngôi thứ nhứt của Chơn Nhơn.

Trái đất nầy coi rộng lớn, song kỳ thật ở trong lòng bàn tay Ngài. Hiện giờ Thiên Cung Sam-ba-la (Shamballa) ở tại ốc đảo (oasis) giữa sa mạc Gô-bi (désert de Gobi). Các bạn nghe vậy chớ lấy làm lạ, bởi vì 6 triệu rưởi năm trước, chỗ sa mạc Gô-bi bây giờ là mênh mông đại hải, còn ốc đảo là một cái cù lao gọi là Bồng Lai, phong cảnh u nhàn, khắp thế gian không có nơi nào sánh kịp và dường như quả địa cầu để dành riêng chỗ đó làm món quà dâng cho Đấng Chí Tôn thay mặt cho Đức Thái Dương Thượng Đế. Sau một cuộc tang thương đại hải, Gô-bi biến thành sa mạc, song Bồng Lai vẫn còn xinh đẹp như xưa. Tuy ở vào đại lục song người phàm chớ trông bước chơn tới đó được. Chung quanh ngai vàng luôn luôn có những Đại Thiên Thần chầu chực sẵn sàng vâng mạng lịnh của Ngài sai khiến. Đúng 7 năm thì có một đại hội, Đức Ngọc Đế cho vời các Tiên Thánh trên địa cầu lại Bồng Lai, có lẽ đặng bàn tính những công việc phải thi hành cho hạp với Thiên Cơ. Cũng có vài vị La hán được mời đến dự. Ngoài ra trường hợp nầy khi Ngài ra lịnh đòi ai đến thì mới được phép tới Thiên Cung. Ngày thường, Ngài chỉ tiếp kiến các vị Đại Thánh như Đức Chưởng Giáo, Đức Bàn Cổ, Đức Văn Minh Đại Đế và các Đức Đế Quân mà thôi. Kinh thánh bên Thiên Trước gọi Ngài là Sanat Koumara (Sa-na Cu-ma-ra), còn 3 vị Độc Giác Phật là:

Sanandara (Sa nan đa ra)

Sanaka (Sa na ca) và

Sanatana (Sa na ta na)

Sau khi nhơn vật bỏ bầu trái đất nầy qua bầu Thủy Tinh (Mercure) thì 3 vị Độc Giác Phật sẽ thay phiên nhau lãnh chức Ngọc Đế đặng dìu dắt sự tiến hóa trên tinh cầu đó.

 

NHỮNG CHUYỆN ĐÀN ÔNG HÓA RA ĐÀN BÀ VÀ

ĐÀN BÀ HÓA RA ĐÀN ÔNG TỪ ĐÔNG PHƯƠNG TỚI TÂY PHƯƠNG.

Tuy phân nam nữ rồi song trong bộ phận sanh dục của mỗi giống đều còn giữ một phần của giống kia, cho nên mới có sự biến đổi nam ra nữ, nữ ra nam được.

Dưới đây là những chuyện rút trong các báo đã đăng ra từ mười mấy năm nay.

 

Ở Đông phương con gái hóa ra con trai

(Rút trong báo Công Luận)

Trước đây bổn báo có đăng một việc như việc nầy, nói một người Tàu nguyên thân hình là con gái, sang buôn bán ở Mỹ Châu, sau tự nhiên thấy thân hình biến thành con trai rồi lấy vợ, trở về nước làm một chức việc tại huyện nha, ai nầy đều lấy làm lạ cả. Nay lại xem trong báo Tàu có thuật một việc giống như thế, chính tác giả tự nói là quả trông thấy người ấy. Vậy xin thuật lại sau đây để độc giả nhàn lãm.

Các nhà Sinh vật học đã từng nghiên cứu trong các loài sinh vật, có nhiều giống như giống "cá man" ở dưới biển thường thường con cái hóa làm con đực, con đực hóa làm con cái, mà mỗi khi nó đã biến thân thì mất hẵn cái tính trước đi. Giống cá còn thế, vậy thì giống người ta mà biến hóa như thế, tưởng cũng có thật. Còn cái lẽ biến hóa như thế nào, tất phải do các nhà Sinh vật học nghiên cứu mới biết rõ được.

Vào khoảng năm đầu vua Quang tự nhà Thanh, có một viên hậu bổ Tri phủ Quảng đông là Trần Mỗ nguyên đổ Tiến sĩ, nên được quan Tổng đốc  hai tỉnh Quảng là Trương chi Đông đem lòng yêu, cho làm chức tốt, bổng lộc rất hậu, làm nên giàu có, trong nhà nuôi nhiều tôi tớ. Hai vợ chồng Trần Mỗ lúc đầu đều đã ngót năm mươi, chỉ sinh được một người con gái yêu quí như hòn ngọc báu trên tay; vì hiếm hoi nên cho ăn mặc giả làm con trai, trong bó chân mà ngoài thì đi giày to, đội mũ nhỏ, mặc áo dài, nghiểm nhiên như một vị công tử. Khi lên mười tuổi, đón một vị danh sư về dạy cho học. Trần Mỗ lại nuôi một con bé ở tên là Phú Quí, cũng đồng tuổi với người con gái ấy. Vì thấy nó lanh lợi nên cho cùng học. Người con gái ấy đã rất thông minh lại chăm chỉ học hành, Trần Mỗ đặt tên là Trần kế Tiên, là có ý coi như một người con trai, sau nầy sẽ nối được nghiệp nhà vậy.

Nhưng mỗi khi ra chơi ngoài phố, mọi người trông thấy đều gọi là Tiên Cô. Kế Tiên cùng với Phú Quí rất yêu nhau dẫu là con chủ nhà với đứa con ở, nhưng ăn cùng bàn, ngủ cùng giường, ngày đêm quấn quít nhau, không lúc nào rời nhau ra. Đến khi Kế Tiên và con Phú Quí đều đã mười lăm tuổi, Trần Mỗ không cho đi ra ngoài nữa, lại vì bó chân, ăn mặc quần áo và đi giày con trai không tiện, nên bắt phải để tóc và ăn mặc nữ trang như các vị tiểu thư khác.

Thắm thoát Kế Tiên đã 18 tuổi.

Từ năm 16, Trần Mỗ đã nhận lời gả cho con trai quan Đạo đài ở tỉnh ấy. Được hai năm quan Đạo đài nhờ mối đến nói xin cưới, Trần Mỗ ưng cho, quan Đạo đài liền chọn ngày đón dâu và sai người nhà đem các lễ vật đến nhà Trần Mỗ. Khi ấy ở nhà Trần Mỗ cũng bày tiệc rất linh đình, vì có một con gái nên làm lễ cưới rất to. Đang trong lúc náo nhiệt, bỗng thấy con Phú Quí từ phòng Kế Tiên tiểu thư hốt hoảng chạy ra đi lên phòng trên, dắt tay bà Trần Mỗ đi vào trong một cái phòng kín đóng chặt cửa lại, rồi quì hai gối xuống mà kêu van rằng: "Xin bà lớn rộng lòng tha thứ cho, con có một việc khẩn cấp, xin bẩm bà lớn nghe". Bà Trần Mỗ tự nhiên thấy nó dắt vào đó, lại thấy nó có vẻ lo buồn, không hiểu ra thế nào, lấy làm lạ quá, liền quát mắng rằng: "Phú Quí ! Mầy điên hay sao đấy, mà tự nhiên dắt tao vào đây ? Lại làm cái hình trạng quái lạ như thế ? Mầy có tội gì mà xin tha ? Mau mau nói cho tao nghe, trong lúc có việc vui mừng, chớ nên khiến cho ta phải sợ hãi. Mầy nói ngay thì tội to thế nào tao cũng tha cho, ngày thường ta đãi mầy thế nào, hẳn mầy cũng đã biết, vậy cớ sao mầy lại làm cái bộ sợ hãi như thế ? Nói mau lên !"

Con Phú Quí thấy bà Trần Mỗ giục mãi nói mau, ngập ngừng một lát rồi mới thưa rằng: Con đây đội ơn Bà lớn yêu như con gái nên mới được cùng tiểu thư cùng ăn cùng nằm, đêm ngày cùng tiểu thư học tập, không ngờ tiểu thư năm 16 tuổi bỗng một đêm thân hình hóa ra trai ôm ấp trêu nghịch con. Con thấy sự lạ lùng, vả bị tiểu thư đùa nghịch không dám nói ra, nhưng từ đó về sau, vẫn khuyên tiểu thư đem ngay việc ấy, bẩm cho Ông lớn Bà lớn biết. Không ngờ tiểu thư cứ giấu quanh không chịu nói, lại cấm không cho con được tiết lộ ra. Con sợ tiểu thư, cũng không dám nói, nào ngờ vài tháng trước đây con nghe mình hơi khác, lúc mới cứ ngỡ là có bịnh, sau thấy bụng mỗi ngày mỗi to, mới biết là thân con đã mang thai. Con thấy vậy lấy làm sợ quá, bắt tiểu thư phải mau mau nói ngay cho ông lớn bà lớn biết. Con lại bảo là nếu cứ giấu mãi không chịu nói ra thì mai kia nhà trai đến đón dâu, tiểu thư biết ra thế nào cho xuôi. Mà con đây cũng phải hàm oan không sao tỏ được, rồi đến phải chết cả, chớ chẳng chơi. Không ngờ tiểu thư vừa sợ vừa thẹn, vẫn không dám nói cho bà lớn biết, cúi xin bà lớn rộng lượng nghĩ cho con được thế nào thì nhờ thế ấy".

Con Phú Quí nói rồi lại cứ vập đầu lạy như đâm tỏi. Bà Trần Mỗ giật mình cả sợ, bỗng lại nổi giận mà mắng rằng: Con nầy nó hóa điên chắc, tự nhiên mầy laị đặt bày câu chuyện kỳ quái để dọa nạt hay sao ? Kế Tiên chính là con gái ta đẻ ra, ta lại nuôi cho đến lớn, rõ ràng là con gái, có lẽ nào lại biến làm con trai. Con nầy phải đáng chết mới được. Ta nay hỏi mầy: Mầy bảo tiểu thư hóa làm con trai, vậy thì hóa vào chỗ nào?  Nói mau cho tao biết ? Con Phú Quí nói: Bẩm quả là công tử, chớ không phải là tiểu thư nữa, con xem ra thì một nửa là thân con trai, một nửa là thân con gái.

Bà Trần Mỗ lại càng lấy làm lạ, lại mắng rằng: "Mầy nói láo, chứ có lẽ nào thế. Chắc mầy lại đi thông dâm với đứa nào, lở chướng thây ra, muốn gở tội nên đặt chuyện ra thế chớ gì ! Vậy tao hỏi mầy: thế nào mà mầy biết một nửa là thân con trai và một nửa là thân con gái ? Mầy phải nói rõ cho tao nghe, không thì ta giết mầy ngay bây giờ".

Con Phú Quí nói: Trước mặt bà lớn khi nào con lại dám nói sai. Bấy lâu con vẫn cùng công tử ngủ cùng giường từ bé đến lớn, con vẫn thấy là con gái, chớ không thấy gì khác cả.

Mãi đến năm công tử 16 tuổi trở đi, mỗi đêm cứ đến canh năm thời công tử … Con Phú Quí nói đến đó mặt đỏ bừng lên, như quả ớt chín, không thể nói được nữa. Bà Trần Mỗ lại thét nói mau. Nó lại nói rằng: "Từ đó con mới biết công tử là thân con trai, chớ không phải là thân con gái, xét ra đến năm 16 tuổi mới biết ra sự lạ lùng như thế, con từ sau khi bị công tử đùa nghịch rồi, vẫn thường một hai nói với công tử phải bẩm thực cho bà lớn biết, chớ nên lần lựa mà hại mình. Thân con là kẻ tôi đòi dẫu có chết vẫn không đủ tiếc, chỉ ái ngại thay cho công tử ngày nay nghiễm nhiên là thân con trai mà cứ giấu giếm mãi rồi ra sẽ bị oan khuất một đời, há chẳng đáng tiếc lắm ru ? Con nói đã hết lời mà công tử vẫn cứ giấu quanh không nói. Nếu bà lớn không tin xin đến canh năm đêm nay, rình lúc công tử ngủ say, bà lớn tự vào khán nghiệm, thì thật giả thế nào sẽ thấy rõ vậy". Bà Trần Mỗ thấy con Phú Quí nói chắc như thế, cúi đầu không nói gì, trong lòng nghi rất lấy làm quái lạ, vừa sợ vừa mừng, một lát nói rằng: "Mầy đã nói bằng cớ như thế, vậy để đến đêm nay tao khán nghiệm xem thế nào rồi tao sẽ bảo".

Đêm hôm ấy, bà Trần Mỗ ngồi chờ hết canh tư, rón rén bước vào trong phòng tiểu thư, quả nhiên đến trống canh năm thấy con Phú Quí lấy tay vén màn ra rón rén bước xuống đất, trông thấy bà Trần Mỗ liền gật đầu ra hiệu bảo bà trèo lên giường, còn nó thì ngồi im mội bên để xem thế nào.

Bà Trần Mỗ thót mình trèo lên giường, nằm ngay bên cạnh Kế Tiên không biết xem nghiệm thế nào, bỗng thấy bà sững sốt cả người ra ý thẹn thuồng lắm, rồi nói to ra một tiếng rằng: Ồ ! Lạ quá ! Lạ quá ! Kế Tiên đương ngủ giật mình tỉnh dậy thấy bà mẹ ngồi ở bên cạnh, biết việc mình đã tiết lộ ra mất rồi, thẹn quá cứ cắm mặt xuống, bà Trần Mỗ liền nắm tay lôi xuống giường chỉ vào mặt mà mắng rằng: Kế Tiên ! Thân con đã biến làm con trai, sao lại cứ giấu quanh không nói ngay ra cho chúng ta biết, lại cùng Phú Quí làm việc tối tăm, để cho cha mẹ đem gả cho người ta, mãi đến bây giờ người ta sắp làm lễ cưới, vẫn còn giấu kín không nói, vậy ta không hiểu là lòng con nghĩ định như thế nào ? May mà con Phú Quí nó có mang, sợ ngày sau không lấy gì làm bằng, nên nó thú thật cùng ta, bảo ta đêm nay đến khán nghiệm. Hiện ta đã xét rõ, mầy quả là thân con trai rồi, chớ không phải là thân con gái. Nếu con Phú Quí nó không có mang mà mầy nhứt định cứ giấu mãi đến hôm kiệu hoa đem đến cửa, không những mầy bị xấu hổ, mà cha mầy lúc ấy biết nói với người ta thế nào. Tất là người ta bảo cha mầy đánh lừa đem con trai giả làm con gái, thì có là mầy làm nhục cho cha mầy không ? Kế Tiên bị bà mẹ nhiếc mắng cho một hồi, đành cứ phải cúi đầu đứng ngay mặt ra không dám nói một lời nào cả. Lúc ấy ông Trần Mỗ đang ngủ tại trong phòng, bà Trần Mỗ chạy đến gõ cửa, bảo phải dậy ngay, có một việc khẩn cấp. Ông Trần Mỗ giật mình tỉnh dậy, không hiểu ra thế nào, lật đật chạy ra mở cửa hỏi có việc gì. Bà Trần Mỗ kéc áo b! ảo ngồi xuống, rồi ghé tai bảo thầm sự tình Kế Tiên cho nghe. Ông Trần Mỗ nghe nói giật nẩy mình, ngồi ngay ra một lúc, rồi mới nói rằng: Việc nầy thiệt là lạ quá, nhưng cũng là phúc cho nhà ta. Tôi và bà đương lo không có con trai, để nối lấy cái hương hỏa cho nhà Trần. Nhưng ta phải nói ngay cho quan Đạo đài biết mới được, kẽo lại làm lỡ việc nhà ông ấy ra. Ông Trần Mỗ nói rồi, lập tức ra thư phòng, toan sai người đi cầm thư mời quan Đạo đài đến nói chuyện, bỗng thấy bào có quan Đạo đài đến. Ông Trần Mỗ vội vàng ra đón vào. Khi đã ngồi yên, Trần Mỗ liền nói rằng: Tôi nói câu nầy hẳn Ngài phải lấy làm lạ.

Mà chính tôi cũng không hiểu ra thế nào. Việc liên nhân của hai nhà ta, không ngờ lại hóa ra dở dang ! Quan Đạo đài nghe nói liền biến sắc mặt, vội hỏi làm sao ? Ông Trần Mỗ liền kể hết tình hình việc Kế Tiên biến làm con trai và việc bà Trần Mỗ đã khán nghiệm ra thế nào cho Đạo đài nghe và nói rằng :

- Cũng may mà con Phú Quí có mang thai, nó sợ phải tội, vội nói ra, nếu không thì vợ chồng tôi cứ ngỡ là con gái. Nếu đưa nó về nhà Ngài thật là làm hại cho lịnh lang. Nếu ngài không tin, xin cho một người thân tín đến khán nghiệm sẽ biết rõ ràng. Quan Đạo đài ngẫm nghĩ một lúc rồi nói :

- Việc nầy thật là kỳ quái quá, trời đất sanh ra người ta lại có cái việc không ngờ đến như thế. Nếu hai ông bà đã khán nghiệm rõ ràng thì chắc là đích thật rồi, khi nào tôi lại có không tin. Vậy thì hai nhà ta đây, xét ra cũng là có một mối nhân duyên ràng buộc lấy nhau, hai đứa ấy đã không thành được vợ chồng, thì ta khiến cho chúng nó thành ra anh em, chớ có ngại gì. Con tôi thì làm anh, con ông thì làm em, lấy ngay cái ngày định lễ cưới cho chúng nó làm lễ kết làm anh em cũng là một việc hay đấy. Chẳng hay tôn ông nghĩ ra thế nào ? Quan Đạo đài nói xong liền dắt tay Kế Tiên cả cười mà nói rằng: Cháu ôi ! Ngày nay ta không thể làm cha chồng cháu thì ta sẽ làm bác cháu đây. Cha mẹ cháu bấy lâu không biết cháu là con trai, cứ cho cháu là con gái, điều đó cũng không lấy gì làm lạ. Nhưng thôi việc đã qua rồi, chẳng nói đến làm chi nữa. Chỉ tiếc là trót bó chân cháu thì sau nầy cháu ra đua chen vào đời thế nào được, vậy từ nay cháu nên cởi hai chân ra chớ bó lại nữa, ta sẽ đem cái món tiền định để cưới cháu, quyên cho cháu lấy một chút công danh để anh em cháu cùng được vẻ vang như chúng ta vậy. Quan Đạo đài nói xong liền bảo ông Trần Mỗ rằng: Chúng ta cứ nhứt định như ngày hôm ấy cùng làm tiệc mới khách, tưởng đó cũng là một sự vui mừng ít có vậy.

Quan Đạo đài nói rồi lên xe ra về. Đến ngày đã định trước, hai nhà đều chong đèn kết hoa, hát xướng linh đình, quan Đạo đài dùng một cái kiệu bốn người khiên, sai đến đón Kế Tiên về nhà cùng con trai mình nhận nhau làm anh em. Lúc ấy Kế Tiên đầu đội mũ, mình mặc bộ áo bào coi rất lịch sự, các tân khách đều tiễn ra khỏi cửa rồi cùng trở vào dự tiệc. Ông Trần Mỗ lấy làm vui vẻ quá, nói với các tân khách rằng: "Tôi thật không bao giờ lại nghĩ ra có cái việc như ngày hôm nay, không những tôi không nghĩ đến, ngay con tôi khi nó chưa đến 16 tuổi, tự nó cũng không nghĩ cái thân nó lại biến đổi như ngày nay. Người ta vẫn nói: Trong trời đất nầy không có việc lạ gì không có. Chính như cái việc của thằng con tôi như vậy".

Ăn tiệc xong, ông Trần Mỗ cũng sai người đem kiệu đi đón con trai ông Đạo đài, một lát con trai ông Đạo đài cùng Kế Tiên đi kiệu vệ. Ông Trần Mỗ cùng các tân khách ra đón, hai người cùng bước lên thềm xin mời vợ chồng ông Trần Mỗ ra để cho hai người làm lễ chào lạy. Cách đó mấy hôm, quan Tổng đốc Trương chi Đông nghe nói có việc ấy, liền cho đòi ông Trần Mỗ vào để hỏi lai lịch. Ông Trần Mỗ kể rõ sự tình, quan Tỏng đốc lấy làm lạ quá, lúc ấy quan Đạo đài đã quyên cho Kế Tiên một chức quan Tá nhị, dẫn Kế Tiên vào chào lạy quan Tổng đốc. Quan Tổng đốc hỏi điều gì, Kế Tiên đều ứng đáp trôi chảy cả, tỏ ra người bạo dạn, tuyệt nhiên không có cái bộ rụt rè e lệ như đàn bà. Quan Tổng đốc có lòng yêu lắm, lập tức bổ cho làm quan. Ông Trần liền lấy con Phú Quí cho Kế Tiên làm vợ, lại làm tiệc mời khách tuyên bố việc ấy cho công chúng biết. Sau Phú Quí đẻ luôn ba trai, còn Kế Tiên làm được Tri huyện, đó là một việc mà chính tác giả đã được mắt trông thấy, không phải là bịa đặt vậy.

                                                          LONG THÀNH 

Chuyện nầy rút trong báo Công luận ngày 26 Octobre 1928. Bài nầy có phải là chứng chắc rằng thuở xưa con người có đủ hai bộ phận âm và dương trong mình chăng? Như không có đủ hai cái thì làm sao con gái hóa ra con trai được ? Đời nay thấy nhiều chuyện lạ vì chưng lâu lâu Tạo vật làm như muốn trở bước lại sau nên sanh ra những người bộ nấp, những người lại cái, và những người con gái biến đổi ra con trai đó.

 

Ở Tây phương nữ hóa nam

Chuyện đâu có chuyện lạ đời ! Trước đây trên báo Tân Văn chúng tôi có thuật chuyện một người đàn ông hóa ra đàn bà, chắc độc giả có nhớ. Chúng tôi cũng có thuật chuyện cô Joubkowa, người Ba lan chiếm được nhiều giải quán quân về thể thao, bỗng khi không lại trở nên đàn ông.

Mới đây lại có một việc cũng tương tự, cô tiểu thư Anh tên Marry Edith Weston cũng là một nhà quán quân thể thao, đã trở nên đàn ông. Số là lúc sau nầy bỗng nhiên cô Weston thấy trên má hồng của mình có râu mọc ra cứng và dài. Lấy làm lạ quá, cô mới đến tỏ việc mình cho một vị bác sĩ chuyên môn về khoa giải phẩu. Vị bác sĩ mới đem cô vào phòng mổ xẻ mà sửa đổi trong thân thể cô. Không rõ vị bác sĩ mổ xẻ cách nào, chỉ biết cái kết quả lạ lùng của sự mổ xẻ ấy mà thôi ! Lúc vào dưỡng đường thì cô mặc đồ đàn bà, đến khi đi ra thì cô lại mặc đồ đàn ông. Không phải cô cắc cớ mà ăn bận như vậy đâu. Không, cô ăn bận như vậy là vì cô ta trở nên một người đàn ông rồi. Cô không còn là Marry Edith Weston nữa, cô ta trở nên Mark Weston.

Cái trường hợp của cô Weston và cô Joubkowa ấy không còn là lạ lùng về mặt khoa học nữa. Khoa thẩm mĩ giải phẫu (chirurgie esthétique) hiện thời ở thế, thay giống người dễ dàng lắm. Chúng ta dư biết rằng trên thế gian có nhiều người trời sanh ra lạ kỳ, bán nam bán nữ. Nhờ khoa nói trên, các vị thông thái tùy theo hình trạng của mỗi người mà mổ xẻ họ, làm cho họ hoặc trở nên đàn bà, hoặc trở nên đàn ông. Kẻ viết bài nầy tiếc vì không phải là một nhà y học, có thể cắt nghĩa rõ ràng những sự lạ kỳ ấy. Chỉ xin nhắc lại rằng sở dĩ các nhà khoa học đã làm cho cô Lili bỏ lốt đàn ông mà làm đàn bà, và cô Joubkowa cùng cô Weston đàn bà làm đàn ông được là nhờ sự thay đổi tự nhiên trước một phần rồi. Nhà khoa học chỉ làm cho hoàn toàn sự thay đổi thiên nhiên mà thôi. Dầu có vậy đi nữa cũng là một việc lại đáng cho chúng ta chủ ý.

                                                                  BÁ PHỦ

                                          (Thế Giới Tân Văn, số 2 ngày 16-7-1936)

Nữ hóa nam.

Từ khi có sự thay đổi lạ lùng của nhà nữ thể thao trứ danh nước Tiệp Khắc (Tchécoslovaquie) tên Kdenek- Konbek tới nay, những sự thay đổi hình dạng ấy càng ngày càng thấy thêm nhiều. Thì mới đây, một nhà nữ vô địch Anh tên Louis Weston vừa rồi hóa thành đàn ông mà trong số báo trước chúng tôi đã có bài tường thuật rồi (xem Thế giới số 2), nhưng chẳng riêng gì cô ấy, hiện thời người ta quả quyết rằng còn 25 người đàn bà trong xứ đương "bị" sự thay đổi ấy.

Bên xứ Hung Gia Lợi, một cô gái tên Jolan Kun bỗng nhiên thành đàn ông, lẽ tự nhiên là cô phải khai bộ đời khác mà trước nhứt là khai tuổi cô Kun thì chỉ 27 tuổi, mà cậu Kun có đến 37.

                                                  Thế Giới Tân Văn số . . .

Tổ tông loài người ở đâu

Theo Sáng Thế Ký của Mô-i-sơ (Moïse) thì tổ tông loài người là ông Adam và bà Eve, do Đức Chúa Trời Jéhova sanh ra ở trong một cảnh vườn tại Lạc Thổ Eden. Mà Eden ở đâu ? Không ai biết cả. Nhưng trong cuốn Prasada ou Poëmes des Poëmes, bên Thiên Trước có thuật chuyện Đức Thượng Đế Brahma sanh hóa Tổ tông loài người.

Tôi lấy đại ý dịch ra đây cho các bạn xem !

"Mặt đất đầy những cỏ hoa, cây hoằng những trái, cả ngàn cầm thú chạy giỡn trong đồng và bay luyện trên không; những bạch tượng đi dạo chơi thong thả dưới bóng những rừng rộng lớn; Đức Thượng Đế Brahma biết ngày giờ sanh hóa con người đã đến đặng cho ở cảnh thần tiên nầy. Ngài bèn lấy trong Đại linh hồn một sanh mạng cho vào cái xác làm ra hai người " Nam và Nữ" đặng sanh hóa như cây cỏ và thú vật. Ngài cho chúng nó lời nói và ý thức. Nhờ vậy chúng nó cao hơn những loài vật của Ngài đã tạo ra, nhưng thấp hơn Ngài và các Thiên thần. Ngài làm cho người đàn ông phân biệt bởi sức lực, vóc vác và oai nghi. Ngài đặt tên là A-đi-ma (Adima) tiếng Bắc Phạn là người thứ nhứt hay là đứng đầu các sanh vật. Còn ngừoi đàn bà thì có duyên, dịu dàng và đẹp đẽ, Ngài đặt tên là Hê-hoa (Heva) tiếng Bắc Phạn nghĩa là giúp cho sự sanh tồn được viên mãn. Đức Thượng Đế mới cho hai vợ chồng ở tại cù lao Tích Lan, khi cây cỏ tốt tươi đáng gọi là cõi Thiên Đường tại thế; bây giờ đây nó cũng còn là cù lao đẹp nhứt ở Ấn độ dương.

Ngài mới phán với hai vợ chồng: "Hãy ăn ở với nhau và sanh sản con cái. Chúng nó là những hình ảnh sống của hai người trên mặt đất từ thế kỉ nầy qua thế kỉ kia, sau khi hai người trở về với Ta.

Ta là Chúa tể vạn vật, Ta sanh hai người đặng phụng thờ Ta trọn đời và những kẻ nào tin nơi Ta sẽ được sang sớt hạnh phúc của Ta, sau khi vạn vật bị tiêu diệt. Hãy dạy dỗ con cái hai ngươi, điều đó chúng nó chớ khá quên Ta, ngày nào Ta còn tên Ta thì Ta vẫn ở với chúng nó". Rồi thì Ngài cấm A-đi-ma và Hê-hoa không được rời bỏ cù lao Tích Lan. Và Ngài nói tiếp: "Nhiệm vụ của hai người là ở sanh sản tại cù lao nầy và truyền dạy sự thờ phụng Ta cho những kẻ sanh ra. Nơi đây Ta đã lo cho hai ngươi đủ các điều phương tiện và vui vẻ. Ngoại trừ sau con cháu hai ngươi đông đúc cho đến đỗi chỗ nầy không đủ chứa chúng nó nữa thì trong lúc cúng tế chúng nó sẽ hỏi Ta, Ta sẽ cho biết ý định của Ta". Nói rồi Ngài biến mất.

A-đi-ma và Hê-hoa ở đó một ít lâu được hoàn toàn sung sướng, không có sự đau khổ nào tới khuấy rối sự an tịnh của hai người. Hai vợ chồng chỉ có giơ tay lên cây thì hái những trái ngon ngọt và chỉ cúi xuống thì lượm những hột lúa tốt và mịn màng. Nhưng mà một ngày kia hai vợ chồng bắt đầu lo ngại chuyện viễn vông. Ấy là Ma-vương ghen ghét sự hạnh phúc của hai vợ chồng và công nghiệp của Đấng Tạo Hóa, cho nên xúi giục hai vợ chồng có những ý muốn mới lạ.

A-đi-ma mới nói với vợ: "Chúng ta hãy đi dạo trong Cù lao và coi thử chỗ nào đẹp hơn chốn nầy không ?" Hê-hoa bèn theo chồng. Hai vợ chồng mới đi, ngày nầy qua ngày kia, tháng nầy qua tháng nọ và ngừng lại dựa mé những suối nước trong trẻo và dưới bóng những cây cao lớn tàn che khuất ánh sáng mặt trời. Nhưng càng ngày càng đi tới thì Hê-Hoa trong lòng phát hoảng sợ một cách lạ lùng.

Hê-hoa mới nói: "A-đi-ma, chúng ta đừng đi xa nữa, dường như chúng ta đã cãi lời Đức Thượng Đế rồi, không phải là chúng ta đã bỏ chỗ Ngài đã định cho chúng ta ở hay sao ?".

A-đi-ma đáp rằng : "Đừng sợ. Không phải là chỗ đất gớm ghiết chưa ở được mà Ngài đã nói với chúng ta đâu". Rồi cả hai đi nữa. Sau rốt hai vợ chồng đi tới mút cù lao Tích Lan. Cả hai thấy trước mặt có một cái eo biển không mấy lớn, còn bên kia thì đất rộng mêng mông dường như chạy dài vô tận. Những đá ở dưới biển nổi lên làm ra một cái đường hẹp nối liền cù lao và lục địa mới lạ đó. Hai vợ chồng dừng chơn lại, lấy làm lạ lùng hết sức. Miền đó đầy những cây cao lớn, chim chóc cánh lông rực rỡ, bay liện trên nhành.

A-đi-ma mới nói: "Ồ ! Những điều đẹp quá. Trái cây đó phải ngon biết dường nào ! Chúng ta hãy qua hái ăn thử coi và nếu xứ đó tốt hơn chỗ ta, thì chúng ta ở  luôn tại đó". Hê-hoa run rẩy lập cập, năn nỉ A-đi-ma, đừng làm điều gì mà chọc giận Đức Thượng Đế. Nàng nói: "Chúng ta ở chỗ nầy không phải là tốt rồi hay sao ? Chúng ta có nước ngọt, trái ngon, còn kiếm cái gì nữa". A-đi-ma mới đáp: "À ! Vậy thì chúng ta sẽ trở về. Mà đi viếng xứ lạ có hại gì đâu ?". Nói rồi đi lại gần mấy cục đá. Hê-hoa theo chồng mà run rẩy. A-đi-ma mới vác vợ lên vai rồi đi qua eo biển. Chơn mới vừa đụng đất thì nghe có tiếng nổ vang dầy. Cây cối, bông hoa, chim chóc thấy khi nãy đều biến đi đâu mất. Mấy cục đá nổi lên đều trầm xuống biển, chỉ còn vài cục nhọn ló khỏi mặt nước để làm dấu tích cái đường mà trong cơn thạnh nộ, Đức Thượng Đế đã ra oai tàn phá.

A-đi-ma bèn té xỉu xuống cát, khóc mướt. Hê-hoa mới lại ôm chàng mà nói: "Chàng chớ sầu thảm. Hãy cầu nguyện Đức Thượng Đế tha tội cho chúng ta". Nói vừa dứt lời thì nghe trên mây có tiếng phán rằng: "Hỡi người nữ kia ! Ngươi nói như thế là vì thương chồng, mà ta đã dạy ngươi phải thương chồng ngươi. Ngươi trông mong nơi Ta. Vậy Ta tha tội cho ngươi và chồng ngươi. Nhưng mà hai ngươi không được về chỗ Cực lạc mà Ta đã tạo lập ra đặng hai ngươi hưởng hạnh phúc nữa. Bởi hai ngươi cãi mạng lịnh của Ta, cho nên hung thần đã gieo tai nạn cả mặt đất. Con cái hai ngươi phải chịu đau khổ, chúng nó phải cày cấy ruộng nương tại vì lỗi của hai ngươi. Chúng nó sẽ trở nên xấu xa và sẽ quên Ta. Nhưng Ta sẽ sai Quích-nu (Vishnou) đầu thai vào lòng một người đàn bà và đem cho cả thảy cái hy vọng được ban thưởng một kiếp sau và phương pháp cầu khẩn Ta, đặng giảm bớt những tai họa của chúng nó. Hai vợ chồng nguôi ngoai,

 bèn đứng dậy; từ đó hai người phải chịu khổ cực mới có đồ ăn".

Những cục đá nổi lên ở Ấn độ dương, chính giữa phía đông Ấn Độ và cù lao Tích Lan ngày nay người bổn xứ cũng còn gọi là Palam Adima, nghĩa là "Cái Cầu" của Adam (Pont d'Adam).

Khi những thương thuyền sang Tàu hay là Ấn Độ qua khỏi Maldives rồi thì thấy trước hết trên bờ biển xứ Ấn Độ một cái núi xanh um, trên chót thường bị mây bao phủ. Tục truyền rằng, từ dưới chơn núi đó người đầu tiên đi qua đất liền. Từ xưa núi đó gọi là Pic d'Adam, mà hiện giờ trong địa dư cũng gọi như thế.

Đọc bài nầy rồi các bạn thấy nó khác với chuyện của Mô-i-sơ thuật trong Sáng Thế Ký. Theo Mô-i-sơ thì bà Eva bị quỉ cám dỗ ăn trái cấm. Còn trong chuyện trên đây trái lại A-đi-ma bị ảo thuật của Ma vương nên cãi lời Đức Thượng Đế Brahma. Vậy các bạn muốn bình luận cách nào cũng được. Người học đạo thì biết đó là những lời nói bóng dáng, song không phải dễ mà cắt nghĩa cho thiên hạ đều hiểu như mình vậy.

 PHỤ LỤC

1. – Chuyện Lý Thanh Vân sống 256 tuổi.

2. – Chuyện cô bé Kumari Shanti Devi kiếp trước ở Mutha thác rồi tái sanh tại Delhi.

3. – Một chuyện nhớ lại những kiếp trước rất lạ lùng.

Tôi gặp ba chuyện nầy sau khi đã giao bản thảo cuốn Luân Hồi cho nhà in sắp chữ. Vì thế tôi để chúng nó vào những trương phụ thêm. Đợi khi tái bản bộ "Con người là ai" tôi sẽ sắp chúng nó lại cho phải chỗ.

 

I

Chuyện ông Lý Thanh Vân sống 256 tuổi

Trong cuốn "Con người thác rồi về đâu" trương 9 tôi có nói ông Lý Thanh Vân sống 256 tuổi.

Tài liệu đó tôi lấy trong cuốn "HATHA YOGA của C.KERNEIZ trương 54".

Nay nhơn có dịp đọc báo "Phụ nữ tân tiến" số 21 ngày 1er Juin 1933 thấy có trích đăng tin ấy do báo Trung Bắc Tân Văn dịch thuật của báo Siêu Nhiên rất rõ ràng, nên đem vào cuốn nầy cho các bạn xem.

                                                  Phụ nữ TânTiến

                                                  Số 21-1erJuin 1933

 

Chuyện bên Tàu

Ông Bành Tổ đời nay. Một người tên là Lý Thanh Vân sống lâu đến 256 tuổi.

Chuyện ông Bành Tổ chẳng biết thiệt hay không. Nhưng cứ tục truyền thì là một ông đời xưa kia sống lâu lắm.

Chẳng nói đến chuyện sống lâu bằng ổng chớ sống được 100 tuổi cũng đã khó lắm rồi. Nên bên Á Đông cho: "Nhơn sanh bách tuế vi kỳ".

Ngờ đâu, ngày nay lại thấy cái tin rất lạ: là một người sống có đến hơn 2 thế kỷ rưởi. Các báo đều đăng tin ấy, và thấy Trung Bắc Tân Văn có dịch thuật rõ ràng, cái tin ấy của báo Siêu Nhiên, chúng tôi xin mượn cái tin của đồng nghiệp để độc giả xem qua cho vui.

Ông Lý thanh Vân sanh về đời Khang Hy, có một người vợ chết đã một thế kỷ, có cháu bốn đời đã 70 tuổi.

Câu chuyện ông già thọ nhứt thế giới nầy, trong tờ báo đã có mấy lần nói đến, các báo Tàu sang kỳ vừa rồi tin rằng ông già đã tạ thế ở huyện Khai về tỉnh Tứ Xuyên.

Về tuổi thọ của ông già Lý Thanh Vân, mỗi người nói một khác, nhưng cứ như người đã biết rõ thân thế ông thì đều nói ông năm nay quả đã thọ 256 tuổi. Ông già Lý vốn là người làm ruộng kiêm làm nghề vào núi hái thuốc. Từ lúc ít tuổi, sau khi lấy vợ, vợ chết, lại lấy vợ khác, không biết đã mấy lần rồi, mà người vợ ông lấy cuối cùng đã tạ thế hơn 100 năm nay. Hiện ông có 70 người cháu, người chắc bé nhứt của ông năm nay cũng đã 70 tuổi. Ba năm trước đây cũng có nhiều viên ký giả các báo đến tận nơi thăm ông, thấy ông thể phách còn khỏe, như ông già mới độ 6 – 70 tuổi. Khi ấy ông già Lý có nói chuyện với các viên ký giả rằng ông khéo việc dưỡng sinh, mỗi khi vào núi hái thuốc ngày đi hơn trăm dặm mà không biết mệt nhọc. Trong lúc thiếu niên có một lần vào núi hái thuốc bỗng hái được một thứ cỏ lạ [11], bèn ăn cho đỡ đói, nay ông hưởng được cái tuổi cao ấy, hoặc có vì thế chăng ?

Lại một tờ báo Tàu năm Dân Quốc 17 có đăng sơ lược về ông như sau nầy:

Có người quê ở Chính An, tên là Lý Thanh Vân ngụ ở Trần gia trường, huyện Khai, tỉnh Tứ Xuyên người ta nói đã thọ hơn 200 tuổi, tháng trước đến Vạn huyện được các giới hoan nghênh, viên quận trưởng là Dương Sâm cũng có quỉ tặng. Hỏi tuổi thực thì ông ấy nói sanh năm Mậu Ngọ, năm Khang Hy thứ 17, năm nay vừa 249 tuổi. Ông già Lý diện mạo nom rất cổ, tinh thần rất tinh sảng, ngũ quan đều tốt cả, những móng tay của ông cắt ra chứa đầy một cái hòm, hiện tay hữu, ngón giữa, ngón thứ tư và ngón thứ năm móng để dài tới hơn thước. Mỗi ngày đi được hơn trăm dặm, hỏi đạo dưỡng sinh thế nào, ông chỉ nói tỉnh tâm mà thôi, hỏi làm sao ông biết thuật ấy được, thì ông nói, cách ngồi như con rùa, đi như con hạc, nằm như con chó, đều là điều cốt của ông thầy truyền cho. Ông già Lý lại nói lúc mới vài tuổi có từng đọc sách viết chữ, khi độ 10 tuổi có người dắt đi các nơi Thiểm Tây, Tân Cương, Cam Túc, Thanh Hải, Tây Tạng. Việt Nam, Xiêm La, để hái thuốc, khi trở về Tứ Xuyên đến Trần gia trường đã hơn 100 tuổi rồi. Sau đó ông lại đi đến các tỉnh Hồ Bắc, Hà Nam, Hồ Nam. Hán Khẩu, Nam Kinh, Bắc Kinh vẫn lấy nghề bán thuốc mưu sinh. Sinh bình trước sau ông lấy 14 đời vợ, con cháu trải đến 11 đời. Cứ lời những ông già Trần gia trường nói kể từ khi ông Lý đến đó cho tới nay diện mạo tinh thần vẫn như thế, không thay đổi, người ta hỏi chuyện về các đời nhà Thanh và phong tục các nơi ông đều kể vanh vách. Ông già Lý lại nói còn có mấy người bạn lại nhiều tuổi hơn ông.

(Trích dịch báo "Siêu Nhiên").

II-

Chuyện cô Kumari Shanti Devi kiếp trước ở Muttra thác rồi tái sanh tại Delhi

 

Chuyện nầy làm chấn động dư luận thế giới vì nó có quan hệ với triết lý của cuộc đời.

Dưới đây là bài điều tra kỹ lưỡng của ba ông: Lala Deshbandhu Gupta chủ nhiệm báo The Daily Tej, nhà lãnh tụ ái quốc Pandit Neki Pram Sharma và trạng sư Chand Mathur, gởi cho báo chí.

"Shanti tới bốn tuổi cũng như đứa câm, không nói. Qua bốn tuổi rồi nó bắt đầu nói những việc mà dường như là cái kết quả sự nhớ lại chuyện kiếp trước do sự liên tưởng mà ra. Tỉ như người ta cho nó ăn thì nó nói: "Tôi ăn bánh nào đó tại nhà tôi ở Muttra". Khi mẹ nó mặc quần áo cho nó thì nó tả cách nó mặc hồi kiếp trước tại Muttra. Nó thường nói: "Nó thuộc về hạn Choban và chồng nó là người buôn bán vải. Nó cho thêm những chi tiết về cái nhà của nó, nó nói nhà nó sơn màu vàng và kế cận thì có nhiều tiệm đặc biệt". Ban sơ cha mẹ nó tưởng mấy lời lạ lùng nầy vốn là chuyện nhảm nhí của trẻ con, nên không để ý tới. Nhưng nó lập lại mãi. Cha mẹ nó không muốn khươi chuyện ấy ra vì theo tục lệ Ấn Độ, đứa nhỏ nào nhớ chuyện kiếp trước thì thường không sống được lâu, nếu mấy chuyện ấy có thật. Cô bé Shanti thường tỏ ý muốn đi Muttra. Những người lân cận đều rõ biết việc đó.

 

Những câu trả lời chắc chắn

Cho tới hai năm chót đây, cô bé không tỏ thật tên chồng nó ra (chồng kiếp trước). Khi cha mẹ nó hỏi nó thì nó trả lời một cách rụt rè rằng: nó gặp thì nó biết. Ấy là do tục lệ bên Thiên Trước, ai cũng biết người đàn bà vì khiêm tốn nên không hề nói tên chồng mình.

Cách một năm rưởi nay, một ngày kia ông cậu của nó là ông Bishan Chand, giáo sư trường Ramjasschool, Darya Ganj, Delhi, tới thăm nó và biểu nó nói tên chồng kiếp trước của nó và quả quyết: nếu nó nói thì dắt nó đi Muttra. Con bé bèn nói nhỏ bên tai Ngài: ấy là Pundit Kedar Nath Chaubey. Ông giáo sư hứa để điều tra trước khi dắt nó đi. Lâu lâu thì nó hỏi thăm tin tức sự tìm kiếm đó, nhưng mà ông giáo sư đồng ý với cha mẹ nó, nên để câu chuyện đâu nằm đó, không muốn tìm hỏi cái nhà hồi kiếp trước.

Trong bữa lễ Dushera, ông giáo sư thuật câu chuyện nầy cho ông Lala Kishau Chand M.A. vốn là hiệu trưởng đã hồi hưu ở số 7 đường Darya Ganj, tại Delhi nghe chơi. Ông nầy tỏ ý muốn biết đứa nhỏ. Trong cuộc gặp gỡ với ông hiệu trưởng, cô bé mới cho địa chỉ của "Kedar Nath" và tả hình trạng cái nhà của nó.

Ông Lala Kishau Chand ghi vào sổ địa chỉ của cô bé nói và viết một cái thơ cho Pandit Kedar Nath. Ngài và nhiều người khác rất ngạc nhiên khi được thơ của Chaubey Kedar Nath trả lời rằng những việc đó có thật. Trong thơ Kedar Nath lại đại khái ngõ ý rằng va có một người bà con tên Pundit Kanji Mal, làm trong sở ông Bhana Mal Gulzari tại Delhi và xin cho người nầy giáp mặt với cô bé. Người ta chịu. Chẳng những cô bé nhận được Kanji Mal là bà con còn nhỏ tuổi của chồng kiếp trước cô và cô trả lời rất trúng những câu hỏi về việc kín nhiệm trong gia đình. Sự lạ lùng càng tăng thêm; Kanji Mal bèn kêu anh là Kedar Nath Chaubey từ Muttra đi qua Delhi.

 

Những dấu chứng cô bé nhớ chuyện kiếp trước

Pandit Kedar Nath Chaubey đi với đứa con trai 10 tuổi và người vợ sau, tới Delhi ngày 13 Novembre 1935. Mới vừa gặp thì cô bé nhận ra Kedar Nath Chaubey là chồng trước của mình. Thấy chồng và con, cô bèn khóc tấm tức tấm tưởi trọn một giờ đồng hồ. Kedar Nath Chaubey được phép hỏi cô bé vài câu chuyện thầm kín trong gia đình đặng thử coi ký ức của cô bé thế nào ? Những câu trả lời của cô bé đều trúng hết làm cho Kedar Nath động lòng sa nước mắt. Khi người ta hỏi ý kiến của ổng thì ổng đáp rằng: "Tôi quả quyết ấy cũng một linh hồn vợ trước tôi, thác tại Muttra ngày nay đầu thai làm cô bé".

Cô bé dòm con Chaubey và tỏ dấu thương yêu như tình mẹ con. Cô mới xin mẹ ruột của cô bây giờ cho đứa nhỏ vài món đồ chơi, mà cô nóng nảy cho đến đỗi không đợi bà mẹ chọn lựa, cô lấy xâu chìa khóa đi mở cửa phòng lấy cho đứa nhỏ một món đồ chơi và một bộ bài cào.

Khi Kedar Nath và đứa con trai muốn ra khỏi nhà thì cô bé xin cho cô đi theo. Người ta tưởng tốt hơn là kêu xe cho cả thảy lên đi để tránh sự a ý có thể xảy ra.

Sau khi đi dạo chơi rồi, cô bé trở về, nó nắm tay đứa con nó, theo sau là cha ruột nó và Kedar Nath. Buổi chiều đó nó rất vui vẻ. Theo lời nó xin, Kedar Nath và đứa con trai ở lại Delhi hai ngày nữa, va có nhiều dịp coi chừng cử chỉ của cô bé.

Chiều bữa 15 Novembre 1935 Kedar Nath và đứa con trai phải về Muttra. Khi cô bé hay tin đó thì muốn đi theo, mà cha mẹ cô không bằng lòng. Muốn cho cô quên, người ta mới dắt cô lên xe đi chơi và đi coi hát bóng.

Nhưng cô bé một mực quyết đi Muttra, và từ khi gặp chồng cô tới sau thì cô càng nài nỉ hơn nữa. Cô cứ nói quả quyết rằng nếu người ta dắt cô đi Muttra thì cô biết nhà chồng cô liền.

 

Cô bé nói cô có chôn giấu tiền bạc

Cô bé tả rành mạch tôn miếu Vishrant Gat ở Dwarkadhish, những đường dắt đi tới nhà chồng cô, cũng như cô đã sống và ở tại đó. Cô bé lại nói thêm rằng: cô có chôn giấu tiền ở dưới đất trong một căn phố ở nhà cô tại Muttra và cô có nguyện cúng 100 rubi (roupies) trong số đó cho tôn miếu Vishrant Ghat. Cô có nói chuyện đó cho Kedar Nath Chaubey hồi ông nầy lại Delhi.

Cha mẹ cô bé và bà con cô, giữ phong tục xưa nên không chịu mạo hiểm cho cô đi. Nhưng chúng tôi giải bày cho cha mẹ cô bé nghe, sau rốt lại ông bà bằng lòng, rồi chúng tôi cả thảy 15 người, kể luôn ổng bả nữa, đồng đi Muttra ngày 25 Novembre 1935. Chúng tôi đem theo một người nhiếp ảnh đặng chụp những ảnh cần thiết. Khi đứa bé bước lên xe lửa rồi thì chúng tôi xem xét từ cử chỉ của nó và ghi chép kỹ lưỡng. Lúc cô bé lên xe ngồi rồi thì chúng tôi thấy gương mặt nó tỏ vẻ hân hoan, khác hơn ngày thường trọn ba giờ đồng hồ của cuộc hành trình. Xe gần tới Muttra, sự vui mừng của nó lộ ra . . . Nó nói rằng: Giờ chúng ta tới (nghĩa là 11 giờ sớm mai) thì tôn miếu Vishrant Gat đã đóng cửa. Những tiếng nói của nó nói là: "Mandir ko pat band ho jayenge" thường dùng ở Muttra. Khi chúng tôi gần tới ga thì cô bé bỗng trở lại nghiêm nghị dường như hoàn cảnh phản động lại nó.

Nó dòm ra cửa sổ xem coi cả thảy một cách rất kỹ lưỡng, khi xe vô nhà ga thì cô la lên: "Muttra Agai ! Muttra Agai ! (Tới Mutra rồi ! Tới Muttra rồi). Dường như người ta hay chúng tôi tới Muttra cho nên có nhiều người và cả những thân hào tại đó, tới chực ở bến xe. Nhưng mà những lối đi chúng tôi đã vạch sẵn rồi. Chúng tôi khuyên những người trong bọn họ đứng dang ra xa chúng tôi đặng để chúng tôi đi với cô bé. Thiên hạ nghe theo lời yêu cầu của chúng tôi cũng làm in như vậy, để chúng tôi đi thong thả. Và nên nhìn nhận rằng về phương diện đó người ta vẫn giúp sức chúng tôi.

Chuyện lạ lùng

Khi tới Muttra rồi, việc thình lình làm cho chúng tôi chủ ý tới, xảy ra tại bến xe.

Ông L. Deshbandhu bồng cô bé. Ông đi chưa được 15 bước bỗng có một người trộng tuổi ăn mặc theo cách riêng biệt ở thành thị, chen lộn với đám đông tới đứng trước mặt cô bé. Người ta hỏi cô bé biết ông đó không ?

Cô bé chưa gặp ông lần nào nhưng khi thấy ổng nó liền tuột xuống cúi hôn chơn ông đó một cách kính cẩn rồi đứng dựa một bên. Người ta hỏi ông đó là ai, thì cô bé kê miệng vô lổ tai ông Lala Deshbandhu nói nhỏ rằng: ấy là "Jeth" của cô. Jeth là anh cả của người chồng cổ. Việc đó thình lình làm cho ai nấy đều ngạc nhiên vì ông đó quả thật là anh cả của chồng cổ tên "Babu Kam Chaubey".

Khi ra khỏi bến xe, chúng tôi lựa riêng một cỗ xe, không dùng những xe của mấy người đánh xe đem mời chúng tôi. Cô bé ngồi băng trước, và xe chúng tôi dẫn đầu mấy xe kia. Chúng tôi đã đủ cách đề phòng không cho những người đi bộ chỉ đường. Chúng tôi căn dặn người đánh xe đi theo đường của cô bé chỉ, không cần phải biết chúng tôi đi đâu. Cô bé dẫn chúng tôi đi ngang qua Holi Gate không khó khăn chút nào. Cô bé dùng chỗ đó như chỗ nhắm để từ bến xe vô nhà cô. Chúng tôi có hỏi tên nhiều nhà và nhiều con đường: cô bé đều trả lời trúng hết. Thí dụ cô nói: hồi cô còn sanh tiền đường nhà ga chưa tráng nhựa, cô chỉ nhiều dãy nhà mới và nói: Hồi đó chưa cất. Cô tả Holi Gate một cách đúng đắn trước khi chúng tôi tới đó. Cô bé cứ chỉ đường cho tới khi chúng tôi tới đầu một con đường đầy những tiệm tạp hóa. Cô bảo xe ngừng và chỉ một con đường đặc biệt dắt vô nhà cũ của cô. Để xe đó, chúng tôi xuống đi bộ theo cô Shanti.

Chúng tôi lấy làm ngạc nhiên một lần nữa khi cô bé thấy một ông già 75 tuổi, cô cúi đầu chào rất lễ phép, hôn chơn ông và nói ấy là cha chồng cô.

 

Cô bé chỉ nhà

Cử chỉ tự nhiên của cô làm cho nhiều người đi coi lấy làm cảm động lắm. Cách xa đó một chút cô bé chỉ nhà của cô dẩu rằng bây giờ nó không phải sơn màu vàng và dãy nhà đó người khác đã mướn. Người ta đem cổ vô, có hai vị thân hào ở tại Muttra chú ý tới sự điều tra của chúng tôi nên đi theo chúng tôi. Cô bé mới chỉ cái phòng của cô thường ở. Muốn thử cổ, một vị thân hào mới hỏi cổ có thế chỉ cái "Jai Zarur" của cái nhà không ? Đối với dân chúng tại Delhi, tiếng Jai Zarur là tiếng hê brơ (hébreu) nghĩa là cầu tiêu.

Các người có mặt tại đó đều lấy làm ngạc nhiên khi cô bé nghe hỏi, không suy nghĩ xuống thang lầu chỉ cầu tiêu cho vị thân hào coi, dường như trong nhà chỗ nào cô cũng biết cả.

Muốn tránh công chúng và muốn được đeo đuổi cuộc điều tra của chúng tôi trong bầu không khí yên lặng. Chúng tôi mới dắt cô bé lại một Dharamshala. Tại đó cổ nhìn được người em của cô năm nay đã 25 tuổi và một người cậu bà con suôi gia. Một việc làm cho chúng tôi chú ý một cách đặc biệt là cô bé ở Muttra coi rất thơ thới. Thấy chúng tôi ăn chẫm rãi, cô bé mới nhắc cô phải đi tới một cái nhà khác, chỗ cổ đã giấu tiền. Chúng tôi mới dắt cổ qua một con đường hẻo lánh đặng tránh sự tọc mạch của dân chúng.

Dọc đường chỉ là cổ dẫn chúng tôi và cổ nhìn được cái nhà của cô một cách dễ dàng. Cổ nói, cổ đã ở trong nhà đó hơn nửa đời người, mà nhà đó hiện giờ gia quyến của Pandit Kedar Nath còn ở đó nữa.

Những tấn tuồng diễn ra sau khi chúng tôi vô nhà nầy phá tan hết thảy các mối hoài nghi về sự chơn thật của câu chuyện nầy. Cô bé vô nhà nầy cũng như lúc cổ còn làm chủ. Pandit Neki Ram biểu cô nói cái giếng mà cổ nói hôm cổ ở Delhi cho ông coi.

Cô bé chạy ra cái sân nhỏ ở trong nhà nhưng cổ lính quýnh khi không thấy cái giếng ở đâu, song cổ chắc ý lắm, cổ lấy tay chỉ vào một góc sân và nói: "Kuan Yiham tha" (cái giếng ở đó). Chừng Kedar Nath Chaubey lấy cục đá lấp ở miệng bày cái giếng ra, thì cổ tỏ dấu hân hoan vì người ta đã bít miệng giếng mấy năm rồi.

Khi người ta hỏi tiền chôn ở đâu thì cổ bảo chúng tôi theo cổ lên từng lầu trên. Điều đó lạ thật vì không có ai tưởng tượng rằng của đem chôn ở trên lầu được. Nhưng cổ quả quyết lắm, cổ dắt chúng tôi lại phòng cửa sổ, phòng nầy bây giờ khóa chặt. Người ta xin Chaubey mở ra. Nhưng phải chờ đi lấy chìa khóa. Cô bé nóng nảy dòm vô kẽ vách nói rằng phòng đó của cổ và tiền ở trỏng. Khi vô phòng rồi cô bé dòm quanh một vòng rồi lấy chơn để trên một góc mà nói: "Tiền ở đây". Chaubey Kedar Nath ngần ngại một chập, chúng tôi không hiểu vì lẽ nào, nhưng phải chìu lòng cô bé. Người ta đào chỗ đó lên lối 3 tấc thì gặp một ga la (galla) (một chỗ theo tục đời xưa để giấu một vật quí) nhưng không có tiền, cô bé không chịu số tiền đó mất, cổ tự bươi đống đất lên, trong vài phút nhưng thất vọng khi không thấy chi cả. Cô cứ nói: "Tiền tôi để đó". Về sau, chúng tôi hay rằng Kedar Chaubey đào lấy số tiền đó khi cô từ trần (kiếp trước).

Khi chúng tôi định từ giả nhà đó đặng đi lại rạch Jumna thì cô bé vụt nói quần áo của cổ bận đi tắm để ở trong phòng dưới đất. Cô rất buồn bực mà ra khỏi nhà xưa.

 

Nhưng còn một chuyện làm chúng tôi ngạc nhiên hơn nữa

Hồi ở Delhi cô không nhớ cha mẹ cô kiếp trước. Chừng chúng tôi dắt lại nhà cha mẹ cũ của cô ở một con đường gần Muttra, thì cô nhìn được nhà và vô nhận được cha mẹ cô, cô đứng chung trong đám đông năm chục người. Cô ôm cha mẹ cô, còn ổng bả thấy cô bé thì khóc than thảm thiết.

Còn chúng tôi, mỗi người đều tưởng rằng: quên chuyện kiếp trước là một hạnh phúc rất lớn. Chúng tôi thú thật, chúng tôi mang một trách nhiệm nặng nề khi cô bé về Muttra. Chúng tôi phải bắt cô bé lìa cha mẹ cổ (cha mẹ kiếp trước) và chúng tôi bỏ chốn đó đi liền không tìm kiếm thêm những bằng cớ khác nữa. Cô bé lên xe đi lại tôn miếu Dwarkadisk. Khi cô thấy tôn miếu thì cô reo lên những tiếng vui mừng. Cổ quì trước cửa như kính cẩn tôn trọng một vị thần thánh nào. Chuyện chót mà cô bé đã nhìn biết tại Muttra là Vishrant Ghat trên con rạch linh thiêng Jumna. Cổ nói hồi kiếp trước, cổ thường tắm ở nơi đó. Khi tới Ghat cổ năn nỉ xin múc nước rạch cho cổ uống rồi tự nhiên cổ thấy bông ở trong tràng hoa của cổ mang đem cúng. Cô muốn ở lại chốn đó lâu một chút nhưng không thế được.

Lối mười ngàn người hội họp lại trong miếng đất của một trường trung đẳng tại chỗ đó, trong đám ấy có mặt những người đã chứng kiến cuộc điều tra của chúng tôi. Chúng tôi mới thuật lại những điều đã xảy ra mà chúng tôi đã thấy với cô bé. Dân chúng Muttra ngỏ ý muốn cho cô bé ở lại vài ngày nữa, nhưng chúng tôi không thế làm vừa lòng họ vì những lẽ đương nhiên mà chúng tôi mới kể ra trên đây.

Chiều lại, lúc trở về Delhi, cô bé mỏi mệt nằm ngủ, không nói chi hết, đáng lẽ người ta phải để cô bé ở lâu hơn nữa tại Muttra.

Phỏng dịch tờ phúc trình của hội Liên Minh quốc tế da trắng ở Delhi.

(Rapport de la ligue internationale Aryene de Delhi)

 

III

Một chuyện nhớ lại những kiếp trước rất lạ lùng

Từ sáu tháng nay, tại Turin (một thành ở nước Ý) những y sĩ chữa bịnh thần kinh, những nhà sử học, những nhà khảo cổ, những nhà chuyên môn về khoa khuyết sử thời đại tự hỏi: Có phải các ngài bị một tên đại bợm phờ phĩnh hay là đứng trước một hiện tượng mà vì trình độ hiện thời, khoa học không cắt nghĩa được.

Ấy là trường hợp của một người tên Lanfranco Davito. Va nhớ lại đã sống sáu lần trong những thế kỷ đã qua. Về mỗi kiếp luân hồi va cho những chi tiết và những sự đích thật đem so sánh với sự hiểu biết của những nhà chuyên môn về mấy thời đại đó thì giống hệt nhau.

(Davito, lính cảnh sát số 556 tại Turin). Người ta dựng lên hai thuyết:

a) Hoặc là tên lính số 556 là một người có tánh đùa cợt phi thường, học hỏi uyên thâm về các khoa: khuyết sử thời đại, sơ sử thời đại và cổ đại sử, một ông Pic de la Mirandole [12], vì mua vui nên mang áo cảnh sát thành phố.

b) Hoặc là hội bác sĩ đứng trước trường hợp của một người đã sống nhiều lần trên quả địa cầu chúng ta và nhớ lại rõ ràng những kiếp trước của va.

Trước hết Lanfranco Davito là ai ?

Đối với mấy ông chủ va và những bạn đồng nghiệp của va thì Lanfranco Davito là tên lính số 556, chớ không có ai khác hơn nữa. Va ở một căn phố nhỏ số 240 đường Via Fossata, nhà không có tủ sách, sống một cách yên ổn, vợ tên Lina. Và làm việc bổn phận đúng đắn, không có ai trách va về sự ngông cuồng lần nào cả.

Đối với các vị Bác sĩ chữa bịnh thần kinh thì Lanfranco là một người tầm thường, không có bịnh hoạn, không có thói dị kỳ, ăn nói thật thà chất phác, tỏ dấu là một người bực trung. Còn đối với những vị học thức uyên thâm thì va là một người chứng kiến lạ lùng đời tối cổ, hồi các đô thị xây trên mặt hồ (cité lacuste) hoặc từng sống hồi đời vua Sennachérilbe[13]. Những giai đoạn mà va thuật về cách sanh hoạt của xã hội trải qua trong các thời kỳ liên tiếp của lịch sử, không những phù hợp với những điều mà các nhà bác sĩ đã biết mà lại còn chứa đầy những sự đích thật, mấy việc nầy không thể nào bịa đặt ra được, nói rằng va tưởng tượng ra là vô lý hết sức.

Mà làm sao Lanfranco nhớ lại cái quá khứ quái dị ấy ? Theo va thì việc đó đã xảy ra dễ ợt. Một ngày kia trong năm 1939 va đi qua quãng trường Carducci tại Turin (Place de Carducci) bỗng va gặp một người sắc nâu lợt mà gương mặt không phải lạ với va. Va gặp y hồi nào ? Va tìm kiếm trong trí nhớ thì bỗng một tia sáng hiện ra trong não va. Va thấy một cảnh tượng phi thường, lúc ban đầu làm cho va tự hoài nghi mình không được tỉnh trí. Va thấy rằng người sắc nâu lợt cầm một cái chày vồ đập vào đầu va một cái hết sức mạnh. Thất sắc, mồ hôi trán nhỏ giọt. Lanfranco tên lính số 556 hồi tưởng lại hồi sáu ngàn năm trước, tấn bi kịch đã diễn ra sau khi đó va bỏ mình lần thứ nhứt. Một dọc hình từ chỗ tối tăm trong ký ức của va vụt hiện ra rõ ràng dường như anh chàng sắc nâu mà va gặp tại quãng trường Carducci đã phanh phui ra một cách bí mật, làm cho va phải hãi hùng.

Vốn tánh thực thà, Lanfranco phải chống chỏi với cơn ác mộng của va lâu lắm; va không dám tỏ nỗi niềm tâm sự cho ai biết. Nhưng mà những hình ảnh hiện ra càng ngày càng rõ ràng, càng chắc chắn và càng đầy đủ. Trước hết va thấy va sống ở bờ hồ trong một cái chòi, va câu cá và chiến đấu với bọn khỉ. Nhưng kiếp đó va bị một người lạ, không phải ở một bộ lạc với va, tức là chàng sắc nâu mà va mới gặp đó, liểu kết bằng một cú chày vồ.

Kiếp kế đó va thấy va sống hồi đời vua Sennachérilbe. Va chịu gian nan, khổ cực trên mấy con đường ở Chaldée và va có ra trận mạc ở Judée nữa. Qua kiếp thứ tư va đầu thai ở Tiểu Á Tế Á (Asie mineure) vân vân …

Được cái kỹ năng lạ lùng nầy, Lanfranco lấy làm sợ sệt, song va vượt qua được tánh nhút nhát tự nhiên của va, va bèn hỏi thăm một bác sĩ chữa bịnh thần kinh về trường hợp của va. Y sĩ bảo va thuật lại đầu đuôi rồi ngài mới mời mấy nhà sử học, những nhà thông thái chuyên môn khảo cứu về cổ tích nước Á-thuật (Assyrie) lại chứng kiến. Mấy vị nầy lại chất vấn Lanfranco cả trăm câu. Lanfranco đều trả lời trúng cho đến đỗi các nhà thông thái đều sững sốt.

Bây giờ đây, Lanfranco tên lính số 556 là một hiện tượng mà các nhà thông thái nhìn với cặp mắt vừa lạ lùng vừa nghi kỵ.

Anh đó là người gì mà đã sống 6 lần rồi ?

Mà Lanfranco trong khi canh gác sự thông thương trên quãng trường nhà ga "La Gare" cũng bâng khuâng mà tự hỏi: Ừ ! Tôi là ai đây ?

Nhưng vợ va, cô Lina kết luận:

Miễn điều đó giúp ở nhà tôi lên chức đội.

                                                  Phỏng dịch theo báo La Presse số 202

                                                          Ngày 26 septembre 1949

Lời bàn.

Đọc hai bài nầy rồi lấy công tâm xét đoán thì thấy sự Luân hồi là chuyện thật một trăm phần trăm. Những việc siêu hình mà muốn có bằng cớ như những chuyện hữu hình, điều đó không thế nào được. Dầu tin, dầu không, con người cũng không sửa đổi máy tạo được. Dầu muốn, dầu không, con người cũng không thoát khỏi bốn cái khổ: sanh, lão, bịnh, tử; một khi thác rồi, chẳng sớm thì muộn cũng phải luân hồi. Mà tin có Luân hồi có ích lợi chi không ? Sự ích lợi kể không cùng. Có ai nghĩ rằng nếu các giống dân tộc trên địa cầu đều tin quả quyết: sự Luân hồi như chắc hai với hai là bốn thì cuộc diện thế giới sẽ sửa đổi cách ăn thói ở hằng ngày; cách cư xử của nhơn quần xã hội sẽ đầy những vẻ thân ái do trong thâm tâm mà ra chớ không phải ở đầu môi chót lưỡi. Những sự đau khổ mà ta thấy trước mắt hằng ngày sẽ lần lần tiêu diệt, vì một khi người ta biết rằng: gieo giống chi gặt giống nấy và kiếp nầy là kết quả kiếp trước, thì ít ai dám gieo giống săn cỏ hay là tiêu ớt bao giờ. Chừng đó không cầu khẩn, không van vái, cõi trần gian cũng sẽ biến thành Cực lạc thế giới.

 

HẾT

 


CHÚ THÍCH

[1] Xin xem quyển cái Trí chỗ ba hột lưu tánh nguyên tử.

[2] Adonis là người đẹp trai trong thần thoại Hy lạp.

[3] Bài nầy đăng vào Thần linh tạp chí (Revue Spirite) nhưng vì thời cuộc, tôi đã mất số đó nên không nhớ chắc được ngày tháng. Mấy bài kia cũng vậy, nếu tên riêng có viết sai xin các bạn miễn nghị.

[4] Bài nầy có dịch ra tiếng Lang sa và đăng báo Thần linh tạp chí năm 1912.

[5] Bạch (Blanche) là tên của đứa con gái đã thác.

[6] Năm 1949

[7] Cũng có vài linh hồn tiến hóa đã cao, song vì lòng nhơn từ  lại đầu thai vào giống dân thấp hèn đặng dìu dắt như Bosker Washington là một.

[8] Có những vị cũng 7 lần và 6 lần điểm đạo song không lãnh một chức tại Thiên Đình.

[9] Xin xem cuốn Giảng lý Dưới Chơn Thầy.

[10] Gặp năm nhuần 2 tháng hai thì nhằm ngày rằm tháng ba, theo dương lịch thì rằm tháng năm (mois de Mai).

[11] Trong cuốn Cái Phách trương 12 nơi đoạn "Sanh lực theo thuốc men và đồ ăn" tôi có nói: Trong rừng Thiên Trước và Hi mã lạp sơn có cây Trường Thọ. Nhơn đọc bài nầy, thấy bên Trung Hoa cũng có nói một thứ cỏ một loại với cây Trường Thọ. Chắc chắn là ông Lý Thanh Vân nhờ ăn nó mà sống được tới 256 tuổi. Nếu tôi không lầm, thì trong truyện Thần Tiên gọi thứ cỏ đó là cỏ Linh Chi.

Trong Trời đất còn biết bao nhiêu sự bí mật mà con người chưa khám phá nổi, nhưng một khi con người xứng đáng hiểu được Cơ Trời thì tùy theo tài đức, Thiên Đình sẽ lần lượt vén màn vô minh lên.

[12] Xem lại chỗ các vị thần đồng.

[13] Vua Sennachérilbe cai trị xứ Á-thuật (Assyrie) từ năm 705 tới 681 trước Chúa giáng sanh.

 

 

Bản quyền    Copyright  @ www.thongthienhoc.com  2001
 Mọi bản sao hay trích dẫn kính xin quí vị đề rõ nơi xuất xứ chân thành cám ơn.
 Xin giữ nguyên bản. Mọi sự liên hệ xin  liên lạc e-mail sau:  nhusee@yahoo.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét