Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

KVH Tap 27 Phu thuy.html

PHÙ THỦY

Tác giả: Nguyễn Nhật Ánh

Tủ sách Tuổi hoa

Nhà xuất bản Kim Đồng

Typist: Mia2009 TVE

Format: Mia2009 TVE

Đóng gói: annsuri TVE

Nguồn: thuvien-ebook.com/forums


MỤC LỤC

Chương 1

Chương 2

Chương 4

Chương 5

Chương 6

Chương 7

Chương 8

Chương 9

Chương 10


Chương 1

height=”4″>

- Ối, chị Hạnh ơi! Cứu em!

Nhỏ Hạnh đang ngồi lặt rau trong nhà bỗng nghe tiếng thằng Tùng la chói lói ngoài vườn, bèn liệng con dao vào rổ, hớt hải chạy ra.

Chưa ra tới nơi, nhỏ Hạnh đã quýnh quíu hỏi:

- Gì thế Tùng?

Nhưng nhỏ Hạnh chẳng thấy thằng Tùng đâu. Cạnh gốc bơ, nhỏ Trang đang ngồi xổm, tay cầm một cây que khều khều trên mặt đấ cười hí hí.

Nhỏ Hạnh nhìn cô em gái:

- Chuyện gì thế hở Trang? Anh Tùng đâu?

Nhỏ Trang chưa kịp đáp, tiếng thằng Tùng đã ở trên cao vọng xuống:

- Em ở đây nè!

Nhỏ Hạnh ngước lên, thấy thằng Tùng tay chân đang quắp chặt cành bơ, mặt mày xanh lè xanh lét.

- Cái gì thế? â€" Nhỏ Hạnh lo lắng hỏi â€" Rắn hả?

- Không phải! â€" Tùng vẫn ôm cứng cành cây â€" Sâu!

- Anh Tùng sợ con sâu này nè!

Nhỏ Trang vừa nói vừa đứng dậy và chìa chiếc que ra trước mặt nhỏ Hạnh. Đầu chiếc que là một con sâu đen đen vàng vàng đang ngo ngoe.

Nhìn con sâu to bằng ngón tay, lông lá rậm rịt đang vặn vẹo trước mặt, nhỏ Hạnh thất đảm, thụt lui một bước:

- Ối! Con sâu gì trông ghê quá vậy hở Trang?

Nhỏ Trang cười tươi:

- Đây là con sâu bơ. Ngó vậy chứ nó hiền khô à!

Nhỏ Hạnh xua tay lia lịa:

- Em liệng nó ra chỗ khác đi! Trông khiếp quá hà!

Rồi nhìn lên cây bơ, nhỏ Hạnh hắng giọng:

- Th xuống đi Tùng! Hết sâu rồi!

- Hết đâu mà hết! â€" Giọng Tùng như muốn khóc â€" Chị nhìn kìa!

Theo cái đánh mắt của Tùng, nhỏ Hạnh nhìn xuống thân cây, lạnh gáy khi thấy bốn năm con sâu bơ đang nhúc nhích.

Tùng lại nói:

- Bọn chúng đang “phục kích” em đó!

Nhỏ Hạnh tròn mắt:

- Thế sao lúc nãy em trèo lên được?

Giọng Tùng thiểu não:

- Khi nãy bọn sâu này nấp ở đâu ấy. Chúng đợi em lên trên này rồi mới bò ra cản đường.

Nhỏ Trang cười khúc khích:

- Sâu mà anh làm như người ta không bằng!

- Sâu thì sâu chứ! â€" Tùng cãi â€" Bọn chúng cũng như mày vậy, khôn thí mồ!

- Thôi, được rồi! â€" Nhỏ Hạnh tặc lưỡi â€" Em đợi một chút, để chị gạt mấy con sâu này cho!

Nhưng nhỏ Hạnh chỉ làm ra vẻ hùng dũng thế thôi. Đến khi nhặt được một nhánh tre khô, nhỏ Hạnh nắm cứng trong tay, không dám bước tới.

- Sao chị đứng yên thế? â€" Tùng sốt ruột â€" Chị gạt mấy con sâu giùm em đi chứ!

- Chờ tí đi! â€" Nhỏ Hạnh rụt cổ – Để chị “nghiên cứu” đã

- Trời đất! Gạt mấy con sâu mà cũng nghiên cứu!

Tùng nhăn nhó nói. Nhưng chẳng biết làm sao, nó đàng ngoẹo cổ đợi. Đợi một lát, thấy nhỏ Hạnh vẫn đứng chôn chân tại chỗ, Tùng lại hỏi:

- Chị “nghiên cứu” xong chưa?

- Xong rồi!

- Xong rồi thì sao?

Nhỏ Hạnh thở đánh thượt:

- Thì nhờ bé Trang gạt giùm chứ sao!

Vừa nói nó vừa chìa nhánh tre trên tay cho nhỏ Trang.

- Trời ơi là trời! â€" Tùng la rần â€" Nhát gan thì chịu là nhát gan, để bé Trang đuổi mấy con sâu giùm em ngay từ đầu cho rồi, còn bày đặt nghiên cứu tới nghiên cứu lui!

Nhỏ Trang không nói gì, chỉ tủm tỉm cười và lặng lẽ bước tới sát gốc bơ, lấy nhánh tre gạt từng con sâu xuống đất. Xong, nó dùng nhánh tre vít từng con đem hắt xuống chỗ hố rác cạnh gốc chuối cuối vườn.

Tùng bám trên cây một hồi đã mồ hôi mồ kê nhễ nhại. Nhưng vừa đặt chân xuống tới đất nó đã lập tức nhảy nhót ngay. Nó phóng lại chỗ chiếc rổ tre, miệng tía lia:

- Từ nãy đến giờ tao hái được ba chục trái chưa hả Trang?

- Ba chục đâu mà ba chục! â€" Nhỏ Trang cười khúc khích â€" Anh mới hái được có mười hai trái hà.

- Ủa tao nhớ tao ném xuiều lắm mà.

- Nhiều đâu mà nhiều!

Tùng gân cổ:

- Tao hái đến mỏi cả tay sao chỉ có mười hai trái? Hay là mày giấu bớt đi rồi?

Nhỏ Trang “xì” một tiếng:

- Em ăn bơ quanh năm phát ngán, giấu của anh làm gì!

Tùng nhìn lên cây bơ:

- Vậy mày canh chừng mấy con sâu giùm tao, tao leo lên hái nữa.

- Thôi, chừng đó đủ rồi! â€" Nhỏ Hạnh la em â€" Em ăn đâu có hết, hái lắm vào chỉ bỏ cho hư.

Thằng Tùng ý chừng còn sợ mấy con sâu. Nghe bà chị nói vậy, nó nhớn nhác liếc về phía cây bơ rồi cúi xuống nhấc rổ lên, khệ nệ bưng vào nhà.

Tùng vừa vào tới cửa đã thấy thằng Bốc và nhỏ Phệ đứng lấp ló trước hiên. Anh em thằng Bốc là con cô Tươi hàng xóm. Ngày thường chỉ nhỏ Phệ hay chạy qua chạy lại chơi với nhỏ Trang. Bốc trạc tuổi Tùng, tự cho mình là người lớn, không thèm chơi với hai đứa nhãi nhép kia. Chỉ từ hôm chị em nhỏ Hạnh lên Bảo Lộc nghỉ hè, nó mới siêng qua lại nhà cô Bảy, cặp kè với Tùng.

Nhỏ Phệ nhìn vào rổ bơ:

- Anh Tùng thích ăn bơ lắm hả?

Tùng vò đầu:

- Tao chỉ thích mấy ngày đầu thôi. Bây giờ tao hết thích rồi. Bây giờ tao thấy ngan ngá

Nhỏ Phệ tròn mắt:

- Ngán sao anh còn hái xuống làm chi?

- Tao chỉ ngán ăn thôi. Còn hái thì tao vẫn thích.

Thằng Bốc có vẻ không quan tâm đến chuyện ăn uống lắm. Nó khều Tùng:

- Lát nữa vô rẫy chơi với tao không?

- Vô hái cà phê hả?

- Không! Hái nấm.

- Nấm ở đâu mà hái?

- Ở dưới đất chứ đâu! Hôm qua trời mưa, hôm nay thế nào mặt đất cũng đầy nấm mối.

Nhỏ Hạnh nghe nói hái nấm, mắt sáng rỡ:

- Ừ, đi hái nấm đi! Hái nấm về xào với thịt bò, ngon ơi là ngon!

Tùng gật gù, tinh quái:

- Đúng rồi đó! Nấm mà xào với… bò viên thì ngon tuyệt!

Nhỏ Hạnh mê bò viên nổi tiếng. Vì vậy, nghe thằng Tùng lôi chuyện đó ra chọc ghẹo, nhỏ Hạnh sầm mặt:

- Thịt bò chứ không phải bò viên!

Anh em thằng Bốc không biết thằng Tùng đang trêu bà chị, liền hùa vô cãi giùm cho nhỏ Hạnh.

Thằng Bốc nói:

- Dù bò viên làm từ thịt bò nhưng chả ai xào nấm với bò viên cả!

Nhỏ Phệ huơ tay:

- Chị Hạnh và anh Bốc nói đúng đó! Nấm mối chỉ xào với thịt bò hay thịt heo thôi!

Nhỏ Trang phụ họa:

- Thịt gà nữa! Hôm trước mẹ em xào nấm với thịt gà nè!

Trong khi Tùng vọt tuốt ra xa cười híc híc thì nhỏ Hạnh miệng mồm méo xệch. Nó nhăn nhó xua tay:

- Thôi, thôi, xào với thứ gì cũng được! Mấy đứa nói vậy là chị hiểu rồi, khỏi kể nữa!


Chương 2

>

Nhà cô Bảy ở bên này đường lộ, ngay cột cây số 129. Băng qua bên kia đường, đi xuôi con dốc chừng một trăm mét là tới con đường đất đỏ dẫn vô rẫy cà phê.

Hạnh, Tùng, anh em thằng Bốc và nhỏ Trang, năm đứa năm cái nón đội thùm thụp trên đầu, líu ríu dắt nhau đi sát mấy bụi cây dọc lề quốc lộ.

Cô Bảy đã dặn chị em Hạnh rồi. Cô bảo ở trên này không giống như ở dưới thành phố. Trên này đường sá vắng vẻ, xe phóng vèo vèo đến chóng mặt, các cháu đi đứng phải hết sức cẩn thận.

Nhớ lời cô dặn, nhỏ Hạnh nắm khư khư cổ tay Tùng và nhỏ Trang, sợ tụi nó cao hứng chạy ra giữa đường lộ.

Nhưng nhỏ Trang lập tức vùng

- Chị thả tay em ra đi! Em đi một mình được mà!

- Không được đâu! â€" Nhỏ Hạnh lừ mắt â€" Em còn bé, không đi một mình được!

- Từ bé đến giờ em toàn đi một mình chứ mấy mình. Chị ở thành phố mới lên, chưa quen đường sá trên này, em không dẫn chị đi thì thôi chứ sao chị lại nắm tay em chặt cứng thế này!

Nghe nhỏ em “lý luận”, nhỏ Hạnh dở cười dở khóc. Một đứa “siêu thông minh” như nó cũng chẳng biết phải đối đáp thế nào. Cuối cùng, nó tặc lưỡi buông tay nhỏ em ra:

- Thôi được, đi một mình thì đi một mình! Nhưng em không được chạy ra giữa lộ nghe chưa!

Nhỏ Trang toét miệng cười:

- Nghe!

Thấy nhỏ Trang được “phóng thích”, Tùng liền lu loa:

- Chị buông tay em ra đi! Nhỏ Trang bé hơn em mà đi một mình được, chẳng lẽ em thua nó sao!

Nhỏ Hạnh đành buông nốt tay kia:

- Nhớ đi sát trong lề đấy!

Anh em thằng Bốc thấy nhỏ Hạnh mặt mày nghiêm trọng quá xá, tụi nó muốn cười lắm nhưng không dám. Thằng Bốc cố nén cười bằng cách quay lại nạt con Bờm đang lẽo đẽo bám theo bên chân:

- Về đi, Bờm! Tụi tao đi xa lắm, mày theo làm gì!

Nhỏ Trang cúi xuống tính ôổ chú chó nhưng con Bờm đã lảng tuốt ra xa khiến nó nổi sùng, sầm mặt đe:

- Mày về trông nhà đi nghe chưa! Nếu mày không nghe lời tao, lát trưa tao phạt mày nhịn đói à!

Không biết có phải vì sợ bị phạt hay không mà nhỏ Trang vừa buông lời dọa dẫm, con Bờm liền đứng lại. Nó ngoe nguẩy đuôi, giương cặp mắt đen nhánh nhìn cô chủ một hồi rồi quay người lững thững chạy về đường cũ.

Tùng xuýt xoa:

- Con Bờm của cô Bảy khôn ghê! Hệt như con Tai To nhà mình!

Nhỏ Trang khoái chí khoe:

- Nó còn biết chơi cờ cá ngựa nữa đấy!

- Xạo đi mày! â€" Tùng nheo mắt â€" Nó không có tay làm sao đổ xúc xắc!

Nhỏ Trang nghênh mặt:

- Em đổ giùm cho nó chứ bộ!

- Nhưng mày chỉ đổ xúc xắc giùm nó được thôi! â€" Tùng nhún vai â€" Chẳng lẽ lúc đi quân mày cũng đi giùm luôn?

Nhỏ Trang tỉnh khô:

- Thì em đi giùm cho con Bờm luôn chứ sao!

- Xì, vậy mà cũng khoe! â€" Tùng bĩu môi â€" Như vậy chỉ là mày tự đánh cờ với mày thôi!

- Nhưng lúc đó con Bờm ngồi ngay trước mặt em! â€" Nhỏ Trang gân cổ cãi â€" Anh không biết đâu, lúc em đi giùm nó, nó nhìn em chăm chú ghê lắm. Nó sợ thua í mà

Tùng vờ ngạc nhiên:

- Nó nhìn mày chăm chú thật à?

- Thật! â€" Thấy ông anh lộ vẻ quan tâm, nhỏ Trang mừng lắm. Nó đưa hai tay lên mắt â€" Lúc đó, cặp mắt con Bờm tròn xoe như thế này này!

Tùng xuýt xoa:

- Con Bờm này khôn thật! â€" Rồi làm như chợt nhớ ra, Tùng vỗ trán â€" À, hình như lúc đó mày vừa chơi cờ vừa nhai chóp chép phải không?

Thấy ông anh tự nhiên ngoặt sang chuyện khác, nhỏ Trang ngẩn tò te:

- Nhai chóp chép là sao?

Tùng thản nhiên:

- Tức là mày đang ăn một món gì đó! Thường người ta vẫn vừa chơi cờ vừa nhai nhóc nhách cho vui miệng vậy mà! Nhất là khi người ta lại đang chơi cờ với một con chó thông minh như con Bờm!

Nhỏ Trang không biết thằng Tùng đang giăng bẫy. Thấy ông anh không còn nghi ngờ về tài chơi cờ của con Bờm, nhỏ Trang quên béng cảnh giác. Nó gật đầu mau mắn:

- Ờ, hình như lúc đó em đang nhai một món gì đó!

Tùng khụt khịt mũi:

- Nhất định là mày nhai xương gà!

Nhỏ Trang ngơ ngác:

- Sao anh biết?

Tùng gật gù

- Tao đoán thế! Tao đọc sách thấy người ta bảo các cao thủ về cờ thường thích … nhai xương gà! Xương gà bổ óc mà lại!

Nhỏ Trang đáp bừa, đối với nó xương gà hay không phải xương gà chẳng có gì quan trọng:

- Đúng rồi, em nhai xương gà!

Chỉ đợi có vậy, Tùng toét miệng cười:

- Như vậy là lúc đó con Bờm mải nhìn khúc xương gà trên tay mày chứ đâu phải chăm chú xem mày đánh cờ giùm nó!

Nhỏ Trang nhận ra mình “sập hố” thì đã quá muộn. Trong khi nhỏ Hạnh và anh em thằng Bốc ôm bụng cười rũ thì nhỏ Trang phụng phịu quay mặt đi chỗ khác:

- Anh chơi xấu em! Em nghỉ chơi anh ra luôn!

Tùng cười khì:

- Tao đùa một tí mà!

- Em không biết! â€" Nhỏ Trang vẫn ngúng nguẩy chạy tuốt ra xa â€" Em không chơi với anh nữa đâu!

Thằng Tùng định đuổi theo thì nhỏ Trang đã rẽ vào con đường đất đỏ.

Nhỏ Phệ nói:

- Rẫy cà phê gần xịt à! Từ chỗ cua quẹo này, đi chừng ba cây số là tới.

Con Phệ này đúng là chúa ăn nói lung tung! Ba cây số mà nó dám bảo là gần xịt! Tùng ngán ngẩm nhủ bụng và tặc lưỡi đặt chân lên con đường

Đất dính rin rít dưới đế giày khiến chị em nhỏ Hạnh cất bước một cách khó khăn. Thằng Bốc ngó thấy, nói:

- Hôm qua mới mưa sơ sơ thôi đấy.Tới giữa mùa mưa, muốn vô rẫy, chị phải đi chân không như tụi em vậy nè.

Bây giờ nhỏ Hạnh mới nhận thấy anh em thằng Bốc và nhỏ Trang chẳng mang giày dép gì sất.

- Đi chân không dễ đạp gai lắm! â€" Nhỏ Hạnh rụt cổ.

Thằng Bốc cười hì hì:

- Tụi em chả sợ đạp gai. Chỉ sợ dẫm nhằm rễ tranh thôi. Rễ tranh đâm đau lắm!

Nhỏ Hạnh thè lưỡi:

- Rễ tranh hay gai gì chị cũng sợ!

Nhưng nhỏ Hạnh chỉ đi giày được chừng năm phút. Tới phút thứ sáu, nó đành phải tháo giày ra cầm tay:

- Ừ, đi giày nó cứ vướng víu thế nào!

Thấy bà chị tháo giày, thằng Tùng liền bắt chước làm theo. Vừa đặt chân trần lên mặt đất, nó đã xuýt xoa:

- Ã"i, đi chân không mát dễ sợ!

Tùng không nói dóc. Sau cơn mưa đầu mùa, mặt đất mát rượi như có một con suối chảy ngầm bên dưới. Phải đi một đỗi xa, Tùng mới nghe mặt đất ấm dần lên, lớp sình đỏ cũng dần đặc lại và khô theo ánh nắng, thôi còn bám sệt vào chân.

O thành phố chưa bao giờ Hạnh và Tùng đi bộ xa như thế. Nhưng phong cảnh hùng vĩ chung quanh khiến hai đứa mải trố mắt nhìn, quên cả mệt nhọc.

Những đồi chè san sát nhau kéo dài tận chân núi xa mờ. Giữa màu xanh bạt ngàn, lốm đốm những hoa chè trắng muốt hệt như có hàng ngàn cánh bướm đang rủ nhau về đậu.

Nhỏ Trang chỉ tay vào một khoảnh chè sát ven đường:

- Chè nhà em đấy!

Tùng liếm môi:

- Mấy cây chè này lá nhiều quá, tụi mình vào hái đi!

Nhỏ Trang cười:

- Toàn lá già không hà! Mẹ em chỉ hái những đọt non, mà mười ngày mới hái một lần cơ!

Đường vào rẫy chạy dọc sườn đồi thoai thoải. Lúc bọn trẻ vừa rẽ khỏi đường quốc lộ, dân cư còn đông đúc, nhưng càng vào sâu nhà cửa hai bên càng thưa thớt dần.

Thi thoảng, vài đợt khói mỏng rụt rè bay lên từ một túp nhà nhỏ nằm trơ trọi cuối chân đồi xa, những làn khói tội nghiệp chưa kịp uốn lượn thỏa thích đã vội vã hòa vào những cụm sương núi dày đặc không ngừng bốc lên ngùn ngụt từ dưới các thung sâu. Thằng Bốc bảo đó là túp lều của những người giữ vườn.

Hôm trước Tùng được ba mẹ dẫn đi chơi Đà Lạt. Đà Lạt cũng là thành phố của núi đồi, nhưng núi đồi Đà Lạt với vô số những tòa nhà mái nhọn khiến người ta liên tưởng đến những bức tranh hay những cảnh trong phim. Còn núi đồi Bảo Lộc gần với thiên nhiên hoang dã hơn. Núi đồi Bảo Lộc còn nguyên dấu vết hoang sơ. Càng vào sâu trong núi,ảnh càng u tịch. Tiếng xe chạy ngoài đường quốc lộ thoạt đầu còn mơ hồ vọng tới nhưng rồi mỗi lúc một nhỏ dần và cuối cùng tắt hẳn.

Bây giờ bọn trẻ chỉ còn nghe tiếng chim khắc khoải vẳng đến từ trên đồi, tiếng những sinh vật bí hiểm đang lén lút đi luồn trong các bụi rậm, tiếng gió hát rì rào trên những tán lá, tiếng đập cánh rào rào của bầy châu chấu bay từng đàn khi bọn trẻ nghịch ngợm khua chân vào những bụi cỏ mọc dày hai bên đường, tất cả xen lẫn với tiếng ngân dài mơ hồ và lạ lùng không ngừng vọng lên từ đáy thung, hòa quyện vào nhau tạo thành một điệu nhạc du dương khó tả.

Tùng vừa thấy thinh thích lại vừa thấy rờn rợn. Nó bước lẽo đẽo theo anh em thằng Bốc, dặn mình cố giữ im lặng nhưng rồi không nén được hồi hộp, nó lại buột miệng hỏi:

- Gần đến nơi chưa hở Bốc?

- Tới rồi! â€" Bốc chỉ tay lên ngọn đồi trước mặt â€" Rẫy cà phê ở đằng sau ngọn đồi kia kìa!

Nhỏ Hạnh và thằng Tùng từ trước đến nay vẫn nhìn thấy mẹ pha cà phê cho ba mỗi sáng. Cà phê đen nhỏ tí tách từng giọt từ chiếc phin nhôm xuống ly thủy tinh. Ba thong thả múc từng muỗng đường trắng tinh thả vào chất nước đen sóng sánh, khuấy lanh canh nghe rất vui tai. Nhìn ba nhấp từng ngụm cà phê, chị em Hạnh hình dung cà phê hẳn là ngon lắm.

Nhưng chị em Hạnh chưa nhìn thấy cây cà phê bao giờ. Vì vậy, khi lên tới đỉnh dốc, nhìn xuống rừng hoa trắng xóa cả sườn đồi đang tỏa hương thơm ngào ngạt, nhỏ Hạnh không khỏi ngẩn ngơ buột miệng:

- Ã"i!

Tùng như không tin vào mắt mì

- Hoa gì thơm vậy hở Trang?

- Hoa cà phê đấy!

Tùng trầm trồ:

- Hoa cà phê đẹp ghê hén mày, lại thơm nức mũi!

Bốc hăm hở khoát tay:

- Mình xuống dưới đi!

Nói xong, nó lần theo con đường nhỏ len giữa rừng cà phê, tuôn xuống thung.

Nhỏ Trang nhìn ông anh bà chị:

- Chị Hạnh và anh Tùng cẩn thận đấy! Đi không khéo trượt ngã bây giờ!

Nhỏ Hạnh tò mò nhìn những kè đá chèn quanh các gốc cà phê:

- Rẫy cà phê này của nhà em hả Trang?

- Dạ.

- Thế nhà cô Tươi không trồng cà phê sao?

- Dạ không. Cô Tươi chỉ trồng dâu. Nhà cô Tươi nuôi tằm mà.

Tiếng nhỏ Phệ thình lình reo lên bên cạnh:

- Chị Hạnh ơi! Nấm nè!

Hạnh nhìn theo tay chỉ của nhỏ Phệ, thấy cạnh gốc cà phê nhô lên một chiếc tai nấm tròn xoe ngơ ngác.

Nhỏ Hạnh chưa kịp cúi xuống, thằng Tùng đã nhảy bổ

- Để em hái cho!

Và nó thò tay nhổ phắt chiếc nấm trăng trắng bỏ vào chiếc giỏ tre nhỏ Phệ đang cầm trên tay.

Nhỏ Trang cười khúc khích:

- Anh Tùng khỏi cần giành! Tối hôm qua trời mưa, sáng nay thế nào nấm cũng trồi lên rào rào!

Nhỏ Trang không nói ngoa. Mắt dán xuống đất, bọn trẻ đi lòng vòng một lát đã hái được lưng giỏ.

Thoạt đầu, mỗi khi dọ dẫm phát hiện được một chiếc tai nấm nép mình bên gốc cây hay nấp dưới một chiếc lá khô, nhỏ Hạnh và Tùng còn hí hửng reo hò nhưng chẳng mấy chốc tụi nó vơi dần hào hứng.

Nhỏ Hạnh mê đọc sách, xem phim, ít ra còn tưởng tượng mình là cô bé Tania tung tăng trong rừng bạch dương với chiếc lẵng nấm trên tay, chứ thằng Tùng thì chẳng nghĩ ra được điều gì lý thú. Khom xuống đứng lên một hồi, vừa tẻ vừa mỏi lưng, nó đâm chán.

- Còn trò gì hay hơn không hở mày?

Tùng quay sang thằng Bốc đang lom khom bên cạnh, chép miệng hỏi.

Bốc quệt mồ hôi trán:

- Bộ mày không thích hái nấm nữa hả?

- Tao hết thích rồi! â€" Tùng nhún vai â€" Hái nấm là trò con gái, chán ngắt!

Bốc nhíu mày nghĩ ngợi:

- Hay là … hay là â€

- Hay là sao?

Bốc chỉ tay xuống chân đồi:

- Tụi mình đi xuống dưới kia chơi!

- Dưới kia có gì mà chơi?

Bốc nheo mắt:

- Mày nghe tiếng gì dưới kia không?

Tùng lắng tai:

- Tao có nghe thấy tiếng gì đâu?

Bốc liếm môi:

- Mày nghe kỹ đi!

Tùng lại nghiêng đầu, lần này nó nhắm tịt mắt:

- Tiếng dế gáy?

- Không phải.

- Tiếng gió thổi?

- Không phải.

- Chứ tiếng gì?

- Tiếng nước chảy.

Tùng mở mắt ra:

- Ủa, ở đây có sông hả?

Bốc lắc đầu:

- Suối chứ không phải

- A! â€" Tùng reo lên â€" Hóa ra mày định rủ tao đi tắm suối đấy?

Bốc nhún vai:

- Con suối này cạn xợt, không tắm được.

Tùng ngạc nhiên:

- Vậy xuống dưới đó làm chi?

- Tao và mày xuống đó câu cá chơi.

Mắt Tùng sáng trưng:

- Con suối này nhiều cá lắm hả?

- Chẳng có con cá nào! â€" Bốc lắc đầu â€" Con suối này nước trong leo lẻo, lại chảy róc rách suốt, chỉ có bọn cá lòng tong bé bằng hạt tấm thôi.

Câu trả lời của thằng Bốc khiến Tùng xịu mặt xuống:

- Bộ mày giỡn mặt với tao hả Bốc? Suối không có cá sao mày rủ tao xuống câu?

Bốc nhe răng cười:

- Suối không có cá nhưng cạnh bờ suối có hai cái ao. Tao và mày sẽ câu cá trong ao.

Nghe Bốc nói vậy, Tùng không hỏi nữa. Nó làm thinh hăm hở theo chân bạn.

- A, anh Bốc và anh Tùng xấu nhé! Xuống suối chơi mà không rủ em!

Tiếng nhỏ Phệ thình lình vang lên sau lưng. Tùng quay lại, thấy con nhóc béo tròn như hột mít này đang nhảy chân sáo xuống con đường dốc, theo sau là chị Hạnh và n

- Dưới này có gì đâu mà chơi! â€" Tùng khịt mũi.

Nhỏ Phệ nheo nheo mắt:

- Thế anh Bốc không rủ anh hái chuối và đu đủ bên bờ suối à?

Tùng nhún vai:

- Trò đó chả có gì hay ho! Trong vườn nhà cô Bảy tao, chuối và đu đủ cả khối, mấy ngày nay tao ăn căng bụng rồi! Tao xuống suối là để câu cá cơ!

Nhỏ Hạnh vỗ tay:

- Đúng rồi đó! Em và Bốc câu cá còn chị và Trang, Phệ xuống suối bắt ốc!

Tùng cười hì hì:

- Con suối này không có cá cũng chẳng có ốc, chị đừng có ham!

Nhỏ Hạnh ngơ ngác:

- Thế em định câu cá ở đâu?

- Em câu cá ở trong ao. Cạnh bờ suối có hai cái ao. Một ao toàn cá là cá, còn ao kia đầy những ốc là ốc, lại toàn ốc bươu kia đấy!

Tùng huơ tay quảng cáo, mặc dù nó chưa hề thấy qua hai cái ao thằng Bốc nói và thật tình nó cũng không rõ trong hai cái ao đó có con cá hay con ốc nào không.


Chương 3

Bọn trẻ đi một lát đã đến s

Đúng như thằng Bốc nói, con suối thật ra chỉ là một dòng nước hẹp luồn qua những rặng tre rậm rạp nằm giữa hai quả đồi. Theo lời nhỏ Trang thì bên này là đồi cà phê nhà cô Bảy, bên kia là đồi cà phê của ông Năm Lực. Con suối tuôn róc rách ở giữa.

Tùng ngắm “con suối”, bình phẩm:

- Đây chỉ là một con lạch thôi!

Nghe thằng Tùng giở giọng chê bai, Bốc bối rối gãi cằm:

- Hồi xưa nó là con suối, không hiểu sao càng ngày nó càng hẹp lại.

Rồi không muốn thằng Tùng cứ loay hoay mãi chuyện “suối” hay “lạch”, Bốc chỉ tay vào hai cái ao kế đó:

- Tụi mình sẽ câu cá trong hai cái ao này nè!

Tùng dời mắt qua hai cái ao. Nó cúi đầu quan sát mặt nước một hồi rồi tặc tặc lưỡi:

- Sao tao chẳng thấy con cá nào nổi lên hết vậy mày?

Bốc gãi mũi:

- Chắc tụi nó còn … ngủ.

Tùng bĩu môi:

- Nó chứ đâu phải mày mà giờ này còn ngủ.

Nhỏ Hạnh leo ra bờ đất giữa hai cái ao, dòm bên này một lát, dòm bên kia một hồi, rồi thất vọng kêu lên:

- Chị chả thấy con ốc bươu nào như em nói cả, Tùng ơi! Chỉ có vài con ốc gạo bé tí à

Tùng liếc nhỏ Trang:

- Em đã câu cá trong hai cái ao này lần nào chưa hở Trang?

- Dạ chưa.

- Thế còn ốc? â€" Tùng lại hỏi â€" Chưa câu cá nhưng đã bắt ốc rồi chứ?

Nhỏ Trang lí nhí:

- Dạ, bắt ốc cũng chưa.

- Như vậy là thằng Bốc nói xạo! â€" Tùng nhún vai kết luận.

Bị Tùng phang một câu quá xá nặng, Bốc nóng mặt huơ tay:

- Nếu tụi mày không tin, để tao kêu thằng K’Brết ra hỏi.

Cái tên K’Brết lạ tai làm Tùng giương mắt ếch:

- K’Brết là ai vậy?

Bốc chưa kịp đáp, nhỏ Trang đã láu táu vọt miệng:

- Anh K’Brết là con ông K’Bing. Ảnh học cùng lớp với anh Bốc đó.

Tùng chớp chớp mắt:

- Sao nó có cái tên lạ quá vậy?

Lần này thì nhỏ Phệ giành trả lời:

- Tại ảnh là “người dân tộc” mà.

Tụi nhóc ở Bảo Lộc quen gọi những người sống trong buôn Nausri là “người dân tộc”. ằng Tùng không ở Bảo Lộc, vì vậy ba chữ “người dân tộc” đối với nó không khác nào một câu đố.

Nhìn vẻ mặt ngơ ngác của Tùng, “bộ từ điển sống” Hạnh mỉm cười:

- Cha con ông K’Bing là người K’Ho đó em. Người K’Ho sống ở vùng cao nguyên Lâm Đồng đông lắm, khoảng một trăm ngàn người chứ không ít đâu!

Tùng dáo dác nhìn quanh:

- Thằng K’Brết ở đâu hả Bốc?

Bốc chỉ tay về mé trái rẫy cà phê:

- Cha con nó sống trong cái chòi kia kìa!

Tùng nhướn mắt dòm dỏ mất một hồi mới nhìn thấy cái chòi thằng Bốc chỉ:

- Nhưng tại sao cha con ông K’Bing lại cất chòi trên rẫy của cô Bảy?

Nhỏ Trang giật tay Tùng:

- Ba em thuê ông K’Bing coi rẫy giùm đó. Ổng và anh K’Brết ở đây làm cỏ, tưới nước và canh trộm.

- Thì ra thế! â€" Tùng thở ra, rồi nó nhìn Bốc â€" Vậy mày kêu thằng K’Brết ra đi, để tao hỏi nó trong hai cái ao này có con cá nào không!

Chỉ đợi có vậy, Bốc khum tay lên miệng làm loa:

- K’Brết ới ời! Mày có trong nhà không vậy K’Brết?

K’Brết trả lời thằng Bốc bằng cách vẹt đám lá cà phê rậm rạp ở phía sau lưng tụi trẻ, rụt rè thò đầu ra. Hóa ra nó đứng rình tụi thằng Bốc nãy giờ. Có lẽ thấy nhỏ Hạnh và thằng Tùng lạ hoắc lạ huơ nên nó không dám xuất hiện, cứ đứng thập thò sau bụi cây.

Tùng nhìn lom lom vào mặt thằng K’Brết. Nó cao cỡ Tùng nhưng nước da đen nhẻm, nom hệt như các cầu thủ Cameroon hay Nigeria thằng Tùng vẫn nhìn thấy trên ti-vi. Mắt nó nhìn xuống đất vẻ ngượng ngập, nhưng khi nó ngước lên, Tùng thấy cặp mắt nó trắng dã.

Thằng K’Brết cởi trần, chỉ mặc độc chiếc quần dài có lẽ trước đây màu đen nhưng nay chả rõ màu gì. Tay cầm khư khư một vật dụng giống như cái cuốc, thằng K’Brết lấm lét nhìn bọn trẻ.

- Mày xách xà bát đi đâu vậy? â€" Bốc hỏi.

K’Brết lí nhí:

- Tao đang phát cỏ.

Bốc cười hề hề:

- Chứ không phải mày đang bón phân cho mấy gốc cà phê hả?

Câu hỏi trêu của Bốc làm thằng K’Brết lúng túng ngó lơ chỗ khác:

- Đâu có.

Có thể thằng K’Brết đang đỏ mặt nhưng da nó đen thủi nên chẳng ai nhìn thấy.

Hạnh khều nhỏ Trang:

- Sao K’Brết có vẻ ngượng ngập thế hở em?

- Tại anh Bốc chọc ảnh.

Nhỏ Hạnh lại càng thắc mắc:

- Bón phâ cà phê thì có gì gọi là chọc?

Nhỏ Trang bụm miệng cười khúc khích:

- “Bón phân cho mấy gốc cà phê” tức là … đi “ị” đấy!

Nhỏ Hạnh “à” một tiếng. Nó phì cười và đấm tay lên vai cô em:

- Bọn em nghịc vừa vừa thôi chứ!

Bốc lại hỏi:

- Ba mày đâu rồi?

K’Brết chỉ tay ra phía xa xa:

- Ba tao đang dẫy cỏ đằng kia.

Bốc nheo mắt:

- Chứ không phải ba mày đang lén lút cho con bạch xà ăn lúa rang phổng à?

K’Brết cúi đầu, bối rối dộng cái xà bát xuống đất:

- Ba tao không nuôi con bạch xà!

Chị em nhỏ Hạnh tất nhiên không thể biết được những bí ẩn chung quanh con bạch xà gì gì đó nhưng vẫn đoán được ra thằng Bốc đang tìm cách ghẹo thằng K’Brết.

- Thế sao tháng trước ông K’Tong ngoẻo củ từ? â€" Bốc lại hỏi.

K’Brết trả lời Bốc nhưng mắt lại e dè liếc qua chỗ Hạnh và Tùng:

- Ã"ng K’Tong chết vì bị sốt rét.

- Thế còn bà Ka Đụi? â€"ếp tục chất vấn â€" Bà Ka Đụi chết vì bị con bạch xà cắn phải không?

- Tao không biết! â€" K’Brết lại dộng cây xà bát xuống đất â€" Nhưng chuyện đó chẳng phải do ba tao làm!

Bốc nhún vai:

- Tao nghi lắm! Tao nghe những người trong buôn Nausri bảo chính ba mày thả “con thuốc độc” ra cắn chết họ. Họ đòi công an bắt nhốt ba mày đó.

K’Brết theo học ở trường xã, lời ăn tiếng nói không khác gì người Kinh, nhưng tâm hồn của nó vẫn là tâm hồn của rừng núi mộc mạc. Nó không biết thằng Bốc đang cố tình trêu nó đến cùng.

Nghe thằng Bốc đem công an ra hù, ánh mắt K’Brết lộ vẻ lo lắng:

- Ba tao không nuôi “con thuốc độc”. Ba tao bẫy được cọp nhưng ba tao không nhổ ria nó bao giờ.

Bốc tặc tặc lưỡi:

- Bẫy được cọp mới khó chứ nhổ ria cọp đâu có khó!

K’Brết nuốt nước bọt:

- Tao đã nói không phải do ba tao mà!

Giọng điệu năn nỉ của thằng bé người K’Ho khiến nhỏ Hạnh cảm thấy bất nhẫn. Nó đập tay lên vai Bốc:

- Thôi đừng chọc bạn nữa em!

Nhỏ Trang cũng nói:

- Anh K’Brết sắp khóc rồi kìa!

Quả thật, đôi mắt K’Brết lúc này đang chớp lia chớp lịa, chả rõ do bụi hay do thằng Bốc trêu nó.

Trong khi Bốc đang lưỡng lự không biết có nên nghe theo lời khuyên của nhỏ Hạnh hay không thì Tùng đã hắng giọng trách:

- Chuyện chính không hỏi, mày cứ hỏi chuyện gì đâu không!

Bốc tròn mắt:

- Chuyện chính là chuyện gì?

- Thôi đi, mày đừng có giả bộ! â€" Tùng “xì” một tiếng â€" Hay mày sợ thằng K’Brết xác nhận dưới ao không có cá?

- À, tự nhiên tao quên bẵng mất!

Bốc bẽn lẽn đáp và nó quay phắt sang K’Brết:

- K’Brết này!

- Gì?

Bốc chỉ tay xuống ao:

- Dưới này có con cá nào không vậy?

K’Brết gật đầu:

- Có. Nhiều lắm.

Chỉ đợi có vậy, Bốc đưa tay vỗ “bộp” một phát lên lưng Tùng:

- Thấy chưa! Tao đã nói mà mày không tin!

Sau khi buông một câu đắc thắng, Bốc lại quay sang K’Brết, giọng hớn h

- Vậy ngày mai tụi tao đem cần vào đây câu cá nghen?

Bốc tưởng thằng K’Brết sẽ gật đầu như vừa rồi. Nào ngờ lần này K’Brết lắc đầu:

- Không câu được đâu!

- Sao thế? â€" Câu trả lời của K’Brết làm thằng Bốc tròn xoe mắt.

- Dưới ao không có các lớn. Toàn cá lòng tong nhỏ xíu không hà! â€" Vừa đáp K’Brết vừa chìa ngón tay út đen thui như đầu đũa để “minh họa” cho câu nói của mình.

- Ha ha! â€" Tùng ôm bụng cười, tới lượt nó cất giọng đắc thắng â€" Tao bảo mày là chúa nói phét đâu có oan cho mày hở Bốc?

Trong khi thằng Bốc mặt mày sượng ngắt thì nhỏ Hạnh lại gần K’Brết, hồi hộp hỏi:

- Thế dưới ao có ốc bươu không hở em?

Trước một con nhỏ lạ, K’Brết không dám mở miệng. Nó trả lời nhỏ Hạnh bằng một cái lắc đầu.

- Thế là công cốc! â€" Nhỏ Hạnh nhún vai, thở đánh thượt – Ở thành phố về thôn quê nghỉ hè mà chả được hưởng thú câu cá hay bắt ốc.

- Chị đừng lo! â€" Nhỏ Phệ hiến kế – Ngày mai tụi em sẽ dẫn chị và anh Tùng xuống ao cá của bà Sáu Dền ở dưới thị trấn…

Tùng hừ mũi:

- Xuống thị trấn thì nói làm gì! Câu cá là phải câu giữa thiên nhiên cây cỏ lá hoaâ€

Nếu ông K’Bing không xuất hiện thì Tùng đã thành nhà thơ béng mất rồi. Nhưng nó mới cao hứng “sáng tác” nửa chừng đã phải ngưng bặt.

Trước mặt nó, từ sau đám lá cà phê đột ngột bước ra một người đàn ông tướng mạo trông rất hãi. Ã"ng đóng trần xì chiếc khố, rẻo vải đỏ buộc ngang trán, da dẻ nâu bóng, lưng đeo gùi, tay cầm một dụng cụ lạ mắt trông vừa giống chiếc rựa lại vừa giống chiếc gậy, cán có móc, cong như cái cù nèo, sau này Tùng mới biết đó là cái chà gạt. Ã"ng đang huơ cái dụng cụ kỳ lạ đó chặt bỏ các nhánh cà phê mục de ra quanh gốc.

Đây chắc là ông K’Bing, ba của thằng K’Brết! Tùng thầm đoán, và như để xác nhận ý nghĩ trong đầu nó, nhỏ Trang đã vui vẻ cất tiếng chào người đàn ông:

- Chào ông K’Bing.

Anh em thằng Bốc cũng đồng thanh:

- Chào ông K’Bing ạ.


Chương 4

>

Chẳng tỏ chút gì ngạc nhiên, ông K’Bing chậm chạp quay đầu về phía bọn trẻ, gật gật đầu đáp lại lời chào.

Tùng nghe rõ những tiếng gừ gừ phát ra trong cổ họng ông. Thậm chí nó còn có cảm giác ông mỉm cười nhưng nó không biết mình có trông nhầm hay không. Gương mặt nhăn nheo với vô số những đường rãnh chằng chịt khiến ông có vẻ như đã có mặt trên trái đất cả trăm năm nay rồi. Bất giác Tùng nhớ đến những phù thủy đã xem trong phim và nơm nớp nhận thấy gương mặt của ông và của họ giống nhau một cách kỳ

Trong khi Tùng đang nghĩ ngợi vẩn vơ thì K’Brết rảo bước về phía ba nó.

Chẳng biết K’Brết thì thầm những gì vào tai ông mà bọn trẻ thấy ông cứ nhìn đăm đăm về phía tụi nó, mày cau lại.

Tùng lo lắng hỏi Bốc:

- Thằng K’Brết đang nói gì với ba nó vậy mày?

- Làm sao tao biết được.

Tùng làm thinh một lát rồi ngập ngừng nói:

- Chắc nó méc ba nó về chuyện khi nãy.

- Chuyện khi nãy là chuyện gì?

- Chuyện mày bảo ba nó thả con bạch xà ra cắn chết người đó!

Phỏng đoán của Tùng làm Bốc không khỏi chột dạ. Nó khẽ liếm môi:

- Không phải đâu!

- Nếu không phải chuyện đó tại sao ông K’Bing nhìn tụi mình bằng ánh mắt ghê thế?

Lúc này Bốc chỉ muốn thằng Tùng “á khẩu” quách cho rồi. Cái thằng, nói gì không nói, lại nói toàn chuyện độc địa! Bốc làu bàu trong bụng và rụt cổ đáp:

- Ánh mắt ông K’Bing bình thường đã như thế! Trông ghê ghê vậy thôi chứ ổng hiền khô à!

Khi nhận xét như vậy, Bốc không rõ nó giải thích cho Tùng hay là tự trấn an mình.

Tùng không hiểu nỗi lòng của Bốc, hoặc có thể nó hiểu nhưng vẫn cố tình giả bộ ngây thơ để hù thằng này chết khiếp chơi:

- Thế mày không sợ con bạch xà gì gì đó của ông K’Bing à?

- Không.

- Thế mày không sợ sẽ ngoẻo củ từ như ông K’Tong và bà Ka Đụi à?

- Không. Nhưng thôi, mày đừng hỏi lằng nhằng nữa!

- Sao thế? â€" Tùng nhướn mày â€" Tao lo cho mày mà!

Bốc nhăn nhó:

- Mày khỏi cần lo cho tao! Ã"ng K’Bing chỉ muốn làm hại những người trong buôn Nausri thôi. Ã"ng không bao giờ xua con bạch xà đi cắn tao đâu.

Bốc tuy miệng nói cứng nhưng bụng đã run lắm. Nhìn bộ tịch của nó, Tùng biết tỏng. Nhưng Tùng chưa kịp nghĩ ra câu nào rùng rợn hơn để dọa dẫm tiếp thì K’Brết đã tiến lại.

Nó dừng trước mặt bọn trẻ một quãng và chống xà bát xuống đất:

- Tao đã nói chuyện với ba tao rồi!

Bốc hỏi mà miệng khô đắng:

- Mày nói chuyện gì vậy?

K’Brết mím môi:

- Thì chuyện nãy giờ tụi mày nói với tao đó!

- Tao chỉ nói giỡn thôi mà! â€" Giọng Bốc run run â€" Mày méc lại với ba mày chi vậy?

Lời phân trần của thằng Bốc khiến K’Brết ngẩn người:

- Ủa, thế ra tụi mày giỡn chơi hả?

- Ừ, giỡn chơi tuốt! â€" Bốc lật đật phẩy tay â€" Ai chả biết ông K’Tong qua đời là do sốt rét, còn bà Ka Đụi ngủm cù đeo là do bị bệnh kiết lỵ, còn con nhỏ Ka Huen…

- Ơ! â€" K’Brết cào tay lên mái tóc tổ quạ – Tao đâu có nói chuyện đó!

- Ủa, thế mày nói chuyện gì?

- Tao nói chuyện câu cá và bắt ốc kia mà!

Bốc thở đánh phào, mặt nó bỗng chốc tươi lên:

- À, thì ra là chuyện đó!

Rồi nó nhe răng cười ruồi để che giấu sự lúng túng:

- Ờ, ờ… chuyện đó thì tao không giỡn!

K’Brết mở to mắt:

- Ba tao bảo nếu cháu của cô Bảy ở thành phố về chơi, muốn vô rẫy câu cá và bắt ốc thì ngày mai cứ vô.

Nhỏ Hạnh nãy giờ làm thinh theo dõi, chợt nghe K’Brết nói vậy, liền ngơ ngác hỏi:

- Ngày mai câu cá và bắt ốc ở đâu hở em?

K’Brết chỉ tay xuống ao:

- Ở hai cái ao này chứ đâu

Câu trả lời của K’Brết làm Bốc ngẩn tò te:

- Sao khi nãy mày bảo dưới ao không có cá lớn, chỉ toàn cá lòng tong?

K’Brết cần phải theo Quý ròm học thêm một khóa về tài dóc tổ may ra mới có thể trả lời câu hỏi oái oăm này được! K’Brết không biết Quý ròm là ai, vì thế nó đực mặt:

- Ờ … ờ …

- “Ờ,ờ” là sao? â€" Thái độ của K’Brết khiến Bốc đâm nghi. Nó vung tay â€" Như vậy là lúc nãy mày cố tình gạt tụi tao phải không?

- Ờ … ờ …

Thấy K’Brết chỉ biết mỗi món “ờ, ờ”, Bốc càng hậm hực:

- Tao biết rồi. Mày là một đứa xấu bụng. Mày nuôi cá nuôi ốc trong ao nhưng sợ tụi tao bắt hết chứ gì?

- Tao không xấu bụng! â€" K’Brết phản đối một cách yếu ớt.

- Mày xấu bụng! â€" Bốc khăng khăng â€" Khi nào nhập học, tao sẽ kể chuyện này cho tụi bạn trong lớp nghe.

- Mày đừng kể! â€" Giọng K’Brết như sắp khóc.

Bộ tịch thiểu não của K’Brết chẳng khiến thằng Bốc xúc động tí ti ông cụ nào. Ngày thường Bốc không phải là đứa lòng gang dạ sắt. Nhưng khi nãy chính vì K’Brết bảo dưới ao không có cá, thằng Tùng mới có cớ cười vào mũi nó là “chúa nói phét”, cứ nhớ lại là bụng nó tức sôi. Vì vậy, thằng K’Brết năn nỉ nó đừng kể, nó càng muốn làm ngược lại chém tay vào không khí:

- Tao sẽ kể!

Thấy Bốc hung hăng quá xá, K’Brết không buồn vật nài nữa. Nó quay mặt đi chỗ khác như để mọi người không nhìn thấy những giọt nước mắt buồn bã của nó.

- Tụi chị về đây, K’Brết ơi! â€" Nhỏ Hạnh dịu dàng lên tiếng â€" Bạn Bốc nói đùa vậy thôi chứ bạn ấy không kể chuyện này cho ai nghe đâu!

Rồi để mặc K’Brết đứng quay lưng về phía mọi người, im lìm như tượng đá, nhỏ Hạnh kéo bọn trẻ đi ngược lên con dốc nhỏ chạy luồn giữa bóng lá rậm dày.

Ã"ng K’Bing đã bỏ đi tự bao giờ, chỉ còn mình K’Brết đứng lặng thinh trong bóng chiều giữa rừng cà phê xanh ngát, mặc những cơn gió tinh nghịch thi nhau nô giỡn trên mái tóc rối bù của nó. Khi lên tới đỉnh đồi, nhỏ Hạnh nhìn xuống, vẫn thấy K’Brết đứng bất động trong tư thế buồn bã đó, vẻ như muốn tạc vào núi rừng hình ảnh của thằng bé cô đơn, vừa bị bạn bè hất hủi.

Trên đường về, nhỏ Hạnh hỏi Bốc:

- Bốc này!

- Gì hở chị?

- Ã"ng K’Bing ấy mà!

- Ã"ng K’Bing sao?

- Trước đây ổng sống ở đâu?

- Ổng ở trong buôn Nausri.

- Thế vợ ổng là ai?hỏ Phệ vọt miệng đáp thay anh:

- Vợ ổng là bà Ka Eo. Bà Ka Eo chết rồi.

- Bà Ka Eo chết lâu chưa?

- Lâu rồi.

Bốc tiết lộ:

- Bà Ka Eo chết do bị sập bẫy thú của người trong buôn Nausri.

Nhỏ Hạnh rụt cổ:

- Eo ôi, ghê quá!

Bốc tặc lưỡi ra vẻ hiểu biết:

- Do đó, ông K’Bing quyết luyện “con thuốc độc” để trả thù cho vợ.

- Luyện “con thuốc độc”? â€" Chị em nhỏ Hạnh há hốc miệng â€" Luyện “con thuốc độc” là sao? Luyện như thế nào?

- Như thế này này! â€" Bốc vung tay, hăm hở giải thích â€" Người nuôi “con thuốc độc” phải lấy cho được một sợi ria mép của con cọp, sau đó đem sợi ria bỏ vào bụi tre, muốn chắc ăn hơn thì cắm vào vỏ măng tre. Sau một trăm ngày, sợi ria sẽ biến thành một con rắn trắng. Con rắn sẽ tự tìm đường về nhà chủ. Người chủ nuôi con rắn trong một cái vò, hằng ngày cho ăn lúa rang phổng…

Tùng bụm mặt:

- Ã"i, chuyện gì nghe hãi quá!

Bốc thản nhiên:

- Chưa hãi lắm đâu! Phải nuôi con bạch xà trong vò đủ một trăm ngày, lúc đó mới gọi là luyện thành. Bấy giờ, mại ai, chủ nhân con bạch xà chỉ cần lấy một ít chất thải của nó trong vò lén bỏ vào đồ ăn hay thức uống của “kẻ thù”. Người bị hại sẽ lập tức bị trúng độc. Người trong buôn Nausri gọi những kẻ bị thuốc độc “trổ” là “ăn phải mắm mặn”. Ai “ăn phải mắm mặn” chừng bảy ngày là về chầu ông vải ngay tắp lự!

Câu chuyện của thằng Bốc khiến một đứa nhát gan như nhỏ Hạnh phải toát mồ hôi trán. Nó khẽ liếc ra sau lưng, thấp giọng hỏi:

- Thế ông K’Bing đang nuôi “con thuốc độc” hay sao?

- Người ta đồn như vậy! â€" Bốc thè lưỡi â€" Người ta còn bảo ông K’Bing vì muốn trả thù cho vợ nên đã tu luyện thành phù thủy. Ã"ng không cần phải lén bỏ chất thải của con bạch xà vào thức ăn nạn nhân. Muốn giết ai, ông chỉ cần huýt sáo một tiếng, con bạch xà sẽ vâng lệnh bò đi cắn chết người đó ngay trong đêm!

Chả biết những lời thằng Bốc huyên thuyên nãy giờ là thật hay hư, nhưng chỉ nghe cái giọng kể cố làm ra vẻ kỳ bí, rùng rợn của nó, nhỏ Hạnh đã muốn rúm cả người. Mắt nó chớp lia chớp lịa:

- Thế sao cô Bảy dám mướn ổng coi rẫy?

Nhỏ Trang vọt miệng đáp thay Bốc:

- Ã"ng K’Bing chỉ sai con bạch xà đi cắn những người đã làm chết bà Ka Eo thôi! Ổng không xích mích gì với người Kinh nên mẹ em không sợ!

Nhỏ Hạnh cắn môi:

- Thế chủ nhân cái bẫy đã làm chết bà Ka Eo là ai?

- Đó là ông K’Tong. Ã"ng K’Tong cũng đã ch

Nhỏ Hạnh nghe như có một làn gió lạnh thổi dọc sống lưng. Nó cố hít vào một hơi dài và nói, mày cau lại:

- Nếu bà Ka Eo bị sập bẫy thú, thì ông K’Bing chỉ cần trả thù ông K’Tong thôi, sao lại hại chết cả bà Ka Đụi và nhỏ Ka Huen…

- Tại chị không biết đó thôi! â€" Bốc giảng giải â€" Những người nuôi “con thuốc độc” mỗi mùa trăng phải giết một người, nếu không, “con thuốc độc” sẽ quay lại cắn chết chính người nuôi nó! Vì vậy mà hết ông K’Tong tới bà Ka Đụi rồi con nhỏ Ka Huen…

- Tao không tin! â€" Tùng bỗng hét lên â€" Mày toàn nói dóc! Làm quái gì có một “con thuốc độc” như thế! Mày đã tận mắt nhìn thấy con bạch xà đó chưa?

- Thấy rồi! â€" Câu trả lời của thằng Bốc ra ngoài tiên liệu của Tùng â€" Hôm trước chính mắt tao nhìn thấy ông Năm Lực ở đồi cà phê đối diện đập chết con bạch xà ngay cạnh ao cá. Lúc đó, tao đang phụ ông Năm Lực tát ao chứ đâu!

- Một con rắn trắng? â€" Tùng trố mắt.

- Ừ.

- Trắng tinh?

Nghe Tùng hỏi vặn, Bốc bỗng ngập ngừng:

- Thật ra thì con rắn mà ông Năm Lực đập chết không được … trắng cho lắm. Nó hơi vàng vàng, lại có sọc đen…

- Trời đất! â€" Tùng “xì” một tiếng dài â€" Một con rắn vàng sọc đen và một con rắn trắng cũng khác nhau như thể một con chó và một con mèo, vậy mà mày dám bảo đó là con bạch xà!- Nhưng nếu đó đúng là “con thuốc độc” của ông K’Bing thì dù sao nó cũng đã chết rồi, việc gì mọi người phải sợ ông K’Bing đến thế? â€" Nhỏ Hạnh hắng giọng chất vấn.

Bốc khụt khịt mũi:

- Biết đâu chết con này, ông ta lại nuôi con khác. Ã"ng K’Bing bẫy cọp rất tài. Ổng muốn nhổ bao nhiêu sợi ria cọp chẳng được.

- Chị chả tin! â€" Nhỏ Hạnh nhún vai, nó nói giống hệt giọng thằng Tùng khi nãy â€" Làm gì có chuyện sợi ria cọp lại biến thành một con rắn trắng!

Nhỏ Phệ bênh anh:

- Thật đó chị Hạnh! Em nghe người ta nói thế mà!

Nhỏ Hạnh lắc đầu:

- Nếu thực sự ông K’Bing giết người lia lịa như thế, công an đã bắt nhốt ông ta lâu rồi.

- Không có chứng cớ, làm sao công an bắt được! â€" Bốc gân cổ cãi â€" Đây là con bạch xà cắn chết người ché có phải tự tay ông ta làm đâu!

Nhỏ Hạnh thở ra:

- Ã"ng ta giết người hay sai con bạch xà đi giết người thì cũng thế! Ở tù tuốt!

Bốc bĩu môi:

- Nói như chị! Chả ai bỏ tù một con rắn cả!

- Chị không nói con rắn! Người ta sẽ bỏ tù ông K’Bing, vì ông ta là kẻ chủ mưu!

- Thôi, chị Hạnh đừng cãi nhau với thằng Bốc nữa! â€" Tùng thình lình lên tiếng â€" Để đó em!

Nhỏ Hạnh ngạc nhiên:

- Em sẽ làm gì?

Tùng vỗ ngực:

- Em sẽ điều tra xem ông K’Bing có phải là phù thủy đúng như thằng Bốc nói hay không.

- Em điều tra bằng cách nào?

- Bí mật!

Kèm theo câu nói úp mở là một nụ cười bí hiểm nở trên môi Tùng.


Chương 5

Thật ra thằng Tùng chả nghĩ được mưu kế gì hay ho. Đã từ lâu nó thèm được làm “thám tử” như Quý ròm. Nó thèm đưO07;c là người đầu tiên lần ra đầu mối các “vụ án” để mọi người phải lé mắt thán phục như đã từng lé mắt thán phục trước những kỳ tích của Quý ròm. Nhưng chưa bao giờ nó được là người như thế. Nó toàn lẽo đẽo đi theo ông anh ròm của nó để chờ bị sai vặt.

Nhưng lúc này Quý ròm không có mặt ở đây. Tùng quyết nắm lấy cơ hội. Nó quyết điều tra xem ông K’Bing có nuôi con bạch xà thật không. Muốn vậy, nó phải bỏ công rình rập.

Thoạt đầu ý nghĩ này khiến Tùng hơi ơn ớn. Nó sợ nó sẽ phải xách gói đi theo ông K’Tong và bà Ka Đụi. Nhưng rồi Tùng trấn tĩnh được ngay. Nó nhớ lại lời nhỏ Trang nói. Chiều hôm qua trên đường về, nhỏ Trang xác nhận ông K’Bing không bao giờ hãm hại người Kinh. Ã"ng K’Bing chỉ muốn trả thù những người trong buôn Nausri thôi. Nó không ở trong buôn Nausri. Nó đế thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy nó chả sợ.

Nhưng Tùng không thực hiện kế hoạch được ngay. Sáng nay, nó vừa mở mắt, đã thấy thằng Bốc đứng ngoài cửa sổ dòm vô:

- Đi chơi với tao không?

Tùng dụi mắt:

- Vỗ rẫy câu cá hả?

- Không! â€" Bốc nhún vai â€" Chiều mới vô rẫy được. Sáng nay chị Hạnh mày đi theo cô Bảy xuống thị trấn rồi.

- Thế mày định rủ tao đi đâu?

Bốc giơ cao trái bóng nãy giờ vẫn cầm trong tay lên khỏi bệ cửa, toét miệng cười:

-Đi ra trường tao đá bóng chơi.

Tùng ngạc nhiên:

- Trường mày đang nghỉ hè kia mà?

- Tao đi đá bóng chứ có phải đi học đâu. Trường tao có cái sân rộng lắm.

Tới đây thì Tùng sực hiểu. Nó không thắc mắc nữa, mà lồm cồm bò dậy.

Trường xã nằm không xa nhà cô Bảy là bao. Đó là dãy nhà gạch mười gian nằm trên đỉnh dốc, ngói đỏ tường trắng, đôi chỗ ố vàng vì ngấm nước mưa và quả như Bốc nói, đằng trước là một sân chơi rộng mênh mông.

Khi Bốc và Tùng đến nơi, đã có cả chục ông nhóc đang ngồi bệt trước hàng hiên chuyện trò rôm rả

Bốc vừa bước lên khỏi bục đá, cái đám lố nhố đó lập tức đứng bật dậy:

- A, thằng Bốc đã ôm bóng ra rồi kìa!

- Rồi, chia phe đi tụi mày ơi!

Bốc đập quả bóng xuống đất cho nó nảy tưng tưng:

- Chia phe như bữa trước, lớp Bốn A đá với lớp Bốn B!

Một đứa cười híp mắt:

- Năm nay bọn mình đã lên lớp Năm hết rồi!

Đứa khác cãi:

- Chưa đâu! Đến ngày khai giảng, tụi mình mới là lớp Năm. Còn bây giờ vẫn là lớp Bốn thôi.

- Bốn hay Năm gì cũng được! â€" Bốc khịt mũi, rồi nó đưa tay ngoắt từng đứa â€" Thằng Ngãi, thằng Ninh, thằng K’Nhieu, thằng K’Dzọt qua bên này. Những đứa Bốn B về phe thằng Thảnh!

Thằng Thảnh chính là thằng nhóc khi nãy bảo cả bọn vẫn đang là học sinh lớp Bốn. Năm học vừa rồi, nó là đội trưởng của đội bóng Bốn B. Bây giờ nghỉ hè, nó vẫn được đồng đội tín nhiệm ở chức thủ quân.

Nghe thằng Bốc điểm quân, Thảnh hất hàm:

- Mày quên một đứa. Còn thằng K’Brết nữa chi!

Đến lúc này, Tùng mới nhìn thấy thằng K’Brết đang đứng lẫn trong bọn nhóc. Đám bạn học của Bốc t cả đều lạ hoắc lạ huơ, lúc mới tới, Tùng không tiện nhìn kỹ. Vì vậy nó không phát hiện ra thằng K’Brết.

Nhưng Bốc thì đã nhìn thấy thằng này ngay từ đầu. Nó thấy, nhưng nó phớt lờ. Nghe thằng Thảnh nhắc, Bốc chỉ nhún vai:

- Không phải tao quên! Nhưng tao nghỉ chơi với thằng K’Brết rồi!

- Sao thế?

- Nó xấu bụng! â€" Bốc buông gọn.

Thảnh nhướn mắt:

- Nó làm gì mà mày bảo nó xấu bụng?

Lúc này, Tùng thấy rõ vẻ lo lắng ánh lên trong cặp mắt trắng dã của thằng K’Brết.

K’Brết chớp chớp mắt, nửa muốn theo dõi cuộc đối đáp giữa Bốc và Thảnh, nửa muốn quay mặt đi như không dám nghe những điều thằng Bốc sắp tố cáo.

Nhưng Bốc không phải là đứa tai ác. Nó không muốn đẩy K’Brết tới đường cùng. Nó nhìn chằm chằm vào mặt K’Brết như để dọa cho thằng này sợ chơi. Nó nhìn như thế lâu thật lâu. Đợi đến khi K’Brết thắc thỏm đến sắp khóc, nó mới phẩy tay, buông thõng:

- Chuyện đó tụi mày chả cần biết làm gì!

Thảnh khịt mũi:

- Nhưng bên tao sáu đứa, bên mày bỏ thằng K’Brết ra chỉ còn có năm đứa à!

Bốc cầm tay Tùng giơ lên:

- Thằng Tùng sẽ thế chỗ thằng K’Brết.

Bọn trẻ trố mắt nhìn nhân vật mới.

Trước hàng chục cặp mắt đang chĩa vào người, Tùng nhột nhạt quá xá. Nó phải gí gí chân xuống đất để giấu sự ngượng ngập.

Bốc “giải đáp thắc mắc”:

- Thằng này ở thành phố Hồ Chí Minh lên đây nghỉ hè.

Rồi để đánh tan khoảng cách giữa Tùng và các bạn nó, Bốc liếm môi nói thêm:

- Nó là bạn thân của tao đó. Nó tốt bụng lắm.

Câu “quảng cáo” của Bốc làm Tùng khẽ nhăn mặt. Nó chả hiểu thằng Bốc thêm vào bốn chữ “nó tốt bụng lắm” để làm cái quái quỉ gì. Vừa rồi Bốc chê thằng K’Brết “xấu bụng”, bây giờ lại khen nó “tốt bụng”, như vậy có khác nào bảo thằng K’Brết chỉ đáng … xách dép cho nó.

Tùng khẽ liếc về phía K’Brết, thấy thằng này mặt buồn rười rượi. Tự nhiên Tùng cảm thấy bất nhẫn. Nó cảm thấy nó đang chiếm chỗ của K’Brết trong đội bóng. Mà “tội lỗi” của K’Brết cũng đâu có gì lớn. Nó nhọc công nuôi cá nuôi ốc trong ao. Nó không muốn bọn Tùng vét sạch, vì vậy nó mới nói dối. Mà trên đời, đâu phải ai cũng sẵn sàng để người khác thản nhiên gặt hái những gì mình đã vất vả gieo trồng.

Tùng càng nghĩ càng áy náy. Nó cứ đứng đực tại chỗ khiến thằng Bốc hét inh:

- Sao mày còn đứng đó hở Tùng? Lại đây giao bóng với tao đi chứ!

- Tao không chơi đ

Tùng nói, và nó đập đập tay lên đùi:

- Chân tao bữa nay nó nhức nhức sao ấy!

- Xạo đi mày! â€" Bốc bán tín bán nghi â€" Khi nãy xuống đây, mày còn chạy thi với tao được kia mà!

Bằng chứng của Bốc khiến Tùng giật thót. Nhưng nó trấn tĩnh được ngay:

- Đó là khi nãy. Nhưng lúc leo lên dốc, tao vấp phải một hòn đá chết tiệt. Cổ chân tao giờ đang muốn trẹo đây nè.

Rồi như để chứng minh cho lời nói của mình, Tùng giả bộ khập khiễng đi tới đi lui, thậm chí có một quãng nó phải nhảy lò cò một chân, ra cái điều ta đây đang đau đớn ghê lắm.

Trong khi Bốc không biết giải quyết như thế nào trước tình trạng “chấn thương” đột xuất của “danh thủ” từ thành phố lên này thì Thảnh đã bô bô:

- Nếu bạn mày không đá được thì để thằng K’Brết vào đá đi!

K’Brết là thằng nhãi ngây thơ. Có tài thánh nó mới biết Tùng giả vờ trặc chân để nhường chỗ cho nó. Nghe thằng Thảnh nói thế, nó mừng lắm. Tùng thấy mặt nó tươi lên và cặp mắt nó long lanh sung sướng. Tùng đinh ninh K’Brết sẽ không bỏ lỡ cơ hội bằng vàng này.

Nhưng trái với suy nghĩ của Tùng, Bốc chưa kịp có ý kiến, K’Brết đã bất ngờ lắc đầu:

- Tao không đá đâu!

Nãy giờ tuy không nói ra, Bốc có ý chờ K’Brết trám vào chỗ thiếu trong đội hình. Tuy còn giận dỗi K’Brết chuyện bữa trước nhưng đang lúc thiếu hụt quân số, Bốc không thể “tẩy chay” thằng này mãi. Đang hồi hộp mong ngóng, bỗng nghe K’Brết mở miệng từ chối, Bốc nổi điên:

- Ai cho mày vào mà đá với không đá!

Tùng nhìn K’Brết:

- Mày vào chơi đi! Hay là mày còn giận thằng Bốc?

K’Brết bước về phía Tùng, chớp mắt đáp:

- Không phải thế! Mày bị trặc chân, tao tính chạy đi hái lá bóp thuốc cho mày!

K’Brết làm Tùng xúc động quá chừng. Hóa ra K’Brết khờ ơi là khờ! Nó tưởng Tùng bị trẹo cổ chân thật. Nó thèm đá bóng chết được, nhưng nó lại lo cho cái chân của Tùng hơn. Vì vậy mà nó từ chối tham gia trận đấu, chứ nó có giận gì thằng Bốc đâu!

K’Brết cúi xuống bóp bóp cẳng chân Tùng:

- Mày đau chỗ nào đâu?

Tùng rảy mạnh chân:

- Khi nãy tao đau nhưng bây giờ hết rồi!

- Lạ thật! â€" K’Brết cào tay lên mái tóc tổ quạ và giương cặp mắt trắng dã â€" Chưa bóp thuốc mà đã hết đau!

Tùng mỉm cười:

- Ừ, cái chân tao nó lạ lắm! Khi thì đau khi thì không đau.

K’Brết đứng thẳng người lên:

- Vậy mày vào sân chơi với tụi nó đ

- Không được! â€" Tùng nhăn nhó â€" Tao đã nói rồi, cái chân tao nó lạ lùng lắm. Nó không giống chân người ta. Bây giờ thì không đau nhưng vào chạy một lát có khi nó đau trở lại, còn đau gấp mấy lần lúc trước nữa cơ đấy!

Rồi Tùng đẩy vai K’Brết:

- Mày vào chơi đi!

- Ừ, thế thì mày ngồi đây, để tao vào chơi!

K’Brết quay người dợm bước vào trong sân. Nhưng nó bỗng khựng ngay lại.

Phe thằng Bốc và phe thằng Thảnh đã nhập cuộc tự bao giờ. Mỗi bên năm đứa đang quần nhau tơi bời. Thằng Khương dư ra, lúc này đang vui vẻ với vai trọng tài, vừa chạy lăng xăng quanh trái bóng vừa thổi còi miệng “te te”.

K’Brết ngồi xuống cạnh Tùng:

- Tao ngồi đây chơi với mày.

Tùng liếc K’Brết, mấy lần ngứa miệng định hỏi có phải ba nó đang nuôi con bạch xà không nhưng nghĩ đi nghĩ lại, Tùng lại làm thinh. K’Brết đang buồn nỗi buồn bị thằng Bốc “tẩy chay”, Tùng không muốn nó buồn thêm nỗi buồn “phù thủy”…


Chương 6

Đội thùm thụp chiếc nón trên đầu, Tùng ngồi thu lu trên tảng đá dưới tán cây trứng cá, tay ôm cứng cái cần trúc.

“3″ face=”Calibri”>Từ nãy đến giờ Tùng mới câu được mỗi một con rô phi, trong khi thằng Bốc ngồi đối diện với Tùng ở bờ bên kia, giậtết con này đến con khác.

Bốc giật lia giật lịa đến nỗi Tùng phát nóng mặt. Đã vậy, mỗi lần giật được một con, thằng Bốc quỷ quái không gỡ ngay mà cầm chiếc cần huơ qua huơ lại để con cá đong đưa trước mặt Tùng và reo lên nghe phát tức:

- Ã"i, con này to quá cỡ, Tùng ơi!

- To gì mà to! â€" Tùng hừ mũi â€" Thua xa lắc con cá của tao khi nãy!

Tùng hừ mũi thì Bốc cũng hừ mũi. Thậm chí Bốc “hừ” còn lớn hơn:

- Con cá của mày bé bằng ngón chân út mà cũng khoe!

Tùng chỉ nói cho đỡ ấm ức thôi chứ thực ra nó cũng thừa biết con cá thằng Bốc vừa câu được đúng là “to quá cỡ”, to hơn con cá của nó nhiều. Vì vậy, khi Bốc vặc lại, Tùng không buồn cãi, chỉ thở dài nhìn xuống mặt nước nơi chiếc phao trăng trắng của nó đang bập bềnh uể oải như sắp ngủ.

Bốc lại giật thêm một con rô phi. Lần này nó chĩa mũi dùi sang thằng K’Brết:

- Ao này cá rô quá trời mà thằng K’Brết dám bảo là chỉ có cá lòng tong, phét ơi là phét!

K’Brết không câu. Nó mải lúi húi đào trùn quanh bờ ao để cung cấp cho Tùng và Bốc. Những lời châm chọc của thằng Bốc, K’Brết nghe không sót một mảy. Nhưng nó vẫn một mực làm thinh. Có vẻ như nó chí thú với việc bập chiếc xà bát xuống mặt cỏ hơn là phân bua với thằng Bốc chúa cà khịa.

Ở cái ao nhỏ kế đó, nhỏ Hạnh, nhỏ Trang và nhỏ Phệ đang bì bõm lội. Chiếc rổ đặt trên mé bờ lúc này đã đầy những ốc là ốc, toàn ốc bươu vỏ trơn lá

Tùng nghe đám con gái không ngừng xuýt xoa:

- Ao này ốc nhiều ơi là nhiều!

- Ã"i, vớt mỏi tay luôn!

Nghe thằng Bốc tấm tắc, Tùng đã bực mình. Nghe tụi con gái xuýt xoa, Tùng càng thêm điên tiết. Bây giờ thì Tùng đã chán trò câu cá lắm rồi. Ao lắm cá nhưng đúng là vía nó quá nặng, bọn cá chỉ lảng vảng gần miếng mồi giun một hồi rồi rủ nhau lặn đi đâu mất, tức ghê!

Đã có lúc Tùng định vứt quách chiếc cần trúc vào bụi cây, bỏ sang chiếc ao nhỏ cùng với đám con gái mò ốc. Trò mò ốc chắc chắn dễ hơn trò câu cá gấp tỉ lần. Nhưng Tùng lại sợ thằng Bốc chê cười. Mò ốc là trò dành cho con gái. Con trai mà xắn quần lội xuống nước sục sục vớt vớt thì chẳng còn ra thể thống gì.

Mò ốc thì không dám, câu cá lại chẳng xong, Tùng mỗi lúc một cáu. Vì vậy mới xui cho thằng K’Brết.

K’Brết đâu có biết Tùng đang ấm ách trong bụng. Nó cầm lon trùn lò dò bước lại:

- Mày cần mồi thêm không?

Thằng K’Brết hỏi thiệt tình. Nhưng Tùng lại có cảm giác thằng này đang chọc quê mình.

- Mồi, mồi cái đầu mày! â€" Tùng xẳng giọng â€" Tao đã câu được cá đâu mà thay mồi!

K’Brết chẳng để ý đến vẻ mặt hầm hầm của người bạn mới. Nó nhìn xuống ao, góp ý:

- Mày buông câu sát rạt trong bờ, cá nào mà ăn! Mày phải nhích ra giữa ao kì

K’Brết góp ý quá muộn. Lúc này Tùng chẳng còn muốn nhích cần câu đi đâu nữa.

Trước vẻ mặt sửng sốt của Bốc và K’Brết, Tùng đứng phắt dậy. Nó dựng cần vào gốc cây trứng cá, thở đánh thượt:

- Tao không câu nữa! Bây giờ tao chỉ muốn uống nước!

K’Brết nhiệt tình;

- Mày ngồi đó đi! Để tao chạy vào nhà lấy nước ra cho!

Thằng này tốt bụng ghê! Tùng nhìn theo dáng chạy lấp xấp của K’Brết, vui vẻ nhủ bụng. Nhưng rồi sực nhớ đến “kế hoạch hành động” của mình, Tùng gọi giật:

- Gượm đã, K’Brết ơi!

K’Brết hãm đà, ngoảnh đầu lại:

- Gì vậy?

Tùng rảo lại phía K’Brết, mỉm cười:

- Tao đi với mày.

Căn chòi cha con thằng K’Brết ở nhỏ hơn căn nhà thông thường nhưng cũng không đến nỗi bé tí như những chiếc chòi tạm bợ Tùng vẫn nhìn thấy dọc sườn đồi trên đường vô rẫy.

Nhà vách gỗ, mái lợp những tấm tôn cũ kỹ. Những thứ này có lẽ dượng Toàn chồng cô Bảy dỡ từ mái nhà tắm bỏ hoang mang vào cho ông K’Bing. Trên vách treo la liệt các loại dao, rựa. Ở góc nhà dựng bốn, năm cây xà bát đủ kích cỡ. Ở một góc khác, nằm thù lù một cái máy bơm đã tróc sơn và chất thành đống mớ ống cao su cuộn tròn như những trăn lớn. Chắc dượng Toàn sắm cái máy này để bơm nước từ suối lên tưới cà phê vào những mùa nắng hạn.

Trong nhà chỉ có một cái bàn và một cái chõng tre ọp ẹp. Tùng nhìn thấy một tấm chiếu rách trải dưới nền nhà. Có lẽ đó là chỗ ngủ của K’Brết. Nó nhường ba nó nằm trên giường. Còn nó ngủ dưới đất, chắc vậy!

Thằng Bốc bảo người K’Ho trong buôn Nausri ở nhà sàn, tầng trên dành cho người ta, tầng dưới nuôi gia súc. Nhưng căn nhà của cha con ông K’Bing lại giống nhà của người Kinh.

Chái bếp nằm ở đằng sau. Trong khi K’Brết ra sau bếp, Tùng dáo dác nhìn quanh, cố tìm xem cái vò nuôi con bạch xà giấu ở đâu nhưng chẳng thấy.

K’Brết bưng nước lên, thấy thằng Tùng đang láo liên, ngạc nhiên hỏi:

- Mày tìm gì vậy?

- À … không …

- Mày kiếm ba tao hả?

Câu hỏi ngờ nghệch của K’Brết khiến Tùng mừng húm. Nó gật đầu như máy:

- Ừ, ba mày đâu rồi?

K’Brết chỉ tay ra sau lưng:

- Ba tao đang kéo đá ngoài kia.

- Ba mày kéo đá làm gì vậy?

- Để chèn quanh các gốc cà phê! â€" Rồi thấy mặt Tùng vẫn nghệt ra, K’Brết nói thêm â€" Nếu không, mùa mưa tới, nước sẽ cuốn trôi hết phân bón và đất màu.

Tùng đóấy ca nước trên tay K’Brết, uống một hơi rồi đứng lên:

- Tao với mày ra xem ba mày kéo đá đi!

Khi hai đứa trẻ xuất hiện, ông K’Bing đang ở dưới suối. Ã"ng lấy đá rải rác quanh bờ suối. Tảng nhỏ thì ông vác. Tảng lớn thì ông ràng dây kéo lên.

Tùng đứng đợi một lát đã thấy ông hì hục kéo đá về.

Ã"ng K’Bing thản nhiên khi nhìn thấy Tùng và K’Brết. Ã"ng vẫn chăm chú với công việc của mình. Xem cái cách ông miệt mài loay hoay với những tảng đá, có cảm giác như trên trái đất này chỉ có mình ông.

Tùng nhủ bụng: Ã"ng có đúng là phù thủy như thằng Bốc nói không nhỉ? Khi nãy mình đã quan sát kỹ trong nhà, lúc ra đây mình cố tình đi theo ngõ bếp, sao vẫn không thấy chiếc vò nuôi con bạch xà đâu? Hay con bạch xà của ông đã bị ông Năm Lực đập chết như thằng Bốc tận mắt chứng kiến và bây giờ ông đang bí mật nuôi một “con thuốc độc” khác?

- Ra ngoài ao chơi đi!

Thấy Tùng đứng trầm ngâm, K’Brết nghĩ Tùng đã chán ngắm cảnh ba nó kéo đá, bèn giục.

- Chờ một lát đã!

K’Brết thắc mắc:

- Mày chờ gì vậy?

Sao mình hớ hênh thế nhỉ? Tùng tự rủa thầm và tìm cách lấp liếm:

- Ờ … ờ … tao chờ ba mày lên. Tao phải xem thêm một lần nữa. Cảnh kéo đá này … hay ghê mày ạ!

- Tao chẳng thấy gì hayK’Brết chớp mắt â€" Mọi hôm tao vẫn kéo phụ với ba tao, cực lắm!

- Thế sao hôm nay mày không phụ với ba mày?

K’Brết đập tay lên bụng:

- Hồi trưa tao bị đau bụng! Đau bụng thì yếu sức lắm!

- Thế mày đã uống thuốc chưa?

- Chưa.

Tùng gật gù:

- Ngày mai tao sẽ đem thuốc vô cho mày uống. Tao sẽ hỏi xin cô Bảy tao.

K’Brết khoe:

- Mọi lần tao không uống thuốc mà vẫn hết.

- Nhưng sẽ có lần mày không hết! â€" Tùng hừ mũi â€" Và mày sẽ lập tức đi theo bà Ka Đụi. Bà Ka Đụi chết vì bệnh kiết lỵ phải không?

Nghe Tùng dọa, K’Brết đâm chột dạ. Nó hết ham khoe khoang tài không uống thuốc của mình. Nó nói, nhũn như con chi chi:

- Ừ, ngày mai mày nhớ đem thuốc cho tao.

Ã"ng K’Bing lại ì ạch kéo đá lên dốc. Lần này, Tùng mới để ý đến cái túi màu đỏ lận ngang thắt lưng ông. Cái túi nhét trong khố, thòi một nửa ra ngoài. Cái túi gì vậy kìa?

- K’Brết này!

Đoán mãi không ra, Tùng khều K’Brết

- Ba mày đựng gì trong chiếc túi kia vậy?

K’Brết lắc đầu:

- Tao không biết.

- Mày không bao giờ mở ra xem à?

- Ba tao không bao giờ cho tao đụng vào cái túi đó.

Câu trả lời của K’Brết khiến Tùng đâm nghi. Hàng loạt những dấu hỏi nhảy múa trong đầu nó.

- Thế ba mày đeo cái túi đó lâu chưa?

- Từ khi mẹ tao mất, tao mới thấy ba tao đeo cái túi đó.

Thế thì đúng rồi! Tùng kêu lên trong đầu. Từ khi bà Ka Eo chết vì sập bẫy thú, ông K’Bing mới nuôi ý định trả thù. Cái túi vải đỏ đó chính là túi bùa phép của ông. Nếu không vậy, tại sao ông không cho thằng K’Brết rớ vào?

Sự phát hiện bất ngờ khiến cổ Tùng như nghẹn lại. Kể từ lúc đó, nó không rời mắt khỏi thắt lưng của ông K’Bing và loay hoay nghĩ cách đánh thó cái túi để xem ông K’Bing đựng gì trong đó.

Tùng nghĩ ngợi miên man, đầu nó càng lúc càng nóng ran vì không tìm được kế nào vẹn toàn.

- Thôi! â€" K’Brết kéo tay Tùng â€" Mình trở ra ao cá đi!

Không nghĩ ra lý do gì để nấn ná, Tùng đành quay gót và lẽo đẽo đi theo K’Brết.

- Tụi mày đi uống nước gì lâu lắc vậy!

Vừa thấy Tùng và xuất hiện, Bốc kêu lên. Rồi nó chỉ tay vào chiếc xô cạnh chỗ ngồi, hí hửng khoe:

- Tụi mày xem nè! Tao câu được có đến mấy chục con là ít. Toàn cá lớn không hà!

K’Brết tươi cười bước lại. Nó thò tay vào xô nước, cầm lên một con cá rô phi, miệng tấm tắc:

- Con cá này…

Nhưng K’Brết chưa kịp nói hết câu, Bốc đã đập mạnh lên tay nó khiến con cá rơi trở vào trong xô. Mắt Bốc quắc lên:

- Tao nói là nói với thằng Tùng chứ đâu phải nói với mày! Mày đã bảo ao này không có cá, bây giờ còn bày đặt khen tới khen lui!

Mặt K’Brết lập tức xịu xuống. Nó bước lui ra sau một bước, môi mím lại. Nó cứ đứng thộn ra như thế, không thốt tiếng nào. Mà có lẽ nếu muốn nói, nó cũng chẳng biết nói gì.

Vẻ tẽn tò pha lẫn buồn tủi của K’Brết khiến Tùng động tâm. Nó nhìn Bốc:

- Thằng K’Brết đã biết lỗi rồi, mày còn giận nó làm chi!

- Tao cứ giận! â€" Bốc hừ mũi â€" Hồi sáng, tao không kể chuyện này cho tụi bạn biết đã là phúc cho nó lắm rồi!

May cho K’Brết, ngay lúc đó tiếng nhỏ Trang vang lên từ chiếc ao bên cạnh đã kịp kéo nó ra khỏi bầu không khí ngượng ngập:

- Anh Tùng, anh K’Brết, lại đây xem này! Chị Hạnh và tụi em vớt được quá chừng là ốc luôn!


Chương 7

Chiều hôm sau lặp lại y như buổi chiều hôm trước. Mới hai giờ, trời còn nắng chang chang, bọn trẻ đã đội nón, xách xô, xách rổ kéo nhau vào rẫy.

Rổ ốc đầy vun hôm qua khiến đám con gái háo hức. Nhỏ Hạnh không còn sợ bỏ dép đau chân. Nó thản nhiên lướt chân trần trên đất ướt, thản nhiên dẫm lên những bụi cỏ mọc lan ra giữa lối đi, mặt chẳng hề nhăn nhó một tí ti.

Bây giờ nhỏ Hạnh chỉ sợ một điều:

- Hôm qua chị em mình vớt gần sạch ốc bươu trong ao, chả rõ hôm nay có còn con ốc nào không!

Nhỏ Phệ hăm hở múa tay:

- Chắc là còn. Những con ốc hôm qua lặn dưới bùn, hôm nay thế nào cũng nổi lên!

Thằng Bốc cũng lo lắng y hệt nhỏ Hạnh. Nó nhìn Tùng nheo nheo mắt:

- Hôm qua tao giật lia giật lịa, chả biết bọn cá trong ao còn được mấy mống!

Nếu nghe cái giọng huênh hoang này của thằng Bốc vào trưa hôm qua, chắc chắn Tùng sẽ tức đến xịt khói lỗ tai. Nhưng bây giờ thì nó tỉnh queo.

Hôm nay Tùng vào rẫy không phải để câu cá. Câu cá là trò dành cho … trẻ con. Tùng không phải trẻ con. Tùng là “thám tử”, hệt như anh Quý nó vậy. Nhiệm vụ của nó hôm nay quan trọng hơn nhiều. Đó là phải tìm mọi cách đánh cắp cho được cái túi bùa phép của “lão phù thủy” K’Bing.

Bụng nôn nóng, Tùng đi như chạy. Nó luôn vượt lên trước khiến nhỏ Hạnh phải kêu oai oá

- Đi chầm chậm, chờ bọn chị với Tùng ơi!

Thằng Bốc cười khì:

- Mày có vào sớm cũng chẳng câu được con cá nào đâu!

Tùng bỏ lời châm chọc của Bốc ngoài tai. Nó cắm cúi rảo bước, đầu miên man nghĩ cách đánh thó cái túi bùa phép giắt trong người ông K’Bing.

Đường vào rẫy bữa nay đối với Tùng sao mà xa lăng lắc. Nó đi hoài đi hoài, vượt qua hết đồi chè này đến đồi chè khác mà rẫy cà phê của cô Bảy xa vẫn hoàn xa. Buổi trưa, gió thôi rì rầm và bầu trời trên đầu trở nên thăm thẳm. Những cụm mây trắng xóa như bông gòn dắt díu nhau trôi ngang đầu Tùng và in những bóng râm xuống lộ đất đỏ.

Tiếng chim chí chóe trong những tán lá và thỉnh thoảng một con sóc từ trong bụi rậm phóng vụt ngang đường, quét chiếc đuôi thành vệt dài trên mặt đất mỗi lúc một nóng bỏng.

Tùng than:

- Nắng quá!

Ở phía sau, nhỏ Hạnh thở dài:

- Ừ, đáng lẽ mình không nên vô rẫy vào giờ này.

Nhỏ Trang cười hích hích:

- Bọn em toàn đi giờ này.

Nhỏ Phệ cũng ra oai:

- Em chẳng thấy nắng tí nào.

Tùng hừ mũi

- Tại tụi mày quen rồi. Còn tao thì khác.

Bốc cười:

- Tới rồi kìa!

Tùng ngẩng lên và mừng rỡ nhận ra đỉnh dốc quen thuộc.

Nó lập tức quên phắt cả nắng nóng, quên cả đôi chân mỏi nhừ, bặm môi lao lên trước.

- Từ từ thôi Tùng ơi! â€" Nhỏ Hạnh gọi giật â€" Coi chừng vấp ngã u đầu đấy!

Nhưng Tùng đã tới đỉnh dốc và bắt đầu tuột xuống theo con đường mòn dẫn đến căn chòi của ông K’Bing.

Khi bọn nhỏ Hạnh lần đến bờ suối dưới chân đồi thì chẳng thấy Tùng đâu nữa.

Nhỏ Trang nhìn quanh:

- Ủa, anh Tùng đâu rồi?

Bốc nhún vai:

- Chắc nó lại vào nhà kiếm nước uống!

Bốc nói mò mà trúng phóc. Trong lúc Bốc hăm hở móc mồi vào lưỡi câu và bọn con gái hí hửng xắn quần chuẩn bị lội xuống cái ao nhỏ bên cạnh thì Tùng đang ngồi với thằng K’Brết trong nhà.

- Mày khát nước hả? â€" K’Brết hỏi.

- Ừ! â€" Tùng gật đầu â€" Từ nhà cô Bảy tao vô đây, nắng ơi là nắng!

K’Brết đứng lên:

- Mày ngồi đó nghỉ đi, để tao đi lấy nước cho mày uống.

Khi K’Brết bưng ca nước từ sau bếp ra, Tùng cầm lấy ngửa cổ uống ừng ực. Nhưng nó chỉ uống phân nửa, rồi chìa cái ca nhựa cho K’Brết:

- Phần mày nè!

K’Brết lắc đầu:

- Tao không khát.

- Tao đâu có bảo mày khát.

Tùng mỉm cười, nó thò tay vào túi móc ra mấy viên thuốc trăng trắng:

- Tao đem thuốc đau bụng cho mày nè. Mày uống bây giờ một viên. Tối, ăn cơm xong, mày uống thêm một viên nữa. Thế là xong! Sáng mai, mày tha hồ kéo đá chèn cà phê với ba mày.

K’Brết lộ vẻ cảm động. Nó ngửa lòng bàn tay cho Tùng bỏ mấy viên thuốc vào rồi nhón một viên cho vào miệng nuốt trộng.

- Ã"i! â€" Tùng ngẩn tò te â€" Mày uống thuốc không cần nước ư?

K’Brết liếm môi:

- Phải uống nước mới được sao?

- Đúng thế! â€" Tùng nhăn mặt â€" Mẹ tao bảo phải có nước, thuốc mới mau tan.

Nghe Tùng nói vậy, K’Brết bưng ca nước đưa lên miệng. Nó nín thở uống một mạch rồi đặt chiếc ca xuống bàn, đưa tay quẹt mép:

- Tao uống hết rồi.

- Hay lắm! â€" Tùng gật gù, rồi nó nhìn lom lom vào mặt bạn â€" Thế mày đã nghe bụng mày bớt đau chưa?

K’Brết ấn tay lên bụng, nghe ngóng một hồi rồi đáp:

- Vẫn còn đau lâm râm.

Tùng chép miệng:

- Đau lâm râm tức là sắp hết rồi đấy! Bao giờ sắp hết nó cũng đau lâm râm.

Rồi Tùng kéo tay K’Brết:

- Tao với mày ra xem ba mày kéo đá đi!

Vẻ nôn nóng của Tùng khiến K’Brết tròn mắt:

- Hôm qua mày đã xem rồi mà?

- Ừ. Nhưng hôm nay tao thích xem nữa.

K’Brết bước ra khỏi nhà, tặc tặc lưỡi:

- Mày lạ thật đấy! Tao thấy trò này chẳng có gì đáng xem cả!

Cũng như hôm qua, khi Tùng và K’Brết ra tới nơi, ông K’Bing còn đang loay hoay dưới suối.

Tùng nhìn về phía chân đồi, mãi một lúc mới thấy chỏm tóc bịt khăn đỏ của ông nhấp nhô sau đám lá cà phê xanh ngắt, mỗi lúc một rõ dần. Trong thoáng mắt, một ý nghĩ chợt lóe lên trong óc Tùng làm nó giật thót: Mình ngốc thật! Nếu có thằng K’Brết kè kè bên cạnh, làm sao mình “ra tay hành động” được!

Tùng giận mình ghê gớm. Nó tự rủa thầm và đưa tay lên cốc đầu mình một cá

- Mày sao thế? â€" Bắt gặp cử chỉ kỳ quái của bạn, K’Brết thô lố mắt â€" Con gì đốt mày hả?

- Ờ, ờ … ong đốt! â€" Tùng ấp úng đáp, rồi sực nhớ nếu bị ong đốt, ắt con người ta phải nhảy dựng lên chứ đâu có tỉnh rụi như vậy, nó liền lật đật sửa lại â€" À, không phải ong. Một con gì đó…

- Con gì là con gì?

Tùng gạt mồ hôi trán:

- Tao cũng chả rõ. Chỉ biết là một con gì đó.

Rồi không để K’Brết kịp hỏi thêm, Tùng đập tay lên lưng nó:

- Tao với mày ra xem thằng Bốc câu cá đi.

Tùng làm K’Brết ngạc nhiên quá xá:

- Mày không xem ba tao kéo đá nữa à?

- Ừ, tự nhiên tao không thích xem nữa! Bây giờ tao thích xem câu cá và bắt ốc hơn.

K’Brết thắc mắc ghê lắm. Nhưng nó không hỏi nữa. Chắc bọn trẻ ở thành phố đứa nào cũng lạ lùng như vậy! K’Brết tự giải đáp và quay mình lặng lẽ đi theo Tùng.

Bốc ôm cần trúc ngồi thu lu trên tảng đá hôm qua Tùng ngồi, đón hai đứa bạn bằng cái nhướn mắt:

- Tụi mày không câu cá à?

Tùng nhếch mép:

- Mày bảo tao có đi sớm cũng chẳng câu được con cá nào kia.

Bốc cười hề hề:

- Tao nói đùa mà mày lại giận.

Nhỏ Trang nhác thấy Tùng, ngoác miệng kêu inh ỏi:

- Ốc nhiều ghê anh Tùng ơi!

Nhỏ Hạnh hớn hở:

- Vậy mà chị cứ tưởng hôm này không còn con ốc nào chứ!

Tùng quay sang K’Brết:

- Mày đào trùn đi!

K’Brết chớp mắt:

- Mày câu à?

- Ừ. Nhưng tao thích câu bằng mồi cào cào hơn.

- Vậy để tao đi bắt cào cào cho mày.

- Thôi, khỏi! â€" Tùng phẩy tay â€" Tự tao tìm bắt cào cào được rồi. Mày đào trùn giùm thằng Bốc đi!

K’Brết không nghi ngờ gì sự phân công của Tùng. Nó nhanh nhẹn cầm lên cây xà bát dựng ở gốc cà phê gần đó và hối hả rảo xuống chỗ mép suối, lúi húi đào giun.

Trong khi đó, Tùng lảng vảng quanh mấy bụi cỏ và giả vờ giơ chân khua loạn xị như thể ta đây đang nóng lòng tóm cổ mấy con cào cào ghê lắm.

Tùng vừa khua khoắng vừa liếc chừng về phía K’Brết. Tới cú liếc thứ mười, thấy thằng này vẫn đang sốt sắng đào đào bới bới, Tùng liền lao đánh “soạt” vào giữa đá cà phê rậm rạp và lần thẳng tới chỗ ông K’Bing đang kéo đá.

Ã"ng K’Bing vẫn lầm lì muôn đời. Thấy Tùng bước tới, ông khẽ liếc thoáng rồi tiếp tục bặm môi kéo căng sợi dây ràng, gân tay gân cổ nổi vồng như những sợi chão nâu bóng.

Lúc gặp ông K’Bing lần đầu, Tùng hơi ơn ớn. Nó nghĩ ông là phù thủy, hẳn ông phải rất hung ác. Nó như nhìn thấy một sự đe dọa đang ẩn nấp đằng sau vẻ thinh lặng khắc khổ của ông. Nhưng bây giờ Tùng biết không phải thế. Ã"ng bảo K’Brết kêu bọn Tùng vào ao câu cá bắt ốc, tất ông không xem bọn nó là thù địch.

- Ã"ng có mệt không hở ông? â€" Tùng lại gần, đánh bạo hỏi.

Ã"ng K’Bing trả lời Tùng bằng những âm thanh kỳ dị trong cổ họng. Tùng có cảm giác ông không biết nói. Nhưng rồi, ông bỗng dừng tay và thốt ra một câu lạ lùng:

- Biết mệt biết không!

Tùng mở mắt thao láo: Ã"ng ấy nói gì thế nhỉ? Nhưng Tùng không có thì giờ để nghĩ ngợi lâu. Nó biết nếu nó cứ nấn ná, K’Brết sẽ phát hiện ra sự “mất tích” của nó và chắc chắn sẽ tìm tới đây. Có thằng K’Brết bên cạnh, nó sẽ không thể thực hiện được kế hoạch của mình.

Tùng hồi hộp liếc chiếc túi vải đỏ giắt nơi thắt lưng ông K’Bing, ngần ngừ một thoáng rồi liếm môi nói:

- Cháu kéo phụ với ông nhé?

Ã"ng K’Bing lại “gừ gừ” và lại thốt ra những lời khó hiểu:

- Không có nổi làm đâu!

Lần này, Tùng không buồn tìm hiểu ý nghĩa trong c của ông K’Bing. Nó biết nó không có được bộ óc thông minh như anh Quý hay như chị Hạnh nó. Nó biết nó có xuy nghĩ đến Tết Công-gô cũng chưa chắc hiểu được ông K’Bing muốn nói gì với nó qua câu nói kỳ quặc đó. Vì vậy đề nghị xong, nó hùng dũng bước lại sát bên ông, chồm người nắm sợi dây thừng, nhắm mắt nhắm mũi kéo đại.

Không rõ ông K’Bing có đồng tình với hành động của Tùng hay không, nhưng ông không tỏ vẻ ngăn cản. Ã"ng vẫn bặm môi kéo tảng đá nhích dần lên dốc với sự trợ giúp hẳn là không mấy hiệu quả của Tùng.

Chứ gì nữa! Nhỏ con như Tùng dù có giở tận lực bình sinh ra kéo lấy kéo để, ông K’Bing chắc cũng chẳng nhẹ nhàng hơn bao lăm, huống hồ lúc này Tùng chỉ giả vờ bám lấy sợi thừng để che mắt ông K’Bing mà thôi.

Tùng vừa kéo chiếu lệ vừa ngấm ngầm quan sát ông K’Bing, mừng rỡ thấy ông mải mím môi mím lợi kéo đá, chẳng mảy may để ý đến bộ tịch dáo dác như thằng trộm gà của nó.

Kéo một lát, Tùng vờ buông một tay lau mồ hôi trán, rồi thừa lúc ông K’Bing say sưa đánh vật với tảng đá, nó hạ thấp tay xuống và nắm lấy chiếc túi vải bên hông ông giật nhẹ một cái.

Tùng không dám giật mạnh, sợ ông K’Bing phát giác. Nhưng cú giật khẽ của nó đủ khiến chiếc túi vải thòi ra ngoài thêm một đoạn.

Lúc nắm lấy mép túi, Tùng cảm thấy tay mình chạm phải vật gì cưng cứng. Nhưng nó không đoán được đó là vật gì, cứ thộn mặt nghĩ mãi.

Ã"ng K’Bing không hề hay biết trò tinh quái của Tùng. Thấy thằng nhóc cứ nhăn mày nhíu trán, ông tưởng nó mệt, lại nói:

- Mệt quá không nổi làm đâu

Tùng nhìn ông, nhe răng “hì” một cái. Và nắm chặt sợi thừng, nó nghiến răng ra sức kéo.

Rồi cũng như khi nãy, kéo một lát, Tùng lại buông một tay, lại lau mồ hôi trán và lại lén lút giật nhẹ chiếc túi vải bên hông ông K’Bing.

Tùng giật đến lần thứ ba thì chiếc túi vải đã rời khỏi mép khố, rớt xuống đất.

Tuy ông K’Bing không phát hiện, Tùng vẫn chưa dám nhặt vội. Nó đạp chân lên chiếc túi vải và cứ đứng trơ tại đó.

Thấy Tùng buông tay, ông K’Bing nhìn nó ra ý hỏi.

Tùng bối rối cười ruồi:

- Biết mệt biết không!

Tùng lặp lại câu ông K’Bing nói khi nãy, mặc dù nó không rõ câu đó nghĩa là gì. Và khi thấy ông gục gặc đầu ra ý hiểu, nó phấn khởi “xổ” luôn một tràng:

- Không có nổi làm đâu! Mệt quá không nổi làm!

Ã"ng K’Bing lại gật đầu lia lịa và quay lại tiếp tục kéo đá, ra vẻ ta đây đã hiểu nhà ngươi muốn nói gì rồi, nhà ngươi đừng nói thêm nữa, ta điếc tai lắm.

Tùng đứng chôn chân có đến mười phút. Đợi ông K’Bing đi xa thêm một quãng và tấm lưng nâu bóng của ông khuất sau gốc cà phê cạnh lối mòn, nó mới ngồi xuống rờ rẫm nơi chân làm bộ ta đây bị đạp gai đau quá xá và sau khi thận trọng đảo mắt nhìn quanh, nò sè sẹ nhặt chiếc túi vải đỏ lên, nhét vào cạp quần và co giò chạy biến.


Chương

Thấy Tùng phóng đánh vèo từ trong bụi ra, bộ tịch lại hớt hơ hớt hải, Bốc tròn xoe mắt:

- Có chuyện gì thế hở Tùng?

tify”>Tùng chưa kịp mở miệng đã nhìn thấy thằng K’Brết ngồi trên bờ ao, cạnh chiếc rổ ốc của đám con gái, đang lui cui đếm. nó vội thụt đầu lại trong bụi rậm và trả lời Bốc bằng cách đưa tay ngoắt lia ngoắt lịa.

Không hiểu thằng bạn mình mắc chứng gì, Bốc cau mặt gắt:

- Mày làm gì trốn trốn nấp nấp thế? Ra đây đi!

Tiếng thằng Bốc oang oang khiến Tùng càng “trốn trốn nấp nấp” kỹ. Nó thụt lui thêm hai ba bước, mặt nhăn như cắn phải ớt.

Bốc vẫn chưa rõ đầu cua tai nheo ra sao thì thấy thằng Tùng đưa tay chỉ chỉ về phía thằng K’Brết.

À, thì ra nó không muốn thằng K’Brết biết! Bốc chợt hiểu, nó cắm chiếc cần trúc ngập sâu vào mảng đất ướt ven ao rồi đứng lên rón rén lần tới chỗ gốc cà phê, mắt không ngừng liếc chừng về phía K’Brết.

- Gì thế? â€" Bốc hỏi, bây giờ nó đã đứng đối diện với Tùng.

Tùng rút chiếc túi vải từ cạp quần, chìa ra:

- Mày biết cái gì đây không?

Bốc dán mắt vào chiếc túi, mặt nghệt ra:

- Không! Chiúi gì vậy?

Tùng huơ chiếc túi trên đầu:

- Đây là chiếc túi bùa phép của ông K’Bing. Tao vừa thó được.

- Thật không? â€" Bốc háo hức â€" Mở ra xem đi!

- Không được! â€" Giọng Tùng thoắt nghiêm trọng â€" Về nhà hẵng mở. Tao và mày phải rút khỏi đây ngay, kẻo ông K’Bing phát giác ra chiếc túi bị mất thì nguy!

Bốc sốt sắng:

- Vậy thì về!

Rồi nó thò đầu ra khỏi bụi cây, kêu lớn:

- Chị Hạnh ơi, em với thằng Tùng về trước đây! Chị và mấy đứa về sau nghen!

- Làm gì vội thế? â€" Nhỏ Hạnh ngoảnh lại, ngạc nhiên hỏi â€" Sao không đợi bọn chị cùng về?

- Em phải về trước! â€" Bốc đưa tay vỗ vỗ lên đỉnh đầu â€" Tự nhiên em nhức đầu quá, Tùng phải đưa em về.

K’Brết nhanh nhẩu:

- Vậy để tao đi cùng hai đứa mày.

Đề nghị của K’Brết khiến Tùng luống cuống:

- Thôi khỏi! Tụi tao tự đi được rồi.

Bốc hừ mũi:

- Tao không đi chung với thằng xấu bụng như mà

K’Brết đã định đi cùng Tùng và Bốc ra ngoài lộ. Nó vẫn chưa hết cảm kích việc Tùng tặng cho nó mấy viên thuốc hồi nãy. Nhưng giọng điệu xúc xiểm của Bốc đã làm nó rúm người lại.

K’Brết che giấu sự sượng sùng bằng cách tiếp tục khom người hí hoáy đào giun, mặc dù nó cũng chẳng rõ nó đào giun để làm gì. Bốc và Tùng đã bỏ về, đâu có ai cần mồi câu của nó.

- À, Bốc này! â€" Đang đi, sực nhớ đến chuyện khi nãy, Tùng vỗ độp lên vai bạn.

- Gì?

- Ã"ng K’Bing ấy mà!

- Ã"ng K’Bing sao?

Tùng liếm môi:

- Ổng nói chuyện kỳ lạ lắm mày ạ! Tao hỏi ông có mệt không hả ông, ổng đáp “Biết mệt biết không”. Tao nói cháu phụ với ông nhé, ổng lại bảo “Không có nổi làm đâu”. Nghe ổng nói, tao không hiểu gì cả, thế là tao im luôn!

- Đấy là mày chưa nghe quen thôi! â€" Bốc cười tít mắt â€" Những người trong buôn Nausri đều hay nói ngược như thế.

Rồi nó huơ tay, hùng hồn giải thích:

- “Biết mệt biết không” có nghĩa là “không biết mệt hay không”, còn “không có nổi làm đâu” tức là “không có làm nổi đâu”.

Tùng gãi cổ:

- Ra là vậy! Hèn gì tao ù ù cạc cạc cứ như thể đang nghe tiếng Tây!

Đang lỏn lẻn cái s “dốt ngoại ngữ” của mình, Tùng bỗng giương mắt ếch:

- Ủa, thế sao thằng K’Brết lại ăn nói chẳng khác gì tụi mình?

- K’Brết lại khác! â€" Bốc nhún vai â€" Nó học trường xã từ nhỏ. Những đứa học trường xã dĩ nhiên không mắc tật nói ngược.

Cứ thế, vừa đi vừa trò chuyện, hai đứa ra tới đường quốc lộ lúc nào không hay.

Tùng không về thẳng nhà cô Bảy. Nó theo thằng Bốc về nhà cô Tươi. Hai đứa tót ra sau hè, hăm hở mở chiếc túi vải.

Sau khi tháo lỏng sợi dây buộc, Tùng dốc túi đổ mọi thứ ra đất.

Hóa ra trong chiếc túi bùa phép của ông K’Bing chỉ có vỏn vẹn hai thứ: một chiếc vòng bằng đồng và một chiếc nanh trăng trắng.

- Nanh heo rừng! â€" Tùng kêu lên.

- Không phải! â€" Bốc lắc đầu â€" Đây là nanh cọp.

- Nanh cọp?

- Ừ.

Tùng nhíu mày:

- Ã"ng K’Bing giấu nanh cọp trong túi làm gì vậy kìa?

- Tao nghi lắm! â€" Bốc nhắm mắt nói qua hơi thở.

Thái độ của Bốc làm Tùng hoang mang quá chừng. Nó hỏi mà bụng hóp lại:

- Mày nghi gì?

ở mắt ra và Tùng thấy mắt nó lóe lên:

- Mày nhớ tao đã nói gì về sợi ria cọp không?

- Nhớ! â€" Tùng đáp và nghe miệng khô khốc â€" Sợi ria cọp nếu cắm vào vỏ măng tre đúng một trăm ngày sẽ biến thành một con rắn trắng!

- Đúng rồi! â€" Bốc gật đầu â€" Nhưng đó là sợi ria cọp. Còn chiếc nanh cọp nếu làm như thế sẽ biến thành một con trăn lớn.

Tùng rùng mình:

- Một con trăn lớn?

- Ừ. Và vào lúc nửa khuya, con trăn sẽ bò đi siết cổ những người nào chủ nhân của nó không ưa.

Tùng nghe thằng Bốc nói một hồi đã muốn rởn gai ốc. Nhưng thằng Bốc chưa chịu dừng lại. Nó tặc tặc lưỡi:

- Rắn cắn chết người còn để lại dấu vết. Nhưng nếu nạn nhân chết do trăn quấn, chẳng ai có thể điều tra ra. Sự lợi hại của chiếc nanh cọp là ở chỗ đó!

Tùng nhìn xuống chiếc nanh cọp và bất giác bước lui một bước:

- Ã"i, ghê quá!

- Mày đừng lo! â€" Bốc thản nhiên cầm lên chiếc nanh cọp â€" Lúc này ông K’Bing chưa kịp “luyện” chiếc nanh, vì vậy nó chưa biến thành “con thuốc độc”.

Tùng nuốt nước bọt, mắt vẫn bị hút chặt vào chiếc nanh trên tay Bốc:

- Thế bây giờ nó vẫn chỉ là chiếc nanh bình thường thôi ư

- Đúng thế! May mà tụi mình phát hiện kịp thời, nếu không ông K’Bing sẽ gây ra không biết bao nhiêu là tai họa.

Bốc nói, giọng kiêu hãnh. Tùng nhìn vẻ mặt nhơn nhơn của Bốc, tưởng như nó vừa đánh tan mấy mươi vạn quân Nguyên Mông trở về.

- Thế chuyện về chiếc nanh cọp này mày nghe ai nói? â€" Sau một thoáng im lặng, Tùng ngần ngừ hỏi â€" Hôm trước mày chỉ kể về những sợi ria cọp thôi mà!

Bốc không ngờ thằng Tùng lại hỏi một câu cắc cớ như vậy. Nó lúng túng “e hèm”:

- Về chuyện này hở? Chuyện này thì đâu cần phải nghe ai nói. Nếu sợi ria cọp có thể luyện thành “con thuốc độc” thì chiếc nanh cọp cũng thế thôi!

Giọng điệu của Bốc khiến Tùng bán tín bán nghi. Nhưng nó không dám chắc Bốc có lừa nó hay không. Dù sao Tùng vẫn thấy sờ sợ. Nếu chiếc nanh cọp này không phải để luyện thành “con thuốc độc”, chả việc gì ông K’Bing giữ bo bo bên mình như một báu vật, đến ngay cả thằng K’Brết cũng không được rớ vào như thế.

Càng nghĩ Tùng càng hãi. Nó không dám nhìn chiếc nanh cọp nữa, mà quay sang chiếc vòng đồng:

- Thế còn chiếc vòng này? Đó là chiếc vòng gì vậy?

- Chiếc vòng này hả? â€" Bốc khụt khịt mũi â€" Đây là cái “càn khôn khuyên”!

Ba chữ “càn khôn khuyên” làm mặt Tùng ngớ ra:

- “Càn khôn khuyên” là cái quỉ quái gì?

Bốc vỗ vai Tùng

- Mấy hôm nay mày có xem phim Tây du ký trên ti-vi không?

- Có.

Bốc nheo mắt:

- Thế mày có thấy tam thái tử của Thác tháp thiên vương Lý Tịnh là Na Tra tay lúc nào cũng cầm một chiếc vòng đồng không?

Tùng ngờ ngợ:

- Ờ, ờ… hình như có.

Bốc gục gặc đầu:

- Đó chính là cái “càn khôn khuyên”, trong sách người ta bảo vậy. Đó là chiếc vòng pháp thuật. Ã"ng K’Bing là phù thủy dĩ nhiên phải có chiếc vòng này.

Rồi sợ Tùng không tin, Bốc chém tay vào không khí:

- Không có chiếc vòng này, ông K’Bing dù nuôi được “con thuốc độc” cũng không thể sai khiến được nó.

Tùng nhìn chiếc vòng, tấm tắc:

- Chiếc vòng này lợi hại ghê há!

- Còn phải nói! Nếu không thì Thái Ất chân nhân đã không tặng nó cho Na Tra!

Bốc thuộc phim Tàu như cháo. Nó “xổ” một thôi một hồi khiến thằng Tùng ngẩn ngơ, chả rõ thực hư ra sao.

Nhưng Bốc không quan tâm đến vẻ mặt đang thuỗn ra của bạn. Nó thản nhiên bỏ chiếc vòng lẫn chiếc nanh cọp vào lại trong túi vải, rồi đưa cho Tùng:

- Mày cất đi! Nhớ đừng để những thứ này lọt trở về tay ông K’Bing đấy!

- Ừ.

Tùng gật đầu và nó lận chiếc túi vào lại trong cạp quần.

Bốc lại dặn:

- Cũng đừng hé môi cho bất cứ ai biết mày đang giữ chiếc túi bùa phép này!

- Sao thế?

Tùng đang định khoe thành tích với chị Hạnh và nhỏ Trang, nghe Bốc nói vậy, liền tròn mắt ngơ ngác.

Bốc nghiêm nghị:

- Nếu chuyện này đến tai ông K’Bing, ổng sẽ không tha cho mày đâu. Ổng sẽ tìm cách luyện một cái “càn khôn khuyên” khác và nuôi một “con thuốc độc” khác, sau đó sai nó bò xuống tận thành phố Hồ Chí Minh để … cắn mày!

- Eo ơi! â€" Tùng rụt cổ – Thế thì tao chết mất!

Bốc cười hì hì:

- Thì chết chứ sao! “Con thuốc độc” cắn, ai mà sống nổi!

Tùng chặn tay lên cạp quần:

- Ừ, tao sẽ giữ kín chuyện này!

Tuy hứa với thằng Bốc như vậy nhưng đến chiều thì bụng dạ Tùng đã nôn nao lắm.

Nhất là nhỏ Hạnh vừa về đến nhà đã kêu nó ra hỏi ngay:

- Này, hồi trưa em có nhìn thấy chiếc túi đo đ của ông K’Bing đâu không?

- Dạ không!

Tùng lắc đầu. Rồi nó vờ vịt hỏi lại:

- Chiếc túi đó như thế nào hả chị?

- Đó là chiếc túi vải màu đỏ, lúc nào ông K’Bing cũng giắt trong người.

Tùng liếm môi:

- Thế chị có biết chiếc túi đó đựng gì bên trong không?

- Không! â€" Nhỏ Hạnh chép miệng â€" Nhưng ông K’Bing có vẻ quý chiếc túi này lắm. Ổng tìm suốt từ trưa đến giờ. Lúc này ổng và thằng K’Brết vẫn còn lom khom ngoài rẫy bươi từng mô đất…

Thốt nhiên Tùng bỗng áy náy quá chừng. Nó ngước mắt nhìn lên, thấy trời sâm sẩm tối, mặt trời đã xuống núi từ lâu. Vậy mà cha con ông K’Bing vẫn mỏi mắt tìm chiếc túi đang giấu trong cạp quần nó. Tội ghê!

Đã mấy lần, Tùng định thú thật với nhỏ Hạnh. Tùng định mượn xe đạp của dượng Toàn chạy tức tốc vào rẫy cà phê để trả chiếc túi vải lại cho ông K’Bing. Nhưng nhớ đến chiếc nanh cọp và cái “càn khôn khuyên” đang nằm trong túi, nhớ đến lời căn dặn lẫn vẻ mặt nghiêm trọng của thằng Bốc, Tùng chột dạ ngồi im.

À, nó không ngồi im hẳn. Ngồi im hẳn thì nom khả nghi lắm. Nó đưa mắt nhìn ra sân, tặc tặc lưỡi:

- Tội nghiệp ông K’Bing ghê chị há?

Nhỏ Hạnh không đáp, chỉ thở dài:

- chiếc túi đó, hình như ổng buồn lắm!

Buồn là phải! Thầy phù thủy mà mất túi phép cũng giống như nông dân mất cày, thợ mộc mất cưa, lấy gì mà … nuôi “con thuốc độc”! Tùng lẩn thẩn nghĩ, môi mím lại.

Nhưng những ý nghĩ đó chẳng giúp Tùng nhẹ nhõm được chút nào. Tự trong thâm tâm, Tùng không rõ việc đánh thó chiếc túi của ông K’Bing là đúng hay sai. Tùng cũng không biết nó đang buồn hay vui. Nó chỉ thấy lòng bâng khuâng quá đỗi.


Chương 9

Trưa hôm sau, bọn thằng Tùng vừa lò dò tới ngọn đồi dẫn xuống rẫy cà phê đã thấy K’Brết đứng đợi ngay trên đỉnh dốc.

K’Brết tì tay trên cây xà bát, mặt buồn xo, đăm đăm nhìn mọi người.

Nhỏ Hạnh rảo bước lên trước, thấp thỏm hỏi:

- Ba em đã tìm lại được chiếc túi chưa hở K’Brết?

K’Brết trả lời nhỏ Hạnh bằng cái lắc đầu buồn bã.

- Lạ thật! â€" Nhỏ Hạnh đưa tay vỗ vỗ trán â€" Chiếc túi nếu rơi xuống đất thì nó còn đó chứ biến đi đâu!

Bốc vọt miệng:

- Có thể bọn sóc hay chồn cáo đã tha mất rồi!

- Ừ, có thể lắm!

Tùng gật gù phụ họa. Nhưng sau buột miệng, không hiểu sao Tùng bỗng cảm thấy bứt rứt quá chừng. Không dám nhìn thẳng vào mặt K’Brết, nó cúi đầu lẽo đẽo theo chân Bốc.

- Hôm qua mày có nhìn thấy chiếc túi của ba tao không hở Tùng?

Khi Tùng đi ngang qua chỗ K’Brết đứng, K’Brết đột nhiên xoay người lại và cất tiếng hỏi.

Câu hỏi thình lình khiến Tùng giật thót. Nó lắc đầu lia lịa:

- Không! Không thấy! Thậm chí tao còn không biết chiếc túi đó có hình dạng ra sao nữa!

K’Brết chớp chớp mắt:

- Hôm trước chính mày hỏi tao có biết ba tao đựng gì trong túi hay không kia mà?

Lần này thì Tùng chết điếng. Nó gãi đầu, rồi lại gãi gáy, làm như có hàng trăm con chí đang bò nhặng trên đó:

- Ủa, tao có hỏi như vậy hả?

- Thì mày hỏi chứ ai!

Tùng cười méo xệch:

- Vậy mà tao quên bẵng mất. Dạo này sao tao hay quên quá!

K’Brết vẫn dán mắt vào mặt bạn:

- Thế bây giờ mày đã nhớ ra chiếc túi đó chưa?

Tùng liếm môi:

- Tao chỉ nhớ mang máng thôi. Hình như đó là chiếc túi màu đỏ…

- Đúng rồi! â€" Mắt K’Brết sáng lên â€" Thế mày có thấy nó đâu không?

- Không!

Câu trả lời của Tùng khiến K’Brết xịu mặt. Rồi như chợt nhớ ra, nó lại hỏi:

- Hôm qua mày phụ với ba tao kéo đá phải không?

Chắc thằng này đang nghi ngờ mình! Tùng hồi hộp nhủ bụng. Nhưng nó đã kịp nghĩ ra cách giải thích trơn tru:

- Hôm qua, lúc quanh ra sau nhà mày để bắt cào cào, tao thấy ba mày đang ì ạch kéo một tảng đá to tướng. Thế là tao chạy lại phụ một tay…

Nói xong, không để K’Brết có thì giờ nghĩ ra câu hỏi cắc cớ khác, Tùng nắm lấy cổ tay nó:

- Xuống suối chơi với tao đi! Tụi nó đi cả rồi kìa!

Khi hai đứa xuống hết con dốc đã thấy bọn con gái lom khom xắn quần chuẩn bị lội xuống ao. Trên tảng đá ở bờ ao bên cạnh, thằng Bốc đang loay hoay móc mồi vào lưỡi câu.

Nhác thấy K’Brết, Bốc nhờ vả ngay:

- Mày đào trùn giùm tao đi! Con nhện này nhỏ xíu, chắc bọn cá chả thèm xơi!

Nhưng khác với mọi lần, hôm nay K’Brết chẳng hào hứng gì với chuyện đào giun. Nó ngồi bệt trên cỏ, bó gối nhìn xuống suối.

- Mày làm sao thế hả K’Brết? â€" Vẻ thờ ơ của K’Brết làm Bốc tức điên.

Mặc cho Bốc la lối, K’Brết chẳng nói chẳng rằng, cũng chẳng nhúc nhích.

Bốc càng đỏ mặt tía tai:

- Hay là mày sợ bọn tao câu hết cá của mày?

K’Brết vẫn câm như thóc.

- Hà hà, tao nói trúng bụng dạ mày nên mày làm thinh chứ gì! â€" Bốc cố tìm cách trêu tức K’Brết â€" Tao biết mày là một đứa xấu bụng mà!

Mọi hôm nghe Bốc bảo mình xấu bụng, K’Brết vội vàng phản ứng ngay. Nhưng bữa nay nó chả buồn thanh minh. Nó cứ ngồi trơ, mặt buồn rười rượi.

Thấy K’Brết nhất quyết giả điếc, Bốc chán quá. Nó chẳng còn hứng thú trêu chọc nữa, lại cúi đầu hí hoáy với nhách mồi nhện bé tí.

- Mày làm gì mà buồn thỉu buồn thiu thế hả K’Brết?

Tùng mon men lại gần bạn, khẽ hỏi.

Tùng khác Bốc. Tùng không bao giờ trêu K’Brết, cũng không bảo K’Brết xấu bụng. Vì vậy, nghe Tùng hỏi, K’Brết chậm chạp quay đầu lại.

K’Brết quay lại nhưng không đáp, chỉ giương cặp mắt buồn rầu nhìn bạn.

Tùng tiếp tục dọ dẫm:

- Mày buồn vì chiếc túi của ba mày bị mất hả?

Lần này thì K’Brết gật đầu nhưng môi nó vẫn mím chặt.

K’Brết làm Tùng ngạc nhiên quá đỗi:

- Chuyện đó có gì đâu mà buồn? Aiả có lúc đánh mất một thứ gì đó!

K’Brết lại quay đầu nhìn xuống suối, giọng như gió thoảng:

- Nhưng ba tao bịnh. Từ tối hôm qua đến giờ, ba tao nằm một chỗ, không buồn dậy.

Tùng gãi má:

- Chỉ vì mất chiếc túi à?

- Ừ.

Tùng nín thở:

- Chiếc túi đó quan trọng đối với ba mày đến thế sao?

- Ừ.

Tùng không nghĩ K’Brết lại thừa nhận dễ dàng như thế. Nó phân vân không biết có nên dò hỏi tiếp hay không. Tùng nhớ hôm trước K’Brết đã có lần nói về chiếc túi. K’Brết bảo từ khi mẹ nó mất, nó mới nhìn thấy ba nó đeo chiếc túi này. Nó bảo ba nó giữ chiếc túi rất kỹ, thậm chí ngay cả nó cũng không được đụng vào. Như vậy chắc K’Brết chả biết trong túi đựng gì! Chắc nó thấy sau khi đánh mất chiếc túi, ba nó lăn ra ốm nên nó cho rằng chiếc túi rất quan trọng thôi! Tùng nghĩ thầm và tặc lưỡi trấn an:

- Tao nghĩ trong chiếc túi kia chẳng có gì quan trọng đâu. Ba mày ốm chắc tại hôm qua làm việc quá sức thôi.

K’Brết khăng khăng:

- Không phải! Ba tao bịnh chính vì chiếc túi. Chiếc túi đó rất quan trọng với ba tao.

- Mày chỉ toàn nói mò! â€" Tùng “xì” một tiếng â€" Mày có biết trong túi đựng gì đâu mà quả quyết như th

- Tao biết!

Câu trả lời chắc nịch của K’Brết làm Tùng há hốc miệng:

- Mày biết?

- Ừ. Tao biết.

- Thế sao mày bảo chưa bao giờ mày được đụng vào chiếc túi này?

K’Brết khụt khịt mũi:

- Tao chưa từng đụng vào thật, tao cũng chưa hề nhìn thấy những gì chứa trong đó. Nhưng sáng nay tao hỏi và ba tao đã nói cho tao biết.

Tùng “à” một tiếng: Thì ra thằng K’Brết nghe ba nó nói! Nhưng chắc gì ông K’Bing đã nói thật! Từ trước đến nay, ông K’Bing đã giấu K’Brết biết bao nhiêu là chuyện. Nó không hề biết ba nó nuôi con bạch xà. Nó không biết ba nó là phù thủy.

- Thế ba mày nói gì? â€" Tùng nghi hoặc hỏi.

Giọng K’Brết thốt nhiên trầm trầm:

- Ba tao bảo chiếc túi đó đựng những vật kỷ niệm của mẹ tao.

Biết ngay mà! â€" Tùng bật kêu trong đầu â€" Ã"ng K’Bing không đời nào tiết lộ những việc làm ám muội của mình cho K’Brết biết. Rõ ràng trong chiếc túi chỉ có cái “càn khôn khuyên” và chiếc nanh cọp dùng để luyện “con thuốc độc”, thế mà ông lại nói dóc là chứa những vật kỷ niệm của bà Ka Eo.

Tùng nhìn K’Brết, đắc ý hỏi:

- Thế ba mày có nói rõ những vật kỷ niệm của mẹ mày là những vật g

- Có.

Tùng vờ vịt:

- Chắc đó là chiếc khăn hay trâm cài tóc phải không?

- Không! â€" K’Brết chớp mắt â€" Ba tao bảo trong túi đựng một chiếc vòng đồng và một chiếc nanh cọp!

Câu trả lời của K’Brết khiến Tùng sững người như va phải tường. Mặt nó thoắt ngẩn ngơ:

- Ba mày bảo vậy hở?

- Ừ.

- Thế cái “càn khôn khuyên” đó là của mẹ mày hay sao?

K’Brết ngơ ngác:

- Cái “càn khôn khuyên” nào?

- À không! â€" Sực nhận ra mình nói hớ, Tùng vội lấp liếm â€" Ý tao muốn nói đến chiếc vòng đồng ấy mà!

- Ba tao bảo chiếc vòng đồng đó bên nhà mẹ tao tặng cho ba tao lúc đi hỏi ba tao cho mẹ tao!

- Thì ra vậy! Thế mà tao cứ tưởng…

Tùng buột miệng cảm khái. Nhưng đến phút chót nó kịp dừng lại. Suýt chút nữa nó đã nói huỵch toẹt câu chuyện Na Tra thái tử thằng Bốc vừa kể với nó.

- Mày tưởng sao? â€" K’Brết ngó bạn.

- À không! â€" Tùng hấp tấp lảng sang chuyện khác â€" Thế còn chiếc nanh cọp? Chiếc nanh cọp cũng do bên mẹ mày tặng cho ba mày hả?

- Không! â€" K’Brết lắc đầu, cặp mắt nó chợt trở nên xa xăm â€" Chiếc nanh cọp là vật khước của mẹ tao. Mẹ tao thường đeo trên cổ, ngay từ bé tao đã nhìn thấy nó rồi!

Tới đây thì Tùng không còn gì để hỏi. Nó bắt chước K’Brết ngoảnh mặt nhìn xuống suối và cảm thấy lòng ngập tràn hối hận.

Thì ra chiếc túi vải đỏ ông K’Bing lúc nào cũng giắt theo người kia không phải là chiếc túi bùa phép như nó vẫn tưởng. Chiếc vòng đồng không phải là cái “càn khôn khuyên” và chiếc nanh cọp cũng không phải thứ để luyện thành con trăn lớn. Đó chỉ là những kỷ vật của người vợ yêu quý của ông. Hẳn khi bà Ka Eo còn sống, ông K’Bing yêu vợ lắm nên bây giờ ông không muốn rời xa những vật kỷ niệm thiêng liêng kia một phút giây nào.

Vậy mà nó lại nỡ lừa đánh cắp chiếc túi đó của ông. Khiến ông rầu rĩ đến liệt giường. Khiến thằng K’Brết ủ rũ đến mức không buồn động tay động chân, mặc thằng Bốc nói hành nói tỏi. Mình bậy ghê!

Tùng tự rủa thầm mình tơi tả. Nhưng hối hận suông cũng chẳng ích gì, nó quay sang K’Brết:

- Mày yên tâm đi! Tao sẽ tìm lại chiếc túi đó cho ba mày!

K’Brết chán nản:

- Mày biết chiếc túi đó ở đâu mà tìm!

Tùng hùng hổ:

- Tao biết!

Giọng điệu quả quyết của Tùng khiến K’Brết tròn xoe mắt

- À, à… thật ra thì tao không biết! â€" Tùng chột dạ chặn tay lên vạt áo và lúng túng chữa lại â€" Nhưng tao nghĩ sớm muộn gì tao cũng sẽ tìm thấy. Nếu cố gắng thì tao sẽ tìm thấy.

K’Brết lắc đầu:

- Mày sẽ không tìm thấy đâu. Tao và ba tao đã bới tung từng bụi cỏ cũng chẳng tìm ra nữa là.

- Tao sẽ tìm ra! â€" Tùng khăng khăng.

K’Brết thở dài:

- Nhưng trưa mai mày đã về lại thành phố rồi. Mày sẽ không còn bao nhiêu thời gian nữa.

Tùng chém tay vào không khí:

- Nếu chưa tìm ra chiếc túi, tao sẽ tiếp tục ở lại đây. Tao chỉ về thành phố khi nào đã tìm ra chiếc túi cho ba mày.

Tùng làm K’Brết cảm động quá chừng. Nó sờ tay lên cánh tay Tùng, chớp chớp mắt:

- Mày tốt bụng ghê!

Tùng cũng chớp chớp mắt, nhưng không phải vì cảm động hay sung sướng. Tùng xấu hổ trước lời khen thành thật của bạn. Thằng K’Brết này khờ ghê! Nó đâu có biết mình chính là thủ phạm đánh cắp chiếc túi của ba nó và hiện đang giấu ở trong cạp quần!

Trong khi Tùng đang bối rối chưa biết phải nói gì thì bọn con gái đã giải vây giùm nó. Nhỏ Trang kêu:

- Anh Tùng ơi, lại đây xem nè!

Nhỏ Phệ rối r

- Hôm nay tụi em bắt được nhiều ốc lắm anh Tùng ơi!

Nhỏ Trang lại nói:

- Ngày mai chị Hạnh và anh về dưới rồi, hôm nay là bữa cuối, tụi em cố bắt nhiều thật nhiều!

Bốc ngồi trên tảng đá cạnh đó, cười khẩy:

- Hai con nhóc này! Tụi mày vớt sạch ốc của thằng K’Brết như thế, không sợ nó giận sao?

Nhỏ Trang nghinh mặt:

- Anh K’Brết đâu có giận!

Rồi quay sang K’Brết, nhỏ Trang hấp háy mắt:

- Anh đâu có giận, phải không anh K’Brết?

K’Brết đâu có giận. Nhất là khi thằng Tùng hứa tìm lại chiếc túi cho ba nó, nó đang vui lắm. Vì vậy nghe nhỏ Trang hỏi, K’Brết nhanh nhẹn gật đầu và nhoẻn miệng cười.

K’Brết ít khi cười. Nhưng khi nó cười nom cũng dễ thương ra phết.


Chương 10

Theo sự sắp xếp của cô Bảy, chị em nhỏ Hạnh sẽ về thành phố trên chuyến xe trưa, từ Đà Lạt xuống.

Sáng vừa ngủ dậy, hai chị em phải loay hoay phụ với cô Bảy và nhỏ Trang gom các thứ trái cây bỏ vào giỏ xách và nhét đầy các loại túi đựng. Thôi thì không thiếu thứ gì: bơ, sầu rêng, mít, đu đủ…/span>

Tùng ăn trái cây mấy ngày qua phát ngán, bây giờ thấy túi nào túi nấy chật căng, không khỏi phát hoảng:

- Nặng quá, tụi con xách không nổi đâu!

Cô Bảy cốc nhẹ lên đầu Tùng:

- Cháu đừng có làm biếng! Xe đò chở từ đây tới bến, sau đó xích lô chở tới tận nhà. Cháu và chị Hạnh chỉ mỗi việc bê lên bê xuống, có gì mà nổi với không nổi!

Anh em thằng Bốc qua chơi từ sớm, đang phụ với chị em Tùng sắp xếp đồ đạc, nghe vậy liền cười hí hí.

Bốc khoe:

- Mỗi khi tao xuống thành phố thăm nội tao, tao xách theo gấp mấy lần chỗ này còn được nữa là!

Nhỏ Phệ vừa nhảy tưng tưng vừa vỗ tay đôm đốp:

- Lêu lêu! Anh Tùng làm biếng!

Con Bờm sáng nay bỏ thói quen rong chơi với lũ thằng Vàng thằng Vện bên sân nhà cô Tươi. Nó cứ luẩn quẩn mãi bên chân Hạnh và Tùng để tỏ nỗi lưu luyến trước phút chia tay. Thấy anh em thằng Bốc trêu Tùng quá xá, nó kêu lên ư ử như muốn bênh vực cho Tùng. Nhưng tiếc là không ai trong những người đang có mặt làm phiên dịch giùm Bờm được, nên thằng Tùng đành phải lỏn lẻn tự bào chữa:

- Tao chỉ nói thế thôi, nhưng xách thì vẫn xách!

Rồi nó toét miệng cười:

- Lát nữa có mày, nhỏ Phệ và thằng K’Brết bê cách túi này lên xe giùm tao, t có lo!

Nhắc đến K’Brết, bất giác Tùng ngoảnh cổ nhìn ra đường. Hôm qua K’Brết bảo sáng nay khoảng mười giờ nó sẽ ra tiễn chị em Tùng lên xe. Nhưng bây giờ đã hơn chín giờ rồi vẫn chẳng thấy tăm hơi nó đâu.

Tùng bâng khuâng nhớ đến vẻ mặt rạng rỡ của K’Brết chiều hôm qua khi Tùng đưa chiếc túi vải đỏ cho nó.

- Ã"i, hay quá! â€" K’Brết reo lên, ngỡ ngàng và cảm động â€" Mày tìm được rồi à?

- Ừ, tao mới tìm được.

K’Brết chưa hết bàng hoàng. Nó cầm lấy chiếc túi vải lật tới lật lui rồi gí mắt nhòm vào miệng túi, sung sướng buột miệng:

- Còn đủ cả chiếc nanh cọp lẫn chiếc vòng đồng! Tuyệt thật!

Nó ngước nhìn Tùng bằng ánh mắt long lanh:

- Mày tìm thấy chiếc túi ở chỗ nào vậy?

Tùng chỉ bâng quơ ra phía sau:

- Ở gốc cà phê đằng kia.

- Mày giỏi thật đấy! â€" K’Brết tấm tắc â€" Tao với ba tao sục sạo khắp mà chẳng thấy!

Rồi nó nhìn Tùng, vui vẻ:

- Mày đợi tao một chút nhé!

Nói chưa dứt câu, K’Brết đã ba chân bốn cẳng phóng vụt vào nhà. Chắc nó đem chiếc túi khoe với ba nó. Tìm lại được những vật kỷ niệm, ông K’Bing hẳn sẽ khỏi bệnh. Hẳn ôồi dậy, sẽ lại ra rẫy, lại hì hục kéo đá từ suối lên. Và K’Brết hẳn sẽ thôi buồn rười rượi, thôi suốt ngày bó gối thẫn thờ nhìn nước chảy róc rách dưới khe. Tùng nhìn theo lưng bạn, lòng dậy lên một nỗi bồi hồi khó tả.

Tiếng nhỏ Trang vang lên cắt đứt những hồi tưởng miên man trong đầu Tùng:

- Ba đi đâu hở mẹ?

- Ba vào rẫy! â€" Cô Bảy đáp, tay vẫn hí hoáy buộc chặt các miệng túi với những sợi lạt mềm.

- Sao hôm nay ba vào rẫy sớm vậy?

Cô Bảy chưa kịp đáp, Bốc đã vọt miệng ra vẻ hiểu biết:

- Sáng hôm kia, mẹ tao nhìn thấy ông K’Bing kéo đường ống qua đồi bên kia bơm nước tưới cà phê cho ông Năm Lực. Cho nên sáng nay ba mày vào rẫy hỏi tội ông K’Bing đấy!

- Không phải là hỏi tội! â€" Cô Bảy đính chính â€" Ba con vào hỏi cho rõ nguyên do thôi! Lẽ ra ông K’Bing không được tự tiện làm thế! Mưa mới vài cơn, nước còn chưa đủ tưới cho cà phê nhà mình mà!

Sự đối đáp lọt vào tai Tùng khiến nó hóp bụng lại. Thế thì nguy cho cha con ông K’Bing mất!

Ã"ng K’Bing tự ý chạy máy bơm tưới cà phê cho ông Năm Lực hẳn là không ổn rồi. Dượng Toàn sắm máy bơm để tưới cà phê nhà. Chỉ khi nào cà phê nhà đủ nước, mới kéo ống đi tưới thuê cho những rẫy khác. Tất nhiên, chỉ dượng Toàn mới có quyền quyết định những chuyện quan trọng như vậy. Đằng này ông K’Bing chẳng buồn hỏi qua ý kiến dượng Toàn, ngang nhiên kéo đường ống qua đồi ông Năm Lực, lơ ngơ thế nào lại để cho cô Tươi trông thấy, thật phi

Tùng càng nghĩ càng nơm nớp. Đã vậy, thằng Bốc miệng mồm cứ oang oang:

- Phen này ông K’Bing chết chắc rồi! Dứt khoát ổng tưới nước cho ông Năm Lực là để kiếm tiền uống rượu chứ không sai!

Tùng hừ giọng:

- Sao mày biết?

- Sao lại không biết! â€" Bốc nhơn nhơn â€" Chỉ có ham rượu, ông K’Bing mới làm liều thế thôi!

Tùng “xì” một tiếng:

- Chưa chắc!

Tuy ngoài mặt hùng hổ phản đối, bụng Tùng vẫn thấp thỏm không yên. Nó đã sắp lên xe rồi mà K’Brết vẫn chưa chịu ló dạng. Như vậy trong rẫy ắt đã xảy ra chuyện gì rồi.

Nó rờ rẫm các túi trái cây bằng những ngón tay hờ hững, mắt ngóng ra đường quốc lộ.

Đang thẫn thờ, mắt Tùng bỗng sáng lên. Nó vừa nhác thấy một bóng người băng qua đường.

Nhưng nỗi mừng rỡ của Tùng vừa bừng lên lập tức xìu ngay xuống và biến thành sự hồi hộp: Người vừa xuất hiện không phải K’Brết, mà là dượng Toàn.

Dượng Toàn bước vào nhà, buông phịch người lên ghế và giở chiếc nón vải trên đầu xuống, quạt phành phạch.

Năm đứa trẻ không hẹn mà cùng phấp phỏng dán mắt vào dượng. Tùng nghe cổ họng mình đột nhiên khô đắng, nó rất muốn hỏi dượng Toàn rằng dượng đã gặp ông K’Bing chưa vại sao thằng K’Brết đến giờ này vẫn chưa ra tiễn nó như đã hứa, nhưng cuối cùng nó kềm lại được.

Tùng nuốt nước bọt, cố đứng im nhưng các ngón chân cứ ngọ nguậy liên tục.

Nhưng Tùng không phải đợi lâu. Dượng Toàn quạt thêm vài ba cái rồi đặt chiếc nón lên đùi và quay sang chị em nó:

- Mấy hôm vừa rồi, các cháu câu cá và bắt ốc ở đâu thế?

Hạnh và Tùng chưa kịp đáp, nhỏ Trang đã láu táu:

- Ở hai cái ao trong rẫy cà phê nhà mình đó ba!

Dượng Toàn nheo mắt nhìn con gái:

- Con nghĩ trong hai cái ao đó có cá và ốc à?

Cô Bảy mỉm cười:

- Đó là hai cái ao chứa nước dẫn ngoài suối vào dành để tưới cà phê, làm gì có cá và ốc bươu hở con!

Tùng gãi đầu:

- Thế nhưng rõ ràng tụi cháu…

Dượng Toàn khoát tay:

- Mấy hôm nay dượng cứ tưởng tụi cháu câu cá và bắt ốc trong ao cá của ông Năm Lực ở đồi bên kia, không ngờ là trong hai cái ao nhà mình!

Nhỏ Trang phụng phịu:

- Ao nhà mình cũng có cá và ốc mà ba!

- Đúng đó chú Toàn! â€" Bốc vọ miệng phụ họa â€" Thằng K’Brết xưa nay vẫn nuôi cá rô phi và ốc bươu trong ao nhưng nó cố tình giấu mọi người đó thôi!

Dượng Toàn tặc tặc lưỡi:

- Hai cái ao đó không thể nuôi cá được. Vì đó là hai cái ao chứa nước tưới.

Rồi trước vẻ mặt ngơ ngác của bọn trẻ, dượng gật gù nói thêm:

- Cá và ốc mà các cháu bắt được là do cha con ông K’Bing mới thả xuống mấy hôm nay thôi!

- Em hiểu rồi! â€" Cô Bảy nói như reo â€" Ã"ng K’Bing tưới nước cho ông Năm Lực chính là để đổi lấy cá và ốc đem về thả xuống ao phải không?

- Chính thế!

Xác nhận của dượng Toàn khiến mặt mày bọn trẻ nghệt ra.

Nhỏ Hạnh ngoảnh sang Tùng và Bốc:

- Hèn gì khi lần đầu bọn mình hỏi, K’Brết cứ khăng khăng là dưới ao không có cá! Hóa ra là ao không có cá thật!

Tùng đập tay lên vai Bốc:

- Như vậy là mày trách oan thằng K’Brết rồi!

- Lạ thật! â€" Bốc vò đầu â€" Việc gì ông K’Bing phải làm thế nhỉ?

Nhỏ Hạnh chớp chớp mắt:

- Có lẽ nghe K’Brết bảo chị và Tùng không chịu xuống ao cá bà Sáu Dền ở dưới thị trấn, chỉ thích câu cá và bắt ốc ở hai cái ao trong rẫy nên ông K’Bing muốn làm như thể bọn mình vui.

Nhỏ Phệ vỗ tay:

- Đúng rồi! Em thấy lúc đó anh K’Brết nói chuyện với ông K’Bing lâu lắm. Nhất định là hai cha con ảnh bàn cách kiếm cá và ốc bươu thả xuống ao.

Nhỏ Trang mặt mày rất đỗi hớn hở. Có lẽ mấy hôm nay nó ấm ức chuyện thằng Bốc cứ vặc K’Brết liên tục nên nó nhảy tưng tưng, miệng hét tướng:

- Anh K’Brết không xấu bụng! Anh K’Brết không phải là người xấu bụng!

Cái giọng la chói lói của nhỏ Trang làm Bốc đỏ mặt. Nó khụt khịt mũi:

- Nhưng mọi chuyện cũng tại thằng K’Brết cả thôi! Ai bảo nó không chịu nói rõ!

Dượng Toàn bênh K’Brết:

- K’Brết làm thế vì không muốn làm các cháu cụt hứng! Nếu biết cá và ốc mình bắt được là cá và ốc mới thả xuống, các cháu đâu có hí ha hí hửng như mấy ngày qua!

Lời giải thích của dượng Toàn chí lý đến mức Bốc chẳng bắt bẻ gì được. Nó hậm hực lái câu chuyện sang hướng khác:

- Nhưng ông K’Bing là phù thủy. Ã"ng K’Bing nuôi “con thuốc độc”.

Thằng Bốc này quả là bướng bỉnh. Thằng Tùng đã nói cho nó nghe sự thật về chiếc nanh cọp và chiếc vòng đồng nhưng nó vẫn một mực không tin. Nó bảo cha con ông K’Bing toa rập với nhau bịa ra câu chuyện đó để thằng Tùng động lòng trả lại chiếc túi bùa phép. Nó còn chê Tùng là cả tin và ngờ nghệch. Nghe Bốc nói vậy, tuy bất phục nhưng Tùng chẳng biết làm sao để chứng minh, đành câm miệng hến.

Nhưng dượng Toàn không phải là Tùng. Dượng nhìn Bốc, điềm tĩnh nói:

- Chú cũng có nghe người ta nói vậy. Nhưng điều đó không đúng với sự thật…

Tùng tươi nét mặt:

- Không đúng là sao hở dượng?

Dượng Toàn chậm rãi:

- Ã"ng K’Bing không phải là phù thủy. Trong buôn Nausri, phù thủy là ông K’Tay. Khác với cách hiểu của chúng ta, với người K’Ho, phù thủy là người được thần linh chỉ định, có nhiệm vụ trừ khử tai họa và bệnh tật, đem lại yên vui cho dân làng. Nhưng ông K’Tay không phải là người tốt. Cách đây nửa năm ông phao tin đã phát hiện được một tảng đá tiên ở trên núi, đó là tảng đá có in dấu chân của thần linh. Ã"ng bảo nước đọng trong dấu chân là thứ nước phép có thể chữa được những bệnh do tà ma làm. Thế là dân trong buôn ùn ùn đem trâu, heo, dê, gà đến nhờ ông phù phép và trị bệnh bằng nước thánh.

Câu chuyện dượng Toàn kể hấp dẫn đến nỗi dượng vừa ngưng lại lấy hơi, bọn trẻ, kể cả Bốc, liền nhao nhao:

- Sao nữa hở dượng?

- Rồi sau đó thế nào hả chú?

- Tảng đá tiên đó có thật không hở ba?

Dượng Toàn nhún vai:

- Tất nhiên là không có thật. Nhưng nhiều người vẫn tin. Nhất là khi ông K’Tong, bà Ka Đụi rồi nhỏ Ka Huen lần lượt bị bệnh, ông K’Tay nhân cớ đó vu ông K’Bing thả “con thuốc độc”…

Nhỏ Hạnh đẩy gọng kính trên sống mũi:

- Sao ông K’Tay không vu cho người khác mà đổ cho ông K’Bing hở dượng?

Dượng Toàn thở dài:

- Vì ông K’Bing là người bẫy cọp giỏi nhất vùng, vu cho ông luyện sợi ria cọp thành “con thuốc độc” là hợp lý nhất. Hơn nữa, có thể gán ghép là ông muốn trả thù cho vợ ông…

Nghe dượng Toàn giảng giải một hồi, Bốc chẳng còn muốn tin câu chuyện “con thuốc độc” của ông K’Bing nữa. Ngược lại, nó còn nhanh nhẩu phụ họa:

- Thực ra thì ông K’Tong chết vì sốt rét, còn bà Ka Đụi chết vì kiết lỵ phải không chú?

- Đúng vậy! â€" Dượng Toàn gật đầu â€" Và cho đến khi nước thánh của ông K’Tay không cứu được Ka Huen thì chẳng ai còn nghe ông ta. Người trong buôn hễ bị bệnh lập tức được người nhà mang tới trạm y tế xã hoặc bệnh viện huyện, từ đó chẳng còn ai chết nữa.

Dưỡng chép miệng, cảm khái:

- Tội nghiệp cho ông K’Tong, bà Ka Đụi và nhỏ Ka Huen! Nếu người trong buôn Nausri chịu nghe lời cán bộ y tế xã sớm hơn thì những người này đâu có chết!

Câu nói của dượng trầm buồn như một tiếng than, đôi mắt dượng bâng khuâng nhìn ra cửa, không biết dượng đang dõi theo bóng nắng ngoài sân hay đang theo đuổi những ý nghĩ trong đầu mình.

Tùng cũng quay đầu nhìn ra sân, lòng nhẹ nhõm vì biết ông K’Bing tưới nước cho ông Năm Lực không phải để kiếm tiền mua rượu như thằng Bốc nói và v những thắc mắc lâu nay về những bí ẩn chung quanh con bạch xà đã được giải tỏa.

Nhưng niềm sung sướng của Tùng không dừng lại ở đó. Đập vào mắt nó là một bóng người nhỏ thó đang vội vã băng ngang đường lộ.

- K’Brết tới kìa!

Tùng reo lên và bật người dậy. Nó tính lao ra nhưng Bốc đã nhanh hơn.

Bốc phóng tới trước mặt K’Brết, ôm choàng lấy thằng này khiến cặp mắt trắng dã của K’Brết mở to hết cỡ:

- Mày … mày …

Bốc vỗ vỗ lên lưng K’Brết:

- Đúng rồi! Mày là một đứa tốt bụng!

Bốc là đứa bướng bỉnh nhưng biết phục thiện. Tuy vậy, nó không quen nói lời xin lỗi người khác. Nó chỉ xin lỗi K’Brết bằng cách khen thằng này tốt bụng. Nhưng rồi cảm thấy nói vậy vẫn chưa đủ, nó hùng hồn thêm:

- Mày là đứa tốt bụng nhất trong những đứa tốt bụng!

Nhỏ Trang và nhỏ Phệ đứng sau lưng Bốc hớn hở hùa theo:

- Đúng rồi! Anh K’Brết tốt bụng nhất thế giới!

Bọn trẻ làm K’Brết muốn khóc quá chừng. Cặp mắt nó đã hoe hoe đỏ. Nó ngượng ngập đẩy thằng Bốc ra, ấp úng:

- Tụi mày … tụi mày …

Đúng lúc đó, tiếng cô Bảy vang lên:

- Chuẩn bị đi các cháu! Xe Đà Lạt xuống rồi kìa!

Tùng ngoảnh cổ nhìn lên đỉnh dốc, giật mình thấy chiếc xa khách Đà Lạt â€" Thành phố Hồ Chí Minh đang ngúc ngoắc bò xuống, mỗi lúc một gần.

Nó lính quýnh nhảy lại chỗ K’Brết, cầm tay thằng này lắc lắc:

- Tao về nghe K’Brết!

- Ừ.

- Về thành phố, tao sẽ nhớ mày lắm đó! â€" Tùng nói và nghe cay cay nơi sống mũi.

K’Brết bóp chặt tay Tùng, giọng bùi ngùi:

- Tao cũng thế. Tao cũng rất nhớ mày.

Nhỏ Hạnh đeo túi lên vai, bước lại. Nó cầm cánh tay kia của K’Brết:

- Chị về nghe K’Brết. Cho chị gửi lời chào ba em nghe.

Vẻ mặt K’Brết buồn thỉu buồn thiu:

- Dạ.

- Hè sang năm, chị và Tùng sẽ lên thăm em.

- Dạ.

Nhỏ Hạnh mỉm cười:

- Bọn chị sẽ lại vào rẫy câu cá và bắt ốc.

Mặt K’Brết tươi lên được một chú

- Nếu sang năm chị và Tùng lại lên đây nghỉ hè, Tết này em sẽ mua cá và ốc về thả!

K’Brết mơ màng phác họa:

- Em sẽ đào riêng một cái ao cá thật lớn. Em sẽ thả cá rô phi, thêm cá trắm cỏ và cá mè nữa, chị và Tùng sẽ tha hồ câu…

Nhỏ Hạnh cảm động:

- Ừ, khi nào bắt ốc chán, chị sẽ câu cá. Và em sẽ đào trùn giúp chị nghe K’Brết!

- Chị đừng lo! â€" Đôi mắt K’Brết long lanh â€" Em sẽ không câu cá. Em chỉ đào trùn giùm chị, Tùng và thằng Bốc thôi!

Tiếng cô Bảy giục giã:

- Lẹ lên, Hạnh, Tùng!

Hạnh một bên và Tùng một bên, hai đứa lắc mạnh tay K’Brết:

- Thôi, chị đi nghe!

- Tao đi nghe, K’Brết!

Khi đã chào tạm biệt mọi người và leo hẳn vào trong xe, Tùng sực nhớ còn một chuyện chưa nói với bạn, liền thò đầu ra khỏi thành xe, gọi lớn:

- Khi nào bị nhức đầu hay đau bụng, mày nhớ ra nhà cô Bảy tao xin thuốc uống nghe K’Brết!

Chiếc xe vừa lăn bánh vừa nổ máy ầm ĩ khiến Tùng không biết K’Brết có nghe rõ lời dặn dò của nó hay không, chỉ thấy K’brết gật gật đầu và vụng về đưa tay lên chùi nước mắt. Bàn tay kia của nó lúc này đang nằm trong tay

Xe chạy một đỗi xa, ngoảnh lại chị em nhỏ Hạnh vẫn thấy Bốc và K’Brết tay trong tay đứng lặng lẽ bên nhau.

Nhỏ Hạnh trầm ngâm buột miệng:

- Ã"ng K’Bing đúng là phù thủy em à!

Tùng ngạc nhiên:

- Chị nói sao?

Nhỏ Hạnh đặt tay lên vai em, mỉm cười:

- Dượng Toàn bảo phù thủy là người đem lại yên vui cho người khác. Ã"ng K’Bing đã phù phép biến ao tưới thành ao cá, giúp chị em mình vui vẻ mấy ngày nay, lại giúp cho tình bạn giữa Bốc và K’Brết thêm thắm thiết, đó chẳng phải là làm theo ý muốn tốt đẹp của thần linh sao?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét