Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Kien truc khu vuc Dong A Dick K. Nanto.html

Dick K. Nanto

Kiến trúc khu vực Ðông Á: những phối trí an ninh và kinh tế mới và chính sách của Hoa Kỳ

(Tường trình RL33653 của CRS cho Quốc hội Hoa Kỳ 18 tháng Chín, 2006)

Khiêm dịch

 1   2   3 

 

Tóm tắt

Sự kết thúc của chiến tranh lạnh, sự trỗi dậy của Trung Quốc, toàn cầu hóa, các thỏa ước mậu dịch tự do, cuộc chiến chống khủng bố, và cách tiếp cận qua các thiết chế để gìn giữ hòa bình đang gây nên những sự chuyển hướng ngoạn mục trong quan hệ giữa các quốc gia Đông Á. Một kiến trúc khu vực mới ở dạng các phối trí chính trị, tài chính, và mậu dịch giữa các quốc gia Đông Á, đang được hình thành, và sẽ có tác động đáng kể đối với chính sách và quyền lợi của Hoa Kỳ. Bản tường trình này thẩm định lại kiến trúc khu vực này với trọng tâm là Trung Quốc, Nam Hàn, Nhật Bản, và Đông Nam Á. Những kiểu phối trí bao gồm các Thỏa ước Mậu dịch Tự do Song phương (FTA), các hiệp ước mậu dịch khu vực, các phối trí tiền tệ, và các phối trí an ninh và chính trị.

Kiến trúc khu vực Đông Á được chống đỡ bởi hai chân chống riêng biệt. Chân chống kinh tế rất vững và đang lớn mạnh hơn. Một mạng lưới các FTA khu vực và song phương đang phát triển. Cả FTA Đông Á (gồm 13 quốc gia) lẫn FTA Á Châu (gồm 16 quốc gia) đang được thảo luận cùng lúc. Ngược lại, chân chống an ninh và chính trị vẫn còn tương đối kém phát triển. Bước tiến bộ nhất đã được thực hiện với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đóng vai trò người triệu tập các hội nghị và có dạng của Cộng đồng An ninh ASEAN (10 quốc gia Đông Nam Á) và Diễn đàn Khu vực ASEAN (25 quốc gia, gồm cả Hoa Kỳ). Ở Đông Bắc Á, các cuộc đàm phán sáu bên nhằm hướng tới giải quyết chương trình hạt nhân của B! ắc Hàn đang được tổ chức như một sự vụ riêng lẻ.

Khi chính sách của Hoa Kỳ đối với các phối trí an ninh và kinh tế ở Đông Á tiến hóa, nó hướng đến các vấn đề cường độ, sự dung nạp thành viên, và kết cấu chung cuộc. Hoa Kỳ có nên tăng cường các cố gắng của mình hoặc để cản trở hoặc để hỗ trợ kiến trúc này? Ai sẽ được bao gồm trong các phối trí này? Có nên chỉ liên kết các quốc gia châu Á? Về mặt kinh tế, chính sách hiện tại của Hoa Kỳ có vẻ giữ thế thủ, qua cách không cố ngăn chặn những nỗ lực nhằm tạo ra những FTA riêng cho các nước châu Á, mà tìm cách ký kết các giao ước để thủ lợi từ các FTA đó. Về mặt an ninh, quyền lợi của Hoa Kỳ gắn với sự ổn định, chống khủng bố, và giải trừ vũ khí ở Đông Á lớn đến mức Hoa Kỳ đã tìm một ghế tại bàn hội nghị khi các quốc gia Á Châu gặp gỡ để bàn bạc và thường chủ động dẫn dắt các nỗ lực để giải quyết các vấn đề còn tranh cãi. Thượng Đỉnh Đông Á loại trừ Hoa Kỳ, song Washington đã triệu tập một Diễn đàn Khu vực Đông Bắc Á, bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, và Nam Hàn.

Tâm điểm của các quan ngại của Hoa Kỳ đối với kiến trúc khu vực đang phát triển ở Đông Á là ảnh hưởng đang tăng của Trung Quốc. Nguy cơ đang tồn tại là, nếu Trung Quốc khống chế được các thiết chế khu vực ở Đông Á, nó có thể lái chúng theo hướng có hại cho quyền lợi của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một số quốc gia châu Á đang cảnh giác trước các ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc và đang che chắn và khéo léo vận động chống lại nguy cơ bị Trung Quốc khống chế.! Các qu�! ��c gia khác có lẽ sẽ bác bỏ một chính sách kềm chế Trung Quốc một cách lộ liễu của Hoa Kỳ.

Câu hỏi cuối cùng để cân nhắc chính sách về các phối trí mậu dịch và an ninh ở Đông Á là kiến trúc đó sẽ có dạng nào. Thế giới kỹ nghệ hóa dường như đang tiến hóa thành ba khối riêng biệt, nhưng một cục diện phối trí an ninh và mậu dịch xuyên Thái Bình Dương là hoàn toàn khả thi. Bản tường trình này sẽ được cập nhật định kỳ.

Dick K. Nanto là Chuyên viên Mậu dịch và Kỹ nghệ, Phân ban Mậu dịch, Quốc phòng, và Đối ngoại.

*



Các tàn dư chiến tranh lạnh ở Á châu đang ngày càng thu hẹp, khiến chúng ta cần suy ngẫm lại một cách căn bản về quyền lợi và quan hệ giữa các quốc gia và các nền kinh tế của Đông Á. Trong hơn nửa thế kỷ theo sau Thế Chiến II, Đông Á bị phân thành hai khối: một bên là chủ nghĩa cộng sản đối đầu với Hoa Kỳ và bên kia là các đồng minh của Hoa Kỳ. Các quốc gia nhỏ hơn ở các thời điểm khác nhau bị vướng vào trong cuộc đối đầu, và trong một số trường hợp – như ở Đại Hàn và ở Việt Nam – sự ganh đua giữa các siêu cường lộ ra dưới dạng chiến tranh ác liệt, nhưng có giới hạn. Các mô thức mậu dịch quốc tế có khuynh hướng đi theo các liên minh chính trị, với thị trường Hoa Kỳ có tác dụng vừa như một cái neo cho nền kinh tế Á Châu Thái Bình Dương, vừa như một cái đích xuất khẩu ưu đãi cho nhiều quốc gia không cộng sản.

Giờ đây, một sự dịch chuyển địa khối đang xảy ra trong địa bàn Đông Á. Năm động lực đang thúc đẩy sự dịch chuyển này: (1) sự trỗi dậy (tái xuất) của Trung Hoa và các thủ đoạn của nó để giành ảnh hưởng và vai trò lãnh đạo với Nhật Bản và Nam Hàn và các quốc gia châu Á khác (2) toàn cầu hóa và sự bành trướng xuyên biên giới của các công ty và những dây chuyền cung ứng, gồm cả cung ứng năng lượng và các vật liệu thô (3) dòng chảy đầu tư và mậu dịch được tự do hóa (4) cuộc chiến toàn cầu chống khủng bố (5) sự trỗi dậy của mô hình an ninh Âu châu (gìn giữ hòa bình thông qua xây dựng những thiết chế tiến bộ và tăng cường mối quan hệ giữa các bên tham gia) đang thách th! ức lại thuyết thực tiễn cân bằng quyền lực (gìn giữ hòa bình bằng cách bão hòa lực đối đầu giữa các siêu cường).

Mục đích của bản tường trình này là để thẩm định lại mô hình kiến trúc khu vực đang hình thành – các phối trí chính trị, tài chính, và mậu dịch đang gia tăng giữa các quốc gia Đông Á – và những ảnh hưởng của chúng đối với các chính sách và quyền lợi của Hoa Kỳ. Trọng tâm được đặt vào Trung Quốc, Nam Hàn, Nhật Bản, và Đông Nam Á, có đề cập tới một số vấn đề liên quan tới Úc và Tân Tây Lan. Các loại phối trí bao gồm các thỏa ước mậu dịch tự do song phương (các FTA), các hiệp ước mậu dịch khu vực, các phối trí tiền tệ, và các phối trí an ninh và chính trị.

Kiến trúc khu vực Đông Á được hỗ trợ bằng hai chân chống riêng biệt. Chân chống kinh tế thì mạnh và đang lớn mạnh hơn. Một mạng lưới các thỏa ước tiền tệ khu vực và mậu dịch tự do đang phát triển nhanh chóng. Nó được thúc đẩy chủ yếu bởi những nhu cầu về lợi nhuận kinh doanh, ổn định kinh tế, và tỷ suất tăng trưởng kinh tế cao. Trong khi Đông Á vẫn còn rớt lại phía sau Bắc Mỹ và Liên Âu trong sự dàn trải và bề sâu của hội nhập kinh tế, khu vực này đang bắt kịp một cách nhanh chóng, dù có những thù oán lịch sử vốn làm lạnh đi các quan hệ kinh tế đáng ra sẽ nồng ấm – đặc biệt giữa các quốc gia Đông Bắc Á.

Đông Á là đất của nhiều nền kinh tế năng động nhất thế giới, và sự cạnh tranh để gia nhập các thỏa ước mậu dịch khu vực đang trở nên gay gắt hơn. Bắt đầu bằng FTA của ASEAN [1] năm 1992 (một thỏa ước để giảm nhưng không loại bỏ hẳn các loại thuế quan trong nội bộ khu vực), cái đà cho các quốc gia ở châu Á ký kết các FTA cả trong nội bộ lẫn với những quốc gia ngoài khu vực ngày càng gia tăng. Singapore, đặc biệt, đã có FTA với mười quốc gia và đang đàm phán thêm với dăm bảy quốc gia nữa. Indonesia, Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân, và Việt Nam trong ASEAN cũng như Nhật Bản, Nam Hàn, và Đài Loan đang vươn ra để thiết lập mậu dịch tự do với các quốc gia đối tác mong muốn. Trung Quốc cũng leo lên đỉnh cơn sốt FTA bằng một thỏa ước đáng để ý với ASEAN.

Chân chống an ninh và chính trị của kiến trúc khu vực Đông Á vẫn còn tương đốì kém phát triển. Bước tiến bộ nhất đã được thực hiện với ASEAN đóng vai trò người triệu tập hội nghị và hình thành Cộng đồng An ninh ASEAN [2] và Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) [3] . Ở Đông Bắc Á, các cuộc hội thoại sáu bên hướng tới giải quyết chương trình hạt nhân của Bắc Hàn đã hoạt động thất thường, chỉ mang tính sự vụ đơn lẻ. Không như các ràng buộc kinh tế chặt chẽ hơn vốn có khuynh hướng làm lợi cho cả hai bên (tổng số dương), các phối trí an ninh có thể lôi kéo các quốc gia cạnh tranh chiến lược vào một cố gắng giải quyết các vấn đề ! khó khă! n dẫn đến một bên được lợi và bên kia chịu thiệt (tổng bằng không).

Các diễn đàn an ninh và chính trị, hơn thế nữa, thường không có sự góp mặt của các viên chức liên hệ nhiều nhất đến vấn đề an ninh – giới quân sự. Ở châu Á, các quan hệ quân sự có khuynh hướng được thực hiện trên cơ sở song phương giữa hai quốc gia, hơn là thông qua các thiết chế khu vực. Những phiên họp an ninh khu vực có khuynh hướng do các bộ trưởng ngoại giao hoặc đại diện của họ tham dự, chứ không phải các bộ trưởng quốc phòng, và chúng thường dẫn đến kết quả "trò chuyện và cơ hội chụp hình quảng bá" hơn là giải quyết vấn đề cụ thể hoặc xây dựng lòng tin. Tuy thế, những áp lực về hợp tác an ninh rộng lớn hơn đang được thúc đẩy bởi sự bùng phát trong trao đổi kinh tế và nhu cầu song song về ổn định chính trị. Ngoài ra, đặc tính xuyên quốc gia của các nguy cơ an ninh (đặc biệt là khủng bố, các chất ma túy bất hợp pháp, và buôn lậu vũ khí), và một nhu cầu thay thế cục diện chiến tranh lạnh bằng một cái gì đó mang tính hợp tác cao hơn và không có nguy cơ gây thêm thù nghịch đòi hỏi một tổ chức an ninh/chính trị cho Đông Á sao cho ít có khuynh hướng thủ tục (hội họp) và được hướng nhiều hơn vào hoạt động và thâu đạt những kết quả cụ thể. Á châu, hơn nữa, vẫn còn bị hoành hành bởi chủ nghĩa quốc gia và các ganh đua quyền lực vận hành theo kiểu mẫu của thế kỷ 20 với các xung đột liên quốc gia và tranh chấp lãnh thổ thỉnh thoảng vẫn bùng nổ.

Khi chính sách của Hoa Kỳ về các phối trí an ninh và kinh tế ở Đông Á tiến hóa, nó hướng t�! ��i các ! vấn đề về cường độ, sự dung nạp thành viên, và kết cấu chung cuộc. Toàn vùng đang hướng đến chính thức hóa các quan hệ đầu tư và mậu dịch thông qua các thỏa ước mậu dịch tự do hoặc các thỏa ước mậu dịch ưu đãi khác tương tự vậy. Sự phát triển hơn nữa của những FTA này dường như tiến triển bất chấp động thái của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cũng nhập cuộc chơi này với những cuộc đàm phán về FTA đang tiến triển với Nam Hàn, Mã Lai, và Thái Lan cộng với một FTA đã ký với Singapore. Hoa Kỳ hơn thế nữa đang cố đạt được một FTA với toàn khối ASEAN, và những quyền lợi khác cũng đang thúc đẩy cho các FTA với Đài Loan và Nhật Bản. Sự thay đổi trong chính sách về FTA của Hoa Kỳ, vì thế, dường như là một thay đổi về cường độ hơn là về phương hướng. Một câu hỏi là liệu Hoa Kỳ có nên tăng tốc công việc của Đại diện Thương mại Hoa Kỳ để ký kết nhiều FTA hơn với các nền kinh tế Á châu, hay liệu nó nên tạm ngưng các nỗ lực đi xa hơn nữa.

Các câu hỏi về cường độ và sự dung nạp thành viên luôn đi liền với nhau. Khi cường độ của các cuộc đàm phán FTA tăng lên, câu hỏi về sự dung nạp thành viên xuất hiện rõ hơn bao giờ hết. Rõ ràng nhiều quốc gia ở châu Á muốn có một tổ chức chỉ-toàn-Á để làm đối trọng với Liên Âu và Thỏa ước Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ. Quyền lợi của Mỹ ở châu Á, tuy nhiên, đã ăn quá sâu và sự hiện diện của Mỹ lớn đến nỗi mà một số người lập luận rằng quyền lợi Mỹ cần được đại diện mỗi khi các quốc gia Á châu gặp gỡ. Nếu Hoa Kỳ không có ở đó, một số cảm thấy Trung Quốc sẽ nhận lấy trọng ! trách l�! �nh đạo và làm việc với mục đích đối kháng với quyền lợi của Hoa Kỳ. Một FTA Á Châu tương lai, giả dụ, chỉ nên bao gồm các nước Đông Á hay nó nên vắt ngang qua Thái Bình Dương như diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương? Ví dụ, một số đang đề nghị một FTA ASEAN + 3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn). Số khác lại thấy nên có một FTA ASEAN + 4 để gồm luôn cả Hoa Kỳ. Nhật Bản đã đề nghị một khu vực mậu dịch tự do Á châu bao gồm 16 quốc gia được điều hợp bởi một tổ chức tương tự với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế. 16 quốc gia sẽ gồm có mười quốc gia ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Nam Hàn, Ấn Độ, Úc, và Tân Tây Lan. Chính sách hiện thời của Hoa Kỳ là ký kết các FTA song phương với các quốc gia châu Á riêng rẽ và cố đạt được một FTA Hoa Kỳ – ASEAN để có tác dụng như một đối trọng với FTA Trung Quốc – ASEAN hiện giờ đang được thực thi.

Thực trạng các quốc gia châu Á là một số không có được mức phát triển kỹ nghệ và thiết chế cần thiết cho một FTA trọn gói, hội được các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ. Vì thế, với một số quốc gia, Hoa Kỳ có thể đàm phán về một FTA (Mã Lai, Thái Lan, và FTA với Singapore đã được ký kết), nhưng với những quốc gia khác một TIFA (Thỏa ước Khung về Đầu tư và Mậu dịch, vốn định rõ các phạm vi cần tới sự cải tiến trước khi cân nhắc tới một FTA) sẽ thích hợp hơn. Và với một số quốc gia như Việt Nam, một thỏa ước mậu dịch song phương vốn có thể giúp thiết lập tư cách quan hệ mậu dịch bình thường và các điều kiện căn bản khác trong quan hệ có lẽ sẽ thích hợp hơn.

B�! ��ng vi�! �c tạm thời dựa vào các FTA song phương, Hoa Kỳ có vẻ chơi nước đôi để khỏi bị thiệt – không phải cố cản trở các cố gắng tạo ra các FTA riêng cho Đông Á mà làm các giao ước để giữ khỏi bị cắt đứt khỏi các ích lợi của chúng. Mối nguy về một khối mậu dịch hướng nội và độc quyền sẽ nổi lên ở Đông Á có vẻ còn xa vời lúc này. Những cọng mì của các FTA trong khu vực cuốn lấy cả bên trong châu Á lẫn vắt qua bên kia các đại dương. Hơn nữa, một FTA xuyên Thái Bình Dương với thành phần mở, có thể được cân nhắc, đặc biệt vì đó là một trong các mục tiêu chính của diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC) mà thành viên của nó gồm cả Hoa Kỳ, ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Canada, và Mexico.

Về mặt an ninh, các vấn đề cường độ và sự dung nạp thành viên có một tác động trực tiếp hơn tới quyền lợi quốc gia của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã được coi như một bá quyền ở châu Á với lực lượng lên tới 100.000 quân nhân được triển khai thuộc Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và có các quan hệ đồng minh mạnh mẽ với Nhật Bản, Nam Hàn, Phi Luật Tân, Thái Lan, và Úc/Tân Tây Lan cộng với quan hệ an ninh chặt chẽ với Singapore và Đài Loan. Đông Á cũng gồm tới ba trong số sáu lực lượng vũ trang lớn nhất thế giới – Trung Quốc, Bắc Hàn, và Nam Hàn với Nga ở sát bên. Trung Quốc là một thế lực hạt nhân; Bắc Hàn khao khát muốn thành một thế lực hạt nhân; Nhật Bản đang nâng cấp lực lượng quốc phòng; những cuộc tấn công khủng bố xảy ra thường xuyên ở Đông Nam Á; và các điểm nóng đang tồn tại dọc theo eo biển Đài Loan và trên bán đ! ảo Tri�! ��u Tiên. Quyền lợi an ninh của Hoa Kỳ ở Đông Á lớn đến nỗi trong các vấn đề liên hệ tới an ninh châu Á, Hoa Kỳ đã tìm một ghế tại bàn hội nghị và thường dẫn dắt các nỗ lực giải quyết các vấn đề tranh cãi. Hoa Kỳ đã liên kết với Tokyo và Seoul trong việc kêu gọi thành lập một Diễn đàn Khu vực Đông Bắc Á, sẽ gồm có Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, và Nam Hàn. Diễn đàn này, một đối ứng của Diễn đàn Khu vực ASEAN (cũng bao gồm các quốc gia nói trên cộng thêm một số quốc gia khác), có thể thiết chế hóa sự hợp tác ở Đông Bắc Á trên các vấn đề liên quan tới an ninh, năng lượng, và bệnh tật.

Tâm điểm của quan ngại của Hoa Kỳ đối với kiến trúc khu vực đang hình thành ở Đông Á là ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc. Bắc Kinh đang hướng tới việc khôi phục lại vị trí lãnh đạo châu Á của mình. Nó đã thay thế vai trò của Nhật Bản và Hoa Kỳ trong các quốc gia Đông Nam Á, trở thành đối tác thương mại chủ yếu của họ và một nguồn viện trợ kinh tế đang gia tăng. Nó cũng theo đuổi một "màn tấn công quyến rũ" và có vẻ đang chiếm được "khối óc và con tim" của nhiều người ở các quốc gia đó. Trung Quốc đã đạt được điều này thông qua ngoại giao khéo léo, sử dụng nguồn viện trợ, trình ra một khuôn mặt thân thiện hơn, và cũng thông qua các thỏa ước mậu dịch chính thức và các thỏa ước khác. Nguy cơ đang hiện hữu là, nếu Trung Quốc khống chế được các thiết chế khu vực ở Đông Á, nó có thể lái chúng theo đường hướng thù địch với quyền lợi của Hoa Kỳ, đúng như Bắc Kinh đã làm với Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Trong ! tương l! ai, khi các vấn đề an ninh nổi lên ở Đông Á, các nhà hoạch định chính sách có thể phải đối mặt với câu hỏi: Các quốc gia sẽ trông về Hoa Kỳ hay về Trung Quốc để tìm giải pháp?

Những thành công gần đây của Trung Quốc, tuy nhiên, không nên được nhấn mạnh quá đáng. Hoa Kỳ vẫn là một thế lực kinh tế và quân sự đứng đầu thế giới, và trong khi nhiều dây chuyền cung ứng toàn cầu có sự góp mặt của Trung Quốc, chúng cũng bao gồm cả Hoa Kỳ – đặc biệt trong thiết kế sản phẩm, công nghệ, và tiếp thị. Cho dù các quốc gia châu Á đang tìm kiếm các lựa chọn quốc tế rộng rãi hơn với các thế lực chủ chốt, họ cũng liên tục duy trì giải pháp nước đôi và khéo léo xoay xở để thu lợi và chống lại nguy cơ khống chế có thể có của Trung Quốc. Trong tiến trình này, họ đang tìm kiếm các mối liên hệ mật thiết hơn với nhau và với Hoa Kỳ nữa. Hoa Kỳ vẫn được coi như người giữ ổn định an ninh và đối tác kinh tế hàng đầu của khu vực. [4]

Câu hỏi cuối cùng để hoạch định chính sách về các thỏa ước mậu dịch và an ninh ở Đông Á là kiến trúc khu vực này sẽ có dạng nào. Điều này bao gồm liệu các tổ chức an ninh và kinh tế nên được phân ra hay nhập chung lại, các quốc gia sẽ được nhóm lại như thế nào, trung tâm sẽ được đặt ở đâu, và tiếng nói của mỗi thành viên tham dự. Cho tới lúc này, chính sách Hoa Kỳ là để cho các quốc gia Á châu chủ động đề xuất các loại tổ chức khác nhau. Đa số các đề xuất đ! ặt tr�! �ng tâm vào hoặc an ninh hoặc kinh tế, hoặc được chia ra làm hai phần, một phần để mở đường cho một FTA và phần còn lại để luận bàn về các vấn đề an ninh.


Xào lại bộ bài Á Châu

Sự chấm dứt chiến tranh lạnh và cái chết của chủ nghĩa cộng sản châm ngòi cho hai trào lưu cách mạng. Một là về chính trị – biểu trưng bằng sự sụp đổ của bức tường Berlin và sự tan rã của Liên Xô cũ. Thứ hai là về kinh tế – biểu trưng bằng việc tư hữu hóa các xí nghiệp quốc doanh, sự nới lỏng của mô hình kiểm soát tập quyền, và sự thừa nhận các nguyên tắc thị trường không chỉ ở Liên Xô cũ mà còn ở các quốc gia Đông Á như Trung Quốc và Việt Nam. Về mặt kinh tế, một triết lý đồng thuận toàn cầu đang chứng minh, hiện giờ hệ thống kinh tế cung cấp tỷ suất tăng trưởng cao nhất, thỏa mãn người tiêu thụ nhiều nhất, và tiêu chuẩn sống tốt nhất là nền kinh tế thị trường tư hữu, mở của ra thị trường toàn cầu, tự do lưu chuyển vốn, và sự điều tiết/can thiệp của chính quyền chủ yếu chỉ trong những trường hợp thị trường thất bại. Các chính quyền độc tài, hơn thế nữa, còn thấy rằng họ có thể sử dụng hệ thống thị trường và sự tăng trưởng nó mang lại để tăng cường tính hợp pháp, trấn áp đối lập, tài trợ cho quân đội của họ, và xây dựng lòng tự hào quốc gia ở nước mình. Kết cục, tuy nhiên, các nhà chuyên môn nhận thấy tăng trưởng kinh tế đang tạo ra một tầng lớp trung lưu và các trung tâm quyền lực trong thế cạnh tranh, dẫn tới các xã hội dân chủ hơn và ít nguy cơ đối đầu quân sự hơn với các quốc gia công ! nghiệp ! hóa trên thế giới.

Suốt cuộc chiến tranh lạnh, các kiểu thức mậu dịch đi theo những mối quan hệ an ninh. Hoa Kỳ trở thành đối tác mậu dịch lớn (nếu không nói là chính) của Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, và nhiều quốc gia Đông Nam Á. Các quốc gia cộng sản, tương tự vậy, tụ về Trung Quốc và Liên Xô và được tưởng thưởng bằng những tín dụng mậu dịch đặc biệt. Tuy nhiên, hiện giờ, các kiểu thức mậu dịch đó đã thay đổi. Toàn cầu hóa không biết tới triết lý chính trị. Các doanh nghiệp tìm kiếm các cơ sở sản xuất có phẩm chất cao, chi phí thấp không quan tâm đến việc chúng được đặt ở đâu. Trung Quốc nhanh chóng trở thành địa bàn sản xuất được ưa thích của các công ty từ Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Hoa Kỳ, và nhiều quốc gia khác. Các thỏa ước mậu dịch chính thức đang đi theo các kiểu thức mậu dịch mới được phát triển. Kết cấu định hình các nền kinh tế riêng lẻ đang nhanh chóng bị đan xen bởi các thỏa ước mậu dịch ưu đãi khu vực và song phương.

Trong suốt cuộc chiến tranh lạnh, vỏ bọc an ninh cho các quốc gia thường trùng khít với triết lý định hình tổ chức chính quyền và nền kinh tế của chúng. Khối cộng sản nổi lên trong số các quốc gia xã hội chủ nghĩa, trong khi Hoa Kỳ thành lập các quan hệ đồng minh kín và lộ với các nền kinh tế thiên về thị trường hơn. Một bên là một khối dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ, trong đó Hoa Kỳ được coi như một đầu lĩnh nghĩa hiệp được hỗ trợ bởi các quan hệ đồng minh an ninh song phương với các quốc gia Á châu chủ chốt trong khối phi cộng sản. Hoa Kỳ đã duy trì quan hệ đồng minh và chi! ến lư�! ��c với Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, Phi Luật Tân, Thái Lan, Úc, và Tân Tây Lan theo kiểu cấu trúc nan hoa. Khối được Hoa Kỳ bảo vệ này chi phối các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương ngoại vi. Ở bên kia là một nước Trung Quốc cộng sản chia sẻ sự thù địch Hoa Kỳ với Liên Xô và khống chế vùng nội địa Á châu rộng lớn. Trung Quốc và Liên Xô hỗ trợ các quốc gia có chính quyền cộng sản như Bắc Hàn và Bắc Việt. Kết quả là sự phân đôi Đông Á thành hai khối theo Hoa Kỳ và theo cộng sản, cùng với một số quốc gia cố gắng theo đuổi những đường lối độc lập hơn. Hai phía giao nhau bằng một cân bằng quyền lực khu vực có nguồn gốc từ sự cân bằng chiến tranh lạnh do nỗi lo sợ có tính toàn cầu. Có sự hiện diện của một số tổ chức thế giới hoặc nội bộ Á châu, nhưng không một tổ chức nào có thể giải quyết một cách hiệu quả các vấn đề kinh tế, chính trị và an ninh nổi cộm ở châu Á.

Các phối trí an ninh và chính trị đã được thành lập giữa các quốc gia châu Á, hơn nữa, vốn có khuynh hướng chống Trung Quốc hoặc chống cộng. ASEAN hoặc SEATO (Khối Hiệp định Đông Nam Á) [5] là hai trường hợp minh họa. Hiện thời, tuy nhiên, các phối trí chính trị và kinh tế đang vượt qua các biên giới triết lý, và Trung Quốc đang nổi lên như một bá quyền khu vực ở châu Á. Các thay đổi này được thấy rõ trong các tổ chức nội bộ Á châu như là Thượng đỉnh Đông Á, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, ASEAN + 3 (ASEAN cộng với Trung Hoa, Nhật Bản, v�! � Nam Hà! n), Diễn đàn Khu vực ASEAN, và các cuộc hội thoại sáu bên, cũng như các diễn đàn tuyến hai, như là Đối thoại Shangri-La hay Đối thoại Hợp tác Đông Bắc Á [6] .


Tại sao liên kết với nhau?

Các quốc gia gia nhập các thỏa ước song phương và đa phương để ngăn ngừa hoặc giới hạn xung đột vũ trang, giảm nhẹ căng thẳng, thu các mối lợi kinh tế, và, trong một số trường hợp, nâng cao các tiêu chuẩn nhân quyền. Về mặt an ninh, một thực tế không dễ chịu đối với mọi quốc gia là khoảng không phía trên tầm mức quốc gia căn bản là vô chính phủ. Trong lịch sử, nhiều quốc gia đã cố gắng bước vào cái khoảng không vô chính phủ đó để theo đuổi các lợi ích quốc gia hẹp hòi. Cho tới Thế chiến II, các quốc gia đối lại với cách hành xử như vậy chủ yếu bằng cách lập ra các liên minh an ninh. Không có một thiết chế toàn cầu nào với quyền hành bao trùm toàn cầu tồn tại. Giờ đây, luật và thông lệ quốc tế đã được thiết lập, và các thiết chế (chẳng hạn Liên Hợp Quốc) có tồn tại, nhưng các thiết chế nắm được quyền hành chỉ trong chừng mực các quốc gia riêng lẻ nhượng quyền lại cho chúng. Trong nhiều trường hợp, chức năng đầu tiên của các thiết chế đó là để cung cấp một cơ chế nhằm giải quyết các bất đồng quốc tế và để đưa các quốc gia đối diện với nhau trong một môi trường ngoại giao hơn là trên chiến trường.

Về mặt kinh tế, khoảng không gian phía trên các nền kinh tế quốc gia cũng vô chính p! hủ, nh�! �ng không như các trao đổi an ninh có tổng bằng không (như xâm chiếm lãnh thổ), các trao đổi kinh tế quốc tế có tổng số dương và thường mang lại lợi lộc cho doanh nghiệp và người tiêu thụ ở cả hai phía. Trong nhiều trường hợp, tuy nhiên, những khoản lợi lộc mậu dịch tư nhân có thể xung đột với các chính sách quốc gia (như buôn bán hàng lậu). Vai trò của các quốc gia đối với hoạt động kinh tế hợp pháp là phải cung cấp môi trường cho nó diễn ra, tạo điều kiện thuận lợi cho nó, điều tiết nó, và trong một số trường hợp, sở hữu nó. Đơn cử, để tạo điều kiện cho mậu dịch được dễ dàng hơn trong khoảng không vô chính phủ giữa các quốc gia, các chính quyền thiết lập những nguyên tắc mậu dịch và nhượng các lợi ích ưu đãi cho những quốc gia khác thông qua các cơ chế chính thức.Những động thái này bao gồm ban cho tư cách quan hệ mậu dịch bình thường (tối huệ quốc), thiết lập Tổ chức Mậu dịch Quốc tế (WTO), chấp thuận các thỏa ước mậu dịch tự do, hay tổ chức các thiết chế tài chính đặc biệt như Ngân hàng Thế giới hoặc Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Các phối trí và thiết chế an ninh và mậu dịch cũng tạo cơ sở cho các quốc gia nắm lấy vai trò lãnh đạo và mở rộng ảnh hưởng. Sự kết thúc chiến tranh lạnh mang lại một thế giới đơn cực với Hoa Kỳ ngự trị trên đỉnh. Những quốc gia châu Á công nhận rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục có ảnh hưởng chủ yếu trong khu vực, nhưng Bắc Kinh, đặc biệt, nhận thấy sự thành lập một tổ chức riêng của châu Á là một cơ hội để giúp giành lại cái mà họ coi là vị trí lịch sử của mình trong vai trò một lãnh ! đạo kh! u vực ở châu Á. Trung Quốc cũng muốn làm yếu đi quan hệ giữa Hoa Kỳ với Nhật Bản và Nam Hàn (cả Ấn Độ nữa) và thấy các quốc gia ở châu Á dễ dàng chấp thuận các ước muốn của mình hơn. [7] ASEAN, cũng vậy, coi mình như là cánh trung lập hơn trong sự tranh chấp giữa các thế lực lớn đang vùng vẫy ở châu Á và là một động lực cho chủ nghĩa khu vực. Người Đông Nam Á thấy được là vấn đề không phải ở chỗ các con voi lớn đang đánh nhau hay đang ve vãn nhau, vì kiểu gì thì khán giả chung quanh cũng có thể bị đè bẹp.

Các nghiên cứu học thuật về kết quả của sự liên thuộc kinh tế và an ninh chỉ ra các điểm sau:

        Giữa các quốc gia, sự liên thuộc càng lớn (mất mát nhiều hơn khi quan hệ kinh tế bị tiêu huỷ) thì xác suất theo đuổi các đòi hỏi chính trị vốn có thể dẫn tới nguy cơ xung đột càng thấp. Mặt khác, sự liên thuộc kinh tế có thể được sử dụng như một sức ép để đặt ra những đòi hỏi chính trị. [8] Một quốc gia có khuynh hướng liên minh quốc tế càng cao (có tham gia và hưởng lợi từ việc mở rộng thị trường ngoại quốc hoặc nhập khẩu) trong trường hợp có bế tắc chính trị, khả năng các động thái khích lệ hoặc cấm vận kinh tế từ bên ngoài sẽ có hiệu quả càng cao trong việc gây ảnh hưởng lên chính sách của quốc gia có vấn đề. [9] Một quốc gia có khuynh hướng thị trường và dân chủ càng nhiều, điều này sẽ dễ xảy ra hơn.

        Tâm lý mong đợi các món lợi thương mại tương lai giữa các quốc gia góp phần làm dịu đi các căng thẳng chính trị và ngăn cản sự khởi phát thù nghịch. Những món lợi tương lai đó được tôn thêm lên bởi các thỏa ước mậu dịch ưu đãi, như các FTA. Tư cách thành viên trong các thỏa ước mậu dịch ưu đãi có khuynh hướng ngăn ngừa xung đột liên quốc gia. [10]

        Những phối trí an ninh và kinh tế làm tăng các cơ hội thông tin, thiết lập các liên hệ cá nhân giữa dân chúng, và sự hợp tác trong các nỗ lực ngoại giao. Điều này làm giảm các nguy cơ tính toán sai hoặc hiểu lầm và tăng các cơ hội cho ngoại giao trực tiếp và đối thoại qua các kênh không chính thức. Mặt khác, các phối trí kinh tế cũng làm tăng sức ép cạnh tranh với công nghiệp nội địa và dẫn đến những hậu quả không đoán trước được của việc tự do hóa mậu dịch.


Các thỏa ước mậu dịch khu vực

Động lực cho các thoả ước tài chính và mậu dịch thường là để kiếm lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu, hoặc đầu tư vốn chưa có trong những giao kết toàn cầu đã được thỏa thuận đa phương thông qua WTO. Theo các nguyên tắc WTO, những thỏa thuận mậu dịch khu vực và song phương có thể hạ thấp hơn các rào cản giữa các quốc gia ký kết nhưng không thể nâng các rào cản lên với các nền kinh tế khác.

Các thỏa ước mậu dịch có tác động kép, vừa tạo ra mậu dịch vừa đổi hướng mậu dịch. Chúng đổi hướng mậu dịch đang tồn tại về hướng các quốc gia ký kết nhưng cũng tạo ra nhiều mậu dịch hơn trên tổng thể. [11] Thỏa ước mậu dịch tự do và các thỏa ước mậu dịch khác cũng có thể định hình cửa vào thị trường hay các ưu đãi khác, dưới sự bảo đảm của một chính quyền, nhưng cũng có nguy cơ bị những chính quyền kế nhiệm hủy bỏ. Chúng cũng có thể thúc đẩy các chính quyền thực hiện những chính sách đáng ra rất khó khăn, như mở cửa thị trường nông nghiệp hoặc cung cấp quyền lao động hoặc bảo vệ môi trường. Bất kỳ một sự thay đổi nào trong các nguyên tắc mậu dịch đều tạo nên kẻ thắng – những người có thể kiếm lợi từ cơ chế mậu dịch mới và người thua – những kẻ bị tổn thương bởi cơ chế đó.

Như với Liên Âu hoặc Khu vực Mậu dịch Tự do Bắc Mỹ, các phối trí mậu dịch ưu đãi thường đi theo các kiểu th�! ��c mậu dịch. Những FTA không phải từ trên trời rơi xuống, dù trong nhiều trường hợp các FTA được theo đuổi vì các lý do chính trị hơn là kinh tế. Các FTA trải qua các bước tiến hóa liên quan tới cường độ (mức độ tự do hóa lớn hơn) và quy mô (nhiều thành viên hơn). Như được minh họa trong Hình 1, quan hệ mậu dịch bắt đầu với các dòng chảy đầu tư và mậu dịch không có tổ chức, đặt căn bản trên lợi thế kinh tế đối chiếu. Mậu dịch lúc đó có thể theo các nguyên tắc mậu dịch quốc tế chung, ví dụ như những nguyên tắc nảy sinh từ quy chế quan hệ mậu dịch bình thường (tối huệ quốc) hoặc từ WTO. Từ đó, hoạt động thương mại có thể được đặt dưới một phối trí mậu dịch ưu đãi với các đặc quyền có ngõ vào riêng hoặc với rào cản quan thuế được giảm bớt, nhưng chưa nhất thiết là mậu dịch tự do. Được xem như là tiền thân của phối trí mậu dịch ưu đãi, Hoa Kỳ đã sử dụng các Thỏa ước Khung về Đầu tư và Mậu dịch (TIFA) để tăng cường mậu dịch song phương và hỗ trợ cải tổ kinh tế ở quốc gia đối tác thông qua các cuộc thảo luận cấp cao thường xuyên về các vấn đề kinh tế và thương mại. Các quốc gia khác sử dụng những Thỏa ước Khung vốn có thể tạo đà cho một "vụ gặt sớm" các nhượng bộ về mậu dịch và xúc tiến những cuộc thảo luận về một FTA tương lai.

Hình 1. Các loại phối trí mậu dịch (theo cường độ)

http://www.talawas.org/talaDB/pics/kinhte030507.gif

http://www.talawas.org/talaDB/pics/kinhte030507_yellow.gif!
Mậu Dịch theo Các Nguyên Tắc WTO

http://www.talawas.org/talaDB/pics/kinhte030507_blue.gif
Thỏa Ước Khung Giảm một số loại quan thuế, lịch trình để đàm phán FTA

http://www.talawas.org/talaDB/pics/kinhte030507_green.gif
Thỏa Ước Cộng Tác Kinh Tế Gỡ bỏ phần lớn các rào cản mệu dịch nội bộ, gồm cả dịch vụ, v.v.

http://www.talawas.org/talaDB/pics/kinhte030507_pink.gif
Khu Vực Mậu Dịch Tự Do Gỡ bỏ các rào cản mậu dịch (và đầu tư) nội bộ nhưng lưu lại các rào cản quan thuế

http://www.talawas.org/talaDB/pics/kinhte030507_white.gif
Thị Truờng Chung FTA cộng với các rào cản quan thuế chung và tự do giao lưu lao động và vốn.


Nhật Bản và những quốc gia khác thường đàm phán các FTA từng phần gọi là các Thỏa ước Đối tác Kinh tế (EPA). Những thỏa ước này thiết lập mậu dịch tự do cho phần lớn sản phẩm hàng hóa, nhưng chúng có thể loại trừ các vùng nhạy cảm như nông nghiệp. Trong một số trường hợp, EPA chỉ bao gồm một vài nhượng bộ mậu dịch thực sự. Chúng cũng có thể vạch ra một con đường hướng tới một FTA toàn phần. Một FTA thường tạo cơ sở cho việc loại bỏ thu�! �� quan t! rên hàng hóa, các cửa vào dịch vụ và dòng chảy đầu tư được khai thông, cũng như các điều khoản khác. Phối trí mậu dịch dàn trải nhất thường là một Thị trường Chung, còn đi xa hơn FTA nữa. Các thành viên của nó có mậu dịch tự do giữa họ với nhau cộng với những rào cản chung bên ngoài và cho phép lao động và vốn lưu thông tự do giữa các quốc gia thành viên. [12] Khi các phối trí mậu dịch trở tăng về chất, chúng cũng mở rộng hơn quy mô bằng cách dung nạp thêm những quốc gia khác (như đang xảy ra với sự mở rộng Liên Âu). [13]

Ở Đông Á, phần lớn các thỏa ước mậu dịch được thúc đẩy bởi thị trường. Chúng cũng có tính cạnh tranh. Các lợi lộc sẵn có trong một thỏa ước mậu dịch ưu đãi thường kích động các quốc gia khác tìm kiếm các thuận lợi mậu dịch tương tự hoặc chịu nguy cơ mất doanh thương cho các nhà xuất khẩu hoặc đầu tư của mình. Trong một số trường hợp, các thỏa ước (hoặc không có thỏa ước) được thúc đẩy bởi lý do chính trị, đặc biệt trong trường hợp của Đài Loan khi Bắc Kinh cố gắng cô lập họ về ngoại giao trong khi Đài Bắc ra sức đối phó với sự lạnh nhạt ngoại giao vốn gây ấn tượng sai về các quan hệ mậu dịch ngầm đang tồn tại. Trong những trường hợp khác, chính trị và tranh chấp lịch sử (đặc biệt giữa Nhật Bản và Trung Quốc và Nam Hàn) đã làm cản tr! ở việ! c ký kết các thỏa ước mậu dịch tự do.

Bản tiếng Việt © 2007 talawas



[1]Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á, hay ASEAN, là một tổ chức chính trị và kinh tế gồm có năm thành viên sáng lập năm 1967 của nó (Indonesia, Mã Lai, Phi Luật Tân, Singapore, và Thái Lan) cộng thêm năm quốc gia gia nhập sau này (Brunei, Việt Nam, Lào, Miến Điện, và Cam Bốt).
[2]Mặt an ninh của ASEAN.
[3]25 tham dự viên trong ARF bao gồm mười quốc gia ASEAN, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên Âu, Nga, Úc, Canada, Tân Tây Lan, Nam Hàn, Bắc Hàn, Ấn Độ, Pakistan, Mông Cổ, Papua New Guinea, và Đông Timor.
[4]
Sutter, Robert. "Sự lớn mạnh của Trung Quốc: Các dấu hiệu Mỹ cần quan tâm ở châu Á" (Implication for U.S. in Asia. East-West Center, Washington, Policy Studies 21, 2006. p. vì-ix.)
[5]Khối SEATO được thành lập năm 1954 bởi Úc, Pháp, Anh, Tân Tây Lan, Pakistan, Phi Luật Tân, Thái Lan, và Mỹ sau khi Pháp triệt thoái khỏi Đông Dương. Nó được tạo ra để ng�! �n ngừa sự lan rộng của Cộng sản ở Đông Nam Á. Nó được giải thể năm 1977.
[6]Để có thêm thông tin về Đối Thoại Shangri-La, coi: [http://www.iiss.org/conferences/the-shangri-la-dialogue]. Để có thêm thông tin về Đối Thoại Hợp Tác Đông Bắc Á, coi: [http://www-igcc.ucsd.edu/regions/asia_pacific/neacddefault.php].
[7]Roy, Denny. "Quan hệ Trung Quốc – Nhật bản: Hợp tác trong thế đối đầu." Trung tâm nghiên cứu an ninh Châu Á – Thái Bình Dương. Đánh giá đặc biệt, Tháng Mười 2004. [http://www.apcss.org/publications/SAS/AsiaBilateralRelations/China-Japan%20Relations%20Roy.pdf]
[8]Crescenzi, Mark J. C. Sự liên thuộc kinh tế và xung đột trong chính trị thế giới [Lanham, MD, Lexington Books, 2005) p. 6.
[9]Papayoanou, Paul A. và Scott L. Kastner, "Chung chăn với kẻ thù (tiềm năng): Đánh giá chính sách và quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Quốc", trong Jean-Marc F. Blanchard, Edward D. Mansfield, and Norrin M. Ripsman, Quyền lực và túi tiền, đường lối kinh tế, liên thuộc và an ninh quốc gia, (Portland, OR, Frank Cass, 2000) p. 159ff.
[10]
Copeland, Dale C. "Nhu cầu ngoại thương và sự bùng nổ hoà bình: Dètente 1970-74 và sự kết thúc chiến tranh lạnh 1985-91," p. 93 và Edward D. Mansfield, Jon C, Pevehouse, và David H. Bearce, "Những sắp đặt thương mại ưu đãi và hiềm khích quân sự," p. 16, both in Jean-Marc F. Blandchard, Edward D. Mansfield, và Norrin M. Ripsman, Power and the Purse, Economic Statecraft, Interdependence, and National Security (Portland, OR, Frank Cass, 2000) 343 p.
[11]Để biết các thảo luận về những thỏa ước mậu dịch tự do, coi CRS Report RL31356, Những thỏa ước mậu dịch tự do: Tác động đối với thương mại Hoa Kỳ và những tiêu điểm cho chính sách thương mại Hoa Kỳ , của William H. Cooper.
[12]Trong một liên hiệp thuế quan, các thành viên có hàng rào thuế quan chung bên ngoài nhưng không có mậu dịch tự do giữa họ với nhau.
[13]Một tác giả tuyên bố rằng việc kết nạp thêm các quốc gia vào Liên Âu mag lại những thay đổi vĩnh viễn và tạo nên một vùng quyền lực hơn là một vùng yếu kém. Tác giả tuyên bố rằng tiến trình này kết cục sẽ cho phép Âu châu dẫn đầu thế giới trong thế kỷ 21. Leonar! d, Mark. ! Tại sao châu Âu sẽ dẫn dắt thế kỷ 21. New York, Fourth Estate, 2005.


Các phối trí tài chính và kinh tế khu vực

Các thỏa ước mậu dịch khu vực (RTA), bao gồm các FTA, đã trở thành phương tiện chính để đạt được tự do hóa đầu tư và mậu dịch. Các RTA đang được đàm phán với vai trò phụ trợ và song song với các đàm phán mậu dịch đa phương theo khuôn khổ WTO. Trong khi một số người coi RTA như những khối cản trở tự do hóa mậu dịch toàn cầu, một số người khác coi chúng như những đơn nguyên cho căn nhà mậu dịch tự do toàn cầu chung cuộc. Các thỏa ước WTO có khuynh hướng mang lại những kết quả "có mẫu số chung thấp nhất", trong khi những RTA có thể đi xa hơn các thỏa ước WTO với nhiều nhượng bộ hơn được thực hiện bởi các quốc gia có lối nghĩ giống nhau.

Cái mạng lưới phức tạp của các thỏa ước mậu dịch tự do trên thế giới, đôi khi được ví với một "tô mì", đang trở nên dày đặc hơn mỗi năm. WTO tường trình rằng hơn 170 thỏa ước mậu dịch khu vực hiện thời có hiệu lực và một số lượng lớn đang được đàm phán có thể đưa con số đó lên gần tới 300. [1]


Các FTA hiện hành và những cái đang được đàm phán

Ở Đông Á, đất của nhiều nền kinh tế năng động nhất trên thế giới, sự cạnh tranh đang gia tăng cường độ để gia nhập các thỏa ước mậu dịch khu vực. [2] Trong năm 1992, ASEAN đã tạo nên một ! FTA ASEAN (AFTA) giữa những quốc gia thành viên của nó. Theo thỏa ước này, các quốc gia ASEAN đã tạo được những tiến bộ đáng kể trong việc hạ mức thuế quan trong nội bộ khu vực. ASEAN-6 (Brunei Darussalam, Indonesia, Malaysia, Phi Luật Tân, Singapore và Thái Lan) đã giảm thuế quan xuống 5% hoặc thấp hơn nữa đối với 99% sản phẩm được thỏa thuận theo Kế hoạch Thuế quan Ưu đãi Hiệu quả Chung cho AFTA. Cambodia, Lào, Miến Điện và Việt Nam được cho nhiều thời gian hơn để hạ thấp thuế quan của họ. [3] FTA này bao trùm tất cả các nông phẩm và sản phẩm hàng hóa. Tuy nhiên, 734 mục thuế quan trong ASEAN chiếm 1.09% tổng số danh mục thuế ASEAN được loại trừ vĩnh viễn khỏi khu vực mậu dịch tự do với các lý do an ninh quốc gia; bảo vệ sức khỏe và đời sống con người cây trồng và thú vật; do các lý do khảo cổ, lịch sử, và nghệ thuật. Trong năm 2003, ASEAN cũng thiết lập Cộng đồng ASEAN. Cộng đồng này có ba trụ cột: Cộng đồng An ninh ASEAN, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, và Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN.

Bảng 1. Các phối trí mậu dịch khu vực, các đàm phán, và các cuộc thảo luận của các quốc gia Đông Á chọn lọc và các quốc gia khác
http://www.talawas.org/talaDB/pics/kinhte040507_1.gif
Nguồn: Các mục tin báo chí khác nhau và Văn Phòng APEC.
Chú Thích: F = FTA đang tồn tại (có thể chưa được thực thi hoàn toàn). PF = FTA từng phần (nhiều phần không được bao gồm hoặc lên kế hoạch cho sự thực thi FTA trong tương lai). ! N = Đàm! phán FTA. D = Thảo luận FTA.

a.    Trung Quốc có một FTA với Hồng Công, Macao. FTA từng phần với Chile. Các cuộc đàm phán với Pakistan với thỏa ước thu hoạch sớm. Các cuộc thảo luận với các quốc gia vùng Vịnh.

b.    Nhật có một FTA với Mexico. Các cuộc đàm phán với Brunei, Chile.

c.    Nam Hàn có một FTA với Chile, EFTA. Các cuộc đàm phán với Canada.

d.    ASEAN có một Cộng tác Kinh tế Chặt chẽ hơn với Ấn Độ.

e.    Singapore có một FTA với EFTA. FTA từng phần với Jordan. Thành viên của Thỏa ước Cộng tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương với Brunei, Chile, và Tân Tây Lan. Các cuộc đàm phán với Mexico, Canada, Peru, Bahrain, Egypt, Pakistan, Kuwait, Qatar, UAE, và Sri Lanka.

f.     Indonesia là thành viên của Thỏa ước Cộng tác Kinh tế và Mậu dịch Khu vực Nam Thái Bình Dương.

g.    Thái Lan có các cuộc đàm phán với Peru.

h.    Mã Lai có một FTA với Chile, Brunei.

i.     Phi Luật Tân có một FTA với EFTA. Các cuộc đàm phán với Israel.

j.     Việt Nam có một FTA với Cộng đồng Vùng Andes. Các cuộc đàm phán với EFTA, UAE.

k.    Úc có các cuộc hội thoại với UAE, Ai Cập.

l.     Tân Tây Lan là thành viên của Thỏa ước Cộng tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương với Brunei, Chile, và Singapore.

Trong khi ASEAN đang vun xới các mối quan hệ thân thiết hơn về văn hóa, kinh tế, và chính trị giữa các quốc gia thành viên, tổ chức này cũng đã ký kết nhiều thỏa ước khác nhau với những quốc gia khác, qua đó tạo điều kiện tự do hóa một số hoạt động thương mại ngay tức thời và mở ra những điều khoản cho các cuộc đàm phán hướng tới các thỏa ước mậu dịch chính thức. Trong tháng Mười Một năm 2002, ASEAN và Trung Quốc đã ký một Thỏa ước Khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện. Thỏa ước này chuẩn bị cho một Khu vực Mậu dịch Tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA) vào năm 2010 giữa Trung Quốc và nhóm ASEAN-6 có trình độ công nghiệp hóa cao hơn, [4] và vào năm 2015 đối với Cambodia, Lào, Miến Điện, và Việt Nam. [5] ASEAN cũng đã ký một Thỏa ước Đối tác Kinh tế Thân cận với Úc và Tân Tây Lan, và trong năm 2005, bắt đầu đàm phán một FTA với các quốc gia đó. Trong năm 2002 và 2003, ASEAN và Nhật Bản đã thiết lập quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện ASEAN-Nhật Bản. Thỏa ước này bao gồm các thành phần của một khu vực mậu dịch tự do có thể có và sẽ được thực thi vào năm 2012 (có gia hạn thêm năm năm cho các thành viên mới của ASEAN). ASEAN có một thỏa ước tương tự với Ấn Độ. [6] Với Nam Hàn, ASEAN đã ký một hiệp ước FTA đơn lẻ chỉ bao gồm mậu dịch hàng hóa. Trong tháng Mười Hai 2005, Thái Lan từ chối ký vào thỏa ước vì Nam Hàn loại trừ gạo khỏi 4000 mục phải có thuế quan nhập khẩu được cắt giảm xuống dưới 20% và sau đó tới mức 0% vào năm 2009 (gia hạn thêm năm năm cho các quốc gia thành viên mới hơn của ASEAN). [7]

Bởi vì ASEAN không phải là một thị trường chung, nó có thể đàm phán chung một thỏa ước FTA, nhưng mỗi thành viên riêng rẽ phải ký và thực thi FTA này như một thỏa ước song phương. ASEAN không có tỷ suất thuế quan chung với bên ngoài. Các quốc gia ASEAN riêng lẻ cũng có thể theo đuổi các FTA song phương của riêng họ.
Singapore là quốc gia tích cực nhất trong việc này. Nó đã ký kết các thỏa ước mậu dịch tự do với Hoa Kỳ, Hiệp hội Mậu dịch Tự do Âu Châu (EFTA), [8] Nhật Bản, và Úc, cũng như các FTA từng phần với Trung Quốc, Ấn Độ, và Jordan. Singapore là thành viên của Tổ chức Cộng tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (một FTA giữa Singapore, Tân Tây Lan, Chile, và Brunei). Quốc gia này đang đàm phán với Mexico, Canada, Nam Hàn, Ấn Độ, Pakistan, Peru, Sri Lanca, Ai Cập, Bahrain, Kuwait, Qatar, và Liên Hiệp các Tiểu Vương Quốc Ả Rập.

Ngoài tư cách thành viên của FTA ASEAN, Thái Lan đã ký kết FTA với Úc và Tân ! Tây Lan !
[9] và có các thỏa ước khung với Ấn Độ, [10] Peru, [11] Bahrain, [12] và BIMSTEC. [13] Thái Lan cũng có một thỏa ước nguyên tắc về FTA với Nhật Bản. Thái Lan đang đàm phán các FTA với Hoa Kỳ [14] và EFTA. Trong năm 2005, Thái Lan và Pakistan đồng ý trên nguyên tắc để soạn thảo một thỏa ước mậu dịch tự do theo quan hệ Đối tác Kinh tế Toàn diện đang tồn tại giữa hai quốc gia. [15] Thái Lan cũng đang cân nhắc một FTA với Morocco.

Tương tự như vậy, Phi Luật Tân, Indonesia, và Mã Lai đang mở các cuộc hội thoại và ký kết nhiều thỏa ước mậu dịch k! hác nhau! . Các cuộc đàm phán FTA Mã Lai – Mỹ đã bắt đầu trong tháng Sáu 2006. [16] Cam Bốt, Việt Nam và Lào bị bỏ xa trong tiến trình này. Họ rất chật vật mới có thể ký được các thỏa ước mậu dịch, đừng nói đến mậu dịch tự do hoặc những thỏa ước mậu dịch ưu đãi. Lào và Việt Nam chưa là thành viên của WTO (Việt Nam cuối cùng cũng đã được WTO thâu nhận vào đầu năm 2007 – ND), và Cam Bốt chỉ mới gia nhập năm 2004. Tuy thế, tất cả các thành viên ASEAN cam kết tự do hóa thương mại trong nội bộ ASEAN và nói chung có các cố gắng để đàm phán các FTA song phương song song với các thỏa ước FTA của ASEAN với các quốc gia khác.

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rất tích cực trong việc chủ động thiết lập các FTA với các đối tác thương mại. Trong năm 2002, nó đã ký một FTA (Thỏa ước Khung) với ASEAN để tạo ra một thị trường phi thuế quan cho Trung Quốc và sáu thành viên nguyên thủy của ASEAN vào năm 2010 và năm 2015 đối với bốn thành viên khác. Thỏa ước này có bao gồm một chương trình "thu hoạch sớm" về việc loại bỏ thuế quan đối với hàng hóa. Trung Quốc cũng có các FTA với Hồng Công và Ma Cao và một FTA về hàng lưu thông nguyên kiện với Chile. Nó đã thảo luận FTA với 27 quốc gia và đang đàm phán với Canada, Pakistan (đã đồng ý với một chương trình thu hoạch sớm), Úc, Tân Tây Lan, Iceland, và Chile. Trung Quốc cũng đã ký một thỏa ước khung về hợp tác kinh tế với các nước của Hội đồng Hợp tác Vịnh Ả Rập, từ đó có thể dẫn tới c! ác đàm! phán FTA.

Trung Quốc cũng là một động lực chính trong tiến trình ASEAN + 3 (ASEAN-10 [17] cộng với Trung Quốc, Nhật Bản, và Nam Hàn). Nhóm này, theo tin tức, đã trở nên một diễn đàn khu vực được ưa thích của Trung Quốc để từ đó, song song với các vấn đề kinh tế, có thể đưa các vấn đề an ninh/chính trị vào chương trình nghị sự. Trong tháng Mười Một 2005, nhóm ASEAN + 3 triệu tập kỳ họp thượng đỉnh thứ chín của nó ngay lập tức sau kỳ họp thượng đỉnh của khối ASEAN. Qua các phối trí mậu dịch song phương đã có giữa phần lớn các quốc gia tân tiến hơn trong ASEAN với Trung Quốc, Nhật Bản, và Nam Hàn, đã thấy sự hiện diện của những nền tảng cho một Khu vực Mậu dịch Tự do Đông Á tương lai (EAFTA). [18] Điều này, tuy nhiên, sẽ đòi hỏi các cuộc đàm phán FTA bị ngưng trệ giữa Nhật Bản và Nam Hàn phải được hoàn tất và các thỏa ước FTA phải được ký kết giữa Trung Quốc, Nhật Bản cũng như giữa Trung Quốc và Nam Hàn.

Nhật Bản nhập cuộc đua FTA tương đối trễ. Quốc gia này còn nặng gánh với ngành nông nghiệp được bảo vệ cao độ và một lịch trình mậu dịch vốn đặt ưu tiên cao nhất cho các đàm phán mậu dịch đa phương theo WTO. Trong năm 1999, các viên chức ở Tokyo đã quyết định nhảy vào cuộc chơi và phát tín hiệu thay đổi chính sách bằng cách kêu gọi một thỏa ước mậu dịch tự do ở ! Đông B�! ��c Á. [19] Nhật Bản đã bắt đầu theo đuổi các FTA bằng việc ký một Thỏa ước Hợp tác Kinh tế (EPA) với Singapore trong năm 2003. Sau đó nó đã tìm cách đối trọng lại các tác động của NAFTA bằng cách ký một EPA với Mexico trong năm 2004. Nhật Bản đã ký một thỏa ước hợp tác kinh tế với Phi Luật Tân trong năm 2006, [20] và cũng ký một EPA (loại bỏ thuế quan trên 97% hàng hóa thương mại) với Mã Lai, bắt đầu có hiệu lực vào tháng bảy 2006, [21] và trong năm 2005 thỏa thuận một EPA với Thái Lan. Nhật Bản cũng đang tiến hành các cuộc đàm phán theo thỏa thuận khung với ASEAN để thiết lập một FTA, và với Chile để hình thành một Thỏa ước Cộng tác Kinh tế. [22] Những cuộc hội thoại về FTA giữa Nhật Bản và Nam Hàn đã bị sa lầy vì các tranh cãi liên quan tới các sản phẩm nông nghiệp, lịch sử, và các tuyên bố tranh chấp một hòn đảo. Nhật Bản cũng đã đưa Ấn Độ và Indonesia vào trong lịch trình FTA và đang nhắm tới những cuộc hội thoại với Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh Ả Rập. [23] Đầu năm 2005, Nhật Bản bắt đầu thăm dò khả năng đàm phán với Thụy Sĩ và Úc, và tiến tới có thể khởi đầu những cuộc đàm phán với Úc trong năm 2007, sau khi hoàn tất nghiên cứu về tính khả thi. [24] Brazil là một mục tiêu xa hơn, nhưng đang dần dần đi vào lịch trình mậu dịch song phương của Nhật Bản. [25] Theo như tin tức, Nhật Bản coi các FTA với Trung Quốc, Ấn Độ, và Úc như một phương tiện để thu được nhiều ảnh hưởng hơn trong một cộng đồng Đông Á đang đuợc định hình. [26]

Nam Hàn cũng đã nhập cuộc đua ký kết các FTA. Sau khi chứng kiến doanh số xuất khẩu của mình sang Chi lê tăng vọt sau khi hiệp định mậu dịch tự do đầu tiên của Nam Hàn với quốc gia đó bắt đầu có hiệu lực từ tháng Tư 2004, Nam Hàn loan báo trong tháng Ba 2005 là nó dự định khởi sự đàm phán thương mại với tới 50 nước và thúc đẩy cho các FTA với hơn 15 nước trong số đó vào cuối năm 2007. [27] Ngoài Chile, Seoul đã ký những thỏa ước FTA với Singapore [28]
và EFTA, [29] và tất cả các quốc gia ASEAN chủ chốt, trừ Thái Lan, đã ký thỏa ước FTA Nam Hàn – ASEAN. [30] Nam Hàn cũng đang có các cuộc hội thoại FTA với Nhật Bản và Canada. [31] Trong tháng Hai 2006, Nam Hàn bắt đầu những cuộc đàm phán với Hoa Kỳ về một FTA. Nó cũng đang bắt đầu các cuộc đàm phán với Ấn Độ. Nam Hàn đã ngừng theo đuổi một FTA với Mexico, [32] nhưng vẫn còn theo đuổi những cuộc hội thoại FTA với Trung Quốc [33] và Mercosur. [34] Nam Hàn và Israel đang thảo luận về khả năng đàm phán FTA. Nam Hàn cũng đã đề cập tới khả năng có một FTA với Nam Phi. Hiện giờ, Seoul chỉ đang thảo luận một FTA với Úc, một đất nước giàu sản phẩm nông nghiệp.

Với tư cách ngoại giao của Đài Loan (Trung Hoa Đài Bắc) còn trong vòng tranh ! cãi, c�! �ng thêm với một chiến dịch cô lập Đài Loan của Bắc Kinh, Đài Loan đang phải đối mặt với khó khăn rất lớn trong việc tìm kiếm các quốc gia đối tác muốn đàm phán các phối trí mậu dịch tự do. Đài Loan có các FTA với Panama và Guatemala và đang theo đuổi những thỏa ước tương tự với Nicaragua và Paraguay. Tuy nhiên, áp lực từ phía Trung Quốc, hiển nhiên đã khiến khối mậu dịch Nam Mỹ ngăn cấm các thành viên của nó ký các thỏa ước mậu dịch đơn phương với các nền kinh tế khác, đặc biệt khi Mercosur cân nhắc một FTA với Trung Quốc. [35] Trong năm 2001, Đài Loan đã phát biểu rằng Hoa Kỳ, Tân Tây Lan, và Singapore là những ưu tiên cao nhất cho các đối tác FTA. [36] Đài Loan cũng đã đặt vấn đề với Thái Lan, Nhật Bản, và ASEAN. Đài Bắc đặc biệt quan ngại về bị loại trừ khỏi nhóm ASEAN + 3 và Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á và cuộc thảo luận về xây dựng một Cộng đồng Đông Á. Đài Loan cũng đang lo ngại rằng, khi FTA Nam Hàn – Hoa Kỳ được thực thi, có thể chuyển dòng mậu dịch từ Đài Loan sang Nam Hàn.


Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, hoặc APEC, được thiết lập trong năm 1989 để tạo điều kiện thuận tiện cho tăng trưởng kinh tế, hợp tác, mậu dịch, và đầu tư trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Nó hoạt động trên cơ sở những cam ! kết kh�! �ng ràng, buộc với các quyết định được đưa ra trên căn bản đồng thuận và đối thoại công khai, bình đẳng đối với tất cả các bên tham gia. 21 thành viên của APEC bao gồm Nhật Bản, Nam Hàn, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Công, Brunei, Indonesia, Mã Lai, Phi Luật Tân, Singapore, Thái Lan, và Việt Nam ở châu Á; Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Peru, và Chile ở châu Mỹ; Úc, Tân Tây Lan, và Papua New Guinea ở châu Đại Dương; và Nga. [37]

APEC đã hình thành sau khi Hoa Kỳ phủ quyết việc thành lập một Hội nghị Kinh tế Đông Á (EAEC) do Mã Lai khởi xướng dưới thời thủ tướng Mahathir Mohamad. EAEC chỉ dành riêng cho các quốc gia châu Á và loại trừ các quốc gia (như Hoa Kỳ) từ các lục địa khác. Ngay từ phiên họp đầu, APEC đã nỗ lực giảm thuế quan và các rào cản thương mại trên toàn cõi Châu Á– Thái Bình Dương. Trong các phiên họp năm 1994, APEC đã thiết lập cái gọi là "Các mục tiêu Bogor" về mậu dịch và đầu tư công khai và tự do ở Châu Á – Thái Bình Dương vào năm 2010 cho các nền kinh tế thành viên có trình độ công nghiệp hóa cao hơn, và 2020 cho những thành viên còn lại. Trọng tâm của APEC là những nội dung được gọi là ba trụ cột: tự do hóa đầu tư và mậu dịch, tạo điều kiện dễ dàng cho doanh nghiệp, và hợp tác kỹ thuật và kinh tế. [38] An ninh không được đặt thành một nội dung trọng tâm chính thức của APEC, nhưng Diễn đàn này đ! ang đề! cập tới các vấn đề như khủng bố sinh học và an ninh hải cảng ngày càng nhiều.

Đối với Hoa Kỳ, một đặc điểm quan trọng của APEC là nó bao gồm Đài Loan. Những tổ chức chính trị và kinh tế khác thường bao gồm Trung Quốc và loại trừ Đài Loan.


Khu vực Mậu dịch Tự do Á Châu theo dự kiến

Trong năm 2006, Nhật Bản đề nghị một khu vực mậu dịch tự do Á châu 16 nước được điều hợp bởi một tổ chức tương tự với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). 16 quốc gia này sẽ gồm mười thành viên ASEAN, Nhật Bản, Trung Quốc, Nam Hàn, Ấn Độ, Úc, và Tân Tây Lan, [39] y hệt với số thành viên của Thượng đỉnh Á Châu. Nhật Bản tuyên bố rằng nó đã có kế hoạch khởi sự các cuộc đàm phán cho một FTA của châu Á trong năm 2008. [40]

Ý tưởng này được chào đón ở ASEAN và Ấn Độ, nhưng Trung Quốc và Nam Hàn tuyên bố rằng ưu tiên cao nhất của họ sẽ là đề nghị FTA ASEAN + 3. [41] Đại Sứ Hoa Kỳ tại Nhật Bản Thomas Schieffer biểu thị quan ngại về FTA châu Á dù đang trong dự kiến, và phát biểu rằng nó có thể làm tổn hại quyền lợi Mỹ ở khu vực. Ông ta nói rằng Hoa Kỳ không thấy thoải mái khi "người ta bắt đầu nói về việc cố loại trừ ! Hoa Kỳ,! theo cách nào chưa biết, ra khỏi châu Á." Hoa Kỳ có quyền lợi khổng lồ ở đó và muốn là một phần của châu Á, ông ta nhận xét. [42]


Các phối trí hợp tác tài chính

Ngoài những thỏa ước tự do hóa mậu dịch, các quốc gia Đông Á đã thiết lập một số các phối trí hợp tác tài chính. [43] Nguyên nhân chủ yếu để hình thành những phối trí này là các tác động xấu của cuộc khủng hoảng tài chính Á châu 1997-98. Đặc biệt, trong tháng Năm 2000, các bộ trưởng tài chính của ASEAN + 3 đã đồng ý với một cái được gọi là Sáng kiến Chiang Mai (theo tên một thành phố ở Thái Lan, nơi cuộc họp diễn ra). Đề xuất này hướng tới việc tạo ra một mạng lưới các thỏa thuận hoán đổi song phương, qua đó các khoản thanh toán tài chính ngắn hạn có thể được cung cấp để hỗ trợ các quốc gia tham dự ASEAN + 3 khi cần. Ý tưởng là trong các thời điểm khủng hoảng tiền tệ, Trung Quốc, Nhật Bản, và Nam Hàn sẽ hoán đổi dự trự ngoại tệ của họ sang các loại tiền tệ của các quốc gia ASEAN đang gặp khủng hoảng. Mạng lưới phối trí hoán đổi song phương này đã được hình thành giữa Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Đại Hàn, Mã Lai, Phi Luật Tân, Singapore và Thái Lan – các nước lớn trong ASEAN + 3. [44] Thỏa ước chuyên ngành này đã mở đường cho sự hợp tác và tham vấn chặt chẽ hơn và giữa các quốc gia này, dẫn tới đề xuất về Cộng đồng Kinh tế Đông Á cho tất cả các thành viên ASEAN+3.


Các phối trí an ninh và chính trị khu vực

Các phối trí an ninh, trong đa số các trường hợp, được thiết kế để giảm nguy cơ thù nghịch bằng cách gắn kết quyền lợi của các quốc gia ký kết lại với nhau, đồng thời hình thành một mặt trận thống nhất để đối phó với các kẻ thù tiềm năng. Các phối trí an ninh như thế có cấp độ, từ liên minh chính thức và những thiết chế tương trợ phòng vệ cho tới đơn thuần tạo ra một diễn đàn để có thể thảo luận về các vấn đề an ninh nhằm xây dựng lòng tin và giải quyết những sự xung đột bằng con đường ngoại giao.

Theo mô hình an ninh châu Âu, các cuộc chiến tranh trong nội bộ Âu châu, đặc biệt giữa Đức, Pháp, Anh, và Tây Ban Nha, đã trở thành một ký ức mờ nhạt khi các quốc gia này gia nhập cùng nhau trong Liên Âu và, phần lớn, trong Tổ chức Minh ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Các thiết chế xuyên Đại Tây Dương, như Tổ chức An ninh và Hợp tác Âu Châu (Hội đồng Helsinki) cũng hiện diện, để hình thành một diễn đàn được điều tiết để thảo luận các vấn đề an ninh và nhân quyền. Các phối trí an ninh như vậy nhấn mạnh điều thường được đề cập tới như một mô thức an ninh mới: "tách rời đồng nghĩa với nguy hiểm." Mối đe dọa của chiến tranh lạnh đã bị thế chỗ bởi khủng bố, các quốc gia hung hãn với nguy cơ sở hữu các loại vũ khí phá hủy hàng loạt, sự cạnh tranh năng! lượng! và tài nguyên, và xung đột tôn giáo hoặc chủng tộc. Ngày nay, phần lớn các mối nguy bắt nguồn từ các khu vực của thế giới không có các phối trí an ninh tập thể và bị tách rời khỏi tiến trình toàn cầu hóa, quan hệ liên kết, trao đổi tài chính, và giao lưu truyền thông tự do. [45] Ngay cả trong kỷ nguyên mới này, tuy nhiên, khả năng phải đối đầu với một cường quốc (có tính đến Trung Quốc với vũ khí hạt nhân) vẫn tồn tại. [46]

Các phối trí an ninh và chính trị khu vực ở Đông Á vẫn còn trong giai đoạn đang phát triển, khi so sánh với châu Âu, vùng Bắc Đại Tây Dương, hoặc các quốc gia vùng Vịnh. Các nỗ lực chủ yếu ở châu Á bao gồm: Cộng đồng An ninh ASEAN, Diễn đàn Khu vực ASEAN, Thượng đỉnh Đông Á, Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, và các cuộc hội thoại sáu bên. Hình 2 chỉ ra các phối trí an ninh, chính trị, và mậu dịch khu vực hiện có và đang được đề xuất ở Đông Á. Hiện thời, ASEAN đang đóng vai trò tổ chức chính trong nhiều phối trí, nhưng nó làm vậy một phần vì sự xúi giục mạnh mẽ của Trung Quốc và với một sự hợp tác chặt chẽ từ Bắc Kinh. Hoa Kỳ cũng đóng một vai chính và đang hoạt động cả bên trong lẫn ngoài tùy theo tổ chức. Hoa Kỳ đóng một vai trò trung tâm trong APEC và các cuộc hội thoại sáu bên, và là một tham dự viên chủ yếu trong Diễn đàn Khu vực ASEAN. Hoa Kỳ cũng sẽ là m�! ��t thàn! h viên chính của Diễn đàn Khu vực Đông Bắc Á đang được đề xuất thành lập và có thể gia nhập Thượng Đỉnh Đông Á. Các tổ chức liên quan tới an ninh ở Đông Á sẽ được thảo luận dưới đây.


http://www.talawas.org/talaDB/pics/kinhte040507_2.gif
ASEAN và Cộng đồng An ninh ASEAN

Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á hoặc ASEAN được thiết lập năm 1967 với năm thành viên nguyên thủy: Indonesia, Mã Lai, Phi Luật Tân, Singapore, và Thái Lan. Brunei gia nhập năm 1984, Việt Nam năm 1995, Lào và Miến Điện năm 1997, và Cambodia năm 1999. ASEAN được thành lập vào thời chiến tranh Việt Nam với mục đích tăng cường hợp tác văn hóa, xã hội, và kinh tế, nhưng trong thực tế, nó là sản phẩm của cuộc chiến tranh lạnh và một phần của chiến lược kềm chế chủ nghĩa cộng sản của Hoa Kỳ, nhất là sự lan truyền từ Trung Quốc và Việt Nam. Sau khi Hoa Kỳ rút lui khỏi Việt Nam năm 1975, ASEAN ngày càng trở thành một phương tiện để các quốc gia Đông Nam Á giải quyết các vấn đề lãnh thổ và các vấn đề khác thông qua các cố gắng xây dựng cộng đồng không gò bó và có tính đồng thuận. ASEAN đã cố gắng để gắn kết quyền lợi của Cam Bốt, Miến Điện, và Lào vào bằng cách kết nạp họ làm thành viên, nhưng kết quả vẫn có mặt trái, đặc biệt với chế độ độc tài quân sự ở Miến Điện.

Hiện giờ, ASEAN đang giữ vai trò đầu tàu (với sự tác động mạnh mẽ của Trung Quốc) trong việc vận động các quốc gia trong khu vực theo hướng hình thành các phối trí hợp tác. Trong đa số trường hợp, ASEAN có thể giữ vai trò dẫn đầu trong ! các thi�! ��t chế đa phương bởi vì nó được coi như trung lập hơn và ít có tính đe dọa hơn Trung Quốc hoặc Nhật Bản. ASEAN đã thành lập ra Cộng đồng An ninh ASEAN để tăng cường hợp tác về an ninh chính trị rộng lớn hơn, đồng thời góp phần duy trì hòa bình và sự hài hòa.


ASEAN + 3 (Trung Quốc, Nhật Bản, và Nam Hàn)

ASEAN + 3 hình thành trong năm 1997, là một kết quả bất ngờ từ một đề nghị của Nhật Bản để lập ra một tiến trình thượng đỉnh thường xuyên giữa ASEAN và Tokyo với một chương trình nghị sự bao gồm cả an ninh. Quan ngại với những phản ứng tiêu cực có thể có từ các quốc gia châu Á khác, sau đó ASEAN mở rộng hội nghị thượng đỉnh đang dự kiến, để bao gồm luôn Trung Quốc và Nam Hàn. Các thành viên ASEAN + 3 gặp gỡ thường xuyên sau mỗi kỳ thượng đỉnh ASEAN để thảo luận về tài chính, kinh tế, và an ninh. Trung Quốc, theo tin tức, ưa thích tổ chức này hơn Thượng đỉnh Đông Á (EAS) vì nó không bao gồm các cường quốc khác, ví dụ như Ấn Độ, dù Bắc Kinh vẫn tiếp tục ủng hộ EAS.


Diễn đàn Khu vực ASEAN

Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) được thiết lập năm 1994 với mục đích đưa các quốc gia không thuộc ASEAN từ khu vực Á Châu-Thái Bình Dương lại với nhau để thảo luận các vấn đề an ninh và chính trị và để xây dựng những quan hệ hợp tác. [47] 25 tham dự viên trong ARF bao gồm mười thành viên của ASEAN, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên Âu, Nga, Úc, Canada, Tân Tây Lan, Nam Hàn, Bắc Hàn, Ấn Độ,! Pakistan! , Mông Cổ, Papua New Guinea, và Đông Timor.

Trong một khu vực với chưa có bề dày lịch sử về hợp tác an ninh vượt qua các đường ranh triết lý, Diễn đàn Khu vực ASEAN là thiết chế chủ yếu cho đối thoại an ninh ở châu Á. ARF tuyên bố rằng nó bổ sung cho các quan hệ đồng minh và đối thoại song phương khác nhau vốn chống đỡ cho kiến trúc an ninh của khu vực. ARF được tạo ra để hình thành mắt xích còn thiếu giữa các bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ, vốn có vẻ yếu đi trong những năm đầu của thập niên 1990, và sự bất định phát sinh từ viễn cảnh có tính đa cực trong khu vực, hậu quả từ sự trỗi dậy của Trung Quốc. ARF được định tính bởi sự lập chế tối thiểu và "phương cách ASEAN" tiến dần từng bước và đồng thuận. [48] Tiến trình ARF bắt đầu bằng sự minh bạch (thông qua sự công bố chi tiêu quân sự và thông tin bố phòng), đối thoại, và các biện pháp xây dựng lòng tin, sau đó chuyển sang ngoại giao phòng ngừa (thảo luận và các cam kết qua lại để giải quyết các tranh chấp cụ thể chỉ bằng các biện pháp hòa bình); và, về lâu dài, hy vọng phát triển được một khả năng giải quyết xung đột. Viễn kiến của ARF là phải quản lý và ngăn ngừa xung đột hơn là bị cuốn vào đó. [49]

Hiện thời, phần lớn các biện pháp ARF đang ở mức độ đối thoại và xây dựng lòng tin, đặc biệt đối với nỗ l! ực ch�! �ng khủng bố của khu vực và chương trình hạt nhân/tên lửa của Bắc Hàn. [50] ARF cũng là một nơi cho các bộ trưởng ngoại giao từ các quốc gia Á Châu/Thái Bình Dương gặp gỡ và tập trung thảo luận về các vấn đề thời sự cụ thể. Điều này cũng có thể bị coi là một trong các yếu điểm của nó. Những cuộc thảo luận an ninh không bao gồm các bộ trưởng quốc phòng. Trong các kỳ họp thường niên, vào tháng Bảy 2006, tám thành viên triệu tập những cuộc hội thoại về Bắc Hàn. Cho dù Bắc Hàn cũng đang tham dự, nó không được mời dự các hội thoại. [51] Cuộc họp hàng năm này dường như cũng đã buộc những nhà lãnh đạo Hoa Kỳ chú tâm tới các vấn đề châu Á, vào thời điểm Trung Đông đang thu hút toàn bộ sự chú ý của thế giới.


Thượng đỉnh Đông Á [52]

Thượng đỉnh Đông Á là một tổ chức mới, họp lần đầu vào 14 tháng Mười Hai 2005 ở Mã Lai. Nó quy tụ mười quốc gia ASEAN, các quốc gia "cộng ba": Trung Quốc, Nam Hàn, và Nhật Bản, cũng như Úc, Tân Tây Lan, và Ấn Độ. Hoa Kỳ không được mời dự. Cuộc họp này được sắp đặt vào thời điểm theo sau Thượng đỉnh ASEAN 2005 cũng như các cuộc họp song phương giữa ASEAN và Nga, Nhật Bản, Nam Hàn, và Ấn Độ.
!
Nhi! ều người coi EAS như một sự tái thiết Hội nghị Kinh tế Đông Á (EAEC) được đề xuất trong năm 1990 bởi cựu thủ tướng Mahathir Mohamad của Mã Lai. Lúc đó, Hoa Kỳ phản đối một tập hợp chỉ riêng cho Đông Á như vậy, chủ yếu do quan ngại rằng nó sẽ phát triển thành một khối mậu dịch dành riêng cho châu Á, dù theo đề xuất, nó chỉ có tư cách một cơ chế tham vấn là chính. Tuy nhiên, đến nay chiến lược của Hoa Kỳ không phải là phản đối các phối trí tham vấn và mậu dịch khu vực nữa, mà là phải bảo đảm ngõ vào của Hoa Kỳ qua các thỏa ước song phương, những thiết chế toàn cầu, hoặc qua sự điều hợp chặt chẽ với các quốc gia thành viên thân thiện.

Trung Quốc đã đóng vai trò mạnh mẽ trong việc thúc đẩy EAS, phần nào có tác dụng như một lực đối trọng lại sự hiện diện khắp nơi của Hoa Kỳ ở vành đai châu Á. Tuy nhiên, Nhật Bản và Singapore, được biết, đã vận động để Úc và Ấn Độ cũng được kết nạp, một phần là để cân bằng lại sự khống chế đáng ngại của Trung Quốc trong kỳ thượng đỉnh. Từ đó, Bắc Kinh bớt nhiệt tình về EAS và muốn rút về khái niệm ASEAN + 3 mà trong đó nó có một vị trí trung tâm hơn.

Tại cuộc họp EAS đầu tiên, các đại biểu đã thiết lập EAS như một phần hữu cơ của một kiến trúc khu vực đang hình thành ở châu Á. Các quốc gia cũng tuyên bố rằng những cố gắng của EAS nhằm tăng cường xây dựng cộng đồng ở Đông Á phải nhất quán với, và là sự cụ thể hóa của Cộng Đồng ASEAN; rằng EAS có nhiệm vụ là một diễn đàn hướng ngoại, minh bạch, bao dung, và cởi mở, trong đó ASEAN là động lực; và rằng EA! S sẽ ch! ú tâm nuôi dưỡng những đối thoại chiến lược và thúc đẩy hợp tác trong các vấn đề an ninh và chính trị để bảo đảm các quốc gia EAS có thể sống hoà bình với nhau và với thế giới trong một môi trường hài hòa, dân chủ, và công bằng. [53]

Đối với phiên họp đầu tiên của EAS, tư cách thành viên đòi hỏi các tham dự viên ký Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác ASEAN, là một đối tác đối thoại chính thức [54] của ASEAN, và có các quan hệ hợp tác đáng kể với ASEAN. Các bên ký kết Minh ước ngoài khối ASEAN gồm có Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Hàn, Nga, Pakistan, và Papua New Guinea, nhưng không có Hoa Kỳ.

Quan ngại của Hoa Kỳ với EAS là nó có thể làm vận động để làm giảm bớt ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở châu Á, cũng có thể thay thế APEC như một diễn đàn đa phương chính ở châu Á về mậu dịch và tự do hóa đầu tư và hội nhập kinh tế, và cũng có thể gạt Đài Loan ra xa hơn (không được mời tới EAS dù là thành viên của APEC). Tuy thế Hoa Kỳ chưa công khai phản đối Diễn đàn này.


Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

Dù cho Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) về bản chất không phải là một tổ chức Đông Á, nhưng nó lại do Trung Quốc khởi xướng và giữ một vị thế có phần "chống Mỹ." SCO được tổ chức trong năm 2001 bởi sáu quốc gia: Trung Quốc, Nga, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan,! và Uzbe! kistan. Mông Cổ, Pakistan, Iran và Ấn Độ là quan sát viên. [55] Văn phòng của nó được đặt ở Bắc Kinh và Kết cấu Chống Khủng bố Khu vực (RATS) của nó nằm ở Tashkent, Uzbekistan. Các mục tiêu chính cho tổ chức này như được công bố trong Hiệp ước Thượng Hải năm 2001 là để chống khủng bố, ly khai và quá khích. Động lực ban đầu của Trung Quốc để thiết lập SCO dường như là để ngăn ngừa chủng tộc Kazakhs hay Uighurs ở Trung Quốc sử dụng các quốc gia Trung Á như những an toàn khu để từ đó trù tính các hoạt động ly khai ở Khu Tự trị Uighur Tân Cương (trước đây là Đông Turskestan) của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của SCO hiện nay nó có vẻ là một phương tiện để cho Trung Quốc và Nga giới hạn ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Trung Á nhằm thiết lập một vùng ảnh hưởng chung ở đó. Điều này bao gồm những ngõ thông tới các nguồn năng lượng kề bên Trung Quốc cũng như thị trường cho xuất khẩu và sự cộng tác chống lại các phong trào Hồi giáo. [56] Khi Trung Quốc, Nga, và các thành viên SCO khác tập trận dưới bảo trợ và hướng dẫn của SCO, một số quan sát viên đã chỉ ra khả năng tiềm tàng của nó để nắm lấy một vai trò quân sự không khác với vai trò của NATO là bao. [57]
K! hi SCO được duy trì tới năm thứ tư và thứ năm, nó dường như trở nên một phương tiện hiệu quả cho Bắc Kinh và Moscow nhằm theo đuổi các mục tiêu địa chính trị. Nó là khối khu vực đầu tiên phản đối đề nghị của Nhật Bản, Brazil, Đức, và Ấn Độ nhằm mở rộng số thành viên vĩnh viễn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Trong năm 2005, SCO kêu gọi ấn định một thời điểm cho quân đội Hoa Kỳ rời khỏi Trung Á, và tại kỳ thượng đỉnh 2006, Tổng Thống Iran, dù không nêu tên Hoa Kỳ trực tiếp, đã lên tiếng chống lại "mối đe dọa từ các quyền lực độc đoán và sự can thiệp thô bạo của chúng vào các sự kiện có tính toàn cầu." [58] Giả sử rằng Bắc Kinh đóng vai trò chính trong việc định hướng SCO, đường lối phát triển của SCO cho thấy những manh mối về đường lối mà các tổ chức khu vực khác, ví dụ như ASEAN + 3, sẽ đi nếu Trung Quốc nắm được vị trí khống chế.


Hội thoại sáu bên

Đe dọa hạt nhân tiềm tàng từ Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên (DPRK) khiến năm quốc gia với quyền lợi trực tiếp nhất trong vấn đề này ngồi vào những cuộc hội thoại với Bình Nhưỡng. Các tham dự viên bao gồm Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Nam Hàn, Nga, và CHDCND Triều Tiên. Đầu năm 2003, Trung Quốc chủ tọa vòng hội thoại đầu tiên ở Bắc Kinh, và sau đó họ đã tiếp tục giữ vai trò này thêm một vài lần. Đây là một điểm mà Trung Quốc có thể hợp tác với các quốc gia khác và giữ vai trò dẫn dắt trong việc đối phó với m�! ��t vấn! đề có ảnh hưởng trực tiếp tới các quyền lợi quốc gia của nó và trên biên giới của nó. Cho dù các cuộc hội thoại hiện giờ vẫn còn giẫm chân tại chỗ, các thế lực chủ yếu ở đông bắc Á đã có dịp ngồi lại với nhau để tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề. [59]


Diễn đàn Khu vực Đông Bắc Á đang được đề xuất

Một số người đã gợi ý rằng năm quốc gia (ngoại trừ CHDCND Triều Tiên) trong hội thoại sáu bên nên tiến tới thể thức hóa diễn đàn đặc biệt này thành một tổ chức có thể gọi là Diễn đàn Khu vực Đông Bắc Á (NERF). Theo đề xuất của một nhóm tác giả, mục đích của NERF sẽ là định kỳ tổ chức các cuộc họp ngoại giao đa phương để cân nhắc các vấn đề kinh tế, y tế, năng lượng, và an ninh nổi bật trong khu vực. Các đại diện quốc gia dự họp sẽ có chức vụ tương đương như những người tham dự trong các cuộc hội thoại sáu bên. [60]

Tại cuộc họp Diễn đàn Khu vực ASEAN lần thứ 13 trong tháng Bảy 2006, Bộ trưởng Ngoại giao Condoleezza Rice phát biểu về tính cần thiết của một cuộc "đối thoại có thực chất về An ninh Đông Bắc Á" và của các thảo luận nhằm "tiến xa hơn trong các vấn đề hợp tác và an ninh." [61] T! ại cu�! �c họp ARF, năm thành viên đó, cộng với Mã Lai (chủ nhà của ARF 2006), Úc, và Canada đã gặp để thảo luận về tình trạng Bắc Hàn. Cuộc họp này được triệu tập thay cho một kỳ hội thoại sáu bên, vì Bắc Hàn từ chối tham dự. [62]

Một trở ngại chính ở Đông Á là sự khác biệt quá lớn giữa Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Hoa Kỳ, và Nam Hàn, đến nỗi mà lần duy nhất các quốc gia này tụ lại với nhau và cùng làm việc hướng tới một mục tiêu chung là khi họ cùng phải đối mặt với một vấn đề đơn nhất đủ nghiêm trọng để có thể gạt qua một bên những hiềm khích mang tính chiến lược và hợp tác để tìm một giải pháp thỏa mãn mọi phía. Vấn đề của lối tiếp cận này là các tổ chức chuyên biệt cho từng sự vụ đơn lẻ, ví dụ như những cuộc hội thoại sáu bên, chỉ tồn tại khi nảy sinh các vấn đề lớn, xuyên quốc gia, và có nguy cơ vượt ra ngoài tầm kiểm soát – ví dụ như chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn. Khi tìm giải pháp cho các vấn đề lớn như vậy, các bên liên quan đều hiểu nhu cầu hợp tác và tìm kiếm một lập trường chung, dù có thể chưa từng hợp tác với nhau bao giờ, hoặc thậm chí các bên liên quan có thể là các đối thủ cạnh tranh chiến lược và có quan điểm chống đối nhau. Nhiều chuyên gia cảm thấy rằng cần có một phương cách để đưa các cường quốc ở Đông Bắc Á lại với nhau thường xuyên hơn, để họ theo đuổi các biện pháp xây dựng lòng tin, để có nhiều dịp đối thoại và hành động theo chính sác! h chung h! ơn. Các quốc gia này có thể bắt đầu bằng cách đề cập đến những vấn đề có sự gặp gỡ về quyền lợi, là những nội dung mà họ đã có một mức độ đồng thuận nhất định. Các vấn đề kiểu như vậy ở khu vực này có thể bao gồm: các bệnh truyền nhiễm, khủng bố, an ninh vận tải, hay năng lượng. Tiến trình này có thể thiết lập các tuyến thông tin và xây dựng lòng tin tương tự kinh nghiệm ở châu Âu với Ủy ban An ninh và Hợp tác Âu Châu (Ủy Ban Helsinki). [63]


Bản tiếng Việt © 2007 talawas



[1]Tổ Chức Mậu Dịch Thế Giới. Lối vô RTA tại [http://wto.org/English/tratop_e/region_e.htm]
[2]Để tham khảo danh mục các thỏa ước mậu dịch tự do song phương và khu vực, các cuộc đàm phán, và những thỏa ước đang được thảo luận (với các đường nối tới các văn kiện chính thức và thông cáo báo chí) giữa các thành viên APEC, coi: [http://www.apec.org/webapps/fta_rta_in fomation.html#others_fta].
[3]Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á. Thương mại/Khu vực Thương mại Tự do ASEAN (AFTA).
[http://www.aseansec.org/12021.htm].
[4]ASEAN-6 là Brunei, Indonesia, Mã Lai, Phi Luật Tân, Singapore, và Thái Lan.
[5]ASEAN. Kinh doanh với Trung Quốc theo Khu vực Thương mại Tự do Trung Quốc – ASEAN (ACFTA). c. 2003. [http://aseansec.org/4920.htm]
[6]ASEAN. Tuyên bố cấp Bộ Trưởng về AFTA-CER Đối tác Kinh tế Thân cận. ngày 14/9/2002. Hiệp định Khung về Đối tác Kinh tế To! àn diện giữa ASEAN và Nhật Bản, ngày 8/10/2003. Hiệp định Khung về Hợp tác Kinh tế Toàn diện giữa ASEAN và Ấn độ, ngày 8/10/2003.
[7]Nam Hàn đã ký Thỏa thuận thương mại với ASEAN, trừ Thái Lan. Báo Jakarta Post, ngày 13/12/2005. [http://www.Bilaterals.org]. ASEAN. Tuyên bố Báo chí chung về cuộc họp cấp Bộ trưởng ASEAN – Nam Hàn lần thứ ba. Makati City, Philippines, ngày 16/5/2006.
[8]Các thành viên của EFTA (Hiêp Hội Mậu Dịch Tự Do Âu Châu) là Iceland, Liechtenstein, Na Uy và Thụy Sĩ.
[9]Xem thêm chi tiết ở [http://www.thaifta.com/English/index_eng.htm]
[10]Thỏa Ước Khung cho Thiết Lập Khu Vực Mậu Dịch Tự Do Giữa Cộng Hòa Ấn Độ và Vương Quốc Thái Lan, 9 tháng Mười 2003. Coi văn bản tại [http://www.thaifta.com/English/index_eng.html].
[11]
Coi văn bản ở [http://www.thaifta.com/English/index_eng.html].
[12]Thỏa ước này chuẩn bị cho việc giảm thuế quan bước đầu, tiến tới xóa bỏ thuế quan được dự trù vào 2010. Coi văn bản ở [http://www.thaifta.com/English/index_eng.html].
[13]BIMSTEC được thiết lập tháng Sáu 1997 để tạo điều kiện hợp tác kinh tế xã hội dẫn tới một FTA giữa Bangladesh, Sri Lanka, và Thái Lan. Miến Điện được thâu nhận trong năm 1997, và Bhutan và Nepal được thâu nhận trong năm 2004. Coi [http://www.bimstec.org].
[14]Báo cáo CRS số RL32314, Đàm phán FTA Hoa Kỳ – Thái Lan, của Raymond J. Ahearn và Wayne M. Morrison.
[15]
Phanayanggoor, Preeyanat. Kế hoạch cho FTA với Islamabad. Bangkok Post, ngày 10/5/2005. [http://www.Bilaterals.org].
[16]Báo cáo CRS số RL34445, Hoạch định FTA Hoa Kỳ – Malaysia, của Dick K. Nanto.
[17]Mười thành viên của ASEAN: Indonesia, Mã Lai, Phi Luật Tân, Singapore, Thái Lan, Brunei, Việt Nam, Lào, Miến Điện, và Cam Bốt.
[18]
ASEAN. Hợp tác ASEAN Cộng Ba. 29/12/2005. [http://www.aseansec.org/16580.htm].
[19]Ravenhill, John. Một Thế Giới Tam Nguyên? Chủ nghĩa Khu vực mới ở Đông Á. International Relations of the Asia Pacific, 1/8/2002. Tập 2, Số 2. T. 179 ff.
[20]Japan. Bộ Ngoại Giao.Việc ký kết thỏa thuận Hợp tác Kinh tế Nhật Bản -Phillipines. 8/9/2006.
[21]Japan. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp. Thông cáo báo chí chung về cơ hội triển khai Hiệp định Hợp tác Kinh tế giữa Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ . 13/7/2006.
[22]Japan. Bộ Ngoại Giao. Thông cáo báo chí chung của Nhật Bản và Chi Lê về việc khởi đầu đàm phán Hiệp định Hợp tác Kinh tế, 18/11/2005.
[23]Tariq Khonji. Nhật Bản thúc đẩy Hiệp Ước Thương mại ! với cá! c quốc gia vùng vịnh.
Gulf Daily News. 21/12/2005. [http://www.bilaterals.org/article.php3?id_article=3340].
[24]Australia Hy vọng bắt đầu đàm phám FTA với Nhật Bản trong năm 2007. Điện tín của Kyodo News do bộ phận theo dõi về châu Á Thái Bình Dương BBC đưa tin ngày 2/8/2006.
[25]Japan. Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp. Chính sách của Nhật Bản về FTA/EPA.
Tháng Ba/2005. [http://www.meti.go.jp/English/policy/index_externaleconomicpolicy.html].
[26]Tổ Tin tức Thương mại Quốc tế. Washington Trade Daily. Tập 15, Số 2 và 3, ngày 3 và 4 tháng 1/2006 T. 2.
[27]Lee, Si-wook. Tìm hiểu FTAs: Trở lại những vấn đề cơ bản. Korea Herald, đăng trên Bilaterals.org ngày 14 tháng Mười Một 2005. Lee, Jong-Heon. Analysis: S.Korea’s FTA Push. UPI newswire, 30 tháng Ba, 2005.
[28]Ký 4 tháng Tám 2005. Thông qua bởi nghị viện Đại Hàn 1 tháng Mười Hai 2005. Dự trù có hiệu lực trong tháng Ba 2006. Nó kêu gọi Đại Hàn bãi bỏ thuế quan trên 91.6% các danh mục mậu dịch của nó với Singapore trong vòng 10 năm và đối với Singapore dỡ bỏ thuế quan trên tất cả các danh mục mậu dịch với Nam Hàn. (Parliament Ratifies FTA with Singapor, Daily Chosun Ilbo, 2 tháng Mười Hai 2005.)
[29]Ký 12 tháng Bảy 2005 với Iceland, Norway, Thụy Sĩ và Liechtenstein. EFTA có nhiệm vụ gỡ bỏ tất cả các loại thuế quan trên hàng nhập khẩu từ Nam Hàn càng nhanh càng tốt kể từ khi thỏa thuận có hiệu lực, trong khi Nam Hàn có nhiệm vụ gỡ bỏ thuế trên 99.1% các sản phẩm nhập khẩu từ EFTA trong bảy năm tới.
[30]Trong tháng Mười Hai 2005, Thái Lan đòi hỏi Đại Hàn đặt gạo vào danh mục các hàng hóa được giảm thuế trước khi nó ký hiệp định.
[31]Nam Hàn và Canada triệu tập các cuộc hội thoại vòng hai trong tháng Chín 2005.
[32]Tron! g tháng Chín 2005, Nam Hàn và Mexico đồng ý thảo luận một thỏa ước bổ túc kinh tế chiến lược (SECA) càng sớm càng tốt. Điều này hướng đến việc mở rộng và phát triển thương mại và đầu tư, sau khi các bước đầu đàm phán về thỏa ước mậu dịch tự do bị thất bại, được biết do các bất đồng về khả năng đầu tư của các nhà sản xuất xe hơi Nam Hàn và nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp của Mexico.
(South Korea, Mexico to Push for Limited Trade Talks. Reuters [Seoul], 10 tháng Chín 2005.)
[33]Học Viện Chính Sách Kinh Tế Quốc Tế Đại Hàn và Trung Tâm Nghiên Cứu Phát Triển của Quốc Vụ Viện Trung Quốc đã điều hợp một nghiên cứu chung về tính khả thi của một hiệp ước mậu dịch tự do song phương.
[34]Mersocure là một khu vực mậu dịch được thiết lập năm 1991 bởi Brazil, Argentina, Uruguay, và Paraguay. Về sau nó được điều chỉnh và cập nhật hóa bởi Minh Ước Ouro Preto năm 1995. Mục đích của nó là để thăng tiến mậu dịch tự do và sự di chuyển tự do của hàng hóa, con người, và tiền tệ. Bolivia, Chile, Colombia, Ecuador, Mexico, Peru, và Venezuela là các thành viên cộng tác.
[35]
Ho, Jessie. Paraguayan FTA S! ate: Gove! rnment. Taipei Times, 15 tháng Hai 2005.
[36]Chen, Melody. FTA Thúc đẩy Tăng tốc. Taipei Times, 8 tháng Mười Một 2004.
[37]
Để tham khảo thêm về APEC, coi: Congressional Research Service Report RL31038, Asia Pacipic Economic Cooperation (APEC), Free Trade, and the 2005 Summit in Busan, Korea, của Emma Chanlett-Avery.
[38]Các nhóm làm việc của APEC thảo luận hợp tác kỹ thuật nông nghiệp, năng lượng, ngư nghiệp, phát triển tài nguyên con người, kỹ thuật và khoa học công nghệ, bảo tồn tài nguyên biển, xí nghiệp vừa và nhỏ, thông tin và viễn thông, du lịch, thăng tiến mậu dịch, và vận tải.
[39]Nhật Bản hướng tới khởi sự đàm phán FTA Đông Á vào năm 2008: Nikai.
Jiji Press English News Service. Tokyo, 4 tháng Tư 2006.
[40]Japan Aims to Launch East Asia FTA Talks in '08: Nikai. Jiji Press! English ! News Service, 4 tháng Tư 2006.
[41]Nam Hàn, Trung Quốc phản đối Kế hoạch FTA 16 quốc gia của Nhật Bản. Tổ chức Thông tấn Châu Á – Thái bình dương 24 tháng Tám 2006.
[42]Đặc sứ Hoa Kỳ phát biểu quan ngại trước ý tưởng FTA khu vực Đông Á của Nhật Bản. BBC Monitoring Asia Pacific. London: 19 tháng Tư 2006.
[43]Để tham khảo một thảo luận rộng lớn, coi Cowen, David et al. Finacial Integration in Asia: Recent Development and Next Steps. IMF Working Paper, WP/06/196, tháng Tám 2006.
[44]Coi UNESCAP. Hợp tác Tài chính Khu vực Đông Á: Sáng kiến Chiang Mai và tương lai. Bulletin on Asia-Pacific Perspectives 2002/03. Chương 8. Sẵn có ở [http://unescap.org/pđ/publications/bulletin2002/ch8.pdf].
[45]Barnett, Thomas P.M. Bản đồ mới của Lầu Năm góc, Chiến tranh và hòa bình trong Thế kỷ 21, New York: G.P. Putnam's Sons, 2004, 435 p.
[46]Coi, thí dụ: Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng. Báo cáo thường niên trình Quốc hội, Sức mạnh quân sự của CHND Trung Hoa. Công bố ngày 19/7/2005, Tr. 42.
[47]Trang nhà của ARF nằm ở [http://www.aseanregionforum.org/default.aspx?tabid=55].
[48]Ooi, Su-Mei. Toàn cầu hoá và An ninh: Vai trò của các định chế tài chính Quốc tế đối với An ninh châu Á – Thái Bình Dương. Baden-Baden, Germany, Nomos Verlagsgesellschaft, 2001, Tr. 106.
[49]Những mối lo ở châu Á, màn dạo đầu ở Thái bình dương: Những thử nghiệm về an ninh.
World Policy Journal, Summer 1994, Vol. 11, Issue. 2; pp. 37-45.
[50]Chính phủ Australian. Bộ Ngoại giao và ngoại thương. Thông tin chung về ARF, truy cập ngày 5/6/, 2006. [http://www.dfat.gov.au/arf/background.html].[51]Wright, Robin. Ngoại trưởng Rice tổ chức hội nghị về Bắc Hàn. Washington Post, 27/7/2006.
[52]Dựa theo Tường Trình CRS RL33242, East Asia Summit (EAS): Issues for Congress, của Bruce Vaughn.
[53]Tuyên bố Kuala Lumpur về Thượng Đỉnh Đông Á, Kuala Lumpur, 14 tháng Mười Hai, 2005.
[54]Các đối tác đàm phán với ASEAN bao gồm Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, Nga, Úc, Canada, Liên Âu, Ấn Độ, và Tân Tây Lan.
[55]
Trang web của SCO nằm ở [http://sectsco.org]. Đối với gốc tích về những năm đầu tiên của SCO, coi CRS Report RL31213, China Relations with Central Asian States and Problems with Terrorism, by Dewardric L. McNeal and Kerry Dumbaugh.
[56]Weinstein, Michael. Thông tin Tình báo: Shanghai Cooperation Organization. Power and Interests News Report, July 12 2005.
[57]Wier, Fred. Nga, Trung muốn thành lập 'NATO của phương Đông'?; Một nhóm 6 bên, muốn cân bằng quyền lực với Hoa Kỳ, gặp gỡ ở Moscow ngày thứ Tư, The Christian Science Monitor, 26/10/2005, Tr. 4.
[58]Lim, Louisa. Các quốc gia châu Á và Trung Á gặp gỡ ở Thượng Hải.
Buổi phát thanh sáng của đài National Public Radio, ngày 15/6/2006.
[59]Coi Tường Trình CRS RL33567, Korea: US-Korean Relations – Issues for Congress, của Larry A. Niksch.
[60]Bremmer, Ian, Coi Sung-hong, và Yoriko Kawaguchi. Một diễn đàn hoà bình mới, The National Interest, Winter 2005/2006, Issue 82, pp. 107-111.
[61]Rice, Condoleezza. Những nhận định từ cuộc họp đa phương về Bắc Hàn. Thông! cáo bá! o chí Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ số 2006/T19-12, ngày 28/7/2006.
[62]Wright, Robin. Ngoại trưởng Rice triệu tập hội nghị về Bắc Hàn. Washington Post (bản điện tử), ngày 27/7/2006.
[63]Để tham khảo thêm về Ủy Ban An Ninh và Hợp Tác Âu Châu, coi trang web của họ ở [http://csce.gov].


Các đối thoại tuyến hai

Ngoài các tổ chức khu vực chính thức, cũng có một số đối thoại tuyến hai. Trong đó bao gồm Đối thoại Shangri-La của Học viện Quốc tế về Nghiên cứu Chiến lược, [1] Hội đồng Hợp tác An ninh Á Châu Thái Bình Dương, [2] và Đối thoại Hợp tác Đông Bắc Á của Viện Đại học California (NEACD). Các đối thoại này thường có sự tham gia của các viên chức cấp cao nhất và giới học thuật từ các quốc gia trong khu vực, gặp nhau để thảo luận các vấn đề có tầm quan trọng chung. Hội nghị NEACD 2006 ở Tokyo, ví dụ, bao gồm phần lớn các nhà đàm phán trong hội thoại sáu bên đang bị ngưng trệ. [3]


Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương

Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ (USPACOM) cũng ra sức thúc đẩy sự hợp tác an ninh trong khu vực, chủ yếu qua hai kênh: thứ nhất là giữa-quốc-gia-với-quốc-gia qua các cuộc viếng thăm của Tư lệnh, những cuộc tập trận chung, huấn luyện giữa-quân-đội-với-quân-đội, và các hoạt động cứu trợ, như là hỗ trợ sau trận sóng thần. Kênh thứ hai dưới hình thức chủ trì những diễn đàn cho các sĩ quan quân đội và các giới dân sự từ các quốc gia khác nhau tới tổng hành dinh của PACOM để đào tạo và tập huấn. Riêng Trung tâm Nghiên ! cứu An ninh Châu Á Thái Bình Dương của PACOM, đã trở thành một nơi, tương tự như các thảo luận tuyến hai, cho các sĩ quan quân đội từ khắp khu vực Á Châu Thái Bình Dương gặp gỡ nhau trong một môi trường học hỏi riêng biệt, không gò bó để thoải mái thảo luận các vấn đề an ninh. [4]


Các vấn đề về chính sách của Hoa Kỳ

Sự phát triển của các phối trí an ninh và mậu dịch mới ở Đông Á đặt ra nhiều vấn đề, phát sinh từ quyền lợi thiết yếu của Hoa Kỳ, cho các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ.


Quyền lợi của Hoa Kỳ

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa khu vực ở Đông Á phải được tính đến trong khi cân nhắc về chính sách của Hoa Kỳ, do tác động của nó đối với ba quyền lợi sống còn của Hoa Kỳ: an ninh, sự sung túc kinh tế, và quy chiếu các quan niệm giá trị. Về an ninh, Hoa Kỳ đã tham chiến ba lần ở Đông Á và vẫn còn duy trì một lực lượng quân sự đáng kể ở Nhật Bản, Nam Hàn, và trong Thái Bình Dương. Trong những năm gần đây, đã có những vụ tấn công khủng bố các doanh nghiệp và công dân Hoa Kỳ xảy ra trong khu vực này (đặc biệt ở Indonesia và Phi Luật Tân). Trung Quốc là một cường quốc hạt nhân đã được thừa nhận, trong khi Bắc Hàn khao khát muốn trở thành một cường quốc hạt nhân. Các điểm nóng tiềm tàng ở Đông Á bao gồm không chỉ sự đối đầu giữa Đài Loan và Trung Quốc và giữa Bắc – Nam Hàn mà còn bao gồm nguy cơ tấn công khủng bố đối với các doanh nghiệp, các cơ sở ngoại giao, và công ! dân củ! a Hoa Kỳ và các quốc gia khác trong khu vực. Tranh chấp về các hòn đảo hoặc tài nguyên trong nhiều khu vực khác nhau ở Đông Á cũng đang bùng lên. Một tác giả chỉ ra rằng mỗi âm mưu chủ yếu của al Qaeda từ 1993 đều có liên hệ với các nhóm Hồi giáo cực đoan ở Phi Luật Tân. [5]

Châu Á cũng đóng một vai trò thiết yếu trong sự sung túc kinh tế của Mỹ. Toàn cầu hóa và sự tăng trưởng của các tuyến cung ứng xuyên Thái Bình Dương đã đan kết các nền kinh tế châu Á và Hoa Kỳ trong một tấm thảm liên thuộc và đan xen nhau mà mỗi cọng chỉ luôn được điều chỉnh thường xuyên. Dân số của Đông Á là 2.1 tỉ, chiếm một phần ba của tổng số 6.2 tỉ người trên trái đất. Nếu cộng thêm tiểu lục địa Ấn Độ, châu Á chiếm hơn nửa dân số thế giới. Các quốc gia này vừa cạnh tranh vừa bổ túc cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Đối với nhiều quốc gia xuất khẩu ở Đông Á, Hoa Kỳ là điểm tựa cuối cùng về thị trường xuất khẩu và nguồn cug cấp phần lớn vốn, kỹ thuật, và ý tưởng thiết kế sản phẩm của họ. Thị trường Hoa Kỳ, tuy nhiên, đang nhanh chóng bị thế chỗ bởi Trung Quốc và mậu dịch nội bộ khu vực giữa các quốc gia châu Á với nhau. Sự tăng trưởng nhanh chóng của Trung Quốc cũng đang làm phát sinh nhu cầu to lớn về các nguồn tài nguyên thiên nhiên hữu hạn và đẩy giá của chúng tăng cao. Châu Á cũng là một đối thủ cạnh tranh chính về nguồn cung ứng năng lượng toàn cầu và là một nguồn lây lan các bệnh truyền nhiễm (cúm gia cầm và Triệu chứng Suy Hô hấp Cấp Tí! nh [SARS]! ) có thể đe dọa những lợi ích cơ bản của người Mỹ.

Một thách thức khác cho Hoa Kỳ liên quan tới Đông Á là các quan hệ tài chính và kinh tế xuyên Thái Bình Dương đang mất cân đối một cách căn bản. Chỉ tính riêng Trung Quốc, Nhật Bản, Nam Hàn, và Đài Loan chiếm chừng 40% thâm hụt mậu dịch hàng hóa của Hoa Kỳ. Cũng chính các quốc gia đó đã trở thành các nhà cung cấp tài chính cho thâm hụt ngân sách và tiết kiệm của Hoa Kỳ. Nhiều công việc ở Hoa Kỳ từng được coi là an toàn cũng đang được đưa qua châu Á, và một số quốc gia châu Á có sự lơi lỏng trong thực thi luật pháp về các quyền sở hữu trí tuệ và có các chính sách về môi trường và lao động đáng đặt dấu hỏi.

Về quy chiếu các giá trị Hoa Kỳ, một mục tiêu chủ yếu của Hoa Kỳ là giúp tạo ra một thế giới của các quốc gia được quản trị tốt, dân chủ để có thể đáp ứng được các nhu cầu của công dân ở đó và cư xử một cách có trách nhiệm trong hệ thống quốc tế. [6] Trong khía cạnh này, châu Á vừa là một bài học thành công, lẫn sự phập phồng lo ngại. [7] Trong khi dân chủ ở phần lớn các quốc gia có sức sống và tiêu biểu, các ngoại lệ nhức nhối vẫn tồn tại ở Miến Điện, Trung Quốc, và Bắc Hàn. Cũng tương tự như vậy về nhân quyền, ba quốc gia này cùng với Việt Nam, Indonesia, Cambodia, và Lào thường được nêu tên vì chà đạp nhân quyền.

Các mục tiêu của Hoa ! Kỳ ở ! Đông Á bao gồm bảo toàn ảnh hưởng của Hoa Kỳ và các quan hệ đồng minh, nuôi dưỡng sự ổn định trong quan hệ giữa khu vực với Hoa Kỳ cùng với sự ổn định bên trong khu vực (đặc biệt với Trung Quốc, xuyên eo biển Đài Loan, và trên bán đảo Triều Tiên), giảm thiểu các mối đe dọa khủng bố, hướng tới các quan hệ mậu dịch và đầu tư công bằng, bảo vệ công dân Mỹ khỏi các đe dọa mới (như là dịch cúm gia cầm ở người), và phát triển những nguồn cung ứng đủ về năng lượng và nguyên liệu thô cần thiết cho sự phát triển của các nền kinh tế. [8]

Những công cụ chính sách Hoa Kỳ có thể sử dụng bao gồm cả sức mạnh cương lẫn nhu: đe dọa và hành động quân sự, ngoại giao, các liên minh kinh tế và chính trị, các biện pháp đầu tư và mậu dịch, và sự quảng bá ý tưởng và lý tưởng. Phương tiện để sử dụng các công cụ nói trên gồm có tiếp xúc (hợp tác nhưng không liên kết), hợp tác (liên kết hoặc đưa vào một tổ chức đang tồn tại), kiềm chế (cản trở sự thăng tiến), và thu hồi (tìm cách lấy lại những quyền lợi mà đối phương đã đạt được). Phương tiện cũng bao gồm cả việc sử dụng tới một loạt các hành động quân sự (kể cả tấn công phủ đầu) và tổng hợp các biện pháp ngoại giao và thực thi pháp luật. Trong khuôn khổ của bản tường trình này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích biện pháp tiếp xúc và hợp tác thông qua các phối trí quốc tế chính thức, dưới góc độ là phương tiện để đạt được các mục tiêu chính sách của Hoa Kỳ.!
Tầm quan trọng của việc cân nhắc các thay đổi này ở Đông Á đã được Kurt Campbell, một chuyên gia về các vấn đề an ninh, nói tới. Ông ta phát biểu rằng tuy trước mắt, vấn đề quan trọng nhất đối với Hoa Kỳ hiện tại là cuộc chiến chống khủng bố, thì chỉ trong 20 hoặc 25 năm nữa, khi hồi tưởng lại, chúng ta sẽ nhận ra vấn đề hệ trọng nhất của giai đoạn này, là sự trỗi dậy của Trung Quốc và biến tấu châu Á thực sự có ý nghĩa nhiều hơn các vấn đề ở Trung Đông, dù chúng ta có thể vẫn phải đeo đẳng những vấn đề ở Trung Đông thêm một thời gian nữa. [9] Ellen Frost, thuộc Học viện Kinh tế Quốc tế và Đại học Quốc Phòng, một học giả chuyên theo dõi các vấn đề kinh tế và an ninh châu Á đã lâu, phát biểu trong năm 2005 "Nếu Hoa Kỳ tiếp tục coi nhẹ các phối trí khu vực ở châu Á – tỏ ra có thái độ "mặc kệ nó" và chỉ thiên về các thỏa ước song phương – nó sẽ dần đánh mất ảnh hưởng, nhất là trong tương quan với Trung Quốc. [10] Nói ngắn gọn, thúc đẩy sâu xa của các quan ngại của Hoa Kỳ về các phối trí khu vực Đông Á nằm ở quan hệ chiến lược của Hoa Kỳ với CHND Trung Hoa.

Vì vậy, câu hỏi cốt lõi cho nhiều nhà phân tích là phải làm gì với ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc ở châu Á. Thật rõ ràng là Trung Quốc đã tự coi mình là một cường quốc quân sự và kinh tế của khu vực. Nó đang hướng tới thiết lập vị trí c�! ��a mình! như một nhà lãnh đạo của châu Á, đã thế chỗ của Nhật Bản và Hoa Kỳ trong vai trò đối tác mậu dịch và nguồn viện trợ kinh tế chính trong các quốc gia Đông Nam Á, và đã theo đuổi một "màn tấn công quyến rũ" qua đó có vẻ đã chinh phục được "con tim và khối óc" của nhiều người ở các quốc gia đó. Trung Quốc đã đạt được những thành quả này thông qua ngoại giao khéo léo, sử dụng các nguồn lực viện trợ, và bằng cách trình ra một khuôn mặt thân thiện hơn, nhưng nó cũng dựa vào các thỏa ước mậu dịch chính thức và các thỏa ước khác. Tuy thế, Hoa Kỳ vẫn là một cường quốc quân sự khống chế ở châu Á. Như một quan sát viên ghi nhận, mối nguy trong sự trỗi dậy của Trung Quốc với hình ảnh như một người khổng lồ kinh tế thân thiện, là các quốc gia trong khu vực có thể "để quyền lợi của họ bị lệ thuộc vào quyền lợi của Trung Quốc và mất đi phản xạ hướng về Hoa Kỳ mỗi khi cần tìm kiếm giải pháp khu vực." [11]

Trong việc nêu lên vấn đề chủ nghĩa khu vực đang gia tăng ở Đông Á, có hai câu hỏi căn bản phải đặt ra trước hết: (1) viễn kiến của Hoa Kỳ về châu Á và chủ nghĩa khu vực ở châu Á như thế nào, và (2) liệu chủ nghĩa khu vực ở châu Á có đe dọa quyền lợi và mục tiêu của Hoa Kỳ, đặc biệt đối với Trung Quốc không?


Các viễn kiến cho Đông Á

Hiện thời, nhiều viễn kiến cho Đông Á đang đua nhau về sức kéo khi những cọng mì nở ra trong tô mì các phối trí an ninh và mậu dịch ở Đông Á. Viễn k! iến c�! �a Hoa Kỳ khởi đầu từ vị thế là một quốc gia vượt trội trong vai trò một người gìn giữ hòa bình, một nguồn suối cho sự thịnh vượng kinh tế, một người chủ trương thị trường mở, lẫn một kiểu mẫu cho các giá trị chính trị, văn hóa, và xã hội. Hoa Kỳ chia sẻ vị trí lãnh đạo với các quốc gia và các thiết chế khác, nhưng nó luôn đòi một ghế tại những hội nghị sẽ đưa ra các quyết định có ảnh hưởng tới quyền lợi của nó ở Đông Á. Những mục tiêu của Hoa Kỳ gồm có: ngăn ngừa bất kỳ một quyền lực đơn nhất nào ngoài mình có thể chế ngự châu Á; duy trì hòa bình và ổn định thông qua sự kết hợp giữa sự hiện diện trực tiếp và liên minh quân sự, các sáng kiến ngoại giao, và sự liên thuộc kinh tế; và để mở rộng đường vào thị trường cho các nhà xuất khẩu và các công ty Hoa Kỳ thông qua Tổ chức Mậu dịch Thế giới, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, và các thỏa ước mậu dịch tự do cùng những thỏa ước khác.

Viễn kiến Đông Á của Trung Quốc là thiết lập vị trí một cường quốc lãnh đạo ở khu vực đó cho mình, và xây dựng vị thế trong cộng đồng các quốc gia trên thế giới tương xứng với vị trí của mình là một trong năm thành viên vĩnh viễn của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc với dân số chiếm tới một phần sáu nhân loại toàn cầu. Trung Quốc coi sự suy thoái của Hoa Kỳ là hệ quả của sự trỗi dậy của mình [12] và tìm cách thay thế Nhật Bản làm đầu đàn kinh tế của Đông Á. Chiến lược của Trung Quốc là! duy trì! các điều kiện thuận lợi để tiếp tục quá trình hiện đại hóa đất nước, đồng thời kiềm chế sự liên tưởng rằng sự trỗi dậy của nó đe dọa quyền lợi của các nước khác. Trung Quốc cần hòa bình và ổn định trong khu vực để tăng trưởng và giải quyết nhiều vấn đề xã hội, chính trị, và kinh tế. Bắc Kinh nhìn nhận rằng Hoa Kỳ có lẽ là cường quốc duy nhất có thể cản phá được các kế hoạch nhằm thâu tóm Đài Loan về dưới quyền kiểm soát, hoặc có thể áp đặt một hệ thống cấm vận kinh tế làm thui chột sự trỗi dậy về kinh tế – và quân sự – của mình. Trung Quốc ưa thích một tổ chức khu vực dành riêng cho các quốc gia Đông Á hơn, qua đó cho phép nó nắm lấy vị trí dẫn đầu và đặt Hoa Kỳ và Nhật Bản trong các vai trò hạng hai. Đỉnh cao trong viễn kiến của Trung Quốc là một khu vực mà trong đó các quốc gia tôn trọng cái mà Trung Quốc coi là sự toàn vẹn lãnh thổ (kể cả tuyên bố về chủ quyền đối với Đài Loan), khai thông dòng chảy thương mại và đầu tư cần thiết để duy trì tốc độ tăng trưởng cao của nó, và không can thiệp vào những gì nó coi là chuyện nội bộ của mình.

Viễn kiến Đông Á của Nhật Bản là một viễn cảnh trong đó Hoa Kỳ tiếp tục cung cấp lá chắn hạt nhân cho khu vực, và Tokyo dựa vào sức mạnh kinh tế của nó để thực hiện vai trò lãnh đạo. Nó tìm cách trở thành một quốc gia "bình thường," không còn một dấu vết nào của thất bại của nó trong Thế Chiến II, đặc biệt sự hạn chế về quân sự đang được tự duy trì. Nhật Bản có lẽ muốn chôn vùi lịch sử Thế Chiến II của nó và muốn được coi như một! quốc g! ia hiền hòa và một động lực cải tiến ở châu Á thông qua tiến bộ kinh tế. Trước khi có sự trỗi dậy của Trung Quốc, Nhật Bản đã phác ra hình ảnh về các quốc gia ở Đông Á như đang bay trong đội hình thiên di của một đàn ngỗng trời, trong đó Nhật Bản đóng vai ngỗng đầu đàn. Tokyo giờ đây thừa nhận Bắc Kinh đang nhanh chóng nhận lấy vai trò lãnh đạo ở châu Á, và Trung Quốc đang trở thành một trọng tâm của hoạt động mậu dịch và đầu tư. Nhật Bản, tuy nhiên, vẫn muốn duy trì một vị trí lãnh đạo ở châu Á, chấp nhận sự trỗi dậy của Trung Quốc nhưng không chịu lép vế, và tiếp tục ở tuyến đầu trong các hoạt động tài chính và kinh tế. Nhật Bản đang cố xây dựng hình ảnh một quốc gia tân tiến lành mạnh bằng chính tư cách của nó, chứ không phải là một phiên bản của Hoa Kỳ ở Đông Á.

Viễn kiến Đông Á của ASEAN là phát triển một đối trọng với Liên Âu và NAFTA (và có lẽ với cả NATO nữa), trong đó ASEAN đóng vai trò một nhà tổ chức xuất sắc đối với các thiết chế khu vực và cung cấp địa điểm cho các cuộc họp. ASEAN cũng đang tìm một đối trọng với Trung Quốc trong khu vực và, nhìn chung, dung nạp rộng rãi hơn, khi cho phép các quốc gia, như Úc và Ấn Độ, tham dự trong các tổ chức khu vực. Indonesia có truyền thống là quốc gia lãnh đạo trong ASEAN, nhưng hiện giờ Thái Lan và Malaysia cùng với Singapore cũng ganh đua cho vị trí lãnh đạo. ASEAN dựa vào mô thức tiếp xúc của châu Âu để gây ảnh hưởng và tạo điều kiện cho các thay đổi trong các quốc gia như Miến Điện và Lào. Những mục tiêu căn bản của ASEAN là phải đạt được hòa bình hợp tác và t! hịnh v�! �ợng chung, và nó coi mình như một động lực chính trong việc phát triển một mô hình quan hệ có tính xây dựng và khả đoán hơn giữa các quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương. [13]

Viễn kiến Đông Á của Nam Hàn là làm cho quốc gia này trở thành một đầu mối cho các hoạt động kinh tế [14] và bảo đảm được an ninh ở mức độ cao hơn bằng cách tiếp xúc với Bắc Hàn và theo đuổi các quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc và các quốc gia ASEAN. Nam Hàn cũng lệ thuộc nặng nề vào Hoa Kỳ để duy trì an ninh ở bán đảo Triều Tiên lẫn trong khu vực. Nam Hàn đang tìm cách trở thành một cường quốc xuất khẩu có thể sử dụng được sức lao động của Bắc Hàn và Trung Quốc, tự phát triển được công nghệ cao, và duy trì khả năng cạnh tranh cao trong thị trường toàn cầu của các công ty quốc gia hàng đầu.

Viễn kiến Đông Á của Đài Loan là tồn tại và xoay trở xung quanh vấn đề liệu nó có thể duy trì được sự độc lập trên thực tế của mình trong khi khéo léo xử lý các mối quan hệ của nó với PRC hay không. Nó công nhận vai trò hàng đầu của Hoa Kỳ trong việc duy trì an ninh trong khu vực. Vì Trung Quốc đã vận động để bảo đảm được rằng Đài Loan bị cấm cửa trong các tổ chức khu vực (ngoại trừ APEC), Đài Loan theo đuổi các thỏa ước mậu dịch song phương và các tổ chức có thành phần thành viên rộng rãi như WTO và Liên Hợp Quốc.

Úc và Tân Tây L! an bị g! iằng kéo giữa nguồn gốc châu Âu và sự cận kề địa lý với châu Á. Bởi vì họ kinh doanh chủ yếu với các quốc gia Đông Á và có các quyền lợi an ninh sâu sắc ở đó, họ ủng hộ các tổ chức khu vực bao gồm chính mình và các quốc gia khác. Úc có công trong việc bảo đảm được rằng APEC phải bao gồm toàn bộ khu vực Á Châu Thái Bình Dương và luôn cả Hoa Kỳ. Úc ủng hộ việc Hoa Kỳ đóng một vai trò tích cực ở châu Á. Nó luôn có nguy cơ bị loại trừ khỏi các tổ chức châu Á vì nguồn gốc Celtic và Anglo-Saxon của mình, dù cho các cuộc tranh cãi về căn cước Đông Á cũng phân loại các dân tộc dựa theo tôn giáo chính hơn là theo nguồn gốc chủng tộc. Úc và Tân Tây Lan tiếp tục tiếp cận Trung Quốc và công nhận họ phải đương đầu với những thách thức trong việc duy trì quan hệ gần gũi với Hoa Kỳ. Úc, đặc biệt, đã trở thành mục tiêu của khủng bố Hồi giáo cực đoan, đã làm hàng xóm Indonesia của mình khó chịu khi tham dự trong chiến tranh Iraq và ủng hộ sự độc lập của Đông Timor, và bị Trung Quốc coi như một phần của trục Úc-Nam Hàn-Nhật-Hoa Kỳ có thể được sử dụng để bao vây Trung Quốc trong hải phận Đông Á khi cần. [15]

Bảng tóm tắt các viễn kiến Đông Á này chỉ ra rằng viễn kiến của Hoa Kỳ về cơ bản tương thích với viễn kiến của Nhật Bản, Nam Hàn, phần lớn ASEAN, và Úc/Tân Tây Lan. Tất cả đều công nhận rằng một trật tự đa cực đang phát triển ở Đông Á, không chỉ với sự trỗi dậy của Trung Quốc, mà còn có một Nhật Bản bình thường hơn,! một n�! �ớc Nga có đang phục hồi, và một Ấn Độ phát triển nhanh chóng. Có sự xung đột giữa viễn kiến của Trung Quốc và Hoa Kỳ liên quan tới quốc gia nào sẽ là một cường quốc vượt trội ở châu Á. Sự trỗi dậy của Trung Quốc như một cỗ xe tăng về kinh tế cũng có thể được lặp lại trong lĩnh vực an ninh và chính trị.

Viễn kiến của Hoa Kỳ cũng xung đột với viễn kiến của Trung Quốc (và từng có với Mã Lai) về nguyên tắc loại trừ: Hoa Kỳ có thể tham dự như một thành viên hay như một quan sát viên hoặc liệu sự tham dự của Hoa Kỳ chỉ có thể được đại diên qua một thế bản hay không. Theo định nghĩa, các cuộc họp ASEAN + 3 không bao gồm Hoa Kỳ. Hoa Kỳ có thể gia nhập Thượng đỉnh Đông Á. Hoa Kỳ (cùng với Liên Âu và Canada) tham dự trong diễn đàn khu vực ASEAN. Hoa Kỳ, cùng với Canada, Mexico, Peru, và Chile là thành viên của APEC. Đề xuất FTA 16 quốc gia Đông Á do Nhật Bản khởi xướng có lẽ loại trừ Hoa Kỳ.

Đối với trường hợp của Hội nghị Kinh tế Đông Á (EAEC) rất hẹp hòi về thành phần tham dự do Thủ tướng Mã Lai Mahathir Mohamad đề xướng trong năm 1990, chính sách của Hoa Kỳ là giữ hai tuyến. Tuyến thứ nhất là phản đối sự thành lập Hội nghị thông qua phương tiện ngoại giao và các phương tiện khác. Tuyến thứ hai là liên kết với Úc trong việc thúc đẩy cho APEC, một tổ chức dung nạp rộng hơn. Với cái đà của chủ nghĩa khu vực đang gia tăng ở Đông Á và trên thế giới, có vẻ việc phản đối khuynh hướng chủ nghĩa khu vực sẽ trở nên vừa không thiết thực, vừa vô ích. Yếu tố quan trọng, theo một số người, là bảo đảm được rằng quyền lợi Hoa K�! � đượ! c bảo vệ và được đại diện một cách thích đáng, và kết nối được với các phối trí mậu dịch tự do thông qua các thỏa ước song phương và các thỏa ước FTA khác.


Chủ nghĩa Khu vực Á Châu và quyền lợi Hoa Kỳ

Quyền lợi kinh tế. Liên quan đến quyền lợi của Hoa Kỳ ở Đông Á, các thỏa ước mậu dịch khu vực mới dường như không đe dọa những quyền lợi kinh tế sống còn của Hoa Kỳ. Như một viên chức bộ Ngoại giao nói về nó, không cần thiết cho Hoa Kỳ "có mặt ở mọi nơi và mọi cuộc thảo luận mà các nước châu Á có với nhau." Hoa Kỳ, tuy nhiên, thực muốn "bảo đảm khả năng cao nhất để duy trì quan hệ của Hoa Kỳ trong khu vực." Hoa Kỳ cũng giữ quan điểm rằng môi trường kinh tế và chiến lược để châu Á có thể phát triển hiệu quả nhất những thành quả đã thu được, là thông qua sự cộng tác và các thiết chế xuyên Thái Bình Dương. Nói cách khác, Hoa Kỳ muốn các thiết chế châu Á vươn qua Thái Bình Dương hơn là dừng lại ở đường phân cách ngày đêm quốc tế ở giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng hướng về các kết cấu đa phương ở khu vực Á Châu-Thái Bình Dương có tác dụng củng cố những quan hệ đối tác hiện có, đặc biệt là các thỏa ước mậu dịch tự do và liên minh an ninh song phương với các quốc gia Đông Á. [16]

FTA ASEAN và nhiều FTA song phương có thể dẫn tới sự chuyển hướng phần nào dòng chảy mậu dịch và đầu tư của Hoa Kỳ, nhưng chỉ trong chừng mực, và cũng có ý nghĩa biểu thị sự tự do hóa thực s�! �� của ! các dòng chảy mậu dịch và đầu tư. Và chừng nào mà Hoa Kỳ tiếp tục đóng dấu các thỏa ước FTA song phương với các quốc gia châu Á, chúng dường như không gây ra những tác động xấu đối với các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ và quyền lợi kinh doanh ở đó. Có vài quan ngại rằng sự gia tăng nhanh chóng của các FTA song phương và khu vực sẽ làm lạc hướng các đàm phán đa phương theo WTO. Trong khi quan ngại đó có thực, xét những khúc mắc với Vòng Đàm phán Doha và sự sụp đổ của nó hồi giữa năm 2006, khả năng ngược lại cũng có thể xảy ra. Theo quan điểm này, các FTA đại diện cho tiến bộ thực sự trong tự do hóa mậu dịch và vai trò như một giải pháp dự bị nếu tự do hóa thương mại theo WTO thất bại.

Vấn đề tô mì của các thỏa ước đa phương, tất cả được đan xen với nhau nhưng mỗi cái lại có các điều khoản khác nhau, về thực chất có thể gây cản trở nhiều hơn là tạo điều kiện cho mậu dịch, do sự gia tăng chi phí giao dịch cho các doanh nghiệp. Việc tính toán các nguyên tắc phức tạp về nguồn gốc sản phẩm với các bộ phận từ nhiều quốc gia, mỗi nước lại có một tỷ suất thuế quan và thời hạn hạ thấp thuế quan mỗi khác, có thể rất tốn kém và phiền toái. Lối tiếp cận của Hoa Kỳ là phải có một biểu mẫu "tiêu chuẩn vàng" để quy mức giảm tương đương đối với mọi loại thuế quan và xử trí các rào cản tương tác kinh tế khác, ví dụ như tự do hóa dòng chảy đầu tư, buộc tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ, và mở rộng lối vào cho những nhà cung cấp dịch vụ. Kết cục, bảng "tiêu chuẩn vàng" này có thể được dùng làm cơ sở cho các FTA khu vực, bao ! gồm lu�! �n cả Hoa Kỳ. Tuy nhiên, sự kiên định của Hoa Kỳ đối với "tiêu chuẩn vàng" này, có thể gây phản cảm vì Hoa Kỳ luôn bị coi là can thiệp quá sâu trong việc đòi hỏi cải tổ các FTA. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, tuy nhiên, cũng đang xây dựng các biện pháp kiểu mẫu và kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất cho những FTA, nhằm tiêu chuẩn hóa các thỏa ước.

Một trở ngại với bất kỳ sự tự do hoá mậu dịch và đầu tư nào là trong mỗi nền kinh tế sẽ có kẻ thắng và người thua. Các khu vực thua thiệt tiêu biểu là nông nghiệp và dệt may. Trong hầu hết các quốc gia Á Châu Thái Bình Dương, gồm luôn cả Hoa Kỳ, những ngành này hoặc được bảo vệ trong chừng mực nào đó và/hoặc được trợ cấp cao độ (đặc biệt là nông nghiệp). Sự gia tăng nhanh các FTA đe dọa sự sống còn kinh tế của các khu vực này, bởi vì các FTA dỡ bỏ sự bảo hộ, cho dù mỗi FTA sẽ có các khung thời gian điều chỉnh và những ngoại lệ.

Quyền lợi an ninh. Sự phát triển các thỏa ước an ninh khu vực ở Đông Á có thể có những tác động nhiều chiều đến quyền lợi an ninh của Hoa Kỳ. Ở khía cạnh những thỏa ước này khuyến khích tìm giải pháp hòa bình cho các xung đột, chúng tương thích với các mục tiêu của Hoa Kỳ về ổn định và duy trì các quan hệ đồng minh trong khu vực này. Tuy nhiên, cũng có thể có một số tác động tiêu cực. Chúng có thể dẫn tới các phối trí an ninh và chính trị mà trong đó Bắc Kinh có ảnh hưởng lớn và Bắc Kinh có thể dẫn dắt theo những mục đích trái ngược với Hoa Kỳ. Chúng cũng đặt ra những yêu cầu về việc cần cân nhắc sâu xa hơn về vai t! rò của! lực lượng Hoa Kỳ đóng ở Nhật Bản và Nam Hàn. Khi dân chúng châu Á coi rằng các mối đe dọa từ bên ngoài đối với các quốc gia của họ đã giảm đi vì các quan hệ an ninh khu vực đã có tính hợp tác, họ có thể đặt câu hỏi về mức độ cần thiết của việc tiếp tục hỗ trợ cho từng ấy quân nhân Hoa Kỳ đồn trú trên quê hương mình. Cảm xúc này thường được phản ảnh trong cái gọi là sự trỗi dậy của chủ nghĩa quốc gia và có thể có dạng những cuộc biểu tình phản đối các hành động của binh lính Hoa Kỳ, sự chống đối các hoạt động tại căn cứ quân sự, và áp lực nghị viện để giảm chi phí ngân sách của nước chủ nhà hỗ trợ cho quân đội Hoa Kỳ.

Trung Quốc đã thực hiện một lối tiếp cận kép với Đông Á khi vừa làm việc qua ASEAN [17] vừa ký các thỏa ước với từng quốc gia thành viên. Hoa Kỳ chú trọng hơn đến các thỏa ước song phương. Năm trong số bảy hiệp ước phòng thủ chung của Hoa Kỳ trên toàn thế giới là với các quốc gia Á Châu Thái Bình Dương. [18]

Tư cách thành viên trong các tổ chức khu vực có thể có một "tác động Liên Âu" trong việc giảm bớt căng thẳng, buộc Trung Quốc ôn hòa hơn, khuyến khích đối thoại, và tìm kiếm các giải pháp hòa bình đối với các vấn đề an ninh. Kiến trúc khu vực đang thành hình có thể có tác dụng làm "hạ hỏa" sự thái quá của chính quyền Trung Quốc và biến nó thành một cổ đông có! trách n! hiệm hơn trong các vấn đề khu vực. Thí dụ, Trung Quốc đã hợp tác với Hoa Kỳ trong việc chống khủng bố Hồi giáo cực đoan (mặc dù lợi ích đối nội của chính quốc gia này có nguy cơ bị ảnh hưởng), thực hiện vai trò chủ nhà và "người chấp bút" để thảo ra bản Tuyên bố Chung tại hội thoại sáu bên 2005, và ngừng tuyên bố chủ quyền một cách áp đặt đối với vùng lãnh thổ đang tranh với các quốc gia Đông Nam Á ở biển Đông (như quần đảo Trường Sa). Trung Quốc vẫn có những tranh chấp ra mặt với Nhật Bản, một quốc gia mà nó đã cố trì hoãn không thiết lập các quan hệ kinh tế ưu đãi hoặc an ninh song phương. Hơn thế nữa, trong một số dịp, Bắc Kinh đã sử dụng các hội nghị khu vực để làm trầm trọng thêm các vấn đề với Nhật Bản. Tại hội nghị lãnh đạo APEC năm 2005, Trung Quốc từ chối tổ chức một cuộc họp thượng đỉnh song phương với Nhật Bản và làm rộng thêm khoảng cách giữa họ. Tuy thế tại cuộc họp cấp bộ trưởng ASEAN tháng Bảy 2006, các bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc và Nhật Bản đã gặp và phần nào thu hẹp lại khoảng cách đó.

Có thể nói rằng không ai biết chắc chắn liệu Trung Quốc có trở thành một mối đe dọa quân sự trong trương lai hay không, và các mối quan hệ và tương tác trong khu vực sẽ có tác động ra sao. Tuy nhiên, rõ ràng là các chiến lược gia quân sự Trung Quốc xác định "đại chiến lược" theo nghĩa rộng. Họ theo đuổi "đại chiến lược" của mình bằng các sử dụng toàn lực quốc gia để đạt được các mục tiêu chính trị, nhất là những mục tiêu liên quan tới an ninh quốc gia và phát triển. Nói cách khác, chiến lượ! c của T! rung Quốc, theo định nghĩa của họ, là chiến lược duy trì sự cân bằng giữa các mối ưu tiên trái ngược nhau để phát triển kinh tế quốc gia và duy trì an ninh theo nghĩa tạo một môi trường thuận lợi cho sự phát triển. Bắc Kinh sử dụng khái niệm "sức mạnh tổng thể của quốc gia" để đánh giá và đo lường vị thế của mình trong quan hệ với các quốc gia khác. Điều này bao gồm sự đo lường về cả phẩm và lượng đối với lãnh thổ, tài nguyên thiên nhiên, sức mạnh kinh tế, ảnh hưởng ngoại giao, chính quyền nội địa, năng lực quân sự, và ảnh hưởng văn hóa. Các phối trí an ninh và mậu dịch khu vực ở Đông Á có thể hậu thuẫn Trung Quốc trong phát triển sức mạnh kinh tế, ảnh hưởng ngoại giao, và sự lan tỏa văn hóa của nó. Sức mạnh kinh tế cũng có thể dẫn tới nâng cao năng lực quân sự và có thể tạo ra hậu thuẫn cho Đảng Cộng sản đang nắm quyền và duy trì quyền hành nội bộ của nó. Theo nghĩa này, các phối trí an ninh và mậu dịch gia tăng nhanh ở Đông Á có thể đóng góp cho sức mạnh quốc gia tổng thể của Trung Quốc, [19] nhưng liệu các phối trí khu vực có đồng thời hạn chế nguy cơ sử dụng bừa bãi sức mạnh đó được hay không, tại thời điểm này chưa thể xác định được.

Một vấn đề liên quan tới an ninh lâu dài khác đối với Hoa Kỳ ở châu Á là sự trỗi dậy của chủ nghĩa quốc gia ở Nhật Bản, Nam Hàn, Mã Lai, Thái Lan, Indonesia, Phi Luật Tân, và các quốc gia Á châu khác. Những quốc gia này có vẻ đang gia tăng sự bất mãn vì bị khống chế bở! i các c�! �ờng quốc từ bên ngoài, dù cho đó là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nga hay các lân bang đôi khi thù nghịch của họ. Chẳng hạn như ở Nhật Bản và Nam Hàn, dù phần lớn chấp nhận sự lệ thuộc của họ về an ninh trong quan hệ đồng minh quân sự với Hoa Kỳ, nhiều thành phần ưu tú trong chính phủ và một bộ phận công chúng ngày càng nhiều trong thời gian gần đây đã kêu gọi cho sự độc lập hơn trong hành động và cho các chính sách của chính phủ đi sát hơn quyền lợi của quốc gia, chớ không phải của Hoa Kỳ. Hệ thống giá trị của nền dân chủ tự do, mậu dịch tự do, và nhân quyền, được hỗ trợ bởi sức ép can thiệp và phủ đầu thường trực từ sự có mặt của quân đội Hoa Kỳ cũng dường như đang yếu dần ở nhiều quốc gia châu Á. Không có sự thù ghét Hoa Kỳ vốn thường thấy ở Trung Đông, nhưng các quốc gia Đông Á thường thấy khó chịu dưới sức nặng của bá quyền Hoa Kỳ và cảm giác về một thế giới đơn cực và suy đoán về tác động của tình trạng này đối với sự độc lập trong hành động và những điều được coi như các giá trị truyền thống của họ. [20] Ví dụ, trong tháng Sáu 2006, khảo sát Pew về thái độ đối với Hoa Kỳ, hình ảnh toàn cầu của Hoa Kỳ một lần nữa tụt dốc. Từ 1999/2000 tới 2006, hình ảnh của Mỹ (những người có quan điểm ưa thích Hoa Kỳ) đã giảm một cách đáng kể ở Indonesia (từ 75% xuống 36%) và ở Nhật Bản (77% xuống 63%). [21]

! Hoa Kỳ ! cũng thường bị lên án vì những trục trặc gây ra bởi toàn cầu hóa [22] và sự chênh lệch thu nhập đang tăng lên cả trong nội bộ một nước lẫn giữa các quốc gia khác nhau. Theo giải thích của một phân tích gia, người Mỹ ngày nay bị coi như một thiểu số thống trị thị trường trên thế giới, nắm giữ một sức mạnh kinh tế quá bất cân xứng so với dân số của mình. Như thế, Hoa Kỳ cũng trở thành đối tượng của một dạng tâm lý bất mãn đại chúng như giới tài phiệt trên toàn thế giới (ví dụ những Hoa kiều ở Đông Nam Á). [23] Không rõ sự phát triển kiến trúc khu vực ở Đông Á sẽ làm tăng thêm hay sẽ cải thiện cảm tâm lý chống Mỹ và quốc gia chủ nghĩa đang gia tăng ở châu Á, nhưng các tổ chức không có sự tham dự trực tiếp của Hoa Kỳ sẽ cung cấp những đại lộ cho vai trò lãnh đạo và giá trị châu Á được trình diễn, đặc biệt là tiến trình xây dựng đồng thuận.

Một tổ chức an ninh khu vực mạnh hơn ở Đông Á có thể đóng một vai trò kiềm chế nguy cơ khủng bố từ các nhóm cực đoan bạo động. Vì khủng bố là một vấn đề xuyên quốc gia, Hoa Kỳ phải dựa vào sự hợp tác quốc tế để chống lại nó. Thiếu sự hợp tác đa phương chặt chẽ, sẽ tạo nên nhiều kẽ hở và phương tiện cho những kẻ cực đoan bạo động dễ dàng khai thác. [24] Hiện ! giờ, phần lớn các mối quan hệ hợp tác đó là song phương.

Trong khi đó, căng thẳng tiếp tục ở hai bên eo biển Đài Loan, tranh chấp về quyền khoan dầu và lãnh thổ lóe lên giữa Trung Quốc và Nhật Bản, và giữa Nhật Bản và Nam Hàn. (Hoa Kỳ nhìn nhận có một khả năng đang gia tăng về xung đột lãnh thổ xuất phát từ tinh thần dân tộc giữa hai hay nhiều đồng minh của mình.
[25] ) Vấn đề vũ khí hạt nhân Bắc Hàn vẫn chưa được giải quyết; Bắc Hàn đã tiến hành các vụ thử hỏa tiễn; và nền cai trị quân sự áp bức ở Miến Điện vẫn còn đó. Cộng thêm với những quan ngại này là nhiều vấn đề khác của khu vực: bệnh tật (như cúm gia cầm, SARS, và AIDS), sự xuống cấp của môi trường, phòng chống thiên tai, cướp biển ngoài khơi, và sự leo thang quân bị. Ký ức về khủng hoảng tài chính châu Á 1997-99 vẫn còn ám ảnh các nhà làm chính sách ở các quốc gia châu Á.

Trên đây là một số quyền lợi và vấn đề chính sẽ gặp phải khi Hoa Kỳ triển khai chính sách hướng tới một kiến trúc khu vực ở Đông Á. Vì chính sách này nhắm vào kết cấu lâu dài của các quốc gia Đông Á, nó có thể bị tách rời, phần nào, khỏi những vấn đề thúc ép hiện thời. Tuy nhiên, thước đo để đánh giá bất kỳ một kiến trúc nào, là mức độ đóng góp của nó vào một giải pháp cho các vấn đề đang tồn tại hoặc có thể phát sinh trong tương lai.


Những lựa chọn về chính sách

Đối với Hoa Kỳ, có thể lựa chọn những chính sách sau: (1) Tách khỏi Sự Kiến tạo ! Thiết c! hế ở châu Á, (2) tiếp tục chính sách hiện tại của chính phủ Bush, và (3) tham gia tích cực hơn vào các thiết chế đang tồn tại, đặc biệt ở Đông Nam Á, và thúc đẩy cho một tổ chức khu vực mới cho Đông Bắc Á.


Tách khỏi sự kiến tạo thiết chế khu vực ở Á Châu

Một giải pháp về chính sách là tách khỏi sự tham dự trực tiếp trong các đàm phán về thiết chế an ninh và kinh tế ở châu Á và để cho các quốc gia châu Á tự quyết định lấy kiến trúc của chính họ. Hoa Kỳ đã là một thành viên của APEC và Diễn đàn Khu vực ASEAN cũng như các cuộc hội thoại sáu bên ở Bắc Hàn. Hoa Kỳ dựa vào hệ thống nan hoa của các liên minh quân sự và chủ động bố trí quân đội trước để bảo vệ quyền lợi an ninh của mình. Nhiều người cảm thấy rằng đằng nào thì các tổ chức khu vực cũng có khuynh hướng trở thành các "sân khấu hùng biện" mà thôi. Hoa Kỳ có thể tách khỏi quá trình kiến tạo thiết chế khu vực mà không rút khỏi các liên hệ an ninh và kinh tế với châu Á. Hiện thời chưa thấy xuất hiện những tiếng nói đại diện cho một nhóm đông đảo ủng hộ hướng lựa chọn này ở Hoa Kỳ.

Về mặt kinh tế, tuy nhiên, đang có sự tranh cãi dữ dội về tác động và hiệu quả của các thỏa ước mậu dịch tự do. Những ý kiến phản đối việc ký kết thêm FTA đang gia tăng ở Quốc Hội, cho dù chính Quốc Hội đã tán đồng FTA Hoa Kỳ – Oman và Thỏa ước Thăng tiến Mậu dịch Hoa Kỳ-Peru. [26] Tuy nhiên, cũng có những quan ngại chính đáng liên quan tớ! i các v�! ��n đề như thâm hụt mậu dịch lớn lao của Hoa Kỳ, việc làm bị chuyển ra nước ngoài, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và điều kiện môi trường và lao động ở các quốc gia khác. Cuộc tranh cãi ở Hoa Kỳ về các FTA tương lai có vẻ xuất phát từ hai bên có quyền lợi trong nội bộ nước Mỹ, phản đối hoặc ủng hộ việc tăng cường tự do hóa mậu dịch, hơn là về các tác động ngoại giao và địa – chính trị từ việc thắt chặt các mối liên hệ kinh tế với các quốc gia khác. Sự hình thành một FTA APEC bao gồm 21 quốc gia, kể cả Hoa Kỳ, dường như vẫn xa vời.

Một FTA Đông Á hoặc FTA ASEAN + 3 có thể chuyển hướng mậu dịch khỏi thị trường Hoa Kỳ, nhưng Hoa Kỳ có thể tiếp tục đàm phán các FTA song phương với những quốc gia nằm trong bất kỳ phối trí mậu dịch khu vực nào ở châu Á. Một hệ thống của các FTA song phương và các liên minh an ninh tỏa ra từ Hoa Kỳ như một trục moay-ơ có thể cho phép chọc những nan hoa vào trong nhiều tổ chức khu vực châu Á khác nhau đang tồn tại hoặc được dự kiến thành lập. Tuy thế, Hoa Kỳ có thể sử dụng ảnh hưởng của nó để làm nguội đi nhiệt tình đối với các tổ chức khu vực mới ở châu Á, hay Washington có thể để những quốc gia châu Á đánh vật với nhau để xác định quy mô, hình dạng, và phạm vi của bất kỳ thiết chế mới nào.

Một mối nguy về phương diện an ninh nếu tách khỏi quá trình kiến tạo thiết chế là các quốc gia châu Á có thể coi đó như một bằng chứng là Hoa Kỳ đang bị hút vào Trung Đông và không còn quan tâm tới châu Á nữa. Việc tách ra cũng mở đường cho Trung Quốc nhận lấy vai trò lãnh đạo và! có th�! � lái các thiết chế này theo những đường hướng bất lợi cho Hoa Kỳ.


Tiếp tục chính sách hợp tác hiện thời

Một lựa chọn khác là tiếp tục chính sách hợp tác hiện thời vào quá trình kiến tạo thiết chế ở châu Á như Chính phủ Bush và Quốc Hội đang theo đuổi. Chính sách này bao gồm việc tìm kiếm các FTA song phương, một FTA tương lai với ASEAN, tăng cường Diễn đàn Khu vực ASEAN và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương, triệu tập các cuộc thảo luận về thiết lập một Diễn đàn An ninh cho khu vực Đông Bắc Á, và duy trì các quan hệ liên minh chiến lược đang có với một số quốc gia trong khu vực.

Chính sách hiện thời của Hoa Kỳ tiến hóa từ các điều kiện lịch sử và thông qua sự vận động của các lực lượng kinh tế, quân sự, và chính trị nhằm tác động đến quá trình ra quyết định và tạo cơ hội cho các nhà lãnh đạo đặt dấu ấn tính cách của mình lên dàn hợp xướng của các quan hệ đối ngoại. Chiến lược hiện tại của Hoa Kỳ đối với Đông Á dường như được đặt trên hai yếu tố cơ bản. Yếu tố đầu là sự thực hiển nhiên rằng khu vực Trung Đông đang được ưu tiên nhiều hơn Châu Á. Nguồn nhân lực, vật lực Hoa Kỳ có thể dành cho các vấn đề ở Đông Á bị hạn chế bởi các cam kết ở Iraq và Afghanistan và cuộc chiến chống khủng bố.

Yếu tố thứ hai dường như là, trước mắt khu vực Đông Á chỉ có thể có được hòa bình và thịnh vượng nếu Hoa Kỳ duy trì một sự hiện diện chính trị và quân sự mạnh mẽ trong khu vực, và về lâu dài, chỉ khi các quốc gia ở đó có được những hệ thống kinh tế và chí! nh trị ! cho phép hướng tham vọng của con người vào các nỗ lực hòa bình và có tính xây dựng. Sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Đông Á căn cứ trên một loạt các hiệp ước liên minh. Đến nay, một số trong các hiệp ước này đã đến lúc cần có một sự điều chỉnh lớn, nhưng chúng vẫn tạo thành nền đá tảng của an ninh của Hoa Kỳ ở châu Á. [27]

Đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc, dường như chính sách hiện tại của Hoa Kỳ là hợp tác với Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng tìm cách hạn chế các hoạt động có nguy cơ xâm hại tới quyền lợi an ninh hay kinh tế của Hoa Kỳ. Ở đây có cả hai yếu tố "lý tưởng" lẫn "thực tiễn". Những kế hoạch quân sự của Lầu Năm góc, do nhu cầu, thường có khuynh hướng dựa trên sự sức mạnh và đe dọa, và được hoạch định trên tính thực tế, lấy chủ nghĩa thực tế làm lăng kính thế giới quan. Nó cân nhắc và chuẩn bị cho nhiều tình huống khác nhau, bao gồm cả "trường hợp xấu nhất" để bảo đảm quyền lợi an ninh của Hoa Kỳ. Các chính sách này nhấn mạnh việc lập kế hoạch quân sự dự phòng, kiểm soát xuất khẩu, các quan hệ đồng minh chặt chẽ với Nhật Bản và Nam Hàn, và tăng cường tiếp xúc. [28]

Những chính sách khác của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc có khuynh hướng căn cứ trên một thế giới quan lý tưởng. Những chính sách này nhằm khuếch trương các lý tưởng của Hoa Kỳ về dân chủ, về một nề! n kinh t�! �� thị trường tự do, và nhân quyền. Về lâu dài, các vấn đề chiến tranh và hòa bình sẽ tùy thuộc vào hiệu quả hoạt động của các chính quyền quốc gia. Theo quan điểm này, những điều kiện thuận lợi để có hòa bình sẽ được tạo ra chủ yếu qua các hệ thống chính trị từ những quốc gia có các thiết chế dân chủ mạnh mẽ và các hệ thống kinh tế sống động và hướng ra thị trường với các cơ hội đầu tư và mậu dịch tự do. Những hệ thống kinh tế như vậy hỗ trợ cho một tầng lớp trung lưu có kiến thức để từ đó hình thành nền tảng cho xã hội dân chủ. Khả năng sử dụng các phương tiện bạo lực (để đạt mục tiêu) ở một xã hội dân chủ sẽ thấp hơn nhiều so với một nhà nước độc tài. Một đất nước không có một nền kinh tế có sức sống và một chính phủ có tính đại diện và hoạt động hiệu quả cũng dễ bị thất bại và trở thành nơi chứa chấp cho các tổ chức khủng bố. Lý thuyết kinh tế – dân chủ – hòa bình này kêu gọi mở cửa biên giới cho ngoại thương, tự do hóa các nền kinh tế nội địa, xây dựng chính quyền có tính đại diện, thiết lập nền pháp trị với một hệ thống tư pháp để hậu thuẩn nó, và đẩy lùi tham nhũng. Đây là cơ sở chính cho các chính sách hiện thời của Hoa Kỳ về tự do hóa mậu dịch, tạo điều kiện cho Trung Quốc tham gia WTO và các thiết chế quốc tế khác, khuyến khích đối thoại ở mọi cấp, và hợp tác với Bắc Kinh trên nhiều mặt, kể cả thông qua các thiết chế khu vực.


Gia tăng các cố gắng trong khu vực

Lựa chọn thứ ba về chính sách có phần trùng với chính sách hiện thời và có tín! h tiệm ! tiến hơn là đổi hướng. Nó bao gồm việc gia tăng các nỗ lực để làm phong phú hơn, hoặc gia nhập những tổ chức hiện có và thúc đẩy mạnh hơn để hình thành một Diễn đàn Khu vực Đông Bắc Á. Hoa Kỳ trước hết có thể gia nhập Thượng đỉnh Đông Á. Nga, Ấn độ, và Úc đã ký Hiệp ước Hợp tác và Thân thiện ASEAN vốn là điều kiện để trở thành thành viên. Cho tới lúc này, Hoa Kỳ chưa ký hiệp ước này hiển nhiên vì các điều khoản của nó kêu gọi từ bỏ sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp và một cam kết không tham dự trong bất kỳ các hoạt động nào đe dọa chủ quyền, sự ổn định kinh tế và chính trị hoặc sự toàn vẹn lãnh thổ của các bên khác trong giao ước. [29] Nếu tuân thủ các cam kết như vậy, sẽ dẫn tới phủ nhận thuyết tấn công phủ đầu và làm yếu đi khả năng can thiệp dựa trên sức mạnh vũ lực.

Hoa Kỳ cũng có thể làm nhiều hơn để tái tạo thêm sức sống cho APEC. Kỳ hạn của mục tiêu Bogor về đạt được mậu dịch và đầu tư công khai và tự do giữa các quốc gia công nghiệp hóa của APEC vào năm 2010 đang đến gần. Trong khi các nhóm công tác của APEC có vẻ như đang thu được những bước tiến lớn về xúc tiến thương mại, mục tiêu lớn về thiết lập một khu vực mậu dịch tự do vắt ngang qua Thái Bình Dương – bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Mexico, Japan, South Korea, Trung Quốc, Đài Loan, Úc, Singapore, và các thành viên APEC khác dường như không rất ít khả năng trở thành hiện thực trong vòng ba năm như đã tuyên bố trong Tuyên ngôn Bogor.

! Thiếu ! những hành động mạnh mẽ của APEC hướng tới việc đạt được các mục tiên Bogor, Hoa Kỳ có thể thúc đẩy cho một khu vực mậu dịch tự do 16 quốc gia Á Châu được điều phối bởi một tổ chức tương tự như OECD. [30] FTA châu Á này sẽ tồn tại song song với Thượng đỉnh Đông Á, và tư cách thành viên rộng rãi của nó có lẽ có khả năng hóa giải được nguy cơ khống chế của Trung Quốc – nhất là so với một FTA ASEAN + 3.

Với đề nghị cho một FTA châu Á, thế giới công nghiệp hóa có vẻ đang phân cực thành một thế giới ba khối – ba khu vực mậu dịch tự do lớn phân bổ theo địa lý: Bắc Mỹ, Âu Châu, và Đông Á. Một FTA Đông Á đang có khả năng được hình thành sẽ ảnh hưởng ra sao tới Hoa Kỳ? Xét bài học từ quan hệ của Hoa Kỳ với Liên Âu, sự hình thành của EU như một khối mậu dịch có nghĩa là sự cân đối quyền lực kinh tế trên hai bờ Đại Tây Dương trở nên ngang bằng hơn. Thay vì Hoa Kỳ với tổng sản phẩm nội địa 12.5 ngàn tỷ đô la (14.4 ngàn tỷ đô la cho NAFTA) đàm phán với Anh quốc ($2.2 ngàn tỷ GDP) hoặc Đức ($2.8 ngàn tỷ GDP), Hoa Kỳ giờ phải đối mặt với một EU ngang sức với tổng GDP là $13.4 ngàn tỷ. Một FTA Á Châu với 16 quốc gia thành viên không chỉ bao gồm một nửa dân số thế giới mà còn có một tổng GDP kết hợp là $11.4 ngàn tỷ, lại đang tăng trưởng nhanh hơn cả Bắc Mỹ lẫn Âu Châu.

Tuy nhiên, nói một cách thực tế, tương lai về một FTA 16 quốc gia Á Châu, nếu có, cũng dường như rất xa vời. Trung Quốc và Nam Hàn thì lãnh đạm! với ý! tưởng này, còn Nhật Bản và Nam Hàn hiện giờ thậm chí còn không thể đồng ý về một FTA song phương với nhau, nói chi đến một FTA bao gồm cả Trung Quốc và 13 quốc gia khác. Một con đường khả dĩ hơn cho các FTA là để cho mỗi quốc gia châu Á khác hoàn tất FTA của mình với các quốc gia ASEAN, và để cho FTA ASEAN trở thành trung tâm của hệ thống trục – nan hoa của các FTA với những nan hoa (Nhật, Trung, và Ấn) có sức nặng hơn trục.

Về khía cạnh an ninh, một biện pháp khác cho chính sách của Hoa Kỳ có thể là phải triệu tập một hội nghị để tổ chức Diễn đàn Khu vực Đông Bắc Á. Các đề xuất hiện tại về tư cách thành viên là để mời những quốc gia có quyền lợi lớn ở Đông Bắc Á, như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nhật, Nam Hàn và Bắc Hàn. Các ứng cử viên khác có thể kết nạp là Mông Cổ, Canada, và Đài Loan (với tư cách quan sát viên). Theo đề xuất hiện tại, nhân vật tham dự diễn đàn nói trên sẽ là các bộ trưởng ngoại giao. Có thể mở rộng thành phần tham dự để bao gồm luôn cả bộ trưởng quốc phòng hoặc các vị đứng đầu nhà nước (như với APEC). Để tạo sự quan tâm và tham dự trong một tổ chức như vậy, phải đưa ra một tiêu chí là tổ chức này sẽ đi xa hơn một "cơ hội chụp hình chung và diễn thuyết." Tổ chức này có thể đặt mục tiêu giải quyết các vấn đề cụ thể của mối quan ngại chung, những vấn đề có thể theo dõi được, góp phần củng cố lòng tin, thu hút được đông đảo các thành viên tham gia, và mang lại lợi ích tối đa từ các hành động tập thể dưới sự điều hợp chung. Diễn đàn này cũng có thể nhận lấy các vấn đề liên quan t�! �i chươ! ng trình hạt nhân của Bắc Hàn – hiện thời là chủ đề của các cuộc hội thoại sáu bên – nhưng cũng có thể theo đuổi các vấn đề khác như tự do hóa mậu dịch, cuộc chiến chống khủng bố và tham nhũng, an ninh năng lượng, và ngăn chặn lây lan bệnh dịch. Nó cũng có thể vận động giải quyết các bất đồng liên quan tới lịch sử, ví dụ như bảo trợ cho việc viết sách giáo khoa chung về các vấn đề lịch sử nhạy cảm như là Thế Chiến II hoặc việc Nhật Bản đô hộ Đại Hàn.


Bản tiếng Việt © 2007 talawas



[1]Để tham khảo thêm về Đối Thoại Shangri-La và hội nghị 2006, coi: [http://www.iiss.org/conferences/the-shangri-la-dialogue].
[2]Để tham khảo thêm về CSCAP, coi trang web của họ ở [http://www.cscap.org].
[3]Để có bản tóm tắt về hội nghị NEACD 2006, coi [http://www.ucop.edu/research/documents/igcc_newsletter07.pdf#search=%22neacd%22].
[4]
Để tham khảo thêm về USPACOM, coi [http://www.pacom.mil/about/pacom.shtml].
[5]Ressa, Maria. Đông Nam Á và mầm mống khủng bố . New York, Free Press, 2003. 254 p.
[6]Nhà Trắng. Chiến lược An ninh Quốc gia Hoa Kỳ. Tháng 3/ 2006, Tr.1.
[7]Như một chỉ dấu, Danh Mục Tự Do Kinh Tế của Heritage Foundation xếp Hồng Công, Singapore, Úc, v! à Tân Tây Lan là "tự do", Nhật Bản, Nam Hàn, Cam Bốt, Mã Lai, và Thái Lan là "phần lớn được tự do", Phi Luật Tân, Trung Quốc, Indonesia, và Việt Nam là "phần lớn không được tự do", và Lào, Miến Điện, và Bắc Hàn là "đàn áp." Bảng danh mục dựa trên 50 biến số độc lập được phân ra thành mười yếu tố rộng rãi của tự do kinh tế.
[8]Nhà Trắng. Văn phòng Thư ký Báo chí. Tổng thống thảo luận về Tư do và Dân chủ ở Kyoto, Japan. 16/11/2005. Và, Ts. Condoleezza Rice thảo luận về Chiến lược An ninh Quốc gia của Tổng thống, Khách sạn Waldorf Astoria, New York, NY, ngày 1/10/2002.
[9]Campbell, Kurt. Tham vọng của Trung Quốc và Tương lai châu Á. Bản ghi lại (đã biên tập) các ý kiến phát biểu tại Carnegie Council on Ethics and International Affairs, ngày 19/10/2005, xem [http://cceia.org]
[10]Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ. Bản tóm tắt, Trung Quốc và Phân mảng Kinh tế mới ở châu Á?
Tháng 7/2005. Xem [http://www.aei.org/events/filter.all, eventID.1109/summary.asp].
[11]Kurlanzick, Joshua. Hấp lực của Trung Quốc: Những biểu hiện về một quyền lực nhu của Trung Quốc. Carnegie Endowment for Internationa! l Peace P! olicy Brief Số 47, Tháng 6/2006.
[12]Coi, ví dụ: Qiang, Shen. Những bước tiến mới trong quan hệ đang lên giữa các cường quốc. International Strategic Studies, 3nd Issue, 2005. p.54.
[13]ASEAN. Chính trị và An ninh: Nhận xét tổng quát. Truy cập ngày 23/6/2006. [http://www.aseansec.org/92.htm].
[14]Khái niệm đầu mối được thừa nhận lần đầu như một chính sách của chính phủ Nam Hàn trong 2002. Xem Lee, Chang-jae. "Korea as Northeast Asian Business Hub: Vision and Tasks." Korea Institute for International Economic Policy monograph, 2005.
[15]Bordonaro, Federico. Hệ thống đa cực đang lên ở châu Á nâng cao tầm quan trọng địa-chính trị của Australia. Power and Interest News Report, 14/6/2006.
[16]Michalak, Michael. (Tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam – talawas) Quan điểm của Hoa Kỳ về sự hội nhập khu vực ở châu Á, phát biểu tại Viện Tiề! n tệ Qu! ốc tế, Tokyo, Japan, ngày 25/1/2006.
[17]Trong năm 2003, Trung Quốc ký thỏa ước đầu tiên với một tổ chức khu vực, Tuyên Bố Chung của ASEAN-Trung Quốc về Cộng Tác Chiến Lược cho Hòa Bình và Thịnh Vượng và được tiếp theo với sự gia nhập của nó trong năm 2003 vào Hiệp Ước Thân Thiện và Hợp Tác ASEAN, quốc gia không thuộc ASEAN đầu tiên làm vậy. Trong năm 2004, Trung Quốc ký một ghi nhớ về hiểu biết với ASEAN về Hợp Tác Trong Lĩnh Vực Các Vấn Đề An Ninh Không Truyền Thống và cũng hậu thuẫn Nguyên Tắc ASEAN về Xử Sự đối với Biển Nam Trung Hoa.
[18]Hoa Kỳ – Cộng Hòa Phi Luật Tân (Hiệp Ước Phòng Thủ Hỗ Tương, 1952), ANZUS (Úc – Tân Tây Lan – Hoa Kỳ, 1952), Hoa Kỳ – Cộng Hòa Đại Hàn (Hiệp Ước Phòng Thủ Hỗ Tương, 1954), Phòng Thủ Tập Thể Đông Nam Á (Hoa Kỳ – Pháp – Úc – Tân Tây Lan – Thái Lan – Phi Luật Tân, 1955), và Hoa Kỳ – Nhật Bản (Hiệp Ước Phòng Thủ Chung, 1960).
[19]Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng, Sức mạnh quân sự của CHND Trung Hoa, 2005, op. cit.
[20]Coi, ví dụ: Ma Ying. Vấn đề Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. Policy Review, Feb/Mar 2002. p. 43-57. Jefferey S. Robertson. Tâm lý chống Mỹ ở Hàn Quốc và tương! lai sự! hiện diện của Hoa Kỳ.
Journal of International and Area Studies, Vol. 9, No. 2, 2002. pp. 87-103.
[21]Pew Research Center. ình ảnh Hoa Kỳ tụt dốc, nhưng các đồng minh chia sẻ quan ngại của Mỹ về Iran, Hamas. Công bố ngày 13/12/2006.
[22]Pearlstein, Steven. Thế giới giảm tốc cuộc chạy tới đích Toàn cầu hóa. Wahsington Post, 5/6/2006. p. D01.
[23]Chua, Amy. Một thế giới bên lề, The Wilson Quaterly, tháng Tám 2002. Vol. 26, Issue 4; p. 62-78.
[24]Rosenberger, Leif. Một chính sách Kinh tế-Xã hội để chống bạo động cực đoan Asia-Pacific Economic Update, 2005. Tư lệnh Thái bình dương. Vol. III, p. 23.
[25]Để tham khảo thêm về thảo luận về khả năng này, coi Unger David C. Mối lo ở Châu Á, và màn dạo đầu ở Thái Bình Dương , Thử nghiệm an ninh cho mộ! t cộng ! đồng châu Á – Thái bình dương mới. World Policy Journal, Summer 1994, 11, 2. p. 37-44.
[26]Coi Tường Trình CRS RS22391, U.S.-Peru Trade Promotion Agreement, của M. Angeles Villareal, và Tường Trình CRS RL33328, Proposed U.S.-Oman Free Trade Agreement, của Mary Jane Bolle.
[27]Coi, ví dụ, Tường Trình CRS RL33436, Quan hệ Hoa Kỳ-Nhật Bản: Các vấn đề đặt ra cho Quốc Hội, của Emma Chanlett-Avery, Mark E. Manyin, và William H. Cooper, hay Tường trình CRS số RL33567, Hàn Quốc: Quan hệ Hoa Kỳ – Hàn Quốc – Các vấn đề đặt ra cho Quốc Hội:của Larry A. Niksch.
[28]Tường trình CRS số RL32882, Sự lớn mạnh của Trung Quốc và Hiệu ứng đối với Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc: Sự lựa chọn chính sách của Hoa Kỳ, của Dick K. Nanto.
[29]Để tham khảo văn bản của hiệp ước, coi ASEA. Văn bản Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á và các thông tin liên quan.
ASEAN Knowledge Kit, March 2005. [http://www.aseansec.org/TAC-KnowledgeKit.pdf].
[30]M! ười th! ành viên của ASEAN, Nhật, Trung Quốc, Nam Hàn, Ấn, Úc và Tân Tây Lan.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét