Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

CON GI KHAC HON NGHIEM CA LINH.html

[Image]

*Nghiêm Ca Linh*

Còn gì khác hơn



Nguyên tác Vô Phi Nam Nữ, tác giả Nghiêm Ca Linh

Lan Huệ dịch từ Nothing more than Male and Female, Larry A. Walker
 
 
         Quê Vũ- Xuyên ở tận một tỉnh xa, nên khi đến thành phố này, cô chỉ có cách duy nhất là dọn vào sống chung với gia đình Thái Dao. Sau ba ngày, cô đã đi đến kết luận rằng gia đình này không phải là một gia đình điển hình — kiểu mẹ chồng xì xào với nàng dâu, em chồng hành hạ chị dâu, các cô muộn chồng dèm pha nhan sắc của nhau. Mặc dầu Thái Dao rất quý mến Vũ- Xuyên, mỗi khi Bố thao thao diễn thuyết ở bàn ăn, anh sẽ lầu bầu đồng ý với Bố để ngắt lời cô. Đến ngày thứ tư, Vũ- Xuyên vẫn chưa gặp người em trai của Thái Dao. Sáng nào cũng thế, từ bẩy giờ đến mười một giờ, trước khi đi làm, đi khỏi nhà, ngồi xuống viết hay đan, người nào cũng chạy đến cánh cửa cạnh phòng tắm, gọi to hai lần: “Lão Ngũ! Lão Ngũ!” Cách họ gọi có vẽ lo âu, như thể họ muốn kiểm tra xem Lão Ngũ còn sống hay không. Sáng thứ bẩy, Vũ Xuyên quyết định không ra phố. Thái Dao đã dẫn cô xem đủ các thắng cảnh, cô muốn ở nhà nghĩ ngơi trước khi bắt đầu công việc mới. Sau Tết, cô sẽ đến phòng Nhân Sự của bịnh viện để trình diện. Có lẽ họ sẽ cho cô làm việc ở khoa ngoại trú. Y tá mới tốt nghiệp thường bắt đầu ở đấy cho quen việc.

         “Được rồi, hôm nay anh sẽ đi làm vậy,” Thái Dao nói, vừa lục túi tìm chìa khóa xe đạp. Anh là biên tập viên ở một nhà xuất bản, nhưng hình như anh ch�! � đến sở nếu chẳng có việc thú vị nào khác để làm. Gia tài của anh là một kho bản thảo quý. Văn sĩ nổi tiếng trong vùng đều tìm đến ngôi chung cư nhỏ xíu như chuồng bồ câu, nơi anh cư ngụ.

         Sau khi ăn mặc chỉnh tề ra cửa, như chợt nhớ một điều gì, Thái Dao trở vào, hò lên “Lão Ngũ, Lão Ngũ!” Cửa phòng Lão Ngũ hẹp đến mức ta có cảm tưởng rằng khó có người nào có thể ngủ trong đó. Lần đầu tiên được giới thiệu phòng Lão Ngũ, Vũ Xuyên rất ngạc nhiên: “Ôi chao, phòng này nhỏ như là tủ chứa đồ!”

         “Chị nghĩ sao lại gọi là ‘phòng.’ Đó chính là cái tủ chứa đồ!” cô em Tiểu- Bình đáp lời. Trong nhà họ Thái, Vũ-Xuyên và Tiểu-Bình ở chung một phòng. Tiểu-Bình làm phụ giảng ở trường đại học, cô ấy thường ra khỏi nhà lúc mười giờ sáng. Chính xác lúc 9:50, cô ấy sẽ gọi: “Lão Ngũ!”

         Trong những ngày đầu, Vũ-Xuyên mỏi mệt vì những chuyến đi viếng cảnh nên hay ngủ sớm sau bửa ăn tối. Có một lần, cô tỉnh dậy lúc nửa đêm và nghe Tiểu-Bình đang hạ thấp giọng lý sự: “Để em vào phòng tằm trước! Nếu anh vào trước, chắc em phải chờ tới chết mất.” Một lúc sau, Tiểu-Bình khe khẻ nhón gót đi vào, đến trước gương gỡ bỏ mấy cái kẹp tóc. Vũ-Xuyên hỏi thăm xem ai vừa trò chuyện với cô ấy. Tiểu-Bình chui dưới lớp chăn bông và trả lời, “Dĩ nhiên đó là Lão Ngũ. Còn ai khác hơn nào?”

         Qua n! gày sau,! khi Bố chấm dứt bốn tiếng đồng hồ viết lách, Bố là người cuối cùng trong gia đình gọi đến tên “Lão Ngũ!”, Mẹ đã vào bếp chuẩn bị bửa trưa.

         Vũ -Xuyên cảm thấy bức rức vì sự kiện kỳ cục này — ai ai cũng chờ đợi Lão Ngũ, người mà cô chưa được gặp. Không một lời đáp ứng. Bố vào bếp thăm chừng các món ăn. Vũ -Xuyên ngồi xệp xuống thảm, lục lọi mớ tạp chí. Cô đang lơ đãng lật vài trang một cuốn tạp chí bỗng xuất hiện một bóng người khiến cô ngước mắt nhìn. Một thanh niên gầy gò, mảnh khảnh đứng ở ngưỡng cửa. Cô biết người ấy là ai, nhưng không thể gọi thành lời, “Lão Ngũ.” Tóc anh dài, dợn sóng và hai mươi phần trăm nhuốm bạc. Trán rộng và cao, nhưng gò má rất thon. Cùng với cái miệng nhỏ, hơi mím, trông anh có một chút dịu dàng nữ tính. Anh không giống một chút nàovới hình ảnh “Lão Ngũ” mà cả gia đình đã gợi lên

         Anh đi vào, mĩm cười thật nhanh với Vũ -Xuyên. Anh cúi xuống, nhìn tờ tạp chí Vũ-Xuyên đang mở trong tay, và hơi cau mày. Anh nhíu mắt, suy nghĩ một chút, lấy tay kéo tờ báo lại gần nhìn kỹ, rồi nói, “Ôi, lộn xộn quá, mất hết thứ tự rồi!”

         Vũ-Xuyên lập tức bỏ tờ tạp chí xuống và nói, “Tôi không có dời chúng đi đâu hết,”

         Những ngón tay anh lướt qua chồng tạp chí. Anh không nói gì. Ngoài một mùi tương tự mùi kem đánh răng, ngườ! i anh cò! n toát ra một mùi bất thường. Vũ-Xuyên biết đó là mùi dược phẩm. Anh mặc một chiếc áo vải màu xanh dương. Vai anh không rộng bằng vai của Thái Dao, cổ cũng không to bằng, và khi anh quay đầu, ta có thể thấy gân cổ vồng lên trông dễ sợ. Thái Dao luôn luôn nhắc đến cô em gái Tiểu -Bình, thông minh và giàu kiến thức đến mức nào, khó gã chồng ra sao. Khi nhắc đến cậu em trai, chàng chỉ buông vỏn vẹn một câu: “Chú ấy đích thực là một người em!”

“Con sắp đi đấy ư ?” Mẹ hỏi; bà đứng ở phòng khách, choàng một cái tạp dề to.

         “Dạ không,” Vũ-Xuyên nghe tiếng cô và Lão Ngũ đồng thanh trả lời. Cô nhìn anh, anh nhìn cô.

         “Vậy con ăn trưa với bố mẹ?”

         Lần này Vũ-Xuyện hiểu câu hỏi ấy không nhắm vào nàng. Nàng đứng lên, chuẩn bị dọn cơm. Gia đình này không giống những gia đình khác với những câu khách sáo như “không cần đứng dậy cháu ạ, cháu là khách mà,” và “cháu tự nhiên dùng bửa nhé, thức ăn cúng đã để riêng rồi.” Họ không câu nệ những chuyện nhỏ nhặt như các gia đình khác.

         “Không, con có sửa rồi.”

         Ba người ngồi vào bàn, Vũ -Xuyên thấy Lão Ngũ cắp mớ tạp chí về căn phòng hẹp té như cái tủ bếp của anh. Cô nghe tiếng lách cách bên trong. Cô đã hỏi Thái Dao, làm sao Lão Ngũ có đủ không khí thở trong ấy. Thái Dao trả lời, em không thấy tấm sáo gỗ chú ấy mắc ở cửa phòng? Chú ấy kín đáo, riêng tư như dế.

         “Ông à, Tiểu- Bình đem mấy cuốn tạp chí đó ra phòng khách, phải không?” Mẹ hỏi nhỏ.

         “Làm sao tôi biết được?” Cha nói, không buồn hạ giọng.

         “Nếu không phải Tiểu-Bình, chắc là Đa-Mao,” Mẹ nói. Đa Mao là biệt hiệu của Thái Dao lúc bé.

     !     Vũ-Xuyên, cảm thấy áy náy, nói nàng chỉ mới dở xem qua vài trang.

         Mẹ vội vàng trả lời, “Không sao con ạ. Lão Ngũ đang viết sách về nghệ thuật khắc đá. Nó để dành mấy cuốn tạp chí đó lâu rồi. Đa Mao với Tiểu-Bình hư lắm – mỗi lần vào phòng Lão Ngũ, tuị nó lại làm bừa bải cả lên”

        “Ủa, vậy có thể làm cho phòng Lão Ngũ bừa bãi hơn được sao?”
Bố nói, cố nhịn. Nhưng cuối cùng Bố cũng phá lên cười hăng hắc.

         Vũ -Xuyên nhìn Mẹ, rồi Bố, không hiểu họ muốn nói gì. Có tiếng cửa mở, Lão Ngũ đi ra. Anh nhìn ba người đang ngồi ở bàn ăn, quay lưng đi tới cái tủ lạnh ở cuối phòng, lấy một chai sửa  và môt quả trứng rồi đi vào bếp. Mẹ gát đủa, lắng tai nghe. Một chốc sau có tiếng “xì xì’ từ bếp vang lên. Mẹ hỏi vọng vào:

         “Lão Ngũ, con có canh lửa không, sửa sôi chưa?”

         Không có tiếng trả lời. Khi Lão Ngũ trở ra, hai tay bê tô sửa, Mẹ ngóng cổ nhìn. “Sửa cạn chỉ còn phân nửa thế à? Có đủ cho con uống không?”

         “Sao bà nói nhiều thế?” Cha nói với Mẹ, nụ cười vẫn nở trên môi.

         Lão Ngũ chầm chậm trở về phòng, lưng lệch ra sau. Lần đầu tiên Vũ -Xuyên ý thức được rằng phần giửa của thân thể Lão Ngũ lún vào, làm anh thấp hẳn đi.

  Buổi tối, Vũ-Xuyên rời chung cư, thả bộ xuống đường đón Thái Dao đi làm về. Cô gặp anh, cách nhà hai khu phố. Nét mặt phấn khởi, cô khoe với anh, “Hôm nay em gặp Lão Ngũ.”

        “Em gặp Lảo Ngũ, hay em gặp con cọp dữ?” Thái Dao chơi chữ. Thái Dao không cao lắm, chắc nịch như cây cột. Vũ- Xuyên trẻ hơn Thái Dao chín tuổi. Thái Dao luôn luôn trêu cô, “hai mươi ba tuổi, vẫn cao lủi thủi.” Chàng nói đùa, khi em trưởng thành, sẽ biết ai trong chúng ta cần mang giày cao gót.

        Về tới sân trong khu chung cư, gặp mấy người hàng xóm, Thái Dao giời thiệu với họ cô “bạn gái” Vũ-Xuyên. Vừa đi vào chung cư, Vũ-Xuyên vừa hỏi anh thích gì nhất nơi cô. Anh không ngần ngừ một giây: “Em xinh lắm!” Họ lên cầu thang, Lão Ngũ đang bước xuống. Lão Ngũ đội một cái mũ len nâu, tóc đùa tận chân mày khiến anh càng giống con gái. Nhìn thấy hai người, anh hơi nhướng mắt, hai nếp xếp của đôi mi to, sâu mang lại một vẽ mỏi mệt, còm cõi

        “Đi đâu thế, Lão Ngũ?”
Thái Dao hỏi.

        “Ra phố một chút.”

        “Em vẫn đang vẽ tranh?”

        “Chỉ ra phố thôi.”

        “Em có mang tiền theo không?”

        “Em vừa ăn xong.”

        Vũ-Xuyên nghĩ thầm, cuộc đối thoại của hai anh em nghe là lạ.

        Lão Ngũ ngước mắt nhìn Vũ -Xuyên. Cô muốn mĩm cười đáp trả, nhưng không kịp. Anh đã hướng cái nhìn sang nơi khác.

        Đợi cho Lão Ngũ đi thật xa, Vũ-Xuyên hỏi, “Anh là Đa-Mao, con đầu lòng, và Tiểu-Bình là con kế, thế sao Lão Ngũ lại thứ năm?”

        “Có một sự tích hẳn hoi.” Thái Dao lấy chìa khóa, mở cửa và nói khẻ, “Anh sẽ kể cho em nghe khi thuận tiện, nếu Mẹ biết anh sẽ bị mắng.” Hai người thấy trên cửa tủ lạnh một mảnh giấy của Bố viết cho họ, “Bố Mẹ đi ăn cơm khách.” Tiểu-Bình cũng không có mặt ở nhà. Vũ-Xuyên lập tức nài nỉ Thái Dao kể bí mật của Lão Ngũ.

        Thái Dao không màng tới yêu cầu của cô.
Anh cởi áo lạnh, vắt lên tay, kiểm tra từng phòng. Khi chắc chắn không có ai ở nhà, anh vội vã chạy đến ôm chầm cô. Vũ-Xuyên biết anh không thể chịu đựng lâu hơn. Cô ngoảnh mặt, né tránh những cái hôn nồng nặc mùi thuốc lá. Thái Dao đẩy Vũ-Xuyên vào phòng Lão Ngũ, ấn cô xuống chiếc giường hẹp, chiều ngang chưa đầy một mét. Từ trần nhà, lủng lẳng nhiều quả bầu lớn nhỏ khác nhau, khắc một cách thô sơ và hong khói cho giống như kiểu bas-relief. Nằm ngửa, Vũ-Xuyên thấy một ống cao su bên cạnh. Cô chợt hiểu vì sao chiếc giường và cơ thể Lão Ngũ hăng hăng mùi thuốc.

        “Mình đang ở trong phòng Lão Ngũ!” Vũ-Xuyên bắt đầu kháng cự.

     �! �  “Ngoan nào!”
Thái Dao nói. “Đây là chỗ an toàn nhất. Nếu có ai về, họ sẽ không vào đây trước.”

        “Nhưng nếu Lão Ngũ về thì sao?”

        “Lão Ngũ hả? Mặc kệ chú ấy! Tuy nhiên chú ấy chẳng nghĩ tới chuyện này đâu”

        “Sao lại không?”


        “Đừng làm anh chia trí nữa, được không?”

        Một giờ sau, hai người nghĩ mệt, Thái Dao kéo tấm chăn bông đấp cho Vũ-Xuyên. Tấm chăn phảng phất mùi thuốc, cũng như cho một cảm giác cũ kỹ, không sạch sẽ.

        “Kể cho em nghe đi,” cô thúc dục anh.

        “Lúc còn bé, Lảo Ngũ mắc một chứng bịnh làm hư hai quả thận. Bác sĩ tiên đoán chú ấy sẽ không sống quá ba mươi tuổi, và không thể cưới vợ. Từ đó, Mẹ trở thành người mê tín di đoan. Mẹ cho xây hai ngôi mộ giả gần phần mộ ông bà. Mẹ nói làm như thế để gạt Diêm Vương, kiểu như: “Diêm Vương, ngài đã lấy mất người con thứ ba và thứ tư của chúng tôi, xin hãy rũ lòng chừa lại người thứ năm.” Đó là lý do đứa em út của anh được gọi là Lão Ngũ.”

        “Hồi nhỏ, chú ấy có biết mình sẽ chết yểu không?”

        “Anh không rõ lúc nào chú ấy biết. Khi phong trào thanh niên về nông thôn được phát động, tên chú ấy nằm ở cuối danh sách. Lẽ ra vì bịnh nặng, chú ấy phải đ�! �ợc ở! lại thành phố, nhưng Bố đạng bị cáo buộc nhiều tội nặng — văn sĩ phản động, gián điêp nằm vùng — nên họ vẫn bắt Lão Ngũ về quê, có điều được giữ nhiệm vụ nhẹ hơn làm ruộng ngoài đồng. Lão Ngũ rất ghét bị chê là vô dụng hay tàn tật nên gắng sức làm việc. Lúc đó Lão Ngũ trở bịnh năng. Mẹ phải đôn đáo chạy khắp nơi, van xin cho chú ậy được bải nhiệm vì lý do sức khoẻ. Cả đêm, anh phải gò lưng đạp xe tám mươi cây số đến làng của chú ấy, và đèo chú ấy trở về. Chú ấy yếu đến nỗi không ngồi được. Anh phải dùng dây cột lưng chú ấy vào lưng anh. Về đây, thời gian chú ấy nằm bịnh viện – phần lớn ở trại cấp cứu – còn nhiều hơn thời gian ở nhà. Lúc ấy, khi ở lại bịnh viện với chú ấy, anh đã đọc lén nhật ký của chú ấy. Từ khi chú ấy còn bé, cả nhà phải luôn luôn đoán chừng ý nghĩ của chú ấy. Có lẽ những người thể chất yếu ớt đều sống nhiều về nội tâm. Anh tìm thấy quyển nhật ký dấu dưới gối, và anh nghĩ, chẳng bao lâu, nhật ký này sẽ không cón là một điều bí mật. Nếu biết chú ấy thích gì, có lẽ gia đình có thể giúp chú đạt được phần nào ước nguyện. Anh không bao giờ ngờ rằng chú ấy có những suy nghĩ rất khách quan và rõ ràng. Ở một trang, chú ấy viết, có vài thứ chú ấy muốn làm trước khi lên mười ba tuổi. Anh còn nhớ rõ y như vừa đọc: chú ấy muốn đi du lịch xa muời ngàn cây số, viết một quyển sách, trồng một trăm cái cây, triễn lãm tranh một mình, đi máy bay một lần và y! êu một! lần.”

        “Như thế, ” Vũ-Xuyên giữ bàn tay Thái Cao đang vuốt ve vùng eo thon, “theo suy nghĩ của chú ấy, những thứ khác đều không đáng kể?”

        “Phải đấy. Nếu không, làm sao chú ấy càng ngày càng trở nên lập dị? Bố tìm cho chú ấy việc sửa lỗi chính tả ở  một nhà xuất bản. Một tháng sau, khi biết chú ấy không đi làm, Bố hỏi lý do. Chú ấy giải thích rằng công việc đó chỉ có ‘ngồi, ăn và chờ chết.’ Bố tức giận mắng, không làm việc mới là ngồi, ăn và chờ chết. Lão Ngũ trả lời lại, chú ấy sẽ không thèm ăn uống thứ gì của Bố, Mẹ nữa, và chú ấy sẽ không thèm chết trong nhà này. Kể từ đó, mỗi lần ăn một món gì, chú ậy lại đặt bốn mươi phân lên bàn. Không ai biết chú ấy kiếm tiền bằng cách nào.”

        “Chú ấy có bạn gái không?”

        “Bạn gái? Có cô nào muốn dính líu vào một người bịnh tật như thế ? Muốn có bạn gái, phải lừa dối dấu diếm, nhưng như thế là không thành thật. Thực tình, Lão Ngũ rất hấp dẫn phái nữ, nhưng chú ấy nói huỵch toẹt cả. Đàn bà nào cũng tính toán thiệt hơn. Ai lại không sợ phải hầu hạ người khác suốt nửa cuộc đời mình? Nếu chú ấy chết, đến thế là cùng. Nếu chú ấy không chết, ai có thể chịu đựng việc quanh quẩn bên giường bịnh? Mỗi lần  chú ấy ăn, ngủ hay bài tiết, cả! nhà anh! đều lo lắng.”

        “Lão Ngũ được hai mươi tám tuổi phải không?”

        Thái Dao đang trong cơn hứng khởi rạo rực, phải ngưng lại trong giây lát và hỏi, “Sao em biết?” Vũ-Xuyên có thể cảm nhận sự khó chịu, bực tức của anh.

        Ngay lúc ấy, có tiếng người trở về nhà. Không phải Tiểu-Bình. Điều đầu tiên Tiểu-Bình làm khi bước vào, là vặn nhạc.

        “Đừng bận tâm. Chỉ là Lão Ngũ thôi mà,” Thái Dao nói, hơi thở dồn dập.

     Cửa phòng, gài then bên trong, bị kéo xục xịch đôi ba lần, mỗi lần như thế hé ra một lằn sáng hẹp, dài qua khe hở.

       “Lão Ngũ, cảm phiền nhé. Qua phòng khác chờ một chút, được không?”

       “Sao anh không ở bên phòng anh….?” Lão Ngũ buồn bã nói.

       “Phải hợp lý một chút,” Thái Dao trả lời, đứng phắc dậy mặc y phục, cái khóa dây nịt khua leng keng ai cũng có thể nghe. Nhặt mớ quần áo, phụ tùng linh tinh của Vũ-Xuyên thảy cho cô, anh tựa vào cửa và gọi vói ra, “Vào phòng anh chờ, được không?” Phòng Thái Dao kế bên bếp, ngăn bằng một cửa kính. Có lần Vũ-Xuyên nghe Bố thì thào bàn bạc: nếu Đa Mao cưới vợ mà chưa tìm được chỗ riêng, chúng ta phải lấp cánh cửa đó, hoặc ít nhất thay bằng cửa gỗ cách âm.

        Vũ-Xuyên theo Thái Dao bước ra, cô chỉ muốn độn thổ. Cô biết đôi má mình ửng hồng, mái tóc xô lệch. Ngày hôm sau, Lão Ngũ thả chiếc kẹp tóc hình con bườm lên tờ báo cô đang đọc.

         Vũ-Xuyên nhìn lên.

       “Kẹp tóc của chị. Thấy trên giường tôi” Lão Ngũ nói.

       Vũ-Xuyên đắn đo, nếu nói lời cám ơn cũng thích hợp nhưng cùng một lúc, có nói gì cũng có vẽ  trơ trẻn, sỗ sàng. Cô cảm thấy hàng mi rậm của mình nặng chĩu đến độ mi mắt không chống đỡ nổi, bắt đầu rung rung bấn loạn. Cô nhìn Lão Ngũ, mong anh bỏ đi; nhưng không, anh nhịp đầu ngón tay trên mặt bàn viết cô ngồi.

       “Trông không đẹp chút nào,” Lão Ngũ nói.

       “Chú nói chí?” Vũ- Xuyên hoảng hốt, hỏi lại.

       Lão Ngũ chỉ vào cái kẹp tóc. “Cái này.” Anh cười, vừa nghiêm khắc vừa bẻn lẻn. Tầm thường quá.”

       Vũ-Xuyên không biết trả lời ra sao.

       Cô cảm thấy Lão Ngũ đang nhìn mình chăm chú. Nhiều người cho rằng cô có một bán diện thanh tú. Cô quay mặt đi. Mặc dù đã đưa mắt nhìn vào cái TV, cô vẫn có cảm giác ánh mắt của Lão Ngũ hãy còn đeo đẳng ở đấy, bên trái.

       Lúc ấy, Mẹ đi vào và nói, “Lão Ngũ, mẹ dặn mua tàu hủ mềm, con lại mua tàu hủ cứng? Sao phải xếp hàng cả nửa ngày để mua tàu hủ cứng?”

       Bố ngắt lời mẹ: “Còn bà làm gì mà không đi chợ?”

       “Tôi làm gì? Nếu tôi phải sắp hàng, ai sẽ nấu ăn? Tôi không thể nấu cho ngon món Ma-Po bắng tàu hủ cứng.”

       “Vậy thì chế món Ma-Po – Tàu hủ Cứng! Cha trả lời. “Bà trông đợi gì ở Lão Ngũ? Nó chỉ biết hâm sửa cho nó mà thôi.”

       Lão Ngũ giả vờ như không nghe gì.

       Buổi tối, Lão Ngũ chấm dứt bửa ăn của mình, sửa nóng và trứng, sớm hơn mọi người, rồi bằng một cử chỉ huyên hoang, bỏ năm mươi phân lên bàn. Bố n! hìn số! tiền ấy, đôi đủa đang gấp nữa vời bỗng đột ngột ngừng lại, ông quát to, “Đi, cút đi ngay!”

        Lão Ngũ quay lưng, chậm chạp bước ra cửa, lưng vẫn xiên vẹo, với lấy chiếc áo khoác và cái mũ len trên giá. Tiều-Bình goị theo, nửa thì thào nửa to tiếng, “Lão Ngũ….” Cô quay về phía Bố và nói, “Bố, nếu bố ăn nói như thế với Lão Ngũ, con cũng sẽ bỏ nhà theo nó! Mình lỡ mất dịp ăn món Ma-Po. Bố có muốn quát tháo kiều đó, và mất luôn thằng bé không? Ít nhất nó cũng biết hâm sửa, còn bố thì chưa bao giờ tự làm gì một mình- đừng nói là hâm sửa. Mẹ luôn luôn hầu hạ phục vụ bố từng chút một!”

       Mẹ chảy nước mắt. Bà sụt súi nói, “Chẳng đứa nào cho đứa kia một cắc bạc. Vũ-Xuyên chưa kịp làm dâu, thế mà chúng ta đã làm cho cô ấy hoảng sợ rồi.” Thái Dao nín thinh. Anh ngoác miệng cưới với Vũ-Xuyên và chỉ vào tai mình, ý là cô nên để câu chuyện lọt vào tai này và chui tọt khỏi tai kia. “Bố luôn luôn nói về chuyện Lão Ngũ hâm sửa,” Tiểu -Bình tiếp tục, giọng nhẹ nhàng hơn nhưng vẫn còn hờn dỗi. “Nhưng bố phải hiểu, Lão Ngũ lúc nào cũng uống sửa, không thể làm gì khác hơn.”

       Vũ-Xuyên khám phá, mặc dù Tiểu-Bình bênh vực Lão Ngũ lần này, nhưng mỗi Chúa Nhật, khi nấu ăn, Tiểu Bình luôn luôn hò hét, “Lão Ngũ, chỉ hâm sửa và nấu một quả trứng mà mi chiếm tới hai cái lò, gây khó khăn cho ta quá?….Mi không thể đ! ợi đ�! �n khi ta nấu xong bửa tối sao?”

       Mấy tuần sau, trên đường đi làm về, nhân ngày lễ học trò, Vũ-Xuyên tìm mua được một cái bình thủy. Cô hâm sửa, đổ vào bình cho Lão Ngũ. Lão Ngũ chớp mắt thán phục cô đã giải quyết vấn đề một cách dễ dàng, Vũ-Xuyên chỉ ngẩng đầu và mĩm cưới láu lỉnh, như thể nói, “Thấy ta thông minh không?” Chỉ có hai người trong bếp.

       Chỉ có mình họ ở nhà. Bố và Mẹ đã đi Beldaihe nghĩ mát. Tiểu- Bình phản đối cách thức Bố đối xử với Lão Ngũ, đã dọn qua nhà một người bạn cùng sở, tuy thế, chuyện này cũng từ từ mất dần ý nghĩa. Thái Dao đáp chuyến xe lửa buổi chiều, đến một thành phố nhỏ xa hàng trăm cây số, để lấy bản thảo của một nhà văn; anh đành hủy bỏ cái hẹn đi xem xi nê với Tiểu Bình. Anh nói, nhiều nhà xuất bản đang cạnh tranh ráo riết để có được bản thảo này, do đó anh phải ra tay trước.

       “Chú muốn xem xi nê không?” Vũ-Xuyên hỏi. “Tôi có hai vé. Anh chú bận chuyện khẩn cấp nên dư ra một vé. Phim mới.”

       “Không, cám ơn chị. Mấy phim này dở òm.”

       “Nhưng chú đang ở không, không làm gì.”

        “Đúng thế, tôi bận đến nỗi không biết bắt đầu chỗ nào.”

       “Tôi có thể giúp chú được gì không?” Cô mĩm cười nghiêm nghị, ý nói anh không cần phải giả b! ộ khác! h sáo.

       Anh lắc đầu.

       “Chú định làm gì? Không chừng tôi biết làm.”

       Lão Ngũ thẳng thừng, “Tôi phải giả mạo hai tờ hôn thú. Có hai đứa bạn cần phá thai, nếu không có hôn thú, bịnh viện sẽ làm khó dễ.”

       “Thế chú có biết cách không?” Cô thận trọng tránh dùng hai chữ “giả mạo.”

        “Tôi làm hoài. Họ sẽ trả tiền.”

       Vũ-Xuyên thầm nhủ, bây giờ cô là người duy nhất trong gia đình biết nguồn gốc thu nhập của Lão Ngũ. Đầu mùa xuân, cô và vài người bạn cùng sở đi chợ trời. Ở đây, họ gặp một đám đông người ngoại quốc túm tụm chung quanh một thứ gì đó. Qua sóng người xô đẩy, cô nhìn thấy một dáng dấp mỏng manh, lưng gập lại như cành cung. Các đồng nghiệp của cô muốn chen vào, nhưng cô lùi ra, vì cô thấy rõ người ấy chính là Lão Ngũ.

       Cô thấy rõ anh khom mình trên một cái bàn chơi bài thấp – loại xếp được, đang biểu diễn nghệ thuật điêu khắc các loại ấn tín bằng đá. Vũ- Xuyên không bao giờ chịu nỗi cảnh tượng một người biểu diễn trước đám đông, đặc biệt nếu người đó là một Lão Ngũ đầu bạc, đã sớm hiểu số phận của mình.

Có lần Vũ-Xuyên thấy Lão Ngũ uống sửa nóng quá đến nỗi phải thè lưỡi, nghẹo cổ; cô đến bên cạnh, vuốt lưng anh. Cô không hiểu lý do mình làm như thế, cũng không hiểu vì sao những hoạt động bí mật của Lão Ngũ không khiến cô khinh ghét, ngược lại còn khơi dậy một niềm thương cảm.

        Thực tình, Lão Ngũ chẳng cần gì thương cảm Anh đứng trong bếp, bình thản và nghiêm trang giải thích cách thức giả mạo giấy tờ, cách ra nhà in tìm các mẫu chữ chì, cách gò chúng vào một phiến kim loại cho đến khi thành con dấu. Vũ-Xuyên chống tay lên càm, ngắm nhìn điệu bộ đôi tay của Lão Ngũ. Cô nhớ trước đây, khi Lão Ngũ kéo cuốn tạp chí cô đang cầm, cô đã âm thầm ngạc nhiên vì bàn tay thuôn dài, ẻo lã, cũng như tính cách xâm lấn không ngờ. Bàn tay Lão Ngũ trắng lờ lợ, mai mái. Có lẽ một bàn tay thường thi hành những hành động phi pháp, phải có dáng dấp và màu sắc ấy.


        Vũ-Xuyên không thích đi xi nê một mình. Vặn TV lên, cô ngồi đọc tiểu thuyết trên ghế sofa nhưng chẳng bao lâu đã thiếp đi.  Cô giật mình tỉnh dậy, mồ hôi đầy cổ. Lão Ngũ vẫn chưa về. Ngay lập tức, cô nghĩ rằng, quan tâm đến việc Lão Ngũ về nhà hay chưa để làm gì? Sao cô lại sốt ruột? Cô không hiểu sự lẽ loi cô độc hay sự lo lắng đã đánh thức cô dậy với trái tim hồi hộp.

       Chính ra, sự hiện diện của Lão Ngũ đem tới một cảm giác cô đơn mông lung cho mọi người. Dù đang vui nhộn, mỗi khi Lão Ngũ có mặt, nỗi cô! đơn trở về, tiêm nhiễm không khí chung quanh. Sức lây lan đó rất mạnh. Vì thế, cô kết luận, không nên chờ Lão Ngũ về hầu vơi bớt quạnh hiu, nếu thực sự cô cảm thấy thế. Lại càng không phải là sự lo âu. Lão Ngũ thường về nhà lúc 3 giờ sáng. Nghe nói có người cho anh mượn một xưởng họa để vẽ, chỉ trống vào đêm. Không ai trong nhà phải lo lắng cho anh. Dù yếu ớt, anh cao hơn một mét tám.

        Đã hơn mười hai giờ khuya, Vũ-Xuyên đi tắm. Khi ra khỏi nhà tắm, nghe tiếng chìa khóa lục đục tra vào ổ, suýt nữa cô đã hớn hở reo, “Lão Ngũ, đã về đấy ư!” Niềm vui dạt dào tuôn chảy. Cảm giác này chỉ xảy ra một lần trước đây, thuở nhỏ, khi cô bị cách ly vì bịnh viêm gan và được cha mẹ viếng thăm.

        “Chị chưa đi ngủ sao?” Lão Ngũ hỏi.

        “Trời nóng quá! Chú không thấy nóng sao?” Mắt Lão Ngũ mở to ra khiến Vũ-Xuyên ý thức được hành vi khác thường của mình.

        “Không tệ lắm!” Áo thun của Lão Ngũ xắn cao, phơi một phần ngực gần bụng. Anh nhanh tay kéo xuống. Có một lần, khi Vũ -Xuyên đi làm về, Lão Ngũ đang ở trần, giúp Tiểu-Bình đóng đinh giăng mùng. Khi thấy Vũ-Xuyên, anh vội vã về phòng riêng. Lúc trở ra, trên mình anh là một chiếc áo thun nhàu nát như nhau mèo.

        “Không tệ lắm? Hôm nay tôi tắm năm lần rồi!”! Vũ-Xuyên nói.
Gió từ cây quạt máy mơn man làn lụa mềm của chiếc áo ngủ hồng, phác họa những đường cong gợi cảm.

        Lão Ngũ đến cạnh TV, bật nút và đổi đài liên tiếp, chẳng có gì trên màn hình. Vũ-Xuyên cười.

        “Lão Ngũ, làm gì có chương trình phát hình nào sau nửa đêm? Nếu chú không muốn nói chuỵên thì tôi đi!” Cô biết sự bộc trực của cô làm Lão Ngũ áy náy.Thực sự, tình huống chỉ có hai người ở nhà, mới là lý do khiến anh lo lắng. Lão Ngũ cười ngượng nghịu, nhưng đôi mày vẫn cau nhẹ, bức rức. Trong sắc diện đó, anh rất đẹp trai và vô cùng đặc biệt, Vũ-Xuyên thầm nghĩ. Lão Ngũ lịch sự hỏi thăm về chuyện phim. Cô nói cô đã tặng vé cho hàng xóm. Cô không muốn anh đánh giá cô có thị hiếu thấp kém. Lão Ngũ ngẫm nghĩ, rồi lấy một vật nho nhỏ từ trong túi. Đó là một con cá chạm bằng gỗ, mộc mạc nhưng không quá thô sơ mà có phần tinh xảo. Một tác phẩm độc đáo. Lão Ngũ nghiêng con cá, và Vũ- Xuyên nhận ra đó là một cái kẹp tóc.

        “Chị thích cái này không?”

        Vũ-Xuyên vui vẻ trả lời, “Vâng!”

        “Tôi làm, và nhờ bạn tôi bán, nhưng không ai mua.”

        “Sao vậy? Nó đẹp lắm mà!”

        “Giá quá cao.”

         “Vậy sao chú không hạ giá?”

        “! ;Nếu họ muốn đồ rẻ tiền, đừng mua của tôi.”

        Vũ-Xuyên cầm cái kẹp tóc đến tấm gương dài ở ngay lối vào phòng khách. Tóc của cô quá dầy kẹp không bấm được. Lão Ngũ nói anh sẽ sửa .Vũ-Xuyên vẫn mầy mò với chiếc kẹp. Lần này khi đang ngước cổ, hai tay đưa ra sau ót, cô bắt gặp trong gương, lớp lông măng phơn phớt hai bên nách. Rồi cô thấy Lão Ngũ , dôi môi mím trong một nỗ lực nào đó, và đôi mày nhạy cảm, có lẽ u buồn thì đúng hơn, tỏa một vũng tối hắt hiu trên cặp mắt. Cô chợt nhận ra, không phải mình chỉ phô bày phần da thịt dưới cánh tay, mà còn nhiều hơn nữa. Cô đột ngột bỏ tay xuống, giả lả: “Tôi mỏi tay quá.”

        Lão Ngũ nói anh cần phải xem kẹp lỏng chặt ra sao để điều chỉnh. Anh nhón một mớ tóc của Vũ-Xuyên, ngập ngừng lùa vào kẹp. Cô xoay nghiêng, nhưng vẫn liếc mắt vào gương. Đôi tay trắng ma quái của Lão Ngũ tương phản khốc liệt với mái tóc đen tuyền của Vũ-Xuyên. Lão Ngũ cũng cảm nhận đuợc sự tương phản kỳ diệu này, bàn tay anh từ từ chậm lại rồi cuối cùng đứng im. Vũ-Xuyên nhìn thấy ở đôi mắt anh, hai làn xếp của mi mắt càng sâu thêm, như thể anh cố nhìn thâú suốt một điều gì đó.

        Vũ Xuyên quay phắt lại và nói, “Tôi đi ngủ đây,” và bước về phòng mình. Khi khép cửa, cô ngần ngừ. Cài hay không nên cài? Then cửa để ngăn ngừa người muốn xâm nhập: có cần làm như vậy với Lão Ngũ? Nếu không cà! i then, c! ó thích đáng không? Đêm bổng dưng tỉnh mịch lạ thường – gần như ác nghiệt — như đang lắng nghe tiếng then cài. Quyết định của cô ra sao, cũng nghe rõ trong sự im lặng. Lão Ngũ cũng sẽ nghe rõ. Then sẽ cài thành một tiếng “cách” nhói tai. Nó sẽ nhấn mạnh và xác nhận một lần nữa, ranh giới đạo đức không thể vượt qua. Ngón tay cô lóng ngóng trên then. Rồi, thúc đẩy bời trực giác, cô mở bật cửa.

        Lão Ngũ, hiển nhiên chẳng có một lý do nào, đứng trước phòng, chỉ cách cô ba bước. Anh nhìn cô như thể đang hoảng sợ, ly sửa đầy phần nửa, nghiêng nghiêng trong tay như sắp rớt.

  “Lão Ngũ ơi, nóng nực quá — chắc tôi sẽ để hé cửa cho thoáng.” Vũ-Xuyên tin rằng giọng nói của cô tự nhiên và thẳng thắn. “Còn chú thì sao? Có nhiều phòng trống, sao chú phải ngủ trong căn phòng nhỏ như cái tủ đựng thức ăn?”

        “Không sao đâu chị, tôi chịu nóng quen rồi. Tôi có quạt máy.”

        Vũ-Xuyên thấy Lão-Ngũ uống cạn sửa, cầm cái ly chỉ còn một lớp trắng đục trên thành thủy tinh, đem bỏ vào bồn rửa chén. Đêm ấy, những xúc cảm trộn trạo, xao xác trong lòng cô – không biết có phải, vì cô đã không cài chốt phòng mình, hay vì cuối cùng Lão Ngũ vào phòng của anh, đóng cửa, lưu lại tiếng then đánh “tách” sau lưng.

        Ngày hôm sau là Chúa Nhật. Từ sáng sớm, Thái Dao đã gọi điện thoại viễn liên cho cô, anh nói rằng ! bằng b�! ��t cứ giá nào, anh cũng phải lấy cho được bản thào ấy, không cho ai phỏng tay trên.

        “Anh phải ở lại thêm bao lâu nửa?”

        “Một tuần. Cùng lắm là mười ngày.” Từ đầu dây của anh, Thái Dao có thể nghe nỗi bất mãn của cô.

        “Không! em muốn anh về nhà ngay bây giờ! Ngay lập tức!”

        “Suy nghĩ hợp lý một chút, được không? Đây là công ăn việc làm của anh! Nếu anh có những mối quan hệ hữu hiệu, anh có thể được thăng chức Phó Tổng Biên Tập. Đến cuối năm, anh có thể được phân phối một phòng chung cư, và mình có thể làm đám cưới !

        “Anh về ngay! ra xe lửa liền đi!”

        Thái Dao không nhìn thấy cô, do đó anh không biết cô dậm chân, gắng cầm nước mắt, khủng hoảng. Anh không hiểu vì sao cô đã mất bình tỉnh, anh cố tìm cách khéo léo nhất để trấn an, anh hứa đưa cô đi mua chiếc áo mà cô đã ngắm nghía hàng chục lần nhưng chưa đủ can đảm mua.

        Nhiều ngày cô không gặp Lão Ngũ. Cô không biết, vì tình cờ hay cô ý, do cô tránh anh hay anh tránh cô. Mỗi sáng trước khi đi, cô vẫn hâm và rót sửa vào bình thủy. Một buổi chiều đi làm về, cô thấy Lão Ngũ đang tỉ mỉ xắt những lát gừng tươi, Cô hỏi anh xắt gừng tươi làm gì, anh trả lời, cần chiên trứng. Cô cười. “Tại sao chú cần gừng tươi để chiên trứng?”
!
 �! �      “Chị muốn nói tôi không cần gừng tươi?” anh hỏi, nhìn cô đang cười.

        Vào lúc ấy, Tiểu Bình tới, mang theo vài món thực phẩm. Tiểu Bình bảo Lão Ngũ dẹp vụ chiên trứng, và dùng cơm chung. Cô với Vũ-Xuyên vừa trò chuyện vừa nấu nướng. Sau khi ăn uống vui vẽ, bất chợt Tiểu Bình nói, “Lão Ngũ, nếu em đem ra năm chục phân, chị sẽ từ em! Nếu em nhất định trả tiền, cần phải đưa thêm. Thời buổi mọi thứ vật giá leo thang, năm chục phân chẳng thấm vào đâu!”

        Vũ-Xuyên không dám nhìn Lão Ngũ, cô đoán anh đang lúng túng, khổ sở. Nhưng trái lại, Lão Ngũ cười dễ dãi, độ lượng. Khi Tiểu Bình đã trút cạn nỗi lòng, Lão Ngũ chậm rãi đáp lại, “Chị nói quả quyết như thể chị đã từng hiểu rõ em.”

        “Ấy da, đừng luôn luôn làm ra vẻ bí mật như thế. Em thật khó hiểu!” Tiều Bình nhún vai, dựa lưng vào thành ghế.

        Vũ-Xuyên áy náy, muốn đổi đề tài, nên xen vào, mời Tiều Bình dọn trở về. Tiểu Bình trả lời, chỗ ở của bạn gái cô gần trường, do đó cô khỏi phải mỗi ngày đáp một chuyến xe buýt hôi hám. Hơn nữa, cô không phải thường xuyên nhìn mặt Bố Mẹ, âu lo vì chưa gã chồng được cho cô. Nếu dọn về, cô phải nghe họ thuyết giảng hằng ngày về hôn nhân, phải chịu áp lực gặp gỡ những thứ đàn ông quái đản. Nếu không đi gặp họ, cô phải chịu đựng những l�! �i cằn ! nhằn dai dẳng của Bố Mẹ.

        Tiểu Bình nói tiếp, “Trong xã hội này, dường như nam và nữ phải kết thành đôi mới được coi là bình thường. Em còn khó làm vừa lòng bản thân mình. Thế thì, không tưởng tượng được, làm sao em có thể làm vừa lòng một người đàn ông khác, suốt cả cuộc đời? Yêu là gì? Có phải yêu chỉ có nghĩa ăn uống, đại tiện, tiểu tiện và ngủ với nhau?  Em cũng lo chứ, nhưng lo tìm một tình yêu, không phải lo kiếm chồng. Em cóc sợ gì, dù em đã ba mươi tuổi!” Tiểu Bình nhìn Vũ-Xuyên đang dọn dẹp chén đủa, và như một gã đàn ông táo tợn, Tiểu Bình di chuyển ánh mắt từ gương mặt xuống bộ ngực rồi vòng eo của Vũ-Xuyên, “Chị Vũ- Xuyên, em thật tình ganh tị với chị –chị xinh đẹp quá, và có một tâm hồn giản dị quá.”

        Vũ-Xuyên mĩm cười trả lời, “Chà, không biết cô đang khen hay chê chị đây?” Từ khóe mắt, cô bắt chợt nhận ra Lão Ngũ cũng đang nhìn cô từ đầu đến chân, nhưng e dè đến mức tội nghiệp.

        Tiểu Bình tiếp tục, “Hồi đó, bạn trai của em đưa ra lý thuyết về Tình Yêu của nó: ‘ yêu sớm và cưới muộn; yêu nhiều và cưới ít; chỉ yêu mà không cưới.’ Lúc đó em nghĩ, sao em xui xẻo gặp phải đứa cà chớn vậy? Bây giờ, em thấy nó cũng không đến nỗi tệ. Trong đời người, chỉ cần có thể yêu say đắm, yêu hết mình chừng vài ba lần, hoặc chỉ một lần thôi,  cũng đã may mắn và hạnh phúc hơn chuyện lấy vợ gã ch�! ��ng nhi�! ��u.

Đêm ấy, Tiểu Bình trò chuyện với Vũ-Xuyên đến khuya, nói rằng tất cả những phiền muộn của cô là do cô không thể nào giống Vũ-Xuyên, kết hợp được ba thứ tình yêu, hôn nhân và cuộc sống thường nhật làm một. Đề tài câu chuyện dần dà đưa đến Lão Ngũ.

         “Lão Ngũ chưa bao giờ dính dáng tới phụ nữ.
Ai biết được nó có thầm yêu trộm nhớ người nào hay chưa. Em thực tình mong là không, vì thứ tình yêu đơn phương thầm lặng ấy sẽ là nguyên cớ của thất vọng. Sẽ chỉ làm nó đau khổ. Nó sẽ không để lộ ra. Nó biết nó không có khả năng đeo đuổi đến tận cùng. Vì thế, dù có yêu ai chăng nữa, nó chỉ có thể giữ kín trong lòng không cho tình cảm đó có cơ hội phát triển. Nó chưa bao giờ tâm sự với em. Mà một khi có điều gì tụi con trai không tự ý nói, đừng hòng cạy miệng nó để lấy được tin tức gì, chị Vũ-Xuyên ạ.”

         Tiểu-Bình đã ngủ yên từ lâu nhưng Vũ-Xuyên vẫn có thể nghe được những âm thanh lục đục từ phòng Lão Ngũ. Vũ-Xuyên nhìn sang bên cạnh, quan sát Tiểu-Bình ở giường kế bên. Đèn đường len lỏi qua cửa sổ,  và trong ánh sáng màu cam lờ mờ đó, những đường nét của Tiểu Bình trông duyên dáng đến nỗi Vũ-Xuyên ngỡ như Lão Ngũ đang nằm đó. Ở những phần thanh tú nhất của tất cả mọi người trong gia đình này, có hình bóng Lão Ngũ ẩn náu.

         Khi một lần nữa, Thái Dao gọi điện thoại báo cho cô biết anh phải trì hoản ngày về, Vũ-Xuyên không còn than phiền. Mỗi đêm, cô và Lão Ngũ ngồi ở bao lơn để thưởng thức không khí mát dịu. Gần như họ không có chuyện gì để nói với nhau, nhưng cô cảm thấy êm ả trong lòng. Cô mong không có ai quấy nhiễu.

         “Lão Ngũ, chú thích bơi lội không?”

         “Không thích mấy.”

         “Tôi thích.”

         “Ô.”

         Lão Ngũ có cách riêng của anh để người ta không bắt chuyện tiếp. Anh không bao giờ nói “thật vậy ư?” hay “tại sao?” hay “làm sao có thể như vậy đươc?” — hay bất kỳ những câu ngăn ngắn giúp ta tiếp tục hay bắt đầu một đề tài mới. Đôi khi cô cảm thấy anh đang ngắm cô. Cô kín đáo quay lại, thật vậy. Cô bèn thẳng thắn nhìn anh với ngụ ý: lần này anh phải nói một điều gì đó. Nhưng anh vẫn giữ im lặng. Rôi cô nghĩ, nếu anh bắt đầu nói, và ba hoa chích chòe như những người khác, liệu cái cảm giác không diễn tả được ấy có còn tồn tại chăng? Vũ-Xuyên không mong anh mở miệng nói nữa. Cô cảm thấy anh đang nhìn cô, nhưng cô không muốn nhìn trả lại, bởi cô biết anh sẽ không chịu đựng được. Sự ngưỡng mộ rụt rè của anh với cô chỉ kéo dài, nếu cô nén lòng đừng khuấy động lúc anh đang thú vị quan sát cô.

         Buổi chiều trước ngày về của Thái Dao, Vũ-Xuyên đi bơi ở một hồ bơi công cộng gần nhà. Hồ đông nghẹt. Bơi một đoạn ngắn đã đụng phải người khác, hay b�! �� ngư�! �i khác đụng. Mọi người bì bõm lội, hay ngâm mình trong làn nước mát, nói cười lao xao. Trong những đêm hè nóng bức, đây là nơi mát mẻ rẻ tiền nhất. Vừa lúc Vũ-Xuyên đến gần bờ, chuẩn bị lên, thình lình cô nghe ai đó la lớn “Du đãng!” Cô ngoái cổ nhìn lại, một đám đông, đàn ông lẫn đàn bà chùm nhum thành một khối màu da thịt, túm đánh một người nào đó.. Một giọng nữ lanh lãnh chói tai, tiếng dội “oang oang” xô đập, lững lơ trong không khí, “Gớm ghiếc! mày lò dò theo tao mỗi ngày! Từ ngoài đường, trên xe điện, đến tận đây! Mày nghĩ rằng đồ gà nuốt dây thun gầy còm như mày có thể lợi dụng được tao sao?” Đám đông cuồng nhiệt hò hét, như sợ mất phần. Như những người chen lấn dành dựt mua hàng đại hạ giá, họ phải ra tay thật nhanh, nếu không sẽ không đoạt được gì. Thở dài, Vũ-Xuyên bước ra khỏi hồ bơi, nhưng cô bỗng phát hiện, Lão Ngũ chính là người đang bị cầm giữ, và trong một thoáng chốc, cô lịm người, tê tái.

         “Mấy người làm gì vậy, buông ảnh ra!” Bỗng nhiên, Vũ-Xuyên thấy cô đang chắn giữa Lão Ngũ và những quả đấm, cô cũng không tài nào hiểu được, bằng cách nào cô đã nhảy trở lại vào hồ bơi, rồi như một con cá, đâm xuyên qua tấm lưới người.

         Lão Ngũ bất động, không một xúc cảm biểu hiện, để mặc dòng máu rỉ rả từ mũi xuống miệng, ngoan ngoản trong vòng tay che chở của cô. Anh nhắm nghiến mắt trong phút ch�! �c, xua �! �i những giọt nước rịn từ ngọn tóc.

         “Thằng cha du đãng đó theo tui mấy ngày nay!” Cô gái đang gào lên, chừng mười tám hay mười chín tuổi, gương mặt ưa nhìn đang bừng bừng giận dữ.

         “Anh này hả ? Anh này cư xử như côn đồ với cô? Đi theo cô? Còn khuya, ở đó mà mơ — Tui đang sống với ảnh đây!” Vũ-Xuyên ý thức rằng sắc diện cô cũng đang thịnh nộ, và xử dụng nó như một vũ khí. “Tui là bạn gái của ảnh. Mọi người nhìn tui nè – bộ tui xấu xí lắm sao? Nếu ảnh có tui rồi, sao ảnh có thể đi theo cổ được? Có đáng gì không?”

         Mọi người chòng chọc nhìn cô một lúc, rồi bắt đầu xầm xì. Phần lớn họ tức bực vì đã bị cô gái trẻ ấy xúi bẩy, khiến họ uổng công đánh đấm. Một vài người lại bắt đầu thương cảm Lão Ngũ, chỉ anh cách cầm máu.

         Ra khỏi hồ, Vũ-Xuyên dùng ngón tay bấm chặt phần dưới sóng mũi của Lão Ngũ, và để anh nằm nghiêng trên tay mình. Cô khe khẻ bảo, không sao, trở mình, nằm như thế này; chốc nữa máu sẽ ngưng chảy, cần phải tin tưởng cô y tá mới ra trường này. Cô gương mắt chống trả những cái nhìn hiếu kỳ của đám đông, làm họ tan tác bỏ đi. Lần đầu tiên trong đời, cô ý thức được đôi mắt cô có thể mãnh liệt, dữ dằn, thúc bách đến thế. Máu vừa ngưng chảy, Lão Ngũ đã bức rức cựa quậy. Cô ngọt ngào nói v�! �o ! tai anh, đừng cử động, hãy ngoan như em bé, nằm xuống và nghĩ ngơi một chút. Anh nhắm mắt lại, nhưng Vũ-Xuyên thấy bên dưới lớp mi mỏng, đôi nhãn cầu ngần ngừ đảo lộn. Cô không hỏi anh gì cả. Chú có thực tình làm điều gì không phải với cô ấy chăng, chú có đi theo cô ấy khắp mọi nơi như một tên vô lại chăng? Chú có tồi tệ như cô ấy cáo buộc không? Cô không nhắc gì đến những chuyện này. Cô chỉ hỏi, chú có lạnh không? Mặt trời đã lặn. Gió thổi có làm chú lạnh không? Nào, để tôi ủ cho ấm. Anh không trả lời. Toàn thân anh co rúm, và rung rẫy. Trong khi co rúm, anh cố làm cho xương xẩu bớt sắc nét, hay chí ít, bớt nỗi bật. Có lẽ anh đang xấu hổ vì ý định ngu xuẩn, vì sự đeo đuổi tuyệt vọng người con gái ấy. Cô muốn nói với anh, hãy quyết tâm, hãy bạo dạn, hãy nói lớn như đang ra lệnh: Tôi yêu em! Nghe nè, con bà nó, tôi yêu em! Rồi nhào tới bên cô ấy như một thằng ăn cướp, như Thái Dao đã nói và làm với tôi. Cô cũng muốn nói với anh, vì sao chú lại vô cảm lạnh lùng với sự độc đáo của chú, với những nét tuyệt vời của chú, trong khi người khác lại cảm thấy rất lôi cuốn?

         Cô chẳng nói gì. Chạm vào da anh, mịn màng như da con gái, cô gập người, gắng sức kéo thân mình anh lên, kéo cao tới mức ngực của cô nằm ngay dưới càm anh. Anh mở mắt như muốn tìm xem anh đã ở đâu, cơ thể anh đã nằm ở chốn nào.

         Vũ-Xuyên tránh nhìn anh. Đối diện với sự mong manh yếu ớt của anh là sức sống phong phú, đầy đặn và và cuộc đời của cô — quá trường thọ so với cuộc đời anh. Cô cảm thấy mình có tội.

         “Chú lạnh, phải không nào? Khi mất máu, chú dễ thấy lạnh. Nếu tôi ủ chú như thế này, chú thấy đở hơn không?”

         Anh đáp lại, khẳng định bằng một tiếng “Ừm.” Vũ-Xuyên hiểu được sự tủi nhục và hổ thẹn của anh. Cô lấy khăn tắm của mình, thấm những giọt nước còn đọng lại trên cơ thể anh. Tim cô thắt lại vì tiếc thương: lẽ ra anh phải là một người con trai tuấn tú, hào hoa. Có lẽ anh sẽ kiêu căng đến nổi không thèm ghé mắt nhìn cô tới lần thứ nhì. Lẽ ra cô phải được tự do theo đuổi anh, được yêu anh, cho dù tình yêu ấy không được đền đáp, cho dù định mạng sắp xếp cho tình yêu ấy ngắn ngủi như cuộc đời anh — chỉ cần, cô không phải là vợ chưa cưới của anh trai anh. Lẽ ra anh có thể được nếm lấy hương vị của một người đàn bà, cho dù chỉ trong một thoáng phù du như sương mai. Cô sẽ vui lòng tặng hiến cho anh lạc thú ấy, nếu như không có một Thái Dao, xen vào giữa anh và cô.


         Thái Dao, từ dưới tỉnh trở về, xô cửa, ào ào chạy vào ôm chầm cô ngay trước mặt Lão Ngũ. Sau hai phút ôm ghì cô, anh mới chào hỏi mọi người.

        Lão Ngũ bỏ đi. Vũ-Xuyên cảm thấy anh bỏ đi, vì một chút hối tiếc, một chút ăn năn.

         Thái Da! o bước vào phòng tắm, ậm ừ sai bét trong cổ họng một bài hát nổi tiếng.
Tiếng nước từ vòi sen tưới ồ ạt, hớn hở. Một chốc sau, anh la lên, “Ê, Vũ-Xuyên, lấy cho anh cái khăn!” Chẳng bao lâu, anh lại kêu với ra, “Xin lỗi, em lấy dùm anh cái quần đùi, được không?” Cô cố tình không nhìn thân hình trần trụi  cân đối, nở nang, cứng cáp của anh. Cô không thể chịu được sự so sánh nó với cơ thể của Lão Ngũ.


         Nhanh như chớp Thái Dao đã đóng sập chốt cửa, và tiếng “Cách” dội rền khắp cả nhà.

        “Không, em không muốn!.Có Lão Ngũ ở nhà!” cô phản đối, giọng nhỏ nhẹ, nhưng cô đã bị kẹp chặt vào cánh cửa phòng tắm.

         “Thây kệ Lão Ngũ.”

         Cô muốn nói, chẳng lẽ Lão Ngũ không phải là người? Chẳng lẽ chú ấy chỉ là súc vật, chỉ là bàn ghế, do đó khi muốn làm một điều gì anh cũng không quan tâm tới chú ấy? Anh không cần biết chú ấy có bực dọc không? Thình lình, Thái Dao trở thành một người xa lạ. Vì sao một người có thể tráng kiện đến thế, như đã chiếm đọat một cách vô liêm sĩ, sức sống của người khác — sức sống của Lão Ngũ.

         Cánh cửa bắt đầu rung rinh lắc lư. Vũ-Xuyên không thể đẩy anh ra, và cô sợ sự chống đối mạnh bạo sẽ làm ầm ỉ thêm. Cô chỉ còn cách xin anh hãy nhẹ nhàng, nhẹ nhàng. Rồi cô nghe tiếng cửa nhà đóng sập lại, “sầm.” Đó là thông điệp c�! ��a Lão ! Ngũ, không muốn cản trở những âm thanh khoái lạc của họ. Vào lúc ấy, sự bất an và kinh tởm từ từ lan tỏa khắp người cô.

         Đến cuối năm, Thái Dao vẫn chưa được cấp nhà. Bố và Mẹ bắt đầu bàn bạc tới chuyện mời thợ về lắp cánh cửa mới cho phòng Thái Dao. Trong buổi cơm tối, Bố đùa với Vũ -Xuyên: “Con xem, thật tiện nhé. Đa Mao chỉ cần ba bước để bế con qua ngạch cửa phòng tân hôn.” Mẹ nói, đám cưới tháng Năm và sinh em bé tháng Ba năm kế tiếp thật hợp, vì thời tiết sẽ ấm áp cho cả hai sự kiện vui mừng. Không hiểu sao, Vũ-Xuyên lại nhìn về phía Lão Ngũ. Cô thấy Lão Ngũ cũng nhìn cô.

         Trước Tết, một hôm đang đọc tờ báo buổi chiều, Vũ-Xuyên chợt thấy một thông cáo ngắn: “Triển lãm tranh Thái Ngộ, ngày X  tháng X tại  Phòng Trưng Bày X.” Vũ- Xuyên nhảy tưng, chạy đến gỏ cửa phòng Lão Ngũ: “Lão Ngũ, Lão Ngũ!” Khi anh mở cửa, cô chỉ vào tờ báo và hỏi, “Có phải chú đây không?”

         “Ừm.”

         “Chú giỏi quá – triễn lãm tranh một mình!”

         Dường như Lão Ngũ không hiểu được vì sao cô nói to và kích động đến thế.

         “Sao vậy! Sao chú không nói một lời nào về chuyện này? Không có ai ở nhà này biết cả!”

        “Chị không biết?” Anh cắn nhẹ môi và nặn một nụ cười. Lần đầu tiên Vũ-Xuyên thấy răng của Lão Ngũ khi anh cười, chua chát và hơi đểu cáng. Lúc ấy, trông anh giống Thái Dao.

         Ngày k! hai mạc, Vũ-Xuyên phải làm việc đến chiều. Đi tìm phòng trưng bày hơi vất vả. Nó nằm ở tầng hầm của một phòng hòa nhạc. Ông già soát vé đang ngủ gục. Choàng tỉnh vì tiếng giày cao gót của Vũ-Xuyên, ông nói, “Ô, cô là người khách thứ mười ngày hôm nay.”

         “Không có nhiều ngưởi tới sao?”

         “Úi dào, còn hơn là không có ma nào. Lão hiểu đôi chút về hội họa. Lão đã gặp biết bao nhiêu họa sĩ và nghê nhân, đủ mọi phong cách và trường phái. Thế nhưng vẽ như nhà anh họa sĩ này, lão không tài nào hiểu nổi.” Ông cười ra vẽ quan trọng, ngúc ngoắc đầu. “Danh họa Bạch Thạch đã nói, ‘ Tranh vẽ quá thực, chỉ thỏa mản thị hiếu tầm thường; tranh vẽ không đủ thực, chỉ là lừa gạt thế gian.” Không chờ lấy tiền thối, Vũ -Xuyên đã đi vội vào phòng triễn lãm.

         Phòng triễn lãm dài và hẹp, những bức họa đóng khung treo hai bên vách dường như mô tả con người, thú vật và cây cối. Nhưng Vũ-Xuyên không biết cô đoán đúng hay sai. Cô ngắm từng bức một và cuối cùng cô thấy anh – Lão Ngũ, ngồi đó, một mình tận cuối phòng. Anh đứng lên. Anh biết cô đến, không phải để xem tranh.

         “Hiện giờ hơi vắng?” cô nói.

         “Lúc nào cũng vắng cả.”  

         “Chắc chú không như người ta, gởi thiệp mời khắp bốn phương! tám hư! ớng, phải không?”

         “Tôi có gởi một ít.”

         “Ngày mai sẽ đông khách. Ngày mai là Chúa Nhật.”

         Lão Ngũ mĩm cười, như mĩm cười với một cô bé đang chơi trò Giả vờ, tự dối lòng và dối người. Vũ-Xuyên bước trong căn phòng dài hẹp, một lần nữa ngắm từng bức họa. Trước mỗi bức, cô bắt mình dừng lại vừa đủ lâu cho phải phép. Cô đưa ra những lời bình phẩm về sự độc đáo của từng bức tranh, và tránh không lập lại khuôn sáo. Nhưng cô biết Lão Ngũ không quan tâm gì mấy đến những lời phê bình lấy lệ đó của cô. Kiểu phê bình ấy có thể áp dụng cho bất kỳ điều gì: một món ăn ngon, một kiểu tóc đẹp, một bộ quần áo thời trang. Khi họ từ giã nhau, cô ở một đầu phòng trưng bày, anh ở đầu kia.

         Tối đó, không quản ngại trời tuyết hoa rơi phất phới, Vũ-Xuyên viếng nhà các bạn làm chung bịnh viện, vận động họ đi xem triễn lãm tranh. Một người bạn của cô, quen biết vài người Mỹ trong toán cung cấp và huấn luyên sử dụng thiết bị y tế. Có thể nói, hầu như Vũ-Xuyên cưỡng ép cô ấy điện thọai mời họ. Sáng Chúa Nhật khi Lão Ngũ, đang ngồi lặng lẽ, nhìn thấy một đám đông đủ mọi hình dáng, sắc tộc đổ bộ vào phòng tranh, anh ngạc nhiên đến độ suýt tuột khỏi ghế. Vũ -Xuyên, đứng bên ngoài chờ đợi hai phóng viên báo chí cô đã hẹn trước, nhìn rõ từng người khách bắt tay Lão Ngũ. Mặc dù anh đáp trả lại cử chỉ ! lịch th! iệp của họ, gương mặt anh lộ vẽ hoang mang. Vũ -Xuyên có thể thấy anh che dấu sự bực tức: cái gì đã khiến một chỗ tĩnh mịch như thế trở thành nơi đình đám hội hè?

         Hai phóng viên mang theo đủ loại dụng cụ chụp ảnh. Vũ-Xuyên trưng bày nụ cười quyến nhất, chào hỏi họ với các câu “làm phiền quý vị quá” hay “cám ơn quý vị vô cùng”. Hai phóng viên, tiếp xúc nhiều với xã hội thượng lưu đến độ chai đá, cười thầm trả lời, “Không cần phải cám ơn suông. Xong việc, đãi chúng tôi một bửa ăn thịnh soạn. Chẳng phải ở thời buổi này ai cũng như vậy sao? Ai cũng có ba phần trình diễn, và bẩy phần phỉnh nịnh. Nếu có một cơ hội tốt cho mọi người vui vẻ và được ăn ngon, chắc chắn đây là một cuộc đổi chác sòng phẳng!”

         Vũ-Xuyên lạnh nhạt nói: ”Anh ấy khác hẳn.”

         Hai phóng viên phản ứng lại lòng tự ái bị tổn thương đột ngột của Vũ- Xuyên, họ mù tịt, bối rối và hơi thất vọng. “Vậy cô muốn chúng tôi làm gì’ một trong hai người hỏi, giọng thấp đi một bát độ.

         “Quý vị không cần phải làm gì cả.
Ơ, .. chỉ đi vào, tự giới thiệu là phóng viên, và nói rằng tranh của anh ấy rất được chú ý.” Vũ-Xuyên vừa nói vừa suy nghĩ. “Và nói với anh ấy là tranh rất đẹp, cuộc triễn lãm thành công mỹ mãn, anh ấy có triển vọng lớn. Chỉ cần nói với anh ấy những câu đại loại như! thế. Sau đó, tôi sẽ mời quý vị đi ăn. Quý vị toàn quyền chọn nhà hàng.”

         Cô biết họ muốn đi thẳng đến cốt lõi của trò chơi này, nhưng Vũ-Xuyên không tiết lộ động cơ của mình. “Cứ coi là tôi đang khẩn cầu quý vị, được không ? Sau này, nếu quý vị cần gặp nha sĩ ở bịnh viện, tôi sẽ lấy hẹn cho quý vị.”

         Hai người đưa ánh mắt giảo hoạt nhìn nhau, không muốn gây phiền phức thêm với Vũ-Xuyên, cô đã buồn thê thảm lắm. Họ đi vào phòng triển lãm như diễn viên đang nhập vai bước ra sân khấu. Vũ -Xuyên thấy họ giả vờ ngắm nghía từng bức tranh, nhíu mày, nói thầm với nhau, háo hức. Cuối cùng, kẻ trước người sau, họ lần lượt đi tới Lão Ngũ. Họ đưa cho anh xem thẻ báo chí, rồi rất chuyên nghiệp, họ bắt tay anh, chào hỏi. Cô thấy mặt Lão Ngũ tái xanh khi nghe họ lập lại y hệt những lời cô đã yêu cầu. Ra khỏi phòng tranh, họ gặp Vũ-Xuyên chờ ở đó. Họ nhăn mặt. “Đào ở đâu ra một một nhân vật như thế nhỉ? Anh ta còn niêm yết giá các bức tranh. Làm như có người sẽ bỏ tiền mua mấy món đồ kỳ dị ấy! Có lẽ anh ta là người duy nhất gọi chúng là tranh!.


         Chỉ sau khi mọi người bắt đầu giải tán, Lão Ngũ mới trông thấy Vũ-Xuyên khuất đàng sau một số người. Đã tới giờ đóng cửa phòng triễn lãm, anh chuẩn bị ra về. Cô không hỏi anh gì hết: Hôm nay đông khách không? Có phóng viên hay người ngoại quố! c không?! Cô sợ anh sẽ nhìn được, qua những đường khâu tơi tả, qua cặp kính hão huyền này, thủ phạm đã dàn dựng ngày triễn lãm thành công chính là cô.

         “Chúng ta đi dạo một lát nhé?” Vũ -Xuyên đề nghị.

         Lão Ngũ, gật đầu, trong nỗi ngại ngùng và ngạc nhiên của chính anh.

         Lão Ngũ dẫn đường, vì Vũ-Xuyên chưa biết nhiều thành phố. Lão Ngũ lẳng lặng đi trước. Càng lúc càng thưa thớt người. Tuyết dưới chân cũng sạch hơn. Trước mặt họ là chiến hào của thành phố cổ, bên cạnh đó, lưa thưa mấy bụi cây.

        “Tôi trồng mấy cây này đấy!”

         Vũ-Xuyên đi theo anh tới một trảng rừng thưa. Cô quay lại, nhìn bầu ánh sáng và thành phố ồn ào sau lưng, cảm thấy một nỗi cô đơn êm ả. Mặt đất dưới chân cô gập ghềnh, Lão Ngũ đưa tay cho cô vịn. Họ đứng bên nhau, tay trong tay, trên thềm đá của bờ đê chiến hào.

         “Chú dám nhảy xuống không?” Vũ-Xuyên hỏi, giọng bởn cợt. Thực tế, cô không hoàn toàn nói đùa.

         “Nhảy xuống ? Để làm gì?”

         “Cứ cho là thế này nhé, phía bên kia của chiến hào là một ốc đảo sa mạc: không người, hay chỉ có những người không biết chúng ta là ai, và ở đó, mọi thứ đều có thể làm lại từ đầu. Chú có nhảy không?”

         Lão Ngũ không nói. Vũ-Xuy�! �n cảm ! thấy bàn tay anh, đang nắm tay cô, từ từ cứng đờ, như của người máy.

         “Lão Ngũ, nếu tôi không phải là … tôi, nghĩa là, nếu tôi chỉ đơn thuần là bản thân tôi, là một cô gái mang tên Vũ-Xuyên, có lẽ mọi thứ sẽ khác hẳn, phải không? Vũ-Xuyên sẽ thương yêu chú. Nếu có một nơi nào đó để trốn chạy, ở đó, chú chỉ là chú và tôi chỉ là tôi, do đó không có gì giữa chúng ta gọi là tai tiếng, chú có sẳn sàng chạy trốn tới nơi ấy không?” Lão Ngũ thả tay cô ra.

         Đêm đó khi Vũ-Xuyên đang trong bếp rửa chén một mình, Thái Dao tới đàng sau lưng, vòng tay ôm cô. Cô nhìn đôi bàn tay vuông phè, thịt chắc nịch, các khớp xương to bè cùng những móng tay vuông vức đang mò tìm bầu vú của cô, và cô gào to, “Buông tôi ra!”

Vũ-Xuyên được chuyển sang khoa nội trú, bắt đầu làm ca đêm. Khi cô về nhà, mọi người đều đã lên giường, chỉ có phòng Lão Ngũ còn tiếng lục đục, di động và sáng đèn. Một đêm, cô gỏ nhẹ cửa phòng anh. Cửa mở, nhanh hơn cô tưởng.

         “Tôi chỉ muốn biết dạo này chú ra sao.” Vũ-Xuyên dựa vào khung cửa. Giọng cô rất khẻ, gần như vô thanh. “Tôi vào được không?

         “Tôi đang viết bài….”

         “Thế chú không vẽ ư?”


         “Tôi không vẽ nữa. Tôi đã triển lãm xong.”

         “Tôi muốn xem xưởng họa của chú.”

         Thình lình, như lấy quyết định, Lão Ngũ hỏi, “Chị rảnh không?”

         Vũ-Xuyên nhìn lên trần nhà như rà soát lại thời khóa biểu, thực tình,cô đang do dự, muốn tìm cách thoái thác. Cô biết một điều gì đó sẽ xảy ra. Nhìn vào mắt Lão Ngũ, cô biết anh cũng hiểu thế.

         “Xa không?”

         “Không xa, nhưng khó tìm. Nếu chị hẹn giờ, tôi có thể chờ ở trạm xe buýt.” Lão Ngũ nói thật nhanh, phong bế mọi lối thoát.

         Hai giờ chiều, Vũ-Xuyên đã đến trạm. Không thấy tăm hơi Lão Ngũ. Cô chịu đựng những chùm hoa bạch dương lả tả rơi đầy mặt, đầy người. Một đoá rơi vào mắt, và dù dụi bao nhiêu lần cô v! ẫn thấy cay xốn. Cô cầm một chiếc gương con, cẩn thận khượi mảnh vụn vướng trong mắt. Trong gương, cô thấy son môi kéo dài một vạch đỏ chót, từ khóe miệng đến giữa gò má. Mặt cô trông nhếch nhác. Có lẽ khi nãy, lúc dụi mắt, bàn tay cô đã vô tình chạm phải môi. Hay trên xe buýt chật cứng như nêm, những cúi chỏ những lưng những tay của thiên hạ, xô đẩy chen lấn đã làm lem luốc vết son. Da tô phấn, nếu dính một thứ gì sẽ khó chùi sạch. Cô dùng khăn tay thấm nuớc bọt để lau đi vết son, nhưng mặt cô lại loang lỗ không đều. Cô không dám tô điểm lại, tại nơi ấy, ngay trên đường phố. Nói cho cùng, cô chẳng quen trang điểm. Vì sao cô lại son dầy phấn đậm như thế ? Để vĩnh viễn bôi bẩn một Vũ-Xuyên tinh khiết, ngây thơ ? Hay lớp phấn dầy cộp dùng phong kín muôn đời một Vũ- Xuyên trong trắng ở trạng thái vô tội, không phiền trách được? Đáy gương thăm thẳm phản chiếu một bộ mặt nhơm nhếch, một ước vọng lấm lem. Tối hôm qua, khi đồng ý về thời gian và điểm hẹn, sự phấn khích và âu lo của người này đã cảnh tỉnh người kia. Một sự kiện sắp sửa xảy ra, sẽ mãi mãi đổi thay cuộc đời họ.


        Vũ-Xuyên đóng nắp gương, cất đi. Bên trong hộp, hình ảnh cô trước giờ phút sa ngã đã được nhốt kín, đóng kén, bảo tồn. Bầu trời đầy hoa bạch dương, sinh động, nhí nhảnh, bay lượn phất phới, rượt đuổi mọi người. Chúng giống như tuyết, nhưng tuyết hoa không th! ể sán! h với sự ồn ào, tinh nghịch của chúng.


         Lão Ngũ không đến. Sau nửa giờ chờ đợi, Vũ -Xuyên chùi son phấn, băng ngang đường đón chuyến xe buýt ngược chiều. Cô đánh mất một điều gì đó, đồng thời thu nhặt một điều gì đó. Cô cảm thấy trống rỗng, nhẹ tênh. Cô có thể tập trung đầu óc để làm việc suốt buổi tối hôm nay. Khi xe buýt sắp sửa rời bến, cô nhìn thấy một dáng người cao gầy nơi cô vừa đứng. Trông bóng dáng ấy không như mới đến, mà đã chờ đợi một thời gian dài. Chờ đến mọc rễ.

Một hôm đi làm về, Vũ-Xuyên gặp Thái Dao chờ cô trước chung cư.

       “Anh phải nói cho em biết, nhưng đừng lo lắng quá, nhà mình mất hai trăm nguyên. Mẹ thường không để ý đến nhuận bút ít ỏi của Bố. Mẹ bỏ tiền trong ngăn kéo, lấy ra tiêu dùng hàng ngày không cần đếm. Nhưng hai trăm này là tiền của Tiểu-Bình gởi Mẹ, để dành mua xe đạp. Nó nhớ rõ, nó không đụng tới món tiền đó.”

       “Những chuyện như thế này đủ làm cho một nàng dâu tương lai như em phải xấu hổ đến chết!” Vũ-Xuyên không giữ đuợc bình tỉnh. “Từ đầu, em đã bảo anh, mình không nên sống trong nhà cha mẹ. Mình phải dọn ra, dù ở dưới dàn mướp dàn dưa cũng được. Vậy mà, như những người thiếu tự trọng, mình đã ăn nhờ ở đậu bấy lâu nay. Giờ đây em cảm thấy mắt mặt quá!”

       “Anh nói rồi, đừng quá ưu tư! Mẹ chỉ kể cho anh, và dĩ nhiên Mẹ không nghi ngờ anh, hay em.”

       “Vậy Mẹ nghi ai?”

       “Mẹ chẳng muốn nghi ai cả.”

        “Có lẽ Bố đã lấy món tiền đó tiêu xài, không để ý tới, và quên mất”. Chỉ sống trong nhà này một thời gian ngắn, Vũ-Xuyên đã biết họ không như các gia đình thông thường khác, nơi mà các bà vợ luôn luôn muốn biết chồng mình đi đâu, làm gì. Nhiều cô, bà thường điện thoại cho Bố, Bố chỉ trả lời cụt ngủn rồi tếch khỏi nh! à. Mẹ không bao giờ làm ầm ỷ về những chuyện ấy. “Có lẽ bố chúng mày cần tiền làm gì đó, nhưng không nói được.”

       “Đừng đoàn mò nữa. Có vài chuyện trong gia đình anh, em chưa hiểu rõ. Về nhà, đừng nói gì nhé. Giả vờ như em không biết gì nhé.”

       Cuối bửa cơm tối, Lão Ngũ là ngưới đầu tiên đứng dậy, đặt năm mươi phân lên bàn như lệ thường. Vũ-Xuyên nhận thấy Tiểu -Bình ngừng nhai, rồi Thái Dao ngưng gắp, và cuối cùng Mẹ bỏ chén cơm xuống. Ba người cùng nhìn Lão Ngũ mặc áo khoác và đội nón. Cả ba đều phập phòng lo sợ. Bố không phản ứng, nhưng đôi đủa của ông, vô hồn từ tốn gấp mãi từ một dĩa thức ăn đưa lên miệng. Lão Ngũ vừa bước khỏi cửa, Tiều Bình đã lẩm bẩm như nói một mình, triển lãm tranh chắc phải tốn tiền lắm. Thái Dao cắt ngang, cũng vậy, lời của anh như một mẫu độc thoại trong kịch: lấy cắp tiền của gia đình thì không đến nỗi nào, nhưng nếu làm như thế ở ngoài đường, nghiêm trọng chớ chẳng chơi. Mẹ, ngẩn ngơ vì hối hận, tự trách: mẹ có lỗi vì đã không khóa tủ. Sau đó, nỗi buồn nặng nề thắng thế, như thể bổng nhiên hôm nay hạnh phúc của mọi người bị hủy hoại; như thể không ai biết giải quyết ra sao, cho họ, cho gia đình, niềm bí mật ô nhục này. Tối ấy, ai cũng chán nản lui về phòng riêng sớm. Vũ-Xuyên viện cớ phải viết thơ, ngồi một mình ở phòng khách.

       Khi nghe tiến! g cửa m! ở, cô quay đầu lại. Lão Ngũ đi tới, khoe với cô những con dấu bằng gỗ anh mới tạc. Anh nói Thái Dao đã nhiều lân năn nỉ anh khắc cho vài con dấu trang trí cho bộ sưu tập sách của Thái Dao. Cô trân trối nhìn những ngón tay dài, mảnh mai và mềm mại, nhất là màu da trắng nuột. Màu trắng lạ kỳ này hẳn là do bàn tay đã làm nhiều việc sai lầm.

       “Có chuyện gì lạ không?” Lão Ngũ nói, ý muốn hỏi, tại sao chị quan sát tôi kỹ lưởng thế?

       “Chú cần tiền phải không?” Vũ-Xuyên nhìn sâu vào mắt anh.

        Lão Ngũ dường như không hiểu. Đôi môi mím hơi hé mở.

       “Tôi có thể cho chú một chút đỉnh tiền,” Vũ -Xuyên đối thoại với đôi tay trắng bệt. Chúng từ từ rút ra khỏi tầm nhìn của cô. Cô cảm thấy toàn thể người anh cũng đang rút ra, co cụm.

       “Lão Ngũ, ngoại trừ chú, trong nhà này ai cũng biết có một số tiền bị mất.” Vũ-Xuyên, hụt hơi, thều thào nói.

       “Tôi biết,” anh trả lời. Anh muốn nói thêm một điều gì đó, nhưng chỉ có trái cổ Adam ngắc ngứ vài lượt rồi thôi.

       Vũ-Xuyên muốn hỏi: chú biết ? Chú biết chú đã lấy số tiền đó, hay chú biết chú bị hàm oan? Chú có lấy cắp không? Nhưng anh vội vã quay đi. Eo vẫn còng, nhưng anh bước rất nhanh. Ngày hôm sau, Vũ-Xuyên làm ca đêm và ở nhà nguyên ngày. Như ! trước đây, mọi người lần lựợt gỏ cửa và gọi :“Lão Ngũ!” Vũ-Xuyên cảm thấy giọng điệu quen thuộc nay có phần thay đổi. Nốt nhạc chính giờ đây là sự bực bội và khinh miệt.

       Tới phiên Mẹ gọi, Lão Ngũ vẫn chưa ló mặt. Mẹ nghi có chuyện, dựa vào thành cửa, kêu tên anh liên tục. Mẹ gọi hoài cho đến khi Bố, ở phòng ăn, phải chầm chậm đứng dậy. Mẹ đột nhiên phát hiện ra cửa không khóa. Mẹ đẩy cửa. Phòng trống rỗng, ngoại trừ mùi hương của anh vương vấn, không còn gì. Bố ngã phịch xuống ghế.

       Lão Ngũ đã đi. Anh không để lại một chữ. Nhiều ngày sau, số tiền tưởng đã mất được tìm thấy; chiếc phong bì đựng tiền kẹt giữa hai ngăn kéo, rõ ràng vì ngăn kéo quá đầy. Tiều Bình nhìn mấy tờ giấy bạc, nói chúng giống như hai tờ giấy bạc ban đầu. Vũ-Xuyên tưởng như ai cũng đang suy nghĩ về hai chữ “giống như.”

       Lão Ngũ không bao giờ trở lại, mặc dù nếu về, anh sẽ không phải sống trong căn phòng chứa đồ nhỏ hẹp ấy. Tiểu Bình đã dọn vào ký túc xá của trường đại học, Thái Dao được cấp một hộ trong chung cư. Để xoa dịu lương tâm, Bố Mẹ sửa chửa phòng của Tiểu Bình và Vũ Xuyên, đặt tên một cách đầy hy vọng là “Phòng Lão Ngũ.” Nhưng tất cả những tin tức có được về Lão Ngũ chỉ là một góc nhỏ ở tiệm sách, dăm ba bản của tựa sách viết về nghệ thuật khắc đá chưng lỏ! ng chỏn! g trên kệ. Vũ- Xuyên thường ghé xem có ai mua hay không. Những cuốn sách già cỗi theo năm tháng, vẫn trinh nguyên.

       Bố có sáng kiến gọi đến nhà xuất bản của Lão Ngũ để hỏi địa chỉ.. “Tác giả không lưu lại địa chỉ.” Người trả lời điện thoại là Trưởng ban biên tập.

       Tức tối, Bố đập tay lên bàn, cố gắng gây ấn tượng qua điện thoại, quyền lực và sự quan trọng của mình. “Ông phải có cách tìm ra địa chỉ của người đó chứ!” Vũ-Xuyên rơm rớm thương cảm, người cha nào cũng vậy, cũng đầy tình thương. Cô đã cố hết sức trì hoản đám cưới, cô mang một hy vọng dấu kín trong tim. Lần này Bố, vẫn cầm điện thoại trong tay, trả lời, “Vâng, xin cứ nói. Tôi đang nghe!” Vành tai của Bố chầm chậm tách khỏi ống nghe, hai giọt lệ lăn dài từ khoé mắt ông.

       Hai tuần trước, Lão Ngũ đã qua đời vì bệnh tại một bịnh viện khu vực. Tất cả tiền bản quỳền đã dùng để trả phí tổn y tế. Anh không để lại một thứ gì cho gia đình này, anh cũng không lấy đi món gì của họ.

       Chẳng bao lâu sau ngày cưới, Thái Dao trong một cơn say chếch choáng, khóc lóc thú nhận với Vũ-Xuyên rằng anh đã ngoại tình với hai người đàn bà khác. Hết khóc, anh lại cười và vuốt ve mặt cô chung quanh đôi mắt vô hồn không một ước vọng yêu đương, và hỏi, “Em có biết trong số những con dấu Lão Ngũ khắc cho anh, anh thích cái nào n! hất kh�! �ng?” Chẳng buồn để ý tới phản ứng của cô, anh tự trả lời: “Đó là con dấu có khắc bốn chữ ‘Vô Phi Nam Nữ.” Thái Dao nói anh đã đóng con dấu ấy trên tất cả các quyển tiểu thuyết của anh. Câu ấy cắt nghĩa, nguồn gốc của tất cả mọi phiền não không có gì khác hơn là đàn ông và đàn bà. Anh nhìn đăm đăm vào hư không, nụ cười trên mặt đượm chút ngây ngô. “Lão Ngũ vậy mà may mắn. Chú ấy không bao giờ bước chân vào nơi đó, chú ấy quay lưng, đi thẳng ra.” Trong niềm xúc động càng lúc càng vô lý, anh dần dần chìm vào giấc ngủ.

       Mỗi tháng một lần, anh lại có một cơn say rầm rộ như thế và lại rỉ rả tiết lộ một chút sự thật. Vũ-Xuyên khẻ gỡ cánh tay anh đang quàng quanh cổ mình. Đôi mi cô run rẫy, hai giọt nước mắt lăn dài, như cơn mưa rào đột ngột. Ánh đèn ngủ mờ ảo như làn sương mù của ký ức. Ngủ yên thật nhanh, Thái Dao có đôi môi mím và đôi gò má rất thon. Cơn say cho anh nét dịu dàng của Lão Ngũ.

       Ít ra, theo cung cách này, Lão Ngũ có thể hồi sinh, và sống một lần nữa ngay trước mắt cô, ngay tại bầu ngực cô: sống trong sự dịu dàng của người anh trai đang ở trạng thái say sưa.

Hết


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét