Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

Leu So 13.html

Leu So 13.html

Benno Perluderra

Lều số 13

Mục Lục

Thông tin ebook

Phần 1 Thứ Tư, Ngày 25 Tháng 7

Phần 2 Thứ Năm, Ngày 26 Tháng 7

Phần 3 Thứ Sáu, Ngày 27 Tháng 7

Phần 4 Thứ Bảy, Ngày 28 Tháng 7

Phần 5 Chủ Nhật, Ngày 29 Tháng 7

Phần 6 Thứ Hai, Ngày 30 Tháng 7

Phần 7 Thứ Ba, Ngày 31 Tháng 7

Phần kết Thứ Tư, Ngày 1 Tháng Tám

Thông tin ebook

Tên truyện : Lều số 13

Tác giả : Benno Perluderra

Dịch giả : Hồ Nam

Nguồn : http://vnthuquan.net

Convert : Bùi Xuân Huy (santseiya_TVE)

Ngày hoàn thành : 04/03/2007

Phần 1
Thứ Tư, Ngày 25 Tháng 7

Tất cả đều phải thay đổi lại hết, chị ấy đã nói thế.
Chị ấy định sẽ chỉnh đốn lại chi đội chúng tôi.
Được tin này, Pô-le rất phấn khởi. Cậu ta quên cả đau chân, lăn đi lăn lại trên giường, chân thì múa, mồm thì reo mãi những tiếng "à á a".
Còn tôi, lúc này tôi đang ngồi một mình viết nhật kí ở đây.
Đó cũng là việc mà chị ấy bảo làm.
Chị ấy bảo chúng tôi nên viết nhật kí. Bấy giờ, bọn tôi có mấy đứa không thông. Chúng nó chối đây đẩy bảo là đi nghỉ hè thì ngoài cái việc gửi bưu ảnh thăm bạn ra, không phải làm gì sất.
Việc này chị ấy đã có hỏi ý Li-pu-li-pu, vì cậu ta lớn tuổi nhất.
Chị ấy bảo:
– Em có thể làm công tác ghi nhật kí cho chi đội được đấy.
Li-pu-li-pu liền nói luôn một thôi dài để từ chối. Chúng tôi ai cũng phải ngạc nhiên là ông tướng đó, không ngờ lại nói nhiều câu trống rỗng đến thế. Oan-tơ cũng không chịu làm, nó làm chi đội trưởng. Han-si nói là viết lách rất kém, không có khả năng, Pi-tơ cũng chối như thế một hồi. Thế là cả bốn cậu không ai chịu nhận. Biết tìm ai bây giờ? Li-pu-li-pu, Oan-tơ, Han-si và Pi-tơ là những cậu khá nhất trong lều chi đội chúng tôi. Còn những cậu khác tất nhiên là càng không làm gì được cả.
Thế là tôi đành phải xung phong nhận cái công việc đó. Bấy giờ, cả bọn đều đứng ngây ra mà nhìn tôi, chúng làm như không nhận ra tôi ấy.
Việc này làm cho chị Hai-ga rất ưng ý.
Viết đến đây, tôi cần phải giải thích lại cho rõ thì các bạn mới hiểu. Nguyên nhân là vì gần đây ở chi đội tô! i mới xảy ra một chuyện bất ngờ: anh Mích rời bỏ chúng tôi.
Trước đây anh Mích là người phụ trách chi đội tôi. Khi chúng tôi mới tới trại hè, chính anh là người ra đón tiếp. Lúc đầu anh ở chung với chúng tôi. Như thế được vài ngày, chúng tôi nhận ra anh chỉ là một người hay nói suông, nên được đằng chân lân đằng đầu, chúng tôi càng bừa phứa thêm. Thế là anh đâm khó chịu, anh không nói rõ là chúng tôi sai lầm ra sao, và cũng không bảo chúng tôi phải làm thế nào cho đúng. Có khi chỉ một việc cỏn con, anh cũng gắt mãi không thôi.
Chúng tôi thật không hiểu anh ra sao.
Dù sao thì chúng tôi vẫn còn là trẻ con, mà hơn nữa lại đang vào kì nghỉ hè. Ấy thế mà hôm qua anh ấy lại cáu đấy. Chuyện này chỉ là tại Măm-phơ-lê thôi. Nó đánh đổ nước cà phê sôi vào chân Pô-le, làm cậu này kêu váng lên. Anh Mích cũng kêu lên ầm ĩ, và còn quát tháo mãi.
Sau đó, anh ấy đi hẳn. Trước khi đi, anh ấy óc càu nhàu nói là từ này trở đi anh ấy không bao giờ còn nhìn mặt chúng tôi nữa.
Anh ấy đi, chúng tôi đều mừng. Vì một người phụ trách mà chỉ quen hò hét quát tháo, không biết cách khắc phục khó khăn và giải quyết công việc như anh ấy, thì chúng tôi không cần.
Đó là chuyện hôm qua.
Tối nay, người phụ trách mới đã đến. Đó là một cô gái. Lúc đầu, chúng tôi còn cho là mình đoán sai, vì tất cả trại hè ai cũng biết là đến anh Mích cũng không kham nổi, nữa là bây giờ ở trên lại cho một cô gái về.
Trước bữa cơm tối, quá nửa đội viên chúng tôi còn nằm ở trong lều. Một số ở ngoài xem bóng chuyền. Li-pu-li-pu và Pi-tơ đang đào một cái hố nuôi cá! c động! vật bò sát ở sau lều.
Pô-le nằm ngửa. Cậu ta vắt chiếc chân bị bỏng lên đầu gối chân kia rồi ngắm nghía bông băng một cách lo lắng. Mấu ngón chân cậu đã thò cả ra ngoài băng, ngọ ngoạy cho đỡ buồn. Lúc ấy, Hen-mu đang ngồi xổm ở cửa lều nhìn thấy Pô-le như vậy, liền lo lắng hỏi:
– Có còn đau không?
– Không. – Pô-le đáp.
Chính tên cậu ta là Pôn-man cơ, nhưng chúng tôi ở đây đều gọi là Pô-le. Cậu ta có đôi mắt nâu mở to tròn trông như hai hòn bi ve. Tóc trên đầu cậu ta không bao giờ chịu xẹp xuống, mà cứ dựng ngược lên.
– Đau gì mà đau. – Măm-phơ-lê từ sau lều nói vọng ra. – Có vài giọt cà phê thế mà đau à?
– Thế thử giội cho cậu bỏng xem nhé, để xem cậu kêu đến thế nào? – Pô-le bình tĩnh nói.
Măm-phơ-lê thò đầu ra, giơ tay lên vuốt lại mái tóc trắng như bạc của mình rồi nói:
– Tớ nhất định không kêu một tiếng nhỏ nào, cũng không xuýt xoa nữa, cậu có tin không?
Pô-le mỉm cười. Hen-mu hếch mũi lên nhìn cái thằng tóc bạch kim đó, rồi bảo:
– Thế thì chỉ có cậu thôi. Cậu có biết cậu là một thằng ngớ ngẩn nhất… nhất đấy không? – Ấy, cứ lúc nào nói vội là Hen-mu lại nói lắp mãi như thế.
Măm-phơ-lê chỉ cười nhạt đáp:
– Thì cũng ngớ ngẩn như cậu ấy chứ gì?
– Á à, giỏi! Cậu có cút… cút đi không! Cút đi! – Hen-mu không biết nói gì thêm.
Khơ-lao vẫn nằm im bên cạnh tôi, bây giờ cũng lên tiếng:
– Phải đấy. Thằng tóc trắng kia cút đi! Đã đánh đổ nước cà phê vào chân Pô-le rồi, giờ còn loé xoé cái gì?
– Hứ, ai đánh đổ cà p! hê? – M! ăm-phơ-lê cáu lên. – Nếu Li-pu-li-pu nó không vung tay chạm vào người ta thì việc gì mà đổ!
– Cậu nói thế mà Li-pu-li-pu nghe thấy, nó không để yên cho cậu đâu!
– Ha ha! – Măm-phơ-lê cười nhạt một tiếng. – Cậu tưởng tớ sợ nó đấy hẳn?
– Không sợ, nhưng mà… co… co cẳng chạy ấy chứ gì! – Hen-mu nói xong nhảy cỡn lên. – Để tao đi tìm Li-pu-li-pu, xem… xem thế nào?
Thật ra thì chẳng phải tìm đâu cả, vì ngay lúc đó có một cậu vén tấm vải bạt dày ở sau lều lên, một món tóc lởm chởm lộ ra, đứng sát ngay trươc mặt Măm-phơ-lê.
Kể ra thì Li-pu-li-pu cũng không cao lớn gì, song người nó chắc nịch. Cái tên Li-pu-li-pu của nó cũng là tự chúng tôi đặt cho nó, vì nó có một lối nói rất đặc biệt, uồm uồm mà lại rè rè như tiếng rửa cưa, thỉnh thoảng lại kêu lên kin kít.
Quả nhiên Măm-phơ-lê có vẻ sợ. Mặt nó tái nhợt đi, đứng đờ ra mà nhìn Li-pu-li-pu.
– Nói đi, cậu thử nói lại cái câu nói lúc nãy xem! – Chích choè bô bô trêu tức.
Tuy Chích choè bé thì bé thật, nhưng nó nói đâu ra đấy. Vì thế chúng tôi mới gọi nó là Chích choè. Vậy mà mãi đến bây giờ nó mới lên tiếng, thật cũng không ngờ.
– Nói đi, hay là có Li-pu-li-pu ở đây mà cậu hoảng đấy?
Măm-phơ-lê cười nhạt nói:
– Cái thằng Chích choè nửa lạng này nữa, câm mồm đi!
Chích choè được thể, lại liến thoắng một hồi, khiếm Măm-phơ-lê phát cáu lên. Ngay lúc đó, nếu không có một cô gái lạ mặt bước tới cửa lều thì có lẽ hai cậu này đến phải choảng nhau mất. Cô này chắc đã đứng nghe hóng từ lâu, nên cười rất độ lượng. Cô! chào ch! úng tôi: "Xin chào!"
Chúng tôi cũng chào lại hai tiếng: "Xin chào!". Và ai nấy đều nhìn xem cô đến làm gì. Tới trước cái cột lều, cô đứng lại.
– Thế ra các em vẫn sống với nhau như thế à? – Cô hỏi chúng tôi, và vẫn tủm tỉm cười.
– Không. – Li-pu-li-pu đáp.
Hen-mu thì chỏng một ngón tay lên rồi nhón chân nhảy xoay một vòng trước mặt cô:
– Không, không, thưa cô, đó là vì… vì cái thằng tóc trắng này nó… nó…nó…
Cô ta bật cười lên và nắm lấy chỏm tóc hung hung của Hen-mu nói:
– Tên chị là Hai-ga.
Hen-mu bấy giờ mới đứng im và nhìn cô một lượt từ đầu đến chân.
– Ấy nó vẫn thế đấy. – Li-pu-li-pu vội vàng giải thích. – Cứ thấy người lớn, là bất kì ai, nó cũng "thưa cô" hay "thưa chú" cả.
– Sao? – Cô hỏi. – Các em thấy chị ra vẻ người lớn lắm à?
– Không, thật ra thì không giống. – Li-pu-li-pu vừa cười vừa trả lời.
Thật vậy, trông cô quả không có vẻ gì là người lớn. Có điều váy áo cô mặc, không phải như của trẻ con thôi. Chả trách mà Hen-mu không đoán được tuổi của cô. Chúng tôi cũng thấy thế. Bấy giờ cả bọn đều trố mắt ra nhìn, và thầm nghĩ: Cô này đến đây để làm gì nhỉ? Nếu bảo cô là nhà báo, thì phải hỏi liền tù tì một thôi một hồi chứ. Đằng này cô không đề nghị gì cả. Cô chỉ đứng bên cột lều nhìn kĩ từng đứa trong bọn tôi.
Pi-tơ đã vào hẳn trong lều. Cậu ta mở đôi mắt dịu dàng màu xam xám ra nhìn cô với một vẻ tò mò, rồi lách qua cạnh sườn Pô-le, nhảy tót lên giường.
– Em đừng giẫm chân bẩn lên chăn chiếu như thế. – C! ô bảo ! Pi-tơ.
Pi-tơ trố mắt nhìn cô rồi đáp:
– Nhưng mà chúng em quen rồi, ai cũng thế hết.
Hen-mu từ nãy vẫn đứng trước mặt cô luôn luôn nhìn dán mắt vào cô, bấy giờ mới hỏi:
– Thưa cô, có phải cô đến tham quan không? – Cậu ta vừa hỏi vừa nghẹo đầu, nhìn chếch cô ta một cái.
– Lại cô rồi. – Li-pu-li-pu khẽ nhắc. – Tên chị ấy là Hai-ga.
– Phải, tao biết rồi, khỉ ạ. – Hen-mu vừa lắp bắp nói vừa khoát hai tay lên trên không như xua đuổi cái gì.
– Không, không phải chị đến tham quan đâu. Chị là người của trại hè. Chị là phụ trách thiếu niên tiền phong ở đây.
Li-pu-li-pu "hừ" lên một tiếng, liếm liếm môi, hỏi:
– Ồ, vậy thế chị phụ trách chi đội nào ạ?
– Chi đội các em đấy.
Chúng tôi nghe đều sững sờ cả người. Trước hết chúng tôi nhìn lại cô ta, rồi quay nhìn nhau. Ồ, ra chị Hai-ga là người phụ trách mới của chi đội tôi. Thật là một chuyện làm ai cũng thấy phấn khởi!
Li-pu-li-pu nhíu đôi mày lại và giảu mồm ra, Pô-le thì trợn mắt lên không nói gì; Hen-mu đột nhiên vỗ tay reo:
– Hay lắm! Như thế mới ra ngô ra khoai chứ!
Chị Hai-ga cười và ngồi xuống giường. Hai bên lều đều có kê ván; ván kê suốt từ cửa lều đến tận cuối lều, mà chỉ kê cao hơn mặt đất có một cánh tay. Bên trên có trải chiếu và chăn dạ. Đó là giường nằm của chúng tôi. Pô-le, Pi-tơ, Măm-phơ-le, Oan-tơ, Li-pu-li-pu và hai cậu khác nữa nằm ở bên trái. Còn ở bên phải là Hen-mu, Han-si, Chích choè, Khơ-lao, tôi và ba cậu nữa. Ở giữa có một lối đi nhỏ. Bỗng cậu Éc-vin nằm ở bên dãy tôi, lôi cu�! �n nhật! kí của mình ra. "Thật là một thằng ngốc". Chúng tôi đều nghĩ thế. Éc-vin vốn kì cục xưa nay. Cậu ta nói năng thỏ thẻ, và chỉ hơi một tí đã nước mắt chạy quanh.
Chị Hai-ga cầm cuốn sổ mong mỏng đó lên xem một lúc lâu rồi chị hỏi chúng tôi có thường viết nhật kí không. Chuyện này ở trên tôi đã nói rồi.
Tiếp đó, chị bảo chúng tôi kể qua lai lịch từng người cho chị nghe. Chúng tôi từ Bá-linh tới đây, vốn không cùng một liên đội, mà ở nhiều liên đội của mấy trường khác nhau. Đến trại hè này chúng tôi họp thành một chi đội.
Chúng tôi kể xong, chị Hai-ga cũng nói ngay cho chúng tôi biết là ở Bá-linh chị phụ trách chi đội nào. Nghe chị nói, chúng tôi thấy thích lắm. Sau đó, chị nói đến việc dự định giúp đỡ chúng tôi trở thành một chi đội khá. Hầu hết chúng tôi đều cười sung sướng.
Han-si có vẻ im lìm nghĩ ngợi. Còn Oan-tơ thì nói:
– Chị Hai-ga ạ, việc này sợ chị làm không nổi đâu.
Chị nghe nói vậy chỉ mỉm cười, coi bộ chị đã tự tin là thế nào cũng làm được.
Thái độ đó làm chúng tôi hơi mếch lòng.
Có thể chị coi thường chúng tôi chăng?
Nào, để đến bữa tối nay xem chị có bị một vố thất bại không.
Nội quy ở trại hè là mỗi ngày mỗi chi đội cất lượt bốn người làm trực nhật, lo hai bữa ăn uống cho đội viên. Công tác của trực nhật là: xuống nhà bếp lĩnh bánh mì, bơ, mứt, nước sốt, lạp xường và phó mát, sau đó thì tách bánh mì ra quệt bơ và nước sốt vào rồi chia theo khẩu phần, xếp trên bàn.
Công việc này nghen nói thì tưởng như dễ lắm, song thật ra không dễ gì, vì trong b�! �n cậu,! thế nào cũng có một cậu ăn vụng. Trong lúc quệt bơ và nước sốt, cậu ta nhất định sẽ vừa quệt vừa đưa dao lên mồm. Những cậu trông thấy, có cậu thì kêu lên, nhưng có người lại bắt chước. Các cậu ấy không có dao thì cũng chẳng hề gì, cứ thò luôn ngón tay vào hộp mà mút chùn chụt, nghe đến sướng cả tai! Khi đã chia xong đâu đấy, toàn chi đội mới xúm lại quanh bàn. Trông cậu nào cũng như mèo đến bữa cả; chúng nhìn hau háu vào món ăn. Nếu thấy có chiếc bánh mì nào kẹp nhiều bơ, lạp xường, tưới nhiều nước sốt hơn một chút là "à" lên một tiếng, ba bốn cánh tay cùng vươn ra cướp. Cậu nào cướp được là chuồn thẳng một mạch. Hiện tượng này chỉ ở chi đội chúng tôi mới có. Các chi đội khác đều rất quy củ. Mọi người chờ nhau đến đủ, rồi mới cùng ngồi ăn với nhau.
Nhưng ở lều chúng tôi thì hoàn toàn khác hẳn.
Phần lớn chúng tôi đều mới được kết nạp vào Đội. Tất cả còn chưa rõ là một đội viên thiếu niên tiền phong thật ra cần làm việc gì và phải như thế nào.
Chiều nay đến lượt Li-pu-li-pu, Pi-tơ, Oan-tơ và tôi sửa soạn bữa ăn. Những cậu khác đều xúm quanh bàn đợi chén.
– Xê ra! – Li-pu-li-pu quát mắng chúng tôi đồng thời múa con dao lên trên đầu. Bỗng có người từ sau lưng cậu ta giơ tay lên năm lấy cổ tay cậu.
Thì ra là chị Hai-ga.
– Li-pu-li-pu! Giỏi nhỉ. – Chị nói.
– Hừ, nếu tất cả cứ đầu bò đầu bướu như thế thì còn làm thế nào được. – Cậu ta hậm hực đáp.
– Phải rồi, nhưng em phải bỏ dao ra đã; lỡ một cái thì khốn.
Giữa lúc chị Hai-ga đang nói với Li-pu-li-pu th�! � đã c�! � chuyện ngay. Tôi đứng bên trông thấy rất rõ. Chả là Chích choè rất sợ bị chia phần ít, nên đã nhằm sẵn mấy cái bánh to nhất từ lâu. Cặp mắt ti hí của cậu ta cứ nhìn qua đôi mắt kính tròn mà đưa đi đưa lại cho tới khi tìm ra một chiếc có nhét nhiều bơ nhất thì dán mắt vào chiếc bánh ấy. Rình lúc chị Hai-ga không đẻ ý, cậu ta chộp luôn và chạy như bay. Măm-phơ-lê cũng thó một cái; thế là Phu-lân cũng thó luôn. Cậu này định chuồn thì bị Khơ-lao đưa chân ra ngáng vấp ngã sóng soài, chiếc bánh văng đi. Mọi người đều kêu váng cả lên. Chị Hai-ga tức quá tái mặt lại. Chị bặm môi không nói một tiếng, chạy tới nhặt chiếc bánh ở cạnh Phu-lân lên, đặt trên bàn một cách bực tức.
Chích choè và Măm-phơ-lê đứng lảng ra xa. Chúng đang nhai bánh.
– Hừ, thế để cho chúng nó ăn à? – Khơ-lao phản đối.
– Chứ không ư, tại sao lại không cho chúng tớ ăn?
– Phải đấy, tại sao không cho chúng mình ăn?
– Không công bằng tí nào sất.
– Giờ tao cũng phải lấy phần của tao mới được.
– Dù sao cũng phải đợi một lát nữa đã.
Mỗi người một câu, cứ la ồn cả lên. Chị Hai-ga không tỏ ý kiến gì, chỉ hỏi một câu:
– Có thật các em đói đến mức thế không đã?
Pô-le đáp thật to:
– Thật ạ.
Nhưng đa số vẫn không nói gì. Có thể là chúng đang nghĩ xem thật sự có đói đến nỗi phải tranh cướp nhau không. Còn Pô-le mà kêu thế, cũng không có gì lạ, vì nó cũng tham ăn như Chích choè. Ngoài ra, những cậu khác đều có thể đợi được. Sự thật là thế. Nhưng chúng tôi đã quen nết đi rồi, cứ lấy đượ! c bánh l! à mỗi đứa đi mỗi đằng ngay!
– Chị Ha… Ha… Hai-ga, em muốn lấy phần… phần của em đấy. – Hen-mu lắp bắp.
– Không phải lấy đi đâu cả! Chị đã bảo là chúng ta cùng ngồi ăn với nhau ở đây mà.
– Úi chào, đợi lâu quá đi mất. – Pô-le nhếch mép nói, rồi co cái chân bị thương lên, lò cò tới chiếc ghế dài gần đó.
Phu-lân bước tới gần bàn. Chị Hai-ga lấy phần bánh đưa cho cậu ta và bảo đi đi.
Cậu ta ngạc nhiên nhìn chị. Chúng tôi cũng nhìn chị một cách khó hiểu.
– Bánh dính cả lá thông thế này à! – Phu-lân phụng phịu nói.
– Cái đó là tại em chứ.
Phu-lân nhìn lại chiếc bánh một lượt nữa, rồi lại ngước nhìn xem sắc mặt chị Hai-ga thế nào. Sau đó, nó len lén ra chỗ thằng Măm-phơ-lê và Chích choè đang đứng.
– Nó có thể lấy được, thì em cũng lấy được. – Khơ-lao vừa hục hặc nói vừa cướp lấy một phần chạy luôn.
Chị Hai-ga lặng đi, không nói được gì.
Sau đó, Pô-le cũng lấm lét nhìn chị một cái, rồi thó luôn một phần. Rồi đến Hen-mu, Lô-ti, Mai-ơ đều thế hết. Chúng cứ chuồn dần từng đứa. Chị Hai-ga trước sau vẫn không nói một tiếng.
Chỉ có Li-pu-li-pu bực tức nhìn chúng hằm hằm. Cậu ta quay nhìn vẻ mặt chị Hai-ga, rồi bảo:
– Chị lành quá, chúng nó làm như thế mà chị để yên!
Oan-tơ nói:
– Tớ nghĩ là từ nay sẽ khá lên, ai ngờ đâu vẫn hoàn đấy.
Chị Hai-ga chắp hai tay ra sau lưng, sắc mặt tái nhợt. Trông những lọ bơ và nước sốt im lìm ở trước mặt chị phụ trách cũng đang im lìm, thật ai cũng phải bực mình.
Oan-tơ nói đúng, tôi cũng ! định b! ảo chị thế. Gặp phải những cậu như Lô-ti, Mai-ơ, Phu-lân, Chích choè và Măm-phơ-lê này thì tôi chắc chị cũng đến phải đứng lặng đi mà nhìn thôi.
Còn lại bảy chúng tôi: Oan-tơ, Han-si, Pi-tơ, Li-pu-li-pu, Éc-vin, Đích-dơ và tôi bấy giờ mới ngồi vào bàn ăn. Lúc nãy Đích-dơ không hề cướp bánh, điều đó làm chúng tôi hơi ngạc nhiên, vì cậu ta vốn cùng một giuộc với Phu-lân xưa nay.
Bàn ăn không được sạch lắm. Chúng tôi chỉ lau qua một lượt, vì trực nhật hôm trước đã lau qua rồi.
Chị Hai-ga vẫn im.
Để làm trò cho chị vui, Li-pu-li-pu cố làm đủ kiểu nhăn nhó. Xưa nay nó vẫn có biệt tài ấy. Thấy thế, chị cũng gượng cười.
Chích choè và Măm-phơ-lê ngồi phệt xuống đất ở ngoài xa ăn bánh. Phu-lân, Lô-ti và mấy cậu nữa thì nằm ăn trong lều.
Ấy, tấn kịch tồi tệ đã mở màn như vậy. Tôi rất lo, không biết rồi đây sẽ còn thế nào.
Trong bọn tôi có độ bốn năm đứa đã đứng về phía chị Hai-ga, như Li-pu-li-pu, Pi-tơ, Oan-tơ, Han-si chẳng hạn. Các cậu ấy đều là Uỷ viên ban chỉ huy chi đội.

Phần 2
Thứ Năm, Ngày 26 Tháng 7

Sáng sớm hôm nay, lúc làm lễ chào cờ, chi đội chúng tôi lại đến chậm nhất. Ngày nào cũng thế, Oan-tơ thật hết sức xấu hổ vì lần nào cũng phải báo cáo quân số với liên đội trưởng.
Mấy ngày vừa qua anh Mích không cùng đi chào cờ với chúng tôi nữa. Bao giờ anh cũng chờ cho chúng tôi tập trung xếp hàng cả ở dưới cột cờ rồi mới đến đứng cạnh.
Oan-tơ thường vẫn ấm ức, nói: "Anh Mích cũng không biết tập hợp đội ngũ đúng giờ, chính anh ấy cũng có lỗi."
Hôm nay cũng vậy, chúng tôi lại đến chậm.
Giữa lúc các chi đội lều số 4 và số 7 đã cùng hát và cùng diễu qua sân trại tới dưới cột cờ, thì Hen-mu và Mai-ơ vẫn còn chưa xỏ giày, chưa mặc áo, đang nhảy với nhau ở trong lều. Lô-ti và Phu-lân thì chẳng thấy bóng dáng ở đâu cả. Thế rồi khi chúng tôi sắp tập họp vào vị trí của mình thì Chích choè lại vội vàng chạy đi đái. Đích-dơ tròn như hạt mít lại vẫn còn nấp ở trong lều. Mãi đến khi chị Hai-ga tới kiểm tra, cậu ta mới hoảng lên.
Chúng tôi ra đến nơi thì các chi đội khác đã đứng đâu vào đấy cả.
Chị Hai-ga dẫn chúng tôi đi. Chị luôn luôn nhìn thẳng lên phía trước, không hề để lộ nỗi lo ngại buồn rầu của chị ra cho ai thấy.
Các đội viên lều số 1 dùng hoa thông, cát trắng và rêu xanh đắp thành một mảng vườn con ở ngay dưới chân cột cờ, trông rất đẹp mắt. Các bạn ấy thường lấy làm tự hào về thành tích của mình. Hàng ngày cứ tới buổi chào cờ là chúng tôi lại cùng ra đứng cả ở chỗ đất trống ngay đầu dốc gần hồ.
Lô-ti, Phu-lân và Măm-phơ-lê thường! xô đẩy lẫn nhau ở đây, cậu nào cũng muốn đẩy được đối phương xuống dốc. Đó chỉ là một trò chơi nghịch, không có gì nguy hiểm, vì men hồ toàn là đất cát minh. Có điều trong lúc chào cờ mà cứ đùa nhau như thế thì không nên, nhưng các cậu ấy không chịu hiểu như vậy.
Hai đội viên mặc sơ mi trắng, thắt khăn quàng xanh đứng dưới cột cờ. Một cậu cầm cờ của Đội, còn một cậu cầm dây.
Anh tổng phụ trách và liên đội trưởng đứng ở phía trước.
Liên đội trưởng tuyên bố lễ chào cờ bắt đầu. Tiếp đó, anh tổng phụ trách hô to về phía chúng tôi: "Sẵn sàng đấu tranh cho hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc!"
Chúng tôi cùng hô: "Sẵn sàng!"
Sau đó là đến tuyên bố khẩu hiệu ngày hôm nay và kéo cờ lên. Chúng tôi cùng đứng im phăng phắc. Tất cả các anh chị phụ trách đều giơ tay lên phía trên đầu chào theo nghi thức của Đội. Cờ của Liên đội chúng tôi màu xanh lam, có thêu hai chữ tắt và hình ba ngọn lửa, đã cao bay trên ngọn cột.
Bao giờ tôi cũng thấy giờ làm lễ chào cờ này là trang nghiêm hết sức. Nhất là vào những ngày trời quang mây tạnh: ánh mặt trời tươi sáng chiếu xuống khắp nơi, nước hồ xanh biếc rộng mênh mông không trông thấy bờ, gió sớm hiu hiu thổi nhẹ qua những ngọn lá thông. Cứ mỗi sáng được tham gia buổi lễ như thế, bao giờ tôi cũng thấy khoan khoái trong người. Thật thế!
Hôm nay, tôi cũng đứng như vậy, chợt thấy có một đứa từ trong trại chay bay về phía chúng tôi. Đó là Chích choè. Cậu ta chạy quáng quàng đến sau hàng ngũ rồi lách vào. Xưa nay, cậu ta vẫn thế, Hen-mu cũng thỉnh thoảng đi chậm nh! ư vậy.! Còn Lô-ti và Phu-lân thì vốn không hôm nào chịu đi chào cờ cả; ngẫu nhiên có tham gia thì lại chỉ để cãi nhau một trận cho sướng thôi. Chị Hai-ga cũng trông thấy Chích choè, chị chỉ lườm nó một cái.
Sau tiếng còi tập hợp, chúng tôi đã lại đứng cả ở trước lều. Chị Hai-ga dẫn chúng tôi đi vòng ra phía sau. Chúng tôi thấy Han-si, Hen-mu, Éc-vin và Măm-phơ-lê đang bắt đầu sửa soạn bữa sáng.
– Tối hôm qua, chị bực mình với các em lắm. – Chị Hai-ga nói. – Sáng hôm nay các em lại làm chị bực thêm đấy. Các em phải cố gắng giữ kỉ luật. Đừng tưởng muốn làm gì thì làm. Nếu thế thì không phải là đời sống tập thể. Làm việc gì, dù to dù nhỏ, đều phải nghĩ đến các bạn mình. Các em là đội viên thiếu niên tiền phong, các em đã có nội quy của các em. Mỗi người đeo khăn quàng xanh đều phải biết giữ nội quy. Các em đều là những thiếu niên ngoan, chị không muốn thấy các em lại diễn lại cái cảnh như tối hôm qua. Và chị cũng không muốn thấy chi đội của chúng ta cứ mãi mãi đi chào cờ chậm nhất; đã chậm mà lại còn có hai người không đi, một người đến muộn.
Chị nói rất bình tĩnh. Cuối cùng, chị bảo:
– Thôi không còn chuyện gì khác. Bây giờ, các em chuẩn bị đi chơi xa.
Chị Hai-ga vừa dứt tiếng, cả bọn đều tản mát ra ngay: đứa thì tiến lại trước bàn chia thức ăn, đứa thì vào trong lều.
– Không được đứng trước bàn. – Chị Hai-ga nói.
Nhưng chúng làm như không nghe thấy. Mà cũng chẳng cần phải nói, Chích choè đã giở quẻ rồi. Cậu ta chỉ tay vào chiếc bánh nhồi bơ nhiều nhất đã trông thấy từ trước.
Li-pu-li-pu ! và Oan-t! ơ vội vàng chạy tới, đẩy cậu ta ra.
Cậu ta vừa thong thả lui ra, vừa ngoạc mồm chửi tướng lên. Nhưng Lôt ti và Phu-lân thì vẫn chưa chịu lui. Chúng cứ đứng sừng sững ra đó, và hầm hè nhìn Li-pu-li-pu và Oan-tơ.
– Không được đến trước bàn! Chị Hai-ga đã bảo thế rồi!
Li-pu-li-pu quát xẵng cả hai. Và khi cậu ta nắm lấy cánh tay Phu-lân thì bị Phu-lân cáu lên, quát lại:
– Buông ra, kệ tao, tao muốn đứng đến bao giờ thì đứng, mày không cấm được!
– Liệu đấy, – Li-pu-li-pu hằm hằm nói. – Không thì sớm muộn thế nào mày cũng bị một vố cho mà coi.
Bấy giờ, Han-si, Éc-vin, Hen-mu và Măm-phơ-lê đang nhồi thịt vào bánh. Bánh ăn sáng hôm nay là loại bánh có quệt bơ và nước sốt, còn bánh đi đường ăn bữa trưa thì có bơ và xúc xích.
Qua một lúc lâu, Chích choè lại lên tiếng:
– Chúng mình cẫn chưa được ăn cơ à? Giờ xuất phát đã sắp đến rồi, không ăn đi, thì làm sao kịp.
– Không kịp à? – Chị Hai-ga hỏi lại nó. – Trong các em còn có những người không thể không lấy bánh sau cùng, chúng ta phải đợi họ chứ. Tất cả chúng ta hãy cứ thử đợi một lát nữa, rồi cùng ăn xem.
– Nhưng mà em đói lả ra rồi. – Lô-ti nói.
– Thì chị cũng đói đây. – Chị Hai-ga bình tĩnh nói.
– Em không đợi được nữa đâu. – Lô-ti lại nhì nhèo.
– Thì cứ đợi một lát nữa, cũng như mọi người khác thôi mà.
– Chúng mày xem đấy, không hiểu nó nghĩ thế nào mà lại cứ thế mãi! Tất cả mọi người đều phải đợi, thì tất nhiên là nó cũng phải đợi chứ. Sao lại cứ đòi ngoại lệ thế nhỉ?
Có mấ! y cậu n! ói thế, và dò ý Lô-ti xem sao.
Lô-ti cười nói:
– Không, tớ không phải đợi gì cả. Tớ lấy phần của tớ rồi tớ đi đây.
Nó vừa nói vừa thò tay ra, rón rén lấy một phần bánh. Xong rồi, nó nhìn chiếc bánh trong tay, như không biết nên làm thế nào, ăn hay là cứ cầm. Tiếp đó, nó ngần ngừ nhìn chị Hai-ga một cách lúng túng, rồi lại nhìn Phu-lân vừa cười vừa bảo:
– Kìa, mày cũng lấy một phần đi.
Giữa lúc Phu-lân cũng định đưa tay ra lấy thì chị Hai-ga nói to:
– Bỏ tay ra!
Phu-lân rụt tay lại.
Bấy giờ, chị Hai-ga mới nói như không có chuyện gì xảy ra:
– Đưa nốt cả cái phần bánh đi đường cho em Lô-ti nữa. Để em ấy nghỉ một hôm.
Bốn đội viên trực nhật đang coi bữa ăn, thấy nói thế, đều buông cả dao xuống, há mồm ra không hiểu là thế nào. Phu-lân thì nhìn cậu bạn Lô-ti, cậu này ngây ra nhìn chị Hai-ga. Li-pu-li-pu liền nói:
– Như thế là rất phải.
Cách phân xử này đột ngột quá, chẳng khác gì tiếng sét nổ giữa lúc trời quang.
Chích choè mím môi lại, đôi con mắt ti hí của nó cứ chớp liền liền sau mắt kính.
Lô-ti hai tay cầm hai chiếc bánh, cúi đầu đứng lặng đi như mất hồn.
Chị Hai-ga nắm lấy cánh tay nó, dắt nó sang gian lều bên cạnh. Thế là nó đành phải ở lại trong lều với Pô-le mất cả một ngày. Pô-le không dự cuộc đi xa được, vì chân chưa khỏi.
Chị Hai-ga đã thắng lợi, hay ít ra thì cũng là một lần chị thành công. Ngay như mấy cậu Phu-lân, Chích choè, Măm-phơ-lê, Mai-ơ và Đích-dơ cũng phải nem nép cả. Đó là cách phân xử rất hợp lí. Không cho dự cuộc đi chơi xa! Mà! chuyến! đi chơi xa này lại là việc tất cả mọi người đều nóng lòng mong đợi từ lâu đấy! Chúng tôi đã bắt đầu chuẩn bị từ hôm kia. Lần đi chơi xa này, chúng tôi chắc là sẽ được biết thêm nhiều tri thức về tự nhiên. Chúng tôi cần phải biết rất nhiều, mới có thể đạt được huy hiệu "Nhà du lịch trẻ tuổi".
Vì thế, chúng tôi đều tràn đầy hi vọng, khôn xiết vui mừng. Lô-ti vẫn nói mãi với chúng tôi, là nó sẽ thu lượm các thứ ở dọc đường mang về làm đồ dùng học tập. Vậy mà bây giờ, cậu ta đành ngồi lì ở nhà.
Lúc chúng tôi ra đi, tôi có trông thấy cậu ta. Thật là đáng thương quá. Cậu ta một lần chạy ra nhập bọn, định đi cùng với chúng tôi, nhưng chị Hai-ga kiên quyết không cho, bắt phải đứng ra ngoài và ở nhà.
Chúng tôi sửa soạn đi quanh hồ một vòng.
Chúng tôi ra cả phía sau cột cờ, rồi cùng nhảy xuống sườn dốc, xếp hàng một tiến theo đường mòn. Con đường mòn này chạy sát ven hồ, ngoằn ngoèo xuyên qua cả một vùng "đầm lạch".
Ở đây toàn là lau sậy, rất nhiều bụi rậm, hoạ hoằn mới có một vài gốc cây to. Ngoài ra, còn có rất nhiều loại cỏ dại và còn thấy cả mấy bông hoa nữa,. Chúng tôi gọi đây là vùng "đầm lạch", vì ở đây toàn là đất ẩm, mùn đen. Người ta đi trên những lối đi nhỏ hẹp này dù có cẩn thận từng bước, cũng phải trượt vài ba cái là ít.
Ông Xô-lô-mông đi trước cả bọn.
Tên thật ông là Khơ-lu-xơ, một người đã ngót năm mươi tuổi. Ở trại hè, ông là người điều khiển tổ nghiên cứu thực vật và động vật của các học giả tí hon chúng tôi. Cứ mỗi lần có cuộc đi chơi xa là không ! thể thi! ếu ông được. Ông giảng giải cho chúng tôi nghe về từng cái cây, từng con vật một. Có một bộ óc như ông, thì có lẽ mình gặp cái gì hỏi cái ấy, ông cũng nhất định trả lời được hết. Vì thế, chúng tôi phục ông, mà gọi ông là Xô-lô-mông.
Ông cứ thong thả đi từng bước ở phía trước chúng tôi. Lúc thì ông cúi nhổ một cây cỏ, lúc thì ông giơ tay bứt một cái lá, rồi luôn tiện đưa cho người đi sau. Chúng tôi vừa nghe ông nói vừa chuyền tay nhau cái cây hoặc cái lá đó lần lượt cho người đi sau mình. Tới người cuối cùng thì người này phải giơ cao đồ dùng để học đó lên. Bấy giờ, "cụ giáo" mới giảng cho chúng tôi nghe một bài về thực vật. Thật là ý nghĩa.
Pi-tơ đi cuối cùng. Chẳng mấy chốc nó đã phải ôm đến một bó to những cỏ là cỏ, chị Hai-ga phải mang đỡ nó. Bao giờ chị cũng đi sau chót, đề phòng có người lạc lối hoặc bỏ trốn.
Chúng tôi đã ra khỏi vùng đầm lạch từ lâu.
Bên tay trái là một sườn dốc cao. Bên tay phải là hồ. Phía trước mặt là một lối đi nhỏ ngoằn ngoèo.
Đi như thế thật là vui quá.
Chừng như tôi đi vào quãng giữa. Hen-mu nhảy lon ton ở trước mặt tôi, nó vung tay vung chân nói luôn mồm. Phía sau tôi là Li-pu-li-pu, tiếng nó uồm uồm chốc lại khé giọng như bị hóc. Nhìn lên phía trên, có thể thấy rõ hai cậu Măm-phơ-lê và Chích choè đang giằng nhau một con cóc. Bỗng có tiếng Chích choè kêu thét lên; thì ra nó bị Măm-phơ-lê nhét con cóc vào trong cổ áo.
Đội ngũ phải dừng lại.
Chích choè lắc lắc đôi vai kêu lên tru tréo. Mọi người đều không nhịn được, phá lên cười ha hả. Duy có ông Xô-lô-mông v�! � chị H! ai-ga là vẫn im lặng; nhất là ông Xô-lô-mông thì càng nghiêm nghị hơn bao giờ hết.
– Đừng có ồn ào, – ông nói. – Chơi ác loài vật nhỏ như thế làm gì? Nội quy của các em chẳng đã có câu là: "Đội viên thiếu niên tiền phong phải bảo vệ các sinh vật" đó sao.
Rồi ông vạch áo sơ mi của Chích choè, lấy con cóc ra. Ông đặt nó ngồi trên lòng bàn tay. Con vật nhỏ này ngồi im, bạnh cổ, trông vừa mập vừa tròn.
– Cóc là một động vật rất có ích, – ông Xô-lô-mông giảng giải cho chúng tôi nghe. – Chúng bắt sên và các giống sâu bọ khác để ăn. Bất cứ người làm vườn nào cũng thích có nhiều cóc ở trong vườn mình.
Sau đó, ông khom lưng xuống, con cóc liền nhảy tót đi.
Chúng tôi lại tiếp tục tiến.
Mặt trời đã lên cao lắm. Ánh nắng rọi vào người chúng tôi nóng như thiêu.
Chúng tôi đi tới trước cái lều của mấy nhà thể thao bơi lội và bơi thuyền. Thuyền của họ đều đỗ cả ở bờ hồ. Có một đống lửa nhỏ đang cháy ở đó; mà không đúng ra chỉ là đang bốc khói thôi. Một người đàn ông và một người đàn bà đang nhóm lửa.
Li-pu-li-pu tới gần, ngồi xổm ngay bên cạnh họ.
– Phải thổi mạnh vào chứ, bác, – nó vừa nói vừa ra công thổi hộ, làm tàn lửa bay cả lên.
– Thổi ích gì, – Măm-phơ-lê nói, – vì xếp củi không đúng cách, không thoáng hơi.
Li-pu-li-pu nguýt nó một cái:
– Đừng nói liều.
– Thì đúng là vì xếp tắc tị lại, nên nó mới không nhóm được, lại còn! – Khơ-lao nói. – Phải lôi hết củi và giấy ra xếp lại mới được.
Hai người lớn cùng cười.
Khơ-lao nói và làm luôn,! cậu ta! xếp lại củi đóm, rồi đón lấy nắm giấy ở tay người đàn bà, xếp lần lượt vào bếp, cứ một lượt củi lại một lượt giấy. Theo đúng quy cách nhóm lửa (hễ ai muốn được huy hiệu "Nhà du lịch trẻ tuổi" là phải học thuộc cách này, không thì đừng hòng). Khơ-lao đánh một que diêm; quả nhiên bếp lửa cháy to ngay.
Li-pu-li-pu ngồi bên cạnh thở phì ra:
– Đấy, có gì là khó đâu.
– Thôi đừng nói vuốt đuôi nữa, người ta làm được rồi thì ai mà chả nói được. – Măm-phơ-lê nói thế và cười khẩy một tiếng.
Người đàn bà đã bỏ đi từ nãy, lúc này quay lại. Bà ta mang tới cho ba đứa, mỗi đứa một miếng đường.
Trời ạ! Lúc ba cậu đút lủm ba miếng đường vào mồm ngậm, sao mà trông chúng nó đắc ý đến thế, thật là khó coi quá. Nhất là điệu bộ Li-pu-li-pu thì lại càng trơ trẽn. Nó vênh vênh vang vang, làm như là mới được thưởng huy chương gì ấy.
Chúng nó chào một tiếng "Xin chào!" rồi hấp ta hấp tấp chạy theo đội ngũ. Chị Hai-ga, Oan-tơ và tôi cũng theo sau chúng.
Bờ hồ đôi chỗ rất bằng phẳng, cây cối mọc hơi xa; nhưng cũng có những cây lại mọc ngay sát mép nước, cành lá xoà cả xuống hồ như che một tấm màn xanh lục. Ông Xô-lô-mông không cóp nhặt cây cỏ nữa, vì chúng tôi đã lấy được nhiều rồi. Tuy nhiên, ông vẫn giảng giải cho mọi người nghe một cách rõ ràng và thong thả về đời sống cùa từng loại cây một.
Khi trời mỗi lúc một oi ả hơn, Chích choè thình lình nhảy ngay xuống nước, ngập tới đầu gối; cậu ta đứng nguyên như thế, gào tướng lên:
– Chị cho em tắm nhớ!
Nhưng chị Hai-ga giơ tay v�! �y vẫy,! nó lại lẳng lặng đi lên.
Chúng tôi bắt đầu nghỉ chặng thứ nhất.
Đây là một bến nhỏ con con. Cây dẻ cao vút đến tận mây, cỏ xanh mềm nuột như đệm nõn. Chỗ chúng tôi nghỉ chỉ cách cái hồ không tới mười bước chân. Sóng vỗ nhẹ vào bờ mỗi khi có gió thổi, những bụi lau lại phát ra những tiếng lào rào xao xác.
Chị Hai-ga không cho chúng tôi tắm. Cố nằn nì với chị cũng không ăn thua. Chị lo là đã đi lâu rồi, sợ chúng tôi không đủ sức theo cho mãn cuộc.
Lúc chúng tôi dùng bữa, ông Xô-lô-mông lại giảng bài cho chúng tôi nghe. Bài giảng ở đây không như ở lớp học. Ông ngồi vào giữa, chúng tôi ngồi xung quanh; hai tay ông ôm lấy đầu gối. Trước hết ông giảng lại cả một lượt những thứ cây cỏ mà chúng tôi đã thu lượm được. Sau đó, ông giảng đến con cóc, nói hết cả các loài cóc nhái. Chích choè thích chí nói góp:
– Nhái bể, còn một giống nhái bể nữa ạ.
Ông Xô-lô-mông cười hỏi:
– Nhái bé? Làm gì có giống nhái bé nào?
Chích choè vênh mặt đáp:
– Cháu nói là nhái bể ạ. Bể là sông bể ấy.
– Ồ, lại có giống nhái bể nữa kia à?
– Vâng, nếu không thì cháu đã chả nói. Chúng cháu đã bắt được một con ở bờ sông.
Và như để mọi người tin mình nói thật, Chích choè cứ nhìn hết bên nọ lại nhìn bên kia, đồng thời cứ múa hai tay lên, không nghỉ.
– Các cậu phải biết, nó to bằng này này.
Câu ta vừa nói vừa dang rộng hai tay ra và khoát mạnh một cái, làm Phu-lân sợ quá phải cãi ngay một câu:
– Phì, đó là giống nhái trâu; nhưng chỉ ở Nam Mỹ mới có thôi, ở đây làm g�! � có! – Không tin thì cứ vào cung thiếu niên trung ương mà xem.
– Ở đấy có khối, chúng nó ở cả trong một cái chuồng to. Cậu có biết chúng nó ăn thứ gì không?
Chích choè hỏi vậy, rồi vươn cổ ra, bặm môi lại. Cậu ta đắc chí là không một ai biết gì về loại động vật kì dị này, nên trùng trình mãi mới nói tiếp:
– Không biết à?… Nó ăn, chúng nó ăn… toàn nhái bén, và…
– Và chuột, – Li-pu-li-pu tiếp luôn thế. Cậu ta nói rất nhẹ nhàng và rất tự nhiên. Nói xong nó mới cười nhẹ một tiếng.
Chích choè vô tình cũng nhắc lại:
– Ừ, và chuột.
– Ơ, thế thì có lẽ nó là giống lợn biển đấy, không phải nhái biển đâu.
Khơ-lao nói và cười thật to. Mọi người cũng cười theo. Ông Xô-lô-mông cũng hơi mỉm cười. Tiếp đó, ông giảng đến giống nhái mưa. Giống nhái này thường lấp trong những cây dương liễu. Mọi người thấy nói thế, đều nhìn ngang nhìn ngửa xem có cây dương liễu nào ở gần đây không. Cuối cùng, Phu-lân đã tìm được một cây. Chúng tôi bàn tán nhau định trèo lên để bắt nhái mưa.
Nhưng chị Hai-ga cấm chúng tôi không được trèo.
– Chán thật, cái gì cũng cấm! – Mai-ơ phụng phịu nói. Trông nó như một con cóc bị trẻ con đang làm tội.
– Nếu em trèo lên, rồi ngã xuống, gãy chân gãy tay thì làm thế nào?
– Em cam đoan là không ngã được.
– Thì bao giờ các em chả nói thế.
– Thôi, cứ để chúng em trèo, chị nhớ? – Chích choè cũng đề nghị.
– Không, không ai được trèo hết. Cứ ngồi đây nghe nói chuyện thôi.
Lúc này ông Xô-lô-mông đã nói tới loài rắn! . Các b�! ��n đừng cho là ông gặp đâu nói đấy. Chỉ có hôm nay đi chơi xa thế này ông mới nói nhiều và không cần phải có đề mục nhất định như khi ở trường, ở trại, vì mục đích nói chuyện ở đây chỉ cốt giảng cho chúng tôi được biết thêm ít nhiều trí thức về các loài vật thôi.
Ở trại, có thành lập nhiều tổ học tập, như tổ thực vật, tổ động vật, tổ kĩ thuật, tổ khí tượng… Ông Xô-lô-mông là người hướng dẫn cho hai tổ động vật và thực vật của trại. Tôi cũng tham gia hai tổ này. Và đã học được một đôi điều có ích. Không bao giờ tôi lại hỏi những câu dớ dẩn như Éc-vin đã hỏi. Nó kể với ông Xô-lô-mông là có một lần nó bị rắn hổ mang đuổi, may mà chạy nhanh nên không bị cắn.
– Ha ha, – Li-pu-li-pu nói, – cậu ta lại bịa rồi!
– Bịa đâu, chỉ được cái phá đám!
Ông Xô-lô-mông lắc đầu:
– Không bịa, song cháu nói thế thì bác cũng không tin được. Rắn hổ mang thấy người là nó chạy ngay, trừ phi mình giẫm phải nó hay đánh nó thì nó mới cắn mình. Đó là loài động vật không thích hại người.
Tiếp đó, ông nói về các loài rắn.
Một cậu hỏi ông là thằn lằn có biết bơi không, Thế là ông nói về nước, về các động vật ở dưới nước. Ông giảng cho chúng tôi nghe về lịch sử hồ Cây trắc. Ông bảo, ngày xưa hồ này là một vùng băng giá, về sau băng giá tan dần biến thành hồ như bây giờ; rồi ông nói luôn về đời sống các động vật nhỏ ở dưới nước. Chúng nhỏ lắm, nhỏ đến nỗi người ta không trông thấy, phải dùng kính hiển vi mới nhận ra được. Ông nói đến nhiều tên các sinh vật, chúng tôi không! sao nh�! � được hết.
Trong lúc nói, ông cứ đăm đăm nhìn ra mặt hồ. Chúng tôi ngồi nghe thỉnh thoảng nhìn ra theo ông; ai nấy đều như bị lôi cuốn vào chuyện.
– Hay thật, nghe bác nói như nghe kể chuyện cổ tích ấy.
Thật thế, ông Xô-lô-mông là một người có biệt tài về môn giảng dạy cũng như môn nói chuyện.
Mải nghe, chúng tôi không nhớ là thời gian đã trôi qua rất chóng.
Khi chị Hai-ga ngắt lời ông Xô-lô-mông để nhắc chúng tôi là còn phải tiếp tục đi nữa, chúng tôi đều hơi có ý tiếc.
Chúng tôi còn đang định tỏ ý không tán thành, thì chị Hai-ga bỗng kêu thốt lên:
– Không xong rồi! Thiếu mất mấy em!
Thật thế, thiếu hẳn bốn đứa. Không biết chúng nó đi đâu. Đó là Phu-lân, Măm-phơ-lê, Chích choè và Mai-ơ. Không ai thấy chúng đâu cả.
Chúng tôi gọi thật to, réo tên từng cậu lên mà gọi và chúng tôi hết sức thổi còi nữa. Cả bọn cứ nhao lên như phát điên, song vẫn không có một tiếng nào đáp lại.
– Gọi thế này cũng vô ích. – Ông Xô-lô-mông nói. – Ai biết được chúng nó đi đâu. Chắc là chúng nó trốn rồi. Nếu không, mình gọi như thế, lẽ nào chúng nó lại không nghe thấy.
– Nhưng không thể để các em ấy không đi nốt với tất cả. – Chị Hai-ga nói.
– Thì tất nhiên rồi, tất nhiên rồi. Nhưng không hề gì đâu, rồi chúng nó cũng theo kịp bọn mình không sớm thì muộn; mà có lẽ chúng nó đã đi trước rồi chưa biết chừng.
Thế là chúng tôi lại tiếp tục lên đường không thắc mắc gì về bốn cậu ấy nữa.
Nhưng chị Hai-ga, thì chỉ thoáng nhìn cũng biết là chị rất áy náy không yên. Ba bốn lần chị! ngoái l! ại phía sau, hoặc chú ý nhìn vào các bụi cây và luôn luôn lắng tai xem có động tĩnh gì không.
Chúng tôi đi như thế được chừng mười lăm phút thì nghe có tiếng kêu í ới ở phía trước.
– Chắc là chúng nó đấy. – Ông Xô-lô-mông nói. – Mà có lẽ là chúng nó đang tắm.
Hen-mu vừa thấy nói thế, cho là dịp tốt không thể bỏ qua, vội nói ngay:
– Ừ, chúng nó có thể tắm được, mà chúng em lại không là thế nào. Em cũng… cũng phải tắm mới được.
Vì cây cối rậm rì, chúng tôi vẫn chưa thấy bóng chúng nó đâu.
Đi được một quãng nữa, rừng cây thoáng chốc đã thưa ra.
Chúng tôi tiến đến một khoảng đất trống đã ngả hết cây thì có thấy một doi đất duỗi trên mặt hồ. Và ngay ở mũi doi đất này, Chích choè mặc xi líp đang đứng chửi toang toang. Nó chửi ra trò! Chúng tôi đã trông thấy nó và không hiểu sao nó lại cáu đến thế. Thì ra ở ngoài hồ có một bè gỗ, trên bè là ba cậu kia đang ngồi bơi. Chúng nó bỏ Chích choè lại, không cho đi.
Chi Hai-ga hớt hải chạy tới, chúng tôi cũng chạy theo chị. Duy có ông Xô-lô-mông là không vội vã gì, ông vẫn thủng thỉnh bước theo phía sau chúng tôi.
Chích choè vừa thấy chúng tôi thì hoảng ngay. Cậu ta khoanh hai tay trước ngực, rồi rụt cổ lại, xo vai lên; hai chân cứ co lên co xuống như không biết đứng thế nào cho phải.
– Chúng nó xuống bè trốn rồi! – Cậu ta dấm dẳng nói. – Và chúng nó đem hết cả các thứ đi.
Chúng tôi đến trước Chích choè. Chị Hai-ga kéo nó ra một bên, nói:
– Thôi đừng gắt gỏng nữa!
Rồi chị rúc một hồi còi.
Nhưng những cậu trên bè cứ làm nh�! � không ! nghe thấy. Chúng không muốn về tí nào. Chúng huơ hai tay lên và hò reo như thích chí là Chích choè đã bị chúng tôi tóm được. Chúng nó cho là bè ở ngoài xa, không ai làm gì được, nên chúng càng làm bộ khiêu khích.
Chị Hai-ga lại rúc một hồi còi.
Chúng tôi đã nhìn rõ mặt cả ba cậu. Măm-phơ-lê trước hết nhìn vào bờ một cái rồi quay ra nói mấy câu với Phu-lân, đúng là để bảo nó quay vào bờ. Phu-lân có lẽ đang giữ chức "thuyền trưởng" trên bè thì phải. Nó cũng nhìn về phía chúng tôi một lúc, rồi gõ trán mấy cái như suy nghĩ điều gì. Còn Mai-ơ thì quỳ xuống, cầm một mảnh gỗ to và rộng đang bơi lấy bơi để. Phu-lân cũng cùng bơi với nó. Chỉ có Măm-phơ-lê là đứng im không động đậy gì, có lẽ nó chưa biét nên tính sao. Bỗng nó nhảy toài xuống nước và bơi về phía chúng tôi.
Chị Hai-ga lại rúc còi lần thứ ba.
Chúng tôi đều đứng xúm quanh chị.
– Chắc chúng nó không chịu về đâu! – Li-pu-li-pu nói.
Hen-mu phản đối ngay:
– Cậu nói thế là… là thế nào? Nếu lỡ xảy… xảy ra chuyện gì thì làm sao? Đến bấy… bấy giờ chị Hai-ga, chị ấy gánh hết trách nhiệm được à?
– Thôi đi, đời nào lại xảy ra chuyện gì được. Chúng nó đều biết bơi hết!
– Nhưng mà không thể bơi được xa như thế, – Pi-tơ nói.
– Để đến lúc bè ra tới giữa hồ, vỡ ra thì chúng nó thật hết cách về.
Chích choè nghe nói thế, thích chí:
– Đúng thế, vì bè của chúng nó làm toàn bằng cành dẻ và buộc quấy quá bằng dây cao su và thắt lưng của Mai-ơ thôi mà.
Thái độ chị Hai-ga đã làm chúng tôi hết sức ngạc nhiên. Chị kh! ông nói! một câu nào. Giá phải anh Mích thì lúc này hẳn anh phải gào đến rát cổ rồi. Nhưng chị thì cứ đứng yên, không thốt một tiếng, chỉ chăm chú nhìn theo chiếc bè.
Bỗng chị cởi hết khuy áo, rồi bỏ áo ra.
Thì ra bên trong, chị mặc áo tắm.
– Các em cứ đợi ở đây. – Chị bảo chúng tôi thế.
Li-pu-li-pu, Pi-tơ, Oan-tơ và Han-si đều muốn cùng bơi ra với chị. Chị lắc đầu không nghe. Và chị nhảy xuống hồ bơi ngay.
Chúng tôi cùng nhìn theo chị.
Tất cả đều mong sao gọi được chúng nó về. Vì, một là bấy giờ Phu-lân và Mai-ơ đã bơi cách bờ rất xa; hai là nhất định chúng nó không chịu ngoan ngoãn theo lệnh nữa, chị Hai-ga dù sao cũng chỉ là một cô gái còn ít tuổi.
Nhưng chị bơi rất giỏi, điều này thật không ai chối cãi được.
– Trông kìa, chị ấy bơi ghê không! – Li-pu-li-pu nói.
Bấy giờ, hai cậu trên bè đã thấy rõ ở trong bờ này chúng tôi làm gì rồi, nên chúng nó lại cắm đầu bơi lấy bơi để. Nhưng vô ích, bởi thế thì ăn thua gì. Chỉ cần chị Hai-ga cứ giữ mãi cái đà bơi của chị là thế nào cũng đuổi kịp chúng nó.
Măm-phơ-lê gặp chị ở giữa chúng, chúng tôi nghe rõ tiếng nó sặc và thở. Nó bơi rất chậm. Khi nó lên bờ thì chi đội chúng tôi đã chia làm hai phái, một phái trách Măm-phơ-lê là dại, bào nỏ không nên về mới hay; một phái, phê bình luôn, bảo là nó làm như thế không đúng. Phái nói trên có Chích choè, Khơ-lao, Éc-vin và Đích-dơ. Còn Li-pu-li-pu, Oan-tơ, Han-si, Hen-mu, Pi-tơ và tôi thì thuộc phái sau.
Hôm nay là lần đầu tiên, bọn chúng tôi chia làm hai phe đối lập nhau.
– Bọn chúng mày thật là không biết ! nghĩ gì! hết. – Li-pu-li-pu nói.
– Hừ, còn chúng mày thì biết nghĩ! – Khơ-lao quát lại. – Chính ra trước đây có ai phản đối việc đóng bè của thiếu niên chúng mình đâu. Chỉ là vì bây giờ có chị Hai-ga đến, nên chúng mày mới giở quẻ thế.
– Thôi, thôi. – Oan-tơ nói. – Tớ thấy là bây giờ cũng đã đến lúc rồi. Chả lẽ chúng mày cứ để chi đội mình tồi nhất mãi hay sao? Ban chỉ huy liên đội chả đã phê bình chúng mình hai lần rồi à?
– Thì tồi cũng được mà tốt cũng được, tớ thấy nó cũng chả nghĩa lí gì. – Khơ-lao làu bàu nói.
– Nhưng chúng tớ không thế được. – Li-pu-li-pu vừa nói vừa ưỡn ngực tiến tới trước mặt Khơ-lao.
Măm-phơ-lê thấy thế, rợn cả người, cho là hai đứa tất phải đánh nhau. Chích choè thì toét miệng ra cười. Còn Đích-dơ thì nấp sau Khơ-lao hục hặc. Éc-vin ngẹo đầu đi như mải nghĩ cái gì. Cả bọn chúng đều hết sức ngoan cố.
Bên chúng tôi có Li-pu-li-pu, Pi-tơ, Hen-mu, cả Oan-tơ và Han-si nữa. Oan-tơ vốn là một tay khá nhất trong chi đội chúng tôi, vì ngay như Li-pu-li-pu cũng có đôi lúc giận dỗi, chứ nó thì lúc nào cũng bình tĩnh, nói năng lại mực thước. Mà cũng vì thế nên nó mới có thể làm được chi đội trưởng. Han-si cũng khá, chỉ phải cái hơi lặng lẽ một chút. Nếu các đội viên chúng tôi đều được như hai cậu này hoặc như Pi-tơ thì cũng không đến nỗi nào, có thể trở thành một chi đội khá nhất trại hè được.
Nhưng vì vướng mấy cậu kia, lúc nào chúng nó cũng kiếm chuyện làm mất đoàn kết. Đã thế, chúng nó lại còn lôi kéo những cậu lừng chừng. Lại thêm anh Mích làm hỏng tất cả từ trước! , khiến! chúng nó đã kém lại càng kém thêm.
Hiện giờ, chị Hai-ga đang bơi khoẻ. Mấy chúng tôi đều ủng hộ chị.
Bấy giờ, tôi mới rõ việc gì chị cũng có chủ trương rõ rệt và kiên quyết, không ai có thể lay chuyển nổi.
Lúc này, chị đã sắp tới đích. Phu-lân và Mai-ơ đã dừng tay chèo. Chị Hai-ga nói gì với chúng nó một lúc. Chúng tôi vẫn chưa nghe rõ là chị nói những gì và chúng nó nói lại ra sao.
Chích choè mím môi thật chặt. Khơ-lao cười một cách khó tin. Li-pu-li-pu há hốc mồm ra. Măm-phơ-lê lim dim nhìn dưới nắng.
Thôi xong, chúng tôi thấy hai cậu đã nhảy đại cả xuống nước.
Chích choè kêu ngay lên:
– Ông, chúng nó chuồn rồi kìa!
– Nhưng có thể tin tưởng được, – Li-pu-li-pu lầm bầm nói. – Chúng nó phải về đây thôi.
Quả nhiên đúng thế.
Chúng tôi không thấy hai cậu đó, cũng không thấy chị Hai-ga; vì cả ba người đều bơi ở sau bè, đẩy bè về phía bờ.
– Tớ biết ngay mà. – Oan-tơ nói. – Chị ấy có cách chứ.
– Đó là tại Phu-lân và Mai-ơ nhát quá. – Khơ-lao nói ra vẻ chán nản. –Phải tay tớ thì chị ấy chẳng làm gì được sất.
Câu chuyện cái bè thế là kết thúc.
Lại một lần nữa, chị Hai-ga đã thắng lợi. Song chị như không thích giảng giải lôi thôi gì.
Măm-phơ-lê, Mai-ơ và Phu-lân còn phải khuân vác những khúc gỗ kia lên bờ và mang trả vào chỗ cũ.
Chúng đều nhụt hẳn, trông có vẻ rất khó chịu.
Qua một bãi đất quang mới phát hết các bụi rậm, chúng tôi đi tới một mảnh vườn; rồi lại đi nữa, tiến vào một khu rừng già. Ở đây chỉ có những cây to như cây thông, cây cọ, và m�! ��t vài ! loại cây khác lưa thưa.
Cát sỏi nóng như rang.
Chúng tôi vẫn tiến.
Đến một phố nhỏ ở bờ hồ, cả đoàn đứng lại nghỉ. Như một đàn ong, chúng tôi ùa nhau vào một cửa hàng kem để mua kem ăn.
Nghỉ một lát, chúng tôi lại lên đường. Đi qua một vườn cây ăn quả. Cả bọn lại luồn vào một rặng thông và rồi lại quay ra bờ hồ.
Có mấy đứa đòi tắm, chúng nó nói mãi, nhưng chị Hai-ga vẫn tuyệt nhiên không cho.
Một lát sau, chúng tôi đã đi được nửa đường, sang tới bờ bên kia. Chúng tôi có thể trông thấy lều của chúng tôi; nếu có đò mà về thì chỉ độ mười lăm phút là đến. Bấy giờ toàn đội đều đã đứng lại, không ai muốn đi thêm nữa.
– Các em không muốn đi nữa ư? – Chị Hai-ga hỏi.
– Không ạ – Khơ-lao đáp. – Chúng em bây giờ không bơi được.
– Thế còn các em… Oan-tơ, Han-si, Li-pu-li-pu, các em định thế nào?
Ba cậu đều nhìn chị. Li-pu-li-pu nói:
– Chúng em cũng muốn tắm một cái.
Oan-tơ nói theo:
– Nếu chị cứ khăng khăng không cho tắm mãi, thì chị cũng cho biết tại sao?
Chị mỉm cười nói:
– Thế các em định tắm ở cái chỗ đầy dẫy những lau sậy thế này à? Cứ chịu khó độ mươi phút nữa thôi, là chúng mình sẽ tới trại của các anh thanh niên thể thao bơi lội. Ở đấy có một bến tắm rất đẹp. Rồi chị sẽ thương lượng với các anh ở đấy, có thể là họ sẽ chở giúp chúng mình qua bờ bên kia. Như thế có phải là về được sớm ít nhất hai tiếng không. – Chị nói xong, mọi người đều im lặng. Chúng tôi đưa mắt nhìn nhau suy nghĩ. Bỗng có một đứa lên tiếng hoan hô, ti! ếp đ�! �n hai ba đứa khác cũng phụ hoạ theo, thế là tất cả đều tán thành.
Chị Hai-ga cười, trông chị có phần còn vui thích hơn cả chúng tôi.
Quả nhiên, kế hoạch của chị đã được thực hiện. Những thanh niên ở trại thể thao bơi lội đã đẩy ra mấy chiếc xồng con, chở hết chúng tôi qua bờ bên kia. Thật là một chuyện thú vô cùng. Chuyến đi chơi xa này của chúng tôi, rốt cuộc lại thu hoạch được một bài học tuyệt hay.
Lúc này tôi đang ngồi trên một gốc thông ở trước lều viết nhật kí. Trong lều tối om, chẳng trông rõ cái gì cả.
Hôm nay chị Hai-ga thắng 3-0, Phu-lân và Mai-ơ, cả hai đều đã vào khuôn phép, ổn lắm.
Tới bữa ăn tối, tình hình đã khác trước.
Không một đứa nào cướp bánh nữa. Chỉ có Chích choè là còn bương bướng, định xí phần, nhưng lập tức có ngay bốn đứa cản lại. Nó vội nói ngay là nó chỉ vờ đùa một tí cho vui thôi. May lắm, thế là từ nay trở đi nó không dám làm cái lối ấy nữa. Tôi nghĩ bụng, dù là đùa cũng không được.
Khắp trại, chỗ nào cũng vui như tết.
Ở trước lều số 4 có mấy đứa đang nhảy múa, chúng cầm chuông con và còn kéo cả phong cầm nữa.
Các bạn gái thì mặc áo trắng, cứ lượn đi lượn lại dưới ánh trăng mờ.
Cũng cần phải nói thêm là ở trại chúng tôi cũng có cả các bạn gái. Trại này chia làm ba khu lều lớn. Chúng tôi ở khu thứ nhất dành riêng cho các đội viên nam. Còn khu thứ hai ở cách đây một quãng xa là khu của đội viên nữ. Những bạn gái nhảy múa kia đều là đội viên của một đoàn văn công đóng tại Bá-linh. Đoàn văn công này đã từng được giải nhất về văn nghệ toàn ! quốc. Lễ hạ cờ đã cử hành xong.
Lần đầu tiên, chi đội chúng tôi đã tới đúng giờ, hơn nữa lại không thiếu một ai.
Anh tổng phụ trách tuyên bố là sáng mai các lều sẽ có một cuộc thi "vườn hoa". Tôi lo quá, không biết sẽ ra sao. Vì ở chi đội tôi, quá nửa đều không thích lao động. Chị Hai-ga cũng không thể cải tạo được chúng đâu. Hừ, để rồi xem.
Hôm nay, hãy viết đến đây thôi. Viết nhiều rồi. Vả lại đi xa như thế, tôi cũng mệt lắm.

Phần 3
Thứ Sáu, Ngày 27 Tháng 7

Tình hình lúc bắt đầu cuộc thi "vườn hoa" của các lều, hoàn toàn đúng như tôi đã đoán trong nhật kí hôm qua.
Tất cả đều đứng xúm quanh chị Hai-ga, thà là làm một vài công việc gì chứ không chịu sửa sang "vườn hoa".
"Vườn hoa" nói ở đây, không phải là vườn hoa thật, mà là một mảnh đất nhỏ ở ngoài lều, phải sửa sang sắp đặt và tô điểm sao cho đẹp mắt.
Bên trái lều chúng tôi là hình huy hiệu của Đoàn Thanh niên tự do Đức, bên phải là huy hiệu Đoàn Thanh niên dân chủ thế giới. Những huy hiệu này trước kia đã có một thời kì rất nổi; bây giờ thì rêu đã úa, cát và cuội đã biến thành màu tro, nhìn chung cả vườn không còn tí gì là đẹp nữa.
– Việc gì phải làm một cái mới nữa nhỉ? – Khơ-lao hỏi. – Chúng mình chả đã có một cái rồi đấy à?
Chích choè liến láu:
– Mà còn đẹp chán.
Lô-ti và Phu-lân không lên tiếng. Mai-ơ cũng không nói gì. Chúng nó hình như không dám tự tin nữa. Chả là vì tối hôm qua chị Hai-ga đã nói một hồi với Lô-ti rồi, nên hôm nay coi bộ nó không còn dám để xảy ra chuyện gì không vui nữa. Còn hai cậu kia, thì chị cũng không hề đả động gì đến chuyện chúng nó đi chơi bè, mà chị cũng không tỏ ý gì là không ưa chúng nó cả.
– Các em thử xem hai cái vườn của các em xem. – chị Hai-ga nói, – Sao mà trông chán thế!
– Thôi thì xấu hay đẹp cũng mặc. Vì chỉ còn hai ngày nữa là chúng mình đã về nhà rồi – đó là câu nói của Chích choè. Tiếp đó, nó lấy hai ngón chân quặp một hòn cuội lên, vứt đi.
– Cậu nghĩ mới đơn giản chứ! – Oa! n-tơ nói. – Thứ nhất, chúng ta còn phải ở đây năm ngày nữa. Thứ hai, ngày mai có người đến thăm quan.
– Vậy phải làm thế nào?
– Em nghe đây, Chích choè à! – Chị Hai-ga nói. – Và cả các em nữa. Ngày mai có khách đến tham quan. Đó là những lao động tiên tiến ở nhà mãy đỡ đầu trại hè. Vậy không nói chúng ta cũng phải cố gắng sửa sang lại mọi thứ cho thật đẹp, để khách đến xem được thoả mãn, vui thích!
– Chính thế. – Li-pu-li-pu nói to. – Nếu các bạn ấy không chịu làm, thì chỉ mấy chúng em đây làm cũng không được.
– Ừ, thế thì các cậu đi mà làm. – Chích choè lại nói kháy và cười nhạt.
– Không, nói thế không được, – chị Hai-ga nhắc nhở. – Đây này, chúng ta không những phải sửa sang lại mấy cái vườn cũ mà tất nhiên là chúng ta còn phải làm thêm một cái mới nữa, một cái vườn mới cho thật đẹp, như thế thì phải có nhiều người cùng làm với nhau. Mọi người đều góp sức thì việc làm mới có ý nghĩa. Giá từ giờ đến trưa chúng ta có thể nói được rằng: chúng ta đã làm được hai mảnh vườn mới. Đó là công lao động của tất cả chi đội chúng ta cùng xây đắp, thì có phải hay biết bao.
Qua mấy phút yên lặng, Oan-tơ cất tiếng nói:
– Thôi, nếu tất cả nhất trí còn gì hay hơn. Nhưng chắc là có một số không thích.
– Không, có ai nói sao đâu. Chúng chỉ giương mắt ra mà ngó, vờ như không hiểu gì thôi.
– Thôi, thôi, lại sắp cà khịa đấy.
– Ai cà khịa mà cà khịa?
– Thôi im đi, các cậu!
Hen-mu như con ngựa hoang nhảy cỡn lên:
– Người ta đã đi làm… làm cả kia! kìa, c�! �n bọn mình thì cứ cãi… cãi nhau mãi thôi.
Đúng thế thật. Chi đội 10 và chi đội 11 đã đi lấy được vô số cát và cuội trắng. Các em gái ở lều số 4 thì mang những quả bồ quân đựng trong khăn quàng đi qua chỗ chúng tôi đứng.
Cuối cùng, chúng tôi đã bắt đầu vào việc. Thái độ của chị Hai-ga thật hết sức tự nhiên. Lô-ti và Phu-lân đã có đôi chút thay đổi, cả Mai-ơ cũng vậy. Chúng nó không dám trái ý tập thể nữa và cũng không phản đối chị Hai-ga. Không thế thì chúng cũng bẽ với mọi người, vì chị Hai-ga đối với chúng rất đại lượng. Còn mấy cậu Măm-phơ-lê, Chích choè và Đích-dơ cũng đã đỡ nhiều. Nếu không có ai chòng ghẹo đến chúng nó, tất không có chuyện gì xảy ra được.
– Chích choè! – Oan-tơ gọi.
– Cái gì?
– Bây giờ, không phải lúc bắt dòng dòng đâu. Có được cũng vô ích.
– Ồ, sao lại vô ích. Bắt được thì mang về nuôi trong hồ nuôi động vật bò sát không được à?
– Nhưng bây giờ không phải lúc. Bây giờ là đi lấy rêu cơ mà.
Đến đây, Chích choè mới chịu nghe, không cãi nữa. Cả khu rừng tràn ngập một bầu không khí vui vẻ. Chỗ nào cũng có các đội viên chạy đi chạy lại. Vì chi đội nào cũng có người đi lấy rêu và hoa thông cùng bồ quân.
Kết quả là chúng tôi đã lấy được đầy một làn rêu. Trên đờng về, chúng tôi gặp mấy đứa đi lấy bồ quân, chúng kéo sền sệt một túi to đầy quả ở trong. Từ xa, tôi nghe tiếng Li-pu-li-pu cười khà khà như tiếng chim quạ cãi nhau.
Chị Hai-ga đang chờ chúng tôi.
– Trưa mất rồi! – Pô-le kêu lên. Nó nheo một bên mắt nhìn về phía chúng t! ôi qua �! �nh nắng chói loà.
Những cậu đi lấy cát này ngồi cả lên cái đòn càn có vẻ rất đắc ý. Thật ra thì chúng chỉ về sớm hơn chúng tôi mấy phút thôi, chứ có gì đáng kiêu ngạo đâu, vậy mà chúng nó làm như đã ghê lắm ấy. Cậu Đích-dơ đứng dựa bên cột nghịch một cái gậy, lim dim cặp mắt, vờ như buồn ngủ. Tôi bực là không thể chạy ngay tới thụi cho nó một qủa. Lát sau Li-pu-li-pu đã cười hì hì, vác một túi đầy những hoa thông về.
Lớp kịch náo nhiệt nhất đã mở màn, chúng tôi đã bắt tay vào việc cuốc vườn lại.
Các bạn gái ở lều bên cạnh đã sửa sang lại mảnh vườn bên ấy từ lâu. Chúng làm rất tỉ mỉ, trông kĩ ghê! In như một tấm chắn thêu ấy. Chúng nó vừa làm vừa tán chuyện; tôi nghe câu được câu chăng. Lúc thì nghe "Chứ không ư". Lúc lại nghe: "Thế không được". Nhưng nhìn sang thì thấy đứa nào cũng nghiêng nghiêng cái đầu ngắm nghía thành quả của chúng. Chúng đắp một cái huy hiệu Đội Thiếu niên tiền phong. Hai chữ T.N và hai chữ T.P, chúng xếp bằng hoa thông, hai chữ Sẵn Sàng chúng điểm bằng rêu thẫm. Còn ba ngọn lửa thì ghép bằng những quả bồ quân non màu hồng nhạt. Bốn bề xung quanh toàn là cát trắng có viền rêu xanh. Nhìn toàn bộ thì đúng là một hình huy hiệu của Đội.
– Đẹp thật! – Oan-tơ khen.
Hen-mu há mồm nhìn kĩ một lúc rồi nói:
– Cái… cái… này, thì… bọn mình cũng làm thừa… thừa đi.
– Ừ ừ, tớ thấy khó lắm, làm thế nào được! – Khơ-lao nói có vẻ không tin Hen-mu.
Hen-mu tức:
– Thì cuộc nào, cuộc… cuộc cái xem! Xem… xem thế nào nào!
Đến lúc chúng tôi bắt đầu đắp hình th! ì tất ! cả đều rối lên. Ai cũng muốn thọc tay vào. Lúc san cát, thật là loạn xạ. Pô-le và Chích choè lại cãi nhau chí choé. Đứa nọ bảo đứa kia là không san được bằng phẳng, đưa kia bảo đứa nọ là vẫn còn để nhiều chỗ lồi lõm.
Chị Hai-ga vạch cho chúng tôi hình huy hiệu Đoàn Thanh niên tự do Đức. Trước hết, chị viết ba chữ tắt của huy hiệu để chúng tôi ghép. Thế là cả bọn ồ đi lấy hoa thông, đứa nào cũng ôm đến một đống, định để nhét thêm vào, gọi là có phần đóng góp của mình ở trong ba chữ đó. Tôi nghĩ, nếu tất cả bao nhiêu hoa thông của chúng đều được dùng cho hết, thì có lẽ phải vạch lại huy hiệu to lên gấp năm lần mới đủ chứa.
Chị Hai-ga đề nghị chỉ một mình Han-si làm công việc ghép chữ thôi. Còn tất cả mọi người đi làm việc khác. Đó là việc đắp hình ba cái đầu người: một người da trắng, một người da vàng, và một người da đen. Cuội và cát trắng đổ thành đống; chị Hai-ga lại vạch cho chúng tôi hình cái đầu người. Chị vạch rất thạo.
Chi đội 8 và chi đội 9 phối hợp cộng tác với nhau. Chúng làm chung nhau ở trước hai lều, mỗi đầu là một mảnh vườn hết sức tỉ mỉ. Còn khoảng đất ở giữa hai lều thì đắp hình một ngôi sao đỏ năm cánh thật lớn, tượng trưng cho Liên Xô; trông rất ngay ngắn và đẹp đẽ. Chúng nó lại còn chừa sẵn một chỗ trống giữa sân hai lều dùng làm chỗ cắm cờ luân lưu của liên đội. Có thể là chúng nó thật sự cướp được lá cờ đó cũng nên.
Ờ phải, chắc các bạn chưa hiểu thế nào là cờ luân lưu. Cờ luân lưu tức là lá cờ, mà hàng ngày cứ tới lúc hạ cờ, trại trưởng trại! hè mang! trao cho chi đội nào tỏ ra là khá nhất trong ngày hôm đó, Nói đến chỉ càng thêm thẹn, chi đội tôi thực ra chưa bao giờ lấy được lá cờ ấy. Bây giờ có chị Hai-ga về phụ trách, may ra có lẽ chúng tôi có thể cướp được một lần cũng chưa biết chừng.
Có điều là chúng tôi định trông vào thành tích thi đua làm vườn này để đoạt lá cờ đó, thì không hi vọng gì. Vì chẳng riêng hai chi đội 8 và 9 đã bỏ ra rất nhiều công sức, gây được thành tích tốt đẹp như kia, mà ngay đến các đội viên ở lều số 5 cũng rất là cố gắng. Trong bọn chúng, có mấy cậu là tổ viên tổ nghiên cứu kĩ thuật. Các cậy ấy biết mắc dây điện như thế nào, biết lắp các bóng đèn nhỏ ra sao,… Bây giờ, chúng nó lợi dụng ngay những điều đã học được, đi mượn mấy cái "pin", mấy đoạn dây và hai tá bóng đèn "pin" về lắp vào xung quanh chân dung chủ tịch Vin-hem Pích của chúng ta, được treo ở giữa trại. Như thế, cứ tưởng tượng ra, các bạn cũng thấy ngay, là đêm nay, khi những bóng đèn ấy sang lên thì sẽ đẹp đến thế nào. Không nói cũng biết ngay là nó phải xán lạn huy hoàng đến loá cả mắt đi ấy. Như thế thì tất nhiên là chúng tôi không thể đuổi kịp chúng được.
Đội viên ở lều số 3 thì đắp hình bốn chữ "chăm chỉ học tập", nét chữ thật là rõ ràng. Còn đội viên ở lều số 16 thì xếp một khẩu hiệu lớn, trên có khảm dòng chữ "Chúng em nhiệt liệt hoan nghênh các dơn vị đỡ đầu trại hè tới tham quan". Những công tác có tính chất sáng tạo đó, chúng tôi đều không sao bì kịp. Nhưng chúng tôi không vì thế mà nản lòng. Chúng tôi đã cố hết sức, mà là lao động tập t! hể cơ ! đấy, để đắp được hai mảnh vườn con. Việc đó chẳng lẽ lại không có giá trị gì sao? Ít nhất thì chị Hai-ga, Oan-tơ và tôi cũng đều nghĩ như thế, mà tôi cho có lẽ tất cả các cậu khác cũng đang nghĩ như thế hết.
Tới gần trưa, chúng tôi đều đứng dậy cùng ngắm lại mảnh vườn do chính tay chúng tôi đắp nên. Tất cả mọi thứ đều rất đẹp, vừa sạch sẽ gọn gang, lại vừa mới toanh. Ai nấy đều hớn hở trong lòng. Ngay như Lô-ti và Phu-lân cũng phải vui như tết, thậm chí đến cả Chích choè chỉ quen cáu kỉnh và chỉ nghĩ đến ăn, hôm nay cũng tỏ ra nhanh nhảu. Nhưng, người vui nhất vẫn là chị Hai-ga.
Chiều hôm nay, các phân đội đều đi sinh hoạt. Nhưng chúng tôi vẫn chưa được đi, vì cho tới tận ngày hôm nay, trong bọn tôi vẫn có người chưa lao động đủ tiêu chuẩn như liên đội đề ra. Như thế nghĩa là chúng tôi còn phải qua nhiều đợt kiểm tra, bao giờ toàn chi đội đều đạt đủ tiêu chuẩn thì bấy giờ chúng tôi mới được lĩnh huy hiệu "Lao động bảo vệ Tổ Quốc" và mới được cử đại biểu đi dự các cuộc họp này.
Toàn thể đội viên chúng tôi chia ra làm nhiều tốp. Tốp đi kiểm tra nhảy xa, tốp kiểm tra bơi lội, chay thi hoặc chuyền bóng, đấu bóng. Mấy cậu ở tốp tôi đi kiểm tra về môn leo dây.
Tốp chúng tôi có năm đứa là Lô-ti, Phu-lân, Han-si, Khơ-lao và tôi.
Ở gần bãi bóng sau trại, có một cây sồi to, chúng tôi phải tới đó để kiểm tra leo dây. Yêu cầu không cần phải leo cao lắm, chỉ độ bốn thước là cùng. Người ta buộc sợi chão vào một cành sồi. ai leo hết dây và nắm được vào cành đa là đạt yêu cầu. Lúc chúng tôi đến, đã ! có mấy! cậu ở các chi đội khác đến trước. Anh phụ trách thể dục đứng giữa, tay cầm một tập giấy chứng nhận thật dày. Chúng tôi liền đưa tất cả giấy chứng nhận của chúng tôi cho anh.
Ngay dưới cành sồi đang có một cậu treo lủng lắng. Cậu ta cố với tay lên để nắm lấy cảnh sồi, song mãi vẫn không nắm được, vì còn cách một bước mới tới. Tôi không hiểu cậu ta tính toán thế nào mà lại với non quá như thế.
– Thôi tụt xuống đi, nắm cho chắc mà xuống độ hai sải tay là được. –Anh phụ trách thể dục nói to
Thế là thằng bé đành phải tụt xuống.
– Ồ, cái cậu ngốc quá. Tụt như thế thì xước hết đùi, còn gì. – Khơ-lao vừa nói vừa nhìn cậu ấy rồi cười.
Cậu ta chùi mãi hai tay vào áo, có lẽ là tay nó bị rát lắm thì phải. Tiếp đó, đến lượt cậu khác ra kiểm tra. Cậu này không leo được quá nửa dây.
Anh phụ trách động viên:
– Cố leo cho hết, leo cho hết!
Nhưng nó chỉ múa mãi hai chân lên thôi.
– Sao mà ngốc đến thế, – Phu-lân cười nói, – cứ lủng lẳng như cái bị.
Thật thế, cậu ta rơi bịch ngay xuống đất như một bị nặng. Nó cười ngượng nghịu.
Đến lượt một cậu khác. Cậu ta đứng ưỡn ngực một lát trước sợi dây như xưa nay chưa từng trông thấy bao giờ. Lô-ti khẽ hích tôi:
– Cậu trông, kì chưa?
Và chúng tôi cùng không nhịn được cười.
Bỗng cậu ta nhảy tót lên, hai tay nắm chắc sợi dây, và chỉ có ba sải đã lên tới nút buộc.
– Nhanh như vượn ấy nhỉ! –Khơ-lao buột miệng khen. Trông đôi mắt cu cậu, người ta biết ngay là cu cậu phục rõ lắm.
Tay chuyên! môn leo! dây này lên tới đích xong, lại từ từ leo xuống một cách vững vàng. Vẻ mặt cậu ta trông không có gì là kiêu ngạo về thành tích của mình.
Lô-ti nhìn khắp lượt như để dò ý mọi người xem thế nào, rồi nói:
– Tớ cũng leo được như thế.
– Cậu cũng leo được nhanh thế à? – Han-si hỏi.
– Có thể là nhanh hơn ấy. – Lô-ti đáp và xoa mạnh hai bàn tay.
Chúng tôi thấy nó nói thế, đều giật mình. Trước kia, tôi cứ tưởng nó không biết leo dây, giờ thì chính mắt sắp thấy rõ. Lô-ti cử động có phần mạnh hơn cậu vừa rồi một chút. Nó nhảy lên, bám lấy sợi dây như một con vượn. Nó bắt sải ba bốn cái liền, toàn thân vẫn cứng như một súc gỗ không hề thay đổi. Chúng tôi đều há hốc miệng ra mà phục. Anh phụ trách cũng luôn miệng khen giỏi.
Chúng tôi không một đứa nào leo được như thế hết. Khơ-lao thì uể oải, khó lòng leo được. Phu-lân thì yếu tay. Han-si thì chậm chạp. Còn tôi, tôi không biết cặp đùi vào sợi dây cho thẳng.
Lần leo thử, tôi lên tới nửa chừng phải bỏ vì đang leo tôi lại phì cười. Anh phụ trách lấy thế phê bình tôi một trận. Anh nói: "Khi làm động tác mạnh và gấp thì tuyệt đối không được cười".
Tuy nhiên, tôi cũng lên tới đích và cả bọn đều đạt yêu cầu. Anh phụ trách ghi điểm vào giấy chứng nhận cho từng người xong, chúng tôi liền cùng nhau tiếp tục đi kiểm tra về môn nhảy.
Chúng tôi ra sân vận động. Sân này ở ngoài khu trại, gần hồ, mới trông như một mảnh vườn cải củ. Tới bờ hồ, Lô-ti thấy không có người quen, định nhảy ngay xuống nước để tắm. Nhưng Phu-lân và Khơ-lao đã biết ! giữ lu�! ��t, chúng nó không a dua, cứ đi thẳng. Thế là cả bọn tiếp tục đi một mạch ra tận hố cát tập nhảy xa.
Hố này toàn cát trắng và mịn. Hai bên đường các đội viên đứng xem xúm xít. Cứ mỗi lúc có người nhảy chúng lại "à" lên một tiéng.
Han-si nhảy rất đẹp và xa. Vọt một cái đã được bốn thước hai. Như thế là vượt tiêu chuẩn, vì chúng tôi chỉ cần nhảy ba thước tám là đạt rồi.
Mức quy định này rất thích hợp với các đội viên loại B, từ mười hai tới mười bốn tuổi. Thấy Han-si nhảy gọn quá, tôi cứ nghĩ: "Giá mình mượn được cặp giò của nó thì thích quá". Phu-lân có vẻ hăng. Nó chạy ngược từ chỗ nhảy tới chỗ xuất phát, nó bảo làm như thế để vận động trước cho gân cốt đôi chân quen đi đã, đồng thời cũng để nhẩm sẵn cho thuộc cái độ xa của con đường. Nhưng tới lượt nó, nó lại chạy hăng quá, băng qua cả hố cát, làm mọi người đều cười ồ. Lần thứ hai, nó nhảy rất gọn, chỉ tiếc lúc nhảy, nó lại đặt chân lên quá vạch nên phải nhảy lại lần nữa. Nó tức tối nhìn mọi người nhưng không biết nói thế nào được. Thật ra giá nó đừng khoác lác làm bộ tính toán thì có lẽ cũng không ai cười gì nó cả.
– Em chỉ được nhảy lần này nữa thôi.
Anh phụ trách thể dục cũng lo cho nó. Lô-ti và Han-si thì đã không lo hộ nó, còn vênh mặt lên chọc tức. Nếu lần này nó lại nhảy hỏng, thì thật đáng tiếc, vì như thế là nó không đạt được huy hiệu.
– Lần này mà được cậu phải khao đấy.
Khơ-lao bảo Phu-lân thế. Phu-lân gật đầu, và lại chạy bay như gió. Dọc đường, nó hơi ngượng chân suýt ngã, m! ay lại ! gượng được, và cũng chạy được tới chỗ nhảy.
Lúc anh phụ trách cầm cái thước dây đo cho nó, chúng tôi đều thấp thỏm hộ. Đến khi nghe có tiếng tuyên bố: "ba thước tám", chúng tôi mới cùng thở một hơi dài.
Lô-ti nhảy rất khá. Khơ-lao thì cũng như tôi, chỉ đủ đạt yêu cầu. Thật tình mà nói, chúng tôi còn phải tập nhiều. Nhưng dù thế nào, trên giấy chứng nhận của chúng tôi đều đã có ghi là đạt yêu cầu về môn nhảy xa. Hiện giờ, chỉ còn thiếu có môn bơi lội.
Những môn khác như đi đều, thể thao, chuyền bóng, chúng tôi đã kiểm tra từ lâu và đã đạt cả. Ngoài ra, còn một môn vấn đáp những hiểu biết về xã hội. Đó cũng là một điều kiện bắt buộc đối với người muốn được huy hiệu thể dục thể thao. Lúc đầu tôi cũng hơi lo. Mà có lẽ tất cả mọi người đều lo. Nhưng kết quả môn này chúng tôi đều khá cả. Như về tiểu sử chủ tịch Vin-hem Pích của chúng ta, thì dù có nói bao nhiêu tôi cũng thấy không thành vấn đề. Và như về ba nguyên tắc nội quy của đội viên thiếu niên tiền phong thì tôi đã thuộc làu rồi. Nhất là về câu hỏi thứ ba thì lại càng dễ trả lời nhất. Câu đó là: "Tại sao chúng ta yêu quý Liên Xô?" Thật không cần phải nghĩ đâu xa, chỉ nghĩ ngay tới con đường mà chúng ta đang đi đây là đủ rồi. Tôi có quen ba bạn thiếu niên, đều học ở trường trung học. Trong đó, có một bạn có ông bố làm công nhân lái xe chở rác. Ông bố một bạn nữa làm công nhân ở nhà máy điện. Còn ông bố cậu bạn thứ ba làm thợ nguội ở xưởng Lô- vơ. Trước kia, không bao giờ có chuyện như thế được, công nhân bình thường là không thể nào c! ho con đ! i học được tới cấp ba. Chỉ những con nhà giàu mới được học thôi, mặc dù chúng học dốt không thể tả. Đó mới chỉ là một thí dụ. Tôi còn có thể kề nhiều sự việc khác nữa để chứng tở rằng Nhà nước chúng ta đã thay đổi lại hết, hoặc đã cải tiến về tất cả mọi mặt rất nhiều. Nếu không có người anh cả Liên Xô giúp đỡ, thì nhất quyết là ngày nay chúng ta không thể có được những thành tích to lớn như vậy. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất, tôi thấy vẫn là vì "Liên Xô là thành trì của hoà bình". Bố tôi vẫn thường nói thế, mà ông già Khơ-lân-khen ở trong công viên cũng thường nói thế.
Những môn thể thao mà đội viên thiếu niên tiền phong phải biết và kiểm tra để đạt huy hiệu thể dục thể thao chúng tôi đều làm xong cả. Lô-ti thích chí múa tay huơ chân; chúng tôi cũng vui mừng vô hạn…
Nhân nói tới bơi lội, Phu-lân đề nghị:
– Hay là chúng ta đi tắm một cái đi.
– Không được, chúng ta chưa được phép.
– Được phép? Đợi tới lúc được phép thì có mà bạc hết cả đầu!
– Tớ không đi đâu. – Han-si nói.
– Cậu không dám đi, thì cứ ở đây mà đợi. – Phu-lân nói.
– Không phải là dám hay không dám, mà là nhỡ để chị Hai-ga biết thì chị ấy giận.
– Chị ấy không giận đâu. Chị ấy làm sao mà biết được.
– Cậu nên nhớ là cái gì chị ấy cũng biết hết.
Lúc này chúng tôi đã về tới cổng khu trại. Lều số ba ở đây là của đội nữ.
– Cậu trông, ở đây sạch quá nhỉ! – Han-si bảo Khơ-lao thế.
– Bọn con gái chúng nó làm gì cũng có vẻ kĩ và đẹp thật. – K! hơ-lao �! �áp.
– Chúng mình mà quyết tâm thì cũng giữ được sạch như chúng nó thôi.
– Nhưng tội gì mà làm thế cho khổ.
– Không. – Lô-ti chỉ thốt ra một tiếng thế, rồi im không nói gì thêm.
Chúng tôi đã ra tới chỗ cầu phao. Ở đây thật là náo nhiệt, bọn trẻ nhỏ ở lều số 2 đang tắm. Chúng hò hét váng cả lên.
– Ồ, tao cũng phải xuống tắm một cái đây. – Lô-ti nói. – Ở đây, có ai biết mà sợ.
– Không, chúng mình phải kiểm tra nốt môn bơi lội đã rồi mới tắm được.
Chúng tôi đến chỗ kiểm tra. Yêu cầu của môn này là phải bơi được đủ một trăm thước, không hạn định thời gian. Trước khi bơi phải nhảy từ trên cao một thước xuống. Thật là dễ như trò trẻ con ấy, ai mà không làm được. Có thể là chúng tôi cứ nằm xoài mà bơi cũng không sao hết.
Lô-ti đã xuống nước và bắt đầu nghịch.
Anh phụ trách quát:
– Hừ, cấm nghịch đấy.
Lô-ti vội lặn mất hút. Phu-lân cũng lặn xuống, mò tới kéo cẳng Khơ-lao, làm cậu này cứ kêu lên oai oái.
Han-si thấy thế gắt:
– Đừng có nghịch như thế đi.
Nhưng Lô-ti vẫn cứ vừa lặn vừa nghịch như thường.
Anh phụ trách phải quát một hồi và phê bình nó. Anh cảnh cáo là:
– Nếu ai còn nghịch nữa, sẽ coi như người ấy không đạt yêu cầu.
Đến bấy giờ, chúng nó mới chịu thôi.
Cuối cùng, chúng tôi đều được lĩnh huy hiệu thể dục thể thao của thiếu niên tiền phong. Lúc ấy, chỉ giận là không làm sao chạy ngay được về lều để kể lại hết các chuyện cho chị Hai-ga và các bạn khác nghe.
Ở nhà, mọi người đang ngồi cả �! �� sau l�! ��u đợi chúng tôi. Trước mặt mọi người, đều có một phần bánh mì và nước sốt. Thì ra đã đến giờ ăn điểm tâm. Mùi cà phê thơm quá làm chúng tôi càng muốn ăn ngay. Tất cả đều vừa ăn vừa tranh nhau nói. Ba cậu Mai-ơ, Éc-vin và Măm-phơ-lê còn kém về mặt lí luận, kiến thức nên chưa đạt tiêu chuẩn. Rồi đây, chúng nó còn phải kiểm tra nữa.
Lô-ti và Phu-lân đã kiểm tra các môn này từ ba bốn hôm trước, nhưng không đạt, nay mai cũng phải kiểm tra lại. Tôi lo quá, không biết rồi chúng nó có trả lời rành rọt hay không. Tôi cho là cần phải theo dõi và phụ đạo cho hai đứa thật tỉ mỉ mới có thể mở mang đầu óc chúng nó. Mà cần nhất là chúng nó phải bỏ tính hay tếu, lười biếng đi mới đước.
Có điều là tôi rất tin tưởng ở chị Hai-ga, nhất định chị sẽ giúp đỡ cho chúng nó tiến bộ. Và với những đứa khác, chị cũng có thể giúp cho chúng đạt được nhiều thành tích.
Uống cà phê xong, mọi người cùng theo chị Hai-ga ra sân bóng. Lúc đầu tôi cũng định đi, sau lại nghĩ: phải lấy nhật kí ra viết đã.
Ngồi bên bàn viết, tôi nghe rõ những tiếng hò reo của mọi người ở bãi bóng. Khắp trại, chỗ nào cũng rộn lên từng đợt cười đùa, kêu hét và cả những tiếng hát vui tươi nữa.
Ở ngoài kia, từng đám bụi bốc lên như khói cuộn. Đó là vì có mấy đội viên nào đó đang đua nhau kéo sệt những cành củi cồng kềnh đi qua sân ra bãi. Chúng khuân cả những cành gãy dở dang, hoặc những cành chỉ còn nửa gốc.
Tối hôm nay, sẽ có một cuột đốt lửa trại hết sức to. Trước đây và cho mãi tới bây giờ, chỉ mới có chi đội chúng tôi tổ chức được m! ột đê! m lửa trại xoàng xoàng, nhưng cũng không đến nỗi nhạt. Hôm đó, chúng tôi ngồi xúm quanh đống lửa, nghe anh Mích kể chuyện, và nhìn lửa cháy đùng đùng. Mỗi khi có lửa trại là phải có quy định chủ để câu chuyện kể. Kì lửa trại ấy nhân ngày lễ kỉ niệm Ten-lơ-man, anh Mích kể cho chúng tôi nghe về cuộc đời cách mạng của nhà lãnh tụ vĩ đại. Anh kể về các cuộc đấu tranh, về những thành tích chiến đấu với kẻ thù của giai cấp công nhân. Chúng tôi đều ngồi im, nín thở để mà nghe. Qua ánh lửa tưng bừng, chúng tôi đều tưởng nhớ tới Ten-lơ-man.
Hôm nay, đống củi dùng để đốt lửa trại nhất định phải to hết sức. Tôi nóng cả ruột, đến mức không đợi được nữa. Bỗng thấy Hen-mu ở đâu chạy về. Nó và chạy vừa kêu:
– Đi tắm thôi! Chúng ta được phép đi tắm đấy!
Thế là Lô-ti, Phu-lân, Oan-tơ, Li-pu-li-pu và tất cả chi đội đều ùa ra chạy theo nó, mỗi người cũng hớn hở kêu vang cả lên.
Nếu mỗi sang dậy tập thể dục mà chúng nó cũng chạy nhanh như bây giờ thì có lẽ chúng tôi không đến nỗi chậm lắm.
– Kìa, cậu định thế nào? – Chích choè thình lình tới sát bên cạnh tôi hỏi. – Đã được phép tắm rồi mà còn ngồi viết gì thế?
Nói xong nó đi ngay, không cần biết tôi trả lời ra sao nữa. Nhưng tôi thì tôi phải viết nốt vài dòng nữa mới có thể đi được.
Hôm nay, tôi ghi chép nhiều việc quá. Tình hình lửa trại tối nay ra sao, đành phải để đến mai mới ghi nốt được.
Giờ tôi phải đi tắm thôi.


Phần 4
Thứ Bảy, Ngày 28 Tháng 7

Chúng tôi bị ê tới cái mức này thì thật không ngờ.
Cả chi đội chúng tôi bị ê trước mặt mọi người, tôi cho là tất cả đều phải chịu trách nhiệm, và tất nhiên tôi cũng có trách nhiệm.
Giờ tôi hãy khoan nói đến cái chuyện đó, mà hãy nói trước với các bạn về tình hình cuộc vui lửa trại tối hôm qua đã.
Sau khi hạ cờ, chúng tôi đi thay quần áo. Ai nấy đều mặc đồ ngủ cho tiện lúc giải tán, về nhà là có thể chui vào chăn ngủ ngay. Bọn tôi có mấy cậu còn cuộn chăn lại cắp theo dưới nách, hoặc quấn vào người; có đứa lại khoác lên vai, vì địa điểm đốt lửa trại ở gần hồ quá, đêm đến cũng khá lạnh.
Chúng tôi đều háo hức, nóng ruột. Trong lúc làm lễ hạ cờ, chúng tôi đã để ý ngay tới một đống củi thật to. Ồ! Sao mà nhiều củi thế! Đến Chích choè cũng phải ngây ra nhìn. Có mấy đứa không đợi được, chạy trước ra bãi xem. Nhưng chưa đi được mấy bước đã bị Hen-mu gọi giật lại bảo:
– Mau… mau lên tí, chúng mày mau lên tí! – Nó vừa giục vừa đi trước. Khi cả bọn về tới trước lều, nó mới nói là có một đứa nào ấy, lấy chiếc giày của một bạn gái ở lều số 16 và chạy đi mất.
Li-pu-li-pu kéo ngay cái thảm ra hỏi:
– Đâu? Làm gì có đứa nào lấy giày. – Hen-mu nhớn nhác tìm khắp trong lều. Nó làm như chính nó lấy giày ấy.
– Ồ, phải rồi, nó ở đằng kia cơ, ở… ở… ở sau lều số 8 ấy. – Hen-mu vừa nói vừa chạy ù ra. Chúng tôi cũng chạy theo ngay. Cả bọn chia làm hai đầu vây bắt. Quả nhiên chúng tôi vây được một thằng lạ mặt. Nó như con chuột bị l�! ��t vào bẫy. Nó vứt chiếc giày xuống đất, xông tới trước Li-pu-li-pu, rồi rẽ ngoặt một cái va ngay phải Chích choè, làm cậu này ngã bổ chửng ra, kêu chí choé.
Nhưng thằng oắt chạy cũng không thoát, Oan-tơ ở gần đó đã chen ngay lại, thế là chúng tôi ồ cả lại tóm được cu cậu.
Nó thở hồng hộc, trợn mắt lườm chúng tôi một cái rồi hục hặc:
– Chúng mày muốn gì tao? Có buông ra không?
– Làm gì mà nóng thế? – Li-pu-li-pu nói có vẻ chế giễu.
– Trông cậu thật là một đội viên kháu khỉnh đấy!
– Hừ, sao mày dám xô ngã tao hả? – Chích choè vừa hỏi vừa định tống cho thằng bé một quả ục.
Li-pu-li-pu vội ngăn lại:
– Thôi, tha cho nó, Chích choè à!
– Đồ ăn cắp! – Chích choè tức không chịu được.
Thằng kia cũng nổi nóng:
– Đừng có nói láo, tao ăn cắp bao giờ?
– Không ăn cắp thì mày lấy chiếc giày kia làm gì đã? – Lô-ti hỏi.
– Không việc gì đến mày.
– Sao lại không việc gì đến tao. Chính mày định ăn cắp của người ta, lại còn…
– Không đâu. Cậu ấy không lấy giày của tôi làm gì đâu. – cô bé mất giày nói. – Chỉ cố ý trêu cho tôi sợ thôi.
– Dù là trêu như thế cũng không được, vì đó là hành động của bọn lưu manh, kẻ cắp. – Lô-ti nói.
– Đúng, cứ giã cho nó một trận đi. – Chích choè hậm hực nói.
– Việc gì lại phải thế?
– Nếu nó hứa là từ nay sẽ không nghịch như thế nữa thì hãy tha.
– Được, tha cậu ấy ra. – Cô bé nói.
– Nhưng phải có người chứng nhận là nó đã hứa như thế đã.
–! Gọi l�! � cứ tống cổ nó về nhà, không cho nó ở trại này nữa là được.
– Thôi cút! – Li-pu-li-pu giúi thằng bé một cái mạnh.
Nó chuồn ngay. Chúng tôi nhìn theo hút nó. Cô bé cảm ơn chúng tôi. Chúng tôi nghe thế đều tự cho là mình giỏi cả, song ngoài mặt đứa nào cũng làm ra vẻ không nghĩ gì tới cái đó.
Sau đó, chúng tôi cùng chạy ra bãi.
Trời đã chạng vạng. Các đội viên ngồi xúm quanh đống củi to lù lù và tối om. Trông chúng như những bóng người xám xám.
Mặt hồ phẳng lặng, phơi ra như một tấm gương mờ đục.
Cảnh vật trên bờ hồ bên kia đã biến dần vào lớp sương đêm.
Li-pu-li-pu, Oan-tơ, Han-si, Chích choè và tôi đã tìm được một chỗ ngồi rất tốt ở sườn dốc. Bãi cát này thoai thoải, đống củi chất ở mép hồ. Đội viên chia nhau ngồi quanh đống củi thành hình móng ngựa, tổng cộng có tới ba trăm cả trai lẫn gái.
Bấy giờ rất náo nhiệt, tiếng gọi nhau í ới. Có mấy đứa mất chăn đang đi tìm; lại có những đứa bị bạn nhét cát vào cổ áo, kêu chí choé. Qua một hồi quấy nhộn ồn ào như thế, đám đông đã dần dần trở lại yên tĩnh.
Bỗng tất cả im lặng hẳn, không có hơi một tiếng động.
Một que diêm bật sáng bên đống củi. Trong cái bầu trời mờ ảo mung lung rộng không bờ bến này, ngọn lửa ở que diêm chỉ là một chấm sáng hết sức nhỏ bé. Bên trên que diêm có một nắm đóm khô, và tức khắc một lưỡi lửa phì lên cháy sáng, phát ra những tiếng vù vù phì phụt. Anh tổng phụ trách tay cầm bó đóm, lim dim đôi mắt, chạy quanh đống củi. Chúng tôi ai nấy đều mở mắt thật to mà nhìn. Lửa trại đã bốc cháy.
Chỗ n�! �o còn t! ối đen chưa có lửa bén tới là bó đóm ở tay anh tổng phụ trách lại đưa vào. Thế là một ngọn lửa vừa sáng vừa cao đã từ trong đống củi bốc lên phần phật như gió.
– Ý nghĩa thật! – Oan-tơ reo lên.
– Chúng mày trông! – Chích choè cũng thét lên vì phấn khởi.
Ngọn lửa bốc thẳng lên cao, nuốt dần từng đầu củi qua tiếng nổ lách tách liền liền. Khói màu trắng xám cuồn cuộn nhoi lên, những tàn lửa lấm tấm toả cao và múa tít trên nền trời. Thật là một bức tranh vô cùng đẹp mắt.
Han-si ngồi cạnh tôi cứ trợn tròn mắt ra mà nhìn ánh lửa.
– Các em đội viên thiếu niên tiền phong! Hôm nay chúng ta cùng nhau tổ chức một tối vui chung. Tôi đề nghị tất cả mọi người chúng ta đều ca hát cho thật to, và cùng nhau vui cười cho thật thích. – Anh tổng phụ trách vừa nói với chúng tôi xong, toàn thể các chi đội đều hát ngay một lượt bài "Em bé vui chơi". Đó là một bài hát hay nhất, ngay ở chi đội chúng tôi cũng có mấy cậu hát theo được. Những ai không biết hát thì hò theo bằng những tiếng "là lá la", hoặc lặng im nhìn đống lửa.
Lô-ti, Phu-lân, Pi-tơ và mấy cậu khác nữa ngồi chung cả một chỗ với chị Hai-ga ở cách chúng tôi một ít. Măm-phơ-lê và Pô-le không trông thấy đâu, tôi để ý ngó tìm, vẫn không rõ hai đứa ngồi ở chỗ nào.
Bài đồng ca vừa kết thúc, một bạn gái ở lều số 4 ra đọc một bài thơ. Bạn đó đọc hay quá, Chích choè cũng phải lắng nghe thật kĩ cho tới hết bài; như thế chứng tỏ rằng bài thơ rất rung động lòng người.
Men hồ có mấy người phụ trách đống lửa thỉnh thoảng đi đi lại lại và cho thêm củi.! Mỗi l�! ��n họ đi tới chỗ sáng, chúng tôi lại thấy rõ sắc mặt họ đỏ hồng vì ánh lửa.
Sức lửa cháy thật mạnh!
Anh phụ trách lều số 5 tên là Khu-nu kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện. Theo anh nói, đó là một chuyện có thật.
Nhưng chúng tôi không tin, vì anh nói có vẻ phóng đại lắm. Người ta còn nói là anh rất hay bịa chuyện. Anh nói là có một lần anh cùng đi chơi xa với mấy người bạn. Hồi đó anh phải ngủ lại ở một kho thóc. Ban đêm anh nghe thây có tiếng cọt kẹt. Các bạn đều ngủ say, chỉ còn mình anh nghe thấy. Anh bèn chú ý rình xem cái tiếng cọt kẹt kia phát ra từ chỗ nào và tại sao lại có cái tiếng kêu kì dị ấy. Anh nói rất hấp dẫn, chúng tôi ngồi nghe đều ngây ra, tưởng chừng quên cả thở. Chích choè cứ há hốc mồm còn Li-pu-li-pu thì không ngừng tay gãi.
Anh Khu-nu đã kể tới chỗ rình nghe tiếng động. Anh len lén chui qua cửa sổ. Ánh trăng chiếu lọt vào kho, tiếng cọt kẹt lại càng thêm rõ. Anh mở to mắt nhìn kĩ, thì ra có hai con bọ chó đang nhảy ở trên một cái cọng rơm, cứ mỗi lần chúng nhảy thì cọng rơm lại cọ vào mặt ván cho nên nó mới kêu lên những tiếng cọt kẹt mơ hồ.
Anh nói xong, hội trường đều im lặng. Lát sau có mấy người cười lên thật to, một vài người vỗ tay, nhưng rời rạc.
– Thật là chuyện tếu, – Li-pu-li-pu lầm bầm, có ý bực mình.
Oan-tơ nói:
– Chuyện nhạt thế thì đi chỗ khác nói có lẽ hơn.
Lô-ti vừa bực lại vừa buồn cười.
– Chuyện thế mà nói vào đêm lửa trại thật không nên.
Han-si cũng ấm ức.
Một cô bé khẽ nói:
– Chuyện nghe ngớ ngẩn quá.
Một em gái ! khác cũ! ng nói theo:
– Mình nghe mà chả thấy buồn cười gì cả.
Đó là câu chuyện cùa anh Khu-nu. Chúng ra thì anh có thể kể được một câu chuyện rất hay cơ. Không hiểu sao anh lại cho chúng tôi nghe cái chuyện nhạt này, thật chẳng buồn cười một chút nào cả.
Trưa hôm nay, trên bích báo có một bài nói về câu chuyện kể của anh Khu-nu. Đó là bài cùa các bạn đội viên lều số 5 phê bình anh không biết chọn chuyện theo đúng yêu cầu.
Thật vậy, đội viên chúng tôi không hề có ý dìm ai bao giờ. Nhưng chuyện nhạt thì không sao có thể ủng hộ được. Nếu tiết mục nào cũng hay như trò biểu diễn của A-sai thì ai mà không vỗ tay khen ngợi.
Các bạn chưa biết A-sai là ai nhỉ. Đó là một cậu cao ngổng cao ngồng, tóc trắc như bạc. Mắt cậu hơi kèm nhèm, trong tay áo lúc nào cũng cầm một cái gì, không là chiếc gậy, thì cũng là cái thắt lưng. Nhưng đầu óc cậu rất linh hoạt. Cậu kéo dàn phong cầm rất thạo, lại có thể viết được một vài lớp kịch nhỏ.
Sau đó, tất cả mọi người đều đồng thanh hò hét:
– A-sai! Đề nghị A-sai ra hát một bài!
Chúng tôi gào ba bốn lần, gào cho tới lúc cậu ta đứng lên mới thôi. Cậu bước ra trước đống lửa, cười một cách sượng sùng.
Toàn đội yêu cầu nó biểu diễn trò "chiếc máy ra-đi-ô hỏng", nghĩa là chiếc máy này cứ vặn lên là thu được cùng một lúc bốn đài khác nhau.
Kĩ thuật nói nhại của A-sai quả là không chê được thật! Chúng tôi cứ là bò ra mà cười. Chích choè cười không thở được nữa.
Các bạn chưa được nghe thì không ai có thể tưởng tượng được rằng A-sai lại có thể cùng một lúc nh�! ��i đư�! ��c giọng của hai ba người nói trước máy phát thanh.
Li-pu-li-pu cười ha hả mãi không thôi.
Sau khi A-sai biểu diễn xong, các trò khác lại tiếp tục trình bày.
Trời đã tối đen. Một cơn gió nhẹ từ trên mặt hồ thổi lại, làm tan hết những mảng mây đen và cuốn theo những tàn lửa đang quay lộn trên không, rồi tạt quanh đống lửa, thổi tung lá cờ xanh.
– Gió thổi cũng có ý thật! – Li-pu-li-pu nói.
Chích choè lúc này nằm cuộn tròn lại như con chó cún. Trước tôi cứ tưởng là nó ngủ, nhưng nhìn lại vẫn thấy mắt nó mở thao láo. Thấy tôi nhìn, nó cũng nhìn tôi mà cười.
Đêm đã hơi khuya rồi! Ở đây thời giờ đi chóng quá thật.
Lại có một cô bé bước ra trước đống lửa. Chúng tôi nghe bạn đó hát một bài. Trong đêm khuya, tiếng hát vang như những lời kêu gọi. Cuối cùng là một bài hát bế mạc. Chúng tôi cùng hát bài "Tương lai tươi sáng". Đống lửa lại được tiếp thêm củi nỏ, ngọn lửa lại bốc cháy đùng đùng. Khúc hát của chúng tôi cũng như đống lửa: sáng sủa, rộng rãi, hùng mạnh và êm đẹp mông mênh.
Lúc chúng tôi quay về lều, trời đã khuya lắm. Tuy vậy mọi người còn bàn tán ầm ĩ một lúc mới chịu im.
Trong trại nhộn cả lên, chỗ nào cũng có tiếng con trai con gái nói chuyện ồn ào, đứa nào cũng phát biểu một vài ý kiến khác nhau.
Chị Hai-ga đứng ở bên ngoài lều chúng tôi. Trông như một bóng đen đứng im phắc.
– Thôi bây giờ, các em nên nghỉ thôi. – Chị nói.
– Vâng, nghỉ thôi. – Oan-tơ nói.
– Về câu chuyện kể của anh Khu-nu, chị thấy thế nào? – Han-si hỏi chị.
– Thôi đừng hỏi chị n�! �a, chuy�! ��n của anh ấy có ra gì đâu mà hỏi. – Li-pu-li-pu nói.
– Không, em nói vậy không đúng, – Chị Hai-ga nói, chúng ta phải thảo luận qua về câu chuyện này xem thế nào mới được.
– Chuyện dở thế mà thảo luận làm gì?
– Ấy chính vì nó dở nên mới phải đặt vấn đề thảo luận. Chúng ta không nên chỉ nói nó dở mà gạt hẳn đi. Cần phải phân thích xem tại sao nó dở? Vì có tìm được khuyết điểm thì mới giúp chúng ta lần sau không mắc sai lầm.
– Vâng! – Li-pu-li-pu nói. – Thế còn trò biểu diễn của A-sai, chị cho là thế nào?
– Các em đều nhiệt liệt hoan hô em đó, – chị Hai-ga đáp. – Nhưng chị thì không nghĩ thế. Chẳng lẽ các em lại cho cái trò biểu diễn đó cũng thích hợp với yêu cầu của lửa trại à?
– Nhưng đêm lửa trại hôm nay chỉ cốt để mọi người vui cười một trận thôi mà.
– Ấy tuy là nói thế, song đã gọi là lửa trại thì dù sao nó cũng khác với những cuộc họp bình thường. Các em có thật nghĩ rằng muốn vui một trận, muốn cười một trận là nhất định cứ phải diễn cái trò máy ra-đi-ô hỏng mới được không đã? Chị nghĩ rằng muốn cho mọi người được vui thích, có thể có rất nhiều tiết mục khác nữa, nhưng phải chọn tiết mục nào có nội dung tốt và ý nghĩa mới đúng.
– Tớ thấy nói thế cũng đúng đấy. – Lô-ti nói.
– Chị Hai-ga nói kể cũng có lí. – Li-pu-li-pu nói.
– Tớ thì trước sau vẫn cho A-sai là cù có duyên nhất. – Chích choè lớn tiếng.
– Hừ, cậu thì chỉ…
– Thôi, đêm đã khuya rồi, các em đi ngủ đi thôi. Mai còn có trò hay hơn. – Chị Hai-ga ngắt lời ! chúng t�! �i.
Chúng tôi nghe đều phật ý, song không ai dám bảo là không đúng. Bấy giờ, đã gần mười hai giờ. Các lều khác có lẽ cũng đã sửa soạn đi ngủ cả.
– Tất cả về đủ rồi chứ? – Trước khi ra về, chị Hai-ga còn hỏi một câu thế.
– Có lẽ về đủ cả ạ. – Khơ-lao đáp.
Thật ra thì chưa về hết. Pi-tơ thình lình thò tay ra sờ vào tấm chăn bên chanh, rồi vội vàng nói:
– Pô-le không có đây!
– Có lẽ nó đi tiểu đấy. – Phu-lân nói.
– Không, xưa nay nó có đi tiểu đêm bao giờ đâu. – Pi-tơ nói.
– Măm-phơ-lê cũng không có nhà! – Oan-tơ đột nhiên kêu lên ở cuối dãy.
– Sao, nó cũng không có nhà à?
– Đây, lại cả mà xem, giường nó còn trống đó!
– Có ai thấy hai đứa chúng nó ở chỗ lửa trại không?
– Không. – có tiếng một vài đứa đáp.
Tôi chợt nhớ lúc nãy tôi có để ý tìm chúng mà không thấy.
Li-pu-li-pu lồm cồm bò dậy. Pi-tơ, Oan-tơ, Han-si và tôi cũng vội vàng dậy ngay. Mấy cậu nữa cũng định đi theo nhưng chị Hai-ga ngăn lại hết.
– Các em cứ ở nhà, – chị nói, – để chị và mấy em này ra bãi cát tìm xem.
Đường đi tối như bưng. Trong khu trại, chỉ còn thấp thoáng mấy bóng đèn điện.
Đống lửa ở bãi đã tắt ngấm, chỉ còn mấy đầu củi cháy dở than hồng, thỉnh thoảng lại loé sáng kèm theo mấy tiếng nổ lép bép rất nhỏ.
Chiếc đèn "pin" ở tay chị Hai-ga đưa đi đưa lại, rọi tìm khắp chỗ. Chúng tôi đi quanh quẩn trên bãi cát mịn đó một hồi vẫn không thấy hai cậu ấy đâu.
Người cảnh vệ trên hồ cũng nói là không gặp hai em nào cả.
C! húng tô! i hết sức tìm kiếm, khẽ gọi tên hai đứa, nhưng vẫn không thấy động tĩnh gì.
Trong bóng tối, Li-pu-li-pu lần mò sục tìm theo những bụi cây thâm thấp ở ven hồ. Bỗng nó cười lên mấy tiếng hà hà. Thì ra hai cậu chàng quý báu này, nằm lăn ra đất, ôm nhau ngủ li bì như hai con thỏ nằm ở trong hang. Pô-le phơi cả chỏm tóc bờm ngựa của nó lên trời, còn Măm-phơ-lê ngáy khò khò như trong cổ vướng một vật gì.
Pô-le bao giờ cũng là Pô-le; đêm lửa trại mà nó cũng ngủ được như thường! Chắc là nó không thích cho ai đánh thức.
Măm-phơ-lê bỗng ngồi nhỏm dậy, hốt hoảng nhìn đèn "pin", mắt chớp liền mấy cái. Pô-le làu bàu ú ớ. Thế là cả hai theo chúng tôi về nhà.
Chị Hai-ga đưa chúng tôi về tới lều. Đợi cho chúng tôi ngủ hết, chị mới về. Lúc sắp đi, chị bảo chúng tôi:
– Chúc các em ngủ ngon!
Chị đi khỏi, chúng tôi ngủ luôn.
Đó là một đêm tốt đẹp. Tôi muốn viết thật nhiều. Nhưng giờ đây, bây giờ đã là ngày hôm nay rồi, đã là ngày thứ bảy rồi. Tôi sửa soạn viết, cắn đầu bút chì, nhìn lên trời bắt đầu nghĩ xem nên viết cái gì. Tôi định viết tất cả câu chuyện ê chệ của toàn thể đội viên trong lều số 13 của chúng tôi.
Thật thế, đúng là một chuyện ê chệ, một chuyện hết sức xấu hổ. Hơn nữa lại là một chuyện bị gãy ngay trước mặt bao nhiêu là tân khách ở nhà máy đỡ đầu tới tham quan toàn trại.
Lúc làm lễ chào cờ buổi sáng, ông trại trưởng trại hè có bảo chúng tôi là đoàn đại biểu sắp tới thăm trại (cái tin này chúng tôi đã biết rồi). Sau đó ông bảo là vì thế cuộc biểu diễn văn nghệ của tr�! �i, trư�! ��c định tổ chức vào ngày chủ nhật thì bây giờ đổi lại là tổ chức vào chiều nay.
Lệ thường, kế hoạch biểu diễn văn nghệ của trại là phải chuẩn bị trước.
Thứ nhất, mỗi lều ít nhất phải có một tiết mục tham gia.
Thứ hai, tiết mục nào hay, đều được diễn lại một lần nữa vào buổi lễ bế mạc của trại tổ chức vào ngày thứ hai tuần sau.
Vì thế, khi nghe ông chủ nhiệm trại hè nói sáng hôm nay phải thay đổi kế hoạch, biểu diễn sớm hơn, thì mọi người đều không thích. Ở các chi đội khác, còn có những người tỏ ý không vui.
Chi đội số 4 và số 8 đã chuẩn bị đâu vào đấy cả. Các chi đội khác thì còn dở dang, có đơn vị lại chỉ mới bắt đầu. Nhưng chúng tôi thì – thật không thể tưởng tượng được – đã không lo gì hết mà cũng chẳng biết đằng nào mà lo. Chẳng thế mà chị Hai-ga vừa nghe thấy nói cái tin thay đổi này, đã phải trố mắt lên như một tin sét đánh.
Sau lễ chào cờ, các chi đội đều rủ nhau vào rừng, mỗi đội họp riêng một chỗ để bắt đầu chuẩn bị. Dưới ánh nắng buổi sáng, Hen-mu cởi luôn sơ-mi, nằm ngay ra đất, Măm-phơ-lê lấy một chiếc hoa thông ném vào bụng nó làm mọi người cười ồ.
Chị Hai-ga không nói không rằng, đứng im cạnh chúng tôi. Sau khi ngồi yên trên bãi cỏ, chúng tôi đều nhìn cả vào chị như để chờ xem chị bảo sao. Còn chị cũng vậy, chị cũng như có ý đợi xem chúng tôi định thế nào. Cứ thế thời gian đã qua đi khá lâu.
Mãi sau chị Hai-ga đành lên tiếng trước. Chị hỏi chúng tôi xem ai có ý kiến gì thì nói.
– Ồ, tớ đã biết ngay mà! – Măm-phơ-lê nói ra vẻ chế gi�! �u ngầm! .
– Chị ấy thật coi thường công việc này quá. – Khơ-lao dè bỉu. – Tớ cho là một mình chị ấy thì cũng chả có cách gì sất.
– Đừng có nói thế. – Oan-tơ nói. – Chị ấy phải tìm hiểu tình hình xem chúng mình đã có tiết mục gì chưa chứ!
– Thế thì mày cứ nói thẳng với chị ấy là, chúng mình chả có gì cả.
– Bí quá thật.
Chị Hai-ga vẫn đợi ý kiến chúng tôi.
Han-si giơ tay phát biểu nói là chúng tôi có thể hát được một bài.
Pi-tơ thì chủ trương sẽ đọc thơ. Ngoài ra không một ai có ý kiến gì.
– Nếu chúng ta không biểu diễn gì, thì không được à? – Chích choè đột nhiên hỏi to.
– Cũng chẳng sao đâu. – Lô-ti nói.
– Chúng mình bây giờ thật chả có gì mà biểu diễn cả. – Phu-lân cũng góp thế. Còn ý kiến Mai-ơ thì cho là: Nếu để bị gãy ở trước mặt mọi người, chả thà không tham gia lại hơn.
– Còn các em khác, không ai có ý kiến gì à? – Chị Hai-ga hỏi cả bọn.
– Các bạn ấy lười quen rồi. – Oan-tơ nói.
– Vâng, thật thế. Các bạn ấy chỉ muốn cả ngày đùa nghịch dưới nước thôi. Bảo làm cái gì đứng đắn một chút là không bao giờ chịu làm hết.
Han-si nói thế xong, liền đề nghị phải phê bình nghiêm khắc những cậu có khuyết điểm mà không chịu sửa chữa.
Trông nó có vẻ bực tức lắm. Chưa bao giờ, tôi thấy nó tỏ thái độ như thế cả.
Nó nói xong, không một đứa nào lên tiếng.
Pô-le thì xoa xoa lá thuốc cao ở chân. Y sĩ mới thay lá thuốc cao này cho nó hôm qua. Nó đảo mắt nhìn khắp lượt chúng tôi như để thăm dò ý kiến xem có ai bênh vực gì không! . Hen-mu ! thì cởi áo trải xuống cỏ rồi nằm lăn lên trên. Khơ-lao vẫn im lặng như đang mải nghĩ một chuyện gì.
– Các em nghe đây, chị có mấy ý kiến thế này, nói để các em nghe. – Chị Hai-ga bắt đầu nói mất bình tĩnh. – Các em cứ ngồi ở đây người nọ nhìn người kia, hình như coi việc biểu diễn chiều nay hoàn toàn không dính líu gì đến mình ấy. Chị cần phải nhắc lại để các em biết, là mỗi chi đội đều phải có tham gia biểu diễn dù nhiều hay ít.
– Thế phải tham gia thật ạ? – Phu-lân hỏi.
– Tất nhiên, đã nhất định như thế rồi. Chúng ta bây giờ về điểm nào cũng kém các chi đội khác. Lúc đầu chị cũng nghĩ sai, cứ cho là các em ít nhiều đều có tiến bộ, nhưng bây giờ mới rõ là đâu vẫn hoàn đấy. Cho tới hôm nay, những em chịu khó công tác, vẫn chỉ là mấy em hôm đầu chị tới, chị đã nhận ra. Còn các em khác vẫn như cũ, chẳng thấy thay đổi được chút nào cả.
– Nhưng, chị ạ. – Khơ-lao nói. – Biểu diễn văn nghệ là một việc khác, một chuyện đặc biệt. Các chi đội khác đã có sẵn, vì chuẩn bị từ lâu. Còn chúng em thì không thể có được. Không có gì sất.
– Nhưng chúng ta còn những bốn tiếng đồng hồ để chuẩn bị. – Chị Hai-ga nói.
– Bốn tiếng đồng hồ, ít quá, nhất định là không ăn thua gì. – Mai-ơ và Măm-phơ-lê cùng nói.
– Nếu các em quyết tâm làm, thì bốn giờ đó cũng có thể làm được khá việc đấy.
– Vâng, vậy thế chị bảo làm gì ạ? – Khơ-lao hỏi.
– Hát một bài hát, ngâm một bài thơ, hay diễn một vở kịch ngắn.
– Úi chào! – Li-pu-li-pu vừa nói vừa gãi mạnh lên! đầu. ! – Nếu bảo diễn kịch thì tớ sợ cái chi đội này lắm đứa đần quá. – Nói xong nhìn chòng chọc vào Lô-ti, Phu-lân và Éc-vin.
– Thì cậu ta là đứa đần độn số một đấy. – Lô-ti mỉa lại.
Li-pu-li-pu cười hì hì:
– Tớ biết ngay là thế nào cậu cũng nói câu ấy.
– Không được ồn! – Chị Hai-ga quát.
Vì hai đứa cãi nhau mà cả bọn cũng ùa nhau tranh cãi; đứa nào cũng muốn nói lấy được, nhộn cả lên.
– Im, im! – Chị Hai-ga lại lên tiếng. Rồi chị hỏi chúng tôi: – Các em có thể hát được những bài gì?
– Bài "Em bé vui chơi" ạ.
– Tất cả đều biết hát chứ?
– Biết ạ. Chúng em có thể hát thử luôn bây giờ được.
Hát có ra trò không, mời các bạn cứ nghe chúng tôi một lần mới rõ. Đoạn thứ nhất còn tàm tạm được, hát đến đoạn thứ hai là đã có mấy đứa chỉ còn biết "ơ ơ" theo. Và Lô-ti, Phu-lân, Đích-dơ thì hoàn toàn ngậm miệng, không hát được nữa. Vì thế Li-pu-li-pu, Oan-tơ, Han-si, Pi-tơ và tôi đành phải cố gắng hát cao lên cho thật to.
Hát mà như thế thì không thể biểu diễn được, cố gắng cũng vô ích. Tiếng hát càng về sau càng đuối, nghe như nước suối chảy trên bãi cát khô. Rồi mọi người đành phải im hẳn mà nhìn chị Hai-ga. Chị mỉm cười nói:
– Các em cứ thử nữa xem.
Chúng tôi lại hát thử vài bài khác. Toàn là những bài hay có tiếng cả. Nhưng tiếc là trong bọn tôi chủ có độ bốn năm đứa là hát được từ đầu đến cuối; mà vẫn chỉ là mấy đứa đã hát quen ấy thôi.
Sau cùng chị Hai-ga phải bảo chúng tôi nghỉ, vì hát kém quá sợ sẽ bị gãy mất.
&! #8211; Th! ế thật đấy. – Khơ-lao nói. – Anh Mích anh ấy không dạy chúng em hát bao giờ cả.
– Thế chẳng lẽ những ngày các em ở Bá-linh, ở chi đội cũ, cũng không học hát bao giờ à?
– Không phải thế – Oan-tơ nói. – Chúng em mỗi đứa ở một nơi khác nhau, có học cũng không được mấy bài giống nhau. Hơn nữa, lại có nhiều bạn là đội viên mới được kết nạp ạ.
Chúng tôi quá nửa là đội viên mới, điều đó đúng như thế thật. Nhưng dù sao cũng không thể nói được rằng, một chi đội thiếu niên tiền phong, mà lại không hát chung được lấy một bài nào. Có lẽ vì khi chúng nó ở nhà cũng chỉ hay ăn mà chẳng hay làm như ở đây thôi. Vấn đề là ở chỗ đó. Ngay với Oan-tơ tôi cũng không hiểu nó nghĩ ra sao mà lại nói như thế. Có lẽ là nó biện bạch thế để cãi hộ cho những cậu kia, cho chúng nó đỡ ê. Nhưng của đáng tội, chúng nó thật không đáng để cho ai bênh vực hết.
Chị Hai-ga im lặng một lúc lâu rồi mới nói:
– Thôi được, các em ạ. Nếu đã thế, thì chúng ta phải học gấp ngay một bài thôi.
Lúc đầu không ai lên tiếng. Lát sau mới có mấy cậu ngần ngừ nói:
– Đến bây giờ mới học, sợ không kịp.
– Chúng em toàn là những tượng gỗ thế này, thì nhất định không học được thật. – Đích-dơ nói.
– Ồ, nếu tất cả lười như cậu ấy, thì cậu nói thế mới đúng. – Oan-tơ mắng Đích-dơ.
– Phải, chỉ có cậu không là tượng gỗ thôi.
– Chỉ có một bài hát, mà chúng ta không chịu học thì thật không còn nhục nào bằng. – Han-si bực tức nói to.
– Sao lại bảo là không chịu học? – Lô-ti nói. – �! �ã có �! �ược một nửa số đội viên lên hát một bài, còn chưa đủ à?
Bỗng Chích choè đứng phắt dậy.
– Cái gì thế? – Chị Hai-ga hỏi.
– Em ra đi giải ạ. – Nói xong, nó chuồn ngay.
– Nó mà quay lại thì chờ kể. – Phu-lân vừa nói vừa cười.
Chị Hai-ga cắn môi, nhìn chúng tôi suy nghĩ. Rồi chị bảo:
– Các em, các em nên biết là nếu như chiều nay chúng ta không biều diễn gì cả thì nhất định là ê với toàn liên đội rồi. Chị không thể, mà cũng không dám ép các em phải học hát hay tập kịch nữa. Vì nếu các em không có quyết tâm cố gắng tiến bộ, đành chịu kém người, thì chị cũng không có cách gì giúp đỡ được các em hết. Có thể là chi đội các em nhất định chờ cho bị ê một chuyến, rồi mới quyết tâm sửa chữa chăng. Có đúng thế không?
– Bọn lạc hậu ấy chung quy vẫn chỉ có mấy đứa thôi. – Oan-tơ nói. – Từ nay không nên cho chúng nó đi trại hè nữa.
– Oan-tơ à, em nói thế không đúng. – Chị Hai-ga bảo. – Chỉ có ở trại hè này, chúng ta mới có dịp để đi sát, luôn luôn giúp đỡ nhau, sửa chữa cho nhau và cùng trở thành đội viên ưu tú chứ. Sao em lại nói thế.
Lô-ti, Phu-lân, Măm-phơ-lê và Đích-dơ đều gượng cười tỏ vẻ thiếu tin tưởng.
– Thôi, thôi, không phải nói lắm nữa! – Pô-le tự nhiên kêu lên thế. – Em cho là cứ để hai cậu nào đó lên đọc một bài thơ, thế là ổn rồi.
– Khoan đã. – Chị Hai-ga vội vàng nói. – Chúng ta sẽ biểu quyết xem có bao nhiêu người tán thành đồng ca đã. Nhưng xin nói trước là thiểu số phải phục tùng đa số đấy. Các em có đồng ý thế không?
Thế là chú! ng tôi g! iơ tay lấy biểu quyết. Kết quả chỉ có sáu người là Li-pu-li-pu, Oan-tơ, Han-si, Pô-le và tôi đồng ý hát. Như thế là bị bác bỏ. Tôi bực quá, chỉ muốn tống cho Lô-ti, Phu-lân, Mai-ơ mỗi đứa một quả ục thật nên thân.
– Thế này thì cứ để một nửa chi đội viên lên hát một bài vậy. – Han-si bàn.
Chị Hai-ga không có ý kiến về câu đó. Chị không nói gì hết. Mãi sau chị mới bảo chúng tôi nêu các đề mục đọc thơ xem nên đọc bài gì.
Mọi người đều nhìn cả lên trời, làm như thơ đều viết cả ở trên trời ấy. Nhưng trên trời không có gì, ngay đến một gợn mây cũng chẳng thấy.
– Tớ thấy có một bài này tớ cho là có thể được. Đó là bài "Tiếng hát hoà bình" của Bê-se. – Oan-tơ nói.
– Các em có đồng ý không?
Mấy cậu ngồi xung quanh Mai-ơ và Măm-phơ-lê đều gật đầu. Chúng nó tất nhiên là đồng ý. Vi như thế, chúng nó không phải suy nghĩ gì nữa.
Chị Hai-ga đề nghị:
– Chị nghĩ chúng ta ít nhất cũng nên đọc lấy hai bài.
– Cái đó chúng ta có thể làm được lắm. – Pô-le nói.
Nó nói xong, tất cả lại im lặng một lúc.
Măm-phơ-lê vuốt tóc Mai-ơ. Đích-dơ ngồi im như một con cóc, trong miệng vẫn nhấm nhấm một cái cỏ may. Hen-mu mải ngắm mãi cái bụng của nó, cái bụng trắng hếu như trứng gà bóc.
– Chúng ta đọc thêm một bài thơ "Kế hoạch" có nên không? – Éc-vin đột nhiên hỏi.
– Cậu đọc được chứ? – Khơ-lao có vẻ nghi ngờ.
– Cũng tàm tạm được.
Nói xong, Éc-vin đọc thử ngay. Nhưng nó mới đọc tới câu thứ ba đã "è hè" mấy cái, không nhớ được nữa. Có mấy đứ! a hì hì! cười thầm. Chị Hai-ga vội chỉnh ngay:
– Các em cứ chế giễu người khác, nhưng chính mình có làm được đâu.
– Nhưng sao nó lại xung phong?
– Thế sao các em không biết xung phong?
Khơ-lao không trả lời được, quay nhìn chỗ khác.
Chị Hai-ga giận lắm. Cứ nghĩ tới những của nợ ấy ở trong hàng ngũ, tôi cũng thấy ngượng quá.
Bấy giờ, Oan-tơ và Éc-vin đang thay phiên nhau tập đọc thơ. Chị Hai-ga giúp chúng cách đọc và cách phát âm cho đúng. Chúng tôi đều lắng nghe.
Hen-mu lại nằm lăn trên chiếc sơ mi trải dưới đất. Chích choè quả nhiên không trở lại. Đích-dơ trước sau vẫn ngồi im như thóc. Tôi thật không quen nhìn những đồ lười nhác ấy.
Gần tới giờ ăn trưa, chúng tôi đều trở về lều. Chưa được hai tiếng đồng hồ, đoàn đại biểu đã tới. Họ đều là những lao động tiên tiến ở nhà máy đỡ đầu trại hè chúng tôi. Họ đến với mụch đích thăm xem chúng tôi sinh hoạt ra sao. Họ nhìn chỗ này, xem chỗ nọ, bất cứ cái gì họ cũng chú ý. Họ nói chuyện với chúng tôi, gật đầu nhìn chúng tôi, mà cười nheo cả mắt. Có thể là họ cũng muốn có dịp nào đó sẽ đến đây nghỉ chơi mấy ngày thì phải. Ít nhất thì trên vẻ mặt họ cũng lộ ra cái ý nghĩ như thế.
Thôi, sắp khai mạc đến nơi rồi.
Ở một góc sau trại chúng tôi có một sân khấu lộ thiên. Đó là một cái bục lớn gép gằng ván gỗ khá rộng ngay dưới chân dốc, trong mấy hàng cây thưa.
Các chi đội ở từng lều lần lượt kéo nhau ra tập họp ở đó. Chỉ trong chốc lát, người ta đã không còn thấy các loài thực vật nhỏ như rau sam, mã đề và rêu mọc ở trên m�! ��t đấ! t nữa, mà chỉ còn thấy toàn là những quần áo trắng cùa đội viên thiếu niên tiền phong. Các vị khách quý của chúng tôi tắm trong nhiệt tình mừng đón của những tấm lòng bừng nở như hoa và những bộ mặt tươi sáng reo cười. Đứng ở chỗ tôi nhìn ra, tôi có thể quan sát được rõ ràng lắm.
Tất cả các đội viên đều ngồi thành một nửa vòng tròn bao quanh trước sân khấu.
Chi đội tôi đứng khuất ở hàng cuối cùng.
Ông trại trưởng trại hè tuyên bố khai mạc. Ông thay mặt chúng tôi nhiệt liệt hoan nghênh các đại biểu, đồng thời hi vọng là các tiết mục biểu diễn hôm nay sẽ làm đẹp ý mọi người.
Tôi có một cảm giác kì lạ, giống như khi ở trường học gặp phải một bài toán khó mà không sao làm nổi. Oan-tơ thì như có vẻ băn khoăn, mặt nó hơi tai tái.
Han-si, Pi-tơ và Li-pu-li-pu cũng thế. Chỉ có Lô-ti và Phu-lân là ngồi đợi một cách hết sức khoan khoái. Pô-le, Khơ-lao, Măm-phơ-lê, Chích choè và Hen-mu cũng vậy, chúng cũng như hai thằng kia, chẳng bận tâm gì hết. Đúng, việc gì mà phải lo, với lại chúng tôi cũng đã có hai bài thơ để đọc rồi! Còn Đích-dơ và Mai-ơ thì thật sự không chú ý gì tới thành tích của tập thể bao giờ. Dù trời sụp nữa, cũng không can gì tới chúng.
Chi đội lều số 1 lên trước tiên với một bài đồng ca. Tiếp theo là một bản độc ca, rồi cuối cùng lại một bài đồng ca nữa.
Chúng tôi không nói năng gì nhiều lắm. Tôi lén nhìn chị Hai-ga một cái. Chỉ thấy chị ngồi co hai đầu gối lên, sắc mặt có vẻ lo lo. Oan-tơ đang cắn môi dưới, Han-si đang nhìn thẳng vào mặt tôi.
Lúc biểu di�! �n xong, ! các đại biểu đều vỗ tay, tất cả đội viên chúng tôi cũng vỗ tay theo.
Chi đội lều số 2 và số 3 biểu diễn cũng khá. Sau đó là chi đội lều số 4. Chi đội này có mấy tiết mục hết sức đẹp và hay, người xem đều bị hấp dẫn từ đầu đến cuối.
– À, hay ghê! Chả kém gì văn công! – Li-pu-li-pu nói.
Các tiết mục tam ca cùa chi đội này quả thật xuất sắc. Âm điệu khi trầm khi bổng, luôn luôn biến đổi nghe "cứ như rót vào tai ấy". Chúng nó nhảy hăng quá, đến nỗi sàn ván cũng vang lên những tiếng thình thình theo nhịp múa. Đã thế, chúng lại có ba cái phong cầm để giúp về âm nhạc.
Chúng tôi vỗ tay nhìn lên sân khấu.
Chi đội lều số 5 ngoài hai bài hát ra, còn biểu diễn một vở kịch nói rát có ý nghĩa, tả cuộc đấu tranh vùng dậy của nông dân. Chi đội lều số 6 thì biểu diễn một tiết mục, nói về phẩm chất của đội viên thiếu niên tiền phong, là đối với bất cứ ai cũng phải có lễ phép và lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ mọi người.
Càng lâu, chúng tôi càng thấy mình không vững. Ở các chi đội khác, người ta chỉ coi cái trò ca hát, đọc thơ là một thứ phụ, dùng để xen kẽ và tô điểm cho tiết mục chính thôi. Còn chúng tôi thì có những gì? Hai bài thơ, ngoài ra không có thêm cái gì khác.
Chị Hai-ga vẫn ngồi bó gối như cũ. Đích-dơ và Mai-ơ hết ngả đầu biên nọ lại ngoẹo đầu bên kia mà nhìn lên sân khấu. Còn Pô-le, Hen-mu, Khơ-lao, Măm-phơ-lê, Chích choè và cả Lô-ti và Phu-lân nữa, bây giờ đã không như lúc nãy. Chúng nó đều vươn cổ há mồm, tập trung tinh thần vào sân khấu để thưởng thức các tiết mục một cách say sưa. Chúng nó! không n! ói phiếm với nhau câu nào, vẻ mặt hơi có chiều lo lắng. Chi đội lều số 10 và lều số 11 đều đã theo nhau lên sân khấu. Bấy giờ, tôi vụt nhớ ra là chẳng còn mấy chốc sẽ đến lượt chúng tôi. Trống ngực tôi đánh thình thình.
Sáng hôm nay, mọi người đều cho là không có gì đáng lo. Vì bấy giờ, ai cũng nghĩ rằng: nếu tất cả đã không thích biểu diễn thì thôi; không biểu diễn cũng được. Nhưng bây giờ thấy người ta ai cũng có thành tích, thì mình lại không dám nghĩ thế nữa.
Ồ, chi đội lều số 12 cũng đã ra rồi. Trước hết, chúng nó hát một bài, tiếp đó lại là một điệu múa do bốn bạn gái mặc áo hoa ra nhảy. Chúng nó nhảy khá quá, lúc thì chuyển tới góc này, lúc lại rẽ sang góc khác; lúc thì lượn đi lượn lại uốn éo gài nhau, lúc lại xúm vào thành một vòng tròn; rồi giang ra, rồi họp lại. Nghĩa là cứ thay đổi luôn luôn, xem hoa cả mắt.
Chúng tôi lo quá, chỉ mong cho chúng nó cứ như thế mà nhảy mãi cho đến tối mịt. Có lẽ tất cả chi đội tôi đứa nào cũng nghĩ thế hết. Oan-tơ thì không biết đang nhai cái gì trong miệng. Éc-vin ngồi xổm dưới một gốc cây, sắc mặt tái nhợt; chắc nó nghĩ tới lúc sắp phải ra sân khấu, đứng đọc thơ trước ba trăm đội viên, nên nó hoảng. Khơ-lao rì rầm chuyện nhỏ với Li-pu-li-pu. Pô-le luôn luôn đưa tay lên vuốt cái đầu bờm ngựa. Hen-mu bảo khẽ Chích choè: "Hôm nay, mày bỏ đi trốn như thế, thật là đồ lười!" Nó nói mà không biết tự xét, Chắc lúc nó nói câu đó, nó không nhớ là suốt cả buổi sáng hôm nay, nó chỉ nằm lăn ra cỏ, để nhìn cái bụng trắng hếu của mình và mặc kệ tất cả. Hai cậu đó thật là ki! ểu lư�! �n ngắn lại chê trạch dài, có hơn gì nhau đâu.
Sự thể đã đến nỗi này, tôi nghĩ tất cả chúng tôi đều có trách nhiệm. Toàn thể đội viên chúng tôi, kể cả Oan-tơ, Han-si, Li-pu-li-pu, Pi-tơ và tôi nữa, đều không ai tránh khỏi.
Ngay đến cả chị Hai-ga cũng có trách nhiệm. Chị vốn là người có nhiều thành tích tốt về công tác phụ trách, vậy mà hôm nay đã không làm tròn trách nhiệm. Đáng lí ra trong lúc chuẩn bị biểu diễn, chị nghiêm khắc phê bình những thằng lười biếng, bắt chúng nó phải tích cực tham gia, thì đâu đến nỗi. Chẳng lẽ chị lại không muốn cho chúng tôi thành công, cố ý để chúng tôi bị thất bại hay sao? Tôi liếc nhìn chị một cái. Vẻ mặt chị vẫn như cũ, không có gì thay đổi.
Giờ phút đã đến. Chúng tôi đều co rúm cả người lại mà nhìn lên sân khấu một cách thẫn thờ. Trời ạ! Thật không ngờ lại có chuyện tình cờ đến thế! Chúng tôi không ai nghĩ rằng mình lại bị một vố bất ngờ như vậy. Thế là toi hết! Gì gì nữa cũng toi hết!
Cái tiết mục cuối cùng của chi đội lều số 12, cũng là đọc thơ, mà đầu đề lại đúng là bài "Tiếng hát hoà bình" cùa Bê-se.
Chúng tôi ngồi đờ cả ra, ngao ngán.
– Chết thật, bài thơ ấy cùa chúng mình bị họ đọc trước mất rồi! – Pô-le càu nhàu nói.
Ngoài nó ra không một ai lên tiếng. Éc-vin đã lừng lững đi lên sân khấu. Chúng tôi đều đưa mắt tiễn nó đi. Tôi nghĩ cái trò trơ trọi một mai của nó đây, có lẽ không cần phải lên sân khấu nữa, vì như thế, nào có ý nghĩa gì? Chẳng thà cứ không tham gia một tiết mục nào cả, có lẽ lại hơn.
Nhưng không thể thế được. Ông ! trại tr! ưởng đã giới thiệu với khán giả mấy tiếng "lều số 13" rồi. Tôi thấy đầu tôi như muốn vỡ tung ra. Tôi bị xúc động quá mạnh.
Các vị đại biểu đang rì rầm ghé tai nhau nói chuyện. Họ hớn hở vui mừng, nhìn lên sân khấu với một vẻ chờ đợi thân yêu. Bấy giờ, Éc-vin đã đứng trên sân khấu. Nó đứng ở đó, vừa nhỏ bé vừa lẻ loi. Nó là đại biểu lều số 13 cùa chúng tôi. Trông nó thật là ái ngại quá! Xin thú thật là chúng tôi không ai dám nhìn nó cả.
Éc-vin đã bắt đầu đọc. Tiếng nó vừa to vừa rõ, sắc mặt nó đỏ bừng! Nhưng khốn thay! Đọc tới câu thứ ba, nó đâm ngắc ngứ mãi không đọc tiếp được. May sao, một lúc sau nó lại nhớ ra và đọc tiếp ngay.
Khơ-lao lơ đãng cười lên một tiếng, nó vừa lấy tay mân mê mấy sợi râu vừa luôn miệng nói những tiếng "ài, ài, ài". Hen-mu xoã tóc xuống mặt. Han-si trố mắt nhìn lên sân khấu. Khổ thật, Éc-vin lại ấp úng không đọc được nữa, nó lại tắc tị, và lại đọc lại từ đầu. Nhưng rồi chung quy nó vẫn ngắc ngứ không sao đọc được. Thế là nó đảo mắt một cái, nhìn lên trên trời mà đứng đực ra.
Đứng như thế một lúc nó lại cúi xuống nhìn sàn ván, rồi khóc không thành tiếng.
Các đội viên trong hậu trường đều im lặng.
Chúng tôi thấy khổ hết sức. Thật là một việc xấu hổ vô cùng!
Khơ-lao nằm ngay xuống đất. Chích choè bò luôn ra sau gốc cây to. Hen-mu thì mấp máy luôn miệng, song không nói câu gì. Măm-phơ-lê cắn móng tay. Pô-le xoa xoa lá thuốc cao. Li-pu-li-pu gãi đầu.
Ông trại trưởng đi tới trước sân khấu, nói mấy câu an ủi Éc-vin. Cái đó tất nhiên là một cử ch�! �� tốt ! của ông, song đã không sao gỡ lại được nữa rồi.
Chúng tôi cứ từng đứa chuồn về.
Những đội viên ngồi gần chúng tôi đều ngó nhìn chúng tôi một cách lặng lẽ. Cái vẻ nhìn chế giễu có hàm ý khinh bỉ đó, chúng tôi thật không sao chịu nổi. Thật còn ác hơn là roi quất.
Chị Hai-ga quay lại thấy chúng tôi về cả, chị vẫn ngồi bó gối như cũ, sắc mặt càng tái thêm.
Tự nhiên, tôi thấy oán giận chị vô cùng.
Câu chuyện hết sức chán này, giờ đã viết xong, tôi thấy nhẹ nhõm quá. Chính ra tôi không muốn viết. Nói thế, có lẽ các bạn không tin, nhưng thật ra, hôm nay phải nói là một ngày đau đớn nhất của chúng tôi ở trong trại hè.
Lúc này, tất cả đều nằm sóng sượt trong lều, không một ai nói gì. Vì tóm lại, mỗi người đều có trách nhiệm cả, không ai chối cãi được.
Măm-phơ-lê đã định trút hết trách nhiệm vào một mình Éc-vin. Nhưng mọi người đã lớn tiếng gạt đi và trách lại nó, nó mới không dám nói nữa.
Ý kiến của các đội viên lều số 13 đã hoàn toàn nhất trí. (Đây là lần thứ nhất mà chúng tôi được như thế). Giá như ở các trường hợp khác, mà chúng tôi cũng nhất trí với nhau như vậy để bảo toàn danh dự của chi đội, thì có phải hay biết bao.
Giờ tôi phải ngừng bút. Tôi không lòng nào viết thêm gì nữa. Bên ngoài là một cuộc bàn luận ồn ào. Có những tiếng đùa nghịch nhau từ xa đưa tới. Thỉnh thoảng lại có mấy cái đầu thò vào lều chúng tôi, nhìn ngang nhìn ngửa như không thấy chúng tôi đâu.
Đã sắp tới bữa tối. Sau bữa ăn, còn phải ra làm lễ hạ cờ. Bấy giờ, chúng nó sẽ lại tha hồ dùng những cặ! p mắt k! ì quái để quan sát chúng tôi.

Phần 5
Chủ Nhật, Ngày 29 Tháng 7

Đọc đến đây, hẳn các bạn phải lấy làm lạ. Bây giờ đã sắp mười giờ rồi. Ánh nắng chói loà, bầu trời xanh ngắt. Nếu chúng tôi không sợ người ta chê cười thì vui biết bao nhiêu. Phần lớn chúng tôi còn nằm cả trong lều, vì không dám nhìn mặt ai hết.
Chỉ có mấy thằng trơ trẽn như Mai-ơ, Đích-dơ, Măm-phơ-lê, Lô-ti, Phu-lân và Chích choè là vẫn cứ nhơn nhơn chạy đi chạy lại. Chúng nó đã quên ráo cái bẽ đêm qua.
Chúng tôi thì chịu, không dám ló mặt ra. Ai nấy nhắm mắt lại, không nói không rằng.
Trời có vẻ oi nóng. Từ ngoài hồ, tiếng reo hò vang lên, đưa tới chỗ chúng tôi nằm. Chắc là có người đang tắm đấy. Chúng tôi cũng có ý muốn đi chơi một lát.
– Chị Hai-ga đi đâu ấy nhỉ? – Pô-le thình lình hỏi.
Lúc đầu không ai trả lời. Lát sau Khơ-lao nói:
– Từ nay chị ấy quyết không đến đây nữa đâu.
Mọi người đều trố mắt há miệng, không nói tiếng nào. Mãi sau, Li-pu-li-pu mới gãi đầu nói:
– Nếu chi ấy giận, là chỉ tại chúng mình thôi.
Hen-mu ngước mắt lên, nói:
– Giận! Chị Hai-ga quyết… quyết không bao giờ lại giận cả.
– Thế sao chị ấy không đến? – Oan-tơ hỏi.
– Từ trước chị ấy vẫn không đến ăn sáng bao giờ. – Han-si nói. – Chỉ có lúc chào cờ xong, chị ấy mới đến đây thôi.
Pi-tơ đang nằm ngửa chăm chú nhìn lên nóc lều bỗng nói:
– Chúng ta đi một cái đi, có nên không?
– Đi đâu?
– Đi tìm chị Hai-ga.
– Lại còn phải tìm chị ấy! – Khơ-lao càu nhàu.
Chích choè ở ngoài thình lình chạy sấ! n vào, nói thật to:
– Nếu chị ấy không rộng rãi quá với chúng ta thì hôm qua chúng ta cũng tập được một tiết mục gì, không đến nỗi ê thế.
Mọi người đều lườm nó và mỗi người một câu, ai cũng trách nó là nói láo. Nó hoảng lên, hai con mắt cứ như không biết nhìn vào đâu nữa.
Hen-mu ấp úng nói không ra tiếng. Li-pu-li-pu thì như con quạ điên, quàng quạc lên một hồi. Pô-le thì một tay vuốt mái tóc bờm ngựa, một tay chỉ vào mặt Chích choè quát luôn cho một trận.
Oan-tơ có vẻ đứng đắn hơn, nó nói:
– Mày nói không biết nghĩ, Chích choè à! Mà cũng chỉ có mày mới nói thế. Chị Hai-ga vẫn nghĩ cách để thúc đẩy chúng ta làm việc, và chị ấy đã tự nêu gương cho chúng ta theo để thuyết phục chúng ta, song chưa thành công, thì đó cũng là khuyết điểm của chị ấy. Nhưng mày bảo chị ấy là quá rộng rãi, hoàn toàn sai. Làm hay không là mình phải tự nguyện tự giác chứ. Việc này, trách nhiệm không ở chị Hai-ga mà chỉ ở chúng mình thôi.
– Đúng, nó nói có lí lắm. – Li-pu-li-pu tiếp. – Chích choè à, còn mày thì không có quyền nói mới đúng, vì hôm qua mày chuồn!
Chích choè thở một hơi, ngồi im thin thít.
Ơ, chị Hai-ga thình lình đã đến ngoài lều. Cũng như mọi khi, chị đứng ở cửa lều, nhìn vào chúng tôi trong này. Chúng tôi cũng nhìn lại chị.
– Chào chị Hai-ga. – Pô-le cười.
– Chào Pô-le. – Chị Hai-ga cũng cười, đáp lại.
– Mời… mời chị vào, chị Hai… Hai-ga. – Hen-mu vừa nói vừa vẫy tay. – Chả… chả lẽ chị lại không… không muốn vào à?
– Sao chị lại không muốn?
– Ơ, đúng l! à chị ! đang nghĩ…
– Nghĩ gì?
Hen-mu gãi đầu:
– Vì hôm… hôm qua…
Chị Hai-ga cười, ngồi len ngay vào giữa Pô-le và Pi-tơ, rồi chị liếc nhìn khắp lượt chúng tôi với một vẻ hơi là lạ. Trong tia mắt của chị, tôi thấy như có vẻ trách móc chúng tôi, khiến mọi người đâm ngài ngại.
Chị hỏi ngay một câu:
– Các em bây giờ định làm gì thế?
– Chúng em ấy ư? Không làm gì cả. – Khơ-lao đáp một cách chán nản.
– Các em ạ, – chị nói. – đến chiều thứ ba sắp tới này, toàn trại sẽ tổ chức lễ bế mạc thật to. Những chi đội khá nhất đều được biểu diễn lại lần nữa…
– Thế chị định để chúng em biểu diễn nữa à? – Li-pu-li-pu vừa hỏi vừa nhăn mặt làm trò.
Chị Hai-ga cười:
– Làm gì có chuyện ấy, chị không bao giờ lại có ý nghĩ thế. Chị đang định một kế hoạch khác. Nếu các em bằng lòng thì thứ ba này, chúng mình vẫn có thể lại lên sân khấu được.
– Ha ha. – Khơ-lao cười nửa tin nửa ngờ.
– Lại đọc thơ ấy ư? – Phu-lân cười, hỏi.
– Cù hay thật! – Chích choè nói.
Chị Hai-ga thủ thỉ:
– Chúng ta cứ thử cũng nghĩ xem: vì còn những hai ngày nữa cơ.
– Hai ngày nữa. – Oan-tơ nhắc lại, rồi cất đầu lên nhìn chị Hai-ga.
Bỗng có ba bốn cậu trong bọn tôi cũng cất đầu lên một cách rất hăng hái. Thậm chí Pô-le và Hen-mu nhảy lên, reo:
– Được, chúng ta thử một chuyến xem, có khi được cũng chưa biết chừng.
– Được thì rất có thể được. – Khơ-lao xen vào. – Nhưng làm thế nào nghĩ ngay được tiết mục gì bây giờ đã? –! ; Cái… cái đó thì dễ thôi. – Hen-mu lắp bắp. – Cứ là… là… làm làm…
– Làm gì? Làm cái trò thổi kèn cà lắp ấy à? – Khơ-lao cười nhạt, nháy Hen-mu.
Hen-mu lườm nó một cái, rồi lắp bắp nói:
– Là… là… làm một vở kịch nói, thật đơn giản ấy.
"Kịch nói ra sao đây?" – tôi nghĩ bụng thế. "Đào đâu ra vở? Thời gian lại gấp rút, liệu có tập kịp hay không? Tôi thì không có can đảm."
Còn chị Hai-ga? chị đang cười.
– Ý kiến đó hay lắm, – chị nói. – Nhưng chúng ta đã có vở kịch chưa?
Một phút im lặng. Một đứa nói:
– Em chắc là chị đã có cách gì rồi thì phải.
– Chị chưa có vở gì hoàn chỉnh cả.
– Thế thì chúng em chỉ đành là lại hát thôi. – Pô-le vừa nói vừa thở dài.
– Như thế không được. Chúng ta phải biểu diễn một trò gì thật đặc biệt. Phải có một tiết mục để có thể nói lên với các chi đội bạn rằng: chúng ta không phải là những đứa đần độn, chúng ta cũng có tài nghệ riêng thế này thế khác. Cần nhất là chúng ta phải quyết tâm rửa sạch cái hình ảnh xấu xa chiều hôm trước.
Chị Hai-ga nói giọng hết sức trịnh trọng. Chúng tôi nhìn chị, đợi xem chị bảo sẽ biểu diễn trò gì. Cuối cùng chị trình bày một ý kiến làm chúng tôi đều ngây cả người ra. Chị bảo: "Chỉ cần chúng ta đóng ngay một vở kịch về bản thân chúng ta thôi". Chị nói rất tự nhiên, hình như chị cho cái việc mình đóng ngay mình là một việc hết sức bình thường. Chúng tôi đều không ai tưởng tượng được là làm thế nào để mình lại đóng kịch về mình được.
Chị Hai-ga liền giải thích.! Chị t�! �m tắt những sự việc xảy ra từ hôm thứ tư chị mới tới đến nay cho chúng tôi nghe một lượt. Đó là những chuyện mà tôi đã có ghi trong nhật kí này. Rồi chị nói tiếp xuống dưới, nói là chúng tôi đã chuyển biến ra sao. Nghe tới đây, chúng tôi đều giật mình, nhất là Pô-le, Hen-mu, Chích choè cũng cười sung sướng. Không phải nó cười một cách ngu ngốc đùa cợt như mọi khi, mà là cười vì sẵn sàng chờ đón cái phút thành công. Bỗng Chích choè không nói không rằng, chạy vụt ngay ra ngoài.
Lúc quay vào, nó dẫn cả mấy đứa theo nó là Lô-ti, Phu-lân, Măm-phơ-lê, Đích-dơ và Mai-ơ. Chúng nó đều hỏi lấy hỏi để những câu kì quặc, chăm chú nghe thật kĩ từng câu trả lời và nghe xong, chúng nó cứ muốn được tập luôn. Chúng tôi đều ngạc nhiên, không ngờ rằng những cậu mới hôm qua chỉ có một bài hát cũng không chịu hát, vậy mà hôm nay đã tự nhiên tình nguyện tham gia đóng kịch rồi! Lúc này, ngay cả Lô-ti và Phu-lân cũng hăng hái lên. Măm-phơ-lê thì nằng nặc đòi mang cả con thằn lằn lên sân khấu. Chỉ có Mai-ơ và Đích-dơ là còn đang nghĩ ngợi điều gì, chưa quyết hẳn. Một cậu thì ngồi im lặng như thóc, một cậu thì nằm lăn ra trên đệm.
Đến đây tôi phải nói một tí về vở kịch chúng tôi đã biên soạn ra sao. Người ta đều biết là muốn viết một vở kịch, thì mỗi diễn viên đều phải nhớ mình đóng vai gì, và nói những câu gì.
Điều đó với chúng tôi thật không thành vấn đề lắm. Vì đóng Oan-tơ là Oan-tơ; đóng Han-si là Han-si; Pô-le lại đóng vai Pô-le; Lô-ti đóng Lô-ti. Ai đóng vai người ấy.
Ấy, tuy thế mà cũng phải tranh luận chán.
Lô-ti, Phu-lân, Măm-ph�! �-lê và! Chích choè, bốn cậu đều không muốn đóng vai mình. Đích-dơ và Mai-ơ thì có ý kiến là nếu cứ bắt chúng nó phải đóng vai của chúng nó thì chúng nó mặc, không chơi. Các bạn có biết tại sao mấy cậu này lại giở quẻ thế không? Đó là vì chúng nó cứ phải nguyên xi bê lên sân khấu những hành động và lời nói của chúng nó, mà như thế thì chúng nó không muốn đóng tí nào. Chúng nó xấu hổ. Chúng nó muốn đóng vai những đội viên khá như Oan-tơ hay Pi-tơ kia.
Chị Hai-ga lại phải cố hết sức giảng giải và thuyết phục chúng nó một hồi. Lúc đầu, chúng nó rất khó chịu, vì chị bảo:
– Các em đã thật sự là những em chúa nghịch và vô kỉ luật, thì muốn diễn cho đúng với tình hình sinh hoạt ở trại hè của chi đội ta, tại sao các em không thể đóng những vai xấu của mình được?
– Nếu thế, em không đóng. – Lô-ti giảu môi nói. – Vì rồi đây, các chi đội ở lều khác sẽ chế em. Chúng nó sẽ chỉ trỏ: các cậu trông kia, thằng ấy mà cũng là đội viên thiếu niên tiền phong đấy. Như thế thì em chịu sao được.
Chị Hai-ga vỗ vai nó, nói:
– Nhưng mà có phải là suốt cả vở kịch, lúc nào em cũng xấu như thế đâu. Em cũng tiến bộ cơ mà. Tới lúc gần hết vở, sắp diễn xong, em cũng đã có chuyển biến đấy thôi. Bấy giờ khán giả hẳn phải khen: "Nó đã thành một đội viên khá rồi!" Cái hay và mới của vở kịch này đặc biệt ở chỗ là mình lại đóng ngay chính mình đó. Không phải kịch bịa, mà là sự thật hẳn hoi. Nhờ vậy mà khán giả xem mình biểu diễn sẽ phải trầm trồ và xúc động vô cùng!
Lô-ti cúi nhìn ngón chân cái của nó. Chích choè thì to! ét miệ! ng ra cười, nó thấy là vở kịch có thể thú vị lắm. Phu-lân mím miệng nhìn Măm-phơ-lê. Măm-phơ-lê gật đầu. Và rồi tất cả cùng gật đầu. Thế là mỗi cậu một câu, tranh nhau phát biểu ý kiến, bàn cãi thật ồn ào.
Nhưng, đến đây lại có việc khó thu xếp.
Măm-phơ-lê đòi mang cả thằn lằn lên sân khấu; Lô-ti và Phu-lân đòi làm cả cái bè.
May nhờ chị Hai-ga đã đặt sẵn kế hoạch thật rõ, nếu không mỗi cậu một ý, khó mà giải quyết được. Chị chủ trương chia vở kịch ra làm sáu lớp. Chị bảo chúng tôi phải trình diễn các sự kiện từ ngày mới tới trại hè. Sau đó, mới đưa dần đến những sự việc có liên quan tới anh Mích, trong đó có cả chuyện chúng tôi bướng bỉnh ra sao, anh Mích cáu gắt thế nào, và chuyện Pô-le bị bỏng cà phê nữa.
Trong lúc chị trình bày kế hoạch, bọn tôi đều ha hả cười với nhau.
Tất nhiên, chị Hai-ga cũng sắm một vai trong vở kịch; mà cái việc tối hôm qua, cũng phải viết vào. Chúng tôi phải biểu diễn lại thật tỉ mỉ lúc buổi sáng, chúng tôi lười tập ra sao và cả buổi chiều bị gãy trước mặt mọi người thế nào.
Tôi thấy chị Hai-ga suy tính thật chu đáo quá. Có điều tất cả đều là chuyện có thật, chị không phải sáng tạo gì. Chi đội chúng tôi quả đã có thay đổi, mà trong vở kịch này cũng có nói tới biến chuyển đó. Các đội viên đều nhận thấy là đội viên thiếu niên tiền phong phải làm gương cho các thiếu niên khác, vì thế, phải công tác và học tập cho thật tốt. Tất cả chúng tôi đều tham gia công tác, chịu khó làm lụng, kết quả là mọi mặt đều có thay đổi. Mọi người sẽ phải khen: "Chi đội l! ều số! 13 đã thành một chi đội ưu tú!" Vở kịch diễn đến đây là hết.
Chúng tôi đều thấy đó là một chuyện rất hay. Ai nấy đều bực mình không thể tức khắc tập ngay được. Nhưng thật ra thì chưa thể tập được, vì bây giờ chưa ai biết là mình phải nói những gì.
Chị Hai-ga hỏi chúng tôi ngày hôm đầu ở trại hè ra sao, chúng tôi làm những việc gì, nghĩ ngợi thế nào… Chúng tôi cứ nói thật lại cho chị nghe, chị ghi vào sổ tất cả. Chị hay hỏi ý kiến chúng tôi xem từng đứa một có đồng ý nói câu này câu nọ như thế như thế không. Rồi chị đọc cho chúng tôi nghe, chúng tôi gật. Ai cũng phải phục là chị rất có tài tưởng tượng và đoán trúng những việc xảy ra. Chị viết tất cả thành một tập đối thoại cho từng người.
Trong bọn tôi, có nhiều dứa đòi được ra sân khấu nhiều hơn nữa, có nhiều đứa lại đòi nói những câu ngoa ngoắt thêm. Chị phải sắp xếp lại tất cả cho hợp lí rồi ghép lại thành lớp thành vở, cho mỗi người có một phạm vi nhất định, không được thêm thắt và đi quá xa.
Chúng tôi đều cảm thấy trò mới lạ này rất thú vị. Tiếc vì thời gian hạn chế, tôi không thể ghi tỉ mỉ hết ra đây: vì còn chuyện thi đua thể dục chiều nay nữa, thế nào tôi cũng phải viết vào nhật kí chứ.
Ở đây, tôi chỉ nói qua vài cậu. Mãi tới gần một giờ chiều chị Hai-ga mới viết xong vở kịch, và viết xong là chị mang đi ngay. Rồi tới khi chúng tôi ngủ trưa dậy, chị mới quay lại đưa cho mỗi đứa chúng tôi một vài tờ đánh máy vở kịch, chị phân vai, và tờ của ai chị đưa cho người ấy. Xong chị hẹn với chúng tôi là sáng mai, mọi người đ! ều ph�! �i học thuộc lời kịch của mình.
Mười phút sau, cuộc thi thể dục thể thao bắt đầu. Mục thứ nhất là thi chạy việt dã khá lớn, tất cả mười sáu chi đội đều dự.
Thi thể dục thể thao ở trại hè cũng có khác những cuộc thi ở sân vận động thành phố.
Mỗi lần có cuộc thi ở Bá-linh là bao giờ cũng có treo cờ và khẩu hiệu; đồng thời lại có cả âm nhạc không lúc nào ngớt; tiếng rao bán kem và quà bánh ồn ào, khiến người ta hầu như không còn biết đâu vào đâu nữa.
Còn ở hồ Cây gạo này thì khác hẳn.
Ở đây không có sân rộng, cũng không có ai bán kem, trật tự có phần tốt hơn nhiều. Do đó cuộc thi cũng được tổ chức chu đáo, ai nấy đều hả hê về mọi mặt.
Người ta thấy ngoài những lá cờ của Đội Thiếu niên tiền phong ra, còn có cờ của Đoàn Thanh niên tự do Đức, cờ của Đoàn Thanh niên dân chủ thế giới và quốc kì, cùng bay cao trên ngọn cột.
Trên nền trời xanh, có điểm lưa thưa từng lớp mây trắng như vây cá, người ta thấy như bầu trời đã nắng lại càng nắng to hơn. Trong rặng thông già dưới nắng bốc ra một mùi hương đậm đà hơn hẳn mọi ngày. Đất cát nóng bỏng, người nào đi chân không sẽ không thể đứng yên mãi một chỗ được.
Sau môn thi chạy việt dã, là đến các môn thi khác chia làm ba nơi khác nhau.
Ở sân vận động thì tổ chức các môn thi chạy, nhảy, ném tạ, đấm bóng. Bóng chuyền tổ chức ở khu trại bên cạnh. Còn dưới hồ, có cuộc bơi tiếp sức bốn trăm mét.
Mỗi chi đội đều cử một người tới dự ba môn thi trên. Chúng tôi cử Han-si đi. Vòng đấu loại về môn đấm bóng do hai đội con trai bắt ! đầu, v! ề bên chúng tôi có Phu-lân, Măm-phơ-lê và Khơ-lao tham dự. Chúng tôi hết sức cổ vũ cho ba cậu, chỉ mong sao chúng nó thắng lợi. Vì có thắng ở vòng đấu loại này, mới được vào đấu với đội chính thức. Hễ thắng nốt cả đội cuối cùng thì nhất định giật giải quán quân toàn trại. Các đội con gái cũng thế, đều phải qua vòng đấu loại rồi mới được đấu chính thức.
Ở một chỗ có bóng mát gần trại, hai đội nam nữ đang đấu bóng chuyền. Đội bóng của chi đội chúng tôi có Pi-tơ, Pô-le và Mai-ơ ghép với ba đội viên khác của một đội nữ; Chích chòe, Hen-mu và Éc-vin thì giữ chân dự bị. Chúng tôi đi thi bơi về mới được rõ tình hình ở đây và thành tích của các bạn.
Bây giờ, xin nói về chuyện chúng tôi thi bơi ra sao.
Tôi xếp vào quãng thứ ba trong cuộc thi bơi tiếp sức của chi đội tôi; Li-pu-li-pu ở quãng sau chót, vì nó sở trường nhất lối bơi tự do. Còn quãng đầu là Lô-ti, quãng thứ hai là Oan-tơ.
Tất cả có mười sáu đội dự thi, tám đội nam và tám đội nữ. Các đội nữ thi trước.
Điểm xuất phát và điểm cuối cùng đều lấy chỗ cầu phao tàu đỗ làm đích. Chiếc cầu phao này nằm duỗi dài ra tận giữa hồ. Cách chân cầu năm chục thước, người ta có đóng một hàng cọc gỗ. Mỗi tuyển thủ đều phải bơi từ cầu phao ra tới hàng cọc gỗ rồi lại bơi trở lại là vừa được một trăm thước.
Có hai chiếc thuyền con và một chiếc thuyền to luôn luôn đi kèm bên cạnh luồng bơi đề phòng chuyện bất trắc. Đó là việc rất cần, vì rất có thể trong lúc bơi người ta bị chuột rút hay đuối sức là thường.
Bọn chúng tôi ngồi cả trên lan! can cầ! u để xem. Lát sau, có rất nhiều đội viên nhỏ cũng kéo ra xem, đứng chật cả cầu, làm nước hồ tràn khắp lòng cầu. Những em sính tắm rất có thể rình lúc đông người, nhảy xuống nước bơi một vài vòng chơi nghịch.
Nhưng các anh phụ trách đã kiểm tra lại tất cả những đội viên dự thi và không cho phép những ai ngoài cuộc được đứng trên cầu. Thế là chúng tôi phải đổi chỗ, lên cả trên bờ, ngồi đầy cả, mà đứa nào cũng cho chân xuống nước nghịch.
Trên cầu, không còn một ai lảng vảng. Trạm gác ở đầu cầu ngăn giữ không cho một đứa nào lẻn xuống cầu hết.
Tám tuyển thủ của một đội nữ đứng dàn sẵn trên cầu, chờ lệnh xuất phát. Chúng tôi lắng chờ, để xem các cô gái ấy bơi ra sao.
– Bắt đầu! – một vài đứa tinh nghịch ngồi gần chỗ chúng tôi hô lên thế. Nhưng trên cầu vẫn yên lặng, tám tuyển thủ vẫn đứng nguyên.
– Phải thổi còi mới lừa được chúng nó. – Li-pu-li-pu nói thế rồi cho hai ngón tay vào miệng huýt một tiếng thật to.
Mấy đứa con gái như vẫn đang chờ lệnh chỉ huy, nghe thấy tiếng còi vội trèo qua bao lơn, không nói chuyện nữa.
Chúng tôi nghe rõ tiếng chúng nó cười khúc khích, một vài đứa thích chí nhảy cả lên.
Tiếp đó, còi xuất phát đã thổi thật.
Chúng tôi lăn cả ra mà cười. Tưởng thế nào, hóa ra các bạn gái không ai biết nhảy bổ nhào hết! Chúng cứ nhảy tõm xuống như khối đá ấy, có đứa lại còn đưa tay lên bịt mũi rồi mới nhảy.
– Ha ha ha, – Li-pu-li-pu cười lên thật to và múa tít đôi chân trông có vẻ rất thích thú. Sau lưng chúng tôi cũng có một cậu đang cười, tiếng ! cười h! ể hả như có vẻ thú vị xem người ta thất bại. Tôi nghe thấy tiếng quen quen, vội quay lại nhìn, thì quả nhiên là Lô-ti. Nó đang ôm bụng cười, toàn thân ướt sũng. Đúng là nó đã đi tắm trộm, mặc dù chúng tôi vẫn không yên tâm về nó, quả nhiên nó đã giở quẻ ngay. Giờ thì nó đã đứng đấy, khắp người nổi ốc, mà quần áo tắm thì ướt hết cả.
– Cậu ướt hết rồi đấy, Lô-ti ạ. – Tôi bảo nó.
Nó cười đáp:
– Vậy bây giờ làm thế nào?
Oan-tơ lúc này cũng quay lại nhìn:
– Còn hỏi cái gì nữa, đã giao hẹn là không ai được tự ý tắm trước cơ mà.
– Ê, thôi đi, dừng lên mặt nữa, cậu nhát lắm!
Câu nói này của Lô-ti làm Oan-tơ nổi nóng. Nó hỏi ngay:
– Nhỡ xảy ra tai nạn thì làm thế nào?
Lô-ti trợn mắt không nói được. Li-pu-li-pu đe luôn:
– Nếu cậu còn thế nữa, chúng tớ sẽ tìm đứa khác, không khiến cậu dự đâu.
Tôi đoán là nghe câu đó, thế nào Lô-ti cũng gõ trán rồi giận dỗi bỏ đi. Nhưng không. Nó không tỏ thái độ gì chỉ trỏ tay xuống nước, khẽ nói:
– Chúng nó sắp đổi người tiếp sức rồi, để xem đứa sau bơi thế nào.
Chúng tôi cùng quay cả ra, và lại tiếp tục xem như trước.
Chúng tôi đoán là các bạn gái thế nào cũng còn nhiều cái đáng buồn cười nữa. Nhưng không, mấy đứa tiếp sức lần này đều biết nhảy nhào đầu xuống nước. Tuy cũng có đứa bị đập bụng trên mặt nước rất đáng chê, song chúng tôi cũng không ai cười.
Thấy mấy đứa tiếp sức biết nhảy lao từ trên cầu xuống rất đẹp mắt, chúng tôi đều tỏ vẻ thán phục. Không những thế, chú! ng còn b! ơi rất cừ và có mấy đứa tư thế rất đẹp nữa.
– Trông kia. – Li-pu-li-pu kêu lên và trỏ tay.
Những đám con gái trên bờ đều reo ầm lên. Chúng luôn mồm gọi "In-cơ! In-cơ!". Để có tính hữu nghị, chúng tôi cũng gọi theo.
Đợt dự thi đội thứ ba đã bắt đầu. Tình hình có phần gay hơn trước.
Lúc này, bọn con gái đang gọi "Mi-a, Mi-a!" và chúng tôi cũng gọi theo thế, tuy chúng tôi chả đứa nào biết In-cơ và Mi-a là tuyển thủ của chi đội nào. Nhưng chúng tôi thấy là cứ xem người ta thi bơi tiếp sức với nhau ở dưới nước và cùng hò hét với mọi người, thì kể cũng vui vui.
Giờ đến đội thứ tư.
Tiếng còi vừa dứt, mấy đứa lao ngay xuống rất nhanh. Li-pu-li-pu thấy thế há miệng ra "à" một tiếng tỏ vẻ thán phục. Những bạn gái này bơi không chê được, ngay đến mấy đứa bơi chậm nhất cũng có một tư thế đẹp mắt, có lẽ trong bọn chúng tôi không đứa nào bơi đẹp bằng.
– Cừ thật đấy. – Li-pu-li-pu nói và lập tức hò theo mọi người: "An-ni, An-ni, An-ni".
An-ni là người về đích đầu tiên. Thế là tuyển thủ của chi đội lều số 2 đã chiếm giải quán quân bốn trăm mét nữ.
Bây giờ đến lượt các đội nam chúng tôi.
– Đừng có hấp tấp đấy! – Li-pu-li-pu bảo Lô-ti. – Không nên cố gắng quá từ đầu, hễ bị hụt hơi là không bơi được đến đích đâu.
Lô-ti gật đầu. Tôi và Oan-tơ cũng gật theo.
Mấy phút cuối cùng trước khi xuất phát, thường là rất bồn chồn khó chịu.
Bao giờ cũng có người rì rầm dặn nhỏ các tuyển thủ phải chú ý thế này thế nọ. Họ có biết đâu là vào lúc này thì còn ai để! ý nghe ! họ nói những gì nữa.
Lô-ti trèo qua bao lơn, nhìn chúng tôi cười ngây ngô.
Còi chuẩn bị đã thổi. Lô-ti khom lưng xuống. Li-pu-li-pu để ý thấy cái dáng điệu hơi sai, nhắc: "Để tay lên gối kia, phải khom nữa xuống mới được, gần như ngồi xổm ấy!"
Còi xuất phát vừa kêu, cả tám thằng con trai đều lao xuống hồ. Lô-ti đập bụng xuống mặt nước kêu to nhất. Nó hắt hơi và ngoi lên. Trước khi bơi, nó như con vịt, còn nhìn xem mặt nước một cái rồi mới toài đi.
– Thằng gàn quá! – Li-pu-li-pu gắt.
Tiếp đó chúng tôi cùng gọi:
– Lô-ti, Lô-ti…
Nó bơi rất hăng, bọt nước bắn tung toé. Nó là một trong mấy đứa bơi tới hàng cọc gỗ đầu tiên.
Bây giờ nó như con lợn bể, thở phì phò quay lại phía chúng tôi. Nó từ từ bơi được một lúc, bỗng nó quay ra bơi ngửa, thật là tai hại! Vì bơi ngửa rất dễ lạc đường. Chúng tôi phải gào lên để nhắc nó, nhưng nó không nghe thấy vẫn cứ quều hai cánh tay ra mà chèo; làm chúng tôi cứ cuống cả lên không biết làm thế nào được, đành chỉ còn mong nó chạm vào bụi lau sẽ biết lạc mà quay ra thôi.
Chúng tôi mong không đến nỗi uổng. Lô-ti đã giật mình như con vịt và quáng quàng nhìn ra, không nhận rõ đâu là phương hướng nữa. Lát sau, nó lại bắt đầu bơi thật khoẻ, song đã cách xa những đứa khác khá nhiều, dù có có gắng đến mấy cũng không tài nào đuổi kịp được. Chúng tôi lúc này đều cuống cả lên như kiến bò chảo nóng.
– Thật là ngốc thượng hạng! – Li-pu-li-pu tức tối. Nó nhắc lại câu này vài ba lượt và tự đấm vào đầu luôn mấy cái.
Thấy các tốp khác đã thay ng�! �ời ti�! ��p sức, từng đứa một đã thi nhau nhảy xuống nước, chúng tôi lại càng cuống không thể tả. Oan-tơ lúc này vẫn cứ phải đợi. Chị Hai-ga cũng đã lên cầu. Li-pu-li-pu hậm hực nói:
– Cái thằng Lô-ti ngốc quá, lại đi rúc ngay vào bụi lau, thế có chết không chị?
Oan-tơ đợi nó, chúng tôi cũng đợi nó. Cuối cùng nó cũng mò tới cái cọc dưới gầm cầu. Tức thì Oan-tơ nhảy vọt ngay xuống, làm tung bọt nước lên rất cao. Nó lao đi như một mũi tên.
Lô-ti nắm chắc lấy cái cọc gỗ. Chúng tôi nghe thấy nó đang khịt mũi. Li-pu-li-pu nằm sát xuống bao lơn, trách:
– Chỉ có mày là mới làm ăn thế thôi đấy, Lô-ti ạ!
– Chúng ta đã thắng giải bóng chuyền rồi! – Chị Hai-ga bảo chúng tôi.
Nhưng chúng tôi không còn lòng nào mà mừng cả, ai nấy còn mải cuống lên, chỉ mong cho Oan-tơ bơi nhanh hơn chút nữa. Oan-tơ đang bơi ở khoảng giữa mấy đứa. Nó đã vượt được mấy cậu và đang ra sức đuổi những đứa trên.
– Nếu mày cũng bơi khá vào, thì chúng ta vẫn còn hi vọng đấy! – Li-pu-li-pu bảo tôi thế.
Trống ngực tôi đập thình thình. Oan-tơ đã về gần tới nơi.
Một vài cậu đã theo nhau nhảy xuống rồi. "Mau lên, Oan-tơ, mau lên, mày ơi!"
Còn ba thước nữa, hai thước nữa, một thước nữa thôi. Khi bàn tay Oan-tơ đã chạm tới chiếc cọc rêu; tôi lộn ngay xuống nước. Tôi thấy tôi nhảy khá lắm, vừa nổi lên mặt nước một cái, tôi tức khắc bơi luôn. Trong tiếng sóng nước ầm ì, tôi nghe rõ cả tiếng các bạn đang gọi tôi luôn miệng.
Trước khi tới hàng cọc gỗ trước mặt, tôi đã vượt qua hai đứa.
Lúc quay về lại có chiều khá hơn! . Tôi tr! ông thấy chị Hai-ga, Oan-tơ và Li-pu-li-pu. Tôi thấy ba người đang vẫy tay, tôi hăng lên. Mấy phút qua, khi chỉ còn cách cầu độ mươi thước, tồi liền soải tay ra bắt đầu bơi theo kiểu tự do. Tôi hít một hơi, thở một hơi, hai mắt nhìn thẳng vào chiếc cọc gỗ, đôi cánh tay đều đều bắt sải lao đi.
Lối bơi này chắc là xem ai cũng phải buồn cười, nhưng mà nhanh lắm; ngón tay tôi đã chạm vào cái cậu bơi phía trước.
– Cố lên! Cố lên tí nữa! – Li-pu-li-pu reo lên để giục tôi thêm.
Tôi nghĩ. Thế này là tận lực mất rồi, có lẽ bỏ dở cuộc mất! Nhưng may cuối cùng, tôi đã bơi được tới chiếc cọc gỗ. Tôi nghe thấy tiếng Li-pu-li-pu nhảy xuống nước, trong bụng rất mừng. Oan-tơ và chị Hai-ga đứng trên cầu, cả hai đều cao hứng. Chỉ có Lô-ti là không thấy đâu. Ra nó đã chuồn từ bao giờ không một ai biết.
Lúc này trên cầu rất ồn ào. Người ta đi đi lại lại ầm ĩ như có chuyện gì xảy ra. Những đội viên ngồi ở trên bờ cũng hết sức huyên náo.
– Li-pu-li-pu! – Oan-tơ reo lên thật to! – Li-pu-li-pu nó bơi đầu tiên kia kìa.
Tôi leo lên cầu, nhìn Li-pu-li-pu. Lối bơi bắt sải của nó quả là không chê được. Nó há hốc mồm ra, hai cánh tay cứ vươn ra đều đặn mà cào đi như một chiếc máy ấy.
– Chúng ta nhất định chiếm giải, nhất định chiếm giải! – Chúng tôi cười reo sung sướng, vừa nhảy vừa xoay người đi như chong chóng, làm chị Hai-ga cũng phải cười.
Càng bơi Li-pu-li-pu càng gần mãi lại; nó thở đằng mồm, thở cả đằng mũi và cuối cùng nó đã tóm được cọc gỗ.
Toàn thắng rồi, toàn thắng rồi!
Chúng tôi mừng chết �! �i đư�! �c, không biết là phải làm gì cả. Thế là tốp bơi tiếp sức bốn trăm thước của lều số 13 chúng tôi đã giật giải quán quân!
Vì quá vui mừng, chúng tôi đã làm chị Hai-ga phải lựa mãi mới có dịp để nói với chúng tôi. Chị kể lại thành tích của Han-si trong cuộc thi ba môn và tình hình cuộc đấu bóng chuyền. Chị nói, chị chỉ xem Han-si thi có hai môn nhảy và chạy, mà cả hai môn này đều khá lắm.
Chúng tôi tắm qua loa xong, mặc quần áo, rồi tất cả cùng ra bãi bóng. Bấy giờ, đã qua đợt đấu loại. Pi-tơ, Pô-le và Mai-ơ cùng ba đứa nữa đang ngồi ở trong sân bóng đợi chúng tôi.
Li-pu-li-pu đã nhìn chúng nó từ đằng xa và kêu:
– Chúng tao chiếm giải rồi!
– Còn chúng tao thì thua to! – Chích choè vừa nói vừa cười. Vì nó chỉ là dự bị. Nếu không có chị Hai-ga có lẽ mấy đứa cứ khích nhau như thế là đến choảng nhau như mọi khi mất.
Chúng tôi ngồi yên tại chỗ, chờ xem đội các anh chị phụ trách đấu giao hữu với đội các anh chị huấn luyện viên thể dục thể thao. Về đội huấn luyện viên thể dục thể thao ngoài mấy anh chị hướng dẫn ra còn có mấy tuyển thủ ở đội bóng nghiệp dư bên nhà máy tới giúp sức. Tinh thần chúng tôi đều căng thẳng vì thấy chị Hai-ga cũng dự trận đấu này.
– Lẽ ra thì đừng cho anh ấy chơi mới phải. – Oan-tơ nói. – Anh ấy chỉ biết kể chuyện như những chuyện hôm nọ ấy thôi.
– Ờ, như thế là còn vinh dự cho anh ấy đấy. – Li-pu-li-pu nói.
Pô-le tiếp sang chuyện khác:
– Các anh chị huấn luyện viên chơi cừ thật! Còn các anh chị phụ trách của trại mình thật khó mà theo kịp.
Ch�! �ng tôi ! lặng lẽ ngồi xem một lát, không ai nói gì. Cả bọn cứ quay đầu nhìn theo bóng tạt.
– Chị Hai-ga còn phải tập nhiều! – Li-pu-li-pu lại mở đầu.
– Tớ thấy chị ấy chơi không đến nỗi kém lắm. – Hen-mu lườm chúng tôi như có ý bênh chị Hai-ga. Thật ra chị Hai-ga chơi không những không kém, mà còn có thể gọi là chơi khá nữa cơ. Đó là một điều mà tôi thấy ít nhiều gì nó cũng vẻ vang cho chúng tôi. Vì dù sao, chị cũng là người phụ trách chúng tôi. Ngoài ra, hôm nay chúng tôi lập được nhiều thành tích rất tốt. Đến chiều ngày kia, trước khi lên sân khấu biểu diễn, hẳn chúng tôi còn phải lập thêm được nhiều thành tích khác nữa. Tất cả những cái đó, thật đã khiến chúng tôi vui mừng quá đỗi.
Chúng tôi chỉ cần người phụ trách chúng tôi biết đánh bóng và có lối chơi có thể khiến các anh chị đội bạn phải khen ngợi. Thế là đủ.
Nghĩ đến đây, tôi đứng dậy đi. Tôi nghĩ đến sổ nhật kí của tôi, cần phải viết ngay bây giờ, vì tối hôm nay còn phải dự lễ phát giải thưởng và sau đó còn phải nhẩm vai kịch cho thuộc.
Bây giờ thì không còn việc gì nữa. Cuộc thi đấu bóng chuyền đã kết thúc: bên các anh chị phụ trách thua to.
Tôi lại ngồi xuống bên bàn với quyển nhật kí. Trang giấy đã đặc những chữ. Tôi giở xem, và rất lo là sẽ hết giấy, mặc dù tôi đã định bụng không viết nhiều quá.
Thứ tư này là chúng tôi sẽ lên đường về Bá-linh. Nghĩ tới ngày về, tôi thật khó mà tin lại có thể như thế được. Chỉ còn ba ngày nữa là hết cả mọi việc, chúng tôi sẽ về nhà ư? Có thể như thế được chăng? Các bạn tôi có nghĩ nh�! � tôi kh! ông?
Chẳng hạn như Li-pu-li-pu. Nó đang ngồi trước mặt tôi nhẩm vai kịch. Đôi mắt nó cứ đăm đăm nhìn tôi và chau mày mấp máy môi.
Hay như Oan-tơ. Nó ngồi trên một cái rễ thông thô kệch, mở rộng trang đối ngoại của vở kịch trên đầu gối, hai tay ôm giữ lấy đầu.
Hay như Lô-ti kia nữa. Nó nằm dài trên một chiếc ghế, khẽ đọc lời kịch.
Hoặc như Phu-lân. Nó đã nói tới lần thứ ba là nó hoàn toàn thuộc làu rồi, nhưng tôi vẫn thấy nó thỉnh thoảng lại giở vở ra xem. Và như Hen-mu. Nó cứ vừa nhẩm đọc vừa hếch mũi lên, đồng thời cứ đưa tay vuốt mấy sợi tóc không biết để làm gì.
Tất cả những cậu khác cũng vậy, chúng đều ngồi nhẩm vở. Không rõ chúng có nghĩ rằng đến thứ tư này thì mọi người sẽ về hết, không ai còn ở lại đây nữa không? Có lẽ chúng nó không nghĩ lôi thôi đến thế.
Bây giờ tôi cũng phải đi nhẩm vở thôi. Nếu không chỉ có mình tôi không thuộc thì thật không ra thế nào hết.
Tối chủ nhật
Hôm nay, tôi còn phải viết thêm vài câu.
Trời đã tối mịt không trông thấy gì. Tôi đành ngồi xuống bên cạnh ngọn đèn dầu. Đàn muỗi cứ vo ve bay khắp xung quanh tôi. Bên ngoài có tiếng gì kêu lép bép không ngừng. Đó là tiếng cá quẫy trên mặt hồ, vì trong nước không đủ không khí, nên chúng phải ngoi lên để đớp. Đêm nay trời oi ả quá, tôi không kể dài dòng nữa, vì cũng đã hơi khuya rồi, tôi phải ghi những việc đáng ghi đã.
Lễ phát giải thưởng vừa mới tổ chức xong.
Thành tích của chúng tôi đều khá cả. Chúng tôi được giải quán quân về môn bơi tiếp sức bốn trăm mét, được giải ba về cu�! �c thi ba! môn. Ngoài ra, những đội viên ở chi đội tôi dự cuộc thi đấm bóng cũng được giải quán quân. Thật là vinh hạnh. Tôi cho như thế là thành tích rất khá. Ngay các anh huấn luyện viên thể dục thể thao cũng phải công nhận như vậy. Anh tổng phụ trách cũng phải đưa mắt nháy chị Hai-ga mà cười một cách vừa mừng vừa phục. Chị Hai-ga cũng cười khanh khách đáp lại, và chúng tôi cùng cười theo.
Ngồi trong lều, tôi thật không sao chịu nổi.
Chúng nó đều nằm ườn cả trên giường tán hão với nhau, còn tôi thì phải cặm cụi viết cho xong những dòng nhật kí này ư?
Hôm nay, tôi thấy không được vui lắm. Tôi nghĩ là chi đội của chúng tôi nhất định còn có thể giật được cờ luân lưu của liên đội nữa ấy; ít ra thì cũng giật được một lần.

Phần 6
Thứ Hai, Ngày 30 Tháng 7

Ngủ dậy đúng giờ, quả là một vấn đề mà mỗi sáng đều phải nghĩ đến.
Đa số đội viên chúng tôi đều tỉnh ngủ rất sớm. Nhưng mãi cho tới lúc phải dậy thì nói chung, không mấy ai chịu dậy cả.
Chúng tôi cứ nằm lì ra, đứa thì ngáp, đứa thì vươn vai, dướn lưng. Mãi mới có mấy cậu chịu chui ra khỏi chăn ấm.
Hôm nay cũng thế. Loa truyền thanh đã phát ra những bản nhạc du dương, phấn khởi như thường lệ.
Pô-le vừa ngái ngủ vừa lấy tay gõ nhịp. Li-pu-li-pu thì ngáp lấy ngáp để. Khơ-lao phụng phịu tỏ vẻ rất ức về cái khoản nội quy "phải dậy đúng giờ".
Thật ra thì chẳng còn sớm gì nữa.
Oan-tơ, Pi-tơ và Han-si đã ra cả ngoài lều. Chúng bảo nhau vén hẳn tấm vải bạt ở cửa ra vào lên, và cùng nhau huýt sáo theo điệu nhạc phát thanh.
"Chào các em đội viên thiếu niên tiền phong. Muộn lắm rồi, dậy đi thôi!" Cái câu đánh thức đó của máy phát thanh mọi người đã nghe quen quá, bây giờ lại nổi lên, làm khắp trại chỗ nào cũng như bị xáo động hết.
Lúc đầu, những cậu mới dậy không chịu ra ngoài ngay, cứ đà đận vừa giụi mắt vừa đi, đầu tóc rối bù, và vẫn cố ngáp nốt mấy cái cuối cùng. Trong lều thì không hẳn đã hết chuyện; Pô-le vẫn ngồi trên chiếu mắt nhắm mắt mở, trông như một con cá gặp ánh sáng. Hen-mu thì bị mất chiếc giày, tìm không thấy, cứ ngoạc mồm ra chửi, làm những cậu khác đều phải dậy hết. Khơ-lao mở to mắt, song vẫn nằm im. Riêng có Đích-dơ và Mai-ơ là vẫn ngủ như chết.
– Lay chúng nó dậy đi! Sắp tới giờ tập thể dục rồi, chúng ta không thể cứ! như trước mãi, hôm nào cũng ra chậm nhất liên đội. – Li-pu-li-pu đã cao giọng gắt.
Ếc-vin vội tới vỗ vỗ vào Đích-dơ. Cậu này giật mình choàng dậy, tức quá quát luôn:
– Kệ xác ông, cút đi!
– Này cái thằng hạt mít, đừng có lạc hậu thế. – Oan-tơ nói. – Cứ chuyên môn dậy muộn nhất như thế không coi được.
– Thôi, cứ lôi cổ cả hai thằng dậy đi! Bọn mình lần nào chậm cũng tại hai chúng nó thôi.
Mấy cậu khác thấy ngứa mắt cũng nói theo.
Chi đội lều số 4 đã chạy huỳnh huỵch qua trước lều chúng tôi, theo sau là chi đội lều số 8. Chúng nó đã bắt đầu tập chạy đường dài.
– Chị Hai-ga kia rồi! – Hen-mu reo lên để báo tin cho chúng tôi biết. –Khơ-lao và Măm-phơ lê bấy giờ mới chịu lồm cồm bò dậy. Những đứa khác cũng đứng cả sang một bên để đợi. Chỉ có Đích-dơ và Mai-ơ là vẫn như không có chuyện gì. Chúng vẫn nằm im, vờ như chưa tỉnh ngủ.
– Chị Hai-ga đã đến! – Li-pu-li-pu nói thật to. – Dậy đi thôi, mau lên, đồ ăn bơ làm biếng! – Nhưng hai cậu vẫn không thèm cựa quậy.
Chị Hai-ga đã đứng ngay bên cột mà hai đứa vẫn không nhúc nhích, không nói gì.
– Ồ, hai em làm sao thế, mạnh dạn lên chứ! – chị Hai-ga nói. – Lại chịu kém thế à?
– Đời nào em chịu. – Mai-ơ phụng phịu.
– Chân em nó cứ đau đau. – Đích-dơ nói.
– Chúng nó nói láo đấy, chị đừng nghe, – chúng tôi cùng nói rộ lên.
– Ồ, Mai-ơ, dậy đi em! – Chị Hai-ga gọi.
Mai-ơ đành chống hai tay, uể oải ngồi dậy.
– Còn em Đích-dơ, em làm sao?
– Em thấy đau đau ở chân. – Cậu ta l! ại ch�! �i.
– Giơ ra cho chúng tớ xem nào? – Chích choè nói.
– Thôi, Đích-dơ à, dậy đi em ạ. – chị Hai-ga gọi.
– Chân em đau thật, em không dậy được đâu.
– Không, em nói đùa thế, chứ chân em có đau đâu mà đau. – Chị Hai-ga nói thật to.
– Đau thật ạ.
– Ừ, thế em đưa chị xem.
Đích-dơ cứ nằm yên, không động đậy.
– Thế thôi vậy, tuỳ em.
– Tất cả hãy theo chị. – nói xong, chị đi ngay ra lùm cây. Chúng tôi dàn hàng một chạy theo. Mai-ơ chạy sau chót.
Mỗi sáng chạy một vòng ở dưới lùm cây như thế này, rất tốt cho mọi người. Mặt đất xốp xốp đượm sương đêm vừa mát vừa âm ẩm; tiếng chim ríu rít trên cây ca ngợi buổi bình minh, như để phá tan cái không khí vắng lặng đang bao phủ cả một vùng.
Chúng tôi tập thở hít thật dài hơi và tập các kiểu vận động co chân xoay hông. Tập xong, ai nấy đều thấy toàn thân như có hơi nóng trong người bốc len. Và các mạch máu trong cơ thể cũng như thêm phần rạo rực.
Lúc chúng tôi về lều, Đích-dơ vẫn nằm nguyên như cũ.
– Ờ, các cậu lại mà xem này! – Khơ-lao gọi.
– Cậu này chắc bị liệt chân rồi! – Pô-le nói.
Chích choè cũng nói theo:
– Nào chúng ta cùng đến lôi nó lên, nhất định nó phải dậy!
– Thôi, đừng làm thế. – Oan-tơ nói. – Cứ để nó nằm đó.
Chúng tôi lại để yên cho nó nằm, nhưng không phải mặc cho nó được tuỳ tiện thế đâu. Chúng tôi biết là, tới lúc anh tổng phụ trách đi thăm các lều, nhất định anh ấy sẽ biết chuyện, trông thấy nó nằm, anh ấy sẽ chỉnh hộ. Và lại chân nó có đau gì đau,! vừa r�! ��i nó nói thế là nói dối. Chẳng qua chỉ là nó muốn trốn tập thể dục thôi. Mà đây cũng không phải là lần đầu. Nó đã dối trá như thế mãi rồi, có điều là gần đây nó càng hay giở quẻ. Trước kia, chúng tôi thấy vậy cũng mặc. Nhưng bây giờ, chúng tôi đã quyết tâm sửa chữa cho chi đội lều số 13 trở thành một chi đội khá, nên nhất định không thể làm ngơ như thế mãi được.
Lúc chúng tôi đi rửa mặt về, nó vẫn nằm như cũ. Rồi nó giở sách ra xem, không để ý gì đến chúng tôi. Mai-ơ thì ngồi cạnh nó, mặt vẫn chưa rửa.
– Đích-dơ à! – Han-si gọi, – Cậu đừng dối trá thế. Chân cậu có đau đâu mà bảo đau.
– Ờ, đúng như cậu nói thì đã sao chưa?
– Như thế là cậu lừa dối chị Hai-ga, mà cũng là lừa dối cả anh tổng phụ trách nữa.
– Phải, đừng có ra điều tiến bộ dạy đời. Tớ nghe mãi, ngấy lắm rồi.
Li-pu-li-pu xô lên một bước, nói:
– Chúng tớ có gì là ra điều tiến bộ, chúng tớ có lên mặt bao giờ đâu. Có cái là một đội viên thiếu niên tiền phong thì không được nói dối, có thế thôi, biết không?
Đích-dơ "pì" một tiếng, quay mặt đi.
Chích choè réo:
– Cứ mang nước vào giội cho nó một mẻ, xem nó có dậy không?
– Ấy, đừng có dại dột thế. – Oan-tơ can, – chúng mình phải nghĩ cách sửa chữa cho nhau chứ. – nó nói câu này hơi to: – Tớ đề nghị là phải triệu tập cuộc họp ban chỉ huy chi đội ngay, chào cờ xong là họp luôn.
Đích-dơ cười nhạt một tiếng, lại giở sách ra xem.
Sau bữa cơm sáng, chúng tôi lại mạn đàm với nó một lúc nữa. Nó nhất định không chịu nh�! �n khuy�! �t điểm. Cuộc họp ban chỉ huy chi đội không thể nào họp được.
Vì là họp sau lễ chào cờ, nên chị Hai-ga không biết tí gì. Mãi khi xong việc, chị mới biết là chúng tôi đã quyết định ra sao. Đó là quyết định của toàn thể đội viên chi đội lều số 13, kể cả Mai-ơ nữa, đều nhất trí thông qua, nội dung bản quyết định là: Đích-dơ phải nhận lỗi của mình, phải thành thật kiểm điểm. Trứoc khi nó làm xong hai việc trên, toàn thể chi đội không ai được nói chuyện với nó.
Chị Hai-ga không đồng ý lắm về quyết định của chúng tôi. Chị nói, chúng tôi cũng không chịu dậy sớm, mà cho rằng nó có dậy sớm chăng nữa, thì so với các chi đội khác cũng chẳng có gì là sớm cả.
Chúng tôi không đồng ý với lời phê phán ấy. Thứ nhất, chúng tôi bao giờ cũng dậy đúng giờ; thứ hai, chúng tôi không bao giờ định trốn tập thể dục. Còn Đích-dơ thì dối trá rành rành ra. Vì thế chúng tôi không chơi với nó nữa.
Thế là chúng tôi cứ mặc cho nó nằm và cũng mặc cho Mai-ơ ngồi bên cạnh nó. Chúng tôi lấy vở kịch, theo chị Hai-ga ra lùm cây.
Vẫn trên khoảng đất sáng hôm kia chúng tôi đã họp để chuẩn bị tiết mục góp vui và rồi đã bị nhục một vố nên thân, hôm nay chúng tôi lại họp ở đấy để tập vở kịch này lần thứ nhất.
Chúng tôi ngồi cả trên thảm cỏ. Chị Hai-ga bảo chúng tôi hãy đọc cả vở ba bốn lượt từ đầu đến đuôi, mỗi người đều phải đọc lời của mình. Chị nhắc chúng tôi là tất cả đều phải luôn luôn nhớ câu cuối cùng của người khác (cũng gọi là câu nhắc ngầm), để biết mà nói tiếp câu của mình ra sao. Đồng thời, chị cũng ! dặn ch�! �ng tôi nên nhấn mạnh vào những chỗ nào; câu nào, tiếng nào thì nên dằn giọng.
Chúng tôi theo lời chị, đọc như thế ba lượt từ đầu đến cuối. Sau đó, Oan-tơ nói:
– Bây giờ, chúng em có thể yên trí diễn thử được rồi, vì vở kịch chúng em đã học thuộc ngay từ tối hôm qua.
– Ừ. – chị Hai-ga nói. – Có điều là các em phải chú ý những chỗ dừng, nghỉ, nếu không sẽ diễn không được hay. Phải đấy, chị cũng thấy là bây giờ có thể diễn thử được rồi.
Bấy giờ, mọi người đều như nghiêm túc lên. Ngay Chích choè cũng không còn bụng dạ nào đùa nghich như mọi khi nữa.
Chị Hai-ga nói:
– Để chị ra sân khấu trước, tuyên bố với các đội viên là chúng ta diễn tiết mục gì đã.
Lúc chị nói, mọi người đều lẳng lặng nghe.
Lô-ti se sẽ hích Phu-lân một cái, rồi hai đứa nhếch mép cười với nhau.
– Thưa các bạn, chúng tôi sẽ biểu diễn tất cả những chuyện đã lần lượt xảy ra từ trước tới nay. Chúng tôi xin kể tóm tắt tình hình sinh hoạt ở trại hè bắt đầu từ ngày thứ nhất để các bạn nắm vững nội dung tối kịch, sau đó chúng tôi mới biểu diễn.
– Chị Hai-ga à! – Hen-mu nói cướp lời. – Cái vai anh Mich thì làm… làm thế nào? Có thể tìm được ai đóng… đóng anh ấy không?
– Chị đã bàn cả với anh Mích rồi. Anh ấy đã bằng lòng đóng với chúng ta. – Khi nói, mắt chị sáng lên một cách sung sướng và tự hào.
Chúng tôi đều giật mình, trố mắt lên hỏi:
– Chị đã bàn với anh ấy thật à?
– Thật, đã bàn bạc đâu vào đấy rồi.
– Thế anh ấy cũng tham gia biểu diễn! ạ? – Phải, anh ấy cũng tham gia với chúng mình.
– Thế anh ấy không giận chúng em nữa ư?
– Việc gì mà anh ấy giận? Các em không hợp với anh ấy. Tất nhiên, cũng có những chỗ mà lỗi là tự các em, các em phải chịu trách nhiệm. Còn anh ấy, thì cũng thế, anh ấy cũng có chỗ không đúng. Điểm này, anh ấy đã nhận cả. Vì thế, anh ấy mới vui vẻ đến tham gia biểu diẽn với mình chứ.
– Phục thật, phục thật! – Li-pu-li-pu nói. – Anh Mích như thế thì phục thật đấy!
Chúng tôi đều mừng rỡ và rất phấn khởi về cái tin quý báu này.
Tôi nghĩ nếu anh Mích mà thấy rõ những chuyển biến mới đây của chúng tôi, nhất định anh sẽ phải ngạc nhiên. Mà nói cho thật, thì ngay tôi, tôi cũng không tin là chúng tôi lại có thể chóng tiến bộ được đến thế.
– Thôi, để chị tiếp tục nói đã. – chị Hai-ga lại nói. – Sau khi anh Mích đi khỏi, tôi mới về thay. Các đội viên ở đây, đều không thích làm và học, nghĩa là chỉ có độ năm ba em thích thôi, còn thì đại đa số là không thích. Và do đó chi đội này đã đi đến chỗ bị gãy trước mặt mọi người trong tối liên hoan vừa qua. Sau đây, chúng tôi sẽ biểu diễn những chuyển biến tốt của chi đội này, chúng tôi đã đồng tâm hợp lực cộng tác, và đã thành công. Màn kịch thế là hết!
– Màn kịch thế là hết. – chúng tôi cùng nhắc lại.
Li-pu-li-pu nói:
– Tục ngữ nói đúng quá: Màn kịch hết là mọi việc xong, tất cả đồng lòng là ai cũng thích.
Tiếp đó, chúng tôi bắt đầu diễn thử ngay. Trước hết, chị Hai-ga nói rõ là chúng tôi phải đứng ở đâu, đứng như thế nào. Chị b�! ��o chún! g tôi phải làm giả như vừa mới ở Bá-linh về trại và chị bảo Măm-phơ-lê đừng cầm cái lọ thuỷ tinh đựng thằn lằn vội, vì nó cứ mang kè kè mãi cái lọ ấy không chịu rời ra lúc nào. Đó cũng là tại chúng tôi đồng ý cho nó mang lên sân khấu, nhưng là để đến lúc diễn cơ, đằng này nó cứ cầm luôn ở tay.
Rồi chúng tôi bắt đầu diễn lại những niềm vui sướng của những bạn mới tới trại hè.
Đến đây, chị Hai-ga cũng phải nói đúng như trong vở. Chị tạm thay anh Mích ra diễn vai của anh ấy. Trong vở có ghi rõ là lúc anh ấy tới lều thì chúng tôi đang lăn lộn trên giường và cũng ghi rõ những câu nói khích của anh Mích để động viên chúng tôi bỏ tật xấu, ghi rõ những câu chúng tôi bắt bí anh ấy. Chúng tôi diễn lại những câu nói kháy giữa chúng tôi, những cuộc tranh cãi giữa Hen-mu và Chích choè; Chích choè làm lại cái ngón cướp bánh mì và Măm-phơ-lê làm lại cái trò nhai nhồm nhoàm lúc ăn. Sau khi diễn xong cái trò tranh ăn giữa chúng tôi, chúng tôi nằm lăn ra bãi cỏ, vỗ bụng, làm các điệu ngáo ộp, và lúc đó anh Mich lại đến…
(xin nhớ là vẫn chị Hai-ga đóng thay, chưa phải anh Mich thật).
Anh Mích: "Các em chú ý. Sáng ngày mai các em phải họp chi đội, để bầu ban chỉ huy chi đội của chúng ta".
Oan-tơ: "Nhưng chúng em chưa thật hiểu nhau thì làm sau mà bầu được".
Anh Mích: "Cái đó không ngại. Các em đã có lúc cùng đợi tàu với nhau, cũng không còn lạ nhau lắm. Hơn nữa lại đều là đội viên thiếu niên tiền phong cũng khá lâu rồi kia mà".
Pô-le: "Không đâu, em mới gia nhập tháng trước thôi".
Phu-lân: "Em cũng thế".
Măm-phơ-lê, Ếc-vin ! và Chíc! h choè: "Em cũng thế".
Anh Mích: "Ờ, nhưng ban chỉ huy chi đội là gì, tất cả các em phải biết cả chứ?"
Pô-le: "Em vẫn chưa biết ạ".
Oan-tơ: "Thế thì cậu ở liên đội nào đến đây đã? Ở liên đội các cậu không có ban chỉ huy chi đội à? Nếu thế thì các cậu làm thế nào mà hoạt động chi đội được?"
Pô-le: "Tớ không biết chúng nó làm thế nào cả".
Anh Mích: "Có điều là, các em đã là đội viên thiếu niên tiền phong thì phải biết tổ chức của đội là thế nào rồi chứ".
Pô-le và Chích choè: "Ồ, chúng em vừa mới vào Đội, cái đó có gì là lạ; chúng em không biết tổ chức của Đội ta ra sao là thường chứ".
Anh Mích: "Không biết thì cũng phải biết. Sáng mai các em phải bầu ban chỉ huy chi đội". Và anh nói với Oan-tơ: "Em có thể nói qua về nhiệm vụ của ban chỉ huy chi đội cho các em ấy nghe một lượt không?"
Oan-tơ: "Anh hỏi buồn cười quá. Ban chỉ huy chi đội có nhiệm vụ điều khiển mọi hoạt động của chi đội và cắt đặt công tác cho các phân đội chứ gì!"
Khơ-lao: "Mà các phân đội phải giúp đỡ ban chỉ huy. Chẳng hạn như lúc chuẩn bị họp thì một phân đội phụ trách sắp xếp chỗ họp, một phân đội khác thì lo việc thảo luận tác phẩm văn nghệ,…"
Anh Mích: "Đúng, đúng lắm. Do đó, các đội viên mới vào Đội, phải chịu khó học tập ở trại hè này, để rồi khi về đội mình, sẽ giúp đỡ được các đội viên ở nhà".
Pô-le: "Chúng em muốn tha hồ tắm có được không?"
Anh Mích: "Bây giờ, không nói chuyện ấy vội".
Lô-ti: "Thì hỏi thế có làm sao. Anh hãy trả lời câu em hỏi ấy đã".
A! nh Mích:! "Thì hẳn là có thể tắm được chứ sao."
Hen-mu: "Mà chúng em có thể đi chơi được chứ?"
Han-si: "Ở đây, có tổ chức thi đạt huy hiệu thể dục thể thao không hả anh?"
Măm-phơ-lê: "Ở đây có thằn lằn không anh?"
Khơ-lao: "Buổi sáng chúng em phải dậy từ mấy giờ ạ?"
Pi-tơ: "Ở đây có thuyền không anh?"
Oan-tơ: "Chúng em ở đây có được bầu ban chỉ huy liên đội không anh?"
Anh Mích: "Thôi, thôi, khoan hẵng! Các em cứ hỏi rối lên thế, thì anh trả lời làm sao được!"
Thật vậy, chúng tôi cứ mỗi đứa một câu nhao nhao lên như thế thì anh Mích làm sao mà trả lời kịp. Nên chi anh cũng kêu toáng lên. Và do đó, về sau giữa anh và chúng tôi cứ xa nhau mãi, càng ngày càng tệ. Điểm này các bạn đã biết rồi, đây không nhắc lại nữa. Có điều là về phần vở kịch thì tôi không chép thêm mà nói ngay chuyện chúng tôi đi thuyền đã.
Hôm nay, lúc ăn sáng xong, tất cả chúng tôi đều đi chơi thuyền. Li-pu-li-pu, Lô ti và Pô-le ngồi chung một chiếc, Pi-tơ, chị Hai-ga và tôi ngồi một chiếc khác. Chị Hai-ga cũng đi, vì chị còn phải trông coi chúng tôi.
Mỗi chi đội được đi thuyền một giờ. Những ai muốn đi phải rút thăm để cho khỏi suy bì.
Những cậu không rút thăm đều giảu môi phụng phịu tỏ ý hậm hực. Nhưng chúng cũng không thể không đồng ý với cách giải quyết rất công bằng hợp lý là rút thăm này. Chúng thừa biết là, cả chi đội chỉ có năm người được đi, vì thuyền có ít mà người lại nhiều, phải để cho các chi đội khác cũng được hưởng quyền lợi như chi đội mình, không thể chiếm cả được.
Hai chúng tôi đẩy thuyền xuố! ng nướ! c. Bọn chúng nhìn chúng tôi bằng cái nhìn thèm thuồng và ghen tị.
Chúng tôi và chị Hai-ga cùng ra bến ở bên hồ. Những chiếc thuyền này vừa nhỏ vừa dài, xung quanh có mấy đội viên thiếu niên tiền phong đang đứng.
Li-pu-li-pu, Lô-ti và Pô-le cãi nhau ỏm tỏi vì tranh nhau chỗ ngồi. Pô-le cứ đòi cầm chèo.
– Mày chèo uể oải lắm. – Li-pu-li-pu nói.
– Còn mày ngù ngờ thế, mà lại đòi chỉ huy chúng tao à? – Pô-le vặn lại.
– Ở đây không có ai có quyền chỉ huy ai cả. – Chị Hai-ga nói. – Các em nên nhớ là đầu mũi càng cao thì chèo càng đỡ mệt. Có phải thế không? Vậy thì em nào nhẹ người nên ngồi ở mũi, để em nặng cân ngồi ở lái mới đúng.
– Cái đó, em biết thừa đi rồi. – Pô-le nói có vẻ ấm ức, song cũng phải nghe ngay.
Lô-ti là đứa thứ hai trèo vào thuyền.
– Phải giẫm vào ván thuyền kia! Tuyệt đối không đuợc giẫm vào cạp thuyền! – Chị Hai-ga nhắc nó.
Nó bặm môi thật chặt, đứng lom khom ở giữa lòng thuyền, lảo đảo, định vớ một cái gì có thể vịn được.
– Hừ, ngồi xuống đi! – Li-pu-li-pu cười nói.
Lô-ti tức thì ngồi phịch xuống như bị ngã.
Pô-le cáu tiết, mắng:
– Mày điên đấy à!
– Không sao, – Lô-ti nói, và nó thấy là đã thật sự an toàn, không sợ gì hết. Không ngờ tới lúc Li-pu-li-pu trèo vào thuyền, nó lại hoảng lên, vội đưa tay ra vịn vào cạp thuyền. May mà cũng chẳng sao cả.
Li-pu-li-pu thành thạo như một chú lái nhỏ. Nó trèo vào thuyền đã gọn mà tìm chỗ ngồi cũng rất dễ.
Đã có thể bắt đầu chèo được rồi. Chị Hai-ga và chúng tôi đều đợi chúng ! nó mất! khá lâu.
– Chúng ta chèo đi đâu bây giờ nào? – Chị Hai-ga hỏi.
– Ồ, đi đâu thì đi. – Pô-le đáp và nói thêm. – Mục đích chỉ cốt chèo chơi một lát cho khoái thôi. – Rồi nó huýt một tiếng còi thật to, tỏ vẻ rất thích thú.
– Em muốn vào trong bụi lau để lấy ít ống sậy, chị ạ. – Lô-ti nói.
– Không được. – Li-pu-li-pu gạt ngay. – Vào trong ấy không có chỗ đỗ, mà lội xuống thì cũng không lội được. Gọi là cứ bơi thẳng ra sông con thôi.
Pi-tơ và tôi không nói gì, chúng tôi cũng nghĩ như Pô-le. Thế là tất cả cùng lái về phía đông bắc, bơi men theo bờ hồ ở ngay chỗ đầu dốc gần trại.
Ở đây, có một đám lau xanh rờn và rất rậm, ngăn hẳn tầm mắt chúng tôi. Lái qua đám lau, chúng tôi bơi đến chỗ bến tắm. Từ trong thuyền nhìn ra, cảnh vật xung quanh – khu trại và mấy người cảnh vệ đang ngồi ở trên chiếc thuyền cũ kĩ tại bến tắm – đều như có vẻ khác lạ, không giống mọi khi. Chúng tôi ngắm nhìn những hàng lau sậy và rặng thông trên bờ, lắng nghe các đội viên đang hát theo nhịp một chiéc phong cầm nào đó.
Bồng bềnh trên mặt nước thế này thật là thú quá! Thuyền thì nhỏ, càng nhỏ càng xinh, bóng thuyền lung linh lồng xuống đáy nước. Mặt hồ lăn tăn ánh sáng, sáng lên như muôn chuỗi pha lê. Nhìn sang bờ trước mặt, sao mà xa quá thế. Rừng thông ở đằng xa kia, hôm nay như xanh thắm lại và êm ái quá chừng. Mấy cây to lá ở gần đó trông cứ thưa dần. Bóng cây dốc ngọn xuống hồ trông như mọc ngược. Lau sậy và những cột buồm trên các xuồng máy cũng như cắm ngược cả xuống hồ.
Bức tranh đó thật là càng ngắm c! àng th�! �y đẹp không sao tả xiết.
Người ta như không nghe thấy tiếng chiếc xuồng lướt trên mặt nước.
Mỗi khi mũi thuyền cản sóng, thường reo lên những tiếng nước vỗ lép bép. Và mỗi khi mái chèo khuấy xuống là bọt nước lại tung lên, rồi nước từ mái chèo lại rơi như mưa xuống mạn thuyền.
Mấy chiếc xuồng ở các chi đội khác cũng đang chèo sát bên xuồng chúng tôi.
Lô-ti và Pô-le lại bắt đầu cãi nhau.
– Mày thì biết gì. – Pô-le nói. – Thuyền con tất nhiên là phải lướt nhanh như nó đã lướt chứ.
– Nhưng dù sao cũng không nhanh bằng xe đạp được. – Lô-ti nói.
– Ai bảo. Chính mắt tớ thấy là nó nhanh bằng đấy. – Pô-le cãi lại.
– Có lẽ là cậu nằm mơ thấy chứ gì. – Lô-ti bảo.
– Chị Hai-ga ơi! – Pô-le bỗng gọi váng lên. – Chị Hai-ga à! Chị bảo cái thuyền con này có đi nhanh bằng xe đạp không?
– Còn tuỳ xem người bơi thuyền thế nào đã chứ.
Ngoắt một cái, Pô-le quay ngay lại:
– Ờ, cậu có nghe thấy không? Giờ cậu đã tin chưa? Hử?
Lô-ti cười nhạt nói:
– Nếu người ngồi thuyền là cậu, thì nhất định không thể nào nhanh bằng xe đạp được, vì cậu có biết bơi thuyền đâu!
Pô-le trợn mắt lên không nói được nữa. Nó quay mặt đi; vì còn biết nói thế nào được. Chính nó từ trước tới nay không biết chèo thuyền.
Chỗ giáp với hồ Cây gạo với con sông con có một doi đất nhô hẳn ra. Sau doi đất này về phía bờ sông có một vũng nhỏ, trong vũng có hai chiéc thuyền buồm đậu bến. Cả hai thuyền đều vững và to, có khoang lớn lại có cột buồm rất cao. Trên một chiếc có mộ! t ngườ! i đàn ông và một người đàn bà đang ăn cơm. Chỗ này rất tĩnh mịch, chúng tôi nghe rõ cả tiếng thìa canh chạm vào bát đĩa.
– Chúc hai bác ăn ngon nhé. – Pô-le vẫy tay về phía hai người nói thật to. Họ cũng cười nheo mắt và giơ tay vẫy lại.
– Giá được một cái thuyền buồm như thế mà bơi thì thích nhỉ. – Pi-tơ nói.
– Chị Hai-ga ạ, – tôi nói to. – giá ở trại chúng mình cũng có một chiếc thuyền như thế này thì thích quá, chị nhỉ.
Pi-tơ tiếp:
– Tớ chỉ muốn được ngồi thuyền buồm một chuyến xem nó thú vị hơn ngồi thuyền con ra sao thôi.
Nói xong nó cho tay xuống nước vốc một vốc rồi tung cao lên trên khôn, lập tức có tới hàng nghìn giọt nước rơi toả xuống như những giọt thuỷ tinh trông rất đẹp mắt.
– Chị Hai-ga ạ! – Lô-ti ở thuyền bên kia lại lên tiếng. Nó hỏi: – Tại sao nước hồ ở xa trông xanh biếc, mà ở đây trông xuống thì nó lại xanh lục hả chị?
– Đó là tại sắc trời ánh xuống mặt nước chứ sao! – Li-pu-li-pu nói.
– Thế sao nước ở ngay cạnh thuyền trông cũng xanh lục?
– Vì vốn dĩ nó có màu xanh lục.
– Sao, nước màu xanh lục à?
– Ừ. – Li-pu-li-pu đáp.
– Thế mà cũng đòi! Nước không có màu gì cả, nó trong suốt.
Tôi liền nhìn chị Hai-ga một cái. Chị cười tủm tỉm thú vị nghe hai đứa nói. Hễ khi nào chị cười là đôi mắt chị cũng híp lại thành hai vệt ngay. Tôi thích nhìn cái lối cười chân thật đó của chị.
– Đến màu sắc mà cậu cũng không biết phân biệt nữa à! – Li-pu-li-pu nói.
Lô-ti nhìn sang chị Hai-ga nói:
– Kìa chị b�! ��o đi, ! xem nó như thế nào.
– Li-pu-li-pu nói sai rồi. Nước hồ không phải màu xanh lục đâu, nhưng vì ở trong nước đó có rất nhiều động vật và thực vật nhỏ, cho nên ta trông cứ thấy như nó có màu xanh lục. Cái hồ này của chúng ta vốn có nhiều dương liễu đấy, nghĩa là ở đáy hồ có rất nhiều bùn, mà trong bùn thì thường có cơ man nào các loài động vật, thực vật. Cho nên trông nước hồ cứ như có sắc xanh lục là vì thế.
– Ồ ra là thế đấy? – Lô-ti nói. – Em thật không hề nghĩ đến bao giờ cả.
– Có lẽ khi ở lớp giảng tới bài này thì cậu lại vừa mới xin nghỉ xong. – Li-pu-li-pu cười nói.
– Thì cậu cũng vừa mới trốn học đấy thôi. – Lô-ti đáp.
– Không, ở lớp tớ chưa giảng tới môn này.
Li-pu-li-pu nói rồi đưa cái bơi chèo cho Pô-le:
– Pô-le à, cậu cứ bơi một lát xem.
Pô-le đón lấy mái chèo, lóng ngóng mãi mới biết cách cầm như thế nào. Nhưng rồi nó cũng chỉ bơi quấy quá một hồi thôi, không làm sao mà làm cho thuyền tiến lên được.
– Trước hết, hãy để chếch cái mái chèo lên phía trước mà đẩy đã, rồi mới ngả nó xuống độ bốn nhăm độ mà bơi ở dưới nước. Khi bơi thì nhè nhẹ tay thôi, đừng đẩy mạnh quá. Cứ như thế là nó tự khắc nổi lên mặt nước.
– Hì hì. – chúng tôi đều phì cười.
– Cậu nói có vẻ thạo lắm nhỉ. Cậu học ở đâu thế, Li-pu-li-pu?
– Tớ học anh phụ trách chúng tớ đấy, trước chúng tớ vẫn bơi với anh ấy mãi.
Bây giờ, Pô-le đang mắm môi mắm lợi cố học lấy được. Những là đặt bơi chèo xuống nước ra sao, vẫy nó về phía sau nh! ư thế ! nào. Nó cứ ngoay ngoáy cái đầu trọc mà nhô lên cúi xuống mãi, trông rất buồn cười.
Chúng tôi bơi qua bến của các vận động viên bơi lội. Trước đây bốn ngày, chúng tôi đã vào đây chơi trong một dịp đi bộ mà tôi đã nói ở trên; bây giờ, chúng tôi lại trông thấy lần nữa.
– Không biết có phải hai người hôm nọ nhóm bếp mãi không cháy kia không? – Li-pu-li-pu thình lình hỏi to thế, và cong hai ngón tay đưa vào miệng, huýt một tiếng còi gọi.
Hai người kia cũng huýt lại nó một tiếng.
Gần chỗ họ dứng, cũng có một đống lửa đang bốc khói; một chiếc giường treo mắc trên hai thân cây như cái võng đan ở trên có một người đang nằm xem sách, miệng ngậm điếu xì gà.
Pô-le đắc ý khoe:
– Loại giường này, tao đã được nằm một lần rồi!
– Ờ, thế thì có gì là lạ. – Lô-ti nói.
Li-pu-li-pu nghĩ một lúc nói:
– Để hai năm nữa, thì ra, tớ sẽ học nghề thuỷ thủ, chuyên chạy trên tàu biển. Bấy giờ, tớ tha hồ ngủ giường treo; mà là giường treo chính cống cơ, chứ không phải thứ giường làm bằng võng này.
– Hừ, ở tàu làm gì có giường treo. – Lô-ti nói. – Tớ có một ông chú, công tác trên tàu đánh cá, chỉ ngủ giường đóng vào vách gỗ thôi.
– Đấy là chỗ nằm ở trong khoang đáy. – Chị Hai-ga nói.
Li-pu-li-pu không biết nói gì, cứ nhìn chị Hai-ga rồi lại nhìn Lô-ti.
– Thật không?
– Em ấy nói thật đấy. – chị Hai-ga đáp. – Tàu buôn kiểu mới bây giờ không có giường treo nữa, trên tàu chia thành từng ngăn, mỗi ngăn hai người ở chung.
– Ồ! – Li-pu-li-pu kêu lên một tiếng, rồi tỏ ! vẻ suy ! nghĩ như tiêng tiếc cái gì.
– Chị Hai-ga à, chúng ta có nên đi luôn một mạch ra tận Mi-rô-si không chị? – Pô-le hỏi.
Chị Hai-ga cười đáp:
– Thế thì xa quá! – rồi chị xem đồng hồ, nói tiếp: – Bây giờ, chúng ta phải quay về thôi, không thì lại đi quá giờ đã quy định.
Lẽ ra chị không nên nói cái câu cụt hứng này mới phải.
Chúng tôi đều nhăn nhó, không đứa nào muốn về, vì đang chơi vui và vào giữa lúc thích nhất! Nhưng Pi-tơ và tôi không thể cưỡng được. Chị ngồi ở thuyền chúng tôi, nên chúng tôi đành phải cho thuyền quay lại. Còn Li-pu-li-pu, Lô-ti và Pô-le thì cứ làm như không nghe thấy gì, chúng vẫn tiếp tục bơi. Mãi tới lúc chị Hai-ga phải quát lên, chúng mới dừng chèo và quay lại.
– Đi thêm một quãng nữa không được ư chị? – Li-pu-li-pu hỏi ề à.
– Không, chúng ta phải về thôi. – chị Hai-ga vừa lắc đầu vừa đáp.
– Không, chị cho chúng em đi nữa cơ.
– Đừng có kèo nhèo thế. Mau lên! Người ta còn đợi hai chiếc thuyền này đấy.
– Ồ, ra là thế ạ. – Li-pu-li-pu nói xong, bẻ mũi thuyền quay lại. Chúng tôi cùng chèo về.
Hồ Cây gạo bây giờ lại hiện ra một vẻ khác. Chúng tôi bơi về phía mặt trời, ánh nắng chiếu rọi xuống mặt hồ nhấp nhánh, những làn sóng lại càng thêm sáng chói. Mỗi khi Pi-tơ cất mái chèo lên, những giọt nước lại rơi xuống lả tả như những giọt thuỷ tinh lóng lánh mọc trong nắng vàng.
Đường về sao mà ngắn quá! Khu trại mỗi lúc một gần thêm. Chúng tôi lại nghe thấy những tiếng ồn ào, lại trông thấy chỗ bến tắm và mấy người cảnh vệ ngồi trên chiếc thuyền c! ũ kĩ. Lát sau, chúng tôi đã về tới bến. Các đội viên ở một chi đội khác đã đứng sẵn ở đó chờ chúng tôi. Chúng tôi vừa lên bờ một cái chúng nó đã theo anh phụ trách và xuống thuyền ngay.
Nhìn chiếc thuyền rời bến, Pô-le vẫn còn thèm thuồng nói:
– Ngồi thuyền thật thú ghê!
Cuộc đi chơi thuyền của chúng tôi thế là kết thúc. Thời gian tuy rất ngắn, trước sau không tới một tiếng đồng hồ, song cũng đã thú lắm rồi. Tôi thấy là không thể im không nói lại được những cái thú trong cuộc đi thuyền này với mọi người được.
Buổi chiều, tất cả chi đội chúng tôi lại tập diễn lại vở kịch một lần nữa. Mặc dù chị Hai-ga đặt mức yêu cầu với chúng tôi có phần gay gắt, nhưng chúng tôi cũng đồng ý cố gắng tập thật cẩn thận. Và cũng xin nói thêm là chúng tôi còn học được một bài hát nữa, học thật sự. Đó không phải là bài gì mới lạ, mà là bài "Tương lai tươi sáng". Trong chúng tôi đã có nửa số đội viên học thuộc từ lâu rồi. Bài hát này, chúng tôi định để tới lúc diễn xong vở kịch sẽ cùng hát một lượt. Hôm nay, mọi người học hát đều khá cả. Tuy có một số chưa thuộc, song chỉ cần sáng mai ôn lại một vài lượt, là đến chiều nhất định hát phải trơn tru. Về kịch, cũng chắc chắn không có vấn đề gì.
Tôi thấy mệt quá, ngáp luôn mấy cái. Ngày giờ đã muộn; mặt trời soi trên ngọn thông như cũng có vẻ uể oải; nó đỏ ra, không còn chói sáng như trước nữa. Bầu trời trên mặt hồ cũng ảm đạm. Từng bè mây tản mát đều có đượm chút nắng hồng.
Tiếng nhạc truyền thanh lại vang lên. Trong lều số 14 và số 4, đều ! có tiế! ng cười nhảy múa. Các lều ấy đang luyện một điệu múa dân gian. Không riêng gì các bạn gái ở lều số 4 và các bạn trai ở lều số 5, tất cả các đội viên ở những lều khác cũng tham gia nhảy múa. Chúng vây cả lại thành một vòng rất rộng, lúc thì nhảy và hát, lúc lại đứng ngoài đánh nhịp hoan hô. Có thể là hầu hết đội viên ở trại đều có mặt tại đây. Chỉ riêng hai cậu Mai-ơ và Đích-dơ là vẫn lẩn ở trong lều thôi. Đích-dơ thì đang ăn một quả táo.
Chập tối chúng tôi lại ra hồ tắm một lượt, khắp trại đều đi hết. Chúng tôi thả sức vui đùa, làm nhộn lên một trận, tưởng như đến phải lật úp cả cái hồ Cây gạo này thì mới đã.
Ngày mai lại sẽ viết tiếp cuốn nhật ký này.
Ngày mai sẽ là ngày cuối cùng ở trại hè.
Thật là lưu luyến biết bao.

Phần 7
Thứ Ba, Ngày 31 Tháng 7

Đã mấy ngày nay không mưa, đêm qua trời giáng cho một trận mưa thật to. Nước mưa đập trên nóc lều ghê quá, làm tôi đang ngủ phải choàng dậy. Ngoài tiếng mưa rơi rả rích đều đều, tất cả đều im lặng hết. Rồi mưa giội cả xuống sàn ván, kêu lên tanh tách. Mưa dột đúng trên bàn ăn. Kể ra thì chiếc bàn này cũng không được sạch lắm, dột như thế càng đỡ phải cọ.
Các đội viên trong lều đã ngủ say, Khơ-lao nằm cạnh tôi đột nhiên trở mình cựa quậy mấy cái rồi nhỏm dậy. Bóng đêm mờ ảo từ ngoài cửa lều lọt vào, tôi thấy Khơ-lao ngồi im như một cái bóng. Nó chưa tỉnh hẳn. Ngồi một lúc, nó lại từ từ nằm xuống, co rúm lại như con tôm, không nói câu nào. Mưa vẫn đều đều rả rích. Cũng có lúc dồn dập thật to như có người đổ hàng nia đậu lên trên nóc lều căng bằng vải bạt. Được một lát sau, mưa nhỏ dần và tôi cũng không rõ là tôi đã quay ra ngủ từ lúc nào. Chỉ biết từ cái lúc mưa nhỏ dần, tôi thấy trong lòng rất vui thích, dễ chịu, cuối cùng chỉ còn nghe thấy có một thứ tiếng rỉ rả đều đều thôi.
Lúc đó, có lẽ là lúc tôi đã bắt đầu ngủ.
Sáng dậy, trông ra ngoài, tôi thấy hơi nước bốc lên từ những đám bùn lầy đất ẩm. Trong rừng thông bụi mù vương phủ, không khí ẩm thấp dưới những vầng lá xanh như đã lâu không có ánh mặt trời. Chúng tôi cùng cảm thấy lành lạnh; nhìn về phía đông, mặt trời đã từ từ nhô lên, đem lại niềm vui ấm cho tất cả mọi người.
Chẳng mấy chốc, ánh nắng ban mai đã xua tan hết màn sương đục và lại chiếu ra muôn ánh hào quang. Hôm nay là ngày cuối c! ùng của chúng tôi ở trại hè, tiết trời không đẹp hơn mọi ngày sao được.
Buổi sáng toàn trại tổ chức một đợt tổng vệ sinh, quét dọn khắp tất cả xung quanh trại.
Trước khi rời khỏi trại hè, chúng tôi phải thu dọn mọi chỗ cho thật gọn gàng sạch sẽ, vì còn có người sẽ tới đây sau. Nghe nói hình như sắp có một đoàn thiếu niên tiền phong từ Bá-linh cũng về hồ Cây gạo này nghỉ mát tới ba tuần thì phải.
Chúng tôi phải mất hơn một tiếng đồng hồ mới làm xong công việc vệ sinh, mà còn phải hết sức cơ đấy. Vì chị Hai-ga có nói là phải cố làm cho nhanh, để còn dành ít thì giờ tập lại vở kịch một lần nữa. Tổng vệ sinh xong, mọi người đều ướt đẫm mồ hôi. Trước khi tổng vệ sinh, chị Hai-ga đã phân công công tác một lượt: Éc-vin và Pi-tơ dọn dẹp trong lều; Han-si và Đích-dơ cùng Mai-ơ quét dọn mặt trước lều; Phu-lân quét bên trái, Lô-ti quét bên phải. Còn những người khác là Li-pu-li-pu, Oan-tơ, Pô-le, Chích choè, Hen-mu, Khơ-lao, Măm-phơ-lê và tôi thì thu dọn cái đống toàn những thứ linh tinh và làm việc khác ở phía sau lều. Thế là tất cả đều đi đi lại lai, thật hết sức ồn ào náo nhiệt.
Câu chuyện ầm ĩ đầu tiên đã xảy ra. Cái hố chúng tôi đào để nuôi các động vật bò sát, giờ phải lấp đi vì không thể để một cái hố như thế ở trong trại được. Mấy hôm trước, ông Xô-lô-mông đã có dặn là cái hố ở sau lều này phải lấp đi, vì những con vật nuôi ở hố đều không được trông nom chu đáo, nhốt mãi như thế là đày đoạ chúng. Ông nói đúng lắm. Tôi lại nghĩ ngay tới Măm-phơ-lê vẫn cứ hay nghịch các con vật này bằng cách lô! i một c! on dông dông hay một con thằn lằn ra cầm trong tay để khoe là: chúng nó đã quen với mình rồi. Thật là láo toét, chẳng qua là chúng nó bị nắm chặt quá không chạy được nên phải để yên cho nó nghịch thôi, chứ quen cái gì. Hôm qua chả trốn mất một con đấy ư. Sáng hôm nay, trong hố còn được bốn con dông dông của Măm-phơ-lê và một con cóc to bạch của Li-pu-li-pu. Ngoài ra, còn có mấy con ốc sên của Pi-tơ và mấy con nhái bén của Chích choè nữa.
Lúc đầu, chúng nó không chịu để cho lấp hố. Sau khi chị Hai-ga phải giải thích mãi, chúng mới nghe ra và để cho lấp. Thật ra chúng tôi còn có một chỗ nuôi động vật bò sát ở ngay trên đỉnh "Hi-mã-lạp-sơn". Đó là một gò cao nằm ở giữa trại hè. Ngoài cái trạm khí tượng của tổ nghiên cứu về thời tiết ở trại ra, người ta có làm một số lồng kính để rải rác khắp trên gò, trong mỗi lồng có nuôi một giống động vất; có đủ các loại bò sát. Ai đồng ý thì đem gửi những vật mình đã nuôi được vào đấy, không thì thả cho chúng đi.
Chúng tôi thả hết các con vật nhỏ này ra. Được thả ra chúng đều chạy biến. Chỉ có loài nhái mốc và loài cóc là còn trù trừ mãi mới chịu đi. Có con cóc được thả ra, còn ngồi lại một lát nhìn ngó xung quanh, sau đó nó mới nhảy phóc một cái rơi ngay vào chân Chích choè, làm thằng này kêu váng lên. Con cóc lại nhảy một cái nữa, và bây giờ thì nó mới thật sự chuồn. Những con cóc con đều nhảy đi nhảy lại, có lẽ chúng nó cho rằng đây chỉ là một dịp được ra ngoài "tản bộ" thôi, chứ không phải là được đi hẳn. Đến lượt thả mấy con dông dông và thằn lằm thì chúng tôi đâm ra xíc! h mích l! ẫn nhau, vì Măm-phơ-lê nhất định không chịu thả.
– Không, như thế không được. – nó nói.
– Được, để rồi xem cậu sẽ làm thế nào! – Li-pu-li-pu nói.
– Không phải xem gì cả. Những con dông dông này là cứ phải để ở đây.
– Đừng hòng.
– Cút cả đi, mặc kệ ông. – Măm-phơ-lê vừa quát lên vừa đảo đôi con mắt một cách hằm hè.
– Đừng có nói bậy. Chị Hai-ga và ông Xô-lô-mông đã dặn chúng ta thế nào, chả lẽ cậu lại không nghe thấy à?
Măm-phơ-lê đứng đực ra trước hố.
– Măm-phơ-lê à, đừng có nói thế! – Oan-tơ bảo. – Cái hố này dù sao cũng phải lấp! Không lấp không được.
– Ờ, để xem cậu làm thế nào.
– Thôi, không nói dài dòng nữa. – Mai-ơ cúi xuống, cho tay vào hố khua một hồi, bắt ngay một con dông dông lên, thả ra đất. Con này ngoắt đuôi một cái, biến ngay đi.
Tức thì Măm-phơ-lê túm ngay lấy vai Mai-ơ. Nó đỏ mặt tía tai không nói câu nào. Oan-tơ, Li-pu-li-pu và Khơ-lao vội sấn đến kéo Măm-phơ-lê ra rồi cùng ôm chặt lấy nó.
Cậu này xoã cả tóc xuống trước trán, gân cổ lên, hằm hè đe nạt:
– Mai-ơ à! Liệu hồn nhớ, cái đồ lười biếng không chịu học, chỉ quen bắt nạt người khác, rồi ông sẽ bảo cho. Dông dông của ông, mày quyền gì mà thả. Thật mày là đồ tồi…
– Thôi, im đi cậu. – Li-pu-li-pu can. – Cậu nghe tớ nói đây này! Thứ nhất, chúng mình không nên đánh nhau, cái đó hẳn cậu đã biết rồi. Thứ hai, Mai-ơ thật ra không phải thằng lười như cậu nói. Vừa rồi tổng vệ sinh, nó chịu khó hơn cậu nhiều, cái đó ai cũng thấy hết. Còn cậu, cậu ch! ỉ chăm! chăm vào mấy con dông dông của cậu. Song, cậu không thả thì không thể được.
– Chị Hai-ga ôi! Chị Hai-ga ôi! – Măm-phơ-lê gọi toáng lên.
– Ồ, gọi chị ấy làm gì. Chị ấy đến lại không phê bình cho cậu một mẻ ấy à.
Nhưng chị Hai-ga không hề nói gì, hay nói cho đúng hơn, chị không hề phê bình nó một câu nào. Trước hết chị bảo ba thằng kia buông Măm-phơ-lê ra. Sau đó chị bảo chúng nó nói lại xem đầu đuôi câu chuyện ra sao. Thế là lại ồn ngay lên, đứa nào cũng muốn nói trước, Mai-ơ thì đứng im như thiếu tin tưởng, cứ đăm đăm nhìn mãi chị Hai-ga. Tôi thật không hiểu tại sao khí thế của nó lại xẹp ngay đi như thế, thật hoàn toàn khác hẳn lúc nãy.
Có thế chứ, chị Hai-ga cũng cho là phải thả hết dông dông và thằn lằn đi.
– Nhưng, các cậu quên rồi, đến lúc ra sân khấu biểu diễn, chúng tớ còn phải mang nó ra cơ mà. – Măm-phơ-lê nói.
– Ờ! – Chúng tôi không bảo nhau mà cùng kêu lên một tiếng thế.
– Em có thể mang chiếc lọ không lên sân khấu cũng được. – chị Hai-ga nói. – Vì thật ra thì khán giả có trông thấy được đâu.
– Không, người ta thấy chứ. Trong lọ phải thật sự có thằn lằn mới giống chứ.
– Nhưng cũng không cần thiết đến mấy con ở đây. Dù sao thì cũng cứ thả hết đi đã. Rồi thì hót hết giấy vụn vào hố mà lấp đi.
– Thôi, để em cho mấy con thằn lằn này vào trong lọ là yên hết.
– Như thế là độc ác với loài vật. – Khơ-lao nói.
– Ấy, xưa nay nó vẫn ác thế đấy. – Li-pu-li-pu nói.
Chị Hai-ga tiếp:
– Đừng, em đừng giam nó trong nọ thế, nh! ư thế ! là độc ác. Em nghe lời chị, Măm-phơ-lê à, gọi là em cứ tha quách nó ra thôi.
Nghe xong câu đó, Măm-phơ-lê lại cáu lên. Nó bỏ đi, rồi quay đầu lại nói một câu cuối cùng:
– Từ nay em không tham gia gì sất. Diễn kịch cũng không diễn nữa.
Vì đi đột ngột quá, nó không biết là nên đi đâu, cứ chạy thẳng ra bụi cây rồi tựa vào một gốc cây mới đẵn, nhìn lại phía chúng tôi, Chích choè lấy ngón tay vạch vạch lên má làm bộ chế giễu nó.
– Cứ để em ấy đi, đừng ai để ý gì. – Chị Hai-ga nói.
Chúng tôi lại tiếp tục tổng vệ sinh. Bắt hết dông dông và thằn lằn ra. Chúng vừa lên khỏi miệng hố, đã đua nhau vụt biến ngay không một tiếng động nhỏ.
Pô-le, Chích choè và Khơ-lao đều lom khom luồn vào bụi rậm ở cách phía sau lều chừng hai chục thước. Chúng tôi nghe thấy tiếng chúng nó cười khúc khích. Lát sau, ba đứa lại chui ra, cậu nào cũng cầm trong tay mấy cái đĩa sắt.
– Lạ nhỉ. – chị Hai-ga nói. – Sao ở trong bụi cây lại có những thứ này?
Chúng tôi đều nhìn nhau cười hóm hỉnh. Li-pu-li-pu bấy giờ mới nói:
– À, nó là thế này mà. – vừa nói, nó vừa ngước mặt nhìn ra xa như để nhớ lại một vài hình ảnh gì đó. – Nó là thế này. – nó nhắc lại. – Chúng em đến trại hè này được hai hôm hay ba hôm gì đó, em cũng không nhớ rõ nữa, chúng em được lĩnh về một chồng đĩa. Thế rồi ăn cơm xong, không biết có cậu nào ấy, cầm một chiếc đĩa, ném lên trời chơi. Mấy cậu nữa thấy hay hay, liền đề nghị tất cả cùng tập trò ném đĩa, xem ai ném được xa nhất. Thế là tất cả đều dự hết, đứa nào cũng ném hết. Sau đó! , chúng ! em chỉ tìm về được một nửa số đĩa thôi, còn thì không thấy đâu cả, ai ngờ hôm nay lại tìm được.
– Theo em nói, những cái đĩa này là số đĩa đã bị coi là mất hôm ấy rồi? – chị Hai-ga nói.
– Vâng, vừa đúng bảy chiếc, may quá, thế là chúng ta đã tìm thấy hết.
Nghe xong, chúng tôi đều cười hỉ hả.
Chị Hai-ga không nói gì. Chị cũng biết thừa là từ nay chúng tôi không đời nào lại còn chơi dại dột như thế, nên cũng chẳng cần phải dạy nữa, vì vậy hà tất còn phải nói những câu thừa làm gì. Chị không nói, trái lại, còn cười với chúng tôi. Sau đó, chị bảo Khơ-lao mang tất cả chồng đĩa ấy xuống nhà bếp rửa sạch một lượt.
Ngoài mấy chiếc đĩa ấy ra, chúng tôi còn tìm được hai cái chậu rửa tay, một chiếc quần dài, một cái cốc, hai cái thìa và một chiếc bít tất. Tìm được nhiều ghê! Chị Hai-ga thấy thế, chỉ lắc đầu.
Số giấy vụn mà chúng tôi nhặt nhạnh, không ngờ cũng nhiều ra phết. Đầy một đống! Chúng tôi hót cả vào hố.
Phía trước lều, tự nhiên bụi mù cả lên. Thì ra Han-si, Đích-dơ và Hen-mu đang kéo rác. Hai bên đều đã quét xong cả; cái rãnh nước ở bên cạnh đã được khơi lại tử tế, chỗ nào cũng sạch mắt. Căn bản là chúng tôi đã dọn xong hết.
Mấy chi đội gần chỗ chúng tôi vẫn còn đang dọn dẹp chưa xong, trông có vẻ vất vả lắm. Các chi đội khác cũng thế, chưa làm xong công việc. Chúng tôi dọn chỗ nào cũng hết sức sạch sẽ. Khơ-lao đã đem đĩa xuống trả nhà bếp.
Xong đâu đấy, chúng tôi mới lấy vở ra xem và bảo nhau đi diễn thử.
Han-si và Hen-mu phải chờ một lát nữa mới đi đư! ợc, Đ�! �ch-dơ không muốn dự, Mai-ơ cũng không thích. Nhưng nó cũng chạy theo chúng tôi được dăm bước. Tới khi chỉ còn cách chúng tội độ một quãng, nó mới đứng lại, ngồi xuống gần bụi cây và bứt cỏ lên nhấm nhấm.
– Chúng mày trông kia! – Pô-le vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra phía Mai-ơ ngồi.
– Không biết nó định làm gì thế? – Khơ-lao hỏi.
– Có lẽ nó đã hối lỗi, muốn tham gia cũng nên. – Oan-tơ nói.
Chị Hai-ga đang nói chuyện với Chích choè và Lô-ti ở phía sau; có thể là chị chưa để ý tới Mai-ơ.
– Cậu ra gọi nó lại đây đi. – Pô-le bảo Oan-tơ.
Oan-tơ liếc nhìn Mai-ơ một cái rồi lại đưa mắt nhìn chị Hai-ga.
– Để tớ thử hỏi chị Hai-ga xem sao đã, vì tớ cũng không biết có nên ra gọi nó không.
Lúc Oan-tơ đến hỏi chị Hai-ga, bấy giờ chị mới quay đầu lại phía chúng tôi. Tôi thấy mặt chị đỏ bừng như có vẻ giận.
Chị bảo:
– Không việc gì phải đi gọi, cứ để nó tự giác đến tham gia.
Ý kiến của chị, tôi thường không hiểu rõ tại sao. Nhưng thôi, chị bảo cứ để nó tự giác tham gia thì phải chờ cho nó tự giác. Tuy nhiên, chúng tôi không thể cứ đứng yên một chỗ mà chờ được. Chúng tôi bắt đầu diễn thử. Dứt khoát là phải gạt nó ra một bên, không nghĩ tới nữa.
Mai-ơ phụng phịu đứng dậy. Nó đứng một cách e dè, vừa cắn móng tay vừa nhìn chúng tôi. Thế rồi nó đi mấy bước lại phía chúng tôi, nhưng là đi quanh cho lâu ra, chứ không đi thẳng, vì ý nó chưa quyết; thật đúng như câu tục ngữ nói là "mèo thèm cháo nóng, cứ lượn bên nọ lại uốn bên kia mãi". Nó cứ đi được mấy bướ! c lại b! ứt một ngọn cỏ, hoặc xé một cái lá, hoặc cắn móng tay. Nhưng dù là đi quanh đi quẩn, cuối cùng nó cũng tới gần chỗ chúng tôi. Tôi không rõ nó đang nghĩ ra sao.
Chúng tôi vẫn tiếp tục diễn thử. Lúc diễn tới màn ba, chị Hai-ga lại phải đóng thay Măm-phơ-lê, vì ở màn này có chỗ Măm-phơ-lê đánh đổ nước cà phê, nhưng nó không có mặt ở đây.
Hay là để Mai-ơ nó đóng Măm-phơ-lê vậy. Chúng tôi đề nghị thế. – Vì chóng chầy thế nào rồi Mai-ơ cũng tham gia thôi.
– Thế các em để Măm-phơ-lê đóng vai ai!
– Sao, chả lẽ chị còn tin là Măm-phơ-lê nó cũng sẽ tham gia nữa à?
Chị gật đầu. Coi bộ chị tin chắc như thế.
Chúng tôi cũng tin chắc theo ý chúng tôi. Chúng tôi nhận định trái hẳn chị. Chúng tôi dám đánh cuộc là Măm-phơ-lê quyết không chịu tham gia.
Diễn hết màn ba, chúng tôi tạm nghỉ một lát. Pô-le hỏi:
– Thế còn cái anh Mích thì sao?
– Anh Mích ấy à? Chính anh ấy sẽ đến đóng.
– Anh ấy không tập lúc nào cả, thì ra diễn làm sao được?
– Không lo. Cơm xong chúng ta còn tổng ôn tập một lượt cơ mà. Còn tập lại tất cả ấy.
– Em thấy lo lắm chị ạ – Pi-tơ nói. – Bây giờ, tập diễn cầm vở luôn mà tay còn lúng túng, nữa là đến lúc ra diễn thật, không thuộc thì làm sao nói được cho xuôi.
Nỗi lo của Pi-tơ tuy chúng tôi không ai nói ra, song tất cả đều có nghĩ thế hết. Mà nói cho thật, thì không ai thuộc được cả.
– Ồ, các em không sợ. Vở kịch này mà diễn là nhất định phải trôi. – chị Hai-ga nói, – vì các em nên nhớ là mình có đóng vai người khác đâu, mình đóng ngay chính mì! nh cơ m�! �. Chả lẽ các em cứ phải thuộc đúng như lời trong vở sao, không được linh động thêm bớt gì sao?… Tuỳ tiện mà nói chứ.
Chúng tôi cùng đứng lặng một chỗ. May nhờ chị Hai-ga lúc nào cũng tở ra là rất tin tưởng, nên chúng tôi cũng thấy vững đôi chút, nếu không tối không ai dám diễn thử nữa.
Ngay lúc chúng tôi đang định tiếp tục diễn thì Mai-ơ đã ở đâu đến đứng ngay trước mặt chúng tôi, chỉ cách chừng ba bốn bước. Nó rất chú ý tới chúng tôi; lúc thì nó vờ tìm một cái gì đưới đất, lúc lại ngó chúng tôi một cái rồi quay ngay đi. Và cuối cùng là nó nhập bọn hẳn, tuy thái độ vẫn có vẻ rụt rè và bước chân vẫn hết sức ngượng nghịu. Tôi chắc trong bụng nó khó chịu lắm. Đôi mắt nó cứ nhìn chằm chặp vào chị Hai-ga.
"Hì hì" Chích choè định chế giễu nó. Lô-ti vội lấy khuỷu tay hích khẽ vào sườn Chích choè một cái, cậu này không lên tiếng nữa.
Mai-ơ đứng lại đó yên lặng như đang suy nghĩ điều gì. Chị Hai-ga ra đón, nhẹ nhàng dỗ:
– Em đã lại, thế là phải lắm, Nào, em vào đây, Mai-ơ! Chúng ta diễn luôn thôi.
Thế là Mai-ơ vào diễn ngay. Chúng tôi không ngờ lại như thế được.
Cơm trưa xong, chúng tôi tập dượt lại tất cả.
Anh Mích cũng đã tới, mọi người đều hớn hở, chính anh cũng rất vui.
– Ồ, chào các em! – anh nói. – Khá chứ!
– Chúng em đều khá cả, anh Mích ạ. – Chúng tôi cùng đáp.
Thế là anh ấy cười, chị Hai-ga cũng cười, và cả chúng tôi nữa cũng đều cười. Đến bây giờ, chúng tôi mới biết là anh Mích đã nhẩm thuộc vở từ lâu rồi.
Và chúng tôi bắt đầu cùng diễn c�! �� một ! lượt.
Nhưng kết quả không được vừa ý mọi người.
Thường là chúng tôi cứ đứng ngây cả ra như những con gà nhép sợ sệt khi sắp có cơn dông. Chúng tôi cứ lúng túng làm sao ấy, nếu không nói những câu vu vơ thì cũng lại nói câu nọ lẫn sang câu kia, không đâu vào đâu cả. Chỉ có anh Mích diễn hay nhất, có thể là không ai bắt bẻ vào đâu được. Chị Hai-ga đóng cũng rất hay, chỉ có chúng tôi là tồi quá.
– Xe tới chân dốc sẽ có đường lên. – Chị Hai-ga lại khuyến khích. – Chúng ta bây giờ hãy tạm nghỉ và các em hãy đi khám sức khoẻ đã. Khám xong là các em sẽ ra mắt khán giả, để nhất định chứng minh rằng chúng ta không phải là những người kém; chúng ta cũng có tài nghệ của chúng ta.
– Chỉ mong được thế. – Khơ-lao nói có vẻ kém tin.
– Chị cam đoan là không sao hết. – chị Hai-ga nói.
Chúng tôi lại hát một lượt bài "Tương lai tươi sáng". Cũng may, bài hát xuôi lắm, có thể nói là rất hay nữa ấy. Hát xong, chúng tôi đi khám sức khoẻ. Tất cả đều mặc quần đùi, đi chân đất tới phòng y tế.
Phòng y tế này trông chẳng khác gì một bệnh viện chính thức. Tất cả đều sạch sẽ, tường quét vôi trắng tinh, mỗi giường bệnh đều có trải đệm và vải trắng; các y sẽ hộ lý đều mặc áo choàng trắng, mọi thứ đồ đạc như bàn ghế cũng đều sơn trắng; có cái còn mạ kền bóng loáng, in như chiéc xe đạp mới mua của ba tôi ấy.
Chúng tôi ngồi cả ở phòng đợi. Các đội viên lều số 11 và 15 cùng đang ở đây. Chúng tôi hết đứng lại ngồi, có đứa thì tò mò xem những tranh ảnh trên tường, nói chuyện về cách khám sức khoẻ.
! Thật ra! thì chúng tôi cũng chẳng lạ gì cái chuyện đi khám sức khoẻ này. Vì lúc mới tới, chúng tôi đã có khám qua một lần rồi, bây giờ có lẽ cũng lại thế thôi.
– Cũng cần xem cho biết là chúng mình lên cân nhiều hay ít. – Chích choè nói.
– Cái thứ Chích choè như cậu, tớ chỉ thấy gầy đi thì có. – Lô-ti nói.
– Cậu nói thế, bữa nào tớ cũng chén thật đẫy cơ mà. – Chích choè đắc ý lắm.
Éc-vin nói:
– Nếu tớ mà lên cân chuyến này thì mẹ tớ thích lắm. Mẹ tớ vẫn dặn là phải cố ăn cho nhiều.
– Các cậu nói chuyện lên cân với xuống cân làm quái gì. – Khơ-lao nói. – Tớ thì thấy không cần phải khám khiếc gì lôi thôi nữa. Ngoài kia trời đẹp biết bao, vậy mà chúng mình lại phải ngồi ở đây thì thật uổng quá.
– Phải kiểm tra chứ. – Oan-tơ nói. – Người ta có trách nhiệm phải theo dõi xem chúng mình trước khi rời khỏi trại có khoẻ hay không chứ.
– Tớ thì tớ khoẻ lắm. – vừa nói, Khơ-lao vừa ưỡn ngực ra khoe.
– Nhưng ở trong người biết đâu là cậu không có bệnh.
– Ừ. – Hen-mu cũng nói theo. – Người ta khi chớm có bệnh bên trong thường… thường vẫn không… không tự biết được.
– Thì chính cậu đang có bệnh bên trong đấy, mà là ở chỗ này này. – Khơ-lao khẽ gí ngón tay vào đầu mình rồi cười ha hả.
Thời gian trôi rất mau. Chẳng mấy chốc, cả năm cậu ở chi đội 11 đều đã khám xong.
Chúng tôi đã hỏi:
– Họ kiểm tra thế nào, có gì lạ không?
Một đứa nói:
– Họ khám cổ họng.
Đứa khác nói:
– Họ gõ vào ngực.
Đứa thứ ba bảo:
! – ! Họ lấy ống nghe ra nghe.
Chúng tôi lại ngồi đợi, và cảm thấy thời gian đi rất chậm; ai nấy đều sốt ruột. Khám hết chi đội 11, ở trong mới gọi đến chi đội chúng tôi. Từ lúc này trở đi, chúng tôi mới thấy nhẹ nhõm và cùng thở một hơi dài.
Năm đứa được gọi vào trước nhất là Pô-le, Oan-tơ, Han-si, Chích choè và tôi.
Căn buồng này trông thênh thang và rất sạch sẽ. Ở phía bên trái, có một tấm màn vải che kín, có hai anh y tá đi đi lại lại rất nhẹ chân và thỉnh thảng lại rì rầm nói chuyện. Tôi nghĩ có lẽ tất cả các người làm ở bệnh viện đều thế hết. Còn nhớ ở Bá-linh, tôi có gặp mấy anh y sĩ, các anh ấy đi đâu cũng nhẹ chân và nói gì cũng rất khẽ.
Trước khi đến cho y sĩ khám xét, chúng tôi đều phải đo xem cao thấp ra sao.
– Pô-le à, cậu khéo lại không đạt tiêu chuẩn đấy.
Oan-tơ nói:
– Tớ thấy lúc đó cậu phải khuỵu bớt xuống mới được.
Tất nhiên là Oan-tơ nói đùa thế thôi chứ Pô-le cũng không đến nỗi lùn quá. Có điều là lúc vào đo, anh y tá phải hạ thấp cái cần ngay xuống đến một gang mới chạm vào đầu nó được. Bờm tóc của nó bị đè bẹp hết. Nhưng nó vừa mới ra khỏi chỗ đứng, đám tóc của nó lại dựng ngược ngay lên.
Đứa thứ hai là Oan-tơ, cậu này cao hơn Pô-le tới mười lăm phân. Han-si thì qua ba tuần ở trại có cao thêm được một phân. Chích choè cũng có cao lên, nhưng chỉ cao thêm được nửa phân.
Nó nhẩm tính:
– Ba tuần lễ cao thêm được nửa phân, nếu cứ thế mà tính thì sang năm mình sẽ… khoan khoan, để tớ nhẩm xem đã… sang năm tớ sẽ… Ờ… – nó trố mắt lên tỏ ! vẻ quan! trọng.. Xưa nay bao giờ nó cũng thế, hễ hơi có chuyện gì dù chỉ bé tí tẹo thôi, nó cũng cứ trợn trừng trợn tròn mắt lên.
– Ồ,… cậu phải xem hai gót chân cậu ra sao đã chứ! – Oan-tơ nói.
– Sao? Cậu bảo cái gì? Tớ không hiểu.
– Nghĩa là cậu phải xem gót chân cậu có dày lên không đã. Có thể là nó mới thành chai, cậu đã cho là cao lên.
Chích choè bĩu môi "Pì" một tiếng, rồi nhảy lên bàn cân. Bỗng nó tái mặt đi. Thì ra nó không nặng thêm được tí nào, mà cũng chẳng bị sút tí nào. Nó hậm hực nhìn đòn cân rồi lại nhìn anh y tá, như có vẻ không tin là lại có thể như thế được.
Đo xong, cân xong là bắt đầu vào cho y sĩ khám. Ông ta bảo mọi người hít thở thật dài, rồi gõ ngực, lắng nghe. Sau đó, chúng tôi còn phải há mồm cho ông ta khám họng.
Rồi ông ta vành mi mắt chúng tôi, và xem kĩ cả hai hàm răng.
– Bao lâu thì em lại đánh răng một lần? – Ông hỏi Pôle.
– Dạ, em không đánh răng mấy khi. – Pô-le đáp.
– Ừ, thảo nào trông là biết ngay. Sao em lười thế, đánh răng cần lắm đấy, không thì sâu hết, mà đã sâu răng là hay sinh lắm bệnh nội khoa.
– Vâng, vâng. – Pô-le vừa vâng vừa đỏ mặt lên vì xấu hổ. Lúc chúng tôi khám xong ra khỏi phòng, nó hết ngượng và nhẹ hẳn người như vừa thoát khỏi một cơn nguy biến khó khăn.
Pô-le nặng thêm được bốn lạng. Han-si cao lên được một phân. Chích choè được nửa phân. Oan-tơ được ba lạng, tôi được nửa lạng.
Về tới lều, chúng tôi vẫn thấy Măm-phơ-lê nằm.
– Thế nào? – Oan-tơ hỏi.
– Cậu không đi khám sức khoẻ à?
–! ; Đi hay ! không là việc riêng của tớ.
– Cậu nói thế không đuợc. Đó là việc của cả chi đội mình. Tớ đây là chi đội trưởng, tớ có nhiệm vụ đôn đốc việc này.
– Dù cậu là gì đi nữa thì tớ cũng không khiến cậu chỉ huy tớ. – vừa nói, Măm-phơ-lê vừa vắt chân chữ ngũ, vừa dẹo đi dẹo lại ống chân. Rồi nó tiếp: – Tất nhiên là rồi tớ cũng đi khám sức khoẻ. Nhưng tớ còn phải gặp chị Hai-ga có tí việc nữa.
– À? Cậu lại chị Hai-ga có việc gì?
– Không can dự gì đến cậu.
– Ờ, có lẽ cậu lại muốn diễn kịch phỏng. – Chích choè xen ngay. – Thôi, cậu đừng diễn nữa. Mai-ơ nó đóng thay cậu rồi.
Câu này không đúng tí nào, Chích choè nói vậy là để bịp Măm-phơ-lê thôi.
– Dù sao thì tao cũng cứ đi, – vừa nói, Măm-phơ-lê vừa nhỏm dậy. – Rồi chúng mày coi. – Nó ra khỏi lều đi thẳng tới phòng y tế.
– Sáng hôm nay xem bộ nó cáu ghê. – Han-si nói.
– Ấy thế mà mới cách có bốn tiếng đồng hồ thôi, nó đã tìm đến chị Hai-ga rồi. Kể cũng sớm biết tự giác đấy.
Chúng tôi cùng nhìn theo nó. Thật cũng là một chuyện không ngờ.
Nhưng chiều nay chúng tôi lại càng không ngờ hơn nữa. Chẳng biết gì bọn chúng tôi mà toàn thể trai gái trong toàn trại đều không ai là không có cái cảm giác lạ lùng về thành tích biểu diễn của chúng tôi. Bản thân chúng tôi và chính ngay chị Hai-ga nữa, cũng không ngờ rằng mình lại thành công được đến thế. Các chi đội bạn, nói chung là các khán giả của chúng tôi, sau khi xem biểu diễn, ai ai cũng ngây ra mà tán thưởng.
Trước giờ diễn, chúng tôi vẫn ngồi ở dãy cuố! i cùng s! au mấy gốc cây to. Chị Hai-ga và anh Mích thì ngồi vào giữa bọn. Không phải nói, chúng tôi cũng biết là ai nấy đều hăng cả. Chúng tôi luôn luôn giở vở ra nhẩm cho tới khi chị Hai-ga thu lại mới chịu thôi.
– Giờ mà cá em còn nhẩm nữa à, nhẩm lắm nó lại mụ đi đấy.
Chúng tôi ngồi chờ phút khai mạc.
Hôm nay, không ai còn có thì giờ đùa nghịch như ném quả thông, giơ quả ục, hoặc vạch hình cái thuyền trên vỏ cây như mọi khi nữa. Nhưng chúng tôi không để yên đôi tay lúc nào; Li-pu-li-pu luôn luôn gãi đầu, Chích choè quay quay cái kính đeo mắt, Hen-mu thì hết cởi khăn ra lại thắt khăn vào, cứ thắt cứ cởi mãi không thôi.
– Đừng có nghịch khăn như thế, người ta lại phê bình cho bây giờ. – Khơ-lao nhắc.
– Thì cứ mà phê… phê bình. – Hen-mu lắp bắp nói. – Người ta nghịch… nghịch khăn của người ta thì việc gì đến họ.
– Không việc gì đến họ, nhưng mà họ thấy họ sốt ruột. – Khơ-lao nói.
– Thì việc gì mà sốt ruột?
– Có cậu sốt ruột ấy thì có, chứ tớ thì việc gì tớ phải sốt ruột. Tớ vẫn bình tĩnh đấy thôi.
Khơ-lao nói ngoa thế đấy.
Thật ra thì lúc này trong bụng chúng tôi không ai là có thể bình tĩnh được. Trừ khi Đích-dơ không kể, nó vẫn ngồi riêng một góc, ngơ ngác nhìn trời rõ ra vẻ lười nhác như không thích gì hết. Đứa nào cũng có vẻ bồn chồn cả. Mặc dù cũng có một vài đứa làm ra bộ không để ý gì, song thỉnh thoảng lại liếc nhìn chị Hai-ga một cái và trông cái nhìn của chúng nó nửa như muốn cười, nửa lại như không dám cười thì tôi biết ngay là chúng nó cũng sốt ruột không chê! được! . Khoảng một giờ trước khi lên sân khấu, Chích choè rất ít nói, đó là một cố gắng đặc biệt của nó. Còn Li-pu-li-pu, Pô-le và Lô-ti thì hoàn toàn không nói câu nào, các đứa khác cũng thế. So với các chi đội khác, chúng tôi hôm nay thật là trật tự nhất, còn chúng nó thì đùa đến là ghê, nào tán hươu tán vượn, nào kêu choe choé, cười sằng sặc cả lên. Tiếng của cả ba trăm đội viên nam nữ, tất nhiên là phải ồn ào hơn ở chợ. Mấy con sóc và những đàn chim mọi hôm vẫn ríu rít trên cành, lúc này đã biến đi đâu sạch.
Tôi cũng định lẩn đi một chỗ. Không phải vì tôi không quen những tiếng huyên náo ở đấy đâu. Chúng tôi xưa nay vẫn nghịch ghê lắm, hơn nữa còn làm ầm ĩ hơn ở đây rất nhiều.
Nhưng tôi muốn lẩn đi, vì tôi thấy hơi ngài ngại. Tuy còn những một giờ nữa mới phải lên sân khấu, nhưng cứ ngồi đợi tới lượt mình thật không tài gì chịu nổi. Vả lại, tinh thần căng thẳng thì không còn biết là phải làm thế nào cho đúng được.
Anh tổng phụ trách đã ra mắt. Anh nói rất vắn tắt, và nội dung cũng rất hay; song thật ra chúng tôi không hiểu hết, vì còn ai để ý nghe được vào lúc này.
Anh không đả động gì tới việc của chúng tôi. Thật thế, anh không nói tới chúng tôi một câu nào, mà lẽ ra thì anh cần phải nói mới đúng.
Chúng tôi cứ chờ anh nhắc tới mình, đồng thời lại cũng nơm nớp lo là anh sẽ nhắc tới vì hễ anh đã nhắc tới thì thế nào người ta cũng quay cả lại để nhìn chúng tôi. Chúng tôi ngồi đấy, thật vô cùng áy náy, không biết phải làm gì mới được.
Chi đội lều số 8 và chi đội lều số 9 đã bắt đầu ra hát.! Tiếp �! �ó là một tiết mục nhảy múa xinh xinh. Ngồi nghe và xem các đội viên múa hát trên sân khấu thật quả là một việc rất vui thích.
Nhưng chúng tôi không chỉ ngồi xem người khác biểu diễn mà còn phải ngầm so sánh xem tiết mục của người ta có hơn tiết mục của mình không. Khi thấy người ta còn kém mình thì chúng tôi lại càng tự tin hơn, ai nấy đều mong lúc đến lượt mình sẽ diễn được trôi chảy. Cái này là tự mình phải cố gắng với nhau thôi.
Từng tiết mục cứ lần lượt biểu diễn. Chúng tôi cứ luôn luôn so sánh, và cuối cùng, chúng tôi thấy là chúng tôi rất vững, không đến nỗi hoang mang như lúc đầu. Đó không phải vì chúng tôi thấy người khác diễn kém, mà trái lại, họ diễn rất hay; khán giả vỗ tay hoan hô không lúc nào ngớt. Nhưng quanh đi thì ca múa, quẩn lại thì đọc thơ, hay kịch ngắn, chứ không đội nào có được tiết mục mới lạ và tốn công như kiểu vở kịch của chúng tôi cả.
Vở kịch của chúng tôi được xếp làm tiết mục lót đáy. Đó là một vinh dự. Nào, sắp đến lượt chúng tôi đây.
Các bạn gái đã kết thúc điệu múa.
Khán giả vỗ tay nhiệt liệt. Tiếng vỗ tay kéo dài mãi tới khi anh tổng phụ trách ra giới thiệu mới thôi.
Chúng tôi cùng ngồi ngây cả ra. Pô-le cười một cách ngượng nghịu, vì nó thấy sờ sợ, Khơ-lao cúi đầu lén nhìn các chi đội khác.
Chị Hai-ga đã lên sân khấu. Chị đứng trên đó rất bình tĩnh, cặp mắt chị nhìn thẳng về phía chúng tôi. Lúc Lô-ti vẫy tay về phía chị, tôi thấy chị hơi mỉm cười, như có ý bảo: không lo đâu, chúng ta sẽ thành công.
Anh tổng phụ trách đã giới thiệu. Chúng tôi không! cần ng! he cũng biết nội dung ra sao. Anh nói: "Các em đội viên! Các em hẳn còn nhớ cái việc hôm thứ bảy vừa qua chứ? Chúng ta đã quyết định là sẽ diễn lại những tiết mục nào trội nhất hôm đó, vào buổi bế mạc ngày hôm nay. Hôm đó, các chi đội đều có chuẩn bị cẩn thận, chỉ riêng chi đội lều số 13 là không. Chi đội ấy không có một tiết mục nào tham gia, chỉ có một đội viên lên đọc thơ, nhưng lại đọc không thuộc. Thất bại đó không riêng gì một mình em đọc thơ phải chịu, mà toàn thể đội viên ở chi đội ấy đều phải chịu trách nhiệm. Bây giờ chúng ta cùng muốn biết chi đội ấy đã chuẩn bị được tiết mục gì, để gỡ lại thất bại trước. Chúng ta cứ coi màn kịch sau đây sẽ rõ. Mong rằng tất cả chúng ta từ đồng chí trại trưởng trại hè, các anh chị phụ trách đến toàn thể đội viên trong toàn trại đều sẵn sàng trông đợi và ủng hộ các em ở lều số 13."
– Trời ơi! – Khơ-lao xuýt xoa kêu. – Lỡ ra mà lại diễn không đâu vào đâu thì…
– Thì tao sẽ trốn phăng vào rừng. – Phu-lân khẽ nói.
Hen-mu vội gạt:
– Im đi chúng mày.
Anh tổng phụ trách tiếp: "Bây giừo tôi xin giới thiệu chi đội lều số 13 không những đã nỗ lực chuẩn bị, mà còn biết chuẩn bị với một kế hoạch rất mới lạ, khác hẳn mọi người nữa. Trong khi trình diễn, tất không khỏi có những khuyết điểm nhỏ mong các bạn không nên bới lông tìm vết, mà chỉ nên nhớ một điểm là: Các em đó trước sau chỉ được tập dượt vẻn vẹn có hai ngày thôi, thật là quá ít thời giờ."
Anh nói xong, khán giả đều quay cả lại nhìn chúng tôi. Sau đó, họ ghé tai nhau ! rì rầm! nói chuyện.
– Trời ơi! – Khơ-lao lại kêu lên. Chúng tôi cùng đứng cả dậy, đi lên sân khấu.
Chị Hai-ga đứng nói trên sân khấu, thái độ chị bình tĩnh vô cùng.
Vì hăng quá, hai bàn tay tôi đều rơm rớm mồ hôi. Éc-vin lúc này mặt lại đỏ bừng như cái hôm thứ bảy không đọc được thơ; Pi-tơ và Han-si không lộ vẻ gì káhc; Li-pu-li-pu và Chích choè thì lại giở trò làm ngoáo. Thấy vậy, tôi rất phấn khởi, vì thế là ít nhất cũng tỏ ra rằng chúng rất tự nhiên, không lo sợ hồi hộp gì. Vả lại, cũng nên biết rằng chi đội lều số 13 của chúng tôi xưa nay không có chịu yên lúc nào cả; nếu có phải chịu yên, thì hẳn rằng phải xảy ra chuyện gì đáng tiếc ngay.
Chị Hai-ga lúc này đang trình bày với khán giả về nội dung vở kịch.
Các đội viên đều chú ý lắng nghe. Có mấy cậu thích chí cười ra tiếng; có cậu lại kêu lên, cũng có cậu thấy lạ cứ há mồm ra; và cũng có cậu cứ gõ mãi mấy ngón tay vào đỉnh đầu.
Tôi nghĩ, các cậu gõ đầu như thế chắc là không tin bọn này có thể diễn nổi kịch chứ gì? Được, để rồi diễn cho các cậu xem.
Nhưng, nói thì nói vậy, chúng tôi vẫn không dám mạnh dạn thò mặt lên sân khấu cho thật đường hoàng.
Chị Hai-ga tóm tắt một câu chắc nịch: "Qua vở kịch này, chúng tôi sẽ hiến các bạn một bằng chứng cụ thể và thực tế về sự biến chuyển mau chóng của một chi đội chậm tiến đã trở thành một chi đội ưu tú ra sao".
Đây, vở kịch đã chính thức mở màn.
Chúng tôi đều đeo ba lô, xách vali. Giữa sân khâu có căng một gian lều. Gian lều này nhỏ quá, song không làm thế nào rộng hơn được, ! vì cả ! sân khấu chỉ có thế.
Chúng tôi đi đi lại lại trên sân khấu một lúc. Rồi Hen-mu kêu lên một tiếng:
– Hà hà, nhiều lều to… to quá nhỉ.
Thế là khán giả ồ lên cười. Chúng tôi cũng không nhịn được, phì ra mà cười.
Tiếng cười đem lại cho chúng tôi một sức cổ vũ khá mạnh. Đó là cái quý nhất không gì bằng.
Chích choè kêu:
– Mà lều nào cũng vuông vắn trông như những chiếc nhà xinh xinh ấy nhỉ.
Pô-le nói luôn:
– Chúng ta chui vào có được không?
Màn kịch cứ tiếp tục diễn. Không một ai quên lời kịch. Nếu chợt có ai không nhớ kịp thì người khác nói tiếp hộ một cách rất tự nhiên. Vì thế, cứ bề ngoài mà xét chúng tôi diễn thật hết sức là ăn khớp, không hở một kẽ nào.
Mà khán giả của chúng tôi tất nhiên càng không nhận thấy được những chỗ cứu gỡ tài tình ấy. Họ đều chú ý nghe một cách rất say mê. Thật chúng tôi không ai ngờ lại có kết quả tốt được đến thế.
Màn thứ nhất diễn xong một cách trôi chảy, không có hơi một chút ngắc ngứ nào, luôn luôn làm khán giả phải cười ầm ĩ. Khi mà khép, chúng tôi đã đón nhận được những tràng vỗ tay hoan hô nhiệt liệt.
Mặt mũi chúng tôi đều như phát sốt cả. Đứa nào cũng thấy phấn khởi, tưng bừng.
Tiếp đó, chúng tôi diễn sang màn hai, màn ba. Nói cho đúng thì cúng tôi chẳng có gì biểu diễn hết, mà chỉ là nói lại và làm lại những hành vi, ngôn ngữ mà chúng tôi vẫn nói và làm xưa nay. Chích choè nói nhiều nhất, có những câu không ghi ở vở mà nó cũng bịa ra.
Oan-tơ thì không khác lúc thường, nó bình tĩnh và cẩn thận lắm, thường nhắc ! Chích ch! oè là đừng nói nhiều quá. Nhưng khán giả lại cứ tưởng là trong kịch có đối thoại như thế thật, có biết đâu là Oan-tơ thật sự bực mình với Chích choè.
Măm-phơ-lê đã ra sân khấu. Nó làm đổ cà phê vào chân Pô-le. Pô-le kêu toáng lên.
Trên sân khấu lộ thiên, đêm nay chúng tôi đã thể hiện lại suốt lượt những hình ảnh sinh hoạt ở trại hè từ ba tuần nay, có chuyện vui mà cũng có cả chuyện bực mình. Chúng tôi diễn lại cái cảnh anh Mích sống chung với chúng tôi trong nửa tháng trời, và những ngày chị Hai-ga mới tới về sau. Chúng tôi còn diễn lại cả buổi chúng tôi bị gãy trong đêm liên hoan, và những ngày chuyển biến gần đây cùng những cảnh chúng tôi đồng tâm quyết chí, giúp nhau tiến bộ. Cuối cùng, chúng tôi trình bày với khán giả, để mọi người thấy rõ niềm vui sướng thắng lợi của chi đội chúng tôi.
Lớp đối thoại cuối cùng của vở kịch như sau:
Pi-tơ: "Không biết chuyến này chúng mình có giật được cờ luân lưu không nhỉ?"
Khơ-lao: "Ừ, chả lẽ chúng mình thế này mà còn chưa đạt tiêu chuẩn nữa sao?"
Oan-tơ: "Làm gì mà cứ như không giật được cờ thì không xong ấy thế!"
Lô-ti: "Ờ ờ, thì có là chi đội khá nhất mới giật được chứ".
Oan-tơ: "Cái đó thì đã hẳn".
Khơ-Lao: "Thế chả lẽ cậu không thích lấy được lá cờ à?"
Oan-tơ: "Thích với không thích cái gì. Tớ muốn thấy lá cờ nó được cắm ở trước lều chúng mình lắm".
Lô-ti: "Thế sao vừa rồi cậu lại nói vậy?"
Chích choè: "Nghe cậu nói, tớ thấy như giật được hay không giật được lá cờ không dính dáng gì đến cậu ấy".
Oan-t! ơ: "Kh�! �ng, không, đừng có hiểu lầm thế. Không phải là tớ không chú ý tới điểm đó; song tớ cho là vấn đề chính không ở chỗ lấy được cờ".
Pô-le: "Ồ, cậu không nói đùa đấy chứ!"
Phu-lân: "Vậy để nó nói xem tại sao!"
Han-si: "Tớ thấy Oan-tơ nói rất đúng".
Li-pu-li-pu: "Các cậu chưa hiểu ý nó nói đâu".
Chích choè: "Hì hì"
Pô-le: "Oan-tơ, thế cậu thử nói xem là thế nào?"
Lô-ti: "Ừ, nói xem, để nó nói xem".
Oan-tơ: "Các cậu nghe này, ý kiến của tớ cũng thường thôi. Cờ luân lưu là phải để cho một chi đội nào khá nhất trong một ngày. Gần đây tuy chúng ta có cố gắng nhiều nhưng những thành tích cố gắng đó của chúng ta liệu đã đủ để đền bù lại những kém cỏi trong mấy tuần vừa qua chưa, liệu có đủ để gỡ lại hết những khuyết điểm từ trước tới giờ? Và hôm nay, thật ra chúng ta xứng đáng là một chi đội khá nhất chưa?"
Phu-lân: "Mày nói ngộ nghĩnh thật. Sao lại chưa?"
Hen-mu: "Im nào, để Oan… Oan-tơ nó nói."
Oan-tơ: "Các cậu nghe đây, nếu như rồi đây chúng ta chưa được công nhận là chi đội khá nhất, thì cúng ta có nên buồn không? – Không, và nhất định không, vì chúng ta đã biết rõ là mấy ngày gần đây chúng ta đã thật sự tiến bộ hơn trước rồi, và như thế là chúng ta biết chắc rằng chi đội chúng ta đã trở thành một chi đội khá. Thế là đủ, ấy tớ thì tớ nghĩ như vậy".
Li-pu-li-pu: "Thế là đủ à? Không, chưa đủ đâu?"
Han-si: "Có những thành tích như thế, chúng ta cũng tạm cho là đã thoả mãn rồi."
Li-pu-li-pu: "Nhưng chúng ta không nên cứ n! gừng �! � cái mức đó để chờ tiến bộ, mà phải cố gắng hơn nữa mới được."
Pi-tơ: "Đúng, tất nhiên là phải thế."
Han-si: "Tớ cho là Oan-tơ cũng nghĩ vậy".
Oan-tơ: "Chính thế, các cậu nên biết là mình cũng vẫn nghĩ thế đó. Có được những thành tích như trên, chúng ta có thể là đã tạm thoả mãn rồi. Cho nên, dù tối nay chúng mình chưa giật được lá cờ luân lưu kia thì chúng mình cũng không nên chán nản, mà cần phải tiếp tục cố gắng công tác. Rồi đây trở về với đội ở nhà, chúng mình cũng vẫn phải giữ vững cái đà cố gắng này để càng ngày càng tiến bộ hơn lên".
Vở kịch diễn đến đây là hết. Tiếp theo là một đợt hoan hô ran lên như sấm đập vào tai chúng tôi. Chúng tôi rất đỗi vui mừng. Riêng tôi, tôi thấy cái vui thắng lợi trong đêm nay thật đã như giúp cho chúng tôi được thở một hơi dài khoan khoái.
Chị Hai-ga và anh Mích cùng đứng bên cạnh chúng tôi. Đôi mắt của chị lúc này lại cười híp lại như hai sợi chỉ: chị cũng vui mừng nói không sao xiết.
Mà tôi cũng không sao tả xiết được cái vẻ tưng bừng phấn khởi này. Trừ phi là các bạn có chính mắt được thấy, chính tai được nghe, chứ không, thì không sao thấy được là nó sung sướng đến chừng nào.
Tiếng hoan hô đã tắt, chúng tôi đã về tới lều. Một bạn nêu câu hỏi: "Không biết chuyến này, chúng tôi có thể giật đuợc cờ không?"
Không một ai có ý kiến. Vì chúng tôi còn phải nói gì nữa đâu. Vừa rồi, chúng tôi chẳng đã trình bày ở sân khấu rồi sao.
Thật thế, thưa các bạn, hôm nay là ngày thứ ba, ngày cuối cùng trong ba tuần lễ sống ở trại hè của chúng t�! �i. Đồ! ng thời, cũng là một ngày vui đẹp nhất của chúng tôi. Từ đầu tới giờ tôi chưa hề thấy có hôm nào chi đội chúng tôi đoàn kết nhất trí như hôm nay, và cùng nhau chung hưởng niềm vui sướng như hôm nay. Giờ đây, tôi nằm im trong một góc lều, cuốn nhật ký này mở trên nắp chiếc vali. Tôi vừa nghe bè bạn cười đùa trò chuyện, vừa ghi những dòng nhật kí sau đâu.
Thật là vui quá đỗi vui. Tất cả đều ngồi trên giường vung tay lên quá đầu mình mà nói như kêu lên, mỗi người một câu không ai chịu nín. Chị Hai-ga thì đứng bên chiếc cột. Chị mỉm cười, hết nhìn em này lại nhìn em khác.
Riêng có một bạn ngồi xổm ở góc lều, không tham gia câu nào, tôi thấy rất khó chịu. Đó là Đích-dơ. Tôi không rõ nó nghĩ gì. Nhưng chắc chắn là nó đang có điều gì khổ sở lắm. Mà nó khổ sở cũng phải, vì tất cả đều tham gia diễn kịch, chỉ riêng có nó là không; thì làm sao mà nó chẳng buồn. Có nên bảo một cậu nào đến nói chuyện với nó không đây?
Chị Hai-ga tiến lại chỗ tôi, chắc là chị muốn xem cuốn nhật kí này thì phải. Nhưng mà tôi không thể đưa chị xem được. Còn phải viết chứ.
Nếu như chúng tôi mà thật sự giật được lá cờ luân lưu kia, thì đêm nay tôi còn phải ghi cả cái tin mừng ấy nữa. Cái đó thì đã hẳn rồi, không ghi sao được.
Tối thứ ba.
Cuối cùng chúng tôi đã giật được lá cờ luân lưu kia thật!
Chúng tôi là chi đội khá nhất trong ngày hôm nay rồi!
Các bạn đọc thân mến! Tôi mừng lắm các bạn ạ! Các bạn không sao tưởng tượng được đâu, tôi và chị Hai-ga cùng toàn thể đội viên mừng đến chừng nào, hẳn các bạn không tà! i nào l�! �ờng được. Tôi cho là chúng tôi được vinh dự như thế cũng rất xứng đáng.
Lá cờ luân lưu cắm ngay giữa vườn hoa bên phải. Han-si cắm cái lá cờ trên đống cát hết sức là sâu.
Gió chiều từng trận thổi qua, lá cờ lại bay theo chiều gió. Lúc thì nó tạt hẳn về một phía, lúc nó cuốn lại như cái sâu kèn. Tôi cứ chốc chốc lại ra ngó một lát tưởng như không bao giờ chán mắt…
Nhưng chúng tôi không thể không rời khỏi sân lều để đi tham gia lửa trại đêm nay được. Tất cả mọi người trong toàn trại đều đã đến đó từ lâu.
Tôi không muốn chậm một chút nào.
Sáng mai, tôi còn phải viết vài trang nhật ký về ngày cuối cùng của chúng tôi nữa.

Phần kết
Thứ Tư, Ngày 1 Tháng Tám

Sáng hôm nay, dưới ánh sáng ban mai tươi sáng chúng tôi cùng tập một buổi thể dục cuối cùng.
Tới giờ rửa mặt, chúng tôi lại cùng tắm với nhau dưới những vòi hương sen xoè ra như thùng tưới. Và sau đó là một bữa điểm tâm lần cuối mà chúng tôi cùng ăn với nhau ở sân lều.
Chúng tôi đã chào lá cờ Đội và đã hát chung một bài hát lành mạnh của tuổi xanh.
Tôi luôn luôn tự bảo hôm nay là ngày cuối cùng ở trại. Chúng tôi bắt đầu đi thu xếp hành lý. Cả buổi sáng hôm nay chỉ dùng vào mỗi một việc gói gém ba lô. Tiếng còi tàu ở ngoài hồ đã réo, chiếc tàu đón chúng tôi cập bến, các đội viên liên tục xuống tàu.
Cả khu trại hè như một đàn kiến vừa bị người ta cầm que chọc vào tổ.
Chừng khoảng một giờ chiều, chi đội chúng tôi mới bắt đầu xuất phát. Bây giờ còn những bốn tiếng nữa cơ. Chúng tôi không biết làm gì cho khỏi phí thì giờ.
Soát lại ba lô, nghỉ một lúc; lại soát lại ba lô, rồi nói tếu. Cứ như thế cho qua thì giờ.
Chị Hai-ga cũng ở đây.
Chiếc vali của Chích choè đóng thế nào cũng không kín nắp. Chả là vì nó xếp nhiều thứ quá, mà xếp thật lung tung; nào áo, nào giày, bạ cái gì cũng ấn vào mà không hề gập vuốt cho ngay ngắn. Ấy thế mà nó cứ ngồi đại trên nắp để cằn nhằn gắt gỏng đấy. Chị Hai-ga đi qua phải đứng lại giúp nó một tay:
– Ồ, em Chích choè à, em xếp cộm cả lên thế này thì làm sao mà đóng được.
Nói xong, chị Hai-ga ngồi ngay xuống, lôi hết các thứ trong vali ra và gập lại thật vuông vắn. Sau đó chị xếp từng thứ vào. Chích choè chỉ! ngồi im mà chăm chú nhìn theo hai bàn tay chị. Li-pu-li-pu bị mất chiếc gương con, đang đi tìm. Hen-mu thì bị lạc mất một chiếc giày vải. Về sau chiếc gương con tìm thấy ở dưới rãnh, còn chiếc giày thì chính Hen-mu để quên dưới gầm giường.
Chúng tôi nhân thể giũ chăn, gối đi một lượt rồi gập cả lại, xếp vào một chỗ.
– Chúng ta phải thu dọn các thứ cho thật sạch sẽ gọn gàng. – Pô-le nói. – Vì rồi đây, còn có các đội viên khác đến đây ở.
– Thế thì chúng nó cũng được hưởng cái không khí trong trẻo này à? – Lô-ti hỏi có vẻ ngớ ngẩn.
– Mà không biết là những tướng nào sẽ tới cái lều của chúng ta nhỉ? – Pô-le nói.
– Thấy tớ về, nhất định mẹ tớ thích lắm đấy. – Éc-vin ngồi trên giường nói góp.
"Mẹ tôi cũng đang mong tôi về thì phải". – tôi nghĩ thầm thế. Và tôi thấy Éc-vin lúc này quả là còn nhớ mẹ như con nít ấy.
Chúng tôi cứ mỗi người mỗi câu như thế mãi. Nghĩ tới đâu là nói tới đó. Thành ra câu chuyện đầu Ngô mình Sở không ra thế nào hết.
Chúng tôi hỏi địa chỉ của chị Hai-ga tại Bá-linh, định để về rồi sẽ lại thăm chị. Rồi chúng tôi lại ghi địa chỉ của nhau, vì về tới Bá-linh là thế nào cũng còn gặp nhau nhiều.
Chúng tôi ăn cơm trưa sớm hơn mọi ngày. Ăn xong, ai nấy đều tự đi rửa bát đĩa cho nhà bếp.
Đã có nhiều lều dọn đi sạch, trống toang. Còn các lều khác đều ngổn ngang những ba lô, vali xếp đống cả ở sân; các chi đội viên đều đứng quanh đấy sẵn sàng chờ đợi đến lượt lều mình đi.
Chúng tôi không đợi được nữa, ra cả ngoài bến.
Bấy g! iờ vừ! a hay đã có một chiếc tàu mở máy chạy và chiếc chở chúng tôi thì đang từ từ tiến sát vào bờ Lúc mạn tàu chạm vào hàng cọc gỗ, cầu phao bị va mạnh, kêu lên những tiếng ken két.
Chúng tôi chạy thình thịch qua bến, nhảy lên tàu. Chúng tôi là toán lữ khách đầu tiên lên chiếc tàu này, nên đã chiếm được mấy hàng ghế ngồi ở đằng mũi. Đó là chỗ ngồi mơ ước nhất của mọi người trên một chiếc tàu.
Chị Hai-ga đưa chúng tôi lên tàu, ngồi với chúng tôi mãi cho tới lúc tàu đã chật ních những đội viên và đã kéo còi, chị mới xuống từ biệt trở lại trại.
Chị như có ý bịn rịn không nói gì; chúng tôi cũng như chị, càng gần tới phút chia ly, chúng tôi và chị càng yên lặng thêm. Lúc đầu, chúng tôi cứ nghĩ là chị cũng sẽ về Bá-linh với chúng tôi một chuyến; sau mới nhớ ra là trong các anh chị phụ trách chúng tôi vốn không có chị. Chị chỉ tạm thay anh Mích một thời gian thôi. Giờ chị còn phải ở lại tiếp tục công tác.
Lúc từ biệt, chị cười híp đôi mắt lại, bắt tay từng đứa chúng tôi. Tất cả đều như lưu luyến không muốn rời chị. Và lúc chị quay đi, chúng tôi cùng nhìn theo chị. Rồi chị đứng lại ở trên bến, nhìn chúng tôi. Khi máy tàu xình xịch nổ, chị giơ khăn tay lên vẫy, chúng tôi cũng giơ tay ra vẫy lại.
Một cảm giác bùi ngùi nửa như vui sướng, nửa như buồn rầu tràn ngập mọi người.
Chúng tôi nghĩ: Thôi được, sang năm sẽ lại gặp nhau. Ý nghĩ đó hiện giờ vẫn còn lởn vởn trong đầu tôi.
Tàu chạy theo tốc độ bình thường như mọi ngày. Sóng nước phun ra hai bên mạn tàu thành những đám bọt trắng như hoa mai. Toàn thân! con tàu! cứ rung rinh không một phút nào ngừng.
Không còn trông thấy trại hè nữa rồi. Nhưng vẫn thấy được cái tràn đất phẳng, cái bờ dốc ở ven hồ và những chòm thông chen chúc. Ba tuần vừa qua, chúng tôi đã từng qua lại mấy lần ở quanh bờ hồ đó.
– Chúng mình đã tắm một bận ở cái chỗ bên tay phải kia kìa! – Chích choè tự nhiên reo lên.
Lô-ti cũng se sẽ nói theo:
– Và chúng mình đã đóng bè ở chỗ ấy đấy.
Nói tới chuyện đóng bè, chúng tôi lại nhớ tới chị Hai-ga, vì đó là chuyện mở đầu cho mối quan hệ tốt đẹp giữa chị với chúng tôi. Giờ đây chị còn ở lại trại hè, còn chúng tôi đã ngồi cả trên tàu này để về với gia đình.
Tôi đã viết xong trang nhật ký hôm nay rồi.
"Sau khi về tới Bá-linh, chúng ta phải kiếm dịp gặp nhau để thảo luận qua về tập nhật ký này. Chúng ta phải xét xem nó sẽ có ích gì cho chúng ta". Câu này là câu mà chị Hai-ga đã dặn chúng tôi lần cuối.
Tôi không hiểu chị nói như vậy là có ý gì. Thật ra tôi không định đưa quyển nhật ký này ra làm mất thì giờ của ai hết. Tôi muốn giữ nó lại, vì ở trong đó có ghi tất cả những hoạt động của mười lăm đứa chúng tôi và chị Hai-ga. Tôi định tới hôm nào có cuộc họp liên đội, sẽ chọn một hai đoạn đọc cho mọi người nghe thử.
Tôi cứ mải miết viết mãi không thôi, thành ra bỏ phí mất bao nhiêu cảnh đẹp không được xem. Bây giờ tôi phải gập nó lại.
Không mấy chốc, tàu đã tới bến Me-rô-sơ. Cả bọn cùng ngóng lên bờ lao xao bàn tán. Tôi cũng phải lên chơi một lát.
Nói cho đúng ra, tôi kết thúc quyển nhật ký này ở đây thật kh�! �ng đư�! ��c hay cho lắm; song tôi không biết nói gì hơn. Có thể là tôi lại xin nhắc lại một câu đã nói từ trước rằng:
– Không bao giờ tôi quên được những ngày đã sống ở bên hồ Cây gạo này. Những ngày ấy thật là những ngày rất vui, đẹp, nên thơ…
Thưa bạn đọc thân mến, tập nhật ký này tôi đã viết xong, tôi rất đỗi vui sướng, vì đối với tôi, nó là một công việc không phải dễ gì.
Tôi không hề nghĩ là lại có thể xuất bản nó thành sách. Sáng kiến này là do chị Hai-ga nêu lên trước. Còn tôi, tôi thật không dám nghĩ như thế. Tôi chỉ có ý định là sẽ đọc nó cho các đội viên trong chi đội chúng tôi nghe thôi.
Bây giờ, tôi xin nói thêm một vài chuyện về tình hình buổi họp mặt đầu tiên của chi đội chúng tôi từ khi rời Bá-linh:
Buổi họp mặt của chi đội lều số 13 sau khi về tới Bá-linh đã được tổ chức vào khoảng tháng 10, hai tháng sau ngày chúng tôi từ giã trại hè. Oan-tơ đã được bầu làm uỷ viên ban chỉ huy liên đội, trên cánh tay đã có đeo hai vạch đỏ. Li-pu-li-pu thì làm chi đội trưởng. Chích choè khoe là đã được chỉ định làm uỷ viên dự khuyết trong ban chỉ huy. Đó là một điều không ai ngờ tới.
Chị Hai-ga đến giữa tiếng cười chào đón náo nhiệt của chúng tôi. Chị hỏi thăm từng người và luôn luôn cười khi nghe mọi người kể lại thành tích. Nói chung là về tới đơn vị cũ, bạn nào cũng có tiến bộ rõ rệt.
Sau một chập hàn huyên náo loạn, tôi đem tập nhật ký ra đọc. Măm-phơ-lê có ý kiến gạch bỏ đoạn đánh đổ nước cà phê vào chân Pô-le. Nhưng Khơ-lao không đồng ý, bảo là việc đó có thật, thì cần phải để! nguyên.! Chị Hai-ga cũng cho như thế là phải. Măm-phơ-lê không biết nói sao chỉ ngồi cắn móng tay, mãi mới nói:
– Có điều là ghi chuyện đó vào nhật ký, thì người ta xem tới, sẽ cho là tớ chẳng ra gì!
Chúng tôi không nghĩ thế, vì nghĩ như cậu thì tập nhật ký này sẽ phải xoá hết một nửa mất.
Người đòi chữa nhật ký nữa là Chích choè:
– Tớ không đồng ý, cậu viết tớ chẳng khác gì nói một thằng hề trong chi đội.
Rồi Hen-mu cũng kêu là mình gọi chị Hai-ga là "cô" chẳng qua chỉ để đùa thôi chứ có gọi thật đâu. Và Lô-ti thì khăng khăng đòi gạch hẳn cái đoạn cướp bánh mì.
Những ý kiến trên đều bị tập thể gạt bỏ, vì như chị Hai-ga đã nói, nhật ký phải đúng sự thật mới là nhật ký.
Sau khi tôi đọc xong, tất cả mọi người đều vui vẻ, và hứa là cũng sẽ cố gắng viết nhật ký, vì nó là một việc làm vừa có lợi cho mặt luyện tập làm văn, vừa kiểm điểm được sâu sắc về mọi hoạt động hàng ngày của mình.
Cuối cùng, chúng tôi thấy cuộc họp mặt của chúng tôi hôm nay có môt ý nghĩa đoàn kết mạnh mẽ và là một dịp ít có; nên có đề nghị để Li-pu-li-pu chụp một tấm ảnh làm kỉ niệm.
Li-pu-li-pu làm đội viên trong tổ nghiên cứu nghệ thuật nhiếp ảnh. Cậu ta có mang máy ảnh theo. Khi nghe chúng tôi có ý kiến vậy thì cậu ta không từ chối gì, vui vẻ nhận lời ngay. Chúng tôi phải mất nhiều thì giờ để sửa soạn chỗ đứng và các dáng ngồi cho từng người một. Vì chụp một tấm ảnh đông tới mười lăm người, mà trong đó lại có những tướng hay cà khịa như Chích choè và Măm-phơ-lê thì không phải là chuyện d�! �.
!

- Hết -

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét