Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Cuoc san cuoi nam.html


Cuộc săn cuối năm


Anh mang họ Vi, Vi Văn V…. người dân tộc Tày, quê ngoài ấy, trên chiến khu Việt Bắc. Tôi chưa bao giờ hỏi: hoàn cảnh nào đã đưa đẩy anh về Trung đoàn này, mà lính phần đông là dân Hà Tĩnh và Quảng Bình? Muốn hỏi rồi lại tự trả lời: thì cũng như mình đấy thôi, cấp trên điều động, lưu lạc vào đây đã sáu bẩy năm…. Chẳng biết anh có họ hàng gì với ông Vi Văn Định hay không? Ông cũng người dân tộc Tày, làm một chức gì to lắm ở tỉnh Hà đông thời thuộc Pháp, hình như Tổng đốc thì phải. Làng tôi, làng Láng, nay thuộc Hànội, nhưng ngày tôi còn nhỏ thì thuộc tỉnh Hà đông, tôi đã nhiều lần nghe dân làng nhắc đến tên ông. Vi ởđơn vị tuần tra biên giới của Trung đoàn. Anh nổi tiếng xạ thủ từ ngày về Việt Nam tập kết . Không biết ngày ở Lào, Vi có là xạ thủ? Cấp nào? Trung đoàn hay Đại đoàn? ( Trên Lào có một Đại đoàn quân Tình Nguyện Việt Nam gồm 3 Trung đoàn ) Nếu có, chắc cũng ít người biết. Khác với các chiến trường trong nước, chiến trường Lào không phải là nơi phô trương danh hiệu. Người Lào giúp đỡ bất cứ ai sa cơ thất thế, từ người lính Itxala con em của họ, người lính của bộđội Tình nguyện Việt Nam, cảđến người lính Pháp. Ai gặp nạn họđều cưu mang, che giấu, không phân biệt người đó ở phe nào. Chưa bao giờ tôi thấy một bà mẹ hoăc một cô gái Lào hỏi xem người lính đã giết được bao nhiêu địch? Ai cũng sợ nói chuyện chết chóc. Người lính cũng không khoe chiến công. Sẽ kì quặc nếu phô bày mình đã dự những trận này, đánh những trận đánh kia…. Khác ở dưới ta, ở nơi đây ai cũng hiểu! rằng bắn giết trong chiến tranh không phải là vinh dự, là điều đáng tự hào. Đó chỉ là điều bắt buộc.

*

Huyện Hương Sơn tỉnh Hà Tĩnh, hậu cứ của Trung đoàn, xưa kia nổi tiếng gạo trắng nước trong, dân chúng hiền hoà. Làng mạc ven sông Ngàn Phố, từ Linh Cảm ngược dòng lên Bình Mĩ, Thịnh Văn, Quang diệm, Phố Châu…. nơi nào cũng tấp nập và hấp dẫn những người lính xa nhà, khao khát yêu đương, với rất nhiều những cô gái duyên dáng, đằm thắm. Biết bao người đã ước muốn ở lại nơi này, trong sốđó hình như có cả Vi…. Anh thường qua lại một gia đình khá giả, nơi có một cô gái mà anh hết lời ca ngợi : cũng mảnh mai, da trắng má hồng, cũng cười cười nói nói và ca hát hệt những cô gái xinh đẹp vùng Cao Bắc Lạng ( Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn ) quê anh. Nhiều lần tôi định hỏi anh về ông Vi Văn Định và cô gái mà anh đang theo đuổi. Nhưng chưa kịp thì những ngày yên bình ngắn ngủi đột nhiên chấm dứt.

Đầ u năm hoà bình thứ hai sau cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1956, tình hình huyện Hương Sơn rất căng thẳng. Cải cách ruộng đất mở màn. Dù thân nhau, mọi chuyện đều có thể thì thầm traođổi, nhưng đang thời nghi kị, không ai dám tin ai, hỏi anh những điều này, chuyện loang ra ngoài sẽ gây nhiều rắc rối. Cho anh và cả cho tôi.

. . . . . . . . . Ngày đêm, cùng đồng đội trên lưng ngựa, tiểu đội trưởng Vi dẫn lính đi lục soát các đường mòn xuyên biên giới. Cải cách ruộng đất đang quyết liệt. Hầu như xã nào cũng có những nạn nhân bị bắn ngay giữa trường đấu để thị uy. . . . . . .

Đ êm đêm từng đoàn người bí mật trốn sang vùng rừng rậm KămKớt và NhomMaLạt của Lào. Từđó, họ dắt nhau đi xa hơn nữa, tới vùng đồng bằng sông Mêkông hoặc vượt sông sang Thái Lan. Hai đất nước này, với đức từ bi truyền thống của Phật giáo, con người không hiếu sát, là nơi họ hy vọng kiếm được chỗ nương thân. Các vùng biên giới vì thế bị kiểm soát rất ngặt. Những lối mòn trong rừng bị lính biên phòng phục kích. Chỗ nào trống trải, khó phục kích thì gài mìn. Không ởđâu ranh giới giữa cái sống và cái chết lại gần kề và lẫn lộn vào nhau nhưởđây.

Độ i tuần tra còn được lệnh áp dụng kỉ luật chiến trường. Một thứ kỉ luật tàn khốc : Không cho chúng nó thoát! Bắt hết chúng nó đem về trả cho bần cố nông. Kẻ nào ngoan cố chống lại, trừng trị tại chỗ! Gia đình những nạn nhânđang bịđấu tố thì quyết tâm ra đi vì không còn sống nổi cuộc đời này. Đây là thời kì tối tăm nhất của Đất Nước, một thời hỗn mang, một thời tan nát, thời mà cái Ác trong thôn xóm, trong con người đã được buông thả và khuyến khích . Không có luật pháp che chở, người bị nạn chỉ còn cách trốn chạy. Vượt khỏi đường ranh, có khi chỉ là một mảnh nương, một nhánh suối, sang đất bên kia, một vùng đất cổ sơ chưa hoàn toàn bị các cuộc tranh chấp huỷ hoại, là đã thoát nạn và được giúp đỡ, cưu mang. Họ thà bịđội tuần tra bắn chết, hoặc vướng mìn tan xác, không chịu để bị bắt. Lệnh trên nghiêm ngặt, không dung tha vậy mà nhiều lần bọn con em nhà địa chủ cường hào vẫn vượt được biên giới. Nhiều đoàn bồng bế cả trẻ con. Mang chúng đi sẽ khó trốn chạy hơn, nguy hiểm hơn nhưng để lại, không ai dám thương sót trông nom, chúng cũng sẽ chết vì đói khát, vì bệnh sau ít ngày sống lay lắt. Tôi đã nghe tiếng xì xào về Vi : mấy đoàn đã vượt thoát trong những đợt tuần tra của tiểu đội anh. Vi kém cỏi, không hoàn thành nhiệm vụ ? Hay vì lí do mờ ám nào khác ? Thời đó, chỉ cần vài kẻ thắc mắc về hành động của mình, nhất là khi kẻ thắc mắc lại thuộc thành phần cơ bản, người bị thắc mắc sẽ lao đao. May cho Vi. Người khác chắc đã lâm nạn, nhưng Vi thì không. Anh được đánh giá là một cán bộ nòng cố! t, năng nổ, lại sinh ra trên căn cứđịa Việt Bắc, là người Tày, thuộc dân tộc trung kiên, đáng tin cậy nhất của cuộc Cách mệnh này. Không tin vào anh thì tin ai ?

Đ ó là lá bùa hộ mệnh, bảo đảm cho an toàn và tương lai của Vi. Hơn nữa anh lại được mọi người yêu mến: xạ thủ Vi không nổi tiếng bắn người nhưng nổi tiếng bắn thú. Anh là tay săn tuyệt vời của đơn vị. Bắn phát nào trúng đích phát ấy. Nhờ Vi mà đơn vị, dù cung cấp ngày ấy rất thiếu thốn, vẫn luôn được ăn thịt rừng. Khi thì thịt hưou nai, thịt bò rừng, trâu rừng, có khi cả thịt voi…. Vi thường săn đêm, vào một dịp nghỉ sau những chuyến tuần tra dài ngày. Đạn do đơn vị cung cấp. Cũng vì các buổi săn mà Vi thân thiết với điện đài, nơi cung cấp nguồn pin cho ngọn đèn ló anh đeo trên trán.

Để trả công, đôi khi anh cho chúng tôi một mớ gân nai, một tảng vòi hoặc một tảng đế chân voi, ăn vừa ngọt chất thịt, vừa sần sật trong miệng. Một tháng vài lần lại nghe anh nuôi gọi từ dưới bếp : điện đài cho người xuống nhận thịt bồi dưỡng. Lập tức trực nhật mang rá và một chùm bi đông xuống bếp. Rá lót lá chuối đểđựng thịt luộc và bi đông đựng nước xuýt, mang về bồi dưỡng buổi làm đêm. Sau phiên việc, mọi người vui vẻ xúm quanh rá thịt đầy, với những bi đông nước xuýt thay cho rượu….

*

Chiều cuối năm, trại lính quạnh vắng và buồn. Sông Ngàn Phố chảy dưới chân doanh trại vắng hoe, không một bóng thuyền xuôi ngược. Những ai ở gần, trong tỉnh nhà, đều được về phép Tết, trừ người quê xa và lớp trực chiến. Những người phải ở lại cứ ngơ ngẩn vào ra…. Từ chiều, Viđã đi rừng. Vi hẹn mang một con mồi trở về lối tám chín giờđêm để anh nuôi kịp làm bữa ăn giao thừa cho lính. Buổi săn được chuẩn bị kĩ lưỡng. Điện đài tặng Vi một đôi pin còn tốt, có thể dùng cho chiếc đèn ló sáng liên tục được bốn năm giờ. Người dẫn đường cho Vi là một thợ săn nổi tiếng của địa phương, bác đã từng săn được cả hổ. Dưới bếp, anh nuôi cũng đã chuẩn bịđầy đủ. Một đống rơm để nếu là nai hoặc dê rừng thì thui, lính sẽăn thịt tái cả bì. Những chiếc xiên dài để nướng chả. Hai chảo lớn nước sôi, một để ninh xương, một để luộc thịt. Lính vốn bỗ bã, rất thích món thịt luộc, bốc bằng tay, chấm muối có vắt tí chanh, điểm mươi lăm quảớt đỏ. Vừa nhai thịt, lính vừa cắn ớt và xuýt xoa…. Anh nuôi còn chuẩn bị một dàn pháo. Đó là hàng trăm đoạn nứa ống dùng làm pháo tép lẫn với những ống vầu làm pháo đùng. Đúng giao thừa, những đoạn ống này sẽđược vất vào đống lửa đốt ở giữa sân, vừa để mừng bữa tiệc rừng, vừa để mừng năm mới. Rồi núi đổ xuống lớp lớp bóng tối và rừng xào xạc những run rẩy mơ hồ. Đêm ba mươi, trời dần đenđặc như mực. Sương lạnh giăng mù. Một vài đốm lửa hiu hiu dưới xóm. Trong phòng trực, leo lét một ngọn đèn nhỏ thắp bằng một đôi pin hạ ! áp. Nếu tắt ngọn điện, giơ bàn tay trước mặt, tay kia phải sờ soạng đến khi chạm vào mới cảm nhận thấy các ngón của bàn tay đang giơ ra. Chúng tôi chờđợi trong hi vọng. Lâu lắm mới nghe liền hai tiếng súng thoảng bay về từ một nơi nào xa xa.
– Chắc được rồi ! Một người vui vẻ nói.
– Tận hai phát, chắc con mồi to.
– Đoán thử xemđược con gì nào ?
– Nai. Mấy lần trước toàn là nai đấy thôi. Mấy giờ sau, lúc đó hơn mười giờ khuya, mới thấy Vi trở về. Hi vọng đã tan : anh về một mình và tay không, lặng lẽ, không có con mồi lung liêng dưới đòn khiêng và tiếng hò reo chào đón như mọi lần. Bác thợ săn dẫn đường cũng đã tay không, lủi thủi về nhà dưới xóm. Người trực chỉ huy sốt ruột, chờ Vi ngay cổng trại, không tin ở mắt mình :
– Thế nào ? Phèo à ? Người ấy hỏi.
– Đêm nay đen quá, thủ trưởng ạ ! Tôi bắn hai phát trượt cả hai. Con mồi to lắm, bắn được thì đơn vịăn mệt. Chưa bao giờ tôi đen như lần này. Người chỉ huy băn khoăn, để lộđôi chút ngờ vực :
– Cậu mà bắn trượt thì lạ nhỉ? Rồi ngẫm nghĩ và nói tiếp :
– Hay là tại pin yếu, đèn săn không đủ sáng ? Săn đêm cốt nhất có cái đèn. Đêm mai đi chuyến nữa. Để bảo điện đài cho một đôi pin thật tốt !

*

Chỉở chỗ chúng tôi, Vi mới kể lại sự thật. Người thợ săn dẫn Viđến Thung Lũng Hươu, nơi có nhiều con mồi lớn trong vùng. Ngọn đèn săn trên trán Vi quét từng khoảng sáng. Những bí mật của rừng đêm như bị bóc trần. Mấy con sóc từ trong hốc cây ngồi nhìn ánh sáng bằng những cặp mắt nhỏ lóng lánh. Nhiều con lạ lùng giơ tay gãi gãi lên đầu. Con cú mèo thấy động, vỗ cánh vụt bay vào bóng tối mênh mông. Dưới mặt đất thỉnh thoảng lại thấy sột soạt trong các bụi rậm và hiện ra những con vật âm thầm. Con cheo cheo nhỏ bé len lén đi tìm măng, tìm nấm. Con chồn hương tìm bạn tình, cúi đầu dò theo dấu xạ thơm còn vương lại trên đường….

Đơ n vị còn lại ít người, một con mồi như con chồn hương, cỡ một con chó choai choai cũng tạm đủ cho bữa tiệc cuối năm. Nhưng Vi muốn kiếm một con mồi kha khá cho đơn vịăn liền trong mấy ngày Tết. Anh không bắn bọn thú nhỏ, sợ tiếng súng làmđộng những con thú lớn. Chúng sẽ bỏ chạy từ xa. Vi và người thợ săn dẫn đường cứđi, đi mãi…. Rồi đèn rọi được một đôi mắt tròn và to như hai hòn bi ve. Đôi mắt nai. Vi hơi nhích ngọn đèn lên phía trên. Anh thấy một cặp mắt nữa, cao cao trên đôi mắt trước. Một cặp gạc mơ hồ hiện ra bên trên cặp mắt thứ hai. Vi giương súng. Khi nhằm bắn, anh nhận ra bóng một con nai đực to lớn. Cặp gạc cồng kềnh khua khua trong lá. Nó ghếch hai chân trước, đạp lên lưng một con nai cái, nhỏ nhắn hơn và không có gạc, đứng giạng chân bên dưới. Tiếng lá động sột soạt và bóng con nai đực nhấp nhổm…. Ánh đèn làm hai con vật ngơ ngác. Chưa biết chuyện gì đang xảy ra, chúng sững lại. Cặp gạc ngừng khua. Hai thân hình chợt bất động. Im phăng phắc. Bắn ngay đi ! Như có tiếng ai thì thào bên tai Vi…. Kìa ! Bắn nhanh lên ! Không thì chúng chạy mất ! Bắn xuyên táo, một phát đạn được cả hai con mồi ! Nhưng…. Ở các dân tộc mà nền văn hoá vẫn đậm nét sơ khai, tín ngưỡng phồn thực còn rất mạnh. Lúc này là lúc Rừng Núi bình an, Trời Đất giao hoà, Linga và Yôni đang kết hợp ! Linga và Yôni…. Cưỡng lại tiếng thúc giục gấp gáp của chính mình, Vi hạ súng xuống. Ai biết rõ được những gì đã xảy ra trong Vi lúc ấy? Có phải chỉ do tín ngưỡng phồn thực? Hay còn có lòng cảm thông với tự nhiên : không tàn phá tình yêu của kẻ khác như người t! a đã tàn phá tình yêu của mình? Người thợ săn cũng đã nhìn rõ cặp nai đang làm tình. Bác nói, lên giọng hơi to nhưđểđánh động cho chúng biết cơn nguy hiểm mà chạy đi :
– Anh bộđội à ! Hai con nai đang yêu nhau. Giời đánh cũng tránh lúc đang yêu nhau, đừng có bắn ! Bắn một phát lúc này, anh giết chết tận ba mạng sống : con đực, con cái và con của chúng đang sắp thành hình ! Tiếng nói làm đôi nai bừng tỉnh. Chỉ một thoáng, hai cặp mắt đã biến mất khỏi ánh đèn. Vi lia ngọn đèn trên trán. Sau một chút xao động, mọi vật lại im lìm, chỉ còn thấy một vùng bóng tối với những cành lá âm u.
– Đừng gây tội lỗi với Rừng Núi. Rừng Núi sẽ trừng phạt. Bác thợ săn nói.
– Trừng phát thế nào hở bác ?
– Rơi vào vuốt hổ. Ngã dưới chân voi. Phơi dái trước nanh lợn lòi. Tụt hầm chông. Rơi vào bẫy lao, bẫy nỏ, bẫy đá do chính mình sắp đặt. Bao nhiêu là tai hoạ khủng khiếp, tuỳ tội lỗi ! Bác nói tiếp :
– Ai bắn những cặp thú đang yêu đương, những con thú đang mang thai và thú non, một lúc giết nhiều mạng sống, triệt mầm sinh sản của Rừng Núi thì sớm muộn cũng sẽ bị nanh lợn lòi húc cho nát dái. Nợ sinh sản trả bằng sinh sản…. Còn theo đuổi nghề săn, rồi anh sẽ thấy Rừng Núi công bằng và ghê gớm chừng nào !

Vi gi ương súng, bắn liền hai phát lên trời. Rừng Núi vang động.
– Anh bắn gì thế, người thợ săn ngạc nhiên hỏi.
– Để báo cho cặp nai chạy đi thật xa. Để báo với Rừng Núi : chúng ta không tham miếng ăn mà huỷ hoại tình yêu….

*

Từ những lời Vi kể lại về buổi săn, tôi suy ra cách ứng xử của xạ thủ Vi và bí mật của những ngày qua, dù chuyện này thì anh chưa bao giờ nói với tôi. Trách gì Vi ! Thời đại khắc nghiệt, biết ai đáng tin để mà giãi bày, đành sống để bụng, chết mang theo. Nhưng tôi vẫn luôn luôn mường tượng: trong những buổi tuần tra biên giới, có lẽ Vi cũng đã kín đáo xử sự như trong buổi săn này. Tuần tra cũng chỉ là cuộc săn, nhưng con mồi đã thay đổi: giờđây mồi săn của lính biên phòng là những con người đang chạy trốn. Vi đã buông tha những con thú, lẽ nào anh lại không buông tha những con người ? Anh đã không tham miếng ăn mà huỷ hoại tình yêu, lẽ nào anh lại mù quáng huỷ hoại kiếp sống của đồng loại ? Họ chỉ sống cuộc đời của họ, đâu có làm điều gì thiệt hại đến ai ! Nếu không thì với tài xạ thủ của Vi, với đông đảo những người lính dưới quyền Vi đang sẵn sàng lập công dâng đảng , sao lại có những đoàn người vượt thoát ? Những người dân bất hạnh đi tìm đất sống, hiện nay đang được sống bình yên ở những chân trời xa, nếu biết chuyện này, chắc sẽ mãi mãi nhớđến Vi.

Ngoài sân, m ột đống lửa bỗng bùng cháy. Một loạt tiếng nổ chợt rền vang như pháo Tết. Anh nuôi đã vứt từng ôm những đoạn ống nứa và ống vầu vào lửa. Không khí trong ống được đốt nóng, bùng nổ. Theo tiếng nổ, tàn than đỏ bay tán loạn lên trời. Tiếng nổ báo hiệu giao thừa. Đã sang năm mới. Tôi yên lòng, dù trượt một bữa tiệc rừng. Cầu cho năm mới sẽ an lành hơn những năm qua !

* * * * *


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét