CÔNG TỬ BẠC LIÊU
Hồng Hạnh
Còn nh ớ trong một buổi bàn luận chuyện xưa tích cũ xứ Bạc Liêu, ông Trần Phước Thuận, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh Bạc Liêu nói với tôi rằng: "Trước đây nói đến công tử Bạc Liêu là nói đến khái niệm ăn chơi vô độ, nhưng dần theo thời gian khái niệm "công tử Bạc Liêu" đã trở thành khái niệm mỹ học, tượng trưng cho tính cách phóng khoáng, mến khách Nam bộ". Chợt nhớ, đã từ lâu, người đời thường gán cho những tay ăn chơi xả láng, bốc trời biệt danh "Công tử Bạc Liêu". Và bất luận ai khi về thăm Bạc Liêu đều bảo về xứ Công tử. Rồi bất cứ một hành động hào phóng, thậm chí ngông nghênh nào đó của dân xứ này đều được người xứ khác buông một câu – Đúng là dân công tử (!). Rõ ràng, những giai thoại ngày xưa về một "Công tử Bạc Liêu" có thật đã phủ lên mảnh đất n ày một sức hấp dẫn hiếm thấy.
Ngót m ột thế kỷ đã trôi qua, thế nhưng, gia tộc của Công tử Bạc Liêu vẫn làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của báo chí trong nước lẫn nước ngoài. Qua những tư liệu trước đây, người xứ khác biết về Công tử Bạc Liêu với những giai thoại như đốt tiền nấu chè đậu xanh, đi một lúc 6 chiếc xe lôi hoặc là người mua máy bay đầu tiên ở Đông dương. Vậy đâu là sự thật của những giai thoại đó. Có thật là gia tộc Công tử Bạc Liêu giàu đến mức ấy hay không? Bây giờ, gia tộc của Công tử Bạc Liêu ai còn ai mất? Xin chép lại đây những điều tôi biết qua mối duyên may được hầu chuyện, được tới lui với người nhà "Công tử Bạc Liêu".
Hội đồng Trạch – nhà kinh doanh tầm cỡ của Nam bộ
Theo trí nh ớ của một số cụ già sống kỳ cựu ở Bạc Liêu thì hồi đó – cách ngót thế kỷ – ở Bạc Liêu có rất nhiều đại điền chủ. Họ được chia thành 3 bực. Song, ở bực thứ nhất – các đại gia, xuất thân từ con bá hộ chỉ đếm ngót trên đầu ngón tay. Đó là: Trần Trinh Trạch, Châu Văn Quai (Tô Quai – chủ tô muối), Ngô Phong Điều (Hội đồng Điều), Chung Bá Vạn (chủ nhân rạp hát danh tiếng một thời "Chung Bá", bây giờ là rạp hát Cao Văn Lầu). Bực thứ hai mới đến: Tô Lai Thêm (cha "cậu" Hai Lũy), Đốc tổng Hậu, Hội đồng Sổn (Huyện Sổn), Cao Minh Thạnh (thân sinh cụ chí sĩ Cao Triều Phát). Bực thứ 3 mới đến các "điền manh" – số này thì không thể nhớ hết tên. Trong ba bực vừa nêu thì vừa giàu, vừa có thế lực chỉ có gia tộc ông Hội đồng Trạch – cha của "Công tử Bạc Liêu" Trần Trinh Huy. Và theo trí nhớ của người già, chỉ có con cái của Hội đồng Trạch mới ăn chơi và đủ sức chơi ngông theo kiểu Công tử.
Ông H ội đồng Trạch quê ở Cái Dầy, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu, sinh năm 1872. Ông vốn là một người kín đáo nhưng khôn lanh. Ông có cả ngàn mẫu ruộng hương hỏa ở Cái Dầy, rồi hàng ngàn khoảnh khác ở miệt biển Vĩnh Châu. Năm 42 tuổi, Toàn quyền Pháp cất nhắc ông làm Thư ký hậu bổ, giúp việc cho tỉnh trưởng, phó tỉnh trưởng lúc bấy giờ. Những năm đầu 30, khi Pháp vơ vét của cải dân xứ thuộc địa, giới đại địa chủ cũng không thoát khỏi cảnh bị móc hầu bao. Song, nước "Đại Pháp" đã gán cho một cái tên mỹ miều - "Miền Nam phụng bạc". Không hiểu ông "phụng" bao nhiêu, chỉ biết không bao lâu sau, ông "hội đồng" đã là quan 5 – nghiễm nhiên trở thành ông lớn. Ngay cả những năm sau, các viên chức Pháp đến Bạc Liêu nhậm chức – cỡ Chánh án Tòa án đều phải đến chào Hội đồng Trạch. Và cũng vì vậy, thư ký ghi chép sổ sách, coi sóc giấy tờ cho ông là một lục sự Tây hẳn hoi. Chính điều này càng là một thuận lợi cho việc mua bán đất điền của gia tộc Trần Trinh.
Chuy ện làm giàu của Hội đồng Trạch cũng lắm giai thoại. Hồi đó, ở xứ Bạc Liêu ai được ông Hội đồng mời đến chơi cũng vừa mừng, vừa lo. Mừng vì không phải dễ gì được kết thân với một gia tộc quyền thế bậc nhất này. Còn nỗi lo lại là… sợ đánh bạc. Hội đồng Trạch vốn là một tay cờ bạc khá, đêm nào nhà ông Hội đồng cũng sáng đèn đến tận khuya. Khách không có tiền ông bảo gia nhân mở tủ lấy tiền cho khách mượn với một câu nhẹ hều: "Lấy tiền của ông mà chơi, tính toán gì, miễn khách vui thì gia chủ mừng". Tiếng là "lấy chơi" không tính, thế nhưng, đã có không biết bao nhiêu đất đai, ruộng vườn của các địa chủ nhỏ rơi vào tay Hội đồng Trạch một cách hợp pháp vì… thua bài.
Thi ệt tình là những năm 30, khi lúa từ 2,5 cắc xuống 1,8 cắc, vàng một lượng 25 đồng còn 18 đồng, gia tộc này càng vớ bẫm. Biết bao người phải sang bán, cầm cố đất đai cho Hội đồng Trạch. Ông Hội đồng có đến 90 tuần khạo chuyên đi thu lúa mướn, ông sắm máy bay cũng chỉ để đi kiểm tra tuần khạo. Ban công, sân thượng nhà ông không chỉ để hóng mát mà còn để phơi tiền. Phải chăng, chính cái gia sản kếch sù ấy là điều kiện tốt nhất cho con cháu ông ta mặc sức ăn chơi.
Tuy v ậy, cội nguồn gia sản của Hội đồng Trạch không phải do bóc lột tá điền như người ta vẫn nghĩ. Hóa ra, gia sản ông Hội đồng vẫn không bằng một lai nào khi so với cha vợ của mình là Bá hộ Bì. Ông Bá hộ Bì có đến 7 vợ và trên 10 chiếc ghe chài – một gia sản lớn lao vào lúc bấy giờ. Hồi môn của các cô con gái đủ để người ta khỏi phải bươn chải kiếm sống thêm. Thế nhưng, các ông con rể của Bá hộ Bì thấy đồng tiền sao kiếm dễ quá nên cứ lao vào hút sách, bài bạc đến độ cầm cố lần hồi. Riêng ông con rể Trần Trinh Trạch không chỉ biết hưởng mà còn làm cho của hồi môn bên vợ sinh sôi, nảy nở. Các anh em cột chèo thua bài, thua bạc đều phải cầm cố ruộng vườn, ghe chài cho vợ chồng Hội đồng Trạch. Theo trí nhớ của con cháu trong dòng tộc thì ông Hội có đến 69 ngàn mẫu ruộng, trên 10 sở muối, toàn bộ hai dãy phố lầu ở Bạc Liêu, một dãy phố lầu ở đường Gia Long, Sài Gòn cũ. Riêng dãy bunggalo mà trước là nhà cầm đồ kế chợ Nhà lồng cộng với hãng rượu ven sông Bạc Liêu là gia sản của các con rể Bá hộ Bì cầm cố. Và cũng chính Hội đồng Trạch là một trong 4 đại gia thời bấy giờ cùng sáng lập ra Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín. Và cũng chính ông Hội đồng đã luôn có mặt trong những thương vụ bàn bạc chuyện xuất cảng lúa gạo cỡ bự của miền Nam thời bấy giờ.
Nhưng quả l à Ông Trời có luật bù trừ, gia sản nứt đố, đổ vách chớ nào mấy người được hưởng. Giàu cỡ đó, mua gan Rồng còn được vậy mà hễ bà Hội đồng Trạch đụng tới một miếng thịt, một cái đùi gà là ói ra mật xanh, mật vàng. Tư niên, mãn mùa bà chỉ ăn cơm với cá kho quẹt thật mặn hoặc ba khía. Cánh tuần khạo, người ăn, kẻ ở cho gia tộc này lén lút truyền miệng rằng bà Hội đồng là thần tài giữ của cho gia tộc Trần Trinh.
Ông H ội đồng Trạch mất năm 1942 tại Sài Gòn vì bệnh suyễn. Lúc đó, Cậu Tám bò – Trần Trinh Khương sống bên Pháp đã về Việt Nam. Không có tiếng chơi ngông bằng ông anh Ba Huy, nhưng để "xứng mặt" gia tộc, Cậu Tám cũng đã nghĩ đến một chiêu khoe mẽ độc đáo. Một chiếc Chevollet được điều đến và xác ông Hội đồng được đeo kiếng đen đặt ngồi ngay ngắn trong xe. Khi về đến địa phận Bạc Liêu, tá điền hai bên đường cứ cúi đầu cung kính vì ngỡ… ông Hội đồng đi thăm ruộng. Đến khi gia tộc phát
Dân đi móc nghêu ở Bạc Liêu
tang m ọi người mới bật ngửa. Đến nay, thời gian qua đi khá lâu nên dân cố cựu Bạc Liêu không còn nhớ rõ chi tiết. Người thì bảo linh cữu ông Hội đồng quàn 1 tháng, kẻ thì bảo 7 ngày. Nhưng ai cũng nhớ, người đi đưa đám đông vô số kể. Khúc đầu đoàn người đưa tiễn về đến Cái Dầy, Vĩnh Lợi khúc đuôi vẫn còn loanh quanh trong khu phố cổ. Tá điền các nơi về la liệt ăn nhậu thỏa thích bảy ngày, bảy đêm.
Nhưng đám ma ông Hội đồng thấy vậy vẫn không danh tiếng bằng đám ma b à Hội đồng 5 năm sau đó. Chuyện thì hơi dài dòng, nhưng là vầy. Sau khi ông Hội đồng mất, thấy cảnh nhà trống vắng, đơn chiếc, bà Hội đồng qua Pháp ở với cô cháu gái tên là Hai Lưỡng. Cô Hai Lưỡng chính là con gái lớn của Trần Trinh Huy. Cô Hai này trước là vợ một viên quan cận thần của vua Bảo Đại nhưng sau ly dị rồi qua Pháp làm vợ một ông thị trưởng. Chẳng may, thưởng ngoạn cảnh hoa lệ phố phường Ba Lê không bao lâu bà Hội đồng qua đời. Và theo những người còn lại trong gia tộc, viên thị trưởng nọ đã đặt một quan tài có nắp bằng kính để tỏ lòng hiếu thảo với bà ngoại vợ và còm măng hẳn một chiếc phi cơ chở quan tài về Việt Nam (!). Tiềng đồn còn nhanh hơn tốc độ phi cơ. Khi đưa được quan tài về khu mộ gia ở Cái Dầy thì dân Lục tỉnh đã đổ xô về vô kể. Họ muốn lần đầu tiên nhìn thấy một quan tài bằng kiếng. Và khuôn mặt bà Hội đồng đã được dồi phấn rực rỡ hiển hiện sau khung kính quan tài càng làm cho dòng người đổ về thêm đông.
Ch ợt ông Khánh trầm giọng bảo: "Phải hồi đó, các cậu tui nghe lời ông thầy phong thủy giờ đâu đến nỗi". Hoá ra, lúc chọn đất để chôn cất, gia tộc có rước về một ông thầy phong thủy nghe đâu danh tiếng nhất xứ Sài Gòn Chợ Lớn. Nhìn trước, nhìn sau, bấm quẻ thế nào ông thầy phán một câu: "Tiếng ông Hội đồng đất đai lớn vậy nhưng không có chỗ chôn. Không cải số được. Phải chịch qua vài tầm ngay miếng đất hàm rồng, ráng nói khó với người ta để xin cho mình một công đất làm mộ gia. Còn hổng tin tui, tui kỳ hẹn nội trong vòng 10 năm đổ lại không tán gia bại sản tui không làm người". Dĩ nhiên, nghe thì nghe vậy nhưng trong gia tộc lại bàn tán xôn xao rằng chẳng lẽ điền đất cỡ đó lại phải xin thiên hạ một thẻo đất để chôn, tiếng tăm đồn đãi đến bao giờ mới hết. Vả lại, gia sản cỡ đó có nằm mơ cũng xài không hết, rồi lãi mẹ đẻ lãi con nói chi đến chuyện tán gia bại sản. Ngay cả chuyện ông Ngô Đình Cẩn từ Miền Trung đánh tiếng vào mua lại một chiếc sập gụ với giá… một triệu bạc các công tử còn không buồn trả lời, huống chi. Vậy là, các cậu công tử cho một chiếc xe đưa lão thầy phong thuỷ về Chợ Lớn sớm cho… khuất mắt. Ngay sau đó, một khu mộ gia sừng sững mọc lên. Cả hai phần mộ của ông bà Hội đồng lót bằng đá hoa cương, bệ thờ và hai sư tử có cánh chầu hai bên đều bằng cẩm thạch. Mọi vật liệu đều được chở từ bên Pháp qua. Lúc đó, có lẽ con cháu ông Hội đồng đều không biết rằng khu lăng mộ uy nghi đó như là một dấu chấm hết cho một gia tộc lẫy lừng. Hiện nay, khu lăng mộ vẫn còn ng! uyên vẹn tại ngoại ô Bạc Liêu dọc theo quốc lộ 1A, người dân xứ Cái Dầy gọi chết tên khu vực này là Xứ Mộ Ông lớn.
Vang danh Công tử Bạc Liêu
Tượng của vợ chồng Trần Trinh Trạch, thân sinh của “Công tử Bạc Liêu”
Có l ẽ, tất cả những chuyện bi hài lẫn giai thoại xung quanh gia tộc Trần Trinh Trạch – người biết hết, mà biết rất tinh tường chỉ có ông cháu ngoại Phan Kim Khánh. Nhân vật đã được ăn theo "cậu ba Huy" rất nhiều năm tại đất Sài Gòn. Giờ đây, ông đang sống hết sức bình lặng, kín đáo với chức phận một cán sự y tế bên con kênh Cầu Sập. Nhưng những ký ức ngày ấy vẫn cứ dày vò tâm trí ông. Có lần, khi biết tôi đang đi "xác minh" những giai thoại về công tử Bạc Liêu và cả về ông ta, "công tử" Khánh đã đến nhà và hóm hỉnh nói nhỏ: "Nói thiệt với cô chứ tui mà bằng cái lai nào so với ổng. Nói tới Công tử Bạc Liêu là già trẻ lớn bé xứ này đều biết nói
đến Cậu Ba Huy. Tui ăn chơi cỡ nào rốt cục muôn đời cũng chỉ là cái bóng của ổng thôi".
Theo l ời ông Khánh thì Hội đồng Trạch có 7 người con – 3 trai, 4 gái. Tên của những người con cũng được đặt hết sức bình dân: Hai Đinh, Ba Quy (Quy là rùa, sau này Cậu ba đi Tây chê cái tên quê mùa đã cải ra thành Huy), Tư Huệ, Năm Thu, Sáu Đông, Bảy Dầy, Tám Bò. Tiếc thay, không một ai chí thú làm ăn như cha của mình, hay chí ít như cái tên dân dã của mình. Cũng có thể, của cải gia sản đã nhiều đến mức họ không cần đụng đến một đầu ngón tay. Ba "công tử" phá tiền một người mỗi cách. "Cậu hai" Trần Trinh Đinh có rất nhiều vợ, miễn cậu thích cô nào, lập tức sắm nhà cho. "Cậu hai" chỉ có một lần làm ăn duy nhất là lập nhà máy xay lúa Hậu Giang, lớn nhất lục tỉnh bấy giờ – cũng lại là nhất. "Cậu tám" Trần Trinh Khương qua Pháp học rồi lấy vợ đầm ở luôn bên đó. Hàng năm, "cậu tám" chẳng làm gì chỉ đợi lãnh "măng đa" bên này gởi qua.
Nhưng cái nết chơi bời mà sau này được mệnh danh l à Công tử Bạc Liêu chỉ có "Cậu ba" Trần Trinh Huy mới đáng kể. Danh thiếp "cậu ba" chỉ để vắn tắt – "Trần Trinh Huy – propiétaire foncier Bac Lieu". Với gia sản kếch sù của cha để lại "cậu Ba" đã "đầu tư" vào những gì ngông nghênh nhất. Chính "cậu Ba" đã thuyết phục cha mua máy bay đi thăm ruộng. Trong một lúc ngà ngà "Cậu" nói: "Toa sắm máy bay đi thăm ruộng còn có ích hơn Bảo Đại sắm máy bay lên Ban mê thuột chơi bời (!)". Cũng cần nói thêm, sau này, chỉ có thêm chủ đồn điền cao su lớn nhất nước là SIPH và Terres Rouges sắm máy bay để đi phát lương cho công nhân. Nhà "cậu ba" có sân bay hẳn hoi ở Trà Nho, Vĩnh Châu. Một chi tiết ít ai đề cập đến lại là việc "cậu ba" sắm chiếc ca-nô có thể lướt trên cỏ, trên mặt sình. "Cậu ba" đi thăm ruộng phải đi trên chiếc xe hơi Chevollet kéo chiếc ca-nô phía sau. Mà thật ra, không phải những đại điền chủ khác không đủ sức mua. Chỉ có một điều, đất đai mênh mông, không bị chia khoảnh cỡ Hội đồng Trạch mới có đường cho ca-nô chạy mà thôi.
Th ật ra, "cậu ba" chỉ biết nói và nghe tiếng Pháp chứ không rành viết. "Cậu" có hẳn một thư ký Tây trong nhà, chỉ để đọc và phúc đáp thư bạn bè. "Cậu ba" sống hẳn theo kiểu Tây, mở phòng nhạc kiểu Tây để tập trung các cô đào hát danh tiếng – giai thoại đốt tiền khoe mẽ với người đẹp phải chăng bắt đầu từ đây. Riêng đầu bếp Tây thì "cậu Ba" thay như thay áo. "Cậu Ba" không hút thuốc phiện như cha nhưng về khoản cờ bạc thì không kém. Chỉ có điều, ông Trần Trinh Trạch nhờ đánh bài mà thu gom đất điền. Riêng "cậu Ba" lại là một miếng mồi ngon cho các tay cờ bạc bịp ở Chợ Lớn. Không hẳn "cậu Ba" không biết, phải chăng cậu chấp nhận và cho rằng, phải tiêu tốn một phần gia sản mới xứng mặt là dân sành điệu. Thuở đó, "cậu Ba" chỉ vào chơi bời ở Continental, Majestic, vào cercle đánh một cây bài đôi ba chục ngàn là chuyện thường – lúa lúc ấy 7 cắc một giạ. Rồi có lúc đang đi dạo chơi bằng máy bay, "cậu Ba" giành lái với viên phi công Pháp và lạc qua tận không phận Thái Lan. Đợt đó, ông Hội đồng Trạch phải điều mấy đoàn xà lan, chở 200 ngàn giạ lúa qua Thái chuộc "quý tử" về.
Khi cha m ất, "cậu Ba" còn thả sức ăn chơi hơn nữa. Nguyên dãy phố Gia Long cũ, có đến 94% nhà của ông Hội đồng nhưng đã "được" "cậu Ba" nướng sạch vào các món ăn chơi. Trong giới nghệ sĩ hồi đó, "cậu ba" khoái nhất "tiếng hát á phiện" Thanh Thúy. Tuần nào, "cậu ba" cũng đi nhảy đầm với người đẹp, mỗi lúc "cậu" đến, các cô cave tha hồ mừng, bởi lẽ cậu "bo" mỗi cave không dưới 20 tickê.
Nhưng cũng giống như cha m ình, ăn chơi thế nào cũng không thể quên được cái gốc gác miệt vườn. Ngay cả thời gian đã sông ở Sài thành hoa lệ, tháng nào cũng mướn dàn nhạc sống về nhà, mở tiệc Tây liên miên để lấy le với mấy người đẹp, "công tử Bạc Liêu" cũng chỉ khoái về quê để được… ăn ba khía. Ông Khánh cười tủm tỉm bảo với tôi: "Cậu ba tui mướn Tây nấu ăn để giựt le, để có cảm giác sai khiến dân Tây cho sướng đời chớ ổng ham hố gì ba cái bánh lạt, bơ lẽo đó cô. Mà tui nói thiệt cô nghe chơi nghen, ổng lấy vợ Tây cho vui vậy chớ có thấy ổng bả ở chung được mấy ngày… (!)". Người vợ nhỏ mà Trần Trinh Huy quý nhất lại là một cô gái con nhà bình dân ở Sài Gòn. Ông Khánh kể: "Hồi đó, Cậu Ba tôi ở Sài Gòn còn bả đang bán bánh mì ở đường Gia Long mới 17 tuổi. Mợ Ba tui hồi con gái đẹp lắm. Mà hổng đẹp Cậu Ba đâu có bỏ ra 50 ngàn đồng bạc Đông dương để mua". Riêng vợ lớn của công tử Bạc Liêu là bà Ngô Thị Đen, con ông Hội Đồng Điều – cũng là một đại địa chủ thời bấy giờ. Bà này hay coi sóc chuyện làm ăn ở Bạc Liêu.
Đa số con cháu của gia tộc Trần Trinh c òn sống đều ở nước ngoài. Một số làm kỹ sư, thông phán nhưng cuộc sống chỉ ở mức bình thường. Hiện chỉ có cháu ngoại của "cậu hai" Trần Trinh Đinh đang sống tại 121, Nguyễn Du. Riêng người vợ sau cùng của "cậu ba" – Công tử Bạc Liêu, hiện đang làm chủ một nhà hàng nổi tiếng ở Vũng Tàu. Trong hàng con cháu gần nhất của Công tử Bạc Liêu còn sống tại Bạc Liêu, có lẽ chỉ còn ông Phan Kim Khánh – cháu kêu Công tử Bạc Liêu bằng cậu ruột. Mẹ ông Khánh là bà Trần Thị Đông, con gái thứ sáu của Hội đồng Trạch. Thật lạ, ông Khánh hầu như thừa hưởng toàn bộ cái gen ăn chơi của người cậu ruột. "Công tử" Khánh bảo với tôi rằng, trong gia tộc có quy định, tất cả các nhà nghỉ mát của ông Hội đồng ở Sài Gòn, Đà Lạt, Vũng Tàu con cháu đều được đến ăn ở thoải mái. Kẹt tiền xài đã có quản gia tại đó đưa, chỉ cần ký sổ để cuối năm trừ vào hoa lợi hoặc gia sản hưởng riêng. Thế nên vị "công tử" cuối cùng này mặc sức ăn chơi thỏa thích. Những năm đầu 70, vị "công tử" dân Tabert hẳn hoi nghe cha đi học cán sự y tế. Học đâu chẳng thấy, có điều mỗi tháng ông xài bứt 1 triệu bạc cho những cuộc vui thú ở Vũng Tàu, Đà Lạt. Ăn cơm tháng thường trực ở Arcancel. Cái nết phá tiền của "công tử" Khánh cũng không kém gì "cậu ba". "Công tử" Khánh cho hay, ông Hội đồng Trạch có rất nhiều cổ vật quý. Ngoài chén bát xưa, đáng kể nhất là 5 cặp độc bình có chạm rồng năm móng bên ngoài. Quý đến nỗi, chính mấy ông Ba Tàu Chợ Lớn! biết và điểm chỉ cho "công tử" Khánh "chôm" bán lấy tiền xài. "Công tử" Khánh đã bán hết 2 cặp, mỗi cặp đút túi 250 ngàn chơi (lúc đó, xe honda 67 cáu cạnh chỉ 33 ngàn một chiếc). Song, quý nhất có lẽ là bộ trường kỷ của ông Hội đồng. Sau khi ông Trần Trinh Trạch mất, ông Ngô Đình Cẩn đã đánh tiếng mua lại bộ ghế này với giá… 1 triệu đồng. Nhưng bà Bảy Dầy, con gái Hội đồng Trạch không chịu bán vì: "Bán thì mất tiếng tăm nhà mình". (Mới đây, khi đến viếng chùa Chén Kiểu tại tỉnh Sóc Trăng – tôi lại nghe các sư cả chỉ vào hai cái trường kỷ mà quả quyết, đây là của công tử Bạc Liêu).
Dinh thự của Cộng tử Bạc Liêu
Điều đáng nói l à, cha của "công tử" Khánh lại là một người đi theo cách mạng – ông Phan Kim Cân, đại biểu Mặt trận Dân tộc giải phóng khu Tây Nam bộ. Ông Phan Kim Cân từng che giấu các nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, Ngô Thị Huệ, Tạ Thu Thâu. Lục lại báo chí thời bấy giờ (những năm 60) thấy viết về ông Phạm Kim Cân như sau: "Đây là một tay công tử hào hiệp, trọng nghĩa, khinh tài, hạng bảnh về ăn xài… Đây là một Đơn Hùng Tín thưở loạn Tùy sang Đường, hay đem tiền của trợ cấp cho những anh hùng hào kiệt thất cơ lỡ vận". Ông Tạ Kim, một nhà cách mạng lão thành ở Bạc Liêu nhớ lại, chính nhờ ông Phạm Kim Cân vận động nên "cậu ba" có gởi vào Khu rất nhiều thuốc men, tiền bạc (?).
Điều ông Khánh bận tâm nhất hiện nay vẫn là đồ cổ trong gia tộc. Ông bảo, cách đây ngót 25 năm, trong một lần lên Đà Lạt săn thú, lão gia quản lý biệt thự của gia tộc Hội đồng Trạch có cậy ông về hỏi Cậu Ba Huy, Cậu Hai Đinh về một cây kiếm cổ. Theo lão quản gia, cây kiếm đó là của "bà quốc mẫu" xứ Ba Lê tặng cho "quan 5 Trần Trinh Trạch". Ông Khánh nheo nheo mắt bảo nhỏ – "bộn bạc đó cô" và ông tin là đồ cổ vẫn còn thất lạc đây đó khá nhiều.
* * *
M ới hôm qua đây thôi, khi về lại Bạc Liêu tôi đã cùng “Công tử Khánh” đi thăm những ông Tuần khạo cho ông Hội đồng Trạch năm xưa. Ông thì lãng tai, ông thì lẫn lộn. Tôi đã cố chắp nối, xâu chuỗi những sự kiện, những ký ức vỡ vụn ấy. Để rồi lại phải giật mình trước những sự thực cứ tưởng chừng như là giai thoại…
Năm tháng dần trôi qua. Gia tộc Trần Trinh với những chuyện thật đ ã dần đi vào quên lãng. Người ta chỉ còn nhắc đến chung chung một Hắc công tử, một Bạch công tử của xứ Lục tỉnh Nam kỳ. Ngôi nhà của Công tử Bạc Liêu năm xưa nay phủ đầy rong rêu hiện đang trầm mặc bên dòng sông nước lớn, nước ròng đỏ ngầu phù sa. Khu mộ gia nằm hoang vu giữa đồng khô nắng cháy, giữa cỏ và cỏ, ít ai ngó ngàng chăm sóc. Dân chúng thì bảo "không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời" khi nhắc đến gia tộc này. Tất cả đã trở thành quá khứ. Phiếm bàn một chút cũng chỉ để nhớ về chuyện xưa.
H.H (Trích từ tác phẩm Dấu xưa Nam bộ NVX Văn Nghệ 2006)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét