Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

KTTCK.html

KTTCK.html

Kiến Thức Thị Trường Chứng Khoán

Bản cáo bạch

Nasdaq

Chỉ số trung bình DOW JONES (DJIA)

Khái quát chung

Mô hình triển khai

Nguyên tắc hoạt động của Thị trường cổ phiếu Nasdaq (NASDAQ)

Nguyên tắc hoạt động của thị trường cổ phiếu New York (NYSE)

Phát hành và niêm yết chứng khoán

Phân loại thị trường chứng khoán

Phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu

Sử dụng chỉ số nào ?

Thị trường chứng khoán – Cơ chế vận hành

Tổng quan về thị trường chứng khoán

Vai trò của các chuyên gia và nhà tạo lập thị trường trên thị trường chứng khoán

Vai trò của nhà môi giới, nhà kinh doanh chứng khoán

Bản cáo bạch

1. Bản cáo bạch là gì?

Khi phát hành chứng khoán ra công chúng, công ty phát hành phải công bố cho người mua chứng khoán những thông tin về bản thân công ty, nêu rõ những cam kết của công ty và những quyền lợi cơ bản của người mua chứng khoán…để trên cơ sở đó người đầu tư có thể ra quyết định đầu tư hay không. Tài liệu phục vụ cho mục đích đó gọi là Bản cáo bạch hay Bản công bố thông tin.

Bản cáo bạch chính là một lời mời hay chào bán để công chúng đầu tư đăng ký hoặc mua chứng khoán của công ty phát hành. Bản cáo bạch bao gồm mọi thông tin liên quan đến đợt phát hành. Do đó, thông tin đưa ra trong Bản cáo bạch sẽ gắn với các điều khoản thực hiện lời mời hay chào bán.

Thông thường, một công ty muốn phát hành chứng khoán phải lập Bản cáo bạch để Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước  xem xét, gọi là Bản cáo bạch sơ bộ. Bản cáo bạch sơ bộ khi đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận sẽ được coi là Bản cáo bạch chính thức. Khi thực hiện chào bán chứng khoán, ngoài Bản cáo bạch chính thức, công ty phát hành thường cung cấp Bản cáo bạch tóm tắt. Nội dung Bản cáo bạch tóm tắt là tóm gọn lại những nội dung chính của Bản cáo bạch chính thức nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ theo các quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.

2. Tại sao cần phải đọc Bản cáo bạch

Bản cáo bạch là một tài liệu rất quan trọng.Với tư cách là một nhà đầu tư, Bản cáo bạch là phương tiện giúp bạn đánh giá mức độ sinh lời và triển vọng của công ty trước khi bạn quyết định có đầu tư  vào công ty hay không. Một quyết định thiếu thông tin có thể làm bạn phải trả giá đắt.

Bởi vậy, bạn nên đọc Bản cáo bạch một cách kỹ lưỡng và tìm hiểu rõ những may rủi thực sự của công ty trước khi ra quyết định đầu tư. Bạn nên đánh giá cẩn thận những yếu tố cơ bản của công ty đăng ký niêm yết thông qua nghiên cứu các thông tin trong Bản cáo bạch. Mặc dù những đợt chào bán lần đầu ra công chúng thường là cơ hội đầu tư tốt vì chúng thường mang lại lợi nhuận ban đầu cao, do cổ phiếu tăng giá, nhưng rủi ro vẫn tồn tại.

3. Bản cáo bạch bao gồm những thông tin gì?

Bản cáo bạch thường gồm 8 mục chính sau:

-        Trang bìa;

-        Tóm tắt Bản cáo bạch;

-        Các nhân tố rủi ro;

-        Các khái niệm;

-        Chứng khoán phát hành;

-        Các đối tác liên quan tới đợt phát hành;

-        Tình hình và đặc điểm của tổ chức phát hành;

-        Phụ lục.

4. Cách sử dụng bản cáo bạch

Bạn nên bắt đầu phân tích một công ty phát hành bằng Bản cáo bạch của công ty. Trong quá trình thực hiện bạn nên tự đặt ra cho mình một số câu hỏi quan trọng. Ví dụ, việc kinh doanh của công ty đó có tiến triển hay không?, doanh số bán hàng tăng có nghĩa là lợi nhuận cũng tăng và dẫn tới giá cổ phiếu tăng. Nhưng các con số chưa phải nói lên tất cả. Do vậy, bạn nên nghiên cứu kỹ Bản cáo bạch để tìm ra những dấu hiệu tăng trưởng của công ty.

Bạn cũng nên tìm hiểu về Ban giám đốc của công ty phát hành, các sản phẩm của công ty và tự đặt ra câu hỏi liệu các sản phẩn này có tiếp tục bán được nữa không?

5. Những thông tin cần xem

-        Trang bìa (mặt trước và mặt sau);

-        Thời gian chào bán;

-        Các khái niệm;

-        Tình hình và đặc điểm của tổ chức phát hành;

-        Bảng mục lục;

-        Tóm tắt Bản cáo bạch;

-        Tóm tắt về vốn cổ phần, thống kê sô liệu phát hành / chào bán, số nợ và phương án sử dụng tiền thu được từ đợt phát hành;

-        Chứng khoán phát hành;

-        Thông tin về ngành kinh doanh;

-        Thông tin tài chính;

-        Thông tin về cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc;

-        Các đối tác liên quan tới đợt phát hành;

-        Các nhân tố rủi ro liên quan đến ngành kinh doanh và triển vọng của công ty;

-        Phụ lục;

-        Thủ tục nộp hồ sơ và chấp thuận.

6. Thông tin chính của trang bìa

-        Các chứng khoán sẽ được bán;

-        Số lượng chứng khoán sẽ được bán;

-        Giá bán các chứng khoán;

-        Tổ chức liên quan đến đợt phát hành.

7. Tóm tắt bản cáo bạch

Phần này giúp bạn tìm hiểu khái quát những thông tin tóm tắt về công ty.

-        Giới thiệu chung về công ty phát hành, các hoạt động kinh doanh, người hỗ trợ phát hành, các cổ đông lớn và Ban giám đốc của công ty;

-        Tóm tắt về thông tin tài chính của công ty phát hành, kể cả triển vọng của công ty;

-        Tóm tắt về các yếu tố rủi ro liên quan hoặc ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty phát hành;

-        Tóm tắt về vốn cổ phần, thống kê phát hành hoặc chào bán, số nợ, số tiền thu được từ đợt phát hành và mục đích sử dụng số tiền này.

Ngoài ra bạn nên đối chiếu với các phần tương ứng khác trong Bản cáo bạch để có được các thông tin chi tiết mà bạn cần quan tâm.

Thông tin về ngành kinh doanh – công ty đang có những hoạt động kinh doanh gì?

Thông tin đưa ra thường bao gồm:

-        Tình hình (các) ngành kinh doanh chính mà công ty phát hành tham gia;

-        Triển vọng của (các) ngành liên quan có ảnh hưởng tới hoạt động ngành kinh doanh chính của công ty phát hành;

-        Loại sản phẩm, dịch vụ kinh doanh chính của công ty;

-        Khách hàng và nhà cung cấp của công ty phát hành;

-        Công nghệ, phương thức sản xuất và kênh phân phối sử dụng;

-        Các nhân tố thương mại như hệ thống bán lẻ, đại lý, hệ thống phân phối, nhãn hiệu sản phẩm, giấy phép kinh doanh, bằng sáng chế và khả năng nghiên cứu và phát triển.

Đối với các công ty đăng ký niêm yết được hưởng chính sách ưu đãi thì phần thông tin về ngành kinh doanh này trong Bản cáo bạch cũng cần phải công bố chi tiết các vấn đề về công nghệ của những công ty này.

8. Thông tin tài chính – công chúng đầu tư tham gia có làm lợi nhuận giảm?

Thông tin tài chính là một phần quan trọng trong Bản cáo bạch và thường được chia thành 2 phần:

-        Thông tin tài chính trong quá khứ;

-        Thông tin tài chính trong tương lai.

a)      Phần thông tin tài chính trong quá khứP

Thường bao gồm tóm tắt các bản báo cáo tài chính đã được kiểm toán, và bảng cân đối kế toán (trên cơ sở tổng hợp) theo mẫu, được trích ra từ  Báo cáo của kiểm toán trong phần phụ lục của Bản cáo bạch. Một số ngành kinh doanh còn yêu cầu cung cấp cả thông tin về luồng thu nhập. Việc công bố thông tin tài chính trong quá khứ thường được tính từ  2 năm tài chính trước. Thông tin phải đi kèm với phần giải thích và phân tích hoạt động tài chính trong quá khứ.  Nếu có bất cứ một sai sót nào trong các thông tin tài chính được công bố mà Uỷ ban Chứng khoán phát hiện được thì tổ chức kiểm toán cũng như tổ chức bảo lãnh phát hành phải chịu trách nhiệm liên đới trước pháp luật cùng với tổ chức phát hành.


b)      Phần thông tin tài chính tương lai


Gồm các dự tính về:

-        Doanh thu;

-        Lợi nhuận trước thuế trước và sau khi tính lãi cho cổ đông thiểu số ngoài công ty;

-        Lợi nhuận sau thuế;

-        Tổng cổ tức và cổ tức ròng.

Từ dự tính về lợi nhuận và giá chào bán cổ phiếu của công ty phát hành, bạn có thể tính ra các mức giá thị trường của một cổ phiếu tính theo thu nhập trên mỗi cổ phiếu trong năm của công ty phát hành (được ký hiệu là P /E). Hệ số này cho thấy khi nào thì giá cổ phiếu phù hợp với thu nhập. Tức là các công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng thường có P /E cao hơn các công ty có ít cơ hội tăng truởng. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý trường hợp P /E cao có thể là do mức thu nhập (E) thấp. Căn cứ vào hệ số P /E, cùng với sự phân tích về mặt chất lượng của công ty phát hành, bạn có thể đánh giá đợt phát hành, chào bán cổ phiếu của công ty so với các mức cổ phiếu đã được niêm yết của các công ty trong cùng ngành.

9. Cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc – những ai là người điều hành đợt phát hành

Bạn nên đọc danh sách các cổ đông, Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. Mặc dù các dữ liệu đưa ra không phải là con dấu đảm bảo về chất lượng kỹ năng quản lý của họ, nhưng bạn vẫn có thể biết được trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý của những con người này.

Bạn cần chú ý các quyền lợi của các cổ đông lớn, Hội đồng quản trị và đội ngũ lãnh đạo chủ chốt trong các ngành tương tự hoặc các ngành cạnh tranh nếu chúng được nêu trong Bản cáo bạch. Bạn cũng nên chú ý các giao dịch trong quá khứ hoặc trong tương lai với các công ty liên quan. Bản cáo bạch sẽ cung cấp đầy đủ các nhóm thành viên sau:

-        Cổ đông lớn và các nhà sáng lập của công ty phát hành, kể cả tên và cổ phần của các cá nhân đứng đằng sau công ty;

-        Hội đồng quản trị bao gồm cổ phần mà họ đại diện, chi tiết về trình độ, kinh nghiệm và phần trách nhiệm của mỗi giám đốc, và họ có phải là các giám đốc điều hành hay không;

-        Đội ngũ cán bộ quản lý dưới cấp uỷ viên Hội đồng quản trị, chi tiết về trình độ, kinh nghiệm và phần trách nhiệm của họ;

-        Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu, trái phiếu của từng thành viên nói trên.

10. Các yếu tố rủi ro

Các rủi ro chung bao gồm:

-        Việc tăng, giảm giá chứng khoán phụ thuộc vào các điều kiện của thị trường chứng khoán nói chung, của tình trạng kinh tế đất nước và thế giới;

-        Những thay đổi trong chính sách của Chính phủ;

-        Những rủi ro về ngoại hối;

-        Những thay đổi về tỷ lệ lãi suất;

Những rủi ro có thể xảy ra của công ty bao gồm:

-        Sự phụ thuộc vào những cán bộ chủ chốt;

-        Sự phụ thuộc vào một số ít các khách hàng, nhà cung cấp hoặc các dự án trong nội bộ công ty;

-        Những thay đổi về giá nguyên liệu thô;

-        Sự hợp nhất giưã các đối thủ cạnh tranh hoặc các công ty mới tham gia vào ngành;

-        Tranh chấp cụ thể đã bắt đầu phát sinh hoặc bị mang ra toà.

Trong phần này bạn cần tìm hiểu xem Hội đồng quản trị của công ty định giải quyết hoặc làm giảm ảnh hưởng của các nhân tố rủi ro đã xác định như thế nào.

Nasdaq

Nasdaq 100 là gì ?

Nasdaq 100 (AMEX: QQQ) theo 100 cổ phiếu lớn nhất được niêm yết bởi thị trường Nasdaq. Đây  là một mạng máy tính cho phép những nhà môi giới mua bán với nhau. Nasdaq 100 bắt đầu mua bán vào tháng 3 năm 1999 dưới biểu tượng QQQ. Những nhà môi giới gọi những chỉ số cổ phiếu này là Qs hay Qubes (nó là Q được luỹ thừa ba lần).

Một thực tế

NASDAQ là những chữ cái đầu của nhóm từ Hiệp hội quốc gia về thông báo tự động hoá những nhà kinh doanh chứng khoán. Như New Kids on the Block(NKOTB)

Các công ty

Các công ty trên NASDAQ có khuynh hướng nhỏ hơn và trẻ hơn những công ty trên  New York, nhưng thị trường cũng liệt kê chỉ số công nghiệp trung bình DowJones của những nhà khổng lồ Microssoft và Itel. Mặc dù không có nỗ lực nào để lựa chọn những cổ phiếu kỹ thuật đối với Nasdaq 100, chỉ số này thường được coi như một chỉ số "cổ phiếu kỹ thuật" đơn giản bởi vì hỗn hợp của nó là hầu hết các công ty công nghệ kỹ thuật mới.

Nó được đo lường như thế nào ?

Nasdaq 100 được đo lường sử dụng một phương thức nghiêng về tư bản hoá bổ sung. Những công ty lớn hơn được đánh giá chú trọng hơn và việc thiên vị đó được làm để duy trì những công ty lớn đối lại việc xâm nhập của công ty nhỏ hơn. Thuật toán thực tế có xu hướng nghiêng về độc quyền.

Sức mạnh

Những cổ phiếu của Nasdaq 100 là những cổ phiếu kỹ thuật và hâud hết các công ty này không có mặt trong 25 năm trước. Nếu bạn tin tưởng rằng những kỹ thuật mới cuối cùng sẽ cung cấp phần thưởng đầu tư cao hơn những công ty đã ổn định, Qubes là một con đường dễ dàng để nắm một "giỏ" đa dạng gì đó của những công ty này.

Hạn chế

VÌ thiên nhiều về các cổ phiếu kỹ thuật, Nasdaq 100 có thể vô cùng dễ thay đổi. Trong năm 1999 nó lên đến 81%. Hoạt động hiện hành đó bị kéo theo một cuộc sụt giảm 37% trong năm 2000. Đối với những nhà đầu tư Qubes có thể là một cuộc dạo chơi liều lĩnh.

Đầu tư trong hỗn hợp Nasdaq

Bạn có thể mua cổ phần của Nasdaq 100 từ bất kỳ một nhà môi giới chứng khoán nào. Cổ phiếu được mua bán trong ngày dưới biểu tượng mua bán QQQ. Những cổ phiếu QQQ được định giá xấp xỉ 1/40 giá trị của chỉ số Nasdaq 100. Nasdaq 100 Trust Series là một đầu tư thoả hiệp được thiết kế để cung cấp những kết quả đầu tư mà nói chung là phù hợp với việc thực hiện giá và hoa lợi của chỉ số Nasdaq 100. Không có gì chắc chắn rằng việc thực hiện của chỉ số Nasdaq 100 có thể được đáp ứng hoàn toàn.

Chỉ số trung bình DOW JONES (DJIA)

Chỉ số này là gì?

Một trăm năm đã qua, DJIA vẫn tiếp tục là chỉ số lâu năm nhất trong thị trường Mỹ. DJIA bao gồm cổ phiếu của 30 công ty với sự lớn mạnh đi kèm. DJIA là một chỉ số biểu thị thị trường nổi tiếng nhất thế giới, một phần bởi vì nó đã đủ chín muồi để nhiều thế hệ các nhà đầu tư trở nên quen thuộc để định giá nó, và một phần bởi vì thị trường cổ phiếu Mỹ là thị trường có giá trị nhất trên thế giới.

Một thực tế

Chỉ một trong số 12 cổ phiếu DJIA nguyên gốc nằm trong chỉ số ngày nay.

Các công ty

Ở đây tập hợp các công ty lớn đại diện của công nghiệp Mỹ. Dow bao gồm các công ty đầy quyền lực như Proctor và Gamble, Home Depot, Coca cola, và Microsoft. Mặc dù nó gồm toàn bộ tất cả những công ty lớn, nó được thiết kế để đại diện cho hầu hết bất kỳ công ty Mỹ nào không nằm trong diện doanh nghiệp vãng lai hay một ích lợi nào. Chỉ những công ty công nghiệp đáng kể với một lịch sử tăng trưởng thành công và lãi suất lớn giữa những nhà đầu tư mới được xem để liệt vào sanh sách.

Dow được định giá không giống như những chỉ số khác, những công ty có ảnh hưởng nhất là những công ty có giá cổ phiếu cao nhất.

Chỉ số được đo như thế nào

Từ "trung bình" nằm trong tiêu đề bởi vì những cách tính chỉ số được tính nguyên gốc bằng cách cộng các giá cổ phiếu và chia cho số cổ phiếu. Hệ thống phương pháp chính tương tự như ngày nay, nhưng số chia được thay đổi để bảo tồn sự liên tục dựa trên nghiên cứu về lịch sử. DJIA là một chỉ số nghiêng về giá được tính hàng ngày dựa trên giá của mỗi công ty không một đánh giá nào về cỡ của mỗi công ty.

Sức mạnh

Đảm bảo các công ty cung cấp những trạng thái ổn định có ý nghĩa cho DJIA. Mỗi công ty có khả năng nhận thức đầu tư tập thể. Như một chỉ số lâu đời nhất và chỉ số được tác động thường xuyên nhất, khi mọi người hỏi thị trường được hoạt động như thế nào, họ thường sẽ hỏi về DJIA.

Hạn chế

Bởi vì nó bị hạn chế đối với những công ty thuộc Mỹ và 30 công ty lúc đó DJIA rất không đa dạng hoá. Vì theo định nghĩa, nó tập trung trên diện rộng đối với những công ty công nghiệp,. Bởi vì nó là chỉ số nghiêng về giá, nó không theo sát hoạt động của công ty ở một mức nào đó mà phản ánh những kết quả một nhà đầu tư có lý trí. Để đủ khả năng thực hiện chỉ số Dow, một nhà đầu tư sẽ phải mua một số cổ phiếu tương đương nhau của mỗi công ty, như một chiến lược sẽ buộc nhà đầu tư để đầu tư nhiều tiền trong các công ty với giá cổ phiếu cao hơn, không phải là một cách thực sự để đầu tư.

Đầu tư trong DJIA

DJIA có vài sản phẩm tài chính liên quan đến nó, bao gồm chỉ số các quỹ và chỉ số các quỹ ngoại thương như Dow Diamonds (Amex: DIA). Những công ty của DJIA không thể biến mất – chúng là một vài trong số những công ty lớn nhất của Mỹ. Một nhà đầu tư đang tìm kiếm sự ít mạo hiểm, bảo tồn vốn, và nhiều thu nhập từ các cổ phần sẽ là người mua lý tưởng của những sản phẩm được liên kết với Dow.

Hoạt động mua bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán có thể diễn ra trên thị trường tập trung (Trung tâm giao dịch chứng khoán, Sở Giao dịch chứng khoán) và thị trường phi tập trung.
I.   MUA CHỨNG KHOÁN CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
Đối với loại chứng khoán này, bạn có thể thực hiện theo 2 hình thức:
- Mua trực tiếp tại tổ chức phát hành (công ty): nhà đầu tư phải đăng ký mua và nộp tiền trực tiếp tại tổ chức phát hành chứng khoán. Hình thức này rất bất cập, nhất là về mặt địa lý.
- Mua thông qua trung gian: tức là mua thông qua các nhà đại lý hoặc bảo lãnh phát hành, thông thường là các công ty chứng khoán và các Ngân hàng thương mại.
Nếu bạn mua chứng khoán của tổ chức phát hành chưa niêm yết trên Trung tâm giao dịch chứng khoán thì việc chuyển nhượng hoặc bán lại chứng khoán đó cho người khác hiện nay gặp nhiều khó khăn vì không dễ tìm được người mua và bạn cũng phải trực tiếp đến tổ chức phát hành (hoặc uỷ quyền) để thực hiện chuyển nhượng cho người mua.
II. MUA BÁN CHỨNG KHOÁN NIÊM YẾT TRÊN TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
Chứng khoán niêm yết là chứng khoán có đủ điều kiện và tiêu chuẩn được đăng ký để mua bán tại Trung tâm giao dịch chứng khoán. Khi mua bán chứng khoán niêm yết, phải tuân thủ theo một số nguyên tắc sau:

-         Mọi giao dịch mua bán chứng khoán đều phải qua hệ thống tại Sở Giao dịch, Trung tâm Giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh hoặc phương thức thoả thuận;
-         Giao dịch chứng khoán thực hiện theo phương thức khớp lệnh trên nguyên tắc ưu tiên về giá và ưu tiên về thời gian;
-         Giao dịch chứng khoán niêm yết lô lẻ được thực hiện trực tiếp giữa người đầu tư với công ty chứng khoán thành viên là thành viên của Trung tâm Giao dịch chứng khoán trên nguyên tắc thoả thuận về giá.

 
Quy trình giao dịch chứng khoán niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán:
Toàn bộ quy trình này được tiến hành theo 5 bước:
- Bước 1: Nhà đầu tư đến mở tài khoản và đặt lệnh mua hay bán chứng khoán tại một công ty chứng khoán.
- Bước 2: Công ty chứng khoán chuyển lệnh đó cho đại diện của công ty tại Trung tâm giao dịch chứng khoán để nhập vào hệ thống giao dịch của Trung tâm.
- Bước 3: Trung tâm giao dịch chứng khoán thực hiện ghép lệnh và thông báo kết quả giao dịch cho công ty chứng khoán.
- Bước 4: Công ty chứng khoán thông báo kết quả giao dịch cho nhà đầu tư.
- Bước 5: Nhà đầu tư nhận được chứng khoán (nếu là người mua) hoặc tiền (nếu là người bán) trên tài khoản của mình tại công ty chứng khoán sau 3 ngày làm việc kể từ ngày mua bán nếu quy định về thời gian thực hiện thanh toán bù trừ chứng khoán là T +3

Trong quá trình theo dõi và tham gia thị trường, thỉnh thoảng người đầu tư nhận thấy Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK Tp. HCM) không lấy giá đóng cửa của một cổ phiếu nào đó trong phiên giao dịch  trước đó làm giá tham chiếu cho cổ phiếu này trong ngày giao dịch tiếp theo như thường lệ. Đó là ở trường hợp ở những phiên giao dịch người đầu tư giao dịch không được nhận cổ tức bằng tiền, không được nhận thưởng bằng tiền, ngày giao dịch không được hưởng quyền mua cổ phiếu mới trong đợt phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn hay trong ngày giao dịch không được hưởng phần phát thưởng bằng cổ phiếu, ngày  không được hưởng cổ tức bằng cổ phiếu hoặc tổ hợp nào đó của các yếu tố trên. 

           

            Điểm qua một số thông tin liên quan, chúng ta thấy việc  phát hành thêm cổ phiếu để huy động thêm vốn phát triển sản xuất của Công ty cổ phần (CtyCP) giấy Hải phòng (Haphaco). Công ty này đã phát hành tăng vốn lên gấp đôi, từ  hơn 10 tỷ lên hơn 20 tỷ để xây dựng một dây chuyền sản xuất giấy Craft. Và cứ mỗi cổ phiếu sở hữu nhận được một quyền mua một cổ phiếu trong đợt phát hành mới. Tại đây đã xuất hiện nhu cầu về định giá chứng khoán phái sinh là quyền mua cổ phiếu và làm cơ sở để định giá bán cổ phiếu cho người có quyền. Trong thời gian đó, giá cổ phiếu Haphaco đang ở mức cao trên 60-70 ngàn đồng/cổ phiếu và thị trường đang có xu hướng suy giảm. Công ty Haphaco đã xác định giá bán cho người có quyền là 50, sau đó là 40 và cuối cùng là 32 ngàn đồng/cổ phiếu trong đợt phát hành mới khi giá cổ phiếu này trên thị trường giảm xuống trên dưới 50 ngàn đồng. Và trên thực tế đã xuất hiện ngày giao dịch không hưởng quyền mua cổ phiếu  này và TTGDCK Tp. HCM đã điều chỉnh giá tham chiếu.

Ngoài ra, đối với những công ty niêm yết (CtyNY) khác, đã có một số công ty  phát hành thêm cổ phiếu để thưởng hay cổ phiếu dùng để trả cổ tức như CtyCP Xuất nhập khẩu Bình Thạnh, CtyCP Giao nhận kho vận ngoại thương, CtyCP nước giải khát Sài gòn, CtyCP cáp và vật liệu viễn thông…Vì vậy, việc định giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không có thưởng, không hưởng cổ tức bằng cổ phiếu cũng đã được TTGDCK Tp. HCM tính toán và thông báo…

Ví dụ, như Công ty Haphaco đã phát cổ tức năm 2004 đợt 1 là 12% tương đương với 1200đ/1 cổ phần và công bố phát cổ tức đợt 2 năm 2004 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 100 cổ phiếu cũ được nhận 12 cổ phiếu mới ( tất nhiên là sau khi được phép của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN)). CtyCP Xuất nhập khẩu Khánh Hội (KHA) cũng đã được phép của UBCKNN phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn dưới hình thức thưởng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 20,9 tỷ lên gấp rưỡi, tức là phát hành thêm thêm 1.045.000 cổ phiếu với trị giá 10,450 tỷ đồng. Ngày cuối cùng để cổ đông đăng ký quyền mua cổ phiếu này là ngày 15/10/2004. Ngày 18/10/2004 TTGDCK Tp. HCM đã có công văn số 734/TTGDCK-LK gửi các thành viên hướng dẫn việc chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu mới của cổ đông CtyCP Xuất nhập khẩu Khánh Hội. Theo đó, việc chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu mới của công ty này chỉ xảy ra duy nhất 1 lần đối với mỗi cá nhân, tổ chức có quyền mua cổ phiếu từ ngày 28/10 đến ngày 17/11/2004. Việc chuyển nhượng quyền có thể được thực hiện một phần hay toàn bộ số quyền và chuyển nhượng cũng có thể cho một hay nhiều khách hàng. Tuy nhiên, người đi mua sẽ không được bán quyền kể cả quyền của riêng mình và quyền vừa mới mua. Chúng ta lại thấy ở đây do TTCK phái sinh chưa được tổ chức nên việc mua, bán quyền bị biện pháp hành chính thu hẹp. CtyCP Cơ điện lạnh (Ree) cũng đã được UBCKNN cho phép phát hành tối đa 1.462.500 cổ phiếu để trả cổ tức năm 2004. Tuy nhiên, khối lượng phát hành cũ! ng phụ thuộc vào lượng vốn công ty này dành để trả cổ tức.  Công ty cũng đã được phép trên nguyên tắc về phát hành thêm 1.125.000 cổ phiếu để thưởng từ nay cho đến năm 2008. Cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi của công ty (chuyển đổi thành cổ phiếu thường) cũng sẽ đến hạn chuyển đổi vào năm 2009. Nhu cầu định giá tham chiếu của cổ phiếu này trong ngày không hưởng quyền cũng đã xuất hiện.

Công ty Gemadept đã trả cổ tức đợt 1 năm 2004 là 12% và công bố sẽ trả cổ tức lần hai của năm này bằng cổ phiếu (họ cũng đã được phép của UBCKNN) với tỷ lệ 20:1. Có nghĩa là, cổ đông cứ có 20 cổ phiếu cũ (kể cả cổ phiếu trả chậm) sẽ được phát thêm 1 cổ phiếu từ nguồn vốn chia cổ tức năm 2004. Công ty Haphaco đã được phép của UBCKNN chia cổ tức đợt hai bằng cổ phiếu (1200đ/cổ phiếu), với giá được tính theo mệnh giá là10.000đ/cổ phiếu, tức là cổ đông  có 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 12 cổ phiếu, đồng thời thưởng cổ phiếu cho cổ đông để tăng vốn với tỷ lệ 2:1, tức là có hai cổ phiếu cũ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 6/12/2004.

           

             Để lý giải về giá tham chiếu của cổ phiếu trong những ngày đặc biệt trên, chúng tôi xin giới thiệu một số kết quả của công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này.

1) Giá tham chiếu (Ptc) của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức được tính theo công thức:

 Ptc = Giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó – giá trị cổ tức

Giá tham chiếu  của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức đúng bằng giá đóng cửa của cổ phiếu này trong phiên trước đó trừ đi giá trị cổ tức.

2) Giá tham chiếu của cổ phiếu (Ptc) trong ngày giao dịch không hưởng phần chia lãi bằng tiền

            Ptc = Giá đóng cửa phiên giao dịch trước đó – giá trị tiền thưởng

Giá tham chiếu  của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng phần thưởng bằng tiền  đúng bằng giá đóng cửa của cổ phiếu này trong phiên trước đó trừ đi giá trị tiền thưởng.

3) Giá tham chiếu của cổ phiếu trong trường hợp phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn

Trong trường hợp này  giá tham chiếu của cổ phiếu ngày không hưởng  quyền mua cổ phiếu mới (Ptc)  được tính theo công thức:

                        PR t-1 + (I x PR )

                        Ptc  = ————————             
                                               1+ I

Trong đó : Ptc :  là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng    quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành  mới để tăng vốn, đây là  giá cần xác định
      PRt-1 :  là giá chứng khoán phiên  trước phiên  giao dịch không hưởng  quyền.  
         I :    là tỷ lệ vốn tăng

      PR :    là giá cổ phiếu sẽ bán cho người  nắm giữ  quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành mới.

            Ví dụ: Giả sử ta muốn tính giá tham chiếu của cổ phiếu Haphaco vào ngày không hưởng quyền mua cổ phiếu mới trong đợt phát hành thêm cổ phiếu lần đầu để huy động vốn đầu tư xây dựng Nhà máy giấy Craft. Thông tin chúng ta có được như sau: Tổng vốn huy động mới là 20 tỷ đồng (tổng vốn Haphaco trước lúc phát hành quyền mua cổ phiếu là 10 tỷ đồng). Tức là mỗi cổ phiếu cũ được mua thêm 2 cổ phiếu mới. Giá tham chiếu của cổ phiếu này  vào phiên trước phiên giao dịch không hưởng quyền là  50.000đồng/cổ phiếu (PRt-1). Tỷ lệ vốn tăng là gấp 2 lần vốn hiện có ( I=2). Giá cổ phiếu sẽ bán cho cổ đông ghi trong quyền là 32.000đồng/cổ phiếu (PR).

                                  5 0000 + 2 x 32000
                        Ptc  = —————————– =  38 000 đồng
                                                1+ 2

            Như vậy, giá tham chiếu  cổ phiếu trong phiên giao dịch không hưởng quyền là 38.000 đồng. Trong khi đó giá bán theo quyền của cổ phiếu (hay giá ấn định) là 32. 000 đồng.

Trong trường hợp này giá của quyền mua đối với mỗi cổ phiếu là :

38.000 đồng – 32.000 đồng = 6.000 đồng.

Trong thực tế, khi có một cổ phiếu ta có hai quyền mua cổ phiếu mới và tổng giá trị quyền cho việc sở hữu một cổ phiếu cũ là 12.000 đồng

Đây là thông tin hết sức quan trọng trong quá trình giao dịch quyền mua cổ phiếu này. 

            Bài toán này được gặp khá thường xuyên trong quá trình vận hành của TTCK. Bởi vì, việc phát hành thêm cổ phiếu để huy động vốn đầu tư phát triển sản xuất là mục đích quan trọng nhất của TTCK và các doanh nghiệp sẽ tranh thủ tối đa nguồn vốn huy động bằng phương pháp này.

4) Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng phần chia lãi, hay phát thưởng bằng cổ phiếu

Thực tiễn TTCK Việt nam hiện nay đã cho thấy, rất nhiều doanh nghiệp niêm yết muốn thực hiện việc chia cổ tức, chia lãi bằng cổ phiếu. Thực chất đây là đợt phát hành mới và bán cho cổ đông hiện hữu. Quyền "mua" cổ phiếu tiềm ẩn trong hoạt động này và coi như người có quyền dùng luôn tiền thưởng hay cổ tức để mua cổ phiếu mới. Thực chất, hoạt động chia lãi, chia cổ tức và hoạt động phát hành thêm cổ phiếu cùng xẩy ra cùng một lúc.

Ví dụ: CtyCP Xuất nhập khẩu Khánh Hội (KHA) đã được phép của UBCKNN phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn dưới hình thức thưởng cổ phiếu, tăng vốn điều lệ từ 20,9 tỷ đồng lên gấp rưỡi, tức là phát hành thêm 1.045.000 cổ phiếu với trị giá 10,450 tỷ đồng. Ngày cuối cùng để cổ đông đăng ký quyền mua cổ phiếu là ngày 15/10/2004 (Thứ 6). Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày Thứ 4 ngày 13/10. Câu hỏi ở đây là, giá tham chiếu của cổ phiếu này tại ngày 13/10 này là bao nhiêu? Giá trị của quyền bằng bao nhiêu? Biết rằng giá cổ phiếu ngày 12/10 của KHA là 25.500đồng.

           

            Trong trường hợp này, cùng một lúc có 2 sự kiện xẩy ra: KHA phát thưởng và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn. Mức thưởng là 5.000đồng /cổ phiếu; Phát hành để tăng thêm 50% vốn và giá tính cho người có quyền (cổ đông hiện hữu) với giá 10.000đồng /cổ phiếu. Chúng ta dùng công thức sau:

                    PR t-1 + (I x PR )-TTH
                        Ptc = ——————————                            
                                                  1+  I


Trong đó : Ptc :  là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng    quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu
         PRt-1 :  là giá chứng khoán phiên trước phiên không hưởng  quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu. (25.500đ)
         I :     là tỷ lệ vốn tăng: 50%=0,5
        PR :    là giá cổ phiếu sẽ tính toán  cho người  có  quyền  nhận thưởng bằng tiền (10.000đ)

        TTH :   Giá trị tiền thưởng  bằng cổ phiếu (5.000 đồng)

Thay số vào ta có:

                                25.500 + (0.5x 10.000 ) –5.000

            P tc (ngày 13/10) = ————————————- = 17.000 đồng

                                                       1+  0.5
           

Tức là, nếu ngày 13/10 giá cổ phiếu KHA hình thành là 17.000 đồng/cổ phiếu thì được coi là không có biến động giá, không có tác động đến Vn-Index. Việc giảm giá từ 25.500 đồng /cổ phiếu xuống 17.000 đồng/cổ phiếu chỉ là sự biến động về giá trị, chứ không phải là biến động về giá.

 

Giá của quyền ở đây là 17.000đồng – 10.000đồng = 7.000đồng

5) Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng phần chia lãi và đồng thời chia cổ tức bằng cổ phiếu

Ví dụ :   Công ty Haphaco đã được phép của UBCKNN chia cổ tức đợt hai bằng cổ phiếu (1.200đ/cổ phiếu), với giá được tính theo mệnh giá là10.000đồng/cổ phiếu, tức là cổ đông có 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 12 cổ phiếu, đồng thời thưởng cổ phiếu cho cổ đông để tăng vốn với tỷ lệ 2 :1, tức là có hai cổ phiếu cũ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới. Ngày giao dịch không hưởng quyền là ngày 6/12/04. Chúng ta hãy tính giá tham chiếu của cổ phiếu này vào ngày 6/12/04 theo công thức :

Công thức của chúng ta :

                                    PR t-1 + (I x PR )-TTH- Div
                        Ptc (ngày 6/12)  = ————————————-      

                                         1+  I


Trong đó : Ptc (ngày 6/12) :   là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dich không hưởng quyền nhận thưởng và nhận cổ tức bằng cổ phiếu

     PRt-1 :  là giá chứng khoán trước khi phát hành chứng quyền. 

                       (Giá vào ngày 3/12/2004 là 39.300 đồng)
                  I :  là tỷ lệ vốn tăng: 50%+12%= 62%= 0,62
               PR :    là giá cổ phiếu sẽ bán cho người  có  quyền  hưởng cổ tức và tiền thưởng bằng cổ phiếu (=10.000 đồng)

             TTH:   giá trị tiền thưởng (=5.000 đồng)

              Div:  là giá trị  cổ tức (= 1.200 đồng)

                               39.300 + (0.62x 10.000 ) –5.000-1.200

            P tc ngày 6/12  = ——————– ——– ————–         =            24.259 đồng

                                                   1+  0.62
           

Trong trường hợp này giá trị quyền nhận cổ tức và tiền thưởng bằng cổ phiếu là:                

   24.259- 1.0000 = 14.259 đồng.

Tuy nhiên, trong thực tế TTGDCK Tp. HCM đã quy định giá tham chiếu của Haphaco ở phiên giao dịch đầu tiên không hưởng quyền (ngày 6/12/04)  là 25.000đ (cao hơn giá trị thực hơn 700 đồng). Lẽ ra phải thông báo giá tham chiếu của Haphaco vào ngày 6/12/04 – Phiên giao dịch 931 là 24.300 đồng thay vì 25.000 đồng.

Đây là thông tin quan trọng đối với người đầu tư để họ có cơ sở để giao dịch cổ phiếu trong những phiên trước ngày 6/12  và  ngay ngày 6/12

Việc giảm giá của Haphaco từ 39.300 đồng vào phiên giao dịch 930 xuống 24.300 đồng vào phiên thứ 931 không coi là giảm giá và không tính vào Vn-Index, vì đây là khoản giảm giá trị của cổ phiếu chứ không phải giảm giá.

6) Tổng quát hóa

Nếu tất cả các yếu tố kể trên cùng xẩy ra một lúc thì ta tính giá tham chiếu ra sao. Ví dụ cùng một lúc có các sự kiện như sau xảy ra :

- Công ty có phát hành thêm chứng quyền  để tăng vốn

- Công ty có một phần tiền thưởng bằng tiền mặt.

- Công ty có chia  một phần cổ tức bằng tiền mặt

- Công ty có một phần tiền thưởng bằng cổ phiếu.

- Công ty có chia  một phần cổ tức bằng cổ phiếu.

Đồng thời giá cổ phiếu tính cho chứng quyền, quyền nhận thưởng bằng cổ phiếu, quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu khác nhau. Câu hỏi đặt ra là  vào ngày giao dịch không hưởng các quyền trên giá tham chiếu của cổ phiếu tính ra sao? Thực tế đây là bài toán tổng hợp của tất cả các bài toán trên. Chúng ta hãy dùng công thức tổng quát sau:

       PR t-1 + (I1 x Pr1 ) + (I2 x Pr2 ) + (I3 x Pr3 ) –TTHcp- Divcp- TTHt -Divt
Ptc  = ———————————————————————————————-     

                                   1+  I1 + I2 + I3
 Trong đó
:

Ptc      : Giá tham chiếu trong ngày không hưởng các quyền trên

I             : Tỷ lệ vốn tăng theo phát hành quyền mua cổ phiếu

I2         : Tỷ lệ vốn tăng do phát thưởng bằng cổ phiếu
I3         :
Tỷ lệ vốn tăng do phát cổ tức  bằng  cổ phiếu

TTHcp  :  Giá trị tiền thưởng bằng cổ phiếu

Divcp    : Giá trị cổ tức bằng cổ phiếu

TTHt   : Giá trị tiền thưởng bằng tiền

Divt      : Giá trị cổ tức bằng tiền
Pr1        :
Giá cổ phiếu bán cho người có quyền mua cổ phiếu

Pr2        : Giá cổ phiếu tính cho người được thưởng bằng cổ phiếu

Pr2       : Giá cổ phiếu tính cho người được nhận cổ tức bằng cổ phiếu

Trong thực tế, chúng ta có thể dùng công thức tổng quát này để tính toán cho tất cả các trường hợp. Đối với những nhân tố không xẩy ra ta đánh số 0. Đây là kết quả nghiên cứu có khả năng ứng dụng thực tiễn khá cao, mong các nhà đầu tư tham gia góp ý, bàn luận thêm.

Việc điều chỉnh giá tham chiếu theo những yếu tố kể trên là những biến động về giá trị cổ phiếu (phải được loại bỏ trong quá trình tính toán Vn-Index), không ảnh hưởng đến chỉ số giá Vn-Index. Trong một số trường hợp, một số người  không hiểu về phương pháp tính Vn-Index nên đã giải thích việc giảm Vn-Index là do ngày phát cổ tức, ngày phát hành thêm cổ phiếu, ngày phát thưởng bằng tiền, bằng cổ phiếu… Đây chỉ là sai lầm trong cách nhận biết và liên quan đến một số kiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK./.

——————————————————

[1][1] " Định giá các công cụ phái sinh và một số gợi ý áp dụng vào thị trường chứng khoán Việt nam " do  TS. Tôn Tích Quý – UBCKNN làm Chủ nhiệm đề tài. 

Khái quát chung

Bạn có muốn mình là chủ của một doanh nghiệp mà không phải xuất hiện trong khi làm việc? Hãy tưởng tượng rằng bạn sẽ ngồi một chỗ cùng với sự phát triển của công ty và thu lợi tức cổ phiếu khi đồng tiền luân chuyển. Điều đó dường như là một giấc mơ nhưng nó cũng hoàn toàn có thể trở thành sự thực.

Có thể bạn đã đoán biết được là chúng ta đang bàn về sở hữu cổ phiếu? Những công cụ tài chính này rõ ràng là một trong những công cụ mang lại sự giàu có vĩ đại nhất trong lịch sử. Cổ phiếu là một phần hay là một nền tảng của bất kỳ một danh mục đầu tư nào. Khi bạn bắt đầu công việc kinh doanh của mình thì những kiến thức về cổ phiếu và cách thức giao dịch của chúng trên thị trường chứng khoán trở nên hết sức quan trọng.

Trong những thập kỷ  gần đây, lãi suất của một người ở trong thị trường chứng khoán có thể tăng theo cấp số mũ. Chứng khoán giờ đây đã là sự lựa chọn của mọi người với mong muốn làm giàu. Nhu cầu này càng tăng đối với công nghệ giao dịch trong nền kinh tế thị trường thời mở cửa. Và bây giờ thì hầu như bất kì ai đều có thể sở hữu chứng khoán

Tuy nhiên, mặc dù chứng khoán thông dụng như vậy nhưng hầu hết mọi người trong chúng ta đều không hoàn toàn hiểu hết về chúng. Phần lớn kiến thức đều được thu nhặt ở những buổi nói chuyện phiếm từ những người mà thậm chí họ còn không biết mình đang nói về cái gì. Bạn hoàn toàn có thể được nghe những điều như: "Bob đang chết chìm với công ty XYZ nào đó và bây giờ hắn ta đang xoay xở cách khác rồi…", hay "coi chừng cổ phiếu đấy, bạn có thể mất chiếc áo của mình trong vài ngày!" Sự xuất hiện của những kiến thức sai lạc này là do tâm lí muốn có nhiều thông tin ngay lập tức của mọi người. Điều này đặc biệt phổ biến trong những thị trường của những công ty dot-company trong thập kỉ 90. Mọi người đều nghĩ rằng chứng khoán là cánh cửa đến với sự giàu có nhanh chóng mà không phải chịu bất kì sự rủi ro nào. Tuy nhiên, sự phá sản ngay sau đó của những công ty dot-com đã phủ nhận ý nghĩ đó. Chứng khoán có thể tạo ra những lợi nhuận khổng lồ nhưng chúng không phải là không có rủi ro. Giải pháp duy nhất cho những hiểu biết sai lầm này là đào tạo về chứng khoán. Cách hữu hiệu bảo vệ bạn khỏi những rủi ro của chứng khoán là hiểu một cách chính xác bạn đang đầu tư vào cái gì.

Đấy là lý do chúng tôi cung cấp kho thông tin này giúp bạn có những kiến thức nền để bạn có thể tự mình có những quyết định đầu tư. Chúng tôi sẽ bắt đầu bằng việc giải thích chứng khoán là gì và những loại chứng khoán khác nhau, chúng được giao dịch như thế nào, giao dịch ở đâu, điều gì khiến giá chứng khoán thay đổi, bạn sẽ mua chứng khoán như thế nào và rất nhiều kiến thức khác nữa.

Mô hình triển khai

Là nam hay nữ, chúng ta đều cần cơm ăn, áo mặc, và nhiều thứ khác gọi là hàng hoá. Hàng hoá phải được chế tạo ra. Người làm ra chúng được gọi là nhà sản xuất hay doanh nhân hay doanh nghiệp. Doanh nhân cung ứng sản phẩm và chúng ta là người tiêu thụ.

Để mua hàng, ta phải đi làm để có tiền, gọi là lợi tức hay thu nhập. Mua sắm đủ cho hôm nay, ta còn phải dành ít thu nhập để phòng cho ngày mai, nhỡ đau yếu, bệnh tật, đó là tiết kiệm. Tiền tiết kiệm chúng ta có thể cho người khác sử dụng bằng cách cho vay, hoặc hùn vốn. Nếu ta đưa tiền cho doanh nhân dùng tức là chúng ta đầu tư, vì với số tiền của ta, doanh nhân sẽ làm cho số tài sản hiện có được tăng thêm. Doanh nhân và ta cần có nhau. Doanh nhân sản xuất, ta mua hàng của họ rồi đầu tư vào họ vì họ sẽ sản xuất nhiều hơn cho ta và con cháu ta. Vì vậy, là người tiêu thụ nhưng cũng có khi chúng ta là người đầu tư. Những người như ta rất đông tạo nên một thành phần trong nền kinh tế gọi là công chúng.

Doanh nhân lúc nào cũng cần tiền

Doanh nhân luôn luôn cần tiền của người đầu tư. Bởi vì doanh nhân phải bỏ tiền của chính mình ra, gọi là vốn, trong hai giai đoạn. Lúc đầu, mua sắm nhà cửa, máy móc, xe cộ để có công cụ sản xuất. Những thứ này dùng vài năm mới hỏng, nên tiền bỏ ra mua chúng gọi là vốn cố định. Về sau, doanh nhân tiếp tục bỏ tiền ra mua nguyên vật liệu, thuê thầy thợ, trả điện nước để làm ra sản phẩm; tiền này gọi là vốn lưu động. Từ lúc bỏ tiền mua, rồi làm ra sản phẩm, đem đi bán đến khi thu tiền về bao giờ cũng phải mất đi một thời gian. Thí dụ, làm cái bánh chưng thì mất hai ba ngày; nhưng sản xuất một cái máy cày phải mất vài tháng mới bán được. Thời gian đó gọi là vòng quay vốn. Doanh nhân có thể có đủ vốn lưu động cho vòng quay đầu nhưng đến vòng thứ hai, thứ ba, họ phải đi vay vốn lưu động để duy trì sản xuất. Vòng quay càng dài thì càng phải vay nhiều. Vậy, lý do thứ nhất khiến doanh nhân luôn phải vay nợ là vì có vòng quay vốn mà họ lại không thể ngưng sản xuất được. Vốn đi theo vòng tròn, hết vòng này mới sang vòng khác; trong khi sản xuất lại đi theo đường thẳng.

Tiền thu về gọi là doanh thu sẽ giúp doanh nhân trang trải 4 thứ:

    • Lấy lại vốn lưu động
    • Trả thuế
    • Dành một khoản cấn trừ theo tỷ lệ của vốn cố định để sau này còn mua sắm chúng lại được, gọi là khấu hao tài sản cố định
    • Thưởng cho mình vì công sức đã bỏ ra.

Khoản tiền 3 và 4 gọi là lợi tức thuần, hay sau thuế hay lợi tức doanh nghiệp. Doanh nhân trả nợ xong thì có thể vay vốn lưu động tiếp; gọi là vốn vay hay tín dụng ngắn hạn, nghĩa là phải trả trong vòng một năm là tối đa.

Bây giờ, vì hàng bán chạy, doanh nhân thấy cần tăng mức sản xuất, muốn có thêm hàng phải có thêm máy móc mới, gọi là đầu tư mở rộng. Lợi tức thuần không đủ để đầu tư mở rộng. Doanh nhân bắt buộc phải đi vay. Đây là lý do thứ hai vì sao họ phải đi vay. Tiền vay cho đầu tư mở rộng chỉ có thể trả từ từ bằng lợi tức thuần, vì nếu có bao nhiêu lợi tức thuần mà đem trả nợ hết thì không còn tiền cho vốn lưu động hay để thay thế máy móc cũ. Vì thế, vốn vay cho đầu tư mở rộng phải là vốn trung hạn, trả trong vòng từ 3-5 năm, hay vốn dài hạn, từ 5 năm trở lên. Doanh nhân càng cần vốn nhiều thì phải đi vay hay gọi vốn nhiều. Tuỳ số vốn ấn định, họ có thể là một Công ty cổ phần, là hình thức gom vốn cao nhất hiện nay

Cơ sở trao đổi giữa doanh nghiệp và công chúng: đền bù rủi ro kinh doanh

Doanh nhân cần vốn ngắn, vốn dài, nhưng hàng làm ra có thể không bán được, bị hỏng, bị mất…. Hàng mất thì không có doanh thu. Cho nên công việc làm ăn của doanh nhân luôn luôn có rủi ro, gọi là rủi ro kinh doanh. Rủi ro này nằm ở 2 chỗ là thời gian để thu tiền về và khả năng tiền bị mất.

Công chúng đầu tư vào doanh nhân thì cũng phải chịu rủi ro kinh doanh. Muốn lôi kéo họ, doanh nhân phải hứa hẹn. Lời hứa là nếu ai giao tiền để cho vay hay hùn vốn, thì sẽ được đền bù cho rủi ro kia và việc phải nhịn ăn, nhịn tiêu bây giờ. Mức đền bù sẽ bằng một khoản chênh lệch giữa số tiền cho bây giờ và trả sau này tính theo phần trăm trên số tiền được giao lúc đầu, gọi là lãi suất. Lãi suất là cái giá mà doanh nhân phải trả để mua tiền của người đầu tư. Các nhà kinh tế coi sự giao dịch giữa hai người gọi là một sự trao đổi (trade)

Từ cơ sở ấy, một nguyên tắc được đặt ra cho sự trao đổi dựa trên lẽ công bằng là nếu rủi ro mất tiền cao thì lãi suất sẽ cao; việc nhịn ăn, nhịn tiêu được tính chung vào lãi suất ấy nhưng bị tuỳ thuộc vào việc doanh nhân có dễ tìm được một người đầu tư khác hay không. Lãi suất tiêu biểu cho rủi ro kinh doanh và là cái giá để mua bán tiền.

Sự hoá giải cái trái ngược về lợi ích giữa doanh nhân và nhà đầu tư

Do nguyên tắc về lãi suất, sự trao đổi giữa doanh nhân và nhà đầu tư luôn là một sự giằng co giữa hai lợi ích khác nhau. Người đầu tư muốn lãi suất cao, thu tiền sớm. Doanh nhân lại muốn lãi suất thấp, mà lâu mới trả tiền; nhất là những người thực hiện những dự án lớn. Đó là đòi hỏi cực đoan giữa các bên. Giải quyết mâu thuẫn này là công trình của loài người kéo dài qua nhiều thế kỷ và bằng hai cách chính.

Cách đầu là để hai bên trao đổi với nhau qua trung gian là thị trường tiền tệ; chủ yếu do các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng thực hiện. Cách sau là qua thị trường tài chính, tức thị trường khoán (TTCK). Khoảng cách xuất hiện của hai phương cách này khá dài. Thí dụ ở Mỹ, ngân hàng đầu tiên xuất hiện năm 1781 (Bank of North America) còn thị trường chứng khoán New York ra đời năm 1863. Sở dĩ như vậy là vì các yếu tố để hình thành phải đi đồng bộ với nhau và đi từ thấp lên cao. Chẳng hạn, muốn có thị trường chứng khoán, doanh nghiệp phải làm ăn lời lãi, muốn đầu tư mở rộng hay đầu tư vào những dự án lớn (làm đường sá); lúc ấy họ mới cần thêm vốn nhiều. Về phía người đầu tư, họ cũng phải có thu nhập cao, có nhiều tiền để dành. Rồi tình hình kinh tế chung phải phát triển, luật pháp phải mở mang. Khi đã có các yếu tố chuẩn bị này thì hệ thống tài chính làm trung gian phải có phương tiện và kỹ thuật tương ứng giúp công chúng và doanh nhân trao đổi với nhau được.

TTCK là một bước phát triển cao hơn của thị trường tiền tệ. Nó vận dụng các công nghệ của riêng nó, ăn khớp với các kỹ thuật của thị trường tiền tệ và của các doanh nghiệp để thu hút tiền tiết kiệm của công chúng rồi đưa cho doanh nghiệp. Và khi làm như thế, nó đồng thời hóa giải được đòi hỏi cực đoan của 2  doanh nghiệp nhiều hơn tất cả những phương thức có trước đó.

Cho đến nay, chúng ta chưa đề cập đến chính quyền, và vai trò của chính quyền trong sự khuyến khích và bảo vệ các hoạt động tiết kiệm và đầu tư. Vai trò của chính quyền rất quan trọng. Chính quyền điều hoà khối lượng tiền tệ trong thị trường tiền tệ, tăng giảm lãi suất để số tiền kia không bao giờ quá thừa hay thiếu so với số hàng doanh nhân làm ra. Trong TTCK, chính quyền thiết lập và duy trì hoạt động của nó, bảo đảm cho hoạt động của nó diễn ra trong sự trong sáng, thanh liêm và đạo đức.

Vẽ lên một bức tranh toàn cảnh cho TTCK, ta có 4 vòng tròn đồng tâm. Tâm điểm là chính quyền, Vòng một nhỏ nhất ở trong cùng, là doanh nghiệp. Vòng 2 là thị trường tiền tệ. Vòng 3 là thị trường chứng khoán. Và vòng 4 là công chúng. Hai vòng làm trụ cột cho nền kinh tế của một nước là vòng 1 và vòng 4. Thoạt đầu, những người ở hai vòng này trao đổi với nhau qua vòng 2. Phát triển hơn lên, họ trao đổi thêm với nhau qua vòng 3.

Nguyên tắc hoạt động của Thị trường cổ phiếu Nasdaq (NASDAQ)

Khi được mở ra vào năm 1971, Thị trường cổ phiếu Nasdaq là thị trường cổ phiếu điện tử đầu tiên trên thế giới. Ngày nay, hàng chục thị trường trên khắp thế giới đều hoạt động thông qua các màn hình, bao gồm các thị trường ở London, Paris, Tokyo và Hồng Kông.

Các giao dịch trên thị trường Nasdaq được thực hiện thông qua một thị trường mở, qua một hệ thống các nhà kinh doanh đa chức năng và qua rất nhiều nhà tạo lập thị trường (market maker) cạnh tranh với nhau nhằm giành được các giao dịch của từng loại cổ phiếu. Đó là một điểm tương phản với hệ thống được áp dụng trong các thị trường truyền thống, nơi mà các lệnh đặt mua và đặt bán đối với một loại cổ phiếu nào đó phải được thực hiện thông qua một chuyên gia duy nhất. Và bởi vì có rất nhiều nhà tạo lập thị trường nên cùng một lúc có thể thực hiện được nhiều giao dịch hơn.

Thị trường Nasdaq đang cố gắng xây dựng một mạng giao dịch toàn cầu, tập trung vào việc báo cáo các giao dịch theo thời gian thực. Kể từ năm 1992, các chứng khoán chuyển sang được giao dịch vào buổi sáng sớm, đó là lúc thị trường London mở cửa. Đến năm 1997, ECN tên đầy đủ là mạng giao tiếp điện tử (electronic communication network) được áp dụng, cho phép các nhà tạo lập thị trường và các tổ chức trên khắp thế giới có thể đấu giá kín với nhau (ẩn danh) Mạng này sẽ kiểm tra các cặp lệnh khớp nhau — việc khớp lệnh này có thể thực hiện một cách nhanh chóng. Nếu không thấy cặp lệnh nào khớp nhau, giá chào bán và giá chào mua sẽ được công bố trên thị trường.

Đọc bảng Thông tin Thị trường của Nasdaq

Các cổ phiếu Nasdaq được giao dịch nhiều nhất và khối lượng lớn nhất sẽ được liệt kê trong Bảng Kết quả Thị trường Quốc gia Nasdaq và được phát hành trong mỗi ngày giao dịch. Bảng này có định dạng tương tự như danh sách các cổ phiếu NYSE và AMEX. Nhưng các ký hiệu giao dịch trong danh sách của NASDAQ có 4 hoặc 5 chữ cái, khác với danh sách của Thị trường NYSE và AMEX, chỉ có 1 đến 3 chữ cái. Đây là do rất nhiều công ty niêm yết trên Nasdaq là các công ty nhỏ, hoặc công ty mới xuất hiện, những công ty này thường muốn đầu tư lại tiền lãi thu được vào hoạt động kinh doanh, ngày càng ít công ty trả cổ tức cho cổ đông.

Trong ví dụ này, cổ phiếu Lycos (LCOS) đạt mức cao nhất là 1453/8 và mức thấp nhất là 201/16 trong suốt 52 tuần trước đó. Hay nói cách khác, cổ phiếu này có độ dao động cực kỳ bất ổn định – với mức cao là 125$, tức là tương đương 625% trên mức giá thấp nhất của cổ phiếu này. Công ty này cũng đã tuyên bố chia nhỏ cổ phiếu trong suốt thời kỳ này, điều này được thể hiện ở chữ s ở lề trái của bảng.

Công ty không trả cổ tức, còn chữ dd trong cột P/E (tỉ lệ thị giá/lợi nhuận) chỉ ra rằng công ty đã thua lỗ trong 4 quí trước, đây là điển hình cho các cổ phiếu Internet trong thời kỳ cuối những năm 1990. Mặc dù vậy, các giao dịch vẫn cực kỳ năng động, với 1.108.100 cổ phiếu và giá đóng cửa 101,50 (101/2) là mức giá gần với mức cao nhất hơn là gần với mức thấp nhất của nó.

Bảng kết quả các công ty vốn nhỏ

Các công ty nhỏ hơn và mới nổi- điểm đặc biệt của Nasdaq- được niêm yết trong Bảng kết quả các công ty vốn nhỏ Nasdaq. Bảng này tập trung vào khối lượng giao dịch và giá hiện hành, bởi vì có nhiều công ty quá mới để có thể xây dựng được một bản ghi kết qủa tài chính, bao gồm cả tỉ lệ P/E.

Một số công ty có trả cổ tức, đặc biệt chỉ trong những trường hợp cổ phiếu ưu đãi, sao cho thông tin trả cổ tức sẽ được báo cáo ngay theo sau tên của công ty đó.

Hoạt động giao dịch các cổ phiếu thay đổi. 177.100 cổ phiếu của GothicEn đã được bán với giá 50 cent (1/2) một cổ phiếu nhưng chỉ có 500 của GoodTm được bán ra với giá 3,125 (31/8).

Ký hiệu giao dịch

Tất cả các chứng khoán đều được thể hiện bằng các ký hiệu giao dịch – đó là những chữ viết tắt từ 1 đến 5 chữ cái, được dùng để nhận dạng một loại cổ phiếu nào đó trên thị trường mà cổ phiếu đó được giao dịch, và trên các bảng biểu và báo giá cổ phiếu. Được phát triển ngay từ lúc đầu vào thế kỷ 19, những ký hiệu chỉ có một chữ cái là đặc biệt có danh tiếng bởi vì đó là ký hiệu được đặt ra cho những cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất. Ngày nay, các ký hiệu giao dịch được chỉ định theo tính sẵn có của cổ phiếu. Không có ký hiệu nào là giống nhau — thậm chí kể cả ở những thị trường khác nhau.

Nguyên tắc hoạt động của thị trường cổ phiếu New York (NYSE)

Thị trường Cổ phiếu New York (NYSE), giống như tất cả các thị trường truyền thống khác, cung cấp phương tiện và địa điểm cho việc thực hiện các giao dịch cổ phiếu và đưa ra những qui định mà các giao dịch này phải tuân theo. Thị trường này không có trách nhiệm đặt giá cho một loại cổ phiếu nào đó. Giá của cổ phiếu phải là kết quả của cung-cầu và của quá trình giao dịch.

Giao dịch trên sàn của NYSE được thực hiện theo kiểu đấu giá: Trong mỗi phiên giao dịch, cổ phiếu sẽ được bán cho người trả giá cao nhất và được mua vào với giá chào bán thấp nhất.

Sàn giao dịch: Khu vực giao dịch của NYSE được biết tới như sàn giao dịch.

1) Ngày giao dịch bắt đầu từ 9h30 sáng đến 5h00 chiều khi chuông trên bục bắt đầu rung

2) NYSE cho các công ty môi giới thuê các cabin. Mỗi cabin sẽ là trụ sở cho những người môi giới tại sàn của một công ty nào đó. Khi một trong các văn phòng của công ty môi giới đó nhận được một lệnh, một người môi giới sàn sẽ đưa lệnh đó tới vị trí chuyên gia tương ứng để tiến hành giao dịch theo lệnh đó.

3) NYSE còn cho các công ty chuyên nghiệp - người môi giới cho các công ty môi giới – thuê các chỗ trống. Một chuyên gia sẽ lưu giữ một danh sách các lệnh chưa khớp. Khi lệnh mua và lệnh bán thay đổi theo các thay đổi của giá, chuyên gia này sẽ thực hiện các giao dịch.

Một công việc khác của các chuyên gia này là giữ thị trường ổn định cho một loại cổ phiếu nào đó. Nếu khoảng chênh lệch giữa lệnh đặt bán và đặt mua (khoảng cách giữa giá cao nhất mà một người mua đề nghị và giá thấp nhất mà một người bán yêu cầu) quá lớn, thì những chuyên gia này sẽ chuyển sang làm người kinh doanh mua bán cổ phần cho chính họ. Điều này thu hẹp được khoảng cách giữa lệnh đặt bán và lệnh đặt mua, đồng thời kích thích các giao dịch — một điều kiện tốt cho sự sống còn của Thị trường cũng như cho chính những chuyên gia này, bởi vì khi họ thực hiện được càng nhiều giao dịch thì hoa hồng môi giới họ nhận được càng cao.

4) Các chứng khoán và nhóm chứng khoán khác nhau được giao dịch tại vị trí giao dịch, gần vị trí của các chuyên gia. Cổ phiếu của mỗi công ty chỉ được giao dịch tại một vị trí trên sàn giao dịch của Thị trường, vì thế có thể theo dõi giao dịch của các cổ phiếu này một cách chính xác. Tuy nhiên, cổ phiếu của một số công ty khác nhau có thể được giao dịch tại cùng một vị trí. Số lượng công ty được chỉ định phụ thuộc vào khối lượng tổng hợp những hoạt động kinh doanh mà các công ty thực hiện.

5) Những người môi giới tại sàn có thể sử dụng chuyên gia mà họ chọn. Nhưng có rất nhiều các giao dịch thực sự xảy ra giữa hai người môi giới sàn xuất hiện tại vị trí giao dịch cùng một lúc

6) Màn hình hiển thị tại các vị trí cho thấy hoạt động trong ngày tại vị trí đó. Các màn hình này hiển thị những cổ phiếu đã được giao dịch trong ngày, giá bán cuối ngày và số lượng lệnh.

7) Sau mỗi giao dịch, một báo cáo viên sử dụng một máy quét kỹ thuật số để ghi lại các ký hiệu của từng cổ phiếu, giá và người môi giới đầu tiên. Máy quét này sẽ gửi các thông tin vào băng điện tử của Thị trường trong vòng vài phút. Nếu có gì đó nghi ngờ về giao dịch này, hệ thống thiết bị sẽ bắt đầu thực hiện một quy trình dò tìm lỗi, nhằm xác định xem liệu có xẩy ra vi phạm gì trong một số giao dịch đáng nghi vấn không.

8) Tiến hành xác nhận thực hiện xong giao dịch khi người môi giới sàn gửi những thông tin chi tiết về giao dịch đã thực hiện xong về văn phòng chi nhánh là nơi đã gửi lệnh đi.

Các hoạt động trên sàn thường xảy ra với tốc độ mạnh mẽ. Người ta mặc áo khoác có màu khác nhau để phân biệt công việc khác nhau của mỗi người: hentai

Áo khoác màu xanh nhạt, có cầu vai màu da cam là áo dành cho người đưa tin; áo khoác màu xanh lá cây là áo dành cho giám sát viên và người giao dịch trên sàn; áo khoác màu xanh hải quân là áo dành cho báo cáo viên của Thị trường. Người ta ước tính rằng trung bình một ngày điển hình một người môi giới cổ phiếu trên sàn giao dịch đi, hoặc chạy, khoảng 12 dặm xung quanh sàn giao dịch (N.B. Một dặm bằng khoảng 1.6 km)

Giao dịch được máy tính hoá: Các lệnh giao dịch ít hơn 31.000 cổ phiếu được khớp thông qua một hệ thống đã được máy tính hoá gọi là Super DOT (Designated Order Turnaround System-tức là Hệ thống thực hiện lệnh đã được chỉ định).

Phát hành và niêm yết chứng khoán

PHÁT HÀNH CHỨNG KHOÁN
1.            Khái niệm về phát hành chứng khoán
Việc chào bán lần đầu tiên chứng khoán mới gọi là phát hành chứng khoán. Nếu đợt phát hành dẫn đến việc đưa một loại chứng khoán của một tổ chức lần đầu tiên ra công chúng thì gọi là phát hành lần đầu ra công chúng. Nếu việc phát hành đó là việc phát hành bổ sung bởi tổ chức đã có chứng khoán cùng loại lưu thông trên thị trường thì gọi là đợt phát hành chứng khoán bổ sung. Tuy nhiên, không phải mọi đối tượng đều được phát hành chứng khoán mà chỉ những chủ thể phát hành mới có được quyền này.  
2.            Phương thức phát hành chứng khoán
Có 2 phương thức phát hành chứng khoán trên thị trường sơ cấp. Đó là phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng.
2.1.                  Phát hành riêng lẻ (Private Placement)
Phát hành riêng lẻ là việc công ty phát hành chào bán chứng khoán của mình trong phạm vi một số người nhất định (thông thường là cho các nhà đầu tư có tổ chức có ý định nắm giữ chứng khoán một cách lâu dài) như công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí… với những điều kiện hạn chế chứ kh�! �ng phát hành rộng rãi ra công chúng. Các ngân hàng đầu tư cũng có thể tham gia vào việc phát hành riêng lẻ với tư cách nhà phân phối để hưởng phí phát hành. Đa số các đợt phát hành trái phiếu đều thực hiện dưới hình thức phát hành riêng lẻ, việc phát hành cổ phiếu thường – cổ phiếu phổ thông ít khi được thực hiện dưới hình thức này.
2.2.                  Phát hành chứng khoán ra công chúng
Phát hành chứng khoán ra công chúng là việc phát hành trong đó chứng khoán có thể chuyển nhượng được bán rộng rãi ra công chúng cho một số lượng lớn người đầu tư nhất định (trong đó phải dành một tỷ lệ cho các nhà đầu tư nhỏ) và khối lượng phát hành phải đạt một mức nhất định.
2.3.                  Ý nghĩa cơ bản của việc phân biệt giữa phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng
Việc phân biệt phát hành riêng lẻ và phát hành ra công chúng là để xác định những người phát hành rộng rãi ra công chúng phải là những công ty có chất lượng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, nhằm bảo vệ cho công chúng đầu tư nói chung, nhất là những nhà đầu tư nhỏ thiếu hiểu biết. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để xây dựng một thị trường chứng khoán an toàn, công khai và có hiệu quả.
Việc phát hành chứng khoán riêng lẻ t! hông th�! �ờng chịu sự điều chỉnh của Luật Công ty. Chứng khoán phát hành dưới hình thức này không phải là đối tượng được niêm yết và giao dịch trên thị trường chứng khoán sơ cấp.
3.            Bảo lãnh phát hành chứng khoán
3.1.                  Khái niệm
Bảo lãnh phát hành là việc tổ chức bảo lãnh giúp tổ chức phát hành  thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán, tổ chức việc phân phối chứng khoán và giúp bình ổn giá chứng khoán trong giai đoạn đầu sau khi phát hành. Trên thế giới, các ngân hàng đầu tư thường là những tổ chức đứng ra làm bảo lãnh phát hành.
Tổ chức bảo lãnh là người chịu trách nhiệm mua hoặc chào bán chứng khoán của một tổ chức phát hành nhằm thực hiện việc phân phối chứng khoán để hưởng hoa hồng.
3.2.                  Các phương thức bảo lãnh phát hành
Việc bảo lãnh phát hành thường được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

·        Bảo lãnh với cam kết chắc chắn: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh cam kết sẽ mua toàn bộ số chứng khoán phát hành cho dù có phân phối được hết chứng khoán hay không. Trong hình thức bảo lãnh tổ hợp theo “cam kết chắc chắn”, một nhóm các tổ chức bảo lãnh hình thành một tổ hợp để mua chứng khoán của tổ chức phát hành với giá chiết khấu so với giá chào bán ra công chúng (POP) và bán lại các chứng khoán đó ra công chúng theo giá POP. Chênh lệch giữa giá mua chứng khoán của các tổ chức bảo lãnh và giá chào bán ra công chúng được gọi là hoa hồng chiết khấu.
·        Bảo lãnh theo phương thức dự phòng: đây là phương thức thường được áp dụng khi một công ty đại chúng phát hành bổ sung thêm cổ phiếu thường ở các nước phát triển. Trong trường hợp đó, công ty cần phải bảo vệ quyền lợi cho các cổ đông hiện hữu, và như vậy, công ty phải chào bán cổ phiếu bổ sung cho các cổ đông cũ trước khi chào bán ra công chúng bên ngoài. Dĩ nhiên, sẽ có một số cổ đông không muốn mua thêm cổ phiếu của công ty. Do vậy, công ty cần có một tổ chức bảo lãnh dự phòng sẵn sàng mua những quyền mua không được thực hiện và chuyển thành những cổ phiếu để phân phối ra ngoài công chúng. Có thể nói, bảo lãnh theo phương thức dự phòng là việc tổ chức bảo lãnh cam kế! t sẽ mua nốt số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết của tổ chức phát hành và bán lại ra công chúng. Tại các nước đang phát triển, khi các tổ chức bảo lãnh còn non trẻ và chưa có tiềm lực lớn thì phương thức bảo lãnh phát hành dự phòng lại là phương thức bảo lãnh thông dụng nhất.
·        Bảo lãnh với cố gắng cao nhất: là phương thức bảo lãnh mà theo đó tổ chức bảo lãnh tổ chức bảo lãnh thoả thuận làm đại lý cho tổ chức phát hành. Tổ chức bảo lãnh không cam kết bán toàn bộ số chứng khoán mà cam kết sẽ cố gắng hết sức để bán chứng khoán ra thị trường, nhưng nếu không phân phối hết sẽ trả lại cho tổ chức phát hành phần còn lại.
·        Bảo lãnh theo phương thức bán tất cả hoặc không: trong phương thức này, tổ chức phát hành  yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán một số lượng chứng khoán nhất định, nếu không phân phối được hết sẽ huỷ toàn bộ đợt phát hành.
·        Bảo lãnh theo phương thức tối thiểu – tối đa: là phương thức trung gian giữa phương thức bảo lãnh với cố gắng cao nhất và phương thức bảo lãnh bán tất cả hoặc không. Theo phương thức này, tổ chức phát hành yêu cầu tổ chức bảo lãnh bán tố! i thiểu! một tỷ lệ chứng khoán nhất định (mức sàn). Vượt trên mức ấy, tổ chức bảo lãnh được tự do chào bán chứng khoán đến mức tối đa quy định (mức trần). Nếu lượng chứng khoán bán được đạt tỷ lệ thấp hơn mức yêu cầu thì toàn bộ đợt phát hành sẽ bị huỷ bỏ.

 
NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN
 
Niêm yết chứng khoán là việc đưa các chứng khoán có đủ tiêu chuẩn vào đăng ký và giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung (Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán). Hay nói cách khác, để có thể được niêm yết tại một Sở giao dịch chứng khoán nào đó thì công ty xin niêm yết phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn do Sở đó đặt ra. Mỗi Sở giao dịch chứng khoán có những điều kiện đặt ra khác nhau để đảm bảo cho sự hoạt động an toàn đồng thời phù hợp với mục đích hoạt động của Sở giao dịch đó

Phân loại thị trường chứng khoán

Xét về phương diện pháp lý thị trường chứng khoán được chia thành thị trường tập trung và thị trường phi tập trung

1, Thị trường chứng khoán tập trung: là thị trường hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng biểu hay đặc biệt được biệt lệ.

Chứng khoán đăng biểu là chứng khoán đã được cơ quan có thẩm quyền cho phép bảo đảm, phân phối và mua bán qua trung gian các kinh kỷ và công ty kinh kỷ, tứ là đã hội đủ tiêu chuẩn quy định.

Chứng khoán biệt lệ là chứng khoán do chính phủ hoặc các cơ quan công quyền phát hành và bảo đảm. Loại chứngkhoánnày được miễn giấp phép của cơ quan có thẩm quyền.

2, Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC): Là thị trường mua bán chứng khoán nằm ngoài sở giao dịch, không có địa điểm tập trung những nhà môi giới, những người kinh doanh chứng khoán như tại sở giao dịch. các giao dịch ở đây chủ yếu là dựa vào sự thoả thuận giữa người mua và người bán, không có sự kiểm soát từ Hội đồng Chứng khoán.

các loại chứng khoán mua bán ở đây thường những chứng khoán không được đăng biểu, ít người biết đến hoặc ít được mua bán.

Xét về quá trình luân chuyển chứng khoán thì thị trường chứng khoán được chia làm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.

1, Thị trường sơ cấp: Còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành, hàm ý chỉ nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán mới phát hành lần đầu. Thị trường sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành.

2, Thị trường thứ cấp: còn gọi là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông,là nói đến nơi diễn ra các giao dịch mua bán chứng khoán sau khi đã phát hành lần đầu. Nói cách khác thị trường thứ cấp là thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã phát hành qua thị trường sơ cấp.

Nếu xét về phương thức giao dịch thì thị trường chứng khoán được chia là thị trường giao ngay và thị trường giao sau

1, Thị trường giao ngay: là thị trường mua bán chứng khoán theo giá tại thời điểm giao dịch nhưng việc thực hiện thanh toán và giao hàng có thể diễn ra sau dó một vài ngày theo thoả thuận.

2, Thị trường giao sau: Là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đồng định sẵn, giá cả được thoả thuận trong ngày giao dịch , nhưng việc thanh toán và giao hàng xảy ra trong một thời hạn ở tương lai.

Ngoài ra, nếu căn cứ vào đặc điểm hàng hoá lưu hành thì thị trường chứng khoán còn chia thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ phái sinh.      

Phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu

Năm 1999, UBCKNN có một đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ mang tên: Cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng chỉ số giá chứng khoán và một số gợi ý cho Việt Nam. Đề tài đã được hội đồng khoa học do TS.Lê Văn Châu Chủ tịch UBCKNN làm chủ tịch Hội đồng nghiệm thu, đánh giá hoàn thành ở mức độ xuất sắc. Trong bài viết nhỏ này chúng tôi chỉ xin giới thiệu một phần của công trình nghiên cứu khoa học trên, đó là các phương pháp tính chỉ số giá cổ phiếu và việc vận dụng nó ở nước ta hiện nay, nhất là trong giai đoạn đầu của sự phát triển thị trường chứng khoán.

Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng chỉ số giá nói chung là xây dựng hệ thống chỉ tiêu phản ánh sự biến động của giá theo thời gian. Chỉ số giá cổ phiếu cũng vậy nó là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi của giá cổ phiếu theo thời gian.

Ý tưởng xuyên suốt trong quá trình xây dựng chỉ số giá là phải cố định phần lượng, loại bỏ mọi yếu tố ảnh hưởng về giá trị để khảo sát sự thay đổi của riêng giá. Có như vậy chỉ số giá mới phản ánh đúng sự biến động về giá. Mọi công thức, phương pháp không thực hiện được ý tưởng này đều sai với lý luận và chắc chắn chỉ số giá không phản ánh đúng sự biến động của giá.

Để thực hiện được mục tiêu và ý tưởng trên, có 3 vấn đề cần giải quyết trong quá trình xây dựng chỉ số giá cổ phiếu, đó là:

- Chọn phương pháp

- Chọn rổ đại diện

- Tìm biện pháp trừ khử các yếu tố về giá trị để đảm bảo chỉ số giá chỉ phản ánh sự biến động của riêng giá.

1- Phương pháp tính

Hiện nay các nước trên thế giới dùng 5 phương pháp để tính chỉ số giá cổ phiếu, đó là:

Phương pháp  Passcher:

Đây là loại chỉ số giá cổ phiếu thông dụng nhất và nó là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị với quyền số là số lượng chứng khoán niêm yết thời kỳ tính toán. Kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ tính toán:

Người ta dùng công thức sau  để tính.

                                            å qt  pt                                             

                                    I p   = ————-             

                                                 å qt po

Trong đó:      I p        : Là chỉ số giá Passcher

                   p t        : Là giá thời kỳ t

                   p o       : Là giá thời kỳ  gốc

                   qt       : Là khối lượng (quyền số) thời điểm tính toán ( t )

hoặc cơ cấu của  khối lượng thời điểm tính toán.

                   i         Là cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá

                   n        là số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số

Chỉ  số giá bình quân Passcher là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị lấy quyền số là quyền số thời kỳ tính toán, vì vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số (cơ cấu chứng khoán niêm yết) thời tính toán.

Các chỉ số KOSPI (Hàn quốc); S&P500(Mỹ); FT-SE 100 (Anh) ; TOPIX (Nhật) ; CAC (Pháp); TSE (Đài loan); Hangseng (Hồng công); các chỉ số của Thuỵ Sỹ,..  và VnIndex của Việt Nam áp dụng phương pháp này.

Phương pháp Laspeyres.

            Chỉ  số giá bình quân Laspeyres là chỉ số giá bình quân gia quyền giá trị,  lấy quyền số là số cổ phiếu niêm yết thời kỳ gốc. Như vậy kết quả tính sẽ phụ thuộc vào cơ cấu quyền số thời kỳ gốc:

                                            å qo  pt                                            

                                    I  l  = ————-                   

                                                 å qo  po

Trong đó:        I L       : Là chỉ số giá bình quân Laspeyres

                   pt         : Là giá thời kỳ  báo cáo

                   p o       : Là giá thời kỳ  gốc

                   qo        : Là khối lượng (quyền số) thời kỳ gốc hoặc cơ cấu

của khối lượng c (số lượng cổ phiếu niêm yết) thời kỳ gốc

                      i         Là cổ phiếu i tham gia tính chỉ số giá

                   n        là số lượng cổ phiếu đưa vào tính chỉ số

Có ít nước áp dụng phương pháp này, đó là chỉ số  FAZ, DAX của Đức

            Chỉ  số giá bình quân Fisher

          Chỉ số giá bình quân Fisher là chỉ số giá bình quân nhân giữa chỉ số giá Passcher và chỉ số giá Laspayres: Phương pháp này trung hoà được yếu điểm của hai phương pháp trên, tức là giá trị chỉ số tính toán ra phụ thuộc vào quyền số của cả 2 thời kỳ: Kỳ gốc và kỳ tính toán

                                      I F    =    Ö IP  x   I L           

          Trong đó:     I F :  Là chỉ số giá Fisher

                                   IP  :   Là chỉ số giá Passche

                                    I L :   Là chỉ số giá bình quân Laspeyres

          Về mặt lý luận có phương pháp này, nhưng trong thống kê chúng tôi không thấy nó áp dụng ở bất kỳ một quốc giá nào.

         

            Phương pháp số bình quân giản đơn:

Ngoài các phương pháp trên, phương pháp tính giá bình quân giản đơn cũng thường được áp dụng. Công thức đơn giản là lấy tổng thị giá của chứng khoán chia cho số chứng khoán tham gia tính toán:                                   

                                          å   pi                                      

                                    Ip  = ————-   

                                                  n

Trong đó: I p là giá bình quân;

       Pi  là giá Chứng khoán i;

       n là số lượng chứng khoán đưa vào tính toán.

Các chỉ số họ Dow Jone của Mỹ; Nikkei 225 của Nhật; MBI của Ý áp dụng phương pháp này. Phương pháp này sẽ tốt khi mức giá của các cổ phiếu tham gia niêm yết khá đồng đều, hay độ lệch chuẩn (s ) của nó thấp.

Phương pháp bình quân nhân giản đơn

I p   =   Ö  P Pi

            Chúng ta chỉ nên dùng loại chỉ số này khi độ lệch chuẩn khá cao, ( s) cao. Các chỉ số: Value line (Mỹ); FT-30 (Anh) áp dụng phương pháp bình quân nhân giản đơn này. 

Tuy nhiên về mặt lý luận, chúng ta có thể tính theo phương pháp bình quân cộng hoặc bình quân nhân gia quyền với quyền số là số chứng khoán niêm yết. 

Quyền số thường được dùng trong tính toán chỉ số giá cổ phiếu là số chứng khoán niêm yết. Riêng ở Đài Loan thì họ dùng số chứng khoán trong lưu thông làm quyền số, bởi vì tỷ lệ đầu tư của công chúng rất cao ở đây (80 .. 90%).

2. Chọn rổ đại diện.

Một nhiệm vụ thứ hai quan trọng trong việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán là việc chọn rổ đại diện. Ở Sở giao dịch chứng khoán New york có trên 3000 cổ phiếu niêm yết, nhưng chỉ số tổng hợp Dow Jone chỉ bao gồm 65 cổ phiếu. Trong đó chỉ số Dow Jones công nghiệp (DJIA) chỉ  bao gồm 30 cổ phiếu, Dow Jones vận tải (DJTA) bao gồm 20 cổ phiếu và Dow Jones dịch vụ (DJUA) bao gồm chỉ 15 cổ phiếu. Tuy chỉ bao gồm một số lượng cổ phiếu niêm yết rất nhỏ như vậy trong tổng thể nhưng các chỉ số Dow Jones vẫn trường tồn qua năm tháng, vì nó phản ánh được xu thế, động thái của quá trình vận động của giá cả. Rổ đại diện này là tiêu biểu, đại diện được cho tổng thể vì họ thường xuyên thay những cổ phiếu không còn tiêu biểu nữa bằng cổ phiếu tiêu biểu hơn. Ví dụ tháng 11/1999 họ đã thay 4 cổ phiếu trong rổ đại diện, công ty IBM cũng có lúc phải loại khỏi rổ đại diện khi thị trường PC nói chung phát triển và lấn át.

Ba tiêu thức quan trọng để xác định sự tiêu biểu của cổ phiếu để chọn vào rổ đại diện là số lượng cổ phiếu niêm yết, giá trị niêm yết và tỷ lệ giao dịch, mua bán chứng khoán đó trên thị trường (khối lượng và giá trị giao dịch).

Đối với Việt Nam, hay bất kỳ thị trường nào khi mới ra đời, số lượng các cổ phiếu niêm yết chưa nhiều, thì rổ đại diện nên bao gồm tất cả các cổ phiếu. Tuy nhiên cũng nên chú ý đến khối lượng và giá trị giao dịch. Nếu một cổ phiếu nào đó trong một thời gian dài không có giao dịch hoặc giao dịch không đáng kể thì nên tạm loại khỏi phạm vi tính toán. Có như vậy chỉ số chúng ta tính ra mới phản ánh được động thái vận động thực sự của giá cả thị trường.

3. Vấn đề trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu

Trong quá trình tính toán một số nhân tố làm thay đổi về khổi lượng và giá trị của các cổ phiếu trong rổ đại diện sẽ ảnh hưởng đến tính liên tục của chỉ số. Ví dụ như  phạm vi, nội dung tính toán của ngày báo cáo không đồng nhất với ngày trước đó và làm cho việc so sánh bị khập khiễng, chỉ số giá tính ra không phản ánh đúng sự biến động của riêng giá.  Các yếu tố đó là: Thêm, bớt cổ phiếu khỏi rổ đại diện, thay cổ phiếu trong rổ đại diện; nhập, tách cổ phiếu; thưởng cổ phần, thưởng tiền, tăng vốn bằng cách phát hành cổ phiếu mới; bán chứng quyền; cổ phiếu trong rổ đại diện bị giảm giá trong những ngày giao dịch  không có cổ tức…

Để trừ khử ảnh hưởng của các yếu tổ thay đổi về khối lượng và giá trị trong quá trình tính toán chỉ số giá cổ phiếu, làm cho chỉ số giá cổ phiếu thực sự phản ánh đúng sự biến động của riêng giá cổ phiếu mà thôi người ta dùng kỹ thuật điều chỉnh  hệ  số chia. Đây là một đặc thù riêng của việc xây dựng chỉ số giá chứng khoán.  

Để hiểu bản chất của kỹ thuật này, chúng ta hãy xem xét một ví dụ đơn giản sau: Chỉ số tính theo phương pháp bình quân giản đơn (phương pháp Dow Jones). Giá 3 cổ phiếu  hình thành như sau:

Cổ phiếu

Giá ngày  giao dịch 1

Giá ngày giao dịch 2

Giá ngày giao dịch 3

A

B

C

17

13

15

19

13

16

19

13

8

Tổng giá

45

48

30

DJA ngày 1 là 45/3 =15 (ngàn đồng, hay điểm)

DJA ngày 2 là 48/3 = 16 (ngàn đồng, hay điểm), tăng 1 điểm hay  6.7%

Ngày thứ 3 cổ phiếu C tách làm hai và giá coi như không  có gì thay đổi (cổ phiếu C giảm còn 8 không coi là giảm giá, mà chỉ vì cổ phiếu tách đôi).

Về nguyên tắc nếu giá không có gì thay đổi, thì chỉ số vẫn giữ nguyên. Ta không thể lấy tổng mới chia cho 3: 30/3=10 để kết luận chỉ số giá đã giảm 5 ngàn (điểm) được. Vì thực chất giá không hề thay đổi . Bởi vậy chỉ số giá mới tính ra phải bằng 15 như ngày 2. Đây là cốt lõi của kỹ thuật tính toán lại hệ số chia. Kỹ thuật hết sức đơn giản: áp dụng quy tắc tam suất mà chúng ta đã học từ lớp 4

Cụ thể là:

                   48 == ====> Hệ số chia là 3 (Do)

                   30 =======> Hệ số chia là D1

Từ đây suy ra D1 =(30 x 3)/48 = 1.875 và  DJA ngày thứ 3 là 30/1.875 = 16 không có gì thay đổi. Chỉ số này phản ánh đúng động thái của giá (không đổi). Trong thực tế giá thường có thay đổi nên chỉ số sẽ có giao động. Nhưng khi tính lại hệ số chia người ta luôn giả định giá không đổi. Tức là hệ số chia của ngày giao dịch được xác định trước khi xẩy ra giao dịch.

          Chúng ta cũng có thể tham khảo thêm ví dụ sau về phương pháp tính chỉ số giá gia quyền giá trị  Passcher mà nước ta đang áp dụng, công thức tính như sau:

                                            å qt  pt                      å qt  pt                                              

                                    I p   = ————-          =>    ————–

                                                 å qt po                                   Dt

Chứng khoán

Khối lượng niêm yết

Giá đóng cửa 21/7

Giá đóng cửa ngày 31/7

Giá đóng cửa ngày 2/8

A

B

C

1000

2000

5000

10

15

12

16

18

13

17

20

          – Chỉ số giá ngày giao dịch đầu tiên là 100%  (điểm)

= 100x(1000×10+2000×15)/(1000×10+2000×15) = SQoPo/Do =100

Phải nhân với 100 bởi vì chúng ta quy ước ngày đầu là 100 điểm

Do = 1000×10+2000×15 = 40000


- Chỉ số giá ngày 31/7 là 110 % (điểm) tăng 10% hay 10 điểm

= 100x (1000×12 + 2000×16)/ (1000×10+2000×15) = SP1 Q1/D1 =110

          Trong trường hợp này Do =D1 = 40000 và ngày này cổ phiếu C chưa được tham gia vào việc tính chỉ số giá (vì mới có giá ban đầu chưa có thay đổi). Do đó chỉ số giá của ngày 31/7 chỉ là chỉ số giả tổng hợp của 2 cổ phiếu A và B mà thôi.

- Chỉ số giá ngày 2/8 là 120,67 điểm  tăng 10,67 điểm, phương pháp tính như sau:

= 100x(13×1000+17×2000+20×5000)/ D2  = SP2Q2/D2 = 120,67 tăng 10,67 điểm


Tính D2 như sau:

 ( 12×1000 + 16×2000) ==> Hệ số chia là (10×1000+ 15×2000)

( 12×1000 + 16×2000 +18×5000) ==> Hệ số chia là D2

Từ đó:

        (10×1000+ 15×2000)x( 12×1000 + 16×2000 +18×5000)

D=  ——————————————————————–=  121818,1818

   ( 12×1000 + 16×2000)

Hệ số chia đã thay đổi  từ 40 000 (Do và D1)  thành 121 818,1818 (D2)

 

Trong 2 phiên giao dịch ngày 21 và 31 hệ số chia không có gì thay đổi và đều chia cho gốc, vì vậy chỉ số thực sự là tính theo % so với gốc và vì thế ở  hai ngày này chúng ta có thể gọi là điểm hay % cũng đúng. Đến phiên giao dịch 2/8 thì điều này không đúng nữa, bởi vì ta đã đổi hệ số chia và vì vậy kết quả tính toán lần này chỉ có thể gọi là điểm.

Sử dụng chỉ số nào ?

Chỉ số và chỉ số trung bình :  chỉ số trung bình thể hiện những chứng khoán được lựa chọn và sử dụng,  chỉ ra toàn bộ thị trường chứng khoán đang hoạt động như thế nào. Chỉ số trung bình phổ biến nhất là chỉ số DowJones. Chỉ số là mức trung bình thể hiện  sự thay đổi ở những cổ phiếu đã có uy tín.
Chỉ số trung bình có thể giúp được gì ?
· Chúng có thể được tìm thấy một cách dễ dàng; đều có trên các ấn phẩm tài chính.
· Khuynh hướng: cùng với các chỉ số, các biểu đồ khuynh hướng được đưa ra để chỉ ra hướng đi của chỉ số trong một giai đoạn nhất định.
· Cung cấp cho bạn cách để ước lượng quỹ danh mục vốn đầu tư của bạn hoạt động như thế nào.          

Để giúp bạn hiểu được sự khác nhau giữa các chỉ số, dưới đây là những miêu tả về những chỉ số được sử dụng rộng  rãi nhất tại thị trường chứng khoán.

· Chỉ số Dow Jones ( Dow Jones Industrial Average- DJIA): tổng hợp 30 công ty công nghiệp hàng đầu của Mỹ. Chỉ số này luôn được đăng vào cuối các ngày giao dịch
· Chỉ ! số trung bình DJ Giao thông vận tải: gồm 20 cổ phiếu của ngành giao thông vận tải, gồm  hàng không, đường sắt và các công ty vận tải.
· Chỉ số DJ về các ngành  phục vụ : gồm 15 công ty về điện, năng lượng và khí đốt.
· Standard& Poor 500: Gồm 500 công ty, trong đó 400 công ty thuộc ngành công nghiệp, 20 thuộc giao thông vận tải,  40 thuộc các ngành phục vụ, 40 công ty tài chính.
· NASDAQ : Có 2 loại NASDAQ thị trường quốc gia và NASDAQ cổ phiếu công ty nhỏ. NASDAQ quốc gia gồm những công ty buôn bán tích cực lớn nhất dựa trên NASDAQ.  Để trở thành một thành phần của danh sách này, một công ty cần đảm bảo những yêu cầu  về giá cả, giá thị trường và số lượng. NASDAQ cổ phiếu công ty nhỏ đưa ra các chỉ số về những công ty nhỏ hơn nhưng cũng cần đáp ứng những yêu cầu nhất định của NASDAQ như cần phải có ít nhất 2 nhà kiến tạo thị trường.
· Russell: Theo công ty Frank Russell tại Tacoma, Washinton có rất nhiều chỉ số Russell. Những chỉ số phổ biến nhất là:

o Russell 3000, 3000 cổ phiếu lớn nhất của Mỹ. Những cổ phiếu này có dao động từ 9 triệu đến 85 tỉ USD

o Russell 1000, tương tự như chỉ số S&P 500,  chỉ số này gồm 1000 cổ phiếu hàng đầu có vốn trung bình khoảng 4 tỉ USD!

o Russell 2000 gồm 2000 cổ phiếu khác dao động trong khoảng 255USD. Chỉ số này rất tốt để tính toán hoạt động của các cổ phiếu dao động nhỏ.

· Wilshire 5000. Là chỉ số lớn nhất của thị trường chứng khoán gồm hơn 5000 cổ phiếu thông thường được mua bán tại các thị trường NYSE, AMEX, OTC.

· EAFE: ( Chỉ số Morgan Stanley của châu Âu, Autralia và Viễn Đông ) , thể hiện thị trường chứng khoán tại 3 khu vực trên. Chỉ số này để theo dõi hoạt động của các cổ phiếu đa quốc gia

· Quỹ cổ phần Lipper. Chỉ số này được lập ra bởi công ty phân tích chứng khoán Lipper. Sử dụng gần 2300 lợi tức cổ phần của quỹ tương hỗ, là tổng số lãi trung bình cho các quỹ tại các thời điểm được lựa chọn.

Hãy trông chừng các chỉ số : Bạn nên chọn một chỉ số phản ánh gần nhất loại chứng khoán bạn sở hữu. Sau đó, bạn có thể theo dõi hoạt động của mỗi chứng khoán  bằng những nguyên tắc cơ bản : So sánh % tăng lên hay giảm xuống trong từng giai đoạn nhất định. Ghi lại số phần trăm dịch chuyển bên cạnh những chỉ số của bạn vào những thời điểm nhất định.

Thị trường chứng khoán – Cơ chế vận hành

Thị trường chứng khoán (TTCK) làm trung gian giữa công chúng (vòng 4) với công ty (vòng 1) . Hai vòng này lúc lắc trái chiều nhau ; vì công chúng có ít tiền, muốn kiếm lãi cao, lại còn muốn rút vốn ra bất cứ lúc nào ; trong khi ấy công ty muốn vốn vào nhiều mà ở lại lâu. ở bài đầu chúng ta đã nói đây là hai đòi hỏi cực đoan.

Vai trò của TTCK là hoá giải hai cái cực đoan ấy ; nghĩa là nó làm cho hai vòng kia vẫn gắn với nhau dù lúc lắc trái chiều nhau. Xin quý vị tưởng tượng ra một cái bạc đạn (vòng bi). Nó có hai vòng lớn nhỏ phải không ? Nhưng các viên bi ở giữa được thay bằng một lớp keo dày, dẻo giống như kẹo cao su (chewing gum) đã nhai lâu. Lớp keo đó là TTCK.

Chúng ta sẽ nói về chất keo kia, tức TTCK vận hành thế nào, trong phần hai của loạt bài này. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh rằng, chất keo không thể làm hai vòng kia dính mãi nếu bản thân hai cái vòng không có một cái gì chung làm điểm nối kết. Điểm chung đó là tiền lời hay lãi mà người đầu tư đòi hỏi thì công ty phải đáp ứng cho được qua việc kinh doanh của mình. Tiền cũng giống như nước, nó chảy vào chỗ trũng. Công ty phải là chỗ trũng thì nước mới chảy vào. Đó là điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của một TTCK.

Về mặt vĩ mô, TTCK không có vốn để cung cấp cho công ty. Nó chỉ hỗ trợ công ty theo tinh thần “anh hãy tự giúp trước, rồi trời sẽ giúp sau”. Sau khi người đầu tiên (là công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán) đã trả hết tiền mua chứng khoán mà công ty bán ra thì TTCK làm xong việc giao vốn dài hạn cho công ty. Nó không làm gì khác cho công ty nữa. Công ty cũng không phải trả lãi, trả vốn cho TTCK, như phải làm với ngân hàng. Việc đăng ký và niêm yết chứng khoán công ty làm với cơ quan chính quyền quản lý sự giao dịch chứng khoán và với Sở Giao dịch chứng khoán là nơi quản lý cái chợ, chứ không phải với TTCK. Vì vậy, công ty phải tự làm ăn mà trả lời, trả lãi cho những người đã hay sẽ mua chứng khoán của họ. Trong số công việc của mình, TTCK phục vụ công ty khoảng 10 %, còn phục vụ những người mua chứng khoán đến 90 %. Việc phục vụ sau gồm hai công tác chính : (1) làm sao cho họ có thể kiếm lời từ việc mua bán chứng khoán trên thị trường ; và (2) cho họ rút tiền ra lúc nào cũng được. Cách duy nhất mà TTCK làm để thực hiện tốt hai công tác kia, là làm sao cho có thật nhiều người tham gia vào nó, càng đông càng tốt. Đông người mua ắt sẽ bán dễ, vậy là có sự mua bán để kiếm lời. Nhiều người mới sẵn sàng vào thì người cũ bán chứng khoán cho họ, như vậy là rút ra lúc nào cũng được. TTCK cũng không bảo đảm cho người đầu tư là cứ mua bán chứng khoán sẽ có lời, hay cho vay ở TTCK là có lãi cao. Những thứ này tuỳ thuộc vào các công ty đã bán chứng khoán và hoạt động của họ, và tuỳ cách người đầu! tư đã đặt mua bán như thế nào.

Cách làm của TTCK là sử dụng một số công nghệ để :

Giá mua bán sẽ là một giá công bằng (fair), một bên không thể bắt chẹt bên kia vì nắm nhiều thông tin hơn ;

Có sẵn thanh khoản, tức là lúc nào cũng có tiền mặt để thanh toán hay là người bán hay mua chứng khoán dù nhiều hay ít thì cũng không bị dìm giá hay tăng giá vì không có sẵn tiền mặt ;

Chi phí cho việc mua bán thấp ;

Việc thanh toán tiền nong giữa một số rất đông người diễn ra nhanh chóng và thuận tiện và

Mọi giao dịch diễn ra trong sự thanh liêm và trong sáng. Bốn yếu tố đầu có tính thương mại hay vật chất, còn yếu tố cuối là tinh thần ; và tất cả đều nhằm phục vụ người đầu tư.

Tư cách của người mua bán chứng khoán

Khi phát hành chứng khoán, công ty sẽ ấn định một giá bán ban đầu được ghi trên chứng khoán, gọi là mệnh giá. Mệnh giá sẽ lên hay xuống để thành giá thực tế lúc mua hay bán gọi là thực giá. Thực giá thay đổi tuỳ theo người muốn mua hay bán chứng khoán thấy công ty trả cổ tức hay tiền lãi ra sao (năm trước trả bao nhiêu, năm nay có thể sẽ trả bao nhiêu) và tuỳ vào sự đánh giá của họ về triển vọng kinh doanh của công ty (sản phẩm sẽ bán chạy không). Hai yếu tố này tỷ lệ thuận với nhau nhưng lại tạo ra hai loại người mua bán khác nhau. Người nào mua hay bán chứng khoán mà dựa trên triển vọng kinh doanh tương lai của công ty thì người đó mong kiếm lời từ chính việc mua bán ; và họ là người đầu cơ (speculator) hay người kinh doanh chứng khoán. Người đầu cơ ở TTCK khác hẳn người đầu cơ ở thị trường hàng hoá, họ cần thiết cho TTCK, chúng ta sẽ xem về họ ở bài 18. Còn người nào chỉ mua chứng khoán để mong hưởng cổ tức hay tiền lãi đều đặn, thì người đó là người đầu tư bảo thủ hay người nuôi chứng khoán.

Dù là người đầu cơ hay người bảo thủ thì cả hai đều là người đầu tư. Nếu người bảo thủ không bán chứng khoán đi thì họ ngồi ở vòng 1, còn người đầu cơ thì luôn luôn ở vòng 4. Vị trí của họ có thể thay đổi từ vòng nọ sang vòng kia, tuỳ theo cách họ ra lệnh cho công ty môi giới mua bán chứng khoán của một công ty như thế nào.

Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.

Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Thị trường chứng khoán có những chức năng cơ bản sau:


1.      Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán


-        Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

-        Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

-        Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán

-        Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp

-        Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô


2.      Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán


Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành các nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán.


a)      Nhà phát hành


Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hoá của thị trường chứng khoán.

-        Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương.

-        Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.

-        Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng… phục vụ cho hoạt động của họ.

b)      Nhà đầu tư

Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.

-        Các nhà đầu tư cá nhân

-        Các nhà đầu tư có tổ chức

c)      Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán

-        Công ty chứng khoán

-        Quỹ đầu tư chứng khoán

-        Các trung gian tài chính

d)      Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán

-        Cơ quan quản lý Nhà nước

-        Sở giao dịch chứng khoán

-        Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

-        Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán

-        Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán

-        Các tổ chức tài trợ chứng khoán

-        Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm…


3.      Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán


Thị trường chứng khoán hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau:

-        Nguyên tắc công khai

-        Nguyên tắc trung gian

-        Nguyên tắc đấu giá


4.      Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán


Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng… có kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản:


a)      Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn


Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.T


·        Thị trường sơ cấp


Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.


·        Thị trường thứ cấp


Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.


b)      Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường


Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC).


c)      Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường


Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh.


·        Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.

·        Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua  bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.

·        Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh


Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn.

Vào khoảng giữa thế kỷ thứ 15 ở tại thành phố trung tâm buôn bán của phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại một số khu như quán cà phê để trao đổi mua bán các loại hàng hoá như nông sản, khoáng sản, tiền tệ và các chứng từ có giá. Ðiểm đặc biệt ở đây là các thương gia chỉ giao dịch với nhau bằng lời nói, không có hàng hoá thật. Những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau các hợp đồng trao đổi mua bán ngay hoặc cho tương lai.

Những cuộc trao đổi này ban đầu chỉ là một nhóm người và sau đó đông dần cho đến khi nó thực sự thành một khu chợ riêng. Thời gian họp chợ lúc đầu là hàng tháng, sau đó hàng tuần rồi rút ngắn còn hàng ngày. Trong các phiên họp chợ tại đây các thương gia thống nhất với nhau các quy ước cho việc thương lượng và sau này trở thành những quy tắc có giá trị bắt buộc đối với những ai muốn tham gia thị trường và thị trường chứng khoán hình thành từ đó.

Như vậy, thị trường chứng khoán xuất hiện từ thế kỷ thứ 15. Sự hình thành thị trường chứng khoán cũng đồng thời với thị trường hối đoán và một số thị trường khác.

Quá trình hình thành và phát triển của thị tường chứng khoán thế giới đã trải qua những giai đoạn thăng trầm. Thời kỳ huy hoàng nhất là vào những năm 1875 đến 1913, thị trường chứng khoán trong thời kỳ này phát triển mạnh cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nhưng đến “ngày thứ sáu đen tối” vào ngày 29-10-1929 là ngày mở đầu cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán New York, từ đó cuộc khủng hoảng kéo sang các thị trường chứng khoán Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản. Sau thế chiến thứ hai, thị trường chứng khoán phục hồi và phát triển mạnh. Nhưng rồi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1987 một lần nữa đã làm cho thị trường chứng khoán thế giới suy sụp nặng nề. Cuộc khủng hoảng hoảng này để lại hậu quả nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng năm 1929. Nhưng chỉ sau hai năm, thị trường chứng khoán thế giới tiếp tục đi vào hoạt động ổn định, phát triển và trở thành một định chế không thể thiếu trong đời sống kinh tế của những quốc gia có nền kinh tế phát triển theo định hướng thị trường.

Một cái chợ có tổ chức

Thị trường là một “cái chợ”. ở mức phát triển thấp, chợ là một nơi tập trung hàng hoá các loại, và kẻ bán người mua gặp nhau. ở mức phát triển cao hơn, như các siêu thị “mart”, chợ không có người bán. ở mức cao hơn nữa chợ là nơi diễn ra sự trao đổi. ở đó người mua hay bán không xuất hiện mà giao dịch với nhau qua những người môi giới. Chợ bán chứng khoán thuộc loại này. Nơi đây, hàng là các chứng khoán được trao đổi ; nhưng chúng thực sự lại chỉ là những con số đi kèm với tên công ty. Điều này giúp người mua kẻ bán, vào bất cứ lúc nào, cũng có thể thay đổi vị trí, khi mua chứng khoán, khi bán nó đi. Và người này là những nhà đầu tư hay công chúng như ta đã biết. Người đầu tư mua và bán hàng, nhưng hàng của họ là hàng mua lại. Người bán thực sự là các công ty cổ phần. Nhưng những công ty này chẳng còn dính dáng gì vào việc buôn bán. Chợ bán chứng khoán có rất đông người mua, kẻ bán, bởi thế, nó được tổ chức rất quy củ và được gọi là “một cái chợ có tổ chức cao” (highly organized market).

Các loại chợ

Bình thường, ở chợ hàng hoá, ta có chợ đầu mối và chợ bán lẻ là những chợ phân loại theo số lượng hàng bán (bán buôn, bán lẻ) ; có chợ trong nhà lồng, chợ bên ngoài nhà lồng là những chợ phân chia theo phẩm chất hàng bán ; rồi có chợ bán lương thực, chợ bán cây cảnh là những chợ phân theo mặt hàng. TTCK cũng có những loại chợ giống như thế chỉ khác là nó có tổ chức cao.

Chợ bán theo số lượng hàng bán

Chứng khoán thoạt đầu do công ty đưa ra ; khi đã đăng ký với uỷ ban giao dịch chứng khoán thì họ được phép bán. Công ty sẽ bán cho một nơi mua sỉ để cho tiện khi đưa bán cũng như lúc lấy tiền về. Công ty “mua sỉ” là công ty bảo lãnh phát hành chứng khoán. Sự mua bán giữa hai nơi này tạo nên thị trường sơ cấp, giống như chợ đầu mối.

Khi công ty “mua sỉ” đem bán lẻ chứng khoán cho công chúng, thì hai người này tạo ra một thị trường thứ hai, gọi là thị trường thứ cấp, giống như chợ bán lẻ.

Hai thị trường này ăn thông với nhau mới tạo nên TTCK. Nếu chỉ có chợ sơ cấp không thôi, như ở ta hiện nay, thì chưa có TTCK.

Chợ bán theo phẩm chất hàng hoá

Công ty bán chứng khoán có cái to, cái nhỏ ; cho nên chứng khoán của họ cũng được phân loại theo sức mạnh của công ty. Chứng khoán của các công ty lớn, hội đủ một số điều kiện nào đó, sẽ được bán ở một khu vực rộng rãi, phố xá đông người, gọi là các sàn giao dịch, như mô tả ở bài 8. Dự thảo Pháp lệnh chứng khoán của ta gọi là “thị trường giao dịch tập trung” ; cho ngắn gọn và tuỳ mạch văn, chúng ta sẽ dịch là chợ bán trên sàn hay sàn giao dịch. Các từ này đều chỉ chung một chỗ là “trading floor”.

Chứng khoán của các công ty không hội đủ những điều kiện đòi hỏi kia sẽ được bán ở một nơi khác gọi là bán “qua các quầy” (over-the-counter trading – OTC) ; có thể tên chính thức của nó ở ta sẽ là “thị trường giao dịch không tập trung”, ở đây chúng ta dịch là “chợ bán trên bàn” hay “bàn giao dịch” ta không gọi là quầy để không bị lẫn với quầy ở chợ trên sàn. Chợ trên bàn, không có người qua kẻ lại, mà chỉ là các văn phòng của các người môi giới đặt tại nhiều nơi trong nước. Họ cũng như khách hàng giao dịch với nhau qua điện thoại.

Phân loại theo tính chất món hàng

Huy động vốn thì không chỉ công ty mới làm, mà cả chính quyền các cấp cũng làm nữa. So với công ty, khả năng trả nợ của chính quyền chắc chắn hơn, do đó các ràng buộc về trả nợ dành cho công ty không được áp dụng cho chính quyền. Vì thế, công trái của chính quyền được bán ở một chợ khác, thường là các ngân hàng thương mại. Sự việc này tạo ra một chợ riêng bán công trái do chính quyền phát hành.

Sự phân loại các chợ như ở trên cốt cho dễ hiểu. Trên thực tế, các loại chợ kia hoạt động đan xen với nhau tạo nên một TTCK. Vì cốt tuỷ của một cái chợ là sự trao đổi, nên ở đâu có trao đổi là có chợ mà không nhất thiết phải có một địa điểm chung cho kẻ mua người bán ; bởi thế “cái bàn” cũng là một “cái chợ”.

Nguyên tắc hoạt động của chợ

Thị trường sơ cấp phải giải quyết tất cả các vấn đề của việc vay nợ và hùn vốn ; là những thứ luôn luôn có rủi ro. Muốn tránh rủi ro, người ta phải thu thập tin tức, ký hợp đồng với các con nợ, và kiểm soát sự thực hiện hợp đồng đó. Việc này sẽ do một công ty hay người bảo lãnh phát hành chứng khoán (underwriter) làm. Họ sẽ thảo luận với các công ty muốn bán chứng khoán về các điều kiện của hợp đồng. Khi hợp đồng được thực hiện thì các công ty được uỷ nhiệm (trustee) kiểm soát việc con nợ thực hiện hợp đồng.

Chợ thứ cấp bán chứng khoán là nơi công ty bảo lãnh phát hành bán lại chứng khoán cho công chúng. Chợ này – như đã biết – do các người môi giới lập. (Về những người này chúng ta sẽ đề cập ở bài XIII).

Chợ thứ cấp phải thực hiện ba chức năng. Một là, khai mở, hay xác định một giá công bằng (fair) cho việc mua hay bán chứng khoán. Hai là, giúp cho việc mua bán theo các giá kia được diễn ra nhanh chóng dễ dàng ; tức là tạo ra thanh khoản. Ba là, giúp cho việc giao dịch ít tốn kém.

Xác định một giá công bằng

Chứng khoán tiêu biểu cho lời hứa của công ty phát hành là họ sẽ trả lại số tiền đã nhận cùng với lời lãi sau này. Giá trị của lời hứa đó tuỳ thuộc vào sự mong đợi của người đã bỏ tiền ra và vào sự đánh giá các rủi ro liên quan đến sự trả nợ. Hai cái này lại bị chi phối bởi các thông tin có sẵn ở những chỗ nhất định (báo chí, cơ sở, nơi mua bán) và bởi kết luận mà người bỏ tiền rút ra từ các thông tin ấy. Cùng một thông tin, nhưng những người khác nhau sẽ có những kết luận cho mình khác nhau.

Một giá cả công bằng cho chứng khoán là một phí tổn thấp nhất mà những người hiểu biết thông tin sẵn sàng trả khi mua bán chứng khoán. Một phí tổn thấp nhất cho người bán là số tiền cao nhất họ đòi được. Còn phí tổn thấp nhất cho người mua lại là số tiền nhỏ nhất mà họ sẽ phải trả.

Khai mở cái giá kia là một diễn trình làm giá hay tạo giá. ở mỗi loại thị trường diễn trình đó khác nhau.

Tạo ra hay có sẵn thanh khoản

Từ “thanh khoản” nghe khó hiểu. ở đây, cho dễ nhớ, có thể nói một thị trường có khả năng tạo thanh khoản là nơi mà ở đó bất cứ ai cũng có thể mua bán nhanh chóng mà không bị thua thiệt. Thí dụ, khi bạn muốn bán chứng khoán của một công ty, ở một nơi nào, vào bất cứ lúc nào, theo cái giá công bằng, mà nơi đó có thể mua rồi trả tiền cho bạn ngay thì đó là một thị trường có thanh khoản cao. Nếu phải lâu bạn mới bán được hay phải “lót tay” mới bán được thì nơi đó không có thanh khoản hay thanh khoản thấp.

Để có thanh khoản, TTCK sẽ áp dụng công nghệ bù qua sớt lại (thanh toán bù trừ). Số tiền nhận từ người mua sẽ được lấy ra trả cho người bán. Nếu số người bán cao hơn số người mua khiến có sự mất thăng bằng về thanh khoản, thì TTCK cũng phải có khả năng giống như ngân hàng để bù đắp sự chênh lệch kia. Các công nghệ của ngân hàng, mà chúng ta đã biết qua bài V, cũng được dùng trong TTCK.

Giảm chi phí giao dịch

Cốt lõi của TTCK là sự trao đổi. Muốn trao đổi phải có sự đồng ý về điều kiện mua bán. Về sự thực hiện cái đã đồng ý (tức là sự thực hiện) và rồi thanh toán. Khi làm hai việc sau thì cũng có tốn kém và rủi ro (thí dụ, người bán nhận bán nhưng không giao hàng khiến người mua phải đi tìm hàng thay thế ; người mua không trả tiền làm người bán kẹt vốn…). Chi phí thực hiện phải thấp thì buôn bán mới dễ dàng ; nhờ đó TTCK mới thực hiện được các chức năng của nó. Muốn thế, thị trường phải có tổ chức nghĩa là có bốn đặc tính sau :

1. Hạn chế gia nhập và có nội quy hoạt động

Người mua bán chứng khoán có thể lên đến hàng trăm hàng ngàn mỗi ngày. Một số đông như thế giao dịch với nhau thì phải biết nhau và phải tin rằng những người mà họ giao dịch là những người đáng tin cậy. Nếu không, thì ai cũng sẽ bị “sưu tra lý lịch” trước khi tham gia. Nếu việc đó xảy ra, ta sẽ thấy ngay là không có mua bán nữa.

Một cách để tránh tình trạng này là chọn lọc để giới hạn sự gia nhập. Trong TTCK, chỉ có những người được phép mới được vào chợ trên sàn. Đó là những người môi giới. Tất cả những người khác chỉ có thể mua bán với nhau qua những người này. Để trở thành người môi giới, đương sự phải hội đủ một số điều kiện về vốn liếng, tiêu chuẩn kế toán chuyên môn và đạo đức. Và để cho chặt chẽ hơn, các hội viên phải đặt ra nội quy hành nghề ; để những ai vi phạm sẽ bị phạt tiền hay bị sa thải.

Nhờ những biện pháp trên, nên khi người đầu tư ra lệnh mua bán, họ mới dám tin tưởng người mình giao dịch và điều này làm cho chi phí giảm nhiều. Niềm tin làm giảm bớt giấy tờ và tốn kém.

2. Tiêu chuẩn hoá

Việc giao dịch ở chợ phải được tiêu chuẩn hoá và đơn giản hoá. Thí dụ, các chứng khoán được xếp theo từng lố 100 hay 1.000 cổ phần ; rồi có những thủ tục thống nhất về chuyển giao hàng và thanh toán tiền.

Sự tiêu chuẩn hoá làm cho việc mua bán được đơn giản. Người mua và bán chỉ cần đồng ý với nhau về giá hàng và số lượng ; tất cả các vấn đề khác của việc mua bán thì hai bên đã biết, không cần phải bàn bạc nữa. Tiêu chuẩn hoá còn làm giảm các trường hợp hai bên hiểu khác nhau về tính chất của sự giao dịch.

3. Giải quyết tranh chấp

Dù đã tạo ra những tập tục trên thì tranh chấp cũng vẫn xảy ra. Giải quyết chuyện đó sẽ mất thời giờ và tiền bạc. Chợ có tổ chức sẽ giảm chi phí kia bằng cách đề ra một khuôn khổ cho việc giải quyết tranh chấp. Giải quyết riêng tư với nhau sẽ rẻ hơn nhiều so với việc đưa nhau ra toà.

4. Bảo đảm thi hành

Giao dịch cách nào thì cũng có những rắc rối không lường trước được ; đó là rủi ro, và chúng rất khác nhau. Mua bán thì bao giờ cũng có hai người, nếu chỉ đưa ra các biện pháp để bảo vệ một người thì việc mua bán trở nên tốn kém vì người kia cũng phải tìm cách chống đỡ. Để giảm bớt chi phí đó, thị trường có tổ chức sẽ bảo đảm rằng các sự giao dịch đã được đồng ý thì cũng sẽ được thực hiện. Làm được như thế thì khi hai bên mua bán đã đồng ý về một vụ việc rồi thì cả hai đều biết chắc việc ấy sẽ được thực hiện.

Đó là những nguyên tắc chung mà các thị trường có tổ chức áp dụng. Thực hiện chúng cách nào thì mỗi thị trường sẽ làm khác nhau.

Tổng quan về thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.

Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Thị trường chứng khoán có những chức năng cơ bản sau:

1. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán

- Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế

- Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng

- Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán

- Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp

- Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô

2. Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoán

Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành các nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán.

a) Nhà phát hành

Nhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán – hàng hoá của thị trường chứng khoán.

- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương.

- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.

- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng… phục vụ cho hoạt động của họ.

b) Nhà đầu tư

Nhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.

- Các nhà đầu tư cá nhân

- Các nhà đầu tư có tổ chức

c) Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán

- Công ty chứng khoán

- Quỹ đầu tư chứng khoán

- Các trung gian tài chính

d) Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán

- Cơ quan quản lý Nhà nước

- Sở giao dịch chứng khoán

- Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán

- Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán

- Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán

- Các tổ chức tài trợ chứng khoán

- Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm…

3. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc công khai

- Nguyên tắc trung gian

- Nguyên tắc đấu giá

4. Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng… có kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản:

a) Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốn

Thị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.T

· Thị trường sơ cấp

Thị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.

· Thị trường thứ cấp

Thị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.

b) Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trường

Thị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC).

c) Căn cứ vào hàng hoá trên thị trường

Thị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh.

· Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi.

· Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ.

· Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh

Thị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn

Vai trò của các chuyên gia và nhà tạo lập thị trường trên thị trường chứng khoán

Khi đề cập đến các hình thức tổ chức thị trường không thể không nhắc đến vai trò của các chuyên gia và các nhà tạo tập thị trường trong việc tạo lập sự công bằng, hiệu quả và trật tự trên mỗi thị trường này.

Trải qua hàng trăm năm lịch sử hình thành, thị trường chứng khoán (TTCK) đến nay vẫn không ngừng phát triển và ngày càng khẳng định là một kênh huy động vốn hữu hiệu của nền kinh tế. Cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và yêu cầu về sự đa dạng trong các hoạt động đầu tư, đến nay nhiều loại thị trường đã ra đời với các hình thức tổ chức thị trường từ đơn giản (thị trường chứng khoán phi tập trung) đến hiện đại và hết sức chặt chẽ (thị trường chứng khoán tập trung). Khi đề cập đến các hình thức tổ chức thị trường nói trên không thể không nhắc đến vai trò của các chuyên gia và các nhà tạo tập thị trường trong việc tạo lập sự công bằng, hiệu quả và trật tự trên mỗi thị trường này.

1. Vai trò của chuyên gia chứng khoán trên TTCK giao dịch tập trung

Mục tiêu của các Sở giao dịch là tạo lập một môi trường giao dịch chứng khoán (CK) an toàn và hiệu quả, trong đó các nhà đầu tư phải được đối xử công bằng, được cung cấp thông tin tương xứng nhằm hỗ trợ kịp thời cho các quyết định đầu tư.

Trên TTCK giao dịch tập trung, chuyên gia CK là những người hoạt động chuyên môn nhằm duy trì sự công bằng, cạnh tranh và hiệu quả về một loại CK đã niêm yết. Ngoài ra, các chuyên gia còn là sự kết nối giữa các nhà môi giới với các lệnh đặt mua và bán trên TTCK, hỗ trợ cho các giao dịch được thực hiện an toàn và hiệu quả.

Một giao dịch được thực hiện khi giá cả đã hợp lý, để đạt được mức giá hợp lý thì các lệnh đều phải chuyển qua các chuyên gia phụ trách. Vai trò của các chuyên gia được thể hiện qua các hoạt động sau:

- Vai trò là đại lý của các nhà môi giới: Công việc của chuyên gia là thực hiện lệnh cho các nhà môi giới đối với loại CK mà họ phụ trách. Nếu một khách hàng tiến hành đặt lệnh thông qua nhà môi giới, trong trường hợp lệnh giới hạn không thể thực hiện được, nhà môi giới sẽ chuyển lệnh này sang các chuyên gia, các chuyên gia sẽ trở thành người đại diện cho nhà môi giới đối với lệnh đó tại sàn giao dịch.

- Vai trò là nhà đấu giá: Trong toàn bộ phiên giao dịch, các chuyên gia sẽ đưa ra một mức giá chào mua – chào bán tốt nhất, trên cơ sở đó đến đầu mỗi phiên giao dịch họ thiết lập một mức giá giao dịch hợp lý đối với từng loại CK trên cơ sở cung – cầu về loại CK đó. Hoạt động này nhằm bảo đảm trật tự thị trường đối với từng loại CK mà họ phụ trách, đồng thời hạn chế sự dao động về giá cả của CK đó.

- Vai trò là nhà kinh doanh: Các chuyên gia thực hiện giao dịch tại một mức giá nằm trong khoảng giá chào mua cao nhất và giá chào bán thấp nhất. Họ là người chịu trách nhiệm giảm thiểu sự chênh lệch giữa lệnh mua và lệnh bán. Việc mua và bán này được thực hiện theo hướng của thị trường cho đến khi sự chênh lệch được cân bằng trở lại.

Trong trường hợp xảy ra biến cố về lệnh, về giá cả… tại thị trường giao dịch tập trung, vai trò của các chuyên gia trở nên rất quan trọng trong việc chủ động điều chỉnh các biến cố về trạng thái cân bằng và ổn định.

2. Vai trò của các nhà tạo lập thị trường trên thị trường phi tập trung

Nhà tạo lập thị trường là người thực hiện chức năng duy trì thị trường cho một loại CK. Chẳng hạn, đối với CK A là CK không niêm yết và được mua bán trên thị trường phi tập trung (OTC). Nhà tạo lập thị trường là người đặt ra mức giá bán CK A cho bên mua với sự thách giá trên cơ sở tương ứng với mức giá mà bên bán (khách hàng của họ) yêu cầu.

Sau khi nhà đầu tư đặt lệnh mua bán CK A trên thị trường OTC, nhà môi giới sẽ chuyển lệnh này tới nhà kinh doanh (thuộc bộ phận kinh doanh của công ty môi giới). Nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm người có thể bán số CK A (nhà môi giới bên bán). Lúc này, nhà môi giới bên bán đóng vai trò là người tạo lập thị trường cho CK A.

Thực tế là có nhiều nhà môi giới sẵn sàng bán CK A và như vậy sẽ có rất nhiều nhà tạo lập thị trường đối với CK A tương đương với các mức “thách giá” khác nhau. Nhà kinh doanh bắt đầu tiến hành thương lượng về giá cả của CK A với các nhà tạo lập thị trường để có thể đạt được mức giá tối ưu. Giao dịch sẽ được thực hiện khi nhà kinh doanh tìm được nhà tạo lập thị trường bán số CK A với mức giá thấp nhất.

Thông thường các nhà tạo lập thị trường là những nhà môi giới đã được đăng ký. Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà môi giới đã đăng ký đều là những nhà tạo lập thị trường. Để có thể trở thành một nhà tạo lập thị trường thì người môi giới phải thực sự quan tâm đến việc tạo dựng thị trường cho một loại CK.

Vai trò của các nhà tạo lập thị trường được thể hiện thông qua các hoạt động sau:

– Duy trì tính linh hoạt của thị trường đối với một loại CK khi CK đó được phát hành ra thị trường.
– Tăng khả năng thực hiện giao dịch một loại CK có thể sinh lời do sự cạnh tranh về giá cả đặt ra giữa các nhà tạo lập thị trường khác nhau đối với cùng loại CK đó.
– Thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tới một loại CK không niêm yết trên thị trường.
– Tăng tính linh hoạt của thị trường đối với một loại CK khi tăng số lượng các nhà tạo lập thị trường.

Các chuyên gia cũng có thể trở thành “nhà tạo lập thị trường” đối với một loại CK cụ thể trong điều kiện phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ. Sự kiểm soát này sẽ hạn chế được các sai phạm nếu họ lạm dụng quyền hành độc quyền của mình tại Sở giao dịch.

Bên cạnh đó, các nhà tạo lập thị trường có xu hướng cạnh tranh với nhau do luôn có nhiều nhà tạo lập thị trường đối với một CK, do đó thị trường OTC được đánh giá là có khả năng tự điều chỉnh tốt hơn thị trường giao dịch CK tập trung.

Cả chuyên gia CK và nhà tạo lập thị trường đều được tiếp cận với các thông tin đặc biệt do họ thường xuyên tiếp cận trực tiếp với các thông tin trên sổ lệnh, vì vậy họ có nhiều khả năng bị “rò rỉ” thông tin khi có sự biến động thị trường. Nếu không bị cấm, các chuyên gia và các nhà tạo lập thị trường có thể sử dụng các thông tin này (bao gồm các thông tin nội bộ) để thực hiện kinh doanh cho chính họ nhằm thu lợi nhuận. Đó cũng chính là lý do tại sao những đối tượng này bị kiểm soát chặt chẽ. Một yêu cầu khác nữa là họ phải công bằng với tất cả các nhà đầu tư, không được phép thiên vị bất cứ bên nào.

Ngày nay, trên thế giới có nhiều loại thị trường mới ra đời như thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường tương lai, thị trường quyền chọn… cùng với sự hỗ trợ của các phương thức giao dịch đa dạng đã không ngừng thúc đẩy sự phát triển của hệ thống TTCK, góp phần vào sự công bằng, hiệu quả và trật tự đối với các giao dịch tại các thị trường này… Vì vậy vai trò của các chuyên gia và các nhà tạo lập thị trường là luôn được khẳng định. Trong tương lai không xa, để TTCK Việt Nam nói chung đi vào vận hành ổn định nên cần sớm tính đến việc xây dựng một đội ngũ các chuyên gia và nhà tạo lập thị trường đủ năng lực tác nghiệp trên thị trường.

Vai trò của nhà môi giới, nhà kinh doanh chứng khoán

Nhà môi giới

Một trong những nguyên tắc căn bản vận hành thị trường chứng khoán là nguyên tắc trung gian, thể hiện rõ nét nhất với vai trò và hoạt động của các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán.

Thị trường chứng khoán hoạt động hiệu quả một phần là nhờ vào sự thủ vai tốt của các nhà môi giới và kinh doanh chứng khoán. Dù hoạt động ở thị trường nào thì những nhà chuyên nghiệp được chọn lọc này cũng phải đăng ký và được cấp phép hành nghề. Hầu hết các công ty chứng khoán đều vừa có hoạt động môi giới vừa có hoạt động kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên trong giao dịch, để đảm bảo tính trung thực, công bình và uy tín của ngành, hai hoạt động này được đặc biệt lưu ý tổ chức và giám sát tách bạch.

Nhà môi giới không mua bán CK cho mình

Các nhà môi giới là những đại diện thu xếp giao dịch cho khách hàng và hưởng hoa hồng. Người môi giới không mua bán chứng khoán cho mình, họ chỉ là người nối kết và giúp thực hiện yêu cầu của người mua, kẻ bán. Tài sản (chứng khoán) và tiền được chuyển dịch qua lại từ khách bán sang khách mua. Trong quá trình đó nhà môi giới không đứng tên tài sản, gọi là không có vị thế (position). Trong tiếng Anh, nhà môi giới (broker) thường được dùng để chỉ một công ty chứng khoán hơn là để chỉ một nhân viên môi giới. Nhân viên môi giới của một công ty chứng khoán còn được dùng phổ biến bằng từ “registered representative” (đại diện giao dịch) hoặc “account executive” (AE) tuỳ theo họ nằm đâu trong mối quan hệ công tắc. Quần chúng đầu tư thì gọi họ bằng “customer?s man” hay “stockbroker”.

Môi giới được uỷ nhiệm hay thừa hành

Trong tiếng Anh gọi là commission broker, đó là nhân viên của một công ty chứng khoán thành viên của một sở giao dịch. Họ làm việc hưởng lương của công ty chứng khoán và được bố trí để thực hiện các lệnh mua bán cho các công ty chứng khoán, hay khách hàng của công ty, trên sàn giao dịch. Vì thế nên họ cũng được gọi theo một tên chung khác là môi giới trên sàn (floor broker). Các lệnh mua bán được chuyển đến cho các môi giới thừa hành này có thể là từ văn phòng công ty hay cũng có thể từ các môi giới đại diện (registered representatives).

Nhân đây, xin lưu ý với người đọc một điểm rất quan trọng, rất dễ nhầm lẫn, và đã từng bị nhầm lẫn rất phổ biến, kể cả trong các tài liệu lưu hành rộng rãi và truyền đạt giảng dạy, theo đó nhiều người thường diễn đạt thuật ngữ “commission brokers” là các “môi giới ăn hoa hồng”. Từ đó mà có cách hiểu sai lệch về tư cách làm việc và quan hệ về quyền lợi đối với vị trí này. Thật ra từ “commission” ở đây không có nghĩa là “hoa hồng” mà là “nhiệm vụ”. Loại “môi giới ăn hoa hồng” thứ thiệt là những người mà ta sẽ tìm hiểu dưới đây.

Môi giới độc lập hay “hai đô la”

Môi giới hai đô la “two-dollar broker) hay còn gọi là các nhà môi giới độc lập (independent broker) chính là các nhà môi giới làm việc cho chính họ và hưởng hoa hồng (thù lao) theo dịch vụ. Họ là một thành viên tự bỏ tiền ra thuê chỗ tại sở giao dịch (sàn giao dịch) – giống như các công ty chứng khoán thành viên. Họ chuyên thực thi các lệnh cho các công ty thành viên khác của sở giao dịch. Sở dĩ có điều này là vì tại các sở giao dịch nhộn nhịp, lượng lệnh phải giải quyết cho khách hàng của một công ty chứng khoán gửi tới lắm khi quá nhiều, mà các nhân viên môi giới cơ hữu của các công ty này (các commission brokers) không thể làm xuể, hoặc vì lý do nào đó họ vắng mặt. Lúc đó các công ty chứng khoán sẽ “hợp đồng” với các nhà môi giới độc lập để thực hiện lệnh cho khách hàng của mình, và trả cho loại môi giới này một khoản tiền nhất định.

Khởi thuỷ, các nhà môi giới độc lập được trả cứ hai đô la cho một lô tròn chứng khoán (100 cổ phần), nên người ta gọi quen thành “môi giới hai đô la”. Môi giới độc lập cũng được gọi chung là môi giới trên sàn (floor broker). Họ đóng vai trò không khác gì chức năng của một môi giới thừa hành, ngoại trừ tư cách độc lập của họ, có nghĩa họ không phải là nhân viên đại diện cho bất kỳ một công ty chứng khoán nào cả.

Nhà kinh doanh chứng khoán.

Sự năng động của TTCK, khả năng duy trì tính liên tục thông qua hoạt động mà ở ta gọi là tự doanh, cổ phần đóng góp tích cực của các công ty kinh doanh chứng khoán.

Các nhà kinh doanh (nhà buôn) CK

Một công ty CK hành nghề kinh doanh khi họ đóng vai trò là chủ nhân (principal) của lượng CK giao dịch, tức họ mua hay bán bằng chính tài khoản (hay tồn kho) của họ. Danh từ chuyên môn gọi hoạt động kinh doanh CK này là “giao dịch có vị thế” hay có sở hữu (position trading). Giao dịch có vị thế của một công ty CK có thể được hiểu là công ty đang trong “tư thế kiểm soát” lượng CK đang giao dịch. Nhằm mục đích duy trì một thị trường trung thực và ổn định, các công ty thành viên có chức năng kinh doanh không được giao dịch vượt giá trị trường mục (tài khoản) mà họ đang sở hữu. Trong TTCK điều tối kỵ là thủ thuật giao dịch để làm giá (manipulation) hay các động tác nhằm đánh lừa quần chúng đầu tư. Luật lệ CK luôn đặt vấn đề này thành ưu tiên hàng đầu cần được chăm sóc.
Một khi các nhà kinh doanh bán CK tồn kho của mình, họ sẽ thu của khách đầu tư mua CK đó một khoản kê giá (markup), chứ không phải khoản hoa hồng.

Một khoản “phết phẩy” (thuật ngữ mark) giá lên như vậy là khoản chênh lệch giữa giá chào bán (offer) tại thời điểm, được tham khảo trong hệ thống chào giá thị trường liên công ty (interdealer market), và giá thực hiện cho khách hàng; Giá bao gồm khoản phết phẩy để thực hiện đó gọi là giá thực (net price). Nhà kinh doanh tuyệt đối không được phát biểu là họ chỉ thu xếp giao dịch nếu thực tế họ đem chính CK tồn kho của mình ra để bán cho khách.

Thực thi lệnh cho khách hàng

Một công ty CK, tuỳ theo chức năng và điều kiện cho phép, có thể thoả mãn một lệnh của khách hàng theo phương thức sau đây:
Làm trung gian thu xếp mua bán, với tư cách là đại diện của khách hàng, mua bán cho tài khoản của khách hàng.

Làm nhà buôn CK, bằng cách đi mua lại của nhà tạo giá, kê giá lên thành giá thực bán, và bán lại cho khách hàng.

Nếu công ty kinh doanh CK đang có CK tồn kho thì có thể bán lại cho khách hàng một lượng CK tồn kho đó theo lệnh đặt của khách.

Nghiệp vụ hoạt động môi giới và kinh doanh CK

Trong cùng một giao dịch, công ty CK hoặc chỉ đóng vai trò trung gian hoặc chỉ đóng vai trò buôn lại CK, nhưng tuyệt đối không được lập lờ vai trò – nghĩa là vừa làm giá vừa tính một khoản hoa hồng cho cùng một thực thi lệnh cho khách đầu tư. Để so sánh, ta hãy xem vai trò của một loại hoạt động và cách hành xử phải tuân thủ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét