Bản quyền blog được bảo vệ đến đâu?
29-12-2008 23:49:09 GMT +7
HẢI HÀ – Báo Pháp Luật TP.HCM
Hiện nay, việc đưa hình ảnh, thông tin cá nhân lên blog mà không xin phép rất phổ biến. Ảnh minh họa: HTD
Không thể thích thì cứ "bưng" entry của người khác về blog của mình để "câu view".
Hiện nay rất nhiều blog có số lượt truy cập cao hơn một tờ báo đã trở thành điểm nhắm đến của các doanh nghiệp trong việc PR cho các sản phẩm hàng hóa. Vấn đề đặt ra là với những blog thường được trả tiền "thuê mặt bằng" hoặc "thuê quảng cáo" thì việc xâm phạm bản quyền của các entry do blogger thực hiện có được pháp luật bảo vệ? Ngoài ra, việc đưa thông tin, hình ảnh của cá nhân lên blog mà không xin phép – điều rất phổ biến trong giới blogger hiện nay có bị coi là vi phạm pháp luật không?…
Blog cũng có "thương hiệu"
Theo quy định mới tại Thông tư 07 về quản lý blog vừa được ban hành, một trong năm điều cấm đối với blogger là: Cấm cung cấp thông tin trên trang điện tử cá nhân mà vi phạm quy định về sở hữu trí tuệ, giao dịch thương mại điện tử và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Blogger Mr Joe, một trong những blog có page view cao nhất hiện nay (tám triệu lượt truy cập) cho rằng quy định cấm vi phạm sở hữu trí tuệ là cần thiết nhưng "điều quan trọng là có quản lý được không" – Joe băn khoăn ?
Nhà báo Hương Trà, chủ nhân của blogger Cô gái Đồ Long nêu ý kiến: Lâu nay, các báo mạng lấy lại thông tin, hình ảnh trên blog khá nhiều, coi đó như một kênh thông tin rất quan trọng và dễ khai thác.
Theo luật sư Phạm Thành Long, Công ty luật Gia Phạm, việc quy định rõ, cấm vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là việc nhà quản lý đã có thái độ "áp đặt" việc cấm vi phạm bản quyền trong môi trường mạng. Dù chỉ là blog cá nhân cũng phải đảm bảo các vấn đề về bản quyền tác giả. Luật sư Trần Duy Cảnh, Công ty Luật hợp danh Luật Việt bổ sung: Hiện nay một số bài viết trên blog của nhiều cá nhân – trong đó có nhà báo được các báo "mua" và trả nhuận bút khá cao. Điều này có thể xem như blog được khai thác thương mại bằng "thương hiệu" của chủ blog và giá trị nội dung của từng entry. Vậy việc người khác sử dụng lại, copy lại entry cũng được xem là làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường "tác phẩm" của blogger. Do đó, "blogger hoàn toàn có thể kiện đòi bồi thường và tiền bản quyền đối với entry của mình đã bị blogger khác sử dụng mà không xin phép".
Không thể tự tiện đưa hình ảnh
Một khía cạnh khác, thông tư cũng quy định cấm sử dụng thông tin, hình ảnh của cá nhân mà vi phạm các quy định tại Điều 31 và 38 Bộ luật Dân sự (về quyền của cá nhân đối với hình ảnh: "Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý" và quyền bí mật đời tư của cá nhân: "Việc thu thập, công bố thông tin, tư liệu về đời tư của cá nhân phải được người đó đồng ý" – PV).
Năm 2007, vụ kiện Trà – Chanh do một ca sĩ kiện chủ nhân blog Cô gái Đồ Long khi cho rằng blog này có một bài viết xâm phạm đời tư, hạ thấp danh dự, uy tín và "thương hiệu" của mình, đã đặt ra câu hỏi; blogger được quyền thông tin và đưa hình ảnh người khác lên blog của mình đến đâu?
Theo luật sư Trương Thị Hòa, Đoàn luật sư TP.HCM, nếu việc sử dụng thông tin và hình ảnh cá nhân như một sự kiện báo chí thì không phải xin phép. Ví dụ, sử dụng thông tin về những sự kiện lớn, thông tin công khai, ai cũng biết. "Chẳng hạn, cùng là sự kiện ăn mừng chiến thắng Việt Nam vô địch giải bóng đá Đông Nam Á, nếu người hâm mộ "cởi áo" giữa chỗ đông người thì blogger có thể đưa thông tin công khai, giống như quyền thác giống như một sự kiện báo chí. Nhưng việc người hâm mộ ăn mừng và "cởi áo" tại gia đình mà blogger chụp lén, đưa lên blog không xin phép sẽ bị coi là xâm phạm đời tư" – luật sư Hòa lưu ý.
Chiều nay (30-12), Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ họp báo giới thiệu nội dung Thông tư 07 nói trên. Thông tư này vẫn còn một số điều làm blogger băn khoăn: . Làm thế nào để truy ra chủ thể của blog là ai, làm thế nào xác định được blog bị ai mạo danh, khi blogger cố tình giấu mặt? . Làm thế nào để blogger chia sẻ và tiếp nhận thông tin phản hồi từ cộng đồng mạng mà không sợ bị vi phạm quy định "cấm đặt đường liên kết trực tiếp những thông tin vi phạm quy định tại Điều 6, Nghị định 97/2008 (lợi dụng Internet để thông tin xuyên tạc, làm lộ bí mật nhà nước, tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, dâm ô, quảng cáo mua bán, tuyên truyền hàng cấm…). Phải chăng quy định này hạn chế quyền "giao lưu" trên mạng của blogger vì blogger không thể phân biệt được blog nào có nội dung phạm vào các điều cấm? . Blogger bị đánh cắp mật khẩu thì hoàn toàn chịu trách nhiệm? |
Bị hack, trộm mật khẩu: Blogger vô can?
28-12-2008 07:43:22 GMT +7
THANH HẢI- Báo Pháp Luật Tp.HCM
Blogger bị hacker đánh cắp mật khẩu có phải chịu trách nhiệm khi bị phát tán những thông tin? Ảnh minh họa: HTD
Muốn đưa tin, bài của các báo mạng lên blog, blogger có phải ghi rõ nguồn? Lập cảnh sát 113 Internet?
Một trong những nội dung đề cập tại Thông tư 07 của Bộ Thông tin Truyền thông là các blogger có nghĩa vụ bảo vệ mật khẩu, khóa mật mã, thông tin cá nhân, hệ thống thiết bị của mình và chấp hành các quy định của pháp luật về an toàn, an ninh thông tin. Nếu blogger vô tình đánh mất mật khẩu thì có phải chịu trách nhiệm về việc người khác hoặc hacker vào "nhà" mình phát tán những thông tin xấu không?
Trộm cắp mật khẩu là phạm luật
Ông Lưu Vũ Hải – Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh truyền hình và Internet cho biết blogger không chỉ phải tránh vi phạm năm điều cấm tại Thông tư 07 mà còn phải tránh các trường hợp bị cấm tại Nghị định 97/2008, trong đó có cấm đánh cắp, sử dụng trái phép mật khẩu, khóa mật mã và thông tin riêng của các tổ chức, cá nhân trên Internet. Như vậy, một người đánh cắp mật khẩu hoặc mượn tên tuổi, địa chỉ, thương hiệu của cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khác đưa thông tin trên blog là phạm luật, cho dù hành vi đó có thể không nhằm mục đích xấu. Nếu việc đánh cắp, sử dụng trái phép mật khẩu, thông tin để đưa những thông tin giả mạo, bôi xấu cá nhân, tổ chức nhằm hạ thấp uy tín, danh dự, hoặc nhằm mục đích cạnh tranh không lành mạnh là vi phạm ở mức độ nghiêm trọng hơn.
Blogger phải có bằng chứng ngoại phạm
Theo luật sư Nguyễn Ngọc Hưng – đại diện pháp luật của mạng xã hội tamtay.vn, khi bị hacker hoặc người khác đánh cắp mật khẩu, blogger có thể chứng minh mình có bằng chứng ngoại phạm. Thông qua biện pháp kỹ thuật, các cơ quan quản lý sẽ có thể truy tìm qua các địa chỉ IP của người đã sử dụng blog vi phạm các quy định. Ông Hải cũng cho rằng cơ quan quản lý sẽ xem xét việc mất mật khẩu là do blogger vô tình hay cố ý để có biện pháp xử lý phù hợp.
Đăng lại bài báo: Phải theo luật!
Một trong những điểm mà blogger quan tâm là quy định của Thông tư 07 về sử dụng những thông tin của các trang thông tin điện tử tổng hợp, trong đó có báo chí. Theo một thành viên ban soạn thảo Thông tư 07, thông tư không cấm blog cá nhân đưa thông tin tổng hợp về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trên cơ sở trích dẫn lại từ nguồn chính thức của các cơ quan báo chí hoặc từ các trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước. Việc đưa các thông tin này trên blog cá nhân không buộc phải xin cấp phép như những trang thông tin điện tử tổng hợp. Tuy nhiên, blogger phải tuân theo các quy định đối với trang thông tin điện tử tổng hợp đó về nội dung và trách nhiệm của người cung cấp (chẳng hạn như phải ghi rõ nguồn, phải ghi rõ tên tác giả bài báo…).
Nhà cung cấp có quyền đóng cửa blog
Ông Lưu Vũ Hải cho rằng mặc dù không có giấy phép nhưng cơ chế xử lý đối với blog cũng tương tự như đối với trang thông tin điện tử tổng hợp. Tuy không bị thu hồi giấy phép khi cung cấp nội dung thông tin vi phạm các điều cấm trong Nghị định 97 và Thông tư 07 theo văn bản kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng ngay khi phát hiện hoặc có kết luận của cơ quan có thẩm quyền thì blog sẽ bị buộc phải đóng cửa.
Ngoài ra, khi phát hiện có nội dung vi phạm các điều cấm, cơ quan có thẩm quyền có thể yêu cầu nhà cung cấp hoặc tự nhà cung cấp có quyền đóng cửa blog. "Thông tư 07 quy định nhà cung cấp buộc phải ngăn chặn, loại bỏ những nội dung thông tin vi phạm pháp luật và năm điều cấm trong thông tư này ngay khi phát hiện hoặc khi có yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền" – ông Hải khẳng định.
Vậy Thông tư 07 có "hồi tố" đối với những hành vi bị cấm nhưng đã xảy ra trước khi thông tư này có hiệu lực, blog có bị đóng cửa và blogger có bị phạt không? Ông Hải cho rằng Thông tư 07 không thể hồi tố với hành vi và thông tin đã có trước đó. Tuy nhiên, môi trường mạng là môi trường luôn động, vì vậy biết là sai thì blogger nên tự chỉnh sửa, xóa bỏ những thông tin xấu trước đây.
Lập cảnh sát 113 Internet? Chuyên gia an ninh mạng Nguyễn Tử Quảng đề xuất: "Kèm theo Thông tư 07 nên sớm xây dựng nghị định xử phạt hành chính và thành lập trung tâm cảnh sát 113 Internet. Đó sẽ là nơi tiếp nhận mọi thông tin của quần chúng khi phát hiện vi phạm để cơ quan quản lý xử lý, đồng thời là nơi hỗ trợ các blogger khi họ bị hacker đánh cắp mật khẩu. Qua đó sẽ giảm bớt những rắc rối xảy ra giữa nhà cung cấp và blogger khi tài khoản của họ bị hacker khống chế". |
Blogger phải "chọn bạn mà chơi"
25-12-2008 06:52:53 GMT +7
THANH HẢI thực hiện- Báo Pháp Lụât TP.HCM
Ảnh minh họa: HTD
Việc quản lý chủ thể blog chỉ diễn ra trên lãnh thổ Việt
Để cho friend vào comment sai quấy cũng bị "vịn". Đăng tin tức báo chí tức là hoạt động thông tin điện tử tổng hợp, vi phạm nghị định 97 năm 2008.
Xung quanh quy định năm điều cấm đối với blogger tại Thông tư 07 về quản lý blog mà Bộ Thông tin-Truyền thông vừa ban hành (Pháp Luật TP.HCM đề cập trên số báo ngày 24-12), Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh truyền hình và Internet, Bộ Thông tin-Truyền thông, xung quanh nội dung thông tư này.
Nhà anh, anh phải chịu trách nhiệm
. Thưa ông, một trong những điều cấm là lợi dụng blog để truyền đi hoặc đặt đường liên kết (link) đến những thông tin vi phạm. Một "friend" của blogger có thông tin xấu trên blog thì chủ blog có bị coi là có link vi phạm không?
+ "Link" được hiểu là việc sử dụng biểu tượng hoặc bằng ký tự có đường dẫn trực tiếp đến trang thông tin có các nội dung vi phạm quy định cấm tại điều 6 Nghị định 97. Nếu đường link cấp 2, 3 (từ friend của friend dẫn tới blogger) thì không cố ý và không bị coi là vi phạm.
Quy định này nhằm nâng cao tính chịu trách nhiệm của chủ blog đối với thông tin mà mình đưa ra cũng như không thể để người khác lợi dụng blog của mình để làm điều cấm. Blogger phải biết "chọn bạn mà chơi". Đồng thời, chủ blog cũng phải chịu trách nhiệm khi để friend viết comment có nội dung vi phạm pháp luật.
. Hành vi giả mạo cá nhân tạo blog được hiểu như thế nào?
+ Ví dụ: Blogger sử dụng tên người nổi tiếng, người đang giữ chức vụ hoặc bất kỳ cá nhân khác. Ngoài ra, hành vi "chui" vào blog của người khác, giả danh họ đưa thông tin lên cũng bị coi là vi phạm. Nếu thông tin được đưa lên xâm hại đến cá nhân, tổ chức hoặc thuộc các trường hợp cấm thì còn phạm hai tội: giả danh người khác đưa thông tin và đưa thông tin vi phạm pháp luật. Tất nhiên, chủ nhân của blog vẫn phải chịu trách nhiệm về việc để cho mật khẩu bị đánh cắp.
. Thông tư 07 quy định về trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo quản mật khẩu. Nhưng nếu cá nhân không thể kiểm soát do bị đánh cắp thì xử lý thế nào?
+ Cá nhân không thể đổ tội cho doanh nghiệp (nhà cung cấp) hay cơ quan quản lý hoặc bất cứ cá nhân nào khác trong việc bảo quản mật khẩu. Tự cá nhân phải bảo quản mật khẩu và tài khoản của mình, không ai bảo vệ thay cho chính chủ thể blog. Và nếu cá nhân để blog phạm vào điều cấm thì phải chấp nhận bị đóng cửa. Anh phải chịu trách nhiệm nếu để người lạ cạy cửa vào nhà.
Dùng dịch vụ nước ngoài: Vẫn có thể bị "vịn"
. Nếu blogger dùng những từ phiếm chỉ thì có "bắt tội" được không?
+ Cá nhân phải cân nhắc mọi thông tin đưa lên vì nó đã được công khai cho nhiều người xem. Do đó, khi phát hiện, cơ quan quản lý có thể xem xét những ngôn từ diễn đạt trong blog mức độ nào, nếu ai cũng hiểu hoặc đa số đều hiểu cách viết phiếm chỉ nhằm mục đích ám chỉ thuộc trường hợp "cấm" thì chủ thể blog vẫn phải chịu trách nhiệm.
Đối với quy định liên quan đến việc truyền bá các tác phẩm báo chí, các xuất bản phẩm, tác phẩm văn học nghệ thuật vi phạm Luật Xuất bản thì chủ thể còn sai ở hai điểm: đưa thông tin thuộc trường hợp cấm và hoạt động đưa thông tin dưới dạng báo chí như một trang thông tin điện tử tổng hợp nhưng không đăng ký theo quy định Nghị định 97 năm 2008.
. Người Việt
+ Ở đây chỉ nói đến người Việt
. Các quy định về quyền nhân thân, quyền hình ảnh và xâm phạm đời tư của cá nhân được hiểu là chịu trách nhiệm đến đâu?
+ Thông tư không quy định mà chủ yếu hướng dẫn và dẫn chiếu các quy định của pháp luật chuyên ngành. Việc đưa thông tin trên mạng Internet cũng như các hoạt động ngoài xã hội không được xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác về hình ảnh và bí mật đời tư.
. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như thế nào khi không có cơ sở thực tiễn trong việc từ chối vĩnh viễn cung cấp đối với khách hàng khi phát hiện vi phạm. Thực tế, các blogger có thể tạo blog gây khó kiểm soát đó là thông tin thật hay giả?
+ Thông tư không quy định doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm tự phát hiện nhưng ngay khi phát hiện hoặc cơ quan quản lý có yêu cầu thì doanh nghiệp buộc phải ngừng cung cấp dịch vụ cho người vi phạm.
Về nguyên tắc, mọi hành vi đều lưu dấu vết trên môi trường mạng và nếu có sự phối hợp và quyết tâm thì đều có thể truy cứu trách nhiệm của người sử dụng. Tuy nhiên, thông tư này muốn định hướng ý thức tự giác và thói quen hoạt động lành mạnh trong môi trường mạng.
Doanh nghiệp cũng có thể xây dựng quy chế, quy định rõ nguyên tắc với khách hàng: nhắc nhở, đóng cửa… nếu phát hiện vi phạm hoặc nhận được phản hồi xấu từ cộng đồng mạng.
Đang dự thảo chế tài
. Thông tư quy định nhưng hệ thống văn bản pháp quy chưa có chế tài kèm theo. Vậy việc thực hiện thông tư như thế nào?
+ Bộ Thông tin-Truyền thông đang xây dựng dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính, có thể ban hành trong thời gian sớm nhất. Nghị định sẽ quy định rõ hành vi vi phạm, mức xử phạt và chế tài đối với những vi phạm trong môi trường Internet nói chung và blog nói riêng.
Thông tư chỉ là văn bản hướng dẫn "lối đi" cho người sử dụng, giúp người sử dụng tham gia môi trường Internet lành mạnh, lâu dài và hiểu được trách nhiệm cá nhân đến đâu. Tự do cá nhân phải được hiểu là đặt trong một khuôn khổ nhất định, không xâm phạm đến lợi ích của người khác, của tổ chức, nhà nước và cộng đồng.
Cần nói thêm, trong quy định có đề cập việc sử dụng thông tin báo chí trên blog cá nhân. Đối với các nhà báo, họ được xã hội tin tưởng và coi trọng, thông tin đưa ra có tầm ảnh hưởng lớn nên blog cá nhân của họ cũng phải thận trọng vì nó không còn là trang cá nhân thuần túy nữa.
Thông tư 07 về quản lý blog: Quy định nghiêm nhưng khó khả thi!
Ông Lê Mạnh Hà – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cho rằng Thông tư 07 đã được ban hành thì cũng phải thực hiện. Tuy nhiên, thông tư còn nhiều điểm chưa rõ nên sẽ rất khó khăn cho người dân trong việc chấp hành, khó cho cơ quan quản lý trong thực thi.
|
“Một thông tư như vậy mà muốn đi vào cuộc sống thì có lẽ lại phải có… văn bản hướng dẫn! Biết đâu văn bản hướng dẫn đó mà chưa rõ thì lại phải… tiếp tục hướng dẫn nữa”. Ông Lê Mạnh Hà – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM |
Phải chỉ ra thông tin xấu thì mới cấm được
Theo ông, sẽ rất khó cho những người viết blog (blogger) trong việc xác định trang thông tin nào vi phạm quy định để không đặt đường liên kết. Do đó, nếu muốn cấm thì cơ quan quản lý (cụ thể là Bộ Thông tin và Truyền thông) phải xác định được và cung cấp danh sách những trang thông tin cấm này cho tất cả blogger biết. Nếu không thì làm sao các blogger biết đó là thông tin cấm mà tránh! Hơn nữa, ngay khi xác định thông tin đó thuộc dạng cấm thì cơ quan quản lý đã phải thực hiện các biện pháp loại bỏ thông tin và xử lý người đăng thông tin vi phạm pháp luật, lúc đó các blogger có đặt liên kết cũng chẳng được gì.
Về việc blogger có phải "chọn bạn mà chơi" hay không, ông Hà cho rằng đây cũng chỉ là lời khuyên chứ không phải quy định của pháp luật. Chơi với bạn xấu để giúp họ tiến bộ cũng là một hành động đẹp, một ứng xử của xã hội văn minh và nên khuyến khích. Nếu người ta xấu đến mức phải cách ly khỏi xã hội thì cần xử lý theo quy định của pháp luật. Chứ còn để cho blogger vẫn được hoạt động thoải mái mà lại bảo là "kẻ xấu", "cấm chơi" thì chưa được thuyết phục!
Chưa rõ ràng
Theo giải thích của Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử thì đưa thông tin dưới dạng báo chí lên blog như một trang thông tin điện tử tổng hợp thì phải xin phép.
Về vấn đề này, ông Lê Mạnh Hà cho rằng trang thông tin điện tử tổng hợp được hiểu là một trang thông tin mà trên đó trích dẫn lại thông tin chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội lấy từ các cơ quan báo chí hoặc từ các trang thông tin điện tử của các cơ quan Đảng và nhà nước. Trường hợp cá nhân tự viết ra, tự đưa lên blog của mình thì dù đó cũng là thông tin kinh tế, xã hội nhưng vẫn không bị xem là trang thông tin điện tử tổng hợp, bởi vì tôi đăng bài do tôi viết ra chứ tôi có đăng lại bài vở của cơ quan báo chí nào đâu!
Thậm chí, thông tư không cấm việc lập trang thông tin tổng hợp và hiện nay việc xin phép lập trang này cũng thuận lợi. Do đó, nếu cơ quan quản lý cho rằng blogger phải xin giấy phép như trang thông tin tổng hợp thì cơ quan quản lý đó phải đưa ra quy trình xin phép, điều kiện cấp phép để blogger nào muốn "tổng hợp" thì có thể xin phép. Nếu cơ quan quản lý không cấp phép thì cũng phải nói rõ lý do tại sao không cấp.
Thông tư quy định chủ thể trang thông tin điện tử phải bảo vệ mật khẩu, khóa mật mã và thông tin cá nhân. Thế nhưng thực tế có những blog do một nhóm người lập nên, ví dụ cả lớp làm chung một blog để trao đổi thông tin, một cơ quan làm chung một blog để tuyên truyền… Đến khi có sơ sẩy thì quy trách nhiệm cho ai?!
Người tạo liên kết mới phải chịu trách nhiệm
Blogger GH (Hà Nội) cho rằng cơ quan quản lý không thể buộc blogger chịu trách nhiệm về những gì người khác comment trong blog của mình. Có những người vài tháng liền không vào blog, làm sao biết trong blog của mình xuất hiện những comment có nội dung vi phạm?! Bắt blogger chịu trách nhiệm về những việc ngoài tầm kiểm soát của họ là một điều rất vô lý.
Thậm chí, một blogger giấu tên cũng cho biết anh có gần 300 bạn trong danh sách nhưng anh không thể lúc nào cũng theo dõi xem bạn bè của mình có đưa thông tin "xấu" hay không. Nếu bắt "chọn bạn mà chơi" thì rất khó để biết bạn nào "tốt", bạn nào "xấu".
Một blogger khác dẫn chứng trường hợp một blogger viết bài có ý chê bai về Hà Nội, lập tức bị các blogger khác comment phản ứng dữ dội với hàng trăm, hàng ngàn comment. Cô cho rằng bản thân mình bị công kích, mình muốn xóa comment còn xóa không kịp nói gì đến những comment chỉ đưa đường dẫn, mình đâu có rảnh đi kiểm tra đường dẫn đó xem dẫn đến thông tin gì, rồi lại phải cân nhắc xem thông tin đó có "xấu" hay không, có phải xóa hay không. Đặc biệt, thời gian gần đây có loại phần mềm comment tự động, mỗi ngày "tống" vài comment vô blog, chủ blog muốn điên đầu mà còn xóa không xong, bây giờ lại còn bắt chịu trách nhiệm thì rất vô lý!
Theo blogger này, người nào có hành vi đặt đường liên kết thì người đó chịu trách nhiệm. Cụ thể, blogger khác nhảy vô blog mình comment để đặt liên kết đến thông tin xấu thì blogger đó chịu trách nhiệm chứ không thể bắt mình chịu trách nhiệm được! Blogger này cho rằng quy định của Bộ không thực tế, không hiểu hết thế giới blog!
Ông Lê Mạnh Hà cho rằng với một thông tư như vậy mà muốn đi vào cuộc sống thì có lẽ lại phải có… văn bản hướng dẫn! Biết đâu văn bản hướng dẫn đó mà chưa rõ thì lại phải… tiếp tục hướng dẫn nữa. Khi cơ quan quản lý đưa ra quy định mà không khả thi thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của mình.
QUỲNH NHƯ
Blogger sẽ bị liên lụy nếu để kẻ xấu "vào nhà" * Ông Lưu Vũ Hải (Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và Internet, thành viên ban soạn thảo Thông tư 07): Chủ thể blog phải có biện pháp ngăn chặn những thông tin xấu hoặc hạn chế liên hệ với những trang xấu. Anh hoàn toàn có thể chọn bạn tốt mà chơi. Việc anh mở toang cửa nhà mình thì phải chịu trách nhiệm nếu để người xấu vào nhà mình vi phạm pháp luật. Anh không buộc phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của người khác nhưng anh hoàn toàn có thể lựa chọn tránh "quan hệ, tiếp xúc" với những người này. Tất nhiên, việc xem xét mức độ vi phạm cũng như sự cố tình hay vô ý của chủ thể blog cũng sẽ quyết định khi đưa ra xử lý trường hợp cụ thể. Ở đây tập trung vào việc khuyến khích đi đúng đường và mỗi cá nhân phải biết mình nên làm gì, tránh điều gì. Về nguyên tắc, văn bản pháp luật ban hành sau không thể hồi tố với hành vi và thông tin đã có trước đó. Tuy nhiên, nếu biết thông tin đã đưa trước đó là sai thì blogger nên chỉnh sửa và xóa những thông tin vi phạm. Giống như việc thu hồi những gì phạm luật. Blog là một loại "xuất bản" đặc biệt, hàng ngày vẫn cập nhật và mọi người vẫn có thể tiếp nhận thông tin như nó vừa mới ra đời. * Ông Nguyễn Tử Quảng (Giám đốc Trung tâm An ninh mạng Đại học Bách khoa Hà Nội): Việc để một blogger "xấu" nhảy vào nhà mình comment thì chủ thể blog phải chịu trách nhiệm vì quy định đã giúp blogger tự biết nên chọn ai là bạn. Nếu biết những blog đen thuộc trường hợp "cấm kết bạn" thì chủ thể blog buộc phải lựa chọn "close comment" (từ chối chia sẻ, phản hồi – PV). Đó cũng là cách lựa chọn của chủ thể blog để tránh phiền toái. Ở Việt THANH HẢI thực hiện |
Quản lý blog: Chủ yếu là định hướng
* Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đề nghị Google và Yahoo! hợp tác trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm
“Báo chí nhiều lần hỏi tôi về việc "quản lý blog", tuy nhiên tôi rất ít khi dùng cách nói này. Tôi không đề cao yếu tố pháp lý, kỹ thuật để quản lý blog. Phải có sự phối hợp: pháp lý, kỹ thuật và tuyên truyền, giáo dục mới mong định hướng đúng hoạt động này” – Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn Bộ TT&TT nói.
—————————–
|
Ông Nguyễn Hoàng Anh Tuấn đặt câu hỏi về sự công bằng giữa các nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước |
Hôm qua (27-11), Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến cho dự thảo thông tư hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân (blog).
Dự kiến thông tư sẽ được ban hành vào tháng 12 nhằm chi tiết hóa một số điều tại Nghị định 97/2008 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
Thông tư mang tính tư tưởng hơn là chế tài
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn phát biểu: "Thông tư này mang tính định hướng nhiều hơn, nhằm xác định blog là gì, từ đó quy gọn phạm vi điều chỉnh… Ban soạn thảo muốn chỉ ra cái gì được khuyến khích, cái gì nên tránh đối với các blogger. Báo chí nhiều lần hỏi tôi về việc "quản lý blog", tuy nhiên tôi rất ít khi dùng cách nói này. Tôi không đề cao yếu tố pháp lý, kỹ thuật để quản lý blog. Phải có sự phối hợp: pháp lý, kỹ thuật và tuyên truyền, giáo dục mới mong định hướng đúng hoạt động này".
Tuy nhiên, ông Chu Xuân Việt, chuyên viên cấp cao của Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Việt
Đại diện ban soạn thảo cho biết khó khăn khi xây dựng thông tư này là diện quản lý quá lớn. "Nội dung thông tư không có gì mới. Một số điều đã quy định trong Luật báo chí, Luật xuất bản, Bộ luật dân sự… Chúng tôi chỉ gom lại để tạo một hành lang pháp lý. Vì thế thông tư này mang tính xã hội, tư tưởng nhiều hơn là chế tài, pháp luật. Nếu đặt mục tiêu lớn cho thông tư này thì sẽ thành duy ý chí" – ông Đỗ Quý Doãn nói.
Doanh nghiệp nước ngoài vô tư
Ông Nguyễn Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc đối ngoại Công ty Vinagame, cho rằng thông tư quy định rất rõ trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến (mạng xã hội là nơi khởi tạo các blog – NV). Tuy nhiên, quy định đối tượng áp dụng của Nghị định 97 chỉ là "các tổ chức, cá nhân tham gia việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet tại Việt Nam".
Nếu chữ "tại Việt Nam" được hiểu về vị trí địa lý, đồng thời cũng là về mức độ quản lý thì theo ông Tuấn, như vậy chỉ có doanh nghiệp nào đăng ký cung cấp dịch vụ tại Việt Nam mới quản lý được, còn các doanh nghiệp không đăng ký thì không thể yêu cầu họ có trách nhiệm gì. "85% người Việt đang sử dụng dịch vụ blog của các doanh nghiệp nước ngoài, như vậy quản lý họ như thế nào?" – ông Tuấn đặt vấn đề.
|
Thông tư hướng dẫn sắp ban hành, chỉ mang tính định hướng |
Ông Tuấn thắc mắc: "Các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh tại Việt
Ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, dẫn Nghị định 97: "Trong trường hợp các điều ước quốc tế liên quan đến Internet mà Việt
Ông Hải giải thích do thông tư hướng dẫn Nghị định 97 nên cũng không được vượt quá phạm vi mà nghị định điều chỉnh. Nếu căn cứ cam kết khi Việt
Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn khẳng định ban soạn thảo sẽ nghiên cứu để đảm bảo sự công bằng giữa doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Ông Doãn cho biết sắp tới, Bộ TT&TT sẽ đặt vấn đề với Google và Yahoo!, đề xuất họ hợp tác trên cơ sở cộng đồng trách nhiệm, phối hợp với nhà nước để tạo ra một môi trường hoạt động tốt nhất, lành mạnh nhất cho các blogger.
Thực tế rất nhiều nhà báo có blog, trên blog đưa nhiều thông tin chính trị, xã hội… Nhiều người coi blog như "báo chí công dân". Về vấn đề này, ông Đỗ Quý Doãn cho rằng nhà báo là người hiểu hơn ai hết những quy định pháp luật về báo chí và truyền thông, vì vậy họ sẽ biết được đâu là ranh giới giữa một trang nhật ký cá nhân (blog) và một trang tin điện tử (website). Ngoài ra, ông Doãn cũng cho rằng mấu chốt để xác định tính "cá nhân" của blog ở chỗ blog có thể đề cập đến những vấn đề hoàn toàn riêng tư hoặc những vấn đề xã hội rộng lớn nhưng dưới góc nhìn cá nhân, nhân danh cá nhân chứ không phải phát ngôn chính thống, đại diện cho một tổ chức, cơ quan nào. |
Theo BẢO PHƯỢNG – Pháp Luật
Blog không được đưa thông tin kiểu báo chí
|
Ảnh minh họa |
Trao đổi với báo Tiền Phong, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn nói:
* Theo dự thảo Thông tư này, yếu tố cơ bản để phân biệt blog với các loại hình thông tin khác là gì, thưa ông?
- Yếu tố cá nhân trong blog là yếu tố cơ bản. Yếu tố này quy định blog không đại diện cho một tổ chức hay thông tin chính thống nào cả. Những blog vượt quá thông tin cá nhân là sai quy định.
* Dự thảo lần thứ 5 của Thông tư về quản lý blog không có nhiều điểm mới so với nghị định quản lý Internet. Vậy tại sao lại phải tách riêng vấn đề quản lý blog ra thành Thông tư như vậy?
- Dự tính, Thông tư này cơ bản vẫn là những vấn đề liên quan đến hoạt động cung cấp thông tin trên mạng nhưng phải tách hoạt động blog riêng ra do đây là vấn đề trong thời gian qua không chỉ Việt
Thông tư này nhằm tạo cơ sở pháp lý cho người tham gia hoạt động blog thấy được những việc cần làm khi thiết lập, khởi tạo một blog và cũng là cơ sở cho cơ quan chức năng có thể xử lý khi phát hiện sai phạm.
|
Blog Dementor đứng trong top 10 blog có số lượng người truy cập đông nhất |
* Thông tư có đưa ra chế tài cụ thể nào trong việc xử lý các hành vi vi phạm của các blogger, thưa ông?
- Trong Thông tư không đưa ra chế tài xử lý mà đưa ra khung để blogger biết phạm vi hoạt động của mình. Trong thời gian tới sẽ có các văn bản khác như Nghị định thanh tra Internet, sẽ có chế tài cụ thể để xử lý vi phạm; Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin mà sắp tới sẽ chỉnh sửa để có quy định riêng cho lĩnh vực thông tin truyền thông.
Lúc đó chúng ta có thể thống kê tất cả các hành vi có thể vi phạm trong lĩnh vực này, và có đầy đủ căn cứ để xử phạt. Khi chưa có 2 Nghị định này, Nghị định hiện nay về quản lý Internet đã có chế tài có thể xử phạt được.
Ngoài ra, chế tài xử lý những nội dung liên quan đến blog đã có nhiều văn bản luật, kể cả luật dân sự, hình sự về xúc phạm người khác, thông tin không đúng, v.v…
* Hiện nay nhiều người cho rằng blogger cũng là một nhà báo công dân. Thực tế, có nhiều doanh nghiệp đã mời blogger đến dự họp báo. Ông nghĩ gì về vấn đề này?
- Blog, về mặt ngữ nghĩa, từ ngữ của mình khó xác định. Nếu là tiếng nước ngoài thì nói blog là đã giới hạn khuôn khổ ngay trong khái niệm đó. Nếu đã đưa thông tin báo chí thì phải tuân thủ và chịu sự điều chỉnh của Luật Báo chí. Người nào vượt quá phạm vi blog, biến thông tin trên blog thành thông tin báo chí là vi phạm Luật Báo chí.
* Trong thông tư có định nghĩa blog chỉ là trang cung cấp thông tin cá nhân. Vậy những blog đưa thông tin chính trị xã hội dưới góc nhìn cá nhân có được coi là blog nữa không?
- Muốn trao đổi, tham gia, đóng góp ý kiến về chính sách, chính trị trong xã hội là quyền của mỗi người. Tuy nhiên, khi đưa lên blog thì đó hoàn toàn là ý kiến cá nhân chứ không đại diện cho cơ quan, tổ chức nào và không phải là ý kiến chính thống.
Nhiều người nói với tôi blog là nhật ký cá nhân, đã là nhật ký thì chỉ viết cho mình, cùng lắm là người thân của mình đọc. Nếu đưa ra đại chúng thì không thể là nhật ký mà vô tình biến nó thành trang thông tin điện tử, như vậy phải chịu sự quy định như đối với trang thông tin điện tử.
* Cảm ơn Thứ trưởng.
Doanh nghiệp nội kêu bị phân biệt đối xử Đó là quan điểm chung của nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tạo blog trong nước tại buổi góp ý kiến cho dự thảo lần 5 thông tư hướng dẫn một số nội dung về hoạt động cung cấp thông tin trên trang thông tin điện tử cá nhân (blog) do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức, diễn ra tại Hà Nội, ngày 27/11. Theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, hiện nay đang có sự bất bình đẳng trong quản lý doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tạo blog trong nước và nước ngoài. Một số trang web nước ngoài mở dịch vụ tại Việt Ông Nguyễn Hoàng Tuấn Anh, Giám đốc Cty VinaGame – một trong những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ blog tại Việt Trong dự thảo quy chế quản lý blog có nhiều quy định được đặt ra cho các đơn vị cung cấp dịch vụ tạo blog trong nước như phải báo cáo định kỳ, phải chịu sự thanh kiểm tra, phải xây dựng mô hình quản lý thông tin, v.v… nhưng lại lỏng tay với các doanh nghiệp đặt máy chủ ở nước ngoài có cung cấp dịch vụ tại Việt Nam (như Yahoo, Google…). Nếu không có sự sửa đổi, rất có thể xảy ra tình trạng các doanh nghiệp trong nước bức xúc bỏ đi đặt server ở nước ngoài. "Viện dẫn các điều ước quốc tế nhưng vẫn phải có những quy định của quốc gia điều chỉnh. Không nên viện dẫn điều ước quốc tế để từ bỏ những điều luật quốc gia và không để các điều ước quốc tế ép chúng ta. Như thế chúng ta sẽ thua không chỉ trong lĩnh vực blog mà trong tất cả các vấn đề khác của nội dung số." – Ông Tuấn Anh nói. Đại diện của mạng xã hội tamtay.vn, ông Nguyễn Ngọc Hưng cảnh báo nếu Bộ Thông tin và Truyền thông không có định hướng cho các mạng xã hội trong nước thì người sử dụng sẽ có xu hướng tìm đến các nơi khác có môi trường thông thoáng tự do thoải mái hơn và điều này vô hình trung lại gây thiệt hại cho các nhà cung cấp trong nước. Cũng theo ông Hưng, bản chất của blog cũng là đưa tin như các trang điện tử khác, do đó, nên xây dựng thông tư chung về việc đưa thông tin lên mạng internet, như vậy rộng hơn, bao hàm cả các trang thông tin điện tử và blog. |
Theo MỸ HẰNG – Tiền Phong
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét