Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2013

Cai Chet Cua Bi Ku Ni.html

Sakyo Komatsu

Cái chết của Bikưni

Mục Lục

Thông tin ebook

Giới thiệu tác giả

(1)

(2)

Thông tin ebook

Tên truyện : Cái chết của Bikưni

Tác giả : Sakyo Komatsu

Dịch giả : Trần Tiễn Cao Đăng

Nguồn : http://vnthuquan.net

Convert : Bùi Xuân Huy (santseiya_TVE)

Ngày hoàn thành : 02/03/2007

Giới thiệu tác giả


Komatsu Sakyo là nhà văn viễn tưởng khoa học hàng đầu của Nhật Bản. Sinh năm 1931 tại Osaka, tốt nghiệp Đại học Kyoto khoa Văn chương Italy năm 1954, viết văn ngay từ thời sinh viên. Ban đầu viết truyện hiện thực, sau chuyển sang viễn tưởng khoa học từ năm 1959. Từng đoạt giải thưởng hàng năm lần thứ 27 của Hiệp hội các nhà văn huyền ảo Nhật Bản với tiểu thuyết Nước Nhật chìm xuống đại dương (Nippon chitnbotsu, bản dịch tiếng Anh Japan Sinks), và Giải thưởng lớn lần thứ 6 về tiểu thuyết viễn tưởng khoa học cho cuốn Tokyo biến mất (Tokyo Vanished) năm 1985. Ông còn viết kịch bản phim, đạo diễn và sản xuất phim, từng dựng thành phim một tiểu thuyết của chính ông là Tạm biệt sao Mộc (Bye-Bye Jupiter) năm 1984.
Một số tác phẩm khác: Chiến dịch vệ tinh (Satelite Operation), Gương mặt của thời gian (The face of time), Vụ chạy trốn của nhà tiên tri (Runaway of a fortuneteller), Vườn kiến (Garden of ant). Hiện giữ nhiều chức vụ quan trọng, trong đó có chức giám đốc Hội Nghiên cứu Tương lai của Nhật Bản. Truyện Cái chết của Bikưni in lần đầu trong tập Cái hang sống năm 1967.

Trong truyện ngắn này, tên các nhân vật được phiên âm theo cách đọc tiếng Việt cho bạn đọc tiện theo dõi. 

(1)


1.
Những đám mây xám nặng như chì xóa sạch sắc trời xanh, trĩu thấp lè tè trên mặt biển giá băng vừa thẫm tối, và dường như trên thế gian này chẳng còn gì khác ngoài những đám mây kia, ngoài cơn gió sắc như dao lồng lên từ giữa biển khơi và xuyên suốt thịt da người. Gió điên cuồng vần vũ hắt lại từ phía biển cơ man nào những hạt bụi nước đã biến thành những viên đạn băng, xoáy lên từ mặt đất từng bựng cát lạnh và sắc tựa kim châm. Mây đen ùn ùn lớn dậy, phình to, cuồn cuộn đùn lên như mực nho kín nghịt chân trời. Sóng gào, gió rú át nhau, báo hiệu rằng bão tuyết chẳng còn xa nữa. 
Trên nền thế giới sầu thảm đó, nơi chỉ tồn tại mỗi ba màu đen trắng xám cừu địch lẫn nhau nhưng cùng sinh ra từ giá lạnh, chầm chậm bước một hình dáng lẻ loi nhỏ bé, cũng tuyền hai màu trắng đen như mọi vật chung quanh. Chân không tất, dép bện rơm, những dấu chân phơn phớt in trên cát dọc ven bờ biển; những làn sóng đói khát bèn hối hả thè cái lưỡi dài nghêu liếm sạch, nhe hàm răng bọt trắng rồi lập tức lùi phắt lại. Biển cùng gió đuổi theo gót kẻ bộ hành, chỉ chực nuốt chửng nguời đó, xé ra trăm mảnh, nghiền thành tro bụi, nhưng người đó vẫn can trường đi, đi mãi dọc khúc quanh bờ cát, thân vẫn thẳng, chỉ vạt áo kimônô đen cùng mép khăn trắng bịt đầu khẽ lay động theo chiều gió.
Bỗng từ xa xuất hiện những bóng đen xé toạc bức màn trắng xám của tuyết sương. Có nhiều cái bóng như vậy. Từng người một, họ nhô khỏi màn sương, tiến về phía kẻ bộ hành. Và chính giữa khúc quanh bờ cát, những bó! ng người kia và kẻ độc hành gặp nhau.
Kẻ trước người sau bước ra từ màn sương, họ là những người khỏe mạnh, rắn rỏi. Nhưng, sức cùng lực kiệt, họ không vươn thẳng mình được nữa. Lưng còng xuống, cứ mỗi bước nặng nề, chân họ lại thụt sâu trong cát. Từ xa, trông họ như những chiến binh mang giáp trụ sẫm màu, nhưng lại gần thì giáp trụ hóa ra chỉ là y phục thường tình của các nhà sư hành hương: mũ trùm đầu, áo cà sa bằng vải thô. Tay họ cầm tráp kinh cùng thiền trượng đầu bịt sắt mà khách hành hương vẫn dùng. Mặt bơ phờ, xám ngoét vì đói khát và giá lạnh, mắt chạy quầng thâm, trông họ chẳng có vẻ gì nhận được sự độ trì của Phật.
Từng bước một họ lê về phía trước, tì cả thân mình lên thiền trượng, trong khi cát dính như hồ lúc lúc lại quến chặt lấy chân họ, như không muốn để họ tiến thêm bước nào nữa.
Khi đến ngang hàng các nhà sư, kẻ bộ hành đơn độc cúi chào rồi định cứ thẳng đường mình mà đi. Mặt các nhà sư lộ vẻ ngạc nhiên, kế đó là sửng sốt. Họ cúi chào đáp lễ, và người đi đầu to lớn như hộ pháp liền lên tiếng bằng giọng oang oang:
– Này bạn ơi, cho nói chuyện chút nào!
– Xin lỗi…
Giọng nói ngân như chuông bạc. Gió từ phía biển tràn lên, hất tung đuôi khăn bịt đầu trắng muốt khỏi trán kẻ bộ hành.
Dưới manh lụa trắng phất phơ, các nhà sư thấy khuôn mặt một phụ nữ. Nàng trẻ lắm, chừng hai mươi tuổi, không hơn. Tiết trời lạnh giá tô sắc hồng ưng ửng cặp má nàng nhẵn trơn như má trẻ con. Mắt nàng trong veo như mắt em bé.
Họ há hốc mồm nhìn người phụ nữ! .
&! #8211; Đường chúng tôi xa ngái, nhọc nhằn. Lối đi gần nhất bị tuyết lở, anh em chúng tôi đành phải đi vòng, nơi chẳng có đường đi. Chốn này chúng tôi không biết. Sư tỷ ơi, xin hãy cho biết gần đây có hương thôn nào chăng, hay dù chỉ một túp lều trơ trọi ngõ hầu chúng tôi nương náu cho qua đêm gió bão này? – Nhà sư nói hết sức lễ độ, cố ghìm cho giọng mình bớt oang oang dù chỉ một chút. – Trời đã nhá nhem rồi. Chẳng bao lâu nữa bóng tối sẽ bao trùm mặt đất. Liệu chúng tôi còn kịp đến chỗ có người chăng? 
– Tội nghiệp, chư huynh mệt bã người kìa! – Giọng nói ngân như chuông lộ vẻ cảm thông. – Nhưng khổ nạn của chư huynh gần đến lúc mãn rồi… Chư huynh thấy mũi đất kia không? Đằng sau mũi đất có một làng chài đấy. Còn nếu chư huynh sang phía bên kia núi, cách chừng hai dặm rưỡi sẽ gặp một thiền môn.
– Đa tạ sư tỷ! – Một nhà sư thấp lùn lực lưỡng đứng bên chàng hộ pháp kêu lên. – Nghe không, hỡi các huynh? Ta chẳng bị đọa đày bao lâu nữa đâu. Chốc nữa thôi ta sẽ được sưởi ấm và được ngủ. Tiến lên!
– Chúc chư huynh lên đường hạnh lộ. Cầu xin Đức Phật phù hộ độ trì cho chư huynh!
Người thiếu nữ khẽ cúi đầu dấn bước. Nhưng giọng nhà sư hộ pháp đuổi theo:
– Này sư tỷ khả kính ơi, lẽ nào giông bão rét buốt thế này cô cứ một mình như vậy mà đi?
 Ni cô mỉm cười, che miệng bằng tay áo:
– Đừng lo, thưa các sư huynh. Bần ni từng sống lâu ở đây, thuộc nằm lòng đường đi lối lại. Hơn nữa, thảo am của bần ni chẳng xa lắm đâu…
Thế rồi lại nghi! êng mìn! h, ni cô dời gót. Các nhà sư chào ni cô, nàng đáp lễ từng người một. Nhưng khi đến chỗ người cuối cùng trông như một nhà sư khất thực đầu đội mũ rơm sùm sụp xuống tận chân mày, nàng mở to mắt.
– Xin lỗi, có phải chúa công đấy không? – Nàng cất tiếng, bất giác tiến một bước về phía nhà sư.
Hàng áo cà sa màu xám sững lặng trong khoảnh khắc, rồi lại bắt đầu run lên hầu như không thể nhận thấy. Có lẽ ngay khoảnh khắc này gió bỗng bừng lên một sức mạnh mới, cường liệt hơn trước nhiều… Một trong các nhà sư bỗng chộp lấy chuôi những thanh kiếm giấu bên dưới áo cà sa. 
Nhưng khi thấy nhà sư đi sau cuối càng kéo sụp mũ rơm che mặt, dường như muốn tránh cái nhìn của mình, ni cô lại cúi chào lần nữa, đoạn quay sang người hộ pháp đang nhìn nàng bằng ánh mắt nảy lửa chẳng lấy gì làm thiện ý.
– Bần ni cầu nguyện và trông chờ lượng từ bi của Phật. Đường đi khấp khểnh, mong sao Ngài luôn phù hộ chư huynh. Xin chư huynh miễn thứ nếu bần ni có nói điều chi không phải… – Những ngón tay thanh mảnh của nàng lần chiếc tràng hạt rút ra từ ngực áo.
Khi giọng nói du dương như làn gió nhẹ mùa hè xuyên qua giông bão mà đến tai nhà sư đi đầu, nàng đã xoay lưng, chắp tay tụng niệm đi vào màn tuyết mịt mùng.
– Nó đoán ra! Nó nhận ra chúng ta! – nhà sư lùn tịt trông như con cua rền rĩ. -  Ở đây vắng vẻ, hay ta bổ một nhát cho xong, kẻo rồi lại rước họa?
– Im đi, Xabưrô, – người hộ pháp nói. – Ta là nhà sư kia mà, dẫu bất đắc dĩ, nhưng vẫn là nhà sư. Hơn nữa, dù sao cô ấy vẫn là phụ n�! �.
! – Nhỡ nó điểm chỉ thì sao?… Đến làng, chúng nó sẽ thộp ta mất…
– Thôi đi, Xabưrô, – nhà sư khất thực nói khàn khàn rồi quay lại chàng hộ pháp. – Ai nấy kiệt sức cả rồi, Benkêi. Phải đi gấp lên.
Chàng hộ pháp vung thiền trượng.
– Đấy, đã nghe chưa, Xabưrô? Cả chúa công cũng nói… Cứ xem cách cô gái tiễn chân ta cũng biết, cô ấy sẽ không điểm chỉ, ngay cả khi đoán được chúng ta là ai. Nào đi, rét căm căm mà cứ đứng đực ra thế. 
Toán người cất bước. Gió từ biển lồng lộng tạt xiên cứa vào má họ bằng những hạt băng nhọn buốt.
– Mình không hiểu nổi làm sao đàn bà con gái mà lại dám qua nơi hẻo lánh này một thân một mình, đã thế còn trong giông tố bão bùng thế này… – Xabưrô nói với nhà sư tên là Benkêi. – Cứ cho là nhà cô ta chẳng bao xa… Đấy, ngay cả dân chài cũng chả còn mống nào, rúc trong lều cả rồi…
– Phải… Thật quái lạ! – Benkêi ậm ừ. – Gần đây nào có đường ngang ngõ tắt nào đâu. Ta đã cố tình chọn đường dài nhất và vắng vẻ nhất để lừa những tên bám đuôi. Còn chuyện tuyết lở… đành phải nói dối vậy.
Xabưrô vẫn không thôi:
– Mình vẫn không sao hiểu nổi làm sao cô nàng kiều diễm thế kia lại đi tu. Cậu có thấy đôi mắt cô nàng như thế nào không, lông mày nữa? Người ta đồn miền Bắc nhiều gái đẹp quả không sai… Nhưng ở đây, ngay chốn khỉ ho cò gáy này, đùng một cái, ta gặp một đóa hoa xuân thùy mị… Này, có khi cô nàng chẳng phải tu tiếc gì sất mà là giống hồ tinh, hay nữ thần tuyết?
Benkêi chợt �! �ứng l�! ��i. Lời của Xabưrô làm anh sực nhớ một truyền thuyết anh đã nghe dân xứ này kể từ lâu.
– Sao lại dừng thế? – Xabưrô hỏi, ngơ ngác nhìn Benkêi.- Đi đi, coi kìa… Mà cũng ngộ, nàng ẩn tu ấy từng gặp chúa công Yôshixưnê của chúng mình ở đâu được nhỉ?
2.
Chồng nàng mất. Hôm cúng thất tuần nàng làm lễ cầu siêu cho vong linh người đã khuất rồi lại quay về công việc thường ngày, công việc nhà của nàng. Mắt cùng tay chẳng hề ngơi việc, nhưng ký ức nàng lại có cuộc sống riêng của nó. Ký ức đưa Hama về những thời xa xăm, so với bây giờ đã quá đỗi xa.
Và nàng hồi tưởng lại trận cuồng phong trên bờ biển, cuộc hội ngộ bất ngờ mà kẻ làm chứng là biển cả, cuồng phong và giá lạnh… Mãi mười năm sau nàng mới biết hồi đó mình đã gặp toán quân của Yôshixưnê… Vâng, phút ấy nàng không rõ những nhà sư du hành khất thực kia là người thế nào. Chỉ một người nàng quen; chính là người ăn vận như hành khất, mũ rơm sùm sụp che đôi mắt. Ký ức khẽ nhắc nàng rằng đấy là thằng nhóc nghịch như quỷ, gò má cao cháy nắng, áo quần lếch thếch lôi thôi, hai đầu gối rách bươm tứa máu… ồ vâng, chính là thằng bé mà cái thời còn xưa hơn nữa thường chạy đến thảo am của nàng đòi nàng cho uống nước đến no mới thôi, ở vùng phụ cận kinh đô Kyôtô.
Về sau thằng nhỏ ấy, vốn tên là Yôshixưnê, trở thành thống lĩnh quân sự đầu tiên của dòng họ Minamôtô, danh tiếng lẫy lừng trong chiến trận ở Shimê và Đan-nô-Ura. Nhưng số phận lại quay lưng với chàng, biến chàng thành nạn nhân một tấn thảm kịch. Thế rồi người ta bắt đầu! kể nh�! ��ng huyền tích về chiến công chàng. Làm sao Hama đoán trước được mọi điều ấy vào cái thời chàng còn chạy đến đòi uống nước kỳ no ở thảo am của nàng?…
… Thời gian thấm thoát thoi đưa. Rồi Hama hay tin Yôshixưnê cùng các chiến hữu của chàng đã chết. Và một lần trong ngôi chùa trên ngọn núi quạnh hiu nàng bất ngờ – lại cũng bất ngờ – gặp một người vừa thọ giới tỳ kheo tên là Zanmư. Và kẻ đó không ai khác ngoài người của Yôshixưnê mà ngày ấy mệnh danh là Xabưrô. Zanmư Xabưrô xưa gặp người phụ nữ này từng sửng sốt tận tâm can, nay hỏi phải chăng chính là nàng đã ở trên bờ biển, phải chăng chính nàng đã chỉ đường cho họ đến trú nhà người, và khi nghe nàng đáp rằng phải, bèn xưng mình trước kia tên gì và nay danh tánh ra sao, rồi kể nàng nghe câu chuyện thương tâm về Yôshixưnê. Nàng lặng thinh, Zanmư cũng lặng thinh và cứ há hốc mồm nhìn nàng mãi, có kẻ xuất gia nào lại thế: kẻ đã quy y thì không còn ngạc nhiên trước bất cứ chuyện gì, thế rồi Zanmư lại nói, và giọng chàng ngân lên nỗi thương xót cho chúa công Yôshixưnê, cùng nỗi căm hận và phẫn uất đối với Yôritômô, anh ruột Yôshixưnê. Không, nhà sư ấy chưa hề dứt bỏ những việc thế nhân tục lụy, không thật sự trở thành kẻ phụng thờ Đức thế tôn; trong tâm khảm vẫn cứ là thuộc hạ của chúa công đã khuất núi. 
Nghe những lời ấy của Zanmư, Hama kinh ngạc: có thể nào như vậy chăng; Yôshixưnê ngã xuống ở Hirazưkê, những thuộc hạ thân tín của chàng chạy thoát, duy chỉ một trong mười hai người, chàng Benkêi hộ pháp đã giao chiến cùng kẻ thù tróc nã sau lưng, trúng th�! �ơng ở! ngực mà tử trận…
Nhưng trong dạ nàng thờ ơ; nàng nín lặng.
Duy chỉ một hoài niệm khiến nàng đau như cắt: thằng bé con đầu gối rách tươm nhầy nhụa, bù xù đen nhẻm lọ lem, xộc vào thảo am của nàng mà bảo: "Mẹ ơi, con khát!"; thế là nàng đưa nước cho nó, và nó vừa nốc ừng ực vừa lấy mu bàn tay gạt mồ hôi lấm tấm trên vầng trán dốc ngược lấm đầy bụi đất… Thằng bé mà nhiều năm sau lại gặp nàng trên bờ biển quắn đau vì bão táp… Hama lặng lẽ lần tràng hạt: xin Đức Phật từ bi cứu độ vong linh chàng!
Thầy Zanmư một mực xin Hama bộc bạch với chàng về cuộc đời nàng, và, nếu có thể, giúp chàng thảo nên tiểu sử chúa công Yôshixưnê của chàng. Nàng tránh trả lời. Cuộc đời nàng là cuộc đời nàng, những người đàn ông lúc này lúc nọ xâm nhập vào đó chẳng là gì khác hơn những mảnh vụn cuộc đời kẻ khác đã tiêu vong mà cơn gió thời ly loạn ngẫu nhiên mang tới trong chốc lát.
Sau khi Yôshixưnê tử trận, loạn lạc vẫn không hề lắng dịu, và bao người đàn ông từng đến với nàng, dù là chiến binh hay kẻ loạn quân, thảy đều theo nhau nằm xuống.
Vào cuối thế kỷ mười ba, đúng cái ngày vùng phụ cận Êchizen-Kanagaxaki còn sôi sục trận thư hùng lừng danh đi vào biên niên sử, người ta khênh đến thảo am của nàng một tráng sĩ giáp y sang trọng, hẳn là một tướng lĩnh lớn. Chàng chỉ còn thở thoi thóp. Hama chăm sóc chàng hai mươi ngày liền. Suốt hai mươi ngày chàng chẳng hé một câu, đến ngày hai mươi mốt thì chàng chết.
Họ thảy đều chết. Và Hama nhớ từng người trong họ như in.
Một lần, khi tướng công Shiba Yôshiêri! khởi c! hiến với lãnh chúa Axakưra Takakagê, một chiến binh lạc bước đến chỗ nàng, tướng mạo dữ dằn, và cũng trọng thương. Nàng chạy chữa cho chàng. Đêm rời thảo am nàng ra đi, chàng dùng vũ lực chiếm đoạt nàng. Rồi nói: 
– Ni cô thứ lỗi cho ta. Thường ta không biết được ngày mai điều gì sẽ đến với ta. Bao tội lỗi đè nặng lương tâm ta. Không ít lần ta vung gươm chống chúa công của ta, còn giờ đây ta xúc phạm cô, kẻ phụng thờ Như Lai Phật Tổ… thôi thế từ nay đường đã sẵn cho ta về thẳng đáy sâu địa ngục… 
Nàng những muốn an ủi chàng, muốn nói rằng chẳng có địa ngục nào ở đức Như Lai, rằng cả địa ngục lẫn niết bàn đều ở ngay trong nhân thế, chỉ có điều niết bàn quá xa và tìm được niết bàn không dễ… Nàng muốn nói, nhưng rồi… nín lặng.
Người tráng sĩ – tên chàng là Takêđa – từ biệt ra đi, rồi sau trở lại. Chàng ném phăng giáp trụ rồi ở lại thảo am nàng. Thời ấy, giữa cái thời chinh chiến điêu linh, các ni cô ẩn tu làm trò vui cho lính tráng chẳng phải là chuyện lạ; nhưng dù sao Hama vẫn đau đớn những khi đi khất thực từ làng trên xóm dưới, đâu đâu người ta cũng xỉa ngón tay vào nàng mà nói: “Coi kìa, cô ả đã xuống tóc đi tu mà lại còn mèo mả gà đồng, nuôi gã đàn ông trong chốn tịnh phòng!”. Lời khi tiếng nhục miệng người đã lắm, của cho thì chẳng bao nhiêu. Mùa đông cùng với Takêđa, nàng đành phải đánh lừa bao tử, húp canh bằng đất sét, vỏ cây làm gia vị.
Nhưng khi những ngày nắng ấm chớm sang, nàng bắt đầu đào măng ở vườn sau lều cỏ, trồng dăm thứ rau xanh trên mảnh vườn ch�! � ngủ l! òi đuôi. Nàng cố chiều chuộng người đàn ông, thậm chí để tóc mọc lại trên cái đầu nhẵn thín của nàng.
– Gẫm cũng lạ, chúng mình ở với nhau thế đấy, tĩnh lặng, âm thầm… Lại ngay trong thời buổi này, trong cõi thế hỗn mang này… – Đứng trên bao lơn ngắm nàng, Takêđa thường nói vậy, và cái nhìn chàng đằm thắm, đăm chiêu, hoàn toàn không giống cái đêm đầu tiên ấy. – Có thể cuộc đời như thế chính là chân lý vậy. Cũng là chân lý như chính thời thượng cổ. Sự minh triết của môn đồ Đức Phật thật đáng kinh ngạc thay!
Những phút ấy Hama cười như nắc nẻ, cười vui tươi, hệt như một cô bé. Và nàng che miệng bằng bàn tay lấm lem đất vườn, những hòn đất mỡ màu bé tẹo dính lên môi nàng hồng tươi.
– Sự minh triết của Phật chẳng can dự gì vào đó cả, – nàng đáp. – Đó là sự minh triết của chính con người, đã là của con người tự ngày xửa ngày xưa, khi Phật Thích Ca còn chửa đản sanh. Con người đã học được cách sống sao cho không xúc phạm người khác và chính mình không bị ai xúc phạm. Thế nhưng thói vụ lợi ngu xuẩn cùng lòng tham không đáy bạo tàn buộc con người quên mất sự minh triết bản nguyên đó. Và nào phải con người học ở Phật Thích ca đức tin hay lẽ công bằng, hay học cõi tâm. Mà chính Phật Thích ca mượn ở tâm hồn con người sự an lạc đầy minh triết đã có ở con người tự thuở khởi nguyên, sự an lạc giúp ta tuyệt thoát mọi khổ ải phù du trên cõi thế.
– Ai mà biết được, ai mà biết được! – người đàn ông lắc đầu vẻ trầm tư. – Có thể rồi sẽ đến cái ngày dòng thời gian ! cuồng r! éo đảo điên sẽ chẳng dung tình ngay cả với em. Và thế giới xung quanh sẽ xộc vào trai phòng em dưới dạng tên cường khấu hung tàn, sục khắp các nẻo đường như con thú dữ…
– Thì đã sao… Thú dữ hay cường khấu có là gì đối với em đâu? – Giọng nàng véo von tựa hồ chuông bạc nhỏ, mấy ngón tay nàng vặt cải lá xanh. – Chính em sẽ tự hiến mình. Nếu người ta đòi mạng sống em, em cũng sẽ hiến dâng không hề hối tiếc. Dù sao đi nữa rồi cũng sẽ có lúc em chết kia mà. Đã đem dâng tặng, người ta không có quyền bủn xỉn. Em đã dâng chàng cõi lòng em, còn kẻ khác, biết đâu em sẽ dâng cả cuộc đời em…
Và khi đó người đàn ông đứng dậy, chìa tay kéo nàng vào trai phòng. Bao lơn trôi trong dòng nắng tựa con thuyền, chim chóc tự trời cao sà xuống đậu; bầy khỉ từ khu rừng bên tuột xuống vãi tung hạt cải, Hama liền kêu lên mừng rỡ làm chúng hết hồn chạy mất tăm.
Người đàn ông thì buồn rầu nghĩ mình ngày càng sức cùng lực kiệt, chàng ngày một già hơn…
Và chàng có lý khi nói về sự bất an của thời loạn lạc đao binh. Hỗn chiến cứ triền miên, những kẻ dụng quyền đàn áp lương dân, lương dân vùng dậy, và cả kẻ xúc phạm lẫn người bị xúc phạm đều trừng phạt đất đai chẳng chút tội tình bằng khói lửa hung tàn. Xóm làng rừng rực cháy, và dân quê vùng lên từ đất rụi tro tàn, thất thểu kéo nhau lang bạt tha phương.
Có một lần, đám đông những kẻ đã hóa dại đó tình cờ đi qua đã ập vào đánh người đàn ông đến chết bởi chàng không chịu mở hai chiếc chiếu gai che lối vào thảo am.
Người đàn ông, xưa là một ch! iến bin! h sức tày Hạng Võ, nay chẳng chống cự được lâu; chàng đã có tuổi, sức chàng đã cạn. Người ta lột trần truồng thi thể chàng rồi quăng ra tuyết.
Hama khi ấy không có nhà, nàng vào trong làng đi khất thực…
3.
Rồi sau đó…
Hama dần dần nhớ lại… Những ngón tay nàng, vốn quen lần tràng hạt, lúc này lật những tờ giấy ố vàng, những gì nàng ghi để nhớ về dĩ vãng.
Những thời kỳ sau đó thật hãi hùng. Ôđa Nôbunaga tiến đánh lãnh chúa Axakưra, liền sau đó Tôyôtômi Hiđêyôshi đi chinh phạt các tỉnh miền Bắc. Đàn ông sao mà thích binh đao, chém giết, máu đổ đầu rơi làm vậy! Lần lượt cướp đất của nhau, lấy sinh mệnh mình chuộc cho kẻ khác phải chăng có nghĩa lý gì?..
Những mảnh giấy này ghi không ít họ tên, đấy là tất cả những gì còn lại từ những kẻ từng có lúc là thân thể sống động và nồng ấm. Đành vậy, miễn là họ vẫn còn đó, nếu không thì những khi cầu nguyện làm sao nàng nhớ xuể các chàng?…
Họ là ai, những kẻ xông vào tâm hồn an nhiên của Hama như những trận cuồng phong ấy? Các tướng lĩnh và những người lính trơn, nghệ nhân trà đạo và lữ khách thường tình lỡ bước độ đường. Sự ngẫu nhiên đưa họ đến với nàng, và đôi khi sự ngẫu nhiên cuốn phăng nàng khỏi bốn bức vách trai phòng, đưa nàng đến một lâu đài nào đấy mà sau bao kẻ khác nàng trở thành nàng hầu của lãnh chúa. Thế rồi một lãnh chúa khác chiếm lãnh lâu đài, hạ sát chủ nhân. Và Hama lại quay về thảo am của nàng.
Có cả những lần tao ngộ khác thường.
Một lần khách viếng trai phòng là một người đã quy y, mặc cà sa đen, đầu! đội m! ũ rơm, như nàng vậy. Họ ngồi nơi bao lơn, thế gian ngời ánh bạc dưới trăng và âm vang tiếng ve sầu ra rả. Và cuộc đàm đạo giữa hai người viên mãn và mê hồn như vầng trăng vành vạnh trôi giữa vòm trời kia. Nhà sư am tường nghệ thuật thơ ca đến lạ lùng, chàng nói năng điềm đạm khoan thai, giọng nói cùng cái nhìn chàng phảng phất gì đó buộc ta nghĩ rằng chàng từng trải qua những chấn động nội tâm sâu xa, từng tận mắt thấy sự vô thường của cõi hồng trần. Quả vậy, phần số con người có khác gì hơn những cơn bốc đồng của bàn tay Tạo hóa! 
Và Hama cảm thấy yêu người đàn ông, điều đó hiếm khi xảy ra, hiếm khi lắm, nên khi từ biệt nàng xin chàng một vật làm ghi. Chàng mỉm cười buồn mà nói: "Thôi được…" rồi điền lên thẻ bài mấy dòng tuyệt cú, bên dưới là ngày tháng và tên họ chàng.
– Xin nàng chớ cho ai xem cả, – chàng nói, và họ chia tay. Thấm thoát nhiều năm qua, thái bình an lạc lại về trên đất nước. Bốn phương thanh tịnh yên hàn đến nỗi ở trong làng dưới chân núi, trong số những người nông dân ít nhiều có của nảy ra nhiều người hâm mộ môn trà đạo và thậm chí yêu thơ. Một trong những kẻ hâm mộ đó thường lên núi tìm đến thảo am nàng, dùng trà với nàng. Có thể, người nữ ẩn tu khơi dậy trong lòng chàng nỗi hiếu kỳ mơ hồ, hoặc cũng có thể chàng thật tình sùng kính bàn thờ gia tiên của nàng, ai mà biết được; chỉ có một lần, trong khi cẩn trọng mân mê các linh vật của Hama, người đó tình cờ thấy chiếc thẻ bài ghi những dòng thơ của nhà sư vô danh. Chàng chăm chú đọc, rồi đọc thêm lần nữa mà kinh ngạc thốt lên: R! 11; Không thể như thế được! Không nghi ngờ gì nữa, chữ ký là của Akêchi Mitxưhiđê! Không nghi ngờ gì nữa… Thưa ni cô khả kính, xin hãy cho biết làm sao bài vị này lại rơi vào đây được? Nhưng mà lạ… Sao, một nhà sư viết ra ư?… Ha ha ha! Đồ bợm! Ni cô ơi, kẻ mặc áo nâu sồng kia lừa nàng mất rồi! 
Nàng tuyệt chẳng quan tâm việc kẻ đến thảo am nàng là Akêchi Mitxưhiđê, hay một nhà sư ký mạo danh chàng, hay là ai khác nữa. Điều đó có ý nghĩa gì không? Lẽ nào đã không hề có cái đêm huyền diệu mà hai tâm hồn nhập vào nhau làm một trong cõi trần ngời ánh bạc ngân vang nơi chỉ có vầng trăng, tiếng ve sầu và hương thơm hoa cỏ?..
Còn sau đó… Chuyện gì xảy ra sau đó?… Nhiều, nhiều chuyện nữa. 
Có một phú hào người Êđô, vô cùng si mê phụ nữ, dẫm chân lên đường mòn đến thảo am nàng. Ông ta mải miết khuyên lơn nàng nhượng bộ lòng tham dục của ông, rốt cuộc cũng đưa được nàng về Êđô, tặng nàng một căn nhà.
Có một người thợ mộc, một người chân chất. Nàng sống với chàng như vợ chồng, danh chính ngôn thuận.
Nhưng những người đàn ông sớm muộn đều chết. Và lần nào cũng vậy, sau khi mãn tang Hama lại quay về thảo am.
Năm tháng trôi qua. Thời đại chuyển dời. Cuộc sống thay đổi, chỉ mình Hama vẫn như xưa.
* * *
– Thưa phu nhân, – người hầu từ phía vườn tiến lại gần bao lơn. – Xe ngựa đang chờ ngoài cổng.
– Ta đi ngay đây. 
Những kỷ niệm kia là tài sản nàng từng mang theo vào mái nhà này, giờ đây lại theo nàng mà đi. Nàng lận chúng vào một gói con; một lần nữa chắp tay thành kính ! nghiêng ! mình trước bài vị người đã khuất rồi đứng dậy.
Người chồng cuối cùng của nàng rất giàu có. Ông thừa kế của cha cả một hạm thuyền chạy dọc bờ biển; dưới thời Minh Trị, nhờ buôn lúa gạo ông càng phất to hơn. Ông ta mê Hama. Ông chiếm đoạt nàng bằng vũ lực rồi buộc nàng chuyển đến Tôkyô, và khi tóc nàng mọc trở lại, ông biến nàng ẩn ni thành tình nhân chính thức của mình, lại tặng nàng cả một ngôi biệt thự.
Người phú hào ấy còn có sáu cô nhân tình nữa, mỗi người đều có biệt thự riêng. Sống trong một tòa nhà lộng lẫy được tán dương là cung điện, bà vợ hợp pháp đêm ngày ta thán đức phu quân vong nghĩa phụ tình. Cứ như vậy mà bà chết, trong nhung lụa và nước mắt. Hai cô nhân tình khác của ông vơ sạch đồ tế nhuyễn mà theo hai gã trai tơ, chừng ấy ông bèn chính thức thành hôn với Hama. Thật ra thì lễ cưới khá khiêm nhường, chẳng khách khứa gì.
Đứa con gái đầu của ông phú hộ thừa hưởng của cha dòng máu xấu; một ngày kia ả bỏ nhà theo một gã kéo xe và từ đó đổ đốn không gì cứu vãn. Đứa con trai thì la cà khắp các ổ gian phi, rốt cuộc cùng vài đứa hoang đàng khốn quẫn và con bạc cháy túi rủ nhau tự sát. Thế nhưng chỉ mình hắn chết, những tên kia vẫn sống nhăn. Chính chồng Hama hậu vận cũng chẳng ra gì; vì đút lót mấy quan chức mà phải chịu tù tội; ba năm sau về nhà thì đã bại liệt, khắp mình ghẻ lở. Trong thời gian đó ông đã hoàn toàn tán gia bại sản, còn lại mỗi tòa biệt thự mà ngày nào được xưng tụng là cung điện nhưng nay thực sự chỉ còn là một ngôi nhà ma.
Kẻ ăn người ở còn lại mỗi hai người hầu: m�! ��t trai,! một gái. Hama hết lòng chăm nom ông lão trời đánh, cũng như chăm nom tất cả mọi người.
4.
– Nghĩa là như vầy… – chủ nhiệm công trường vừa từ thủ đô về nói. – Cần phải làm xong mọi việc sớm hơn hai tuần so với thời hạn. Tôi vừa bị ông bộ trưởng xạc một mách ra trò đây. Mọi chuyện chung quy bởi người nước ngoài cả. Đoàn đại biểu của họ muốn đến sớm hơn so với đã thỏa thuận để cấp tốc kiểm tra công trường.
– Chẳng nên cơm cháo gì đâu, – kỹ sư trưởng nhún vai.
– Không nên cũng phải nên. Họ cho ta thêm vài chục máy xúc siêu hạng và cả gàu nguyên tử nữa, – ông chủ nhiệm liếc đồng hồ tay. – Theo tôi, ngài bộ trưởng đang nóng lòng muốn giành kỷ lục mới trong ngành xây dựng đường bộ. Có lẽ lúc này mấy chiếc phi cơ vận tải cỡ lớn đã hạ cánh ngoài sân bay, từ đó nhoáng cái là họ đã mang thiết bị tới tay ta rồi. Chở bằng trực thăng "Xamxôn". 
– Vô ích. Dục tốc bất đạt, – một trong các thợ cả phản đối. – Đào đường hầm có phải chuyện đùa đâu. Thợ đào đi từ hai phía ngược chiều nhau, nhưng dù gì thì gì, không thể xong dưới mười ngày được. Núi kia mà, có phải đồi đất đâu chứ! Lại còn ốp mặt, đổ bê tông, lắp hệ thống chiếu sáng mất chừng bốn ngày nữa.
– Nhưng ta có đào hầm đâu! – ông chủ nhiệm nhìn mọi người vẻ đắc thắng. – Người ta đã đưa vào dự án những chỉnh lý cơ bản. Còn phải nói, đào hầm tốn khối thời giờ ra! Vậy nên chẳng hầm hiếc gì hết! Ta sẽ cho nổ núi!
– Sao? Cho nổ?… Nhưng mà đấy là… ! 211; kỹ! sư trưởng đã toan lên tiếng, nhưng lại hoảng hốt ngừng bặt.
Trên cánh đồng phẳng phiu như mặt bàn kế bên công trường, một chiếc trực thăng đáp xuống. Từ trên trực thăng, lính tráng trang bị nặng nề túa ra như vãi đậu.
– Chính thế… – Chủ nhiệm công trường nói, nheo mắt vẻ ủ dột trước nắng chói chang và ánh kim loại không tài nào chịu nổi của chiếc trực thăng. – Nổ… Việc này… – ông phẩy tay. – Người ta làm hết mọi chuyện cho mình mà. Bom khinh khí, bom con… Kỹ thuật đạt đến mức viễn tưởng chính là quả bom nổ chậm mà công trường đang cần. Núi sẽ tiêu tan như khói… Sẽ không có phóng xạ, mà cho là có đi nữa thì cũng đâu phải con người làm nốt phần việc còn lại; ta có người máy kia mà. 
Kỹ sư trưởng bất giác nhìn lên núi. Núi đẹp làm sao, kỳ ảo, diễm tuyệt. Chúa tể giữa ngàn non. Phủ dày thông nguyên thủy. Núi còn lưu lại đến giờ như một di tích văn hóa. Và thôn làng nơi chân núi cũng là di vật. Thôn làng có tự nghìn xưa mãi đến bây giờ… Nay thì một tuyến đường ôtô cao tốc sẽ ghếch mũi lên ngọn núi. Con đường rất tiện lợi. Bề ngang một trăm mét.
Tuyến đường xanh da trời từ phía xa bò tới. Từ sân bay xa về phía Nam, cắt ngang đồng nội rừng hoang, vắt qua suối nguồn sông cả… Và trên con đường đó những ôtô điều khiển tự động bằng điện tử sẽ lao vun vút với tốc độ tối thiểu ba trăm kí lô mét giờ.
Dưới chân ngọn núi nghìn năm ken dày những cánh rừng cũng nghìn năm như thế, giờ đây nhung nhúc những máy xúc đồ sộ, treo ngất ngưởng những cần trục. Và cả cái đ�! ��ng máy! móc ấy nghiến trèo trẹo, rít khàn khàn, xé tan cảnh thanh tịnh bằng những giọng kim khí vô hồn.

(2)


Đột nhiên còi máy rúc lên. Một lá cờ đỏ rạch ngang bầu trời xanh như thể chớp nguồn ở kề bên. Và ngay lập tức những cỗ máy bắt đầu lùi lại, triệt thoái khỏi những vị trí chúng vừa chiếm lĩnh. Máy móc nhường chỗ cho những máy móc khác còn mạnh mẽ hơn, hoàn thiện hơn. Những tiếng nổ ầm ầm ngưng bặt. Lính tráng như lũ kiến mặc đồng phục màu ka ki khởi sự tấn công. Dẫn đầu đoàn quân đó chậm rãi bò một chiếc ô tô kéo trên đầu bịt một hình trụ đỏ như máu. Nó trườn thẳng đến lối vào đường hầm mới chọc thủng.
– Chú ý! Chú ý! – máy phóng thanh gắn trên chiếc xe kéo đó cất giọng, – Chỉ huy biệt đội xung kích yêu cầu mọi người khẳng định rằng xung quanh núi không còn ai…
– Xung quanh chẳng còn ai, – chủ nhiệm công trường trả lời qua máy bộ đàm. – Dân dịa phương đã di tản ngay từ trước khi bắt đầu công trường. 
– Thưa ngài chủ nhiệm! – một trong các kỹ sư trẻ chợt kêu. Mắt chàng trai bừng sáng vì xúc động. Sau lưng chàng lấp ló mấy thôn dân, toàn là những cụ ông già cấc. Chàng tiếp: – Người ta bảo không phải ai cũng đã di tản rồi!
– Sao? Làm sao lại không phải? – ông chủ nhiệm tái mặt.
– Có một người ở lại… Một phụ nữ… Người ấy bảo người ấy không quan tâm đến cái đường hầm… Nghĩa là… Người ấy chẳng có liên can gì đến cái đường hầm… Người ấy sống ở đây. Lâu lắm rồi! Nay người ấy còn dời lên cao hơn nữa, hầu như ngay đỉnh núi. Chẳng ai biết về người ấy cả. Chỉ có mấy! lão ông này nhớ rằng có người đàn bà sống ở đây, trên núi này. Họ đã cố thuyết phục người ấy chuyển đi nơi nào khác, nhưng người ấy cứ khăng khăng… 
– Mụ ta làm sao vậy, điên chắc? – Chủ nhiệm công trường tặc lưỡi, bấm nút hiệu báo động.
– Tôi không biết… Cũng có thể điên thật. Nhưng họ bảo người ấy trẻ, đẹp… Là ni cô thì phải…
– Thế đấy… Thế đấy… – Chủ nhiệm công trường cau mày. – Ni cô, trẻ, đẹp… Này đội xung kích! – ông thét vào máy bộ đàm. – Yêu cầu đợi cho đến khi tôi tìm ra người đàn bà này… Cái gì ? ừ, cố nhiên. Công binh họ bảo không thể chờ quá hai tiếng đồng hồ, nếu không cả công trường sẽ trật khỏi tiến độ thi công. 
Trong óc chàng kỹ sư trẻ lóe lên như chớp những bảng biểu và đồ án, nào đồ thị, nào lược đồ… Máy tính điện tử tận thủ đô xa xôi kia soạn thảo kế hoạch cho công trường một cách tỉ mẩn, chi tiết, khác nào người điều phối phân thời khóa biểu cho các chuyến tàu hỏa…
… Tích tắc, tích tắc… đồng hồ kêu tích tắc… Thời kế đếm từng giây, từng phần nhỏ của giây. Vô vàn bánh răng quay tít, kéo dải đường vô tận màu da trời đi tới, tới mãi, vào tận trong lòng núi. Từ Nam chí Bắc. Từ những vùng văn minh đến chốn cô liêu, đến miệt thâm sơn cùng cốc. Hết cây số này đến cây số nọ, hết bước này đến bước kia. Và bây giờ thì kế hoạch đã sít sao hết cỡ. Những phương pháp cũ đều hỏng bét. Kỳ hạn đều thay đổi, nuốt trộng hai tuần lễ. Bánh răng quay tít bằng tốc độ điên c! uồng. !
Mặt chủ nhiệm công trường đỏ gay. Mạng người chứ đâu phải bỡn! Mụ đàn bà ngang bướng khỉ gió! Chừng nào trái bom khinh khí này, thứ mìn phá núi cổ xưa được chế thành kiểu mới này nổ thì cứ cho mụ ba lần ni cô, mụ vẫn sẽ bắn tung lên trời cùng quả non của mụ! 
– Tất cả trực thăng cất cánh! – chủ nhiệm nói khàn khàn. – Tìm bà ta đi! Dùng vô tuyến mà nói với bà ta! Loa phóng thanh, gào lên! Kìa các công nhân, những ai không tham gia vào việc đặt mìn thì trèo lên núi, quàng lên! Huy động hết các xe vạn năng!.. Thời gian vừa khớp; ba mươi phút trước khi nổ sẽ hụ còi, chừng đó phải lo di tản cho nhanh!..
Mọi người lao đến các xe vạn năng. Động cơ thi nhau gầm rú. Những chiếc xe bé nhỏ nhanh như cắt vút lên triền núi với tốc độ tối đa.
Trên núi trời xanh, không một gợn mây. Trực thăng bám mình vào núi như những con chuồn chuồn hiện đại bằng đuy-ra lấp lánh bạc. Nhưng tiếng loa phóng thanh của chúng thì chát chúa, kinh động, chẳng giống chút nào tiếng u u đôi cánh trong veo của chuồn chuồn thật.
Một giờ rưỡi trôi qua. Những giờ khắc dài vô tận mà cũng thoáng chốc như hơi thở. Vì chưng nỗi lo âu kéo dài thời khắc thành vô tận đồng thời rút ngắn hàng thế kỷ thành chỉ những phút giây.
Còi hụ vang. Tiếng còi cuối cùng trước khi nổ. Có lẽ đấy là con chim báo hung tin về cái chết chăng, con quạ thời thái cổ quàng quạc khóc than báo triệu về thảm họa?
Đội tìm kiếm trở về. Công cốc.
Chủ nhiệm công trường đỏ ké như tôm luộc, mở tung cổ áo sơ mi.
– Hay mụ ta tự di tản lấy rồi?.. Mụ ta không đợi m�! �i lần ! thứ hai?.. Mong rằng không ai trong số những người ta cử đi còn ở trên núi chứ? 
– Còn một người, – ai đó bảo. – Nhưng hắn cũng đang quay lại đấy.
Chàng kỹ sư tụt từ trên núi xuống. Còi lại rú lên như đuổi theo chàng. Tiếng rú hung bạo đè lên vai nặng quá sức người: còn mười lăm phút sẽ nổ. Lại tiếng rú nữa: còn mười phút. 
– Ái chà chà! – chủ nhiệm công trường quát. – Lẹ lẹ lên chứ! Vào hầm trú ẩn ngay, nhanh!
 Chàng trai khóc.
 - Cậu gập bà ta chưa? Tìm thấy chứ? – ông chủ nhiệm chụp tay chàng. – Nói ngay! 
Chàng kỹ sư trẻ phủ phục xuống đất. Sàn bê tông lạnh ngắt. Vách hầm trú ẩn xám xịt. Và những giọt lệ trong cặp mắt sưng mọng đỏ hoe.
– Tôi đã gặp nàng, – chàng nói.
– Rồi sao nữa?.. Sao không dẫn cô ta về? – ông chủ nhiệm hầu như tắc giọng. – Vẫn còn kịp kia mà! Ta làm cái giống gì vậy?! Tìm ra người ta mà chẳng dẫn người ta ra?! Cậu phải chịu trách nhiệm về việc này!
Chàng kỹ sư lắc đầu. 
– Không được, chẳng làm thế nào được… Núi sẽ tiêu vong, nàng sẽ đi cùng với núi…
– Ôi chao, các người !… Bọn nhãi búng ra sữa! – một người thợ cả nổi khùng nhổ nước bọt. – Thuyết phục cũng chẳng xong… Đáng lẽ xắn tay áo mà lôi xềnh xệch đi chứ. Cứ thụi cho một quả vào mõm rồi cứ thế mà lôi đi… Thiên hạ họ sẽ nói gì kia chứ…
Chàng kỹ sư cúi đầu.
– Nàng… Tôi gặp nàng hầu như ngay đỉnh núi. Trong thảo am… Thảo am bé xíu. Bằng thân tre.. Bốn phía là rừng. Mảnh vườn ! con có t! rồng hoa. Hoa thật diệu kỳ, chẳng thể gặp đâu khác trên đời này… Và ngay trong thảo am, tự dưới sàn cuộn dâng mạch nước nguồn. Nàng mời tôi uống trà… Nàng là nữ ẩn tu, con của núi, gương mặt tươi trẻ và tuyệt đẹp như đóa anh đào… Nàng bao nhiêu tuổi?.. Có thể hai mươi, cũng có thể ba mươi, không thể nào lớn hơn nữa… Nàng ngồi gần chiếc bàn con nơi nàng niệm kinh… Nàng cùng tôi uống trà… 
– Trời, đồ ngu ở đâu ra vậy không biết! – Ông chủ nhiệm rền rĩ. – Thử nghĩ xem: họ uống trà! Giờ này vẫn uống trà được cơ đấy!.. ở đây chúng ta thì điên đầu, thế mà nó… 
– Nàng đã sống rất lâu, – chàng kỹ sư tiếp, chẳng mảy may để ý tới ngài chủ nhiệm. – Các người đã bao giờ nghe truyền thuyết về Happyakư-Bikưni chưa, về người nữ ẩn tu sống tám trăm năm tròn trên cõi thế? Truyền thuyết từ rất xa xưa… Nó ra đời ở miến Bắc Nhật… Có người thiếu nữ kia ăn một con cá, nhưng đấy không phải cá mà là một nàng tiên cá. Và nàng tiên cá đã ban cho người thiếu nữ ấy tuổi xuân trường cửu của nàng. Thế là người thiếu nữ trẻ mãi, nàng thành nữ ẩn tu.
– Cậu sao vậy, khùng hử? – ông thợ cả nhìn chàng kỹ sư trẻ rõ ràng là nhạo báng. – Lẽ nào cậu muốn nói rằng cô nàng bất bình thường kia chính là ni cô Happyakư-Bikưni? Quái lạ, người có học mà lại đi tin những chuyện vớ vẩn như thế! Thậm chí nếu Happyakư quả thật từng sống lúc nào đó đi nữa thì cô ta cũng chết đời tám hoánh nào rồi… 
– Các người thật mâu thuẫn! – chàng kỹ sư phản bác mộ! t cách p! hẫn nộ. – Nếu các người đã không tin rằng có Happyakư-Bikưni, làm sao các người đoan chắc được nàng đã chết?.. Người nữ ẩn tu ấy là một phụ nữ khác thường. Nàng kể tôi nghe những chuyện từ năm trăm năm trước cứ như mới xảy ra hôm qua. Và nàng nói bóng gió rằng nàng chính là Happyakư-Bikưni. Các người không tin? Nhưng sao lại không tin? Lẽ nào không có những người sống thật lâu trên đời này? Thiếu khối gì ví dụ, đâu phải chỉ ở Nhật mà khắp cả thế giới. Nói đúng ra thì sống một trăm năm hay tám trăm nào có khác gì nhau…
– Được rồi, cứ cho là có thế thật, – ai đó bảo. – Nhưng nếu cô ta từng sống lâu đến thế, cớ gì cô ta không thể sống thêm? Vậy hóa ra rằng cô ta quyết định chết.
– Vì sao ? – chàng kỹ sư trẻ nín lặng giây lát. Vai chàng trễ xuống. – Nàng có nói vì sao. Vâng, nàng từng sống rất lâu, cuộc đời chẳng là gánh nặng với nàng. Giá như nàng cảm thấy chán chường thì bất cứ lúc nào nàng cũng có thể tự tận. Thế nhưng… Bikưni nói: "Đời tôi rất đỗi nhọc nhằn, nhưng không phải là gánh nặng. Người ta cứ ra đi mãi. Mọi người đàn ông trong đời tôi đều theo nhau lìa bỏ cõi trần. Biết bao vật đổi sao dời. Nhưng cho đến giờ cõi thế vẫn giữ nguyên sự minh triết của nó, và chỉ những gì được tiền định là đổi thay thì mới đổi thay. Núi non, rừng rú, đồng hoang, chúng thì vẫn vậy, y nguyên như ở ngày tạo thế. Và trong đó, cái bất diệt và bất chuyển là sự an nhiên cùng với niềm vui. Tôi chuyện trò cùng núi, cùng rừng cây nội cỏ mỗi khi nỗi buồn như tảng đá đè nặng trĩu tim tôi. Và thế! là tôi! lại phục hồi hình ảnh những người đã khuất. Và thế là tôi lại tơ non, như đất trời vậy… Thế giới quanh tôi gìn giữ tâm hồn của nó, tôi gìn giữ cái tâm mình, vây là vẹn cả đôi đường… Và kỷ niệm trong tôi về những người đã khuất mãi mãi tươi nhuần như thể làn da tôi…
– Còn năm phút, – một người lẩm bẩm.
– Nhưng con người đã mạnh hơn, giành quyền thống trị thiên nhiên, – chàng kỹ sư tiếp, – và con người rắp tâm biến cải thiên nhiên. Và núi non hiểu rằng núi không bất diệt, rằng núi sẽ tiêu vong và cùng núi sẽ tiêu vong kỷ niệm về những kẻ đã từng chiêm ngưỡng núi. Lẽ nào giờ đây trên mặt đất vẫn còn nơi có thể hồi sinh cái đã qua, nơi mà kẻ một ngày kia từ giã cõi trần vẫn sẽ sống mãi trong điều thiện người đó đã làm vì đồng loại, trong điều ác người đó gây nên bởi vô minh hoặc trong phút giây tuyệt vọng cùng đường?" Nàng nói như vậy đó. Nàng lại nói rằng nay chính nàng đã thành một phần của quá khứ, vì chưng trên cõi thế chẳng còn gì không đổi thay, rằng thiên nhiên đang chết, rằng nàng không muốn vướng bận về bạn bè nàng hơn nữa. Sống để mà chi khi kỷ niệm cũng úa tàn như hoa lúc sang thu và thể xác sống động trở thành truyền thuyết? 
– Hừm, phải… – chủ nhiệm ậm ừ đầy ý nghĩa. – Thì giờ thì cứ trôi.
Chàng kỹ sư trẻ rùng mình ngẩng lên. 
– Các người nói tôi nghe, chẳng lẽ trên đời này chẳng có gì đẹp đến mức cần gìn giữ hay sao? Cái con đường này, không lẽ nó lại cần thiết đến thế? Nó là cái gì? Chỉ là thứ cống vật vô hồn c! ủa th�! �i đại những ô tô siêu tốc, sự dung túng những tay lái xe chỉ biết lăm le vượt địa từ điểm này đến địa điểm kia trong tích tắc… Nhắm mắt lại, vèo một cái anh chẳng còn ở trong Nam nữa mà ra tới miền Bắc rồi… Nhưng sau đó thì sao? Cái gì là mốt đều sẽ có lúc già cỗi. Mười năm nữa, cái con đường kỳ diệu này, kỳ quan của công nghệ hiện đại này sẽ trở thành thứ đồ cổ thảm hại; chừng đó chẳng còn ai muốn ngó ngàng đến nó… Lẽ nào không thể đánh vòng qua núi ? Núi là xương thịt của thiên nhiên kia mà, một trong bao phần tử tuyệt vời và hùng vĩ của thiên nhiên. Tổ tiên ta yêu quý ngọn núi này, tổ tiên của tổ tiên ta cũng từng yêu ngọn núi này… Vậy thì để làm gì, trời, để làm gì? Nó là cái thá gì, sự nhân nhượng thảm hại của con người trước máy tính ư? Tặng phẩm của thứ hình học ấu trĩ không tài nào chịu nổi những đường uốn khúc?..
Tiếng nổ rền vang, trần hầm trú ẩn treo trên đầu người như đám mây màu chì xám xịt. Ai đó ồ lên. Gió xám kéo qua trên đầu người tựa hồ biển cả đâu đây dậy sóng, tựa hồ như từ vực thẳm đen ngòm cuộn lên bão táp, gào rú khóc than cho thân phận con người.
Ngọn núi phình lên, nở lớn gấp đôi trong nháy mắt rồi đổ ụp xuống vực sâu cái lò sôi sùng sục đỏ rực.
Và trong bao cuộn khói thoáng hiện hình bãi biển, những đùn cát nhọn như kim gió bốc dựng lên, tà áo kimônô đen so đọ màu đen của mình với nỗi đau buồn thế giới chung quanh, đuôi khăn bịt đầu trắng nuột, trắng như giấc ngủ và lãng quên. Và một cánh hồng hiền dịu thoáng qua trong đó; không héo tàn ngay giữa ! bão giô! ng. Cánh hồng đấy hay vệt sáng bất ngờ trên bờ má người thiếu nữ, ai biết được?..
Những máy xúc thì thẳng tiến sục mõm vào tử thi của đất, và cần trục ngất ngưởng cất lên trên đầu chúng những hàm nanh thép lạnh ngắt.
 
Trần Tiễn Cao Đăng
dịch qua bản tiếng Nga

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét